Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này tại lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái

Tài liệu Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này tại lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái: ... Ebook Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này tại lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này tại lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Đất đai có một vị trí quan trọng, không thể thay thế đối với con người và đối với nền sản xuất xã hội, nhất là khi mà nền kinh tế phát triển, đời sống của tầng lớp dân cư tăng lên thì đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng đất đai cho XD nhà ở và cho sản xuất của mỗi người cũng tăng lên. Trong tiến trình thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi tất cả các địa phương, các ngành nghề phải xoá bỏ các phương thức sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp để phát triển SXHH. Mặc dù đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có một vị trí quan trọng và không thể thay thế được, nhưng nó chỉ phát huy vai trò trong điều kiện có sự tác động thường xuyên, tích cực của con người. Một bài học được rút ra từ quá trình tổ chức sản xuất ở nước ta là: Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thì hiệu quả sẽ không cao và lãng phí tài nguyên; sản xuất quy mô lớn, tập trung trong điều kiện trình độ tổ chức quản lí thấp sẽ không phát huy được năng lực mà còn gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên, trong đó có tài nguyên đất. Từ khi Nghị Quyết 10 của Bộ chính trị (tháng 4/1988) ra đời, hộ nông dân đã thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Chủ trương này đã giải phóng sức lao động trong nông nghiệp và nông thôn. Mặc dù vậy quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn lớn đang tồn tại là việc tổ chức quản lí và sử dụng đất đai còn nhiều hạn chế và chưa có hiệu quả, đặc biệt là vấn đề lỏng lẻo trong quản lý phân tán, manh mún trong sản xuất dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng đất đai, mặc dù vấn đề thay đổi trong cách quản lý, sử dụng đất đai cũng đã đươc quan tâm và xúc tiến tiến hành, nhưng vẫn chưa mang lại được hiệu quả như mong muốn, bởi nó vẫn chưa được tiến hành triệt để trên quy mô lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, và được sự đồng ý của khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm nghiệp, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Lê Trọng Hùng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này tại lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng quá trình quản lí, sử dụng đất lâm nghiệp làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này tại lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các quy định pháp luật, chính sách quản lí sử dụng đất lâm nghiệp. - Đánh giá thực trạng quản lí sử dụng đất lâm nghiệp tại lâm trường Thác Bà, huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. - Xác định một số nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lí, sử dụng đất của lâm trường Thác Bà. - Xác định ảnh hưởng của việc tập trung đất đai đến quá trình sản xuất lâm nghiệp của lâm trường. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của lâm trường Thác Bà. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lí sử dụng đất lâm nghiệp của lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái từ năm 1995 đến 2005. - Phạm vi nghiên cứu. + Không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình quản lý sử dụng đất đai lâm nghiệp của lâm trường Thác Bà - Yên Bình - Yên Bái. + Thời gian thực hiện: từ ngày 1/10/1995 đến ngày 1/10/2005. 1.4. Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hoá các quy định pháp luật, chính sách quản lí sử dụng đất nông lâm nghiệp. - Nghiên cứu tình hình quản lí và hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của lâm trường Thác Bà - Yên Bình - Yên Bái. + Nghiên cứu tình hình quản lí và hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp. + Nghiên cứu biến động đất đai và tình hình tích tụ tập trung đất. + Nhận xét chung về tình hình quản lí sử dụng đất lâm nghiệp. - Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí sử dụng đất lâm nghiệp của lâm trường Thác Bà. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các hình thức tổ chức sản xuất đến quá trình sản xuất kinh doanh của lâm trường. - Đề xuất các giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả (khoán, liên doanh, tự tổ chức sản xuất). 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu Lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái được chọn làm địa điểm nghiên cứu vì các lí do sau: Lâm trường Thác Bà là một trong những lâm trường có quá trình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp có hiệu quả: Ngoài việc mỗi năm lâm trường tiến hành trồng, chăm sóc bảo vệ hàng trăm ha rừng phòng hộ, lâm trường cũng tiến hành sản xuất kinh doanh rừng nguyên liệu giấy với trữ lượng hàng năm 4000 - 6000m3, tổng DT đạt 8.350.000 đ, mỗi năm lâm trường thu lợi nhuận 1.313.000.000đ, nộp ngân sách Nhà nước 367.640.000đ. Phạm vi quản lí đất đai rộng nằm trên phạm vi 16 xã với tổng diện tích tự nhiên là 43.951 ha. Trong đó đất lâm nghiệp là 18.993 ha, trên diện tích đất lâm nghiệp đó lâm trường đã tiến hành nhiều hình thức tổ chức sản xuất đã mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, đời sống và quá trình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của các hộ gia đình vẫn chưa đạt hiệu quả cao và còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Tại lâm trường đã có các hình thức tổ chức sản xuất lâm nghiệp như liên doanh, khoán, người dân cũng như lâm trường tự tổ chức sản xuất. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Tình hình quản lí sử dụng đất lâm nghiệp của lâm trường Thác Bà để làm cơ sở đề xuất các giải pháp đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của lâm trường. 1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu a. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp Dựa trên cơ sở kế thừa số liệu về tình hình quản lí sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Yên Bình và lâm trường Thác Bà để đánh giá tình hình quản lí đất đai của lâm trường . b. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp * Phương pháp điều tra theo bảng câu hỏi: Được sử dụng thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình nhận khoán đất, liên doanh sản xuất lâm nghiệp với lâm trường. Từ đó tìm hiểu về diện tích đất đai, tình hình sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và những ý kiến nhận xét, đánh giá, kiến nghị của họ về việc chuyển đổi đất lâm nghiệp ở địa bàn. Qua đó phân tích mối quan hệ giữa sự thay đổi thu nhập, mức sống, nhận thức của người dân... với sự tích tụ tập trung đất đai của lâm trường. Nội dung chủ yếu của bảng câu hỏi là: - Những thông tin chung về hộ được phỏng vấn. - Những thông tin về đất đai của hộ được phỏng vấn. + Diện tích đất nông nghiệp. + Diện tích đất thổ cư. + Diện tích đất lâm nghiệp nhận khoán, mua thêm và liên doanh với đối tượng khác. - Sự tham gia của hộ vào quá trình sản xuất lâm nghiệp như: + Diện tích đất nhận giao khoán, nhận liên doanh, mua thêm… + Giá mua, chi phí bỏ ra khi thuê, liên doanh và mục đích sử dụng. + Lý do mà hộ tham gia vào các hình thức đó. + Tình hình thu nhập của hộ khi tham gia vào các hình thức sản xuất đó. - Nhận xét và đề xuất ý kiến của hộ, tính cần thiết, những thuận lợi khó khăn và ý kiến của hộ về việc chuyển đổi đất lâm nghiệp ở địa bàn. - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn: (RRA) Sử dụng phỏng vấn nhanh các đối tượng như: cán bộ phụ trách các ban ngành cấp huyện và xã, lâm trường có liên quan đến công tác quản lí đất đai của lâm trường. Mục đích là trao đổi, tham khảo ý kiến để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình quản lí sử dụng đất và sự tích tụ tập trung đất. - Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp quan sát thực tế để có thêm số liệu và cách nhìn tổng hợp về vấn đề nghiên cứu . 1.5.3. Phương pháp xử lí số liệu và phân tích số liệu a. Phương pháp xử lí số liệu Dùng phần mềm Excel để xử lí số liệu. b. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê: Dùng để tính toán các chỉ tiêu về số tổng, cơ cấu .... - Phương pháp so sánh: So sánh sự biến động của một số chỉ tiêu theo thời gian; So sánh sự biến động về quy mô diện tích, chi phí, thu nhập... - Phương pháp chuyên gia: Sử dụng ý kiến chuyên gia vào việc xử lí số liệu và phân tích thông tin . PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.Đất đai và nguyên tắc sử dụng đất trong lâm nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm đất lâm nghiệp Theo điều 1 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991: Đất lâm nghiệp bao gồm: Đất có rừng và đất không có rừng. - Đất có rừng: Là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên hữu hạn có khả năng phục hồi. Bao gồm các thành phần quần lạc sinh địa (hay hệ sinh thái) rừng như: Trữ lượng lâm sản và đất đai mà trên đó có rừng, sản phẩm phụ của rừng và các lâm phần có các yếu tố bảo vệ, điều tiết nước, vi sinh vật... Tức là những lợi ích của đất có rừng mang lại. - Đất không có rừng: Là đất được quy hoạch để gây trồng rừng nhưng chưa có rừng. 2.1.1.2. Vai trò, đặc điểm của đất lâm nghiệp a. Vai trò của đất lâm nghiệp Đất đai là tư liệu sản xuất chính trong lâm nghiệp: + Đất đai là đối tượng lao động : Khi con người sử dụng các công cụ lao động tác động vào đất làm thay đổi hình dạng của đất thông qua: cày, bừa, cuốc, xới, làm cỏ....Quá trình đó làm thay đổi chất lượng của đất, lúc này đất đóng vai trò là đối tượng lao động. + Đất đai là tư liệu lao động : Trong quá trình lao động, con người sử dụng các công cụ lao động tác động lên đất thông qua các thuộc tính lí, hoá, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác động nên cây trồng. Lúc này đất như là tư liệu lao động . Như vậy đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Sự kết hợp này tạo nên sự khác biệt của đất với các tư liệu sản khác. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ các máy móc công cụ lao động khác, sau một thời gian sử dụng nó sẽ bị hao mòn (hao mòn vô hình hoặc hao mòn hữu hình) cho dù có được bảo quản tốt và sẽ được đào thải khỏi quá trình sản xuất và được thay thế bởi những công cụ, máy móc mới. Còn đối với đất đai, sau một thời gian sử dụng nếu sử dụng hợp lí và bảo quản tốt thì không những không bị hao mòn mà nó còn tăng lên chất lượng. Ngoài ra, đất còn là một nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu cho cây trồng thông qua độ phì của đất. Có nhiều loại độ phì: Độ phì tự nhiên được hình thành do quá trình hình thành và phát triển của đất với các thuộc tính lí, hoá, sinh học gắn liền với điều kiện khí hậu, thời tiết. Độ phì nhân tạo là kết quả của quá trình lao động, sản xuất của con người bổ sung cho đất thông qua bón phân và tưới tiêu . Độ phì kinh tế là thống nhất của độ phì tự nhiên và độ phì nhân tạo. Việc sử dụng có hiệu quả độ phì tự nhiên của đất là cơ sở tạo ra năng suất lao động cao . Vì vậy trong quá trình kinh doanh lâm nghiệp phải luôn giữ gìn, bảo vệ, bồi dưỡng đất trên cả hai phương diện: Làm tăng độ phì tự nhiên và độ phì nhân tạo. Việc phân chia độ phì của đất là cơ sở để xác định giá trị kinh tế, phân hạng, tính thuế, quyền sử dụng và sản lượng giao khoán . b. Một số đặc điểm của đất đai - Đất đai bị giới hạn về mặt không gian . Đất đai từ xa xưa là sản phẩm của tự nhiên, trong quá trình tác động của con người vào đất để tiến hành sản xuất kinh doanh. Đất trở thành sản phẩm lao động của con người. Đất không phải là vô hạn trong khi nhu cầu sử dụng của con người ngày một tăng. Vì vậy dặt ra yêu cầu là trong quá trình sử dụng đất cần hết sức quan trọng, tiết kiệm, bồi dưỡng và bảo vệ đất - Sức sản xuất của đất đai là vô hạn và không ngừng tăng lên nếu được sử dụng hợp lí . Sức sản xuất của đất đai là không giới hạn và không ngừng tăng lên, gắn liền với phương thức thâm canh và chế độ canh tác tiên tiến. Sức sản xuất của đất biểu hiện chính thông qua độ phì nhiêu của đất. Vì vậy trong quá trình sử dụng cần có các biện pháp tác động hợp lí để nâng cao độ phì nhiêu. Mặt khác cũng cần phải đặt ra vấn đề xác định giá trị của đất trong sử dụng để phục vụ cho công tác quản lí đất đai được tốt hơn . - Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều . Các tư liệu lao động khác có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác, nhưng đối với đất đai thì không thể. - Đất đai có vị trí cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng. Từ đặc diểm này đòi hỏi phải quy hoạch các khu vực canh tác cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện lập địa, địa hình và xây dựng các trung tâm dịch vụ, các cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao. 2.1.1.3. Nguyên tắc sử dụng đất trong lâm nghiệp a. Sử dụng đất hợp lí và đầy đủ Thực chất của nguyên tắc này là cần phải huy động tối đa diện tích đất đai tự nhiên hiện có vào sản xuất kinh doanh nông - lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản... Sử dụng tiết kiệm và hợp lí đất đai đòi hỏi việc lựa chọn và bố trí những cây trồng, vật nuôi, áp dụng công nghệ phải phù hợp với điều kiện vùng sinh thái, như vậy mới có thể khai thác tối đa độ phì nhiêu của đất. Bên cạnh đó luôn luôn phải chú ý đến các biện pháp cải tạo và bồi dưỡng đất. b. Sử dụng đất phải đạt hiệu qủa cao Sử dụng đất hợp lí phản ánh tính hợp lí về mặt định tính. Còn sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao phản ánh tính thích hợp về mặt định lượng. Nó yêu cầu khi sử dụng là phải tăng sức sản xuất của đất hay tăng khối lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất. c. Sử dụng đất đai phải đảm bảo tính bền vững Nguyên tắc này đòi hỏi khi sử dụng đất đai phải kết hợp giữa hiệu quả kinh tế với bảo vệ đất, bảo vệ bền vững sinh thái cả ở trước mắt và trong tương lai. Phải lấy nguyên lí sinh thái học, các quy luật sinh thái làm căn cứ để kinh doanh tổng hợp. Đặc biệt khi sử dụng đất đai phải luôn luôn kết hợp giữa lợi ích sinh thái, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Sản phẩm của việc sử dụng đất không phải chỉ là ở những sản phẩm thu được từ cây trồng, vật nuôi mà còn cả sản phẩm của môi trường sinh thái. 2.1.2. Nội dung quản lí sử dụng đất đai Trên cơ sở lí luận, cần phân biệt 2 phạm trù kinh tế là : Quản lí Nhà Nước về đất đai và quản lí đất đai của các đơn vị kinh tế cơ sở trong đó có các lâm trường quốc doanh. Nội dung quản lí Nhà Nước về đất đai đã được quy định trong điều 13 Luật đất đai sửa đổi ngày 2/12/1998. Nội dung quản lí đất đai trong các đơn vị kinh tế gồm các hoạt động sau: - Quy hoạch sử dụng đất: Thống kê lại diện tích các loại đất gồm đất nông - lâm nghiệp, chuyên dùng, đất chưa sử dụng... - Lập kế hoạch sử dụng đất: Sau khi đã thống kê được cơ cấu diện tích đất thì tiến hành lập kế hoạch sử dụng cụ thể đối với từng loại đất để có thể đạt hiệu quả cao nhất. 2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của việc sử dụng đất lâm nghiệp là lợi nhuận bằng tiền thu được sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí đầu tư trên mảnh đất đó. Hay nói cách khác, việc sử dụng đất có đạt hiệu quả cao hay không người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: - Giá trị hiện tại thuần (Net present value) NPV: NPV chính là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí sau khi đã chiết khấu về giá trị hiện tại. Công thức tính: NPV = - = Trong đó: NPV: Là giá trị hiện tại thuần Bt, Ct: Thu nhập và chi phí năm thứ t r : Tỷ lệ chiết khấu Khi NPV>0 thì phương án sử dụng đất đó có hiệu quả. + Tỷ lệ thu nhập trên chi phí: B/C là tỷ lệ giữa thu nhập và chi phí khi đưa chúng về một giá trị hiện tại . Công thức tính: B/C = Phương án sử dụng có hiệu quả khi B/C >1 + Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (internal rate of return): IRR là tỷ lệ lãi mà nếu dùng nó để chiết khấu về giá trị hiện tại thì tổng thu nhập ngang bằng với tổng chi phí nghĩa là: = Phương án có hiệu quả khi IRR lớn hơn lãi suất định mức hoặc lãi suất tiền vay. 2.1.3.2. Hiệu quả kinh tế xã hội Hiệu quả xã hội của phương án thể hiện ở các mặt: Tạo công ăn việc làm, tăng mức sống, mức đóng góp cho giáo dục, dân trí. Đối với người dân lao động thì việc có đất để tiến hành sản xuất đồng nghĩa với việc có công ăn việc làm, tạo ra thu nhập. Từ đó cải thiện đời sống của dân cư. 2.1.3.3. Hiệu quả môi trường Biểu hiện rõ nét nhất của hiệu quả môi trường do rừng mang lại là độ che phủ. Độ che phủ của rừng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, đến khí hậu ,thời tiết... Độ che phủ thể hiện thông qua hệ số che phủ. Hệ số che phủ là tỷ lệ giữa diện tích có rừng che phủ so với diện tích đất lâm nghiệp. Công thức tính hệ số che phủ S đất LN có rừng H che phủ = Tổng S đất LN Hệ số che phủ đạt được tỷ lệ càng cao càng tốt. 2.2. Những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước liên quan đến quản lí và sử dụng đất đai 2.2.1. Luật đất đai 1993 và Luật đất đai sửa đổi năm 1998 Luật đất đai được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993 và được gọi là Luật đất đai 1993 đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Vì luật này đã đề ra và giải quyết những vấn đề cấp bách trong cuộc sống. Nội dung chính của Luật đất đai 1993 và Luật đất đai sửa đổi năm 1998 bao gồm : - Những quy định chung : Trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đảm bảo quyền quản lí thống nhất của Nhà Nước. Những quy định chung so với Luật đất đai năm 1987 hoàn thiện và phát triển hơn thể hiện: Tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 của chương này. Luật đã xác định người đang sử dụng đất ổn định, hợp pháp được Nhà Nước xác nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lần đầu tiên Luật đất đai 1993 quy định chỉ tồn tại một hình thức giao đất đó là: Giao đất để sử dụng ổn định và lâu dài. Bên cạnh đó là hình thức “Nhà Nước cho thuê đất”. Đối tượng cho thuê đất là tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, kể cả các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Như vậy Luật đất đai 1993 đã đặt nền móng cho việc hình thành 2 quỹ đất: Quỹ đất giao và quỹ đất cho thuê. Trong đó quỹ đất giao là cơ bản nhằm tạo thế sử dụng đất đai ổn định, quỹ đất cho thuê nhằm điều chỉnh quan hệ đất đai cho phù hợp với từng thời kì, khuyến khích việc huy động vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Từ đây lần đầu tiên người sử dụng đất được Luật quy định có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất đai. Tuy nhiên đối với các loại đất khác nhau thì việc hưởng các quyền đó cũng khác nhau. - Quyền của người sử dụng đất. Khác với Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai 1993 có thêm 5 Điều nói về quyền của người sử dụng đất đó là: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Luật đất đai sửa đổi năm 1998 có bổ xung thêm 2 quyền nữa là: Quyền cho thuê lại và quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Nghị định số 17/CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ đã quy định rõ ràng về thủ tục thực hiện các quyền trên và Thông tư số 1417/TT-TCDC ngày 18/9/1999 của Tổng cục địa chính hướng dẫn thi hành Nghị định trên. Quy định gồm: + Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất cho nhau khi có đủ các điều kiện: Thuận tiện cho sản xuất và đời sống; Sau khi chuyển đổi đất đó được sử dụng đúng mục đích, đúng thời hạn được Nhà Nước quy định khi giao đất. Các tổ chức không có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất . + Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có một trong số các yêu cầu sau: - Chuyển nơi cư trú. - Chuyển sang làm nghề khác. - Không còn khả năng trực tiếp lao động Hộ gia đình, cá nhân được Nhà Nước cho thuê đất mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất 5 năm thì được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê. + Điều kiện cho thuê đất. - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được cho thuê đất khi có các điều kiện sau: 1. Hoàn cảnh gia đình neo đơn. 2. Chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định. 3. Thiếu sức lao động. - Tổ chức kinh tế được cho thuê quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau: 1. Đất do Nhà Nước giao có thu tiền sử dụng. 2. Đất cho thuê đã có đầu tư xây dựng công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng. + Điều kiện thừa kề quyền sử dụng đất. 1. Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, đất lâm nghiệp ... 2. Cá nhân được Nhà Nước cho thuê đất mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm. 3. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà Nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì thành viên đó không được để thừa kế quyền sử dụng đất mà các thành viên khác trong gia đình được tiếp tục sử dụng diện tích đất của người đó. + Điều kiện thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. 1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được Nhà Nước giao hoặc nhận quyền sử dụng đất hợp pháp 2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được Nhà Nước cho thuê mà đã trả tiền thuê cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm. 3. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà Nước cho thuê đất mà trả tiền thuê đất hàng năm thì được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn với đất thuê... + Điều kiện cho thuê lại đất. 1. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được thuê lại đất khi đã trả tiền thuê cho cả thời gian thuê hoặc đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất 5 năm. 2. Đối với các tổ chức: Khi có một trong các điều kiện sau thì được cho thuê lại đất: - Đất được Nhà Nước giao không thu tiền sử dụng đất. - Đất do Nhà Nước giao có thu tiền sử dụng đất. - Đất do chuyển nhượng quyền sử dụng hợp pháp. - Đất do Nhà Nước cho thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoăc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm. 2.2.2. Quyết định 187-1999/TTg ngày 16/9/1999 của Thủ tướng chính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lí lâm trường quốc doanh Để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của các lâm trường quốc doanh, thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí quản lí là biện pháp cần thiết cho sự đẩy nhanh phát triển thành phần kinh tế lâm nghiệp. Vì vậy ngày 16/9/1999, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 187/1999/QĐ-TTg với những nội dung chính sau: a. Mục tiêu Đổi mới tổ chức và cơ chế quản lí lâm trường quốc doanh nhằm: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của lâm trường là làm tốt vai trò nòng cốt trong sản xuất lâm nghiệp, làm trung tâm dịch vụ, vật tư, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất nông - lâm nghiệp. Góp phần bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. b. Nguyên tắc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lí lâm trường quốc doanh - Tiếp tục duy trì, củng cố các lâm trường quốc doanh ở những vùng đất lâm nghiệp tập trung quy mô lớn, cần Nhà Nước trực tiếp quản lí và đầu tư mà các thành phần kinh tế khác khó có khả năng thực hiện, ở các vùng sâu, vùng xa để làm hạt nhân phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn. - Đổi mới gắn với đảm bảo cho các lâm trường quốc doanh phát huy được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh; Người lao động lâm nghiệp thực sự là người làm chủ cụ thể của từng khu rừng nhận khoán, xoá bỏ bao cấp của Nhà nước trong các hoạt động kinh doanh của lâm trường. - Bảo đảm giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa người lao động với Nhà Nước và lâm trường, giữa lâm trường với địa phương. c. Tổ chức sắp xếp lại các lâm trường quốc doanh hiện có Các lâm trường quốc doanh được duy trì, củng cố để hoạt động theo cơ chế kinh doanh gồm: - Những lâm trường quốc doanh đang quản lí rừng tự nhiên là rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu. - Những lâm trường quốc doanh trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, khi đổi mới thì nhiệm vụ chính là: Gây trồng, bảo vệ nuôi dưỡng, khai thác chế biến lâm sản, cung ứng nguyên liệu cho cơ sở chế biến công nghiệp và nhu cầu khác của nền kinh tế. Ngoài ra lâm trường được kinh doanh tổng hợp nông - lâm - ngư - công nghiệp và dịch vụ để sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động, tiềm năng đất đai và vốn rừng được giao. Đối với diện tích rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu phân bố xen kẽ với rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu của lâm trường có diện tích chưa đến 5000 ha thì tiếp tục giao cho lâm trường quốc doanh quản lí theo chế độ rừng phòng hộ. Chuyển đổi các lâm trường quốc doanh thành ban quản lí rừng đặc dụng. Chuyển đổi các lâm trường quốc doanh có diện tích 5000 ha trở lên hoặc có trên 70% diện tích đất lâm nghiệp đang quản lí thuộc quy hoạch rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu thành Ban quản lí rừng phòng hộ hoạt động theo cơ chế đơn vị hành chính sự nghiệp kinh tế có thu. Diện tích rừng sản xuất và đất lâm nghiệp xen kẽ với rừng phòng hộ cũng giao cho Ban quản lí gây trồng, bảo vệ, khai thác, sử dụng tạo nguồn ngân sách cho Nhà Nước. Chuyển đổi lâm trường quốc doanh sang loại hình tổ chức kinh doanh khác. Các lâm trường quốc doanh đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, quản lí rừng và đất quy hoạch để gây trồng rừng sản xuất từ 1000 ha trở xuống, phân bố xen kẽ với đất nông nghiệp và gần khu dân cư thì chuyển thành loại hình tổ chức kinh doanh thích hợp để phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên khi chuyển đổi phải có phương án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. d. Quản lí sử dụng rừng và đất lâm nghiệp - UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương cùng với các cơ quan chủ quản của lâm trường rà soát lại diện tích rừng và đất lâm nghiệp của các lâm trường chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm rõ ranh giới trên bản đồ và trên thực địa phần đất giao cho lâm trường quản lí. Đến hết năm 2000, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương phải hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với giao rừng cho lâm trường theo sự hướng dẫn của Tổng cục địa chính và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phần đất và rừng còn lại lâm trường chuyển cho chính quyền địa phương để họ giao hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cán bộ công nhân viên lâm trường thuê sử dụng theo pháp luật. Giao quyền quản lí sử dụng lâu dài cho lâm trường quốc doanh trên cơ sở 3 loại rừng: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất. - Đối với rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu là rừng tự nhiên, lâm trường phải thực hiện các biện pháp kĩ thuật lâm sinh để nuôi dưỡng, làm giàu, khai thác và sử dụng theo phương án điều chế rừng và thiết kế khai thác được UBND tỉnh phê duyệt. - Đối với rừng sản xuất là rừng trồng, lâm trường được quyền quyết định thời điểm, phương thức khai thác và kế hoạch tái tạo rừng sau khai thác. - Đối với rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu là rừng tự nhiên do lâm trường quản lí thì được khai thác những cây khô chết, cây sâu bệnh, cây cụt ngọn, đổ gẫy, cây già cỗi hoặc tỉa thưa với cường độ không quá 20% theo thiết kế khai thác được UBND tỉnh phê duyệt. e. Đổi mới tổ chức trong nội bộ lâm trường - Các lâm trường quốc doanh thực hiện giao khoán đất và rừng ổn định lâu dài theo Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 của chính phủ. - Các lâm trường quốc doanh được tổ chức các tổ, đội lao động chuyên nghiệp để thực hiện nhiêm vụ trực tiếp sản xuất của lâm trường ở những vùng rừng khó khăn về địa hình và khó khăn về các điều kiện khác. - Lâm trường quốc doanh được dùng đất lâm nghiệp chưa có rừng và sử dụng các lợi thế của mình để tiến hành các hình thức tổ chức sản xuất như liên doanh, liên kết với các cán bộ công nhân viên trong lâm trường để gây trồng, bảo vệ và phát triển rừng. - Lâm trường quốc doanh phối hợp với cơ quan kiểm lâm để bố chí cán bộ kiểm lâm chuyên theo dõi giám sát lâm trường giúp giám đốc lâm trường chỉ đạo lực lượng bảo vệ rừng một cách hợp lí. 2.2.3. Nghị định 01/CP về việc giao khoán đất ngày 4/1/1995 quy định một số vấn đề sau a. Bên giao khoán Nông, lâm trường quốc doanh, xí nghiệp, công ty, trung tâm, trạm, trại... trực tiếp sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Hoặc các ban quản lí rừng, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được Nhà Nước giao đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. b. Loại đất giao khoán - Đất lâm nghiệp. - Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. - Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm. - Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. c. Đối tượng nhận giao khoán đất - Hộ gia đình, cá nhân là công nhân viên chức đang làm việc cho bên giao khoán. - Hộ gia đình, cá nhân đã làm việc cho bên giao khoán nay nghỉ hưu, nghỉ mất sức được hưởng trợ cấp và thành viên trong gia đình họ đến độ tuổi lao động có nhu cầu nhận giao khoán đất để sản xuất. - Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp tại địa phương. - Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân ở địa phương khác có vốn đầu tư vào sản xuất theo quy hoạch của bên giao khoán. d. Căn cứ để giao và nhận khoán - Quỹ đất được Nhà Nước giao cho các tổ chức của Nhà nước. - Dự án khả thi hoặc dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Vốn, lao động của bên nhận khoán. - Các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà Nước và chính sách lao động xã hội có liên quan. e. Thời hạn giao khoán - Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thời hạn giao khoán là 50 năm. - Đối với rừng sản xuất thời hạn giao khoán theo chu kì kinh doanh. 2.2.4. Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 của chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp a. Bên giao đất là Nhà Nước b. Loại đất giao - Đất có rừng tự nhiên hoặc đất đang có rừng trồng. - Đất chưa có rừng được quy hoạch để gây trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ thảm thực vật. c. Đối tượng được giao đất - Các tổ chức như: Các ban quản lí khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; các doanh nghiệp nông - lâm - ngư nghiệp... - Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp tại địa phương. d. Thời hạn giao đất - Đối với các tổ chức của Nhà Nước thời hạn giao được quy định theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà Nước. - Đối với các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức khác vẫn có nhu cầu sử dụng đúng mục đích thì được Nhà Nước xét giao tiếp. Nếu trồng cây lâm nghiệp có chu kì trên 50 năm thì sau 50 năm được Nhà Nước giao tiếp cho đến khi thu hoạch sản phẩm chính. e. Căn cứ để giao đất - Nhà Nước giao đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn của Nhà Nước cho tổ chức theo luận chứng kinh tế kĩ thuật, dự án quản lí, xây dựng khu rừng được cơ quan quản lí Nhà Nước có thẩm quyền phê duyệt. Giao cho hộ gia đình theo phương án quản lí sử dụng rừng được cơ quan quản lí Nhà Nước có thẩm quyền phê duyệt. - Nhà Nước giao đất lâm nghiệp chưa có rừng, giao đất vùng khoanh nuôi bảo vệ thảm thực vật cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp kết hợp với có chính sách đầu tư hỗ trợ. - Đối với đất có rừng mà chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân nào thì Bộ lâm nghiệp và cơ quan quản lí Nhà Nước về lâm nghiệp ở địa phương giúp chính phủ, UBND các cấp tổ chức quản lí và có kế hoạch từng bước đưa vào sử dụng. 2.2.5. Nghị định 163/1._.999 của CP ngày 16/11/1999 về việc giao khoán, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp a. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về việc Nhà Nước giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất lâm nghiệp. b. Đối tượng được Nhà Nước giao đất lâm nghiệp - Hộ gia đình cá nhân trực tiếp lao động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. - Ban quản lí rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. - Doanh nghiệp Nhà Nước đang sử dụng đất được giao trước ngày 1/1/1999. c. Đối tượng được Nhà Nước cho thuê đất - Hộ gia đình cá nhân. - Tổ chức trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế. - Tổ chức cá nhân nước ngoài. d. Căn cứ để giao, cho thuê đất lâm nghiệp - Quỹ đất lâm nghiệp của từng địa phương. - Hiện trạng quản lí, sử dụng đất lâm nghiệp của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. - Hạn mức giao, cho thuê theo quy định tại điều 13 luật đất đai 1993. - Nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp của tổ chức ghi trong dự án được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền phê duyệt. 2.3. Khái niệm và tác dụng của tích tụ tập trung đất đai 2.3.1. Khái niệm Theo từ điển Từ và Ngữ Việt Nam trang 1542, 1655, 1801 thì tập trung là dồn tất cả vào một chỗ để tăng cường sức mạnh. Tích tụ là dồn vào, tập chung lại để có nhiều hơn. Thực chất tập trung tích tụ đất đai là việc tăng quy mô diện tích cho hộ nông dân thông qua dồn, đổi, thuê, mua, liên doanh… từ đó làm tăng khả năng và hiệu quả sản xuất. 2.3.2. Tác dụng của tập trung, tích tụ đất đai đối với SX NLN - Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp nông thông nói riêng thì phải xoá bỏ phương thức sản xuất tự cấp tự túc và phát triển lên SXHH. Trong SX NLN, để phát triển SX HH đòi hỏi trước tiên phải có quy mô đất đai đủ lớn và tập chung thì mới có thể áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất, làm tăng hiệu quả sản xuất. - Tập trung đất đai hợp lý sẽ thúc đẩy SX NLN phát triển theo hướng SXHH hiện đại. Nó là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp theo hướng tiến bộ. Trên cơ sở đó thực hiện lại phân công lao động một cách hợp lý. Tuy nhiên nếu tập chung đất đai không được kiểm soát chặt chẽ và thiếu sự quản lý của Nhà Nước thì bên cạnh những tích cực sẽ nẩy sinh những vấn đề tiêu cực như: Phân hoá giàu nghèo, phân hoá xã hội… - Quá trình tập trung đất đai có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển SXNLN. Tập trung đất đai giúp cho việc sử dụng đất đai đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả cao góp phần tác động tích cực đến thu nhập và đời sống của người dân. - Tập trung đất đai sẽ khắc phục được tình trạng phân tán, manh mún, là tiền đề để hình thành kinh tế trang trại sản xuất quy mô lớn. - Sự chuyển dịch từ sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc sang SX HH là một xu hướng mang tính quy luật trong tiến trình phát triển của xã hội. Đó là quá trình PT NLN theo hướng tập trung hoá, CMH được thực hiện trên cơ sở sự tập trung đất đai. Như vậy trong điều kiên SX HH chưa thực sự phát triển, tập chung đất đai là điều kiện căn bản để chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang sản xuất tập trung, quy mô lớn. PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của lâm trường Lâm trường Thác Bà được thành lập theo quyết định số 173-TCLN/QĐ ngày 13/12/1960 của Tổng cục lâm nghiệp. Trong những năm đầu trực thuộc trung ương quản lí, có nhiệm vụ chính là khai thác lâm sản và nạo vét lòng hồ để phục vụ cho công trình thuỷ điện Thác Bà khởi công xây dựng. Đến năm 1972 lâm trường Thác Bà được tách thành 2 lâm trường: Lâm trường Thác Bà và lâm trường Yên Bình. - Lâm trường Thác Bà: Phạm vi quản lí mới bao gồm diện tích rừng của 16 xã và thị trấn phía đông hồ Thác Bà với tổng diện tích tự nhiên là 43.951 ha. - Lâm trường Yên Bình: Phạm vi quản lí hoạt động tại 8 xã và thị trấn phía tây hồ dọc theo quốc lộ 7. Giai đoạn này hai lâm trường đều thuộc địa phương tỉnh Yên Bái quản lí. Nhiệm vụ chính là khai thác lâm sản rừng tự nhiên đi đôi với trồng rừng quy mô lớn để phục vụ nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng. Vào những năm đầu của thập kỉ 90 theo sự vận hành của cơ chế mới, lâm trường được sắp xếp và tổ chức lại theo quyết định 202/QĐ-UB ngày 10/12/1992 của UBND tỉnh Yên Bái. 3.1.2. Vị trí địa lí và địa giới hành chính - Vị trí địa lí: + Vĩ độ bắc: 21O40’ đến 23O3’ + Kinh độ đông:104O56’ đến 105O7’3” - Địa giới hành chính: Lâm trường Thác Bà nằm ở thị trấn Thác Bà, phạm vi quản lí nằm trên rộng khắp 16 xã tả ngạn sông Chảy. + Phía Bắc giáp huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. + Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ. + Phía đông giáp tỉnh Tuyên Quang. + Phía Tây giáp lâm trường Yên Bình tỉnh Yên Bái. 3.1.3. Điều kiện tự nhiên 3.1.3.1. Địa hình Là vùng đồi núi thấp được tạo bởi các dãy núi chính có tên là : Núi Là, núi Yừn, núi Ngàng, núi Lương nằm trong khu vực sông Chảy và hồ Thác Bà. - Độ cao tuyệt đối cao nhất là 958 m. - Độ cao tuyệt đối trung bình là 450 m. - Độ cao tương đối bình quân là 70 m. - Độ dốc bình quân là 32o 3.1.3.2. Khí hậu, thuỷ văn và thổ nhưỡng a. Khí hậu Lâm trường Thác Bà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô hanh, mùa hè nóng ẩm. - Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 oC. + Nhiệt độ bình quân cao nhất hàng năm là 37 oC. + Nhiệt độ bình quân thấp nhất hàng năm là 3 oC. - Độ ẩm không khí bình quân trong năm là 88%. - Lượng bốc hơi bình quân hàng năm là 600-700 ml. - Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.750 mm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Mùa khô bát đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - Chế độ gió: + Mùa Đông có gió mùa đông bắc, mùa hè có gió mùa đông nam. + Hướng gió thịnh hành là hướng đông, tốc độ gió bình quân là 1,4 m/s. Thường có giông và lốc xoáy vào tháng 6, tháng 7. Cường độ xoáy là 11m/s. b. Thuỷ văn Do điều kiện địa hình tạo nên một hệ thống sông ngòi, khe suối đổ ra hồ Thác Bà và sông Chảy. Có nhiều công trình thuỷ nông, đập nước phục vụ cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Hệ thống đường giao thông thuỷ, bộ thuận tiện cho vận xuất, vận chuyển nông - lâm sản và giao lưu kinh tế. c. Thổ nhưỡng Trên cơ sở tài liệu khảo sát thổ nhưỡng năm 1976 kết hợp với kết quả điều tra bổ xung lập địa cấp 1 của Viện quy hoạch thiết kế nông - lâm nghiệp Yên Bái. Đất đai trong vùng quản lí của lâm trường chủ yếu là đất ferarit vàng đỏ phát triển nên đất mẹ paragơlai, đá sét và đá biến chất, tầng dầy đất từ 50-70 cm. 3.1.4. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội của vùng 3.1.4.1. Tình hình dân sinh kinh tế Trong vùng hiện có 57.740 người với 9.940 hộ. Gồm 6 dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Nùng, Cao Lan và một số dân tộc khác. Trong đó người Kinh, người Tày và người Dao chiếm đa số. Trong tổng 57.740 nhân khẩu thì có 40.000 lao động và 8.000 hộ thường xuyên lao động nông - lâm nghiệp. Mật độ dân số bình quân là 131 người/km2. Nhìn chung các dân tộc trên sống thành các bản làng ven theo đường quốc lộ, ven theo các khe ngòi và các cánh đồng nhỏ. Thu nhập bình quân của người dân trong vùng chưa cao, khoảng 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng trên một năm. 3.1.4.2. Văn hoá xã hội a. Y tế Để bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, trong vùng có 17 trạm xá và 2 phân viện với tổng số 53 y, bác sỹ và cán bộ quản lí với 85 giường bệnh. b. Giáo dục Hệ thống giáo dục đã được xây dựng đến các xã. Các xã trong vùng đều có trường PTTHCS và tiểu học. Tổng số có 21 trường trung học cơ sở, 2 trường trung học phổ thông với 462 giáo viên và cán bộ quản lí. Có 12.628 học sinh đang theo học tại các cấp. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 97%. Trong những năm qua các trường đã thực hiện đa dạng hoá mô hình phổ cập giáo dụ nên chất lượng giáo dục ngày càng tăng, số lượng học sinh theo học các trường Phổ thông trung học và trường nội trú ngày càng tăng lên. c. Cơ sở hạ tầng - Hệ thống đường giao thông: Trên địa bàn vùng nghiên cứu có đường bộ đi qua các xã với tổng chiều dài là 111 km đường các loại. Mặt hồ Thác bà tiếp giáp 13/16 xã trong vùng, rất thuận tiện cho giao lưu dân sinh kinh tế . - Văn phòng làm việc: 1 nhà 2 tầng và 2 nhà cấp 4 với tổng diện tích là 600 m2. - Hệ thống thuỷ lợi ở các xã đã được xây dựng và nâng cấp đảm bảo tưới tiêu cho đồng ruộng sản xuất 2 vụ nông nghiệp. - Hệ thống điện: Đường điện lưới quốc gia đã có 16/16 xã, phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. 3.1.4.3. Tình hình sản xuất và đời sống dân cư a. Tình hình sản xuất. Qua biểu 01 ta thấy: Phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp là để phục vụ cho trồng cây hàng năm và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Diện tích đất phục vụ cho trồng lúa rất ít, từ đây ta thấy trồng lúa không phải là thế mạnh của vùng. Mà thế mạnh của vùng là trồng rừng, với diện tích 18.993 ha đất rừng chiếm 43,21% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 6.283 ha là đất trồng rừng phòng hộ, còn lại là đất rừng phục vụ cho trồng rừng kinh tế. Vì thế trồng rừng kinh tế là thế mạnh của vùng, nó mang lại cho người dân mức doanh thu trung bình trên 10.000.000đ /năm. Biểu 01: Hiện trạng sử dụng đất đai của lâm trường năm 2005 STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng 43.951 100 I Đất nông nghiệp 26.270 59,77 1 ộ?t s?n xu?t n?ng nghi?p 5.700 12,97 1.1 Đất trồng cây hàng năm 3.293 7,49 a Đất trồng lúa 333,8 0,76 b Đất cỏ dùng chăn nuôi 1.669,2 3,80 c Đất trồng cây hàng năm khác 1.290 2,94 1.2 Đất trồng cây lâu năm 830 1,89 2 Đất lâm nghiệp 18.993 43,21 2.1 Đất trồng rừng sản xuất 6.283 14,30 2.2 Đất trồng rừng phòng hộ 12.710 28,92 2.3 Đất trồng rừng đặc dụng - - 3 Đất nông nghiệp khác 1.577 3,59 II Đất phi nông nghiệp 6.746 15,35 1 Đất ở 284 0,65 2 Đất chuyên dùng 6.462 14,70 III Đất chưa sử dụng 10.935 24,88 (Nguồn: Tài liệu điều tra) b. Đời sống của người dân Thu nhập bình quân của các hộ gia đình còn thấp, bình quân đạt 10-12 triệu đồng/năm/hộ. Thế mạnh của vùng là sản xuất nông - lâm nghiệp, tuy nhiên vùng vẫn chưa tận dụng hết các tiềm năng về lao động, đất đai... Trong những năm gần đây, được sự đầu tư phát triển của dự án 327 và dự án 5 triệu ha rừng, trình độ sản xuất của người dân đã được nâng lên một bước nhất định. Tuy nhiên vùng vẫn chưa có bước đi hữu hiệu để nâng cao năng suất lao động giúp cải thiện đời sống của người dân. 3.1.5. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 3.1.5.1. Những thuận lợi - Điều kiện đất đai: Độ dốc, độ dày, thành phần đất thích hợp cho tập đoàn cây lâm nghiệp sinh trưởng và phát triển. - Điều kiện khí hậu và thời tiết: Vùng có hệ thống sông Chảy và hồ Thác Bà nên khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, ánh sáng, lượng mưa phù hợp với yêu cầu sinh thái của các loài cây lâm nghiệp. - Các loài cây lâm nghiệp được sử dụng trong trồng rừng phòng hộ và rừng kinh tế là : Trám, lát, muồng, keo, quế, bạch đàn... đã phát huy hiệu quả tốt. - Trong vùng có lực lượng lao động dồi dào, ít nhiều đã có kinh nghiệm trong sản xuất lâm nghiệp. Hiện nay người dân đã nhận thức được vai trò và hiệu quả to lớn mà lâm nghiệp mang lại nên rất tích cực tham gia vào sản xuất lâm nghiệp. - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lí kinh tế, kỹ thuật có năng lực, nhiệt tình trong công việc sẽ là hạt nhân, nòng cốt để cùng người dân trong vùng phát triển lâm nghiệp. 3.1.5.2. Khó khăn - Sản xuất lâm nghiệp tiến hành trên địa bàn rộng, địa hình phức tạp nên điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn. - Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, một số diện tích rừng phòng hộ,nhất là vùng ít xung yếu chuyển sang rừng kinh tế, cơ chế vay vốn gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ lâm sản không ổn định nên phần nào làm giảm phong trào trồng rừng - Trình độ dân trí không đều, ảnh hưởng đến sự nhận thức và tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiêp. - Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất còn nghèo nàn, nhất là hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã. 3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái 3.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái 3.2.1.1.Hiện trạng sử dụng đất đai của Huyện Yên Bình - Yên Bái Theo tài liệu thống kế năm 2005, cơ cấu đất đai của huyện như sau Biểu 02: Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 89.227,44 100 I Đất nông nghiệp 56.584,87 63,42 1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.828,33 9,89 a Đất trồng cây hàng năm 6.127,50 6,87 a.1 Đất trồng lúa 634,50 0,71 a.2 Đất có dùng vào việc chăn nuôi 2.963,65 3,32 a.3 Đất trồng cây hàng năm khác 2.529,35 2,83 b Đất trồng cây lâu năm 2.700,83 3,03 2 Đất lâm nghiệp 44.820,63 50,23 a Đất rừng sản xuất 25.611,87 28,70 b Đất rừng phòng hộ 19.208,76 21,53 c Đất rừng đặc dụng - - 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.535,37 2,84 4 Đất nông nghiệp khác 400,54 0,45 II Đất phi nông nghiệp 12.492,95 14,11 1 Đất ở 545,82 0,61 a Đất ở nông thôn 442,82 0,50 b Đất ở thành thị 103,00 0,12 2 Đất chuyên dùng 8.880,68 9,95 a Đất trụ sở, cơ quan 70,30 0,08 b Đất quốc phòng, an ninh 642,15 0,72 c Đất SXKD phi nông nghiệp 6.037,63 6,77 d Đất có mục đích công cộng 2.130,60 2,39 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 4,40 0 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 82,83 0,09 5 Đất sông suối, mặt nước CD 2.975,12 3,33 6 Đất phi nông nghiệp khác 4,10 0 III Đất chưa sử dụng 20.149,62 22,58 1 Đất bằng chưa sử dụng 9,50 0,01 2 đất đồi núi chưa sử dụng 18.827,00 21,1 3 Núi đá không có rừng cây 1.613,12 1,81 (Nguồn: Phòng TN&MT huyện Yên Bình) Từ số liệu về hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Yên Bình - Yên Bái ở biểu 02 ta có thể thấy được tình hình sử dụng các loại đất ở địa bàn huyện như sau: Trong tổng số 89.227,44 ha đất tự nhiên toàn huyện, thì diện tích đất nông nghiệp chiếm 56.584,87 ha tương ứng với 63,42% tổng diện tích tự nhiên. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình của huyện là nhiều đồi núi nên diện tích đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 8.828,33 ha trong tổng số 56.584,87 ha đất nông nghiệp. Nó tương đương 9,89% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và 15,6% trong tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp không phải là thế mạnh của huyện. Trong tổng số 8.828,33 ha đất sản xuất nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là đất trồng cỏ để phục vụ cho chăn nuôi. Với diện tích 2.963,65ha đất trồng cỏ tương ứng chiếm 33,56% tổng diện tích đất nông nghiệp và chiếm 3,32% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Tiếp đến là đất trồng cây hàng năm khác là 2.529,35 ha chiếm 2,83% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất trồng lúa toàn huyện chỉ có 634,5 ha chiếm 0,71% tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 7,18% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đất trồng cây lâu năm toàn huyện là 2.700,83 ha chiếm 3,03% tổng diện tích đất tự nhiên. Qua đây ta thấy sản xuất nông nghiệp trong toàn huyện không phải là thế mạnh, chủ trương của huyện trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp là để đảm bảo lương thực cho dân cư trong vùng. Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp trong toàn huyện là 44.820,63 ha chiếm 50,23% tổng diện tích đất tự nhiên, với hơn một nửa diện tích đất tự nhiên toàn huyện là đất lâm nghiệp, chứng tỏ lâm nghiệp là ngành thế mạnh và huyện đang tập trung, chú trọng và phát triển nghề rừng. Với điều kiện địa hình trong huyện là đồi núi với độ cao trung bình thấp. Nên việc phát triển rừng sản xuất đang được chú trọng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp để phát triển rừng sản xuất là 25.611,87 ha chiếm 28,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên việc phát triển rừng phòng hộ cũng được huyện quan tâm, với diện tích 19.208,76 ha đất rừng phòng hộ, chiếm 21,53% tổng diện tích đất tự nhiên, sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ mùa màng và môi trường. Diện tích đất nông nghiệp còn lại phục vụ chủ yếu cho nuôi trồng thuỷ sản là 2.535,37 ha, chiếm 24,8% và đất nông nghiệp khác là 400,54 ha chiếm 0,45% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Đất phi nông nghiệp trong toàn huyện là 12.492,95 ha chiếm 14% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích này chủ yếu phục vụ cho xây dựng nhà ở, đường giao thông, công trình thuỷ lợi, nghĩa trang, nghĩa địa … hiện nay, xu hướng sử dụng loại đất này ngày càng tăng lên. Đất chưa sử dụng: Hiện nay, đất chưa sử dụng trong huyện chiếm tỷ lệ rất cao. Với 20,149,62 ha tương ứng chiếm 22,58% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó, đất bằng chưa sử dụng là 9,5 ha, chiếm 0,01%; đất đồi núi chưa sử dụng là 18.827 ha chiếm 21,1% ; đất núi đá không có rừng cây là 1.613,12 ha chiếm 1,81% tổng diện tích đất tự nhiên. Qua đây cho thấy việc sử dụng đất đai ở huyện chưa triệt để. Huyện cần có biện pháp để khuyến khích sử dụng đất đai triệt để hơn. 3.1.1.2. Tình hình biến động đất đai của huyện trong 3 năm gần đây Căn cứ vào số liệu thống kê của Phòng tài nguyên & Môi trường huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái về tình hình đất đai trong 3 năm 2003, 2004 và 2005 ta thấy được: Đất nông nghiệp có xu hướng tăng dần lên từ 55.548,87 ha năm 2003 tăng lên 56.007,69 ha năm 2004, và 56.584,87 ha năm 2005. Trung bình mỗi năm tăng lên 1%, đóng góp cho sự tăng này chủ yếu là do khai hoang và chuyển mục đích sử dụng đất. Mặc dù đất nông nghiệp của huyện biến động tăng nhưng trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp lại có xu hướng giảm dần từ 9.833,77 ha năm 2003 xuống còn 9.428,33 ha năm 2004 và còn 8.828,33 ha năm 2005. Hiện tượng giảm này chủ yếu là do đất trồng cây hàng năm và lâu năm đều giảm dần. Nguyên nhân chính là do sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả không cao vì thế mà người dân có xu hướng chuyển dần diện tích đất trồng lúa và hoa màu sang trồng các cây hàng năm khác, đặc biệt là trồng các cây ăn quả. Biểu 03: Tình hình biến động đất đai của huyện trong 3 năm gần đây. TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu % 2003 2004 2005 2004/ 2003 2005/ 2004 2005/ 2003 I Đất nông nghiệp 55.548,87 56.007,69 56.584,87 100.76 101.03 101.8 1 Đất sản xuất NN 9.833,77 9.428,33 8.828,33 95.88 93.64 89.78 a Đất trồng cây hàng năm 6.664,43 6.664,43 6.127,5 100 91.94 91.94 a.1 Đất trồng lúa 654,5 654,5 634,5 100 100 100 b.2 Đất có dùng chăn nuôi 3.763,2 3.496,4 2.963,65 92.91 84.76 78.75 c.3 trồng cây hàng năm khác 2.246,73 2.513,53 2.529,35 111.88 100.63 110.58 b Đất trồng cây lâu năm 3.169,34 2.763,9 2.700,83 87.21 97.72 85.22 2 Đất lâm nghiệp 42.768,92 43.635,47 44.820,63 102.03 102.72 104.8 a Đất rừng sản xuất 24.312,2 24.510,17 25.611,87 100.8 104.49 105.35 b Đất rừng phòng hộ 18.456,72 18.425,3 19.208,76 99.83 104.25 104.07 c Đất rừng đặc dụng - - - - - - 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.532,39 2.532,39 2.535,37 100 100.12 100.12 4 Đất nông nghiệp khác 413,7 411,5 400,54 99.47 97.34 96.82 II Đất phi nông nghiệp 11.063,2 11.235,84 12.492,95 101.56 111.19 112.92 1 Đất ở 534,49 534,49 545,82 100 102.12 102.12 a Đất ở tại nông thôn 437,9 437,9 442,82 100 101.12 101.12 b Đất ở tại thành thị 96,59 96,59 103 100 106.64 106.64 2 Đất chuyên dùng 6.838,45 7.030,05 8.880,68 102.8 126.32 129.86 a Đất trụ sở, cơ quan 68 69,2 70,3 101.76 101.59 103.38 b Đất quốc phòng, an ninh 641,1 641,1 642,15 100 100.16 100.16 c Đất SXKD phi NN 5.006,85 5.116,26 6.037,63 102.19 118.01 120.59 d Đất mục đích công cộng 2.122,5 2.147,3 2.130,6 101.17 99.22 100.38 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 4,1 4,4 4,4 107.32 100 107.32 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 81,96 82,83 82,83 101.06 100 101.06 5 Đất sông suối, mặt nước CD 3.598,3 3.578,32 2.975,12 99.44 83.14 82.68 6 Đất phi nông nghiệp khác 5 5 4,1 100 82 82 III Đất chưa sử dụng 22.616,3 21.948,7 20.149,6 97.05 91.8 89.09 1 Đất bằng chưa sử dụng 15 13,7 9,5 91.33 69.34 63.33 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 22.398,0 21.812,44 18.827 97.39 86.31 84.06 3 Núi đá không có rừng cây 2.183,3 2.158,6 1.613,12 98.87 74.73 73.88 Tổng cộng 89.227,47 89.228,2 89.227,44 ( Nguồn: Phòng TN & MT huyện Yên Bình) Đối lập với hiện tượng đất sản xuất nông nghiệp giảm thì diện tích đất lâm nghiệp lại tăng lên rõ rệt. Từ 42.767,92 ha năm 2003 tăng lên 43.635,47 ha năm 2004 và lên 44.820,63 ha năm 2005. Bình quân mỗi năm tăng hơn 3%. Đất để trồng rừng sản xuất tăng mạnh, từ 24.312,2 ha năm 2003 tăng lên 24.510,17 ha năm 2004 và lên 25.611,87 ha năm 2005. Còn đất để trồng rừng phòng hộ thì tăng chậm hơn. Nguyên nhân của sự tăng này chủ yếu do người dân đã trồng thêm nhiều rừng kinh tế bằng việc sử dụng tốt diện tích đất rừng sản xuất sẵn có, chuyển dần một phần diện tích đất rừng phòng hộ ít xung yếu sang thành rừng kinh tế. Mặt khác người dân đã khai thác tối đa diện tích đất trống đồi núi trọc để phát triển rừng kinh tế. Bên cạnh đó, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác thì biến động ít và có xu hướng giảm dần. Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng và tăng nhanh vào năm 2004 và 2005, từ 11.062,3 ha năm 2003 tăng lên 11.235,84 ha năm 2004 và lên tới 12.492,95 ha năm 2005. Nguyên nhân chính là do nhu cầu của người dân tăng dần lên theo sự tăng của đời sống vật chất. Đáng chú ý nhất là diện tích đất chuyên dùng tăng rất mạnh. Từ 6.838,45 ha tăng lên 7.030,05 ha năm 2004 và lên 8.880,65 ha năm 2005. Xu thế trong tương lai thì diện tích loại đất này vẫn còn tăng lên. Đất chưa sử dụng: Bên cạnh việc diện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp đều có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây, thì đất chưa sử dụng lại có xu hướng giảm dần. Từ 22.616,3 ha năm 2002 xuống còn 21.984,7 ha năm 2004 và xuống còn 20.149,62 ha năm 2005. Nguyên nhân chính là do diện tích đất này đã được người dân đưa vào sử dụng cho nông nghiệp và phi nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, diện tích này vẫn còn khá lớn 18.827 ha. Đòi hỏi huyện có biện pháp để hỗ trợ, khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tránh lãng phí đất. 3.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của lâm trường Thác Bà 3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của lâm trường Thác Bà Căn cứ vào số liệu báo cáo hàng năm giữa lâm trường với các cơ quan Nhà nước và giữa các đơn vị sản xuất với lâm trường, cơ cấu các loại đất đai của lâm trường được tổng hợp trong biểu sau: Trong toàn vùng thuộc địa bàn 16 xã có tổng diện tích tự nhiên là 43.951 ha. Được chia ra các loại đất với cơ cấu như sau: Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 5.700 ha chiếm 12,97% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng. Trong đó: Đất trồng cây hàng năm là 3.293 ha chiếm 7,49% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 57,8% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Các loại cây nông nghiệp hàng năm được trồng chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn …. Tuy nhiên, đất cỏ dùng cho chăn nuôi lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong diện tích cây hàng năm. Với 1.669,2 ha chiếm 3,8% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 50,7% diện tích đất trồng cây hàng năm. Từ đó cho thấy, bên cạnh việc phát triển các cây lương thực để đảm bảo lương thực cho dân cư thì chăn nuôi cũng được chú trọng để phát triển. Đất lâm nghiệp: Với tổng diện tích 18.993 ha đất lâm nghiệp được Nhà Nước giao cho lâm trường quản lý, chiếm tỷ trọng 43,21% tổng diện tích tự nhiên. Từ đây có thể thấy hơn 2/3 diện tích đất nông nghiệp trong vùng là đất lâm nghiệp và hiện nay diện tích này đang được khai thác và sử dụng một cách triệt để và có hiệu quả. Trong tổng số 18.993 ha thì có 6.283 ha đất rừng sản xuất chiếm 14,3% tổng diện tích tự nhiên và 12.710 ha đất rừng phòng hộ chiếm 28,92% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 67% diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng. Với diện tích 12.710 ha đất rừng phòng hộ, cho thấy: Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp mà Nhà Nước giao cho lâm trường là đất rừng phòng hộ. Các loại cây trồng chính để phòng hộ là trám, lát, sấu, ràng ràng, muồng, lim, mỡ… bên cạnh đó lâm trường và người dân cũng tiến hành trồng các cây phù trợ như bồ đề, keo, luồng, quế. Qua đây ta thấy, vai trò và hiệu quả mà lâm nghiệp mang lại là rất lớn và người dân đã nhận thức được điều này nên họ rất tích cực tham gia sản xuất lâm nghiệp. Một lý do nữa để lý giải cho điều này là diện tích đất để sản xuất nông nghiệp trong vùng không cao, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Chính vì thế hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp mang lại thấp, thêm vào đó là sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước trong việc giao đất, giao rừng đến tận tay từng hộ gia đình cá nhân nên họ có ý thức và trách nhiệm hơn trong phát triển rừng của nhà mình nói riêng và của toàn vùng nói chung. Biểu 04: Hiện trạng sử dụng đất đai của lâm trường năm 2005. STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tæng 43.951 100 I Đất nông nghiệp 26.270 59,77 1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.700 12,97 a Đất trồng cây hàng năm 3.293 7,49 a.1 Đất trồng lúa 333,8 0,76 a.2 Đất cỏ dùng chăn nuôi 1.669,2 3,80 a.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1.290 2,94 b Đất trồng cây lâu năm 830 1,89 2 Đất lâm nghiệp 18.993 43,21 a Đất rừng sản xuất 6.283 14,30 b Đất rừng phòng hộ 12.710 28,92 c Đất rừng đặc dụng - - 3 Đất nông nghiệp khác 1.577 3,59 II Đất phi nông nghiệp 6.746 15,35 1 Đất ở 284 0,65 2 Đất chuyên dùng 6.462 14,70 III Đất chưa sử dụng 10.935 24,88 1 Đất bằng chưa sử dụng 4 0,01 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 10.245 23,31 3 Đất núi đá không có rừng cây 686 1,56 (Nguồn: Báo cáo của lâm trường) Trong tổng số 6.283 ha đất rừng sản xuất thì chủ yếu người dân đầu tư phát triển rừng nguyên liệu giấy và gỗ trụ mỏ với 2 loại cây trồng chủ yếu rất có hiệu quả là Keo lai và Bạch đàn với năng suất đạt 100m3/ha. Đất nông nghiệp khác: Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp khác chiếm 1.577 ha tương ứng 3,59% tổng diện tích tự nhiện. Trong đó chủ yếu là đất hồ Thác Bà, sông suối khác được người dân tận dụng để nuôi trồng thuỷ sản. Đất phi nông nghiệp trong toàn lâm trường là 6.746 ha chiếm 15,35% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất chuyên dùng phục vụ cho xây dựng các công trình thuỷ lợi, đường giao thông, nghĩa trang - nghĩa địa và chiếm 95,8% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, còn lại là đất thổ cư. Xu hướng trong tương lai thì nhu cầu sử dụng loại đất này ngày một gia tăng. Đất chưa sử dụng: Tính đến năm 2005 diện tích đất trống chưa sử dụng là 10.935 ha chiếm 24,88% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng với 10.245 ha chiếm 23,31% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 93,7% diện tích đất chưa sử dụng. Lý do mà diện tích này lại chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do: Diện tích này nằm ở vùng khó khăn về địa hình, đất đai kém chất lượng nên việc tiến hành sản xuất gặp khó khăn. Vì vậy mà người dân không dám mạo hiểm để đầu tư vốn. Bên cạnh đó đất núi đá không có rừng cây là 686 ha chiếm 1,56% tổng diện tích tự nhiên và 6,27% diện tích đất chưa sử dụng. Qua đây ta thấy việc để trống gần 1/4 diện tích đất tự nhiên là lãng phí, trong khi diện tích đất lâm nghiệp lại không đủ so với nhu cầu của người dân. Vì vậy lâm trường cần có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích để sử dụng tối đa diện tích đất trong vùng một cách có hiệu quả, đảm bảo được nhu cầu đất để sản xuất của người dân. 3.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai theo đơn vị hành chính xã năm 2005 Qua biểu 05: Hiện trạng sử dụng đất đai của lâm trường theo đơn vị hành chính xã, ta thấy đất đai mà Nhà Nước giao cho lâm trường quản lý nằm trên địa bàn 16 xã tả ngạn sông chảy và hồ Thác Bà, sự phân bố đất đai trên địa bàn các xã như sau: Đất sản xuất nông nghiệp phân bố phân tán ở các xã là không đều nhau, xã có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là xã Cẩm Nhân với diện tích 708 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm với 525 ha và đất cỏ dùng vào chăn nuôi với 323 ha, còn đất trồng lúa chỉ có 85 ha, được giao cho 668 hộ để trồng lúa. Xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít nhất là xã Phúc Ninh với 87ha. Trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm; đất trồng lúa và đất trồng cỏ cho chăn nuôi là 4 ¸ 5 ha. Tóm lại, diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp toàn vùng là 5.700 ha được phân bố phân tán cho 5.518 hộ sản xuất nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng có khoảng 1,03 ha. Từ đây có thể thấy rằng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vùng là rất ít, phân bố manh mún. Trong vùng có 18.993 ha đất lâm nghiệp phân bố trên địa bàn 16 xã, bình quân mỗi xã có khoảng 1.187,06 ha đất lâm nghiệp. Qua bảng số liệu ta thấy: xã có nhiều diện tích đất lâm nghiệp nhất là xã Xuân Long với 5.167 ha bao gồm 718 ha đất rừng sản xuất và 4.449 ha đất rừng phòng hộ. Tổng diện tích đất lâm nghiệp này được giao hầu hết cho 330 hộ trong xã để sản xuất lâm nghiệp. Đây là những hộ thường xuyên tham gia vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Tiếp theo đó là các xã có diện tích lâm nghiệp lớn: xã Yên Thành với 1.962 ha; xã Ngọc Chấn với 1.699 ha; xã Tích Cốc, Cẩm Nhân …. xã có ít diện tích đất lâm nghiệp nhất là xã Mỹ Gia có 351 ha và xã yên Bình có 328 ha. Kết hợp với việc tìm hiểu về vị trí địa lý của các xã ta thấy rằng hầu như các xã có diện tích đất lâm nghiệp nhiều đều nằm ở vị trí cách xa lâm trường, còn những xã nằm ở gần lâm trường thì có diện tích ít hơn, và chỉ những xã nằm ở gần lâm trường thì lại có hoạt động sản xuất hiệu quả. Một lý do lý giải cho điều này là các xã nằm ở gần lâm trường thì sự quan tâm, chú ý của lâm trường được thường xuyên hơn, còn những xã nằm xa lâm trường, giao thông khó khăn nên việc quan tâm theo dõi, quản lý không được thường xuyên, liên tục. Qua đây ta thấy: Việc phân bố đất đai lâm nghiệp trên địa bàn các xã thuộc vùng quản lý của lâm trường không đều nhau, các xã lại nằm ở cách xã lâm trường nên việc quản lý sử dụng, sản xuất kinh doanh của lâm trường gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Có một tồn tại trong quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ở địa bàn các xã mà cho đến nay nó vẫn chưa được giải quyết dứt điểm là: Hiện tượng xâm lấn và tranh chấp đất đai, chính điều này làm cho người dân không yên tâm làm chủ và mạnh dạn đầu tư vào kinh doanh rừng. Chính vì vậy mà trong._.iao khoán đất lâm nghiệp có rừng và không có rừng biến động lên xuống. Diện tích đất được giao khoán đạt lớn nhất vào năm 2000 với 16.945 ha đất được giao cho các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức sử dụng. Thấp nhất là năm 2005, chỉ có 14.260 ha đất lâm nghiệp có và chưa có rừng được giao cho các đối tượng sử dụng. Trong số diện tích được giao khoán, thì hầu như là giao khoán đất đã có rừng là chính. Năm 1995, giao khoán 8327 ha đất rừng sản xuất và phòng hộ, còn lại là 8.152 ha là đất trống chưa có rừng. Đến năm 2000, diện tích đất có rừng được giao khoán là 11.641ha, chỉ có 5.304 ha đất trống được giao khoán. Đến năm 2005 có 9.954 ha đất có rừng và 4.306 ha đất chưa có rừng được giao khoán. Việc tiến hành giao khoán phần lớn diện tích đất là đất đã có rừng là nhằm huy động lao động, vật tư và tiền vốn của các đối tượng để tiến hành quản lý kinh doanh vốn rừng đã có tốt hơn, giải quyết được công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động dư thừa. Chính vì vậy mà phần lớn đời sống của người dân đã được cải thiện. Người dân thấy được hiệu quả từ nghề rừng, có kinh nghiệm và vốn tích luỹ từ việc sản xuất kinh doanh trên rừng. Từ đó hộ sẽ tiếp tục và mạnh dạn hơn nữa để đầu tư vào phát triển nghề rừng trên đất trống. Vì vậy mà quỹ đất trống trong vùng ngày càng giảm đi và thay thế vào đó là những rừng cây xanh tốt. Cho đến năm 2005, diện tích đất trống, đồi núi trọc chỉ còn 10.935ha, trong đó có 4.306ha đã được giao cho các đối tượng để họ trồng mới, phát triển nghề rừng. Tóm lại, thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, lâm trường đã tạo thêm công ăn việc làm cho các hộ nông dân, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thực hiện thành công chính sách xoá đói giảm nghèo của Nhà Nước. Đồng thời thông qua công tác giao khoán giúp người dân hiểu rõ hơn về vai trò của rừng. Vì vậy ý thức bảo vệ rừng ngày càng cao, tình trạng chặt phá rừng giảm. Tuy nhiên vấn đề đặt ra đối với lâm trường, đối với các cấp chính quyền địa phương và đối với người dân trong vùng là diện tích đất đai được giao khoán không tập trung mà phân tán nhỏ lẻ, manh mún. Chính vì thế làm giảm hiệu quả sử dụng đất. c .Kết quả liên doanh - liên kết đất lâm nghiệp đến năm 2005 Căn cứ vào số liệu báo cáo của lâm trường về tình hình liên doanh liên kết để tiến hành sản xuất kinh doanh giữa lâm trường với các đối tượng khác, giữa các đối tượng khác với nhau. Kết quả cụ thể được tổng hợp ở biểu 13 . Hiện nay, lâm trường đang thực hiện việc liên doanh, liên kết với các đối tượng chính là hộ gia đình theo hai hình thức: một là lâm trường bỏ vốn và kỹ thuật, còn người dân bỏ đất và lao động. Trong trường hợp này thì lâm trường sẽ bảo đảm về vấn đề đầu ra và đầu vào cho sản phẩm. Thứ hai là liên doanh trên đất của lâm trường. Như vậy thì lâm trường bỏ đất còn về phía đối tác là các công ty, nhà máy, xí nghiệp bỏ vốn. Nhìn chung cả hai hình thức đều mang lại hiệu quả. Vì vậy mà diện tích đất đai được liên doanh ngày càng tăng, đối tượng tham gia liên doanh ngày càng nhiều. Thông qua biểu 13 ta thấy Biểu 13: Kết quả liên doanh đất lâm nghiệp đến năm 2005. STT Tên xã Tổng diện tích liên doanh (ha) Chia ra Hộ gia đình, cá nhân Đối tượng khác (ha) Số hộ Diện tích (ha) 1 TT Thác Bà 465 26 359 106 2 Hán Đà 490 34 378 112 3 Vĩnh Kiên 1.272 51 962,5 309,5 4 Vũ Linh 952 39 680 272 5 Bạch Hà 1.054,5 43 862 192,5 6 Phúc An 1.272 47 975 297 7 Yên Thành 1.322 52 962 360 8 Ngọc Chấn 700 38 700 - 9 Phúc Ninh 917 24 501 416 10 Xuân Lai 408 22 408 - 11 Mỹ Gia 247 13 247 - 12 Cẩm Nhân 517,5 17 344,9 162,6 13 Tích Cốc 345,5 19 345,5 - 14 Xuân Long 987 31 625 362 Cộng 10.940 492 8.350,25 2.589,6 ( Nguồn: Tài liệu điều tra) Qua biểu 13 ta thấy: Trong tổng diện tích 10.940 ha đất đai tham gia liên doanh bao gồm: 6.311 ha là đất lâm nghiệp đã có rừng và 4.629 ha là đất lâm nghiệp chưa có rừng. Trong diện tích đất lâm nghiệp tham gia liên doanh thì chủ yếu là liên doanh với các hộ nông dân. Với 8.350,25 ha tương đương 76% đất lâm nghiệp có và không có rừng được tiến hành liên doanh với các hộ nông dân, phần lớn trong số hộ nằm trong hình thức liên doanh theo kiểu hộ bỏ đất còn đối tác bỏ vốn và kỹ thuật, lợi nhuận phân chia theo thoả thuận, thông thường là phân chia 50/50. Có 2 xã có số hộ tham gia liên doanh nhiều nhất là xã Vĩnh Kiên và Yên Thành với 52 hộ tham gia trên tổng diện tích liên doanh là 962 ha, ít nhất là xã Mỹ Gia chỉ có 13 hộ tham gia trong tổng diện tích 247 ha. Nguyên nhân chính là những xã có diện tích đất lâm nghiệp nhiều, số hộ muốn tham gia nhiều. Hiện nay toàn vùng mới chỉ có 492 hộ trong tổng số 9.940 hộ và 3.467 hộ lâm nghiệp. Con số này chứng tỏ sự hưởng ứng tham gia liên doanh của các hộ còn hạn chế. Lý do để giải thích là trong quan niệm của người dân nhận giao khoán đất rừng là “Đất của mình thì mình tự sản xuất, không muốn nhờ cậy ai”. Mặt khác phía đối tác cũng tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư về địa hình, chất lượng của đất. Vì thế mà mặc dù hình thức này đang ngày càng trở nên phù hợp và mang lại hiệu quả nhưng nó lại không nhận được sự hưởng ứng của người dân. Các đối tượng khác bao gồm các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế khác họ là những đối tượng có vốn hoặc có đất, họ cũng nhận thức được hiệu quả và lợi ích từ việc áp dụng hình thức này. Vì vậy mà đến nay họ cũng đã tiến hành liên doanh liên kết được 2.589,6ha, trong đó có 1.576,6ha đã có rừng và 1.012ha đất chưa có rừng, chủ yếu tập trung ở Phúc Ninh, Yên Thành, Vĩnh Kiên và Xuân Long. Đây là một xu hướng tốt vì nó sẽ làm gương cho các hộ nông dân ở các xã khác làm theo. Tóm lại, liên doanh, liên kết cùng phát triển nghề rừng là một hình thức tổ chức sản xuất thích hợp, mang lại hiệu quả cho cả đôi bên và cho cả xã hội. Vì vậy lâm trường và chính quyền các địa phương phải có biện pháp để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để người dân hiểu và tham gia vào. Từ đó mới góp phần chiến thắng trong sự nghiệp xã hội hoá nghề rừng nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nói chung, đưa lâm nghiệp của vùng, của đất nước lên một tầm quan trọng mới. 3.2.3.2. Tình hình biến động đất đai của lâm trường qua giai đoạn 1995 - 2000 - 2005 và nguyên nhân của sự biến động đó Trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay diện tích đất lâm nghiệp trong vùng thuộc quản lý của lâm trường đã có những biến động tăng, giảm nhất định. Nguyên nhân của sự biến động được trình bày ở biểu 14. Qua biểu 14 ta thấy: Đất đai lâm nghiệp của lâm trường từ năm 1995 đến năm 2005 có hai xu hướng biến động. Từ năm 1995 đến năm 2000 đất lâm nghiệp biến động tăng, còn từ năm 2000 đến năm 2005 lại có xu hướng giảm dần. Năm 1995 diện tích đất lâm nghiệp là 15.549 ha, đến năm 2000 nó đã tăng lên 20.123 ha, tức là tăng lên 4.574 ha. Phần tăng lên này chủ yếu là do chuyển từ đất chưa sử dụng. Do trong giai đoạn này Nhà Nước bắt đầu thực hiện việc giao khoán đất rừng đến tận tay đối tượng sử dụng. Chính vì thế hiệu quả sử dụng đất tăng lên, người dân bắt đầu chú trọng vào phát triển nghề rừng. Nếu như trước đó họ chỉ tập trung vào khai thác, thì nay họ đã tập trung hơn vào khâu trồng mới và phát triển rừng. Chính vì vậy mà trong giai đoạn này diện tích đất chưa sử dụng đã được khai hoá đưa vào sử dụng phục vụ cho mục đích phát triển lâm nghiệp. Biểu 14:Nguyên nhân tăng giảm diện tích đất lâm nghiệp của lâm trường (1995 - 2005) STT Nguyên nhân tăng giảm Diện tích (ha) 1 Đất lâm nghiệp hiện có (năm 2005) 18.993 2 Đất lâm nghiệp có trong năm 1995 15.549 3 Đất lâm nghiệp có trong năm 2000 20.123 I Đất lâm nghiệp tăng từ 1995 – 2000 4.574 1 Do chuyển từ đất nông nghiệp 2 Do chuyển từ đất chuyên dùng 3 Do chuyển từ đất ở 4 Do chuyển từ đất chưa sử dụng 4.574 II Đất lâm nghiệp giảm từ 2000 ¸ 2005 1.130 1 Do chuyển sang đất nông nghiệp 250 2 Do chuyển sang đất chuyên dùng 18 3 Do chuyển sang đất ở 2,5 4 Do chuyển sang đất chưa sử dụng 8 5 Do nguyên nhân khác 859,5 (Nguồn: Tài liệu điều tra) Từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích đất lâm nghiệp lại có xu hướng giảm dần. Từ 20.123ha năm 2000 xuống còn 18.993 ha tức là giảm đi 1.130 ha. Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này, nhu cầu về giao thông, công trình thuỷ lợi, đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa cũng tăng lên. Điều đó làm cho 18ha đất lâm nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng. Có thể nói những nguyên nhân giảm này là tất yếu vì khi mà xã hội dần phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu cho các hoạt động đó cũng tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm mạnh diện tích đất lâm nghiệp là ở chỗ khác. Nó dần đến sự suy giảm 859,5ha, bao gồm chủ yếu là sự lỏng lẻo trong khâu quản lý đất đai của chính quyền địa phương và lâm trường dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất. Trong đó có gần 100ha do công ty cà phê lấn chiếm, còn lại hơn 700ha do người dân lấn chiếm để làm trang trại và vườn rừng. Vì vậy giải pháp trước mắt là lâm trường và các cấp chính quyền cần rà soát lại và thực hiện chặt chẽ hơn về cơ chế giao khoán đất rừng đến các hộ thiết lập quyền chủ đất, chủ rừng thực sự và rõ ràng để có thể yên tâm đầu tư cho sự phát triển rừng. 3.2.4. Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp Việc sử dụng đất hay việc sử dụng các hình thức tổ chức sản xuất có được chấp nhận hay không tuỳ thuộc vào những hiệu quả mà nó mang lại cho xã hội và cho người dân. Để đánh giá hiệu quả các hình thức này tôi đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ gia đình có tham gia hoạt động sản xuất lâm nghiệp ở địa bàn của thị trấn Thác Bà. Hiệu quả của các hình thức sẽ được xác định trên các mặt: Hiệu quả về tài chính, hiệu quả về xã hội và hiệu quả về mặt môi trường. 3.2.4.1. Hiệu quả kinh tế a. Hiệu kinh tế trong trường hợp lâm trường tự sản xuất Trong trường hợp đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính cho hình thức lâm trường tự sản xuất. Chỉ tiêu được dùng là chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV), được tính cho một chu kỳ sản xuất rừng nguyên liệu (7 năm) cho 1ha. Căn cứ vào số liệu báo cáo hàng năm giữa lâm trường với các cơ quan Nhà Nước. Tình hình sản xuất kinh doanh cho 1ha trong một chu kỳ sản xuất rừng nguyên liệu của lâm trường được thể hiện ở biểu 15. Trong trường hợp này mức lãi xuất vốn vay ngân hàng được áp dụng cho lâm trường là 7%/năm(Báo cáo của lâm trường). Qua biểu 15 ta thấy: Đối với rừng nguyên liệu trong 1 chu kỳ sản xuất 7 năm. Trong 1ha lâm trường sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí 16.000.000đ. Trong đó thì chi phí cho việc trồng, chăm sóc và khai thác chiếm nhiều nhất. Biểu 15: Hiệu quả sản xuất kinh doanh 1 ha gỗ nguyên liệu. STT Chỉ tiêu Tổng vốn đầu tư/1ha Số năm tính lãi Tổng vốn và lãi đến cuối chu kỳ (r=7%) 1 Trồng, chăm sóc, bảo vệ năm 1 7.000.000 7 10.430.000 2 Trồng, chăm sóc, bảo vệ năm 2 2.000.000 6 2.840.000 3 Trồng, chăm sóc, bảo vệ năm 3 1.000.000 5 1.350.000 4 Bảo vệ năm 4 500.000 4 640.000 5 Bảo vệ năm 5 500.000 3 605.000 6 Bảo vệ năm 6 500.000 2 570.000 7 Bảo vệ năm 7 và khai thác cuối chu kỳ 4.500.000 1 4.815.000 I Tổng chi phí 16.000.000 21.250.000 II Tổng thu nhập 23.700.000 23.700.000 Cân đối (NPV): (II - I) 7.700.000 2.450.000 (Nguồn: tài liệu điều tra) Sau chu kỳ 7 năm, sản lượng thu được là khoảng 100m3/1ha, giá bán bình quân là 237.000đ/1m3. Như vậy, đến cuối chu kỳ lâm trường thu được 23.700.000đ/1ha. Nếu quy cả vốn và lãi trong cả chu kỳ sản xuất về hiện tại với mức lãi bình quân là 7% thì ta có: S CPV = 21.250.000đ; SBPV = 23.700.000đ. Như vậy giá trị NPV = 2.450.000đ. Như vậy, qua phân tích trên ta thấy việc trồng rừng nguyên liệu để tiến hành kinh doanh là phương án có hiệu quả. Hiệu quả này có được chính là do lâm trường đổi mới cơ chế quản lý, áp dụng khoa học và đưa những giống mới có năng xuất cao hơn vào sản xuất. Từ đó rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng sản lượng khai thác. Đối với rừng kinh tế là vậy, còn đối với rừng phòng hộ thì lâm trường cũng có được nguồn thu nhập từ việc khai thác gỗ, củi và các lâm sản tận thu khác từ rừng để cung cấp cho các cơ sở chế biến và nhu cầu lâm sản của nhân dân trong vùng dự án. Đồng thời phát huy tốt tính năng tác dụng phòng hộ của rừng, bảo vệ được mùa màng, tăng năng xuất cây trồng. b. Hiệu quả kinh tế của rừng trong trường hợp người dân tự tiến hành sản xuất Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu ta thấy được hiệu quả mà nó mang lại. Thể hiện ở biểu 16. Biểu 16: Hiệu quả sản xuất kinh doanh 1 ha gỗ rừng nguyên liệu. STT Chỉ tiêu Vốn đầu tư/1ha Số năm tính lãi Tổng vốn và lãi đến cuối chu kỳ 1 Chi phí trồng và chăm sóc năm 1 6.500.000 7 9.685.000 2 Chi phí trồng và chăm sóc năm 2 1.000.000 6 1.420.000 3 Chi phí trồng và chăm sóc năm 3 500.000 5 675.000 4 Chi phí khai thác cuối chu kỳ 4.000.000 1 4.280.000 5 Chi phí bảo vệ 0 4-7 0 6 Tổng chi phí 12.000.000 16.060.000 7 Tổng thu nhập 23.700.000 23.700.000 8 Cân đối ((6) – (5)) 11.700.000 7.640.000 (Nguồn: Tài liệu điều tra) Qua biểu thống kê ta thấy: Việc các hộ gia đình tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn lâm trường. Tính đến cuối chu kỳ, các hộ chỉ bỏ ra tổng chi phí là 12.000.000đ/1ha và thu được 23.700.000đ/1ha. Như vậy cân đối lại lợi nhuận thu được là 11.700.000đ/1ha. Nếu quy cả về hiện tại với lãi xuất vốn vay bình quân là 7%/năm ta thu được : S CPV = 16.060.000đ ; SBPV = 23.700.000đ. Từ đó ta có chỉ tiêu là: NPV = 7.640.000đ, có được điều này là do các hộ gia đình nhận đất và tiến hành sản xuất kinh doanh trên đất đó thì có trách nhiệm sản xuất hơn. Mặt khác họ lại tận dụng sức lao động trong nhà cho sản xuất kinh doanh, chính vì thế mà giảm được đáng kể chi phí đặc biệt là chi phí bảo vệ và chăm sóc, tăng lợi nhuận thu được. Trong trường hợp các hộ nhận đất rừng phòng hộ, họ cũng có thể phát triển sản xuất kinh doanh từ việc thâm canh các cây trồng ngắn ngày hoặc tỉa thưa gỗ và củi, các lâm sản khác để cải thiện đời sống và tăng thu nhập từ diện tích đất rừng đó. Tóm lại, trong trường hợp lâm trường hay các hộ gia đình tự sản xuất nghề rừng thì hiệu quả thu được vẫn khả thi. Tuy nhiên, các hộ dân tiến hành sản xuất thì sẽ có hiệu quả hơn so với việc lâm trường tự tiến hành sản xuất, bởi vì khi đó họ có trách nhiệm với mảnh đất và việc sản xuất của mình hơn. Mặt khác có thể tận dụng được tối đa sức lao động trong gia đình. Từ đó có thể vừa tạo công ăn việc làm, vừa tăng thêm thu nhập, góp phần tích cực để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. c. Hiệu quả kinh tế trong trường hợp liên doanh – liên kết để sản xuất Dựa trên cơ sở số liệu báo cáo của lâm trường và điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình có tham gia liên doanh, liên kết để phát triển sản xuất rừng nguyên liệu. Kết quả được thể hiện ở biểu 17. Biểu 17: Hiệu quả kinh tế từ liên doanh trồng rừng nguyên liệu Đơn vị tính: Đồng STT Chỉ tiêu Liên doanh trên đất của lâm trường Liên doanh trên đất của dân Vốn ban đầu cho 1ha Năm tính lãi Tổng vốn và lãi cuối kỳ Vốn ban đầu cho 1ha Năm tính lãi Tổng vốn và lãi cuối kỳ 1 Trồng,CS&BV năm 1 2 Trồng,CS&BV năm 2 2.000.000 6 2.840.000 1.000.000 6 1.420.000 3 Trồng,CS&BV năm 3 1.000.000 5 1.350.000 500.000 5 675.000 4 Trồng,CS&BVnăm4¸7 2.000.000 4¸1 2.350.000 5 Chi phí khai thác 4.000.000 1 4.280.000 4.000.000 1 4.280.000 6 Tổng chi phí 9.000.000 10.820.000 5.500.000 6.375.000 7 Thu nhập 11.850.000 11.850.000 11.850.000 11.850.000 8 Cân đối ((7)-(6)) 2.850.000 1.030.000 6.350.000 5.475.000 (Nguồn: Tài liệu điều tra) * Trường hợp liên doanh trên đất của lâm trường Khi tiến hành liên doanh, liên kết để trồng và phát triển kinh doanh rừng nguyên liệu. Lâm trường sẽ phải bỏ ra các khoản chi phí gồm: Chi phí chăm sóc, bảo vệ; chi phí khai thác cuối chu kỳ và bỏ đất của mình ra. Phía đối tác sẽ bỏ vốn đầu tư ban đầu và kỹ thuật, đến cuối chu kỳ lợi nhuận thu được sẽ chia theo tỷ lệ 50/50. Như vậy, trong trường hợp này tổng chi phí bằng tiền của lâm trường là 9.000.000đ/1ha, tổng thu nhập là 11.850.000đ/1ha. Nếu quy tất cả chi phí và thu nhập về thời điểm hiện tại thì ta có được các chỉ tiêu sau: SCPV = 10.820.000đ ; SBPV = 11.850.000đ. Từ đó ta có NPV = 1.030.000đ. Vậy, trong trường hợp này lâm trường vẫn có lãi, phía đối tác cũng được lợi. Nếu có rủi ro thì rủi ro sẽ được chia 2, nếu so sánh trường hợp này với trường hợp lâm trường tự sản xuất thì kết quả thấp hơn, lợi nhuận ít hơn. Tuy nhiên đồng vốn bỏ ra ít hơn, an toàn hơn. * Trường hợp liên doanh trên đất của người dân Cũng như trường hợp liên doanh trên đất của lâm trường người dân sẽ phải bỏ ra chi phí về chăm sóc, bảo vệ và khai thác, còn phía đối tác sẽ bỏ vốn đầu tư ban đầu và kỹ thuật. Như vậy người dân phải chịu tổng chi phí là 5.500.000đ/1ha bằng tiền mặt. Trong khi thu nhập lại được phân chia theo tỷ lệ 50/50. Vậy đến cuối chu kỳ người bán vẫn thu được 11.850.000đ/1ha. Tính ra lợi nhuận mà người dân thu được là 6.350.000đ/1ha. Nếu quy tất cả chi phí và thu nhập về hiện tại ta có các chỉ tiêu sau: SCPV = 6.375.000đ; SBPV = 11.850.000đ. Từ đó ta có chỉ tiêu NPV = 5.475.000đ. Nếu so sánh trường hợp người dân liên doanh trên đất của mình với trường hợp người dân tự tổ chức sản xuất thì sẽ có hiệu quả thấp hơn. Song nếu so sánh với trường hợp liên doanh, liên kết trên đất của lâm trường thì lại có hiệu quả hơn do người dân giảm được chi phí đáng kể từ việc tận dụng sức lao động trong gia đình, vì thế chi phí chăm sóc, bảo vệ giảm đáng kể và lợi nhuận tăng lên. Tóm lại, trong cả hai trường hợp liên doanh trên đất của dân và liên doanh trên đất của lâm trường thì cả đôi bên đều có hiệu qủa. Từ đó góp phần vừa giải quyết được tình trạng thiếu vốn để sản xuất và khắc phục được tình trạng đất đai bỏ trống, làm tăng độ che phủ, tăng thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong vùng. 3.2.4.2. Hiệu quả về môi trường Việc giao khoán đất tận tay người dân để họ tích cực và tự chủ trong việc tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng trên đất đó đã góp phần tích cực vào việc tăng độ che phủ. Hiện nay, độ che phủ của rừng trong vùng đã lên tới 55%. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2010 độ che phủ sẽ được nâng lên là 70%, từ đó góp phần giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, hạn chế bồi lập lòng hồ, đảm bảo nguồn nước cho thuỷ điện Thác Bà và cho tưới tiêu, sinh hoạt của người dân, tăng độ phì cho đất, môi trường sinh thái ngày càng được nâng cao, sức khoẻ của người dân cũng được nâng cao, cải thiện và bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học. 3.2.4.3. Hiệu quả về xã hội Tạo được công ăn việc làm ổn định cho hơn 470 lao động tăng thu nhập cho người dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đây chính là hiệu quả xâu xa mà việc phát triển rừng mang lại. Một mặt giúp người dân có công ăn việc làm, tăng thu nhập, mặt khác nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề phất triển lâm nghiệp, cải thiện môi trường... PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1. Kết luận 4.1.1. Những thuận lợi trong quá trình tổ chức quản lý sử dụng đất lâm nghiệp Trong những năm vừa qua, lâm trường Thác Bà đã ổn định vững chắc, đang trên đà phát triển đi lên, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của Nhà Nước, sản xuất kinh doanh từng bước có hiệu quả và phát triển được vốn rừng. Đời sống công ăn việc làm của cán bộ công nhân viên lâm trường, của người dân lâm nghiệp trong vùng được cải thiện đáng kể, thu hút và giải quyết được một phần lao động dư thừa của nhân dân trong vùng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và tham gia vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo hiện nay của Nhà Nước. Có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, làm tròn trách nhiệm vai trò chủ đạo để dịch vụ đắc lực cho dân làm rừng, là người đi đầu trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giống mới Bạch đàn mô, keo lai, cây luỗng, cây tràm có năng suất cao và hiệu quả tốt. Vì vậy đã khuyến khích được người dân tham gia và hoạt động lâm nghiệp bằng nhiều hình thức và đã đạt được những hiệu quả to lớn. * Đối với hình thức tự tổ chức sản xuất Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với lâm trường. Với quỹ đất mà lâm trường đang trực tiếp tiến hành tổ chức sản xuất trên đó đã mang lại cho lâm trường với quỹ đất đai mà lâm trường đang trực tiếp tiến hành tổ chức sản xuất trên đó đã mang lại cho lâm trường những kết quả to lớn, đưa lâm trường trở thành một trong những lâm trường mạnh trong số các lâm trường trong cả nước. Việc tự sản xuất trên đất đó giúp lâm trường tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong lâm trường. Tăng thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên lâm trường. Góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Đảng và Nhà Nước là phát triển nghề rừng, tăng độ che phủ đất. * Đối với hình thức khoán đất, giao đất cho các hộ quản lý sử dụng Thực hiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp cho người dân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp đã mang lại cho ngươì dân tư liệu sản xuất. Trách nhiệm của người dân với việc sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả hơn và nâng cao hơn. Huy động được nguồn vốn, sức lao động dư thừa của người dân vào phát triển nghề rừng, diện tích rừng có sẵn được bảo vệ tốt đồng thời diện tích rừng được trồng mới tăng lên, giảm diện tích đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ cho đất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống cho nhân dân. Tiến tới thực hiện thành công mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho người dân trong vùng. * Đối với hình thức liên doanh, liên kết: Việc tiến hành liên doanh, liên kết để cùng phát triển nghề rừng đang là hình thức mang lại hiệu quả và được áp dụng rộng rãi. Nó vừa giải quyết được tình trạng thiếu vốn để sản xuất, vừa giải quyết được lao động nhàn dỗi và đất trống bỏ không. bên cạnh đó nó cũng đảm bảo được đầu ra và đầu vào cho sản phẩm. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Mang lại nguồn thu nhất định cho đôi bên, từ đó cải thiện được đời sống của người dân và thúc đẩy sự tham gia của dân cư vào phát triển lâm nghiệp. 4.1.2. Những tồn tại trong tổ chức quản lý đất lâm nghiệp * Đối với hình thức tự sản xuất: - Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, hoạt động chế biến nông lâm sản trong lâm trường chưa phát triển, SX NLN còn phân tán, manh mún. Vì thế việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chi phí chăm sóc, bảo vệ rừng tăng, sản phẩm khai thác chủ yếu chỉ được sơ chế qua mà không được chế biến. - Vấn đề quản lý sử dụng và bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, địa hình phức tạp trong khi số lượng nhân viên chuyên trách bảo vệ rừng trong lâm trường còn ít nên xảy ra hiện tượng chặt phá rừng dẫn đến mất rừng, lấn chiếm dẫn đến mất đất. * Đối với hình thức giao khoán đất và rừng cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức: - Việc giao khoán tiến hành không rõ ràng và thiếu chính xác. Mặt khác diện tích được giao thông tập trung mà phân tán nhỏ lẻ. Vì vậy dẫn đến tranh chấp, lấn chiếm đất đai, hạn chế áp dụng khoa học công nghệ, tăng chi phí, công sức, giảm hiệu quả. - Nhiều hộ nhận đất về nhưng không thể tiến hành sản xuất chỉ vì thiếu vốn. - Vấn đề đầu ra cho sản phẩm cũng gây không ít khó khăn cho người dân, nó thường không ổn định và bị thương nhân ép giá. * Đối với hình thức liên doanh, liên kết: - Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất còn nghèo nàn. Mức sống, thu nhập của người dân trong vùng chưa cao nên ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư, ảnh hưởng đến lòng tin vào đầu tư của các chủ đầu tư về đối tác liên doanh. - Trình độ dân trí thấp và không đồng đều nên gây ảnh hưởng đến nhận thức về hình thức này. 4.2. Một số ý kiến đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp 4.2.1. Về việc tự sản xuất kinh doanh của lâm trường a. Về sản xuất kinh doanh - Rà soát lại toàn bộ lại toàn bộ diện tích rừng và đất của lâm trường: xác định rõ diện tích, danh giới trên bản đồ và trên thực địa các loại đất mà lâm trường đang quản lý. Đặc biệt là diện tích mà lâm trường đang trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh trên đó để tránh tình trạng lấn chiếm đất của lâm trường. - Xác định rõ trạng thái, diện tích, chất lượng rừng mà lâm trường đang quản lý. Đẩy mạnh việc trồng rừng công nghiệp quốc doanh, chuyển diện tích rừng phòng hộ không xung yếu sang trồng rừng kinh tế. Chú trọng vào việc phát triển rừng kinh tế một cách tập trung để có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng với những loài cây cho năng suất, chất lượng cao như Keo lai, Bạch đàn mô. - Quy hoạch và xây dựng những vườn ươm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để sản xuất cây con giống có chất lượng cao, nhằm cung cấp đủ giống cây trồng hàng năm cho lâm trường và cho nhân dân trong vùng. - Trong khai thác phải đi đôi với tiêu thụ sản phẩm, tránh lãng phí, gây ứ đọng, mục nát và thất thoát. Khai thác quy trình kỹ thuật, khai thác đến đâu trồng rừng ngay đến đó, luôn đảm bảo cân đối giữa khai thác với trồng rừng để luôn duy trì vốn rừng ổn định. - Khai thác tiêu thụ đi đôi với chế biến lâm sản có như vậy mới tận thu được sản phẩm, giải quyết được công ăn việc làm và kinh doanh mới thực sự có hiệu quả. Bên cạnh đó cũng phải tìm kiếm đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm đối tác để liên kết và đầu tư. b. Dịch vụ cho dân làm rừng Bên cạnh việc tập trung, chú trọng vào sản xuất kinh doanh, lâm trường cũng phải làm tốt dịch vụ cho nhân dân trong vùng làm rừng để phát triển vốn rừng nhằm mục đích giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, tăng nguồn thu nhập, xoá đói giảm nghèo và nhanh chống phủ xanh đất trống đồi núi trọc. * Các giải pháp để thúc đẩy bảo gồm: - Dịch vụ về hạt giống cây con có chất lượng tốt. - Chuyển giao quy trình kỹ thuật và công nghệ tiến tiến. - Dịch vụ vốn vay tín dụng cho dân làm rừng. - Dịch vụ về đầu ra về tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt các việc thúc đẩy các dịch vụ này sẽ góp phần khuyến khích xã hội hoá nghề rừng, thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng. 4.2.2. Đối với hình thức giao khoán đất lâm nghiệp cho các hộ nông dân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp - Tạo sự ổn định và đẩy nhanh quá trình giao khoán đất, căn cứ vào quỹ đất lâm nghiệp của từng xã, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, nhu cầu sử dụng đất đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và đơn xin nhận đất trồng rừng của các tổ chức, cá nhân để ban quản lý dự án tiến hành giao đất trồng, khoanh nuôi, quản lý bảo vệ rừng. Kết hợp với việc phải có thiết kế cụ thể gồm: Bản đồ, thiết kế kỹ thuật, tính toán công và giá thành cho 1ha và cho lô trồng rừng. Phổ biến kỹ thuật trồng, chăm sóc tạo, điều kiện để kinh tế hộ nông dân phát triển nghề rừng. Bên cạnh đó cũng phải đẩy nhanh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ đó cơ sở pháp lý cho các hộ nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất, thúc đẩy quá trình tập trung ruộng để sử dụng đất đai với quy mô hợp lý và có hiệu quả. - Tiếp tục tiến hành việc giao đất trống, đồi núi trọc có khả năng trồng rừng, kết hợp đi đôi với tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn và hỗ trợ vốn, kỹ thuật để các hộ nông dân, các tổ chức tích cực nhận đất và phát triển rừng. - Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân chuyển quyền sử dụng đất hợp lý cho nhau để tạo sự tập trung đất đai, phục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh theo quy mô lớn, có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. - Tuyên truyền, vận động các hộ nông dân có đất nhưng thiếu vốn, các hộ có vốn nhưng thiếu đất tham gia đấu thầu, liên doanh với lâm trường, với các hộ để cùng phát triển nghề rừng, tạo điều kiện tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, mở rộng quy mô sản xuất. - Khuyến khích các hộ nghèo thiếu đất khai hoang, phục hoá. Đối với các hộ khó khăn về kinh tế, gia đình đông khẩu, nhiều lao động... chính quyền địa phương và lâm trường cần có sự điều chỉnh phù hợp, bổ sung đất đai giúp hộ phát triển sản xuất, tạo điều kiện xoá đói giảm nghèo cho hộ. - Vấn đề đầu ra cho sản phẩm khai thác vẫn là vấn đề lo lắng chính của các hộ nông dân. Vì vậy để đảm bảo cho các hộ được yên tâm sản xuất thì lâm trường cũng như chính quyền địa phương cần tìm những nguồn đầu ra ổn định cho các hộ. - Bản thân các hộ gia đình cũng phải xác định đúng đắn hướng sản xuất của mình trong việc trồng cây gì, con gì để nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó là phải có cái nhìn đúng đắn về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất đai để xoá bỏ tình trạng manh mún trong sản xuất. 4.2.3. Về phía Nhà Nước và các cấp chính quyền - Tuyên truyền sâu rộng về luật đất đai và các văn bản dưới luật, cũng như việc tuyên truyền mục đích, lợi ích của hoạt động phát triển lâm nghiệp và hoạt động tập trung đất đai phục vụ cho phát triển lâm nghiệp để nâng cao nhận thức của họ và giúp cho việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. - Nhà Nước cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất lâm nghiệp. Bên cạnh đó Nhà Nước cũng cần có những chính sách về vốn, lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm… để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân yên tâm và tham gia vào phát triển lâm nghiệp. - Các xã cần có cơ chế giao khoán đất thông thoáng và thích hợp cũng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được tiến hành nhanh và chính xác. Tạo điều kiện cho các hộ yên tâm sản xuất. Trên đây là toàn bộ luận văn tốt nghiệp về đề tài “Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này tại lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình Tỉnh Yên Bái”. Qua quá trình tìm hiểu thực tế về thực trạng quản lý sử dụng đất tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Tuy nhiên do thời gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa QTKD và các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32604.doc
Tài liệu liên quan