Mục lục
MỞ ĐẦU (trang 4)
LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (trang 6)
Khái niệm FDI (trang 6)
Các hình thức tồn tại của FDI (trang 6)
Vai trò FDI (trang 7)
Đối với quốc gia đi đầu tư (trang 7)
Đối với quốc gia nhận đầu tư (trang 8)
Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI (trang 10)
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 10 THÁNG ĐẦU NĂM 2007 (trang 11)
Thực trạng huy động vốn FDI 10 tháng đầu năm 2007 (trang 12)
Khó khăn, vướng mắc trong huy động v
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình hình huy động vốn FDI 10 tháng đầu năm 2007 - Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn FDI vào Việt Nam (trang 17)
Mất cân đối về ngành nghề, lãnh thổ (trang 17)
Yếu kém trong chuyển giao công nghệ (trang 19)
Nguyên nhân dẫn tới khó khăn, vướng mắc (trang 20)
Chưa nhất trí cao trong quan điểm và nhận thức đối với FDI (trang 20)
Thể chế và luật pháp còn nhiều nhược điểm (trang 22)
Môi trường kinh doanh chưa đủ hấp dẫn (trang 24)
Các công đoạn thực hiện quản lý Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập (trang 28)
Thiếu sự thống nhất trong quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đối với đầu tư nước ngoài (trang 31)
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN TỚI (trang 32)
Các giải pháp chung đối với đầu tư nước ngoài (trang 32)
Đẩy nhanh đổi mới và mở cửa (trang 32)
Tiếp tục hoàn thiện thể chế và luật pháp phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế (trang 33)
Các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (trang 35)
Thực hiện nhất quán các chính sách đầu tư nước ngoài (trang 35)
Tăng cường các biện pháp hỗ trợ giảm chi phí kinh doanh (trang 36)
Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư (trang 38)
Cải cách thủ tục hành chính minh bạch, đơn giản và nhất quán (trang 40)
Tăng cường hợp tác, phân công và phân cấp (trang 42)
Thiết lập hệ thống thông tin quản lý Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài (trang 43)
Các giải pháp thu hút FDI và tăng cường hiệu quả FDI đang được Chính phủ tiến hành (trang 44)
Thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài (trang 44)
Cải thiện cơ sở hạ tầng (trang 44)
Đào tào nguồn nhân lực (trang 45)
Tình hình huy động vốn FDI 10 tháng đầu năm 2007 – Thực trạng và giải pháp
MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế và cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nước, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Quốc gia nào thu hút và sử dụng nguồn vốn quốc tế càng nhiều và càng hiệu quả thì càng có cơ hội tăng trưởng kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển so với các nước công nghiệp. Chính vì thế, sự cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài những năm gần đây diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia trên thế giới đang bị cuốn hút vào hoạt động đổi mới thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, tổ chức lại hoạt động của các doanh nghiệp nhằm thu hút được nhiều nhất nguồn vốn quốc tế cho đất nước.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng đề ra, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện để kinh tế có vốn đâu tư nước ngoài phát triển thuận lợi. Vì vậy, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thương quốc tế. Có thể nói rằng, trong thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ đổi mới, không thể không kể đến sự đóng góp quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ trọng đáng kể trong vốn đầu tư xã hội, góp phần quan trọng gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo ra tác động tổng hợp trong việc tăng năng lực sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ, đào tạo và bồi dưỡng một đội ngũ chuyên gia, các nhà quản lý và công nhân lành nghề, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của nông thôn và thành thị nước ta, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển của Việt Nam so với các nước trong khu vực, nâng dần vị thế chính trị và kinh tế của Việt Nam trên Thế giới.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề án, do trình độ kiến thức, lý luận còn hạn chế, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự phê bình, đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Khái niệm FDI
FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư nước ngoài góp một lượng vốn đủ lớn để thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhờ đó cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, cùng với các đối tác nước nhận đầu tư chia sẻ rủi ro và thu lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó.
Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây là nguồn vốn lớn, có ý nghĩa quan trọng trong đầu tư và phát triển kinh tế không chỉ đối với các nước nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển.
Nguồn vốn đầu tư trực triếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho các nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế, nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu tư.
Các hình thức tồn tại chủ yếu của FDI
Hợp đồng hợp tác kinh doanh CBC (Contractual-Business-Cooperation)
Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture interprise).
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Cantrerisce)
BOT (Build , operate and transfer)
Khu chế xuất: Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khu chế xuất được hiểu là “khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và cho các hoạt động xuất khẩu, trong đó bao gồm một hoặc nhiều doanh nghiệp hoạt động, có ranh giới về mặt địa lý xác định, do chính phủ quyết định thành lập”. Đặc biệt, khu chế xuất cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá dùng cho sản xuất hành xuất khẩu miễn thuế dựa trên kho quá cảnh.
Vai trò của FDI
Đối với quốc gia đi đầu tư
Thông qua đầu tư FDI,các nước đi đầu tư tận dụng được những lợi thế về chi phí sản xuất thấp của các nước nhận đầu tư (giá nhân công rẻ, chi phí khai thác nguyên vật liệu tại chỗ thấp) để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu ở các nước tiếp nhận đầu tư. Nhờ đó mà nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phép các công ty có thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước. Thông qua FDI, các công ty của các nước phát triển chuyển được một phần các sản phẩm công nghiệp ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống sản phẩm sang các nước nhận đầu tư để tiếp tục sử dụng chúng như những sản phẩm mới ở các nước này, tạo thêm lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Giúp các công ty chính quốc tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ.
Cho phép chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế, tăng cường khả năng ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế, nhờ mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, lại tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước nhận đầu tư, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với các hàng hoá nhập từ các nước khác.
Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư:
FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích luỹ nội bộ thấp, cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học kỹ thuật thế giới phát triển mạnh.
Tạo động lực phân bổ lại nguồn lực xã hội mà đặc biệt là vốn. Dòng vốn FDI sẽ chảy vào những lĩnh vực đưa lại hiệu quả cao kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu ngành và địa phương. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động đạt hiệu quả hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước. Điều này cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước có được “tấm gương” để tự soi mình và hoàn thiện mình nhiều hơn. Còn với các địa phương trong nỗ lực thu hút nguồn vốn đầu tư FDI, tạo ra nhiều sự linh hoạt đồng thời kết hợp điều kiện địa phương đã tạo ra sự chuyển dịch ngành hợp lý.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những đã góp phần mở rộng thị trường ngoài nước, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam mà còn thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và các hoạt động dịch vụ khác. Đó là hoạt động kinh doanh khách sạn, dịch vụ, tư vấn, công nghệ ...
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nhiều việc làm, thông qua đó giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho nền kinh tế. Thông thường, thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn các doanh nghiệp trong nước, do đó đã tạo ra sự cạnh tranh nhất định trên thị trường lao động. Sự hấp dẫn về thu nhập cùng với đòi hỏi cao về trình độ là những yếu tố tạo nên cơ chế buộc người lao động Việt Nam có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện nâng cao tay nghề để được vào làm việc tại các doanh nghiệp này. Sự phản ứng theo dây chuyền tự nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã giúp cho lực lượng lao động Việt Nam có trình độ và tác phong làm việc hiện đại hơn.
Đối với các nước đang phát triển, khi có sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ, làm cho không khí hoạt động của các doanh nghiệp trong nước ''nóng lên'', buộc họ phải hoàn thiện và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp để tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp này cũng đã đem lại những mô hình quản lý tiên tiến cùng phương thức kinh doanh hiện đại, điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
FDI có thể tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách về công nghệ giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Cũng qua đầu tư nước ngoài, nhiều công nghệ mới được nhập vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, dầu khí, điện tử, tin học, sản xuất ôtô, sợi vải cao cấp ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Có nhiều nhân tố tác động đến việc thu hút FDI, song có một số nhân tố chính sau đây:
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, lạm phát được kiểm soát tốt. Đây là nhân tố rất quan trọng trong thu hút FDI, bởi vì trong một môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy nhà đầu tư sẽ không sẵn lòng bỏ vốn đầu tư.
Môi trường chính trị - xã hội lành mạnh là nhân tố rất quan trọng trong thu hút FDI. Nếu hệ thống chính trị thiếu ổn định sẽ tạo ra rủi ro quốc gia và nguy cơ mất vốn là rất lớn, do vậy, nhà đầu tư không thể an tâm khi bỏ vốn của mình để đầu tư. Hơn nữa, trong một môi trường xã hội thiếu lành mạnh, thiếu dân chủ, bất công xã hội lớn, tâm lý dân cư thiếu niềm tin vào một sự công bằng xã hội... thì cũng khiến các nhà đầu tư không an tâm bỏ vốn đầu tư.
Hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ. Hạ tầng cơ sở bao gồm hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật (hệ thống giao thông, thông tin...) và hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội (hệ thống thị trường trong nước, hệ thống luật pháp và hiệu lực thực thi, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực...). Hệ thống hạ tầng cơ sở liên quan đến cả các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra của hoạt động kinh doanh, nên nó là điều kiện nền tảng để các nhà đầu tư có thể khai thác lợi nhuận. Nếu hạ tầng cơ sở yếu kém và thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư rất khó khăn để triển khai dự án, chi phí đầu tư có thể tăng cao, quyền lợi của nhà đầu tư có thể không được bảo đảm và do vậy, nhà đầu tư sẽ không muốn đầu tư vốn của mình. Mặt khác, việc chuyển vốn ra nước ngoài của nhà đầu tư nhằm khai thác thị trường, nên nếu thị trường của nước tiếp nhận đầu tư nhỏ, khả năng thanh toán của dân cư bị hạn chế thì sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này lý giải tại sao một số nước dành rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng không hấp dẫn được luồng vốn FDI.
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 10 THÁNG ĐẦU NĂM 2007
Theo báo cáo Đầu tư Thế giới (WIR) 2007 vừa được Diễn đàn Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố, có 11% tập đoàn xuyên quốc gia khẳng định Việt Nam sẽ là điểm đầu tư hấp dẫn nhất của họ trong những năm tới, lọt vào Top 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia trong giai đoạn 2007-2009. Theo báo cáo, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 6 trong tổng số 141 nền kinh tế được khảo sát về triển vọng thu hút đầu tư, sau Trung Quốc (52%), Ấn Độ (41%), Mỹ (36%), Nga (22%) và Brazil (12%).
Điều đáng chú ý là sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam không chỉ nằm ở lĩnh vực sản xuất, mà cả trong các ngành dịch vụ, ngân hàng và tài chính. Điều này cho thấy có sự chuyển mình mạnh mẽ của một nền kinh tế phát triển ngày càng đa dạng theo các nguyên tắc thị trường. Đặc biệt, thị trường tài chính Việt Nam đã đạt được những bước phát triển đột phá trong một vài năm gần đây với sự xuất hiện của nhiều định chế tài chính mới cùng với quy mô thị trường tăng trưởng với tốc độ trung bình lên tới vài chục phần trăm mỗi năm.Theo Khảo sát của Hội đồng Kinh doanh Châu Á, Việt Nam đứng thứ ba thế giới về hấp dẫn đầu tư đối với các tập đoàn Châu Á trong giai đoạn 2007-2009.
Báo cáo của tập đoàn tư vấn kinh doanh lớn nhất thế giới Pricewaterhouse Coopers công bố tháng 7/2007 xếp Việt Nam ở vị trí số 1 trong số 20 nền kinh tế mới nổi về hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất. Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới công bố cuối tháng 9/2007,Việt Nam xếp hạng 91 về mức độ thuận lợi kinh doanh, tăng 13 bậc so với năm trước. Dự kiến đến hết năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ đạt 16 tỷ USD.
Thực trạng huy động vốn FDI vào Việt Nam 10 tháng đầu năm 2007
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 10 tháng đầu năm nay, cả nước đã thu hút được 11,26 tỷ USD, bao gồm cả vốn cấp mới và bổ sung, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước. Cả nước có 99 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.462 triệu. Các dự án mới cấp phép trong 10 tháng đầu năm nay vẫn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chiếm 54,6% về vốn đăng ký và 61,2% về số dự án cấp mới. Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ chiếm 43,6% về vốn và 33,8% về số dự án cấp mới; phần còn lại là đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Biểu đồ 1. Cơ cấu vốn FDI cấp mới theo ngành
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
Vốn điều lệ
I
Công nghiệp
700
5,331,529,796
2,288,393,391
Công nghiệp dầu khí
5
152,820,000
152,820,000
Công nghiệp nặng
277
2,585,513,710
931,241,648
Công nghiệp nhẹ
322
1,883,775,461
932,504,118
Công nghiệp thực phẩm
27
91,807,125
68,001,125
Xây dựng
69
617,613,500
203,826,500
II
Nông-Lâm-Ngư nghiệp
57
168,601,536
98,664,282
Nông-Lâm nghiệp
45
143,826,536
80,105,282
Thủy sản
12
24,775,000
18,559,000
III
Dịch vụ
387
4,253,401,251
1,422,213,088
Dịch vụ
267
345,816,361
148,775,221
Giao thông Vận tải-Bưu điện
21
558,169,397
180,780,915
Khách sạn-Du lịch
41
1,773,326,408
615,425,780
Văn hóa, Y tế, giáo dục
38
183,031,700
98,302,800
Xây dựng hạ tầng khu chế xuất,
khu công nghiệp
5
83,500,000
25,600,000
Xây dựng Khu đô thị mới
2
150,000,000
40,000,000
Xây dựng Văn phòng-Căn hộ
13
1,159,557,385
313,328,372
Bảng 1. Vốn FDI cấp mới theo ngành (USD)
Tổng số
1,144
9,753,532,583
3,809,270,761
Trong 50 địa phương thu hút được dự án đầu tư nước ngoài, Bà Rịa - Vũng Tàu đã vươn lên đứng đầu (từ vị trí thứ 3 theo kết quả của 8 tháng đầu năm 2007) với số vốn đăng ký 1,06 tỷ USD, chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tp.HCM đứng thứ 2 với số vốn đăng ký gần 1 tỷ USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hà Nội đứng thứ 3 với số vốn đăng ký 896 triệu USD, chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Chưa kể 15 dự án có quy mô vốn đầu tư lớn từ đầu năm 2007, chỉ riêng trong tháng 10/2007 tại một số địa phương đã thu hút được một số dự án quy mô lớn từ các tập đoàn đa quốc gia. Như tỉnh Vĩnh Phúc có 2 dự án 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới: (1) sự xuất hiện đầu tiên của tập đoàn Piaggio (Italia) đầu tư nhà máy sản xuất xe máy Vespa với vốn đầu tư ban đầu 45 triệu USD, dự kiến chính thức sản xuất vào tháng 6/2009, (2) tập đoàn Intelligent Universal, đăng ký tại B.V.Islands, là công ty thành viên của tập đoàn điện tử Compal-Đài Loan... đầu tư sản xuất máy tính xách tay, công suất 40 triệu sản phẩm/năm với tổng vốn đăng ký 500 triệu USD.
STT
Địa phương
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
Vốn điều lệ
1
Bà Rịa-Vũng Tàu
18
1,069,447,000
346,902,000
2
Tp.HCM
289
987,413,888
352,600,439
3
Hà Nội
165
896,401,523
331,191,290
4
Bình Dương
196
827,290,300
367,849,633
5
Vĩnh Phúc
18
780,620,000
170,234,000
6
Long An
39
647,153,180
171,365,000
7
Hậu Giang
2
629,000,000
349,700,000
8
Thừa Thiên - Huế
8
560,591,348
186,716,348
9
Đà Nẵng
16
430,927,895
107,131,250
10
Ninh Bình
5
403,335,652
121,730,900
11
Đồng Nai
64
301,628,584
144,966,863
12
Hải Phòng
47
270,411,797
121,276,315
13
Hải Dương
33
251,776,088
96,488,088
14
Quảng Nam
16
209,951,300
107,125,000
15
Bắc Ninh
28
204,083,069
113,299,869
16
Hưng Yên
26
167,078,000
60,869,500
17
Dầu khƯ
4
140,770,000
140,770,000
18
Lâm Đồng
11
128,225,183
55,637,500
19
Ninh Thuận
4
109,104,566
31,500,000
20
Thái Nguyên
1
100,000,000
30,000,000
21
Hà Tây
13
81,552,341
41,258,233
22
Bình Phước
25
76,225,000
68,223,000
23
Bình Định
10
65,462,500
36,650,000
24
Hà Nam
5
51,600,000
24,400,000
25
Tây Ninh
18
51,485,000
15,836,300
26
Quảng Ninh
6
40,500,000
29,750,000
27
Cần Thơ
5
28,450,000
25,450,000
28
Lào Cai
2
28,410,000
9,430,000
29
Thái Bình
2
27,000,000
20,700,000
30
Đồng Tháp
4
25,210,000
20,960,000
31
Bắc Giang
10
25,153,000
18,720,000
32
Khánh Hòa
8
25,014,932
16,064,932
33
Tiền Giang
4
16,300,000
9,650,000
34
Săc Trăng
2
15,497,000
5,497,000
35
Bình Thuận
7
14,602,500
11,312,500
36
Thanh Hóa
5
12,115,000
10,215,000
37
Hà Giang
1
10,000,000
5,000,000
38
Cao Bằng
3
6,780,812
5,625,000
39
Đắk Lắk
1
6,000,000
2,000,000
40
Nghệ An
2
5,850,000
4,700,000
41
Quảng Ngãi
2
5,750,000
5,750,000
42
Nam Định
2
4,200,000
3,984,801
43
Hòa Bình
2
3,880,000
3,380,000
44
Phú Yên
4
3,770,125
2,590,000
45
Quảng Trị
2
3,145,000
1,520,000
46
Gia Lai
1
1,500,000
500,000
47
Lạng Sơn
3
1,020,000
1,020,000
48
Sơn La
2
550,000
530,000
49
Phú Thọ
1
500,000
400,000
50
Trà Vinh
1
500,000
500,000
51
Bến Tre
1
300,000
300,000
Tổng số
1,144
9,753,532,583
3,809,270,761
Bảng 2. Vốn FDI cấp mới theo địa phương (USD)
Tính từ đầu năm, Hàn Quốc đang tiếp tục giữ vị trí đứng đầu trong 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký 2,44 tỷ USD, chiếm 25% tổng vốn đăng ký. British Virgin Islands đứng thứ 2 với số vốn đăng ký 1,73 tỷ USD, chiếm 17,8% tổng vốn đăng ký...
STT
Đối tác
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
Vốn điều lệ
1
Hàn Quốc
328
2,442,023,406
897,133,723
2
BritishVirginIslands
43
1,737,742,724
683,020,564
3
Singapore
71
1,377,305,000
444,339,000
4
Đài Loan
169
975,320,078
405,166,378
5
Nhật Bản
131
657,477,807
223,587,107
6
Ấn Độ
4
533,430,000
160,268,000
7
Trung Quốc
85
301,145,206
153,381,894
8
Thái Lan
17
269,439,000
65,408,000
9
Hoa Kỳ
50
258,636,895
139,885,750
10
Hồng Kông
48
162,531,407
70,076,708
11
Malaysia
32
152,309,358
91,319,750
12
Canada
6
145,022,466
43,517,900
13
Hà Lan
9
144,339,625
101,555,508
14
Pháp
15
136,092,600
93,837,000
15
Cayman Islands
2
70,380,000
20,050,000
16
Samoa
10
54,800,000
43,200,000
17
Italia
3
48,531,250
4,531,250
18
CHLB Đức
10
46,760,500
19,309,000
19
Vương quốc Anh
16
42,010,868
24,505,868
20
Australia
25
36,697,754
27,364,812
21
Brunei
12
36,221,421
18,021,421
22
Ma Cao
1
18,000,000
18,000,000
23
Phần Lan
2
17,100,000
5,600,000
24
New Zealand
1
15,000,000
15,000,000
25
Cộng hòa SĐc
5
13,312,500
9,312,500
26
Indonesia
4
12,300,000
5,700,000
27
Belize
1
10,000,000
6,000,000
28
Liên bang Nga
4
9,771,000
2,221,000
29
Philippines
4
6,220,000
6,164,000
30
Slovenia
2
4,000,000
2,000,000
31
Ireland
1
3,800,000
1,140,000
32
Đan Mạch
6
3,433,090
2,160,000
33
Na Uy
1
3,200,000
1,200,000
34
Panama
2
2,500,000
1,250,000
35
Thụy Điển
4
1,340,000
850,000
36
Israel
2
1,120,000
1,120,000
37
Campuchia
1
1,000,000
200,000
38
Mauritius
1
800,000
400,000
39
Thổ Nhĩ Kỳ
1
600,000
180,000
40
Thụy Sỹ
2
350,000
200,000
41
Channel Islands
2
310,000
110,000
43
Bỉ
2
268,848
268,848
44
Cayman Island
1
250,000
100,000
45
Tây Ban Nha
3
230,000
230,000
46
Hungary
1
130,000
130,000
47
British West Indies
1
100,000
100,000
48
Pakistan
1
100,000
100,000
49
Bungary
1
50,000
25,000
50
Nam Phi
1
29,780
29,780
Tổng số
1,144
9,753,532,583
3,809,270,761
Bảng 3. Vốn FDI cấp mới theo quốc gia đầu tư (USD)
Số dự án có quy mô tương đối lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Riêng một số dự án có quy mô vốn đầu tư lớn đã chiếm khoảng 55% tổng vốn đăng ký cả nước trong 10 tháng đầu năm 2007.
Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đạt 8,5 triệu USD/dự án, cao hơn so với bình quân của cùng kỳ năm trước (6,7 triệu USD/dự án).
Khó khăn, vướng mắc trong huy động vốn FDI vào Việt Nam
Mất cân đối về ngành nghề, vũng lãnh thổ
Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư rất quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại được lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài.
Các nhà đầu tư nước ngoài trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất. Trong khi đó, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù Chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn, nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm.
Tình trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý: những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án đầu tư nước ngoài, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Nếu không có sự điều chỉnh nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, thì sự chênh lệch về trình độ phát triển của các vùng kinh tế ngày càng tăng thêm. Đây là vấn đề không chỉ xảy ra ở nước ta, mà cả ở các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia …
Nguyên tắc sinh lợi chi phối hoạt động đầu tư nước ngoài đã dẫn đến những yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài đối với Chính phủ, trong đó có việc bảo hộ sản phẩm của họ bằng hang rào thuế quan và phi thuế quan, để đạt được tỷ suất lợi nhuận trung bình. Điều đó không phù hợp với xu thế tự do hóa thương mại và đầu tư, gây ra tác động tiêu cực đối với việc đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đối với các dự án đầu tư của TNCs, nhất là dự án công nghệ cao, một số TNCs đòi hỏi Chính phủ có những ưu đãi vượt ra khỏi khuôn khổ pháp lệnh hiện hành. Do vậy, đứng trước hai sự lựa chọn hoặc đáp ứng yêu cầu của TNCs, hy sinh lợi ích về tài chính để có thể thu hút được công nghệ cao của Thế giới, đào tạo được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, thì sẽ tạo ra tiền lệ không bình thường và làm mất cân đối trong các ưu đãi đầu tư; hoặc nếu không chấp nhận đòi hỏi của TNCs công nghệ cao thì họ sẽ thực hiện dự án của mình tại nước khác, do đó khó nâng cao được trình độ công nghệ đất nước và xây dựng đội ngũ công chức có năng lực tiếp cận trình độ của Thế giới.
Yếu kém trong chuyển giao công nghệ
Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường cao hơn mặt bằng công nghệ trong cùng ngành và cùng loại sản phẩm ở nước ta.
Tuy vậy, một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu, thậm chí là những phế thải của các nước khác. Tính phổ biến của việc nhập thiết bị máy móc là giá cả được ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường Thế giới. Nhờ vậy, một số nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với bên Việt Nam.
Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây là một hoạt động cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt những ngành công nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Nguyên nhân dẫn tới khó khăn, vướng mắc
Chưa có sự nhất trí cao trong quan điểm và nhận thức đối với FDI
Chủ trương thu hút nguồn lực từ bên ngoài bao gồm nguồn vốn nước ngoài và đặc biệt là vốn FDI là một bộ phận quan trọng trong đường lối đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Các thành quả của hoạt động đầu tư nước ngoài là một biểu hiện rõ rệt của đường lối và chủ trương đúng đắn đó, bởi nó phù hợp với xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề quan điểm và nhận thức đối với đầu tư nước ngoài vẫn chưa được sự nhất trí cao trong các cơ quan Nhà nước, các công cụ truyền thông đại chúng.
Việc cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng bằng lật pháp, chính sách và các văn bản pháp quy khác nhau chưa trở thành một hệ thống bảo đảm tính nhất quán và ổn định.
Một vài công trình nghiên cứu lý luận còn coi đầu tư nước ngoài như một công cụ để áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của những nước lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, mà chưa thấy được tính độc lập và tự chủ của các nước nhận đầu tư; trên cơ sở một hệ thống luật pháp được hình thành để bảo đảm lợi ích dân tộc trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Hoạt động đầu tư nước ngoài thường xuyên đụng chạm đến vấn đề chính trị và an ninh, quốc phòng, việc xử lý đối với nhiều dự án lớn vừa phải bảo đảm an ninh, chính trị, quốc phòng của đất nước vừa phải đứng trên lợi ích toàn cục theo phương châm gắn kinh tế vói an ninh và quốc phòng, trong đó phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm.
Cũng không ít trường hợp lo ngại các thế lực thù địch quốc tế sử dụng đầu tư nước ngoài như một công cụ “diễn biến hòa bình”, làm chệch hướng phát triển của đất nước, làm thay đổi bản chất xã hội và thường nhấn mạnh các mặt tiêu cực của kinh tế thị trường nói chung, cũng như của hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc xử lý mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực là cần thiết đối với một nước có dân số khá lớn như nước ta. Nếu nhấn mạnh nội lực đến mức “ta có thể tự làm lấy” các dự án lớn và hạn chế đầu tư nước ngoài trong một số ngành quan trọng thì sẽ dẫn đến tình trạng kìm hãm sự phát triển kinh tế nói chung và giảm sút số lượng vốn đầu tư nước ngoài và hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài.
Vấn đề độc lập tự chủ kinh tế thường được nêu ra trong hoạt động đầu tư nước ngoài. Cũng có những ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhất là các TNCs có thể lũng đoạn thị trường về một hoặc một số sản phẩm nhất định, tìm cách nâng giá, như truờng hợp đã xảy ra đối với giá thuốc chữa bệnh ở nước ta, để thu được lợi nhuận cao nhất. Trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm có thể lợi dụng sơ hở của pháp luật để đầu cơ tiền tệ, gây ra bất ổn trên thị trường tài chính – tiền tệ. Thực tế đã xảy ra một số trường hợp cá biệt theo hướng tiêu cực, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, kể cả TNCs hoạt động trên thị trường nước ta đều coi trọng việc nâng cao độ tin cậy của họ đối với khách hàng, lấy chữ tín làm trọng, nên đã hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và đóng góp ngày càng lớn hơn vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Thể chế và luật pháp còn nhiều nhược điểm
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua vào ngày 29-12-1987, được dư luận quốc tế đánh giá là một trong những luật đầu tư thông thoáng nhất vào thời gian đó. Đã bốn lần Quốc hội điều chỉnh và sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Chính phủ đã ban hành các nghị định hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như Nghị định số 18/NĐ-CP ngày 16-4-1993, Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 18-2-1997, Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23-1-1998, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31-7-2000 và gần đây là Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19-3-2003 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP. Chính phủ cũng đã thường xuyên đề ra các chủ trương đổi mới với hoạt động đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên hệ thống pháp luật của nước ta vẫn còn nhiều bất cập.
Tính minh bạch, nhất quan và sự ổn định của luật pháp là nhược điểm lớn nhất, đồng thời cũng là đòi hỏi bức xúc của các nhà đầu tư nước ngoài. Sự thiếu minh bạch của luật pháp đã tạo ra những kẻ hở cho tệ nạn nhũng nhiễu, lộng quyền và gây phiền hà của các công chức trong bộ máy Nhà nước. Tình trạng không nhất quán và không ổn định của luật pháp kéo theo sự thay đổi khó lượng trước đối với các doanh nghiệp, đã làm cho những dự tính ban đầu của họ không thực hiện được trong kinh doanh.
Các văn bản pháp quy từ luật, pháp lệnh cho đến nghị định, thông tư chưa bảo đảm nhất quán về nội dung và thời hiệu thi hành. Nhiều nội dung của luật và pháp lệnh còn dừng lại ở định hướng chung, thiếu cụ thể, phải chờ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0236.doc