Lời nói đầu
Bảo hộ lao động là một chính sách kinh tế – xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Bảo hộ lao động không những giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội mà còn góp phần củng cố chính trị, xây dựng một đất nước XHCN vững mạnh. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm dến công tác BHLĐ.
Mục tiêu của công tác BHLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học , kĩ thuật, tổ chức, kinh tế, xã
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Tình hình công tác AT-VSLĐ tại Công ty In Công đoàn (61tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất , tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện , để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau giảm sút sức khoẻ và bảo vệ tính mạng cho người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất , tăng năng suất lao động.
Để thực hiện tốt công tác BHLĐ nhằm ngăn chặn hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất, thiệt hại do cháy nổ gây nên cũng như hạn chế bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì đòi hỏi các cấp các ngành có chức năng cần đưa ra các giải pháp cụ thể và hiêu quả . Trách nhiệm của Liên đoàn phải làm cho các cơ quan , các bộ các ngành và chính quyền nhận thức được tầm quan trọng của công tác BHLĐ. Liên đoàn cần phối hợp chặt chẽ với Bộ lao động thương binh và xã hội , Bộ y tế, bộ nội vụ, Bộ khoa học công nghệ và môi trường để làm tốt công tác này. Các tổ chức công đoàn cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục một cách thường xuyên về AT-VSLĐ, PCCN cho người lao động, tổ chức huấn luyện về AT- VSLĐ , PCCC cho người lao động và người sử dụng lao động.
Nhận thức từ vấn đề trên, với những kiến thức đã được trang bị trong thời gian học tập tại trường, em đã chọn Công ty In Công đoàn để tìm hiểu công tác BHLĐ ở cơ sở này trong đợt thực tập. Báo cáo tình hình công tác AT-VSLĐ tại Công ty In Công đoàn là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động BHLĐ tại cơ sở này.
Nội dung chính của báo cáo bao gồm :
Phần 1: Cơ sở lý luận khoa học kỹ thuật BHLĐ.
Phần 2: Đặc điểm tình hình sản xuất của Công ty.
Phần 3: Thực trạng công tác BHLĐ của Công ty.
Phần 4: Nhận xét, đánh giá, kiến nghị về công tác BHLĐ và các giải pháp cải thiện điều kiện lao động , chăm sóc sức khỏe người lao động trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Xuân Hương cùng các cán bộ công nhân viên của Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2005.
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Tân.
Danh mục các từ viết tắt
BHLĐ : Bảo hộ lao động
MTLĐ : Môi trường lao động
ĐKLĐ : Điều kiện lao động
ATLĐ-VSLĐ : An toàn lao động-Vệ sinh lao động
TNLĐ : Tai nạn lao động
BNN : Bệnh nghề nghiệp
Tổng LĐLĐVN : Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam
PCCN : Phòng chống cháy nổ
Phần 1 :TổNG QUAN Về BảO Hộ LAO ĐộNG
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động
1.1.1. Bảo hộ lao động:
Bảo hộ lao động là tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… nhằm mục đích cải thiện điều kiện cải thiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động.
Nội dung chủ yếu của Bảo hộ lao động là an toàn lao động, vệ sinh lao động. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp người ta dùng cụm từ “ an toàn và vệ sinh lao động” để chỉ công tác Bảo hộ lao động. Trong trường hợp nói đến Bảo hộ lao động, chúng ta hiểu đó là bao gồm cả an toàn lao động, vệ sinh lao động và cả những vấn đề về chính sách đối với người lao động như: vấn đề lao động và nghỉ ngơi, vấn đề lao động nữ, vấn đề bồi dưỡng độc hại.
1.1.2. Điều kiện lao động
Trong quá trình lao động, để tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định. Chúng ta gọi đó là điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội được hiểu thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí, tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với con người, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động.
Điều kiện lao động có ảnh hưởng lớn tới người lao động nên việc đánh giá mức độ ảnh hưởng đó là một vấn đề quan trọng. Muốn vậy chúng ta phải đi sâu phân tích các vấn đề đặc trưng của điều kiện lao động, xem xét, đánh giá các yếu tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ và tính mạng của người lao động.
Đối tượng lao động là cái mà con người thông qua công cụ, máy móc tác động vào nó để tạo ra sản phẩm. Có thể hiểu đơn giản đối tượng lao động là nguyên vật liệu, nhiên liệu trong sản xuất. Đối tượng lao động rất đa dạng và phong phú cả về số lượng và chủng loại. Đối tượng lao động có thể là những loại đơn giản, an toàn không gây ảnh hưởng xấu nhưng cũng có thể là những loại phức tạp, độc hại gây nguy hiểm cho người như: dòng điện, hoá chất, vật liệu nổ…
Môi trường lao động là nơi con người trực tiếp làm việc. Môi trường lao động tập hợp các yếu tố tác động của tự nhiên và các yếu tố phát sinh trong quá trình lao động. Môi trường lao động đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại đều tác động rất lớn đến sức khoẻ người lao động.
Với cách đánh giá trên, một điều kiện lao động được đánh giá là tốt, tiện nghi là một điều kiện lao động mà ở đó cả bốn yếu tố nói trên đều có những tác động cho con người theo chiều hướng có lợi cả về sức khoẻ cũng như sự an toàn về tính mạng. Do vậy, khi đánh giá một điều kiện lao động cụ thể, ta phải xem xét và phân tích đồng thời các tác động của bốn yếu tố trên đối với người lao động. Việc đánh giá, phân tích điều kiện lao động của bất kỳ một cơ sở, một ngành sản xuất nào là phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của cả 4 yếu tố biểu hiện nói trên. Không thể chỉ nhìn một mặt, một yếu tố nào đó mà đã vội kết luận điều kiện lao động đó là xấu hay tốt, tiện nghi hay khắc nghiệt. Đánh giá đúng thực trạng lao động và thường xuyên chăm lo cải thiện nó là một nội dung quan trọng nhất của công tác Bảo hộ lao động.
1.1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Trong quá trình lao động sản xuất, dù công nghệ có thô sơ hay hiện đại, quy trình công nghệ đơn giản hay phức tạp cũng đều có những yếu tố có thể ảnh hưởng đến người lao động như: làm giảm sút sức khoẻ, gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Ta gọi các yếu tố đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại.
Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình lao động được chia thành 4 nhóm yếu tố sau:
+Các yếu tố vật lý: như nhiệt độ, độ ẩm…
+Các yếu tố hoá học: chất độc,bụi độc, chất phóng xạ…
+Các yếu tố sinh vật: các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn…
+Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi là do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, các yếu tố tâm lý không thuận lợi.
Việc xác định rõ nguồn gốc, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người và đề ra các biện pháp để làm giảm tiến tới loại trừ các yếu tố đó là nội dung quan trọng nhất để cải thiện điều kiện lao động.
1.1.4. Tại nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, chuẩn bị nhiệm vụ lao động (trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc thu dọn sau khi làm việc).
Được coi là tai nạn lao động các trường hợp tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở tới nơi lam việc, từ nơi làm việc về nơi ở và khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Luật Lao Động và nôi quy lao động của cơ sở cho phép (như nghỉ giải lao, ăn cơm giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, cho con bú, tắm rửa, đi vệ sinh…). Tất cả những trường hợp trên phải thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý.
Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể 1 lượng lớn các chất độc thì gọi là nhiễm độc cấp tính, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại chức năng nào đó cuả cơ thể thì cũng được coi là tai nạn lao động.
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động, người ta sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động K (số tai nạn lao động tính trên 1000 người lao động trong 1 năm):
Trong đó:
n: số người bị TNLĐ ( tính cho 1 cơ sở, địa phương, ngành hay cả nước)
N: số người lao đông tương ứng
1.1.5. Bệnh nghề nghiệp
Theo Thông tư liên bộ số 08 ban hành ngày19/5/1976 thì: “ Bệnh nghề nghiệp là bệnh đặc trưng của 1 nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó tác động thường xuyên và từ từ vào cơ thể người lao động mà gây bệnh”.
Trong điều 106 – chương IX của Bộ Luật Lao động có ghi: “ Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”.
Nói tóm lại, BNN là sự suy yếu dần sức khoẻ của người lao động gây nên bệnh tật xảy ra trong quá trình lao động, công tác do tác động của các yêu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể của người lao động.
Mỗi quốc gia đều có 1 danh mục BNN riêng với các quy định khác nhau về chế độ đền bù. Việt Nam cho đến nay đã có 21 bệnh nghề nghiệp được công nhận bảo hiểm đó là:
*8 bệnh đầu tiên được công nhận trong thông tư 08 ban hành ngày 19/5/1976:
1.Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
2.Bệnh nhiễm độc benzene và các đồng đẳng của benzene
3.Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân
4.Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan
5.Bệnh bụi phổi Silic
6.Bệnh bụi phổi amiăng
7.Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X
8.Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
*Ngày 15/12/1991 trong Thông tư 29 do Nhà nước ban hành đã bổ xung thêm 8 BNN đó là:
9. Bệnh sạm da
10.Loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc
11.Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
12.Bệnh bụi phổi bông
13.Bệnh lao nghề nghiệp
14.Bệnh gan do virut nghề nghiệp
15.Bệnh leptospira nghề nghiệp
16.Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitro toluene)
*Quyết định 167/QĐ- 4/2/1997 của Bộ trưởng bộ y tế ban hành bổ sung 5 bệnh nghề nghiệp mới nữa là:
17.Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp
18.Bệnh nhiễm độc Nicôtin nghề nghiệp
19.Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp
20.Bệnh giảm áp nghề nghiệp
21.Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
Mặc dù số lượng bệnh nghề nghiệp được công nhận còn ít so với hàng trăm BNN của các nước trên thế giới, nhưng cũng đánh dấu những cố gắng của chúng ta nhằm đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp - hoá hiện đại hoá đất nước.
1.2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác Bảo hộ lao động
1.2.1. Mục đích
Công tác BHLĐ đã có những mục tiêu nhất định đó là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn, để ngăn ngừa TNLĐ và BNN, hạn chế ốm đau, giảm sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
1.2.2. ý nghĩa
Mang trong mình những mục đích như vậy nên công tác Bảo hộ lao động có những ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về mặt chính trị, xã hội mà còn cả về mặt kinh tế.
Chính vì vậy mà công tác Bảo hộ lao động hiện nay đang được xác định là một chính sách kinh tế – xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nó là một nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời nó mang một ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân đạo sâu sắc.
1.2.3.Tính chất của công tác Bảo hộ lao động
Để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội như đã nêu, nhất thiết công tác Bảo hộ lao động phải mang đầy đủ 3 tính chất: Khoa học kĩ thuật, pháp lý và quần chúng. Ba tính chất này có một mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong một mục tiêu chung.
1.2.3.1.Tính khoa học kỹ thuật
Chúng ta biết rằng, mục tiêu của công tác BHLĐ là loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất để cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa TNLĐ và BNN…. Mà mọi hoạt động để thực hiện mục tiêu đó, từ điều tra, khảo sát điều kiện lao động, phân tích đánh giá các yếu tố nguy hiểm độc hại và ảnh hưởng của chúng cho đến việc để xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý, khắc phục đều được thực hiện trên cơ sở khoa học và giải pháp khoa học kĩ thuật.
Thật vậy, để cải thiện được điều kiện lao động ở một ngành nghề nào đó thì ta phải giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan trên các lĩnh vực như thông gió, chiếu sáng, tiếng ồn, rung động, tâm sinh lý lao động…. Để giải quyết vấn đề này, ngay từ khâu khảo sát, đánh giá rồi đến phân tích và tìm giải pháp khắc phục đều phải áp dụng khoa học kỹ thuật. Do vậy khoa hoc kỹ thuật là một mặt không thể tách rời của công tác Bảo hộ lao động, là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định cho sự thắng lợi của công tác Bảo hộ lao động.
1.2.3.2.Tính pháp lý
Tính pháp lý của công tác BHLĐ thể hiện ở chỗ: muốn cho các giải pháp khoa học kỹ thuật, cũng như các biện pháp về tổ chức và xã hội được thực hiện tốt, đảm bảo cho công tác Bảo hộ lao động hoạt động có hiệu quả thì phải thể chế hoá chúng thành các luật lệ, các quy định, quy phạm hướng dẫn… để lấy đó làm cơ sở bắt buộc các cấp, các ngành, các tổ chức cũng như mỗi cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện. Đồng thời phải tiến hành kiểm tra một cách thường xuyên, có khen thưởng và kỷ luật kịp thời nghiêm minh nhằm phát huy những mặt được, ngăn ngừa những mặt chưa được để cho công tác Bảo hộ lao động ngày càng phát triển và có hiệu quả hơn.
Như vậy, tính pháp lý trong công tác Bảo hộ lao động là một mặt, một yếu tố quan trọng. Nó luôn tồn tại song hành với tính khoa học kỹ thuật tạo nên hiệu quả của công tác Bảo hộ lao động.
1.2.3.3.Tính quần chúng
Một tính chất nữa không thể thiếu trong công tác Bảo hộ lao động là tính quần chúng rộng rãi. BHLĐ có liên quan đến tất cả mọi người từ người lao động cho đến người sử dụng lao động.
Bởi vì người lao động là những người trực tiếp vân hành sử dụng máy móc, nguyên vật liệu, trực tiếp tiếp xúc với điều kiện lao động. Do vậy họ có thể phát hiện thấy những thiếu sót trong công tác BHLĐ một cách chính xác nhất. Đóng góp ý kiến để xây dựng các giải pháp, các qui trình, qui phạm về an toàn vệ sinh lao động, làm cho hệ thống các qui trình, qui phạm ngày càng trở nên hoàn thiện. Tuy nhiên, các chế độ chính sách cũng như các tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm hay các giải pháp khoa học cho dù có được xây dựng hoàn thiện đến thế nào đi chăng nữa mà các cấp, các ngành, người sử dụng lao động… chưa thấy được lợi ích thiết thực của nó, chưa tự giác chấp hành và thực hiện thì công tác Bảo hộ lao động sẽ không thể thực hiện được.
Rõ ràng, công tác Bảo hộ lao động là của đông đảo công nhân lao động, người sử dụng lao động, các cấp, các ngành. Vì thế, việc tuyên truyền sâu rộng công tác BHLĐ cho đông đảo quần chúng là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Đó sẽ là động lực thúc đẩy cho công tác BHLĐ ngày càng thu được kết quả cao.
1.3.Những nội dung chủ yếu của công tác Bảo hộ lao động
Để đạt được mục tiêu và thực hiện được tính chất như trên, công tác Bảo hộ lao động phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+Những nội dung về khoa học kỹ thuật
+Những nội dung về xây dựng và thực hiện các luật pháp, chế độ chính sách, thể lệ về Bảo hộ lao động.
+Những nội dung về giáo dục, tổ chức, vận động quần chúng làm tốt công tác Bảo hộ lao động.
1.3.1.Nội dung về khoa học kỹ thuật
1.3.1.1.Nội dung về kỹ thuật an toàn
Kỹ thuật an toàn là một hệ thống các biện pháp về mặt tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động khỏi những tai nạn của những yếu tố nguy hiểm gây ra trong sản xuất. Để đạt được điều đó, khoa học về kỹ thuật an toàn cần đi sâu nghiên cứu và đánh giá tình trạng an toàn của các thiết bị, quá trình sản xuất, đề ra những yêu cầu an toàn khi vận hành, sử dụng các thiết bị để bảo vệ con người khi làm việc tiếp xúc với các bộ phận nguy hiểm của máy móc, tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn, nội quy an toàn để buộc người lao động phải tuân theo trong khi làm việc. áp dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật như tự động hoá, điều khiển học để dần thay thế các thao tác khó, cách ly người lao động khỏi những nơi có các yếu tố nguy hiểm độc hại. Khi thiết kế, thi công các công trình, thiết bị, máy móc phải tính toán loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại.
1.3.1.1.1.Kỹ thuật an toàn điện
Điện ngày càng được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong sản xuất hiện nay điện là yếu tố không thể thiếu. Nhưng điện cũng gây cho con người những tác hại khôn lường. Thực tế cho thấy, việc thiếu hiểu biết về điện, không tuân thủ các quy tắc, kỹ thuật an toàn điện đã gây nên nhiều tai nạn điện với hậu quả rất nghiêm trọng. Tính nguy hiểm của điện ở chỗ, nó không có dấu hiệu gì xuất hiện để báo trước cho con người mà chỉ đến khi có tai nạn xảy ra mới phát hiện được, do vậy khó có thể ngăn ngừa tai nạn do điện.
Khoa học BHLĐ đi sâu nghiên cứu, phân tích các yếu tố của điện và những tác động, hậu quả của điện đến con người, tìm ra nguyên nhân thường gây ra tai nạn điện trong sản xuất từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
1.3.1.1.2.Kỹ thuật an toàn cơ khí
Các máy móc sử dụng trong ngành cơ khí thường mang tính nguy hiểm cao như: máy tiện, máy phay, máy rèn, đột dập…. Do vậy, kỹ thuật an toàn cơ khí là một mặt quan trọng trong khoa học kỹ thuật an toàn.
Kỹ thuật an toàn cơ khí đi vào nghiên cứu, đánh giá thiết bị máy móc, phân tích các bộ phận, máy móc thường và có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, các tác động của nó đến người lao động để từ đó có giải pháp khắc phục, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đảm bảo an toàn lao động cho người lao động trong khi vận hành, sử dụng máy móc.
1.3.1.1.3.Kỹ thuật an toàn nồi hơi và các thiết bị chịu áp lực
Nồi hơi và các thiết bị chịu áp lực là những thiết bị mang tính nguy hiểm cao, có những yêu cầu nghiêm ngặt trong việc sử dụng và bảo quản. Sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu về sử dụng nồi hơi hay thiết bị chịu áp lực càng nhiều và ngày càng đa dạng. Chỉ cần nồi hơi hay thiết bị chịu áp lực nổ cũng làm phá huỷ nhà cửa, công trình, máy móc, thiết bị và gây chấn thương, tai nạn lao động và có khả năng dẫn đến chết người.
Công tác Bảo hộ lao động nói chung va kỹ thuật an toàn về nồi hơi và các thiết bị chịu áp lực nói riêng đi sâu vào nghiên cứu phân tích các yếu tố gây nên sự nổ vỡ thiết bị, từ đó đề ra các biện pháp quản lý, sử dụng nồi hơi và các thiết bị chịu áp lực nhằm bảo đảm tính an toàn cao trong sản xuất nói chung và cho người lao động nói riêng.
1.3.1.1.4.Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng
Thiết bị nâng ngày càng được sử dụng rộng rãi và đa dạng trong các ngành nghề. Chính vì thế dẫn đến trường hợp sử dụng lạm dụng thiết bị nâng, sự thiếu hiểu biết về thiết bị và an toàn thiết bị đã gây nên không ít tai nạn. Trong thực tế, trường hợp thường gặp nhất là đứt cáp làm rơi tải, gây nguy hiểm cho người đang thi công, làm việc, gây thiệt hại về của cải vật chất và làm gián đoạn sản xuất.
Khoa học kỹ thuật an toàn về thiết bị nâng khảo sát, phân tích làm rõ từng yếu tố nguy hiểm của thiết bị và các yếu tố có liên quan, vạch rõ nguyên nhân gây ra tai nạn chủ yếu, đề xuất các giải pháp khả thi để ngăn chặn, loại trừ tối đa các tai nạn xảy ra.
1.3.1.2.Nội dung về vệ sinh lao động
Khoa học về vệ sinh lao động là những lĩnh vực khoa học đi sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố có hại trong sản xuất, cải thiện môi trường lao động, làm cho môi trường lao động trong khu vực sản xuất được trong sạch và tiện nghi hơn, nhờ đó người lao động làm việc dễ chịu, thoải mái và có năng suất cao hơn, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng giảm đi.
1.3.1.2.1.Thông gió công nghiệp
Trong quá trình sản xuất luôn phát sinh các yếu tố có hại cho người lao động như: bụi, khí độc, nhiệt độ cao… Không chỉ có hại cho người lao động mà nó còn có những ảnh hưởng nhất định trong sản xuất. Thêm vào đó là điều kiện khí hậu của nước ta không thuận lợi cho sản xuất. Do vậy, kỹ thuật thông gió trong công nghiệp là một nội dung của công tác BHLĐ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện làm việc, tạo ra những điều kiện tối ưu cho con người, đảm bảo sức khỏe cho họ và ngăn chặn BNN.
Tuỳ theo tính chất và yêu cầu cụ thể ở mỗi nơi mà có thể áp dụng biện pháp thông gió tự nhiên hay thông gió cơ khí .
1.3.1.2.2.Kỹ thuật ánh sáng
Chiếu sáng hợp lý là một trong các giải pháp cần thiết để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra. Việc chiếu sáng không đầy đủ sẽ làm cho người lao động căng thẳng thường xuyên. Điều này làm cho các dây thần kinh bị căng thẳng, phản xạ chậm, nếu kéo dài sẽ làm giảm thị lực của mắt. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây nên sự mất an toàn trong sản xuất, đồng thời làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Để chiếu sáng hợp lý không những phải đảm bảo đủ độ rọi bề mặt làm việc mà còn phải đảm bảo ánh sáng phân bố đều trong phạm vi làm việc, không có hiện tượng chói lóa, không có bóng đen và sự tương phản lớn.Tuỳ theo yêu cầu và tính chất của mỗi công việc cụ thể mà có những biện pháp chiếu sáng tối ưu như: Chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo hoặc chiếu sáng hỗn hợp nhằm tạo ra một môi trường ánh sáng phù hợp với người lao động.
1.3.1.2.3.Tiếng ồn trong sản xuất
Trong sản xuất công nghiệp, phần lớn các thiết bị, máy móc là nguồn gây ra tiếng ồn khá lớn. Tiếng ồn không chỉ làm ảnh hưởng đến cơ quan thính giác dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp, mà còn tác dụng lên hệ thần kinh và các chức năng khác trong cơ thể con người. Đây là nguyên nhân gián tiếp làm giảm năng suất lao động.
Khoa học kỹ thuật nghiên cứu tiếng ồn về : Tác hại của tiếng ồn và nguồn gốc phát sinh ra tiếng ồn trong sản xuất. Từ đó có các biện pháp khắc phục, làm giảm tiếng ồn đến dưới tiêu chuẩn cho phép.
Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà người ta có thể áp dụng các biện pháp khác nhau để giảm tác động của tiếng ồn đối với cơ thể người lao động: Sử dụng các biện pháp công nghệ, các biện pháp tổ chức hay các biện pháp phòng hộ cá nhân chống ồn.
1.3.1.2.4.Rung động trong sản xuất
Các nghiên cứu khẳng định, sự rung động ở cường độ nhỏ ngắn sẽ có tác động tốt cho cơ thể con người như: Tăng lực cơ bắp, làm giảm mệt mỏi… Ngược lại, khi cường độ lớn, tác động lâu dài sẽ dẫn đến sự thay đổi hoạt động của tim –bộ phận nhạy cảm nhất cuả cơ thể, rối loạn dinh dưỡng, thay đổi chức năng của tuyến giáp trạng thái và cơ thể đau khớp xương .
Vì vậy, khoa học kỹ thuật BHLĐ đi sâu vào nghiên cứu khả năng chịu tác động trực tiếp của cơ thể con người đối với rung động, đề ra các chuẩn cho phép, khảo sát và tìm ra nguồn gốc chủ yếu gây rung động và các biện pháp khắc phục nó. Tuỳ theo đặc điểm và những điều kiện cụ thể mà có những biện pháp hữu hiệu để giảm tác động của rung động lên cơ thể người lao động.
1.3.1.2.5.An toàn bức xạ
Hiện nay, bức xạ đang được sử dụng rộng rãi trong các nghành kinh tế quốc dân và mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển. Trong sản xuất, bức xạ đang được sử dụng rất nhiều như: thăm dò khuyết tật của kim loại, kiểm tra mối hàn, xử lý hạt giống, đóng chai… Song ở nước ta, bức xạ vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ, chưa phổ biến nên nhiều người chưa am hiểu về nó. Trong khi đó, nguồn bức xạ luôn mang tính nguy hiểm , độc hại cao đối với cơ thể người lao động.
Để đảm bảo an toàn cho người lao động, khoa học kỹ thuật BHLĐ đã nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp an toàn bức xạ, giảm thiểu tác động có hại của chúng lên cơ thể người lao động, ngăn chặn BNN.
1.3.1.3. Khoa học y học lao động
Khoa học y học lao động là lĩnh vực đi sâu khảo sát đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất và ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể người lao động. Từ đó đề ra các biện pháp y học và phương hướng cho các giải pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa BNN, đồng thời đánh giá hiệu quả của các giải pháp đó với sức khoẻ người lao động.
Khoa học y học lao động có nhiệm vụ quản lý và theo dõi sức khoẻ người lao động để phát hiện sớm BNN và có giải pháp điều trị nó.
1.3.1.4. Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân
Là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các phương tiện để bảo vệ cho người lao động khỏi ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, khi mà các giải pháp về an toàn lao động không thể loại trừ được.
Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân đã áp dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học khác như: Vật lý, hoá học, mỹ thuật… để tạo ra những loại phương tiện bảo vệ có hiệu quả, chất lượng sử dụng và có tính thẩm mỹ cao.
1.3.1.5. Khoa học về écgônômi
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi cả về chất lượng và môi trường sống, làm việc của con người. Chủ yếu làm biến đổi điều kiện làm việc của họ. Môn khoa học liên ngành có khả năng thực hiện có hiệu quả mục tiêu bảo vệ con người và phát triển nhân cách người lao động trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay là écgônômi.
Ngày nay, quan niệm của BHLĐ cho rằng: Máy móc thiết bị khi đưa vào sử dụng thì không những không được để tồn tại những nguy cơ gây nên tai nạn, mà còn không được để dẫn đến những cố gắng quá mức về mặt thể lực và thần kinh, tâm lý cho người điều khiển. Nhằm hoàn thiện hệ thống BHLĐ, khoa học écgônômi ra đời với mục đích là tối ưu hoá các quá trình lao động sản xuất, nhằm thu được năng suất và hiệu quả lao động cao nhất với tổn hao sinh học nhỏ nhất. Đồng thời, đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người lao động.
1.3.2.Nội dung về chế độ chính sách
Để hệ thống công tác Bảo hộ lao động ngày càng trở lên hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, song song với công tác phát triển và ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Đảng và Nhà nước ta cũng không ngừng hoàn thiện các văn bản có tính pháp luật, quy định các chế độ chính sách bảo vệ con người trong lao động sản xuất.
Trải qua một thời gian dài phát triển cùng đất nước, đến nay chúng ta đã có một hệ thống pháp luật về Bảo hộ lao động được thể hiện như sau:
Hiến pháp
Bộ Luật LĐ
Nghị định
Hệ thống tiêu chuẩn
quy phạm, quy định về an toàn vệ sinh lao động
Thông tư
Chỉ thị
* Trong điều 54 Hiến pháp nước CHXHCNVN có câu: “…Nhà nước ban hành chế độ chính sách về Bảo hộ lao động …”.
* Luật lao động là văn bản pháp luật chủ yếu về Bảo hộ lao động ở nước ta, gồm có 17 chương, 198 điều, trong đó:
+ Chương VII: Nói về thời gian làm việc, nghỉ ngơi
+ Chương IX: Hướng dẫn những nội dung cơ bản về công tác an toàn vệ sinh lao động
+ Chương X: Những qui định riêng về lao động nữ
+ Chương XI: Những qui định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số qui định khác
+ Chương XVI: Thanh tra nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm luật lao động
* Nghị định của Chính phủ bao gồm:
+ Nghị định 06/CP ban hành ngày 20/10/1995: Qui định chi tiết một số vấn đề về an toàn vệ sinh lao động
+ Nghị định 195/CP ban hành ngày 31/12/1994: Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
+Nghị định 38/CP ngày 25/6/1996: Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
+ Nghị định 46/CP ngày 6/8/1996: Quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế.
* Thông tư quan trọng nhất là thông tư liên tịnh số 14/1998/TTLT – BLĐTBXH – BYT – TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, các thông tư, chỉ thị, quy phạm an toàn cũng như các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và các ngành liên quan về Bảo hộ lao động có rất nhiều, tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
+ Tăng cường công tác BHLĐ, cải thiện điều kiện làm việc
+ Hướng dẫn việc tổ chức, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch Bảo hộ lao động
+ Huấn luyện kĩ thuật an toàn và Bảo hộ lao động
+ Quy định về chế độ giờ làm việc, ngày nghỉ, phụ cấp, chế độ lao động nữ và lao động vị thành niên, trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo dưỡng độc hại.
+ Chế độ thanh kiểm tra Bảo hộ lao động, màng lưới an toàn vệ sinh viên.
+ Khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động
+ Hướng dẫn các biện pháp an toàn lao động chung cho cơ sở và biện pháp an toàn lao động cho một số công việc đặc thù.
1.3.3.Nội dung về công tác tuyên truyền, giáo dục vận động quần chúng
Công tác BHLĐ liên quan đến tất cả mọi người, từ người lao động cho đến người sử dụng lao động. Mọi cố gắng trở lên vô nghĩa nếu không được mọi người ủng hộ. Công tác Bảo hộ lao động sẽ chỉ đạt hiệu quả khi mà quần chúng hiểu và nhận thức đầy đủ các luật lệ, chế độ và quy định về BHLĐ. Do vậy, một trong những nội dung cơ bản về công tác Bảo hộ lao động là tuyên truyền, giáo dục vận động quần chúng. Công tác giáo dục, vận động quần chúng lao động gồm những mặt chủ yếu sau:
+ Tuyên truyền, giáo dục cho người lao động nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo an toàn trong sản xuất, phải biết tự bảo vệ mình.
+ Huấn luyện cho người laođộng phải thành thạo tay nghề và nắm vững các yêu cầu kỹ thuật an toàn, vệ sinh trong sản xuất.
+ Giáo dục ý thức lao động có kỉ luật, đảm bảo nguyên tắc an toàn, thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, chống làm bừa, làm ẩu.
+ Vận động, khuyến khích quần chúng phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, biết bảo quản và sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân.
+Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra BHLĐ tại chỗ làm việc, tại đơn vị, cơ sở sản xuất. Duy trì màng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động trong các tổ, phân xưởng.
Là một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của người lao động, tổ chức Công Đoàn có một vai trò quan trọng trong việc tổ chức và chỉ đạo quần chúng làm công tác Bảo hộ lao động.
1.4.Nội dung về phòng chống cháy nổ
Thực tế cho thấy, mỗi một đám cháy xảy ra đều gây nên những thiệt hại về người và của, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Kinh tế càng phát triển, các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng được áp dụng nhiều vào sản xuất thì nguy cơ gây cháy, nổ càng cao và thiệt hại càng lớn. Do vậy, phòng chống cháy nổ nhằm bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần giữ gìn và bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội ngày càng trở lên bức thiết hơn. Bảo hộ lao động với mục đích duy nhất là bảo đảm an toàn trong sản xuất bao hàm cả nội dung phòng chống cháy nổ.
Kỹ thuật phòng chống chá._.y nổ trong công tác Bảo hộ lao động đi vào nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân phát sinh cháy nổ và thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ một cách có hiệu quả nhất.
Phần 2: Đặc điểm tình hình của công ty
2.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty In Công Đoàn Việt Nam là doanh nghiệp thuộc Tổng liên đoàn Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp, tiền thân là nhà in Công đoàn được thành lập ngày 22/8/1946 tại xóm Mẫu, thôn Cao Vân, xã Vân Lang, huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên với mục đích ban đầu là in báo Lao Động và các tài liệu khác để phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng và Tổng Công Đoàn Việt Nam.
Năm 1965, nhà in lao động được Tổng Công Đoàn Việt Nam đầu tư cho hai máy in cuộn để in báo Lao Động bằng nguồn viện trợ của Tổng Công Hội Trung Quốc đặt cơ sở tại thôn Triều Xuân, xã Đồng Thịnh, huyện Lập Trạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm 1972, đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại. Ban bí thư trung ương Đảng đã có quyết định trưng dụng hai máy in cuộn để xây dựng cơ sở dự phòng in báo Nhân Dân để phục vụ công tác chính trị, tư tưởng của Đảng tại Tỉnh Hoà Bình.
Từ năm 1976 đến 1989, Công ty được Tổng LĐLĐVN bao cấp về số lượng báo, chủng loại sản phẩm nguyên vật liệu đầu vào (giấy, mực) do Nhà nước cung cấp. Công ty chỉ có nhiệm vụ là thực hiện các công việc in.
Từ năm 1991 đến năm 1994, ngành in Việt Nam có chủ trương đổi mới công nghệ. Xí nghiệp In Công Đoàn đã đầu tư công nghệ in OFFSET tiên tiến hiện đại , năng suất gấp nhiều lần sắp xếp chữ thủ công.
Năm 1994, Tổng LĐLĐVN có quyết định số 446/TLĐ ngày 14/5/1994 phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư mở rộng đổi mới công nghệ và được đổi tên thành Xí nghiệp In Công Đoàn.
Năm 1997, Xí nghiệp In Công Đoàn chính thức đổi tên thành Công ty In Công Đoàn với nhiệm vụ chủ yếu là in báo Lao Động và các văn kiện của Tổng Liên Đoàn kịp thời, chính xác về thời gian và chất lượng.
Hiện nay Công ty đã có thiết bị tương đối đồng bộ và khép kín, dây chuyền sản xuất, công suất tối đa có thể đạt hơn 13 tỷ trang in một năm. Có trung tâm phân màu ở gần nên rút ngắn được thời gian chế bản, đáp ứng nhu cầu in ấn của xã hội và của Tổng LĐLĐVN với chất lượng cao.
Sơ đồ mặt bằng của Công ty in Công Đoàn :
Máy một màu
Máy Heidelberg Speedmaster 5 màu số 2
Máy
Process
King
Máy dao Đức
Máy Coroman
Máy Toshiba
Máy 2 màu
Máy Heidelberg
Speedmaste 5 màu số 1
Máy phát điện
Sân để vật nguyên liệu
Nhà điều hành
Phòng bảo vệ
Lối đi
2.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty In Công Đoàn
stt
Tên sản phẩm
Số lượng(cuốn)
khổ giấy(cm)
Số màu
Số trang
1
Báo lao động
42.500tờ
41 x 54
4\1
8
2
Quảng cáo, Báo xuân LĐ
42.000tờ
3
Báo văn nghệ
12.000tờ
4
Báo nông thôn ngày nay
12.000tờ
5
Báo người làm vườn
14.000tờ
6
Báo văn hoá
5.500tờ
27 x 39
4\1
80
7
Tạp chí BHLĐ
6.000
19 x 27
2\2
80
8
Tạp chí CĐ dầu khí
2.000
19 x 27
4\2
80
9
Tạp chí CĐ xây dựng
2.000
19 x 27
4\2
64
10
Tạp chí kiểm soát
7.000
19 x 27
4\4
80
11
Tạp chí thanh tra
2.500
19 x 27
2\2
80
12
Tạp chí dân vận
6.000
19 x 27
2\2
80
13
Tạp chí người Kinh Bắc
4.000
19 x 27
2\2
120
14
Tạp chí người Xứ Lạng
4.000
19 x 27
2\2
80
15
Tạp chí khuyến nông TW
4.000
19 x 27
2\2
120
16
Tạp chí khuyến nông HP
2.000
19 x 27
1
72
17
Tạp chí văn hoá các dân tộc
4.000
19 x 27
2\2
48
18
Tạp chí khuyến nông Hà Tây
8.000
19 x 27
2\2
88
19
Tạp chí BHYT
8.000
19 x 27
2\2
88
20
Tạp chí nghiên cứu giáo dục
12.000
19 x 27
2\2
64
21
Tạp chí sinh viên
12.000
19 x 27
2\2
56
22
Tạp chí đại học
3.000
19 x 27
2\2
64
23
Tạp chí kiến trúc
3.000
19 x 27
2\2
96
24
Tạp chí dân số Nghệ An
6.000
19 x 27
2\2
72
25
Tạp chí thông tin lý luận
1.000
19 x 27
1
40
26
Tạp chí tuổi xanh
5.000
19 x 27
2\2
48
27
Tạp chí hàng hải
5.000
19 x 27
2\2
72
28
Tạp chí y tế dự phòng
1.000
19 x 27
2\2
48
29
Tạp chí ding dưỡng
15.000
19 x 27
2\2
24
30
Báo thư giãn
12.000
27 x 39
4\1
48
31
Báo du lịch
12.000
27 x 39
4\1
48
32
Báo kinh tế
12.000
27 x 39
4\1
48
Bảng 2.1: Sản phẩm chủ yếu của Công ty
Ngoài ra, Công ty còn in và đóng các loại sách của các nhà xuất bản lớn:
+ Sách của nhà xuất bản Lao Động
+ Sách của nhà xuất bản Hà Nội
+ Sách của nhà xuất bản Giáo Dục
+ Sách của nhà xuất bản Kim Đồng
+ Sách của nhà xuất bản Mỹ Thuật
+ Các nguồn in khác
Qua đây ta thấy, các sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú. Sở dĩ có được thành quả như ngày nay là do Công ty đã làm tốt được công tác quản lý chất lượng sản phẩm và chuyển giao công nghệ. Tất cả các khâu đều được kiểm tra nghiêm ngặt, nếu đạt yêu cầu thì mới được đưa vào khâu tiếp theo. Máy móc thiết bị ngày càng được đổi mới để phù hợp với yêu cầu của thị trường. Do đó, việc sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm qua đều tăng đáng kể. Nhờ vậy thu nhập của người lao động cũng tăng.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Nội dung
Đơn vị tính
2000
2001
2002
2003
2004
Tranh in công nghiệp
Tỷ Trang
6,9
7,4
11
13
15
Doanh thu
Tỷ Đồng
35,9
38,5
42,5
51
65,6
Nộp cấp trên
Triệu Đồng
121,2
130
212,4
186
345
Lợi nhuận
Triệu Đồng
280
300,3
496
436
797
Thu nhập bình quân(Từ thợ bậc 2 trở lên)
Triệu Đồng
1,32
1,5
1,67
1,7
1,976
Năm 2005 là năm thứ ba triển khai thực hiện nghị quyếtquy hoạch phát triển nghành xuất bản đến năm 2010. Cơ hội và thách thức đặt ra hết sức quyết liệt .căn cứ vào phương hướng phát triển nghành inViệt Nam tại nghị quyết số 40/2002/QĐ-BVHTT ngày 31/12/2002của bộ trưổng bộ VHTT về phê duyệt Quy hoạch phát triển nghành xuất bản _In- phát hànhViệt Nam vươn lên hàng trung binh khá của châu á.
Do đó , việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005 của công ty In Công Đoàn Việt Nam hoàn toàn dựa vào định hướng và nhận định của ngành, phân tích đặc điểm tình hình về thị trường công nghệ , nguồn nhân lực của 5 năm gần đây và dựa vào kinh nghiệm thực tế sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây( thiết bị công nghệ, cơ cấu sản phẩm , tổ chức điều hành, chăm lo khách hàngv.v…).Chúng ta phấn đấu thực hiện kế hoạch năm 2005 bao gồm những nội dung chính sau:
TT
Nội dung
Kế hoạch
Ghi chú
1
Trang in công nghiệp (13x19)
15,5 tỷ trang in
2
Doanh thu( cả giấy)BLĐ
70.000 triệu đồng
3
Hoàn trả gốc thiết bị cũ và mới đầu tư
5.370 triệu đồng
4
Hoàn trả lãi
2.400 triệu đồng
5
Thuế VAT
1.500 triệu đồng
6
BHXH+Y tế+TT+KPCĐ
800 triệu đồng
7
Khấu hao
9.900 triệu đồng
8
Quỹ lương và gia công
9.000 triệu đồng
9
Lãi trước thuế
1.700 triệu đồng
10
Thuế thu nhập
476 triệu đồng
11
Nội cấp trên
367,2 triệu đồng
12
Lợi nhuận để lại doanh nghiệp
856,8 triệu đồng
13
Thu nhập bình quân(từ bậc 2)
2 triệu đồng
Ngoài 13 mục tiêu cơ bản trên, Công ty tiếp tục triển khai thực hiện dự án từng xây dựng và chuyển dần thiết bị ra khu công nghiệp Nam Thăng Long. Tiếp tục đầu tư bổ xung thiết bị cho khâu chế bản(máy vi tính, máy quét ảnh,máy hiện bản tự động…) để đáp ứngyêu cầu ngày càng cao của khách hàngvà tạo tiền đề để công ty phát triển bền vững đến năm 2010
2.2.1. một số biện pháp nhăm hoàn thànhkế hoạch năm 2005:
Với cơ sở mặt bằng nhà xưởng, thiết bị máy móc và đội ngũ CB-CNVC hiện có, với kinh nghiệm sản xuâqts kinh doanh10 năm qua(1995-2004)ngay từ những ngày đầu , tháng đầu năm 2005 chúng ta phải tập trung chỉ đạo điều hành và quyết tâm thực hiện tốt những biện pháp dươi đây:
- Duy trì nền nấp dân chủ công khai: Phát huy vai trò của chi bộ Đảng, các đoàn thể Công đoàn và ĐOàn TNCS HCM đẻ cán bộ Đảng viên , đoàn viên va người lao động hiểu rõ nhiệm vụ chính trị cùng các mục tiêu cụ thể của công tynăm 2005, hiểu rõ Dân chủ công khia minh bạch là yếu tố đoàn kêt và phát triển. Duy trì thực hiện tốt10 nội dung của bản quy chế thực hiệndân chủ cơ sơ tại Công ty đã được biểu quyết thông qua sự nhất trí 100%. Luôn luôn cải tiến tìm mọi biện pháp để năng suất, chất lượng , hiệu quả và các mối quan hệ trong Công ty ngày càng tốt hơn.Qua nhiều năm mở Hội nghị CNVC, chúng ta đã xây dựng và ban hành nội quy lao động, Quy chế PCCC, Quy trình kiểm tra bản trước khi lên bản, Bảo quản sản phẩm ra vào công ty,công khai nhật ky tímh giá , giá thành,sản lượng trang in, hệ số trả lương mềm, đặt hòm thư góp ý ơ cổng ra vào và nhà ăn giữa ca do Ban Thanh tra nhân dân quản lý. Phát huy vai trò của thanh tra nhân dân, duy trì sinh hoạt tri bộ, giao ban đều đặn để giải quyết những vấn đề nổi cộmphát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh
- coi trọng ve chất lươngj và tiến độ: Phát huy ưu thế, lợi thế về công nghệtừng bước xây dựng Công ty trở thành đơn vịco nền nếp , kỷ cương theo Hệ thống Quản lý chất lượng Quốc tế íO 9001:2000 nhằm phong ngừa gian lận, nhầm lẫn trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm thiểu sai sót , khiếm khuyết về chất lượng của ấn phẩm và đảm bảo thơi gian giao hàng được chính xác, nhằm phòng ngừa ngăn chặn TNLĐ,đảm bảo an ninh công sở và sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên. Phải luôn luôn coi trọng “Chất lượng sản phẩm , giá cả hợp lý, tiến độ phát hành , tinh thần phục vụ khách hàng chu đáo tận tình” là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại vững chắc của Công ty In Công đoàn Việt Nam.Phải coi cạnh tranh bằng chất lượng và tiến độ gaio hàng chính xác là phương thức quan trọng nhất và bền vững nhất. Thường xuyên quán triệt để mọi người trong Công ty hiểu rõ : “Bẩn, bụi , sự luộm thuộm tuý tiện cẩu thả sẽ gây ra thiệt hại lớn về vật chất và uy tín của chúng ta”.năm 2005, chúng ta quyết tâm thực hiện mục tiêu 3S ( Sàng lọc , sắp xếp, sạch sẽ) bằng tuyên truyền giáo dục, bằng cơ chế thưởng phạt công minh, bằng thiết bị Camera quan sát và lưu giữ mọi hoạt động trong công ty trong quá trình sản xuất… để tạo ra một bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng và tiến độ.
- Tiếp tục bồi dưỡng nguồn nhân lực: Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng kiến thức trong Hệ thống quản lý chất lượngquốc tế ISO 9001:2000, xây dựng chưc năng nhiệm vụ, tiêu chuân với các chức danh lãnh đạo, chỉ đạo nghiệp vụ trong Công ty rõ ràng, cụ thể làm cơ sở để bố trí nhân lực xen kẽ cho người khá kèm người trung bình và yếu kém về nghiệp vụ.Thường xuyên kết hợp với các trường và trung tâm mở những lớp bồi dưỡng thích hợp với các đối tượng để cập nhật kiến thức kịp thời nhằm từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCNV ngang tầm với nhiệm vụ đã được giao phó.
- triệt để tiết kiệm: thời gian, nguyên vật liệu, điện, nước, tài chính, mặt bằng nhà xưởng và tận thu phế liệu để tăng cường quỹ phúc lợi, kết hợp với Công Đoàn sử dụng quỹ phúc lợi để từng bước cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Chủ động khai thác vật tư theo hướng giảm bớt khâu trung gian để giảm giá thành đầu vào và đảm bảo nguồn vật tư vào như giấy , mực, bản bản kẽm ổn định và chất lượng hơn. Rà soát lại một số định mức tiêu hao về thời gian, về nguyên vật liệu.
- Kiện toàn bộ máy: Tiếp tục kiện toàn xây dựng bộ máy theo hướng tinh gọn hiệu quả ,sẵn sàng đáp ứng mọi diễn biến của cơ chế thị trường .Thực hiện tốt phương châm :Giởi một nghề ,thạo nhiều việc ,luân chuyển nội bộ dể sẵn sàng bố trí nhân lực trong mọi tình huống .Khuyến khích và động viên những người hoàn thành tốt nhiệm vụ và cương quyết sàng lọc loai khỏi dây chuyền không đủ năng lực và phẩm chất ,xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ,chỉ đạo tinh thông nghiệp vụ nghề nghiệp và đội ngũ công nhân lành nghề ,quan tâm đề bạt cán bộ trẻ có phẩm chất và năng lực để bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài để Công ty đủ khả năng tồn tại bền vững trong xu thế hội nhập khu vực quốc tế.
2.3. Cơ cấu tổ chức, công tác quản lý của Công ty
Công ty In Công Đoàn là một doanh nghiệp Nhà nước với ngành nghề kinh doanh là gia công in ấn trực thuộc Tổng LĐLĐVN do Tổng Liên Đoàn đầu tư và quản lý với tư cách chủ sở hữu công ty, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh Xã hội chủ nghĩa và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích của Công ty, của toàn xã hội và lợi ích của công nhân lao động.
Công ty tự bù đắp chi phí, tự trang trải vốn và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước trên cơ sở tự mình tận dụng năng lực sản xuất và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.
Kế toán- tài vụ
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng quản lý tổng hợp
Kỹ thuật - cơ điện
Kế hoạch- vật tư
Tổ chức hành chính
Phân xưởng chế bản
Phơi bản
Bình Bản
Vi Tính
Phân xưởng in offset
Offset
Toshiba
Offset màu
Offset màu
Nhà ăn ca
Phân xưởng sách
2 tổ sách, 1 tổ lồng báo
Tổ gấp xén
Tổ OTK
Sơ đồ bộ máy của Công ty In Công Đoàn
Trong đó:
+ Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên về mọi hoạt động của Công ty. Đồng thời cũng giải quyết những biến động của Công ty theo đúng kế hoạch, chính sách, đường lối của Nhà nước, là người chịu trách nhiệm trực tiếp về đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân trong Công ty.
+ Phòng tổ chức hành chính: Lập kế hoạch lao động cho toàn Công ty, phân công lao động, ban hành các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá tiền, phân lương theo trình độ chuyên môn cán bộ công nhân viên, xây dựng các nội quy, quy chế kỷ luật lao động, đề xuất với giám đốc thực hiện chế Bảo hộ lao động cho công nhân sản xuất.
+ Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch thu mua vật tư, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng vât tư trong kho, kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xác định mức tiêu hao vật tư.
+ Phòng cơ điện: Chịu trách nhiệm về máy móc, thiết bị của Công ty, lập kế hoạch, dự án mua trang thiết bị mới, đưa dây truyền công nghệ vào sản xuất.
+ Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán và thống kê, kiểm tra, kiểm soát kinh tế, tài chính. Có trách nhiệm quản lý tài sản, vốn. Thanh tra các hợp đồng kinh tế phát sinh trong sản xuất kinh doanh…Báo cáo tài chính lên cơ quan cấp trên và nộp các khoản ngân sách theo qui định của Nhà nước.
2.4. Đặc điểm về máy móc thiết bị
Với nguồn vốn đầu tư ban đầu 600.000USD nên trong những năm đầu thoát khỏi cơ chế bao cấp Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc in các loại sách báo đòi hỏi chất lượng và thời gian phát hành do máy móc lạc hậu, công suất nhỏ.
Năm 2001 Công ty In Công Đoàn đã đầu tư thêm một máy in cuộn 8/4 màu mới và một máy vào bìa tự động để hỗ trợ cho việc in báo Lao Động được phát hành hàng ngày. Do vậy mà công suất năm 2001 đã tăng gấp 1,7 lần so với năm 1996 giúp Công ty thoát khỏi khó khăn và bắt đầu làm ăn có lãi.
Đến năm 2003 với việc nhập thêm một máy in 5 màu của Đức với công suất trên 12.000 tờ/ giờ thì hiện nay Công ty không những cung cấp đủ và chất lượng số báo Lao Động in hàng ngày được giao mà còn có thể nhận thêm các đơn đặt hàng khác để tăng thu nhập cho người công nhân và từng bước giúp Công ty thay thế dần các máy móc thiết bị lạc hậu góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, đưa Công ty trở thành một trong những nơi in có uy tín của Hà Nội
Bảng 2.3: Danh sách máy móc thiết bị của Công ty In Công Đoàn
STT
Loại máy
Nhãn hiệu
Số lượng(cái)
Năm SX
Nước sản xuất
Công suấtthiết kế
Công suấtthực tế
I
Chế bản
1
Máy phơi
2
1993
Đức,Nhật
2
Máy sấy
1
ViệtNam
3
Máy vi tính
5
1993
Asean
II
Máy In
Tờ/giờ
Tờ/giờ
1
Máy in cuộn 4/4
Toshiba
1
1982
Nhật
25.000
18.000
2
Máy in 5 màu
HeidelbergSpeedmaster
2
1992
Đức
12.000
8.000
3
Máy một màu 8trang
Ryoby
3
1984
Nhật
10.000
7.000
4
Máy in 1 màu 4trang
Ryoby
3
1984
Nhật
8.000
6.000
5
Máy in cuộn8/4
Coroman
1
1998
Đức
36.000
36.000
6
Máy in cuộn
ProcessKing
1
1992
Mỹ
7
Máy 2 màu
Roland
1
2000
Đức
12.000
9.000
III
Gia công sách
1
Máy xén 1 mặt
Speed Paper Cutter
2
1994
TQ
2
Máy xén 3 mặt
Speed Paper
2
1985
Đức,TQ
3
Máy xén 1 mặt
Wholenbog
2
1984
Đức
4
Máy khâu chỉ
1
1994
TQ
5
Máy khâu chỉ
Ishida
2
1995
Nhật
6
Máy gấp
Stahi
1
1984
Đức
7
Máy dao 3 mặt
2
1995
Nhật
8
Máy gấp mạch
2
1993
Nhật
9
Máy đóng ghim
Wirestitcher
6
1995
TQ
10
Máy vào bìa
YungKwang
1
1998
Hàn Quốc
2.5.Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất. Với Công ty In Công Đoàn thì nguyên vật liệu chủ yếu được nhập từ nước ngoài như mực in, kẽm, đế phim, bột chống nắng, dung dịch Hydrofize….Trong nước chỉ cung cấp giấy như giấy Bãi Bằng, giấy Tân Mai.
Bảng 2.4: Nguyên vật liệu sử dụng của Công ty In Công Đoàn
STT
Tên nguyên vật liệu
Nơi sản xuất
1
Mực in
Trung Quốc, Nhật, Đức
2
Kẽm
Trung Quốc, Nhật, Đức, Bun
3
Đế phim
Trung Quốc, Nhật, Đức, Bun
4
Bột chống nắng
Trung Quốc, Nhật, Đức, Bun
5
Keo
Trung Quốc, Nhật, Đức, Bun
6
Bột phun khô
Trung Quốc, Nhật, Đức, Bun
7
Giấy can
Trung Quốc, Nhật, Đức, Bun
8
Dung dịch Hydrofize
Trung Quốc, Nhật, Đức, Bun
9
Giấy
Trong nước (Bãi Bằng, Tân Mai)
2.6. Đặc điểm về lao động
Đi đôi với việc đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng mở rộng nhà xưởng, Công ty cũng duy trì việc tuyển thêm công nhân lao động nhằm trẻ hoá đội ngũ lao động cũng như nâng cao tay nghề. Cho đến thời điểm hiện nay Công ty có 300 công nhân.
Trong những năm qua, Công ty liên tục tổ chức các cuộc thi nâng bậc thợ nhằm đánh giá lại tay nghề công nhân. Hình thức này đã thiết thực, khuuyến khích toàn thể công nhân viên thu đua phấn đấuđể nâng cao tay nghề, trình độ.
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của Công ty in Công Đoàn
Chỉ tiêu
Số lượng
%
Tổng số lao động của Công ty
300
100
+Số nam
165
55
+Số nữ
135
45
Lao động gián tiếp
70
23,3
+Cán bộ quản lý
28
9,3
+Phụ trợ
42
14
Lao động trực tiếp
230
76,7
+Thợ học nghề
0
0
+Thợ bậc 2
60
20
+Thợ bậc 3
85
28,3
+Thợ bậc 4
45
15
+Thợ bậc 5
10
3,3
+Thợ bậc 6
5
1,7
+Thợ bậc 7
6
2
+Thợ bậc cao đẳng bồi dưỡng chuyên ngành
12
4
+Trình độ đại học
38
12,7
+Đảng viên
10
3,3
Qua đây ta thấy, công nhân trong Công ty chủ yếu là thợ bậc 3, bậc 4 (chiếm 43,3%) thợ lành nghề bậc cao ( bậc 6, bậc 7) quá ít (chỉ chiếm 3,7%).
2.7. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty In Công Đoàn
Để quản lý được chất lượng của sản phẩm, cũng là để giữ uy tín với khách hàng, Công ty đã lập ra một quy trình công nghệ nhằm thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh khép kín.
Quy trình công nghệ được thực hiện nghiêm chỉnh sẽ cho sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng và sự cạnh tranh trên thị trường. Do đó Công ty đã đặt ra một quy trình công nghệ hợp lý của từng công đoạn như sau
Chế bản
In offset
Gia công ấn phẩm
Yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Mà cụ thể là:
2.7.1.Phân xưởng chế bản
Khi nhận lệnh sản xuất và trên lệnh sản xuất có ghi đầy đủ các yêu cầu của khách hàng và các chỉ định như : Tên tài liệu, khuôn khổ, số lượng, số trang, số màu, loại giấy in, khổ giấy in…. Phân xưởng chế bản có nhiệm vụ đọc kỹ lệnh sản xuất, kiểm tra lại toàn bộ số lượng màu và toàn bộ phụ kiện tiếp cận rồi đưa vào các khâu:
+ Phòng vi tính
+ Khâu bình bản
+ Khâu phơi bản
Quy trình thao tác tại phân xưởng chế bản
Bình bản
Phân xưởng in
Phơi bản
Kiểm tra và nghiệm thu
Kiểm tra và nghiệm thu
Chế bản chữ và minh hoạ ảnh
Nhận lệnh sản xuất
Sửa lỗi và kiểm tra
Chế bản
2.7.2.Quy trình công nghệ in offset
Bắt đầu từ lệnh sản xuất, trưởng ca xem tên tài liệu cần in, chủng loại giấy, khổ giấy, loại mực, thứ tự chồng màu (nền tài liệu phải pha màu gì thì tiến hành pha màu mực), khởi động máy, kiểm tra hệ thống hơi, kiểm tra mực nước, cao su, bẻ bản, tiến hành lắp bản. Trước khi lắp bản cần kiểm tra lại bản sau đó mới tiến hành lắp bản theo thứ tự chồng màu, dùng sữa lau mép bản, lau hết chất gôn ở bản đi và tiến hành ép lô nước. Cho máy chạy nước chừng vài phút lúc đó mới chạy giấy, ép in và tiến hành in thử, sau khi in thử xong so đúng với mẫu thì đem lên phòng kỹ thuật kí bông in và người thợ in phải in theo bông in đã ký.
Quy trình thao tác tại phân xưởng in offset
Cho mực vào máy in + Vào giấy + Lên bản
Đánh bản
Lấy tay kê +Căn chỉnh ô nước
Điều chỉnh cân bằng mực và dung dịch làm ẩm
Duyệt in
In theo số lượng yêu cầu
Kiểm tra sản phẩm
2.7.2.1.Tổ máy cuộn
Tổ máy cuộn gồm 2 máy, một máy Coroman của Đức và một máy Toshiba của Nhật.
Máy Coroman có cấu hình Y gồm 4 cụm in và 2 đầu vào giấy, có thể in được các loại báo, tạp chí và in được các tài liệu nhiều màu mực hoặc một màu. Khi máy chạy ra máy gấp luôn, đầu tiên là phễu gấp, sau đó tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm máy có thể gấp tối đa là 3 vạch. Tốc độ tối đa của máy đạt 36.000 tờ/giờ.
Máy Toshiba có cấu hình I và có 4 cụm in, máy có một đầu vào giấy và 1 cụm sấy, máy có thể gấp tối đa 3 vạch không có hệ thống đếm tự động, công nhân phải rỗ đếm. Máy thường in những tài liệu như ruột sách, báo, tạp chí, tập san, máy có khả năng chồng màu như : 4/1, 4/2, 4/4, thứ tự chồng màu của máy là xanh, đỏ, vàng, đen.
2.7.2.2.Tổ máy Heidelberg Speedmaster 5 màu tờ rời
Chuyên dùng để in những sản phẩm cao cấp như các loại bìa sách, tạp chí, lịch bàn…Máy gồm 5 cụm in đầu tiên có hệ thống đảo trở mặt giấy (cụm này ít khi hoạt động), 4 cụm còn lại chồng màu theo thứ tự : xanh, đỏ, vàng, đen.
Máy có một bàn điều khiển từ xa có thể điều khiển được chế độ mực nước ở tất cả các cụm in. Giữa các cụm in sẽ có một hệ thống ống trung gian có tác dụng đỡ giấy từ cụm nọ sang cum kia. Công suất tối đa là 12.000 tờ/giờ
2.7.2.3. Máy Roland 2000
Đây là máy mới nhất của Công ty, máy sản xuất năm 2000. Là máy 2 mầu tờ rời hiện đại, chất lượng sản phẩm in của máy rất cao, trang thiết bị hiện đại, độ an toàn lao động cao, chồng màu chính xác. Máy cấu tạo 1 cụm in 2 màu, ép in qua 1 ống ép lớn. Tốc độ tối đa đạt 12.000 tờ/giờ.
Ngoài ra còn một số máy 4 trang và 8 trang để phục vụ tờ in và tờ rời.
2.7.3. Quy trình công nghệ ở phân xưởng gia công sách
Khi nhận lệnh sản xuất, mẫu và tờ in hoàn chỉnh từ phân xưởng in offset, phân xưởng sách kiểm tra và tiếp nhận.
Người làm mẫu nghiên cứu lệnh sản xuất, mẫu, makét mẫu, làm mẫu thật để chuyển làm đại trà, mẫu thật làm đúng theo makét mẫu. Sau đó triển khai công đoạn công nghệ:
+ Pha cắt tờ in, tay sách
+ Gấp máy (tay)
+ Bắt soạn
+ ép bó ruột sách
+ Hồ giả ruột sách khâu chỉ để vào bìa bằng tay
+ Đóng kẹp ghim
+ Chữ gáy không bị xước, không bong mực
+ Vị trí của bìa so với ruột sách phải đúng theo makét
+ Xén ba mặt
+ Kiểm tra chất lượng sau khi xén
+ Đóng gói
Quy trình thao tác tại phân xưởng gia công sách
Nhập kho thành phẩm
Xén 3 mặt
Liên kết tay sách, khâu chỉ, đóng kẹp,đóng dán
Bắt tay sách
ép bó ruột sách
Gấp tờ in
Xén tờ in
Dỡ tờ in
Phần 3: Thực trạng công tác Bảo hộ lao động của Công ty In Công Đoàn
3.1.Nhận thức của Công ty về công tác Bảo hộ lao động
Công tác BHLĐ là công việc quan trọng trong quá trình sản xuất để đảm bảo sức khoẻ, tính mạng của người lao động. Người lao động là yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên lực lượng sản xuất. Do vậy, bảo vệ người lao động cũng chính là bảo vệ lực lượng sản xuất nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tài sản của Công ty, đảm bảo sản xuất ổn định với khẩu hiệu: " An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn" những năm qua đã được Công ty coi trọng.
Công ty In Công Đoàn với lực lượng lao động đông đảo, trang thiết bị và công nghệ luôn được đổi mới. Tuy vậy, ở một số vị trí công nhân vẫn tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm có hại như: ồn, rung, bụi, hơi khí độc, tư thế lao động bất lợi… Từ những thực tế đó, nhận thức được tầm quan trọng của công tác Bảo hộ lao động Công ty đã rất quan tâm chú trọng đến công tác BHLĐ ở Công ty.Cụ thể, Công ty đã thành lập ban Bảo hộ lao động do giám đốc trực tiếp chỉ đạo và phối hợp với Công Đoàn Công ty thực hiện.
Công tác BHLĐ ở Công ty được tổ chức có hệ thống chặt chẽ từ giám đốc đến an toàn viên. Phổ biến, hướng dẫn các chế độ chính sách của Nhà nước, các nội quy, quy định an toàn trong sản xuất của Công ty nhằm hạn chế TNLĐ, BNN, chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Công ty đã tổ chức phân công trách nhiệm cho các cấp về công tác an toàn vệ sinh lao động, hằng năm tổ chức huấn luyện về an toàn cho người lao động, huấn luyện phòng cháy chữa cháy.
Các máy móc thiết bị được kiểm định về an toàn lao động theo quy định, trang bị các dụng cụ Bảo hộ lao động theo từng loại phù hợp với mỗi loại máy móc.
Để làm tốt công tác Bảo hộ lao động, Công ty đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về Bảo hộ lao động của Nhà nước và đề ra các nội quy lao động trong Công ty. Hằng năm Công ty thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và chấm điểm việc thực hiện những nội dung về BHLĐ, đề ra những quy định và phân công trách nhiệm Bảo hộ lao động cho từng phân xưởng, tổ sản xuất.
3.2.Tổ chức bộ máy công tác Bảo hộ lao động của Công ty
Căn cứ vào chương IX Bộ Luật Lao Động và nghị định 06/CP ngày 20/10/1995 của chính phủ về an toàn vệ sinh lao động, căn cứ Thông tư liên tịch số 14/1998/BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Bộ lao động thương binh xã hội, Bộ y tế, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về thực hiện công tác Bảo hộ lao động. Công ty In Công Đoàn thành lập hội đồng Bảo hộ lao động gồm:
+ Đồng chí Giám đốc Công ty: Chủ tịch hội đồng
+ Đồng chí Chủ tịch Công Đoàn: Phó chủ tịch hội đồng
+ Đồng chí Trưởng phòng kĩ thuật cơ điện: Uỷ viên thường trực
+ Đồng chí Kế toán trưởng: uỷ viên
+ Đồng chí Trưởng phòng y tế: uỷ viên
+ Đồng chí Trưởng phòng tổ chức: uỷ viên
Ngoài ra còn có các chuyên viên phụ trách công tác phòng chống cháy nổ, an toàn điện, vệ sinh công nghịêp.
Trong quyết định thành lập hội đồng Bảo hộ lao động đã nêu ra một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhằm thực hiện tốt công tác Bảo hộ lao động của hội đồng BHLĐ như: Tư vấn cho Giám đốc Công ty, tham gia xây dựng quy chế quản lý, chương trình và kế hoạch Bảo hộ lao động trong năm , các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Hội đồng Bảo hộ lao động của Công ty đã thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nội dung của công tác BHLĐ là: hằng năm lập kế hoạch bảo hộ lao động, trang cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân, phối hợp với tổ chức Công Đoàn xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác BHLĐ, xây dựng thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các nội quy, quy phạm về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và tuyên truyền cho công nhân có ý thức kỷ luật tốt về công tác BHLĐ.
Hội đồng BHLĐ có trách nhiệm tham gia, phối hợp các hoạt động xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch Bảo hộ lao động và các biện pháp an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc và phòng ngừa TNLĐ, BNN.
Định kỳ 6 tháng một lần, hội đồng BHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác Bảo hộ lao động ở các phân xưởng, tổ sản xuất trong Công ty để đánh giá tình hình, lập phương án tham gia vào kế hoạch và công tác BHLĐ của Công ty. Trong kiểm tra, nếu phát hiện nguy cơ thiếu an toàn có quyền yêu cầu người quản lý trực tiếp thực hiện các biện pháp loại trừ các nguy cơ đó. Ngoài ra, hội đồng BHLĐ còn tổ chức kiểm tra đột xuất để phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố có nguy cơ xảy ra.
Thường xuyên phối hợp với các tổ chức y tế theo dõi tình hình ốm đau và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công nhân. Chủ trì lập biên bản các vụ tai nạn lao động nặng, nhẹ xảy ra ở Công ty. Để từ đó hội đồng BHLĐ có được những thống kê đảm bảo đầy đủ, chính xác để làm cơ sở đề xuất với Giám đốc ban hành các biện pháp phòng ngừa cần thiết và khắc phục hậu quả kịp thời tránh để ảnh hưởng đến sản xuất.
Đối với các phòng ban và người có liên quan, tuỳ theo chức năng của mình mà có nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau trong việc phối hợp với hội đồng làm tốt công tác BHLĐ như:
+ Phòng tổ chức hành chính: nghiên cứu phối hợp với hội đồng BHLĐ để thực hiện các chế độ BHLĐ đúng đối tượng, kịp thời, giải quyết các chế độ TNLĐ cho nạn nhân. Kiểm tra giám sát về chất lượng hàng BHLĐ, y tế, PCCN, tham mưu cho giám đốc xử lý nghiêm mọi vi phạm có liên quan đến chế độ BHLĐ.
+ Phòng kế toán tài vụ: Cấp phát đầy đủ, kịp thời về tài chính theo kế hoạch BHLĐ đã được duyệt. Tham gia lập kế hoạch BHLĐ đầy đủ và kịp thời. Có quyền kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị BHLĐ, tham gia các cuộc họp có liên quan đến công tác an toàn lao động.
+ Phòng kĩ thuật cơ điện: Phát hiện và đề xuất những biện pháp về kĩ thuật an toàn, thực hiện đầy đủ các biện pháp đã ghi trong kế hoạch, đã được phân công và các lệnh đột xuất về an toàn lao động có liên quan.Nghiên cứu cải tiến các thiết bị an toàn, dụng cụ phòng hộ lao động trong Công ty. Định kì kiểm tra máy móc thiết bị, phương tiện dụng cụ làm việc trong Công ty. Thiết kế đầy đủ các trang bị an toàn cho các thiết bị mới và có kế hoạch bổ sung các thiết bị an toàn cho các máy móc thiết bị cũ đang sản xuất. Có quyền ra lệnh đình chỉ hoặc tạm đình chỉ các máy móc thiết bị không đảm bảo an toàn, với các công nhân có hành vi vi phạm quy tắc an toàn.
+ Quản đốc phân xưởng: Thực hiện đầy đủ kịp thời các biện pháp ghi trong kế hoạch BHLĐ của Công ty đã phân công cho đơn vi mình. Tổ chức huấn luyện tại chỗ về kỹ thuật an toàn cho công nhân mới ở đơn vị mình. Thực hiện nghiêm chỉnh việc khai báo, điều tra các TNLĐ và thường xuyên kiểm tra về kĩ thuật an toàn, việc thực hiện các quy định về an toàn và sử dụng trang bị BHLĐ của người lao động ở trong phân xưởng.Có quyền đình chỉ những người lao động khi người đó không chấp hành nội quy an toàn cho người và thiết bị và báo cáo với giám đốc.
+ Tổ trưởng tổ sản và trưởng ca: Đôn đốc, kiểm tra công nhân chấp hành các nội quy, quy trình, quy phạm an toàn và việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong khu vực làm việc do mình quản lý. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm về các hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh nơi sản xuất, bảo quản các trang thiết bị chung của tổ, chịu trách nhiệm về những trường hợp vi phạm nội quy an toàn của những công nhân do mình quản lý.Phối hợp đôn đốc an toàn viên trong tổ thực hiện nội quy an toàn vệ sinh.
Trong những năm qua, công t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT349.doc