Tài liệu Tình hình huy động và cho vay vốn dưới tác động của lãi suất tại chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Cầu Giấy – Hà Nội năm 2008: PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Lãi suất là giá cả của tiền tệ, là công cụ điều hành kinh tế vĩ mô. Lãi suất tác động đến cung cầu vốn thị trường, tạo động lực kích thích tiết kiệm, phân bổ các nguồn vốn tài chính, chống lạm phát thông qua kích thích hoặc hạn chế đầu tư. Ngân hàng cung cấp dịch vụ với giá cả nhất định. Với tư cách là trung gian tài chính, ngân hàng phải trả giá cho khách hàng về phần lớn nguồn tiền mà ngân hàng huy động được cấu thành chi phí của ngân hàng và n... Ebook Tình hình huy động và cho vay vốn dưới tác động của lãi suất tại chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Cầu Giấy – Hà Nội năm 2008
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình hình huy động và cho vay vốn dưới tác động của lãi suất tại chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Cầu Giấy – Hà Nội năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gược lại khách hàng cũng phải trả giá cho các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp - cấu thành thu nhập của ngân hàng. Do tính chất và yêu cầu về các sản phẩm, giá các sản phẩm của ngân hàng rất đa dạng cho phép khách hàng tiếp cận với hàng triệu khách hàng khác nhau, thuộc những vùng, ngành nghề khác nhau.
Mỗi ngân hàng đều có chiến lược hay lý do riêng khi quyết định thay đổi lãi suất tiền gửi hoặc lãi suất cho vay. Có những lúc các ngân hàng phải chịu lãi suất tiền gửi cao và chấp nhận cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động. Khi tăng lãi suất huy động , các ngân hàng đều nhằm vào việc thu hút thêm lượng tiền hiện đang luân chuyển trong thị trường để phục vụ mục đích tài chính nào đó. Tuỳ vào nhu cầu tiền mặt của ngân hàng, của chính phủ hay các khách hàng lớn cần vay để mua bán, đầu tư vào dự án trọng điểm, các ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất thấp hay cao để thu hút dân chúng bỏ tiền vào các khoản hoặc quỹ tiết kiệm.
Năm 2008 là năm mà tình hình tài chính toàn cầu chứng kiến những thay đổi lớn và liên tục. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ kéo theo hàng loạt những biến động thị trường tài chính các nước cùng với đó là sự biến động chóng mặt và bất ngờ về lãi suất của tất cả các NHTM nhằm ổn định lại thị trường. Biến động mạnh và theo hướng ngược chiều nhau là đặc điểm chung về lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay của nhiều ngân hàng. Căn cứ vào đó có thể thấy độ nhạy cảm của huy động và cho vay vốn với lãi suất luôn thay đổi. Xuất phát từ thực tế trên tôi hình thành ý tưởng và nghiên cứu đề tài: “ Tình hình huy động và cho vay vốn dưới tác động của lãi suất tại chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT Cầu Giấy – Hà Nội năm 2008”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu sự tác động của thay đổi lãi suất tới huy động và cho vay vốn tại chi nhánh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về lãi suất tín dụng và sử dụng công cụ lãi suất trong huy động và cho vay vốn
Tìm hiểu tình hình huy động và vay vốn dưới sự thay đổi của lãi suất đến năm 2008 tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Cầu Giấy – Hà Nội
Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất và thu hút khách hang thông qua lãi suất tại chi nhánh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của lãi suất tới kết quả huy động và cho vay vốn tại chi nhánh năm 2008.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu về sự thay đổi lãi suất, độ nhạy cảm của lãi suất tới huy động và cho vay vốn. Đồng thời cũng cho thấy được vì sao chi nhánh lại có những chính sách lãi suất như vậy và quản lý những rủi ro lãi suất ra sao?
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Cầu Giấy- Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Đề tài đánh giá kết quả hoạt động chung trong 3 năm 2006-2008. Nghiên cứu sự biến động lãi suất trong năm 2008.
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÃI SUẤT, HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN
2.1Lý luận chung về lãi suất
Lãi suất là một phạm trù kinh tế phức tạp, gắn liền với sản xuất hang hóa. Nó là giá cả của vốn tiền tệ, được đo bằng tỷ lệ giữa số tiền lãi với số tiền gốc mà người đi vay(người mua) phải trả cho người vay(người bán) mà thông thường tính theo đơn vị %/năm hoặc %/tháng.
2.1.1 Lãi suất huy động
Ngân hàng cung cấp dịch vụ với giá cả nhất định , với tư cách là trung gian tài chính, ngân hàng phải trả giá cho khách hàng về phần lớn nguồn tiền mà ngân hàng huy động được.
Lãi suất: là tỷ lệ (%) của số lãi trên gốc trong thời gian nhất định. Ví dụ, lãi suất tiền gửi là 12% / năm. Nếu khách hàng gửi vào ngân hàng 100 triệu, với thời hạn 6 tháng, thì ngân hàng sẽ phải trả số tiền lãi cho khách khi đến hạn là: 10 triệu * 6 tháng * 12% / 12=6 triệu
Lãi suất huy động: Là các loại lãi suất ngân hàng phải trả cho nguồn huy động bao gồm lãi suất tiền gửi giao dịch, lãi suất tiết kiệm và lãi suất tài trợ như lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay. Để đảm bảo thu nhập ròng, lãi suất huy động bình quân phải nhỏ hơn lãi suất trợ bình quân.
2.1.1.1 Lãi suất huy động ngắn hạn và lãi suất huy động trung và dài hạn
Lãi suất được phân biệt theo thời gian (kì hạn ) của nguồn tiền gửi. Thời hạn càng dài rủi ro càng lớn, do vậy lãi suất dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn.
2.1.1.2 Lãi suất huy động cố định, thả nổi hoặc hỗn hợp
Lãi suất thả nổi: Là lãi suất thay đổi theo cung cầu trên thị trường (lãi suất thị trường). Khi ngân hàng áp dụng lãi suất thả nổi, lãi sẽ tính theo lãi trên thị trường tại thời điểm tính lãi. Lãi suất thả nổi có thể hạn chế rủi ro cho ngân hàng, tuy nhiên, lại gây khó khăn cho khách hàng trong việc lập kế hoạch đầu tư và vì vậy có thể gây rủi ro cho khách hàng. Phần lớn doanh nghiệp và người gửi tiết kiệm đều muốn chọn lãi suất cố định.
Lãi suất cố định: Là lãi được định trước trong hợp đồng và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của hợp đồng. Lãi suất cố định giúp cho ngân hàng và khách hàng biết trước số lãi, tuy nhiên, có thể tạo ra rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi lớn. Lãi suất thả nổi thị trường được áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng.
Lãi suất hỗn hợp: Là sự kết hợp giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định: cố định trong một số lần trả và thay đổi sau một số lần trả lãi. Ví dụ ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cho vay 5 năm, thu lãi 3 tháng một lần. Ngân hàng áp dụng lãi suất hiện hành cho năm thứ nhất (cố định trong một năm) và sẽ thay đổi lãi suất trong từng năm tiếp theo. Lãi suất hỗn hợp thường áp dụng cho các khoản huy động trung và dài hạn.
2.1.1.3 Lãi suất huy động trần và sàn.
Lãi suất trần là mức lãi suất cao nhất. Lãi suất sàn là mức lãi suất thấp nhất. Thứ nhất, lãi suất trần và sàn có thể do ngân hàng Nhà nước đặt ra và bắt ngân hàng thương mại phải tuân thủ để hạn chế các ngân hàng cạnh tranh đẩy giá tiền gửi lên quá cao có thể gây ra khủng hoảng thanh khoản (hoặc độc quyền hạ giá tiền gửi gây tổn hại cho người tiết kiệm ), NHNN qui định lãi suất trần và sàn phản ánh sự can thiệp trực tiếp của NHNN vào chính sách lãi suất của NHTM. Thứ hai, lãi suất trần và sàn do NHTM đặt ra. Nếu ngân hàng đang áp dụng lãi suất thả nổi mà nhà quản lý cho rằng lãi suất có xu hướng tăng ngân hàng có thể bán hợp đồng trần tiền gửi, tức là lãi suất tiền gửi cao nhất mà ngân hàng có thể trả. Hợp đồng lãi suất này nhằm hạn chế rủi ro đối với NHTM.
2.1.1.4 Lãi suất thông thường và lãi suất ưu đãi
Lãi suất thông thường được áp dụng cho đa số khách hàng của ngân hàng, đảm bảo cho ngân hàng trang trải chi phí và có nhập ròng cần thiết. lãi suất ưu đãi có thể do Nhà nước qui định đối với những khách hàng, nghành, vùng đặc biệt như nghành cần khuyến khích, các vùng có nhiều khó khăn… Khi có chính sách ưư đãi do NHTM quy định, áp dụng cho những khách hàng lớn, có uy tín, lãi suất này thấp hơn lãi suất huy động thông thường song vẫn đảm bảo thu nhập ròng cho ngân hàng ro khách hàng không có rủi ro hoặc vay vốn lớn.
2.1.1.5 Lãi suất nội tệ, ngoại tệ
Lãi suất áp dụng cho nội tệ và ngoại tệ do các loại tiền khác nhau thường có cung cầu và mức độ rủi ro khác nhau. Tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, ngoại tệ mạnh (đô la Mỹ) được sử dụng trong thanh toán trong nước và quốc tế. Do tâm lý của người tiết kiệm và do tính ổn định của ngoại tệ so với nội tệ, số tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ có xu hướng gia tăng trong khi người vay lại e ngại vay ngoại tệ. Vì vậy, nhiều ngân hang áp dụng phân biệt lãi suất nội tệ và ngoại tệ theo hướng lãi suất của ngoại tệ thấp hơn nội tệ.
2.1.2 Lãi suất cho vay
Hoạt động tín dụng là họat động cơ bản và truyền thống của ngân hàng. Khi cạnh tranh trên thị trường cho vay càng cao, ngân hàng càng phải cố gắng duy trì giá của các khoản tín dụng tại mức hợp lý, phù hợp với mặt bằng chung của thị trường tài chính. Trong một thị trường có tính cạnh tranh cao, ngân hàng chỉ có thể đóng vai trò là người chấp nhận giá, ngân hàng không thể là người đặt giá. Cùng với quá trình tự do hóa hoạt động ngân hàng tại nhiều quốc gia, sự gia tăng trong cạnh tranh đã thu hẹp đáng kể khả năng sinh lời của ngân hàng từ các nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay. Chính vì vậy, việc định giá chính xác các khoản cho vay ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
Lãi suất cho vay là tỷ lệ số tiền lãi so với số tiền gốc khách hàng vay phải trả cho NHTM.
Lãi suất cho vay = lãi suất tiền gửi + chi phí nghiệp vụ Ngân hàng
Nhiều yếu tố cần được xem xét khi xác định giá những khoản cho vay bao gồm:
Phí tổn lãi suất trực tiếp của các quỹ
Chi phí quản lý ngân hàng
Các chi phí để kiếm và điều hành khoản cho vay. Chi phí này phụ thuộc qui mô của khoản vay, số lượng điều tra tín dụng cần thực hiện, chi phí bảo quản và duy trì sự kiểm soát vật cầm cố và chi phí để thu nợ.
Rủi ro tín dụng (vỡ nợ) của khoản vay
Rủi ro đáo hạn (lãi suất) cho các khoản vay
Mức lãi có thể chấp nhận đối với người vay từ nguồn vốn cạnh tranh, bao gồm người cho vay và các thị trường trái phiếu và thương phiếu
Tòan bộ mối liên hệ giữa ngân hàng và người vay, điều này bao gồm lãi suất thu được ở số dư tiền gửi của người vay cũng như các chi phí nảy sinh trong việc thực hiện các dịch vụ như chi trả séc và thu ngân các khoản được ký thác cho người vay
Lợi tức có thể thu được nhờ các nguồn đầu tư khác
Lợi tức chia cho vốn cổ phần
Ngân hàng định lãi suất cho tất cả các laọi hình cho vay, bao gồm:
2.1.2.1 Lãi suất cho vay kinh doanh:
Lãi suất áp dụng cho các hoạt động kinh doanh thường là thấp nhất trong số tất cả các mức lãi cho vay của ngân hàng, đặc biệt là lãi suất cho vay ngắn hạn.
Các phương pháp định giá:
Phương pháp định giá tổng hợp chi phí:
Theo phương pháp này ta có:
Lãi suất = Chi phí cận biên huy động vốn cho vay + chi phí hoạt động + phần bù rủi ro + mức lơi nhuận cận biên dự tính
Phương pháp định giá theo lãi suất cơ sở:
Do những hạn chế của phương pháp tổng hợp chi phí nêu trên, người ta đã đưa ra mô hình định giá theo lãi suất cơ sở. Lãi suất cơ sở được xem như là lãi suất thấp nhất mà ngân hàng áp dụng trên các khoản cho vay ngắn hạn (vốn lưu động) đối với các khách hàng có chất lượng tín dụng cao nhất. Lãi suất đối với từng món vay cụ thể được xác định bằng công thức sau:
Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ sở (gồm lợi nhuận cận biên, chi phí quản lý và hoạt động) + Phần bù rủi ro tín dụng + Phần rủi ro kỳ hạn
=Lãi suất cơ sở + Chi phí tăng thêm
Lãi suất cơ bản của một ngân hang là một lãi suất quan trọng đối với đa số khách hàng đi vay vốn. Lãi suất cơ bản là lãi suất mà một ngân hàng cần phải tính cho người đi vay để trang trải phần lớn chi phí hoạt động của ngân hàng trong khi vẫn đảm bảo thu hút nguồn tiền gửi một cách có hiệu quả. Lãi suất cơ bản sẽ rất sát với lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, thường nhạy cảm với các nhân tố trên thị trường tiền tệ và vì vậy rất rễ bị thay đổi. Ví dụ, nếu lãi suất cơ bản của một ngân hàng thấp hơn lãi suất của thị trường tiền tệ, thì khách hàng sẽ vay vốn của ngân hàng và sau đó đem số vốn này cho vay trên thị trường tiền tệ và kiếm được lời.
Có nhiều phương pháp xác định lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên tổng chi phí và thu nhập, áp dụng cho khách hàng vay tốt nhất (rủi ro băng không).
Lãi suất cơ bản = Lãi suất huy động + Chi phí dòng khác + Thuế + thu nhập dự tính
Lãi suất cơ bản dựa trên lãi suất thị trường liên ngân hàng, là lãi suất các ngân hàng cho nhau vay. Lãi suất trên thị trường lien ngân hàng nổi tiếng như LIBOR, SIBOR thường trở thành lãi suất cơ bản của nhiều NHTM. Lãi suất này thường xuyên thay đổi. Do đó, nếu ngân hàng áp dụng cho vay với lãi suất thả nổi thường chọn lãi suất trên thị trường liên ngân hàng hình thành lãi suất cơ bản.
Lãi suất cơ bản = lãi suất trên thị trường liên ngân hàng + thuế + thu nhập dự tính
Phương pháp định giá dưới cơ sở
Lãi suất cho vay = chi phí vay vốn trên thị trường tiền tệ + phần bù cho rủi ro và lợi nhuận
Hiện nay, hoạt động cho vay quy mô lớn chủ yếu dựa vào các lãi suất cơ bản trên thị trường tiền tệ với tỷ lệ lợi nhuận hạn chế. Điều này phản ánh sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng nhằm thu hút những khách hàng tốt nhất và lớn nhất. Tuy nhiên xu hướng định giá cho vay kinh doanh trên cơ sở tổng thể mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, tính tới mọi khoản thu nhập và chi phí của việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng xin vay vốn đang được chú ý thay vì chỉ căn cứ vào bản thân yêu cầu tín dụng
2.1.2.2 Lãi suất cho vay tiêu dùng
Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất đối với hầu hết các khoản cho vay khác do qui mô nhỏ và rủi ro. Lý do chủ yếu là trong quá trình cho vay, cần đến nhiều người thực hiện. Do nhiều rủi ro trong cho vay tiêu dùng góp phần làm cho chi phí cho vay tương đối cao so với các loại tín dụng khác. Khả năng hoàn trả của người vay có thể bị gián đoạn bởi thất nghiệp, bệnh tật, tai nạn…
2.1.2.3 Lãi suất cho vay bất động sản
Lãi suất cho vay bất động sản bị ảnh hưởng đặc biệt bởi kỳ hạn cho vay, tỷ lệ cho vay, nhu cầu về thanh khoản, và tính chất bảo đảm hay bảo hiểm bởi một cơ quan chính phủ.
Kỳ hạn cho vay là một yếu tố rất quan trọng vì kỳ hạn càng lâu thì rủi ro càng lớn. Tỷ lệ của khoản cho vay với giá trị càng cao thì lãi suất càng cao vì rủi ro tín dụng chắc chắn lớn hơn. Sự bảo đảm và bảo hiểm của các cơ quan chính phủ về thế chấp bất động sản ảnh hưởng đến lãi suất , rủi ro tín dụng giảm xuống. Do các NHTM có nhu cầu về thanh khoản lớn hơn những người cho vay vốn bất động sản, khi nhu cầu thanh khoản gia tăng, lãi suất thường được tăng theo.
2.1.2.4 Lãi suất cho vay liên ngân hàng
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường mà các NHTM thực hiện việc vay và cho vay lẫn nhau sau khi họ đã tự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng của mình. Lãi suất cho vay liên ngân hàng là mức lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, nó chỉ dẫn khá chính xác về chi phí vốn vay của các NHTM và cung - cầu vốn trên thị trường.
Nói đến lãi suất cho vay liên ngân hàng thì không thể không nhắc tới lãi suất cho vay liên ngân hàng London – LIBOR( London Interbank offered Rate). Về thực chất, đối với ngân hàng đó là lãi suất tiền vay qua phương thức huy động tiền gửi. LIBOR được xác định hàng ngày giữa một nhóm 5 ngân hàng ở London có hoạt động kinh doanh hàng đầu về hối đoái gồm có : National Westminter Bank(Anh), chi nhánh ngân hàng Morgan (Mỹ), chi nhánh ngân hàng Banque National de Paris (Pháp), chi nhánh ngân hàng Deutsche Bank (CHLB Đức) và chi nhánh ngân hàng Bank of Tokyo Misubishi (Nhật Bản). LIBOR áp dụng các khoản bằng ngoại tệ tự do, tức là ngoại tệ không thuộc sự quản lý của Nhà nước hữu quan thường được gọi là “ngoại tệ Châu Âu” (Eurocurrency) như Euro USD, Euro GPB, Euro JPY vv… Mỗi loại ngoại tệ được chào mời với một lãi suất riêng biệt chủ yếu với thời hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng vào thời điểm khoảng 11h (Giờ London) khi mà tình hình cung cầu đã rõ nét trên thị trường vốn quốc tế. Các khoản lớn và có tính quốc tế thường áp dụng LIBOR trừ khi có thỏa thuận riêng vì London là trung tâm tài chính truyền thống lớn nhất và sôi động nhất thế giới và những ngân hàng thuộc nhóm đề ra LIBOR là những ngân hàng có nhiều hoạt động và kinh nghiệm trên thị trường vốn quốc tế.
Ngày nay, với sự xuất hiện các con rồng Châu Á và sự hình thành khối kinh tế ASEAN, Singapore đã trở thành một trung tâm tài chính tầm cỡ Đông Á và SIBOR( Singapore InterBank Offered Rate) đã được nhiều ngân hàng sử dụng trong quan hệ tín dụng lẫn nhau.
2.2 Hoạt động huy động và cho vay vốn.
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
2.2.1.1 Nguồn tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư.
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiề của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao,các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hính thức huy động khác nhau.
Tiền gửi thanh toán( tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán): Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rất thấp( hoặc bằng không), thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp. Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán( tài khoản có thể phát séc) cho khách hàng. Thủ tục mở rất đơn giản. Yêu cầu của ngân hàng là khách hàng phải có tiền và chỉ thanh toán trong phạm vi số dư. Một ngân hàng kết hợp tài khoản và tài khoản cho vay( thấu chi – chi trội trên số dư có của tài khoản tiền gửi thanh toán). Một số ngân hàng sử dụng nhiều hình thức “ biến tướng” của tài khoản thanh toán để nâng lãi suất loại tiền gửi này nhằm cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.
- Tiền có kì hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một thời gian xác định. Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức gửi tiền có kì hạn. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán để áp dụng với loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu, người gửi phải đến ngân hàng để rút tiền ra. Tuy không thuận lợi cho tiêu dung bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kì hạn được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kì hạn.
Tiền gửi tiết kiệm củ dân cư : Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng( các khoản tiền tiết kiệm). Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn. Ngân hàng có thể mở cho mỗi người tiết kiệm nhiều chương mục tiết kiệm( hoặc là sổ tiết kiệm) cho mỗi kì hạn và mỗi lần gửi khác nhau. Sổ tiết kiệm này không dung để thanh toán tiền hang và dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép.
Tiền gửi của các ngân hàng khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác ngân hàng thương mại này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác. Tuy nhiên, qui mô nguồn vốn này thường không lớn.
2.2.1.2 Nguồn đi vay và nghiệp vụ đi vay của NHTM
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM . Tuy nhiên, khi cần ngân hàng thường đi vay mượn thêm. Tại nhiều nước ngân hàng Trung ương thường qui định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn chủ. Do vậy nhiều ngân hàng vào những giai đoạn cụ thể phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế.
Vay NHNN: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ( thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán) NHTM thường vay NHNN. Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu( hoặc tái cấp vốn). Các thương phiếu đã được các NHTM chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ. Khi cần tiền, ngân hàng mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại NHNN. Nghiệp vụ này làm thương phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ(tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHNN) tăng lên. NHNN điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ; NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Thông thường NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng( thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời kì. Trong điều kiện chưa có thương phiếu, NHNN cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định.
Vay các tổ chức tín dụng khác : Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản. Như vậy nguồn vay mượn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ NHNN. Quá trình vay mượn rất đơn giản. Ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lí(hoặc NHNN). Khoản vay có thể không cần đảm bảo hoặc được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc. Kết quả là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên.
Vay trên thị trường vốn: Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay nợ bằng cách phát hành các giấy nợ( kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. Rất nhiều NHTM thiếu vốn tiền gửi trung và dài hạn. Do vậy các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn. Thông thường đây là khoản vay không có đảm bảo. Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay mượn được nhiều hơn. Các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp bằng cách này họ thường phải vay thông qua các ngân hàng đại lí hoặc được bảo lãnh của ngân hàng Đầu tư. Khả năng vay mượn còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng.
2.2.1.3 Các nguồn huy động khác
- Nguồn ủy thác: NHTM thực hiện các dịch vụ ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ… Các hoạt động này tạo nên nguồn ủy thác tại ngân hàng.
- Nguồn trong thanh toán: Các hoạt động thanh toán không dung tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán(séc trong quá trình chi trả, tiền kí quĩ để mở L/C) những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay.
- Nguồn khác: Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả…
2.2.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng
2.2.2.1 Tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất. Ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp, cho vay từng lần hoặc theo hạn mức, có hoặc không cần đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luân chuyển. Tín dụng ngắn hạn trong những trường hợp sau:
Ngân hàng cho Nhà nước vay để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Hình thức phổ biến hiện nay là ngân hàng mua trái phiếu kho bạc phát hành. Khả năng hoàn trả của Nhà nước rất cao, song cũng không loại trừ có những trường hợp Nhà nước mất khả năng chi trả khi đến hạn.
Ngân hàng cho vay đối với tổ chức tài chính như các ngân hàng, các công ty tài chính, quỹ tín dụng…nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Một số công ty chứng khoán vay vốn ngắn hạn của NHTM trong quá trình bảo lãnh và phân phối chứng khoán cho công ty phát hành. Hình thức cho vay có thể cho vay trực tiếp( trên thị trường lien ngân hang) hoặc cho vay gián tiếp thông qua nắm giữ chứng khoán. Phần lớn các khỏan cho vay này đều dựa trên uy tín của người vay; phần còn lại dựa trên bảo lãnh của người thứ ba, hoặc dựa trên cầm cố chứng khoán thanh khoản cao.
Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhằm tài trợ nhu cầu vốn tăng thêm cho sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp là khách hàng chiếm số lượng đông nhất của các NHTM. Phần lớn các khoản cho vay này có thế chấp hoặc cầm cố tài sản.
Các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến thực phẩm, sản xuất hang theo thời vụ là khách hàng chủ yếu của ngân hàng. Họ cần dự trữ cho thời vụ, hoặc tăng chi phí sản xuất. Vào mùa xây dựng các công ty xây dựng là khách hàng vay của ngân hàng. Họ cần có vốn để xây dựng trước công trình( hoặc từng hạng mục) trước khi chủ đầu tư thanh toán. Nguồn trả nợ chính là tiền thanh toán của chủ đầu tư.
Các doanh nghiệp cần vay ngân hàng để xây dựng, mở rộng, cải tiến sửa chữa tài sản cố định. Các khoản vay này có thời hạn trên 1 năm. Nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập của người vay.
Ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu gồm cho vay xuất, nhập khẩu và cho vay thanh toán. Xuất khẩu đang trở thành lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Chính phủ nhiều nước đang sử dụng ngân hàng làm động lực thúc đẩy xuất khẩu. Cho vay xuất, nhập khẩu có rủi ro khá cao, lien quan đến quan hệ buôn bán quốc tế.
Ngân hàng cho vay để phát triển đất đối với các công ty xây dựng và phát triển đô thị. Khoản cho vay này thường có thế chấp bằng chính bất động sản của người vay.
Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như nhà cửa, phương tiện vận chuyển… Cho vay tiêu dùng có thể gồm tín dụng trực tiếp với người tiêu dùng, hoặc tín dụng gián tiếp thông qua việc ngân hàng mua lại các phiếu(hóa đơn) bán hàng của các nhà bán lẻ hàng hóa. Tín dụng tiêu dùng gián tiếp còn được gọi là tài trợ bán hàng trả góp.
Để được vay vốn trừ trường hợp Nhà nước hoặc các cơ quan Nhà nước,các tổ chức tài chính có uy tín, còn lại các doanh nghiệp, các công ty và hộ sản xuất đều phải làm đơn và trình bày với ngân hàng kế hoạch sử dụng tiền vay. Ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng xác định hiệu quả sử dụng vốn vay, rủi ro, khả năng và nguồn trả nợ cùng các điều khoản có liên quan. Ngân hàng xác định qui mô cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp như sau( loại trừ các công ty tài chính,các tổ chức tín dụng):
Bước 1: Xác định nhu cầu dự trữ hang hóa bình quân trong kì
Nhu cầu dự trữ hàng hóa Doanh số bán tính theo giá vốn trong kỳ
bình quân trong kỳ =
Vòng quay hàng hóa dự trữ trong kỳ
Vòng quay được tính dựa trên doanh số bán của kì trước
Vòng quay hàng hóa Doanh số bán ra tính theo giá vốn kì trước
dự trữ kì trước =
Dự trữ hàng hóa bình quân kì trước
Bước 2: Xác định nhu cầu tín dụng ngắn hạn
Nhu cầu vay Nhu cầu dự trữ hàng hóa bình quân trong kì
ngắn hạn ngân hàng =
Nguồn vốn csh, vay các tổ chức tín dụng khác
tài trợ cho nhu cầu dự trữ hàng hóa bình quân
Nếu doanh nghiệp chưa vay ngân hàng, ngân hàng có thể cho vay bằng với nhu cầu vừa tính. Nếu doanh nghiệp hiện đang vay ngân hàng thì số tiền có thể cho vay thêm là:
Số tiền có thể = nhu cầu vay ngắn - Dư nợ đến
cho vay thêm hạn ngân hàng thời điểm xin vay
Trong nhiều trường hợp người vay không lậpkế hoạch từ trước, ngân hàng sẽ tính toán nhu cầu vay cho từng phương án để tính số tiền cần cho vay. Một số trường hợp ngân hàng không phân tích được phương án vay( do thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác, hoặc rủi ro lớn) ngân hàng quyết định số tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo.
Số tiền có thể cho vay = Giá trị tài sản đảm bảo x Tỷ lệ cho vay
Nếu nhu cầu vay lớn hơn số tiền có thể cho vay, ngân hàng sẽ cho vay theo số tiền có thể; nếu nhu cầu vay nhỏ hơn, ngân hàng sẽ cho vay theo nhu cầu.
2.2.2.2 Tín dụng trung và dài hạn
Doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng trung và dài hạn để mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kĩ thuật, mua công nghệ… Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ để tồn tại và phát triển,nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng cao.
Nhà nước vay trung và dài hạn để đầu tư phát triển. Vai trò của Nhà nước trong phát triển ngày càng được nhấn mạnh đặc biệt tại các nước đang phát triển, nơi mà khả năng tích lũy cảu các doanh nghiệp chưa cao.
Cho vay bằng cách mua các trái phiếu: Các ngân hàng mua các trái phiếu trung và dài hạn doanh nghiệp nhằm tài trợ cho quá trình hình thành tài sản cố định. Kì hạn và khả năng chuyển đổi của trái phiếu, lãi suất trái phiếu, tình hình tài chính doanh nghiệp, các kế hoạch tương lai đều được ngân hàng tính toán khi mua trái phiếu.
- Cho vay theo các dự án: Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng TSCĐ…nhằm thực hiện dự án nhất định có thể xin vay ngân hàng.Một trong những yêu cầu cảu ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án(sản xuất kinh doanh). Thẩm định dự án là điều kiện để ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và khả năng hoàn trả của doanh nghiệp. Dự án được xây dựng gồm nhiều mục như phân tích thị trường, nguồn nhân lực, địa điểm, công nghệ, qui trình sản xuất, phân tích tài chính…trong đó phân tích tài chính là mục tiêu quan tâm hàng đầu của ngân hàng.Có nhiều phương pháp phân tích tài chính dự án để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như phân tích thông qua NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, tỷ suất thu nhập bình quân… Bên cạnh việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thích hợp, ngân hàng đặc biệt quan tâm tới thời gian và các nguồn có thể dung để trả nợ ngân hàng. Do vậy, trong những trường hợp không phải là dự án mới - tạo pháp nhân mới- ngân hàng luôn phân tích tài chính của người vay kết hợp với phân tích dự án. Một doanh nghiệp có tình hình tài chính mạnh là cơ sở quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay để thực hiện dự án. Các nguồn thu khác của người vay có thể trở thành nguồn trả nợ cho ngân hàng bên cạnh nguồn thu của dự án.
Nhu cầu đầu tư = Nhu cầu đầu tư + Nhu cầu đầu tư
theo dự án vào TSCĐ vào tài sản lưu động
Nhu cầu đầu tư này được tính dựa trên tổng hợp các chi phí về xây dựng, giải phóng mặt bằng, mua và lắp đặt các thiết bị… và các TSLĐ dự trữ cần thiết để bắt đầu quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó khách hang có thể lập kế hoạch vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động. Sau khi phân tích nhu vầu vốn đầu tư của người vay ngân hàng sẽ xem xét kĩ lưỡng các nguồn vốn tài trợ như nguồn tự có, chiếm dụng của người cung cấp, vay các tổ ._.chức tín dụng khác…Các yếu tố sau sẽ được các ngân hàng phân tích xem xét nguồn tài trợ:
. Qui mô và thời hạn của mỗi nguồn
. Tính khả thi của mỗi nguồn và các điều kiện để dự án tiếp cận được nguồn.
Nhiều nguồn tài trợ được thực hiện dưới hình thái hiện vật ví dụ vốn góp dưới hình thức quyền sở hữu công nghệ, quyền sử dụng đất, mặt nước, rừng, quyền khai thác, nhà xưởng và thiết bị có sẵn… Việc tính giá trị các loại tài sản này rất phức tạp tuy nhiên là rất cần thiết đối với ngân hàng. Trong nhiều trường hợp các tài sản góp này sẽ trở thành vật thế chấp cho ngân hàng. Một số nguồn tài trơ có thể có thời gian không dài như tín dụng thương mại(mua trả chậm thiết bị). Người cung cấp có thể bán trả chậm trong một vài năm. Người vay phải trả khi mà các máy móc này mới chỉ hoạt động trong thời gian ngắn. Kế hoạch trả nợ này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nợ của ngân hàng.
Các nguồn tài trợ đều gắn với những điều kiện nhất định như vốn Nhà nước cấp phụ thuộc vào kế hoạch và khả năng chi của ngân sách Nhà nước; khoản tài trợ để mua thiết bị chỉ được thực hiện khi nhà xưởng đã xây xong… Nếu ngân hàng là người cấp tín dụng duy nhất, trong trường hợp qui mô tín dụng lớn, rủi ro của ngân hàng sẽ rất cao. Việc có nhiều bên tham gia cấp tín dụng sẽ san sẻ rủi ro cho ngân hàng song lại đòi hỏi ngân hàng phải phân tích kĩ các nguồn và chủ tài trợ. Ngân hàng tính toán qui mô tín dụng như sau:
Tín dụng của ngân hàng = Nhu cầu đầu tư – Các nguồn khác tham gia tài trợ
Trong trường hợp để hạn chế rủi ro, ngân hàng có thể yêu cầu tài sản đảm bảo và cho vay dựa trên giá trị của tài sản đảm bảo.
Tín dụng của ngân hàng = Giá trị tài sản thế chấp x Tỷ lệ ngân hang tham gia
Tín dụng của ngân hàng có thể bao gồm cả cho vay, cho thuê, bảo lãnh, cả ngắn, trung và dài hạn. Thời điểm tài trợ của ngân hàng cũng rất khác nhau, có thể tài trợ ngay từ đầu để người vay thực hiện xây dựng cơ sở vật chất, hoặc bảo lãnh để nhập thiết bị, hoặc cho vay để trả cho người trả chậm, cho vay ứng trước phần vốn Nhà nước cấp. Trong trường hợp ngân hàng yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, ngân hàng có thể quyết định phần tài trợ của mình theo giá trị của tài sản đảm bảo.
2.2.2.3 Cho vay đối với người tiêu dùng
Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng để mua hàng trả góp, hang hóa lâu bền như xe máy, nhà cửa…Phương thức cho vay có thể cho vay trực tiếp đối với người mua hoặc thông qua tài trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ hàng lâu bền, các công ty xây dựng để các doanh nghiệp này bán hàng trả góp. Ngân hàng có thể tài trợ( hoặc đồng tài trợ) toàn bộ hoặc một phần giá trị hàng hóa.
Cho vay tiêu dùng có rủi ro rất cao. Nếu người vay bị chết, ốm hoặc bị mất việc, ngân hàng sẽ khó thu được nợ. Nhiều khoản cho vay với thời hạn dài( mua nhà thế chấp). Vì vậy, nhiều ngân hàng lớn lập phòng cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó ngân hàng thường yêu cầu suất cao, yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, nhân thọ, bảo hiểm hàng hóa đã mua…
2.3 Cơ sở thực tiễn về lãi suất
Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN chi phối cơ chế quản lý lãi suất nói chung và từng loại lãi suất nói riêng. NHNN đã can thiệp trực tiếp tới lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay của các NHTM trong các giai đoạn phát triển thị trường Ngân hang Việt Nam.
Trong năm 1997, NHNN đã thay đổi hình thức quy định lãi suất tái cấp vốn, chuyển sang quy định mức lãi suất cụ thể. Mức lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh giảm xuống trong thời gian này( từ 1,1% năm 1997 xuống 0.7%/tháng từ 04/09/1999) để phù hợp với chỉ số lạm phát quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường và thực hiện giải pháp kích cầu về đầu tư của Chính phủ.
Cuối tháng 1/1998, NHNN xoá bỏ quy định chênh lệch lãi suất, chỉ còn quy định trần lãi suất cho vay. CÙng với nới lỏng sự kiểm soát lãi suất, NHNN liên tục điều chỉnh trần lãi suất cho vay theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khống chế, đặc biệt trong các năm 1998;1999.
Để bổ sung công cụ điều hành lãi suất, tahngs 11/1999 NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá cho các NHTM, lãi suất tái chiết khấu được quy định ở mức thấp hơn 0,05%/ tháng so lãi suất tái cấp vốn/
Tháng 7/2000, NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất thị trường mở được hình thành qua các phiên giao dịch. Tháng 8 năm 2000, NHNN đưa ra một cơ chế lãi suất mới trong đó lãi suất cho vay nội tệ của ngân hang đựơc điều chỉnh theo lãi suất cơ bản do NHNN. Tuy nhiên các ngân hang không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản + 0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và + 0,5%/tháng đối với vốn trung và dài hạn.
Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất không khác gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế mức trần( lãi suất cơ bản cộng biên độ) được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất nhiều. Hình 2.1 cho thấy lãi suất cho vay của ngân hang luôn thấp hơn giới hạn biên độ cho phép. Trước thời điểm áp dụng lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay bình quân của bốn NHTM quốc doanh đã kịch trần(0,85%/tháng). Thực tế trong năm 1999, các NHTM không theo kịp 5 đợt hạ trần lãi suất của NHNN và kết quả là LSCV ngắn hạn bình quân vượt trên trần lãi suất.
Từ tháng 8 năm 2000, lãi suất cơ bản được đặt ở mức mà khi cộng với biên độ 0,3%/tháng đac cao hơn hẳn lãi suất cho vay thực tế. Như vậy, từ khi có cơ chế lãi suất cơ bản, các ngân hang đã bắt đầu ấn định lãi suất trên cơ sở thoả thuận với khách hang. Điểm đáng chú ý là LSCV của các NHTM mặc dù luôn cao hơn lãi suất cơ bản nhưng thay đổi theo lãi suất cơ bản. Trong năm 2000 và 2001 cả hai mức lãi suất này đều giảm nhưng trong thời gian đó lãi suất tiền gửi lại tăng lên. Cạnh tranh giữa các ngân hang đã dẫn tới gia tăng lãi suất huy động vốnm nhưng LSCV vẫn không tăng và nằm trong biên độ lãi suất cơ bản. Chênh lệch lãi suất do vậy giảm đi rõ rệt.
Tháng 11 ănm 2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xoá bỏ, từ đó cho phép những người vay ngoại tệ trong nước có thể thương lượng lãi suất với các ngân hang nước ngoài. Tháng 06/2002, lãi suất được tẹ do hoá hoàn toàn với việc các ngân hang được phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở tự thẩm định và thương lượng với khách hang. Với việc chính thức tự do hoá lãi suất thì lãi suất cơ bản do NHNN công bố chỉ còn tính chất tham khảo.
Hình 2.1: Từ trần lãi suất đến lãi suất cơ bản rồi tự do hóa lãi suất, 1998-2002
Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu tài chính quốc tế IFS của IMF.
Đến ngày 17/5/2008 NHNN đã tổ chức họp báo công bố những điều chỉnh mới trong chính sách điều hành lãi suất. NHNN chính thức sử dụng các công cụ sẵn có để điều tiết lãi suất trên thị trường, thay vì “mệnh lệnh hành chính” trong thời gian trước đó. Cụ thể theo Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN công bố ngày 17/05/2008, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng lãi suất cơ bản làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh( lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam(VND) đối với khách hàng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. Định kỳ hàng tháng, NHNN sẽ công bố lãi suất cơ bản. Trong trường hợp cần thiết, NHNN sẽ công bố điều chỉnh kịp thời loại lãi suất này. Với cơ chế này, việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ban hành ngày 30/05/2002 hết hiệu lực thi hành.
Cùng với việc khẳng định cơ chế mới, NHNN cũng điều chỉnh lãi suất cơ bản áp dụng từ ngày 19/05/2008 tăng từ 8.75%/năm lên 12%/năm. Theo đó từ ngày 19/05/2008 tất cả các hợp đồng tín dụng có lãi suất trên 18%/năm là phạm luật.Với cơ chế mới, các tổ chức tín dụng sẽ được chủ động điều chỉnh lãi suất huy động, thay cho việc cố định ở trần 12%/năm như trước đó. Cơ chế mới cũng hé mở khả năng thực hiện được định hướng lãi suất thực dương tạo thuận lợi để các ngân hàng tăng cường khả năng huy động thay vì phải chịu lãi suất cao trên thị trường liên ngân hàng. Các nhu cầu vay vốn sẽ được giảm bớt gánh nặng chi phí, giới hạn 18%/năm thay vì có thể lên tới 20% thậm chí cao hơn trước đó.
Như vậy, sau quyết định 16/2008/QĐ-NHNN lãi suất cơ bản sẽ được trả về đúng vị trí và vai trò của nó, như một chuẩn mực để các tổ chức tín dụng bám sát trong điều hành lãi suất của mì
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1988 Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 16/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh trong đó có Ngân hang Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông thôn.
Thống đốc NHNN có quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp các tỉnh thành phố/. Trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm 3 sở giao dịch( Sở giao dịch 1 tại Hà Nội, sở giao dịch 2 tại văn phòng đại diện khu vực miền Nam, sở giao dịch 3 tại văn phòng đại diện khu vực miền Trung) và 43 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.
NHNo&PTNT Hà Nội thành lập theo quyết định 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/06/1988 của Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam( nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) về việc thành lập các NHTM trên địa bàn Hà Nội. Lúc đó, ngân hàng mang tên chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội, trụ sở chính đóng tại số 77 Phố Lạc Trung - Quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội.
Chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy được thành lập trên cơ sở nâng cấp, điều chỉnh từ chi nhánh cấp II theo Quyết định số 28/QĐ/HĐQT/TCCB ngày 13 tháng 01 năm 1997 của chủ tịch Hội đồng Quản trị NH NNo&PTNT Việt Nam.
3.1.2 Tổ chức và nhiệm vụ của chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Khi mới thành lập(tháng 1 năm 2006) Chi nhánh NHNNo Cầu Giấy là chi nhánh cấp I chưa được xếp hạng với tổng số cán bộ là 41 cán bộ, cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc và 07 phòng, tổ nghiệp vụ: Phòng hành chính – nhân sự, phòng Nguồn vốn- Kế hoạch, phòng Kế toán – Ngân quỹ, phòng Tín dụng, phòng Thẩm định, Tổ kiểm tra,kiểm soát nội bộ, Tổ Thanh toán quốc tế và 4 phòng giao dịch trực thuộc.
Hiện nay, chi nhánh NHNNo Cầu Giấy đã được xếp hạng là chi nhánh cấp I hạng 2 với cơ cấu tổ chức bộ máy:
- Giám đốc và các phó Giám đốc
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
+ Phòng hành chính – Nhân sự
+ Phòng kế hoạch – Kinh doanh
+ Phòng Kế toán – Ngân quỹ
+ Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
+ Phòng Kinh doanh ngoại hối
+ Phòng Dịch vụ - Maketing
+ 10 phòng giao dịch trực thuộc nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. KẾ HOẠCH KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. KINH DOANH NGOẠI HỐI
P.KẾ TOÁN VÀ NGÂN QUỸ
P.HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
P. KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ
PHÒNG
GIAO DỊCH
P.DỊCH VỤ VÀ MARKETING
`
`
3.1.2.2 Nhiệm vụ của chi nhánh
NHNNo&PtNT Cầu Giấy có chức năng: kinh doanh đa năng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cùng các nhiệm vụ:
- Huy động vốn:
+ Khai thác và nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng VND và ngoại tệ.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam
+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của HCính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam.
+ Được phép vay vốn các tổ chức tài chính, TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài khi được sự chấp thuận của Tổng Giám đốc bằng văn bản.
+ Các hình thức huy động khác theo q uy định của NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Cho vay trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Cung ứng các dịch vụ thnah toán ngân quỹ:
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.
+ Thực hiện các dfịch vụ thanh toán trong nước cho khách hang.
+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ.
+ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hang.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN và của NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Kinh doanh ngoại hối:
Huy động và cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối cảu Chính phủ, NHNN và NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Kinh doanh các dịch vụ Ngân hang khác:
Kinh doanh các dịch vụ ngân hang theo Luật các TCTD: thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két sắt; nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu giấy tờ có giá; thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, TCTD, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hang khác được Nhà nước, NHNN, NHNNo Việt Nam cho phép.
- Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của NHNNo Việt Nam.
- Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu…cho các tổ chức, cá nhân, theo quy định của NHNNo&PTNT VIệt Nam.
- Thực hiện thanh toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định cảu NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột suất của Tổng Giám đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do HĐQT, Tổng Giám đốc NHNNo&PTNT Việt Nam giao.
3.1.2.3. Lao động và trình độ lao động
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
30/06/2008
Số CB
%
Số CB
%
Số CB
%
1
Tiến sĩ
1
1,33
1
1
1
0,9
2
Thạc sĩ
2
2,66
3
3
4
2,5
3
Đại học
64
85,3
86
86
108
88,5
4
Trung học
7
9,33
8
8
7
5,5
5
Bảo vệ, lái xe
1
1,33
2
2
3
2,5
Tổng cộng
75
100
100
100
122
100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006,2007, 30/06/2008 chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy)
So với khi mới thành lập lượng cán bộ tăng lên khá nhiều, trình bộ cán bộ công nhân viên có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cũng tăng đáng kể. Độ tuổi bình quân là 37 tuổi, cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm tỉ lệ khá cao 90% trên tổng số cán bộ toàn chi nhánh. Đội ngũ cán bộ, nhân viên có đủ năng lực và phẩm chất, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.
3.2 Khái quát tình hình hoạt động của chi nhánh qua 3 năm 2006-30/06/2008
3.2.1 Hoạt động huy động vốn
Do xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của nguồn vốn, ngay từ khi thành lập chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy đã chủ động xây dựng chiến lược huy động vốn và đề ra những biện pháp tích cự, đa dạng, hấp dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác huy động vốn, làm tốt công tác tiếp thị, có cơ chế khen thưởng rõ rang nhằm khuyến khích cán bộ đạt thành tích trong công tác huy động vốn. Vì vậy, kết quả huy động nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng qua từng năm cụ thể.
Bảng 3.2: Kết quả huy động vốn từ năm 2006 đến 30/06/2008
Đơn vị: Tỷ đồng,%
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
30/6/2008
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Tổng nguồn
1.081
100%
1.881
100%
1.841
100%
1
Phân theo loại tiền
1.081
100%
1.881
100%
1.841
100%
1.1
Nội tệ
818
75,6%
1.563
83%
1.505
81,7%
1.2
Ngoại tệ(quy đổi)
263
24,4%
318
17%
336
18,3%
2
Phân theo dối tượng
1.081
100%
1.881
100%
1.841
100%
2.1
Tiền gửi dân cư
688
63,6%
813
43%
858
46%
2.2
Tiền gửi,tiền vay Tổ chức
393
26,7%
1.068
57%
983
54%
Trong đó : TCTD
0
0
140
7,4%
100
5,4%
3
Phân theo kỳ hạn
1.081
100%
1.881
100%
1.841
100%
3.1
KKH
195
18%
406
22%
315
17%
3.2
Tiền gửi < 12 tháng
424
39%
384
20%
654
35%
3.3
Tiền gửi > 12 tháng
462
43%
1.091
58%
872
48%
4
Phân theo tính chất NV
1.081
100%
1.881
100%
1.841
100%
4.1
Tiền gửi tiết kiệm
567
52%
758
40%
829
45%
4.2
Phát hành kỳ phiếu
121
11%
42
2%
29
1,5%
4.3
Tiền gửi,tiền vay tổ chức
393
37%
1.068
58%
983
53,5%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006,2007, 30/06/2008 chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy
Biểu đồ 3.1.Tăng trưởng nguồn vốn
30/6/2008
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn vốn
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006,2007, 30/06/2008 chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy)
Qua nguồn số liệu trên ta thấy được những nhận xét về hoạt động huy động vốn của chi nhánh:
* Năm 2006
Tổng nguồn vốn toàn chi nhánh đạt 1.081 tỷ đồng, tăng 557 tỷ so với 31/12/2005, tốc độ tăng trưởng 106% vượt chỉ tiêu kế hoạch NHNNo&PTNT Việt Nam giao 37.8%.
- Phân theo loại tiền
+ Nội tệ : đạt 818 tỷ đồng, tăng 415 tỷ đồng so với 31/12/2005, chiếm tỷ trọng 77%/Tổng nguồn vốn.
+ Ngoại tệ(quy đổi): đạt 263 tỷ đồng, tăng 142 tỷ đồng so với 31/12/2005 chiểm tỷ trọng 23%/Tổng nguồn vốn.
- Nguồn vốn phân theo kỳ hạn
+ Tiền gửi KKH:195 tỷ đồng, tăng 121 tỷ so với 31/05/2005 và chiếm tỷ trọng 18%/Tổng nguồn vốn. Trong đó nguồn vốn ngoại tệ quy đổi là 86 tỷ đồng.
+ Tiền gửi kỳ hạn , 12 tháng: đạt 424 tỷ đồng, tăng 300 tỷ so với năm 2005 chiếm tỷ trọng 39%/Tổng nguồn vốn.
Trong đó: Nguồn vốn ngoại tệ(quy đổi) là 46 tỷ đồng.
+Tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng: đạt 462 tỷ đồng tăng 136 tỷ so với năm 2005 chiếm tỷ trọng 43%/Tổng nguồn vốn.
Trong đó nguồn vốn ngoại tệ là 131 tỷ đồng.
Phân theo đối tượng huy động
+ Tiền gửi dân cư: 688 tỷ đồng tăng 268 tỷ so với năm 2005 chiếm tỷ trọng 64%/ Tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi TCKT-XH: dạt 393 tỷ đồng tăng 303 tỷ so với năm 2005 chiếm tỷ trọng 36%/Tổng nguồn vốn.
Phân theo theo tính chất nguồn vốn
+ Tiền gửi tiết kiệm: đạt 567 tỷ đồng tăng 159 tỷ so với năm 2005 chiếm tỷ trọng 53%/Tổng nguồn vốn.
Trong đó: nguồn vốn ngoại tệ là 166 tỷ
+ Tiền gửi TCKT-XH : đạt 393 tỷ đồng tăng 303 tỷ so với năm 2005 chiếm tỷ trọng 36%/Tổng nguồn vốn.
Trong đó: nguồn vốn ngoại tệ là 10 tỷ đồng.
*Năm 2007
Tại thời điểm 31/12/2007 tổng nguồn vốn toàn chi nhánh đạt 1.881 tỷ đồng tăng 800 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 74%, đạt vượt 34% chỉ tiêu kế hoạch năm 2007 do NHNNo&PTNT Việt Nam giao.
Phân theo laọi tiền:
+ Nội tệ: đạt 1.563 tỷ đồng, tăng 745 tỷ so với năm 2006,tốc độ tăng trưởng 91% chiếm 83%/Tổng nguồn vốn đạt 140,8% kế hoạch năm 2007.
+ Ngoại tệ(quy đổi): đạt 318 tỷ đồng, tăng 55 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 21% chiếm 17% tổng nguồn vốn, đạt 106% kế hoạch được giao.
Tiền gửi phân theo kỳ hạn:
+ Tiền gửi KKH: 406 tỷ đồng, tăng 202 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 99,2%, chiếm tỷ trọng 21,6%/Tổng nguồn vốn.
Trong đó: nguồn vốn ngoại tệ đạt 112 tỷ đồng.
+ Tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng: 384 tỷ đồng, giảm 40 tỷ so với năm 2006 chiếm tỷ trọng 20,4%/ Tổng nguồn vốn.
Trong đó: nguồn vốn ngoại tệ 69 tỷ đồng.
+ Tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng:1.091 tỷ đồng, tăng 629 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 136,6% chiếm tỷ trọng 58%/ Tổng nguồn vốn.
Trong đó: nguồn vốn ngoại tệ là 137 tỷ đồng.
Tiền gửi phân theo đối tượng
+ Tiền gửi dân cư: 813 tỷ đồng tăng 125 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 18% chiếm tỷ trọng 43%/Tổng nguồn vốn.
Trong đó: nguồn vốn ngoại tệ là 204 tỷ đồng.
+ Tiền gửi tổ chức: 1.068 tỷ đồng, tăng 675 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 171,7% chiếm tỷ trọng 57%/Tổngt nguồn vốn( Tiền vay TCTD là 140 tỷ đồng).
Trong đó: nguồn vốn ngoại tệ là 114 tỷ đồng.
Tiền gửi phân theo tính chất
+ Tiền gửi tiết kiệm:758 tỷ đồng, tăng 204 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 36% chiếm tỷ trọng 41%/Tổng nguồn vốn.
Trong đó: vốn ngoại tệ là 171 tỷ đồng
+ Tiền gửi tổ chức:1.068 tỷ đồng, tăng 675 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 171,7%, chiếm tỷ trọng 57%/Tổng nguồn vốn.
Trong đó: nguồn vốn ngoại tệ là 114 tỷ đồng
+ Tiền gửi kỳ phiếu: 42 tỷ đồng, giảm 79 tỷ so với năm 2006 chiếm tỷ trọng 2%/Tổng nguồn vốn.
Trong đó nguồn vốn ngoại tệ là 33 tỷ đồng.
* 6 tháng đầu năm 2008
Tổng nguồn vốn đến 30/06/2008 đạt 1.841 tỷ đồng,tăng 86 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2007 đạt 73,6% kế hoạch năm 2008.
- Phân theo loại tiền
+ Nội tệ: đạt 1.505 tỷ đồng, tăng 10 tỷ so với cùng kỳ năm 2007 chiếm tỷ trọng 81,7%/Tổng nguồn vốn.
+ Ngoại tệ(quy đổi): đạt 336 tỷ đồng( tương đương 20,3 triệu USD), tăng 76 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 18,3%/Tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn phân theo thời gian
+ Tiền gửi KKH: 315 tỷ đồng, giảm 91 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 17,1%/Tổng nguồn vốn.
Trong đó: nguồn vốn ngoại tệ đạt 29 tỷ đồng.
+ Tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng:654 tỷ đồng tăng 270 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 35,5%/Tổng nguồn vốn.
Trong đó:nguồn vốn ngoại tệ là 183 tỷ đồng.
+ Tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng: 872 tỷ đồng đã tăng 219 tỷ so với đầu năm chiếm tỷ trọng 47,4%/ Tổng nguồn vốn.
Trong đó: nguồn vốn ngoại tệ là 124 tỷ đồng.
Phân nguồn theo đối tượng huy động
+ Tìên gửi dân cư: 858 tỷ đồng, đã tăng 45 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 46,6%/Tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi, tiền vay các tổ chức, TCTD: 938 tỷ đồng, giảm 85 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 53,4%/Tổng nguồn vốn (trong đó: tiền vay TCTD là 100 tỷ đồng).
Phân theo tính chất nguồn vốn
+ Tiền gửi tiết kiệm:829 tỷ đồng, tăng 71 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 45% trên tổng nguồn vốn.
Trong đó nguồn vốn ngoại tệ là 178 tỷ đồng.
+ Tiền gửi, vay các tổ chức,TCTD:983 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53,4%/Tổng nguồn vốn.
Trong đó nguồn vốn ngoại tệ là 137 tỷ đồng.
+ Tiền gửi kỳ phiếu: 29 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,6%/Tổng nguồn vốn.
Trong đó nguồn vốn ngoại tệ là 21 tỷ đồng.
Ta có thể đưa ra một số nhận xét sau
Mặt tích cực: Nguồn vốn có sự tăng trưởn ổn định qua các năm với cơ cấu nguồn khá ổn định.
+ Chi nhánh đã tích cực trong công tác tìm kiếm, khai thác các nguồn vốn rẻ như: tiền gửi kho bach Nhà nước, BHXH, các tổ chức… thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nguồn vốn KKH qua các năm tỷ trọng chiếm trên 20%/Tổng nguồn vốn. Điều này một mặt làm tăng việc cung cấp các dịch vụ thanh toán làm tăng thu dịch vụ mặt khác làm giảm chi phí đầu vào.
+ Tiền gửi từ khu vực dân cư tăng trưởng đều, bình quân tăng trưởng trên 15% qua các năm. Trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng ở mức cao trên 20% năm sau so với năm trước. Điều đó thể hiện chi nhánh đã có những biện pháp thúc đẩy và có hướng đúng đắn như: điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn hợp lý có nhiều dịch vụ gửi tiền phù hợp với nhiều đối tượng khách hang khác nhau.
+ Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao ở năm 2007 so với năm 2006 đã tăng tới 131%. Đến thời điểm 30/06/2008 nguồn vốn này đã giảm xuống, nguyên nhân là do thị trường tiền tệ trong nước biến động quá mạnh, lãi suất tăng đột biến so với những năm trở lại đây dẫn đến tâm lý của người gửi tiền chuyển từ kỳ hạn gửi dài sang kỳ hạn gửi ngắn mà lãi suất được hưởng lại rất cao thể hiện tốc độ tăng trưởng 70% so với đầu năm 2008 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao đạt 48%/Tổng nguồn vốn.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong hạot động huy động vốn trong thời gian qua:
+ Tuy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá cao nhưng chủ yếu tăng ở khu vực tổ chức, chiếm tới 58%/Tổng nguồn vốn năm 2007 dẫn đến thiếu ổn định trong cơ cấu nguồn vốn.
+ Tỷ trọng tiền gửi KKH còn thấp so với tổng nguồn vốn, các loại tiền gửi có kỳ hạn với lãi suất cao vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn chiếm trên 50% điều nằy cho thấy chi nhãnh chưa chực sự có cơ cấu nguồn vốn hợp lý nhằm giảm thấp chi phí đâu vào.
+ Tiền gửi ngoại tệ tăng trưởng thấp hơn so với nội tệ do chưa có sự chủ động và chăm lo đến việc huy động ngoại tệ, mặt khác có sự chênh lệch về lãi suất( tính đến thời điểm 30/06/2008 lãi suất nội tệ là 17%/năm, ngoại tệ là 7%/năm).
3.2.2 Hoạt động cho vay
Chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy luôn chủ động trong việc tìm kiếm khách hang, tìm kiếm dự án có tính khả thi để tham gia đầu tư, thực hiện đảm bảo cho vay đúng quy trình, thực hiện cơ chế khoán đến người lao động, phân đoạn thị trường, đưa ra thị trường mục tiêu, khách hang mục tiêu, bám sát tiến trình thay đổi cơ cấu ngành nghề, bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương và thu được những kết quả cao và chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo cụ thể. Thể hiện trên bảng 3.3.
Bảng 3.3: Kết quả cho vay từ năm 2006 đến 30/06/2008
Đơn vị: Tỷ đồng, tỷ lệ %
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
30/6/2008
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
358
100%
1.011
100%
1.177
100%
1
Phân theo loại tiền
358
100%
1.011
100%
1.177
100%
1.1
Nội tệ
291
81%
830
82%
934
79%
1.2
Ngoại tệ(quy đổi)
67
19%
181
18%
243
21%
2
Phân theo đối tượng
358
100%
1.011
100%
1.177
100%
2.1
Dư nợ doanh nghiệp
288
80%
813
80%
1.026
87%
2.2
Hộ, cá thể
70
20%
198
20%
151
13%
3
Phân theo kỳ hạn
358
100%
1.011
100%
1.177
100%
3.1
Dư nợ ngắn hạn
245
68%
620
61%
705
60%
3.2
Dư nợ trung hạn
73
20%
267
26%
342
29%
3.3
Dư nợ dài hạn
40
12%
124
13%
130
11%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006,2007, 30/06/2008 chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy)
Biểu đồ 3.3 Tăng trưởng dư nợ
Năm 2006
Năm 2007
30/6/2008
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu dư nợ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006,2007, 30/06/2008 chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy)
Qua bảng và biểu đồ trên ta có thể thấy được những đánh giá công tác cho vay tại chi nhánh qua các giai đoạn như sau:
Năm 2006
Tổng doanh số cho vay là 1.579 tỷ đồng
Tổng doanh số thu nợ là 1.444 tỷ đồng.
Tổng dư nợ đến 31/12/2006 là 358 tỷ đồng tăng 135 tỷ đồng so với 31/12/2005, tốc độ tăng trưởng 60,5% đạt 76,2% kế hoạch năm.
Dư nợ phân theo lại tiền
+ Dư nợ nội tệ: 291 tỷ đồng tăng 80 tỷ so với thời điểm 31/12/2005, tốc độ tăng trưởng 40%, chiếm tỷ trọng 81,3%/Tổng dư nợ.
+ Dư ngoại tệ: 67 tỷ đồng, tăng 55 tỷ so với thời điểm 31/12/2005, tốc độ tăng trưởng 458%, chiếm tỷ trọng 18,7%/Tổng dư nợ.
Dư nợ phân theo thời gian
+ Dư nợ ngắn hạn: 245 tỷ đồng, tăng 140 tỷ đồng so với 31/12/2005, tốc độ tăng trưởng 133%, chiếm tỷ trọng 68%/Tổng dư nợ.
+ Dư nợ trung hạn: 73 tỷ đồng, giảm 4 tỷ so với thời điểm 31/12/2005, chiếm tỷ trọng 20,4%/Tổng dư nợ.
+ Nợ dài hạn: 40 tỷ đồng, giảm 1 tỷ so với năm 2005 chiếm tỷ trọng 11,6%/Tổng dư nợ.
Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp: 288 tỷ đồng tăng 118 tỷ so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng 69%, chiếm tỷ trọng 80%/Tổng dư nợ.
+Dư nợ cho vay hộ,tư nhân, cá thể: 70 tỷ đồng, tăng 17 tỷ so với năm 2005 tốc độ tăng trưởng 31% chiếm tỷ trọng 20%/Tổng dư nợ.
* Năm 2007
- Tổng doanh số cho vay: 3.940 tỷ đồng, tăng 2.361 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 149% so với năm 2006.
- Tổng doanh số thu nợ: 3.247 tỷ đồng, tăng 1.803 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 124% so với năm 2006.
Tổng dư nợ trong toàn chi nhánh đến thời điểm 31/12/2007 đạt 1.011 tỷ đồng tăng 693 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 205%, đạt 112% kế hoạch năm.
Dư nợ phân theo loại tiền
+ Dư nợ nội tệ: 830 tỷ đồng, tăng 579 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 230%, chiếm tỷ trọng 82%/Tổng dư nợ.
+ Dư nợ ngoại tệ: 181 tỷ đồng, tăng 114 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 170%, chiếm tỷ trọng 18%/ Tổng dư nợ.
Dư nợ phân theo thời gian
+ Dư nợ ngắn hạn: 620 tỷ đồng, tăng 415 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 202%, chiếm tỷ trọng 61,3%/Tổng dư nợ.
+ Dư nợ trung hạn: 267 tỷ đồng, tăng 193 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 260%, chiếm tỷ trọng 26,4%/Tổng dư nợ.
+ Dư nợ dài hạn: 124 tỷ đồng, tăng 85 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 218%, chiếm tỷ trọng 12,3%/ Tổng dư nợ.
Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
+ Dư nợ doanh nghiệp: 813 tỷ đồng, tăng 565 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 228%, chiếm tỷ trọng 80,4%/Tổng dư nợ.
+ Dư nợ cho vay hộ, tư nhân, cá thể: 198 tỷ đồng, tăng 128 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 183%, chiếm tỷ trọng 19,6%/Tổng dư nợ.
*6 tháng đầu năm 2008
- Tổng doanh số cho vay: 4.349 tỷ đồng, tăng 409 tỷ so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng 10,3%.
- Tổng doanh số thu nợ: 4.183 tỷ đồng, tăng 936 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 28,8%.
Dư nợ đến 30/06/2008: 1.177 tỷ đồng, tăng 166 tỷ đồng so với đầu năm 2008, ătng 598 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2007, tốc độ tăng trưởng 16,3%, đạt 9,4% kế hoạch.
Dư nợ phân theo loại tiền:
+ Dư nợ nội tệ: 94 tỷ đồng, tăng 104 tỷ đồng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 74%/ Tổng dư nợ.
+ Dư ngoại tệ: 243 tỷ đồng, tăng 62% tỷ so với đầu năm 2008, chiếm tỷ trọng 26%/Tổng dư nợ.
Dư nợ phân theo thời gian
+ Dư nợ ngắn hạn: 705 tỷ đồng, tăng 85 tỷ so với đầu năm, tăng 363 tỷ so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 60%/Tổng dư nợ.
+ Dư nợ trung hạn: 342 tỷ đồng, tăng 75 tỷ so với đầu năm , tăng 239 tỷ so với cùng kỳ năm 2007, chiếm tỷ trọng 29%/Tổng dư nợ.
+ Dư nợ dài hạn 130 tỷ đồng, tăng 6 tỷ so với đầu năm, giảm 4 tỷ so với cùng kỳ năm trước.
Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp: 1.026 tỷ đồng, tăng 213 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 26%, chiếm tỷ trọng 87%/Tổng dư nợ.
+ Dư nợ cho vay hộ, tư nhân, cá thể: 151 tỷ đồng, giảm 47 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 13%/Tổng dư nợ.
Bảng 3.4: Số liệu bảo lãnh từ năm 2006 đến 30/06/2008
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
30/6/2008
1
B ảo lãnh dự thầu
8.114
2.180
4.479
2
Bảo lãnh thanh toán
7.000
16.728
4.679
3
Bảo lãnh thực hiện
14.058
19.993
61.221
4
Cam kết bảo lãnh
10.489
6.242
20.606
Tổng số
39.661
45.143
90.985
Qua phân tích ta thấy những mặt tồn tại và mặt hạn chế trong hoạt động cho vay của chi nhánh như sau:
Mặt làm được:
+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ ổn định và bền vững qua các năm.
+ Doanh số cho vay và thu nợ tăng trưởng khá tốt thể hiện trong h._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 47. Bui Thi Binh.doc