Chương I
Đặc điểm tình hình sản xuất - kinh doaNH
CủA cÔNG TY GIầY thuỵ KHUÊ
I.1/ Quá trình hình thành và phát triển, chức năng - nhiệm vụ sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp
Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội tiền thân là Xí nghiệp X30 được thành lập năm 1957 chuyên sản xuất mũ giầy cho bộ đội.
Từ năm 1958 - 1960 Xí nghiệp X30 kết hợp với các cơ sở của Công ty hợp doanh thành Xí nghiệp cao su Thuỵ Khuê chuyên sản xuất giầy vải và mũ cho bộ đội.
Trải qua chặng
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty giày Thụy khuê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đường phát triển gần nửa thế kỷ, Công ty giầy Thuỵ Khuê đã góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Qua những bước thăng trầm, do yêu cầu của ngành ngày 1- 4- 1989 một phân xưởng nằm ven bờ Hồ tây của Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình được UBND Thành phố Hà nội cho tách ra thành Xí nghiệp giầy vải Thuỵ Khuê.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp giầy vải Thuỵ Khuê được thành lập theo quyết định số: 93/QĐ-UB ký ngày 7 - 1- 1989 của UBND thành phố Hà nội và được đổi tên thành Công ty giầy Thuỵ Khuê theo quyết định số: 2558/QĐUB ngày 08 - 7 - 1993.
- Tên Công ty : Công ty giầy Thuỵ Khuê
Tên giao dịch : THUYKHUE SHOES COMPANY.
Trụ sở chính : 152 Phố Thuỵ Khuê - Quận tây Hồ -Hà Nội .
Cơ sở sản xuất: Khu A2 Xã Phú Diễn - Huyện Từ Liêm -Hà Nội.
Công ty giầy Thuỵ Khuê là một đơn vị kinh doanh tự chủ về mặt tài chính có tư cách pháp nhân. Công ty có con dấu riêng để giao dịch trong phạm vi trách nhiệm của mình, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Doanh nghiệp, chịu sự quản lý của Nhà nước (cụ thể là Sở công nghiệp Hà nội) đây là công ty giầy vải lớn của thành phố Hà nội. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là giầy vải , giầy dép nữ giả da cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Trong 12 năm qua (1989 - 2001) có thể nói Công ty giầy Thuỵ Khuê đã có những biến đổi lớn cả về số lượng chất lượng, cả chiều sâu lẫn bề rộng, cả về trình độ tay nghề của công nhân đến công tác khoa học kỹ thuật. Những ngày đầu (năm 1989) tài sản và vốn của Công ty có chưa đầy 0,5 tỷ đổng, với 659 công nhân viên, nhà xưởng cấp 4 xuống cấp nghiêm trọng, máy móc thiết bị cũ lạc hậu, sản phẩm chủ yếu lúc bấy giờ là sản xuất giầy bảo hộ lao động và may gia công mũ giầy cho nước bạn Liên Xô cũ. Đến nay (năm 2001) Công ty đã có hơn 2140 cán bộ công nhân viên trong đó tỉ lệ công nhân lâu năm, có trình độ tay nghề và kỹ thuật bậc cao chiếm tương đối lớn, tài sản và vốn có gần 100 tỷ đồng (gấp gần 200 lần so với năm mới thành lập). Sản phẩm Công ty ngày càng đa dạng về mẫu mốt, phong phú về chủng loại, được nhiều người ưu thích với sản lượng hàng năm gần 4 triệu đôi hoàn chỉnh, trong đó tỷ lệ giầy dép xuất khẩu chiếm từ 70 - 80% và được xuất sang gần 20 nước trên thế giới mà phần lớn là các nước EU và thị trường Mỹ, Canada, úc... Bằng nhiều nguồn vốn Công ty đã cải tạo và xây dựng thêm 20.000 m2 nhà xưởng: Cao, rộng mát để phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh (trong đó có 6.000 m2 nhà xưởng kiên cố từ 2-3 tầng). Ngoài ra công ty còn có các công trình phúc lợi như: nhà ăn tập thể, nhà hội họp, giao lưu văn hoá văn nghệ, khu sân vui chơi thể dục, thể thao cho cán bộ công nhân viên giải trí sau giờ lao động hăng say với cường độ lao động cao.
Liên tục trong các năm phát triển với tốc độ cao năm sau cao hơn năm trước và đây là các chỉ tiêu thực hiện năm 2001 so với năm 2000 và mức tăng trưởng bình quân/ năm (từ 1989 -2001)
Giá trị sản xuất công nhân (theo giá cố định) đạt 112 tỷ 500 triệu đồng bằng 111,4% so với năm 2000. Mức tăng trưởng bình quân 49,4% năm.
Doanh thu đạt 109 tỷ đồng bằng 110,8% so với năm 2000 mức tăng trưởng bình quân 55%/năm.
- Tổng nộp ngân sách (nếu tính cả tiền nộp thuế đất và BHXH đạt trên 3 tỷ đồng) nếu tính sổ kế hoạch được giao Công ty thực hiện 1 tỷ 020 triệu đồng bằng 106% so với năm 2000 tăng bình quân 55,5%/năm.
-Thu nhập bình quân lao động đạt 620.000đồng/người/tháng, bằng 103,4% so với năm 2000.
- Lao động trong danh sách hiện nay có 2.143 người bằng 102,5% so với năm 2000 tăng bình quân 20%/năm.
Chất lượng sản phẩm của Công ty không ngừng nâng cao đã đạt hàng Việt Nam chất lượng cao , đạt Topten của 1/10 sản phẩm được người tiêu dùng ưu thích nhất, được Cúp bạc năm 1997 của cúp Vàng năm 1998 của giải thưởng chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học công nghệ và môi trường xét chọn. Công ty xây dựng và thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9002.
Kết quả đạt được trong những năm qua thể hiện tinh thần phấn đấu bền bỉ, không biết mệt mỏi của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Công ty giầy Thuỵ Khuê đã vận dụng một cách sáng tạo các nghị quyết theo đường lối của Đảng và Nhà nước vào thực tế cuộc sống. Mạnh dạn và chủ động thực hiện chủ trương di chuyển sản xuất từ nội thành ra ngoại thành , đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, cải tạo và xây dựng nhà xưởng khang trang thoáng mát, tăng cường đào tạo cán bộ quản lý, thay đổi mô hình tổ chức sản xuất, thành lập các Xí nghiệp thành viên và Trung tâm thương mại chuyển giao công nghệ. Nhiều năm qua Công ty đã xây dựng chiến lược về thị trường và chất lượng sản phẩm, coi chất lượng sản phẩm là sự sống còn của doanh nghiệp, tự tin trong cạnh tranh và chuẩn bị điều kiện cần thiết bước trên con đuờng hội nhập quốc tế về khu vực.
I.2 Chức năng - nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Khi có sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang sản xuất kinh doanh Nhà nước giao quyền tự chủ cho các Doanh nghiệp giao chỉ tiêu nộp ngân sách nên Công ty phải tự lo tìm thị trường (cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra).
- Mặt hàng của Công ty bao gồm các loại chính:
+ Giầy vải xuất khẩu và nội địa
+ Giầy dép nữ thời trang và xuất khẩu.
+ Các loại giầy bảo hộ lao động.
Nhu cầu giầy nảy sinh chủ yếu vào mùa đông còn mùa hạ và mùa thu nhu cầu giầy không đáng kể. Để khắc phục tình trạng đó Công ty tiến hành sản xuất theo hai “mùa giầy” .
- Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8 Công ty tiến hành sản xuất giầy nội địa dự trữ để đến mùa lạnh tung ra thị trường và giành thời gian còn lại cho việc sản xuất giầy xuất khẩu.
- Mùa lạnh từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau, thời gian này nhu cầu về giầy là lớn nhất Công ty tiến hành sản xuất hàng xuất khẩu với nhiều mẫu mã phức tạp mang tính thời gian.
I.3 Công nghệ sản xuất - một số loại hàng hoá chủ yếu.
Quy trình công nghệ sản xuất giầy của Công ty giầy Thuỵ Khuê là một quá trình sản xuất vừa theo kiểu song song vừa theo kiểu liên tục. Các nguyên liệu khác nhau sẽ được đưa xử lý các bước công nghệ khác nhau để cuối cùng kết hợp laị để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất bao gồm các loại vải bạt, vải phin dùng làm mũ giầy, các loại cao su làm đế giầy, các loại hoá chất dùng làm tăng độ bền, độ dẻo dai của đế giầy.
Công đoạn may mũ giầy gồm các loại vải đã được bồi ở công đoạn bồi và được cắt thành mũ giầy. Những mũ giầy được may hoàn chỉnh chuyển sang bộ phận tán ô rê sau đó chuyển sang bộ phận gò.
Công đoạn đúc đế giầy: Cao su cắt nhỏ nghiền thành bột với các hoá chất rồi đưa vào máy cán, cán thành những tấm mỏng, những tấm cao su nay được cắt thành đế giầy, đưa qua bộ phận ép đế với cao su mỏng dán trên mặt đế, sau đó đưa vào bộ phận gò .
Bộ phận gò: Lồng mũ giầy vào phom giầy, quét keo vào chân mũ giầy, dán đường trang trí lên giầy gò định hình, sau đó chuyển sang lưu hoá trong lò hấp 60 phút.
Khi sản phẩm đã hoàn thành đưa sang bộ phận OTK mới được bao gói để nhập kho thành phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất Công ty giầy da Thuỵ khuê
Nguyên liệu
Công đoạn bồi
Công đoạn đúc đế
Công đoạn cắt
Công đoạn may
Công đoạn hoàn thiện
Công đoạn gò
I.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
Được sự đồng ý của UBND Thành phố Hà Nội ngày 1/4/1989 Công ty đã sắp xếp lại bộ máy sản xuất gồm: 3 Xí nghiệp.
Xí nghiệp số I (Xí nghiệp Chiarmings)
Xí nghiệp số II (Xí nghiệp Thuỵ Khuê)
Xí nghiệp số III (Xí nghiệp Yenkee)
Và trung tâm chuyển giao công nghệ đặt tại 152 Thuỵ Khuê.
Xí nghiệp số II (Xí nghiệp Thuỵ Khuê) do Công ty trực tiếp điều hành sản xuất từ khâu lập kế hoạch đến khâu sản xuất , mua nguyên vật liệu đến khâu tiêu thụ sản phẩm, mua đế giầy từ bên ngoài.
Kết cấu sản xuất Xí nghiệp
Kho
vật tư
Kho
vật tư
Cán
Đúc
Cắt may
Gò
Kho thành phẩm
I.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp
*/ Tổng giám đốc: Chịu trách nhiêm cao nhất về mọi hoạt động sản xúat kinh doanh của Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể người lao độngvề kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thiết lập các chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng. Cung cấp các nguồn lực cần thiết để duy trì hệ thống chất lượng điều hành các cuộc họp xem xét của lãnh đạo và hệ thống chất lượng (6 tháng/lần).
*/ Phó tổng giám đốc kỹ thuật: Kiểm tra mọi hoạt động của trưởng, phó phòng ban, giám đốc, phó giám đốc các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty.
Phụ trách về kỹ thuật - An toàn lao động và đẩy mạnh công tác tiêu thụ giầy nội địa, bảo dưỡng thiết bị an toàn và vệ sinh lao động, cảnh quan môi trường nơi làm việc. Chịu trách nhiệm về hệ thống chất lượng. Phụ trách khối cơ năng, kỹ thuật phòng đảm bảo chất lượng.
*/ Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh - xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm về vấn đề sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty (đơn hàng, sản xuất, tiến độ , chất lượng và thời gian , địa điểm giao hàng).
Giám sát việc chuẩn bị và thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư nguyên liệu và xây dựng các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
*/ Phòng tổ chức - bảo vệ: Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức bảo vệ. an toàn lao động , phòng chống cháy nổ, quản lý lao động và việc thực hiện luật lao động. Quản lý công tác lao động toàn Công ty, kiểm tra giám sát công tác quản lý sử dụng lao động ở các đơn vị thành viên trực thuộc phòng ban toàn Công ty.
Tuyển dụng lao động, đảm bảo đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất và cán bộ nghiệp vụ cung cấp cho các đơn vị khi có nhu cầu. Quản lý công tác đào tạo nâng bậc lương toàn Công ty. Tuần tra canh gác kiểm tra đốc cán bộ CNVthực hiện nội quy, quy chế của Công ty. Kiểm tra giám sát XNK hàng hoá, tài sản ra vào Công ty bảo vệ toàn bộ nhà xưởng kho tàng của Công ty.
*/ Phòng kế toán tài chính: Thực hiện công tác tài chính - thống kê kế toán của Công ty Quản lý toàn bộ tài sản của Công ty, phối hợp với các phòng xây dựng dự án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị máy móc công nghệ. Xây dựng giá thành vật tư , nguyên liệu trong ngoài nước để phục vụ sản xuất. Hạch toán những số liệu phát sinh bằng tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch thu chi tài chính, xây dựng định mức lưu động, quản lý sử dụng vốn xin cấo, xin vay, thu tiền bán hàng và trả tiền mua hàng.
*/ Phòng kế hoạch - Kinh doanh xuất nhập khẩu: Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch đầu tư phát triển của Công ty. Xác định chiến lược nghiên cứu thị trường và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty để Tổng giám đốc ký các Hợp đồng lao động. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm xây dựng giá thành kế hoạch. Cấp phát nguyên liệu cho sản xuất (cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu về số lượng chất lượng kịp thời đồng bộ cho sản xuất. Xây dựng giá gia công cho từng đơn hàng trên cơ sở công nghệ sản xuất và năng xuất lao động.
*/ Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Xây dựng và ban hành các định mức kỹ thuật, quy trình công nghệ trước khi sản xuất, theo sát đểkiểm tra chất lượng, giải quyết kịp thời cho sản xuất.
Nghiên cứu những đề xuất những sáng kiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất, duy trì việc đánh giá công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật toàn Công ty kết hợp phòng tổ chức thựchiện công tác đào tạo nâng bậc hàng năm.
*/ Phòng hành chính: Quản lý theo dõi nhà xưởng, đất đai, trang bị văn phòng, lập phương án sửa chữa các trang thiết bị văn phòng của Công ty. Bảo mật con dấu, công tác văn thư lưu trữ, đánh máy photô tài liệu, đón tiếp khách của Công ty làm thủ tục cho khách đi và đến. Kiểm tra đôn đốc nhằm đảm bảo bữa ăn cho công nhân có chất lượng, vệ sinh, phục vụ mọi yêu cầu làm thêm giờ của Công ty.
*/ Phòng cơ năng: Theo dõi hệ thống thiết bị áp lực, điện, nước của toàn công ty. Nghiên cứu những đễút những sáng kiến về thiết bị máy móc nhằm nâng cao năng suất lao động của chất lượng sản phẩm. Hiệu chuẩn thiết bị kiểm tra đo lường thử nghiệm kiểm định các thiết bị áp lực.
*/Phòng đảm bảo chất lượng: Duy trì và áp dụng hệ thống ISO 9002 của Công ty lập kế hoạch về chất lượng, theo dõi các cuộc họp đánh giá chất lượng nội bộ, quản lý điều phối các chương trình dự án cải tiến chất lượng.
*/ Phòng y tế: Thực hiện công tác khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên kiểm tra công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnhvà phối hợp với bộ phận bảo hộ lao động tổ chức đo đạc kiểm tra các yếu tố có hại trong môi trường lao động (nhà ăn, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường).
*/ Xí nghiệp giầy số I Xí nghiệp giầy số II : Là hai Xí nghiệp được giao khoán chi phí. Giám đốc Xí nghiệp chịu trách nhiệm về quản lý lao động , tiền lương, nhà xưởng, thiết bị tài sản trên phạm vi Xí nghiệp quản lý. Xí nghiệp được giao khoán nên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đối với Công ty và người lao động.
Giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất, thực hiện các đơn hàng, hợp đồng sản xuất, đảm bảo về chất lượng, số lưọng và thời gian giao hàng.
Xí nghiệp giầy số II: Là Xí nghiệp được giao khoán quỹ lương. Giám đốc chịu tránh nhiệm quản lý tiền lương, thiết bị nhà xưởng tài sản và công tác tổ chức sản xuất, thực hiện các hợp đồng sản xuất của Công ty giao cho Xí nghiệp. Nhận gia công cho các đơn vị ngoài Công ty khi có sự đồng ý của Tổng giám đốc.
Cuối tháng Xí nghiệp phải kiểm kê toàn bộ vật tư nguyên liệu, bán thnàh phẩm và thành phẩm về Công ty. Kết thúc hợp đồng sau 10 ngày Xí nghiệp cùng kết hợp các phòng nghiệp vụ quyết toán sử dụng vật tư.
*/ Trung tâm thương mại chuyển giao công nghệ: Là đơn vị trực thuộc Công ty quản lý, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nghiên cứu thị trường, giá cả cung cấp thông tin thiết lập mở rộng các bạn hàng các đói tác trong và ngoài nước. Ký kết hợp đồng mua bán thiết bị chuyển giao công nghệ gọi vốn đầu tư tìm kiếm hướng dẫn khai thác nguồn lực, mua bán giới thiệu ký gửi ngành giầy hàng hoá vật tư nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất giầy.
I.6 Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
I.6.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động Marketing
Để đạt được kết quả cao về mặt tiêu thụ sản phẩm thì phòng kinh doanh phải làm tốt hoạt động Marketingsao cho nhịp độ sản xuất trong doanh nghiệp ổn định theo các kỳ.
Do vậy để thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế xã hội đề ra sản lượng năm nay cao hơn năm trước. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng trên quy mô sản xuất hiện đại hoá công nghệ. Công ty đã mạnh dạn hợp tác liên kết với nước ngoài để mở rộng thêm dây chuyền sản xuất giầy dép cao cấp, giầy dép thời trang xuất khẩu
Bảng 1: Kết quả tiêu thụ sản phẩm giầy vải
Nguồn: phòng kinh doanh Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 1999
Năm 2000
Tỷ giá hàng XK: USD/VNĐ
Đồng
14.000
14.500
Giá bán bình quân
đồng/đôi
21.586
20.146
Tổng sản lượng
Đôi
3.266
4.117
Để đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu doanh nghiệp phải nhanh nhạy chính xác, nắm bắt tốt những khâu cơ bản như:
- Giao dịch qua lại với bạn hàng.
- Coi khách hàng là thượng đế.
- Điều tra thị trường
- Đánh giá và so sánh chất lượng sản phẩm
- Xây dựng giá bán một cách tối ưu
Giao trả hàng cho đối tác
Kiểm tra kỹ chất lượng và mẫu mã trước khi giao hàng
Công ty đã xác định phương hướng hoạt động trong những năm tới:
- ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, phát triển hệ thống kênh tiêu thụ đáp ứng việc mở rộng thị trường nội địa, đặc biệt là mở các đại lý tiêu thụ trong cả nước.
- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, nâng cao tay nghề công nhân, tạo điều kiện để công nhân lao động thật tốt, phấn đấu chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Tận dụng tối đa năng lực sẵn có, tiếp thu nâng cấp thiết bị, đầu tư chiều sâu có trọng điểm, đổi mới và đồng bộ dây chuyền sản xuất, bổ sung thiết bị chuyên dùng. Tiếp thu công nghệ mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm hạ giá thành, mở rộng thị trường.
- Đổi mới phương thức kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh tế.
Làm mọi cách để có thể hạ giá thành:
+ Quản lý tốt hoạt động sản xuất của Công ty .
+Bảo quản, không gây thất thoát, hao tổn nguyên vật liệu.
Thị trường nội địa: Cạnh tranh đối với thị trường này diễn ra hết sức phức tạp với mức giá của Công ty hiện nay. (Cao hơn giá sản phẩm của một số Công ty khác như: Thăng Long, Ngọc Hà, và giầy Trung Quốc). Công ty phân đoạn thị trường nội địa:
Đoạn thị trường người tiêu dùng có thu nhập thấp giá cả đang chú ý hơn là mẫu mã, bao bì, sản phẩm tiêu thụ ở đoạn thị trường này là giầy vải thường vì vậy vấn đề đặt ra ở đoạn thị trường này là phải giảm giá các loại giầy xuống thấp hơn so với giầy cùng loại. Giầy vải thường từ 13.000đ -15.000đ/đôi giá không chỉ thấp hơn trong nước mà còn thấp hơn cả giầy Trung Quốc có thể cạnh tranh giá được với các doanh nghiệp tuy nhiên chất lượng sản phẩm không thể tốt nhất.
Đoạn thị trường người tiêu dùng có thu nhập cao: Đây là đoạn thị trường khó tính cả về mẫu mã lẫn chất lượng và giá cả sản phẩm. Tuy nhiên với mức giá hiện nay Công ty đang thực hiện là bất lợi trong cạnh tranh. Vì vậy cần phải hạ giá thành xuống bằng với sản phẩm cùng loại của Công ty khác. Cụ thể giầy vải nữ thời trang chất lượng cao chỉ hạ xuống 32.000đ -45.000đ/đôi.
Một điểm nữa trong chính sách giá cả có chiết khấu giành cho người bán buôn chỉ chiết khấu theo số lượng sản phẩm không khuyến khích được khách hàng ở các vùng khác nhau vì điều kiện địa lý và khoảng cách có thể dẫn đến chi phí vận chuyển nên Công ty cần áp dụng mức chiết khấu khác nhau cho các vùng khác nhau nhằm kích thích người mua tăng doanh thu trên thị trường chậm.
Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm : Đây là hoạt động cần thiết để doanh nghiệp tiếp cận với thị trường đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, xây dựng mạng lưới tiêu thụ là một công tác quan trọng đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu lựa chọn kỹ sao cho mọi liệu hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng được chặt chẽ. Doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu người mua nhanh chóng mọi nơi, mọi lúc với chi phí thấp nhất.
Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm:
Kênh 1: Doanh nghiệp -> người tiêu dùng
Kênh 2: Doanh nghiệp -> người buôn bán -> bán lẻ -> người tiêu dùng
Kênh 3: Doanh nghiệp -> người trunggian -> bán buôn-> bán lẻ -> người tiêu dùng.
Kênh 1: Doanh nghiệp trực tiếp quan hệ với người tiêu dùng và thị trường do doanh nghiệp biết khá rõ về nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát và khống chế được giá cả có cơ hội để gây uy tín với khách hàng, hiểu rõ tình hình tiêu thụ nên có thể thay đổi đáp ứng kịp thời nhu cầu của người mua và điều kiện ít rủi ro. Tuy nhiện số lượng tiêu thụ phải đủ lớn nếu nhỏ thường làm chi phí thêm cao, chu kỳ luôn chuyển vốn chậm hạn chế năng lực sản xuất của doanh nghiệp, hoạt động tổ chức quản lý phức tạp.
Kênh 2, 3: Việc tổ chức tiêu thụ tương đối chặt chẽ, trong cùng một thời gian số lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều, vòng quay vốn nhanh, khả năng thoả mãn nhu cầu lớn. Do chuyên môn hoá cả người trung gian và doanh nghiệp có điều kiện nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên có quá nhiều người trung gian doanh nghiệp khó nắm bắt chính xác nhu cầu của thị trường nên rủi ro càng lớn, thời gian lưu thông hàng hoá dài, chi phí cho quá trình lưu thông lớn dễ bị nâng giá.
Chiến lược giá cả: tác động mạnh tới cung cầu hàng hoá trên thị trường, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt , giá cả là vũ khí được doanh nghiệp sử dụng giành ưu thế trên thị trường. Cùng với một loại mẫu mã tương đương người tiêu dùng bao giờ cũng chọn loại giá thấp hơn. Thường xuyên cải tiến sản xuất hạ giá thành thấp, trong chiến dịch phát chiển thị trường doanh nghiệp cói thế áp dụng giá linh hoạt, giá hớt váng , giá xâm, nhập.
Về Quảng cáo: Quảng cáo trên báo Hà nội mới, thời báo kinh tế đang phát huy tốt hiệu quả tới các khách hàng mục tiêu, quảng cáo qua đài truyền thanh, qua mạng. Quảng cáo trên báo Hải quan và công nghiệp da giầy.
Về xúc tiến bán hàng: Công ty thường xuyên trực tiếp tác động tác động tới tâm lý của bạn hàng và nắm bắt nhu cầu của bạn hàng, ngoài ra doanh nghiệp còn thường xuyên quan lại rất mật thiết với bạn hàng. Chính sự quan lại này giúp doanh nghiệp hiểu hơn về sự thay đổi của thị trường và tạo lòng tin với bạn hàng.
Bảng 2: Kết quả doanh thu của doanh nghiệp
Nguồn Phòng Kinh doanh
Đơn vị: 1000
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 1999
Năm 2000
Tổng sản lượng
Đôi
3.266
4.117
Giá vốn hàng bán
nghìn đồng
34.233.000
40.376.400
Tổng doanh thu
đồng
73.500.000
85.995.000
Năm 1999:Tổng doanh thu và giá vốn hàng bán cũng chênh lệch nhau là: 39.237.000 nghìn đồng
Năm 2000 chênh lệch giữa tổng doanh thu và giá vốn hàng bán là: 45.627.600 nghìn đồng.
Nhờ vào các chính sách thì sự chênh lệch về giá vốn hàng bán và tổng doanh thu tăng theo các năm.
I.6.2 Phân tích lao động tiền lương:
*/ Theo thống kê ngày 21-12-1999 tổng số lao động trong Công ty Giầy Thuỵ Khuê là 2000 người trong đó lao động nữ chiếm 80% tổng số lao động, chủ yếu là lao động trực tiếp sản xuất, còn lao động gián tiếp và lao động làm công tác quản lý là không đáng kể. Biểu sau đây cho ta biết điều đó
Bảng 3: Bảng tổng hợp số lượng lao động
của Công ty Giầy Thuỵ Khuê
Nguồn Phòng tổ chức Đơn vị : Người
Lao động
Thực hiện
Tỷ lệ so tổng số
1.Tổng số lao động
2000
100,0
2. Lao động nữ
1580
80,0
3. Lao động làm công tác quản lý
85
4,0
4. Lao động trực tiếp sản xuất
1805
90,0
5. Lao động gián tiếp
110
5,2
Mấy năm gần đây đội ngũ lao động kể cả cán bộ làm công tác quản lý và công nhân dần dần được trẻ hoá, tuổi trung bình của lao động Công ty là 30. Thực tế cho thấy trong công ty số lao động lành nghề không phải là nhỏ (79%).
Đội ngũ có kiến thức quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá của Công ty tương đối cao có 67 người tốt nghiệp đại học chiếm gần 79% trong tổng số lao động làm công tác quản lý.
Bảng 4: Tuổi đời và trình độ của công nhân
của Công ty giầy Thuỵ Khuê
Nguồn Phòng tổ chức
Trình độ
văn hoá
Dưới bậc PTCS
Tốt nghiệp PTCS
Tốt nghiệp PTTH
Tốt nghiệp cao đẳng trung cấp kỹ thuật
Tốt nghiệp Đại học
Tuổi 18-35
-
107
1335
30
38
Tuổi 36-59
10
160
250
20
29
Tuổi >60
-
-
-
-
-
Tổng
10
267
1585
50
67
*/ Chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ trọng không nhỏ từ 15 - 20 % chi phí cho nên việc hạch toán chính xác chi phí nhân công trực tiếp có tầm quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm ... nhưng vẫn phải đảm bảo đời sống cho người lao động bằng cách nâng cao năng suất lao động.
*/ Quỹ tiền lương: là tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả lao động do doanh nghiệp quản lý và sử dụng.
Thành phần của quỹ tiền lương gồm:
+Tiền lương trả cho người lao động theo thời gian.
+Tiền lương trả cho người lao động theo sản phẩm
+Tiền lương trả cho người lao động theo thời gian nghỉ việc bởi các lý do: Hỏng máy, thiếu vật tư..
+Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được nghỉ phép theo quy định: nghỉ họp.. .
+Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được nghỉ để đi học theo chế độ.
+Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được điều động đi công tác.
+Các khoản phụ cấp theo quy định .
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp được quy định:
Doanh nghiệp xác định tổng quỹ lương năm kế hoạch dựa vào dựa vào tổng sản phẩm trong năm kế hoạch và đơn giá tiền lương sản phẩm.
VKH = ồn i=1 Q i Pi+ VBS (i =1á n)
VKH : Tổng quỹ lương kế hoạch
Qi : Số lượng sản phẩm mẫu (i) năm kế hoạch
Pi : Đơn giá lương tổng hợp kế hoạch của sản phẩm rmẫu (i)
n : Số mẫu sản phẩm sản xuất trong năm kế hoạch
VBS : Quỹ lương bổ sung kế hoạch gồm:
+/ Tiền lương trả cho các bộ phận sản xuất phụ
+/ Tiền lương trả cho các phòng ban quản lý doanh nghiệp
+/ Tiền lương trả cho những ngày nghỉ việc được hưởng lương
+/Các loại phụ cấp và các loại lương được bổ sung khác
Doanh nghiệp xác định Tổng quỹ tiền lương thực hiện dựa vào đơn giá tiền lương sản phẩm và tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện.
VTH = ồn i=1 Q i Pi+ VBS
VTH : Tổng quỹ lương thực hiện
Qi : Số lượng sản phẩm mẫu (i) thực hiện
Pi : Đơn giá lương tổng hợp thực hiện của sản phẩm rmẫu (i)
n : Số mẫu sản phẩm sản xuất trong năm thực hiện
VBS : Quỹ lương bổ sung thực hiện gồm:
Mức tiền lương bình quân tháng của cán bộ, công nhân được ban giám đốc công ty xác định căn cứ vào khả năng sản xuất kinh doanh.
Nếu như mức cầu về sản phẩm công ty đạt được cao thì ban giám đốc sẽ thiết lập mức lương bình quân cao.
Dựa trên sự hiệp tác giữa sự phân công các bước công việc trên dây chuyền với thời gian thao tác cuả mỗi bước công việc doanh nghiệp đã xây dựng được định mức lao động với đơn giá lương tương ứng đối với lao động trực tiếp:
Hcb x LTT
Đ L =
26 x ĐM
Doanh nghiệp làm việc 26 ngày /tháng ; 2 ca/ngày
ĐL : Đơn giá lương của lao động trực tiếp
Hcb : Hệ số cấp bậc công việc (phụ thuộc vào mẫu mã )
LTT : Lương tối thiểu doanh nghiệp : 180.000đ
Đ M : Định mức
Bảng 5 Bảng định mức sản lượng và đơn giá lương sản phẩm
Đơn giá bộ phận đế Mã 24-006
Last keo 5/9002 Nguồn: phòng kế toán
STT
Tên công việc
Định mức
Đơn giá
I
Làm out sole
1
Đánh giám mặt out
1023
21,67
2
Bôi nước rửa out lần1
600
8,67
3
Bôi nước rửa out lần2
600
8,67
4
cắt dâyviền
1000
1,44
5
Bôi nước rửagiây viền
1000
2,89
6
Bôi keo dây viền
520
3,42
7
Bôi keo out
600
17,33
8
Cắt tách dây viền
800
19,26
9
Dán dây viền vào out
400
54,17
10
ép máy
1600
8,13
*/ Tiền lương gồm: lương sản phẩm, lương thời gian, ngừng việc, nghỉ việc hưởng 100% lương như: ngày lễ. nghỉ phép .. . phụ cấp thuộc quỹ lương như: ngày công cao hay năng suất cao, phụ cấp trách nhiệm.. .
Tại các Xí nghiệp hàng ngày tổ trưởng theo dõi thời gian sản xuất và trực tiếp chấm công cho từng công nhân trong tổ trên bảng chấm công, đồng thời phối hợp với cán bộ của Xí nghiệp theo dõi số sản phẩm hoàn thành, số sản phẩm hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn của từng công nhân. Cuối tháng tổ trưởng lập “ bảng xác nhận sản phẩm hoàn thành” của từng người cùng với bảng chấm công gửi cho nhân viên kinh tế của Xí nghiệp.
Cuối tháng nhân viên kinh tế căn cứ vào số sản phẩm đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng công nhân và đơn giá phẩm được Xí nghiệp xây dựng quy định cho từng công đoạn nhỏ, để xác định lương sản phẩm cho từng công nhân theo công thức :
Tiền lương sản phẩm = Số sản phẩm hoàn thành x đơn giá lương sản phẩm
(đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật)
VD: Chị Hoàng Thu Hoài ở tổ may 1 (XNII) trong tháng 4 năm 2000 may được 2558 đôi giầy SUPERGA với đơn giá 180 đồng/đôi.
Lương sản phẩm = 2558 x 180 = 460440 đ
Ngoài tiền lương sản phẩm công nhân trực tiếp sản xuất còn có thể được hưởng lương thời gian trong trường hợp Xí nghiệp điều họ đi làm việc khác mà không nằm trong đơn giá, như ngừng việc do thiếu nguyên vật liệu, mất điện, dọn kho ...
Tiền lương thời gian tính dựa trên căn cứ:
- Căn cứ bảng chấm công đã được ghi chú để tính thời gian đối với công nhân trực tiếp sản xuất do tổ trưởng lập.
- Căn cứ bậc lương (cấp bậc kỹ thuật) của từng công nhân
- Căn cứ vào lương cơ bản và số ngày làm việc theo quy định
- Cuối tháng dựa trên những căn cứ trên nhân viên kinh tế của Xí nghiệp sẽ tính lương thời gian cho công nhân trực tiếp sản xuất (nếu có) và bộ máy quản lý của phân xưởng theo công thức :
Bậc lương cán bộ kỹ thuật x lương cơ bản Số ngày làm
Lương thời gian = x việc thực tế hưởng Số ngày làm việc quy định trong tháng lương thời gian
Theo Nghị định số10/2000/NĐ-CP ngày27/3/2000 của Chính phủ về việc quy định lương tối thiểu trong doanh nghiệp. Công ty áp dụng tiền lương cơ bản là: 180.000 đồng/tháng và theo số ngày quy định trong tháng là 26 ngày.
VD: Ngoài lương sản phẩm chị Hoàng Thu Hoài tính lương thời gian số ngày làm việc hưởng lương thời gian là 10 ngày bậc 1,58
1,58 x 180.000
Lương thời gian = x 10 = 109.385 đồng
26
Ngoài ra công nhân trực tiếp sản xuất hưởng phụ cấp độc hại (Cụ thể do cục đo lường xác định) cho các bộ phận như Cán, hấp , mài đế... 2000 đồng/ngày , tiền ngày công cao nếu như đi làm đầy đủ công trong tháng do Xí nghiệp quy định hưởng 1.500đồng/ngày, phụ cấp khác như công nhân nữ sau khi sinh con nghỉ chế độ đi làm được nghỉ 1 giờ /ngày nhưng họ không nghỉ thì được tính tiền phụ cấp khác (theo lương thời gian). Một số công nhân được hưởng thêm tiền phụ cấp trách nhiệm. Toàn bộ công việc tính toán được được nhân viên kinh tế ở Xí nghiệp tập hợp vào bảng thanh toán cho tổ xem biểu bảng sau: Trên cơ sở bảng lương như tạm ứng lương. BHXH,BHYT và xác định số tiền mà công nhân được lĩnh theo công thức :
Kỳ II Lương SP Lương ngừng Lương Phụ cấp
được = hoặc lương + việc hưởng + công cao + độc hại +
lĩnh thời gian 100% lương (nếu có) (nếu có)
Phụ Phụ Phụ cấp Lương BHXH BHYT
cấp + cấp khác + trách nhiệm - tạm ứng - thu - thu
lương (nếu có) (nếu có) (nếu có) CN CN
I.6.3 Phân tích công tác Quản lý vật tư, tài sản cố định:
Nguyên vật liệu là một trong những đối tượng lao động chính của quá trình sản xuất. Việc tiến hành cung cấp nguyên vật liệu để quá trình sản xuất được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn về năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm đang là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Bởi thực tế hiện nay việc thu mua nguyên vật liệu của Công ty được thực hiện theo hình thức dùng đến đâu mua đến đấy hoặc nếu có gia công thì do bạn hàng cung cấp nguyên vật liệu.
Do vậy doanh nghiệp giảm được chi phí dữ trữ nhưng lại thiếu chủ động đối với nguyên vật liệu nhập ngoại.
Với hình thức thu mua nguyên vật liệu chính từ ngoại nhập thì sẽ bị ảnh hưởng của giá trị đồng Việt Nam nên doanh nghiệp luôn phải tìm kiếm nguồn nhập vật tư tối ưu để giảm được giá chi phí nguyên vật liệu.
Sau khi phân loại, kế toán vật tư vào máy tính cho từng Xí nghiệp, từng mã hàng, chỉ tiêu số lượng thực xuất. Cuối quý tính giá thực tế vật tư xuất kho của từng loại vật liệu theo giá thực tế bình quân gia quyền. Trên cơ sở chi tiết của từng mã vật tư tồn quý trước, giá trị thực tế vật tư , số lượng số tiền nhập trong quý theo từng mã hàng để tính đơn giá bình quân .
Đơn giá xuất kho thực tế Giá thực tế tồn Giá thực tế của
bình quân quý (của từng = đầu quý + Vật tư nhập trong quý
mã vật tư) Số lượng vật tư Số lượng vật tư
Tồn kho đầu quý + Nhập kho trong quý
Trong giá trị thực tế của vật tư nhập kho bao gồm cả chi phí thu mua (vận chuyển, bốc dỡ.. .) Bởi khi mua vật tư Công ty ký hợp đồng, chi phí thu mua do bên bán vật tư chịu.
Giá thực tế vật tư xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá t._.hực tế bình quân quý
VD: Trong tháng tình hình nhập, xuất vật tư của bạt 3419 mộc khổ 0,9m (mã số02.012VB) như sau:
- Tồn đầu kỳ : Số lượng : 7.295,95m Số tiền: 42.844.394đ
- Nhập trong kỳ: Số lượng: 8.411,5 m Số tiền:63.268.990đ
- Xuất trong kỳ : Số lượng: 15.011m
Như vậy tính đơn giá bình quân như sau
Đơn giá bình quân quý 42.844.394 + 63.268.990
của vải bạt 3419 mộc = = 6.755,6 đ
khổ 0,9 m(mã 02.012VB) 7.295,97 + 8.411,5
Giá thực tế xuất kho = 15.011 x 6.755,6 = 101.408.311,6 đ
Bảng 6: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
(Mặt hàng giầy vải) Đơn vị : Xí nghiệp II
Nguồn: Phòng Kế toán Đơn vị : đồng
Tên vật tư
Mã VT
Đơn giá
lượng Nhập + tồn
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
SL
TTiền
SL
T.tiền
Nguyên vật liệu chính
+ Bạt 3419 mộc K 0,9m
02.012VB
6.755,6
28.936
15.011
101.408.311,6
13.925
94071730
+ Bạt 3 x 3 navy khổ 82
02.023VB
14.560
20.956
1.941,4
28.266.784
19.014,6
27685258
+ Lót khăn mặt bông
02.130VB
3.057
851
627,2
2.054.915
223,8
684156,6
Nguyên vật liệu phụ
+ Dây giầy trắng 1,2m/đôi
05.001DG
631,83
7.689
5.113
3.230.564
2576
1627594
+ Dây giầy trắng1,1 m/đôi
05.002DG
591
2130
1.000
591.000
1130
667830
+ Keo
250.000
675
610
152.500.000
65
1.625.000
+ Chỉ thêu
24.000
500
208
4.992.000
292
7.008.000
Bảng 7 : Tiêu hao nguyên phụ liệu hàng gia công
Giầy nữ vải pu giả da Mã, C960M, C960M - 1 , C960W
Cỡ sản xuất : 5 - 11 Cỡ kiểm tra : 8 Số lượng: 3024
Nguồn: Phòng kế toán
STT
Tên nguyên phụ liệu
ĐVT
ĐM tiêu hao trên HĐ có 3% hao hụt
Khổ thực tế
ĐM tiêu hao thực tế có 3% hao hụt/1 đôi sản phẩm
Ghi chú
1
vải pu giả da
YDS
0.25
54’’
0.255
771.12
2
vảo PVC
YDS
0.27
54’’
0.012
36.288
3
Vải can vá (vải bạt)
YDS
0.194
54’’
0.245
740.88
4
Phi lơ bông (nỉ)
YDS
0.05
36’’
0.081
244.944
5
vải không dệt
YDS
0.043
36’’
0.031
93.744
6
vải hoá học
YDS
0.074
36’’
0.071
214.704
7
băng dán verkro
YDS
0.2
100mm
0.266
804.384
8
mút lót cổ
YDS
0.25
54’’
0.018
54.432
9
tấm bìa lót giầy
Tấm
0.15
155x93cm
0.03
90.72
10
thanh sắt lót đế
PRC
1
1.03
3114.72
11
hộp giấy
YDS
2
1
3024
12
Chỉ may
cuộn
0.08
2300m
0.007
21.168
13
tem treo
PRS
1
4.1
12398.4
14
tem lưỡi gà
PRS
1
1.03
3114.72
15
tem hộp
PRS
1
1.03
3114.72
16
hạt chống ẩm
túi
2.6
1.03
3114.72
17
viền giầy (dây tăng cường)
YDS
1.9
2.5
7560
18
keo giầy
kg
0.09
0.1
302.4
Trong quá trình sử dụng TSCĐ ở Công ty, dưới tác động của mội trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn. Để thu hồi giá trị hao mòn của TSCĐ kế toán tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển dần giá trị hao mòn này vào giá trị sản phẩm làm ra. Khấu hao TSCĐ được tính vào chí phí sản xuất chung, chí phí quản lý doanh nghiệp. Để tính số khấu hao tài sản cố định, hiện nay Công ty thực hiện tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính (Bình quân theo thời gian) với tỷ lệ khấu hao theo quy định của Nhà nước. Do kỳ hạch toán của Công ty là quý nên khấu hao của Công ty được tính theo Công thức :
Mức khấu Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao năm
hao phải trích = tài sản x
trong tháng cố định 12
Hoặc là:
Mức khấu hao phải trích trong quý = Mức khấu haophải trích trong tháng x3
Theo bảng đăng ký tỷ lệ khấu hao TSCĐ năm 2000của Công ty đã được Cục quản lý vốn tài sản của Nhà nước duyệt với tỷ lệ khấu hao của mỗi loại như sau:
- Đối với nhà xưởng, tỷ lệ khấu hao là 4%/năm (0,33%/tháng)
- Đối với máy móc thiết bị, tỷ lệ khấu hao là 10%/năm (0,83%/tháng)
- Đối với dụng cụ công cụ quản lývà phương tiện vận tải, tỷ lệ khấu hao là 15%/năm (1,25%/tháng)
- Riêng tài sản đi thuê tài chính phải trả trong 4 năm nên doanh nghiệp áp dụng tỷ lệ khấu hao là 25%/năm (2,08%/tháng).
VD: Theo phương pháp tính khấu hao trên, ở Xí nghiệp II đang sử dụng máy may công nghiệp 2 kim CS8725 với nguyên giá 214.239.500 đồng thì:
Số khấu hao phải trích trong quý II = 214.239.500 x 0.83% x 3 = 5.334.563đ
Trong quý khi có sự biến động (tăng, giảm) TSCĐ phải xác định số khấu hao tăng giảm trong quý rồi căn cứ vào số khấu hao phải trích quý trước (trong bảng phân bổ khấu hao quý trước) rồi xác định số khấu hao phải trích quý này theo công thức:
Số khấu hao Số khấu hao Số khấu Số khấu
Phải trích = phải trích + hao tăng - hao giảm
quý này quý trước trong quý trong quý
Bảng 8 : Đặc điểm về máy móc thiết bị
Nguồn: Phòng kế toán
Bộ phận
sản xuất
Tên MMTB
Số lượng
Nước sản xuất
Năm sử dụng (tính bình quân
Giá trị còn lại (triệuđồng)
Bồi vải
Máy bồi vải
2
Đài Loan
1992+1998
675
Máy cắt
1
Đài Loan
1992
54
Cắt
Máy cắt YG 501
10
Đài Loan
1992+1997+1998
770
Máy cắt YG902
12
Đài Loan
1992+1997+1998
1.380
Máy cắt vòng
2
Nhật
1999
220
May
Máy may 1kim
560
Đài Loan
1992+1994+1999
2.900
Máy may 2kim
220
Đài Loan
1992
1.980
Máy may Ziczắc
50
Đài Loan
1994
550
Máyxén viền
60
Đài Loan
1993
1.140
Máy gấp
20
Đài Loan
1992
430
Bộ phận
sản xuất
Tên MMTB
Số lượng
Nước sản xuất
Năm sử dụng (tính bình quân
Giá trị còn lại (triệuđồng)
Máy tán ozê
30
Đài Loan
1992
900
Cán
Máy cán viền
5
Việt Nam
1992
40
Máy luyện kim
2
Đài Loan
1992
1.225
Máy cán f 400
7
T Quốc
1992
1.085
máy ra viền
10
Đài Loan
1992
550
Máy đánh keo
4
Đài Loan
1992-1998
122
Gò
máy bôi keo
12
Đài Loan
1992-1998
300
Máy gò mũi
14
Đài Loan
1992-1998
3.010
Máy ép đế
16
Đài Loan
1992-1999
1.596
Máy ép 4 phía
12
Đài Loan
1992-1999
1.568
Băng tải
15
Đài Loan
1992-1999
1.140
Thùng sấy
30
Đài Loan
1992-1999
675
Máy tạo phom
10
Đài Loan
1992
675
Lưu hoá
Lò hấp
7
Đài Loan
1992-1999
112
Lò hơi
01
Việt Nam
1992
2.184
Đóng gói
Máy xiết nẹp
10
Đài Loan
1992
250
Thùng sấytia cựctím
01
Đài Loan
1993
225
Trạm tiến thế 200KVA
2
Việt Nam
1992+1998
41
Tổng cộng
26.197
I.6.4 Phương pháp tính giá thành:
Do đặc điểm sản xuất của Công ty giầy Thuỵ Khuê là: Trong một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một số nguyên vật liệu nhưng sản xuất được nhiều loại giầy khác nhau nên thực tế không tập hợp chi phí riêng cho từng sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Vì vậy, Công ty chọn đối tượng tập trung chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ sản xuất đó hoàn thành.
Đơn vị tính giá thành của Công ty là đôi giầy.
Kỳ tính giá thành: là hàng quý, vào thời điểm cuối quý phù hợp với thời đểm báo cáo của Công ty.
- Để tính giá thành sản phẩm cho từng Xí nghiệp phải căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh trong quý trừ đi các khoản giảm giá thành (nếu có), đồng thời căn cứ vào giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ trước và kỳ này, xác định tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm cho từng Xí nghiệp theo công thức:
Tổng giá thành Giá trịSP Tổng chi phí Giá trịSP
sản xuất của = dở dang + thực tế phát - dở dang
các loại SP đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ
- Căn cứ chi phí dở dang đầu kỳ (là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
dở dang cuối kỳ trước) và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức:
Dđk + Cvl
Dck = x Sd
Stp + Sd
Trong đó: Dđk, Dck: chi phí của phẩm dở dang đầu kỳvà cuối kỳ.
Cvl: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ
Stp: Sản lượng thành phẩm hoàn thành trong kỳ
Sd: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Bảng 10 Bảng quy đổi sản phẩm làm dở
Nguồn :Phòng kinh doanh Đơn vị: đôi
STT
Tên sản phẩm
Số lượng sản phẩm làm dở
Hệ số quy đổi
Sản phẩm làm dở quy đổi
1
Gầy Bata
51.789
1
51.789
2
Gầy MELCOSA
3.045
5,47
16.656
3
Gầy GOD
3.699
5,64
20.862
Cộng:
89.307
- Căn cứ vào dịnh mức kinh tế kỹ thuật và thử nghiệm thực tế thì tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm (đôi) là:
1 đôi giầyBata : 0,035m2 bạt
1 đôi giầy MELCOSA : 0,1915m2 bạt
1 đôi giầy GOD : 0,1974m2 bạt
Đối với giầy vải, vải bạt là nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành đơn vị. Như vậy một đôi giầy Bata tiêu hao hết ít nhất nguyên vật liệu. nên có thể lấy định mức tiêu hao thấp nhất là 1 (H=1). Từ đó tính hệ số quy đổi các loại giầy khác theo giầy Bata.
0,1915
Hệ số quy đổi giầy MELCOSA: HMEL = = 5,47
0,035
0,1974
Hệ số quy đổi giầy GOD : HGOD = = 5,64
0,035
Tổng sản lượng hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm quy đổi:
ồQ’ = ồni=1 Qi x Hi
Trong đó:Qi là số lượng thực tế của loại sảnphẩm i
Hi là hệ số quy đổi sản phẩm i
Bảng 11: Bảng quy đổi sản phẩm XNII
Quý II năm 2000
Nguồn: Phòng kinh doanh
STT
Tên sản phẩm
Số sản phẩm hoàn thành (Qi)
Hệ số quy đổi (Hi)
Số sản phẩm hoàn thành quy đổi (Q')
Hệ số phân bổ chi phí
(H'i)
1
Giầy Bata
262.704
1
262.704
0,314
2
Giầy MELCOSA
43.037
5,47
235.412
0,2814
3
Giầy GOD
38.288
5,64
215.944
0,2581
4
Giầy Te in con giống
5.562
0,8
4.450
0,0053
5
Giầy NOVI
19.440
4,91
95.450
0,114
6
Giầy CHANON
5.220
4,36
22.759
0,0272
Cộng:
836.719
1
Hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm (mỗi Xí nghiệp) theo công thức:
Số lượng quy đổi phẩm i Qi x Hi
H’i = =
Tổng số lượng sản phẩm quy đổi ồQ’
- Căn cứ hệ phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm để tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo công thức:
Tổng giá Tổng giá thành Hệ số phân bổ
thành sản = sản xuất của các x chi phí cho từng
phẩm i loại sản phẩm loại sản phẩm (H’i)
Tổng giá thành củaloại sản phẩm i
Giá thành đơnvị của loại SP i =
Số lượng sản phẩm i hoàn thành nhập kho
Bảng 12: Bảng tính giá thành giầy MELCOSA
QuýII năm 2000 - XNII
Sản lượng quy đổi: 235.412 đôi Số lượng : 43.037 đôi
Nguồn: Phòng kế toán Đơn vị tính :VNĐ
Khoản mục
sản phẩm làm dở ĐK
CPSX
trong kỳ
SPLD
cuối kỳ
Tổng
giá thành
Giầy MELCOSA
Hệ số
Tổng GT
Giá thành ĐV
- Chi phí NVLtrực tiếp
252078760
4630422325
470873954
4411627131
124143875
28845688
- Chi phí nhân công TT
1438705529
1438705529
0,2814
404851736
9407.062
- Chi phí SX chung
1046460636
1046460636
294474023
6842.345
Cộng:
252078760
7115588490
470873954
6896793296
1940757634
45095.095
I.6.5 Đánh giá nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp.
Qua một thời gian ngắn thực tập tại Công ty giầy Thuỵ Khuê, em nhận thấy, là một đơn vị sản xuất kinh doanh những năm gần đây Công ty đã đạt được kết quả tốt trong sản xuất kinh doanh và chiếm được chỗ đứng trong cơ chế thị trường. Bởi các sản phẩm của Công ty đã có sự thay đổi cả về mẫu mã, kiểu dáng và chất lượng cao tạo lòng tin đối với khách hàng. Do đó Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng với bạn hàng trong và ngoài nước. Đây là kết quả và sự cố gắng làm việc không mệt mỏi của toàn bộ đội ngũ công nhân viên trong Công ty.
- Bên cạnh đó đội ngũ Ban lãnh đạo Công ty có trình độ nhanh nhạy trong kinh doanh, công nhân viên có trình độ tay nghề khá, luôn luôn đồng sức đồng lòng cùng ban lãnh đạo đưa Công ty ngày một tiến lên.
- Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước chú ý đến đời sống của cán bộ công nhân viên chức. Thực hiện đúng chế độ chính sách của Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều mà Công ty đã và đang làm được vẫn còn tồn tại một số điểm cần phải khắc phục để nâng cao hơn tính cạnh tranh của Công ty.
Nhược điểm : Bên cạnh những mặt đã làm được của Công ty thì cần phải cố gắng loại bỏ được những nhược điểm còn thiếu sót để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của Công ty cùng với những phương pháp có hiệu quả nhất trong sản xuất kinh doanh.
* Đối với tình hình tiêu thụ sản phẩm:
Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã và đang được nhiều bạn hàng trên thị trường quốc tế biết tới. Do sản phẩm sản xuất ra luôn xuất khẩu nên đòi hỏi về chất lượng cao, thời gian đúng, mẫu mã thật chính xác. Vì vậy, với điều kiện của sản phẩm cao như vậy thì đòi hỏi kết cấu sản xuất sản phẩm tương đối phức tạp và tốn kém. Ngoài ra, đòi hỏi về chi phí sản xuất rất cao.
Mặt khác, sự phân phối sản phẩm của Công ty còn hạn chế và chưa phát triển được thị trường tiêu thụ của mình một cách tương đối.
* Đối với tình hình sản xuất kinh doanh:
Về mặt nắm bắt quá trình sản xuất, việc đôn đốc, việc xem xét điều kiện sản xuất còn chưa thường xuyên, chưa sát sao, chưa chặt chẽ và chưa kịp thời. Những sai trái của Công ty xảy ra chưa sử dụng biện pháp cứng rắn để ngăn chặn kịp thời. Nếu như những điều trên không được khắc phục sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bị chia cắt, dẫn tới sự cạnh tranh bị giảm sút.
CHƯƠNG II
CƠ Sở Lý LUậN Về HIệU QUả
SảN XUấT - KINH DOANH
II.1/Khái niệm, bản chất và phân loại hiệu quả.
II.1.1/Khái niệm về hiệu quả.
Hiệu quả là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã được xác định trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp với chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu đó. Hiệu quả kinh tế là hiệu quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó mô tả mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã đạt được với chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích.
Tóm lại: Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế đặt ra trong từng thời kỳ với chi phí nhỏ nhất. Hiệu quả kinh tế cũng là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế. Lý do của vai trò và tác dụng của phạm trù hiệu quả trong thực tiễn về mặt khoa học dẫn xuất từ những căn cứ sau:
- Mọi quá trình kinh tế từ việc sản xuất- kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở cho đến sự phát triển kinh tế vùng, từng ngành và đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân đều bao gồm 2 yếu tố cơ bản đó là: Chi phí và kết quả.
- Mối quan hệ giữa 2 yếu tố chi phí và kết quả tức là đầu vào và đầu ra của các hoạt động kinh tế là nội dung kinh tế của hiệu quả. Vì vậy trong quản lý kinh tế trước hết người ta phải tìm cách xác định đúng 2 yếu tố cơ bản này và tìm cách thay đổi chúng trong mối quan hệ giữa chúng với nhau để có được hiệu quả kinh tế ngày càng tăng.
- Xuất phát từ những yêu cầu phát triển sản xuất- kinh doanh và yêu cầu tái sản xuất mở rộng các hoạt động kinh tế, để đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày càng tăng, trên cơ sở thực hiện tiết kiệm trong sản xuất- kinh doanh thì tiết kiệm và nâng cao hiệu quả là 2 mặt của một vấn đề. Đối với sản xuất kinh doanh chiều sâu thì tiết kiệm và nâng cao hiệu quả được quan tâm đặc biệt từ đầu.
Hiệu quả kinh tế được thể hiện thông qua tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí.
HQ
=
KQ
CP
Cách tính này không những khắc phục được mọi nhược điểm mà còn cho phép phản ánh hiệu quả ở mọi góc độ khác nhau. Tuy nhiên cách đánh giá này khá phức tạp, đòi hỏi phải có quan điểm đúng đắn khi lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả.
II.1.2/Các quan điểm và bản chất của hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là một vấn đề quan trọng của toàn Xã hội và đòi hỏi sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, do đó nó dành được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà kinh tế học. Tuy nhiên do điều kiện lịch sử và góc độ nghiên cứu từ nhiều phía khác nhau, từ hiệu quả kinh tế mà có các quan điểm khác nhau.
+ Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích của hoạt động sx vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân. Ưu điểm của quan điểm này là gắn liền với kết quả và chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng chi phí. Nhược điểm của phương án này là chưa rõ ràng và thiếu tính khả thi ở phương diện xác định và tính toán. Cụ thể chỉ tiêu so sánh biểu hiện ở mức độ tiết kiệm chi phí phải có hai phương án để so sánh, hoặc phải có định mức tiêu chuẩn để so sánh. Điều đó chỉ có trong các kế hoạch chọn phương án sx và đầu tư. Trong thống kê mỗi đối tượng trong phạm vi thời gian và không gian cụ thể chỉ có một kết quả và một chi phí tương ứng cho nên làm sao biết được mức độ tiết kiệm, chỗ không rõ ràng ở đây là không phân biệt giữa kế hoạch và thống kê, giữa tương lai và quá khứ khi đưa ra các yêu cầu “min” và “max”, trong khi chỉ có một trị số của chỉ tiêu được xét.
+ Quan điểm thứ hai: (Hiệu quả là mối quan tâm chung của kinh tế học). Hiệu quả thể hiện sự so sánh giữa mức độ thực tế và mức độ tối đa về sản lượng, tỷ lệ so sánh cao thì càng có hiệu quả. Phương pháp tính trên cơ sở quan điểm này cho ta một cái nhìn vĩ mô, tổng quát về trình độ sử dụng tiềm năng của xã hội. Phương pháp này cũng đơn giản nếu xác định được tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tỷ lệ thất nghiệp năm nay và những năm tới. Do vậy thực tế nước ta chưa cho phép vận dụng quan điểm độc đáo có ý nghĩa về mặt nhận thức phạm trù hiệu quả này.
* Một quan điểm hiệu quả kinh tế phù hợp với thực tế hiện nay là: Mối tương quan giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã xác định với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Bởi vậy khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một doanh nghiệp phải trải qua 2 bước:
+ Trước hết phải so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đã xác định.
+ Sau đó so sánh kết quả đạt được với chi phí đã bỏ ra để đạt được mục tiêu. Bởi có trường hợp hiệu quả kinh tế tăng nhưng không thực hiện được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra.
Cần phải đạt hiệu quả kinh tế một cách toàn diện trên cả hai mặt định lượng và định tính.
Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra.
Nếu xét về tổng lượng: Người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi nào kết quả lớn hơn chi phí, chênh lệch này càng lớn hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được, phản ánh sự nỗ lực của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, phản ánh trình độ và năng lực quản lý sản xuất- kinh doanh và sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu về mục tiêu kinh tế với những yêu cầu về mục tiêu chính trị- xã hội.
Hai mặt định lượng và định tính của phạm trù, hiệu quả kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau và không thể tách rời riêng rẽ.
II.1.3/Phân loại hiệu quả.
Việc phân loại hiệu quả nhằm mục đích tiếp cận và xử lý chính xác vấn đề hiệu quả.
Căn cứ vào nội dung và tính chất của hiệu quả người ta chia:
+ Hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả Xã hội
Hiệu quả Xã hội là một đại lượng phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết quả đạt được đến lao động và môi trường. Đó là hiệu quả về cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn các mặt như an ninh quốc phòng, các yêu cầu về chính trị - Xã hội, góp phần tích cực cho việc phát triển vững vàng, lành mạnh của toàn Xã hội. Thực chất là sự tác động tích cực hoặc tiêu cực của các hoạt động con người trong đó có các hoạt động kinh doanh. Hiệu quả Xã hội và hiệu quả kinh tế có mối quan hệ gắn bó với nhau là 2 mặt của một vấn đề. Do đó, khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải xem xét 2 mặt này một cách đồng bộ. Hiệu quả kinh tế không chỉ thuần tuý là thành quả kinh tế vì: Trong kết quả và chi phí kinh tế có các yếu tố nhằm đạt hiệu quả Xã hội nhất định cũng như vậy, hiệu quả Xã hội không phải là cái đạt được về mặt Xã hội mà hiệu quả xã hội tồn tại phụ thuộc vào kết quả và chi phí phát sinh trong hiệu quả kinh tế cao nhưng lại tác động không tốt tới môi trường và Xã hội thì không được coi là hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Bất kỳ một quá trình và hiện tượng kinh tế nào cũng bao hàm cả 2 mặt: Tính Xã hội và tính kinh tế không tách rời nhau, không thể có hiệu quả xã hội mà không có hiệu quả kinh tế, mặc dù đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì hiệu quả kinh tế được nhấn mạnh hơn. Vì vậy xử lý quan hệ hiệu quả. Bàn về mối quan hệ khăng khít giữa 2 phạm trù này, Lê nin đã viết: “ Tôi cương quyết không hiểu sự khác biệt này có thể có ý nghĩa gì ? Chẳng lẽ có thể cho tôi bên ngoài Xã hội”. Trong sản xuất- kinh doanh, hiệu quả Xã hội là phạm trù phản ánh sự đóng góp của công ty vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, Xã hội của kinh tế quốc dân biểu hiện thông qua việc thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động, góp phần làm cho sự lưu thông hàng hoá thuận tiện.
* Căn cứ vào yêu cầu tổ chức quản lý kinh tế theo cấp và các ngành trong nền kinh tế quốc dân người ta chia hiệu quả:
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân
+ Hiệu quả kinh tế vùng
+ Hiệu quả kinh tế sản xuất Xã hội
+ Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp
+ Hiệu quả kinh tế các lĩnh vực chi phí sx: Giáo dục y tế, văn hoá,...
* Căn cứ vào các nguyên nhân và các yếu tố sản xuất và các phương thức tác động đến hiệu quả người ta chia hiệu quả:
+ Hiệu quả đầu tư
+ Hiệu quả sử dụng lao động
+ Hiệu quả sử dụng vật tư
+ Hiệu quả sử dụng máy móc
II.2/Các phương pháp và hệ thống chỉ tiêu xác định hiệu quả sxkd
Trong cơ chế cạnh tranh đầy khắc nghiệt, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp luôn biến động đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải vận động từng ngày, từng giờ để thích nghi với điều kiện đó. Do vậy Công ty phải tính ngay đến hiệu quả từ trong từng chiến lược, từng phương án kinh doanh để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy việc đưa một khái niệm đúng đắn, một khái niệm chính xác về hiệu quả sản xuất- kinh doanh là một sự cần thiết để các công ty có một cái nhìn sáng suốt về hiện trạng sản xuất- kinh doanh của mình.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng lao động sống và lao động hoá được biểu hiện thông qua mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra trong quá trình sx- kd. Các khoản chi phí ở đây đề cập đến các khoản chi phí về lao động sống (tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp...), chi phí hiệu quả, chi phí vốn, chi phí TSCĐ và các chi phí khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh là một đại lượng cụ thể, là khoản thu được sau một thời kỳ hoạt động kinh doanh. Còn hiệu quả là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và chi phí, đây là mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện để đạt được mục đích. Ta có thể biểu hiện hiệu quả kinh doanh thương mại giữa kết quả và chi phí:
H: Hiệu quả
K: Kết quả
C: Chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
Hay: K
HKC = (1)
C
Mục tiêu là: HKC -> MAX
Còn với:
C
HCK = (2)
K
Mục tiêu là: HCK -> MIN
Cách quan niệm phổ biến thường biểu hiện cụ thể quy mô của hoạt động kinh doanh, nhưng có nhiều nhược điểm, bởi nó chưa đánh giá được trình độ sử dụng các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất- kinh doanh. Không những thế quan niệm này còn bị hạn chế về mặt lý thuyết, là dễ bất đồng nhất giữa 2 đại lượng kết quả và hiệu quả.
Theo công thức trên thì nhược điểm đó được khắc phục. Mối quan hệ thương số phản ánh đúng bản chất hiệu quả kinh tế trong sản xuất- kinh doanh, đó là trình độ sử dụng yếu tố chi phí, các nguồn lực và hao phí lao động xã hội. Mối quan hệ này có thể dùng để so sánh các thời kỳ, các đơn vị với nhau và phản ánh mặt chất lượng của hiệu quả kinh doanh. Với cách này ta có thể dễ dàng phân biệt được hiệu quả trong kinh doanh.
Xuất phát từ khái niệm hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, nên cách biểu hiện bằng công thức trên là chính xác. (Ví dụ: Tổng doanh thu là kết quả, nhưng là kết quả ban đầu. Nếu lấy ồDT- ồCP thì có Lợi nhuận, đây chính là phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Sản phẩm hay dịch vụ được doanh nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vậy kết quả có thể là giá trị tổng sản lượng doanh thu. Trong các phần lập luận dưới ta thống nhất ký hiệu là: G.
Kết quả về tài chính thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận bao gồm: Phần để lại ở doanh nghiệp và phần nộp cho nhà nước. Ta ký hiệu kết quả thuộc loại này là: B.
Các chi phí bỏ ra ở doanh nghiệp
Chi phí lao động sống thể hiện bằng sản lượng lao động hoặc khối lượng tiền lương. Ta ký hiệu chi phí đó là: L.
Chi phí về lao động vật hoá bỏ ra dưới dạng VCĐ và VLĐ là: V
Chi phí thường xuyên được tập hợp trong chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Ký hiệu: Z.
Từ kết quả và chi phí trên ta lập được các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sau:
Bảng 13: các chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp
Kết quả
B
g
Chi phí
L
DL
NL
Hiệu quả lao động
V
DV
NV
Hiệu quả về vốn
Z
DZ
NZ
Hiệu quả về chi phí
Doanh lợi
Năng suất
L: Tiền lương
V: Vốn
Z: Giá thành
B: Lợi nhuận
G: Giá trị tổng sản lượng doanh thu
DL , DV , DZ , : Lần lượt là các chỉ tiêu doanh lợi về lao động, vốn, giá thành.
NL , NV, NZ , NB : Lần lượt là các chỉ tiêu về lao động, vốn, giá thành.
Có 2 chỉ tiêu hiệu quả tương ứng đó là chỉ tiêu về doanh lợi và chỉ tiêu về năng suất.
Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp được đánh giá qua một hệ thống chỉ tiêu nhất định. Những chỉ tiêu này bị lệ thuộc bởi các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Bởi vậy khi phân tích và đánh giá hiệu quả phải căn cứ vào mục tiêu của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động, các nhà quản trị doanh nghiệp thường đặt ra nhiều mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là các mục tiêu đích hoặc là các kết quả cụ thể mà doanh nghiệp phải phấn đấu đạt được. Các mục tiêu thường được ấn định theo các lĩnh vực sau:
+ Tăng mức lợi nhuận
+ Tăng năng suất, giảm chi phí
+ Tăng vị thế cạnh tranh, tăng thị phần
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ
Tại một thời điểm nhất định doanh nghiệp có thể có nhiều mục tiêu khác nhau, các mục tiêu này thay đổi theo thời gian và mỗi khi thay đổi mục tiêu thì thay đổi luôn cả cách nhìn nhận và quan điểm đánh giá hiệu quả. Song về mặt kinh tế các mục tiêu trên đều quy về một đích, một mục tiêu cơ bản, đó là mức tăng lợi nhuận để đảm bảo tính ổn định và phát triển của doanh nghiệp.
Trước hết lợi nhuận mới chỉ là một phần của giá trị mới mà doanh nghiệp sáng tạo ra trong quá trình sản xuất- kinh doanh: Giá trị tăng, giá trị này dùng để:
- Trả lương cho người lao động, hình thành nên nguồn thu nhập lớn nhất của Xã hội. Theo quan điểm của chủ DN, tiền lương là chi phí, song về phương diện XH mà doanh nghiệp là một đơn vị hợp thành của nó, tiền lương là thu nhập, là bộ phận quan trọng trong thu nhập quốc dân.
Nộp thuế hình thành nên nguồn thu nhập của ngân sách nhà nước.
Trả tiền lãi vay hình thành nên nguồn thu nhập của các nhà đầu tư.
Bởi vậy khi phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp (cho dù nó được hoạt động dưới hình thức nào) đều phải đặt nó trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp với hiệu quả của toàn bộ nền KTQD. Một mặt phải quan tâm đến các lợi ích kinh tế mang lại cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp và cho người lao động trong doanh nghiệp. Mặt khác phải hết sức quan tâm đến những lợi ích toàn cục của nền kinh tế, của Xã hội.
Xuất phát từ khái niệm của hiệu quả kinh doanh, các đặc điểm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, ta nhận thấy rằng hiệu quả hoạt động và sx- kd của doanh nghiệp có gắn bó chặt chẽ đến các đại lượng kinh tế như: Tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận, vốn, lao động của doanh nghiệp mà ta sẽ đề cập dưới đây.
II.2.1/Cụ thể hoá hệ thống chỉ tiêu hiệu quả trong DN.
+ Chỉ tiêu doanh thu trên chi phí:
Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp, nghĩa là trong một thời gian nhất định doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trên một đồng tổng chi phí đầu vào (giá vốn).
HRG
=
R
=
DT thuần đạt được trong kỳ
GV
Giá vốn hàng bán trong kỳ
HRG : Hiệu quả sử dụng chi phí
R : Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
GV : Giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này càng lớn nghĩa là trình độ sử dụng các nguồn lực tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh càng tốt và ngược lại chỉ tiêu này càng nhỏ thì trình độ sử dụng các yếu tố chi phí càng kém hiệu quả. Tuy nhiên chưa thấy hết được kết quả tạo ra trong kỳ, bởi giá trị của hàng hoá bao gồm cả giá trị sản phẩm dở dang. Nếu Z đánh giá toàn bộ chỉ tiêu này, phản ánh được kết quả sản xuất của kỳ trước chuyển sang kỳ này tiêu thụ, nhưng chưa phản ánh được kết quả sản xuất của kỳ này chuyển sang kỳ sau tiêu thụ. Do vậy chỉ tiêu hiệu quả này chưa đánh giá chính xác được hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
+ Chỉ tiêu doanh lợi trên chi phí:
Phản ánh mức độ lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đồng tổng chi phí đầu vào.
B
HBG =
GV
HBG : Hiệu quả kinh tế
B : Lợi nhuận đạt được trong kỳ
GV : Giá vốn hàng bán
+ Chỉ tiêu phản ánh Năng suất lao động:
W
=
R
=
DT thuần đạt được trong kỳ
S
Tổng số lao động bình quân
W: Năng suất lao động
S : Tổng số lao động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả có ích của lao động trong quá trình hoạt động kinh doanh, nó được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một lao động. Năng suất lao động là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả lao động trong toàn đơn vị. Qua chỉ tiêu này cho phép ta đánh giá một cách chung nhất hiệu quả sử dụng lao động trong toàn đơn vị. Cũng từ chỉ tiêu năng suất lao động trong kỳ ta có thể so sánh với năng suất lao động trước kỳ hoặc năng suất lao động ở các đơn vị. Năng suất lao động ở Công ty chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố thay đổi theo từng thời kỳ. Nên dể đánh giá được chính xác chất lượng sử dụng lao động ta cần loại trừ các nhân tố ảnh hưởng lượng hoá được.
Lợi nhuận bình quân 1 lao động tạo ra:
BS
=
B
=
Lợi nhuận đạt được trong kỳ
S
Số lao động
+ Chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn:
Thông thường hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá qua 2 bước:
Bước 1: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung, hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp được đánh giá bằng 2 chỉ tiêu:
HRV
=
R
V
HBV
=
B
V
Bước 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn các loại
+Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được đánh giá bằng chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn lưu động.
n
=
R
VL
n : Số lần chu chuyển vốn trong kỳ
VL : Số vốn lưu động bình quân trong kỳ
N
=
365
n
N: Số ngày chu chuyển vốn trong kỳ
+Hiệu quả sử dụng vốn cố định được đánh giá bằng chỉ tiêu tốc độ sản xuất vốn cố định.
RVC
=
R
VC
RVC : Sức sản xuất của vốn cố định
VC : Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định được sử dụng trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Ngoài r._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2368.doc