LỜI CAM ĐOAN
Tôi là : Nguyễn An Trang
Lớp : Kinh tế đầu tư 47B
Khoa : Kinh tế đầu tư
Tôi xin cam đoan chuyên đề này được hoàn thành là do sự nghiên cứu của bản thân và được sự giúp đỡ của các anh chị tại phòng Xây dựng cơ bản thuộc Vụ Kế hoạch tài chính, bộ lao động thương binh xã hội, đặc biệt là có sự hướng dẫn của Th.sĩ Nguyễn Thị Ái Liên. Các số liệu, bảng biểu... là có thực, có nguồn gốc rõ ràng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Nếu những lời cam đoan trên đây là sai sự thực tôi x
84 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường.
Sinh viên
Nguyễn An Trang
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, trải qua hơn 30 năm chiến đấu, hy sinh gian khổ, nhân dân ta đã giành thắng lợi vẻ vang, non sông thu về một mối, đất nước đã được thống nhất, độc lập, hoà bình. Để có được cuộc sống trong hoà bình, phát triển và đổi mới như ngày hôm nay, Tổ quốc, nhân dân ta đời đời tưởng nhớ và biết ơn sự hy sinh to lớn của các liệt sĩ. Bác Hồ từng nói: “Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ, tiếng thơm của các liệt sĩ muôn đời lưu truyền sử xanh”. Chia sẻ nỗi đau cùng các gia đình liệt sĩ, thế hệ hôm nay và mai sau biết ơn những người mẹ, người cha, người vợ vì sự sống còn của dân tộc đã hiến dâng cho Tổ quốc những người con, người chồng, người vợ hết sức thân thương của mình. Cũng trong cuộc đấu tranh sinh tử này, hàng chục vạn đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh một phần xương máu của mình, là những tấm gương sáng về lòng dũng cảm, kiên trung, xứng đáng với truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc.
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn làm hết sức mình để thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng được chăm sóc về vật chất và tinh thần.
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của cả nước đã trở thành nguồn lực thúc đẩy, động viên các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công vươn lên tự khắc phục khó khăn. Chúng ta luôn trân trọng và tự hào về những thành tựu đã đạt được bởi những việc làm đó đã góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
“Đền ơn đáp nghĩa”-một phong trào mang đậm nét nhân văn và góp phần ổn định chính trị - xã hội trên cả nước, có tác dụng giáo dục các thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tính nhân văn trong công tác Đền ơn đáp nghĩa chính là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, là truyền thống yêu nước, yêu quê hương; là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn.Vì vậy việc đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công có vai trò rất quan trọng trong công tác đền ơn đáp nghĩa này. Từ những vấn đề đó em quyết định chọn đề tài: “Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội”.
Nội dung bài viết bao gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng của Bộ Lao động thương binh và xã hội
Chương 2: Định hướng và giải pháp đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công của Bộ Lao động thương binh và xã hội trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thị Ái Liên và các cán bộ trong phòng Đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Lao động thương binh và xã hội đã giúp đỡ em trong việc định hướng và cung cấp các tài liệu để em có thể hiểu hơn về công tác đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công hiện nay. Để bài viết được hoàn thiện, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy các cô để bài viết hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1.1.1. Lịch sử hình thành
Ngay sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, tuyên cáo ngày 28/8/1945 về việc thành lập chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký thành lập vộ lao động và Cứu tế xã hội trong tổng số 13 Bộ. Để đảm bảo những nhiệm vụ về lao động – Thương binh và xã hội trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng nước ta.
Trải qua quá trình lịch sử, xuất phát từ tình hình nhiệm vụ của mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối, chủ trương, nhiệm vụ cho lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, đồng thời quyết định tổ chức bộ máy ngành đã được toàn quốc, toàn dân xây đắp nên dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ, Trung ương đảng, Chính phru và với sự trực tiếp điều hành của Bộ lao động – thương binh và xã hội và Cứu tế xã hội.
Ngày 16/2/1987 Hội đồng nhà nước ban hành quyết định số 782/HĐNN hợp nhất Bộ Lao đồng và Bộ Thương binh xã hội thành Bộ lao động – thương binh và xã hội.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bộ lao động thương binh và xã hội
Các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước
Các tổ chức sự nghiệp thuộc bộ
Tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội gồm có:
a) Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
1. Văn phòng Bộ
2. Vụ Lao động – Tiền lương
3. Vụ Bảo hiểm xã hội
4. Vụ Hợp tác quốc tế
5. Vụ bình đẳng giới
6. Vụ kế hoạch tài chính
7. Vụ pháp chế
8. Vụ Tổ chức cán bộ
9. Thanh tra Bộ
10. Tổng cục dạy nghề
11. Cục quản lý Lao động ngoài nước
12. Cục an toàn lao động
13. Cục người có công
14. Cục phòng chống tệ nạn xã hội
15. Cục việc làm
16. Cục bảo trợ xã hội
17. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em
b) Các đơn vị sự nghiệp do Bộ quản lý:
1. Viện Khoa học lao động đề xã hội.
2. Viện Chỉnh hình - phục hồi chức năng
3. Các trường nghiệp vụ, bồi dưỡng cán bộ và các cơ sở nuôi dưỡng, dạy nghề, chỉnh hình - phục hồi chức năng lao động cho thương binh và các đối tượng xã hội đặc thù và các tổ chức khác do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quyết định sau khi thoả thuận với Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ trưởng quản lý ngành có liên quan.
Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế các đơn vị trên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quyết định trong phạm vi tổng biên chế được Chính phủ quy định cho Bộ.
Đối với các tổ chức để triển khai thực hiện dự án quốc tế tài trợ thì không thuộc tổ chức, biên chế của Nhà nước. Việc thành lập, giải thể tổ chức triển khai thực hiện dự án nói trên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quyết định.
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ
Theo nghị định số 186/2007/NĐ-CP ra ngày 31/3/2007 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐTBXH. Căn cứ Luật tổ chức chính phủ ngày 25/12/2001; căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 5/8/2002 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các bộ và cơ quan ngay bộ của Chính Phủ; căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH và Bộ trưởng Bộ nội vụ:
1.1.3.1. Vị trí và chức năng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với Thương binh, liệt sỹ và người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lao động, Thương binh và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
1.1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lao động, Thương binh và xã hội.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội và các chương trình, dự án quan trọng của Bộ.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt về lao động, Thương binh và xã hội; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Về lao động, việc làm:
a, Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
- Chính sách lao động, tiền lương, tiền công khu vực sản xuất, kinh doanh, bảo hiểm xã hội;
- Chính sách về việc làm, xuất khẩu lao động và chuyên gia, lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và một số quan hệ lao động khác;
- Chương trình và quỹ quốc gia về việc làm, quỹ quốc gia về trợ cấp mất việc làm, chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
- Quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;
b, Thống nhất quản lý về xuất khẩu lao động và chuyên gia; cấp và thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia.
6. Về an toàn lao động:
a, Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
- Chính sách, chế độ về bảo hộ lao động, điều kiện lao động; trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân đối với người lao động; bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Quy trình, quy phạm về an toàn lao động;
b, Ban hành danh mục công việc nặng nhọc độc hại, đặc biệt nặng nhọc độc hại; danh mục máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; quy định và hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
c, Phối hợp với Bộ Y tế ban hành danh mục các loại bệnh nghề nghiệp;
d, Thống nhất quản lý việc khai báo, điều tra, thống kê báo cáo về tai nạn lao động.
7. Về dạy nghề:
a,Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
- Chính sách, chế độ về dạy nghề và học nghề;
- Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập các cơ sở dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề;
b, Ban hành điều lệ mẫu của cơ sở dạy nghề;
c, Thống nhất quản lý tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề, danh mục nghề đào tạo; chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; quy chế thi tuyển, quy chế cấp các loại văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp; đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề; đánh giá chất lượng dạy nghề;
d, Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong việc chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các cơ sở dạy nghề.
8. Về Thương binh, liệt sỹ và người có công:
a, Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
- Chính sách, chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, Thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng;
- Quy hoạch, quy tập mộ, nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ;
b, Chỉ đạo và kiểm tra việc nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với Thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng; việc cung cấp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp khác cho Thương binh, bệnh binh và người có công.
9. Về bảo trợ xã hội:
a, Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ :
- Chính sách xóa đói, giảm nghèo, cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội;
- Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo;
- Quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội; tổ chức và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội;
b, Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo; cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội đối với người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già cô đơn không nơi nương tựa, người gặp thiên tai, lũ lụt, nạn nhân trong chiến tranh.
10. Về phòng, chống tệ nạn xã hội:
a, Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
- Chính sách và giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; tổ chức và hoạt động của các cơ sở chữa trị, cai nghiện;
- Quy hoạch mạng lưới cơ sở chữa trị, cai nghiện cho đối tượng ma túy;
b, Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện tổ chức chữa trị, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng mại dâm và nghiện ma túy.
11. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật
12. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội.
13. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
14. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
15. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật.
16. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về lao động, Thương binh và xã hội.
17. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, Thương binh và xã hội ở địa phương.
19. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
1.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Đảng và nhà nước ta đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi, điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công nhằm thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa. Không chỉ dừng lại ở đó, các chính sách đã được đưa vào thực tiễn, đó chính là việc đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho các trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công trên khắp cả nước. Các trung tâm này đã đang và sẽ là nơi để chăm sóc sức khoẻ cho hơn 8 triệu đối tượng người có công trên cả nước, là nguồn động viên, an ủi cho các đối tượng này về mặt vật chất cũng như tinh thần.
1.2.1. Chính sách của Nhà nước về điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công
1.2.1.1. Các vấn đề chung:
Để áp dụng được chính sách của nhà nước đối với người có công, trước hết chúng ta cần hiều rõ về đối tượng được quy định là người có công
1.2.1.1.1. Người có công:
Các đối tượng được coi là người có công và được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi bao gồm:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945: Là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945: Là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945.
- Liệt sĩ: Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”.
- Bà mẹ Việt nam anh hùng: Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những phụ nữ Việt Nam có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động: Là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy định của pháp luật, người được nhà nước tuyên dương “Anh hùng Lao động” vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động tự 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh”.
- Bệnh binh:Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh”.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học.
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: Là những người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch.
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế: Là người tham gia kháng chiến được nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến
- Người có công giúp đỡ cách mạng: Là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm:
1.2.1.1.2. Điều dưỡng, nuôi dưỡng
Theo định nghĩa của Hiệp hội Điều dưỡng Mỹ (American Nurses’ Association; ANA, 1980, 9): điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị các đáp ứng con người tới các vấn đề sức khỏe thực sự hoặc tiềm tàng.
Nuôi dưỡng là việc nuôi nấng, chăm sóc sức khoẻ để duy trì sự sống và phát triển cơ thể.
Đối tượng được điều dưỡng
a, Đối tượng được điều dưỡng mỗi năm một lần:
- Người hoạt động cách mạng trước năm 1945.
- Người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (bao gồm cả những thương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31/12/1993) và bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang an dưỡng tại gia đình.
- Người có công giúp đỡ cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945 được tặng Bằng "có công với nước" đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
b, Đối tượng được điều dưỡng luân phiên:
- Thân nhân liệt sĩ (kể cả thân nhân của 2 liệt sĩ) đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng.
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày nhiều năm sức khoẻ yếu hoặc người đã bị địch tuyên án tử hình.
- Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến già yếu cô đơn không nơi nương tựa, đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng.
Phương thức, thời gian và mức chi
a, Phương thức: Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao, các địa phương tổ chức đưa đối tượng đi điều dưỡng tập trung hoặc điều dưỡng tại gia đình.
b, Thời gian điều dưỡng tập trung: Thời gian 10 ngày (không kể thời gian đi và về).
c, Mức chi điều dưỡng:
c1) Mức chi điều dưỡng tập trung: 800.000 đồng tính cho 01 người điều dưỡng 10 ngày; bao gồm:
- Tiền ăn sáng và 2 bữa chính: 500.000 đồng
- Thuốc bổ và thuốc bệnh thông thường: 50.000 đồng
- Quà tặng đối tượng khi về gia đình: 50.000 đồng
- Chi tiền điện, nước cho nhà nghỉ: 80.000 đồng
- Chi khác (gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, giấy vệ sinh, nghe chuyện thời sự, văn nghệ, tham quan, chụp ảnh, báo chí, thể thao, phục hồi chức năng ...):120.000 đồng
Trong thời gian điều dưỡng tập trung nếu bị ốm đau đột xuất thì được giới thiệu đi khám và điều trị tại bệnh viện gần nhất theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành.
c2) Mức chi điều dưỡng tại gia đình: 600.000 đồng/01 người.
Nguồn kinh phí điều dưỡng
- Kinh phí chi theo tiêu chuẩn điều dưỡng do Ngân sách Nhà nước đảm bảo theo kế hoạch được thông báo hàng năm.
- Kinh phí đưa đón và chi khác (nếu có) cho người đi điều dưỡng tập trung do Ngân sách địa phương cấp từ nguồn chi đảm bảo xã hội được giao hàng năm.
- Kinh phí chi điều dưỡng được cấp phát, sử dụng, quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Tổ chức thực hiện
Hàng năm, căn cứ vào tổng mức kinh phí điều dưỡng được Nhà nước thông báo và thực tế đối tượng thuộc diện điều dưỡng của từng địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính phân bổ kinh phí và thông báo để các địa phương thực hiện.
Nghiêm cấm việc sử dụng kinh phí điều dưỡng vào các mục đích trái với quy định tại Thông tư này.
Căn cứ vào mức kinh phí điều dưỡng được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thông báo và nhu cầu điều dưỡng của các đối tượng, Sở Lao động Thương binh và Xã hội trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đối tượng được điều dưỡng quy định tại điểm 2 phần I Thông tư này.
Việc điều dưỡng tập trung đối với người có công với cách mạng được thực hiện chủ yếu tại các Trung tâm Điều dưỡng người có công thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Những địa phương do hoàn cảnh đặc biệt không thường xuyên đưa đón đối tượng điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng thuộc ngành thì được tổ chức một số đợt điều dưỡng cho đối tượng tại các cơ sở điều dưỡng của ngành y tế hoặc của Liên đoàn lao động tại địa phương theo Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Ngoài phương thức tổ chức điều dưỡng tập trung, để phù hợp tình hình thương tật, bệnh tật và sức khoẻ của đối tượng, các địa phương được dùng một phần kinh phí để điều dưỡng tại gia đình theo mức chi điều dưỡng là 600.000 đồng/người . Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định và tổ chức việc thăm khám tại gia đình, cấp thuốc, hướng dẫn chế độ ăn phù hợp đảm bảo nâng cao sức khoẻ cho đối tượng được điều dưỡng tại gia đình.
1.2.1.2. Chính sách về điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công
Qua hơn ba năm thực hiện, những đổi mới về chính sách ưu đãi người có công được khẳng định; thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn tính ưu việt của chế độ ta, truyền thống đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; được nhân dân và đối tượng chính sách đồng tình; góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần người có công với cách mạng
Chính sách này căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc Hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005; Nghị định Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lện ưu đãi người có công với cách mạng số 54/2006/NĐ-CP.
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-ƯBTVQH11 đã mở rộng và phân định rõ ràng hơn đối tượng thụ hưởng; bổ sung thêm một số chế độ ưu đãi mới; tạo được mối tương quan hợp lý giữa các mức trợ cấp cho các đối tượng khác nhau và trong cùng nhóm đối tượng chính sách; xây dựng mức nền của trợ cấp ưu đãi (mức chuẩn) không dựa vào tiền lương tối thiểu chung mà theo mức sống trung bình của xã hội, được điều chỉnh theo định kỳ; phân cấp trách nhiệm trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công phù hợp hơn với xu hướng của quá trình cải cách hành chính…
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám 1945: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;
- Liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ: Thân nhân sau đây của liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi:
1. Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ.
2. Vợ hoặc chồng liệt sĩ là người có quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhân thực tế được pháp luật công nhận.
Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩ đã lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng đã nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.
3. Con liệt sĩ gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp và con ngoài giá thú theo quy định của pháp luật.
4. Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã thực sự nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn dưới 16 tuổi, đối xử như con đẻ, thời gian nuôi từ mười năm trở lên.
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Được hưởng các chế độ ưu đãi với thân nhân liệt sĩ đã nêu trên;
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B:
+ Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh
+ Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
+ Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên được hưởng phụ cấp hàng tháng.
Trường hợp có vết thương nặng: cụt hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng không tự lực được trong sinh hoạt; liệt hai chi trở lên hoặc có tình trạng thương tật đặc biệt khác, được hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng.
+ Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên sống ở gia đình thì có người phục vụ. Người phục vụ được hưởng trợ cấp hàng tháng.
+ Chế độ ưu đãi đối với thương binh loại B gồm:
a) Trợ cấp thương tật hàng tháng tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động của từng người.
b) Các chế độ ưu đãi khác được thực hiện như đối với thương binh có cùng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
- Bệnh binh: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế: Bảo hiểm y tế
- Người có công giúp đỡ cách mạng: được hưởng
+ Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
+ Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng đối với người có công giúp đỡ cách mạng sống cô đơn không nơi nương tựa.
Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương Kháng chiến
* Một số chế độ ưu đãi khác:
- Người có công với cách mạng nếu không phải là người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ và con của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng; con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; con của thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng tại gia đình nếu không phải là người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.
- Thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát tại các cơ sở khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán toàn bộ chi phí.
- Người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại cơ sở của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được hưởng chế độ điều trị hàng năm.
- Người có công với cách mạng nếu sống ở gia đình thì được hưởng chế độ điều dưỡng hàng năm, bao gồm:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
+ Thương binh, thương binh loại B và bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên.
+ Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước".
6. Người có công với cách mạng ngoài đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này và thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng, người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được điều dưỡng 5 năm 1 lần.
7. Người có công với cách mạng và thân nhân của họ theo quy định của Pháp lệnh được điều dưỡng phục hồi chức năng lao động, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình.
1.2.1.3. Chi cho hoạt động các cơ sở nuôi dưỡng, thương binh, bệnh binh nặng do Sở Lao động thương binh và xã hội quản lý
Bộ tài chính - Bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn cấp phát và quản lý kinh phí thực hiện chính sách với người có công với cách mạng do ngành Lao động thương binh và xã hội quản lý (sau đây gọi tắt là kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng).
Ngoài các khoản chi ưu đãi nêu trên, các cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng còn được hỗ trợ để chi các khoản sau:
- Sửa chữa nhà cửa, cơ sở hạ tầng
- Mua sắm, sửa chữa đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện
- Chi thuê mướn nhân công, thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, liên lạc, tuyên truyền
- Chi sách báo, sinh hoạt văn hoá, thể thao
- Chi tàu, xe cho thương binh, bệnh binh về thăm gia đình, chi phí đón tiếp gia đình thương binh, bệnh binh ở cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng.
* Dự toán kinh phí
Dự toán kinh phí thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng phải thể hiện đầy đủ nội dung chi nêu tại phần II Thông tư này theo đối tượng và chế độ chi tiêu hiện hành.
Dự toán phải lập theo đúng biểu, mục lục ngân sách nhầ nước và t._.huyết minh về căn cứ và cơ sở tính toán theo hướng dẫn của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Dự toán kinh phí hàng năm được thực hiện theo quy trình và trình tự thời gian như sau:
a, Lập dự toán kinh phí:
Phòng Nội vụ - Lao động thương binh xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Nội Vụ - Xã hội) và cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội lập dự toán kinh phí chi ưu đãi người có công với cách mạng của năm kế hoạch gửi Sở lao động thương binh và xã hội trước ngày 10 tháng 6 hàng năm.
Sở Lao động thương binh và xã hội xem xét, thẩm tra dự toán của các phòng Nội vụ xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và dự toán chi tại sở, để tổng hợp thành dự toán kinh phí của Sở gửi Bộ lao động thương binh và xã hội và Sở Tài chính trước ngày 5 tháng 7 hàng năm.
Bộ lao động thương binh và xã hội xem xét, thẩm tra dự toán của các sở lao động thương binh và xã hội, tổng hợp thành dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng gửi Bộ tài chính trước ngày 20 tháng 7 hàng năm.
Bộ tài chính xem xét, thẩm định và tổng hợp dự toán kinh phí chi ưu đãi người có công với cách mạng vào dự toán chi ngân sách Nhà nước, báo cáo chính phủ trình Quốc hội phê duyệt và thông báo cho Bộ lao động thương binh và xã hội trước ngày 20 tháng 11 hàng năm.
b, Phân bổ và giao dự toán:
Căn cứ dự toán ngân sách được giao, Bộ lao động thương binh và xã hội lập phương án phân bổ dự toán cho cá địa phương gửi Bộ tài chính trước ngày 30/11 hàng năm để thẩm tra. Trong vòng 7 ngày làm việc, kể tự khi nhận được phương án phân bổ của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ tài chính thông báo bằng văn bản kết quả thẩm tra cho bộ lao động thương binh và xã hội.
Trên cơ sở thẩm tra của Bộ tài chính, Bộ lao động thương binh và xã hội quyết định giao dự toán cho các sở lao động thương binh và xã hội trước ngày 10/12 hàng năm, đồng gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ tài chính, Sở tài chính và kho bạc nhà nước nơi sở lao động thương binh và xã hội giao dịch.
Trên cơ sở dự toán được Bộ lao động thương binh và xã hội giao, sở lao động thương binh và xã hội phân bổ dự toán cho phòng Nội vụ - xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và kinh phí chi tại sở lao động thương binh và xã hội, gửi sở Tài chính để thẩm tra. Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, sở tài chính tiến hành thẩm tra (về tổng mức, cơ cấu chi, đúng chế độ chính sách, số đối tượng hưởng) và thông boá kết quả thẩm tra cho Sở lao động thương binh và xã hội.
Trên cơ sở thẩm tra của Sở tài chính, Sở lao động thương binh và xã hội quyết định giao dự toán cho phòng Nội vụ - xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và kinh phí chi tại Sở lao động – thương binh và xã hội trước ngày 31/12 hàng năm gửi Sở tài chính, kho bạc nơi các đơn vị giao dịch, đồng gửi Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để báo cáo.
* Cấp phát kinh phí
Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng được cấp bằng lệnh chi tiền vào chương trình 160A, Loại 15, khoản 08, mục 122 và tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
Hàng tháng, căn cứ dự toán được thông báo, theo đề nghị của Bộ lao động thương binh xã hội, Bộ tài chính lập lệnh chi tiền chuyển kho bạc nhà nước để thực hiện chuyển tiền về tài khoản tiền gửi của Sở tài chính mở tại kho bạc nhà nước tỉnh trước ngày cuối cùng của tháng trước.
Căn cứ dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công cách mạng, nguồn kinh phí Trung ương chuyển về, Sở tài chính tiến hành kiểm soát chi và thực hiện cấp kinh phí cho Sở lao động thương binh và xã hội (phần chi tại sở), cho phòng Nội vụ - xã hội và cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trước ngày 5 của tháng đó để các đơn vị thực hiện theo nhiệm vụ được giao.
Đối với kinh phí chi trợ cấp một lần gồm: Trợ cấp hoạt động kháng chiến, trợ cấp B, C, K và trợ cấp thanh niên xung phong..., Bộ Tài chính sẽ căn cứ kết quả xét duyệt của địa phương và đề nghị của Bộ lao động thương binh và xã hội về số đối tượng, số tiền trợ cấp được hưởng để cấp phát kinh phí bằng lệnh chi tiền như nêu trên.
Hằng năm, ngân sách Nhà nước dành hơn 10 nghìn tỷ đồng thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi một lần hoặc thường xuyên cho các đối tượng người có công, bảo đảm mức sống trung bình trở lên so với nhân dân nơi cư trú. Hiện nay, đã có gần 10 nghìn xã, phường được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, hơn 85% số gia đình chính sách đạt mức sống trung bình hoặc khá.
* Quyết toán kinh phí
Báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng phải thể hiện đầy đủ các khoản chi theo quy định, có trong dự toán được giao và theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước, những khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản phải thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ tài chính.
Báo cáo quyết toán được lập và gửi cơ quan quản lý đúng thời hạn, có đủ biểu mẫu, thuyết minh, xác nhận của kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch.
Trình tự xét duyệt quyết toán năm như sau:
- Phòng Nội vụ xã hội và cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh lập báo cáo quyết toán theo quy định gửi sở lao động thương binh và xã hội và sở tài chính trước ngày 30 tháng 4 hàng năm.
- Sở lao động thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với Sở tài chính xét duyệt và thông báo quyết toán kinh phí chi tại các phòng Nội vụ xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và phần kinh phí chi tại sở, tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí trung ương thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng của sở lao động thương binh và xã hội gửi Sở tài chính trước ngày 10 tháng 6 hàng năm.
-Sở tài chính thẩm định quyết toán kinh phí trung ương thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng của Sở lao động thương binh và xã hội trước ngày 25 tháng 6 hàng năm.
- Sở lao động thương binh và xã hội gửi 2 bản báo cáo quyết toán đã điều chỉnh theo kết quả thẩm định của Sở tài chính (kèm theo biên bản thẩm định của Sở tài chính, thông báo duyệt quyết toán cho các phòng Nội vụ xã hội, thông báo duyệt quyết toán cho cơ sở nuôi dưỡng thương binh) về Bộ lao động thương binh và xã hội trước ngày 5 tháng 7 hàng năm.
- Bộ lao động thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với bộ tài chính thẩm định và thông báo kết quả thẩm định báo cáo quyết toán cho các sở lao động thương binh và xã hội, tổng hợp quyết toán theo kết quả thẩm định gửi Bộ tài chính trước ngày 1 tháng 10 hàng năm.
- Bộ tài chính thẩm định và tổng hợp vào quyết toán ngân sách nhà nước theo chế độ quy định
1.2.2. Sự hình thành và phát triển các trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công trên cả nước:
Nhằm đưa chính sách vào thực tiễn để đảm bảo thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người có công, Bộ Lao động thương binh và xã hội đã cho xây dựng lên các trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡng cho các đối tượng người có công. Đến nay nhà nước đã thực hiện ưu đãi cho trên 8 triệu lượt người, trong đó số người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên là 1,5 triệu người. Hàng năm Nhà nước dành một khoản ngân sách để thực hiện điều dưỡng cho gần 400 nghìn lượt người.
Hiện nay, cả nước có 24 trung tâm điều dưỡng người có công đã và đang được Bộ đầu tư tại các tỉnh: Hà Nội, Điện Biên, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá (riêng tỉnh này có 2 trung tâm: 1 trung tâm thực thuộc Bộ và 1 trung tâm do địa phương quản lý), Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Kon Tum đang triển khai đầu tư, còn lại là các trung tâm đã hoàn thành đưa vào sử dụng). Ngoài ra một số tỉnh cũng đã và đang sử dụng các cơ sở đón tiếp thân nhân liệt sĩ, nuôi dưỡng thương binh hiện có để bổ sung chức năng điều dưỡng người có công (Bình Định, Phú Thọ, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bắc Giang...)
Dưới đây là danh sách các trung tâm điều dưỡng trực thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội và các trung tâm trực thuộc tỉnh được Bộ cấp vốn đầu tư trên cả nước:
Bảng 1.1: Danh sách các trung tâm điều dưỡng
Miền
Tên trung tâm
Bắc
Trung tâm điều dưỡng người có công - Thái Nguyên
Khu an dưỡng lao động thương binh xã hội - Thái Bình
Trung tâm điều dưỡng người có công thành phố - Hải Phòng
Trung tâm tiếp đón thân nhân liệt sĩ và điều dưỡng người có công - Lai Châu
Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bôi - Hoà Bình
Nhà điều dưỡng người có công Tam Đảo - Vĩnh Phúc
Trung tâm điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội - Bắc Kạn
Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng - Hà Nam
Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành - Bắc Ninh
Trung tâm đón tiếp thân nhân liệt sĩ và điều dưỡng người có công - Điện Biên
Trung tâm điều dưỡng thương binh Nho Quan - Ninh Bình
Trung tâm điều dưỡng người có công - Lào Cai
Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Ba Vì, Hà Tây
Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng Người có công Thành phố Hà Nội
Trung tâm điều dưỡng người có công số 1 Hà Nội
Trung tâm điều dưỡng thương binh Lạng Giang – Bắc Giang
Trung tâm điều dưỡng thương binh hỏng mắt 04 - Hà Nội
Trung
Trung tâm phụng dưỡng người có công cách mạng - Thành phố Đà Nẵng
Trung tâm điều dưỡng thương binh Duy Tiên - Hà Nam
Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng - Nghệ An
Trung tâm bảo trợ xã hội - Phú Yên
Trung tâm điều dưỡng người có công với Cách mạng Đà Lạt - Lâm Đồng
Trung tâm phục hồi sức khoẻ người có công - Sầm Sơn - Thanh Hoá
Trung tâm điều dưỡng phục vụ người có công với cách mạng Quảng Ngãi
Trung tâm điều dưỡng người có công Quảng Nam
Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và đối tượng xã hội - Quảng Bình
Nam
Khu điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất - Bà Rịa Vũng Tàu
Trung tâm chăm sóc người có công và bảo trợ xã hội - Bình Thuận
Trung tâm điều dưỡng người có công Thành Phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Bảo trợ xã hội - Ninh Thuận
Khu điều dưỡng thương binh Long Hải - Bà Rịa Vũng Tàu
Trung tâm Điều dưỡng và chăm sóc người có công Khánh Hoà
Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Kiên Giang
Nguồn: Cục Người có công - Bộ Lao động thương binh và xã hội
1.2.3. Thực trạng đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công trong tổng vốn đầu tư của Bộ LĐTB&XH
Theo tổng hợp của Bộ LÐ-TB và XH, đến nay, Nhà nước đang thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi hơn 8,2 triệu người có công với cách mạng trên cả nước, bao gồm 13 đối tượng: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cha mẹ liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, bộ đội, thanh niên xung phong bị nhiễm chất độc da cam...
Nhu cầu điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công là rất lớn các trung tâm hiện có đã và đang điều dưỡng và nuôi dưỡng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công trên cả nước. Nên Bộ vẫn phải tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng các cơ sở điều dưỡng đã có và xây dựng mới thêm để đáp ứng nhu cầu.
1.2.3.1. Quy mô vốn đầu tư cho điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công trong tổng vốn đầu tư của Bộ.
Bảng 1.2: Quy mô vốn đầu tư cho y tế xã hội trong tổng vốn đầu tư của Bộ
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư
349.900
424.140
194.300
244.500
319.200
Y tế, xã hội
88.000
90.000
94.200
128.000
140.500
Lĩnh vực khác
261.900
334.140
100.100
116.500
178.700
Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội
Ta có thể thấy quy mô vốn đầu tư của Bộ Lao động thương binh và xã hội cho lĩnh vực y tế xã hội ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2004 vốn đầu tư cho y tế xã hội là 88.000 triệu đồng, tới năm 2008 là 140.500 triệu đồng, mức vốn đầu tư trung bình qua các năm giai đoạn 2004 – 2008 là 108.140 triệu đồng.
Điều dưỡng và nuôi dưỡng cho người có công với cách mạng là một trong những khoản mục được Bộ quan tâm tới trong lĩnh vực y tế xã hội. Chính vì vậy mà qua các năm Bộ cũng đã dành cho công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công một khoản tiền nhất định, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ tới những người có công. Chi tiết lượng vốn đầu tư của Bộ cho công tác đầu tư vào cáo trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1.3: Tỷ lệ vốn cho các trung tâm điều dưỡng người có công
Đơn vị: triệu đồng
năm
2004
2005
2006
2007
2008
Vốn cho trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng
22.498
6.650
5.802
6.380
23.350
Vốn cho Y tế xã hội
88.000
90.000
94.200
128.000
140.500
Tổng vốn đầu tư
349.9
424.14
194.3
244.5
319.2
Điều dưỡng,nuôi dưỡng / Ytế,xã hội (%)
25.57
7.39
6.16
4.98
16.62
Điều dưỡng, nuôi dưỡng / Tổng vốn đầu tư(%)
6.43
1.57
2.99
2.61
7.32
Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội
Năm 2004 là năm mà Bộ đặc biệt quan tâm tới công tác đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công với tỷ lệ vốn đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng so với Tổng vốn đầu tư là 6.43% và so với vốn dành cho lĩnh vực y tế xã hội là 25.57%. Tỷ lệ này giảm vào năm tiếp theo nhưng có xu hướng tăng dần. Tới năm 2008 thì tỷ lệ này lại tăng đột biến với tỷ lệ tương ứng là 7.32% và 16.62%. Trung bình tỷ lệ này tương ứng là 4.18% và 12.14%.
Biểu 1.2: Sự tăng giảm vốn đầu tư giai đoạn 2004-2008
Năm 2004 là năm được Bộ tập trung đầu tư cho công tác điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công, với số tiền đầu tư là 22.498 triệu đồng. Hầu hết các trung tâm đã được tu sửa, nâng cấp và xây dựng mở rộng về cơ sở vật chất để tiếp đón được nhiều đối tượng người có công theo chính sách của Đảng và Chính phủ. Các năm tiếp theo số tiền đầu tư giảm mạnh do các trung tâm đã được đầu tư trước đó vẫn sử dụng tốt, cơ sở vật chất chất lượng vẫn đảm bảo. Nhưng những năm gần đây, các đối tượng người có công được quan tâm sâu sắc hơn về đời sống vật chất và tinh thần, vì thế các trung tâm tiếp tục được đầu tư xây dựng mở rộng và đầu tư cho cơ sở vật chất tiên tiến hơn, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người có công. Tỷ lệ vốn đầu tư cho công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công so với vốn đầu tư cho công tác y tế xã hội trung bình đạt 12.15%, tỷ lệ vốn đầu tư này so với tổng vốn đầu tư của Bộ chiếm trung bình gần 4.2%.
1.2.3.2. Cơ cấu đầu tư theo vùng
Thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công, hàng năm Bộ đã giao chỉ tiêu cho các Trung tâm điều dưỡng thương binh và người có công tổ chức điều dưỡng luân phiên cho các đối tượng hưởng chế độ ưu đãi.
Đến nay, Nhà nước đã thực hiện ưu đãi cho trên 8 triệu lượt người. Trong đó, số người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên hàng tháng gần 1,5 triệu người. Hàng năm Nhà nước dành một khoản ngân sách để thực hiện điều dưỡng cho gần 400 nghìn lượt người. Nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người có công, đến nay Bộ đã đầu tư xây dựng được nhiều trung tâm điều dưỡng, phân bố trên ba miền đất nước để thuận lợi cho công tác này.
Bảng 1.4: Cơ cấu đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công theo miền giai đoạn 2004-2008
Miền
Số trung tâm điều dưỡng được đầu tư
Tổng số vốn đầu tư (triệu đồng)
Tỷ trọng so với tổng số (%)
Số trung tâm
Vốn đầu tư
Bắc
10
86 927.363
52.63
54.56
Trung
6
38 885.026
31.58
24.41
Nam
3
33 513.834
15.79
21.03
Tổng số
19
159 326.223
100
100
Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bộ Lao động thương binh và xã hội đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công trực thuộc bộ và những trung tâm ở những địa phương không có đủ điều kiện để chi trả cho việc đầu tư. Còn những cơ sở điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công tự có khả năng đầu tư, những cơ sở trực thuộc tỉnh mà tỉnh có khả năng đầu tư thì sẽ tự chi trả cho công tác đầu tư. Bộ tập trung đầu tư cho các trung tâm ở khu vực phía bắc, số trung tâm điều dưỡng thương binh được đầu tư ở phía bắc là 10 trung tâm chiếm tới 52.63% tổng số trung tâm được Bộ đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 86 927.363 triệu đồng chiếm 54.56% tổng số vốn đầu tư của Bộ cho các trung tâm điều dưỡng. Các trung tâm ở miền Nam ít được Bộ đầu tư hơn cả với tổng số trung tâm được đầu tư là 3 trung tâm chiếm 15.79% tổng số trung tâm và số tiền được đầu tư là 33 513.834 triệu đồng chiếm 21.03% tổng số vốn đầu tư. Có sự chênh lệch này là do các tỉnh phía nam có nền tảng kinh tế phát triển, tiềm lực tài chính mạnh hơn các khu vực khác trong cả nước nên các tỉnh tự bố trí đầu tư xây dựng và cải tạo các trung tâm điều dưỡng cho các đối tượng người có công.
* Kế hoạch phân bổ vốn từng năm cho các trung tâm điều dưỡng trên cả nước của Bộ
Dưới đây là kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công trong và danh sách các trung tâm được đầu tư cho từng năm. Vốn đầu tư được chi tiết hóa cho từng trung tâm trên từng miền. Tuy nhiên vốn đầu tư dự kiến và vốn đầu tư quyết toán là không giống nhau, sự thay đổi này do quá trình thẩm định của Bộ đánh giá sự hợp lý của việc phân bổ vốn đầu tư và khả năng về vốn của Bộ không thể bỏ tiền đầu tư chỉ cho 1 trung tâm trong một năm, cũng không thể bỏ vốn đầu tư cho tất cả các trung tâm đầu tư hoàn thành trong 1 năm được do hạn chế nguồn lực về vốn.
Bảng 1.5: Phân bổ vốn năm 2005
Đơn vị: triệu đồng
Tên dự án
Thời gian khởi công - hoàn thành
Tổng mức dự toán
Đã cấp đến hết 2004
Kế hoạch 2005
Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành-Bắc Ninh
30
Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng
30
Trung tâm điều dưỡng người có công Lâm Đồng
2005-2006
6.900
100
2.000
Trung tâm điều dưỡng người có công và bảo trợ xã hội Bắc Cạn
2005-2007
10.775
20
1.000
Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bôi-Hoà Bình
1.000
Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Nghệ An
2004-2006
6.905
1.200
4.000
Trung tâm điều dưỡng người có công và bảo trợ xã hội Lai Châu
2003-2005
8.775
4.000
4.775
Khu điều dưỡng thương binh Long Đất
2002-2005
20.309
14.352
5.957
Khu điều dưỡng thương binh Nam Hà-Hà Nam
2003-2005
7.725
2.826
4.899
Trung tâm điều dưỡng người có công Long An
2004-2005
400
Tổng vốn
22.498
24.091
Nguồn: Vụ kế hoạch tài chính - Bộ lao động thương binh và xã hội
Năm 2005 có tất cả 10 trung tâm được đầu tư, trong đó có 6 trung tâm được đầu tư từ năm trước còn dở dang chuyển sang, có 4 trung tâm được hoàn thành, có 3 trung tâm chuyển sang năm sau và 2 trung tâm được lên kế hoạch đầu tư tiếp. Tổng vốn đầu tư đã cấp hết năm 2004 là 22.498 triệu đồng và kế hoạch vốn đầu tư dự kiến cần được phân bổ năm 2005 là 24.091 triệu đồng.
Bảng 1.6: Phân bổ vốn năm 2006
Đơn vị: triệu đồng
Tên dự án
Thời gian khởi công - hoàn thành
Tổng mức dự toán
Đã cấp đến hết 2005
Kế hoạch 2006
Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bảng - Hà Nam
2006-2009
15.000
80
Trung tâm điều dưỡng người có công và bảo trợ xã hội Bắc Cạn
2005-2006
12.331
5.020
7.311
Trung tâm điều dưỡng người có công Lâm Đồng
2005-2007
7.509
1.630
3.592
Trung tâm điều dưỡng người có công Tam Đảo
2006-2008
9.950
1.000
Trung tâm điều dưỡng người có công Phú Yên
2006-2007
3.645
3.645
Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bôi
2006-2008
6.935
1.000
Tổng vốn
6.650
16.628
Nguồn: Vụ kế hoạch tài chính - Bộ lao động thương binh và xã hội
Trong năm 2006 có 6 trung tâm được đầu tư, trong đó có 2 trung tâm chuyển tiếp từ năm 2005 sang đầu tư tiếp, 1 trung tâm được hoàn thành, còn lại đang dở dang và tiếp tục để sang các năm tiếp theo. Tổng vốn đầu tư đã cấp hết năm 2005 là 6,650 triệu đồng chiếm 27.6% tổng vốn đầu tư dự kiến từ năm trước, và kế hoạch năm 2006 tổng vốn đầu tư cần thiết là 16,628 triệu đồng. Trong các trung tâm có kế hoạch được cấp vốn đầu tư, có trung tâm ở Bắc Cạn là cấp đủ vốn theo kế hoạch của năm 2005, còn trung tâm ở Lâm Đồng được cấp vốn ít hơn kế hoạch đã đưa ra.
Bảng 1.7: Phân bổ vốn năm 2007
Đơn vị: triệu đồng
Tên dự án
Thời gian khởi công - hoàn thành
Tổng mức dự toán
Đã cấp đến hết 2006
Kế hoạch 2007
Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành
2007-2010
14.941
300
rung tâm điều dưỡng người có công Tam Đảo
2006-2007
9.950
1.000
8.950
Trung tâm điều dưỡng người có công Lâm Đồng
2005-2007
8.509
3.722
4.787
Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bôi
2006-2007
6.935
1.000
5.935
Trung tâm điều dưỡng người có công Quảng Bình
2007
6.089
6.089
Trung tâm điều dưỡng người có công Quảng Ngãi
2007
6.997
6.997
Trung tâm điều dưỡng người có công Ninh Thuận
2007
5.200
5.200
Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bảng
2006-2009
14.760
80
4.500
Tổng
5.802
42.758
Nguồn: Vụ kế hoạch tài chính - Bộ lao động thương binh và xã hội
Năm 2007 có 8 trung tâm điều dưỡng người có công được rót vốn đầu tư trong đó có 6 trung tâm hoàn thành kế hoạch đầu tư trong năm, còn lại 2 trung tâm tiếp tục chuyển sang năm tiếp theo đầu tư tiếp. Tổng vốn đầu tư đã cấp hết cho năm 2006 là 5.802 triệu đồng, vốn đầu tư cần thiết cho năm 2007 là 42.758 triệu đồng. Trong năm 2007 có trung tâm Kim Bảng, Lâm Đồng, Tam Đảo, Kim Bôi là được cấp vốn đủ theo đúng kế hoạch đã đề ra năm 2006. Còn lại trung tâm ở tỉnh Phú Yên và Bắc Cạn là chưa được cấp vốn đầu tư theo kế hoạch.
Bảng 1.8: Phân bổ vốn năm 2008
Đơn vị: triệu đồng
Tên dự án
Thời gian khởi công - hoàn thành
Tổng mức dự toán
Đã cấp đến hết 2007
Kế hoạch 2008
Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng
2007-2008
14.789
4.58
10.209
Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành-Bắc Ninh
2007-2010
14.941
1.8
13.141
Tổng
6.38
23.35
Nguồn: Vụ kế hoạch tài chính - Bộ lao động thương binh và xã hội
Năm 2008 có 2 trung tâm được đầu tư, và cả 2 trung tâm chưa được xây dựng xong tiếp tục chuyển tiếp sang các năm sau. Tổng vốn đầu tư đã cấp hết trong năm 2007 là 6.380 triệu đồng, kế hoạch năm 2008 nhu cầu vốn là 23.350 triệu đồng. Năm 2008 có trung tâm Kim Bảng là được cấp vốn theo đúng kế hoạch đã đề ra, còn trung tâm Thuận Thành thì được cấp vốn để đầu tư nhưng không đủ theo kế hoạch đã đề ra ở năm trước.
1.2.3.3. Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực
Theo lĩnh vực thì bộ đầu tư cho xây lắp, mua sắm trang thiết bị và kiến thiết cơ bản khác. Tất cả các chi phí cho việc đầu tư này đều được lên kế hoạch chi tiêu cho từng năm để nguồn ngân sách được cân đối vì việc đầu tư cho công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công đều trích từ nguồn ngân sách nhà nước.
Tất cả các công trình xây dựng thì chi phí cho xây lắp bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư trong đó các trung tâm điều dưỡng người có công cũng không nằm ngoài quy luật này. Ngoài chi phí cho việc xây dựng thì chi phí cho việc mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Còn lại các chi phí khác chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Biểu 1.3: Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực
Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội
Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực của Bộ thời gian qua tập trung cho xây lắp chiếm tới 82% tổng vốn đầu tư, còn lại là cho mua sắm thiết bị chiếm 9% tổng vốn đầu tư, kiến thiết cơ bản khác và dự phòng chiếm tỷ lệ nhỏ là 9% tổng vốn đầu tư. Cơ cấu đầu tư này khá hợp lý, cơ cấu đầu tư hợp lý góp phần lớn cho việc làm tăng hiệu quả đầu tư.
1.2.3.4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công
1.2.3.4.1. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư và tổng vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công toàn bộ là vốn ngân sách nhà nước. Tổng số vốn đầu tư cho việc xây dựng các trung tâm điều dưỡng người có công qua các năm được thể hiện ở Bảng 5 dưới đây:
Bảng 1.9: Tổng vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư đã cấp
22.498
6.650
5.802
6.380
6.958
Tổng vốn đầu tư kế hoạch
31.554
24.091
16.628
42.758
23.350
Đã cấp/kế hoạch (%)
71.30
27.60
34.89
14.92
29.80
Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội
Biểu 4: Sự biến đối vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng qua các năm
Qua các năm ta thấy tổng mức vốn đầu tư Bộ chi cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo và mở rộng các trung tâm điều dưỡng người có công trung bình ở mức 6.500 triệu đồng, chỉ có năm 2004 là ở mức cao là 22.498 triệu đồng cho thấy nhà nước đặc biệt quan tâm tới các đối tượng người có công trong năm nay. Do vậy, các năm tiếp theo đã có cơ sở vật chất được xây dựng từ năm 2004 nên chỉ tập trung đầu tư cải tạo và mở rộng thêm. Tỷ lệ vốn đầu tư đã cấp so với kế hoạch vốn đầu tư thì vốn đầu tư kế hoạch luôn luôn lớn hơn vốn đầu tư được cấp, vốn đầu tư được cấp chiếm trung bình là 26.71 % so với vốn đầu tư kế hoạch. Riêng chỉ có năm 2004 là vốn đầu tư được cấp chiếm tới 71.3% so với vốn đầu tư kế hoạch, điều này càng khẳng định rõ sự quan tâm của Bộ cho công tác này trong năm 2004.
1.2.3.3.2. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giai đoạn 2004-2008
Bảng 1.10: Đầu tư cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Tên trung tâm
Tổng mức đầu tư
Xây lắp
Thiết bị
KTCB khác
2004
Khu điều dưỡng thương binh Nam Hà
6505.633
5283.916
803
418.717
Trung tâm điều dưỡng người có công cách mạng thành phố Đà Nẵng
3577.672
2400.929
652.6
199.143
Trung tâm điều dưỡng người có công thành phố Hải Phòng
5922
3721.829
1478.061
722.11
Trung tâm điều dưỡng người có công Thái Nguyên
7260
5376.169
1540.853
351.978
Khu an dưỡng lao động thương binh xã hội Thái Bình
1700
1675.5
24.5
Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Nghệ An
6905
4430.469
1480.5
366.055
Trung tâm tiếp đón thân nhân liệt sĩ và điều dưỡng người có công Lai Châu
8775
6941.511
789.3
529.127
Trung tâm điều dưỡng người có công thành phố Hải Phòng
6793
4752.548
1310
730.452
Khu điều dưỡng thương binh Long Đất
20 309
16 080.169
3100
1128.831
2005
Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bôi Hòa Bình
6932.777
4992.777
957
493
Trung tâm tiếp đón thân nhân liệt sĩ và điều dưỡng người có công Điện Biên
10750
8675.568
1150.754
660.636
Trung tâm điều dưỡng người có công và bảo trợ xã hội Bắc Cạn
13685
10813.191
1780.391
1091.418
Trung tâm điều dưỡng người có công Lâm Đồng
7509
4777.408
1345.6
406.489
Nhà điều dưỡng người có công Tam Đảo Vĩnh Phúc
12 065.612
9 467.386
1 484.769
113.457
Trung tâm Bảo trợ xã hội Phú Yên
3 645
2 963.606
477
204.394
2006
Trung tâm điều dưỡng người có công cách mạng thành phố Đà Nẵng
82 895
42 128.107
29 241
3 990.23
Nhà điều dưỡng người có công Tam Đảo Vĩnh Phúc
7287.7
5314
710.5
600
Trung tâm điều dưỡng người có công Quảng Ngãi
6997
5974.028
765.896
Trung tâm bảo trợ xã hội Ninh Thuận
8384.267
5947.036
604.394
Trung tâm điều dưỡng người có công và đối tượng xã hội Quảng Bình
6089
4785.375
885.232
Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bảng
14759.241
11994.329
904.25
1025.233
2007
Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành
14 941.4
11 163.1
803.7
1 025.7
Trung tâm chăm sóc người có công và bảo trợ xã hội Bình Thuận
8 004.834
6 113.7
778.1
2008
Trung tâm điều dưỡng người có công Quảng Ngãi
7 740.026
6336.026
694
Trung tâm điều dưỡng người có công Tam Đảo
11 250
9435.755
1290.858
53.885
Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội
Giai đoạn này có 19 trung tâm được đầu tư, bao gồm các trung tâm ở cả ba miền trên cả nước. Tất cả các trung tâm đều được đầu tư cải tạo nâng cấp và mở rộng. Trung tâm được đầu tư nhiều nhất là trung tâm phụng dưỡng người có công cách mạng - Thành phố Đà Nẵng với tổng mức đầu tư là 82 895 triệu đồng, thấp nhất là Khu an dưỡng lao động thương binh xã hội - Thái Bình với tổng mức đầu tư là 1700 triệu đồng.
Năm 2004 có 9 trung tâm điều dưỡng người có công được đầu tư, trong đó có 6 trung tâm ở khu vực phía bắc, 2 trung tâm ở khu vực miền trung và 1 trung tâm ở miền nam với số vốn đầu tư trung bình cho mỗi trung tâm là 7 527.48 triệu đồng. Trong đó có trung tâm Long Đất do là trung tâm được đầu tư mới nên được chú trọng vào việc rót vốn vào đầu tư với tổng vốn đầu tư được cấp là 20309 triệu đồng. Trung tâm được đầu tư ít nhất là khu an dưỡng thương binh tỉnh Thái Bình với tổng vốn đầu tư được cấp là 1 700 triệu đồng.
Năm 2005 có 6 trung tâm được cấp vốn đầu tư, trong đó có 4 trung tâm ở miền Bắc còn lại là miền trung với số vốn đầu tư trung bình cho mỗi trung tâm là 9 098 triệu đồng. Vốn đầu tư tập trung vào 2 trung tâm là Trung tâm ở tỉnh Vĩnh Phúc và trung tâm ở tỉnh Bắc Cạn vì 2 trung tâm này có chức năng điều dưỡng một số lượng lớn những đối tượng người có công ở phía bắc.
Năm 2006 Bộ đầu tư cho 6 trung tâm điều dưỡng, trong đó vốn đầu tư chủ yếu dành cho trung tâm ở tỉnh Đà Nẵng với tổng số vốn lên tới 82 895 triệu đồng chiếm tới 65.6% tổng vốn đầu tư của Bộ dành cho việc đầu tư xây dựng các trung tâm điều dưỡng trong năm. Trung bình mỗi trung tâm điều dưỡng được bộ đầu tư là 21 068.7 triệu đồng.
Trong năm 2007 có 2 trung tâm được đầu tư với số vốn đầu tư trung bình cho mỗi trung tâm là 11 473.12 triệu đồng.
Năm 2008 cũng có 2 trung tâm được đầu tư với số vốn đầu tư trung bình cho mỗi trung tâm là 9 495 triệu đồng.
Qua các năm ta thấy năm 2006 là năm được bộ chú trọng đầu tư với số vốn đầu tư trung bình cho mỗi trung tâm là lớn nhất 21 068.7 triệu đồng. Còn lại các năm số vốn đầu tư trung bình khoảng 9000 triệu đồng cho mỗi trung tâm điều dưỡng.
1.2.3.3.3. Đầu tư cho con người: cán bộ làm công tác điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công
Các cán bộ làm công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng tại các trung tâm điều dưỡng người là các bác sĩ, y sĩ và các kỹ thuật viên tham gia vầo công tác chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các đối tượng ở trong trung tâm. Hàng năm, các cán bộ này đều được tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn và tuyển thêm cán bộ nhằm nâng cao chất lượng cho công tác điều dưỡng.
Điều dưỡng là một bộ phận trong hệ thống y tế xã hội thống nhất của cả nước có nhiệm vụ là chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho các đối tượng người có công. Chính vì thế mà nó phải đáp ứng được các yêu cầu đó là:
- Phải thực hiện được đầy đủ và thường xuyên đổi mới về phương pháp và nội dung điều trị cho các đối tượng người có công.
- Phải tăng về quy mô, đa dạng hoá các loại hình chăm sóc sức khỏe để đáp ứng được nhu cầu về điều dưỡng và nuôi dưỡng những đối tượng chính sách, thực hiện được mục tiêu và chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.
Để giải quyết những vấn đề cấp bách trên, một trong những yếu tố chính có tính chất quyết định là ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21681.doc