Tài liệu Tình hình dịch cúm gia cầm và kết quả tiêm phòng vacxin H5N1, H5N2 của Trung Quốc cho gà, vịt nuôi tại Bắc Ninh từ năm 2004 đến năm 2010: ... Ebook Tình hình dịch cúm gia cầm và kết quả tiêm phòng vacxin H5N1, H5N2 của Trung Quốc cho gà, vịt nuôi tại Bắc Ninh từ năm 2004 đến năm 2010
97 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2491 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Tình hình dịch cúm gia cầm và kết quả tiêm phòng vacxin H5N1, H5N2 của Trung Quốc cho gà, vịt nuôi tại Bắc Ninh từ năm 2004 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
tr−êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi
--------------------
NGUYỄN HỮU ðỆ
TÌNH HÌNH DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ KẾT QUẢ
TIÊM PHÒNG VACXIN H5N1, H5N2 CỦA TRUNG
QUỐC CHO GÀ, VỊT NUÔI TẠI BẮC NINH
TỪ NĂM 2004 ðẾN NĂM 2010
luËn v¨n th¹c SÜ n«ng nghiÖp
Chuyªn ngµnh: THÚ Y
M· sè: 60.62.50
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Quang
Hµ Néi - 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng:
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
- Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược cảm ơn và thông
tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu ðệ
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hai năm học tập và hoàn thành luận văn, với nỗ lực của bản
thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và
tập thể, cho phép tôi ñược tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, viện ðào tạo sau
ñại học, khoa Thú y, Trung tâm Chẩn ñoán Thú y Trung ương, các thầy cô
giáo ñã giúp ñỡ tạo ñiều kiện ñể tôi học tập, tiếp thu kiến thức của chương
trình học.
Các thầy cô giáo trong bộ môn Vi sinh vật-Truyền nhiễm khoa Thú y
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội; các cán bộ thuộc bộ môn Virus Trung
tâm Chẩn ñoán Thú y Trung ương.
Trực tiếp là thầy hướng dẫn PGS. TS. Trương Quang ñã hướng dẫn
nhiệt tình và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi thực hiện ñược ñề tài nghiên cứu.
Ban lãnh ñạo và toàn thể cán bộ Chi cục Thú y, ñồng nghiệp ñang làm
việc trong lĩnh vực Chăn nuôi-Thú y của tỉnh Bắc Ninh.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
gia ñình, người thân cùng bạn bè ñã ñộng viên giúp ñỡ tôi vượt qua mọi khó
khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện ñề tài.
Một lần nữa tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới
những tập thể, cá nhân ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành chương trình
học tập.
Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Hữu ðệ
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................ ix
1. MỞ ðẦU....................................................................................................... 1
1.1. ðẶT VẤN ðỀ ........................................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI...................................................................... 2
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI ..................... 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
2.1. LỊCH SỬ BỆNH CÚM GIA CẦM......................................................... 3
2.2. TÌNH HÌNH DỊCH CÚM GIA CẦM TRÊN THẾ GIỚI VÀ
TRONG NƯỚC ...................................................................................... 4
2.2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 4
2.2.2. Trong nước.............................................................................................. 7
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ BỆNH CÚM
GIA CẦM.............................................................................................. 10
2.4. BỆNH CÚM GIA CẦM ....................................................................... 13
2.4.1. Căn bệnh................................................................................................ 13
2.4.2. ðộng vật cảm nhiễm ............................................................................. 18
2.4.3. Các loại ký chủ của virus cúm .............................................................. 18
2.4.4. Sự truyền lây ......................................................................................... 20
2.4.5. Mùa vụ phát bệnh.................................................................................. 21
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
iv
2.4.6. Triệu chứng lâm sàng............................................................................ 21
2.4.7. Bệnh tích ............................................................................................... 22
2.4.8. Miễn dịch chống bệnh của gia cầm....................................................... 23
2.5. CHẨN ðOÁN BỆNH........................................................................... 25
2.6. KIỂM SOÁT BỆNH ............................................................................. 27
2.7. PHÒNG BỆNH..................................................................................... 29
3. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 33
3.1. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM NGHIÊN CỨU......................................... 33
3.1.1. ðối tượng nghiên cứu ........................................................................... 33
3.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu ............................................................................. 33
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................. 33
3.3. NGUYÊN LIỆU.................................................................................... 33
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 34
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 41
4.1. DIỄN BIẾN DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ KẾT QUẢ PHÒNG,
CHỐNG DỊCH CÚM CỦA TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 2004
ðẾN NĂM 2010 ................................................................................... 41
4.1.1. ðặc ñiểm, tình hình chăn nuôi của tỉnh Bắc Ninh giai ñoạn
2004-2010 .............................................................................................. 41
4.1.2. Diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh
từ năm 2004 ñến năm 2010................................................................... 44
4.1.3. Công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm của tỉnh Bắc Ninh từ
năm 2004 ñến năm 2010 ....................................................................... 63
4.2. KẾT QUẢ TIÊM PHÒNG VACXIN H5N1, H5N2 CHO ðÀN
GÀ, VỊT NUÔI TRÊN ðỊA BÀN TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM
2005 ðẾN NĂM 2010. ......................................................................... 65
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
v
4.2.1. Kết quả tiêm vacxin phòng bệnh cúm .................................................. 65
4.2.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ gà, vịt phản ứng sau các ñợt tiêm vacxin
phòng bệnh cúm.................................................................................... 68
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ðÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ,
VỊT ðƯỢC TIÊM VACXIN H5N1 TRUNG QUỐC NĂM 2010 ...... 70
4.3.1. Khảo sát ñáp ứng miễn dịch của gà ñược tiêm vacxin H5N1
Trung Quốc năm 2010 .......................................................................... 70
4.3.2. Khảo sát ñáp ứng miễn dịch của vịt ñược tiêm vacxin H5N1
Trung Quốc năm 2010 .......................................................................... 74
4.4. GIÁM SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA VIRUS CÚM GIA CẦM............ 78
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ......................................................................... 80
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................... 80
5.2. ðỀ NGHỊ .............................................................................................. 81
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
KN: Kháng nguyên
KT: Kháng thể
ARN: Acid ribonucleic
cADN: Complementary AND
HA: Hemagglutination test
HI: Hemagglutination inhibitory test
HPAI: High Pathogenicity Avian Influenza
LPAI: Low Pathogenicity Avian Influenza
OIE: Office Internationale des Epizooties
PBS: Phosphate-Buffered-Saline
RT-PCR: Reverse Transcription-Polymerase Chain Reation
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Biến ñộng số lượng gia súc, gia cầm nuôi trên ñịa bàn
tỉnh Bắc Ninh từ năm 2004 - 2010 ............................................. 41
Bảng 4.2a. Tổng hợp chung tình hình dịch cúm gia cầm trên ñịa bàn
`tỉnh Bắc Ninh các năm 2004, 2005 ........................................... 46
Bảng 4.2b. Tổng hợp chung tình hình dịch cúm gia cầm trên ñịa bàn
tỉnh Bắc Ninh các năm 2007, 2009 và 2010............................... 47
Bảng 4.3. Tình hình dịch cúm gia cầm trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh
năm 2004..................................................................................... 49
Bảng 4.4. Tình hình dịch cúm gia cầm trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh
năm 2005..................................................................................... 50
Bảng 4.5. Tình hình dịch cúm gia cầm trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh
trong các năm 2007, 2009 và 2010............................................. 51
Bảng 4.6. Tổng hợp về ñịa ñiểm, thời gian và loài gia cầm mắc bệnh ở
ổ dịch ñầu tiên từ năm 2004 ñến năm 2010 .................................. 57
Bảng 4.7. Tình hình dịch cúm xảy ra ở ñàn gà nuôi trên ñịa bàn tỉnh
Bắc Ninh từ năm 2004 ñến năm 2010 ........................................ 60
Bảng 4.8. Tình hình dịch cúm xảy ra ở ñàn thủy cầm nuôi trên ñịa
bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2004 ñến năm 2010 .......................... 62
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả tiêm vacxin phòng bệnh cúm cho gà, vịt
nuôi trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2005 ñến năm 2010........ 67
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả theo dõi gà, vịt phản ứng sau khi tiêm
vacxin cúm.................................................................................. 69
Bảng 4.11. Tỷ lệ bảo hộ của gà ñược tiêm vacxin H5N1 Trung Quốc
năm 2010..................................................................................... 70
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
viii
Bảng 4.12. Phân bố mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh của gà
ñược tiêm vacxin H5N1 năm 2010 ñã kiểm tra.......................... 72
Bảng 4.13. Tỷ lệ bảo hộ của vịt ñược tiêm vacxin H5N1 Trung Quốc
năm 2010...................................................................................... 74
Bảng 4.14. Phân bố mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh của vịt
ñược tiêm vacxin H5N1 năm 2010 ñã kiểm tra......................... 76
Bảng 4.15. Kết quả giám sát sự lưu hành của virus cúm trên ñàn
gà, vịt........................................................................................... 78
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biến ñộng số lượng gia cầm nuôi trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh
từ năm 2004-2010 ......................................................................... 43
Hình 4.2. Tỷ lệ loài gia cầm mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy trong các
năm 2004, 2005, 2007-2009-2010................................................ 52
Hình 4.3. Tỷ lệ gà mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy trong các năm
2004, 2005, 2007- 2010 ................................................................ 58
Hình 4.4. Tỷ lệ thủy cầm mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy trong các
năm 2004, 2005, 2007 và 2009..................................................... 63
Hình 4.5. Tỷ lệ mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh của gà ñược
tiêm vacxin H5N1 ñã kiểm tra...................................................... 73
Hình 4.6. Tỷ lệ mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh của vịt ñược
tiêm vacxin H5N1 ñã kiểm tra...................................................... 77
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
1
1. MỞ ðẦU
1.1. ðẶT VẤN ðỀ
Trong những năm gần ñây ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta ñã có
những bước phát triển vượt bậc kể cả về số lượng cũng như chất lượng, góp
phần nâng cao ñời sống của người dân. Tuy nhiên, việc phát triển ngành chăn
nuôi gia cầm ổn ñịnh và bền vững ñang ñặt ra nhiều vấn ñề cần phải giải
quyết như: thức ăn, con giống,... ñặc biệt là dịch bệnh. Nói ñến bệnh dịch
không thể không nhắc ñến bệnh cúm gia cầm thể ñộc lực cao (Highly
Pathogenicity Avian Influenza - HPAI).
Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm type
A thuộc họ Orthomyxoviridae với nhiều subtype khác nhau. Bệnh có tốc ñộ
lây lan rất nhanh với tỷ lệ gây chết cao trong ñàn gia cầm nhiễm bệnh (Trần
Hữu Cổn, Bùi Quang Anh, 2004), gây thiệt hại nghiêm trọng ñến nền kinh tế,
xã hội và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Các virus cúm type A có thể gây bệnh cho nhiều loài ñộng vật khác
nhau như gà, vịt, ngan, ngỗng, ñà ñiểu, các loại chim, ñộng vật có vú như lợn,
ngựa, chồn, hải cẩu, cá voi và có thể gây bệnh cho cả con người. Chủng virus
có ñộc lực cao thường gây bệnh trầm trọng với tỷ lệ chết cao, có thể lên tới
100% số gia cầm nhiễm bệnh chỉ trong vài giờ ñến vài ngày. Do tính chất
nguy hiểm của bệnh, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) xếp bệnh vào Bảng A -
Danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất (Trần Hữu Cổn, Bùi Quang
Anh, 2004).
Virus cúm gia cầm phân bố rộng rãi trên khắp các châu lục, vì vậy dịch
bệnh xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm xuất
hiện lần ñầu tiên vào cuối năm 2003. ðến nay ñã xảy ra nhiều ñợt dịch lớn
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
2
với tổng số gia cầm chết do dịch và phải tiêu hủy trên 50 triệu con, ước thiệt
hại kinh tế lên ñến hàng ngàn tỷ ñồng (Báo cáo Chính phủ, 2007).
Tại Bắc Ninh, theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh, từ năm 2004 ñến
nay dịch cúm gia cầm ñã xảy ra 7 ñợt và ñược phát hiện ñầu tiên vào ngày
23/01/2004 tại huyện Từ Sơn, sau ñó dịch xảy ra trên diện rộng. ðến hết năm
2010 ñã có 65 lượt xã, thị trấn ở 8/8 huyện, thị xã, thành phố có dịch...với số
gia cầm chết do dịch và phải tiêu hủy hàng trăm ngàn con, ước thiệt hại hàng
chục tỷ ñồng.
ðể làm rõ một số ñặc ñiểm dịch tễ học của bệnh cúm gia cầm và kết
quả công tác phòng chống dịch cúm trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi
thực hiện ñề tài: "Tình hình dịch cúm gia cầm và kết quả tiêm phòng
vacxin H5N1, H5N2 của Trung Quốc cho gà, vịt nuôi tại Bắc Ninh từ năm
2004 ñến năm 2010".
1.2. MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI
- Làm rõ một số ñặc ñiểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm, mức ñộ thiệt
hại và kết quả thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên ñịa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
- ðánh giá hiệu quả của việc tiêm vacxin H5N1, H5N2 trong việc
phòng chống bệnh cúm gia cầm tại Bắc Ninh.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
- Các kết quả ñiều tra, nghiên cứu về dịch cúm gia cầm tại Bắc Ninh
nhằm cung cấp, bổ sung và hoàn thiện các thông tin về tình hình dịch bệnh và
ñặc ñiểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam.
- Các biện pháp tổ chức thực hiện và kết quả tiêm vacxin cúm gia cầm
ñại trà qua các năm nhằm rút kinh nghiệm ñể chỉ ñạo thực hiện tốt hơn ở Bắc
Ninh nói riêng và cả nước nói chung.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ BỆNH CÚM GIA CẦM
Bệnh cúm gia cầm lần ñầu tiên ñược Porroncito mô tả vào năm 1878 và
ông nhìn nhận một cách sáng suốt rằng tương lai sẽ là một bệnh quan trọng và
nguy hiểm. Năm 1901, Centanni và Svunozzi ñã ñề cập ñến ổ dịch này và xác
ñịnh ñược căn nguyên siêu nhỏ qua lọc (Filterableagent) là yếu tố gây bệnh.
Mãi ñến năm 1955, Achfer ñã xác ñịnh ñược căn nguyên gây bệnh thuộc
nhóm virus cúm type A thông qua kháng nguyên bề mặt là H7N1 và H7N7,
gây chết nhiều gà, gà tây và chim hoang ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi,
Trung Cận ðông (Lê Văn Năm 1, 2004).
Năm 1963, virus cúm type A ñược phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ do loài
thuỷ cầm di trú dẫn nhập virus vào ñàn gà. Cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX,
phân type H1N1 phân lập ñược từ lợn và có liên quan ñến những ổ dịch ở gà
tây. Mối liên hệ giữa lợn và gà tây là những dấu hiệu ñầu tiên về virus cúm ở
ñộng vật có vú có thể lây nhiễm và gây bệnh cho gia cầm. Các nghiên cứu
ñều cho rằng virus cúm type A phân type H1N1 ñã ở lợn và truyền cho gà tây,
ngoài ra phân type H1N1 ở vịt còn truyền cho lợn. Từ khi phát hiện ra virus
cúm type A, các nhà khoa học thấy rằng virus cúm có ở nhiều loài chim
hoang dã và gia cầm nuôi ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Dịch bệnh
nghiêm trọng nhất ñối với gia cầm là do những chủng gây bệnh có ñộc lực
cao thuộc phân type H5 và H7 như ở Scotland năm 1959 là H5N1, ở Mỹ năm
1983-1984 là H5N2 (Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh, 2004).
Năm 1971, Beard C.W ñã mô tả virus gây bệnh và ñặc ñiểm bệnh lý
lâm sàng của gà trong các ổ dịch cúm khá lớn xảy ra ở Hoa Kỳ. Từ năm
1960-1979 bệnh ñược phát hiện ở Canada, Mehico, Achentina, Braxin, Nam
Phi, Ý, Pháp, Anh, Hà Lan, Australia, Hông Kông, Nhật Bản, các nước vùng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
4
Trung Cận ðông, các nước thuộc liên hiệp Anh và Liên Xô cũ (Phạm Sỹ
Lăng , 2004).
Dịch cúm gia cầm ñã xảy ra ở khắp các châu lục trên thế giới và ngày
càng nguy hiểm ñối với các loài gia cầm và sức khoẻ của cộng ñồng, nó ñã
thôi thúc Hiệp hội các nhà chăn nuôi gia cầm và các nhà khoa học tổ chức hội
thảo chuyên ñề về bệnh cúm gia cầm. Năm 1981, hội thảo lần ñầu tiên tổ chức
tại Beltsville MD, tiếp theo ñó hội thảo lần thứ 2 và thứ 3 ñều ñược tổ chức tại
Ailen vào các năm 1987, 1992. Từ ñó ñến nay trong các hội nghị về dịch tễ
trên thế giới, bệnh cúm gia cầm luôn là một trong những nội dung ñược coi
trọng (Lê Văn Năm 1, 2004).
2.2. TÌNH HÌNH DỊCH CÚM GIA CẦM TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
2.2.1. Trên thế giới
Virus cúm gia cầm phân bố khắp toàn cầu, vì vậy dịch bệnh ñã xảy ra ở
nhiều nước trên thế giới.
Năm 1983-1984 tại Mỹ, dịch cúm gà xảy ra do chủng virus H5N2 ở 3
bang Pensylvania, Virginia, Newtersey làm chết và tiêu huỷ hơn 19 triệu gà
(Phạm Sỹ Lăng, 2004). Cũng trong thời gian này tại Ireland, người ta phải
tiêu huỷ 270 nghìn con vịt tuy không có triệu chứng lâm sàng nhưng ñã phân
lập ñược virus cúm chủng ñộc lực cao (HPAI) ñể loại trừ bệnh một cách hiệu
quả, nhanh chóng.
Năm 1977 ở Minesota ñã phát hiện dịch bệnh ở gà tây do chủng H7N7.
Năm 1986 ở Australia dịch cúm gà xảy ra tại bang Victoria do chủng H5N2.
Năm 1997 ở Hông Kông dịch cúm xảy ra do virus cúm type A subtype
H5N1. Toàn bộ ñàn gia cầm của lãnh thổ này ñã bị tiêu diệt vì ñã gây tử vong
cho con người (Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh, 2004). Như vậy ñây là lần
ñầu tiên virus cúm gia cầm ñã vượt “rào cản về loài” ñể lây cho người ở Hồng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
5
Kông làm cho 18 người nhiễm bệnh trong ñó có 6 người chết (Nguyễn Hoài
Tao, Nguyễn Tuấn Anh, 2004).
Năm 2003, ở Hà Lan dịch cúm gia cầm xảy ra với quy mô lớn do
chủng H7N7, 30 triệu gia cầm bị tiêu huỷ, 83 người lây nhiễm và 1 người
chết, gây thiệt hại hết sức nghiêm trọng về kinh tế (Phạm Sỹ Lăng 1, 2004).
Cuối năm 2003 ñầu năm 2004 ñã có 11 quốc gia ở châu Á thông báo có
dịch cúm là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ðặc khu hành chính Hồng
Kông, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonexia, ðài Loan, Pakistan và Việt Nam
(Bùi Quang Anh, 2005).
Tại Hàn Quốc ổ dịch cúm gia cầm ñầu tiên ñược xác ñịnh vào ngày
12/12/2003 và ñến ngày 24/03/2004 mới ñược khống chế, do chủng virus
H5N1 gây bệnh cho gà. ðợt dịch thứ 2 kết thúc ngày 10/12/2004 do chủng
virus H5N2 gây ra.
Ngày 12/01/2004 dịch cúm gia cầm H5N1 phát ra tại Nhật Bản ñến
ngày 05/03/2004, ñã tiêu huỷ 275.000 con gà. ðợt dịch thứ 2 xảy ra từ ngày
01/07/2005 ñến ngày 09/12/2005 do chủng virus H5N2 gây bệnh cho gà.
Ổ dịch cúm gia cầm H5N1 ñầu tiên xuất hiện tại Thái Lan ñược xác
ñịnh vào ngày 23/01/2004 ở tỉnh Chiang Mai do chủng virus H5N1 gây bệnh
cho gà, vịt, ngỗng, chim cút, gà tây, cò, hổ. ðợt dịch thứ 2 từ ngày
03/07/2004 ñến ngày 14/02/2005. Sau ñó dịch vẫn xảy ra rải rác, ngày
17/03/2005 dịch xảy ra ở một ñàn gà 50 con thuộc tỉnh Sukhothai. Tháng
08/2006 dịch ñã tái phát gây bệnh cho gia cầm và người.
Ở Campuchia, dịch cúm H5N1 xảy ra từ ngày 24/01/2004, ổ dịch cuối
cùng ñược ghi nhận vào tháng 04/2005, virus gây bệnh cho gà, vịt, ngỗng, gà
tây, gà nhật và chim hoang.
Tại Lào, bệnh cúm H5N1 bắt ñầu xuất hiện từ ngày 27/01/2004 ñến
13/02/2004 ở 3 tỉnh, ñã tiêu huỷ hơn 155.000 con gà.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
6
Ổ dịch cúm gia cầm H5N1 ñầu tiên xuất hiện tại Indonesia ñược xác
nhận vào ngày 06/02/2004, ñợt dịch thứ 2 xảy ra ngày 25/11/2005 do chủng
virus H5N1 gây bệnh cho gà, vịt, chim cút, và lợn (lợn không có triệu chứng
lâm sàng).
Tại Trung Quốc, ngày 06/02/2004 ổ dịch cúm ñầu tiên xuất hiện, virus
phân lập từ gà, vịt, ngỗng, chim cút, bồ câu, chim trĩ, thiên nga ñen, ngỗng
ñầu khoang, mòng ñầu ñen, mòng ñầu nâu, vịt lông ñỏ và chim cốc.
Ngày 19/08/2004 ở tỉnh Kalantan, Malaisia ổ dịch cúm ñầu tiên xuất
hiện, ñợt dịch thứ 2 phát ra ngày 22/11/2004, số gia cầm tiêu huỷ trên 18.000
con. Trong tháng 07 và tháng 08 năm 2006 dịch xảy ra rất nặng nề ở người.
Tại Hồng Kông, dịch cúm xảy ra ngày 26/01/2004, ca bệnh cuối cùng
ghi nhận ngày 10/01/2005, virus ñược phân lập từ chim cắt, diệc xám và diệc
Trung Quốc.
Myanmar, cuối tháng 03/2005 ñã phát hiện hàng nghìn gà chết nghi
nhiễm virus cúm gia cầm.
Ngoài các ổ dịch do virus cúm H5N1 nêu trên còn có 7 nước và vùng
lãnh thổ có các ổ dịch cúm gia cầm do các chủng khác gây ra, gồm Cộng hoà
dân chủ nhân dân Triều Tiên, ðài Loan, Pakistan, Canada, Hoa Kỳ, Nam Phi
và Ai Cập (Tô Long Thành, 2004); (Tô Long Thành, 2006).
Cuối năm 2005, dịch cúm gia cầm H5N1 bắt ñầu lan sang các nước
Trung Á, Nga, rồi tràn sang ðông Âu, xâm nhập vào các nước vùng Tiểu Á,
Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Bắc- Trung Phi (Salzberg SL, 2007).
Các năm tiếp theo, dịch cúm gia cầm vẫn liên tục xảy ra ở nhiều nước
và vùng lãnh thổ. Năm 2007, dịch cúm gia cầm ñã xuất hiện ở 30 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới. ðặc biệt tại Indonesia, dịch cúm gia cầm dây dưa
kéo dài. Ở một số quốc gia Châu Phi, nơi ñược cho là virus cúm gia cầm có
nguy cơ biến ñổi cũng ñã phát dịch. Tại Châu Á, dịch ñã tái phát ở Lào,
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
7
Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam. Một số quốc gia
có ngành chăn nuôi phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc dịch
cũng tái phát. Dịch cúm gia cầm cũng ñã xảy ra ở một số nước Châu Âu như
Nga, Hungari, Rumani và Anh.
Năm 2008, có 28 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất hiện dịch cúm gia
cầm, bao gồm: Bangladesh, Benin, Campuchia, Canada, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Ai Cập, ðức, ðặc khu hành chính Hồng Kông, Ấn ðộ, Israel, Iran,
Nhật Bản, Lào, Myanmar, Nigeria, Pakistan, Ba Lan, Rumani, Nga, Ả rập Xê
út, Thái Lan, Thụy Sỹ, Togo, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Vương quốc Anh và Việt Nam.
Năm 2009, có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có dịch, bao
gồm: Afghanistan, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, ðức, ðặc khu hành
chính Hồng Kông, Ấn ðộ, Nhật Bản, Lào, Mông Cổ, Nepal, Nigeria, Nga,
Tây Ban Nha, Thái Lan, Togo và Việt Nam. Tại Trung Quốc ñã có 7 người
nhiễm virus cúm.
Năm 2010, dịch cúm gia cầm phát ra tại 16 quốc gia và vùng lãnh thổ,
bao gồm: Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, ðặc khu hành chính Hồng
Kông, Ấn ðộ, Lào, Myanmar, Mông Cổ, Nepal, Bhutan, Rumani, Bungari,
Nga, Tây Ban Nha, Israel và Việt Nam.
2.2.2. Trong nước
Cuối tháng 12/2003, dịch cúm gia cầm ñã bùng phát ở Việt Nam, dịch
phát ra tại trại gà giống của công ty C.P (Thái Lan) trên ñịa bàn xã Thuỷ Xuân
Tiên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (cũ) gây ốm, chết 8.000 gà trong 4
ngày. Sau ñó dịch ñã nhanh chóng lây lan ra hầu hết các tỉnh, thành trong cả
nước chỉ trong một thời gian ngắn. Dịch ñã làm hàng chục triệu gia cầm phải
tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới
các hoạt ñộng xã hội, ñặc biệt là sức khỏe cộng ñồng. Tính ñến tháng 1/2004
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
8
dịch ñã bùng phát ở 57/64 tỉnh thành trong cả nước (Ban chỉ ñạo quốc gia phòng
chống dịch cúm gia cầm, 2005).
ðể thuận lợi cho việc ñánh giá về dịch tễ học có thể chia quá trình dịch
từ khi xuất hiện vào tháng 12/2003 ñến 2007 thành 4 ñợt dịch chính (Báo cáo
Chính phủ, 2007):
* ðợt dịch thứ nhất: từ cuối tháng 12/2003 ñến 30/3/2004.
Cuối tháng 12/2003, dịch cúm gia cầm thể ñộc lực cao với tác nhân gây
bệnh là virus cúm gia cầm H5N1 xảy ra ở Việt Nam. Lần ñầu tiên dịch xảy ra
ở nước ta, vì thể nó có thể ñược coi là một bệnh mới ở gia cầm. Dịch lây lan
nhanh chóng, với nhiều ổ dịch xuất hiện cùng một lúc ở nhiều ñịa phương
khác nhau. Chỉ trong vòng 2 tháng, ñến ngày 27/2/2004 dịch ñã xuất hiện ở
2.574 xã, thị trấn (chiếm 24,6%) thuộc 381 huyện, quận, thị xã (chiếm 60%)
của 57 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng số gia cầm bị mắc bệnh, chết và
tiêu hủy hơn 43,9 triệu con, chiếm 16,8% tổng ñàn, trong ñó gà 30,4 triệu
con, thủy cầm 13,5 triệu con. Ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các
loại chim khác bị chết và tiêu hủy.
ðồng bằng sông Hồng và ñồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực có
tỷ lệ số xã, thị trấn có gia cầm bị mắc bệnh cao nhất (Trần Hữu Cổn, Bùi
Quang Anh, 2004).
* ðợt dịch thứ hai: từ tháng 4/2004 ñến tháng 5/2005.
Tháng 4/2004, dịch cúm gia cầm thể ñộc lực cao ñã tái xuất hiện ở một
số tỉnh thuộc ñồng bằng sông Cửu Long. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở các hộ
chăn nuôi nhỏ lẻ và hầu như không có trang trại chăn nuôi lớn nào bị nhiễm
bệnh. Dịch có xu hướng xuất hiện ở những vùng chăn nuôi nhiều thủy cầm.
Trong ñợt này, dịch ñã xuất hiện ở 670 xã, của 182 huyện, thuộc 36 tỉnh,
thành phố (15 tỉnh phía Bắc, 21 tỉnh phía Nam). Dịch xuất hiện nhiều nhất
vào tháng 1/2005 với 143 ổ dịch xảy ra ở 31 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
9
tiêu hủy trong thời gian này là 1.931.278 con gia cầm, trong ñó gà 526.494
con; vịt, ngan 833.821 con; chim cút 570.936 con.
* ðợt dịch thứ ba: từ 1/10/2005 ñến 15/12/2005.
Dịch cúm gia cầm ñã tái phát ở 305 xã, phường, thị trấn thuộc 108
quận, huyện của 24 tỉnh, thành phố. Số gia cầm ốm, chết và tiêu hủy là
3.973.000 con, trong ñó có 1.245.282 con gà; 2.242.937 con vịt, ngan;
484.781 con chim cút, bồ câu và chim cảnh.
* ðợt dịch thứ tư: từ ngày 6/12/2006 ñến ngày 24/10/2007.
Dịch ñã tái phát ở 250 xã, phường, thị trấn thuộc 103 quận, huyện của
30 tỉnh, thành phố, nhưng tập trung chủ yếu ở 8 tỉnh thuộc ñồng bằng sông
Cửu Long. Số gia cầm ốm chết và tiêu hủy là 398.000 con. ðặc ñiểm của ñợt
dịch này là bệnh phát mạnh ở vịt nhất là ở các ñàn vịt 1-2 tháng tuổi chưa
ñược tiêm phòng vacxin và chủ yếu xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không
áp dụng các biện pháp phòng dịch.
ðược sự chỉ ñạo của Bộ chính trị, Chính phủ, các ban ngành ñoàn thể,
các cấp chính quyền ở Trung ương cũng như ñịa phương nên dịch cúm gia
cầm dần ñược kiểm soát. Nhưng sau một thời gian, do ý thức của người dân,
do việc kiểm dịch nhập khẩu gia cầm không chặt chẽ.... nên dịch cúm gia cầm
lại tiếp tục xảy ra nhưng ở mức ñộ lẻ tẻ.
Từ tháng 1/2008 ñến 26/3/2008 dịch cúm gia cầm xảy ra ở 43 xã thuộc
31 huyện của 18 tỉnh. Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 54.589 con.
Năm 2009, trên ñịa bàn cả nước ñã xảy ra 129 ổ dịch tại 71 xã, phường,
thị trấn thuộc 35 quận, huyện của 17 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm chết và
tiêu hủy là 105.561 con gia cầm, trong ñó gà 23.733 con; vịt, ngan 81.828 con.
Năm 2010, dịch cúm gia cầm xảy ra ở 56 xã thuộc 33 quận, huyện của
20 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 36.812 con.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
10
Các ổ dịch xảy ra từ năm 2008 ñến nay thường ở các ñàn gia cầm chưa
ñược tiêm phòng, ñặc biệt là các ñàn thủy cầm. Các ổ dịch chỉ xuất hiện rải
rác, nhỏ lẻ, phân bố khắp cả 3 miền trong các khoảng thời gian khác nhau.
Khi dịch xuất hiện thường ñược các ñịa phương bao vây, xử lý ngay nên các ổ
dịch hầu như không có hiện tượng lây lan ra diện rộng.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ BỆNH CÚM GIA CẦM
Ngày 07/08/2003, virus cúm gia cầm ñã ñược phân lập ở Việt Nam từ
các mẫu bệnh phẩm ngan mắc bệnh. Sau ñó nhờ sự giúp ñỡ của Trung tâm
khống chế dịch bệnh CDC (Hoa Kỳ), tháng 09/2003 ñã xác ñịnh ñược kháng
nguyên H5 của virus cúm, ñến tháng 01/2004 ñã xác ñịnh ñược kháng nguyên
N của virus cúm phân lập tại các ổ dịch là N1 (Trương Văn Dung, Nguyễn
Viết Không, 2004).
Nguyễn Tiến Dũng và cs (2004), thông qua giải mã gen của virus ñã
cho thấy dịch cúm gia cầm tại Việt Nam là do một loại virus duy nhất gây ra.
Dịch cúm gia cầm H5N1 ở Việt Nam có nguồn gốc từ một ổ dịch ban ñầu sau
ñó lây lan ra khắp cả nước. Virus cúm gia cầm H5N1 ở Việt Nam có nguồn
gốc từ các virus cúm lưu hành ở Trung Quốc.
Thực tế về loài mắc bệnh, ở nước ta có ñiểm khác. Trước ñây chỉ mắc ở
loài chim cạn (gà, gà tây, chim cút), trong khi ñó dịch cúm gia cầm ở nước ta
phát triển rất mạnh không chỉ ở loài chim cạn mà còn cả ở thủy cầm (những
loài vật trước ñây ñược coi là loài không mắc ._.bệnh). Tỷ lệ mắc bệnh gần như
100%, tỷ lệ chết trung bình 60% (Bùi Quang Anh, Văn ðăng Kỳ, 2004); (Lê
Văn Năm 1, 2004).
Năm 2005, khảo sát dịch tễ của 3 ñợt dịch, Nguyễn Tiến Dũng, ðỗ Quý
Phương, ñã chỉ ra rằng nguồn gốc các ổ dịch trong vụ dịch cuối năm 2003 ñầu
năm 2004 là do sự di chuyển của ñàn gia cầm giống, còn ñợt dịch thứ 2 là từ
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
11
ngan, sau ñó ñến vịt, ñợt dịch thứ 3 tại Tây Nam Bộ là do bán gia cầm bệnh
và vịt mang trùng.
Nguyễn Tiến Dũng và cs (2005), khảo sát 2.000 mẫu huyết thanh và
mẫu dịch ổ nhớp của vịt ở một số tỉnh phía Bắc và Tây Nam Bộ cho thấy:
Trung bình cứ 1.000 vịt có 1,5 vịt mang virus cúm H5. Ngoài virus
cúm H5 vịt còn nhiễm H3, H4, H6, H9 và H11.
Thời gian tồn tại ngoài môi trường, thời gian thải virus cũng như lượng
virus ñược thải ra từ vịt nhiễm H5N1 ñều tăng hơn virus H5N1 Hồng Kông
năm 1997.
Virus H5N1 sau khi nhân lên ở vịt sẽ dễ dàng biến ñổi kháng nguyên HA.
Virus ñược thải ra từ vịt bệnh, kể cả loại cường ñộc và loại không
cường ñộc với vịt ñều có khả năng gây bệnh cho gà. Vì vậy, vịt ñược coi là
nguồn tàng trữ virus H5N1 ñể gây bệnh lâu dài do cơ thể vẫn nhiễm virus mà không
phát bệnh (Nguyễn Tiến Dũng và cs, 2004); Nguyễn Tiến Dũng và cs, 2005).
Viện Thú y ñã xét nghiệm 188 mẫu dịch mũi của lợn ở 3 tỉnh Hà Tây
(cũ), Thái Bình và Hải Phòng tại vùng dịch cúm gia cầm ñang xảy ra, ñã xảy
ra và xung quanh vùng dịch. Kết quả phân lập không phát hiện thấy virus cúm
H5N1 (Trương Văn Dung, Nguyễn Viết Không, 2004).
Bằng phương pháp RT-PCR, Viện Thú y ñã kiểm tra 320 mẫu dịch ổ
nhớp của chim tại một số ñịa phương trong ñó có vườn quốc gia Xuân Thủy,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam ðịnh, kết quả không phát hiện thấy virus cúm
(Nguyễn Tiến Dũng và cs, 2005).
Trần Mạnh Giang (2009), cho thấy dịch cúm gia cầm trên ñịa bàn Hà
Nội qua các năm 2004, 2005 và 2007 phát ra lẻ tẻ, rải rác, có tính chất ñịa
phương. Chưa có bằng chứng lây trực tiếp từ ñàn gia cầm này sang ñàn gia
cầm khác mà chủ yếu là lây gián tiếp. Chiều hướng nhiễm bệnh ở ñàn gà
giảm xuống nhưng ở ñàn thủy cầm thì tăng lên.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
12
Kết quả thử nghiệm của Viện Thú y cho thấy vacxin H5N2 của Intervet
(Hà Lan); H5N2 và H5N1 của Trung Quốc, tiêm cho ñàn gia cầm ñều ñạt yêu
cầu về ñộ tinh khiết, ñộ an toàn và hiệu lực theo ñúng tiêu chuẩn của nhà sản
xuất. ðặc biệt vacxin H5N1 của Trung Quốc có thể tiêm cho ñàn vịt có huyết
thanh dương tính vẫn ñạt tỷ lệ bảo hộ tốt và an toàn.
ðào Yến Khanh (2005), kiểm nghiệm và khảo nghiệm vacxin cúm gia
cầm H5N2 vô hoạt nhũ dầu nhập từ Trung Quốc và Hà Lan, kết quả cho thấy
ñều ñạt chỉ tiêu an toàn, vô trùng và hiệu lực. ðàn gà sau khi tiêm vacxin ñạt
mức bảo hộ ở tuần thứ 3 và hiệu giá kháng thể ñạt cao nhất ở tuần thứ 6. Giá
trị GMT của gà ñược tiêm vacxin cúm gia cầm của Trung Quốc thấp hơn của
Hà Lan trong suốt quá trình thử nghiệm.
Kết quả kiểm nghiệm và khảo nghiệm vacxin H5N1 của Trung Quốc
trên vịt nuôi tại Bắc Ninh của Vũ Mỹ Hạnh (2007): ñạt chỉ tiêu về an toàn,
hiệu lực và ñộ thuần khiết cho phép. Hiệu giá kháng thể trung bình cao nhất
tại thời ñiểm 7 tuần sau khi tiêm mũi 1.
Kết quả khảo sát ñáp ứng miễn dịch của ngan, vịt với vacxin cúm gia
cầm H5N1 do Trung Quốc sản xuất trên thực ñịa của Dư ðình Quân (2006):
vịt ñẻ có ñáp ứng miễn dịch khá tốt với vacxin cúm vô hoạt nhũ dầu H5N1.
Tình trạng miễn dịch ñủ bảo hộ cho 66,67 - 90,00% số vịt thí nghiệm kéo dài
trong khoảng thời gian từ 7 ñến 11 tuần sau khi tiêm vacxin. Vịt 1 ngày tuổi
không có ñáp ứng miễn dịch, vịt 15 ngày tuổi có ñáp ứng miễn dịch trung
bình, ngan 15 ngày tuổi có ñáp ứng miễn dịch yếu.
Ninh Văn Hiểu (2006), tiêm vacxin H5N1 và H5N2 của Trung Quốc ñể
phòng bệnh cho gà, vịt trên ñịa bàn tỉnh Nam ðịnh. Tỷ lệ bảo hộ và hiệu giá
kháng thể trung bình của gà, vịt cao nhất tại thời ñiểm 60 ngày sau khi tiêm,
ñộ dài miễn dịch kéo dài 4 tháng. Hiệu giá kháng thể của gà, vịt ñược tiêm
vacxin năm 2006 cao hơn năm 2005.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
13
Vacxin cúm A/H5N1 ñược sản xuất thử nghiệm tại Xí nghiệp thuốc thú
y Trung ương ñạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu vô trùng và an toàn cho gà theo tiêu
chuẩn ngành. Tỷ lệ bảo hộ của vacxin ñối với gà từ 1-3 ngày tuổi và gà >14
ngày tuổi ñạt từ 90-100% (Lương Thị Hải Yên, 2010).
Lê Thi Nương (2010), khảo sát sự biến ñộng hiệu giá kháng thể của ñàn
gà sinh sản nuôi trong nông hộ tại huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội sau
khi tiêm vacxin cúm H5N1 nhập từ Trung Quốc, kết quả cho thấy: gà ñược
tiêm mũi thứ nhất có hiệu giá kháng thể trung bình cao nhất ở 60 ngày (7,68
log2, tỷ lệ bảo hộ 100%), gà ñược tiêm vacxin mũi thứ hai, hiệu giá kháng thể
trung bình cao nhất ở 30 ngày (7,92 log2, tỷ lệ bảo hộ 100%).
2.4. BỆNH CÚM GIA CẦM
2.4.1. Căn bệnh
Virus cúm gia cầm là thành viên của họ Orthomyxoviridae. Họ này bao
gồm 4 nhóm virus:
Nhóm virus cúm A gây bệnh cho mọi loài chim, một số ñộng vật có vú
và cả con người.
Nhóm virus cúm B chỉ gây bệnh cho người.
Nhóm virus cúm C gây bệnh cho người, lợn.
Nhóm Thogotovirus phân lập ñược từ loài ve (Muphy BR, Webster
RG, 1996).
Virus thuộc họ Orthomyxoviridae có ñặc tính cấu trúc chung là:
Vỏ ngoài là lớp lipit có gắn các glycoprotein gây ngưng kết hồng cầu
(kháng nguyên bề mặt) có tên gọi là Hemagglutinin (H) và một loại protein
enzym có thụ thể có tên gọi Nueraminidae (N), chúng là những kháng nguyên
có tính ña dạng cao và có vai trò quan trọng trong miễn dịch bảo hộ (Capua I
& Marrangon S, 2000); (Alexander D.J, 2007).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
14
Hạt virion có cấu trúc là axit Ribonucleic sợi âm ở dạng ñơn, ñộ dài
13.500 nucleotit chứa 8 phân ñoạn kế tiếp nhau mã hoá cho 10 loại protein
khác nhau của virus là HA, NA, NP, M1, M2, PB1, PB2, PA, NS1, NS2. Tám
phân ñoạn của sợi RNA có thể tách và phân biệt rõ ràng nhờ phương pháp
ñiện di (Muphy BR, Webster RG, 1996).
[www.biolog.p/ptasia-grypa-5.htm]
* ðặc tính kháng nguyên của virus cúm typ A
Các loại kháng nguyên ñược nghiên cứu nhiều nhất là protein nhân
(Nucleoprotein, NP), protein ñệm ((Matrix protein, M1), protein gây ngưng
kết hồng cầu (Hemagglutinin, HA), và protein enzym cắt thụ thể
(Neuraminidae, NA). NP và M1 là protein thuộc loại hình kháng nguyên ñặc
hiệu nhóm (genus-specific antigen), ký hiệu là gs kháng nguyên; HA và NA
là protein thuộc loại hình kháng nguyên ñặc hiệu type và dưới type (typ-
specific antigen), ký hiệu là ts kháng nguyên.
Một ñặc tính quan trọng là virus cúm có khả năng gây ngưng kết hồng
cầu của nhiều loài ñộng vật. ðó là sự kết hợp giữa mấu lồi kháng nguyên HA
trên bề mặt của virus cúm với thụ thể có trên bề mặt hồng cầu, làm cho hồng
cầu ngưng kết với nhau tạo thành mạng ngưng kết thông qua cầu nối virus,
gọi là phản ứng ngưng kết hồng cầu HA (Hemaggnutination test).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
15
Kháng thể ñặc hiệu của kháng nguyên HA có khả năng trung hoà các loại
virus tương ứng, chúng là kháng thể trung hoà có khả năng triệt tiêu virus gây
bệnh. Nó có thể phong toả sự ngưng kết bằng cách kết hợp với kháng nguyên
HA. Do vậy thụ thể của hồng cầu không bám vào ñược ñể liên kết tạo thành
mạng ngưng kết. Người ta gọi phản ứng ñặc hiệu KN-KT có hồng cầu tham gia
là phản ứng ngăn cản ngưng kết hồng cầu HI (Hemagglutination inhibition test).
Phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và phản ứng ngăn cản ngưng kết
hồng cầu (HI) ñược sử dụng trong chẩn ñoán bệnh cúm gia cầm.
Sự phức tạp trong diễn biến kháng nguyên của virus cúm, sự biến ñổi
và trao ñổi trong nội bộ gen dẫn ñến sự biến ñổi liên tục về tính kháng nguyên
(Ito. T và Y. Kawaoka, 1998); (Horimoto T và Kawaoka Y, 2001). Có 2 cách
biến ñổi kháng nguyên của virus cúm:
+ ðột biến ñiểm (ñột biến ngẫu nhiên hay hiện tượng trôi trượt, lệch lạc
về kháng nguyên- Antigenic drift): ðây là kiểu ñột biến xảy ra liên tục, thường
xuyên trong quá trình tồn tại của virus mà bản chất là do có sự thay ñổi nhỏ về
trình tự nucleotit của gen mã hóa, ñặc biệt ñối với kháng nguyên H và kháng
nguyên N. Kết quả là tạo ra các phân type cúm hoàn toàn mới có tính thích ứng
loài vật chủ khác nhau và mức ñộ ñộc lực gây bệnh khác nhau. Chính nhờ sự
biến ñổi này mà virus cúm A tạo nên 16 kháng nguyên H (H1-H16) và 9 kháng
nguyên N (N1-N9) (Suarez. D.L, M.L. Perdue, 1998).
+ ðột biến tái tổ hợp di truyền (hiện tượng thay ca-antigenic Shift):
Hiện tượng tái tổ hợp gen ít xảy ra hơn so với hiện tượng ñột biến ñiểm. Hiện
tượng này chỉ xảy ra khi 2 hoặc nhiều loại virus cúm khác nhau cùng nhiễm
vào một tế bào chủ do sự trộn lẫn 2 bộ gen của virus. ðiều này tạo nên sự sai
khác cơ bản về bộ gen của virus cúm ñời con so với virus bố mẹ. Khi hiện
tượng tái tổ hợp gen xuất hiện có thể sẽ gây ra các vụ dịch lớn cho người và
ñộng vật với mức ñộ nguy hiểm không thể lường trước ñược.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
16
Vụ dịch năm 1918-1919 làm chết 40-50 triệu người mà tác nhân gây
bệnh là virus H1N1 từ lợn lây sang người kết hợp với virus cúm người tạo ra
chủng virus mới có ñộc lực rất mạnh (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2004).
Hạt virus cúm A có cấu trúc là 8 ñoạn gen nên về lý thuyết từ 2 virus có
thể xuất hiện 256 kiểu tổ hợp của virus thế hệ sau (Trần Hữu Cổn, Bùi Quang
Anh, 2004).
Ito T và Kawaoka.Y (1998), nghiên cứu về ñặc tính kháng nguyên của
virus cúm thấy giữa các biến thể tái tổ hợp và biến chủng subtype về huyết
thanh học không hoặc rất ít có phản ứng chéo. ðây là ñiểm trở ngại lớn cho
việc nghiên cứu nhằm tạo ra vacxin cúm ñể phòng bệnh cho người và ñộng
vật (Kawaoka.Y, 1991); (Ito T, J.N. Couceiro,1998).
* ðộc lực của virus
ðộc lực của virus cúm gia cầm có sự dao ñộng lớn, phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trước hết là protein HA (Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh, 2004).
ðể ñánh giá ñộc lực của virus cúm, các nhà khoa học sử dụng phương
pháp gây bệnh cho gà 3-6 tuần tuổi bằng cách tiêm tĩnh mạch 0,2 ml nước
trứng ñã ñược gây nhiễm virus với tỷ lệ pha loãng 1/10, sau ñó ñánh giá mức
ñộ nhiễm bệnh của gà ñể cho ñiểm (chỉ số IVPI). ðiểm tối ña là 3 ñiểm và ñó
là virus có ñộc lực cao nhất. Theo Quy ñịnh của Tổ chức Thú y thế giới
(OIE), virus nào có chỉ số IVPI từ 1,2 trở lên thuộc loại có ñộc lực cao (OIE,
1992); (Nguyễn Tiến Dũng, 2004).
- Virus có ñộc lực cao: nếu sau khi tiêm tĩnh mạch 10 ngày phải làm
chết 75-100% số gà thực nghiệm. Virus gây bệnh cúm gà (có thể là type phụ)
phải làm chết 20% số gà mẫn cảm thực nghiệm và phát triển tốt trên tế bào xơ
phôi trong môi trường nuôi cấy không có trypsin.
- Virus có ñộc lực trung bình: là những chủng virus gây bệnh cúm gà
với triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng gây chết gà không quá 15% số gà bị
nhiễm bệnh tự nhiên hoặc không gây quá 20% số gà mẫn cảm thực nghiệm.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
17
Virus có ñộc lực thấp: là những virus phát triển tốt trong cơ thể gà, có
thể gây ra dịch nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, không tạo ra bệnh
tích ñại thể và không làm chết gà.
Trong thực tế người ta chia virus cúm gà ra làm 2 loại: Loại virus có
ñộc lực thấp-LPAI (Low Pathogenic Avian Influenza) và loại virus có ñộc lực
cao-HPAI (Highly Pathogenic Avian Influenza). Thực tế chứng minh rằng các
chủng có ñộc lực thấp, trong quá trình lưu hành trong thiên nhiên và trong ñàn
thủy cầm có thể ñột biến nội gen hoặc ñột biến tái tổ hợp ñể trở thành các
chủng có ñộc lực cao - HPAI (Mo.I.P, M.Brugh, 1997); (Collins RA, Ko LS,
So KL, 2002).
* Sức ñề kháng của virus cúm
Virus cúm rất mẫn cảm với nhiệt ñộ, ở 56-60oC chỉ vài phút virus mất
ñộc lực. Tuy nhiên virus tồn tại khá lâu trong các vật chất hữu cơ như phân gà
ít nhất 3 tháng, 30-35 ngày ở nhiệt ñộ 4oC, 7 ngày ở nhiệt ñộ 20oC. Trong
thức ăn, nước uống bị ô nhiễm, virus có khả năng tồn tại hàng tuần. ðây
chính là nguồn tàng trữ mầm bệnh nguy hiểm và tiềm tàng ñể làm lây lan dịch
bệnh (Lê Văn Năm 1, 2004).
Trong nước ao, hồ virus vẫn có thể duy trì ñặc tính gây bệnh tới 4 ngày
ở nhiệt ñộ 22oC và trên 30 ngày ở nhiệt ñộ 0oC (Webster.R.G,
W.J.Bean,1992).
Do cấu trúc vỏ ngoài của virus là lipit nên chúng mẫn cảm với các chất
dung môi và các chất tẩy rửa như fomalin, axit, ete, các hóa chất như
phenolic, NH4+, axit loãng, natrihypochlorit và các hydroxylanine. Người ta
thường dùng các hóa chất này như là các chất sát trùng hữu hiệu ñể tẩy uế
chuồng trại, dụng cụ và các thiết bị chăn nuôi (Ilaria Capua, Stefano
Marangon, 2004).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
18
2.4.2. ðộng vật cảm nhiễm
Virus cúm type A gây bệnh cho tất cả các loài gia cầm (gà, vịt, ngan, chim
cút, vẹt, bồ câu), chim hoang dã (ñặc biệt thủy cầm di trú). Người và ñộng vật có
vú khác như lợn, ngựa, chồn, hải cẩu, thú hoang dã cũng cảm nhiễm với virus
cúm type A. Lợn mắc bệnh cúm thường do phân type H1N1 và H3N2.
Vịt nuôi bị nhiễm virus nhưng ít phát thành bệnh do vịt có sức ñề
kháng với virus gây bệnh. Trước năm 1955, gia cầm thường nhiễm chủng
virus có ñộc lực thấp. Năm 1961 ở Nam Phi ñã phân lập ñược virus cúm type
A (H5N1) gây bệnh cho cả gà và vịt (Bùi Quang Anh, Văn ðăng Kỳ, 2004),
(Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh, 2004). Tháng 3/2008, Trung tâm Chẩn ñoán
Thú y Trung ương ñã phát hiện virus cúm type A (H5N1) trên ñàn cày vằn
của rừng quốc gia Cúc Phương.
2.4.3. Các loại ký chủ của virus cúm
Virus cúm ñã phân lập ñược ở hầu hết các loài chim hoang dã như vịt
trời, thiên nga, hải âu, mòng biển, vẹt, vẹt ñuôi dài, vẹt mào, chim thuộc họ sẻ
và diều hâu. Tần xuất và số lượng virus phân lập ñược ở thủy cầm (ñặc biệt là
vịt trời) ñều cao hơn các loài khác (Bùi Quang Anh, Văn ðăng Kỳ, 2004).
Ký chủ là các sinh vật mà trên hoặc bên trong nó có sinh vật khác (ký
sinh) sinh sống gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bản thân. Virus cúm có khả
năng xâm nhập, gây nhiễm và gây bệnh cho tất cả các loài gia súc, gia cầm và
cả ñộng vật dưới nước như cá voi, hải cẩu. Tuy nhiên, về mặt sinh thái bệnh,
bệnh cúm có tính chất sinh thái vô cùng phức tạp. Mỗi loại ký chủ của virus
cúm có vai trò khác nhau trong việc lưu giữ, phát tán và làm lây lan bệnh. ðể
tiện cho việc phòng chống bệnh cúm, người ta ñã chia ký chủ của virus cúm
ra làm 3 loại (Trương Quang, 2009):
Ký chủ lưu giữ hay mang mầm bệnh là ký chủ thường nhiễm virus
nhưng không phát bệnh hoặc chỉ phát bệnh rất nhẹ (sub-clinical) hoặc chỉ con
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
19
non mắc bệnh còn các con vật trưởng thành khi nhiễm virus thì chỉ tạo ra
miễn dịch. ðối với bệnh cúm gia cầm thì các loại thủy cầm ñược coi là ký chủ
lưu giữ mầm bệnh. Tuy nhiên, ñiều này còn phụ thuộc vào ñộc lực của từng
loại virus bởi vì virus cúm gia cầm (H5N1) ñã gây bệnh với tỷ lệ chết cao ở
thủy cầm.
Ký chủ hứng chịu là loại ký chủ mẫn cảm với virus cúm và thải virus ra
môi trường xung quanh làm lây nhiễm cho các cá thể khác. Loại ký chủ này
thường phát bệnh rất nặng khi bị nhiễm nhưng lại không thể lưu giữ lâu dài
mầm bệnh trong cùng một loài vì khi nhiễm virus cúm chúng sẽ bị chết.
Những loài chim cạn như gà, gà tây, gà lôi, trĩ, ñà ñiểu...thường ñược coi là
ký chủ hứng chịu của virus cúm.
Ở loài ký chủ hứng chịu, bệnh thường phát ra rất nghiêm trọng. Lượng
virus có trong cơ thể ký chủ hứng chịu cũng rất lớn. Virus gây bệnh có phổ ký
chủ rộng hơn.
Ở ký chủ lưu giữ (thường là vịt) virus cúm chỉ gây bệnh ở phạm vi hẹp
(vịt non chẳng hạn) và tập trung vào ñường ruột, thì ở ký chủ hứng chịu (gà)
virus gây bệnh cho gà ở mọi lứa tuổi và nhân lên ở mọi cơ quan nội tạng của
gà. Mặc dù vậy, ở gia cầm như ñã nói trên còn có loại virus ñộc lực thấp
(LPAI) không gây bệnh lâm sàng. Các loại virus này khi nhiễm chuyển tiếp
nhiều ñời trên gà, sẽ thành loài có ñộc lực cao.
Ở ký chủ lưu giữ, virus hầu như ổn ñịnh về mặt di truyền. Chính vì lý
do ñó, người ta ñã ñưa ra thuyết về sự ngưng trệ tiến hóa (evolutionnary
stasis) của virus cúm ở loài thủy cầm, nhưng chúng lại biến hóa (ñột biến) rất
mạnh ở ký chủ hứng chịu. ðó chính là lý do tại sao các nhà khoa học thấy
rằng cần phải diệt hết gia cầm mắc bệnh cúm bất kể là subtype nào vì sợ
chúng sẽ sinh ra những chủng virus mới, trong khi sự lưu hành virus cúm
trong ñàn vịt không ñáng ngại như trong ñàn gà.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
20
Ký chủ lệch: ðây là loại ký chủ hiếm khi bị nhiễm virus nhưng khi
nhiễm sẽ phát bệnh nặng và không hoặc bài thải rất ít virus ñể lây nhiễm cho
các cá thể xung quanh.
Các loại ký chủ của virus H5N1: ký chủ lưu giữ là thủy cầm, ký chủ
hứng chịu là gia cầm cạn, ký chủ lệch là người và ñộng vật có vú.
Sự phân chia này chỉ mang tính tương ñối. Khi virus H5N1 có khả năng
lây từ người sang người thì con người trở thành ký chủ hứng chịu. Với virus cúm
H3N2 hiện ñang gây ra bệnh cúm thông thường ở người thì có thể nói con người
là ký chủ lưu giữ H3N2 hoặc nằm giữa ký chủ lưu giữ và ký chủ hứng chịu. Sự
phân chia này chỉ có tác dụng ñể phân biệt, diễn tả và quản lý bệnh theo từng
giai ñoạn tiến triển của dịch. Dịch cúm gia cầm xảy ra hiện nay, vịt không chỉ là
ký chủ lưu giữ bởi vịt khi nhiễm virus H5N1 chúng cũng phát bệnh với tỷ lệ chết
cao, ñây là ñiều mới với bệnh cúm gia cầm (Trương Quang, 2009).
2.4.4. Sự truyền lây
Khi gia cầm nhiễm virus cúm, virus ñược nhân lên trong ñường hô hấp
và ñường tiêu hóa của chúng. Bệnh lây truyền nhanh chóng từ cơ thể bệnh
sang cơ thể khỏe bằng ñường hô hấp thông qua các hạt aeresol có chứa virus
trong không khí hoặc qua ñường tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt
không khí, ñất, nước, phương tiện vận chuyển, quần áo, giầy dép, gia cầm
nhập khẩu, từ chim di trú, côn trùng có mang mầm bệnh, ñặc biệt là dụng cụ
chăn nuôi bị ô nhiễm (dịch bài xuất, xác vật bệnh, chất thải) của cơ thể bệnh
(Alexander D.J, 2007); (Silas L và cs, 2007).
Virus cúm dễ dàng truyền tới vùng khác do con người, phương tiện vận
chuyển, dụng cụ và thức ăn chăn nuôi. Bệnh chủ yếu truyền ngang (do tiếp xúc),
chưa có bằng chứng cho thấy bệnh có thể truyền dọc (qua phôi thai) vì những
phôi bị nhiễm virus thường chết mà không phát triển ñược (Lê Văn Năm 1, 2004).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
21
ðối với gia cầm nuôi, nguồn dịch ñầu tiên thường thấy là: Từ các loài
gia cầm nuôi khác nhau trong cùng một trang trại hoặc các trang trại khác liền
kề; từ gia cầm nhập khẩu; từ chim di trú, ñặc biệt thủy cầm ñược coi là ñối
tượng chính dẫn nhập virus vào quần thể ñàn gia cầm nuôi; từ người và các
loài ñộng vật có vú khác. Phần lớn các ổ dịch cúm gia cầm gần ñây ñã có sự
lây lan thứ cấp thông qua con người (Bùi Quang Anh, Văn ðăng Kỳ, 2004).
2.4.5. Mùa vụ phát bệnh
Bệnh cúm gia cầm xảy ra rải rác quanh năm nhưng thường tập trung
vào vụ ñông xuân từ tháng 10 năm trước ñến tháng 2 năm sau khi có những
biến ñổi bất lợi về ñiều kiện thời tiết như nhiệt ñộ thấp, ñộ ẩm cao, thời tiết có
những thay ñổi ñột ngột, là mùa chim di trú và các yếu tố bất lợi khác làm
giảm sức ñề kháng tự nhiên của con vật. ðây cũng là thời ñiểm có mật ñộ
chăn nuôi cao nhất trong năm, các hoạt ñộng vận chuyển, giết mổ gia cầm
diễn ra cao nhất trong năm cũng là ñiều kiện thuận lợi ñể dịch bệnh phát sinh
và lây lan (Dự án sử dụng vacxin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm
gia cầm thể ñộc lực cao H5N1, 2005).
2.4.6. Triệu chứng lâm sàng
Các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm diễn biến rất
ña dạng và phức tạp, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng virus, số lượng
virus, loài cảm nhiễm, tuổi, tính biệt, ñiều kiện môi trường, sự bội nhiễm một
số vi sinh vật khác.
Thời gian ủ bệnh thường ngắn chỉ vài giờ ñến 3 ngày, tùy theo số
lượng, ñộc lực của virus, loài cảm nhiễm virus gây bệnh. Một số nghiên cứu
cho thấy thời gian ủ bệnh trong nhiều trường hợp có thể dài hơn ñến 7 ngày
và lâu nhất có thể ñến 14 ngày (Lê Văn Năm 2, 2004).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
22
Khi nhiễm các chủng virus ñộc lực cao (HPAI), gia cầm thường chết
ñột ngột, tỷ lệ tử vong cao có khi ñến 100% trong vài ngày. Các triệu chứng
về hô hấp thường xuất hiện ñầu tiên và khá ñiển hình như khẹc, lắc ñầu, vẩy
mỏ, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi. Sau ñó mí mắt viêm, sưng mọng, phù
mặt, phù ñầu. Mào và tích dày lên do phù thũng, tím tái, xuất huyết. Thịt gà bị
bệnh thâm tím. Xuất huyết dưới da chân là ñặc ñiểm ñặc trưng của bệnh cúm
gia cầm.
Bên cạnh các triệu chứng trên còn thấy các triệu chứng về thần kinh
như ñi lại không bình thường, xiêu vẹo, run rẩy, mệt mỏi, nằm li bì, tụm ñống
một chỗ. Gia cầm tiêu chảy mạnh, phân loãng trắng, trắng xanh. Tỷ lệ ñẻ
giảm rất nhanh. Với chủng virus có ñộc lực thấp (LPAI), tỷ lệ chết thấp hơn
và mức ñộ biểu hiện triệu chứng cũng nhẹ hơn. Tuy nhiên khi có sự bội
nhiễm hoặc ñiều kiện chăn nuôi bất lợi thì tỷ lệ tử vong cao hơn, có thể tới
60-70% với các biểu hiện triệu chứng nặng hơn (Lê Văn Năm 2, 2004).
Triệu chứng ñặc trưng có giá trị chẩn ñoán phân biệt là mào tích sưng
to, thâm tím, tụ máu ñỏ sẫm ở dưới da chân (Vũ Quốc Hùng, 2005).
2.4.7. Bệnh tích
Mức ñộ biến ñổi bệnh tích ñại thể của bệnh cúm gia cầm cũng ña dạng
và rất khác nhau trong cùng một ñàn, phụ thuộc rất nhiều vào ñộc lực của
virus, quá trình diễn biến của bệnh (Lê Văn Năm 2, 2004). Những biến ñổi
mang tính tổng quát như sau:
Mào và tích thâm tím, phù nề, xuất huyết dưới da và rìa tích. Xuất
huyết dưới da ống chân thành vệt, nốt.
Khí quản viêm xuất huyết, chứa nhiều ñờm. Túi khí phù nề, thành túi
khí dày và có nhiều fibrin bám dính. Phổi viêm cata, xuất huyết ñến viêm
fibrin làm phổi dính vào lồng ngực.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
23
Viêm xuất huyết niêm mạc ñường ruột, dạ dày tuyến, niêm mạc tá
tràng, van hồi manh tràng và hậu môn.
Bao tim tích nước vàng, xuất huyết màng bao tim, mỡ vành tim, cơ tim.
Lách biến màu lốm ñốm vàng, rắn chắc hơn bình thường. Tụy khô dòn,
có ñiểm hoại tử trắng. Xuất huyết mỡ, rõ nhất là mỡ thành bụng.
Viêm xuất huyết buồng trứng, ống dẫn trứng, nhiều trường hợp trứng
non dập vỡ, xoang bụng tích nước vàng lợn cợn. Tụy dòn, trên bề mặt có thể
có ñiểm hoại tử.
Xuất huyết màng thanh mạc màng treo ruột, màng bao dạ dày tuyến, dạ
dày cơ, màng xương lồng ngực có thể coi là ñặc ñiểm riêng ñăc trưng của
bệnh cúm gia cầm.
Ngan, vịt bị bệnh, bệnh tích chủ yếu tập trung ở phổi, túi khí, xương
lồng ngực, tim, ñường tiêu hóa và các cơ quan sinh sản (Lê Văn Năm 2, 2004).
Các biến ñổi ñặc trưng về tổ chức học bao gồm: phù nề, xung huyết,
xuất huyết và thâm nhập limpho ñơn nhân ở cơ vân, cơ tim, lách, phổi, mào,
tích, gan, thận, mắt và thần kinh (Lê Văn Năm 2, 2004).
Ở gà tây bệnh tích dễ quan sát thấy là tụy dòn, ñiểm hoại tử nhỏ, xuất
huyết mỡ thành bụng, màng treo ruột (Trương Quang, 2009).
Bệnh tích ñặc trưng nhất có giá trị chẩn ñoán phân biệt là xuất huyết và
hoại tử tuyến tụy, phù keo nhầy dưới da ñầu, xuất huyết và phù keo nhầy dưới
da vùng ñầu gối (Vũ Quốc Hùng, 2005).
2.4.8. Miễn dịch chống bệnh của gia cầm
Miễn dịch là trạng thái ñặc biệt của cơ thể không mắc phải tác ñộng có
hại của yếu tố gây bệnh, trong khi ñó các cơ thể cùng loài hoặc khác loài lại bị
tác ñộng trong ñiều kiện sống như nhau (Vũ Triệu An, 1998). Cũng như các
ñộng vật khác, miễn dịch chống virus cúm của gia cầm có 2 loại là miễn dịch
ñặc hiệu và miễn dịch không ñặc hiệu.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
24
* Miễn dịch không ñặc hiệu
Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, gia cầm bảo vệ cơ thể trước hết
bằng miễn dịch không ñặc hiệu nhằm ngăn cản hoặc giảm số lượng và khả
năng gây bệnh của chúng. Miễn dịch không ñặc hiệu có vai trò quan trọng khi
miễn dịch ñặc hiệu chưa phát huy tác dụng. Hệ thống miễn dịch không ñặc
hiệu của gia cầm rất phát triển, bao gồm:
Hàng rào vật lý như da, niêm mạc và các dịch tiết có tác dụng bảo vệ
cơ thể ngăn cản tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Khi mầm bệnh qua hàng rào da, niêm mạc, nó gặp phải hàng rào hóa
học là kháng thể dịch thể tự nhiên không ñặc hiệu, gồm bổ thể và Interferon.
Hàng rào tế bào gồm:
+ Tiểu thực bào, quan trọng nhất là bạch cầu ña nhân trung tính chiếm
60-70% tổng số bạch cầu ở máu ngoại vi, nó thực bào những phân tử nhỏ và
vi khuẩn ngoài tế bào.
+ ðại thực bào là các tế bào lớn có khả năng thực bào, khi ñược hoạt
hóa nó sẽ nhận biết và loại bỏ các vật lạ, ngoài ra nó còn giữ vai trò quan
trọng trong sự trình diện kháng nguyên tới tế bào T và kích thích tế bào T sản
sinh ra IL-1. ðại thực bào còn tiết ra interferon có hoạt tính kháng virus,
lysozyme và các yếu tố khác có tác dụng kích thích phản ứng viêm.
+ Các tế bào diệt tự nhiên (NK) là một quần thể tế bào lâm ba cầu có
nhiều hạt với kích thước lớn. Các tế bào này có khả năng tiêu diệt các tế bào
ñã bị nhiễm virus và các tế bào ñích ñã biến ñổi, nó còn tiết ra interferol làm
tăng khả năng thực bào của ñại thực bào.
* Miễn dịch ñặc hiệu:
Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể
ñặc hiệu ñể loại trừ kháng nguyên ñó. Kháng thể ñặc hiệu có thể là dịch thể
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
25
hoặc có thể là tế bào, ñó là các lympho T mẫn cảm. Vì vậy người ta chia miễn
dịch ñặc hiệu ra làm 2 loại: miễn dịch thể và miễn dịch tế bào.
Miễn dịch dịch thể: do tế bào lympho B ñảm nhiệm, nó tiết ra các loại
globulin miễn dịch (Ig) gồm có 3 lớp chính là IgM, IgG, IgA. IgG của gia
cầm lớn hơn của ñộng vật có vú nên thường ñược gọi là IgY.
Kháng thể dịch thể chỉ có tác dụng với virus khi nó còn ở ngoài tế bào,
lớp IgM và IgG kết hợp với virus với sự tham gia của bổ thể làm tiêu diệt
virus, 2 lớp kháng thể này còn ngăn virus không cho kết hợp với Recepter của
tế bào tương ứng, ngăn cản sự hòa màng giữa vỏ virus và màng tế bào. Lớp
IgA có trong niêm mạc, nó diệt virus ngay trong hàng rào niêm mạc, không
cho virus xâm nhập vào trong.
Miễn dịch ñặc hiệu qua trung gian tế bào: quá trình ñáp ứng miễn dịch
ñặc hiệu qua trung gian tế bào do tế bào lympho T ñảm nhiệm. Các lympho
bào bắt nguồn từ tủy xương di chuyển ñến tuyến ức, tại ñó chúng ñược huấn
luyện, biệt hóa thành tiền lympho T, rồi thành lympho T chưa chín, và cuối
cùng là lympho T chín. Từ tuyến ức chúng di tản ñến các cơ quan lympho
ngoại vi như các hạch lâm ba, các mảng Payers ở ruột hoặc tới lách. Khi ñại
thực bào ñưa thông tin ñến các lympho T, chúng tiếp nhận, biệt hóa trở thành
nguyên bào lympho T rồi thành tế bào mẫn cảm với kháng nguyên có chức
năng như một kháng thể ñặc hiệu và gọi là kháng thể tế bào.
Các tế bào lympho T thực hiện 2 chức năng quan trọng: Chức năng hỗ
trợ do các lympho T có dấu ấn CD4 ñảm nhiệm (TH) và chức năng thực hiện
do các lympho T mang dấu ấn CD8 ñảm nhiệm (Nguyễn Như Thanh, 1997).
2.5. CHẨN ðOÁN BỆNH
Chẩn ñoán bệnh do virus cúm A chủ yếu là phải phân lập và ñịnh danh
ñược virus thông qua các xét nghiệm phi lâm sàng kết hợp triệu chứng lâm
sàng, mổ khám bệnh tích và dịch tễ học của bệnh.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
26
Có thể sử dụng nhiều phương pháp ñể chẩn ñoán xác ñịnh bệnh do
nhiễm virus cúm gia cầm.
* Phân lập virus
Có thể lấy bệnh phẩm là dịch ngoáy hầu họng, dịch ổ nhớp hoặc các tổ
chức phổi, khí quản, não, gan, lách, tim. Mẫu sau khi lấy ñược bảo quản trong
dung dịch PBS ở 40C và phải tiến hành phân lập trong vòng 48 giờ, nếu muốn
bảo quản dài hơn phải giữ ở -700C.
Phương pháp phân lập virus thường sử dụng là tiêm truyền qua phôi gà
9-11 ngày tuổi hoặc môi trường dòng tế bào thận chó (MDCK).
- Phân lập virus trên phôi gà.
Sử dụng phôi gà 9-11 ngày tuổi ñể phân lập virus. Mỗi mẫu bệnh phẩm
tiêm cho 3 phôi và ñược ấp ở 370C trong 7 ngày.
Trước khi thu hoạch nước trứng phải cất trứng vào tủ lạnh 40C trong 4
giờ hoặc ñể ở nhiệt ñộ - 200C trong 20 phút. Nước trứng thu ñược cho vào
ống nghiệm 10 ml và bảo quản trong tủ -700C.
Mẫu phân lập ñược kiểm tra bằng phản ứng HA, nếu âm tính có thể cấy
chuyển trên phôi trứng gà thêm 2-3 lần.
- Phân lập virus trên môi trường tế bào.
ðể có thể gây nhiễm bệnh phẩm trên môi trường tế bào, trước tiên phải
thực hiện nuôi cấy tế bào chai T-25 trong môi trường phát triển tế bào với các
hóa chất, nguyên vật liệu cần thiết. Sau khi thảm tế bào mọc từ 90% trở lên
sau 24-72 giờ có thể sử dụng ñể phân lập virus bằng việc gây nhiễm huyễn
dịch bệnh phẩm ñã xử lý kháng sinh hoặc qua lọc lên bề mặt tế bào. Quá trình
gây nhiễm bệnh phẩm ñược bổ xung môi trường nuôi cấy virus (D - MEM với
TCPK treaed trypsin) trong tủ ấm CO2. Tiến hành quan sát bệnh tích tế bào
(CPE) hàng ngày.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
27
Có thể thu hoạch dịch nổi trong chai tế bào ñã cấy virus sau 1-7 ngày
ñể kiểm tra bằng phản ứng HA. Nếu âm tính có thể cấy chuyển trên tế bào
thêm 2-3 lần. Mẫu phân lập trên tế bào ñược bảo quản trong tủ -700C (Trung
tâm chẩn ñoán Thú y Trung ương, 2004).
* ðịnh danh virus
ðể ñịnh danh virus phân lập ñược có thể dùng phản ứng HI ñể giám
ñịnh subtype H, NI ñể giám ñịnh subtype N hoặc dùng phản ứng RT-PCR với
các cặp mồi chuẩn ñể xác ñịnh subtype H, N.
ðể xá._.rung ương II cung cấp. Vacxin H5N1
dùng tiêm cho cả gà và vịt, vacxin H5N2 chỉ tiêm cho gà (vacxin H5N2 tiêm
cho gà trong năm 2005, từ năm 2006 ñến nay sử dụng vacxin H5N1).
ðối với gà: Sử dụng vacxin H5N1 tiêm phòng cho ñàn gà khỏe mạnh từ
14 ngày tuổi trở lên, tiêm 1 mũi có miễn dịch 5 tháng. Liều lượng: ñối với gà
35 ngày tuổi tiêm liều 0,5ml/con. Vị trí
tiêm là 1/3 phía dưới da cổ hoặc tiêm vào phần cơ ngực.
ðối với vịt: Sử dụng vacxin H5N1 tiêm phòng cho ñàn vịt khỏe mạnh từ
14 ngày tuổi trở lên, phải tiêm phòng ñủ 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ñủ 28 ngày.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
67
Liều lượng: ñối với vịt 35 ngày tuổi
tiêm liều 1,0ml/con. Vị trí tiêm vào phần cơ ngực.
Trước các ñợt tiêm vacxin phòng bệnh cúm cho ñàn gia cầm, Chi cục
Thú y tỉnh ñã xây dựng kế hoạch tiêm phòng, tổ chức các buổi tập huấn kỹ
thuật tiêm phòng cho thú y cơ sở và triển khai công tác tuyên truyền từ tỉnh ñến
huyện, xã, thôn và người chăn nuôi, thống kê ñàn gia cầm trong diện tiêm
phòng, chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác tiêm phòng.
Tổng hợp kết quả tiêm vacxin phòng bệnh cúm cho gà, vịt nuôi trên ñịa
bàn tỉnh từ năm 2005 ñến 2010 ñược tổng hợp tại bảng 4.9.
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả tiêm vacxin phòng bệnh cúm cho gà, vịt nuôi
trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2005 ñến năm 2010
Cả năm
Số gà, vịt tiêm ñược (con) Năm Số gà, vịt
trong diện
tiêm (con) Gà Vịt Tổng số
Tỷ lệ
%
2005 5.170.443 4.125.000 895.194 5.020.194 97,09
2006 6.816.104 5.522.220 973.757 6.495.977 95,30
2007 7.835.083 5.406.577 1.804.220 7.210.797 92,03
2008 8.000.639 5.712.358 1.382.502 7.094.860 88,68
2009 8.136.417 5.905.706 1.497.584 7.403.290 90,99
2010 8.146.112 5.806.141 1.288.073 7.094.214 87,09
Qua kết quả ở bảng 4.9 cho thấy:
Sau 2 năm (2004 và 2005), dịch cúm gia cầm gây thiệt hại nghiêm
trọng cho ngành chăn nuôi gia cầm, nên khi tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh
cúm cho ñàn gia cầm ñã ñược các cấp các ngành quan tâm, sự ủng hộ của
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
68
ñông ñảo nhân dân, vì vậy tỷ lệ tiêm vacxin phòng bệnh cúm cho ñàn gia cầm
năm 2005 ñạt cao nhất (97,09%). Các năm tiếp theo tỷ lệ tiêm phòng giảm,
năm 2010 tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất 87,09%, nguyên nhân dẫn ñến tỷ lệ tiêm
phòng giảm qua các năm có thể là do công tác chuẩn bị trước khi tiêm phòng,
ñặc biệt là công tác tuyên truyền về mục ñích, ý nghĩa và tầm quan trọng của
việc tiêm vacxin phòng bệnh cúm cho ñàn gia cầm chưa ñược quan tâm thỏa
ñáng ñặc biệt là ở cơ sở, sự chủ quan lơ là của người chăn nuôi gia cầm. Tuy
nhiên một số huyện kết quả tiêm vacxin phòng bệnh cúm cho ñàn gia cầm vẫn
ñạt kết quả cao qua các năm như huyện Yên Phong, Lương Tài.
4.2.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ gà, vịt phản ứng sau các ñợt tiêm vacxin
phòng bệnh cúm
Song song với việc tiêm vacxin phòng bệnh cúm cho ñàn gia cầm,
chúng tôi cũng tiến hành theo dõi diễn biến sức khỏe của các ñàn gia cầm
ñược tiêm phòng, số lượng gia cầm có biểu hiện phản ứng sau khi tiêm ñược
thể hiện tại bảng 4.10. Kết quả ở bảng 4.10 cho thấy:
Năm 2005, tỷ lệ gà phản ứng sau khi tiêm vacxin cao nhất 0,038%
(1.570 con); các năm tiếp theo tỷ lệ gà phản ứng sau tiêm vacxin giảm hơn và
dao ñộng từ 0,018% ñến 0,024% (thấp nhất là năm 2009 tỷ lệ gà phản ứng sau
tiêm 0,018%).
Tỷ lệ vịt phản ứng sau khi tiêm vacxin cao nhất là năm 2005, chiếm
0,027% số vịt ñược tiêm của năm; năm 2006 ñến 2010 tỷ lệ vịt phản ứng sau
khi tiêm vacxin giảm và dao ñộng từ 0,010% ñến 0,018% (thấp nhất là năm
2010, tỷ lệ phản ứng sau tiêm 0,010%).
Tỷ lệ gà có phản ứng sau tiêm vacxin cao hơn của vịt.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
69
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả theo dõi gà, vịt phản ứng sau khi tiêm
vacxin cúm
Gà Vịt
Năm Số tiêm
ñược (con)
Số phản
ứng
(con)
Tỷ lệ
%
Số tiêm
ñược
(con)
Số phản
ứng
(con)
Tỷ lệ
%
2005 4.125.000 1.570 0,038 895.194 240 0,027
2006 5.522.220 1.361 0,025 973.757 172 0,018
2007 5.406.637 1.128 0,021 1.804.216 201 0,011
2008 5.712.358 1.167 0,020 1.382.502 175 0,013
2009 5.905.706 1.063 0,018 1.497.584 198 0,013
2010 5.806.141 1.082 0,019 1.288.145 132 0,010
Qua theo dõi các ñàn gà, vịt sau khi tiêm vacxin có phản ứng thường có
những biểu hiện như:
- Có biểu hiện sưng phù ñầu, mào, tích sau khi tiêm 1-2 tuần,
thường thấy ở gà. Sau 3-5 tuần gà lại trở lại bình thường. Theo chuyên
gia của Viện tham chiếu cúm gia cầm Harbin-Trung Quốc, nguyên nhân
là do vị trí tiêm vacxin sát vùng ñầu nên vacxin ñã kích ứng gây phù
ñầu, mào và tích.
- Có biểu hiện sưng ở vị trí tiêm, ñặc biệt là cơ lườn, nguyên nhân là do
khi tiêm người tiêm phòng ñã không lắc ñều vacxin do ñây là vacxin nhũ dầu
khi tiêm không lắc ñều vacxin chỉ tiêm nhũ dầu vào cỏ thể, nhũ dầu không tan
tạo nên các u, bướu ở vị trí tiêm.
Như vậy số gà, vịt phản ứng sau khi tiêm vacxin chủ yếu do nguyên
nhân chủ quan: kỹ thuật tiêm vacxin, vị trí tiêm. Như vậy có thể nói, cả 2 loại
vacxin H5N1 và H5N2 của Trung Quốc ñều an toàn khi tiêm cho gia cầm trên
thực ñịa.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
70
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ðÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ, VỊT ðƯỢC
TIÊM VACXIN H5N1 TRUNG QUỐC NĂM 2010
4.3.1. Khảo sát ñáp ứng miễn dịch của gà ñược tiêm vacxin H5N1 Trung
Quốc năm 2010
4.3.1.1. ðáp ứng miễn dịch của gà ñược tiêm vacxin H5N1
Năm 2010, toàn tỉnh Bắc Ninh ñã có 5.806.141 con gà ñược tiêm
vacxin phòng bệnh cúm gia cầm. ðể xác ñịnh ñáp ứng miễn dịch của gà ñược
tiêm vacxin H5N1 Trung Quốc. 60 ngày sau khi tiêm vacxin H5N1, chúng tôi
tiến hành lấy ngẫu nhiên 483 mẫu huyết thanh của gà trên ñịa bàn 4 huyện
Thuận Thành, Lương Tài, Tiên Du và Yên Phong. Mẫu huyết thanh sau khi
lấy ñược bảo quản và vận chuyển về Trung tâm Chẩn ñoán Thú y Trung
ương, làm phản ứng HI xác ñịnh hiệu giá kháng thể. Kết quả ñược trình bày ở
bảng 4.11:
Bảng 4.11. Tỷ lệ bảo hộ của gà ñược tiêm vacxin H5N1 Trung Quốc
năm 2010
TT Huyện
Số mẫu
kiểm tra
Số mẫu
ñạt bảo hộ
Tỷ lệ bảo
hộ (%)
1 Thuận Thành 149 75 50,34
2 Lương Tài 100 66 66,00
3 Tiên Du 129 91 70,54
4 Yên Phong 105 83 79,05
Tổng hợp
Thời ñiểm
lấy mẫu
sau tiêm
vacxin
( 60 ngày)
483 315 65,22
(Số mẫu ñạt bảo hộ là mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2)
Từ số liệu ở bảng 4.11 cho thấy:
Theo Quy ñịnh 1361/CTY-DT của Cục Thú y, sau khi tiêm vacxin phải
có ít nhất 70% số gà trong ñàn có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2 (1/16) thì ñàn gà
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
71
ñó mới ñược coi là ñược bảo hộ. Trong số 483 mẫu huyết thanh của gà sau 60
ngày tiêm vacxin, ñã có 315 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2 (số mẫu ñạt
ngưỡng bảo hộ), tỷ lệ bảo hộ là 65,22%. Các ñàn gà nuôi tại các huyện, tỷ lệ
mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể ñạt ngưỡng bảo hộ có sự khác nhau.
ðàn gà nuôi tại huyện Yên Phong, tỷ lệ mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng
thể ñạt ngưỡng bảo hộ cao nhất 79,05%; tiếp ñến là huyện Tiên Du 70,54%,
Lương Tài 66,00% và thấp nhất là Thuận Thành 50,34%.
Kết quả nghiên cứu của Ninh Văn Hiểu, 2006, tỷ lệ bảo hộ của gà ñược
tiêm vacxin H5N2 cho gà nuôi trên ñịa bàn tỉnh Nam ðịnh ñạt cao nhất tại
thời ñiểm 60 ngày, tỷ lệ bảo hộ 85,00%.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng, 2008 cho thấy: tại thời
ñiểm 60 ngày sau khi tiêm vacxin H5N1 của Trung Quốc cho gà trên thực ñịa
tại Hải Phòng, tỷ lệ bảo hộ 88,57%.
Lê Thị Nương, 2010 cho thấy: tại thời ñiểm 60 ngày sau khi tiêm
vacxin cúm H5N1 nhập từ Trung Quốc cho giống gà sinh sản ISA -
BROWN nuôi trong nông hộ tai huyện Chương Mỹ-Thành phố Hà Nội, tỷ
lệ bảo hộ 100%.
Kết quả nghiên cứu của Lương Thị Hải Yên, 2010 cho thấy: Vacxin cúm
A/H5N1 ñược sản xuất thử nghiệm tại Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương khi tiêm
cho gà từ 1-3 ngày tuổi và gà > 14 ngày tuổi có tỷ lệ bảo hộ từ 90-100%.
So với kết quả trên của các tác giả ñã thông báo thì kết quả của chúng
tôi (65,22%), thấp hơn.
4.3.1.2. Phân bố mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh của gà ñược
tiêm vacxin H5N1 Trung Quốc ñã kiểm tra
Kết quả khảo sát về phân bố mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh
của gà ñược tiêm vacxin H5N1 Trung Quốc ñã kiểm tra, 60 ngày sau khi tiêm
vacxin ñược trình bày ở bảng 4.12 và hình 4.5.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
72
Bảng 4.12. Phân bố mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh của gà ñược tiêm
vacxin H5N1 năm 2010 ñã kiểm tra
Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể
< 4log2 4log2 5log2 6log2 7log2 8log2 Huyện
Số mẫu
kiểm
tra
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Thuận Thành 149 74 49,66 12 8,05 6 4,03 22 14,78 21 14,09 14 9,39
Lương Tài 100 34 34,00 11 11,00 14 14,00 19 19,00 14 14,00 8 8,00
Tiên Du 129 38 29,45 10 7,75 23 17,83 23 17,83 22 17,05 13 10,09
Yên Phong 105 22 20,95 10 9,52 13 12,38 12 11,43 20 19,05 28 26,67
Tổng hợp
60
ngày
sau khi
tiêm
vacxin
483 168 34,78 43 8,90 56 11,59 76 15,74 77 15,95 63 13,04
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
73
34.78%
8.9%
11.59%
15.74%
15.95%
13.04%
<4 log2
4log2
5log2
6log2
7log2
8log2
Hình 4.5. Tỷ lệ mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh của gà ñược
tiêm vacxin H5N1 ñã kiểm tra
Từ kết quả ở bảng 4.12 cho thấy: Tại thời ñiểm 60 ngày sau khi tiêm
vacxin H5N1 Trung Quốc, kiểm tra 483 mẫu huyết thanh ñã có 168 mẫu có
hiệu giá kháng thể < 4log2, chiếm 34,78%. Hiệu giá kháng thể ñạt cao nhất ở
mức 8log2, chiếm 13,04%. ðàn gà nuôi tại các huyện khác nhau, tỷ lệ mẫu
huyết thanh ở các mức hiệu giá kháng thể khác nhau. Cụ thể:
- Với mức kháng thể <4log2: tỷ lệ mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng
thể <4log2 của huyện Yên Phong thấp nhất 20,95%, tiếp ñến Tiên Du
29,45%, Lương Tài 34,00% cao nhất là Thuận Thành 49,66%.
- Với mức kháng thể từ ≥ 4log2 ñến 8log2: tỷ lệ mẫu huyết thanh có
hiệu giá kháng thể ở mức 6log2 và 7log2 chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng là:
huyện Thuận Thành 14,78% và 14,09%, Lương Tài 19,00% và 14,00%.
Huyện Tiên Du tỷ lệ mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể ở mức 5log2 và
6log2 chiếm tỷ lệ cao nhất 17,83%. Riêng huyện Yên Phong số mẫu có hiệu
giá kháng thể 8log2 chiếm tỷ lệ cao nhất 26,67%.
,
,
,
,
,
,
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
74
4.3.2. Khảo sát ñáp ứng miễn dịch của vịt ñược tiêm vacxin H5N1 Trung
Quốc năm 2010
4.3.2.1. ðáp ứng miễn dịch của vịt ñược tiêm vacxin H5N1Trung Quốc
Trong năm 2010, toàn tỉnh Bắc Ninh ñã có 1.288.145 con vịt ñược tiêm
vacxin phòng bệnh cúm gia cầm. ðể xác ñịnh ñáp ứng miễn dịch của vịt ñược
tiêm vacxin H5N1 Trung Quốc, cũng như với ñàn gà, chúng tôi tiến hành
ngẫu nhiên lấy 235 mẫu huyết thanh của vịt ở thời ñiểm 30 ngày sau tiêm
vacxin cúm mũi 2 trên ñịa bàn 4 huyện Thuận Thành, Lương Tài, Tiên Du và
Yên Phong. Mẫu huyết thanh sau khi lấy ñược bảo quản và vận chuyển về
Trung tâm Chẩn ñoán Thú y Trung ương, làm phản ứng HI ñể xác ñịnh hiệu
giá kháng thể. Kết quả ñược trình bày ở bảng 4.13.
Bảng 4.13. Tỷ lệ bảo hộ của vịt ñược tiêm vacxin H5N1 Trung Quốc năm 2010
TT Huyện
Số mẫu
kiểm tra
Số mẫu ñạt
bảo hộ
Tỷ lệ bảo
hộ (%)
1 Thuận Thành 30 15 50,00
2 Lương Tài 80 24 30,00
3 Tiên Du 50 35 70,00
4 Yên Phong 75 51 68,13
Tổng hợp
Thời ñiểm
lấy mẫu sau
tiêm vacxin
cúm mũi 2
(30 ngày)
235 125 53,19
(Số mẫu ñạt bảo hộ là mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4log2)
Từ kết quả ở bảng 4.13 cho thấy: Tại thời ñiểm 30 ngày sau khi tiêm
vacxin cúm mũi 2, trong 235 mẫu huyết thanh của vịt làm phản ứng HI, có
125 mẫu có mức hiệu giá kháng thể ≥ 4log2 (số mẫu ñạt ngưỡng bảo hộ),
tỷ lệ bảo hộ là 53,19%. Các ñàn vịt nuôi tại các huyện, tỷ lệ mẫu huyết
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
75
thanh có hiệu giá kháng thể ñạt ngưỡng bảo hộ có sự khác nhau. ðàn vịt
nuôi tại huyện Tiên Du, tỷ lệ mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể ñạt
ngưỡng bảo hộ cao nhất 70,00%; tiếp ñến là huyện Yên Phong 68,13%,
Thuận Thành 50,00% và thấp nhất là Lương Tài 30,00%. Khi so sánh tỷ lệ
mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể ñạt ngưỡng bảo hộ của gà và vịt cho
thấy: tỷ lệ mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể ñạt ngưỡng bảo hộ của gà
(65,22%) cao hơn của vịt (53,19%).
Kết quả nghiên cứu của Ninh Văn Hiểu, 2006, tỷ lệ bảo hộ của vịt ñược
tiêm vacxin H5N1 cho vịt nuôi trên ñịa bàn tỉnh Nam ðịnh ñạt cao nhất tại
thời ñiểm 60 ngày, tỷ lệ bảo hộ 83,00%.
Nguyễn Mạnh Hùng, 2008, tại thời ñiểm 60 ngày sau khi tiêm vacxin
H5N1 mũi 1 (30 ngày sau tiêm mũi 2) của Trung Quốc ñợt 1 năm 2008 cho
vịt trên thực ñịa tại Hải Phòng, tỷ lệ bảo hộ 76,86%.
Kết quả nghiên cứu của Dư ðình Quân, 2006, tỷ lệ bảo hộ của vịt ñẻ
ñược tiêm vacxin H5N1 kéo dài trong khoảng thời gian 7 ñến 11 tuần sau khi
tiêm vacxin, tỷ lệ bảo hộ từ 66,67-90,00%.
So với kết quả trên của các tác giả ñã thông báo thì kết quả của chúng
tôi (53,19%), thấp hơn.
4.3.2.2. Phân bố mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh của vịt
ñược tiêm vacxin H5N1 Trung Quốc ñã kiểm tra
Kết quả khảo sát về phân bố mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh
của vịt ñược tiêm vacxin H5N1 Trung Quốc ñã kiểm tra, 30 ngày sau khi tiêm
vacxin cúm mũi 2 ñược trình bày ở bảng 4.14 và hình 4.6.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
76
Bảng 4.14. Phân bố mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh của vịt ñược tiêm vacxin H5N1 năm 2010 ñã
kiểm tra
Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể
< 4log2 4log2 5log2 6log2 7log2 8log2 9log2 Huyện Số
mẫu
kiểm
tra
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Số
mẫu
Tỷ
lệ
%
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
Thuận Thành 30 15 50,00 4 13,33 3 10,00 3 10,00 3 10,00 2 6,67 0 0,00
Lương Tài 80 56 70,00 13 16,25 7 8,75 4 5,00
Tiên Du 50 15 30,00 3 6,00 10 20,00 2 4,00 7 14,00 1 2,00 12 24,00
Yên Phong 75 24 32,00 15 20,00 10 13,33 8 10,67 6 8,00 7 9,33 5 6,67
Tổng hợp
30
ngày
sau
khi
tiêm
vacxin
cúm
mũi 2
235 110 46,81 35 14,89 30 12,77 17 7,23 16 6,81 10 4,26 17 7,23
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
77
6.81%
4.26%
7.23%
46.81%
14.89%
12.77%
7.23%
<4 log2
4log2
5log2
6log2
7log2
8log2
9log2
Hình 4.6. Tỷ lệ mức kháng thể trong các mẫu huyết thanh của vịt ñược
tiêm vacxin H5N1 ñã kiểm tra
Từ kết quả ở bảng 4.14 và hình 4.6 cho thấy: Tại thời ñiểm 30 ngày sau
khi tiêm vacxin H5N1 Trung Quốc mũi 2, kiểm tra 235 mẫu huyết thanh ñã
có 110 mẫu có hiệu giá kháng thể < 4log2, chiếm 46,81%. Hiệu giá kháng thể
ñạt cao nhất ở mức 9log2, chiếm 7,23%. ðàn vịt nuôi tại các huyện khác
nhau, tỷ lệ mẫu huyết thanh ở các mức hiệu giá kháng thể khác nhau. Cụ thể:
- Với mức kháng thể <4log2: tỷ lệ mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng
thể <4log2 của huyện Tiên Du thấp nhất 30,00%, tiếp ñến Yên Phong
32,00%, Thuận Thành 50,00% cao nhất là huyện Lương Tài 70,00%.
- Với mức kháng thể từ ≥ 4log2 ñến 9log2: tỷ lệ mẫu huyết thanh có
hiệu giá kháng thể ở mức 4log2 chiếm tỷ lệ cao nhất, huyện Thuận Thành
13,33%, Lương Tài 16,25%, Yên Phong 20,00%. Riêng huyện Tiên Du tỷ
lệ mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể ở mức 9log2 chiếm tỷ lệ cao nhất
24,00%.
,
,
,
,
,
,
,
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
78
Có sự sai khác về tỷ lệ bảo hộ, phân bố các mức kháng thể của gà, vịt
ñược tiêm vacxin H5N1 giữa các huyện theo chúng tôi là do kỹ thuật tiêm của
người tham gia tiêm phòng.
4.4. GIÁM SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA VIRUS CÚM GIA CẦM
ðể ñánh giá sự lưu hành của virus cúm gia cầm H5N1, năm 2007
chúng tôi tiến hành lấy mẫu dịch ổ nhớp (swab) của một số ñàn gia cầm sau
khi ñã ñược tiêm phòng 30 ngày và một số ñàn gia cầm chưa ñược tiêm
phòng vacxin cúm H5N1. Mẫu ñược bảo quản và vận chuyển về Trung tâm
Chẩn ñoán Thú y Trung ương ñể giám ñịnh virus bằng kỹ thuật RT-PCR. Kết
quả ñược trình bày ở bảng 4.15.
Bảng 4.15. Kết quả giám sát sự lưu hành của virus cúm trên ñàn gà, vịt
Loài gia cầm
Gà Vịt
Tiêm
vacxin
Không tiêm
vacxin
Tiêm
vacxin
Không tiêm
vacxin
TT ðơn vị
Số
mẫu
kiểm
tra
Kết
quả
Số
mẫu
kiểm
tra
Kết
quả
Số
mẫu
kiểm
tra
Kết
quả
Số
mẫu
kiểm
tra
Kết
quả
1 Từ Sơn 60 (-) 45 (-) 60 (-) 45 (-)
2 Tiên Du 60 (-) 45 (-) 60 (-) 0 (-)
3 Quế Võ 60 (-) 30 (-) 0 (-) 45 (-)
4 Yên Phong 60 (-) 60 (-) 60 (-) 60 (-)
Tổng hợp
Thời
ñiểm
lấy
mẫu
sau
tiêm
vacxin
30
ngày
240 (-) 180 (-) 180 (-) 150 (-)
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
79
Qua số liệu trong bảng 4.15 cho thấy:
Trong 420 mẫu dịch ổ nhớp của gà, vịt ñược tiêm vacxin H5N1và 330
mẫu dịch ổ nhớp của gà, vịt chưa ñược tiêm vacxin H5N1 khi giám ñịnh bằng
kỹ thuật RT-PCR ñều cho kết quả âm tính. Như vậy tại thời ñiểm lấy mẫu
không có sư lưu hành của virus cúm gia cầm H5N1 trên ñàn gia cầm nuôi tại
Bắc Ninh.
Tiến hành phân lập trên phôi gà 9-11 ngày tuổi cũng cho kết quả tương
tự (100% số mẫu ñều âm tính).
Từ những kết quả nghiêm cứu trên cho thấy chủ trương tiêm vacxin ñể
tạo miễn dịch chủ ñộng cho ñàn gia cầm nhằm kiểm soát bệnh ñã ñem lại hiệu
quả rõ rệt trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
80
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
5.1.1. Ổ dịch cúm gia cầm ñầu tiên xảy ra trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh
vào ngày 23/01/2004 tại xã ðình Bảng huyện Từ Sơn trên ñàn gà công nghiệp.
5.1.2. Dịch cúm gia cầm xảy ra trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2004
ñến năm 2010 chia làm 7 ñợt chính, ñã có 434 lượt hộ chăn nuôi gia cầm tại
127/699 thôn (18,17%), của 65/126 xã, phường, thị trấn (51,59%) thuộc 8/8
huyện, thị xã, thành phố (100%) xảy ra dịch; tổng số gia cầm mắc bệnh và
buộc phải tiêu hủy 221.604 con (trong ñó gà 190.796 con, thủy cầm 30.808 con).
5.1.3. Ổ dịch ñầu tiên qua 7 ñợt dịch thường xảy ra ở các xã có ñiều
kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội như ðình Bảng, Lạc Vệ, Nam Sơn, hệ
thống giao thông thuận tiện gần ñường Quốc lộ hoặc tỉnh lộ như ðình Bảng,
Nghĩa ðạo, ven các con sông lớn, hoặc là các xã giáp ranh với các xã của
huyện khác hoặc với tỉnh khác như ðình Tổ, Nghĩa ðạo, ðình Bảng.
5.1.4. Bệnh cúm gia cầm ban ñầu gây ra dịch trên gà sau ñó lây lan
sang ñàn thủy cầm. Về mùa vụ, bệnh cúm gia cầm chủ yếu xảy ra từ tháng 11
năm trước ñến tháng 03 năm sau.
5.1.5. Tỷ lệ tiêm phòng từ năm 2005 ñến 2010 ñạt kết quả cao, dao
ñộng từ 87,09% ñến 97,09%. Tỷ lệ phản ứng của gia cầm sau khi tiêm vacxin
phòng bệnh cúm cho gia cầm thấp dao ñộng từ 0,010% ñến 0,038% (trong ñó
tỷ lệ phản ứng của gà: 0,018%-0,038% cao hơn của vịt: 0,010%-0,027%).
5.1.6. Kết quả ñáp ứng miễn dịch của các ñàn gà sau 60 ngày ñược tiêm
vacxin H5N1 Trung Quốc có tỷ lệ bảo hộ 65,22%, ñàn vịt sau 30 ngày tiêm
vacxin mũi 2 có tỷ lệ bảo hộ là 53,19%. Tỷ lệ bảo hộ của các ñàn gia cầm
giữa các huyện có sự khác nhau.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
81
5.1.6. Kết quả giám sát virus mẫu dịch swab của ñàn gia cầm trước và
sau khi tiêm vacxin bằng kỹ thuật RT-PCR và phân lập trên phôi gà 9-11
ngày tuổi ñều cho kết quả âm tính. Như vậy, tại thời ñiểm lấy mẫu không có
sự lưu hành của virus cúm trên ñàn gia cầm nuôi tại Bắc Ninh.
5.2. ðỀ NGHỊ
5.2.1. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về ñặc ñiểm dịch tễ học bệnh cúm gia
cầm. Cần bố trí chốt kiểm dịch tại ñường giao thông chính, nơi tiếp giáp với
các tỉnh, tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh
thú y tại các cơ sở buôn bán, giết mổ gia cầm.
5.2.2. Cần tổ chức tốt việc tiêm vacxin phòng bệnh cúm cho ñàn gia cầm.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.Vũ Triệu An (1998), Miễn dịch học, NXB Y học, Hà Nội.
2. Bùi Quang Anh, Văn ðăng Kỳ (2004), "Bệnh cúm gia cầm, lưu hành bệnh,
chẩn ñoán và kiểm soát dịch bệnh", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y,
XI (3), tr.69-75.
3. Bùi Quang Anh (2005), "Báo cáo về dịch cúm gia cầm tại Hội nghị kiểm
soát dịch cúm gia cầm khu vực Châu Á" do FAO, OIE tổ chức tại
thành phố Hồ Chí Minh từ 23-25/2/2005.
4. Ban chỉ ñạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (2005), "Báo cáo
tổng kết 2 năm (2004 - 2005) phòng chống dịch cúm gia cầm, Hội
nghị tổng kết 2 năm phòng chống dịch cúm gà", ngày 18 tháng 4 năm
2005, Hà Nội.
5. Báo cáo Chính phủ (2007), Báo cáo Quốc hội về công tác phòng chống
dịch bệnh gia súc, gia cầm.
6. J.H. Breytenbach (2004), "Tiêm chủng, một phần của chiến lược khống chế
bệnh cúm gà", Khoa học kỹ thuật thú y, 11(2), tr. 72-80.
7. Caraline Yuen (2004), "ðánh giá tiêm chủng vacxin cúm gà H5 năm 2003
tại Hồng Kông", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI (2), tr.79-80.
8. Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh (2004), " Bệnh cúm gia cầm và biện pháp
phòng chống", NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. D. J. Alexander (2007), "Tổng quan về dịch tễ học bệnh cúm gia cầm", Tạp
chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XIV (6), tr.71-86.
10. Trương Văn Dung, Nguyễn Viết Không (2004), "Một số hoạt ñộng nghiên
cứu khoa học của Viện Thú y Quốc gia về bệnh cúm gia cầm và giải
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
83
pháp khoa học công nghệ trong thời gian tới", Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Thú y, XI (3), tr.62-68.
11. Nguyễn Tiến Dũng (2004), "Bệnh cúm gia cầm", hội thảo một số biện
pháp khôi phục ñàn gia cầm sau dập dịch, Hà Nội, tr.5-9.
12. Nguyễn Tiến Dũng, Malik Peiris, Robert Webster, ðào Thanh Vân, Bùi
Ngọc Anh, Bùi Nghĩa Vượng, Nguyễn Thế Vinh, Kent Inui, Nguyễn
Viết Không, Ngô Thành Long (2004), Nguồn gốc virus cúm gia cầm
H5N1 tại Việt Nam năm 2003-2004", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú
y, XI (3), tr.6-9.
13. Nguyễn Tiến Dũng, ðỗ Quí Phương, ðào Thanh Vân, Bùi Ngọc Anh, Bùi
Nghĩa Vượng, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Thúy Duyên (2005), "Giám
sát bệnh cúm gia cầm tại Thái Bình", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y,
XII (2), tr.6-12.
14. Nguyễn Tiến Dũng, ðào Thanh Vân, Bùi Ngọc Anh, Kent Inui, Bùi Nghĩa
Vượng, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Bá Thành, Phạm Thị Kim Dung
(2005), "Giám sát tình trạng nhiễm virus cúm gia cầm tại ñồng bằng
sông Cửu Long cuối năm 2004", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y,
XII (2), tr.13-18.
15. Dự án sử dụng vacxin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm
thể ñộc lực cao H5N1, 2005.
16. Trần Mạnh Giang (2009), "Nghiên cứu tình hình dịch tễ và xác ñịnh các
yếu tố nguy cơ gây dịch cúm gia cầm (H5N1) tại Hà Nội", Luận án
tiến sỹ Nông nghiệp.
17. Trần Xuân Hạnh (2004), "Một vài vấn ñề phòng bệnh cúm gia cầm bằng
vacxin", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI (3), tr.84-85.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
84
18. Vũ Thị Mỹ Hạnh (2007), "Kiểm nghiệm và khảo nghiệm vacxin H5N1 của
Trung Quốc trên vịt", Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội.
19. Ninh Văn Hiểu (2006),"Tình hình dịch cúm gia cầm và kết quả tiêm
phòng vacxin H5N2, H5N1 của Trung Quốc ñể phòng bệnh cho gà, vịt
trên ñịa bàn tỉnh Nam ðịnh", Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường
ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
20. Nguyễn Mạnh Hùng (2008),"ðánh giá hiệu quả sử dụng vacxin phòng
bệnh cúm gia cầm trên ñịa bàn Thành phố Hải Phòng", Luận văn thạc
sỹ nông nghiệp, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
21. Vũ Quốc Hùng (2005), "Nghiên cứu một số ñặc ñiểm bệnh lý chủ yếu của
bệnh cún gia cầm", Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội.
22. Ilaria Capua, Stefano Marangon (2004), "Sự tiêm chủng vacxin như một
biện pháp khống chế bệnh cúm gà", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y,
XI (2), tr.59-70.
23. ðào Yến Khanh (2005), "Kiểm nghiệm và khảo nghiệm vacxin cúm gia
cầm ngoại nhập", Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội.
24. Phạm Sỹ Lăng (2004), " Diễn biến bệnh cúm gia cầm ở Châu Á và các
hoạt ñộng phòng chống bệnh", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI(3),
tr.91-94.
25. Phạm Sỹ Lăng và cộng sự (2004), "Bệnh mới ở gia cầm và kỹ thuật phòng
trị", NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
26. Lê Văn Năm (2004), " Bệnh cúm gà", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y,
XI(1), tr.81-86.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
85
27. Lê Văn Năm (2004), " Kết quả khảo sát các biểu hiện lâm sàng và bệnh
tích ñại thể bệnh cúm gia cầm ở một số cơ sở chăn nuôi các tỉnh phía
Bắc", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI(3), tr.86-90.
28. Lê Thị Nương (2010), "Khảo sát sự biến ñộng hiệu giá kháng thể của ñàn
gà sinh sản nuôi trong nông hộ tại huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà
Nội sau khi tiêm vacxin H5N1 nhập từ Trung Quốc", Luận văn thạc sỹ
nông nghiệp, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
29. Dư ðình Quân (2006), "Khảo sát ñáp ứng miễn dịch của ngan, vịt ñối với
vacxin cúm gia cầm trên thực ñịa", Luận văn thạc sỹ nông nghiệp,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
30. Nguyễn Như Thanh (1997), Miễn dịch học Thú y, NXB Nông nghiệp.
31. Tô Long Thành (2004), "Thông tin cập nhật về tái xuất hiện bệnh cúm gia
cầm tại các nước Châu Á", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI(4),
tr.87-93.
32. Tô Long Thành (2006), "Thông tin cập nhật về bệnh cúm gia cầm và
vacxin phòng chống", Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XIII(1), tr.66-76.
33. Nguyễn Hoài Tao, Nguyễn Tuấn Anh (2004), "Một số thông tin về dịch
cúm gia cầm", Chăn nuôi số 3-2004. tr.27.
34. Trương Quang (2009), Bệnh cúm gia cầm, Bài giảng sau ñại học.
35. Trung tâm Chẩn ñoán Thú y Trung ương (2004), "Tài liệu tập huấn chẩn
ñoán bệnh cúm và bệnh lở mồm long móng", Hà Nội.
36. Lương Thị Hải Yên (2010), "Khảo sát một số chỉ tiêu vacxin cúm A/H5N1
ñược sản xuất thử nghiệm tại Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương",
Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng Anh
37. Alexander D.J. (2007), An overview of the epidemiology of avian
influenza. Vaccinne 25(30): 5637-5644. Review.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
86
38. Capua I. & Marangon S. (2000), Review article: "The avian influenza
epidermic in Italy", 1999-2000. Avian Pathol., 29, 289-294.
39. Collins RA, Ko LS, So KL, Ellis T, Lau LT, Yu AC (2002), "Detection of
hyghly pathogenic avian influenza subtype H5(Euracian lineage)
using NASBA", J. Virology Methods, 103(2): 213-215.
40. Horimoto T and Kawaoka Y (2001), "Pandemic threat posed by avian
influenza viruses", Clind Microbiol Rev, 14(1): 129-149.
41. Hulse-Post, D.J., Sturm-Ramirez, K.M., Humberd, J., Seiler, P.,
Govorkova, E.A., Krauss, S., Scholtissek, C., Puthavathana, P.,
Nguyen, T.D., Long, H.T., Naipospos, T.S., Chen, H., Ellis, T.M.,
Guan, Y., Peiris, J.S. & Webster, RG. (2005)
42. Ito. T and Y. Kawaoka (1998), "Avian influenza", p. 126-136. In K.G.
Nicholson, R.G. Webster, and A.J. Hay (ed). Textbook of influenza.
Blackwell sciences Ltd, Oxford, United Kingdom.
43. Ito. T, J.N. Couceiro, S. Kelm, L.G. Baum, S. Krauss, M.R. Castrucci, I.
Donateli, H. Kida, J.C. Pauson, R.G. Webter, and Y. Kawaoka (1998).
44. Kawaoka Y (1991), "Difference in receptor specificity among influenza A
viruses from different species of animals", J. Vet. Med. Sci, 53: 357-358.
45. Kishida N, Sakoda Y, Isoda N, Matsuda K, Eto M, Sunaga Y, Umemura
T, Kida H. (2005), "Pathogenesis of H5 influenza viruses for ducks".
Arch Virol. Jul; 150(7): 1383-92.
46. Klenk, H.D., W, H Niemann, R. Geyer, R. T Schwarz (1983), "The
characterrization of influenza viruses by carbonhydrate analysis",
Curr top Microbiol Immuno, 104: 247-57.
47. Luschow D., Werner O., Mettenleiter T.C. & Fuchs W. (2001).
"Protection of chickens from lethal avian influenza A virus infection
by live-virus vaccination with infectious laryngotracheitis virus
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………
87
recombinants expressing the heamagglutinin (H5) gene", Vaccine, 19:
4249-4259.
48. Mo. I.P, M. Brugh, O.J. Fletcher, G.N. Rowland, and D.E. Swayne
(1997), "Comparative pathology of chickens experrimentaly
inoculated with avian influenza viruses of low and high pathogenicity",
Avian Dis, 41: 125-136.
49. Muphy. B. R and R. G Webter (1996), Orthomyxoviruses, Lippincott-
Raven Pblishers, Philadenphia, Pa.
50. OIE, Council of European Communities (1992), "Council Directive
92/40/EEC of 19th May 1992 introducing Community measures for the
control of avian influenza", Official Journal of Eropean Communities,
L167, 1-15.
51. Sila L, Jonshon N, Rexe K (2007), Safaty is not negotiable: the
importance of occupational health and safety of pandemic planning,
Health Pap 8(1), pp8-16.
52. Suarez.D.L, M.L Perdue, N. Cox, T. Rowe, C. Bender, J. Huang, and
D.E.. Swayne (1998), "Comparisons of highly virulent H5N1
influenza A viruses isolated from humans and chickens from Hong
Kong", J. Virology, 72: 6678-6688.
53. Swayne D.E. & Suarez D.L. (2000). "Highly pathogenic avian influenza",
Rev. sci. tech, 20: 463-482.
54. Webster. R.G, W.J. Bean, O.T. Gorman, T.M. Chambers and Y. Kawaoka
(1992), "Evolution and ecology of influenza A viruses", Microbiol.
Rev, 56: 152-179.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2713.pdf