Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm máy móc ở Công ty bảo hiểm Hà Nội thời gian qua & phương hướng phát triển cho giai đoạn tới

Lời nói đầu “Đổi mới trang thiết bị, công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến vào chế tạo máy” là nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong Nghị quyết TW2 nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng của thời kỳ phát triển, đặc biệt đối với các thành phần kinh tế cả trong và ngoài quốc doanh. Cùng với nhiệm vụ này là số vốn đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều , nhất là sau khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành vào năm 1989 đã làm cho hoạt đ

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm máy móc ở Công ty bảo hiểm Hà Nội thời gian qua & phương hướng phát triển cho giai đoạn tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng sản xuất ở Việt Nam ngày càng tăng, hàng loạt các máy móc nhập khẩu và sản xuất trong nước được đem vào sử dụngthay thế máy móc cũ . Trước tình hình đó ngành Bảo hiểm Việt Nam đã biết nắm lấy thời cơ cho ra đời nghiệp vụ bảo hiểm mớ nhăm đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn tài chín cho các chủ đầu tư nước ngoài cũng như các chủ xí nghiệp trong nước đó là bảo hiểm máy móc. ở Việt Nam bảo hiểm máy móc ra đời xuất phát từ sự đòi hỏi của thị trường và nhu cầu mở rộng phạm vi hoạt động của ngành baỏ hiểm trong cơ chế mới. Tuy nhiên đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và Công ty Bảo hiểm Hà nội nói riêng thì nghiệp vụ bảo hiểm máy móc đang còn là lĩnh vực non trẻ và đầy tiềm năng của ngành bảo hiểm. Vì vậy, làm thế nào để hiểu thấu đáo, tường tận cơ sở lý luận và thực tế triển khai nghiệp vụ này cho phù hợp với điều kiện Việt nam mà vẫn theo sát được sự tiến bộ của khoa học công nghệ đang là câu hỏi lớn đặt ra với mỗi cán bộ làm công tác bảo hiểm. Chính vì vậy, qua thời gian thực tập tại công ty bảo hiểm Hà nội tôi đã chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu với tiêu đề : ”Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm máy móc ở Công ty bảo hiểm Hà Nội thời gian qua và phương hướng phát triển cho giai đoạn tới”. Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận của nghiệp vụ và việc ứng dụng nó như thế nào vào điều kiện của Việt nam. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề này gồm 3 chương với các nội dung sau: Chương 1: Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm máy móc. Chương 2: Những nội dung cơ bản của bảo hiểm máy móc. Chương 3: Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm máy móc ở Công ty Bảo hiểm Hà nội Với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển của nghiệp vụ, song do trình độ còn hạn chế, thời gian tiếp xúc thực tế còn ít nên chuyên đề chắc sẽ còn nhiều hạn chế, kính mong được sự chỉ giáo của thầy giáo hướng dẫn cũng như sự chỉ bảo của các cô chú và anh chị Phòng Bảo hiểm Cháy và rủi ro kỹ thật thuộc Công ty Bảo hiểm Hà nội. Tôi xin chân thành cảm ơn. Chương I Sự cần thiết của bảo hiểm máy móc I-Khái quát chung về Bảo hiểm: 1. Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm Cuộc sống của loài người dù diễn ra trong thời kỳ nguyên thuỷ hay trong thế giới hiện đại thì những rủi ro về thiên tai, tai nạn bất ngờ hay ốm đau là điều không thể tránh khỏi. Cho dù khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu thì con người cũng không thể dự đoán được khi nào thì những rủi ro đó xảy ra để phòng tránh. Vậy con người phải làm gì để giảm bớt mất mát khi gặp phải những biến cố đó? Ngay từ thời cổ xưa, dưới chế độ công xã nguyên thuỷ, con người đã biết dự trữ thức ăn cho những ngày mưa rét không thể đi săn. Đó chính là hình thức Tự bảo hiểm mặc dù lúc đó họ không biết tới khái niệm bảo hiểm mà chỉ cho đó là việc làm cần thiết để duy trì cuộc sống. Khi xã hội phát triển thêm một bước, con người đã biết tìm kiếm các hoạt động để giảm mất mát khi gặp rủi ro bằng cách hình thành những mô hình tổ chức để đảm bảo sự an toàn cho mỗi cá nhân tham gia. Đầu tiên là các phường hội, các hội tuơng hỗ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng gia đình, làng xã. Có thể nói đây là hình thức sơ khai của Bảo hiểm. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học kỹ thuật đã kéo theo hàng loạt các thay đổi lớn trên mọi lĩnh vực. Vì thế con nguời sống trong một môi trường rộng lớn hơn, một nền klhoa học tiên tiến hơn đồng thời đó cũng là một môi trường kém an toàn hơn, khả năng gặp rủi ro của mỗi cá nhân và tổ chức tăng lên. Trước tình hình đó, khuôn khổ các hội tương hỗ hay phường hội trở nên chật hẹp, không đủ bù đắp những rủi ro có qui mô và tần suất ngày càng lớn. Mặt khác, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã làm tăng thêm khả năng thoả mãn nhu cầu của con người. Những nhu cầu cơ bản như ăn mặc, ở... dường như bị lãng quên mà người ta bỗng thèm muốn được vui chơi hưởng thụ, được đảm bảo an toàn trong cuộc sống. Để thoả mãn cho những nhu cầu an toàn đó, con người đã dần dần nâng hoạt động của các tổ chức phường, hội, các hội tương hỗ lên cả về quy mô và chất lượng, hình thành nên những hoạt động bảo hiểm như ngày nay. Bảo hiển ra đời một cách tự nhiên theo yêu cầu và sự đòi hỏi khách quan của nền sản xuất xã hội, nó tồn tại và phát triển cùng với quá trình sản xuất, sản xuất càng phát triển thì bảo hiểm càng cần thiết. Trong xã hội hiện đại, lực lượng sản xuất phát triển đã tạo đà cho sự phong phú và đa dạng trong các lĩnh vực sản xuất, nhu cầu được bảo đảm an toàn ngày càng cao. Dịch vụ bảo hiểm có cơ hội thể hiện vai trò không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động và đời sống. Đối với cá nhân, bảo hiểm có thể giảm bớt những thiệt hại kinh tế, những mất mát tinh thần do được an ủi phần nào. Đối với các tổ chức kinh tế thì bảo hiển mang tính sống còn vì những rủi ro như hoả hoạn, thiên tai... có thể dẫn họ tới phá sản khó khôi phục được. Có bảo hiểm họ sẽ an tâm sản xuất kinh doanh và chính điều này mang lại lợi ích khá lớn cho các tổ chức kinh tế đó. Như vậy, sự có mặt của bảo hiểm là rất cần thiết cho tất cả hoạt động diễn ra trong xã hội bất kể đó là thời kỳ nguyên thuỷ hay trong thế giới hiện đại. 2. Vài nét về qúa trình phát triển của bảo hiểm. Như đã nói ở trên, các hình thức sơ kh!i của bảo hiểm như hội tương hỗ....xuất hiện từ rất sớm. Người Ân độ, La mã, Hy lạp đã biết đến bảo hiểm từ hàng nghìn năm trước. Song hình thức bảo hiểm như thấy hiện nay cũng chỉ có lịch sử phát triển dăm trăm năm. Đơn bảo hiểm được coi là sớm nhất đề ngày 20-9-1547 tại La mã để bảo hiểm cho một chuyến hàng từ Cadiz đi London. Đạo luật đầu tiên liên quan đến Bảo hiểm hàng hải được ban hành vào năm 1601. Đến năm 1680, đánh dấu bước hình thành đầu tiên của tập đoàn Bảo hiểm Anh quốc Lloyd’s khi Edward Lloyd mở quán Café ở London làm nơi gặp gỡ các nhà Bảo hiểm Hàng Hải với các chủ tàu, nhà buôn và thuyền trưởng. Sau vụ cháy khủng khiếp mang tính lịch sử tại London vào năm 1666 làm hơn 13.000 nóc nhà bị thiêu huỷ và hàng nghìn người bị thiệt mạng, các nhà kinh doanh Bảo hiểm Anh đã nghĩ ngay tới việc chia sẻ các rủi ro hoả hoạn bằng cách lập ra Công ty Bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên trên Thế giới fire office vaò năm 1667, sau đó là hand and hand vào năm 1696. Luật về tai nạn lao động ở Pháp năm 1848 là văn bản pháp luật đầu tiên về Bảo hiểm Xã hội, song cho tới năm 1883 mới được coi là năm ra đời của Bảo hiểm Xã hội khi nước Phổ ban hành luật về bảo hiểm Y tế. Sau đó là các luật về Bảo hiểm tai nạn Lao động(1884), Bảo hiểm thương tật và Người già (1889). Cuối những năm 1920, mặc dù xảy ra cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn thế giới nhưng sự sản xuất hàng loạt xe ô tô đã làm cho Bảo hiểm xe ô tô cực kỳ quan trọng. Vào những năm cuối của thập kỷ này, sự phát triển của công nghiệp hàng không, công nghiệp điện, năng lưọng nguyên tử đã làm Bảo hiểm phải mở rộng phạm vi hoạt động và ngày càng khẳng định vai trò của mình. ở Việt Nam, Bảo hiểm xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ này bằng hình thức Bảo hiểm Xã hội dưới thời thuộc điạ. Đó là chế độ trợ cấp do chính quyền thuộc địa Pháp thực hiện đối với công chức và quân nhân Viêt nam hưởng lương phục vụ trong bộ máy hành chính , lực lượng quân sự của Pháp khi họ ốm đau, tuổi già hoặc chết. Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Đảng và Nhà nước đã nhận thấy sự quan trọng và cần thiết của việc tiến hành bảo hiểm và Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh Bảo hiểm xã hội vào tháng 12 năm 1945. Nhưng do điều kiện chiến tranh của đất nước, bên cạnh đó là nền kinh tế lạc hậu, đổ nát nên bảo hiểm xã hội chỉ thực sự trở thành chính sách lớn và thực hiện ở nước ta khi Điều lệ tạm thời về Bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức Nhà nước theo nghị định 218/CP ngày 27-12-1961 được ban hành. Cho đến năm 1964, việc ra quyết định số 179/CP ngày 17-12-64 của Thủ tướng Việt nam về việc thành lập Công ty Bảo hiểm Việt nam đã đánh dấu sự ra đời của hình thức Bảo hiểm kinh doanh tại Việt nam. Bắt đầu từ đấy, ngành Bảo hiểm nước ta đã phát triển và lớn mạnh không ngừng, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển của đất nước II. Lịch sử phát triển và sự cần thiết của bảo hiểm máy móc. 1. Lịch sử phát triển của Bảo hiểm kỹ thuật So với các loại hình Bảo hiểm khác như Bảo hiểm Hoả hoạn, Bảo hiểm Hàng hải... thì Bảo hiểm Kỹ thuật ( BHKT) ra đời muộn hơn. Đơn BHKT xuất hiện đầu tiên vào năm 1859 là đơn bảo hiểm về máy móc và cùng trong năm đó xuất hiện đơn baỏ hiểm cho nồi hơi. Tuy sinh sau đẻ muộn hơn so với các loại hình Bảo hiểm truyền thống nhưng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, BHKT đã tiến những bước dài vững chắc và chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong các loại hình kinh doanh bảo hiểm hiện nay. BHKT hiện đã xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, khoa học trên toàn thế giới, từ việc bảo hiểm các máy móc trong xí nghiệp sản xuất, các dụng cụ tinh vi trong y tế, trong phòng thí nghiệm tới việc bảo hiểm cho các công trình xây lắp khổng lồ, các công tác lắp ráp máy bay, tàu biển cỡ lớn và cho cả các con tàu vũ trụ. Công ty Munich Re, một công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế giới, là một trong những công ty đã sáng lập và phổ biến rộng rãi loại hình bảo hiểm này cùng với các công ty khác trên thị trường bảo hiểm London- trung tâm bảo hiểm của cả thế giới. Hiện nay đã có các loại hình bảo hiểm kỹ thuật sau: Bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu (Contractors all risks: CAR) Bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt( Erections All Risks: EAR) Bảo hiểm thiết bị điện tử (Electronic Equipment Insurance) Bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí (Oil and Gas Exploration and Production) Bảo hiểm hỏng hàng trong kho lạnh (Dterioration of Stock in Cold Storage) Và trong tương lai sẽ có nhiều loại khác nữa nhằm bảo vệ hữu hiệu nhất cho tất cả những hoạt động sản xuất cũng như đời sống hàng ngày. 2. Sự cần thiết của Bảo hiểm máy móc Bảo hiểm máy móc (BHMM), một trong những nội dung của Bảo hiểm được coi là con đẻ của cuộc cách mạng KHKT và cũng chính cuộc cách mạng này đã thúc đẩy BHKT phát triển không ngừng cả về tầm vóc lẫn phạm vi hoạt động. Hơn thế nữa, sự đi lên của thế giới văn minh nhất thiết phải dựa trên sự tiến bộ của các ngành khoa học kỹ thuật. Mọi dự án khoa học và ứng dụng đều đòi hỏi sự đảm bảo về mặt tài chính nhằm tiến triển với mức độ nhanh, liên tục và đạt hiệu quả. Vì vậy trong lĩnh vực hoạt động gắn liền với kỹ thật của nền kinh tế quốc doanh hiện nay, vai trò của BHKT nói chung và BHMM nói riêng là không thể thay thế. BHMM ra đời từ nhu cầu cần thiết đảm bảo sự an toàn cho các nhà máy, xí nghiệp sản xuất: khi khoa học, công nghệ phát triển, nhiều máy móc, thiết bị với các chức năng tự động hoá, chuyên môn hoá cao và những máy móc có giá trị lớn càng phổ biến. Bên cạnh lợi thế rất lớn của chúng thì cũng nảy sinh vấn đề mà những người sử dụng máy móc cần quan tâm, đó là khả năng xảy ra rủi ro cho máy cũng ngày càng tăng lên. Từ những rủi ro do sai sót thiết kế, tính toán, do nổ vật lý, đoản mạch điện... đến những rủi ro bên ngoài như bão, đóng và tan băng.... Trước tình hình này, BHMM ra đời như một cứu cánh cho những người sử dụng, giúp họ an tâm trong qúa trình tiến hành sản xuất của mình. Bên cạnh đó, trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều phải tự chủ về mặt tài chính và chủ động trong kinh doanh. Họ phải lo liệu sao cho sản xuất đạt hiệu quả cao nhất với cơ sở vật chất hiện có cộng với sự hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp khác. Cơ chế này, một mặt thúc đẩy sản xuất phát triển, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích của bảo hiểm. Nếu tham gia Bảo hiểm, trong trường hợp gặp rủi ro làm thiệt hại đến tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp thì, công ty Bảo hiểm, nơi mà họ tham gia, sẽ bồi thường kịp thời các tổn thất đó, giúp chủ doanh nghiệp giải quyết ngay khó khăn về tài chính, nhanh chóng phục hồi lại sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, khi tiến hành BHMM, người bảo hiểm cùng các ngành, các cơ quan hữu quan khác tiến hành công tác đề phòng hạn chế tổn thất nhằm ngăn chặn có hiệu quả các rủi ro có thể xảy ra gây thiệt hại với tài sản, con người. Đặc biệt, trong BHMM các công tác kiểm tra độ an toàn, điều kiện hoạt động, công tác bảo trì phòng ngừa... cho máy móc trước khi tiến hành bảo hiểm là rất quan trọng và thiết thực. Nó là cơ sở để góp ý kịp thời cho người được bảo hiểm các biện pháp cần thiết để hạn chế khả năng xảy ra tổn thất cho máy. Tóm lại BHMM có 3 mục tiêu chính sau đây: a. BHMM cho phép hình thành quỹ Bảo hiểm, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu về mặt tài chính cho các đơn vị, xí nghiệp không may gặp thiên tai, tai nạn bất ngờ, giúp các đơn vị đó khôi phục sản xuât kinh doanh, đảm bảo tiến trình của chu kỳ sản xuất. b. Giúp các xí nghiệp tự chủ về mặt tài chính. Các xí nghiệp căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình, trên cơ sở hạch toán đầy đủ giá thành, (trong đó bao gồm cả chi phí bảo hiểm), các doanh nghiệp cần cân nhắc nên tham gia những loại hình bảo hiểm nào để đạt kết quả kinh doanh tốt và luôn có sự đảm bảo về mặt tài chính. c. Góp phần tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất, nâng cao trách nhiệm của người được bảo hiểm đối với máy móc, thiết bị của mình. 3. Lịch sử phát triển và vai trò của BHMM BHMM đã được hình thành và phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Ngay từ những năm cuối của thế kỷ XIX, hệ thống máy móc cơ khí và dây chuyền công nghệ đã bắt đầu được sử dụng phổ biến tại các nhà máy của những nước công nghiệp châu Âu như Anh, Pháp, Đức...Trong quả trình sử dụng đó đã phát sinh nhiều rủi ro cho máy móc như sai sót do con người (sai sót trong chế tạo, tính toán thiết kế, do cẩu thả, ác ý...); tai nạn do thiên nhiên ( bão, lụt, tan băng...). Những sai sót này dù rất nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả rất lớn không chỉ gây thiệt hại cho xí nghiệp, nhà máy đó mà còn ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác. Từ đây đã xuất hiện nhu cầu về đảm bảo sự an toàn tài chính cho các chủ xí nghiệp có sử dụng máy móc, thiết bị và nhu cầu này đã được các công ty bảo hiểm của Đức đáp ứng bằng một loại hình bảo hiểm mới: Bảo hiểm máy móc. Như vậy, BHMM ra đời nhằm đảm bảo sự an toàn tài chính cho những người có máy móc đang hoạt động ngay từ những năm đầu của thế kỷ 19, đơn BHMM đầu tiên được cấp vào năm 1859. Sau đó, nhờ sự tác động và hỗ trợ mạnh mẽ của công ty TBH Munich Re, hàng loạt các công ty bảo hiểm của Đức đã triển khai loại hình bảo hiểm này. Mặc dù đã tồn tại hơn 100 năm, BHMM vẫn còn là một lĩnh vực non trẻ và cần sự hiểu biết sâu rộng của ngành bảo hiểm. Trong sự phát triển của mình, nó luôn theo sát sự tiến bộ của khoa học công nghệ và phần nào đáp ứng được nhu cầu của qúa trình công nghiệp hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Cũng giống như các loại hình Bảo hiểm khác, BHKT nói chung và BHMM nói riêng đều nhằm ổn định hoạt động của các tổ chức kinh tế cũng như ổn định đới sống nhân dân trong trường hợp chẳng may họ gặp phải rủi ro. Với việc thu phí Bảo hiểm của nhiều tổ chức kinh tế và cá nhân có liên quan trong xã hội để lập quỹ Bảo hiểm và với quan hệ TBH với các tổ chức Bảo hiểm trên Thế giới, công ty Bảo hiểm có đủ khả năng bồi thường ngay tổn thất cho người được bảo hiểm, cho dù tổn thất đó có lớn tới mức nào đi chăng nữa, giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả của tổn thất, khôi phục sản xuất kinh doanh và đời sống. Bên cạnh nhiệm vụ chính này, BHMM còn có một vai trò rất quan trọng khác là cho phép chủ xí nghiệp có cơ hội đầu tư nguồn vốn không nhỏ từ quỹ dự trữ tổn thất mà lẽ ra họ phải trích lập nếu không có bảo hiểm. Điều này có nghĩa là BHMM đã tạo ra sự khả dụng của quỹ vào việc mở rộng và phát triển sản xuất, đóng góp phần quan trọng không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Một vai trò đáng lưu ý khác nữa là hiện nay, BHMM đã trở thành điều kiện tiên quyết để các ngân hàng đầu tư cung cấp những khoản vay và tín dụng cho các chủ nhà máy, xí nghiệp. Tóm lại, BHMM không chỉ gánh đỡ cho những người được bảo hiểm về tài chính và tinh thần khi họ không may gặp rủi ro mà ở tầm vĩ mô, nó còn đóng góp vai trò quan trọng trong việc sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả nhất, góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. 4. Sự cần thiết phải tiến hành Bảo hiểm máy móc ở Việt nam. Qua phân tích vai trò cũng như tác dụng của BHMM ở trên, ta đã thấy được sự cần thiết của BHMM đối với các nước có nền công nghiệp phát triển cũng như các nước sử dụng khoa học, công nghệ làm phương tiện trong quá trình công nghiệp hoá của mình. Đối với Việt nam, khi công cuộc công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước đang ở giai đoạn đầu và là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ photo triển thì việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào đời sống được coi là công cụ quan trọng bậc nhất nhằm đua nên sản xuất đi lên. Việc sử dụng khoa học- công nghệ và máy móc hoá tất cả các hoạt động sản xuất đã và đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi một số lượng máy móc thiết bị lớn cần thiết phải có ở Việt nam. Hoà mình vào sự phát triển chung của đất nước, ngành Bảo hiểm đã có sự chuyển mình, nắm lấy thời cơ và mở rộng phạm vi hoạt động. Mục đích của Bảo hiểm là đảm bảo sự an toàn cho tất cả những đối tượng có nhu cầu nhằm tạo cho họ an tâm trong hoạt động tổ chức kinh doanh cũng như trong đời sống. Vậy trong giai đoạn đổi mới và phát triển của Việt nam hiện nay, với một số lượng máy móc lớn (nhưng rủi ro xảy ra cũng không phải là ít) và nhu cầu đảm bảo an toàn cho ngưòi sử dụng cao, ngành Bảo hiểm đã làm gì để đáp ứng nhu cầu đó? Quyết định của Tổng Giám đốc Công ty Bảo hiểm Việt nam (Bảo Việt) về việc cho phép Tổng Công ty và các công ty thành viên được phép triển nghiệp vụ Bảo hiểm máy móc đã chứng minh cho việc làm đúng đắn của ngành Bảo hiểm Việt nam và nó cũng chứng tỏ cho sự cần thiết phải tiến hành nghiệp vụ này ở Việt nam vì những lý do sau đây: Thứ nhất, BHMM sẽ làm tốt hơn môi trường kinh doanh ở Việt nam cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế Việt nam đã thực sự có những nét khởi sắc, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển và ổn định kinh tế. Việt nam không chỉ thoát khỏi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng vào những năm đầu của thập kỷ 80 do sự sụp đổ của Liên xô và các nước Đông Âu mà còn đạt được những kết quả khả quan trong kinh tế như: đẩy nhanh tốc độ phát triển ở mức 8-10%/ năm, kiềm chế lạm phát, hạ thấp tỷ lệ thât nghiệp và ổn định dần đời sống cho người lao động. Chính sách đổi mới và mở cửa cùng với những kết quả ban đầu của Việt nam đã thu hút được sự quan tâm theo dõi của các nhà đầu tư nước ngoài bởi Việt nam là một thị trường lớn (dân số đông chưa đưọc khai thác, tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi...), lại có một chế độ chính trị ổn định. Đặc biệt sau Luật đầu tư nứoc ngoài vào Việt nam được Quốc hội thông qua ngày /12/1987 thì số lượng vốn đầu tư vào Việt nam ngày càng nhiều, cụ thể theo từng năm như sau: Năm Số vốn nước ngoài đầu tư vào Việt nam (Triệu USD) 1988 366 1989 589 1990 596 1991 1288 1992 1938 1993 2777 1994 4041 1995 5882,24 1996 8538 1997 9633 Biểu số 1: Số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam qua các năm Tuy nhiên, theo thông lệ, khi đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào, bất kỳ một nước nào thì vấn đề quan trọng hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm là việc bảo đảm tài sản hay số vốn của họ. Để làm tốt điều này, các nhà đầu tư phải quan tâm đến chính trị và pháp luật của nước sở tại- vấn đề này chúng ta đã đáp ứng đầy đủ và hợp lý, ngoài ra còn phải xét đến vấn đề Bảo hiểm. Khi vốn đầu tư vào khu vực sản xuất ngày càng tăng cũng có nghĩa là số lượng nhà máy, xí nghiệp tăn lên. Trong khi đó môi trường sản xuất ở Việt nam còn nhiều khó khăn như thiên tai (bão, lụt) còn nhiều, trình độ tay nghề công nhân chưa đồng đều... đã gây không ít lo ngại cho các nhà đầu tư. Do vậy biện pháp duy nhất mà họ có thể an tâm đầu tư vào Việt nam là tiến hành bảo hiểm tài sản của họ ở một công ty Bảo hiểm nào đó. BHMM ra đời đã đáp ứng nhu cầu này. Thứ hai, giúp các doanh nghiệp nhà nước đảm bảo yếu tố an toàn vốn trong kinh doanh. Chỉ thị 138/CT ngày 25-4-91 của HĐBT về việc mở rộng diện được quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị quốc doanh cùng với Quyết định số QĐ232/HĐBT ngày 23-10-91 về việc bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước ra đời đã quy định rằng, trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện việc bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả. Đây là một nhu cầu tất yếu, cấp bách khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. Để tránh tình trạng không bảo toàn được vốn do nguyên nhân khách quan như: thiên tai, địch hoạ, cháy nổ..., tránh các trường hợp phải xử lý giảm vốn hoặc đưa vào lỗ xí nghiệp, các doanh ngiệp cần mua bảo hiểm cho tài sản của mình để tạo nguồn bù đắp cho các thiệt hại đó tại một công ty Bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt nam. Khoản chi phí về bảo hiểm được hạch toán vào giá thành hay chi phí lưu thông doanh nghiệp.Nhà nước sẽ không cho phép ghi giảm vốn trong trường hợp tài sản bị tổn thất do những rủi ro mà các công ty Bảo hiểm trong nước đã triển khai những nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng. Đối với các nhà máy, xí nghiệp sản xuất thì khả năng xảy ra tổn thất thường tỷ lệ thuận với công suất, cường độ làm việc của máy. Mà trong nền kinh tế quốc dân, đòi hỏi một khối lượng hàng hoá lớn, kịp thời nên các xí nghiệp thường phải tăng cường độ làm việc của máy móc, nhất là trong lúc giữa vụ hay giai đoạn hưng thịnh của chu lỳ sản phẩm. Điều này dẫn đến khả năng có rủi ro với máy móc càng tăng, đòi hỏi phải có một nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng để bảo hiểm cho máy móc, thiết bị đó. Thứ ba, do sự thay đổi cơ cấu kinh tế, hàng loạt công ty cổ phần, công ty tư nhân đã ra đời là những công ty rất quan tâm đến Bảo hiểm vì số vốn có thể dùng đầu tư cho các biện pháp an toàn thường chiếm tỷ lệ cao so với nhu cầu cần thiết trong khi đó các tai nạn, rủi ro lại xảy ra ngày một nhiều và theo chiều hướng tăng dần mức độ nghiêm trọng. Những lý do trên đã giải thích cho sự cần thiêt ta phải tiến hành nghiệp vụ BHMM ở Việt nam. Chương II: những nội dung cơ bản của bảo hiểm máy móc I. Những quy định chung trong quy tắc Bảo hiểm máy móc Bảo hiểm máy móc, loại hình bảo hiểm đầu tiên mang tính kỹ thật, đã ra đời và phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong quá trình phát triển của mình, nó luôn theo sát sự tiến bộ của công nghệ và đem đến một sự bảo vệ hữu hiệu cho các máy móc, thiết bị cũng như hệ thống máy móc có giá trị lớn trong nền kinh tế quốc dân, Bảo hiểm máy móc, cùng với các nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật khác như: - Bảo hiểm rủi ro cho chủ thầu (CAR) - Bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt (EAR) - Bảo hiểm mất thu nhập do máy móc ngừng hoạt động (Loss of profit folowing Machinary break down insurance) - Bảo hiểm thiết bị điện tử (Electronic Equipment Insurance) - Bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí (Oil & Gas Exploration & Production) - Bảo hiểm hỏng hàng trong kho lạnh ( Detwrioration of stock in Cold Storage). Đã tạo thành một chuỗi bảo hiểm liên hoàn cho các hạng mục công trình liên quan đến kỹ thuật, bắt đầu từ khởi công xây dựng, lắp đặt đến việc sử dụng máy móc thiết bị tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Giữa các loại hình bảo hiểm này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và mang đặc trưng của Bảo hiểm kỹ thuật, điều đó có thể thấy được qua ví dụ sau: Ví dụ: Khi tiến hành xây dựng một nhà máy mới, tất cả các giai đoạn từ khi bắt đầu khởi công xây dựng cho tới khi máy móc, thiết bị được đua vào sản xuất đều gắn với các loại hình khác nhau trong BHKT. Sau mỗi giai đoạn đều bắt đầu bằng một loại hình bảo hiểm mới, được thể hiện qua sơ đồ sau: E CAR EAR M Khởi công Lắp đ____________________________________________________________________________XXX____________________________________________________________________________________________________________________XXX______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ểm bảo hành M: Bảo hiểm máy móc ( Thực ra trong giai đoạn bảo hành, thông thường trách nhiệm đối với các tổn thất do chế tạo thuộc trách nhiệm của các nhà sản xuất chế tạo thiết bị nhưng có thể bảo hiểm cho cả giai đoạn này bằng điều khoản bổ sung nhưng phí sẽ cao vì giai đoạn đó thường xảy ra tổn thất) Qua sơ đồ trên ta thấy BHMM chỉ là một khâu trong chuỗi các loại hình BHKT, ngoài những đặc trưng chung của BHKT, nó có những quy định chung sau: 1. Người được bảo hiểm: BHMM ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo sự an toàn cho những người sử dụng máy móc, vì vậy nó có ý nghĩa với tất cả những ai có liên quan đến việc sử dụng máy móc, ở đây gồm: Chủ xí nghiệp: Đây không chỉ là các xí nghiệp công nghiệp với các máy móc lớn hoặc dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động. Chính đối với các xí nghiệp vừa và nhỏ, nơi mà một tổn thất về máy móc có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng về tài chính và kinh tế thì BHMM lại có một tầm quan trọng to lớn mang tính quyết định. Với các xí nghiệp có máy móc lớn và dây chuyền sản xuất tự động thì giá trị của nó rất lớn, một tổn thất dù nhỏ cũng đem đến hậu quả nghiêm trọng cho chủ xí nghiệp khi phải bỏ chi phí để thay thế hay sửa chữa. Còn với các xí nghiệp vừa và nhỏ, mặc dù giá trị máy móc không phải là lớn lắm nhưng cái chính là khi có rủi ro sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tài chính đó là chi phí sửa chữa, thay thế, chi phí gián đoạn kinh doanh do máy ngừng hoạt động....mà với những xí nghiệp này thì quỹ dự trữ có hạn, do vậy khi không may có tổn thất thì khoản tiền chi cho nó sẽ vượt quá khả năng có thể của xí nghiệp. Chính vì vậy BHMM đã đem lại sự an toàn cho chủ xí nghiệp trong quá trình sản xuất. Chủ đầu tư: Trong BHMM, chủ đầu tư tức những người cho vay tín dụng để mua máy móc cũng rất quan tâm đến việc bảo hiểm cho các khoản đầu tư được tài trợ bằng tiền của họ. Nói cách khác, khi máy móc được mua sắm bằng tiền vay tín dụng mà tham gia BHMM thì nếu không may có rủi ro xảy ra, chủ sở hữu máy móc vẫn có khả năng trả cho chủ tín dụng những khoản tiền lãi hoặc vốn vay. Như vậy vô hình chung người cho vay tín dụng để mua máy móc cũng dược bảo hiểm một cách gián tiếp thông qua người sử dụng máy móc. 2.Đối tượng được bảo hiểm: Có thể nói một cách tổng quát rằng , đối tượng của BHMM là tất cả các loại máy móc ,thiết bị và công cụ cơ khí được sử dụng trong sản xuất và hoạt động phụ trợ sản xuất .Cụ thể các loại máy móc sau đây là đối tượng được bảo hiểm : - Máy móc tạo năng lượng (nồi hơi, tuabin máy phát điện) - Máy móc và thiết bị phân phối năng lượng (máy biến thế, thiết bị cao áp, hạ áp) - Máy móc sản xuất và máy móc phụ trợ (máy công cụ, máy dệt, máy sản xuất giấy, máy nhào trộn, máy bơm, máy nén, bể chứa, đường ống..v....) Để bảo vệ lại những rủi ro có thể gây ra tổn thất toàn bộ, hệ thống máy móc của một nhà máy hoặc của một phân xưởng nên được bảo hiểm trong cùng một đơn baỏ hiểm để đạt được sự cân đối tốt về mặt rủi ro. Nếu như chỉ bảo hiểm những máy móc riêng lẻ, chịu sự đe doạ một cách đặc biệt thì phải tính một mức phí cao và thông thường mức phí này không thấp hơn so với mức phí trong trường hợp bảo hiểm toàn bộ. Với mỗi đơn bảo hiểm cụ thể, từng đối tượng sẽ được liệt kê trong một bản danh sách máy móc với những thông sô kỹ thuật cơ bản. Công ty Bảo hiểm chỉ bảo hiểm cho những máy móc được liệt kê trong danh sách này. Ơ đây không phân biệt tài sản được bảo hiểm là mới hay cũ. Cơ bản chỉ xét đến khả năng hoạt động tốt, tình trạng hoàn hảo về mặt kỹ thuật của máy móc cũng như sự kết thúc đúng quy định của qúa trình chạy thử. Tuy nhiên, việc bảo hiểm máy móc cũ vì những lý do dễ hiểu cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Để đảm bảo nguyên tắc hoạt động trong kinh doanh Bảo hiểm, những máy móc đã sử dụng trên 20 năm sẽ không được bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu như trước đó máy móc này đã được bảo hiểm trong một thời gian dài với thống kê tổn thất trong quá khứ tốt (không có tổn thất hoặc chỉ xảy ra những tổn thất không đáng kể) thì công ty Bảo hiểm có thể chấp nhận tiếp tục bảo hiểm theo một số điều kiện và với một thời hạn mà người bảo hiểm xem xét là có thể chấp nhận được. Thông thường BHMM không bảo hiểm cho những đồ vật mà tuổi thọ của chúng so với tuổi thọ của toàn bộ công trình là quá nhỏ. Chủ yếu đó là: - Các loại công cụ, đồ nghề thay thế - Mặt sàng, rulô in mẫu, dấu in, khuôn chữ, dây, xích, curoa, đai, - Các bộ phận bằng thuỷ tinh, gốm và gỗ cũng như lốp cao su, - Dầu mỡ các loại như chất đốt, khí đốt, chất làm lạnh, chất xúc tác, chất lỏng, chất bôi trơn, (trái lại, dầu trong máy biến thế và các công tắc lại được bảo hiểm, bởi vì ở đây chúng không chỉ là chất làm mát mà còn là một chất cách điện). Ngoài ra, một số loại máy móc có độ hao mòn và hư hỏng cao như: máy móc hoạt động ngầm dưới mặt đất, băng tải và dây chuyền.... thường không được bảo hiểm trong đơn tiêu chuẩn nhưng có thể được bảo hiểm bằng cách áp dụng các sửa đổi bổ sung. 3. Phạm vi Bảo hiểm: Việc xác định rõ phạm vi bảo hiểm sẽ quyết định rất nhiều đến quyền lợi của các bên tham gia trong Hợp đồng Bảo hiểm, tránh được những tranh chấp không cần thiết về sau. Đối với BHMM, rủi ro trong hợp đồng được hiểu là những khả năng xảy ra tổn thất hoặc những thiệt hại đối với đối tượng bảo hiểm. Đây là căn cứ để xác định phí một cách hợp lý, là cơ sở để xem xét giải quyết bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Trong BHMM, phạm vi bảo hiểm gồm: a. Những rủi ro được bảo hiểm: Về bản chất, BHMM là một loại bảo hiểm tai nạn đối với máy móc. Như vậy nó chỉ bảo hiểm những tổn thất xảy ra một cách bất ngờ và không lường được. ở đây chỉ tính đến những tổn thất về tài sản tác động đến phần chất của đối tượng được bảo hiểm và phần đó phải sửa chữa hoặc thay thế được. Cơ bản BHMM phải bồi thường những thiệt hại vật chất do những nguyên nhân sau đây gây nên: - Sai sót về thiết kế, tính toán, chế tạo và lắp đặt, sai sót về đúc và sai sót của nguyên vật liệu: những sai sót này thường khi máy móc đi vào hoạt động mới xuất hiện và khi đó thời hạn nhà chế tạo ph._.ải chịu trách nhiệm đã hết từ lâu và không còn khả năng khiếu nại họ nữa. Ngay cả những phương pháp kiểm tra tốt nhất không phải lúc nào cũng ngăn chặn được chúng. - Sai sót trong vận hành, tay nghề kém, cẩu thả, ác ý: những thiệt hại do những nguyên nhân này ngày càng tăng cho dù có đủ những biện pháp đề phòng thì sai sót trong vận hành vẫn luôn xảy ra và dẫn đến những tổn thất to lớn. - Vỡ do lực ly tâm: nguyên nhân này ít gặp song nếu xảy ra sẽ có những tổn thất ghê gớm bởi vì những lực được giải phóng ở đây không chỉ gây nên sự phá huỷ nặng nề đối với bản thân chiếc máy mà còn có thể gây tổn thất cho cả các tài sản xung quanh. - Đoản mạch và những nguyên nhân khác về điện: các thiết bị điện có thể bị tổn thất lớn do đoản mạch, điện thế quá cao, cách điện kém, hồ quang và những tác động về cơ học bởi dòng điện. -Thiếu nước trong nồi hơi: do sai sót trong vận hành, do đồng hồ đo báo sai hoặc do trục trặc ở bộ phận cung cấp và trục trặc ở hệ thống báo động thường dẫn đến thiếu nước. Hiện tượng này làm cho các ống bị nung đỏ, có khi phá huỷ toàn bộ hệ thống ống. - Nổ vật lý: hiện tượng này đặc trưng ở chỗ là do xu hướng giãn nở của khí hoặc hơi nước làm cho thành bể chứa bị xé toạc ra và do khí, hơi nước hoặc chất lỏng thoát ra sẽ xuất hiện một sự cân bằng áp suất đột ngột giữa bên trong bể với xung quanh. Nổ do một phản ứng hoá học gây nên không nằm trong khái niệm này. Thông thường các hiện tượng nổ hoá học được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn. - Bão, đóng băng, tan băng: những thiên tai này dĩ nhiên tác động trước hết đến các đối tượng đặt ở ngoài trời. Tuy vậy máy móc trong nhà cũng có thể bị thiệt hại do bão và đã phá huỷ mái nhà hoặc do giá lạnh. Đặc biệt cần lưu ý đến nguy cơ của bão, trước hết đối với các loại cẩu bốc xếp, đường dây điện, dây cáp và các loại tương tự. Ngoài phạm vi bảo hiểm đã trên thì đơn BHMM cũng có thể mở rộng phạm vi để bảo hiểm cho các tài sản xung quanh thuộc sở hữu của chủ xí nghiệp, trách nhiệm pháp lý của chủ xí nghiệp với bên thứ ba về thương tật thân thể và thiệt hại tài sản gây ra do đổ vỡ, nổ máy móc, một số chi phí phụ, rủi ro thêm bằng các điều khoản bổ sung ( xem I. 3 .C) Chúng ta cần lưu ý rằng những rủi ro trên chỉ áp dụng cho máy móc mới sau khi kết thúc quá trình chạy thử, chạy có tải tối đa sau khi lắp đặt và máy móc cũ thoả mãn một số điều kiện. Máy móc có thể được bảo hiểm khi đang hoạt động hoặc ngừng hoạt động tại một địa điểm cụ thể được chỉ rõ trong Bản tóm tắt điều kiện bảo hiểm đính kem theo đơn bảo hiểm. b. Những điểm loại trừ. Trong bất kỳ một nghiệp vụ bảo hiểm nào, các rủi ro được bảo hiểm đều có các điểm loại trừ. Mặc dù ngành bảo hiểm cố gắng đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong việc mở rộng rủi ro được bảo hiểm nhưng không phải tất cả các rủi ro có thể lựa chọn đều được ngành bảo hiểm chấp nhận. Ngoài một số điểm loại trừ có thể thương lượng được bằng các điều khoản bổ sung (ĐKBS) thì những rủi ro sau đây không được áp dụng cho một loại đơn BHMM nào: - Những rủi ro có thể được bảo hiểm bởi một thể loại bảo hiểm khác như Bảo hiểm hoả hoạn, sét, nổ, trộm cắp... (loại trừ một số rủi ro bên ngoài được áp dụng bằng ĐKBS , xem I.3.c) - Lũ lụt, động đất, đất sụt, đất lở và những đâm va của xe cộ, máy bay và tàu thuyền. - Bào mòn trong quá trình sử dụng hoặc vận hành bình thường cũng như do hiện tượng bị ruỗng bên trong, bào mòn, han gỉ, bám cặn. Loại trừ này tuy vậy chỉ áp dụng đối với những bộ phận chịu tác động trực tiếp. Những thiệt hại đối với các bộ phận khác của máy móc bắt nguồn từ đó vẫn được bảo hiểm. - Chiến tranh và các hành động bạo loạn trong nước cũng như những hành động của người đình công, lãn công. -Hành động cố ý hay cố tình vi phạm của người được bảo hiểm hoặc của ban lãnh đạo xí nghiệp. - Lỗi lầm hoặc thiếu sót mà người cung cấp phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng hoặc pháp luật ( thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hành). Ngoài ra, những thiệt hại hậu quả, các chi phí thực hiện công tác bảo dưỡng, chi phí đề phòng và ngăn ngừa tổn thất đều không được bồi thường theo đơn tiêu chuẩn của bảo hiểm máy móc. c. Mở rộng phạm vi bảo hiểm cơ bản: Trong đơn tiêu chuẩn của BHMM không bao gồm tất cả đối tượng và phạm vi bảo hiểm mà có một số đối tượng, phạm vi không được bảo hiểm trong đó. Với những trường hợp này nếu có sự yêu cầu của người yêu cầu bảo hiểm, công ty có thể đồng ý bảo hiểm bằng cách áp dụng các điều khoản bổ sung. Hiện nay, tại công ty Bảo hiểm Hà nội đang áp dụng những điều khoản bổ sung (ĐKBS) sau: ĐKBS 001- Bảo hiểm đình công, bạo loạn, bạo động: điều kiện bổ sung này bảo hiểm cho các rủi ro đình công, bạo loạn và bạo loạn dân sự với giả thiết là mức độ phát sinh không phổ biến. Các điều kiện quy định và phụ phí áp dụng theo ĐKBS 001. Điều khoản này được hiểu rằng số tiền bồi thường cho mỗi sự cố sẽ giới hạn ở giá trị thực tế của các hạn mục được bảo hiểm và lên tới mức tối đa 300 000 US$ cho mỗi sự cố. Người bảo hiểm có thể huỷ bỏ hiệu lực bảo hiểm của điều khoản này vào bất kỳ lúc nào (cho dù phạm vi Bảo hiểm cơ bản vẫn còn hiệu lực) ĐKBS 006- Bảo hiểm cho các chi phí làm thêm giờ, làm đêm và ngày lễ, chủ nhật: ĐKBS này bảo hiểm cho những chi phí photo sinh liên quan trực tiếp tới công tác sửa chữa các máy móc bị thiệt hại do các rủi ro đựơc bảo hiểm theo đơn tiêu chuẩn. Phụ phí cho điều khoản này là 10% của phí bảo hiểm tính theo đơn tiêu chuẩn (gồm cả chi phí vận chuyển nhanh bằng hàng không). ĐKBS 007- Bảo hiểm cho cước phí vận chuyển nhanh bằng hàng không, chỉ bảo hiểm cho những chi phí vận chuyển hàng không phát sinh liên quan trực tiếp tới công tác sửa chữa máy móc được bảo hiểm theo đơn tiêu chuẩn với hạn mức bồi thường cho một đơn không vượt quá 1% STBH và dưới một số tiền tuyệt đối được quy định trong ĐKBS này. Với mỗi khiếu nại, người được bảo hiểm phải tự chịu 20 % chi phí vận chuyển này. Phí bảo hiểm cho ĐKBS này là 10% của hạn mức bồi thường của chi phí này. ĐKBS 302- Bảo hiểm cho các tài sản xung quanh và trách nhiệm đối với người thứ ba: ĐKBS này bảo hiểm cho các tài sản xung quanh của người được bảo hiểm và cho các khiếu nại về trách nhiệm đối với bên thứ ba phát sinh do hậu quả của nổ hoặc đổ sập hoặc xé rách bởi lực ly tâm. Tổng hạn mức bồi thường sẽ không vượt quá: số tiền bảo hiểm của hạng mục liên quan, hạn mức bồi thường quy định với bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba hoặc bất cứ số tiền nào thấp hơn. ĐKBS 331- Bảo hiểm thân vỏ máy- loại trừ quá trình vận chuyển ĐKBS 312- Bảo hiểm thân vỏ máy-bao gồm bảo hiểm cho quá trình vận chuyển ĐKBS này bảo hiểm cho các máy móc và thiết bị có thể chuyển động (di động), bồi thường cho các thiệt hại do hậu quả của lũ ,lụt, sụt lở đất đá, lún đất hoặc hoả hoạn. Phạm vi này bảo hiểm cho các rủi ro bên ngoài và chỉ được cung cấp liên quan với BHMM (bồi thường cho các thiệt hại bên trong) và chỉ khi các máy móc đang trong tình trạng hoạt động hoặc được lưu kho tại địa điểm quy định trong đơn bảo hiểm. Mức miễn thường và phí bảo hiểm được quy định trong mỗi ĐKBS. ĐKBS 313- Bảo hiểm cháy bên trong, nổ hoá học bên trong và sét đánh trực tiếp. ĐKBS bảo hiểm cho rủi ro cháy hoặc nổ bên trong có nghĩa là cháy hoặc nổ bắt buộc phải bắt nguồn từ bên trong các hạng mục được bảo hiểm, bất kỳ các thiệt hại hoậc hư hỏng gây hậu quả bên ngoài hạng mục đó đều không được bồi thường, và bảo hiểm cho rủi ro sét đánh trực tiếp (nghĩa là sét đánh thẳng vào hạng mục). Phí có thể bằng 20% phí bảo hiểm cơ bản. ĐKBS 314- Bảo hiểm cháy nổ trong các động cơ đốt trong và máy phát điện dùng hydro lạnh: bảo hiểm các rủi ro nổ trong các động cơ đốt trong và nổ của chất làm mát dùng trong máy phát điện làm mát bằng hydro. Phí bảo hiểm có thể bằng 5 % phí cơ bản với điều kiện là tổn thất chỉ xảy ra đối với các máy móc tương ứng được bảo hiểm trong đơn tiêu chuẩn. ĐKBS 315- Bảo hiểm rò rỉ từ các bể chứa, thiết bị: điều khoản này bảo hiểm cho các vật liệu chứa bên trong các công-ten-nơ, tàu, bể chứa bị thiệt hại do rò rỉ của các dụng cụ chứa được gây ra bởi một sự cố được bồi thường theo đơn tiêu chuẩn. Phụ phí bảo hiểm được tính bằng cách nhân tỷ lệ phí của hạng mục chứa vật liệu bên trong với số tiền bảo hiểm của các vật liệu đó. Số tiền bảo hiểm phải là giá trị thay thế của các vật liệu bên trong và phải được đề cập trong ĐKBS này. Mức khấu trừ là 20% giá trị của mọi tổn thất nhưng không nhỏ hơn 1000 US$. ĐKBS 316- Bảo hiểm ngập lụt và phù sa: điều khoản bổ sung này bảo hiểm cho các tổn thất do ngập lụt và phù sa (úng bùn) gây ra do hậu quả của sự nứt, vỡ các đường ống áp lực, van ngắt, vỏ bọc tua bin và các ống bơm đẩy được bảo hiểm trong đơn tiêu chuẩn với phụ phí là 20% phí cơ bản. Hạn mưc bồi thường không vượt quá 5 % số tiền bảo hiểm. ĐKBS 317-Bảo hiểm máy móc và thiết bị làm việc dưới lòng đất: ĐKBS 317- Bảo hiểm máy bơm đặt sâu dưới lòng đất ĐKBS 319- Bảo hiểm các vật liệu chịu lửa và/hoặc công trình nề trong các lò và nồi hơi công nghiệp. ĐKBS này bảo hiểm cho thiệt hại hay phá huỷ của gạch chống cháy và công trình nề tạo nên các lò và nồi hơi hơi nước công nghiệp với điều kiện là những tổn thất này phải do một sự cố được bảo hiểm xảy ra đối với hạng mục mà vật liệu chịu lửa hoặc công trình nề được lắp đặt trong đó. ĐKBS 320- Bảo hiểm dầu nhờn và các chất làm mát: điều khoản này bảo hiểm cho thiệt hại của một lượng đáng kể dầu nhờn và chất làm mát trong máy móc và thiết bị được bảo hiểm với điều kiện sự hỏng hóc máy móc có ảnh hưởng tới các bộ phận đó. ĐKBS 321- Bảo hiểm băng tải và dây chuyền, dây tải xích. ĐKBS 322- Bảo hiểm dây điện và các loại dây cáp không dẫn điện ĐKBS 323- Bảo hiểm thiết bị và đèn chiếu: bảo hiểm cho các thiệt hại đối với đèn pha do các tổn thất là hậu quả của một sự cố được bảo hiểm xảy ra với hạng mục mà đèn pha được lắp đặt trong đó. Mức khấu trừ và phí được quy định trong điều khoản phụ thuộc vào việc đánh giá cẩn thận trong từng trường hợp cụ thể. -ĐKBH 351- Bảo hiểm chi phí khử nhiễm bẩn: ĐKBS này bồi thường cho các chi phí khử nhiễm bẩn cho các hạng mục bị nhiễm phóng xạ xảy ra trong quá trình hoạt động thông thường của chúng hoặc do ảnh hưởng của một tổn thất được bồi thường theo đơn tiêu chuẩn. Mọi điều kiện và phí được quy định trong ĐKBS 351. ĐKBS 352- Bảo hiểm áp suất phản ứng và các bộ phận bên trong ĐKBS 353- Bảo hiểm nhiên liệu hạt nhân. Các ĐKBS trên chủ yếu được áp dụng khi có yêu cầu của người được bảo hiểm, người bảo hiểm trên cơ sở yêu cầu đó và xem xét đánh giá rủi ro sẽ cấp các điều khoản thích hợp. Có một số ĐKBS có mức phí và mức khấu trừ quy định như ĐKBS 007, 001.... còn phần lớn mức phí và mức khấu trừ được xác định căn cứ vào thoả thuận của hai bên và điều kiện thực tế. Một số ĐKBS bắt buộc phải kèm theo đơn tiêu chuẩn để đảm bảo độ an toàn cho người được bảo hiểm và cho cả nhà bảo hiểm. Ví dụ như ĐKBS 311 được áp dụng bắt buộc cho máy móc ở các ngành sản xuất vật liệu, đá, gạch. đồ gốm và máy móc thiết bị xây dựng, ĐKBS 332, 334,344, 345 áp dụng bắt buộc cho một số máy móc thiết bị trong nhà máy điện. 4. Thời hạn bảo hiểm. Về bản chất, BHMM là một dạng bảo hiểm tai nạn cho các máy móc vì vậy thời hạn bảo hiểm được xác định như trong bảo hiểm tài sản. Thông thường, đơn BHMM có hiệu lực trong 1 năm kể từ ngày ký hợp động bảo hiểm giữa công ty bảo hiểm và người yêu cầu bảo hiểm. Tuy nhiên, ở đây ta cần chú ý rằng, chỉ ký hợp đồng cho các máy móc sau khi đã kết thúc quá trình chạy thử và chạy có tải tối đa sau khi lắp đặt. Từ thời điểm ký hợp đồng, cho dù máy móc có hoạt động hay không, nếu có tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra thì công ty bảo hiểm cũng sẽ cam kết bồi thường cho NĐBH. Để đảm bảo cân đối các khả năng xảy ra tổn thất, các công ty bảo hiểm thường tránh cấp đơn bảo hiểm theo cơ sở ngắn hạn. Tuy nhiên nếu Người được bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm theo cơ sở này thì sau khi đã đánh giá rủi ro cẩn thận hợp đồng ngắn hạn cũng có thể được cấp với các điều kiện đặc biệt, phí bảo hiểm sẽ được tính toán theo phạm vi quy định ở mục II.4. Với những đơn bảo hiểm có hiệu lực một năm thì có thể tiếp tục hàng năm. Nếu một đơn bảo hiểm có hiệu lực trên một năm thì phí bảo hiểm cho những tháng thêm mà hợp đồng có hiệu lực sẽ được tính toán trên cơ sở theo tỷ lệ số ngày kéo dài và số ngày trong năm. - Đối với BHMM và thiết bị cho chủ thầu thời hạn bảo hiểm thường cũng được tính theo năm, bất kể máy móc đã được sử dụng cho bao nhiêu công trình. 5. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm. a. Giá trị bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm là giá trị tài sản cần bảo hiểm. Trong BHMM giá trị bảo hiểm là giá trị của toàn bộ hạng mục máy móc, thiết bị trong danh mục máy móc được bảo hiểm do Người được bảo hiểm kê khai. Giá trị bảo hiểm có thể được xác định trên cơ sở : Giá mua gốc; giá thị trường hiện hành; giá ghi sổ; giá trị thay thế mới. - Trường hợp chọn giá mua gốc làm giá trị bảo hiểm thì khi có tổn thất xảy ra sẽ rất khó xác định gía trị phải bồi thường vì giá mua gốc không bao gồm yếu tố lạm phát cũng như những thay đổi về chi phí trong thay thế, sữa chữa máy móc sau khi có tổn thất. Giá mua gốc sẽ không phù hợp để lựa chọn căn cứ xác định số tiền bảo hiểm. - Trường hợp chọn giá thị truờng hiện hành làm giá trị bảo hiểm thì khi xác định phải phụ thuộc vào : Giá trị xuất xưởng gốc, độ tuổi của máy móc, tình trạng máy móc, tiêu chuẩn kỹ thuật, tình trạng kinh tế và vị trí của nơi lắp đặt máy móc ... Hơn nữa giá thị trường thường giảm dần theo thời gian trong khi đó chi phí nguyên vật liệu và công lao động thì tuỳ thuộc vào các nhân tố kinh tê nhưng thường có xu hướng tăng. Kết quả là đối với những hợp đồng có thể tái tục thì tỷ lệ phí phải điều chỉnh lại hàng năm để thu được một lượng phí tương xứng với khả năng tổn thất có thể xảy ra. Vì vậy giá này không thuận tiện cho việc xác định số tiền bảo hiểm. NRV*D*A BV = NRV - 100 - Nếu chọn giá ghi sổ làm giá trị bảo hiểm thì giá trị bảo hiểm sẽ được tính theo công thức : BV : Giá trị ghi sổ. NRV : Giá trị thay thế mới. D : tỷ lệ khấu hao hàng năm. A : Thời gian đã sử dụng. Như vậy giá trị ghi sổ sẽ giảm dần do tỷ lệ khấu hao cố định cho đến khi bằng không hoặc một giá trị nhỏ không đáng kể. Giá trị ghi sổ chỉ đáp ứng cho mục đích kế toán mà thôi. Kết luận, giá trị ghi sổ không đặc trưng cho giá trị thực của máy móc thiết bị do đó nó không thích hợp trong việc tính phí và trong việc làm cơ sở để bồi thường tổn thất. - Chọn giá trị thay thế mới làm giá trị bảo hiểm : Giá trị thay thế mới bao gồm : Giá mua mới + thuế + chi phí vận chuyển và lắp đặt. Nếu chọn trường hợp này thì đối với những tổn thất sữa chữa được - và hầu hết các tổn thất đều là tổn thất sữa chữa được - các bộ phận cũ được thay thế bằng các bộ phận mới. Chính các máy móc cũ qua đó thường được tăng giá trị một cách đáng kể. Do nguyên tắc giá trị mới nên khi bồi thường, hiện tượng này không được lưu ý tới, có nghĩa Người bảo hiểm máy móc bồi thường toàn bộ chi phí sữa chữa mà không có sự khấu trừ “mới thay cũ”. Những điều kiện và các khấu trừ đặc biệt khác có trong hợp đồng bảo hiểm gốc sẽ không ảnh hưởng tới việc xác định giá trị thay thế mới. Như vậy giá trị thay thế mới đã giải quyết được vấn đề tính toán phí bảo hiểm hợp lý do vấn đề bồi thường - chủ yếu là chi sữa chữa. Vậy giá trị bảo hiểm trong BHMM được xác định theo giá thay thế mới của máy móc. b. Số tiền bảo hiểm. Loại hình BHMM, cũng giống như các loại hình BHKT khác, đòi hỏi số tiền bảo hiểm không nhỏ hơn giá trị bảo hiểm. Điều này có nghĩa là số tiền bảo hiểm luôn luôn phải bằng giá trị thay thế mới của máy móc được bảo hiểm bao gồm cả cước phí vận chuyển, các loại thuế, lệ phí hải quan và chi phí lắp đặt. Với những máy móc thiết bị có thể được nhập khẩu, nếu như các máy móc đó có thể được miễn thuế XNK và/hoặc lệ phí hải quan, ngược lại việc nhập khẩu các phụ tùng thay thế các lại phải chịu toàn bộ thuế nhập khẩu và/hoặc các loại thuế khác thì giá trị thay thế mới (hay số tiền bảo hiểm) sẽ được tính toán bằng cách thêm vào giá nhập khẩu một số tiền tính toán tương ứng theo tỷ lệ thuế hải quan và các loại thuế khác (theo phần trăm) với số tiền tính thuế. Nếu không tính tới phần tăng này, việc bồi thường sẽ được chi trả trên cơ sở giá nhập khẩu của các linh kiện phụ tùng của máy móc thay thế, còn phần thuế nhập khẩu và các loại thuế khác sẽ do Người được bảo hiểm tự chịu. Nếu như giá trị bảo hiểm thay đổi, chẳng hạn do giá cả tăng, thì Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm biết để điều chỉnh lại giá trị bảo hiểm do đó sẽ tránh được bảo hiểm dưới giá trị. Những máy móc được mua bổ sung thêm cũng cần kịp thời đưa ngay vào danh sách bảo hiểm. Nếu trong trường hợp xảy ra tổn thất hoặc hư hại, số tiền bảo hiểm được phát hiện nhỏ hơn số tiền lẽ ra phải được bảo hiểm (tức là số tiền ghi trong đơn bảo hiểm nhỏ hơn số tiền bảo hiểm thực tế) thì số tiền bồi thường mà Người được bảo hiểm được nhận theo đơn bảo hiểm này sẽ giảm theo tỷ lệ tương ứng bằng số tiền bảo hiểm chia cho số tiền lẽ ra phải được bảo hiểm. Tất cả các hạng mục nếu lớn hơn một đều phải tuân theo điều kiện này một cách riêng biệt. Cần lưu ý rằng dù bảo hiểm dưới hình thức nào thì số tiền không vượt qúa số tiền bảo hiểm. Nếu phải bồi thường làm nhiều lần (do nhiều vụ tổn thất khác nhau) thì tổng số tiền bồi thường trong các vụ tổn thất đó cũng không vượt quá số tiền bảo hiểm. Sau mỗi lần bồi thường, số tiền bảo hiểm lại giảm đi một ít ngang bằng với số tiền bồi thường đã trả. Muốn khôi phục lại số tiền bảo hiểm lên ngang bằng với số tiền bảo hiểm ban đầu thì Người được bảo hiểm phải nộp phí bổ sung tương ứng với số tiền bảo hiểm tăng thêm và tỷ lệ với khoảng cách thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Nếu người tham gia bảo hiểm không khôi phục lại số tiền bảo hiểm thì trong lần tổn thất sau, số tiền bồi thường tối đa sẽ không vượt quá lại số tiền bảo hiểm còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các khoản bồi thường đã trả cho đến thời điểm đó. II. Những đặc điểm chủ yếu trong hợp đồng bảo hiểm máy móc Bảo hiểm máy móc được người bảo hiểm nhận trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm với điều kiện người được bảo hiểm tuân thủ các điều kiện , điều khoản , các điểm loại trừ ... do người bảo hiểm quyết định . Các quy định trên được thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm máy móc dưới dạng đơn bảo hiểm do người bảo hiểm cấp cho người yêu cầu bảo hiểm . 1. Cấp đơn bảo hiểm : Một trong những công việc quan trọng của người bảo hiểm trước khi tiến hành cấp đơn bảo hiểm cho một hạng mục máy móc, thiết bị nào đó là đánh giá các yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến máy móc . Song để có thể tính toán được các yếu tố ảnh hưởng nói trên , người được bảo hiểm cần phải trả lời một cách chính xác và chân thật bản câu hỏi mà ta đề cập dưới đây. a. Bản câu hỏi và giấy yêu cầu bảo hiểm : Bản câu hỏi này do người yêu cầu bảo hiểm điền vào theo mẫu in sẵn của người bảo hiểm (xem mục lục). Đây là cơ sở quan trọng để người bảo hiểm căn cứ vào đó đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm và sau đó cấp đơn bảo hiểm . Văn bản này là chứng cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp nếu có . Bản câu hỏi này là cơ sở và tiền đề để người bảo hiểm : Phân định rõ loại máy móc . Dự đoán các tai nạn mà máy có thể chịu đựng. Xác định phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm , rủi ro nào cần được loại trừ và rủi ro nào có thể chấp nhận theo ĐKBS Tính phí bảo hiểm chính xác Bổ sung các điều kiện cần thiết cho đơn bảo hiểm Đây là cơ sở quan trọng để công ty bảo hiểm xác định tỷ lệ phí vì vậy sau khi nhận được bản câu hỏi này từ người được bảo hiểm, đại diện người bảo hiểm phải tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện hoạt động, thông số kỹ thuật của máy móc cũng như phải tiến hành đánh giá các yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến máy móc. b. Đánh giá các yếu tố rủi ro: Đánh giá thực tế các yếu tố rủi ro là một việc làm rất cần thiết đối với người bảo hiểm. là căn cứ để xác định phạm vi bảo hiểm và tính phí bảo hiểm , là cơ sở xem tại tính trung thực của người yêu cầu bảo hiểm trong việc khai báo theo bản câu hỏi. Nếu như người yêu cầu bảo hiểm không trả lời đầy đủ bản câu hỏi và giấy yêu cầu bảo hiểm cũng như các thông tin yêu cầu khác phục vụ cho việc đánh giá rủi ro của công ty bảo hiểm. Ví dụ như yêu cầu về kiểm tra công trường, nơi đặt máy, ý thức bảo đảm an toàn của ban quản lý, các kinh nghiệm kỹ thuật , tiêu chuẩn bảo dưỡng và lưu kho, lịch sử khiếu nại, khả năng xảy ra các rủi ro bên ngoài, sự sẵn có của các phụ tùng thay thế, đặc biệt cho các loại máy móc cũ... thì việc cấp tỷ lệ phí sẽ không được thực hiện. Thay vào đó, công ty bảo hiểm đề nghị người yêu cầu bảo hiểm phải thực hiện đầy đủ các qui định sau: Máy móc và thiết bị được bảo hiểm phải được đặt trong điều kiện tốt và an toàn Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn theo luật định Lắp đặt các thiết bị kiểm tra và an toàn theo chỉ định của các nhà sản xuất và giám sát có thẩm quyền. Bảo hành và lưu kho ở mức độ tốt Tiến hành kiểm tra định kỳ và thực hiện tất cả các biện pháp bảo trì phòng ngừa trên cơ sở đề nghị của nhà sản xuất Khi tiến hành đánh giá rủi ro , mỗi đơn vị rủi ro cần được đánh giá một cách riêng biệt theo từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, đại diện công ty bảo hiểm phải yêu cầu người được bảo hiểm thực hiện với sự cẩn trọng đặc biệt đối với những loại máy móc đặt trong điều kiện hoạt động khó khăn, máy móc hạng nặng sau: Máy móc của chủ thầu xây dựng Nghành công nghiệp đá gạch và đồ gốm Công nghiệp khai khoáng Máy móc hoạt động ngầm dưới mặt đất Máy nông nghiệp Cần lưu ý là không được nhận bảo hiểm cho các loại máy móc sau đây: lò, như lò ống hơi , thép, cacbonic hoá, lò luyện, lò nung vôi, nung gạch, các lò nấu chảy và các lò nung. c. Cách thức cấp đơn : Trên cơ sở xem xét đánh giá thực tế và những thông tin mà khách hàng đã khai báo , nếu thấy điều kiện rủi ro có thể chấp nhận bảo hiểm được thì tiến hành cấp đơn. Khi cấp đơn cần lưu ý những chứng từ sau đây phải được cung cấp cho khách hàng và được coi là những bộ phận không thể tách rời và cấu thành nên đơn bảo hiểm hoàn chỉnh, gồm: Bản tóm tắt điều kiện bảo hiểm (ghi đầy đủ thông tin như mẫu đính kèm) Toàn bộ nội dung đầy đủ của đơn bảo hiểm , danh mục máy móc thiết bị được bảo hiểm trong đó phải ghi đầy đủ những thông tin theo bản danh mục đã yêu cầu khách hàng kê khai như đề cập ở trên. Các điều khoản bổ sung nếu có Các hạng mục riêng biệt được bảo hiểm cũng như những thông số kỹ thuật quan trọng phải được nêu rõ trong bản danh mục các máy móc được bảo hiểm ở đây chúng ta cần lưu ý rằng bảo hiểm chỉ có hiệu lực với những máy móc được kê khai trong Bản tóm tắt các điều kiện bảo hiểm. Ngoài ra cũng phải được bảo đảm rằng máy móc dù mới hay cũ phải hoạt động trong điều kiện tốt sau khi đã hoàn tất quá trình chạy thử. 2. Tính phí bảo hiểm a. Nguyên tắc chung: Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm nộp cho cơ quan bảo hiểm để bảo hiểm cho những rủi ro mà họ tham gia. Phí bảo hiểm chính là giá cả dịch vụ. Do vậy, việc tính toán mức phí vừa phù hợp với yêu cầu khách hàng, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi không phải là đơn giản. Trước khi đưa ra mức phí công ty bảo hiểm cần phải cân nhắc kỹ lưỡng vì đây là một trong những yếu tố cơ bản của cạnh tranh. Tuỳ theo yêu cầu của người được bảo hiểm, ngưòi bảo hiểm nhận bảo hiểm cho thời hạn một năm hoặc ngắn hạn. Sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể đóng phí tiếp hoặc yêu cầu tái tục hợp đồng. Thời hạn nộp phí do người bảo hiểm và người được bảo hiểm thoả thuận, có thể nộp một lần hoặc nhiều lần. b. Phương pháp tính phí : Về nguyên tắc, phí bảo hiểm máy móc được tính toán dựa trên cơ sở kinh nghiệm và số liệu thống kê trong quá khứ cho riêng từng loại máy. Biểu phí tiêu chuẩn mà chúng ta đang áp dụng hiện nay cho Việt Nam là do công ty tái bảo hiểm Munich Re đã xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm của họ từ nhiều năm nay và được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Biểu phí này áp dụng cho đơn bảo hiểm máy móc của Munich Re, nếu có khách hàng nào áp dụng đơn bảo hiểm khác thì phải báo cáo tổng công ty trước khi công bố mức phí và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm . Khi tính phí cho một loại máy móc thì phải chứa đựng đầy đủ các yếu tố lạm phát, sự thay đổi giá cả (bao gồm cả giá nguyên vật liệu và giá nhân công )... cần tránh bảo hiểm dưới giá trị. Để đưa ra mức phí chính xác phải nắm rõ các thông tin, số liệu về mức đọ rủi ro, khả năng xảy ra rủi ro hay trình tự các rủi ro . Về cơ bản bảo hiểm máy móc chính là bảo hiểm tài sản, phí bảo hiểm gồm các phần: b.1 Phí thuần: Phí thuần là cơ sở hình thành nên quỹ bồi thường, chi trả cho người tham gia bảo hiểm khi có tai nạn xảy ra. Mức phí thuần được xác định dựa vào xác suất rủi r. Xác suất này được xác định theo công thức: ST P = St Trong đó: P là xác suất rủi ro t là số đơn vị tham gia bảo hiểm bị rủi ro T là số vụ tai nạn Sau đó mức phí thuần được tính như sau: M=P*B Trong đó: M là mức phí thuần P là xác suất rủi ro B là số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tổn thất b.2 Phụ phí: Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của người bảo hiểm, ngoài phí thuần các công ty bảo hiểm thường tính thêm phụ phí vào phí bảo hiểm. Phụ phí này chiếm khoảng 30% tổng số phí, bao gồm các khoản chi phí quản lý, chi đề phòng và hạn chế tổn thất, chi hoa hồng cho các cộng tác viên môi giới, chi lập quỹ dự phòng bồi thường lớn. Xác định cơ cấu tỷ trọng từng loại phí sao cho thích hợp là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các công ty bảo hiểm . b.3 Thuế doanh thu : Thuế doanh thu là một phần nghĩa vụ tài chính của các công ty bảo hiểm nộp cho Nhà nước được tính vào giá thành của dịch vụ bảo hiểm (phí bảo hiểm ). ở Việt Nam thuế này thường chiếm khoảng 4% phí bảo hiểm. Và đây chính là thuế gián thu mà khách hàng - người tham gia bảo hiểm - phải chịu. 3.Mức khấu trừ: a. Mức khấu trừ thông thường: Theo đơn bảo hiểm tiêu chuẩn của Munich Re, với mức khấu trừ thông thường cho mỗi hạng mục máy móc riêng lẻ (trừ các máy móc và thiết bị của chủ thầu hay máy móc xây dựng cũng như máy móc được lắp đặt tạm thời tại các công trường) được quy định trong bảng biểu phí bảo hiểm áp dụng chung cho tất cả các công ty bảo hiểm . Mức khấu trừ này được tính bằng phần nghìn của số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, các công ty có thể áp dụng mức khấu trừ lựa chọn, với điều kiện là giá trị phải nằm giữa mức khấu trừ tối thiểu và tối đa tương ứng với mỗi hạng mục. Cũng theo biểu phí cơ bản của Munich Re, các loại khấu trừ thông thường áp dụng được ký tự hoá theo nhóm, từ A đến F, với hạn mức tối đa và tối thiểu quy định như sau: Nhóm máy móc Mức miễn thường tối thiểu Mức miễn thường tối đa A 200 2.000 B 300 3.500 C 500 5.000 D 700 7.000 E 1.100 10.000 F 1.700 17.000 Biểu số2:Mức khấu trừ quy định cho các nhóm máy móc theo MunichRe Chúng ta cần chú ý rằng , nếu đơn bảo hiểm được mở rộng cho ĐKBS 311 và ĐKBS 312 (ĐKBS bảo hiểm thân vỏ máy loại trừ và không loại trừ quá trình vận chuyển) thì mức khấu trừ thường cao hơn . Ví dụ : Một máy biến thế dùng trong lò hồ quang của nhà máy gang thép Thái Nguyên 5Mva , có số tiền bảo hiểm là 50000 $ (bao gồm cả phí vận chuyển, thuế hải quan và chi phí lắp đặt). Theo biểu phí tiêu chuẩn thì máy biến thế này thuộc nhóm B , có tỷ lệ khấu trừ là 20 phần nghìn. Vậy mức khấu trừ thông thường áp dụng cho trường hợp này là : 20%o * 50000$ = 1000$. Mức khấu trừ 1000$ này là do Munich Re quy định nhưng các công ty có thể thay đổi mức khấu trừ này tuỳ vào điều kiện cụ thể miễn sao nó nằm trong khoảng từ 300 đến 3500$. Nếu như áp dụng mức khấu trừ tối thiểu thì phí bảo hiểm phải tăng lên tương ứng và ngược lại. b. Mức khấu trừ đặc biệt : Mức khấu trừ này áp dụng cho máy móc và các thiết bị xây dựng và tại các công trình lắp đặt. Theo đơn tiêu chuẩn của Munich Re mức khấu trừ này được quy định như sau : Số tiền BH (USD) Mức khấu trừ % của tổn thất Mức tối thiểu (USD) Mức khấu trừ tối đa % của STBH Dưới G 200.000 20 1.000 10 Trên G 200.000 15 4.500 10 Trên H 400.000 10 4.500 10 Nếu có nhiều hạng mục cùng bị tổn thất trong cùng một sự cố, người được bảo hiểm sẽ chỉ phải tự gánh chịu mức khấu trừ đơn lẻ cao nhất áp dụng cho các hạng mục bị tổn thất đó . 4. Phí bảo hiểm cơ bản và các mức giảm phí a. Tỷ lệ phí bảo hiểm cơ bản : Tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu của phạm vi bảo hiểm cơ bản được tính theo phần nghìn (%o) của số tiền bảo hiểm cho mỗi đơn vị và chỉ áp dụng trong trường hợp điều kiện rủi ro thông thường. Nếu trường hợp có mở rộng thêm các ĐKBS thì phí bảo hiểm gồm phí tối thiểu + phí cho các ĐKBS đó. Phí bảo hiểm tối thiểu hàng năm với với một đơn bảo hiểm là 150$. b. Các trường hợp giảm phí : Bảo hiểm ngắn hạn Nhìn chung để đảm bảo cân đối các khả năng xảy ra tổn thất, các công ty bảo hiểm nên tránh cấp các đơn bảo hiểm ngắn hạn. Tuy nhiên nếu khách hàng yêu cầu thì sau khi đánh giá rủi ro cẩn thận , có thể mở rộng bảo hiểm như trường hợp ngoại lệ, tỷ lệ phí được tính bằng cách nhân tỷ lệ phí tính theo đơn bảo hiểm hàng năm với các thông số quy định như sau: Thời hạn của HĐ ( tháng ) 1-4 5 6 7 8 9-12 Thông số 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0 Bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Trường hợp ngược lại, nếu hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm thì phí bảo hiểm sẽ bằng phí bảo hiểm hàng năm cộng với phí bảo hiểm cho thời gian bổ sung đó được tính trên cơ sở theo tỷ lệ giữa số ngày kéo dài và số ngày trong năm Phí BH cho hợp đồng = phí BH hàng năm +phí BH hàng năm* số ngày bổ sung/ số ngày trong năm(365) Giảm phí do mức khấu trừ: - Mức giảm phí thông thường : trường hợp khách hàng yêu cầu tăng mức khấu trừ, các công ty phải thực hiện việc giảm phí cho họ. Mức phí bảo hiểm phải thu sẽ bằng mức phí bảo hiểm hàng năm nhân với tỷ lệ giảm phí tương ứng với mức tăng khấu trừ được quy định như sau: Mức tăng khấu trừ (lần) 3 5 10 20 Tỷ lệ giảm phí (%) 5 10 20 35 - Mức giảm phí với máy móc , thiết bị xây dựng và các máy móc tại các công trình lắp đặt . Tương tự , khi tăng mức khấu trừ tối thiểu được quy định trong bảng biểu phí tiêu chuẩn , thì công ty bảo hiểm tiến hành giảm phí cho khách hàng với tỷ lệ giảm phí được quy định như trên . Giảm phí bảo hiểm cho thời gian máy ngừng hoạt động : Trong trường hợp máy móc, thiết bị như nồi hơi , tua bin , động cơ hơi nư._.c tránh được những bất lợi cho cả hai bên. Trên thực tế, chưa có vụ tổn thất nào xảy ra thuộc tránh nhiệm của công ty nhưng trên cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm của các công ty trong nước cũng như nước ngoài, nếu có tổn thất xảy ra công ty bảo hiểm Hà Nội sẽ tiến hành theo các bước sau: Khi nhận được giấy báo tổn thất từ NĐBH, giám định viên của công ty sẽ xuống ngay hiện trường để nắm tình hình và điều tra tai nạn. Nếu xác định rằng đây là tổn thất nhỏ thì giám định viên của công ty sẽ tiến hành thực hiện, nếu là tổn thất lớn, khó xác định nguyên nhân công ty sẽ mời giám định đã thoả thuận với NĐBH . Muốn thực hiện nghĩa vụ bồi thường với khách hàng công ty phải có đầy đủ thông tin, chứng từ cần thiết liên quan đến rủi ro đã gây ra tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm, nghĩa là phải có một hồ sơ giám định đầy đủ và chính xác. Tuỳ theo tính chất phức tạp của từng vụ tổn thất mà hồ sơ giám định bao gồm: - Tờ khai tai nạn: Tờ khai này do người đứng máy hay sử dụng máy trực tiếp vào thời điểm xảy ra tai nạn khai, trong đó ghi đầy đủ diễn biến tai nạn và nguyên nhân ban đầu, có thể có cả chữ ký của người làm chứng. Tờ khai tai nạn phải bao gồm: ngày giờ xảy ra tai nạn; địa điểm đặt máy và tình trạng hoạt đọng của máy đó. - Biên bản giám định tổn thất: Biên bản này do giám định viên của công ty hoặc do giám định viên được mời lập. Trong đó ghi rõ những thiệt hại do tai nạn đó gây ra và nguyên nhân chính xác của nó, đồng thời thống kê một cách chi tiết các hạng mục máy móc và thiết bị bị thiệt hại trong mỗi sự cố. - Dự toán thanh toán được lập trên cơ sở thông kê những thiệt hại nói trên bao gồm các khoản chi phí dự tính cho những thiệt hại thuộc tránh nhiệm bảo hiểm mà NBH phải chi trả toàn bộ hay một phần. - Biên bản nghiệm thu kỷ thuật: Sau khi sửa chữa hoặc thay thế các hạng mục máy móc bị tổn thất thì phải có biên bản giám định để chứng minh việc sữa chữa thay thế đã được thực hiện theo đúng quy định. Trong biên bản này bao gồm các hoá đơn chi mua các bộ phận , chi tiết thay thế; chi mua nguyên vật liệu sữa chữa; chi tiền công chi công nhân và các hoá đơn về chi thuế hải quan, chi phí vận chuyển đến địa điểm sữa chữa.. Biên bản nghiệm thu kỹ thuật phải có chữ ký của NĐBH và đơn vị nhận thi công sữa chữa, thay thế. Đơn vị này có thể do NĐBH hoặc công ty bảo hiểm Hà Nội đứng ra thuê, nhưng dù ai thuê thì đều phải có sự giám sát của cả hai bên về mức độ sữa chữa. Đây là cơ sở để công ty chính thức có quyết định bồi thường. Chú ý rằng việc chỉ định công ty giám định trong những trường hợp cần thiết là không thể xem nhẹ. Việc xác định nguyên nhân tổn thất và chứng minh trách nhiệm của NBH nhiều khi rất khó khăn và đòi hỏi không chỉ giám định một lần, kể cả những công ty giám định có uy tín trên thế giới. Đã từng có trường hợp không trùng khớp nhau về nguyên nhân và mức độ tổn thất giữa các biên bản giám định chi cùng một sự cố giữa các công ty giám định hay thậm chí của cùng một công ty giám định. Nếu khi NĐBH không nhất trí với các kết quả giám định của nhà bảo hiểm, họ có thể mời giám định viên của mình để giám định lại. Kết quả giám định lần này có thể không thống nhất với kết quả giám định lần trước. Lúc đó giám định viên của hai bên sẽ phải cùng bàn bạc và đi đến một kết luận hoặc cùng nhau chỉ một giám định viên chung để đưa ra quyết định cuối cùng. Đối với những tổn thất nhỏ hay do gặp khó khăn không thể giám định kịp thời công ty có thể chấp nhận biên bản giám định tổn thất do NĐBH lập. Theo quy định của Tổng công ty với những tổn thất ước tính trên 10.000 USD thì công ty phải thông báo ngay cho Tổng công ty để nhân viên giám định của Tổng công ty xuống giám định. Với tổn thất ước tính trên 100.000 USD, Tổng công ty sẽ mời chuyên viên giám định. 3. Công tác bồi thường. Bồi thường là nghĩa vụ của NBH đối với NĐBH khi có tổn thất xảy ra với những tài sản đã được bảo hiểm, nó thể hiện mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống con người của bảo hiểm. Hoạt động này rất có ý nghĩa và là nguồn động viên lớn nhất đối vời người bị nạn. Thông qua đó, các chủ xí nghiệp, nhà máy, chủ thầu mới nhận thấy được ý nghĩa tác dụng và lợi ích của việc tham gia bảo hiểm cho tài sản của mình, từ đó khuyến khích họ tự nguyện, chủ động tham gia bảo hiểm. Để phát huy được vai trò và tác dụng của mình, công tác bồi thường phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Nhanh chóng: Bất kỳ một NĐBH nào khi tham gia bảo hiểm đều mong muốn rằng khi chẳng may gặp rủi ro gây tổn thất sẽ được NBH nhanh chóng bồi thường để kịp thời khắc phục hậu quả và ổn định sản xuất và đời sống. Đối với các máy móc trong hoạt động sản xuất, một sự ngắt quãng kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu và làm chậm trễ cả một quá trình thi công. - Chính xác: chính xác có nghĩa là số tiền bồi thường phải phù hợp với tránh nhiệm của NBH đồng thời cũng phải bảo đảm quyền lợi cho NĐBH. Ngoài ra bồi thường chính xác là bồi thường đúng đối tượng và phù hợp với điều kiện của đơn bảo hiểm. Trong thực tế, vì chưa có tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm của công ty nên chưa có vụ bồi thường nào nhưng công ty luôn xác định đây là một trong nhưng nhiệm vụ quan trọng và thực hiện theo quy trình sau: Khi nhận được hồ sơ giám định và giấy đòi bồi thường, các cán bộ phụ trách nghiệp vụ sẽ kiểm tra, xem xét hồ sơ có đầy đủ và hợp lệ hay không. Nếu thuộc tránh nhiệm bảo hiểm nhưng chưa đầy đủ họ sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung thêm kịp thời và hẹn ngày trả lời khách hàng. Trường hợp trong mức phân cấp các cán bộ sẽ tập hợp chi phí hợp lý thuộc trách nhiệm bảo hiểm; xem xét có điểm loại trừ nào tác động và ảnh hưởng đến khiếu nại đó hay không, có điều kiện bảo hiểm nào bị vi phạm làm vô hiệu hoá hoặc thu hẹp phạm vi bảo hiểm không. Sau khi tổng hợp lại nếu tổng chi phí đó nằm dưới mức khấu trừ thì phòng sẽ gửi quyết định từ chối bồi thường. Theo quyết định 468/BH/QĐ- TCKT 98 của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam thì BVHN chỉ được phép xét bồi thường với giá trị không quả 5.000 USD/vụ. Đối với các đơn vị bảo hiểm có liên quan đến tái bảo hiểm, nếu tái bảo hiểm có thông qua Tổng công ty thì BVHN sẽ phối hợp cùng Tổng công ty nhanh chóng cung cấp đủ thông tin, giấy tờ pháp lý để họ đền bù cho chủ máy móc. Nếu tái bảo hiểm đó không thông qua Tổng công ty (khi tỷ lệ tái bảo hiểm thấp dưới 50% công ty có quyền quan hệ trực tiếp với công ty tái bảo hiểm) thì công ty sẽ cùng với nhà tái bảo hiểm phân chia tránh nhiệm cho mỗi bên một cách nhanh chóng, kịp thời chia sẽ rủi ro với NĐBH. Sau khi tính số tiền bồi thường phòng sẽ trình giám đốc duyệt và sẽ được chính thức chi trả cho NĐBH. Việc chi trả có thể bằng tiền mặt, séc hoặc chuyển khoản. Đối với công ty BHHN, trong bảo hiểm máy móc nói riêng và các nghiệp vụ khác nói chung thì công tác khai thác và bồi thường có vị trí hết sức quan trọng. Nếu khai thác là tập trung khả năng giao dịch và sự hiểu biết của mình để ký hợp đồng nhằm tập trung phí bảo hiểm về quỹ công ty thì bồi thường lại thể hiện quy luật phân phối trong bảo hiểm nghĩa là từ quỹ tập trung được qua thu phí công ty sẽ bồi thường cho những khách hàng không may gặp rủi ro. Giữa khai thác và bồi thường có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau. Khai thác được nhiều sẽ hình thành quỹ lớn cho phép công ty bồi thường được tổn thất lớn mà không phải tái bảo hiểm. Ngược lại bồi thường nhanh chóng, chính xác sẽ tạo niềm tin chi khách hàng và khuyến khích họ tham gia nhiều hơn. 4. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Đề phòng và hạn chế tổn thất là hoạt động của con người nhằm ngăn ngừa, hạn chế, giảm bớt rủi ro có thể gây ra thiệt hại cho máy móc sử dụng. Về nguyên tác thì không có một đơn vị than gia bảo hiểm nào lại mong muốn mình gặp phải tổn thất để được bồi thường vì hai lý do: Thứ nhất, cho dù được bồi thường thì công việc của họ vẫn bị gián đoạn, điều này có khi gây ra thiệt hại lớn hơn so với rủi ro được bồi thường; thứ hai, do NĐBH phải chịu mức khấu trừ theo hợp đông bảo hiểm đã quy định nên dù có bồi thường họvẫn phải chịu một phần thiệt hại trực tiếp từ rủi ro đó. Ngày nay, một trong những nhiệm vụ cơ bản của NBH máy móc là bằng những nghiên cứu có tính chất phòng ngừa kịp thời phát hiện những sai sót trong máy móc và thiết bị, qua đó hạn chế xác suất xảy ra tổn thất ở mức tối thiểu. Nếu công tác này có hiệu quả thì chắc chắn số tổn thất sẽ giảm đi và do đó số chi bồi thường sẽ giảm theo. Vì vậy, đề phòng và hạn chế tổn thất được cả NBH và NĐBH hết sức quan tâm chú trọng. Hiện nay, BVHN thực hiện công tác này thông qua kiểm tra định kỳ máy móc được bảo hiểm, phối hợp cũng các cơ quan hữu quan trong việc đề phòng hạn chế tổn thất, lập quỹ dự trữ để chi cho mục đích này... Đối với các máy móc sản xuất hoạt động trong nhà ở một địa điểm cố định thì rủi ro hay gặp nhất là các rủi ro do chập điện, đoản mạch, do ý thức, tay nghề của công nhân kém do vậy công ty cho người tiến hành kiểm tra định kỳ, nhắc nhở những người có trách nhiệm thường xuyên theo dõi hoạt động của máy, nếu có sự nghi ngờ về khả năng xảy ra tổn thất phải dừng ngay máy để tiến hành kiểm tra, xem xét. Đối với những máy móc lưu động, di chuyển theo các công trình thì công ty thường xuyên nhắc nhở chủ thầu phải kiểm tra độ an toàn, các thông số kỷ thuật trước khi đưa máy vào sử dụng. Cần chú ý rằng ở Việt Nam rủi ro cháy là rất dễ xảy ra, vì vậy riêng với rủi ro này, công ty đã có một bản ghi nhớ với cảnh sát PCCC Hà Nội, hai bên thoả thuận sẽ giúp đỡ nhau trong công công việc đề phòng hạn chế rủi ro cháy và cung nhau phối hợp hành động khi có hoả hoạn xảy ra. Tuy nhiên trong thời gian đầu thực hiện nghiệp vụ BHMM, chi phí cho đề phòng và hạn chế tổn thất chưa được chú ý đúng với vai trò của nó. Chi phí này không được coi là một khoản chính thức mà được tính chung vào chi phí quản lý nghiệp vụ. 5. Tái bảo hiểm. BVHN hiện nay vẫn hoạt đọng với tư cách là một chi nhánh của Tổng công ty nên vẫn chưa được phép thiết lập các mối quan hệ trực tiếp với các công ty tái bảo hiểm nước ngoài. Muốn tái bảo hiểm công ty phải thông qua Tổng công ty. Hiện hay Tổng công ty thu xếp tái bảo hiểm theo hình thức tỷ lệ mức dôi và áp dụng theo mẫu đơn của Munich Re hoặc Swiss Re. Mức giữ lại cho mỗi đơn BHMM là 500.000 USD/ đơn, giới hạn tránh nhiệm cao nhất là 15.000.000 USD/đơn. Trong trường hợp công ty nhận bảo hiểm qua môi giới và phải tái bảo hiểm theo chỉ định của môi giới thì Tổng công ty quy định: - Nếu tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định lớn hơn 50% thì công ty phải báo cho Tổng công ty để Tổng công ty thu xếp tái bảo hiểm tiếp. - Nếu tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định bé hơn 50% thì công ty có thể trực tiếp thu xếp tái bảo hiểm nhưng với tỷ lệ phí, hoa hồng tái bảo hiểm phải thông qua Tổng công ty. 6. Kết quả khai thác. *Khai thác Trước khi đưa ra con số cụ thể về kết quả đạt được của Bảo Việt Hà Nội ta hãy quan sát thị phần của Bảo Việt trên thị trường . Hiện nay trong hệ thống Bảo Việt ngoài tổng công ty thì chỉ có bốn công ty nghiệp vụ đó là: Bảo Việt Hà Nội , Bảo Việt Hải Phòng, Bảo Việt Sài Gòn và Bảo Việt Đồng Nai. Bắt đầu từ năm 1995 đến nay Bảo Việt đã thu được một số kết quả sau: Nghiệp vụ BHMM được triển khai ở BVHN từ năm 1996, với một thời gian ngắn như vậy công ty đã thu được một số kết quả nhất định, thể hiện qua bảng sau: Năm Số đơn cấp Số tiền BH(USD) Tỷ lệ phí BH trung bình(%) Tổng phí gốc 1995 1996 1997 8 10 13 20.000.000 22.500.000 30.800.000 0,45 0,435 0,406 90.000 98.000 125.000 Biểu số 4 : Kết quả khai thác NV BHMM của toàn hệ thồng Bảo Việt (Nguồn: Phòng BH Cháy & RR kỷ thuật - công ty BHHN) Qua bảng số liệu trên ta thssỹ doanh thu phí của nghiệp tăng qua các năm. Riêng năm 1998 chưa có con số thồng kê chính xác nhưng nhìn chung có xu hường giảm, điều này do ảnh hườn chung của tình hình kinh tế xã hội. Năm 1998 số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm so với năm 1997, đặc biệt là hai nước Nhật và Nam Triều Tiên có các liên doanh là khách hàng chủ yếu. Do ảnh hưởng cảu cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nên số vốn đầu tư vào Việt Nam giảm niều làm ảnh hưởng đêan hoạt động bảo hiểm. Đối với Bảo Hiểm Việt Nam nghiệp vụ bảo hiểm máu móc mới triển khai đầu năm 1996, với hai hình thức khai là trực tiếp và qua môi giới doanh thu của công ty được thể hiện như sau: Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 Tỷlệ 97/96(%) 1. Số đơn bảo hiểm cấp 2.Số tiền bảo hiểm 3.Tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình 4.Doanh thu số bảo hiểm gôc 5.Số tiền bảo hiểm/một đơn 6.Số phí chuyển nhượng 7.Tỷ lệ phí chuyển nhượng 8.Tổng phí giữ lại đơn USD % USD USD USD % USD 3 4.740.600 0,42 19.910,52 1.580.200 12.939,3 64,98 6.971,22 4 6.518.490 0,42 27.377,658 1.629.622,5 19.946,7 72,86 7430,958 150 137,5 100 137,5 103,1 154,2 112,1 106,6 Bảng 5. Kết quả khai thác NV bảo hiểm máy móc của Bảo Việt Hà Nội (Nguồn: Phòng BH Cháy & RR kỷ thuật - công ty BHHN) Thủ đô Hà Nội luồn là nơi thu hut các nhà đầu tư nước ngoài số lượng nhà máy, xí nghiệp và số vốn đầu lớn nhất miền Bắc và chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh nhưng nhìn chung kết quả thu được từ nghiệp vụ còn thấp so với các tỉnh phỉa Nam, ta có thể thấy trong bảng sau (đơn vị %): Năm Tỷ lệ số đơn cấp Tỷ lệ số tiền bảo hiểm Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm gốc 1995 1996 1997 - 30 30,7 - 21 21 - 20,32 21,9 Bảng 6. Kết quả khai thác NV BHMM của BHHN so với toàn hệ thống Để xứng đáng là một trong những công ty hàng đầu của Bảo Việt. Trong thời gian tới công ty Bảo Hiểm Hà Nội cần có các biện pháp khai thác hữu hiệu hơn để đẩy nhanh tốc độ phát triển của nghiệp vụ. *Chênh lệch thu chi: -Về thu: Số thu của nghiệp vụ gồm ba nguồn +Tổng phí giữ lại: Trong bảng cân đối thu chi của công ty không bao gồm doanh thu phí bảo hiểm gốc mà chỉ là phần phí giữ lại từ doanh thu đó sau khi đã trừ đi phần nhượng tái bảo hiểm. + Thu từ hoa hồng tái bảo hiểm: Là số tiền mà công ty nhận được từ các nhà tái bảo hiểm do mình chuyển nhượng một khoản phí cho họ. Số tiền này thương được thu từ hai hợp đồng là hợp đồng tái bảo hiểm số thành và tái bảo hiểm cố định. Trước hết phải tái bảo hiểm theo chỉ định theo hợp đồng số thành cho các sông ty nhận tái do môi giới chỉ định, tỷ lệ này thường từ 30 - 50 %. Sau đó nếu số tiền giữ lại vẫn lớn hơn mứ trách nhiệm tối đa của công ty (Quy định của tổng công ty là 300.000USD / 1 đơn bảo hiểm ) thì công ty tiếp tục tái bảo hiểmm theo hợp đồng cố định cho các nhà tái bảo hiểm nước ngoài ( chủ yếu là cho Munich Re ) với mức giữ lại là 300.000USD khoản thủ tục phí nhận được từ hoạt động tái bảo hiểm không đều giữa các năm va giữa các họp đồng trung bình hanhgf năm là 23 % (lớn nhất là 28,5%) + Thu từ dự phòng phí năm trước chuyển sang hàng năm từ số phí giữ kại công ty sẽ trích khoảng 40% co dự phòng do động lớn. Nừu năm đó dùng không hết sẽ được chuyển sang năm sau thành số thu đầu năm của năm sau. Các khoản thu của công ty gồm: Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1.Tổng phí giữ lại 2.Thủ tục phí 3. Dự phòng năm trước chuyển sang 4. Tổng thu 6.971,22 2.976,038 - 9.947,259 7.430,958 4.687,475 2.788,488 14.906,921 Bảng 7. Số thu thực tế NV BHMM của Bảo Việt Hà Nội (Nguồn: Phòng BH Cháy & RR kỷ thuật - công ty BHHN) - Về chi: Cho đến thời điểm này chưa có vụ tổn thất nào xảy ra thuộc trách nhiệm của công ty nên chưa tiến hành bồi thường (kể cả Tổng công ty cũng chưa có vụ bồi thường nào). Phần lớn các khoản chi của nghiệp vụ là cho quản lý và các hoạt động tăng cường phát triển nghiệp vụ. Cụ thể: + Chi cho quản lý: 5% từ phí giữ lại + Chi dự phòng: 40% từ phí giữ lại + Chi hoa hông môi giới: trung bình 11% so với phí gốc + Chi cho thuế doanh thu: 4% phí gốc + Chi khác Ta có bảng chi sau: Đơn vị: USD Năm Quản lý Hoa hồng môi giới Dự phòng Thuế doanh thu Chi khác Tổng chi 1996 1997 Đến 5-98 348,561 371,55 63,45 2.190,16 3.011,5 916,73 2788,4 2.972,3 88,83 796,42 1.095,1 333,36 418,27 445,86 - 6.562.899 7.896,4 - Bảng 8 : Thực tế chi của NV BHMM ở công ty BHHN (Nguồn: Phòng BH Cháy & RR kỷ thuật - công ty BHHN) -Chênh lệch thu chi: Đơn vị :USD Năm Tổng thu Tổng chi Chênh lệch thu chi 1996 1997 9.947,259 14.906,921 6.561,899 7.896,4 3.385,36 7.010,521 Bảng9 : Chênh lệch thu chi NV BHMM của công ty BHHN * Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng. Đơn vị :% Chỉ tiêu Tốc độ tăng Doanh thu phí bảo hiểm gốc Tổng thu Tổng chi Chênh lệch thu chi 37,5 49,86 20,34 107% Bảng 10: Một số chỉ tiêu tăng của NV BHMM Với các số liệu nêu trên, nghiệp vụ BHMM mới triển khai trong hai năm 1996,1997 nhưng đem lại kết quả tương đối. Chỉ với một số cán bộ thuộc nhóm kỷ thuật của phòng bảo hiểm Cháy & Rủi ro kỷ thuật phụ trách khai thác đã đem lại cho công ty 3.385,36USD chênh lệch thu chi năm 96 và 7.010,521 năm97. Đây là con số hết sức thuyết phục đối với bất kỳ một nghiệp vụ nào. Xét về mặt giá trị đơn, số đơn cấp từng năm của nghiệp vụ BHMM không giữ vị trí quan trọng như đối với các nghiệp vụ khác như bảo hiểm học sinh, bảo hiểm trách nhiệm dân sự... song nhìn chung, số đơn cấp của mỗi nghiệp vụ bảo hiểm đã phản ánh một cách chính xác mức độ phổ biến của loại hình đó và ở một khía cạnh nào đấy, số đơn tăng lên đồng thời làm cho phí thu được cũng tăng lên. Thời gian qua, mặc dù số đơn BHMM cấp không nhiều nhưng giá trị mỗi đơn cao (trung bình 2,3 triệu USD năm 96 và 2,2 triệu năm 97) nên số phí thu được tương đối lớn. Trong năm 98, mặc dú đến nay mới cấp được 1 đơn nhưng với quyết tâm phấn đấu và khả năng tiếp cận khách hàng tốt, công ty sẽ không dừng ở con số này mà sẽ vượt qua và có kết quả tốt hơn. III/ Một số kiến nghị về công tác triển khai nghiệm vụ bảo hiểm máy móc trong thời gian tới Nghiệp vụ BHMM mới được triển khai ở Công ty BHHN trong thời gian chưa đầy 3 năm , đây không phải là khoảng thời gian dai để nói nên điều gì song qua phân tích những kết quả cũng như hạn chế mà công ty có được trong khoảng thời gian đó chúng ta thấy được phần nào vị trí của nghiệp vụ trong sự phát triển chung của Công ty. Bước sang giai đoạn phát triển mới mà trước mắt là trong năm 98 này, với những bước chuyển biến tích cực của cả nước nói chung và thủ đô Hà nội nói riêng cho phép ngành bảo hiểm phát triển tốt hơn . Tuy nhiên cùng với nó là không ít khó khăn mà còn ty phải đối đầu. Thời gian tới cả nước tiếp tục thực hiện nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, tạotiền đề cho nền kinh tế chuyển sang thời kỳ CNH- HĐH với những đặc điểm sau: Tình hinh KT-XH của cả nước vẫn tiếp tục theo chiều hướng tôt, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh bảo hiểm. Nhu cầu sử dụng maý móc cho CNH- HĐH sẽ không ngừng tăng lên và điều này khuyến khích BHMM phát triển mạnh hơn nữa. Thị trường bảo hhiểm tiếp tục được đa dạng hoá; một số công ty môi giới baỏ hiểm có thể ra đời; một số chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài có thể đợc phép hoạt động kinh doanh tại Việt nam và dự đoán công ty bảo hiểm bưu điện sẽ thành lập trong thời gian tới. tất cả sẽ khiến cho tính cạnh tranh trên thị trường trở nên ác liệt hơn. Đầu tư năm1998 có xu hướng giảm so với năm 1997 sẽ gây khó khăn cho việc phát triển bảo hiểm nói chung và BHMM nói riêng. Bộ tài chiníh ban hành thông tư số 27/TT-BTC ngày 4/3/1998 về việc hướng dẫn hoạt động khai thác và quản lý phí bảo hiêm tiến hành trên lãnh thổ Việt nam sẽ ảnh hưởng tích cực tới hoạt động này, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải đi vào hoạt động có nề nếp hơn. Việc thực hiện nghị định 59/CP về quy chế tài chính doanh nghiệp và nghị định 28/CP về tiền lương trong DNNN buộc các doanh nghiệp phải chú ý đến hiệu quả kinh doanh. Thu nhập chủ yếu cảu cán bộ công nhân viên sẽ phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả của họ, điều này sẽ khuyến khích mỗi người phải có ý thức trách nhiệm hơn trong công tác của mình. Với những đặc điểm kinh tế xã hội như vậy chúng ta sẽ không vô lý khi đặt hy vọng vào sự phát triển của ngành kinh doanh bảo hiêm nói chung và BHMM nói riêng. Với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của nghiệp vụ nhằm biến niềm tin ấy thành sự thật, tôi xin nêu một số ý kiến của mình- là những việc mà chúng ta cần xem xét và thực hiện. 1/ Công tác đào tạo và tổ chức nhân sự. BHMM cũng giống như các loại hình BHKT khác là nó đòi hỏi cán bộ ngoài kiênd thức cần thiết về bảo hiểm còn phải có sự hiểu biết về mayd móc đặc biệt đối với cán bộ khai thác phải trung thực ,liêm chính và có tinh thần trách nhiệm cao. Điều này cũng dễ hiểu vì trong hoạt động của máy móc chỉ cần một sai sót nhỏ cũng dẫn đến hậu quả khôn lường vì vậy cán bộ bảo hiểm tránh không bị dụ dỗ và mua chuộc làm điều có hại cho công ty. Thực tế công ty cán bộ giỏi còn thiếu do vậy cần phải liên hệ với tổng công ty để mở các lớp huấn luyện ngắn hạn về nghiệp vụ và nếu có thẻ thì cử đi học thêm ở nước ngoài. Về công tác tổ chức nhân sự, công ty cần phát hiện và nhìn nhận đúng năng lực của từng người để có chính sách ưu đãi và sự ưu tiên thích đáng. Ngoìa ra cần tổ chức các cuộc thi đua như cán bộ giỏi , đoàn viên suất sắc nhằm khuyến khích mọi người hăng say hơn trong công việc của mình. 2/ Về công tác khai thác: Vì đây là nghiệp vụ mới triển khai, cán bộ khai thác chưa có kinh nghiệm nên công tác này vẫn còn yếu, đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường là vấn đề mà công ty cần quan tâm hơn nữa để khai thác có hiệu quả đảm bảo nghiệp vụ phát triển và có lãi. Để làm đợc điều này công ty cần làm tốt các việc sau: + Đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo và tiếp cận khách hàng. Với một nghiệp vụ mới được triển khai chưa thực sự đi sâu vào tiềm thưc cuả khách hàng và đặc biệt là tâm lý ỷ lại vào nhà nước trong cơ chế cũ không dễ mất đi trong mỗi con ngươì , mỗi thành phần kinh tế , nghiệp vụ BHMM lại có đối tượng tham gia hạn chế vì vậy cách quảng cáo tốt nhất là công ty nên mạnh dạn tổ chức hội nghị khách hàng vì chi phí naỳ tương đối nhỏ lại đạt hiệu qủa cao. Chúng ta biết rằng đặc điểm của BHMM là mang tính kỹ thuật và khó hiểu biết một cách đầy đủ nên nếu thông qua hội nghị này công ty sẽ truyền đạt tới khách hangf một nội dung đầy đủ và cặn kẽ nhất của nghiệp vụ,đồng thời qua đây cũng nắm bắt được xu hướng biến động của thị trường. Công ty nên tiếp tục duy trì các biện pháp quảng các trớc đây đã áp dụng như thông qua Bộ chủ quản, các ngành quản lý và các mối quan hệ quen biết. Ngoài ra công ty nên tuyển thêm các cộng tác viên là các kỹ sư máy móc. + Về phạm vi bảo hiểm: Nếu so với các đơn bảo hiểm khác như hoả hoạn thì phạm vi của BHMM hẹp hơn do đó công ty cần nghiên cứu và bổ sung thêm các ĐKBS . ở Việt nam rủi ro cháy rất dễ xảy ra vậy nên chăng công ty nên mở rộng phạm vi bảo hiểm cho ruỉ ro cháy nhưng chỉ xuất phát từ nguyên nhân chập điện và chonhững đơn tham gia bảo hiểm toàn bộ hạng mục máy móc của mình . Một yêu câud trong khâu khai thác là tránh được những nguy hiểm về tài chính cho NBH do đó không thể chạy theo doanh thu cũng như thoả mãn tất cả các nhu cầu của khách hàng mà nhận bảo hiểm cho những máy móc có mức độ rủi ro cao, không đảm bảo yêu cầu bảo hiểm có thể gây thiệt hại lớn. Trong thời gian tới, cán bộ khai thác cần quán triệt những nguyên tắc sau: Hạn chế bảo hiểm cho từng máy móc thiết bị riêng rẽ mà thuyết phục khách hàng tham gia bảo hiểm toàn bộ. Nếu trường hợp không thể thì chỉ chấp nhận với mức phí và mức miễn thường cao. Tránh tình trạng bảo hiểm dưới giá trị . Nguyên tắc bồi thường của BHMM là bồi thường toàn bộ chi phí sửa chữa hoặc thay thế mới do đó nêú khi máy móc được bảo hiểm dưới giá trị mà bị tổn thất hoàn toàn thì công ty không đảm bảo khả năng tài chính để chi trả và hiệu quả kinh doanh. Đối với các máy móc cũ cần phải tiến hành đánh giá rủi ro thật cẩn thận trước khi cấp đơn và phải xác định một mức phí đủ đảm bảo chi trả . 3/ Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Đối với nghiệp vụ BHMM thì công tác này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới phí bảo hiểm. Hiện nay một trong những nguyên nhân làm cho mức phí bảo hiểm may móc áp dụng ở nước ta còn cao là do việc đề phòng và hạn chế tổn thất chưa thực hiện tốt . Vì vậy để có một mức phí đảm bảo yếu tố cạnh tranh và hạn chế những tổn thất xảy ra công ty cần : + Phối hợp với các chuyên gia máy móc thường xuyên kiểm tra độ an toàn của máy. + Yêu cầu NĐBH thực hiện đúng các quy định về đảm bảo an toàn máy như lắp đặt thiết bị an toàn, đặt máy trong điều kiện hoạt động tốt. 4/ Công tác tính phí bảo hiểm. Như đãnói ở trên biểu phí hiệnnay đang áp dụng ở công ty là hơi cao so với các loại hình bảo hiểm khác. Đặc biệt trong thị trường cạnh tranh hiện nay, phí bảo hiểm được coi là một vũ khí của mỗi doanh nghiệp thì mức phí này không có lợi cho công ty. Vì vậy trong thời gian tới để có một biểu phí phù hợp với tổn thất ở Việt nam đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh công ty cần: + Trong điều kiện thực tế chưa thể thống kê rủi ro với tất cả các máy thì trước khi xây dựng biểu phí cho máy được bảo hiểm công ty cần nghiên cứu tổn thất quá khư của nó. Để làm việc này công ty pahỉ thông qua chủ sở hữu máy và các cơ quan chức năng như công an ... + Cùng với NĐBH phải tăng cường công tác đề phòng hạn chế tổn thất nhằm giảm rủi ro và hạ phí. Tuy nhiên để có một mức phí hợp lý có đủ khả năng cạnh tranh, hấp dẫn khách hàng và đảm bảo các yêu cầu tối thiểu của phí bảo hiểm như : đủ để bồi thường những tổn thất nhỏ và tổn thất lớn, đủ bù đắp những chi phí của nhà bảo hiểm , đảm bảo một mức lãi hợp lý, có tính chất khuyến khích NĐBH quan tâm đến công tác đề phòng và hạn chế tổn thất hơn....thì khi tính phí bảo hiểm , công ty nên chú ý các yếu tố sau: + Xác định phí tham khảo ,cần thường xuyên xem xét , theo dõi tỷ lệ phí của các đối thủ cạnh tranh cũng như các yếu tố họ đưa vào phí bảo hiểm. + Tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái: Mức phí cơ bản phải đảm bảo được yếu tố lạm phát trong đó, điều kiện này phải đợc đặc biệt chú ý ở Việt namvới tỷ lệ lạm phát không ổn định. Mặt khác , đay là loaị nghiệp vụ mới triển khia nên hầu như công ty đều phải tái bảo hiểm cho các công ty nước ngoài và lúc này đông ngoại tệ coi là đơn vị tiền tệ trong mọi hoạt động từ trả phí , hoa hồng đến bồi thường. + Chi phí khai thác và các khoản thu nhập thêm do đầu tư vốn. Ngoaì việc xây dựng biểu phí thì công tác đánh giá giá trị máy móc cũng rất quan trọng. Xác định đúng giá trị của máy móc thì mới tính đúng phí cho khác hàng.Không chỉ dựa vào bảng danh mục khách hàng kê khia mad công ty phải có quan hệ với các nhà cung cấp máy cùng họ xác định đúng giá trị mới của máy. Trong cạnh tranh, muốn thực hiện tốt hoạt động kinh doanh công ty cần duy trì và mở rộng nguồn khách. Cùng với nó là phân loại khách hàng để có sự áp dụng phí linh hoạt cho mỗi loại khách. Với những khách hàng lớn và thường xuyên của công ty phải được ưu tiên hơn khách hàng nhỏ và mới có quan hệ. Mặt khác, để giảm bớt tỷ trọng chi quản lý trong phí bảo hiểm công ty cần nghiên cứu các hình thức đầu tư nguồn kinh donah thu vào các hoạt động kinh doanh để tăng lợi nhuận . Không chỉ đơn thuần gửi tiền vào ngân hàng mà cần mở rộng phạm vi đầu tư kinh doanh như kinh doanh bất động sản , góp vốn cùng kinh doanh với các tổ chức kinh tế , các doanh nghiệp trong và ngoài nước... Tóm lại, phí bảo hiểm đợc xác định như thế nào là phù hợp không chỉ phụ thuộc vào việc làm của công ty mà còn cần cả sự phối hợp của tổng công ty và các cơ quan hữu quan có liên quan khác. Kết luận Công cuộc CNH-HĐH đất nước đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ và là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn tới của đất nưóc. Cùng với nó là chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước sẽ làm cho nhu cầu máy móc ở Việt nam tiếp tục tăng nhanh. Đây là điều kiện thuận lợi đồng thời cũng là cơ hội mở ra cho quá trình hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm , trong đó có BHMM. Mặc dù mới tiển khai đợc hơn 2 năm nhưng với lòng yêu nghề , say mê học tập nghiên cứu của các cán bộ bảo hiểm cũng như sự phối hợp có hiệu quả của các cấp các ngành và các cơ quan hữu quan khác, nghiệp vụ BHMM đã đạt được kết quả đáng khích lệ . Vượt qua các khó khăn ban đầu ,các cán bộ phụ trách đưa nghiệp vụ phát triển hơn nữa. Trong giai đoạn phát triển tới, với đội ngũ cán bộ giàu nhiệt tình, một ban lãnh đạo sáng suốt và đầy quyết tâm, với sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như ưu thế từ nghiệp vụ và thuận lợi từ thị trơừng , công ty BHHN nói chung và nghiệp vụ BHMM nói riêng chắc chắn sẽ lớn mạnh và phát triển không ngừng, vươn lên là nghiệp vụ chủ đạo của công ty. Mục Lục Lời nói đầu 1 Chương 1 : Sự cần thiết của bảo hiểm mày móc 3 I.Khái quát chung về bảo hiểm 1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm 2. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm II.Lịch sử phát triển và sự cần thiết của bảo hiểm máy móc 1. Lịch sử phát triển của bảo hiểm kỹ thuật 2. Sự cần thiết của bảo hiểm máy móc 3. Lịch sử phát triển và vai trò của bảo hiểm máy móc 4. Sự cần thiết phải tiến hành bảo hiểm máy móc ở Việt Nam CHƯƠNG II : Những nội dung cơ bản của bảo hiểm máy móc I. Những quy định chung trong quy tắc bảo hiểm máy móc 1. Người được bảo hiểm 2. Đối tượng được bảo hiểm 3. Phạm vi bảo hiểm 4. Thời hạn bảo hiểm 5.Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm II. Những đặc điểm chủ yếu trong hợp đồng bảo hiểm máy móc 1. Cấp đơn bảo hiểm 2. Tính phí bảo hiểm 3. Mức khấu trừ 4. Phí bảo hiểm cơ bản và các mức giảm phí 5. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia trong hợp đồng 6. Cơ sở giải quyết bội thường 7. Hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất CHƯƠNG III. Tình hnình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm máy móc tại công ty Bảo Hiểm Hà Nội I. Vìa nét về công ty Bảo Hiểm Hà Nội và sự ra đời của bảo hiểm máy móc II. Thực tế triển khai nghiệp vụ tại công ty Bảo Hiểm Hà Nội 1. Công tác khai thác 2. Công tác giám định tổn thất 3. Công tác bồi thường 4. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 5. Tái bảo hiểm 6. Kết quả cụ thể III. Một số kiến nghị cho công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm máy móc trong thời gian tới Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kinh tế bảo hiểm- ĐH KTQD. NXB Khoa học kỹ thuật 2.Giáo trình Quản lý kinh doanh bảo hiểm - KTQD. NXB Khoa học kỹ thuật 3. Tạp chi bảo hiểm các năm 1995,1996, 1997 4. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ BHMM. Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam 1996. 5. Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp - Chuyên mục bảo hiểm. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0031.doc
Tài liệu liên quan