Câu 1:Tính chỉ tiêu thống kê phản ánh thực trạng tình hình BHYT của cả nước trước và sau NĐ 63.
Ta có:
Chỉ tiêu 1: Lượng tăng giảm số người tham gia BHYT trước NĐ63 và sau NĐ63.
Ta có công thức: êN=N(1) - N(0)
Trong đó:êN: Lượng tăng giảm
N(1): Lượng người tham gia BHYT sau NĐ 63
N(0): Lượng người tham gia BHYT trước NĐ 63
Kết quả tính toán :ta có Lượng tăng tổng số người tham gia BHYT là:8.979 triệu người tướng ứng tăng 66.27%. Trong đó lượng tăng số người tham gia BHY
13 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tình hình bảo hiểm y tế của cả nước trước và sau NĐ 63, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của đối tượng bắt buộc là:1.531 triệu người tương ứng tăng 17.8%. Lượng tăng số người tham gia BHYT của đối tượng người nghèo la:7.448 triệu người tương ứng tăng 150.5%.
Nhận xét: Số người tham gia BHYT sau NĐ63 đã tăng cả với đối tượng bắt buộc và người nghèo.Trong đó sự tham gia của người nghèo tăng rất nhanh. Một trong những lý do đó là theo NĐ63 có nhiều hình thức tham gia đối với BHYT tự nguyện và bỏ đồng chi trả 20%. Đối với đối tượng bắt buộc NĐ 63 đã bổ sung thêm 7 nhóm nữa quy định này làm số người tham gia BHYT bắt buộc tăng so với trước NĐ63 là một điều dễ hiểu.
Chỉ tiêu 2: Lượng tăng giảm mức đóng góp bình quân của các nhóm đối tượng.
Ta có:
Trước NĐ63
Sau NĐ63
Ta có công thức: êP = P(1) - P(0)
Trong đó: êP:Lượng tăng giảm mức đóng góp bình quân của các nhóm đối tượng
P(1):Mức đóng góp bình quân của các nhóm sau NĐ63
P(0) :Mức đóng góp bình quân của các nhóm trước NĐ63
Kết quả tính toán: lượng tăng giảm mức đóng góp bình quân chung của cả nước sau NĐ63 giảm 34390 đồng tức giảm 17.16%. Trong đó mức đóng bình quân của đối tường băt buôc sau NĐ63 so với trước NĐ63 tăng 14415 đồng tức tăng 5%;đối tượng người nghèo tăng 5000 đồng tức tăng10%.
Nhận xét: Mức phí đóng bình quân của các đối tượng tham gia sau NĐ63 so với trước NĐ63 đều tăng phù hợp với yêu câu thực tế là đời sống người dân tăng nhanh cùng với đó là chí phí điều tri tăng cao. Nhưng mức phí đóng bình quân chung của các đối tượng lại giảm vì số lượng ngưòi nghèo tham gia BHYT sau NĐ63 tăng 150% trong khi đó mức phí đóng của người nghèo chỉ chiếm gần 40% mức phí đóng bình quân chung.
Chỉ tiêu 3: Số tiền thu được của người tham gia BHYT.
Được tính bằng lấy mức đóng góp bình quân nhân với số người tham gia.
Kết quả tính toán: Trước NĐ63 tổng số tiền thu được chung của các nhóm đối tượng là:2715290.16 triệu đồng trong đó thu từ đối tường bắt buộc là 2472242 triệu đồng, đối tượng người nghèo là 247400 triệu đồng.
Sau NĐ63 tổng số tiền thu được chung của các nhóm đối tượng là:3740157.8 triệu đồng trong đó thu từ đối tượng bắt buộc là:3058397 triệu đồng, đối tượng người nghèo là:681780 triệu đồng.
Nhận xét: chỉ tiêu này phản ánh quy mô quỹ sử dụng chi cho khám chữa bệnh(KCB) và quản lý hành chính. Thực tế số tiền thu được của người tham gia BHYT sau NĐ 63 tăng so với trước NĐ63 vì số người tham gia tăng và mức phí đóng cũng tăng. Mặc dù vậy số tiền thu được vẫn còn thấp.
Chỉ tiêu 4: Lượng tăng giảm số lượt người tham gia BHYT KCB ngoại trú, nội trú.
Ta có:
Trước NĐ63
Sau NĐ63
Ta có công thức tính: êL = L(1) - L(0)
Trong đó: êL: Lượng tăng giảm số lượt người tham gia BHYT KCB ngoại tru,nội trú
L(1):Số lượt người tham gia BHYT KCB ngoại trú,nội trú sau NĐ63
L(0):Số lượt người tham gia BHYT KCB ngoại trú, nội trú trước NĐ63
Kết quả tính toán lượng tăng giảm: sau NĐ63 so với trước NĐ63 số lượt người KCB ngoại trú nội trú tăng 8.216 triệu lượt người tức tăng 31.25% do số lượt người là đối tượng bắt buộc tăng4.475 triệu lượt tức tăng 20.2%; đối tượng người nghèo tăng 3.785 triệu lượt tức tăng 86.56%.
Trong đó:_ số lượt người KCB ngoại trú tăng7.121 triệu lượt tức tăng 28.6% do số lượt người KCB là đối tượng bắt buộc tăng 4.236 triêu lượt tức tăng 20.56% đối tường người nghèo tăng 2.885 triệu lượt tức tăng 66%.
_số lượt người KCB nội trú tăng 0.591triệu lượt người tức tăng 31.7% do số lượt người KCB là đối tương bắt buộc tăng 0.239 triệu lượt người tức tăng15% đối tượng người nghèo tăng 0.352 triệu lượt người tức tăng 128.9%.
Nhận xét: Sau NĐ63 số lượt người KCB tăng cả ở ngoại trú và nội tru phản ánh nhu câu KCB của người dân tăng đặc biệt đối với đối tường người nghèo họ đã có cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế nhiều hơn, sức khoẻ đượcc chăm sóc tốt hơn.Nhưng với tốc độ tăng nhanh ở KCB nội trú như vậy cũng phản ánh tình trạng của BHYT tự nguyên là hầu như những người có bệnh mãn tính, bệnh nan y mới tự nguyện tham gia BHYT tích cực.
chỉ tiêu 5: Lượng tăng giảm chi phí KCB BHYT.
Trước NĐ63
Sau NĐ63
Ta có công thức: êCP = CP(1) - CP(0)
Trong đó:êCP: Lượng tăng giảm chi phí KCB BHYT
CP(1):Chí phí KCB BHYT sau NĐ63
CP(0):Chi phí KCB BHYT trước NĐ63
Kết quả tính toán lượng tăng giảm: sau NĐ63 so với trước NĐ63 tổng chi phí KCB BHYT ngoại trú nội trú tăng 1251 tỷ đồng tức tăng 67.6% do chi phí KCB của đối tượng bắt buộc tăng1001 tỷ đồng tức tăng 62.5%; đối tường người nghèo tăng 250 tỷ tức tăng 100.4%.
Trong đó: _chi phí KCB ngoại trú tăng 536 tỷ đồng tức tăng 58.8% do chi phí KCB ngoại trú của đối tượng bắt buộc tăng 433 tỷ đồng tức tăng 54.6%; đối tượng người nghèo tăng 103 tỷ đồng tức tăng 87.3%.
_chi phí KCB nội trú tăng 714 tỷ đồng tức tăng 75.9% do chi phí KCB nội trú của đối tượng bắt buộc tăng 568 tỷ đồng tức tăng70.29% ;đối tượng người nghèo tăng 146 tỷ đồng tức tăng 110.6%.
Nhận xét:chi phí KCB ngoại trú khó kiểm soat dễ bị lạm dung vì vậy chi phí chiếm gần 50% so với tổng chi phí KCB cả ngoại trú, nội trú.Vì NĐ63 bỏ đồng chi trả 20% nên cũng làm chí phí đội lên cao. Chỉ tiêu này cũng phản ánh thực trạng những người tham gia BHYT tự nguyện hầu như có bệnh.
chỉ tiêu 6: Kết dư quỹ BHYT.
Công thức: êSTB = STB – CP
Trong đó: êSTB:kết dư quỹ BHYT
STB : Số tiền thu được của người tham gia BHYT
CP : Số tiền chi trả trợ cấp BHYT
Kết quả tính toán được là: trước NĐ 63 kết dư quỹ BHYT: 865.29 tỷ đồng
Sau NĐ 63 kết dư quỹ BHYT :639.16 tỷ đồng
Nhận xét:Kết dư quỹ BHYT phản ánh qui mô số tiền nhàn rỗi chưa sử dụng là cơ sở đánh giá kết quả hoạt động BHYT. Sau NĐ 63 kết dư quỹ giảm so với trước NĐ63 là một trong những nguyên nhân dẫn tình trạng vỡ quỹ. Nếu tốc độ giảm nhanh hơn nữa trong những năm tới sẽ ảnh hưởng tới việc chi trả bảo hiểm.
Chỉ tiêu 7: Chi phí KCB BHYT bình quân một người tham gia.
Được tính bằng cách lấy tổng chi phí KCB BHYT chia cho tổng số người tham gia BHYT
Kết quả tính toán:Trước NĐ63 chi phí KCB BHYT bình quân một người tham gia là:136552 đồng trong đó đối với đối tượng bắt buộc là186163 đồng; người nghèo là:50320 đồng.
Sau NĐ63 chi phí KCB BHYT bình quân một người tham gia là:137660 đồng trong đó đối với đối tượng bắt buộc là:256835 đồng; người nghèo là:40251 đồng.
Nhận xét: Sau NĐ63 chi phí KCB BHYT bình quân một người tham gia chung cho các đối tượng và tính riêng cho đối tượng bắt buộc tăng thể hiện xu thế gia tăng của chi phí trong KCB. Khoa học công nghệ hiện tạo điệu kiện trang bị thiết bị hiện đại, đã phát hiện và chữa thành công nhiều bệnh lạ hiểm nghèo nhưng chi phí lớn hơn so với trước rất nhiều.
Chỉ tiêu 8:Tỷ lệ giải quyết chi trả trợ cấp BHYT.
Được tính bằng cách lấy tổng chi phí KCB chia cho tổng số tiền thu được của những người tham gia BHYT.
Kết quả tính toán: Trước NĐ 63 tỷ lệ giải quyết chi trả trợ cấpBHYT chung cho các nhóm đối tượng là:0.68 cho đối tượng bắt buộc là:0.65; đối tượng người nghèo là:1.006.
Sau NĐ 63 tỷ lệ giải quyết chi trả trợ cấp BHYT chung cho các nhóm đối tượng là:0.875 cho đối tượng bắt buộc là:0.851; đối tượng người nghèo là:0.73.
Nhận xét: Tỷ lệ giải quyết chi trả trợ cấp sau NĐ63 so với trước NĐ63 tính chung cho các nhóm đối tương và với đối tượng bắt buộc tăng. Đối với đối tượng người nghèo giảm là do tốc độ tăng của người nghèo tham gia BHYT cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí KCB của họ.
Chỉ tiêu 9: Xác suất KCB của dân số đã tham gia BHYT
Được tính bằng cách lấy số lượt người đã tham gia BHYT đến KCB chia số người tham gia BHYT trong kỳ.
Kết quả tính toán: Trước NĐ 63 xác suất KCB của dân số tham gia BHYT là:1.95 cho đối tượng bắt buộc là:2.59; đối tượng người nghèo là:0.88.
Sau NĐ 63 xác suất KCB của dân số tham gia BHYT là:1.54 cho đối tượng bắt buộc là:2.62; đối tượng người nghèo là:0.65.
Nhận xét: Mức độ KCB của dân số đã tham gia BHYT sau NĐ63 so với trước NĐ63 giảm. Đối với đối tượng buộc tăng. Lý do là tốc độ tham gia BHYT của người nghèo tăng nhanh hơn tốc độ tham gia BHYT của đối tượng bắt buộc. Người dân càng ngày càng quan tâm tới tình trạng sức khoẻ của mình hơn.
Chỉ tiêu 10:Tỷ lệ lượt người KCB các tuyến
_Ngoại trú:
Tuyến trung ương
Tuyến quận huyện
Tuyến tỉnh
Tuyến xã phường
Nhận xét: Nhìn trên đồ thị ta thấy sau NĐ63 tỷ lệ lượt người KCB ngoại trú ở các tuyến trung ương, tỉnh, quận huyện đều tăng chỉ có duy nhất giảm ở tuyến xã phường. Thực tế trên cho thấy sự chênh lệch về điều kiện cơ sở hạ tầng của bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến dưới. Người dân vẫn thích đi khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến trên hơn. Vì vậy nguồn lực chưa được sử dụng có hiệu quả gây tình trạng chỗ quá tải chỗ không có bệnh nhân để phục vụ.
_Nội trú:
Tuyến trung ương
Tuyến quận huyện
Tuyến tỉnh
Nhận xét: Nhìn trên đồ thị ta thấy sau NĐ63 so với trước NĐ63 tỷ lệ lượt người KCB nội trú các tuyến trung ương, tỉnh giảm tăng ở tuyến quận huyện. NĐ63 với quy định KCB nội trú phải đúng tuyến nếu sai tuyến phải tự chi trả số lượt KCB nội trú ở tuyến quân huyện tăng càng khẳng định kết quả lựa chọn ngược trong BHYT tự nguyện là đa số người tham gia có bệnh mãn tính hoặc nan y.
Những chỉ tiêu thống kê trên phản ánh chính sách BHYT của còn nhiệu hạn chế bất cập. Cần nhanh chóng thực hiện BHYT toàn dân để lúc đó nguyên tắc của BH “số đông bù số ít” không bị vi phạm.
Câu 2:Từ thực tiễn trên hãy đưa ra các nhận xét kiến nghị với chính phủ về chính sách BHYT của Việt Nam trong giai đoạn tới.
BHYT là một phạm trù kinh tế tất yếu của xã hội phát triển, đóng vai trò quan trọng không những đối với người tham gia bảo hiểm,các cơ sở y tế, mà còn là thành tố quan trọng trong việc thức hiện chủ trương xã hội hoá công tác y tế nhằm huy động nguồn tài chính ổn định, phát triển đa dạng các thành phần tham gia KCB thì vai trò BHYT được thể hiện qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất, BHYT là nguồn hỗ trợ tài chính cho những người tham gia khi bị ốm đau, bệnh tật. Kinh tế phát triển, đời sống nâng cao thì nhu cầu KCB, chăm sóc sức khoẻ cũng ngày một tăng cùng với đó là lỗi lo chi phí KCB. BHYT giúp giải toả được gánh nặng này bằng việc chia sẻ rủi ro lấy số đông bù số ít.
Thứ hai, BHYT là một trong những nguồn cung cấp tài chính ổn định cho các cơ sở y tế góp phần cho các cơ sở y tế chủ động trong việc phục vụ người bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Thứ ba, BHYT góp phần quan trọng thực hiện chủ trương xã hội hoá lĩnh vực y tế. Đối tường tham gia BHYT được lựa chọn cơ sở KCB không phân biệt trong hay ngoài công lập và đước quỹ BHYT thanh toán với mức phí tương đương.
Thứ tư, BHYT góp phần thức hiện mục tiêu công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, thể hiện rõ nét tính nhân đạo, cộng đồng xã hội sâu sắc. Những người tham gia BHYT dù ở địa vị nào, hoàn cảnh nào,mức đóng góp là bao nhiêu, khi ốm đau cũng nhận được sự chăm sóc y tế bình đẳng như nhau, xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo khi thụ hưởng chế độ KCB.
Với những vai trò như trên, tình hình thực tế BHYT nước ta có những nét nổi bật như sau:
_Về đối tượng tham gia:16/5/2005 chính phủ ban hành NĐ 63 kèm theo điều lệ BHYT sửa đổi thì đối tượng tham gia BHYT được mở rộng.Theo NĐ 58 ban hành năm 1998 chỉ có 6 nhóm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. NĐ 63 bổ sung thêm 7 nhóm nữa và tổng cộng là 13 nhóm tham gia BHYT bắt buốc.
7 nhóm bổ sung bao gồm: Người lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên; Giáo viên trong các cơ sở bán công tư thục, giáo viên mầm non; Cán bộ y tế xã phường; Người nhiễm chất độc hoá hoc màu da cam theo quyết định 56 cuả chính phủ; Thân nhân sĩ quan tại ngũ của ngành quân đội công an; Người nghèo theo quyết định 139(2000) của chính phủ; Ngưòi già trên 90 tuổi, cựu chiến binh trong hai cuộc kháng chiên chống Mỹ và chống Pháp.
Ngoài ra NĐ 63 còn bổ sung thêm BHYT tự nguyện với nhiều hình thức tham gia khác để tiến tới thực hiện BHYT toàn dân. Vì vậy sau NĐ63 so với trước NĐ63 số người tham gia BHYT 8.979% tính chung cho các đối tượng tham gia cụ thể năm 2005 trên cả nước số người tham gia BHYT là 23,7 triệu người chiếm 28% dân số cả nước. Năm 2006 có 34 triệu người tham gia chiếm 40% dân số. Năm 2007 con số tương ứng là: 36 triệu người chiếm 43%.
_Thanh toán chi phí KCB BHYT: NĐ63 bỏ đồng chi trả 20% chi phí chữa bệnh. Nguyên tắc quản lý sủ dụng quỹ KCB so với NĐ 58 có sự khác nhau đó là toàn bộ chí phí khám chữa bệnh của ngưòi bệnh đước khấu trừ vào quỹ của cơ sở KCB nơi người bệnh đăng ký. Về phương thức thanh toán chi phí KCB nểu theo NĐ58 la có trần nhưng NĐ 63 phương thức thanh toán theo phí dịch vụ hoàn toàn không có trần. Dẫn đến thức tế số luợt người KCB của nh ững ng ười có
thẻ BHYT tăng nhanh. Sau NĐ63 so với trước NĐ 63 tổng chi phí KCB tính chung cho các đối tượng tăng 67.6%.Cụ thể năm 2005 có 36,9 triệu luợt người khám với chi phí KCB la 3203 tỷ đồng. Năm 2006 có 60 triệu lượt người khám bằng 164% với năm 2005 và chi phí là 6022 tỷ đồng bằng 188% so với năm 2005.
_Cân đối thu chi BH: năm 2006 thu 4812 tỷ đông chi 6022 tỷ đồng bội chi 1512 tỷ đồng.Một trong những nguyên nhân là số người tham gia BHYT tự nguyên càng tăng thì bội chi càng tăng vì phí đóng thấp mà chi phí KCB cao. Năm 2006 có 14,6 triệu người nghèo tham gia thu là 751 tỷ đồng chi la 773 tỷ đồng bội chi quỹ là 60 tỷ.
_Việc đảm bảo quyền lợi người tham gia: Bỏ đồng chi trả, thanh toán chi phi điều trị tai nạn giao thông, không khống chế KCB ngoại trú trần chi trả điều trị nội tru.
*Các kiên nghị xin được đưa ra:
Một là: Về đối tượng tham gia. Chính phủ cần quy định tham gia BHYT bắt buộc số còn lại tham gia BHYT tự nguyện trong lộ trình từ 3 đến 5 năm sau đó bắt buộc toàn dân tham gia. Sở dĩ chưa bắt toàn dân tham gia ngay được vì cần có thời gian để người dân làm quen, hiểu về BHYT rõ hơn khi đó mọi người sẽ có ý thức chấp hành luật không tìm mọi cách để chốn luật nữa. Khi toàn dân tham gia sẽ khắc phục tình trạng lựa chọn ngược có nghĩa là đối với BHYT tự nguyện chủ yếu là những người có bệnh hoặc mắc bệnh mãn tính tham gia.
Hai là: cần tăng mức đóng góp đối với BHYT bắt buộc lên 5% tiền lương và là 5%mức lương tối thiểu hiện hành với đối tượng thuộc diên được NSNN hỗ trơ: người nghèo, người cao tuổi. người có công với cách mang, thân nhân sĩ quan quân đội công an, trẻ em dưới 6 tuổi.
Ba là: Về phương thức thanh toán. Cần áp dụng phương thức đông chi trả 20%chi phí khám chữa bệnh han chế tình tràng người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh ngay cả khi không có bệnh ví dụ đi chiếu chụp định kỳ. Không nên thanh toán chi phí điều trị tai nan giao thông của người có thẻ BHYT tránh trùng lặp. Nên thanh toán có trần chi trả ở tuyến trên.
Bốn là: Về cơ chế phối hợp giữa ngành y tế và BHYT. Bên cơ quan BHYT là bên bán dịch vụ nhưng không trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng mà sử dụng qua đối tượng trung gian là các cơ sở y tế. Vì vậy xảy ra nhiều vấn đề không minh bạch. Chính phủ cần đưa ra chính sách nhằm tăng cường nhân viên giám sát của cơ quan BHYT tại các cơ sở y tế. Quy định thanh toán chi trả đúng theo bảng giá viện phí. Mỗi dịch vụ được quy định một khung giá tối đa và tối thiểu giá cụ thể được quy định và điều chỉnh theo thời gian trong khung giá này. Chính phủ cần ban hành danh mục thuốc và vật tư tiêu hao y tế, quản lý được giá thuốc. Chính sách của chính phủ cần yêu câu cơ quan BHYT ký kết nhiều hợp đồng vơi các cơ sở y tế ngoài công lập mà đủ điều kiện đáp ứng tạo cạnh tranh lành mạnh là cơ chế phân bố nguồn lực có hiệu quả nhất. Cùng với đó là những cam kết về chất lượng KCB của các cơ sở y tế đã tham gia ký hợp đồng như: thái độ tinh thần KCB của nhân viên y tế phải tốt, chất lượng máy móc thiết bị, chất lượng chuyên môn y bác sĩ, chất lượng thuốc....
Năm là: Về vấn đề đưa thông tin BHYT đến với người dân. Chính phủ không nên ban hành Luật BHYT và những nguyên tắc chung để rồi sau đó các ngành vẫn tiếp tục hướng dẫn thực thi với quá nhiều văn bản dưới luật. Chính sách cần có sự phối hợp chỉ đạo thông nhật của các cơ quan quản lý. Cùng với đó là nên sử dụng công nghệ thông tin trong việc quy định việc tuyên truyền về chính sách BHYT là yếu tố quan trọng giúp thay đổi nhận thức cho nhân dân.
Xu thế phát triển và hội nhập của đất nước không cho phép chúng ta chần chừ, do dự. Cần phải vượt lên lợi ích cục bộ hoạt động mạnh mẽ cho hiệu quả thực sự của một chính sách giàu tính nhân văn nhân đạo đang ngay càng tác động sâu sắc vào đời sống, đem lại hiệu quả cao về mặt chính trị, xã hội, kinh tế.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25003.doc