Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sản xuất & dịch vụ xuất nhập khẩu rau quả Sài Gòn

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày……..tháng…….năm 2010 Tác giả (Ký tên) LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn, em đã được học một số k

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sản xuất & dịch vụ xuất nhập khẩu rau quả Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến thức từ thực tế, tuy không nhiều nhưng nhờ có sự giúp đỡ của thầy cô, các cô chú và anh chị tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn đã tạo điều kiện cho em thực hiện bài khóa luận này. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Ths. Trần Thị Thanh Hằng đã dìu dắt, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Sự giúp đỡ ân cần của cô đã tạo niềm tin và động lực để em hoàn thành tốt bài khóa luận này. Bên cạnh đó, để hoàn thành tốt khóa luận này cũng là nhờ sự giúp đỡ quý báu của toàn thể ban lãnh đạo Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn đã giúp đỡ em có nơi thực tập cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học hỏi kinh nghiệm thực tế. Em xin chân thành cảm ơn bác Nguyễn Đức Năm – Giám đốc công ty đã giúp đỡ em có nơi thực tập, anh Phạm Minh Trí – Kế toán trưởng công ty đã không ngại bận rộn, khó khăn để giúp đỡ em hết sức nhiệt tình trong việc tìm hiểu công ty, cung cấp cho em những số liệu và tài liệu cần thiết cho khóa luận này. Đồng thời em cũng xin cảm ơn cô Đức, chị Hạnh, chị Hương phòng kế toán tài vụ đã nhiệt tình giúp đỡ em tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty. Do kiến thức còn nhiều hạn chế và khoảng thời gian thực tập ngắn nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các bác , các cô chú và anh chị để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, em xin gửi đến thầy cô, các bác, cô chú và anh chị lời chúc sức khỏe và đạt nhiều thành công trong cuộc sống. SVTH: Nguyễn Thị Mến CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----µ----- NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Mến MSSV : 106401159 Khóa : 2006 – 2010 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Đơn vị thực tập NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày ……tháng……năm 2010 Ký tên MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CP: …………………………………………………………………………..Cổ phần SX & DV: ……………………………………………………….Sản xuất và dịch vụ XNK:………………………………………………………………... Xuất nhập khẩu TSCĐ:………………………………………………………………...Tài sản cố định TSLĐ: ………………………………………………………………Tài sản lưu động TSDH: ………………………………………………………………..Tài sản dài hạn ĐTTC:……………………………………………………………… Đầu tư tài chính NV:………………………………………………………………………. Nguồn vốn TS: ……………………………………………………………………………Tài sản DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Trang Bảng 2.1. Tổng hợp các tỷ số tài chính …………………........................................22 Bảng 2.2. Biến động tổng tài sản năm 2008 ………………………………………22 Bảng 2.3. Biến động tổng tài sản năm 2009 ………………………………………23 Bảng 2.4. Bảng phân tích tài trợ của các loại vốn. ………………………………..24 Bảng 2.5. Bảng tính gia tăng vốn từng năm ……………………………………….25 Bảng 2.6. Tình hình sử dụng vốn và nguồn tài trợ ………………………………..25 Bảng 2.7. Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2008 – 2009. .……………….28 Bảng 2.8. Giá trị và kết cấu các nhóm tài sản cố định .…………………………...28 Bảng 2.9. Bảng biến động TSCĐ là nhà cửa vật kiến trúc………………………...30 Bảng 2.10. Bảng biến động TSCĐ nhóm phương tiện vận tải…………………….30 Bảng 2.11. Bảng biến động TSCĐ nhóm máy móc thiết bị công tác……………...31 Bảng 2.12. Bảng biến động TSCĐ nhóm thiết bị văn phòng………………………32 Bảng 2.13. Tình hình khấu trong hai năm 2008 – 2009……………………………35 Bảng 2.14. Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định……………..35 Bảng 2.15. Bảng tính kết cấu TSLĐ 2008 – 2009…………………………………39 Bảng 2.16. Bảng so sánh các loại vốn……………………………………………...40 Bảng 2.17. Tỷ lệ vốn bằng tiền qua hai năm 2008 – 2009…………………………45 Bảng 2.18. Bản phân tích mức dự trữ tiền mặt theo doanh thu……………………46 Bảng 2.19. Bảng tỷ lệ các khoản phải thu………………………………………….49 Bảng 2.20. Bảng phân tích các khoản phải thu khách hàng………………………..50 Bảng 2.21. So sánh khoản phải thu theo yêu cầu…………………………………..50 Bảng 2.22. Bảng phân tích tình hình tồn kho 2008 – 2009………………………...52 Bảng 2.23. Hoạt động tồn kho qua hai năm 2008 – 2009………………………….53 Bảng 2.24. Bảng kết cấu vốn tự có………………………………………………...55 Bảng 2.25. Phân tích tỷ trọng vốn tự có……………………………………………55 Bảng 2.26. Phân tích tỷ trọng các loại nợ trong tổng nợ phải thu………………….56 Bảng 2.27. Kỳ trả tiền bình quân…………………………………………………..58 Bảng 2.28. Phân tích các khoản phải thu người bán theo yêu cầu…………………58 Bảng 2.29. Tình hình nợ phải trả không phải người bán…………………………..60 Bảng 2.30. Bảng các tỷ số hoạt động ……………………………………………...61 Bảng 2.31. Bảng các tỷ số doanh lơi……………………………………………….61 Bảng 2.32. Bảng phân tích tỷ lệ các loại chi phí…………………………………...62 BẢNG CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự LỜI MỞ ĐẦU Lý do thực hiện đề tài. Kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã có những bước nhảy vọt tăng trưởng cao. Đặc biệt sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO. Trên con đường hội nhập, phát triển cùng nền kinh tế khu vực và thế giới đã tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như là những thử thách mới, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm cách hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đạt lợi nhuận cao thì phải cần có vốn. Vốn là tiền đề cần thiết không thể thiếu cho việc hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Vốn là một yếu tố quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh đồng thời nó giúp cho các doanh nghiệp tồn tại, phát triển và đứng vững trong thương trường. Việc khai thác sử dụng vốn hợp lý sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để vốn được sử dụng có hiệu quả là một khâu quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn của doanh nghiệp. Từ tầm quan trọng của vốn nói trên trong quá trình thực tập tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn, trên cơ sở những kiến thức và thực tế tích lũy, đề tài về quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả đã thực sự thu hút em. Được sự đồng ý và hướng dẫn tận tình của cô giáo Trần Thị Thanh Hằng cùng với các anh chị phòng Kế Toán – Tài Vụ của công ty, em quyết định chọn đề tài “Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn”. Đề tài là dịp để em gắn bó kiến thức đã học tại trường với thực tiễn. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của cô giáo và các anh chị phòng Kế Toán – Tài Vụ, Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn để rút ra những bài học cho việc nghiên cứu, học tập và làm việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là áp dụng những kiến thức về phân tích tài chính và quản trị tài chính đã học vào việc đánh giá tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn. Qua đó cho thấy ưu nhược điểm trong công tác quản lý và sử dụng vốn để từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. Phương pháp nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài, chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: _ Thu thập số liệu: Thu thập từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng kê khấu hao TSCĐ năm 2008 – 2009, và từ tài liệu sách báo có liên quan. _ Phương pháp so sánh: xác định mức độ thay đổi biến động ở mức tuyệt đối, tương đối cùng xu hướng các chỉ tiêu phân tích. _ Phương pháp mô tả: dùng các bảng biểu, sơ đồ để miêu tả chỉ tiêu cần thiết cho việc phân tích. Phạm vi nghiên cứu. Hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn rất đa dạng và phong phú, muốn đánh giá một cách chính xác đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu lâu dài về mọi hoạt động của công ty và số liệu phải được cung câp tương đối đầy đủ nên bài luận văn này chỉ đi vào phân tích: “Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn trong hai năm 2008 – 2009” Bố cục đề tài. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục của đề tài gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung. Chương 2: Thực trạng tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 1.1. Khái quát chung về vốn sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp: Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì đều cần một khoản vốn ứng trước. Nghĩa là, để sản xuất sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp đó cần một khoản vốn cần thiết trước đó để mua sắm những công cụ lao động như: máy móc, trang thiết bị, nhà cửa văn phòng. Để sản xuất sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp còn cần có đối tượng lao động là các loại nguyên nhiên vật liệu, thuê mướn lao động và các dịch vụ mua ngoài khác từ các doanh nghiệp khác trên thị trường. Khi tiến hành trao đổi sản phẩm trên thị trường, trong thời đại kinh doanh ngày nay người ta còn trao đổi theo phương thức mua bán chịu, do đó doanh nghiệp còn phát sinh các khoản nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải trả, … nghĩa là, khi tiến hành sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần có một nguồn tài nguyên có sẵn thuộc sở hữu của doanh nghiệp hay chỉ được phép sử dụng. Khoản vốn tiền tệ ứng trước cho nguồn tài nguyên đó chính là vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp chính là khoản vốn ứng trước để doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua các loại nguyên nhiên vật liệu cần thiết, sức lao động và các loại sản phẩm dịch vụ khác để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Sau đó đem bán trên thị trường thu hồi vốn và có một khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tức là khoản vốn ứng trước này doanh nghiệp phải thu hồi tối thiểu là bằng như trước và lớn hơn nếu có lợi nhuận. Nguồn tài trợ cho các loại vốn này là nguồn vốn của doanh nghiệp đó. Trong quan điểm kinh tế hiện đại, thì vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những giá trị về hiện vật còn có những giá trị vô hình nhưng thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp như các chi phí thành lập doanh nghiệp, phát minh sáng chế, vị trí thương mại của doanh nghiệp, trong nền kinh tế nước ta còn có tiền thuê đất,… Như vậy vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là tổng các giá trị đã được tiền tệ hóa những của cải vật chất và phi vật chất của doanh nghiệp hoặc thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Những giá trị vô hình gọi là các tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nếu ví doanh nghiệp là một cơ thể sống thì vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp chính là dòng huyết mạch của doanh nghiệp, dòng huyết mạch này cũng tuần hoàn chu chuyển không ngừng và sẽ “chết” khi không có nguồn huyết mạch đó. Trong quá trình tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải bảo vệ và phát triển thêm vốn sản xuất kinh doanh của mình, bởi vì dòng huyết mạch này không những nuôi sống doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp lớn lên trong thương trường vô tận và cũng lắm phong ba bão táp. Vậy để hoạt động và đạt được mục tiêu đã đề ra thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một nguồn vốn tài trợ và doanh nghiệp phải ra sức bảo toàn và phát triển nguồn vốn này bằng chính nỗ lực của riêng doanh nghiệp đó. 1.2. Phân loại và quản lý vốn sản xuất kinh doanh: Nhằm quản lý và bảo tồn có hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, căn cứ vào hình thái chu chuyển của từng loại vốn, người ta chia vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thành hai loại chính là vốn cố định và vốn lưu động. Để bảo toàn được vốn sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp quản lý hai loại vốn: vốn cố định và vốn lưu động. 1.2.1. Vốn cố định: 1.2.1.1. Khái niệm vốn và nguồn vốn cố định: Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có một số tư liệu lao động nhất định như kho tàng, cửa hàng, văn phòng làm việc, nhà xưởng sản xuất, các loại máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, cho công tác quản lý doanh nghiệp, các loại phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị đo lường,… Đó là những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm của tư liệu lao động là thời gian sử dụng tương đối dài, nên có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu, nhưng trong quá trình sử dụng các loại tư liệu trên bị hao mòn về mặt giá trị. Ngoài ra còn có một số tài sản của doanh nghiệp không có hình thái vật chất cụ thể nhưng do đặc điểm và tính chất luân chuyển giá trị nên cũng có thể được xếp vào loại tư liệu như chi phí thành lập doanh nghiệp, bằng phát minh, sáng chế thương mại,… Hiện nay theo quy định của Nhà nước, những tư liệu có bốn tiêu chuẩn sau đây được gọi là TSCĐ: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ - Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách tin cậy. - Có thời gian sử dụng trên một năm. - Có giá trị theo quy định hiện hành. Những tài sản thỏa mãn bốn điều kiện trên nhưng không có hình thái vật chất cụ thể thì được coi là TSCĐ vô hình. Nếu chỉ thỏa mãn một trong những điều kiện trên thì được coi là công cụ dụng cụ hoặc chi phí trả trước. Việc mua sắm, xây dựng, lắp đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải chi trả bằng vốn tiền tệ. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, lắp đặt các TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Như vậy, đặc điểm của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng. Tuy nhiên không như các loại TSCĐ, vốn cố định không bị hao mòn về giá trị mà vốn cố định được bảo toàn và phát triền. Nguồn vốn tiền tệ tài trợ cho việc mua sắm các loại TSCĐ trên cũng tức là hình thành nên vốn cố định thì được gọi là nguồn vốn cố định. 1.2.1.2. Hình thái của vốn cố định: Từ khái niệm nêu trên thì tùy theo loại tài sản mà nguồn vốn cố định có hình thái là các loại TSCĐ hữu hình hoặc TSCĐ vô hình. 1.2.1.3. Vai trò của vốn cố định Như ta đã biết thì vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ kết thúc một chu kỳ tuần hoàn khi TSCĐ đó hết hạn sử dụng hay doanh nghiệp nhượng bán đi. Trong bất cứ một doanh nghiệp dù là hoạt động trong lĩnh vực nào thì khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải có một số tư liệu lao động nhất định, bởi vì đó là những cơ sở nền tảng để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Như vậy vốn cố định đóng vai trò là cơ sở nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, mặc dù không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, đã có sự xuất hiện các công ty, doanh nghiệp ảo hoạt động không có một văn phòng cụ thể, nhưng công ty, doanh nghiệp đó cũng phải có một khoản vốn cố định khi bước vào hoạt động mà nếu thiếu chúng thì những người lãnh đạo công ty, doanh nghiệp đó cũng không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình được. Vốn cố định khi đó tồn tại chủ yếu ở các dạng TSCĐ vô hình, TSCĐ là các loại phương tiện truyền thông hiện đại. 1.2.1.4. Sự cần thiết phải quản lý vốn cố định: Theo quy luật sản xuất, thì để tồn tại và phát triển được thì các đơn vị kinh tế phải thực hiện tái sản xuất cả tái sản xuất cheo chiều rộng và tái sản xuất theo chiều sâu, trong đó có tái sản xuất tư liệu sản xuất dưới hình thức là đầu tư xây dựng , mua sắm TSCĐ mới. Như vậy doanh nghiệp không những phải có một khoản vốn lớn cho việc đầu tư TSCĐ dù theo dạng đầu tư nào. Khoản vốn này bao gồm khoản phải chi ra trước đây nay hết một kỳ chu chuyển của vốn phải thu về và một khoản vốn tăng thêm là lợi nhuận đạt được, tức là vốn cố định ban đầu ít nhất phải được bảo toàn. Để bảo toàn và phát triển vốn cố định ban đầu thì doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản lý vốn cố định. Quản lý tốt vốn cố định không những giúp doanh nghiệp đảm bảo được tái sản xuất tư liệu sản xuất mà còn đảm bảo cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh thuận lợi và có lãi cho doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần thiết phải quản lý vốn cố định của mình. Công tác quản lý vốn cố định bao gồm các bước: - Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ hiện đang sử dụng tại doanh nghiệp. - Xác định kết cấu TSCĐ hiện dùng tại doanh nghiệp. - Tính khấu hao TSCĐ: xác định chính xác TSCĐ cần tính khấu hao, lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý và quản lý sử dụng tốt vốn khấu hao TSCĐ. Hiện nay có nhiều phương pháp tính khấu hao TSCĐ như: phương pháp tuyến tính, phương pháp khấu hao nhanh giảm dần theo thời gian, phương pháp khấu hao nhanh theo năm sử dụng,… Theo quy định quản lý tài chính ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp được phép tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính. Phương pháp khấu hao theo phương pháp tuyến tính: căn cứ của phương pháp này là căn cứ vào tỷ lệ khấu hao hàng năm. Ta có: Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao( Tkh) = x 100% Năm sử dụng K = Tkh x Nguyên giá Trong đó: Tkh: Tỷ lệ khấu hao K: Mức khấu hao tính cho tháng, quý , năm 1.2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu vòng quay tài sản cố định (Rf): Doanh thu thuần Rf = Tổng TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động, cứ một đồng TSCĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Để nâng cao chỉ tiêu này thì ngoài cách gia tăng doanh thu hoạt động trong kỳ, doanh nghiệp còn có thể nâng cao theo cách tích cực hơn là sử dụng tốt vốn cố định, tức là đầu tư hợp lý cho TSCĐ không gây lãng phí vốn, đồng vốn bị “ngâm” ở tài sản cố định quá nhiều. Tuy nhiên độ tin cậy của chỉ tiêu này là không hoàn toàn tuyệt đối, do mức độ sử dụng tài sản cố định của các ngành nghề là khác nhau. Đối với các ngành sản xuất thương mại và dịch vụ thì mức độ sử dụng tài sản cố định thấp nên tỷ số Rf rất cao, còn các ngành sản xuất khác thì ngược lại. Do vậy chỉ tiêu này chỉ dùng đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành hoặc trong nội bộ doanh nghiệp mà thôi. Hàm lượng vốn cố định: VCĐ trong kỳ Hàm lượng vốn cố định = x 100% Tổng tài sản trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động, cứ 100 đồng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ thì có bao nhiêu đồng vốn cố định. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu này là cao hay thấp còn phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất kinh doanh. Trong một doanh nghiệp thì chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, nó cho người lãnh đạo biết rằng trong kỳ có bao nhiêu đồng vốn linh hoạt thực sự tham gia tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Lợi nhuận sau thuế Hiệu quả sử dụng VCĐ = x 100% Tổng VCĐ Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, cứ 100 đồng vốn cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh theo chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, quy mô TSCĐ sử dụng. 1.2.2. Vốn lưu động: 1.2.2.1. Khái niệm, phân loại, nguồn vốn và nhu cầu vốn lưu động: Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có một số tài sản lưu động. Biểu hiện vật chất của tài sản lưu động là hàng hóa, thành phẩm, bao bì gắn liền với hàng hóa, ngân quỹ, tiền trong thanh toán, các loại nguyên nhiên vật liệu dùng sản xuất sản phẩm hàng hóa dịch vụ,… Trong nền kinh tế hàng hóa, mọi việc mua sắm, trao đổi tài sản lưu động đòi hỏi phải chi dùng vốn tiền tệ ban đầu. Vốn tiền tệ dùng đầu tư cho các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh gọi là vốn lưu động. Nguồn vốn dùng tài trợ cho vốn lưu động của doanh nghiệp được gọi là nguồn vốn lưu động. Do đặc điểm của vốn lưu động là kỳ chu chuyển dưới một năm, nên trong các doanh nghiệp có sử dụng nợ ngắn hạn tài trợ cho vốn lưu động của doanh nghiệp (còn tài trợ cho vốn cố định chỉ được phép tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn như vốn tự có, vốn vay dài hạn). Như vậy nguồn vốn lưu động có thể bao gồm vốn tự có, vốn vay dài hạn và vốn vay ngắn hạn. Vì vốn lưu động là khoản vốn mà doanh nghiệp dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh, tức là ứng với mỗi quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải có một khoản vốn lưu động tương ứng nếu cách quản lý vốn không đổi. Vì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là doanh thu. Với một mức doanh thu xác định đòi hỏi phải có sự cân bằng nhất định với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Một sự gia tăng trong doanh thu đòi hỏi phải có sự gia tăng về nhu cầu vốn và sự gia tăng này còn phụ thuộc vào hiệu quả quản lý vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy nhu cầu vốn lưu động chính là khoản vốn lưu động đòi hỏi gia tăng để nhằm đạt được một khoản gia tăng trong doanh thu đã được dự toán trước. 1.2.2.2. Chu chuyển của vốn lưu động: Nhìn chung vốn lưu động chu chuyển theo một trong các quy trình sau: T – T’ T – H – T’ T – H – SX – H’ – T’ Như vậy vốn lưu động từ hình thái ban đầu là tiền tệ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chuyển thành hàng hóa, thành phẩm, nguyên nhiên vật liệu, sức lao động,… Khi chấm dứt quá trình sản xuất kinh doanh thì vốn lưu động lại trở lại trạng thái ban đầu là tiền tệ nhưng ở mức bằng hoặc lớn hơn do có một phần lợi nhuận hay giá trị tăng thêm của quá trình sản xuất. Sau một chu kỳ tuần hoàn như thế người ta gọi đó là một chu kỳ chu chuyển của vốn lưu động. 1.2.2.3. Vai trò của vốn lưu động: Nếu như vốn cố định là cơ sở nền tảng của quá trình sản xuất kinh doanh, không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh nên không trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong khi vốn lưu động là khoản vốn mà doanh nghiệp dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu của mình là lợi nhuận. Như vậy muốn tiến hành được công việc thì doanh nghiệp nhất thiết phải có vốn lưu động, nếu thiếu vốn lưu động thì công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng thậm chí bị ngưng chệ. Do vốn lưu động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nên vốn lưu động là những đồng vốn linh hoạt tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra vốn lưu động còn là công cụ phản ánh kiểm tra công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp. Công tác quản lý vốn lưu động tích cực hay không sẽ được thể hiện qua sự điều phối vốn cho sản xuất kinh doanh là kịp thời hay không, thiếu hay là ứ đọng vốn, điều đó cũng trực tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận đạt được trong kỳ. 1.1.2.4. Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động: Tùy theo loại hình kinh doanh, quy mô kinh doanh, tình hình sản xuất kinh doanh cụ thể tại công ty mà mỗi doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý cho mình. Có một số phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động như sau: Phương pháp phần trăn doanh thu: Cơ sở của phương pháp này là xác định khoản mục vốn thay đổi theo sự thay đổi của doanh thu: Tính số dư của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp trong năm. Xác định các khoản mục trong bảng cân đối kế toán biến động theo sự thay đổi của doanh thu và xác định các khoản mục đó theo tỷ lệ % so với doanh thu. Từ các tỷ lệ % theo doanh thu của các khoản mục đó, xác định mức thay đổi của từng khoản mục để xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế tiếp. Nhu cầu vốn lưu động được xác định như sau: Nhu cầu VLĐ = Tổng thay đổi TSLĐ – Tổng thay đổi nợ phải trả Trên cơ sở nhu cầu vốn lưu động được xác định được, xác định hoặc định hướng các nguồn tài trợ trong tương lai. Phương pháp hồi quy đơn biến: Phương pháp hồi quy đa biến: Phương pháp định mức vốn lưu động: Ngoài ra còn có các phương pháp dựa theo thống kê kinh nghiệm: 1.2.2.5. Sự cần thiết phải quản lý vốn lưu động: Để cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi, liên tục không bị gián đoạn thì việc đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần thiết phải quản lý chặt chẽ vốn lưu động để không những đảm bảo tốt vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải tận dụng mọi loại vốn không để dư thừa gây lãng phí vốn. Quản lý tốt vốn lưu động còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp, quản lý vốn lưu động chặt chẽ còn giúp doanh nghiệp rút ra được kinh nghiệm quản lý tốt hơn cho kỳ sau qua việc sửa chữa kịp thời những khiếm khuyết sai lầm còn mắc phải cũng như làm chưa hiệu quả. 1.2.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Chỉ tiêu khả năng thanh toán: + Khả năng thanh toán hiện thời (Rc) Tài sản lưu động Rc = Tổng nợ ngắn hạn Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp, là thước đo khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi các khoản nợ đến hạn. Chỉ tiêu này càng cao càng làm hài lòng các chủ nợ, doanh nghiệp có khả năng vay thêm tiền, nhưng đối với các chủ doanh nghiệp họ lại thích tỷ số này thấp hơn nhằm tận dụng các khoản nợ tài trợ cho vốn lưu động kinh doanh. Trong công tác quản lý vốn lưu động, doanh nghiệp có thể nâng cao tỷ số này bằng cách sử dụng ít nợ vay hơn. Muốn vậy doanh nghiệp phải quản lý tốt các khoản mục vốn lưu động, tăng khả năng tự tài trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp. + Khả năng thanh toán nhanh (Rq): TSLĐ – Tồn kho Rq = Tổng nợ ngắn hạn Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán nhanh cho các khoản nợ đến hạn. Cũng như tỷ số Rc quan điểm của chủ nợ cũng trái ngược với doanh nghiệp. Trong công tác quản lý vốn lưu động thì quản lý tốt hàng tồn kho sẽ làm gia tăng tốc độ chu chuyển hàng tồn kho, khi đó sẽ giảm được một lượng hàng tồn kho xuống và nâng cao tỷ số đo lường khả năng thanh khoản nhanh của doanh nghiệp, ngoài ra quản lý tốt các khoản mục vốn lưu động khác cũng làm giảm bớt sự vay nợ trong kỳ. Các tỷ số hoạt động: Các tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đối với các loại vốn trong tương quan với doanh số hoạt động trong kỳ. + Vòng quay tồn kho: Doanh thu thuần Vòng quay tồn kho = Tồn kho Tỷ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong dự trữ tồn kho hiệu quả. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đã giảm được kỳ chu chuyển của hàng tồn kho, nhanh chóng đưa hàng hóa, sản phẩm dịch vụ đi tiêu thụ nâng cao doanh số, giảm bớt sự tồn đọng vốn trong hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, khả năng tạo lợi nhuận của đồng vốn được nâng lên. Trong hoạch định nhu cầu vốn lưu động, việc dự đoán tăng giảm của chỉ tiêu này trong tương lai cho phép nhà quản trị tài chính dự toán được nhu cầu vốn của doanh nghiệp. + Vòng quay tài sản: Doanh thu thuần Vòng quay tài sản = Tổng tài sản Tỷ số này cho biết trong kỳ, một đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này mà càng cao so với kỳ trước càng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quản lý tốt các loại tài sản lưu động sẽ giúp doanh nghiệp giảm được quy mô của tài sản nhưng vẫn đạt được doanh số hoạt động như kỳ trước. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã tăng được hiệu suất sử dụng vốn. + Kỳ thu tiền bình quân (ACP): Khoản phải thu ACP = x 360 Doanh thu thuần Tỷ số này còn phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty, tức là khoản tín dụng mà công ty cung cấp. Việc giảm được kỳ thu tiền bình quân trong khi vẫn giữ nguyên được doanh số hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã quản lý tốt khoản nợ phải thu, giảm được vốn bị chiếm dụng, tăng tốc độ chu chuyển của đồng vốn. Trong các loại tỷ số trên thì các tỷ số hoạt động cũng chỉ cho phép đánh giá một cách tương đối vì các tỷ số này đôi khi còn phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, tình trạnh nền kinh tế,… 1.2.3. Nguồn vốn tài trợ: Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có các loại TSCĐ và TSLĐ như trên, và ứng với mỗi loại tài sản có một nguồn vốn tài trợ tương ứng, đảm bảo các yêu cầu về sử dụng vốn trong công tác quản lý tài chính . Tổng nguồn vốn lưu động và nguồn vốn cố định của một doanh nghiệp hợp lại thành tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đó. Nguồn vốn tài trợ của doanh nghiệp bao gồm nguồn tài trợ từ nợ phải trả (gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), vốn tự có của doanh nghiệp (gồm vốn pháp định và các quỹ). 1.2.3.1. Nợ phải trả: Là tổng hợp các khoản tiền, vật tư, tài sản mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán cho các chủ sở hữu hợp pháp của các khoản tiền, vật tư hàng hóa đó. Đối với các khoản nợ thì doanh nghiệp chỉ có quyền chiếm dụng và sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định và hợp pháp.Doanh nghiệp hoàn toàn không có quyền sở hữu và quyết định đối với các khoản nợ phải trả. Nợ phải trả của một doanh nghiệp bao gồm: Nợ ngắn hạn: là tổng số nợ có thời hạn thanh toán trong kỳ kế toán, tức là thời hạn thanh toán dưới một năm. Bao gồm: + Nợ vay ngắn hạn ngân hàng, các trái phiếu ngắn hạn có thời hạn thanh toán dưới một năm, các loại nợ vay trung và dài hạn đã đến hạn thanh toán. Tất cả các loại nợ này có đặc điểm là doanh nghiệp phải trả chi phí cho việc sử dụng chúng dưới dạng là lãi suất vay thỏa thuận. + Các khoản nợ khác: Phải trả người bán, người mua trả trước, phải trả cho cán bộ công nhân viên về các khoản lương cũng như các khoảna phải trả có tính chất lương theo quy định, các khoản phải thanh._. toán với nhà nước như các loại thuế, phí, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản thanh toán với các đơn vị nội bộ, và các khoản phải trả khác. Đặc điểm của các loại nợ là doanh nghiệp không phải chi bất cứ chi phí nào trong khi chiếm dụng sử dụng. Đây là các khoản nợ tự do, việc tận dụng tối đa các khoản nợ này rất có lợi trong việc tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Dù là nợ loại nào thì khi sử dụng doanh nghiệp cũng phải tuân thủ các quy tắc trong công tác quản lý tài chính là: nợ ngắn hạn chỉ được tài trợ cho các loại tài sản ngắn hạn mà thôi, tuyệt đối không được dùng tài trợ cho các loại tài sản dài hạn trừ một số ngành đặc thù như các ngân hàng thương mại nhưng cũng phải tuân theo quy định và hướng dẫn của nhà nước. Đối với các loại nợ trung và dài hạn thì việc tài trợ cho các loại tài sản dài hạn thì cũng cần phải xem xét thời gian thu hồi vốn của tài sản tài trợ có phù hợp với thời hạn trả nợ hay chưa. Thông thường là bằng hoặc ngắn hơn thời hạn trả nợ. Chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng nợ là tỷ số nợ của doanh nghiêp: Tổng nợ Tỷ số nợ = Tổng tài sản Tỷ số này cao hay thấp còn phụ thuộc vào từng ngành nghề sản xuất kinh doanh. Thông thường các chủ nợ không thích con nợ của mình sử dụng tỷ số nợ quá cao. Khi đó doanh nghiệp sẽ khó vay thêm vốn. 1.2.3.2. Vốn tự có: Vốn tự có của doanh nghiệp là toàn bộ vốn thuộc quyền sở hữu và quyết định của doanh nghiệp. Bao gồm: Vốn pháp định: Là số vốn doanh nghiệp đăng ký với cơ quan nhà nước khi bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thì là vốn ngân sách do nhà nước cấp, đối với các công ty cổ phần thì là vốn do các cổ đông đóng góp hoặc do công ty bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, đối với các doanh nghiệp tư nhân thì là vốn của chủ doanh nghiệp bỏ ra,.. Vốn tự có là các quỹ của doanh nghiệp như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lãi chưa phân phối,… Đối với các quỹ này doanh nghiệp được phép tạm thời sử dụng và có quyền định đoạt. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SX – DV –XNK RAU QUẢ SÀI GÒN 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ Phần Sản Xuất Và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn 2.1.1. Thông tin tổng quan về công ty: Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn có tên giao dịch là The Saigon Vegetable and Fruit and Import Joint – Stock Company. Tên viết tắt là Vegesa. Được thành lập theo quyết định số 6795/QĐ/BNN – TCCB ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc chuyển Công Ty Sản Xuất và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn thành Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn. Trụ sở chính công ty đặt tại: 473 Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh. 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: Tổng công ty rau quả Việt Nam với tên viết tắt là VEGTEXCO VIETNAM có trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Chức năng chính bao gồm sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu rau quả tươi, rau quả chế biến và các loại nông sản khác. Nhằm đáp ứng kịp thời thị trường trong và ngoài nước đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Tổng Công ty rau quả Việt Nam đã thành lập các công ty con tại các tỉnh thành như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh,… với các tên gọi Công ty 1, Công ty 2,… mỗi công ty có chức năng hạch toán độc lập. Công ty Sản Xuất Và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả - Công ty 3 được thành lập năm 1987 trụ sở đặt tại Hàm Nghi, Quận 1. Với hoạt động chuyên môn là kinh doanh các loại mặt hàng rau quả và đã tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, khách hàng và thị trường ngày càng được củng cố theo sự phát triển gia tăng của công ty. Cũng trong năm 1997, Liên hiệp đồ hộp 2 và Công ty rau quả Trung Ương sáp nhập vào Công ty 3. Mặc dù cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn và hàng sản xuất kinh doanh được mở rộng nhưng không tránh khỏi sự rắc rối chồng chéo từ nội bộ công ty. Từ thực tế đó, Công ty 3 quyết định tách đôi thành hai đơn vị với chức năng hạch toán khác nhau: Đơn vị 1 là Xí Nghiệp Giao Nhận, với chức năng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cung ứng rau quả xuất khẩu và dịch vụ kho hàng, dự trữ, bảo quản,… Đơn vị 2 là Xí Nghiệp Sản Xuất và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn với chức năng sản xuất, chế biến, gia công, cung ứng hàng xuất nhập khẩu và bắt đầu hoạt động riêng biệt từ năm 1991. Trong những ngày đầu Xí nghiệp đã gặp không ít khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng hàng hóa và sự ngỡ ngàng trong cơ chế thị trường với cách làm ăn mới. Với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ngày càng phát triển. Năm 1993, theo quyết định của Bộ Nông Nghiệp – Công Nghiệp Thực Phẩm, đã sáp nhập Công ty vật tư bao bì vào Xí nghiệp đã tạo thuận lợi cho Xí nghiệp cả về vốn và sự tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tiết kiệm được chi phí sản xuất so với trước đây. Trong thời kỳ 1994 – 1997 Xí Nghiệp luôn hoạt động có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh. Tháng 1 năm 1997 được sự đồng ý của cấp chủ quản, Xí nghiệp chuyển thành Công Ty Sản Xuất Và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn, với tên giao dịch tiếng Anh là VEGESA – SAIGON VEGETABLE AND FRUIT EXPORT COMPANY, trụ sở đặt tại 231 Đồng Khởi Quận 1 và nay là 473 Lạc Long Quân, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh. Năm 1998 Nhà nước bãi bỏ giấy phép xuất khẩu mà trước đây chỉ có những công ty có giấy phép mới được xuất khẩu, khi chưa có giấy phép xuất khẩu, công ty xuất khẩu thông qua công ty 3 (xuất khẩu ủy thác). Sau khi bãi bỏ chế độ xuất khẩu công ty đã chủ động hơn trong việc thu gom tìm kiếm đầu ra tiêu thụ sản phẩm, vì vậy doanh số được nâng lên từ 8,167 tỷ (1991) lên 30,108 tỷ (1992), tạo việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên. Do đã tồn tại từ nhiều năm, cơ sở vật chất do Công ty tiếp quản đã quá cũ kỹ, hư hỏng, nguồn vốn huy động ít chỉ có 960 triệu đồng, từ năm 1999 công ty đã có dự án nâng cấp, kho, nhà xưởng lên 3000 m2 và được Tổng công ty phê duyệt ( quyết định số 82 – RQ/TVĐT ngày 4/06/1999 ) đã từng bước cải tạo lại trang thiết bị tận dụng hết công suất. Đến 9/2000 chấp hành chỉ thị của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ( quyết định số 3729 QĐ/BNN – TCCB ngày 12/09/2000 ) Công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần và hoạt động cho đến nay. 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ: Chức năng: hoạt động kinh doanh chính của công ty là - Chế biến rau quả, nông sản, lương thực, nước uống - Kinh doanh rau quả tươi, rau quả chế biến, đồ uống, hoa và cây cảnh, gia vị, nông lâm hải sản, lương thực thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, xăng dầu khí đốt, nhớt, vật liệu xây dựng, kim khí điện máy, phương tiện vận tải, sản xuất bao bì các loại ( trừ tái chế phế thải ). - In bao bì, dịch vụ kho bãi. - Ngoài ra công ty còn kinh doanh nhà hàng ( không kinh doanh bia rượu), cho thuê văn phòng, cửa hàng, dịch vụ giao nhận hàng hóa, đại lý vận tải, mua bán giống vật nuôi, cây trồng, mua bán hàng may mặc, tranh ảnh. Nhiệm vụ: Được quy định trong quyết định số 92/NN – TCCB/QĐ ngày 5/03/1988 của Bộ Nông Nghiệp Và Công Nghiệp Thực Phẩm. - Đối với công tác kế hoạch: + Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu và các kế hoạch khác có liên quan theo năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. - Đối với công tác tài chính: + Tự trang bị đổi mới thiết bị, tự đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng. + Tự tạo ra nguồn vốn, tự trang trải về tài chính sản xuất kinh doanh có hiệu quả, quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ quy định, thống kê, báo cáo và thanh toán đầy đủ với ngân sách nhà nước. - Đối với công tác sản xuất: + Nghiên cứu khả năng sản xuất, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức thực hiện các loại hình kinh doanh phù hợp với luật pháp Việt Nam và quốc tế. + Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản xuất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Đối với Nhà nước: + Chấp hành các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại của nhà nước. + Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản mà công ty đã ký kết theo quy định chế độ hiện hành của bộ thương mại và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. - Đối với nhân viên: + Tuân thủ chế độ tiền lương. + Đào tạo và bồi dưỡng trình độ văn hóa, ngoại ngữ và nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC Phòng Xuất Nhập Khẩu 2 Phòng Xuất Nhập Khẩu 1 Phó Giám Đốc Chi Nhánh Bình Dương Phòng Tổ Chức Hành Chính Phó Giám Đốc Phòng Kế Toán Tài Vụ Diễn giải: Hội đồng quản trị: + Quyết định các chiến lược phát triển và kinh doanh của Công ty. + Giám sát và chỉ đạo giám đốc trong việc điều hành kinh doanh hàng ngày của Công ty. + Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty. Giám đốc: + Điều hành trực tiếp các hoạt động của Công ty. + Chịu trách nhiệm trực tiếp với cơ quan chủ quản, với nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. + Phụ trách công tác đối ngoại, ký kết các hợp đồng kinh tế, theo dõi và đôn đốc về việc thực hiện hợp đồng. + Chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của Công ty. Phó Giám đốc: + Quản lý và điều hành các phân xưởng sản xuất, và thực hiện các phương án kinh doanh tại chi nhánh Bình Dương. + Quản trị nhân sự tại công ty. + Tham mưu cho giám đốc về nhân sự và tiền lương. + Phụ trách kho bãi. + Chịu trách nhiệm chung hoặc từng phần do giám đốc ủy quyền khi giám đốc vắng mặt. - Phòng kế toán tài vụ: + Đứng đầu là kế toán trưởng + Theo dõi ghi chép và quản lý thường xuyên, liên tục các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày của công ty. + Quản lý, vạch kế hoạch và tham mưu cho giám đốcvề việc sử dụng hiệu quả của đồng vốn sản xuất kinh doanh, cũng như kiểm tra theo dõi đồng vốn và sử dụng vốn của công ty. + Đảm nhận công tác tài chính, phân tích hoạt động tài chính của công ty và qua đó đề ra phương án kinh doanh hiệu quả, tham mưu cho giám đốc về các vấn đề tài chính. + Kiểm tra việc sử dụng tài sản của công ty. + Định kỳ lập báo cáo tài chính cho lãnh đạo cũng như các cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm về báo cáo do mình lập ra. - Phòng XNK 1 & phòng XNK 2: + Đảm nhận công tác marketting. + Đưa ra các kế hoạch sản xuất, đáp ứng đúng thời hạn hợp đồng và nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. + Tổ chức thực hiện các kế hoạch đã đề ra. 2.1.5. Những thuận lợi, khó khăn của công ty: Thuận lợi: + Thừa hưởng vốn và thị trường từ Công Ty Sản Xuất Và Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn. + Việt Nam là một nước thuần nông, với khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện cho các loại cây trồng phát triển, góp phần cung cấp nguồn hàng đa dạng cho công ty xuất khẩu ra các nước đáp ứng nhu cầu thị trường. + Đội ngũ cán bộ công nhân viên, cán bộ quản lý đã từng trải trong những ngày đầu của thời kỳ đổi mới kinh tế đất nước. + Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp tạo nên số lượng và chủng loại nông sản cũng như chất lượng nông sản, rau củ quả tươi ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Khó khăn: + Sự biến động của thị trường, thời tiết ngày càng phức tạp, sự đòi hỏi chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng cao trong khi nền sản xuất nông nghiệp của nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ chưa đáp ứng được đơn hàng với số lượng lớn và thời gian cung cấp dài hạn, nên thị phần của công ty luôn bị đe dọa. + Vốn lớn là một lợi thế cho sự thành bại của một công ty, nhưng trong tình hình hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàng còn ở mức cao hơn nữa công ty bán chịu với thời hạn dài trong khi nợ phải trả thấp nên đồng vốn quay vòng của công ty còn thấp. + Hàng nông sản chủ yếu là hàng nông sản thô, chỉ qua sơ chế nên giá trị kinh tế thấp, thị trường bấp bênh, phụ thuộc, gây khó khăn cho công ty trong việc nâng cao doanh số, nâng cao lợi nhuận, tích lũy cho công ty thấp. + Do ngành nghề kinh doanh là hàng nông sản, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và nhu cầu của thị trường nên công ty sẽ bị động trong kinh doanh. 2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn 2.2.1. Khái quát vốn sản xuất kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn: 2.2.1.1. Tình hình vốn sản xuất kinh doanh: Phân tích tổng quát tình hình tài chính của công ty: Trích bảng cân đối kế toán: Từ phụ lục 01 đến phụ lục 03: Bảng cân đối kế toán năm 2008 Từ phụ lục 04 đến phụ lục 06: Bảng cân đối kế toán năm 2009 Phân tích tổng quát bảng cân đối kế toán + Tỷ số thanh toán: Đây là các tỷ số đánh giá khả năng thanh toán nợ của công ty. Tỷ số này càng cao cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty càng đảm bảo. _ Tỷ số thanh toán hiện thời (Rc): Tài sản lưu động Rc = Tổng nợ ngắn hạn _ Tỷ số thanh toán nhanh (Rq): TSLĐ – Tồn kho Rq = Tổng nợ ngắn hạn Tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn Năm 2008: 12.866.030.997 Rc = = 1,96 6.575.972.778 12.866.030.997 – 177.060.034 Rq = = 1,93 6.575.972.778 Ta thấy năm 2008 mặc dù cả hai tỷ số này đều lớn hơn 1 cho thấy công ty có đủ khả năng trả được nợ ngay cả trả nợ tức thời. Nhưng cả hai tỷ số này đều thấp cho thấy công ty dễ bị áp lực nợ hơn, nhất là trong trường hợp thanh toán nhanh: Năm 2009: 10.041.091.826 Rc = = 2,99 3.360.976.878 10.041.091.826 – 492.505.970 Rq = = 2,8 3.360.976.878 Trong năm 2009 cả hai tỷ số này đều tăng cao, nguyên nhân là do năm 2009 Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ nên Công ty đã giảm tiền vay ngân hàng xuống, đồng thời hàng tồn kho tăng gấp 178,157% so với năm 2008. Với hai tỷ số đều tăng cao giúp cho Công ty giảm áp lực nợ. + Tỷ số cơ cấu vốn: _ Tỷ số nợ: Phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ của Công ty. Hay cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của Công ty. Cách tính: Tổng nợ Rd = x 100% Tổng tài sản Năm 2008: 6.990.353.290 Rd = x 100% = 44,6% 15.663.777.528 Năm 2009: 3.694.842.343 Rd = x 100% = 21,696% 17.029.789.299 Qua hai tỷ số cho thấy trong hai năm 2008 – 2009 Công ty đều sử dụng tỷ số nợ thấp hơn 50%, tỷ số nợ năm 2009 giảm đi một nửa so với năm 2008 nguyên nhân là do tổng nợ cũng giảm đi một nửa. Điều này cho thấy Công ty tài trợ cho tài sản của mình chủ yếu bằng nguồn vốn tự có. + Các tỷ số khác: _ Tỷ lệ dự trữ tiền mặt: Tỷ lệ này cho thấy mức dự trữ tiền mặt so với tổng tài sản lưu động của công ty, nó nói lên trong 100 đồng tài sản lưu động thì có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền. Tổng vốn bằng tiền TLtm = x 100% Tổng tài sản lưu động Năm 2008: 246.661.267 TLtm = x 100% = 1,91% 12.866.030.997 Năm 2009: 669.330.575 TLtm = x 100% = 6,67% 10.041.091.826 Cho thấy mức dự trữ vốn bằng tiền năm 2009 tăng lên do doanh thu thực hiện tăng. _ Tỷ trọng tài sản lưu động: Là tỷ số so sánh giữa tổng tài sản lưu động và tổng tài sản. Cho biết trong 100 đồng tài sản của công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động. Tỷ số này thường cao đối với các đơn vị hoạt động thương mại. Tỷ số này cũng cho thấy hàm lượng đồng vốn linh hoạt của đơn vị, bởi vì vốn lưu động là đồng vốn trực tiếp tham gia vào việc tạo lợi nhuận cho đơn vị đó. Tình hình chung của vốn lưu động tại Công ty thông qua tỷ số này như sau: Năm 2008: 12.866.030.997 Tỷ trọng TSLĐ = x 100% = 82,14% 15.663.777.528 Năm 2009: 10.041.091.826 Tỷ trọng TSLĐ = x 100% = 58,96% 17.029.789.299 Ta thấy năm 2009 tỷ trọng tài sản lưu động giảm so với năm 2008, tức quy mô vốn tham gia tạo lợi nhuận cho Công ty giảm. Tỷ trọng tài sản lưu động giảm thì cũng có nghĩa là tỷ trọng tài sản cố định tăng thêm: năm 2008 là 17,86% tăng lên 41,04% trong năm 2009. Tuy nhiên sự tăng giảm này chưa thực sự là tốt hay xấu cần phân tích thêm mới có thể kết luận được. Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính: Bảng 2.1.Tổng hợp các tỷ số tài chính I/Tỷ số thanh toán (lần) Năm 2008 Năm 2009 1/Tỷ số thanh toán hiện thời (Rc) 1.9565 2.987 2/Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) 1.929 2.841 II/Tỷ số cơ cấu vốn (%) 1/Tỷ số nợ (Rd) 44.6 21.69 III/Các tỷ số khác 1/Tỷ lệ dự trữ tiền mặt (%) 1.91 6.67 2/Tỷ trọng tài TSCĐ (%) 82.14 58.96 3/Tỷ trọng TSLĐ (%) 17.86 41.04 Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ Kết cấu vốn: Trước hết là phân tích tổng quan tình hình tăng giảm tài sản và nguồn vốn của Công ty qua hai năm 2008 – 2009 Phân tích biến động tài sản qua số liệu báo cáo tài chính Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta phân tích sự biến động của tài sản qua các năm như sau: Bảng 2.2.Biến động tổng tài sản năm 2008 Chỉ tiêu Đầu kỳ 2008 Cuối kỳ 2008 Chênh lệch Tốc độ Vốn bằng tiền 561,659,999 246,661,267 (314,998,732) (56.1) Các khoản đầu tư NH 3,619,638,128 3,249,252,128 (370,386,000) (10.2) Khoản phải thu 9,078,683,926 9,138,408,299 (59,724,373) 0.7 Tồn kho 273,128,737 177,060,034 (96,068,703) (35.2) Tài sản lưu động khác 844,631,936 54,649,269 (789,982,667) (93.5) Tổng tài sản lưu động 14,377,742,726 12,866,030,997 (1,511,711,729) (10.5) Tài sản cố định thuần và ĐTDH 1,340,022,909 2,797,746,531 1,457,723,622 108.8 Tổng tài sản 15,717,765,635 15,663,777,528 (53,988,107) (0.3) Nợ phải trả _Nợ ngắn hạn 10,148,895,232 6,575,972,778 (3,572,922,454) (35.2) _Nợ dài hạn 498,531,182 414,380,512 ()84,150,670 (16.9) Tổng nợ phải trả 10,647,426,414 6,990,353,290 (3,657,073,124) (34.3) Vốn tự có _Vốn chủ sở hữu 4,992,792,467 8,670,285,169 3,677,492,702 73.7 _Các quỹ 77,546,754 3,139,069 (74,407,685) (96) Tổng vốn tự có 5,070,339,221 8,673,424,238 3,603,085,017 (71) Tổng nguồn vốn 15,717,765,635 15,663,777,528 (53,988,107) (0.3) Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ Qua bảng phân tích trên cho thấy, tốc độ giảm của tài sản nói chung là (0.3), trong đó tài sản lưu động giảm 10.5% chủ yếu là giảm tài sản lưu động khác, tồn kho, tiền còn các khoản phải thu tăng không đáng kể 0.7%. trong khi đó thì tài sản cố định thuần và ĐTDH tăng cao 108.8%. Điều này cho thấy trong năm 2008 Công ty sử dụng vốn đầu tư vào vào các loại tài sản cố định. Về nguồn tài trợ năm 2008, Công ty đều giảm tài trợ nằng nợ phải trả nhưng lại tăng đầu tư vào vốn chủ sở hữu. Bảng 2.3.Biến động tổng tài sản năm 2009 Chỉ tiêu Đầu kỳ 2009 Cuối kỳ 2009 Chênh lệch Tốc độ năm 2009 Vốn bằng tiền 246,661,267 669,330,575 422,669,308 171.4% Các khoản đầu tư NH 3,249,252,128 2,040,768,578 -1,208,483,550 -37.2% Khoản phải thu 9,138,408,299 6,467,728,445 -2,670,679,854 -29.2% Tồn kho 177,060,034 492,505,970 315,445,936 178.2% Tài sản lưu động khác 54,649,269 370,758,258 316,108,989 578.4% Tổng tài sản lưu động 12,866,030,997 10,041,091,826 -2,824,939,171 -22.0% Tài sản cố định thuần và ĐTDH 2,797,746,531 6,988,697,473 4,190,950,942 149.8% Tổng tài sản 15,663,777,528 17,029,789,299 1,366,011,771 8.7% Nợ phải trả _Nợ ngắn hạn 6,575,972,778 3,360,976,878 -3,214,995,900 -48.9% _Nợ dài hạn 414,380,512 333,865,465 -80,515,047 -19.4% Tổng nợ phải trả 6,990,353,290 3,694,842,343 -3,295,510,947 -47.1% Vốn tự có _Vốn chủ sở hữu 8,670,285,169 13,309,429,857 4,639,144,688 53.5% _Các quỹ 3,139,069 25,517,099 22,378,030 712.9% Tổng vốn tự có 8,673,424,238 13,334,946,956 4,661,522,718 53.7% Tổng nguồn vốn 15,663,777,528 17,029,789,299 1,366,011,771 8.7% Nguồn: Phòng kế toán - Tài vụ Qua bảng phân tích trên cho thấy: Trong năm 2009 tài sản của Công ty tăng nhanh hơn năm 2008, với tốc độ tăng là 8.7%. Trong năm này Công ty chủ yếu gia tăng đầu tư cho tài sản cố định (tăng 149.8%), và vốn bằng tiền (171.4%), tồn kho (178.2%), và tài sản lưu động khác (578.4%). Mặc dù vậy tốc độ tăng của tài sản lưu động năm 2009 vẫn thấp hơn so với năm 2008 là 22%. Như vậy trong năm 2009 Công ty đã gia tăng tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn tự có. Nguồn tài trợ chủ yếu: Xem xét tỷ lệ tài trợ của các loại vốn cho tài sản qua các năm Bảng 2.4. Bảng phân tích: Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng/Tổng TS (%) Số tiền Tỷ Trọng/Tổng TS (%) Nợ ngắn hạn 6,575,972,778 41.98% 3,360,976,878 19.74% _Vay ngắn hạn 2,088,415,280 13.33% 0 0.00% _Nợ phải trả ngắn hạn 4,487,557,498 28.65% 3,360,976,878 19.74% Nợ dài hạn 414,380,512 2.65% 333,865,465 1.96% Vốn tự có 8,673,424,238 55.37% 13,334,946,956 78.30% Tổng tài sản 15,663,777,528 100.00% 17,029,789,299 100.00% Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ Qua bảng phân tích cho thấy: _ Trong năm 2008, Công ty sử dụng 41.98% nợ phải trả tài trợ cho tài sản của mình. Vốn tự có chiếm tỷ trọng tài trợ 55.37%. _ Năm 2009 do chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ mà tài trợ bằng nợ phải trả giảm đi đáng kể và chiếm tỷ trọng rất nhỏ 19.74%, trong khi tỷ trọng tài trợ bằng vốn tự có chiếm tỷ lệ cao là 78.3%. Trong khi đó, biến động tài sản theo hướng gia tăng so với năm trước, ta có bảng phân tích mức biến động của tổng tài sản trong quan hệ so sánh với sự gia tăng của nguồn tài trợ, TSLĐ biến động âm cho thấy Công ty đã tài trợ cho tài sản bằng vốn tự có: Bảng 2.5. Bảng tính gia tăng từng năm Mức chênh lệch so với năm trước Năm 2008 so với năm 2007 Năm 2009 so với năm 2008 Tài sản lưu động -1,511,711,729 -2,824,939,171 Tài sản cố định 1,457,723,622 4,190,950,942 Tổng gia tăng tài sản -53,988,107 1,366,011,771 Nợ phải trả -3,657,073,124 -3,295,510,947 _Nợ ngắn hạn -3,572,922,454 -3,214,995,900 _Nợ dài hạn -84,150,670 -80,515,047 Vốn tự có 3,603,085,017 4,661,522,718 Tổng gia tăng nguồn vốn -53,988,107 1,366,011,771 Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Qua bảng trên cho thấy Công ty tài trợ vốn cho TSCĐ chủ yếu từ vốn chủ sở hữu. Nhận xét chung: Tài sản của Công ty năm 2008 biến động giảm nhưng không đáng kể, đến năm 2009 tài sản biến động gia tăng, trong đó chủ yếu gia tăng tài sản cố định, còn tài sản lưu động lại có biến động giảm. Để tài trợ cho gia tăng của tài sản cố định Công ty đã tài trợ chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu. 2.2.1.2. Tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty: Phân tích phần này ta sử dụng bảng phân tích bảng 2.6.“ Sử dụng vốn và nguồn vốn tài trợ”, dựa theo số liệu trong bảng cân đối kế toán, ta có bảng phân tích sử dụng nguồn và nguồn tài trợ sử dụng như sau: Bảng 2.6.Tình hình sử dụng vốn và nguồn tài trợ sử dụng: Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Sử dụng nguồn Nguồn tài trợ Sử dụng nguồn Nguồn tài trợ Vốn bằng tiền 315,018,732 422,669,308 Các khoản đầu tư TC 370,386,000 1,208,483,550 Khoản phải thu 59,724,373 2,670,679,854 Tồn kho 96,068,703 315,445,936 TSLĐ khác 789,982,667 316,108,989 TSCĐ hữu hình 43,242,543 2,804,759,187 _Nguyên giá 222,727,273 3,025,072,321 _Khấu hao 179,484,730 220,313,134 TSCĐ vô hình 1,101,441,100 451,785,155 _Nguyên giá 1,104,654,500 454,998,555 _Khấu hao 3,213,400 3,213,400 Đầu tư xây dựng cơ bản 313,039,979 934,406,600 Nợ phải trả 3,657,073,124 3,295,510,947 Vốn chủ sở hữu 3,603,085,017 4,661,522,718 Tổng cộng 5,174,521,119 5,174,541,119 8,540,686,122 8,540,686,122 Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Qua bảng phân tích cho thấy: _ Trong năm 2008, Công ty đã sử dụng một số vốn là 5,174,521,119 đồng trong đó: + Tài trợ cho khoản phải thu là 59,724,373 đồng, chiếm tỷ trọng 1.15%. + Mua sắm TSCĐ là 1,144,683,643, chiếm 22.12% + Đầu tư xây dựng cơ bản là 313,039,979 đồng, chiếm 6.05%. + Nợ phải trả là 3,657,073,124 đồng chiếm 70.68%. Để tài trợ cho số vốn sử dụng này Công ty đã dùng: + Giảm dự trữ tiền mặt 315,018,732 đồng, tức tài trợ vốn bằng tiền 6.09%. +Giảm các khoản đầu tư tài chính 370,386,000 đồng chiếm 7.16%. +Giảm tồn kho 96,068,703 đồng chiếm 1.86%. +Giảm TSLĐ khác 789,982,667 chiếm 15.27%. +Tài trợ bằng nguồn khấu hao 182,698,130 đồng chiếm 3.53% + Tài trợ bằng vốn tự có 3,603,085,017 chiếm 69.63% Như vậy Công ty đã tự tài trợ bằng chuyển dịch tài sản là 1,571,456,102 đồng chiếm tỷ trọng 30.37%. Tài trợ bằng nợ phải trả là 3,603,085,017 đồng chiếm 69.63%. _ Trong năm 2009 Công ty sử dụng số vốn 8,540,686,122 đồng. Trong đó: + Tăng mức dự trữ tiền mặt: 422,669,308 đồng (4.95%) + Tăng tồn kho: 315,445,936 đồng (3.69%) + Tăng tài sản lưu động khác: 2,804,759,187 đồng (3.7%) + Mua sắm tài sản cố định: 3,256,544,342 đồng (38.13%) +Đầu tư xây dựng cơ bản: 934,406,600 đồng (10.94%) + Nợ phải trả: 3,295,510,947 đồng (38.59%) Tài trợ cho mức sử dụng vốn này gồm: + Các khoản đầu tư tài chính: 1,208,483,550 đồng (14.15%) + Các khoản phải thu: 2,670,679,854 đồng (31.27%) + Nguồn khấu hao cơ bản: 223,526,534 đồng (2.62%) + Vốn chủ sở hữu: 4,661,822,718 đồng (54.58%) Như vậy trong năm 2009 Công ty đã tăng sử dụng hầu hết các khoản mục do doanh thu tăng vượt so với kế hoạch đề ra. Do vậy trong năm này công ty đã phải sử dụng nguồn tài trợ chủ yếu từ các khoản đầu tư tài chính 1,208,483,550 đồng chiếm tỷ trọng 14.15%, các khoản phải thu chiếm 31.27%, từ khấu hao là 2.62% và nguồn tài trợ cuối cùng là lợi nhuận để lại chiếm 54.58%. Nhận xét: _Qua phân tích trên cho ta thấy mức sử dụng vốn của công ty năm 2009 tăng cao hơn so với năm 2008 là: 8,540,686,122 - 5,174,541,119 = 3,366,145,003 đồng tăng 65.05% _ Nguồn tài trợ cho vốn sử dụng qua hai năm là khác nhau: trong năm 2009 tài trợ từ chuyển dịch tài sản ít hơn năm 2008 và chủ yếu tài trợ từ vốn chủ sở hữu. _ Xét về tỷ lệ các khoản tham gia tài trợ thì trong năm 2008 tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn năm 2009 ( 69.63 – 54.58 = 15.05%). Điều này cho công ty đã sử dụng tốt các khoản chiếm dụng được. Sự phân tích trên chỉ là khái quát chưa thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là tích cực hay không. Để thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn, bài luận văn này sẽ trình bày kết quả phân tích của sinh viên thực tập theo vốn kiến thức đã được trang bị ở trường và kiến thức học hỏi được trong quá trình thực tập. 2.3. Phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn qua hai năm 2008 – 2009. 2.3.1. Vốn cố định: Vốn cố định của công ty bao gồm tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Do đầu tư dài hạn của công ty không đáng kể cho nên vốn cố định của công ty chủ yếu là tài sản cố định. Trong tổng vốn cố định, có một phần là do ngân sách nhà nước cấp ban đầu, còn lại là số vốn tự bổ sung của công ty. 2.3.1.1. Tình hình tài sản cố định: Tình hình đầu tư và sử dụng tài sản cố định: Ta có bảng phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định trong hai năm 2008 – 2009: Bảng 2.7. Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2008 – 2009 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị 09 - 08 Số dư đầu kỳ 1,277,599,741 2,422,283,384 1,144,683,643 +Nguyên giá 4,169,325,205 5,496,706,978 1,327,381,773 +Hao mòn lũy kế 2,891,725,464 3,074,423,594 182,698,130 Tăng trong kỳ 1,327,381,773 103.89 3,503,253,977 144.63 2,175,872,204 Giảm trong kỳ 182,698,130 14.3 246,709,635 10.19 64,011,505 Số dư cuối kỳ 2,422,283,384 5,678,827,726 3,256,544,342 +Nguyên giá 5,496,706,978 8,976,777,854 3,480,070,876 +Hao mòn lũy kế 3,074,423,594 3,297,950,128 223,526,534 Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài vụ Qua bảng trên cho thấy biến động tài sản cố định của Công ty trong hai năm phân tích là biến động dương cả về nguyên giá và giá trị còn lại: _ Năm 2008: Giá trị còn lại tăng 1,144,683643 đồng nguyên nhân là do trong năm đầu tư cho tài sản cố định là 1,327,381,773 đồng, đạt tỷ lệ đầu tư là 103.89% trên giá trị còn lại và cao hơn với sự giảm của tài sản cố định là 182,698,103 đồng chiếm 14.3%. _ Năm 2009: +Nguyên giá tăng 2,175,872,204 đồng do mua sắm mới với tỷ lệ tăng 144.63%. + Giá trị còn lại giảm 64,011,505 đồng Như vậy cho thấy trong hai năm công ty đầu tư vào mua sắm tài sản cố định mới . Kết cấu tài sản cố định: Bảng 2.8. Giá trị và kết cấu các nhóm tài sản cố định Năm Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Nguyên giá 4,392,052,478 100 7,417,124,799 100 3,025,072,321 2.596999 _Nhà cửa vật kiến trúc 3,528,781,456 80.34 6,290,976,027 84.82 2,762,194,571 78.28 _Phương tiện vận tải 708,266,373 16.13 753,266,373 10.16 45,000,000 6.35 _Thiết bị văn phòng 47,385,601 1.08 24,202,500 0.32 -23,183,101 (48.92) _Máy móc thiết bị công tác 107,619,048 2.45 348,679,899 4.7 241,060,851 224 Hao mòn lũy kế 3,071,210,194 100 3,291,523,328 100 220,313,134 33.59 _Nhà cửa vật kiến trúc 2,828,843,982 92.11 2,973,837,065 90.35 144,993,083 5.13 _Phương tiện vận tải 105,200,138 3.43 175,458,594 5.33 70,258,456 66.79 _Thiết bị văn phòng 30,443,851 0.99 12,101,250 0.37 -18,342,601 (60.25) _Máy móc thiết bị công tác 106,722,223 3.47 130,126,419 3.95 23,404,196 21.93 Giá trị còn lại 1,320,842,284 100 4,125,601,471 100 2,804,759,187 261.43 _Nhà cửa vật kiến trúc 699,937,474 52.99 3,317,138,962 80.4 2,617,201,488 373.92 _Phương tiện vận tải 603,066,235 45.66 577,807,779 14.00 -25,258,456 (4.19) _Thiết bị văn phòng 16,841,750 1.28 12,101,250 0.3 -4,740,500 (28.15) _Máy móc thiết bị công tác 1,101,441,100 83.39 218,553,480 5.3 -882,887,620 (80.16) Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Tài sản cố định của công ty được phân theo bốn nhóm chính theo quyết định số 206/2003/QĐ – BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, gồm: _ Tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc (Nhóm F) Đó là các loại tài sản cố định được hình thành sau thời gian thi công như nhà làm việc, hội trường, nhà sản xuất của công ty, cửa hàng , kho bãi,… Đây là những tài sản cố định có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, vốn đầu tư ban đầu lớn, việc thu hồi vốn chậm. Đối với các đơn vị sản xuất thì đây là những tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản cố định. Việc đầu tư đ._.82.08 lần nên đã làm tăng mức tồn kho so với kế hoạch là: 492,505,970 – 399,132,216 = 93,373,754 đồng, tăng so với kế hoạch đề ra. + Kết quả tổng tồn kho trung bình năm 2009 tăng: 222,072,182 + 93,373,754 = 315,445,936 đồng. Tức là Công ty đã tăng một khoản vốn cho tồn kho là 93,373,754 đồng so với kế hoạch do trong kỳ Công ty đã giảm tốc độ chu chuyển hàng tồn kho 82.35 lần so với năm 2008 và kế hoạch đề ra. Công tác quản lý hàng tồn kho tại Công ty: Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên trong công tác quản lý hàng tồn kho không thể áp dụng các biện pháp hay mô hình tốn kho EOQ tối ưu do tình hình kinh doanh có biến động theo thời vụ. Việc giảm đến mức tối đa vốn ứ đọng trong kho đồng thời cũng nhằm giảm đến mức tối thiểu chi phí, hư hao tài sản có thể có luôn được Công ty coi trọng. Trong công tác thu mua hàng hóa, thường Công ty luôn giữ quan hệ tốt với các cơ sở đầu mối cung cấp hàng hóa ổn định, đồng thời cũng để được hưởng các ưu đãi trong mua bán chịu do người bán cung cấp. Bên cạnh đó công tác marketing luôn được công ty thúc đẩy nhằm tìm kiếm thêm khách hàng mới nhanh chóng giảm bớt số hàng hóa đang tồn trữ. 2.4.4. Nhận xét và đánh giá Với việc nợ dài hạn ít tài trợ cho vốn lưu động, mà vốn lưu động dài hạn chủ yếu là vốn tự có nên Công ty luôn phải đối đầu với vấn đề thiếu vốn lưu động khi mở rộng hoạt động sản xuất. Với tỷ số nợ thấp hơn 50% như hiện nay thì áp lực nợ không còn đè nặng tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên nếu dùng tài trợ hoàn toàn bằng vốn tự có Công ty sẽ không được hưởng những ưu đãi của phần vốn đi vay mang lại. Trong hai năm phân tích, công tác quản lý vốn lưu động năm 2009 tích cực hơn năm 2008, Công ty đã phần nào quản lý tốt các loại vốn bằng tiền, tồn kho, khoản phải thu khách hàng, tiết kiệm được vốn cho kinh doanh. Tuy nhiên trong công tác khoản phải thu khác Công ty cần có biện pháp thu hồi nhanh chóng, tránh để bị chiếm dụng vốn gây lãng phí. Trong thời gian tới, ngoài việc tích cực quản lý tốt hơn vốn lưu động, Công ty còn phải cố gắng giảm nợ phải thu, giảm kỳ hạn vốn bị chiếm dụng để đưa đồng vốn vào lưu thông. 2.5. Phân tích nguồn tài trợ 2.5.1. Vốn tự có 2.5.1.1. Kết cấu vốn tự có Vốn tự có của công ty bao gồm vốn do các cổ đông và vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại hàng năm cùng các quỹ của công ty chưa sử dụng: Bảng 2.24.Bảng kết cấu vốn tự có ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 07 - 08 Chêng lệch 08 -09 Vốn của chủ sở hữu 4,000,000,000 8,230,000,000 12,500,000,000 4,230,000,000 4,270,000,000 Vốn tự bổ sung 839,729,649 214,729,649 473,908,118 (625,000,000) 259,178,469 Vốn các quỹ tạo lập 10,878,035,986 7,219,047,879 4,055,881,181 (3,658,988,107) (3,163,166,698) Tổng 15,717,765,635 15,663,777,528 17,029,789,299 (53,988,107) 1,366,011,771 Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Bảng 2.25. Bảng phân tích tỷ trọng vốn tự có ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 07 - 08 Chêng lệch 08 -09 Vốn của chủ sở hữu 25.45 52.54 73.4 27.09 20.86 Vốn tự bổ sung 5.34 1.37 2.78 (3.97) 1.41 Vốn các quỹ tạo lập 69.21 46.09 23.82 (23.12) (22.27) Tổng 100 100 100 0 0 Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Vụ Nhận xét: Ta thấy năm 2008 tỷ trọng của vốn tự bổ sung và tỷ trọng vốn từ các quỹ đều giảm hơn so với năm 2007, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu lại tăng lên. Điều này cho thấy năm 2008 Công ty làm ăn đã gặp phải nhiều khó khăn nên lợi nhuận để lại ít. Năm 2009 Công ty đã lấy lại được thế cân bằng, vốn tự bổ sung và các quỹ đã có phần tăng lên nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ là do năm 2009 Công ty tiếp tục gia tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu. 2.5.1.2. Bảo toàn và phát triển vốn tự có: Trong năm 2008, doanh lợi vốn tự có đạt 16.72% ( ROE = 16.72%), tức là trong năm này cứ 100 đồng vốn tự có tạo ra được 16.72 đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty. Mức doanh lợi này không bảo toàn được vốn tự có theo thời giá của tiền tệ, bởi trong năm này chi phí sử dụng vốn là 6%/năm, ngoài ra lãi suất tiền gửi trong năm là 18%/năm. Như vậy với tổng lợi nhuận sau thuế trong năm thì công ty nộp dủ thu trên vốn, tức bảo toàn được vốn đầu tư của chủ sở hữu nhưng không đảm bảo được toàn bộ vốn cho công ty. Trong năm 2009, doanh lợi vốn tự có giảm đi không đáng kể do vốn chủ sở hữu tăng lên, đạt mức ROE = 15.36%, nhưng trong năm này lãi suất tiền gửi đã giảm đi xuống còn 8%/năm, vì vậy Công ty đã bảo toàn được chi phí sử dụng vốn. Đây là một lỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty, hiệu quả sử dụng vốn trong năm 2009 đã được nâng cao, Công ty cần tiếp tục phát huy. 2.5.2. Vốn vay và nợ phải trả 2.5.2.1.Tình hình nợ phải trả của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn trong hai năm 2008 -2009 Bảng 2.26. Bảng phân tích tỷ trọng các loại nợ trong tổng nợ phải trả ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Mức Tỷ trọng Mức Tỷ trọng Mức Tỷ trọng 1/Vay ngắn hạn 2,088,415,280 31.76 0 (2,088,415,280) (31.76) 2/Phải trả cho người bán 1,757,971,623 26.73 1,057,800,634 31.47 (700,170,989) 4.74 3/Người mua trả tiền trước 616,727,298 9.38 0 (616,727,298) (9.38) 4/Phải trả Nhà nước 277,173,879 4.21 360,187,335 10.72 83,013,456 6.5 5/Phải trả CBCNV 76,078,268 1.16 202,683,224 6.03 126,604,956 4.87 6/Phải trả phải nộp khác 1,759,606,430 26.76 1,740,305,685 51.78 (19,300,745) 25.02 Cộng 6,575,972,778 100 3,360,976,878 100 (3,214,995,900) 0 Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Vụ Qua bảng phân tích cho thấy biến động nợ phải trả trong hai năm 2008 – 2009 như sau: _ Năm 2008: trong tổng nợ phải trả thì nợ vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (31.76%), kế đến là hai khoản chiếm tỷ trọng cũng đáng kể là nợ phải trả cho người bán (26.73%), phải trả phải nộp khác (26.76%), còn lại các khoản khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 10%. Điều này cho thấy trong năm này các khoản vốn chiếm dụng của công ty tương đối đều nhau. _ Năm 2009: Cơ cấu nợ đã có sự thay đổi so với năm 2008, hầu hết các khoản nợ của Công ty đều giảm so với năm 2008, công ty không sử dụng nợ vay ngắn hạn ngân hàng và nợ do người mua trả tiền trước. Trong năm này Công ty chủ yếu sử dụng các khoản nợ tự do, đây là những khoản nợ mà Công ty chiếm dụng không phải chịu lãi suất và không làm tăng chi phí hoạt động của Công ty, điều này sẽ giúp Công ty gia tăng lợi nhuận. 2.5.2.2. Nợ vay ngắn hạn Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, vốn vay dài hạn rất ít, mà chủ yếu là nợ vay ngắn hạn ngân hàng. Hình thức vay chủ yếu vay theo món, nên gây không ít bất lợi cho Công ty cả về nhu cầu bổ sung vốn lưu động và chi phí lãi vay. Công ty luôn bị thiếu vốn lưu động và đôi khi bị phụ thuộc vào vốn vay khi cần vốn cho nhu cầu kinh doanh. Năm 2008 nợ vay của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng đến năm 2009 do Công ty đầu tư thêm vốn chủ sở hữu nên nhu cầu về vốn của Công ty ít đi. Công ty sử dụng bằng toàn bộ nợ vay tự do, sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho công ty, áp lực lên tình hình tài chính của công ty giảm. Mức dư nợ cao hay thấp chỉ nói lên tỷ lệ nợ mà Công ty đang sử dụng là cao hay thấp mà thôi chứ không nói lên hoạt động quản lý vốn lưu động của Công ty. 2.5.2.3. Nợ phải trả Đây là khoản nợ chiếm dụng sử dụng của Công ty do tận dụng thời hạn trả nợ của các khoản nợ. Khoản nợ này không phải chịu lãi suất, không phải có tài sản thế chấp, mặc dù mức gia tăng của nó cũng làm gia tăng áp lực trả nợ cho Công ty. Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, trong hai năm khoản nợ này bao gồm: Phải trả người bán: Số dư có tài khoản 331, đây là khoản vốn chiếm dụng được của nhà cung cấp do mua chịu. Thường để tận dụng khoản vốn này công ty sẽ trả nợ cho người bán vào ngày đến hạn và để giữ uy tín với người bán nên công ty không để nợ quá hạn. Thời hạn chiếm dụng thường vào khoản từ 7 đến 20 ngày. Thấp hơn thời hạn thu tiền khách hàng của công ty. Tuy nhiên do hàng hóa là hàng nông sản nên Công ty thường phải thanh toán ngay trong ngắn hạn dưới 15 ngày thường chiếm 54% đến 65% doanh số mua vào của công ty. Phân tích khoản phải trả người bán trong quan hệ với giá vốn hàng bán thực hiện trong kỳ: Bảng 2.27.Kỳ trả tiền bình quân ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Doanh thu 46,819,593,484 89,676,731,849 42,857,138,365 Kỳ trả tiền bình quân 13.517 4.246 (9.271) Phải trả người bán 1,757,971,623 1,057,800,634 (700,170,989) Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Như vậy trong năm 2009, khoản chiếm dụng từ người bán giảm 700,170,989 đồng do kỳ trả tiền bình quân giảm, điều đó có nghĩa là vốn chiếm dụng của người bán giảm so với năm 2008. Mặc dù doanh thu tăng nhưng khoản phải trả khách hàng lại giảm sẽ làm thiếu hụt vốn lưu động, công ty phải tìm nguồn tài trợ từ nguồn khác trong đó có khoản nợ vay ngắn hạn ngân hàng phải chịu lãi suất sẽ làm gia tăng chi phí hoạt động của công ty. Ta có khoản phải trả khách hàng tính theo điều kiện khác nhau: Bảng 2.28.Bảng phân tích khoản phải trả người bán theo yêu cầu. ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 KH năm 2009 Năm 2009 Doanh thu 46,819,593,484 60,865,471,529 89,676,731,849 Kỳ trả tiền bình quân 13.517 13.517 4.246 Khoản phải trả người bán 1,757,971,623 2,285,363,110 1,057,800,634 Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Qua bảng trên ta thấy: _ Doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008, theo yêu cầu kế hoạch thì khoản phải trả người bán sẽ tăng: 2,285,363,110 - 1,757,971,623 = 527,391,487 đồng _ Nhưng kỳ trả tiền bình quân giảm 9.271 ngày so với dự toán, nên khoản phải trả người bán giảm 1,057,800,634 - 2,285,363,110 = -1,227,562,476 đồng _ Tổng hợp hai nhân tố, khoản phải trả người bán năm 2009 527,391,487 + (-1,227,562,476) = -700,170,989 đồng Giảm chung là 700,170,989 đồng. Nhận xét: Như vậy trong năm 2009 kỳ trả tiền cho người bán giảm 9.271 ngày nên khoản vốn chiếm dụng từ người bán giảm 700,170,989 đồng , giảm so với kế hoạch dự toán là 1,227,562,476 đồng. Trong năm 2009 này tài trợ từ khoản phải trả người bán hoàn toàn không tăng, trong khi đó còn giảm thêm 700,170,989 đồng nợ. Công ty nên thương lượng với người bán kéo dài thêm thời hạn trả nợ nếu việc giảm thời hạn trả tiền trên là do chủ quan của người bán. Bởi vì nếu công ty không đạt kỳ trả tiền bình quân như kế hoạch (cũng như năm 2008) thì một sự gia tăng trong doanh thu thì càng làm cho tình hình vốn đã khó khăn càng khó khăn hơn do thiếu nguồn tài trợ như kế hoạch đã định. Mặt khác đây cũng là khoản tài trợ không có chi phí nên công ty cần phải tận dụng khoản vốn này tốt hơn là phải vay ngắn hạn ngân hàng. Nợ tự do khác Khoản nợ này gồm: _ Người mua trả tiền trước: Số dư Có TK 131 _ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Tổng số dư có các TK thuộc nhóm 333. Gồm: + Thuế doanh thu: thường công ty nộp vào giữa tháng, tức chiếm dụng được 15 ngày số tiền thuế phải nộp. + Thuế thu nhập doanh nghiệp: khoản này được tính khi duyệt quyết toán cuối năm, khoản thuế này công ty được chiếm dụng lâu nhất. + Thuế xuất khẩu. + Các loại phải trả phải nộp khác _ Phải ttrả cán bộ công nhân viên: số dư tài khoản 334, thường công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên vào ngày 15 và 30 mỗi tháng, nên thời gian chiếm dụng của này là 15 ngày. _ Phải trả đơn vị nội bộ: số dư tài khoản 336, là các khoản vay, chuyển vốn lẫn nhau giữa các công ty thnàh viên trong tổng Công Ty Rau Quả Việt Nam. _ Phải trả phải nộp khác:số dư tài khoản 338, là các khoản phải trả về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải trả phải nộp khác _Nợ phải trả khác: gồm chi phí phải trả ( số dư TK 335) và nhận thế chấp ký quỹ ký cược ngắn hạn ( số dư Tk 344) Bảng 2.29. Bảng tình hình nợ phải trả không phải người bán ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Người mua trả tiền trước 616,727,298 0 -616,727,298 Phải trả Nhà nước 277,173,879 360,187,335 83,013,456 Phải trả CBCNV 76,078,268 202,683,224 126,604,956 Phải trả phải nộp khác 1,759,606,430 1,740,305,685 -19,300,745 Cộng 2,729,585,875 2,303,176,244 -426,409,631 Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Chỉ tiêu Năm 2008 KH năm 2009 Năm 2009 Doanh thu 46,819,593,484 60,865,471,529 89,676,731,849 Kỳ trả tiền bình quân 20.988 20.988 9.246 Khoản phải trả người bán 2,729,585,875 3,548,461,638 2,303,176,244 Nhận xét chung: Do kỳ trả tiền bình quân năm 2009 giảm so với kế hoạch năm 2008 nên khoản vốn là nợ phải trả chiếm dụng được giảm so với yêu cầu kế hoạch dự toán. Với khoản giảm sút này, Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn phải tìm nguồn tài trợ khác để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm năm 2009. 2.5.2.4. Đòn cân nợ và tác động của đòn cân nợ. Do hiện tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, tỷ số nợ của hai năm phân tích khá cao nhưng chủ yếu là nợ ngắn hạn. Vì lãi vay ngắn hạn được coi như chi phí biến đổi trong kỳ. Do vậy lợi nhuận của công ty không chịu tác động của đòn cân nợ. Tuy nhiên việc sử dụng tỷ số nợ của công ty sẽ có liên quan đến chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có, thông qua phân tích tài chính bằng phương pháp phân tích DU-PONT. 2.6. Nhận xét đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty. 2.6.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 2.6.1.1. Các tỷ số hoạt động. Trong các phần phân tích trên, chúng ta đã đề cập đến cách xác định một số chỉ tiêu, vì vậy phần này chỉ lấy kết quả. Bảng 2.30. Bảng các tỷ số hoạt động ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Vòng quay tài sản (Ra) 2.99 5.27 2.28 Vòng quay hàng tồn kho (Ri) 264.43 182.08 -82.35 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (Rf) 16.73 12.83 -3.90 Kỳ thu tiền bình quân (ACP) 70 26 -44 Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ Nhận xét: Ta thấy trong năm 2009 công ty đã làm tốt được khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân giảm xuống giúp cho đồng vốn của công ty ít bị chiếm dụng, tăng vốn đưa vào lưu thông. Mặc dù vòng quay tài sản năm 2009 cao hơn so với năm 2008 nhưng hiệu suất sử dụng tài sản cố định chưa cao, do một số tài sản cố định công ty còn để đó chưa đem vào sử dụng. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho năm 2009 thấp hơn so với năm 2008, công ty cần có biện pháp thúc đẩy công tác marketing tốt hơn nữa để đồng vốn không bị ứ đọng. 2.6.2. Các tỷ số doanh lợi. Các tỷ số này nói lên hiệu quả sử dụng đồng vốn vào trong sản xuất kinh doanh. Việc nâng cao các tỷ số này có liên quan đến nhiều yếu tố như: công suất hoạt động của tài sản, yếu tố chi phí hoạt động, doanh thu tiêu thụ,.. Bảng 2.31. Bảng các tỷ số doanh lợi ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Doanh lợi tiêu thụ (LN/DT) 0.04 0.03 (0.01) Doanh lợi tài sản (LN/TTS) 0.12 0.15 0.03 Doanh lợi vốn tự có (LN/VCSH) 0.21 0.19 (0.02) Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Nhận xét:Nhìn chung tài sản được công ty sử dụng tốt, năm 2009 cứ 100 đồng tài sản tạo ra 15 đồng doanh thu cao hơn năm 2008 là 3 đồng, nhưng hiệu quả đạt được lại không cao. Để thấy rõ hơn hiệu quả quản lý vốn ta phân tích: Phương trình phân tích DU-PONT như sau: Lợi tức sau thuế Lợi tức sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản = x x Vốn tự có Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn tự có Từ phương trình Dupont cho thấy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tự có thì công ty phải: _ Nâng cao mức sinh lời trên một đồng doanh thu đạt được. Điều này có nghĩa là với một đồng chi phí tối thiểu công ty phải đạt được doanh thu tối đa, khi đó lợi nhuận sau thuế hiển nhiên được nâng cao. Việc giảm thiểu chi phí hoạt động là yêu cầu chính yếu của tỷ số này. Bảng 2.30. Bảng phân tích tỷ lệ các loại chi phí Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tỷ lệ chi phí giá vốn/doanh thu 90.84 97.37 6.53 Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu 2.68 0.83 (1.84) Tỷ lệ chi phí quản lý DN/doanh thu 3.13 1.8 (1.33) Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ Qua bảng phân tích trên cho thấy công ty đã nỗ lực phấn đấu giảm các loại chi phí để nâng cao tỷ số doanh lợi nhưng năm 2009 vẫn thấp hơn năm 2008 là do chi phí giá vốn của công ty tăng cao. _Tăng tốc độ chu chuyển của tài sản: Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Vòng quay tài sản (lần) 2.99 5.27 2.28 Thời gian chu chuyển TS (tháng) 4.01 2 -1.74 Vòng quay tồn kho (lần) 264.43 182.08 -82.35 Thời gian chu chuyển TK (ngày) 16.34 23.73 7.39 Năm 2009 số vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm so với năm 2008, điều này sẽ làm cho tốn chi phí khi tồn trữ hàng ngày, công ty cần tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng thị trường tiêu thụ hơn nữa, đòi hỏi công tác marketing của công ty phải làm tốt hơn nữa. _Tăng tỷ số Tổng tài sản/Vốn tự có Ta biết rằng: Vốn tự có = Tổng tài sản – Tổng nợ Nên: Tổng tài sản Tổng tài sản 1 = = Vốn tự có Tổng tài sản – Tổng nợ 1- Tỷ số nợ Công thức trên cho thấy việc gia tăng sử dụng nợ , tức là gia tăng tỷ số nợ (thay đổi cơ cấu tài chính), nếu sử dụng nợ có hiệu quả sẽ làm gia tăng tỷ số doanh lợi/vốn tự có. Tuy nhiên việc sử dụng tỷ số nợ cao có thể gia tăng áp lực nợ lên tình hình tài chính của công ty, nhất là nợ ngắn hạn Ta có tỷ số này của hai năm như sau: Năm 2008: 1.8060 Năm 2009: 1.2771 Tỷ số doanh lợi/vốn tự có năm 2009 thấp hơn năm 2008 cho thấy công ty chưa tận dụng hết khả năng chiếm dụng vốn, công ty cần có biện pháp khéo léo tăng thời gian trả tiền cho khách hàng và giảm bớt thời gian công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn hơn nữa. 2.6.2. Nhận xét đánh giá chung. Như vậy trong năm 2009 công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định do mở rộng chi nhánh Bình Dương. Trong năm 2009 công ty dùng toàn bộ vốn chủ sở hữu để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà không vay thêm vốn, điều này làm cho áp lực tình hình tài chính của công ty giảm đi nhưng tỷ số doanh lợi của công ty thấp hơn so với những năm trước do công ty chưa tận dụng tối đa nguồn vốn chiếm dụng được. Công ty đã giảm bớt được các loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng lại để gia tăng về chi phí giá vốn. Năm 2009 Công ty đã đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn cả về vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó quản lý tốt các khoản mục vốn lưu động bằng tiền, khoản phải thu khách hàng, nhưng bên cạnh đó chưa quản lý tốt khoản phải thu không phải từ doanh thu, chưa đẩy nhanh tốc độ hàng tồn kho. Mặt khác kỳ thu tiền bình quân lớn hơn so với kỳ trả tiền bình quân nên công ty khó có thể tận dụng được nguồn vốn chiếm dụng được. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT & DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ SÀI GÒN NĂM 2008 – 2009. 3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn là một đơn vị hạch toán độc lập, có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chính vì thế những biện pháp từ phía công ty có tính chất quyết định đến việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Có thể nói năm 2009 công ty đã giải quyết phần nào khá tốt vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, để làm tốt hơn nữa trong năm 2010 này, công ty cần chú ý tới một số vấn đề sau: Vốn cố định Đối với các loại tài sản có tuổi thọ trung bình dưới 10 năm trừ tài sản nhóm nhà cửa vật kiến trúc, vì vốn đầu tư cho các loại tài sản cố định là rất lớn, nên nhằm giảm bớt áp lực đầu tư trong tương lai gần, công ty nên tận dụng tối đa công suất của các loại tài sản này. Đồng thời công ty nên duy tu sữa chữa, nâng cấp nếu có thể kéo dài thời gian sử dụng, tạo thời gian cho tích lũy vốn đầu tư sau này. Về vấn đề bảo toàn vốn cố định: trong quá trình sử dụng những biến động về giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho giá của vốn cố định ở thời điểm hiện tại và thời điểm bỏ vốn ban đầu có sự chênh lệch. Công ty cần đưa ra kế hoạch đánh giá lại TSCĐ nhằm bảo tồn vốn. Đối với những tài sản chưa phát huy hết hiệu quả mong muốn, cần tìm hiểu tình trạng kỹ thuật và hiệu suất của các TSCĐ hiện có này, để nên kế hoạch đổi mới, đầu tư TSCĐ cho phù hợp với tình hình hoạt động trong tương lai. Để tránh mất mát, hư hỏng TSCĐ trước thời gian dự tính công ty nên đưa ra quy chế về sử dụng TSCĐ trong đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân đối với việc sử dụng và gìn giữ tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng, đồng thời mở các buổi huấn luyện các kỹ năng. Thao tác sử dụng, bảo quản, sữa chữa nhỏ TSCĐ nhằm giúp tuổi thọ của TSCĐ được lâu dài. Vốn lưu động: Qua các phần tích ở trên cho thấy, trong hai năm 2008 -2009, Công ty cũng đã quản lý tốt và sử dụng vốn có hiệu quả. Trong đó việc quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả các loại vốn bằng tiền, khoản phải thu, tồn kho,… Tuy nhiên trong tình hình còn khó khăn về vốn lưu động, vốn lưu động còn bị phụ thuộc nhiều, để đảm bảo giữ vững doanh thu, đảm bảo cho Công ty ngày càng phát triển, Công ty cần phải tăng cường quản lý và sử dụng tốt các khoản mục lưu động như: _ Đối với khoản tiền mặt: Giảm thiểu vốn bằng tiền trong kế hoạch, tức là đã giảm được một số vốn cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm theo yêu cầu kế hoạch. Điều này đã được công ty làm khá tốt. _ Đối với khoản phải thu: Không nên tài trợ quá lớn cho khách hàng thông qua bán chịu. Mặc dù trong thời buổi kinh tế hiện nay, không thể phủ nhận tác động ảnh hưởng của việc bán chịu trong việc gia tăng doanh số bán ra. Nhưng trong tình hình công ty trong hai năm phân tích thì khoản vốn bị chiếm dụng gia tăng sẽ càng làm khó khăn thêm tình hình vốn lưu động của công ty, công ty phải vay thêm để bổ sung cho khoản thiếu hụt vốn lưu động. Vì vay vốn thì phải trả lãi, trong khi đó lợi tức tăng thêm do gia tăng doanh thu chưa hẳn bù đắp được khoản lãi phải trả tăng thêm. Bên cạnh đó, việc giảm khoản phải thu khách hàng sẽ giúp được đồng vốn tăng tốc độ chu chuyển, vừa giảm bớt nhu cầu vốn lưu động qua đó sẽ giảm bớt được vốn vay, nâng cao lợi nhuận cho công ty, tạo thêm tích lũy. Cách thức thực hiện có thể là tăng công tác thu nợ, có chính sách khuyến khích trả nợ sớm cho khách hàng,… trong thanh toán ngoại thương thì cách thức thanh toán, lựa chọn khách hàng và vai trò của ngân hàng ủy thác là quan trọng. _ Đối với hàng tồn kho: Tăng tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho cũng sẽ giảm bớt nhu cầu vốn lưu động do không cần vốn lớn cho đầu tư hàng hóa tồn kho. Bên cạnh đó còn có yếu tố tích cực, tăng tốc độ chu chuyển hàng tồn kho sẽ tạo thêm doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty. Muốn vậy công ty phải xây dựng một đội ngũ marketing hiệu quả, khám phá những thị trường mới, khách hàng mới, mà trong đó hơn cả là thị trường nước ngoài. _ Giảm bớt những khoản vốn bị chiếm dụng trong nội bộ công ty như: khoản tạm ứng, các khoản trả trước,… _ Bên cạnh đó, vấn đề gia tăng vốn chiếm dụng đối với các khoản nợ tự do như phải trả nhà cung cấp, người mua trả trước, các khoản thanh toán với cán bộ công nhân viên, với Nhà nước, với các đơn vị nội bộ và các khoản khác. Những khoản vốn chiếm dụng này Công ty coi như được sử dụng miễn phí vì chúng không có lãi suất phải trả. Tuy nhiên cũng chỉ nên chiếm dụng trong một chừng mực nào đó nhất là đối với nhà cung cấp. Bởi vì uy tín thanh toán của Công ty có thể quyết định trở lại thời gian được mua chịu của Công ty. Ngoài ra công ty nên dành phần lớn lợi nhuận để lại để bổ sung vốn lưu động hàng năm. 3.2. Kiến nghị về tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng tại công ty. Trong quá trình thực tập tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn, được sự giúp đõ tận tình của cơ quan mà trực tiếp là phòng kế toán tài vụ, em đã học hỏi được rất nhiều từ thực tiễn. Từ tình hình thực tế của doanh nghiệp em xin phép đưa ra một số kiến nghị trên tinh thần là đóng góp ý kiến cho công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty như sau: Đối với Nhà nước: Trong tình hình sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập với trình độ sản xuất nông nghiệp của khu vực và thế giới với đầy khó khăn và thử thách. Việc đưa sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam tham gia thị trường sản phẩm nông nghiệp khu vực và thế giới là một trong những yêu cầu cấp thiết trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hiện đại. Bởi lẽ không những giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm tạo tích lũy cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam đầu và phát triển mà còn là nguồn thu ngoại tệ lớn cho kinh tế nước nhà. Bên cạnh đó thông qua xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới còn giúp cho nền nông nghiệp Việt Nam từng bước học tập kỹ thuật, nắm bắt nhu cầu thị trường thay đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Do vậy việc duy trì và củng cố hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm trong nước và xuất khẩu như Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn là cần thiết. nhưng trong tình hình chất lượng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam còn quá cách biệt so với thế giới thì vấn đề thị trường cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam là rất bấp bênh, việc cạnh tranh chủ yếu còn dựa vào giá rẻ là chính. Trong khi đó việc kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hiện nay diễn ra khá “cô độc” và cách thức kinh doanh cũng “ngang tầm” như các sản phẩm khác của nền kinh tế, đã tạo ra không ít khó khăn cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân là do sự trợ giúp của Nhà nước còn hạn chế. Do vật, việc giúp cho ngành nông nghiệp Việt Nam mà khâu chủ yếu là tạo kênh phân phối cho sản phẩm đầu ra của ngành là rất quan trọng. Trong đó vấn đề trợ giá cho các sản phẩm nông nghiệp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới, giúp các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp có tích lũy trong tương lai có đủ khả năng thực hiện dự án phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam qua đầu tư, quy hoạch vùng cây trồng, bao tiêu cho các sản phẩm,… Bên cạnh đó còn là sự giúp đỡ về tài chính cho các doanh nghiệp này như chính sách vay vốn, chính sách thuế và đầu tư, và các ưu đãi khác tạo thế chủ động trong kinh doanh cho công ty. Đối với Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn. Ta thấy cả hai năm tài sản cố định của Công ty đều được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn đó là nguồn vốn vay dài hạn từ ngân hàng và vốn tự có. Đồng thời ta cũng thấy được một phần tài sản lưu động cũng được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn điều này sẽ làm tăng chi phí sử dụng nguồn vốn vay, Công ty nên xem xét và khắc phục lại điều này. Tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu là nhà cửa vật kiến trúc và nhóm phương tiện vận tải. Do có một số tài sản mới đưa vào sử dụng và trích khấu hao mà tuổi thọ các tài sản này dài, do đó Công ty cần lên kế hoạch trích khấu hao cho hợp lý và tận dụng tối đa công suất của các loại tài sản này để tránh tình trạng gây lãng phí đặc biệt là nhóm phương tiện vận tải, nhóm này thường chịu nhiều tác động nên chúng dễ bị giảm và hao mòn nhiều hơn. Các khoản phải thu thì công ty nên hạn chế những khoản phải thu khác vì nó không liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, năm 2009 đã để khoản thu này chiếm tỷ lệ cao so với khoản phải thu khách hàng, làm cho công ty bị chiếm dụng vốn rất lớn. Công ty đã tích cực làm tốt công tác tồn kho, tốc độ quay vòng tồn kho đã được tăng lên nhiều, công ty cần phát huy ở những năm tiếp theo. Bên cạnh đó công ty nên sử dụng đòn bẩy tài chính để giảm bớt chi phí hoạt động tạo lợi nhuận cho công ty. Đầu năm 2010 này công ty cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể, xong việc để tồn kho quá nhiều sẽ làm tốn chi phí lưu kho, mặt khác hàng nông sản lại bảo quản được rất thấp, do đó những quý tiếp theo công ty cần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng tồn kho hơn kho để đạt được chỉ tiêu so với kế hoạch đã đề ra. KẾT LUẬN Vốn là một yếu tố đảm bảo cho quá trình sản xuất của một doanh nghiệp được diễn ra liên tục và thường xuyên. Vì vậy nếu không có vốn sẽ không thể tiến hành sản xuất kinh doanh được, thiếu vốn sẽ gây ra tình trạng khó khăn, cản trở tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tăng trưởng và phát triển không những chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng vốn mà cơ bản là phụ thuộc vào việc quản lý và sử dụng vốn như thế nào cho có hiệ quả. Mặt khác phải có cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy vấn đề về tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là vô cùng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài cùng với quá trình thực tập tìm hiểu thực tế tại công ty, em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn”. Qua bài luận văn này cho phép đánh giá được công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty trong những năm qua, từ đó giúp công ty đánh giá được những mặt được và những mặt chưa được trong công tác quản lý vốn. Tiếp tục phát huy hơn nữa những mặt tích cực đã đạt được, bên cạnh đó đề ra những biện pháp hoàn thiện hơn nữa những mặt chưa được nhằm đề ra những kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả hơn trong tương lai. Bài luận văn này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths. Trần Thị Thanh Hằng và sự giúp đỡ quý báu của tập thế cán bộ Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn đặc biệt là phòng Kế Toán – Tài Vụ. Tuy nhiên do trình độ nhận thức còn hạn chế, bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy cô và bạn bè để em hoàn thiện hơn nữa về đề tài này. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn cô chú, anh chị phòng Kế Toán – Tài Vụ Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như hoàn thiện bài luận văn này. Tp Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mến Tài liệu tham khảo 1_TS. Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Kinh Tế, giáo trình Quản Trị Tài Chính, Nhà XB Thống Kê, Năm 2006. 2_PGS.TS.Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào (đồng chủ biên), Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp, NXB Tài chính, năm 2006. 3_ 4_ 5_Báo cáo tài chính Công Ty CP SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoan chinh lv.doc
  • docxbia.docx
Tài liệu liên quan