Tình hình thu hút vốn đầu tư trên Thị trường vốn Việt Nam hiện nay

Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay I. Vai trò của thị trường vốn. 1. Vai trò tập trung và tích tụ vốn cho đầu tư. Thị trường vốn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi đất nước, đây là một kênh bổ sung vốn rất hiệu quả và nhanh chóng cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp . Thông qua việc phát hành và mua bán các loại chứng khoán , các khoản vốn nhỏ lẻ tồn tại trong dân cư được các tổ chức kinh tế huy động nhằm đáp ứ

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tình hình thu hút vốn đầu tư trên Thị trường vốn Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhu cầu về vốn cho công cuộc đầu tư và xây dựng của chủ đầu tư. Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu , trái phiếu để huy động vốn còn chính phủ và các địa phương phát hành trái phiếu của chính phủ và trái phiếu địa phương để bù đắp thiếu hụt ngân sách hoặc đầu tư xây dựng các dự án lớn. Nếu đem so sánh với các phương thức huy động vốn khác thì thị trường vốn có thể huy động một cách đa dạng hơn, rộng rãi hơn với một phương thức linh hoạt hơn , từ đó có thể đáp ứng một cách nhanh chóng những nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư, đảm bảo được tính hiệu quả và thời gian cho nhà đầu tư và những người cần vốn. Ngoài ra , thông qua thị trường vốn thì chính phủ và địa phương có thể huy động vốn cho ngân sách hoặc đầu tư vào các công trình bằng việc phát hành trái phiếu , công trái . Hơn nữa , nếu xét theo quan điểm kinh tế học thì đây là hình thức có thể kiềm chế được lạm phát do không phải in thêm tiền vào lưu thông để phục vụ cho chi tiêu của chính phủ . Ở Việt Nam hiện nay thì vai trò này đã bắt đầu phát huy tác dụng nhưng vẫn chưa thoả mãn nhu cầu về vốn hiện nay. Theo tính toán của các nhà kinh tế thì tổng nhu cầu về vốn đầu tư của Việt Nam hiện nay : 258000 tỉ đồng (năm 2004), 300.000 tỉ đồng (năm 2005) và khoảng từ 360.000-370.000 tỉ đồng (năm 2006) trong khi đó thì đến tháng 8/2006 chúng ta chỉ mới huy động được một lượng rất nhỏ khoảng 8.000 tỉ đồng so với quy mô đầu tư. 2. Thị trường vốn góp phần tạo lập cơ chế đầu tư hợp lý, thúc đẩy quá trình sử dụng vốn một cách hợp lý. Thị trường vốn là kênh huy động vốn theo tín hiệu cơ chế thị trường , là van điều tiết hữu hiệu các khoản vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn , từ nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi sử dụng vốn hiệu quả hơn. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam hiện nay và liên tục trong nhiều năm liền đã làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư của Việt Nam lên một trang mới, một tầm cao hơn. Theo các chuyên gia, các nhà quản lý của các tổ chức quỹ đầu tư hàng đầu thế giới nhận xét thì việc khả năng huy động vốn đầu tư của nước ngoài là rất tốt và có triển vọng tăng cao hơn trong các năm tiếp theo. Bà Johanna Chua, Giám đốc phân tích kinh tế và thị trường các nước đang phát triển ở châu Á thuộc Ban phụ trách thị trường toàn cầu châu Á của Citigroup nói việc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006 sẽ khuyến khích thêm vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào châu Á nói chung và tăng khả năng mở rộng thị trường của Việt Nam tại thị trường Mỹ và EU nói riêng. Cũng cần nói thêm rằng Citigroup hiện nay là tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới. Tại Việt Nam, Citigroup đã 4 năm liền được nhận giải thưởng Ngân hàng có dịch vụ tốt nhất. 3 .Thu hút vốn đầu tư nước ngoài Hàng năm Việt Nam thu hút vốn một lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài rất lớn từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế của người nước ngoài thông qua việc đầu tư vào thị trường cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) không chỉ mang lại vốn mà còn có vai trò quan trọng thúc đẩy thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng qui mô và tăng tính minh bạch; nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp Tuy nhiên, dòng vốn này cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn nước ngoài khác. Chính vì vậy, thúc đẩy thu hút FII ổn định và tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn và nền kinh tế Việt Nam đang là vấn đề được các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp quan tâm. Theo Bà Nguyễn Thị Liên Hoa, Trưởng Ban phát triển thị trường thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì : "Trong hai năm 2004 và 2005, tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đã được đẩy mạnh hơn so với những năm trước rất nhiều lần. Tới cuối tháng 3 năm 2006, đã có 4.673 doanh nghiệp Nhà nước được tái cơ cấu, trong đó có 3.298 doanh nghiệp được cổ phần hoá. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những công ty có quy mô trung bình và nhỏ, vốn Nhà nước trong những công ty này chỉ chiếm 8% trong tổng số những doanh nghiệp Nhà nước phải cơ cấu lại. Vẫn còn nhiều các doanh nghiệp Nhà nước cần phải cổ phần hoá trong những năm tới và đây là những doanh nghiệp Nhà nước có số vốn khổng lồ và thực sự là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước. Một khu vực tiềm tàng nữa mà có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, đó chính là khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân. Hiện nay, có tới 97% của hơn 230.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp tư nhân rất năng động và phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Trong số đó, có một số không ít doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình và đang trở thành những thương hiệu mạnh của Việt Nam. Tương lai phát triển của các doanh nghiệp này càng trở nên rõ ràng hơn sau khi Chính phủ ban hành hai bộ luật mới, đó là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Ngoài các doanh nghiệp tư nhân và thuộc sở hữu Nhà nước, những công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán cũng đang là những đầu mối hút vốn gián tiếp quan trọng. thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bắt đầu có những sự khởi sắc nhất định trong giai đoạn vừa qua. Cho tới thời điểm hiện nay, đã có 41 công ty niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM và 11 công ty đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Dữ liệu thị trường vào trung tuần tháng 7/2006 cho thấy mức vốn hoá của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM  ước đạt 44.442 tỷ VND, và của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là 15.000 tỷ VND. Tổng mức vốn hoá của toàn bộ thị trường tại thời điểm này ước chiếm tỷ trọng 7,6% GDP (khoảng 3,8 tỷ USD). Trong thời gian sắp tới, sẽ có ít nhất 7 công ty nữa được cấp phép niêm yết và dự kiến thị trường sẽ chiếm tỷ trọng ít nhất 8,5% GDP trong năm nay. Sự phát triển chung của cả nền kinh tế cùng những cải cách mạnh mẽ về thể chế và khuôn khổ pháp lý trong nỗ lực gia nhập WTO đã được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý. 4. Thị trường vốn tác động đến tăng trưởng tới nền kinh tế của đất nước Theo các lý thuyết về đầu tư như : lý thuyết về đầu tư , lý thuyết gia tốc đầu tư , lý thuyết q về đầu tư thì vốn có tác động rất lớn tới sự phát triển kinh tế. Như ta đã biết thì vốn được huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau trong đó có thị trường vốn . Theo tính chất bắc cầu trong kinh tế thì thị trường vốn cũng có một tác động rất lớn tới sự phát triển kinh tế của đất nước Ta có thể thông qua hình vẽ dưới đây để có thể hiểu được tầm quan trọng của vốn đầu tư với sự tăng trưởng của nền kinh tế Tăng trưởng kinh tế vốn đầu tư Từ bảng trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư tác động tới sự tăng trưởng kinh tế . Khi nguồn vốn đầu tư tăng thì khối lượng sản phẩm sản xuất ra tăng , từ đó làm tăng tổng thu nhập quốc dân , làm cho GDP tăng từ đó làm cho nền kinh tế tăng trưởng . Tuy nhiên khi nguồn vốn đầu tư tăng đến một mức nào đó thì kinh tế không thể tăng trưởng thêm đựơc do nền kinh tế còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau như : lao động , tài nguyên thiên nhiên, hay chính sách tài khoá của chính phủ . Nước ta xuất phát từ một nước nghèo nàn và lạc hậu thì nguồn vốn lại là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Không có tiền chúng ta không thể làm được gì , không có tiền chúng ta không thể mọc thêm các nhà máy sản xuất , không thể tận dụng nguồn lao động dồi dào của nước ta , không thể tận dụng những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta . Kể từ khi đất nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì nguồn vốn là một điều rất quan trọng. Chính phủ đã cố gắng tạo ra những cơ chế chính sách hợp lý tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh của đất nước ta, để có thể phát huy tối đa mọi khả năng và nguồn lực của đất nước.Và, cũng từ đó thì thị trường vốn cũng dần dần mở cửa khi chúng ta hội nhập kinh tế thế giới. Thị trường vốn của nước ta trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ vượt bậc so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể thấy rất rõ trên thị trường vốn quốc tế. Mặc dù, thị trường vốn của ta còn non trẻ nhưng bước đầu khi hội nhập kinh tế thế giới đã khẳng định được vai trò của mình trên trường quốc tế. Hiếm thấy lần phát hành trái phiếu Chính phủ đầu tiên nào thu được thành công như của Việt Nam" là nhận định được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đưa ra. Bằng chứng là ngay ngày đầu tiên tại Hong Kong (19.10), số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã đạt khoảng 1 tỷ USD, gấp 2 lần số lượng trái phiếu Chính phủ Việt Nam định phát hành. Đến ngày 26.10, sau khi Chính phủ quyết định tăng khối lượng phát hành thêm 250 triệu USD, số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã tăng lên tới hơn gấp 3 lần từ mức trên 1 tỷ USD lên khoảng 3 tỷ USD. Ngày định giá trái phiếu, 29/10, số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã lên tới con số kỷ lục 4,5 tỷ USD, tức là gấp 6 lần mức Chính phủ Việt Nam phát hành trong đợt này. Đặc biệt, có ngân hàng của Malaysia còn dùng cả tiền dự trữ để tham gia mua 50 triệu USD. Điều này chứng tỏ, sức hút mạnh mẽ của trái phiếu Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế. Ngoài ra thì cùng với tốc độ tăng trưởng khá cao của nền kinh tế Việt Nam, tình hình hoạt động kinh doanh của phần lớn công ty niêm yết (CTNY) đều đạt những kết quả khả quan. Các công ty lớn trên thị trường như REE, Gemadept, Sacom … đều hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trong năm. Một số công ty như Khahomex, Hacisco… cũng đã thành công trong việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn cho các dự án đầu tư mới. Bên cạnh đó, nhờ thị trường khởi sắc hơn và tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh mẽ hơn nên hoạt động của các công ty chứng khoán cũng đa dạng hơn và phần lớn đều đạt hiệu quả cao hơn mọi năm. Qua đó chúng ta đã giải quyết được tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp trong nước hiện nay. Và hiện nay thì chính phủ đang có đề án tiếp tục phát hành trái phiếu thêm 500 triệu đôla để kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trong vốn . Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là khi có vốn thì làm sao có thể phát huy được tối đa những nguồn vốn đó. 5. Thị trường vốn làm đa dạng hoá các cơ hội đầu tư cho các chủ đầu tư. Trước kia khi chưa có thị trường vốn thì các nhà đầu tư thường không có nhiều cơ hội đầu tư, nhất là những nhà đầu tư có quy mô vốn nhỏ , những người có vốn nhàn rỗi . Hiện nay , khi thị trường vốn xuất hiện thì đã tạo ra rất , rất nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư. Chỉ tính riêng trên thị trường chứng khoán hiện nay đã có trên 40 doanh nghiệp cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung và còn rất nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường OTC. Chính điều này đã làm tăng khả năng cạnh tranh nhau về vốn trên thị trường vốn. Chẳng hạn ,trên thị trường không chính thức, các hoạt động mua bán cổ phiếu diễn ra hết sức sôi động với hơn 100 loại cổ phiếu được giao dịch khá thường xuyên; trong đó có những tên tuổi nổi tiếng như Vinamilk, Giống Cây trồng miền Nam, Dầu Tường An, Dược Hậu Giang, Bảo Minh, Sacombank, ACB, Eximbank… Cùng với nỗ lực đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và được khích lệ bởi sự tăng trưởng trở lại của thị trường chứng khoán chính thức, các đợt đấu giá bán cổ phần ra công chúng thật sự “bùng nổ” và đã thu hút sự quan tâm rất lớn của công chúng đầu tư cũng như của toàn bộ người dân. Tuy nhiên thì số lượng nhà đầu tư tham gia trên thị trường chứng khoán chưa nhiều như mong đợi, diễn biến giao dịch trên thị trường có những giai đoạn trầm lắng, nhiều công ty vẫn còn tình trạng thiếu minh bạch trong công bố thông tin khi đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng Cho tới thời điểm hiện nay, đã có 41 công ty niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM và 11 công ty đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Dữ liệu thị trường vào trung tuần tháng 7/2006 cho thấy mức vốn hoá của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM  ước đạt 44.442 tỷ VND, và của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là 15.000 tỷ VND. Tổng mức vốn hoá của toàn bộ thị trường tại thời điểm này ước chiếm tỷ trọng 7,6% GDP (khoảng 3,8 tỷ USD). Trong thời gian sắp tới, sẽ có ít nhất 7 công ty nữa được cấp phép niêm yết và dự kiến thị trường sẽ chiếm tỷ trọng ít nhất 8,5% GDP trong năm nay. 6. Thị trường vốn tạo điều kiện để thực hiện các chính sách kinh tế vi mô. Thị trường vốn có một ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, của chính phủ và địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Thị trường vốn hoạt động dựa theo những tín hiệu của thị trường như lãi suất , hệ số tín nhiệm, độ rủi ro. Thị trường vốn như một cái van điều tiết của nền kinh tế, điều tiết từ nơi sử dụng vốn không hiệu quả sang đến nơi sử dụng vốn có hiệu quả hơn, từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Do đó thị trường vốn đã góp phần giúp chính phủ và các tổ chức tài chính điều tiết cho nền kinh tế. Thông qua thị trường vốn, chính phủ và các địa phương có thể huy động vốn cho các dự án đầu tư vào các công trình của mình hoặc huy động vốn cho ngân sách bằng việc phát hành các loại công cụ nợ như trái phiếu, công trái… nhìn từ thực tế ta thấy đây là hình thức huy động vốn rất tích cực, nó góp phần vào việc kiềm chế lạm phát do không phải phát hành thêm tiền vào lưu thông nhằm phục vụ cho nhu cầu chi tiêu . Thực tế đã chính minh điều đó rất rõ, từ khi xuất hiện thị trường vốn thì thị trường tài chính của Việt Nam đã được ổn định rất nhiều , không còn những biến động quá lớn trên thị trường tài chính, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế đất nước. trên thị trường vốn thì bất cứ khoản vốn nào được sử dụng đều phải trả giá do vậy mà người sử dụng vốn phải quan tâm rất nhiều đến khả năng sinh lợi của mỗi đồng vốn bỏ ra. Khi đất nước ta chưa có cải cách kinh tế thì tình hình tài chính của Việt Nam rất rối ren, và mang tính khó lường. Tỉ lệ lạm phát tăng cao, có khi đến hàng trăm phần trăm, người dân không dám cầm tiền mặt trong tay do sợ mất giá đồng tiền , từ đó kinh tế chậm phát triển ,đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng còn hiện nay, do có những chính sách tài chính ổn định cùng với sự xuất hiện của thị trường vốn thì thị trường tài chính của Việt Nam đã ổn định đi rất nhiều , không còn những con số lạm phát cao như trước đây nữa mà thay vào đó là tỉ lệ lạm phát luôn luôn nằm trong phạm vi được kiểm soát . Thông qua thị trường vốn thì chính phủ đã điều tiết và thực hiện những chính sách kinh tế của mình nhằm phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của mình và nhằm bình ổn giá cả , bình ổn thị trường tài chính , từ đó phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của doanh nghiệp ,của đất nước. 7. Thị trường vốn là công cụ đánh giá, dự báo chu kì kinh doanh của các doanh nghiệp của nền kinh tế. Đứng trên quan điểm của chính phủ và trên quan điểm của các doanh nghiệp thì thị trường vốn thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp , nhà nước và thị trường. Thị trường vốn như cái van điều tiết hữu hiệu các nguồn huy động vốn và sử dụng vốn . Do đó mà thông qua thị trường vốn mà các doanh nghiệp và chính phủ thường lấy tín hiệu từ thị trường vốn làm căn cứ điều chỉnh những chính sách và kế hoạch của mình cho phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường . Với chính phủ thì phải ban hành những quy định và chính sách kinh tế ngày càng hợp lý hơn, ngày càng đi sâu đi sát vào tình hình trên thị trường vốn hơn. Chẳng hạn như : Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/1/2005 của Chính phủ về quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài giúp Chính phủ xây dựng một cơ chế quản lý nợ an toàn, hiệu quả, thống nhất, và mang tính chuyên nghiệp; góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền trên cơ sở đảm bảo sự nhất quán và đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp lý hiện hành, đảm bảo sự không phân biệt giữa các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận nguồn vốn của Chính phủ. Đạt được mục tiêu giám sát có hiệu quả hơn các nghĩa vụ dự phòng và rủi ro tiềm ẩn đối với ngân sách Nhà nước và dự trữ ngoại tệ quốc gia. Đồng thời tiến dần tới áp dụng các thông lệ được quốc tế thừa nhận rộng rãi, nhằm hỗ trợ quá trình hội nhập kinh tế-tài chính khu vực và quốc tế của nước ta. Môi trường đầu tư được cải thiện thông qua việc đổi mới chính sách theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là việc ban hành Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Việc theo dõi, thu thập, xử lý thông tin quản lý đảm bảo thường xuyên, kịp thời đối với mọi hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý. Quy trình huy động, đàm phán ký kết các Hiệp định vay, thủ tục giải ngân, thanh toán, thu hồi vốn, trả nợ từ nguồn vốn nước ngoài đã được cải tiến theo hướng giảm bớt thủ tục, thời gian và từng bước hài hoà với thông lệ quốc tế. Việc bố trí sử dụng vốn đã được quy định một cách rõ ràng, trong đó xác định rõ những loại dự án nào được ngân sách Nhà nước cấp, dự án phải vay lại, đồng thời tăng thêm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc vay vốn thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, gắn trách nhiệm sử dụng vốn hiệu quả, tạo ra khả năng trả nợ và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và viện trợ nước ngoài Đối với các doanh nghiệp thì thị trường vốn là một căn cứ rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp, nhất là với các công ty cổ phần , các công ty trách nhiệm hữu hạn có quy mô vốn hầu hết là vừa và nhỏ. Để tăng quy mô sản xuất thì các doanh nghiệp cần phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau,và một trong những yếu tố là cần phải tăng quy mô vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. Để có thể tăng quy mô vốn cho việc sản xuất của mình thì có thể áp dụng nhiều phương thức huy động vốn khác nhau như vay vốn của tổ chức tín dụng, tiền trợ cấp từ ngân sách nhà nước, hay thế chấp tài sản của doanh nghiệp khi vay vốn của ngân hàng… nhưng hầu hết các biện pháp trên đều gặp rất nhiều khó khăn khi huy động vốn do có nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn muốn vay vốn của ngân hàng thì các doanh nghiệp phải có dự án cụ thể có khả năng thu hồi vốn cao, nếu không phải thế chấp bằng tài sản hiện có của công ty, nếu doanh nghiệp muốn được nhận trợ cấp từ chính phủ thì phải qua rất nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau mới có thể nhận được nguồn vốn từ ngân sách. Hiện nay thì nguồn vốn ngân sách không còn nữa khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO do đó các doanh nghiệp sẽ phải huy động vốn trên thị trường vốn. Chính thị trường vốn sẽ là nơi huy động vốn một cách tốt nhất , đáp ứng một cách đầy đủ và nhanh chóng về vốn cho các doanh nghiệp. Và cũng chính thị trường vốn là căn cứ , là tín hiệu , là công cụ dự báo chu kì kinh doanh cho các doanh nghiệp khi đi quyết định đi vay vốn. II .Tình hình thu hút vốn trên thị trường vốn 1. Toàn cảnh thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn Thị trường chứng khoán Việt Nam đã được 6 năm hình thành và phát triển. Trong đó, khi mở cửa để đón các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường chứng khoán bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Đa số các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam đều đã nghiên cứu khá kỹ lưỡng thị trường này. Việt Nam được xem như là “một Trung Quốc Mới” như nhận định gần đây của một số tờ báo. Tuy nhiên, khoảng cách của Việt Nam và các nước trong khu vực còn khá xa. Đặc biệt về độ lớn của thị trường và số lượng chứng khoán niêm yết. Toàn bộ giá trị thị trường hiện nay nằm ở mức 5.3 tỷ USD. Và với thói quen đầu tư của người Việt hiện nay, số tiền còn “dự trữ dưới gối” là con số rất lớn lên đến hàng chục tỉ đô la Mỹ, và số tiền này chưa được đưa vào đầu tư, tuy nhiên vẫn không thể so với nguồn vốn dồi dào từ các nhà đầu tư nước ngoài của quốc tế nằm ở mức hơn hàng trăm tỷ USD vẫn còn chờ nơi để đầu tư chủ yếu thông qua các định chế tài chính (financial institutions) và công ty quản lý quỹ (fund managers). Thị trường của Việt Nam hiện nay chủ yếu là sân chơi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm phân tích, mua bán nên thị trường thường xoay chuyển theo “cảm xúc” và những tin đồn, nhưng khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp gồm các định chế tài chính và công ty quản lý quỹ bước vào, với các công cụ phân tích chuyên nghiệp, thị trường sẽ hoạt động một cách bài bản hơn, và có động lực mua bán nhiều hơn. Số lượng các công ty quản lý quỹ hiện nay tại Việt Nam còn ít và đa số là các đại gia của nước ngoài, có khả năng khống chế lớn hoạt động mua bán. Vì sao? Hiện nay, thủ tục gia nhập thị trường vốn Việt Nam khá phức tạp, đặc biệt là khâu xin Mã Giao Dịch (Trading Code). Đối với cá nhân thì công việc này không có gì quá phức tạp, nhưng đối với các định chế tài chính thì tốn khá nhiều thời gian. Nhận thức được vấn đề này, chúng tôi đã làm công việc này giúp cho các nhà đầu tư nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho họ khi đến Việt Nam kinh doanh. Thiết nghĩ, đây cũng là phương thức tốt để tạo môi trường với nhiều người bán, người mua. Và trên hết, tạo thuận lợi, cạnh tranh công bằng cho các quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam. 2. Thị trường vốn đầu tư gián tiếp Theo các chuyên gia về lĩnh vực đầu tư và tài chính nước ngoài thì thị trường vốn đầu tư gián tiếp của Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. Cùng với việc tăng trưởng GDP của Việt Nam và có thể duy trì ở mức 8%/năm trong năm năm tới, thậm chí còn có thể nhanh hơn nếu có chính sách cởi mở, thông thoáng hơn. Thì việc các nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận trái phiếu quốc tế VN cũng là một tín hiệu tốt cho lĩnh vực đầu tư gián tiếp vào VN. Theo VinaCapital, sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối thập niên 1990, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào VN đã tăng trở lại. Tuy nhiên, con số vẫn còn thấp so với đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm khoảng 1,2% năm 2002 và tăng lên 3,7% năm 2004. Trong khi đó, tỉ lệ này ở Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc là 30-40%. “Các quĩ đầu tư có mặt tại đây đang nắm giữ một lượng vốn khoảng 100 tỉ USD. Chỉ cần họ đồng ý chi 1% trong số này vào VN là chúng ta đã có 1 tỉ USD” - ông Don Lam, tổng giám đốc VinaCapital, nói. Ông Bill Vanperfelt một nhà đầu tư Bỉ lại cho rằng quy định của Chính phủ cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua 49% cổ phần trong các doanh nghiệp VN là tín hiệu mở ra khả năng cho thấy sẽ có nhiều nhà đầu tư gián tiếp khác “đổ” vào VN thời gian tới. Và thực tế đã chứng minh điều này khi Việt Nam mở cửa thị trường vốn của mình với những chính sách thông thoáng hơn. Các doanh nghiệp , các tổ chức tài chính nước ngoài đã chính thức nhảy vào thị trường vốn của Việt Nam một cách nhanh chóng với một tốc độ chóng mặt. Ngày càng có nhiều quỹ đầu tư nước ngoài công khai ý định đổ tiền vào Việt Nam, nhất là sau khi Merrill Lynch tung ra báo cáo về sự tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Việt Nam và tin mới nhất được hãng thông tấn Reuters phát đi. Giữa tháng 3/2006, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital mới chính thức khai trương Quỹ Bất động sản VinaLand, nhưng số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài góp vào quỹ đã lên tới gần 65 triệu đô la Mỹ, vượt mức dự kiến 15 triệu Đôla Mỹ Theo ngài Don Lam, Giám đốc VinaCapital, nói công ty đang chạy đua với thời gian vì thời gian này chính là cơ hội: “Đầu tư tín dụng của ngân hàng cho địa ốc đang chựng lại. Một số ngân hàng không những không “bơm” thêm vốn, mà còn cân nhắc rút bớt vốn khỏi lĩnh vực này. Điều đó có khả năng làm giá nhà đất trở nên dễ chịu hơn và tạo điều kiện cho các quỹ đầu tư tham gia vào các dự án bất động sản”. Ngoài VinaLand, VinaCapital đang nỗ lực giải ngân nốt số tiền còn lại chừng 50 triệu đô la Mỹ trong tổng số 171 triệu đô la Mỹ của Quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF). Hướng đầu tư chính của VOF tiếp tục là cổ phiếu OTC và địa ốc VinaCapital không giấu tham vọng đặt chân vào các công trình giao thông, cầu đường, bãi đậu xe bằng một quỹ chuyên đầu tư cho cơ sở hạ tầng đang được gọi vốn. Công ty cũng có ý định năm sau sẽ khai sinh một quỹ mới là Technology Fund để đầu tư vào các dự án công nghệ cao. Không phải chỉ có VinaCapital nhận ra cơ hội đầu tư tài chính ở Việt Nam đang bùng nổ. Dragon Capital, công ty quản lý quỹ có thâm niên nhất ở Việt Nam, vừa nhận quản lý thêm một quỹ mới, Vietnam Dragon Fund, với số vốn 35 triệu Đôla Mỹ. Đây là quỹ thứ ba của Dragon Capital, cùng với hai quỹ khác là VEIL (vốn 190 triệu đô la Mỹ) và Vietnam Growth Fund (90 triệu Đôla Mỹ). Công ty Quản lý quỹ MekongCapital đã đầu tư gần hết số vốn 18,5 triệu Đôla Mỹ của Mekong Enterprise Fund vào các doanh nghiệp cổ phần và tháng 5 này sẽ ra mắt một quỹ mới với số tiền 40 triệu Đôla Mỹ. Indochina cũng không đứng ngoài cuộc đua đầu tư gián tiếp khi họ đang có trong tay hai quỹ, một địa ốc với 42 triệu đô la Mỹ và một quỹ chứng khoán với 50 triệu Đôla Mỹ. Quỹ đầu tư Phan-xi-phăng (PXP) đã “đổ” 93% của số tiền 25,8 triệu Đôla Mỹ vào 23 công ty niêm yết và chưa niêm yết, đồng thời dự kiến phát hành thêm 3,5 triệu cổ phiếu để tăng vốn trong quí 2 năm nay. Quỹ Finansa vốn 18 triệu Đôla Mỹ với những cổ đông chính như Propaco (Pháp) và DIG (Đức) mới hình thành từ tháng 8/2005, nhưng cũng đã đầu tư thành công vào một số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Danh sách các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ dài thêm khi mà thời điểm họ gõ cửa Việt Nam được dự báo là năm 2006 này. Trong số này, đáng chú ý là sự quay trở lại của Quỹ Templeton với số vốn khoảng 50 triệu Đôla Mỹ. Vào những năm 1990, Templeton đã từng đầu tư ở Việt Nam 105 triệu Đôla Mỹ, nhưng phần lớn các dự án lúc bấy giờ, do nhiều nguyên nhân, đã không thành công Bên cạnh Templeton, có thêm một quỹ của Cộng hòa Séc, một của Thụy Sỹ và một của Nhật. Hai quỹ khác là Pionneer Fund và Horison Fund cũng đang rục rịch tham gia thị trường. Tuy nhiên nhiều nhà đầu tư cũng cảnh báo, chính sách mở cửa của Chính phủ Việt Nam đã tạo thụân lợi cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, thu hút được nhiều nguồn vốn, tốc độ phát triển nhanh, nhưng vấn đề là cần phải có một khung pháp lý hoàn thiện để có thể kiểm soát được hoạt động của các doanh nghịêp. Vấn đề tiếp theo mà Việt Nam cần lưu ý là xu hướng luân chuyển đồng vốn trên thị trường thế giới quá nhanh, vì vậy, Việt Nam cần phải có qui chế, cơ sở hạ tầng để điều chuyển nguồn vốn hịêu quả, là phải hoàn thiện hệ thống tài chính, ngân hàng, kiểm toán. 3.Thị trường vốn quốc tế. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế ngoài mục tiêu huy động vốn còn nhằm tạo ra một hình ảnh của Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế. Trong bối cảnh chúng ta đã tiến hành hội nhập về hoạt động thương mại, đầu tư thì hội nhập tài chính không thể đứng ngoài cuộc. TPCP do Việt Nam phát hành trên thị trường quốc tế sẽ là thước đo cho các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Thứ trưởng Tài chính Lê Thị Băng Tâm cho biết: “Việc phát hành trái phiếu lần này có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là một trong những mục tiêu của Việt Nam tham gia hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế, đồng thời việc phát hành trái phiếu quốc tế còn là một phương thức vay thương mại trong chiến lược huy động vốn của Việt Nam, đảm bảo quyền tự chủ trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được không bị lệ thuộc vào điều kiện của các nhà thầu như vay tín dụng xuất khẩu. Đồng thời việc phát hành trái phiếu lần này đã mở đường cho các doanh nghiệp lớn của Việt Nam trực tiếp huy động nguồn vốn trung và dài hạn bằng ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế”. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế trên thế giới thì số lượng các nhà đầu tư quốc tế tham gia mua trái phiếu đạt mức kỷ lục trên thị trường vốn trong nhiều năm lại đây (lên tới 255 nhà đầu tư lớn). Các nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu của Chính phủ Việt Nam đều là những nhà đầu tư lớn, có uy tín trên thị trường tài chính quốc tế. Điều đặc biệt là số trái phiếu này được phát hành rộng khắp trên thế giới đó là Châu Á nắm 38%, Châu Âu nắm 32% và Mỹ là 30%. Sự đón nhận nhiệt tình đến bất ngờ đó được nhận định là do nhiều nguyên nhân từ chính Việt Nam. Thứ nhất, các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng vào tương lai sáng sủa của nền kinh tế Việt Nam sau khi chứng kiến hơn 10 năm đổi mới vừa qua. Đến nay, hầu như toàn thế giới biết đến công cuộc cải cách đổi mới ở Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam là một trong những ví dụ thành công nhất về chuyển đổi kinh tế trong lịch sử đương đại, đổi mới làm thay đổi gần như tất cả mọi mặt của cuộc sống kinh tế. Với chính sách đổi mới mở ra nhiều phương thức tổ chức và quản lý kinh tế mới mẻ, góp phần cải thiện đời sống; tạo ra nguồn động lực sáng tạo cho hàng triệu người Việt Nam có dịp sử dụng một cách hiệu quả tiềm năng của mình. Về cơ bản, kinh tế của Việt Nam đã được công nhận là đổi mới: Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; Từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; Chuyển một nền kinh tế khép kín, nhập khẩu là chủ yếu sang nền kinh tế mở, chủ động hội nhập, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế và có hiệu quả. Thứ hai, các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan với việc Việt Nam được coi là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Bên cạnh đó, phải kể đến việc sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu cùng loại của Indonesia và Phillipines do tình hình kinh tế chính trị các nước này thời gian qua không ổn định lắm. Số tiền thu được sẽ được bơm thêm vào nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình từ 7 - 8% của Việt Nam, cùng với việc đầu tư nước ngoài đang tăng nhanh tại đây. Việt Nam đã rút ra nhiều bài học từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực trong suốt 20 năm qua và đang có những chiến lược kinh tế tài chính được đánh giá cao. Chính phủ đã có kế hoạch 5 năm sắp tới (2006-2010) là thời gian quyết định để thực hiện chiến lược đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng nước đang phát triển ở trình độ thấp và tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Các nhà đầu tư hy vọng chiến lược đó sẽ giúp họ hưởng lợi lớn trong tương lai khi bỏ tiền vào Việt Nam để cùng Việt Nam bước vào công cuộc cải cách mới. 4. Căn cứ vào sự luân chuyển của nguồn vốn 4.1 Thị trường sơ cấp. Thị trường sơ cấp đảm bảo nguồn vốn đượ._.c huy động thông qua phát hành chứng khoán ra công chúng (POs - Public Oferrings hoặc lPOs - Initial Public Oferring). Thị trường sơ cấp thực sự là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nên kinh tế. Thị trường thứ cấp là nơi thu hút các nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán, từ đó nâng cao tính thanh khoản cho các loại chứng khoán được giao dịch Trong khi đó tại Việt Nam thì tại thị trường sơ cấp chỉ mới huy động một lượng vốn còn rất nhỏ so với quy mô đầu tư. Năm 2000 và 2001, số huy động vốn qua kênh này bằng 0, năm 2002 là 0,035 nghìn tỷ đồng. Nếu so sánh với dư nợ cho vay trung và dài hạn đa là con số không đáng kể, so với tổng dư nợ cho vay của cả hệ thống ngân hàng thì con số là không có ý nghĩa gì. Hoạt động của thị trường sơ cấp rất mờ nhạt trong hai năm đầu đi vào hoạt động có duy nhất Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO) phát hành thêm 01 triệu cổ phiếu mới (tương dương với số vốn 35 tỷ đồng) để huy động vốn cho dự án giấy kraf. Ngoài ra , khi nói đến thị trường sơ cấp không thể không nói đến vai trò của các ngân hàng thương mại. các ngân hàng thương mại đảm nhiệm vai trò trong việc bảo lãnh phát hành chứng khoán cho đơn vị phát hành. Tuy nhiên tại Việt Nam, bảo lãnh phát hành là phương thức phổ biến nhất đối với trái phiếu Chính phủ. Với độ tín nhiệm cao và tiềm lực tài chính mạnh, các ngân hàng thương mại có ưu thế lớn khi tham gia bảo lãnh phát hành. Để phát triển thị trường sơ cấp nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung thì chính phủ đang có đề án phát triển thị trường sơ cấp thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ. Đến ngày 30/6/2003 nếu tính cả vốn huy động ngân sách Nhà nước thông qua dấu thầu và bảo lãnh phát hành, đã có 5.400 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển niêm yết trên thị trường. Có 5 Công ty niêm yết phát hành thêm cố phiếu mới để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng vốn điều lệ với tổng vốn tăng thêm 155,4 tỷ đồng. Như vậy, ở thị trường chứng khoán của Việt Nam hiện nay chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, nó chỉ mới đáp ứng một phần rất nhỏ trong tổng quy mô vốn đầu tư của cả nước. 4.2 Thị trường thứ cấp Nếu thị trường sơ cấp là nơi kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế thì thị trường thứ cấp là nơi thu hút các nhà đầu tư mua bán lại chứng khoán đó từ đó nâng cao tính thanh khoản cho các loại chứng khoán được giao dịch. Ở thị trường thứ cấp của Việt Nam thì Thị trường thứ cấp lại hoạt động trầm lắng, kém sôi động, tính thanh khoản của thị trường không cao là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hoạt động yếu kém của thị trường sơ cấp trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là do việc công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trong một số trường hợp không trung thực, đánh mất lòng tin của công chúng đầu tư đối với thị trường. Có thể nêu vài ví dụ: Công ty đồ hộp Hạ Long CANFOCO, tổng giám đốc bị truy tố đến sáu tháng mà các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán không hề hay biết Công ty bánh kẹo Biên Hòa đến 30/6/2003 vẫn tiếp tục trì hoãn không công bố thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2002. Tuy nhiên nếu tính đến việc vay vốn nước ngoài thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ thì trên thị trường thứ cấp chúng ta lại thu được những kết quả rất tích cực , hơn cả sự mong đợi của các nhà đầu tư và của chính phủ. Khi chúng ta phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế Hồng Kông đã có rất nhiều nhà đầu tư muốn mua trái phiếu của Chính phủ Việt Nam. Bằng chứng là số lượng nhà đầu tư đặt mua trái phiếu lên tới trên 255 nhà đầu tư lớn (so với 150 nhà đầu tư mua trái phiếu của Chính phủ Indonesia đầu tháng 10/2005). Tính trung bình, mỗi nhà đầu tư chỉ mua được khoảng 20% lượng đặt mua, thậm chí có nhà đầu tư không mua được trái phiếu. Việc nhiều nhà đầu tư lớn tham gia mua trái phiếu Việt Nam sẽ là điều kiện tốt để tăng tính thanh khoản cho trái phiếu khi giao dịch trên thị trường thứ cấp, tạo thuận lợi cho những lần phát hành tiếp theo. Theo Thứ trưởng Băng Tâm cho biết, 30 giây sau khi được định giá phát hành ở thị trường sơ cấp, trái phiếu Chính phủ Việt Nam đã được giao dịch trên thị trường thứ cấp và giá trái phiếu đã tăng khoảng 5 điểm, sau 15 phút tăng lên 10 điểm và đến ngày 1/11 vẫn giữ ở mức tăng 10 điểm so với lúc định giá phát hành.... Qua đó chúng ta có thể thấy được tính thanh khoản cũng như việc mua bán các công cụ trên thị trường thứ cấp. Tại thị trường thứ cấp thì việc buôn bán các công cụ tài chính hết sức linh hoạt và biến động một cách liên tục. Đây cũng là thị trường được công chúng đầu tư quan tâm nhất và được theo dõi liên tục nhất. 5. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường. 5.1 Thị trường cổ phiếu. Người ta có thể có hàng trăm cách để đầu tư, muốn chọn được cách tốt nhất thì nhà đầu tư trước hết phải tìm được thông tin cơ bản về các công cụ tài chính mà họ đang xem xét. Trong thị trường chứng khoán thì cổ phiếu là công cụ tài chính thường được sử dụng nhất , thường được buôn bán nhiều nhất do tính đại chúng và lượng thông tin nhiều, được phổ biến rộng rãi. Đối với các doanh nghiệp ,các công ty thì việc phát hành cổ phiếu có lợi hơn là việc phát hành các chứng chỉ nợ. Vì công ty nắm giữ tiền mà không phải trả lãi theo thời hạn định, đối với việc mua cổ phiếu các cổ đông được nắm giữ cổ phiếu trong công ty, có nghĩa là các cổ đông mới sẽ được chia quyền sở hữu đối với các cổ đông đầu tiên. Cổ phiếu là một chứng thư, chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần, hay cổ phiếu là một giấy chứng nhận việc đầu tư vốn của một chủ thể vào một công ty cổ phần. Các cổ đông không phải là chủ nợ của công ty mà là người hùn vốn cùng công ty hoạt động , là người chủ sở hữu một phần của công ty. Cổ phiếu có thể có nhiều loại tuỳ thuộc vào đơn vị phát hành như : cổ phiếu ưu đãi , cổ phiếu biểu quyết , cổ phiếu phổ thông … Thứ nhất : Thị trường chứng khoán của Việt Nam mặc dù còn non trẻ nhưng cũng đã góp phần rất lớn trong sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Và được các chuyên gia nước ngoài đánh giá rất cao và được coi là thị trường đầy tiềm năng. Bên cạnh đó thì chính phủ Việt Nam cũng đã và đang rất quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính phủ đã có các nghị quyết và chủ trương liên quan đến chiến lược phát triển của toàn ngành chứng khoán, đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đi đôi với phát triển thị trường chứng khoán. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được chuyển giao về Bộ Tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Những yếu tố trên đã khiến thị trường cổ phiếu sau một thời gian dài rơi vào tình trạng trầm lắng đã có sự hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ. Chỉ số VNIndex từ mức 166,94 điểm vào cuối năm 2003 đã tăng lên đến gần 280 điểm (tăng 67,7%) vào đầu tháng 4-2004 và hiện nay khá ổn định ở mức 230 điểm. Với việc giá cổ phiếu tăng mạnh, giới đầu tư đã quan tâm hơn đến thị trường chứng khoán khiến tình hình giao dịch cổ phiếu trên thị trường diễn ra sôi động hơn. Trong năm, Quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên đã được thành lập và được niêm yết chứng chỉ VF1 trên thị trường chứng khoán tập trung. Thứ hai : Trên thị trường không chính thức, các hoạt động mua bán cổ phiếu diễn ra hết sức sôi động với hơn 100 loại cổ phiếu được giao dịch khá thường xuyên; trong đó có những tên tuổi nổi tiếng như Vinamilk, Giống Cây trồng miền Nam, Dầu Tường An, Dược Hậu Giang, Bảo Minh, Sacombank, ACB, Eximbank… Bên cạnh đó, với nỗ lực đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và được khích lệ bởi sự tăng trưởng trở lại của thị trường chứng khoán chính thức, các đợt đấu giá bán cổ phần ra công chúng thật sự “bùng nổ” và thu hút sự quan tâm rất lớn của công chúng đầu tư. Đặc biệt, năm 2004 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trái phiếu Việt Nam. Các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ đã diễn ra đều đặn và mức độ thành công cũng khá hơn so với năm trước. Trên thị trường giao dịch, nghiệp vụ mua bán trái phiếu có kỳ hạn đã giúp tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu và thực sự đem lại lợi ích cho các đối tượng tham gia mua bán trái phiếu. Các đơn vị chiếm thị phần lớn trên thị trường trái phiếu cũng thu được lợi nhuận đáng kể từ nghiệp vụ này, nổi bật là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cùng với tốc độ tăng trưởng khá cao của nền kinh tế Việt Nam, tình hình hoạt động kinh doanh của phần lớn công ty niêm yết đều đạt những kết quả khả quan. Các công ty lớn trên thị trường như REE, Gemadept, Sacom … đều hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trong năm. Một số công ty như Khahomex, Hacisco… cũng đã thành công trong việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn cho các dự án đầu tư mới. Bên cạnh đó, nhờ thị trường khởi sắc hơn và tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh mẽ hơn nên hoạt động của các công ty chứng khoán cũng đa dạng hơn và phần lớn đều đạt hiệu quả cao hơn mọi năm. Năm nay cũng chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ hơn của các quỹ đầu tư chứng khoán như VEIL, PXP Fund, VF1 và các tổ chức đầu tư khác vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhờ sự tham gia của các tổ chức này mà thị trường chứng khoán đã có sự ổn định cần thiết trong một số giai đoạn. Thứ ba : Làn sóng tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần. Vấn đề tăng cường nội lực tài chính. Sức mạnh từ nội lực sẽ là nguồn gốc để tăng trưởng một cách bền vững chứ không dựa vào nguồn lực từ bên ngoài .Do đó để phát triển thị trường chứng khoán nói chung thì cần phải tăng cường nội lực, củng cố năng lực tài chính một cách vững mạnh. Hiện tại , theo ước tính cả nước ta có khoảng 34 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động. Hầu hết là những ngân hàng có tiềm lực tài chính vừa và nhỏ so với quy mô của thế giới, cho nên hầu hết các ngân hàng này đang thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng để tăng vốn điều lệ, nhất là trong hai năm gần đây. Nhờ có hệ số an toàn về vốn ngày càng tăng cao nên khả năng đáp ứng những khoản vay lớn cũng như các dịch vụ hiện đại cho đông đảo khách hàng. Một số đơn vị đã thành công với chiến lược tăng vốn của mình và trở thành những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, như: Sacombank hiện có 505 tỷ đồng; ACB với 423,9 tỷ đồng. Kế đến là NHCP Xuất Nhập khẩu với 300 tỷ đồng, ngân hàng quân đội 280 tỉ , ngân hàng VIB 180 tỉ .Các ngân hàng đã thực hiện tăng vốn, mở rộng quy mô hoạt động; chuẩn bị cho thời kỳ hội nhập  với các tổ chức thương mại quốc tế và thực hiện cam kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ; theo đó, ngân hàng sẽ phải đối đầu với những cạnh tranh gay gắt. Tổng kết báo cáo hàng năm của các ngân hàng thương mại cổ phần cho thấy, các ngân hàng có bình quân lợi nhuận đạt từ 15-30%, tỷ lệ chia cổ tức đạt 15%. Nợ quá hạn của các ngân hàng đã giảm hơn 7% trong năm vừa qua và chỉ chiếm 6,35% trong toàn hệ thống. Theo các chuyên gia về kinh doanh tiền tệ, mặc dù số vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần còn hạn chế nếu so với các ngân hàng liên doanh hay chi nhánh các ngân hàng nước ngoài, nhưng nhờ kinh doanh có hiệu quả trong mấy năm gần đây nên đầu tư vào các ngân hàng thương mại cổ phần đang có sự hấp dẫn hơn nhiều lĩnh vực khác; cổ phiếu các ngân hàng đang được các nhà đầu tư tìm mua. Điều đó cho thấy có một triển vọng lớn khi cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trên thực tế, một số ngân hàng thương mại cổ phần khi tăng vốn điều lệ đã bán được cổ phiếu của mình cao hơn mệnh giá nhiều lần. Khi ACB có được góp vốn của các cổ đông nước ngoài, lập tức giá cổ phiếu của cổ đông trong nước tăng 1,5 lần so với mệnh giá và cổ phiếu dành cho người nước ngoài đã tăng 2,1 lần. Cổ phiếu Sacombank đã bán được gấp 1,8 lần so với mệnh giá. Điều đó cho thấy các nhà đầu tư đã đặt niềm tin lớn vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên , khi vốn tăng thì lại đặt ra một vấn đề là vấn đề sử dụng vốn như thế nào. Theo bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc Habubank, việc điều hành một ngân hàng có số vốn điều lệ cả ngàn tỷ đồng hoàn toàn không giống việc điều hành một ngân hàng chỉ vài trăm tỷ vốn điều lệ. Vốn tăng vài trăm phần trăm, song khối lượng công việc tăng có khi đến vài ngàn phần trăm, khả năng bao quát, tầm nhìn, hệ thống thông tin - phản hồi... đều phải tăng và đòi hỏi tốt hơn trước là những áp lực đầu tiên. Khi cổ đông góp vốn, đồng tiền của họ phải được sử dụng hiệu quả nhất. Cũng theo bà Mai, huy động vốn thì rất nhanh nhưng ngân hàng này đã phải chuẩn bị kế hoạch sử dụng lượng vốn huy động này trong nhiều tháng trời, đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho các cổ đông nhất. Vấn đề là làm sao khi mở rộng quy mô phải đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực để không ảnh hưởng tới khả năng phục vụ khách hàng, đồng thời bài toán duy trì tỷ lệ cổ tức cao cũng là yêu cầu không hề dễ đối với ban điều hành Thứ tư : Quá trình nhảy vào của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường vốn ở Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước đã quyết định mức sở hữu tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng cổ phần trong nước là 30%, dự thảo Nghị định về tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng trong nước do NHNN soạn thảo đã được trình Chính phủ. Cho dù như vậy, các ngân hàng nước ngoài dường như vẫn sẵn sàng cho một đợt tăng số tiền góp vốn trong các ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là các cổ đông chiến lược nước ngoài tới đây sẽ được sở hữu tới 20% cổ phần tại một ngân hàng Việt Nam. Mới đây, một số hãng thông tấn nước ngoài đã đưa tin về việc HSBC và ANZ đã sẵn sàng tăng thêm vốn tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank). Cả hai ngân hàng nước ngoài này đều là các cổ đông chiến lược tại các ngân hàng mà họ đầu tư. Trong năm 2005, HSBC (ngân hàng lớn nhất châu Âu) và ANZ (ngân hàng cung cấp tín dụng lớn thứ 3 tại Australia) đã bỏ ra tương ứng 17,3 triệu USD và 27 triệu USD để mua 10% cổ phần tại Techcombank và Sacombank. Theo tin đưa ra thì Đại hội cổ đông Techcombank đã thông qua Nghị quyết có điểm cho phép bán thêm 10% cổ phần cho HSBC khi Nhà nước cho phép mở room lên 20% đối với cổ đông chiến lược nước ngoài. Trả lời Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank đã xác nhận thông tin này. Theo ông Vinh, việc bán thêm 10% cổ phần cho HSBC đồng nghĩa với việc HSBC trở thành cổ đông lớn nhất tại Techcombank. Điều này cũng nằm trong kế hoạch tăng vốn lên mức khoảng từ 1.500 đến hơn 1.600 tỷ đồng của Techcombank trong năm tới. Việc tăng vốn của Techcombank thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu mới, gồm hai phần dành cho cổ đông cũ và cổ đông chiến lược là HSBC. Đối với Techcombank, việc tăng vốn của cổ đông chiến lược tương đối dễ dàng, bởi room dành cho các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn và HSBC mới là nhà đầu tư nước ngoài duy nhất của ngân hàng này. Nhưng đối với trường hợp của Sacombank sẽ khác, bởi hiện tại ngân hàng này đã sử dụng hết room 30% dành cho cổ đông nước ngoài. Hiện IFC, Dragon Capital và ANZ là 3 nhà đầu tư nước ngoài, mỗi nhà đầu tư nắm giữ 10% cổ phần của ngân hàng này. Mặc dù vậy, không có nghĩa ANZ không thể tăng thêm phần vốn góp bởi khi Sacombank phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, ANZ có thể mua thêm và thay đổi tỷ lệ nắm giữ nếu các nhà đầu tư nước ngoài khác là IFC và Dragon Capital không mua thêm. Điều này không làm ảnh hưởng tới trần tối đa 30% như đã nói trên. Hiện trong 4 ngân hàng cổ phần có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là Techcombank, Sacombank, Ngân hàng Á Châu (ACB) và Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) thì ACB và Sacombank đã sử dụng hết room cho nhà đầu tư nước ngoài, Techcombank là 10% và VPBank là 20%. Qua đó chúng ta có thể thấy được khả năng huy động vốn từ đầu tư gián tiếp của nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán mà cụ thể ở đây là thông qua việc mua cổ phiếu để trở thành cổ đông. Tuy nhiên ở đây chúng ta phải lưu ý là việc huy động từ đầu tư nước ngoài phải hết sức phòng tránh việc thôn tính của các ngân hàng nước ngoài đối với các ngân hàng trong nước. Từ đó có thể làm đảo lộn thị trường tài chính của Việt Nam , tránh một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Hơn nữa, hầu hết các ngân hàng của Việt Nam hầu hết còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả từ các nguồn vốn có thể huy động được. Từ đó mới thấy hết tầm quan trọng của nguồn vốn. 5.2. Thị trường trái phiếu Thị trường trái phiếu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chỉ là mới giai đoạn đầu với sự tồn tại sơ khai của trái phiếu chính phủ. Dư nợ của trái phiếu còn rất thấp, chỉ mới chiếm khoảng 7% GDP so với các thị trường khác trong khu vực như : Trung Quốc 21% , Thái Lan 33% và Malaxia 62% . Thị trường trái phiếu của Việt Nam chưa có sự đa dạng trong chủ thể phát hành, chưa có hệ thống các nhà tạo lập thị trường và hệ thống giao dịch, khả năng thanh toán còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, một thị trường để giúp hai đối tượng rất quan trọng là doanh nghiệp và chính quyền địa phương huy động vốn lại hầu như chưa tồn tại. Do đó để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5%/năm trong giai đoạn 2000 - 2010, nhu cầu vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế là rất lớn, khoảng 30 - 35% GDP/năm. Do đó, hiện nay Việt Nam đang triển khai hàng loạt các biện pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu nội địa, đặc biệt là tạo kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp và các chính quyền địa phương trong bối cảnh Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế theo hướng xoá bỏ bao cấp của nhà nước cho khu vực doanh nghiệp và phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương. Một cách cụ thể , theo quan điểm của chính phủ trong việc phát triển thị trường trái phiếu của Việt Nam hiện nay là phải nâng cao tỉ trọng trái phiếu trên GDP , gắn việc phát hành trái phiếu với phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán; tăng cường khả năng quản lý, giám sát để thị trường hoạt động an toàn, có hiệu quả; đáp ứng yêu cầu hội nhập của khu vực và quốc tế: thị trường trái phiếu châu Á, liên kết thị trường vốn với Singapore.. Tuy còn non trẻ về tuổi đời, ít đa dạng trong chủ thể phát hành nhưng trong năm 2005 được coi là năm thành công của thị trường trái phiếu của Việt Nam và cũng là năm đánh dấu sự nở rộ của các loại trái phiếu trong nước được đăng kí giao dịch trên thị trường chứng khoán . Trong năm qua , tuy còn ít loại trái phiếu nhưng cũng đã có nhiều loại trái phiếu được phát hành ra công chúng như trái phiếu chính phủ , trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp, công trái giáo dục. Thông qua hoạt động đấu thầu qua Ngân hàng nhà nước , qua Trung tâm giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành , Chính phủ đã huy động khoảng hơn 30.000 tỉ đồng trái phiếu. Riêng trái phiếu Chính phủ , tổng số vốn huy động trong giai đoạn 2001-2005 đã đạt gần 60.000 tỉ đồng. Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương cũng có nhiều khởi sắc. Đến nay, đã có 3 tỉnh, thành phố phát hành trái phiếu chính quyền địa phương với tổng số tiền huy động trên 7.000 tỷ đồng, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh đã huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu, nâng tổng số huy động trong 3 năm (2003-2005) lên gần 6.000 tỷ đồng, Hà Nội huy động trên 1.100 tỷ đồng trái phiếu Thủ đô và Đồng Nai huy động khoảng 243 tỷ đồng Năm 2005 cũng là năm các doanh nghiệp bắt đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp, góp phần giảm bớt áp lực vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Tính đến hết tháng 11/2005, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt trên 2.000 tỷ đồng Một điểm nổi bật khác của thị trường vốn năm 2005 là nhiều doanh nghiệp hoạt động tại thị trường tài chính đã được đưa vào diện cổ phần hóa. Tiến độ chuẩn bị cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã được đẩy nhanh với việc phát hành 1.365 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn vào cuối tháng 12 vừa qua. Chính phủ cũng đã cho phép Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam cổ phần hóa theo hướng chuyển thành một tập đoàn tài chính mạnh Trong năm 2006 thì chính phủ đang có dự án thành lập một thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt tại thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội. Có thể nói, việc tập trung đấu thầu TPCP tại Hà Nội, đã đem lại hiệu quả bước đầu rất đáng khích lệ. Không những tỷ lệ thành công của các đợt đấu thầu cao, huy động được khối lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển mà lãi suất trúng thầu thì ngày càng được điều chỉnh thấp xuống... Đây chính là tiền đề cho việc tổ chức một thị trường giao dịch trái phiếu thứ cấp chuyên biệt và hiệu quả. Có thể nói , trong hai năm vừa qua chúng ta đã đạt được rất nhiều thành quả trong việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu , nhất là việc đáp ứng nhu cầu khát vốn của các doanh nghiệp , các tổ chức tài chính. Tuy có nhiều thành công trong việc huy động vốn nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Đó là làm sao có thể phát triển thị trường trái phiếu một cách tốt hơn , làm sao có thể đa dạng hoá được các loại trái phiếu và khả năng toán cũng như việc có thể đưa ra nhiều dịch vụ, nhiều tiện ích hơn nữa. Vấn đề này đòi hỏi nhà nước cũng như các doanh nghiệp phải có những chính sách phù hợp với thực tế hơn nữa. 5.3. Chứng khoán phái sinh Khi nhắc đến thị trường vốn người ta thường chỉ chú ý đến cổ phiếu và trái phiếu. Nhưng trong thị trường vốn ngoài cổ phiếu và trái phiếu còn có thêm một công cụ nữa là chứng khoán phái sinh. Vậy, chứng khoán phái sinh là gì? Và chứng khoán phái sinh bao gồm những loại nào? Trong đề tài này, tôi chỉ xin giới thiệu một vài loại của chứng khoán phái sinh thông thường. Chứng khoán phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ hoặc tạo lọi nhuận.Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầu. Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng nhìn chung có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps). Thứ nhất : Hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai (Futures) là việc thoả thuận giữa các bên về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã xác định cho tương lai mà không phụ thuộc vào giá thị trường tại thời điểm đó. Lúc đầu, đối tượng của các future trên thị trường là các mặt hàng đơn giản như lúa mì hay cà phê. Các nhà đầu tư mua và bán các hợp đồng future với mục đích nhằm giảm bớt sự lo ngại xảy ra những biến cố khiến giá bị đẩy lên cao hay xuống thấp trong những tháng sau đó. Ví dụ, công ty sản xuất sô- cô- la Hershay đã bao tiêu nguồn cung cấp ca- cao trên thị trường với các hợp đồng futures để giới hạn rủi ro nếu giá ca- cao tăng lên. Future thường được các nhà đầu tư xem là một phương thức tốt để hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Đến thập niên 80, các hợp đồng futures bắt đầu nở rộ và phố biến trong các giao dịch thương mại và bao gồm nhiều loại khác nhau, như Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (index futures), Hợp đồng tương lai lãi suất (interest futures), Hợp đồng tương lai ngoại hối (currency futures), Hợp đồng tương lai nông sản (agricultural futures), Hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản (metal and mineral futures)... thứ hai : Hợp đồng kỳ hạn. Hợp đồng kỳ hạn (Forward) là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào: từ nông sản, tiền tệ cho tới các chứng khoán. Điểm khác biệt của forward với future là giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau dựa theo những ước lượng mang tính cá nhân và giá này vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng Thứ ba : Option ( quyền của nhà đầu tư) trong Option có hai loại là Option mua và Option bán. OPTION mua: là quyền của nhà đầu tư trong đó người mua option sẽ trả cho người bán option một khoản tiền, gọi là giá trị quyền chọn hay phí quyền chọn (option premium) và người mua option sẽ có quyền được mua (nhưng không bắt buộc phải mua) một lượng tài sản nhất định (chứng khoán, ngoại tệ, hàng hoá…) theo một mức giá đã được thoả thuận trước tại thời điểm đã xác định trong tương lai. Người bán option nhận được tiền từ người mua option nên họ có trách nhiệm phải bán một lượng chứng khoán nhất định theo một giá cả đã được thoả thuận trước vào một ngày xác định trong tương lai (hoặc được thực hiện trước ngày đó) khi người mua option muốn thực hiện cái quyền được mua. OPTION bán : là quyền của nhà đầu tư trong đó người mua OPTION bán sẽ phải trả cho người bán option bán một khoản tiền, gọi là phí quyền chọn và người mua option bán nay sẽ có qưyền được bán một lượng tài sản nhất định theo một mức giá đã được thoả thuận trước tại thời điểm đã được xác định trong tương lai. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán của Việt Nam hiện nay thì chưa xuất hiện hai quyền này, do nó còn quá mới mẻ và thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện. Nhưng trên tất cả các thị trường chứng khoán khác trên thế giới thì hai quyền này rất phổ biến vì khả năng phân tán rủi ro của nó rất cao. Thứ tư : SWAPS ( hợp đồng hoán đổi ) SWAPS dựa trên sự trao đổi và thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực lãi suất và tiền tệ. Nhiều công ty, ngân hàng muốn có swap để ấn định tỷ lệ lãi suất nhằm giảm thiểu sự bất ổn trong kinh doanh. Ngoài ra, swap cũng rất hiệu quả trong việc huy động vốn. Đầu thập niên 90, Citi Bank, ngân hàng lớn nhất tại Mỹ đã mở rộng một số hoạt động đầu tư sang Nhật bản nên cần một lượng tiền yên Nhật rất lớn trong một thời gian ngắn, trong khi vốn của Citibank lại không có đủ đồng yên. Các chuyên gia nghiệp vụ ngân hàng của Citibank lập tức nghĩ ngay đến Chifon Bank của Nhật bản. Citibank đã thoả thuận một swap với Chifon Bank, theo đó Citi Bank chuyển cho Chifon Bank một lượng USD nhất định, đổi lại Chifon Bank sẽ cung cấp đồng yên cho hoạt động đầu tư của Citibank tại Nhật bản. Nhờ vậy mà chỉ trong vòng 24 tiếng, Citibank đã có đủ vốn cần thiết cho dự án đầu tư tại đây. Như vậy, swap là một cam kết song phương, theo đó các nhà đầu tư sẽ trao cho nhau vào một ngày nhất định một số lượng nhất định đồng tiền của một quốc gia A để lấy một số lượng nhất định đồng tiền của quốc gia B đã được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại trong một thời hạn xác định, với điều hứa hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn. Trên thực tế, việc đầu tư vào các các công cụ phái sinh vẫn chưa được nhiều nhà đầu tư chú ý, bởi nếu các nhà đầu tư mạo hiểm mua thật nhiều cổ phiếu mà không băn khoăn về khả năng thua lỗ thì họ sẽ thu về hàng triệu USD lợi nhuận; trong khi đầu tư vào các công cụ phái sinh, tuy đảm bảo được sẽ không bị thua lỗ nhưng do các bên cung cấp công cụ phái sinh trên thị trường thường giới hạn một lượng cung cấp nhất định đồng thời yêu cầu mức phí khá cao, nên các nhà đầu tư chỉ thu về một phần lợi nhuận nhỏ hơn rất nhiều. Thông thường, thị trường sẽ không biến động nhiều như những suy đoán của các nhà đầu tư khi áp dụng công cụ phái sinh, nên đa phần các nhà đầu tư thường tiếc nuối vì đã bỏ qua lợi nhuận, hơn là mừng thầm vì đã đầu tư vào công cụ phái sinh. Trên đây là những công cụ phái sinh phổ biến trên các thị trường giao dịch chứng khoán trên thế giới. Đây là những công cụ giúp các nhà đầu tư tránh được những nguy cơ do rủi ro khi đầu tư vào thị trường đầy mạo hiểm này. 6. Căn cứ vào phương thức hoạt động 6.1 Thị trường niêm yết tập trung thị trường niêm yết tập trung hay còn gọi là sở giao dịch được tổ chức tập trung có địa điểm giao dịch cố định. Chứng khoán được mua bán là loại đã được niêm yết tại Sở giao dịch, việc mua bán được thực hiện theo phương thức đấu giá hai chiều giữa đại diện người mua và đại diện người bán.Các môi giới sàn giao dịch cùng nhau trả giá cạnh tranh và sẽ thực hiện giao dịch khi đạt được giá thoả đáng nhất cho khách hàng đầu tư . Thị trường chứng khoán của Việt Nam hiện nay do mới xuất hiện nên chúng ta chỉ có hai thị trường niêm yết tập trung tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình phát triển của thị trường chứng khoán thì uỷ ban chứng khoán nhà nước cho biết trong năm 2006 tăng quy mô và chất lượng thị trường giao dịch chứng khoán. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng đề án chuyển trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thành Sở giao dịch chứng khoán; từng bước hoàn thiện hệ thống giao dịch của trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội theo hướng mô hình thị trường giao dịch phi tập trung với quy mô phù hợp. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, hoàn chỉnh các quy trình nghiệp vụ để đưa Trung tâm lưu ký đi vào hoạt động trên cơ sở nhiệm vụ lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ chứng khoán từ các thị trường giao dịch chứng khoán. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì thị trường niêm yết tập trung cũng đã có sự phát triển để đáp ứng với nhu cầu vốn đầu tư của các doanh nghiệp trên thị trường niêm yết cũng như trên thị trường giao dịch phi tập trung 6.2 Thị trường phi tập trung (OTC) thị trường phi tập trung(OTC) được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định nào mà chỉ dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế cạnh tranh và thương lượng giữa các công ty chứng khoán với nhau thông qua một sự trợ giúp quyết định nhiều đến hiệu quả hoạt động. Ngày nay, với sự trợ giúp của kĩ thuật truyền thông và vi xử lý, thị trường OTC đã có khả năng kết nối trên quy mô rộng lớn giữa các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán với nhau. Thị trường OTC vận động theo một cơ chế tạo giá và duy trì hoạt động gọi là mạng lưới liên công ty. Các nhà tạo giá trong tổ chức sẽ cạnh tranh giữa họ với nhau, liên tục đưa ra giá chào mua và giá chào bán. Ở các nước phát triển thì thị trường giao dịch phi tập trung phát triển một cách mạnh mẽ hơn thị trường giao dị._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4795.doc
Tài liệu liên quan