Tình hình gây hại, diễn biến số lượng của sâu hại chính trên rau họ thập tự vụ xuân hè năm 2005 ở huyện Đông Anh, Hà Nội và biện pháp phòng trừ

Bộ giáo dục và đào tạo tr−ờng đại học nông nghiệp i --------------------------- đỗ hồng khanh tình hình gây hại, diễn biến số l−ợng của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự vụ xuân hè năm 2005 ở huyện đông anh, hà nội và biện pháp phòng trừ Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật Mã số : 60.62.10 Ng−ời h−ớng dẫn khoa học: gS.TS. nguyễn viết tùng Hà nội - 2005 2 Lời cam đoan - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

pdf85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4607 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tình hình gây hại, diễn biến số lượng của sâu hại chính trên rau họ thập tự vụ xuân hè năm 2005 ở huyện Đông Anh, Hà Nội và biện pháp phòng trừ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này là trung thực và ch−a hề đ−ợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đ−ợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 12 năm 2005 Tác giả Đỗ Hồng Khanh 3 Lời cảm ơn Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, chúng tôi đã nhận đ−ợc sự quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của các thầy, cô và cán bộ của bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Ban chủ nhiệm, cán bộ Khoa Sau đại học tr−ờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội; cùng cán bộ và nông dân của các hợp tác xã Nam Hồng, Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội. Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp chúng tôi đã nhận đ−ợc sự chỉ dẫn sâu sắc, tận tình của GS.TS Nguyễn Viết Tùng, Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học - Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Nhân dịp này tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, ng−ời thân đã luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận những giúp đỡ quý báu đó. Hà Nội, tháng 12 năm 2005 Tác giả Đỗ Hồng Khanh 4 Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng v Danh mục hình vi 1. Mở đầu..................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề 11 1.2. Mục đích đề tài 12 1.3. Yêu cầu 12 1.4. Đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu 13 1.4.1. Đối t−ợng nghiên cứu 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 3 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 14 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 14 2. 2. Những nghiên cứu trong và ngoài n−ớc 16 2.2.1. Nghiên cứu về sâu hại trên rau HHTT 6 2.2.2. Nghiên cứu về thiên địch của sâu hại rau HHTT 8 2.2.3. Biện pháp hoá học trong phòng trừ sâu hại rau HHTT 10 3. Địa điểm - vật liệu – nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu................. 23 3.1. Địa điểm nghiên cứu 23 3.2. Thời gian nghiên cứu: vụ xuân hè năm 2005. 23 3.3. Vật liệu nghiên cứu 23 3.3.1. Cây trồng 13 3.3.2. Sâu hại và thiên địch 13 3.3.3. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác nghiên cứu 13 3.4. Nội dung nghiên cứu 24 3.5. Ph−ơng pháp nghiên cứu 24 3.5.1. Ph−ơng pháp điều tra chủng loại và diện tích trồng HHTT 14 3.5.2. Ph−ơng pháp điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV và 5 tập quán phòng trừ sâu bệnh trên rau HHTT của nông dân 14 3.5.3. Ph−ơng pháp thu thập mẫu 15 3.5.4. Ph−ơng pháp điều tra mật độ sâu hại và thiên địch 16 3.5.5. Ph−ơng pháp điều tra tỷ lệ ong ký sinh sâu non sâu tơ 17 3.5.6. Thí nghiệm biện pháp xử lý cây con tr−ớc khi trồng 17 3.5.7. Thí nghiệm hiệu lực phòng trừ sâu hại của các loại thuốc BVTV 18 3.5.8. Thí nghiệm so sánh hiệu lực các biện pháp phòng trừ sâu hại 20 3.5.9. Đề xuất qui trình sử dụng biện pháp QLTH sâu bệnh trên một số cây rau HHTT vụ Xuân Hè 21 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 32 4.1. Điều tra cơ bản về tình hình trồng rau và tập quán phòng trừ sâu bệnh của nông dân 32 4.1.1. Các hệ thống canh tác rau ở ngoại thành Hà Nội 32 4.1.2. Chủng loại, diện tích rau xuân hè và d−a leo đ−ợc trồng ở ngoại thành Hà Nội 32 4.1.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV và tập quán phòng trừ sâu bệnh của nông dân trên rau xuân hè 34 4.2. Xác định thành phần, mức độ phổ biến của sâu hại và thiên địch chính trên rau họ hoa thập tự 37 4.2.1. Thành phần và mức độ phổ biến của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự 37 4.2.2. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài thiên địch trên rau họ hoa thập tự 39 4.3. Diễn biến mật độ của một số đối t−ợng sâu hại chính trên rau HHTT vụ xuân hè 42 4.3.1 Diễn biến mật độ gây hại của sâu tơ (Plutella xylostella) trên rau họ hoa thập tự. 43 6 4.3.2 Diễn biến mật độ của sâu khoang (Spodoptera litura) trên rau họ thập tự. 34 4.3.3 Diễn biến mật độ của sâu xanh b−ớm trắng (Pieris rapae) trên rau họ hoa thập tự 45 4.3.4 Diễn biến mật độ của bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata) trên rau họ hoa thập tự 37 4.3.5. Diễn biến phát sinh của rệp (Brevicoryne brassicae L.) trên rau họ hoa thập tự 47 4.3.6. Diễn biến của mật độ bọ rùa đỏ bắt mồi và rệp hại trên cây rau bắp cải 48 4.3.7. Diễn biến mật độ của sâu tơ và tỷ lệ ký sinh bởi ong kén trắng C. plutellae trên rau cải bắp 49 4.4. Kết quả một số thí nghiệm đồng ruộng 51 4.4.1. Thí nghiệm xử lý cây con trên cây cải bắp 51 4.4.2. Kết quả khảo nghiệm hiệu lực thuốc BVTV đối với một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự vụ xuân hè. 53 4.4.3. Kết quả thí nghiệm so sánh các biện pháp phòng trừ sâu hại rau 59 4.5. Đề xuất qui trình sử dụng biện pháp QLTH sâu bệnh trên một số cây rau thuộc HHTT 57 4.5.1. Qui trình PTTH sâu bệnh trên cây bắp cải vụ xuân 57 4.5.2. Qui trình PTTH sâu bệnh trên cây cải xanh 61 5. Kết luận và đề nghị................................................................................ 64 5.1. Kết luận 64 5.2. Đề nghị 65 Tài liệu tham khảo..................................................................................... 66 7 Danh mục các chữ viết tắt BPHH Biện pháp hoá học BVTV Bảo vệ thực vật c/m2 Con trên mét vuông CT Công thức Ctv Cộng tác viên ĐC Đối chứng EC Nhũ dầu FAO Tổ chức L−ơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc QLTH Quản lý tổng hợp HHTT Họ hoa thập tự HH Hoá học HTX Hợp tác xã IPM Intergrated Pest Management KHNN Khoa học nông nghiệp KT Kỹ thuật m2 Mét vuông ND Nông dân NST Ngày sau trồng PTNT Phát triển nông thôn SH Sinh học WP Bột thấm n−ớc WG Hạt thấm n−ớc 8 Danh mục các bảng Bảng 4.1: Chủng loại, diện tích rau Xuân Hè ở ngoại thành Hà Nội 33 Bảng 4.2: Tình hình áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên rau Xuân Hè của nông dân. 35 Bảng 4.3: Thành phần và mức độ phổ biến của các loài sâu hại trên rau HHTT ở một số điểm nghiên cứu ngoại thành Hà Nội 38 Bảng 4.4: Thành phần và mức độ phổ biến của các loài thiên địch sâu hại rau HHTT ở một số điểm nghiên cứu ngoại thành Hà Nội 40 Bảng 4.5: Diễn biến mật độ của sâu tơ trên rau họ hoa thập tự vùng Đông Anh – Hà Nội 43 Bảng 4.6: Diễn biến mật độ của sâu khoang trên rau HHTT tại vùng Đông Anh – Hà Nội 44 Bảng 4.8: Diễn biến mật độ của sâu xanh b−ớm trắng trên rau HHTT tại vùng Đông Anh - Hà Nội. 35 Bảng 4.8: Diễn biến mật độ của bọ nhảy trên rau HHTT tại vùng Đông Anh - Hà Nội 47 Bảng 4.9: Tỷ lệ hại của rệp trên rau HHTT vùng Đông anh – Hà Nội 48 Bảng 4.10: Hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật đối với sâu tơ trên rau bắp cải 54 Bảng 4.11: Hiệu lực của các loại thuốc đối với bọ nhảy trên rau cải xanh 56 Bảng 4.12: Hiệu lực của các loại thuốc đối với sâu xanh b−ớm trắng trên rau cải xanh 57 Bảng 4.13: Hiệu lực của các loại thuốc BVTV đối với sâu khoang trên rau cải xanh 58 Bảng 4.14: Hiệu lực cua các loại thuốc BVTV đối với rệp muội. 58 Bảng 4.15: Một số biện pháp BVTV ở các công thức thí nghiệm 59 9 Bảng 4.16: Diễn biến sâu hại chính ở các công thức thí nghiệm biện pháp phòng trừ trên cây bắp cải vụ xuân 2005 60 Bảng 4.17: So sánh năng suất và hiệu quả kinh tế ở các công thức thí nghiệm biện pháp phòng trừ trên cải bắp 61 Bảng 4.18: Một số biện pháp BVTV ở các công thức thí nghiệm 62 Bảng 4.19: Diễn biến sâu hại chính ở các công thức thí nghiệm biện pháp phòng trừ cây cải xanh vụ Xuân Hè năm 2005 65 Bảng 4.20: So sánh năng suất và hiệu quả kinh tế ở các công thức thí nghiệm 56 10 Danh mục các hình Hình 4.1: Tr−ởng thành sâu xanh b−ớm trắng 36 Hình 4.2: Triệu chứng gây hại của sâu xanh b−ớm trắng trên cải bắp 36 Hình 4.3: Diễn biến mật độ của bọ rùa đỏ bắt mồi và rệp hại trên cải bắp vụ xuân 2005 49 Hình 4.4: Diễn biến mật độ của sâu tơ và tỷ lệ ký sinh bởi ong kén trắng C. plutellae trên rau cải bắp 40 Hình 4.5: Thí nghiệm xử lý cây con trên bắp cải 41 Hình 4.6: Thí nghiệm xử lý thuốc BT trên cải bắp 41 Hình 4.7: Diễn biến mật độ sâu tơ trong các công thức thí nghiệm xử lý cây bắp cải ngoài đồng ruộng 52 Hình 4.8: Diễn biến mật độ sâu xanh trong các công thức thí nghiệm xử lý cây bắp cải ngoài đồng ruộng 43 Hình 4.9: Thí nghiệm khảo nghiệm thuốc đối với sâu tơ hại cải bắp 45 Hình 4.10: Thí nghiệm khảo nghiệm thuốc BVTV đối với bọ nhảy hại cải xanh 45 Hình 4.11: Thí nghiệm các biện pháp phòng trừ trên cây cải xanh 53 Hình 4.12: Thí nghiệm các biện pháp phòng trừ trên cây cải bắp 53 11 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây nền kinh tế của n−ớc ta đang trên đà tăng tr−ởng và phát triển, đời sống nhân dân ngày càng đ−ợc nâng cao. Nhu cầu sử dụng rau t−ơi, an toàn trong bữa ăn hàng ngày của mỗ gia đình tăng lên một cách đáng kể. Để đáp ứng nhu cầu của ng−ời tiêu dùng, nhiều cơ sở trồng rau chuyên canh ở ngoại thành Hà Nội đã đ−a vào sản xuất nhiều giống rau, đậu rau mới có năng suất, chất l−ợng cao, đồng thời không ngừng tăng vụ, tăng diện tích, đầu t− thâm canh nhằm tăng năng suất, chất l−ợng các loại rau. Các vụ rau đ−ợc trồng gối nhau liên tục trong năm để tăng hệ số quay vòng đất đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại ngày càng tăng, đặc biệt vụ rau Xuân Hè mật độ sâu bệnh th−ờng khá cao. Huyện Đông Anh là một trong những huyện có vùng sản xuất rau lớn của Thành phố Hà Nội, là nơi có nhiều điểm sản xuất rau xuân hè. Để phòng trừ các loài sâu, bệnh hại trên rau, ng−ời nông dân chủ yếu dựa vào biện pháp hoá học (BPHH). Trong thực tế sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất rau nói riêng, BPHH là biện pháp đã đem lại hiệu quả phòng trừ cao, giải quyết nhanh những vụ dịch lớn, sử dụng đơn giản, thuận tiện, góp phần lớn vào việc bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng. Mặc dù vậy, việc phòng trừ sâu bệnh hại rau của nông dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Để bảo vệ cho rau không bị sâu bệnh gây hại, nhiều nơi nông dân đã quá lạm dụng vào việc sử dụng thuốc hoá học nh− số lần phun quá nhiều (3-5 ngày phun 1 lần) thời gian cách ly không đảm bảo, thậm chí phun cả các loại thuốc hạn chế sử dụng, thuốc cấm có độ độc cao. Việc làm này đã gây ra sự suy giảm tính đa dạng của sinh quần, gây tổn hại đến quần thể thiên địch, làm 12 phát sinh tính kháng thuốc của dịch hại, tăng chi phí sản xuất và còn để lại d− l−ợng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên nông sản v−ợt quá mức cho phép, gây ảnh h−ởng đến sức khoẻ ng−ời tiêu dùng (thực tế đã có nhiều vụ ngộ độc do ăn rau có nhiễm thuốc BVTV - theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội). Vì vậy hiện nay nhiều ng−ời đã sợ không dám ăn rau, đậu rau hoặc ăn rất ít do ngại về chất l−ợng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rau trên thị tr−ờng tiêu thụ chậm, nhất là các loại rau cao cấp trong vụ Xuân Hè. Thời gian qua, trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Đông Anh nói riêng, đã có nhiều đơn vị nh− Viện Bảo vệ thực vật, Trung tâm rau quả Hà Nội, Chi cục BVTV Hà Nội và nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về tình hình gây hại của các loài dịch hại trên rau họ hoa thập tự và biện pháp phòng trừ chúng. Để có thêm tài liệu và góp phần vào công tác phòng trừ hiệu có quả với các đối t−ợng sâu bệnh hại trên rau họ hoa thập tự (HHTT), tăng năng suất cây rau mà vẫn đảm bảo chất l−ợng hàng hoá phục vụ ng−ời tiêu dùng, đ−ợc sự đồng ý của Bộ môn Côn trùng, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Tình hình gây hại, diễn biến số l−ợng của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự vụ xuân hè năm 2005 ở huyện Đông Anh, Hà Nội và biện pháp phòng trừ “. 1.2. Mục đích đề tài Trên cơ sở xác định thành phần sâu hại, tình hình gây hại và biến động số l−ợng của các loài sâu hại chính trên rau HHTT vụ xuân hè 2005 ở vùng Đông Anh, Hà Nội, đề xuất việc áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) phòng trừ chúng đạt hiệu quả kinh tế và môi tr−ờng. 1.3. Yêu cầu - Xác định thành phần sâu hại và thiên địch (nhện, côn trùng bắt mồi, côn trùng ký sinh) trên rau HHTT vụ xuân hè 2005 tại điểm nghiên cứu. 13 - Điều tra tình hình gây hại và biến động số l−ợng của các loài sâu hại chính trên rau HHTT ở địa điểm nghiên cứu (sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, rệp muội…) d−ới ảnh h−ởng của một số điều kiện sinh thái (giống cây trồng, giai đoạn sinh tr−ởng, kỹ thuật canh tác, quần thể thiên địch). - Đề xuất việc áp dụng biện pháp IPM phòng chống sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự (so sánh hiệu quả kinh tế giữa các biện pháp này với biện pháp của nông dân). 1.4. Đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối t−ợng - Các giống và chủng loại rau họ hoa thập tự nh−: Su hào (Brassica caulorapa L.), cải bắp (Brascica oleracea L.), súp lơ (Brascica caulifora L.), cải xanh (Brascica juncea), cải bao (Brascica chinensis L.)…. - Một số loài sâu hại chính gây hại trên rau họ hoa thập tự: sâu tơ (Plutella xylostella L.), sâu khoang (Spodoptera litura F.), sâu xanh b−ớm trắng (Pieris rapae L.), bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata F.), rệp xám (Brevicoryne brassicae L.)… - Một số loài thiên địch chính (nhóm côn trùng, nhện bắt mồi và ong ký sinh) của sâu hại rau họ hoa thập tự (Cruciferae). 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thành phần và diễn biến số l−ợng của một vài loài sâu hại chính hại rau họ hoa thập tự và thiên địch chính của chúng. - Một số thí nghiệm đồng ruộng về các biện pháp, phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự. - Lựa chọn một số loại thuốc trừ sâu, biện pháp phòng trừ nhằm góp một phần xây dựng qui trình sản xuất rau an toàn, hiệu quả ở vùng ngoại thành Hà Nội. 14 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Các công trình nghiên cứu về sinh thái học đều khẳng định trong hệ sinh thái đồng ruộng luôn tồn tại nhiều mối quan hệ giữa các sinh vật với cây trồng và điều kiện môi tr−ờng. Chúng có mối quan hệ khăng khít, không ngừng tác động qua lại lẫn nhau để tồn tại. Số l−ợng quần thể của mỗi loài không thể tăng lên hay giảm đi vô hạn mà đ−ợc điều hoà bởi các yếu tố vô sinh nh− nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, l−ợng m−a… và các yếu tố hữu sinh nh− cây trồng, thiên địch,…cũng nh− các tác dộng của con ng−ời (Dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995 [23], Vũ Quang Côn, 1990 [4], 1998 [5]; Phạm Bình Quyền, 1994 [34]). Quần thể sâu hại rau HHTT cũng chịu ảnh h−ởng nh− vậy, trong đó tác động của con ng−ời có ảnh h−ởng mạnh đến chúng thông qua việc bố trí thời vụ gieo trồng, kỹ thuật canh tác và đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV. Việc điều khiển quần thể sinh vật theo h−ớng có lợi cho con ng−ời dựa vào sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh học của đối t−ợng cung nh− các qui luật t−ơng tác trong quan hệ của chúng với các nhân tố môi tr−ờng xung quanh. Số l−ợng cá thể của nhiều loài côn trùng th−ờng có sự dao động lớn từ thế hệ này sang thế hệ khác (Phạm Bình Quyền, 1994 [34]). Những nghiên cứu của De Geer từ 1752 đã ghi nhận vai trò to lớn của côn trùng thiên địch. Theo ông “ chúng ta không khi nào có thể phòng chống côn trùng thành công mà không có sự giúp đỡ của các côn trùng khác” (Dẫn theo Lê Thị Kim Oanh, 1997 [28] ) Với sự phát triển nhanh chóng của nông nghiệp nói chung, nghề trồng rau nói riêng đã tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây hại phát sinh, là mối hiểm hoạ, thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Để bảo vệ cây trồng tr−ớc sự phá hoại của các loài dịch hại con ng−ời đã sử dụng nhiều biện pháp 15 tác động, trong đó BPHH đ−ợc coi là biện pháp chủ lực. Các n−ớc Châu Âu và Châu Mỹ đã dần hình thành thói quen sử dụng thuốc BVTV nh− là một biện pháp không thể thiếu đ−ợc trong qui trình canh tác nhiều loại cây trồng. Đặc biệt để trừ sâu hại trên rau đã có hàng trăm chế phẩm thuốc trừ sâu đã đ−ợc khảo nghiệm và sử dụng rộng rãi. Để trừ sâu tơ trên rau mỗi vụ nông dân Philippin đã phun thuốc ít nhất 7 – 10 lần, nông dân Costa Rica phải phun đến 16 lần (Keith, Andrew et al., 1985 [61], Andrew et al., 1990 [48]). Sử dụng quá nhiều thuốc BVTV đã tạo điều kiện cho dịch hại nói chung, sâu hại nói riêng hình thành tính kháng thuốc, điều này buộc ng−ời nông dân phải tăng nồng độ thuốc, khiến cho việc phòng trừ chúng đã khó khăn ngày càng trở nên khó khăn hơn. Mặt khác sử dụng thuốc trừ sâu th−ờng xuyên và liên tục đã dẫn đến việc tiêu diệt phần lớn các loài thiên địch, khiến cho chúng không còn đủ khả năng khống chế các sự phát triển của sâu hại nên sâu hại càng phát sinh với mật độ cao hơn tr−ớc. Đồng thời nhiều loài sâu hại thứ yếu phát triển trở thành đối t−ợng gây hại chủ yếu. Sử dụng thuốc trừ sâu còn gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của con ng−ời, kể cả ng−ời sản xuất và ng−ời sử dụng sản phẩm thu hoạch. Trong quá trình sử dụng một phần thuốc BVTV bị rửa trôi thấm sâu vào đất, nguồn n−ớc sinh hoạt,… gây ô nhiễm độc với môi tr−ờng. Trong quá trình sử dụng vì chạy theo lợi nhuận kinh tế nhiều ng−ời dân đã không quan tâm tới thời gian cách ly của thuốc, phun thuốc tr−ớc khi thu hái sản phẩm 1 – 2 ngày, đây là nguyên nhân dân đến các vụ ngộ độc do ăn phải rau có d− l−ợng thuốc BVTV v−ợt quá qui định cho phép. Nh− vậy, chúng tôi thấy rằng cần phải có những nghiên cứu cụ thể về tình hình phát sinh gây hại của các loài dịch hại trên rau, các loài thiên địch của chúng và có các biện pháp phòng trừ hiệu quả mà vẫn đảm bảo sự an toàn cho ng−ời sản xuất cũng nh− ng−ời tiêu dùng. 16 2. 2. Những nghiên cứu trong và ngoài n−ớc 2.2.1. Nghiên cứu về sâu hại trên rau HHTT Rau họ hoa thập tự là loại cây trồng đ−ợc trồng phổ biến ở nhiều n−ớc trên thế giới (Lim, 1986 [64]). Trong suốt thời gian từ khi trồng tới khi thu hoạch chúng th−ờng bị nhiều loài sâu hại tấn công và gây hại. Nghiên cứu về tình hình gây hại của các đối t−ợng sâu hại trên rau đã đ−ợc nhiều n−ớc trên thế giới quan tâm từ hàng chục năm nay. Số l−ợng và mức độ gây hại của những loại sâu hại quan trọng ở mỗi quốc gia sản xuất rau là rất khác nhau. ở vùng đảo Thái Bình D−ơng sâu tơ là đối t−ợng gây hại phổ biến nhất. Các loài khác nh−: Crocidolomia binotalis, Hellula rogatalis, Hellula undalis cũng khá phổ biến ở vùng này nh−ng ít quan trọng hơn so với sâu tơ (Waterhouse, 1992 [72]). ở Jamaica có 17 loài sâu hại trong đó 7 loài là sâu hại chính, riêng sâu tơ Plutella xylostella L. và sâu khoang Spodiptera litura F. có tỷ lệ gây hại từ 74 – 100% năng suất cây bắp cải (Alam, 1992 [47]). ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1987 – 1990 đã ghi nhận có 6 loài sâu hại chủ yếu trên bắp cải (Avciu, 1994 [49]). Tại Canada có 3 loài sâu hại chính (Harcourt, 1985 [60]); Mỹ có 4 loài (Shelton et al., 1982 [69], 1990 [70]); Nhật Bản có 5 loài (Koshihara, 1985 [62]); Trung Quốc có 7 loài (Chang et al., 1983 [52]; Liu et al., 1995 [65]); Indonesia có 7 loài (Lim et al., 1984 [63]). Tuy số loài gây hại chủ yếu có khác nhau nh−ng sâu tơ, sâu khoang đều đ−ợc coi là đối t−ợng gây hại quan trọng nhất ở hầu hết các n−ớc. Các kết quả nghiên cứu về sinh học của sâu tơ cho thấy vòng đời của sâu tơ khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện môi tr−ờng. ở Canada: 14 – 21 ngày (Harcourt, 1963) [59], vùng Tây Bắc ấn Độ : 24 – 35 ngày (Chelliah và Srrinivasan, 1986) [53]; Brazil: 35 ngày (Salinas, 1985) [68]. Nhiệt độ không khí càng cao thì vòng đời của sâu tơ càng ngắn. Koshihara (1985) [62] đã chỉ 17 ra rằng ở nhiệt độ 20OC thì vòng đời của sâu tơ là 23 ngày, nh−ng khi nhiệt độ tăng lên 25OC thì vòng đời của sâu tơ rút ngắn chỉ còn 16 ngày. Về ký chủ của sâu tơ theo Ooi (1985) [67] thì sâu tơ là côn trùng ăn hẹp (Oligophagous), chúng chỉ sống và phá hại trên rau họ hoa thập tự. ở hầu hết các n−ớc cũng nh− ở Việt Nam, sâu tơ gây hại nặng trên các loại rau thuộc nhóm cải bắp (Brassica oleracea) nh− bắp cải, súp lơ, su hào. Số lứa sâu tơ trên đồng ruộng cũng khác nhau giữa các n−ớc, theo tác giả Nguyễn Đình Đạt (1980) [16] thì trên bắp cải trồng tại Hà Nội từ tháng 8 năm tr−ớc đến tháng 3 năm sau có khoảng 9 lứa sâu tơ phát sinh gây hại. Theo Liu et al. (1995) [65], Zhu et al. (1996) [73], Duodu and Biney (1982) [54] sức ăn của sâu non sâu khoang gấp 85,4 lần so với sâu non sâu tơ và gấp 3,9 lần so với sâu non sâu xanh b−ớm trắng. Theo tác giả Nguyễn Duy Nhất (1970) [26] đã chỉ ra rằng ở Việt Nam, với nhiệt độ không khí là 20oC thì thời gian phát dục của sâu khoang bị kéo dài, còn ẩm độ d−ới 78% thì quá trình phát dục của sâu bị ảnh h−ởng nhất là sâu tuổi 1 - 2. Điều kiện thích hợp cho phát dục của sâu khoang là 28 - 30oC và ẩm độ không khí là 85 - 92%. Độ ẩm thích hợp cho sâu hoá nhộng là 20%. Theo tác giả Lê Văn Trịnh (1997) [43], vòng đời của sâu khoang từ 22 - 30 ngày, trong đó giai đoạn trứng của tr−ởng thành từ 1 - 3 ngày. Tiềm năng sinh sản của sâu khoang cũng rất lớn. L−ợng trứng đẻ của một tr−ởng thành cái là 125 – 1524 trứng tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết và l−ợng thức ăn cho sâu non. Tại Việt Nam, Viện Bảo vệ thực vật [45] tiến hành điều tra sâu bệnh hại cây trồng ở các tỉnh phía Bắc đã xác định trên rau họ hoa thập tự có 23 loài sâu hại thuộc 13 họ và 6 bộ. Kết quả điều tra năm 1977 – 1979 ở các tỉnh phía Nam cũng đã phát hiện số loài sâu hại t−ơng tự (Nguyễn Văn Cảm và ctv, 1979) [3]. Tuy nhiên mật độ và thời gian phát sinh của từng loài có khác nhau 18 rõ rệt ở phía Nam và phía Bắc. Trong 23 loài gây hại ở các tỉnh phía Bắc thì chỉ có 14 loài gây hại rõ rệt. Theo Nguyễn Công Thuật (1996) [39] trên bắp cải có 4 loài gây hại chủ yếu và 12 loài thứ yếu. Theo Mai Văn Quyền và ctv (1994) [36] xác định ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có 3 đối t−ợng sâu hại nghiêm trọng là: sâu tơ, sâu xanh b−ớm trắng và sâu đo. Kết quả điều tra 3 năm 1995 – 1997 ở vùng đồng bằng sông Hồng của Lê Văn Trịnh (1997) [43] đã xác định đ−ợc 31 loài côn trùng gây hại trên rau họ hoa thập tự với mức độ khác nhau, trong đó có 12 loài gây hại rõ rệt và quan trọng nhất là 3 đối t−ợng: sâu tơ, sâu xanh b−ớm trắng, sâu khoang. Hồ Khắc Tín (1982) [40]; Hồ Thu Giang (1996, 2002) [17] [18]; Hoàng Anh Cung và ctv (1997) [13]; Lê Thị Kim Oanh (1997) [28] đều cho biết tại khu vực phía bắc số l−ợng loài sâu hại là khá phong phú trong đó có một số loài gây hại quan trọng là: sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh b−ớm trắng, rệp xám… Một vài năm gần đây dòi đục lá Liriomyza sativae B. với khả năng ăn tạp cao đã trở thành một trong những đối t−ợng gây hại quan trọng không chỉ trên rau họ hoa thập tự mà còn trên nhiều loại cây trồng mầu khác. Theo Trond Hofsvang (2002) (dẫn theo tài liệu của Lê Thị Kim Oanh) [32] thì tr−ớc năm 1970, loài sâu hại này ch−a từng xuất hiện tại Châu á. Đến năm 1992 loài sâu hại này đã xuất hiện ở Thái Lan, năm 1994 đã xuất hiện ở Trung Quốc, năm 2000 đã xuất hiện phổ biến ở Malaysia, Indonesia, Philippine và Việt Nam, gây hại hầu hết trên các loại rau mầu. Các nghiên cứu của Hà Quang Hùng (2001) [58], Trần Thị Thiên An (2000) [1], Nguyễn Thị Nhung và ctv (2000) [27], Cục Bảo vệ thực vật (1999) [10] cũng có những nhận định t−ơng tự. 2.2.2. Nghiên cứu về thiên địch của sâu hại rau HHTT Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm, nghiên cứu về thiên địch của sâu hại và thấy rằng thành phần của chúng rất phong phú bao gồm các loài ong ký sinh, côn trùng và nhện bắt mồi, nấm, vi khuẩn, virus. Việc xác 19 định thành phần thiên địch, đánh giá vai trò của chúng là cơ sở khoa học trong việc sử dụng chúng trong phòng trừ dịch hại. Tùy theo từng vùng sinh thái khác nhau thì số l−ợng các loài thiên địch cũng đ−ợc phát hiện khác nhau. Thompson (1946) [71] đã ghi nhận ở Anh có 48 loài thiên địch của sâu tơ, 20 loài ký sinh sâu khoang. Goodwin (1979) [57] cho biết có 90 loài ký sinh trứng, sâu non và nhộng của sâu tơ. Tại châu Âu, thành phần thiên địch của sâu hại cũng đ−ợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Fitton et al. (1992) [56] đã cho biết thành phần thiên địch trên rau HHTT ở Anh gồm 41 loài ong ký sinh, 6 loài nấm và 6 loài virus. Mustata (1992) [66] đã phát hiện tại Rumani tập đoàn ong ký sinh sâu tơ gồm 25 loài thuộc họ Ichneumonidae và Braconidae. Tại châu á, ở ấn Độ, Chelliah và Srinivansan (1986) [53] cho biết sâu tơ th−ờng bị ký sinh bởi Brachymeria excrinata với tỷ lệ 59,9% và Tetratichuss sokolowskii với 18,2%. Theo Lim et al. (1984) [63] ở Malaysia tỷ lệ ký sinh sâu tơ do A.plutellae là 78,7%. Thiên địch của sâu khoang bao gồm các loại nhện, ong kén nhỏ Braconidae, nấm ký sinh (Beauveria) và bệnh chết nhũn. Đáng chú ý là nấm Beauveria ký sinh trên sâu non và nhộng vào tháng 1, 2 và tháng 3 hàng năm với tỷ lệ cao từ 2,0 – 50%, cao nhất vào đầu tháng 2 tới 100%. Tỷ lệ sâu non, sâu khoang bị ký sinh cao trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, kết hợp bệnh chết nhũn phát sinh trong mùa m−a nóng gây chết hàng loạt sâu non đã góp phần làm giảm đáng kể các lứa sâu trong tháng 7, 8 (Lê Văn Trịnh, 1997) [43]. Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về thiên địch sâu hại. Năm 1990, Hà Quang Hùng và Vũ Quang Côn thực hiện thống kê nguồn gen côn trùng có ích vùng Hà Nội đã điều tra thành phần côn trùng ký sinh gồm 29 loài ong ký sinh chúng, 67 loài ong ký sinh sâu non, 67 loài ong ký sinh 20 nhộng trên những sau hại chính của những cây trồng chủ yếu vùng Hà Nội (dẫn theo Lê Thị Kim Oanh, 1997) [32]. Theo dõi thiên địch của sâu tơ trên ruộng bắp cải, Nguyễn Quý Hùng và ctv (1994) [21] phát hiện có một loài ong ký sinh (C. plutellae), một nấm ký sinh, 2 loài nhện, một loài bọ ba khoang (Ophionae sp). Ong ký sinh C. plutellae xuất hiện phổ biến từ tháng 12 trở đi và mật độ đạt tới 6,2 – 8,4 kén/cây vào cuối vụ bắp cải muộn. Hồ Thị Thu Giang (1996) [17] đã thu thập 29 loài côn trùng bắt mồi, 18 loài nhện bắt mồi, 6 loài côn trùng ký sinh,.(2002) [18] 77 loài côn trùng ký sinh, côn trùng bắt mồi và nhện bắt mồi. Lê Thị Kim Oanh năm 1996 – 1997 thu thập ở Song Ph−ơng Hoài Đức, Hà Tây 37 loài thiên địch trong đó có 18 loài côn trung bắt mồi, 5 loài côn trùng ký sinh và 14 loại nhện bắt mồi trên rau hoa thập tự. Phạm Văn Lầm, 1999 đã thu thập đ−ợc 56 loài thiên địch trên rau HHTT. Một số loài thiên địch đã đ−ợc nghiên cứu nh− loài bọ rùa 6 vằn, bọ rùa 2 mảng đỏ, ruồi ăn rệp (Hồ Thu Giang, 1996) [17]. Đây là lực l−ợng thiên địch có vai trò quan trọng trong việc hạn chế số l−ợng nhiều loài sâu hại rau HHTT. 2.2.3. Biện pháp hoá học trong phòng trừ sâu hại rau HHTT Biện pháp hoá học là một trong các nội dung quan trọng trong hệ thống QLTH. Nguyễn Công Thuật (1996) [39] cho rằng: “Thật sai lầm nếu quan niệm phòng trừ tổng hợp là không sử dụng thuốc hoá học”. Thực vậy, trong quá trình sinh tr−ởng của cây trồng, khi mật độ sâu hại v−ợt quá ng−ỡng kinh tế sẽ dễ gây ra những trận dịch hại, gay tổn thất đến năng suất, các biện pháp canh tác, thủ công, sinh học…đều không có khả năng dập dịch nhanh chóng, lúc đó thuốc hoá học là vũ khí tốt nhất để bảo vệ cây trồng (Phạm Văn Lầm, 1994) [22]. Cho đến nay, BPHH vẫn giữ vị trí chủ đạo về quy mô và hiệu quả sử 21 dụng. Nếu sử dụng đúng BPHH sẽ đem lại hiệu quả kinh tế to lớn, góp phần ổn định năng xuất cây trồng. Nhiều nhà khoa học cho rằng ch−ơng trình quản lý dịch hại tổng hợp muốn thành công không thể thiếu sự hỗ trợ của thuốc hoá học và việc sử dụng thuốc cần phải đ−ợc cân nhắc một cách thận trọng trong việc xác định ng−ỡng gây hại kinh tế, ng−ỡng phòng trừ cũng nh− là loại thuốc sử dụng (Blair, 1975) [51]. Theo Phạm Văn Lầm (1994) [22] thuốc hoá học BVTV là ph−ơng tiện không thể thiếu trong thâm canh cây trồng và ch−a có một nhà khoa học nghiêm túc nào trên thế giới dám dự đoán đ−ợc thời điểm không cần sử dụng thuốc hoá học BVTV. Nh−ng thực tế tại nhiều n−ớc trên thế giới trong đó có Việt Nam, thuốc hoá học bị ng−ời dân sử dụng nh− là một biện pháp duy nhất để phòng trừ dịch hại. Theo tổng kết của FAO (1996) [55] ở ấn Độ và Bangladesh nông dân phun thuốc 40 lần/ vụ, thậm chí còn nhúng cả rau vào dung dịch thuốc sau khi thu hoach để tăng độ đẹp cảm quan của sản phẩm. Nguyễn Trần Oánh (1992) [33] cho biết thuốc hoá học dùng hiện nay không có tính chọn lọc cao, số lần sử dụng nhiều. Phạm Bình Quyền và Nguyễn Văn Sản (1995) [35] điều tra ở vùng rau hoa thập tự Từ Liêm, Hà Nội ng−ời dân phun tời 28 – 30 lần/ vụ. Theo Nguyễn Duy Trang (1996) [41], nguyên nhân của hiện t−ợng này là do trình độ hiểu biết về dịch hại và kỹ thuật sử dụng thuốc của ng−ời dân còn quá thấp nên họ th−ờng phun rất tuỳ tiện, phun định kỳ, phun theo tập quán, hoặc bắt ch−ớc nhau. Nguyễn Duy Trang (1996) [41] cho biết 100% số hộ nông dân vùng trồng rau th−ờng hỗn hợp các thuốc trừ sâu trong quá trình sử dụng. Theo quan niệm của nông dan việc pha trộn thuốc là biện pháp nâng cao hiệu lực của thuốc, mở rộng phổ tác động, giảm giá thành (do không phải mua thuốc đắt tiền). Do hỗn hợp theo cảm tính, liều l−ợng th−ờng áng chừng nên l−ợng thuốc thực tế cao hơn 2 - 3 lần so với khuyến cáo. 22 Ngày nay, ng−ời ta không chỉ quan tâm đến hiệu lực phòng trừ của thuốc hoá học đối với sâu hại mà còn quan tâm một cách toàn diện đến các chỉ tiêu an toàn cho môi sinh, môi tr−ờng (Nguyễn Viết Tùng, 1999) [44]. Hoàn thiện BPHH là việc làm cấp thiết hiện nay trên cơ sở dùng thuốc hoá học một cách hợp lý. Để khắc phục tác hại của thuốc hoá học gây ra cho môi tr−ờng, ng−ời ta đã đ−a vào sử dụng nhiều loại thuốc hoá học với nhiều −u điểm nh−: tính chọn lọc cao, l−ợng thuốc dùng ít, không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng, ít độc với độc vật máu nóng và môi sinh nh−ng có hiệu lực đối với dịch hại (Barbara, 1993) [50]. Với thực trạng đáng báo động hiện nay về tình hình sử dụng thuốc hoá học, Việt Nam trong nhiều cuộc họp hay hội thảo đã có ý kiến cho rằng nên loại bỏ thuốc toàn bộ thuốc trừ sâu thuộc nhóm clo và lân hữu cơ vì chúng quá độc đối với thiên địch và động vật máu nóng (Nguyễn Hữu Dũng và ctv, 1999) [15]. Trong thực tế, Việt Nam đã cấm sử dụng gần 30 hoạt chất v._.à hạn chế sử dụng gần 20 hoạt chất khác (danh mục thuốc BVTV đ−ợc phép sử dụng và cấm sử dụng ở Việt nam – ban hành kèm theo quyết định số 22/2005/QĐ- BNN ngày 22/4/2005 của Bộ tr−ởng Bộ Nông nghiệp&PTNT) [2], tăng c−ờng khuyến khích ứng dụng các chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học, thảo mộc và các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc và hiệu quả, an toàn hơn. 23 3. Địa điểm - vật liệu – nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu 3.1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu đ−ợc thực hiện tại: vùng sản xuất rau xã Vân Nội, xã Nam Hồng huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Đây là địa ph−ơng sản xuất rau chuyên canh, ngoài ra còn là vùng có nhiều dự án đầu t− của Thành phố về ch−ơng trình sản xuất rau an toàn. 3.2. Thời gian nghiên cứu: vụ Xuân - Hè năm 2005. 3.3. Vật liệu nghiên cứu 3.3.1. Cây trồng Rau họ hoa thập tự nh−: cải bắp, su hào, cải xanh, cải ngọt, cải Đông D−…trồng ở địa điểm nghiên cứu. 3.3.2. Sâu hại và thiên địch - Một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự: sâu tơ (Plutella xylostella L.), sâu khoang (Spodoptera litura F.), sâu xanh b−ớm trắng (Pieris rapae), bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata), rệp xám (Brevicoryne brassicae L.)… - Một số loài thiên địch chính của sâu hại rau họ hoa thập tự trong nhóm côn trùng bắt mồi, nhện bắt mồi và ong ký sinh. 3.3.3. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác nghiên cứu - Các vật liệu phục vụ công tác điều tra thu thập mẫu: vợt, kính lúp, panh, kéo, ống nghiệm, túi nilon,… - Các vật liệu phục vụ việc thiết kế và điều tra các thí nghiệm trên đồng ruộng nh−: kính lúp cầm tay, ống hút, hộp đựng mẫu vật, các dụng cụ pha thuốc trừ sâu, bình phun thuốc (loại 1 lít, 2,5 lít, 10 lít và 12 lít), cọc thí 24 nghiệm và bảng biểu… - Vật liệu phục vụ công tác nuôi và theo dõi ký sinh trong phòng. - Vật liệu thu thập mẫu khác: máy ảnh. 3.4. Nội dung nghiên cứu Theo mục đích và yêu cầu của đề tài, nội dung của đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Điều tra về các hệ thống canh tác, chủng loại và diện tích rau HHTT vụ Xuân - Hè năm 2005 đ−ợc trồng tại vùng Đông Anh, Hà Nội. - Điều tra đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ sâu bệnh hại rau HHTT vụ Xuân - Hè của nông dân. - Điều tra xác định thành phần các loài sâu hại và thiên địch trên rau HHTT vụ Xuân - Hè tại địa điểm thực hiện đề tài. - Điều tra diễn biến mật độ của một số loài sâu gây hại chủ yếu trên rau HHTT vụ Xuân - Hè 2005 và vai trò của một số loài thiên địch trong việc khống chế chúng. - Thực hiện một số thí nghiệm đồng ruộng trong việc phòng trừ các loài sâu hại chính trên rau HHTT. 3.5. Ph−ơng pháp nghiên cứu 3.5.1. Ph−ơng pháp điều tra chủng loại và diện tích trồng rau HHTT - Tiến hành thống kê số liệu về diện tích trồng rau, chủng loại rau qua phòng Kinh tế huyện Đông Anh, trạm Bảo vệ thực vật huyện và ban quản lý của các HTX sản xuất rau. - Ngoài ra, để bổ sung cho phần số liệu đã đ−ợc thống kê chúng tôi còn tiến hành điều tra trực tiếp tình hình sản xuất của ng−ời dân ngoài đồng ruộng. 3.5.2. Ph−ơng pháp điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV và tập quán phòng trừ sâu bệnh trên rau họ thập tự của nông dân Tr−ớc hết chúng tôi tiến hành xây dựng mẫu phiếu điều tra với các nội 25 dung cần quan tâm, sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân trồng rau và điền vào mẫu phiếu điều tra với tổng số phiếu điều tra là 150 phiếu. Các hộ nông dân điều tra phỏng vấn đ−ợc thực hiện một cách ngẫu nhiên ngay trên đồng ruộng tại điểm nghiên cứu. Sau khi hoàn tất việc điều tra bằng phiếu, chúng tôi tiến hành việc tổng hợp và phân tích các kết quả thu đ−ợc trong phòng. Chỉ tiêu điều tra chính trong phiếu điều tra là: - Điều tra nhận thức của nông dân trong việc sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh trên rau họ hoa thập tự vụ Xuân - Hè. - Điều tra xác định những biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên rau họ hoa thập tự vụ Xuân - Hè đã đ−ợc nông dân sử dụng. - Điều tra chủng loại thuốc BVTV nông dân th−ờng sử dụng trong phòng trừ sâu bệnh hại rau họ hoa thập tự vụ Xuân - Hè. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV của nông dân. - Một số tồn tại trong quá trình sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh hại rau HHTT vụ Xuân - Hè của nông dân. 3.5.3. Ph−ơng pháp thu thập mẫu Việc điều tra thu thập mẫu để xác định thành phần các loài sâu hại và thiên địch trên rau HHTT đ−ợc diễn ra trên đồng ruộng tại các vùng trồng rau. Toàn bộ các mẫu vật phát hiện trong quá trình điều tra đ−ợc thu thập vào các ống nghiệm, hộp Petry đ−a về phân loại trong phòng. Việc phân loại và định tên khoa học của các loài sâu hại và thiên địch hại rau HHTT đ−ợc tiến hành dựa theo các tài liệu khoa học đã đ−ợc công bố. Ngoài ra để giám định chính xác thành phần các loài sâu hại và thiên địch chúng tôi còn nhờ vào sự giúp đỡ của các cán bộ Viện bảo vệ thực vật và các thầy cô giáo bộ môn Côn trùng, khoa Nông học, tr−ờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Mức độ phổ biến của các loài sâu hại và thiên địch trên đồng ruộng đ−ợc đánh giá bằng chỉ tiêu tần suất bắt gặp: 26 Số lần bắt gặp cá thể của mỗi loài Tần suất bắt gặp = x 100 Tổng số lần điều tra. Trong đó: +++ : rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%); ++ : phổ biến (tần suất bắt gặp 25 – 50%); + : ít phổ biến (tần suất bắt gặp 5 - 25%); - : rất ít gặp (tần suất bắt gặp < 5%). 3.5.4. Ph−ơng pháp điều tra mật độ sâu hại và thiên địch Để điều tra diễn biến mật độ các loài sâu hại chính trên rau HHTT chúng tôi tiến hành điều tra theo ph−ơng pháp cố định điểm kết hợp với điều tra bổ sung. - Điều tra cố định: tiến hành điều tra định kỳ 5 ngày/lần. Tại các địa ph−ơng chọn từ 3 - 5 ruộng cây trồng ruộng đại diện cho từng loại rau, giai đoạn sinh tr−ởng để tiến hành điều tra. Tại các ruộng đã chọn việc điều tra thu thập mẫu đ−ợc thực hiện theo ph−ơng pháp 5 điểm ngẫu nhiên chéo góc, mỗi điểm điều tra 1 m2. Trong mỗi điểm điều tra, chúng tôi tiến hành thu thập và đếm số l−ợng cá thể của từng loài sâu hại và thiên địch trên cây trồng. Mật độ mỗi loài đ−ợc tính theo đơn vị con/m2. Đối với một số loài côn trùng và nhện bắt mồi có khả năng di chuyển nhanh sẽ sử dụng thêm vợt côn trùng, bẫy hố và bắt bằng tay để thu mẫu giám định xác định thành phần loài. - Điều tra bổ sung: trong thời gian nghiên cứu, ngoài việc tiến hành điều tra tại các điểm cố định chúng tôi còn tiến hành điều tra bổ sung từ 2 - 3 đợt trong một vụ rau tại một số vùng sản xuất rau lân cận để tăng độ tin cậy cho các số liệu điều tra định kỳ. Mật độ từng loài sâu hại và thiên địch điều tra trên đồng ruộng đ−ợc tính theo công thức: 27 Tổng số cá thể sống Mật độ sâu hại và thiên địch (con/m2) = Tổng số m2 điều tra. Với những loài sâu hại có kích th−ớc nhỏ nh− rệp thì tiến hành điều tra xác định tỷ lệ (%) cây bị hại và phân cấp hại: Cấp 1: tỷ lệ rệp < 25 %. Cấp 2: tỷ lệ rệp > 25 – 50%. Cấp 3: tỷ lệ rệp > 50%. 3.5.5. Ph−ơng pháp điều tra tỷ lệ ong ký sinh sâu non sâu tơ Để xác định tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh trên sâu tơ trên đồng ruộng, chúng tôi tiến hành công tác thu thập các mẫu sâu tơ sống ở các ruộng rau trên đồng ruộng sau đó mang về phòng thí nghiệm của Chi cục BVTV Hà Nội nuôi và theo dõi hàng ngày để xác định tỷ lệ ký sinh của ong kén trắng C. plutellae với sâu tơ hại bắp cải. Thời gian thu mẫu đ−ợc thực hiện 5 ngày một lần vào buổi sáng, mỗi lần thu mẫu tiến hành thu với số l−ợng từ 40 – 50 cá thể sâu non của sâu tơ trên cây bắp cải (tuổi sâu thu mẫu: chủ yếu là sâu non tuổi 1, 2, 3). Quá trình thu mẫu đ−ợc thực hiện hết sức cẩn thận đảm bảo không ảnh h−ởng tới sức sống của sâu tơ. Tỷ lệ ký sinh của ong kén trắng C. plutellae với sâu tơ đ−ợc xác định bằng công thức: Số ong kén trắng thu đ−ợc Tỷ lệ ký sinh (%) = Tổng số sâu tơ nuôi theo dõi 3.5.6. Thí nghiệm biện pháp xử lý cây con tr−ớc khi trồng Chúng tôi tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu lực của các biện pháp xử lý cây con tr−ớc khi trồng với cây bắp cải. Thí nghiệm đ−ợc bố trí với 5 công thức, diện tích mỗi ô thí nghiệm từ 50 đến 100 m2, nhắc lại 3 lần: 28 + Công thức I : nhúng cây con vào dung dịch Polytrin P 440EC 0,15%. + Công thức II: phun Polytrin P 440EC 0,1% tr−ớc khi nhổ trồng 1 ngày. + Công thức III: nhúng cây con vào dung dịch Bt 0,75%. + Công thức IV: phun Bt 0,5% tr−ớc khi nhổ trồng 1 ngày. + Công thức V : đối chứng không xử lý. Thí nghiệm này đ−ợc bố trí và thực hiện tại HTX Thôn Đìa, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Hình 1: Sơ đồ thí nghiệm biện pháp xử lý cây con cải bắp. Thời gian theo dõi thí nghiệm: Tiến hành theo dõi, điều tra định kỳ 5 ngày/lần từ khi trồng đến khi mật độ sâu hại ở các công thức thí nghiệm t−ơng đ−ơng nhau hoặc đến ng−ỡng phải phòng trừ. 3.5.7. Thí nghiệm hiệu lực phòng trừ sâu hại của các loại thuốc BVTV Để có cơ sở xây dựng biện pháp phòng trừ sâu hại rau HHTT chúng tôi đã tiến hành thực hiện các thí nghiệm về đánh giá hiệu lực của các loại thuốc BVTV nông dân th−ờng sử dụng so sánh với các loại thuốc BVTV thế hệ mới đang đ−ợc bán trên thị tr−ờng. Thí nghiệm đ−ợc tiến hành tại các xã trồng rau Nam Hồng và Vân Nội - Đông Anh, Hà Nội. - Đối t−ợng sâu hại tiến hành thí nghiệm: CT I CT II CT III CT IV CT V CTV CT IV CT I CT II CT III CT IV CT IICT I CT VCT III Dải bảo vệ 29 + Sâu tơ (Plutella xylostella L.) + Sâu khoang (Spodoptera litura F.) + Sâu xanh b−ớm trắng (Pieris rapae L.) + Bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata F.) + Rệp hại cải (Brevicoryne brassicae L) - Chủng loại thuốc thí nghiệm: TT Tên hoạt chất Tên th−ơng mại Tập Kỳ 1.8 EC 1 Abamectin Vertimec 1.8 EC 2 Abamectin 0.2 % + (dầu khoáng và dầu hoa tiêu) 24.3 % Song Mã 24.5 EC Delfin WG (32 BIU) 3 Bacillus thuringiensis Crymax 35 WP 4 Bacillus thuringiensis var (Kurstaki 16.000 + Granulosis virus 100.000.000 PIB) Bitadin WP 5 Cartap (min 97 %) Padan 95 SP 6 Cypermethrin (min 90 %) Sherpa 25 EC 7 Diafenthiuron (min 97 %) Pegasus 500 SC 8 Fenitrothion 200 g/kg + Triclorfon 200 g/kg Ofatox 400 EC 9 Etofenprox (min 96 %) Trebon 10 EC 10 Fipronil (min 97 %) Regent 800 WG Lục Sơn 0.26 DD 11 Matrine (dịch chiết từ cây khổ sâm) Sokupi 0.36 AS 12 Methidathion (min 96 %) Supracide 40 EC 13 Methomyl (min 98.5%) Lannate 40 SP 14 Spinosad (min 96.4 %) Success 25 SC - Công thức thí nghiệm: Mỗi đối t−ợng sâu hại bố trí từ 5 - 8 công thức thí nghiệm, mỗi công thức xử lý một loại thuốc. 30 - Ph−ơng pháp tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm đ−ợc thực hiện theo qui chuẩn kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB (Phạm Chí Thành, 1988). Số lần nhắc lại: 3 lần, diện tích mỗi ô thí nghiệm đ−ợc bố trí từ 50 – 100 m2. - Công thức tính toán: Để tính hiệu lực của các loại thuốc BVTV với sâu hại chúng tôi sử dụng công thức Henderson-Tilton. Ta x Cb H (%) = 1- x 100 Tb x Ca Trong đó: + H: hiệu lực của thuốc. + Ta: số l−ợng cá thể sống ở công thức xử lý thuốc sau khi thí nghiệm. + Tb: số l−ợng cá thể sống ở công thức xử lý thuốc tr−ớc khi thí nghiệm. + Ca: số l−ợng cá thể sống ở công thức đối chứng sau khi thí nghiệm. + Cb: số l−ợng cá thể sống ở công thức đối chứng tr−ớc khi thí nghiệm. 3.5.8. Thí nghiệm so sánh hiệu lực các biện pháp phòng trừ sâu hại Thí nghiệm đ−ợc bố trí ở một số HTX trồng rau trên địa bàn huyện Đông Anh - Hà Nội: xã Nam Hồng, xã Vân Nội, huyện Đông Anh. - Đối t−ợng thí nghiệm: thí nghiệm đ−ợc thực hiện trên 2 loại rau HHTT đ−ợc trồng chủ yếu trong vụ Xuân - Hè là: cải bắp và cải xanh. - Công thức thí nghiệm: thí nghiệm gồm 3 công thức, mỗi công thức áp dụng một biện pháp phòng trừ khác nhau: + Công thức I: chỉ xử lý các loại thuốc sinh học khi phát hiện có sâu hại. + Công thức II: tùy theo mức độ sâu bệnh và giai đoạn sinh tr−ởng của cây trồng để lựa chọn các biện pháp xử lý thích hợp trong số các biện pháp: thủ công, sử dụng thuốc sinh học, thuốc hoá học. 31 + Công thức III: nông dân tự xử lý sâu bệnh (đối chứng). Diện tích mỗi công thức thí nghiệm từ 30 - 50 m2, mỗi công thức đ−ợc bố trí nhắc lại 3 lần. 3.5.9. Đề xuất qui trình sử dụng biện pháp QLTH sâu bệnh trên một số cây rau HHTT vụ Xuân Hè Căn cứ vào kết quả điều tra diễn biến mật độ các loài sâu hại và thiên địch trên rau HHTT trồng trong vụ xuân hè và kết quả của các thí nghiệm đồng ruộng tiến hành đề xuất qui trình QLTH sâu hại chính trên một số cây rau thuộc họ hoa thập tự trong vụ rau Xuân - Hè. 32 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Điều tra cơ bản về tình hình trồng rau và tập quán phòng trừ sâu bệnh của nông dân 4.1.1. Các hệ thống canh tác rau ở ngoại thành Hà Nội Theo kết quả điều tra, ở ngoại thành Hà Nội hiện có 3 loại hình vùng canh tác rau chủ yếu sau đây: - Vùng chuyên canh rau: toàn Thành phố hiện có 15/117 xã có vùng chuyên canh rau nằm chủ yếu ở các huyện Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì. Đặc điểm của những vùng này là đất tốt, dễ làm, rau đ−ợc trồng quanh năm và trình độ đầu t− thâm canh cũng nh− kinh nghiệm sản xuất của nông dân cao hơn những vùng khác. - Vùng luân canh rau: trên địa bàn thành phố hiện có 35/117 xã có vùng luân canh rau và đ−ợc chia thành 2 loại hình: + Luân canh rau - lúa n−ớc: rau Đông, Xuân (từ tháng 9 - tháng 5 năm sau ) - lúa mùa (tháng 6 - tháng 8). + Luân canh rau - cây trồng cạn khác: rau Đông, Xuân (từ tháng 9 - tháng 5 năm sau) luân canh với đậu t−ơng, đậu xanh, ngô, lạc Hè (tháng 6 - tháng 8). - Vùng trồng rau b∙i bồi ven sông: tập trung ở các xã ven sông Hồng, sông Đuống nằm ở 4 huyện là: Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Trì và Gia Lâm. Thời vụ trồng rau ở các vùng này từ tháng 10 (sau khi kết thúc mùa lũ) đến tháng 5 năm sau. 4.1.2. Chủng loại, diện tích rau Xuân - Hè và d−a leo đ−ợc trồng ở ngoại thành Hà Nội Về chủng loại: chủng loại rau vụ Xuân - Hè và d−a leo trồng ở ngoại thành Hà Nội khá phong phú, bao gồm: 33 + Rau họ thập tự: cải xanh, cải ngọt, cải củ, cải đông d−, su hào, súp lơ, cải bao, cải làn... + Rau họ đậu: đậu trạch, đậu đũa, đậu cô ve, đậu bở... + Rau họ cà: cà pháo, cà bát, cà tím tròn, cà tím dài, cà chua. + Rau họ bầu bí: bí ngô, bí xanh, m−ớp,… + Các loại rau ăn lá khác: rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, rau đay, rau dền, rau cải soong... Về diện tích: Diện tích rau Xuân - Hè đ−ợc trồng hàng năm trên toàn thành phố dao động từ 3.592,5 - 4.148,0 ha, trong đó rau họ thập tự chiếm tỷ lệ diện tích cao nhất. Bảng 4.1. Chủng loại, diện tích rau Xuân - Hè ở ngoại thành Hà Nội Diện tích (ha) TT Cây trồng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Rau họ thập tự 1.619,6 1.433,8 1.336,2 1.384,2 2 Rau họ cà 460,6 530,2 495,5 496,5 3 Rau họ đậu 426,8 332,4 347,0 294,0 4 Rau muống 532,9 580,5 784,3 902,2 5 Bầu bí, m−ớp 289,7 221,1 204,0 119,1 6 Rau khác 631,0 1.050,0 489,5 396,5 Tổng 3.960,6 4.148,0 3.656,5 3.592,5 Kết quả điều tra thống kê tại huyện Đông Anh trong vụ Xuân - Hè năm 2005 cho thấy tổng diện tích trồng rau vụ Xuân - Hè của huyện xấp xỉ 700 ha chiếm khoảng 20% diện tích rau Xuân - Hè của toàn thành phố, trong đó diện tích trồng rau họ thập tự khoảng 270 ha gồm các loại rau chính nh−: bắp cải, cải xanh, cải ngọt, suplơ, cải Đông D−… Nh− vậy qua kết quả điều tra chúng tôi có nhận xét: Đông Anh là một 34 trong những địa ph−ơng có diện tích trồng rau lớn của Thành phố, đặc biệt diện tích trồng rau trong vụ Xuân - Hè cao, điều này cũng khẳng định ng−ời dân ở đây đã có rất nhiều kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ. 4.1.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV và tập quán phòng trừ sâu bệnh của nông dân trên rau Xuân - Hè Vụ rau Xuân - Hè đ−ợc nông dân đánh giá là vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn do trong suốt quá trình sản xuất cây trồng bị nhiều loài sâu bệnh phát sinh gây hại. Để tìm hiểu về tình hình, mức độ sử dụng thuốc BVTV của ng−ời dân trong phòng trừ các đối t−ợng dịch hại trên rau HHTT trồng trong vụ Xuân - Hè, chúng tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp nông dân bằng phiếu điều tra. Kết quả điều tra đ−ợc tổng hợp ở bảng 4.2. Qua kết quả bảng 4.2 chúng tôi thấy: trong thực tế sản xuất nông dân đã sử dụng nhiều biện pháp phòng trừ để phòng trừ sâu bệnh hại rau vụ Xuân - Hè, tuy nhiên mức độ sử dụng các biện pháp là khác nhau: - Biện pháp thủ công: đã đ−ợc nông dân quan tâm sử dụng với xu h−ớng tăng dần, tuy nhiên tỷ lệ số hộ sử dụng biện pháp thủ công trong phòng trừ sâu hại còn thấp (chiếm 8,0% năm 2004 và 16,7% năm 2005). Các biện pháp thủ công nông dân th−ờng thực hiện là: bắt giết sâu non, ngắt ổ trứng, ngắt tỉa lá già, lá bệnh... Biện pháp thủ công đ−ợc nông dân kết hợp thực hiện trong khi chăm sóc rau và th−ờng đ−ợc thực hiện nhiều ở giai đoạn đầu vụ vì biện pháp này có hiệu quả khá tốt đối với các loại sâu hại có kích th−ớc lớn nh−: sâu khoang, sâu xanh b−ớm trắng, sâu xám,...khi cây trồng còn nhỏ. - Biện pháp sử dụng thuốc BVTV sinh học: chính vì nhận thức đ−ợc ảnh h−ởng xấu tới sức khoẻ con ng−ời khi sử dụng BVTV hoá học nên việc sử dụng các loại thuốc sinh học trong phòng trừ sâu hại của nông dân có xu h−ớng tăng dần trong những năm gần đây (18,0 % năm 2004 và 35,3 % năm 2005). Mặc dù vậy, tỷ lệ số hộ sử dụng các loại thuốc sinh học trong phòng trừ sâu hại vẫn còn thấp so với sử dụng thuốc BVTV hoá học. Nguyên nhân do chủng loại thuốc sinh học còn ít, phổ diệt sâu không rộng, hiệu lực phòng trừ sâu hại cũng ch−a cao trong khi đó chi phí sử dụng trên đơn vị diện tích cao 35 hơn so với các loại thuốc BVTV hoá học. Bảng 4.2. Tình hình áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên rau Xuân - Hè của nông dân. Số hộ điều tra Số hộ sử dụng Tỷ lệ % TT Chỉ tiêu 2004 2005 2004 2005 2004 2005 I Tình hình áp dụng các biện pháp phòng trừ: 1 Biện pháp thủ công 150 150 12 25 8,0 16,7 2 Biện pháp sinh học 150 150 27 53 18,0 35,3 3 Biện pháp hóa học 150 150 150 150 100,0 100,0 II Tình hình sử dụng các loại thuốc BVTV không đ−ợc phép sử dụng trên rau: 1 Thuốc cấm 150 150 8 4 5,3 2,7 2 Thuốc hạn chế sử dụng 150 150 22 17 14,7 11,3 III Căn cứ để phun thuốc BVTV của nông dân: 1 Căn cứ vào kết quả kiểm tra sâu bệnh 150 150 76 82 50,7 54,7 2 Phun thuốc định kỳ 150 150 18 8 12,0 5,3 3 Phun thuốc theo ng−ời xung quanh 150 150 15 7 10,0 4,7 4 Phun thuốc theo h−ớng dẫn của cán bộ kỹ thuật 150 150 41 53 27,3 35,3 IV Cách chọn thuốc 1 Tự chọn 150 150 69 75 46,0 50,0 2 Theo gợi ý của ng−ời bán thuốc BVTV 150 150 35 24 23,3 16,0 3 Theo những ng−ời dân xung quanh 150 150 22 7 14,7 4,7 4 Theo h−ớng dẫn của cán bộ kỹ thuật 150 150 24 44 16,0 29,3 36 - Biện pháp sử dụng các loại thuốc BVTV hoá học: vẫn đ−ợc coi là biện pháp phòng trừ sâu bệnh chính và có hiệu quả nhất của nông dân. Kết quả điều tra cho thấy 100% số hộ trồng rau đã th−ờng xuyên sử dụng các loại thuốc BVTV hoá học phòng trừ sâu bệnh hại trên rau vụ Xuân - Hè. Tuy nhiên ở các vùng chuyên rau, do nông dân đã đ−ợc tham dự nhiều các lớp tập huấn kỹ thuật đặc biệt là các lớp huấn luyện về IPM trên rau nên kỹ thuật sử dụng thuốc của họ đã cũng có nhiều tiến bộ: + Việc quyết định xử lý thuốc của nông dân dựa trên kết quả kiểm tra sâu bệnh trên đồng ruộng chiếm tỷ lệ cao từ 50,7 – 54,7 %. + Tỷ lệ nông dân tìm đến cán bộ kỹ thuật để đ−ợc t− vấn tr−ớc khi quyết định phun thuốc có xu h−ớng tăng (27,3 % năm 2004 và 35,3 % năm 2005). + Kết quả điều tra cũng cho thấy nhiều hộ nông dân đã biết lựa chọn và sử dụng các loại thuốc hoá học thế hệ mới, đặc biệt thuốc Tập kỳ 1.8 EC là thuốc có nguồn gốc sinh học ít độc, nhanh phân giải, thời gian cách ly ngắn (3 - 5 ngày) đã đ−ợc nông dân sử dụng khá phổ biến trong các vùng sản xuất rau an toàn. Song do các đối t−ợng sâu bệnh hại trên rau xuân hè có diễn biến phức tạp và khó phòng trừ, nên việc sử dụng thuốc hoá học của nông dân ở các vùng trồng rau vẫn còn một số tồn tại sau: + Nồng độ thuốc BVTV đ−ợc pha cao hơn so với chỉ dẫn, có hộ nông dân đã tự ý tăng nồng độ thuốc khi pha gấp tới 3 - 4 lần so với khuyến cáo của nhà sản xuất đã ghi trên bao bì thuốc. + Một số hộ nông dân vẫn có thói quen hỗn hợp từ 2 - 4 loại thuốc BVTV trong 1 lần phun, thậm chí do thiếu kiến thức nên đã hỗn hợp với cả những loại thuốc hoàn toàn không có tác dụng gì với đối t−ợng sâu bệnh cần phòng trừ, vừa lãng phí thuốc vừa gây ô nhiễm môi tr−ờng. + Vẫn còn tr−ờng hợp nông dân sử dụng thuốc các loại thuốc Bảo vệ thực trong danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng, hạn chế sử dụng tại Việt Nam để phun cho rau. 37 + Số lần phun thuốc BVTV trong một vụ của nông dân còn nhiều dẫn tới chi phí đầu t− lớn, ô nhiễm môi tr−ờng, ảnh h−ởng tới sức khoẻ ng−ời sản xuất và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện t−ợng kháng thuốc BVTV của các loài sâu hại. 4.2. Xác định thành phần, mức độ phổ biến của sâu hại và thiên địch chính trên rau họ hoa thập tự 4.2.1. Thành phần và mức độ phổ biến của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự Thành phần sâu hại rau họ hoa thập tự tại vùng sản xuất rau của huyện Đông Anh và một số huyện sản xuất rau của Hà Nội khá phong phú. Qua kết qua điều tra và phân loại chúng tôi đã thu thập đ−ợc trong vụ rau Xuân - Hè trên địa bàn huyện Đông Anh 29 loài sâu hại thuộc 7 bộ và 16 họ khác nhau. Kết quả đ−ợc trình bày tại bảng 4.3. Trong các loài sâu hại đã phát hiện đ−ợc, chúng tôi thấy nổi lên một số loài có mức độ gây hại nhiều và phổ biến nh− bộ Lepidoptera có sâu tơ, sâu xanh b−ớm trắng, sâu khoang, bộ Coleoptera có bọ nhảy sọc cong và bộ Homoptera có rệp xám. Các đối t−ợng sâu hại khác có xuất hiện trên đồng ruộng nh−ng mật độ và mức độ gây hại thấp hơn. Kết quả điều tra cũng ghi nhận là mặc dù số l−ợng thuốc Bảo vệ thực vật đ−ợc sử dụng ngày càng có xu h−ớng tăng nh−ng số l−ợng các loại sâu hại thu thập đ−ợc cũng không hề giảm, tần xuất xuất hiện của các loài sâu hại cũng tăng, đặc biệt trong vụ Xuân - Hè năm 2005 sâu khoang phát sinh gây hại mạnh trên các loại rau họ hoa thập tự so với một số năm tr−ớc đây. Kết quả điều tra này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả trong n−ớc và n−ớc ngoài (Hồ Thị Thu Giang (1996,2002) [17] [18]; Lim et al. (1986) [64]; Lê Thị Kim Oanh (2003) [31], Nguyễn Thị Hoa (2002) [20] - Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội. 38 Bảng 4.3: Thành phần và mức độ phổ biến của các loài sâu hại trên rau HHTT ở một số điểm nghiên cứu ngoại thành Hà Nội TT Tên loài Tên Việt nam Tên khoa học Họ Mức độ phổ biến Bộ Coleoptera 1 Bọ nhảy đen Colaphellus bowringi Baly Chrysomelidae + 2 Bọ nhảy sọc thẳng Phyllotreta rectilinaeta Chen Chrysomelidae + 3 Bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata Fabr. Chrysomelidae +++ 4 Bọ vòi voi Echinonemus squameus Bill Curculionidae + 5 Ban miêu khoang vàng Mylabris phalerata Pallas Meloidae + Bộ Diptera 6 Dòi đục lá Liriomyza sativae Blanchard Agromyzidae ++ Bộ Hemiptera 7 Bọ xít vân Eurydema pulchra West. Pentatomidae + 8 Bọ xít xanh vai vàng Neraza torquata Fabr. Pentatomidae + 9 Bọ xít gai nâu Cletus punctiger Dallas Pentatomidae + Bộ Homoptera 10 Rệp xám Brevicoryne brassicae L. Aphididae +++ 11 Rệp đào Myzus persicae Sulz. Aphididae + 12 Bọ phấn Bemisia myricae Kuway Aleurodidae + Bộ Hymenoptera 13 Ong lá cải Athalia rosea japanensis Rh. Tenthredinidae + 14 Ong lá cải Athalialugens protsima Klug. + Bộ Lepidoptera 15 Sâu róm nâu Amsacta lactinea Cramer Arctiidae + 39 16 Sâu xám Agrotis ypsilon Rott. Noctuidae + 17 Sâu đo xanh Plusia eriosoma Doub Noctuidae ++ 18 Sâu đo xanh Plusia extermixta War. Noctuidae ++ 19 Sâu khoang Spodoptera litura Fabr. Noctuidae +++ 20 Sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hubner Noctuidae + 21 Sâu xanh b−ớm trắng Pieris canidia Spar Pieridae + 22 Sâu xanh b−ớm trắng Pieris rapae Linnaeus Pieridae +++ 23 Sâu b−ớm cải Crocidolomia binotalis Zeller Pieridae + 24 Sâu đục thân cải Hellula undalis Fabr. Pyralidae + 25 Sâu tơ Plutella xylostella Linneaus yponomeutidae +++ Bộ Orthoptera 26 Cào cào nhỏ Atractomorpha chiensis Bol. Acrididae + 27 Dế mèn lớn Brachytrupes portentosus Lich Grydidae + 28 Dế dũi Gryllotalpa orientalis Burm Gryllotalpidae + 29 Dế nhảy Tridactylus japonicus De Haan Tridactylidae + Ghi chú : +++ : rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%); ++ : phổ biến (tần suất bắt gặp 25 – 50%); + : ít phổ biến (tần suất bắt gặp 5 - 25%); 4.2.2. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài thiên địch trên rau họ hoa thập tự Trong quá trình điều tra trên đồng ruộng, ngoài phát hiện các loài sâu hại rau HHTT chúng tôi cũng đã thu thập đ−ợc một số loài côn trùng có ích là thiên địch của các loài sâu hại rau HHTT. Danh mục mục các loài này đ−ợc thể hiện ở bảng 4.4. 40 Bảng 4.4: Thành phần và mức độ phổ biến của các loài thiên địch sâu hại rau HHTT ở một số điểm nghiên cứu ngoại thành Hà Nội Tên loài TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Mức độ phổ biến Bộ Araneae 1 Nhện l−ới vàng Agriope sp. Araneidae + 2 Nhện gập lá Clubiona japonica Boes et Str. + 3 Nhện sói Lycosa pseudoannulata Boes et Str. Lycosidae + 4 Nhện sói Lycosa sp. ++ 5 Nhện sói Pardosa tinsignita Boes. + 6 Nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell Oxyopidae + 7 Nhện linh miêu Oxyopes sp ++ 8 Nhện nhảy Bianor hotingchiehi Schenk. salticidae + 9 Nhện nhảy Plexippus sp. + 10 Nhện hàm dài Tetragnatha nitens Auddouin Tetragnathidae + 11 Nhện hàm dài Tetragnatha sp. + Bộ coleoptera 12 Chân chạy Agonum chalcomum Bates. carabidae + 13 Chân chạy đuôi 2 chấm Chiacnius bioculatus Chaudoir + 14 Chân chạy viền trắng Chlaenius inpos Chaudoir + 15 Chân chạy nâu Chlaenius naeviger Morawitz + 16 Bọ 3 khoang Ophinonea indica Thunberg ++ 17 Bọ rừa chữ nhân Coccinella transver salis Fabr. Coccinelldae + 18 Bọ rùa 2 đốm đỏ Cryptogonus orbicutus + 41 Gyllenhal 19 Bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr + 20 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabr. ++ 21 Bọ rùa đỏ da cam Micraspis sp. + 22 Bọ rùa 2 mảng đỏ Lemnia biplagiata Stwartz + 23 Bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata Fabr. + 24 Bọ rùa vàng Lei axyridis pallas + 25 Bọ rùa Nhật bản Propylea japonica Thumb. + 26 Bọ cánh cộc đỏ Paederus fuscuipes Curt. Staphyllinidae ++ 27 Bọ cánh cộc nâu nhỏ Stemnus sp. + 28 Cánh cứng ngắn Stenus sp. + Bộ Diptera 29 Ruồi ăn rệp bụng nâu vàng Episyrphus baltearus De Geer syrphidae ++ 30 Ruồi ăn rệp vân bụng đen Ischiodon scutellaris Fabr. ++ Bộ Hemiptera 31 Bọ xít Pirates arcuatus Stal. Reduviidae + Bộ Hymenoptera 32 Ong kí sinh rệp Diaeretiella rapae M’Intosh aphidiidae ++ 33 Ong kí sinh rệp Ephedrus sp. + 34 Ong kí sinh rệp Lisiphlebus sp. + 35 Ong đen kén trắng Cotesia plutellae kurdjumov Braconidae ++ 36 Ong kén nâu Microplitis prodeniae Rao et Chandry + 37 Ong cự nâu vàng Diadromus collaris Gravenhorst Ichneumonidae + 38 Ong cự nâu Phaoegens sp. + 39 Ong kí sinh dòi Quadratichus liriomyzae Eulophidae ++ 42 đục lá Hansson 40 Kiến đỏ Camponotus sp. Formicidae + 41 Ong mắt đỏ Trichogramma sp. Trichogramma tidae ++ Ghi chú: +++ : rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%); ++ : phổ biến (tần suất bắt gặp 25 – 50%); + : ít phổ biến (tần suất bắt gặp 5 - 25%); Qua kết quả bảng 4.4 chúng tôi đã thu thập đ−ợc 41 loài thiên địch của sâu hại rau HHTT thuộc 4 bộ và 16 họ. Trong đó phổ biến nhất là các loài thuộc bộ coleoptera (17 loài), bộ Araneae (11 loài) và bộ Hymenoptera (10 loài). Nh− vậy có thể nói rằng so với sâu hại, các loài thiên địch có số l−ợng loài phong phú hơn. Trong số các đối t−ợng thiên địch trên, có 6 loài xuất hiện với tần xuất cao là: bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabr; bọ cánh cộc đỏ Paederus fuscipes Curt; ong ký sinh rệp cải Diaeretiella rapae M, Intosh; ong ký sinh sâu tơ, nhện sói và nhện linh miêu. Trong quá trình điều tra thu thập trên đồng ruộng chúng tôi cũng nhận thấy tại các vùng sản xuất khác nhau thì tần xuất bắt gặp các loài thiên địch cũng khác nhau. Kết quả điều tra tại các vùng sản xuất rau an toàn có tần xuất bắt gặp các loài thiên địch cao hơn so với các vùng sản xuất tự do, nh− vậy có thể thấy rằng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có ảnh h−ởng nhiều tới quần thể thiên địch trên đồng ruộng. Kết quả điều tra này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả trong n−ớc và n−ớc ngoài (Hồ Thị Thu Giang (1996,2002) [17] [18]; Lim et al. (1986) [64]; Lê Thị Kim Oanh (2003) [31]. 4.3. Diễn biến mật độ của một số đối t−ợng sâu hại chính trên rau HHTT vụ xuân - hè năm 2005 tại đông anh – hà nội Thành phần các loài sâu hại trên rau họ hoa thập tự rất phong phú, tuy nhiên tần xuất xuất hiện cũng nh− sự gây hại của các loài là rất khác nhau tuỳ 43 thuộc vào điều kiện thời tiết và điều kiện cây trồng. Kết quả điều tra tại các vùng sản xuất rau tại huyện Đông Anh cũng nh− một số vùng sản xuất rau lân cận lân cận cho thấy trên rau họ hoa thập tự th−ờng xuyên xuất hiện một số đối t−ợng sâu hại chính, gây ảnh h−ởng đáng kể tới năng suất cây rau nh−: sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh b−ớm trắng, bọ nhảy sọc cong, rệp muội… 4.3.1 Diễn biến mật độ gây hại của sâu tơ (Plutella xylostella) trên rau họ hoa thập tự. Sâu tơ đ−ợc coi là một trong những đối t−ợng gây hại chính đối với rau HHTT, mật độ sâu tơ có thể đạt tới số l−ợng hàng trăm con trên một cây rau bắp cải, đặc biệt nguy hại hơn vì sâu tơ là đối t−ợng có khả năng kháng thuốc rất cao so với các loài sâu hại khác trên đồng ruộng. Kết quả điều tra đ−ợc trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5: Diễn biến mật độ của sâu tơ trên rau họ hoa thập tự vùng Đông Anh – Hà Nội, vụ Xuân – Hè năm 2005 Thời gian điều tra Mật độ trung bình (con/m2) Mật độ cao nhất (con/m2) Tháng 1 29,8 120 Tháng 2 49,6 150 Tháng 3 22,9 46,5 Tháng 4 10,8 42,5 Tháng 5 16,2 25,0 Tháng 6 12,0 22,5 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2048.pdf
Tài liệu liên quan