Tài liệu Tình hình đầu tư phát triển cho thủy sản ở Việt Nam giai đoạn (2003-2007): ... Ebook Tình hình đầu tư phát triển cho thủy sản ở Việt Nam giai đoạn (2003-2007)
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình hình đầu tư phát triển cho thủy sản ở Việt Nam giai đoạn (2003-2007), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới đã có những thay đổi đáng kể, đạt được nhiều thành tưu nổi bật. Nhiều công trình quan trọng của nèn kinh tế đã được triển khai và hoàn thành góp phần tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế. Trong nông nghiệp, đã hoàn thành được hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh phục vụ ngày càng tốt hơn sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Trong lĩnh vực công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp giữa được mức tăng trưởng cao, ổn định liên tục tăng bình quân hàng năm từ 10-13%, trình độ công nghệ được nâng cao, tiếp nhận được với công nghệ hiện đại và bắt đầu có sự gắn bó với nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cũng được phát triển sâu rộng và toàn diện. Hệ thống giáo dục có những bước tiến đáng kể, qui mô đào tạo ngày càng mở rộng.
Riêng đối với ngành Thuỷ sản, một ngành xuất phát từ Nghề cá Nhân dân trải qua một thời gian dài khó khăn, trong những năm đổi mới cũng đã tìm ra hướng đi thích hợp và chuyển mình đứng dậy. Sau thời kỳ sa sút 1975-1980 do thiếu nhiên liệu, phụ tùng thay thế, thiếu thốn lương thực chu ngư dân đi biển, sang năm 1981, nghị quyết Trung ương lần thứ IV khoá 4 đã bắt đàu cởi trói, ngành Thuỷ sản là một trong những ngành đầu tiên được Nhà nước cho phép áp dụng mô hình “tự cân đối, tự trang trải “ được phép xuất khẩu tự do sản phẩm đị mọi thị trường, được sử dụng ngoại tệ từ xuất khẩu và lấy lãi từ khâu nhập khẩu bù cho lỗ của xuất khẩu, nhờ đó đã có những chuyển biến sôi động, ngành thuỷ sản không ngừng tăng trưởng, phát triển có hiệu quả và được mở rộng theo con đường hiện đại hoá phù hợp với điều kiện của nước ta. Nhịp dộ tăng trưởng trung bình của ngành thuỷ sản hành năm là 7%. Thời kì 2003-2007 là thời kỳ có bước ngoặt đối với ngành thuỷ sản Việt Nam, nhìn chung ngành vẫn phát triển nhưng hiệu suất phát triển đang có chiều hướng giảm sút. Nguyên nhân của tình trạng này do nhiều vấn đề nhưng tựu chung lại là do quản lý Nhà nước chưa tốt, các hoạt động của ngành không đem lại hiệu quả cao.Qua thời gian tìm hiểu,đọc sách báo và tài liệu nghiên cứu, em đã chọn đề tài “Tình hình đầu tư phát triển cho thủy sản ở việt Nam giai đoạn (2003-2007)”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm các chương sau:
Chương I :những vấn đề chung về đầu tư và đầu tư phát triển ngành thủy sản.
Chương II :thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản việt Nam giai đoạn
(2003-2007).
Chương III:Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phat triển ngành thủy sản Việt Nam.
Để hoàn thành chuyên đề này em đã được sự hướng dẫn tận tình của TH.S.Phan Thu Hiền.Giảng viên bộ môn- Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
Em xin chân thành cảm ơn các cô đã tạo điều kiện giúp em trong quá trình hoàn thanh đề cương này.
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
1.1. Khái niệm về đầu tư và phân loại đâu tư
1.1.1. Khái niệm
Theo quan điểm kinh tế, đầu tư là làm tăng vốn cố định tham gia vào hoạt động của các doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kinh doanh nối tiếp. Đó là quá trình làm tăng tài sản cố định cho sản xuất và kinh doanh. Quan điểm kinh tế xem xét đầu tư dưới dạng kết quả.
Theo quan điểm tài chính, đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời
Trên góc độ tiêu dùng, đầu tư là sự hi sinh mức tiêu dùng ở hiện tại để thu về một mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai.
Các quan điểm trên đều đúng, song chưa đầy đủ, chưa mang tính tổng hợp mà mới chỉ dừng lại ở từng góc độ tiếp cận nghiên cứu. Rõ ràng, đầu tư là một khái niệm trừu tượng. Bản chất của hoạt động đầu tư cần được phân tích một các tổng quát hơn.
Một cách tổng quát: Đầu tư là việc sử dụng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại dể tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu về một kết quả có lợi trong tương lai.
1.1.2. Phân loại đầu tư
Xuất phát từ bản chất và lợi ích do đầu tư đem lại, chúng ta có thể phân biệt các loại đầu tư trong phạm vi quốc gia là: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại, đầu tư tài sản vật chất và sức lao động ( gọi chung là đầu tư phát triển ) . Ba loại đàu tư này luôn tồn tại và có quan hệ tương hỗ với nhau. Đầu tư phát triển tạo tiền đề để tăng tích luỹ, phát triển hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. Ngược lại đầu tư tài chính và đầu tư thương mại lại hỗ trợ và tăng cường đầu tư phát triển.
a, Đầu tư tài chính
Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước ( gửi tiền tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) . Hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành.Đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế ( nếu không xét đến quan hệ quốc tế trên lĩnh vực này ) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của các tổ chức, cá nhân đầu tư. Vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng khi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng ( rút tiết kiệm, chuyển nhượng trái phiếu, cổ phiếu cho người khác ) , điều đó khuyến khích người có tiền bỏ ra đầu tư. Đầu tư tài chính có tác dụng thúc đẩy tích tụ và tập trung vốn, tạo kênh huy động vốn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đầu tư tài chính mang hình thức vận động là: T- T’ ( T’ > T) .
b, Đầu tư thương mại:
Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và gía khi bán. Cũng giống như đầu tư tài chính, đầu tư thương mại cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương ) , mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên, đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông, phân phối hàng hoá do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung. Đầu tư tài chính mang hình thức vận động là:
T - H - T’ ( T’ > T) .
c, Đầu tư phát triển:
Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống cuả mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Loại đầu tư này gọi chung là đầu tư phát triển
2. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
2.1. Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước:
2.1.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu
_Về mặt cầu:Đầu tư là một yếu tố chiếm tỉ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24_28%trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sụe tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng (đường D dịch chuyển sang D’) kéo theo sản lượng cân bằng tăng từ Qo_Q1 và giá cả của các đầu vào của đầu tư tăng từ Po_P1. Điểm cân bằng dịch chuyển từ Eo_E1.
_Về mặt cung:khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên (đường S dịch chuyển sang S’) , kéo theo sản lượng tiềm năng tăng từ Q1_Q2 và do đó giá cả sản phẩm giảm từ P1_P2. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho nguời lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
2.1.2. Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định cuả nền kinh tế của mọi quốc gia.
Chẳng hạn khi tăng đầu tư, cầu về các yếu tố đầu vào của đầu tư tăng làm cho giá cả của các hàng hoá có liên quan tăng ( giá chi phí vốn, giá công nghệ, giá lao động, vật tư ) đến một mức nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Lạm phát sẽ làm cho sản xuất đình trệ, đời sống người lao động gặp khó khăn, thâm hụt ngân sách và kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác tăng đầu tue làm cho cầu của các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện sự phát triển kinh tế.
2.1.3.Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, vốn đầu tư là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thường được coi là đầu vào, là một trong những yếu tố cùng với lao động- kỹ thuật- công nghệ tạo nên sự tăng trưởng. Đầu tư đồng nghĩa với việc cung cấp nhiên liệu, động lực và các yếu tố cần thiết khác cho nền kinh tế vận hành.
Theo các chuyên gia kinh tế, muốn giữ được tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đâù tư phải đạt từ 15 - 25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nứơc. ICOR là chỉ tiêu tổng hợp cho phép đánh giá hiệu quả đầu tư của một nền kinh tế, được tính toán trên cơ sở so sánh đầu tư với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm. Về mặt lý thuyết khi hệ số ICOR càng thấp, chứng tỏ nền kinh tế càng có hiệu quả, vốn đầu tư bỏ ra tuy ít nhưng tăng trưởng kinh tế đã đạt mức cao theo mong muốn.
2.1.4. Đầu tư tác động tới việc tăng cường khả năng công nghệ và khoa học cuả đất nước.
Trung tâm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phát triển công nghệ. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay. Đặc điểm quan trọng, cơ bản mang tính quýêt định nhất của công nghiệp là sự thay thế lao động thủ công sang lao động mang tính kỹ thuật, máy móc đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội. Có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự bỏ vốn ra đầu tư để nghiên cứu và phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nứơc ngoài. Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ thì công nghệ của nứơc ta còn rất lạc hậu so với thế giới và chúng ta không đủ nguồn lực để tự phát minh ra các máy móc thiết bị hiện đại. Dù là công nghệ tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài đều cần phải có vốn đầu tư.
2.1.5. Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, chính đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phat huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị…cuả những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
2.2. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ:
Chính đầu tư đã quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thật vậy, sự ra đời của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều cần tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tạo ra. Do đó vốn đầu tư là yếu tố đầu tiên cần phải có để hình thành nên các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo điều kiện cho các cơ sở này tiến hành hoạt động cuả mình.
Trong quá trình hoạt động các cơ sở vật chất kỹ thuật bị hao mòn hữu hình và vô hình theo thời gian và theo mức độ sử dụng. Cho nên để duy trì sự hoạt động của chúng doanh nghiệp phải tiếp tục đầu tư trang bị lại, hiện đại hoá, thay thế hay sửa chữa lớn, đầu tư mở rộng hay đầu tư phát triển. Nhưng đối với các doanh nghiệp, để đứng vững trong nền kinh tế thị trường, không chỉ cần quan tâm đến việc thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị mà còn phải thường xuyên đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cải tiến công nghệ, tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để thích nghi với yêu cầu của sự phát triển, đẩy mạnh hoạt động marketing… Tất cả các hoạt động này đều đòi hỏi có sự đầu tư thoả đáng.
2.3 Đối với các cơ sở vô vị lợi (hoạt động không thể thu lợi nhuận cho bản thân mình)
Những cơ sở này đang tồn tại, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn, định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải th?c hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư.
3. VỐN VÀ CÁC NGUỒN HUY ĐỘNG VỐN
3.1. Khái niệm và bản chất của nguồn vốn đầu tư
3.1.1. Khái niệm của nguồn vốn đầu tư:
Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích luỹ được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hoá thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là thuật ngữ dung để chỉ các nguồn tập trung và phân phối cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội.
3.1.2. Bản chất của nguồn vốn đầu tư:
Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mac – Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh.
Theo Adam Smith: “ Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn cũng không bao giờ tăng lên.”
Theo quan điểm của Các Mac, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dung. Hay nói cách khác, nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăng sản xuất và tích luỹ của nền kinh tế.
Quan điểm về bản chất của nguồn vốn đầu tư lại tiếp tục được các nhà kinh tế học hiện đại chứng minh. Trong tác phẩm nổi tiếng ‘ Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ’ của mình, John Maynard Keynes đã chứng minh được rằng: Đầu tư chính là phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dung. Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dung:
Tức là: Thu nhập = Tiêu dung + đầu tư
Tiết kiệm = Thu nhập – tiêu dung
Như vậy: Đầu tư (I) = Tiết kiệm (S)
Theo Keynes, sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư xuất phát từ tính chất song phương của các giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất và bên kia là người tiêu dung. Thu nhập chính là mức chênh lệch giữa doanh thu từ bán hang hoá hoặc cung ứng dịch vụ và tổng chi phí. Nhưng toàn bộ sản phẩm sản xuất ra phải được bán cho người tiêu dung hoặc cho các nhà sản xuất khác. Mặt khác đầu tư hiện hành chính bằng phần tăng them năng lực sản xuất mới trong kỳ. Vì vậy, xét về tổng thể phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dung mà người ta gọi là tiết kiệm không thể khác với phần gia tăng năng lực sản xuất mà người ta gọi là đầu tư.
Tuy nhiên, điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng. Trong đó, phần tiết kiệm của nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực tư nhân và tiết kiệm của chính phủ. Điểm cần lưu ý là tiết kiệm và đầu tư xem xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế không nhất thiết được tiến hành bởi cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp nào. Có thể có cá nhân, doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó có tích luỹ nhưng không trực tiếp tham gia đầu tư. Trong khi đó, có một số cá nhân, doanh nghiệp lại thực hiện đầu tư khi chưa hoặc tích luỹ chưa đủ. Khi đó, thị trường vốn sẽ tham gia giải quyết vấn đề bằng việc điều tiết thị trường vốn từ nguồn dư thừa hoặc tạm thời dư thừa sang cho người có nhu cầu sử dụng.
Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế không phải bao giờ cũng được thiết lập. Phần tích luỹ của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang nước khác để thực hiện đầu tư. Ngược lại, vốn tích luỹ của nền kinh tế có thể ít hơn nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài. Trong trường hợp này, mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư đưcợ thể hiện trên tài khoản vãng lai: CA = S – I.
Như vậy, trong nền kinh tế mở, nếu nhu cầu vốn đầu tư lớn hơn tích luỹ nội bộ của nền kinh tề và tài khoản vãng lai bị thâm hụt thì có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài. Khi đó, đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế. Nếu tích luỹ của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia đó có thể đầu tư vốn ra nước ngoài hoặc cho nước ngoài vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.
2. Các nguồn huy động vốn đầu tư:
2.1. Trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế ( vĩ mô):
2.1.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước:
Nguồn vốn đầu tư nhà nước là phần tích luỹ của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội. Biểu hiện cụ thể của nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà nước và nguồn vốn của dân cư và tư nhân.
a. Nguồn vốn nhà nước:
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó chính là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
Nguồn vốn tín dụng, đầu tư phát triển của nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nếu như trước năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chưa được sử dụng như một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991 đến nay nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của nhà nước.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết vĩ mô. Thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư, nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế, xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Đứng ở khía cạnh là công cụ điều tiết vĩ mô, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện cả mục tiêu phát triển xã hội. Việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển những vùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội như xoá đói, giảm nghèo. Và trên hết, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hưởng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao TSCĐ và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Theo bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông thường nguồn vốn qua các DNNN tự đầu tư chiếm 14 – 15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.
b. Nguồn vốn của dân cư và tư nhân:
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã theo ước tính của bộ kế hoạch và đầu tư, tiết kiệm trong dân cư và các doanh nghiệp dân doanh chiếm bình quân khoảng 15% GDP, trong đó phần tiết kiệm dân cư tham gia đầu tư gián tiếp vào khoảng 3,7% GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư; phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư trực tiếp khoảng 5% GDP và bằng 33% số tiết kiệm được. Trong giai đoạn 2001-2007, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong giai đoạn tiếp theo nguồn vốn này sẽ tiếp tục gia tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng.
Thực tế thời gian qua cho thấy, đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương. Trong 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, nhà nước lien tục hoàn thiện các chính sách nhằm tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế hộ gia đình mạnh dạn bỏ vốn đầu tư và thúc đẩy sự đan xen, hỗn hợp các hình thức sở hữu trong nền kinh tế với luật Doanh nghiệp thống nhất (2005) và Luật Đầu tư chung (2005) chính thức có hiệu lực từ giữa năm 2006, các tầng lớp dân cư và khu vực kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục được khuyến khích động viên đại bộ phận phần tích luỹ cho đầu tư phát triển.
Với khoảng vài trăm nhà doanh nghiệp dân doanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã) đã, đang và sẽ đi vào hoạt động, phần tích luỹ của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình cũng đã trở thành các đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số những nguồn tập trung và phần phối quan trọng trong nền kinh tế.
Nguồn vốn trong dân cư còn phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thâp); Tập quán tiêu dung của dân cư; Chính sách động viên của nhà nước thông qua chính sách thuế và thu nhập và các khoản đóng góp của xã hội.
2.1.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích luỹ của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào một quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại.
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (International Capital Flows). Về thực chất các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu hiện cụ thể của quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng chảy từ các nước phát triển để vào các nước đang phát triển thường được các nước có thu nhập thấp đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra dưới nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau theo tính chất luân chuyển vốn có thể phân loại nguồn vốn nước ngoài chính như sau:
Tài trợ phát triển chính thức (ODF – Official Development Finance): Nguồn này bao gồm Viện trợ Phát triển chính thức (ODA – Official Development Assitance) và các hình thức tài trợ khác. Trong đó ODA là chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF.
Nguồn tín dụng từ các ngân hang thương mại quốc tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
a. Nguồn vốn ODA:
Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi về lãi suất hơn bất cứ nguồn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khố lượng cho vay lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại ( còn gọi là thành tố tài trợ) đạt ít nhất 25%.
Yếu tố không hoàn ( thành tố hỗ trợ) của từng khoản vay được xác định dựa vào các yếu tố lãi suất, thời hạn cho vay, thời gian ân hạn, số lần trả nợ trong năm và tỷ suất chiết khấu. Công thức tính hệ số thành tố tài trợ (GE) như sau:
CT: GE=100%
Trong đó:
r - Tỷ lệ lãi suất hàng năm
a- số lần trả nợ trong năm
d- Tỷ suất chiết khấu
G- Thời gian ân hạn
M- Thời hạn cho vay
Trong thời gian qua, việc thu hút ODA phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam đã diễn ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế có rất nhiều thuận lợi. Kể từ năm 1993 đến hết năm 2006, Việt nam đã tổ chức được 14 hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ với mức vốn cam kết hơn 36 tỷ USD. Với quy mô tài trợ khác nhau, hiện nay Việt Nam có trên 45 đối tác hợp tác phát triển song phương và hơn 350 tổ chức quốc tế và phi chính phủ đang hoạt động.
Trong số vốn ODA cam kết nói trên bao gồm cả viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 15-20% và phần chủ yếu còn lại là vay ưu đãi. Số vốn ODA cam kết này được sử dụng trong nhiều năm, tuỳ thuộc và thời hạn của các chương trình và dự án cụ thể. Căn cứ vào chính sách ưu tiên sử dụng ODA, Chính phủ Việt nam đã định hướng nguồn vốn ODA ưu tiên cho các lĩnh vực giao thông vận tải; phát triển hệ thống nguồn điện, mạng lưới chuyển tải và phân phối điện; phát triển nông nghiệp và nông thôn bao gồm cả thuỷ lợi, thuỷ sản, lâm nghiệp và kết hợp xoá đói giảm nghèo; cấp thoát nước và bảo vệ môi trường; y tế, giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực và thể chất…
Khi xem xét trên góc độ nguồn vốn đầu tư, ODA là một trong những nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên, trong quản lý và sử dụng nguồn vốn này một phần vốn ODA có thể đưa vào ngân sách đáp ứng mục tiêu chi đầu tư phát triển của nhà nước, một phần có thể đưa vào các chương trình tín dụng ưu đãi đầu tư của nhà nước và một phần có thể vận hành theo các dự án độc lập. Theo ước tính, phần chuyển vào ngân sách nhà nước chiếm khoảng 15% tổng số vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.
b. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hang thương mại quốc tế:
Điều kiện ưu đãi cho loại vốn này không dễ dáng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ rang và không có gắn với các rang buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo.
Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như với sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng ( tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi suât quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu và thường là ngắn hạn. Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dung để đầu tư phát triển. Tỷ trọng của nó có thể gia tăng nếu triển vọng tăng trưởng của nền kinh tể là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay là sang sủa. Đối với Việt nam, việc tiếp cận đối với nguồn vốn này vẫn còn khá hạn chế.
c. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển. Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới 2006 (World Investment Report 2006), trong năm 2005 thì Anh và Mỹ là 2 quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất với quy mô lần lượt là 164,53 tỷ USD và 99,443 tỷ USD.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận vốn. Thay vì nhẫn lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộn tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thể, nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước đầu tư.
Kinh nghiệm phát triển hiện đại của một số nước Đông Á cho thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia này. Vấn đề hiệu quả sử dụng vốn FDI tuỳ thuộc chủ yếu vào cách thức huy động và quản lý sử dụng nó tại nước tiếp nhận đầu tư chứ không chỉ ở ý đồ của người đầu tư.
Đối với Việt Nam, sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã từng bước đóng góp phần bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu khí, điện lực, bưu chính viễn thông…Tính từ năm 1988 đến giữa năm 2007, trong phạm vi cả nước đã có hàng nghìn dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là hơn 75 triệu USD. Trong giai đoạn 2001-2006, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm trung bình khoảng 16,2% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. Cho đến nay, Việt nam đã thu hút được khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đưa vốn vào đầu tư dưới các hình thức khác nhau.
Không những là nguồn vốn bổ sung quan trọng, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn đóng góp vào việc bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Hàng năm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt doanh thu khoảng hàng chục tỷ USD ( chưa kể dầu thô), trong đó giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 35% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Đóng góp cho ngân._. sách nhà nước của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng rất đáng kể (hàng năm khu vực kinh tế này đã nộp ngân sách nhà nước hàng tỷ USD). Đặc biệt nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…Bước đầu hình thành được các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá các khu vực phát triển, hình thành các khu dân cư mới, tạo việc làm cho hàng vạn lao động tại các địa phương. Cho đến nay, khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài cũng đã thu hút khoảng 87 vạn lao động góp phần đáng kể cho việc tạo thêm công ăn việc làm cho nền kinh tế.
d. Thị trường vốn quốc tế:
Với xu hướng toàn cầu hoá, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Thực tế cho thấy, mặc dù trong vòng 30 năm qua tất cả cá nguồn vốn đều có sự gia tăng về khối lượng nhưng nguồn vốn đầu tư qua thị trường chứng khoáng có mức tăng nhanh hơn các nguồn vốn khác. Tính từ đầu những năm 1970 cuối năm 1990 của thế kỷ XX, vốn đầu tư trực tiếp các nước nhóm G7 chỉ tăng 30 lần, trong khi cổ phiểu các nước công nghiệp phát triển đã phát hành trên thị trường vốn quốc tế đã tăng 6 lần đạt khoảng 4 ngàn tỷ USD. Trong những năm gần đây dòng vốn này đã và đang có xu hướng tiếp tục gia tăng.
Ngay tại nhiều nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán cũng tăng mạnh mẽ. Mặc dù vào nửa cuối những năm 1990, có sự xuất hiện của một số cuộc khủng hoảng tài chính nhưng đến cuối năm 1999 có khối lượng giao dịch chứng khoáng tại các thị trường mới nổi vẫn rất đáng kể. Riêng năm 1999, dòng vốn đầu tư dưới dạng cổ phiếu vào châu Á đã tăng gấp ba lần năm 1998, đạt khoảng 15 tỷ USD vượt qua con số kỷ lục được lập trong năm 2004 là 35,3 tỷ USD. Riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã thu hút được gần 30 tỷ USD. Được đánh giá là khu vực kinh tế năng động nhất thế giới Châu Á hiện nay vẫn là nơi thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp đáng kể và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Đối với Việt nam, để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững, nhằm mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Nhà nước rất coi trọng việc huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển sản xuất tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó, nguồn huy động qua thị trường vốn cũng được chính phủ quan tâm. Các đề án phát hành trái phiểu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp ra nước ngoài cũng đã và đang được triển khai. Năm 2005, chính phủ Việt nam đã phát hành đợt trái phiếu đầu tiên trên thị trường trái phiếu Hoa Kỳ với kết quả được đánh giá là thành công. Tuy nhiên, đầy là một hình thức huy động vốn rất mới mẻ đối với Việt nam. Việc phát hành trái phiểu ra thị trường quốc tế cũng vừa có những thuận lợi nhưng cũng có những hạn chế nhất định.
Về thuận lợi:
+ Thông qua việc phát hành trái phiểu có thể huy động vốn với khối lượng lớn trong thời gian dài để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế mà không bị ràng buộc bởi các điều kiện về tín dụng. Bên cho vay khó sử dụng quan hệ cho vay để gây sức ép với nước huy động vốn trong các quan hệ khác;
+ Tạo điều kiện cho Việt nam tiếp cận với thị trường vốn quốc tê. Với việc trực tiếp tham gia thị trường vốn quốc tế, đây sẽ là cơ hội tốt thúc đẩy thị trường chứng khoáng Việt nam phát triển trong tương lai;
+ Khả năng thanh toán cao do có thể mua bán, trao đổi trên thị trường thứ cấp, chính vì vậy hình thức này tương đối hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Lý do này cho phép người phát hành có thể có được mức lãi suất ưu đãi hơn so với các hình thức vay nợ khác;
+ Đối với hình thức huy động này, người đi vay có thể tăng thêm tính hấp dẫn bằng cách đưa ra một số yếu tố kích thích như: cho phép chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiểu hoặc nếu mua đợt này sẽ được ưu tiên mua trong những đợt phát hành sau. Với những yếu tố kích thích như trên thì có thể khuyến khích nhiều người mua trái phiếu hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì hình thức phát hành trái phiếu chính ra thị trường vốn quốc tế vẫn còn một số trở ngại đối với Việt nam. Đó cũng là những hạn chế của biện pháp huy động vốn này:
+ Hệ số tín nhiệm của Việt Nam vẫn còn rất thấp (mặc dù trong vài năm gần đây đã có sự cải thiện), vì vậy nếu phát hành trái phiếu của Việt Nam sẽ phải chịu lãi suất ở mức cao;
+ Việt nam vẫn còn quá ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, so với một số hình thức huy động vốn khác thì thời gian chuẩn bị vẫn còn tương đối dài.
Bởi vậy, để phát hành trái phiều ra thị trường vốn quốc tế Việt nam phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng. Lựa chon cẩn thận loại hình trái phiếu phát hành, thời gian đáo hạn, thị trường phát hành và nhà bao tiêu phù hợp với điều kiện của Việt nam. Hơn nữa, cũng cần cân nhắc thận trọng giữa việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu với các hình thức huy động vốn káhc như đầu tư trực tiếp và vay nợ qua hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, bên cạnh những việc xây dựng đề án cho việc phát hành trái phiếu, Việt nam cũng cần phải xây dựng một kế hoạch chi tiết cho việc sử dụng vốn huy động có hiệu quả.
2.2.Trên góc độ các doanh nghiệp (vi mô)
Trên góc độ vi mô, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các đơn vị thực hiện đầu tư bao gồm hai nguồn chính: Nguồn vốn bên trong ( internal funds) và nguồn vốn bên ngoài (external funds).
2.2.1. Nguồn vốn bên trong:
Nguồn vốn bên trong hình thành từ phần tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp (vốn ban đầu, thu nhập giữ lại) và phần khấu hao hàng năm. Nguồn vốn này có ưu điểm là đảm bảo tính độc lập, chủ động, không phụ thuộc vào chủ nợ, hạn chế rủi ro về tín dụng. Dự án được tài trợ từ nguồn vốn này sẽ không làm suy giảm khả năng vay nợ của đơn vị. Theo lý thuyết quỹ đầu tư nội bộ ( the internal fund theory), trong điều kiện bình thường đây là nguồn tài trợ chủ yếu cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nếu chỉ dựa vào nguồn vốn này sẽ bị hạn chế về quy mô đầu tư.
2.2.2. Nguồn vốn bên ngoài:
Nguồn vốn này có thể hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng khoán ra công chúng (public offering) thông qua hai hình thức tài trợ chủ yếu: tài trợ gián tiếp qua các trung gian tài chính ( ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng…) hoặc tài trợ trực tiếp ( qua thị trường vốn: thị trường chứng khoán, hoạt động tín dụng thuê mua…)
Tại Việt nam, hiện nay nguồn vốn tài trợ gián tiếp qua các trung gian tài chính tồn tại khá phổ biến. Tuy nhiên, do nhu cầu đầu tư ngày càng gia tăng, năng lực của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khó có thể đáp ứng hết nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp. Chính vì vậy hình thức tài trợ trực tiếp qua thị trường vốn đã ngày càng được quan tâm thoả đáng hơn.
Huy động vốn qua thị trường chứng khoán có ưu điểm là quy mô huy động rộng rãi hơn (thông qua phát hành chứng khoán ra công chúng). Bên cạnh đó, yêu cầu công khai, minh bạch cao trên thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện và sức ép buộc doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Tuy nhiên tính cạnh tranh và rủi ro cũng sẽ lớn hơn.
Mỗi nguồn vốn là một phương thức tài trợ vừa có ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm nhất định. Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựa chọn nguồn và phương thức huy động phù hợp.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THUỶ SẢN
1. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THUỶ SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ
1.1. Đặc điểm của ngành thuỷ sản
Thuỷ sản là một ngành kinh tế kĩ thuật đặc trưng gồm các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại; là một trong những ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Sản xuất kinh doanh thuỷ sản dựa trên khai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thuỷ sinh, tiềm năng các vùng nước, do vậy có mối lien hệ ngành với sản xuất nông nghiệp, vận tải, dầu khí, du lịch, hải quan…
Nghành thuỷ sản được xác định giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nó khai thác và phát triển một trong những nguồn tài nguyên có thể tái sinh quan trọng của đất nước - những tài nguyên với tiềm năng có thể đóng góp lớn cho các mục tiêu lớn về tài chính, về công ăn việc làm, và về dinh dưỡng. Xét một khía cạnh tổng thể thì ngành Thuỷ sản có đặc trưng như sau:
Ngành Thuỷ sản là ngành vừa mang tính công nghiệp hoá, nông nghiệp, thương mại, lại vừa chịu sự chi phối rất lớn của thiên nhiên.
Ngành thuỷ sản là ngành có năng suất và hiệu quả lao động tự nhiên cao, có tác dụng tới sản xuất mở rộng. Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất rất đa dạng: Tư bản Nhà nước ( doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp lien doanh, doanh nghiệp cổ phần ), tập thể ( hợp tác xã, tập đoàn ), tư nhân ( hộ gia đình, tiểu thủ, tư bản tư nhân ).
Ngành Thuỷ sản là ngành sản xuất có lien quan đến việc sử dung diện tích mặt nước cũng như khai thác các sản phẩm có liên quan đến mặt nước. Các sản phẩm thuỷ sản có khẩu vị ngon, dễ chế biến, lượng đạm không tích mỡ, đa dạng, có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người, nhiều nơi trong và ngoài nước ưa chuộng.
Ngành Thuỷ sản là ngành có khả năngthu hồi vốn nhanh, có thể thu hoạch được sản phẩm và tiêu thụ trong thờigian ngắn. Thực tiễn đã chưng minh rằng: việc đầu tư lao động sống và lao động vật hoá vào hoạt động sản xuất nghề cá một cách hợp lý sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ: một ngư dân bình quân hàng năm đánh bắt được từ 2,04-2,07 tấn cá biển, giá trị tương đương với khoảng 10 tấn thóc, hay 1 ha nuôi tôm giá trị bằng 100 ha trồng lúa. trong khi đó, một lao động nông nghiệp nếu thực hiện 1 ha gieo trồng lúa chỉ đạt được 3-4 tấn thóc/năm.
Hoạt động sản xuất của ngành diễn ra trong một phạm vi rộng lớn từ miền núi đến các vùng đồng bằng, vùng ven biển va ngoài khơi với nhiều hình thức sản xuất như khai thác, nuôi trồng, chế biến…
Ngành Thuỷ sản là ngành có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn, tạo khả năng khai thác quy mô lớn nhưng có sự tác động của con người để tái tạo nguồn tài nguyên này.
Như vậy, với những đặc điểm vốn có như thế thì Ngành Thuỷ sản Việt Nam muốn phát triển tốt phải biết tận dụng nguồn tài nguyên quý hiếm này để đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất.
1.2. Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế
Nước ta là một nước có ưu thế về biển, cuộc sống xã hội gắn chặt với song nước, vì vậy Thuỷ sản nói chung, nghề cá nói riêng của nước ta là một Ngành có truyền thống lâu đời. đó là ngành cung cấp chất dinh dưỡng và tạo mức an toàn về thực phẩm cho con người. Các sản phẩm thuỷ sản là những yếu tố quan trọng đối với sự an toàn về lương thực, thực phẩm.
Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, từ chỗ là một bộ phận không lớn thuộc khối nông nghiệp, với trình độ lạc hậu vào những năm 80, Thuỷ sản đã trở thành một ngành kinh tế công-nông nghiệp có tốc độ phát triển cao, quy mô ngày càng lớn . Xuất khẩu thuỷ sản đã đóng vai trò đòn bẩy chủ yếu tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nước ta. Từ giai đoạn 1991-1995, cùng với đầu thô, gạo, dệt may, giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 2 hoặc thứ 3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đến nay Việt Nam đã trở thành một cương quốc thuỷ sản mới, sánh cùng với những quốc gia đánh cá truyền thông như Indonesia, Thái Lan và Philippines, đồng thời cũng đang làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với nguốn tài nguyên vốn ngày càng cạn kiệt tại khu vực. Năm 2004, Việt Nam lá một nước có sản lượng khai thác và nuôi trồng lớn thứ 10 thế giới.
Vai trò của Ngành Thuỷ sản cũng được khẳng định trong Nghị quyết của Chính phủ ( ngày 15/06/2000 ) về “một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”, đó là: “Thuỷ sản là Ngành sản xuất sản phẩm đạm động vật có nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường trong nước và xuất khẩu lớn, có khả năng trở thành Ngành sản xuất có lợi thế lớn nhất của nhu cầu thị trường trong nước, nâng kim ngạch xuất khẩu lên hang đầu trong khu vực Châu Á”.
Bên cạnh đó, vai trò của Ngành Thuỷ sản trong nền kinh tế còn thể hiện ở chỗ: các hộ gia đình phụ thuộc vào nghề thuỷ sản như là kế sinh nhai và thuỷ sản là nguồn cung cấp thức ăn chinh cho họ trong cuộc sống hằng ngày. Hơn nữa, nhu cầu nhân lực hằng ngày cho hoạt động nay không lớn, không tiêu tốn nhiều thời gian, gần nơi ở cua gia đình, thời gian quay vòng vốn nhanh, cung cấp thực phẩm tại chỗ có chất lượng cao, phù hợp và dễ dàng được chấp nhận đối với nông dân nông thôn miền núi. Mặt khác, nuôi trồng thuỷ sản đễ dàng kết hợp với các hoạt động sản xuất khác trong hệ thống canh tác tại khu vực miền núi để tăng thu nhập và đa dang hoá các sản phẩm lương thực thực phẩm cho gia đình, han chế rủi ro và tận dụng các phế phụ phẩm trong gia đình tạo thnàh sản phẩm khác có giá trị sử dụng.
2. Nội dung của đầu tư phát triển thuỷ sản
Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước ta. Hàng năm, Ngành Thuỷ sản đã đong góp hàng tỷ USD vào GDP của cả nước. Chính vì vậy, để phát triển ngành thuỷ sản hơn nữa chúng ta phải có những chính sách đầu tư phù hợp.
Về khai thác hải sản và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển và hiện đại hoá từng bước đội tàu khai thác hải sản xa bờ, thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư tăng số lượng tàu khai thác ở ngư trường xa bờ và các vùng biển ngoài khơi; hỗ trợ ngư dân làm nghề đáy biển, thực hiện tốt các chính sách miễn giảm thuế, phí và lệ phí đối với tàu khai thác hải sản xa bờ, khuyến khích đầu tư đóng mới hoặc nâng cấp vỏ tàu máy có công suất từ 90CV trở lên; tăng cường hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như thả con giống để tái tạo nguồn lợi, quản lý, khai thác và bảo vệ các khu vực tôm, cá bố mẹ, các bãi giống tự nhiên.
Về nuôi trồng thuỷ sản, Nhà nước đã mở rộng các vùng đất ven biển, các đất bãi bồi và cồn nổi để nuôi trồng thuỷ sản theo hướng đa dạng hoá đối tượng nuôi, nhằm sử dụng có hiệu quả tiềm năng diện tích nuôi trồng. Hơn nữa, Nhà nước còn khuyến khích, cho vay ưu đãi, hỗ trợ vốn và giống cho các hộ làm nghề nuôi trồng thuỷ sản. Xây dựng các vùng nuôi trồng thuỷ sản.
Về chế biến thuỷ-hải sản, Nhà nước tiếp tục ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thuỷ sản có chất lượng cao để đáp ứng được tiêu chuẩn của các nước trên thế giới. Thực hiện tốt các chính sách miễn giảm thuế đối với cơ sở đầu tư xây dựng mới hoặc cơ sơ đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong đăng kí và cấp giấy phép hành nghề, thủ tục về quyền sử dụng đất, thủ tục trong xây dựng cơ bản, tạo môi trường tốt nhất để thu hút được các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển Ngành Thuỷ sản
Việt Nam là một nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, với một bờ biển dài, một tiềm năng vô cùng dồi dào về mặt nước, một tài nguyên sinh học rất đa dạng, quý hiếm và phong phú, nước tahoàn toàn có thể phát triển mạnh mẽ ngành thuỷ sản.
Tổng sản lượng thuỷ sản dự tính sẽ tăng bình quân 5,13%/năm, sản lượng từ khai thác hải sản tăng đáng kể, nuôi trồng thuỷ sản sẽ tăng nhanh 8-10%/năm. Do GDP bình quân đầu người tăng nên xu hướng tiêu dung sản phẩm thuỷ sản sẽ tăng nhất là tại các khu công nghiệp, các thành phố lớn. Tỷ trọng đạm động vật từ cá sẽ duy trì ở mức 30% trong tổng lượng đạm cung cấp cho nhân dân. Vẫn tiếp tục duy trì các dạng mặt hang tươi sống đông lạnh, tuy nhiên các dạng sản phẩm khác như đồ hộp, sản phẩm nấu ăn liền, ăn ngay sẽ tăng nhanh. Các dạng sản phẩm truyền thống sẽ giữ ở mức như hiện nay. Chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước cũng như nhu cầu quốc tế ngày càng được nâng cao, sản phẩm ngày càng đa dạng hơn.
Để phát triển ngành thuỷ sản vấn đề hết sức quan trọng là phải xác định được mức tiêu thụ. Thực tiễn đã chứng minh sức tiêu thụ ( cả thị trường trong nước và ngoài nước ) là yếu tố động lực cho sự phát triển của ngành thuý sản trong suốt 20 năm qua. Tuy vậy khái niệm sức tiêu thụ gắn với mặt hàng và thị trường cụ thể chứ không phải đối với sản xuất nói chung.
Sức tiêu thụ các sản phẩm tiêu dung trực tiếp như các sản phẩm thuỷ sản thực chất lá bộ phận nhu câu có thể đáp ứng mức độ thu nhập của dân chúng và hiệu quả kinh té xã hội do các sản phẩm mang lại. Tuy rằng khi xây dựng chiến lược phát triển những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm như nông nghiệp, thuỷ sản tất nhiên phải quan tâm tới nhiệm vụ chính trị đặt ra trước mắt. Các ngành này dưới góc độ ngành kinh tế quốc dân là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân và đảm bảo lương thực, thực phẩm cho ngươid dân mà yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đam và vitamin cho thức ăn.. Nhưng dưới góc độ ngành như ngành thuỷ sản thì mục đích chiến lược phải đạt được là phải đảm bảo thoả mãn sức mua của sản phẩm ngành này sản xuất ra nhưng không được vượt quá khả năng sức mua ấy.
Thứơc đo của mức tối ưu trong chiến lược phát triển ngành thuỷ sản là phải đạt được mức độ lợi nhuận không dưới mức độ lợi nhuận bình quân trong toàn bộ nền kinh tế. Do đó khi tính toán quy mô sản xuất của ngành thuỷ sản nhằm đáp ứng yêu cầu thực phẩm thì đồng thời ta cũng phải tính đến sức tiêu thụ của thị trường trong nước. Tuy nhiên trên thực tế thì 10 năm nữa mức thu nhập bình quân đầu người của nước ta vẫn chưa phải là cao, dẫn đến hạn chế sức mua đặc biệt là đối với các mặt hàng thuỷ sản có giá trị cao tạo ra giới hạn tiêu dung xã hội về sản phẩm này hay sản phẩm khác. Một mặt khác, năm 2010 mức thu nhập bình quân đầu người ở nước ta ước tính đạt được khảng 1.000 USD/người/năm. Khi đạt được mức thu nhập bình quân đầu người ở mức cao, tiêu thụ sản phẩm sẽ theo quy luật giảm tương đối so với tăng thu nhập quốc dân bình quân và ở mức này sức mua các sản phẩm cấp thấp cũng bị hạn chế. Do đó có thể thấy từ nay đến giai đoạn 2010 sức mua của các mặt hàng thỷ sản trong nước nằm ở giai đoạn giao thời không phải là lớn lắm kể cả đối với mặt hàng cấp thấp và cả đối với mặt hàng cao cấp.
Sự bùng nổ dân số thế giới cộng với hậu quả của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày cang làm thu hẹp đất canh tác trong nông nghiệp cộng thêm diễn biến phức tạp của thiên nhiên, môi trường tới sản xuất nông nghiệp làm cho lương thực, thực phẩm sẽ luôn là mặt hàng chiến lược trên thị trương thế giới và quá trình trao đổi buôn bán hàng hoá , lương thực thực phẩm trong đó có thuỷ sản chiếm một vị trí quan trọng trên toàn thế giới. Trong điều kiện đó sản phẩm thuỷ sản ngày cang chiếm vị trí quan trọng để giải quyết nguồn dinh dưỡng thực phẩm cung cấp cho nhân loại, phạm vi và khối lượng trao đổi của các mặt hàng này trên thị trường thế giới ngày càng tăng và sẽ tiếp tục tăng với sự đa dạng của nó. Như vậy, phát triển thuỷ sản ở những nơi có điều kiện không chỉ đơn thuần đòi hỏi cấp bách và lâu dài cho việc giải quyết công ăn việc làm, không đơn thuần mang ý nghĩa nhân đạo nữa.
Ngành sản xuất này đang và đầy hứa hẹn có thể trở thành ngành sản xuất kinh doanh có lãi xuất cao với xu thế ổn đinh lâu dài trên thị trương quốc tế. Đó là tiền đề quan trọng bậc nhất của sự phát triển, của sản xuất kinh doanh thuỷ sản và tiếp tục là một trong những xuất phát điểm quan trọng cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phat triển kinh tế xã hội ngành thuỷ sản nước ta trong giai đoạn sắp tới.
3.1. Những thuận lợi
+ Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, các tấng lớp nhân dân nhận thức rõ tầm quan trọng của bước đi đầu tiên là công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn : Coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn – Coi công nghiệp hoá và hiên đại hoá nông thôn là bước đi quan trọng nhất.
+ ngành thuỷ sản đã có một thời khá dài chuyển sang cơ chế kinh tế mới (khoảng 20 năm) của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước : đã có sự cọ sát với kinh tế thị trường và đã tạo ra được một nguồn lực khá dồi dào trong tất cả mọi lĩnh vực từ khai thác chế biến nuôi trồng đến thương mại. Trình độ nghiên cứu và áp dụng thực tiễn cũng đã tăng đáng kể.
+ Hàng thuỷ sản liên tục giữ thế gia tăng , thế thượng phong và ổn định trên thị trường thực phẩm thế giới.
+ Việt Nam có bờ biển dài và khí hậu nhiệt đới với sự đa dạng sinh học cao, vừa có nhiều thuỷ - hải sản quý giá được thế giới ưa chuộng vừa có đủ điều kiện để phát triển hầu hết các đối tượng xuất khẩu chủ lực mà thị trường thế giới cần, mặt khác nước ta còn có đủ điếu kiện tiếp cận dễ dàng với mọi thị trường trên thế giới và khu vực.
+ Nhìn chung có thể phát triển thuỷ sản ở khắp nơi trên toan đất nước. Tại mỗi vùng có những tiềm năng, đặc thù và sản vật đặc sắc riêng.
3.2. Những lợi thế cạnh tranh
+ Việt Nam chưa phát triển chưa phát triển nuôi trồng công nghiệp nên còn nhiêu tiềm năng đất đai để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản và các vùng biển nuôi mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
+ Người Việt Nam cũng là người có khả năng thích ứng nhanh với thị trường đổi mới.
+ Chúng ta có mối quan hệ rộng và sự chú ý của các thị trường mới.
+ Chúng ta có nhiều lao động và nguồn nhân lực còn ít đầo tạo, sẽ thích hợp cho những lợi thế khởi điểm mang tĩnh khi sử dụng nguồn lao động này trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Tất nhiên trong quá trình phát triển sẽ nảy sinh những lợi thế so sánh động.
3.3. Những thách thức, khó khăn
Quá dư thừa lao động ở các vùng ven biển, nguồn nhân lực còn ít được đào tạo, cuộc sống vật chất thiếu thốn là sức ép lớn că về kinh tế xã hội và môi trướng sinh thái đối với nghề cá.
+ Cở sở hạ tầng yếu chưa đồng bộ cùng với trình độ công nghệ lạc hậu trong khai thác nuôi trồng chế biến dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.
+ Công nghệ sản xuất thuỷ sản của Việt Nam nhìn chung còn rất lạc hậu so với các nước cạnh tranh với ta.
+ Những đòi hỏi ngày càng cao và chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh và chất lượng của các nước nhập khẩu.
+ Sự hội nhập quốc tê với sự dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt ngay trên thị truờng Việt Nam.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (2003-2007)
I. Tình hình hoạt động đầu tư phát triển thuỷ sản thời kỳ 2003 -2007
Với phấn đấu liên tục ,ngành thủy sản việt nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao,hoàn thàh được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra cả về tổng sản lượng và kiêm ngạch xuất khẩu.suốt 5 năm qua(2003-2007),nếu tính cả đánh bắt và nuôi trồng,sản lượng thủy sản ở Việt Nam đã đạt 15,5 triệu tấn,trong đó 9,32 triệu tấn từ đánh bắt thủy sản,tốc độ tăng trưởng bình quân là 20%.Đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2007 ,toàn ngành vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh về sản lượng thủy sản nuôi trồng và kiêm ngạch xuất khẩu.tổng sản lượng ngành thủy sản ước tính đạt 1863485 tấn đạt 49,04%kế hoạch nămvà tăng 9,79%so với cùng kỳ năm ngoái,ước giá trị kiêm ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 1.648 triệu USD ,bằng 45,78% kế hoạchvà tăng 16,78% so với cùng kỳ.có được thành tựu đó là do có sự quan tâm chỉ đạo của đảng, chính phủ ,nổ lực của ngư dân trong toàn ngành với việc thực hiên các kết quả các giải pháp trong đó có các giải pháp về đầu tư phat triển.
Việc đàu tư đúng hướng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất,kinh doanh,nâng cao năng lực,mở rộng quy mô sản xuất ,kinh doanh tạo nhiều việc làm và làm tăng thu nhập cho lao động nghề cá.Sau đây là một vài nét về đầu tư thủy sản trong những năm vừa qua.
1.Vốn ,nguồn vốn đầu tư chop hat triển thủy sản.
Con số thống kê của bộ thủy sản cho thấy có sự gia tăng đáng kể về tổng đầu tư cho ngành này trong giai đoạn 1986-2003.trong giai đoạn 1986-1990, mức đầu tư trong nước trung bình hàng năm là 170,6 tỷ đồng và giai đoạn tiếp theo 1991-1995 con ssố đó dã là 565,9 tỷ đồng,còn đén giai đoạn 1996-2000 mức đầu tư trung bình hang năm là 1.837,1 tỷ đồng,tăng gấp 3 lần so với giai đoạn trước.Mức đầu tư trong nươc bình quân năm giai đoạn 2001-2003 lại một lần nũa tăng lên gấp 3 lần so với giai đoạn 1996-2000, dạt mức 5.732,9 tỷ đồng.Vốn đầu tư nganh thủy sản tăng nhanh qua các năm đặc biệt là giai đoan 2003-2007.Được biểu hiện qua số liệu thống kê sau:
Bảng 1:vốn đầu tư trong nước cho ngành thủy sản qua các năm
Đơn vị:tỷ đồng
Năm
2003
2004
2005
2004
2007
Vốn đầu tư
6.316
9.047
11.256
15.355
16.112
Qua số liệu trên ta có thể thấy rằng giai đoạn 2003-2007 tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cho ngành thủy sản là rất cao khoảng trung bình khoảng 30% năm. Điều này thể hiện nganh thủy sản đang ngày được quan tâm hơn.
Để thấy rõ hơn ta có thể xem bảng tổng hợp vốn đầu tư của ngành thủy sản qua các thời kỳ
Bảng 2:tổng hợp vốn đầu tư của ngành thủy sản qua các thời kỳ
Đơn vị :triệu đòng
Chỉ tiêu
Thời kỳ 1998-2003
Thời kỳ 2003-2007
Tỷ lệ %2003-2007
So sánh %
1
2
3
4=2/1
1.Tổng mức đầu tư
9.185640
41.772.616
100,00
454,76
Trong nuớc
8.640.640
39.696.520
95,03
459,42
Ngân sách
1.750.640
9.924.130
23,75
566,88
Tiến dụng
5.180.000
23.817.912
57
459,80
Huy động,khác
1.710.000
5.954.478
14,28
348,22
DTNN
545.000
2.076.096
4,97
380,94
2.theo chuyên ngành
9.185.640
41.772.616
100,00
454,76
Nuôi trồng
2.341.419
9.443.154
22,61
403,31
Khai thác
2.560.956
11.113.247
26,66
433,95
Chế biến
2.797.027
12.768.025
30,56
456,49
Hậu cần dịch vụ
1.486.238
8.448.190
17,78
568,43
Nguồn:vụ tổng hợp kinh tế quốc dân.
Kết quả thời kỳ 2003-2007 tổng mức đầu tư của ngành tăng nhanh hơn 5 năm kế hoạch trước đó.Trong 5 năm 1998-2003, tổng mức đầu tư là 9.185.640 triệu đồng,5 năm sau 2003-2007 , tổng mức đầu tư là 41.772.616 triệu đồng tăng so với giai đoạn trước 4,54 lần. Mức đầu tư bình quân năm tăng rõ qua hai giai đoạn, giai đoạn 1998-2003 , mức đầu tư bình quân năm là 1.837.128 triệu đồng,giai đoạn 2003-2007 là 8.354.523,2 triệu đồng.
Ngành đã chủ trương phát huy nội lực trong đầu tư phát triển,Vốn đầu tư phát triển ngành chủ yéu là vốn trong nước(chime tới 95,03% tổng mức vốn đầu tư), trong đó nguồn huy động trong dân chiếm tỷ trọng 14,28%.
Vốn nước ngoài có vị trí khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản(chiếm 4,97% tổng mức vốn đầu tư). Nhưng bên cạnh đó trong những năm qua nguồn vốn nước ngoài thu hút được cũng có xu hướng tăng so với thời kỳ trước.giai đoan 1998-2003, vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ khiêm tốn ở mức 545.000 triệu đồng, nhưng giai đoạn 2003-2007 đã tăng lên 2.076.096 triệu đồng.điều đó cho thấy đầu tư vào nganh thủy sản đang ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài,do đó Việt nam cần nỗ lực hơn trong việc giới thiệu tiềm năng phát triển ngành thủy sản với nhf đầu tư.
Về đầu tư theo chuyên ngành, chế biến xuât khẩu thủy sản được quan tâm đầu tư hơn các chuyên ngành khác. Cơ cấu đầu tư cho các lĩnh vực cụ thể như sau:nuôi trồng thủy sản 22.61%;chế biến thủy sản 30,56%;hậu cần dịch vụ 17,78%.trong 5 năm nuôi trồng thủy sản có mức tăng 403.31%,chế biến xuất khẩu thủy sản 456,49%,hậu cần dịch vụ tăng 568,43%.
2.Tình hình đầu tư nước ngoài ngành thủy sản.
2.1.Đầu tư trực tiếp FDI:
Ngành thuỷ sản Việt Nam cho tới nay vẫn chưa thu hút được mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài do nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ nguyên nhân cơ bản là ngành thuỷ sản Việt Nam về cơ bản vẫn là nghề cá nhân dân, mức độ chuyên môn hoá chưa cao, việc khai thác cung cấp nguyên liệu được tiến hành với qui mô nhỏ do thiếu vốn và khoa học công nghệ. Gần đây phát triển nuôi trồng thuỷ sản, việc cung cấp nguyên liệu có trở lên phong phú, đa dạng và ổn định hơn, tuy nhiên vẫn chưa đủ sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Khoa học công nghệ chỉ được đầu tư vào lĩnh vực chế biến thuỷ sản với các dây chuyền máy móc xử lý nguyên liệu. Để thu hút hơn nữa nguồn vốn nước ngoài chúng ta cần đầu tư vào xây dựng các cơ sở hạ tầng, thúc đầy cơ sở hậu cần nghề cá và xây dựng các chương trình cụ thể.Trước nay, nguồn vốn FDI cho ngành thuỷ sản không phải là không có nhưng do tác động của nhiều yếu tố, xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Thuỷ sản đang giảm, chiếm tỷ trọng thấp về số các dự án (156 dự án /9810 dự án của các ngành khác) và tổng mức đầu tư (515.1 triệu USD /99596.2triệu USD là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các ngành kinh tế khác) song do nhiều lý do một số dự án sau khi hoàn tất thủ tục không triển khai được hoặc trong quá trình triển khai do vi phạm các quy định của Nhà nước ta bị rút giấy phép đầu tư.
Bảng 3:Tổng hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Thuỷ sản
giai đoạn 2003-2007:
Đơn vị tính: USD.
Lĩnh vực đầu tư
Số dự án
(DA)
Vốn đầu tư
(triẹu USD)
Tỷ lệ % so với tổng số vốn
Tổng số:
156
515.1
100
Nuôi trồng thuỷ sản
73
240.45
46.68
Chế biến thuỷ sản
59
199.96
38.82
Dich vụ hậu cần
24
74.69
14.5
Nguồn: tổng cục thống kê
Qua bảng trên ta thấy lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản vẫn chiếm lượng vốn đầu tư lớn nhất, lĩnh vực khai thác hải sản không được đầu tư, điều này chứng tỏ khai thác hải sản chưa có độ tin cậy cao, lượng tàu thuyền hiện đại chưa nhiều, hiệu quả đánh bắt kém, phụ thuộc vào thời tiết, trong khi đó nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh đáp ứng được các nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, có hiệu quả đầu tư cao nên các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích hơn.
2.2.Đầu tư ODA vào phát triển thuỷ sản
Bao gồm vốn vay ưu đãi của nước ngoài và vốn viện trợ không hoàn lại. Đầu tư ODA vào thuỷ sản chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá và các hoạt động liên quan đến phát triển kinh tế xã hội nghề cá. Tuy nhiên lượng vốn đầu tư chưa nhiều và do lĩnh vực đầu tư có đặc điểm riêng mà hiệu quả đầu tư rất khó đánh giá hoặc rất chậm
Bảng 4:Tổng hợp đầu tư ODA theo lĩnh vực vào ngành Thuỷ sản.
S
TT
Lĩnh vực hợp tác
Số
Dự án
Vốn đầu tư ký theo dự án (Tr.USD)
Tổng số
Đối ứng
trong nước
Nước ngoài
Tổng số:
42
171,146
15,158
155,988
I.
Vay nước ngoài.
2
78,55
14,4
64,15
1
Nuôi trồng thuỷ sản
1
6,8
6,8
2
Xây dựng hạ tầng NC
1
71,75
14,4
57,35
II.
Viện trợ không hoàn lại.
40
92,596
0,758
91,838
1
Nuôi trồng Thuỷ sản
16
7,628
0,021
7,607
2
Điều tra nguồn lợi
4
6,568
0,38
6,188
3
Chế biến Thuỷ sản
3
2,872
2,872
4
Xây dựng hạ tầng NC
3
30,55
30,55
5
Quản lý
8
2,689
2,689
._.n nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, bên cạnh đó kỹ năng và trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế và còn rất thấp so với các đối thủ.
Thứ tám là, hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thủy sản (hệ thống thủy lợi, các chợ thủy sản đầu mối, các trung tâm thương mại thủy sản) chưa có hoặc còn yếu, cộng với khả năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là thách thức lớn trong việc giữ được thị trường trong nước.
Thứ chín là, vấn đề thương hiệu của thủy sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn, vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, vừa không quảng bá được sản phẩm, vừa có thể gây ra những rắc rối như vụ “cá basa” thành “cá mú” ở thị trường Mỹ vừa qua.
3.Quan điểm và phương hướng phát triển ngành Thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020.
3.1 Nhận thức và quan điểm.
Quán triệt đường lối phát triển kinh tế của Đảng, trên tinh thần tiếp tục đẩu nhanh công cuộc đổi mới của đất nước, để góp phần thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội để ra trong năm 2020, trong đó chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người dự kiến đạt 2000 USD, đầm bảo cho ngành thuỷ sản hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, ý thức được yêu cầu gắn kết giữa phát triển sản xuất đa dạng với bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển, ngành Thuỷ sản cần phát triển theo các quan điểm cơ bản sau đây:
1-Nước ta có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản, phải coi đây là một trong những hướng đi chủ đạo của kinh tế biển và ven biển nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của cư dân, thay đổi bộ mặt của nông thôn ven biển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng.
2-Ngành kinh tế thuỷ sản có thể phát triển mạnh có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững trên cơ sở thực thi các chính sách đầu tư và quản lý đúng đắn phù hợp với các điều kiện và tính chất đặc thù của ngành đồng thời phát huy mạnh mẽ hiệu lực quả lý của Nhà nước kết hợp với tính tích cực sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực thuỷ sản.
3-Trên cơ sở phát huy nội lực của nghề cá nhân dân, thu hút mọi thành phần kinh tế lấy kinh tế Nhà nước và hợp tác làm bà đỡ cho qui trình phát triển nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân và cho nền kinh tế quốc dân góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của đất nước.
4-Công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong 15 năm tới cần hướng vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nghề cá trong lĩnh vực khai thác nuôi trồng dịch vụ mạnh hơn nữa theo định hướng hướng mạnh vào xuất khẩu.
5-Để tiến hành một nghề cá hiện đại cần phát triển kinh tế thuỷ sản Việt Nam theo hướng kết hợp kế hoạch hoá với thị trường, kết hợp giữa sự phát triển phù hợp vớu đặc thù sinh thái và kinh tế xã hội của các vùng các địa phương với phát triển trên cơ sở lợi ích toàn cục trong các chương trình thống nhất.
3.2 Phương hướng phát triển ngành Thuỷ sản đến 2020
3.2.1Phương hướng chung.
Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành Thuỷ sản, thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đảm bảo tăng trưởng bền vững để đến năm 2020 Nâng cao vai trò của khoa học công nghệ tạo động lực mới cho sự phát triển, đầy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút thêm các nguồn vốn, tiếp thu công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực. Thu hút các thành phần kinh tế vào đầu te, phát triển thuỷ sản, phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ, thực hiện xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội vùng nông thôn ven biển. Thực hiện cải cách công tác quản lý Nhà nước, tăng cường năng lực thể chế, bộ máy tổ chức và cán bộ, cải tiênd các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ.
Chiến lược này cung cấp một khuôn khổ phát triển biển toàn diện đến năm 2020 với một mục tiêu rất quan trọng là: Việt Nam phải trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển. Để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược trong bối cảnh hội nhập, ngoài việc xác định tầm nhìn dài hạn đối với các lĩnh vực kinh tế, bản Chiến lược đã xem phát triển kinh tế biển là một “trục chính”.
3.2.2Phương hướng cụ thể.
Tiếp tục phát huy thế mạnh của biển, các vùng nước ngọt, lợ, tiềm lực lao động, khả năng hợp tác quốc tế, kết hợp phát triển nông lâm thuỷ lợi và dư lịch để phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước đưa ngành thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Tăng nhanh giá trị sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu nhằm tăng cường tích luỹ nội bộ từng ngành, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và làm nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước ngày một tăng.
Khu vực ven bờ cần sắp xếo lại nghề nghiệp. Phat triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản làm thay đổi xã hội nông thôn vùng ven biển. Đối với vùng xa bờ cần xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Nghề cá nhân dân là động lực chủ yếu thúc đẩy ngành Thuỷ sản phát triển.
Áp dụng tiến bộ khoa học ký thuật và công nghệ thích hợp vào phát triển sản xuất,Đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ thuỷ sản, nâng cao đời sống người lao động, giải quyết việ làm và ổn địng dân cư.
Tập trung thúc đẩycông tác bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ mơi trường duy trì cân bằng sinh thái ở vùng nuôi, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi. Chuyển đổi nghề khai thác ven bờ để bảo vệ tái tạo nguồn lợi, đông thời có biện pháp hữu hiẹu phòng ngữa dịch bệnh phát sinh.
Tập trung vật tư, vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, ưu tiên vào những vùng trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Tập trung phát triển vùng động lực tại Hải Phòng, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, đồng thời đưa nhanh các công trình, dự án vào sản xuất, bảo đảm hiệu quả đầu tư .
Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút vốn, công nghệ bên ngoài thúc đẩy 3 chương trình lớn của ngành.
Thực hiện tốt công tác đổi mới về bộ máy, tinh giản biên chế, thực hhiện cải cách hành chính hiệu quả đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới.
Tham gia tích cực vào công tác quốc phòng và bảo vệ an ninh vùng biển.
II.Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành Thuỷ sản Việt Nam
Trong những năm qua, sự đóng góp của ngành Thuỷ sản vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam ngày càng lớn và khẳng địng được thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Nhưng chúng ta cũng thấy rõ được những khó khăn trước mắt của ngành. Từ những quân điểm và định hướng được xây dựng và quán triệt để phát triển ngành thuỷ sản, chúng ta phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực để đầu tư giải quyết những khâu yếu kém cơ bản còn tồn tại, mở rộng phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ, đưa ngành thuỷ sản Việt Nam thành một trong nhưng thị trường xuất khẩu lớn của thế giới, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Sau đây là một số giải pháp cơ bản mang tính tổng thể để đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam.
1.Giải pháp đầu tư thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngành thuỷ sản .
Để có thể phát triển ngành thuỷ sản theo hướng bền vững và có hiệu quả cao đến năm 2020 ngành cần hướng vào đầu tư chuuyển đổi cơ cấu kinh tế nghề cá trong mọi lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, dịch vụ theo định hướng chú trọng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, để tiến đến một nghề cá hiện đại, có sức cạnh tranh và hiệu quả cao trong kinh tế thị trường, kết hợp giữa sự phát triển phù hợp vớp đặc thù sinh thái và kinh tế xã hội của các vùmg các địa phương trên cơ sở lợi ích toàn cục trong các chương trình thống nhất.
Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản theo phương hướng trên cần thực hiện các giải pháp đầu tư sau:
Đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản xa bờ, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và bảo vệ nguồn lợi hải sản vùng gần bờ. Khuyến khích các thành phần kinh tế có kinh nghệm sản xuất, có năng lực tài chính, có khả năng quản lý, đóng tàu công suất lớn, hiện đại có đủ điều kiện hậu cần dịch vụ, thông tin liên lạc, neo đậu trú bão, dự báo ngư trường để bám biển dài ngày và khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cảng, bến cá, chợ cá đủ sức làm công tác hậu cần dịch vụ đánh bắt hải sản. Hoàn chỉnh ngành công nghiệp hỗ trợ như cơ khí điện lạnh, đóng sửa tầu thuyền, sản xuất vật liệu, ngư lưới cụ, bao bì.
Phát triển mạnh mẽ ngành nuôi trồng thuỷ sản: Hình thành hợp lý các vùng nuôi công nghiệp hiện đại kết hợp với mở rộng nuôi sinh thái, đầu tư đồng bộ hệ thống kênh, cống, đê, bao cấp thoát nước, điện, giao thông vận tải. Thực hiện nuôi các loài có giá trị kinh tế cao như tôm sú, cua biển, ... Phát triển nghề nuôi biển để nuôi các đối tượng: cá giò, bào ngư, trai ngọc...và các đặc sản khác. Hoàn chỉnh đầu tư hệ thống giống thuỷ sản quốc gia trong cả nước, gắn sản xuất giống với các yêu cầu ưu tiên phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi phục vụ xuất khẩu. Đầu tư qui hoạch lại và phát triển các trại giống nuôi trồng thuỷ sản do dân đầu tư. Phát triển ngành công nghiệp sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở sản xuất thuốc phục vụ sản xuất giống, phòng trừ dịch bệnh.
Xây dựng các cơ sở chế biến thuỷ sản với công nghệ hiện đại, sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm theo qui định quốc tế, để xuất khẩu các mặt hành có giá trị gia tăng đến các thị trường trên thế giới, chú trọng đến các thị trường Nhật, Mỹ, EU, Trung Quốc.
Tùng bước hiện đại hoá gắn với sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, trang bị các phương tiện hiện đại để nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các thành phần kinh tế phát triển ngành, nhập công nghệ và nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất giống để chuyển giao cho dân sản xuất đại trà các loài giống có giá trị kinh tế cao, sản lượng hành hoá lớn.
Hình thành hệ thống đào tạo lao động cho ngành
Phát triển nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều trang trại thuỷ sản theo hướng hiện đại, có nhiều nhà quản lý sản xuất kinh doanh giỏi, nắm bắt được thị trường tạo ra nhiều kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận.
2. Giải pháp để duy trì và phát triển ngày càng nhiều sản phẩm từ thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao trong các thị trường trong nước và quốc tế, chống lại sự giảm sút của nguồn lợi biển, tăng khả năng phục hồi tự nhiên của các nguồn lợi biển nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển cao.
2.1.Trong khai thác hải sản.
Phương hướng chủ yếu là phân định rõ ràng các ngư trường, khu vực và mùa vụ khai thác. Qui hoạch qui mô khai thác cho từng địa phương, quản lý chặt chẽ các ngư trường, nơi sinh sống, môi trường và các giống loài thuỷ hải sản. Để làm được điều đó cần đầu tư điều tra khảo sát xây dựng được các hồ sơ về các bãi cá và các vung cư trú, sinh trưởng, nguồn lợi và mùa vụ khai thác thích hợp ở từng vùng biển, từng thuỷ vực để làm căn cứ ra quyết định. Bên cạnh đó đi đôi với cơ cấu lại lực lượng khai thác ven bờ một cách hợp lý, cần phải chuyển dần sang canh tác trên vùng biển ven bờ: vừa nuôi vừa khai thác, nuôi để khai thác. Để làm được điều đó cần phải sớm tính toán lại cường độ và cơ cấu nghề nghiệp hợp lý cho từng địa phương, từng ngư trường, trước mắt hạn chế việc mở rộng qui mô nghề cá gần bờ. Hỗ trợ xây dựng các bãi rạn nhân tạo, lắp đặt các thiết bị dụ cá, tạo các vùng cư trú có tính chiến lược cho các giống loài thuỷ hải sản. Khuyến khích và hỗ trợ các cộng đồng ngư dân nuôi biển bằng mọi hình thức, giao cho các cộng đồng nhất định quyền khai thác và nghĩa vụ quản lý, bảo vệ từng vùng ven bờ nhất định.
Đối với nghề cá xa bờ cần phải phát triển một cách hợp lý và thận trọng trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Muốn vậy phải:
Tăng cường nghiên cứu nguồn lợi để có thể đi đến qui định cụ thể, hợp lý việc phân bổ và khai thác các nguồn lợi xa bờ thuộc qyuền tài phán quốc gia cho các địa phương trên cơ sở qui định hạn mức cường lực khai thác cho mội địa phương.
Tăng cường hỗ trợ đầu tư của Nhà nước cho các khu vực nghề cá thương mại tham gia vào phát triển nghề cá xa bờ với sự ưu đãi trong vốn vay với các điều kiện thương mại và tạo môi trường thuận lợi về đầu tư.
Phát triển các cơ sở hạ tầng, các hệ thống buôn bán và tiếp thị hợp lý, tập trung.
Đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá phục vụ khai thác xa bờ tập trung có qui mô lớn, tránh đầu tư lẻ tẻ.
2.2 Trong nuôi trồng thuỷ sản.
Với phương hướng lấy phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, trong đó đặc biệt là nuôi biển, nước lợ phục vụ xuất khẩu làm định hướng chiến lược cơ bản nhất trong thời kỳ 2001-2010 chúng ta cần có các giải pháp đầu tư sau:
Đẩy nhanh quá trình qui hoạch, phân lập và thiết kế các khu nuôi tập trung tôm và các loài cá biển.
Nghiên cứu, nhập nhanh công nghệ sản xuất giống, thức ăn và công nghệ nuôi biển.
Đẩy nhanh tốc độ cải tiến, nâng cao công nghệ nuôi tôm xuất khẩu, đẩy nhanh các tiến độ xây dựng các cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho nghề nuôi tôm, cá biển.
Tiếp tục và nâng cao các công nghệ, hệ thống nuôi thủy sản kết hợp với canh tác nông nghiệp và nuôi thuỷ sản trong nhưng khu vực tập trung để tạo khối lượng hàng hoá lớn có thể tổ chức chế biến và thương mại thuận lợi.
Thúc đẩyvà hỗ trợ các doanh nghiệp và tư nhân tham gia phát triển nuôi thuỷ sản, đặc biệt là nuôi công nghiệp tăng cường việc phát triển cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản.
Xây dựng hệ thống thể chế và thiết chế nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho nuôi thuỷ sản phát triển.
Củng cố và phát triển mạng lưới điện, trạm nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật một cách mạnh mẽ hơn.
2.3 Trong chế biến và thương mại thuỷ sản.
Mở rộng mặt hàng và thị trường nhằm đa dạng hoá các mặt hàng chế biến cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, kích thích lại tính đa dạng của sản xuất nguyên liệu và tận dụng sản phẩm của khai thác lấy chế biến làm cơ sở cho việc nâng cao giá trị các sản phẩm thuỷ sản. Do đó phải có các giải pháp đầu tư sau:
Tăng cường năng lực nghiên cứu công nghệ, tiếp thu và chuyển giao công nghệ chế biến tiên tiến.
Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để nâng cấp các cơ sở chế biến và đổi mới trang thiết bị, công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc tế và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Cải tổ lại mạng lưới bán buôn, bán lẻ thuỷ sản trong thị trường nội địa. Duy trì và giữ vững thị trường truuyền thống đồng thời mở rộng quan hệ để tạo thị trường mới, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật.
Phát triển một số trung tâm chế biến công nghệ cao để tái chế biến các hành sơ chế trong mạng lưới các xí nghiệp chế biến qui mô nhỏ nằm rải rác ở các vùng nguyên liệu.
Biện pháp tăng sức cạnh tranh:
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam đang là mối lo ngại nhất là khi sắp bước qua ngưỡng cửa WTO. Nếu không nâng cao được sức cạnh tranh, thì ngành thủy sản Việt Nam không những sẽ đuối sức trong cuộc đua xuất khẩu với những đối thủ mạnh của châu á và châu Mỹ, mà còn bị “hạ nốc ao” ngay chính trên “sân nhà”. Mục tiêu phát triển nghề cá bền vững chỉ có thể đạt được trên nền tảng sản xuất hiệu quả và sức cạnh tranh cao.
Chính vì vậy, chủ động các điều kiện và biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm đã và đang được các cơ quan chức năng của Bộ Thủy sản dành nhiều công sức chuẩn bị nhất. Theo Vụ hợp tác quốc tế Bộ thuỷ sản, có 7 biện pháp cần được tập trung đẩy mạnh.
Một là, tăng cường công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nguyên liệu thủy sản, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhằm đa dạng hoá đối tượng xuất khẩu với giá thành hạ.
Hai là, tổ chức lại sản xuất trong toàn ngành theo hướng liên kết ngang và dọc giữa các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ thủy sản, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Ba là, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, tăng cường năng lực chế biến cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, tăng năng lực chế biến mặt hàng giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bốn là, tiếp tục công tác quy hoạch phát triển thủy sản, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản làm nguồn cung cấp chính nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Năm là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng vào xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực.
Sáu là, tăng cường công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi để có biện pháp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi, thực hiện quản lý an toàn vệ sinh, môi trường, đảm bảo phát triển nghề cá bền vững.
Bảy là, tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3. Giải pháp đầu tư về vốn cho phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam.
Vốn dầu tư từ trước đến nay vẫn là vấn đề quan trọng của bất cứ một ngành kinh tế nào, đối với ngành thuỷ sản vốn đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng, trong phần giải pháp về vốn chúng ta đề cập đến hai vấn đề là giải pháp để thu hút vốn và giải pháp từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Đối với giải pháp thu hút vốn ta thấy trong 5 năm từ 2003-2007 tổng vốn đầu tư trong ngành thuỷ sản đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiờn nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào thuỷ sản còn hạn chế hay ngành thuỷ sản vẫn chưa có được những thu hút mạnh mẽ đối với nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn trong nước chủ yếu từ 3 nguồn Ngân sách; Tín dụng; Huy động, nguồn vốn ngân sách tăng theo các năm nhưng tăng không lớn bằng nguồn vốn tín dụng, riêng nguồn vốn huy động thì tuỳ thuộc vào từng thời kỳ. Trong những năm tới, để thu hút nhiều vốn hơn nữa vào đầu tư phát triển ngành cần có các biện pháp sau đây.
Trước tiên phải tiến hành xây dựng các chương trình đối với từng lĩnh vực cụ thể. Sở dĩ phải tiến hành xây dựng các chương trình vì quá trình khai thác, nuôi trồng thuỷ sản là quá trình lâu dài đòi hỏi vốn lớn, trình độ công nghệ vừa phù hợp với điều kiện nước ta vừa không quá lạc hậu so với mức độ phát triển thuỷ sản của thế giới, kèm theo đó là hệ thống cơ sở hạ tầng và đội ngũ công nhân lành nghề... Hơn nữa do tính thời vụ, các chương trình phải được xây dựng liên tiếp để đảm bảo tính kế thừa phát huy và tận dụng công suất của thiết bị. Cũng như bất cứ ngành nghề nào khác khi đẫ lên kế hoạch, đảm bảo đủ độ tin cậy với những minh chứng hợp lý thì sẽ thu hút các nguồn vốn đầu tư ưu đãi đầu tư. Bên cạnh đó tuỳ thuộc vào các chương trình, địa phương thực hiện chương trình mà tiến hành biện pháp khuyến khích đầu tư. Chẳng hạn như vùng nước lợ có khả năng phát triển và nuôi trồng các loại nhuyễn thể thay cho việc đầu tư vào các ngành truyền thống của địa phương thì cần có chương trình nuôi trồng cụ thể cùng với lời hứa thu nua với mức giá có lợi sẽ tạo được một lượng vốn dầu tư đáng kể.
Đối với nguồn vốn trong nước:
Khuyến khích các thành phần kinh tế phat triển sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản để thúc đẩy và thu hút nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này.
Nhà nước có chính sách ưu tiên, ưu đãi về vốn cho khu vực còn gặp nhiều khó khăn ở vùng ven biển, hải đảo, vùng giáp biên, khai thác vùng khơi, vùng nghèo như các tỉnh Bắc trung bộ, đầu tư mạnh vào các tỉnh trọnh điểm nghề cá như đồng bằng sông Cửu Long, Nam trung bộ.
Đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hàng năm dự báo ngành thuỷ sản cần 200-240 triệu USD, một hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ là mồi nhử các luồng vốn đầu tư nước ngoài.
Cần khẩn trương xây dựng một số khu kinh tế mở có qui chế riêng tại một số đảo hoặc vùng ven biển như khu chợ cá, dịch vụ thuỷ sản, sản xuất giống cá biển nuôi thuỷ sản...
Xây dựng các chính sách liên quan đến việc bảo lãnh tín dụng cho nuôi trồng thuỷ sản, lấy tài sản hình thành làm thế chấp và tín chấp cho vay lần đầu tạo vốn lưu động.
Cần ưu tiên cho các dự án đầu tư tạo lập hạ tầng hoàn chỉnh và xây dựng khu nuôi công nghiệp để cho thuê ao nuôi. Cần khẩn trương áp dụng chính sách ưu đãi nhập công nghệ sản xuất giống một số loài thuỷ sản quí hiếm, khó cho sinh sản trong nuôi. Bên cạnh đó có chính sách ưu đãi cho việc đào tạo cán bộ có trình độ công nghệ cao, tinh nhuệ trong xây dựng và thẩm định các dự án đầu tư phát triển. Cần đầu tư phát triển các trung tâm phân tích, phổ biến thông tin và thị trường công nghệ. đẩy mạnh công tác khuyến nông hơn nữa. Cần phải chấm dứt ngay tình trạng của chính sách “ mưa cho khắp “ các vùng của các địa phương trong đầu tư như trong đầu tư vào lĩnh vực thuỷ sản hiện nay.
Để từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đây là vấn đề mang tính thời sự, ngành thuỷ sản Việt Nam cũng có vấn đề nan giải trong việc sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả. Việc đầu tư ồ ạt và thiếu thận trọng vào khai thác xa bờ trong thời gian qua là một bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn hợp lý. Để thu hút vốn chúng ta tiến hành đầu tư theo chương trình cụ thể. Tuy nhiên, do sự phức tạp của sản phẩm thuỷ sản mà mỗi chương trình lại liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau, cần tiến hành ở những thời điểm khác nhau. Vì thế cần phân bố các chương trình lớn thanh các chương trình nhỏ, lẻ hay các tổ hợp chương trình một cách hợp lý, dựa trên tính chất và đặc điểm của mỗi chương trình. Ví dụ, đối với chương trìng khai thác xa bờ, cần phân bố thành các nhóm chương trình: đóng mới tàu thuyền, nâng cao công suất tàu thuyền; chương trình cải tiến nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp với trọng tải và công suất khai thác, chương trình tìm kiếm mô hình đánh bắt phù hợp, kết hợp với hậu cần nghề cá; chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ và lao động...Nhờ sự phân bố đó chúng ta có thể thấy được những việc cần làm ngay, công việc nào tiếp theo công việc nào tập trung vốn cho công việc trước mắt.
Do việc khai thác nguồn lợi biển trong một thời gian dài trước đây còn nhiều bất cập, chưa có quy định cụ thể mà hiện nay dẫn đến sự khan hiếm dần buộc thuỷ sản Việt Nam phải mở ra hướng đầu tư mới và chuyển đổi cơ cấu đầu tư, đầu tư khai thác xa bờ và đầu tư mạnh vào nuôi trồng thuỷ sản. để thực hiện được định hướng này, nguồn vốn đầu tư phải được tập trung vào các cơ sở đóng tàu trọng tải lớn, có thể khai thác dài ngày trên biển với các trang thiết bị hiện đại đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trong nuôi trồng thuỷ sản, do đặc chưng của lĩnh vực này là có thể giao cho từng cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng hay tiến hành nuôi trồng tại các nông trường với qui mô lớn nên nguồn vốn thu hút rất phong phú, vấn đề là để đạt được hiêụ quả cao cho các vụ mùa cần lựa chọn phương thức canh tác, nuôi trồng, hướng dẫn cụ thể phương thức chăn nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi trồng thuỷ sản.
4.Giải pháp đầu tư cho mở rộng thị trường quốc tế và nâng cáp thị trường trong nước.
Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đến 2020 cho đến nay còn tuỳ thuộc vào từng phương án, nhưng nếu xét đến 2010 thì mong muốn đạt được 5 tỷ USD. Trong đó năm 2008 phấn đấu đạt 4 tỷ USD, đa dạng hoá các sản phẩm thuỷ sản đặc biệt cho xuất khẩu theo hướng nâng cao hàm lượng công nghệ và có sức hút với thị trường. Tiến hành đầu tư mở rộng thị trường bằng cách thăm dò nhu cầu tiêu thụ, các đối thủ cạnh tranh, ưu nhược điểm cả đối thủ cạnh tranh từ đó xác định được thế mạnh của ngành thuỷ sản Việt Nam sau đó tiến hành đầu tư sản xuất, chào hàng, thăm dò phản ứng và nhận xét của khách hàng. Hiện nay, Nhật là thị trường lớn, dự kiến sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này là 34%, Mỹ 25%, EU 8% và Hồng Kông 18% thị trường khác là 15%...Tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trên từng thị trường cho từng chủng loại mặt hàng, lợi dụng đồng bộ các yếu tố địa lý, thương mại ngoại giao truyền thống, tuy nhiên cần phải chọnyếu tố chất lượng, giá cả là chủ yếu. Nên sắp xếp lại để phân lập các doanh nghiệp có đủ khả năng tham gia vào thị trường thuỷ sản
Đối với thị trường trong nước cần phải được nâng cấp bằng cách đầu tư hình thành và tổ chức một số chợ tôm chợ cá theo phương thức đấu giá nhằm gắn kết giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến, tăng cường chất lượng nguyên liệu, giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao tỷ trọng sản phẩm khai thác nuôi trồng và đưa vào chế biến xuất khẩu. Đồng thời hạn chế tình trạng ép giá và đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản.
Nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm cũng là một biện pháp để duy trì và mở rộng thị trường, ngành Thuỷ sản Việt Nam cần đầu tư vào vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là các sản phẩm đông lạnh và đóng hộp, tiến tới chúng ta phải đầu tư triển khai việc áp dụng an toàn vệ sinh trong các khâu sản xuất nguyên liệu, cảng cá, chợ cá.
Đa dạng hoá các sản phẩm nhờ ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực của các nhà máy chế biến, giúp cho việc cung cấp sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu được thực hiện một cách liên tục, phong phú và chất lượng cao, quyết định vị trí của ngành thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
5.Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ.
Khoa học công nghệ là môt yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và toàn diện ngành thuỷ sản, đầu tư phát triển công nghệ sẽ tạo những thay đổi cơ bản mang tính quyết định cho sự phát triển của ngành. Chúng ta cần đầu tư triển khai các dự án nâng cấp viện nghiêncứu, các trường đào tạo của ngành có trang thiét bị hiện đại, có năng lực nghiên cứu giả quyết nhưngnx vấn đề kỹ thuật, công nghệ, quản lýnguồn lợ, quản lý môi trường, an toàn vệ xsinh. Đầy nhanh việc nghiên cứu và phổ biến công nghệ sản xuất giống thuỷan, các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, cơ khí, dịch vụ...Đẩy mạnh ciệc nghiên cứu và nhập một số cônmg nghệ tiên tiến của nước ngoài, nhất là công nghệ sản xuất giống các laòi thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao... thực hiện mới liên kết cơ sở nghbiên cứu với cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc ứng dụng khoa học công nghệ.
Chú trọng phát triển công nghệ sản xuất giống thuỷan có giá trị xuất khẩu và phục vụ sản sinh, trong đó tập trung hoàn thiện qui trình nuôi thành thục tộm sú bố , mẹ trong điều kiện nhâ tạo, tái tạo nguồn tôm bố mẹ ở vùng nước tự nhiên và công nghệ sản xuất giống các loài đặc sản có thị trường. áp dụng công nghệ tạo giống tôm sũ chất lượng cao.
6.Giải pháp đầu tư đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường, tranh thủ được công nghệ mới và đào tạo cán bộ.
Trong tiến trình toàn cầu hoá hiện nay, hợp tác quốc tế thúc đẩy quá trình phát triên của bất cứ ngành nghề nào. Nganh Thuỷ sản Việt Nam cũng đứng trước nhu cầu hội nhập hoá, hợp tác hoá quốc tế đóng vai trò quan trọng đưa ngành thuỷ sản Việt Nam lên ngang tầm với ngành thuỷ sản thế giới. Với một loại mực tiêu là thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường, tranh thủ công nghệ mới và đào tạo cán bộ chúng ta cần:
Chuẩn bị tốt các chương trình, dự án, tổ chức lực lượng để tranh thủ tối đa các cơ hội hợp tác với nước ngoài. Xây dựng qui chế trách nhiệm và phân cấp cụ thể để các địa phương cơ sở chủ động tìm kiếm các nguồn và phương thức hợp tác, tài trợ theo định hướng chung của ngành, tạo ra nguồn nhân lực rrất quan trọng và công nghệ cho sự phát triển của ngành.
Để tạo khả năng cạnh tranh quốc tế cao cần phải có những hành lanh pháp lý hấp dẫn hơn đối với đầu tư vào các lĩnh vực thuộc ngành thuỷ sản như các ưu đãi và thuế sử dụng đất cho đầu tư vào nuôi trồng đặc biệt là vùng đất cát ven biển. Nên cấp tư cách tiên phong với nhiều ưu đãi cho các xí nghiệp đi tiên phong trong việc phát triển nuôi biển, nuôi tôm công nghiệp và đầu tư vào các ngành yểm trợ cho nuôi công nghiệp.
Xúc tiến xuất khẩu lao động nghề cá theo các hiệp định chính thức với nước ngoài
Kết luận
Thuỷ sản là một ngành kinh tế- kỹ thuật đặc thù gồm các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ và thương mại; là một trong những ngành kinh tế biển quan trọng.
Trong nhưng năm qua, do năm vững đặc điểm cơ bản của tự nhiên xã hội trong tổ chức quản lý, ngành thuỷ sản đã đạt tốc độ tăng trưởng cao. Nghị quyết Hội Nghị TW Đảng Lần thư 5 khoá VII đã xác định Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế cuae đất nước. Nhưng hiện nay, ngành Thuỷ sản đang đứng trước nhưng thử thách lớn : Nguồn lợi hải sản ven bờ cạn kiệt, nguồn lợi xa bờ chưa nắm chắc, do phát triển ồ ạt diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở vùng bãi triều cửa sông ven biển đã thu hẹp diện tích rừng nghập mặn làm mất cân bằng sinh thái, các cơ sở chế biến thuỷ sản tuy nhiều nhưng trình độ công nghệ còn lạc hậu, sản phẩm kém sức cạnh tranh trên thị trường. Cơ sở hạ tầng yếu kém chưa đồng bộ. Chúng ta lại vừa ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO bbên cạnh những cơ hội còn có những thách thức đòi hỏi chúng ta có những biện pháp sử lý hợp lý.
Tuy nhiên ngành Thuỷ sản Việt Nam cũng đã từng bước đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình đối với nền kinh tế trong nước trong khu vực và trên thế giới. Với nguồn lợi tự nhiên dồi dào, phong phú chúng ta có đủ điều kiện để xây dựng một ngành thuỷ sản phát triển, trở thành một trung tâm của khu vực. Để đạt được điều này chúng ta cần nhận thức rõ được hạn chế và yếu kém trong từng lĩnh vực cụ thể từ đó có biện phát giải quyết thoả đáng và triệt để. Cũng như bất kỳ ngành kinh tế nào, đầu tư phát triển đóng vai trò quan trọng trong quá trình đi lên của ngành. Giải pháp nâng cao hiệu quả đâù tư cúng chính là giải pháp phảp triển ngành.
Trong giới hạn về trình độ hiểu biết và thời gian, chắc chắn chuyên đề còn có nhiều thiếu sót. Em xin được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bề đẻ chuyên đề được hoàn thiện hơn .
Tài liệu tham khảo.
Giáo trình kinh tế đầu tư _ NXB giáo dục 1998.
Chiến lược huy động vốn cho các nguồn lực trong sự nghiệp CNH-HĐH- Trần kiên NXB Hà Nội.
Báo cáo tình hình đầu tư phát triển của Việt Nam 10 năm qua.
Báo cáo tình hình đầu tư phát triển của ngành thuỷ sản 10 năm qua.
Qui hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến 2020.
Qui hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế thuỷ sản- Pts Hà Xuân Thông.
ảnh hưởng của quá trình đổi mới lên sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam.
Có một Việt Nam như thế.
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6029.doc