Tình hình FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời kỳ 1996 đến nay và một số giải pháp

LờI NóI ĐầU Vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những vấn đề không chỉ thu hút sự quan tâm của các nước phát triển, mà đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì vấn đề này lại vô cùng cần thiết trong chiến lược phát triển đất nước thời kỳ mới. Trong thời đại hiện nay,nhất là trong hoàn cảnh các nước trong khu vực Đông Nam (ASEAN) đang cạnh tranh nhau về môi trường đầu tư để nhằm thu hút tối đa lượng vốn của bên ngoài,thì vấn đề đặt ra là: làm thế nào để Việt Nam c

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tình hình FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời kỳ 1996 đến nay và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó thể cũng thu hút được một lượng vốn đủ dể phát triển kinh tế. Muốn làm được điều này,chúng ta cần phải nghiên cứu kĩ đối tác,xem xét lại môi trường của nước mình đã phù hợp chưa, để từ đó có những giải pháp thoả đáng. Nhật Bản là trong những nước phát triển nhất ở châu á, là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.Mặc dù là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, thiếu nguyên liệu cho sản xuất nhưng bù lại Nhật Bản lại có công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến. Chính vì thế họ có xu hướng đầu tư ra bên ngoài,đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu á,để khai thác các nguồn lực sẵn có của những nước này. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là phải thu hút được FDI của Nhật Bản.Thứ nữa là việc các dự án có vốn FDI của Nhật Bản tại Việt Nam ( cả những dự án đã có giấy phép và những dự án đã đi vào hoạt động ) đều diễn ra một cách chậm chạp và hiệu quả chưa cao. Vì thế chúng ta cần phải có sự xem xét và đánh giá lại. Xuất phát từ những vấn đề trên, cộng với sự hướng dẫn, giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thanh Hà, em chọn đề tài này với mục đích đưa ra thêm một vài quan điểm nhận xét của riêng mình, góp phần nào hoàn thiện dần các giải pháp nhằm thu hút FDI của nước ngoài nói chung và của Nhật Bản nói riêng vào Việt Nam. Trong phạm vi khuôn khổ một bài luận em chỉ muốn phân tích tình hình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1996 đến nay, đánh giá một cách đúng đắn, khách quan những điểm mạnh, những tồn tại và đưa ra một vài giải pháp trong tương lai. Nội dung của bài viết gồm ba chương: Chương I: Những lý luận chung về đầu tư trực tiếp. Chương II: Thực trạng đánh giá tình hình thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời kỳ từ 1996 đến nay. Chương III: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời kỳ tới. Chương I: Những lý luận chung về đầu tư trực tiếp 1. Khái niệm đầu tư trực tiếp: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức là hình thức hoạt động cao nhất của các công ty khi thực hiện kinh doanh quốc tế.Về mặt sở hữu, đầu tư nước ngoài là quyền sở hữu gián tiếp hoặc trực tiếp về tài sản ở nước khác. Và đầu tư nước ngoài gắn liền với hoạt động của các công ty đa quốc gia. Đầu tư nước ngoài là một hình thức chủ yếu của đầu tư nước ngoài và nó chiếm đa số trong tổng số vốn đầu tư. Mục tiêu hoạt động của nó là mang tính chất kinh doanh. Điểm khác biệt cơ bản của nó so với các loại hình đầu tư khác là ở chỗ: người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp sử dụng, quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo cách hiểu của người Nhật là đầu tư vốn vào hoạt động kinh doanh ở nước ngoài nhằm thu lợi nhuận.Hầu như tất cả số tiền đầu tư vào các hoạt động kinh doanh ở địa phương phải được đem từ nước đầu tư vào nước chủ nhà. Bộ luật Kiểm soát ngoại hối và ngoại thương của Nhật Bản ban hành tháng 10 – 1980 cũng qui định: đầu tư trực tiếp nước ngoài có nghĩa là “nắm lấy bất kỳ cổ phiếu do một tổ chức pháp nhân theo luật pháp nước ngoài phát hành, hay bất cứ một khoản tiền cho vay tới một tổ chức pháp nhân như vậy nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài, hoặc bất kỳ một khoản trả vốn nào để thành lập, mở rộng chi nhánh,nhà máy hay một doanh nghiệp ở nước ngoài bởi một người bản xứ”. Theo những định nghĩa này thì những gì FDI mang lại không chỉ bao gồm việc chuyển giao vốn mà còn bao gồm việc chuyển giao trọn gói các nguồn lực như: công nghệ và kỹ năng quản lý. Đối với Việt Nam, tại điều 2, khoản 1Bộ luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam công bố sau khi sửa đổi ngày 23/11/1996 đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là”việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo qui định của luật này’’.Định nghĩa của thuật ngữ “đầu tư trực tiếp nước ngoài0’’chỉ có vậy nhưng đằng sau nó là cả một quá trình phân tích lấu dài 2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài - Khi tham gia vào hoạt động FDI thì các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định, điều này tuỳ thuộc vào qui định của mỗi nước. Đối với Việt Nam, số vốn của các chủ đầu tư này nhỏ nhất phải bằng 30% tổng số vốn pháp định, qui định này có sự khác biệt so với một số nước khác vì họ qui định giới hạn mức vốn lớn nhất của các chủ đầu tư nước ngoài đóng góp. Điều này cũng dễ hiểu vì các đối tác Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lượng vốn ít, nên có qui định như vậy thì các chủ đầu tư phía Việt Nam mới có điều kiện góp vốn. - Quyền quản lý các xí nghiệp phụ thuộc vào số vốn góp của mỗi bên. Nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp 100% vốn của nước ngoài thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý. Như vậy: từ những đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ta thấy nó rất khác so với đầu tư gián tiếp và mục tiêu chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kinh doanh để thu lợi nhuận. Các qui luật kinh tế được các chủ đầu tư vận dụng để làm sao giảm được tối đa về chi phí mà lại thu được lợi ích về phía mình nhiều nhất. Vì vậy phía Việt Nam cũng cần phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ cao để có thể làm ăn được với các chủ đầu tư nước ngoài làm sao hạn chế được những bất lợi về phía mình. 3. Các hình thức của đầu tư trực tiếp Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/12/1987. Từ khi được ban hành đến nay luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đổi: - Lần thứ nhất ngày 30/6/1990 - Lần thứ hai ngày 23/12/1992 - Lần thứ ba ngày 23/11/1996 Tới nay đã có hơn 150 văn bản hướng dẫn thi hành luật đầu tư nước ngoài, trong đó quan trọng nhất là nghị định 12/CP ngày 18/2/1997; nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 về qui định khu chế xuất, khu công nghệ cao; công văn số 1849/KTTH ngày 17/4/1997 và các văn bản khác qui định các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư trực tiếp vào Việt Nam dưới các hình thức sau: - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh - Doanh nghiệp liên doanh - Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. a. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh Là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó các bên qui định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không cần thành lập một pháp nhân mới. Các hợp đồng thương mại, hợp đồng chuyển giao nguyên liệu lấy sản phẩm, hợp đồng mua thiết bị trả chậm,và các hợp đồng khác mà không thực hiện việc phân chia lợi nhuận và kết qủa kinh doanh thì không thuộc phạm vi hợp đồng này. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng do các bên thoả thuận và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam y chuẩn. b. Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng kinh doanh ký giữa bên hoặc các bên Việt Nam với bên hoặc các bên nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Khác với hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân mới được thành lập từ hai bên ( một bên Việt Nam và một bên nước ngoài) hoặc nhiều bên ( một hay nhiều bên VN với một hay nhiều bên nước ngoài). Doanh nghiệp liên doanh đã được phép hoạt động tại Việt Nam, được liên doanh với các doanh nghiệp liên doanh khác hoặc với một nhà đầu tư nước ngoài hoặc với doanh nghiệp Việt Nam hoặc với doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã được hoạt động tại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam với Chính phủ nước ngoài; doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm đối với bên kia và đối với doanh nghiệp liên doanh theo phần vốn góp của mình vào vốn pháp định. Doanh nghiệp liên doanh hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, trên cơ sở hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp liên doanh phù hợp với giấy phép đầu tư và pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hợp tác đầu tư của Việt Nam cấp giấy phép đầu tư và chứng nhận đăng ký điều lệ của doanh nghiệp. c. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đẩu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam,tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hợp tác và đầu tư Việt Nam cấp giấy phép đầu tư và chứng nhận đăng ký điều lệ doanh nghiệp. Vốn pháp định và thời hạn hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được qui định giống như đối với doanh nghiệp liên doanh.Vốn pháp định ít nhất bằng 30%. Vốn đầu tư của doanh nghiệp trong trường hợp đặc biệt thì tỷ lệ này có thể thấp hơn 30% nhưng phải đọc cơ quan thẩm quyền về hợp tác đầu tư của Việt Nam chấp nhận. 4. Khu chế xuất và khu công nghiệp a. Khu chế xuất Khu chế xuất có những tên gọi khác nhau và các định nghĩa về nó cũng rất khác nhau. Luật pháp Việt Nam qui định: khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất hàng xuất khẩu và hoạt động của khu có danh giới địa lý xác định, do Chính phủ thành lập và cho phép hoạt động bao gồm một hay nhiều doanh nghiệp.Theo nghĩa rộng, khu chế xuất bao gồm tất cả các khu vực được Chính phủ nước sở tại cho phép chuyên môn hoá sản xuất hàng công nghiệp chủ yếu vì mục đích xuất khẩu. Nó là khu vực biệt lập có chế độ thuế quan riêng theo phương thức tự do, không phụ thuộc vào chế độ mậu dịch và thuế quan của nước đó.Theo nghĩa hẹp, khu chế xuất chỉ giới hạn trong một khu vực riêng biệt có ấn định gianh giới quốc gia, có ấn định luồng hàng hoá vào và ra khu vực. Doanh nghiệp chế xuất gồm các tổ chức kinh tế và các cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp này hoạt động dưới hình thức các công ty trách nhiệm hữu hạn.Doanh nghiệp chế xuất có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, hoạt động theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam và quy chế khu chế xuất. b. Khu công nghiệp Theo luật Việt Nam qui định, khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập. Trong khu công nghiệp có các doanh nghiệp khu công nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được hình thành và hoạt động trong khu công nghiệp.Để khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào khu công nghiệp,Chính phủ đã ban hành qui chế khu công nghiệp.Qui chế đầu tiên ban hành vào ngày 28/12/1994, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995. Mới đây Chính phủ đã ban hành nghị định 36/CP ngày 24/04/1997 về qui chế khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung và khu công nghệ cao. Các nhà đầu tư trong khu công nghiệp được phép đầu tư vào các lĩnh vực sau: xây dựng và kinh doanh công trình cơ sở hạ tầng; sản xuất gia công lắp ráp các sản phẩm công nghệ để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước; các dịch vụ hỗ trợ sản xuất hàng công nghiệp. Về mặt pháp lý thì các khu công nghiệp tập trung là phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp tập trung chịu sự điều chỉnh của luật pháp nước sở tại. 5. Tác động của đầu tư trực tiếp Hoạt động đầu tư trực tiếp có những tác động tích cực và những tác động tiêu cực đối với các bên tham gia đầu tư. Vì vậy trước khi tham gia đầu tư chúng ta phải đánh giá được những tác động từ đó đưa ra được những quyết định đúng đắn a. Đối với bên xuất khẩu vốn đầu tư - Tác động tích cực Đối với bên xuất khẩu vốn: họ có khả năng trực tiếp kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp và họ đưa ra những quyết định có lợi cho mình. Do đó vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao.Điều này cũng thật dễ hiểu bởi vì khi họ trực tiếp bỏ vốn tham gia đầu tư thì họ có quyền tham gia vào quản lý và ra quyết định đối với các hoạt động đầu tư để làm sao đạt được hiệu quả cao nhất vì mục đích chính của họ là thu được lợi nhuận cao. Chính đầu tư trực tiếp đã giúp cho các chủ đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài và nguồn cung cấp các nguyên liệu chủ yếu của nước sở tại.Khi mà thị trường trong nước đã bão hoà, nguyên liệu đầu vào trong nước đã khan hiếm thì để duy trì cho hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư phải hướng sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài để duy trì chu kỳ sống của sản phẩm, mặt khác để khai thác các nguồn lực sẵn có của nước ngoài phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm của mình. Và đây là lý do quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài mang vốn đi đầu tư. Họ có thể khai thác được nguồn nhân lực rẻ mạt ở nước ngoài để làm giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động. Thường thì ở các nước phát triển giá tiền lương trả cho người lao động cao gấp 10-22 lần so với các nước đang phát triển, nhất là ở các ngành đòi hỏi nhiều lao động thì chi phí này rất lớn.Vì thế, để đảm bảo tính cạnh tranh về giá cả sản phẩm thì các nhà đầu tư nước ngoài phải hướng đầu tư sang các nước đang phát triển để khai thác được nguồn nhân công rẻ. Một tác động nữa không kém phần quan trọng đó là: các nhà đầu tư nước ngoài khi bỏ vốn đầu tư thì họ đã xây dựng được các doanh nghiệp nằm trong lòng các nước sở tại, vì thế mà tránh được các hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước sở tại _ mà một trong những hàng rào quan trọng đó là thuế quan. Việc sản phẩm bị đánh thuế cao làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá ngoại nhập, vì thế mà khó bảo đảm được tính cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi mà các nước chưa ký được các hiệp định về thương mại thì cách tốt nhất để tránh hàng rào thuế quan là đầu tư sang các nước khác. - Tác động tiêu cực Khi sang nước ngoài đầu tư, có sự khác nhau về môi trường đầu tư như: luật pháp, kinh tế, chính trị, văn hoá mà những nhân tố này có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư. Không ít các nhà đầu tư do không xem xét kỹ các yếu tố nêu trên đã thất bại trong việc đầu tư kinh doanh ở nước ngoài như: do bất ổn về chính trị làm cho các doanh nghiệp bị quốc hữu hoá; do nghiên cứu không kỹ về môi trường văn hoá dẫn tới những xung đột trong lĩnh vực quản lý nhân sự; hay sản phẩm không phù hợp với thị trường nước sở tại... b. Tác động tới nước tiếp nhận đầu tư - Tác động tích cực Tác động tích cực lớn nhất đối với các nước tiếp nhận đàu tư có thể kể đến là nó tạo điều kiện cho các nước này thu hút được kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài vì các nước phát triển thường có công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý cao trong khi các nước đang phát triển lại cần có công nghệ và trình độ quản lý cao để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá của mình. Khi đó cách tốt nhất là kêu gọi đầu tư bởi phương pháp này giúp họ từ từ tiếp nhận được các công nghệ đó, tránh được những rủi ro khi mua nó. Tạo điều kiện cho nước sở tại khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do sự kém phát triển về công nghệ, không đáp ứng được những yêu cầu của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối với những ngành đòi hỏi dây chuyền công nghệ tiên tiến như: dầu khí, khai khoáng nên các nước đang phát triển gặp không ít khó khăn trong việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sự phát triển đất nước. Vì vậy họ phải hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để tránh lãng phí. Một tác động nữa đó là giúp các nhà đầu tư của nước sở tại sử dụng có hiệu quả đồng vốn, mở rộng tích luỹ và góp phần nâng cao tốc độ phát triển kinh tế. Do có hoạt động đầu tư mà vốn của các nhà đầu tư nước sở tại được sử dụng có hiệu quả hơn vì họ được áp dụng các công nghệ hiện đại, được tiếp cận với phương thức quản lý mới khoa học hơn. Chính điều này đã tạo điều kiện cho họ sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả. - Tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực trên thì đầu tư trực tiếp cũng có một số tác động tiêu cực đến phía tiếp nhận đầu tư, cụ thể như: Nếu nước sở tại mà không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học thì có thể dẫn tới sự đầu tư tràn lan và kém hiệu quả. Như vậy thì tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức dẫn đến lãng phí, môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Hạn chế này đã xảy ra ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Khi chúng ta chưa có một qui hoạch tổng thể cho các ngành, các lĩnh vực đầu tư đã dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên một cách lãng phí gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường và khan hiếm về tài nguyên. Một tác động nữa thường xảy ra với phía tiếp nhận đầu tư là: khi tiếp nhận, do trình độ năng lực của nước sở tại trong việc thẩm định công nghệ chuyển giao có hạn nên dẫn tới việc chuyển giao những công nghệ lạc hậu vào trong nước, gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và ô nhiễm môi trường. Khi môi trường chính trị không ổn định thì dẫn tới hạn chế nguồn FDI và nước sở tại thường khó chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ vì nó còn phụ thuộc nhiều vào phía đối tác nước ngoài. Chương II: Thực trạng và những đánh giá tình hình thu hút, sử dụng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam I- Thực trạng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam 1. Xét về vốn đầu tư Sau khi luật đầu tư của Việt Nam được ban hành ngày 29/12/1987 đã có một lượng lớn các dự án đầu tư trực tiếp của các công ty Nhật Bản đổ vào Việt Nam. Đầu tiên là dự án đầu tư liên doanh chế tạo thiết bị cảng của công ty Kansaikyodo ở Hải Phòng năm 1989 với số vốn đăng ký là 50 triệu USD và vốn thực hiện là 35,92 triệu USD, doanh thu là 28,108805 triệu USD. Tính đến hết ngày 27/01/2001 Nhật Bản đã đầu tư khoảng 299 dự án với tổng số vốn là 3,85 tỷ USD, Nhật Bản đã đứng thứ ba về vốn đăng ký nhưng với 177 dự án với tổng số vốn là 2,4 tỷ USD đã đi vào sản xuất kinh doanh thì Nhật Bản đã trở thành nước đứng đầu trong việc thực hiện vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam - trên Đài Loan(2,1 tỷ USD ) và Singapore ( 1,8 tỷ USD ) Biểu 1: Bảng số liệu về đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam từ 01/10/1989 đến 01/06/2000 ( Nguồn từ: Project Management Departmment Ministry of Planning and Investment ) ( Đơn vị 1000 USD ) Năm Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện 01/01/89-31/12/89 1 50 35,920000 01/01/90-31/12/90 4 1,504939 2,064910 01/01/91-31/12/91 5 75,274000 48,575811 01/01/92-31/12/92 9 113,150489 247,862143 01/01/93-31/12/93 15 111,271662 86,199395 01/01/94-31/12/94 30 285,505774 244,139228 01/01/95-31/12/95 62 1043,985713 768,480215 01/01/96-31/12/96 66 716,550247 254,843361 01/01/97-31/12/97 57 398,911013 134,092129 01/01/98-31/12/98 20 215,579680 4,439283 01/01/99-31/12/99 13 46,968809 9,5 01/01/00-01/06/00 11 26,262 17,484 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy từ năm 1989 đến 1996 thì mỗi năm số dự án đăng ký tăng thêm đáng kể nhất là từ 1994 đến 1996 trung bình mỗi năm có khoảng 30 dự án được đăng ký thêm. Về vốn: nhìn vào bảng ta thấy khoảng thời gian từ 1989 đến 1993 thì tổng số vốn đầu tư mỗi năm của Nhật Bản chỉ đạt mức trung bình.Trong khi Nhật Bản đứng đầu vế viện trợ mậu dịch thì họ lại chỉ giữ một vị trí khiêm tốn về đầu tư trực tiếp. Nguyên nhân phải kể đến đó là nền kinh tế Nhật Bản gặp khó khăn, mặt khác hoạt động đầu tư của các công ty Nhật Bản ở nước ngoài bị giảm sút, thứ nữa là ngoài Việt Nam thì Nhật Bản còn rất nhiều thị trường khác để lựa chọn Từ năm 1993 đến 1996, ta thấy, số dự án đăng ký thêm mỗi năm tăng lên đáng kể và với số vốn cũng rất lớn.Mỗi năm có trung bình từ 15 đến 34 sự án được đăng ký với số vốn đăng ký từ 111,271622 triệu USD ( 1993 ) lên đến 716,550247 triệu USD (1996 ), và số vốn thực hiện là từ 86,199395 trệu USD ( 1993 ) lên đến 254,843361 triệu USD (1996 ). Nguyên nhân của sự tăng lên này là do môi trường đầu tư của Việt Nam có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản như: môi trường luật pháp được sửa đổi; lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam bị bãi bỏ làm cho các nhà đầu tư của Nhật không bị ràng buộc khi đầu tư vào Việt Nam.Mặt khác lúc này nền kinh tế Nhật Bản cũng đã dần lấy lại được thế cân bằng và ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác nữa... Từ năm 1996 đến 01/06/2000 thì ta thấy mỗi năm số dự án tăng thêm ngày càng giảm, như năm 1997 có 57 dự án đăng ký với số vốn là 398,911013 triệu USD và vốn thực hiện là 254,843361 triệu USD thì đến tháng 6/2000 số dự án đăng ký là 11 dự án với tổng số vốn là 26,262 triệu USD và trong các năm từ 1996 đến 2000, số dự án đăng ký thêm tiếp tục giảm. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực châu á và sự cạnh tranh gay gắt về thu hút vốn đầu tư của các nước trong khu vực Đông Nam á, môi trường đầu tư của Việt Nam so với một số nước trong khu vực còn kém hấp dẫn. 2. Xét về ngành nghề đầu tư Thời kỳ đầu, để tạm thời thu được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nên chúng ta có phần ít chú ý đến việc lựa chọn các dự án đầu tư sao cho phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ cấu kinh tế. Về sau, yêu cầu này được đặt ra ngày càng nghiêm ngặt hơn. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, những lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích đầu tư là: thực hện theo các chương trình kinh tế lớn; sản xuất hàng nhập khẩu thay thế hàng xuất khẩu; sử dụng kỹ thuật cao, công nghệ lành nghề, đầu tư theo chiều sâu để khai thác và vận dụng công suất các cơ sở kinh tế hiện có; sử dụng nguồn lao động, nguồn tài nguyên sẵn có của Việt Nam; xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, dịch vụ ngoại tệ như du lịch, sửa chữa tàu, sân bay cảng và dịch vụ các loại. Từ 1989 đến 1995, sau khi ban hành luật đầu tư, các công ty Nhật Bản chủ yếu quan tâm đến các dự án về tài nguyên thiên nhiên và dịch vụ ( dầu khí, khách sạn, du lịch... ) hơn là các ngành công nghiệp chế tạo. Số vốn đầu tư vào ngành dầu khí chiếm 32,2%, khách sạn du lịch chiếm 20,6%. Sau đó đầu tư của Nhật Bản đã dần dần mở rộng ra các ngành khác như chế biến thực phẩm, điện tử dầu khí. Các công ty Nhật Bản đã lập 11 liên doanh chế biến từ Thái Lan sang Việt Nam như các hãng điện tử Matsushita đã đầu tư xây dựng nhà máy Victor sản xuất 1,2 triệu tivi mỗi năm chiếm 50% thị trường tivi màu ở Việt Nam trong những năm 1993, 1994 Biểu 2 : Vốn đầu tư vào các ngành ( nguồn: theo thống kê của thông tấn xã Việt Nam 27/01/2001 ) Các ngành Số dự án ( % ) Số vốn ( tỷ ) ( % ) Công nghiệp nặng 117 39,1 % 1,88 47,0 % Công nghiệp vật liệu 14 4,7% 0,423 % 12 % Công nghiệp nhẹ 59 19,7 % 0,341 10,5% Ngành khác 109 36,4 % 1,281 30,5 % Thời kỳ từ 1996 đến nay, các nhà đầu tư Nhật Bản đã tham gia một cách tích cực vào nhiều lĩnh vực của các ngành kinh tế như xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bưu chính viễn thông, vận tải, dầu khí, khách sạn, văn phòng. Tuy nhiên các nhà đầu tư Nhật Bản đã tập trung phần lớn vào các ngành công nghiệp cụ thể ở biểu 2. Ta có thể thấy các nhà đầu tư Nhật Bản tập trung phần lớn vào các ngành công nghiệp nặng, các ngành này chiếm phần lớn số vốn và số dự án, tiếp theo là đến các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp vật liệu. Trong khi đó, chính những ngành công nghiệp này chúng ta lại đang rất cần để tiếp thu học hỏi phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhật Bản đã tập trung vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơ sở công nghiệp then chốt và đã bắt đầu tập trung vốn lớn ở Việt Nam. Hầu hết các tập đoàn kinh tế thương mại hàng đầu Nhật Bản như Sony, Mitsubishi, Toyota, Honda, Suzuki... đều bắt tay vào xây dựng các dự án có qui mô khá lớn, trong số đó cần phải kể đến dự án xây dựng khu công nghiệp Hải Phòng của tập đoàn Nomura. Nói tóm lại là trong thời gian vừa qua thì việc các nhà đầu tư của Nhật Bản đã đầu tư vào những ngành nghề chủ chốt mà chúng ta đang cần là phù hợp với chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, hiện giờ chúng ta đang có cơ hội thu hút được lượng vốn đầu tư của Nhật Bản nói riêng và của nước ngoài nói chung, nhưng không vì thế mà chúng ta thu hút một cách tràn lan mà chúng ta phải thu hút nó một cách có chọn lọc, đúng ngành nghề mà chúng ta đang cần. 3. Xét về cơ cấu địa bàn đầu tư Cơ cấu đầu tư đã có những chuyển biến tích cực từ năm 1995 cho tới nay. Về thời kỳ trước 1996 thì đầu tư của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các tỉnh phía Nam, nhưng tính đến hết ngày 27/1/2001 thì Nhật Bản đã đầu tư vào hơn 29 tỉnh, thành phố đặc biệt là các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Thanh Hoá, Hải Phòng. Biểu 3 : Bảng số liệu về đầu tư của Nhật Bản tại 5 tỉnh, thành phố lớn ( nguồn: thông tấn xã Việt Nam 27/01/2001) Khu vực Số dự án Số vốn ( triệu ) Hà Nội 59 668 Thành phố HCM 118 745 Đồng Nai 28 279 Thanh Hoá 2 373,6 Hải Phòng 195 Nhìn vào biểu trên ta thấy xu hướng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trong những năm qua đã có những sự chuyển biến từng bước phù hợp với cơ cấu đầu tư nói chung và phù hợp với nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong những năm qua và trong thời gian tới. Tuy nhiên việc tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài nói chung và của Nhật Bản nói riêng vẫn còn mang tính tự nhiên, xuất phát từ sự quan tâm gợi ý của các nhà đầu tư nước ngoài và từ công tác điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài hơn là từ chính địa phương. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chúng ta chưa có một qui hoạch chi tiết về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, định hướng còn chung chung, nhiều điểm còn chưa phù hợp với thực tế. Mặt khác chính sách ưu đãi có phân biệt chưa đủ hấp dẫn, lôi kéo được các chủ đầu tư theo sự sắp xếp của nước chủ nhà. Về khu công nghiệp và khu chế xuất, tính cho đến ngày 27/01/2001, Nhật Bản đã đầu tư vào ba khu công nghiệp gồm : khu công nghiệp Nomura ( ở Hải Phòng ) có số vốn đầu tư khoảng 163 triệu USD hiện đã xây dựng hoàn thiện cơ cấu cơ sở hạ tầng với diện tích là 153 triệu ha đạt chất lượng cao với các công trình phụ trợ như nhà máy điện, nước, tuy nhiên diện tích đất cho thuê còn giảm; khu công nghiệp Thăng Long ( Hà Nội ) có số vốn đầu tư là 53 triệu USD, hiện nay đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và là một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư; khu công nghiệp Long Bình ( Đồng Nai ) có số vốn đầu tư là 41 triệu USD, hiện đang xây dựng giai đoạn một với diện tích 50 ha. 4. Xét về hình thức đầu tư Theo như luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định có 3 hình thức đầu tư chủ yếu là: xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100 % vốn nước ngoài, và hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. - Hình thức liên doanh Tổng số các xí nghiệp liên doanh được cấp giấy phép đầu tư tính đến tháng 12/1998 là 141 dự án với số vốn đăng ký là 2,68 tỷ USD (chiếm 68% ). Chính hình thức liên doanh là một trong những hình thức được các nhà đầu tư Nhật Bản ưa chuộng nhất vì một số nguyên nhân như hạn chế bớt rủi ro, tranh thủ được sự hỗ trợ của đối tác Việt Nam khi mà thị trường còn chưa quen biết. Chính hình thức liên doanh làm cho các nhà đầu tư Nhật Bản dễ dàng hơn trong việc mở rộng đầu tư sang các ngành khác. Về phía đối tác Việt Nam, khi tham gia liên doanh có tới 98% là các doanh nghiệp nhà nước còn 2% là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đây chính là điều đặc biệt so với các nước khác. Chính vì lẽ đó mà cơ quan Nhà nước đã can thiệp quá sâu vào quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điều này gây trở ngại không ít đến các hoạt động đầu tư. Chính vì thế mà trong thời gian gần đây các nhà đầu tư Nhật Bản đang có xu hướng giảm dần đầu tư vào hình thức liên doanh và họ muốn chuyển sang hình thức 100 % vốn nước ngoài. - Hình thức 100% vốn nước ngoài Vào thời gian đầu thì các dự án đầu tư vào để thành lập các doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản không nhiều. Song từ năm 1996 trở lại đây thì xu hướng gia tăng vào hình thức này ngày càng mạnh mẽ. Nó được chứng minh từ 1989 đến 1990 các dự án loại này chiếm 6% đến 7% trong tổng số các dự án được cấp giấy phép, nhưng thời gian từ 1998 đến 2000 thì nó đã chiếm 18% - 22% ( theo Vietnam Economic Times Jan – 2000). Xu hướng tăng lên này là do một số nguyên nhân như: + Các nhà đầu tư Nhật Bản muốn giữ bí quyết công nghệ, bí mật kinh doanh. + Do các nhà đầu tư Nhật Bản đã hiểu được thị trường Việt Nam nên họ không cần phải liên doanh. + Những hạn chế do sự can thiệp quá sâu của cơ quan Nhà nước Việt Nam vào hoạt động kinh doanh của họ. + Các nhà đầu tư Nhật Bản muốn tự mình điều hành quản lý doanh nghiệp mà không muốn bị lệ thuộc, chi phối trong các quyết định của mình. Các dự án theo hình thức này thường là các dự án vừa và nhỏ (chiếm khoảng 60% trong tổng số dự án thuộc hạng 100% vốn của Nhật Bản ). Đối với hình thức này về trước mắt thì thấy có lợi cho phía Việt Nam, nhưng về lâu dài thì ít có lợi hơn so với các hình thức khác, lý do chính là vì chúng ta không được tham gia vào các quyết định trong sản xuất, kinh doanh dẫn đến khó quản lý. - Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh Đây là một hình thức xuất hiện sớm ở Việt Nam, nhưng đáng tiếc cho đến nay vẫn chưa hoàn thiện được các qui định pháp lý, vì thế nên nó ít được các nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên nếu xét kỹ hình thức này thì ta thấy có nhiều ưu điểm đối với cả bên đi đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư vì hình thức này có sự phối hợp sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều công ty ở nhiều quốc gia khác nhau. ở Việt Nam, tính đến năm 1999 đã có 336 triệu USD đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong số đó thì các dự án thăm dò khai thác dầu khí chiếm tối đa. Mặc dù loại hình này chỉ chiếm khoảng 9 % trong tổng số vốn đầu tư vào các dự án nhưng hình thức này được coi như một xu hướng tương lai gần, xu hướng của phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất trên phạm vi quốc tế. ii- Đánh giá tình hình thu hút và sử dụng FID của Nhật Bản vào Việt Nam. 1. Những thành công Từ khi ban hành luật đầu tư nướ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35170.doc
Tài liệu liên quan