Tài liệu Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động trong Công ty TNHH quảng cáo và công nghệ Thái Bình: ... Ebook Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động trong Công ty TNHH quảng cáo và công nghệ Thái Bình
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động trong Công ty TNHH quảng cáo và công nghệ Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi phải có sức mạnh về tài chính, vốn. Vốn là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Với nền kinh tế hiện nay,các doanh nghiệp quốc doanh không còn được bao cấp về giá và vốn,các doanh nghiệp này phải chủ động kinh doanh với quyền tự chủ đầy đủ đảm bảo tự bù đắp chi phí và thu được lợi nhuận. Vì vậy, các doanh nghiệp phải gắn với thị trường, bám sát thị trường, tự chủ trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về vốn. Họ phải thường xuyên cải tiến máy móc, thiết bị để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh,theo kịp trình độ công nghệ tiên tiến để không bị tụt hậu. Để làm được điều đó thì vốn là điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên để quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả thì không hề đơn giản vì môi trường hành lang kinh tế pháp lý của nhà nước và vì sức ép, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác. Có nhiều doanh nghiệp không thích nghi được với tình hình mới, với sự thay đổi của thị trường nên sản xuất kinh doanh dần dần kém hiệu quả. Thực tế này do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác tổ chức,quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Chính vì vậy, vấn đề cấp bách được đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là phải đáp ứng được nhu cầu thường xuyên, cần thiết và sử dụng vốn sao cho hiệu quả.
Xuất phát từ nhận thức đó, qua một thời gian thực tập tại công ty TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH, em đã chọn đề tài: “Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động trong công ty TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH” làm đề tài cho báo cáo của mình.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về việc huy động và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng nghiên cứu tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH.
Chương III: Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc huy đông và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hết sức song do trình độ nhận thức về lí luận và thực tiễn còn hạn chế nên báo cáo thực tập của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là thầy cô trong khoa tài chính ngân hàng và các cô chú phòng tài chính - kế toán của công ty TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH để báo cáo của em hoàn thiện hơn.
Em xin cân thành cám ơn các thầy cô giáo, các cô chú phòng tài chính kế toán, đặc biệt em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thạc sĩ- nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Lân đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo thực tập của mình.
Hưng Yên, tháng 4 năm 2010.
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.
. Vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Khái niệm vốn lưu động.
Bất kì doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì ngoài tài sản cố định còn phải có các tài sản lưu động. Để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do vậy, để hình thành nên tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động.Trong các doanh nghiệp sản xuất, tư liệu lao động được cấu thành bởi 2 bộ phận là: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông.
Tài sản lưu động sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…và tài sản ở khâu sản xuất như bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ…
Tài sản lưu thông của doanh nghiệp bao gồm sản phẩm, hàng hóa chưa được tiêu thụ, vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
Vậy : vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu thông và lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp đượcthực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì sản xuất.
Đặc điểm vốn lưu động.
Sự vận động của vốn lưu động, tức hình thái giá trị của tài sản lưu động là: khởi đầu vòng tuần hoàn vốn, vốn lưu động từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật tư hàng hóa dự trữ. Qua giai đoạn sản xuất, vật tư được đưa vào chế tạo bán thành phẩm và thành phẩm. Kết thúc vòng tuần hoàn, sau khi hàng hóa được tiêu thụ vốn lưu động lại trở về hình thái tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu của nó. Các giai đoạn vận động của vốn được đan xen vào nhau, các chu kì sản xuất được lặp đi lặp lại. Vốn lưu đông hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì sản xuất.
Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì sản xuất. Trong quá trình đó, vốn lưu động chuyển toàn bộ một lần giá trị vào giá trị sản phẩm. Khi kết thúc quá trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện và vốn lưu động được thu hồi.
Vai trò vốn lưu động.
Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu,…phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy, vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất cho doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh ngiệp phải huy động một m do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra.
1.1.4. Phân loại vốn lưu động.
Dựa theo tiêu thức khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau. Thông thường có một số cách phân loại sau:
* Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn để chia vốn lưu động thành các loại:
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
+ Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
+ Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau.
- Vốn vật tư, hàng hóa: Bao gồm 3 loại gọi chung là hàng tồn kho:
+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ.
+ Sản phẩm dở dang.
+ Thành phẩm.
Việc phân loại vốn lưu động theo các này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
* Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh có thể chia vốn lưu động thành các loại sau:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất, gồm các khoản:
+ Vốn nguyên liệu, vật liệu chính. + Vốn phụ tùng thay thế.
+ Vốn công cụ, dụng cụ. + Vốn nhiên liệu.
+ Vốn vật liệu phụ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất:
+ Vốn sản phẩm dở dang.
+ Vốn về chi phí trả trước.
-Vốn lưu động trong khâu lưu thông.
+ Vốn thành phẩm.
+ Vốn bằng tiền.
+ Vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác.
+ Vốn trong thanh toán: những khoản phải thu và tạm ứng.
* Theo nguồn hình thành:
- Nguồn vốn pháp định: Nguồn vốn này có thẻ do nhà nước cấp, do xã viên, cổ đông đóng góp hoặc do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra.
- Nguồn vốn tự bổ sung:Đây là nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung chủ yếu một phần lấy từ lợi nhuận để lại.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết.
- Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu.
- Nguồn vốn đi vay.
Đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên trong kinh doanh. Tùy theo điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác hoặc có thể vay vốn của tư nhân, các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước.
. Những vấn đề ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng vốn lưu động.
1.2.1 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Có thể hiểu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp huy động số vốn mình hiện có, số tiền nhàn rỗi nằm phân tán, rải rác trong các tầng lớp dân cư hoặc từ các doanh nghiệp hay các tổ chức tài chính khác…tập trung lại thành nguồn tài chính to lớn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là nguồn tài chính của mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế, hiện nay vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Tùy theo từng tiêu thức phân loại mà nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể có những cách phân loại nguồn vốn như sau :
* Phân loại theo nguồn hình thành vốn: Theo cách phân loại này nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp có thể chia thành 2 loại:
- Nguồn vốn chủ sở hữu :
Vốn chủ sỡ hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Tại một thời điểm, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp có thể được xác định bằng công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả.
- Nợ phải trả:
Nợ phải trả là khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán cho các tác nhân trong nền kinh tế : ngân hàng, nhà cung cấp, công nhân viên, các tổ chức kinh tế và cá nhân khác (mua chịu hay trả chậm nguyên vật liệu)…
Ta có mô hình nguồn vốn của doanh nghiệp theo cách phân loại này :
Tài sản
Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tài sản = Nợ phải trả + nguồn vốn chủ sở hữu.
Thông thường, mỗi doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn trên để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của nghành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng như quyết định của người quản lý doanh nghiệp trên cơ sở xem xét tình hình chung của nền kinh tế và tình hình thực tế tại doanh nghiệp.
* Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn:
Theo cách phân loại này, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời:
- Nguồn vốn thường xuyên: bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Nguồn vốn này dành cho việc đầu tư mua sắm TSCĐ và một bộ phận TSLĐ tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn tạm thời : là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn có tín chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác.
Mô hình nguồn vốn của doanh nghiệp theo cách phân loại này;
TSLĐ Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
TSCĐ Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
Việc phân loại nguồn vốn theo cách này sẽ giúp cho các nhà quản lý có điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn một các phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Hơn nữa cách phân loại này còn giúp các nhà quản lý doanh nghiệp lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ chức lựa chọn nguồn vốn và quy mô thích hợp cho từng nguồn vốn đó, tổ chức và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao
* Phân loại theo phạm vi huy động vốn:
Với cách phân loại này, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành hai nguồn:
- Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: là nguồn vốn có thể huy động được từ hoạt động của bản thân doanh nghiệp, bao gồm : tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, các tài sản ngắn hạn khác, vốn chủ sở hữu, tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại, các khoản dự trữ, dự phòng, các khoản thu từ nhượng bán thanh lý TSCĐ. Dưới đây ta xem xét một số nguồn hình thành nên nguồn vốn bên trong.
+ Tiền và các khoản tương đương tiền : bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Khoản này được dùng chủ yếu để thanh toán nhanh, thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn : gồm khoản phải thu của khách hàng, khoản trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác.
+ Hàng tồn kho : bao gồm hàng mua đang đi đường , nguyên liệu – vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm và hàng gửi đi bán.
+ Tài sản ngắn hạn khác : bao gồm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu nhà nước và tài sản ngắn hạn khác.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu : huy động từ số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
+ Quỹ khấu hao: để bù đắp TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải dịch chuyển dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ gọi là khấu hao TSCĐ. Bộ phận giá trị hao mòn đó được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm được coi là một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, gọi là tiền khấu hao TSCĐ. Sau khi sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ, số tiền khấu hao đuộc tích lũy lại thành quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao TSCĐ là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng trong doanh nghiệp. Trên thực tế, khi chưa có nhu cầu mua sắm TSCĐ các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng linh hoạt quỹ này để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.
+ Lợi nhuận để lại để tái đầu tư khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phần lợi nhuận thu được có thể được trích ra một phần để tái đầu tư nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp : là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Nguồn vốn này bao gồm : nguồn vốn liên doanh, liên kết, vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu và các khoản nợ khác…
Dưới đây ta xem xét một số nguồn hình thành nên nguồn vốn bên ngoài của doanh nghiệp :
+ Từ hoạt động liên doanh, liên kết : nguồn vốn liên kết là những nguồn đóng góp theo tỉ lệ của các chủ đầu tư để cùng thực hiện một quá trình kinh doanh do mình thực hiện và cùng chia lợi nhuận. Việc góp vốn liên kết có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tùy theo từng loại hình doanh nghiệp: có thể là liên kết giữa nguồn vốn của nhà nước do doanh nghiệp nhà nước quản lý với nguồn vốn tự có của các tổ chức và cá nhân trong hay ngoài nước không phụ thuộc vào khu vực nhà nước, giữa nguồn vốn nhà nước do doanh nghiệp này quản lý với nguồn vốn của nhà nước do doanh nghiệp khác quản lý….
Hình thức góp vốn này thích hợp với các quá trình kinh doanh có quy mô lớn hay một mình doanh nghiệp không thể có đủ vốn thực hiện được tổ chức kinh doanh và quản lý vốn.
+ Từ nguồn vốn tín dụng: là các khoản vốn mà doanh nghiệp có thể vay dài hạn của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm hoặc các tổ chức tài chính trung gian khác.
+ Từ phát hành trái phiếu: doanh nghiệp có thể huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc phát hành trái phiếu. Hình thức này giúp cho doanh nghiệp thực hiện vay vốn trung và dài hạn qua thị trường với một khối lượng lớn.
Đối với nguồn vốn bên ngoài, mỗi hình thức huy động vốn đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Ví dụ: huy động vốn bên ngoài bằng hình thức vay dài hạn ngân hàng, các tổ chức kinh tế khác và phát hành trái phiếu có những ưu điểm là: tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu tổ chức linh hoạt hơn, chi phí sử dụng vốn có giới hạn nên trong trường hợp doanh nghiệp đạt mức doanh lợi cao thì không phải san sẻ phần lợi nhuận đó. Nhưng bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả hoặc bối cảnh nền kinh tế thay đổi bất lợi cho doanh nghiệp thì nợ vay trở thành gánh nặng và doanh nghiệp phải chịu rủi ro lớn.
Như vậy doanh nghiệp cần phải lựa chọn sao cho có hiệu quả kinh tế mang lại là lớn nhất, chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Doanh nghiệp cần nhận thấy ưu điểm lớn của việc huy động vốn từ bên ngoài là tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu tổ chức linh hoạt hơn. Sử dụng đòn bẩy tài chính là để khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mức doanh lợi đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn thì việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ càng giúp cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển nhanh hơn.
Từ việc nghiên cứu các phương pháp phân loại nguồn vốn kinh doanh cho thấy: một mặt các doanh nghiệp cần tập trung tăng cường tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có, mặt khác cần phải chủ động khai thác các nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Những vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.2.2.1. Khái niệm và ý nghĩa hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Điểm xuất phát để tiến hành sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Có “dày vốn” và “trường vốn” thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới hiệu quả. Song sử dụng vốn như thế nào để hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
a. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tốc độ này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số vốn lưu động cần cho một đồng luân chuyển là ít nhất. Quan niệm này thiên về chiều hướng càng tiết kiệm được bao nhiêu vốn lưu động cho một đồng luân chuyển thì càng tốt. Nhưng nếu hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được thì hiệu quả sử dụng vốn cũng không cao.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thời gian ngắn nhất để vốn lưu động quay được một vòng. Quan niệm này có thể nói là hệ quả của quan niệm trên.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh tổng tài sản lưu động so với tổng nợ lưu động là cao nhất.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh số lợi nhuận thu được khi bỏ ra một đồng vốn lưu động.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn lưu động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động.
Nói tóm lại, cho dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, song khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta phải có một quan niệm toàn diện hơn và không thể tách rời nó với một chu kỳ sản xuất kinh doanh hợp lý ( chu kỳ sản xuất kinh doanh càng ngắn, hiệu quả sử dụng vốn càng cao), một định mức sử dụng đầu vào hợp lý, công tác quản lý sản xuất, tiêu thụ và thu hồi công nợ chặt chẽ. Do vậy cần thiết phải đề cập tới các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
b. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Như đã nói ở trên để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, điều kiện không thể thiếu là vốn. Khi đã có đồng vốn trong tay thì một câu hỏi nữa đặt ra là phải sử dụng đồng vốn đó như thế nào để vốn đó sinh lời, vốn phải sinh lời là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi ích kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải quản ký, sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồng vốn, tiết kiệm được vốn tăng tích lũy để thục hiện tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất ngày càng lớn hơn.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho phép các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp có một cách nhìn chính xác, toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của đợn vị mình, từ đó đề ra các biện pháp, các chính sách, các quyết định đúng đắn, phù hợp để việc quản lý và sử dụng đồng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng ngày càng có hiệu quả trong tương lai.
Suy cho cùng, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhằm vào việc nâng cao lợi nuận. Có lợi nhuận chúng ta mới có thể tích lũy để tái sản xuất ngày càng mở rộng.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
TT
Tên chỉ tiêu
Công thức tính
Ý nghĩa
1
2
3
4
5
Doanh thu thuần
VL§ b×nh qu©n
360
Số vòng quay VLĐ
VLĐ bình quân
Doanh thu thuần
Giá trị tổng sản lượng
VLĐ bình quân
Tæng lợi nhuận
VLĐ bình quân
Cho biết trong một kỳ, vốn lưu động quay được mấy vòng ( so với tốc độ quay trung bình của nghành) chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao.
Đây là số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
Để có một đồng vốn luân chuyển cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều.
Phản ánh một đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Một đồng vốn làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
6
Kh¶ n¨ng thanh to¸n hiÖn thêi
Tổng tài sản lưu động
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn ( dưới 12 tháng ). Khi hệ số này thấp hơn so với hệ số trung bình của nghành thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp thấp và ngược lại ki hệ số này cao cho thấy doan nghiệp có khả năng sẵn sàng than toán các khoản nợ đến hạn.
Nợ ngắn hạn
7
Khả năng thanh toán nhanh
Tổng TSLĐ
Chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của DN. Hệ số này càng cao chắc chắn phản ánh năng lực thanh toán nhanh của DN tốt thật sự.
HTK
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng vốn mang tính pháp lý.
1.2.3.1. Các chính sách kinh tế của nhà nước.
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Vì tùy theo từng thời kì, tùy theo từng mục tiêu phát triển mà nhà nước có những chính sách ưu đãi về vốn, về thuế và lãi suất tiền vay đối với những nghành nghề cụ thể, có chính sách khuyến khích đối với nghành nghề này nhưng lại hạn chế nghành nghề khác. Bởi vậy khi tiến hành sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm và tuân thủ chính sách kinh tế của Đảng của Nhà nước.
1.2.3.2. Môi trường kinh tế vi mô.
Nhân tố này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh như : lạm phát có thể dẫn tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của các doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ hay các nhân tố tác động đến cung cầu đối với hàng hóa của doanh nghiệp, nếu nhu cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm cho hàng hóa của doanh nghiệp khó tiêu thụ, tồn đọng gây ứ động vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng bị giảm xuống.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH.
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH.
Bước sang thế kỷ 21, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ thông tin thì sức lao động của con người dần dần được thay thế bằng máy móc và các thiết bị hiện đại. Sử dụng những công nghệ này không những đạt năng suất cao hơn mà chất lượng cũng tốt hơn, sản phẩm mà chúng tạo ra còn nhiều và đẹp hơn những sản phẩm mà con người trực tiếp tạo ra. Vì thế sự cần thiết của công nghệ là một đòi hỏi ngày càng cao hơn và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người cũng như của toàn xã hội, các công ty chuyên về lĩnh vực công nghệ ngày càng được mọc lên nhiều hơn để áp dụng những thành tựu to lớn của nhân loại vào cuộc sống. Cùng với thế giới, ở Việt Nam các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ cũng dần xuất hiện. Vào ngày 11/3/2002, công ty TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH đã được thành lập theo quyết định số 1208/ QĐ –UB của UBND Thành Phố Hà Nội, do ông Trần Đình Lập làm giám đốc, chỉ với 8 cán bộ công nhân viên, trong đó có 3 người thuộc ban quản lý, 5 người thuộc lao động trực tiếp. Tuy nguồn vốn và nguồn nhân lực ít ỏi nhưng với sự hiểu biết, sự sáng suốt cũng như nắm bắt thông tin nhanh nhạy của lãnh đạo công ty, sự đầu tư khá mạnh về công nghệ và thiết bị và sự nhiệt tình của người lao động nên hiện nay công ty đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm có uy tín trên thị trường. Hiện nay công ty đã có 48 cán bộ công nhân viên, 10 người trong ban quản lý và 38 người lao động trực tiếp.
Tên công ty : CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH.
Địa chỉ : 125 Đại Cồ Việt – Phường Lê Đại Hành – quận Hai Bà Trưng – Thành Phố Hà Nội.
SĐT : 043.7640498.
Fax : 04.17594328.
MSTK : 16573095263.
Công ty TNHH quảng cáo và công nghệ Thái Bình thuộc loại hình doanh nghiệp thương mại và dịch vụ vừa và nhỏ, là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực quảng cáo với nhiều loại hình sản phẩm đa dạng:
+ Tư vấn chiến lược quảng cáo, marketing.
+ In và các dịch vụ liên quan.
+ Kinh doanh vật tư, thiết bị phục vụ quảng cáo.
+ Sản xuất kinh doanh biển lật 3 mặt Trivision.
+ Sản xuất, kinh doanh và cho thuê biển cuốn, biển điện từ.
+ Thiết kế, sản xuất, lắp dựng và cho thuê biển quảng cáo tấm lớn.
2.2. Mô hình tổ chức bộ máy tại công ty TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH.
2.2.1. Giám đốc.
Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người điều hành quản lý vĩ mô toàn công ty, là người ra các quyết định quan trọng và trực tiếp quản lý các khâu trọng yếu. Giám đốc cũng là người chủ tài khoản của công ty.
2.2.2. Các phó giám đốc.
Là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công một số công việc của giám đốc. Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về những mặt được phân công và đồng thời có thể thay mặt giám đốc quyết định những vấn đề được phân công.
Phó giám đốc kỹ thuật là người phụ trách mảng công việc về kỹ thuật và điều hành bộ phận kỹ thuật, điều hành toàn bộ quá trình thiết kế mẫu mã sản phẩm, quá trình sản xuất và kiểm tra kỹ thuật sản phẩm
Phó giám đốc kinh tế là người phụ trách việc dự toán giá, nguồn vật tư và tìm hiểu thị trường, nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.2.3. Phòng tài chính – kế toán.
Bộ phận này chịu trách nhiệm huy động nguồn vốn và điều hòa phân phối cho các đơn vị, thực hiện việc quản lý tài chính của công ty và hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính kinh tế các đơn vị trực thuộc, tổ chức công tác hạch toán kế toán trong công ty, tực hiện các quyết định của nhà nước về tài chính kế toán.
2.2.4. Phòng thiết kế - kỹ thuật.
Bộ phận này chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra, giám sát về kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như máy móc thiết bị trước ki sản xuất, lập quá trình công nghệ, tìm hiểu công nghệ mới, xây dựng định mức lao động đối với sản xuất trực tiếp, thiết kế mẫu mã sản phẩm mới.
2.2.5. Phòng tổ chức và quản trị nhân sự.
Bộ phận này chịu trách nhiệm về việc tuyển và đào tạo đội ngũ nhân viên mới và quản lý toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Bộ phận này sắp xếp nhân sự chặt chẽ, hợp lý thì hiệu quả công việc mới cao được.
2.2.6. Xưởng.
Đây là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất của công ty, gồm toàn bộ máy móc thiết bị để phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Bộ phận này có 3 nhân viên quản lý xưởng và toàn bộ nhân viên thuộc lao động trực tiếp của công ty.
2.3. Tình hình tài chính của công ty trong 3 năm 2007, 2008, 2009.
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
40.593.825.106
49.757.397.110
49.406.111.160
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
_
_
5.640.388
3
DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ
40.5963.825.106
49.757.397.110
49.400.470.772
4
Giá vốn hàng bán
34.143.582.168
41.444.447.991
42.692.518.750
5
LNG về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6.450.242.938
8.312.949.119
6.707.952.022
6
Doanh thu hoạt động tài chính
28.768.706
33.086.067
35.921.206
7
Chi phí tài chính
505.174.604
328.770.489
851.675.399
-Trong đó :chi phí lãi vay
505.174.604
328.770.489
851.675.399
8
Chi phí bán hàng
80.865.739
77.616.727
84.563.380
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.214.652.009
3.672.598.916
3.720.029.274
10
LNT từ hoạt động kinh doanh
2.678.319.292
4.267.049.054
2.087.605.175
11
Thu nhập khác
502.784.614
518.278.265
717.439.584
12
Chi phí khác
85.967.120
87.641.547
170.726.809
13
Lợi nhuận khác
416.817.494
430.636.718
546.712.775
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
3.095.136.786
4.697.685.772
2.634.317.950
15
Chi phí thuế TNDN hiện hành
433.319.150
557.150.592
261.859.247
16
Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
_
_
_
17
Lợi nhuận sau thuế TNDN
2.661.817.636
4.140.535.180
2.372.458.703
18
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
2570
2.822
1.237
Dựa vào bảng trên ta có thể tính được sự chênh lệch qua các năm như sau:
Chỉ tiêu
So sánh năm 2008 với 2007
So sánh năm 2009 với 2008
Số tuyệt đối đồng )
( Số tương đối (%)
Số tuyệt đối đồng )
( Số tương đối ( % )
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
9.163.572.004
22,57
- 351.285.950
- 0,7
2. Các khoản giảm trừ doanh thu.
-
-
5.640.388
-
3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
9.163.572.004
22,57
- 356.926.338
- 0.7
4. Giá vốn hàng bán.
7.300.865.823
21,38
1.248.070.759
3
5. LNG về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
1.862.706.181
28,87
- 1.604.997.097
- 19,3
6. Doanh thu hoạt động tài chính.
4.317.370
15
2.826.139
8,5
7. Chi phí tài chính.
- 176.404.115
- 34,9
522.904.910
159
8. Chi phí bán hàng.
- 3.429.012
- 4
6.946.653
9
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
457.946.907
14
47.430.358
1,3
10. LNT từ hoạt động kinh doanh.
1.588.729.762
59,3
- 2.179.443.879
- 5,1
11. Thu nhập khác.
15.493.651
3,08
199.161.319
38,4
12. Chi phí khác.
1.674.427
1,95
83.085.262
94,8
13. Lợi nhuận khác
13.819.224
3,3
116.076.057
26,95
14. Tổng LN kế toán trước thuế
1.602.548.986
51,77
-2.063.367.822
- 44
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành.
123.831.442
28,57
- 295.291.345
-53
16. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
-
-
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25844.doc