Tình hình huy động vốn và công tác đẩy mạnh huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Quảng Bình

Mục lục Lời nói đầu Nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại là tất cả các phương tiện tài chính, tín dụng trong xã hội được ngân hàng động viên, thu hút và quản lý để cho vay và thực hiện nhiệm vụ kinh doanh khác của Ngân hàng. Chính vì vậy, việc huy động vốn của ngân hàng thương mại có ý nghĩa rất lớn, không chỉ đối với chính bản thân ngân hàng mà còn có vai trò quan trọng với các cá nhân, tổ chức và cả nền kinh tế, nhất là trong thời điểm nền kinh tế Việt Nam đạng hội nhập sâu rộng vào

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tình hình huy động vốn và công tác đẩy mạnh huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên việc huy động vốn của các NHMT hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn do nền kinh tế ngày càng có nhiều chủ thể tham gia vào lĩnh vực hoạt động này như: các công ty bảo hiểm, bưu điện, các quỹ tín dụng nhân dân, các trung gian tài chính khác … tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn. Để thu hút được nguồn vốn lớn thì các NHTM phải đưa ra được các phương thức huy động hiệu quả mang tính cạnh tranh cao. Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Bình, bằng việc vận dụng những kiến thức đã được trang bị trên giảng đường đại học cùng những kiến thức thực tế vô cùng bổ ích tích lũy được nhờ sự chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các cô các chú và các anh chị tại phòng giao dịch Nguyễn Trãi - trực thuộc chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Bình, em đã lựa chọn việc phân tích “Tình hình huy động vốn và công tác đẩy mạnh huy động vốn tại chi nhánh NHĐT và PT Quảng Bình” làm nội dung chính cho bản báo cáo thực tập của mình. Bản báo cáo thực tập được chia làm 3 phần chính: Phần 1: Giới thiệu khái quát về chi nhánh NHĐT & PT Quảng Bình và phòng giao dịch Nguyễn Trãi. Phần 2: Tình hình hoạt động hoạt động kinh doanh và công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Nguyễn Trãi. Phần 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy vốn tại phòng giao dịch Nguyễn Trãi. Phần 1. Giới thiệu khái quát về chi nhánh NHĐT & PT Quảng Bình và phòng giao dịch Nguyễn Trãi I. Quá trình hình thành và phát triển Ngày 20/04/1957, ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, tiền thân của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập trực thuộc Bộ tài chính, với quy mô ban đầu nhỏ bé, gồm 08 chi nhánh, 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Ngày 24/06/1981 ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. Ngày 14/11/1990 ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây là thời kì thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc kế hoạch chỉ tiêu của nhà nước; huy động nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng, chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Bình là 01 thành viên trong hệ thống BIDV được thành lập theo quyết đinh số 105/NH/QĐ ngày 26/11/1990 của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trải qua gần 20 năm xây dựng trưởng thành, không ngừng bổ sung chức năng nhiệm vụ, BIDV Quảng Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua từng giai đoạn phát triển. Từ ngày 01/01/1995, đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV Quảng Bình: được phép kinh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư và phát triển của Quảng Bình. Thời kỳ 1996 đến nay: được ghi nhận là thời kỳ chuyển mình, đổi mới lớn lên cùng đất nước, chuẩn bị nền móng vững chắc tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV. Khẳng định vị trí vai trò trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, được nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới”. BIDV Quảng Bình là đơn vị trực tiếp hoạt động kinh doanh và cũng là đại diện pháp nhân của BIDV Việt Nam. Là đơn vị kinh doanh trực tiếp, được quản lý vốn và sử dụng vốn, tài sản, các nguồn lực của BIDV và các nguồn vốn huy động, tiếp nhận và đi vay theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ được giao. Phòng giao dịch Nguyễn Trãi trực thuộc chi nhánh BIDV Quảng Bình ra đời từ năm 2005. Tuy tuổi đời còn non trẻ nhưng đã có nhiều đóng góp tích cực vào hoạt động chung của BIDV Quảng Bình. Trong những năm vừa qua phòng giao dịch luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đi lên cùng sự phát triển của BIDV Quảng Bình. II. Đặc điểm tổ chức và quản lý Qua nhiều năm hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đội ngũ lãnh đạo BIDV Quảng Bình, sự quan tâm của chính quyền địa phương, phòng giao dịch Nguyễn Trãi- BIDV Quảng Bình đã liên tục gặt hái những thành công đáng khích lệ. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nguồn vốn huy động kết quả kinh doanh tăng đều qua các năm. Việc áp dụng hiệu quả các chính sách của ngân hàng đã giúp phòng giao dịch thu hút một lượng lớn khách hàng và tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường khu vực. Là một trong 04 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh BIDV Quảng Bình; phòng giao dịch Nguyễn Trãi được đặt ngay trung tâm thành phố, được coi là một thế mạnh, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của phòng. Bộ máy lãnh đạo của phòng giao dịch Nguyễn TrãI trực thuộc chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Bình được bổ nhiệm theo quy chế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của nhà nước. Cụ thể như sau: Giám đốc phòng giao dịch: Chịu trách nhiệm trước giám đốc ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Bình, điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch. Trực tiếp chỉ đạo các bộ phận quản trị tín dụng, quản trị quản lý rủi ro, quan hệ khách hàng, dịch vụ khách hàng, bộ phận dịch vụ và quản lý kho quỹ. Phó giám đốc: Thay mặt giám đốc điều hành mọi hành vi kinh doanh, chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và pháp luật về những công việc do minh giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của phòng khi được ủy nhiệm của giám đốc. Các bộ phận chức năng: Giữa các bộ phận chức năng có mối quan hệ phối hợp hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện công việc. Các bộ phận chức năng có nhiệm vụ cung cấp thông tin qua lại với nhau và thực hiện việc chỉ đạo theo từng nội dung đối với ngân hàng, cụ thể: Bộ phận dịch vụ và quản lý kho quỹ: chịu trách nhiệm thực hiện chức năng các nhiệm vụ kho quỹ, thu chi tiền mặt cho khách hàng, nội bộ … Bộ phận quan hệ khách hàng: chịu trách nhiệm tiếp nhận giải quyết các hồ sơ liên quan đến các khoản tiền vay của khách hàng, bảo lãnh, vay vốn, ký quỹ … Bộ phận dịch vụ khách hàng: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến tay khách hàng, như huy động tiền gửi, giải ngân, thu nợ tiền vay, thanh toán qua tài khoản tiền gửi, cung cấp các dịch vụ khác như: phát hành thẻ ATM dịch vụ BSMS, nhận tiền kiều hối … Bộ phận quản lý tín dụng: tổ chức kiểm soát các hoạt động tín dụng nhằm bảo đảm tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ tín dụng; theo dõi, giám sát các hoạt động tín dụng cũng như kiểm tra các báo cáo tín dụng, báo cáo giám sát liên quan. Bộ phận quản lý rủi ro: tổ chức kiểm soát tình hình dư nợ, thu nợ và đề xuất các giải pháp liên quan đến thu nợ; theo dõi đề xuất ý kiến thực hiện các danh mục cho vay, đề xuất các biện pháp hạn chế rủi ro. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của phòng giao dịch Nguyễn Trãi trực thuộc chi nhánh BIDV Quảng Bình được thể hiện qua sơ đồ sau: Mô Hình Tổ Chức Của Phòng Giao Dịch Nguyễn Trãi - BIDV Quảng Bình Bộ phận quản trị TD Giám đốc Phó giám đốc Bộ phận quản lý rủi ro Bộ phận QHHK Bộ phận dịch vụ KH Bộ phận DV &QL ký quỹ Khối dịch vụ Khối tác nghiệp III. Chức năng nhiệm vụ Bắt đầu từ 1990, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, BIDV Việt Nam nói chung và BIDV Quảng Bình nói riêng đã chủ động trong việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ cho vay các dự án công trình quan trọng. Kể từ thời điểm này, mọi công trình, dự án sản xuất kinh doanh có thu hồi đều chuyển sang đi vay để đầu tư. Thực hiện theo định hướng chung của BIDV Quảng Bình, phòng giao dịch Nguyễn Trãi đã không ngừng khơi tăng nguồn vốn bằng việc mở rộng nhiều kênh huy động vốn: từ dân cư, doanh nghiệp, vay hợp vốn, vay tài trợ nhập khẩu từ nước ngoài, phát hành trái phiếu đảm bảo cân đối nguồn vốn trung và dài hạn. Trên cơ sở chủ động về nguồn vốn, phòng giao dịch đa dạng hình thức cho vay nền kinh tế tập trung với phương thức ngày càng đa dạng như cho vay đồng tài trợ, cho vay tài trợ xuất khẩu, bảo lãnh. Trong thời kỳ đổi mới, phòng giao dịch Nguyễn Trãi - BIDV Quảng Bình đã tăng thêm nhiều tiện ích, sản phẩm dịch vụ ngân hàng, xóa thế độc canh tín dụng. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, chuyển tiền chi trả kiều hối, thanh toán séc, chuyển đổi mua bán ngoại tệ … tăng trưởng cả về quy mô chất lượng dịch vụ. Các tiện ích dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng. IV. Các sản phẩm dịch vụ của phòng giao dịch Nguyễn Trãi - BIDV Quảng Bình 1. Khách hành doanh nghiệp Dịch vụ tài khoản Gửi một nơi rút tiền một nơi Trả lương tự động, hoa hồng đại lý, chi hộ, khác Thu tiền đại lý Dịch vụ quản lý vốn Thanh toán định kỳ theo yêu cầu Thanh toán hóa đơn Chuyển tiền trong nước Thanh toán xuất nhập khẩu Tín dụng doanh nghiệp Bảo lãnh Các dịch vụ khác 2. Khách hàng cá nhân Dịch vụ tài khoản, kỳ phiếu, thẻ Phát hành giấy tờ có giá dài hạn Tiền gửi tiết kiệm Tiết kiệm dự thưởng bậc thang Gửi một nơi rút một nơi Thanh toán định kỳ theo yêu cầu, thanh toán hóa đơn Tín dụng cá nhân Chuyển tiền trong nước, quốc tế, kiều hối Ngân hàng điện tử 3. Kinh doanh tiền tệ Mua bán ngoại tệ Quản lý tài sản và phái sinh tài sản tài chính Giao dịch hàng hóa tương lai Kinh doanh trái phiếu Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp Ngoài ra còn có các hoạt động cho vay các tổ chức tín dụng ... Phần 2. Tình hình hoạt động kinh doanh và công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Nguyễn Trãi I. Tình hình hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch Nguyễn Trãi - BIDV Quảng Bình Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng chịu nhiều tác động lớn của văn hóa chính trị và xã hội, nên đã có nhiều diễn biến phức tạp. Giá xăng dầu tăng cao, dịch cúm gia cầm, gần đây nhất và đang hoành hành mạnh mẽ là cúm A H1N1, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu … đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế nước ta và hoạt động của các tổ chức tín dụng. Kinh doanh trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế như thế nhưng BIDV Quảng Bình nói chung và phòng giao dịch Nguyễn Trãi nói riêng vẫn đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao một cách đồng bộ và toàn diện. 1. Tổ chức hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn trong giai đoạn 2006-2008 Như chúng ta đã biết nguồn vốn huy động của ngân hàng là toàn bộ các giá trị tiền tệ của ngân hàng huy động được trong kinh doanh của mình, dùng để cho vay, đầu tư và thực hiện các dự án khác nhau nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cho chính ngân hàng đó. Trong tổng nguồn vốn, thì nguồn vốn huy động thường chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại. Đối với công tác huy động vốn, BIDV Quảng Bình luôn xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, là cơ sở để mở rộng tín dụng và các loại hình dịch vụ khác của chi nhánh. Vì vậy chi nhánh đã thường xuyên tổ chức đổi mới công tác huy động vốn, tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với lãi suât cạnh tranh; đẩy mạnh công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, các ban quản lý của các dự án, kết hợp công tác thu hộ, chi hộ để huy động vốn, giúp cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trên địa bàn nâng cao thị phần; quảng cáo thương hiệu BIDV đối với công chúng. Trong một thời gian ngắn ngoài việc giữ gìn khách hàng truyền thống BIDV Quảng Bình đã tìm mọi biện pháp từng bước tìm thêm các khách hàng mới để nguồn vốn cung cấp kịp thời cho những nhu cầu cấp bách của ngân hàng. Thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm linh hoạt, phong phú, lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từ các cá nhân, doanh nghiệp, các định chế tài chính như kho bạc nhà nước tỉnh, đổi mới công nghệ, phong cách giao dịch nhằm phục vụ tốt nhất khách hàng. Phòng giao dịch Nguyễn Trãi đã thực hiện tốt theo đúng chủ trương trên. Bên cạnh tăng cường nguồn vốn đơn vị cũng quan tâm đến cơ cấu vốn sao cho lãi suất bình quân đầu vào đạt tỷ lệ cho phép. Trong 3 năm 2006, 2007, 2008 tình hình huy động vốn của phòng giao dịch Nguyễn Trãi xét theo cơ cấu khách hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng và nguồn vốn huy động của phòng giao dịch Nguyễn Trãi - BIDV Quảng Bình Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 345.300 100 407.454 100 490.982 100 1. Tiền gửi TCKT 107.734 31,12 122.644 30,1 146.313 29,8 - TG không kỳ hạn 87.810 25,43 97.870 24,02 113.466 23,11 - TG có kỳ hạn 19.924 5,77 24.774 6,08 32.847 6,69 2. Tiền gửi dân cư 218.230 36,2 264.030 64,8 321.102 65,4 3. Huy động khác 19.336 5,6 20.780 5,1 23.567 4,8 Từ số liệu báo cáo kết quả của công tác huy động vốn trong những năm 2006, 2007, 2008 của phòng giao dịch Nguyễn Trãi - BIDV Quảng Bình có thể thấy: trong 03 năm 2006, 2007, 2008 nguồn vốn phòng giao dịch huy động được tăng đều qua các năm. Sự tăng trưởng của huy động vốn có thể thấy rõ qua bảng số liệu trên. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007 huy động được 407.454 triệu đồng tăng 62.154 triệu đồng, tương ứng 18% so với năm 2006. Năm 2008 huy động được 409.982 triệu đồng tăng 83.528 triệu đồng, tương ứng 20,55% so với năm 2007. Kết quả huy động vốn trên cho thấy sự cố gắng vượt bậc của các cán bộ, nhân viên trong phòng giao dịch Nguyễn Trãi. Sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động là sự tổng hợp của sự gia tăng từ tất cả các nguồn huy động đó là: tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và các nguồn huy động khác. Trong đó nguồn huy động vốn từ dân cư là một nguồn tiền gửi có tính chất khá ổn định và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của phong giao dịch Nguyễn Trãi - BIDV Quảng Bình. Trong vài năm gần đây tỷ trọng này luôn có xu hướng tăng qua các năm (lần lượt là 66,2%; 64,8%; 65,4% qua 3 năm), kết quả trên có được là do đơn vị không ngừng củng cố uy tín của ngân hàng trên địa bàn, tăng lợi thế cạnh tranh nhờ việc áp dụng các mức lãi suất huy động hấp dẫn. Cùng với sự gia tăng về vốn huy động từ dân cư, thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng có sự tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2007, mức tăng tuyệt đối là 14.910 triệu đồng tương ứng 13,84% so với năm 2006. Năm 2008 mức tăng tuyệt đối là 23.669 triệu đồng hay 19,3%. Tuy tỷ trọng giảm trong cơ cấu huy động vốn do sự gia tăng tỷ trọng của nguồn vốn dân cư nhưng tiền gửi của tổ chức kinh tế vẫn có sự tăng đều về số lượng tiền huy động, đây cũng là một thành công đáng khích lệ của phòng giao dịch, cho thấy được hiệu quả của công tác huy động vốn của phòng. Kết quả trên cũng cho ta thấy được phòng giao dịch đã thực hiện hiệu quả chính sach huy động vốn của BIDV Quảng Bình đó là chi nhánh chủ trương từng bước thay đổi kênh huy động thông qua việc huy động vốn tiền gửi của dân cư thành kênh huy động chủ lực của ngân hàng. Tuy vậy cũng không thể phủ nhận vai trò của nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi khác. Xét theo cơ cấu loại tiền, sau đây là số liệu về huy động vốn của phòng giao dịch Nguyễn Trãi: Bảng 2: Cơ cấu theo loại tiền vốn huy động của phòng giao dịch Nguyễn Trãi- BIDV Quảng Bình Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 345.300 100 407.454 100 490.982 100 - Huy động bằng VNĐ 238.948 69,2 297.156 72,93 382.819 77,97 - Huy động bằng ngoại tệ 106.352 30,08 110.298 27,07 108.163 22,03 Từ bảng 2 cho thấy nguồn vốn huy động bằng VNĐ ngày càng tăng qua các năm cả về tỷ trọng lẫn số lượng, tỷ lệ gia tăng trong 03 năm lần lượt là 69,2%; 72,93%; 77,97%. Ngược lại với sự gia tăng đó là huy động bằng ngoại tệ có sự giảm sút tỷ trọng rõ rệt qua 03 năm so với huy động bằng VNĐ cụ thể là: 2006 là 30,8%; 2007 là 27,07% đến 2008 xuống còn 22,03%, nguyên nhân của sự giảm sút này một phần do chuyển giao số dư cho một số chi nhánh mới thành lập, công tác huy động ngoại tệ gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó, thị trường ngoại hối thường xuyên biến động và rủi ro đã tác động đến tâm lý khách hàng. Tuy nhiên về số lượng tuyệt đối thì huy động ngoại hối vẫn tăng trong 03 năm qua. Đó là do phòng giao dịch đã áp dụng hiệu quả các hình thức huy động vốn của BIDV Quảng Bình. Chi nhánh luôn đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, triển khai tốt, an toàn các đợt huy động giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng, sản phẩm tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại bảo hiểm, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm rút dần … chi trả lãi, gốc, trái phiếu an toàn, đúng chế độ đảm bảo uy tín của hệ thống BIDV. Với phương châm đi vay để cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của một số đối tượng khách hàng, BIVD Quảng Bình nói chung và phòng giao dịch Nguyễn Trãi nói riêng đã tăng cường sức cạnh tranh, mở rộng môi trường đầu tư và góp phần khẳng định vị thế của mình với các ngân hàng bạn trên địa bàn. Đạt được kết quả trên là sự cố gắng lớn của cán bộ công nhân viên cũng như ban lãnh đạo phòng giao dịch Nguyễn Trãi, góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng phát triển tốt hơn. 2. Tình hình chung về sử dụng vốn Nếu như nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thì hoạt động sử dụng vốn (hoạt động tín dụng ngân hàng) đóng vai trò then chốt đem lại lợi nhuận chính và cao nhất cho ngân hàng. Việc mở rộng cho vay gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Các bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận tín dụng chủ động bám sát, nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của khách hàng trên cở sở của các chế độ quy định; theo dõi phân loại nợ, phân loại khách hàng và giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn vay. Trong chỉ đạo điều hành, một mặt làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao phẩm chất, và đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của cán bộ tín dụng, nhưng mặt khác phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đề ra. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn, cùng với sự phát triển của các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, đơn vị đã có những quyết định chiến lược thích hợp trong việc mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc chấp hành giới hạn tín dụng được hội Sở chính phê duyệt, kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng nâng dần tỷ lệ dư nợ ngắn hạn, mở rộng cho vay ngoài quốc doanh, nâng cao tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo. Phòng giao dịch Nguyễn Trãi đã thực hiện tốt theo định hướng chung đó của BIDV Quảng Bình. Cụ thể: Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tín dụng của phòng giao dịch Nguyễn Trãi - BIDV Quảng Bình Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ tín dụng cuối kỳ 267.240 100 334.112 100 417.335 100 1. Cho vay ngắn hạn 85.331 30,89 115.636 34,61 156.876 37,59 2. Cho vaytrung và dài hạn 77.872 28,19 87.905 26,31 103.916 24,90 3. Cho vay hợp đồng tài trợ 67.513 24,44 83.428 24,97 111.721 26,77 4. Cho vay KHNN 45.524 16,48 47.143 14,11 44.822 10,74 Qua bảng 3 ta có thể nhận xét: Quy mô tăng trưởng tín dụng: Hoạt động cho vay tín dụng trong 03 năm 2006, 2007 và 2008 đã có sự tăng trưởng tương đối bền vững lần lượt năm 2007 tăng 57.872 triệu đồng, tương ứng với 20,95% so với năm 2006 và năm 2008 tăng là 83.223 triệu đồng tương ứng với 24,9% so với năm 2007. Sự tăng trưởng là rõ nét của dư nợ tín dụng 20,95% lên 24,9%, điều này cho thấy phòng giao dịch không chỉ đảm bảo được tăng trưởng tín dụng, mà còn đảm bảo được dư nợ tín dụng trong giới hạn được giao, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Về cơ cấu tín dụng: Dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng trưởng đều đặn trong 03 năm 2006, 2007, 2008. Trong năm 2007 dư nợ tín dụng ngắn hạn cuối kỳ đạt 115.636 triệu đồng, tăng 30.305 triệu đồng, hay 35.5% so với năm 2006, năm 2008 đạt 156.876 triệu đồng tăng 41.240 triệu đồng tương ứng 35.67%. Điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của phòng giao dịch là ổn định. Có được tốc độ tăng trưởng cao như vậy là do phòng giao dịch đã thực hiện có hiệu quả chủ trương của chi nhánh BIDV Quảng Bình, đó là chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng nâng dần tỷ trọng ngắn hạn và giảm dần tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn. Tỷ trọng của tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ tăng dần trong 03 năm qua: từ 30,89% năm 2006 lên 34,61% năm 2007 và 37,59% năm 2008. Như đã trình bày ở trên, phòng giao dịch đã thực hiện tốt định hướng chuyển dịch cơ cấu tín dụng, nâng tỷ trọng ngắn hạn và giảm tỷ trọng trung và dài hạn. Từ bảng số liệu có thể thấy, năm 2006 dư nợ tín dụng trung và dài hạn là 77.872 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28,19% tổng dư nợ, tuy đã tăng lên thành 87.905 triệu đồng, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 26,31% năm 2007 và tăng lên thành 103.916 triệu đồng, nhưng chỉ chiếm khoảng 24,90% năm 2008. Đây là một kết quả đáng chúc mừng vì dư nợ tín dụng trung và dài hạn không chỉ tăng về số lượng mà còn đáp ứng được việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng, có thể giúp ngân hàng quay vòng vốn nhanh hơn, từ đó đồng vốn an toàn và có thể đầu tư được nhiều hơn. Dư nợ cho vay theo KHNN liên tục giảm trong 03 năm qua về tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ đó là: năm 2006 chiếm 16,48%; năm 2007 giảm còn 14,11%; đến năm 2008 còn khoảng 10,74%. Về số liệu tuyệt đối thì dư nợ cho vay theo KHNN có sự gia tăng trong năm 2007, nhưng đến năm 2008 đã giảm xuống lại. Về cơ bản đến nay phòng giao dịch đã dừng giải ngân các dự án vay vốn KHNN và chỉ định, khả năng sinh lời thấp của một số dự án cho vay theo KHNN vì thế việc giảm tỷ trọng cho vay theo KHNN là hợp lý. 3. Hoạt động khác Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ càng được chú trọng để mở rộng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Việc phát triển các loại hình dịch vụ không những mang lại thu nhập an toàn cho Ngân hàng, mà còn là biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ cho các sản phẩm chính, quảng bá hình ảnh thương hiệu Ngân hàng, đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng, nên trong thời gian qua chi nhánh BIDV Quảng Bình nói chung và phòng giao dịch Nguyễn Trãi nói riêng đã chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Phòng giao dịch Nguyễn Trãi luôn chú trọng đến công tác phát triển dịch vụ theo hướng chuyển đổi tăng thu dịch vụ ròng trong tổng lợi nhuận, thu dịch vụ tăng trưởng bình quân 15%/năm với kết quả như sau: 3.1 Hoạt động thanh toán Phòng giao dịch Nguyễn Trãi - BIVD Quảng Bình đã tạo được khả năng thanh toán linh hoạt hơn, với nhiều phương thức thanh toán giúp cho khách hàng thanh toán được mọi lúc mọi nơi thông qua các dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ, thanh toán trực tuyến. Sự phát triển thẻ ATM cũng theo hướng đa dạng đã mở rộng được một thị trường thẻ với nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú, phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng. Chiếc thẻ không chỉ dừng lại ở chức năng rút tiền mà ngày càng mở rộng hơn, khi có thể dùng nó như một công cụ đa năng trong việc thanh toán tiền điện, nước, cước phí điện thoại, mua hàng qua mạng. Ngoài ra, sự liên kết qua hệ thông Banknet của một số ngân hàng đã góp phần tăng tính tiện ích của thẻ hơn khi thẻ của một số ngân hàng có thể sử dụng cho máy ATM của một số nhóm các ngân hàng. Chính những yếu tố này đã góp phần thúc đẩy và mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Trong năm 2008, phòng giao dịch Nguyễn Trãi đã phát hành được hơn 1.000 thẻ với mức thu phí đạt trên 80 triệu đồng. Thu dịch vụ thanh toán bao gồm cả thanh toán trong nước và quốc tế cuối năm 2008 đạt 3.434 tỷ đồng, chiếm 46% trong tổng dịch vụ. Các loại hình thanh toán trong nước được phòng giao dịch đa dạng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với những sản phẩm mới, hiện đại như Homebanking, BIVD-Smart@count, mạng lưới thanh toán ngày càng được mở rộng … Doanh số thanh toán quốc tế tăng trưởng bình quân 15%, các giao dịch hàng xuất khẩu đã mở rộng ra với các khách hàng mới, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tại phòng giao dịch ngày càng tăng, cho thấy được hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV Quảng Bình đã tạo được uy tín đối với khách hàng và có vị thế trên thị trường tiền tệ. 3.2 Hoạt động kinh doanh tiền tệ Bước đầu đã triển khai việc đưa thanh toán quốc tế vào là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Với các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đã tạo được sự tin cậy, tín nhiệm với khách hàng, lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng đông. Trong những năm qua, BIDV Quảng Bình luôn khẳng định là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn hệ thống về công tác kinh doanh tiền tệ trên cả phương diện doanh số giao dịch và lợi nhuận. Phòng giao dịch Nguyễn TrãI đã góp phần không nhỏ vào thành công đó. 3.3. Hoạt động quản lý tài chính và kho quỹ Hoạt động quản lý tài chính của phòng giao dịch luôn được thực hiện tốt, kịp thời và chính xác, quản lý và thực hiện tốt cơ chế chi tiêu tài chính nội bộ, mua sắm và quản lý tài sản cố định, công cụ trang thiết bị cơ sở vật chất, phục vụ hoạt động kinh doanh. Công tác hạch toán các giao dịch với khách hàng được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, nhờ cào hệ thống thanh toán điện tử. Tuy vậy, hệ thống này cần được hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Hoạt động kho quỹ của phòng giao dịch trong những năm qua luôn được đánh giá tốt, hoàn thành các nhiệm vụ được giao với doanh số thu chi tiền mặt các loại cao. Phòng giao dịch cũng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về kiểm đếm, thu giữ các laoị tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Đội ngũ cán bộ, nhân viên là công tác kho quỹ luôn được khen thưởng trong việc trả lại tiền thừa cho khách hàng, điển hình có 1 cán bộ nữ đã trả lại món tiền thừa lên đến 50 triệu đồng. 3.4. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ Bên cạnh sự kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng cấp trên, thì tại phòng giao dịch rất quan tâm tới công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ một cách chặt chẽ, thường xuyên. Nhiệm vụ kiểm tra và kiểm toán nội bộ, đi sâu kiểm soát các chứng từ kế toán, công tác an toàn kho quỹ, hồ sơ tín dụng của đơn vị. Ngoài ra còn tham gia các đợt kiểm tra của ngân hàng cấp trên, kiểm tra đột xuất hoạt động của các mặt công tác khác. Thực hiện lấy ý kiến đóng góp của khách hàng, kết hợp với ban giám đốc ngân hàng cơ sở để giải quyết đóng góp. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thực hiện theo đúng quy trình, chế độ nghiêm ngặt của Nhà Nước và của ngành. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ trung thành, tận tụy với công việc, phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ có hành vi tham ô lợi dụng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cũng như sửa chữa kịp thời những thiếu sót trong kinh doanh. Hoạt động kiểm tra kiểm soát sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động của phòng giao dịch Nguyễn Trãi ngày càng tốt hơn, trong sạch và vững mạnh. Ngoài các hoạt động trên thì những dịch vụ khác của phòng giao dịch như: bảo lãnh, giữ hộ tài sản - giấy tờ có giá, Home banking, Mobile banking, Phone banking cũn đạt được nhiều thành tích đáng kể, mở ra cho khách hàng một hướng nhìn mới về tiện ích dịch vụ ngân hàng, đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của BIDV Quảng Bình nói riêng và toàn hệ thống BIDV nói chung. II. Công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Nguyễn Trãi - BIDV Quảng Bình 1. Tình hình tiền gửi Như chúng ta đã biết ngiệp vụ huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của khách hàngco vai trò rất quan trọng trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Thông qua hoạt động này, ngân hàng có thể huy động được một lượng vốn khá lớn nhàn dỗi trong lưu thông, giúp ngân hàng hoạt động, thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư, dự trữ ... ở phần trên ta đã có sự phân tích sơ lược về tình hình huy động vốn thông qua hoạt động nhận tiền gửi của khách hàng. Để có sự nhìn nhận thấu đáo hơn về vấn đề này em xin đi vào phân tích sâu hơn về một khía cạnh tiền gửi của khách hàng. 1.1. Tiền gửi cảu tổ chức kinh tế Một trong những kênh huy động vốn của ngân hàng là nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, đây là nguồn huy động có quy mô lớn trong tổng nguồn huy động. Sự biến động của nguồn tiền gửi này được thể hiện qua bảng phân tích sau: Bảng 4: Tiền gửi của Tổ Chức Kinh Tế Theo Kỳ Hạn của phòng giao dịch Nguyễn Trãi BIDV Quảng Bình Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Không kỳ hạn 87.810 81,5 97.870 79,8 113.466 77,55 2. Có kỳ hạn 19.924 18,5 24.774 20,2 32.847 22,45 Tổng cộng 107.734 100 122.644 100 146.313 100 Như đã phân tích ở trên, trong những năm gần đây, bằng sự đổi mới của hệ thống Ngân Hàng nói chung và hệ thống BIDV nói riêng, Phòng giao dịch Nguyễn Trãi BIDV Quảng Bình đã đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng gửi tiền, đơn vị đã cung cấp nhiều tiện ích và dịch vụ cho khách hàng là tổ chức kinh tế và nhóm đối tượng khách hàng này đã nhận thấy được lợi ích của việc gửi tiền vào ngân hàng, do vậy nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế này ngày càng tăng qua các năm. Cấu trúc tiền gửi của tổ chức kinh tế bao gồm tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) và tiền gửi có kỳ hạn như đã phân tích ở các số liệu trên. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng số tiền của tổ chức kinh tế năm 2006 là 81,5%, năm 2007 là 79,8%, năm 2008 là 77,55%, còn lại là tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, như vậy ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26534.doc