LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư phát triển quan trọng nhằm tạo ra hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, là tiền đề để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được thể hiện trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế xã hội. Đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế luôn là một nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dư
96 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng.
Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, trong những năm qua tỉnh Hải Dương đã nỗ lực tập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh đã đạt được một số thành tựu quan trọng, tạo ra hạ tầng cơ sở, kỹ thuật vững chắc, tạo ra động lực cho phát triển kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như đầu tư dàn trải, tình tráng thất thoát lãng phí vốn còn xảy ra nhiều, quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ và phù hợp. Xuất phát từ thực tế đó, em quyết định chọn đề tài: “Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dưong” nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB trong thời gian tới.
Kết cấu đề tài gồm hai phần:
Chương I: Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dương thời gian qua.
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong thời gian tới.
Em xin chân thành cám ơn Thạc sĩ Nguyễn Thị Ái Liên và các cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG.
I, Những đặc điểm kinh tế xã hội
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Hải Dương là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có địa giới chung với 6 tỉnh là: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh ở phía Bắc; Thái Bình ở phía Nam; Hưng Yên ở phía Tây và Hải Phòng ở phía Đông.
Nằm ở trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), có các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia như quốc lộ 5, 18, 183, 37 chạy qua. Hải Dương là điểm trung chuyển giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng theo trục quốc lộ 5; phía Bắc có 20 km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay Nội Bài với cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Vì vậy Hải Dương rất thuận lợi trong việc giao lưu, trao đổi thương mại với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh khác cũng như giao lưu với nước ngoài.
1.2. Đặc điểm địa hình
Hải Dương được chia ra làm 2 phần rõ rệt :
Phần đồi núi thấp chiếm 11% diện tích tự nhiên, thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn, độ cao trung bình dưới 1000m. Vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên, chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của sông Thái Bình và sông Hồng. Độ cao trung bình 3 - 4 m, đất đai bằng phẳng, tương đối màu mỡ, thích hợp với việc trồng lúa, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Địa hình nghiêng và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phía đông có một số vùng trũng xen lẫn vùng đất cao.
Khí hậu
Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng và mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,3oC. Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 84 - 88% tổng số giờ nắng trong năm là 1500 - 1600 giờ, lượng mưa trung bình năm từ 1400 - 1700 mm.
1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất:
Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã huyện Kinh Môn, là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
Tài nguyên rừng:
Hải Dương có hơn 9000 ha rừng, tập trung ở vùng đông bắc tỉnh, thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn. Tuy diện tích rừng không lớn nhưng thành phần loài khá phong phú và đa dạng, nhất là rừng Chí Linh, bao gồm 117 họ; 304 chi và 400 loài thực vật; có gỗ lát hoa, lim xanh, tán một, cây dược liệu, cây cảnh. Rừng Chí Linh còn có một số loài động vật quý hiếm như: gà tiền mặt vàng, sáo mỏ gà, cu li lớn, ếch xanh, tắc kè, kỳ đà hoa, trăn mốc…
Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương tuy không nhiều chủng loại nhưng một số có trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất VLXD của tỉnh, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho TW và một số tỉnh khá. Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 - 97% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ. Xi măng sản lượng 4 - 5 triệu tấn. Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ trong tỉnh và một số tỉnh khác. Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt, cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa trong tỉnh và một số tỉnh khác. Bôxít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn.
Tài nguyên nước:
Mạng lưới sông ngòi khá dày và trải đều trên phạm vi toàn tỉnh. Các dòng chính thuộc hệ thống sông Thái Bình (vùng hạ lưu) chảy qua địa phận Hải Dương dài 63km và phân thành 3 nhánh: sông Kinh Thầy, sông Gùa và sông Mysa. Các sông này có đặc điểm là lòng sông rộng, độ dốc lòng sông nhỏ, có khả năng bồi đắp phù sa cho các cánh đồng, tưới nước cho cây trồng, là điều kiện tốt cho việc giao lưu hàng hoá bằng đường thuỷ giữa Hải Dương và các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng.
Hải Dương còn có diện tích ao, hồ, đầm khá lớn như hồ Bến Tắm (35ha), hồ Tiên Sơn (50ha), hồ Mật Sơn (30ha), hồ Bình Giang (45ha)… Những hồ, đầm này không chỉ cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, là nguồn thuỷ sản lớn của tỉnh mà cảnh quan xung quanh đẹp là những điểm du lịch, vui chơi giải trí nhiều triển vọng.
Tài nguyên du lịch:
Hải Dương là một trong những cái nôi văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam, với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Vùng đất này gần với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân nước Việt như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi với địa danh nổi tiếng Côn Sơn, Kiếp Bạc, cùng với những tên tuổi khác như Mạc Đĩnh Chi, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Tuệ Tĩnh… Vùng đất này còn có nhiều ngôi chùa nổi tiếng với những lễ hội đặc sắc: đền Côn Sơn và lễ hội Côn Sơn, đền Kiếp Bạc và lễ hội Kiếp Bạc, đền Yết Kiêu và lễ hội Yết Kiêu và những danh thắng: Kính Chủ An Phụ, Phượng Hoàng, Bến Bình Than, Bàn Cờ Tiên… Hải Dương cũng chính là mảnh đất đã tạo nên những làng nghề truyền thống với những sản phẩm tinh xảo đã nổi tiếng từ nhiều thế kỷ như chạm khắc đá ở Kính Chủ, làm bánh đậu xanh ở thành phố Hải Dương, sản xuất gốm sứ ở làng Cậy, thêu ở Xuân Ngô, chạm khắc gỗ ở Đông Giao, kim hoàn Châu Khê.
Dân số và nguồn lao động: nguồn nhân lực được coi là một lợi thế phát triển quan trọng. Quy mô và tốc độ phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng dân số. Theo số liệu gần đây nhất, dân số Hải Dương năm 2006 là 1697 ngàn người, trong đó dân số ở độ tuổi lao động là 937 ngàn người, chiếm khoảng 55,21% dân só toàn tỉnh. Số lao động ở khu vực nông thôn là 756 ngàn người chiếm gần 81% và ở thành thị chiếm 19%. Là một tỉnh nông nghiệp với nguồn lao động như trên đang gây sức ép về việc làm và cải thiện đời sống, đồng thời đây cũng là nguồn lao động dồi dào và rẻ để hấp dẫn các nhà đầu tư vào sản xuát kinh doanh. Mặt khác, lao động nông nghiệp chiếm đến 70%, lao động công nghiệp và dịch vụ chiếm 30%, trong số đó đã được đào tạo ngành nghề là 14% khoảng 129 ngàn người. ở nông thôn thời gian nông nhàn còn nhiều mà cơ hội gia tăng việc làm ở khu vực nông nghiệp là không đáng kể, có chăng chỉ là rải rác ở nhưng nơi có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp với tay nghề gia truyền là chính, không qua đào tạo cơ bản. Thực tế Hải Dương có nguồn lao động dồi dào nhưng lao động phổ thông chưa được đào tạo còn khá nhiều và thiếu lao động kỹ thuật đã qua đào tạo, nhất là lao động có kỹ thuật cao.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Hải Dương là một tỉnh mới được tái lập và đi vào hoạt động từ năm 1997. Với thời gian ngắn lại phải trải qua nhiều khó khăn thử thách do mới chia tách, nhưng tỉnh đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng uỷ tỉnh về những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, tập trung khắc phục những khó khăn góp phần làm cho tình hình kinh tế - xã hội chuyển biến tiến bộ và đang đi vào ổn định. Nền kinh tế tăng trưởng khá, GDP thời kỳ 1996 - 2001 tăng bình quân 9,2%/năm cao hơn tốc độ tăng trung bình cả nước (8,5% trong cùng thời kỳ); thời kỳ 2001 - 2005 tốc độ tăng bình quân là 10.5 %/năm, vượt mục tiêu đề ra (9-10%/năm), cao hơn bình quân chung của cả nước, năm 2006 tôc độ tăng GDP là 11%. Thu ngân sách nhà nước luôn tăng theo từng năm, đặc biệt năm 2003 là năm có bước đột phá về thu ngân sách 1.135 tỷ đồng đã đưa tỉnh Hải Dương lần đầu tiên đứng vào đội ngũ các tỉnh có thu ngân sách trên 1.000 tỷ đồng; thu ngân sách các năm sau luôn tăng hơn các năm trước.
Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng
8157
9789
11563
13665
16380
Nông, lâm , thuỷ sản
2607
2935
3270
3713
4406
Công nghiệp, xây dựng
3229
4063
4903
5916
7158
Dịch vụ
2321
2791
3390
4036
4816
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
Từ bảng số liệu trên ta thấy giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh đã có sự thay đổi về thứ tự xếp hạng từ công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ năm 2002 sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp năm 2006. Đây là một sự thay đổi hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đất nước, theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp và sự vươn lên của ngành dịch vụ khẳng định giá trị của mình trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Trong đó ngành công nghiệp có sự tăng trưởng mạnh nhất, giá trị công nghiệp năm 2006 tăng 122% so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ là 107,5%, ngành nông nghiệp có tốc độ tăng thấp nhất chỉ là 69%. Nếu so với năm 2005 thì công nghiệp tăng 21%, dịch vụ tăng 19,32%, còn nông nghiệp chỉ tăng 18,66%. Những kết quả đó đã chứng minh cho nhận định ban đầu, hoàn toàn phù hợp vói xu thế phát triển kinh tế xã hội.
Biểu đồ 1 : Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế
(Giá thực tế) (%)
Năm 2001 Năm 2006
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
Qua mô hình trên ta thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải Dương phát triển theo hướng tích cực, tỷ trọng nông lâm thuỷ sản – công nghiệp + xây dựng - dịch vụ từ 33%-38%-29% năm 2001 sang 27%-43%-30% năm 2006, đặc biệt là ngành công nghiệp và xây dựng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong đóng góp cho GDP xứng đáng với vai trò đầu tầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tỷ trọng của nông nghiệp và dịch vụ trong GDP thì có sự hoán đổi vị trí cho nhau, trong đó giảm đáng kể là ngành nông nghiệp từ chỗ đóng góp 33% GDP năm 2001 đến 2006 chỉ còn 27%, điều này là phù hợp với xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tuy nhiên về tỷ trọng tuyệt đối so với các năm trước thì ngành nông nghiệp lại tăng (xem bảng 1.1) vì trong nông nghiệp đã tăng cường cơ giới hóa trong các khâu sản xuất dẫn đến làm tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Ngành dịch vụ tăng không đáng kể từ 29% lên 30%, chứng tỏ đầu tư cho các ngành dịch vụ còn chưa mạnh; tuy nhiên đây cũng là một chỉ tiêu đáng kể.
3, Thực trạng huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển
Những năm gần đây, vận dụng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tỉnh Hải dưong ban hành nhiều cơ chế chính sách thông thoáng và cởi mở nhằm thu hút vốn đầu tư cho phát triển. Đặc biệt 3 năm gần đây công tác thu hút vốn đầu tư đã đạt được những kết quả rất khả quan, cụ thể như sau:
3.1, Vốn đầu tư đăng ký:
Trong 5 năm ( 2001-2005), tổng vốn đầu tư đăng ký 30.178 tỷ đồng (mục tiêu 14.480 tỷ đồng), đạt 208,4% mục tiêu. Trong đó
+ Tổng nguồn vốn trong nước 25.662 tỷ đồng chiếm 85% tổng vốn đầu tư, tăng 185,6% so với mục tiêu (11.130 tỷ đồng)
+ Vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA, NGOs) 4.516 tỷ đồng, chiếm 15% tổng vốn đầu tư thu hút, tăng 51,2% so với mục tiêu (3.350 tỷ đồng).
3.2, Vốn đầu tư thực hiện:
Tổng vốn đầu tư từ các nguồn được thực hiện 21.121 tỷ đồng đạt 145,6 % mục tiêu. Trong đó:
* Tổng nguồn vốn trong nước là 17.811 tỷ đồng, chiếm 84,3% tổng vốn đầu tư, đạt 163,2 % so với mục tiêu chương trình, bao gồm
- Vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương 2.597,5 tỷ đồng chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư
- Vốn ngân sách địa phương là 2006, 6 tỷ đồng chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển 8.905 tỷ đồng, chiếm 42,2% tổng vốn đầu tư
- Vốn dân doanh 3.625 tỷ đồng, chiếm 17,2 % tổng vốn đầu tư
* Vốn nước ngoài (FDI, ODA, NGOs) 3.310,5 tỷ đồng, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư.
Bảng 1.2: Đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Đ/v: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Thời kỳ 2001 - 2005
Tổng số
2001
2002
2003
2004
2005
2001-2005
2006
Tổng đầu tư toàn xã hội
3211
3546
4082
4890
5391
21121
5675
1. Vốn đầu tư NSNN
499
585
912
1052
1310
4538
1320
Tỷ lệ % so với tổng VĐT
15.5
16.5
22.3
21.5
24.3
20.6
23.3
2. Vốn tín dụng ĐTPTNN
2177
2059
1310
1433
1926
8905
2010
Tỷ lệ % so với tổng VĐT
67.8
58.1
32.1
29.3
35.7
42.2
35.4
3. Vốn đầu tư DNNN
92
130
190
205
305
922
355
Tỷ lệ % so với tổng VĐT
2.9
3.7
4.7
4.2
5.7
4.4
6.3
4. Dân cư và DN ngoài QD
325
400
800
850
1250
3625
1280
Tỷ lệ % so với tổng VĐT
10.1
11.3
19.6
17.4
23.2
17.2
22.6
5. Đầu tư trực tiếp NN
118.5
372
870
1350
600
3310.5
710
Tỷ lệ % so với tổng VĐT
3.7
10.5
21.3
27.6
11.1
15.7
12.5
Nguồn: “ Số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương ”
Tổng đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương ngày càng tăng qua các năm, từ 3211 tỷ năm 2001 đến năm 2006 là 5675 tỷ, điều đó thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh tế Hải Dương là rất khả quan ; trong bảng trên thì nguồn vốn tín dụng ĐTPTNN chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể từ 67.8% tổng đầu tư năm 2001 đến năm 2006 chỉ còn chiếm 35.4%; nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm vẫn chiếm một tỷ lệ quan trọng trung bình khoảng 20% và vẫn là một nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế của tỉnh. Trong khi đó nguồn vốn của khu vực dân cư và ngoài quốc doanh cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng thể hiện đúng phương châm phát triển của kinh tế hiện nay đó là tăng cường thu hút nguồn lực bên ngoài đồng thời phát huy mạnh mẽ nguồn nội lực bên trong đặc biệt là nguồn vốn trong dân; điều này càng chứng tỏ môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng được cải thiện và tạo được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài; và nguồn nội lực trong dân là rất lớn cần phải có các chính sách tích cực để thu hút nguồn lực này cho phát triển kinh tế trong thời gian tới. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư từ khối doanh nghiệp nhà nước lại chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn dưới 6%, điều này chứng tỏ các DNNN làm ăn chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến tỷ lệ đầu tư cho các năm sau thấp.
II, Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1, Tình hình thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Trong những năm qua tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó có 2 lĩnh vực được đặc biệt quan tâm là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư phát triển sản xuất.
Vốn đầu tư cho phát triển sản xuất là 11.672 tỷ đồng bằng 112% mục tiêu và chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư.
Vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng là 10.943 tỷ đồng, bằng 183,9% mục tiêu và chiếm 48,3% tổng vốn đầu tư, trong đó vốn ngân sách trung ương 2.457,6 tỷ đồng ( chiếm 22,5%), vốn ngân sách địa phương 1,991,6 tỷ đồng ( chiếm 18,2%), vốn tài trợ 375,7 tỷ đồng (chiếm 3,4%), vốn tín dụng 3.149,3 tỷ đồng (chiếm 28,8%), vốn dân doanh 2.969,2 tỷ đồng (chiếm 27,1%).
Hầu hết các lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng có vốn đầu tư vượt so với mục tiêu đề ra. Một số lĩnh vực có vốn đầu tư lớn như: nông-lâm- thuỷ sản 950,6 tỷ đồng (chiếm 8,7%), giao thông 2584,1 tỷ đồng (chiếm 23,6%), điện 625 tỷ đồng( chiếm 5,7%), cấp thoát nước 1.117,8 tỷ đồng (chiếm 10,2%), hạ tầng công nghiệp 851,7 tỷ đồng (chiếm 7,8%).
Một số lĩnh vực được quan tâm đầu tư là: chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ giới hoá nông nghiệp, phát triển đô thị và nhà ở, an ninh quốc phòng với tổng vốn đầu tư 1.933,0 tỷ đồng (chiếm 17,7%) tổng vốn đầu tư.
Tuy nhiên, một số lĩnh vực không đạt mục tiêu về mặt khối lượng như: tu bổ đê điều, làm đường giao thông (đường tỉnh, đường huyện). Vốn đầu tư cho một số lĩnh vực đạt thấp như: điện (bằng 87% mục tiêu đề ra), văn hoá-xã hội, thể dục thể thao (bằng 55% mục tiêu đề ra), khoa học công nghệ và vệ sinh môi trường (bằng 48% mục tiêu đề ra)…
Bảng 1.3: Vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng vốn đầu tư phát triển và tổng chi ngân sách.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Chi ngân sách
1.093
1.485
2.256,3
2.237
2.552
Tỷ lệ %
100
100
100
100
100
Chi ĐTPT
224,4
294
584,7
1.047,99
1.267,5
Tỷ lệ %
20,53
19,79
25,9
46,84
49,66
Chi XDCB
198,7
292
532
646
953,6
Tỷ lệ %
18,17
19,66
23,57
28,87
37,37
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
Những năm qua vốn đầu tư chi cho đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách của tỉnh Hải Dương tăng lên nhanh chóng, từ chỗ chỉ đạt 224 tỷ đồng năm 2002 (chiếm 20,53% tổng chi ngân sách) đã tăng gấp 5 lần lên 1.267,5 tỷ đồng năm 2006 ( chiếm 49,66% tổng chi ngân sách). Trong chi đầu tư phát triển thì chi cho đầu tư xây dựng cơ bản luôn chiếm một tỷ trọng lớn và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế. Nếu như năm 2002 chi cho đầu tư XDCB chỉ đạt 198,7 tỷ đồng (chiếm 18,17% chi ngân sách) thì con số này đã nhanh chóng tăng qua các năm và đạt 953,6 tỷ đồng (chiếm 37,37% chi ngân sách) năm 2006. Điều này chứng tỏ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương và cũng chứng tỏ được tầm quan trọng của xây dựng cơ bản trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương vì đầu tư XDCB tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu và cần thiết cho nền kinh tế, góp phần tăng cường khả nămg khoa học công nghệ, thúc đẩy và thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo ra tích luỹ cho nền kinh tế. Có thể nói đầu tư XDCB là chỉ tiêu quan trọng quyết định nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
2, Cơ cấu nguồn vốn đầu tư Xây dựng cơ bản.
Theo tiêu chí này vốn đầu tư có thể được phân loại như sau;
2.1, Vốn nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đây là một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng,lãnh thổ…
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Nguồn vốn này có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Vói cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Bên cạnh đó vốn tín dụng đầu tư của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vì mô.
Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước: Là nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước độc lập với ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương nơi đặt địa bàn của doanh nghiệp đó.
2.2, Vốn ngân sách địa phương
Đây là nguồn vốn của địa phương tích luỹ được từ các khoản thuế, phí.. sau khi đã nộp ngân sách trung ương. Nguồn vốn này cũng chủ yếu được dùng để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, quy hoạch xây dựng thành thị và nông thôn…
2.3, Nguồn vốn nước ngoài
Gồm:
Tài trợ phát triển chính thức (ODF): Nguồn này bao gồm viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các hình thức tài trợ phát triển khác.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển, có tác dụng to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh. Hơn nữa, đóng góp cho ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài cũng rất đáng kể. Nguồn vốn nước ngoài cũng góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…
2.4. Nguồn vốn tư nhân
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt…
Với số lượng không nhỏ các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã đang và sẽ đi vào hoạt động, phần tích luỹ của các doanh nghiệp này cũng sẽ góp phần đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội.
Bảng 1.4: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo nguồn vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Ngân sách nhà nước
289038
308474
773134
789986
808847
829523
Trung ương quản lý
112038
149095
553899
98142
86656
85259
Địa phương quản lý
177000
159379
219235
691844
721791
743994
Vốn tín dụng
86007
228375
207394
791845
828851
850433
Vốn đầu tư của các DNNN
31240
21450
184280
18491
12158
11267
Vốn dân doanh
655923
757919
770543
1723730
2148204
2512428
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
56849
343080
870000
375990
828851
841033
Vốn khác
3174299
689962
447996
457570
-
-
Tổng vốn
4582394
2657734
4026481
4947598
5435358
5873937
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
Từ bảng số liệu trên ta thấy các nguồn vốn huy động cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hải Dương đều tăng qua các năm ở mọi nguồn vốn, đặc biệt tăng mạnh trong các năm 2003, 2004, 2005, 2006; trong đó đặc biệt tăng mạnh là ở khối dân doanh trong 3 năm 2004, 2005, 2006. Có thể lý giải những con số này như sau: năm 2003 là năm diễn ra sự kiện SeaGames 22 được tổ chức tại Việt Nam, và tỉnh Hải Dương là nơi diễn ra môn thi đấu bóng bàn, một môn thể thao dẫn hấp dẫn và là môn thể thao truyền thống của Hải Dương. Chính vì sự kiện trên mà hoạt động xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2003 đã có bước chuyển mình mạnh mẽ với sự quan tâm đầu tư của Trung ương cho việc cải tạo lại hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Hải Dương. Cho nên trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước năm 2003 thì ngân sách trung ương chiếm tỷ trọng lớn, gấp hơn 2 lần so với ngân sách địa phương. Đây cũng là năm tỉnh Hải Dương đạt mức kỷ lục trong thu hút đầu tư nước ngoài sau nhiều năm trì trệ trước đó do cơ chế chính sách chưa thông thoáng, cho nên tổng vốn đầu tư từ nước ngoài là 870 tỷ, chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án đầu tư và mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Năm 2004, 2005, 2006 là 3 năm Thành phố Hải Dương thực hiện quy hoạch mở rộng về phía đông và phía tây, cho nên đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng rất lớn cho nên mọi nguồn vốn đều được huy động tối đa phục vụ cho hoạt động xây dựng cơ bản. Do đó, mọi nguồn vốn huy động đều tăng chỉ có vốn từ trung ương và vốn của các doanh nghiệp nhà nước là có tỷ lệ giảm dần qua các năm. Tỷ trọng vốn trung ương giảm là do tỷ lệ phân bổ của chính phủ giảm, phù hợp với xu hướng giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. vốn của các doanh nghiệp nhà nước giảm là do việc xây dựng cơ bản đã hoàn thành từ các năm trước và nay chỉ có hoạt động sản xuất; hơn nữa muốn đầu tư xây dựng mới thì phải đựoc sự cho phép của Chính phủ trong khi phần lớn các Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay hoạt động thực sự chưa có hiệu quả. Cho nên không thực sự cần thiết phải xây dựng cơ bản mới mà nên tập trung vào mua sắm, cải tạo máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong khu vực dân cư có sự tăng vọt trong 3 năm 2004, 2005, 2006 chủ yếu là do hoạt động xây dựng nhà ở mạnh gắn liền với sự mở rộng của đô thị, dẫn đến xuất hiện hàng loạt các khu dân cư mới hiện đại, đẹp đẽ. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất tư nhân, các hợp tác xã trên khắp địa bàn tỉnh cũng đã góp phần không nhỏ làm gia tăng lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ khối dân doanh.
Nguồn vốn địa phương và vốn vay tín dụng cũng tăng mạnh chủ yếu phục vụ cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, vành đai đô thị, hệ thống chiếu sáng, công cộng, và đầu tư xây mới các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Nguồn vốn khác ở đây chủ yếu là viện trợ nước ngoài ( ODA), được trên phân bổ và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và vốn ủng hộ của các tổ chức khác phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng sâu, vùng xa, ở những nơi khó khăn, xóa nhà tranh, tre cho các hộ nghèo.
Bảng 1.5: Tốc độ tăng vốn liên hoàn qua các năm
Đơn vị: Lần
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng vốn
4582394
2657734
4026481
4947598
5435358
5873937
Tốc độ tăng vốn liên hoàn
1
0,57
1,51
1,23
1,09
1,08
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương
So sánh tốc độ tăng vốn liên hoàn thì ta thấy năm 2002 là thấp nhất chỉ là 0,57 có nghĩa là vốn huy động cho đầu tư xây dựng cơ bản không những không tăng mà lại còn giảm đi. Tuy nhiên các năm sau đó thì tình hình đã khả quan hơn cao nhất là năm 2003 đạt 1,51 lần đó là do sau năm 2002 sụt giảm thì đến năm 2003 đã có sự hồi phục lớn. Xét về giá trị tuyệt đối là có sự tăng trưởng qua các năm (trừ năm 2002). Tuy tốc độ có khác nhau nhưng nhìn chung tình hình huy động vốn như vậy là tạm được.
Nhìn chung thì nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản trên điạ bàn tỉnh Hải Dương là rất lớn. Các nguồn lực huy động mới chỉ đáp ứng được cơ bản nhu cầu. Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng cường các biện pháp thu hút vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Bảng 1.6: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB phân theo nguồn vốn
(%)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Ngân sách nhà nước
6,7
13,1
23,8
19,0
17,5
14,1
Trung ương quản lý
2,6
6,3
17,0
2,4
1,9
1,5
Địa phương quản lý
4,1
6,8
6,8
16,6
15,6
12,7
Vốn tín dụng
2,0
9,7
6,4
19,0
17,9
14,5
Vốn đầu tư của các DNNN
0,7
0,9
5,7
0,4
0,3
0,1
Vốn dân doanh
15,3
32,3
23,7
41,5
46,4
42,8
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1,3
14,6
26,7
9,1
17,9
14,3
Vốn khác
74,0
29,4
13,7
11,0
-
-
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
Ta thấy nguồn vốn ngân sách nhà nước tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ trong tương đối lớn trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cao nhất là 23,8% năm 2003 sau đó giảm dần còn 19% năm 2004, 14,1% năm 2006, thấp nhất là năm 2001 chỉ chiếm 6,7% tổng vốn đầu tư. Trong cơ cấu vốn ngân sách thì lại có một xu hướng ngược lại, mặc dù vốn ngân sách có xu hướng giảm qua các năm nhưng nguồn vốn ngân sách địa phương lại có xu hướng tăng dần qua các năm song song đó đương nhiên là sự sụt giảm của vốn trung ương trong cơ cấu. Điều này chứng tỏ được nội lực kinh tế của tỉnh Hải Dương, thể hiện qua sự tích lũy hàng năm tăng lên cho nên số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản cũng tăng lên, dẫn tới giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân sách trung ương.
Nguồn vốn vay tín dụng cho xây dựng cơ bản cũng có sự tăng lên về tỷ trọng tương đương với nguồn vốn ngân sách, điều này chứng tỏ nhu cầu về vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hải Dương là rất lớn, và cần phải huy động mọi nguồn vốn. Tuy nhiên sử dụng nguồn vốn vay tín dụng thì sẽ phải cân nhắc tới hiệu quả, và giảm thiểu thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư, và phải chứng minh được hiệu quả của quá trình đầu tư, nếu muốn tăng cường nguồn vốn này hơn nữa trong những năm tới.
Không thể không nhắc tới bước nhảy vọt của nguồn vốn dân doanh trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ chỗ chỉ chiếm 15,3% năm 2001 đã tăng mạnh lên 32,3% năm 2002, tuy có sự sụt giảm năm 2003 do đó là năm nguồn vốn ngân sách tăng cường mạnh cho đầu tư phát triển, nhưng đã lại tăng mạnh lên trên 40% trong các năm 2004, 2005, 2006. Điều này chứng tỏ nhu cầu xây dựng cơ bản ở khu vực dân doanh là rất cao, có thể nói là lớn nhất trong các khối, và có thể thấy là nguồn nội lực vốn huy động từ khối này rất lớn. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong chiến lược tăng cường kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên cần phải có những định hướng về quy hoạch cụ thể, và những biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm tránh tình trạng xây dựng ồ ạt, lộn xộn làm mất cảnh quan, kiến trúc đã được hoạch định của tỉnh.
Nguồn vốn FDI cũng có sự tăng lên về tỉ trọng trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chủ yếu là xây dựng kết cấu hạ tầng của các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Cùng trong xu hướng sụt giảm là nguồn vốn viện trợ nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng ở cá vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Điều này chứng tỏ chính sách phát triển các vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có được sự quan tâm, dẫn đến kết cấu hạ tầng ở các khu vực này ngày một được cải thiện, có sự tăng trưởng cả về kinh tế - xã hội, và nâng cao đời sống nhân dân cho nên nguồn vốn viện trợ có xu hướng giảm là hợp lý.
Tuy có sự tăng giảm tỷ trọng khác nhau trong các loại nguồn vốn nhưng có thể khẳng định là vốn huy động cho xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có một mức tăng tương đối cao, và việc huy động vốn tương đối hiệu quả. Nhu cầu về vốn chắc chắn sẽ còn tăng cao trong các năm tới cùng với việc quy hoạch mở rộng thành phố Hải Dương và 11 huyện. Do đó vấn đề đặt ra là các biện pháp huy động vốn cụ thể, và sử dụng vốn có hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải, hạn chế thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản để có thể hoàn thành được khối lượng xây dựng lớn trong những năm tới.
3, Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo lĩnh vực đầu tư.
Bảng 1.7: Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giai đoạn 2001-2006 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Đơn vị: triệu đồng
Lĩnh vực đầu tư
Tổng vốn đầu tư
Vốn TW
Vốn NS địa phương
Vốn nước ngoài
Vốn tín dụng
Vốn dân doanh
Tổng số
10.943.400
2.457.600
1.991.600
375.7
3.149.300
2.969.200
Nông-lâm-thuỷ sản
950.6
141900
397700
0
40000
371000
Giao thông
2584100
766000
667300
12000
333000
805800
Hệ thống điện
625000
550000
30000
0
10000
35000
Y tế
133500
65000
45500
0
0
23000
Giáo dục đào tạo
210700
35000
113500
10000
9000
4._.3200
Văn hoá - xã hội, TDTT
167000
63000
76000
10000
0
18000
Quản lý nhà nước
250700
25100
225600
0
0
0
KHCN và môi trường
47900
3000
30000
11900
3000
Cấp thoát nước
1117800
19200
72600
331800
88000
606200
Hạ tầng công nghiệp
851700
18000
94700
0
550000
189000
Phát triển đô thị và nhà ở
1813000
0
143700
0
1259300
410000
An ninh-Quốc phòng
10000
10000
Các ngành dịch vụ
2181400
771400
85000
0
860000
465000
Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Hải Dương
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy những lĩnh vực thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất là giao thông 2.457,6 tỷ đồng (chiếm 23,6%), sau đó đến các ngành dịch vụ 2.181,4 tỷ đồng (chiếm 19,9%), cấp thoát nước 1.117,8 tỷ đồng (chiếm 10,2 %), phát triển đô thị và nhà ở 1.813 tỷ đồng (chiếm 16,57%)… Tỷ lệ này phù hợp xu thế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và phản ánh đúng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản của các lĩnh vực then chốt phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên một số lĩnh vực then chốt như điện, việc huy động vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu; tỷ lệ huy động vốn cho các lĩnh vực văn hoá - xã hội, thể dục thể thao cũng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Cũng từ bảng trên ta thấy nguồn vốn ngân sách của trung ương và địa phương được giải đều hầu như cho khắp các lĩnh vực đầu tư trong đó tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt là nông-lâm-thuỷ sản, giao thông, điện, giáo dục, y tế; nếu như nguồn vốn ngân sách trung ương tập trung cho lĩnh vực giao thông, điện, là những lĩnh vực tạo ra hạ tầng cho phát triển kinh tế và cho đầu tư phát triển các ngành dịch vụ thì nguồn vốn ngân sách địa phương lại bị chia nhỏ hơn cho nông-lâm-thuỷ sản, y tế, giáo dục.. nói chung là nhằm xây dựng hạ tầng ở hầu khắp các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó nguồn vốn vay tín dụng lại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước, hạ tầng công nghiệp, đây là những lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn và là những lĩnh vực thiết yếu nhằm xây dựng hạ tầng cơ sở cần thiết cho phát triển kinh tế, xã hội.
Nguồn vốn của khu vực dân cư thì lại tập trung vào các lĩnh vực giao thông chủ yếu là xây dựng đường làng, xã, thôn và tập trung đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ phục vụ cho khu vực kinh tế dịch vụ của tư nhân; một phần nữa là tập trung vào xây dựng nhà ở trong các khu đô thị.
Nguồn vốn nước ngoài thì lại tập trung đầu tư cho cấp thoát nước. Đây chủ yếu là nguồn vốn ODA tài trợ cho tỉnh Hải Dương nhằm xây dựng một nhà máy nước sạch mới và cải tạo hệ thống thoát nước của thành phố.
Bảng 1.8: So sánh kết quả huy động vốn đầu tư XDCB với mục tiêu
Đơn vị: Triệu đồng
Lĩnh vực đầu tư
Mục tiêu
Kết quả thực hiện
So sánh (%)
Tổng số
5950000
10943400
1,84
Nông - lâm - thuỷ sản
830000
950600
1,15
Giao thông
1900000
2584100
1,36
Hệ thống điện
720000
625000
0,87
Y tế
70000
133500
1,91
Giáo dục đào tạo
120000
210700
1,76
Văn hoá-xã hội, TDTT
305000
167000
0,55
Quản lý nhà nước
150000
250700
1,67
KHCN và môi trường
100000
47900
0,48
Cấp thoát nước
430000
1117800
2,6
Hạ tầng công nghiệp
100000
851700
8,52
Phát triển đô thị và nhà ở
0
1813000
An ninh - Quốc phòng
0
10000
Các ngành dịch vụ
1225000
2181400
1,78
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương
Theo kết quả so sánh giữa mục tiêu huy động vốn với kết quả đạt được của các ngành kinh tế nhìn chung phần lớn các ngành đều đạt được mục tiêu huy động vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản đề ra, chỉ có 3 ngành không đạt được mục tiêu đề ra đó là huy động vốn cho ngành điện, cho phát triển khoa học công nghệ và lĩnh vực văn hoá – xã hội, thể dục thể thao; trong đó vốn huy động cho khoa học công nghệ, và văn hoá – xã hội, thể dục thể thao chỉ dạt 50% so với mục tiêu đề ra, ngành điện đạt tỷ lệ cao hơn nhưng so với mục tiêu thì vẫn chưa đạt. Cần phải quan tâm đầu tư cho 3 lĩnh vực này hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt là đầu tư cho ngành điện, một ngành công nghiệp quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng.
Các ngành còn lại đều vượt chỉ tiêu đặt ra, thì huy động vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng công nghiệp đạt tỷ lệ cao nhất gấp 8,5 lần so với mục tiêu đề ra. Đó là do tỉnh đã đầu tư xây dựng 6 khu công nghiệp tập trung đã được Chính phủ phê duyệt, cùng hàng loạt các cụm và điểm công nghiệp nằm rải rác trên địa bàn tỉnh; đồng thời cũng khẳng định sự quan tâm đầu tư cho phát triển hạ tầng công nghiệp của tỉnh nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nữa các dự án đầu tư vào tỉnh. Đứng thứ hai là Cấp thoát nước với kết quả thực hiện đạt 2,6 lần so với mục tiêu. Đây cũng là một chương trình mục tiêu của tỉnh phấn đấu đến năm 2010 sẽ có 90% dân số được sử dụng nước sạch với việc đầu tư xây dựng nhà máy nước mới do Nhật tài trợ, bên cạnh đó là việc nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước cũ trong thành phố và xây mới hệ thống thoát nước trong khu đô thị mới ở phía Đông và phía Tây thành phố.
Cũng cần phải nhắc tới lĩnh vực phát triển đô thị và nhà ở, tuy không đặt ra mục tiêu cụ thể về huy động vốn nhưng kết quả đạt được là rất khả quan với lượng vốn huy động đạt được chỉ đứng sau ngành giao thông. Điều này chứng tỏ tốc độ phát triển đô thị mới của Hải Dương là rất cao với hai khu đô thị mới mở rộng ở phía Đông và phía Tây thành phố Hải Dưong đã được quy hoạch và tiến hành triển khai xây dựng. Phát triển đô thị cũng là một chương trình mục tiêu nhằm nâng cấp thành phố Hải Dưong lên thành thành phố loại II. Vốn huy động được bao gồm một phần là vốn ngân sách, phần lớn là vốn vay tín dụng và phần còn lại là vốn của khu vực dân doanh.
Một số ngành còn lại cũng có kết quả đạt được tương đối cao so với mục tiêu là vốn huy động cho các ngành dịch vụ, giáo dục đào tạo và y tế.
4, Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo cấu thành.
Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo cấu thành nhìn chung tăng nhanh qua các năm, đặc biệt trong các năm gần đây, chủ yếu tập trung ở xây lắp và thiết bị. Vốn cho xây dựng cơ bản khác nói chung không ổn định, nhưng thường có quy mô nhỏ so với 2 loại hình kia
Bảng 1.9: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo cấu thành
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Xây lắp
1,602,292
1,441,330
2,450,608
3,005,995
2,396,608
3,233,764
Thiết bị
2,289,161
639,939
673,362
1,020,000
2,016,277
2,547,143
Xây dựng cơ bản khác
401,903
267,991
129,377
131,617
213,626
250,344
Tổng
4,293,356
2,349,260
3,253,347
4,157,612
4,626,511
6,031,251
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
Từ bảng trên ta thấy Tổng vốn đầu tư theo cấu thành sau khi đạt khối lượng lớn trong năm 2001 là 4.293,4 tỷ đồng đã sụt giảm trong năm 2002 chỉ còn 2.349,26 tỷ, sau đó tăng dần qua các năm và đạt cao nhất là 6.031,51 tỷ đồng vào năm 2006 cao hơn ngưỡng 2001 đó là nhờ sự gia tăng đồng thời về khối lưọng vốn đầu tư của lĩnh vực xây lắp và thiết bị tương ứng với sự gia tăng khối lượng xây dựng và lắp đặt, mua sắm thiết bị trên địa bàn tỉnh trong thời gian này. Cũng cần nói thêm là trong khoảng thời gian 3 năm gần đây trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung và đã tiếp nhận rất nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước cho nên nhu cầu xây dựng cơ bản hàng năm rất lớn, đạt cao nhất là 3.233,764 tỷ đồng vào năm 2006,năm 2004 đạt 3.005,995 tỷ đồng là những năm nhu cầu xây dựng cơ bản của tỉnh là rất cao và đạt thấp nhất là năm 2002 với 1.441,3 tỷ đồng. Cùng với đó là việc lắp đặt máy móc thiết bị của các dự án đi vào sản xuất cho nên khối lượng vốn cho lắp đặt cũng tăng rất mạnh từ khoảng 650 tỷ trong 2 năm 2002, 2003 tăng lên 1.020 tỷ đồng năm 2004 và đạt 2.547,143 tỷ đồng năm 2006. Riêng hoạt động xây dựng cơ bản khác thì chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ, khiêm tốn so với 2 lĩnh vực kia: Cao nhất là 402 tỷ đồng năm 2001, thấp nhất là 129 tỷ đồng năm 2003.
Bảng 1.10: Tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo cấu thành
(%)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Vốn đàu tư XDCB
100
100
100
100
100
100
Xây lắp
37,32
61,35
75,32
72,3
51,8
53,6
Thiết bị
53,34
27,25
20,7
24,53
43,58
42,23
Xây dựng cơ bản khác
9,34
11,4
3,98
3,17
4,62
4,17
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dưong
Nhìn vào cơ cấu vốn ta có thể thấy tỷ trọng của lĩnh vự xây lắp chiếm tỷ trọng lớn như thế nào trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thấp nhất là 37,32% năm 2001, cao nhất là 75,32% năm 2003 là một trong những năm đầu tư trọng điểm của tỉnh Hải Dương sau đó có giảm đi và đạt 53,6% năm 2006.
Tỷ trọng vốn cho thiết bị đạt cao nhất là 53,34% năm 2001, giảm mạnh trong các năm 2002-2004 sau đó tăng lên 43,58% năm 2005, 42,23% năm 2006 gần bằng tỷ trọng của xây lắp. Lý giải cho điều này đó là do cứ sau mỗi một cao điểm của chu kỳ đầu tư với sự gia tăng ồ ạt của các công trình xây dựng và sau khi các hạng mục cơ bản đã hoàn thành, các công trình (sản xuất) chuẩn bị bước vào giai đoạn vận hành, sản xuất ( nhất là các dự án đầu tư trong khu công nghiệp) thì cần phải lắp đặt máy móc thiết bị cho nên khối lượng vốn đầu tư cho hạng mục này sẽ gia tăng.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác là chi phí cho gíai đoạn chuẩn bị đầu tư, chi phí cho ban quản lý dự án và chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật, phần chi phi này thường chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ so với 2 hạng mục kia, đạt cao nhất là 11,34% năm 2002, thấp nhất là 3,17% năm 2004. Nói chung nguồn vốn này cao hay thấp hàng năm dẫn đến tỷ trọng cao hay thấp tưong ứng trong cơ cấu vốn là tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tế của từng năm và một số điều kiện khách quan khác.
5, Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo khu vực
Theo tiêu đề này vốn đầu tư xây dựng cơ bản sẽ dược phân theo 3 khu vực là nông-lâm nghiệp- thuỷ sản, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.
Bảng 1.11: Vốn đầu tư XDCB phân theo khu vực
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
256,342
146,900
435,516
89,045
89,849
tỷ lệ % trong tổng VĐT
5,97
6,25
13,38
2,14
1,94
Công nghiệp, xây dựng
3,438,780
1,558,860
1,355,361
2,174,760
2,354,347
tỷ lệ % trong tổng VĐT
80,1
66,4
41,66
52,3
50,9
Dịch vụ
598,234
643,500
1,462,470
1,893,807
2,182,315
tỷ lệ % trong tổng VĐT
13,93
27,35
44,96
45,56
47,16
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
Xem xét vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo khu vực là Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thì ta thấy vốn đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu được tập trung cho khu vực công nghiệp và xây dựng, sau đó đến các ngành dịch vụ, cuối cùng là nông nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải Dương trong quá trình công nghiệp hoá đó là tăng cường đầu tư cho các ngành công nghiệp và dịch vụ và cơ giới hoá trong nông nghiệp đã được thể hiện trong nghị quyết Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII.
Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng thì vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản được tập trung nhiều nhất vào năm 2002 đạt 3.438,78 tỷ đồng, chiếm 80,1% tổng vốn đầu tư, sau đó giảm dần trong các năm 2003 đạt 1.558,860 tỷ đồng chiếm 66,4%, thấp nhất năm 2004 chỉ đạt 1.355 tỷ đồng, chỉ chiếm 41,66% sau đó tăng trở lại trong năm 2005, 2006 và đạt 2.354 tỷ đồng chiếm 50,9% tổng vốn đầu tư.Tuy nhiên có thể thấy là vốn đầu tư cho khu vực này không có được mức tăng ổn định qua các năm. Nếu so với năm cao nhất là 2002 thì năm vốn đầu tư năm 2003, 2004 chỉ đạt mức dưới 50%. Năm 2005, 2006 có tăng cao nhưng cũng chỉ đạt khoảng 60 – 70% so với năm 2002. Điều này chứng tỏ tốc độ phát triển ngành công nghiệp của tỉnh chưa cao, chưa tạo được cú hích mạnh mẽ cho tăng trưởng. Vốn đầu tư cho khu vực công nghiệp chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tập trung; lắp đặt thiết bị, máy móc và vốn đầu tư cho mở rộng của các ngành công nghiệp như xi măng, điện.., chủ yếu sử dụng vốn ngân sách và vốn vay tín dụng. Đến nay tỉnh đã cón 6 khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt là Đại An, Nam Sách, Phúc Điền, Phú Thái, Tân Trường và khu công nghiệp phía tây thành phố Hải Dương; hi vọng trong thời gian tới với cơ chế chính sách có nhiều đổi mới, thông thoáng và linh hoạt hơn cùng với những chính sách ưu đãi khuyến khích sẽ thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh Hải Dương góp phần tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2006 – 2010.
Bảng 1.11: Vốn đầu tư XDCB phân theo khu vực
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
256,342
146,900
435,516
89,045
89,849
tỷ lệ % trong tổng VĐT
5,97
6,25
13,38
2,14
1,94
Công nghiệp, xây dựng
3,438,780
1,558,860
1,355,361
2,174,760
2,354,347
tỷ lệ % trong tổng VĐT
80,1
66,4
41,66
52,3
50,9
Dịch vụ
598,234
643,500
1,462,470
1,893,807
2,182,315
tỷ lệ % trong tổng VĐT
13,93
27,35
44,96
45,56
47,16
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
Đứng thứ hai trong cơ cấu vốn đầu tư theo khu vực là vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong các ngành dịch vụ. Trong khoảng 5 năm trở lại đây chúng ta có thể thấy vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho khu vực này đã có dược mức tăng đáng kể và đều có sự gia tăng qua các năm, từ chỗ chỉ có 598 tỷ đồng năm 2002 chiếm 13,93% tổng vốn đầu tư, một tỷ lệ rất thấp so với tổng vốn đầu tư đã tăng lên qua các năm, đặc biệt tăng nhanh trong 3 năm gần đây và đạt cao nhất năm 2006 với 2.182 tỷ đồng chiếm 47,16% tổng vốn đầu tư. Như vậy là so với năm 2002 thì tổng vốn đầu tư cho ngành dịch vụ tăng gần 4 lần tương ứng với đó cũng là mức tăng của tỷ trọng ngành dịch vụ trong tổng vốn đầu tư. Có được những kết quả khả quan như vậy đó là do sự quan tâm đầu tư đúng đắn của tỉnh cho ngành dịch vụ, coi đây là một ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế cùng với đó là chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Nhờ những chính sách và biện pháp đồng bộ như vậy mà trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản khu vực dịch vụ đã có được mức độ gia tăng rất đáng chú ý như vậy.
Do xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên cho công nghiệp và dịch vụ cho nên vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong khu vực nông – lâm nghiệp - thuỷ sản chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư đạt cao nhất là 435 tỷ năm 2004 (chiếm 13,38% tổng vốn đầu tư), và thấp nhất là năm 2005 (chỉ chiếm 2,14% tổng vốn đầu tư). Xét theo tỷ trọng vốn thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản của khu vực này là rất nhỏ, trung bình là thấp hơn 10% tổng vốn đầu tư. Tuy xét theo giá trị tuyệt đối thì vốn đầu tư vẫn có xu hướng tăng qua các năm nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm dần trong tổng vốn đầu tư. Như vậy là có thể thấy trong giai đoạn hiện nay khu vực kinh tế này không còn có được sự quan tâm như trước đây do vốn được ưu tiên cho hai khu vực kia, và vốn đầu tư cho nông nghiệp là chưa thoả đáng. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong khu vực này chủ yếu phục vụ cho xây dựng cơ sơ vật chất nhỏ, giá trị không lớn, mua sắm thiết bị và phục vụ việc cơ giới hoá trong nông nghiệp; nhìn chung tập trung nhiều vào thuỷ lợi. Trong điều kiện khô hạn như hiện nay, tình trạng thiếu nước cho sản xuất rất có thể xảy ra, vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường đầu tư hơn nữa cho công tác thuỷ lợi, tưới tiêu.
Bảng 1.12: Vốn đầu tư XDCB phân theo ngành kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Nông nghiệp, lâm nghiệp
235,171
133,362
352,561
74,039
74.843
Thuỷ sản
21,171
13,538
82,955
15,006
15,006
Công nghiệp khai thác mỏ
5,260
8,051
34,367
40,063
37,300
Công nghiệp chế biến
227,867
440,935
712,530
883,876
1,517,295
SX và phân phối điện nước
3,129,067
1,043,736
480,899
474,934
53,030
Xây dựng
76,586
66,138
127,575
775,887
746,722
Thương nghiệp, sửa chữa…
50,305
34,417
49,094
74,019
81,420
Khách sạn & nhà hàng
278
3,922
15,366
13,400
15,410
Vận tải, kho bãi, TTLL
175,941
253,873
1,087,240
649,265
503,798
Tài chính, tín dụng
7,238
10,427
7,259
934
10,000
Khoa học & công nghệ
1,948
6,112
8,422
2.98
Kinh doanh tài sản, tư vấn
267,246
208,087
225,919
2,766
3,000
Quản lý nhà nước và ANQP
32,753
51,189
16,243
101,088
49,700
Giáo dục và đào tạo
40,768
39,643
12,994
131,391
72,569
Y tế
6,489
13,515
11,370
24,215
33,100
Văn hoá, thể thao
6,595
15,995
16,743
58,552
41,100
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
Xem xét cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2002 – 2006 ta thấy theo xu hướng chung của chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn là cao nhất. Cụ thể các ngành có vốn đầu tư xây dựng cơ bản cao là công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện nước, xây dựng, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc; trong đó vốn đầu tư cho sản xuất và phân phối điện nước lại có xu hướng giảm dần qua các năm từ chỗ chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2002 với 3.129 tỷ đồng đã tụt xuống chỉ còn 53 tỷ đồng năm 2002.
Trong tình trạng khan hiếm điện như hiện nay thì đầu tư cho ngành điện như vậy là chưa thoả đáng. Các ngành còn lại đều có xu hướng tăng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm, trong đó tăng mạnh nhất là ngành công nghiệp chế biến đã tăng gần 7 lần từ 228 tỷ năm 2002 lên 1.517 tỷ năm 2006 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành kinh tế đã chứng tỏ công nghiệp chế biến tại Hải Dương rất phát triển, chủ yếu là chế biến nông sản và thức ăn gia súc; đây quả là một tín hiệu đáng mừng cho nhà nông.
Trong các ngành dịch vụ thì có tốc độ phát triển cao nhất là vận tải - kho bãi và thông tin liên lạc, cũng là một ngành có vốn đầu tư tương đối cao tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm: năm cao nhất là 2004 với trên 1000 tỷ đồng, nhưng năm 2006 lại tụt xuống chỉ còn hơn 500 tỷ đồng. Tuy nhiên xét theo tổng thể thì ngành dịch vụ là ngành có tốc độ tăng đầu tư xây dựng cơ bản là lớn nhất với sự gia tăng tương đối cao ở hầu như tất cả các ngành dịch vụ
Các ngành có khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thấp là y tế, văn hoá, thể dục thể thao và khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học công nghệ. Trong thời kỳ mà khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, được coi là chìa khoá để phát triển của mỗi quốc gia thì đầu tư như vây cho ngành khoa học công nghệ là chưa hợp lý. Với khối lượng vốn đầu tư ít như vậy, thì khó có thể phục vụ tốt công tác nghiên cứu khoa học công nghệ. Tuy nhiên đây là tình trạng chung của cả nước khi mà khoa học công nghệ còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, trang thiết bị quá thiếu thốn. Cũng trong tình trạng này là ngành y tế, có thể nói vốn đầu tư cho y tế chưa đủ để nâng cấp các tuyến bệnh viện ở các cấp nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên do tình trạng cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn các trang thiết bị khám, chữa bệnh hiện đại, đặc biệt là ở các bệnh viện tuyến dưới.
III, MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XDCB.
1, Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.
1.1, Nông nghiệp-lâm nghiệp-thuỷ sản
1.1.1, Nông nghiệp
Tổng vốn đầu tư trong 5 năm là 36,2 tỷ đồng. Tập trung đầu tư cho cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng (nhà làm việc, kênh mương tưới, sân phơi, nhà kho, hệ thống điện, máy bơm, trạm giống…) cho các đơn vị sản xuất giống cây trồng vật nuôi của tỉnh; đầu tư trang thiết bị hệ thống bảo vệ thực vật, thú y. Bên cạnh vốn dầu tư của nhà nước, các thành phần kinh tế khác cũng tích cực đầu tư các cơ sở sản xuất giống (chuồng trại, thiết bị…)
Nhìn chung việc đầu tư đã góp phần hoàn thiện một bước các cơ sở giống cây trồng vật nuôi, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm song đầu tư còn manh mún và chưa đồng bộ.
1.1.2 Thuỷ lợi
a, Hệ thống đê điều: Tổng vốn đầu tư trong 5 năm là 148,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 80,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 68,3 tỷ đồng.
- Đắp đê: Khối lượng đắp đê trung ương quản lý là 1.285.426m3 (trung bình 257.085m3/năm, bằng 43% mục tiêu đề ra), khối lượng đắp đê do địa phương quản lý là 1.126.321m3 (trung bình 225.264m3/năm, bằng 50% mục tiêu đề ra). Gia cố đê 140.033m khoan sâu (mks), trong đó đê Trung ương quản lý là 48.417 mks, đê do điạ phương quản lý là 91.616mks, tu bổ đê kè 129.126m3, trong đó kè đê thuộc Trung ương quản lý là 80.485m3 đá (bằng 107,3% mục tiêu đề ra), đê địa phương quản lý 48.641m3 đá (bằng 243,2% mục tiêu đề ra), xây dựng và cải tạo 14 cống dưới đê, trong đó Trung ương quản lý 6 cái (bằng 60% mục tiêu đề ra), địa phương quản lý 8 cái (bằng 80% mục tiêu đề ra), cải tạo và xây mới 96 điếm canh đê, trong đó địa phương 91 cái, trung ương 5 cái, nhà quản lý đê xây mới 4 cái do trung ương đầu tư; cải tạo và cứng hoá 91km đê, trong đó đê Trung ương quản lý 62,2 km, đê địa phương quản lý 28,9 km.
Các công trình khác phục vụ yêu cầu phòng chống lụt bão (trồng tre chắn sóng, rải đá cộn, đất núi mặt đê,…) được quan tâm đầu tư, góp phần bảo vệ đê trong mùa lũ.
Trong những năm qua công tác tu bổ hệ thống đê điều thường xuyên được quan tâm đầu tư nên hệ thống đê trong tỉnh ngày một vững chắc, chưa xảy ra sự cố lớn trong mùa mưa bão.
Tuy nhiên, do hệ thống đê điều của tỉnh lớn, nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế nên hệ thống đê điều hiện nay của tỉnh vẫn chưa hoàn chỉnh, còn nhiều điểm xung yếu. Nhiều tuyến đê còn mảnh chưa đủ mặt cắt thiết kế, hầu hết các tuyến đê chưa có cơ, sát chân đê còn nhiều thùng ao sâu, nhiều cống dưới đê được xây dựng từ lâu đã quá tuổi thọ và ngắn so với đê; một số bờ sông đang có diễn biến sạt lở; hệ thống điếm canh đê, nhà quản lý, tre chắn sóng ở một số khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu phòng chống lụt bão; nhiều tuyến đê qua các khu vực đông dân cư chưa được cứng hoa mặt đê nên việc giao thông đi lại đã ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
b, Hệ thống thuỷ nông:
- Nạo vét, khơi sâu dòng chảy sông trục chính thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải, hệ thống kênh tiêu Đồng Gia, hệ thống kênh mương nội đồng với khối lượng nạo vét là 310.000m3 (bằng 15,5% mục tiêu đề ra); củng cố, nâng cấp các tuyến đê hệ thống Bắc Hưng Hải, An Kim Hải với khối lượng thực hiện 550.000m3 (bằng 1105 mục tiêu).Tổng kinh phí đầu tư 23,1 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 14,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương 8,5 tỷ đồng.
- Hệ thống trạm bơm: Đã đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng 11 trạm bơm (bằng 73,3% mục tiêu đề ra) tăng thêm năng lực tiêu chủ động cho khoảng 10.150 ha (bằng 52% mục tiêu đề ra). Hoàn thành tự động hoá cống sông Hương, hệ thống điều tiết nước trạm bơm Ô Xuyên, trạm bơm Khuông Phụ. Tổng số kinh phí đã đầu tư cho hệ thống trạm bơm là 69,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 12 tỷ đồng, ngân sách địa phương 57,5 tỷ đồng.
- Kiên cố hoá kênh mương: Đã kiên cố hoá 873,3km kênh mương các loại (đạt so với mục tiêu đề ra là KCH từ 850km-1000km kênh mương các loại), trong đó kênh chính, kênh cấp I là 144,2 km, kênh cấp 2 là 16,5km, kênh cấp 3 là 650,1km. tổng vốn đầu tư 365,0 tỷ đồng, trong đó ngân sách đầu tư 233 tỷ đồng, vốn huy động trong dân 132 tỷ đồng.
Trong những năm qua hệ thống thuỷ nông của tỉnh được đầu tư nâng cấp đã đảm bảo yêu cầu dẫn nước, mở rộng diện tích tưới tiêu, nâng cao năng suất cây trồng. Việc kiên cố hoá kênh mương đã nâng cao năng lực tưới, tiết kiệm được từ 10-15% điện năng, dôi được 154ha đất chuyển sang đất canh tác hoặc mở rộng giao thông. Tuy nhiên, diện tích tưới tăng thêm thực tế mới đạt 48,35% kế hoạch, việc xoá bỏ trạm bơm dã chiến chỉ đạt 15%. Hạn chế trên là do khối lượng đầu tư lớn trong điều kiện địa bàn rộng, trong khi vốn đầu tư hạn hẹp. Việc đầu tư xây dựng còn dàn trải, chưa tuân theo quy trình đồng bộ của hệ thống kênh mương (mới có 37% kênh được kiên cố hoá từ cấp 1-2-3) nên hiệu quả khai thác công trình còn hạn chế. Một số công trình xác định vị trí xây dựng chưa phù hợp thực tế, chất lượng thi công chưa đảm bảo, việc lấn chiếm đục phá xâm hại kênh còn diễn ra ở một số nơi nhưng chưa được xử lý kịp thời. Một số chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm trong quản lý đầu tư, quản lý chất lượng công trình. Cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan như chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, chính quyền địa phương còn chưa quy định chặt chẽ rõ ràng đã ảnh hưởng tới công tác quy hoạch, giám sát chất lượng quy hoạch.
1.1.3, Hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản
Tổng vốn đầu tư là 185 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương đầu tư và hỗ trợ là 25 tỷ đồng, vốn vay tín dụng 30 tỷ đồng, vốn dân tự đầu tư 130 tỷ đồng.
1.2, Hệ thống giao thông
a, Hệ thống đường sắt: Tổng số vốn đầu tư khoảng 55 tỷ đồng. Tập trung đầu tư cải tạo, nâng cao chất lượng các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép - Hạ Long, Chí Linh - Cổ Thành; nâng cấp các nhà ga, mở một số trạm gác barie của đường sắt ở các điểm giao cắt giữa đường sắt với đường bộ,… góp phần nâng cao năng lực vận chuyển, rút ngắn thời gian hành trình, giảm tai nạn giao thông đường sắt.
Tuy nhiên, hệ thống đường sắt chạy qua địa bàn tỉnh hiện chưa đáp ứng nhu cầu vận tải, các tuyến chuyên dụng chỉ phục vụ trong phạm vi hẹp.
b, Hệ thống đường bộ
- Đường quốc lộ: Hệ thống đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 6 tuyến là 5A, 37, 183, 18, 38,10 với tổng chiều dài 115,6km, mặt đường được trải thảm bê tông nhựa, các Quốc lộ 5A, 18, 183, 10 đã được đầu tư hoàn chỉnh. Về cơ bản hoàn thành xây dựng các nút giao thông Quốc lộ với các đường địa phương, cầu vượt dân sinh, đường gom các dự án nâng cao hiệu quả khai thác quốc lộ 5A, quốc lộ 10, đặc biệt các đoạn đi qua thành phố Hải Dương, thị trấn, thị tứ.
Tổng vốn đầu tư trong 5 năm khoảng 410 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 400 tỷ, vốn tín dụng 10 tỷ đồng.
- Đường tỉnh: Đã đầu tư cải tạo, nâng cấp 70km đường tỉnh (bằng 42% kế hoạch). Tổng vốn đầu tư đã thực hiện khoảng 626 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương 346 tỷ đồng, vốn vay tín dụng 160 tỷ đồng.
Trên địa bàn hiện có 20 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 337km, có 90 cầu và 489 cống, 5 bến phà. Mạng lưới đường tỉnh đã được gắn kết chặt chẽ với hệ thống Quốc lộ và mạng lưới giao thông của tỉnh nhưng chưa thực sự được phân bố hợp lý. Hiện nay phần lớn các tuyến đường tỉnh chưa đạt cấp IV đồng bằng, mặt đường cấp cao chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 10%); các cầu, cống qua đường đa số có trọng tải thấp từ H8-H13, khổ cầu hẹp, một số cầu phải hạn chế trọng tải dưới 3 tấn, ảnh hưởng đến giao thông. Nguyên nhân là do nhu cầu đầu tư lớn, chủ yếu được đầu tư bằng vốn ngân sách XDCB tập trung, vốn đầu tư tăng nhưng khối lượng không tăng (chủ yếu tăng là do cải tạo, nâng cấp). Nhìn chung đầu tư vẫn còn dàn trải, các tuyến đường được đầu tư mới chỉ là cải tạo, nâng cấp mặt đường, chưa đầu tư vào cấp đường chuẩn.
- Đường huyện và đô thị:
Trong giai đoạn 2001-2005 đã đầu tư 80km đường huyện và đường đô thị, 20 cầu, cống. Tổng vốn đã đầu tư 290 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương đã đầu tư 150 tỷ đồng, vốn ngân sách trung ương hỗ trợ 15 tỷ đồng, vốn JBIC 12 tỷ đồng (đường 190C, đường Phùng Khắc), vốn vay tín dụng 113 tỷ đồng.
Các tuyến đường đô thị được đầu tư theo hướng hiện đại, đa số mặt đường cấp cao (chỉ còn 12,9km đường đá dăm, chiếm 37,5%). Tuy vậy, chất lượng đường chưa đảm bảo (đường chất lượng tốt là 21,5km, còn lại là đường chất lượng trung bình và chất lưọng xấu), các cửa ô, đường vành đai của thành phố Hải Dương vẫn chưa được quy hoạch xây dựng. Nguyên nhân là do nhu cầu đầu tư lớn, vốn đầu tư hạn chế, nhiều tuyến đường trong thành phố chưa được đầu tư đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc) nên hiệu quả đầu tư thấp. Nhiều khu vực trong thành phố chưa có quy hoạch và do quản lý quy hoạch chưa được quan tâm nên kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng mức đầu tư.
Hiện nay có 138 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 716,4km, 191 cầu và 387 cống, mặt đường cấp cao 308 km (chiếm 43% mục tiêu đề ra 50% km đường huyện cấp cao), nhiều tuyến đường chạy qua các khu vực thị trấn, thị tứ. Hầu hết các công trình cầu cống tải trọng thấp, nhiều tuyến bị gián đoạn vì qua sông chưa có cầu hoặc phà cơ giới. Nguyên nhân chủ yếu là do việc đầu tư vẫn còn dàn trải, các tuyến đường được đầu tư chủ yếu là cải tạo, nâng cấp mặt, chưa đưa vào cấp, khối lượng vốn đầu tư lớn nhưng chưa có giải pháp huy động các nguồn vốn để thực hiện, chủ yếu vẫn trông chờ vào vốn ngân sách.
- Giao thông nông thôn:
Từ năm 2001-2005 đã đầu tư xây dựng 7.070km đường giao thông nông thôn, trong đó đường chất lượng cao là 4.211km (bê tông xi măng là 3.584km, đường nhựa 627km) và 6.953m cầu cống, các xã đều cố đường ô tô vào đến trung tâm xã.
Tổng kinh phí đầu tư trong 5 năm khoảng 1.148,1 tỷ đồng (bằng 197,9% mục tiêu) trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ từ chương trình phát triển giao thông nông thôn (WB) là 131 tỷ đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ 161,3 tỷ đồng, vốn vay tín dụng 50 tỷ đồng, vốn huy động từ dân 805,5 tỷ đồng
Về cơ bản hệ thống giao thông nông thôn được hình thành và trải đều khắp địa bàn tỉnh, tuy nhiên mật độ phân bố còn chưa đồng đều, tỷ lệ đường chất lượng cao thấp, hầu hết cốn tải trọng thấp.
c, Hệ thống đường thuỷ: Trong 5 năm qua bằng nguồn vốn ngân sách chủ yếu đầu tư cho công tác nạo vét thông luồng, quản lý và đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ với tổng kinh phí đầu tư khoảng 55 tỷ đồng (bằng 110% kế hoạch). Hiện nay độ sâu các tuyến sông còn hạn chế về tải trọng thuyền thông qua, nhiều tuyến sông chưa được đưa vào quản lý khai thác vận tải, chưa có quy hoạch đầu tư phát triển giao thông thuỷ với phát triển du lịch.
1.3, Hệ thống điện
Tổng vốn đầu tư khoảng 625 tỷ đồng (bằng 86,8% mục tiêu đề ra), trong đó ngân sách trung ương 550 tỷ, ngân sách địa phương 30 tỷ, vốn tín dụng 10 tỷ đồng, vốn dân doanh 30 tỷ đồng. Tập trung đầu tư cho cải tạo, xây dựng hệ thống lưới điện, điện chiếu sáng đô thị và điện nông thôn, đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt khá ổn định.
a, Điện lực: Hệ thống lưới điện được đầu tư theo hướng nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi phục vụ, giảm tổn thất điện năng. Do nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân được nâng cao nên hệ thống lưới điện đã bị quá tải, tổn thất điện năng vẫn còn lớn, đường điện cấp trong các khu vực đô thị chưa đảm bảo cảnh quan và an toàn.
b, Điện chiếu sáng và điện nông thôn: Nhìn chung hệ thống ._.ồng.
- Bưu chính viến thông: Trong thời gian tới sẽ đầu tư phát triển mạng lưới viễn thông, nâng cao chất lượng mạng thông tin liên lạc, tăng phạm vi phủ sóng thông tin liên lạc tới 95% địa bàn tỉnh. Đến năm 2010, 100% số xã trong tỉnh có trạm bưu điện văn hoá xã, nâng tỷ lệ số hộ có máy điện thoại lên 10 máy/100 dân. Tổng vốn đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 600 tỷ đồng, vốn dân doanh 50 tỷ đồng.
- Tín dụng và bảo hiểm: Đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tín dụng ngân hàng, áp dụng công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu của xu thế hội nhập; mở rộng các loại hình ngân hàng và mạng lưới các chi nhánh phục vụ để thu hút vốn và cho vay vốn các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; mở rộng và phát triển các loại hình bảo hiểm cho nhân dân.
Tổng vốn đầu tư khoảng 230 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 100 tỷ đồng, vốn dân doanh 130 tỷ đồng.
III, Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB.
1, Giải pháp huy động vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản
1.1, Những giải pháp chung
- Đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhất là tiềm năng về đất đai, tăng tỷ lệ vốn đầu tư trong ngân sách hàng năm.
- Các ngành, địa phương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan kinh tế tổng hợp, bám sát các chương trình đầu tư lớn của Chính phủ, các quy hoạch phát triển của các Bộ, ngành trung ương để tranh thủ sự hỗ trợ vốn của Trung ương và các bộ, ngành, các nguồn vốn tài trợ; chủ động xây dựng danh mục các công trình xin vốn tài trợ để làm việc với trung ương.
- Chủ động triển khai và tăng cường vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, giải phóng mặt bằng để có thể triển khai và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình
- Tập trung vốn ngân sách cho các công trình sử dụng vốn đối ứng, hỗ trợ đầu tư để khai thác các nguồn vốn khác cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Tiếp tục đa dạng các hình thức đầu tư: BOT, BT, đầu tư và chuyển giao công nghệ, sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng vốn thi công. Tích cực tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn ODA, NGO… Thực hiện đấu thầu dự án đối với một số dự án nhà nước chưa có khả năng đầu tư ngay.
- Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao, cấp nước sạch…
- Hệ thống ngân hàng Hải Dương đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức trong các tầng lớp dân cư và các đơn vị, tổ chức kinh tế với việc kết hợp áp dụng lãi suất huy động vốn hợp lý với tăng cường quản bá, tiếp thị dưới nhiều hình thức hấp dẫn thu hút các nguồn vốn, áp dụng hình thức đồng tài trợ giữa các tổ chức tín dụng để cho vay các dự án lớn, quan tâm đến chất lượng hiệu quả đầu tư.
1.2, Một số giải pháp cụ thể
Huy động vốn nhàn rỗi trong khu vực dân cư
Nguồn vốn nhàn rỗi trong khu vực dân cư là rất lớn, vì vậy cần có cơ chế thích hợp để huy động nguồn vốn này tham gia vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là ở các khu vực nông thôn theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Một số biện pháp cụ thể như sau:
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tư nhân trong tham gia dầu tư phát triển theo mục tiêu ưu tiên của kế hoạch bằng cách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá bỏ những thủ tục phiền hà trong các khâu dăng ký kinh doanh, xin cấp phép sử dụng đất, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng thủ công xuất khẩu.
- Cho phép tư nhân được bỏ vốn đầu tư hoặc góp vốn đầu tư với doanh nghiệp xây lắp để xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu vực công cộng bằng các hình thức đầu tư thích hợp và có những ưu đãi xứng đáng.
- Hướng dẫn các hộ về hướng đầu tư và lĩnh vực đầu tư, hỗ trợ vốn ban đầu cho các hộ phát triển sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin về thị trường và hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ cho các hộ tham gia sản xuất kinh doanh.
- Cần huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân thông qua việc động viên nhân dân gửi tiết kiệm vào ngân hàng Nhà nước bằng mức lãi suất hấp dẫn, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, tin cậy, ổn định để lôi cuốn các hộ bỏ vốn đầu tư kinh doanh.
Các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Tỉnh tiếp tục hoàn thiện và ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư riêng cho tỉnh trong khuôn khổ Luật đầu tư chung đã được ban hành.
- Rà soát lại các hạng mục thu hút đầu tư với những ngành nghề, sản phẩm đang có sức cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với nhu cầu của tỉnh với các mức đầu tư hấp dẫn. Trong đó, đặc biệt dành ưu tiên cho các dự án thuộc lĩnh vực, ngành nghề mà tỉnh có lợi thế so sánh.
- Tích cực gọi vốn ODA cho lĩnh vực xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các công trình phát triển y tế cộng đồng và nâng cao mức sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh, bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là các lĩnh vực mà cộng đồng quốc tế và các tổ chức phi chính phủ rất quan tâm tài trợ.
2, Công tác quy hoạch, kế hoạch
* Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác quy hoạch, đảm bảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đi trước một bước, làm cơ sở cho việc xây dựng các quy hoạch ngành và đầu tư phát triển bền vững, có hiệu quả
Nâng cao chất lượng quy hoạch, quy hoạch phải mang tính đính hướng lâu dài. Cần có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng các ngành, các lĩnh vực đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển vùng và lãnh thổ, tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh và khu vực.
Khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, các huyện, thành phố đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Tập trung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị để làm cơ sở thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạn tầng và các dự án đầu tư. Quy hoạch phát triển phải gắn liền với quy hoạch sử dụng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.
Đón cơ hội xây dựng các tuyến giao thông mới đi qua địa bàn tỉnh để định hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ tại các vùng sâu, vùng xa… tạo sự phát triển đồng đều hơn cho các địa phương trong địa bàn tỉnh.
Bố trí ngân sách xây dựng một số trục đường xương cá xuất phát từ các quốc lộ, tỉnh lộ nhằm khai thác đất cho phát triển công nghiệp và dân sinh. Triển khai lập quy hoạch chi tiết và xây dựng hạ tầng, hình thành các cụm công nghiệp tại những khu vực này để nhanh chóng thu hút đầu tư.
Quy hoạch và xây dựng hệ thống mạng lưới cung cấp điện riêng cho công nghiệp, đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định, nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào tỉnh.
Các quy hoạch phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân đều biết, coi trọng công tác quản lý sau quy hoạch, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch.
* Công tác kế hoạch hoá vừa là nội dung vừa là công cụ để quản lý hoạt động đầu tư. Trong nền kinh tế thị trường công tác kế hoạch hoá có vai trò rất quan trọng. Nếu buông lỏng công tác kế hoạch hoá, thì thị trường sẽ phát triển tự do, thiếu định hướng gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Công tác kế hoạch hoá cần được hoàn thiện theo hướng:
- Kế hoạch hoá phải xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế, đảm bảo được tính khoa học, đồng bộ, có mục tiêu rõ ràng và phải dựa trên khả năng huy động các nguồn lực trong và ngoài nước
- Kế hoạch hoá đầu tư phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế –xã hội của đất nước và địa phương, trên quy hoạch ngắn và dài hạn của các ngành, phù hợp với các quy định của pháp luật. Kế hoạch đầu tư dài hạn phải đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch hàng năm
- Tăng cường tính thống nhất giữa quy hoạch và kế hoạch, giữa quy hoạch và kế hoạch chung của tỉnh với quy hoạch và kế hoạch của các ngành và các huyện, thành phố, các đơn vị. Các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được cân đối, xác định vừa là mục tiêu vừa là biện pháp để thực hiện kế hoạch trung hạn và kế hoạch dài hạn.
- Các nguồn lực đầu tư (vốn, đất đai, lao động) được ưu tiên bố trí cho các lĩnh vực, dự án ưu tiên, trọng điểm của tỉnh, hạn chế tình trạng nợ đọng trong XDCB, đầu tư dàn trải, kéo dài, trái với quy hoạch chung
3, Công tác quản lý đầu tư
Chủ động xây dựng kế hoạch chuẩn bị đầu tư, hoàn thành các dự án trọng điểm trong năm 2007, tiếp tục xây dựng danh mục và triển khai thực hiện các công trình trọng điểm trong giai đoạn 2006-2010.
Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác quản lý đầu tư, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm: Trên cơ sở tổng số vốn đầu tư hàng năm được trung ương thông báo cho tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các ngành, địa phương phân bổ vốn theo cơ cấu ngành; xây dựng kế hoạch đầu tư chi tiết, đảm bảo nguyên tắc bố trí đủ vốn cho các dự án nhóm C không quá 2 năm.
Kiên quyết không bố trí kế hoạch đầu tư cho các dự án thuộc danh mục chuẩn bị đầu tư nhưng không hoàn thành việc lập dự án và lập thiết kế kỹ thuật. Điều chuyển vốn đầu tư của các dự án không đáp ứng được yêu cầu về tiến độ thi công cho những công trình có tiến độ thi công nhanh, đúng thời gian xây dựng và hoàn thành theo quy định.
Các dự án đầu tư trong kế hoạch đầu tư hàng năm phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, trong đó phải lấy quy hoạchvà kế hoạch phát triển ngành làm trọng tâm. Các dự án đầu tư phải được đánh giá kỹ về mặt hiệu quả kinh tế và xã hội, chú trọng biện pháp bảo vệ môi trường. Các dự án được đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm phải có quyết định phê duyệt dự án và thiết kế-dự toán (đối với dựa án nhóm C). Kiên quyết dừng, hoãn, giãn tiến độ thi công đối với các dự án không tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, thực hiện sai quy hoạch.
Tiếp tục thực hiện cơ chế đấu thầu quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn; đấu thầu dự án đầu tư sử dụng vốn hình thành từ quỹ đất để tiết kiện ngân sách; đẩy mạnh đầu tư theo hình thức BOT, BT, thi công ứng vốn trước những công trình đã có trong kế hoạch, thu hút các nguồn vốn FDI, ODA, tranh thủ các nguồn vốn của nhà nước, của các tổng công ty để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đơn giản hoá quy trình cấp phép và chấp thuận đầu tư tại các nơi có quy hoạch được duyệt; từng bước thực hiện đấu thầu vị trí, mặt bằng các dự án
Tăng cường vốn cho công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho các dự án đựơc triển khai theo đúng tiến độ.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đâu tư xây dựng cơ bản theo mô hình một cửa, hướng giảm bớt các quy trình, thủ tục không cần thiết, đúng với các quy định một cửa, một đầu mối.
Thường xuyên có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ cán bộ trong lĩnh vực quản lý đầu tư, nhất là đối với các đơn vị tư vấn lập dự án, chủ dự án, cán bộ thẩm định dự án, thẩm định thiết kế dự toán.
Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát đầu tư bảo đảm thực hiện dự án theo đúng trình tự và có hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí vốn đầu tư.
4, Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản
4.1, Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thì khâu thẩm định dự án cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. Điều này đòi hỏi các bên có liên quan đến dự án như: chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và cơ quan thẩm định (ở đây là Sở Kế hoạch và Đầu tư) phải không ngừng nâng cao năng lực tổ chức và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, chuyên gia tham gia thực hiện hoạt động này. Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn mà còn phải tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh để giúp cho UBND tỉnh đưa ra những quyết định đầu tư chính xác, đảm bảo được hiệu quả của vốn đầu tư. Đặc biệt, đối với các dự án của các doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn vay, cần phải xem xét một cách cụ thể các phương án sản xuất, kinh doanh, khả năng thu hồi vốn và đảm bảo có lãi đóng góp cho ngân sách nhà nước, những ảnh hưởng tới môi trường có thể có và những phương án khắc phục. Kiên quyết không chấp nhận các dự án không khả thi, gây thiệt hại ngân sách nhà nước; những dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trưòng sinh thái và môi trường xã hội mà không có các giải pháp xử lý hiệu quả
Trong quá trình thẩm định dự án, nhất thiết phải thực hiện đúng các quy trình bắt buộc, không được bỏ sót, phải lấy ý kiến của các ngành có liên quan. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp, trình UBND tỉnh quyết định.
Thủ tục cấp giấy phép phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu chương trình phát triển của ngành và nền kinh tế. Hạn chế cấp giấy phép cho các dự án nước ngoài trong khi doanh nghiệp trong nước có thể thực hiện được để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước.
4.2, Tổ chức đấu thầu rộng rãi, có hiệu quả
Đấu thầu là công việc bắt buộc đối với các dự án sử dụng vốn của Nhà nước hoặc do Nhà nước quản lý với mục đích là chống các hiện tượng tham nhũng, gian lận, nâng cao hiệu quả của dự án được đấu thầu. Tuy nhiên hiện nay công tác đấu thầu ở Việt Nam nói chung còn rất nhiều hạn chế do sự móc ngoặc ngầm hoặc xé nhỏ gói thầu để chỉ thầu, thiếu thông tin hoặc lộ thông tin…khiến cho công tác đấu thầu không còn đảm bảo được các nguyên tắc vốn có của nó như tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả. Vì vậy, mặc dù Chính phủ đã ban hành Quy chế đấu thầu song để thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho Nhà nước trong quản lý hoạt động đấu thầu, tạo điều kiện cho các nhà thầu tham gia lành mạnh và hạn chế tiêu cực thì Quy chế đấu thầu cần được hoàn thiện hơn nữa về nội dung và nâng cao về mặt pháp lý. Một số giải pháp cụ thể như sau:
+ Thực hiện đấu thầu đối với tất cả các công trình khong phụ thuộc vào giá trị công trình, trừ những công trình quan trọng có quyết định của Nhà nước.
+ Cần làm tốt công tác lập dự toán công trình để xác định được giá trần, bảo đảm dự toán đúng với chế độ, tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước, loại trừ các khoản tính trùng, lặp lại hoặc không sát với giá cả thị trường.
+ Các thủ tục trong đấu thầu cần được cải tiến theo hướng linh hoạt, giảm bớt các kẽ hở có thể dẫn đến tiêu cực. Cần phải gắn trách nhiệm với các chủ đầu tư, các chủ đầu tư tham gia xét thầu phải làm đúng trình tự quy định, từ khâu lập dự án, thiết kế kỹ thuật, lập dự toán công trình, xây dựng giá chuẩn làm cơ sở cho việc chọn giá trúng thầu. và cần có chế tài để xử lý nghiêm những đơn vị vi phạm như cấm tham gia các hoạt động xây dựng, đấu thầu trong một khoảng thời gian nhất định để tránh tình trạng vi phạm, gian lận.
+ Cần có quy định khi thanh toán công trình phải giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị công trình để ràng buộc bên B có trách nhiệm bảo hành công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng.
+ Bên mời thầu cũng cần hoàn thiện hồ sơ mời thầu một cách tốt nhất và có các quy định ràng buộc rõ ràng đối với nhà thầu về trách nhiệm chất lượng gói thầu đúng như trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu đã được duyệt. Đồng thời chấn chỉnh lại các tổ chức tư nhân nhận thầu xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị, các tổ chức tư vấn nhằm đảm bảo khả năng tham gia đấu thầu của các nhà thầu phù hợp với năng lực và kĩ thuật và tài chính của mình.
4.3, Kiện toàn công tác quản lý đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng
Đây là lĩnh vực rất nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư của nhà nước đồng thời làm chậm tiến độ thi công xây dựng công trình. Vì vậy, cần chú trọng lặp lại trình tự trong quản lý sử dụng đất, định giá đất trên địa bàn, cấp chứng chỉ pháp lý cho các hộ dân cư sử dụng đất.
- Phương án đền bù thiệt hại khi giải phóng mặt bằng xây dựng phải bao quát đầy đủ các nội dung sau:
+ Đền bù thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất bị thu hồi (theo quy định tại nghị định 22/1998/NĐ-CP).
+ Đền bù về tài sản hiện có bao gồm cả công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn liền với đất bị thu hồi.
+ Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người phải di chuyển chỗ ở, di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi mà phải chuyển nghề nghiệp.
+ Chi phí phục vụ trực tiếp cho công tác tổ chức thực hiện việc đền bù di chuyển tài sản và dân cư để giải phóng mặt bằng.
- Việc xử lý đền bù thiệt hại về đất là một nội dung quan trọng thường phát sinh tiêu cực gây thất thoát, lãng phí. Vì vậy, cần xử lý tốt các nội dung sau:
+ Kiểm tra các điều kiện để người thu hồi đất được đền bù theo quy định của chế độ hiện hành: phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền, giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất…
+ Kiểm tra để xác định tính chính xác của giá đất đền bù thiệt hại.
- Kiện toàn hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng, quy định rõ trách nhiệm trong từng khâu công việc, trách nhiệm cá nhân, có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động này trong quá trình thực hiện. Cưỡng chế mọi trường hợp mới phát sinh lấn chiếm, gây khó khăn cho việc thi công.
- Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là nội dung liên quan đến nhiều vấn đề xã hội, rất nhạy cảm nên cần được các cấp chính quyền hiểu rõ và sẵn sàng tham gia giải quyết các vướng mắc nảy sinh, tránh để xảy ra tình trạng chống đối, bất hợp tác hoặc khiếu kiện kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình.
4.4, Nâng cao hiệu quả hoạt động của ban quản lý dự án
Đối với ban quản lý dự án, họ là người đại diện cho chủ đầu tư nhưng không phải là chủ đầu tư đích thực, nên thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm quản lý tài sản, bảo toàn vốn khi dự án đi vào hoạt động. Từ tình hình này cần chấn chỉnh và quản lý chủ đầu tư theo các mặt:
- Tổ chức lại ban quản lý dự án, đảm bảo là chủ đầu tư thực sự phải gắn trách nhiệm trong quá trình sử dụng vốn đầu tư, quản lý tài sản khi dự án kết thúc.
- Xác định trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư đối với các hoạt động từ khâu đầu tới khâu cuối và quy định nghĩa vụ, chức danh của chủ đầu tư.
4.5, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phát hiện vã xử lý kịp thời các sai phạm
Để nâng cao năng lực hiệu quả công tác của lực lượng thanh tra và đẩy mạnh hoạt động thanh tra kiểm tra xây dựng cơ bản để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm, đưa ra xét xử các trường hợp cố ý làm trái các quy định của pháp luật gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản thì cần có các biện pháp cụ thể sau:
- Bổ sung thêm nhiều cán bộ có năng lực và trình độ vào lực lượng thanh tra, kiểm tra. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, chính trị và tư tưởng để ngăn chặn tình trạng hối lộ, chạy dự án.
- Mở rộng phạm vi quyền hạn cho lực lượng thanh tra-kiểm tra. Lực lượng thanh tra phải độc lập để đảm bảo tính khách quan, công bằng, có sự thưởng phạt phân minh đối với những thành tích và khuyết điểm trong công tác.
- Xác định rõ trách nhiệm của lực lượng này đối với sự gia tăng số vụ và mức dộ thất thoát, khi có đơn tố giác thì phải sớm xác định và làm rõ sự việc, không được kéo dài thời gian quá lâu
- Tập trung giám sát đầu tư đối với tất cả các dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị triển khai hoặc đã triển khai để đánh giá hiệu quả đầu tư, phát hiện những sai sót trong tính toán và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
4.6, Nâng cao chất lượng công tác thanh, quyết toán
Công tác thanh, quyết toán hiện nay nhìn chung còn chậm, chưa thực hiện theo đúng tiến độ. Các công trình đã hoàn thành đi vào hoạt động nhưng đa số chậm quyết toán hoặc quyết toán chưa hết gây nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Để chấn chỉnh và tăng cường chất lượng quyết toán công trình, dự án hoàn thành cần quy định chế độ trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với công tác này trên các mặt đôn đốc và chỉ đạo làm công tác quyết toán cả về nội dung và thời gian, thẩm tra quyết toán trước khi phê duyệt. Ngoài ra, cần phải nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế, phối hợp giải quyết tốt mối quan hệ giữa các khâu thẩm định nhằm đảm bảo độ tin cậy và thống nhất cao giữa các khâu khi nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng.
Đối với quá trình cấp phát vốn thanh toán và tiến hành thanh toán thì cần tập trung vào một số biện pháp sau:
- Quy định rõ trách nhiệm từng khâu, từng cấp, từng đơn vị có liên quan một cách cụ thể, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh.
- Rà soát, kiểm tra, phân loại để xác định chính xác các khoản nợ trong xây dựng cơ bản; trong đó, phân tích rõ số liệu làm vượt kế hoạch, làm ngoài kế hoạch nhưng chưa có nguồn thanh toán. Trên cơ sở đó, cần bố trí vốn để thanh toán dứt điểm đối với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được thanh toán.
- Các Sở, ban, ngành chức năng cần nghiên cứu hoàn thiện lại chính sách chế độ đã ban hành cho phù hợp với thực tiễn như chính sách và giá đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí cho ban quản lý dự án; xây dựng và ban hành ngay những định mức, đơn giá của một số công việc trong quy hoạch chuẩn bị đầu tư…
- Các Sở, ban, ngành cần chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch được giao, đảm bảo tiến độ thanh toán vốn ngay từ những tháng đầu năm, không nên tập trung vào những tháng cuối năm do ngân sách nhà nước cuối năm thưòng phải chi rất nhiều khoản cho nên khó mà đáp ứng được việc chi trả vốn cho các công trình ở cùng một thời điểm và lại dồn dập.
5, Đào tạo nguồn nhân lực
Đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực rất đa dạng, phức tạp, bất kì một ngành, một lĩnh vực nào cũng cần phải có xây dựng cơ bản để trang bị cơ sở, vật chất cũng như trang, thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động của mình. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng cơ bản ngoài các yếu tố khách quan thì con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng công trình. Vì vậy các chuyên gia, cán bộ, công nhân hoạt động trong lĩnh vực này cần phải được đào tạo một cách bài bản, được trang bị những kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết, được rèn luyện thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Muốn vậy phải tăng cường đào tạo các cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra những con người tri thức, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đào tạo phải gắn liền với giáo dục ý thức để tăng cường sự hiều biết về pháp luật, về những quy chế trong đầu tư xây dựng của Nhà nước đặt ra, về ý thức tự giác, trách nhiệm; bên cạnh đó tuyên truyền, phổ biến cho mọi người thấy được vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản. Dưới đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
- Trước tiên cần coi trọng hệ thống giáo dục đào tạo chính quy cho tất cả các thế hệ tương lai, từ giáo dục mẫu giáo, mầm non đến giáo dục phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và của cả nước.
- Mở rộng hệ thống và nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Kiện toàn tổ chức và đổi mới quản lý nhà nước về dạy nghề. Làm tốt công tác hướng nghiệp, nhất là cho học sinh.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, cơ sở đào tạo nghề gắn với xúc tiến, hỗ trợ, giải quyết việc làm; liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp về đào tạo và sử dụng lao động.
- Quản lý chặt chẽ việc cho phép và tổ chức đào tạo hệ tại chức nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Phấn đấu tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học bằng bình quân cả nước. Chú trọng đào tạo trên đại học đối với nghề kỹ thuật cao.
- Có chính sách phát triển, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, thu hút cán bộ trẻ, có năng lực về xây dựng quê hương, đặc biệt là các kỹ sư xây dựng. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với người tài muốn cống hiến cho tỉnh nhà.
6.Về cơ chế chính sách
- Các tổ chức tín dụng cần xây dựng chính sách lãi suất huy động và cho vay vốn linh hoạt và hợp lý để thu hút các nguồn vốn. Mở rộng hình thức các dịch vụ phục vụ tốt nhất nhu cầu về vốn cũng như việc thanh toán của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được vay vốn để xây dựng các công trình hạ tầng. Tiếp tục thực hiện các hình thức hỗ trợ đầu tư như cho vay theo dự án, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
- Trên cơ sở các quy định của nhà nước, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu, xây dựng chính sách đền bù giải phóng mặt bằng theo các văn bản của Chính phủ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từng công trình đảm bảo cho các dự án được triển khai nhanh theo đúng tiến độ.
- Tiếp tục các chính sách hỗ trợ vốn phù hợp với từng ngành, lĩnh vực để khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng. Cần có chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ các ngành, cá nhân khai thác công trình và thu hút vốn về cho tỉnh.
- Có chính sách động viên khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có sáng kiến trong lĩnh vực quản lý đầu tư nhằm nâng cao chất lượng công trình và tiết kiệm chi phí đầu tư, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, trong những năm qua với tinh thần nỗ lực phấn đấu, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương đã khắc phục khó khăn, tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII của tỉnh.
Tuy nhiên, thực trạng kinh tế-xã hội nước ta vẫn còn nhiều mặt yếu kém, đất nước ta đang nỗ lực để vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển. Hải Dương vẫn là tỉnh nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, với những nỗ lực cao nhất, vượt qua mọi khó khăn thách thức, Đảng bộ và nhân dân Hải Dương quyết tâm đoàn kết, nhất trí, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đề tài về đầu tư xây dựng cơ bản là một đề tài phức tạp và bao quát toàn bộ mọi lĩnh vực, chính vì vậy cần phải đi sâu tìm hiểu thì mới có thể đưa ra được những giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên bài viết của em chắc chắn còn nhiều hạn chế thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy, cô giáo để em được nhận thức rõ hơn, có thêm kiến thức và thực tiễn để có thể vận dụng sau này.
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG. 2
I, Những đặc điểm kinh tế xã hội 2
1. Điều kiện tự nhiên 2
1.1. Vị trí địa lý 2
1.2. Đặc điểm địa hình 2
1.3. Tài nguyên thiên nhiên 3
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 5
3, Thực trạng huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển 8
3.1, Vốn đầu tư đăng ký: 8
3.2, Vốn đầu tư thực hiện: 8
II, Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 10
1, Tình hình thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ bản 10
2, Cơ cấu nguồn vốn đầu tư Xây dựng cơ bản. 12
2.1, Vốn nhà nước. 12
2.2, Vốn ngân sách địa phương 13
2.3, Nguồn vốn nước ngoài 13
2.4. Nguồn vốn tư nhân 13
3, Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo lĩnh vực đầu tư. 18
4, Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo cấu thành. 22
5, Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo khu vực 24
III, MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XDCB. 29
1, Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm. 29
1.1, Nông nghiệp-lâm nghiệp-thuỷ sản 29
1.1.1, Nông nghiệp 29
1.1.2 Thuỷ lợi 30
1.1.3, Hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản 32
1.2, Hệ thống giao thông 32
1.3, Hệ thống điện 35
1.4, Y tế 36
1.5, Giáo dục – Đào tạo 37
1.6, Văn hoá-xã hội, thể dục thể thao 38
1.7, Quản lý nhà nước 40
1.8, Khoa học công nghệ và môi trường 41
1.9, Cấp thoát nước 41
1.10, Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tập trung và làng nghề 42
1.11, Phát triển đô thị và nhà ở. 43
1.12, An ninh quốc phòng 44
1.13, Các ngành dịch vụ 44
2. Các thành tựu về kinh tế-xã hội 46
3, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 48
4, Nguyên nhân kết quả đạt được 50
IV, MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB 52
1, Hạn chế 52
2, Nguyên nhân 53
2.1, Công tác tổ chức thực hiện 53
2.2 Công tác quy hoạch chưa đáp ứng được với yêu cầu 53
2.3, Công tác quản lý đầu tư còn nhiều yếu kém 54
2.4, Khả năng huy động vốn chưa đáp ứng được với nhu cầu đầu tư 55
2.5, Công tác giám sát trong quá trình thi công 55
2.6, Sai sót trong khâu thanh quyết toán 56
3. Những bài học kinh nghiệm. 57
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG. 58
I, Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dưong giai đoạn 2006 - 2010. 58
1, Mục tiêu tổng quát 58
2, Những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 -2010. 59
II, Định hướng đầu tư xây dựng cơ bản 60
1, Quan điểm đầu tư xây dựng cơ bản 60
2, Mục tiêu cụ thể 61
2.1, Nông nghiệp-lâm nghiệp-thuỷ sản. 61
2.1.1, Nông nghiệp: 61
2.1.2, Lâm nghiệp: 62
2.1.3, Thuỷ lợi 62
2.1.4, Hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản: 63
2.2, Giao thông 63
2.2.1, Đường sắt: 63
2.2.2, Đường bộ: 64
2.2.3, Đường thuỷ: 65
2.3, Hệ thống điện 66
2.4, Y tế. 66
2.5, Giáo dục-Đào tạo 67
2.6, Văn hoá-xã hội, thể dục thể thao 68
2.7, Quản lý nhà nước 70
2.8, Khoa học công nghệ và môi trường. 70
2.9, Cấp, thoát nước 71
2.10, Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tập trung và làng nghề 72
2.11, Phát triển đô thị và nhà ở 73
2.12, An ninh - Quốc Phòng 74
2.13, Các ngành dịch vụ 74
2.13.1, Dịch vụ thương mại và du lịch 74
2.13.2, Dịch vụ vận tải: 75
III, Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB. 77
1, Giải pháp huy động vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản 77
1.1, Những giải pháp chung 77
1.2, Một số giải pháp cụ thể 78
2, Công tác quy hoạch, kế hoạch 80
3, Công tác quản lý đầu tư 82
4, Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản 83
4.1, Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 83
4.2, Tổ chức đấu thầu rộng rãi, có hiệu quả 84
4.3, Kiện toàn công tác quản lý đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng 86
4.4, Nâng cao hiệu quả hoạt động của ban quản lý dự án 87
4.5, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phát hiện vã xử lý kịp thời các sai phạm 87
4.6, Nâng cao chất lượng công tác thanh, quyết toán 88
5, Đào tạo nguồn nhân lực 89
6.Về cơ chế chính sách 90
KẾT LUẬN 92
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4918.doc