MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, lịch sử ra đời của ngành hải quan gắn liền với quá trình phát triển buôn bán giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Khi có sự trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau, các quốc gia đã có hoạt động hải quan và tổ chức lực lượng hải quan. Hoạt động hải quan góp phần thực hiện chính sách quản lí xuất nhập khẩu, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, bảo vệ sản xuất trong nước, minh b
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình hình thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 cho đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch và lành mạnh hóa thương mại quốc tế, phát triển giao lưu và hợp tác kinh tế quốc tế. Nó cũng góp phần bảo vệ lợi ích và chủ quyền kinh tế quốc gia. Để thực hiện được các chức năng nói trên, ngành Hải quan phải thực hiện tốt một số nhiệm vụ cụ thể như: kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh, thu thuế xuất nhập khẩu, điều tra chống buôn lậu và gian lận thương mại, thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ… Trong đó, thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu đối với nội bộ ngành Hải quan nói chung cũng như đối với chi cục Hải quan tỉnh Quảng Bình nói riêng. Là một tỉnh mới chia tách gần 20 năm, trong điều kiện giao lưu kinh tế với các tỉnh nước bạn còn khó khăn, nhưng nhiệm vụ thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu luôn được ngành Hải quan địa phương thực hiện một cách tốt nhất. Nghiên cứu về tình hình thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu của tỉnh, một mặt ghi nhận những cố gắng tích cực trong công tác của cán bộ hải quan, một mặt rút ra những bài học kinh nghiệm làm hành trang cho nghề nghiệp sau này là một việc làm thiết thực. Đề tài “Tình hình thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 cho đến nay” giới thiệu một cách khái quát những thành tích mà đơn vị đã đạt được trong những năm gần đây cũng như những biện pháp đã được thực hiện nhằm đảm bảo nhiệm vụ thu đúng, thu đủ thuế cho Ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, đề tài còn đề xuất một số giải pháp mang tính chất dài hạn với mục đích nhằm tăng hiệu quả cho công tác thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu tại tỉnh nhà và có thể áp dụng tại các địa phương khác. Cấu trúc của đề tài gồm có 3 phần chính:
I.Vai trò của hoạt động thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục hải quan Quảng Bình
II.Tình hình thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục hải quan Quảng Bình giai đoạn từ 2006 cho đến nay
III.Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng hiệu quả thu thuế
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cục hải quan Quảng Bình đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành được đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Liên Hương đã góp ý và chỉnh sửa để đề tài được hoàn thiện và chính xác hơn.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do còn thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu và tổ chức giải quyết một số vấn đề nên đề tài này còn có nhiều thiếu sót. Rất mong được sự nhận xét và góp ý thẳng thắn của cô và các bạn để những đề tài sau được tốt hơn.
I.VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG THU THUẾ HÀNG HÓA XNK TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG BÌNH:
1.Giới thiệu về Cục hải quan Quảng Bình:
Tuy ngành Hải quan đã trải qua một chặng đường dài 65 năm phát triển và trưởng thành nhưng tuổi đời của Cục hải quan Quảng Bình còn khá non trẻ (12/09/1993 – 12/09/2010). Cục hải quan Quảng Bình là một trong những đơn vị ra đời muộn hơn so với các đơn vị khác trong toàn ngành. Khi mới thành lập, đơn vị chỉ có 28 cán bộ, toàn ngành mới chỉ có một cửa khẩu duy nhất là Cha Lo, các phương tiện phục vụ công tác chuyên môn còn thiếu. Sau hơn 15 năm, đơn vị đã có những bước chuyển mình đáng kể. Số cán bộ hiện nay của Cục đã tăng lên đến 103 người, gồm 7 đơn vị trực thuộc, phụ trách hoạt động thu thuế hàng hóa XNK ở cửa khẩu Cha Lo, cảng biển nước sâu Hòn La, cảng Nhật Lệ… và một số công ty có chức năng XNK hàng hóa ở địa phương và các tỉnh bạn lân cận.Nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo tỉnh, hoạt động XNK luôn được thực hiện tốt thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia, nhờ vậy, kim ngạch XNK tăng cao qua hàng năm. Đặc biệt từ năm 2001 đến nay, kim ngạch XNK luôn đạt từ 15-20 triệu USD/năm. Công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng được ngành Hải quan thực hiện tốt. Những tháng đầu năm nay cán bộ ngành Hải quan đã bắt giữ, xử lý 138 vụ buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trị giá gần 100 triệu đồng. Đặc biệt năm 2004, đơn vị đã phối hợp với các ngành liên quan khám phá thành công chuyên án 640B thu giữ 199 bánh heroin vận chuyển trái phép từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Cha Lo... Để đạt được những thành tích trên đây là cả một sự nỗ lực cố gắng lớn của toàn thể cán bộ tại Cục hải quan Quảng Bình. Bởi lẽ tuy được thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh một vị thế giao thông thuận lợi (nằm trên trục chính tuyến đường Bắc Nam, phía tây giáp với Lào, phía đông giáp biển) nhưng đồng bằng nhỏ hẹp, tỉnh lại không có nhiều loại tài nguyên khoáng sản nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng năm chỉ bó hẹp trong một số mặt hàng cố định. Diện tích của tỉnh khá rộng nhưng dân cư lại thưa thớt, mặt bằng dân trí chưa cao, việc làm ít, thu nhập thấp dẫn đến nhiều hoạt động buôn lậu hàng hóa qua biên giới. Các doanh nghiệp đặt trụ sở tại tỉnh làm ăn cầm chừng, một số thua lỗ làm cho việc thu hồi nợ thuế gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế mà toàn thể cán bộ của Cục phải luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm để có thể hoàn thành chỉ tiêu thu mà lãnh đạo Tổng cục đã đề ra. Từ năm 2006 cho đến nay, đơn vị luôn vượt kế hoạch trên giao và đạt số thu năm sau cao hơn năm trước. Vấn đề nợ thuế được đơn vị quan tâm giải quyết hàng năm, kiềm chế tình trạng này phát triển. Cục hải quan Quảng Bình ngày một cố gắng hoàn thiện và tiến tới áp dụng các kĩ thuật hiện đại vào trong công tác thu thuế. Chính điều này sẽ hỗ trợ và thúc đẩy cho Cục có nhiều thành tích hơn nữa trong tương lai không xa.
2.Khái quát về các loại thuế hàng hóa XNK:
a,Thuế xuất nhập khẩu:
- Thuế xuất khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ trong nước trong quá trình xuất khẩu.Đây là một công cụ mà các nước đang phát triển thường sử dụng để đánh vào một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia.Tuy nhiên, do không đảm bảo được số thu nộp vào ngân sách, một số quốc gia đã từ bỏ thuế xuất khẩu và tập trung thu chủ yếu vào thuế nhập khẩu.
- Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.
b,Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, việc quy định hàng hóa nào thuộc vào danh sách hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn phải phụ thuộc vào chính sách kinh tế - xã hội của từng nước. Một số đặc điểm chính của loại thuế này là:
- Các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được pháp luật thuế các nước qui định hầu như giống nhau gồm: rượu, bia, thuốc lá, ô tô…; kinh doanh cá cược, đua xe…
- Mức thuế tiêu thụ đặc biệt được pháp luật thuế các nước đưa ra khá cao vì thuế đánh vào các hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật sự cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của con người và có ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều người trong xã hội.
- Cách thức thu thuế tiêu thụ đặc biệt của các nước cũng khá giống nhau, tức là chỉ thu một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh dịch vụ thuộc diện nằm trong danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế thu nhập đặc biệt có thể thay đổi tùy theo các chính sách kinh tế - xã hội và mức thu nhập của từng nước.
Đối với Việt Nam, ngày 14/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12.Luật quy định: Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm: thuốc lá điếu, xì gà; rượu; bia; xe ô tô dưới 24 chỗ; xe mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3; tàu bay, du thuyền; xăng các loại, nap-ta các chế phẩm; điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; bài lá; vàng mã, hàng mã.Đối với dịch vụ: kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê; ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót, máy sờ-lot và các loại máy tương tự; kinh doanh đặt cược; kinh doanh gôn bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; kinh doanh xổ số.
Thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ thấp nhất là 10% và cao nhất là 70%…
c, Thuế giá trị gia tăng(VAT):
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Ðây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế giá trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.Ðối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là các loại hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.Hiện nay, pháp luật thuế của Việt Nam đang áp dụng 3 mức thuế suất VAT là 0%, 5% và 10% tùy theo mặt hàng chịu thuế cụ thể.
Một số văn bản pháp luật có liên quan đến các loại thuế hàng hóa XNK:
- Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005 số 42/2005/QH11 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 27/06/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006.
- Luật số 05/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998 của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Luật số 08/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thông tư số 18/2005/TT-BTC ngày 8 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính về Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Luật số 57/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng.
- Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về Sửa đổi bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng.
- Thông tư số 115/2005/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thi hành Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 sửa đổi, bổ sung các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng.
- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2008 và có hiệu lực từ 01/04/2009, riêng các mặt hàng rượu bia có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
3.Vai trò của hoạt động thu thuế hàng hóa XNK trong thu ngân sách của tỉnh Quảng Bình:
Như chúng ta đã biết, vai trò của thuế hàng hóa nói chung và vai trò của thuế hàng hóa XNK nói riêng là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Ngoài việc là nguồn thu thường xuyên cho ngân sách Nhà nước, thuế hàng hóa còn đóng góp vào việc xây dựng các chính sách vĩ mô và các quyết định vi mô cho thương mại quốc tế. Bảo hộ nền sản xuất trong nước, tăng cường mối quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài có hiệu quả hay không một phần lớn nhờ vào chính sách thuế của mỗi quốc gia. Đối với tỉnh Quảng Bình, thuế hàng hóa XNK cũng đóng một vai trò tương tự. Luôn chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong thu ngân sách của tỉnh, thuế hàng hóa XNK đã là một trong nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế của tỉnh qua các năm. Dựa vào số liệu thống kê trong những năm vừa qua, có thể thấy rằng tình hình kinh tế của tỉnh đã có những khởi sắc. Từ số thu năm 2004 chỉ đạt 9,826 tỷ đồng, đến năm 2008 đã lên gần tới 80 tỷ đồng, đặc biệt chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010 số thu đã đạt con số 88,7 tỷ đồng. Tạm thời bỏ qua những tác động của lạm phát và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong vài năm gần đây, những con số này cũng cho thấy phần nào sự phát triển ngày càng lớn mạnh của một tỉnh nghèo. Điều này cũng cho thấy những tiềm năng của tỉnh đang được khai thác một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, số thu thuế ngày càng tăng chứng tỏ sự tin cậy khi quyết định đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, thậm chí là các doanh nghiệp nước ngoài vào Quảng Bình. Nhiều nhà máy được xây dựng trong các khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, khu kinh tế Cảng Hòn La đã bắt đầu làm ăn có hiệu quả. Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Cha Lo và các cảng luôn có chiều hướng năm sau cao hơn năm trước. Nhiều mặt hàng mới xuất hiện trong báo cáo thu thuế cuối năm của Cục hải quan tỉnh Quảng Bình mang lại nguồn lợi lớn cho ngân sách Nhà nước. Thực tế này quay lại ảnh hưởng đến những chính sách của tỉnh trong quản lí kinh tế. Tăng cường đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, thông thoáng hơn về những thủ tục có liên quan, mở rộng hợp tác giao lưu với các tỉnh bạn và với nước bạn Lào đang là những hoạt động mà lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đang cố gắng thực hiện trong một vài năm trở lại đây. Nhờ đó mà số thu thuế hàng hóa XNK trong các năm tới hứa hẹn còn cao hơn nữa. Chính vì những vấn đề được đề cập ở trên mà nghiên cứu tình hình thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ năm 2006 cho đến nay là rất cần thiết. Ngoài việc nhìn lại một chặng đường với những thành tích thu thuế đã đạt được, ta có thể rút ra những vấn đề chưa giải quyết hết, những khúc mắc còn tồn đọng để rút kinh nghiệm và có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác thu thuế hàng hóa XNK tại Cục hải quan tỉnh Quảng Bình.
II.TÌNH HÌNH THU THUẾ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG BÌNH TỪ NĂM 2006 CHO ĐẾN NAY:
1.Giới thiệu chung về hoạt động thu thuế tại Cục hải quan Quảng Bình:
a,Những điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu thuế:
- Quảng Bình có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh và hợp lý: Quốc lộ 12A qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo nối Quảng Bình, Trung Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan là trục đường giao thông ra biển gần nhất; tỉnh lộ 20, tỉnh lộ 16 với các nhánh đường Hồ Chí Minh và sang Lào qua các cửa khẩu quốc gia.Cảng Nhật Lệ, cảng Gianh cho tàu đến 5.000 DWT cập bến. Cảng nước sâu Hòn La được xây dựng giai đoạn I cho tàu 10.000 DWT cập bến , giai đoạn II sẽ xây dựng cho phép tàu đến 50.000 DWT cập bến.Sân bay Đồng Hới cách cảng biển Hòn La 60 km có khả năng khai thác phục vụ phát triển kinh tế, du lịch.
- Hoạt động XNK diễn ra trong tỉnh chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng nhất định, dễ dàng trong công tác quản lí, thống kê và tiến hành thu nộp thuế. Nhiều mặt hàng là tài nguyên khoáng sản có sẵn của tỉnh nên dễ dàng trong việc xác định trị giá khi tính thuế.
- Đội ngũ cán bộ công chức của Cục hải quan tỉnh Quảng Bình đều đã qua đào tạo cơ bản, nhiều đồng chí đã theo học các lớp chuyên sâu về nghiệp vụ thu thuế. Bên cạnh đó, trong đơn vị có nhiều cán bộ dày dạn kinh nghiệm về chuyên môn kết hợp với đội ngũ cán bộ mới trẻ tuổi, nhiệt tình, hiểu biết rộng tạo nên hiệu quả trong hoạt động thu thuế.
- Ngoài sự chỉ đạo sát sao của Tổng cục hải quan, Cục hải quan Quảng Bình còn được nhận sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo tỉnh, thành phố. Nhiều chính sách về kinh tế, đặc biệt là thu hút đầu tư từ các tỉnh bạn và nước ngoài đã tạo điều kiện mở rộng thương mại quốc tế, thêm nhiều khu kinh tế, chế xuất được thành lập. Từ đó, nâng cao được số thu từ hàng hóa xuất nhập khẩu qua các năm.
b,Những vấn đề khó khăn cho công tác thu thuế:
- Diện tích tỉnh rộng, bao gồm nhiều loại địa hình khác nhau như núi, rừng, đồng bằng, biển nên cần nhiều loại phương tiện chuyên dùng và nhân sự hỗ trợ cho công tác thu thuế và thu hồi nợ thuế.
- Mặt bằng dân trí còn chưa cao, thu nhập thấp cộng với ý thức pháp luật còn non kém dẫn đến hoạt động buôn lậu vẫn diễn ra thường xuyên.
- Doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu ở trên nhiều địa bàn, cả trong và ngoài tỉnh dẫn đến việc khó quản lí. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cố tình chây ỳ, không chịu nộp thuế đúng hạn, lách luật để kéo dài thời hạn nộp thuế.
- Lực lượng cán bộ công chức tuy đã được bổ sung qua từng năm nhưng vẫn đang còn thiếu, một số cán bộ đang còn non trẻ về kinh nghiệm và nghiệp vụ thu thuế.
- Việc phối hợp giữa đơn vị và các lực lượng như công an, cục thuế, ngân hàng … vẫn chưa được thực hiện đồng bộ và chặt chẽ nên hiệu quả thu thuế thấp.
c,Một số thành tích đạt được trong hoạt động thu thuế:
Trong thời gian qua, cơ quan Hải quan và Kho bạc Nhà nước Quảng Bình đã phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác thu NSNN, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời và hạch toán chính xác mục lục ngân sách. Các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chi cục hải quan cửa khẩu và doanh nghiệp nộp các khoản thu vào NSNN. Việc đối chiếu nộp NSNN đảm bảo khớp đúng các khoản mục, đã khắc phục được tình trạng đối chiếu nhiều lần. Các chi cục hải quan cửa khẩu đã phối hợp với Kho bạc hướng dẫn kịp thời các đối tượng nộp thuế thực hiện việc nộp thuế theo mục lục ngân sách mới kể từ đầu năm 2009 theo quy định tại Thông tư 128/2008/TT-BTC. Từ quý III-2008 đến hết quý I-2009, Cục Hải quan Quảng Bình đã thu nộp các khoản vào NSNN qua Kho bạc là 49 tỷ đồng.
Theo đánh giá của các cơ quan, điểm thu Kho bạc tại cửa khẩu Cha Lo tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế, góp phần thông quan nhanh hàng hóa XNK. Hàng ngày, khi phát sinh số thuế hoặc tiền phạt, Chi cục hải quan cửa khẩu Cha Lo đã cung cấp kịp thời các thông tin về số tờ khai, số tiền phải nộp, địa chỉ người nộp thuế... để Kho bạc tiến hành thu đảm bảo đúng chương, loại khoản mục theo quy định, được cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và người nộp thuế nói chung đánh giá cao. Từ quý III-2008 đến hết quý I-2009, tại điểm thu này đã thu được trên 11 tỷ đồng.
Trong năm 2009, Cục Hải quan Quảng Bình đã xây dựng và triển khai tốt kế hoạch trọng tâm của năm, trong đó tập trung 5 nhóm nhiệm vụ cùng các giải pháp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hải quan và đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Đơn vị đã hoàn thành một số chỉ tiêu đề ra từ đầu năm như: Giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa (Luồng đỏ) xuống còn 21% năm 2008, nâng tỷ lệ luồng Xanh - Vàng lên 79%; số lượng doanh nghiệp đăng ký khai báo Hải quan từ xa tăng 87%; tỷ lệ tờ khai hải quan đạt trên 81%, vượt 11% so với chỉ tiêu đề ra từ đầu năm 2009. Bên cạnh đó, phương tiện XNC tăng 27%; người XNC tăng 15%; số lượng tờ khai XNC tăng 94%; trọng lượng hàng hóa XNK tăng 83%; kim ngạch hàng hóa XNK tăng 75%; công tác quản lý điều hành dựa trên môi trường mạng Internet, mạng nội bộ NetOffice - HQQB, cơ chế "một cửa" đã được mở rộng trong toàn đơn vị…Đầu năm 2010, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Cục Hải quan Quảng Bình và Phòng Nghiệp vụ Hải quan Quảng Bình vì đã có thành tích trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Bình tặng Giấy khen cho các doanh nghiệp đã có thành tích hoàn thành tốt các nghĩa vụ nộp thuế hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2009; Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam cho các tập thể và cá nhân đã có thành tích xây dựng và phát triển tài chính Việt Nam.
2. Tình hình thu thuế hàng hóa XNK từ năm 2006 cho đến nay:
a,Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2006:
Đầu năm 2006, tuyến đường 12A qua cửa khẩu Cha Lo – Nà Phàu (Lào) đã hoàn thành, tạo cơ hội mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Lưu lượng hàng hóa XNK, người và phương tiện XNC làm thủ tục hải quan qua các cửa khẩu ổn định và tăng so với cùng kì năm 2005. Tính đến cuối năm 2006, tổng kim ngạch XNK đạt 22,757 triệu USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 5,269 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 17,488 triệu USD. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là phụ tùng, linh kiện để lắp ráp xe hai bánh gắn máy và xe máy nguyên chiếc, gỗ các loại, thạch cao… Hàng xuất khẩu chủ yếu: gỗ các loại, sản phẩm mây tre…
Tổng thu ngân sách đến cuối năm 2006 đạt 51,891 tỷ đồng, vượt 67,39% kế hoạch được giao.Trong đó:
+) Thuế XNK + TTĐB : 23,242 tỷ đồng
+) Thuế VAT : 28,337 tỷ đồng
+) Khác : 0,312 tỷ đồng
Nguyên nhân dẫn đến tình hình thu vượt mức trên là:
- Năm 2006, thực hiện Luật Thuế XNK mới, đối tượng áp dụng trị giá GATT được mở rộng cho tất cả hàng hóa XNK, công tác xác định trị giá hải quan gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, đơn vị đã tập trung nâng cao trình độ nghiệp vụ tính trị giá hải quan cho đội ngũ cán bộ làm công tác giá, xây dựng một đội ngũ giá chuyên sâu, củng cố và kiện toàn tổ chức cho nghiệp vụ này.
- Triển khai hoạt động Chi cục Kiểm tra sau thông quan, thực hiện tốt QĐ 621/QĐ – TCHQ ngày 29/03/2006 của Tổng cục hải quan về ban hành Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan và quy trình kiểm tra hàng hóa sau thông quan đối với hàng hóa XNK; đẩy mạnh công tác kiểm tra hàng hóa sau thông quan đối với tất cả các lô hàng có nghi ngờ về trị giá khai báo, đặc biệt là các mặt hàng nhạy cảm, có trị giá cao.
- Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ phận chuyên môn trong đơn vị như: giám sát quản lí, kiểm tra thu thuế, điều tra chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan để đảm bảo sự chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ đạt hiệu quả cao.
Số nợ thuế năm 2005 chuyển sang 30,673 tỷ đồng, trong đó có số nợ đọng không có khả năng thu hồi 27,299 tỷ đồng chủ yếu từ 3 doanh nghiệp:
- Công ty Công nghiệp và thương mại Quảng Bình (phát sinh do thay đổi chính sách của Nhà nước về hàng thu hồi nợ từ Lào) 23,964 tỷ đồng. Số nợ này đơn vị thường xuyên đốc thúc công ty nhưng công ty chưa có khả năng nộp. Hiện nay công ty đang làm thủ tục cổ phần hóa và có văn bản xin xóa nợ.
- Công ty Thiên Mỹ Nghệ An ( nợ do nhập sản xuất xuất khẩu chuyển đổi thành nhập kinh doanh) 2,712 tỷ đồng, đối với công ty này đơn vị đã có nhiều biện pháp để đốc thúc thu hồi nợ kể cả biện pháp hình sự nhưng đến nay vẫn chưa thu hồi được nợ.
- Công ty TNHH Lâm Hải (nợ do nhập sản xuất xuất khẩu chuyển đổi thành nhập kinh doanh) 298,277 triệu đồng. Công ty có giải trình đang trong tình trạng thua lỗ, không có khả năng trả.
b,Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2007:
Tổng thu ngân sách năm 2007, tính đến ngày 31/12/2007 là: 76,281 tỷ đồng, vượt 108% chỉ tiêu pháp lệnh ( 37 tỷ đồng), bằng 153% chỉ tiêu phấn đấu (50 tỷ đồng), tăng 47% so với cùng kỳ năm 2006.Trong đó:
+) Thuế XNK + TTĐB : 27,425 tỷ đồng
+) Thuế VAT : 48,740 tỷ đồng
+) Khác : 0,116 tỷ đồng
Nguyên nhân chính của sự tăng thu ngân sách này là do:
- Năm 2007, kim ngạch hàng hóa XNK tăng 70% so với cùng kỳ năm 2006 (tăng 15,9 triệu USD). Trong đó mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao chiếm phần lớn số thu là ô tô nguyên chiếc tăng mạnh (số thu của mặt hàng này là 19,387 tỷ đồng, tăng 12,307 tỷ đồng, chiếm 25% trên tổng số thu).
- Xuất hiện số thu của một số mặt hàng xuất khẩu như : than cám, tinh quặng ilmenite, 2 mặt hàng này có số thu thuế xuất khẩu đạt 3,749 tỷ đồng, tăng 100% so với năm ngoái.
- Ngoài ra, mặt hàng gỗ nhập khẩu vẫn duy trì số thu khá và tăng so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt trong tháng 5 và tháng 6 tăng đột biến vì : phía Lào cho khai thác gỗ để giải phóng lòng hồ thủy điện Nậm Thơm, đường 8 Cầu treo – Hà Tĩnh bị hỏng phải sữa chữa nên lượng gỗ nhập về cửa khẩu Cha Lo tăng. Số thu mặt hàng gỗ đạt 38,356 tỷ đồng, tăng 18,270 tỷ đồng (91%).
- Công tác tham vấn và xác định lại trị giá tính thuế: số truy thu bổ sung từ công tác này đạt trên 3 tỷ đồng.
Tổng nợ thuế: 7,180 tỷ đồng (giảm 75% so với năm 2006).Trong đó, nợ trong hạn là 3,655 tỷ đồng; nợ quá hạn là 3,525 tỷ đồng (giảm 87% so với năm 2006). Đối với khoản nợ quá hạn được chia thành:
+) Nợ doanh nghiệp giải thể, phá sản : 0,010 tỷ đồng
Đây là nợ phạt chậm nộp của HTX đồ gỗ mỹ nghệ Thiên Long do doanh nghiệp đã có quyết định giải thể nên không còn khả năng thu hồi nợ. Ngày 31/12/2007, Cục hải quan tỉnh Quảng Bình đã có công văn số 751/HQQB-NV và gửi toàn bộ hồ sơ có liên quan đến Tổng cục hải quan để đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xóa nợ cho doanh nghiệp.
+) Nợ doanh nghiệp không tìm thấy địa chỉ : 0,012 tỷ đồng
Đây là số nợ thuế VAT của công ty TNHH thương mại Bắc Vinh, Cục hải quan Quảng Bình đã cử cán bộ đến làm việc với Sở Kế hoạch Đầu tư Nghệ An và được xác minh là chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn không tìm thấy địa chỉ. Hiện tại, đơn vị đang tập hợp hồ sơ của doanh nghiệp này để phối hợp với công an tỉnh Nghệ An xử lí việc chủ doanh nghiệp bỏ trốn.
+) Nợ chây ỳ : 3,487 tỷ đồng
Số nợ này chủ yếu là của 3 doanh nghiệp : công ty Thiên Mỹ - Nghệ An (nợ do nhập sản xuất xuất khẩu chuyển đổi thành nhập kinh doanh từ 09/08/2003 là 2,712 tỷ đồng). Hiện tại, Cục hải quan Quảng Bình đang phối hợp với Cục hải quan Quảng Trị và Cục hải quan Nghệ An xác minh tài sản của doanh nghiệp để áp dụng biện pháp kê biên bán đấu giá tài sản. Kết quả và những khó khăn, vướng mắc đã được báo cáo tại công văn số 309/HQQB – KTSTQ ngày 29/05/2008 của Cục hải quan Quảng Bình; công ty TNHH Lâm Hải (nợ phạt chậm nộp 298 triệu đồng); công ty cổ phần thương mại sông Hồng (nợ phạt chậm nộp 444 triệu đồng). Đối với số nợ phạt chậm nộp của 2 doanh nghiệp này, hiện tại, Cục hải quan Quảng Bình chưa áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 17685/BTC – TCHQ ngày 28/12/2007.
+) Nợ thường chưa quá 90 ngày : 0,016 tỷ đồng
+) Nợ tạm thu : từ trước đến nay đơn vị chưa có phát sinh loại nợ này
c,Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2008:
Năm 2008, Cục hải quan Quảng Bình được Bộ Tài chính giao chỉ tiêu pháp lệnh thu ngân sách là 72 tỷ đồng, chỉ tiêu phấn đầu do Tổng cục hải quan giao 77 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách cuối năm của Cục hải quan Quảng Bình đạt 79,874 tỷ đồng (bằng 110,9% chỉ tiêu của Bộ Tài chính; bằng 103,7% chỉ tiêu của Tổng cục hải quan; bằng 104,7% so với thực hiện năm 2007).Trong đó:
+) Thuế XNK + TTĐB : 37,445 tỷ đồng
+) Thuế VAT : 42,337 tỷ đồng
+) Khác : 0,092 tỷ đồng
Nguyên nhân làm tăng số thu so với chỉ tiêu dự toán năm 2008 và với năm 2007:
- Do có sự chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ thống nhất từ Cục đến chi cục, sự phối kết hợp tốt giữa đơn vị trong và ngoài ngành, sự nỗ lực cố gắng của cán bộ công nhân viên hải quan trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu và gian lận thương mại, trốn thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào NSNN.
- Căn cứ vào kết quả thu năm 2007, dự báo khả năng thu trong năm 2008, ngay từ đầu năm, Cục hải quan Quảng Bình đã phân bổ chỉ tiêu thu thuế cụ thể cho từng chi cục và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cũng như chỉ tiêu thi đua của các chi cục.
- Năm 2008, kim ngạch hàng hóa XNK tăng 9,7% so với năm 2007 (tăng 3,777 triệu USD). Trong đó, các mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao, chiếm phần lớn số thu đều tăng là ô tô, gỗ, linh kiện điện tử (ô tô thu được 24,146 tỷ đồng, tăng 4,849 tỷ đồng; gỗ thu được 27,055 tỷ đồng; máy móc, linh kiện điện tử thu được 3,798 tỷ đồng, tăng 0,94 tỷ đồng). Tổng cộng thu thuế qua các mặt hàng này là 54,96 tỷ đồng (chiếm 68,8% trên tổng số thu). Mặt hàng gỗ nhập khẩu trong năm 2008 có số thu giảm nhiều so với năm 2007, số thu được trong năm 2008 là 27 tỷ đồng (chiếm 33% trên tổng số thu), giảm 11 tỷ đồng so với 2007. Bên cạnh đó, thuế xuất khẩu thu được từ các mặt hàng như than cám, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tinh quặng ilmenite cũng đạt khá (10,9 tỷ đồng), tăng 190% so với năm 2007.
- Đơn vị đã chú trọng công tác tham vấn và xác định lại trị giá tính thuế, đặc biệt là các mặt hàng nhạy cảm, có thuế suất cao, trị giá lớn như ô tô, điện lạnh điện tử, hạn chế gian lận qua giá, gây thất thu cho ngân sách. Trong năm 2008, đơn vị đã thu bổ sung từ công tác tham vấn và xác định trị giá tính thuế 1,83 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2008, tình hình nợ thuế có thể tóm tắt theo bảng sau:
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu
Đến 31/12/2008
Đến 31/12/2007
So sánh 2008/2007(%)
Tổng nợ
5.355
7.337
-27
I
Nợ trong hạn
1.431
3.812
-62
II
Nợ quá hạn
3.924
3.525
+11
1
Giải thể
10
10
2
Không có địa chỉ
12
12
3
Chây ỳ
2.887
3.488
-17
4
Nợ chưa quá 90 ngày
246
15
+1.54
5
Nợ được giãn
769
d,Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2009:
Năm 2009, tại Quyết định số 2615/QĐ – BTC ngày 20 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính đã giao dự toán thu nộp NSNN cho Cục hải quan tỉnh Quảng Bình là 85 tỷ đồng. Tính đến cuối năm, số thu ngân sách Nhà nước đạt 65,9 tỷ đồng (bằng 77,5% kế hoạch được giao, giảm 17,6% so với năm 2008).Trong đó:
+) Thuế xuất khẩu : 12,6 tỷ đồng
+) Thuế nhập khẩu + TTĐB : 9,5 tỷ đồng
+) Thuế VAT : 43,7 tỷ đồng
+) Khác : 0,1 tỷ đồng
Cụ thể, số thu từ các mặt hàng nhập khẩu chủ chốt : ô tô đạt 2,2 tỷ đồng (giảm 90% so với năm 2008); máy móc, linh kiện điện tử đạt 14 tỷ đồng (tăng 177% so với năm 2008); gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 18,6 tỷ đồng (giảm 31% so với năm 2008); thạch cao đạt 11 tỷ đồng (tăng 80% so với năm 2008); hoa quả đạt 5,4 tỷ đồng (tăng 242 % so với._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26797.doc