Phần I
Nhiệm vụ, vị trí và nội dung của kế hoạch vốn đầu tư
trong hệ thống kinh tế
I. Những khái niệm cơ bản
1. Vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư và vai trò của nó
Vốn là một khối lượng tiền tệ nào đó được ném vào lưu thông nhằm mục đích kiếm lời. Số tiền đó được sử dụng muôn hình muôn vẻ nhưng suy cho cùng là để mua sắm tư liệu sản xuất và trả công cho người lao động nhằm hoàn thành công việc sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó với mục đích là thu về số tiền lớn hơn ban đầu. Còn “nguồn v
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình hình thực hiện nguồn vốn đầu tư và giải pháp thực hiện kế hoạch huy động vốn đầu tư trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn” chính là nơi cung cấp vốn cho các hoạt động trên.
Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn và làm tăng quy mô của tài sản quốc gia, gồm có hai loại là tài sản quốc gia sản xuất và tài sản quốc gia phi sản xuất.
Vốn đầu tư là toàn bộ giá trị của các tư liệu sản xuất được hình thành từ các hoạt động đầu tư.
Vốn đầu tư tài sản cố định là vốn cố định bao gồm nhà xưởng, văn phòng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, cơ cấu lao động, phương tiện vận tải và phương tiện quản lý. Đầu tư vào tài sản cố định vì tài sản cố định luôn chịu hao mòn vật chất nên phải đầu tư bù đắp hao mòn để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô của nền kinh tế. Do vậy, chúng ta cần phải đầu tư mở rộng. Về tài sản cố định bị hao mòn vô hình nên phải đầu tư hiện đại hoá.
Vốn đầu tư tài sản lưu động là vốn lưu động gồm có nguyên nhiên vật liệu dự trữ và hàng tồn kho. Đầu tư vào tài sản lưu động để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả và để đảm bảo đối phó với những biến động về giá cả của thị trường.
Đối với mọi quốc gia thì nguồn vốn đầu tư chỉ có thể đến từ 2 nguồn là trong nước và ngoài nước. Vốn trong nước trước hết là do tiết kiệm mà có, tức là phần chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng.
Vốn đầu tư của Nhà nước chính là số thu ngân sách còn lại sau khi đã chi cho các nhu cầu thường xuyên. Vốn đầu tư từ khu vực tư nhân là thu nhập của tất cả các thành phần kinh tế sau khi trừ đi chi phí. Các nguồn vốn đó được chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư thông qua các công cụ của thị trường vốn bao gồm hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán. Do đó để đáp ứng vốn cho khu vực sản xuất kinh doanh thì các nước đặc biệt là các nước đang phát triển phải mở rộng sự phát triển của thị trường vốn và các công cụ của nó.
Vốn đầu tư nước ngoài nếu xét về mặt hình thức thì nó cho vay và viện trợ phát triển (ODA) và đầu tư trực tiếp (FDI). Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng đối với các nước đang phát triển vì các nước đó có thể lợi dụng nguồn vốn nước ngoài để phát triển kinh tế. Thực tế này đã được chứng minh ở một số nước ASEAN trong quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và ngay cả Nhật Bản nữa. Đây là một trong những nội dung quan trọng của sự hoà nhập vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhất là trong tình hình hiện nay, nhưng lại ít được đề cập đến trong các lý thuyết kinh tế hiện đại.
2. Khái niệm về kế hoạch hoá khối lượng vốn đầu tư xã hội.
Kế hoạch hoá khối lượng vốn đầu tư xã hội là một bộ phận của hệ thống kế hoạch và phát triển kinh tế xã hội, nó xác định tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội cần thiết nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế thời kỳ kế hoạch, cân đối nhu cầu đối với các nguồn bảo đảm và đưa ra các chính sách, các giải pháp cần thiết để khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của kỳ kế hoạch .
3. Nhiệm vụ và vai trò của kế hoạch vốn đầu tư.
Trước hết kế hoạch vốn đầu tư có nhiệm vụ phải xác định được nhu cầu về vốn đầu tư, nhu cầu tích lũy dựa vào kế hoạch tăng trưởng kinh tế theo mô hình tăng trưởng đầu tư.
Kế hoạch vốn đầu tư phân chia cơ cấu nhu càu vốn đầu tư theo ngành và theo cột, xác định nguồn bảo đảm vốn đầu tư. Ngoài ra, kế hoạch vốn đầu tư còn có nhiệm vụ đưa ra các chính sách giải pháp để khai thác, huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư sao cho có hiệu quả cao nhất.
Kế hoạch vốn đầu tư là một phần kế hoạch biện pháp là kế hoạch hoá một yếu tố nội lực quan trọng nhất để thực hiện được mục tiêu của kế hoạch tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Theo Mác để tái sản xuất đòi hỏi phải tích lũy, đó là chân lý của mọi chế độ. Do đó quá trình tích lũy vốn được coi là chìa khoá của mọi loại hình sản xuất ra của cải vật chất, cái cốt lõi của mọi nền sản xuất xã hội nói chung. Ngay từ thưở ban đầu chủ nghĩa tư bản đã tiến hành tích lũy bằng mọi biện pháp, nhằm tạo ra nguồn vốn, để hiện đại hoá sản xuất. Quá trình tích lũy vốn gắn liền với những trang đầy máu và nước mắt. Thực tế này vẫn còn in đậm trong lịch sử nước Anh thế kỷ 16 – 17, khi giai cấp tư sản tiến hành tước đoạt không thương tiếc đối với người lao động đặc biệt là nông dân. Qua đó có thể thấy tích lũy là một trong những vấn đề trung tâm của các xã hội hiện đại. Giai cấp tư sản ngay từ đầu đã tiến hành sử dụng mọi biện pháp để tích lũy vì tích lũy là cơ sở của tái sản xuất mở rộng, cơ sổ của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Mô hình của Harrod – Domar cũng đưa ra được tính quy luật của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiết kiệm tạo ra xu thế tích lũy cần thiết để đảm bảo mục tiêu tăng trưỏng. Ngoài ra, ông còn có mô hình nói lên sự tương tác giữa vốn đầu tư và sản lượng của nền kinh tế vì ông cho rằng vốn là một yếu tố hết sức quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Năm 1950 Rostow đưa ra thuyết phân kỳ các giai đoạn phát triển kinh tế, thuyết này đưa ra tỷ lệ phần trăm (%) cụ thể ở tích lũy của từng giai đoạn bao gồm 5 giai đoạn là : Kinh tế truyền thống, chuẩn bị cất cánh cất cánh, trưởng thành và xã hội tiêu dùng (hậu công nghiệp). Theo chiến lược phát triển kinh tế thì nước ta đang ở giai đoạn thứ 2.
Kế hoạch hoá vốn đầu tư và kế hoạch hoá một lượng tiền cần thiết để thực hiện kế hoạch tại sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật của các nước.
Tóm lại kế hoạch hoá vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển vì vốn đầu tư là một trong những yếu tố cơ bản nhất của tái sản xuất mở rộng là cơ sở của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
II. Nội dung và phương pháp kế hoạch hoá khối lượng vốn đầu tư.
1. Xác định nhu cầu khối lượng vốn đầu tư xã hội :
a. Xác định tổng nhu cầu vốn đầu tư và cơ cấu của nhu cầu vốn đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ kế hoạch.
Trước hết ta đi xác định tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội.
Tổng nhu cầu chính là tổng nhu cầu tích lũy vốn trong thời kỳ báo cáo nhằm thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế của kỳ kế hoạch.
Mô hình Harrod – Domar đưa ra cách xác định tổng nhu cầu vốn đầu tư như sau :
Vốn kỳ gốc sử dụng để bù đắp hao mòn vốn sản xuất kỳ gốc và bảo đảm được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
S0 là tỷ lệ tích lũy trong GDP gốc khi biến thành vốn sản xuất
Ta có nhu cầu tích lũy :
Hệ số trễ)
S0 đã có trong thống kê kỳ gốc So là nhu cầu, ta so sánh với nhu cầu So thực tế. Đây là đối tượng để đưa ra các chính sách để khai thác huy động vốn đầu tư.
b. Xác định cơ cấu nhu cầu tích lũy.
Y = W + Pr
Gọi Sw là tỷ lệ tiết kiệm từ lương
Spr là tỷ lệ tiết kiệm từ lợi nhuận
Trong đó :
k : hệ số ICOR xác định bằng cách dự báo ICOR kỳ kế hoạch
gk : Là tốc độ tăng trưởng kế hoạch ( kế hoạch tăng trưởng)
s0 : Là tỷ lệ khấu hao kỳ kế hoạch (thống kê)
Pr/Y : Tỷ lệ lợi nhuận trong thu nhập (thống kê)
Nếu xác định được tỷ lệ tiết kiệm từ lợi nhuận (spr) theo phương pháp thống kê ta sẽ tính được nhu cầu tiết kiệm từ lương, từ dân cư nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng. Đối chiếu, so sánh với con số sw trên thực tế và sự chênh lệch sw theo nhu cầu và sw thực tế là đối tượng xử lý để xây dựng các giải pháp chính sách khai thác và huy động vốn đầu tư cho mục tiêu tăng kỳ kế hoạch .
c. Xác định con số tiết kiệm cần có kỳ kế hoạch.
Chúng ta có hai cách tiếp cận : Tiếp cận từ khả năng tiết kiệm của kỳ kế hoạch và tiếp cận từ nhu cầu tích lũy để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Tiếp cận từ khả năng tiết kiệm của kỳ kế hoạch. Ta dựa vào kế hoạch tăng trưởng GDP (Yk) và mục tiêu tích lũy nội bộ trong GDP kỳ kế hoạch (sk) có thể tính khả nhăng tích lũy nội bộ kỳ kế hoạch theo thu nhập nền kinh tế : Sd(k) = sk. Yk
Căn cứ vào các hợp đồng, các dàm phán cam kết với nước ngoài trong kỳ kế hoạch ta có thể xác định được tổng khả năng tích lũy từ nguồn nước ngoài (sf).
Nh ư vậy ta tính được tổng khả năng tích lũy kỳ kế hoạch :
S k – Sd (k) + Sf (k)
Tiếp cận từ nhu cầu tích lũy để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế để kỳ kế hoạch k + 1.
Ghép hai cách tiếp cận ta có thể xử lý được sự mất cân đối.
Ik (khả năng) > Ik (nhu cầu) ị Yk+1 đạt và cho phép nâng gk+1
Ik (khả năng) < Ik (nhu cầu) ị giữ gk+1 nhưng phải đề ra các giải pháp chính sách khác nhau nhằm giảm một cách tốt nhất gk+1
d. Xác định nhu cầu cơ cấu với các nguồn bảo đảm đầu tư theo các góc độ khác nhau. Trên cơ sở đó lập b an gr cơ cấu nhu cầu vốn đầu tư xã hội kỳ kế hoạch.
Cơ cấu nhu cầu theo nguồn vốn bao gồm : nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn từ các doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân cá thể và các hộ gia đình và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Cơ cấu nhu cầu đầu tư theo ngành kinh tế bao gồm vốn đầu tư nông nghiệp (gồm cả xoá đói giảm nghèo) vốn đầu tư từ công nghiệp, dịch vụ, vốn đầu tư từ cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực xã hội.
2. Cân đối nhu cầu với các nguồn lực bảo đảm vốn đầu tư.
a. Cơ cấu vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Đầu từ trong nước giữ vai trò quyết định, đầu tư nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết từng bước sự mất cân đối giữa nhu cầu và nguồn vốn đầu tư.
Vốn đầu tư trong nước đóng vai trò quyết định vì :
Nó là yếu tố nội lực, yếu tố đối ứng cần thiết để thu hút vốn nước ngoài.
Xét về mặt lâu dài, nó là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Nó đảm bảo đầu tư đồng đều để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế cho cả nước, đặc biệt là các vùng không hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.
Vốn đầu tư nước ngoài có ý nghĩa quan trọng vì nó không thể thiếu được trong quá trình bổ sung cho sự thiếu hụt vốn đầu tư trong nước. Nó thực hiện với tư cách là “một kênh” cần thiết trong chiến lược chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Nó giải quyết thêm công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động.
Thông thường để vốn đầu tư nước ngoài phát huy được tác dụng, có hiệu quả cần phải có một tỷ lệ cân đối vốn trong nước. Việc xác định tỷ lệ này phụ thuộc vào từng ngành và trình độ kỹ thuật của ngành mà vốn trong nước hoặc nước ngoài đầu tư vào. Trong giai đoạn đầu do nhu cầu vốn cần tập trung cho cơ sở hạ tầng và phát triển nông nghiệp nên tỷ lệ vốn đối ứng trogn nước có thể thấp. Một đồng vốn nước ngoài cần từ 1 đến 1,5 đồng vốn trong nước. ở giai đoạn sau khi nhu cầu đầu tư cần tập trung cao cho các ngành chế biến có hàm lượng vốn và kỹ thuật nhiều thì tỷ lệ này tăng từ 1,5 đến 2 đồng vốn trong nước.
b. Cân đối các nguồn bảo đảm vốn đầu tư trong nước.
Có 3 loại đó là vốn đầu tư từ ngân sách, từ các doanh nghiệp Nhà nước và từ khu vực tư nhân.
* Vốn đầu tư từ ngân sách phụ thuộc bởi :
+ Nguồn thu của ngân sách
- Thuế, lệ phí (94,2%) (1996 - 2000)
- ODA không hoàn lại
Để tăng đầu tư từ ngân sách, tăng thu từ ngân sách, nuôi dưỡng nguồn thu, tạo ra các môi trường thuận lợi cho kinh doanh. Cải cách chính sách thuế (hiện nay thuế 20% GD).
Thuế suất
Phạm vi, diện thụ : thuế thu nhập, tài nguyên bất động sản, đất đai.
Giảm thuế suất, VAT để khuyến khích đầu tư.
+ Nguồn chi từ ngân sách
- Giảm chi thường xuyên để trên cơ sở đó tăng chi cho đầu tư
+ Phương thức đầu tư nguồn vốn từ ngân sách.
- Cấp phát vốn
- Cho vay tín dụng (giải quyết vấn đề thiếu vốn có hiệu quả) xu hướng giảm vốn cấp phát tăng cho vay tín dụng.
(xem số liệu thời kỳ 1996 - 2000)
Chi đầu tư từ ngân sách /tổng đầu tư xã hội
- Vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đầu tư vào các kế hoạch nào : (Kế hoạch 2001 - 2005).
- Nông nghiệp (xoá đói giảm nghèo)
- Cơ sở hạ tầng, năng lượng và giao thông
- Cơ sở hạ tầng xã hội
* Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhà nước.
Phụ thuộc vào : Quy mô, số lượng của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay nhiều nhưng có xu hướng hiệu quả tài chính (kinh tế) của các doanh nghiệp Nhà nước.
- Nguồn thu : Quỹ khấu hao, lợi nhuận để lại (Dp + Pr)
2/5 : Các doanh nghiệp Nhà nước lỗ
3/5/ : Hoà vốn
- Vấn d dề quan tâm : Sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước
Xu thế giảm vì sau khi sắp xếp doanh nghiệp làm không hiệu quả, lại giảm, % đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2001 – 2005.
* Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.
Phụ thuộc vào các nguồn thu từ khu vực tư nhân có :
- Thu từ các doanh nghiệp tư nhân 4 cá thể : Dp + Pr để lại (52% tổng GDP)
- Thu từ thu nhập của các hộ gia đình
DI – C – Sh
Để tăng các nguồn thu từ thu nhập – thì phải tăng qũy tiêu dùng dân cư lên (phát triển DI)
+ Để tăng thu từ các doanh nghiệp tư nhân – lới lỏng cơ chế = chính sách trong thuế lãi suất.
+ Để tăng DI để Sh vì hay ít phụ thuộc vào “chu kỳ sống” của 2 nhà KTH Praneo Modigliani và fame Tobn đưa ra công thức.
H : Tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế
V : Tuổi thọ bình quân
W : Giá trị nguồn tích luỹ của cải
D : Tỷ lệ ăn theo
R : Tỷ lệ lãi suất
b1, b2, b3, b4, b5 Hệ số xác định tỷ lệ giành cho tiết kiệm khi các yếu tố tương ứng với 1 đơn vị.
Hiện nay 91,76 ằ (66.000 tỷ đồng), hộ gia đình Việt Nam có tích lũy, 28% mua vàng, 18% để tiền, 16% đồ trang sức, huy động < 30 % xu thế phát triển. Vì các đơn vị tư nhân cá thể ngày càng tăng.
* Cơ chế chính sách thu hút nguồn thu vào đầu tư huy động TK vào đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp :
+ Các chính sách liên quan đến môi trường đầu tư : Thủ tục HC, luật pháp, thuế má.
+ Cơ hội bỏ vốn : Phát triển cầu tiêu dùng (cầu xã hội).
- Đầu tư gián tiếp – cho vay, mua các chứng khoán chính sách + lãi suất gửi.
Đọc quan điểm tự do hoá lãi suất thực hiện lãi suất quan điểm : Người lãi suất tiền gửi so với mức lãi suất trong cùng khu vực
+ Phát triển thu nhập cho người có tiền gửi
+ Phát triển vị thế của đồng tiền Việt Nam
+ Phát ở mức dẫn đến giảm cầu đầu tư ở Việt Nam
Quan điểm đặt một mức lãi suất định hướng
+ Đa dạng hoá các kênh thu hút vốn
+ Thủ tục
Xem : Tỷ lệ đầu tư của khu vực tư nhân / tổng đầu tư xã hội thời kỳ 96-2000 và 2001- 2005.
Kết luận : Làm sao huy động vốn ở khu vực tư nhân tăng còn từ ngân sách và doanh nghiệp Nhà nước giảm.
C. Cân đối các nguồn vốn đầu tư từ khu vực nước ngoài.
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI : Là form các nước công nghiệp phát triển đem vốn, công nghệ, thiết bị, kỹ thuật, chuyên gia, NVL sang Việt Nam để đầu tư khai thác một lĩnh vực nào đó để nhằm mục tiêu thu lợi nhuận.
- Ưu điểm :
+ Giải quyết buôn bán thiếu vốn
+ Giải quyết buôn bán chuyển giao công nghệ
+ Giải quyết việc làm
+ Giải quyết buôn bán kinh nghiệm, kỹ năng bài học quản lý
+ Giải quyết buôn bán mức độ thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế.
- Nhược điểm :
+ Không công bằng trong phân phối
+ ảnh hưởng đến vấn đề bền vững đ tạo sự phát triển không bền vững trong nền kinh tế khi họ rút vốn.
+ Cạn kiệt nguồn lực
+ Môi trường
- Quan điểm huy động : Bảo đảm cho 2 bên cùng có lợi
- Chính sách : Môi trường đầu tư hợp lý có lợi cho các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội (đường, điện, nước, an ninh) và đầu tư chính sách (phần mềm của môi trường).
+ Cơ hội bỏ vốn cho các nhà đầu tư tiêu thụ sản phẩm đầu tư nước ngoài.
+ Chủ động được trong các quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài. Muốn vậy phải có kế hoạch sử dụng các nhà đầu tư trong các lĩnh vực cần thiết (kế hoạch 5 năm) nên tập trung vào khu vực công nghiệp với yêu cầu kũ thuật công nghệ ngày càng cao.
+ Đa dạng hoá các đối tác đầu tư
FDI/ tổng đầu tư xã hội thời kỳ 96 –2000 và 2001 –2005.
Xu hướng giảm về tỷ trọng còn trong tương tác giữa FDI với ODA và vay TM thì FDI sẽ tăng.
* Đầu tư gián tiếp :
+ Viện trợ ODA
+ Vay Thương mại
+ Vay khác : kiều bào, tổ chức phi chính phủ
* ODA giảm vì có 2 nhược điểm :
+ Tính phụ thuộc
+ Tính cho không : Kém hiệu quả
* Vấn đề : Nên sử dụng vào đâu
- Hội nghị 20/20 : 20% các nước Công nghiệp phát triển đầu tư ODA, 20% đầu tư xã hội cơ bản
+ Chăm sóc sức khoẻ cơ bản
+ Giáo dục tiểu học
+ Nước sạch
* Việt Nam :
+ Phát triển nông thôn (xoá đói …)
+ Cơ sở hạ tầng : Giao thông, bưu điện.
+ Lĩnh vực xã hội
+ Cải cách hành chính, chuyển dịch cơ cấu, cơ chế quan tâm giải ngân (vào đầu)
- Quy mô ODA/Tăng đầu tư xã hội thời kỳ 1996 –2000 và kế hoạch 2001 –2005.
ị Bảng cân đối nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế theo các nguồn.
III. Vai trò kế hoạch vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội
1. Cơ sở vai trò vốn đầu tư
Lý thuyết tái sản xuất của Marx : Ông khẳng định đối tượng của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất, tức là các mối quan hệ kinh tế giữa người với người. Trong quá trình sản xuất và trao đổi sản phẩm, tiêu dùng. Từ đó vạch ra quy luật vận động, phát triển quan hệ sản xuất tức là các quan hệ kinh tế. Ông chỉ ra được giá trị thặng dư là cái chung cái trừu tượng, bản chất. Đó là lao động không được trả công, do lao động sống của người lao động. Song trong thực tế hội, thì thặng dư được biểu hiện, được tích tụ lại trong quá trình sản xuất và sâu đó hình thành vốn đầu tư cho chu kỳ tiếp theo.
Mô hình Harrod – Domar : Mô hình nay đưa ra tính quy luật tăng trưởng kinh tế để tạo ra xu thế tích luỹ chính là tiết kiệm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra. Ông cho rằng quan trọng nhất vẫn là tốc độ tăng trưởng kinh tế có nghĩa tăng thu nhập cho nhân dân nên phải có tích luỹ và đầu tư để mở rộng sản xuất.
Lý thuyết phân kỳ của Rónton đưa ra nhằm nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế theo ông quá trình phát triển của một đất nước phải trải qua 5 giai đoạn.
Giai đoạn xã hội truyền thống : Giai đoạn này xã hội thiếu vốn về vật chất, kém linh hoạt và tích luỹ bằng không.
Giai đoạn xã hội chuẩn bị cất cánh : Giai đoạn này chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng đã có mầm mống một số ngành công nghiệp với quy mô nhỏ và bắt đầu có sự đột phá.
Giai đoạn xã hội cất cánh : Giai đoạn này các ngành công nghiệp phát triển vượt bậc và xuất một số ngành dịch vụ có ưu thế phát triển tạo thành cơ cấu công – nông nghiệp.
Giai đoạn tăng trưởng : Giai đoạn chuyển một bước quan trọng là chuyển từ hướng về sử hữu các loại vật chất sang sở hữu tinh thần cho nên các ngành dịch vụ phát triển cao.
Giai đoạn hậu công nghiệp : là giai đoạn thịnh vượng, xã hội hoá cao cho nên nhu cầu xã hội phát triển tốc độ cao là thời đại của công nghệ thông tin.
2. Qua kinh nghiệm một số nước sử dụng vốn đầu tư
a. Đối với các nước NICS kinh nghiệm của họ là để thực hiện đầu tư nước ngoài vào nước mình là phải tăng cường đầu tư trong nước vào các lĩnh vực có ưu thế, và xây dựng cơ sở hạ tầng. Các nước NICS chủ yếu vốn nước ngoài đựoc xem là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Họ sẽ kết hợp hài hoà cả nguồn vốn viện trợ, nguồn đi vay và nguồn đi vay trực tiếp nước ngoài Hồng Kông và Singapore nhấn mạnh đến FDI hơn cả. Còn Hàn Quốc lại rất thành công chiến lược hạn chế nguồn FDI. Đài Loan lại kết hợp hài hoà giữa FDI và nguồn vay thương mại. Nhìn chung các nước Níc rất thành công trong việc thu hút nước ngoài.
b. Đối với Trung Quốc : Rất thành công trong chiến lược mượn gà đẻ trứng chỉ trong thời gian ngắn Trung Quốc thu hút được một lượng vốn lớn làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Lý do chủ yếu là phải kể đến môi trường đầu tư, kể cả cơ sở hạ tầng điện, nước, giao thông thông tin liên lạc nhà ở, nơi làm việc và cả thể chế nền kinh tế. Đặc biệt Trung Quốc có một thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn 1, 2 tỷ dân nên nhu cầu tiêu thụ hàng hoá rất lớn, đặc biệt các ngành dịch vụ phát triển rất nhanh.
c. Bài học kinh nghiệm thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư của các nước ASEAN, kinh nghiệm của các nước này rất gần gũi với Việt Nam như Malaysia, Thái Lan, Inđônêsia và Philippines và cũng các nước này gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á thời gian qua cho nên đó là bài học kinh nghiệm cho nhà đầu tư Việt Nam xem xét. Cụ thể các nước này sử dụng không hiệu nguồn vốn vay cho nên đến thời kỳ trả nợ hoặc rút vốn về thì gây ra cuộc khủng hoảng như vừa qua. Cho nên nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định.
Phần II
Đánh giá tình hình thực hiện nguồn vốn đầu tư ở Việt Nam trong thời gian 1996-2000
I. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế cho thời kỳ 1996 –2000
1. Nhu cầu vốn đầu tư xã hội
Quốc hội khoá X đã đề ra mục tiêu năm 2000 GDP tính theo giá so sánh tăng 5,5 – 6% lạm phát khoảng 6% thì GDP tính theo giá thực tế năm 2000 sẽ tăng khoảng 11,8 – 12,4% so với năm 1999 GDP tính theo giá thực tế của năm 1999 ước 399,442 tỷ đồng thì năm 2000 sẽ là 447,1 – 449,5 ngàn tỷ đồng được tính bằng cách lấy 339,442 tỷ đồng nhân với 111,8% và nhân với 112,4%.
Hệ số iCOR có thể được xác định theo 2 mức – mức 1 là 5,5 lần (như năm 1999) mức 2 là nâng cao hiệu quả so với năm 1999 để đạt 5 lần so với hệ số iCOR 5,4 lần thì tỷ lệ vốn đầu tư xã hội so với GDP phải đạt 29,7 – 32,4% (được tính bằng cách lấy 5,4 lần nhân với 5,5% và nhân với 6% khi đó nhu cầu vốn đầu tư xã hội, năm 2000 phải đạt là 132,9 – 145,6 nghìn tỷ đồng được tính bằng cách lấy 447,1 nghìn tỷ đồng nhân với 29,7% và lấy 449,5 nghìn tỷ đồng nhân với 32,4% nhu cầu vốn đầu tư xã hội năm 2000 so với mức thực hiện 1999 đã đạt 27,8 – 40,1% (đạt được bằng cách lấy 132,8 và 145,6 nghìn tỷ đồng chia cho 103,9 nghìn tỷ đồng) đó là nhu cầu rất lớn khi so với tốc độ tăng của GDP theo giá thực tế chỉ có 11,8 – 12,4% so với hệ số iCOR là 5 thì nhu cầu vốn đầu tư xã hội so với GDP phải đạt 27,5 – 30% khi đó nhu cầu vốn đầu tư xã hội năm 2000 phải đạt từ 123 – 135 nghìn tỷ đồng nhu cầu vốn đầu tư xã hội năm 2000 so với mức thực hiện năm 1999 đã tăng 18,4 – 29,9% hay tăng 19 –31 nghìn tỷ đồng. Tổng hợp cả hai phương án thì nhu cầu vốn đầu tư xã hội năm 2000 mức thấp nhất 123 tỷ đồng và mức cao nhất 146,6 nghìn tỷ đồng so với thực hiện năm 1999 tăng 19 – 42 nghìn tỷ đồng hay tăng 18,4 – 40,1%. Cả hai phương án đều có điểm thuận và điểm nghịch.
Phương án 1 thì luôn nhiều vốn nhanh hiệu quả lại thấp, phương án 2 tốn ít vốn hơn nhưng lại nâng cao hiệu quả đầu tư và chúng ta nên sử dụng phương án 2 có tính chất cần thiết và khả thi hơn phương án 1.
2. Cơ cấu nhu cầu theo nguồn vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư xã hội bao gồm các nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng và vốn tự dó của các doanh nghiệp Nhà nước, vốn ngoài quốc doanh và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lượng vốn của từng nguồn và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội từ năm 1995 – 1999 như sau ( lượng vốn tính bằng tỷ đồng, tỷ trọng tính bằng %).
Chỉ tiêu
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
I. Tổng số
68,048
79,367
96,87
96,87
103,
1. Vốn Nhà nước
26,048
35,894
46,570
51,600
900
%
38,3%
45,2%
48,1%
53,5%
46,000
a. Ngân sách Nhà nước
13,575
16,544
20,570
20,700
61,6
%
19,9
20,8
21,2
21,5
26,000
b. ODA
3,064
8.280,
12.700
14.800
25
%
4,5
2
13,1
15,4
19.000
c. Vốn tự có của DN
9.409
10,4
13.300
16.100
18,3
%
13,8
11.070
13,7
16,7
19.000
2. Vốn ngoài quốc doanh
20.000
13,9
20.000
20.500
18,3
%
29,4
20.773
20,6
21,3
18.900
3. FDI
22.000
26,2
30.300
24.300
20,2
%
32,3
22.700
31,2
25,2
18.900
28,6
18,2
a. Nguồn vốn Ngân sách
Nguồn vốn từ ngân sách có một vai trò quan trọng trong quyết định đến nhu cầu của các nguồn vốn khác về ngân sách Nhà nước, thường đầu tư vào các lĩnh vực xã hội như cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng cách Nhà nước có thể trực tiếp kế hoạch hoá và điều hành cũng như nguồn có thể tác động cung cấp, tạo ra các công trình trọng điểm của đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư vào những lĩnh vực, những đại bàn mà các thành phần kinh tế khách không làm được hoặc không muốn làm có tác dụng nguồn vốn mới để th u hút các nguồn khác, nguồn vốn ngân sách Nhà nước bao gồm nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước tập trung vào nguồn vốn ODA. Nguồn vốn ngân sách tập trung hiện chỉ chiếm dưới 10% tổng vốn đầu tư xã hội và phụ thuộc vào cân đối thu chi ngân sách trong điều kiện thu ngân sách còn hạn hẹp dân cư đầu tư trực tiếp còn ít thưoừng gửi vào ngân hàng kênh đầu tư của ngân sách còn đang trầm lắng thì cần tăng tỷ lệ bội thu ngân sách dành cho đầu phát hành công trái, trái phiếu, kỳ phiếu để đầu tư thay cho dân cư là cần thiết, song đây là nguồn dễ bị co kéo dẫn đến đầu tư dàn trải dở dang nhiều, dễ bị tác động của cơ chế xin – cho, dễ lãng phí, thất thoát…cần khắc phục.
b. Nguồn ODA (official Development Assistance( nguồn ODA cũng là một bộ phận quan trọng trong 7 hội nghị nhóm các nhà tài trợ cam kết 15, 1 tỷ USD sẽ tài trợ cho Việt Nam nhưng đến năm 1999 mới chỉ ký kết được 10,65 tỷ USD nhưng chỉ giải ngân được 6469 triệu USD (năm 1993 được 413 triệu USD, năm 1994 được 725 triệu USD, năm 1995 được 737 triệu USD, năm 1996 được 900 triệu USD, năm 1997 được 10.000 triệu USD, năm 1998 được 292 triệu USD ước tính năm 1999 được 1952 triệu USD) vấn đề là đẩy mạnh tiến độ giải ngân ODA và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại.
c. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Trong những năm qua là những nguồn vốn quan trọng, tạo ra khu vực kinh tế có tính độ kỷ luật công nghệ hoá, sản xuất ra trên 10% GDP trên 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 40% kim ngạch xuất nhập khẩu, nộp trên 200 triệu USD cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm thường xuyên trực tiếp cho gần 300.000 lao động nhưng nguồn vốn vay mấy năm gần đây dã giảm sút mạnh.
Phần III
Kế hoạch huy động vốn đầu tư của Việt Nam thời kỳ 2001 –2005 và các giải pháp thực hiện
I. Mục tiêu phát triển kinh tế và nhu cầu vốn đầu tư cho thời kỳ kế hoạch 2001-2005.
1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
Bước vào kế hoạch năm 5 đầu tiên của thế kỷ 21, tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi đan xen với nhiều thách thức. Từ thực tế đất nước như vậy, đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra một số mục tiêu tăng trưởng của thời kỳ kế hoạch năm 5 ( 2001 – 2005) là “tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định và cải thiện đời sống nhân dân chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH, nâng cao hiệu quả và sức mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người, tạo nhiều việc làm, xoá hết đói, giảm được nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng. Hình thành một bước các quan hệ thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.
Mục tiêu cụ thể được nêu lên tổng quát hoá như sau :
Phấn đấu đạt nhịp độ tăng kinh tế năm 5 sau cao hơn năm trước và có kế hoạch cho phát triển các năm tiếp theo.
Phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và chú trọng phát triển kinh tế tập thể, hình thành một bước thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lao động tăng dần tỷ trọng ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản xuất.
Tăng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh. Hoàn thiện một bước kết cấu hạ tầng, đầu tư thích đáng cho vùng kinh tế trọng điểm, hỗ trợ nhiều hơn cho những vùng có nhiều khó khăn.
Mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế, củng cố những thị trường đã có và phát triển thêm thị trường mới tạo mọi điều kiện để đẩy nhanh xuất khẩu, thu hút vốn công nghệ từ bên ngoài. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết song phương và đa phương.
Tiếp tục và đổi mới và hoàn thiện hoá hệ thống tài chính tăng tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia, tăng cường khả năng tiết kiệm, tăng tỷ lệ chi ngân sách dành cho đầu tư và phát triển, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển thị trường vốn đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện đào tạo và giáo dục, khoa học và công nghệ, nâng cao nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý triển khai thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở. Từng bước hiện đại hoá kinh tế tri thức.
Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, tạo nhiều việc làm mới, giảm bớt thất nghiệp ở các thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cải cách cơ bản chế độ tiền lương, chú trọng nâng cao mức sống của nhân dân.
Đẩy mạnh công cuộc cải tạo hành chính, đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước, đẩy lùi các vấn đề nạn tham nhũng, nâng cao bình đẳng trong quần chúng nhân dân ở các cấp.
Thực hiện củng cố quốc phòng và an ninh quốc phòng và an ninh, bảo đảm trật tự kỷ cương trong các hoạt động kinh tế xã hội.
2. Nhu cầu vốn đầu tư xã hội cho giai đoạn 2001–2005.
Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn tới vào khoảng 830 – 850 nghìn tỷ đồng (theo giá năm 2000) tương đương với 59 –61 tỷ USD tăng khoảng 11- 12% trong đó vốn đầu tư trong nước chiếm 2/3 còn lại huy động từ bên ngoài, tỷ lệ đầu tư vào khoảng 31 – 32% GDP bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,5% và có công trình gối đầu cho 5 năm tiếp theo.
Trong tổng vốn đầu tư xã hội, đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 20 –21% đầu tư tín dụng Nhà nước chiếm 17 –18%, khu vực doanh nghiệp Nhà nước chiếm khoảng 19 –20% khu vực doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 24 –25%, đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 16 –175.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra trong giai đoạn tới cần phải huy động mọi nguồn vốn trong nước và sau đó phải huy động từ bên ngoài. Theo dự báo trong năm tới vào khoảng 2650 – 2660 nghìn tỷ đồng theo giá năm 2000 tương ứng với 190 tỷ USD tổng quỹ tiêu dùng dự báo tăng trưởng khoảng 5,5% tỷ lệ tăng tích luỹ nội địa lên tới 28 –30% GDP, trong đó tích luỹ từ ngân sách 6% GDP tích luỹ từ khu vực dân cư doanh nghiệp khoảng 22 – 245 GDP khả năng huy động đưa vào đầu tư hàng năm vào khoảng 80% tổng tích luỹ nội địa .
II. Quan điểm bảo đảm vốn đầu tư cho giai đoạn 2001 – 2005
Kế hoạch 5 năm (2001 –2005) thể hiện các quan điểm phát triển và mục tiêu chiến lược 10 năm tới mà nội dung cơ bản là “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống vật chất cho nhân dân văn hoá tinh thần của nhân dân tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng tiềm lực kinh tế quốc phòng an ninh được tăng cường thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Để bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế bền vững cần phải có sự tương xứng nguồn vốn trong và ngoài nước một đồng vốn trong cần có 1 – 1,2 đồng vốn bên ngoài cho giai đoạn đầu và 1,5 cho giai đoạn sau như vậy nhu cầu vốn sẽ đáp._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34569.doc