Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp cho Kiến trúc sư và Kỹ sư tư vấn tại Bảo Việt Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU S au 1 năm gia nhập tổ chức Thương mại thế giới W.T.O nền kinh tế Việt nam vẫn duy trì được tốc độ phát triển cao. Cùng với sự lớn mạnh của kinh tế đất nước, ngành Xây dựng luôn được coi là một ngành then chốt, đóng vai trò hết sức quan trọng. Các công trình xây dựng đã phát triển với tốc độ nhanh chóng, góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước, thúc đẩy sự phát triển của rất nhiều ngành kinh tế khác. Đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ đó, những rủi ro tổn thất trong quá trình xây dựng l

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp cho Kiến trúc sư và Kỹ sư tư vấn tại Bảo Việt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à không thể tránh khỏi, đe doạ đến tính mạng, tài sản của con người. Để có thể ổn định về mặt tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp xây dựng, trên thị trường Bảo hiểm đã xuất hiện nhiều nghiệp vụ Bảo hiểm mới nhằm đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu của Doanh nghiệp Xây dựng. Trong đó có Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp cho Kiến trúc sư và Kỹ sư tư vấn (BH TNNN KTS & KSTV). Đây là một nghiệp vụ bảo hiểm rất mới mẻ, phù hợp với thực tiễn của các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc, tư vấn, giám sát, lập báo cáo tiền khả thi và khả thi … trong khi thực hiện hoạt động chuyên môn của mình có thể vì những rủi ro như thiết sót, bất cẩn hay lỗi của Doanh nghiệp, tổ chức hoặc của nhân viên của mình gặp phải những trách nhiệm pháp lý phát sinh phải đền bù thiệt hại đối với những tổn thất hoặc khiếu nại. Năm 2002, Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam triển khai nghiệp vụ này. Qua 6 năm triển khai nghiệp vụ, kết quả khai thác nghiệp vụ này đã có những kết quả rất đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của thị trường. Một phần do nghiệp vụ bảo hiểm này có những đặc trưng rất riêng, để có thể hiểu tường tận và thấu đáo cơ sở lý luận và vận dụng những cơ sở lý luận đó phù hợp với điều kiện Việt Nam trong quá trình triển khai nghiệp vụ này không phải là đơn giản, bởi vì mẫu đơn mà Bảo Việt đang áp dụng dựa trên mẫu đơn của Công ty Munich Re. Sau một thời gian thực tập tại phòng Marketing của Công ty Bảo Việt Hà Nội, nhận thức được những vấn đề còn tồn tại và tầm quan trọng của nó đối với hoạt động khai thác của Công ty, em rất mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ còn rất mới mẻ về cả lý luận lẫn thực tiến này, từ đó có thể đưa ra một số đề xuất, giải pháp để nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp KTS và KSTV, em đã lựa chọn đề tài “Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNNN của KTS và KSTV tại Bảo Việt Hà Nội”. Kết cấu của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp của KTS và KSTV. Chương 2: Tình hình triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp của KTS và KSTV tại Bảo Việt Hà Nội. Chương 3: Kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp của KTS và KSTV tại Bảo Việt Hà Nội. Do còn hạn chế về kiến thức lý luận, kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để chuyên đề tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2008 Sinh viên thực hiện Nguyễn Mậu Việt Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp của Kiến trúc sư và Kỹ sư tư vấn 1.1. Sự cần thiết và tác dụng của BH TNNN của KTS&KSTV. 1.1.1. Sự cần thiết của BH TNNN của KTS&KSTV. Trong quá trình làm việc, mỗi cá nhân luôn chịu trách nhiệm trước pháp luật trước những hành vi ứng xử của mình. Khi đã gây thiệt hại cho người khác do sự bất cẩn của mình thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những thiệt hại đó. Xây dựng là ngành nghề rất đặc trưng, số lượng Kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn, giám sát thi công tham gia vào các công việc thiết kế, khảo sát, giám sát công trình ngày càng nhiều, đóng góp không nhỏ vào thành công hay thất bại khi tiến hành xây dựng một công trình. Trong quá trình thực hiện công việc, không thể tránh khỏi những sơ xuất bất cẩn gây ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng cũng như phát sinh trách nhiệm dân sự theo hợp đồng (theo hợp đồng giữa người lao động và chủ sử dụng lao động) hoặc ngoài hợp đồng (các thiệt hại gây ra cho bên thứ ba). Cho dù trách nhiệm pháp lý phát sinh theo dạng nào đi chăng nữa đều gây thiệt hại tài chính một cách gián tiếp cho cá nhận hoặc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Và tất nhiên, những hành động sai sót và đó là một việc làm thoả đáng, duy trì và đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Tuy vậy có những trường hợp, bên bị khiếu kiện có đầy đủ lý do chứng minh mình không có lối trong việc gây ra những tổn thất đó, thì họ vẫn phải chịu những chi phí tư vấn pháp luật hoặc bào chữa cho những vụ kiện. Chính vì những lý do trên, Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là một loại hình bảo hiểm vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như hoạt động kinh doanh. Bởi vì, nếu trường hợp bị buộc tội về những bất cẩn trên và bị khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại thì khoản tiền bỏ ra thường rất lớn, bao gồm chi phí bồi thường cho bên bị thiệt hại và chi phí khiếu kiện, tư vấn pháp luật. Tại các nước kinh tế phát triển trên thế giới, pháp luật đã yêu cầu những người hoạt động trong những ngành nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật chuyên môn cao bắt buộc phải mua Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Riêng tại Việt Nam, Luật Xây dựng ngày 26/03/2003 của Quốc hội – Thông tư 76/2003/TT-BTC ngày 04/08/2003 - Nghị định 16CP/ND-CP ngày 07/02/20005 đã quy định về việc bắt buộc mua BH TNNN đối với KTS và KSTV. Đối với các Kiến trúc sư và Kỹ sư tư vấn, việc tham gia BH TNNN của KTS&KSTV ngày càng trở nên cần thiết bởi họ ngày càng phải chịu nhiều sức ép từ phía công việc (Yêu cầu chuyên môn ngày càng cao, sức ép tiến độ công trình, việc ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất, vật liệu mới…). Việc áp dụng nhiều cái mới, hiện đại nếu chưa được thử nghiệm cẩn thận lại càng tăng thêm mức rủi ro trong hoạt động của các KTS và KSTV. Tất cả những vấn đề trên, đã khẳng định được sự cần thiết của BH TNNN cho KTS&KSTV, góp phần ổn dịnh tài chính của cá nhân và doanh nghiệp, thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển nói riêng và nền KTXH nói chung. 1.1.2. Tác dụng của BH TNNN cho KTS&KSTV. Sự ra đời của BH TNNN cho KTS và KSTV đã giúp cho các KTS và KSTV hạn chế được trách nhiệm đối với những công việc mà họ phải gánh chịu, đảm bảo được đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của người được bảo hiểm góp phần mang lại sự an toàn, tăng thu ngân sách cho nhà nước, giảm thiểu rủi ro trong xã hội … Khi đã tham gia BH TNNN của KTS&KSTV, chính là hình thức chuyển giao rủi ro, chuyển giao trách nhiệm bồi thường về mặt tài chính mà lẽ ra họ phải chịu cho Công ty Bảo hiểm. Trường hợp có xảy ra tổn thất làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hoặc chi phí tư vấn pháp luật, khiếu kiện Công ty Bảo hiểm sẽ thay mặt người được bảo hiểm để bồi thường cho các bên theo phán quyết của toà án. Khi đã giải toả được sức ép từ những công việc khó khăn, đòi hỏi sự tập trung và chuyên môn cao. Các kiến trúc sư và KSTV có thể yên tâm vào chuyên môn nhiều hơn, mạnh dạn hơn khi áp dụng và thử nghiệm các sản phẩm công nghệ, kỹ thuật, vật liệu mới… vào quá trình sản xuất. BH TNNN của KTS&KSTV cũng đã góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng của những nạn nhân khi có tai nạn mà nguyên nhân là do sơ ý hoặc bất cẩn của KTS, KSTV trong quá trình thực hiện các công việc được bảo hiểm. Bởi vì không phải KTS hay KSTV nào cũng có thể có đủ đảm bảo về mặt tài chính để đền bù, bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân khi có thiệt hại xảy ra theo phán quyết của toà án. Thông thường những công trình xây dựng đều có một số vốn rất lớn, có thể do 1 hoặc nhiều nhà thầu cùng góp vốn để thực hiện, vì vậy tổn thất xảy ra mà do lối của KTS và KSTV thì chi phí bồi thường là rất lớn, khả năng của họ không thể bồi thường được. Các yêu cầu hoàn thiện nghề nghiệp ngày một tăng lên, tại một dự án thông thường có nhiều văn phòng kỹ sư tham gia lập kế hoạch, vì có nhiều văn phòng, nhiều hãng hợp tác với nhau, các rủi ro là các thiếu hụt hoặc sự chồng chéo trong việc lập kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến việc vận hành của toàn bộ công việc. Tất cả những vấn đề nêu trên sẽ được giải quyết triệt để khi KTS và KTTV tham gia BH TNNN của KTS&KSTV. Thực tế đã chỉ ra rằng, các Kiến trúc sư và Kỹ sư tư vấn ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn, số vụ kiện liên quan đến trách nhiệm nghề nghiệp của KTS và KSTV ngày càng tăng. Tất cả vấn đề trên đã khẳng định sự cần thiết của BH TNNN cho KTS&KSTV, đặc biệt là ngày nay các công trình xây dựng mọc lên với tốc độ chóng mặt để đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của BH TNNN cho KTS&KSTV Bảo hiểm TNNN cho KTS và KSTV ra đời tương đối muộn hơn so với các loại hình bảo hiểm khác. Ngay từ năm 1880, Tại Anh người ta đã cho ra đời loại hình Bảo hiểm Trách nhiệm chủ lao động và sau đó là BHTN cho rất nhiều ngành nghề khác. Tuy vậy, loại hình BHTN nghề nghiệp vẫn bị xem là đi ngược với quan điểm của người dân với lý do BHTN nghề nghiệp khuyến khích sự cầu thả trong quá trình thực hiện công việc. Trước kia, do nhận thức của người dân còn hạn chế đã khiến nhiều nạn nhân của các vụ tai nạn đã bỏ qua việc khiếu kiện bởi vì họ tưởng họ không có quyền pháp lý đòi khiếu nại bồi thường thiệt hại. Tuy vậy, vẫn có một số khiếu nại thành công khuyến khích những nạn nhân tương tự đứng lên đòi hỏi quyền lợi chính đáng, khiến Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp trở thành nhu cầu cấp thiết, đặc biệt với những trách nhiệm phát sinh từ tư vấn mang tính chuyên môn. Những người hành nghề Y Dược tại Anh là những người đầu tiên trong số những người hoạt động chuyên môn tìm đến với loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Năm 1896, Tổ chức “Northern Accident” đã bán sản phẩm BHTN cho các dược sỹ và đến đầu thế kỷ 20 triển khai bán Bảo hiểm trách nhiệm cho luật sư. Đến năm 1922, hãng Bảo hiểm Lloyd’s đã bắt đầu bán Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Kiến trúc sư. Trong thế kỷ 20, trách nhiệm nghề nghiệp của Kiến trúc sư và Kỹ sư tư vấn đã tăng lên đáng kể, do những nguy hiểm trong hoạt động của họ ngày càng lớn do Kinh tế phát triển nhanh, các công trình mọc lên có quy mô đồ sộ và kỹ thuật phức tạp hơn đi đôi với những rủi ro của KTS và KSTV gặp phải ngày càng lớn, nếu có tổn thất xảy ra thì giá trị thiệt hại về mặt kinh tế là rất lớn. Chính vì vậy loại hình bảo hiểm TNNN cho KTS&KSTV phát triển ngày một lớn mạnh đáp ứng nhu cầu của các đối tượng tham gia. Tại Việt nam, đã có những văn bản pháp luật quy định bắt buộc phải mua Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn và đầu tư xây dựng đó là: Thông tư 76/2003 của Bộ Tài chính, Nghị định 01/2003 của Chính phủ, Quy chế quản lý Đầu tư và Xây dựng. Các nhà thầu, tư vấn, giám sát, kiến trúc sư… tại Việt nam cũng đã nắm rõ được tầm quan trọng của Bảo hiểm TNNN tư vấn và đầu tư xây dựng, góp phần thúc đẩy cho nghiệp vụ này ngày càng phát triển. Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã nhận thấy được tiềm năng của thị trường, đã xúc tiến nghiên cứu loại hình bảo hiểm này, cùng với sự giúp đỡ của các công ty Bảo hiểm nước ngoài (cụ thể là Munich Re). Bảo việt đã áp dụng mẫu đơn của Munich Re, có một chút sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Vào ngày 5/11/2001 Bảo Việt đã đưa ra quyết định số 3435/2001/BV – QĐ/TGĐ quyết định về việc cho phép các công ty Bảo hiểm phi nhân thọ thành viên của Bảo Việt triển khai nghiệp vụ BH TNNN cho KTS&KSTV đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. 1.3. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm THNN cho KTS và KSTV: 1.3.1. Một số khái niệm liên quan: Kiến trúc sư: Được coi là một người có chuyên môn trong việc lập kế hoạch, thiết kế công trình xây dựng hoặc những công việc khác đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong việc tổ chức sắp xếp xây dựng theo hợp đồng, trong giám sát công việc và quản lý theo hợp đồng cho tới khi hoàn thành. Kỹ sư tư vấn: Dùng để chỉ những người mà hoạt động của họ có liên quan chặt chẽ với lĩnh vực xây dựng, chẳng hạn như kỹ sư kết cấu, kỹ sư điều hoà, kỹ sư hệ thống điện, chuyên gia về cách ly và cách âm. Cũng có những kỹ sư tư vấn thiết kế dự án công nghiệp, nghĩa là họ không chỉ lập dự án xây dựng cho một nhà máy mà còn thực hiện các công việc liên quan đến trang bị và tổ chức nhà máy như: lập kế hoạch cơ bản để lắp đặt hệ thống máy móc, tổ chức quy trình làm việc… Tuy nhiên, những hoạt động này dựa trên quy mô lớn chứ không dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật, những cái thường có trong lĩnh vực xây dựng mà thông thường người thiết kế tin cậy. Thiết kế: Thiết kế là sự phác hoạ hệ thống về số đo trong cấu trúc công trình, chính xác hơn là tất cả những chỉ dẫn của KTS hoặc KSTV cần thiết cho việc xây dựng công trình, nghĩa là biến ý tưởng thiết kế thành: Bản vẽ, đồ án, mô tả rõ ràng loại và số lượng các hạng mục công việc xây dựng để trúng thầu, những chi tiết riêng… Việc thiết kế được chia thành: - Xác định cơ sở: Chỉ ra vấn đề, tham khảo các khuyến nghị đối với toàn bộ công việc cần thiết, trình bày các tiêu chí quyết định cho việc lựa chọn của các chuyên gian tham gia vào công tác thiết kế. - Chuẩn bị lập dự án: Phân tích cơ sở, phối hợp các mục tiêu, chuẩn bị cho công tác lập kế hoạch, lập bản vẽ phác thảo, thảo luận sơ bộ với cấp chính quyền địa phương và các chuyên gia xem việc xây dựng có được phép hay không. - Kế hoạch thiết kế: Lập bản vẽ cuối cùng cho dự án thật rõ ràng sao cho sau đó không có gì quan trọng phải thay đổi. - Bản vẽ thi công: Hoàn thiện thiết kế với các đầy đủ các kích cỡ và các chi tiết cũng như chỉ dẫn theo yêu cầu cho việc thực hiện dự án, lập bản vẽ thiết kế và chi tiết có sự lý giải theo yêu cầu. - Chuẩn bị và hoàn thành hợp đồng: Tính toán, biên soạn số lượng, soạn thảo các chi tiết kỹ thuật. - Hỗ trợ trong ký kết hợp đồng: Chuẩn bị tài liệu HĐ, đạt được các yêu cầu, xác định và đánh giá yêu cầu, đàm phán với những người bỏ thầu, hỗ trợ kí kết hợp đồng. Giám sát: Giám sát thi công công trình liên quan đến các chi tiết thiết kế, có nghĩa là: Giám sát thi công công trình, phối hợp công việc của các chuyên gia khác, kiểm soát và sửa chữa các chi tiết của những điểm có sẵn, chuẩn bị và giám sát kế hoạch làm việc, kiểm tra số lượng cùng các đơn vị thi công, xem xét các hoá đơn, xác định các chi phí, liệt kê theo danh sách về các giai đoạn bảo hành, kiểm soát chi phí. Nghiên cứu tiền khả thi: bao gồm: các bối cảnh chung về kinh tế, xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến dự án, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu kỹ thuật, nghiên cứu về tổ chức các chuyên gia, công nhân, tài chính … Nghiên cứu khả thi: nghiên cứu khả thi chính là “phân tích” và “tổng hợp”. Phân tích: Mục đích đầu tiên là nhận diện, phân tích, khẳng định và sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ thể được thiết kế. Tổng hợp: Là việc kết hợp tất cả các thực tế có trong phân tích vào một giải pháp thống nhất hoặc các giải pháp có thể, mà cuối cùng nó cho phép chủ đầu tư quyêt định việc thực hiện dự án. Khảo sát số lượng và chất lượng: Là một quy trình riêng, việc này bao gồm các hoạt động sau trong đó có một số hoạt động đã được mô tả trong phần “thiết kế” và “giám sát”: Dự toán chi phí và các chi tiết thiết kế thi cộng, chuẩn bị hóa đơn, lập hồ sơ dự thầu, kiến nghị loại hợp đồng, thoả thuận với các chủ thầu, kiểm soát chi phí, đánh giá các công việc đang tiến hành, thanh toán chi phí xây dựng cuối cùng. 1.3.2/ Đối tượng bảo hiểm và đối tượng tham gia bảo hiểm: 1.3.2.1/ Đối tượng bảo hiểm: Bảo hiểm trách nhiệm có đặc điểm nổi bật là đối tượng bảo hiểm rất trừu tượng vì đó là phần trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại cho bên thứ 3 – bên không xác định cụ thể chính xác trước. Chính vì vậy, nên khâu quản trị rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất của loại bảo hiểm này gặp rất nhiều khó khăn. Thông thường thì trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có đủ các điều kiện sau: - Có hành vi trái pháp luật của các cá nhân hay tổ chức - Có thiệt hại thực tế của bên thứ 3. - Có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của cá nhân hay tổ chức và thiệt hại của bên thứ 3. Vì vậy, việc xác định chính xác đối tượng bảo hiểm là rất cần thiết bởi khi hợp đồng đã kí, khi có tổn thất xảy ra, người tham gia BH và DNBH cần làm rõ: Những rủi ro tổn thất ấy có thuộc phạm vi BH, có phần nào thuộc trách nhiệm của DNBH, phần nào bên BH phải tự gánh chịu. Tóm lại, đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Kiến trúc sư và Kỹ sư tư vấn là phần trách nhiệm pháp lý (TN hành chính, TN dân sự) của doanh nghiệp, cá nhân hành nghề tư vấn, thiết kế, giám sát xây dựng đối với những khiếu nại hoặc tổn thất bất kì được lập chống lại người được bảo hiểm trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm phát sinh từ những thiết sót, bất cẩn của người được bảo hiểm khi thực hiện công việc chuyên môn của mình. 1.3.2.2/ Đối tượng tham gia Bảo hiểm. Là các doanh nghiệp hoặc cá nhân hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực tư vấn, giám sát, thiết kế … Kiến trúc sư và KSXD dân dụng là những đối tượng chính mua loại hình bảo hiểm này. Ngoài ra, các KSTV thuộc lĩnh vực khác mà công việc của họ liên quan trực tiếp đến ngành xây dựng cũng có thể mua bảo hiểm. Như vậy có thể thấy đối tượng tham gia Bảo hiểm ở đây là các Doanh nghiệp, cá nhân hành nghề thiết kế và tư vấn. Các cá nhân, DN này sẽ là người trực tiếp đứng ra kí hợp dồng với DNBH nhằm bảo hiểm cho các sản phẩm mà DN thiết kế, tư vấn. Tại Việt Nam, BH TNNN cho KTS&KSTV áp dụng bắt buộc đối với các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn sau: Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của DNNN, vốn ngân sách NN, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn của NN liên doanh với các DN nước ngoài, các dự án 100% vốn nước ngoài, dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 1.3.3/ Phạm vi bảo hiểm: Cũng giống như bất cứ một sản phẩm nào khác, sản phẩm BH TNNN cho KTS&KSTV cũng được xác định một phạm vi bảo hiểm rõ ràng. Đó là căn cứ chủ yếu để xác định xem rủi ro tổn thất phát sinh có được bồi thường theo đơn bảo hiểm hay không. Phạm vi BH xác định phạm vi trách nhiệm của DNBH, trong đó nêu rõ trường hợp nào thì người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm sẽ được bồi thường, còn trong trường hợp nào DNBH có quyền từ chối. Đây chính là sự thoả thuận giữa người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. 1.3.3.1/ Phạm vi được bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm đưa ra phạm vi công việc được bảo hiểm của các Kiến trúc sư và Kỹ sư tư vấn. Dựa vào đó khách hàng có thể tự lựa chọn xem họ định mua bảo hiểm cho những hạng mục nào. Phạm vi công việc được bảo hiểm bao gồm: thiết kê, giám sát, tư vấn, lập báo cáo khả thi. Các công việc này được phân loại cụ thể như sau: + Về công việc và sản phẩm thiết kế có thể tham gia bảo hiểm: Nếu phân loại theo trình tự thiết kế: - Thiết kế kỹ thuật, thuyết minh, tổng hợp dự toán công trình - Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán chi tiết - Giám sát tác giả Nếu phân loại theo nội dung thiết kế - Thiết kế công nghệ - Thiết kế xây dựng công trình + Các hoạt động tư vấn, giám sát, lập báo cáo khả thi … - Lập báo cáo tiền khả thi - Lập báo cáo khả thi - Lập báo cáo đầu tư - Thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật - Lập hồ sơ mời thầu xây lắp và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu - Giám sát thi công xây dựng - Giám sát lắp đặt thiết bị 1.3.3.2/ Các điểm loại trừ: Khi xảy ra rủi ro gây tổn thất, bên cạnh phạm vi được bảo hiểm, Doanh nghiệp Bảo hiểm cũng đã chỉ rõ ra một cách cụ thể những điểm loại trừ bồi thường mà theo đó DNBH sẽ không bồi thường cho người được bảo hiểm. Bởi vì sản phẩm bảo hiểm chính là 1 Sản phẩm vô hình, không tránh khỏi những tranh chấp, khiếu nại giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm nếu như trong hợp đồng không có những thoả thuận rõ ràng, những điểm loại trừ. Tuy nhiên những điểm này chỉ mang tính chất tương đối, bởi vì đó chỉ là thoả thuận giữa 2 bên kèm theo đơn bảo hiểm. Trong BH TNNN cho KTS&KSTV Doanh nghiệp bảo hiểm se không bồi thường cho người được bảo hiểm những khiếu nại sau đây: - Phát sinh từ phá sản của người được bảo hiểm - Về những tổn thất mà người được bảo hiểm đã mua hoặc có thể mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm lắp đăt, xây dựng hoặc bảo đảm, thậm chí có thể thuộc điều khoản phụ của hợp đồng đó. - Về những tổn thất phát sinh từ việc tư vấn hoặc không tư vấn theo yêu cầu, hoặc tư vấn không duy trì bất cứ hình thức bảo hiểm nào, bất kỳ hình thức bảo lãnh hay trái khoán nào dù là liên quan đến người được bảo hiểm hay bầt kì người nào khác. - Về những tổn thất mà dự kiến được khả năng xảy ra với tỷ lệ xac suất cao hoặc rủi ro đã được chấp nhận bằng cách lựa chọn một phương pháp thủ công đặc biệt hoặc vật liệu đặc biệt nhằm mục đích hạ thấp chi phí hoặc đẩy nhanh tiến độ thi công. - Xảy ra do áp dụng những phương pháp tính toán hoăc hoạch định mà chưa được thử nghiệm đầy đủ về khă năng sử dụng dẹ kiến theo cac quy tắc khoa học và công nghệ đã được công nhận. - Được thông báo hoặc thực hiện chống lại Người được bảo hiểm khi đơn bảo hiểm được cấp. - Có liên quan phát sinh từ một sự việc, một tình huống hoặc sự kiện phát sinh trước ngày cấp đơn hồi tố và người được bảo hiểm đã biết được trước khi hợp đồng bảo hiểm được cấp. - Do bất khả kháng (động đất …) - Việc thực hiện công việc của một cá nhân, tổ chức đối tác hoặc liên doanh trong đó Người được bảo hiểm là một đối tác, quan chức, thành viên hoặc nhân viên nhưng không được nêu trong Giấy chứng nhận bảo hiểm như những người đựoc bảo hiểm trừ khi đã sửa đổi bổ sung đặc biệt bằng điều khoản bổ sung. - Phát sinh từ việc hoạch định, chế tạo, sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm hoặc lắp đặt hay từ những hư hỏng hay khuyết tật bên trong những sản phẩm mà Người được bảo hiểm chế tạo toàn bộ hoặc từng bộ phận. - Phát sinh từ việc sản xuất, bán hoặc cung cấp sản phẩm và tiến hành công việc dù cho những hoạt động này có thể do Người được bảo hiểm thực hiện liên quan đến hoạt động chuyên môn của mình. - Việc không hoàn thành các bản thiết kế, chi tiết kỹ thuật hoặc danh mục chi tiết kỹ thuật không đúng thơi hạn hoặc không đúng bản vẽ thi công - Chi phí thiết kế lại hoặc sửa bản vẽ, kế hoạch, chi tiết kỹ thuật hoặc danh mục chi tiết kỹ thuật. - Việc hạch toán không đầy đủ hoặc không giám sát tốt công tác kế toán từ các hoạt động và tư vấn về tài chính. - Đối với những tổn thất về tài chính hoặc tiền tệ thuần tuý. - Về thương tật, ốm đau, bệnh tật, tử vong… - Thiệt hại gây nên bởi chiến tranh xâm lược, hành động của kẻ thù nước ngoài, nội chiến, hành động không tuân lệnh, nổi loạn dân sự, binh biến, đảo chính, cướp chính quyền… * Điều khoản mở rộng: Hợp đồng bảo hiểm có thể mở rộng đối với những điều khoản có thể lựa chọn dưới đây. Những điểm mở rộng này phải kết hợp với phí bảo hiểm bổ sung, được tính là một phần phí bảo hiểm trong tổng phí bảo hiểm nêu tại Giấy chứng nhận bảo hiểm và có thể phải có một giới hạn trách nhiệm phụ. - Sự phỉ báng và vu khống: HĐBH được mở rộng để bồi thường cho những khiếu nại được phát ra chống lại Người được bảo hiểm hoặc bất kì người nào thuộc người được BH nêu tại phụ lục do Vu khống hoặc phỉ báng bôi nhọ bằng lời nói hoặc văn bản. - Mất tài liệu: Với điều kiện đóng thêm phí bảo hiểm và nếu Người được bảo hiểm phát hiện bất cứ tài liệu nào trong phạm vi chủ sở hữu của người chủ dự án được nêu tên trong giấy chứng nhận bảo hiểm. - Tính không trung thực của nhân viên: HĐBH được mở rộng để bồi thường cho người được bảo hiểm những khiếu nại hoặc phát sinh hoặc được lập chống lại người được bảo hiểm và nhân viên của Người được bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm của HĐBH, về sự không trung thực, gian lận và hành động tội phạm. 1.3.4/ Giới hạn trách nhiệm bồi thường và phí bảo hiểm: 1.3.4.1 Giới hạn trách nhiệm bồi thường: Nhằm mục đích nâng cao ý thức của người tham gia bảo hiểm, các Doanh nghiệp Bảo hiểm thường đưa ra giới hạn trách nhiệm. Có nghĩa là mức bồi thường tối đa mà mỗi doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải trả khi xảy ra tổn thất, bất kể tổn thất đó phát sinh do một sự kiện duy nhất hoặc do nhiều sự kiện tổn thất. Tổng mức trách nhiệm (bao gồm các phí tổn và chi phí bào chữa do người được bảo hiểm chấp thuận bất kể số tiền khiếu nại và số tiền của các khiếu nại của bên thứ ba đưa ra chống lại Người được bảo hiểm) mà Doanh nghiệp Bảo hiểm phải trả sẽ không vược quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm và là mức trách nhiệm gộp cho tất cả các khiếu nại của bên thứ ba chống lại người được bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm. Trong trường hợp nhiều hơn một Người được bảo hiểm hoặc có nhiều hơn một người hoặc tổ chức đưa ra nhiều khiếu nại hoặc khiếu kiện thì giới hạn trách nhiệm bảo hiểm của Doanh nghiệp sẽ không tăng lên. Trong mọi trường hợp đối với mỗi khiếu nại hay một loại khiếu nại phát sinh theo Hợp đồng bảo hiểm thì Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền trong giới hạn trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Giấy chứng nhận bảo hiểm (sau khi trừ đi số tiền mà DNBH đã chi để thanh toán các khoản chi phí và phí tổn bồi thường). Hoặc bất kì số tiền nào trong giới hạn trách nhiệm để bồi thường cho một hoặc nhiều khiếu nại đó với điều kiện là Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào liên quan đến các khiếu nại trên và không phải theo dõi, kiểm soát và thanh toán các khiếu nại này và các chi phí có liên quan này nữa (trừ trường hợp thế quyền bảo hiểm). Trong mọi trường hợp, Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với mỗi và mọi khiếu nại được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm đối với phần khiếu nại (mà theo điều khoản này được xem là bao gồm tất cả các chi phí và phí tổn mà Người bảo hiểm đã thanh toán nhằm điều tra và bào chữa khiếu nại) vượt quá mức khấu trừ tối thiếu được nêu trong Giấy chứng nhận bảo hiểm mà người được bảo hiểm tự chịu). 1.3.4.2/ Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm để đổi lấy sự bảo đảm trước rủi ro chuyển sang cho người bảo hiểm. Khoản phí này sẽ hình thành nên 1 quỹ bảo hiểm chung, quỹ này được dùng để bồi thường khi có khiếu nại phát sinh phải bồi thường. Đối với một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, phí bảo hiểm được nộp đầy đủ và đúng như thoả thuận trong hợp đồng, là căn cứ chính để doanh nghiệp xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với mỗi khách hàng. Điều đó có nghĩa là: DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường cho người thụ hưởng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với một điều kiện là người tham gia bảo hiểm đã nộp đầy đủ phí bảo hiểm theo thoả thuận. Ngược lại, nếu người tham gia BH vẫn chưa nộp đủ phí theo thoả thuận thì DNBH có quyền từ chối bồi thường. Đối với sản phẩm BH TNNN cho KTS&KSTV, cũng như các sản phẩm BH khác, các DNBH thường cố gắng đưa ra một mức phí hợp lý nhất. Mức phí này giúp DN hình thành các quỹ tài chính, đủ để bồi thường cho các khiếu nại trang trải được các chi phí hoạt động và mang lại lợi nhuận hợp lý cho Doanh nghiệp. Phí BH làm tăng giá cả dự thầu, nếu phí Bảo hiểm quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm thiết kê tư vấn và khả năng cạnh tranh của chính khách hàng sẽ bị giảm. Khi đó các DNBH khác có cơ hội cạnh tranh trực tiếp với DN mình khi chào mức phí bảo hiểm thấp hơn, dẫn đến mất khách hàng. Nói chung, trong một thị trường canh tranh hết sức khốc liệt như thị trường bảo hiểm hiện nay thì các doanh nghiệp phải tính toán, đưa ra một mức phí bảo hiểm hợp lý nhất vừa thoả mãn được mục tiêu của Doanh nghiệp, vừa phù hợp với khách hàng, với điều kiên cạnh tranh trên thị trường. Phí bảo hiểm BH TNNN cho KTS&KSTV được tính theo công thức P = f + d Trong đó: - P: phí Bh toàn phần, - f: phí thuần, - d: phụ phí. Phí thuần là khoản phí phải thu cho phép NBH đảm bảo chi trả bồi thường cho các tổn thất được bảo hiểm có thể xảy ra. Phụ phí là các khoản phí cần thiết để người được bảo hiểm đảm bảo cho các khoản chi trong hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm như: chi hoa hồng, chi quản lý hành chính, chi để phòng hạn chế tổn thất, chi thuế nhà nước … Trong thực tế, khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm để đơn giản người ta thường xác định phí cơ bản và các trường hợp điều chỉnh tăng, giảm phí cơ bản. a. Phí bảo hiểm cơ bản: Được quy định cho từng loại sản phẩm BH TNNN KTS&KSTV theo dự án và theo năm. Mỗi sản phẩm lại có các căn cứ khác nhau để tính phí như doanh thu của Người được bảo hiểm, hay số lượng nhân viên của người được bảo hiểm… Ngoài ra, phí bảo hiểm còn phụ thuộc vào các công trình. Sự phân loại này tuỳ thuộc vào trình độ kỹ thuật trong xây dựng cũng như mức độ phức tạp của các công trình mỗi nước. Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm thường áp dụng tỷ lệ và mức phí bảo hiểm như sau: * BH TNNN KTS và KSTV theo dự án Phí bảo hiểm cơ bản của BHTNNN KTS ….. theo dự án được tính theo tỷ lệ dựa vào phí dịch vụ mà người được bảo hiểm được hưởng từ dự án đó khi thực hiện các công việc thuộc phạm vi bảo hiểm theo Đơn bảo hiểm. Tỷ lệ phí bảo hiểm cơ bản cũng khác nhau đối với các công trình có độ phức tạp khác nhau mà người được bảo hiểm thực hiện cụ thể như sau Áp dụng tỷ lệ phí cơ bản 4% tính trên phí dịch vụ khách hàng được hưởng từ dự án không thuộc dự án được liệt kê dưới đây. Áp dụng tỷ lệ phí cơ bản 5% tính trên phí dịch vụ đối với các loại công trình sau: - Cầu, đường, hầm. - Đê, đập, cảng, cầu tàu, đê chắn sóng. - Hầm mỏ, các công trình ngầm và công trình dưới nước. - Sân bay. - Hệ thống cống rãnh thoát nước, hệ thống cung cấp nước. - Kết cấu nền đường sắt - Nhà cao từ 20 tầng trở lên. * BHTNNN KTS và KSTV theo năm: Phí bảo hiểm cơ bản bao gồm phí tính trên cơ sở số lượng chuyên môn kỹ thuật của người được bảo hiểm và doanh thu năm của người được bảo hiểm. Phí bảo hiểm này cũng khác nhau dựa trên các loại công trình thuộc phạm vi hoat động của người được bảo hiểm. Bảng 1: Phí cơ bản tính trên số lượng cán bộ quản lý và chuyên gia kỹ thuật của người được bảo hiểm Số lượng CBQL, các chuyên gia KT (KTS,KSTV) (Người) Phí tính theo đầu người (đồng/người) 1- 10 1.000.000 10 - 20 800.000 20 – 40 700.000 > 40 Xin ý kiến của cấp trên Nguồn: Bảo Việt Hà Nội Bảng 2: Phí cơ bản bổ sung tính trên doanh thu năm của người được BH Tổng doanh thu phí tư vấn, thiết kế (đồng) Tỷ lệ phí bảo hiểm (%) Loại 1 Loại 2 Tới 1 tỷ 1.45 1.10 Tới 2 tỷ 1.17 0.90 Tới 4 tỷ 0.98 0.75 Tới 10 tỷ 0.85 0.65 Trên 10 tỷ Xin ý kiến cấp trên Nguồn: Bảo Việt Hà Nội Cần lưu ý rằng: - Tính phí theo loại 1 trong những trường hợp 30% doanh thu phí năm của khách hang thu được từ hoạt động thiết kế, tư vấn, giám sát một trong số các công trình sau: Sân bay, đê, đập, cầu, đường hầm, cầu tàu, đê chắn song, hệ thống rãnh thoát nước, hệ thống cung cấp nước, nhà cao từ 20 tầng trở lên. - Áp dụng mức phí loại 2 đối với những công trình._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33299.doc
Tài liệu liên quan