Tình hình đầu tư của Công ty kinh doanh than Hà Nội nhằm giảm chi phí trong giai đoạn suy thoái kinh tế

MỤC LỤC Danh mục các bảng và sơ đồ Bảng 1.1 : Các loại than kinh doanh của công ty 21 Bảng 1.2 : Một số khách hàng chính và quen thuộc của công ty 22 Bảng 1.3 :Diện tích của các trạm và văn phòng của công ty 26 Bảng 1.4: cơ cấu lao động của công ty 27 Bảng 1.5: Thị phần của công ty giai đoạn 2003-2005 32 Bảng1.6 :Quy mô vốn đầu tư kế hoạch và thực hiện qua các năm của công ty giai doạn 2006-2008 34 Bảng1.7 :Quy mô vốn đầu tư kế hoạch qua các năm của công ty giai doạn 2006-20

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tình hình đầu tư của Công ty kinh doanh than Hà Nội nhằm giảm chi phí trong giai đoạn suy thoái kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
08 35 Bảng1.8 :Quy mô vốn đầu tư thực hiện qua các năm của công ty giai doạn 2006-2008 36 Bảng 1.9 :Quy mô tốc độ tăng vốn của công ty giai đoạn 2004 - 2008 37 Bảng 1.10 :Nguồn vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2006-2008 39 Bảng 1.11 : Tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2006-2008 40 Bảng 1.12: Bảng quy mô và tỷ trọng các nguồn vốn của công ty giai đoạn 2006-2008 41 Bảng 1.13 : Cơ cấu tổng nguồn vốn trong công ty giai đoạn 2006-2008 42 Bảng 1.14 : Bảng tình hình thực hiện vốn đầu tư phân theo lĩnh vực đầu tư của công ty giai đoạn 2006-2008 43 Bảng 1.15 :Quy mô vốn đầu tư cho xây dựng nhà xưởng của công ty giai đoạn 2006-2008 44 Bảng 1.16 :Tỷ trọng đầu tư cho nhà xưởng trong tổng vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2006-2008 45 Bảng 1.17 : Tình hình đầu tư cho máy móc thiết bị của công ty 47 Bảng 1.18 :Quy mô vốn đầu tư cho máy móc thiết bị tại công ty 48 Bảng 1.19 : Tình hình đầu tư cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty 50 Bảng 1.20 :Bảng tiền lương bình quân của công ty 51 Bảng 1.21 :Bảng giá trị tài sản có định huy động 52 Bảng1.22 :Quy mô tốc độ tăng sản lượng của công ty giai đoạn 2004 – 2008 53 Bảng 1.23: Thị phần của công ty sau giai đoạn đầu tư 55 Bảng 1.24 : Chi phí hàng năm của công ty giai đoạn 2004 – 2008 56 Bảng 1.25 : Kết quả kinh doanh chung của công ty 57 Bảng 1.26 : Lợi nhuận gia tăng của công ty 58 Bảng 1.27 :Một số chỉ tiêu hiệu quả đầu tư 59 Bản cam đoan Họ và tên :Đỗ Thùy Dương Là sinh viên lớp : Đầu tư 47 D Trường Đại học kinh tế Quốc dân Sau thời gian thực tập tại công ty kinh doanh than Hà Nội, với sự giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn và cô Trần Thị Mai Hoa, tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với tên đề tài là: Tình hình đầu tư của công ty kinh doanh than Hà Nội nhằm giảm chi phí trong giai đoạn suy thoái kinh tế.” Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập không hề có sự sao chép của bất kỳ ai khác, mọi thông tin và tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà trường và khoa. Sinh viên Đỗ Thùy Dương LỜI MỞ ĐẦU Ngành than Việt Nam cũng như các ngành than của các quốc gia khác hay các ngành công nghiệp khác đều có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành công nghiệp sản xuất nói riêng. Sau hơn 30 năm đổi mới và phát triển nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dùng ngày một gia tăng.Ngành công nghiệp than là một trong những ngành công nghiệp lớn và có đóng góp lớn trong tỷ trọng GDP của cả nước (10,23 % GDP năm 2006 và 9,76 % GDP năm 2007 theo ước tính của tổng cục thống kê Việt Nam), cũng như đóng góp cho Ngân sách Nhà nước nói riêng. Ngành than cũng có những đóng góp không nhỏ trong các hoạt động xã hội. Trong quá trình thực tập tại công ty kinh doanh than Hà Nội em đã hiểu rõ hơn về tầm quan trong của công ty trong tập đoàn than Việt Nan cũng như sự đóng góp của công ty đối với nền kinh tế nói chung.Tìm hiểu về hoạt động đầu tư phát triển tại công ty, xem xét hiệu quả của hoạt động đầu tư cũng như đánh giá thành công hay thất bại và đưa ra một số đề suất cho công ty em đã chon đề tài với nội dung: “Tình hình đầu tư của công ty kinh doanh than Hà Nội nhằm giảm chi phí trong giai đoạn suy thoái kinh tế.” Với sự cố gắng của bản thân và sự chỉ bảo tận tình của cô Ths Trần Thị Mai Hoa, cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú ,anh chị trong công ty em đã hoàn thành đề tài của mình. Do quá trình thực tập có hạn, cũng như kiến thức thực tế chưa nhiều, trình độ lý luận và năng lực bản thân còn hạn chế, chuyên đề tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em đạt kết quả tốt hơn Nội dung đề tài của em gồm hai chương chính với các mục nhỏ bên trong, em hi vọng sự phân chia của em sẽ giúp thầy cô, các cô chú và anh chị trong công ty sẽ hiểu kĩ hơn về đề tài em nghiên cứu. Chương I :Thực trạng đầu tư của công ty kinh doanh than Hà Nội Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư tại công ty Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn chân thành tới cô Trần Thị Mai Hoa và anh Nguyễn Văn Giang đã tận tình chỉ bảo em trong thời gian em tực tập. Chương I :Thực trạng đầu tư của công ty kinh doanh than Hà Nội. 1.1 :Tổng quan về công ty kinh doanh than Hà Nội. 1.1.1 :Quá trình hình thành và phát triển của công ty . 1.1.1.1:Thông tin chung về công ty Công ty kinh doanh than Hà nội là một trong 10 đơn vị trực thuộc của công ty cổ phần kinh doanh Than Miền Bắc Tên công ty:công ty kinh doanh than hà Nội Tên giao dịch:công ty kinh doanh than Hà Nội Cấp quản lý:Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc-TKV Trụ sở chính:Số 5 Phan Đình Giót –Phương Liệt Thanh Xuân -Hà Nội SĐT:(04)3864 3359 Fax: (04)3864 1699 Email: Tổng vốn điều lệ: 1.1.1.2:Quá trình phát triển của công ty Nhiệm vụ quản lý và phân phối than cho nền kinh tế quốc dân đã hình thành ngay sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng.Lúc đầu là công ty cung ứng than xi măng thuộc Tổng cục vật tư, từ năm 1969 là Bộ Vật Tư. Thực hiện chủ trương của Nhà nước quản lý vật tư theo ngành từ sản xuất đến lưu thông phân phối. Công ty kinh doanh than Hà Nội trước đây là công ty cung ứng than –xi măng Hà Nội, được thành lập vào ngày 9/12/19974 theo quyết định số 1878/DT-QLKT của Bộ Điện Than thực hiện theo quyết định số 254/CP ngày 22/11/1974 của Hội đồng Chính phủ về việc chuyển chức năng quản lý cung ứng than về Bộ Điện Than , và công ty hoạt động chính thức từ ngày 1/1/1975. Nhiệm vụ chính của công ty là tổ chức cung ứng đủ than theo kế hoạch cho nhu cầu sử dụng than của các hộ trung ương, địa phương trên địa bàn các tỉnh,thành phố :Hà Nội ,Hoà Bình , Hà Tây,Hưng Yên. Do yêu cầu công tác hoạt động mà công ty đã qua nhiều lần đổi tên cho phù hợp với tình hình. Từ năm 1975-1978 :là”công ty quản lý phân phối than Hà Nội” thuộc “công ty quản lý phân phối than -Bộ Điện than”,s Từ năm 1979-1981: đổi tên thành “công ty quản lý và cung ứng than Hà Nội” thuộc công ty quản lý cung ứng Bộ Điện than. Từ 1982-1993: đổi tên thành “công ty cung ứng than Hà Nội” trực thuộc “tổng công ty cung ứng than Bộ Mỏ và Than” Từ ngày 30/6/1993 theo chủ trương của Nhà nước ,Bộ Năng lượng đã ban hành quyết định số 448/NN-TCCB-LĐ ,cơ cấu lại công ty và đổi tên thành “Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội”. Ngày 10/10/1994 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 563/TTĐ thành lập “tổng công ty than Viết Nam” để chấn chỉnh và lập lại trật tự trong khai thác và kinh doanh than Từ ngày01/04/1995 “công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội “ trở thành một công ty trực thuộc “công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc” trực thuộc “tổng công ty than Việt Nam” Ngày 19/12/2006 Hội đồng quản trị “Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc” quyết định đổi tên “công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội “thành “công ty kinh doanh than Hà Nội” Công ty hoạt động với tư cách pháp nhân không đầy đủ,hạch toán kinh doanh phụ thuộc và chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn do “công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc” giao cho. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển công ty đã tạo cho mình vị thế trên thị trường.Là một đơn vị kinh doanh trực thuộc nên công ty luôn thực hiện mọi chức năng nhiệm vụ do cấp trên giao cho . Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là thu mua than tại các mỏ sau đó bán cho các nhà máy , xí nghiệp….để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của nhân dân Hà Nội và các tỉnh lân cận . Công ty đã sản xuất kinh doanh và cung ứng cho các đơn vị hang triệu tấn than các loại .Với thành tích đã đạt được Công ty đã nhiều lần được tặng huân chương lao động như : +Năm 1995 được Nhà Nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3 +Năm 1996 được tặng thưởng huân chương chiến công hạng 3 trong phong trào quần chúng an ninh bảo vệ Tổ quốc. +Đảng bộ công ty được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh liên tục nhiều năm liền. +Đặc biệt năm 1999 công ty là một trong 30 doanh nghiệp” điểm sáng các doanh nghiệp thủ đô” được thành uỷ Hà Nội tuyên dương nhân dịp 45 năm ngày giải phóng thủ đô. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế như hiện nay ,đây là khó khăn chung cho hầu hết các ngành kinh tế chứ không chỉ ngành than nói riêng.Cũng như ngày càng xuất hiện nhiều cá nhân tập thể tham gia kinh doanh than ,sự cạnh tranh trên thị trường là không tránh khỏi và diễn ra ngày càng gay gắt. Trong đó không ít các đơn vị cá nhân cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ than . Các nguyên nhân này dẫn tới sự giảm sút trong khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty, điều này đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu để giữ vững và phát triển trên thị trường. Ngành than nói chung cũng như Công ty kinh doanh than Hà Nội nói riêng có chức năng quản l‎y và phân phối vật tư than cho nền kinh tế quốc dân từ trung ương tới địa phương .Thông qua đó nhằm góp phần thúc đẩy nên kinh tế thị trường phát triển , đảm bảo đời sống cho người lao động tăng thu Ngân sách cho Nhà nước . 1.2: Cơ cấu tổ chức của công ty 1.2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Nhiệm vụ chính của công ty là kinh doanh và chế biến than phục vụ các nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận Hà Tây ,Hoà Bình , Sơn La ,Lai Châu....Tiêu thụ than là một trong những hoạt động quan trọng của công ty .Hoạt động kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơ cấu tổ chức của công ty. Ngoài ra công ty còn xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch hàng năm ,6 tháng ,quý về sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc và tuân thủ đúng pháp luật của Nhà nước. Quản lý khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả , đặc biệt là nguồn vốn do ngân sách cấp Thực hiện đầy đủ các cam kết hợp đồng nói chung ,quản lý và sử dụng theo đúng pháp luật. Thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế ,thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và cấp trên. Cuối mỗi niên độ kế toán ,công ty phải nộp báo cáo quyết toán tài chính và chuyển toàn bộ lợi nhuận còn lại lên công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc sau khi đã thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước Cửa hàng Cổ Loa Công ty KD&CB than Hà Nội Giám dốc Các phó giám đốc Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Cấc trạm KD & CB than Trạm KD & CB than Vĩnh Tuy Trạm KD & CB than Giáp Nhi Trạm KD & CB than Ô Cách Trạm KD & CB than Cổ Loa Cửa hàng Vĩnh Tuy Cửa hàng số 1 Trạm KD & CB than Sơn Tây Xưởng 1 Xưởng 2A Xưởng 2B Cửa hàng Đông Anh Trạm KD & CB than Hòa Bình Cửa hàng số 1 Cửa hàng số 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty là kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng ( trang bên nguồn từ phòng tổ chức hành chính).Đứng đầu là giám đốc sau đó là các phó giám đốc.Rồi tới các phòng ban các trạm cuối cùng là các của hang ở các trạm . 1.2.2:Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng Giám đốc: Bà Nguyễn Thị Hương Là người đứng đầu công ty ,người có quyền ra quyết định chỉ đạo toàn bộ mọi hoạt động của công ty từ hoạt động chế biến sản xuất tới hoạt động kinh doanh .Đây được coi là người quan trọng trong công ty vừa là người lãnh đạo vừa là người theo sát các hoạt động của công ty điều hành công ty hoạt động có hiệu quả ca nhất. Trong quá trình ra quyết định giám đốc đựơc sự tham mưu trực tiếp của các phòng ban chức năng như :phòng tổ chức ,phòng kế hoạch kinh doanh ,phòng kế toán ,các chuyên viên tài chính kinh tế ,kỹ thuật ,luật pháp để đưa ra quyết định kịp thời chính xác.Đảm bảo co thành công trong hoạt động kinh doanh và các hoạt khác trong công ty , Phó giám đốc: Ông Đinh Công Nga Là người giúp giám đốc giải quyết các công việc thuộc phạm vi ,quyền hạn mà giám đốc phân công . Nhằm giảm bớt gánh nặng công việc cho giám đốc , giúp giám đốc tập chung được vào những công việc quan trọng và đưa ra được những quyết định chính sác giúp cho công ty hoạt động có hiệu quả nhất . Phó giám đốc nhiều khi được giám đốc giao cho các công việc quan trọng và sẽ phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các phòng chức năng : có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc , phó giám đốc trong phạm vi chuyên môn của mình nhằm giúp các lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho công ty . Hướng dẫn ,chỉ đạo ,kiểm tra chuyên môn đối với các đơn vị trong công ty giúp các đợn vị trog công ty hoạt động đúng theo hướng mà Nhà nước cũng như ban lãnh đạo của công ty đưa ra cho toàn bộ các phòng ban các trạm cũng như các cửa hàng . Đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc và công ty ,trước pháp luật về chức năng tham mưu của mình nhằm đảm bảo cho các phòng chức năng này hoạt động đúng theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm rõ ràng trước các quyết định mà mình đưa ra và từ đó tiến hành nghiên cứu chính sác trước khi đưa ra các gợi ý cho ban giám đốc .Các phòng chức năng không có quyền ra mệnh lệnh cho các đơn vị trong công ty ,toàn bộ những đề xuất đều phải thông qua giám đốc. Trong đó: Phòng tổ chức hành chính : Trưởng phòng tổ chức hành chính: Nguyễn Văn Giang Là người chịu trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức nhân sự ,quản lý cán bộ ,công tác văn phòng ,văn thư , lưu trữ .Các công tác liên quan tới việc đảm bảo an ninh ,quan hệ với đoàn thể và các tổ chức đoàn thể khác ,chăm lo đời sống sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên .Tổ chức các hoạt động sinh hoạt cho các bộ công nhân viên trong công ty .Công ty đã nhiều năm đạt các kết quả cao trong hoạt động thể dục thể thao của ngành vào tháng Tư hàng năm như giải bóng đá ,giải cầu lông hay bóng bàn... Phòng kế hoạch và thị trường : Trưởng phòng:Bà Nguyễn Thị Di Có trách nhiệm theo dõi tình hình kinh doanh cuả công ty giúp ban giám đốc nghiên cứu thị trường tìm hiểu đối tác liên doanh , liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ .Đưa ra các kế hoạch kinh doanh , đầu tư có triển vọng giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn nữa . Phòng kế toán thống kê: Kế toán trưởng : Bà Đỗ Thị Mận Có nhiệm vụ chỉ đạo lập chứng từ ban đầu ,lập sổ sách đối với các trạm và cửa hàng ,tập hợp các chứng từ của các trạm và tổ chức hạch toán kế toán tại công ty theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước , và đồng thời chỉ đạo thực hiện quản lý công nợ , thu hồi quản lý công nợ , không để khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu ,cùng tham gia với phòng kế hoạch và thị trường để dự thảo các hợp đồng kinh tế mua bán bốc xếp vận chuyển than ,xây dựng chính sách giá hợp lý và lập kế hoạch chi phí lưu thông Sáu trạm kinh doanh than: trạm Cổ Loa , trạm Ô Cách (Gia Lâm), trạm Giáp Nhị ,trạm Vĩnh Tuy , trạm Hoà Bình , trạm Sơn Tây : các trạm này sẽ tiếp nhận và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà công ty giao cho.Trực tiếp tiếp xúc và giao dịch vời khách hàng . Đề xuất với công ty kí hợp đồng với các mỏ trong Tổng công ty.Sau khi công ty kí hợp đồng ,các trạm tổ chức nhận hàng theo nội dung hợp đồng đã kí.Hiện nay công ty đang áp dụng mô hình khoán-quản đối với các trạm . Khoán về sản lượng ,tài chính, quản về chứng từ hàng hoá ,các quy định của cấp trên và Nhà nước .Mối quan hệ công tác giữa công ty và các trạm là mối quan hệ cấp trên cấp dưới. Toàn bộ hoạt động cuả các trạm phải nằm trong khuôn khổ các quy định đã được cụ thể hoá của công ty kinh doanh than Hà Nội. 1.3: Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của công ty 1.3.1: Lĩnh vực hoạt động của công ty Ngành than của Việt Nam ta ra đời từ rất sớm dưới triều nhà Nguyễn (1802) và giờ nó đã trở thành ngành công nghiệp khai thác khoáng sản kể từ khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta (1885) .Đến năm 1955, Nhà nước ta tiếp quản ngành công nghiệp khai khoáng này sau khi thực dân Pháp thất bại và rút chạy về nước . Trước thời kì đổi mới ( 1955-1987 ) chúng ta đã khai thác khoảng hơn 100 triệu tấn ,năm cao nhất là khoảng 6,4 triệu tấn. Tuy nhiên kể từ 1988 tới khi thành lập Tổng công ty than Việt Nam (1988 – 1994) kinh tế nước ta khủng hoảng nhu cầu sử dụng than giảm sút ,sản lượng hàng năm chỉ đạt chưa đầy 61 triệu tấn Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có những biến đổi đột ngột, trái chiều, tác động sâu sắc, toàn diện tới từng thành phần kinh tế, xã hội, việc đạt được các chỉ tiêu như doanh thu 46 500 tỷ đồng, lợi nhuận 3500 tỷ đồng, tổng mức đầu tư 15500 tỷ đồng, thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng song song với thực hiện đầy đủ chế độ nộp ngân sách của Tập đoàn nói chung cũng như của Công ty than Hà Nội nói riêng cần phải có kế hoạch cụ thể cũng như mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động của công ty. Nhìn chung Công ty than Hà Nội phần lớn sự dụng vốn của mình cho đầu tư vào nhập mặt hàng than các loại về chế biến và kinh doanh lại cho các nhóm khách hàng của công ty.Với rất nhiều chủng loại than nhập về cũng như chế biến ra của công ty. Chủng loại than kinh doanh của công ty Than là mặt hàng rời mà quãng đường vận chuyển lại rất xa từ các mở khai thác than về tới công ty và các trạm . Nên có thể nói chi phí vận chuyển bỏ ra rất lớn .Ngoài ra còn gặp phải khó khăn do bảo quản mặt hàng than này ,Than sẽ kém chất lượng khi gặp trời mưa và cũng sẽ tạo ra môi trường bụi khi trời nắng lên . Điều này cũng một phận là do hầu hết các kho bãi của công ty đều là kho bãi ngoài trời điều này thuận lợi cho quá trình vận chuyển xúc đi hay đổ hàng xuống . Mặt khác than cũng là một trong số các ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân.Do nước ta than vẫn là một trong những nguồn năng lượng chủ yếu dùng cho mọi hoạt động từ sản xuất kinh doanh tới cuộc sống thường ngày của người dân.Đặc biết có một số ngành tiêu dùng than với số lượng lớn như nhiệt điện , xi măng , luyện kim....Nhu cầu về các chủng loại than giữa các ngành khác nhau là khác nhau nên sự phong phú trong nhu cầu của thị trường than.Và cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội còn phải cạnh tranh gay gắt với các tổ chức cá nhân kinh doanh khác trong mặt hàng than này.Với những đặc điểm trên buộc công ty phải xác định được chính sách nhu cầu quy mô của từng loại than trên thị trường để có kế hoạch khai thác than hợp lý. Sau khi Hà Nội sáp nhập với Hà Tây thì thị trường than của công ty mở rộng cũng như thêm vào trong hệ thống tram Sơn Tây và trạm Hoà Bình. Mở rộng thị trường khiến cho công ty có cơ hội gia tăng sản lượng doanh thu . Để đáp ứng nhu cầu hiện nay và những hiểu biết về các chủng loại than mà công ty đang kinh doanh .Trước hết theo tiêu chuẩn của Tổng công ty ban hành ,căn cứ vào kích thước hạt ta có thể phân ra các loại than cục từ than cục số một tới than cục số bảy ,than cám từ cũng từ số một tới số bảy, than sinh hoạt có than tổ ong và than đóng bánh Để hiểu rõ về chủng loại than mà công ty kinh doanh hãy xem xét bảng kê chi tiết sau: Bảng 1.1 : Các loại than kinh doanh của công ty TT Chủng loại than Địa danh khai thác 1 I –Than cục 2 Than cục số 1 Hòn Gai 3 Than cục số 2 Mạo Khê 4 Than cục số 3 Hòn Gai 5 Than cục số 4 Vàng Danh 6 Than cục số 5 Hòn Gai 7 Thsn cục sô 6 Vàng Danh 8 Than cục số 7 Hòn Gai 9 II-Than cám 10 Than cám số 1 Hòn Gai 11 Than cám số 2 Mạo Khê 12 Than cám số 3 Hòn Gai 13 Than cám số 4 Núi Hồng 14 Than cám số 5 Mạo Khê 15 Than cám số 6 Hòn Gai,Mạo Khê 16 Than cám số 7 Núi Hồng,Hòn Gai 17 III-Than chế biến 18 Than tổ ong 19 Than đóng bánh “Nguồn từ phòng kế hoạch và thị trường” Nhóm khách hàng chính của công ty Hiện nay do nhu cầu của khách hàng mà công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội đang thưc hiện chính sách đa dạng hoá chủng loại theo phương châm đáp ứng đúng , đủ mọi nhu cầu than của tất cả các khách hàng. Cũng như thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhằm thu hút thêm khách hàng cũng như tạo điều kiện mở rộng số lượng khách hàng của công ty.Dưới đây là bảng tên một số khách hang quen thuộc của công ty. Bảng 1.2 : Một số khách hàng chính và quen thuộc của công ty STT Tên khách hàng STT Tên khách hàng 1 Công ty gạch Xuân Hòa 7 Xí nghiệp gạch Từ Liêm 2 Công ty gạch Từ Sơn 8 Nhà máy xi măng Tiên Sơn 3 Công ty gạch Văn Điển 9 Công ty cao su sao vàng 4 Công ty gốm sứ Bát Tràng 10 Công ty phân lân Văn Điển 5 6 Công ty vôi Đông Anh Nhà máy pin Văn ĐIển 11 12 Công ty bánh kẹo Hải Hà Công ty cơ khí Hà Nội “Nguồn từ phòng kế hoạch và thị trường” Đây có thể nói là các công ty xí nghiệp nhà máy mà sản lượng sản xuất ra khá nhiều và cũng sư dụng khá lớn lượng than của công ty.Và công ty cần nắm giư và có kế hoạch tốt nhằm thu hút hơn nữa sự quan tâm và tin tưởng của những bạn hàng tiềm năng và quen thuộc này 1.3.2: Đặc điểm hoạt động của công ty Công ty kinh doanh than Hà Nội là một đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc ,mặc dù nền kinh tế nước ta đã đi vào hoạt động theo mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng hoạt động kinh doanh của công ty vẫn chịu sự quản lý chi phối mạnh mẽ của công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc Thị trường của công ty đươc chia thành thị trường đầu vào và thị trường đầu ra 1.3.1.1:Thị trường đầu vào: Như mọi ngành nghề kinh doanh khác thì vấn đề tạo nguồn hang là nghiệp vụ kinh doanh đầu tiên , mở đầu cho hoạt động lưu thông hang hoá.Mua hang là cơ sở là điều kiện tiền đề thực hiện tiếp các công đoạn sau này .Nếu mua không đúng không đảm bảo chất lượng thì sẽ không bán được ảnh hưởng tới mọi hoạt động của công ty ,không thể bù đắp được chi phí và cũng không co lãi. Điều này khẳng định vị trí quan trọng của công tác tạo nguồn mua hang có ảnh như thế nào tới các nghiệp vụ kinh doanh khác và kết quả kinh doanh của công ty . Đối với công ty kinh doanh than Hà Nội , trước đây chỉ thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước mà không cần quan tâm tới làm thế nào để bán được than.Vì mọi kế hoạch đã được Nhà nước lập kế hoạch chỉ định rõ ràng như mua ở đâu , bán ở đâu , mua bao nhiêu , bán bao nhiêu , mua của ai , bán cho ai nên các công ty chỉ việc thực hiện nhiệm vụ nhập -xuất mà không cần quan tâm tới thị trường cũng như đối thủ cạnh trạnh. Nhưng từ khi chuyển sang cơ chế thị trường , công ty phải tự tìm kiếm nguồn hàng ký kết hợp đồng với các đơn vị cung ứng than và trực tiếp thực hiện các hợp đồng đó.Song dù thế nào đi nữa thì công ty vẫn phải theo mọi quy định của Tổng công ty than Việt Nam , các công ty kinh doanh than trong ngành có nhiệm vụ tiêu thụ than cho các đơn vị trong ngành để cùng nhau hoàn thành kế hoạch đề ra . 1.3.1.2:Thị trường đầu ra Bán hàng là một quá trình kinh tế bao gồm các đơn vị có liên hệ mật thiết với nhau được tiến hành ở các bộ phận khác nhau trong công ty là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá và kết thúc quá trình này công ty nhận được tiền từ người mua .Có thể nói với công ty kinh doanh than Hà Nội hoạt động tạo nguồn ,mua hàng là tiền đề đầu tiên nhưng hoạt động bán hang là hoạt động chủ yếu của công ty Do công ty kinh doanh than Hà Nội trực thuộc công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc nên thị trường đầu ra của công ty kinh doanh than Hà Nội phải theo sự phân công của công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc , thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng phát triển ngày càng mở rộng.Nhu cầu về than gồm có nhu cầu than cho sản xuất và nhu cầu than cho sinh hoạt .Do vậy thị trường đầu ra của công ty cũng bị hạn chế . 1.3.1.3:Công tác tạo nguồn hàng của công ty Nhiệm vụ cơ bản chủ yếu nhất của công ty là đảm bảo cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng những loại than cần thiết ,đủ về số lượng cũng như tốt về chất lượng .kịp về thời gian và yêu cầu cũng như thuận tiện cho khách hàng .Để thực hiện được nhiệm vụ này thì công ty phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn hàng nhằm tìm ra nguồn hàng tôt đáp ứng nhu cầu của công ty và khách hàng của công ty .Đây là nghiệp vụ công tác quan trọng của công ty nó liên quan tới toàn bộ khối lượng hàng và cơ cấu hàng hóa của công ty mà có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng đã và có khả năng mua trong kỳ kế hoạch. Cũng do công ty là mọt doanh nghiệp Nhà nước ,chịu sự điều hành và kiểm soát cả thị trường đầu vào ,lẫn thị trường đầu ra bởi công ty than Miền Bắc.Xong do sự chuyển đổi cơ chế quản lý ,công ty đã phải tự tìm kiếm cũng như tự mình ghép mối với các mỏ than để ký kết hợp đồng mua bán than cho mình.Nhưng các đầu mối cung cấp than cho công ty vẫn phải trực thuộc Tập đoàn than Việt Nam.Do vậy công ty vẫn còn bị hạn chế trong việc khai thác ,tìm kiếm nguồn hàng và có thể phải bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của mình. Ngoài ra cũng do than là mặt hàng rời, đầu mối cung cấp chủ yếu là các mỏ,ngoài ra còn một số công ty kinh doanh than khác nữa.Không những thế khi có nhu cầu cần than nhưng chưa chắc đã có thể lấy ngay được mà còn phải phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện vận chuyển . Mà phần lớn việc vận chuyển than từ các mỏ về là theo đường sông ,sông lại bị ảnh hưởng bởi thủy triều bởi mùa lũ mùa cạn… Vì vậy công ty luôn chú trọng công tác nghiên cứu thị trường đầu vào và nắm bắt chính xác khả năng của các nguồn cung ứng than cả về số lượng chất lượng thời gian địa điểm ….Ngoài ra công ty còn nghiên cứu chính sách tiêu thụ hàng của các đơn vị nguồn hàng ,đặc biệt là chất lượng ,giá cả,thời gian giao nhận hàng và hương thức thanh toán ,và cuối cùng là chon bạn hàng tiềm năng để ký kết hợp đồng. 1.4Năng lực hoạt động và sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển tại công ty than Hà Nội 1.4.1: Năng lực hoạt động 1.4.1.1: Vốn Là doanh nghiệp Nhà nước nên vốn của công ty kinh doanh than Hà Nội chủ yếu là vốn Ngân sách do công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc trực tiếp giao cho công ty kinh doanh than Hà Nội sử dụng, lượng vốn giao cho công ty có sự tăng giảm qua các năm do sự điều chỉnh của công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc . Ngoài vốn do ngân sách Nhà nước cấp , công ty cũng tự bổ xung bằng cách huy động vốn từ bên ngoài như vay vốn tín dụng , vay từ cán bộ công nhân viên ,hay chiếm dụng vốn của khách hàng dưới hình thức trả chậm . Do đặc điểm kinh doanh của công ty là địa bàn rộng nên việc quản lý và sử dụng các cơ sở các trạm cũng phải phân tán rải rác khắp mọi nơi trênđịa bàn Hà Nội .Ngoài các trạm như Cổ Loa , Ô Cách ,Giáp Nhị và văn phòng công ty là có vị trí cố định còn các trạm khác thì phải làm hợp đồng thuê địa điểm theo quý hoặc theo năm . Bảng 1.3 :Diện tích của các trạm và văn phòng của công ty Đơn vị tính : m2 STT Tên trạm Diện tích 1 Văn phòng công ty 500 2 Trạm than Vĩnh Tuy 3600 3 Trạm than Ô Cách 1440 4 Trạm than Giáp Nhị 8800 5 Tram than Hòa Bình 5000 6 Trạm than Sơn Tây 4700 7 Trạm than Cổ Loa 2500 “Nguồn từ phòng tổ chức hành chính.” Tài sản cố định của công ty chủ yếu là ô tô phục vụ cho công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ,một số máy móc dung để sản xuất than tổ ong và mọt số máy điều hoà nhiệt độ .Tổng giá trị của các tài sản khoảng 30 tỷ.Việc quản lý các xe ô tô theo quy chế của công ty ,sửa chữa bảo dưỡng phải có giấy xác nhận của bộ phận kỹ thuật .Phòng tổ chức hành chính và phòng kế toán xác nhận giá cả theo các báo cáo giá thị trường .Tài sản lưu động của công ty là tiền hàng tồn kho và khách hàng nợ là chủ yếu.. 1.4.1.2: Cơ cấu về lao động : Cơ cấu lạo động của công ty kinh doanh than Hà Nội được thể hiện qua các con số trong sơ đồ sau: Bảng 1.4: cơ cấu lao động của công ty Cơ cấu lạo động của công ty kinh doanh than Hà Nội STT Đơn vị Tổng số trong đó Đại học % Trung cấp & cao đẳng % 1 Văn phòng công ty 24 11 45,8 6 25 2 Trạm Vĩnh Tuy 40 10 25 18 45 3 Trạm Giáp Nhị 7 4 57 2 29 4 Trạm Ô Cách 5 2 40 1 20 5 Trạm Cổ Loa 9 3 33,3 4 44,4 6 Trạm Sơn Tây 3 1 33,3 2 66,6 7 8 Trạm Hoà Bình Tổng 4 92 1 32 25 2 35 50 “Nguồn từ phòng tổ chức hành chính” Nhận xét về biểu: Ta có thể thấy hiện nay tổng số lao động của cả công ty là 92 người phân phối ở văn phòng công ty ở Phan Đình Giót và tại các trạm than của công ty ở khắp địa bàn Hà Nội . Trong đó số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học là 32 người chiếm 35 % tổng số cán bộ công nhân viên của công ty ,trình độ trung cấp và cao đẳng là 35 người chiếm khoảng 38 % tỏng số cán bộ công nhân viên . Đây có thể nói là một tỷ lệ khá phù hợp cho quá trình phân công lao động cho công ty cũng như có thể bố trí công việc sao cho phù hợp nhất đem lại kết quả cao nhất cho công ty . Đa số cán bộ ở văn phòng công ty là có trình độ đại học và cao đẳng cũng như có kinh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Trong đội ngũ cán bộ của công ty còn có các cán bộ của bộ phận khoa học kỹ thuật .Là bộ phận làm nhiệm vụ kiểm tra , giám định các thông số kỹ thuật về chất lượng than nói chung và từng loại than nói riêng . Đồng thời bộ phận này cũng thường xuyên có các nghiên cứu nhằm đưa ra các loại than phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân cũng như các loại bếp phù hợp cho việc sử dụng than và bếp than ở gia đình . Số còn lại của công nhân của công ty hầu hết đều tốt nghiệp phổ thông trung học và được huấn luyện về công tác nghiệp vụ giao nhận than , cũng như quản lý kho bãi bảo vệ và học cách sử dụng máy móc như máy xúc máy kéo cần cẩu…….Còn đối với nhân viên bán hàng thì được huấn luyện về thái độ cũng như phong cách ứng sử với khách hàng sao cho có thiện cảm và gây được sự chú ý và quan tâm cũng như tạo ra sự thoải mái cho khách hàng . Nói chung ta có thể thấy với lượng cán bộ đa dạng và đầy kinh nghiệm làm việc như trên thì có thể nói công ty có rất nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất và kinh doanh .Việc đào tạo chuyên tu cho cán bộ công nhân viên cũng được công ty quan tâm chú ý .Các khoá đào tào lại hay nâng cao tay nghề cho công nhân viên trong công ty cũng luôn được chú trọng và mở thường xuyên tại chính cơ sở sản xuất của công ty tại các trạm và cửa hàng . 1.4.1.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật Khi mới thành lập công ty kinh doanh và chế biê._.́n than Hà Nội chỉ mới có ba căn nhà cấp bốn, các trang thiết bị thô sơ , hầu như không có gì , tỏ chức bốc xếp thủ công bằng cuốc xẻng, giao nhận than bằng phương pháp đo thủ công , năng xuất làm việc thấp không có thiết bị thí nghiệm định lượng chất lượng than...nên nhiều khi không rõ chất lượng than ra sao , không phân loại rõ được các loại than ra sao. Đến nay cơ sở vật chất của công ty đã không ngừng gia tăng ,văn phòng công ty ngày nay đã là ngôi nhà ba tầng khang trang nằm đối diện với trụ sỏ của Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc trụ tại số năm đường Phan Đình Giót-Phương Liệt –Thanh Xuân –Hà Nội.Trụ sở này được xây dựng từ tháng tám năm tám sáu tới tháng chín năm tám bảy.Khu văn phòng có phòng tiếp khách với bố trí nội thất trang trong lịch sự đẹp mắt , có phòng họp riêng biệt phục vụ công tác giao ban ,đa số các phòng đều có máy điều hoà nhiệt độ.Công ty cũng trang bị máy tính nhằm phục vụ công tác văn thư quản trị số liệu , văn bản và phục vụ công tác hạch toán kế toán cho chính sác đảm bảo số lượng và chất lượng công tác văn phòng cho thật tốt ,Ngoài ra công ty cũng đầu tư xây dựng một phòng kiểm định chất lượng than với máy đo hiện đại chính sác phân loại than một cách chính sác nhất nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác chất lượng và nghiệp vụ bán hàng cho. Các trạm như trạm Vĩnh Tuy có một nhà cân ba mươi tấn, còn trạm Cổ Loa thì có toàn nhà văn phòng hai tầng và cũng có một nha cân ba mươi tấn.Các trạm than đều có nơi làm việc khang trang đầy đủ tiện nghi.Hơn thế trạm than Giáp Nhị còn được trang bị hệ thống hai dây chuyền công nghệ chế biến than bằng cơ khí khép kín từ nghiền sàng trộn ép làm than tổ ong ,và cũng được đầu tư một nhà xưởng rộng rãi với diện tích nhà xưởng khoảng một trăm mét vuông 1.4.1.4 :Quy trình công nghệ sản xuất của công ty Do công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội là công ty mang đậm tính kinh doanh ít có hoạt động sản xuất và đầu tư nên ta có thể thấy công ty có hai hình thức sản xuất để có được mặt hàng cho kinh doanh. Quy trình thứ nhất:khi kí hợp đồng mua than của các đơn vị bạn chuyển về các tram trực thuộc công ty ,các trạm tiến hành nhập kho ,khi có lệnh xuất bán của công ty các trạm căn cứ vào chỉ thị của công ty tiến hành xuất than cho các khách hàng .Đây là những loại than mà đã đủ tiêu chuẩn cho phép được xuất bán ngay khi có lệnh. Quy trình thứ hai :sau khi nhập hàng về các kho của các trạm tuy thuộc vào loại than và yêu cầu của khách hàng mà các trạm tiến hành chế biến sàng lọc ra được loại than phù hợp với yêu cầu của khách hàng 1.4.2 :Tính tất yếu phải tăng cường đầu tư tại công ty trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Cuộc khủng hoảng suy thoái của toàn cầu giai đoạn gần đây không những ảnh hưởng tới một vài quốc gia lớn mà còn có ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia trên thế giới và Việt Nam ta không nằm ngoài quy luật ấy.Không chỉ ảnh hưởng tới một vài ngành kinh tế mà nó còn ảnh hưởng tới hầu hết các ngành kinh tế của nước ta từ thị trường tài chính:ngân hàng ,chứng khoán ,thị trường bất động sản ...mà còn ảnh hưởng tới các ngành như xây dựng , khai thác khoáng sản ,thương nghiệp ,công nghiệp.....Và ngành than của nước ta cũng một phần bị ảnh hưởng sản lượng xuất khẩu có xu hưởng giảm hơn so với nhu cầu tiêu thụ trong nước.Ví như 6 tháng đầu năm 2008 sản lượng than xuất khẩu đạt 11,1 triệu tấn cao hơn so với tiêu thụ nội địa khoảng 0,7 triệu tấn nhưng lại giảm so với lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2007.Và cũng theo ước tính của TKV thì kể từ năm 2012 ,Việt Nam phải bắt đầu nhập khẩu han với số lượng ngày một gia tăng ước tính tới năm 2025 phải nhập khẩu khoảng 228 triệu tấn than để đáp ứng nhu cầu trong nước.Qua đây ta có thể thấy tình hình tiêu thụ và khai thác than đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng ,khi nhu cầu tiêu dùng than hầu như không giảm sút thì khả năng đáp ứng của sản lượng trong nước lại không thể kịp với nhu cầu này.Khiến cho TKV cũng như các công ty con các trạm của các công ty phải có kế hoạch tiêu thụ cũng như cải tiến quy trình công nghệ sao cho chế biến khai thác đạt hiệu quả cao nhất. Chính những khó khăn của tình hình kinh tế chung cũng như những khó khăn của riêng ngành than đã khiến cho các công ty con của TKV trong đó có công ty kinh doanh than Hà Nội phải tiến hành đổi mới công tác hoạt động sao cho phù hợp và có kết quả cao nhất và chi phí bỏ ra là thấp nhất trong quá trình hoạt động của công ty. Để hiểu rõ hơn vì sao phải tiến hành đầu tư nhằm giảm chi phí hoạt động của công ty, xin đưa ra 3 lý do chính sau : 1.4.2.1 :Đầu tư nhằm mở rộng thị trường. Công ty hầu như đáp ứng nhu cầu than cho hầu hết thị trường Hà Nội song do hiện tại cũng đang tồn tại nhiều cơ sở cung cấp than cạnh tranh với công ty khiến cho sản lượng và doanh thu có xu hướng giảm.Các cơ sở cạnh tranh cạnh tranh với công ty bằng giá rẻ hơn dịch vụ cung cấp tốt hơn : dịch vị sau bán hàng giao hang tận nơi chi phí vận chuyển thấp hơn. Công ty giai đoạn trước hầu như thuê ngoài toàn bộ từ vận chuyển chế biến sang lọc ,nên hầu như chi phí bỏ ra rất cao khiến cho giá thành sản phẩm cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.Chính điều này khiến cho ban quản lý của công ty có kế hoạch đầu tư nhằm cắt giảm chi phí nâng cao tính cạnh tranh của công ty thông qua hoạt động đầu tư giai đoạn gần đây công ty đã khẳng định rõ vị thế quan trọng cũng như chất lượng phục vụ khách hàng của mình 1.4.2.2 :Do xuất hiện các đối thủ cạnh tranh. Xu hướng phát triển ngày càng sâu sắc thị trường mở rộng ,cùng với ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến , hiện đại trong lĩnh vực kinh tế ,chế tạo các sản phẩm đã giúp cho ngày càng có nhiều công ty , doanh nghiệp tham gia vào thị trường hơn nữa bằng cách áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến sản xuất ra than chất lượng cao.Tại Hà Nội hiện nay có rất nhiều công ty doanh nghiệp tự doanh kinh doanh mặt hàng than này khiến cho công ty ngày càng có chiều hướng mất dần đi thị phần của mình trên thị trường . Bảng 1.5: Thị phần của công ty giai đoạn 2003-2005 Đơn vị tính : % Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Trạm Cổ Loa 68 62 59 Trạm Ô Cách 89 85 82 Trạm Vĩnh Tuy 95 90 88 Trạm Giáp Nhị 97 94 90 Trạm Sơn Tây 87 83 76 “Nguồn từ phòng kế hoạch và thị trường” Ta có thể thấy thị phần của công ty ở các trạm bắt đầu có xu hướng giảm sút có thể nói đây một phần là do sự mở rộng của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.Nếu công ty không có kế hoạch kinh doanh sản xuất mới thì sẽ có thể công ty sẽ ngày càng mất đi thị phần chiếm dụng trên thị trường của mình.Mặc dù công ty vẫn đang có thị phần lớn trên tị trường hầu như hơn 50% những cũng sẽ không đảm bảo cho công ty nếu công ty không tiến hành cải tiến sản xuất mở rông kinh doanh.Song hành với sự mở rộng của đối thủ cạn tranh thì các khách hàng có cơ hội lựa chọn nhà cung cấp thoả mãn nhu cầu của mình .Do đó có thể nói việc tiếp tục các hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm là nhiệm vị quan trọng của không chi riêng công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội mà còn là nhiệm vụ của hầu hết các công ty nếu muốn thành công trong hoạt động sản xuất và kinh doanh . 1.4.2.3 :Tầm quan trọng của  sản phẩm công ty với các ngành khác Trong quá trình hoạt động sinh sống bất cứ cá nhân , doanh nghiệp hay công ty nào cũng cần sử dụng năng lượng không dưới dạng này thì dạng khác chính điều này khiến cho mặt hàng than trở thành mặt hàng quan trọng của nên kinh tế . Với các nhà máy ,xí nghiệp mua than làm nguyên liệu sản xuất như : hà máy điện .nhiệt điện , nhà máy đạm ,xi măng , giấy , thép …..Các ngành này đều phải dùng than để tạo ra sản phẩm cho chính mình với khối lướng lớn và ổn định. Do than là nguyên liệu đầu vào của các nhà máy xí nghiệp này nên chất lượng than cũng ảnh hưởng lớn tới sản phẩm đầu ra của họ. Với các khách hàng trung gian là những người mua than về sau đó bán lại cho các đối tượng khác.Chính đối tượng này sẽ là nguồn tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường tới những khách hàng mới cũng như các vùng xa mà công ty chưa có điều kiện tiếp cận.Công ty là đầu mối cung cấp hàng cho các nhà bán lẻ nếu không có công ty thì các nhà bán lẻ này phải xuống tận mỏ hay phải tìm kiếm nhà phân phối xa hơn . Với các cá thể mua than về tiêu dùng trong gia đình thì với công ty họ sẽ mua được giá rẻ hơn chất lượng than tốt hơn đảm bảo cho tiêu dùng hơn, Với xu hướng ngày càng gia tăng tiêu dùng và sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thì công ty phải tiến hành đầu tư sao cho có thể đáp ứng đủ mọi yêu cầu của khách hàng 1.5 :Thực trạng đầu tư của công ty kinh doanh than Hà Nội. Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay cạnh tranh khốc liệt ,bất cứ một công ty nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tìm cách củng cố chính công ty của mình về mọi mặt.Công ty kinh doanh than Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ để tồn tại và phát triển được trong giai đoạn hiện nay điều cần thiết là phải tiến hành hoạt động đầu tư .Đầu tư chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động nhằm làm gia tăng thêm hoặc tạo ra các tài sản cho công ty.Mà trước hết để có thể đầu tư được thì công ty phải có VỐN đây là một nhân tố quan trọng trong bất cứ hoạt động đầu tư nào.Đầu tư sẽ mang lại cho công ty không chỉ doanh thu lợi nhuân gia tăng mà còn mang lại cho công ty cơ hội để phát triển mở rộng thị trường .Dưới đây là tình hình hoạt động đầu tư của công ty trong thời gian qua . 1.5.1:Quy mô vốn đầu tư phát triển . Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang trên đà phát triển cũng như đứng trước tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh thì bất cứ doanh nghiệp hay công ty nào cũng nhận thấy vai trò cũng như tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển vì thế trong thời gian qua vốn đầu tư của công ty không ngừng gia tăng nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu vốn của công ty .Để hiểu rõ về tình hình vốn đầu tư của công ty hãy xem xét bảng dưới đây. Bảng1.6 :Quy mô vốn đầu tư kế hoạch và thực hiện qua các năm của công ty giai doạn 2006-2008 Đơn vị tính :tỷ đồng , % Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn KH (tỷ) 5 5.3 6.2 4.3 7.2 Lượng tăng giảm tuyệt đối (tỷ) - 0.3 0.9 -1.9 2.9 Tổng vốn TH (tỷ) 2.4 1.9 4.6 2.8 5.4 Lượng tăng giảm thực tế (tỷ) - -0.5 2.7 -1.8 2.6 tỉ trọng TH/KH (%) 48 36 75 65 75 “Nguồn từ phòng kế hoạch và thị trường” Theo kế hoạch đề ra tổng vốn đầu tư kế hoạch giai đoạn 2004-2008 là 28 tỷ đồng và cũng theo báo cáo của công ty thì tổng vốn đầu tư thưc hiện giai đoan 2004-2008 là 17,1 tỷ đồng đạt 61,1 % so với kế hoạch đề ra.Theo đánh giá của ban lãnh đạo đây có thể coi là một thành công của công ty trong việc huy động vốn phục vụ cho đầu tư phát triển.Nhất là trong điều kiện có nhiều biến động như hiện nay trong giai đoan suy thoái kinh tế như: biến động về giá cả ,tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến đổi. Điều này là nhờ sự nỗ lực của công ty trong việc nâng cao hiệu quả sự dụng vốn , cũng như hiệu quả đã phát huy của các dự án trước đó. Bảng1.7 :Quy mô vốn đầu tư kế hoạch qua các năm của công ty giai doạn 2006-2008 Đơn vị tính :tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn KH (tỷ) 5 5,3 6,2 4,3 7,2 Lượng tăng giảm tuyệt đối (tỷ) - 0.3 0.9 -1.9 2.9 Nhìn chung ta có thể thấy tình hình vốn kế hoạch của công ty hàng năm có chiều hướng gia tăng năm sau tăng hơn so với năm trước : đạt 5 tỷ đồng vào năm 2004 tăng lên 5.3 tỷ đồng năm 2005 và 6.2 tỷ đồng năm 2006 tăng mạnh lên 7.2 tỷ đồng năm 2008,chỉ có riêng năm 2007 thì vốn kế hoạch của công ty có hơi giảm so với năm trước đạt 4.3 tỷ đồng.Điều này được lý giải là do giai đoạn 2004-2005 hầu như kế hoạch đầu tư của công ty đang trên đà tiến hành và nở rộ vào năm 2006 và 2008 .Trong giai đoạn suy thoái kinh tế giai đoan 2006-2008 thì khi công ty tiến hành các hoạt động đầu tư đương nhiên sẽ gặp phải đôi chút khó khăn đặc biệt là năm 2007 khi suy thoái đang trầm trọng và đang được giải quyết dần dần thì đương nhiên là nhu cầu vốn kế hoạch cũng như thực tế của công ty không thể nào mà đạt như các năm trước được.Tình hình vốn thực hiện của công ty thể hiện qua bảng sau. Bảng1.8 :Quy mô vốn đầu tư thực hiện qua các năm của công ty giai doạn 2006-2008 Đơn vị tính :tỷ đồng , % Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn TH (tỷ) 2,4 1,9 4,6 2,8 5,4 Lượng tăng giảm thực tế (tỷ) - -0.5 2.7 -1.8 2.6 Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy quy mô vốn đầu tư thực hiện cũng có xu hướng giống như vốn kế hoạch đề ra đầu tư của công ty năm sau cao hơn năm trước.Đặc biệt gia tăng mạnh vào năm 2008 đạt tới 75% so với kế hoạch.Cụ thể như sau :năm 2004 vốn thực hiện là 2.4 tỷ đồng chiếm 48% so kế hoạch năm 2005 là 1.9 tỷ đồng (36% so kế hoạch) năm 2006 là 4.6 tỷ đồng (75% kế hoạch), năm 2007 đạt 2.8 tỷ đồng (65% so tiêu chuẩn đề ra của công ty ), và năm 2008 chiếm 75% so kế hoạch đề ra tương đương với 5.4 tỷ đồng.Trong 2 năm 2004-2005 vốn đầu tư thực hiện chỉ đạt con số ít hơn 50% là do trong hai năm này công ty chưa mở rộng đầu tư mà chỉ dùng những gì đã đầu tư giai đoạn trước đó (gọi là độ trễ trong đầu tư tác dụng của đầu tư thường phát huy tác dụng sau khi đầu tư vài ba năm).Nhưng sang tới năm 2006-2007-2008 thì vốn đầu tư thực hiện của công ty gia tăng đáng kể một mặt nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tư mở rông sản xuất kinh doanh của công ty, một mặt khẳng định hơn nữa vai trò quan trọng của ngành than cũng như vị trí quan trọng của công ty trên thị trường .Vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn này (2006-2008) chủ yếu nhằm thay mới trang thiết bị cho quá trình kinh doanh của công ty giảm bớt chi phí thuê ngoài không cần thiết đem lại doanh thu cũng như lợi nhuận cao cho công ty. Như đã phân tích ở trên thì tổng vốn đầu tư thưc hiện giai đoan 2004-2008 là 17,1 tỷ đồng đạt 61,1 % so với kế hoạch đề ra.Lượng vốn nhìn chung là tăng với tốc độ ổn định. Trong đó riêng ba năm 2006-2008 tổng vốn đầu tư là 12,8 tỷ đồng chiếm tới 75 % so với tổng vốn thực hiện iai đoạn này. Có thể thấy rõ trong ba năm gần đây công ty đã không ngừng gia tăng đầu tư nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất cũng như kinh doanh của công ty . Cũng theo bảng 1.6 ta có thể thấy nhu cầu vốn đầu tư bao giờ cũng lớn hơn thực tế vốn đầu tư trong năm đó của công ty.Thường khi đặt ra kế hoạch không phải ai cũng có thể dự đoán chính xác tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới kế hoạch của mình bao giờ cũng có sai xót nào đó ,vấn đề đặt ra là làm thế nào mà có thể dự đoán và lập ra kế hoạch chính xác. Điều này là phù hợp vì trong giai đoạn suy thoái như hiện nay để công ty có thể phát triển làm ăn có lãi cũng như đảm bảo được quy mô phát triển thì công ty phải không ngừng đầu tư nhằm gia tăng uy tín, sức cạnh tranh cũng như mở rộng thêm thị trường cho công ty .Chính vì thế mà tình đầu tư,vốn cũng như các kế hoạch đầu tư và cả quy mô đầu tư đều được cán bộ trong công ty qua tâm . Bảng 1.9 :Quy mô tốc độ tăng vốn của công ty giai đoạn 2004 - 2008 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư (tỷ) 2,4 1,9 4,6 2,8 5,4 Tốc độ tăng định gốc(%) 100 79,2 192 117 225 Lượng tăng tuyệt đối (tỷ) 0 -0,5 2,7 -1,8 2,6 Tốc độ tăng liên hoàn (%) 100 79,2 242 61 193 “Nguồn từ phòng kế hoạch và thị trường” Nhìn vào bảng ta có thể thấy tốc độ gia tăng vốn định gốc của công ty ngày một tăng lên đặc biệt là năm 2008 tăng hơn 225 % so vơi năm 2004 . Vào năm 2007 vốn đầu tư của công ty giảm hơn so với 2004 chỉ đạt 79 % điều này là do trong năm nay công ty không có nhiều hoạt động đầu tư cũng như các kết quả đầu tư từ các năm trước bắt đầu phát huy tác dụng điều này phù hợp với quy luật độ trễ trong hoạt động đầu tư. Năm 2006 thì vốn đầu tư thực tế của công ty đạt 192% so định gốc năm 2004. Theo tốc độ tăng liên hoàn thì năm 2006 là năm có tốc độ tăng liên hoàn so với năm trước là lớn nhất 242% và năm 2008 so với năm 2007 là 193%.. Trong đó năm 2006 là năm có mức tăng lớn nhất rất phù hợp với quá trình đầu tư của công ty. 1.5.2:Cơ cấu nguồn vốn đầu tư Phần lớn nguồn vốn của công ty là hình thành từ vốn ngân sách Nhà nước vốn góp của cán bộ công nhân viên,vốn vay của các tổ chức tín dụng hay vốn khác lấy từ lợi nhuận để lại từ nguồn trả chậm cho khách. Với đặc điểm là công ty nhà nước nên hầu như vốn đầu tư của công ty là do Ngân sách Nhà nước cấp.Đây là một nguồn vốn lớn với chi phí sử dụng thấp nhưng lại có nhược điểm lớn là công ty phải phụ thuộc rất lớn vào chính sách của Chính phủ và Nhà nước gần như không có tự chủ trong vốn kinh doanh. Vốn góp là nguồn vốn huy động được từ cán bộ nhân viên trong công ty.Chính nguồn vốn này là một nguồn lực lớn cho công ty không chỉ trong hoạt động đầu tư mà nó còn có vai trò quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên hăng say lao động nhằm làm cho nguồn vốn mình bỏ ra sinh lời cho công ty và cho bản thân mình. Vốn vay hầu hết là vay tín dụng thương mại ,đây là một nguồn không thể thiếu để vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư của công ty .Công ty hiện nay hoạt động và sử dụng khá tốt nguồn này.Sử sụng nguồn vay tín dụng này tốt có thể mang lại cho công ty những khoản tiết kiệm lớn như thuế thu nhập doanh nghiệp do chi phí lãi vay được tính là một khoản chi phí giảm trừ vào lợi nhuận công ty trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận trước thuế.Tuy nhiên việc sử dụng nguồn này phải thận trọng vì đôi khi chính chi phí trả lãi vay lại mang lại áp lực trả nợ cho công ty thậm chí có thể làm mất đi khả năng thanh toán của công ty . Vốn khác :nguồn này có thể hiểu là nguồn được trích từ các quỹ của công ty .Nguồn này có những đóng góp nhất định trong công cuộc huy động vốn của công ty .Nguồn này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu vốn của công ty nhưng nó đang không ngừng gia tăng trong những năm ngần đây ,khẳng định vai trò tự chủ về vốn trong chiến lược đầu tư của công ty. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng như tỷ trọng và tầm quan trọng của các nguồn vốn hãy xem xét bảng sau. Bảng 1.10 :Nguồn vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính :tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Vốn ngân sách 3,8 2,3 3,1 Vốn góp 0,5 0 1,6 Vốn vay 0 0,4 0,1 Vốn khác 0,3 0,1 0,6 Tổng 4,6 2,8 5,4 “Nguồn từ phòng kế toán và thống kê” Nhìn vào bảng 1.8 ta có thể thấy nhìn chung phần lớn vốn đầu tư của công ty là lấy từ ngân sách của nhà nước , một phần nhỏ là lấy từ vốn vay và vốn khác như vốn từ hoạt động kinh doanh mà nợ khách hàng chưa trả , hay từ lợi nhuận để lại của công ty.Năm 2006 là năm mà vốn đầu tư của công ty không hề dùng tới vốn vay do vào năm này thì phần lớn vốn rót từ ngân sách Nhà nước dùng cho hoạt động đầu tư của công ty .Nên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh công ty đã phải huy động vốn kinh doanh từ cán bộ trong công ty .Trong năm 2007 thì vốn góp từ cán bộ công nhân viên lại không hề được sủ dụng cho đầu tư, Bảng 1.11 : Tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính : % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Vốn ngân sách 82,6 82,1 57,4 Vốn góp 10,9 0 29,6 Vốn vay 0 14,3 1,9 Vốn khác 6,5 3,6 11,1 Tổng 100 100 100 “Nguồn: Tự tính của bản thân“ Qua bảng 1.9 ta có thể thấy rõ hơn hầu hết vốn đầu tư của công ty là lấy từ Ngân sách Nhà nước năm 2006 vốn từ Ngân sách chiếm tới 82,6 % trong tổng vốn đầu tư của công ty và năm 2007 là 82,1 % trong tổng vốn đầu tư,năm 2008 vốn từ Ngân sách có giảm hơn so với hai năm trước đạt 57,4 % và vốn góp từ cán bộ công nhân viên chiếm tới gần 30% cũng như vốn khác là 11 % điều này ngày càng khẳng định khả năng tự chủ về vốn đầu tư của công ty .Công ty đang dần giảm sự phụ thuộc của mình vào Ngân sách Nhà nước cũng như tăng cường hơn nữa vai trò tự quyết của mình trong hoạt động đầu tư. Dưới đây là bảng tổng kết về quy mô và tỷ trọng của các nguồn vốn trong công ty. Bảng 1.12: Bảng quy mô và tỷ trọng các nguồn vốn của công ty giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính :Tỷ đồng , % Chỉ tiêu Quy mô (tỷ) Tỷ trọng (%) Vốn ngân sách 16.8 65.94% Vốn góp 4.684 18.39% Vốn vay 1.007 3.95% Vốn khác 2.986 11.72% “Nguồn: Tự tính của bản thân.” Qua bảng tổng kết trên ta có thể thấy vốn ngân sách Nhà nước chiếm một tỷ lệ rất lớn 65,94 % trong tổng cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2006-2008. Sau đó là vốn góp từ cán bộ công nhân viên trong công ty 18,39 %,rồi tới vốn khác 11,72% và cuối cùng là vốn vay chiếm 3,95 %.Có thể thấy rằng công ty đã hạn chế được rủi ro rất lớn khi sử dụng rất it vốn vay từ tổ chức tín dụng khác.Và tận dụng chiệt để nguồn vốn từ ngân sách cấp cho. Thể hiện rõ điều này qua tỷ trọng của nguồn vốn ngân sách trong tổng quy mô vốn đầu tư của công ty. Bảng 1.13 : Cơ cấu tổng nguồn vốn trong công ty giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Vốn ngân sách 3,8 6,294 6,706 Vốn góp 4,684 0 1,6 Vốn vay 0 0,515 0,492 Vốn khác 0,989 0,608 1,389 Nợ phải trả 10,98 6,161 8,442 Tổng 20,453 13,578 18,629 “Nguồn từ phòng kế toán và thống kê” Qua bảng 1.10 ta có thể thấy rõ hầu như toàn bộ tổng nguồn vốn trong công ty nằm ở nợ phải trả là chủ yếu nhiều nhất về mặt số lượng là năm 2006 gần 11 tỷ đồng và đang có xu hướng giảm dần qua các năm.Cơ cấu chính của nợ phải trả của công ty thường là phải trả người bán ,người mua trả tiền trước ,phải trả người lao động hay trả nội bộ và nộp Ngân sách Nhà nước. Ta thấy phần lớn vốn của công ty vẫn là lấy từ vốn ngân sách của Nhà nước và chiếm lớn nhất là năm 2008 là 5,64 tỷ đồng điều này một mặt cũng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước khu vưc cũng như trên toàn thế giới khiến cho ngân sách Nhà nước phải tiến hành cấp kinh phí hoạt động cho các công ty Nhà nước nhằm duy trì hoạt động của các công ty này .Ngoài ra còn một phần vốn huy động từ vốn góp của công nhân viên trong công ty chiếm tỷ lệ cao nhất là năm 2006 với 4,5 tỷ đồng trong tổng 9,482 tỷ đồng của công ty.Còn vốn vay và vốn khác nhìn chung chỉ chiếm một tỷ lên nhỏ trong tổng vốn của công ty. Nguồn vốn huy động trong công ty trong giai đoạn qua nhìn chung là khá tốt .Đã vận dụng các nguồn khá linh hoạt ,mặc dù hầu hết nguồn vốn của công ty là từ ngân sách Nhà nước nhưng các nguồn khác cũng là những nguồn quan trọng được công ty sử dụng . 1.5.3 : Các lĩnh vực đầu tư . Trong quá trình kinh doanh hầu như không một tổ chức nào không phải tiến hành hoạt động đầu tư cả.Đầu tư được coi là khung xương vững chắc cho hoạt động của công ty .Trong đó bao gồm nhiều hình thức đầu tư .Hiện tại nghiên cứu thực tập ở công ty kinh doanh than Hà Nội cho thấy công ty cũng có nhiều hình thức đầu tư như đầu tư xây dựng nhà xưởng ,các trạm chế biến cũng như các kho cất trữ than, đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị ,đầu tư cho quản lý chất lượng và đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Để có cái nhìn chung nhất về các lĩnh vực đầu tư của công ty ,hãy quan sát bảng số liệu sau. Bảng 1.14 : Bảng tình hình thực hiện vốn đầu tư phân theo lĩnh vực đầu tư của công ty giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính :tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư 4,6 2,8 5,4 Nhà xưởng 1,4 1,2 0,2 Máy móc ,thiết bị 2,977 1,182 5,139 Nguồn nhân lực 0,223 0,418 0,061 “Nguồn từ phòng kế toán và thống kê” Trong giai đoạn 2006-2008 công ty rất chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị.Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị chiếm đa phần nguồn vốn của công ty đặc biết năm 2008 vừa qua công ty đã đầu tư rất lớn máy móc thiết bị phần lớn là dành cho các của hàng và trạm Hòa Bình vừa được sáp nhập vào công ty.Nhà xưởng được đầu tư ít hơn lớn nhất là năm 2006 và kết quả này đã phát huy tác dụng trong các năm sau khiến cho nhu cầu đầu tư cho nhà xưởng giảm đi trong các năm sau đó.Công ty cũng dành một phần nhỏ trong vốn đầu tư của mình dành cho việc đào tào nguồn nhân lực,chất lượng nguồn nhân lực sẽ khẳng định vị thế cũng như quy mô và chất lượng phục vụ của công ty. Để hiểu rõ hơn về tình hình đầu tư của công dưới đây sẽ đi sâu nghiên cứu về các lĩnh vực đầu tư của công ty trong giai đoạn 2006-2008   1.5.3.1:  Đầu tư xây dựng nhà xưởng trạm chế biến và kho cất trữ than: Đầu tư xây dựng nhà xưởng là một trong những hoạt động đầu tư được thực hiện đầu tiên trong mọi quá trình đầu tư như xây dựng trụ sở làm việc ,nơi giao dịch ,nhà xưởng nhằm đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất hoạt động an toàn thuận lợi và có hiệu quả cao nhất Vì thế có thể nói đầu tư cho nhà xưởng có vai trò quan trọng ,Trong thời gian qua công ty đã tiến hành đầu tư vào xây dựng nhà xưởng như sau:. Bảng 1.15 :Quy mô vốn đầu tư cho xây dựng nhà xưởng của công ty giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính :tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Vốn cho nhà xưởng 1,4 1,2 0,2 Tổng vốn đầu tư 4,6 2,8 5,4 “Nguồn từ phòng kế hoạch và thị trường”   Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy năm 2006 công ty đã dùng 1,4 tỷ đồng trong tổng 4,6 tỷ đồng tổng vốn đầu tư của công ty cho xây dựng nhà xưởng.Con số này lớn nhất so với các năm nghiên cứu có thể nói mặc dù trong năm 2006 suy thoái kinh tế đang diễn ra rất mạnh mẽ nhưng công ty vẫn quyết định đầu tư lớn vào nhà xưởng điều này cho thấy công ty có định hướng rất lâu dài cho hoạt động đầu tư của mình. Và năm 2008 là năm mà vốn đấu tư cho nhà xưởng giảm mạnh chỉ có 200 triệu đồng trong tổng số 5,4 tỷ đồng vốn đầu tư của công ty do trong năm này công ty phần lớn dành vốn đầu tư vào máy móc thiết bị thay đổi dây chuyền sản xuất cũ đặc biệt là của tram than Hòa Bình mới sáp nhập vào công ty. Năm 2007 công ty dành 1,2 tỷ đồng vốn đầu tư cho xây dựng nhà xưởng trong tổng 2,8 tỷ đồng vốn đầu tư Bảng 1.16 :Tỷ trọng đầu tư cho nhà xưởng trong tổng vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính :tỷ đồng , % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị tài sản 1,4 1,2 0,2 Tổng vốn đầu tư 4,6 2,8 5,4 Tỷ trọng TS/VĐT( %) 30,43% 42,86% 3,70% “Nguồn từ cách tính của bản thân” Năm 2006 nhu tổng vốn đầu tư cho nhà xưởng chiếm 30,43 % trong tổng vốn đầu tư của công ty ,đây có thể coi là con số cao trong cơ cấu vốn đầu tư, năm 2008 thì tổng vốn cho nhà xưởng giảm xuống còn 3.7% giảm rất nhiều so với năm 2006 và năm 2007 thì con số này lại tăng lên tới 42,86 % trong tổng vốn đầu tư của công ty. Điều này là do năm 2006 được coi là năm bản lề cho công cuộc đầu tư của công ty là năm đầu tiên mà công ty tiến hành đầu tư nhằm phục vụ cho sản xuất và kinh doanh giảm bớt phải di thuê ngoài cũng như phụ thuộc vào các đối tác cung cấp dịch vụ vận chuyển hay chế biến. Và tiếp tục đầu tư mạnh vào nhà xưởng trong năm 2007. Còn năm 2008 công ty đầu tư rất ít vào quá trình xây dựng nhà xưởng do năm nay công ty phần lớn đầu tư vào máy móc thiết bị và nhà xưởng đầu tư trong các năm trước đã phát huy tác dụng theo đúng tính chất của hoạt động đầu tư đó là “độ trễ” trong đầu tư. 1.5.3.2 :  Đầu tư máy móc thiết bị . Với đặc trưng là công ty chế biến và kinh doanh than phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng cá thể. Thì có thể nói máy móc thiết bị hay dây chuyền công nghệ hiện đại là không thể thiếu trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Như các loại máy móc dùng cho sang lọc chế biến than đóng bánh than tổ ong hay ô tô tải dùng cho vận chuyển than tới cho khách hàng.Vì thế đây là mảng đầu tư rất quan trọng và được công ty quan tâm. Nó không những khẳng định rõ chức năng của công ty mà còn góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của công ty , cũng như góp phần làm gia tăng thị phần và doanh thu cho công ty . Dưới đây là tình hình đầu tư chi tiết của công ty cho máy móc thiết bị. Bảng 1.17 : Tình hình đầu tư cho máy móc thiết bị của công ty Chỉ tiêu nguyên giá tuổi thọ năm đầu tư I:máy móc thiết bị 8,518,088,050.00 2008 Cân chìm 30 tấn Vĩnh Tuy 93,751,918.00 5 2008 Cân 35 tấn Hoà Bình 95,258,953.00 3 2008 Máy xúc komastsu cho HB 358,259,258.00 9 2008 Xe Huyndie 15 tấn 1,475,000,000.00 10 2008 Xe ủi than 958,258,000.00 12 2008 Máy hitachi LX70 cho HB 458,897,258.00 9 2008 Xe chở than Huyndie 18 tấn 1,600,000,000.00 9 2008 Cân 27 tấn Sơn Tây 88,568,589.00 4 2007 Xe ôtô tải kamaz 1,025,589,589.00 7 2007 Xe ô tô 598,258,259.00 7 2006 Máy xúc cho trạm ST 350,258,269.00 8 2006 Máy xúc mitsumitshi cho OC 578,987,857.00 8 2006 Xe bò chở than 12 tấn 1,358,000,000.00 10 2006 II:dụng cụ quản lý 245,692,496.00 1 2008 Máy tính 14,326,000.00 1 2008 Máy điều hoà 18,867,470.00 1 2008 Máy điều hoà 12,547,920.00 1 2008 Máy điều hoà nhiệt độ 10,670,000.00 1 2008 Máy phôtocopy 43,790,000.00 1 2008 Máy tính 13,326,000.00 1 2007 Máy điều hoà 10,867,470.00 1 2007 Máy điều hoà 10,547,920.00 1 2007 Máy điều hoà nhiệt độ 9,670,000.00 1 2007 Máy phôtocopy 23,790,000.00 1 2007 Máy tính 12,326,000.00 1 2006 Máy điều hoà 16,867,470.00 1 2006 Máy điều hoà 11,547,920.00 1 2006 Máy điều hoà nhiệt độ 10,070,000.00 1 2006 Máy phôtocopy 40,790,000.00 1 2006 “Nguồn từ phòng kế toán thống kê” Qua bảng ta cũng có thể thấy công ty phần lớn tiến hành đầu tư cho máy móc thiết bị vào năm 2008.Để thấy công ty rất quan tâm tới việc có thêm trạm than cũng như có thêm thị trường tiêu thụ than cho công ty ,để mở rộng kinh doanh sản xuất công ty đã tiến hành đầu tư thoả đáng nhằm đổi mới quá trình sản xuất vận chuyển nhằm tạo tính cạnh tranh trong kinh doanh hơn. Bảng 1.18 :Quy mô vốn đầu tư cho máy móc thiết bị tại công ty Đơn vị tính :tỷ đồng ,% 2006 2007 2008 Vốn cho máy móc thiết bị 2,977 1,182 5,139 Tổng vốn đầu tư (tỷ) 4,6 2,8 5,4 Đầu tư máy móc /TV (%) 64,72 42,21 95,17 “Nguồn từ tính toán của bản thân” Qua bảng tổng kết trên ta có thể thấy rõ năm 2008 tổng vốn đầu tư của công ty gia tăng rõ rệt tăng mạnh từ 2,977 tỷ đồng năm 2006 vầ 1,182 tỷ đồng năm 2007 lên tới 5,139 tỷ đồng năm 2008. Nămm 2006 vốn đầu tư cho máy móc thiết bị là 2,977 tỷ đồng chiếm 64,72% trong tổng vốn đầu tư của cả năm. Con số đầu tư thực tế của năm 2007 có giảm đôi chú._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21764.doc