Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Dệt may Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Những năm trở lại đây, khoa học công nghệ không ngừng phát triển và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, sản xuất hàng hoá phát triển với quy mô rộng lớn, nó không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà còn mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Điều này làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau ngày càng dữ dội hơn để nhằm mục tiêu tiêu thụ sản phẩm càng nhiều càng tốt. Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là n

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gành cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu cho xã hội và có khả năng thu hút, tạo việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành Dệt may Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng, trong đó phải kể đến sự phát triển của Công ty Dệt may Hà nội- Hanosimex - con chim đầu đàn về xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam. Tìm hiểu tình hình đầu tư của công ty là cách tốt nhất để trả lời câu hỏi: Tại sao Hanosimex lại đạt được những thành tựu đáng ca ngợi như vậy trong thời điểm mà có vô số các doanh nghiệp dệt may khác đang nỗ lực hết mình để cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế? Trong thời gian thực tập tại phòng Kế hoạch thị trường, tận mắt được chứng kiến quá trình làm việc của các cô chú tại phòng cùng việc tiếp cận các số liệu đã giúp em hiểu sâu hơn về tình hình đầu tư tại công ty. Chính vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Dệt may Hà nội” làm luận văn tốt nghiệp. 1. Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng đầu tư tại công ty để đưa ra đánh giá về những thành công và hạn chế. Từ đó đưa ra giải pháp. 2. Đối tượng nghiên cứu: Vốn và việc sử dụng vốn đầu tư tại công ty phân theo dự án, theo yếu tố cấu thành, theo lĩnh vực hoạt động, theo nội dung đầu tư, theo hình thức đầu tư… 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp tổng hợp 4. Kết cấu của luận văn: Luận văn được chia làm hai chương: Chương I: Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty Dệt may Hà nội. Chương II: Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển tại Công ty Dệt may Hà nội. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt đã tận tình hướng dẫn, em xin cảm ơn các cô chú tại Công ty Dệt may Hà nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. CHƯƠNG I - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI. I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY: 1. Khái quát một số nét hoạt động của công ty: Công ty Dệt may Hà nội là doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc, được xây dựng từ những năm 1979 với sự giúp đỡ của hãng UNIONMEX (Cộng hoà Liên bang Đức). Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển công ty đã có những đóng góp không nhỏ cho ngành công nghiệp dệt may nước nhà. Hiện nay công ty đã có 11 thành viên, trong đó có 2 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệt nhuộm, 6 nhà máy may với tổng diện tích mặt bằng lên tới 24ha. Công ty được trang bị toàn bộ thiết bị của Italia, Cộng hoà Liên bang Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Công ty có khoảng 5400 lao động, với đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, cán bộ kĩ thuật chuyên sâu, giầu kinh nghiệm, và đội ngũ công nhân lành nghề. Công ty đã có quan hệ thương mại với 50 hãng thuộc 36 quốc gia. Sản phẩm của công ty được xuất sang các nước: Mỹ, Nhật bản, Hàn quốc, Trung cận đông, Úc, Singapo, Thái lan, Đài loan, Nam phi, mới đây nhất là Clombia và Peru. Đặc biệt sau khi hiệp định thương mại Việt- Mỹ được kí kết tháng 10/1999 thì thị trường Mỹ đã trở thành một thị trường tiêu thụ rộng lớn và có tiềm năng của công ty. Trong số tất cả các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt nam thì kim ngạch xuất khẩu của Hanosimex là lớn nhất. Hiện nay công ty có 12 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và gần 100 đại lý ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Để có thể phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường, công ty đã tiến hành xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002. Năng lực sản xuất của công ty đã thay đổi nhiều sau những lần thay đổi hình thức pháp lý và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Hiện nay, năng lực sản xuất của công ty như sau: Sợi cotton, Peco, PE, OE các loại: sản lượng từ 15000 tới 17000 tấn/năm. Vải dệt kim các loại: sản lượng 4000 tấn năm. Vải DENIM: sản lượng 9,5 triệu mét/năm. Mũ mềm các loại: sản lượng 6 triệu sản phẩm/năm. Quần áo jean: 1,5 triệu sản phẩm/năm. Tuy là một công ty có uy tín, hoạt động lâu năm trong ngành dệt may, sản lượng những năm gần đây không phải là nhỏ, tuy nhiên trước xu thế toàn cầu hoá với những thách thức phải cạnh tranh với hàng nước ngoài, công ty không thể không tiến hành đầu tư đổi mới máy móc kĩ thuật, công nghệ. Mặt khác, dù sản lượng của công ty hiện nay khá lớn, doanh thu cũng vì thế mà ngày càng gia tăng, nhưng thực tế, lợi nhuận của công ty hàng năm khoảng trên dưới 1000 tỷ đồng như hiện nay là thấp so với tầm cỡ của “ một con chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam”. 2. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển: Ngày 05 tháng 04 năm 2001, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tăng tốc phát triển ngành Dệt May Việt Nam giai đoạn 2000-2010 tại quyết định số 55/QĐ- TTg tạo ra một tiền đề mới vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp Dệt May Việt nam. Để thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về chiến lược tăng tốc ngành Dệt May giai đoạn 2000-2010, tổng công ty Dệt may Việt nam đã có nhiều chương trình hành động trong đó chỉ đạo các doanh nghiệp phải có nhiều biện pháp phát triển sản xuất đảm bảo mức tăng trưởng bình quân hàng năm là khoảng 10%. Cuối năm 2002, hiệp định Thương mại Việt Mỹ có hiệu lực tạo thêm một động lực thúc đẩy mới cho sự phát triển của ngành Dệt may Việt nam. Một thị trường to lớn đầy triển vọng đã được mở ra tạo ra rất nhiều cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam. Nhà nước Việt nam có chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển, xây dựng và mở rộng sản xuất thông qua hàng loạt chính sách và biện pháp thiết thực như cho vay vốn đầu tư có lãi suất thấp thông qua quỹ hỗ trợ phát triển. Chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư… và các công tác ưu đãi cho hoạt động đầu tư khác. Chính vì vậy các công ty dệt may Việt Nam hiện đang tận dụng thời cơ thực hiện chiến lược tăng tốc đầu tư đổi mới thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường và của xã hội. Qua hơn 20 năm sản xuất trong đó có phân nửa số thời gian hoạt động theo cơ chế cũ, hơn nửa thời gian kể từ năm 1990 kinh doanh trong cơ chế thị trường. Công ty Dệt may Hà nội đã trải qua nhiều thử thách nghiệt ngã để trụ vững và phát triển. Tuy còn nhiều khó khăn, còn nhiều vấn đề bức bách cần giải quyết nhưng có thể nói rằng hiện nay Công ty Dệt may Hà nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, luôn hoàn thành tốt mọi nghĩa vụ đối với nhà nước, đảm bảo việc làm tương đối thường xuyên và nâng cao đời sống của người lao động, làm tốt các chính sách xã hội. Chính vì thế, đối với Công ty Dệt may Hà nội, việc đầu tư đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất là một xu thế phát triển tất yếu của doanh nghiệp trong tương lai, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà thị trường tiêu thụ đang mở rộng . 2.1. Đối với sản phẩm Sợi: 2.1.1. Thị trường nội địa: Công ty là nhà cung cấp sợi lớn cho các cơ sở dệt may trong nước, đặc biệt là các cơ sở phía Nam. Trong năm 2005, nhu cầu sợi trong nước tăng lên rất lớn, nhưng năng lực của công ty không đủ đáp ứng. Theo thống kê của phòng Kế hoạch - thị trường, trong năm 2005, công ty chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu sợi của các đơn vị có yêu cầu mua sợi ở công ty. Với mức độ tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam, đồng thời với sự ra đời của nhiều cơ sở dệt nhuộm tư nhân trong cả nước, chắc chắn trong thời gian tới nhu cầu nội địa còn tăng mạnh, ước tính tăng khoảng 200%. Hơn nữa, ngoài thị trường sợi truyền thống của công ty là các cơ sở dệt Miền nam, dần dần, công ty còn mở rộng thị trường ở Miền Bắc. Theo con số thống kê của phòng Kế hoạch thị trường, nếu những năm 2000 trở về trước, hầu hết sản lượng sợi của công ty cấp cho miền Nam ( khoảng 80%) thì trong năm 2004, 2005 con số này đã giảm xuống, thị phần sợi cung cấp cho miền Bắc đã tăng đáng kể ( khoảng 30%). Như vậy có thể kết luận rằng, thị trường sợi nội địa của công ty còn có thể mở rộng được rất nhiều. Về mặt chất lượng, thị trường sợi nội địa hiện nay của công ty có thể hoàn toàn đáp ứng được. Tuy nhiên, theo một dự báo, vài năm tới đây, yêu cầu chất lượng sợi cao cấp cung cấp cho thị trường này sẽ tăng mạnh một cách đáng kể để sản xuất các mặt hàng phục vụ yêu cầu xuất khẩu. 2.1.2. Thị trường quốc tế: Trong năm 2005, sản phẩm sợi xuất khẩu của nhà máy Sợi đã chiếm một tỷ trọng lớn nhất từ khi thành lập tới nay với mức khoảng 30%. Nghiên cứu thị trường trong những năm tới đây cho thấy sợi Hanosimex không chỉ dừng lại tại các nước châu Á mà sẽ tiếp tục phát triển sang châu Âu, châu Mỹ. Như vậy, một thị trường Sợi xuất khẩu còn đang tiếp tục phát triển và thách thức các dây chuyền kéo sợi tại Công ty Dệt may Hà nội. Trong năm 2004, 2005 phòng Xuất Nhập Khẩu của công ty đã giao dịch và thu hút được rất nhiều khách hàng nước ngoài đến với sợi Hanosimex. Đó là một cơ hội có tiềm năng để Công ty Dệt may Hà nội mở rộng được thị trường xuất khẩu và thực tế xuất khẩu sợi năm 2005 đã thu được những kết quả tốt đẹp. Chỉ riêng sản lượng sợi xuất khẩu của Nhà máy Sợi đạt hơn 3000tấn mang lại doanh thu ngoại tệ hơn 6 triệu USD cho công ty. Trong giai đoạn 2006-2010, công ty dự định tăng mạnh sản lượng sợi xuất khẩu cho nhà máy Sợi đạt bình quân khoảng 4500 tấn sợi các loại/ năm. Đối với thị trường sợi xuất khẩu, yêu cầu đặt ra về mặt chất lượng sản phẩm hết sức khắt khe đòi hỏi sự phấn đấu nỗ lực cao về nhiều mặt của Hanosimex trong giai đoạn hiện nay. Chất lượng sợi hiện nay của Hanosimex chỉ đạt đường 50% thống kê USTER STATISTIC 2001 là mức chất lượng trung bình trên thế giới. Trong khi đó, muốn tham gia thị trường xuất khẩu sơị thế giới đòi hỏi mức chất lượng của nhà sản xuất tối thiểu phải đạt từ đường 50% trở lên. Vì vậy, muốn tạo được thế vững chắc trong thị trưòng sợi xuất khẩu nhất thiết đòi hỏi công ty phải sản xuất được các mặt hàng sợi chất lượng cao trên mức đường 50% (đường 5-25% thống kê USTER STATISTIC 2001). Đặc biệt là với các chỉ tiêu chất lượng sợi CVn%, U%, Thin, Thick, Neps, Xù lông…cần có các bước đột phá đáng kể để nâng cao chất lượng sợi. Muốn vậy biện pháp tốt nhất là đầu tư chiều sâu và mở rộng nhà máy sợi để sản xuất các mặt hàng sợi có chất lượng cao(5-25% USTER STATISTIC 2001) và nâng cao chất lượng các mặt hàng sợi hiện đang sản xuất. 2.1.3. Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trong nước đã có một số nhà máy sợi được đầu tư với các thiết bị mới và hiện đại, điều này có nghĩa chất lượng sợi trong nước cũng sẽ từ đó được cải thiện dần. Ví dụ như công ty Dệt Huế đầu tư một dây chuyền kéo sợi mới, hiện đại với công suất 30.000 cọc sợi, công ty Dệt Nha trang cũng đầu tư một dây chuyền kéo cọc sợi mới với công suất 20.000 cọc…Và còn nhiều nhà máy kéo sợi nồi cọc mới sẽ ra đời trong tương lai. Với tình hình này đòi hỏi công ty phải có những biện pháp hữu hiệu để nâng cấp thiết bị tạo ra được những sản phẩm sợi có chất lượng cao có thể có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt cần phải có những đầu tư cho nhà máy Sợi để thoả mãn chất lượng sợi xuất khẩu đảm bảo cạnh tranh được trên thị trường thế giới, từ đó gia tăng hơn nữa sản lượng sợi xuất khẩu của công ty. 2.2. Đối với sản phẩm dệt kim: Sản phẩm dệt kim chủ lực của công ty hiện nay là T.shirt và hineek. Sở dĩ là do mặt hàng này thích hợp về giá thành và mẫu mã, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Còn các sản phẩm dệt kim khác vẫn chưa được thị trường trong nước đón nhận một cách nhiệt tình, đặc biệt là lớp trẻ. Còn khối lượng xuất khẩu sang thị trường quốc tế cũng không cao. Vì vậy, sự cần thiết phải đầu tư của công ty là ở chỗ phải nghiên cứu được các sản phẩm với màu sắc phong phú,mẫu mã đa dạng, phù hợp với từng lứa tuổi. Các đặc trưng như độ dầy mỏng, ngắn dài, rộng hẹp, màu sắc…luôn thay đổi theo trào lưu và thời gian nên cũng phải được quan tâm. Những thách thức đối với công ty hiện nay là các đối thủ cạnh tranh ở trong nước đang tăng lên rất nhanh. Có thể nói khả năng cạnh tranh của công ty về sản phẩm này chưa cao kể cả ở trong nước và ngoài nước, ở Miền Bắc các công ty như May Thăng Long, dệt kim Đông Xuân, May 10, Dệt 8/3, Dệt Vĩnh Phúc… Miền Nam có các công ty như công ty Chiến Thắng, Nhà Bè, Dệt Huế…Các công ty này có nhiều ưu thế và địa điểm, chất lượng tiêu thụ : Bảng 1: Doanh thu năm 2005 của các đối thủ cạnh tranh về hàng dệt kim Đơn vị: tỉ đồng. Công ty Số lượng ( sản phẩm ) Doanh thu Nộp ngân sách Thành Công 7.000.000 230 28.2 Việt Tiến 11.000.000 195 17.2 May 10 3.723.400 105 3 Thăng Long 2.567.000 97 2.874 Chiến Thắng 3.000.000 79.5 2.9 ( Nguồn Vinatex) So với các đối thủ cạnh tranh trên, sản phẩm dệt kim của Công ty Dệt may Hà nội mới chỉ có doanh thu là 190 tỷ vào năm 2005. Nếu so sánh với công ty dệt may Thành Công thì thấp hơn tới 40 tỷ, còn so với công ty may Chiến Thắng cao hơn 150 tỷ, chứng tỏ sản lượng dệt kim của công ty chưa hẳn ở mức thấp so với các đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn chưa được như mong muốn. Nguyên nhân là do mẫu mã sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Có thể thấy rõ, các công ty có doanh thu cao đều rất chú trọng đầu tư cho việc thiết kế mẫu mã, kiểu dáng. Ngoài ra, còn chưa kể đến các công ty tư nhân như: NinoMaxx, Viethy, Hoàng Tấn… với sự linh hoạt, nắm bắt rất nhanh nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Như vậy, hiển nhiên là nếu không có chính sách đầu tư thích đáng, sản phẩm dệt kim của công ty sẽ bị thua ngay trên sân nhà, với các đối thủ trong nước chứ chưa nói đến khi Việt Nam ra nhập WTO thì mức độ cạnh tranh với các hãng nước ngoài còn khốc liệt hơn nhiều. 2.3. Sản phẩm khăn mũ: Trong những năm qua, sản phẩm khăn chủ yếu tiêu thụ trên thị trường xuất khẩu. Lượng tiêu thụ trong nước thấp. Nguyên nhân là do hàng Trung quốc vẫn tràn ngập ở Việt Nam với mẫu mã rất đa dạng, giá cả lại rẻ. Tuy rằng chất lượng sản phẩm khăn mũ của chúng ta rất tốt, màu sắc đã được cải thiện đáng kể nhưng kiểu dáng và hình ảnh còn nghèo nàn, đặc biệt là chủng loại khăn tắm đại- loại khăn tắm Trung quốc rất lớn đang rất được ưa chuộng ở Việt Nam thì Hanosimex vẫn chưa có sản phẩm này. Đối với sản phẩm mũ cũng vậy, để cạnh tranh được ở thị trường nội địa cũng rất khó khăn, vì rất nhiều các xưởng may tư nhân tận dụng được vải vóc thừa để sản xuất hàng loạt những chiếc mũ thời trang, độc đáo, được giới trẻ hết sức ưa chuộng, giá cả lại rẻ. 2.4. Sản phẩm vải DENIM: Đây là sản phẩm mới của công ty, đưa vào sản xuất tháng 9/2000, do đó mà thị phần của sản phẩm này chưa cao. Tuy nhiên, kì vọng vào sản phẩm này là rất lớn, tương lai đây sẽ là sản phẩm chính của công ty. Mặc dù mới đi vào sản xuất song với dây chuyền hiện đại của Mỹ, Nhật do đó chất lượng sản phẩm rất cao, khách hàng sử dụng thấy thoải mái, phù hợp. Với nhiều mặt hàng với chất vải dày, mỏng khác nhau, sản phẩm vải DENIM đang dần mở rộng thị phần của mình trên thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm này đang chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của hàng Trung quốc, đặc biệt là mặt hàng “ quần bò” do mẫu mã rất đẹp, phù hợp với giới trẻ. Một lần nữa vấn đề về đầu tư cho kiểu dáng lại được bàn đến. Trước tình hình như vậy, để có thể nắm bắt được các vận hội, đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty cũng như của xã hội, việc đầu tư bổ sung đổi mới, cải tạo nâng cấp thiết bị nhằm mục đích tăng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm là một tất yếu phát triển của Công ty Dệt may Hà nội . Việc đầu tư sẽ mang lại hiệu quả cho công ty và xã hội, như tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng trích nộp ngân sách và đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc làm mới cho xã hội. II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI: 1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án: Với vai trò là con chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu luôn dẫn đầu so với các doanh nghiệp dệt may khác trên toàn quốc, Công ty Dệt may Hà nội luôn chú trọng đến công tác đầu tư để khẳng định vị trí của mình. Ở Công ty Dệt may Hà nội 100% các dự án đã duyệt đều được thực hiện, không có dự án nào bị tạm ngừng do thiếu vốn hoặc không đủ nguồn lực. Bảng 2: Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án giai đoạn 2000-2005: Đơn vị: tr. đ Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số dự án 1 5 2 4 4 2 Vốn đầu tư 155300 27843,77 73761,716 12168 53828,4 100268,539 ( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư ) Có thể nói mức vốn đầu tư cho dự án các năm không đều nhau. Năm 2000 và 2005, công ty có số vốn đầu tư nhiều nhất. Năm 2001, có chững lại đột ngột, với số vốn chỉ là: 27843,77 triệu đồng, mặc dù có tới 5 dự án khá quan trọng là: Nhà máy may 3, Nhà máy may mẫu thời trang, Mua máy thô BCX 16E, Máy dò tách xơ ngoại lai, máy chải kĩ. Nguyên nhân là do năm trước đó, công ty đã dồn sức cho việc xây dựng nhà máy dệt vải DENIM, tiêu tốn hơn 155 tỷ đồng. Năm 2002 nhích lên đáng kể, song cũng chỉ bằng một nửa so với năm 2000. Tuy có 2 dự án quan trọng là: Nhà máy dệt Hà Đông và Dệt DENIM nhưng đều là đầu tư theo chiều rộng, ít phải mua máy móc thiết bị mới nên số vốn đầu tư chỉ khoảng là 73761,716 triệu đồng. Năm 2003, tuy có tới 4 dự án nhưng tất cả đều là mua máy móc nhỏ ( Máy RIB, Máy thô Riteter Secondhand, Máy nhuộm 25 kg, Máy dệt Single có chun) nên tổng số vốn đầu tư cả năm ở mức thấp nhất trong giai đoạn này, chỉ hơn 12 tỷ đồng. Năm 2004, cũng có 4 dự án nhưng mức vốn lại lớn hơn 4 lần so với năm 2003. Trong đó, phải kể đến dự án “ Đầu tư mở rộng nhà máy sợi Vinh” có số vốn lên tới 37 tỷ đồng - gấp 3 lần số vốn đầu tư của cả năm 2003. Năm 2005 là năm có số vốn đầu tư cho các dự án lớn thứ hai trong giai đoạn này-100 tỷ đồng với 2 dự án là “Đầu tư mở rộng nhà máy sợi Hà nội”- 96 tỷ đồng và “ Dự án tự động hoá”- 4 tỷ đồng. Trong đó, dự án “Đầu tư mở rộng nhà máy sợi Hà nội” là dự án rất quan trọng vì sợi là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty mang lại nguồn ngoại tệ cho công ty đảm bảo cân bằng thu chi ngoại tệ cho công ty và nguồn ngoại tệ cho đất nước. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bởi vì nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất sợi là bông xơ chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Sự mạnh dạn đầu tư này chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả rõ rệt trong năm 2006 này và trong tương lai tới đây. Như vậy, trong vòng 6 năm qua, mức vốn đầu tư ở công ty khoảng 423 tỉ đồng là con số không nhỏ so với các công ty dệt may ở Việt Nam. Điều này đã thể hiện quyết tâm của công ty trong việc cải tổ lại máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Bảng 3: Tình hình tăng trưởng vốn đầu tư tại công ty giai đoạn 2000-2005: Đơn vị: tr.đ ,% Năm Tổng số VĐT cho DA Tốc độ tăng định gốc Tốc độ tăng liên hoàn 2000 155.300 100 100 2001 27.843,770 17,929 17,929 2002 7.761,716 47,496 264,913 2003 12.168,000 7,835 16,496 2004 53.828,400 34,661 442,377 2005 100.268,539 64,564 186,274 ( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư ) Qua bảng trên, ta càng thấy rõ hơn mức độ tăng vốn đầu tư theo từng năm của công ty. Năm 2003, vốn đầu tư giảm tới 92,2% so với năm 2000. Năm 2004, tốc độ tăng liên hoàn lớn nhất 442,377% so với năm 2003. Năm 2005 công ty có tốc độ tăng định gốc lớn nhất, nhưng nếu xét về tốc độ tăng liên hoàn thì vẫn chưa có được tiến bộ vượt bậc như của năm 2004. Vốn đầu tư cho dự án của công ty có thể nói không đều qua từng năm Trong vòng 6 năm, công ty đã thực hiện được 18 dự án, trong đó nhiều nhất là năm 2001 có tới 5 dự án. Bảng 4: Quy mô bình quân một dự án giai đoạn 2000-2005: Đơn vị: tr.đ Năm Số dự án Số vốn đầu tư Bình quân 1 dự án 2000 1 155300,000 155300 2001 5 27843,770 5568,754 2002 2 73761,716 36880,858 2003 4 12168,000 3042 2004 4 53828,400 13457,1 2005 2 100268,539 50134,27 Tổng 18 423170,425 23509,47 ( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, quy mô bình quân một dự án không đều qua các năm. Con số trung bình là khoảng 23509,47 triệu đồng/dự án/năm. Nếu không kể năm 2000 công ty đầu tư xây dựng nhà máy dệt vải DENIM thì năm 2005, công ty có vốn đầu tư trung bình cho một dự án lớn nhất giai đoạn vừa qua :50134,27 triệu đồng. Năm 2003, vốn đầu tư trung bình một dự án thấp nhất, khoảng 3042 triệu đồng/dự án. Năm 2001, trung bình khoảng 5568,754 triệu đồng một dự án cũng là con số khá khiêm tốn so với các năm sau đó. Từ bảng trên ta cũng thấy được mức chênh lệch bình quân một dự án các năm ở Công ty Dệt may Hà nội cũng khá lớn. Có năm chỉ vài tỷ nhưng có năm lên tới 155 tỷ đồng. Bảng 5: Tình hình thực hiện vốn đầu tư của các DA theo phân cấp quản lý giai đoạn 2000-2005 Đơn vị : tr.đ, % Nhóm dự án Mức đầu tư Tỉ trọng VĐT NHÓM A: 155.300,000 37 NHÓM B: 225.726,862 53 NHÓM C: 42.173,563 10 Tổng số 423170,425 100 ( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư ) Các dự án ở công ty chủ yếu là nhóm C, có tới 11 trong số 18 dự án, tuy vậy trong giai đoạn 2000-2005, tỉ trọng vốn của các dự án nhóm C chỉ chiếm 10% trong tổng số các dự án. Trong số các dự án nhóm C thì “ Dự án Mua máy Rieter Second hand” có số vốn cao nhất: 7,24 tỷ đồng. Tuy là loại Secondhand của Đức nhưng máy vẫn còn mới 90%, công suất đạt mức tối đa, so với các công ty dệt may Việt Nam khác thì máy Rieter vẫn là loại thiết bị hiện đại. Nhóm B có tỉ trọng vốn nhiều nhất, chiếm 53%, bao gồm 6 dự án: Dự án đầu tư mở rộng nhà máy Sợi Hà nội, dự án đầu tư mở rộng sợi Vinh, nhà máy may 3 và nhà máy may mẫu thời trang. Nhóm A tuy chỉ có 1dự án là “ Nhà máy Dệt vải DENIM” nhưng vì đầu tư 155 tỷ nên chiếm tỉ trọng tới 35%. Việc đầu tư thể hiện quyết tâm của Công ty Dệt may Hà nội trong việc chiếm lĩnh thị trường vải bò trên thị trường nội địa. 2. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển Bảng 6: Các nguồn vốn được huy động ở Công ty Dệt may Hà nội giai đoạn 2000-2005: Đơn vị:tr.đ, % Nguồn vốn Số tuyệt đối Tỉ trọng Nguồn vay NHTM 223.600,143 48 Nguồn Tín dụng ưu đãi 135.630,205 30 Vốn tự có ( khấu hao) 79.541,770 22 Tổng 438.771,425 100 (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính) Công ty Dệt may Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước nên nguồn vốn tự có sử dụng cho hoạt động đầu tư lấy từ nguồn khấu hao, lợi nhuận để lại. Ngoài trả nợ ngân hàng, công ty bổ sung hết vào quỹ đầu tư phát triển. Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn khấu hao là một trong ba nguồn chính được sử dụng cho hoạt động đầu tư phát triển với tỉ trọng lên tới 22% được phân bố vào tất cả các năm với xu hướng ngày càng tăng. Qua bảng trên ta cũng thấy được công ty luôn duy trì được mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng và ngân hàng, giữ được uy tín trong nhiều năm, bằng chứng là số vốn vay được từ NHTM chiếm tỉ trọng cao nhất, lên tới 48%. Vốn Tín dụng ưu đãi của nhà nước dành cho công ty cũng rất lớn, trung bình hàng năm khoảng 22tỷ đồng . Đặc biệt có những dự án mà Quỹ Hỗ trợ phát triển cấp cho công ty chiếm tới 70 % tổng vốn đầu tư, như : dự án đầu tư nhà máy Sợi Hà nội năm 2005 vừa qua. Lợi nhuận của công ty ngoài việc để tái đầu tư còn dành cho các quỹ như: khen thưởng, phúc lợi, dự phòng mất việc làm. Trong thời gian tới công ty vẫn cần tăng mức lợi nhuận hơn nữa để đầu tư vào quỹ đầu tư phát triển, góp phần bảo toàn và phát triển được vốn chủ sở hữu. - Đối với các dự án đầu tư theo chiều sâu, nếu vốn đầu tư nhỏ, có thể chủ động được công ty sẽ sử dụng nguồn vốn từ quỹ khấu hao cơ bản. Nếu vốn đầu tư lớn, công ty sẽ kết hợp giữa nguồn khấu hao cơ bản và vay ngân hàng với tỉ lệ thích hợp. - Đối với các dự án mở rộng sản xuất, công ty sẽ: sử dụng 10% từ quỹ khấu hao cơ bản, tận dụng tối đa quỹ HTPT, phần còn lại vay của các NHTM trong nước. Hiện tại công ty đang tập trung cho việc cổ phần hoá các công ty thành viên, vì vậy sẽ có một lượng vốn lớn thu được từ cổ phiếu của cán bộ công nhân viên trong tương lai. 3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo yếu tố cấu thành: Bảng 7: Vốn đầu tư của Công ty Dệt may Hà nội phân theo các khoản mục chi phí giai đoạn 2000-2005: Đơn vị : tr.đ Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1.Vốn cố định 108710 19491 51633 8518 37680 70188 -Vốn thiết bị 89142 15982 42339 6984 30897 57554 -Vốn xây dựng 11958 2144 5680 937 4145 7721 -Chi phí khác 7610 1364 3614 596 2638 4913 2.Vốn lưu động 38825 6961 18441 3042 13457 25067 3.Chi phí dự phòng 7765 1392 3688 608 2691 5013 Tổng VĐT 155300 27844 73762 12168 53828 100268 (Nguồn: Báo cáo của Hanosimex ) Nhìn vào biểu trên, ta thấy vốn thiết bị chiếm hầu hết trong vốn cố định của công ty. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng cơ cấu sau. Bảng 8: Tỉ trọng vốn đầu tư tại Công ty Dệt may Hà nội giai đoạn 2000-2005 Đơn vị: % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1.Cơ cấu vốn cố định 70,39 69,7 71,5 71,1 69 73 -Cơ cấu vốn thiết bị 58,6 52,7 60 55,3 56 59 -Cơ cấu vốn xây lắp 8,34 9,5 7 9 8 8 -Cơ cấu chi phí khác 3,45 7,5 4,5 6,8 5 6 2.Cơ cấu vốn lưu động 25,22 23 25 24 27 23 3.Cơ cấu phi phí dự phòng 4,39 7,3 3,5 4,9 4 4 (Nguồn : Công ty Dệt may Hà nội) Qua bảng số liệu trên, có thể thấy, vốn cố định chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư, khoảng gần 71%. Trong vốn cố định, thì vốn dành cho mua sắm máy móc thiết bị lại có tỉ trọng lớn nhất, khoảng trên 80%, vốn xây lắp chỉ chiếm 11%, còn lại là chi phí khác. Có thể thấy vốn lưu động chiếm tỉ trọng cũng khá cao, thường là 25% tổng vốn đầu tư. Chi phí dự phòng thì chỉ khoảng 5%. Cơ cấu kĩ thuật vốn đầu tư ở mức độ khá đều nhau qua từng năm, có những sự xê dịch song không phải là lớn. 4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo lĩnh vực hoạt động từ năm 2000-2005: Trong giai đoạn 2000-2005, mức đầu tư cho lĩnh vực dệt là lớn nhất, khoảng 232,6 tỉ đồng. Thấp nhất là các ngành: nhuộm, động lực. Bảng 9:Vốn và cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực hoạt động giai đoạn 2000-2005: Đơn vị:tr.đ, % Ngành Vốn đầu tư Tỉ trọng Dệt 235.613,123 55,64 Sợi 147.254,102 34,74 May 24.254,325 5,3 Khác 31.649,875 4,32 Tổng 438.771,425 100 ( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư ) Như vậy, có thể nói, trong giai đoạn 2000-2005, lĩnh vực dệt được công ty đầu tư nhiều hơn cả, chiếm tới 55,64%, với chỉ 1 dự án “ Nhà máy dệt vải DENIM” với số vốn đầu tư lên tới 155 tỷ đồng, chiếm 36,7% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực sợi cũng khá được chú ý với dự án: “Đầu tư theo chiều sâu và mở rộng nhà máy Sợi Hà nội” năm 2005 vừa qua có tổng vốn đầu tư lên tới gần 88 tỉ đồng và các dự án mua máy móc thiết bị khác. Tuy nhiên, lĩnh vực may khá quan trọng nhưng chỉ chiếm 5.3%. Công ty cần lưu ý tới vấn đề này để cân đối nguồn vốn sao cho phù hợp vì đó là khâu cuối cùng của mỗi sản phẩm bởi chất lượng may đẹp và chuyên nghiệp cũng là nhân tố lớn thu hút khách hàng . Ngành nhuộm cũng cần được quan tâm nhiều hơn vì hiện công ty đang hiếm những kĩ sư hoá nhuộm. Ước tính với tình hình như hiện nay, chỉ 5 năm nữa sẽ thiếu nhân lực cho ngành này. Vì vậy cần đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để không có những công đoạn thủ công cần đến nhân công lớn như hiện nay. 5.Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo nội dung đầu tư: Bảng 10: Vốn đầu tư phân theo nội dung đầu tư giai đoạn 2000-2005: Đơn vị: tr.đ, % Nội dung đầu tư Số tuyệt đối Tỉ trọng 1. Vốn đầu tư cho xây dựng nhà xưởng, Máy móc thiết bị. 423.170,425 96,672 2. Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực 6.823,924 1,555 3. Đầu tư vào nguyên vật liệu 2.525,501 0,576 4. Đầu tư vào thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường 5.251,895 1,197 Tổng 438.771,425 100 (Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính ) Như vậy, tổng vốn đầu tư trong vòng 6 năm của công ty là 438.771,425 tỷ đồng. Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng là lớn nhất, kế đến là đầu tư vào nguồn nhân lực, đầu tư vào thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường có số vốn lớn thứ ba. Đầu tư vào nguyên vật liệu giành được sự quan tâm ít nhất. Vốn đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng chiếm tỉ trọng áp đảo là 96,672%, trong đó máy móc thiết bị là chủ yếu. Đầu tư vào nguồn nhân lực trong vòng 6 năm là 6,5 tỉ, chỉ chiếm 1,55%. Việc đầu tư mở rộng thị trường chiếm 1,197%. Còn sự ưu tiên cho đầu tư mới nguyên vật liệu chỉ có 0,576%. Với số vốn chênh lệch như vậy, ta sẽ xem công ty đầu tư vào từng nội dung ra sao. 5.1. Công tác đầu tư máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ: Có thể nói, máy móc thiết bị là nội dung được công ty chú trọng nhất trong tất cả các các mặt. Từ năm 2000-2005, công ty có tới 9 dự án mua máy móc thiết bị ngoại nhập, chưa kể đến một số máy móc khác nằm trong các dự án xây dựng các nhà máy may, dệt. Trong những năm gần đây, để nâng cao chất lượng sản phẩm sợi, công ty tích cực đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, tổng số vốn đầu tư các Máy móc thiết bị chính giai đoạn 2000-2005 là 27,8 tỷ, còn chưa kể đến các Máy móc thiết bị lớn nhỏ khác nằm trong những dự án đầu tư xây dựng và mở rộng các nhà máy. Như nhà máy sợi Hà nội tỉ lệ vốn thiết bị lên tới 80%. Máy móc thiết bị chính ở Công ty Dệt may Hà nội giai đoạn 2000-2005 chủ yếu thuộc lĩnh vực sợi. Ví dụ: Máy thô BCX 16E, máy dò tách xơ ngoại lai, máy chải kĩ, máy thô Rieter Second đều để phục vụ việc sản xuất sợi. Chỉ có máy Rib dùng cho sản phẩm dệt kim.Ngoài ra là các máy nhuộm và máy may khác. 5.2. Đầu tư vào thương hiệu sản phẩm và mở rộng thị trường: Vốn đầu tư cho khoản mục này cũng khá khiêm tốn, 5.2 tỷ đồng , chiếm 1.185% giai đoạn vừa qua. 5.2.1. Đầu tư vào thương hiệu: Hanosimex cũng như một số doanh nghiệp Việt Nam khác, việc xây dựng thương hiệu còn thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, tác dụng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu chưa cao. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng chặt chẽ, các thương hiệu Việt Nam đã bắt đầu và ngày càng gay gắt hơn khi đối đầu với các thương hiệu nước ngoài không những trên thị trường quốc tế mà ngay trên sân nhà. Các doanh nghiệp nước ngoài với tầm nhìn xa, rộng, vốn liếng dồi dào và giàu kinh nghiệm đến thời điểm này đã đầu tư vào Việt Nam hàng chục tỷ $ và đã đăng kí tới 80 ngàn nhãn hiệu. Cũng như các doanh nghiệp khác công ty đã đăng kí và bảo hộ thương hiệu quốc gia với nhãn hiệu là Hanosimex, biểu tượng là con hạc bay, logo là hình elip bên trong là con hạc bay, dưới con hạc là chữ “ Hà nội” Nhìn vào nhãn hiệu công ty ta có cảm giác như nhìn thấy một sự vươn lên không ngừng ( thể hiện qua hình ảnh con hạc đang cất cánh bay ), đồng thời cả ._.chiến lược kinh doanh của công ty (chiến lược toàn cầu hoá thể hiện qua hình elíp ). Tuy nhiên, hiện nay, công ty cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành dệt may vẫn chưa có thương hiệu cho mặt hàng xuất khẩu. Đối với thị trường trong nước, công ty đang dần từng bước gây dựng danh tiếng, uy tín, chất lượng, giao tiếp với khách hàng và quảng bá thương hiệu. Công ty có 100 cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên khắp cả nước, có các bạn hàng về sản phẩm sợi ở Miền Nam và Miền Trung khá lớn. Uy tín và chất lượng được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2002 sản phẩm của công ty được bình bầu là hàng Việt Nam chất lượng cao. Nhưng do đang tập trung vào việc xuất khẩu nên khâu quảng cáo ở thị trường Việt Nam còn kém, công ty chưa bao giờ quảng cáo trên truyền hình, còn trên đài phát thanh cũng rất ít. Đây chính là thiếu sót của Công ty hay nói chính xác là công ty kh«ng chú trọng đúng mức cũng như chưa chuyên nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngay cả trên thị trường nội địa. Đối với thị trường thế giới, công ty chưa có thương hiệu cũng như chưa xây dựng và phát triển theo đúng nghĩa của nó. Đối với thị trường này, công ty chưa tích luỹ đủ tài chính và chưa đủ thông tin về tiêu dùng cá nhân cũng như thông tin về pháp luật. Rủi ro khi tự mình bước vào thị trường này rất cao. Kế tiếp là do phương thức kinh doanh gia công nên chỉ nhận được một tỉ lệ hoa hồng nhất định sau khi đã trừ hết các phí gia công, hao mòn máy móc, lợi tức Ngân hàng… thì tỷ lệ lợi nhuận tích luỹ nhỏ cũng không nhiều. Hiện nay vấn đề phát triển thương hiệu xuất khẩu của công ty đang là vấn đề quan tâm mang tính chiến lược cao hơn bao giờ hết để nâng cao khả năng cạnh tranh trong tương lai. Bên cạnh đó việc xuất khẩu vào Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các đối tác của công ty. Mà trong Hiệp định Việt Mỹ, vấn đề về bảo hộ nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mốt… đã được thoả thuận, công ty cần phải tuân thủ nghiêm khắc để tránh xảy ra tranh chấp do đánh cắp thương hiệu. Vì vậy việc xúc tiến ngay việc xây dựng thương hiệu trên đất Mỹ là điều rất cần làm lúc này. Thêm nữa, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện một số mặt hàng nhái, thậm chí giả nhãn hiệu Hanosimex, ví dụ như: áo may ô nam, áo sơ mi nữ mang nhãn hiệu Hanosimex bày bán ở các vỉa hè đại hạ giá mà chất lượng vải chỉ nhìn qua đã biết ngay là hàng kém phẩm chất. Công ty cũng vẫn chưa có giải pháp thoả đáng nào cho việc này. 5.2.2. Đầu tư vào việc mở rộng thị trường: Hoạt động nghiên cứu và phân đoạn thị trường là những hoạt động tích cực không thể thiếu được trong hệ thống chính sách của một công ty để nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự thành công của các chiến lược tiêu thụ. Thực hiện tốt các hoạt động này sẽ giúp cho việc hoạch định các chiến lược đầu tư có thể bám sát với tình hình thực tế và có hiệu hiệu quả, đồng thời có thể đưa sản phẩm của mình tới các thị trường mới làm tăng sản lượng tiêu thụ. Hoạt động nghiên cứu thị trường là căn cứ, cơ sở để công ty đưa ra các chính sách tiêu thụ trong thời gian, địa điểm nhất định. Trong những năm gần đây, công tác điều tra, nghiên cứu thị trường đã được ban lãnh đạo công ty khá quan tâm nhưng chưa tạo thành một phong trào có tính sâu rộng. Vốn đầu tư cho hoạt động này lại cũng không nhiều. Mặt khác, sự biến động của thị trường ngày càng phức tạp, để có thể đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng trên thị trường đòi hỏi công ty phải không ngừng đẩy mạnh và hoàn thiện công tác này. Để có thể mở rộng thị trường, công ty cần không ngừng tìm hiểu các nhu cầu mới xuất hiện trên thị trường và tìm mọi cách để thoả mãn kịp thời những nhu cầu ấy. -Thứ nhất: đối với thị trường trong nước: Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ta đã được nâng lên rất nhiểu, kéo theo đó là nhu cầu cho các sản phẩm may mặc cũng tăng theo. Với tôn chỉ hàng đầu: “Đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của công ty”. Để mở rộng được thị trường, công ty đã thực hiện một số cách sau: - Mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra khắp các tỉnh thành trong cả nước, kể cả khu vực nông thôn và ở bất cứ nơi nào thấy dấu hiệu của nhu cầu. - Đã xây dựng nhà máy may mẫu thời trang để chuyên nghiệp hơn trong việc thiết kế các kiểu dáng, chủng loại quần áo. - Khai thác được thế mạnh của công ty là chất lượng và uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, vì chưa thực sự biến đó là một phương châm hành động nên công nghiên cứu thị trường nội địa vẫn chưa mang lại kết quả mong đợi. -Thứ hai: đối với thị trường quốc tế: Để thâm nhập vào thị trường nước ngoài yếu tố khá quan trọng là phải nghiên cứu yếu tố văn hoá, tập tục và cách ăn mặc truyền thống của quốc gia đó. Với mỗi quốc gia khác nhau, có một tập quán, phong tục khác nhau, ta không thể đem sản phẩm đồng nhất đến bán ở tại các thị trường khác nhau ở những nước khác nhau. Công ty đã chú trọng tới việc tham gia các hội chợ quốc tế và đặt quan hệ kinh doanh với nhiều hãng tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn quốc, Đài loan, Nam phi, Trung Cận đông… 5.3. Đầu tư vào nguyên vật liệu: Số vốn đầu tư nguyên vật liệu (không phải là chi phí định kì để mua nguyên vật liệu) giai đoạn 2000-2005 ở Công ty Dệt may Hà nội là 2,3 tỷ đồng. Đây là con số quá nhỏ so với tầm vóc của công ty. Có thể nói, trong khâu nguyên vật liệu, công ty không có sự đầu tư lớn đáng kể vì hầu hết các nhà cung cấp chính của công ty đều là các bạn hàng lâu năm có uy tín nên rất ổn định, ít có sự thay đổi lớn. Trong những năm tới công ty sẽ tiếp tục mua nguyên vật liệu của các bạn hàng nước ngoài thông qua các hãng và Tổng công ty, đồng thời công ty đang có kiến nghị Chính phủ có quy hoạch phát triển trên vùng nguyên liệu để có thể thay thế dần lượng bông phải nhập ngoại. Hiện nay, nguyên vật liệu chính của Công ty Dệt may Hà nội là bông xơ PE, những nguyên liệu này phần lớn là nhập khẩu. Do tính chất và nguồn gốc của bông xơ, hiện nay nước ta chưa sản xuất được loại nguyên liệu này. Vì thế, công ty vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nguyên liệu bông xơ chủ yếu từ những nguồn sau: Nguyên liệu bông: bông Việt Nam chiếm khoảng 13,5% lượng bông sử dụng, bông Nga chiếm khoảng 69,5%, ngoài ra bông còn được nhập từ các nước như: Úc, Mỹ, Tây phi, Trung Quốc. Toàn bộ nguyên vật liệu, công ty đều đặt mua chuyển tiếp từ Tập đoàn Dệt May Việt nam. Nguyên vật liệu xơ: được nhập từ Hàn quốc, Đài loan. Ngoài việc chú ý tới việc tiết kiệm nguyên vật liệu, trong những năm gần đây, công ty đã chú ý tới việc đầu tư đánh giá, lựa chọn nhà thầu, đầu tư nâng cấp đổi mới thiết bị cho bộ phận kĩ thuật để kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào được tốt hơn, đầu tư tìm kiếm thông tin về các nhà cung cấp trên thị trường. Ngoài ra, công ty còn nhập nhiều loại hoá chất dùng cho các công đoạn tẩy, nhuộm, làm bóng vải và các nguyên phụ liệu khác phục vụ cho quá trình sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu thị trường công ty đang đầu tư nghiên cứu, sản xuất những nguyên vật liệu thay thế nhập khẩu. Với tình hình đầu tư cho nguyên vật liệu như vậy Công ty Dệt may Hà nội đã sử dụng và quản lý nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm như sau: Công ty Dệt may Hà nội có hình thức tổ chức sản xuất từ sản xuất sợi tới may thành phẩm. Do đó rất cần nguyên liệu phụ, nhưng cơ bản cho sản xuất sợi vẫn là bông xơ. Bông xơ được đưa qua kiểm tra chất lượng và bảo quản tốt, sợi PE chạy trên vải bị vón kẹt, tỷ lệ bông tiêu hao trên máy bông, chải đã được giảm đến mức tối thiểu cho phép. Bông sản xuất sợi OE tăng so với định mức do xử lý qua máy phân ly và Rolando tiêu hao lớn, do tỷ lệ rơi vãi cao vượt định mức. 5.4. Đầu tư vào nguồn nhân lực: Đây là hoạt động đầu tư theo chiều sâu, chiếm 2,5 tỷ (0,57%) .Công ty đã xây dựng quy hoạch cán bộ từng thời kì, có kế hoạch đầu tư đào tạo bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ quản lý và chuyên môn. Hiện nay, công ty đang quan tâm đến vấn đề đào tạo công nhân, trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ hoàn thành được công việc. Ngoài nội dung lựa chọn lao động giỏi ngay từ đầu thì hoạt động đào tạo và đào tạo lại là một biện pháp diễn ra thường kì ở công ty. Hàng năm, công ty cử hàng trăm công nhân đi học tại trường Cao đẳng công nhiệp nhẹ Hà nội, và làm hồ sơ cho hàng chục cán bộ đi học tại chức tại các trường Đại học như: Đại học Kinh tế quốc dân, ĐH Bách Khoa. Ngoài ra, công ty thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề nhằm khuyến khích động viên người lao động nâng cao tay nghề. Tuy nhiên, những năm gần đây, công ty đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại và tự động hoá nên có một bộ phận người lao động bị sa thải, đồng thời một số người lao động không đảm bảo về năng lực và sức khoẻ đều bị sa thải hoặc cho làm các công việc khác. Để tiết kiệm chi phí đào tạo, Công ty Dệt may Hà nội đã áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp bằng cách cử những cán bộ nhiều kinh nghiệm đến giảng dạy cho các lao động ít kinh nghiệm hoặc là tiến hành theo phương pháp vừa học vừa làm. Những cán bộ giảng dạy này chủ yếu là nhân viên của phòng Kĩ thuật đầu tư vì công nhân chủ yếu thiếu kiến thức liên quan đến kĩ thuật. Hình thức này không chỉ tiết kiệm được chi phí đào tạo cho Hanosimex mà còn giúp công ty có được những lao động phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Để phục vụ cho việc áp dụng thành công hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 vào Công ty, Công ty Dệt may Hà nội cũng đã đầu tư kinh phí đào tạo bồi dưỡng nhận thức về chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty. Một số cán bộ của Công ty được đào tạo các chương trình nâng cao kĩ thuật thông qua các đợt tập huấn tại các nước có công nghệ mới như : Nhật Bản, Đức, Italia… Vì vậy, đã nâng cao được trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý theo tiêu chuẩn của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002. Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân viên của công ty thì công ty đang bắt đầu quan tâm và đào tạo nâng cao trình độ tin học cho họ. Thông qua các lớp tin học được tổ chức trong toàn công ty để dần tiến tới vi tính hoá toàn bộ hệ thống thông tin trong Công ty. Điều này thể hiện tầm nhìn của ban lãnh đạo công ty vì hiện nay thông tin chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của một công ty hay một doanh nghiệp. 6.Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo hình thức đầu tư: Các dự án ở Công ty Dệt may Hà nội chủ yếu theo hình thức đầu tư theo chiều sâu. Tuy nhiên, đối với một số dự án, để tiết kiệm nguồn lực có sẵn ở công ty, có sự kết hợp cả hai hình thức đầu tư theo chiều sâu và đầu tư theo chiều rộng. Bảng11: Hình thức đầu tư của các dự án tại Công ty Dệt may Hà nội giai đoạn 2000-2005: Đơ n v ị: t r. đ, % Hình thức đầu tư Số dự án Số tuyệt đối Tỉ trọng Chiều sâu 13 244144,125 58 Chiều rộng 2 32011,62 8 Kết hợp giữa chiều sâu và chiều rộng 3 147015,238 35 Tổng 18 423170,425 100 ( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư ) Từ bảng trên ta nhận thấy, các dự án ở Công ty Dệt may Hà nội có tới 58% theo hình thức đầu tư chiều sâu với số vốn là 244144,125 triệu đồng. Năm 2000, dự án nhà máy dệt vải DENIM đầu tư mới hoàn toàn với quy mô 155 tỷ đồng thể hiện được quyết tâm trang bị máy móc kĩ thuật hiện đại để sản xuất một loại sản phẩm hoàn toàn mới so với những sản phẩm trước đó của công ty, đó chính là vải bò- loại vải đang có tỉ lệ tiêu thụ cao tại công ty. Tuy vậy, việc đầu tư một nhà máy mới sẽ đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn cho chi phí mặt bằng nhà xưởng, các công trình phụ trợ mà không tận dụng được đội ngũ quản lý, nhân công giàu kinh nghiệm có sẵn ở các nhà máy Sợi. Chính vì vậy, có tới 35% tổng vốn đầu tư dành cho các dự án có sự kết hợp cả hai hình thức: chiều rộng và chiều sâu. Đó là các dự án: Dự án đầu tư mở rộng Dệt Hà đông, Dự án đầu tư và mở rộng nhà máy Sợi Hà nội, dự án tự động hoá. Mức đầu tư cho các dự án có hình thức hỗn hợp này là khoảng 147015,238 triệu đồng. Đầu tư theo chiều rộng chỉ chiếm tỉ trọng 8 % trong tổng vốn đầu tư, bao gồm các dự án: Dự án đầu tư mở rộng dệt DENIM năm 2002, dự án trạm 35/6 KV năm 2004. Năm 2000 công ty bắt tay vào xây dựng nhà máy dệt vải DENIM, đến năm 2002 lại đầu tư mở rộng nhà máy này. Việc đầu tư khá dồn dập đó là do: công ty đã tìm hiểu được nhu cầu về vải DENIM của thị trường cả nước hiện tại và tương lai sẽ rất lớn, cần phải đầu tư mở rộng nâng cao công suất hơn nữa thì mới đáp ứng được. Và quyết định đó cho tới thời điểm này là hoàn toàn đúng đắn vì hàng vải DENIM sản xuất ra hầu như tiêu thụ được ngay. III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI: 1. Kết quả : 1.1. Giá trị Tài sản cố định huy động: Đối với từng dự án đầu tư, giá trị tài sản cố định huy động chính là những đối tượng, hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập của từng dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào hoạt động. Công thức tính giá trị các tài sản cố định được huy động (F) trong trường hợp này như sau: F= Iv - C Với : Iv : là vốn đầu tư đã thực hiện của các đối tượng, hạng mục công trình đã được huy động. C : là các chi phí không làm tăng giá trị tài sản cố định. Giá trị tài sản cố định huy động hàng năm của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 12: Giá trị tài sản cố định huy động giai đoạn 2000-2005: Đơn vị: tr.đ Năm Giá trị TSCĐ huy động 2000 101100 2001 20127 2002 50120 2003 10422 2004 37042 2005 72275 Tổng 291086 ( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư ) Qua bảng trên, ta thấy được khối lượng các tài sản cố định huy động không đều nhau qua các năm, tương ứng với sự chênh lệch vốn đầu tư giữa các năm. Năm 2000 là năm có số hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập nhiều nhất trong vòng 6 năm qua: khoảng 101 tỉ đồng trong tổng số 155 tỷ vốn đầu tư của cả năm. Năm 2003, chỉ có 10,4 tỉ giá trị tài sản cố định được huy động trong kì. Các năm còn lại có giá trị tài sản cố định trong kì từ 20-72 tỷ đồng. 1.2. Hệ số huy động tài sản cố định: Trên lí thuyết, đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các nhà quản lí đã tính hệ số huy động TSCĐ như sau: Hệ số huy động TSCĐ= Giá trị TSCĐ được huy động trong kì/ (Tổng vốn đầu tư được thực hiện trong kì +Vốn đầu tư thực hiện các kì trước nhưng chưa được huy động). Nhưng thực tế ở Công ty Dệt may Hà nội, các nhà quản lý vẫn sử dụng cách tính chỉ tiêu này theo từng dự án, và giả địnhVốn đầu tư bỏ ra năm nào được dùng hết ngay năm đó. Vì vậy, ta có bảng tính hệ số huy động tài sản cố định của công ty như sau: Bảng13: Hệ số huy động TSCĐ của các dự án tại Công ty Dệt may Hà nội giai đoạn 2000-2005: Đơn vị: tr.đ Năm Giá trị TSCĐHĐ Tổng vốn đầu tư thực hiện Hệ số HĐTSCĐ 2000 101100 155300 0,65 2001 20127 29844 0,67 2002 50120 75863 0,66 2003 10422 14668 0,71 2004 37042 55828 0,66 2005 72275 107268 0,67 ( Nguồn: Phòng kĩ thuật đầu tư) Có thể nói hệ số huy động tài sản cố định trong các dự án khá cao. Trung bình khoảng 0,67; điều đó có nghĩa là: cứ 1 đồng vốn đầu tư tạo ra 0,67 đồng giá trị tài sản có khả năng phát huy tác dụng độc lập. Năm 2003, hệ số huy động tài sản cố định lớn nhất là 0,7 mặc dù đây là năm có tổng vốn đầu tư thấp nhất. Tương tự như vậy, năm 2000 tuy có tổng vốn đầu tư lớn 155 tỷ, song giá trị tài sản có khả năng phát huy tác dụng độc lập chỉ 100,9 tỷ vì hệ số huy động tài sản cố định là 0.65, thấp nhất trong vòng 6 năm. 1.3. Kết quả đầu tư máy móc thiết bị: Bảng14: Công suất Máy móc thiết bị đầu tư mới trong giai đoạn 2000-2005 tính tới thời điểm tháng 2/2006: Đơn vị:% Năm Máy móc thiết bị Công suất 2001 Nhà máy may 3 ( 1500 máy) 100 Máy thô BCX16E 100 Máy dò tách xơ ngoại lai 100 Máy chải kĩ 100 2003 Máy RIB 100 Máy thô Rieter Secondhand 90 Máy nhuộm 25 kg 90 Máy dệt Single có chun 90 2004 Máy lạnh 90 Dự án trạm 35/6 KV 80 2005 Dự án tự động hoá 70 (Nguồn: Phòng Kĩ thuật- Đầu tư) Có thể nói các máy móc thiết bị sau 5 năm đầu tư đã đi vào hoạt động ổn định. Các máy từ năm 2001 đều đã đạt công suất tối đa, tiếp đó, các máy mua giai đoạn 2002-2004 đạt 90% công suất. Dự án tự động hoá thực hiện năm 2005 tới nay đã đạt 70% công suất. 1.4. Kết quả sản lượng sản phẩm tăng lên do đầu tư: Bảng 14: Sản lượng sợi tăng lên do đầu tư thêm máy móc thiết bị giai đoạn 2000-2005 so với trước đó: Đơn vị: tấn/ năm Mặt hàng Sản lượng trước đầu tư Sản lượng sau đầu tư Tăng so với trước đầu tư Ne 45(65/35)CK 710 812 102 Ne 40(65/35)CK 590 599 9 Ne 30(65/35)CK 710 1180 470 Ne 45(65/35)CK 350 372 22 Ne 40PE 590 690 100 Ne 30PE 1060 1250 190 Ne 45PE 3640 3820 180 Ne 30 cotton CK 1530 2820 1290 Ne 32 cotton CT 710 834 124 Tổng số 9890 12377 2487 (Nguồn : Phòng Kĩ thuật đầu tư ) Ta thấy sản lượng sợi tăng lên rõ ràng qua quá trình đầu tư, đặc biệt là sợi Ne 30 cotton CK, trung bình tăng 1290 tấn/ năm so với thời kì trước đó. Trong đó toàn bộ dây chuyền kéo sợi mới sẽ được sử dụng để sản xuất sợi Ne 30 cotton chải kĩ để đạt mức chất lượng cao với sản lượng 1860 tấn/ năm. Bảng 15: Mức gia tăng các loại sản phẩm do đầu tư trong giai đoạn 2000-2005: Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2003(so với 2002) 2004 ( so với 2003) 2005( so với 2004) - Sợi đơn các loại Tấn 1143 1721 6690 - Sản phẩm dệt kim 1000SP 1168 -268 408 - Sản phẩm khăn 1000chiếc 1437 2347 2018 - Sản phẩm mũ 1000chiếc -847 867 303 - Vải DENIM 1000m 2352 3542 4228 - SP May DENIM 1000SP 336 475 524 ( Nguồn: Phòng kĩ thuật đầu tư) Theo bảng trên, chỉ có sản phẩm mũ và sản phẩm dệt kim là có sự giảm qua các năm còn tất cả các sản phẩm đều tăng qua từng năm, đặc biệt là sản phẩm sợi đơn các loại, năm 2005 tăng 6690 tấn so với năm 2004. Như ta đã biết ở các phần trên, năm 2000, công ty đầu tư dự án : Nhà máy dệt vải DENIM với số vốn hơn 155 tỷ, sau đó để nâng cao năng suất và chất lượng, năm 2002, công ty lại tiếp tục đầu tư 27 tỷ mở rộng Nhà máy này. Và kết quả của công cuộc đầu tư đó đã không phụ lòng cán bộ công nhân viên trong Công ty Dệt may Hà nội khi mà sản phẩm vải DENIM và sản phẩm may DENIM không ngừng tăng tiến với bước đột phá ngoạn mục tại điểm mốc là năm 2003. Kể từ đó, sản lượng vẫn tiếp tục tăng và đạt được bước nhảy vọt vào năm 2005. Đối với sản phẩm vải DENIM, sự gia tăng giữa các năm nhìn chung khá cao và đồng đều, năm 2003 tăng 2352 nghìn mét so với năm 2002. Tiếp đó, năm 2004 lại tăng 3542nghìn mét so với năm 2003. Không dừng lại ở đó, năm 2005 tăng tới 4228 nghìn mét so với năm 2004. Để thấy rõ hơn sự gia tăng này, ta xem xét bảng tốc độ tăng liên hoàn và định gốc như sau: Bảng16: Tốc độ tăng liên hoàn sản phẩm của công ty giai đoạn 2002-2005: Đơn vị: % Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 03/02 04/03 05/04 - Sợi đơn các loại 15326 16469 18190 11200 107 110 62 - Sản phẩm dệt kim 6692 7860 7592 8000 117 97 105 - Sản phẩm khăn 6998 8435 10782 12800 121 128 119 - Sản phẩm mũ 1577 730 1597 1900 46 219 119 - Vải DENIM 6750 9102 12644 17172 135 139 136 - SP May DENIM 375 711 1186 1710 190 189,6 144 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường) Sản phẩm Denim có mức biến động rõ rệt nhất. Cả hai loại sản phẩm vải và sản phẩm may qua 4 năm đều có tốc độ tăng năm sau so với năm trước với tỉ lệ lớn. Trong đó phải kể đến mức biến động sản phẩm may Denim năm 2003 so với năm 2002, tăng tới 90%. Năm 2004 tăng 89,4% so với năm 2003… Những con số đó thể hiện hướng đầu tư đúng đắn của công ty dành cho vải Denim. Trong khi đó, sản lượng sợi đơn các loại tuy năm 2004 tăng một chút so với năm 2003 nhưng tới năm 2005 lại giảm mạnh tới 38% so với 2004. Công ty cần lưu ý tới vấn đề này để năm 2006 có sự tăng trưởng cao hơn nữa. Bảng 17:Tốc độ tăng định gốc sản phẩm của công ty giai đoạn 2000-2005: Đơn vị:% 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng định gốc 04/02 05/02 - Sợi đơn các loại 15326 16469 18190 11200 119 73 - Sản phẩm dệt kim 6692 7860 7592 8000 113 120 - Sản phẩm khăn 6998 8435 10782 12800 154 183 - Sản phẩm mũ 1577 730 1597 1900 101 120 - Vải DENIM 6750 9102 12644 17172 187 254 - SP May DENIM 375 711 1186 1710 316 456 (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường) Như đã đề cập ở bảng trên, năm 2003, sau khi đã được đầu tư mở rộng, sản lượng sản phẩm vải DENIM tăng lên tới con số 35% so với năm 2002. So với năm 2002, năm 2004 tăng 87% cũng là con số rất đáng hoan nghênh. Năm 2005 lại càng tiến bộ hơn so với năm 2004, với tốc độ tăng 154%. Người tiêu dùng đã biết đến sản phẩm vải DENIM của công ty và đón nhận một cách nồng nhiệt. Sản phẩm may DENIM năm 2005 lại gia tăng đột biến: 356% so với năm 2002, chứng tỏ ngày càng có người thêm biết đến và sử dụng sản phẩm vải bò may sẵn của công ty. Đây là tín hiệu rất đáng mừng vì vừa mới năm 2000, công ty đã đầu tư hơn 155 tỷ đồng để xây dựng nhà máy dệt loại vải này, năm 2002 lại tiếp tục đầu tư bổ sung. Vậy nên việc khách hàng tiêu dùng sản phẩm vải và sản phẩm may DENIM nhiều như vậy là một động lực rất lớn khích lệ công ty gia tăng sản xuất, năng suất lao động. 1.5. Kết quả của việc đầu tư mở rộng thị trường ( đặc biệt là thị trường xuất khẩu): Bảng 19: Mức gia tăng hàng năm kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2002-2005: Đơn vị: USD($) Năm Nước 2003 ( so với năm 2002) 2004(so với năm 2003) 2005 (so với năm 2004) Nhật 487180 -193077 308463 Đài loan 618095 -386153 616927 Anh 1322518 -579230 925390 Mỹ 942783 -675768 1079622 Các nước khác 1983 -96538 154232 Tổng 3372559 -1930766 3084634 ( Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu) Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu của công ty không ngừng tăng qua từng năm và trong lĩnh vực xuất khẩu thì Công ty Dệt may Hà nội luôn là “Con chim đầu đàn” của ngành dệt may Việt nam, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong khi Mỹ là thị trường mới thì Nhật Bản là thị trường truyền thống khá khó tính. Bên cạnh những thị trường với tỉ trọng nhập khẩu lớn thì còn một số thị trường khác tuy với số lượng nhập khẩu sản phẩm của công ty nhỏ nhưng thường xuyên và ổn định như thị trường châu Âu, CH Séc… Ngoài ra, trong những năm vừa qua, nhờ việc mở rộng thị trường, công ty còn xuất khẩu được gần 2000 tấn sợi sang Hàn quốc, Đài loan, Nhật Bản để bù đắp cho khu vực may, thực hiện được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đã định. 1.6.Kết quả của đầu tư đào tạo nguồn nhân lực: Mặc dù đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm một cách có quy mô nhưng trình độ lao động của toàn công ty đã được nâng lên một cách đáng mừng. Số lượng công nhân viên có tay nghề cao và trình độ đã tăng. Bảng 16: Chất lượng cán bộ công nhân viên tại công ty tính đến tháng 12/2005: Đơn vị: người, % Stt Trình độ Số lao động Tỉ trọng Trên Đại học 53 0,981 Đại học 513 9,500 Cao đẳng 45 0,833 Trung cấp 180 3,333 Công nhân bậc 1 433 8,019 Công nhân bậc 2 455 8,426 Công nhân bậc 3 509 9,426 Công nhân bậc 4 824 15,259 Công nhân bậc 5 1226 22,704 Công nhân bậc 6 1102 20,407 Công nhân bậc 7 60 1,111 Tổng cộng 5400 100 Tỷ lệ lao động gián tiếp 9,8 Tỷ lệ lao động trực tiếp 90,2 (Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính) Có 53 cán bộ có trình độ trên Đại học, mà hầu hết đều do công ty cử đi học tại các trường đại học trên cả nước. Trong đó có 5 tiến sĩ, 48 thạc sĩ. Số công nhân bậc 5 ở công ty lên tới 1102 - có được là do các lớp huấn luyện nâng cao tay nghề người lao động do công ty tổ chức thường kì hàng năm. Số công nhân bậc 5 chiếm tỉ trọng lớn nhất là 22,704%, sau đó tới công nhân bậc 6; nhân viên có trình độ cao đẳng chiếm tỉ trọng thấp nhất là 0,833%. Nhìn chung tỉ trọng công nhân tăng dần theo bậc thợ và đây là tín hiệu rất đáng mừng, bởi tuy số lao động làm ở công ty ngày càng tăng, nhưng họ nhanh chóng tiếp thu được kiến thức, khả năng làm việc và trình độ không bị cách quá xa so với những đồng nghiệp cũ. 2. Hiệu quả hoạt động đầu tư: Bảng 21 : Hiệu quả đầu tư ở Công ty Dệt may Hà nội giai đoạn 2002-2005: Năm gốc 2002 Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 Doanh thu tăng thêm Tr. đ 33.615 104.882 394.305 Lợi nhuận tăng thêm Tr. đ 200 300 500 Nộp NS hàng năm tăng thêm Tr. đ 252 548 600 Kim ngạch xuất khẩu tăng thêm USD 3.372.559 -1930766 3.084.634 Lao động tăng thêm người 247 27 149 Lương CN/ tháng tăng thêm 1000đ 100 100 200 ( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư ) Qua kết quả phân tích, ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều tăng lên một cách rõ rệt, trong đó phải kể đến chỉ tiêu về doanh thu. Nếu năm 2002, doanh thu của Công ty Dệt may Hà nội vào khoảng 832 tỷ đồng, năm 2003 tăng hơn 33 tỷ, năm 2004 lại tăng hơn năm 2003 tới gần 105 tỷ đồng. Và một bước nhảy vọt đã diễn ra vào năm 2005, khi mà doanh thu tăng những 394 tỷ đồng so với năm 2004. Để có được điều đó là cả một quá trình phấn đấu của Hanosimex với sự đầu tư thích đáng. Năm 2005, công ty đã đầu tư cho dự án tổng số vốn là hơn 100 tỷ, cao nhất trong vòng 4 năm vừa qua. Xét đến khía cạnh xã hội, mức nộp ngân sách nhà nước của công ty so với các doanh nghiệp dệt may khác cũng rất lớn: trên 4 tỷ đồng mỗi năm. Năm 2003 tăng 252 triệu so với năm 2002, năm 2004 nộp cho nhà nước 4,8 tỷ- nghĩa là cao hơn năm 2003 tới 548 triệu đồng. Cộng thêm giá trị năm 2004: 600 triệu chính là số tiền mà công ty đóng góp vào ngân sách nhà nước năm 2005. Đây là những sự gia tăng rất đáng khích lệ mà công ty có được trong vòng 4 năm vừa qua. Hi vọng rằng trong năm 2006 này, mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước của công ty sẽ lên tới con số 6 tỷ đồng. Với số lao động lớn dần qua từng năm, song không vì thế mà tiền lương thấp đi, trái lại, vẫn tăng một cách đều đặn, tuy không được gọi là rất cao song có thể nói, người công nhân đã được trả lương đúng sức lao động của mình cho một công việc ổn định. (Không như những công ty may tư nhân khác, lương có thể đến 3 triệu đồng/ tháng, nhưng công việc lại thất thường, thời gian lao động có khi tới 14 tiếng một ngày ) Cho đến năm 2005, lương lao động bình quân hàng tháng là 1,7 triệu đồng - với thu nhập như vậy, cán bộ công nhân viên công ty có thể yên tâm làm việc lâu dài tại Hanosimex. Kim ngạch xuất khẩu có sự biến động khá thất thường trong vòng 4 năm qua. Nếu như năm 2003 tăng so với 2002 khoảng 3373ngàn $, năm 2004 lại giảm tới gần 2000$. Nguyên nhân là do năm 2004, thị trường thế giới có những dấu hiệu không ổn định do việc lên giá các mặt hàng: bông, xơ, khiến công ty không thể nhập được một khối lượng lớn các nguyên liệu này để xuất thành phẩm ra nước ngoài vì giá cao vượt dự kiến. Bảng 22: Hiệu quả tính trên vốn đầu tư giai đoạn 2003-2005: ( giả định vốn đầu tư năm nào phát huy tác dụng hết ngay trong năm ấy) Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư 2003 2004 2005 Lợi nhuận tăng thêm / VĐT 0,016 0,024 0,005 Doanh thu tăng thêm / VĐT 2,763 1,948 3,932 Nộp ngân sách tăng thêm / VĐT 0,021 0,010 0,004 ( Nguồn: Phòng Kế toán tài chính ) Hiệu quả của hoạt động đầu tư về tổng thể đã nâng cao hơn so với trước thời kì đổi mới nhưng còn thấp so với các loại hình doanh nghiệp khác và có những biến động khá thất thường. Năm 2003, một đồng vốn đầu tư tạo ra 0,016 đồng lợi nhuận tăng thêm và 2,763 đồng doanh thu tăng thêm. Xét về doanh thu thì đây là tín hiệu rất đáng mừng. Nhưng về hiệu quả thực sự, tức là xét trên chỉ tiêu lợi nhuận thì 0,016 đồng lợi nhuận tạo ra trên 1 đồng vốn đầu tư là một con số quá thấp so với tiềm lực và những ưu đãi mà nhà nước dành cho ngành dệt may nói chung và Công ty Dệt may Hà nội nói riêng. Ngoài ra, các chỉ tiêu hiệu quả khác như NPV (Lợi nhuận thuần), IRR ( hệ số hoàn vốn nội bộ), thời gian thu hồi vốn đầu tư… được công ty đánh giá theo từng dự án. Nhưng nhìn chung một dự án ở Công ty Dệt may Hà nội thường có 3. Những hạn chế của hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty Dệt may Hà nội: Cũng như tình trạng chung của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam khác, nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư tại Công ty Dệt may Hà nội hầu như là vốn vay (bao gồm vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác). Vốn tự có ở công ty không nhiều, chỉ chiếm 22%. Trong những năm tới công ty cần có những biện pháp để nâng tỉ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng khác để có càng nhiểu vốn cho hoạt động đầu tư càng tốt. Với cơ cấu nguồn vốn như hiện nay, việc đầu tư vào các nội dung còn khá nhiều bất cập. 3.1. Đầu tư cho Máy móc thiết bị: Như đã biết trong phần thực trạng, trong giai đoạn 2000-2005, công ty dành hơn 250 tỷ đồng cho việc đầu tư máy móc thiết bị. Nhờ đó, năng suất và chất lượng sản phẩm ở công ty được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài thì những sản phẩm đầu tư mới này cũng không tồn tại được lâu. Vì để đồng bộ với những thiết bị cũ, công ty chỉ mua các loại máy tương đối hiện đại, so với thế giới thì ở mức trung bình. Nên sau này, khi cơ cấu sản phẩm không còn phù hợp nữa, công ty sẽ phải đầu tư lại. Lúc đó sẽ tốn rất nhiều tiến mà công ty chưa chắc đã huy động được ngay. 3.2. Đầu tư nguồn nhân lực: Có thể nói trong những năm qua, công ty đã đầu tư cho nhiều cán bộ công nhân đi học. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của ban lãnh đạo đối với cấp dưới. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đầu tư đó vẫn chưa nhìn thấy rõ. Đặc biệt là những nhân viên về thiết kế mĩ thuật và nghiên cứu thị trường. Việc đầu tư cho người lao động đi học thêm để nâng cao tay nghề nhưng cho tới giờ công ty vẫn chưa có những sáng kiến mới để nâng cao năng suất, không có những công trình khoa học có ứng dụng thực tiễn. Công ty cần lưu ý tới vấn đề này bởi nó làm thất thoát một lượng vốn không nhỏ của công ty, lãng phí cả thời gian và công sức của cán bộ công nhân viên công ty. Ngoài ra, công ty cũng vấp phải khó khăn là thiếu cán bộ kinh doanh trẻ tuổi, năng động, giỏi ngoại ngữ. Bởi, công ty đang thúc đẩy tỉ trọng xuất khẩu, cần có nhiều nhân viên hội tụ được những yếu tố trên để giao dịch với các đối tác nước ngoài, gây dựng nên được một hình ảnh đẹp của công ty với bạn bè quốc tế, song hiện tại số lượng cán bộ trẻ còn quá nhỏ bé. Nguyên nhân là vì, chế độ thi tuyển đầu vào ở Công ty Dệt may Hà nội (đối với cán bộ quản lý) cũng giống như tình hình chung của các doanh nghiệp nhà nước khác, chưa mang t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36424.doc
Tài liệu liên quan