Tài liệu Tình hình thực hiện bao thanh toán tại Việt Nam và một số giải pháp để đưa sản phẩm bao thanh toán vào ứng dụng taị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam: ... Ebook Tình hình thực hiện bao thanh toán tại Việt Nam và một số giải pháp để đưa sản phẩm bao thanh toán vào ứng dụng taị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tình hình thực hiện bao thanh toán tại Việt Nam và một số giải pháp để đưa sản phẩm bao thanh toán vào ứng dụng taị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Danh mục bảng biểu, đồ thị, lưu đồ
Danh mục các chữ viết tắt
Chương I : Lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán và hoạt động bao thanh toán
trên thế giới ........................................................................................................... Trang 01
1.1. Giới thiệu về nghiệp vụ bao thanh toán ...................................................... Trang 02
1.1.1 Lịch sử hình thành sản phẩm bao thanh toán ................................................ Trang 02
1.1.2.Khái niệm về bao thanh toán ........................................................................ Trang 03
1.1.3.Các loại hình bao thanh toán.......................................................................... Trang 05
1.1.4.Lợi ích khi sử dụng công cụ bao thanh toán.................................................. Trang 10
1.2. Sự cần thiết phát triển bao thanh toán ....................................................... Trang 16
1.3. Hoạt động bao thanh toán thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Trang 19
1.3.1 Tình hình hoạt động bao thanh toán trên thế giới ......................................... Trang 19
1.3.2.Bài học kinh nghiệm cho hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam ............... Trang 23
Chương II : Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại các NHTM tại Việt Nam
hiện nay ................................................................................................................. Trang 26
2.1. Các qui định về bao thanh toán tại Việt Nam ............................................. Trang 27
2.1.1.Các văn bản pháp lý hiện hành ..................................................................... Trang 27
2.1.2.Các điều kiện để được hoạt động bao thanh toán ......................................... Trang 28
2.1.3.Đối tượng áp dụng ......................................................................................... Trang 28
1.1.4.Quy trình hoạt động bao thanh toán............................................................... Trang 29
2.2. Thực trạng hoạt động bao thanh toán của các ngân hàng thương mại ... Trang 30
2.2.1.Tình hình hoạt động bao thanh toán hiện nay ............................................... Trang 30
2.2.2.Một số quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán .................................. Trang 32
2.2.2.1 Quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán của NHTM CP Á Châu..... Trang 32
2.2.2.2 Quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu của Far East National
Bank ........................................................................................................................ Trang 36
2.2.3.Một số khó khăn, tồn tại khi ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt NamTrang 38
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 2
Chương III : Một số giải pháp triển khai thực hiện sản phẩm bao thanh toán tại
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV .......................................... Trang 44
3.1.Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm bao thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư
và phát triển Việt Nam ......................................................................................... Trang 45
3.1.1.Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ................ Trang 45
3.1.2.Sự cần thiết phải phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại BIDV .................. Trang 46
3.1.3.Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai nghiệp vụ bao thanh toán tại BIDV Trang 46
3.2. Một số giải pháp xây dựng quy trình thực hiện bao thanh toán tại BIDV Trang 48
3.2.1.Quy trình bao thanh toán nội địa .................................................................. Trang 48
3.2.1.1.Lựa chọn bên mua hàng và bên bán hàng .................................................. Trang 48
3.2.1.2.Một số tiêu chí quan trọng khi thẩm định bên mua hàng/bên bán hàng .... Trang 49
3.2.1.3.Lưu đồ thực hiện bao thanh toán nội địa .................................................... Trang 52
3.2.2.Quy trình bao thanh toán xuất khẩu .............................................................. Trang 52
3.3. Một số giải pháp nhận diện rủi ro và kiểm soát rủi ro bao thanh toán.... Trang 57
3.3.1.Nhận diện rủi ro ............................................................................................ Trang 58
3.3.1.Kiểm soát rủi ro ............................................................................................ Trang 59
3.3.3.Quy trình xử lý tranh chấp theo quy định của FCI ....................................... Trang 62
Kết luận
Tài liệu tham khảo.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ VÀ LƯU ĐỒ
**********
1. Bảng biểu:
Bảng 1: Doanh số bao thanh toán trên thế giới.
Bảng 2: Doanh thu về bao thanh toán của các châu lục trên thế giới.
Bảng 3: Doanh số bao thanh toán của các quốc gia hàng đầu Châu Á.
Bảng 4: Doanh số bao thanh toán ở các nước Asean từ 2001-2005.
Bảng 5: Doanh số các loại sản phẩm bao thanh toán.
2. Đồ thị:
Đồ thị 1: Tỷ trọng doanh số bao thanh toán tại các châu lục năm 2005
3. Lưu đồ:
Lưu đồ thực hiện bao thanh toán nội địa đối với bên mua hàng
Lưu đồ thực hiện bao thanh toán nội địa đối với bên bán hàng
Lưu đồ thực hiện bao thanh toán xuất khẩu.
℘℘℘℘℘℘℘℘
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
**********
- FCI: Factors Chain International - Tổ chức bao thanh toán quốc tế
- IF: Import Factor - Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu
- EF: Export Factor - Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu
- BIDV: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
- NHNN: Ngân hàng nhà nước
- NHTM: Ngân hàng thương mại
℘℘℘℘℘℘℘℘
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 5
Mở đầu
Hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một trong những động lực chính của cải cách
kinh tế ở Việt Nam. Từ việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do Asean đến việc thực hiện
Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và sắp tới đây là việc tham gia vào WTO, quá
trình hội nhập đã giúp cho thị trường trở nên cạnh tranh hơn và buộc các doanh nghiệp trong
nước phải tăng năng suất và hiệu quả hoạt động.
Gia nhập vào WTO đòi hỏi những thay đổi về thể chế, từ việc phải tạo ra một sân chơi
bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp, đến việc mở rộng cạnh tranh trong những lĩnh vực dịch
vụ quan trọng như: tài chính ngân hàng hay cải thiện tiêu chuẩn vệ sinh và tăng cường quyền
sở hữu trí tuệ.
Từ nay đến năm 2008, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam sẽ mở cửa hội nhập mạnh
mẽ với khu vực và thế giới. Chính vì thế, đa dạng hóa và phát triển sản phẩm mới là một
trong những chiến lược để tồn tại và phát triển của bất kỳ ngân hàng nào. Để đạt được mục
tiêu đó, các ngân hàng phải nhanh chóng đưa vào áp dụng những sản phẩm tài chính mới đã
được phát triển trên thế giới, trong đó có nghiệp vụ bao thanh toán – Factoring.
Thực ra bao thanh toán không phải là một nghiệp hoàn toàn mới lạ, những lợi ích mà
bao thanh toán đem lại cho thương mại trong phạm vi quốc gia và trên thế giới ngày càng
được khẳng định và công nhận rộng rãi. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam dịch vụ này phát
triển như thế nào, có bao nhiêu ngân hàng bán sản phẩm này và làm thế nào để bao thanh
toán được ứng dụng rộng rãi tại các ngân hàng thương mại.
Quan tâm đến sản phẩm này và mong muốn góp phần nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát
triển của ngân hàng nói chung và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói riêng, tôi đã
chọn đề tài:” Tình hình thực hiện bao thanh toán tại Việt Nam và một số giải pháp để đưa
sản phẩm bao thanh toán vào ứng dụng taị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam”
làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Để giải quyết nội dung cơ bản của đề tài trên, ngoài lời mở đầu và kết luận, bố cục
của luận văn gồm các chương:
Chương 1:Lý luận chung về nghiệp vụ bao thanh toán và một số kinh nghiệm trên
thế giới. Trong chương này đề cập đến những lý luận cơ bản về nghiệp vụ bao
thanh toán từ lịch sử hình thành, các khái niệm của sản phẩm đến quy trình thực
hiện chung về bao thanh toán nội địa và quốc tế và tình hình hoạt động bao thanh
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 6
toán trên toàn thế giới. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết cho hoạt động
bao thanh toán tại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại ở Việt
Nam hiện nay. Phần này nêu lên thực trạng hoạt động của bao thanh toán tại Việt
Nam, những thành tựu đạt được, những khó khăn tồn tại cần khắc phục về cơ sở
pháp lý, nhận thức của các tổ chức tài chính tín dụng và các doanh nghiệp. Nêu
điển hình về thực tiễn hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Á Châu- ACB và Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là Far East National
Bank.
Chương 3: Một số giải pháp để đưa sản phẩm bao thanh toán ứng dụng tại Ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam –BIDV. Từ những lý luận và thực tiễn thực
hiện tại các ngân hàng bạn đưa ra sự cần thiết phải phát triển nghiệp vụ bao thanh
toán tại BIDV. Từ đó đưa ra một số giải pháp để đưa bao thanh toán vào hoạt
động là xây dựng quy trình thực hiện bao thanh toán nội địa, xuất khẩu và một số
giải pháp để kiểm soát rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ này.
Xin chân thành cảm ơn Cô- Tiến sĩ Bùi Kim Yến cùng các Thầy Cô trong khoa Tài
chính ngân hàng đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Mặc dù đã có
nhiều cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những sai sót và hạn chế về mặt kiến thức,
rất mong nhận được sự lượng thứ và ý kiến đóng góp từ Quý Thầy, Cô và các bạn quan tâm
đến lĩnh vực này.
F*****G
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 7
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH
TOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH
TOÁN TRÊN THẾ GIỚI
1.1- GIỚI THIỆU VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN (FACTORING)
1.1.1.Lịch sử hình thành sản phẩm bao thanh toán:
Nghiệp vụ bao thanh toán ra đời từ thời trung cổ khi người ta bắt đầu giao thương
với nhau và phát sinh các khoản nợ thương mại. Bao thanh toán xuất phát từ đại lý
hưởng hoa hồng, những người thực hiện việc giao thương hàng hóa khoảng 2000 năm
trước dưới thời đế chế La Mã. Là đại lý, họ nắm giữ quyền sở hữu của hàng hóa bên
ủy nhiệm-bên cung ứng sản phẩm nước ngoài- rồi giao hàng đó cho người mua trong
nước, ghi sổ và thu nợ khi đến hạn, chuyển dư nợ cho bên ủy nhiệm thu sau khi đã trừ
phần hoa hồng của mình.
Sự phát triển của ngành công nghiệp Anh ở thế kỷ 14, 15 đã nâng cao tầm quan
trọng của các đại lý bao thanh toán. Khi các đại lý dần dần tin cậy vào khả năng trả nợ
của người mua trong nước, họ bắt đầu cấp tín dụng cho người ủy nhiệm mình (nhà
cung ứng sản phẩm) để lấy hoa hồng cao hơn. Thực tế là, với khoản hoa hồng nhiều
hơn, đại lý bao thanh toán bắt đầu bảo đảm khả năng trả nợ của người mua bằng cách
hứa trả đúng hạn cho người ủy nhiệm trong tương lai, kể cả trong trường hợp người
mua không trả được nợ đúng hạn. Các đại lý thanh toán có đủ vốn bắt đầu ứng trước
một phần cho người ủy nhiệm của mình dựa trên khoản thanh toán của người mua
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 8
trong tương lai. Do có những khoản ứng trước này mà đại lý hoa hồng tính thêm phí
hoa hồng hay lãi suất.
Vào thời điểm Columbus phát hiện ra Châu Mỹ năm 1942, đại lý bao thanh
toán đã phát triển từ vai trò duy nhất với chức năng marketing thành đóng hai vai trò
vừa có chức năng marketing vừa có chức năng tài chính. Thế kỷ 16 chứng kiến sự bắt
đầu của chế độ thực dân Mỹ và cùng với nó là vai trò ngày càng tăng và nhiều cơ hội
mới cho bao thanh toán, đặc biệt là đối với những người thiết lập hoạt động kinh
doanh ở Mỹ.
Đến cuối thế kỷ 19, một sự thay đổi quan trọng trong thế giới thương mại đã
xảy ra. Ở trong nước, Mỹ đã phát triển thành một quốc gia chủ quyền và trở nên ít bị
phụ thuộc vào hàng hóa nước ngoài, những nhà sản xuất Mỹ phát triển đội ngũ
marketing của mình và vì vậy vai trò marketing mà trước đây các đại lý bao thanh
toán thường thực hiện giảm đi. Tuy nhiên, một lần nữa các đại lý bao thanh toán lại
phát triển và điều chỉnh theo nhu cầu kinh tế mới trong nước, tập trung vào tín dụng,
thu nợ, kế toán và các chức năng tài chính.
Đầu thế kỷ 20, khi các nhà sản xuất Mỹ mở rộng sang các sản phẩm may mặc
và phụ kiện, đồ nội thất và thảm thì các đại lý bao thanh toán của Mỹ cũng mở rộng
chuyên môn và dịch vụ sang ngành công nghiệp này. Đến giữa thế kỷ 20, bao thanh
toán của Mỹ phát triển sang những ngành công nghiệp mới đang phát triển như điện,
hóa chất và sợi tổng hợp. Ngày nay, bao thanh toán đã mở rộng sang nhiều ngành
nghề kinh doanh khác như giao nhận, cung cấp nhân sự, quảng cáo, thiết kế đồ họa…
1.1.2.Khái niệm về bao thanh toán:
- Theo Điều 2 Chương 1 Công ước về bao thanh toán quốc tế UNIDROIT 1988
(Unidroit Convention on International Factoring) định nghĩa: Bao thanh toán là
một dạng tài trợ bằng việc mua bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương
mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng, theo đó tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai
trong số các chức năng sau: tài trợ bên cung ứng gồm cho vay và ứng trước tiền, quản
lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ của các khoản phải thu, bảo đảm
rủi ro không thanh toán của bên mua hàng.
- Theo Tổ chức Bao thanh toán quốc tế -FCI (Factors Chain International): Bao
thanh toán là một dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 9
động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ. Đó là
sự thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán (factor) và người cung ứng hàng hóa dịch vụ
hay còn gọi là người bán hàng trong quan hệ mua bán hàng hóa (seller). Theo như
thỏa thuận đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán dựa trên
khả năng trả nợ của người mua trong quan hệ mua bán hàng hóa (buyer) hay còn gọi
là con nợ trong quan hệ tín dụng (debtor).
- Theo Điều 1 Những quy định chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế ấn bản
tháng 06/2004 của FCI, hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng theo đó nhà cung
cấp sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hay một phần các khoản phải thu) cho một
đơn vị bao thanh toán, để thực hiện một trong các chức năng: kế toán sổ sách các
khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, phòng ngừa rủi ro nợ xấu.
- Theo Điều 2 Chương 1 Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế còn bổ sung
thêm một chức năng nữa của bao thanh toán là tài trợ cho người bán, bao gồm việc
cho vay lẫn việc ứng tiền thanh toán trước.
- Đối với một số tổ chức cung cấp dịch vụ bao thanh toán khác thì nghiệp vụ này được
định nghĩa là việc mua lại các khoản phải thu hay việc cung cấp tài trợ tài chính ngắn
hạn thông qua việc trả các khoản phải thu ngay lập tức bằng tiền mặt để cải thiện dòng
ngân lưu của khách hàng (client) đồng thời nhận lấy rủi ro tín dụng (rủi ro khi người
mua không thanh toán, người mua không nhận hàng…). Các dịch vụ đi kèm gồm có
quản lý nợ, quản lý sổ cái bán hàng, xếp hạng hạn mức tín dụng và thu hộ.
- Theo Quy chế hoạt động bao thanh toán ban hành theo Quyết định số
1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Ngân hàng nhà nước: Bao thanh toán
là một hình thức cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua
việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán
hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.
Trong một nghiệp vụ bao thanh toán thông thường sẽ có sự xuất hiện của ít nhất ba
bên: tổ chức bao thanh toán (factor), khách hàng của tổ chức bao thanh toán (client
hay seller) và con nợ của tổ chức bao thanh toán (debtor hay buyer).
• Người mua nợ hay đơn vị bao thanh toán (factor): là ngân hàng, công ty tài
chính chuyên thực hiện việc mua bán nợ và các dịch vụ khác liên quan đến
mua bán nợ. Trong nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế sẽ có hai đơn vị bao
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 10
thanh toán, một đơn vị bao thanh toán tại nước của nhà xuất khẩu và một đơn
vị bao thanh toán tại nước của nhà nhập khẩu.
• Người bán nợ hay nhà xuất khẩu (client, seller, exporter): các doanh nghiệp
sản xuất hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ có những khoản nợ chưa đến hạn
thanh toán.
• Người mắc nợ hay nhà nhập khẩu (debtor, buyer, importer): hay còn gọi là
người phải trả tiền, đó chính là người mua hàng hóa hay nhận các dịch vụ cung
ứng.
Mặc dù có nhiều diễn đạt khác nhau cho khái niệm về nghiệp vụ bao thanh toán,
nhưng nói chung có thể hiểu nghiệp vụ bao thanh toán chính là hình thức tài trợ cho
những khoản thanh toán chưa đến hạn (trong ngắn hạn) từ các hoạt động sản xuất
kinh doanh, cung ứng hàng hóa và dịch vụ, đó chính là hoạt động mua bán nợ.
1.1.3. Các loại hình bao thanh toán:
¾ Theo phạm vi thực hiện:
- Bao thanh toán trong nước: là hình thức cấp tín dụng của các ngân hàng
thương mại hay công ty tài chính chuyên nghiệp cho bên bán hàng thông qua việc
mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, trong đó bên bán hàng
và bên mua hàng là người cư trú trong phạm vi một quốc gia
Ô Quy trình thực hiện:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 11
5.K
Ý H
§
B
T
T
7. C
h
u
yÓn
n
h−
î
n
g
h
o
¸ ®
¬
n
Ng−êi b¸n
(Kh¸ch hμng)
Ng−êi mua
(Con nî)
§¬n vÞ bao thanh to¸n
6. Giao hμng
11. T
h
an
h
to
¸n
ø
n
g
tr−
í
c
4. T
r¶ lê
i tÝn
d
ô
n
g
8. T
h
an
h
to
¸n
tr−
í
c
3. T
h
Èm
®
Þn
h
tÝn
d
ô
n
g
9. T
h
u
n
î
kh
i ®
Õn
h
¹n
10. T
h
an
h
to
¸n
2. Y
ªu
cÇu
tÝn
d
ô
n
g
1. Hîp ®ång b¸n hμng
1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng hóa.
(2) Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán tài trợ với tài sản bảo đảm chính là khoản
phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa.
(3) Đơn vị bao thanh toán tiến hành thẩm định khả năng thanh toán tiền hàng của
người mua.
(4) Nếu xét thấy có thể thu được tiền hàng từ người mua theo đúng hạn hợp đồng mua
bán, đơn vị bao thanh toán sẽ thông báo đồng ý tài trợ cho người bán.
(5) Đơn vị bao thanh toán và người bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán.
(6) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua
bán hàng hóa.
(7) Người bán chuyển nhượng hóa đơn, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên
quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán.
(8) Đơn vị bao thanh toán ứng trước một phần tiền cho người bán theo thỏa thuận
trong hợp đồng bao thanh toán.
(9) Khi đến hạn thanh toán, đơn vị bao thanh toán tiến hành thu hồi nợ từ người mua.
(10) Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán.
(11) Sau khi đã thu hồi tiền hàng từ phía người mua, đơn vị bao thanh toán thanh toán
nốt tiền chuyển nhượng khoản phải thu cho người bán.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 12
- Bao thanh toán xuất nhập khẩu: là nghiệp vụ bao thanh toán dựa trên hợp đồng
xuất nhập khẩu hàng hóa, các khách hàng và con nợ là những doanh nghiệp ở các
nước khác nhau. Đơn vị bao thanh toán cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc
mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, trong đó bên bán hàng
và bên mua hàng vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia.
Ô Quy trình thực hiện:
8. ChuyÓn nh−îng
Nhμ XK
(Ng−êi b¸n)
Nhμ NK
(Ng−êi mua)7. Giao hμng
§¬n vÞ BTT XK
2. Y
ªu
cÇu
tÝn
d
ô
n
g
5. T
r¶ lê
i tÝn
d
ô
n
g
6. K
Ý H
§
B
T
T
8. C
h
u
yÓn
n
h−
î
n
g
h
o¸
®
¬
n
9. T
h
an
h
to¸
n
tr−
í
c
13. T
h
an
h
to¸
n
ø
n
g
tr−
í
c
5. Tr¶ lêi tÝn dông
3. Yªu cÇu tÝn dông
12. Thanh to¸n, b¸o c¸o chuyÓn tiÒn
4. T
h
Èm
®
Þn
h
tÝn
d
ô
n
g
10. T
h
u
n
î
kh
i ®
Õn
h
¹n
11. T
h
an
h
to¸
n
§¬n vÞ BTT NK
1. H§ b¸n hμng
(1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng hóa.
(2) Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tài trợ với tài sản đảm bảo
chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa.
(3) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu đề nghị đơn vị bao thanh toán nhập khẩu cùng
thực hiện hợp đồng bao thanh toán.
(4) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình
hoạt động và khả năng tài chính của bên mua hàng.
(5) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu đồng ý tham gia giao dịch bao thanh toán với
đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chấp thuận tài trợ
cho người bán.
(6) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và người bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao
thanh toán.
(7) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua
bán hàng hóa.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 13
(8) Đơn vị xuất khẩu chuyển nhượng hóa đơn cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và
đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chuyển nhượng hóa đơn cho đon vị bao thanh toán
nhập khẩu.
(9) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chuyển tiền ứng trước cho người bán theo thỏa
thuận trong hợp đồng bao thanh toán.
(10) Khi đến hạn thanh toán, đơn vị bao thanh toán nhập khẩu tiến hành thu hồi nợ từ
người mua.
(11) Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu.
(12) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu trích trừ phí và lãi (nếu có) rồi chuyển số tiền
còn lại cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu.
(13) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu trích trừ phí rồi chuyển số tiền còn lại cho người
bán.
- Sự giống nhau và khác nhau giữa bao thanh toán nội địa và bao thanh toán
quốc tế:
@ Sự giống nhau: có nhiều điểm giống nhau cấu thành nên bao thanh toán nội địa
và bao thanh toán quốc tế, như:
• Tài trợ về tài chính trên cơ sở các khoản phải thu.
• Kiểm soát tín dụng và chấp nhận rủi ro tín dụng.
• Theo dõi sổ cái bán hàng.
• Thu nợ các hóa đơn bán hàng chưa thanh toán.
Tuy nhiên, ngoài một số điểm giống nhau thì giữa bao thanh toán nội địa và bao
thanh toán quốc tế cũng có nhiều điểm khác biệt đáng chú ý. Những sự khác nhau này
được nhận xét theo cách vận hành của bao thanh toán theo tập quán quốc tế và sẽ có
sự khác biệt nhất định khi áp dụng trong trường hợp của mỗi nước.
Bao thanh toán (BTT) nội địa Bao thanh toán(BTT) quốc tế
Đơn vị BTT theo dõi và quản lý sổ cái
bán hàng theo một đơn vị tiền tệ duy nhất,
cùng loại với loại tiền đã được ứng trước.
Đơn vị BTT theo dõi và quản lý sổ cái
bán hàng theo nhiều loại tiền khác nhau,
nếu có sự khác nhau giữa các loại tiền
thanh toán trong các hợp đồng mua bán
hàng hóa. Thông thường thì khoản ứng
trước sẽ theo đơn vị tiền tệ thanh toán
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 14
Bao thanh toán (BTT) nội địa Bao thanh toán(BTT) quốc tế
trong hóa đơn.
Đơn vị BTT chịu trách nhiệm đồng thời
về việc kiểm soát tín dụng và chấp nhận
rủi ro.
Dưới hệ thống 2 đơn vị BTT, trong khi
đơn vị BTT xuất khẩu cung cấp sự bảo vệ
khỏi rủi ro tín dụng cho người bán theo sự
đề nghị của đơn vị BTT nhập khẩu thì
đơn vị BTT nhập khẩu chịu trách nhiệm
kiểm soát tín dụng của nhà nhập khẩu địa
phương.
Thông thường được thực hiện trên cơ sở
BTT có truy đòi, đơn vị BTT không phải
chịu rủi ro tín dụng.
Hầu hết các giao dịch đều thực hiện trên
cơ sở không truy đòi, đơn vị BTT phải
chấp nhận rủi ro tín dụng thay cho nhà
xuất khẩu.
Đơn vị BTT, người bán, người mua đều
bị chi phối chung bởi 1 hệ thống luật
pháp trong nước.
Có ít nhất là 2 hệ thống luật pháp chi phối
mối quan hệ của các bên.
Đơn vị BTT, người bán, người mua đều
cảm thấy tiện lợi về ngôn ngữ và tập quán
kinh doanh.
Tập quán kinh doanh và ngôn ngữ khác
nhau ở mỗi quốc gia, hệ thống 2 đơn vị
BTT cho phép nhà xuất khẩu sử dụng
được kỹ năng thị trường bản xứ của đơn
vị BTT nhập khẩu.
Đơn vị BTT chịu trách nhiệm thu tiền từ
người mua
Trong hệ thống 2 đơn vị BTT, đơn vị
BTT nhập khẩu chịu trách nhiệm này.
¾ Theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro:
- Bao thanh toán có quyền truy đòi (recourse factoring): là nghiệp vụ bao
thanh toán theo đó nếu người mua hàng không trả được nợ hoặc không thực
hiện nghĩa vụ trả nợ thì người bán hàng có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền đã
được ứng trước cho đơn vị bao thanh toán.
- Bao thanh toán miễn truy đòi (Non-recourse factoring) là loại nghiệp vụ bao
thanh toán mà đơn vị bao thanh toán phải chịu mọi rủi ro về tín dụng và không
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 15
được đòi lại khoản tiền đã ứng cho người bán hàng trong trường hợp người
mua hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
¾ Theo thời hạn:
- Bao thanh toán ứng trước (bao thanh toán chiết khấu): là loại hình bao thanh
toán theo đó đơn vị bao thanh toán chiết khấu các khoản phải thu trước ngày
đáo hạn và ứng trước tiền cho đơn vị bán hàng (có thể đến 80% trị giá hóa
đơn).
- Bao thanh toán khi đến hạn: là loại bao thanh toán theo đó đơn vị bao thanh
toán sẽ trả cho các khách hàng của mình (người bán hàng) số tiền bằng giá mua
của các khoản bao thanh toán khi đáo hạn.
¾ Theo phương thức bao thanh toán:
- Bao thanh toán từng lần: đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các
thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu của
bên bán hàng.
- Bao thanh toán theo hạn mức: đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa
thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời
gian nhất định.
- Đồng bao thanh toán: hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt
động bao thanh toán cho một hợp đồng mua, bán hàng, trong đó một đơn vị bao
thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán.
1.1.4. Lợi ích khi sử dụng công cụ bao thanh toán:
Ô Lợi thế của bao thanh toán so với các loại hình thanh toán khác:
Từ trước tới nay thư tín dụng – L/C (Letter of Credit) do ngân hàng phát hành
theo yêu cầu của nhà xuất khẩu ràng buộc ngân hàng có trách nhiệm thanh toán khoản
tiền nhất định cho nhà xuất khẩu được coi là phương thức thanh toán phổ biến nhất
trong các quan hệ thương mại quốc tế. Tuy nhiên, các hình thức thanh toán thông
dụng như : L/C, nhờ thu, trả tiền trước khi giao hàng…đã bộc lộ những nhược điểm.
Một số hạn chế khi thực hiện các phương thức thanh toán khác:
- Trả tiền trước khi giao hàng: người mua phải trả tiền trước khi người bán
giao hàng. Trong phương thức này người bán được đảm bảo an toàn nhưng
người mua lại gặp rủi ro nếu người bán vi phạm hợp đồng. Thường thì
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 16
người mua chỉ chấp nhận hình thức này nếu đây là các loại hàng hóa độc
quyền.
- Tín dụng thư (L/C): khi người bán yêu cầu phương thức thanh toán L/C
xác nhận họ đảm bảo chắc chắn được thanh toán nếu bộ chứng từ hoàn toàn
phù hợp với điều khoản của L/C. Tuy nhiên, thực tế không như vậy người
mua thường đưa ra các điều khoản nghiêm ngặt trong L/C để đảm bảo việc
giao hàng đúng thời hạn và chất lượng hàng hóa. Bất kỳ sự không chính xác
nào sẽ dẫn đến việc chậm trễ vì bộ chứng từ cần được chỉnh sửa và kiểm tra
lại. Việc này sẽ là tăng chi phí và mất thời gian. Đứng trên quan điểm của
người mua, điểm bất lợi chính người mua bị thắt chặt tín dụng với ngân
hàng của mình để mở L/C hoặc phải ký quỹ, trả phí L/C. Nếu người mua có
thể mua được hàng hóa tương tự ở nơi khác mà không cần phải mở L/C thì
người bán sẽ có nguy cơ mất khách hàng.
- Nhờ thu/ Hối phiếu: đối với hình thức thanh toán này không có gì đảm bảo
người mua sẽ thanh toán và do đó người bán cần hiểu rõ tình hình tài chính
và uy tín của người mua. Người mua có thể từ chối thanh toán hoặc chấp
nhận hối phiếu mặc dù người bán đã phải chịu phí vận chuyển và lưu kho.
Nhiều người mua không thích phương thức nhờ thu kèm chứng từ trả ngay
(D/P ) vì họ bị buộc phải trả tiền trước khi nhận hàng. Người mua do đó
phụ thuộc vào việc người bán có tuân theo các điều khoản của hợp đồng
hay không.
Trước thực trạng đó, hình thức tín dụng mà các ngân hàng cấp cho các nhà xuất
khẩu thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã
được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán của bao
thanh toán đã khắc phục được những nhược điểm trên.
Những điểm lợi thế của bao thanh toán so với các hình thức thanh toán khác:
Lợi thế về thanh toán
- Người bán hàng thông qua việc bán lại các k._.hoản phải thu cho đơn vị bao
thanh toán đã làm giảm đi rất nhiều việc theo dõi, thu hồi các khoản phải
thu. Đơn vị bao thanh toán sẽ thực hiện tất cả nhiệm vụ cho người bán như:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 17
theo dõi những khoản phải thu đến hạn, thực hiện kiểm tra giám sát khả
năng thanh toán của người mua hàng…
- Đối với mua bán ngoại thương, khi thực hiện bao thanh toán quốc tế đơn vị
bao thanh toán xuất khẩu phải tạo mối quan hệ với đơn vị bao thanh toán
nhập khẩu. Chính điều này đảm bảo cho khoản phải thu của nhà xuất khẩu
sẽ được thanh toán đúng hạn thông qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu.
Đây là tính ưu việt của bao thanh toán so với các loại hình thanh toán khác,
nó làm giảm nhẹ gánh nặng về khả năng thu hồi tiền cho người bán.
- Theo các nhà chuyên môn, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam,
việc thiếu thông tin về thị trường và bên mua, đặc biệt khả năng thu hồi nợ
nhanh là những trở ngại rất lớn khi phải quyết định bán hàng theo điều kiện
trả chậm cho khách hàng nước ngoài. Đồng thời hiện nay, trước áp lực cạnh
tranh trên thị trường quốc tế, bên mua hàng ngày càng đòi hỏi các phương
thức thanh toán thuận lợi hơn so với phương thức thanh toán truyền thống
(L/C, nhờ thu). Do vậy, bao thanh toán trở thành một công cụ rất hiệu quả
giúp doanh nghiệp xuất khẩu có thể áp dụng phương thức bán hàng trả
chậm mà vẫn an toàn.
Lợi thế về tài chính:
- Bao thanh toán giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có tài sản thế
chấp vẫn có thể vay vốn từ ngân hàng, đồng thời giúp họ tăng hạn mức tín
dụng rất nhanh, có lợi cho sự phát triển. Về phía mình, ngân hàng hoàn toàn
yên tâm khi biết rõ nguồn vốn của mình đang được sử dụng như thế nào.
- Ngoài ra, vốn lưu động hạn chế cũng là một khó khăn lớn đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu trong nước, đặc biệt khi họ bán hàng trả chậm. Vì vậy, khi
sử dụng dịch vụ bao thanh toán, các doanh nghiệp sẽ được ứng trước một số
tiền của khoản phải thu để tiếp tục quay vòng vốn lưu động và kinh doanh
hiệu quả hơn.
Ô Lợi ích của các bên khi sử dụng bao thanh toán:
¾ Đối với người bán:
Thứ nhất, cải thiện dòng lưu chuyển tiền tệ nhờ thu được tiền hàng nhanh hơn:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 18
Bao thanh toán là một quá trình chuyển hóa các khoản phải thu thành tiền mặt,
không phân biệt khách hàng là ai, mỗi một đơn vị bao thanh toán, với kinh nghiệm
dày dạn trong rất nhiều lĩnh vực, sẽ là một cộng tác đắc lực hỗ trợ cho công việc làm
ăn của khách hàng ngày càng thuận lợi và phát triển hơn. Lượng tiền mặt sẵn có tại
doanh nghiệp tăng lên, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.
Thứ hai, giảm thiểu rủi ro thu hồi khoản phải thu của người bán:
Người bán có thể yên tâm vì các đơn vị bao thanh toán hoàn toàn có đủ năng lực
chuyên môn, hệ thống mạng lưới rộng khắp cũng như là sự hiểu biết thông thái về
từng lĩnh vực chuyên môn để có thể thực hiện tốt công việc của mình.
Ở một số tổ chức bao thanh toán chuyên nghiệp, người bán thậm chí có thể nhận
được tiền ngay trong ngày đề nghị bao thanh toán. Các tổ chức bao thanh toán giúp
người bán lấp được lỗ hỗng thiếu hụt tiền mặt trong khoảng thời gian từ khi giao hàng
đến khi được người mua thanh toán.
Rất nhiều chủ thể kinh tế rơi vào tình trạng càng phát triển kinh doanh lại càng
thiếu tiền. Khi đó, bao thanh toán sẽ là phương tiện rất hiệu quả giúp họ vượt qua khó
khăn. Người mua nào cũng mong muốn mua hàng từ một người bán đưa ra giá thấp
nhất mà lại có nguồn hàng dồi dào nhất. Nhưng chính điều đó lại đẩy người bán vào
tình thế khó xử, càng phát triển lại càng phải bán chịu nhiều hơn. Thật không may là
phần lớn người bán không thể nào xoay xở được với tất cả các khoản bán chịu này.
Dù việc buôn bán có phát đạt đến thế nào thì tới một lúc nào đó người bán cũng nhận
thấy rằng mình đang rơi vào một tình thế rất nguy hiểm.
Các tổ chức bao thanh toán sẽ giảm thiểu rủi ro này bằng cách chuyển các hóa đơn
chưa thu được tiền thành tiền mặt, nhờ đó mà người bán có thể tiếp tục cấp tín dụng
thương mại cho người mua mà không cần phải lo rủi ro thanh khoản nữa. Hệ quả trực
tiếp của việc này là người bán nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình nhờ sẵn
sàng chấp nhận khoảng thời gian bán chịu hấp dẫn người mua hơn.
Thứ ba, không phụ thuộc vào hạn mức tín dụng tại các ngân hàng:
Điều kiện cấp tín dụng thương mại dễ dàng không phụ thuộc vào hạn mức tín dụng
đem lại nhiều thuận lợi hơn cho người bán khi quan hệ với ngân hàng. Là một đối tác
tài chính, các tổ chức bao thanh toán như ngân hàng sẽ đem lại cho người bán nguồn
lực tài chính để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tồn trữ thêm nhiều hàng tồn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 19
kho, cung ứng nhiều đơn hàng hay chỉ đơn giản là tìm kiếm các cơ hội làm ăn mới.
Các tổ chức bao thanh toán luôn khẳng định mình sẽ luôn sát cánh với khách hàng,
thấu hiểu mọi nhu cầu của họ, và thiết lập một chương trình hỗ trợ tài chính để giúp
đỡ họ.
Các tổ chức bao thanh toán cam kết tận dụng sự thông thạo trong lĩnh vực tín
dụng, thu hồi nợ, cung ứng nguồn tiền mặt hay tài trợ giúp cho người bán nâng cao
được hiệu quả hoạt động, vừa tăng doanh số vừa giảm được mất mát do không thu hồi
được nợ, đồng thời cải thiện rõ rệt dòng lưu chuyển tiền tệ. Do mọi rắc rối kể trên đã
được chuyển sang cho tổ chức bao thanh toán nên người bán có thể toàn tâm toàn ý
tập trung vào việc sản xuất hay cung ứng hàng hóa.
Thứ tư, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ chuyên môn hóa sản
xuất:
Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh mặt hàng chính yếu, người bán còn phải mất
thời gian quản lý các khoản phải thu từ người mua. Nếu người bán sử dụng bao thanh
toán, công việc này sẽ được chuyển cho đơn vị bao thanh toán. Người bán không còn
phải tốn chi phí để duy trì và điều hành một bộ phận chuyên trách việc xem xét khách
hàng có đủ điều kiện mua chịu hay không, cũng như phải kiểm tra và thu hồi các
khoản nợ này nữa. Với kinh nghiệm, nguồn lực vật chất và nguồn nhân lực được đào
tạo bài bản của mình, các tổ chức bao thanh toán sẽ giải quyết nhanh chóng, chuyên
nghiệp và hiệu quả mọi vấn đề liên quan đến các hóa đơn và việc thu hồi nợ.
Tựu trung lại, khi thực hiện bao thanh toán người bán càng thêm có nhiều cơ hội
làm ăn nhờ:
- Sẵn sàng bán chịu cho người mua mà không sợ ảnh hưởng đến dòng lưu chuyển tiền
tệ;
- Hạn mức tín dụng được cấp cho người mua vì vậy có thể đẩy nhanh tiến độ giao đặt
hàng;
- Bảo vệ được các tổn thất tín dụng trong thương mại;
- Loại trừ được các tổn thất xảy ra khi phải thương lượng về L/C và chi phí ít hơn so
với sử dụng công cụ L/C;
- Cải thiện được dòng tiền của các doanh nghiệp thông qua việc thu hồi nhanh các
khoản thanh toán;
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 20
- Có thể sử dụng các nguồn tài trợ vốn lưu động linh hoạt hơn bằng đồng nội tệ hoặc
ngoại tệ và thúc đẩy doanh số xuất khẩu;
- Tiết giảm các cơ quan quản lý do nhà xuất khẩu chỉ cần quan hệ với một đơn vị bao
thanh toán trong giao dịch kinh doanh với các quốc gia liên quan;
- Tăng cường khả năng vay vốn và có cơ hội sử dụng những khoản chiết khấu của các
nhà cung cấp;
- Các cản ngại về ngôn ngữ được giải quyết nhờ đơn vị bao thanh toán xuất khẩu…
¾ Đối với người mua
Cho tới thời điểm hiện tại, L/C vẫn là phương thức thanh toán được chấp nhận phổ
biến nhất trên toàn cầu, bảo đảm rằng nhà xuất khẩu sẽ cung cấp hàng đúng như quy
định trong L/C và nhà nhập khẩu sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình. Nhưng
nếu hàng đến chậm hay ghé vào nơi không định trước, không theo lệ thường thì L/C
sẽ gây khó khăn rất lớn cho nhà nhập khẩu. Nói tóm lại, sử dụng bao thanh toán quốc
tế, nhà nhập khẩu có những lợi ích sau đây:
Thứ nhất, được mua chịu hàng dễ dàng; không cần phải mở L/C;
Thứ hai, tăng sức mua hàng mà vẫn không vượt quá hạn mức tín dụng cho
phép;
Thứ ba, có thể nhanh chóng đặt hàng mà không bị trì hoãn, không tốn phí mở
L/C, hay phí thương lượng;
Thứ tư, các cản ngại về ngôn ngữ được giải quyết bởi đơn vị bao thanh toán...
¾ Đối với đơn vị bao thanh toán
Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, các đơn vị bao thanh toán cũng có được một
thuận lợi là được hưởng lợi ích kinh tế theo quy mô:
- Các đơn vị bao thanh toán cung cấp dịch vụ này cùng lúc cho nhiều khách hàng nên
xét về quy mô sẽ giảm được chi phí cố định liên quan đến các khách hàng đó;
- Đơn vị bao thanh toán lớn nhất và nhiều kinh nghiệm nhất sẽ đứng ra làm đơn vị
cung cấp thông tin về tín dụng quy mô nhất, bổ sung vào các dịch vụ tương tự hiện có
của các trung tâm dữ liệu tín dụng thương mại tư nhân và quốc doanh. Đơn vị này
cũng sẽ hưởng được lợi ích kinh tế theo quy mô nhờ trao đổi thông tin với các trung
tâm trên;
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 21
- Thông qua nghiệp vụ bao thanh toán có thể thu được các loại phí và lệ phí, cung cấp
thêm các dịch vụ kèm theo, từ đó góp phần tăng doanh số, đa dạng hóa sản phẩm và
lợi nhuận hoạt động. Đơn vị bao thanh toán có thể tiếp quản việc quản lý sổ cái bán
hàng của khách hàng, sau đó gửi các hóa đơn và bảo đảm nhận được tiền thanh toán.
Nhờ vậy có thể kiểm soát được các khoản phải thu giúp giảm thiểu rủi ro thu hồi nợ.
- Phát triển mạng lưới khách hàng: khi đưa bao thanh toán vào áp dụng đã tạo thêm
sản phẩm mới cho người tiêu dùng lựa chọn. Một khi dịch vụ bao thanh toán mang lại
hiệu quả đích thực cho khách hàng thì dần dần sẽ tạo cho khách hàng thói quen sử
dụng dịch vụ. Chính điều này sẽ giúp cho ngân hàng hay tổ chức bao thanh toán phát
triển được mạng lưới khách hàng.
Ô Những nhược điểm của bao thanh toán:
- Bao thanh toán cũng là một hình thức cấp tín dụng nên dễ gây cho người sử
dụng nhầm lẫn với hình thức cho vay thông thường khác.
- Trong nghiệp vụ bao thanh toán có truy đòi, thì người bán vẫn phải còn chịu
trách nhiệm rủi ro từ phía người mua , khi người mua mất khả năng thanh toán
thì người bán phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền ứng trước cho tổ chức bao
thanh toán.
- Để tham gia vào bao thanh toán quốc tế, nhà xuất khẩu phải chứng minh với
đơn vị thực hiện bao thanh toán (thường là các ngân hàng) về uy tín của bên
mua hàng hóa, đây thực sự là khó khăn cho nhà sản xuất bởi sự hiểu biết về thị
trường xuất khẩu còn hạn chế.
- Bao thanh toán chỉ được áp dụng ở một số ngành hàng nhất định không áp
dụng rộng rãi như các phương thức thanh toán khác.
Với những ưu điểm nổi bật, dịch vụ bao thanh toán mang lại những lợi ích thiết
thực cho cả người mua, người bán và đơn vị bao thanh toán. Do đó ngày càng nhiều
các doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ này trong giao dịch thương mại.
1.2- SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI VIỆT
NAM
Giai đoạn 2003-2005 tình hình kinh tế thế giới và khu vực cơ bản là thuận lợi,
kinh tế phục hồi sau khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á. Xu thế hội nhập và phát triển
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 22
Trong những năm qua, tình hình chính trị xã hội đất nước ổn định, nền kinh tế
đạt tốc độ tăng trưởng cao bình quân giai đoạn 2003-2005 đạt 7.5%, trong năm 2005
GDP đạt mức tăng trưởng 8.4%. Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2006 tiếp
tục ổn định, tốc độ tăng trưởng khá cao. GDP 6 tháng đầu năm dự kiến trên 7.7% so
với cùng kỳ năm 2005.
Tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực xếp ở vị trí đầu trong nhóm
dịch vụ có tính đột phá nhằm phát triển kinh tế. Các ngân hàng thương mại tiếp tục
phát triển và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trên thị trường tài chính tiền tệ.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện mạnh việc cơ cấu lại để nâng cao năng
lực cạnh tranh chuẩn bị các điều kiện cho hội nhập theo tiến trình Hiệp định thương
mại Việt Mỹ và Việt Nam gia nhập WTO.
Phát triển các dịch vụ ngân hàng thành lĩnh vực mũi nhọn trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Phát triển dịch vụ ngân hàng phải vừa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của kinh tế
đồng thời đảm bảo ngân hàng hoạt động hiệu quả và an toàn, nâng cao sức mạnh cạnh
tranh để hội nhập.
Theo Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, các rào cản trung gian giữa các định
chế tài chính của Mỹ và Việt Nam đang dần được dỡ bỏ. Đến năm 2010 có bốn
“không” mà các tổ chức tín dụng phải chú ý: không hạn chế số lượng nhà cung cấp
dịch vụ ngân hàng; không hạn chế tổng giao dịch các giao dịch giá trị về dịch vụ ngân
hàng; không hạn chế việc tham gia góp vốn của bên nước ngoài dưới hình thức tỷ lệ
phần trăm tối đa số cổ phiếu nước ngoài được nắm giữ. Do chúng ta đã chính thức gia
nhập vào WTO nên có khả năng việc thực hiện các điều khoản “không” này còn được
đẩy lên sớm hơm có thể là 2008-2009.
Các ngân hàng Việt Nam hiện nay, ngoài việc hoàn thiện các dịch vụ truyền
thống như: huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại tệ… còn phải ứng dụng triển
khai các loại hình dịch vụ, các sản phẩm mới. Bao thanh toán là một trong những
nghiệp vụ mới mà các ngân hàng cần chú ý phát triển. Theo ông Trần Ngọc Minh –
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nhà nước Tp.Hồ Chí Minh: “ Trong 3 năm 2006-
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 23
Do đó, sự cần thiết áp dụng bao thanh toán tại Việt Nam xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất: Bao thanh toán phát triển rất lâu trên thế giới và đã được áp dụng
rộng rãi ở khắp các châu lục thông qua các công ty tài chính và đặc biệt là hệ thống
ngân hàng. Là một công cụ tài chính thể hiện những ưu điểm nổi bật, đặc biệt trong
nền kinh tế hội nhập đặt ra những yêu cầu về gia tăng nhu cầu vốn lưu động, các dịch
vụ nhờ thu và quản lý rủi ro. Dịch vụ này không chỉ được áp dụng ở các quốc gia có
nền kinh tế phát triển mà cả những quốc gia đang phát triển cũng sử dụng loại hình
này. Ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương như các nước : Singapore, Đài Loan, Hồng
Kông, Trung Quốc…
Dịch vụ này không chỉ đem lại lợi ích cho các công ty lớn mà còn cả các doanh
nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu kinh doanh dựa trên ghi sổ, những doanh nghiệp muốn tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển mạng lưới cung cấp hàng hoá của mình. Những lợi
ích này rất thích hợp cho các doanh nghiệp tại Việt nam.
Thứ hai: Nền kinh tế Việt Nam đang trên đường hội nhập và phát triển, các
doanh nghiệp tại Việt Nam còn nhiều hạn chế về tiềm lực vốn, nhân lực, thông tin thị
trường, trình độ quản lý rủi ro… Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, hiện nay số doanh
nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97% trong tổng số 200.000 doanh nghiệp đã thành lập trên
toàn quốc. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoản 26% tổng sản phẩm xã hội,
31% giá trị sản lượng công nghiệp, 78% mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển
hàng hoá. Mặc dù, với những đóng góp tích cực cho nền kinh tế nhưng các doanh
nghiệp này luôn bị phân biệt đối xử trong vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng, đặc biệt là
các ngân hàng quốc doanh. Với những đặc điểm về tình hình tài chính doanh nghiệp
yếu, hệ thống kế toán không đầy đủ và thiếu minh bạch, tâm lý lo sợ thủ tục rườm rà
khó khăn, không có tài sản bảo đảm … đã cản trở rất nhiều cho các doanh nghiệp này
tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Bao thanh toán sẽ giúp cho cả phía ngân hàng và
doanh nghiệp giải quyết được những vướng mắc, khó khăn mà hình thức cho vay
truyền thống không thể thực hiện được. Khi sử dụng dịch vụ này nguồn vốn của
doanh nghiệp sẽ được cải thiện và ngân hàng sẽ đa dạng hoá được sản phẩm của
mình.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 24
Thứ ba: đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, việc thiếu thông tin về
thị trường và bên mua, đặc biệt là khả năng thu hồi nợ nhanh là những trở ngại rất lớn
khi phải quyết định bán hàng theo điều kiện trả chậm cho khách hàng nước ngoài.
Đồng thời hiện nay, trước áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, bên mua hàng
ngày càng đòi hỏi các phương thức thanh toán thuận lợi hơn so với phương thức thanh
toán truyền thống (L/C, nhờ thu). Do vậy, bao thanh toán trở thành một công cụ rất
hiệu quả giúp doanh nghiệp xuất khẩu có thể áp dụng phương thức bán hàng trả chậm
mà vẫn an toàn. Ngoài ra, vốn lưu động hạn chế cũng là một khó khăn lớn đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, đặc biệt khi họ bán hàng trả chậm. Vì vậy, khi sử
dụng dịch vụ bao thanh toán, các doanh nghiệp sẽ được ứng trước một số tiền của
khoản phải thu để tiếp tục quay vòng vốn lưu động và kinh doanh hiệu quả hơn. Số
còn lại sẽ được thanh toán sau khi các ngân hàng hoàn tất khoản thu với bên mua
hàng. Tại các ngân hàng đang thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán mức ứng trước có
thể lên tới 80% nếu các hợp đồng mua bán được đánh giá cao.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cũng cho
rằng: “Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu thường phải chấp nhận
thanh toán ghi sổ, trả sau có nghĩa là sẽ bị chiếm dụng vốn một thời gian nhất định.
Càng trở ngại hơn đối với nhiều doanh nghiệp là khi bán hàng vào thị trường mới
thường trong tình trạng thiếu thông tin nên rủi ro cao...” Vì vậy sử dụng dịch vụ bao
thanh toán là một giải pháp tốt, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ tư: khi gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài sẽ hoạt động bình đẳng
như các ngân hàng trong nước, hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ tiên tiến…
sẽ vào Việt Nam. Với thực trạng sản phẩm của các ngân hàng trong nước còn khiêm
tốn, ít ỏi để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay
gắt, các ngân hàng phải không ngừng đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu
tài chính cho khách hàng. Do đó, việc ứng dụng triển khai sản phẩm bao thanh toán tại
Việt Nam là điều rất cần thiết .
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 25
1.3- HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1.3.1. Tình hình hoạt động bao thanh toán trên thế giới:
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức Bao thanh toán thế giới (FCI),
doanh số bao thanh toán trên toàn thế giới trong năm 2005 tăng hơn 18% so với năm
2004. Doanh số bao thanh toán trên toàn thế giới năm 2004 đạt 860.000 triệu EUR đến
năm 2005 đạt 1.016.547 triệu EUR.
Những con số trên đã cho ta thấy lĩnh vực bao thanh toán tiếp tục gia tăng ở mức
hai con số hàng năm, trong đó có sự tăng trưởng đầy ấn tượng của bao thanh toán quốc
tế, với mức tăng trưởng gần 27% trong năm ngoái và giữ vững mức tăng trưởng ổn định
trong suốt những năm qua. Điều này cho thấy rằng nhà xuất khẩu và nhập khẩu trên
toàn thế giới ngày càng trở nên quen thuộc với những tiện ích mà sản phẩm bao thanh
toán đem lại như: tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng và các dịch vụ nhờ
thu cho người xuất khẩu, về phía nhà nhập khẩu bao thanh toán đem lại những lợi ích
được mua hàng bằng hình thức ghi sổ mà không cần phải mở L/C hay sử dụng những
hình thức thanh toán với những điều khoản ràng buộc khắt khe.
Tổ chức Bao thanh toán thế giới FCI đã tăng trưởng với 212 thành viên của 61
quốc gia khắp năm châu, doanh số bao thanh toán nội địa chiếm 56% và doanh số bao
thanh toán quốc tế chiếm 46%. Với tư cách là tổ chức dẫn dắt thị trường toàn cầu, FCI
là tổ chức duy nhất tạo ra các con số về tăng trưởng bao thanh toán trên toàn thế giới
hàng năm.
Châu Á là khu vực tăng trưởng bao thanh toán rất mạnh mẽ, điển hình như:
Hồng Kông tăng 60%, Đài Loan tăng 57%, Trung Quốc tăng 35% và Ấn Độ tăng 22%.
Đáng kể hơn hết là sự chuyển biến tại Hàn Quốc nơi bao thanh toán được giới thiệu lại
với điểm nhấn là các dịch vụ bao thanh toán quốc tế, doanh số bao thanh toán tại Hàn
Quốc năm 2005 (850 triệu EUR) gấp gần 2.6% so với năm 2004 (32 triệu EUR).
Ở Châu Mỹ, Chi Lê là nước phát triển mạnh nhất với mức tăng trưởng 126%,
tiếp theo là Argentina, Mexico và Brazil, Brazil là nước có sự tăng trưởng chỉ liên quan
đến bao thanh toán nội địa.
Châu Âu là nơi có nhiều các quốc gia đạt được nhiều thành tựu to lớn trong
nghiệp vụ bao thanh toán, doanh số thực hiện dịch vụ này đều tăng qua các năm, ngoại
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 26
Một số thị trường phát triển khác như Úc và Thổ Nhị Kỳ bao thanh toán tiếp tục
tăng trưởng cao.
Tại Hội nghị bao thanh toán quốc tế lần thứ 38 tại Antwerp, Bỉ với sự hiện diện
của 265 đại biểu đến từ 52 quốc gia, điểm nổi bật của Hội nghị là phần trình bày của 13
thành viên mới, các trình bày về Tổ chức hỗ trợ tài chính toàn cầu (Global supply Chain
Finance), về RESCUE – một chương trình mới mang đến cho các thành viên của FCI
các dịch vụ tăng thêm trong hoạt động bao thanh toán xuất khẩu trực tiếp của họ. Hội
nghị bàn tròn thảo luận về nhiều chủ đề bao gồm: Marketing phi truyền thống (Reverse
marketing), Basel II và việc lấy ý kiến tán thành của các thành viên về chính sách đào
tạo, huấn luyện mới.
Giải thưởng FCI Service Quality Awards trong năm 2005 được trao cho:
- Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu xuất sắc nhất: Koo Faktoring của Thổ Nhĩ Kỳ
- Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu xuất sắc nhất : Nordisk Factoring của Đức
- Giải thưởng quan trọng nhất: Đơn vị bao thanh toán xuất sắc nhất đã trao cho
Chailease Credit Services của Đài Loan.
Giải thưởng về marketing và xúc tiến sản phẩm (FCI Marketing Promotion Award )
của FCI được trao tặng cho tổ chức tài trợ thương mại toàn cầu ở Ấn Độ về thành tích
phát triển trang web xuất sắc của họ.
Trên thế giới hiện nay có khoảng 1.066 đơn vị bao thanh toán hoạt động đạt
doanh số hơn 930 tỷ EUR bao thanh toán nội địa và hơn 86 tỷ EUR bao thanh toán xuất
nhập khẩu.
Bảng 1: Doanh số bao thanh toán trên thế giới
Đvt: triệu EUR
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
BTT quốc tế 44,843 41,023 42,916 47,735 68,265 86,486
BTT nội địa 578,997 644,659 681,281 712,657 791,950 930,061
Tổng số 623,840 685,682 724,197 760,392 860,215 1,016,547
(Nguồn: www.factors-chain.com)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 27
Doanh số thực hiện bao thanh toán tăng trưởng qua các năm, trong tổng doanh số
bao thanh toán thì bao thanh toán nội địa chiếm tỷ trọng tuyệt đối với hơn 90%. Điều
này cho thấy rằng trong mua bán nội địa rất thích hợp để sử dụng dịch vụ bao thanh
toán bởi vì trong phạm vi quốc gia người mua, người bán, đơn vị bao thanh toán trực
tiếp quan hệ với nhau, việc thẩm định uy tín, khả năng kinh doanh, tài chính của các
đối tác dễ dàng hơn và tốn chi phí ít hơn so với bao thanh toán quốc tế. Đối với các tổ
chức bao thanh toán như Ngân hàng hay các tổ chức tài chính có thể chủ động hơn
trong việc cấp tín dụng và theo dõi các khoản phải thu.
Doanh số bao thanh toán quốc tế còn chiếm tỷ trọng nhỏ do giao thương thế giới đã quá
quen thuộc với những phương thức thanh toán cổ điển như L/C, nhờ thu, D/A, D/P…,
tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng bao thanh toán quốc tế đang có sự tăng trưởng đều qua
các năm từ 6% năm 2001 lên 8.51% năm 2005.
Bảng 2: Doanh thu về bao thanh toán của các châu lục trên thế giới (Đvt: triệu EUR)
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Châu Âu 414,383 468,326 522,851 546,935 612,504 715,486
Châu Mỹ 126,517 127,157 115,301 104,542 110,094 135,630
Châu Phi 5,655 5,801 6,203 5,840
7,586 6,237
Châu Á 69,865 76,078 69,850 89,096 111,614 135,814
Châu Úc 7,420 8,320 9,992 13,979 18,417 23,380
Tổng số 623,840 685,682 724,197 760,392 860,215 1,016,547
Ñoà thò 1: Tỷ trọng doanh soá BTT taïi caùc chaâu luïc
naêm 2005
Châu Âu, 70.38%
Châu Mỹ,
13.34%
Châu Phi, 0.61%
Châu Úc, 2.30%Châu Á, 13.36%
(Nguồn: www.factors-chain.com)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 28
Châu Âu là châu lục có bao thanh toán phát triển nhất thế giới với 575 tổ chức bao thanh
toán chiếm tới 70.38% doanh số bao thanh toán thế giới. Trong 5 thị trường bao thanh toán
hàng đầu thế giới gồm Anh ( 237.295 triệu EUR), Ý (111.175 triệu EUR), Mỹ (94.160 triệu
EUR), Pháp (89.020 triệu EUR), Nhật Bản (77.220 triệu EUR) thì đã có 3 đại diện là Châu
Âu với quốc gia đứng đầu là nước Anh với 100 đơn vị bao thanh toán. Tiếp theo là Châu Á
và Châu Mỹ với hai đại diện là Nhật Bản và Mỹ.
Không chỉ ở các nước phát triển như Anh, Ý, Pháp, Mỹ mới phát triển nghiệp vụ này mà
ngay cả ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ… dịch vụ này
cũng được sử dụng rất thành công và mang lại những kết quả đáng kể.
Bảng 3: Doanh số bao thanh toán của các quốc gia hàng đầu Châu Á (Đvt:triệu EUR)
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nhật Bản 58.473 61.566 50.380 60.550 72.535 77.220
Đài Loan 3.650 4.511 7.919 16.000 23.000 36.000
HongKong 2.400 2.690 3.029 3.250 4.800 7.700
Trung Quốc 212 1.234 2.077 2.640 4.315 5.830
Singapore 2.100 2.480 2.600 2.435 2.600 2.880
Hàn Quốc 115 85 55 38 32 850
(Nguồn: www.factors-chain.com)
Bao thanh toán tại Châu Á đang rất phát triển, năm 2003 Châu Á xếp vị trí thứ 3 sau Châu
Âu và Châu Mỹ thì đến năm 2004 Châu Á đã vượt Châu Mỹ lên hàng thứ 2. Thị trường
đang lên này hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Bảng 4: Doanh số bao thanh toán ở các nước Asean từ 2001-2005 (Đvt: triệu EUR)
Nước 2001 2002 2003 2004 2005
Indonesia 0 1 1 0 1
Philipines 0 0 0 0 141
Sigapore 2.480 2.600 2.435 2.600 2.880
Thái Lan 1.240 1.274 1.425 1.500 1.640
Việt Nam 0 0 0 0 2
(Nguồn: www.factors-chain.com)
Tại các nước Asean dịch vụ bao thanh toán phát triển còn thấp, Indonesia còn bị
giảm sút từ 33 triệu EUR năm 1999 xuống còn 1 triệu EUR năm 2005, Philippines sau
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 29
5 năm gián đoạn 2001-2004 không có doanh số đến năm 2005 đã khởi động lại với
doanh số đạt 141 triệu EUR so với 10 triệu EUR năm 1999. Singapore là quốc gia có
dịch vụ bao thanh toán phát triển nhất khu vực Đông Nam Á với 2.880 triệu EUR, tiếp
theo là Thái Lan với 1.640 triệu EUR.
Bảng 5: Doanh số các loại sản phẩm bao thanh toán (Đvt: triệu EUR)
Loại 2001 2002 2003 2004 2005
Chiết khấu hoá đơn 67.759 74.815 77.516 97.543 160.141
Bao thanh toán có truy đòi 60.925 63.830 73.169 89.808 116.626
Bao thanh toán miễn truy đòi 152.738 156.510 177.173 191.467 232.683
Nhờ thu 10.318 15.640 12.836 15.549 13.120
(Nguồn: www.factors-chain.com)
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam:
Bao thanh toán là phương thức thanh toán đã được áp dụng từ lâu trên thế giới
nhưng chưa thực sự được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng biệt về lãnh thổ, con người, điều kiện
kinh tế…do đó bao thanh toán tại các nước cũng có những đặc điểm riêng biệt. Không
phải quốc gia nào cũng áp dụng một cách đầy đủ và chính thống các nghiệp vụ về bao
thanh toán. Ở nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ nghiệp vụ này chưa
được áp dụng đầy đủ, thường hạn chế ở một số ngành hàng nhất định hoặc cho quyền
truy đòi người bán trong trường hợp người mua không trả nợ cho đơn vị bao thanh
toán. Hình thức này phù hợp với thị trường Việt Nam nơi có mức độ rủi ro thị trường
còn cao.
Sản phẩm này còn khá mới mẽ cho người sử dụng lẫn đơn vị thực hiện bao
thanh toán nên trong thời gian đầu ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa trước,
sẽ dễ dàng hơn cho các đơn vị bao thanh toán. Sau khi có kinh nghiệm mới thực hiện
bao thanh toán quốc tế, vì bao thanh toán quốc tế đòi hỏi các đơn vị bao thanh toán
phải có quan hệ đối tác rộng lớn với các đơn vị bao thanh toán trên thế giới mới có
khả năng thu hồi nợ và quản lý rủi ro. Sử dụng bao thanh toán nội địa đơn vị bao
thanh toán chủ động hơn trong việc thẩm định người mua, người bán và đây sẽ là cơ
hội thực hành tốt nhất các nghiệp vụ về quản lý sổ sách các khoản phải thu, lựa chọn
các loại hình doanh nghiệp thực hiện bao thanh toán…
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 30
Còn đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào bao thanh toán sẽ đem lại nhiều
lợi ích, sản phẩm này giúp cải thiện rất nhiều nguồn vốn kinh doanh đặc biệt là đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bao thanh toán giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
không có tài sản bảo đảm vẫn có thể vay vốn ngân hàng, đồng thời giúp họ tă._.khoản thanh toán nào IF nhận được từ người mua phải chuyển trả
ngay cho BIDV, IF trả trễ sẽ bị phạt lãi chậm trả.
4. Thanh toán cho BIDV khoản phải thu không tranh chấp vào ngày thứ 90 kể
từ ngày đáo hạn khoản phải thu nếu bên mua không thanh toán hoặc bị phá sản.
5. Nếu bên bán thắng kiện thì IF sẽ phải chấp nhận bảo hiểm rủi ro tín dụng trở
lại trong vòng 14 ngày kể từ ngày bên mua buộc phải thực hiện nhưng không
sớm hơn 90 ngày kể từ ngày đáo hạn của khoản phải thu.
¾ Các bước chủ yếu trong giao dịch bao thanh toán xuất khẩu:
1. Thông tin người bán: những thông tin cần thu thập và lưu ý
Mã số thuế ; Hình thức pháp lý và địa chỉ của công ty; Tên công ty và người
đại diện; Ngành nghề kinh doanh; Sản phẩm/Dịch vụ; Điều khoản về giao hàng; Điều
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 61
khoản về thanh toán; Đồng tiền trên hoá đơn; Phí chiết khấu/phần trăm; Thời gian gia
hạn chiết khấu…
2. Đánh giá tín dụng sơ bộ: mục đích để
- Cung cấp cho IF thông tin về những người mua liên quan và hạn mức tín
dụng yêu cầu.
- Nhận được hạn mức tín dụng mong đợi từ IF
3. Phản hồi đánh giá tín dụng: dựa vào những điều cơ bản trên, IF sẽ đưa ra đánh
giá tín dụng sơ bộ.
4. Thông tin về giá: thông tin này để định ra mức phí bao thanh toán.
5. Ký kết hợp đồng bao thanh toán.
6. Thiết lập hạn mức tín dụng: BIDV sẽ yêu cầu IF cấp hạn mức tín dụng theo hạn
mức (line cover) hay theo từng đơn hàng (order cover).
7. Thư chuyển nhượng : sau khi hợp đồng đã ký kết, người bán cần phải gửi thư
cho người mua thông báo về việc chuyển nhượng khoản phải thu cho IF và
hướng dẫn người mua thực hiện thanh toán trực tiếp cho IF.
8. Chuyển nhượng hoá đơn: hoá đơn do người bán phát hành gửi người mua có
dán thông báo chuyển nhượng nêu trên. Bên cạnh đó, người bán cũng gửi 01
bản copy hoá đơn đến EF, EF thông báo ngay lập tức đến IF nội dung chi tiết
của hoá đơn.
9. Thu nợ và chuyển tiền.
¾ Xây dựng quy trình bao thanh toán xuất khẩu:
1. Thực hiện lựa chọn các đơn vị bao thanh toán nhập khẩu - IF:
- Bộ phận phát triển sản phẩm bao thanh toán có thể tìm kiếm các IF từ 2 nguồn
sau:
+ Xác định thị trường mục tiêu từ đó tìm kiếm các IF từ thông tin của FCI.
+ Các IF chủ động liên hệ hợp tác bao thanh toán quốc tế với BIDV.
- Thiết lập mối quan hệ ban đầu giữa các IF và BIDV bằng việc ký kết hợp đồng
bao thanh toán hai đơn vị (Interfactor Agreement).
- Phân tích và chọn IF tham gia vào giao dịch bao thanh toán xuất khẩu, Phòng
thẩm định và bộ phận quan hệ quốc tế sẽ đánh giá các IF.
- Trình duyệt chọn IF.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 62
- Cập nhật danh sách các IF và thông báo cho các Phòng tín dụng và các Phòng có
chức năng bán hàng được biết.
2. Thực hiện bao thanh toán đối với bên bán hàng:
- Tiếp thị khách hàng là bên bán hàng.
- Hướng dẫn hồ sơ thủ tục bao thanh toán
3. Kiểm tra hồ sơ bên bán hàng
- Nhận và kiểm tra hồ sơ
- Đánh giá sơ bộ bên bán hàng
- Đề nghị IF cấp hạn mức đảm bảo thanh toán sơ bộ.
4. Gởi cho IF yêu cầu đánh giá sơ bộ tín dụng bên mua hàng: chọn các IF thích
hợp để gửi hồ sơ yêu cầu cấp hạn mức tín dụng.
5. Nhận thông báo kết quả đánh giá sơ bộ và báo giá từ IF: nếu IF chấp nhận cấp
hạn mức tín dụng, bộ phận bao thanh toán sẽ thông báo sơ bộ về hạn mức đảm bảo
thanh toán cho các bên mua hàng và thông báo cho đơn vị.
6. Trình duyệt Hội đồng tín dụng/Ban giám đốc cấp hạn mức ứng trước cho bên
bán hàng.
7. Ký kết hợp đồng bao thanh toán xuất khẩu.
8. Yêu cầu IF cấp hạn mức bao thanh toán xuất khẩu chính thức cho bên mua
hàng.
9. Bên bán hàng xuất trình chứng từ giao hàng.
10. Bên bán gửi thông báo bao thanh toán cho bên mua
11. Ứng trước.
12. BIDV chuyển nhượng khoản phải thu cho IF.
13. Theo dõi thu nợ.
14. Giải quyết các phát sinh: tranh chấp, gia hạn tiền ứng trước, chuyển nợ quá
hạn.
¾ Lưu đồ thực hiện bao thanh toán xuất khẩu:(Phụ lục 3)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 63
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẬN DIỆN RỦI RO VÀ KIỂM SOÁT RỦI
RO BAO THANH TOÁN
Nhận diện và kiểm soát rủi ro là công việc rất quan trọng trong bất kỳ hoạt
động kinh doanh nào, nó góp phần rất lớn cho sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Rủi ro và lợi nhuận luôn luôn đi cùng nhau theo mối quan hệ nghịch chiều, do
đó phương châm hoạt động của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận và giảm
thiểu rủi ro.
Bao thanh toán cũng vậy, tiện ích của sản phẩm này nhiều tương ứng với nhiều
nguy cơ rủi ro, đặc biệt đối với những đơn vị bắt đầu triển khai thực hiện khi chưa có
đủ kinh nghiệm và am tường thấu đáo về nghiệp vụ thì rủi ro là rất cao.
Xin đưa ra một số giải pháp để nhận diện rủi ro và kiểm soát rủi ro trong hoạt động
bao thanh toán.
3.3.1. Nhận diện rủi ro:
Các rủi ro thường gặp trong hoạt động bao thanh toán đặc biệt là bao thanh toán xuất
khẩu là tranh chấp thương mại, rủi ro pháp lý, rủi ro đối tác mất khả năng thanh toán,
rủi ro người bán thông đồng với người mua, rủi ro về thị trường và hàng hóa…
• Tranh chấp thương mại: Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu sẽ tạm ngưng việc
đảm bảo thanh toán khi khoản phải thu bị tranh chấp. Sau khi giải quyết xong
tranh chấp, đơn vị bao thanh toán nhập khẩu tiếp tục đảm bảo thanh toán 14
ngày sau ngày xong tranh chấp hoặc 90 ngày kể từ ngày đến hạn khoản phải
thu. Khi có tranh chấp xảy ra thì đơn vị bao thanh toán nhập khẩu không có
trách nhiệm phải tham gia giải quyết tranh chấp giữa bên bán và bên mua. Thời
hạn để đơn vị bao thanh toán nhập khẩu tiếp tục đảm bảo thanh toán với điều
kiện tranh chấp phải giải quyết trong vòng 180 ngày (bằng thương lượng) và 3
năm (bằng tòa án).
• Pháp lý: rủi ro pháp lý ở đây được hiểu như là việc IF sẽ không thực hiện tiếp
tục nghĩa vụ thu tiền và bảo hiểm rủi ro tín dụng của bên mua hàng khi BIDV
vi phạm các điều khoản liên quan đến qui định trong GRIF1. Kết quả là IF sẽ
tái chuyển nhượng khoản phải thu nếu BIDV có vi phạm. Bên bán hàng không
có quyền sở hữu đầy đủ đối với khoản phải thu, không cung cấp chứng từ
1 GRIF-General Rules on International Factoring : Các quy tắc chung về bao thanh toán quốc tế.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 64
chứng minh việc giao nhận hàng hoá theo yêu cầu, không giao hàng, không
chuyển nhượng khoản phải thu.
Ví dụ, IF sẽ chuyển nhượng lại khi:
- BIDV không cung cấp chứng từ hoặc xác nhận về khoản phải thu trong
vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của IF.
- BIDV không đồng ý cho IF tiến hành kiện tụng để thu hồi khoản phải
thu
• Rủi ro đối tác (IF) mất khả năng thanh toán.
• Rủi ro người bán thông đồng với người mua: người bán và người mua thông
đồng với nhau tạo ra những hợp đồng mua bán giả mạo để chiếm đoạt tiền của
đơn vị bao thanh toán.
• Thị trường và hàng hoá: thay đổi giá cả hàng hoá trong nước hoặc trên thị
trường quốc tế, người mua không muốn bán hoặc người bán không muốn nhận
hàng. Đồng thời những chính sách của quốc gia nhập khẩu hoặc xuất khẩu thay
đổi sẽ ảnh hưởng đến người mua hoặc người bán trong giao dịch.
3.3.2. Kiểm soát rủi ro:
Về tranh chấp thương mại:
- Đây là rủi ro rất khó kiểm soát vì BIDV sẽ bị động trong giao dịch mua bán, do
đó để hạn chế được rủi ro này chọn lựa bên bán hàng có khả năng hoàn thành
nghĩa vụ hợp đồng. Lựa chọn bên bán hàng là các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh hàng hoá xuất khẩu có đủ các điều kiện cấp tín dụng theo quy định của
BIDV và thỏa mãn những điều kiện:
+ Có tình hình tài chính lành mạnh, sổ sách tài chính minh bạch, rõ ràng;
+ Ban lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực điều hành và kinh nghiệm trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu;
+ Có khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá phù hợp
với chức năng sản xuất, kinh doanh của bên bán hàng.
Một số gợi ý của các chuyên gia FCI có thể giúp chúng ta biết được mình cần
xem xét những yếu tố nào khi kiểm tra tình hình tài chính cũng như sổ sách kế toán
của người bán:
Chúng ta phải tìm hiểu xem..
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 65
Việc đổi hàng Thanh toán chậm Thanh toán từng phần
Phát sinh do…
Hàng hoá bị từ
chối
Hoá
đơn sai
Giao
hàng
chậm
Không đáp ứng
đúng theo yêu cầu
của hợp đồng
Bù trừ với các
khoản phải trả
Là hậu quả của…
Hàng hoá kém
chất lượng
Khả năng
quản lý hồ
sơ kém
Các điều kiện,
điều khoản trong
hợp đồng mua bán
Mua bán hai
chiều(người bán đồng
thời là người mua)
- Chọn lựa mặt hàng thực hiện bao thanh toán ít bị tranh chấp như đồ gỗ, thủ
công mỹ nghệ, dệt may, nhựa…
- Hợp đồng mua bán hàng hoá thỏa thuận rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi
các bên.
- Kiểm soát được hoạt động của bên bán bán hàng.
- Phân tán rủi ro bằng cách bao thanh toán cho nhiều bên mua, mức độ tập trung
doanh số vào một bên mua không quá 50% tổng số bao thanh toán của ngân
hàng.
- Tìm hiểu rõ bản chất của vụ tranh chấp để có cách hành xử thích hợp, nên đưa
điều khoản trọng tài vào hợp đồng, ví dụ: khi có tranh chấp xảy ra sẽ thực hiện
truy đòi, huỷ hợp đồng bao thanh toán hay tiếp tục chờ kết quả giải quyết tranh
chấp.
Về pháp lý:
- Thẩm định về hợp đồng mua bán hàng hoá, quyền sở hữu hợp pháp khoản phải
thu của bên bán hàng.
- Thẩm định bộ chứng từ giao hàng không giả mạo, việc giao nhận hàng hoá có
xảy ra hay không (tờ khai hải quan, B/L bản gốc…).
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc chung về bao thanh toán quốc tế - GRIF,
Edifactoring.com. Rules.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 66
Về đối tác:
- Chọn đối tác đúng tiêu chí lựa chọn, có quy tắc trọng tài điều chỉnh nếu có
tranh chấp xảy ra giữa BIDV và các IF.
- Tham gia các buổi hội thảo, tập huấn để giao lưu, tìm hiểu về hoạt động của
các đối tác.
- Hành xử đúng chuẩn mực nghiệp vụ, tuân thủ theo các chuẩn mực nghiệp vụ
cơ bản do FCI quy định như: các quy tắc về bao thanh toán quốc tế GRIF, kỹ
thuật thực hiện qua hệ thống điện tính Edifactoring khi chuyển nhượng các
khoản phải thu, thời gian thực hiện nghiệp vụ …
Tiêu chí lựa chọn IF:
- Dựa vào đánh giá của các tổ chức định hạng doanh nghiệp có uy tín quốc tế như
Fitch, Moody’s… Đánh giá tình hình tài chính, tín dụng của các IF dựa vào
đánh giá của Fitch và Moody’s
+ Fitch: dài hạn từ BBB2 trở lên; ngắn hạn từ F33 trở lên.
+ Moody’s: dài hạn từ Baa4 trở lên; ngắn hạn từ P-35 trở lên.
- Nếu không có đánh giá của các tổ chức quốc tế thì đưa vào phân tích các chỉ số
như: ROE>10%, ROA >1%, NPL (nợ quá hạn) ≤ 1% (sau khi trừ đi quỹ dự
phòng nợ xấu), IF là thành viên chính thức của FCI, có chất lượng dịch vụ bao
thanh toán do FCI đánh giá từ mức trung bình trở lên.
- Trường hợp thực hiện quản lý sổ sách, thu hộ: người mua là thành viên chính
thức của FCI có chất lượng dịch vụ bao thanh toán do FCI đánh giá từ mức
trung bình trở lên.
Người mua và người bán thông đồng với nhau: rủi ro này có thể kiểm soát được
thông qua kiểm soát việc giao hàng bằng tờ khai hải quan, B/L, kiểm tra thực tế
việc giao hàng. Một cách khác là truy đòi bên bán hàng để hạn chế việc thông
đồng giữa người mua và người bán.
2 Chất lượng tín dụng tốt, đang có rủi ro tín dụng nhưng ở mức độ thấp, khả năng thanh toán đúng hạn các cam
kết tài chính được đánh giá là mạnh.
3 Chất lượng tín dụng khá, khả năng thanh toán đúng hạn các cam kết tài chính là đạt yêu cầu, tuy nhiên những
biến động không thuận lợi có thể làm tụt hạng tín dụng xuống hạng rủi ro.
4 Đơn vị có chất lượng tín dụng chấp nhận được.
5 Đơn vị có chất lượng tín dụng tương đối.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 67
Bảo hiểm tín dụng: các đơn vị bao thanh toán có thể đăng ký bảo hiểm những
khoản phải thu miễn truy đòi với một công ty chuyên bảo hiểm tín dụng. Đây là
cách thức giảm thiểu rủi ro hiệu quả nhất dành cho những đơn vị bao thanh toán
còn mới.
3.3.3. Quy trình xử lý tranh chấp theo quy định của FCI:
Việc xử lý tranh chấp và giải quyết những hậu quả gây ra cho đơn vị bao thanh
toán nhập khẩu là vấn đề rất quan trọng. Theo Chương VI, Điều số 27 Quy tắc chung
về bao thanh toán quốc tế GRIF đã nêu lên các quy định liên quan đến tranh chấp
trong nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế. Chúng ta cần phải biết và hiểu rõ những quy
định trong điều khoản quan trọng này cũng như các áp dụng các quy định đó vào thực
tiễn.
Thông báo tranh chấp:
Điều khoản này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải thông báo nhanh chóng.
Mục ii) Điều 27 ghi rõ: “ Khi nhận được thông báo có tranh chấp, IF hoặc EF phải
gửi ngay thông báo đó cho bên kia..” Càng thực hiện sớm chừng nào thì càng giảm
thiểu được thời gian và tiền bạc bỏ ra chừng ấy.
Mặc dù thông thường thì IF sẽ là người biết đến tranh chấp đầu tiên do thông tin từ
phía người mua, tuy nhiên EF cũng có thể biết trước do được người bán cho hay.
Trong những trường hợp như vậy, EF cũng có trách nhiệm thông báo ngay cho IF.
Ảnh hưởng của việc thông báo
(1) Mục iii) ghi rõ: “Ngay khi nhận được thông báo về tranh chấp, việc phê duyệt
bao thanh toán cho khoản phải thu sẽ tạm thời bị đình chỉ”. Tuy nhiên, điều
này không có nghĩa là sự phê duyệt này bị huỷ bỏ hoàn toàn.IF vẫn chịu rủi ro
trong khi chờ đợi kết cục cuối cùng của tranh chấp đó.
(2) Mục iii) cũng chỉ ra ảnh hưởng của việc thông báo tranh chấp đối với trách
nhiệm bảo đảm thanh toán của IF.
Nếu IF nhận được thông báo tranh chấp trong vòng 90 ngày kể từ ngày đáo hạn
của hoá đơn đang có tranh chấp, thì IF không phải thanh toán như đã bảo đảm.
Nếu IF đã thanh toán rồi họ có quyền đòi lại số tiền tranh chấp đó. Tuy nhiên, việc
đòi bồi thường chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định. EF phải nhận được
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 68
thông báo tranh chấp có liên quan trong vòng 180 ngày kể từ ngày đáo hạn của hoá
đơn.
Trách nhiệm của các đơn vị bao thanh toán trong việc giải quyết tranh chấp.
Trách nhiệm của EF: cho dù ai là người gửi thông báo đi nữa thì EF luôn là
người chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp. Họ phải không ngừng hành động
để bảo đảm là tranh chấp được giải quyết càng nhanh càng tốt.
Trách nhiệm của IF: thoạt nhìn khi tranh chấp xảy ra, IF là người có rủi ro ít
nhất, chỉ cần thông báo không chậm trễ là họ có thể thoát được rủi ro. Tuy
nhiên, các quy tắc chung về bao thanh toán quốc tế (GRIF) không quy định như
thế. Mục (iv) phần a) có ghi rõ “ Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu phải hợp tác
và giúp đỡ đơn vị bao thanh toán xuất khẩu trong việc giải quyết mọi tranh
chấp, kể cả hỗ trợ trong quá trình kiện tụng khi đơn vị bao thanh toán xuất khẩu
yêu cầu”.
Để thực hiện nghĩa vụ hợp tác và giúp đỡ đơn vị bao thanh toán xuất khẩu, đơn
vị bao thanh toán nhập khẩu có thể:
(1) Cung cấp thông tin về hệ thống luật pháp ở nước người mua, cũng như về
các chi phí và thủ tục liên quan.
(2) Tham gia vào các cuộc thương lượng …
(3) Chỉ định luật sư có đủ năng lực để hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
(4) Chuyển các chỉ thị đến luật sư được chỉ định giải quyết tranh chấp.
(5) Tiến hành giải quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của các luật sư chuyên
trách vì quyền lợi của người xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán xuất khẩu.
Do phải thực hiện 5 nghĩa vụ trên, nên có thể có những tình huống mà IF có thể
từ chối việc kiện tụng. Đó là những trường hợp khi người mua là một đối tác
quan trọng của IF hoặc người mua là một công ty lớn, có tên tuổi và việc kiện
tụng một công ty như thế có thể làm tổn hại đến tình hình kinh doanh của IF.
Cũng có những trường hợp EF và/hoặc người bán cho rằng tốt nhất hãy để
chính họ là người tiến hành đi kiện. Trong những trường hợp như thế, EF được
hưởng quyền tái chuyển nhượng lại các quyền đối với khoản phải thu liên quan
(mục (iv) phần b).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 69
Tuy nhiên, trách nhiệm của IF không kết thúc ở đó, dù cho việc tái chuyển
nhượng có xảy ra hay không, thì đơn vị IF vẫn phải chấp nhận lại khoản phải
thu đó như đã phê duyệt vì quyền lợi của người bán nếu vụ tranh chấp đã được
giải quyết êm đẹp theo hướng có lợi cho người bán. Nếu trước đó việc tái
chuyển nhượng đã xảy ra thì IF được nhập lại ngay tức khắc tất cả các quyền
của EF hoặc quyền của người bán theo phán quyết được đưa ra.
Phần (iv) trong Quy tắc cũng nêu ra 3 quy định sau:
(1) EF phải không ngừng hành động nhằm bảo đảm cho tranh chấp được giải
quyết càng sớm càng tốt.
(2) IF phải thường xuyên cập nhật đầy đủ thông tin.
(3) Người mua phải thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày tranh chấp được
hoà giải hoặc kể từ ngày phán quyết của toà án có hiệu lực.
Tại sao bên IF nên hỗ trợ giải quyết tranh chấp?
Không phải lúc nào tranh chấp cũng xuất phát từ phía người bán, IF phải hỗ trợ
tích cực trong việc giải quyết tranh chấp vì những lý do sau đây:
(1) Giúp ngăn chặn những khoản nợ xấu của người mua.
(2) Kịp ứng phó để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho những người bán
khác.
(3) Củng cố chất lượng dịch vụ.
(4) Mặt khác, nếu IF hỗ trợ tích cực trong việc giải quyết tranh chấp thì họ sẽ
có cơ hội được đơn vị EF tin tưởng và sử dụng dịch vụ của họ nhiều họ
nhiều hơn.
Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng và giả quyết tranh chấp thông qua toà
án:
Như đã đề cập ở phần trước, hạn mức tín dụng mà IF bảo đảm cho người mua
sẽ tạm ngưng cho đến khi có kết luận giải quyết tranh chấp. Thời hạn cho phép để đi
đến kết luận không thể là vô chừng. Nhưng vấn đề ở đây là thời hạn cho phép đó bao
lâu là hợp lý? EF muốn kéo dài thời hạn này càng lâu càng tốt, trong khi đó IF muốn
giảm hạn mà họ chịu rủi ro này xuống tối thiểu.
Một vấn đề khác đó là nhiều tranh chấp được giải quyết bằng cách thương
lượng, Phần (iv), GRIF, gọi đây là “biện pháp giải quyết tranh chấp bằng thương
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 70
lượng), thời hạn để đưa ra giải pháp xử lý tranh chấp khác nhau tuỳ từng trường hợp,
nhưng thường là không kéo dài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tranh chấp chỉ
có thể giải quyết qua toà án và mât rất nhiều thời gian thường là đến vài năm.
Giới hạn về thời gian:
Phần (v) của GRIF, đưa ra hạn mức về thời gian khác nhau đối với hai biện
pháp giải quyết tranh chấp. Theo đó, IF phải chấp nhận lại rủi ro tín dụng nếu như
tranh chấp được giải quyết theo hướng có lợi cho người bán trong thời hạn sau đây:
180 ngày đối với tranh chấp được giải quyết bằng thương lượng.
3 năm đối với tranh chấp được xử lý theo phán quyết của Tòa án.
Trong cả hai trường hợp, thời hạn bắt đầu tính từ ngày EF nhận được thông báo
tranh chấp có liên quan.
Một khi thời hạn giải quyết tranh chấp kết thúc, rủi ro của IF được huỷ bỏ. Tuy
nhiên vẫn có một ngoại lệ, nếu trước khi thời hạn này chấm dứt mà người mua
mất khả năng trả nợ thì đơn vị IF vẫn phải chịu rủi ro cho đến khi có phán
quyết cuối cùng.
Nghĩa vụ thanh toán sau khi tranh chấp được giải quyết.
Một tranh chấp có thể được giải quyết theo 1 trong 3 hướng sau:
(1) Có lợi cho người bán. Người mua phải thanh toán và do đó một lần nữa IF phải
hoàn toàn chịu mọi rủi ro trong phạm vi xét duyệt của mình.
(2) Có lợi cho người mua. Rủi ro của IF đến khoản phải thu đang bị tranh chấp
hoàn toàn chấm dứt.
(3) Có sự thỏa thuận. Cách giải quyết này vẫn có lợi cho người bán bởi vì theo
thỏa thuận này IF vẫn chịu rủi ro đối với số tiền thanh toán theo phán quyết.
Thời điểm IF phải trả tiền theo trách nhiệm bảo đảm thanh toán chính là ngày mà
người mua phải trả tiền các khoản phải thu theo quyết định giải quyết tranh chấp.
Theo đó, IF phải thanh toán trong vòng 14 ngày kể từ ngày nói trên với điều kiện
là ngày cuối cùng của thời hạn 14 ngày đó sau ngày bảo đảm thanh toán ban đầu.
Chi phí kiện tụng:
Các chi phí phát sinh trong vụ việc kiện tụng giải quyết tranh chấp có thể rất cao và
đôi khi còn cao hơn cả giá trị của khoản nợ phải thanh toán. Do đó, trước khi tiến
hành kiện tụng, các bên cần phải định lượng cẩn thận các chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, ai
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 71
sẽ là người chịu các chi phí nếu việc kiện ụng xảy ra? GRIF quy định rất rõ về vấb
đền này trong phần (viii):
Nếu tranh chấp được giải quyết và người bán thắng kiện, mọi chi phí có liên
quan sẽ do đơn vị bao thanh toán nhập khẩu chịu.
Các trường hợp còn lại, chi phí sẽ do đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chịu.
Tóm tắt bảng mô tả công việc và thời gian thực hiện để giải quyết tranh chấp:
Hành động Thời gian GRIF, Điều
khoản 27,
phần
Thực hiện
bởi bên
BTTXK
Thực hiện
bở bên
BTTNK
Cung cấp đầy đủ chi tiết về
tranh chấp cho đối tác sử
dụng mẫu thông báo tranh
chấp
Ngay lập tức (ii) * *
Đình chỉ nghĩa vụ bảo đảm
thanh toán cho đến khi biết
được kết quả xử lý tranh
chấp.
Nếu tranh chấp
xảy ra trong vòng
90 ngày kể từ
ngày đáo hạn hoá
đơn
(iii) *
Được quyền đòi lại khoản
tiền đã thanh toán
Nếu tranh chấp
phát sinh trong
vòng 180 ngày kể
từ ngày đáo hạn
hoá đơn.
(iii) *
Thu thập thông tin từ người
bán và người mua, gửi những
thông tin này hỗ trợ cho việc
giải quyết tranh chấp.
Thật nhanh chóng
và luôn sẵn sàng
trong quá trình
giải quyết tranh
chấp
* *
Nhắc nhở người bán nếu
không nhận được phản hồi
30 ngày sau khi
phát sinh tranh
chấp
* *
Hỗ trợ giải quyết tranh chấp Trong suốt quá
trình diễn ra tranh
(iv)a) * *
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 72
Hành động Thời gian GRIF, Điều
khoản 27,
phần
Thực hiện
bởi bên
BTTXK
Thực hiện
bở bên
BTTNK
chấp
Giải quyết tranh chấp bằng
thương lượng
Trong vòng 180
ngày kể từ ngày
phát sinh tranh
chấp
(v)
Đưa ra tranh chấp toà án Trong vòng 3 năm
kể từ ngày phát
sinh tranh chấp
(v)
Thoát khỏi rủi ro nếu quá thời
hạn giải quyết tranh chấp (trừ
khi người mua vỡ nợ trước
thời hạn đó)
(v) *
Vẫn chịu rủi ro nếu người
mua vỡ nợ
Cho đến khi tranh
chấp được giải
quyết
(v) *
Chấp nhận thanh toán hoá
đơn có tranh chấp theo đúng
hạn mức BTT nếu người bán
thắng kiện
Khi tranh chấp
được giải quyết
(iv)c) *
Bảo đảm thanh toán nếu kết
luận giải quyết tranh chấp
theo hướng có lợi cho người
bán được đưa ra sau 75 ngày
kể từ ngày đáo hạn thanh toán
hoá đơn.
Trong vòng 14
ngày
(vi)b) *
Bảo đảm thanh toán nếu như
kết luận giải quyết tranh chấp
theo hướng có lợi ích cho
người bán được đưa ra dưới
75 ngày sau ngày đáo hạn
thanh toán hoá đơn
Trong vòng 90
ngày kể từ ngày
đáo hạn thanh toán
hoá đơn
(vi)b) *
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 73
Keát luaän
Với những ưu điểm nổi bật, dịch vụ bao thanh toán mang lại những lợi ích thiết
thực cho cả nhà cung cấp và người mua hàng. Bao thanh toán đáp ứng được nhu cầu
về vốn của nhà cung cấp, tăng khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, đồng thời giảm
thiểu rủi ro từ các khoản phải thu. Từ những lợi ích ưu việt trên, bao thanh toán đã trở
thành sản phẩm quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng trên thế giới.
Bao thanh toán tuy không phải là sản phẩm tài chính mới lạ nhưng tại Việt
Nam sản phẩm này chưa được phổ biến rộng rãi. Nhận thức và nhu cầu về sản phẩm
bao thanh toán ở nước ta còn nhiều hạn chế, số lượng các tổ chức tài chính và tín dụng
triển khai ứng dụng sản phẩm này còn rất ít.
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, ở các ngân hàng Việt Nam sản
phẩm bao thanh toán sẽ ngày càng trở nên phổ biến và phát triển song song với các
hình thức cho vay cổ điển khác. Do vậy, việc hiểu rõ những khái niệm, đặc tính, các
lợi ích, cách thức sử dụng và phương pháp đưa sản phẩm bao thanh toán vào hoạt
động của các doanh nghiệp là rất cần thiết.
Trong luận văn này đã đề cập đến những vấn đề nêu trên và một số giải pháp
để đưa sản phẩm bao thanh toán vào hoạt động cụ thể tại Ngân hàng Đầu tư và phát
triển Việt Nam. Đề tài dựa trên những cơ sở lý luận chung nhất về bao thanh toán,
thực tiễn thực hiện tại các ngân hàng thương mại cổ phần từ đó rút ra những mặt còn
tồn tại và hạn chế. Từ những lý luận và thực tiễn đó đưa ra một số giải pháp để triển
khai bao thanh toán vào ứng dụng tại BIDV.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
**********
4. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2004), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản thống
kê.
5. TS Nguyễn Minh Kiều (2005), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng.
6. PGS.TS Trần Hoàng Ngân và Nguyễn Thị Thùy Linh (2006), “Bao thanh
toán Factoring một hình thức tín dụng mới tại Việt Nam”, Internet.
7. Nguyễn Xuân Trường (2005), “Bao thanh toán – Một dịch vụ tài chính đầy
triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Internet.
8. QĐ số 1096/2004/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước về quy chế hoạt
động bao thanh toán.
9. Quy chế hoạt động bao thanh toán của NHTM CP Á Châu.
10. Tài liệu hội thảo bao thanh toán của SinoPac-Far East National Bank tháng
2/2005.
11. Thông tin từ các website:
- www.acb.com.vn
- www.e-gov.vn
- www.factors-chain.com
- www.worldbank.com
- www.ueh.edu.com
℘℘℘℘℘℘℘℘
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 75
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Phụ lục 1: Lưu đồ thực hiện bao thanh toán nội địa đối với bên mua hàng:
Bước Bộ phận phát triển sản
phẩm bao thanh toán
Phòng Tín dụng Hội đồng tín
dụng/Ban giám đốc
1
Thu thập thông tin
2
3
Lập danh sách bên
mua hàng tiềm
năng
Hỗ trợ cung cấp
thông tin bên mua
hàng đang quan hệ
tín
4
dụng
5
Tiếp xúc và giới
thiệu sản phẩm
Thẩm định
khách hàng
Trình cấp
hạn mức
BTT
Lập danh sách bên
mua hàng đã được
duyệt
Lưu hồ sơ, thông
báo cho bộ phận
phát triển sản
phẩm BTT
Đồng ý
Không đồng ý
Lưu hồ sơ, kết
thúc
Trang 76
Phụ lục 3: Lưu đồ thực hiện bao thanh toán xuất khẩu
Thực hiện
BP.BTT
P.TD
BTT: bao thanh toán
BP.BTT
P.Tín dụng
P.DV XNK
P.Tín dụng
P.DV XNK
BP.BTT
BP.Định giá
P.TD
P.ThẩmđịnhTD
P.TD
P.Thđịnh TD
IF: Import Factor
BMH: bên mua hàng
KPT: khoản phải thu
Hội đồng
TD/BGĐ
BP.BTT
P.TD
BP.BTT
P.TD
P.TD
DV Kh.hàng
BP.BTT
P.TD
BP.BTT
P.TD
P.Pháp chế
P.TD
Ký thỏa thuận BTT với IF. Trình cấp hạn mức cho IF
Tiếp thị bên bán hàng
Hướng dẫn KH, nhận hồ sơ BTT & đánh giá sơ bộ KH
Yêu cầu IF cấp hạn mức đảm bảo thanh toán sơ bộ
Thẩm định TSBĐ
(nếu có) & lập tờ
Phân tích bên bán hàng
& lập tờ trình
Thẩm định tín dụng
& lập tờ trình (nếu
Xét duyệt
hồ sơ BTT
Lưu thông
tin trả hồ sơ
Thông báo hạn mức sơ bộ, phí cho bên bán
Yêu cầu IF cấp hạn mức chính thức
Nhận phản hồi về việc cấp hạn mức từ IF
Lập, kiểm tra hợp đồng BTT
Kết thúc
Hướng dẫn, theo dõi kiểm soát việc thông báo chuyển nhượng
Hoàn tất & tuân thủ các nội dung
phê duyệt
Quản
lý
Truy đòi bên bán
Khách hàng xuất trình chứng từ giao hàng
Kiểm tra CT & theo dõi gửi CT cho BMH
Ứng tiền & thu phí bên bán
Chuyển nhượng KPT cho IF
Lưu trữ hồ sơ BTT, theo dõi KPT
Thu nợ gốc& lãi BTT, theo dõi KPT
Thanh lý KPT
Giải chấp TSBĐ (nếu có) Thu nợ Xử lý thu hồi ứng trước
(BTT có truy đòi)
Truy đòi bên bán.
Yêu cầu IF đảm bảo
thanh toán (nếu
Khởi kiện
IF (BTT
miễn truy
Ycầu bên bán, bên mua
giải quyết tranh chấp
Trả tiền
thu được
cho bên
Kết quả giải quyết
tranh chấp
Chuyển
khoản phải
thu cho IF
để thu
bình
từ chối
Từ chối
Khô
ng
Không đạt
Khôn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
Trang 77
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luận văn thạc sĩ GVHD: TS Bùi Kim Yến HVTH: Nguyễn Thái Bảo Luân
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA0617.pdf