Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN ĐỨC THẮNG
TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT
VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BA BỂ
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN ĐỨC THẮNG
TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT
VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BA BỂ
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
107 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình hình ruộng đất và Kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo sư Trần Văn Giàu từng viết: “Trải qua mấy ngàn năm, nước ta vẫn
là một xứ nông nghiệp và lấy xã thôn làm đơn vị cơ sở. Tới đầu thế kỷ XIX,
cương vực nước ta mới ổn định và thống nhất về mặt hành chính suốt từ ải
Nam Quan tới mũi Cà Mau, gồm khoảng 18.000 làng với các tên gọi khác
nhau như xã, thôn, phường, giáp, điếm, ấp, lân, trang, trại, man, sách ... Làng
nước gắn bó xương thịt với nhau, vì nước là thân thể, còn làng là chi thể. Cả
làng và nước đều sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước.
Cho nên, hai vấn đề nông nghiệp và xã thôn là vô cùng quan trọng đối
với sự tồn vong và lớn mạnh của dân tộc ta...” [8, tr.5]
Chính vì lẽ đó việc quản lý nông nghiệp và ruộng đất là một trong
những công việc trọng tâm của các vương triều phong kiến Việt Nam nói
chung và triều Nguyễn nói riêng. “Nhà nước Quân chủ chuyên chế trung
ương tập quyền có nắm chắc được ruộng đất mới có cơ sở để thu tô thuế-mà
trong các xã hội tiền tư bản đều sống bằng nguồn thu từ tô thuế của dân. Với
một đất nước nông nghiệp như Việt Nam vấn đề quản lý ruộng đất đặc biệt
quan trọng. Việc quản lý chặt chẽ và có hiệu quả ruộng đất nhà nước có thể
chi phối được mọi mặt của xã hội, trong đó trước hết là chi phối người nông
dân. Đồng thời trên cơ sở làm tốt công việc này quyền sở hữu tối cao của nhà
nước đối với ruộng đất trong cả nước mới được xác lập một cách vững chắc” [31]
Chúng ta đi vào nghiên cứu chế độ sở hữu ruộng đất của các triều đại
là đi vào vấn đề cơ bản, then chốt để giải mã lịch sử xã hội Việt Nam
phong kiến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Nhà nước phong kiến lấy nông nghiệp làm gốc, là cơ sở của nền kinh tế
đất nước. Chính vì vậy, tình hình ruộng đất và nông nghiệp có ý nghĩa vô
cùng quan trọng, qua việc nghiên cứu tình hình ruộng đất và nông nghiệp
giúp chúng ta hiểu biết về chính sách về ruộng đất, thực trạng nông nghiệp
từng địa phương. Từ thực tiễn đó cho chúng ta những hiểu biết cơ bản, toàn
diện về những vấn đề xã hội, chính trị của từng địa phương. Đồng thời giúp
lý giải thêm những vấn đề liên quan đến sản xuất, tập quán sản xuất, sinh hoạt
văn hoá, các mối quan hệ xã hội cũng như sự phân hoá giai cấp trong làng xã.
Từ những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình nghiên cứu tình
hình ruộng đất và nông nghiệp không chỉ có tác dụng tìm hiểu địa phương đó
trong một khoảng thời gian nhất định là nửa đầu thế kỷ XIX, mà còn có ý
nghĩa trong cuộc sống hiện đại. Chúng ta có thể học tập từ cha, ông ta trên
nhiều lĩnh vực như: quản lý ruộng đất, kinh nghiệm canh tác, cải tạo tự nhiên,
tìm hiểu về dòng họ mình thời xưa, kết cấu làng bản trong lịch sử…
Xuất phát từ quan điểm nghiên cứu, tìm hiểu tình hình nông nghiệp và
chế độ quản lý ruộng đất triều Nguyễn - một trong những vấn đề cơ bản của
lịch sử phong kiến Việt Nam, từ đó tìm hiểu tình hình ruộng đất, nông nghiệp
của huyện Ba Bể qua một thời kỳ lịch sử cụ thể là nửa đầu thế kỷ XIX. Việc
nghiên cứu này cũng có thể góp phần thực hiện chính sách của Đảng, nhà
nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh trung du miền núi
phía Bắc nói chung và Bắc Kạn nói riêng. Chúng tôi lựa chọn đề tài “Tình
hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) nửa
đầu thế kỷ XIX ” làm đề tài tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp từ lâu đã được các sử gia
phong kiến nhà Nguyễn chú ý. Có thể ra các tác phẩm tiêu biểu có đề cập đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
vấn đề nông nghiệp và ruộng đất như: Lịch triều hiến chương loại chí, Đại
Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí...
Từ sau năm 1945 trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng
về tình hình ruộng đất và nông nghiệp Việt Nam trong lịch sử như: Chế độ
ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI-XVIII của Trương Hữu Quýnh, Tìm hiểu
chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX của Vũ Huy Phúc, Tình hình
ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn của Trương
Hữu Quýnh - Đỗ Bang (chủ biên), Địa Bạ Hà Đông của Phan Huy Lê và
P.Brocheux, Địa bạ cổ Hà Nội của Phan Huy Lê, Nghiên cứu địa bạ triều
Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu...
Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về tình hình nông nghiệp và ruộng đất
Việt Nam, dựa trên nguồn sử liệu chính thống và những nguồn tư liệu địa
phương như văn bia, gia phả, hương ước…Trên cơ sở đó thu được thành quả
to lớn, hệ thống hoá chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn và tác động của nó
đối với kết cấu xã hội…
Những thành quả trên là cơ sở tham khảo quan trong giúp chúng tôi
trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Trong phạm vi địa phương đã có một số công trình nghiên cứu được
xuất bản thành sách,có đề cập tới vấn đề đang được nghiên cứu như: Bản sắc
và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Lịch sử Đảng bộ huyện Ba
Bể (tập 1,2,3), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ…
Đây là những tác phẩm nghiên cứu trực tiếp về huyện Ba Bể, là nguồn tư liệu
để nghiên cứu kết hợp làm nổi bật vấn đề.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thừa hưởng rất ít các kết quả
nghiên cứu của những người đi trước. Đặc biệt, một công trình nghiên cứu có
đối tượng là địa bạ huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến nay chưa được thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Mặc dù vậy, một số luận văn Thạc sĩ hay khoá luận tốt nghiệp của sinh
viên về tình hình ruộng đất và nông nghiệp từng địa phương gần đây đã được
thực hiện như: Khoá luận tốt nghiệp Tình hình ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp huyện Phú Lương (Thái Nguyên), nửa đầu thế kỷ XIX của Nguyễn Thị
Mai Anh,Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Đồng Hỷ (Thái
Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX của Mai Thị Hồng Vinh, Luận văn Thạc sĩ
Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX của Nông Quốc Huy, Huyện Phú
Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX
của Lê Thị Thu Hương…
Chúng tôi xem các thành quả nghiên cứu của những người đi trước là
những ý kiến gợi mở, những kinh nghiệm quý báu để thực hiện đề tài nghiên
cứu địa bạ của mình, nhằm mục đích tìm hiểu các vấn đề trên. Đặc biệt
những địa phương có đặc thù gần gũi về mặt địa lý đối với địa bàn huyện Ba
Bể sẽ là đối tượng để chúng tôi so sánh và đối chiếu.
Như vậy, cho đến nay, chưa có một tác phẩm là kết quả của một công
trình nghiên cứu toàn diện về nông nghiệp và địa bạ vùng trung du và miền
núi phía Bắc được xuất bản. Chính vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề về chế độ sở
hữu ruộng đất, thành phần dân tộc, tình hình ruộng đất nông nghiệp ... của
vùng này còn trống vắng cần được nghiên cứu.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: thực hiện đề tài “Tình hình ruộng đất và kinh
tế nông nghiệp huyện Ba Bể(tỉnh Bắc Kạn) nửa đầu thế kỷ XIX ”, trên cơ
sở nguồn tư liệu khai thác được, chúng tôi mong muốn góp phần phản ánh
một cách khách quan, khoa học về ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn vào thời điểm giữa thế kỷ XIX. Từ đó, đề tài tiến hành phân
tích và đưa ra một số nhận xét về tình hình ruộng đất và cơ cấu kinh tế - xã
hội của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
- Đối tượng nghiên cứu: tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX.
- Giới hạn nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tình hình ruộng đất và
kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là
giai đoạn lịch sử Việt Nam có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội.
Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của huyện Ba Bể, khi
đó còn nằm trong tỉnh Thái Nguyên.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu thành văn: bao gồm những tài liệu chính sử của quốc sử
quán triều Nguyễn như Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử thông giám
cương mục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Đồng Khánh dư
địa chí ...
Đặc biệt những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Chế độ
ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI-XVIII của Trương Hữu Quýnh, Tìm hiểu
chế độ ruộng đất Việt Nam của Vũ Huy Phúc, Địa Bạ Hà Đông của Phan Huy
Lê và P.Brocheux, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu ...
- Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Địa lý tỉnh
Bắc Kạn...
- Nguồn tư liệu thực địa, điền dã: các tài liệu truyền miệng, truyện kể,
truyền thuyết, ca dao, tục ngữ địa phương...
- Nguồn tư liệu địa bạ: bao gồm 21 đơn vị địa bạ có niên đại Minh
Mệnh 21 (1840) và một đơn vị địa bạ có niên hiệu Gia Long 4 (1805) đang
được lưu giữ tai Trung tâm lưu tr÷ quốc gia I, Hà Nội với các ký hiệu từ 8195
đến 8257. Hầu hết các thôn, xóm đều có địa bạ, đây là cơ sở để chúng tôi
phục dựng lại tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiêp của huyện Ba Bể
nửa đầu thế kỷ XIX.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Trên cơ sở thực tế là nguồn tư liệu gốc địa bạ triều Nguyễn, chúng tôi
đặc biệt chú ý khâu giám định, biên dịch tư liệu chữ Hán. Trên cơ sở khảo sát
tư liệu gốc kết hợp với phân tích, định lượng để bóc tách và xử lý tư liệu
trong nguồn tư liệu địa bạ vốn đề cập đến nhiều vấn đề, nhằm tìm hiểu chính
xác tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của huyện Ba Bể, đồng
thời xử lý số liệu, so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu khác có liên quan.
Kết hợp khai thác nguồn tư liệu thành văn, đồng thời chúng tôi sử dụng
phương pháp hồi cố và điền dã làm trọng tâm. Sử dụng phương pháp lịch sử
và phương pháp lôgíc, phương pháp thống kê, đối sánh,phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân loại, phương pháp phê phán
tư liệu nhằm mục đích làm rõ vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được những thành quả cụ thể:
Từ góc độ địa lý lịch sử phân tích một cách khái quát về vị trí địa lý
huyện Ba Bể.
Thống kê chi tiết địa bạ huyện Ba Bể tới từng chủ sở hữu.
Trên cơ sở các kết quả thống kê diện tích, chúng tôi tiến hành phân tích
và đối chứng so sánh, rút ra những kết luận về ảnh hưởng của những thập kỷ
chiến tranh, loạn lạc tới tình hình ruộng đất và nông nghiệp, đặc điểm chế độ
sở hữu ruộng đất của huyện Ba Bể. Trên cơ sơ phân tích địa bạ, luận văn tìm
hiểu phong tục tập quán liên quan đến ruộng đất và nông nghiệp của đồng bào
các dân tộc huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX.
Đúc rút những kinh nghiệm của cha, ông trong việc quản lý và khai thác
đất đai. Cung cấp thêm tư liệu giúp địa phương phát triển kinh tế nông nghiệp
một cách có hiệu quả nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 103 trang, được chia làm 3 phần, phần mở đầu (7 trang),
phần nội dung ( 86 trang), phần kết luận (5 trang). Ngoài ra còn có 5 trang tài
liệu tham khảo và phần phụ lục.
Phần nội dung được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Ba Bể - Tỉnh Bắc Kạn (17 trang).
Chương 2: Tính hình ruộng đất huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX (41
trang).
Chương 3: Kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX (28
trang).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BA BỂ - TỈNH BẮC KẠN
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1. VÞ trÝ ®Þa lý
Huyện Ba Bể ngày nay là huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Bắc Kạn,
cách thị xã tỉnh lỵ 60 km về phía Tây bắc, cách thủ đô Hà Nội 230 km. Ba Bể
nằm ở Tây Bắc tỉnh Bắc Kạn, phía bắc giáp huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng và huyện Pác Nặm (trước đây là 10 xã thuộc Ba Bể năm 2003 được chia
tách thành lập huyện Pắc Nặm), phía tây giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang, phía đông giáp huyện Ngân Sơn, phía nam giáp huyện Bạch Thông và
Chợ Đồn. Huyện Ba Bể nằm trong toạ độ địa lý từ 22027’ đến 22035’ vĩ độ
Bắc và 105044’ đến 105058’ kinh độ Đông. Huyện Ba Bể có vị trí địa lý tương
đối thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các huyện
trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2009, huyện có tổng diện tích là
678,09km
2
tương đương 68.412 ha (bằng 14,1% diện tích tỉnh Bắc Kạn),
trong đó hơn 90% là rừng núi và sông, hồ. Trung tâm của huyện là huyện lị
Chợ Rã và 15 xã trực thuộc là: Mỹ Phương, Chu Hương, Yến Dương, Địa
Linh, Hà Hiệu (đầu thế kỷ XIX có tên là Hạ Hiệu đến cuối thế kỷ XIX đổi tên
thành Hà Hiệu) [20,tr.3], Phúc Lộc, Bành Trạch, Cao Trĩ, Khang Ninh, Cao
Thượng, Thượng Giáo, Nam Mẫu, Quảng Khê, Đồng Phúc, Hoàng Trĩ.
Ba Bể là một huyện miền núi với bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh và có
độ dốc lớn, hướng núi không đồng nhất. Độ cao trung bình trên 600m so với
mặt nước biển, nơi có địa hình cao nhất là 1517m nằm trên đỉnh Phia Bjooc.
Địa hình Ba Bể nghiêng dần theo hướng đông bắc - tây nam. Huyện Ba Bể có
địa hình hiểm trở nhưng hùng vĩ và đa dạng về sinh thái. Cánh cung sông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Gâm chạy dài theo hướng đông bắc - tây nam xuyên suốt địa giới của huyện
với dãy Phja Bjoóc trùng điệp, hùng vĩ như một bức trường thành. ở Phía tây
bắc và đông nam có hai ngọn núi Phja Mạ cao 1.980m và Phja Ngoàm cao
1.190m. Ba Bể có nhiều hang động kỳ thú, độc đáo có thể cải tạo thành nhiều
điểm du lịch đặc sắc, hấp dẫn.
Trên địa bàn huyện có hồ Ba Bể, đây là một hồ kiến tạo lớn nhất và cũng
là một danh thắng nổi tiếng cả nước. Hồ Ba Bể nằm trên độ cao 145m, chứa
khoảng gần 5 triệu m3 gồm ba hồ (Pộ Nằm, Pộ Lự, Pộ Làng) dài gần 9 km,
nơi rộng nhất tới gần 2 km, sâu chừng 30 - 40m, là hồ kiến tạo được cấu tạo
trong đá phiến và đá vôi. Hồ hơi eo lại ở giữa thành dạng một hành lang giữa
các vách đá dựng đứng. Giữa hồ có 3 đảo nhỏ, lớn nhất là đảo An Mã cùng
với hồ Ba Bể là vườn Quốc gia Ba Bể với một hệ thống rừng đặc dụng, di sản
thiên nhiên quý giá có diện tích 23.340ha, ở đây có tới 417 loài thực vật và
299 loài động vật có xương sống.
Huyện Ba Bể có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt
là ngành du lịch sinh thái. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để tỉnh
Bắc Kạn đầu tư phát triển thoát nghèo.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Theo sách Đại Nam nhất thống chí mục thổ sản cho biết, châu Bạch
Thông nói chung và Ba Bể nói riêng là vùng khá phong phú về các loại thổ
sản và khoáng sản. Châu Bạch Thông có mỏ vàng Bằng Thành, mỗi năm thu
thuế 15 lạng, mỏ sắt Quảng Khê 500 cân. Các loai lâm thổ sản quý đã được
khai thác và sử dụng trong cuộc sống lao động và sản xuất như:
“Cỏ tranh, lá cọ, các loại mây, hậu phác, sa nhân, tre nứa, tre gai, tre hoa
(tức ban trúc, có vằn tròn, như hình trôn ốc, chất cứng rắn, người ta thường
dùng làm đòn cáng), gỗ lim, gỗ sến, gỗ đinh, gỗ táu, gỗ xoan: các thứ kể trên đều
sản ở các châu huyện Đông Hỉ, Phổ Yên, Phú Lương và Bạch Thông” [7, tr.181]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Về địa hình: huyện Ba Bể có thể chia thành ba khu vực. Các xã phia Tây
như Nam Mẫu, Quảng Khê, Cao Trĩ, Hoàng Trĩ với những dãy núi đá vôi cao
trên 1000m, xen giữa là các thung lũng hẹp tạo thành những dãy núi dựng
đứng treo leo. Độ cao phổ biến từ 600 - 1000m, độ dốc trên 30. Đây là vùng
núi cao điển hình, ít có điều kiện phát triển nông nghiệp.
Phía Nam là các xã với địa hình núi đất độ cao từ 300 - 400m, độ dốc
bình quân trên 20 nhưng bị chia cắt mạnh bởi các khe suối, là địa bàn có thể
phát triển nông nghiệp và nông - lâm kết hợp. Đây là vùng có tiềm năng lớn
để phát triển các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
Vùng trung tâm huyện và các xã phụ cận là các thung lũng phân bố dọc
theo các dòng sông, dòng suối. Xen giữa các thung lũng là các dãy núi có độ
cao trung bình từ 200 - 300m. Diện tích vùng này khoảng 1000ha đây là vùng
tập trung các cánh dồng mầu mỡ của huyện.
Với đặc điểm bao gồm cả ba loại hình núi đá vôi, núi đất và thung lũng
là đặc điểm thuận lợi phát triển nông lâm nghiệp kết hợp,đa dạng hoá cây
trồng, vật nuôi
Về khí hậu: Theo sách Đồng Khánh dư địa chí thì khí hậu chung của
châu Bạch Thông là: “Khí trời nhiều lạnh rét, khí đất ẩm ướt, cuối xuân còn
lạnh, đến mùa hạ mới hơi nóng, đầu thu đã rét, đến mùa đông rét đậm. Mùa
đông và mùa xuân sương mù khí núi che phủ bầu trời, trước giờ Tý sau giờ
Thân từ nhìn quanh không thấy núi” [10, tr.820]
Ba Bể có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng tư đến
tháng mười, mùa lạnh từ tháng mười một đến tháng ba năm sau. Nhìn chung
Ba Bể có đặc điểm khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm
nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vât nuôi.
- Các dạng thời tiết chính: Thời tiết giá rét-gió Mùa Đông bắc, thời tiết
nồm, thời tiết sương muối, thời tiết khô nóng, thời tiết mây mù..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Sông ngòi, thuỷ văn: Ba Bể có những hệ thống sông suối khá dày và
trực tiếp chi phối chế độ thuỷ văn của huyện, song các sông suối đa phần đều
có đầu nguồn hẹp, độ dốc lớn nên thường gây ra lũ ống, lũ quét và ngập úng
về mùa mưa, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng và làm xói lở, vùi
lấp một phần diện tích nông nghiệp. Cụ thể Ba Bể có các hệ thống sông chính:
- Sông Năng: Bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Bảo Lạc - Cao Bằng
chảy vào tỉnh Bắc Kạn ở xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm. Một nhánh phụ bắt
nguồn từ phần phía đông của dãy Phia Bjooc, theo hướng đông - tây, chảy
qua các xã Chu Hương, Mỹ Phương, Hà Hiệu và nhập với nhánh chính trên
địa bàn xã Bành Trạch đi qua thị trấn Chợ Rã, xã Thượng Giáo, xã Cao Trĩ,
Khang Ninh, sau đó nhận được nước của sông Chợ Lèng rồi chảy sang địa
phận Tuyên Quang.Tổng chiều dài 113km2, phần qua Bắc Kạn 87km2. Tổng
lưu vực rộng 2270km2 với phần chảy qua Bắc Kạn rộng 890km2. Hướng chảy:
Từ Cao Bằng - Bằng Thành (Pắc Nặm) - Xuân La - Anh Thắng - Bành
Trạch. Hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Từ Bành Trạch- Cao Thượng - Tuyên Quang theo hường Đông – Tây.
Sông qua núi Lũng Nham tạo thành động Puông dài 300m rộng và cao
30- 40m. Hết địa phận Bắc Kạn, sông bị chặn bởi nhiều tảng đá to, chia thành
các dòng nhỏ và tạo thành thác Đầu Đẳng hùng vĩ dài hơn 1000m, chảy sát hồ
Ba Bể nên sông có cửa thông với hồ là cửa Bế Cam (Nam Mẫu). Sông có tiềm
năng thủy điện lớn hiện đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Na Hang(Tuyên
Quang). Cuối cùng sông Năng đổ vào sông Gâm ở Tuyên Quang.
Sông Năng có nhiều sông, suối nhỏ đổ vào sông như sông Bộc Bố, sông
Hà Hiệu.
- Sông Chợ Lèng chảy vào lòng hồ Ba Bể bắt nguồn từ dãy núi Phia
Booc chảy theo hướng đông nam - tây bắc, qua địa bàn huyện Ba Bể trên địa
phận các xã Đồng Phúc, Quảng Khê, Nam Mẫu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
- Sông Tả Han và suối Bó Lù đều bắt nguồn từ dãy Phia Bjooc chảy vào
hồ Ba Bể.
- Suối Cao Thượng bắt nguồn từ xã Cổ Linh huyện Pắc Nặm chảy qua
địa bàn xã Cao Thượng rồi hoà vào sông Năng.
Điều kiện tự nhiên của Ba Bể có nhiều thuận lợi để phát triển nông - lâm
nghiêp. Mặc dù vậy, Ba Bể cần phải đầu tư nâng cấp và phát triển mạng lưới
giao thông đường bộ để mở rộng thị trường, tạo điều kiện thông thương giao lưu
hàng hoá phát triển. Trong thời gian vừa qua mạng lưới giao thông của tỉnh
Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng đã được quan tâm đầu tư xây dựng.
Mạng lưới đường bộ gồm hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện,
đường đô thị, đường xã và đường thôn xóm với tổng chiều dài 1166 km, trong
đó: Quốc lộ với tổng chiều dài 160 km với 42 cầu; Đường tỉnh với tổng chiều
dài 367 km với 47 cầu; Đường huyện có tổng chiều dài 673 km với 106 cầu,
mật độ đường đạt 24,31 km/km2. Do địa hình vùng này phức tạp nên hệ thống
đường giao thông của tỉnh rất nhiều cầu, cống, với trên 1000 km đường bộ có
tới 195 cây cầu và 1673 cống. Quốc lộ 3 chạy suốt theo chiều dài của tỉnh và
các đường tỉnh lộ đều bắt đầu từ trục quốc lộ 3.
Quốc lộ 279 (đường vành đai II) cũng đã và đang được từng bước năng
cấp nối Bắc Kạn với Lạng Sơn và Tuyên Quang. Các tuyến khác như đường
254 Đèo So - Chợ Đồn- Ba Bể và đường Bằng Lũng qua Ba Hồ – Yên
Thượng, huyện Chợ Đồn cũng đã được nâng cấp. Trong thời kỳ 2001-2006 đã
đầu tư nâng cấp, xây dựng mới trên 500 km đường huyện, trên 1000 km
đường liên xã, liên thôn đạt tỷ lệ 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã.
Hoàn thành các cầu lớn như Thác Giềng, Yên Đĩnh, Hảo Nghĩa, Dương
Quang, Bắc Kạn II.
Đường liên xã tổng chiều dài trên 1000 Km, đạt tiêu chuẩn giao thông
nội tỉnh loại A, B, mặt đường là đất cấp phối tự nhiên, ngoài ra hệ thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
đường giao thông nội tỉnh, đường thôn xóm có chiều dài khoảng 4000 Km đạt
tiêu chuẩn giao thông nội tỉnh loại B không tính vào mạng lưới giao thông
đường bộ.
Nhìn chung mạng lưới đường bộ trong tỉnh tạo thuận lợi trong việc giao
lưu với các tỉnh bạn, nối liền trung tâm của tỉnh với trung tâm của huyện và
trung tâm các xã. Về chất lượng tuy có được cải thiện song vẫn thấp so với
yêu cầu cần thiết, có nhiều tuyến chưa được nâng cấp trải nhựa, đặc biệt là
những tuyến nằm ở miền núi và các tuyến đường huyện xã.
Nhìn chung, hệ thống giao thông của tỉnh Bắc Kạn tuy đã được Chính
phủ đầu tư, song vẫn còn rất nhiều khó khăn, vì vậy để tạo môi trường đầu tư
thuận lợi và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, khai thác được tiềm
năng, thế mạnh của tỉnh, đòi hỏi phải nâng cấp trục quốc lộ 3 thành đường
cao tốc, nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển từ Bắc Kạn về các trung tâm
kinh tế lớn của cả nước, đồng thời tiến hành đồng bộ việc mở thêm các tuyến
đường mới với việc nâng cấp các các tuyến đường hiện cũ.
Trên địa bàn tỉnh có 5 dòng sông chảy qua nhưng chủ yếu là sông đầu
nguồn, dòng chảy hẹp, mực nước nông lại nhiều ghềnh thác nên hệ thống giao
thông đường thuỷ của Bắc Kạn không có điều kiện phát triển. Chỉ có sông
Năng và sông Cầu có thể khai thác từng đoạn ngắn và cũng chỉ vận chuyển
được bằng thuyền gắn máy nhỏ.
1.2. Các thành phần dân tộc huyện Ba Bể
Thành phần dân tộc của huyện Ba Bể được viết trong một số tài liệu
không thống nhất trong việc xác định số lượng các dân tộc trên địa bàn huyện.
Về cơ bản Ba Bể có 6 dân tộc chính sinh sống trên 16 đơn vị hành chính xã,
thị trấn với 199 thôn, bản. Năm dân tộc đó là Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng,
Sán Chí với 10.025 hộ, khoảng 47.000 người. Trong đó dân số nông thôn
khoảng 43.54 người (chiếm tỷ lệ 92,7%). Mật độ dân số trung bình là 69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
người/km2. Trong quá trình lịch sử, huyện Ba Bể đã tiếp nhận nhiều dân tộc
di cư đến cùng làm ăn, sinh sống:
“Trong toàn huyện, người Thổ (người Tày), người Nùng, người Mán ở
xen nhau. Tiếng nói, quần áo, tập tục ăn cũng giống dân huyện Cảm
Hoá.Người Mán cũng có Mán Đại Bản, Mán Đeo Tiền, Mán Sơn Miêu, phong
tục khác nhau” [10, tr.820]
1.2.1. Người Tày:
Người Tày ở Bắc Kạn là cộng đồng dân số có số dân đông nhất với
149.459 người chiếm 54,32% dân số toàn tỉnh. Người Tày ở Bắc Kạn gồm ba
bộ phận cấu thành với những tên gọi khác nhau:
+ Bộ phận người Tày bản địa từ thời nguyên thuỷ đã có mặt và sinh sống
ở Bắc Kạn
+ Bộ phận người Tày gốc Kinh từ dưới xuôi lên theo thời gian lâu dài đã
Tày hoá
+ Bộ phận người Tày - Nùng từ Quảng Tây (Trung Quốc) sang Bắc Kạn.
Bộ phận người Tày ở Ba Bể chủ yếu là người Tày Nặm (Tày nước để
phân biệt với Tày Bốc tức Tày cạn ở huyện Pắc Nặm). Người Tày Nặm sống
ở vùng thấp nhiều sông nước như các xã hạ lưu sông Năng, sông Cầu. Ngoài
ra còn có người Tày Slo ở Mường Slo thuộc thung lũng sông Năng.
Người Tày sống tập trung thành làng bản trong các thung lũng lòng chảo,
lòng máng hoặc dọc theo hai bờ sông, suối. Có bản đông tới vài chục nóc nhà,
cũng có bản chỉ có vài ba nóc nhà đơn sơ dựng bên sườn núi. Ở nhà sàn cho
tới nay vẫn là truyền thống của đồng bào. Tại một số địa phương như Nghiêm
Loan, đồng bào vẫn còn giữ được đặc trưng của nếp nhà sàn cổ xưa. Ở những
vùng tiếp cận với thị trấn và các chợ như Phố cũ, xã Hà Hiệu, nhiều hộ đã bỏ
nhà sàn chuyển sang ở nhà đất, nhà xây như ở dưới xuôi. Đồng bào Tày làm
ruộng nước là chính, ngoài ra còn chống ngô và hoa mầu ở các soi, bãi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
1.2.2 Người Kinh:
Ngay từ buổi đầu dựng nước, các triều đại phong kiến Lý - Trần đã rất
chú ý đến cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc, thể hiện qua việc phong
tước, chọn phò mà là các tù trưởng có uy tín. Có lẽ bộ phận người Kinh đầu
tiên ở vùng núi phía Bắc là những binh lính đồn trú ở biên giới, hay những
người hầu cận của các vị công chúa phong kiến xuất hiện ở đây. Đặc biệt thời
kỳ nội chiến Nam - Bắc triều (từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVII), các thế
lực họ Mạc, các lực lượng Lê - Trịnh phát triển mạnh lên miền núi, trong đó
có Bắc Kạn. Một số người ở lại và bị Tày hoá. Sang đến thời Nguyễn rồi thời
Pháp, người Kinh ở miền xuôi vẫn tiếp tục lên Bắc Kạn bằng nhiều con
đường: lưu quan, binh lính, phu mỏ, phu làm đường…và họ tiếp tục bị Tày
hoá. Số người Kinh lên Bắc Kạn khoảng đầu thế kỷ XX đến trước 1945 nằm
trong bộ máy cầm quyền của Pháp như binh lính, thầy giáo, thầy thuốc và một
số tiểu thương buôn bán nhỏ không bị Tày hoá mạnh như trước. Họ trở thành
bộ phận người Kinh ở Bắc Kạn.Năm 1932 có khoảng 3.900 người Kinh ở Bắc
Kạn, chủ yếu ở các thị trấn, thị xã.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Bắc Kạn đón tiếp nhiều cán bộ, bộ
đội, thanh niên xung phong và cả đông bào tản cư lên tham gia kháng chiến.
Sau năm 1954, một số người không trở về quê hương mà ở lại sinh cơ lập
nghiệp rối thành người Bắc Kạn.
Thời kỳ những năm 60 thế kỷ XX, theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhiêù kiều bào đã từ nước ngoài trở về xây dựng tổ quốc. Nhiều người
vốn quê ở Bắc Kạn đã trở về quê hương. Ngày này nhiều người là cán bộ chủ
chốt của tỉnh Bắc Kạn.
Từ năm 1963 trở đi, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đưa một số đồng bào
Kinh lên miền núi khai hoang phát triển kinh tế- văn hoá, số người Kinh lên Bắc
Kạn tăng nhanh với hàng nghìn hộ, phân bố hầu khắp các xã trong toàn tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Người Kinh định cư ở Ba Bể chủ yếu từ sau năm 1963, hiện nay vẫn có
người Kinh lên Ba Bể lập nghiệp theo con đường buôn bán hoặc hôn nhân.
Người Kinh ở Ba Bể sống tập trung chủ yếu ở thị trấn, số đông làm nghề
buôn bán.
1.2.3.Người Nùng:
Người Nùng từ Trung Quốc đến sinh sống ở Bắc Kạn chủ yếu từ 6 - 7
đời gần đây. Ở Bắc Kạn chủ yếu có các nhóm Nùng là Nùng Phản Sinh, Nùng
An, Nùng Giang, Nùng Cháo.
Người Nùng ở Ba Bể chủ yếu là người Nùng An, phần lớn theo đường
Quảng Hoá - Cao Bằng sang, một số sang Hoà An ngược sông Nguyên Bình
đến các huyện Ba Bê, Bạch Thông. Người Nùng chủ yếu sống ở vùng thấp,
lấy nghề nông lúa nước làm nguồn sống chính, họ ở xen canh trong vùng
người Tày, sớm hoà nhập vào cộng đông dân cư địa phương, một số có xu
hướng chuyển sang dân tộc Tày.
1.2.4 Người Dao:
Có số dân đứng thứ hai sau người Tày, người H’Mông có số dân khoảng
hơn nửa số dân người Dao. Người Dao và người H’Mông sinh sống chủ yếu ở
vùng núi cao, làng bản thưa thớt, nhà cửa đơn sơ. Địa bàn sinh sống tập trung
của đông bào là quanh chân núi Phja Bjoóc với phương thức du canh, du cư,
phát nương làm rẫy, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu. Ngày nay, Đảng bộ, chính
quyền địa phương đang từng bước giải quyết, ổn định đời sống của đồng bào,
xoá bỏ nạn phá rừng.
Người Dao ở huyện Ba Bể chủ yếu là người Dao thuộc ngành Dao đỏ
với các nhành Dụ Lảy, Dụ Tsiăng.
“- Dụ Lảy là tên tự gọi, còn gọi là Dao Quế Lâm. Nguyên chi này gốc ở
Quế Lâm - Trung Quốc, hiện cư trú tập trung tại hai bên dãy núi Phja Bjoóc
thuộc các huyện Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
- Dụ Tsiăng (còn gọi là Dụ Nhiaa): Dụ Tsiăng là tên tự gọi, Dụ Nhiaa là
do nhóm Dụ Kùn gọi. Đây là chi có dân số đông nhất và địa vực cư trú rộng
nhất tại Bắc Kạn. Bao gồm hầu hết các vùng, khu vực của tỉnh” [3, tr.164].
Người Dao sống du canh là chính nhưng cũng có sống tập trung xen kẽ
với các dân tộc khác. Mặc dù ở cùng bản với người Tày, Nùng nhưng người
Dao thường tách ra ở một khu riêng biệt. Người Dao thường tập trung khoảng
5 - 7 gia đình sống tại một triền đồi, núi hay một khu vực nào đó đáp ứng
được nhu cầu về nguồn nước và thuận lợi trong sinh hoạt, cũng như có điều
kiện canh tác tốt. Người Dao ở Bắc Kạn thường sống ở khu vực tương đối
thấp nhưng ở Ba Bể cư dân sống ở các núi cao như bản Nà Vài, Nà Hai
(Quảng Khê), Tẩn Lùng, Lủng Mình (Đồng Phúc)….Bản của người Dao
thường cư trú theo quan hệ dòng tộc, huyết thống. Rất ít bản có nhiều dòng
họ, nhiều ngành, nhóm cùng sinh sống [3, tr.187].
Nền kinh tế truyền thống của người Dao chủ yếu là nông nghiệp, chăn
nuôi và thu hái lâm thổ sản. Người Dao do cuộc sống du canh, du cư đời sống
không ổn định, cư trú dựa vào nương rầy là chính nên nghề thủ công không
được coi trọng. Các nghề dệt, rèn, đan lát…hầu hết là để phục vụ cho cuộc
sống gia đình. sản phẩm thừa mới đem bán nhưng lãi suất thấp. Những nghề
này chỉ được làm khi nông nhàn.
1.2.5.Người Mông:
Người Mông ở Bắc Kạn tập trung đông nhất ở Ba Bể và Pắc Nặm với
dân số là 9.938 người. Trong đó ở Ba Bể tập trung đông nhất ở xã Nam Mẫu:
“+ Nam Mẫu (Ba Bể): 211 hộ, 1428 người, 49% dân số xã” [3, tr.319].
Người Mông ở Ba Bể là nhóm Mông Trắng từ Trung Quốc di cư sang
Việt Nam, trước hết vào Cao Bằng, sau đó di cư tới các tỉnh trong đó có Bắc
Kạn. Nhóm người Mông Trắng là nhóm người Mông đầu tiên di cư đến sống
ở Bắc Kạn. “…Sớm nhất là các nhóm Mông Trắng đến phía Bắc các huyện
Số hóa bởi Trung tâm Họ._.c liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Pắc Nặm, Ba Bể tìm đất cư trú, lập nghiệp ở khu vực núi đá vôi thuộc các xã
Nhạn Môn, Cổ Linh, Cao Tân, Cao Thượng…cách đây khoảng hơn trăm
năm…Cũng từ Cao Bằng, nhóm người Mông Trắng còn chuyển đến cư trú tại
các xã Nghiêm Loan huyện Pắc Nặm, Nam Mẫu huyện Ba Bể…” [3, tr.323].
Người Mông ở Ba Bể thường sống rải rác, ít khi tới 5 - 10 hộ, ở trên núi
cao. Hộ thường sống phân tán nhà nọ cách nhà kia vài trăm mét trở lên.
Người Mông độc lập với các dân tộc khác, rất hiếm khi làng người Mông có
dân tộc khác cư trú và ngược lại. Hoạt động nông nghiệp chủ yếu của họ là
trồng ngô trên những nương du canh, ít có nương cày (thổ canh) để trồng các
loại cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi. Người Mông là những người thợ
thủ công lành nghề trong việc trồng lanh dệt vải, đan lát, làm đồ gỗ, rèn sắt…
1.2.6. Đồng bào Sán Chí:
Người Sán Chí sống trong các thung lũng, sườn đồi làm nghề nông như
đồng bào các dân tộc Tày - Nùng. Người Sán Chí có dân số ít ỏi chỉ khoảng
15 hộ từ huyện Pắc Nặm xuống sinh sống lẫn với khu vực của người Dao ở
quanh dãy Phja Bjoóc.
1.3. Sự biến đổi địa danh - địa giới huyện Ba Bể qua các thời kỳ lịch sử
Thời Hùng Vương, vùng đất là huyện Ba Bể ngày nay thuộc bộ Vũ
Định, một trong mười lăm bộ của nước Văn Lang.
Trong một nghìn năm Bắc thuộc, thời thuộc Hán, Ba Bể thuộc vào quận
Giao Chỉ, sang đời nhà Đường (thế kỉ VIII - IX - X) Ba Bể là vùng đất thuộc
Châu Long, sau đó thuộc châu Võ Nga.
Thời Đinh, Tiền Lê (thế kỉ X) chia các đơn vị hành chính làm 10 đạo.
Đến đời nhà Lý, khi Lý Thái Tổ lên ngôi (1010) xây dựng lại nhà nước phong
kiến trung ương tập quyền đã đổi 10 đạo thời Đinh, Tiền Lê thành 24 lộ, lúc
đó vùng đất Ba Bể nằm trong châu Thái Nguyên, sau đó thuộc châu Vũ Lặc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Đến đời nhà Trần, vào năm Thiên ứng chính bình thứ 11 (1242) nhà
nước chia đặt lại các đơn vị hành chính, đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ.Về
phương diện hành chính, Ba Bể vẫn nằm trong châu Thái Nguyên và nằm
trong Như Nguyệt Giang Lộ (gồm miền thượng lưu sông Cầu, Yên Thế và
Thái Nguyên). Vào năm Quang Thái thứ 10 (1397), châu Thái Nguyên được
đối thành trấn.Trong cuốn sách “Đất nước Việt Nam qua các đời” nhà học giả
Đào Duy Anh đã xác định địa giới như sau:
“Đại để trấn Thái Nguyên lúc đó là tương đương với tỉnh Thái Nguyên,
Bắc Kạn, và nửa phía nam của tỉnh Cao Bằng ngày nay” [1, tr.150].
Vào thời thuộc Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), trấn Thái Nguyên lại
đổi thành phủ Thái Nguyên lĩnh 11 huyện.Từ năm Tuyên Đức (niên hiệu của
Minh Tuyên Tông (từ 1426 -1434) về sau vẫn lấy đất phủ Thái Nguyên đặt
làm “Thái Nguyên thừa chính ty”, coi 3 phủ là phủ Thái Nguyên, phủ Phú
Bình, phủ Thông Hoá (Bắc Kạn ngày nay).
Năm 1428, Vương triều Lê được thành lập, Lê Thái Tổ chia cả nước
thành 5 đạo, Vùng đất Bắc Kạn lúc đó thuộc Bắc Đạo. Đến năm Quang Thuận
thư 7 (1466) Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả nước, chia thành 12 đạo thừa
tuyên, đất Bắc Kạn và Ba Bể thuộc Thái Nguyên Thừa Tuyên. Năm Quang
Thuận thư 10 (1469) lại đổi Thái Nguyên Thừa Tuyên thành Ninh Sóc Thừa
Tuyên. Theo sách Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu thì “Ninh
Sóc Thừa Tuyên lúc đó lĩnh 3 phủ là phủ Cao Bằng, phủ Thông Hoá và phủ
Phú Bình”. Cũng theo sách trên, riêng phủ Thông Hoá có: “1 huyện là huyện
Cảm Hoá (gồm 50 xã và 10 trang) và 1 châu là châu Bạch Thông (gồm 70 xã
và 3 trang) huyện Ba Bể là đất của ba tổng thuộc châu Bạch Thông. Vào thời
kỳ này lần đầu tiên một đơn vị hành chính của huyên Ba Bể là Chợ Rã đã xuất
hiện với tên gọi riêng trong một tài liệu chính thống của triều đình với tên gọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Chợ Slo. Tên gọi này xuất hiện trong tác phẩm Dư địa chí của Nguyễn Trãi ở
mục Thái Nguyên thổ sản.
Đời Hồng Đức thứ 21 (1483), vùng đất Ba Bể hiện nay vẫn thuộc xứ
Thái Nguyên. Từ thời Lê Trung Hưng đến hết thời Nguyễn Gia Long (1802 -
1814) xứ Thái Nguyên lệ thuộc vào Bắc Thành, vùng đất Bắc Kạn vẫn thuộc
trấn này.
Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đất nước được chia thành các tỉnh hạt,
trấn Thái Nguyên lúc đổi được đổi tên thành tỉnh Thái Nguyên. Sách “Đại
Nam nhất thống chí” (1882) đã ghi lại phạm vi của châu Bạch Thông lúc đó
như sau: “ở cách phủ 41 dặm v ề phía Tây; đông tây cách nhau 271 dặm, nam
bắc cách nhau 283 dặm; phía đông đến địa giới châu Vũ Nhai phủ Phú Bình
188 dặm, phía tây đến điạ giới châu Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang 83 dặm,
phía nam đến địa giới huyện Phú Lương và châu Định phủ Tùng Hoá 100
dặm, phía Bắc đến địa giới huyện Vĩnh Điện tỉnh Tuyên Quang 103 dặm. Từ
đời Trần về trước, gọi là huyện Vĩnh Thông; thời thuộc Minh vẫn theo như
thế, lệ phủ Thái Nguyên; đời Lê đổi tên hiện nay và gọi là châu, lệ phủ Tùng
Hoá, do phiên thần họ Hoàng nối đời quản trị; bản triều đầu đời Gia Long
vẫn theo như thế; năm Minh Mệnh thứ 16 đổi đặt lưu quan. Lãnh 9 tổng, 60
xã” [7, tr.153-155]. Huyện Ba Bể khi đó thuộc châu Bạch Thông, phủ Thông
Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Thời kỳ này một loạt địa danh của huyện Ba Bể đã
xuất hiện trong chính sử của triều đình như các đợn vị hành chính chính thức:
Chợ Hạ Hiệu, Chợ Quảng Khê, phố Chợ Rã [7, tr.176]
Như vậy, đến thời điểm này vùng đất Bắc Kạn nằm trong địa hạt tỉnh
Thái Nguyên.
Đến năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) tỉnh Thái Nguyên gồm 3 phủ là:
phủ Tòng Hoá, phủ Phú Bình, phủ Thông Hoá. Bắc Kạn ngày nay về cơ bản
vẫn là đất phủ Thông Hoa gồm châu Bạch Thông (nay là đất các huyên Bạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Thông, Chợ Đồn, Chợ Rã (tức huyện Ba Bể), huyện Cảm Hoá (nay thuộc địa
phận các huyện Na Rì, Ngân Sơn, vùng Phủ Thông của huyện Bạch Thông).
Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX đã xác định giới hạn
huyện gồm có ba tổng với các xã sau:
“- Tổng Thượng Giáo có 9 xã: Địa Linh, Công Bật, Xuân Phương, Cao
Trĩ, Bành Trạch, Hồng La, Bạo Thị, Nhạn Môn, Nhân Thiếp.
- Tổng Hạ Hiệu có 7 xã, trang: Hạ Hiệu, Chư Hoa, Cao Thượng,
Nghiêm Loan, Bằng Thành, Cổ Đạo, Da Nham.
- Tổng Quảng Khê có 6 xã, trang: Quảng Khê, Bằng Châu, Đồng Phúc,
Nam Mẫu, Xuân Cưu, trang Mỹ Hoá Bán” [36, tr.82].
Sách Đồng Khánh dư địa chí đã chú thích rõ về duyên cách của châu
Bạch Thông như sau: “Châu Bạch Thông đời Lý -Trần là đất huyện Vĩnh
Thông, đới thuộc Minh đổi làm châu Vình Thông. Năm Quang Thuận 7
(1466) đời Lê Thánh Tông đổi làm châu Bạch Thông, đặt thuộc phủ Thông
Hoá. Qua các triều đại sau đều không thay đổi. Nay là các huyện Bạch
Thông, Chợ Đồn, Ba Bể tỉnh Bắc Kạn” [10, tr.818-819]
Cũng theo sách trên, huyện Ba Bể vào thời điểm đó gồm 23 xã thôn
thuộc ba tổng như sau:
“- Tổng Quảng Khê, 6 xã:
1.Xã Quảng Khê 2. Xã Đồng Phúc 3. Xã Mỹ Hoá
4. Xã Xuân Ổ 5. Xã Bằng Châu 6. Xã Nam Mẫu
- Tổng Thượng Giáo,11 xã:
1. Xã Thượng Giáo 2. Xã Công Bật 3.Xã Bộc Bố
4. Xã Xuân Phương 5. Xã Xuân La 6. Xã Nhạn Môn
7. Xã Nhân Tiếp 8. Xã Bành Trạch 9. Xã Địa Linh
10. Xã Truyền Cố 11.Xã Cao Trĩ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
- Tổng Hạ Hiệu, 7 xã:
1. Xã Hạ Hiệu 2. Xã Dạ Nham 3. Xã Nghiêm Loan
4. Xã Chư Hương 5.Xã Cao Thượng
6. Xã Cổ Đạo 7. Xã Bằng Thành” [10, tr.819]
Sau khi đánh chiếm và áp đặt bộ phận cai trị trên địa phận Thái Nguyên,
thực dân Pháp đã nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính. Trong vòng 4 năm từ
1896 đến 1900 thực dân Pháp tiếp tục phân chia địa giới hành chính của các
châu Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hoá, Cảm Hoá. Theo nghị định ngày 20 -8
- 1891 của Toàn quyền Đông Dương, địa bàn Bắc Kạn thuộc 2 đạo quan binh:
Phần phía đông và nam thuộc Tiểu quân khu Thái Nguyên (Đạo quan binh I)
và phần bắc thuộc Tiểu quân khu Lạng Sơn (Đạo quan binh II).
Đến ngay 11 - 4 -1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lấy phần
đất thuộc phủ Thông Hoá thành lập tỉnh Bắc Kạn gồm 4 châu (sau đổi thành
huyện) là: Bạch Thông, Chợ Rã (sau là huyện Ba Bể), Thông Hoá (sau đổi
thành Na Rì) và Cảm Hoá (sau đổi thành Ngân Sơn). Huyện Ba Bể với tư
cách là một đơn vị hành chính riêng của tỉnh Bắc Kạn lần đầu tiên xuất hiện.
Theo tác phẩm Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của tác giả Ngô Vi
Liễn xuất bản năm 1938, đến đầu thế kỷ XIX, huyện Ba Bể có tên là châu
Chợ Rã, đất đai về cơ bản vẫn là ba tổng Thượng Giáo, Hạ Hiệu, Quảng Khê
và xã Hoàng Trĩ thuộc tổng Nhu Viễn xưa.
Năm 1916, theo nghị định của thống sứ Bắc Kỳ, một số tổng của châu
Bạch Thông, Chợ Rã và tổng An Biên Thượng thuộc Định Hoá (Thái
Nguyên) tách ra lập thành châu Chợ Đồn. Từ đó đến Cách mạng tháng Tám,
địa giới tỉnh Bắc Kạn được định hình 5 châu, 1 thị xã. Các châu lại chia thành
20 tổng và 103 xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Do yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, từ năm 1965 đến năm 1997 địa giới
tỉnh Bắc Kạn cũng có sự điều chỉnh.Ngày 21-4-1965 Uỷ ban thường vụ Quốc
hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam) ra quyết định số 103-QN-TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở
hợp nhất 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Vào thời điểm này dân số tỉnh Bắc
Kạn có 112.500 người.
Ngày 29- 12- 1978, kì họp thứ 4 Quốc hội khoá IV nước Cộng hoà Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết nghị phân định địa giới giữa Bắc Thái và
Cao Bằng, tách 2 huyện Chợ Rã, Ngân Sơn thuộc tỉnh Bắc Thái nhập vào tỉnh
Cao Bằng. Đến năm 1984 huyện Chợ Rã được đổi tên thành huyện Ba Bể :
"Theo quyết định số 144 – HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 06 -11 – 1984,
tên huyện Chợ Rã thuộc tỉnh Cao Bằng được đổi tên thành huyện Ba Bể, gắn
với danh lam thắng cảnh nổi tiếng của dịa phương là hồ Ba Bể” [17; tr.45].
Để đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và yêu
cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, ngày 6- 11- 1996, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoa IX kì họp thứ 10 đã phê chuẩn việc phân chia lại địa giới hành chính của
một số tỉnh, trong đó chia tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc
Kạn. Tỉnh Bắc Kạn được tái thành lâp bao gồm 2 huyện Ba Bể, Ngân Sơn của
tỉnh Cao Bằng và 4 huyện thị của tỉnh Bắc Thái là thị xã Bắc Kạn, huyện Na
Rì, huyện Chợ Đồn, huyện Bạch Thông. 9 xã phía bắc của huyện Phú Lương
(gồm các xã: Nông Thịnh, Nông Hạ, Yên Hân, Yên Cư, Thanh Bình, Bình
Văn, Như Cố, Yên Đĩnh, Quảng Chu ) và thị trấn Chợ Mới đã được nhập trở
lại huyên Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn. Huyện Ba Bể sau 18 năm sát nhập vào
tỉnh Cao Bằng lại trở về là một đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Kạn. Từ đó
cho tới nay nhân dân huyện Ba Bể dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước đã
phân đấu xây dựng cuộc sống và quê hương ngày càng giầu đẹp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Tiểu kết: Trên cơ sở khái quát về huyện Ba Bể, chúng ta có thể thấy: Ba
Bể là vùng đất cổ có truyền thống lịch sử lâu đời. Từ xưa nơi đây đã có con
người sinh sống, nhiều địa danh của huyện như chợ Hạ Hiệu, Quảng Khê…từ
sớm đã xuất hiện trong lịch sử. Ba Bể cũng là nơi có điều kiện tự nhiên đặc
trưng của miền núi, với hơn 90% diện tích là đồi núi nhưng Ba Bể có một số
cánh đồng rộng, được phù sa các con sông lớn bồi đắp. Đây là điều kiện tốt
phát triển nông - lâm nghiệp kết hợp. Với năm dân tộc anh em cùng đoàn kết
sinh sống và xây dựng quê hương, tạo thành bản sắc văn hoá đa dân tộc
phong phú và sinh động trên mảnh đất này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
CHƢƠNG 2
TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT HUYỆN BA BỂ
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
2.1. Tình hình ruộng đất huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX
2.1.1. Tình hình ruộng đất huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nửa đầu thế kỷ
XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)
§Þa bạ là công cụ để nhà nước quản lý ruộng đất, đồng thời là nguồn tư
liệu phong phú về nhiều mặt, đặc biệt và trực tiếp nhất là cung cấp bức tranh
về ruộng đất nông nghiệp xưa. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu về tác dụng của địa bạ đối với nông nghiệp, có thể khái quát như sau.
“ - Tình hình khai phá và sử dụng ruộng đất, đặc điểm của nền nông
nghiệp cổ truyền.
- Chế độ sở hữu ruộng đất với các hình thái sở hữu rất phức tạp như sở
hữu nhà nước, sở hữu làng xã (công điền, công thổ), sở hữu tư nhân, sở hữu
cộng đồng của họ, phe, giáp, đình, chùa, đền, miếu...
- Tình trạng chiếm hữu ruộng đất và sự phân hóa xã hội ở nông thôn, kết
cấu xã hội và các giai tầng trong làng xã, mức độ sở hữu ruộng của tầng lớp
quan lại, nho sĩ, chức dịch...
- Thống kê các dòng họ và sự phân bố theo các khu vực, góp phần
nghiên cứu các quan hệ cộng đồng huyết thống và làng giềng, kết hợp với các
tư liệu gia phả và đinh bạ nghiên cứu dân số học lịch sử....” [18, tr.9]
Từ quan điểm trên, chúng ta thấy tư liệu gốc chính xác nhất để phục
dựng lại “bức tranh” về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba
Bể tỉnh Bắc Kạn nửa đầu thế kỷ XIX là các đơn vị địa bạ. Các địa bạ mà
chúng tôi sưu tầm được đều là các địa bạ được lập vào đầu triều Nguyễn ở các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
niên đại: Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) với tổng số có 22 đơn
vị địa bạ.
Các địa bạ trên đều là bản chính viết bằng chữ Hán hiện được lưu tại
Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội. Có 22 xã trên tổng số 24 xã của huyện, ở
nửa đầu thế kỷ XIX, có địa bạ Minh Mệnh 21. Trong đó có 1 địa bạ được lập
vào thời điểm Gia Long 4 và 21 địa bạ được lập vào thời điểm Minh Mệnh 21
Bảng 2.1. Thống kê địa bạ huyện Ba Bể nửa đầu thế kỉ XIX.
Tên làng xã Gia Long 4
(1805)
Minh Mệnh 21 (1840)
Tên tổng Tên xã
Quảng Khê
Nam Mẫu X
Quảng Khê X
Bằng Châu X
Đồng Phúc X
Tr. Mỹ Hoà Bán X
Xuân Ổ X
Thượng Giáo
Truyền Cố X
Cao Trĩ X
Thượng Giáo X
Giao Lang X
Địa Linh X
Hồng La X
Xuân Phương X
Nhân Tiếp X
Bộc Bố X
Hạ Hiệu
Cổ Đạo X
Chư Hoa X
Bằng Thành X
Cao Thượng X
Nghiêm Loan X
Hạ Hiệu X
Dạ Nham X
Tổng Cộng 22 xã 1 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Như vậy chúng ta nhận thấy rằng địa bạ huyện Ba Bể vào thời điểm nửa
đấu thế kỷ XIX chỉ có một địa bạ Gia Long trong khi thời Minh Mệnh có 21
địa bạ chiếm số lượng áp đảo. Vì sao lại có tình trạng như vậy ?
Chúng ta đều biết rằng, năm 1802 triều Nguyễn thành lập đã cho lập địa
bạ các trấn Bắc Hà, tức vùng Đàng Ngoài thuộc quyền cai quản của chúa
Trịnh trước đây. Các địa bạ này được hoàn thành vào năm 1805[19,tr.27].
Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ nhà Nguyễn mới được thành lập bên cạnh việc
bắt tay xây dựng chính quyền mới còn phải ổn định tình hình và đối phó với
những tàn dư của vương triều Tây Sơn còn sót lại. Sử cũ đã ghi lại ngay sau
khi Gia Long lên ngôi các cuộc khởi nghĩa của tưởng lĩnh Tây Sơn cũ đã
bùng nổ. Có thể kể đến cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Tuyết ở Kim Môn
(Hải Dương) vào năm 1803, và đặc biệt là khởi nghĩa ở Thái Nguyên đã lôi
kéo và khuyến khích phong trào đấu tranh ở vùng núi phía Bắc. “Ngay sau
khi vua Gia Long vừa lên ngôi, một số tướng lĩnh của Tây Sơn ẩn náu trong
vùng rừng núi Thái Nguyên liên kết với các lực lượng ở địa phương, nổi dậy
chống lại triều đình mới. Cùng với các cuộc nổi dậy ở Thái Nguyên, phong
trào ở Tuyên Quang cũng phát triển khá mạnh…” [29,tr.184].
Tình hình nhiều biến động ở vùng rừng núi phía Bắc có thể lý giải về sự
ít ỏi của địa bạ huyện Ba Bể thời Gia Long. Mặt khác, lịch sử nhà Nguyễn
cũng ghi nhận sự thiếu hụt về địa bạ các địa phương trong nước khi lập địa bạ
đầu thời Gia Long: “…Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) cho lập địa bạ ba trấn
Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, các địa phương “không biết vì sao” đã có lệnh
làm địa bạ từ năm Gia Long thứ 3 (1804) mà “giữa chừng lại thôi” [35,tr.15]
Trước tiên chúng ta sẽ cùng xem xét về quy mô sở hữu ruộng đất của
huyện Ba Bể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Bảng 2.2: Thống kê địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)
ĐVT: m.s.th.t.p (Mẫu, sào, thước, tấc, phân)
Số
TT
Tên làng xã
Tổng diện
tích ruộng
đất
Tƣ điền
Thổ
trạch,
viên trì
Các loại
đất khác
Tên
tổng
Tên xã
Lƣu
Hoang
Thực trƣng
Thần
từ,
phật
tự
Tha
ma
mộ
địa
1
Q
u
ản
g
K
h
ê
Nam Mẫu 21.7.7.5 19.2.7.5 2.5.0.0
2 Quảng Khê 140.0.3.4 136.0.3.4 4.0.0.0
3 Bằng Châu 167.2.3.6 162.7.3.6 4.5.0.0
4 Đồng Phúc 255.5.1.4 250.5.1.4 5.0.0.0
5 Tr. Mỹ Hoà
Bán
21.8.6.8 21.8.6.8
6 Xuân Ổ 67.0.7.1 65.0.7.1 2.0.0.0
7
T
h
ư
ợ
n
g
G
iá
o
Truyền Cố 19.7.9.1 17.3.9.1 2.4.0.0
8 Cao Trĩ 380.0.12.1 375.5.12.1 4.5.0.0
9 Thượng Giáo 208.3.5.7 51.8.1 151.5.4.7(*) 5.0.0.0
10 Giao Lang 29.7.14.0 28.7.14 1.0.0.0
11 Địa Linh 241.3.9.8 236.8.4.8 4.5.5.0
12 Hồng La 59.3.4.8 56.3.4.8 3.0.0.0
13 Xuân Phương 210.9.13.9 203.2.13.9 0.7.0.0 6.2.0.0
14 Nhân Tiếp 101.4.2 101.4.2
15 Bộc Bố 58.2.6.3 58.2.6.3
16
H
ạ
H
iệ
u
Cổ Đạo 150.2.3.7 147.1.3.7 3.1.0.0
17 Chư Hoa 301.8.14.7 286.8.14.7 9.0.0.0 6.0.0.0
18 Bằng Thành 62.0.9.4 24.2.13.7.2 33.2.10.6.8 4.5.0.0
19 Cao Thượng 145.5.13.4 138.5.13.4 7.0.0.0
20 Nghiêm Loan 56.3.13.8 53.3.13.8 3.0.0.0
21 Hạ Hiệu 123.0.5 118.0.5 5.0.0.0
22 Dạ Nham 90.6.14.7 87.6.14.7 3.0.0.0
Tổng
Cộng: 3
22 2912.6.2.2 123.0.7.8.2 2703.6.4.3.8 73.0.5 6.7.0.0 6.2.0.0
(*)(2 m thần từ)
(Nguồn theo thống kê 22 đơn vị địa bạ có niên hiệu Minh Mệnh 21 (1840)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Bảng 2.3: Tình trạng phân bố các loại ruộng đất của huyện Ba Bể
theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)
STT Loại ruộng
Diện tích
(m.s.th.t)
Tỷ lệ (%)
1 -Tư điền:
+ Thực trưng:
+ Lưu hoang:
2826.6.12.2
2703.6.4.3.8
123.0.7.8.2
97,08
92,85
4,23
2 - Thổ trạch, viên trì: 73.0.5.0 2,50
3 - Các loại đất khác:
+ Thần từ, phật tự:
+ Tha ma, mộ địa:
12.9.0.0
6.7.0.0
6.2.0.0
0,42
0,21
0,21
Tổng: 2912.6.2.2 100,00
(Nguồn theo thống kê 22 đơn vị địa bạ có niên hiệu Minh Mệnh 21 (1840
97.08%
2.5% 0.42%
Tư điền
Thổ trạch, viên trì
Các loại đất khác
Biểu đồ 2.1. Sự phân bố ruộng đất ở huyện Ba Bể
Trên cơ sở phân tích, thống kê, xử lý số liệu của 22 xã có địa bạ Minh
Mệnh 21 cho phép chúng ta hình dung về số lượng, tỷ lệ phần trăm của các
loại ruộng đất của huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX. Tư liệu địa bạ đã cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
thấy 100% diện tích đất đai của huyện là tư điền và tư thổ chứ không có ruộng
đất công. Trên thực tế phần thực trưng chiếm 92,85%, phần lưu hoang chỉ
chiếm tỷ lệ là 4,23%, trong đó 100% là điền chứ không phải là thổ. Khi chúng
ta so sánh với tỷ lệ phần trăm của 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng là 21,75% [32,
tr.26,30] thì tỷ lệ lưu hoang của huyện Ba Bể là nhỏ hơn rất nhiều. Tuy nhiên
đặc điểm cơ bản của tình hình lưu hoang ở đây là hiện tượng lưu hoang cả
một xã như hai xã Truyền Cố, Giao Lang. Ngoài ra, số ruộng lưu hoang ở các
xã khác là tương đối lớn, như ở xã Thượng Giáo diện tích lưu hoang chiếm
24,51%, ở xã Bằng Thành con số đó là 38,70%. Chúng ta có thể lý giải hiện
tượng trên là hậu quả của các cuộc chiến tranh nông dân kéo dài ở thời kỳ
cuối Lê - đầu Nguyễn để lại. Đặc biệt là ảnh hưởng từ cuộc khởi nghĩa của
Nông Văn Vân (7/1833-3/1835). Theo tác phẩm Lịch sử Đảng bộ huyện Ba
Bể (tập1), huyện Ba Bể thời gian này chính là địa bàn hoạt động của nghĩa
quân Nông Văn Vân. Trên địa bàn huyện cũng đã nổ ra những trận đánh hết
sức quyết liệt giữa quân triều đình và nghĩa quân. Tiêu biểu là trận đánh bại
đạo quân Thái Nguyên của triều đình nổ ra trên địa bàn xã Bằng Thành
[29,tr.43].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Bảng 2.4: So sánh diện tích ruộng đất Ba Bể với một số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên
có địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)
Loại ruộng
Huyện Ba bể Huyện Chợ Đồn
Huyện
Phú Lƣơng
Huyện Đại Từ Huyện Ngân Sơn
Diện tích
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
Tỷ lệ
(%)
Tư Điền
- Thực trưng
- Lưu hoang
2826.6.12.2
2703.6.4.3.8
123.0.7.8.2
97,08
92,85
4,23
1510.2.14.1
1508.7.3.5
1.5.10.6
99,9
96,1
0,1
1939.2.4.6
1148.7.02.0
797.3.10.6
59,71
58,05
40,29
2161.8.8.4
1918.7.4.6
243.9.3.8
88,96
86,93
11,04
1766.4.9.3
1766.4.9.3
0.0.0.0
95,87
95,87
0
Thổ trạch,
viên trì
73.0.5 2,50 60.4.00 3,8 3.9.14.0 0,21 36.7.4.0 1,67 75.9.2.5 4,13
Các loại đất
khác
12.9 0,42 1.5.10.6 0,1 2.8.09.0 0,14 8.0.8.6 0,36 0.0.0.0 0
Tổng diện
tích
2912.6.2.2 100 1570.6.14.1 100 1978.9.02.1 100 2207.4.6.0 100 1842.3.11.8 100
[37,tr.24] [2,tr.26] [38,tr.34] [16,tr.35]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Qua số liệu thống kê nêu trên, chúng ta có thể thấy diện tích ruộng đất ở
Ba Bể thuộc loại tương đối lớn so với địa bàn các huyện miền núi Thái
Nguyên khác. Diện tích thổ trạch viên trì thuộc loại lớn nhưng diện tích các
loại đất khác là đất thần từ, phật tự và đất tha ma mộ địa lại tương đối nhỏ.
Hiện tượng ruộng đất lưu hoang vẫn còn lớn chứng tỏ tình hình xã hội có
nhiều biến động. Diện tích tư điền của Ba Bể chiếm 97,08% đối chiếu với
bảng so sánh như trên là rất lớn chỉ đứng sau Chợ Đồn, điều đó thể hiện mức
độ tư hữu hoá cao. Nếu đem so sánh với những vùng đồng bằng con số này
còn ấn tượng hơn nữa: “Số liệu thống kê cho thấy sở hữu tư nhân ở Hà Đông
đầu thế kỷ XIX chiếm 65,34% trong tổng số ruộng đất. Biết rằng cùng vào
khoảng thời gian đó, tỷ lệ ruộng tư trên quy mô cả nước chiếm 82,9%” [19, tr.24].
Mức sở hữu tư nhân của huyện Ba Bể cao hơn hẳn mức bình quân của cả nươc.
Bảng 2.5: Thống kê các loại ruộng đất phân theo đẳng hạng (1840)
STT Hạng ruộng Diện tích Tỷ lệ (%)
1 Hạng 2 8.7.0.0 0,29
2 Hạng 3 2897.9.12.9. 99,70
(Nguồn theo thống kê 22 đơn vị địa bạ có niên hiệu Minh Mệnh 21 (1840)
Căn cứ vào các số liệu trên, chúng ta có thể thấy ruộng đất ở Ba Bể chủ
yếu là ruộng loại 3 (tam đẳng) chiếm 99,70%, còn lại ruộng loại 2 (nhị đẳng)
chỉ có 8.7 mẫu chiếm 0,29%. Tất cả ruộng loại 2 đều là ruộng thần từ, phật tự.
Loại ruộng này tuy chiếm vị trí rất nhỏ bé nhưng là những thửa ruộng mầu
mỡ nhất, được giao cho nhân dân trong xã cùng canh tác lấy hoa mầu cúng
chùa như 6 mẫu ở xã Chư Hoa, 7 sào ở xã Xuân Phương, hoặc được giao cho
một người thường là người trông coi chùa chiền như 2 mẫu ở xã
Thượng Giáo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Bảng 2.6: Quy mô sở hữu ruộng đất của các xã thôn thuộc huyện Ba Bể
theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)
ơ
STT Xã thôn
Quy mô sở hữu
Dƣới 50
mẫu
50->100
mẫu
100->
200 mẫu
200->
300 mẫu
300->
500 mẫu
Tổng Quảng Khê (6)
1 Nam Mẫu 1
2 Quảng Khê 1
3 Bằng Châu 1
4 Đồng Phúc 1
5 Tr. Mỹ Hoà Bán 1
6 Xuân Ổ 1
Tổng Thượng Giáo (9)
7 Truyền Cố 1
8 Cao Trĩ 1
9 Thượng Giáo 1
10 Giao Lang 1
11 Địa Linh 1
12 Hồng La 1
13 Xuân Phương 1
14 Nhân Tiếp 1
15 Bộc Bố 1
Tổng Hạ Hiệu (7)
16 Cổ Đạo 1
17 Chư Hoa 1
18 Bằng Thành 1
19 Cao Thượng 1
20 Nghiêm Loan 1
21 Hạ Hiệu 1
22 Dạ Nham 1
Tổng cộng:
21 xã thôn =100%
4
(18,18%)
6
(27,27%)
6
(27,27%)
4
(18,18%)
1
(10%)
(Nguồn theo thống kê 22 đơn vị địa bạ có niên hiệu Minh Mệnh 21 (1840
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
2.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư
Trên địa bàn huyện Ba Bể, theo tài liệu địa bạ hoàn toàn không có ruộng
đất công, chủ yếu là ruộng đất tư. Chúng ta nói tới tình hình sở hữu ruộng đất
tư thực ra cơ bản là nói về sở hữu ruộng tư.
Bảng 2.7: Quy mô sở hữu ruộng tƣ
Quy mô sở
hữu
Số chủ
Tỷ lệ
(%)
Diện tích sở hữu
(m.s.th.t)
Tỷ lệ (%)
< 1 mẫu 2 0,42 1.3.7.5 0,04
1->5 mẫu 184 38,90 608.4.10.1.8 22,50
5->10 mẫu 258 54,54 1758.6.11.6 65,06
10->20 mẫu 29 6,14 335.1.5.1 12,40
Tổng cộng 473 100 2703.6.4.3.8 100,00
(Nguồn theo thống kê 22 đơn vị địa bạ có niên hiệu Minh Mệnh 21 (1840)
65.06%
12.4%
0.04%
22.5%
5 mẫu 5->10 mẫu 10->20 mẫu
Biểu đồ 2.2: Quy mô sở hữu ruộng tƣ
Từ bảng số liệu trên, chúng ta thấy số người sở hữu dưới 1 mẫu rất ít,
chỉ có 0,42% và chiếm tỷ lệ 0,04% trên tổng số diện tích..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Số người sở hữu từ 1 đến 5 mẫu chiếm 38,90% trên tổng số chủ sở hữu
và chiếm 22,5% diện tích ruộng. Có tới 65,06% ruộng đất nằm trong tay tầng
lớp khá giả từ 5 đến 10 mẫu chiếm 54,54% số người sở hữu.
Số người sở hữu từ 10 đến 20 mẫu chiếm 6,14% số chủ sở hữu và 12,4%
số ruộng.
Như vậy nhìn vào tình trạng sở hữu tư điền của Ba Bể năm 1840 với sự
có mặt của 473 chủ ruộng, trên tổng diện tích là 2703.6.4.3.8 thì mức bình
quân một chủ sẽ là 5.7.2.3.8. Mức bình quân sở hữu cao nhất là xã Cao Trĩ
với 10.1.7.6/người, và thấp nhất là xã Nam Mẫu, nơi có diện tích nhỏ nhất là
1.6.0.6/người.
Hiện tượng chủ ruộng là các chức sắc chiếm diện tích lớn về ruộng đất
vẫn xẩy ra. Ví dụ:
Dịch mục Ma Thế Lưu ở xã Bằng Châu có nhiều ruộng đất nhất xã với
14 mẫu 1 sào 9 thước
Hương mục Gia Hữu Quýnh với 11 mẫu chiếm diện tích lớn nhất xã Bộc
Bố.Quy mô sở hữu ruộng tư của Ba Bể đặt trong không gian miền núi phía
Bắc được thể hiện qua bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Bảng 2.8: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất tƣ của các huyện Ba Bể, Chợ Đồn, Phú Lƣơng, Đại Từ và Ngân Sơn
Quy mô sở
hữu
Huyện Ba bể Huyện Chợ Đồn Huyện Phú Lƣơng Huyện Đại Từ Huyện Ngân Sơn
Số
chủ
Diện tích
Số
chủ
Diện tích
Số
chủ
Diện tích
Số
chủ
Diện tích
Số
chủ
Diện tích
<1 mẫu 2 1.3.7.5 1 0.9.00 2 1.7.00 4 2.9.8.2.0
1->5 mẫu 184 608.4.10.1.8 53 155.3.4.5 56 161.2.5.9 28 113.1.3.8 80 264.6.3.3.0
5->10 mẫu 258 1758.6.11.6 102 804.4.10.6 30 207.6.13.3 38 283.3.10.8 109 715.1.12.9.0
10->20 mẫu 29 335.1.5.1 29 400.1.1.1 24 331.9.2.0 44 687.1.6.8 47 603.1.6.6.0
20->30 mẫu 6 147.9.2.3 7 187.2.13.0 25 602.7.8.8 7 180.5.8.3.0
30->50 mẫu 3 163.8.14.1 6 232.3.4.4
Tổng cộng 473 2703.6.4.3.8 191 1508.7.3.5 122 993.7.3.3 141 1918.7.4.6 247 1766.4.9.3.0
[37,tr. 27 ] [2,tr.29] [38,tr.35] [16,tr.36 ]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Trên cơ sở phân tích bảng thống kê trên chúng ta có thể nhận thấy một
đặc điểm chung là các huyện miền núi phía bắc Thái Nguyên xưa ít có những
đại điền chủ tập trung trong tay nhiều ruộng đất. Khi so sánh với một huyện
miền cao là Quảng Hoà (Cao Bằng), ta thấy tuyết đại đa số các chủ ruộng nêu
trên không một ai vượt qua 50 mẫu và tỷ lệ phần trăm rất nhỏ bé. Số chủ sở hữu
30->50 mẫu ở Phú Lương là 3 người chiếm 2.22%, ở Đại Từ là 6 người chiếm
4,26%, trong khi đó ở Quảng Hoà có chủ sở hữu tới 70 mẫu ruộng [41, tr.77].
Ngay cả khi so sánh với một huyện miền xuôi là Phú Bình, tỷ lệ cũng rất
chênh lệch. Số chủ sở hữu từ 30-50 mẫu ở Phú Bình là 7 người chiếm 0,43%,
nhưng nắm 3,13% diện tích, số chủ sở hữu lớn hơn 50 mẫu là 2 người nắm
giữ 1,36 % diện tích. Trong khi đó ở Ba Bể không có chủ ruộng nào vượt quá
20 mẫu.
Tình trạng đất đai tập trung trong tay giai cấp địa chủ quyền quý chứng
tỏ hiện tượng bao chiếm ruộng đất vẫn tồn tại
Mặc dù phần đầu trong quá trình đối sánh với các địa phương lân cận,
chúng ra đã thấy sự tư hữu hoá cao về ruộng đất tư nhưng ở Ba Bể chưa có sự
tập trung sở hữu lớn ruộng đất trong tay các địa chủ. Nếu so sánh với một địa
phương đồng bằng Bắc Bộ là Thái Bình thì điều đó sẽ sáng rõ: “Trong khi đó
sở hữu tư nhân ở Bắc Bộ có những đặc điểm khác biệt…, trong đó số chủ sở
hữu trên 5 mẫu chiếm tới 63,2% và số ruộng của họ chiếm gần hết tổng số
ruộng tư (88,9%). Hơn nữa, ruộng đất tập trung chủ yếu vào các lớp chủ sở
hữu có từ 10 mẫu ruộng trở lên (hơn 64%), đặc biệt, đối với lớp chủ sở hữu
trên 50 mẫu ruộng thì tỷ lệ ruộng đất của họ gấp gần 7 lần tỷ lệ phần trăm của
họ so với tổng số chủ” [35, tr.14].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Bảng 2.9: Bình quân sở hữu của một chủ ruộng
ĐVT: m.s.th.t.p (Mẫu, sào, thước, tấc, phân)
STT
Tên
Tổng
Tên Xã Tƣ điền
Diện tích có
thể tính sở
hữu
Số
chủ
Bình quân
sở hữu một
chủ
1
Q
u
ản
g
K
h
ê
Nam Mẫu 19.2.7.5 19.2.7.5 12 1.6.0.6
2 Quảng Khê 136.0.3.4 136.0.3.4 18 7.5.9.5
3 Bằng Châu 162.7.3.6 162.7.3.6 23 7.0.12.2
4 Đồng Phúc 250.5.1.4 250.5.1.4 31 8.2.6.3
5 Tr. Mỹ Hoà Bán 21.8.6.8 21.8.6.8 9 2.4.4.1
6 Xuân Ổ 65.0.7.1 65.0.7.1 18 3.6.2.0
7
T
h
ư
ợ
n
g
G
iá
o
Truyền Cố 17.3.9.1 0.0.0.0
8 Cao Trĩ 375.5.12.1 375.5.12.1 37 10.1.7.6
9 Thượng Giáo 203.3.5.7 151.5.4.7(*) 25 6.0.9.1
10 Giao Lang 28.7.14 0.0.0.0
11 Địa Linh 236.8.4.8 236.8.4.8 41 5.7.11.4
12 Hồng La 56.3.4.8 56.3.4.8 11 5.1.3.1
13 Xuân Phương 203.2.13.9 203.2.13.9 48 4.2.5.2
14 Nhân Tiếp 101.4.2 101.4.2 11 9.2.2
15 Bộc Bố 58.2.6.3 58.2.6.3 10 5.8.3.6
16
H
ạ
H
iệ
u
Cổ Đạo 147.1.3.7 147.1.3.7 24 6.1.4.5
17 Chư Hoa 286.8.14.7 286.8.14.7 43 6.6.10.8
18 Bằng Thành 57.5.9.4 33.2.10.6.8 11 3.0.3.8.8
19 Cao Thượng 138.5.13.4 138.5.13.4 30 4.6.2.9
20 Nghiêm Loan 53.3.13.8 53.3.13.8 9 5.9.4.8
21 Hạ Hiệu 118.0.5 118.0.5 41 2.0.13.0
22 Dạ Nham 87.6.14.7 87.6.14.7 21 4.1.11.4
Tổng cộng: 3 22 2912.6.22 2703.6.4.3.8 473 5.7.2.3.8
(Nguồn theo thống kê 22 đơn vị địa bạ có niên hiệu Minh Mệnh 21 (1840)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Diện tích đất tư của Ba Bể chỉ chiếm 2,50%, tất cả đều là đất thổ trạch,
viên trì. Thổ trạch, viên trì là sở hữu tư nhân.Hầu hết các xã đều có tư thổ(trừ
Trang Mỹ Hoà Bán, Xuân Phương, Nhân Tiếp, Bộc Bố), tư thổ của Ba Bể
không chia cho từng chủ mà do bản xã đồng cư.
Bảng 2.10: Sự phân bố đất tƣ (thổ trạch, viên trì)
STT Tên tổng Tên xã
Thổ trạch, viên trì
(m.s.th.t)
Tỷ lệ (%)
1
Quảng
Khê
Nam Mẫu 2.5.0.0 11,52
2 Quảng Khê 4.0.0.0 2,86
3 Bằng Châu 4.5.0.0 2,69
4 Đồng Phúc 5.0.0.0 1,96
5 ._.m cỗ bày cúng trong lễ
hội này phải cao tới 12 tầng nhằm thể hiện ý nghĩa tạ ơn 12 tháng trong năm
đã qua và cầu xin 12 tháng trong năm tới thời tiết sẽ thuận hoà, mùa màng
tươi tốt hơn. Song song với quá trình làm cỗ, các chàng trai, cô gái còn làm
quả còn, quả yến, đẽo quay... để đem đến dự hội.
Một vật phẩm hết sức quan trọng được thực hành trong quá trình làm cỗ
là làm một chiếc Pẻng Bjoóc (bánh hoa). Bánh được nặn từ bột nếp thành
hình bông hoa (có nơi làm theo hình con chim), sau đó đun sôi mỡ lên đổ cho
thấm dần vào. Chờ bánh ráo hết mỡ lại đổ tiếp lượt khác. Cứ thế, bột sẽ chín
dần bằng mỡ đã sôi. Việc làm bánh này đòi hỏi một đôi bàn tay khéo léo với
một nghệ thuật nấu ăn hết sức công phu.
Việc làm bánh này có lẽ gắn kết cùng với truyền thuyết về nàng Bjoóc,
nàng Ngo, và nàng Ve. Truyện kể rằng:
Xưa, loài người còn đói khổ, lầm than nhiều lắm. Ở trên thượng giới,
Ngọc Hương tình cử 3 con gái của mình là nàng Bjoóc, nàng Ngo và nàng Ve
xuống trần gian giúp loài người làm ăn. 3 nàng ở trên đỉnh núi cao Phja
Bjoóc khai khẩn đất hoang, rồi mỗi nàng vạch một đường nước từ trên đỉnh
núi chảy xuống cho dân có nước cày cấy, làm ăn. Chỗ ấy ngày nay người ta
gọi là Ao Tiên. Cũng vì ao ấy có 3 đường nước chảy nên có người gọi là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
Thôm Slam Lái (ao ba lối). Cuộc sống của người dân vì thế mà ngày một
thêm no đủ, ấm êm. Nơi các nàng ở hoa trái ngập tràn, ai đến đó cứ mặc sức
ăn uống, vui chơi mà không bị các nàng quở trách. Nhưng có một điều cấm kỵ
là chỉ được ăn uống no nê chứ không được mang về. Ai cố tình phạm phải
điều này thì sẽ bị lạc chẳng thể tìm nổi lối ra.
Ngày nọ, đang thanh bình thì quân giặc ở đâu kéo đến quấy phá, cướp
bóc. Thế giặc rất mạnh, người dân không thể nào chống nổi nên đành rút
chạy đến chỗ các nàng ở. Cầu mong các nàng che chở, giúp đỡ. Thấy vậy,
các nàng liền bảo người dân lấy thóc nắm lại rồi ném xuống. Ngay lập tức,
những hạt thóc ấy nổ tung ra như bỏng và lăn ầm ầm xuống đè nát lũ giặc
hung hãn. Dấu vết những hạt bỏng đó nay còn tìm thấy tất nhiều ở vùng chân
núi Phja Bjoóc. (Thực chất dây là những tảng đá Gra nít thô - trên mình có
những đốm trắng).
Thắng giặc, các nàng quay về trời. Còn người dân, để tưởng nhớ và tạ
ơn các nàng họ đã làm Pẻng Bjoóc (bánh hoa) để cúng các nàng vào các kì
hội xuân. Bánh hoa được làm nở phồng, giòn thông qua việc tưới mỡ là vì
thế. (Khi nắm thóc ném ra đã nở tung – dân gian tưởng tượng rằng đó là một
loại bỏng nhưng không chịu sự tiếp xúc trực tiếp của bếp lửa).
Đó là một câu chuyện, một truyền thuyết gắn liền với việc dâng tặng vật
phẩm cho thần linh với một ý nghĩa nhân văn hết sức sâu đậm, mang dáng
dấp và bản sắc văn hoá riêng cho một vùng đất. Tiếc rằng dường như nó đã
thất truyền, hoặc ít nhất là rất lâu chưa có cơ hội được thể hiện.
Lễ hội Lồng Tổng bao giờ cũng được tổ chức ở một vạt ruộng to nhất
của làng bản. Với những làng bản có đền miếu cùng một bãi đất to rộng, bằng
phẳng - lễ hội cũng có thể được tổ chức ở đây.
Vào lễ hội, cây còn đã được dựng sẵn từ nhiều hôm trước. Đó là một tín
hiệu để khách lạ của làng bản xa cùng đến tụ hội, vui chơi, thăm hỏi và chúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
tết lẫn nhau. Ngày tổ chức lễ hội cũng được quy định cụ thể cho từng làng bản
nên người cư trú cùng trong một khu vực có thể được tham gia rất nhiều lễ
hội. Chẳng hạn vùng Bạch Thông trước đây, lễ hội Lồng Tổng được tổ chức
bắt đầu từ ngày mồng 4 tết âm lịch và kết thúc vào ngày 20 tháng giêng, lễ
hội Lồng Tổng ở Nà Mu – Phủ Thông (nay là hội Lồng Tổng Phủ Thông -
được tổ chức vào ngày 10 tháng giêng âm lịch).
Để tiến hành lễ hội, chủ lễ (là một trong bốn đối tượng nói ở trên) trước
hết phải đến trước nơi bày đặt các mâm lễ (có thể bày ở trên bờ ruộng hoặc
làm sàn có mái che cho từng mâm) thắp hương, khấn vái, tạ ơn trời đất, tạ ơn
thần Nông, thần Núi, thần Sông, thần Rừng... trong năm đã phù hộ cho làng
bản ấm no, hoà thuận. Sau đó chủ lễ tiếp tục khấn cầu mong các thần năm
nay tiếp tục phù hộ cho làng bản nhiều hơn nữa. Nếu chủ lễ là ông thầy Tào,
thì hành lễ còn có thể có cả sách cúng (hội Loàn ở xã Yên Thượng, huyện
Chợ Đồn). Cúng xong, chủ lễ thường lấy một bát nước (hoặc rượu) vẩy ra
xung quanh với ngụ ý cầu cho năm mới mưa thuận. gió hoà, đời sống lao
động sản xuất lại tiếp tục được đầy đủ, ổn định, no ấm.
Sau nghi lễ của chủ lễ, các gia chủ đã tiến hành làm cỗ bày ở đó sẽ thắp
hương ở mâm cỗ của mình, khấn vái, cầu khẩn cho xứ đồng của mình không
gặp phải bệnh tật, tai ương... Chờ tàn tuần hương, chủ lễ và một vài đại diện
khác trong làng bản tiến hành chấm cỗ. Việc chấm cỗ ở đây cốt là để đánh giá
sự chu đáo, cẩn thận và tài nghệ của người làm cỗ chứ không cốt ganh đua
phần thưởng.
Lúc này ở dưới sân chơi, nơi có cắm cột còn, hội tung còn đã diễn ra rất
nhộn nhịp. Kẻ tung, người bắt. Những đôi trai gái có tình ý với nhau có thể tự
tìm còn của nhau để bắt lấy. Chỉ bằng quả còn và ánh mắt trao nhau trong hội
xuân mà nhiều đôi trai gái người Tày đã thành vợ, thành chồng. Tuy nhiên, ở
trò chơi này quan niệm – tín ngưỡng và cách ứng xử trong tín ngưỡng âm –
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
dương của người Tày rất rõ. Nó thể hiện trực tiếp ở cột còn, phoỏng còn
(vòng tròn dán giấy theo hình bát quái) và quả còn. Cụ thể là:
- Cột còn: - cây vũ trụ (có thể thấy rõ nhất trong văn hoá nhà mồ các dân
tộc Tây Nguyên).
- Phoỏng còn: (vòng tròn dán giấy xanh, đỏ cắt theo hình bát quái):
tượng âm – tĩnh.
- Quả còn: - tượng dương - động.
Theo quan niệm của đồng bào Tày, năm nào không có ai tung còn xuyên
qua được Phoỏng còn thì năm đó làm ăn sẽ không thuận lợi, mùa màng có thể
gặp dịch bệnh, đói kém (âm dương chưa giao hoà). Để khắc phục việc này, có
năm làng phải cử người mang súng ra bắn thủng Phoỏng còn để cầu may.
Ngoài trò chơi tung còn, các chàng trai – cô gái còn tổ chức đánh yến,
hát lượn giao duyên... tụ tập thi đánh quay, chơi sảng... Ngoài ra còn có trò
chơi kéo co – có thể chia từng đội theo chòm bản (hoặc bản trên, bản dưới
hay bản này với bản khác). Chia đội xong, hai bên sẽ cùng bước vào thi dưới
sự điều khiển, giám sát của một người đàn ông trong bản. Lúc đầu, theo
hướng dẫn của chủ lễ, hai bên sẽ lần lượt kéo và có lúc thắng, lúc thua – họ
tin rằng làm như thế việc mưa nắng, đảm bảo nguồn nước... sẽ tốt ở cả hai
bản. Tuỳ theo số lượng người của các bản mà có thể có nhiều hoặc ít đội tham
gia kéo co. Sau khi cuộc kéo co có tính chất “làm phép” kết thúc, các
chàng trai sẽ bước vào cuộc thi kéo co thực sự theo đúng khả năng hiện có
của mỗi đội.
Đặc sắc và đáng chú ý nhất trong hệ thống trò chơi dân gian tổ chức tại
lễ hội Lồng Tổng là múa sư tử. Tuy nhiên, vì điều kiện, khả năng cụ thể của
mỗi thôn bản mà trò chơi này có thể có hoặc không có. Vì vậy, ngày trước chỉ
những thôn bản sung túc, có nhiều người tài giỏi võ nghệ mới lập được đội
múa sư tử, và có khả năng mời các đội múa sư tử ở vùng lân cận về dự hội. Lễ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
hội Lồng Tổng ở bản nào có nhiều đội múa sư tử thì càng chứng tỏ tầm vóc,
quy mô và sự sang trọng của lễ hội bản đó.
Thực chất, múa sư tử là một hình thức gắn biểu diễn võ thuật vào các trò
vui trong dịp hội xuân. Khác với đầu sư tử trong múa sư tử của người Kinh,
đầu sư tử trong múa sư tử của người Tày nhỏ, gọn hơn, khi múa có thể nhào
lộn được. Ngoài sư tử, thông thường cón có thêm mặt nạ Báo Đông (đười
ươi) hoặc mặt nạ khỉ cùng múa võ đi theo và diễn trò với nhau. Nhạc cụ đi
kèm theo là trống, chiêng (hoặc thanh la). Lúc tiếng chiêng trống khoan thai,
chậm rãi là sư tử và Báo Đông đang diễn trò bình thường, tính biểu diễn võ
thuật ở mức độ vừa phải, khi chiêng trống khua vung mạnh, rầm rĩ là lúc các
trò diễn được biểu diễn ở mức độ cao, tinh xảo, nhiều động tác võ thuật điêu
luyện. Tiếng trống chiêng vừa có tác dụng giữ nhịp cho cuộc biểu diễn, vừa
có tác dụng cổ vũ cho các võ sĩ. Trong khi biểu diễn, có thể có thêm các đội
sư tử ở các thôn, bản khác kéo đến cùng tham dự và thi tài. Sư tử của bản này
lúc này phải ra nghênh tiếp và mời sư tử của đội bạn cùng vào tham gia biểu
diễn. Ngay trong quá trình biểu diễn, các sư tử, Báo Đông còn ngầm thể hiện,
thi thố tài nghệ của mình với chính đội bạn. Cuộc vui trong phần hội vì thế có
rất nhiều giây phút thăng hoa trong đỉnh cao của sự viên mãn ngày xuân.
Các trò chơi, các làn điệu lượn giao duyên của các đôi trai gái có thể kéo
dài tới lúc gần lặn mặt trời. Tàn cuộc người ta lại rủ khách về bản vui chung
dưới mái ấm của nếp nhà sàn trong men rượu mùa xuân. Người ta mời nhau
cơm rượu, chúc phúc cho nhau, trao cho nhau cái nghĩa, cái tình thắm nồng
của làng bản. Các cuộc lượn đối đáp, giao duyên tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể
mà có thể kéo dài tới tận sáng hôm sau. Sáng ấy, mặt trời lên, người ta lại rủ
nhau đi dự hội ở bản bên. Việc ăn tết của người Tày xưa kia trong tháng giêng
là thế. Và như vậy, phải chăng cần nhắc lại rằng việc người Tày ăn tết lại
(Đắp Nọi) cũng là một hình thức kéo họ tĩnh tâm trở lại với đời sống thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
nhật, kéo họ sau những giây phút thăng hoa, trở về với cuộc sống lao động
sản xuất. Việc vui này xin hẹn tiếp mùa sau
Trong đó hội Lồng Tồng ở xã Hà Hiệu, Ba Bể là một trong những lễ hội
tiêu biểu của người Tày vùng cao Bắc Kạn.
Hội Lồng Tồng ở Hà Hiệu được tổ chức vào ngày 16/1 hàng năm kéo dài
trong ba buổi chiều 15 và cả ngày 16. Tuần tự thì chiều 15 xã cúng thần, sáng
16 tiếp tục cúng và chuẩn bị cho phần hội. Chiều 16 mới chính thức vào hội.
Công việc chuẩn bị được thực hiện hàng tháng trước lễ hội. Xã Hà Hiệu
xưa dân cư còn rất thưa thớt, trước cách mạng tháng Tám số hộ là 46 nóc nhà
[20, tr.5]. Hội Lồng Tổng ở Hà Hiệu do hai thủ từ đình Nà Slấn và Đon
Chiêm đứng ra tổ chức hàng năm và thành lập ban tổ chức hội. Thủ từ hai
đình này bắt buộc phải là người họ Dương - dòng họ chiếm đa số và có thế
lực nhất xã, những người làm thủ từ được chọn và truyền cho nhau theo chế
độ cha truyền con nối nhiều đời. Vào mỗi dịp tết, thủ từ đứng ra làm danh
sách và thu tiền tổ chức lễ hội của từng hộ. Mỗi hộ hàng năm phải góp một
suất tương đương 3 đồng đông dương, hộ nghèo có thể được giảm còn nửa
suất là 1,5 đồng đông dương. Nhưng hộ tham gia phải là người gốc Hà Hiệu,
những hộ ngụ cư không được tham dự. Sau khi thu đủ tiền ban tổ chức sẽ
chuẩn bị lễ vật cúng là hai con lợn to và một con trâu (tầm 5 tuổi)
Đầu xuân khi không khí tết vẫn còn đậm đã thủ từ họ Dương sẽ gióng
lên ba hồi chín tường mõ tre để mời gọi mọi người góp mặt. Do điều kiện
miền núi dân cư thưa thớt thường sống cách nhau vài ba quả đồi tiếng mõ tre
là phương tiện liên lạc chính khi bản làng có công việc cần tập trung mọi
người. Mõ tre được làm bằng hai đến ba ống Mai được đục rống ruột, có
khoét lỗ ở giữa để thoát âm khi gõ sẽ vang xa hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
. Toàn bộ thanh niên trai tráng phải ra đình làm lễ thịt trâu, lợn cúng
thần. Toàn bộ các công việc đều do thanh niên trong làng đảm nhiện, phụ nữ
không được tham gia.
Lễ cúng sẽ được tổ chức ở đình và hai đình Nà Slấn và Đon Chiêm thay
nhau được chọn làm địa điểm cúng. Việc cúng tế do thủ từ đình đến phiên
được chọn đảm nhiệm. Mỗi nhà đều phải tham gia một mâm cỗ cúng để ở
đình gồm nhiều loại bánh như Khẩu Si, Khẩu Théc, chè Lam….Các hộ (cũng
có thể có vài hộ cùng chung) thi nhau làm các món ăn, các loại bánh mới lạ,
bày mân đẹp mắt để làm lẽ cúng thần, sau đó gióng trống chuyển sang phần
hội. Có tổ chức thi làm bành và chấm giải cho mâm bánh đẹp nhất. Mâm cỗ
của mỗi hộ cũng được bố chí theo một vị trí cố định. Mâm của những họ
chính như họ Dương để ở giữa dưới bàn thờ, còn các mâm khác để ở hai hàng
hai bên. Sau hai buổi cúng vào chiều 15 và sáng 16 sẽ tổ chức ăn uống. Ngoài
mâm của thủ từ và các chức dịch, bô lão khoảng 2 đến 3 mâm được chuẩn bị
sẵn, mọi người đều tự túc. Họ chặt lá chuối rừng để chải ngồi, mang theo
rượu, cơm lam, muối đi ăn uống cúng với thịt là lộc cúng. Sau khi ăn xong
được phần thịt mang về là một xâu thịt khoảng 2 -3 lạng.
Chiều 16 là phần hội với nhiều trò chơi dân gian.Hội có các trò chơi như
tung còn, đánh quay(tức sáng),, kéo co, đi cầu thăng bằng(tuấy hang vài),đánh
yến (tức Diễn), đánh đu, đánh võ, đánh vật, múa sư tử(múa kỳ lân)… Trong
niềm vui hội hè, nam nữ thanh niên còn hát lượn để tìm bạn tâm đầu ý hợp.
Trò chơi tung còn là trò trơi quan trọng không thể thiếu trong các hội
Lồng Tổng. Các thành phần cột còn và phoỏng còn có ý nghĩa tương tự với
quan niệm chung tuy nhiên quả còn còn có một ý nghĩa khác.
Quả còn được khâu bằng vải hình góc vuông có bốn mầu xanh, đỏ, vàng,
đen. Bên trong có nhồi cát hoặc ngô, thóc với ý nghĩa cơ bản là bốn phương
tụ họp chung vui.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
Cuối buổi chiều ngày 16 sẽ hạ cây phoỏng kết thúc lễ hội. Quả còn được
vứt vào bụi dậm, vứt lên ngọn cây cao với ý nghĩa không ai vui chơi nữa bắt
đầu vụ mùa làm việc mới.
Tiểu kết: Trên địa bàn huyện Ba Bể có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Mỗi dân tộc lại có phương thức canh tác nông nghiệp truyền thống riêng.
Những phương thức canh tác đó đã làm đa dạng hoá các loại hình sản xuất
nông nghiệp truyền thống, trên cơ sở canh tác nông nghiệp của người Tày là
cơ bản. Không chỉ sáng tạo trong sản xuất, đồng bào các dân tộc huyện Ba Bể
còn sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần độc đáo, thể hiện qua các lễ
hội truyền thống mà hội Lồng Tổng là lễ hội tiêu biểu. Hội Lồng Tổng là
thành tựu đặc sắc nhất của văn hoá dân gian làng xã ở địa phương này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
KẾT LUẬN
Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là một huyện miền núi có lịch sử hình
thành và phát triển lâu đời. Trải qua một thời gian dài với bao thăng trầm bộ
mặt của huyện đã hoàn thiện như ngày nay.
1. Với đặc điểm là một huyện thuần nông, người dân địa phương từ bao
đời nay canh tác trên ruộng đồng và dựa vào những sản phẩm khai thác được
từ tự nhiên làm nguồn sống đồng thời mang lại giá trị kinh tế chủ yếu cho
nhân dân. Do địa hình, đất đai nhìn chung là thuận lợi, cùng với việc không
có điều kiện phát triển công - thương nghiệp, từ xưa đến nay trồng trọt luôn
giữ vị trí hàng đầu.
Với địa hình miền núi phần lớn là núi đồi thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế nông - lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi các loại gia súc nhỏ. Trong
lịch sử phát triển của mình Ba Bể là nơi tiếp nhận nhiều luồng dân cư di cư
tới. Trên địa bàn huyện dân tộc đầu tiên tới khai phá và sinh sống là một bộ
phận người Tày bản địa.Các dân tộc ít người từ Trung Quốc theo đường Cao
Bằng qua Ba Bể xuống phía Nam sinh sống, luồng dân cư từ Tuyên Quang
sang hay đồng bào người Kinh từ dưới xuôi lên đã hoà hợp tạo thành bộ mặt
các dân tộc Ba Bể hiện nay. Năm dân tộc anh em dù có nguồn gốc khác nhau,
di cư đến Ba Bể bằng những con đường khác nhau nhưng đã sống hoà thuận,
đoàn kết gắn bó với nhau. Với đặc điểm là vùng đất từ sớm đã có người khai
phá và sinh sống lại có những địa danh là chợ lâu đới được nghi trong sử sách
là một sự thừa nhận Ba Bể có nhiều lợi thế phát triển kinh tế.
2. Với việc phân tích 22 đơn vị địa bạ vào thời điểm nửa đầu thế kỷ
XIX đến từng chủ hộ sở hữu tình hình ruộng đất ở Ba Bể đã được lột tả về cơ
bản. Qua đó chúng ta thấy được nguồn tài nguyên được khai thác và loại hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
kinh tế chủ yếu thời kỳ tiền Tư Bản, sự phân hoá xã hội, chế độ thuế khoá thu
nhập chủ yếu của các xã hội phong kiến..
Chế độ sở hữu ruộng đất ở Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX là sự thắng thế
tuyệt đối của sở hữu tư nhân. Sự vằng bóng của ruộng đất công chứng minh
quá trình tư hữu hoá phát triển cao.Ruộng đất tư chiếm ưu thế tuyệt đối với
100% ruộng đất các loại. Trong sử hữu tư nhân nổi bật lên một đặc điểm là ở
Ba Bể ruộng đất không tập trung trong tay các địa chủ lớn mà tập trung trong
tay các dòng họ lớn. Trên địa bàn huyện không có những địa chủ tập trung
trong tay vài ba trục mẫu ruộng nhưng có những nhóm họ tập trung trong tay
vài trăm mẫu. Điều này thể hiện ảnh hưởng lớn của chế độ thổ ty ở miền núi.
Cụ thể là ở Châu Bạch Tông là địa phận của dòng họ Hoàng. Nhưng ở ba tổng
là địa bàn huyện Ba Bể ngày nay dòng họ Ma mới là những chủ nhân thật sự.
Về quy mô sở hữu theo dòng họ, điểm đáng chú ý là sự phân bố không đều
giữa các dòng họ, giữa các dòng họ, các nhóm họ và phân bố không đều về
bình quân diện tích sở hữu của các chủ ruộng trong huyện. Xã Cao Trĩ có
bình quân sở hữu một chủ ruộng cao nhất với 10.1.7.6/một chủ ruộng còn xã
Nam Mẫu có bình quân thấp nhất với 1.6.0.6/một chủ ruộng.
Quy mô sở hữu ruộng đất giữa các xã trong huyện là không đều nhau.
Có những xã chỉ có diện tích sở hữu hơn 10 mẫu trong khi có những xã có
diện tích hơn 300 mẫu. Hiện tượng chủ ruộng là phụ nữa đứng tên sở hữu
cũng xuất hiện nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé. Mặc dù vậy điều này cũng thể
hiện sự tiến bộ đặc biệt với điều kiện miền núi nơi chế độ Quằng - thổ ty còn
đậm nét.
.Việc ruộng đất hoang hoá chứng minh rằng tình hình kinh tế, xã hội
huyện Ba bể có nhiều biến động. Hiện tượng ruộng bỏ hoang là hiện tượng
phổ biến ở các địa phương thời bấy giờ. Nhưng hiện tượng bỏ hoang cả một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
xã chủ yếu xẩy ra ở miền núi vào thời điểm nửa đầu thế kỷ XIX, điều này xẩy
ra do chiến tranh loạn lạc và do tập quán du canh du cư của đồng bào các dân
tộc thiểu số.
Sự chênh lệch về diện tích sở hữu ruộng đất giữa các hộ gia đình có
thể là do sự khác biệt về lực lượng lao động, đất rộng, người thưa, kế hoạch
làm ăn...nhưng quan trọng hơn cả là sự khác biệt về thế lực kinh tế, xã hội.
Những dong họ đến trước có công khai phá đất đai được chiếm hữu nhiều
ruộng đất tốt hơn, có thế lực và giầu mạnh hơn.
Mối quan hệ giữa nhà nước và làng xã với sự xung đột trong lợi ích về
ruộng đất là một vấn đề không mới. Nhà nước luôn tìm cách khống chế và
kiểm soát làng xã nhưng ngược lại làng xã với tính tự trị cao luôn tìm cách
chống lại. Đây là một cuộc đấu tranh dài và chỉ kết thúc khi nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà ra đới năm 1945.
Mối quan hệ tương trợ giữa làng xã và làng xã được thể hiện rõ nét.
Nhiều làng xã có nhưng địa vực khác nhau nhưng nếu xét về dòng họ lại có
quan hệ mật thiết. Mối quan hệ giữa làng xã và làng xã ở huyện Ba Bể vào
đầu thế kỷ XIX, tuy không có hiện tượng phụ canh với sự xâm nhập về ruộng
đất nhưng đồng bào các dân tộc vẫn sống hoà thuận, tương trợ giúp đỡ nhau
trong cuộc sống lao động, sản xuất. Trong giao lưu văn hoá thể hiện qua các
lễ hội đình chùa, sự hoà nhập, giao thoa về mặt tín ngưỡng, tôn giáo là biểu
hiện về sự hoà hợp giữa các dân tộc.
3. Với đặc điểm chế độ ruộng đất như trên, đồng thời do địa hình bị
chia cặt mạnh nhiều đồi núi, kinh tế Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX là một nền
kinh tế trông trọt lạc hậu năng suất thấp. Nông nghiệp trồng trọt bao gồm cả
canh tác lúa nước, nương rẫy và làm vườn. Canh tác lúa nước là hình thức chủ
yếu của người Tày, Nùng còn nương, rẫy là loại hình canh tác cơ bản của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
người Dao, Sán Chí. Sự xuất hiện của các dân tộc Mông, Dao, Sán Chí trên
địa bàn huyện do lối sống du canh du cư đi tìm đất đai sinh sống.
Có thể khẳng định rằng các dân tộc ở Ba Bể có những nét văn hoá
riêng, đặc sắc và khá độc đáo gắn liền với nông nghiệp. Trên cơ sở văn hoá
của dân tộc chính là người Tày, chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm
riêng. Người Tày vẫn giữ được những đặc điểm văn hoá cơ bản của dân tộc
mình nhưng trong đời sống thực tế đã có một số biến đổi. Lễ hội của người
Tày ở Ba Bể có thời gian ngắn và ít tốn kém hơn ở những nơi khác, ngày tổ
chức và địa điểm cũng không có sự bắt buộc cố định, tuỳ theo sự lựa chọn
từng năm Sự kết hợp giữa các yếu tố văn hoá của người Kinh và người Tày
qua các biểu hiện về tôn giáo như đình, chùa làm đa dạng và dày thêm các lớp
văn hoá ở nơi đây. Do đặc điểm cư dân sống gần hồ Ba Bể hàng nghìn năm
nay cuộc sống gắn với hồ, phụ thuộc vào hồ qua nhiều thế hệ nên có tín
ngưỡng thờ thần nước rất độc đáo và rất riêng
Từ những luận điểm trên chúng ta có thể khẳng định ở Ba Bể thời kỳ
trước đã có sự giao thoa văn hoá tự nhiên giữa các vùng, các dân tộc. Nhân
dân các dân tộc Ba Bể luôn coi nhau như anh em một nhà và góp phần xây
dựng bản sắc văn hoá của quê hương mình.
Bước vào thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những
chính sách đầu tư để bảo tồn và phát huy bản sắc các dân tộc Việt Nam trong
đó có Ba Bể.Ví dụ: Hội lồng tồng đã được tổ chức thường xuyên theo định kỳ
hàng năm trong thời gian gần đây, nhà nước đã đầu tư xây dựng và bảo tồn
bản nhà sàn Nà ngòi( xã Nam Mẫu) – một bản người Tày có những đặc trưng
văn hoá vùng hồ. Có thể khẳng định hiện nay ở Phú Đình đã có sự giao thoa
về văn hoá một cách có định hướng theo đường lối văn hoá của Đảng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
4. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay một dân tộc không thể phát triển đi
lên nếu không dựa trên một nền tảng vững chắc. Nền tảng ấy bao gồm nhiều
yếu tố khác nhau trong đó có các yếu tố kinh tế - văn hoá truyền thống cấu
thành từ bản sắc của các dân tộc. Nếu như trong tiến trình lịch sử, sức sống
mãnh liệt của văn hoá các dân tộc Việt Nam đã tạo lên sức mạnh to lớn trong
công cuộc dựng và giữ nước thì trong hoàn cảnh mới, sức sống ấy sẽ là sức
bật đưa Việt Nam tiến lên. Chúng ta sẽ hội nhập với quốc tế, khu vực và thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trên cơ sở
gìn giữ những nét văn hoá từ ngàn xưa kết hợp với các yếu tố mới. Thực hiện
xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đưa đất nước ta
tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của tri thức - công nghệ hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội, tr.150.
2. Nguyễn Thị Mai Anh (2009), Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX, Khoá luận tốt
nghiệp, trường ĐHSP Thái Nguyên.
3. Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn (2004), NXB
Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, tr.155.
4. Các dân tộc ít người Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)(1978),Viện Dân tộc học,
Nxb Khoa học Xã hội.
5. Phan Huy Chú (1999), Lịch chiều hiến chương loại chí, Tập 1, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
6. Đại Nam Thực lục chính biên (1968), tập XX, Hà Nội.
7. Đại Nam nhất thống chí, Sử quán triều Nguyễn (1992), Tập 4, Nxb Thuận Hóa.
8. Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn -Vĩnh Long,
NXb Hồ Chí Minh.
9. Địa lý tỉnh Bắc Kạn (2002), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn.
10. Đồng khánh dư địa chí ( 2005 ), Nhóm biên tập bản điện tử Ngô Đức Thọ,
Nguyễn Văn Nguyên, tr.819 - 820.
11. Nguyễn Kiên Giang (1953), Phác qua Tình hình ruộng đất và đời sống
nông dân trước Cách mạng tháng Tám, Nxb Sự thật, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Hà (2008), Huyện Chiêm Hóa-Tuyên Quang nửa đầu thế kỷ
XIX, Luận văn tốt nghiệp đại học, trường ĐHSP Thái Nguyên.
13. Vũ Thị Thu Hà (2009), Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện
Phổ Yên (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX qua địa bạ triều Nguyễn,
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên,trường ĐHSP Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
14. Lê Thị Thu Hương (2008), Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu
địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, Luận văn thạc sĩ, trường
ĐHSP Thái Nguyên.
15. Yên Thị Hương (2009), Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện
Võ Nhai (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX, Đề tài nghiên cứu khoa
học sinh viên,trường ĐHSP Thái Nguyên.
16. Nông Quốc Huy (2008), Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX, Luận
văn Thạc sĩ,trường ĐHSP Thái Nguyên.
17. Huyện uỷ Ba Bể, Lịch sử Đảng bộ huyện Ba Bể (2008), Đề cương chi tiết.
18. Phan Huy Lê (1996 ), Địa bạ cổ Hà Nội sưu tập và giá trị tư liệu, Tập 1,
Nxb Hà Nội.
19. Phan Huy Lê và P.Brocheux (1995), Địa bạ Hà Đông, Nxb khoa học xã
hội, Hà Nội.
20. Lịch sử xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (sửa đổi 01/01/2008)
UBND xã Hà Hiệu và Hội người cao tuổi Hà Hiệu soạn và chính sửa, tr.7.
21. Lã Văn Lô - Nguyễn Hữu Thuần - Mai Văn Trí - Ngọc Anh - Mạc Như
Đường (1959), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
22. Lã Văn Lô - Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược các nhóm dân tộc Tày,
Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
23. Lã Văn Lô (1973), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, Nxb Khoa học Xã hội.
24. Lã Văn Lô - Hà Văn Thư (1980), Bàn về cách mạng tư tưởng và văn hóa
ở vùng các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
25. Lã Văn Lô và Hà Văn Thư (1984), Văn hóa Tày - Nùng, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
26. Các Mác (1959), Tư Bản, quyển 3, tập 3, NXB Sự thật, Hà Nội, tr.33.
27. Đặng Phong (1970), Kinh tế thời nguyên thuỷ ở Việt Nam, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
28. Vũ Huy Phúc (1979), Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XIX, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.147.
29. Nguyễn Phan Quang (1981), "Khởi nghĩa Nông Văn Vân ở Cao - Lạng
(1833 – 1834)", Nghiên cứu lịch sử, số 4, tr.43.
30. Nguyễn Phan Quang (1999), Việt Nam thế kỷ XIX (1802 – 1884), Nxb
thành phố Hồ Chí Minh, tr.60-61.
31. Trương Hữu Quýnh (1982), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI-
XVIII, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, HN.
32. Trương Hữu Quýnh - Đỗ Bang (chủ biên) (1997), Tình hình ruộng đất
nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa.
33. Nguyễn Văn Siêu (1997), Đại Việt địa dư toàn biên, Viện sử học và Nxb
Văn học, Hà Nội.
34. Trần Kông Tấu (2006), Tài nguyên Đất, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
35. Phan Phương Thảo (2004), Chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định
qua tư liệu địa bạ, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, tr.14.
36. Dương Thị The, Phạm Thị Thoa (1999), Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ
XIX, (Bản dịch của Viện Hán Nôm), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
37. Khổng Thị Thìn (2009), Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện
Chợ Đồn - Bắc Kạn qua tư liệu địa bạ năm Minh Mệnh 21 (1840), Đề tài
nghiên cứu khoa học sinh viên,trường ĐHSP Thái Nguyên.
38. Hoàng Xuân Trường (2009),Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX, Đề tài nghiên cứu
khoa học sinh viên,trường ĐHSP Thái Nguyên.
39. Tục ngữ ca dao Tày vùng hồ Ba Bể (2007 ), Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh
Bắc Kạn, Nxb Văn hoá Dân tộc, tr.21.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
40. Vương Hoàng Tuyên (1963), Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở Bắc Việt
Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
41. Đàm Thị Uyên (1999), Tổng Lạc Giao qua tư liệu địa bạ 1805-1830, Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp trường,trường ĐHSP Thái Nguyên.
42. Đàm Thị Uyên (1999), Huyện Quảng Hoà (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành
lập đến giữa thế kỉ XIX, Luận án Tiến sĩ.
43. Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta (1995),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. Viện Dân tộc học (1992), Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
45. Mai Thị Hồng Vĩnh (2009), Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX, Khoá luận tốt nghiệp
Đại học, trường ĐHSP, Đại học Thái Nguyên.
TÀI LIỆU ĐỊA BẠ
46. Giao Lang xã địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8221F1:8
47. Xuân ổ xã địa bạ năm Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8253F1:13
48. Da Nham xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8224F1:13
49. Nhân Tiếp xã địa bạ Minh Mệnh 21,TTLTQGI, 8205F1:12
50. Bộc Bố xã địa bạ Minh Mệnh 21,TTLTQGI, 8204F1:10
51. Nam Mẫu xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8201F1:10
52. Truyền Cố xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8206F1:8
53. Bằng Thành xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8202F1:15
54. Mỹ Hóa Bán xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8239F1:8
55. Cao Thượng xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8213F1:16
56. Đồng Phúc xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8246F1:16
57. Cao Trĩ xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8257F1:20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
58. Hạ Hiệu xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8226F1:18
59. Xuân Phương xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8256F1:24
60. Hồng La xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8248F1:10
61. Nghiêm Loan xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8236F1:10
62. Cổ Đạo xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8244F1:13
63. Bằng Châu xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8195F1:14
64. Chư Hoa xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8238F1:21
65. Quảng Khê xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8196F1:12
66. Thượng Giáo xã địa bạ Minh Mệnh 21, TTLTQGI, 8251F1:14
TÀI LIỆU ĐIỀN DÃ
67. Ma Thế Trọng, 81 tuổi, Phố Cũ, tiểu khu 8, thị trấn Chợ Rã
68. Bế Ích Pèng, 70 tuổi, xã Quảng Khê
69. Đàm Đình Phùng, 80 tuổi, thôn Nà Ma, xã Hà Hiệu
70. Ô Phúc Bình, 80 tuổi, thôn Cốc Lót, xã Hà Hiệu
71. Dương Xuân Nghiêm, 70 tuổi, bản Vài, xã Khang Ninh
72. Dương Hữu Tương, 70 tuổi bản Vài, xã Khang Ninh
73. Ma Thế Khanh, 66 tuổi, Thị trấn Pắc Nặm, xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm
74. Dương Đăng Long, 71 tuổi, thôn Pác Nghệ, xã Địa Linh
75. Hoàng Văn Trọng, 70 tuổi, thôn Đon Vai, xã Chu Hương
76. Nông Viết Toại, 70 tuổi, Bản Áng, thị xã Bắc Kạn
77. Ma Thế Thiện, 61 tuổi, thủ từ chùa An Mã.
78. Dương Văn thục,55 tuổi, phó phòng văn hoá huyện Ba Bể
79. Th.S. Bàn Tuần Năng- Phó phòng bảo tàng &QLDT Sở VHTT Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
PHỤ LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9543.pdf