BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: Hãy đánh giá thực trạng kinh doanh của website google.com từ năm 2005 đến nay và đưa ra nhận định về tương lai của google tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Từ lúc ra đời cho đến nay, hầu như tất cả các mô hình kinh doanh dựa vào Internet đều xuất phát từ giả định người tiêu dùng được hưởng miễn phí mọi dịch vụ, nhà kinh doanh tìm cách thu tiền từ quảng cáo hay từ các nguồn khác. Nhiều công ty thay nhau ra đời và thay nhau lụi tàn – trong khi c
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tình hình kinh doanh của website google.com, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng đồng doanh nghiệp loại này vẫn loay hoay tìm lối ra.
Cho đến nay, đã định hình một tâm lý: người ta vào Internet để hưởng các sản phẩm và dịch vụ miễn phí, từ tin tức, e-mail, lưu trữ đến chia sẻ hình ảnh, chia sẻ nội dung... Không ai nghĩ mình phải trả tiền để đọc tin trên các báo điện tử chẳng hạn. Vì thế, trong thời kỳ dot.com vào cuối những năm 1990, các công ty đủ loại hình mọc lên như nấm, tiền đầu tư từ các quỹ mạo hiểm rót vào, nhà kinh doanh không bận tâm lắm đến việc thu phí vì nghĩ cứ thu hút người ta vào với mình trước đã, chuyện lời lỗ tính sau. Sự sụp đổ của phong trào công ty dot.com như thế vào đầu những năm 2000 chỉ làm lắng dịu tham vọng của những người lắm ý tưởng nhưng thiếu óc kinh doanh. Sau mấy năm, ý tưởng Web 2.0 lại trỗi lên, nhất là khi kết nối băng thông rộng giúp người sử dụng truy cập Internet dễ dàng và thường trực. Tuy nhiên, tâm lý “của chùa” trên mạng vẫn ngự trị. Hiện nay, trừ một số trường hợp hãn hữu như Google, hầu hết các công ty kinh doanh trên Internet vẫn không thể đưa ra một mô hình phát triển bền vững, không dựa vào việc cân đối thu chi mà chỉ trông cậy vào các nguồn đầu tư rót tiền cho họ duy trì hoạt động.
Bài thảo luận của chúng tôi hôm nay sẽ cho các bạn cái nhìn khái quát về sự thành công của google và tương lai của nó ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Chân trọng cảm ơn!
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GOOGLE.
Google, Inc.
Loại hình
Cổ phần (NASDAQ: GOOG)
Ngành nghề
Internet, phần mềm máy tính
Thành lập
Menlo Park, California, Hoa Kỳ(7 tháng 9, 1998)
Trụ sở chính
Mountain View, California, Hoa Kỳ
Thành viên chủ chốt
Eric Schmidt, TGĐ/GĐĐHSergey Brin, GĐ kỹ thuậtLarry Page, GĐ sản phẩmGeorge Reyes, GĐ tài chính
Sản phẩm
Thu nhập
16.593 tỷ USD 56% (2007)
Lãi thực
4.203 tỷ USD 25% (2007)
Tổng số tài sản
25.335 tỷ USD (2007)
Nhân viên
19786 (tháng 6, 2009)
Khẩu hiệu
Đừng làm ác (Don't be evil)
Website
www.google.com
Google là một công ty Internet tầm cỡ thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Trụ sở của Google tên là "Googleplex" tại Mountain View, California. Google có trên 15.000 nhân viên, giám đốc là Tiến sĩ Eric Schmidt, trước đây là giám đốc công ty Novell. Tên "Google" là một lối chơi chữ của từ googol, bằng 10100. Google chọn tên này để thể hiện sứ mệnh của công ty để sắp xếp số lượng thông tin khổng lồ trên mạng. Googleplex, tên của trụ sở Google, có nghĩa là 10googol.
Lịch sử hình thành và phát triển.
Đầu tiên (1996) Google là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin, hai nghiên cứu sinh tại trường Đại học Stanford.
Tên miền www.google.com được đăng ký ngày 15 tháng 9 năm 1997. Họ chính thức thành lập công ty Google, Inc. ngày 7 tháng 9năm 1998 tại một ga ra của nhà một người bạn tại Menlo Park, California. Trong tháng 2 năm 1999, trụ sở dọn đến Palo Alto, là thành phố có nhiều trụ sở công ty công nghệ khác. Sau khi đổi chỗ hai lần nữa vì công ty quá lớn, trụ sở nay được đặt tại Mountain View, California tại địa chỉ 1600 Amphitheater Parkway vào năm 2003.
Google nhận được bằng sáng chế cho kỹ thuật sắp xếp trang web PageRank ngày 4 tháng 9 năm2001. Bằng đưa quyền cho Đại học Stanford và liệt kê Larry Page là người sáng chế.
Trong tháng 2 năm 2003 Google mua được Pyra Labs, công ty chủ của Blogger, một trong những website xuất bản weblog lớn nhất.
Năm 2005, Google gia nhập hiệp hội với các công ty và tổ chức chính phủ khác để phát triển phần mềm và dịch vụ. Google công bố mối cộng tác với NASA Ames Reseach Center, xây dựng đến 1 triệu phòng chuyên trách và làm việc trong đề án nghiên cứu bao gồm Quản lý dữ liệu trên diện rộng, công nghệ nano, sắp xếp công việc sử dụng máy tính… Google cũng tham gia cộng tác với Sun Microsystem để chia sẻ và phân loại các công nghệ của nhau. Công ty cũng tham gia cộng tác vớiAmerican Online của Time Warner để cải tiến dịch vụ video trực tuyến.
Năm 2007, Google và New Corp.’s Fox Interactive Media tham gia vào bản hợp đồng trị giá 900 triệu USD để phục vụ tìm kiếm vào quảng cáo trên trang mạng xã hội nổi tiếng, Myspace.
Dịch vụ của google
Google Gmail: Dịch vụ thư điện tử
Google Reader: Trình đọc tin trực tuyến.
Google Personalized: Trang chủ Google cá nhân tùy biến
Google Docs and Spreadsheets: Công cụ soạn thảo văn bản và bảng tính trực tuyến
Google Buzz: Mạng xã hội
Google Code: Phát triển mã nguồn.
Google Web Albums: Quản lý lưu trữ hình ảnh, xuất bản hình ảnh trên web.
Google Pages Creator: Upload, lưu trữ file, tạo trang web trực tuyến miễn phí (hiện đã đóng cửa)
Google Blogger: Dịch vụ blog
Google Calendar: Lịch làm việc
Google Video Upload video
Google Alerts: Nhận tin tức và kết quả tìm kiếm qua thư điện tử
Google Answers: Dịch vụ trả lời có lệ phí ( đã huỷ bỏ )
Google Blog Search: Tìm kiếm trên các Blog
Google Catalogs
Google Directory: Thư mục lấy từ Open Directory Project
Froogle: Tìm hàng hóa để mua
Google Groups: Diễn đàn
Google Images: Tìm kiếm hình ảnh
Google Labs: Thử nghiệm dụng cụ mới
Google Local
Google Maps: Bản đồ, chỉ hướng, hình từ vệ tinh toàn Thế giới(Riêng với dịch vị tìm kiếm đường đi có giới chỉ trong một số quốc gia ví dụ như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Ireland, và Nhật Bản). Dịch vụ này của Google cho phép tạo bản đồ cá nhân và yêu cầu có một tài khoản Google.
Google Mobile: Sử dụng Google trên điện thoại di động
Google News: Tin tức
Google Print
Google Scholar
Google SMS
Google Apps (tiếng Việt)
Google Sites: dịch vụ làm web mới của google, thay cho Google Pages Creator
Công cụ
Blogger (Dịch vụ blog miễn phí của Google, hiện đã có tiếng Việt)
Gmail (có giao diện tiếng Việt)
Google Language Tools
Google Web Accelerator: truy cập trang web nhanh hơn
Webmaster Tools Công cụ không thể thiếu dành cho webmaster
Chương trình
Adwords: chương trình quảng cáo, có phần tiếng Việt
Sản phẩm
Google Deskbar
Google Desktop Search
Google Earth
Orkut
Picasa (có giao diện tiếng Việt)
Hello
Google Toolbar
Google Chrome
Google Sidewiki
Phần II. Thực trạng kinh doanh của google.com
1. Diện mạo website Google.com qua các năm
Hình ảnh Google hơn 10 tuổi
Trong một thập kỷ tồn tại, Google đã không ít lần thay đổi giao diện. Thực chất mỗi lần thay đổi giao diện đều là một sự thay đổi có chủ ý nằm trong chiến lược phát triển riêng của hãng này. Xin giới thiệu đến bạn đọc “những bộ mặt” màGoogle đã sử dụng trong 10 năm
Giao diện trang chủ Google năm 1997
Đây là giao diện trang chủ Google trong giai đoạn năm 1997 và đầu năm 1998. Khi đó, Googlevẫn còn phải sử dụng tên miền “google.stanford.edu” - tên miền thuộc Trường ĐH Stanford (Mỹ), nơi hai người đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin theo học. Tại thời điểm này, dấu hiệu “Beta” (thử nghiệm) cũng vẫn chưa được hiển thị.
Giao diện trang chủ Google năm 1998
Tiếp theo là giao diện trang chủ được Google sử dụng trong năm 1998. Dấu hiệu “Beta” đã xuất hiện đồng nghĩa với việc Google chính thức đưa công cụ tìm kiếm vào thử nghiệm rộng rãi. Song nhìn vào giao diện này người dùng vẫn chưa thấy được một sự nhất quán mà còn khá lộn xộn. Tìm kiếm vẫn chủ yếu tập trung vào“Stanford Search” – tức là tìm kiếm những gì liên quan đến Trường ĐH Stanford.
Ngoài ra ở giao diện này, chúng ta cũng được nhìn thấy một dịch vụ đã từng đượcGoogle sử dụng - dịch vụ “tin thư” (newsletter). Một dạng dịch vụ cung cấp thông tin cập nhật định kỳ hằng tháng về Google cho người dùng thông qua thư điện tử. Dịch vụ này đến nay không còn tồn tại.
Giao diện trang chủ Google năm 1999
Bước sang năm 1999, người dùng được chứng kiến một bước đột phá trong chiến lược phát triển của Google Đó là việc Google nhận ra dịch vụ tìm kiếm web của hãng hoàn toàn có thể đứng độc lập một mình, bởi tại thời điểm này tìm kiếm vẫn là một lĩnh vực còn rất ít đối thủ cạnh tranh và đang phát triển khá chậm chạp.
Giao diện trang chủ Google năm 1999 là giao diện đơn giản nhất và có ít liên kết nhất trong tổng thể toàn bộ các giao diện đã được “gã khổng lồ tìm kiếm” này sử dụng trong 10 năm qua.
Còn một điểm đáng chú ý nữa được bộc lộ thông qua giao diện này. Đó là năm 1999 Google chưa hề được biết đến rộng rãi nên hãng này vẫn phải đưa ra lời giải thích “Search the web using Google” – dịch nghĩa nôm na: Google là công cụ tìm kiếm nội dung trên web.
Giao diện trang chủ Google năm 2000
Năm 2000, “sống sót” sau sự kiện Y2K và “quả bong bóng dot-com”,Google bắt đầu chú ý hơn đến việc cung cấp cho người dùng dịch vụ tìm kiếm mang tính địa phương hóa. Cụ thể là cho phép người dùng tìm kiếm bằng nhiều ngồn ngữ khác nhau. Và để làm mới mình cũng như thu hút nhân tài sau “sự cố bong bóng dot-com”, Googlegiới thiệu đến người dùng hai liên kết “cũ mà lại mới” - gồm “About Google” (Giới thiệu về Google) và “Job@Google” (Google tuyển dụng).
Năm 2000 cũng là năm đánh dấu việc công cụ tìm kiếm Google “thoát kiếp Beta” và tự hào với danh hiệu “Best search engine” (Công cụ tìm kiếm tốt nhất), chính thức qua mặt “đối thủ” Yahoo.
Ngoài ra, ngay từ năm 2000, Googlecũng đã bắt đầu có thiên hướng thúc đẩy sự phát triển công nghệ di động – ở đây là công nghệ WAP. Người dùng có thể thấy được dòng quảng cáo công nghệ này trực tiếp ngay trên giao diện của Google
Giao diện trang chủ Google năm 2001
Điều đầu tiên phải nhắc đến trong giao diện năm 2001 của Google chính là liên kết để người dùng chia sẻ đau thương với những nạn nhân của vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ. Cùng với đó là liên kết cung cấp thông tin cho người dùng về những vụ tấn công đánh bom khủng bố đẫm máu khác như ở thủ đô Madrid (Tây Ban Nha)… Đây cũng là lần đầu tiên liên kết tin tức được đưa trực tiếp lên giao diện trang chủ của Google.
Năm 2001 cũng là năm Google bắt đầu xúc tiến phát triển thêm nhiều dịch vụ hơn nữa, trong đó có vẻ như nổi tiếng nhất là dịch vụ Google Web Directory,Google Groups. Thêm vào đó, để quảng cáo cho bản thân mình, giờ đây ngay trên hộp nhập từ khóa tìm kiếm, Google ghi rõ số lượng website mà công cụ tìm kiếm của hãng này có thể “sục sạo” để tìm kiếm nội dung giúp người dùng.
Hình ảnh giao diện Google năm 2002
Năm 2002, Google lại thay đổi chiến lược một lần nữa. Trên giao diện trang chủ đã xuất hiện thêm nhiều liên kết hơn. Thực chất đó là việc Google bắt đầu phân tách rõ rệt kết quả tìm kiếm thành nội dung địa chỉ website (web) hay hình ảnh(images)… và được thể hiện theo những “thẻ” (tab) khác nhau. Dòng quảng cáo số lượng website đã được Google lập chỉ mục giờ đây được chuyển xuống nằm ngang hàng với dòng bản quyền.
Năm 2002 cũng là năm đánh dấu mở đầu thời kỳ phát triển cực kỳ mạnh mẽ củaGoogle. Công cụ tìm kiếm này ngày càng trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng người dùng web.
Và cũng bắt đầu từ năm 2002 người dùng được chứng kiến một logo Google đẹp và sinh động hơn rất nhiều. Logo được thay đổi tùy theo từng sự kiện lớn trên thế giới hay một ngày lễ nào…
Hình ảnh giao diện Google năm 2003
Đây là giao diện trang chủ Google được chụp lại nhân ngày lễ Valentine năm 2003. Không có gì thay đổi nhiều so với giao diện đã được sử dụng trong năm 2002. Có một điểm đáng chú ý là năm 2003 con số website được Google lập chỉ mục đã chạm vạch 3 tỉ.
Hình ảnh giao diện Google năm 2004
Tiếp theo là những thay đổi ở giao diện trang chủ Google trong thời kỳ diễn raOlympic 2004. So với hai năm trước, giao diện lần này đã trở nên gọn nhẹ hơn, không còn các thẻ và thêm nhiều dịch vụ mới hơn như Google News, Froogle,quảng cáo, giải pháp doanh nghiệp… nhưng người dùng đã không còn thấyGoogle Directory đâu nữa.
Thêm một con số ấn tượng nữa được Google thể hiện trong giao diện năm 2004. Đó là chỉ sau đúng một năm, số lượng website được hãng này lập chỉ mục đã tăng thêm 1 tỉ nữa, đạt tới con số 4 tỉ website.
Hình ảnh giao diện Google năm 2005
Giao diện trang chủ Google năm 2005 cũng không có gì khác biệt lớn so với năm 2004 nhưng một lần nữa con số website được Google lập chỉ mục lại tạo nên một tiếng vang lớn. Chỉ một năm sau khi lập chỉ mục được tới trên 4,2 tỉ website,Google đã đẩy con số này lên gấp đôi, vượt trên 8 tỉ website.
Hình ảnh giao diện Google năm 2006
Năm 2006 đánh dấu việc Google bắt đầu liên kết đa dạng dịch vụ thông qua một tài khoản Google Account duy nhất. Tuy nhiên, không ít người dùng cảm thấy không thật sự hài lòng với việc xuất hiện một đường liên kết cá nhân nằm ở góc trên cùng bên tay phải.
Đây cũng là năm đánh dấu sự quay trở lại của “Business Solution” sau khi liên kết này biến mất khỏi trang chủ của Google trong năm 2005. Số lượng website được lập chỉ mục cũng đã được Googlechính thức cho loại bỏ khỏi giao diện trang chủ.
Hình ảnh giao diện Google năm 2007
Năm 2007 đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trên giao diện của Google sau một thập kỷ tồn tại trên thế giới mạng Internet. Những liên kết nội dung tìm kiếm trước đây vốn nằm chình ình ngay trên hộp nhập từ khóa tìm kiếm thì giờ đây đã được đẩy lên góc trên cùng bên tay trái. Các dịch vụ mà Google cung cấp cho người dùng cũng đã trở nên phong phú hơn rất nhiều như News, Video, Maps,Mail… Tôn chỉ mà Google đưa ra là “kết hợp tất cả trong một lần tìm kiếm” - tức là người dùng chỉ cần tìm một lần với một từ khóa nhưng họ có thể tìm được liên kết web, hình ảnh, video, tin tức…
Và đây là giao diện quen thuộc của Google năm 2009
2. Doanh thu
Lợi nhuận của Google trong quý 3/2010 đã tăng 32% lên 2,17 tỷ USD (tương đương 7,64 USD/cổ phiếu) cao hơn cùng kỳ năm ngoái (1,64 tỷ USD) và mức dự báo 6,69 USD/cổ phiếu theo khảo sát của hãng tin Reuters. Doanh thu quý 3 của Google là 5,48 tỷ USD, cũng vượt mức dự báo 5,26 tỷ USD của giới phân tích tài chính.Lĩnh vực kinh doanh chính của Google vẫn là cung cấp dịch vụ quảng cáo trên trang tìm kiếm. Ngoài lĩnh vực này, Google đang có một số “cỗ máy” kiếm tiền tỷ USD mới: YouTube, quảng cáo hiển thị (displayadvertising) và di động.Quảng cáo hiển thị: Doanh thu quảng cáo hiển thị của Google dự tính sẽ đạt khoảng 2,5 tỷ USD, theo Jonathan Rosenberg, phụ trách quản lý sản phẩm của hãng này. Hầu hết doanh thu của hoạt động kinh doanh quảng cáo hiển thị của Google đến từ thương vụ mua lại mạng quảng cáo DoubleClick với giá 3,1 tỷ USD vào tháng 4/2007.
3. Mô hình kinh doanh
Phân tích các nhân tố của mô hình doanh thu trên website google.com.
2.1 Mục tiêu giá trị
Mục tiêu giá trị được hiểu là cách thức để 1 sản phẩm dịch vụ của một doanh nghiệp đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng và của thị trường. Để kích thích và phát triển mục tiêu giá trị, doanh nghiệp phải đặt mình vào vị trí khách hàng để trả lời hai câu hỏi sau đây:
Tại sao khách hàng lại lựa chọn doanh nghiệp của mình để giao dịch thay vì lựa chọn doanh nghiệp khác.
Những loại sản phẩm dịch vụ nào doanh nghiệp có thể cung cấp mà những doanh nghiệp khác không có hoặc không thể cung cấp.
Google cung cấp rất nhiều những dịch vụ tiện ích tương tự các website theo mô hình cổng thông tin dịch vụ khác như: Google Gmail, Google Reader, Google Personalized, Google Docs and Spreadsheets, Google Buzz, Google Code, Google Web Albums, Google Pages Creator,… Song Google được biết đến nhiều nhất như là một website cung cấp công cụ tìm kiếm, liên kết với các website khác. Mục tiêu giá trị mà Google đã làm được ở đây là sự khác biệt về khả năng kết nối tìm kiếm. Google có liên kết với hàng ngàn website khác và bởi thế Google chứa đựng trong nó vô số thông tin. Đó là sự khác biệt mà Google đã tạo ra so với các website cùng phương thức kinh doanh.
2.2 Mô hình doanh thu
Mô hình doanh thu được hiểu là cách thức để doanh nghiệp có được doanh thu và tạo ra lợi nhuận và mức lợi nhuận trên vốn đầu tư lớn hơn lợi nhuận so với đầu tư khác.
Các loại mô hình doanh thu
Mô hình doanh thu quảng cáo
Mô hình doanh thu phí đăng ký
Mô hình doanh thu phí giao dịch
Mô hình doanh thu bán hàng
Mô hình doanh thu phí liên kết
Mô hình doanh thu phí download các nội dung
Google sử dụng mô hình doanh thu quảng cáo là chủ yếu. Phần lớn thu nhập của Google đến từ các chương trình Quảng cáo trực tuyến. Google AdWords cho phép các đối tượng có nhu cầu Quảng cáo đăng Quảng cáo của mình trên kết quả tìm kiếm của Google và trên Google Content Network qua phương thức cost-per-click (trả tiền qua số lần click vào Quảng cáo) hoặc cost-per-view (trả tiền qua số lần xem Quảng cáo). Chủ các trang web Google AdSense cũng có thể hiển thị quảng cáo trên trang của họ và kiếm tiền mỗi lần banner quảng cáo được Click.
Bên cạnh đó, không thể không kể tới tầm quan trọng của hai “cỗ máy kiếm tiền” của Google: AdWords - công cụ quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ tương ứng với các từ khóa tìm kiếm của Google, và AdSense - các hợp đồng chia sẻ doanh thu từ quảng cáo mà Google đặt trên website của các bên thứ 3.
Chiến lược của Google khôn ngoan ở chỗ, họ không bán chỗ quảng cáo cho doanh nghiệp trả giá cao nhất mà là cho doanh nghiệp phù hợp nhất. Việc này giúp tăng tối đa sự hài lòng cho người sử dụng dịch vụ của Google, từ đó đem lại những cú click chuột có giá trị hơn tới website của đơn vị đặt quảng cáo.
Google nổi tiếng bởi dịch vụ Tìm kiếm của nó, nhân tố chính dẫn đến thành công của Google. Vào tháng 12 năm 2006, Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên mạng chiếm 50,8% thị phần, vượt xa so với Yahoo (23,6 %) và Window Live Search (8,4%). Google liên kết với hàng tỷ trang web, vì thế người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn thông qua các từ khóa và các toán tử. Google cũng tận dụng công nghệ tìm kiếm của mình vào nhiều dịch vụ tìm kiếm khác, bao gồm Image Search (tìm kiếm ảnh), Google News, trang web so sánh giá cả Froogle, cộng đồng tương tác Google Groups, Google Maps và còn nhiều nữa.
Năm 2004, Google ra mắt dịch vụ email trên nền web, gọi là Gmail. Gmail hỗ trợ công nghệ lọc thư rác và khả năng sử dụng Công nghệ tìm kiếm của Google để tìm kiếm thư. Dịch vụ này tạo ra thu nhập bằng cách hiển thị quảng cáo từ dịch vụ AdWords mà phù hợp với nội dung của email hiển thị trên màn hình.
Đầu năm 2006, Google ra mắt dịch vụ Google Video, dịch vụ không chỉ cho phép người dùng tìm kiếm và xem miễn phí các video có sẵn mà còn cho người sử dụng hay các nhà phát hành khả năng phát hành nội dung mà họ muốn, kể cả các chương trình truyền hình trên CBS, NBA và các video ca nhạc. Nhưng đến tháng 8 năm 2007 , Google đã đóng cửa trang web này trước sự cạnh tranh của đối thủ Youtube cũng thuộc sở hữu của công ty
Google cũng đã phát triển một số ứng dụng nhỏ gọn, bao gồm cả Google Earth, một chương trình tương tác sử dụng ảnh vệ tinh. Ngoài ra công ti còn phát triển nhiều gói phần mềm văn phòng mã mở nhằm cạnh tranh thị phần với [Microsoft]
Nhiều ứng dụng khác nữa có tại Google Labs, một bộ sưu tập những phần mềm chưa hoàn chỉnh. Chúng đang được thử nghiệm để có thể đưa ra sử dụng trong cộng đồng.
Vào ngày 2 tháng 9 năm 2008, Google đã thông báo sự xuất hiện của Google Chrome, một trình duyệt mã nguồn mở. Trình duyệt này được giới phân tích đánh giá sẽ là đối thủ cạnh tranh thị phần của Internet Explorer và Firefox.Cũng vào khoảng thời gian này Google Translate đã bổ sung thêm tiếng Việt trong dịch vụ dịch tự động của mình và tích hợp ngay trong công cụ tìm kiếm, giúp người sử dụng nhanh chóng hiểu được cơ bản nội dung trang web trình bày bằng tiếng nước ngoài.
Ngày 5 tháng 1 năm 2010, Google cho ra mắt điện thoại Nexus One, sản phẩm cộng tác với hãng điện thoại HTC. Nexus One chạy trên nền hệ điều hành Android 2.1 (cũng do hãng phát triển), được cho là đối thủ cạnh tranh ngang hàng với iPhone của Apple.
2.3 Cơ hội thị trường
Cơ hội thị trường được hiểu là sự xuất hiện một cách đồng thời các yếu tố hoặc điều kiện thuận lợi tại cùng một thời điểm trong cùng một lĩnh vực hoặc vị trí địa lý sao cho việc tận dụng các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp có được sự tăng trưởng mạnh mẽ; có khả năng chiếm lĩnh phần lớn thị phần và tạo thu nhập cao.
Một cơ hội thị trường bao gồm các yếu tố:
Nhu cầu
Phương tiện thỏa mãn nhu cầu
Phương pháp để gắn kết và phối hợp các phương tiện thỏa mãn nhu cầu
Cách thức thu lợi nhuận
Google đã nhìn nhận được cơ hội thị trường rộng lớn. Đó là nhu cầu cần có 1 website tích hợp các thông tin với lượng lớn, dễ tìm kiếm và sử dụng. Và Google đã tận dụng rất thành công cơ hội đó khi cho ra đời website google.com.
2.4 Môi trường cạnh tranh
Nhằm nói đến hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trong cùng một loại thị trường.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: kinh doanh cùng loại sản phẩm hay sản phẩm tương tự
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: những doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm không giống nhau thậm chí là khác nhau nhưng vẫn gián tiếp cạnh tranh với nhau.
Môi trường cạnh tranh chịu sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố sau đây:
Lượng đối thủ cạnh tranh
Phạm vi hoạt động của đối thủ cạnh tranh
Thị phần mà mỗi đối thủ đạt được là bao nhiêu
Mức giá mà mỗi đối thủ đặt ra cho sản phẩm của mình
Các đối thủ cạnh tranh của Google:
¨ Yahoo
Đây là một đối thủ cạnh tranh giống như kiểu Coke-pepsi. Google hiện đang chiếm giữ 60% thị trường tìm kiếm trong khi Yahoo chỉ có 30%. Thế nhưng cả hai đại gia này đang cố giành giật thị trường phần mềm miễn phí hỗ trợ quảng cáo với các mặt hàng như: e-mail, tin nhắn tức thời, blog, bản đồ.
Trong trường hợp này, các doanh nghiệp nhỏ và người dùng vẫn được hưởng lợi từ sự cạnh tranh giữa Yahoo và Googie, đó là chất lượng dịch vụ được nâng cao, trong khi giá thành ngày càng thấp đi.
¨ Craigslist và ebay
Rất nhiều hãng Internet có thể sẽ thay thế cho ebay. Trong khi đó, những dịch vụ mới của Google lại có sức cạnh tranh rất mãnh liệt. Đơn cử là chương tình thanh toán trực tuyến mới của Google có tên "Checkout" (giống như Paypal của ebay). Chưa hết, Google còn có dịch vụ Base, được thiết kế với giao diện thân thiện và tỏ ra rất thích hợp trong việc đăng tải quảng cáo trực tuyến phân loại. Do Vậy, Craigslist hãy coi chừng đối thủ Google!
¨ Một số tên tuổi khác
Những cuộc "thí nghiệm" của Google trong lĩnh vực thoại Internet cũng đe dọa tới một số hãng như Vonnge, Verizon và Skype. Vụ mua lại dMark Broadcasting, hãng môi giới quảng cáo trực tuyến vào năm ngoái của Google cũng đả động và đe dọa tới một số đại lý quảng cáo truyền thống.
Bảng so sánh các lĩnh vực kinh doanh giữa Microsoft, Yahoo, Google và Apple
2.5 Lợi thế cạnh tranh
Được hiểu là khả năng tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, chiếm lĩnh phần lớn thị trường tạo ra thu nhập cao và bền vững.
Bao gồm các yếu tố sau đây:
Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp
Điều kiện thuận lợi liên quan đến nhà cung ứng
Sở hữu độc quyền phát minh, sáng chế… mà doanh ghiệp khác không có.
Google không chỉ hướng tới một thị trường của một quốc gia cụ thể mà Google hướng tới quy mô toàn cầu. Website google được đăng ký và sử dụng tên miền của nhiều quốc gia như Google France, Google China, Google UK, Google Việt Nam… Google đã tạo được liên kết với hàng tỷ website khác trên toàn cầu. Đó là lợi thế cạnh tranh lớn của Google.
bằng sự kết hợp ăn ý 3 yếu tố công nghệ, cơ sở dữ liệu và các công cụ quảng cáo, đến nay, Google vẫn mặc sức tung hoành thị trường, như là một công cụ tìm kiếm trực tuyến được yêu thích nhất thế giới.
Trang Google có thể là một cỗ máy kiếm tiền khổng lồ, nhưng tập đoàn cho biết họ có những mục tiêu cao hơn việc chỉ là một công cụ internet có nhiều người tin dùng.
Một bản tuyên bố của tập đoàn đã khẳng định rằng nhiệm vụ của Google là sắp xếp kho thông tin của thế giới và khiến nó trở nên hữu dụng và có thể tiếp cận trên toàn cầu.
Với tiêu chí đó, nhiều năm qua, Google đã cho ra đời nhiều công cụ và dịch vụ đầy sáng tạo và tiện ích cho người sử dụng, như Gmail, Google Docs, Picasa, Google Earth & Maps, Blogger, dịch vụ video YouTube...
Mọi thao tác tìm kiếm mà chúng ta thực hiện, mọi công cụ mà chúng ta sử dụng đều giúp Google thu thập thông tin và kiến tạo xã hội thông tin. Google đã khôn ngoan tạo ra một vòng tròn khép kín để “trói chân” khách hàng: càng thu thập được nhiều thông tin (từ chính hành vi tìm kiếm của người dùng), Google càng cho kết quả tìm kiếm tốt hơn, người tiêu dùng càng hài lòng, các đơn vị quảng cáo càng tiếp cận được với nhiều khách hàng, lợi nhuận càng lớn.
2.6 Chiến lược thị trường
Được hiểu là việc 1 doanh nghiệp xây dựng lên 1 kế hoạch marketing trong dài hạn dựa trên tình hình kinh doanh hiện tại và những triển vọng về sự phát triển của doanh nghiệp (nguồn lực, tài chính, công nghệ…) với những diễn biến của thị trường trong tương lai.
Chiến lược kinh doanh của Google là tiếp tục khai thác thị trường website song song với khai thác các thị trường mới như thị trường di động, tăng thêm một số những tiện ích để tăng sự cạnh tranh với các đối thủ, hướng tới giữ vững mục tiêu thị phần và tăng lợi nhuận.
Google liên tiếp tung ra những “chiêu” mới của mình, mới đây nhất là trình duyệt internet mang tên Chrome, hứa hẹn mang tới những trải nghiệm trực tuyến mới đầy thú vị và tiện ích cho người sử dụng.
Nếu “thu phục” được người dùng internet bằng công cụ này, Google sẽ càng thu thập được thêm nhiều thông tin, từ đó củng cố sức mạnh thị trường.
Sắp tới đây, Google sẽ trình làng một phần mềm khác có ý nghĩa khá quan trọng trong chiến lược của tập đoàn, đó là bản chính thức của hệ điều hành Android dùng cho điện thoại di động có kết nối internet.
2.7 Sự phát triển của các tổ chức
Cách thức bố trí, sắp xếp, phân chia các bộ phận chức năng như: bộ phận sản xuất, vận chuyển, marketing, tài chính…
Cấu trúc tổ chức của Google rất đơn giản: gồm 3 bộ phận kỹ thuật, sản phẩm, tài chính.
2.8 Đội ngũ quản trị
- Eric Schmidt, TGĐ/GĐĐH- Sergey Brin, GĐ kỹ thuật- Larry Page, GĐ sản phẩm- George Reyes, GĐ tài chính
- 4 vị phó chủ tịch Google: George Reyes, Shona Brown, David Drummond và Jonathan Rosenberg
PHẦN II. GOOGLE VIỆT NAM VÀ TƯƠNG LAI
Có thể nói tại Việt Nam, 99% nhu cầu truy tìm thông tin trên mạng đều thông qua Google, thậm chí nhiều người dù đã lớn tuổi và mới tập tành sử dụng internet nhưng một trong những từ ngữ mạng đầu tiên họ cần nhớ cũng là "Gu-gờ" hoặc "Gu-gồ". Và thật may là công cụ tìm kiếm này có chức năng ghi nhớ những gì hay được tìm kiếm nhất.
1. Sự ra đời
Website google.vn chính thức sử dụng tên miền .vn từ tháng 8 năm 2008.
2. Diện mạo
3. Những dịch vụ trên trang đầu tiên của Google.vn
Tìm kiếm Nâng cao
Hình ảnh
Dịch
Công cụ Ngôn ngữ
Giới thiệu về Google
Trang Khởi Động Mozilla Firefox
Giải pháp Kinh doanh
Chương trình Quảng cáo
3. Tương lai Google tại Việt Nam
Rút cục, không có gì là “miễn phí”, nhưng Google đã thực hiện một cuộc trao đổi đôi bên cùng có lợi với tất cả người sử dụng công cụ tìm kiếm của họ. Google khiến người dùng hài lòng, còn người dùng tạo cơ hội cho Google kiếm bộn.
Google ngày càng phát triển lớn mạnh vì thế giới internet ngày càng rộng mở. Không thể xác định đâu là điểm kết của internet, khi mà ngay cả những thiết bị như tủ lạnh, khung ảnh kỹ thuật số hay điện thoại di động đều là một phần của thế giới internet.
4. Nét đặc biệt
Tính năng tìm kiếm tức thời Google Instant cuối cùng đã xuất hiện trên Google Việt Nam. Đây là cải tiến tìm kiếm mới để hiển thị các kết quả trong khi bạn nhập truy vấn.
Theo giới thiệu của Google, mục tiêu Google đặt ra là đẩy mạnh các giới hạn về công nghệ và cơ sở hạ tầng của mình nhằm giúp bạn nhận được kết quả tìm kiếm tốt hơn, nhanh hơn.
5. Hạn chế
1. Không truy tìm được dữ liệu
2. Thông tin tìm kiếm chưa hiệu quả, gợi ý tìm kiếm “hài hước”
Sai thế nào nếu ta nghĩ rằng bất tử nghĩa là không còn sống
PHẦN III. GIẢI PHÁP
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV1215.doc