Tài liệu Tình hình thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại chi nhánh Đông Đô - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: ... Ebook Tình hình thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại chi nhánh Đông Đô - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình hình thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại chi nhánh Đông Đô - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của nước ta đang có những chuyển biến rõ rệt, rất nhiều các doanh nghiệp mới thành lập, mở rộng trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Yếu tố đó làm xuất hiện một nhu cầu tất yếu về vốn. Vì lẽ đó, các ngân hàng thương mại, tổ chức hoạt động tài chính đứng trước một thực tế khách quan là có rất nhiều khách hàng đến yêu cầu được vay vốn. Trong đó cũng có những chi nhành của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư hiện nay có rất nhiều ý tưởng sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội. Và việc thể hiện những ý tưởng đó là rất hợp lý, khách quan. Việc chuẩn bị dự án trước khi tiến hành đầu tư đòi hỏi chủ đầu tư phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ và có những phân tích tài chính hợp lý. Nó sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể tưởng tượng, hình dung ra diễn biến thực hiện của dự án trong tương lai.
Đi đôi với việc lập dự án của chủ đầu tư, đó chính là công tác thẩm định dự án. Đặc biệt với các dự án lớn, đòi hỏi lượng vốn cao trong thời gian dài; thường thì các doanh nghiệp sẽ tìm đến những nguồn vay khác nhau, trong đó các ngân hàng chính là một trong những “chủ nợ” hợp lý nhất.
Trong các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn có những chính sách tích cực nhất, luôn cho vay tín dụng với khối lượng vốn lớn và thời gian khá dài. Do đó, ở các chi nhánh đều phải thẩm định rất nhiều các dự án lớn, ở nhiều lĩnh vực nhằm lựa chọn những dự án khả thi nhất. Chính vì thế em đã thực tập và lựa chọn đề tài “Tình hình thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.
Chuyên đề thực tập của em gồm hai chương:
ChươngI: Tình hình thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô.
ChươngI: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Đông Đô.
Chương I: TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
I. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (viết tắt là BIDV) là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Tính đến 31/12/ 2005, tổng tài sản của BIDV đã đạt hơn 13.000 tỷ VND. Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống đạt trên 900.000 người có kinh nghiệm, am hiểu công nghệ ngân hàng hiện đại, tiên tiến đạt hiệu quả cao.
Cũng như tất cả các ngân hàng khác, đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền gửi, thanh toán, tín dụng, bảo lãnh, giao dịch L/C, giao dịch chuyển tiền, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm,… BIDV luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm.
Trong giai đoạn hiện nay, Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam xác định mục tiêu hoạt động là: Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trong quan hệ với khách hàng, Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn nêu cao phương châm hành động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”, quan hệ giữa BIDV và bạn hàng là mối quan hệ “hợp tác cùng phát triển”, cùng chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, cơ hội kinh doanh với bạn hàng. Do đó, BIDV luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ khách hàng để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, luôn tìm hiểu để thỏa mãn những nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, với cam kết “cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất cho khách hàng”.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, BIDV luôn làm tròn nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó. Cùng với hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, BIDV luôn là công cụ sắc bén, là lực lượng chủ lực trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Trong hoạt động, BIDV luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Ngoài ra, BIDV là thành viên tích cực của cộng đồng, tham gia tích cực vào các chương trình xã hội như là chương trình xóa đói giảm nghèo, khắc phục thiên tai, quĩ bảo trợ trẻ em Việt Nam, chương trình kiên cố hóa trường học, quĩ khuyến học, quĩ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam,…
Khi mới thành lập, bộ máy tổ chức của ngân hàng mới chỉ có 8 chi nhánh với trên 200 cán bộ, công nhân viên. Đến năm 1990 đã lên tới 45 chi nhánh với hơn 2000 cán bộ, công nhân viên. Đến nay, một mô hình tổng công ty đã được hình thành, theo 5 khối:
- Khối Ngân hàng thương mại nhà nước với 81 chi nhánh cấp 1, Chi nhánh tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước.
- Khối công ty gồm 4 công ty độc lập: Công ty chứng khoán, Công ty cho thuê tài chính 1, Công ty cho thuê tài chính 2, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.
- Khối liên doanh gồm: Ngân hàng liên doanh VID-Public, Ngân hàng liên doanh Lào-Việt, Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - úc.
- Khối đơn vị sự nghiệp gồm: Trung tâm công nghệ thông tin và trung tâm đào tạo.
- Khối đầu tư.
Qua đó có thể thấy sự phát triển vượt bậc của hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà có rất nhiều ngân hàng cùng cạnh tranh nhau tồn tại và phát triển thì việc có những Ngân hàng lớn mạnh đi đầu điều tiết hoạt động của hệ thống ngân hàng tài chính trong nước là điều không thể thiếu. Điều đó sẽ tránh được những tiêu cực có thể xảy ra trong hệ thống ngân hàng thương mại, chỉ chạy đua về doanh số, lợi nhuận mà không quan tâm đến các hoạt động xã hội công cộng.
2. Chi nhánh Đông Đô
2.1. Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh Đông Đô
Năm 2002, Phòng giao dịch 2 (14 Láng Hạ) được thành lập với mục tiêu ban đầu là huy động vốn, các dịch vụ hầu như chưa hề tiếp cận. Sau hơn hai năm thành lập đến nay chi nhánh đã bắt kịp với cơ chế thị trường. Trụ sở chính của chi nhánh đặt tại đường Láng Hạ, cùng với 8 điểm giao dịch đặt trên toàn thành phố rất thuận tiện để cung cấp các sản phẩm ngân hàng tới từng người dân.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, ngay từ khi còn là Phòng giao dịch 2 đã được trung ương chọn là một trong những điểm giao dịch triển khai chương trình công nghệ hiện đại hóa đầu tiên, đây là chương trình có nhiều tiện ích trên cả nước rất thuận tiện cho công tác thanh toán trên toàn quốc, chuyển tiền trong nước và quốc tế.
Theo quyết định số 191/QĐ - HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngày 31/07/2004 Chi nhánh Đông Đô được thành lập từ Phòng Giao dịch 2 (14 Láng Hạ) bắt đầu hoạt động từ 31/07/2004. Đây là một trong những cơ sở tiên phong đi đầu trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam. Là một trong những cơ sở tiên phong đi đầu trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng; hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến, theo đúng dự án hiện đại hóa ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Việc thành lập chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển Đông Đô phù hợp với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế.
Có được sự thành công như hiện nay phải kể đến sự lãnh đạo của Ban giám đốc, cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong chi nhánh, với tuổi đời không quá 26. Tuy kinh nghiệm còn thiếu, vừa làm vừa học, bước đầu gặp không ít khó khăn trở ngại nhưng với sự cố gắng nỗ lực vượt bậc, cả chi nhánh đã cùng nhau nỗ lực vượt qua.
Đến nay, chi nhánh Đông Đô đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Cơ cấu tổ chức bộ máy được xây dựng theo mô hình hiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh.
Sơ đồ: Cơ cấu bộ máy của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển Đông Đô
P.Tín dụng 1
P.Thẩm định & quản lý tín dụng
P.Giao dịch 1
Tổ điện toán
Giám đốc
Phó Giám đốc 1
Phó Giám đốc 2
Tổ Kiểm tra kiểm toán nội bộ
P.Giao dịch 2
P.Tổ chức hành chính
P.Kế hoạch nguồn vốn
P.Tài chính Kế toán
Tổ ngân quỹ
P.Tín dụng 2
P.Giao dịch 3
P.Dịch vụ khách hàng
P.Thanh toán quốc tế
Giám đốc chi nhánh trực tiếp điều hành hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển Đông Đô. Giúp việc cho Giám đốc trong việc điều hành chi nhánh là 2 Phó giám đốc, hoạt động theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc chi nhánh theo quy định. Các phòng ban Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển Đông Đô được tổ chức thành 3 khối hoạt động bao gồm: khối trực tiếp kinh doanh, khối hỗ trợ kinh doanh và khối quản lý nội bộ.
Khối trực tiếp kinh doanh bao gồm các phòng sau:
+ Phòng Dịch vụ khách hàng
+ Phòng Tín dụng1,2
+ Phòng Thanh toán quốc tế
+ Tổ Ngân quỹ
+ Phòng Giao dịch 1, 2, 3
Khối hỗ trợ kinh doanh bao gồm các phòng sau:
+ Phòng Kế hoạch nguồn vốn
+ Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng
+ Tổ Điện toán
Khối quản lý nội bộ
+ Phòng Tài chính- Kế toán
+ Phòng Tổ chức hành chính
+ Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ
Phòng tín dụng 1,2
Hai phòng tín dụng có những chức năng và nhiệm vụ giống hệt nhau, đó là trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng pháp quy và các quy trình tín dụng (tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, dự án, giới thiệu sản phẩm, phân tích thông tin; nhận hồ sơ, xem xét quyết định cho vay theo phân cấp ủy quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định cho vay, bảo lãnh; quản lý giải ngân, qyản lý, kiểm tra sử dụng các khoản vay, theo dõi thu đủ nợ, đủ lãi, đến khi tất toán hợp đồng tín dụng) đối với mỗi khách hàng.
Là đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh, xây dựng văn bản hướng dẫn chính sách, phát triển khách hàng, quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của chi nhánh, đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng, xếp loại khách hàng, xác định tài sản đảm bảo nợ vay (tính pháp lý, định giá, tính khả mại),…
Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng, bao gồm việc thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu bán các sản phẩm tín dụng dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc toàn diện, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng.
Tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng, dịch vụ và các vấn đề khác có liên quan; phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ của ngân hàng.
Quản lý (hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác...) hồ sơ tín dụng theo quy định; tổng hợp, phân tích, quản lý (thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) thông tin và lập các báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi Phòng được phân công theo quy định.
Phối hợp với các phòng khác theo qui trình tín dụng: tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong qui trình tín dụng, quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.
Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng
Phòng thẩm định và quản lý tín dụng trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định theo quy định của nhà nước và các quy trình nghiệp vụ liên quan (quy trình thẩm đinh, cho vay và quan rlý tín dụng, bảo lãnh…) đối với các dự án, khoản vay, bảo lãnh; đánh giá tài sản đảm bảo nợ (tính pháp lý, giá trị, tính khả mại); có ý kiến độc lập về quyết định cấp tín dụng, phê duyệt khoản vay, bảo lãnh cho khách hàng.
Đây là đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng những văn bản hướng dẫn công tác thẩm định, xây dựng chương trình và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định theo quy định, quy trình của nhà nước và Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam về công tác thẩm định.
Cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, lưu trữ, cung cấp) về kinh tế kỹ thuật, thị trường phục vụ công tác thẩm định đầu tư, thẩm định tín dụng. Và trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh theo quy trình, quy định của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam, và của chi nhánh: xác định hạn mức tín dụng, giới hạn tín dụng đối với khách hàng; xếp loại khách hàng; phân loại nợ theo mức độ rủi ro tín dụng. Có ý kiến độc lập về khoản vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, về đánh giá tài sản đảm bảo nợ. Quản lý danh mục đầu tư tín dụng của chi nhánh, định kỳ giám sát và đánh giá toàn diện danh mục tín dụng, đánh giá chất lượng tín dụng.
2.2. Hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh
Trong thời gian qua, Chi nhánh Đông Đô ngày một lớn mạnh về mọi mặt. Các hoạt động kinh doanh được mở rộng và đạt hiệu quả cao hơn. Khách hàng đến với Chi nhánh được phục vụ tận tình, chu đáo với rất nhiều loại hình dịch vụ như là: dịch vụ tiền gửi và thanh toán, bảo lãnh, Giao dịch L/C xuất nhập khẩu, chuyển tiền, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm,... Nhưng trong đó, hoạt đô tín dụng vẫn đóng vai trò chủ đạo, đem lại nguồn thu lớn cũng như mức tăng trưởng cho toàn bộ Chi nhánh.
Dịch vụ tín dụng rất được quan tâm nhờ những nhu cầu không thể thiếu của mọi đối tượng hiện nay. Đặc biệt là các doanh nghiệp cần vay vốn để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh của mình.
BiÓu ®å: Tæng d nî tÝn dông theo lo¹i h×nh
246,0
402,3
43,4
277,4
1.109,6
329,1
-
200,0
400,0
600,0
800,0
1.000,0
1.200,0
2004
2005
2006
Tû ®ång
Cho vay
quèc
doanh
Cho vay
ngoµi quèc
doanh
Bảng 1: Tổng dư nợ tín dụng theo thời hạn và ngoại tệ
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Theo thời hạn cho vay
Ngắn hạn
177,5
61%
487,7
67%
735,1
53%
Trung dài hạn
111,8
39%
243,8
33%
651,9
47%
Theo loại ngoại tệ
VND
254,2
88%
557,4
76%
1081,9
78%
Ngoại tệ
35,2
12%
174,0
24%
305,1
22%
Năm 2006 là một năm đánh dấu nhiều kết quả đạt được của hoạt động tín dụng- nghiệp vụ cốt lõi của BIDV, đóng góp quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh năm 2006 của toàn hệ thống và của chi nhánh. Tổng dư nợ tín dụng năm 2005 của chi nhánh đạt 731,4 tỷ VND, tăng trưởng 153% so với năm 2004. Năm 2006 đạt 1387 tỷ VND tăng 90% so với năm 2005. Nếu xét theo loại hình thì cho vay ngoài quốc doanh tăng mạnh hơn so với cho vay quốc doanh, điều đó chứng tỏ chi nhánh đã quan tâm nhiều hơn tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không còn tư tưởng ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh như trước đây, hoạt động thương mại diễn ra theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ngân hàng phải thực hiện hoạt động quản lý tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng như thế nào để đảm bảo an toàn nguồn vốn, tăng cường hiệu quả hoạt động chung về tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo an toàn hệ thống, phát triển bền vững và từng bước nâng cao sức mạnh, vị thế hình ảnh của chi nhánh nói riêng và của cả hệ thống BIDV nói chung. Và để hoạt động tín dụng có kết quả cao hơn, chính là phải hoàn thiện và phát triển công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính nói riêng tại chi nhánh.
II. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
1. Quy trình thẩm định
Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại các chi nhánh và HSC (hội sở chính) Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam là tài liệu quy định hướng dẵn trình tự, nội dung thực hiện việc thẩm định dự án đầu tư tại các phòng thực hiện chức năng thẩm định dự án để phục vụ cho việc xem xét cho vay và là một nội dung quan trọng trong quy trình cho vay tín dụng trung, dài hạn xuyên suốt quá trình cho vay tín dụng. Quy trình thẩm định bao gồm các bước sau:
LƯU ĐỒ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Phòng tín dụng
Cán bộ thẩm định
Trưởng phòng thẩm định
Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Chưa đủ điều kiện thẩm định
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
Nhận hồ sơ để thẩm định
Thẩm định
Chưa rõ
Chưa đạt yêu cầu
Kiểm tra. kiểm soát
Lập báo cáo thẩm định
Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định
Lưu hồ sơ/tài liệu
Đạt
Bổ sung, giải trình
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ xung hồ sơ, nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
Chi tiết tham chiếu hướng dẫn lập, kiểm tra hồ sơ vay vốn trung dài hạn. Các hồ sơ chính phải kiểm tra, xem xét bao gồm:
Giấy đề nghị vay vốn.
Hồ sơ về khách hàng vay vốn.
Hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh nếu có.
Hồ sơ về dự án vay vốn.
Hồ sơ về đảm bảo nợ vay.
Bước 2: Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc quy trình này, cán bộ thẩm định tỏ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ xung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm. Đây là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải tập trung xem xét đánh giá một cách tổng quát, cụ thể nhất. Ở bước này, cán bộ thẩm định phải thẩm định, đánh giá xếp loại khách hàng cũng như đánh giá được khả năng, hiệu quả của dự án trong tương lai.
Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn: chi tiết tham chiếu tại hướng dẫn thẩm định khách hàng vay vốn kèm theo các nội dung chính phải thẩm định, đánh giá gồm:
Năng lực pháp lý của khách hàng.
Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
Mô hình tổ chức, bố trí lao động.
Quản trị điều hành.
Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng.
Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng.
Thẩm định dự án đầu tư: Chi tiết tham chiếu tại hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư và hướng dẫn tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư kèm theo. Các nội dung chính phải thẩm định bao gồm:
Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án.
Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra.
Đánh gía tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án.
Đánh giá các nguồn cung cấp sản phẩm.
Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án.
Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.
Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.
Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật.
Địa điểm xây dựng.
Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án.
Công nghệ thiết bị.
Quy mô giải pháp xây dựng.
Môi trường, PCCC.
Đánh gía về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.
Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn.
Tổng vốn đầu tư dự án.
Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án.
Nguồn vốn đầu tư.
Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án.
Trên cơ sở những nội dung đánh giá, phân tích ở trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập các bảng tính toán hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập, hoàn chỉnh kèm theo báo cáo thẩm định gồm:
Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lỗ, lãi).
Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.
Phân tích rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro:
Trong quá trình làm rõ khả năng của doanh nghiệp cũng như của dự án, cần phân tích, đánh giá, nhận định các rủi ro thường xẩy ra trong quá trình thực hiện đầu tư và sau khi dự án được đưa vào hoạt động; đưa ra biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu theo các loại rủi ro thường xảy ra:
Rủi ro cơ chế chính sách.
Rủi ro xây dựng, hoàn tất.
Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán.
Rủi ro về cung cấp.
Rủi ro kỹ thuật và vận hành.
Rủi ro môi trường và xã hội.
Rủi ro kinh tế vĩ mô.
……
Bước 3: Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định dự án, trình trưởng phòng thẩm định xem xét. Sau những kết quả thu được trong quá trình làm việc, cán bộ thẩm định báo cáo tình hình thu thập được cũng như có nhận xét, đề xuất lên cấp trên để có phương án cho vay tín dụng tốt nhất.
Bước 4: Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sử, làm rõ các nội dung.
Bước 5: Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung báo cáo thẩm định, trình trưởng phòng thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng.
Lưu trữ hồ sơ, tài liệu
Khi các bước trên đã hoàn thành, khách hàng được hay không được vay vốn thì cán bộ thẩm định đều phải lưu trữ hồ sơ, tài liệu cần thiết để quản lý, theo dõi, phục vụ cho công tác thẩm định các dự án của sau này. Tài liệu được lưu tại phòng thẩm định bao gồm:
01 bản báo cáo thẩm định dự án và các bảng tính toán kèm theo.
Hồ sơ vay vốn (nếu được gửi riêng 1 bộ) hoặc các bản photo tự chụp lại nếu thấy cần thiết.
Các thông tin cần thiết dùng để thẩm định các dự án tương tự sau này.
2. Phương pháp thẩm định tài chính dự án
2.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu
Do tính chất tương đối đơn giản nên phương pháp này được dùng khá phổ biến. Cụ thể trong phương pháp này các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang được xây dựng hoặc đang hoạt động. Một số chỉ tiêu cơ bản của phương pháp này là:
Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định, điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
Tiêu chuẩn về thiết bị công nghệ trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.
Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi.
Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.
Các định mức về sản xuất , tiêu hao năng lượng, nguyên nhiên liệu, nhân công, tiền lương...của ngành theo định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành.
Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của nhà nước...
Tuy nhiên việc sử dụng các chỉ tiêu này phải được vận dụng một cách linh hoạt phù hợp vơi điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, phải tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, của cơ quan cấp trên, tránh so sánh máy móc , cứng nhắc.
2.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự
Theo phương pháp này, việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, cụ thể là:
Thẩm định tổng quát là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, hợp lý của dự án. Bước thẩm định này cho phép hình dung một cách khái quát về dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án, xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án dự kiến.
Thẩm định chi tiết là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật công nghệ, kinh tế... phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
Trong bước này người thẩm định phải đưa ra được những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần sửa đổi bổ sung hoặc không thể chấp nhận được. Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án mà mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau.
Thẩm định chi tiết có thể phát hiện ra được những sai sót, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định các nội dung còn lại của dự án.
2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án
Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, khảo sát tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hòa vốn củ dự án.
Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc tùy điều kiện cụ thể mà chọn là lớn hày nhỏ và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ gây ra tác động xấu đến hiệu quả của dự án đang xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc có độ an toàn cao. Nếu ngược lại, thì cần phải xem xét lại khả năng phát sinh bất trắc để đề xuất các biện pháp hữu hiệu khắc phục hay hạn chế.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan.
2.4. Phương pháp phân tích rủi ro dự án
* Các phương pháp phân tích rủi ro của dự án
Hiện nay, thực tế quản lý tài chính ở nhiều nước sử dụng nhiều phương pháp phân tích rủi ro dự án, sau đây là một số phương pháp phổ biến:
+ Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu
Nội dung cơ bản là điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu cơ sở được xem là không có rủi ro (hoặc coi như đã chấp nhận ở mức rủi ro tối thiểu như lãi suất chiết khấu Chính phủ, chi phí sử dụng vốn bình quân của Công ty…) bằng cách trên nguyên tắc là cộng thêm vào tỷ lệ chiết khấu cơ sở này một mức bù cần thiết cho rủi ro gọi là mức bù rủi ro. Lượng cộng thêm này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào mức độ mạo hiểm của dự án. Độ mạo hiểm càng lớn, tỷ lệ chiết khấu càng cao. Những dự án khác nhau có độ rủi ro khác nhau do đó có tỷ lệ chiết khấu đầy đủ khác nhau. Sau khi điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu mới này dùng để thực hiện tính toán NPV, IRR. Việc quyết định về thẩm định, phê chuẩn dự án được thực hiện theo nguyên tắc các chỉ tiêu được chọn.
+ Phương pháp hệ số tin cậy
at (hệ số tin cậy) =
CCFt: là các giá trị của dòng thu nhập ròng chắc chắn coi như không có rủi ro trong giai đoạn t.
RCFt: các giá trị của dòng thu nhập ròng dự kiến từ việc thực hiện dự án trong giai đoạn t (hàm chứa rủi ro).
CCFt = at. RCFt và at £ 1
+ Phương pháp phân tích độ lệch chuẩn.
Theo phương pháp này tỷ lệ chiết khấu được giữ nguyên và người ta chỉ xác định độ biến động của chỉ tiêu hiệu quả mà dự án mang lại. Độ lệch chuẩn càng nhỏ mức độ an toàn càng cao và ngược lại.
Trong đó
n : số tình huống có thể xẩy ra.
i : các tình huống
Ri: trị số chỉ tiêu hiệu quả đang tính ở tình huống i
: Kỳ vọng toán học của chỉ tiêu đang tính.
Trong trường hợp khi thẩm định các dự án loại trừ lẫn nhau nhưng có độ lệch chuẩn bằng nhau, thì người ta phải dựa vào hệ số biến động để đánh giá sự an toàn của dự án. Dự án có hệ số biến động (H) nhỏ hơn thì mức độ mạo hiểm ít hơn.
H =
+ Phương pháp phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả.
E = (% thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả (IRR, NPV…))/ (% thay đổi của chỉ tiêu nhân tố (giá, lượng tiêu thụ…).
E giúp cho chúng ta không chỉ xác định độ an toàn của dự án đối với những rủi ro có thể có mà còn có thể xác định được giới hạn về phương diện quản lý và những điều chỉnh cần thiết trong quá trình vận hành dự án.
3. Nội dung thẩm định
3.1. Khái quát về những nội dung thẩm định
Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính cũng như khả năng trả nợ của dự án. Còn các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án. Các nội dung chính khi thẩm định dự án cần phải tiến hành phân tích, đánh giá gồm:
1/ Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án
2/ Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án
2.1/ Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án
2.2/ Đánh giá về cung sản phẩm
2.3/ Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án
2.4. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
2.5. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
3/ Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án
4/ Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật:
4.1/ Địa điểm xây dựng:
4.2/ Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:
4.3/ Công nghệ, thiết bị:
4.4/ Quy mô, giải pháp xây dựng:
4.5/ Môi trường, Phòng cháy chữa cháy:
5. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án:
6. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn:
6.1/ Tổng vốn đầu tư dự án:
6.2/ Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án:
6.3/ Nguồn vốn đầu tư:
7/ Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án:
3.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án
3.2.1. Tổng vốn đầu tư dự án
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.
Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ (nếu dự án có sử dụng ngoại tệ). Thông thường kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư...). Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng nên tham gia vào dự án.
Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
3.2.2. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án
Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước.
Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác đ._.ịnh thời điểm, kỳ hạn trả.
3.2.3. Nguồn vốn đầu tư
Trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.
3.2.4. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên đều nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau:
Đánh gía về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm nợ phải trả.
Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.
Từ những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.
Thông thường việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Excel để thực hiện. Trong quá trình tính toán cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo báo cáo thẩm định gồm:
Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi lỗ).
Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.
Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính gồm có:
Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50% - 70%)
Khấu hao cơ bản.
Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án.
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:
Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi của dự án:
NPV.
IRR.
ROE (đối với những dự án có vốn tự có tham gia).
Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ:
Nguồn trả nợ hàng năm.
Thời gian ân hạn.
Thời gian hoàn trả vốn vay.
DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án).
Ngoài ra tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án các chỉ tiêu khác như khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực… sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể.
4. Minh họa cụ thể về công tác thẩm định của chi nhánh Đông Đô
(DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ZIRCON SIÊU MỊN)
4.1. Sự cần thiết của dự án.
4.1.1. Tình hình khai thác quặng Ilmenite và tuyển Zircon,
Ở thị trường Zircon, công tác tinh luyện và chế biến nguyên liệu Zircon tại Việt Nan và tại Hà Tĩnh đang rất phát triển. Zircon là một nguyên liệu rất cần thiết cho các ngành: gốm sứ, công nghiệp mỹ phẩm... hàng năm chúng ta phải mua với số lượng rất lớn, giá thành rất cao. Nguyên liệu Zicrcon có trong sa khoáng ven biển suốt chiều dài bờ biển Việt Nam, tập trung hàm lượng cao từ Hà Tĩnh đến Huế. Chất lượng Zircon rất tốt. Riêng tại Hà Tĩnh chỉ tính riêng cho hai mỏ Kỳ Hoà và Kỳ Khang trữ lượng Zicrcon là 250.000 T.
Tuy vậy, việc khai thác các mỏ Ilmennite nói chung và nguồn nguyên liệu Zicrcon nói riêng, tại Hà Tĩnh cũng chỉ mới thực sự bắt đầu trong thời gian gần đây. Trước năm 1986, trong khu vực thăm dò hầu như không có một cơ sở công nghiệp nào, mãi đến năm 1987 - 1988 mới tiến hành công tác điều tra địa chất đánh giá triển vọng công nghiệp của các mỏ Ilmenite ven biển Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Trong khu thăm dò bắt đầu thành lập một số xí nghiệp khai thác của các huyện và các cơ quan trong tỉnh. Trước năm 1991 chỉ có khoảng 30.000 tấn quặng được khai thác, đến quý III năm 1991 đã khai thác được 111.884 tấn, trong đó tinh quặng Zicrcon khoảng 2.000 tấn. Năm 1993 Công ty liên doanh Austinh Ltd ra đời đã tổ chức, lập lại trật tự đưa các xí nghiệp đi vào ổn định sản xuất, nâng cao sản lượng khai thác hàng năm. Austinh bắt đầu tổ chức khai thác từ tháng 8 - 1993. phương pháp khai thác chủ yếu là máng thu dòng và một phần nhỏ bằng máy tuyển xoắn của Ôxtrâylia công suất 8 tấn/h. trữ lượng quặng tinh Ilmenite đã được khai thác trước khi đóng cửa mỏ là khoảng 179.319 tấn tương đương 400.000 tấn KVN. Mặc dù Công ty Austinh có phương án và kế hoạch khai thác hàng năm nhưng khi thực hiện còn thiếu nghiêm túc chưa chấp hành đúng các quy định, quy phạm về khai thác mỏ. Thiết bị khai thác xuống sâu chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa giám sát được tình hình khai thác của dân dẫn đến quá trình tổn thất và làm nghèo quặng. Bên cạnh đó bên đối tác nước ngoài là Công ty Westralian Sands Limited không chấp hành đúng các cam kết trong hợp tác liên doanh gây bất lợi cho phía Vịêt Nam. Vì vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có quyết định số 147/BKH- QLDA rút giấy phép đầu tư, đóng cửa mỏ.
Riêng đối với khoáng vật Zicrcon, trước đây do điều kiện thiết bị và kỹ thuật còn lạc hậu nên Zicrcon chỉ được tinh chế lên 52 58% rồi bán ra nước ngoài với giá rẻ của nguyên liệu thô. Tại Huế đã thử tinh chế lên 60%, tại Hà Tĩnh đã tinh chế lên 65% nhưng do tình trạng thiết bị lạc hậu nên hiệu quả kinh tế không cao.
Trong khi đó Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ khối lượng Zicrcon cần thiết cho ngành gốm sứ (khoảng trên 2000 tấn/năm) với giá ước tính cho loại siêu mịn cao gấp 3 lần so với sản xuất trong nước.
4.1.2. Sự cần thiết của việc đầu tư sản xuất Zircon siêu mịn.
Tình hình sản xuất cũng như kết quả đáng khích lệ nêu trên của TEPEC HATINH đặt ra yêu cầu cần phải đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất Zicrcon siêu mịn với các máy móc và công nghệ hiện đại. Việc xây dựng nhà máy này chắc chắn sẽ đem lại những lợi ích trước mắt và lâu dài như sau:
Sản phẩm Zicrcon tinh chế của Công ty tuy có hàm lượng ZrO2 cao nhưng cỡ hạt to (trong khoảng từ 75 đến 250 micro) nên mới chỉ được coi là nguyên liệu thô chưa thể sử dụng ngay được cho công nghiệp sành sứ được. chỉ cần qua khâu ngiền siêu mịn xuống đến cỡ hạt dưới 45 micro là sản phẩm này trở thành Zicrcon thương hiệu đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá bán cao hơn nhiều, rất có lợi thế về mặt kinh tế.
Việc sản xuất Zicrcon siêu mịn sẽ đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về loại nguyên liệu này của ngành gốm sứ Việt Nam với giá thành rẻ hơn nhiều so với Zicrcon siêu mịn cùng loại nhập khẩu, tăng tính chủ động trong sản xuất và tiết kiệm việc chi tiêu ngoại tệ. Ngoài ra, chúng ta có thể xây dựng nhà máy hoá chất dùng sản phẩm Zicrcon siêu mịn là nguyên liệu chính để sản xuất mỹ phẩm.
Tạo ra một số chỗ làm ổn định cho người lao động, góp phần nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong tỉnh. Đây là một giải pháp phát huy nội lực để từng bước công nghiệp hoá và hiện đại ngành Titan Hà Tĩnh. Dự án hoàn toàn phù hợp với phương hướng phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh do Ban cán sự Đảng sở Công nghiệp đã đề ra, trong đó nhấn mạnh việc "đầu tư xây dựng nhà máy chế biến Zicrcon bằng hình thức liên doanh hoặc vay vốn nước ngoài trả chậm".
4.2. Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án
4.2.1. Bảng tổng hợp doanh thu:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Tên sp
NĂM KINH DOANH
Năm T1
Năm T2
Năm T3
Năm T4
Năm T5
Năm T6
Năm T7
Năm T8
Năm
T9
Năm T10
Doanh thu từ sản phẩm bột zircon
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
Tổng doanh thu
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
Đơn vị tính: tỷ đồng
Tên sp
NĂM KINH DOANH
Năm T11
Năm T12
Năm T13
Năm T14
Năm T15
Năm T16
Năm T17
Năm T18
Năm T19
Năm T20
Doanh thu từ sản phẩm bột zircon
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
Tổng doanh thu
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
26,1
4.2.2. Kế hoạch sử dụng vốn và lãi trong xây dung:
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Nội dung
Tổng cộng
Thời gian chuẩn bị ban đầu
Thời gian chuẩn bị và bắt đầu xây dựng
12-2000
1-2001
2-2001
3-2001
4-2001
5-2001
6-2001
7-2001
8-2001
9-2001
10-2001
I
Tổng vốn đầu tư
31.134.425
Vốn đầu tư từng tháng
234.978
234.978
234.978
234.978
4.313.502
4.313.502
4.313.502
4.313.502
4.313.502
4.313.50413.5022
4.313.502
II
Vốn tự có của chủ đầu tư
9.340.327
9.105.349
8.870.371
8.635.393
8.400.415
4.086.913
(226.589)
III
Tổng vốn vay gốc
21.794.097
Vốn vay luỹ tiến từng tháng
380.240
4.693.742
9.077.243
13.320.745
17.634.247
21.947.749
LãI vay
390.740
2.218
27.380
52.542
77.704
102.866
128.029
IV
Gốc cộng lãI vay
22.184.837
4.2.3. Kế hoạch trả nợ:
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Nội dung
Tổng cộng
Thời gian kinh doanh
Năm T1
Năm T2
Năm T3
Năm T4
Năm T5
1
Gốc và lãi vay trong
thời gian xây dựng
22.184.837
2
Trả gốc vay
4.436.963
4.436.963
4.436.963
4.436.963
4.436.963
3
Vốn vay còn lại
22.184.827
17.747.870
13.310.902
8.873.935
4.436.963
4
Trả lãI vay năm
4.658.816
1.542.939
1.242.351
931.763
621.175
310.588
5
Gốc và lãI phảI trả
26.843.653
5.989.906
5.669.318
5.364.731
5.058.143
4.747.555
4.2.4. Tính toán giá trị khấu hao hàng năm:
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Khoản mục
Giá trị
khấu hao (G1)
Thời gian
khấu hao (T)
Năm kinh doanh
Năm T1
Năm T2
Năm T3
Năm T4
Năm T5
Năm T6
Năm T7
Năm T8
Năm T9
Năm T10
1
TàI sản cố định
3.729.311
12 năm
310.776
310.776
310.776
310.776
310.776
310.776
310.776
310.776
310.776
310.776
2
Thiết bị
23.094.750
8 năm
2.886.842
2.886.842
2.886.842
2.886.842
2.886.842
2.886.842
2.886.842
2.886.842
3
Kiến thiết cơ bản khác
4.310.363
5 năm
862.077
862.077
862.077
862.077
862.077
4
Cộng
31.134.425
4.059.690
4.059.690
4.059.690
4.059.690
4.059.690
3.197.621
3.197.621
3.197.621
310.779
310.779
Ghi chú: Phương pháp khấu hao là phương pháp đường thẳng
HM =
Trong đó: HM : giá trị tính khấu hao năm
G1: giá trị ban đầu của tài sản
Go: giá trị phế thải tài sản khi thanh lý (= 0)
T: thời gian sử dụng
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Khoản mục
Giá trị
khấu hao (G1)
Thời gian
khấu hao (T)
Năm kinh doanh
Năm T11
Năm T12
Năm T13
Năm T14
Năm T15
Năm T16
Năm T17
Năm T18
Năm T19
Năm T20
1
TàI sản cố định
3.729.311
12 năm
310.772
310.772
2
Thiết bị
23.094.750
8 năm
3
Kiến thiết cơ bản khác
4.310.363
5 năm
4
Cộng
31.134.425
310.772
310.72
4.2.5. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh:
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Khoản mục
Năm kinh doanh
Năm T1
Năm T2
Năm T3
Năm T4
Năm T5
Năm T6
Năm T7
Năm T8
Năm T9
Năm T10
1
Nguyên vật liệu chính – bột Zircon thô
12.473.114
12.473.114
12.473.114
12.473.114
12.473.114
12.473.114
12.473.114
12.473.114
12.473.114
12.473.114
2
Lương gián tiếp
340.000
340.000
340.000
340.000
340.000
340.000
340.000
340.000
340.000
340.000
3
BHXH và BHYT
40.800
40.800
40.800
40.800
40.800
40.800
40.800
40.800
40.800
40.800
4
Chi phí mua điện sinh hoạt
7.300
7.300
7.300
7.300
7.300
7.300
7.300
7.300
7.300
7.300
5
Chi phí mua nước sinh hoạt
1.260
1.260
1.260
1.260
1.260
1.260
1.260
1.260
1.260
1.260
6
Chi phí bảo dưỡng sữa chữa
62.269
62.269
62.269
62.269
62.269
62.269
62.269
62.269
62.269
62.269
7
Trả nợ
5.989.903
5.679.618
5.365.731
5.058.443
4.757.555
8
Khấu hao tài sản
4.059.690
4.059.690
4.059.690
4.059.690
4.059.690
3.197.621
3.197.621
3.197.621
310.776
310.776
9
Lương trược tiếp
480.000
480.000
480.000
480.000
480.000
480.000
480.000
480.000
480.000
480.000
10
BHXH và BHYT
81.600
81.600
81.600
81.600
81.600
81.600
81.600
81.600
81.600
81.600
11
Chi phí mua điện KD
78.300
78.300
78.300
78.300
78.300
78.300
78.300
78.300
78.300
78.300
12
Chi phí mua nước KD
26.100
26.100
26.100
26.100
26.100
26.100
26.100
26.100
26.100
26.100
Tổng cộng chi phí SXKD
23.539.346
23.225.758
22.918.170
22.602.582
22.296.995
16.657.367
16.687.367
16.685.367
18.900.523
13.805.523
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Khoản mục
Năm kinh doanh
Năm T11
Năm T12
Năm T13
Năm T14
Năm T15
Năm T16
Năm T17
Năm T18
Năm T19
Năm T20
1
Nguyên vật liệu chính – bột Zircon thô
12.473.118
12.473.118
12.473.118
12.473.118
12.473.118
12.473.118
12.473.118
12.473.118
12.473.118
12.473.118
2
Lương gián tiếp
240.000
240.000
240.000
240.000
240.000
240.000
240.000
240.000
240.000
240.000
3
BHXH và BHYT
40.800
40.800
40.800
40.800
40.800
40.800
40.800
40.800
40.800
40.800
4
Chi phí mua điện sinh hoạt
6.300
6.300
6.300
6.300
6.300
6.300
6.300
6.300
6.300
6.300
5
Chi phí mua nước sinh hoạt
1.260
1.260
1.260
1.260
1.260
1.260
1.260
1.260
1.260
1.260
6
Chi phí bảo dưỡng sữa chữa
62.269
62.269
62.269
62.269
62.269
62.269
62.269
62.269
62.269
62.269
7
Trả nợ
8
Khấu hao tài sản
310.772
310.772
9
Lương trược tiếp
480.000
480.000
480.000
480.000
480.000
480.000
480.000
480.000
480.000
480.000
10
BHXH và BHYT
81.600
480.000
480.000
480.000
81.600
81.600
81.600
81.600
81.600
81.600
11
Chi phí mua điện KD
78.300
78.300
78.300
78.300
78.300
78.300
78.300
78.300
78.300
78.300
12
Chi phí mua nước KD
26.100
26.100
26.100
26.100
26.100
26.100
26.100
26.100
26.100
26.100
Tổng cộng chi phí SXKD
13.801.523
13.801.523
13.489.747
13.489.747
13.489.747
13.489.757
13.489.757
13.489.747
13.489.747
13.489.747
4.2.6. Dự trù lỗ lãi năm:
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Khoản mục
Năm kinh doanh
Năm T1
Năm T2
Năm T3
Năm T4
Năm T5
Năm T6
Năm T7
Năm T8
Năm T9
Năm T10
1
Doanh thu
26.100.000
26.100.000
26.100.000
26.100.000
26.100.000
26.100.000
26.100.000
26.100.000
26.100.000
26.100.000
2
Thuế GTGT
2.610.000
2.610.000
2.610.000
2.610.000
2.610.000
2.610.000
2.610.000
2.610.000
2.610.000
2.610.000
3
Doanh thu thuần
23.490.000
23.490.000
23.490.000
23.490.000
23.490.000
23.490.000
23.490.000
23.490.000
23.490.000
23.490.000
4
Chi phí KD
23.539.346
23.228.758
22.918.170
22.607.582
22.296.995
16.687.367
16.687.367
16.687.367
13.800.523
13.800.523
5
Lợi nhuận gộp
(49.346)
261.242
571.830
882.418
1.193.005
6.802.633
6.800.633
6.802.633
9.689.477
9.689.477
6
Thuế TNDN
71.479
110.302
298.238
1.700.658
1.700.658
1.700.658
2.422.339
2.422.369
7
Lợi nhuận ròng
(49.346)
261.242
500.351
772.115
894.754
5.101.675
5.101.975
5.101.575
7.267.608
7.267.108
8
Luỹ kế thu nhập
(49.346)
211.892
712.248
1.484.363
2.379.137
7.481.092
12.583.067
17.685.042
24.952.150
32.219.257
Các chỉ số tài chính
1
Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần
(0,002)
0,01
0,02
0,03
0,04
0,22
0,22
0,31
0,31
2
Lợi nhuận ròng/Tổng vốn đầu tư
(0,002)
0,008
0,016
0,025
0,029
0,164
0,164
0,164
0,233
0,233
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Khoản mục
Năm kinh doanh
Năm T11
Năm T12
Năm T13
Năm T14
Năm T15
Năm T16
Năm T17
Năm T18
Năm T19
Năm T20
1
Doanh thu
26.100.000
26.100.000
26.100.000
26.100.000
26.100.000
26.100.000
26.100.000
26.100.000
26.100.000
26.100.000
2
Thuế GTGT
2.610.000
2.610.000
2.610.000
2.610.000
2.610.000
2.610.000
2.610.000
2.610.000
2.610.000
2.610.000
3
Doanh thu thuần
23.490.000
23.490.000
23.490.000
23.490.000
23.490.000
23.490.000
23.490.000
23.490.000
23.490.000
23.490.000
4
Chi phí KD
13.800.523
13.800.523
13.469.747
13.489.747
13.489.767
13.489.747
13.489.747
13.489.747
13.589.747
13.589.747
5
Lợi nhuận gộp
9.689.477
9.689.477
10.000.253
10.000.253
10.000.253
10.000.253
10.000.253
10.000.253
10.000.253
10.000.253
6
Thuế TNDN
2.422.369
2.422.369
2.500.063
2.500.063
2.500.063
2.500.063
2.500.063
2.500.063
2.500.063
2.500.063
7
Lợi nhuận ròng
7.267.108
7.267.108
7.500.190
7.500.190
7.500.190
7.500.190
7.500.190
7.500.190
7.500.190
7.500.190
8
Luỹ kế thu nhập
39.486.365
46.753.473
54.253.662
61.753.852
69.254.042
76.754.231
84.254.421
91.754.611
99.254.800
106.754.990
Các chỉ số tài chính
1
Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần
0,31
0,31
0,32
0,32
0,32
0,32
0,32
0,32
0,32
0,32
2
Lợi nhuận ròng/Tổng vốn đầu tư
0,23
0,23
0,24
0,24
0,24
0,24
0,24
0,24
0,24
0,24
4.2.7. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Khoản mục
Thời gian xây dựng
Năm kinh doanh
Năm T1
Năm T2
Năm T3
Năm T4
Năm T5
Năm T6
Năm T7
Năm T8
Năm T9
Năm T10
1
Hệ số chiết khấu at, với r= 9%
1
0,974
0,8417
0,7722
0,7084
0,6499
0,5963
0,547
0,5019
0,4604
0,4224
2
Vốn đầu tư
31.134.425
13.151.181
3
Hiện giá vốn đầu tư
31.134.425
28.562.721
26.205.845
24.042.003
22.055.626
20.234.263
18.565.457
17.030.530
15.626.368
14.334.289
4
Tích luỹ hoàn vốn
5.563.285
5.562.285
5.491.807
5.452.983
5.265.034
8.699.595
8.699.595
8.699.595
7.477.884
7.477.884
5
Hiện giá tích luỹ hoàn vốn
5.103.758
4.682.617
4.240.773
3.862.893
3.421.746
4.949.048
4.539.878
4.165.567
3.488.858
3.200.898
6
Vốn còn lại
26.030.667
21.348.049
17.107.276
13.244.383
9.822.637
4.873.589
333.711
(3.831.856)
(7.320.714)
(10.521.612)
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu:
T = 7 năm + *12 tháng = 7 năm 28 ngày
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Khoản mục
Thời gian xây dựng
Năm kinh doanh
Năm T11
Năm T12
Năm T13
Năm T14
Năm T15
Năm T16
Năm T17
Năm T18
Năm T19
Năm T20
1
Hệ số chiết khấu at, với r= 9%
0,3875
0,3555
0,3262
0,2992
0,2745
0,2519
0,2311
0,212
0,1945
0,1784
2
Vốn đầu tư
31.134.425
3
Hiện giá vốn đầu tư
12.064.590
11.068.288
10.156.049
9.315.420
8.546.400
7.842.662
7.195.186
6.600.698
6.055.464
5.554.381
4
Tích luỹ hoàn vốn
7.577.884
7.577.884
7.500.190
7.500.390
7.500.390
7.500.190
7.500.190
7.500.190
7.500.190
7.500.190
5
Hiện giá tích luỹ hoàn vốn
2.936.430
2.697.938
2.446.562
2.244.057
2.058.802
1.889.298
1.733.294
1.590.040
1.457.787
1.338.034
4.2.8. Bảng tính tỷ suất thu hồi nội bộ IRR:
STT
Năm kinh doanh
Vốn đầu tư
TÍCH LUỸ HOÀN VỐN
IRR
Thời gian xây dựng
31.134.425
(31.134.425)
1
Năm thứ nhất
5.561.285
2
Năm thứ hai
5.561.285
3
Năm thứ ba
5.491.870
4
Năm thứ tư
5.452.983
5
Năm thứ năm
5.265.034
6
Năm thứ sáu
8.299.595
3,80%
7
Năm thứ bẩy
8.299.595
8,70%
8
Năm thứ tám
8.299.595
11,95%
9
Năm thứ chín
7.577.884
14,03%
10
Năm thứ mười
7.577.884
15,54%
11
Năm thứ mười một
7.577.884
16,66%
12
Năm thứ mười hai
7.577.884
17,51%
13
Năm thứ mười ba
7.600.190
18,15%
14
Năm thứ mười bốn
7.600.190
18,65%
15
Năm thứ mười lăm
7.600.190
19,04%
16
Năm thứ mười sáu
7.600.190
19,35%
17
Năm thứ mười bẩy
7.600.190
19,59%
18
Năm thứ mười tám
7.600.190
19,79%
19
Năm thứ mười chín
7.600.190
19,94%
20
Năm thứ hai mươi
7.600.190
20,07%
Với những số liệu ở trên thì chúng ta có thể nhận định rằng: nhìn chung Dự án là khả thi( IRR> r; thời gian thu hồi vốn khá nhanh so với thời gian hoạt động của Dự án; tổng vốn đầu tư cho Dự án không phải là quá cao… ). Bên cạnh đó sản phẩm tạo ra sẽ đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, giá thành của thị trường trong nước và ngoài nước.
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
1. Những kết quả đã đạt được
1.1. Phân cấp thẩm định
Để hoạt động thẩm định phục vụ tốt hơn nhu cầu hợp lí của khách hàng cũng như đảm bảo lợi ích của ngân hàng, trong hoạt động tín dụng thì việc phân chia các bước thực hiện, xác định người thực hiện và trách nhiệm của người thực hiện là rất quan trọng. Trong hoạt động thẩm định cho vay tín dụng trung dài hạn của ngân hàng Thương mại được chia làm hai cấp: thẩm định tại hịnh tại hội sở chính và chi nhánh.
1.1.1 Hội sở chính.
Việc thẩm định với những dự án trọng điểm, có sự tham gia của nhiều ngân hàng có quy mô vốn lớn và tái thẩm định những dự án do cấp dưới chuyển lên, thẩm định những nội dung tương tự như ở chi nhánh nhưng ở một mức độ cao hơn.
Bảng 2: Hội sở chính được quyền thẩm định những dự án có quy mô như sau
Loại hình khách hàng
Khoản cấp
Tín dụng
Doanh nghiệp nhà nước và DNNN đã cổ phần hoá
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Tư nhân cá thể, hộ kinh tế gia đình
Tín dụng ngắn hạn
>30 tỷ VND
>5 tỷ VND
>500 triệu VND
Tín dụng trung dài hạn
Mức cho vay vốn
Thời gian cho vay
>5 tỷ VND
>5 năm
>3 tỷ VND
>5 năm
>500 triệu VND
>5 năm
Bảo lãnh
>30 tỷ VND
>5 tỷ VND
>1 tỷ VND
(Nguồn: Công văn số 650 ngày 13/11/2001của ngân hàng Đầu tư & Phát triển VN)
Thời gian quyết định cho vay được quy định tại hội sở chính là 12 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin chi tiết của khách hàng và chi nhánh.
1.1.2 Thẩm định ở chi nhánh
Tuỳ thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động của mỗi chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư va Phát triển Việt Nam mà việc thẩm định của chi nhánh được phân cấp cho những dự án có quy mô khác nhau. Tại Chi nhánh Đông Đô, có hai Phòng tín dụng để thực hiện giao dịch với khách hàng nhưng chỉ có một Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng có trách nhiệm thẩm định đối với các dự án cho vay của Chi nhánh. Cán bộ thẩm định ngoài trách nhiệm thẩm định những dự án trong phạm vi được phân cấp, uỷ quyền còn phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ phát hiện và đưa ra hành động khắc phục kịp thời. Việc quyết định cho vay là do Giám đốc chi nhánh hay người được uỷ quyền hợp pháp theo quy định của ngân hàng.
Trong hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển VN thì phân quyền thẩm định ở chi nhánh được quy định như sau:
Bảng 3: Giám đốc được duyệt hạn mức tín dụng cao nhất với từng nghiệp vụ ngân hàng như sau:
Đơn vị: tỷ đồng
Tín dụng ngắn hạn
Tín dụng trung dài hạn <= 5 năm
Bảo lãnh
Quốc doanh
Ngoài Quốc doanh
Tư nhân cá thể
Quốc doanh
Ngoài Quốc doanh
Tư nhân cá thể
Quốc doanh
Ngoài Quốc doanh
15
3
0,3
3
1
0,3
15
3
(Nguồn: Công văn số 642 ngày 12-11-2001của ngân hàng đầu tư và phát triển VN)
Thời gian xem xét cho vay được quy định không quá 25 ngày làm việc đối với những dự án nhóm A, 18 ngày đối với những dự án nhóm B và 12 ngày đối với những dự án còn lại kể từ khi chi nhánh nhận được Hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của chi nhánh, chi nhánh phải ra quyết định cho vay hay không.
1.2. Những kết quả đạt được
Chi nhánh Đông Đô Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra đời và phát triển phản ánh một tất yếu khách quan trong quá trình lớn mạnh và trưởng thành của hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng. Sau hơn mười năm hoạt động, Chi nhánh Đông Đô đã ghi dấu những thành công đáng kể của mình trên những trang vàng lịch sử của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Với một mô hình kinh doanh gọn nhẹ hoạt động như một chi nhánh, đội ngũ cán bộ có trình độ, tâm huyết, Chi nhánh đã thực sự trở thành cánh tay đắc lực của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cung cấp đầy đủ, đa dạng các loại hình sản phẩm Ngân hàng như cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, kinh doanh tiền tệ, đầu tư thuê mua bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán và các dịch vụ Ngân hàng khác. Thể hiện rõ nhất thành công của Chi nhánh là khối lượng vốn huy động và tín dụng đạt doanh số rất cao và luôn vượt mức kế hoạch đề ra cụ thể:
Bảng 4: Doanh số cho vay tại Chinh nhánh Đông Đô
Đơn vị: tỉ đồng
Năm
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung và dài hạn
Tài trợ và uỷ thác
Kế hoạch Nhà nước
Tổng cộng
1998
499
355
190.4
1506
2550.4
1999
647
402
396.53
2990.5
4436.12
2000
700.4
520
402.7
3060
4683
2001
799.4
538
564.5
4200.4
6102.3
2002
826
775
667.7
4092.7
6361.3
2003
1005.6
894
600.8
3216.6
5717
2004
1681.5
915.4
816.4
2250
5663.3
2005
1536.8
2353.162
733.75
1140.553
5764.265
Qua bảng ta thấy doanh số cho vay tại Chi nhánh đối với từng loại hình cho vay tăng liên tục qua các năm (trừ cho vay theo kế hoạch nhà nước).
- Về tín dụng ngắn hạn: Dư nợ ngắn hạn đến cuối năm 2005 là 1536.8 tỉ đồng (kể cả ngoại tệ quy đổi) nhưng chỉ bằng 93% dư nợ ngắn hạn đến cuối năm 2004. Nguyên nhân giảm dư nợ là do các đơn vị thi công xây lắp trúng thầu các công trình lớn được chủ đầu tư ứng vốn nên tập trung trả nợ vốn lưu động. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã thực hiện cho vay khép kín với hầu hết các doanh nghiệp vay đầu tư tại Chi nhánh, xét duyệt cho vay theo đúng quy trình thẩm định, xét và nâng hạn mức tín dụng ngắn hạn kịp thời cho các doanh nghiệp theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
- Về tín dụng trung và dài hạn thương mại: đây là loại hình cho vay mà Chi nhánh có tiềm năng lớn về vốn trung và dài hạn và nhất là có một đội ngũ cán bộ am hiểu và đầy kinh nghiệm về công tác thẩm định. Qua bảng số liệu ta thấy rõ doanh số cho vay trung và dài hạn thương mại tăng đều qua các năm. Ở đây, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào các ngành kinh tế trọng điểm như dầu khí, xăng dầu, sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư vào các thiết bị thi công của các tổng công ty, các đơn vị thi công các công trình trọng điểm của Nhà nước như dự án khai thác mỏ khí Nam Côn Sơn, thuỷ điện Cần Đơn, thi công đường Hồ Chí Minh, các nhà máy xi măng, các nhà máy lọc dầu khu công nghiệp Dung Quất... Các dự án nói trên đều là các dự án lớn, đòi hỏi quy trình thẩm định kỹ càng với sự phối hợp của nhiều cán bộ tham gia, đặc biệt đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn của các cán bộ làm công tác thẩm định tại Chi nhánh.
- Đối với dự án cho vay theo kế hoạch nhà nước: nguồn vốn này tăng chậm từ năm 1998 – 2001 và liên tục giảm từ năm 2001 tới nay. Điều này là do năm 2002 Quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia ra đời, điều này tất yếu kéo theo sự suy giảm về Quỹ đầu tư phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển nói chung và Chi nhánh nói riêng trong thời gian tới. Do đó sẽ không phát sinh nhiều dự án mới.
- Tài trợ và uỷ thác: đây là vốn mà Bộ tài chính nhận được từ các tổ chức như IMF, WB, ADB... trong đó, Chi nhánh thông qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được chỉ định là ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ hoặc cho vay lại với các dự án có tầm quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Công việc thẩm định là do phía uỷ thác đảm nhiệm, Chi nhánh chỉ có việc thực thi mà thôi. Nhưng thông qua đó, Chi nhánh có thể học hỏi kinh nghiệm trong thẩm định dự án của các tổ chức quốc tế có uy tín trên.
Bảng 5: Kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô
Đơn vị:Tỉ đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
Số dự án tiếp nhận
29
33
35
40
Số dự án để lại năm sau
0
4
1
2
Số dự án đã thẩm định:
_ KHNN
_ TDTM
31
20
11
29
15
14
38
18
20
39
14
25
Số dư án duyệt
_ KHNN
_ TDTM
30
20
10
27
14
13
37
18
19
38
8
30
Số tiền cho vay
(Doanh số cho vay)
2714.2
3187.7
3384
3451.6
Số tiền giải ngân
2155.6
2776.5
2931.2
2845.7
Bảng trên cho thấy khối lượng dự án mà công tác thẩm định tiếp nhận tại Chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Điều này đem đến trách nhiệm ngày càng to lớn cho các cán bộ đang thực hiện công tác thẩm định. Như đã nói ở trên, do nguồn vốn kế hoạch nhà nước liên tục giảm từ năm 2001 do sự ra đời của Quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia nên số lượng dự án tiếp nhận, số lượng dự án đã duyệt thuộc kế hoạch nhà nước phải tiến hành thẩm định cũng vì thế mà liên tục giảm qua các năm. Trong khi đó, số lượng các dự án cho vay tín dụng thương mại, do chiến lược của ngân hàng Đầu tư và Phát triển trung ương thay đổi nên đã liên tục tăng qua các năm.
Bảng 6: Cơ cấu nợ quá hạn tại Chi nhánh Đông Đô
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1.Tổng cho vay
(Tổng dư nợ)
6102.3
6361.4
5717
5663.34
5764.267
2. Nợ quá hạn
85.43
66.16
42.9
37.4
25.32
(2)/(1) %
1.4
1.04
0.75
0.66
0.44
Nợ quá hạn là một chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng thẩm định nói riêng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ quá hạn cao thì chưa chắc chất lượng của công tác thẩm định đã kém. Bởi lẽ, ngoài những nguyên nhân chủ quan thuộc về công tác thẩm đjnh của Chi nhánh thì vấn đề nợ qúa hạn phát sinh còn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, khủng hoảng, biến động chính trị, do thay đổi cơ cấu doanh nghiệp... Bên cạnh đó tỉ lệ nợ quá hạn cao hay thấp là do chính sách của Hội sở chính, của Chi nhánh là tăng lượng vốn cho vay hay là tối thiểu hóa nợ quá hạn. Do đó, có thể khẳng định là tỉ lệ nợ quá hạn cũng như quy mô của nợ quá hạn ở đây chỉ được coi là một chỉ tiêu đánh giá về công tác thẩm định một cách tương đối. Qua bảng trên ta thấy: tỉ lệ nợ quá hạn giảm qua các năm, điều này dễ dàng nhận thấy là do dư nợ tín dụng tăng cùng lúc với sự giảm của giá trị của nợ quá hạn. Nhưng xét về tổng thể, tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh còn tương đối khả quan hơn so với nhiều ngân hàng bạn (tỉ lệ nợ qúa hạn theo thống kê chung cho toàn ngành là vào khoảng 8%).
Trong những năm qua, Chi nhánh đã quan tâm, chú trọng phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu, nâng cao chất lượng thẩm định đối với các khoản vay, các dự án đầu tư, chú ý phân tích tới các yếu tố tác động tới dự án để thấy rõ những rủi ro có thể phát sinh từ khoản vay của dự án. Ngoài ra, Chi nhánh còn thực hiện tốt việc kiểm tra quản lý tín dụng, có sự phối ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4901.doc