LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cùng với quá trình hình thành, phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vự và thế giới, việc thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là rất cần thiết; đòi hỏi các tổ chức kinh tế, nhất là các doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới trang thiết bị máy móc, công nghệ mới, hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm mới
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng NHLD Lào-Việt (LVB) - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mang tính chiến lược, đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và khả năng cạnh tranh của thị trường. Muốn thực hiện được điều này thì yêu cầu quan trọng đầu tiên đối với các tổ chức kinh tế là phải có vốn để đầu tư cho các dự án này. Do đó vốn cho đầu tư mở phát triển sản xuất kinh doanh là rát cần thiết. Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn một các hợp lý đối với các doanh nghiệp là một trong những công việc hết sức quan trọng và thường xuyên. Tín dụng ngân hàng là một trong những kênh huy động không thể thiếu của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, nó giải quyết vấn đề thanh toán ngắn hạn và tài trợ cho các dự án trung và dài hạn của doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng ngân hàng rất được các doanh nghiệp quan tâm. Điều đó đưa hệ thống ngân hang thương mại nói chung, ngân hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội nói riêng đến những cơ hội và thách thức mới.
Nắm bắt được những cơ hội mới, ngân hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội đã và đang triển khai phương án hoạt động mới nhằm đẩy nhanh doanh số và nâng cao chất lượng cho vay. Trong thời gian qua ngân hàng Lào việt chi nhánh Hà Nội đã đạt được những thành tự to lớn góp phần tăng thu nhập của Ngân hàng và góp phần giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho nền kinh tế. Tuy nhiên vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu vẫn là vấn đề còn tồn tại mà ngân hàng vẫn chưa thể giải quyết một cách triệt để. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và thu nhập của Ngân hàng. Nguyên nhân sâu xa của nó xuất phát từ việc thẩm định các dự án trước khi cho vay. Với vốn kiến thức đã được học tại trường và những hiểu biết thực tế trong quá trình thực tập, em nhận thấy chất lượng của các khoản cho vay là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với các Ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội nói riêng. Nó phụ thuộc phần lớn vào việc thẩm định dự án của Ngân hàng. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài “lời mở đầu và kết luận” gồm hai chương:
Chương I: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội
Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong ngân hàng liên doanh Việt Lào chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập, cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Chương I : Thực trạng thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội
Giới thiệu tổng quan về ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội
Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng liên doanh Lào- Việt đã chính thức khai trương tại Viêng Chăn thủ đô của nước CHDCND Lào ngày 22/6/1999, và đi vào hoạt động, là Liên doanh giữa hai ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Lào và NHĐT&PT Việt Nam.
Tên đơn vị: Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội
Địa chỉ: 127 Đường mới Kim Liên- Ô Chợ Dừa, Hà Nội
Điện thoại: 043.5737684
Fax: 043.5737683
Email: LVB@hn.vnn.vn
Tuy được thành lập chưa lâu, tuy được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ban ngành hữu quan hai nước, sự giúp đỡ mọi mặt của hai Ngân hàng đối tác cùng với sự nỗ lực vươn lên của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đã từng bước trưởng thành và phát triển về số và chất lượng của qui mô hoạt động dịch vụ, thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là công tác chuyển đổi LAK/VND để phục vụ trong thanh toán giữa các Doanh nghiệp hai nước, góp phần thực hiện chính sách về tài chính tiền tệ, phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào việc phát triển quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đã thành lập thêm các chi nhánh trở thành một hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt: Ngày 27/03/2000 thành lập Chi nhánh Hà Nội, ngày 22/06/2001 thành lập Chi nhánh Chăm Pa Sak, ngày 23/04/2003 thành lập chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh đã tạo điều kiện cho hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt tiếp cận và phục vụ khách hàng trên địa bàn Chi nhánh và các địa bàn lân cận, là cầu nối trong thanh toán giữa hai nước, thông qua công tác chuyển đổi LAK/VND đã góp phần vào sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào - Việt.
Chi nhánh Hà Nội là Chi nhánh đầu tiên của hệ thống được thành lập, hoạt động theo phương châm thuận tiện, nhanh chóng, an toàn tuân thủ pháp luật, gần 10 năm qua Chi nhánh Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ, phân đấu thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra, là một đơn vị vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự trưởng thành và phát triển chung của hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt.
1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngân hang Lào Việt chi nhánh Hà Nội
Văn phòng
Phòng
Tín dụng
PhòngKế toán – Tài chính
PhòngKiểm soát nội bộ
Ban Giám Đốc
PhòngNguồn vốn và KDĐN
a..Văn phòng
Văn phòng thực hiện hai nhiệm vụ: Tổ chức cán bộ và hành chính văn phòng. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
Công tác tổ chức cán bộ:
- Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc hình thành mô hình tổ chức bộ máy, thành lập, sáp nhập, tách hoặc giải thể các phòng ban, hay các đơn vị trực thuộc của ngân hàng Lào - Việt chi nhánh Hà Nội phù hợp với quy mô phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn.
Công tác hành chính văn phòng:
- Tiếp nhận, gửi và tổ chức lưu trữ, bảo quản tất cả các công văn, tài liệu, văn bản của Chi nhánh.
- Quản lý sử dụng con dấu an toàn đúng quy định.
- Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ trong Chi nhánh (theo ủy quyền của Giám đốc).
b. Phòng Tín dụng:
Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tín dụng bao gồm:
- Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng; tiếp thị tất cả các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh; duy trì và nâng cao chất lượng nền khách hàng;
c. Phòng Nguồn vốn và kinh doanh đối ngoại:
Chức năng của phòng Nguồn vốn và KDĐN
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh hàng quý, hàng năm của Chi nhánh, đồng thời đề xuất với Giám đốc các biện pháp trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh nhằm hoàn thành các chương trình, mục tiêu kinh doanh đề ra.
Nhiệm vụ của phòng Nguồn vốn và KDĐN
- Nhiệm vụ về kế hoạch tổng hợp:
+ Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh;
+ Xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh daonh, chính sách lĩa suất, chính sách huy động vốn, chính sách khách hàng, chính sách và kế hoạch phát triển dịch vụ, tiếp thị khách hàng;...
d.Phòng Kế toán tài chính
Chức năng của phòng Kế toán tài chính
- Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ và công tác điện toán của Chi nhánh.
Nhiệm vụ về công tác tài chính- kế toán:
+ Thực hiện nhiệm vụ của kế toán chi tiết: thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thong tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian cho tất cả các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngoại trừ tín dụng và thanh toán quốc tế theo chế độ và chuẩn mực kế toán, đảm bảo phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, kịp thời, chính xác nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính của Chi nhánh.
e. Phòng Kiểm soát nội bộ
Chức năng của Tổ kiểm soát nội bộ
- Thực hiện công tác giám sát hoạt động, kiểm tra trực tiếo toàn bộ hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào - Việt tại Hà Nội tuân thủ đúng pháp luật và các quy định nội bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt.
- Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong chỉ đạo, điều hành đảm bảo hoạt động của Chi nhánh an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.
Nhiệm vụ của Tổ kiểm soát nội bộ
-Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác kiểm tra nội bộ trình Giám đốc phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện.
- Thực hiện giám sát hoạt động và kiểm tra trực tiếp theo chương trình, kế hoạch được duyệt tuân thủ đúng pháp luật và các quy định nội bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt:
1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian gần đây
1.3.1.Hoạt động huy động vốn của ngân hàng
Thông qua việc áp dụng mức lãi suất cạnh tranh, biểu phí hợp lý, cải tiến chất lượng phục vụ, mở rộng các hình thức huy động, giao chỉ tiêu huy động tới từng cán bộ, nhân viên, tăng cường công tác marketing, quảng cáo trên các phương tiện báo, đài phát thanh..., Chi nhánh đã tự huy động được một lượng vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn cho khách hàng.
Bảng 1: Nguồn vốn huy động của Ngân Hàng Liên doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội năm 2005-2008
Đơn vị: Triệu USD
Tổng nguồn vốn Chi nhánh huy động đều tăng qua các năm và có tốc độ tăng nhanh: năm 2005 đạt 22,3 triệu USD; năm 2006 đạt 30,5 triệu USD (tăng 36,7%). Đến thời điểm 31/12/2008, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 43,6 triệu USD, bằng 104.8% so với đầu năm và đạt 115% so với kế hoạch được giao. Năm 2007, Chi nhánh đã huy động vốn đạt 41,6 triệu USD, tăng 36% so với đầu năm. Năm 2008 chi nhánh đã huy động vốn đạt 43.6 triệu $, tăng 104% so với năm 2007. Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ đến 31/12/2008 tại Chi nhánh đã đạt 16,5 triệu USD quy đổi, chiếm 40% trong tổng nguồn vốn huy động, gấp 2,7 lần so với đầu năm và đạt 165% kế hoạch được giao. Trong đó, số dư tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 3,9 triệu USD quy đổi, tăng 37% so với đầu năm và chiếm 23,4% nguồn vốn huy động tại chỗ.
Số dư tiền gửi tiết kiện dân cư đạt gần 12,6 triệu USD, gấp 3,9 lần so với đầu năm (số tuyệt đối tăng 149 tỷ đồng); trong đó số dư tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 5,8 triệu USD, chiếm 46,7% tổng tiền gửi tiết kiệm.
1.3.2.Hoạt động cho vay của ngân hàng liên doanh Lào - Việt
Bảng 2.1.: Tình hình cho vay tại ngân hàng Lào –Việt , chi nhánh Hà Nội:
Đơn vị 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh số cho vay
24,9
100
30,3
100
41,7
100
45,7
100
1.Ngắn hạn
16.93
68
25,423
84
28,3
69
30,4
66,5
2.Trung dài hạn
7.97
32
11,43
16
13,4
31
15,2
33,5
Doanh số thu nợ
23,00
100
28,8
100
33,7
100
36.9
100
1.Ngắn hạn
17,376
75,5
21,44
74.4
24,1
71
25,4
68,8
2.Trung dài hạn
5,624
24,5
7,356
25.5
9,6
29
11,5
31,2
Dư nợ
25,232
100
28,436
100
36,6
100
41,9
100
1.Ngắn hạn
17,788
70,5
19,194
67,5
24,8
67,7
31,8
75,9
2.Trung dài hạn
7,444
29,5
9,242
32.5
11,8
32,3
10,1
24,1
Nợ quá hạn
528
642
698
735
(Nguồn báo cáo thống kê ngân hàng Lào - Việt, chi nhánh Hà Nội)
Trong những năm qua, Chi nhánh đã tích cực mở rộng hoạt động tín dụng trên nguyên tác đảm bảo an toàn và hiệu quả; chủ động tìm kiếm khách hàng; nỗ lực cải tiến, hoàn chỉnh quy trình nghiệp vụ...Do vậy, trong công tác tín dụng, Chi nhánh đã đạt được một số kết quả sau:
Năm 2005, tổng dư nợ tín dụng đạt 25,2 triệu USD (tăng 8% so với năm 2004). Trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 17,8 triệu USD (tăng 18%) và chiếm 70% tổng dư nợ; cho vay trung dài hạn đạt 7,4 triệu USD chiếm 30% tổng dư nợ. Doanh số cho vay năm 2005 đạt 24,9 triệu USD; doanh số thu nợ đạt 367 tỷ đồng.
- Năm 2006, tổng dư nợ đạt 28,4 triệu USD (tăng 13% so với năm 2005). Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 19,2 triệu USD, tăng 9,1% chiếm 67% tổng dư nợ; cho vay trung dài hạn đạt 9,24 triệu USD chiếm 33% tổng dư nợ. Doanh số cho vay đạt 30,3 triệu USD (tăng 22% so với năm 2005), doanh số thu nợ đạt 28,8 triệu USD (tăng 25%).
- Năm 2007, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 36,6 triệu USD, tăng 28,8% so với đầu năm và bằng 105% kế hoạch giao. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 24,8 triệu USD, tăng 29,2% so với đầu năm và chiếm 67,7% tổng dư nợ; cho vay trung dài hạn đạt 11,8 triệu USD.
- Năm 2008, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 41,9 triệu $, tăng 11.5% so với đầu năm và bằng 98% kế hoạch được giao. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 31.8 triệu $, tăng 12.5% so với đầu năm và chiếm 73.7 % tổng dư nợ, còn lại là cho vay trung và dài hạn.
Về cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế, tính đến 31/12/2008 dư nợ của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước đạt 18,7 triệu USD, chiếm 43,2% trên tổng dư nợ (trong đó, dư nợ vay của các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá là 4,7 triệu USD). Dư nợ vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt gần 13,5 triệu USD, chiếm 36,9% tổng dư nợ. Dư nợ chi vay tư nhân, cá thể đạt 7,3 triệu USD, chiếm 19,9% tổng dư nợ.
Doanh số cho vay năm 2008 của Chi nhánh đạt 45,,7 triệu USD, bằng 138% doanh số cho vay cả năm 2007; doanh số thu nợ đạt gần 36,9 triệu USD, bằng 117% doanh số thu nợ cả năm 2006.
1.3.3. Về hoạt động nhận thanh toán quốc tế
Trên cơ sở lợi thế riêng có của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt về dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh, dịch vụ điều hành tài khoản và thu đổi Kip Lào, VND, trong thời gian qua Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thanh toán, kinh doanh tiền tệ phục vụ nhu cầu khách hàng trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại khoa học ký thuật giữa hai nước.
Năm 2004, tổng doanh số chuyển tiền đi Lào qua Chi nhánh đạt 11,670 triệu VND, 901 ngàn USD và 42,311 triệu LAK; doanh số chuyển tiền từ Lào về đạt 9,414 triệu VND, 792 ngàn USD và 2,005 triệu LAK.
Năm 2005, tổng doanh số chuyển tiền hai chiều qua chi nhánh đạt 7,2 triệu USD; trong đó doanh số chuyển tiền đi đạt 6,8 tỷ VND, 2 triệ USD và 40 tỷ LAK; doanh số chuyển tiền từ Lào về đạt 5,7 tỷ VND, 400 ngành USD và 2,8 tỷ LAK.
Năm 2006, tổng doanh số chuyển tiền hai chiều đạt 12,4 triệu USD, trong đó doanh số chuyển tiền đi Lào đạt gần 6,4 triệu USD bao gồm: 22 tỷ VND, 1,9 triệu USD và 29,7 tỷ LAK; doanh số chuyển tiền từ Lào về đạt hơn 6 triệu USD bao gồm: 21 tỷ VND, 1,66 triệu USD và 29 tỷ LAK.
Năm 2007, tổng doanh số thanh toán quốc tế qua Chi nhánh trong năm 2007 đạt gần 19,1 triệu USD, bằng 138% so với cả năm 2006, trong đó doanh số thanh toán Việt – Lào chiếm 75% trên tổng doanh số thanh toán quốc tế. Trong năm 2007 tổng doanh số chuyển tiền hai chiều qua Chi nhánh đạt 14,6 triệu USD, gấp 2,4 lần so với năm 2006. Trong đó, doanh số chuyển tiền đi Lào đạt gần 7,6 triệu USD, bao gồm: 32 tỷ VND, 3,7 triệu USD và 18,1 tỷ LAK; doanh số chuyển tiền từ Lào về đạt gần 7 triệu USD, bao gồm: 4,6 tỷ VND, 6,3 triệu USD và 4 tỷ LAK.
Bên cạnh công tác thanh toán hai chiều Việt – Lào là nhiệm vụ xuyên suốt Chi nhánh luôn tích cực đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, bằng nhiều phương thức thanh toán quốc tế như: L/C, nhờ thu, chuyển tiền điện... Do vậy, doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh đã đạt được một số kết quả sau:
Bảng 3: Doanh thu từ dịch vụ Thanh toán quốc tế của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội năm 2004 -2007
Đơn vị: Triệu đồng
1.3.4.Hoạt động Kinh doanh ngoại hối
Do ảnh hưởng của tình hình chính trị trên thế giới, thị trường tiền tệ của Việt Nam biến động mạnh; đặc biệt là đổi với thị trường USD tỷ giá biến động bất thường. Tuy nhiên với sự cố gắng tích cực, Chi nhánh đã đạt được những kết quả sau:
- Năm 2004, doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh dadtj 44,2 tỷ LAK (tăng 12% so với năm 2003) và 7 triệu USD tăng 44% so với năm 2003. Doanh số bán ngoại tệ đạt 44,3 tỷ LAK và 7,3 triệu USD. Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đạt 1,471 triệu VND tăng 10% so với năm 2003.
- Năm 2005, doanh số mua ngoại tệ đạt 54,2 tỷ LAK và 6,32 triệu USD. Doanh số bán ngoại tệ đạt 54,1 tỷ LAK và 6,31 triệu USD. Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đạt gần 1,7 tỷ đồng.
- Năm 2006, doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh đạt 14,6 triệu USD bao gồm: 27,6 tỷ LAK; 7,6 triệu USD và 3,1 triệu EUR. Doanh số bán ngoại tệ đạt 13,9 triệu USD bao gồm: 27,7 tỷ LAK; 3,1 triệu EUR và 6,9 triệu USD. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt gần 76,26 ngàn USD.
- Năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh đạt 24 triệu USD quy đổi, bằng 165% so với năm 2006; trong đó: 33,3 tỷ LAk, 20,3 triệu USD, 24 ngàn EUR và 13 triệu Yên Nhật.
- Năm 2008, doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh đạt 34 triệu $ quy đổi, bằng 100% so với năm 2007; trong đó: 41.6 tỷ Lak, 25.4 triệu $, 32 ngàn EUR và 16.3 triệu Yên Nhật.
Lãi ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2008 đạt gần 1,32 tỷ đồng (tương đương 82.3 ngàn USD) bằng 108% so với năm 2007. Đặc biệt, bên cạnh hoạt động kinh doanh đồng Kíp Lào vẫn mang lại nguồn thu nhập chủ yếu, hoạt động kinh doanh các ngoại tệ tự do, chuyển đổi của Chi nhánh trong năm 2008 như USD, EUR, JPY... đã bước đầu có lãi, cả năm 2008 đạt 281 triệu đồng, chiếm 26% tổng lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh.
1.3.5.Kết quả tài chính giai đoạn vừa qua.
Hoạt động trong một nền kinh tế đang trên đà phát triển và hội nhập, lại nằm trên một địa bàn thành phố phát triển, đông dân cư với mật độ dân số đông, có nhiều nhà máy, xí nghiệp, đơn vị kinh tế lớn đã đem lại cho ngân hang Lào Việt chi nhánh Hà Nội nhiều điều kiện để phát triển, khai thác những tiềm năng sẵn có của vùng. Tuy vậy sự phát triển nóng của nền kinh tế cộng với sự gia tăng nhanh chóng của ngành Tài chính- Ngân hàng trong thời gian qua và hàng loạt những điều kiện bất lợi của một Ngân hàng non trẻ đã đưa ra cho ngân hàng những thách thức, khó khăn lớn trong hoạt động kinh doanh.
Bảng cânđối tài khoản ba năm gần nhất
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
STT
Chi tiêu
31/12/2006
31/12/2007
31/12/2008
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
1
Vốn khả dụng và các khoản đầu tư
19
28
35
Tiền mặt
13
19
24
Ngoại tệ
6
9
11
2
Hoạt động tín dụng
1.355
1.624
2.481
Cho vay ngắn hạn
472
546
863
Cho vay trung hạn
59
70
108
Cho vay dài hạn
532
644
973
Cho vay khác
293
362
536
3
Tài sản cố định và tài sản có khác
72
20
82
23
131
37
4
Các khoản phải trả
3.848
4.602
6.413
6.051
6.413
8.425
Nợ chính phủ và NHNN
25
43
46
Nợ các tổ chức tín dụng khác
313
530
573
Tiền gửi của khách hàng
2.520
3.176
4.613
TCTD phát hành giấy tờ có giá
1.688
2.209
3.091
Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư
2
2
3
Các khoản phải trả bên ngoài
3
5
6
Các khoản phải trả nội bộ
0
0
0
Các giao dịch ngoại hối
1
1
2
2
2
2
Các tài sản nợ khác
0
0
0
Lãi và phí phải trả
50
83
91
5
Hoạt động thanh toán
3.502
281
4.894
393
6.412
515
6
Nguồn vốn chủ sở hữu
0
0
0
7
Thu nhập
390
546
715
8
Chi phí truớc thuế
345
382
631
9
Tổng nguồn vốn kinh doanh
5.294
5.294
7.012
7.012
9.692
9.692
Nguồn: phòng kế toán ngân hàng lào Việt chi nhánh Hà Nội
Theo bảng trên chúng ta thấy rằng ngân hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội đã đạt được những thành công rất đáng kể. Tổng nguồn vốn và tài sản của Ngân hàng liên tục tăng đều trong 3 năm,các loại tài sản có tính lỏng cao và mức sinh lời cao cũng được Ngân hàng lắm giữ với một tỷ lệ an toàn đã đem về cho Ngân hàng nguồn thu nhập đáng kể và giúp Ngân hàng giải quyết khó khăn trong ngắn hạn. Nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng liên tục tăng nhanh theo các thòi kỳ hoạt động, điều này chứng tỏ Ngân hàng hoạt động khá hiệu quả và có một tiềm năng phát triển bền vững.
Tổng doanh thu tính đến thời điểm 31/12/2008 là 715 tỷ đồng tăng hơn so với 31/12/2006 là 424 tỷ đồng tương đương 183,1% và tăng hơn so với năm 2007 là 196 tỷ tương đương với 31,1%. Để có được thanh công này chi nhánh hà Nội đã tăng cường mở rộng quy mô tín dụng đồng thời thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh khác như bảo lãnh, mở L/C, các hoạt động uỷ thác của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước….nhằm đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, vừa tăng thêm thu nhập vừa phân tán rủi ro trong hoạt động.
Thực trạng thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội
2.1 Quy trình thẩm định
* Thẩm định sơ bộ
Thẩm định sơ bộ là quá trình xem xét đánh giá một cách khái quát và sơ lược một cách tổng thể thực tế của dự án, các vấn đề trong dự án, khả năng thực hiện, độ rủi ro.
*Thẩm định chính thức
Trong thẩm định chính thức , các cán bộ thẩm định sẽ sử dụng các công cụ, phương pháp…để đánh giá các chỉ tiêu đưa ra được những con số đánh giá chính xác về dự án để có quyết định đúng đắn. Tại ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội quy trình đó gồm:
B1: Khi có phát sinh nhu cầu vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng phải hướng dẫn khách hàng lập và cung cấp các hồ sơ, thông tin cần thiết về bản thân khách hàng và về dự án.
B2: Khi nhận được hồ sơ và các thông tin đầy đủ từ phía khách hàng theo yêu cầu, cán bộ thẩm định phải lập báo cáo thẩm định về khoản vay, đánh giá và nêu rõ ý kiến của mình về việc có nên cho vay hay không. Báo cáo thẩm định phải có ý kiến của trưởng phòng tín dụng chi nhánh, cán bộ tín dụng và trưởng phòng tín dụng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến của mình. sau đó báo cáo sẽ được chuyển sang cho phòng thẩm định.
B3: Sau khi nhận được những báo cáo thẩm định và ý kiến của cán bộ tín dụng về món vay cùng những hồ sơ khách hàng do phòng tín dụng chuyển sang, trưởng phòng thẩm định phải thực hiện rà soát, kiểm tra các hồ sơ xem đã đầy đủ hồ sơ và ký nhận chưa, nếu chưa đầy đủ sẽ đề nghị bổ sung thêm, nếu đã đầy đủ thì chuyển sang bước 4.
B4: Trưởng phòng thẩm định sau khi xem xét hồ sơ và xác định là đầy đủ các thông tin theo quy định thì vào sổ theo giõi và giao trách nhiệm cho cán bộ thẩm định.
B5: Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định chi tiết về khoản vay theo quy định, lập báo cáo thẩm định, đưa ra ý kiến cụ thể của mình trong báo cáo và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về ý kiến đó. Trong trường hợp khoản vay được đánh giá là có thể cho vay thì cán bộ thẩm định phải đề xuất mức cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay, các điều kiện về tài sản đảm bảo, phương án trả nợ và các điều kiện khác có liên quan.Trong trường hợp không cho vay thì phải nêu rõ lý do vì sao không cho vay.
B6: Trưởng phòng thẩm định kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tính chính xác của báo cáo thẩm định, tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về ý kiến của mình.
B7: Sau khi báo cáo thẩm định được Giám Đốc hoặc Phó giám đốc của chi nhánh phê duyệt, phòng thẩm định chuyển một bản báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng để hoàn tất các thủ tục còn lại, trình lãnh đạo nơi trực tiếp cho vay quyết định, hoặc chi nhánh ngân hàng cấp 1 chuyển hồ sơ món vay kèm theo báo cáo thẩm định lên ngân hàng cấp trên nếu món vay vượt quá quyền phán quyết cho vay của chi nhánh.
B8: Lưu hồ sơ, vào sổ theo dõi.
2.2.Phương pháp thẩm định
Hiện nay để thẩm định dụ án đầu tư vay vốn ngân hàng liên doanh Lào Việt thường sử dụng một số phương pháp đó là các phương pháp so sánh các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy của dụ án, phương pháp thẩm định theo trình tự
2.2.1.Phương pháp thẩm định theo trình tự:
Phương pháp này dựa trên quy chuẩn các bước để người thẩm định lần lượt xem xét theo trình tự các bước để cái nhìn tổng quát và đưa ra kết luận.
+ Thẩm định tổng quát.
Là việc xem xét các nội dung của dự án từ đó phát hiện ra các vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý cân đi sâu xem xét .Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô và tầm quan trọng của dự án. Vì xem xét các nội dung tổng quát của dự án, do đó ở giai đoạn này khó có thể phát hiện ra những vấn đề cần bác bỏ của dự án hoặc những hạn chế của dự án cần được bổ sung hoặc sửa đổi. Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết những vấn đề sai xót của dự án mới được phát hiện.
+ Thẩm định chi tiết.
Đây là bước được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định này được tiến hành tỉ mỉ chi tiết , chi tiết với từng nội dung của dự án, từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế-xã hội của dự án. Mỗi nội dung xem xét đều đưa ra những ý kiến cần phải sửa đổi hay thêm bớt, hoặc có thể là đồng ý hoặc là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tuy theo đạc điểm và tình hình cụ thể.
Trong bước thẩm định chi tiết , kết luận rút ra nội dung trước có thể la điều kiện để tiếp tục nguyên cứu .Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thi co thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định toàn bộ các nội dung tiếp theo .
2.2.2.Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu:
Đây là một trong những phương pháp cổ điển thường được dùng trong công tác thẩm định, Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật đã được quy định, các tiêu chuẩn, định mức thích hợp cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau :
Các chỉ tiêu cơ bản của dự án được cán bộ thẩm định đem so sánh với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của ngành, với những dự án tương tự đã thẩm định hoặc đang hoạt động. Các chỉ tiêu thường được sử dụng là: Cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư, định mức tiêu hao năng lượng, chi phí tiền lương, giá thành của sản phẩm dịch vụ…
Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định có thể sử dụng những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định các dự án tương tự để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn. Trong việc sử dụng phương pháp thẩm định này cũng cần lưu ý, các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng dự án và doanh nghiệp, tránh sự so sánh máy móc cứng nhắc.
Theo lý thuyết của ngân hàng hướng dẫn là như thế, tuy nhiên, vì danh mục các dự án đầu tư vay vốn tại phòng giao dịch chưa nhiều nên phương pháp này ít được sử dụng. Nếu có thì cũng chỉ được áp dụng trong một vài khâu thẩm định mà thôi.
2.2.3.Phương pháp phân tích độ nhạy:
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án .Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án như vượt chi phí đầu tư, sản lượng thấp, giá cả chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi...khảo sát những tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả của đầu tư và khả năng hoà vốn của dự án.
Mức độ rủi ro của các bất trắc dự kiến thường được chọn từ 10 đến 20% và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ gây ra tác động xấu đến hiệu quả của dự án để xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án có tính vững chắc, độ an toàn cao.
Nói chung, biện pháp này nên được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng cơ sở nhiều yếu tố thay đổi do khách quan.
2.2.4.Phương pháp triệt tiêu rủi ro:
Phương pháp này dựa trên các căn cứ, mức độ của các chỉ tiêu để hạn mức cho các vấn đề của dự án mới, không cho phép sự xuất hiện các rủi ro dự án mới trong quá trình thẩm định.
Để đảm bảo tính vững chắc về hiểu quả dự án, phải dự đoán một số rủi ro có thể xay ra để có biện phapskinh tế hoặc hành chính thích hợp , hạn chế thấp nhất các tác động rủi hoặc phân tán rủi ro của các đối tác có liên quan đến dự án.
Rủi ro thường được phân chia làm hai giai đoạn như sau:
+Giai đoạn thực hiện dự án :
-Rủi ro chậm tiến độ thi công .
-Rủi ro vượt tổng mức đầu tư.
-Rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật-công nghệ không đúng tiến độ, chất lượng không đảm bảo.
-Rủi ro về tài chính.
-Rủi ro bất khả kháng: Để hạn chế rửi ro này, kiểm tra các hợp đồng bảo hiểm ( bảo hiểm đầu tư , bảo hiểm xây dựng ).
+Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động :
-Rủi ro về cung cấp các yêu tố đầu vào.
-Ruỉ ro về tài chính, như thiếu vốn kinh doanh.
-Rủi ro về quản lý điều hành.
-Rủi ro bất khả kháng : Để hạn chế rủi ro này, kiểm tra bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh.
2.2.5. Phương pháp dự báo:
Trước đây, nhân viên phòng phục vụ khách hàng phải rất khó khăn và tốn nhiều thời gian mới có thể dự báo được tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của các dự án. Nguyên nhân vì nhân viên phải tính toán bằng tay nên có nhiều sai sót và mất thời gian. Hiện nay, công việc này của các nhân viên phục vụ khách hàng đã được giảm đi rất nhiều, tất cả các công việc này đã được phần mềm ngân hàng đảm nhiệm.
Cách sử dụng: Nhân viên phục vụ khách hàng chỉ việc điền các thông số trong báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, số tiền vay cùng các thông số khác, phần mềm sẽ tự động tính toán cho ra kết quả dự báo bao gồm số năm hoạt động, số thu nhập cũng như chi phí từng năm, có trả năng trả nợ hay không và rất nhiều thông số khác. Nhân viên chỉ việc đọc các thông số này và đánh giá xem dự án có khả thi hay không, có nên cho vay hay không.
Nhờ việc sử dụng phần mềm này, việc thẩm định trở nên nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn. Chính vì vậy, năng suất làm việc được nâng cao, giảm sự chờ đợi của khách hàng.
2.3. Nội dung thẩm định
2.3.1.Thẩm định năng lực khách hàng:
Đối với khách hàng doanh nghiệp, cán bộ thẩm định cần kiểm tra:
2.3.1.1 Thẩm định tư cách pháp nhân:
Cán bộ thẩm định cần xem xét xem khách hàng có đầy đủ tư cách về pháp lý hay không; đối với các đơn vị trực thuộc phải có giấy uỷ quyền hoặc bảo lãnh của công ty mẹ.
Người vay phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật trong quan hệ vay vốn với ngân hàng.
-Đối với thể nhân vay vốn (tư nhân, cá thể, hộ gia đình): Người vay phải có quyền công dân, có sức khoẻ, kỹ thuật tay nghề và kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng vốn vay, có phẩm chất, đạo đức tốt.
-Đối với pháp nhân: Phải có đầy đủ hồ sơ chứng minh pháp nhân đó được thành lập hợp pháp, có đăng ký kinh doanh, có giấy phép hành nghề, có quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp nhân trước pháp luật. Những giấy tờ này phải phù hợp với các qui định trong các luật tổ chức hoạt động của loại đó như: luật doanh nghiệp Nhà._. nước, luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, luật kinh tế tập thể, luật đầu tư nước ngoài...
Ngoài ra ngân hàng còn phải thẩm định xem khách hàng có thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định cụ thể của các chế độ, thể lệ cho vay hay không ?
Các trường hợp khách hàng vay vốn là tổ chức kinh tế tập thể, công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn... phải kiểm tra tính pháp lí của người đại diện pháp nhân đứng ra đăng kí hồ sơ vay vốn phù hợp với điều lệ hoạt động của tổ chức đó và phải có văn bản uỷ quyền vay vốn của các cổ đông, các sáng lập viên hoặc những người đồng sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
Ngoài ra cần xem xét đến tính cách và uy tín của khách hàng nhằm mục đích hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên như: rủi ro về đạo đức, rủi ro về thiếu năng lưc, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trường. Đề phòng, phát hiện những âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng.
Tư cách pháp nhân của khách hàng vay vốn còn phải kiểm nghiệm qua kết quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai. Uy tín của khách hàng được thể hiện dưới nhiều khía cạnh đa dạng như: chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ , sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh trên thị trường của sản phẩm, chu kì sống của các sản phẩm trên thị trường, các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và Ngân hàng. Uy tín chỉ được khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế đạt được trên thị trường qua thời gian càng dài thì càng chính xác. Do đó phải phân tích các số liệu và tình hình phát triển với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác.
2.3.1.2. Năng lực tài chính:
Cán bộ thẩm định cần đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sức mạnh tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của người vay. Ngoài ra còn phải xác định chính xác số vốn chủ sở hữu thực tế tham gia vào phương án xin vay Ngân hàng theo qui định của chế độ cho vay. Muốn phân tích được vấn đề này phải dựa vào các báo cáo tài chính, bảng tổng kết tài sản, bảng quyết toán lỗ lãi. Tuy nhiên các báo cáo tài chính chỉ cho thấy điều gì đã xảy ra trong quá khứ, vì vậy dựa trên kết quả phân tích, thẩm định cán bộ tín dụng phải biết sử dụng chúng để nhận định, đánh giá, dự báo tìm các định hướng phát triển, để chuẩn bị đối phó với các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Các chỉ tiêu cần xem xét khi phân tích năng lực tài chính của khách hàng như:
-Thước đo tiền mặt
-Tỷ lệ hiện hành
-Vốn lưu động thực tế của chủ sở hữu
-Tỷ lệ thanh toán nhanh
-Năng lực đi vay
-Hệ số tài trợ
-Khả năng sinh lời của tài sản
-Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu
-Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh số bán hàng
…..
2.3.2.Thẩm định dự án đầu tư:
2.3.2.1 Cơ sở pháp lý của dự án
Thẩm định pháp lý dự án chính là việc xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ dự án và tư cách pháp nhân, năng lực của chủ đầu tư tham gia dự án.
Tuy nó không phải là nội dung chính của quá trình thẩm định dự án nhưng nếu bỏ qua nội dung này thì việc thực hiện dự án sẽ gặp khó khăn, trong nhiều trương hợp dự án sẽ phải dừng hoạt động khi chưa hết đời dự án do sự sơ xuất không thẩm định nội dung này.
2.3.2.2 Thẩm định về thị trường
Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án chính là việc phân tích, đánh giá cung cầu thị trường ở hiện tại và trong những năm quá khứ về sản phẩm hoặc dịch vụ của dự án. Đồng thời dự báo cung cầu thị trương trong tương lai sẽ như thế nào và các yếu tố tác động đến nhu cầu của sản phẩm và dịch vụ của dự án. Thông qua đó mà có các biện pháp khuyến thị và tiếp thị cần thiết giúp cho sự hoạt động của dự án thoả mãn nhu cầu khách hàng trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của dự án để đạt được mục tiêu kinh doanh của dự án. Đồng thời xem xét khả năng cạnh trạnh về sản phẩm và dịch vụ của dự án trên thị trường như thế nào để có các phương án hỗ trợ hợp lý.
2.3.2.3. Thẩm định về phương diện kỹ thuật
Thẩm định phương diện kỹ thuật là tiền đề quan trọng để tiến hành thẩm định kinh tế tài chính dự án đầu tư. Đó chính là việc thẩm định các hình thức đầu tư và loại hình doanh nghiệp phù hợp với mỗi hình thức đầu tư đó. Tiếp theo tiến trình đó chính là việc thẩm định các đặc tính của sản phẩm, đánh giá chất lượng của sản phẩm đó và xem xét vấn đề lựa chọn công nghê kĩ thuật và máy móc thiết bị của dự án có phù hợp không, công suất sản xuất của dự án có phù hợp với công suất của máy móc thiết bị hay không, xem xét vấn đề lựa chọn nguyên vật liệu cho dự án có phù hợp với nhu cầu và chi phí hay không, đồng thời có phù hợp với lịch trình cung cấp cho dự án không, xem xét cơ sở hạ tầng như điện, nước...có đảm bảo không, vấn đề lao động và trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài có đảm bảo yêu cầu khônng, địa điểm thực hiện dự án, kỹ thuật xây dựng công trình, xử lý chất thải và lịch trình thực hiện dự án có khả thi và khoa học hay không.
Thẩm định dự án về phương diện tổ chức
Cần tiến hành xem xét các nội dung sau:
-Thẩm định tổ chức các bộ phận trực tiếp sản xuất
-Thẩm định tổ chức hệ thống cung ứng
-Thẩm định tổ chức hệ thống tiêu thụ
-Thẩm định tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp như: xem xét các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận quan hệ công tác...
-Thẩm định sơ đồ tổ chức tổng quát của đơn vị, các nguyên tắc và biện pháp đảm bảo sự tương xứng giữa nghĩa vụ, trách nhiệm với quyền lợi của mỗi bên tham gia
Xem xét năng lực thực tế của chủ đầu tư, của các chủ thể tiêu thụ sản phẩm, của các đơn vị cung ứng thiết bị và về đơn vị thiết kế thi công công trình.
2.3.2.5 Thẩm định khía cạnh tài chính
Thông qua việc phân tích và tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án và các kế hoạch tài chính nhằm đánh giá hiệu quả tài chính mà dự án mang lại
a. Xác định mức vốn đầu tư cho dự án.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho dự án là toàn bộ chi phí hợp lý để xây dựng và đưa dự án vào vận hành khai thác các mục tiêu đã đề ra. Khi tính toán tổng nhu cầu vốn cần xác định: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn dự phòng.
* Vốn cố định: Vốn hình thành nên tài sản cố định hữu hình và vô hình đảm bảo cho dự án đi vào hoạt động như: chi phí chuẩn bị, giá trị nhà xưởng, chi phí xây dựng mới, chi phí mua sắm lắp đặt thiết bị, chi phí đào tạo cán bộ…
* Vốn lưu động: Là vốn đảm bảo cho việc dự trữ các tài sản lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của dự án. Vốn lưu động bao gồm:
- Vốn sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu, điện nước phụ tùng.
- Vốn lưu thông: Sản phẩm dở dang, tồn kho, thành phẩm tồn kho, hàng hóa bán chịu.
* Vốn đầu tư dự phòng: Đây là vốn dùng để bù dắp cho những rủi ro ngoài ý muốn như tăng giá nguyên vật liệu, kỹ thuật thi công. Nói trung là các khoản chi phí phát sinh do các sự biến động khi dự án được triển khai thực hiện. Vốn đầu tư dự phòng được xác định khoảng từ 5% - 10% tổng vốn cố định và vốn lưu động.
b. Xác định nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho dự án.
Việc thực hiện dự án cần phải trải qua nhiều giai đoạn với khối lượng công việc rất khác nhau cùng với sự tham gia của nhiều nguồn vốn. Thông thường một dự án có thể hình thành từ các nguồn vốn sau:
- Nguồn vốn tự có của chủ đầu tư ( bao gồm cả vốn do các bên tham gia đóng góp)
- Nguồn từ ngân sách Nhà Nước.
- Nguồn vốn tín dụng Ngân hàng.
- Nguồn vốn vay hay liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài.
- Nguồn vốn huy động trực tiếp thông qua con đường phát hành trái phiếu.
Cán bộ tín dụng sẽ xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu vốn cho từng giai đoạn và tỷ lệ khả năng từng nguồn vốn tham gia có hợp lý và đảm bảo hay không? Việc xác định tiến độ bỏ vốn cho dự án và cơ cấu nguồn vốn cũng như sự đảm bảo của nó sẽ giúp cho quá trình điều hành vốn của ngân hàng được thận lợi. Đặc biệt trong khâu lập kế hoạch sử dụng vốn, tăng tính an toàn và hiệu quả cho công cuộc đầu tư của ngân hàng. Ngân hàng sẽ theo dõi tốt hơn các hoạt động của chủ đầu tư, từ đó đánh giá chính xác mức độ sinh lời của đồng vốn bỏ ra.
c. Thẩm định về chi phí, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của dự án.
Việc xác định chi phí sản xuất hàng năm của dự án cần được căn cứ vào chi phí giá thành của sản phẩm. Người thẩm định cần đi sâu kiểm tra tính đầy đủ của các yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm. Các định mức sản xuất, mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, đơn giá ... có hợp lý không? Trên cơ sở đó, so sánh với các dự án đã và đang hoạt động cũng như kinh nghiệm đã tích lũy được của cán bộ thẩm định trong quá trình công tác.
Đối với doanh thu của dự án, cũng cần xác định rõ theo từng năm dự kiến. Cần tính toán đầy đủ các nguồn thu như: Doanh thu từ sản phẩm chính, từ sản phẩm phụ, từ cho thuê lao vụ .v. v.
Trên cơ sở doanh thu và chi phí hàng năm sẽ tính được lợi nhuận ròng hàng năm của dự án.
2.3.2.6 Phân tích rủi ro của dự án
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong phân tích rủi ro của dự án tại chi nhánh là phương pháp phân tích độ nhạy. Đây là phương pháp cho biết ảnh hưởng của một hay nhiều nhân tố đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án . Các cán bộ thẩm định tại chi nhánh thường sử dụng công cụ Data của Excel để tính toán độ nhạy.
2.3.2.7 Thẩm định về phương diện kinh tế-xã hội của dự án
Thông qua việc xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế-xã hội mà dự án sẽ đem lại trong nền kinh tế thị trương có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước trên hai giác độ chính đó là: đứng trên góc độ của nhà đầu tư và trền giác độ của nền kinh tế
Chủ thể thẩm định thông qua việc xem xét các mục tiêu và các tiêu chuẩn đánh giá các khía cạnh kinh tế-xã hội của đầu tư bằng việc xem xét mức độ đóng góp cụ thể của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước bằng việc sử dụng các chỉ tiêu định lượng như: Nâng cao mức sống cho dân cư, phân phối thu nhập công bằng, gia tăng số lao động có việc làm, tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ, nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương nghèo, vùng sâu vùng xa, nơi biên cương hải đảo, nơi có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, giao thông đi lại khó khăn...chưa có điều kiện phát triển kinh tế nhưng có nhiều triển vọng lớn.
Trên đây là khái quát nội dung thẩm định dự án đầu tư, tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư
2.4.Minh họa một dự án cụ thể về thực trạng thẩm định dự án đầu tư
2.4.1. Giới thiệu về dự án:
1. Tên dự án: Đầu tư mua 01 tàu biển hàng khô cấp hạn chế III trọng tải 1.500 tấn.
2. Loại hình dự án: Vừa.
3. Chủ đầu tư: Công ty TNHH vận tải Đông Long.
4. Địa điểm đầu tư: Mua lại của công ty TNHH vạn tải thuỷ bộ Rạng Đông
5. Sảm phẩm dự án: Vận tải hàng hoá.
6. Tổng số vốn đầu tư: 9.190.000.000 đồng (bao gồm cả VAT).
Trong đó: - Vốn vay ngân hàng: 6.500.000.000 đồng
Vốn tự có: 2.690.000.000 đồng
7. Hình thức đầu tư: Mua tàu đã qua sử dụng 3 năm.
2.4.2. Thẩm định về chủ đầu tư:
1. Tên doanh nghiệp vay vốn: Công ty TNHH vận tải Đông Long.
Do bà Trần thị Trương - Chức vụ giám đốc làm đại diện
2. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 2702001710 do sở kế hoạch và đầu tư Nam Định cấp ngày 08/08/1997; chứng nhận đăng kí mã số thuế số 2900808724 ngày 14/8/1997 do chi cục thuế Nam Định cấp.
3. địa chỉ: Xóm 3 - Lạc Đạo - Huyện Giao Thuỷ- Nam Định.
4. Điện thoại – Fax: 0383.217344.
5. Vốn điều lệ: 5.000.000.000
6. Ngành nghề kinh doanh: Vận tải hàng hoá, hành khách bằng đường thuỷ; vận tải hàng hoá hành khách bằng đường bộ.
7. Số tài khoản thanh toán: 614-10-00-003536-2 tại Ngân Hàng Nông Nghịêp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Tỉnh Nam Định
2.4.3. Thẩm định về dự án đầu tư
2.41. Cơ sở pháp lý của dự án.
1. Số tiền đề nghị vay: 6.500.000.000 đồng.
Trong đó: Vay trung hạn: 6.500.000.000 đồng
2. Thời gian vay vốn: 60 tháng
Trong đó thời gian vay ân hạn: 2 tháng
3. Lãi xuất vay vốn:
Áp dụng lãi xuất là 1.250%/ tháng, 6 tháng điều chỉnh lãi xuất một lần, áp dụng lãi suất bãng lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả sau của ngân hàng Đầu Tư và phát triển Hoàng Mai cộng (+) với phí ngân hàng quy định tại thời điểm điều chỉnh lãi suất, tối thiểu phải bằng lãi xuất cho vay trung hạn tại thời điểm điều chỉnh, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn.
4. Mục đích vay: Đầu tư mua 01 tàu vận tải biển hàng khô cấp hạn chế III đã qua sử dụng trọng tải 1500 tấn.
5. Hình thức trả nợ: Gốc và lãi theo quý.
6. Tài sản đảm bảo: thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản theo hợp đồng thế chấp số 01/2007/HĐTCBT3 ngày 10/9/2007 trị giá 660.000.000 đồng và cam kết thủ tục thế chấp bằng chính tài sản của con tầu với giá trị 8.590.000.000 đồng. Tổng giá trị TSBĐ: 9.850.000.000 đồng.
2.4.3.2.Sự cần thiết phải đầu tư
Cùng với sự phát triển kinh tế và đầu tư, nhu cầu tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ ngày càng gia tăng. Nhất là đối với các mặt hàng về xây dựng, máy móc thiết bị. Do vậy việc giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các vùng miền cũng tăng nhanh một cách rõ rệt. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, tốc độ tiêu thụ hàng hoá của người dân cũng và phục vụ vho các dự án kinh tế gia tăng một cách nhanh tróng. Vì vậy nhu cầu vận chuyển hàng hoá trong nước là rất lớn. Hiện nay có nhiều loại phương tiện phục vụ cho vận chuyển hàng hoá như đường bộ, đương sắt, đường không, đường thuỷ. Tuy nhiên, hệ thống giao thông trên bộ còn chưa được mở rộng, thường xuyên gây ra những tai nạn nghiêm trọng về người và tài sản; hệ thống đường sắt thì đã quá cũ và lạc hậu, để vận chuyển một khối lượng hàng hoá lớn sẽ mất rất nhiều chi phí và rủi ro cũng cao.Với ưu việt của vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là chi phí rẻ, vận chuyển được một khối lượng lớn hàng hoá và cũng khá an toàn với vận chuyển đường biển nội địa nên nhu cầu về vận chuyển đường biển trong nước vẫn rất cao và ngày càng tăng. Thực hiện đường nối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước phát triển, đa dạng hoá ngành nghề thực hiện yêu cầu Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thì giao thông vận tải là một trong những ngành trọng điểm. Trong đó với lợi thế của nước ta là có đường biển trải dài thì vận chuyể đường biển là một trong những ngành nghề mà chính phủ đang chú trọng để phát triển. Bên cạnh đó sự đồi hỏi cấp thiết của hàng hoá thị trường về vận chuyể hàng hoá nội địa là rất lớn. Do đó, sự ra đời của Dự án là một yêu cầu cần thiết.
2.4.3.3.Thẩm định hiệu quả đầu tư
Các thông số trong dự án
Bảng 1: Thông số dự án.
I
Nội dung đầu tư:
1
Mục đích : Đóng mới tàu hàng khô
Thông số kỹ thuật của tàu:
2.035,3
DWT
Trọng tải toàn bộ tàu:
950
HP/KW
Máy chính: Máy 6MG20CX
Loại tàu: Chở hàng khô
Cấp tàu: Cấp hạn chế III, Hoạt động cách bờ không quá 30 hải lý
Dung tích đăng ký toàn bộ:
870
GT
II
Vốn đầu tư ( triệuVNĐ)
Giá trị
Tỷ trọng
1
Vốn tự có của chủ đầu tư
2.690
29%
2
Vốn vay ngân hàng Thương mại
6.500
71%
Tổng cộng
9.190
100%
3
Khả năng tăng vốn đầu tư
0%
III
Chi phí sử dụng vốn, Các điều kiện sử dụng vốn
Lãi vay vốn tại Ngân hàng thương mại
13,50%
/ năm
Vốn tự có ( Chi phí bảo quản vốn)
10,0%
/ năm
Chi phí vốn bình quan gia quyền
9,80%
/ năm
Thời gian vay vốn
5,0
năm
Thời gian ân hạn
0,2
năm
Hình thức trả nợ vốn vay
1
( Hình thức 1: Trả gốc đều hàng quý; Hình thức 2: Trả gốc + lãi đều hàng năm)
IV
Thông số khai thác
1
Hệ số tận dụng tải trọng
85%
Tấn/trọng tải
2
Số ngày trong 1 năm
360
Ngày/năm
3
Số ngày nghỉ bảo dưỡng, sửa chữa, chờ hàng,…
30
Ngày/năm
4
Số ngày tàu hoạt động
330
Ngày/năm
5
Tuyến khai thác:
Hành trình: Hải phòng - Sài Gòn
Chiều dài hành trình
120
Hải lý
Vận tốc trung bình
12,50
Hải lý/h
6
Thời gian chạy tàu cho một chuyến
10
Ngày/chuyến
7
Thời gian xếp dỡ hàng ở cảng đi và cảng đến( Txd)
2
Ngày/chuyến
8
Thời gian dỡ hàng(Td)
1
Ngày/chuyến
9
Thời gian đỗ tàu chờ hàng theo hợp đồng
1
Ngày/chuyến
10
Thời gian thủ tục, lấy nhiên liệu, lai dắt
1
Ngày/chuyến
11
Tổng thời gian thẩm địnhực hiện một hành trình
15
Ngày/chuyến
12
Số chuyến tàu thẩm địnhực hiện được trong 1 năm
22
Chuyến/năm
13
Cước phí vận tải
0,23
Triệu/tấn
14
Tỷ lệ thay đổi giá cước trong 5 năm đầu
2,00%
Năm
15
Tỷ giá hối đoái
VND/USD
V
Các khoản mục chi phí hàng năm
1
Tiền ăn của sỹ quan, thuyền viên
130
Triệu/năm
2
Chi lương cho sỹ quan, thuyền viên
2.640
Triệu/năm
3
Bảo hiểm xã hội
19%
Triệu/năm
4
Chi nhiên liệu, dầu nhớt các loại
320
Triệu/năm
5
Chi phí quản lý
2%
Doanh thu
6
Chi phí bảo hiểm hàng năm
75
Triệu/năm
7
Lệ phí cảng biển
45
Triệu/năm
8
Chi phí vật dụng sinh hoạt
1,25%
Doanh thu
9
Chi sửa chữa lớn
254
Triệu/năm
10
Chi sửa chữa thường xuyên
3%
Doanh thu
11
Chi phí đăng kiểm
7
Triệu/năm
12
Phí hoa hồng
1%
Doanh thu
13
Khấu hao cơ bản: Theo phương pháp đường thẳng
10
Năm
14
Mức thay đổi chi phí hoạt động do giá dầu tăng
2,0%
Năm
VI
Chế độ khác
Thuế thu nhập doanh nghiệp
28%
Năm
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong
2
Năm đầu
Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong
2
Năm tiếp theo
Thuế VAT
5%
Lãi vay vốn lưu động
12,84%
/năm
1/Quy mô của dự án:
Tổng mức vốn đầu tư của dự án là 9.190.000.000 đồng.
Nội dung đầu tư:
TT
TÊN THIẾT BỊ
HÔ HIỆU
SỐ LƯỢNG
THÀNG TIỀN
Tổng cộng
9.910.000.000
1
Tàu biểt vỏ thép chở hàng không cấp hạn chế III trọng tải 2000 tấn
Đông Long
01 cái
9.910.000.000
Trong đó : - Vốn tự có là 2.690.000.000 đồng
- Vốn Vay Ngân hàng là 6.500.000.000 đồng.
Vốn vay ngân hàng được sử dung để đầu tư mua một tàu vận tải biển vỏ thép chở hàng khô cấp hạn chế III đã qua sử dụng 3 năm, có trọng tải là 2000 tấn.
Nguồn nhiên liệu
Nguồn nguyên liệu đầu vào của dự án là dầu Diezen và các loại dầu nhớt. Đây là loại nhiên liệu có rất nhiều trên thị trường vì vậy nguồn nguyên liệu cung cấp cho dự án khi đi vào hoạt động là rất phong phú và có ở nhiều nơi.
Phụ tùng thay thế của thiết bị
Đây là con tàu được mua lại của công ty Rạng Đông, hơn nữa lại được sản xuất ở Việt Nam nên phụ tùng thay thế khi có sự cố về kỹ thuật là không mấy khó khăn.
Đầu ra của dự án
Hiện tại Công ty TNHH vận tải Đông Long đang cùng ký kết hợp đồng vận chuyển với một số công ty sản xuất hàng hoá trên địa bàn. Công ty cũng tham gia với công ty TNHH vận tải thuỷ bộ Rạng Đông ký hợp đồng vận tải hàng hoá với công ty CP VT và TM Phuơng Hà, Công ty vận tải biển Thanh Hải, Công ty TNHH DV- TM Hải Chính vận chuyển xi măng, phụ gia, sắt thép với lộ trình từ cảng Hải Phòng đến cảng Sài Gòn và ngược lại. Các hợp đồng này sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện khi tàu chuyển quyền sở hưu sang cho Công ty TNHH vận tải Đông Long. Ngoài ra, Công ty còn tìm kiếm thêm nhiều hợp đồng mới khác có giá trị lớn. Do vậy đầu ra của dự án rất ổn định.
Căn cứ pháp lý để tính toán
- Luật đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10
- Nghị định 51/1999/ND-CP ngày 08/07/1999 của chính phủ quy định chi tiết luật đầu tư trong nước.
- Nghị định 35/1999/ND-CP ngày 29/03/2002 của chính phủ về việc sửa đổi bổ sung danh mục A,B và C ban hành tại phụ lục kèm theo nghị địn số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999.
- Căn cứ quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 29/12/2003 của Bộ tài chính về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định.
- Căn cứ vào giá nhiên liệu theo thị trường hiện tại là: 8.770 đông/lít.
- Căn cứ Bộ luật Hàng Hải Việt Nam ngày 14/06/2005 và nghị đinh 115/2007/NĐ-CP ngày 05/07/2007 của Chính phủ về quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển.
- Căn cứ nghị định 49/2006/NĐ-CP ngày 18/05/20006 của Chính phủ quy định về đăng ký mua, bán tàu biển.
- Căn cứ điều lệ Công ty TNHH vận tải Đông Long.
2/. Thẩm định chi phí của dự án.
Biểu số 5
Tt
Khoản mục
đầu tư
Năm Khai thác
-
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Hệ số
điều chỉnh giá
1,000
1,020
1,040
1,061
1,082
1,104
1,104
1,104
1,104
1,104
1,104
2
Tiền ăn của
sỹ quan, thuyền viên
130
133
135
138
141
144
144
144
144
144
144
3
Lương cho
sỹ quan, thuyền viên
2.640
2.693
2.747
2.802
2.858
2.915
2.915
2.915
2.915
2.915
2.915
4
Bảo hiểm xã hội
512
522
532
543
554
554
554
554
554
554
5
Chi phí nhiên liệu, dầu nhớt các loại
320
326
333
340
346
353
353
353
353
353
353
6
Chi phí quản lý
188
144
147
150
153
153
153
153
153
153
7
Chi phí bảo
hiểm hàng năm
75
75
75
75
75
75
75
75
75
75
8
Lệ phí cảng biển
45
46
47
48
49
50
50
50
50
50
50
9
Chi phí vật
dụng sinh hoạt
120
94
98
102
106
106
106
106
106
106
10
Chi sửa
chữa lớn
254
259
264
270
275
280
280
280
280
280
280
11
Chi phí
đăng kiểm
7
7
7
7
7
7
7
7
7
7
12
Chi phí sửa
chữa thường xuyên
281
216
221
225
230
230
230
230
230
230
13
Phí hoa hồng
47
36
37
38
38
38
38
38
38
38
14
Tổng phí
hoạt động
4.686
4.620
4.713
4.808
4.904
4.904
4.904
4.904
4.904
4.904
Thuế VAT
384
287
293
298
304
304
304
304
304
304
Thuế VAT đầu vào
62
57
58
59
60
60
60
60
60
60
15
Thuế VAT đầu ra
446
344
350
357
365
365
365
365
365
365
16
Tổng chi phí hoạt động sau thuế
5.070
4.907
5.006
5.106
5.208
5.208
5.208
5.208
5.208
5.208
3/. Phân tích hiệu quả kinh tế của Dự án:
- Cơ cấu nguồn vốn của dự án : 9.190.000.000 đồng.
+ Vốn tự có (29%) : 2.690.000.000 đồng.
+ Vay ngân hàng(71%): 6.500.000.000 đồng.
- Dòng tiền của dự án và các chỉ tiêu tài chính:
TT
Năm
Chỉ tiêu
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Ngân lưu vào
8438
7430
7343
7490
7640
7655
7655
7655
7655
7655
Tổng doanh Thu
9375
7214
7358
7505
7655
7655
7655
7655
7655
7655
Thay đổi khoản phải thu
-938
216
-14,4
-14,7
-15
0
0
0
0
0
Thanh lý tài
sản cố định
2
Ngân lưu ra
9190
5961
5178
5420
5555
5860
5894
5894
5894
5894
5805
Chi đầu tư
9190
Chi phí hoạt động sau thuế
5070
4907
5006
5106
5208
5208
5208
5208
5208
5208
Thay đổi các
Khoản phải trả
-253
8,13
-4,92
-5,02
-5,12
0
0
0
0
0
Thay đổi tồn quỹ tiền mặt
760,5
-24,4
14,75
15,06
15,4
0
0
0
0
0
Thuế VAT
phải nộp
384,2
287
292,6
298,4
304
304,3
304,3
304
304
304,3
Thuế TNDN
111,9
140,1
337
381,5
381,5
381
381
291,9
3
Ngân lưu ròng
[1 - 2]
-9190
2477
2252
1923
1936
1780
1761
1761
1761
1761
1850
4
NPV
1095
5
IRR
17,7%
TT
Năm
Chỉ tiêu
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Ngân lưu vào
6500
8438
7430
7343
7490
7640
7655
7655
7655
7655
7655
Tổng doanh thu
9375
7214
7358
7505
7655
7655
7655
7655
7655
7655
Thay đổi khoản
phải thu
-938
216
-14,4
-14,7
-15
0
0
0
0
0
Giá trị phần
vốn vay NHTM
6500
Thanh lý tài
sản cố định
2
Ngân lưu ra
8950
8139
7180
7247
7206
7336
5894
5894
5894
5894
5805
Chi đầu tư
8950
Chi phí hoạt
động sau thuế
5070
4907
5006
5106
5208
5208
5208
5208
5208
5208
Thay đổi các
Khoản phải trả
-253
8,13
-4,92
-5,02
-5,12
0
0
0
0
0
Thay đổi tồn
quỹ tiền mặt
760,5
-24,4
14,75
15,06
15,4
0
0
0
0
0
Trả nợ vốn
vay ngân hàng
2178
2002
1827
1651
1476
0
0
0
0
0
Thuế VAT
phải nộp
384,2
287
292,6
298,4
304
304,3
304,3
304
304
304,3
Thuế TNDN
0
0
111,9
140,1
337
381,5
381,5
381
381
291,9
3
Ngân lưu ròng
[1 - 2]
-250
299,3
250
96,88
284,7
304
1761
1761
1761
1761
1850
4
NPV
1369
Nguồn: Phòng thẩm định Ngân Hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội
+ Giá trị hiện tại (NPV): 1.095.000.000 đồng.
+ Hệ số hoàn vốn (IRR): 17,7% cao hơn lãi suất vay ngân hàng tại cùng thời điểm là 13,5%.
+ Thời gian hoàn vốn: 4,7 năm (58 tháng)
Với các giả định:
+ Số năm tầu sử dụng : 10 năm..
+ Lãi suất chiết khấu: 13,20%/năm.
+ Lãi suất vay ngân hàng: 13,20%/năm.
+ Doanh thu hoạt động bình quân: 7.738.241.154 đồng.
+ Chi phí hoạt động bình quân: 5.113.966.924 đồng.
-Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến đầu vào của dụ án.
Nhân tố tăng giá đầu vào
Các chỉ tiêu khảo sát
Phương
án ban đầu
Đầu vào tăng do giá dầu tăng, trượt giá
0%
1%
2%
4%
NPV_TIP
1.095
1.095
1.083
1.071
1.046
IRR_TIP
17,66%
17,66%
17,62%
17,58%
17,50%
NPV_EPV
1.369
1.369
1.357
1.345
1.321
IRR_EPV
23,06%
23,06%
22,98%
22,90%
22,73%
Hệ số khả năng
Trả nợ trung bình
1,37
1,37
1,36
1,36
1,36
Với biến động chi phí tăng đến 4% với mức tăng chung bình 2% thì NPV có xu hướng giảm từ 1.071 đến 1.046>0 và IRR có xu hướng giảm từ 17,58% đến 17,50% tuy nhiên TRR min =17,50%>13,20% lãi suất ngân hàng thì vẫn dụ án vẫn hiệu quả.
Nhân tố tăng vốn đầu tư:
Biểu 11 Phân tích độ ổn định hiệu quả đầu tư
Các chỉ tiêu khảo sát
Phương án
ban đầu
Mức tăng vốn đầu tư
0
1%
1.5%
2%
NPV_TIP
1095
1095
1021
984
947
IRR_TIP
17,66%
17,66%
17,38%
17,25%
17,11%
NPV_EPV
1369
1369
1376
1380
1383
IRR_EPV
0,2306
0,2306
0,232
0,2327
0,2334
Hệ số khả năng
trả nợ trung bình
1,37
1,37
1,36
1,35
1,35
Nguồn: Phòng tín dụng Ngân Hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội
Với biến động tăng vốn đầu tư từ 1% đến 2% thì NPV giảm từ 1021 đến 974 >0, IRR cũng giảm từ 17,7% đến 17,11%. Tuy nhiên, IRRmin= 17,7%>13,50% lãi suất vay ngân hàng. Dự án vẫn đản bảo hiệu quả.
Nếu cả hai nhân tố vốn đầu tư và giá đều tăng:
Các chỉ tiêu khảo sát
Phương án ban đầu
Đầu vào
Mức tăng
0%
1%
2,0%
4%
Vốn đầu tư
0%
1%
1,5%
2%
NPV_TIP
1.095
1.096
1.009
960
898
IRR_TIP
17,66%
117,66%
0,17
0,17
0,17
NPV_EPV
1.369
1.370
1.364
1.356
1.335
IRR_EPV
23,06%
123,06%
0,23
0,23
0,23
Hệ số khả năng
trả nợ trung bình
1,37
2,37
1,35
1,35
1,34
Nguồn: Phòng tín dụng Ngân Hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội
Cước phí vận chuyển
Các chỉ tiêu khảo sát
Cước phí vận tải
Phương án ban đầu
-5%
-2%
2,0%
3%
NPV_TIP
1.095
(140)
601
1.598
1.836
IRR_TIP
17,66%
13,52%
16,02%
19,28%
20,08%
NPV_EPV
1.369
134
875
2
2.110
IRR_EPV
23,06%
14,85%
19,69%
26,25%
28,35%
Hệ số khả năng
trả nợ trung bình
1,37
1,20
1,30
1,43
1,47
Nguồn: Phòng tín dụng Ngân Hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội
Dự án sẽ không có hiệu quả nếu cước phí đầu vào giảm 5%. Tuy nhiên khả năng này là không thể xảy ra vì nhu cầu chở hàng bằng đường biển hiện nay là rất lớn.
Các hệ số về khả năng trả nợ trung bình cũng đủ tiêu chuẩn.
Chỉ số doanh lợi của dự án
Chỉ số doanh lợi của dự án PI = 1,34 > 1. Chỉ số này khá cao chứng tỏ khả năng sinh lời của dự án cụng rất cao. Một đồng vốn ban đầu bỏ ra ban đầu thu về 1,34 đồng.
4/. Thẩm định thu nhập dự tính của dự án.
Biểu số 7
TT
Khoản mục đầu
Tư
Năm khai thác
-
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Tổng doanh thu
0
9.375
7.214
7.358
7.505
7.655
7.655
7.655
7.655
7.655
7.655
2
Tổng chi
phí hoạt động
6.966
6.616
6.558
6.504
6.451
6.293
6.293
6.293
6.293
6.612
Chi phí sản suất
5.070
4.907
5.006
5.106
5.208
5.208
5.208
5.208
5.208
5.208
Khấu hao
919
919
919
919
919
919
919
919
919
919
Chi phí trả
lãi vốn vay
792
634
475
317
158
Lãi vay
vốn lưu động
185
156
159
162
165
165
165
165
165
485
3
Thu nhập
trước thuế
2.409
598
799
1.001
1.204
1.362
1.362
1.362
1.362
1.043
4
Thuế thu
nhập (28%)
112
140
337
381
381
381
381
292
5
Lợi nhuận dòng
2.409
598
688
861
867
981
981
981
981
751
6
Lợi nhuận tích luỹ
2.409
3.007
3.694
4.555
5.422
6.403
7.384
8.365
9.346
10.096
Nguồn: Phòng tín dụng Ngân Hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội
Nếu dự án được thực hiện sẽ tạo ra thu nhập bình quân mỗi năm là 1.096.903.103 đồng. Nguồn lợi nhuận này khá lớn so với quy mô của dự án.
Thẩm định về thời gian hoàn vốn bình quân
Với là năm có dòng tiền suất hiện, , là tổng giá trị vốn đầu tư ban đầu.
5,9 năm tương đương với 5 năm 11 tháng. Kết quả này phù hợp với thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn chuẩn của dự án ( 6 năm).
5/. Thẩm định nguồn trả nợ của dự án
TT
Khoản Mục Đầu Tư
Năm khai thác
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Giá trị tài
sản đầu kỳ
9.190
8.271
7.352
6.433
5.514
4.595
3.676
2.757
1.838
919
2
Đầu tư mới trong kỳ
9.190
3
Mức trích
khấu hao trong kỳ
919
919
919
919
919
919
919
919
919
919
4
Khấu hao
tích luỹ
919
1.838
2.757
3.676
4.595
5.514
6.433
7.352
8.271
9.190
5
Giá trị tài
sản cuối kỳ
9.190
8.271
7.352
6.433
5.514
4.595
3.676
2.757
1.838
919
-
Nguồn: Phòng thẩm định Ngân Hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội
Nguồn trả nợ Ngân hàng của công ty được lấy từ khấu hao và lợi nhận sau thuế. Cụ thể như sau:
-Trích 70% khấu hao cơ bản : 70% x 919.000.000 = 643.000.000 đồng
- Trích 68% lợi nhuận sau thuế bình quân: 68% x 1.096.903.103 = 686.589.411 đồng
- Tổng cộng mức trích là 1.329.889.411 đồng.
- Thời hạn cho vay là 60 tháng.
- Thời hạn trả nợ là 60 tháng.
-Mức trả nợ hàng quý là: 332.472.352 đồng.
- Thời gian bắt đầu vay: Tháng 7 năm 2007.
- Thời gian bắt đầu trả nợ : Tháng 12 năm 2007
- Trả nợ gốc và lãi theo quý.
- Lãi suất cho vay : Áp dụng lãi suất 13,5%/ năm tương đương với lãi suất 1,25%/ tháng, trong đó cứ 6 tháng lại điều chỉnh 1 lần. Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn.
6/.Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay
Bên vay đang sở hữu một lô đất có giá trị 660.000.000 đồng. bên vay cam kết dùng quyền sử dụng đất của mình và chính con tàu mua để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tổng giá trị tài sản đảm bảo trị giá 9.850.000.000 đồng.
7/.Thẩm định mức độ rủi ro của dự án.
Bất cứ một dự án nào cũng hàm chứa những rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Có những dự án chủ đầu tư có thể kiểm soát được nhưng có nhiều rủi ro mà chủ đầu tư không thể kiểm soát được. Đối với dự án mua tàu trở hàng khô cấp hạn chế 3 ta có thể thấy những rủi ro sau mà chủ đầu tư có thể gặp phải:
Rủi ro về thị trường và giá cả: Giá của sản phẩm là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến thu nhập của dự án. Đối với dự án này thì giá cả của ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21675.doc