MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành xây dựng đường thủy ra đời. Cho đến nay, Tổng công ty xây dựng đường thủy (VINAWACO) là Tổng công ty chuyên ngành duy nhất, hàng đầu của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình cảng đường thủy, thủy công, nạo vét mới và duy tu luồng vận tải biển, sông, san lấp mặt bằng xây dựng các khu CN, khu chế xuất, khu đô thị, dự án cầu, đường bộ... Trong đó, Công ty công trình Đường Thủy (WACO) là một thành viên đóng góp tích cực vào bảng
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty công trình Đường Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành tích chung của Tổng công ty.
Với truyền thống và những giá trị đích thực của mình "phấn đấu cho một tương lai tốt đẹp vì sự phát triển của cộng đồng" là phương châm hành động cao đẹp của Tổng công ty xây dựng đường thủy nói chung và Công ty công trình Đường Thủy nói riêng. Với định hướng xây dựng công ty trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh trong lĩnh vực nạo vét, xây dựng cảng đường thủy, xây dựng công trình thủy công và đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, mục tiêu xuyên suốt của công ty là "Đổi mới và Hiệu quả".
Công ty công trình Đường Thủy luôn được tín nhiệm, đánh giá cao thông qua sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của mình và ngày càng khẳng định được vị thế, khả năng và uy tín trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt và xu thế hội nhập quốc tế.
Tìm hiểu tình hình đầu tư phát triển của công ty là cách tốt nhất để trả lời câu hỏi: Tại sao WACO lại đạt được những thành tựu đáng ca ngợi như vậy trong thời điểm mà có vô số các công ty xây dựng khác đang nỗ lực hết mình để cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực.
Trong thời gian thực tập tại phòng Quản lý dự án, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại phòng cùng việc tiếp cận các số liệu đã giúp em hiểu sâu hơn về tình hình đầu tư tại công ty.
Chính vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty công trình Đường Thủy” làm khóa luận tốt nghiệp.
1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng đầu tư tại công ty để đưa ra đánh giá về những thành công và hạn chế. Từ đó đưa ra giải pháp.
2. Đối tượng nghiên cứu
Vốn và việc sử dụng vốn đầu tư tại công ty phân theo dự án, theo yếu tố cấu thành, theo lĩnh vực hoạt động, theo nội dung đầu tư, theo hình thức đầu tư…
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp
4. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển ở Công ty công trình Đường Thủy.
Chương 2: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển ở Công ty công trình Đường Thủy.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt đã tận tình hướng dẫn, em xin cảm ơn các cô chú, anh chị tại Công ty công trình Đường Thủy đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Chương 1
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty công trình Đường Thủy
Công ty công trình Đường Thủy là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng đường thủy, được tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được phép mở tài khoản tại ngân hàng, có quyền quyết định các vấn đề trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam và qui định của Tổng công ty.
Tên giao dịch quốc tế: WACO
Trụ sở chính: 159 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Chi nhánh: 14B8 - Ngô Tất Tố - TP. Hồ Chí Minh
Công ty công trình Đường Thủy tiền thân là Công ty công trình đường sông thuộc Cục đường sông - Bộ Giao thông vận tải, thành lập ngày 01/07/1972 theo Quyết định 288 QĐ/TCCB của Bộ Giao thông vận tải.
Năm 1983, Công ty công trình đường sông được đổi tên thành Xí nghiệp cầu cảng 204 trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp giao thông 2 - Bộ Giao thông vận tải.
Năm 1986, Xí nghiệp cầu cảng 204 được đổi tên thành Xí nghiệp công trình đường thủy 1 trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp quản lý giao thông đường thủy.
Năm 1993, Xí nghiệp công trình đường thủy 1 được đổi tên thành Công ty công trình Đường Thủy trực thuộc Tổng công ty xây dựng đường thủy theo Quyết định 601/QĐ/TC-CB-LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập lại và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức lại của Công ty công trình Đường Thủy.
Công ty công trình Đường Thủy thuộc ngành xây dựng cơ bản nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mang những nét đặc thù riêng. Những hoạt động chính của công ty bao gồm:
- Thi công các công trình giao thông: cầu tàu, bến cảng, triển đà, ụ tàu, đê chắn sóng...
- Xây dựng các công trình cầu cống, kênh mương, đê, kè, trạm bơm nước, chỉnh trị dòng chảy…
- Xây dựng các công trình công nghiệp.
- Xây dựng các công trình kiến trúc dân dụng.
- Sản xuất cấu kiện bê-tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng.
- Xây dựng đường dây và trạm điện.
- Gia công các sản phẩm cơ khí, phao neo, sửa chữa phương tiện thiết bị, v.v.
- Tham gia đấu thầu và nhận đấu thầu các công trình trong và ngoài nước.
- Làm đại lý và cho thuê các loại phương tiện thiết bị: cần cẩu, xà lan, đầu kéo ôtô, máy thi công và mua bán các loại vật liệu xây dựng.
- Thực hiện liên doanh, liên kết với các cơ quan, xí nghiệp, công ty, các tổ chức và cá nhân.
Được thành lập từ năm 1972, đến nay Công ty công trình Đường Thủy đã trải qua 34 năm xây dựng và phát triển. 34 năm qua Công ty công trình Đường Thủy đã có rất nhiều cố gắng, từng bước xây dựng thành một đơn vị lớn vững mạnh, có khả năng thực hiện được những công trình lớn, có mức độ phức tạp cao, vấn đề chất lượng liên tục được cải tiến, đáp ứng yêu cầu mỹ thuật cao và ngày càng hoàn thiện, thời gian giao nhận sản phẩm nhanh nhất, giá cả hợp lý là những giá trị đích thực phục vụ khách hàng. Công ty công trình Đường Thủy được tín nhiệm và đánh giá cao thông qua sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của mình.
1.1.2. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển ở Công ty công trình Đường Thủy
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là điều tất yếu. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh là những nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty công trình Đường Thủy. Đầu tư phát triển đảm bảo cho sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh cao nhờ ưu thế về chất lượng và giá thành sản phẩm. Do đầu tư, công ty có dây chuyền sản xuất hiện đại, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao… nên chất lượng, năng suất sản phẩm cao và giá thành lại thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Mặt khác, trên cơ sở đổi mới, cải tạo công nghệ hiện có, sẽ có khả năng tạo ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực. Tuy nhiên, từ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, trang thiết bị công nghệ chủ yếu của công ty lạc hậu so với thế giới từ 2-3 thế hệ, phần nhiều các thiết bị mua về đã qua sử dụng, nên năng suất thấp kém, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao. Do vậy, song song với việc tăng qui mô vốn đầu tư phát triển và coi đó là nhiệm vụ cấp bách, công ty cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư ngay từ đầu. Trong tình hình thiếu vốn như hiện nay, việc nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trong từng hoạt động đầu tư mới, đầu tư cải tạo, mở rộng… sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo cho công ty sản xuất sản phẩm chất lượng cao, giá thành rẻ, đứng vững trên thị trường trong nước và khu vực.
Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty cũng là yêu cầu khách quan của công tác quản lý vốn. Mục tiêu công tác quản lý vốn nói chung và vốn đầu tư phát triển nói riêng là làm sao đạt được mục tiêu đầu tư, tiết kiệm và có hiệu quả. Quản lý tốt vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển nói chung và của bộ phận vốn ngân sách nói riêng sẽ giúp Nhà nước có nhiều vốn tập trung đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng, công trình trọng điểm của Nhà nước. Đến lượt nó, các công trình này lại tạo điều kiện để công ty tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển.
Đầu tư và việc nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau. Muốn có hiệu quả trước hết phải đầu tư. Đầu tư hợp lý và quản lý tốt vốn đầu tư sẽ đảm bảo đầu tư có hiệu quả. Hiệu quả đầu tư cao sẽ là điều kiện thuận lợi để tiếp tục đẩy mạnh đầu tư. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả đầu tư phát triển của công ty là một đòi hỏi khách quan.
1.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY
1.2.1. Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư
Công ty công trình Đường Thủy luôn chú trọng đến công tác đầu tư để khẳng định vị trí của mình.
Bảng 1.1: Tình hình thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạch của Công ty công trình Đường Thủy giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1. VĐT kế hoạch
7.500
13.000
14.000
17.500
25.000
2. VĐT thực hiện
5.324
9.627,25
4.267,2
13.869,88
20.856
3. Tỷ lệ VĐT thực hiện/VĐT kế hoạch
70,1
74,1
30,5
79,3
83,4
Nguồn: Phòng Quản lý dự án - Cty Công trình Đường Thủy
Trong giai đoạn 2002-2006, tình hình thực hiện vốn đầu tư luôn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đầu tư kế hoạch chỉ nằm trong khoảng 70-85%. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, do tình trạng khan hiếm vốn nên công ty đã không thực hiện được hết các hạng mục đầu tư dự tính trong kế hoạch hàng năm; ngoài ra do những biến động nhất định về giá cả làm cho chi phí đầu tư khi thực hiện dự án có sự chênh lệch với những chi phí dự toán trong kế hoạch đầu tư. Tuy nhiên tỷ lệ này tăng dần theo từng năm, phản ánh tình hình thực hiện đầu tư ngày càng gần sát với kế hoạch đầu tư đặt ra hàng năm. Riêng trong năm 2004, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đầu tư kế hoạch chỉ đạt 30,5% do những khó khăn trong vấn đề tài chính, tích lũy nhiều năm để lại, dư nợ ngân hàng lớn, thu hồi vốn chậm, nhiều công trình chủ đầu tư không bố trí được vốn, buộc công ty phải thi công hoàn toàn bằng vốn vay trong khi ngân hàng lại thắt chặt vay vốn rất khó khăn.
Bảng 1.2. Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: triệu đồng, %
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Tổng VĐT
5.324
9.627,25
4.267,2
13.869,88
20.856
2
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn
-
4.303,25
-5.360,05
9.602,68
6.986,12
3
Tốc độ tăng liên hoàn
-
80,8
-55,7
225,0
50,4
4
Tốc độ tăng định gốc
-
80,8
-19,8
160,5
291,7
Nguồn: Phòng Quản lý dự án
Hình 1.1: Quy mô vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2002-2006
Trong giai đoạn 2002-2006, tổng vốn đầu tư của công ty đã tăng rất nhanh, từ 5.324 triệu đồng năm 2002 lên tới 20.856 triệu đồng năm 2006, tức là đã tăng 15.532 triệu đồng, tương ứng tăng 291,7% so với năm 2002. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư tăng giảm không ổn định qua các năm từ 2002-2006. Năm 2003, tổng vốn đầu tư thực hiện tăng lên 4.303,25 triệu đồng (tăng 80,8%) so với năm 2002. Năm 2004, tổng vốn đầu tư thực hiện là 4.267,2 triệu đồng, giảm 5.360,05 triệu đồng so với năm 2003, tức là đã giảm 55,7% so với năm 2003 và giảm 19,8% so với năm 2002. Sang năm 2005, vốn đầu tư của công ty lại bắt đầu gia tăng mạnh mẽ. Vốn đầu tư thực hiện năm 2005 là 13.869,88 triệu đồng, tăng 9.602,68 triệu đồng so với năm 2004 (tăng 225,0%) và vốn đầu tư thực hiện năm 2006 thì tăng 50,4% (tức là đã tăng 6.986,12 triệu đồng) so với năm 2005 và đạt mức cao nhất trong cả thời kỳ 2002-2006 là 20.856 triệu đồng.
Như vậy, trong vòng 5 năm qua, tổng vốn đầu tư ở Công ty công trình Đường Thủy là 53.944,33 triệu đồng, tuy còn khiêm tốn những đã cho thấy những nỗ lực của công ty trong việc đổi mới trang thiết bị, nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân viên, nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty trên thị trường.
1.2.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phân theo nguồn vốn
Vốn đầu tư phát triển của Công ty công trình Đường Thủy được huy động từ nhiều nguồn, bao gồm vốn ngân sách, vốn vay và vốn tự có. Tỷ trọng của từng nguồn vốn không giống nhau và thay đổi tùy thuộc vào chính sách huy động vốn trong từng thời kỳ. Trong những năm đầu của thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, để Công ty vượt qua những khó khăn ban đầu thì nguồn vốn ngân sách Nhà nước sử dụng cho đầu tư phát triển thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế là quá trình thúc đẩy và tạo điều kiện cho Công ty phát triển, trưởng thành cả về thế và lực. Kết quả là, những năm gần đây, Nhà nước đã chủ yếu không còn cấp phát vốn trực tiếp cho Công ty như trước nữa mà đầu tư cho Công ty thông qua hình thức cho vay. Tỷ trọng nguồn vốn ngân sách giảm dần, nguồn vốn tự có của Công ty đã chiếm vị trí xứng đáng và vốn vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư phát triển của Công ty, trong đó nguồn vốn tín dụng Nhà nước đã tăng nhanh chóng.
Bảng 1.3: Đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn ở Công ty công trình
Đường Thủy giai đoạn 2002-2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Các nguồn vốn
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng vốn đầu tư
5.324
9.627,25
4.267,2
13.869,88
20.856
- Nguồn vay NHTM
2.087,5
4.110
1.800
5.610
8.300
- Vay tín dụng ưu đãi
1.505
2.630
1.200
4.045
6.220
- Vốn tự có
1.106
2.057,25
947,2
3.274,88
5.111
- Vốn ngân sách cấp
625,5
830
320
940
1.225
Nguồn: Phòng Kế toán - tài chính
Như vậy, qua hơn 20 năm đổi mới, cơ chế quản lý vốn đã và đang chuyển từ cơ chế “xin - cho”, bao cấp về vốn sang cơ chế thị trường, cơ chế “vay - trả”. Việc chuyển hướng cơ chế quản lý vốn đầu tư của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước đã góp phần nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của Công ty, buộc Công ty phải tính toán kỹ trước khi quyết định đầu tư, thực hành tiết kiệm chi tiêu trong từng thời kỳ đầu tư… Đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển.
Bảng 1.4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển ở Công ty công trình
Đường Thủy giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng vốn đầu tư
100
100
100
100
100
- Vay NHTM
39,21
42,69
42,18
40,45
39,80
- Vay tín dụng ưu đãi
28,27
27,32
28,12
29,16
29,82
- Vốn tự có
20,77
21,37
22,20
23,61
24,51
- Vốn ngân sách
11,75
8,62
7,50
6,78
5,87
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính
Hình 1.2: Cơ cấu nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty
công trình Đường Thủy giai đoạn 2002-2006
Để thấy được rõ hơn tình hình đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn ở Công ty công trình Đường Thủy, chúng ta cùng phân tích cụ thể từng nguồn vốn.
1.2.2.1. Nguồn vốn tự có
Vốn tự có là phần vốn tự tích lũy từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và bộ phận vốn khấu hao được để lại Công ty. Trong những năm gần đây, Công ty đã liên tục bổ sung được vốn tự có.
Bảng 1.5 : Quy mô và tốc độ phát triển nguồn vốn tự có
giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: Triệu đồng, %
TT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Nguồn vốn tự có
1.106
2.057,25
947,2
3.274,88
5.111
2
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn
-
951,25
-1.110,05
2.327,68
1.836,12
3
Tốc độ tăng liên hoàn
-
86,0
-53,96
245,74
56,07
4
Tốc độ tăng định gốc
-
86,0
-14,36
196,1
362,12
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính
Hình 1.3: Quy mô nguồn vốn tự có giai đoạn 2002-2006
Như bảng 1.4, nguồn vốn tự có đang ngày càng chiếm vị trí xứng đáng trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển của Công ty với quy mô và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư không ngừng tăng lên. Năm 2002, quy mô vốn tự có đạt 1.106 triệu đồng, chiếm 20,77% tổng nguồn nguồn vốn đầu tư. Năm 2003, quy mô vốn tự có tăng 86% so với năm 2002, tức đạt 2.057,25 triệu đồng, chiếm 21,37% tổng vốn đầu tư. Riêng năm 2004, do những khó khăn trong vấn đề tài chính như đã đề cập ở phần 1.2.1, quy mô vốn tự có cũng như các nguồn vốn khác đều có sự sụt giảm. Cụ thể, quy mô vốn tự có đã giảm 53,96% so với năm 2003 và thậm chí chưa đạt mức của năm 2002 (giảm 14,36% so với năm 2002). Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng vốn đầu tư lại tăng lên, đạt 22,07%. Năm 2005 và 2006, khó khăn tài chính phần nào được giải quyết, quy mô vốn tự có lại tăng lên mạnh mẽ. Năm 2005, vốn tự có tăng 2.327,68 triệu đồng (tăng 245,74%) so với năm 2004, đạt 3.274,88 triệu đồng, chiếm 23,62% tổng vốn đầu tư. Năm 2006, quy mô vốn tự có đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2002-2006, tăng 362,12% so với năm 2002, đạt 5.111 triệu đồng, chiếm 24,51% tổng vốn đầu tư của công ty.
Đây là nguồn vốn quan trọng và rất có ý nghĩa trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý vốn, nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của Công ty, là điều kiện đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
Hiện nay, Công ty công trình Đường Thủy đang tập trung cho việc cổ phần hoá DNNN, vì vậy sẽ có một lượng vốn lớn thu được từ cổ phiếu của cán bộ công nhân viên trong tương lai.
1.2.2.2. Nguồn vốn Ngân sách nhà nước
Trước năm 1989, Công ty hoạt động chủ yếu dựa vào vốn Ngân sách nhà nước cấp phát. Vốn cấp theo kiểu bình quân, dàn trải dẫn đến tâm lý trông chờ, ỷ lại Nhà nước. Tình trạng thiếu vốn luôn xảy ra, tính năng động của Công ty bị hạn chế và đồng vốn được sử dụng kém hiệu quả.
Hiện nay, cùng với việc chuyển đổi từ hình thức cấp phát vốn sang hình thức tín dụng ưu đãi đã tạo động lực cho Công ty năng động hơn. Nguồn vốn cấp phát từ Ngân sách nhà nước biến động khác nhau giữa các năm nhưng có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây.
Bảng 1.6: Quy mô và tốc độ phát triển nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: Triệu đồng, %
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Nguồn vốn ngân sách nhà nước
625,5
830
320
940
1225
2
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn
-
204,5
-510
620
285
3
Tốc độ tăng liên hoàn
-
32,69
-61,44
193,75
30,32
4
Tốc độ tăng định gốc
-
32,69
-48,84
50,28
95,84
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Hình 1.4: Quy mô nguồn vốn Ngân sách nhà nước giai đoạn 2002-2006
Nhìn chung, về số tuyệt đối, vốn ngân sách Nhà nước tăng dần qua các năm từ năm 2002 đến năm 2006. Năm 2006 là năm vốn ngân sách Nhà nước đạt mức cao nhất là 1.225 triệu đồng, nhưng chỉ chiếm 5,89% trong tổng vốn đầu tư toàn Công ty. Năm 2002, vốn Ngân sách Nhà nước là 625,5 triệu đồng, chiếm 11,77 % trong tổng vốn đầu tư. Đến năm 2003, con số này là 830 triệu đồng, tương đương 8,61% trong tổng vốn đầu tư. Năm 2004, nguồn vốn này lại giảm xuống, còn 320 triệu đồng, nhưng vẫn chiếm 7,51% trong tổng vốn đầu tư của Công ty công trình Đường Thủy. Năm 2005, nguồn vốn Ngân sách Nhà nước lại tiếp tục tăng lên, đạt 940 triệu đồng, chiếm 6,78% tổng vốn đầu tư của công ty.
Như vậy, mặc dù vốn đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước ngày càng tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng vốn đầu tư có xu hướng giảm dần. Song, nguồn vốn này vẫn rất cần thiết cho hoạt động đầu tư tại Công ty công trình Đường Thủy. Bởi lẽ, đây là nguồn vốn do Nhà nước đầu tư, là nguồn vốn không chịu áp lực trả nợ.
1.2.2.3. Nguồn vốn tín dụng thương mại
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng thương mại đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp. Với chủ trương tạo mọi khả năng cho doanh nghiệp nhà nước có đủ vốn đầu tư và tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về hoạt động tín dụng. Đến nay, nguồn vốn tín dụng ngân hàng không còn là nguồn vốn bổ sung mà đã chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của Công ty.
Bảng 1.7: Quy mô và tốc độ phát triển nguồn vốn tín dụng thương mại
giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: Triệu đồng, %
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Nguồn vốn tín dụng thương mại
2.087,5
4.110
1.800
5.610
8.300
2
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn
-
2.022,5
-2.310
3.810
2.690
3
Tốc độ tăng liên hoàn
-
96,88
-56,2
211,67
47,95
4
Tốc độ tăng định gốc
-
96,88
-13,7
168,74
297,6
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Hình 1.5: Quy mô nguồn vốn tín dụng thương mại giai đoạn 2002-2006
Trong giai đoạn 2002-2006, nguồn vốn tín dụng thương mại đã tăng lên gấp 4 lần, từ 2.087,5 triệu lên tới 8.300 triệu đồng, tương ứng với sự gia tăng trong tổng mức vốn đầu tư giai đoạn này. Trong đó, riêng năm 2004, quy mô nguồn vốn này lại giảm mạnh do có khó khăn tài chính như đã đề cập ở trên.
Qua bảng 1.4 ta cũng thấy được tỷ trọng nguồn vốn TDTM trong tổng vốn đầu tư của công ty có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Điều này là hoàn toàn phù hợp với sự gia tăng về tỷ trọng của nguồn vốn tự có trong tổng vốn đầu tư của công ty. Nó cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đang tăng lên, từ đó gián tiếp phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty. Mặc dù vậy, công ty vẫn luôn duy trì mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng và ngân hàng, giữ được uy tín trong nhiều năm, bằng chứng là số vốn vay được từ NHTM chiếm tỉ trọng cao nhất (khoảng 40%).
1.2.2.4. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi
Với phương châm coi “vốn trong nước là quyết định” và “phát huy nội lực”, cơ chế tín dụng ưu đãi ra đời đã góp phần đáng kể trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trong nước. Tín dụng ưu đãi là hình thức huy động vốn với lãi suất thấp cho các Doanh nghiệp. Đồng thời, tín dụng ưu đãi cũng làm thay đổi tư tưởng ỷ lại, trông chờ bao cấp, cấp phát vốn của doanh nghiệp. Từ năm 1991 đến nay, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư ở Công ty đã không ngừng tăng lên.
Bảng 1.8: Quy mô và tốc độ phát triển nguồn vốn tín dụng ưu đãi
giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: Triệu đồng, %
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi
1.505
2.630
1.470
4.045
6.220
2
Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn
-
1.125
-1.430
2.845
2.175
3
Tốc độ tăng liên hoàn
-
74,75
-54,37
237,08
53,77
4
Tốc độ tăng định gốc
-
74,75
-20,26
168,77
313,3
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Hình 1.6: Quy mô nguồn vốn tín dụng ưu đãi giai đoạn 2002-2006
Nhìn chung, cũng như ba nguồn vốn trên, quy mô nguồn vốn tín dụng ưu đãi trong tổng vốn đầu tư phát triển của công ty đang có xu hướng gia tăng qua các năm. Riêng trong năm 2004 có sự sụt giảm so với hai năm trước đó, nhưng từ năm 2005, quy mô nguồn vốn này lại gia tăng mạnh mẽ. Theo đó, tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi trong tổng vốn đầu tư phát triển của công ty cũng đang ngày một gia tăng. Nếu như năm 2002, tỷ trọng này mới chỉ đạt 28,27% thì đến năm 2006 đã đạt mức 29,81% trong tổng vốn đầu tư phát triển của công ty.
1.2.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án
Bảng 1.9: Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án giai đoạn 2002-2006
Đơn vị tính: triệu đồng, %
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Tổng vốn đầu tư
5.324
9.627,25
4.267,2
13.869,88
20.856
2
Số dự án
4
5
3
7
6
3
Quy mô bình quân một dự án
1.331
1.925,45
1.422,4
1.981,41
3.476
Nguồn: Phòng Quản lý dự án - Cty Công trình Đường Thủy
Hình 1.7. Quy mô bình quân một dự án đầu tư của Công ty công trình
Đường Thủy giai đoạn 2002-2006
Có thể nói, mức vốn đầu tư cho các dự án trong các năm là không đều nhau và đang có xu hướng gia tăng. Con số trung bình là khoảng 2.057,75 triệu đồng/dự án/năm. Năm 2006, công ty có vốn đầu tư trung bình cho một dự án lớn nhất giai đoạn vừa qua là 3.476 triệu đồng. Năm 2002, vốn đầu tư trung bình một dự án thấp nhất, khoảng 1.331 triệu đồng/dự án.
Năm 2002, công ty có 4 dự án đầu tư nhưng chỉ là mua máy móc nhỏ nên số vốn đầu tư không lớn lắm, chỉ 5.324 triệu đồng, trong đó, dự án mua “2 quả búa diezel đóng cọc 5T” cần số vốn đầu tư lớn nhất là 1.650 triệu đồng.
Năm 2003, công ty có 5 dự án đầu tư nhưng tổng mức vốn đầu tư lại gấp gần hai lần so với năm 2002 (9.627,25 triệu đồng). Trong đó, phải kể đến dự án “Xây dựng mới khu nhà ở cho cán bộ kỹ thuật ở Xí nghiệp 75 - Nam Định” với số vốn đầu tư 1.965 triệu đồng. Qua đó có thể thấy, công ty công trình Đường Thủy luôn quan tâm, chăm lo, từng bước cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên, từ đó, góp phần nâng cao năng suất lao động của Công ty.
Sau một năm (năm 2004) tình hình đầu tư của công ty bị chững lại do những khó khăn về tài chính, đến năm 2005, công ty đã xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý với số vốn đầu tư lên tới 13.869,88 triệu đồng, trong đó, lớn nhất là dự án xây dựng mới khu văn phòng làm việc ở Xí nghiệp 18 - Hải Phòng.
Năm 2006, các dự án đầu tư ở công ty chủ yếu là đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nhu cầu mở rộng lĩnh vực hoạt động, do đó, cần số vốn đầu tư rất lớn, trung bình 3,5 tỷ/1 dự án.
1.2.4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo nội dung đầu tư
Hoạt động đầu tư phát triển trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Nhận thức được tầm quan trọng đó của hoạt động đầu tư phát triển, trong những năm qua, Công ty công trình Đường Thủy đã chú trọng nhiều hơn cho hoạt động đầu tư phát triển tại công ty. Trong giai đoạn 2002-2006, do nhu cầu cụ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã tiến hành đầu tư cho các hoạt động như sửa chữa, mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống nhà xưởng, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư tìm kiếm mở rộng thị trường.
Có tình hình thực hiện vốn đầu tư theo các nội dung đầu tư giai đoạn 2002-2006 của công ty như sau:
Bảng 1.10: Vốn đầu tư phân theo nội dung đầu tư giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Tổng vốn đầu tư
5.324
9.627,25
4.267,2
13.869,88
20,856
2
VĐT cho MMTB, nhà xưởng
Trong đó:
- MMTB
- Nhà xưởng
5.040
4.940
100
9.286
7.188
2.098
3.835
3.581
254
13.160
11.624
1.536
20.065
18.108
1.957
3
VĐT phát triển nguồn nhân lực
196,8
234,4
304,7
494,15
532,5
4
VĐT tìm kiếm và mở rộng thị trường
87,2
106,85
127,5
215,73
258,5
Nguồn: Phòng Quản lý dự án
Bảng 1.11: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nội dung đầu tư
giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: %
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Tổng vốn đầu tư
100
100
100
100
100
2
VĐT cho MMTB, nhà xưởng
94,67
96,45
89,87
94,88
96,20
3
VĐT phát triển nguồn nhân lực
3,70
2,43
7,14
3,56
2,55
4
VĐT tìm kiếm và mở rộng thị trường
1,63
1,12
2,99
1,56
1,25
Nguồn: Phòng Quản lý dự án
Như vậy, trong giai đoạn 2002-2006, tổng vốn đầu tư thực hiện của Công ty công trình Đường Thủy đã tăng một cách nhanh chóng và nhìn chung thì lượng vốn đầu tư cho tất cả các nội dung đầu tư đều tăng tuy với mức độ tăng giảm khác nhau theo từng năm. Điều đó cho thấy, công ty đã có sự chú trọng nhất định vào tất cả các nội dung của hoạt động đầu tư phát triển. Tuy nhiên, sự tăng lên của tổng mức vốn đầu tư thực hiện những năm qua chủ yếu là do sự gia tăng trong vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, vốn đầu tư cho các nội dung còn lại mới chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn so với tổng vốn đầu tư thực hiện. Cụ thể:
1.2.4.1. Hoạt động đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm máy móc thiết bị
Trong thời kỳ bao cấp với nhiệm vụ chủ yếu là khảo sát thiết kế các công trình giao thông đường thủy, máy móc thiết bị của Công ty rất nghèo nàn, lạc hậu, lao động chủ yếu là thủ công rất vất vả và nặng nhọc. Vì vậy khi bắt đầu chuyển đổi cơ chế, công ty gặp rất nhiều khó khăn do thiếu máy móc thiết bị nên hiệu quả thực hiện rất thấp.
Chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh việc đa dạng hóa loại hình công việc và nhanh chóng tiếp cận các quy trình kỹ thuật thi công tiên tiến, đồng thời để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khi tham gia xây dựng các công trình có quy mô lớn kết cấu phức tạp, công ty đã chú trọng tới việc thường xuyên đầu tư đổi mới thiết bị, đặc biệt là đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực thi công thực tế đối với một số thiết bị đồng bộ cho dây chuyền thi công theo công nghệ tiên tiến. Đến nay toàn bộ máy móc thiết bị của công ty đầu tư mua sắm có giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Bảng 1.12 : Tốc độ tăng vốn đầu tư thiết bị giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: Triệu đồng, %
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
VĐT thiết bị
4.940
7.188
3.581
11.624
18.108
2
Tốc độ tăng liên hoàn
-
45,50
-50,18
224,60
55,78
3
Tốc độ tăng định gốc
-
45,50
-27,51
135,30
266,56
Nguồn: Phòng Thiết bị vật tư
Hình 1.8: Vốn đầu tư máy móc thiết bị của Công ty công trình Đường Thủy giai đoạn 2002-2006
Trong cả giai đoạn 2002-2006, vốn đầu tư thiết bị đã tăng nhanh, từ 4.940 triệu đồng năm 2002 lên tới 18.108 triệu đồng năm 2006, tức là đã tăng 266,56%. Tuy nhiên, vốn đầu tư thiết bị tăng giảm không ổn định trong cả thời kỳ . Năm 2003, vốn đầu tư thiết bị tăng 45,5% so với năm 2002 (tăng lên 2.248 triệu đồng). Năm 2004, vốn đầu tư thiết bị lại giảm 50,18% so với năm 2003 (từ 7.188 triệu đồng xuống 3.581 triệu đồng) và giảm 27,51% so với năm 2002. Nguyên nhân của hiện tượng suy giảm trong vốn đầu tư thiết bị này là do những khó khăn về tài chính như đã nêu trong phần 1.2.1 của khóa luận. Năm 2005, vốn đầu tư thiết bị lại gia tăng mạnh mẽ do công ty đã được thanh toán một khối lượng lớn vốn thi công công trình từ các năm trước chuyển sang. Tổng vốn đầu tư trong năm này là 1.624 triệu đồng, tăng 224,6% so với năm 204. Năm 2006, vốn đầu tư thiết bị tăng 55,78% so với năm 2005 và tăng 266,56% so với năm 2002.
Ngoài việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc theo dự án đầu tư, hàng năm công ty còn tiến hành sửa chữa, nâng cấp hệ thống nhà xưởng hiện có cho sản xuất kinh doanh.
Bảng 1.13 : Vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc
giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
VĐT nhà xưởng
Trong đó:
- Đầu tư theo dự án
- Sửa chữa, nâng cấp
100
0
100
2.098
1.965
133
254
0
254
1.536
1.258
278
1.957
1.605
352
Nguồn: Phòng Quản lý dự án
Có thể thấy vốn đầu tư cho thiết bị, nhà xưởng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2002-2006 của Công ty công trình Đường Thủy. Năm 2009, vốn đầu tư thiết bị, nhà xưởng chiếm tỷ trọng 96,20% trong tổng vốn đầu tư thực hiện và là mức cao nhất trong cả giai đoạn, năm 2004, vốn đầu tư thiết bị chiếm 89,87% tổng vốn đầu tư thực hiện và là mức thấp nhất trong cả giai đoạn này.
1.2.4.2. Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Để theo kịp với sự phát triển của đất nước, sự đòi hỏi ngày càng cao của cơ chế thị trường, những năm qua công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào việc mua sắm thiết bị; tuy nhiên bên cạnh đó một yếu tố không kém phần quan trọng là con người.
Bảng 1.14: Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực
giai đoạn 2002-2006._.
Đơn vị: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1. VĐT phát triển nguồn nhân lực
196,8
234,4
304,7
494,15
532,5
2. Tốc độ tăng liên hoàn
-
19,1
30,0
62,2
7,8
3. Tốc độ tăng định gốc
-
19,1
54,8
151,1
170,6
Nguồn: Phòng Quản lý dự án
Hình 1.9: Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực qua các năm
giai đoạn 2002-2006
Nhận thấy, vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty qua các năm không ngừng gia tăng, tuy với tốc độ tăng còn chưa ổn định. Trong đó, hai năm 2004 và 2005 đạt tốc độ tăng lớn nhất, năm 2006 tốc độ tăng có phần chậm lại nhưng vẫn đạt 7,8% so với năm 2005.
Đây cũng là một trong những hoạt động đầu tư đã được công ty chú trọng ngay từ đầu khi mới thành lập và cho đến nay đã có một nền tảng vững chắc với một đội ngũ kỹ sư lành nghề nhiều kinh nghiệm và đang ngày càng tăng lên. Công ty luôn quan tâm đến vấn đề nâng cao tay nghề cho công nhân, nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ, phòng ban. Vì vậy hàng năm công ty đều cử cán bộ công nhân đi đào tạo để nâng cao tay nghề.
Nhờ vào sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự đầu tư đúng hướng của ban giám đốc mà công ty đã liên tục được đánh giá là hoạt động có uy tín và đảm bảo chất lượng. Ban lãnh đạo công ty là những cán bộ có năng lực phẩm chất tốt đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở các trường đại học chuyên nghiệp, các lớp quản lý kinh tế, chính trị, đồng thời đã qua chỉ đạo thực tiễn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như thi công các công trình xây dựng cơ bản. Mặt khác công ty thường xuyên quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật thông qua hình thức đào tạo tại chỗ. Đến nay công ty không chỉ có những cán bộ cốt cán mà còn có đội ngũ công nhân lành nghề sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật xây dựng.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân viên của công ty thì công ty đang bắt đầu quan tâm và đào tạo nâng cao trình độ tin học cho họ. Thông qua các lớp tin học được tổ chức trong toàn công ty để dần tiến tới vi tính hoá toàn bộ hệ thống thông tin trong Công ty. Điều này thể hiện tầm nhìn của ban lãnh đạo công ty vì hiện nay thông tin chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của một công ty hay một doanh nghiệp.
1.2.4.3. Hoạt động đầu tư tìm kiếm và mở rộng thị trường
Trong thời kỳ bao cấp, công ty làm theo kế hoạch nhà nước giao với việc thực hiện xây lắp các công trình xây dựng đường thủy là chủ yếu. Chuyển sang cơ chế thị trường, với đòi hỏi của thị trường và sự năng động của cơ chế đã tạo cơ hội cho công ty mở rộng ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực khác như: khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và các cấu kiện bê tông đúc sẵn… Không chỉ thực hiện các công trình theo kế hoạch được nhà nước giao mà công ty còn tích cực mở rộng tìm kiếm các đối tác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và tham gia các hoạt động đấu thầu các công trình trong và ngoài nước.
Những năm gần đây, công tác điều tra, nghiên cứu thị trường đã được ban lãnh đạo công ty khá quan tâm nhưng chưa tạo thành một phong trào có tính sâu rộng. Vốn đầu tư cho hoạt động này còn khá khiêm tốn:
Bảng 1.15: Vốn đầu tư cho hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường
giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1. VĐT cho tìm kiếm và mở rộng thị trường
87,2
106,85
127,5
215,73
258,5
2. Tốc độ tăng liên hoàn
22,53
19,33
69,20
19,83
3. Tốc độ tăng định gốc
22,53
46,22
147,40
196,44
Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường
Hình 1.10 : Tình hình thực hiện vốn đầu tư cho hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường giai đoạn 2002-2006
Trong giai đoạn 2002-2006, vốn đầu tư cho hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường của công ty đã tăng lên 2,2 lần, từ 87,2 triệu đồng lên 258,5 triệu đồng; tuy nhiên tốc độ tăng giữa các năm lại không ổn định. Năm 2003 và 2004, tốc độ tăng hàng năm xấp xỉ 20%. Nhưng đến năm 2005, lượng vốn đầu tư cho hoạt động này lại tăng mạnh lên tới 69,2% so với năm 2004. Năm 2006, vốn đầu tư cho hoạt động này vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm lại, chỉ còn tăng 19,8% so với năm 2005.
Công ty đã đầu tư mở rộng thị trường bằng việc thiết lập một mạng lưới các chi nhánh xuyên suốt từ bắc vào nam với những trang thiết bị hiện đại, bên cạnh đó là việc thành lập các xí nghiệp để dễ dàng thi công, quản lý và thực hiện các dự án nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí khi di chuyển, điều động máy móc và công nhân… Không những vậy đối với những công trình mà không thể khoán cho một xí nghiệp thi công, công ty còn thành lập đơn vị thi công trực tiếp chịu sự quản lý của công ty (công trình mềm)…
Hòa mình cùng xu thế hội nhập, trong nhiều dự án, Công ty công trình Đường Thủy đã liên kết phối hợp với một số công ty xây dựng bạn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và thắng thầu các công trình.
1.2.5. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo hình thức đầu tư
Các dự án ở Công ty công trình Đường Thủy chủ yếu theo hình thức đầu tư chiều sâu. Tuy nhiên, đối với một số dự án, để tiết kiệm nguồn lực sẵn có, có sự kết hợp cả hai hình thức đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
Bảng 1.16: Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư phân theo hình thức đầu tư
giai đoạn 2002-2006
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Hình thức đầu tư
Số dự án
Số tuyệt đối
Tỷ trọng
Đầu tư chiều rộng
2
3.570
7,23
Đầu tư chiều sâu
21
44.558
90,22
Đầu tư kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu
1
1.258
2,55
Tổng VĐT
24
49.386
100
Nguồn: Phòng Quản lý dự án
Trong vòng 5 năm, 2002 - 2006, Công ty công trình Đường Thủy có 24 dự án đầu tư thì trong đó, có tới 21 dự án là đầu tư chiều sâu, chiếm 90,22% tổng vốn đầu tư của công ty. Đây là bộ phận vốn để tái tạo và đổi mới TSCĐ, nâng cao năng lực sản xuất của công ty, góp phần tạo nên những thành tựu về kinh tế - xã hội của công ty thời gian qua. Từ đây, có thể thấy, nếu việc sử dụng vốn đầu tư cho đổi mới máy móc trang thiết bị, công nghệ lãng phí và kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của toàn bộ vốn đầu tư phát triển của công ty. Đồng thời, tỷ trọng vốn đầu tư cho đổi mới trang thiết bị là nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Vì chỉ có đầu tư để đổi mới, hiện đại hóa TSCĐ mới là điều kiện để tăng năng suất lao động, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả đầu tư.
1.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY
1.3.1. Kết quả đầu tư
1.3.1.1. TSCĐ huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
Bảng 1.17: Giá trị TSCĐ huy động giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Giá trị TSCĐ huy động
3.152
5.624
1.215
9.545
14.716
Tốc độ tăng liên hoàn
-
78,4
- 78,4
685,6
54,2
Tốc độ tăng định gốc
-
78,4
- 61,4
202,8
366,9
Nguồn: Phòng Quản lý dự án
Có thể thấy khối lượng các TSCĐ được huy động của công ty qua các năm không đều nhau, tương ứng với sự chênh lệch về vốn đầu tư giữa các năm. Năm 2006 là năm có số hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập nhiều nhất trong vòng 5 năm qua, khoảng 17.716 triệu đồng trong tổng số 20.065 triệu đồng vốn đầu tư của cả năm.
Cũng qua bảng 1.7, có thể thấy rõ tốc độ tăng giá trị TSCĐ huy động qua các năm của công ty. Năm 2004, giá trị TSCĐ huy động giảm tới 61,45% so với năm 2002. Năm 2005, tốc độ tăng liên hoàn lớn nhất 785,60% so với năm 2004. Năm 2006 công ty có tốc độ tăng định gốc lớn nhất, nhưng nếu xét về tốc độ tăng liên hoàn thì vẫn chưa có được tiến bộ vượt bậc như của năm 2005.
Với việc thực hiện các giai đoạn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, sửa chữa, nâng cấp, đầu tư xây dựng mới hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc thì toàn bộ công nghệ và năng lực sản xuất của công ty đã được nâng lên đáng kể.
Bảng 1.18: Năng lực sản xuất của một số máy móc thiết bị đầu tư mới
giai đoạn 2004- 2006
Đơn vị: %
Năm
Tên máy móc thiết bị
Nước sản xuất
Công suất
2004
Dàn búa đóng cọc chiều cao dàn 30m
Trung Quốc
90
Búa treo đồng bộ thi công công trình thủy
Nhật
90
Tời điện sức tải 5T
Trung Quốc
90
2005
Búa diezel đóng cọc 3,6 - 4,5 - 5 - 6,2T
Trung Quốc
85
Máy đóng cọc tự hành D408
Trung Quốc
85
Bộ thiết bị khoan cọc nhồi đồng bộ
Nhật
85
Máy phát điện 75 - 150 kva
Tiệp
85
Máy lu bánh thép
Việt Nam
80
Máy lu rung
Việt Nam
80
Máy san
Nhật
80
2006
Sà lan BC SG-50143
Mỹ
75
Máy khoan cọc nhồi loại lắc xoáy
Italia
65
Trạm trộn bê tông tự động BM - 30
LD Đức
70
Ô tô ben tự đổ KRAZ
Ucraina
75
Ô tô thủy lực KaMaz
Nga
70
Cẩn cẩu dàn cứng KC5363
Nga
65
Lu rung-14T
Trung Quốc
70
Máy ủi
LX + Nhật
65
Máy đào bánh lốp
Nhật
70
Máy bơm vữa dâng AT-60
Đức
70
Nguồn: Phòng Thiết bị vật tư
Có thể nói các máy móc thiết bị sau 3 năm đầu tư đã đi vào hoạt động ổn định. Các máy từ năm 2004 đều đã đạt công suất 90%, tiếp đó, các máy mua năm 2005 đạt 80 - 85% công suất, các máy mua năm 2006 đạt 65 - 75% công suất.
1.3.1.2. Kết quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Trong những năm qua, công ty đã có sự chú ý đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực, do vậy đã thu được những kết quả nhất định: trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần ý thức làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tuyển dụng đã có sự thay đổi về hình thức và nội dung, chất lượng nhân sự thu được thông qua tuyển dụng đã được nâng lên đáng kể. Hoạt động đào tạo và đào tạo lại được thực hiện thường xuyên hơn đã góp phần trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
Bảng 1.19: Chất lượng cán bộ công nhân viên tại Công ty công trình
Đường Thủy tính đến tháng 12/2006
Đơn vị: người, %
Trình độ
Số lao động
Tỷ trọng
Tổng số lao động
675
100
- Đại học và trên đại học
129
19,1
- Cao đẳng
51
7,5
- Trung cấp
102
15,1
- Công nhân kỹ thuật
300
44,5
- CN phổ thông và lao động khác
93
13,8
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động - tiền lương
Nhìn vào bảng năng lực lao động của công ty ta có thể thấy số kỹ sư trình độ đại học và trên đại học còn khiêm tốn: 129 người trong tổng số 675 cán bộ công nhân viên của công ty (chiếm 19,1%). Ngoài ra, trung cấp và công nhân kỹ thuật cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn (49,6%). Đây cũng là một nguồn lực rất quan trọng của công ty.
Có thể thấy rằng Công ty có một lực lượng lao động với chất lượng tương đối cao, có sự chuyên môn hoá theo ngành nghề, điều này tạo ra ưu thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu. Công ty đã được các Bên mời thầu đánh giá là một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong thi công với một đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, kỹ sư, công nhân có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng, đủ khả năng tổ chức thi công các loại công trình.
Chế độ lương, thưởng luôn được chú ý thực hiện, điều kiện lao động được nâng cao góp phần bảo đảm an toàn sức khỏe cho cán bộ công nhân viên.
Đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên được chú ý chăm lo với nhiều hình thức văn hóa giải trí và các hoạt động khác, góp phần khuyến khích người lao động hăng hái, phấn khởi làm việc.
1.3.1.3. Kết quả đầu tư mở rộng thị trường
Xét theo khu vực thị trường, thì công ty hiện đang có trong tay một thị trường rộng khắp trải dài từ bắc tới nam với những đối tác làm ăn lâu năm đáng tin cậy. Công ty đã từng tham gia nhiều gói thầu trong và ngoài nước, phối hợp thực hiện nhiều dự án lớn với các đối tác nước ngoài nên có khá nhiều thuận lợi khi mong muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài, mà trong thời gian tới là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đây là một kế hoạch lâu dài và cũng là một cơ hội để công ty có thể một lần nữa khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
Qua thực tế hoạt động cho thấy, công ty chiếm 12% thị phần xây dựng công trình giao thông trong cả nước.
Hình 1.11 : Thị phần chiếm lĩnh của Công ty công trình Đường Thủy
trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông
Tuy nhiên, các kết quả đạt được chỉ rõ công ty chỉ mới nằm vào nhóm giữa của các công ty xây dựng công trình giao thông ở nước ta, phần thị trường ngoài nước còn nhỏ hẹp. Trong xu thế hội nhập thì việc chiếm lĩnh thị trường, tạo ra một chỗ đứng vững trên thị trường nội địa là yếu tố vô cùng quan trọng mang lại hiệu quả và danh tiếng làm tiền đề cho công ty có thể vươn xa tới thị trường ngoài nước, tăng cường năng lực và có thể chiến thắng trong cạnh tranh quốc tế.
1.3.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư
* Hệ số huy động tài sản cố định
Bảng 1.20: Hệ số huy động TSCĐ của Công ty công trình
Đường Thủy giai đoạn 2002-2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Giá trị TSCĐ huy động
Tổng VĐT
Hệ số huy động TSCĐ
2002
3.152
5.040
0,62
2003
5.624
9.286
0,60
2004
1.215
1.835
0,66
2005
9.545
13.160
0,72
2006
14.716
20.065
0,73
2002-2006
34.252
49.386
0,69
Nguồn:Phòng Quản lý dự án
Có thể nói hệ số huy động tài sản cố định của công ty khá cao, trung bình khoảng 0,69; điều đó có nghĩa là: cứ 1 đồng vốn đầu tư tạo ra 0,69 đồng giá trị tài sản có khả năng phát huy tác dụng độc lập. Nhìn chung, hệ số huy động TSCĐ của công ty có xu hướng gia tăng qua các năm, đặc biệt, trong hai năm 2005 và 2006, hệ số này đã đạt tới 0,72.
Bảng 1.21: Kết quả và hiệu quả đầu tư ở Công ty công trình Đường Thủy giai đoạn 2002-2006
(giả định VĐT năm nào phát huy tác dụng ngay trong năm đó)
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
1. Tổng VĐT
Tr.đ
5.324
9.627,25
4.267,2
13.869,88
20.856
2. Giá trị TSCĐ huy động
Tr.đ
3.152
5.624
1.215
9.545
14.716
3. Doanh thu
Tr.đ
65.590
85.222
96.053
122.016
195.225
4. Doanh thu tăng thêm
Tr.đ
-
19.632
10.831
25.963
73.209
5. Lợi nhuận
Tr.đ
178,2
237,6
439,3
685,8
976,5
6. Lợi nhuận tăng thêm
Tr.đ
-
59,4
201,7
246,5
290,7
7. Nộp ngân sách tăng thêm
Tr.đ
-
1.827
2.402
2.491
2.628
8. Lao động tăng thêm
Người
-
- 12
- 24
- 27
- 18
12. TNBQ năm tăng thêm
Tr.đ
-
0,84
2,88
4,2
2,04
Một số chỉ tiêu hiệu quả đầu tư
- Doanh thu tăng thêm/VĐT
Đồng
-
2,039
2,538
1,872
3,510
- Lợi nhuận tăng thêm/VĐT
Đồng
-
0,006
0,047
0,018
0,014
- Nộp NS tăng thêm/VĐT
Đồng
-
0,190
0,563
0,180
0,126
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
* Doanh thu tăng thêm tính trên vốn đầu tư phát triển
Doanh thu tăng thêm tính trên vốn đầu tư phát triển bình quân giai đoạn 2002-2006 đạt 2,403 đồng. Tổng doanh thu 5 năm đạt 564.106 triệu đồng. Nhìn chung doanh thu có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng không đều qua các năm. Doanh thu tăng mạnh nhất trong năm 2006, tăng tới 60% so với năm 2005.
Hình 1.12: Doanh thu của Công ty công trình Đường Thủy
* Lợi nhuận tăng thêm tính trên vốn đầu tư phát triển
Lợi nhuận tăng thêm tính trên vốn đầu tư phát triển của công ty bình quân cả giai đoạn đạt mức 0,015 đồng. Trong giai đoạn 2002-2006, lợi nhuận của công ty đã tăng lên 5,5 lần và lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này thể hiện hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư của công ty những năm qua.
Hình 1.13: Lợi nhuận sau thuế của công ty công trình Đường Thủy
giai đoạn 2002-2006
Năm 2003, lợi nhuận đã tăng 33,33% so với năm 2002 và đạt mức 237,6 triệu đồng (tăng 59,4 triệu đồng). Năm 2004, lợi nhuận tăng với tốc độ lớn nhất trong cả thời kỳ là 84,49%, tương ứng tăng 201,7 triệu đồng so với năm 2003. Trong hai năm 2005 và 2006, lợi nhuận tiếp tục tăng với tốc độ chậm lại nhưng vẫn đạt mức tăng trên 40%/năm.
Tóm lại, xét về hiệu quả đầu tư, tỷ suất sinh lời vốn đầu tư của công ty trong cả giai đoạn là thấp. Xét lại từng năm, năm 2004 là năm có tỷ suất sinh lời đạt cao nhất, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư trong năm là 0,047 đồng. Trong năm 2004, lợi nhuận tăng thêm là 201,7 triệu đồng, trong khi giá trị TSCĐ huy động lại giảm đi 4.409 triệu đồng, có thể nói năm 2004, vốn đầu tư đã phát huy tác dụng rất tốt. Trong các năm sau, có thể nhận định rằng, hiệu quả đầu tư thấp do giá các yếu tố đầu vào tăng, trong khi đó, công ty lại thực hiện đầu tư và đưa vào sử dụng một lượng TSCĐ rất lớn. Giá trị TSCĐ tăng thêm năm 2005 gấp 3 lần năm 2002, năm 2006 gấp 4,7 lần năm 2002, do đó, chi phí khấu hao là yếu tố quan trọng tác động tới lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó, việc vay tín dụng để đầu tư đã làm cho chi phí trả lãi vay thực sự là một gánh nặng rất lớn cho công ty.
* Nộp ngân sách tăng thêm
Xét đến khía cạnh xã hội, mức nộp ngân sách nhà nước của công ty đang gia tăng qua các năm. Năm 2003 tăng 1.827 triệu đồng so với năm 2002, năm 2004 tăng 2.402 triệu, cũng xấp xỉ mức tăng của năm 2005, đến năm 2006 mức nộp ngân sách tăng 2.628 triệu đồng so với năm 2005. Đây là những sự gia tăng rất đáng khích lệ mà công ty có được trong vòng 4 năm vừa qua.
* Lao động tăng thêm và Thu nhập bình quân năm tăng thêm
Do việc đầu tư đổi mới trang thiết bị hàng năm, một bộ phận công nhân còn yếu về trình độ tay nghề đã bị cắt giảm. Với số lao động thu hẹp dần qua từng năm, song không vì thế mà tiền lương thấp đi, trái lại, vẫn tăng một cách đều đặn, tuy không được gọi là rất cao song có thể nói, người công nhân đã được trả lương đúng sức lao động của mình cho một công việc ổn định .
Cho đến năm 2006, lương lao động bình quân hàng tháng là 1,68 triệu đồng - với thu nhập như vậy, cán bộ công nhân viên có thể yên tâm làm việc lâu dài tại công ty.
Ngoài ra, các chỉ tiêu hiệu quả khác như NPV (Lợi nhuận thuần), IRR (hệ số hoàn vốn nội bộ), thời gian thu hồi vốn đầu tư… được công ty đánh giá theo từng dự án.
1.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty công trình Đường Thủy
Thứ nhất, công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tư ở công ty chưa được chú trọng đúng mức, chưa đổi mới hoạt động cho phù hợp với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Về công tác quy hoạch, xây dựng quy hoạch đầu tư chưa bố trí hợp lý giữa việc đầu tư mở rộng với đầu tư chiều sâu, giữa đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư tài sản vô hình với việc đảm bảo đủ vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Về công tác kế hoạch, thực tế những năm qua, công tác kế hoạch nói chung và công tác kế hoạch hoá đầu tư nói riêng trong công ty còn bị xem nhẹ, chưa xuất phát từ tình hình cung, cầu của thị trường. Công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường của DN chưa được quan tâm đúng mức. Chưa gắn kết công tác kế hoạch đầu tư hằng năm với công tác kế hoạch hóa đầu tư theo chương trình, dự án.. Hậu quả là, đầu tư bị chồng chéo, thất thoát đầu tư nhiều, do đó, hiệu quả đầu tư giảm.
Thứ hai, thiếu vốn, qui mô vốn nhỏ, cơ cấu bất hợp lý, trong khi công nợ của công ty ngày càng tăng là những nguyên nhân hạn chế khả năng mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ, đầu tư tập trung và do đó, có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển pha sau. Trong những năm qua, công ty rơi vào tình trạng thiếu vốn do nguồn ngân sách hạn hẹp, vốn vay cần những điều kiện nhất định, vốn tự có không thể đáp ứng nhu cầu. Thực tế đó đã làm cho tài chính của công ty thiếu lành mạnh, số “nợ khoanh”, “nợ treo” tăng lên do nguyên nhân bất khả kháng chưa được giải quyết dứt điểm. Hậu quả là, công ty không đủ vốn để tái đầu tư và cũng không có khả năng để trang bị các dây chuyền công nghệ tiên tiến.
Công nợ của công ty phản ánh bức tranh chung về năng lực tài chính, về khả năng đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển. DNNN được xem là làm ăn có hiệu quả là những doanh nghiệp làm ăn có lãi và do đó, có khả năng trả nợ. Một DN sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển nếu có tích luỹ nhiều trên cơ sở cơ cấu nợ hợp lý và đủ khả năng trả được các khoản nợ. Ngược lại, những DN nợ nhiều lại không có khả năng thanh toán nợ thì không có tích luỹ và do vậy, cũng rất khó tiếp cận các nguồn vốn vay để mở rộng đầu tư. Thực tế những năm qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, công ty có các khoản nợ phải trả và phải thu đều rất lớn và có xu hướng gia tăng, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đến khả năng mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ trong hiện tại và do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư trong tương lai.
Về nợ phải thu: Số nợ phải thu của công ty là 77.885 triệu đồng. Trong tổng số nợ phải thu, nợ chưa đến hạn trả chiếm 68%, nợ đến hạn trả chiếm 32%.
Về nợ phải trả: Số nợ tồn đọng còn lại phải trả của công ty là 62.208 triệu đồng.
Như vậy, tình hình tài chính không lành mạnh đã làm trầm trọng thêm tình hình thiếu vốn vay mới để mở rộng đầu tư phát triển của công ty và do đó ảnh hưởng không tốt đến kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển.
Thứ ba, công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư theo dự án của công ty chưa được thực hiện theo đúng thủ tục qui định. Công tác chuẩn bị đầu tư, bao gồm việc khảo sát, lập dự án, thẩm định dự án đầu tư… đã không được tuân thủ theo đúng trình tự, chưa tính đúng, tính đủ các khoản chi, các nhân tố ảnh hưởng… Khâu thẩm định, phê duyệt dự án tiến hành còn bị xem nhẹ. Công tác quản lý hoạt động đầu tư của công ty trong giai đoạn thực hiện đầu tư, đặc biệt việc quản lý vốn đầu tư XDCB còn nhiều sơ hở, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Có thể kể ra một số yếu kém trong giai đoạn thực hiện đầu tư như sau: Một là, tồn tại tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải ở nhiều dự án đầu tư. Việc đầu tư dàn trải, thiếu tập trung trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản, hậu quả là, nảy sinh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau. Hai là, việc bố trí vốn đầu tư phát triển chưa tập trung ưu tiên cho các dự án, công trình trọng điểm, công trình đang triển khai dở dang để hoàn thành sớm, rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Ba là, công tác đấu thầu là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư, nhà thầu và xã hội, nhưng chưa được công ty chú trọng thực hiện. Đấu thầu rộng rãi được chủ trương mở rộng so với các hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu nhằm phát huy tính ưu việt của nó, nhưng trong quá trình triển khai thực tế lại có tình hình ngược lại. Do vậy, hiệu quả hoạt động đấu thầu còn hạn chế và không được như mong muốn.
Thứ tư, những yếu kém về trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ và trình độ tay nghề của CBCNV trong công ty. Trình độ của một số cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường. Đa số cán bộ quản lý đều trưởng thành từ cán bộ kỹ thuật, chưa qua đào tạo về công tác quản lý kinh tế, lãnh đạo doanh nghiệp. Vì vậy đã ảnh hưởng không ít đến việc xác định phương hướng kinh doanh, tính toán hiệu quả của DN. Các hình thức tiền lương, tiền thưởng phân phối cho người lao động chưa công bằng, còn bình quân, chưa khuyến khích phát triển tài năng và nâng cao năng suất lao động.
Tóm lại, hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty giảm sút là tấm gương phản chiếu tình trạng và mức độ kém hiệu quả trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty. Do vậy, cần có những giải pháp khắc phục chung, như được phân tích trong chương 2 của chuyên đề.
Hình 1.14: Những mặt mạnh, mặt yếu, các cơ hội và thách thức đối với
Công ty công trình Đường Thủy.
Điểm mạnh
- Chất lượng sản phẩm tốt
- Nguồn nhân lực dồi dào
- Kinh nghiệm thi công các công trình giao thông, đặc biệt là các công trình giao thông đường thủy.
- Sản xuất kinh doanh có lãi, đã có tích lũy hàng năm
Điểm yếu
- Tình hình tài chính chưa thực sự vững chắc, cơ cấu vốn chưa hợp lý
- Cơ cấu nhân sự, trình độ nhân lực còn bất cập
- Tính đồng bộ của máy móc thiết bị chưa cao. Năng lực thiết bị, công nghệ chưa đáp ứng được những đòi hỏi của các công trình phức tạp.
Cơ hội
- Triển vọng thị trường trong nước và đảm bảo thị trường truyền thống ngày càng được mở rộng
- Chính sách ưu đãi nhà thầu trong nước
- Quyền tự chủ ngày càng tăng của các doanh nghiệp nhà nước.
- Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế tạo cơ hội mở rộng thị trường
Thách thức
- Các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và năng lực
- Yêu cầu ngày càng cao của các chủ đầu tư
- Biến động về giá cả
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đặc biệt là các công ty nước ngoài.
Hình 1.15: Mô hình SWOT của Công ty trong những năm gần đây
Ma trận SWOT
Cơ hội (O)
- Thị trường trong nước
- Chính sách ưu đãi nhà thầu trong nước
- Quyền tự chủ
- Thị trường nước ngoài
Thách thức (T)
- Các đối thủ cạnh tranh
- Yêu cầu cao của chủ đầu tư
- Giá cả biến động
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Điểm mạnh (S)
- Chất lượng sản phẩm
- Nguồn nhân lực dồi dào
- Kinh nghiệm thi công
- Sản xuất kinh doanh có lãi
S/O
- Chất lượng sản phẩm
- Nguồn nhân lực dồi dào
- Kinh nghiệm thi công
- Thị trường trong nước, nước ngoài
S/T
- Chất lượng sản phẩm
- Kinh nghiệm thi công
- Các đối thủ cạnh tranh
- Yêu cầu cao của chủ đầu tư
Điểm yếu (W)
- Tài chính
- Cơ cấu nhân sự, trình độ nhân lực
- Tính đồng bộ, năng lực máy móc thiết bị, công nghệ
W/O
- Tài chính
- Cơ cấu nhân sự, trình độ nhân lực
- Tính đồng bộ, năng lực máy móc thiết bị, công nghệ
- Chính sách ưu đãi nhà thầu trong nước
- Quyền tự chủ
W/T
- Các đối thủ cạnh tranh
- Giá cả biến động
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Chương 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY
2.1. PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY THỜI GIAN TỚI
2.1.1. Mục tiêu chung.
- Tập trung công tác chỉ đạo tìm kiếm việc làm, mở rộng mối quan hệ trong ngoài ngành, trên dưới để tìm kiếm việc làm và tranh thủ sự giúp đỡ các mặt của Tổng công ty, Bộ Giao thông vận tải, và các Ban Quản lý dự án, kiên quyết chỉ nhận những công trình có vốn và giá hợp lý.
- Hoàn thành tốt những công trình được Tổng công ty giúp đỡ giao nhiệm vụ, đảm bảo thi công đạt chất lượng và quản lý kinh doanh phải có hiệu quả kinh tế.
- Thực hiện đúng quy trình, cơ chế quản lý trong điều hành sản xuất kinh doanh, phối hợp ăn khớp đúng nguyên tắc giữa phòng ban với các đội sản xuất và các đối tác của Công ty.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chú trọng đào tạo về quản lý kinh tế nhất là đối với đội ngũ cán bộ cấp đội.
- Triệt để áp dụng qui chế quản lý mới, khoán quản chặt chẽ các công trình, nâng cao trách nhiệm cá nhân. Quan tâm hơn nữa đến việc chỉ đạo, giám sát kỹ thuật trên tất cả các dự án, các công trình. Đôn đốc kiểm tra chỉ đạo sát đúng để các công trình, các dự án hoàn thành đúng chất lượng, đúng tiến độ.
- Quản lý chặt chẽ đầu vào trên các công trình và các xí nghiệp nhằm phản ánh đúng giá thành và tăn hiệu quả kinh doanh.
- Đầu tư mua sắm thiết bị chuyên ngành có ảnh hưởng ngay vào quá trình tham gia sản xuất, sửa chữa phương tiện thiết bị đúng kỳ để tạo ra thế chủ động.
- Đẩy mạnh công tác thị trường, tìm thêm việc làm bổ xung ngayc ho kế hoạch năm 2007 và gối đầu cho các năm sau: nhất là các công trình đủ lớn có giá trị đảm bảo kinh doanh và có vốn đầu tư.
-Thanh lý nhượng bán các tài sản không tham gia vào quá trình sản xuất, có phương án liên doanh liên kết khai thác tài sản cố định, nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài sản, khắc phục khó khăn về tài chính do các năm trước để lại.
- Công tác quản lý tài chính, vật tư theo đúng nguyên tắc, quy trình, đúng quy chế sản xuất kinh doanh.
- Cùng với việc tổ chức thi công phải coi trọng khâu nghiệm thu thanh toán. Phòng kỹ thuật thi công, phòng quản lý dự án, phòng tài chính kế toán, các đơn vị thi công và các ban điều hành cần chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên, kết hợp cùng giải quyết vướng mắc. Đẩy nhanh công tác thu hồi vốn để quay vòng nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đặc biệt chú trọng việc thu hồi công nợ tồn đọng, công nợ mới phát sinh.
- Bổ sung và sửa đổi quy chế sản xuất kinh doanh để phù hợp với tình hình cơ chế thị trường, thực hiện giao khoán nội bộ công khai, rõ ràng, dân chủ; xây dựng quy chế khoán cấp đội gắn trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng đối với lãnh đạo các đơn vị khi điều hành các công trình lãi hoặc lỗ. Phát huy tính chủ động trong sản xuất, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao đời sống người lao động. Đồng thời Công ty cần tăng cường kiểm tra mọi mặt hoạt động của đội sản xuất: Quản lý mua, tiếp nhận vật tư vật liệu, thiết bị tự có, thiết bị phải thuê ngoài, giám sát mọi hoạt động tài chính của các đơn vị.
- Vận dụng tốt chế độ khuyến khích người lao động, đảm bảo quyền lợi vật chất, tinh thần cho người lao động, đồng thời cũng kiên quyết xử lý nghiêm túc những cá nhân, tập thể vi phạm quy chế điều hành sản xuất kinh doanh, kỷ luật lao động. Thường xuyên đào tạo, gửi đi học đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề kế cận đáp ứng đầy đủ trên tất cả các công trình thi công, bổ sung đội ngũ công nhân lành nghề cho các đơn vị đáp ứng các nhiệm vụ thi công trước mắt cũng như lâu dài.
- Tăng cường và đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, chất lượng ở các công trình.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ đối với người lao động, thực hiện và tham gia đầy đủ các chế độ, loại hình bảo hiểm như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đảm bảo phân phối tiền lương, tiền thưởng và thu nhập theo kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu Công ty đặt ra cần phải đạt được năm 2007 là:
- Tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt: 320 tỷ đồng.
- Doanh thu đạt: 90% giá trị sản lượng (tương đương 288 tỷ đồng).
- Thu nhập bình quân người lao động đạt từ: 1.750.000 đồng/người/tháng.
- Tích cực, chủ động tìm kiếm nhiều việc làm, thắng thầu nhiều công trình có giá trị lớn với giá cao, lỗ con, giảm lỗ chính từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng, chuẩn bị cổ phần hoá.
- Tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2007, cụ thể hoá các mục tiêu nêu trên, trước hết Công ty phải thực hiện thành công mục tiêu then chốt là sản lượng và doanh thu:
Bảng 1.22: Các dự án Công ty công trình Đường Thủy đang và sẽ thi công
trong thời gian tới
STT
TÊN DỰ ÁN
GIÁ TRỊ THỰC HIỆN
(1000Đ)
THỜI GIAN THỰC HIỆN
CHỦ ĐẦU TƯ
BẮT ĐẦU
HOÀN THÀNH
1
Triền tàu Sông Thu
6.543.000
2006
2007
Công ty Sông Thu - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
2
Cầu chính Đình Vũ
13.749.000
2006
2007
BQLDA DAP Đình Vũ - Hải Phòng
3
Đê vây Nha Trang
12.200.000
2006
2007
Công ty Lâm Viên - BQP
4
Xây dựng hệ thống GTVT ngoài nhà máy bao gồm bến nhập và xuất._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4941.doc