Tài liệu Tình hình nhiễm cầu trùng ở đàn lợn nuôi từ tỉnh Bắc Giang và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn bệnh: ... Ebook Tình hình nhiễm cầu trùng ở đàn lợn nuôi từ tỉnh Bắc Giang và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn bệnh
92 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4337 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tình hình nhiễm cầu trùng ở đàn lợn nuôi từ tỉnh Bắc Giang và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn bệnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Với xu thế phát triển kinh tế, xã hội, đất nước theo hướng giao lưu, hội nhập khu vực và quốc tế, nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển như: Giao đất, giao rừng, khuyến khích nông dân làm kinh tế VAC, VACR.... nhờ vậy mà nông nghiệp đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng, phát triển dất nước. Ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người; là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến.
Bắc Giang là một tỉnh trung du phía đông bắc, có nghề chăn nuôi lợn khá phát triển. Chăn nuôi lợn góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho bà con các dân tộc trong tỉnh. Nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu bằng nghề chăn nuôi lợn. Song, trong nhiều năm qua dịch bệnh vẫn là yếu tố gây thiệt hại đáng kể cho ngành kinh tế này. Ngoài những bệnh truyền nhiễm thường gặp như dịch tả, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn.... còn phải kể đến các bệnh do ký sinh trùng đường ruột gây nên, trong đó có bệnh cầu trùng. Lợn bị nhiễm cầu trùng thường bị tiêu chảy, giảm năng suất và hiệu quả chăn nuôi, mở đường cho các nguyên nhân gây bệnh khác xâm nhập. Ở Việt Nam, cho đến nay đã có một vài công trình nghiên cứu về tình hình nhiễm các loài cầu trùng này và mức độ nguy hại do chúng gây ra.
Theo Lâm Thị Thu Hương (2004) [11], Lợn nuôi ở một số trại thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh nhiễm cầu trùng tới 62%. Tác giả đã nhận xét rằng, cầu trùng có vai trò quan trọng hội chứng tiêu chảy của lợn.
Lê Minh và cộng sự (2008)[21] cho biết: Lợn nuôi tại một số huyện của tỉnh Thái Nguyên nhiễm cầu trùng khá cao tới 51,12%. Đặc biệt trong điều kiện vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn nuôi kém thì tỷ lệ nhiễm càng cao.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được tình hình nhiễm cầu trùng của đàn lợn nuôi tại tỉnh Bắc Giang.
Làm rõ được các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh cầu trùng lợn.
Để từ đó có căn cứ khoa học cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh có kết quả, góp phần giảm thiệt hại do bệnh gây nên.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nghiên cứu trong, ngoài nước về cầu trùng và bệnh do cầu trùng gây ra.
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cầu trùng là động vật đơn bào có hình thái đa dạng phụ thuộc vào từng loài cầu trùng như hình hơi tròn, hình trứng, hình bầu dục..., chúng ký sinh chủ yếu ở tế bào biểu bì ruột của nhiều loài gia súc, gia cầm và cả con người.
Cầu trùng trong thú y được phát hiện từ những năm 370 về trước. Song, các công trình nghiên cứu trên thế giới về cầu trùng và bệnh do chúng gây ra còn khá ít ỏi. Các công trình tập trung nghiên cứu về phân loại, tính miễn dịch, sức đề kháng và khả năng gây bệnh của cầu trùng.
Levine D.L (1925) [38], phân loại cầu trùng như sau:
Ngành : Nguyên sinh động vật Protozoa
Lớp : Sporozoasida
Bộ : Eucoccidiorida
Họ : Eimeriidae
Giống : Eimeria và Isospora
Trong từng giống lại bao gồm các loài khác nhau. Ngoài ra Cryptosporidium cũng gây bệnh cho lợn.
Đến năm 1996, Johannes Kaufman [37], cho biết 8 loài thuộc giống Eimeria và 1 loài thuộc giống Isospora gây bệnh cho gia súc đó là: Eimeria debliecki, Eimeria scabra, Eimeria polica, Eimeria spinosa, Eimeria neodebliecki, Eimeria perminuta, Eimeria porci, Eimeria suis và Isospora suis. Ngoài ra tác giả còn cho biết bệnh thường xảy ra với sự kết hợp nhiều loài cầu trùng cùng gây bệnh vào cùng một thời điểm.
Nghiên cứu tình miễn dịch của cầu trùng Tyzzer (1929) [44]cho biết: Miễn dịch được tạo ra tương đối bền vững đối với loài cầu trùng phát triển sâu trong mô bào, miễn dịch kém bền vững với loài cầu trùng chỉ phát triển trong lớp biểu bì niêm mạc. Đến năm 1962, Rose M.E và cs [41], đã chứng minh tính miễn dịch đặc hiệu theo loài rất nghiêm ngặt ở Eimeria bằng phương pháp kết tủa.
Khả năng đề kháng của cầu trùng đối với hóa chất cũng được một số tác giả tập trung nghiên cứu.
Nyberg và Knapp (1976) qua kính hiển vi điện tử cho thấy, lớp ngoài có thể khử bằng dung dịch Sodiumhypochlorid 2-3% trong 15 phút, (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16])
Stotish, Wang và Mayenhofer (1978) [43], cùng nghiên cứu về bản chất hoá học của thành Oocyst qua xử lí bằng Sodium hypochlorid 5% lại cho rằng, chất này không tác động được đến màng Oocyst mà chủ yếu tác động đến Micropyle (trường hợp E. maxima) bởi vì hypochlorid làm suy thoái màng Oocyst và làm tiêu tan Micropyle.
Theo Netaner (1903): trypsin là men đặc biệt giúp giải phóng Sporozoite của E. sticidae, độ pH từ 7-8 là thích hợp nhất cho giai đoạn này. Trong điều kiện phòng thí nghiệm (invitro) và nhiệt độ 370C thì Sporozoite được “nở” ra chỉ sau 1 giờ và nhiều nhất là 5 - 7 giờ, (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [16]).
WetserD.H (1903), Smetana F.M (1933) và Long P.L (1979) [40] đã mô tả Sporozoite của E. sticidae thoát qua lỗ noãn (Micropyle) dưới tác động của men trypsin. Nhưng Good rich (1994) [35] thì không cho là như vậy mà cho rằng vách Oocyst bị vỡ ra do tác động cơ giới và men trypsin. Ông đã cho Oocyst vào dung dịch trypsin 5% ở nhiệt độ 370C và sau 5-10 phút thì cho thấy Sporozoite chui ra khỏi chỗ vỡ của thành vỏ.
Nghiên cứu về khả năng đề kháng của cầu trùng với nhiệt độ và ẩm độ
Theo Horton Smith (1963) [36], cầu trùng sống được ở sân chơi ngoài trời 14 tuần và tồn tại lâu trong đất ở độ sâu 5- 7 cm. Ở trong đất, Oocyst duy trì sức sống từ 4- 9 tháng, ở sân chơi râm mát từ 15- 18 tháng.
Long P.L và cs (1979) [40], cho biết: Oocyst có thể tồn tại qua mùa đông giá lạnh nhưng không chịu được nhiệt độ cao.
Ngoài ra, khi so sánh khả năng đề kháng với nhiệt độ cao của Oocyst trước va sau khi hình thành bào tử N.Glullough (1952) thấy rằng: Ở nhiệt độ cao chúng có khả năng đề kháng như nhau cụ thể: Chúng đều bị chết ở 400C sau 96 giờ, ở 450C sau 3 giờ và ở 500C sau 30 phút, (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16]).
Khi Oocyst theo phân ra ngoài môi trường, ẩm độ có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến thời gian hình thành bào tử và khả năng tồn tại của Oocyst cầu trùng.
Theo Ellis C.c (1986) [33], ở nhiệt độ không thay đổi Oocyst sẽ bị chết khi ẩm độ giảm. Nhiệt độ từ 18 - 40 0C, ẩm độ 21-30% thì chúng dễ bị chết sau 4 – 5 ngày.
Goodrich H.P (1994) [35] đã kết luận: Lớp vỏ ngoài cùng đã giữ cho Oocyst không bị thấm chất lỏng, nhưng nó lại dễ bị nứt do điều kiện khô hạn.
+ Các tia tử ngoại: Vấn đề ảnh hưởng của các tia tử ngoại đến sức sống của cầu trùng cũng được một số nhà khoa học đề cập đến.
Theo Warner D.E (1933) [46], Oocyst tồn tại 18 tuần trong đất râm mát một phần, 21 tuần trong đất râm mát hoàn toàn. Song, ánh nắng chiếu trực tiếp tác động gây hại dến Oocyst, nhưng cỏ dại đã bảo vệ chúng tránh tia X (Long P.L và cộng sự (1979) [40])
Theo nghiên cứu của Fish (1932) ở phòng thí nghiệm thấy, Oocyst bị tiêu diệt khi chiếu tia tử ngoại vừa phải, (Dẫn Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16]).
Nghiên cứu về vai trò của cầu trùng trùng trong hội chứng tiêu chảy
Eutis S.L và Nelson (1981) [34] lợn kiểm tra 45 lợn con ỉa chảy thấy 28 lợn có nhiễm cầu trùng kết hợp với virus.
Cùng nghiên cứu vấn đề này O. Nilsson, Mastinsom K và Elisabeth person (1984) [39] cho biết: Những lợn bị viêm ruột ỉa chảy ở thụy điển khi kiểm tra thấy có mặt của Isospora suis và rotavirus. Các tác giả này đã khẳng định rotavirus kếp hợp với Isospora suis là nguyên nhân gây bệnh ỉa chảy ở lợn.
Cầu trùng ký sinh trong đường tiêu hóa của lợn không những gây bệnh tiêu chảy cho ký chủ mà chúng còn thường xuyên đào thải mần bệnh ra môi trường làm phát tán mần bệnh. Nghiên cứu về vấn đề này
Bhurtei J.E (1995) [30] cho biết: Có từ 70%- 80% Oocyst thải ra ngoài vào ban ngày, tập trung trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 13giờ chiều, mặc dù lượng phân lúc này chỉ chiếm 25% lượng phân thải ra trong ngày
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Do tính chất nguy hiểm của cầu trùng gây ra đối với gia súc, gia cầm nên ngày càng có nhiều nghiên cứu về bệnh cầu trùng. Do vậy, thời gian gần đây, bệnh cầu trùng được nhiều tác giả chú ý nghiên cứu. Các nghiên cứu này còn ít và chưa đầy đủ, trong đó một số nghiên cứu có ý nghĩa
Ngoài ra các loài cầu trùng gây bệnh kể trên, năm 2004 Lâm Thị Thu Hương [10] đã tìm thấy ở các trại lợn của thành phố Hồ Chí Minh, ngoài Isospora suis và Crytosporidium, còn có 5 loài Eimeria: E. porci, E. neodebliecki, E. scabra, E. perminuta và E. debliecki. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2005)[14] khi nghiên tình hình nhiễm cầu trùng lợn tại một số dịa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên cho biết: Lợn nuôi tại đây bị nhiễm 7 loài cầu trùng gồm: E. porci, E. neodebliecki, E. scabra, E. perminuta, E. debliecki, E. suis và Isospora suis.
Bạch Mạnh Điều (1995) [8] đã kiểm tra 420 mẫu xe cải tiến, quang thúng thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 4,28%.
Hoàng Thạch và cs (1999) [24] khảo sát 250 mẫu từ ủng dùng trong khu vực chuồng nuôi, tỷ lệ nhiễm là 5,6% và khảo sát 250 mẫu từ dụng cụ dọn vệ sinh chuồng nuôi, tỷ lệ nhiễm là 11,2%.
Đào Trọng Đạt và cs (1984) [6] cho biết, tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn là 7,29%, trong đó lợn ỉa phân trắng là 4,2%.
Theo Lê Văn Năm (2003) [22], ở lợn con, bê, nghé non nhiễm cầu trùng, có tới 30 - 50% bị chết, số còn lại còi cọc, chậm lớn.
Lâm Thị Thu Hương (2004) [11], kiểm tra 3698 mẫu phân lợn từ 4- 50 ngày tuổi ở trại chăn nuôi lợn công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: tỷ lệ nhiễm Isospora suis cao hơn Eimeria sp và Cryptosporidium và lợn nuôi trên nền xi măng cao hơn rất nhiều so với lợn nuôi trên nền sàn.
Nguyễn Thị Kim Lan và Trần Thu Nga (2005) [14], cho biết tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng có sự khác nhau theo tình trạng vệ sinh thú y trong chăn nuôi. Lợn nuôi trong điều kiện vệ sinh kém nhiễm cao nhất.
Theo một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [15], tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở trạng thái phân bình thường và phân lỏng có sự khác nhau rõ rệt. Lợn bị tiêu chảy có tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 56,32% cao hơn hẳn so với trạng thái phân bình thường (36,50%), xét về mức độ nhiễm, lợn bị tiêu chảy nhiễm cầu trùng ở mức độ nặng hơn so với lợn phân bình thường.
Lê Minh và cs (2008) [21] cho biết tỷ lệ và cường độ nhiễm ở vụ hè thu (53,72%) cao hơn so với vụ đông xuân (48,53%).
Độ ẩm của đất có vai trò quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của Oocyst gây bệnh trong thiên nhiên. Nghiên cứu về vấn đề này Lê Minh và cs (2008) [21] cho biết: Đất có độ ẩm 10 – 20% thuận lợi nhất cho sự phát triển và tồn tại của Oocyst. 100% Oocyst phát triển thành Oocyst gây bệnh trong 5 – 15 ngày, sau đó có thể tồn tại trong đất đến 75 ngày; đất có độ ẩm 20 đến trên 40% có khả năng lưu giữ sự sống của Oocyst gây bệnh dài nhất là 70 ngày; đất có độ ẩm thấp (đưới 10%) Chỉ Có 23% Oocyst phát triển thành Oocyst có sức gây bệnh, sau đó chỉ tồn tại tối đa là 15 ngày.
2.2 Một số đặc điểm của cầu trùng
2.2.1 Cấu trúc của Oocyst cầu trùng
Oocyst cầu trùng có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình gần tròn, hình trứng, hình bầu dục,... kích thước cũng khác nhau thay đổi theo loài. Tuy nhiên, phần lớn Oocyst cầu trùng có đặc điểm cấu tạo như sau:
Oocyst màu sáng hoặc không màu, màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Vỏ ngoài của Oocyst thường nhẵn, cũng có loài vỏ xù xì (E. spinosa). Vỏ chia làm hai lớp: Lớp vỏ ngoài dày, vỏ trong mỏng, vỏ ngoài và vỏ trong có thể tách rời nhau bằng cách làm nóng Oocyst ở trong nước hoặc xử lý bằng axit H2SO4.
Về mặt cấu tạo hoá học: Vỏ ngoài là lớp quinonon protein, vỏ trong là lớp lipit kết hợp với protein để tạo nên khúc xạ kép ( lipoprotein). Lớp trong của vỏ Oocyst chiếm 80% gồm: một lớp glycoprotein (dày 90 µm), được bao bọc bởi một lớp lipit dày (10 µm). Lớp lipit chủ yếu là phospho lipit, chính lớp này bảo vệ Oocyst cầu trùng chống lại sự tấn công về mặt hoá học.
Một số loài cầu trùng ở phía đầu nhọn có một cái “nắp” khúc xạ được gọi là Micropyle. Micropyle là vị trí có khe hở của màng bao quanh Macrogamete khi thụ tinh. Sau khi thụ tinh thì khe hở đóng lại và vì vậy nhiều loài cầu trùng không thấy Micropyle nữa.
Hình 1.1. Cấu tạo Oocyst giống Eimeria gây bệnh(Sporulated Eimeria Oocyst)
1. Nắp Oocyst (Micropyle cap)
6. Hạt triết quang lớn trong Sporozoite
(Large Refractile Globule in Sporozoite)
2. Hạt cực (Polar granule)
7. Bào tử trùng (Sporocyst)
3. Lỗ Oocyst (Micropyle)
8. Thể cặn Sporocyst (Sporocyst residuum)
4. Thể Stieda (Stieda Body)
9. Thể cặn Oocyst (Oocyst residuum)
5. Hạt triết quang nhỏ trong Sporozoite
(Small Refactile Globule in Sporozoite)
10. Lớp vỏ trong (inter layer of Oocyst wall)
11. Lớp vỏ ngoài (Outer layer of Oocyst wall)
2.2.2 Vòng đời phát triển của cầu trùng
Vòng đời phát triển của cầu trùng được tính từ khi gia súc ăn phải noãn nang có sức gây bệnh, qua quá trình sinh trưởng, phát triển trong và ngoài cơ thể cho đến khi chúng lại tạo ra những noãn nang có sức gây bệnh.
Để thích nghi với đời sống ký sinh, sinh vật không chỉ tăng khả năng sinh sản, tăng sản phẩm sinh dục mà ở nhiều nhóm ký sinh trong đó có cầu trùng, trong chu trình phát triển của chúng có sự xen kẽ giữa sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính. Đây chính là đặc điểm nâng cao khả năng thích nghi của cầu trùng.
Lê Văn Năm, (2003) [22] đã nhận xét: Sự lưu truyền rộng khắp của cầu trùng trên hành tinh chúng ta là nhờ vào cấu trúc và vòng đời phức tạp cũng như khả năng thích nghi nhanh để tiếp tục phát triển, tồn tại lâu trong thiên nhiên. Tuy nhiên, vòng đời phát triển của cầu trùng giống Eimeria đã được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu kỹ hơn là Isospora, bởi vì giống Eimeria phổ biến hơn, có nhiều loại hơn và cũng gây nhiều bệnh hơn cho gia súc, gia cầm.
* Vòng đời cầu trùng giống Eimeria
Chu trình phát triển sinh học của cầu trùng giống Eimeria ký sinh ở bất cứ loại động vật nào cũng trải qua 3 giai đoạn phát triển
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [13], Johannes Kaufmann (1996) [37], 3 giai đoạn phát triển của cầu trùng đó là:
+ Giai đoạn sinh sản vô tính (Schizogonie)
+ Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogonie)
+ Giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogonie)
Tuy nhiên, theo Orrlov (1975) vòng đời cầu trùng gồm: Thời kỳ nội sinh và thời kỳ ngoại sinh.
Thời kỳ nội sinh (hay còn gọi là nội sinh sản): Thời kỳ này diễn ra trong cơ thể kí chủ bao gồm 2 giai đoạn: Sinh sản vô tính (Schizogonie) và giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogonie). Thời kỳ ngoại sinh (tiến hành ngoài cơ thể) là giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogonie).
Thời kì nội sinh sản diễn ra trong tế bào biểu bì ruột gia súc (N.A.Kolapxki và cs (1980) [25]). Thời kì nội sinh diễn ra như sau:
Sinh sản vô tính: Sau khi lợn ăn uống phải Oocyst có sức gây bệnh, dưới tác động của dịch dạ dày, ruột, dịch mật, vỏ cứng của Oocyst bị phá vỡ và giải phóng ra 4 bào tử cầu trùng (4 Sporozoite). 4 bào tử được giải phóng ra, lập tức chui vào các tế bào biểu bì ruột để kí sinh. Trong mỗi bào tử đã hình thành 2 thể bào tử, chúng lớn lên rất nhanh, có hình bầu dục, hình tròn và biến thành thể phân lập (Schizont). Nhân của mỗi thể phân lập tự chia đôi nhiều lần để tạo thành các tế bào nhiều nhân và được gọi là thể phân lập thế hệ 1 (Schizont 1). Ở thể phân lập thế hệ 1, xung quanh mỗi nhân, nguyên sinh chất xuất hiện và bao quanh để hình thành dạng kí sinh trùng nhỏ hình bầu dục. Lúc này chúng được gọi là thể phân lập trung gian (Merozoite). Thể phân lập trung gian phát triển làm phá vỡ tế bào biểu bì ruột nơi chúng cư trú và giải phóng ra nhiều Merozoite trưởng thành. Các Merozoite lập tức xâm nhập ngay vào tế bào biểu bì mới để tiếp tục phát triển trở thành thể phân lập thế hệ mới gọi là Schizont 2.
Quá trình sinh sản vô tính như vậy được lặp đi lặp lại nhiều lần và tạo ra thể phân lập thế hệ 3, 4, 5 …
Mỗi chủng cầu trùng khác nhau có giai đoạn sinh sản vô tính khác nhau, để hình thành nên các thể phân lập và số thế hệ thể phân lập tuỳ theo loài. Sau khi kết thúc giai đoạn sinh sản vô tính, chúng chuyển sang giai đoạn sinh sản hữu tính.
Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogonie): Giai đoạn sinh sản hữu tính bắt đầu phát triển từ thể phân lập thế hệ cuối cùng của cầu trùng. Từ thể phân lập thế hệ cuối cùng, chúng phân chia thành các thể phân đoạn và xâm nhập vào các tế bào biểu bì kí chủ, biến thành các thể sinh dưỡng. Các thể sinh dưỡng này lại tiếp tục phát triển tạo nên các giao tử đực (Microgametocyte) và giao tử cái (Macrogametocyte). Sau đó các tế bào giao tử cái biến thành những tế bào sinh dục cái lớn, ít hoạt động và có lỗ noãn. Giao tử đực nhỏ hơn và nhân của nó cũng nhỏ hơn, chúng chuyển động nhanh nhờ 2 lông roi. Qua lỗ noãn (Micropyle) của giao tử cái, giao tử đực chui vào và thực hiện quá trình thụ tinh tạo ra hợp tử. Hợp tử được bao bọc bởi một lớp màng bọc gọi là noãn nang (Oocyst), có hình bầu dục, hình tròn, hình quả trứng, hình quả lê hoặc hình elip (phụ thuộc vào từng loài cầu trùng). Đến đây, các Oocyst rơi vào lòng ruột và kết thúc giai đoạn sinh sản hữu tính.
Màng vỏ bọc của Oocyst cầu trùng gồm 2 lớp, còn chất nguyên sinh ở dạng hạt. Đôi khi ở một số loài cầu trùng riêng biệt, một trong 2 cực của nang trứng có cả nắp trứng, lỗ noãn, điểm sáng hay hạt cực. Như vậy tuỳ loài cầu trùng mà hình dạng và kích thước nang trứng khác nhau, có hay không có nắp trứng, lỗ noãn, điểm sáng (hạt cực), cũng như khi sinh sản bào tử (hình thành bào tử hay túi bào tử), có hay không có thể cặn trong nang trứng hay trong bào tử. (N.A.Kolapxki, P.I. Paskin (1980) [25]).
Sau khi noãn nang rơi vào lòng ruột và được thải ra ngoài cùng phân, chúng bắt đầu giai đoạn phát triển mới ở ngoài môi trường (giai đoạn ngoại sinh sản).
Theo Bhurtei J.E (1995) [30], có từ 70% - 80% Oocyst thải ra vào ban ngày, tập trung khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 13 giờ chiều, mặc dù lúc này chỉ có 25% lượng phân thải ra.
Trong điều kiện môi trường khắc nghiệt hoàn toàn khác với môi trường bên ngoài cơ thể kí chủ, các noãn nang muốn tiếp tục duy trì được sự sống buộc phải thích nghi với điều kiện mới của nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, không khí….luôn thay đổi. Nang trứng tự bảo vệ bằng cách nhanh chóng tạo vỏ cứng dày, gồm một đến hai lớp với màu sắc khác nhau phụ thuộc vào chủng loại cầu trùng. Tiếp theo, Oocyst hình thành 4 nguyên bào tử (Sporoblast), hình bầu dục, xung quanh nguyên bào tử được bọc một màng mỏng và trở thành túi bào tử. Trong mỗi túi bào tử, nhân lại chia đôi về 2 phía được ngăn cách bởi một màng mỏng và hình thành thể bào tử, hình lưỡi liềm gọi là bào tử.
Như vậy, trong quá trình sinh sản bào tử, đối với cầu trùng thuộc giống Eimeria, từ mỗi nang trứng (Oocyst) hình thành 4 tiền bào tử (Sporozoite), trong mỗi túi bào tử lại chứa 2 thể bào tử (Sporoblast).Tất cả 8 thể bào tử được bao bọc chung quanh bởi một vỏ cứng dày gồm 2 lớp gọi là bào tử nang (Sporocyst), kết thúc giai đoạn 3 của quá trình phát triển cầu trùng. Chỉ có các Oocyst sau khi trở thành Oocyst gây bệnh mới có khả năng gây bệnh và truyền bệnh từ gia súc này sang gia súc khác, (N.A.Kolapxki, P.I. Paskin (1980) [25]).
* Vòng đời của cầu trùng giống Isospora
Chu trình phát triển của giống cầu trùng Isospora hoàn toàn giống như cầu trùng Eimeria. Chỉ khác là trong giai đoạn sinh sản bào tử ở ngoài cơ thể, trong mỗi Oocyst chỉ hình thành 2 túi bào tử (Sporozoite) chứ không phải là 4 túi bào tử như Eimeria. Nhưng trong mỗi túi bào tử lại hình thành ra 4 thể bào tử, tất cả được bao bọc chung bởi một lớp vỏ cứng dày 2 lớp. Bào tử nang được hình thành cũng chứa 8 thể bào tử, kết thúc giai đoạn phát triển sinh sản bào tử giống như Eimeria..
Giống Eimeria
Giống Isospora
Hình 1.2. Cấu trúc phân biệt noãn nang giữa giống Eimeria và Isospora
Hình 1.3. Chu trình sinh học của cầu trùng giống Eimeria
Chú thích:
1, 2, 3. Quá trình phát triển thành Sporocyst.
4. Các tiền bào tử được giải phóng khỏi bào tử nang thâm nhập và ký sinh trong các tế bào biểu bì ký chủ.
5. Quá trình sinh trưởng, sinh sản để hình thành nên thể phân lập thế hệ 1.
6. Thể phân lập thế hệ 1 được giải phóng và tiếp tục xâm nhập vào tế bào biểu bì mới và sinh trưởng, phát triển tạo thành thể phân lập thế hệ 2,3..
7, 8. Hình thành giao tử đực và cái.
9, 10, 11. Quá trình sinh sản hữu tính tạo ra các hợp tử (noãn nang)
12. Oocyst (noãn nang) được đào thải ra ngoài môi trường theo phân.
I. Giai đoạn phát triển bào tử nang (Sprogonie).
II. Giai đoạn phát triển thể phân lập (Shizogonie).
III. Giai đoạn phát triển giao tử (Gametogonie).
2.2.3 Tính chuyên biệt của cầu trùng
Tính chuyên biệt của cầu trùng là sự thích nghi phức tạp và lâu dài của cầu trùng với cơ thể kí chủ hoặc cụ thể hơn đối với các cơ quan, các mô bào, hay tế bào nhất định phù hợp cho sự tồn tại và phát triển của chúng, Lê Văn Năm (2003) [22]. Thời gian gần đây, đã có nhiều dẫn liệu chứng tỏ rằng Giống cầu trùng Eimeria có tính chuyên biệt nghiêm ngặt và chỉ có thể nhiễm vào loại kí chủ mà chúng đã thích nghi trong quá trình tiến hoá. Ví dụ: các cầu trùng cừu không thể nhiễm vào bò và các gia súc khác. Các cầu trùng thỏ chỉ nhiễm vào kí chủ của nó mà không thể nhiễm vào bất kỳ loài gia súc nào khác.
Theo N.A.Kolapxki và cs (1980) [25] những loài cầu trùng riêng biệt ký sinh ở những gia súc khác nhau thường khó phân biệt về mặt hình thái. VD: một số loài cầu trùng cừu, dê hoặc gà tây và gà rất giống nhau về đặc điểm hình thái. Tuy nhiên, những thí nghiệm của M.V.Krulop (1963) đã chỉ rõ, cầu trùng cừu không nhiễm vào dê được. X.K.Svonbaep (1968) khi nghiên cứu các cầu trùng gà tây, những loài này về mặt hình thái rất giống với một số loài cầu trùng gà, song, khi cho nhiễm bệnh chéo ông đã phát hiện ra rằng hai loài cầu trùng trên không đồng nhất với nhau: cầu trùng gà không gây bệnh cho gà tây và ngược lại.
Cũng theo N.A.Kolapxki và cs (1980) [25] tính chuyên biệt nghiêm ngặt của cầu trùng giống Eimeria biểu hiện không chỉ đối với kí chủ của chúng mà còn đối với nơi chúng kí sinh trong cơ thể gia súc. VD: Eimeria tenella chỉ sống trong màng niêm mạc manh tràng gà, còn E. acervulina trong tá tràng gà. E. bukidnonensis kí sinh ở niêm mạc ruột non bò trong khi đó E. cylindrica cũng ở những bò nhưng chúng chỉ kí sinh trong niêm mạc ruột già…
Như vậy, nếu xem xét tính chuyên biệt của cầu trùng thì giống Eimeria biểu hiện rất rõ rệt, tính chuyên biệt đó đã hình thành trong quá trình thích ứng lâu dài của ký sinh trùng đối với một ký chủ nhất định cũng như đối với từng cơ quan, từng mô bào riêng biệt. Theo dẫn liệu của Khayxin (1947), đó là điều kiện cơ bản giúp cho nhiều loài cầu trùng ký sinh đồng thời trên cùng một ký chủ, (Trích theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008)[16]).
Đối với tính chuyên biệt của giống Isospora: Lê Văn Năm (2003) [22] nhận xét như sau: Khi so sánh tính chuyên biệt giữa hai giống cầu trùng Eimeria và Isospora thấy Eimeria có tính chuyên biệt cao hơn giống Isospora.
Cùng quan tâm đến vấn đề này Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16] sau khi tổng hợp kết quả nghiên cứu của I.G.Galuzo (1971) cho biết: Chuột, culi, chuột cống, thỏ, chuột đồng, chuột nhắt, cừu, linh dương, dê sừng, hoẵng, bồ câu, chim sẻ, vịt, rùa, rắn và kể cả con người…đều bị mắc bệnh khi cho nuốt noãn nang có khả năng gây bệnh của Isospora bigemina. Ngoài ra, tác giả còn cho biết Toxoplasma thuộc giai đoạn phát triển của Isospora bigemina. Vì vậy, cầu trùng loài Isospora bigemina không có tính chuyên biệt.
Như vậy, có thể nói rằng tuỳ theo loài cầu trùng mà chúng có thể sống ở trên vật chủ này hay vật chủ khác, hoặc các vị trí ký sinh khác nhau trên cùng một cơ thể gia súc, gia cầm. Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp một phần trong việc phân loại cầu trùng được chính xác hơn.
2.3 Những hiểu biết về bệnh cầu trùng lợn
2.3.1 Các loài gây bệnh ở lợn đã được nghiên cứu
Đã có rất nhiều tài liệu công bố về các loài cầu trùng gây bệnh ở thỏ và gia cầm. Nhưng riêng những loại ký sinh ở lợn, thì nguồn tài liệu đề cập đến còn rất ít ỏi, gần đây, có một số nghiên cứu về cầu trùng lợn.
N.A. Kolapxki, P.I. Paskin (1980) [25] cho biết: ở lợn người ta đã xác định có 6 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria và hai loài thuộc giống Isospora.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16] đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu về các loài cầu trùng gây bệnh ở lợn cho biết: Đã tìm thấy 11 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria và Isospora. Các loài cầu trùng được mô tả như sau:
Loài Eimeria debliecki, Dowes (1921) cho biết: có 2 dạng
+ Dạng thứ nhất: Có kích thước lớn 50 x 25mm gồm có hai lớp vỏ rõ rệt, không có lỗ noãn (Micropyle), hình trứng, dưới kính hiển vi nhìn thấy các hạt nội nhân rõ rệt. Thời gian hình thành bào tử nang là 7 – 9 ngày.
+ Dạng thứ hai: Có kích thước nhỏ hơn 18-24x15-20mm, nhưng có Micropyle và dưới kính hiển vi không nhìn thấy các hạt nội nhân. Thời gian hình thành bào tử nang là 2 – 3 ngày.
Vị trí ký sinh của loài này: Kí sinh ở ruột non, đôi khi cả ở ruột già.
+ Loài Eimeria suis, Voller (1921) cho biết: Oocyst hình Elip hoặc hình cầu. Kích thước 13 - 20 x 11 - 15 mm (ngoại lệ 20-24 x 18-21 mm ).Vỏ nhẵn, màu vàng nhạt, không có Miropyle, thời gian hình thành bào tử 6 ngày. Vị trí ký sinh chưa rõ.
+ Eimeria neodebliecki, Henry (1931): Noãn nang hình elip, kích thước trung bình 21,2mm - 15,8 mm, không có Micropyle, thời gian hình thành bào tử nang 13 ngày.
+ Eimeria scabra, Henry (1931) cho biết:
Oocyst hình trứng hoặc bầu dục hoặc hơi có dạng elip Vỏ có 2 lớp, xù xì tựa như phủ đầy gai, màu vàng nâu. Có lỗ noãn ở phần hẹp của nang trúng, có một hoặc nhiều hạt cực.Kích thước: 25-35,5 x 16,8 - 25,5 mm. Thời gian hình thành bào tử 9-12 ngày, trong bào tử có thể cặn. Vị trí ký sinh ở trực tràng và không tràng của lợn
E. spinosa, Henry (1931) cho biết:
Oocyst hình elip, vỏ màu nâu đục, toàn bộ mặt ngoài được bảo hộ với những cái gai dài khoảng 1 mm. Kích thước: 16-24 x 12,8-16 mm. Không có Micropyle. Thời gian hình thành bào tử là 15 ngày. Ký sinh ở trong ruột non của lợn.
E. perminuta, Henry (1931) Oocyst hình trứng hoặc gần tròn, đôi khi hình cầu. Kích thước:11,2-16 x 9,6-12,8 mm. Vách Oocyst xù xì, màu vàng, không có Micropyle. Có một hạt cực. Thời gian hình thành bào tử 11 ngày.
E. scrofae. Galli-Valerio (1935)
Oocyst hình trụ, kích thước 24-15 mm . Có Micropyle, người ta chưa biết nhiều về loài này, có thể đây là một biến chủng của E.debliecki.
E. polita, Pellerdy (1949)
Oocyst hình trứng hoặc bầu dục. Kích thước 23-27 x 10-27 mm . Vỏ Oocyst nhẵn, màu vàng nâu, không có Micropyle.Thời gian hình thành bào tử 8-10 ngày trong tự nhiên.Loài này gần giống E.debliecki nhưng kích thước lớn hơn. Ký sinh ở không tràng và hồi tràng của lợn
E. porci, Vetteling (1965) cho biết: Oocyst hình trứng, kích thước: 18-27 x 13-18 mm .Vách nhẵn, không màu và Micropyle không rõ ràng.
E. cerdonis, Vetterling (1965): Oocyst hình elip, kích thước: 26-32 x 20-23 mm .Vách nhám, màu vàng đến không màu, không có Micropyle. Hình thái gần giống với E.polita (Rommel M.(1970)). Kí sinh ở đoạn cuối hồi tràng và không tràng của lợn.
Cầu trùng giống Isospora
Nghiên cứu về các loài Isospora suis, Biester (1934) cho biết: Oocyst hình cầu hoặc hình gần tròn, kích thước: 17-25 x 16-21 mm, thon đều, không màu, có một lớp vỏ dày 0,5- 0,7 mm, không có Micropyle, hạt cực và thể cặn. Sporocyst hình elip, kích thước: 13-14 x 8-11 mm, nằm đảo ngược nhau, có hoặc không có thể cặn Stieda. Sporocyst hình miếng xúc xích với một đầu nhọn. Kích thước 9-11 x 3- 4 mm. Thời gian hình thành bào tử nang 3-5 ngày. Ký sinh ở ruột non đôi khi ở kết tràng lợn.
Isospora almaataensis, Paichuk (1951)
Oocyst hình bầu dục hay gần tròn. Vỏ trơn nhẵn, màu xám đậm hay xám nhạt. Hạt cực thường có ở những nang trứng tròn. Kích thước: 24,6 - 31,9 x 23,2 - 29 mm. Thời gian hình thành bào tử 3 - 5 ngày. Vị trí ký sinh chưa rõ.
2.3.2 Đặc điểm dịch tễ học
- Loài vật mắc bệnh: Tất cả các giống lợn nhà và lợn rừng đều có thể mắc bệnh.
- Nguồn bệnh:
Đại đa số các tác giả đều cho rằng nguồn bệnh là những lợn ốm đã khỏi nhưng vẫn mang cầu trùng, những lợn mang cầu trùng nhưng không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn mắc bệnh, những lợn này thường xuyên bài xuất Oocyst cầu trùng qua phân ra ngoài ngoại cảnh. Oocyst được phát tán rộng rãi ở ngoài tự nhiên và quá trình sinh sản bào tử bắt đầu đều tạo thành các Oocyst có khả năng gây bệnh.
- Đường truyền lây:
Về con đường lây nhiễm mần bệnh: theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008)[16]: Tiêu hóa là con đường duy nhất mà Oocyst có thể xâm nhập vào cơ thể lợn để gây bệnh. Song, cầu trùng có thể lây nhiễm theo 2 cách: Lây nhiễm trực tiếp, lây nhiễm gián tiếp.
+ Lây nhiễm trực tiếp: Lợn bệnh thải Oocyst cầu trùng qua phân, do đó Oocyst sẽ dễ dàng được phát tán trên khắp nền chuồng, máng ăn, máng uống và dụng cụ chăn nuôi. Tập tính của lợn là thường hay sục sạo, liếm láp nên dễ nuốt phải Oocyst có sức gây bệnh.
+ Lây nhiễm gián tiếp : Qua vật môi giới trung gian truyền bệnh như: Dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi, giầy, dép, ủng, phương tiện vận chuyển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mang Oocyst cầu trùng từ ngoài vào chuồng nuôi gia súc hoặc từ ô chuồng này sang ô chuồng khác. Ngoài ra, loài gặm nhấm, côn trùng cũng là nguyên nhân làm phát tán mần bệnh.
Nghiên cứu về vấn đề này N.A. Kolapxki, P.I. Paskin (1980) [25] Loài gặm nhấm (chuột), côn trùng cũng làm lan rộng bệnh. Điều này được Lê Minh và cs (2008) [21] làm sáng tỏ, khi nhóm tác giả này nghiên cứu khả năng mang Oocyst cầu trùng của các động vật có ở chuồng lợn và xung quanh chuồng kết quả cho thấy: Tất cả động vật và côn trùng đều có thể mang mần bệnh trong đó kiến là 27,27%, ruồi là 22,22% và dán là 16,67%. Vì vậy, tác giả đã sơ bộ kết luận các loại côn trùng như: Gián, ruồi, chuột... là tác nhân mang Oocyst cầu trùng từ bên ngoài vào.
Về biến động theo mùa vụ, Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16] sau khi tập hợp các nghiên cứu của một số tác giả đã rút ra kết luận: Bệnh cầu trùng lợn phân bố không đồng đều qua các tháng trong năm. Vào những tháng có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ từ 18 – 350C bệnh thường xuất hiện và dễ bùng phát hơn các tháng khác. Vì vậy, ở nước ta mùa hè và mùa xuân có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao hơn mùa đông và mùa thu
+ Tuổi: phần lớn bệnh do ký sinh trùng gây ra cho lợn con đang trong thời kì sinh trưởng mạnh, khi sức đề kháng còn yếu, dễ cảm nhiễm cầu trùng, bệnh phát triển nhanh và mạnh hơn động vật trưởng thành. Động vật trưởng thành và càng già thì biểu hiện lâm sàng của bệnh càng ít. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008)[16], sau khi tập hợp kết quả nghiên của một số tác giả trong và ngoài nước rút ra kết luận: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng giảm dần theo lứa tuổi của lợn, nặng nhất ở lợn con dưới 2 tháng tuổi.
+ Điều kiện vệ sinh thú y._.: Tình trạng vệ sinh thú y là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhiễm cầu trùng của lợn.
Morgot A.A (2000) đã nghiên cứu và cho thấy, ở những cơ sở chăn nuôi có điều kiện chăm sóc tốt, vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 5- 10%, còn ở những cơ sở chăn nuôi có điều kiện không đảm bảo thì tỷ lệ nhiễm là từ 30- 69%, (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16]).
Nguyễn Thị Kim Lan và cộng sự (2005) [14] Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở 3 điều kiện vệ sinh đó là: điều kiện vệ sinh tốt, trung bình và kém cho biết: Lợn nuôi ở tình trạng vệ sinh thú y kém nhiễm cầu trùng cao, từ 55,45% - 66,30%. Tỷ lệ và mức độ nhiễm giảm rõ rệt ở tình trạng vệ sinh tốt hơn.
Bên cạnh đó, các yếu tố stress như nuôi với mật độ quá cao, thức ăn kém dinh dưỡng, thiếu sữa, nhiệt độ môi trường thay đổi, lợn con mắc các bệnh ký sinh trùng khác hoặc hen suyễn, tiêu chảy… làm cho bệnh cầu trùng diễn ra nặng và phức tạp hơn (Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16]).
2.3.3 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của lợn bị bệnh cầu trùng
* Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng của lợn bị bệnh cầu trùng thay đổi tuỳ thuộc vào tuổi của con vật, loài cầu trùng, số lượng Oocyst có mặt trong từng cá thể lợn.
Đại đa số các tác giả khi nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng của lợn bị bệnh ở các lứa tuổi đều thấy: Bệnh thường xảy ra ở thể cấp tính và mãn tính
Bệnh cầu trùng thường xảy ra ở thể cấp và mãn tính.
- Thể cấp tính
Trương Văn Dung và cs (2002) [5] cho biết: Thể bệnh cấp tính thường xảy ra ở những lợn con từ sơ sinh dến dưới 2 tháng tuổi. Đặc biệt ở lợn từ 7-21 ngày tuổi rất dễ bị nhiễm cầu trùng. Sau 5-7 ngày ủ bệnh, lợn đột nhiên ủ rũ mệt mỏi, hay nằm, ít bú và bỏ bú. Sau đó không lâu, chúng ỉa chảy mạnh, phân loãng và nhày, màu từ vàng đến trắng, mùi khắm và có lẫn máu, trong trường hợp nặng máu chiếm phần lớn trong phân.
Quan sát kỹ lợn bệnh thấy lợn bị chướng hơi đầy bụng, khó chịu, nôn, mất nước và có hiện tượng đau bụng, nằm cong lưng, khó chịu khi ta gõ nhẹ hoặc sờ nắn vào bụng. Ngoài ra có con còn có biểu hiện thần kinh như đi không vững, đi vô hướng hoặc nằm co giật (Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16]). Ngoài ra, tác giả còn cho biết khi lợn con nhiễm cầu trùng có thể bị nhiễm các Rotavirus, gây bệnh lợn con phân trắng, lợn gầy sút nhanh, da khô, lông xù.
- Thể mãn tính: Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16], ở lợn choai và lợn trưởng thành, bệnh thường biểu hiện thể mãn tính. Lợn gầy rộc, không tăng trọng, khi nuôi dưỡng kém có thể ỉa chảy.
Phạm Sỹ Lăng và cs, (2006) [18] cho biết: Lợn mắc bệnh ở thể mãn tính: tính thèm ăn thay đổi không lớn, tốc độ suy yếu cơ thể chậm. Lợn nái và lợn trưởng thành tuy bị nhiễm cầu trùng nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Đó là nguồn tàng trữ và lưu truyền mầm bệnh trong tự nhiên
* Bệnh tích
Kiểm tra những lợn chết do cầu trùng đại đa số các tác giả đều cho biết: Xác chết gầy còm, bẩn, niêm mạc nhợt nhạt, trắng bệch hoặc tái xanh.
Khi mổ khám thấy bệnh tích tập trung chủ yếu ở đường ruột, đặc biệt là đoạn tá tràng, không tràng và hồi tràng. Niêm mạc ruột viêm từ cata đến xuất huyết, hoại tử.
Theo Lê Văn Năm (2003) [22], tá tràng viêm cata, sau đó xuất huyết rồi hoại tử.
Thành ruột mỏng, chất chứa trong ruột màu vàng kem (Dr.Yoshihara Shinobu và cs, 2002).
Ở ruột già: thành ruột già bị dày lên, niêm mạc ruột già có màng giả do hoại tử, màng giả có thể thấy trong phân. Ngoài ra còn thấy hạch màng treo ruột tăng sinh (Nguyễn Thị Kim Lan và (2008) [16]).
2.3.4 Các phương pháp chẩn đoán bệnh cầu trùng lợn
Bệnh ký sinh trùng nói chung, bệnh cầu trùng lợn nói riêng muốn chẩn đoán chính xác được bệnh chúng ta phải kết hợp nhiều biện pháp chẩn đoán bao gồm điều tra dịch tễ, chẩn đoán lâm sàng, mổ khám kiểm tra bệnh tích và xét ngiệm phân từ đó cho phép chúng ta kết luận bệnh đó là bệnh gì.
+ Với lợn còn sống:
Căn cứ vào dịch tễ học: những đặc điểm đáng chú ý là: Lứa tuổi mắc bệnh, mùa vụ, tình trạng vệ sinh thú y. Triệu chứng của con vật cũng là những dấu hiêu hết sức quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Những biểu hiện lâm sàng có thể thấy là: lợn ỉa chảy mạnh, bỏ ăn, còi cọc, lông xù, các triệu chứng thần kinh… Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng và đặc điểm dịch tễ của bệnh thì khó chẩn đoán chính xác đó là bệnh gì. Vì vậy, việc xét nghiệm phân để chẩn đoán bệnh là căn cứ quyết định kết quả chẩn đoán đối với lợn bị bệnh cầu trùng.
Kiểm tra phân: Xét nghiệm phân để tìm Oocyst cầu trùng, thông thường có 3 phương pháp: phương pháp xét nghiệm phân trực tiếp, phương pháp fulleborn, phương pháp Darling.
Để đánh giá cường độ nhiễm cầu trùng có thể sử dụng phương pháp định tính, hoặc phươnng pháp định lượng sử dụng buồng đếm Master.
+ Với lợn chết:
Việc chẩn đoán được tiến hành thông qua công tác mổ khám kiểm tra bệnh tích kết hợp với soi trực tiếp (dùng phiến kính nạo nhẹ niêm mạc ruột non rồi soi kính để tìm Oocyst cầu trùng).
Theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2004)[19], khi chẩn đoán bệnh cầu trùng, cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh:
+ Bệnh giun đũa lợn: Lợn bệnh cũng có biểu hiện tiêu chảy kéo dài, còi cọc, chậm lớn, thỉnh thoảng nôn, ho. Tổn thương thấy ở gan, ruột, phổi, đặc biệt ở ruột, xác chết gầy.
+ Bệnh phân trắng lợn con: Lợn con ỉa phân lỏng màu trắng sữa, dính xung quanh hậu môn; lợn kém ăn, lông xù, gầy yếu, chậm lớn. Tỷ lệ chết cao từ 40 – 70%, thậm chí 100%.
+ Bệnh ỉa chảy do vi khuẩn đường ruột ở lợn sau cai sữa trở lên: Lợn có biểu hiện kém ăn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng đi xiêu vẹo, còi cọc. Bệnh tiến triển 10 – 15 ngày thì chết nếu không điều trị kịp thời.
+ Bệnh hồng lỵ: Bệnh thường mắc nặng ở lợn cai sữa từ 6 – 12 tuần tuổi. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là ỉa chảy, phân màu hồng chứa màng nhầy, máu và các tế bào hoại tử. Nếu không chữa trị kịp thời nó sẽ chết với tỷ lệ chết cao.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008)[16] cho rằng: Để chẩn đoán bệnh cầu trùng, nhất thiết phải tiến hành xét nghiệm phân để tìm Oocyst cầu trùng. Trong phân có thể có trứng của các loài ký sinh trùng khác, vì vậy cần phải chẩn đoán phân biệt giữa Oocyst với trứng của một số loài giun tròn như trứng giun đũa, trứng giun lươn, giun kết hạt, giun tóc…
2.4 Miễn dịch học trong bệnh cầu trùng nói chung
Miễn dịch học trong các bệnh truyền nhiễm được nghiên cứu nhiều và tỉ mỉ, nhưng những nghiên cứu về miễn dịch học trong bệnh ký sinh trùng nói chung, bệnh cầu trùng nói riêng còn rất khiêm tốn. Song, những năm gần đây người ta chú ý nghiên cứu và sử dụng miễn dịch học cầu trùng vào việc chế tạo vaccine phòng cầu trùng.
Tyzzer (1929) [44], bằng thực nghiệm đã chứng minh được, có hai mức miễn dịch trong bệnh cầu trùng:
Mức một: Phát sinh sau khi con vật nhiễm một lượng nhỏ cầu trùng. Khi đó sẽ tạo ra miễn dịch yếu và nếu gây nhiễm cho chúng một lượng cầu trùng cao hơn (liều siêu nhiễm) chúng sẽ mắc bệnh lại.
Mức hai: Phát sinh khi con vật bị nhiễm một lượng lớn cầu trùng. Trong trường hợp này sẽ có miễn dịch khi con vật mắc bệnh lại. Tác giả cho rằng cường độ miễn dịch có liên quan đến số lượng cầu trùng xâm nhập vào cơ thể.
Theo Bachman (1930) [29], miễn dịch theo tuổi hình thành ở gia súc do chúng tái nhiễm cầu trùng nhiều lần. Điều này đã được Horton smith (1963) [36] chứng minh, khi tác giả này nuôi cách ly gà đến 6 tháng tuổi, không cho tiếp xúc với cầu trùng. Sau 6 tháng tuổi, cho nhiễm tự nhiên thấy gà rất cảm thụ với E. tenella, nhưng sau đó khi nuôi bình thường thì gà không bị nhiễm Eimeria tenella nữa.
Biester và Shwarr (1934) [31] bằng thực nghiệm cho thấy: Ở lợn đã nhiễm bệnh, sức chống đỡ với mần bệnh rõ hơn trong một thời gian ngắn so với lợn chưa nhiễm lần nào. Khi cho lợn nuốt một lượng lớn noãn nang trong nhiều tháng liền thì gây được một miễn dịch ngắn hạn, vì chỉ 21 ngày sau khi kết thúc lợn có thể bị tái nhiễm lại.
Wilsenhutter.E và cs (1962), đã gây nhiễm thực nghiệm cho lợn bằng E.debliecki kết quả thấy: Lợn thải Oocyst từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 rồi không thấy thải Oocyst nữa, cho đến khi nhiễm lại lần thứ 2. Nếu 3 hay 4 tuần lễ sau khi lại cho lợn nuốt một lượng lớn Oocyst cầu trùng nữa, thì số lượng Oocyst thải ra thấp hơn lần thứ nhất. Để có tính miễn dịch vững chắc phải cho nuốt Oocyst hàng ngày, ít nhất 100 ngày. (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16]).
Ngoài ra Rommel và cs (1970) [42] cũng đã nghiên cứu phản ứng miễn dịch với E.scabra thấy: Huyết thanh miễn dịch có tác dụng ngăn cản sự nhiễm Oocysst cầu trùng, nhưng đã không thành công lắm.
Cơ chế đáp ứng miễn dịch cầu trùng
Cầu trùng cũng như các sinh vật khác khi xâm nhập vào cơ thể được coi là một kháng nguyên kích thích cơ thể sinh ra kháng thể.
Mặt khác, bản chất của quá trình đáp ứng miễn dịch bao gồm: Đáp ứng miễn dịch tế bào và đáp ứng miễn dịch dịch thể, Nguyễn Ngọc Lanh, (1982) [17]; Nguyễn Như Thanh và cs, (1997) [23].
Nghiên cứu về quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể ký chủ với động vật đơn bào, R.Tizard (1982) cho biết: Nguyên sinh động vật (trong đó có cầu trùng) kích thích cả đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và (2008) [16]).
+Đáp ứng miễn dịch dịch thể:
Hệ thống miễn dịch ở ruột bao gồm: Các tế bào thực thể, các tế bào điều hoà miễn dịch, các tế bào đáp ứng miễn dịch. Lympho ruột được tạo ra từ nhiều tổ chức khác nhau như hạch hạnh nhân, mảng payer... Mảng payer đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp IgA và tiểu quần thể lymphoB là những thành phần quan trọng trong việc điều tiết IgA.
Adams và Hamilton (1984) cho biết: Đại thực bào có vai trò quan trọng trong việc ức chế sự di chuyển của Schizont. Tế bào lymphoB hoạt hoá trở thành tương bào sản sinh ra kháng thể dịch thể. Dưới sự kích thích của các Merozoit và Schizont, cùng với sự hỗ trợ của tế bào lymphoT, các tế bào lymphoB phân chia biệt hóa thành tế bào plasma (tương bào), các tương bào tiết kháng thể chống lại các Merozoit và Schizont. Ngoài các nhân tố trên thì cystokin và lymphokin cũng có vai trò trong tạo miễn dịch đối với vật nuôi.
Đại thực bào ngoài nhiệm vụ thực bào và tiêu diệt cầu trùng còn đóng vai trò quan trọng tạo miễn dịch đặc hiệu. Nó tiếp nhận kháng nguyên, chia cắt kháng nguyên thành siêu kháng nguyên rồi trình diện cho các tế bào có thẩm quyền miễn dịch. Các tế bào lympho B sau khi nhận diện kháng nguyên cầu trùng, một nhóm sẽ tạo ra kháng thể đặc hiệu để kháng cầu trùng, nhóm khác có vai trò là các tế bào “trí nhớ miễn dịch’’ để khi cầu trùng xâm nhập vào lần sau thì kháng thể được sinh ra nhanh hơn và nhiều hơn. Đây chính là cơ sở để điều chế vacxin phòng bệnh cầu trùng. Các tế bào lympho T sinh ra lymphokin tiêu diệt cầu trùng, một số có vai trò trong điều hoà miễn dịch, một số nguyên bào lympho T mẫn cảm cũng trở thành "tế bào nhớ". (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16])
Đáp ứng miễn dịch dịch thể của vật nuôi với bệnh cầu trùng nhờ sự tham gia của đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm.
+ Đáp ứng miễn dịch tế bào:
Horton Smith và cs (1963) [36], nghiên cứu phản ứng tế bào biểu bì ruột thỏ với cầu trùng thấy như sau: một phần tế bào biểu bì cuộn vào bên trong, cách li khỏi cầu trùng, làm cho các giao tử cầu trùng khó kết hợp với nhau. Theo ông thì các Merozoit trong tế bào biểu bì ruột đã kích thích sự hình thành kháng thể.
Niconxikij (1981) [26] cũng nhận định, cơ sở miễn dịch của vật nuôi là sự tác động trực tiếp của kháng nguyên.
Theo N.A.Kolapxki và cs (1980) [25], trong bệnh cầu trùng có thể miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ yếu.
Theo cơ chế đáp ứng miễn dịch chung, muốn có kháng thể phải có kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh kháng thể. Trong thực tiễn, sự sống của động vật luôn diễn ra quá trình tiếp nhận kháng nguyên nhưng không phải tất cả đều hình thành kháng thể. Bởi vì, có nhiều yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến quá trình quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ.
Tyzzer (1929) [44], bằng kỹ thuật gây bệnh thực nghiệm đã chứng minh cường độ miễn dịch không đồng đều, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loài gây bệnh, đường xâm nhập vào cơ thể và trạng thái sức khoẻ vật nuôi. Những loài cầu trùng gây bệnh ở tầng sâu thường kích thích cơ thể sản sinh kháng thể mạnh hơn những loài cầu trùng chỉ kí sinh ở bề mặt niêm mạc. Xâm nhiễm qua quá trình tiêu hoá tự nhiên kích thích sinh miễn dịch tốt hơn tiêm thẳng vào ruột, sức khoẻ vật nuôi khoẻ đáp ứng miễn dịch tốt hơn khi ốm đau.
Ngoài ra liều gây nhiễm cũng có vai trò hết sức quan trọng. Với liều thích hợp có tác dụng kích thích khả năng hình thành miễn dịch, liều cao quá có thể ức chế hình thành miễn dịch, thậm chí phát bệnh (Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16]).
Như vậy, nghiên cứu về miễn dịch cầu trùng ở vật nuôi có ý nghĩa quan trọng nó mở ra hướng mới cho công tác phòng chống bệnh cầu trùng cho gia súc, gia cầm có hiệu quả.
2.5 Một số hiểu biết cơ bản về huyết học
Máu là một thành phần tổ chức của cơ thể rất quan trọng vì máu liên lạc mật thiết với mọi cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Do đó về mặt bệnh lý, máu không những chịu ảnh hưởng của những bệnh ở riêng các cơ quan tạo máu mà còn ảnh hưởng của tất cả các bệnh ở mọi cơ quan, tổ chức khác trong cơ thể.
Về phương diện vật lý, máu là một tổ chức lỏng lưu động trong hệ thồng tuần hoàn nhưng luôn luôn có sự trao đổi mật thiết với các chất dịch gian bào, qua đó làm nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm chuyển hóa cho tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Máu gồm hai thành phần chính là thành phần vô hình và thành phần hữu hình:
Thành phần vô hình: hay còn gọi là huyết tương, chiếm 60% thể tích của máu. Huyết tương có màu vàng nhạt, có 90 – 92% là nước, 8 – 10% vật chất khô trong đó:
Protein huyết tương gồm các thành phần cơ bản là: Albumin, Globulin và Fbrinogen (chiếm 6 – 8%). Protein huyết tương luôn ở thế cân bằng động, tức là luôn có quá trình phân giải và tổng hợp nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh. Protêin đống vai trò hết sức quan trọng:
Albumin tham gia cấu tạo lên các mô bào, là tiểu phần chính tạo lên áp suất thẩm thấu thể keo của máu, tham gia vận chuyển các chất như axit béo, axit mật…
Globulin gồm có 3 loại α, β, γ- globulin. Trong đó α, β – globulin tham gia vận chuyển hooc môn steroit, phosphat và axit béo. Còn γ- globulin tham gia vào chức năng miễn dịch của cơ thể (Vũ triệu An và cs, 1978 [1]). Để đánh giá mối tương quan giữa Albumin và Globulin người ta thường tính tỷ lệ A/G vàg gọi đây là chỉ số protein huyết thanh. Mối tương quan này phản ánh tình trạng sức khỏe của con vật, phẩm chất con giống và một số chỉ tiêu sinh hóa để chẩn đoán bệnh.
Đường huyết chủ yếu là glucose trong máu toàn phần ở dạng tự do, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các hợp chất gluxit dưới dạng phosphat, dạng phức hợp gluxit – protit và glycogen, vv. Trong điều kiện sinh lý bình thường khoảng 65% tổng lượng glucose trong cơ thể được phân bố ở máu và các dịch gian bào, 35% dự trữ gan dưới dạng glycogen và lipit. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống. Ở trạng thái bình thường hàm lượng đường huyết được duy trì ổn định nhờ lượng đường hấp thu từ thức ăn và thông qua quá trình sinh tổng hợp, phân giải glycogen tại gan. Khi cơ thể rơi vào trạng thái bệnh lý, đặc biệt là trường hợp gây tổn thương gan hoặc bị thừa, thiếu Insulin và glucagon thì hàm lượng đường huyết sẽ bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến toàn thân, (Vũ triệu An và cs, 2006[3]).
Ngoài các thành phần kể trên, trong huyết tương còn có các chất hòa tan như: Các loại hooc môn, vitamin, enzym, các hạt mỡ, các muối khoáng đa lượng, vi lượng,..
Thành phần hữu hình của máu bao gồm các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Đây là các thành phần quan trọng quyết định các chức năng cơ bản của máu đó là vận chuyển, dinh dưỡng và bảo vệ…
Hồng cầu là loại tế bào máu được biệt hóa từ nguyên bào máu của tủy xương và phát triển kế tiếp nhau là kết quả của một quá trình phân hóa phức tạp. Hồng cầu của gia súc hình đĩa, lõm hai mặt và không có nhân. Vai trò chủ yếu của chúng là vận chuyển O2 từ phổi tới tổ chức, mô bào và vận chuyển khí CO2 từ các tổ chức, mô bào tới phổi để thải ra ngoài. Tính chất này do huyết sắc tố (hemoglobin) qui định.
Hồng cầu là quần thể tế bào đồng nhất ở máu ngoại vi. Thành phần cấu tạo của hồng cầu bao gồm 60% là nước và 40% là vật chất khô, trong đó Hemoglobin chiếm 90 – 95%, còn 3 – 8% là các protein khác: Leucoxitin chiếm 0,5%, Cholesterol chiếm 0,3%, các muối kim loại. Trong hồng cầu có một số enzym quan trọng đó là anhydraza, cacbonicatalaza. Ngoài ra trên màng hồng cầu có enzym glucose-6 cacbonicatanaza, glutationreductaza có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững, thẩm thấu của màng và sự trao đổi chất qua màng hồng cầu.
Số lượng hồng cầu thay đổi tùy loài, giống, tuổi, giới tính, chế độ dinh dưỡng và trong trường hợp bệnh lý. Hồng cầu tăng trong các trường hợp gia súc bị trở ngại hô hấp như: viêm khí quản, phế quản... Sự thay đổi điều kiện khí hậu, môi trường càng làm ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu trong cơ thể. Ở vùng núi cao, áp xuất khí quyển giảm thấp, phân áp oxi trong không khí giảm, hồng cầu tăng lên có tác dụng bù, đảm bảo cung cấp oxi cho cơ thể. Ở cơ thể vận động mạnh, trong môi trường nóng đột ngột, hồng cầu cũng tăng lên. Hồng cầu có thể giảm trong các bệnh như: thiếu máu, chảy máu nhiều, sốt rét, giun móc, bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây thiếu máu và suy tủy xương (Vũ triệu An,1999[2]).
Bạch cầu là những tế bào máu có khả năng di động theo kiểu amip, kích thước thay đổi từ 5 – 20 µm (tùy theo loại). Chúng có chức năng chính là thực bào và tham gia vào các đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể.
Hình thái chung của bạch cầu thường có dạng hình cầu, tuy nhiên khi tham gia vào các quá trình xuyên mạch và thực bào bạch cầu thường thay đổi hình dạng rất linh hoạt.
Căn cứ vào thành phần cấu trúc đặc biệt trong bào tương, người ta chia bạch cầu ra thành hai nhóm lớn đó là bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt:
Bạch cầu có hạt: Là loại bạch cầu bên trong bào tương có các hạt sinh chất có ái lực cao với các loại thuốc nhuộm. Căn cứ vào tính chất này, bạch cầu có hạt chia thành ba loại đó là: Bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu đa nhân trung tính.
Bạch cầu đa nhân trung tính (neutrophils), là loại tế bào chiếm số lượng nhiều nhất trong các loại bạch cầu. Tế bào này có kích thước trung bình khoảng từ 10 ÷ 15 µm. Nhân có nhiều dạng khác nhau từ dạng hình củ ấu đến dạng phân thùy hình gậy. Bên trong bào tương có chứa các hạt bắt màu cả thuốc nhuộm toan tính (eosin) và thuốc nhuộm kiềm tính (xanh methylen) nên chúng được gọi là bạch cầu đa nhân trung tính. Đây là loại bạch cầu có vài trò quan trọng nhất trong thực bào bảo vệ cơ thể nên chúng thường tăng trong các trường hợp khi cơ thê bị tổn thương, khi bị xuất huyết nhẹ trong ổ bụng, đặc biệt viêm cấp tính… Trái lại, số lượng số lượng bạch cầu đa nhân trung tính giảm trong những trường hợp cơ thể bị nhiễm virus và nhiễm độc thủy ngân (Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh, 2001[9]).
Bạch cầu ái toan: Có nhân phân đoạn như bạch cầu trung tính, nhưng bắt màu hồng đỏ khi nhuộm Giemsa, số lượng ít hơn bạch cầu trung tính, chiếm 9% tổng số bạch cầu, kích thước trung bình từ 10 ÷ 15 µm. Chức năng sinh lý chủ yếu là khử độc protêin. Do đó số lượng bạch cầu ưa axit tăng trong trường hợp bị dị ứng và tập trung ở nơi xảy ra phản ứng kháng nguyên, kháng thể. Niêm mạc ruột và phổi cũng có nhiều loại bạch cầu này. Vì đó là các địa điểm mà protein lạ xâm nhập vào cơ thể. Bach cầu axit tăng trong các bệnh ký sinh trùng đường ruột (Nguyễn Quang Mai, 2004)[20].
Bạch cầu ái kiềm là loại tế bào máu có kích thước trung bình 10 ÷ 15 µm. Nhân thường được phân thành hai đến ba thùy, trong bào tương có các hạt bắt màu xanh tím khi nhuộm Giemsa. Trong trạng thái cơ thể khỏe mạnh, bạch cầu ái kiềm có số lượng rất ít và chúng thường tăng lên trong các bệnh viêm mãn tính.
Bạch cầu không hạt: là loại bạch cầu bên trong bào tương không có các hạt bắt màu thuốc nhuộm như bạch cầu có hạt. Bạch cầu không hạt bao gồm bạch cầu đơn nhân lớn và lâm ba cầu.
Lympho bào, chiếm khoảng 25% tổng số bạch cầu. Trong cơ thể bạch cầu có kích thước 5 ÷ 15 µm. Nhân hình tròn hoặc hình hạt đậu, khối lượng nhân lớn, bắt màu đậm, bào tương ít. Người ta phân biệt lympho T do tuyến ức sản sinh và Lympho B do hạch bạch huyết sản sinh ra. Chức năng chủ yếu là bảo vệ cơ thể bằng các phản ứng miễn dịch. Lympho bào thường tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn mãn tính và các bệnh do virus, vi khuẩn ở giai đoạn hồi phục. Ngược lại chúng thường bị giảm trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp và các bệnh ung thư đường tiêu hóa như dạ dày, ruột và đại tràng….
Bạch cầu đơn nhân lớn là loại tế bào máu có khả năng thực bào mạnh nhất. Mỗi tế bào đơn nhân lớn sau khi được hoạt hóa trở thành đại thực bào có thể thực bào được khoảng 100 vi khuẩn trong khi đó một bạch cầu trung tính trung bình trong cuộc đời chỉ thực bào được khoảng 5 ÷ 25 vi khuẩn. Bạch cầu đơn nhân lớn tăng trong các bệnh truyền nhiễm mãn tính, các bệnh nhiễm trùng huyết và giảm trong các bệnh bại huyết cấp tính và các bệnh mà bạch cầu trung tính tăng nhiều, Nguyễn Quang Mai, (2004) [20].
Tiểu cầu là những tế bào máu có kích thước nhỏ nhất, hình tròn hay bầu dục, có đường kính 2 – 4 µm, khi mới được phóng thích tù tủy xương thì tiểu cầu lớn, theo thời gian chúng giảm dần kích thước và số lượng. Tiểu cầu dính vào colagen và những sợi trong nền thành mạch, một diễn biến phụ thuộc vào sự trùng phân của colagen và những nhóm amin tự do trên colagen. Để tiểu cầu ngưng tập hữu hiệu chúng phải có canxi, fibrinogen và những yếu tố đông máu khác.
3. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
* Địa điểm lấy mẫu: Các trang trại và hộ gia đình tại ba huyên (Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang) thuộc tỉnh Bắc Giang.
* Địa điểm xét nghiệm mẫu:
- Phòng thí nghiệm, Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Cao Đẳng Nông lâm Bắc Giang.
- Phòng Thí nghiệm bộ môn bệnh lý, khoa thú y - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giống lợn lai (YorkShire x Landrace), từ sơ sinh đến trên 6 tháng tuổi, nuôi theo phương thức tận dụng và phương thức công nghiệp, nghi mắc cầu trùng ở ba huyện: Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Đánh giá tình hình nhiễm cầu trùng ở đàn lợn nuôi tại ba huyện (Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang) tỉnh Bắc Giang
+ Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo các huyện
+ Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo lứa tuổi
+ Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo các tháng trong năm
+ Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo trạng thái phân khác nhau.
3.3.2 Xác định đặc điểm bệnh lý của lợn mắc bệnh tự nhiên và lợn thực nghiêm.
- Quan sát triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh cầu trùng.
- Xác định các bệnh tích đại thể của lợn mắc bệnh cầu trùng.
- Nghiên cứu bệnh tích vi thể ruột của lợn mắc bệnh cầu trùng
- Xác định một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu của lợn bệnh.
+ Các chỉ tiêu sinh lý máu: Số lượng hồng huyết cầu, một số chỉ tiêu đánh thuộc hệ hồng cầu, công thức bạch cầu
+ Một số chỉ tiêu sinh hóa máu: Protein tổng số, Albumin, Globulin, A/G, hàm lượng đường huyết.
3.4 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Nguyên liệu nghiên cứu
- Mẫu phân lợn nghi mắc bệnh cầu trùng bao gồm: Mẫu phân lợn tiêu chảy và không tiêu chảy.
- Máu của lợn bị nhiễm cầu trùng nặng sau khi có kết quả xét nghiệm phân.
- Dụng cụ phục vụ cho nghiên cứu: tủ lạnh, tủ sấy, tủ ấm 370C, tủ ấm 560C, máy đúc Block, máy cắt Microton, kính hiển vi quang học, đũa thủy tinh, ống nghiệm,máy li tâm,vòng vớt, lọ penicillin, lam kính, lamen, dao, pank, kẹp, hộp lồng, bình tam giác, xi lanh, kim lấy máu, ống nghiệm, buồng đếm Mc. Masteur...
- Hóa chất dung cho nghiên cứu:
+ Dung dịch nước muối bão hòa (dung dịch NaCl bão hòa)
+ Môi trường Bichromate kali 2,5%
+ Hóa chất, môi trường dùng để bảo quản mẫu: formol 10%
+ Hóa chất dùng để nhuộm tiêu bản: nước cất, cồn ở các nồng độ, xylen, thuốc nhuôm haematoxylin, eosin
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1 Phương pháp điều tra dịch tễ học
* Bảng sơ đồ bố trí lấy mẫu: Để xác định tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng tại ba huyện (Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang) của tỉnh Bắc Giang. Căn cứ vào tình hình chăn nuôi và dịch bệnh chúng tôi tiến hành bố trí lấy mẫu trong mỗi huyện như sau:
Tình hình chăn nuôi: Những huyện chăn nuôi lợn nhiều
Dịch bệnh: Lợn con dưới 1 tháng tuổi mắc bệnh tiêu chảy nhiều.
Trên cơ sở đánh giá sơ bộ của từng huyện chúng tôi bố trí thí nghiệm như sau:
Tên huyện
Tên xã
Tên xóm
Dự tính tổng số mẫu lấy trong mỗi xã
Việt Yên
Việt Tiến
Gồm 6 xóm: 1, 2, 5,6,8,10.
55 ÷ 70
Thương Lan
Gồm 6 xóm: Bắc, Nam, Nguộn, GốcGạo,Thượng, Ngân sơn.
60 ÷ 80
Bích Sơn
Gồm 6 xóm: Vàng, Tự, Đồn Lương, Xuân tiến, Đồng Lạc,Lửa Hồng
55 ÷ 70
Minh Đức
Gồm 6 xóm: Cầu Sim, Mỏ, Bãi, trại, Ngân Đài, Bảo Đài
50 ÷ 65
Trung Sơn
Gồm 6 xóm: 2,4, 5,7, 8,10
55 ÷ 70
Vân Trung
Gồm 6 xóm: 1,2,5,7,10,11
50 ÷ 65
Yên Dũng
Tân Mỹ
Gồm 6 xóm: 2,3,5,6,7,10
55 ÷ 70
Nội Hoàng
Gồm 6 xóm: 2, 5,6,7,9,8
50 ÷ 65
Trí Yên
Gồm 6 xóm: Nam thành, Bắc Thành, Đan Phượng, Quốc Khánh, Minh Đức, Tân Thịnh
60 ÷ 80
Tân An
Gồm 6 xóm: Sơn Hùng, Thăng Long, Phương Sơn, Hố Quýt, Đầu Voi, Thịnh Đức
50 ÷ 65
Phú Xuân
Gồm 6 xóm: Gò Móc, Bắc Thành, Đoài, Đông, Hồng Lạc, Hồng An.
60 ÷ 80
Đồng Việt
Gồm 6 xóm: Xóm Bến Trại, Đồng Lạc, Minh Tân, Xóm Giữa, Núi, Đồng Xuân.
55 ÷ 70
Lạng Giang
Nghĩa Hưng
Gồm 6 xóm: 1,2,5,7,10,9
55 ÷ 70
Nghĩa Hòa
Gồm 6 xóm: 3,4,6,7, 9,10
50 ÷ 60
An Hà
Gồm 6 xóm: An Hải, Thăng Long, Bình Gia, Hòa Bình, Xương Giang, Trung Thành
50 ÷ 60
Tân Hưng
Gồm 6 xóm: 2,4, 5,7, 8,1
55 ÷ 65
Quang Thịnh
Gồm 6 xóm: Quang Trung, Bắc Sơn, Kỳ Đài, Thịnh Hưng, Yên Hưng, Cây Thị.
50 ÷ 60
Thái Đào
Gồm 6 xóm: Thái Hà, Thái Thịnh, An Đào, Nghĩa Trung, Vân Sơn, Hồng Thái.
50 ÷ 65
Dự tính tổng số mẫu lấy trong ba huyện
985 ÷ 1250
* Qui định một số yếu tố liên quan đến dịch tễ của bệnh
Lứa tuổi của lợn: được chia làm 5 lứa tuổi, được thực hiện trong cả ba huyện với dự kiến số lượng mẫu như sau:
Tuổi của lợn (tháng)
Dự kiến số lượng mẫu lấy
dưới 1
105 ÷ 120
Trên 1 đến 2
317 ÷ 400
Trên 2 đến 4
286 ÷ 350
Trên 4 đến 6
107 ÷ 200
Trên 6 tháng tuổi: Những lợn trên 6 tháng tuổi chủ yếu là những lợn nái sinh sản
170 ÷ 180
Dự kiến tổng số mẫu lấy ở tất cả các nhóm tuổi
985 ÷ 1250
- Đánh giá trạng thái phân theo 3 mức:
Trạng thái phân
Dự kiến số lượng mẫu lấy
+ Phân bình thường: Tạo thành khuôn, màu xanh đen, mượt, không có dịch nhày bao bọc, không có mùi khác thường.
236 ÷ 350
+ Phân sệt: Không tạo thành khuôn mà ở dạng sền sệt, có mùi thối đôi khi có lẫn dịch nhầy, màu xanh xám như nước xi măng.
361 ÷ 450
+ Phân lỏng: Phân loãng, mùi thối khắm, có màu sắc không bình thường (màu vàng kem, vàng xám).
388 ÷ 450
Dự kiến tổng số mẫu lấy ở 3 trạng thái phân
985 ÷ 1250
3.4.2.2 Phương pháp thu nhận mẫu
* Mẫu phân: Chúng tôi lấy mẫu phân vừa thải ra của lợn lai (YorkShire x Landrace) ở các lứa tuổi (từ lợn sơ sinh đến trên 6 tháng tuổi). Để riêng mẫu phân vào một túi nilon nhỏ, ở mỗi túi đều phải ghi: Tuổi lợn, địa điểm, tính biệt, giống, tình trạng vệ sinh, trạng thái phân, phương thức chăn nuôi ngày tháng lẫy mẫu và các biểu hiện lâm sàng khác của lợn. Các mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày (nếu chưa kịp xét nghiệm sẽ được bảo quản ở nhiệt độ 20C – 40C, không quá 3 ngày).
* Mẫu phủ tạng: Chúng tôi lấy mẫu ruột non, hạch màng treo ruột, ruột già, phổi, gan, thận của lợn bị bệnh và ghi: Tuổi lợn, địa điểm, tính biệt, giống, ngày tháng lấy mẫu và các biểu hiện lâm sàng của lợn. Mẫu tổ chức ngâm bảo quản trong formol 10% để làm tiêu bản vi thể.
* Mẫu máu: Chúng tôi tiến hành lấy máu ở vịnh tĩnh mạch cổ của lợn bị nhiễm bệnh vào buổi sáng sớm trước khi cho lợn ăn và vận động.
3.4.2.3 Phương pháp xét nghiệm mẫu phân
* Để tìm noãn nang cầu trùng lợn chúng tôi sử dụng phương pháp sau đây:
+ Phương pháp Darling: Cho phân vào cốc thủy tinh, cho nước lã vào khuấy tan, lọc qua lưới lọc để loại bỏ cặn bã thô. Ly tâm nước lọc với tốc độ 3000 vòng/3 phút tỷ trọng của noãn nang sẽ nặng hơn tỷ trọng của nước, chìm xuống dưới, chắt bỏ từ từ nước lớp trên, giữ lại phần cặn sau đó cho dung dịch nước muối bão hòa, lắc đều hoặc dùng đũa thủy tinh khuấy đều, rồi lại tiếp tục lại ly tâm lần nữa trong 3 phút tốc độ 3000 vòng, noãn nang nhẹ hơn sẽ nổi lên trên. Sau ly tâm lần 2 dùng vòng vớt vớt lớp màng nổi bên trên, cho lên phiến kính đậy lamen, soi kính hiển vi tìm noãn nang cầu trùng.
- Phương pháp đánh giá cường độ nhiễm cầu trùng:
* Ph¬ng ph¸p x¸c ®Þnh cêng ®é nhiÔm cÇu trïng: Cường độ nhiễm cầu trùng được xác định bằng số lượng Oocyst/gam phân (đếm trên buồng đếm Mc. Masteur) và qui định cường độ nhiễm như sau.
≤ 4000 Oocyst /gam phân: qui định cường độ nhiễm nhẹ (+)
> 4000 – 8000 Oocyst /gam phân: qui định cường độ nhiễm trung bình (+ +)
> 8000 - 12000 Oocyst /gam phân: qui định cường độ nặng (+ + +)
> 12000 Oocyst /gam phân: qui định cường độ nhiễm rất nặng (+ + + +)
3.4.2.4 Phương pháp xác định các đặc điểm bệnh lý
* Các triệu chứng lâm sàng được xác định bằng phương pháp khám lâm sàng thường quy.
* Mổ khám lợn bị bệnh để kiểm tra bệnh tích đại thể
* Xác định bệnh tích vi thể chúng tôi lấy mẫu và nhuộm tiêu bản theo phương pháp HE
+ Các mẫu thu nhận: ruột non ( 3 đoạn tá tràng, không tràng, hồi tràng), ruột già (3 đoạn manh tràng, kết tràng, trực tràng), hạch màng treo ruột, phổi, gan, dạ dày, thận. Mẫu tổ chức ngâm bảo quản trong formol 10% để làm tiêu bản vi thể .
* Phương pháp làm tiêu bản vi thể được thực hiện theo quy trình tẩm đúc bằng parafin, nhuộm Haematoxilin – Eosin (HE).
- Cố định bệnh phẩm: Ngâm miếng tổ chức vào dung dịch formol 10% (chú ý bệnh phẩm phải ngập trong formol).
- Vùi bệnh phẩm:
Tiến hành lần lượt các bước sau:
+ Rửa formol: Lấy tổ chức ra khỏi bình formol 10%, cắt thành các miếng có chiều dài, rộng khoảng 4-5mm cho vào khuôn đúc bằng nhựa. Đem rửa dưới vòi nước chảy nhẹ trong 24h để rửa sạch formol.
+ Sau đó đưa mẫu vào hệ thống máy chuyển đúc mẫu tự đ._. bạch cầu đa nhân trung tính ở lợn mắc bệnh cầu trùng tăng cao 66,25 ± 1.09% ở lợn nhiễm bệnh tự nhiên và 66.33 ± 2.52% ở lợn bệnh thực nghiệm trong khi đó lợn khỏe loại bach cầu này chỉ có 56,59 ± 1,91%.
Tỷ lệ bạch cầu ái toan ở lợn bị bệnh cầu trùng cũng cao hơn so với lợn khỏe. Tỷ lệ bạch cầu loại này ở lợn bệnh tự nhiên là 3.82 ± 0,16%, 4.02 ± 0,18% ở lợn bệnh thực nghiệm trong khi đó ở lợn khỏe là 1,02 ± 0,08%. Kết quả kiểm định các chỉ tiêu này cho thấy có ý nghĩa thống kê (P< 0.05).
Trái lại, tỷ lệ bạch cầu ái kiềm, tế bào Lympho ở lợn bị bệnh lại giảm so với lợn khỏe, ở lợn khỏe các chỉ tiêu này tương ứng là 0,15 ± 0,01, 39,22 ± 2,08% giảm xuống còn 0.08 ± 0,02%, 26,89 ± 3,28% ở lợn bệnh tự nhiên và 0,10 ± 0,04%, 27.06 ± 0.93% ở lợn bệnh thực nghiệm. Tuy nhiên bạch cầu ái kiềm thay đổi không rõ rệt so với lợn đối chứng.
Khi kiểm tra tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn trong máu của 19 lợn nhiễm bệnh cầu trùng tự nhiên, 3 lợn gây bệnh thực nghiệm và 10 lợn đối chứng chúng tôi thấy, chỉ tiêu này giảm nhẹ từ 3,02 ± 0,19% ở lợn khỏe giảm xuống 2,78 ± 0,40% ở lợn bị bệnh tự nhiên và 2.67 ± 0.21% ở lợn bệnh thực nghiệm. Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0.05).
Công thức bạch cầu của lợn mắc bệnh cầu trùng và lợn đối chứng được thể hiện rõ qua hình 4.7.
Hình 4.7: Công thức bạch cầu của lợn mắc bệnh cầu trùng
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu về số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu của lợn bị bệnh cầu trùng, chúng tôi thấy: Lợn khi mắc bệnh cầu trùng số lượng bạch cầu đều tăng rõ rệt so với lợn khỏe. Theo Liellehoj (1996), miễn dịch tế bào đóng vai trò chính trong việc chống lại cầu trùng và sự tương hỗ giữa tế bào bạch cầu ở ruột với cầu trùng là đặc trưng cho đáp ứng miễn dịch cầu trùng, (Trích theo Nguyễn Thị Kim Lan, 2008 và cs [16]). Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể chúng tôi thấy có sự thâm nhiễm tế bào viêm. Điều này cho phép chúng tôi nghĩ rằng hiện tượng bạch cầu tăng là do cơ chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể với cầu trùng.
Song song với số lượng bạch cầu tăng thì công thức bạch cầu cũng có biến đổi rõ rệt, thể hiện các loại bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan đều tăng cao ở lợn bị bệnh. Như vậy, hiện tượng viêm xuất huyết niêm mạc ruột do cầu trùng gây ra là nguyên nhân chính làm cho các loại bạch cầu trên tăng. A.F Mandruxop (1967), khi nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lý máu cho biết: Khi lợn bị bệnh cầu trùng số lượng bạch cầu tăng lên gấp nhiều lần nhất là bạch cầu ái toan (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan, 2008 [16]). Kết quả nhiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết luận này.
Ngược lại, tỷ lệ lympho ở lợn mắc bệnh cầu trùng lại giảm rõ rệt so với lượn khỏe, bạch cầu đơn nhân lớn thay đổi nhưng không rõ ràng. Theo Natt, 1959 cho biết khi khi gia súc mắc bệnh cầu trùng thì bạch cầu có sự biến đổi lớn, trong đó bạch cầu lympho giảm, bạch cầu ưa axit tăng, số lượng bạch cầu đơn nhân lớn biến đổi không rõ rệt (Dẫn theo Niconxikij (1983) [26]). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu này.
4.2.3 Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở lợn mắc bệnh cầu trùng
Trong đời sống hàng ngày của vật nuôi, các chỉ tiêu sinh hóa máu như: Hàm lượng đường huyết, protein huyết tương …. Đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, bảo vệ và duy trì sự hằng định nội môi, giúp cho các mô ổn định và sinh trưởng, phát triển bình thường. Trong trạng thái bình thường, các chỉ tiêu sinh hóa máu của từng loại gia súc rất ổn định, nhờ sự điều hòa phức tạp của cơ thể. Bất kỳ nguyên nhân nào làm các chỉ tiêu sinh hóa máu bị rối loạn đều dẫn đến những rối loạn toàn thân và có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng khác nhau cho cơ thể tùy thuộc vào mức độ rối loạn.
Nhằm nghiên cứu sự ảnh hưởng của bệnh cầu trùng đến một số chỉ tiêu sinh hóa máu của lợn bệnh chúng tôi đã tiến hành một số chỉ tiêu: Hàm lượng đường huyết, protein tổng số, các tiểu phần protêin (albumin và globulin).
Xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh hóa máu nêu trên ở các nhóm lợn bị bệnh và lợn đối chứng bằng máy sinh hóa máu tự động Model BS – 120 Chemistry Analyzer, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.8.
Bảng 4.8: Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở lợn mắc bệnh cầu trùng
Chỉ tiêu
Lợn bệnh
(n = 19)
Lợn bệnh thực nghiệm
(n = 3)
Lợn đối chứng
(n = 10)
Hàm lượng đường huyết (mmol/L)
3,91 ± 0,37
3,95 ± 0,38
5,53 ± 0,18
A
A
B
Hàm lượng Protein tổng số (g/L)
58,63 ± 3,15
59,67± 1,53
72,03 ± 13,70
A
A
B
Hàm lượng albumin (g/L)
28,98 ± 3,04
28,33 ± 3,51
40,41 ± 0,63
A
A
B
Hàm lượng globulin (g/L)
25,48 ± 2,23
25,67 ± 3,06
31,34 ± 1,41
A
A
B
Tỷ lệ A/G
1,14
1.10
1,29
A
A
B
Ghi chú: Trong mỗi chỉ tiêu, những nhóm có ký hiệu chữ cái giống nhau là không có sự sai khác thống kê (P >0.05), nếu khác nhau là có sự sai khác thống kê (P<0.05)
Kết quả bảng 4.8 cho thấy, các chỉ tiêu về hàm lượng đường, hàm lượng protein, hàm lượng Abumin, globulin, tỷ lệ A/G nói chung đều có sự sai khác nhau rõ rệt ở lợn bị mắc bệnh cầu trùng so với lợn khỏe.
Hàm lượng đường trung bình ở lợn khỏe là 5,53 ± 0,18 mmol/L giảm xuống còn 3,91 ± 0,37 mmol/L ở lợn bị bệnh tự nhiên (P< 0.05) và 3,95 ± 0,38 mmol/L ở lợn bệnh thực nghiệm. Theo Kolapxki. và cs, (1980) [25] Lợn con bị mắc bệnh cầu trùng không những số lượng hồng cầu giảm mà lượng đường dự trữ trong máu cũng giảm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét này.
Lượng protein huyết thanh tổng số của lợn bệnh giảm mạnh so với lợn khỏe. Ở lợn khỏe lượng protein tổng số trung bình là 72,03 ± 13,70 g/L, Khi bị bệnh cầu trùng chỉ tiêu này giảm xuống còn 58,63 ± 3,15g/L lợn nhiễm bệnh tự nhiên và 59,67± 1,53 g/L ở lợn gây bệnh thực nghiêm. Sự sai khác về chỉ tiêu này ở máu lợn bệnh so với lợn khỏe có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Cũng như hàm protein hàm lượng Albumin ở lợn bệnh cũng giảm xuống so với lợn khỏe. Chỉ tiêu này ở lợn khỏe là 40,41 ± 0,63 g/L, giảm xuống còn 28,98 ± 3,04 g/L ở lợn mắc bệnh cầu trùng tự nhiên và 28,33 ± 3,51 g/L ở lơn gây bệnh thực nghiệm. Theo chúng tôi hàm lượng protein tổng số, hàm lượng albumin giảm trong máu lợn mắc bệnh chỉ có thể do cầu trùng làm tổn thương nghiêm trọng niêm mạc ruột nơi cư trú do vậy mà nhiều đoạn ruột không tham gia vào quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng,. Mặt khác khi lợn bị bệnh thường giảm bú, bỏ bú hoặc bỏ ăn. Vì vậy ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein.
Globulin là thành phần protein có vai trò quan trọng trong máu vận chuyển, tổng hợp kháng thể để bảo vệ cơ thể. Ở lợn khỏe mạnh lượng globulin huyết thanh là 31,34 ± 1,41 g/L, khi mắc bệnh cầu trùng chỉ tiêu này giảm xuống còn 25,48 ± 2,23 g/L ở lợn nhiệm bệnh tự nhiên và 25,67 ± 3,06 g/L ở lợn bệnh thực nghiệm, sự sai khác giữa lượn bệnh và lợn khỏe có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Như chúng tôi phân tích ở bảng 4.9, hiện tượng giảm mạnh lympho bào và bạch cầu đơn nhân lớn là những nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Chỉ số protein huyết thanh (A/G) của lợn bệnh cũng giảm. Ở lợn khỏe là 1,29 và ở lợn nhiễm bệnh tự nhiên là 1,14 và lợn gây bệnh thực nghiệm chỉ tiêu này là 1,10. hiện tượng giảm chỉ số protein huyết thanh trong trường hợp này là do cả albumin và globulin đều giảm. Theo chúng tôi, đây là kết quả của hiện tượng giảm lượng thức ăn thu nhận.
Như vậy, những kết quả nghiên cứu của chúng tôi bước đầu cho thấy lợn bị bệnh cầu hàm lượng đường huyết, lượng protein tổng số, albumin, globulin và tỷ lệ A/G đều giảm.
4.2.4 Bệnh tích đại thể ở lợn mắc bệnh cầu trùng.
Để xác định được những biến đổi đại thể do cầu trùng gây ở các cơ quan trên cơ thể lợn bệnh, chúng tôi đã tiến hành mổ khám 3 lợn ≤ 1 tháng tuổi bị bệnh nặng có biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình nhất và 3 lợn thực nghiệm sau khi đã theo dõi triệu chứng lâm sàng. Kết quả được trình bày tóm tắt ở bảng 4.9
Bảng 4.9: Bệnh tích đại thể ở lợn mắc bệnh cầu trùng
Nhãm lîn
Bệnh tích
Lợn nhiễm bệnh tự nhiên
(n = 3)
Lợn thực nghiệm
(n = 3)
Số con có biểu hiện
Tỷ lệ
(%)
Số con có biểu hiện
Tỷ lệ
(%)
Xung huyết ở các đoạn không tràng, hồi tràng
3
100
3
100
Niêm mạc ruột bị xuất huyết nhẹ các đoạn không tràng và hồi tràng
3
100
2
66,67
Niêm mạc ruột bị viêm ca ta ở các đoạn không tràng và hồi tràng
3
100
2
66,67
Hạch màng treo ruột tăng sinh
3
100
3
100
Chất chứa trong ruột lỏng, màu vàng kem
3
100
3
100
Phổi bị viêm xuất huyết
2
66.67
0
0,00
Qua kết quả mổ khám cho thấy, bệnh tích chủ yếu tập chung ở hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở đoạn không tràng, hồi tràng, cụ thể như sau:
* Ở nhóm lợn nhiễm bệnh tự nhiên
Mổ khám thấy rõ biến đổi ở đường tiêu hóa đó là: xung huyết ở ruột của lợn bệnh ở hai nhóm (100%) số ca mổ có biểu hiện này, Ruột bị xung huyết là do cơ chế gây bệnh của cầu trùng: Ngày thứ nhất ở trong ruột, dưới tác động của dịch dạ dày, dịch ruột, Oocyst bị phá vỡ và giải phóng ra bào tử cầu trùng. Chúng lập tức chui vào các tế bào biểu bì để ký sinh và hình thành Schizont 1, giải phóng ra các Merozoit. Các Merozoit tiếp tục xâm nhập vào tế bào mới. Ngày thứ 2 và 3, sau 2 hoặc 3 thế hệ Schizont 2, Schizont 3, các Merozoit thế hệ cuối cùng sẽ phát triển thành giao tử đực, giao tử cái trong tế bào niêm mạc ruột và tuyến. Lúc này, hiện tượng xung huyết niêm mạc ruột là căn bản (Williams R.S., Busshell A.C. và cộng sự (1996) [45]). Tiếp đến là hiện tượng xuất huyết nhẹ chiếm 100% ở lợn nhiễm bệnh tự nhiên và 66,67% ở lợn bệnh thực nghiệm theo Williams R.S., Busshell A.C. và cộng sự (1996) [45]: kết quả bệnh lý này là do Ngày thứ năm trong chu trình phát triển của cầu trùng hàng loạt tế bào niêm mạc ruột bị phá vỡ, giải phóng Oocyst vào xoang ruột, gây hiện tượng xuất huyết lan tràn.
Hiện tượng ruột bị viêm cata ở không tràng và hồi tràng của lợn nhiễm bệnh tự nhiên là 100%, lợn bệnh thực nghiệm là 66,67%, các biểu hiện hạch màng treo ruột tăng sinh, chất chứa trong ruột lỏng màu vàng kem 100% số ca đều có. Nguyễn Thị Kim Lan (2008) [16], mổ khám lợn bị nhiễm cầu trùng cho biết: Trong ruột chứa chất lỏng màu vàng kem, hạch màng treo ruột tăng sinh. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả này.
Theo cơ chế sinh bệnh của cầu trùng thì chúng không tác động đến phổi. Song, khi mổ khám lợn bị bệnh tự nhiên thấy 2 ca có biểu hiện viêm phổi xuất huyết chiếm 66,67%. Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2008) [16], hiện tượng viêm phổi có thể do kế phát một số vi khuẩn gây mủ khác gây ra. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét này.
Kết quả mổ khám lợn bệnh thực nghiệm chúng tôi thấy ở cả 3 lợn đều có hiện tượng xung huyết ở ruột non đặc biệt ở đoạn không tràng, hồi tràng tiếp đến là hiện tượng xuất huyết và viêm cata ở ruột non. Chứng tỏ tác động của cầu trùng đến cơ quan tiêu hóa của lợn rất rõ ràng, cụ thể trong giai đoạn các thể Schizont biệt hóa thành các giao tử đực và giao tử cài trong tế bào biểu mô gây hiện tượng xung huyết. Nhưng đến giai đoạn phá vỡ tế bào ruột để gải phóng noãn nang gây hiện tượng viêm xuất huyết. Tuy nhiên, trong cơ thể lợn các giai đoạn này xảy ra kế tiếp nhau, nên khi mổ khám chúng tôi thấy cả hai hiện tượng này.
Ngoài ra chúng tôi còn thấy hiện tượng các hạch màng treo ruột tăng sinh, cắt ruột thấy chất chứa trong ruột màu vàng kem, niêm mạc ruột non bị viêm cata. Đặc biệt đối với lợn thực nghiệm khi mổ khám chúng tôi không thấy có con nào có biểu hiện viêm xuất huyết ở phổi. Do vậy có thể kết luận rằng hiện tượng viêm phổi chỉ do kế phát các vi khuẩn từ bên ngoài.
Như vậy, có thể nói bệnh tích của bệnh cầu trùng chủ yếu tập trung ở đường tiêu hóa, với các biểu hiện xung huyết, xuất huyết, chất chứa trong ruột màu vàng kem, hạch màng treo ruột tăng sinh, niêm mạc ruột bị viêm cata.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ CỦA LỢN MẮC BỆNH CẦU TRÙNG
Hình 4.9.1Không tràng của ruột non bị xung huyết
Hình 4.9.2Hồi tràng của ruột non bị xung huyết
Hình 4.9.3Ruột non bị xuất huyết nhẹ
Hình 4.9.4Chất chứa trong ruột màu vàng kem
Hình 4.5.5Hạch màng treo ruột tăng sinh
Hình 4.5.6 Ruột non bị xung huyết, hạch màng treo ruột tăng sinh
4.2.3 Bệnh tích vi thể ở lợn mắc bệnh cầu trùng.
Nghiên cứu bệnh tích vi thể là một trong những nội dung quan trọng giúp cho việc đánh giá các tổn thương bệnh lý ở cấp độ mô bào. Tuy nhiên, đối với bệnh cầu trùng lợn bệnh lý chủ yếu tập trung trên đường tiêu hóa. Do vây trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ những biến đổi vi thể trên đường tiêu hóa.
Để thấy rõ hơn các quá trình bệnh lý xảy ra ở đường tiêu hóa của lợn bệnh chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu ruột bao gồm: những đoạn ruột có biểu hiện đặc trưng nhất của ruột non và ruột già từ 3 lợn nhiễm bệnh tự nhiên và 3 lợn nhiễm bệnh thực nghiệm đã mổ khám và bảo quản trong dung dịch formol 10%, sau đó làm tiêu bản nhuộm HE. Mỗi bệnh phẩm của mỗi con khác nhau được làm 6 Block. Từ mỗi Block sau khi làm tiêu bản chúng tôi chọn ra 5 tiêu bản đẹp nhất để kiểm tra bệnh tích vi thể.
Kết quả kiểm tra 180 tiêu bản thuộc 36 block ruột của 6 lợn nói trên được trình bày ở bảng 4.10.
Bảng 4.10: Bệnh tích vi thể ở lợn mắc bệnh cầu trùng
Nhóm lợn
Bệnh tích
Lợn bệnh tự nhiên
(n = 18 Block)
Lợn bệnh thực nghiệm
(n = 18 Block)
Số Block dương tính
Tỷ lệ (%)
Số Block dương tính
Tỷ lệ (%)
Xuất huyết niêm mạc ruột non các đoạn không tràng, hồi tràng
8
44,44
7
38,89
Xung huyết niêm mạc ruột non các đoạn không tràng, hồi tràng
18
100
18
100
Thâm nhiễm tế bào viêm
18
100
18
100
Tế bào biểu mô ruột bị phá hủy, bong tróc cùng noãn nang cầu trùng
10
55,56
12
66,67
Các thể phân lập Schizont
16
88,89
17
94,44
Noãn nang cầu trùng trong tế bào biểu mô ruột
12
66,67
10
55,56
Lông nhung rách đứt
10
55,56
12
66,67
Hạ niêm mạc bị phù thấm nước
5
27,78
6
33,33
Kết quả kiểm tra chúng tôi thấy ruột lợn bệnh cả nhiễm bệnh tự nhiên và thực nghiệm đều thấy xuất hiện các bệnh tích vi thể như: xung huyết, xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm (đại trung tính, bạch cầu ái toan,..), tế bào biểu mô ruột bị bong tróc cùng noãn nang cầu trùng, lông nhung bị đứt rách, các thể phân lập Schizont,…
Xung huyết niêm mạc ruột non các đoạn không tràng, hồi tràng ở ruột của lợn nhiễm bệnh tự nhiên và lợn thực nghiệm, đều thấy xuất hiện ở 100% số Block đã kiểm tra.
Xuất huyết nhẹ ở niêm mạc ruột: Là do trong chu trình phát triển của mình, cầu trùng phá hủy tế bào biểu mô ruột theo dây truyền phản ứng hạt nhân hết sức nhanh chóng và đồng loạt gây tổn thương nghiêm trọng cho niêm mạc nơi khu trú. Không những thế chúng còn phá hủy những mao mạch và mạch quản ở đó. Mạch quản bị tổn thương làm hồng cầu thoát mạch vào lòng ruột gây mất máu cho cơ thể ký chủ. Bệnh tích này xuất hiện ở 13 block ruột của lợn nhiễm bệnh tự nhiên chiếm tỷ lệ 44,44% số block đã kiểm tra, ở lợn bệnh thực nghiệm 38,89%.
Thâm nhiễm tế bào viêm: Là bệnh tích vi thể chủ yếu chiếm 100% số block đã nghiên cứu ở cả hai nhóm lợn. Các tế bào viêm như đại thực bào, bạch cầu ái toan, đa nhân trung tính. Theo kết quả nghiên cứu Adams và Hamilton (1984), sự có mặt của các tế bào trên chính là cơ sở của cơ chế đáp ứng miễn dịch cầu trùng, (Trích theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16]).
Tế bào biểu mô ruột long tróc, lông nhung đứt rách đều chiếm tỷ lệ 55,56% số Block của ruột lợn nhiễm bệnh tự nhiên và 66,67% số Block của ruột lợn thực nghiệm. Sự phá hủy các tế bào biểu mô vách ruột, từ đó nhung mao ruột mất khả năng tiêu hoá và hấp thu, đây chính là nguyên nhân làm cho lợn bị ỉa chảy còi cọc, chậm lớn. Chae (1998) [32] kết luận: khi lợn con bị nhiễm cầu trùng thì có sự hoại tử và long tróc tế bào biểu mô nhung mao ruột do có sự xâm nhập của cầu trùng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết luận này.
Bên cạnh các bệnh tích kể trên, chúng tôi còn tìm thấy thể phân lập Schizont và noãn nang cầu trùng trong tế bào biểu mô ruột của cụ thể như sau:
Thể phân lập Schizont: Bệnh tích này chiếm 88,89% tổng số block ruột của lợn nhiễm bệnh tự nhiên và 94,44% số Block ruột của lợn thực nghiệm. Các thế hệ Schizont là nguyên nhân gây ra hiện tượng xung huyết niêm mạc ruột.
Ở cả hai nhóm lợn, chúng tôi đều tìm thấy noãn nang cầu trùng trong tế bào biểu mô ruột. Song, sự có mặt của bệnh tích này trong số block đã nghiên cứu ở các nhóm lợn là không giống nhau: Ở ruột lợn nhiễm bệnh tự nhiên thấy xuất hiện ở 12 block chiếm tỷ lệ 66,67%, ở ruột lợn thực nghiệm thấy ở 10 block chiếm tỷ lệ 55,56%.
Ngoài ra chúng tôi còn tìm thấy hiện tượng tích nước phù lớp hạ niêm mạc ở 5 block chiếm tỷ lệ 27,78% trong tổng số block của ruột lợn tự nhiên, 33,33% trong tổng số block của ruột lợn thực nghiệm.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, các tổn thương vi thể chủ yếu của lợn mắc bệnh cầu trùng đó là: xung huyết, xuất huyết ở không tràng và hồi tràng của ruột non, thâm nhiễm tế bào và hình thành các thể phân lập Schizont, tế bào biểu mô lông nhung bong tróc cùng noãn nang cầu trùng, noãn nang cầu trùng trong tế bào biểu mô ruột và tích nước phù lớp hạ niêm mạc.
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua các kết quả nghiên cứu về tình hình nhiễm cầu trùng của đàn lợn nuôi tại Bắc Giang, cũng như các kết quả nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn bệnh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau.
1. Tìm thấy hỗn hợp hai giống cầu trùng Eimeria và Isospora và xác được tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn tại 3 huyện: Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang biến động từ 49.68% - 69.87%, cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn chủ yếu ở cường độ nhẹ và trung bình.
2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng giảm dần theo tuổi của lợn, cao nhất ở giai đoạn dưới 1 tháng tuổi chiếm 74.29%. Giảm nhẹ ở lợn trên 1 đến 2 tháng tuổi, trên 2 đến 4 tháng tuổi, đặc biệt lợn trên 4 đến 6 tháng tuổi và trên 6 tháng vẫn tìm thấy cầu trùng nhưng nhiễm chủ yếu ở mức độ nhẹ, không có con nào nhiễm ở mức độ nặng và rất nặng.
3.Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn có sự khác nhau giữa các tháng trong năm. Các tháng mùa hè có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao hơn so với các tháng mùa đông và mùa xuân
4. Lợn có trạng thái phân lỏng nhiễm cầu trùng cao nhất 73,01%, thấp hơn ở lợn có trạng thái phân sệt, thấp nhất trong phân bình thường 35,17%.
5. Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc bệnh cầu trùng chủ yếu là: Vật bệnh giảm ăn, hoặc bỏ ăn,da khô lông xù, chậm lớn, con vật có biểu hiện ỉa chảy, phân màu từ vàng xám đến xanh như nước xi măng.
6. Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn mắc bệnh cầu trùng
+ Khi lợn bị bệnh cầu trùng số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin giảm, ngược lại số lượng bạch cầu lại tăng lên rất nhiều so với lợn đối chứng. Công thức bạch cầu trong cũng bị biến đổi trong đó bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu ái toan tăng lên rõ rệt so với lợn đối chứng.
+ Các chỉ tiêu sinh hóa của lợn bệnh biến động rõ: Hàm lượng đường huyết, lượng protein tổng số, hàm lượng albumin, globulin và chỉ số protein huyết thanh A/G của lợn bệnh đều giảm.
7. Bệnh tích đại thể và bệnh tích vi thể của lợn mắc bệnh cầu trùng
+ Bệnh tích đại thể: chủ yếu tập trung vào đường ruột đặc biệt là xung huyết, xuất huyết các đoạn không tràng và hồi tràng, ruột non bị viêm cata, hạch màng treo ruột tăng sinh, chất chưa trong ruột lỏng màu vàng kem.
+ Bệnh tích vi thể chủ yếu là: xung huyết, xuất huyết niêm mạc ruột, thâm nhiễm tế bào viêm, các thể phân lập Schizont, noãn nang cầu trùng trong tế bào biểu mô ruột, tế bào biểu mô ruột bong tróc cùng noãn nang cầu trùng, lông nhung đứt rách, hạ niêm mạc thấm nước phù.
5.2 Đề nghị
Đề nghị tiếp tục nghiên cứu với dung lượng mẫu lớn, trên phạm vi rộng và thời gian nghiên cứu dài, cần tiến hành nghiên cứu thêm các đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng, cũng như thời gian sống của cầu trùng ngoài môi trường, để từ đó có đầy đủ các kết luận về bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng việt
Vũ Triệu An (1978), Đại cương sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Vũ Triệu An (1999), Bài giảng sinh lý bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 125 – 150.
Vũ Triệu An (2006), Đại cương sinh lý bệnh gia súc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Phạm Văn Chức và cs (1991), “Nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất vacxin phòng chống bệnh cầu trùng gà bằng phương pháp chiếu xạ tia gama”, báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học kỹ thuật thú y các tỉnh phía nam.
Trương Văn Dung và cs (2002), Cẩm nang chẩn đoán về các bệnh gia súc ở Việt Nam, Viện Thú Y quốc gia, tr. 137.
Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1984), Bệnh gia súc non, NXB Nông nghiệp.
Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh đường tiêu hóa của lợn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Bạch Mạnh Điều (1995), Một số nghiên cứu về bệnh cầu trùng gà tại trại gà Thuỵ Phương – Viện chăn nuôi, luận văn Thạc sĩ Thú y.
Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh (2001), Sinh lý động vật và người, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
Lâm Thị Thu Hương (2002), “Tình hình nhiễm Crypstoporidium trên heo tại một số trại và lò mổ thuộc TP Hồ Chí Minh”, Khoa học kỹ thuật thú y, tập IX, số 2, trang 47- 52.
Lâm Thị Thu Hương (2004), “Tình hình nhiễm một số loài cầu trùng đường ruột ở lợn”, Khoa học kỹ thuật thú y, tập XI, số 1, trang 26- 32.
Phạm Thế Khánh, Phạm Từ Dương (2003), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nxb Y học, Hà Nội.
Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (1999), Giáo trình ký sinh trùng thú y (dùng cho sinh viên, chuyên ngành thú y), Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Kim Lan và Trần Thu Nga (2005), “Một số đặc điểm dịch tễ và vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn, Khoa học kỹ thuật thú y, Tập XII (4), trang 40-46.
Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Nguyên Thị Ngân (2006), “Vai trò của ký sinh trùng đường tiêu hóa trong hội chứng tiêu chảy ở lợn”, Khoa học kỹ thuật thú y, Tập XIII, số 3, tr 36 – 40.
Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Giáo trình ký sinh trùng thú y (dùng cho học viên cao học, chuyên ngành thú y), Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. trang 153- 156.
Nguyễn Ngọc Lanh (1982), tìm hiểu miễn dịch học (tập 1), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), Bệnh Đơn bào ký sinh ở động vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 138 – 142.
Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), một số bệnh quan trọng của lợn. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Nguyễn Quang Mai (2004), Sinh lý người và động vật, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
Lê Minh và cs (2008), “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng lợn ở một số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên”, Khoa học kỹ thuật thú y, Tập XV số 2 2008 (4), trang 63-67.
Lê Văn Năm (2003), Bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
NguyÔn Nh Thanh, Lª Thanh Hoµ (1997), MiÔn dÞch häc thó y, Nxb N«ng nghiÖp, Hµ Néi.
Hoàng Thạch và cs (1999), Khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng Eimeria và một số đặc điểm của bệnh cầu trùng gà ở Thành phố Hồ Chí Minh, một số vùng phụ cận và thử nghiệm một số thuốc phòng trị, Luận án tiến sỹ nông nghiệp.
II. Tài liệu dịch từ nước ngoài
N.A Kolapxki, P.L Paskin (1980), Bệnh cầu trùng ở gia súc gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà nội.
Niconxikij (1983). Bệnh lợn con (Phạm Quân Dịch). Nxb N«ng nghiÖp, Hµ Néi, trang 18 – 48, 135- 157.
III. Tiếng Anh
Alicata, J.e and Willer E.L (1946), Observation on the prophylactic anh curative value of sulphaguanidine in swine coccidiosis, Am.J.Vet.Res. Page 94- 100.
Archie Hunter (1994), Animal health, Volume 2 Specific Diseases, Center for Tropical Veterinary medicine, University of Edinburgh, page 41- 43.
Bachman G.W (1930), Inmunity in experimental coccidiosis of rabbits, Amer.7.Hyg12, page 641.
Bhurtei J.E (1995), Addition details of the life history of E.necatrix, veterinary Review- Kathmadu, page 17- 23.
Biester và Shwarr (1934), Studies on infections enteritis of swine.J.Am.Vet.Med.Ass, page 207-219.
Chae C. (1998), Diarrhea in nursing piglets associated with coccidiosis; prevalence, microscopic lesions and coexisting mocroorganisms. Vet rec, page 417- 420.
Ellis C.S (1986), Studies of the Vaibitily of the Oocyst of Eimeria tenella, with particular reference to condition of incubation, cornell Vet 28, page 267.
Eutis S.L, D.T. Nelson (1981), “Lesions associated with coccidiosis in nursing piglets”. Veterynary patholog, pp, 21 – 28.
Goodrich, H.P (1994), “Coccidian Oocysts” parasitology,page 36- 72.
Horton Smith (1963), “The development of Eimeria necatrix”, parasitology, page 401- 405.
Johannes Kaufmann (1996), Parasitic infections of domestic animals, Brirkhauser Verlag, Berlin, 1996 (coccidisis of pig).
Levine N.D (1985), Veterinary protozoology, The lowa State University Pres Ames, Iowa, USA.
Nilsson O, Martinsson K & E. Persson (1984),. Epidemiology of Porcine Neonatal Steatorrhoea in Sweden. 1. Prevalence and clinical singnifcance of coccidal and rotaviral infection. Scan. J. of Vet Science, 3 – 4, P. 103 – 110.
Long P.L và cs (1979), The effect of some Anticoccidial drugs on the development of immunity to the coccidiosis in field and Laboratory condition, Houghton poultry research station, houghton Hutingdon, Cambs England, Avian pathology, page 453- 467.
Rose M.E và cs (1962), Immunity in the coccidia, Eimeria, Isospora, Toxoplasma and Related Generalu, Uiversity Park Press, Baltimore, page 295- 341.
Rommel, M., (1970), Studies on the nature of the crowding effect and of the immunity to coccidiosis .J. Parasitol., 56: 468.
Stotish R.L, Wang C.C (1978), preparation and furification of Merozoites, J.parasitol 61: 700-703.
Tyzzer (1929), Coccidiosis in gallinaceous bird, amer.J.Hyg, page 43- 55.
William R.B (1997), The mode of action of Anticoccidial quinolones in chickens, International Journal for parasitology, page 30-31.
Warner, D.E (1933), “Survival of Coccidia of the chicken in soil and the surface of eggs” Poultsoi 12, p:433
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi
----------eêf----------
NguyÔn thÞ h¬ng giang
TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG Ở ĐÀN LỢN NUÔI TẠI TỈNH BẮC GIANG VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU CỦA LỢN BỆNH
LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp
Chuyên ngành : THÚ Y
Mã số : 60.62.50
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU NAM
Hµ Néi - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiên luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả
Nguyễn Thị Hương Giang
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện đào tạo sau đại học, Khoa thú y cùng các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ hoàn thành luận văn này.
Hoàn thành luận văn này tôi luôn luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn Bệnh lý. Đặc biệt là thầy hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Hữu Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và xây dựng luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường cao đẳng Nông – Lâm Bắc Giang, phòng nông nghiệp các huyện Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên tỉnh Bắc Giang, cùng toàn thể đồng nghiệp cùng bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi thực hiện đề tại.
Nhân dịp hoàn thành luận văn tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà trường, các thầy cô giáo, TS. Nguyễn Hữu Nam, các cơ quan, gia đình cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hương Giang
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa trong khóa luận
E
Eimeria
I
Isospora
Sp
Species
g
Gam
cs
cộng sự
Hb
Hemoglobin
L
Lít
VD
Ví dụ
Nxb
Nhà xuất bản
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
4.1: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo các huyện 45
4.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của lợn 47
4.3: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo trạng thái phân 50
4.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo các tháng trong năm 52
4.5: Những triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh cầu trùng 55
4.6: Một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của lợn mắc bệnh cầu trùng. 63
4.7. Số lượng và công thức bạch cầu của lợn mắc bệnh cầu trùng 66
4.8: Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở lợn mắc bệnh cầu trùng 70
4.9: Bệnh tích đại thể ở lợn mắc bệnh cầu trùng 72
4.10: Bệnh tích vi thể ở lợn mắc bệnh cầu trùng 76
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
1.1. Cấu tạo Oocyst giống Eimeria gây bệnh (Sporulated Eimeria Oocyst) 9
1.2. Cấu trúc phân biệt noãn nang giữa giống Eimeria và Isospora 13
1.3. Chu trình sinh học của cầu trùng giống Eimeria 13
4.1: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn theo các huyện 46
4.2: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của lợn 49
4.3: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn theo trạng thái phân 51
4.4: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn theo các tháng trong năm 53
4.5.1 Lợn con 18 ngày tuổi mắc bệnh cầu trùng nặng còi cọc, chậm lớn, da khô, lông xù 60
4.5.2 Phân của lợn mắc bệnh cầu trùng 60
4.5.3 Lợn mắc bệnh ủ rũ mệt mỏi, hay năm một chỗ 60
4.5.4 Phân sệt như màu xanh xám như nước xi măng 60
4.5.5. Oocyst cầu trùng vừa mới theo phân ra bên ngoài 61
4.5.6. Phôi bào của Oocyst cầu trùng đang co lại để hình thành túi bào tử 61
4.5.7. Oocyst cầu trùng trong phân lợn đang co lại để hình thành bào tử 61
4.5.8. Sự hình thành Sporocyst trong môi trường Bichromate kali 2,5% 61
4.7: Công thức bạch cầu của lợn mắc bệnh cầu trùng 68
4.9.1 Không tràng của ruột non bị xung huyết 75
4.9.2 Hồi tràng của ruột non bị xung huyết 75
4.9.3 Ruột non bị xuất huyết nhẹ 75
4.9.4 Chất chứa trong ruột màu vàng kem 75
4.5.5 Hạch màng treo ruột tăng sinh 75
4.5.6 Ruột non bị xung huyết, hạch màng treo ruột tăng sinh 75
4.10.1. Ruột non bị xung huyết 79
4.10.2. Thâm nhiễm tế bào viêm 79
4.10.3. Thể Schizont trong tế bào biểu mô ruột 79
4.10.4. Tế bào biểu mô ruột bình thường 79
4.10.5. Tế bào biểu mô bong tróc cùng noãn nangcầu trùng 80
4.10.6. Noãn nang cầu trùng trong tế bào biểu mô ruột 80
4.10.7. Lông nhung ruột bị đứt rách 80
4.10.8. Lông nhung ruột bình thường 80
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luận văn up.doc