MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cùng với quá trình hình thành, phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vự và thế giới, việc thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là rất cần thiết; đòi hỏi các tổ chức kinh tế, nhất là các doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới trang thiết bị máy móc, công nghệ mới, hiện đại nhằm tạo ra những sả
24 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu (GPBank) chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm mới mang tính chiến lược, đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và khả năng cạnh tranh của thị trường. Muốn thực hiện được điều này thì yêu cầu quan trọng đầu tiên đối với các tổ chức kinh tế là phải có vốn để đầu tư cho các dự án này. Do đó vốn cho đầu tư mở phát triển sản xuất kinh doanh là rát cần thiết. Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn một các hợp lý đối với các doanh nghiệp là một trong những công việc hết sức quan trọng và thường xuyên. Tín dụng ngân hàng là một trong những kênh huy động không thể thiếu của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, nó giải quyết vấn đề thanh toán ngắn hạn và tài trợ cho các dự án trung và dài hạn của doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng ngân hàng rất được các doanh nghiệp quan tâm. Điều đó đưa hệ thống ngân hang thương mại nói chung, ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu chi nhánh Hà Nội nói riêng đến những cơ hội và thách thức mới.
Nắm bắt được những cơ hội mới, ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh Hà Nội đã và đang triển khai phương án hoạt động mới nhằm đẩy nhanh doanh số và nâng cao chất lượng cho vay. Trong thời gian qua ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh Hà Nội đã đạt được những thành tự to lớn góp phần tăng thu nhập của Ngân hàng và góp phần giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho nền kinh tế. Tuy nhiên vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu vẫn là vấn đề còn tồn tại mà ngân hàng vẫn chưa thể giải quyết một cách triệt để. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và thu nhập của Ngân hàng. Nguyên nhân sâu xa của nó xuất phát từ việc thẩm định các dự án trước khi cho vay. Với vốn kiến thức đã được học tại trường và những hiểu biết thực tế trong quá trình thực tập, em nhận thấy chất lượng của các khoản cho vay là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với các Ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàngTMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh Hà Nội nói riêng. Nó phụ thuộc phần lớn vào việc thẩm định dự án của Ngân hàng. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh Hà Nội ”
Kết cấu của tiểu luận ngoài “lời mở đầu và kết luận” gồm hai phần:
A: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh Hà Nội
B: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh Hà Nội
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập, cô giáo hướng dẫn.TS. Phạm Thị Mai Khanh đã hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận này.
A: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU CHI NHÁNH HÀ NỘI
I.Thực trạng thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh Hà Nội
1. Quy trình thẩm định
* Thẩm định sơ bộ
Thẩm định sơ bộ là quá trình xem xét đánh giá một cách khái quát và sơ lược một cách tổng thể thực tế của dự án, các vấn đề trong dự án, khả năng thực hiện, độ rủi ro.
*Thẩm định chính thức
Trong thẩm định chính thức , các cán bộ thẩm định sẽ sử dụng các công cụ, phương pháp…để đánh giá các chỉ tiêu đưa ra được những con số đánh giá chính xác về dự án để có quyết định đúng đắn. Tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh Hà Nội quy trình đó gồm:
B1: Khi có phát sinh nhu cầu vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng phải hướng dẫn khách hàng lập và cung cấp các hồ sơ, thông tin cần thiết về bản thân khách hàng và về dự án.
B2: Khi nhận được hồ sơ và các thông tin đầy đủ từ phía khách hàng theo yêu cầu, cán bộ thẩm định phải lập báo cáo thẩm định về khoản vay, đánh giá và nêu rõ ý kiến của mình về việc có nên cho vay hay không. Báo cáo thẩm định phải có ý kiến của trưởng phòng tín dụng chi nhánh, cán bộ tín dụng và trưởng phòng tín dụng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến của mình. sau đó báo cáo sẽ được chuyển sang cho phòng thẩm định.
B3: Sau khi nhận được những báo cáo thẩm định và ý kiến của cán bộ tín dụng về món vay cùng những hồ sơ khách hàng do phòng tín dụng chuyển sang, trưởng phòng thẩm định phải thực hiện rà soát, kiểm tra các hồ sơ xem đã đầy đủ hồ sơ và ký nhận chưa, nếu chưa đầy đủ sẽ đề nghị bổ sung thêm, nếu đã đầy đủ thì chuyển sang bước 4.
B4: Trưởng phòng thẩm định sau khi xem xét hồ sơ và xác định là đầy đủ các thông tin theo quy định thì vào sổ theo giõi và giao trách nhiệm cho cán bộ thẩm định.
B5: Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định chi tiết về khoản vay theo quy định, lập báo cáo thẩm định, đưa ra ý kiến cụ thể của mình trong báo cáo và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về ý kiến đó. Trong trường hợp khoản vay được đánh giá là có thể cho vay thì cán bộ thẩm định phải đề xuất mức cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay, các điều kiện về tài sản đảm bảo, phương án trả nợ và các điều kiện khác có liên quan.Trong trường hợp không cho vay thì phải nêu rõ lý do vì sao không cho vay.
B6: Trưởng phòng thẩm định kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tính chính xác của báo cáo thẩm định, tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về ý kiến của mình.
B7: Sau khi báo cáo thẩm định được Giám Đốc hoặc Phó giám đốc của chi nhánh phê duyệt, phòng thẩm định chuyển một bản báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng để hoàn tất các thủ tục còn lại, trình lãnh đạo nơi trực tiếp cho vay quyết định, hoặc chi nhánh ngân hàng cấp 1 chuyển hồ sơ món vay kèm theo báo cáo thẩm định lên ngân hàng cấp trên nếu món vay vượt quá quyền phán quyết cho vay của chi nhánh.
B8: Lưu hồ sơ, vào sổ theo dõi.
2. Phương pháp thẩm định
Hiện nay để thẩm định dụ án đầu tư vay vốn ngân hàng TMCP dầu khí toan cầu thường sử dụng một số phương pháp đó là các phương pháp so sánh các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy của dụ án, phương pháp thẩm định theo trình tự
3. Nội dung thẩm định
a.Thẩm định năng lực khách hàng:
Đối với khách hàng doanh nghiệp, cán bộ thẩm định cần kiểm tra:
- Tư cách pháp nhân
- Tình hình sản xuất kinh doanh
- Cách thức, khả năng, kinh nghiệm tổ chức kinh doanh, quản lý điều hành
- Uy tín, lợi thế kinh doanh và các thông tin phi tài chính khác
- Thực trạng tài chính
Đối với khách hàng cá nhân và tổ hợp tác: Thẩm định tình hình kinh doanh , thu nhập hiện tại, nhu cầu tiêu dùng thực tế và tài sản.
b.Thẩm định dự án đầu tư:
- Cơ sở pháp lý của dự án
- Thẩm định về phương diện kỹ thuật
-.Thẩm định dự án về phương diện tổ chức.
- Thẩm định khía cạnh tài chính
+ Xác định mức vốn đầu tư cho dự án.
+ Xác định nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho dự án.
+ Thẩm định về chi phí, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của dự án.
+ Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
4. Minh họa một dự án cụ thể về thực trạng thẩm định dự án đầu tư
a. Giới thiệu về dự án:
1. Tên dự án: Đầu tư mua 01 tàu biển hàng khô cấp hạn chế III trọng tải 1.500 tấn.
2. Loại hình dự án: Vừa.
3. Chủ đầu tư: Công ty TNHH vận tải Đông Long.
4. Địa điểm đầu tư: Mua lại của công ty TNHH vạn tải thuỷ bộ Rạng Đông
5. Sảm phẩm dự án: Vận tải hàng hoá.
6. Tổng số vốn đầu tư: 9.190.000.000 đồng (bao gồm cả VAT).
Trong đó: - Vốn vay ngân hàng: 6.500.000.000 đồng
Vốn tự có: 2.690.000.000 đồng
7. Hình thức đầu tư: Mua tàu đã qua sử dụng 3 năm.
b. Thẩm định về chủ đầu tư:
1. Tên doanh nghiệp vay vốn: Công ty TNHH vận tải Đông Long.
Do bà Trần thị Trương - Chức vụ giám đốc làm đại diện
2. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 2702001710 do sở kế hoạch và đầu tư Nam Định cấp ngày 08/08/1997; chứng nhận đăng kí mã số thuế số 2900808724 ngày 14/8/1997 do chi cục thuế Nam Định cấp.
3. địa chỉ: Xóm 3 - Lạc Đạo - Huyện Giao Thuỷ- Nam Định.
4. Điện thoại – Fax: 0383.217344.
5. Vốn điều lệ: 5.000.000.000
6. Ngành nghề kinh doanh: Vận tải hàng hoá, hành khách bằng đường thuỷ; vận tải hàng hoá hành khách bằng đường bộ.
7. Số tài khoản thanh toán: 614-10-00-003536-2 tại Ngân Hàng Nông Nghịêp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Tỉnh Nam Định
c. Thẩm định về dự án đầu tư
c1. Cơ sở pháp lý của dự án.
- Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14/06/2005 và nghị định 115/27/NĐ-CP ngày 5/7/2007 của Chính Phủ về qui định điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển.
- Căn cứ nghị định 49/2006/NĐ-CP ngày 18/05/2006 của Chính phủ quy định về đăng kí mua bán tàu biển.
- Căn cứ điều lệ Công ty TNHH vận tải Đông Long.
c2. Thẩm định hiệu quả đầu tư
*/Quy mô của dự án:
Tổng mức vốn đầu tư của dự án là 9.190.000.000 đồng.
Nội dung đầu tư:
TT
TÊN THIẾT BỊ
HÔ HIỆU
SỐ LƯỢNG
THÀNG TIỀN
Tổng cộng
9.910.000.000
1
Tàu biểt vỏ thép chở hàng không cấp hạn chế III trọng tải 2000 tấn
Đông Long
01 cái
9.910.000.000
Trong đó : - Vốn tự có là 2.690.000.000 đồng
- Vốn Vay Ngân hàng là 6.500.000.000 đồng.
Vốn vay ngân hàng được sử dung để đầu tư mua một tàu vận tải biển vỏ thép chở hàng khô cấp hạn chế III đã qua sử dụng 3 năm, có trọng tải là 2000 tấn.
Đầu ra của dự án
Hiện tại Công ty TNHH vận tải Đông Long đang cùng ký kết hợp đồng vận chuyển với một số công ty sản xuất hàng hoá trên địa bàn. Công ty cũng tham gia với công ty TNHH vận tải thuỷ bộ Rạng Đông ký hợp đồng vận tải hàng hoá với công ty CP VT và TM Phuơng Hà, Công ty vận tải biển Thanh Hải, Công ty TNHH DV- TM Hải Chính vận chuyển xi măng, phụ gia, sắt thép với lộ trình từ cảng Hải Phòng đến cảng Sài Gòn và ngược lại. Các hợp đồng này sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện khi tàu chuyển quyền sở hưu sang cho Công ty TNHH vận tải Đông Long. Ngoài ra, Công ty còn tìm kiếm thêm nhiều hợp đồng mới khác có giá trị lớn. Do vậy đầu ra của dự án rất ổn định.
*/. Thẩm định chi phí của dự án.
Bảng số 1
Tt
Khoản mục
đầu tư
Năm Khai thác
-
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Hệ số
điều chỉnh giá
1,000
1,020
1,040
1,061
1,082
1,104
1,104
1,104
1,104
1,104
1,104
2
Tiền ăn của
sỹ quan, thuyền viên
130
133
135
138
141
144
144
144
144
144
144
3
Lương cho
sỹ quan, thuyền viên
2.640
2.693
2.747
2.802
2.858
2.915
2.915
2.915
2.915
2.915
2.915
4
Bảo hiểm xã hội
512
522
532
543
554
554
554
554
554
554
5
Chi phí nhiên liệu, dầu nhớt các loại
320
326
333
340
346
353
353
353
353
353
353
6
Chi phí quản lý
188
144
147
150
153
153
153
153
153
153
7
Chi phí bảo
hiểm hàng năm
75
75
75
75
75
75
75
75
75
75
8
Lệ phí cảng biển
45
46
47
48
49
50
50
50
50
50
50
9
Chi phí vật
dụng sinh hoạt
120
94
98
102
106
106
106
106
106
106
10
Chi sửa
chữa lớn
254
259
264
270
275
280
280
280
280
280
280
11
Chi phí
đăng kiểm
7
7
7
7
7
7
7
7
7
7
12
Chi phí sửa
chữa thường xuyên
281
216
221
225
230
230
230
230
230
230
13
Phí hoa hồng
47
36
37
38
38
38
38
38
38
38
14
Tổng phí
hoạt động
4.686
4.620
4.713
4.808
4.904
4.904
4.904
4.904
4.904
4.904
Thuế VAT
384
287
293
298
304
304
304
304
304
304
Thuế VAT đầu vào
62
57
58
59
60
60
60
60
60
60
15
Thuế VAT đầu ra
446
344
350
357
365
365
365
365
365
365
16
Tổng chi phí hoạt động sau thuế
5.070
4.907
5.006
5.106
5.208
5.208
5.208
5.208
5.208
5.208
*/ Phân tích hiệu quả kinh tế của Dự án:
- Cơ cấu nguồn vốn của dự án : 9.190.000.000 đồng.
+ Vốn tự có (29%) : 2.690.000.000 đồng.
+ Vay ngân hàng(71%): 6.500.000.000 đồng.
- Dòng tiền của dự án và các chỉ tiêu tài chính:
TT
Năm
Chỉ tiêu
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Ngân lưu vào
8438
7430
7343
7490
7640
7655
7655
7655
7655
7655
Tổng doanh Thu
9375
7214
7358
7505
7655
7655
7655
7655
7655
7655
Thay đổi khoản phải thu
-938
216
-14,4
-14,7
-15
0
0
0
0
0
Thanh lý tài
sản cố định
2
Ngân lưu ra
9190
5961
5178
5420
5555
5860
5894
5894
5894
5894
5805
Chi đầu tư
9190
Chi phí hoạt động sau thuế
5070
4907
5006
5106
5208
5208
5208
5208
5208
5208
Thay đổi các
Khoản phải trả
-253
8,13
-4,92
-5,02
-5,12
0
0
0
0
0
Thay đổi tồn quỹ tiền mặt
760,5
-24,4
14,75
15,06
15,4
0
0
0
0
0
Thuế VAT
phải nộp
384,2
287
292,6
298,4
304
304,3
304,3
304
304
304,3
Thuế TNDN
111,9
140,1
337
381,5
381,5
381
381
291,9
3
Ngân lưu ròng
[1 - 2]
-9190
2477
2252
1923
1936
1780
1761
1761
1761
1761
1850
4
NPV
1095
5
IRR
17,7%
TT
Năm
Chỉ tiêu
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Ngân lưu vào
6500
8438
7430
7343
7490
7640
7655
7655
7655
7655
7655
Tổng doanh thu
9375
7214
7358
7505
7655
7655
7655
7655
7655
7655
Thay đổi khoản
phải thu
-938
216
-14,4
-14,7
-15
0
0
0
0
0
Giá trị phần
vốn vay NHTM
6500
Thanh lý tài
sản cố định
2
Ngân lưu ra
8950
8139
7180
7247
7206
7336
5894
5894
5894
5894
5805
Chi đầu tư
8950
Chi phí hoạt
động sau thuế
5070
4907
5006
5106
5208
5208
5208
5208
5208
5208
Thay đổi các
Khoản phải trả
-253
8,13
-4,92
-5,02
-5,12
0
0
0
0
0
Thay đổi tồn
quỹ tiền mặt
760,5
-24,4
14,75
15,06
15,4
0
0
0
0
0
Trả nợ vốn
vay ngân hàng
2178
2002
1827
1651
1476
0
0
0
0
0
Thuế VAT
phải nộp
384,2
287
292,6
298,4
304
304,3
304,3
304
304
304,3
Thuế TNDN
0
0
111,9
140,1
337
381,5
381,5
381
381
291,9
3
Ngân lưu ròng
[1 - 2]
-250
299,3
250
96,88
284,7
304
1761
1761
1761
1761
1850
4
NPV
1369
Nguồn: Phòng tín dụng Ngân Hàng TMCP dầu khí chi nhánh Hà Nội
+ Giá trị hiện tại (NPV): 1.095.000.000 đồng.
+ Hệ số hoàn vốn (IRR): 17,7% cao hơn lãi suất vay ngân hàng tại cùng thời điểm là 13,5%.
+ Thời gian hoàn vốn: 4,7 năm (58 tháng)
Với các giả định:
+ Số năm tầu sử dụng : 10 năm..
+ Lãi suất chiết khấu: 13,20%/năm.
+ Lãi suất vay ngân hàng: 13,20%/năm.
+ Doanh thu hoạt động bình quân: 7.738.241.154 đồng.
+ Chi phí hoạt động bình quân: 5.113.966.924 đồng.
-Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến đầu vào của dụ án.
Nhân tố tăng giá đầu vào
Các chỉ tiêu khảo sát
Phương
án ban đầu
Đầu vào tăng do giá dầu tăng, trượt giá
0%
1%
2%
4%
NPV
1.095
1.095
1.083
1.071
1.046
IRR
17,66%
17,66%
17,62%
17,58%
17,50%
Với biến động chi phí tăng đến 4% với mức tăng chung bình 2% thì NPV có xu hướng giảm từ 1.071 đến 1.046>0 và IRR có xu hướng giảm từ 17,58% đến 17,50% tuy nhiên TRR min =17,50%>13,20% lãi suất ngân hàng thì vẫn dụ án vẫn hiệu quả.
Nhân tố tăng vốn đầu tư:
Phân tích độ ổn định hiệu quả đầu tư
Các chỉ tiêu khảo sát
Phương án
ban đầu
Mức tăng vốn đầu tư
0
1%
1.5%
2%
NPV
1095
1095
1021
984
947
IRR
17,66%
17,66%
17,38%
17,25%
17,11%
Nguồn: Phòng tín dụng Ngân Hàng TMCP dầu khí chi nhánh Hà Nội
Với biến động tăng vốn đầu tư từ 1% đến 2% thì NPV giảm từ 1021 đến 974 >0, IRR cũng giảm từ 17,7% đến 17,11%. Tuy nhiên, IRRmin= 17,7%>13,50% lãi suất vay ngân hàng. Dự án vẫn đản bảo hiệu quả.
Nếu cả hai nhân tố vốn đầu tư và giá đều tăng:
Các chỉ tiêu khảo sát
Phương án ban đầu
Đầu vào
Mức tăng
0%
1%
2,0%
4%
Vốn đầu tư
0%
1%
1,5%
2%
NPV
1.095
1.096
1.009
960
898
IRR
17,66%
117,66%
0,17
0,17
0,17
NPV
1.369
1.370
1.364
1.356
1.335
IRR
23,06%
123,06%
0,23
0,23
0,23
Hệ số khả năng
trả nợ trung bình
1,37
2,37
1,35
1,35
1,34
Nguồn: Phòng tín dụng Ngân Hàng TMCP dầu khí chi nhánh Hà Nội
Cước phí vận chuyển
Các chỉ tiêu khảo sát
Cước phí vận tải
Phương án ban đầu
-5%
-2%
2,0%
3%
NPV
1.095
(140)
601
1.598
1.836
IRR
17,66%
13,52%
16,02%
19,28%
20,08%
NPV
1.369
134
875
2
2.110
IRR
23,06%
14,85%
19,69%
26,25%
28,35%
Hệ số khả năng
trả nợ trung bình
1,37
1,20
1,30
1,43
1,47
Nguồn: Phòng tín dụng Ngân Hàng TMCP dầu khí chi nhánh Hà Nội
Dự án sẽ không có hiệu quả nếu cước phí đầu vào giảm 5%. Tuy nhiên khả năng này là không thể xảy ra vì nhu cầu chở hàng bằng đường biển hiện nay là rất lớn.
Các hệ số về khả năng trả nợ trung bình cũng đủ tiêu chuẩn.
Chỉ số doanh lợi của dự án
Chỉ số doanh lợi của dự án PI = 1,34 > 1. Chỉ số này khá cao chứng tỏ khả năng sinh lời của dự án cụng rất cao. Một đồng vốn ban đầu bỏ ra ban đầu thu về 1,34 đồng.
*/. Thẩm định thu nhập dự tính của dự án.
Biểu số 7
TT
Khoản mục đầu
Tư
Năm khai thác
-
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Tổng doanh thu
0
9.375
7.214
7.358
7.505
7.655
7.655
7.655
7.655
7.655
7.655
2
Tổng chi
phí hoạt động
6.966
6.616
6.558
6.504
6.451
6.293
6.293
6.293
6.293
6.612
Chi phí sản suất
5.070
4.907
5.006
5.106
5.208
5.208
5.208
5.208
5.208
5.208
Khấu hao
919
919
919
919
919
919
919
919
919
919
Chi phí trả
lãi vốn vay
792
634
475
317
158
Lãi vay
vốn lưu động
185
156
159
162
165
165
165
165
165
485
3
Thu nhập
trước thuế
2.409
598
799
1.001
1.204
1.362
1.362
1.362
1.362
1.043
4
Thuế thu
nhập (28%)
112
140
337
381
381
381
381
292
5
Lợi nhuận dòng
2.409
598
688
861
867
981
981
981
981
751
6
Lợi nhuận tích luỹ
2.409
3.007
3.694
4.555
5.422
6.403
7.384
8.365
9.346
10.096
Nguồn: Phòng tín dụng Ngân Hàng TMCP dầu khí chi nhánh Hà Nội
Nếu dự án được thực hiện sẽ tạo ra thu nhập bình quân mỗi năm là 1.096.903.103 đồng. Nguồn lợi nhuận này khá lớn so với quy mô của dự án.
Thẩm định về thời gian hoàn vốn bình quân
Với là năm có dòng tiền suất hiện, , là tổng giá trị vốn đầu tư ban đầu.
5,9 năm tương đương với 5 năm 11 tháng. Kết quả này phù hợp với thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn chuẩn của dự án ( 6 năm).
*/. Thẩm định nguồn trả nợ của dự án
TT
Khoản Mục Đầu Tư
Năm khai thác
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Giá trị tài
sản đầu kỳ
9.190
8.271
7.352
6.433
5.514
4.595
3.676
2.757
1.838
919
2
Đầu tư mới trong kỳ
9.190
3
Mức trích
khấu hao trong kỳ
919
919
919
919
919
919
919
919
919
919
4
Khấu hao
tích luỹ
919
1.838
2.757
3.676
4.595
5.514
6.433
7.352
8.271
9.190
5
Giá trị tài
sản cuối kỳ
9.190
8.271
7.352
6.433
5.514
4.595
3.676
2.757
1.838
919
-
Nguồn: Phòng tín dụng Ngân Hàng tmcp dầu khí chi nhánh Hà Nội
Nguồn trả nợ Ngân hàng của công ty được lấy từ khấu hao và lợi nhận sau thuế. Cụ thể như sau:
-Trích 70% khấu hao cơ bản : 70% x 919.000.000 = 643.000.000 đồng
- Trích 68% lợi nhuận sau thuế bình quân: 68% x 1.096.903.103 = 686.589.411 đồng
- Tổng cộng mức trích là 1.329.889.411 đồng.
- Thời hạn cho vay là 60 tháng.
- Thời hạn trả nợ là 60 tháng.
-Mức trả nợ hàng quý là: 332.472.352 đồng.
- Thời gian bắt đầu vay: Tháng 7 năm 2007.
- Thời gian bắt đầu trả nợ : Tháng 12 năm 2007
- Trả nợ gốc và lãi theo quý.
- Lãi suất cho vay : Áp dụng lãi suất 13,5%/ năm tương đương với lãi suất 1,25%/ tháng, trong đó cứ 6 tháng lại điều chỉnh 1 lần. Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn.
*/.Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay
Bên vay đang sở hữu một lô đất có giá trị 660.000.000 đồng. bên vay cam kết dùng quyền sử dụng đất của mình và chính con tàu mua để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tổng giá trị tài sản đảm bảo trị giá 9.850.000.000 đồng.
Kết luận
Qua kết quả thẩm định dụ án mua tàu biển chở hàng khô, cấp hạn chế III của công ty TNHH vận tải thuỷ bộ Đông Long tổ thẩm định có những nhận xét sau:
Điều kiện của khách hàng về tính pháp lý của công ty, của dự án đều đầy đủ và đúng.
Tình hình tài chính của công ty lành mạnh, doanh số hoạt động dự kiến khi thực hiện dự án tương đối cao.
Chủ đầu tư có đầy đủ khả năng thực hiện dự án
Nếu dự án được thực hiện và đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường vận tải hàng hoá bằng đường biển, tạo việc làm cho nhiều người lao động, tạo thu nhập cho công ty, tạo thêm thu nhập cho Ngân Hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh Hà Nội, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và tăng cường giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các vùng miền trong nước.
Thời gian hoàn vốn của dự án là 5 năm 11 tháng phù hợp với quy mô của dự án. Dự án có nguồn trả nợ chắc chắn từ khoản trích khấu hao và lợi nhuận sau thuế hàng năm.Các tài sản bảo đảm do bên vay cung cấp chính xác và hầu như không có khả năng trượt giá trong thời hạn cho vay.
Kiến nghị của tổ thẩm định:
Qua kết quả thẩm định dự án mua tàu vỏ thép chở hàng khô của Công ty TNHH vận tải thuỷ bộ Đông Long, tổ thẩm định đề nghị ban lãnh đạo Ngân Hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh Hà Nội phê duyệt cho Công ty TNHH vận tải thuỷ bộ Đông Long vay để thực hiện dự án trên với số tiền là 6.500.000.000 đồng với lãi suất cho vay là 13.5% / năm ( tương đương với 1.25% tháng) 6 tháng điều chỉnh lãi suất một lần, kỳ hạn 5 năm, trả lãi định kỳ theo quý.khoản nợ được đảm bảo bằng toàn bộ giá trị của tài sản đảm bảo bao gồn tài sản của chủ dự án và tài sản của món vay.
II Một số hạn chế trong thẩm định dự án tại Ngân Hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh Hà Nội
- Việc tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, PP… chỉ mới được đề cập và mang tính hình thức, không được coi là những chỉ tiêu trọng yếu. Giá trị thời gian của tiền không được đề cập trong nhiều dự án, điều này ít nhiều cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án.
- Thẩm định tài chính chưa được đảm bảo trong cả ba giai đoạn; Trước, trong và sau khi cho vay. Quá trình thẩm định được Ngân hàng quy định bao gồm cả 3 giai đoạn song cán bộ ngân hàng dường như mới chỉ đề cập đến việc thẩm định ban đầu còn việc thường xuyên đánh giá, thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình sử dụng vốn chưa được quan tâm nhiều.
- Một số tài sản tuy thời gian khấu hao đã hết nhưng khi kết thúc dự án vẫn còn giá trị sử dụng. Việc hoàn trả hay định giá tài sản cũng như hoàn trả vốn lưu động khi kết thúc dự án cũng chưa có quy định cụ thể.
- Theo quy định của Ngân Hàng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng trong giai đoạn quản lý là thường xuyên đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng, việc trả nợ đúng hạn, đánh giá lại tài sản thế chấp nhưng việc định kỳ đánh giá tài sản thế chấp chưa được thực hiện.
Ngoài ra, ngân hàng chưa có quy định đảm bảo việc tuân thủ các thủ tục tín dụng, ngăn ngừa rủi ro và chấm dứt các hợp đồng có khả năng gây tổn thất cho ngân hàng.
- Số nhân viên thực sự có năng lực không đủ để đáp ứng cho yêu cầu công việc. Đội ngũ nhân viên của ngân hàng hoạt động chưa đồng đều, số nhân viên thực sự có năng lực vẫn thiếu dẫn đến tình trạng những người có khả năng phải làm việc quá nhiều. Số còn lại để hoàn thành tốt công việc phải cần đến sự trợ giúp của nhiều người.
- Thông tin còn thiếu hụt.
Trong thực tế, các thông tin về doanh nghiệp và dự án thường thiếu hụt hoặc không đầy đủ, cán bộ tín dụng chỉ có một nguồn duy nhất là báo cáo tài chính của doanh nghiệp và hồ sơ dự án do chủ đầu tư cung cấp. Những công việc còn lại phần lớn lại dựa vào kinh nghiệm, khả năng và trình độ của họ.
- Việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay chưa được chặt chẽ, một số trường hợp cho khách hàng rút tiền mặt hoặc chuyển tiền vay vào tài khoản tiền gửi. Đã xảy ra trường hợp khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, gây thất thoát vốn, khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng.
- Việc kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) và TSĐB nhiều khi chỉ là hình thức, đối phó cho đúng qui định của Ngân hàng, các phiếu kiểm tra được lập thường xuyên và được bổ sung vào hồ sơ lưu trữ, nhưng nhìn chung đều thiếu những đánh giá, phân tích một cách chính xác khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp xử lý thích hợp trước khi rủi ro có khả năng xảy ra.
- Không chú trọng kiểm tra khách hàng truyền thống, kiểm tra nghiêng về các báo cáo từ phía người vay chứ không chú trọng phân tích, đánh giá tình hình thực tế.
Thông thường CBTD chỉ có những biện pháp xử lý sau khi đã phát sinh nợ quá hạn, có một số trường hợp gia hạn trước cho khách hàng rồi bổ sung “đơn xin gia hạn sau” để hoàn thiện thủ tục.
Việc đánh giá, phân tích đơn xin gia hạn của khách hàng không được thực hiện một cách kỹ lưỡng như đánh giá một đơn xin vay mới. Thông thường khách hàng chuyển đơn xin gia hạn lên, CBTD có thể xuống kiểm tra đối chiếu tình hình thực tế (có trường hợp không xuống kiểm tra), sau đó lập tờ trình và trình Tổng giám đốc duyệt gia hạn nợ hoặc không.
Việc xử lý nợ quá hạn được chuyển cho một bộ phận xử lý thuộc phòng khác do đó dẫn tới hiện tượng CBTD cho vay phát sinh nợ quá hạn trông chờ, ỷ lại vào bộ phận xử lý nợ quá hạn, không phối hợp tốt với bộ phận xử lý nợ quá hạn. Một số CBTD khác khi chuyển môi trường làm việc cũng buông xuôi với những món nợ quá hạn cũ. Trong khi đó bộ phận xử lý nợ quá hạn lại cho rằng trách nhiệm chính vẫn thuộc về CBTD nên cũng buông xuôi, không nhiệt tình trong công việc.
CBTD không tham gia vào quá trình xử lý nợ sẽ không rút ra được những bài học xương máu, không thấy được tính phức tạp, những thủ đoạn, mánh khoé của khách hàng… để kịp thời rút ra những kinh nghiệm, tích luỹ được trình độ, kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong việc thẩm định, đánh giá, quản lý những khoản vay tiếp theo.
B: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU CHI NHÁNH HÀ NỘI
Qua quá trình thực tập tại Ngân Hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh Hà Nội và tìm hiểu về thực trạng thẩm định dự án dự án của Ngân hàng, em xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định dự án tại Ngân Hàng.
1. Giải pháp về thông tin
Để hệ thống thông tin đạt hiệu quả, ngân hàng cần có một bộ phận chuyên trách giúp thu thập và xử lý thông tin, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống này là thông tin phải được thu thập đầy đủ và kịp thời, hợp lý, nhất quán, bảo mật, sử dụng đúng mục đích. Theo định kỳ khi có phát sinh, các thông tin tín dụng về khách hàng phải được thu thập, ghi chép, xử lý kịp thời để phản ánh chính xác mức độ rủi ro và năng lực của khách hàng trong việc thực hiện các nghiã vụ với ngân hàng đồng thời giúp ngân hàng có quyết định điều chỉnh đúng đắn. Mọi khách hàng có quan hệ tiền gửi hoặc tiền vay đối với Ngân hàng hoặc những khách hàng lớn, có uy tín trên thị trường nhưng chưa từng có quan hệ với ngân hàng TMCP dầu khí chi nhánh Hà nội đề phải được ghi chép, lưu trữ các thông tin có liên quan. Các thông tin phải được thu thập từ các nguồn cung cấp hợp lệ và có căn cứ xác đáng, những thông tin này phải được lưu trữ, bảo quản, sử dụng theo chế độ bảo mật như tài sản riêng có của ngân hàng, chỉ những cán bộ có liên quan hoặc được cấp có thẩm quyền cho phép thì mới được sử dụng các thông tin này. Hệ thống thông tin tín dụng phải được tổ chức thành mạng lưới thống nhất từ trung ương đến cơ sở theo hình thức tập trung kết hợp với phân tán. Tức là toàn bộ thông tin về khách hàng có quan hệ với bất cứ cơ sở giao dịch, chi nhánh của ngân hàng TMCP dầu khí đều được tập hợp và lưu trữ tại trung tâm điều hành của ngân hàng TMCP dầu khí đồng thời tại chi nhánh nơi khách hàng có quan hệ. Đặc biệt ngoài những thông tin về tài chính và hoạt động của khách hàng còn phải thu thập các thông tin phi tài chính như lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và các yếu tố thi trường, địa vị pháp lý của doanh nghiệp, nhà cung cấp, kênh phân phối và tiếp thị sản phẩm, kế hoạch và chiến lược kinh doanh, uy tín, danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp. Cán bộ làm việc trong bộ máy tổ chức thông tin tín dụng phải là cán bộ chuyên trách có am hiểu về hoạt động ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro và hiểu biết về công nghệ thông tin.
2. Giải pháp về con người
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên. Trình độ cán bộ, nhân viên của ngân hàng là thế mạnh lớn nhất của một ngân hàng nên trong thời gian tới Ngân Hàng TMCP dầu khí chi nhánh Hà Nội cần có những lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn ngày nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những nhân viên muốn học tập nâng cao trình độ. Cần liên kết với các trường đại học, học viện trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ những hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên, tránh những tình trạng đáng tiếc xảy ra.
- Cần có những tiêu trí cụ thể trong việc tuyển dụng và bố tri, phân công công việc cho từng cán bộ, nhân viên. Đối với nhân viên tín dụng và thẩm định cần có những tiêu chuẩn chung về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính, pháp luật, khả năng phân tích và cách giải quyết công việc linh. Mỗi cán bộ, nhân viên đều có những điểm mạnh và khiếm khuyết riêng, vì vậy việc phát hiện ra những điểm mạnh riêng của từng nhân viên và bố trí công việc phù hợp khả năng của họ là điều hết sức cần thiết. Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản trị nhân lực của ban lãnh đạo ngân hàng. Vì vậy cần mở những lớp đào tạo về quản trị nhân lực cho các cán bộ lãnh đạo của ngân hàng giúp họ sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả hơn.
trình, mục tiêu cụ thể.
3. Về cơ sở vật chất:
-Ngân hàng cần đầu tư trang thiết bị, công nghệ đồng bộ và hiện đại hơn nữa để phục vụ cho quá trình thẩm định. Trang thiết bị, công nghệ đồng bộ và hiện đại sẽ giúp cho cán bộ thẩm định sử lý nhanh và chính xác các thông tin thu thập được, tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định thực hiện đầy đủ quy trình thẩm định, tạo nên tính thống nhất trong phương pháp thẩm định, giúp các cán bộ thẩm định trao đổi thông tin thuận lợi hơn, giảm bớt thời gian và chi phí cho công tác thẩm định dự án.
- Cần xây dựng phòng thông tin ngân hàng hiện đại chứa dựng và cập nhật nhiều thông tin liên quan đến những thay đổi trong hệ thống pháp luật, nền kinh tế và khách hàng nhằm hỗ trợ cán bộ thẩm định tiếp cận nhanh chóng các nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định.
4. Tăng cường quan hệ hợp với các ngân hàng bạn trong nước và quốc tế để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm quản lý và thẩm định dự án, trao đổi những thông tin về khách hàng.
Một khách hàng có thể đã từng vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy tăng cường quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng trong cùng địa bàn sẽ giúp ngân hàng nắm bắt được lịch sử hoạt động và vay vốn của khách hàng, từ đó có thể xác định chính xác hơn uy tín của khách hàng trong việc sử dụng nợ vay. Ngoài ra việc hợp ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26818.doc