Tình hình lội ngập ở Tp HCM và những vấn đề cần giải quyết

LỜI MỞ ĐẦU Vấn đề lội ngập đô thị không chỉ có ở những đô thị của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng mà đây là “vấn nạn” của nhiều đô thị trên thế giới, nhất là đô thị ở các nước đang phát triển- nơi đang có quá trình đô thị hóa quá nhanh nhưng thiếu những giải pháp quy hoạch quản lý và công trình hạ tầng thích ứng. Ngập lụt đô thị đã gây nên những tác động không nhỏ đến sinh hoạt của người dân: ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, ô nhiễm môi trường sống… Vấn đề lội ngập tại đô thị Hồ C

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2630 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tình hình lội ngập ở Tp HCM và những vấn đề cần giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí Minh đã là vấn đề bức xúc trong nhiều năm qua đối với các cấp lãnh đạo và nhân dân thành phố. Mặc dù đã được sự quan tâm và nói đến nhiều của các cơ quan quản lý, nhà lãnh đạo, báo chí, truyền thông nhưng vấn đề ngập lụt của thành phố vẫn là bài ca muôn thuở chưa có hồi kết. Mỗi mùa mưa về, người ta lại nghe nhiều hơn điệp khúc “ Mưa – ngập- kẹt xe” hay “ Đường ngập, nâng đường – nhà ngập, nâng nhà”, để rồi nhà lại ngập, mãi trong vòng luẩn quẩn. Hàng loạt giải pháp cho vấn đề ngập lụt đô thị đã được đưa ra và thực hiện như: cải tiến hệ thống thoát nước, nâng đường... nhưng đều tỏ ra không đạt hiệu quả, vì những giải pháp đó chỉ là những giải pháp mang tính “chống đỡ, tình thế, bị động”. Và đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều giải pháp đã được áp dụng vào thực tế nhưng do tính chất phức tạp của vấn đề nên tình trạng ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh không những không được giải quyết mà còn có chiều hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chính của vấn đề này là ở đâu và giải quyết như thế nào? CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. VỊ TRÍ, ĐỊA HÌNH 1.1.1. Vị trí - Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10' – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22' – 106 054 ' kinh độ đông, điểm cực bắc ở xã Phú Mỹ (huyện Cần Giờ), điểm cực tây ở xã Thái Mỹ (Củ Chi) và điểm cực đông ở xã Tân An (huyện Cần Giờ). Chiều dài của thành phố theo hướng tây bắc - đông nam là 150 km, còn chiều tây - đông là 75km. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 59km đường chim bay. Thành phố có 12km bờ biển cách thủ đô Hà Nội 1730 km (đường bộ) về phía Nam (nguồn - Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, - Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, - Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, - Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, - Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Hình 1: BẢN ĐỒ RANH GIỚI HÀNH CHÍNH TP.HCM 1.1.2. Điạ hình - Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình - Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9). - Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m. - Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10m. - Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt. - Khu vực bờ hữu sông Sài gòn- Nhà bè có thể được chia ra 4 vùng với các điều kiện địa hình khác nhau: + Vùng phía tây hầu hết là khu vưc diện tích đất thấp có cao độ từ +0,7 đến +1,0m của huyện bình chánh. + Khu vực trung tâm cao hơn bao gồm diện tích đất của các huyện Hóc môn, Gò vấp và khu trung tâm thành phố. + Vùng phía bắc ven sông Sài gòn có cao độ đất tự nhiên vào khoảng +0,6 đến +0,8m . + Vùng phía nam ven sông Nhà bè bao gồm cả diện tích của huyện Cần Giuộc và Cần Đước của huyện Long An hầu hết là vùng đất thấp với độ cao khoảng +0,6 đến +1,2m - Bờ tả sông Sài Gòn bao gồm 2 tiểu vùng: Đông – Bắc và Đông – Nam. Phía nam của khu vực này là đất thuộc các quận 2, quận 9 có cao độ từ +0,.6 đến +1,5m đang phát triển rất mạnh. 1.2. ÐỊA CHẤT – ĐẤT ĐAI Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai trầm tích-trầm tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen: - Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ. Ðiểm chung của trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam. Dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con người, qua quá trình xói mòn và rửa trôi..., trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với qui mô hơn 45.000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất thành phố. Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn diện tích. Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0- 5,0. Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng cơ bản. - Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, lòng sông và bãi bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò: + Nhóm đất phù sa không hoặc bị nhiễm phèn, phân bố ở những nơi địa hình hơi cao khoảng 1,5-2,0m. Nó tập trung tại vùng giữa của phía Nam huyện Bình Chánh, Ðông Quận 7, Bắc huyện Nhà Bè và một ít nơi ở Củ Chi, Hóc Môn. Nhóm đất phù sa hai loại: đất phù sa không được bồi, có tầng loang lổ. Trong đó hai loại đầu chiếm diện tích lớn hơn; loại sau, là đất phù sa ngọt, đất rất tốt, chỉ có khoảng 5.200 ha (2,7%). Ðất phù sa nói chung có thành phần cơ giới từ sét trung bình tới sét nặng. Ðất có phản ứng chua, độ pH khoảng 4,2-4,5 ở tầng đất mặt và xuống sâu 0,5- 1,2m độ chua giảm nhiều, pH nâng lên tới 5,5-6,0. Hàm lượng mùn trung bình, các chất dinh dưỡng khá. Là loại đất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển trồng lúa cao sản, chất lượng tốt. + Nhóm đất phèn có hai loại: đất phèn nhiều và đất phèn trung bình. Chúng phân bố tập trung chủ yếu ở hai vùng. Vùng đất phèn Tây Nam Thành phố, kéo dài từ Tam Tân-Thái Mỹ huyện Củ Chi xuống khu vực Tây Nam huyện Bình Chánh -các xã Tân Tạo, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân... Vùng này hầu hết thuộc loại đất phèn nhiều (phèn nặng); đất rất chua, độ pH khoảng 2,3-3,0. Nó cùng điều kiện thành tạo và tính chất giống như đất phèn vùng Ðồng Tháp Mười. Vùng đất phèn ven sông Sài Gòn-Rạch Tra và bưng Sáu xã quận 9. ở đây hầu hết diện tích thuộc loại đất phèn trung bình và ít, phản ứng của đất chua nhẹ ở tầng đất mặt, độ pH khoảng 4,5-5,0; song giảm mạnh ở tầng đất dưới, đất rất chua, độ pH xuống tới 3,0-3,5. Ðất phèn có thành phần cơ giới từ sét đến sét nặng, đất chặt và bí. Dưới độ sâu khoảng từ 1m trở xuống, có nhiều xác hữu cơ nên đất xốp hơn. Ðất khá giàu mùn, chất dinh dưỡng trung bình; song hàm lượng các ion độc tố cao, nên trên đất phèn không thích hợp với trồng lúa. Tuy nhiên, tăng cường biện pháp thủy lợi tưới tiêu tự chảy để rửa phèn, có thể chuyển đất canh tác từ một vụ sang hai vụ lúa . + Nhóm đất phèn mặn: Ở thành phố Hồ Chí Minh, nhóm đất phèn mặn là nhóm có diện tích lớn nhất. Nó phân bố tập trung ở đại bộ phận lãnh thổ huyện Nhà Bè và hầu như toàn bộ huyện Cần Giờ. Theo độ mặn và thời gian ngập mặn, nhóm đất mặn được chia làm hai loại: đất phèn mặn theo mùa và đất phèn mặn thường xuyên (còn gọi là đất mặn dưới rừng ngập mặn). Ðất phèn mặn theo mùa có diện tích 10.500 ha, phân bố ở Nhà Bè và bắc huyện Cần Giờ. Thời gian bị mặn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 hoặc tháng 7 năm sau. Ðất thịt, giàu mùn, chứa nhiều xác hữu cơ dưới môi trường yếm khí, chất dinh dưỡng khá; phản ứng của đất từ chua đến rất chua, pH ở độ sâu tầng sinh phèn xuống tới 2,4-2,7. Tuy nhiên, về mùa lũ, mặn bị đẩy ra xa và nước được pha loãng trong thời gian dài 4-5 tháng; đồng thời đất có lớp phủ phù sa dày tới 20-30 cm, nên vẫn cấy được một vụ lúa với năng suất khoảng 2,0-2,0 tấn/ha. Ðể đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, vùng này đã và đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phương thức canh tác-các loài cây ăn quả, cây rừng, nuôi tôm... theo các mô hình nông-lâm ngư kết hợp. +Ðất mặn dưới rừng ngập mặn: Loại đất này rộng 35.000 ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Cần Giờ. Ðất thịt trung bình, màu xám đen, nhiều mùn nhão lẫn xác hữu cơ bán phân giải, bị ngập triều thường ngày, nói chung đất còn ở dạng bùn lỏng chưa cố định, giàu chất dinh dưỡng, độ pH tầng đất trên 5,8-6,5. Ðất ngập mặn, phù hợp với duy trì và phát triển các loại cây rừng ngập mặn, nhằm giữ bờ lấn biển, bảo vệ môi trường cảnh quan, phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nuôi dưỡng hệ sinh thái giàu tiềm năng ở vùng ven biển phía nam của thành phố. Nhược điểm chung của hai loại đất phèn, mặn là nền đất yếu, nhất là đất phèn mặn thường xuyên; do đó có mặt hạn chế trong xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 1.3. NGUỒN NƯỚC VÀ THUỶ VĂN 1.3.1. Nguồn nước Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch rất phát triển: - Sông ngòi: Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có sông Sài Gòn đi qua Thành phố dài 106km. Ngoài ra, còn có sông Đồng Nai. Có mạng lưới sông rạch chằng chịt gồm 7.880km kênh rạch chính, khoảng 33.500ha diện tích mặt nước, diện tích vùng đất thấp có cao độ dưới 2m bao gồm cả diện tích mặt nước chiếm 61% diện tích tự nhiên, nằm ở vùng cửa sông với nhiều công trình điều tiết lớn ở thượng nguồn như hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, hồ Trị An trên sông Đồng Nai - Kênh rạch: Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn. - Nước ngầm: ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. 1.3.2. Thủy văn - Về thủy văn, hầu hết các sông rạch TP.HCM đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. TP.HCM chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn của hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai. - Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều - Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố. 1.4. KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,550C, không có mùa đông. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau: - Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam. - Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%. - Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. - Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm; số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 27OC; nhiệt độ cao tuyệt đối 40 OC, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8OC. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,8OC), tháng có nhiệt độ trungbình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,7OC). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-28OC. Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng như vậy, rất thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.  Khí hậu bình quân của Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình cao °C (°F) 32 (90) 33 (91) 34 (93) 34 (93) 33 (91) 32 (90) 31 (88) 32 (90) 31 (88) 31 (88) 30 (86) 31 (88) Trung bình thấp °C (°F) 21 (70) 22 (72) 23 (73) 24 (75) 25 (77) 24 (75) 25 (77) 24 (75) 23 (73) 23 (73) 22 (72) 22 (72) Lượng mưa mm (inch) 14 (0.6) 4 (0.2) 12 (0.5) 42 (1.7) 220 (8.7) 331 (13) 313 (12.3) 267 (10.5) 334 (13.1) 268 (10.6) 115 (4.5) 56 (2.2) Bảng 1: Khí hậu bình quân ở TP.HCM Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại London 26 tháng 2 năm 2008. 1.5. DIỆN TÍCH - Diện tích toàn Thành phố là 2.095,239 km2, trong đó nội thành là 140,3km2 còn lại là ngoại thành. Độ cao trung bình so với mặt nước biển: nội thành là 5m, ngoại thành là 16m. (nguồn - Gồm 24 quận, huyện (Quận 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân, Huyện gồm có: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè). - Dự kiến đến năm 2020 TP sẽ mở rộng lên diện tích 650 km2, chiếm 31% tổng diện tích tự nhiên, với tổng dân số 10 triệu người. 1.6. DÂN SỐ Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.123.340 người ( Báo cáo 13 tháng 8, 2009. “Công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009”. Trang điện tử chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ Việt Nam. Truy cập 15 tháng 8, 2009) , gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9% . Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2,086.185 người, bính quân tăng gần 209.000 người/năm, tốc độ tăng 3,53%/năm, chiếm 22% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. 1.7. QUY HOẠCH VÀ KẾT CẤU ĐÔ THỊ Theo thiết kế đô thị ban đầu của người Pháp vào năm 1860, thành phố Sài Gòn sẽ là nơi sinh sống cho 500.000 dân. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tăng qui mô của thành phố lên đến 3 triệu dân. Tuy nhiên hiện nay thành phố này có dân số kể cả số lượng khách vãng lai là 10 triệu người, kết cấu đô thị đã quá tải (“Giải pháp giao thông TP.HCM: Chỉ là đối phó”. VietnamNet -27 tháng 11 năm 2007). Sài Gòn từng là thành phố của cây xanh với không gian kiến trúc theo quy hoạch của Pháp trước đây đã thay đổi với việc thu hẹp không gian xanh để xây dựng nhà cửa, không gian kiến trúc thành phố này trở nên chật chội với nhiều công trình xây dựng hỗn độn thiếu tính thống nhất (“Không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh (Phần 2)”. Đài truyền hình Việt Nam -25 tháng 5 năm 2005). Công tác quy hoạch có nhiều bất cập và yếu kém. Đến thời điểm đầu năm 2008 mới chỉ có 23% khối lượng công tác quy hoạch 1/2000 được thực hiện. Quy hoạch cho hệ thống công trình ngầm vẫn chưa được thực hiện xong (“TP. Hồ Chí Minh – Ngán ngẩm với quy hoạch”- Báo Lao Động 8 tháng 1 năm 2008).. Công tác xây quy họach và xây dựng đô thị mới vẫn mang nặng tư duy thời kỳ bao cấp. Trong 10 năm gần đây, khu vực đô thị mới để lại dấu ấn lớn trong quá trình phát triển thành phố này là khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng do nước ngoài đầu tư xây dựng, không phải là những quận, huyện được chính quyền địa phương thành lập (“Quy hoạch TP.HCM chưa xứng tầm”. Thư viện pháp luật -2 tháng 5 năm 2008). 1.8. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. (Số liệu 2005 trên trang của Thành phố). Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc (Nguồn lao động trên trang Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh). Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1024 USD/năm. - Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%( Chỉ tiêu tổng hợp giai đoạn 2001 - 2006, trên trang của Thành phố). - Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND (Trang của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh). Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007 (Hàn Ni, "TPHCM dẫn đầu thu hút vốn FDI vì biết cách bứt phá". Sài Gòn giải phóng, 3 tháng 11, 2007). Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD ("TPHCM sau 1 năm gia nhập WTO - Vượt lên chính mình...", Trung tâm thông tin thương mại). CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH LỘI NGẬP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. NGUYÊN NHÂN GÂY LỘI NGẬP Ở TP.HCM 2.1.1. NGUYÊN NHÂN DO TÁC ĐỘNG CỦA TỰ NHIÊN (NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN) 2.1.1.1. Do nhiệt độ trái đất tăng và biến đổi khí hậu - Theo TS. Nguyễn Hữu Ninh, trung tâm Nghiên Cứu, Giáo Dục và Phát Triển Môi Trường thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam. Hiện nay, nhiệt độ trung bình đã tăng lên tới 0,3 - 0,4 độ C trong mấy chục năm vừa qua và hiện đang có xu hướng tăng tiếp. Các mô hình nghiên cứu trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình của Trái đất có thể tăng từ 1,1 - 6 độ C khả năng xảy ra từ 1,8 - 4 độ C trong đó tùy theo sự phát thải hiệu ứng nhà kính cắt giảm đến mức độ nào để làm giảm bớt các khí CO2 và các khí khác gây hiệu ứng nhà kính. Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên .Nếu như ngay từ lúc này, nhân loại dừng  phát thải khí  nhà kính thì nhiệt độ bề mặt Trái Đất vẫn tiếp tục nóng lên, nước biển vẫn tiếp tục dâng lên trong vòng 50 năm nữa. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm cho băng của các dãy Himalaya và Nam Cực, Bắc Cực và các vùng khác tan chảy. Những núi băng này tan chảy sẽ làm cho mực nước biển tăng lên. - Mực nước biển dâng lên từ 28 - 43 cm. Nhưng có thể mực nước biển này còn cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây ra. Khi mực nước biển dâng thêm 1m, 14 triệu dân ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng, 40.000 km2 vùng đồng bằng bị ngập lụt và 1.700 km2 vùng ven biển bị chìm. Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ Nhà Bè, Quận 2, Quận 8, Quận 7, Thủ Thiêm, một phần Bình Thạnh, Bình Chánh…) và phần lớn vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập lụt nghiêm trọng và nếu mực nước biển dâng cao hơn dự báo 26cm vào năm 2050 sẽ tác động rất lớn tới rừng ngập mặn Cần Giờ và một số khu vực ở TP.HCM bị nhấn chìm vĩnh viễn -theo ông Jeremy Carew Reid, Giám đốc Trung tân quốc tế về Quản lý môi trường (ICEM). - Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong 3 nước đang phát triển (Philipin, Băngladet) chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển dâng cao từ 1m ảnh hưởng đến 10,8% dân số, 5% diện tích đất đai và 10% GDP. Nếu mực nước biển dâng lên 5 m thì ảnh hưởng đến 35% dân số, 16% diện tích đất đai và 36% GDP. Dự báo sẽ có tới 22 triệu người Việt nam bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Hình số 1: Biến đổi khí hậu 2.1.1.2. Do mưa Theo Trung tâm điều hành chống ngập TP.HCM, mực nước biển đo được ở Vũng Tàu đã tăng khoảng 0,8cm/năm, còn mực nước các sông, kênh của TPHCM đo được ở Phú An tăng đến 1,5cm/năm. Những cơn mưa lớn ngày một dày đặc hơn với vũ lượng trung bình năm sau cao hơn năm trước khoảng 0,8mm. Nếu trước đây cứ 5 năm mới có những cơn mưa có vũ lượng trên 100mm thì nay chỉ 3 năm đã thấy xuất hiện. Còn những cơn mưa có vũ lượng khoảng 100mm thì năm nào cũng xuất hiện. Đặc biệt, vào đầu mùa mưa năm nay trên địa bàn TPHCM đã xuất hiện cơn mưa hiếm thấy với lượng mưa 117mm. Hình 2: Chỉ sau mấy cơn mưa nhỏ, nhiều con đường của TP HCM đã chìm trong nước. Nguồn: Báo Đất Việt Bảng 2 : Số lần xuất hiện của trận mưa có cường độ > 100mm trong 180 phút ở TP.HCM Thời kỳ 1952 - 1961 1962-1971 1972-1981 1982-1991 1992-2002 Xuất hiện 0 1 2 2 4 (Nguồn: Vấn đề ngập úng và thoát nước ở TP.HCM của Hồ Phi Long trường Đại học Bách khoa TP.HCM) Theo bảng trên cho thấy có xu hướng tăng dần của những trận mưa có cường độ lớn nhất hàng năm với tốc độ bình quân khoảng 0.8mm/năm, cùng với tần suất xuất hiện tăng dần của những trận mưa lớn có cường độ từ 100mm trở lên. - Hiện nay, toàn thành phố còn khoảng 100 điểm ngập chủ yếu do mưa trong đó khu vực nội thành có đến 60 điểm. Năm 2008, có khoảng 66 trận mưa gây ngập, tăng 46% so với năm 2007. Chỉ trong năm 2009 đã có đến hơn 50 trận mưa gây ngập cho thành phố (trên tổng số 150 trận mưa cả năm). Không chỉ vậy, triều cường ngày càng tăng cao khiến tình trạng ngập càng thêm phức tạp, gần nửa số điểm ngập hầu như chưa có phương án xử lý. Chúng ta đều rõ TP HCM nhìn chung cao độ đất thấp cho nên nguyên nhân chính gây ngập do mưa lớn, trong khi hệ thống tiêu thoát hiện hữu không đủ khả năng thoát nước. Nhiều nhất trên các tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biên Phủ, D2, D3, Xô Viết Nghệ Tĩnh (Quận Bình Thạnh), Cao Thắng (Quận 3), Trần Xuân Soạn (Quận 7)…. - Khi mưa với cường độ khoảng trên 40 mm, thời gian ngắn thường sinh ra ngập úng. Nếu mưa với cường độ lớn hơn, thời gian mưa tập trung dài hơn thì mức độ ngập úng càng nguy hiểm hơn. Ngập úng do mưa cũng có liên quan đến hệ thống tiêu thoát nước, đặc biệt là hệ thống kênh cống tiêu ở khu nội thành. Hình 3: Nước ngập quá nửa chiếc xe gắn máy - Ảnh: Diệp Đức Minh Nguồn: Báo Thanh niên 2.1.1.3. Do ảnh hưởng của thủy triều Mực nước thủy triều của Thành phố từ năm 1999 liên tục tăng nhanh từ mức 1,22m đến 1,55m (theo Thạc sĩ Hoàng Phi Long – Giảng viên bộ môn Tài nguyên nước và Môi trường, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, nguồn TuanVietNam.net –ngày 8 tháng 7 năm 2009). Đối với các khu vực có cao trình mặt đất thấp hơn mực nước triều thì nguyên nhân chính gây ra ngập lụt là thủy triều. TP.HCM nhìn chung cao độ đất thấp cho nên nguyên nhân chính gây ngập do mưa lớn, trong khi hệ thống tiêu thóat hiện hữu không đủ khả năng thoát nước. Trong thời gian triều cường, hoặc xả lũ từ thượng lưu về, mực nước sông lên cao lại cản trở việc tiêu thoát nước, gây ngập cho khu vực có cao độ đất thấp. Thậm chí ngay cả trong mùa khô, không có mưa mà một số khu vự ở TP.HCM vẫn ngập nước do triều cường. Hình 4: Trong lúc trời nắng gắt thì nhiều tuyến đường TP.HCM ngập sâu trong nước bởi đợt triều cường dâng cao bất thường. Ảnh: An Bang Theo vietnamnet.vn- 26/05/2010 Hình 5: Người dân vất vả lội qua đoạn đường ngập.  Ảnh: An Bang Theo vietnamnet.vn- 26/05/2010 Do ảnh hưởng của triều biển Đông trong những lúc triều lên hoặc triều cường, mực nước trong sông kênh lên cao gây khó khăn cho việc tiêu thoát đối với những vùng đất thấp, gây ngập. Mực nước triều lớn nhất ở khu vực TP.HCM dao động trong khoảng 1,5 m trong những đợt triều cường. Diện tích đất có cao độ nhỏ hơn mực nước này, nếu không có hệ thống tiêu thoát thì thường xuyên bị ngập. Ngập úng có thể lớn hơn khi có triều cường truyền vào trong sông kênh, kết hợp lũ từ các công trình thượng lưu xả về, đồng thời với mưa lớn xảy ra. 2.1.1.4. Vị trí tạo thành của một “đô thị ngập triều” Thành phố Hồ Chí Minh là vùng đất thấp, nguyên là vùng đầm lầy ngập mặn, có nhiều cửa sông rạch chảy ra biển Đông. Mặt đất của thành phố từ xưa có độ dốc tự nhiên từ phía Bắc thấp dần xuống phía Nam, từ độ cao trung bình phía Bắc là huyện Củ Chi có độ cao cách mặt biển khoảng 5 – 9m, rồi thấp dần xuống phía Nam là các huyện Nhà Bè, Cần Giờ dần gần với mặt biển. Độ dốc tự nhiên ấy còn có thể nhìn thấy là tất cả sông rạch như sông Sài Gòn, sông Bình Điền đều chảy xuôi từ phía Bắc xuống phía Nam thành phố. Đồng thời, dọc sông Sài Gòn do nước mặt chảy tràn tự nhiên từ phần phía Đông các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Q.12, Q.Bình Thạnh, Q.1 và từ phần phía Tây Q.2, Thủ Đức vào sông Sài Gòn. Hiện tượng tự nhiên này đã bào mòn mặt đất dần về phía triền sông Sài Gòn; còn phía Nam thành phố, nước mặt tự nhiên bào mòn mặt đất dốc dần và đổ vào các sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Soài Rạp; và cũng như vậy, nước mặt tự nhiên từ các địa phương cặp sông Bình Điền, sông Chợ Đệm, và sông Vàm Cỏ Đông bào mòn mặt đất dần về phía các sông này. Khu vực Nam thành phố hình thành một mạng lưới sông rạch chằng chịt, tiêu thoát nước tự nhiên rất tốt và cần phải bảo tồn độ dốc tự nhiên này. - Xuất phát từ nguyên lý cân bằng nước cho một khu vực đô thị trong một thời gian nhất định, khi tổng lượng nước đến (trong đô thị là nước mưa và nước thải) vượt quá lượng nước tiêu thoát qua hệ thống cống hay trực tiếp chảy vào sông, kênh rạch sẽ gây ra ngập lụt đô thị. - Vị trí thành tạo của đô thị Hồ Chí Minh là “đô thị bán ngập triều”. Hướng thoát lũ chính của thành phố là Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc xuống Nam, Đông Nam và Tây Nam. Vì vậy, chúng ta càng mở rộng đô thị hiện đại ở vùng Nam Sài Gòn, Bình Chánh, Đông thành phố ( Quận 7, Nhà Bè), tức là chúng ta càng ngăn đường thoát nước của thành phố. - TP HCM nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn nên được gọi là "đô thị ngập triều", do chịu ảnh hưởng của triều cường. Vùng đất thấp chiếm 61% diện tích với gần 7.900 km hệ thống kênh rạch chằng chịt là hệ thống thoát nước. Hướng thoát lũ chính của thành phố là từ Bắc - Tây Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Đông Nam - Tây Nam. LONG AN LONG AN TP.HCM TP.HCM Hình 6: Tình trạng ngập lụt TP.HCM năm 2000 Ngập do mưa lớn, triều cường, bão, và nước biển dâng. Nguồn: Quy hoạch thuỷ lợi chống ngập khu vực TP.HCM 2.1.1.5. Ngập do lũ - Từ hệ thống sông trong lưu vực: sông Sài Gòn, Đồng Nai, Vàm Cỏ. Những diễn biến của dòng chảy các sông cho thấy lũ lụt đã xảy ra liên tục tại TP.HCM từ 1978, 1984, 1991, 1999, 2000. Triều cao bất thường, nước dâng do gió bão cũng xảy ra liên tục từ 1997, 1999, 2000, 2002, 2003, 2004, 2006, 2007. Năm 2007 là năm có mực nước triều cường cao nhất trong 50 năm trở lại đây. Những trận lũ năm 1996, 2000, những đợt triều cường năm 2006 và nhất là 2007 đã gây nên những khó khăn và thiệt hại đáng kể cho người dân thành phố. Chỉ riêng năm 2000, khi các hồ ở thượng nguồn xả tràn đã làm ngập trên 22.300 căn nhà, di dời hơn 2.200 hộ dân và phải cứu trợ trên 1.460 hộ. Chỉ tính riêng cơn lũ lụt kinh hoàng xảy ra năm 2000 đã phá hủy hơn 40.200km bờ bao, 31km kênh mương, 254km đường nông thôn. ._. - Cùng lúc đó các hồ Dầu Tiếng, Trị An cũng xả lũ chống xâm ngập mặn, khiến dòng nước ngọt và mặn gặp nhau đẩy nước sông tràn vào nội thành do cao trình của nội thành thấp hơn triều cường, và tốc độ nâng đường và nhà chậm hơn tốc độ san lấp công trình. - TPHCM nằm trên vùng cửa các con sông lớn: Lòng Tàu, Soài Rạp là các cửa thoát nước của cả hệ thống sông Đồng Nai, nên một mặt chịu áp lực của nước nguồn từ trên đổ xuống trong mùa mưa lũ, mặt khác là áp lực của biển từ dưới lên quanh năm: triều cao, xâm nhập mặn, gió bão và hiện tại là nước biển dâng do khí hậu trái đất ấm dần lên. Phần lớn phía Nam TP là vùng đất thấp – khu vực chịu áp lực thống trị của biển với chiều dài tiếp xúc với biển khoảng 75 – 80 km. - Ngoài lũ trực tiếp từ thượng lưu các sông Đồng Nai, Sài Gòn ảnh hưởng trực tiếp đến TP.HCM, lũ từ lưu vực sông Mê Kông thông qua hệ thống kênh rạch nối liền các sông Vàm Cỏ với vùng TP.HCM làm cho mực nước sông, kênh tăng cao, thậm chí tràn vào đồng ruộng gây ra ngập úng. Tuy nhiên, hiện nay, đối với TP.HCM, ảnh hưởng ngập úng do lũ từ sông Mê Kông đã cơ bản được giải quyết nhờ có hệ thống cống kiểm soát lũ ở khu vực này. Hình 7: Tổng hợp các nguyên nhân khách quan gây ngập ở TP. HCM 2.1. 2. NGUYÊN NHÂN DO TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI (NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN) 2.1.2.1. Do quá trình đô thị hoá Như ở trên 1.7 (phần quy hoạch và kết cấu đô thị)thành phố Hồ Chí Minh là nơi sinh sống cho 500.000 dân. Tuy nhiên hiện nay thành phố này có dân số kể cả số lượng khách vãng lai là gần 10 triệu người, kết cấu đô thị đã quá tải. Khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp mọc lên một cách ồ ạt. Tốc độ đô thị hóa chưa đồng bộ với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng thoát nước. Theo quy hoạch tổng thể từ nay đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (Chỉ thị 32/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 20/NQ-TƯ của Bộ Chính trị) TP phải tiến hành dịch chuyển các hoạt động kinh tế từ nội thành ra ngoại thành. Quá trình đô thị hoá hiện đang diễn ra khắp nơi, phần lớn theo quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, song do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, trong điều kiện tự nhiên phức tạp, nhất là trước những diễn biến bất lợi: nước biển dâng do khí hậu ấm dần lên trên toàn cầu, TP phải xem xét rà soát lại quy hoạch đã có, để đưa ra các biện pháp xử lý, ứng phó với những diễn biến bất lợi do ngập nước gây nên. Quá trình đô thị hoá thành phố đã làm giảm sự điều tiết tự nhiên của bề mặt lưu vực. Đối với nội thành, phần lớn đất đai được bê tông hoá, nhựa hoá xây dựng nhà, công xưởng, đường sá. Do vậy, khi mưa xuống, hầu như toàn bộ mưa đều tập trung thành dòng chảy (đường trở thành sông cũng chính vì vậy), không thể thấm xuống đất để giảm bớt lượng dòng chảy tập trung. Hơn nữa, hệ thống kênh rạch, ao hồ bị san lấp vô tội vạ như rạch Ông Kích, rạch Bà Lài, rạch Cụt, Bình Tiên, Bà Lài, Đầm Sen, ao Sen, v.v…Nhiều kênh rạch khác đang ở trong tình trạng báo động đỏ như rạch Lăng, rạch Bình Lợi, rạch Văn Thánh,… 2.1.2.2. Những nguyên nhân về kỹ thuật công trình - Do dân số của thành phố Hồ Chí Minh tăng nhanh vì vậy đã dẫn đến sự quá tải của hệ thống thoát nước hiện có. Hệ thống cống thoát nước cấp 2 và 3 được xây dựng cách đây 50 năm đã quá cũ kỹ, lưu lượng nhỏ và quá tải, qua nhiều năm đã không còn phù hợp và hư hỏng nhiều. Nhưng quy hoạch các khu đô thị mới hầu như thiếu vốn đầu tư cho xây dựng hệ thống thoát nước. - Do điều kiện mặt đất bị bêtông hóa cao, nước không thấm được xuống tầng đất sâu và tầng nước ngầm, vừa gây ngập tầng đất mặt lại vừa làm mất lượng nước bổ sung hằng năm cho nước ngầm, làm mực nước ngầm mỗi ngày một tụt sâu hơn. Thông thường khi mưa một phần nước sẽ thấm xuống đất hoặc chảy vào các chỗ trũng, hồ điều tiết, còn lại theo hệ thống thoát nước ra sông. Tuy nhiên TP HCM do mặt bằng trải bêtông ngày càng lớn nên khả năng thoát thấm xuống đất gần như không còn. - Do hình thành nhiều con đê bao khép kín, chống ngập đất nông nghiệp thì lại dồn nước về ngập đô thị. Bảng 3: Thống kê tình trạng hư hỏng của HTTN khu vực Gò Vấp- Tân Bình D(mm) 400 500 600 650 700 750 800 850 900 >1000 Số lượng hư hỏng 8 6 18 0 9 0 5 9 1 1 Tỉ lệ 14% 11% 32% 0% 16% 0% 9% 16% 2% 2% (Nguồn: Vấn đề ngập úng và thoát nước ở TP.HCM của Hồ Phi Long trường Đại học Bách khoa TP.HCM) Bảng 4: Thống kê mức hư hỏng của HTTN khu vực Gò Vấp- Tân Bình Mức độ hư hỏng 0 0-10% 10-25% 25-50% 50-75% 75-100% 100% Tỉ lệ 39% 20% 11% 20% 5% 2% 2% (Nguồn: Vấn đề ngập úng và thoát nước ở TP.HCM của Hồ Phi Long trường Đại học Bách khoa TP.HCM) Theo số lượng trong bảng 3 và bảng 4 cho thấy có trên 60% trùng hợp hư hỏng của hệ thống cấp thoát nước trong địa bàn quan sát trên 568 mẫu khảo sát. Những trường hợp hư hỏng chủ yếu xảy ra đối với các cống loại nhỏ có đường kính từ 600mm trở xuống. Vị trí xảy ra hư hỏng của cống trùng hợp với tình trạng ngập úng là 176/212 trùng hợp với tỉ lệ 69%. Bảng 5: Thống kê so sánh quan hệ ngập úng- tình trang hư hại của HTTN khu vực Gò Vấp- Tân Bình Tình trạng Ngập Không ngập Hư hỏng 146/ 25,7% 155/ 27,2% Không hư hỏng 65/11.4% 201/ 35,4% (Nguồn: Vấn đề ngập úng và thoát nước ở TP.HCM của Hồ Phi Long trường Đại học Bách khoa TP.HCM) Qua số liệu của bảng 5 cho thấy những nhận xét sau: - 27,2% vị trí quan sát có phát hiện tình trạng hư hỏng của hệ thống cống nhưng lại không xảy ra ngập. Đó là những vị trí bị hư hỏng nhẹ, chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thoát nước cống - 11,4% vị trí qquan sát thể hiện tình trạng ngập không liên quan đến tình trạng hư hỏng cống. Ngoài ra có 47/568 trường hợp (8.3%) vị trí quan sát xảy ra ngập nặng mỗi khi có mưa hay bị ngập nhiều lần trong năm, trong đó có 22 trường hợp (3.9%) xảy ra ở những cống có tình trạng hư hỏng nhẹ hoặc không hư hỏng. Điều này nói lên sự quá tải thường xuyên của cống thoát nước do những sai xót kỹ thuật về thiết kế thi công. 2.1.2.3. Do kênh rạch bị ô nhiễm và san lấp quá nhiều Kênh rạch chính của khu bao gồm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (dài hơn 9km, chảy qua địa bàn các quận: Tân Bình, Phú Nhuận, ba, một và Bình Thạnh). Tân Hóa – Lò Gốm (dài 7,6 km đi qua các quận: Tân Bình, quận 11, quận 6 , quận 8). Tàu Hủ – kênh Đôi - kênh Tẻ dài 19,5 km chảy dọc đường Bình Trị Đông, Ba Đình (quận 8). Bến Nghé (bao hàm diện tích 140 km2). Vùng trũng là những hồ điều hoà tự nhiên ở Nam Sài Gòn, các kênh rạch nội, ngoại thành bị san lấp không thương tiếc. Theo kết quả kiểm tra thực địa của Sở GTCC thành phố Hồ Chí Minh có gần 700 tuyến sông, kênh, rạch với tổng chiều dài hơn 1.000 km, trong đó, nhiều tuyến là đường thoát nước quan trọng. Nhưng trong khoảng 14 năm, từ 1990-2004, đã có khoảng 47 kênh rạch lớn nhỏ, với tổng diện tích khoảng 16,42 ha đã “biến mất” hoàn toàn do bị san lấp. Nguyên nhân chủ yếu là do giá đất tăng cao và vì mục đích siêu lợi nhuận dẫn đến việc san lấp, cơi nới lấn chiếm không chỉ diễn ra đơn thuần là để ở hoặc buôn bán nhỏ ven sông, kênh rạch mà còn thực hiện với qui mô lớn. Cụ thể về san lấp rạch Ông Kích với diện tích 45.000m2 (Phường Tân Phong, Quận 7) do Công ty PMH làm chủ đầu tư; trên kênh Tham Lương với diện tích 1.500m2 do ông Trần Văn Phước làm chủ đầu tư. Tháng 7-2004, Công ty cổ phần Đức Thành làm văn bản xin được lấp toàn bộ rạch để thực hiện dự án xây dựng khu dân cư Hưng Long trên địa bàn xã Hưng Long, huyện Bình Chánh (thuộc khu nam TP). Diện tích khu đất của dự án là 40,82ha, trong đó đất kênh rạch chiếm 12.300m2…. Tình trạng lấn chiếm sông, kênh rạch trên địa bàn TP ngày càng phức tạp. TP hiện có đến 182 vị trí bị lấn chiếm. Việc lấn chiếm sông, kênh rạch không chỉ có khả năng làm xáo trộn dòng chảy, gây sạt lở bờ sông mà còn làm diện tích thoát nước tự nhiên của TP đã ít nay càng ít hơn, khiến tình trạng ngập nước thêm phần nghiêm trọng. Giáo sư Lê Huy Bá: “Chỉ tính từ năm 1990 đến năm 2004, TP có 47 trên tổng số 100 tuyến kênh rạch lớn nhỏ với tổng diện tích khoảng 16,5 ha đã bị san lấp hoàn toàn”. Vi phạm về lấn chiếm kênh rạch tăng đột biến từ đầu năm 2004 đến nay (52 vụ, tăng 4% so với cả năm 2003. Tình trạng biến sông, kênh, rạch thành thùng rác: Theo Chi cục bảo vệ môi trường TP.Hồ Chí Minh, chất lượng nước sông - kênh - rạch nội thành vẫn chưa được cải thiện, ngược lại có xu hướng nhiễm bẩn ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân ngoài các chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt của các cơ sở sản xuất, các hộ dân chưa qua xử lý đổ thẳng ra sông rạch, còn có một nguyên nhân quan trọng khác là lượng rác thải do người dân thiếu ý thức thải trực tiếp xuống sông rạch ngày càng gia tăng. Cụ thể vào năm 2000 mỗi ngày các công nhân vệ sinh vớt được khoảng 11 tấn rác trên các con sông, kênh, rạch nội thành, nhưng hiện nay phải vớt trên 40 tấn rác/ngày tại các sông, kênh, rạch chính, còn rất nhiều kênh rạch nhỏ đã bị các núi rác lấp mất hoặc làm cho các dòng chảy bị teo lại, ngưng đọng như nhiều con kênh ở khu vực các quận Tân Bình, quận 11, quận 6. Điển hình là nhiều đoạn của kênh Tân Hóa-Lò Gốm đã bị tắc nghẽn vì rác lấp đầy hoặc nhiều đoạn của kênh Ba Bò cũng bị tắc do rác... Từ lâu, dọc theo các hệ thống kênh rạch của thành phố đã hình thành nhiều khu dân cư sống ven và trên kênh rạch tập trung ở các quận 1,4, 7, 8 với hàng trăm ngàn người. Bên cạnh đó, nhiều chợ nổi trên sông được hình thành tự phát để buôn bán các loại nông sản, trái cây từ các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long lên với hàng trăm nghe thuyền lớn nhỏ mỗi ngày tập trung ngay trên sông, như các chợ trái cây nằm trên kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Sọan (quận 7), chợ buôn bán hàng hóa ở bến Bình Đông (quận 8)... Mỗi ngày các chợ nổi trên sông và sinh hoạt của hàng trăm ngàn dân sống ven kênh rạch đã trực tiếp thải hàng chục tấn rác xuống các sông rạch. Ngoài ra, những năm gần đây trên địa bàn thành phố cũng hình thành hàng ngàn xe đẩy buôn bán lẻ của dân nhập cư vào thành phố, trong đó có hàng trăm xe bán dừa tươi, trái cây ở các chợ, khu dân cư, vì sợ phải trả phí thu gom rác cho các đơn vị công ích, nên đã lén lút thải hết các loại vỏ trái cây xuống các con sông rạch, góp phần làm tắc nghẽn và ô nhiễm nguồn nước. Hình 8: Kênh rạch tại TP.HCM bị xả rác, lấn chiếm nghiêm trọng. 2.1.2.4. Ngập do san lấp mặt bằng làm khu đô thị mới Tình trạng san lấp xây dựng những khu vực ruộng đồng, vốn là nơi chứa và thoát nước khi triều cường. Hiện giờ, đồng ruộng ở nhiều nơi đã bị san lấp hết để xây dựng, do vậy nước ngập chỉ có thể tràn vào các sông, các kênh rạch của mình làm cho vấn đề ngập lụt tăng lên. Hiện nay với hàng chục tỷ mét khối cát san lấp vùng bán ngập để cho ra đời 15 khu công nghiệp cùng hàng trăm khu đô thị, đã khiến hàng chục tỷ khối nước bị giữ lại và gây lên tình trạng ngập ở TP.HCM. 2.1.2.5. Do sai lầm trong quy hoạch đô thị. Những sai lầm trong quá trình đô thị hóa, mà cái chính là tác động của san lấp xây dựng nhà cửa đường sá: Vùng trũng là những hồ điều hoà tự nhiên như ở Nam Sài Gòn, các kênh rạch nội, ngoại thành bị san lấp không thương tiếc. Khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp mọc lên một cách ồ ạt, trong khi hệ thống thoát nước chưa được chú ý đúng mức nên cứ mưa xuống là đường bị ngập, đường được nâng lên thì nhà ngập. Nâng nhà lên thì lại làm đường ngập. Cứ thế giải quyết chỗ ngập cũ lại tạo ra nhiều vùng ngập cục bộ mới. Nhiều nơi chìm sâu trong nước và phải 3-4 ngày nước mới rút hết. Gần đây, các chung cư cũ được phá bỏ xây chung cư mới ngay tại đó với số tầng gấp 2 đến 3 lần (10-15 tầng). Thật sự đó là một sai lầm: trên một đơn vị diện tích, dân số sẽ tăng, hạ tầng như cũ, xe cộ nhiều thì ngập lụt và kẹt xe tăng lên là điều tất yếu. Chính vì các yếu tố này mà dẫn đến tình trạng ngập lụt tại TP.HCM ngày càng bế tắc, không một phương án nào mang lại kết quả khả thi. Ai cũng rõ là biến đổi khí hậu sẽ làm nước biển dâng nhưng người ta vẫn quy hoạch phát triển và đô thị hoá hoành tráng ra các vùng thấp như Q.7, Đông Nam và Tây Nam thành phố, cùng với các công trình đồ sộ và lấn biển. Hướng thoát lũ chính của thành phố là từ Bắc - Tây Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Đông Nam - Tây Nam. Từ giai đoạn 1954-1975, các chuyên gia đã yêu cầu thành phố nên tập trung hướng phát triển về vùng cao là Đông - Đông Bắc, giới hạn phát triển về phía Nam - Nhà Bè - Cần Giờ vì vùng đất này yếu, trũng". Thực tế cho thấy, hiện nay khu đô thị Phú Mỹ Hưng ở Nam Sài Gòn tọa lạc ngay trên khu vực vùng trũng - nơi trước đây từng là những hồ tự nhiên chứa nước của thành phố. Thêm nữa, toàn bộ khu Nhà Bè, quận 7 - cửa thoát nước chính của Sài Gòn cũng đang bị đô thị hóa mạnh mẽ, mà hệ quả của nó là tình trạng san lấp kênh rạch vô tội vạ. Càng mở rộng đô thị hiện đại ở vùng Nam Sài Gòn, Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, tức là đang ngăn đường thoát nước của thành phố. 2.1.2.6. Bất cập trong quản lý đô thị - Chưa chú ý đúng mức đến cốt san nền và vấn đề thoát nước; chưa kiên quyết kiểm tra xử phạt ngăn chận tình trạng san lấp lấn chiếm trái phép kênh rạch; tình hình khai thác nước ngầm chưa được kiểm soát đã gây lún sụt cục bộ tại một số khu vực, một bộ phận dân cư có hành vi xả rác vào cống, miệng thu, ...làm giảm hiệu quả thoát nước v.v... - Bất cập trong cơ chế quản lý duy tu bảo dưỡng hạ tầng hệ thống. - Do quy hoạch đô thị ở TP.HCM thiếu sự phối hợp đồng bộ, chưa thống nhất được cốt nền, nên hàng ngàn dự án trên địa bàn thành phố được làm theo quan điểm chủ quan về ngập lụt. Đây cũng là nguyên nhân của nạn "đào lên, lấp xuống" và tạo ra các “cung bậc” nền các công trình nhấp nhô tại TP Hồ Chí Minh gây tác động đến quá trình tiêu thoát  nước. Quy hoạch đô thị không có sự kết hợp giữa ngành xây dựng với ngành cấp nước với ngành điện với ngành đường với ngành điện thoại. Cho nên, khi nhà xây xong, phải dời, đường vừa xong lại đào lên, lô cốt” cứ thế thi nhau mọc lên. Đô thị xây vào nơi đất trũng không có cách gì để chống ngập; vậy nên ngập thường xuyên là chuyện thường ngày. Hậu quả là người dân phải gánh chịu nặng nề nhất. - Nguyên nhân chủ yếu, trước hết, đó là thiếu sự hợp tác giữa các quy hoạch ngành liên quan khác. Mà trước hết, quy họach đô thị không hợp đồng chặt chẽ với quy hoạch sử dụng tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất. Chưa có sự bàn thảo với cơ quan quản lý và sử dụng đất đai, cơ quan quản lý môi trường đất để thống nhất đất ở đâu sử dụng vào xây nhà, đất ở đâu làm đường. Hoặc, xây nhà máy xây ở đâu thì không ô nhiễm môi trường đất, và xác định chợ búa, nhà dân ở trên đất nào thì hợp lý nhất, vị trí đất nào thì đắc địa nhất. Như vậy, rõ ràng các tiêu chí: Chính sách (P), môi trường (E), xã hội (S), và kỹ thuật (T) trong cụm từ PEST đã không đạt được trong quy hoạch đô thị Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là tiêu chí môi trường, và xã hội. Sau khi quy hoạch, đô thị xây dựng xong, thì môi trường hứng chịu mọi tai vạ: ngập nước, ngập rác, ô nhiễm không khí, đất và nước. Về tiêu chí xã hội: quy hoạch và xây dựng làm mất lòng dân chúng, người dân phải ở nơi gần ô nhiễm, phải xa nguồn sinh nhai, xa bệnh viện, không có chỗ học cho con, không có chợ chính quy, phải mua đồ ở chợ cóc. Các nét đặc thù văn hóa dân tộc, kiến trúc Việt đã không hoặc ít chú ý trong quy hoạch xây dựng đô thị… Còn tiêu chí chính trị, chính sách cũng chưa thật thỏa mãn theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nước. - Do hình thành nhiều con đê bao khép kín, chống ngập đất nông nghiệp thì lại dồn nước về ngập đô thị. - Lún sụt mặt đất do khai thác nước ngầm một cách tự do, chưa có quản lý chặt chẽ xử phạt vi phạm của các cơ quan quản lý. - Chính công trình thi công các dự án cấp thoát nước thời gian qua cũng góp phần làm tình trạng ngập nước thêm nghiêm trọng. Bởi trong quá trình thi công, các nhà thầu đã chặn dòng chảy, ngăn cống… rồi không đấu nối lại hoặc đấu nối cẩu thả nên phát sinh nhiều điểm ngập mới. Các công trình thi công thực hiên một cách chậm chạp không đúng tiến độ yêu cầu. Các nhà lãnh đạo cũng không thường xuyên đi kiểm tra thực tế và cũng không có các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các công trình đã vi phạm. - Ngập lụt nặng vì "lô cốt" rào chắn đường: Thời tiết đang bước vào mùa mưa bão, "lô cốt" của các nhà thầu lại tập trung vào việc đấu nối từ hố ga ra tuyến ống mới… nếu không có biện pháp đảm bảo tiêu thoát nước mưa tốt, tình trạng ngập sẽ xảy ra ở nhiều nơi… Tổng cộng, có trên 200 “lô cốt” nằm “chình ình” trên 77 tuyến đường của thành phố. Đây là những công trình thuộc 4 dự án sử dụng nguồn vốn ODA với tổng kinh phí thuộc loại “bom tấn” (gần 800 triệu USD) gồm: Dự án Vệ sinh môi trường thành phố lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè; Dự án Cải tạo môi trường nước thành phố; Dự án Hàng Bàng và Dự án Nâng cấp đô thị thành phố. Đáng nói hơn, những dự án kể trên đều được chính quyền thành phố kỳ vọng sẽ phát huy tác dụng chống ngập cho thành phố. Ngoài việc chậm tiến độ, các nhà thầu triển khai xây dựng hàng trăm công trình trên hàng chục tuyến đường, kéo dài gần 100km, “vô tình” làm cho diện tích mặt đường bị thu hẹp, tình hình ngập nước tại thành phố càng tồi tệ hơn Việc quản lý kém có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Trên thực tế, hiện trạng các hệ thống công trình tiêu còn thiếu, còn yếu thì điều rõ ràng giải quyết tốt các vấn đề tiêu thoát một cách triệt để là khó khả thi, và thực tế đã chứng minh điều này. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước đối với TP.HCM cần có nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, vấn đề này còn có nguyên nhân chủ quan là tiến độ thực hiện các dự án, giải quyết vấn đề thường chậm, mối liên hệ phối hợp trong nghiên cứu, chủ động tìm giải pháp thích hợp chưa được quan tâm đúng mức. 2.1.2.7. Ngập do lún đất. Tình trạng ngập lụt tại TP.HCM liên quan mật thiết đến hiện tượng lún đất. Trong khi đó, việc xác định chính xác độ lún để tìm ra giải pháp chống ngập cho thành phố vẫn chưa được thực hiện. Một số khu dân cư cũ của TP. HCM có hiện tượng mặt bằng bị lún, nếu không có sự chống lún tốt kể cả các đường giao thông và hệ thống nhà cửa nước lũ vào cũng có thể sinh ra ngập Việc khai thác sử dụng nước ngầm tại thành phố quá mức đã dẫn đến tình trạng mực nước dưới đất của các tầng chứa nước ngày càng bị hạ thấp. Chính sự giảm mực nước cùng với sự phát triển nhanh các công trình xây dựng trên mặt đất đã gây nên biến dạng bề mặt địa hình tại nhiều nơi trong khu vực TP.HCM. Các biến dạng này đã thể hiện qua các hiện tượng mặt đất xung quanh các giếng khoan bị hạ thấp làm trồi ống chống giếng khoan tại nhiều khu vực trên địa bàn thành phố như: quận 6,11,12, Bình Tân, huyện Bình Chánh, Nhà Bè... Tại TP.HCM, chưa có công nghệ thích hợp và phương pháp xử lý dữ liệu chính xác để có thể xác định biến dạng lún tại thành phố nhằm cung cấp dữ liệu quan trọng cho việc quản lý và quy hoạch khai thác nước ngầm, đánh giá mức độ lún nhằm phục vụ cho công tác chống ngập và quy hoạch phát triển đô thị bền vững. Đến nay, việc quan trắc và giám sát lún trên địa bàn thành phố chưa được thực hiện một cách có hệ thống cũng như chưa có các nghiên cứu đồng bộ kèm theo để xác định nguyên nhân chính, cho dù đã có những nghiên cứu cho rằng hiện tượng lún tại thành phố là do việc khai thác nước ngầm là chủ yếu. Việc tăng nhanh dân cư ở khu vực các quận mới khiến cho việc khai thác nước ngầm và các công trình xây dựng ngày càng tăng, rõ ràng đã có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình biến dạng lún xuống của thành phố. 2.1.2.8. Ngập do các công trình chống ngập Thời gian qua, TPHCM đã đầu tư xây dựng nhiều tuyến cống tiêu thoát nước nhằm hạn chế tình hình ngập ở một số quận nội thành. Tuy nhiên, chính những đơn vị thi công các công trình này gây ngập nhưng chưa có biện pháp khắc phục. Theo nghiên cứu của trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM thì chính công trình thi công các dự án cấp thoát nước thời gian qua cũng góp phần làm tình trạng ngập nước thêm nghiêm trọng. Bởi trong quá trình thi công, các nhà thầu đã chặn dòng chảy, ngăn cống… rồi không đấu nối lại hoặc đấu nối cẩu thả nên phát sinh nhiều điểm ngập mới. Trong năm 2009, toàn thành phố có 224 vị trí thoát nước bị vỡ, bít cống do thi công nhưng chỉ khắc phục được 112 vị trí. Được biết, hiện TP có hơn 120 tuyến đường có hệ thống thoát nước bị lấn chiếm. như các lưu vực thoát nước Tân Hóa-Lò Gốm, lưu vực thoát nước Nam Nhiêu Lộc, lưu vực Nam Tham Lương… Từ đầu năm 2010 đến nay, các vị trí còn lại tuy được khắc phục nhưng rất chậm. Đến đầu tháng 5, con số 92 điểm cống bị lấn chiếm, hư hại bịt kín vì các công trình thi công trên địa bàn TP vẫn giẫm chân tại chỗ và được coi là “điểm đen” trong mùa mưa do đang bị chặn dòng chảy. Nhiều công trình thi công hệ thống cống nước đã làm hư hại nghiêm trọng hệ thống thoát nước. Nhiều hệ thống cống thoát nước và cửa xả nằm trong tình trạng bị lấn chiếm hoặc nằm trong khu vực dân cư. Điều này gây khó khăn cho công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy trong mùa mưa. Ông Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc Công ty cấp thoát nước đô thị TP, cho biết, qua kiểm tra đã thống kê được hàng chục dự án thoát nước trong quá trình thi công gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thoát nước trên địa bàn TP: - Cụ thể, tại lưu vực nam Nhiêu Lộc, đoạn từ Công trường Dân chủ đến số 178 trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), đơn vị thi công đã gây lún sụp hệ thống thải nước sinh hoạt của người dân khi thay thế hệ thống cống hiện hữu bằng tôn cuộn tròn. - Ngoài ra, tại nhiều tuyến khác như: Võ Thị Sáu, Lý Chính Thắng, Hai Bà Trưng, Trần Quang Khải…(thuộc khu vực trung tâm), nhiều tuyến cống cũng bị xây kín trong quá trình xây dựng. - Dự án Vệ sinh môi trường thành phố (lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè) để tiện thi công, các đơn vị đã tự ý dỡ bỏ nhiều cống đang hiện hữu, thay vào đó là các loại cống khác nhau, thậm chí dùng thùng phi đấu nối vào nhau để làm cống tạm : 15 vị trí phát sinh đều ở đầu cửa xả. Nếu không khắc phục ngay, sẽ gây ngập các tuyến đường Lý Thường Kiệt, 3 Tháng 2, Tô Hiến Thành, Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Huỳnh Văn Bánh, Phan Đình Phùng, Phạm Văn Hai… khi có mưa lớn. Đối với các công trình xây dựng tại đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn trước cửa xả cầu Bản), Công ty CP Bê tông 620 đã xây dựng 4 trụ trạm trộn bê tông, đâm xuyên qua lòng cống thoát nước gây cản trở dòng chảy thoát nước ra rạch. - Để thi công hai công trình Đại lộ Đông Tây và Cải thiện môi trường nước TP HCM, nhà đầu tư đã lấp tạm một đoạn rạch Bến Nghé (đoạn từ cầu Calmette đến cầu Khánh Hội cũ) phục vụ thi công. Nước mưa không còn đường thoát khiến Sài Gòn ngập trong nước sau mỗi cơn mưa lớn. - Tại đường Huỳnh Tấn Phát (đoạn từ chùa Giác Huệ đến đường Nguyễn Văn Linh), công trình xây dựng đường ống cấp nước do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn làm chủ đầu tư, trong quá trình thi công làm xô lệch 10m cống thoát nước, lấp 2 hầm ga hiện hữu. Trung tâm chống ngập phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông Vận tải, Công ty Thoát nước đô thị kiểm tra hiện trường lập biên bản và xử phạt nhiều lần, nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục. Hai vị trí trên nếu không khắc phục ngay sẽ gây ngập đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn từ cầu Số 1 đến cầu Bản) và đường Huỳnh Tấn Phát (đoạn trước Khu chế xuất Linh Trung). Hình 9: Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa được nâng rất Mùa mưa đến, nước dâng cao làm vỡ các cao nhưng nhiều miệng cống thoát nước nắp cống tình trở thành “cái bẫy” đối  với lại bị tắc nghẽn người đi đường 2.1.2.9. Ngập do ý thức của người dân chưa cao Người dân thường có những hành vi như xả rác bừa bãi ra đường dẫn đến bít đường ống tiêu thoát nước làm cho tình trạng tiêu thoát nước khó khăn. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đang trong quá trình phát triển và đang là “đại công trường xây dựng” với rất nhiều xe cộ thực hiện vận chuyển các vật liệu xây dựng như cát sỏi gây vương vãi, khi mưa đến tập trung vào các hố ga, miệng cống làm giảm tiết diện tải nước cũng như làm tăng độ nhám của hệ thống, cản trở quá trình di chuyển của dòng chảy làm cho tình trạng ngập úng trầm trọng hơn. Mặt khác nhiều kênh rạch bị san lấp làm mất thể tích trữ nước. Do ý thức của người dân chưa cao nên lòng kênh rạch, cống bị bồi lấp bởi lượng rác thải khổng lồ khiến dòng chảy bị cản trở. Nhiều đường phố bị bê-tông hóa nhưng chủ đầu tư không chú ý đến hệ thống cống thoát nước bên đường.. 2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LỘI NGẬP 2.2.1. Ảnh hưởng của lội ngập đến đời sống của người dân 2.2.1.1. Thiệt hại về con người Tuy chưa có thống kê chính thức về những thiệt hại do ngập lụt, triều cường, mưa ngập gây ra cho người dân TP.HCM, nhưng nhiều cái chết thương tâm đã được ghi nhận như vụ em bé 8 tháng tuổi bị rớt xuống nước chết ngạt trong lúc cha mẹ đang tìm cách tát nước ở cư xá Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh (10/2004). Một người đàn ông trung niên đã bị điện giật chết khi đang tìm cách sửa điện vào đầu giờ sáng lúc đỉnh triều dâng cao. Người dân ở bến Mễ Cốc (Q.8) cũng chưa quên cái chết thương tâm của một học sinh tiểu học bị lọt thỏm xuống sông chết đuối vì trong lúc nước dâng cao không phân biệt được ranh giới giữa đường và sông. Bà Võ Thị Nhỏ (75 tuổi, đường số 9, khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM) bị tấm phản đè chết ngợp trong nước khi con cháu đang đi đắp đê. Hình10: Đứa bé này sẽ ra sao nếu lỡ trượt chân xuống vùng nước ngập sâu hơn nửa mét? Nguồn: Báo Sài gòn giả phóng 2.2.1.2. Ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân - Bà Lê Thị Kim Dung (Bí thư Đảng ủy P.15, Q.8, TP.HCM) mô tả sinh động như vậy về cảnh sống khổ sở của cư dân nơi bà ở: “Dân ở đây đã khổ hơn 20 năm nay rồi. Sáng mới bảnh mắt ra đã thấy nhà ngập đầy nước. Muốn đi học, đi làm phải thức dậy từ lúc tờ mờ sáng để canh con nước. Học sinh, cán bộ công nhân viên lúc nào cũng phải thủ sẵn trong người 2 bộ quần áo để còn có đồ thay nếu chẳng may ướt hết người. Mùa SEA Games, bóng đá, đảm bảo nơi đây không có cảnh tụ tập diễu hành ăn mừng vì có đường đâu mà đi… toàn nước là nước”! - Người dân ở phường 15, quận 8 sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Thế nhưng, đã từ lâu người dân không thể canh tác, trồng trọt vì hầu như ngày nào cũng phải sống chung với cảnh ngập nước. Nhiều người dân đã bỏ nghề nông chuyển sang làm các nghề khác hoặc đi làm thuê, làm bốc vác. - Ông Nguyễn Thanh Sang (Bí thư Đảng ủy phường 7, quận 8) bức xúc: “Việc đi lại ở phường chỉ trông chờ vào con đường độc đạo Phạm Thế Hiển dài khoảng 3,7km, nhưng lúc nào con đường này cũng ngập sâu hơn nửa mét. Người trong phường ra ngoài cũng không được, người ngoài muốn vào cũng không xong. - Theo số liệu thống kê, 154 trong tổng số 322 xã phường ở TP.HCM có lịch sử ngập lụt thường xuyên tới gần 11.000 ha, làm ảnh hưởng tới 917.000 người (12% dân số).  - Chẳng hạn, trong trận mưa bão lớn như Linda xảy ra năm 1997, khoảng 3,2 triệu người dân thành phố (chiếm 48%) phải chịu cảnh “sống chung với ngập”.  Nặng nề hơn, nhiều nhà dân tại tổ 4 đường Lâm Văn Bền, phường Tân Phong, quận 7 nước tràn vào nhà khiến cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Theo người dân ở đây, cứ một cơn mưa là nước ngập kéo dài đến một tuần nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy cơ quan chức năng khắc phục. Hình 11: Nhiều nhà tại tổ 4 đường Lâm Văn Bền, phường Tân Phong, quận 7 ngập trong nước mưa. Ảnh: Kiên Cường , Nguồn: vnExpress.net 2.2.1.3. Ngập lụt gây nên kẹt hiện tượng kẹt xe, ùn tắc giao thông Nước ngập tràn qua vỉa hè, xe cộ chết máy kéo thành hàng. Giao thông tắc nghẽn do ngập nước, các phương tiện nằm la liệt; tiếng máy xe rùng rùng, tiếng còi xin nhường đường lẫn lấn đường kêu inh ỏi.  Kẹt xe và ngập nước từ lâu đã trở thành căn bệnh “nan y” của TP.HCM. Để “chữa bệnh”, chính quyền thành phố cho phép “đào xới” đường sá để hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật đô thị. Chưa biết lợi ích mang lại ra sao nhưng kẹt xe và ngập nước thì có phần gia tăng. Hình 12: Tình trạng đào đường, ngập nước và kẹt xe tại TP.HCM có liên quan mật thiết với nhau. Ảnh: Trần Duy 2.2.1.4. Ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân Ngập úng, ngập triều thường xuyên ở TP.HCM làm nước ô nhiễm gây ra bệnh môi trường đô thị ngày một tăng. Những thiệt hại đó không thể tính toán được như dịch bệnh gây suy giảm sức khỏe, tử vong, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng sống rất trầm trọng tới người dân, đôi lúc thành đại dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, và cả ung thư. Một số bệnh thường gặp khi lội ngập như: Các bệnh về đường ruột do dùng nước bẩn điều kiện vệ sinh kém để rửa rau và ăn uống. Các bệnh ngoài da như: nước ăn chân, ghẻ, thấp khớp do thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, bẩn. Các bệnh cảm, thương hàn… Theo kết quả nghiên cứu của Viện Thuỷ lợi và Môi trường (Bộ NN&pTNT), diện tích ngập lụt trung bình hàng năm vào khoảng 265km2, số dân bị ảnh hưởng trực tiếp do ngập là 35,2%. trong đó, những vùng ngập nhiều nhất như Bình Chánh, Nhà Bè, Q.7, Thầy Cai - An Hạ, Bình Lợi, Hóc Môn, Q.12, Bình Thạnh… Mưa lũ gây thiệt hại về môi trường và sức khỏe cho người dân, đặc biệt làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm, mà nước ngầm Tp.HCM là nguồn nước đáp ứng lượng nước sinh hoạt cho một bộ phận cư dân sống ven các kênh rạch . 2.2.2. Ảnh hưởng của lội ngập đến kinh tế Ngập lụt gây thiệt hại rất lớn cho TPHCM, kể cả thiệt hại trực tiếp về vật chất cũng như gián tiếp về kinh tế, đời sống và môi trường thì ước tính tổng thiệt hại lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng. Cụ thể, theo kết quả tính toán dựa trên các số liệu thu thập 12 năm của Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM thì hàng năm, ngập lụt gây thiệt hại trực tiếp 15 triệu đồng/ha, thiệt hại gián tiếp là 10 triệu đồng/ha, thiệt hại nông nghiệp là 3 triệu đồng/ha, thiệt hại công trình là 3 triệu đồng ha. Mỗi năm, nội thành TPHCM có hàng trăm điểm ngập do triều cường và mưa, ngoại thành TP cũng hứng chịu vài chục vụ vỡ bờ bao, gây ngập lụt. Hình 13: Buồn hiu hắt tại chợ Thanh Đa Cây xăng ngưng hoạt động vì nước ngập trong buổi chiều mưa ngập lênh láng. - Kinh phí để thực hiện công tác chống ngập của TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2010 vào khoảng 390 tỷ đồng. Còn năm 2009, TP.HCM đã dành 340 tỷ đồng để thực hiện 37 dự án chống ngập nước.  Thành phố đã chi hàng trăm triệu USD từ nguồn vốn vay ODA xử lý tình trạng ngập nước bằng nạo vét các lưu vực, làm đê bao, bơm nước... Quận Bình Thạnh đã chi phí 170 tỷ cho dự án đê bao 400 ha (Bình Triệu- Bình Lợi- Rạch Lăn- Cầu Bông) mới ngăn được cửa Bình Tr._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG LUAN VAN.doc
  • docbia.doc
  • docDANH MỤC CÁC BẢNG.doc
  • docDANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.doc
  • docDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU.doc
  • docLỜI CẢM ƠN.doc
  • docmuc luc.doc
  • docnhiem vu.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc