Tài liệu Tình hình sâu hại Đậu đũa và thiên địch của chúng (nhóm bắt mồi), Diễn biến mật độ của loài sâu đục quả chính vụ Hè thu 2007 và vụ Xuân hè 2008 tại Văn Lâm - Hưng Yên và vùng phụ cận: ... Ebook Tình hình sâu hại Đậu đũa và thiên địch của chúng (nhóm bắt mồi), Diễn biến mật độ của loài sâu đục quả chính vụ Hè thu 2007 và vụ Xuân hè 2008 tại Văn Lâm - Hưng Yên và vùng phụ cận
118 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2763 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Tình hình sâu hại Đậu đũa và thiên địch của chúng (nhóm bắt mồi), Diễn biến mật độ của loài sâu đục quả chính vụ Hè thu 2007 và vụ Xuân hè 2008 tại Văn Lâm - Hưng Yên và vùng phụ cận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
DƯƠNG THỊ NGÀ
THÀNH PHẦN SÂU HẠI ðẬU ðŨA VÀ THIÊN ðỊCH CỦA
CHÚNG (NHÓM BẮT MỒI); DIỄN BIẾN MẬT ðỘ CỦA LOÀI
SÂU ðỤC QUẢ CHÍNH VỤ HÈ THU 2007 VÀ XUÂN HÈ 2008 TẠI
VĂN LÂM - HƯNG YÊN VÀ VÙNG PHỤ CẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ðÌNH CHIẾN
HÀ NỘI – 2008
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Dương Thị Ngà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ, hướng dẫn tận tình và
ñộng viên của các nhà khoa học, của tập thể giáo viên Bộ môn Côn trùng, Ban giám ñốc và
cán bộ Trung tâm BVTV phía Bắc.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc ñến TS. Trần ðình Chiến
Bộ môn Côn trùng ñã trực tiếp tận tình hướng dẫn và tạo mọi ñiều kiện tốt cho tôi thực
hiện ñề tài và hoàn chỉnh luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô Bộ môn Côn trùng, Khoa
Nông học cùng tập thể các thầy cô Khoa Sau ñại học Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội
ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn. Ban giám ñốc và cán bộ Trung tâm BVTV phía Bắc ñã
giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình và bạn bè ñã ñộng viên, khích lệ và
giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
Dương Thị Ngà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình ix
1. Mở ñầu 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục ñích, yêu cầu 2
2. Tổng quan tài liệu 4
2.1. Cơ sở khoa học 4
2.2. Những nghiên cứu ở ngoài nước. 5
2.3. Những nghiên cứu trong nước 15
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 21
3.1. ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 21
3.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu 22
4. Kết quả nghiên cứu và Thảo luận 28
4.1. Thành phần sâu hại và mức ñộ phổ biến của chúng trên ñậu ñũa
vụ hè thu 2007, vụ xuân hè 2008. 28
4.2. Thành phần và mức ñộ phổ biến của côn trùng bắt mồi sâu hại
ñậu ñũa vụ hè thu 2007, vụ xuân hè 2008. 39
4.3. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả (Maruca vitrata
Geyer) hại ñậu ñũa tại Văn Lâm, Hưng Yên 49
4.3.1. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại
ñậu ñũa vụ hè thu 2007và xuân hè 2008 tại Văn Lâm, Hưng Yên 49
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv
4.3.2. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại
ñậu ñũa trên trà sớm và trà chính vụ, vụ xuân hè 2008 tại Văn
Lâm, Hưng Yên 51
4.3.3. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại
ñậu ñũa trên một số giống, vụ xuân hè 2008 tại Văn Lâm, Hưng
Yên 53
4.4. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại
ñậu ñũa tại Hoài ðức, Hà Nội 55
4.4.1. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại
ñậu ñũa vụ hè thu 2007và xuân hè năm 2008 tại Hoài ðức, Hà
Nội 55
4.4.2. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại
ñậu ñũa trà sớm và trà chính vụ, vụ xuân hè 2008 tại Hoài ðức,
Hà Nội 57
4.4.3. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại
ñậu ñũa trên một số giống, vụ xuân hè 2008 tại Hoài ðức, Hà
Nội 58
4.5. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu khoang (Spodoptera litura
Fabr) hại ñậu ñũa 63
4.5.1. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu khoang (Spodoptera litura)
hại ñậu ñũa vụ hè thu 2007 và xuân hè 2008 tại Văn Lâm, Hưng
Yên 63
4.5.2. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu khoang (Spodoptera litura)
hại ñậu ñũa vụ hè thu 2007 và xuân hè 2008 tại Hoài ðức, Hà
Nội 66
4.6. Khảo sát một số loại thuốc BVTV phòng trừ sâu hại ñậu ñũa. 68
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v
4.6.1. Khảo sát một số loại thuốc BVTV phòng trừ sâu ñục qủa Maruca
vitrata hại ñậu ñũa tại T TBVTV phía Bắc, Văn Lâm, Hưng Yên 69
4.6.2. Kết quả khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trừ sâu
khoang (Spodoptera litura Fabr). 73
4.7. ảnh hưởng của thời ñiểm phun thuốc ñến sâu ñục quả ñậu ñũa. 75
4.8. Hiệu quả kinh tế cho từng thời ñiểm phun thuốc 76
4.9. Kết quả kiệm ñịnh dư lượng thuốc 78
5. Kết kuận và ñề nghị 79
5.1. Kết luận 79
5.2. ðề nghị 80
Tài liệu tham khảo 81
Phụ lục 89
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ thực vật
KPH Không phát hiện
KðTBVTV Kiểm ñịnh thuốc bảo vệ thực vật
IPM Integrated Pest Management
NSP Ngày sau phun
RCB Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
SðQ Sâu ñục quả
TTBVTV Trung tâm Bảo vệ thực vật
VSV Vi sinh vật
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1. Thành phần sâu hại và mức ñộ phổ biến của chúng trên ñậu ñũa vụ
xuân hè 2008 tại Văn Lâm, Hưng Yên và Hoài ðức, Hà Nội 29
4.2. Tỷ lệ các loài sâu hại trên ñậu ñũa vụ xuân 2008 hè tại Văn Lâm,
Hưng Yên và Hoài ðức, Hà Nội 32
4.3. Thành phần và mức ñộ phổ biến của côn trùng, nhện lớn bắt mồi
sâu hại ñậu ñũa vụ xuân hè 2008 tại Văn Lâm, Hưng Yên và Hoài
ðức, Hà Nội 41
4.4. Tỷ lệ các loài côn trùng bắt mồi trên ñậu ñũa vụ xuân hè 2008 tại
Văn Lâm, Hưng Yên và Hoài ðức, Hà Nội 44
4.5. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại
ñậu ñũa vụ hè thu 2007 và xuân hè 2008 tại Văn Lâm, Hưng Yên 50
4.6. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại
ñậu ñũa trà sớm và chính vụ, vụ xuân hè 2007 tại Văn Lâm,
Hưng Yên 52
4.7. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại
ñậu ñũa của một số giống vụ xuân hè 2008 tại Văn Lâm, Hưng
Yên 54
4.8. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại sâu ñục quả Maruca vitrata hại ñậu
ñũa vụ hè thu 2007 và xuân hè 2008 tại Hoài ðức, Hà Nội 56
4.9. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại
ñậu ñũa trên các trà chính, vụ xuân hè 2008 tại Hoài ðức, Hà Nội 57
4.10. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại
ñậu ñũa trên một số giống, vụ xuân hè 2008 tại Hoài ðức, Hà Nội 60
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii
4.11. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu khoang (Spodoptera litura)
hại ñậu ñũa vụ hè thu 2007 và xuân hè 2008 tại Văn Lâm, Hưng
Yên 65
4.12. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu khoang (Spodoptera litura)
hại ñậu ñũa vụ hè thu 2007 và xuân hè 2008 tại Hoài ðức, Hà Nội 66
4.13. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV ñến sâu ñục quả ñậu ñũa
(Maruca vitrata) tại Trung tâm BVTV phía Bắc,
Trưng Trắc, Văn Lâm , Hưng Yên vụ hè thu năm 2007. 70
4.14. ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV ñến tỷ lệ quả bị hại do sâu
ñục quả ñậu ñũa (Maruca vitrata) tại Trung tâm BVTV phía Bắc,
Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên vụ hè thu 2007 71
4.15. Hiệu lực trừ sâu khoang của một số loại thuốc hoá học tại Trung
tâm BVTV phía Bắc, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên vụ xuân
hè năm 2008 74
4.16. ảnh hưởng của thời ñiểm phun thuốc Abatimec 1,8EC (0,3l/ha)
ñến tỷ lệ quả bị hại vụ xuân hè 2008 tại Trung tâm BVTV phía
Bắc, Văn Lâm, Hưng Yên vụ xuân hè 2008. 75
4.17. Hiệu quả kinh tế giữa các thời ñiểm phun thuốc 77
4.18. Kết quả kiểm ñịnh dư lượng thuốc trên ñậu ñũa, vụ hè thu 2007.
(Kết quả giám ñịnh tại TT kiểm ñịnh thuốc BVTV phía Bắc) 78
4.19. Kết quả kiểm ñịnh dư lượng thuốc trên ñậu ñũa, vụ xuân hè năm
2008, (Kết quả giám ñịnh tại TT kiểm ñịnh thuốc BVTV phía Bắc) 78
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1. Mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại ñậu
ñũa vụ hè thu 2007 và xuân hè tại Văn Lâm, Hưng Yên. 50
4.2. Mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại ñậu
ñũa trên các trà chính, vụ xuân hè 2008 tại Văn Lâm, Hưng
Yên 52
4.3. Mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại ñậu
ñũa trên một số giống vụ xuân hè 2008 tại Văn Lâm, Hưng
Yên. 54
4.4. Mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata hại ñậu
ñũa vụ hè thu 2007 và xuân hè 2008 tại Hoài ðức, Hà Nội 57
4.5. Mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata ñậu ñũa
các trà chính, vụ xuân hè thu 2008 tại Hoài ðức, Hà Nội 58
4.6. Mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả Maruca vitrata ñậu ñũa
trên các giống, vụ xuân hè 2008 tại Hoài ðức, Hà Nội 60
4.7. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu khoang (Spodoptera
litura) hại ñậu ñũa vụ hè thu 2007 và xuân hè 2008 tại Văn
Lâm, Hưng Yên 65
4.8. Diễn biến mật ñộ của sâu khoang (Spodoptera litura) hại ñậu
ñũa, vụ hè thu 2007 và xuân hè 2008 tại Hoài ðức, Hà Nội 67
4.9. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV ñến sâu ñục quả ñậu
ñũa (Maruca vitrata) tại Trung Tâm BVTV Phía Bắc,
Văn Lâm, Hưng Yên vụ hè thu năm 2007. 70
4.10. ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV ñến tỷ lệ quả bị hại
do sâu ñục quả ñậu ñũa (Maruca vitrata) tại Trung tâm BVTV
phía Bắc, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên vụ hè thu 2007 71
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………x
4.11. Hiệu lực trừ sâu khoang của một số loại thuốc hoá học tại
Trung tâm BVTV phía Bắc vụ xuân hè 2008. 74
4.12. ảnh hưởng của thời ñiểm phun thuốc Abatimec 1,8EC
(0,3l/ha) ñến tỷ lệ quả bị hại vụ xuân hè 2008 tại Trung tâm
BVTV phía Bắc, Văn Lâm, Hưng Yên vụ xuân hè 2008. 76
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1
1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
ðậu ñũa Vigna sesquipedalis L. là một trong 10 loại rau quan trọng
nhất ở vùng ðông Nam Á, ðài Loan, Trung Quốc và Băngladesh (Trần Khắc
Thi, Trần Ngọc Hùng, 2002) [26] loại rau ăn quả giàu protein và axitamin
dùng nhiều trong bữa ăn hàng ngày.
Ngoài việc hạt và quả ñậu ñỗ ñược sử dụng làm thực phẩm, các bộ
phận này còn ñược sử dụng trong lĩnh vực y học, quả và hạt có tác dụng
chống tích mỡ ở gan nên sử dụng tốt ñối với người bệnh viêm gan mãn tính,
sử dụng ñối với một số bệnh có liên quan ñến việc thiếu Vitamin B1 dùng cho
người cao tuổi có tác dụng ñiều hoà huyết áp.
Bên cạnh những ñóng góp về mặt dinh dưỡng về y học, cây họ ñậu còn
có những ñóng góp quan trọng về mặt trồng trọt trong cơ cấu cây trồng. ðây
là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, sau trồng 50-60 ngày ñã cho thu
hoạch nên thích hợp cho việc trồng xen, trồng gối, yêu cầu thâm canh không
cao, có tác dụng và nâng cao ñộ phì cho ñất do bộ phận của rễ có khả năng
cộng sinh với vi khuẩn nốt sần ñể ñồng hoá ni tơ tự do trong không khí thành
ñạm hữu cơ mà cây có thể sử dụng ñược. Hàng năm cây họ ñậu ñể lại cho ñất
từ 200-.300 kg N/ha... là cây trồng trước rất tốt cho cây rồng sau (Lê Văn
Cẩn, 1976) [4].
ðậu ñũa ra hoa kết quả liên tục hết ñợt này ñến ñợt khác, bị nhiều sinh
vật gây hại, trong ñó Sâu ñục quả ñậu ñỗ (Maruca vitrata) và sâu khoang
(Spodoptera litura) là loại nguy hiểm nhất, chúng có thể gây hại trên hầu hết
các bộ phận còn non của cây, ñặc biệt gây hại nghiêm trọng ñối với hoa và
quả non. Nên việc phòng trừ thực sự khó khăn khi chúng ñục sâu vào quả và
ẩn nấp ở ñó.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2
Theo kết quả thống kê ở nhiều nước trồng ñậu ñỗ, thiệt hại do sâu bệnh
gây ra có thể từ 53%- 98% nếu khồng có biện pháp phòng chống thích hợp.
Do nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, ñể tăng hiệu quả kinh
tế và phát triển nghề trồng rau phù hợp với các yêu cầu ñó thì việc nghiên cứu
sử dụng thuốc hoá học trong việc phòng trừ sâu hại ít ñộc hại hơn và thuốc có
tính chọn lọc cao và các biện pháp phòng trừ khác, ñặc biệt là nghiên cứu biện
pháp sinh học ñể phòng trừ sâu hại trong sản xuất ñang là mối quan tâm lớn
nhất của các nhà khoa học cũng như là bà con nông dân trồng rau.
Sâu ñục quả ñậu ñỗ (Maruca vitrata) và sâu khoang (Spodoptera litura)
làm giảm năng suất và phẩm chất quả ñậu cho nên nông dân thường phun
thuốc hoá học nhiều lần trong vụ và khoảng cách giữa các lần phun là rất gần
(2-3 ngày), ñiều ñó không những gây ảnh hưởng trực tiếp ñến sức khoẻ con
người, môi trường sinh thái mà còn gây ảnh hưởng xấu ñến các loài thiên ñịch
vốn có sẵn trên ñồng ruộng.
Với thực trạng trên, ñể góp phần vào việc giảm thiểu sử dụng thuốc hoá
học, tăng cường sử dụng biện pháp sinh học, bảo vệ thiên nhiên và thực hiện
chương trình phòng chống tổng hợp sâu hại ñậu rau (IPM). ðược sự phân công
của khoa Nông học, ngành Bảo vệ thực vật- Trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội, dưới sự hướng dẫn của TS. Trần ðình Chiến, Bộ môn Côn trùng chúng tôi
thực hiện ñề tài: "Thành phần sâu hại ñậu ñũa và thiên ñịch của chúng
(nhóm bắt mồi); diễn biến mật ñộ của loài sâu ñục quả chính vụ hè thu 2007
và xuân hè 2008 tại Văn Lâm, Hưng Yên và vùng phụ cận"
1.2. Mục ñích, yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
Trên cơ sở ñiều tra, nắm ñược thành phần sâu hại và thiên ñịch (nhóm
bắt mồi), diễn biến mật ñộ một số loài gây hại chính trên cây ñậu ñũa vụ hè
thu 2007 và vụ xuân hè 2008, ñồng thời ñánh giá hiệu lực của một số loại
thuốc BVTV ñể có biện pháp phòng trừ sâu hại ñậu ñũa một cách hợp lý ñạt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3
hiệu quả kinh tế và môi trường.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác ñịnh thành phần sâu hại ñậu ñũa và thành phần thiên ñịch (nhóm
bắt mồi) vụ hè thu 2007 và vụ xuân hè 2008 tại Văm Lâm, Hưng Yên và một
số vùng phụ cận.
- ðiều tra diễn biến mật ñộ sâu ñục quả ñậu ñũa (Maruca vitrata) và
sâu khoang (Spodoptera litura) dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái
(thời vụ, giống...).
- Khảo sát hiệu lực một số loại thuốc BVTV phòng trừ sâu ñục quả ñậu
ñũa (Maruca vitrata) và sâu khoang (Spodoptera litura).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Do ñặc thù của cây ñậu ñũa ra hoa kết quả liên tục hết ñợt này ñến ñợt
khác, bị nhiều sinh vật gây hại, trong ñó Sâu ñục quả ñậu ñỗ (Maruca vitrata),
sâu khoang (Spodoptera litura) là loại nguy hiểm nhất, chúng có thể gây hại
trên hầu hết các bộ phận còn non của cây, ñặc biệt gây hại nghiêm trọng ñối
với hoa và quả non. Nên việc phòng trừ thực sự khó khăn khi chúng ñục sâu
vào quả và ẩn nấp ở ñó.
Mối quan hệ giữa côn trùng và cây trồng chịu ảnh hưởng trực tiếp của
môi trường sống và phụ thuộc vào ñiều kiện ngoại cảnh. Thành phần sâu hại
ñậu ñũa, cũng như mức ñộ phổ biến và tác hại của chúng phụ thuộc vào ñiều
kiện sinh thái, mối quan hệ giữa thiên ñịch và sâu hại, biện pháp canh tác và
những ñặc tính sinh vật học của từng loài. Vì vậy cần xác ñịnh thành phần sâu
hại chính cho từng vùng, ñồng thời nắm ñược quy luật phát sinh phát triển của
từng loài sâu hại từ ñó có cơ sở xây dựng những biện pháp phòng trừ thích
hợp, vừa ñem lại hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ ñược môi trường sinh thái vì
cùng một loài sâu hại có thể ở vùng này là chính nhưng vùng kia là thứ yếu.
Trên các vùng trồng ñậu ñũa hiện nay ñể có thể sản xuất ñủ ñậu rau cho
thị trường, nông dân thường dùng thuốc hóa học ñể phòng trừ sâu hại mà
không nhận thức ñược hậu quả ñáng tiếc cho môi trường. Họ thường dùng
không ñúng loại thuốc, liều lượng cũng như số lần phun, mặc dù thuốc trừ sâu
không thể giải quyết ñược tất cả các vấn ñề về sâu hại. Kết quả là hàng loạt
sâu hại xuất hiện và chúng trở nên kháng thuốc trừ sâu, nhưng ảnh hưởng
ñáng tiếc nhất của thuốc trừ sâu là nó rất có hại cho con người và những sinh
vật sống khác, ñặc biệt là thiên ñịch. Thuốc trừ sâu làm tăng chi phí sản xuất,
ñồng thời làm nhiễm các sản phẩm với dư lượng thuốc trừ sâu, những sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5
phẩm này thường bị loại ra khỏi thị trường. Vì vậy, hiệu quả phòng chống sâu
hại chưa cao, ñộ an toàn của sản phẩm thấp và làm ô nhiễm môi trường sinh
thái.
ðề tài chúng tôi nghiên cứu trên cơ sở ñi sâu tìm hiểu thành phần sâu
hại, côn trùng bắt mồi, diễn biến của sâu hại chính sâu ñục quả ñậu ñũa
(Maruca vitrata) và sâu khoang (Spodoptera litura). Bố trí thí nghiệm nhằm
ñánh giá hiệu lực một số loại thuốc ñể có biện pháp phòng trừ sâu ñục quả
ñậu ñũa (Maruca vitrata) và sâu khoang (Spodoptera litura) ñạt hiệu quả
kinh tế cao.
2.2. Những nghiên cứu ở ngoài nước.
2.2.1. Những nghiên cứu về sâu hại ñậu ñũa.
Một số nước trên thế giới ñặc biệt là vùng ðông Nam Á ñã có nhiều
công trình nghiên cứu về sâu hại trên ñậu rau ñặc biệt nghiên cứu trên ñậu ñũa
(Vigna neiguiculata). Trong những năm 1978- 1979, người ta ñã ñiều tra
ñược 20 loài sâu hại trên cây ñậu ñũa (Gupta và ctv, 1982) [38] .
Theo kết quả của các nhà khoa học ở vùng ðông Nam Á và Nam Á cho
thấy trên cây ñậu ñũa có 10 loài sâu hại chính [32]. Theo Waterhouse (1998)
[65], trên ñậu co ve ở vùng ðông Nam Á ñã phát hiện ñược 13 loài sâu hại
thuộc 3 bộ côn trùng. Cũng theo ông ở tài liệu này, vùng ðông Nam Á ñã ghi
nhận có 30 loài sâu hại trên ñậu ñũa thuộc 6 bộ côn trùng và số lượng này ở
từng nước như sau: Malaysia có 26 loài, Thái lan có 20 loài, Singapore có 17
loài, Indonesia có 15 loài, Myanmar và Campuchia mỗi nước có 11 loài, Lào
có 10 loài, Brunei có 5 loài [32]
Trên cây ñậu ñũa, số lượng sâu hại chính cũng ña dạng và phong phú,
như ở Nam Nigeri, loài rầy xanh (Empoasca colichi Paoli) và sâu ñục quả
(Cydia plychora (Meyr) là những loài sâu hại phổ biến (Eruch và ctv, 1984)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6
[36]. Còn ở vùng ðông Uttar Parades (Ấn ðộ), số lượng sâu hại quan trọng
nhiều hơn: 8 loài ñó là rầy xanh (Empoasca kerri Pruthi), ruồi ñục thân
(O.phaseoli), rệp ñậu (Aphis craccivora Koch), Acrocercops spp, sâu ñục quả
ñậu (Euchrysops cnejus (F), bọ trĩ hại hoa ( Megalurothips distalis (Karny) và
bọ xít ( Riptortus) [38].
Ở Bắc Kinh Trung Quốc, Sâu ñục quả (Maruca vitrata (Geyer) và sâu
ñục quả (Lampides boeticus (L.) ñược coi là những sâu hại quan trọng trên
ñậu ñũa (Luo và ctv, 1992) [43]. Còn bọ trĩ hại hoa (Megalurothips usitatus
(Bagn.) là loài sâu hại quan trọng trên ñậu ñũa ở ðài Loan (Niann, 1990) [45].
Ở Myanmar và Campuchia có 11 loài sâu hại chính trên ñậu ñũa, nhưng
ở Myanmar chỉ có hai loài sâu hại quan trọng, ñó là sâu xanh (H. armigera)
và sâu khoang (Spodoptera litura (F.). Còn ở Campuchia có 4 loài sâu hại
quan trọng, ñó là sâu xanh (H. armigera), rệp (Aphis modicella), sâu ñục quả
(M. vitrata) và sâu khoang (Spodoptera litura (F.), ruồi ñục thân (O.phaseoli).
Indonesia trong số 15 loài sâu hại thì có tới 7 loài sâu hại quan trọng và
chủ yếu trên cây ñậu ñũa ñó là ruồi ñục thân (O.phaseoli), sâu xanh (H.
armigera), bọ xít dài (Leptocorisa acuta (Thunb.), sâu sa ( Agrius convolvuli
(L.), bọ nẹt ( Parasa lepida (Cramer)), sâu khoang (Spodoptera litura (F.),
rệp ñậu (Aphis craccivora Koch).
Tại hai nước, Thái Lan và Singapore cũng ñã ghi nhận ñược nhiều loài
sâu hại chính ( Thái Lan: 20 loài, Singapore: 17 loài), nhưng mỗi nước chỉ có
hai loài sâu hại chính quan trọng trên ñậu ñũa, ở Thái Lan chủ yếu sâu khoang
(Spodoptera litura (F.) và sâu xanh (H. armigera), ở Singapore cũng chủ yếu
là sâu khoang (Spodoptera litura (F.) và Valanga nigricornis (Burmeis).
Hai tác giả Pom pam Suddhiyam và Sọmai Kowsurat [72]. Cũng ñã chỉ
ra rằng trên cây ñậu ñỗ ở Thái Lan có 4 loài sâu hại chính là: Bọ phấn, rệp
ñậu, sâu ñục quả và sâu xám.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7
Ở Lào, trong số 10 loài sâu hại chính có tới 4 loài sâu hại chủ yếu ñó là
rệp (Aphis modicella), sâu xanh (H. armigera), cấu cấu xanh lớn (Hypomeces
squamosus Fabr), ruồi ñục thân (O.phaseoli) .
Trên ruộng trồng ñậu ở Malaysia có 26 loài sâu hại chính, trong ñó 7
loài sâu hại quan trọng ñó là sâu khoang (Spodoptera litura (F.) và sâu xanh
(H. armigera), cấu cấu xanh lớn (Hypomeces squamosus (Fabr), sâu ñục quả
(M. vitrata), ruồi ñục thân (O.phaseoli), bọ xít dài (Leptocorisa acuta
(Thunb.) và mọt ( Callosbruchus chinensis (L.).
Theo kết quả nghiên cứu của (Karel, 1985) [40 ] thì sâu ñục quả
(Maruca vitrata (Geyer) và sâu xanh (H. armigera) là hai loài sâu nguy hiểm
nhất trên ñậu cove. Thiệt hại do hai loài này gây ra trên hoa trung bình la
31%, trên quả sâu xanh gây hại khoảng 13%, sâu ñục quả là 31%. Năng suất
hạt cũng bị giảm từ 33-53% do hai loài này, trong ñó là do sâu ñục quả gây ra.
Brunei có 4 loài sâu hại chính trên ñậu ñũa, ñó sâu ñục quả (Maruca
vitrata (Geyer), sâu xanh (H. armigera), sâu khoang (Spodoptera litura (F.),
rệp ñậu (Aphis craccivora Koch) và rệp (Aphis modicella) [65].
Kết quả nghiên cứu của Campeli và W.Reed (1986) [32], ở Ấn ðộ có
trên 200 loài sâu hại ñậu ñỗ, ở giai ñoạn cây con chúng cắn chết cây, làm
khuyết và giảm mật ñộ cây.
Qua những kết quả nghiên cứu của các tác giả ở vùng ðông Nam Á cho
thấy thành phần sâu hại vô cùng phong phú trên cây ñậu và cũng thấy ñược
rằng ở mỗi vùng sinh thái khác nhau dẫn ñến thành phần sâu hại chính và
thành phần sâu hại quan trọng cũng khác nhau. Nhưng dù có khác nhau nhưng
vẫn tập chung chủ yếu một số loài sâu hại quan trọng như sâu ñục quả
(Maruca vitrata (Geyer), sâu xanh (H. armigera), sâu khoang (Spodoptera
litura (F.), rệp ñậu (Aphis craccivora Koch), bọ xít dài (Leptocorisa acuta
(Thunb.)... Tuy thành phần sâu hại của từng nơi có nhiều hay ít thì sự gây hại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8
của chúng cũng rất lớn nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời.
2.2.2. Sự phát sinh gây hại của sâu ñục quả ñậu ñũa.
Về ý nghĩa kinh tế của các loài sâu hại trên ñậu rau, có nhiều nghiên cứu
của nhiều tác giả khác nhau, nhưng kết quả ñó chỉ cụ thể ở một số loài sâu hại
chủ yếu mà thôi. Theo kết quả nghiên cứu của Singh và Allen (1980)[61], sâu
ñục quả (Maruca vitrata (Geye) có thể làm giảm năng suất từ 20- 60% nếu
không phòng trừ. Ở Băngladesh, sâu ñục quả gây hại tới 54,4% số quả ñậu ñũa
bị ñục khi thu hoạch và làm giảm năng suất khoảng 20% (Ohno và Alam,1989)
[49].
Các loài sâu hại ñậu ñỗ ñã gây ra những tổn thất ñáng kể cả về năng
suất và chất lượng sản phẩm. Theo ước tính của Saxena và cộng sự (1978)
[57], con số này giao ñộng trong phạm vi từ 53 – 98% nếu không tiến hành
các biện pháp phòng trừ. Theo Rejesus (1978) [54]. Thiệt hại trên cây ñậu
xanh là 32 – 74%, ñậu tương là 22- 48%, ñậu ñũa là 66-100%. Theo Liao and
Lin (2000) [70]. Hiện tại năng suất giảm do Maruca testulalis gây trên ñậu
ñỗ là 17- 53%. Theo Singh và Allen (1980) [61], sâu ñục quả Maruca
testulalis có thể làm giảm năng suất hạt của các loài ñậu từ 20 – 60% nếu
không phòng trừ.
Trong số các loài sâu hại trên ñậu ñũa thì sâu ñục quả M. testulalis ñ-
ược ghi nhận là một trong những loài sâu quan trọng nhất. Theo Singh, (1978)
[59] và Singh, Van Endan, Taylor, (1978) [60] từ những nghiên cứu thực ñịa
cho thấy sâu ñục quả có thể xuất hiện và gây hại từ trước khi cây ñậu ñũa ra
hoa và sống trên búp, ngọn, thân cây, ở các chồi.
Theo Taylor, (1989) [63] khi cây ñậu ra hoa thì sâu non chủ yếu sống
trên hoa và nụ hoa, khi có quả sâu non tấn công ñục vào quả, loại sâu này là
nguyên nhân chính gây mất mùa ñậu ở Nigeria do chúng phá hại khoảng 50%
số lượng hoa và hơn 60% số lượng quả xanh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9
Các thông số về sự giảm năng suất ở tất cả các vùng và các mùa trồng
ñậu ñỗ thì loài sâu ñục quả luôn có sự gây hại nghiêm trọng cả ở trên hoa và
quả. Trong hầu hết các trường hợp, sự gây hại của loài M. testulalis gây ra
cho quả có sự liên quan chật chẽ với số lượng có ở trên quả. Số lượng sâu non
và khả năng gây hại của chúng ñối với hoa và quả luôn là nguyên nhân dẫn
ñến việc giảm năng suất của ñậu ñỗ (Odulaja và Oghiakhe, 1993) [71].
Theo Atachi và ctv (1989) [30] ở Benin mật ñộ sâu ñục quả ñạt cao
nhất vào thời ñiểm 40- 70 ngày sau trồng ngoài sâu ñục quả ra thì còn bọ trĩ
cũng luôn có mật ñộ cao trong cả vụ.
Theo Ognwolu, (1999) [48]. Sâu ñục quả ñậu ñũa M. testulalis phân bố
rất rộng trên cây ñậu ñũa ở các vùng nhiệt ñới, cận nhiệt ñới thuộc châu Phi,
châu Á và vùng Thái Bình Dương. Vùng phân bố chính ñược xác ñịnh từ ñảo
Verde ở Tây Phi kéo dài về phía ðông tới Kiji, San Oa và Nam Mỹ.
ðậu ñũa phát triển thuận lợi ở nhiệt ñộ ban ngày từ 25- 350C ban ñêm
không thấp quá 150C. Do vậy sâu hại ñậu ñỗ thường phát triển và hoạt ñộng
mạnh ở những khu vực nóng ẩm (Turnipseed and Kogan. (1976) [64]. Sâu ñục
quả ñậu ñũa thường gây hại cho ñậu ñỗ vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới nhiều
hơn là ôn ñới. Rất nhiều công trình nghiên cứu ñã cho thấy sâu ñục quả ñậu ñỗ
có thể xuất hiện quanh năm và ñặc biệt gây hại nặng trong vụ xuân hè.
Sâu non của sâu ñục quả nhả tơ kết các lá non lại và ñục vào ăn lá (ñối
với sâu non tuổi nhỏ) hoặc ñục từ bên nọ sang bên kia (ñối với sâu tuổi lớn).
Sâu non có thể tấn công trực tiếp vào các bộ phận còn non làm mất ñỉnh sinh
trưởng ngọn dẫn ñến cây không phát triển ñược. Tuy nhiên sự gây hại nguy
hiểm nhất cho cây ñậu ñỗ là giai ñoạn ra hoa và hình thành quả, nó ảnh hưởng
trực tiếp ñến năng suất của cây trồng.
Thông thường, trên mỗi nụ hoa có từ 1 ñến vài sâu non, trong khi trên
quả có một số lượng lớn 4-5 sâu non ñược tím thấy. Sự phát triển của sâu non
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10
không diễn ra hoàn toàn trên một hoa mà chúng thường di chuyển từ hoa này
sang hoa khác sau khi ñã phá hại các bộ phận sinh sản của hoa, trung bình
một sâu non có thể phá hại từ 4- 6 hoa (Liao and Lin. (2000) [70]). Khi hoa
ñậu quả chúng chuyển sang gây hại cho quả non và các hạt ñang phát triển.
Ngoài ra chúng có thể phá hại ở phần cuống quả, cuống lá và cành non,
Taylor (1967) [62].
2.2.3. Những nghiên cứu về thiên ñịch trên ñậu ñũa.
Có rất nhiều nghiên cứu về thiên ñịch của sâu hại ñậu ñũa trên thế giới,
tuy nhiên trong các tài liệu tham khảo ñược, chưa có tài liệu nào thống kê
ñược hoàn chỉnh số lượng các loài thiên ñịch trên ñậu ñũa, một số tài liệu
dưới ñây chỉ nêu ñến thiên ñịch của một số loài sâu hại cụ thể.
Theo kết quả nghiên cứu của Sharma (1998) [55], thiên ñịch của sâu
ñục quả (Maruca vitrata (Geyer) khá phong phú về thành phần, bao gồm 57
loài, trong ñó có 33 loài ký sinh, 19 loài bắt mồi và 5 loài vi sinh vật gây bệnh
ở Kenya.
Quần thể ruồi ñục lá (Liriomyza sp) trong tự nhiên tự giảm ñi sau một
vài năm phát sinh với mật ñộ cao. Nhiều nhà nghiên cứu giả thiết rằng ñó là
do hoạt ñộng của các loài thiên ñịch, theo Waterhouse và Norris (1987) [66]
thì quần thể ruồi ñục lá (Liriomyza sp) ở Vanuatu bị kìm chế bởi ong ký sinh
thuộc họ Eulophidae.
Khi nghiên cứu về rệp ñậu, nhiều tác giả ñã chỉ ra rằng, có nhiều loài
thiên ñịch tấn công và hạn chế số lượng loài rệp này, trong ñó quan trọng nhất
là các loài bọ rùa, ñiển hình là bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus (F.),
bọ rùa vằn chữ nhân (Coccinella repanda (Thunb.), bọ rùa hai màng ñỏ
(Lemnia biplagiata (Swartz.), bọ rùa 8 vạch ñen (Harmonia dimidiata (F.)...
(Parasuraman, 1989) [51].
Theo (Eruch và ctv. (1984) [36] ñã phát hiện ñược 13 loài ký sinh và 3
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11
loài bắt mồi ăn thịt của sâu ñục qủa ñậu ñũa và chúng góp phần trong sự ñiều
hoà số lượng sâu ñục quả.
Reedy (1984) [53], ñã thu thập ñược 16 loài ký sinh sâu ñục quả ñậu
trong ñó có 14 loài ong ký sinh thuộc bộ Hymenoptera, 2 loài còn lại thuộc bộ
Diptera. Kết quả nghiên cứu cho thấy loài ong Phanerotoma hendecasisella.
Số liệu nghiên cứu 10 năm (1984 – 1993) của trung tâm ICRISAT về ký
sinh sâu non sâu khoang hại lạc cho thấy tỷ lệ sâu chết bởi ký sinh khá cao,
trung bình trong mùa mưa là 34% và sau mùa mưa là 40% nhờ ñó ñã làm
giảm ñáng kể mật ñộ. ðối với sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) khi ñiều
tra ñã bắt gặp ký sinh trứng Trichogramma spp tuy nhiên tỷ lệ ký sinh thấp.
Kết quả ñiều tra qua 17 vụ cho thấy sâu non sâu khoang chủ yếu bị ký sinh ở
giai ñoạn sâu non, tỷ lệ chết do ký sinh từ 10 – 36%, trung bình là 15%. Ký
sinh thu ñược chủ yếu là ruồi thuộc họ Tachinidae (Paribaea orbata
Wideman, Exorista xanthopis Wideman) và một loài ong ký sinh sâu non
(Ichneumon sp.), thuộc họ Ichneumonidae. Tuy nhiên sự xuất hiện và hiệu
quả của ký sinh là có sự khác nhau tuỳ thuộc vào thời vụ khác nhau (Ranga
Rao and Wighman,1994) [52].
2.2.4. Biện pháp phòng trừ
Ngày nay, trong công tác phòng trừ dịch hại nói chung và phòng trừ
sâu ñục quả nói riêng việc áp dụng biện pháp hoá học không nhất thiết phải
sử ñược dụng, không kể những ảnh hưởng bất lợi của biện pháp này ñối với
con người, vật nuôi và môi trường. Công tác BVTV hiện tại gắn liền với sự
khai thác và sử dụng các mối quan hệ sinh học giữa các loài sâu hại và các
loài côn trùng khác có quan hệ mật thiết với chúng trong mạng lưới dinh
dưỡng, ñó là chính việc sử dụng các loài kẻ thù tự nhiên của sâu hại ñể phòng
trừ chúng.
Trong công tác phòng chống sâu ñục quả ñậu, thành phần các loài kẻ thù
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12
tự nhiên của loài sâu hại này ñã ñược nghiên cứu từ lâu. Việc phòng trừ các
loài sâu hại cây trồng nói chung và các loài sâu ñục quả ñậu ñỗ nói riêng bằng
các biện pháp kỹ thuật canh tác, biện pháp sinh học, sử dụng giống chống
chịu cần ñược cần ñược sử dụng thường xuyên trên ñồng ruộng.
Từ những ñặc ñiểm gây hại của sâu ñục quả dẫn ñến một số biện pháp
sử dụng ñể phòng chống sâu ñục quả. T._.rong ñó có biện pháp canh tác kỹ
thuật là một trong những biện pháp thông thường và cổ nhất nhưng nó mang
lại hiệu quả trong việc hạn chế gây hại của các loài sâu ñục quả ñậu ñỗ, ñặc
biệt ñối với những khu vực có diện tích canh tác không quá lớn.
Thực hiện biện pháp kỹ thuật trồng xen giữa cây họ ñậu với các loại
cây trồng khác như cây ngô, sắn, bông... cũng có tác dụng hạn chế sự gây hại
của sâu ñục quả. Tuy nhiên việc lựa chọn thời ñiểm trồng xen là rất quan
trọng.
Theo kết quả nghiên cứu của Ezuchet, Taylor (1984) [36], khi gieo
ñồng thời ngô và ñậu ñũa sẽ làm cho số lượng sâu ñục quả ñậu ñũa tăng lên.
Nếu gieo ñậu ñũa vào tuần thứ 12 sâu khi gieo ngô sẽ có tác dụng làm giảm
thiệt hại do 3 loài sâu hại chính gây ra trong ñó có sâu ñục quả ñậu ñũa.
Mật ñộ gieo trồng cũng có ảnh hưởng rất lớn ñến sự phát sinh gây hại
của các loài sâu hại và năng suất cây trồng. Theo Karel và Mghogho (1985)
[41]), ñậu cove ñược trồng với mật ñộ 200.000- 300.000 cây/ha thì hoa và quả
sẽ ít bị gây hại nhất. Sự gây hại nặng nhất của sâu ñục quả xảy ra ở những
ruộng trồng với mật ñộ 1.000.000cây/ha.
Căn cứ vào quy luật phát sinh phát triển loài sâu ñục quả vào các thời
ñiểm trưởng thành xuất hiện rộ ñể ñiều chỉnh thời vụ trồng thích hợp nhằm né
tránh sự xuất hiện của sâu hại với mật ñộ cao vào những thời ñiểm nhậy cảm
của cây ñậu ñũa như cá thời kỳ ra hoa và quả non.
Taylor (1967) [62] ñã tiến hành theo dõi ñánh giá thiệt hại do sâu ñục
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13
quả gây ra trên ñậu ñũa ở Negiria ở các thời vụ khác nhau và ñi ñến kêt luận
rằng, sự thiệt hại năng suất trong vụ mùa muộn cao hơn vụ mùa sớm. Số
lượng quần thể sâu hại có xu hướng tăng dần trong vụ mùa sớm, chúng sẽ tích
luỹ lại và tập trung gây hại trên những cây ñậu ở vụ mùa muộn.
Taylor (1967) [62] cho rằng lượng mưa cũng có ảnh hưởng tới quá
trình chín của quả và như vậy ảnh hưởng ñến khả năng tấn công của sâu non,
sâu ñục quả vào mô quả. Nếu lượng mưa kéo dài vào cuối mùa sẽ kìm hãm
quá trình chín của qủa và làm cho sự tồn tại, gây hại của sâu non trên quả
ñược kéo dài ra.
Các biện pháp trên rất có ý nghĩa trong việc phòng ngừa các loài sâu hại
khi chúng gây hại ở ngưỡng mật ñộ cao. Do vậy trong trường hợp nhất ñịnh
thì biện pháp sử dụng thuốc hoá học sẽ trở nên cần thiết và khi ñó nó ñóng vai
trò quyết ñịnh việc giảm số lượng sâu hại và bảo vệ năng suất cây trồng. Các
loại thuốc hoá học ñã sử dụng ñể trừ sâu ñục quả thuộc nhóm: Clo hữu cơ, lân
hữu cơ, cacbamat, pyrethroit (Amatobi, 1995) [29].
Ở Trung Quốc, vào các năm 1978-1979, người ta sử dụng thuốc DDVP
ñể phun cho cây ñậu với mức 2-3 lần/1vụ khi mật ñộ sâu non và trứng ở trên
hoa lên ñến 40%, ñã thu ñược kết quả tốt [40].
Kết quả nghiên cứu ở Ấn ðộ cho thấy khi phun thuốc oxydementon-
methyl 0.0025% hoặc Monocrotophos 0.04% cho cây ñậu ñũa sẽ cho năng
suất cao hơn từ 30-58% so với ruộng không xử lý [56].
Tại Ghama, vào những năm 1970 các loại thuốc trừ sâu ñục quả ñậu như:
Femtrthion, Monocrotophos, Carbayl khi sử dụng với liều lượng 1kg/ha ñể p
hun ñịnh kỳ 1-14 ngày 1 lần cho năng suất cao gấp 8-10 lần so với không xử
lý [62].
Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng hỗn hợp các loại thuốc trừ
dịch hại cho việc phòng trừ cao hơn, nhất là khu vực sâu bệnh cùng tập trung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14
phá hại nặng. Theo Oladrian (1990) nếu phun hỗn hợp Benomyl 1kg/ha với
Pymethrin 0.08kg/ha sẽ làm giảm tác hại của sâu ñục quả ñến 10% [46].
Việc lựa chọn thời ñiểm phun thuốc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
diệt trừ sâu ñục quả. Các nghiên cứu về ñặc tính sinh học của sâu ñục quả ñậu
cho thấy sâu non của loài này có tính ñặc biệt là rời bỏ chỗ ẩn nấp chui ra vào
lúc chiều tối, do vậy khi phun thuốc vào thời gian này sẽ cho hiệu quả cao nhất
[59].
Từ khi thuốc hoá học ra ñời là bước ñột phá trong công tác BVTV, nó
giải quyết ñược vấn ñề cơ bản là tiêu diệt nhanh chóng các loài vi sinh vật hại.
Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc hoá học cũng ñể lại những hậu quả xấu ảnh
hưởng trực tiếp ñến con người và môi trường xung quanh.
Do vậy, cùng với hướng sản xuất và sử dụng các chế phẩm sinh học
trong công tác BVTV, các nhà nghiên cứu cũng qaun tâm ñến việc tìm ra các
loại thuốc thảo mộc có khả năng phòng trừ sâu ñục quả này.
Ở Nigeria và một số nước khác, qua quá trình nghiên cứu và thử
nghiệm cho thấy trong dịch chiết của lá, quả, hạt xoan có hỗn hợp các chất
Tetranortripinoid và Azadirachtin là những hoạt chất có hoạt tính mạnh nhất
có khả năng gây ra hiện tượng ngán ăn và kìm hãm sinh trưởng của sâu hại.
Các thí nghiệm trong phòng cho thấy loại dịch chiết này có thể tiêu diệt
tới 100% sâu non của sâu ñục quả. Ở ngoài ñồng tỷ lệ này có thấp hơn nhưng
cũng góp phần hạn chế số lượng sâu hại. Ưu ñiểm lớn nhất của loại thuốc
thảo mộc này là không gây ñộc cho con người và các loài kẻ thù tự nhiên của
sâu.
Tóm lại, trong công tác phòng trừ sâu hại nói chung và sâu hại ñậu ñỗ
nói riêng thì việc sử dụng ñơn lẻ từng biện pháp không mang lại hiệu quả cao
nhất, mà cần phải có sự chủ ñộng phối hợp các biện pháp dựa trên sự hiểu biết
về mối quan hệ và tác ñộng qua lại giữa 3 yếu tố: cây trồng - sâu hại - môi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15
trường mới ñem lại hiệu quả tốt nhất.
2.3. Những nghiên cứu trong nước
2.3.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại ñậu ñũa
Kết quả ñiều tra cơ bản côn trùng năm 1967- 1968 ở phía Bắc và ñiều tra
cơ bản côn trùng hại cây trồng ở các tỉnh phía Nam năm 1977-1978 ñã công
bố thành phần danh mục thành phần sâu hại trên hầu hết các loại cây trồng
chính ở nước ta. Về các thành phần sâu hại trên cây họ ñậu chỉ có 2 danh
mục: Một danh mục cho cây ñậu tương và một danh mục khác chung cho các
cây ñậu ñỗ (Viện BVTV, 1976, 1999) [22] [23].
Trong danh mục “ Côn trùng hại ñậu ñỗ ” theo kết quả ñiều tra cơ bản côn
trùng năm 1967-1978 ñã ghi nhận có 39 loài sâu hại, trong ñó có 5 loài thu
thập ñược trên ñậu ñũa và ñậu cove, ñó là bọ xít ve (Coptosoma subaencus
(Westwood), bọ xít xanh vai vàng (Nezara torquata (Fabricius), ruồi ñục thân
(Ophiomiya sp.), bọ xít xanh cánh gụ (Plautia crossota (Dallas) và sâu ño
xanh (Plusia eriosoma (Doubleday) [23].
Theo Hoàng Anh Cung và ctv (1996) [5], khi nghiên cứu sử dụng thuốc
hợp lý trên rau ñã ghi nhận ñược 5 loài sâu hại ñậu ăn quả ñó là sâu xám
(Agrotis ypsilon Rott), rệp ñậu (Aphis laburni Kalt), sâu ñục quả ñậu (Maruca
vitrata Geyer), bọ phấn ( Bemisia myricae) và sâu khoang ( Spodoptera litura
Fab.).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhung (2000) [17], khi nghiên
cứu về sâu hại trên cây ñậu rau, ñã xác ñịch có 39 loài sâu hại ở ngoại thành
Hà Nôị và phụ cận, trong ñó phổ biến một số loài quan trọng như: Sâu ñục
quả (Maruca vitrata Geyer), ruồi ñục lá ñậu (Liriomyza sativae Blanchard),
rệp ñậu màu ñen (Aphis craccivora). Nhện ñỏ 2 chấm (Tetranychus
cinnabarinus Boisd), nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus Bank), sâu
khoang ( Spodoptera litura Fab.), sâu cuốn lá (Hedylepta indicata Fabricius).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16
Trong vụ xuân 2004 tại Gia Lâm – Hà Nội, ðặng Thị Dung (2004) [9], ñã
ghi nhận 41 loài sâu hại trên ñậu rau, trong ñó có 4 loài sâu hại chính là sâu
cuốn lá ñậu tương (Hedylepta indicata (Fabricius), sâu ñục quả (Maruca
testulalis Geyer), ruồi ñục lá ñậu (Liriomyza sativae (Blanchard), sâu khoang
( Spodoptera litura Fab.).
2.3.2. Sự phát sinh gây hại của sâu ñục quả ñậu ñũa
Theo Phạm Thị Nhất (2002) [15], thì thiệt hại do sâu ñục quả (Maruca
testulalis Geyer), gây ra ở các vụ và các ñịa phương còn phụ thuộc vào thời
vụ gieo trồng, nhưng nói chung tỷ lệ hại vào khoảng 10-15%, có khi lên ñến
40% (ñặc biệt là ñậu ñũa vụ xuân hè vào cuối tháng 5, ñầu tháng 6).
Theo kết quả ñiều tra cơ bản của Viện BVTV năm 1967-1968, loài sâu hại
này có mặt ở hầu hết các tỉnh trong cả nước như: Bắc Thái, Hà Giang, Hà
Nội...[22]. Ngoài sự gây hại trên các cây họ ñậu như: ðậu tương, ñậu ñen, ñậu
xanh... sâu ñục quả ñậu ñũa M. testulalis còn xuất hiện trên một số cây trồng
khác như: Lúa, khoai lang, cao lương...
Tác giả Phạm Thi Vượng (2000) [28] cho biết trong 23 loài sâu hại trên
cây lạc thì sâu khoang là loài gây hại nguy hiểm nhất, tỷ lệ lá bị hại có thể lên
tới 81% và thiệt hại năng suất có thể ñến 18%.
Theo Lương Minh Khôi, Nguyễn Thị Thuý, Nguyễn Thị Nguyên, Lê
thị ðại (1990), Nguyễn Quí Dương (1997) loài sâu ñục quả này chủ yếu hại
trên các cây họ ñậu với tỷ lệ khá cao trên ñậu ñũa là: 70-80% [13] [7]. Còn theo
Nguyễn Thị Nhung (2001) [18] thì loài sâu ñục quả là một trong 8 loài xuất
hiện thường xuyên và phổ biến trên cây ñậu ăn quả. Cũng theo tác giả này, loài
M. testulalis là ñối tượng gây hại nặng nhất, tỷ lệ quả bị hại có thể lên tới 50-
65% và cao nhất vào tháng 5. Sâu ñục quả phát sinh quanh năm trên cây ñậu ăn
quả và có 2 ñỉnh cao mật ñộ trong năm, ñỉnh cao thứ nhất thường vào tháng 5,
có mật ñộ từ 26,2-42,2 con/100 quả, ñỉnh cao thứ 2 vào tháng 10 mật ñộ trung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17
bình dao ñộng từ 12,6-20,4 con/100 quả. Mật ñộ sâu ñục quả trong một vụ ñậu
trạch, ñậu ñũa ñạt ñỉnh cao ở giai ñoạn ñầu của vụ thu hoạch.
Theo Nguyễn Quí Dương (1997) [7] loài M. testulalis là ñối tượng gây
hại nghiêm trọng nhất ñến năng suất và phẩm chất của cây ñậu, tỷ lệ hại trên
hoa từ 20-30%, ruộng không phòng trừ tỷ lệ hại tới 60-70%.
2.3.3. Những nghiên cứu về thiên ñịch của sâu hại ñậu ñũa.
Trước năm 2000, ñã có nhiều công bố về thiên ñịch của sâu hại trên những
cây trồng chính ở Việt Nam, tuy nhiên không có công bố nào chuyên về thiên
ñịch trên ñậu rau. Từ năm 2000 ñến nay, ñã có một số tác giả nghiên cứu về
thiên ñịch của sâu hại ñậu rau và thu ñược một số kết quả.
Nguyễn Thị Nhung và ctv (2000) [16], khi nghiên cứu sâu hại ñậu rau ở
vùng rau ngoại thành Hà Nội và phụ cận ñã ñưa ra kết luận, thành phần và
mật ñộ thiên ñịch trên ñậu trạch, ñậu ñũa, ñậu cove là tương tự nhau và rất
nghèo nàn, qua ñiều tra ghi nhận ñược 3 loài bọ rùa (bọ rùa ñỏ, bọ rùa chữ
nhân, bọ rùa 6 chấm), một loài ruồi ăn rệp, và vài loài nhện lớn, bọ cánh cứng
cánh ngắn, bọ ba khoang, chúng tồn tại trên ñồng ruộng với mật ñộ thấp
(<1con/m2) còn vào tháng 6, 7, 10, 11 mật ñộ cao hơn 3 con/m2.
Trong thời gian 1996-2001, Phạm Văn Lầm và ctv (2002) [12] thu
thập ñược 40 loài thiên ñịch của sâu hại trên nhóm cây ñậu rau, nhưng mới
xác ñịnh ñược tên khoa học của 30 loài (trong 30 loài này có 13 loài thuộc bộ
cánh cứng (Coleoptera), 6 loài thuộc bộ cánh màng, 6 loài thuộc bộ hai cánh,
bộ nhện có 3 loài, và 2 loài virus gây bệnh cho sâu hại). Trong số các loài thu
thập và xác ñịnh ñược tên, chỉ có 4 loài bắt gặp ở mức ñộ trung bình là bọ rùa
6 chấm, bọ rùa ñỏ và hai loài ruồi ăn rệp. Phần lớn thiên ñịch xác ñịnh ñược
ñều là các loài côn trùng bắt mồi. Tuy nhiên mức ñộ phổ biến không cao, họ
bọ rùa ghi nhận 8 loài, nhưng mật ñộ các loài bọ rùa là thấp, vì vậy chưa thấy
rõ vai trò hoạt ñộng hữu ích của các loài côn trùng bắt mồi này, nguyên nhân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………18
hiện tượng này có lẽ là do việc dùng thuốc hoá học chưa hợp lý.
Tác giả Phạm Thị Vượng (1996) [28] cho biết, tại Nghệ An, Hà Nội, Hà
Bắc ký sinh sâu non sâu khoang, ở cả 3 ñịa phương tỷ lệ sâu non sâu khoang
bị ký sinh ñều rất thấp, tỷ lệ ký sinh cao nhất vào tháng 5/1994 là 4,91% (tại
Hà Nội), 4,39% (tại Nghệ An) và 2,98% (tại Hà Bắc).
Theo ðặng Thị Dung (2004) [9], khi nghiên cứu thành phần côn trùng ký
sinh của 4 loài sâu hại chính trên ñậu rau (sâu cuốn lá, sâu ñục quả, sâu
khoang, ruồi ñục lá) ñã phát hiện ra 14 loài côn trùng ký sinh, trong ñó 12 loài
thuộc bộ cánh màng, 2 loài thuộc bộ hai cánh. Tỷ lệ sâu hại bị ký sinh là khá
cao, sâu cuốn lá bị ký sinh từ 8,6%- 27%, sâu ñục quả từ 4%- 6,8%, ruồi ñục
lá 32,2%- 46,1%.
Cùng với nhóm côn trùng bắt mồi sâu hại ñậu rau là nhóm nhện lớn bắt
mồi. Chúng có vai trò lớn trong việc hạn chế số lượng của nhiều loài sâu hại
trên ñậu ñỗ. Tuy nhiên, những nghiên cứu về những nhóm thiên ñịch này trên
ñậu ñũa còn qúa ít mới chỉ ñược công bố trong những năm gần ñây.
Trần ðình Chiến (2002) [6] ñã cho biết trên ñậu tương có 18 loài nhện
lớn bắt mồi thuộc 8 họ. Trong ñó họ có số loài nhiều nhất là họ Salticidae (4
loài), họ (Tetragnathidae) 3 loài, họ Aranneidae (3 loài), họ Oxyopidae ( 2
loài), họ Lycosidae (2 loài) và họ nhện càng cua Thomisidae ( 1 loài).
Có thể nói lực lượng kẻ thù tự nhiên của sâu hại ñậu ñũa trên ñồng
ruộng ở nước ta vô cùng phong phú, nó ñã góp phần không nhỏ trong việc
hạn chế sự phát sinh gây hại của sâu ñậu ñũa. Tuy vậy, ở nước ta ñể phòng trừ
sâu hại ñậu ñũa, biện pháp hoá học cũng ñã ñược áp dụng rộng rãi và phổ
biến.
2.3.4. Biện pháp phòng trừ sâu ñục quả ñậu ñũa.
Ở các vùng trồng ñậu ñỗ của nước ta việc sử dụng thuốc hóa học ñược
xem như là một công cụ chủ yếu ñể phòng trừ sâu ñục quả ñậu. Rất nhiều loại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………19
thuốc ñược khuyến cáo sử dụng trên ñậu ñỗ như: Cidim 50 LD, Dipterex 80
WP, Sherpa 25 EC...
Hoàng Anh Cung và ctv (1996) [5] ñã khảo sát 8 loại thuốc ñối với sâu
ñục quả ñậu ñỗ và ñã chọn ra 2 loại thuốc có hiệu lực cao nhất ñối với sâu này
là Sherpa 25 EC và Sumicidin 20EC. ðối với nông dân họ thường dùng hỗn
hợp các loại thuốc ñể phòng trừ sâu ñục quả ñậu ñỗ như: Sagomycin 20 EC +
Sảt trùng dan 95 BTN, Cymerin 10 EC + Nettoxin 95 WP, Rigan + Sec Sài
Gòn... với liều lượng 30 ml hỗn hợp thuốc + 10 lít nước phun cho 360 m2.
Trong vụ xuân vào thời ñiểm trước khi cây ra hoa ñựơc phun với thời
gian 5-7 ngày 1 lần, tổng số lần phun khoảng 8-10 lần. Trong vụ xuân hè số
lần phun nhiều hơn, mật ñộ phun cũng dày hơn 7-10 lần vào thời kỳ ra hoa, 3-
5 ngày ở giai ñoạn quả. Việc phun thuốc như vậy không ñảm bảo thời gian
cách ly và không an toàn cho người tiêu dùng.
Nguyễn Thị Nhung và ctv (1996) ñã tiến hành khảo sát các loại thuốc
có hiệu lực trừ sâu cao và ít ñộc hại ñể sử dụng trong sản xuất rau. Kết quả
thu ñược trên cây ñậu ñũa cho thấy có 2 loại thuốc ñược khuyến cáo nên sử
dụng là Sherpa 25 EC và Sumicidin 20 EC 0,1% phun 3 lần/vụ khoảng cách 5
ngày phun 1 lần sau khi hình thành quả [16].
Việc sử dụng thuốc hoá học một cánh quá mức ñã làm cho thành phần
ký sinh nhộng trong sinh quần- ñậu rau nghèo hơn so với sinh quần ñồng lúa,
ñồng thời gây nên sự xuất hiện chậm chễ của ký sinh và bắt mồi trong sinh
quần ruộng ñậu (Bùi Tuấn Việt, 1993) [25].
Theo Trần ðình Chiến (2002) [6] trong một vụ ñậu tương phun 4 lần
thuốc trừ sâu sẽ ảnh hưởng ñến mật ñộ quần thể nhện lớn bắt mồi, ảnh lớn
ñến mật ñộ bọ rùa Menochilus sexmaculatuss Fabr, 1 lần phun thuốc ñã ảnh
hưởng tới mật ñộ quần thể bọ chân chạy Chlaenius bioculatus.
Hiện nay một số nước trồng ñậu trên thế giới người ta áp dụng biện
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………20
pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). Ở Mỹ ñã áp dụng tổng hợp các biện pháp
như luân canh cây trồng, sử dụng các chế phẩm sinh học, dùng thuốc hoá học
ở liều lượng thấp ñể bảo vệ thiên ñịch và ký sinh tự nhiên.
Trong hệ thống phòng từ tổng hợp thì biện pháp ñấu tranh sinh học giữ
vai trò chủ ñạo và có tầm quan trọng nhiều mặt. Sử dụng các loài kẻ thù tự
nhiên không những ñiều hoà ñược mật ñộ chủng quần sâu hại, giữ ñược cân
bằng sinh vật trong tự nhiên mà còn giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ ñược
sức khoẻ cộng ñồng.
Qua những kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng việc nghiên cứu về
thành phần sâu hại ñậu ñũa, thành phần thiên ñịch của chúng và biện pháp
phòng trừ cũng ñã ñược nhiều nhà khoa học quan tâm. Chúng tôi hy vọng kết
quả nghiên cứu của mình cũng sẽ góp thêm một phần nhỏ vào chương trình
bảo vệ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ñậu ñũa nói riêng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………21
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. ðối tượng nghiên cứu
- Sâu hại: Sâu ñục quả ñậu ñũa Maruca vitrata, sâu khoang Spodoptera
litura).
- Thiên ñịch: Côn trùng bắt mồi
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Cây trồng: Giống ñậu ñũa ñịa phương quả ngắn và trung quốc quả dài.
- Một số loại thuốc BVTV:Tạp kỳ 1,8EC, Actara 25WG, SecSaiGon 10
EC, Abatimec 1,8 EC, Delfin WG.
- Dụng cụ nghiên cứu:
Kính lúp soi nổi côn trùng (Olympus), kính lúp cầm tay, túi ni lon, lọ
ñựng mẫu, ñĩa petri, ống nghiệm, lọ tam giác, bút lông, bông thấm nước, cồn
700, Foocmôn, bình bơm tay ñeo vai...
3.1.3. ðiạ ñiểm nghiên cứu
ðề tài ñược tiến hành nghiên cứu tại:
- Thành phần sâu hại và thành phần côn trùng bắt mồi trên cây ñậu ñũa
ñược tiến hành thu thập tại Văn Lâm, Hưng Yên và Hoài ðức, Hà Nội.
- ðiều tra diễn biến mật ñộ, tỷ lệ gây hại của một số loài sâu hại chính
tại Văn Lâm, Hưng Yên và Hoài ðức, Hà Nội.
- Tiến hành khảo sát một số loại thuốc phòng trừ sâu ñục quả ñậu ñũa
(Maruca vitrata) và sâu khoang (Spodoptera litura) tại Trung tâm Bảo vệ
thực vật phía Bắc, Văn Lâm, Hưng Yên.
3.1.4. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu trong 2 vụ: vụ hè thu 2007 và xuân hè 2008 ñược
tiến hành từ tháng 7/2007-6/2008
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………22
3.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
1. Xác ñịnh thành phần sâu hại ñậu ñũa và thành phần thiên ñịch (nhóm
bắt mồi) vụ hè thu 2007 và xuân hè 2008 tại Văm Lâm, Hưng Yên và một số
vùng phụ cận.
2. ðiều tra diễn biến mật ñộ một số loài sâu chính trên cây ñậu ñũa.
3. Bố trí thí nghiệm nhằm ñánh giá hiệu lực một số loại thuốc BVTV
trừ sâu ñục quả (Maruca vitrata Geyer) và sâu khoang Spodoptera litura
Fabr.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
* ðiều tra thành phần sâu hại và côn trùng bắt mồi trên cây ñậu ñũa:
Thu mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên trên ñồng ruộng, mỗi tuần ñiều tra
một lần trùng với các ngày ñiều tra diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của loài
sâu chính.
* ðiều tra diễn biến của sâu hại chính, chúng tôi ñiều tra trên ruộng
trồng ñậu ñũa ñặc trưng cho vùng nghiên cứu 1 lần/tuần vào thời ñiểm trước
khi cây ñậu có quả.
- ðiểm ñiều tra: Mỗi yếu tố ñiều tra 10 ñiểm ngẫu nhiên phân bố trên
ñường chéo góc, ñiểm ñiều tra phải cách bờ ít nhất 2 m.
+ Khu vực ñiều tra: ðảm bảo 2 -5 ha.
+ ðộ lớn của ñiểm ñiều tra: 10 cây/ñiểm.
- Chỉ tiêu ñiều tra.
+ Mật ñộ sâu: Con/cây, m2
+ Tỷ lệ quả bị hại: %
- Phương pháp lấy mẫu.
+ ðối với sâu tuổi nhỏ ñiều tra trực tiếp trên các bộ phận của cây.
+ Sâu tuổi lớn bóc quả bị sâu hại ñể ñiều tra.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………23
+ ðếm tổng số quả và số quả bị hại ở từng ñiểm ñiều tra.
* Thu mẫu về phòng thí nghiệm ñể giám ñịnh phân loại.
* Thí nghiệm 1: Phương pháp bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của một số
loại thuốc BVTV ñến sự gây hại của sâu ñục quả ñậu ñũa (Maruca vitrata).
- Bố trí thí nghiệm.
+ Thí nghiệm gồm 5 công thức (4 loại thuốc và 1 công thức ñối chứng),
bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), lặp lại 3 lần.
+ Diện tích ô thí nghiệm: 30 m2
+ Lượng nước phun: 400l/ha.
+ Thí nghiệm với 5 công thức.
CT Tên thuốc Liều lượng (l/ha) Thời gian xử lý thuốc
I Tập kỳ 1,8 EC 0,5
II Actara 25 WG 1,0
III SecSaiGon ME 1,0
IV Abatimex 1,8 EC 1,0
V ðối chứng Không phun
Phun 1 lần, khi hoa nở rộ
+ Sơ ñồ thí nghiệm ñược bố trí như sau:
Dải bảo vệ (rộng 1m)
I1 II1 IV1 III1
Rãnh 0,5m
III2 V2 I2 II2
Rãnh 0,5m
D
ải
bả
o
v
ệ
(rộ
n
g
1m
)
II3
I3
V3
IV3
D
ải
bảo
vệ
(rộ
ng
1
m)
Dải bảo vệ (rộng 1m)
IV2
III3
V1
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………24
- Chỉ tiêu theo dõi.
+ Theo dõi sâu sống trước và sau khi xử l ý thuốc: 1, 3, 7 ngày sau phun.
+ Tính hiệu lực thuốc bằng công thức Henderson - Tilton.
+ Tỷ lệ quả bị hại ở thời ñiểm sau phun 7, 10, 20 ngày.
+ Dư lượng thuốc trên các công thức thí nghiệm.
- Phương pháp ñiều tra: Mỗi yếu tố ñiều tra 10 ñiểm ngẫu nhiên phân
bố trên ñường chéo góc, ñiểm ñiều tra phải cách bờ ít nhất 2 m, ñộ lớn của
ñiểm ñiều tra: 10 cây/ñiểm.
+ Dư lượng thuốc xác ñịnh tại Trung tâm KðTBVTV phía Bắc Cục
Bảo vệ thực vật.
* Thí nghiệm 2: Xác ñịnh hiệu lực trừ sâu khoang (Spodoptera litura
Fabr) của một số loại thuốc BVTV.
- Bố trí thí nghiệm.
+ Thí nghiệm gồm 5 công thức (4 loại thuốc và 1 công thức ñối chứng),
bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), lặp lại 3 lần.
+ Diện tích ô thí nghiệm: 30 m2
+ Lượng nước phun: 400l/ha.
+ Thí nghiệm với 5 công thức.
CT Tên thuốc
Liều lượng
(lít, kg/ha) Thời gian xử lý thuốc
I Defin WG 0,5
II Actara 25 WG 0,3
III Tập kỳ 1,8 EC 0,6
IV SecSaiGon 10 EC 1,0
V ðối chứng Không phun
Thuốc ñược phun 1 lần:
khi mật ñộ sâu 1-2
con/cây, sâu non ña số
tuổi 1-2.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………25
+ Sơ ñồ thí nghiệm ñược bố trí như sau:
- Chỉ tiêu theo dõi.
+ Theo dõi sâu sống trước và sau khi xử l ý thuốc: 1, 3, 7 ngày sau phun.
+ Tính hiệu lực thuốc bằng công thức Henderson - Tilton.
- Phương pháp ñiều tra: Mỗi yếu tố ñiều tra 10 ñiểm ngẫu nhiên phân
bố trên ñường chéo góc, ñiểm ñiều tra phải cách bờ ít nhất 2 m, ñộ lớn của
ñiểm ñiều tra: 4 cây/ñiểm.
* Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời ñiểm phun thuốc ñến tỷ lệ quả ñậu
ñũa bị hại.
+ Chọn loại thuốc có hiệu lực trừ sâu ñục quả cao nhất trong thí nghiệm
xác ñịnh hiệu lực một số loại thuốc ( ở vụ hè thu). ðể phun ở 3 thời ñiểm sinh
trưởng của cây ñậu ñũa và một ô không phun thuốc.
STT
Thời ñiểm xử lý
I Phun thuốc 1 lần khi nụ rộ.
II Phun thuốc 1 lần khi hoa nở rộ.
III Phun thuốc 1 lần khi Hình thành quả non rộ.
IV ðối chứng không phun.
Dải bảo vệ (rộng 1m)
I1 II1 IV1 III1
V
1
Rãnh 0,5m
III2 V2 I2 II2
IV2
Rãnh 0,5m
D
ải
bả
o
v
ệ
(rộ
n
g
1m
)
II3
I3
V3
IV3
III3
D
ải
bảo
vệ
(rộ
ng
1
m)
Dải bảo vệ (rộng 1m)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………26
- Chỉ tiêu theo dõi.
+ Tỷ lệ quả bị hại.
+ Dư lượng thuốc trên các công thức thí nghiệm.
+ Hiệu quả kinh tế.
- Phương pháp ñiều tra: Mỗi yếu tố ñiều tra 10 ñiểm ngẫu nhiên phân
bố trên ñường chéo góc, ñiểm ñiều tra phải cách bờ ít nhất 2 m, ñộ lớn của
ñiểm ñiều tra: 10 cây/ñiểm.
- Thời gian ñiều tra: sau phun 7, 10, 20 ngày.
+ Dư lượng thuốc xác ñịnh tại Trung tâm KðTBVTV phía Bắc Cục
Bảo vệ thực vật.
+ Hiệu quả kinh tế.
3.2.3. Phương pháp bảo quản mẫu vật
Mẫu vật thu thập ngoài ñồng về ñược tiếp tục nuôi cho ñến khi trưởng
thành ñể phân loại. Mẫu vật ñược xử lý và bảo quản theo các phương pháp
sau:
+ Bảo quản mẫu ướt: ðối với mẫu vật là trứng, sâu non, nhộng và trưởng
thành (trừ bộ cánh vảy) của sâu hại ñậu ñũa và thiên ñịch của chúng. Chúng
tôi ngâm bằng cồn 400, tiến hành thay dung dịch khi cần thiết.
+ Bản quản mẫu khô: ðối với mẫu vật là trưởng thành của bộ cánh vẩy,
chúng tôi tiến hành căng cánh trên tấm xốp, sau ñó ñem phơi hoặc sấy khô và
bảo quản trong hộp petri hoặc hộp kính có ñệm bông.
- Phương pháp ñịnh loại
+ Tự phân loại những loài ñã biết, còn lại thông qua giáo viên hướng dẫn
và các thầy cô giáo trong bộ môn Côn trùng - ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………27
3.2.4. Phương pháp tính toán số liệu
Tổng số ñiểm có sâu hoặc thiên ñịch
Tần suất xuất hiện% =
Tổng số ñiểm ñiều tra
x 100
Quy ñịnh mức phổ biến tương ứng với tần suất xuất hiện:
O : Không có ñiểm nào có sâu hoặc thiên ñịch
- : Có < 5% ñiểm ñiều tra có sâu hoặc thiên ñịch
+ : Có 5% - 20% ñiểm ñiều tra có sâu hoặc thiên ñịch
++ : Có > 20% - 50% ñiểm ñiều tra có sâu hoặc thiên ñịch
+++: Có > 50% ñiểm ñiều tra có sâu hoặc thiên ñịch
- Tính mật ñộ (con/m2); tỷ lệ hại (%).
Tổng số sâu hại( hoặc thiên ñịch) ñiều tra (con)
Mật ñộ (con/cây,m2) =
Tổng số diện tích ñiều tra (cây,m2)
Tổng số cây (bộ phận) bị hại
Tỷ lệ hại (%) =
Tổng số cây (bộ phận) ñiều tra
x 100
+ Hiệu lực của thuốc trừ sâu ngoài ñồng ruộng ñược tính theo công
thức Henderson - Tilton:
E(%) = 1001 ×
×−
Tb
Cb
Ca
Ta
(P = 95%)
Trong ñó E: Hiệu lực của thuốc
Ta: Số cá thể sâu sống ở công thức xử lý sau phun thuốc.
Cb: Số cá thể sâu sống ở công thức ñối chứng trước phun thuốc.
Ca: Số cá thể sâu sống ở công thức ñối chứng sau phun thuốc.
Tb: Số cá thể sâu sống ở công thức xử l ý trước khi phun thuốc
- Kết quả thí nghiệm ñược xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương
trình IRRISTAT 5.0 và Excel.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………28
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thành phần sâu hại và mức ñộ phổ biến của chúng trên ñậu ñũa vụ
hè thu 2007, vụ xuân hè 2008.
Theo tác giả Phạm Thị Vượng (1996) [28] thì nghiên cứu thành phần sâu
hại là phần công việc khởi ñầu trong các công trình nghiên cứu về bảo vệ thực
vật. Dựa trên mức ñộ gây hại phổ biến của các ñối tượng trong một phạm vi
nào ñó làm cơ sở cho nhà khoa học quyết ñịnh hướng nghiên cứu cho trước
mắt và lâu dài.
ðậu ñũa là cây trồng có hàm lượng dinh dưỡng cao từ thân, lá, hoa ñến
quả, hạt, do vậy mà trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển bị nhiều loài
sâu gây hại. Nhất là một số giống mới có bộ lá xanh tốt và quả dài là nguồn
dinh dưỡng tốt cho sâu hại.
Tuy nhiên số lượng loài sâu hại và mật ñộ của chúng trên cây ñậu ñũa
thay ñổi tùy theo ñiều kiện khí hậu, giai ñoạn sinh trưởng, giống và ñiều kiện
kỹ thuật canh tác... và tác ñộng của việc áp dụng các biện pháp phòng chống
(ñặc biệt là biệt là biện pháp hoá học).
Trong thời gian gần ñây nghề trồng rau luôn phải ñối mặt với những khó
khăn do khí hậu thời tiết và sự gây hại của các loài dịch hại ñặc biệt là trên
cây ñậu rau. ðể xác ñịnh thành phần sâu hại chính trên cây ñậu rau trong vụ
hè thu 2007 và vụ xuân hè 2008 tại Văn Lâm, Hưng Yên và Hoài ðức, Hà
Nội. Chúng tôi ñã ñiều tra và xác ñịnh ñược 32 loài, thuộc 7 bộ, 22 họ côn
trùng gây hại. Kết quả ñược trình bầy ở bảng 4.1- 4.2.
29
Bảng 4.1. Thành phần sâu hại và mức ñộ phổ biến của chúng trên ñậu ñũa vụ xuân hè 2008
tại Văn Lâm, Hưng Yên và Hoài ðức, Hà Nội
Vụ xuân hè 2008
STT Tên Việt Nam Tên Khoa học Bộ - họ Hưng
Yên
Hà Nội
1 2 3 4 8 9
I BỘ CÁNH CỨNG COLEOPTERA
1 Bọ hung nâu nhỏ Adoretus sp. Scarabaeidae ++
2 Bọ baba nâu Cassida sp. Chrysomelidae + -
3 Bọ nhảy sọc thẳng Phyllotreta striolata Fabr. Chrysomelidae ++ +
4 Bọ bầu vàng Aulacophora similis Olivier. Chrysomelidae + +
5 Bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata F abr. Coccinellidae +++ +
6 Câu cấu xanh nhỏ Platymycterus sieversi L. Curculionidae ++ +
7 Câu cấu xanh lớn Hypomeces squamosus Fabr. Curculionidae ++ -
8 Ban miêu ñen Epicauta impressicornis Pic. Meloidae ++ ++
30
1 2 3 4 5 6
II BỘ CÁNH NỬA HEMIPTERA
9 Bọ xít 2 chấm trắng Eysarcoris ventralis Westwood. Pentatomidae - +
10 Bọ xít xanh Nezara viridula Linnaeus. Pentatomidae ++ +++
11 Bọ xít ñen Scotinophora lurida Burm. Pentatomidae ++ +++
12 Bọ xít nâu Megymenum gracilicorne Dallas. Pentatomidae - ++
13 Bọ xít tròn nâu Coptosoma biguttula Mots. Plataspidae +
14 Bọ xít ñỏ Pyrrhocoris sp. Pyrrhocoridae + -
15 Bọ xít gai Cletus puntiger Dallas. Coreidae
16 Bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunberg. Coreidae + -
III BỘ CÁNH VẨY LEPIDOPTERA
17 Sâu ñục quả Maruca vitrata Geyer. Pyralidae +++(*) +++(*)
18 Sâu róm Amata germana Miyake. Amatidae + ++
19 Sâu xám Agrotis ipsilon (Hufnagen). Noctuidae + ++
20 Sâu khoang Spodoptera litura Fabr. Noctuidae +++(*) +++(*)
21 Sâu xanh Helicoverpa armigera Hubn. Noctuidae +++ -
22 S. cuốn lá ñầu nâu Hedylepta indicata F abr.. Pyralidae ++ +++
23 S. cuốn lá ñầu ñen Archips asiaticus Walsingham. Tortricidae ++ -
31
1 2 3 4 5 6
IV BỘ HAI CÁNH DIPTERA
24 Ruồi ñục lá Phytomyza hoticola Goueaur. Agromyzidae + +++
25 Ruồi ñục thân ñậu Ophiomyia phaseoli Trybon. Agromyzidae + ++
26 Ruồi ñục quả Bactrocera sp. Trypetidae + +++
V BỘ CÁNH ðỀU HOMOPTERA
27 Rầy xanh Empoasca flavescens Fabr. Cicadellidae + ++
28 Rệp hại ñậu rau Aphis craccivora Koch. Aphididae ++ ++
29 Bọ phấn trắng Parabermisia myricae Kuwana. Aleyrodidae + ++
VI BỘ CÁNH THẲNG ORTHOPTERA
30 Cào cào nhỏ Atractomorpha chiensis Bolivar. Acrididae + +
31 Dế mèn lớn Brachytrupes portentosus Licht. Gryllidae + +
VII BỘ CÁNH TƠ THYSANOPTERA
32 Bọ trĩ Scirthothrips dorsalis H. Thripidae ++ ++
Ghi chú: -: Xuất hiện rấ ít < 5% ñiểm ñiều tra có sâu; +: Xuất hiện ít 5 -20% ñiểm ñiều tra có sâu
++: Xuất hiện trung bình > 20 - 50 ñiểm ñiều tra có sâu; +++: Xuất hiện nhiều > 50% ñiểm ñiều tra có sâu.
+++ (*): Sâu hại chính
32
Bảng 4.2. Tỷ lệ các loài sâu hại trên ñậu ñũa vụ xuân 2008 hè
tại Văn Lâm, Hưng Yên và Hoài ðức, Hà Nội
Qua kết quả bảng 4.1 – 4.3, chúng tôi thấy trong 7 bộ côn trùng gây hại thì
bộ cánh cứng Coleoptera có số họ nhiều nhất ñồng thời cũng là bộ có số lượng
loài phong phú nhất, tiếp ñến là bộ cánh vẩy Lepidoptera và bộ cánh nửa, bộ
hai cánh, bộ cánh ñều, bộ cánh thẳng, bộ cánh tơ.
Vụ xuân hè ở Văn Lâm, Hưng Yên tổng số có 32 loài trong ñó bộ cánh
cứng Coleoptera và bộ cánh cánh nửa Hemiptera có 8 loài (chiếm 25,00%), bộ
cánh vảy Lepidoptera có 7 loài ( chiếm 21,88%), bộ hai cánh Diptera và b._.sus, RS (1978). “ Pests of grain legumes and their control in the
Philippines. Pests of grain legumes: Ecology and control”. Singh, SR;
Van Emden, HF; Taylor,TA. Acadermic Press, London,1978. Pps: 177-
178.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………87
55. Shama H. C. (1998), “ Bionomic, host plant resitance, and managenment
of the legume pod borer, Maruca vitrata- a review”, Crop Protection, 17,
Pps. 373- 386.
56. Saxena, HP (1978), “ Pests of grain legumes and their control in the India
Pests of grain legumes: Ecology and control”. Singh, SR; Van Emden,
HF: Taylor, TA. Acadermic Press, London,1978. Pps: 115-24.
57. Saxena, HP; Rathose, VS; Khalri, AK; Choudhary, BS. “ Economic of
insecticide spray schsdule on diffierent blackgram varieties”. Indica
Journal ofplant Protection. Pps: 25-29.
58. Shepard B.m; carrer G. R; Barron A. T, Ooi P.A.C, Vanden Berg H.
(1999). Insects and their natural Enemies Associated with vegetables ang
soy bean in Southeast Asia. Pps: 32-62.
59. Sing S, R, (1978). "Resistance to pests of cowpea in Nigieria. Pests of
grain legumes Ecology and control. Singh, SR, Van Endan, HP, Taylor,
TA, Aculemic Press, London, (1978), Pps 267-281.
60. Singh, SR, Van Endan, HP, Taylor, TA (1978). The potention for the
development of the intergrated pests management systems in cowpea.
Pests of grain legumes Ecology and control. Aculemic Press, London,
(1978), Pps 225-230.
61. Sinhh S. R, Allen G. R. (1980). ” Pests, diseases, risistance, and
Protection in cowpea”, In Advances in legume sciense (Summerfield R.
J. Bunting A. H, eds.), Kew, Richmon, Surrey, UK, Royal Botanic
Gardens, Pps. 419-443.
62. Taylor, (1967).Maruca testulalis . An importance pests of Trropical
grrain legumes. Pests of grain legumes Ecology and control. Aculemic
Press, London, (1967), Pps 193-199.
63. Taylor, (1989).” Anatomical basis of cowpea resistance to the pod borer,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………88
Maruca testulalis Geyer. Insect sciencec and its, London Apphcation”,
1989.Pps: 631-638.
64. Turnipseed, S.G và Kogan (1976) “ Soybean Entomology” Rev Entomol,
P: 247-282.
65. Waterhouse D. S (1998). “ Themajor Arthropod pests and weeds of
Agriculture in Southeast Asia”. ACIAR Canberra, Australia, 1998.
66. Waterhouse D. F. K. R Norris (1987), Biological control Pacific
prospects, ACIAR, Inkata Press, Melbourne, Australia.
67. Wallis, Byth, DE (1986). Food legume improvement for Asian farming
system". Prroceeding of an International- orkshop help in Khon kaen,
Thailand, (1986)
68. "Các loại sâu hại và thiên ñịch của chúng trên rau và ñậu tương ở ðông
Nam á". BM Shepord, G.R. Carner... Tr 32.
69. Theo Black man và Eastop (1984) Aphid on the Words crops pp466
70. Liao C.T; and Lin C. S (Aug, 2000). “ Occunence of the legumes pod
borer Maruca testulalis Geyer (Lepidoptera: Pyralidae) on cowpea
(Vigna unguiculata. Walt) and its Insecticides Application Trial”
Taichung District Agricultral Improvement Station, Tatsuan, Changhua,
Taiwan, DOC. http:// www google.com.vn/ Maruca testulalis.
71. Odulaja, A. and Oghiakhe, s. 1993. “ Anonlinear model describing yield
loos in cowpea (Vigna unguiculata. Walt) due to the legume pod borer
Maruca testulalis Geyer (Lepidoptera: Pyralidae)”. Int. J. Pests Manage.
39, 261- 264. http:// www google.com.vn/ Maruca testulalis.
72. Pompam Suddhiyam and Somjai Kowsurat. Cowpea ((Vigna unguiculata.
Walt). http:// www google.com.vn/ Maruca testulalis.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………89
PHỤ LỤC
Phụ lục I: Kết quả xử lý thống kê
Bảng 4.5. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả vụ hè thu 2007 và
xuân hè 2008 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Bảng 4.6: Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả ñậu ñũa trên hai
trà (trà sớm và trà chính vụ) tại Văn Lâm, Hưng Yên
t-Test: Paired Two Sample for Means t-Test: Paired Two Sample for Means
Trà sớm
Trà chính
vụ
Trà sớm
Trà chính
vụ
Mean 4.889 7.127 Mean 10.728 14.768
Variance 14.88343 20.483 Variance 50.94844 79.71552
Observations 10 10 Observations 10 10
Pearson
Correlation 0.944966 Pearson Correlation 0.914783
Hypothesized
Mean Difference 0
Hypothesized Mean
Difference 0
df 9 df 9
t Stat -4.599 t Stat -3.40621
P(T<=t) one-tail 0.000646 P(T<=t) one-tail 0.003898
t Critical one-tail 1.833113 t Critical one-tail 1.833113
P(T<=t) two-tail 0.001292 P(T<=t) two-tail 0.007796
t Critical two-tail 2.262157
t Critical two-tail 2.262157
t-Test: Paired Two Sample for Means t-Test: Paired Two Sample for Means
Vụ hè thu
2007
Vụ xuân hè
2008
Vụ hè thu
2007
Vụ xuân hè
2008
Mean 5.1945455 6.865454 Mean 11.71636 15.10363
Variance 12.065967 20.50420 Variance 53.32336 62.94428
Observations 11 11 Observations 11 11
Pearson Correlation 0.9801495 Pearson Correlation 0.977392
Hypothesized Mean
Difference 0
Hypothesized Mean
Difference 0
df 10 df 10
t Stat -4.205408 t Stat -6.46643
P(T<=t) one-tail 0.0009065 P(T<=t) one-tail 3.5978
t Critical one-tail 1.8124611 t Critical one-tail 1.81241
P(T<=t) two-tail 0.0018131 P(T<=t) two-tail 7.1957
t Critical two-tail 2.2281388
t Critical two-tail 2.22813
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………90
Bảng 4.7: Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả ñậu ñũa trên
giống Trung Quốc quả dài và ñịa phương quả ngắn tại Văn Lâm, Hưng
Yên
TQQD TQQD ðPQN ðPQN
Mean 3.595 4.633 Mean 8.345 11.292
Variance 7.936872 13.56640 Variance 41.19323 71.04624
Observations 10 10 Observations 10 10
Pearson
Correlation 0.960434 Pearson Correlation 0.96497
Hypothesized
Mean
Difference 0
Hypothesized Mean
Difference 0
df 9 df 9
t Stat -2.61875 t Stat -3.32978
P(T<=t) one-tail 0.013934 P(T<=t) one-tail 0.004401
t Critical one-
tail 1.833113 t Critical one-tail 1.833113
P(T<=t) two-tail 0.027868 P(T<=t) two-tail 0.008802
t Critical two-
tail 2.262157
t Critical two-tail 2.262157
Bảng 4.8: Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả hại ñậu ñũa vụ hè
thu 2007 và xuân hè 2008 tại Hoài ðức, Hà Nội
t-Test: Two-Sample Assuming Equal
Variances t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances
Vụ hè thu
2007
Vụ xuân
hè 2008
Vụ hè thu
2007
Vụ xuân
hè 2008
MeAn 20.634545 27.98272 Mean 37.51727 46.99273
Variance 143.84245 281.5728 Variance 476.6505 544.7028
Observations 11 11 Observations 11 11
Pooled
Variance 212.70762 Pooled Variance 510.6767
Hypothesized
Mean
Difference 0
Hypothesized Mean
Difference 0
df 20 df 20
t Stat -1.181598 t Stat -0.98335
P(T<=t) one-tail 0.1256126 P(T<=t) one-tail 0.168591
t Critical one-
tail 1.7247182 t Critical one-tail 1.724718
P(T<=t) two-tail 0.2512251 P(T<=t) two-tail 0.337182
t Critical two- 2.0859634
t Critical two-tail 2.085963
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………91
tail
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………92
Bảng 4.9: Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả ñậu ñũa trà sớm
và trà chính vụ tại Hoài ðức, Hà Nội
t-Test: Two-Sample Assuming Equal
Variances t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances
Trà sớm Trà chính vụ Trà sớm
Trà chính
vụ
Mean 16.86090 25.00090909 Mean 27.04545 40.52
Variance 147.5301 223.7028091 Variance 390.4767 418.41
Observations 11 11 Observations 11 11
Pooled
Variance 185.6161
Pooled
Variance 404.4423
Hypothesized
Mean
Difference 0
Hypothesized
Mean
Difference 0
df 20 df 20
t Stat -1.40119 t Stat -1.57133
P(T<=t) one-tail 0.088241
P(T<=t) one-
tail 0.065896
t Critical one-
tail 1.724718
t Critical one-
tail 1.724718
P(T<=t) two-tail 0.176483
P(T<=t) two-
tail 0.131793
t Critical two-
tail 2.08596
t Critical two-
tail 2.085963
Bảng 4.10: Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của sâu ñục quả ñậu ñũa trên
giống Trung Quốc quả dài và ñịa phương quả ngắn tại Hoài ðức, Hà Nội
t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances
TQQD TQQD ðPQN ðPQN
Mean 12.691 20.519 Mean 23.526 34.485
Variance 69.52 130.86 Variance 235.59 336.85
Observations 11 11 Observations 11 11
Pooled Variance 101.65 Pooled Variance 286.22
Hypothesized
Mean Difference 0
Hypothesized
Mean Difference 0
df 20 df 20
t Stat -1.86 t Stat -1.519
P(T<=t) one-tail 0.0385 P(T<=t) one-tail 0.0722
t Critical one-tail 1.7207 t Critical one-tail 1.7247
P(T<=t) two-tail 0.0769 P(T<=t) two-tail 0.1444
t Critical two-tail 2.0796
t Critical two-tail 2.086
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………93
Bảng 4.11. Diễn biến và tỷ lệ hại của sâu khoang hại ñậu ñũa vụ hè thu
2007 và vụ xuân hè 2008 tại Văn Lâm, Hưng Yên
t-Test: Two-Sample Assuming Equal
Variances
t-Test: Two-Sample Assuming Equal
Variances
Vụ hè thu Vụ xuân hè
Vụ hè thu
2007
Vụ xuân
hè 2008
Mean 5.18636364 11.45545455 Mean 9.77818182 19.34
Variance 6.97908545 62.52138727 Variance 39.7972564 121.99724
Observations 11 11 Observations 11 11
Pooled
Variance 34.7502364 Pooled Variance 80.8972482
Hypothesized
Mean
Difference 0
Hypothesized
Mean
Difference 0
df 20 df 20
t Stat -2.4940608 t Stat -2.4931876
P(T<=t) one-tail 0.01075221 P(T<=t) one-tail 0.01077226
t Critical one-
tail 1.72471822
t Critical one-
tail 1.72471822
P(T<=t) two-tail 0.02150443 P(T<=t) two-tail 0.02154453
t Critical two-
tail 2.08596344
t Critical two-
tail 2.08596344
Bảng 4.12. Diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại sâu khoang hại ñậu ñũa vụ hè
thu 2007 và vụ xuân hè 2008 tại Hoài ðức, Hà Nội
t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances
t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances
Vụ hè thu 2007
Vụ xuân hè
2008
Vụ hè thu 2007
Vụ xuân hè
2008
Mean 4.179091 5.7090909 Mean 8.054 10.44818
Variance 4.898109 15.596849 Variance 43.48667 68.1545
Observations 11 11 Observations 10 11
Pooled Variance 10.24748 Pooled Variance 56.46974
Hypothesized
Mean Difference 0
Hypothesized
Mean
Difference 0
df 20 df 19
t Stat -1.12089 t Stat -0.72918
P(T<=t) one-tail 0.137806 P(T<=t) one-tail 0.237392
t Critical one-tail 1.724718
t Critical one-
tail 1.729133
P(T<=t) two-tail 0.275613 P(T<=t) two-tail 0.474784
t Critical two-tail 2.085963
t Critical two-
tailn 2.093024
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………94
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………95
Bảng 4.13. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV ñến sâu ñục quả ñậu
ñũa (Maruca vitrata) tại Trung tâm BVTV phía Bắc,
Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên vụ hè thu năm 2007
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 1NSP FILE NGA 17/ 9/ 3 14:23
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V003 1NSP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 337.490 112.497 81.47 0.000 3
2 NLAI 2 7.06880 3.53440 2.56 0.157 3
* RESIDUAL 6 8.28521 1.38087
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 352.844 32.0767
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 3NSP FILE NGA 17/ 9/ 3 14:23
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V004 3NSP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 753.963 251.321 158.43 0.000 3
2 NLAI 2 6.26582 3.13291 1.97 0.219 3
* RESIDUAL 6 9.51785 1.58631
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 769.747 69.9770
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7NSP FILE NGA 17/ 9/ 3 14:23
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V005 7NSP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 298.407 99.4689 34.72 0.001 3
2 NLAI 2 8.40501 4.20251 1.47 0.303 3
* RESIDUAL 6 17.1910 2.86516
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 324.003 29.4548
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGA 17/ 9/ 3 14:23
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS 1NSP 3NSP 7NSP
CT1 3 55.2000 78.2400 89.2600
CT2 3 48.3700 63.5900 78.1900
CT3 3 62.0900 85.6000 91.1000
CT4 3 50.2700 76.3800 87.7900
SE(N= 3) 0.678446 0.727165 0.977269
5%LSD 6DF 2.34685 2.51538 3.38053
-------------------------------------------------------------------------------
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………96
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS 1NSP 3NSP 7NSP
1 4 53.9825 75.9525 86.5850
2 4 54.9225 75.0675 85.5600
3 4 53.0425 76.8375 87.6100
SE(N= 4) 0.587552 0.629744 0.846340
5%LSD 6DF 2.03243 2.17838 2.92762
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGA 17/ 9/ 3 14:23
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NLAI |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
1NSP 12 53.982 5.6636 1.1751 2.2 0.0001 0.1566
3NSP 12 75.952 8.3652 1.2595 1.7 0.0000 0.2190
7NSP 12 86.585 5.4272 1.6927 2.0 0.0006 0.3033
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV ñến tỷ lệ quả bị hại
do sâu ñục quả ñậu ñũa (Maruca vitrata) tại Trung tâm BVTV phía Bắc,
Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên vụ hè thu 2007
SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE NGA 22/ 8/ 8 21:54
------------------------------------------------------------------:PAGE 1
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
ANOVA FOR SINGLE EFFECT - CT$
--------------------------------------------------------------
VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB
7NSP 667.88 4 0.30894 10 2161.88 0.000
10NSP 1555.5 4 3.3368 10 466.15 0.000
20NSP 2111.8 4 4.1304 10 511.28 0.000
ANOVA FOR SINGLE EFFECT - NLAI
--------------------------------------------------------------
VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB
7NSP 61.390 2 212.65 12 0.29 0.757
10NSP 123.28 2 500.72 12 0.25 0.788
20NSP 266.38 2 662.97 12 0.40 0.682
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGA 22/ 8/ 8 21:54
------------------------------------------------------------------:PAGE 2
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS 7NSP 10NSP 20NSP
CT1 3 13.2600 18.0300 22.9600
CT2 3 40.1600 51.0300 69.1000
CT3 3 12.1000 16.0300 16.6600
CT4 3 29.9000 39.9300 42.4300
CT5 3 44.4000 70.0000 75.6600
SE(N= 3) 0.320903 1.05464 1.17337
5%LSD 10DF 1.01118 3.32322 3.69732
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………97
NLAI NOS 7NSP 10NSP 20NSP
1 5 27.9640 39.0040 45.3620
2 4 23.6725 32.9225 36.4225
3 6 30.8250 43.0583 51.3217
SE(N= 5) 6.52154 10.0072 11.5150
5%LSD 12DF 20.0951 30.8356 35.4815
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGA 22/ 8/ 8 21:54
------------------------------------------------------------------:PAGE 3
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NLAI |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
7NSP 15 27.964 13.822 14.583 9.3 0.0000 0.7572
10NSP 15 39.004 21.138 22.377 5.0 1.0000 0.7878
20NSP 15 45.362 24.624 25.748 4.3 0.0000 0.6820
Bảng 4.15. Hiệu lực trừ sâu khoang của một số loại thuốc hoá học tại
Trung tâm BVTV phía Bắc, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên vụ xuân
hè năm 2008
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 1NSP FILE NGA 17/ 9/ 3 14:15
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V003 1NSP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 289.672 96.5573 83.50 0.000 3
2 NLAI 2 27.5282 13.7641 11.90 0.009 3
* RESIDUAL 6 6.93819 1.15637
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 324.138 29.4671
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 3NSP FILE NGA 17/ 9/ 3 14:15
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V004 3NSP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 285.607 95.2022 20.16 0.002 3
2 NLAI 2 13.0598 6.52989 1.38 0.321 3
* RESIDUAL 6 28.3270 4.72116
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 326.993 29.7267
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7NSP FILE NGA 17/ 9/ 3 14:15
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V005 7NSP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 60.2157 20.0719 13.40 0.005 3
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………98
2 NLAI 2 .312490E-01 .156245E-01 0.01 0.991 3
* RESIDUAL 6 8.98455 1.49742
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 69.2315 6.29377
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGA 17/ 9/ 3 14:15
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS 1NSP 3NSP 7NSP
CT1 3 46.3700 60.0900 84.3500
CT2 3 48.8500 66.1500 87.3800
CT3 3 58.2100 78.3000 90.4100
CT4 3 56.1200 76.4600 88.8900
SE(N= 3) 0.620850 1.25448 0.706499
5%LSD 6DF 2.14762 4.33945 2.44389
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS 1NSP 3NSP 7NSP
1 4 52.3875 72.7750 87.7575
2 4 54.2425 74.0150 87.8200
3 4 50.5325 71.4600 87.6950
SE(N= 4) 0.537672 1.08641 0.611846
5%LSD 6DF 1.85989 3.75807 2.11647
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGA 17/ 9/ 3 14:15
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NLAI |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
1NSP 12 52.388 5.4284 1.0753 2.1 0.0001 0.0088
3NSP 12 72.750 5.4522 2.1728 3.0 0.0020 0.3212
7NSP 12 87.757 2.5087 1.2237 1.4 0.0052 0.9907
Số liệu khí tượng trạm Hải Dương tháng 7 năm 2007
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………99
Nhiệt ñộ (o0) Ẩm ®é (%) Ngày
TB CN TN TB TN
L−îng m−a
(0,1mm)
1 275 293 254 91 86 22
2 282 313 244 87 76 397
3 287 311 264 88 82 28
4 299 343 266 83 65 24
5 287 322 259 89 73 404
6 294 328 255 82 65 183
7 304 332 278 80 70 -
8 302 324 279 80 69 -
9 304 335 278 82 72 -
10 305 342 268 79 70 -
11 315 356 280 80 64 -
12 307 348 285 81 70 24
13 320 358 286 79 59 -
14 314 348 280 79 68 107
15 312 359 265 77 66 50
16 309 357 264 76 60 -
16 312 347 274 83 72 19
17 315 345 290 78 65 -
18 317 357 297 76 58 -
19 302 346 241 77 60 165
20 291 316 252 87 80 04
21 300 327 278 82 68 -
22 300 338 270 80 67 07
23 297 344 264 82 64 -
24 298 327 256 79 67 -
25 297 327 275 84 74 -
26 282 298 251 89 85 34
27 292 320 266 84 74 -
28 295 325 265 81 68 -
29 297 329 267 79 69 -
30 295 327 264 80 66 -
31
Tæng sè 3244 3578 2908 907 782 45
Trung b×nh 295 325 264 82 - -
Số liệu khí tượng trạm Hải Dương tháng 8 năm 2007
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………100
Nhiệt ñộ (o0) Ẩm ®é (%) Ngày
TB CN TN TB TN
L−îng m−a
(0,1mm)
1 287 314 267 86 80 18
2 291 320 273 85 74 00
3 302 333 274 80 65 -
4 285 327 260 90 86 11
5 292 336 252 82 63 06
6 295 331 269 84 68 08
7 283 325 256 86 70 185
8 290 315 258 87 79 -
9 288 312 265 90 80 00
10 279 319 258 91 80 49
11 272 296 240 94 90 454
12 283 314 237 89 79 170
13 301 345 280 84 67 -
14 286 318 262 89 80 52
15 290 342 255 84 70 00
16 292 345 262 84 70 11
16 282 332 245 81 65 -
17 277 298 250 87 72 24
18 286 336 251 86 70 -
19 306 353 266 84 67 -
20 304 346 277 83 67 -
21 282 318 254 84 73 -
22 289 310 264 83 76 -
23 286 303 273 89 85 -
24 286 313 262 88 83 20
25 286 332 260 89 74 01
26 271 312 254 93 88 02
27 269 286 251 92 85 99
28 268 305 240 91 78 188
29 276 306 252 91 84 04
30 288 332 249 86 75 -
Tæng sè 3105 3463 2836 969 868 314
Trung b×nh 282 315 258 88 - -
Số liệu khí tượng trạm Hải Dương tháng 9 năm 2007
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………101
Nhiệt ñộ (o0) Ẩm ®é (%) Ngày
TB CN TN TB TN
L−îng m−a
(0,1mm)
1 292 325 266 88 80 -
2 295 328 275 88 76 -
3 270 321 249 93 90 147
4 254 264 235 92 85 613
5 240 253 215 94 87 288
6 262 295 231 84 72 -
7 279 313 253 85 71 -
8 290 327 264 85 74 00
9 282 302 255 92 86 103
10 260 288 247 92 88 222
11 253 272 238 90 88 23
12 264 298 240 90 81 00
13 257 270 246 97 96 175
14 272 318 240 92 79 00
15 280 316 246 83 66 31
16 291 334 260 84 68 -
16 282 332 245 81 65 -
17 295 343 269 84 69 -
18 257 291 226 85 74 57
19 265 309 224 77 44 -
20 257 304 207 76 49 -
21 252 305 204 74 46 -
22 261 296 234 73 52 -
23 264 309 220 71 46 -
24 232 283 216 85 77 55
25 239 263 215 91 79 176
26 247 266 228 95 89 160
27 266 307 239 90 74 235
28 275 314 242 84 63 -
29 271 325 240 88 68 00
30 282 325 242 86 68 -
Tæng sè 2589 2993 2280 837 662 626
Trung b×nh 259 299 228 84 - -
Số liệu khí tượng trạm Hải Dương tháng 10 năm 2007
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………102
Nhiệt ñộ (o0) Ẩm ®é (%) Ngày
TB CN TN TB TN
L−îng m−a
(0,1mm)
1 283 316 245 83 65 -
2 264 272 233 84 80 102
3 258 275 245 89 78 245
4 262 287 235 89 80 256
5 259 274 240 91 82 240
6 267 316 234 88 67 -
7 280 327 243 87 72 -
8 272 327 247 91 84 206
9 273 304 249 81 68 -
10 260 286 234 79 68 -
11 261 294 235 82 62 -
12 260 294 234 86 70 43
13 258 302 231 84 61 17
14 250 270 230 77 67 05
15 236 255 223 76 63 00
16 241 277 215 66 47 -
16 282 332 245 81 65 -
17 231 277 192 69 51 -
18 235 292 190 76 48 -
19 232 277 203 80 52 -
20 240 283 205 67 42 -
21 234 288 183 76 45 -
22 248 290 211 76 60 -
23 246 293 205 83 61 -
24 251 298 210 80 58 -
25 259 308 216 80 54 -
26 260 316 215 78 50 -
27 256 301 223 82 57 -
28 258 311 216 84 57 -
29 253 305 210 81 56 -
30 246 284 213 76 55 -
31 211 256 189 86 69 40
Tæng sè 2722 3250 2291 882 622 40
Trung b×nh 247 295 208 80 - -
Số liệu khí tượng trạm Hải Dương tháng 3 năm 2008
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………103
Nhiệt ñộ (o0) Ẩm ®é (%) Ngày
TB CN TN TB TN
L−îng m−a
(0,1mm)
1 152 218 98 76 48 -
2 168 238 114 75 46 -
3 186 250 132 68 45 -
4 188 249 130 64 31 -
5 185 228 148 80 72 -
6 191 234 161 86 68 -
7 194 232 170 86 75 -
8 203 242 177 82 65 -
9 200 227 187 83 68 -
10 193 218 173 89 80 -
11 205 243 187 86 68 -
12 198 242 181 87 80 00
13 201 207 192 94 82 05
14 207 220 199 93 87 03
15 212 238 191 89 79 -
16 219 237 211 91 84 00
16 282 332 245 81 65 -
17 230 268 210 89 74 03
18 225 241 215 93 90 107
19 227 249 211 87 72 06
20 225 259 207 91 83 01
21 237 261 228 91 82 01
22 220 234 208 95 93 76
23 215 257 182 65 46 04
24 209 255 175 76 58 -
25 214 241 198 80 65 -
26 210 229 198 82 67 01
27 198 219 180 88 85 -
28 211 234 192 94 88 00
29 237 269 225 92 84 00
30 244 257 234 92 87 00
31 222 251 212 95 93 53
Tæng sè 2417 2707 2232 950 848 135
Trung b×nh 220 246 203 86 - -
Số liệu khí tượngtrạm Hải Dương tháng 4 năm 2008
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………104
Nhiệt ñộ (o0) Ẩm ®é (%) Ngày
TB CN TN TB TN
L−îng m−a
(0,1mm)
1 198 218 178 92 88 11
2 184 210 175 94 88 37
3 184 203 170 96 90 13
4 203 247 183 96 90 01
5 232 255 213 95 89 05
6 246 280 228 90 82 00
7 249 281 235 93 88 02
8 259 307 236 86 75 -
9 264 312 237 84 72 -
10 256 273 247 91 70 00
11 254 236 248 94 91 00
12 253 261 247 95 91 01
13 248 261 241 93 91 43
14 248 293 220 85 71 07
15 256 294 212 83 71 150
16 252 278 235 86 76 01
16 282 332 245 81 65 -
17 253 299 227 87 71 -
18 261 313 224 81 63 -
19 266 306 235 82 60 -
20 269 301 249 88 78 -
21 271 293 261 87 80 -
22 261 284 242 90 85 433
23 220 245 203 82 76 -
24 207 231 187 75 67 02
25 222 256 204 81 63 -
26 228 262 201 81 67 -
27 234 271 212 89 76 02
28 248 283 223 75 60 00
29 248 287 220 80 64 -
30 251 283 230 88 76 11
31
Tæng sè 2390 2695 2183 828 714 448
Trung b×nh 239 270 218 83 - -
Số liệu khí tượng trạm Hải Dương tháng 5 năm 2008
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………105
Nhiệt ñộ (o0) Ẩm ®é (%) Ngày
TB CN TN TB TN
L−îng m−a
(0,1mm)
1 260 292 241 90 81 00
2 272 308 253 87 75 -
3 271 302 252 89 78 -
4 280 312 260 87 74 -
5 236 276 222 93 87 559
6 242 276 215 90 84 22
7 273 308 243 89 78 -
8 280 312 256 89 77 -
9 267 314 240 92 86 118
10 219 241 203 92 85 367
11 230 270 194 77 61 40
12 252 292 223 79 62 -
13 263 307 229 81 59 -
14 260 305 220 75 51 -
15 255 305 213 80 63 -
16 259 210 217 79 63 -
16 282 332 245 81 65 -
17 264 305 237 81 62 -
18 271 306 245 87 79 18
19 232 274 213 90 82 437
20 243 278 220 87 72 22
21 260 305 233 83 67 -
22 261 292 237 87 76 -
23 273 310 251 89 79 03
24 282 312 259 87 80 -
25 287 323 263 86 70 -
26 296 343 271 85 70 00
27 302 356 271 79 55 -
28 303 343 266 74 60 -
29 307 357 276 77 61 -
30 275 337 246 87 73 16
31 251 285 231 84 73 181
Tæng sè 3097 3563 2805 918 764 200
Trung b×nh 282 324 255 83 - -
Số liệu khí tượng trạm Hải Dương tháng 6 năm 2008
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………106
Nhiệt ñộ (o0) Ẩm ®é (%) Ngày
TB CN TN TB TN
L−îng m−a
(0,1mm)
1 263 302 248 93 86 181
2 255 294 238 95 90 253
3 260 314 233 87 69 162
4 260 285 233 94 92 802
5 268 301 247 92 79 151
6 271 320 247 89 74 -
7 286 327 262 87 75 -
8 279 318 241 88 73 126
9 277 312 250 86 73 19
10 270 282 249 92 90 19
11 279 310 256 90 82 21
12 277 322 256 90 80 23
13 285 317 261 87 76 30
14 276 333 249 90 75 30
15 288 337 256 86 71 58
16 282 318 256 89 72 07
16 282 332 245 81 65 -
17 285 313 264 88 79 09
18 270 311 250 91 77 05
19 270 306 246 92 86 95
20 289 326 268 84 69
21 292 342 264 83 65 -
22 303 355 274 83 66 -
23 308 357 276 83 68 -
24 294 339 253 82 70 127
25 305 342 281 80 67 -
26 311 356 275 78 58 -
27 268 329 244 89 72 328
28 251 375 241 91 77 189
29 281 330 245 81 62 01
30 301 334 273 81 63 -
31
Tæng sè 2914 33529 2626 831 668 645
Trung b×nh 291 336 263 83 - -
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2105.pdf