Tín dụng hộ sản xuất, thực trạng và giải pháp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) huyện Kinh Môn

lời mở đầu Thời gian qua, cùng với việc chuyển đổi từ cơ chế quản lý hành chính bao cấp sang thực hiện cơ chế kinh tế thị trường. Để hòa nhập với xu thế chung của thời đại là: Khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới: Chú trọng phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, tự do lưu thông hàng hóa; lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế cơ sở. Các chính sách đổi mới, phù hợp với yêu cầu thực tế và với lòng dân là động lực

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tín dụng hộ sản xuất, thực trạng và giải pháp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) huyện Kinh Môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung và đối với kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng . Từ chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, chỉ thị 2002/CP, Nghị định 14/CP cho đến Nghị quyết 67/1999/QĐ - TTg ngày 30 /3/1999 của Chính Phủ và các chỉ thị, nghị quyết tiếp theo, Đảng ta luôn khẳng định vẫn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn là vấn đề chiến lược có ý nghĩa to lớn trong cách mạng nước ta . Coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, hoạt động trong cơ chế thị trường; Nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài, kể cả quyền thừa kế và sử dụng đất. Đây là những vấn đề bức bối trong nhiều năm đã kìm hãm sản xuất nông nghiệp không phát triển được. Công cuộc đổi mới trong quản lý kinh tế của nước ta đã thực sự tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đủ điều kiện để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn . Tuy nhiên phát triển sản xuất là quá trình tái sản xuất mở rộng với quy mô không ngừng tăng lên, về quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân đã thực sự được cởi trói, có điều kiện để phát triển sản xuất nhưng muốn phát triển sản xuất, ngoài các điều kiện đất đai, lao động, vật tư đòi hỏi còn phải có vốn . Vì vậy việc tạo ra một thị trường vốn đến tận tay người nông dân, đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất nông nghiệp như tính chất mùa vụ, chính sách sản phẩm, lãi suất hợp lý cũng là một nhu cầu cấp thiết và sự ra đời của ngân hàng nông nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu khách quan này . Thời gian qua, Ngân hàng nông nghiệp đã cố gắng thực hiện vai trò của mình, hướng hoạt động vào phục vụ kinh tế nông nghiệp nông thôn . Sau hơn 10 năm đổi mới việc thực hiện thi hành chủ trương chính sách, cơ chế quản lý của Đảng , Nhà nước nền kinh tế nước ta đã thu được thành tựu trên nhiều mặt, đặc biệt là trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn . - Về chính sách chế độ : Ngân hàng nông nghiệp đã ban hành kịp thời thể lệ cho vay đối với hộ sản xuất và không ngừng sửa đổi các quy định trong thể lệ vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển . - Về nguồn vốn : Để tạo nguồn vốn đa dạng hóa các hình thức huy động ngoài các biện pháp huy động thông thường (tiết kiệm truyền thống) đã kết hợp huy động bằng kỳ phiếu, trái phiếu đáp ứng nbhu cầu vốn trong mùa vụ cho sản xuất nông nghiệp . - Về sử dụng vốn : Ngân hàng nông nghiệp đã dành một tỷ lệ vốn thích đáng cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là cho vay các hộ sản xuất . Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển sản xuất hiện nay Ngân hàng nông nghiệp chưa đáp ứng được đầy đủ. Nguyên nhân từ nhiều phía có thể từ phía Nhà nước, từ phía Ngân hàng hay từ phía khách hàng : - Phía Nhà nước : Do cơ chế chính sách chưa đồng bộ nhất là chính sách sản phẩm nông nghiệp, bộ luật chưa hoàn toàn tạo môi trường thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, các chính sách đối với các thành phần kinh tế còn có chỗ bất bình đẳng đối với kinh tế ngoài quốc doanh trong đó có kinh tế nông nghiệp nông thôn . - Phía Ngân hàng : Do công tác nguồn vốn chưa tốt có thời kỳ dân cần vốn thì Ngân hàng không đủ vốn để cung ứng kể cả số lượng và chủng loại, ngược lại có thời kỳ lại đọng vốn không đầu tư ra được. Do biện pháp tổ chức huy động và cho vay chưa tốt . - Phía khách hàng : Trình độ tổ chức sản xuất chưa tốt, năng suất lao động chưa cao làm ảnh hưởng đến vốn sản xuất và vốn vay Ngân hàng, chưa tận dụng hết khả năng tiềm tàng sẵn có trong sản xuất ... Nhưng dù cho nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Từ phía Nhà nước hay khách hàng thì muốn giải quyết tốt vấn đề này cần nghiêm túc phân tích, đánh giá để có kết luận mang tính khoa học và biện chứng; trên cơ sở đó sẽ có những định hướng cho hoạt động Ngân hàng nông nghọêp trong cho vay hộ sản xuất . Đối với huyện Kinh Môn : Là một huyện nằm trong vùng có địa lý phức tạp vừa là đồng bằng, là trung du, miền núi, thuộc tỉnh Hải Dương mới được tách ra từ tỉnh Hải Hưng đầu năm 1997, bản thân huyện Kinh Môn cũng vừa được tách ra từ huyện Kim Môn cũ, kinh tế của huyện sản xuất nông nghiệp là chủ đạo, tuy nhiên ở đây lại có một khu công nghiệp tập trung sản xuất vật liệu xây dựng lớn của khu vực như sản xuất xi măng, khai thác đá . .. Vì Kinh Môn là một huyện nông nghiệp có vai trò chủ đạo nên trong thời kỳ bao cấp sản xuất bị gò bó trong khuôn khổ hợp tác xã nông nghiệp, sản xuất mang tính chất mùa vụ rõ rệt, lao động nông nhàn phổ biến, thu nhập bình quân đầu người thấp, khả năng tích tụ và tập trung vốn cho yêu cầu mở rộng sản xuất gặp khó khăn . Bước vào thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý trong nông nghiệp, hướng phát triển của kinh tế huyện là : Đầu tư thâm canh, tăng vụ tăng vòng quay sử dụng đất, tăng chất lượng mùa vụ, phá thế độc canh cây lúa, khai thác thế mạnh kinh tế vườn và cây đặc sản (cây vải thiều); phát triển ngành nghề phụ, tận dụng lao động nông nhàn, nâng tỷ suất hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp . Để làm được điều đó, vấn đề vốn và sử dụng vốn có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp là một nhu cầu bức xúc. Cần phải có biện pháp khai thác mọi nguồn vốn nhà rỗi tại chỗ cho sản xuất nông nghiệp, thu hút vốn từ các khu vực khác để thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp , nông thôn là yêu cầu to lớn và cấp thiết. Tuy nhiên hiện nay không ít địa phương đã sử dụng lãng phí những đồng vốn ít ỏi tạo ra bằng mồ hôi sức lực của mình có thể do trình độ quản lý, tổ chức sản xuất chưa tốt. Để sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả nhất trong điều kiện hiện nay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là tạo điều kiện nâng cao đời sống nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo làm cho dân giầu nước mạnh là một vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm. Đó cũng là lý do của việc chọn đề tài "Tín dụng hộ sản xuất, thực trạng và giải pháp". Nghiên cứu đề tài "Tín dụng hộ sản xuất, thực trạng và giải pháp", với mục đích bước đầu khảo sát lại tình hình vay vốn của hộ nông dân trong những năm gần đây (Từ năm 1998 đến nay), từ đó rút ra những nhận xét, những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc cho vay hộ sản xuất . Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, được bố trí thành 3 chương như sau: - Chương I : Hộ sản xuất trong nền kinh tế nước ta và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của hộ sản xuất . - Chướng II : Thực trạng cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn . - Chương III : Những giải pháp nhằm nở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng của ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn . Đề tài được nghiên cứu phân tích thông qua việc kết hợp các phương pháp: Khảo sát thực tế, xử lý, phân tích số liệu thống kê từ năm 1998 đến nay . Bằng kiến thức được trang bị trong nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm thực tế 10 năm gắn bó với công tác cho vay hộ nông dân, tôi hy vọng sẽ để lại cho quê hương một chút kinh nghiệm trong cho vay hộ sản xuất thông qua nội dung đề tài này . Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Kim Anh cùng các thầy cô giáo thuộc Học viện Ngân hàng . Vì điều kiện khả năng còn hạn chế tôi mong nhận được sự đóng góp qúy báu và xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy giáo, cố giáo và Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Chi nhánh ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này . chương i: hộ sản xuất trong nền kinh tế nước ta và vai trò của tín dụng ngân hàng trong sự phát triển của hộ sản xuất i . kinh tế hộ trong nền kinh tế nước ta : 1 . Đặc điểm sản xuất của kinh tế hộ nông dân : Vị trí vai trò nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã được khẳng định trong các giai đoạn lịch sử của đất nước đã đóng góp phần lớn trong công cuộc đổi mới. Nông nghiệp nông thôn là thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng phát triển nhưng tích lũy từ nội bộ còn thấp so với yêu cầu đầu tư phát triển. Trong dự thảo văn kiện đại hội IX của Đảng về phương hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn 2001 - 2010 và kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 đã xác định các mục tiêu chiến lược phát triển cụ thể giá trị sản lượng nông nghiệp tăng 4 % năm . 1 . 1 - Khái niệm hộ sản xuất : Hộ sản xuất bao gồm chủ yếu cha mẹ, con cái, ông bà cùng chung hộ khẩu, các thành viên trong hộ gắn bó với nhau chặt chẽ, thể hiện : - Thông qua mối quan hệ hôn nhân và huyết thống . - Về kinh tế : Các thành viên trong hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ sản xuất, phân phối sản phẩm và quan hệ quản lý . Các thành viên trong hộ cùng chung mục đích và lợi ích thoát khỏi đói nghèo. Hoặc nâng cao mức sống và làm giầu, do đó hộ sản xuất là một tế bào của nền kinh tế xã hội . Hộ sản xuất là tập hợp các thành viên trong một gia đình, đại diện là chủ hộ, tự chủ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh. Là chủ thể trong quan hệ sản xuất kinh doanh, lao động tự nguyện và tự giác, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình . 1 . 2 - Các hộ sản xuất tồn tại trong nông thôn ngày nay : Có hai loại hộ sản xuất tồn tại trong nông thôn hiện nay đó là : - Hộ loại I : Loại hộ này chiếm đại bộ phận (khoảng 90 %). Là loại hộ chuyên sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp có tính chất tự cung, tự cấp do một cá nhân đứng ra làm chủ hộ và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình . Phương thức tổ chức của loại hộ này đơn giản, sản phẩm sản xuất chủ yếu là lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, thủy sản ... - Hộ loại II : Chiếm tỷ trọng nhỏ trong nông thôn . Là những hộ kinh doanh theo luật định ở nông thôn. Bao gồm những hộ tư nhân hoặc hộ là nhóm sản xuất kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ là hợp tác xã, Công ty cổ phầnm, Công ty trách nhiệm hữu hạn ... có các điều kiện sau : + Có giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép thành lập do các cơ quan có thẩm quyền cấp . + Có đăng ký kinh doanh . + Có vốn điều lệ . 1 . 3 - Đặc điểm sản xuất của hộ nông dân : Hộ sản xuất được hình thành theo những đặc điểm tự nhiên, rất đa dạng. Tùy thuộc vào hình thức sinh hoạt ở mỗi vùng và địa phương mà hộ hình thành một kiểu cách sản xuất, một tổ chức riêng rẽ trong phạm vi gia đình. Các thành viên trong hộ quan hệ với nhau hoàn toàn theo cáp vị, có cùng sở hữu kinh tế. Trong mô hình hộ sản xuất chủ hộ là những người lao động trực tiếp, làm việc hoàn toàn tự giác và có trách nhiệm . Sản xuất của hộ khá ổn định, vốn luân chuyển chậm so với các ngành khác như thương nghiệp . Đối tượng sản xuất là những cây , con sinh trưởng và phát triển hết sức đa dạng và phức tạp. Vì vậy sản xuất của họ có những nét đặc thù riêng biệt. Chi phí sản xuất thường là thấp, vốn cần cho đầu tư có thể rải đều trong quá trình sản xuất . Sản xuất của hộ mang tính thời vụ, cùng một lúc có thể kinh doanh hoặc sản xuất nhiều loại cây trồng, vật nuôi thả, động vật hoặc tiến hành các ngành nghề khác lúc nông nhàn. Vì vậy thu nhập cũng rải đều, đó là một yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển toàn diện . Trình độ sản xuất ở nước ta đa phần ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công, máy móc có chăng cũng còn ít, đơn giản, tổ chức sản xuất mang tính tự phát, phạm vi nhỏ, không được đào tạo bài bản, hộ sản xuất hiện nay nói chung vẫn hoạt động theo tính chất truyền thống, thái độ lao động thường bị chi phối bởi tình cảm, đạo đức gia đình và nếp sinh hoạt theo phong tục tập quán của làng quê ... 2 . Vai trò kinh tế hộ sản xuất trong phát triển kinh tế nước ta : Sản xuất nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp nguồn lao động đáng kể, xuất khẩu nông sản phẩm (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, tôm cá ...). Nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ 2 Thế giới, cà phê thứ 3 Thế giới, các sản phẩm xuất khẩu khác của nông nghiệp như chè, hạt tiêu, hạt điều, thủy hải sản ... đều ở thứ hạng cao. Sản xuất nông nghiệp có vai trò lớn trong công cuộc đổi mới đất nước nhất là từ những năm đổi mới nền kinh tế góp phần lớn trong công cuộc công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước để hòa nhập Thế giới . 2 . 1 - Kinh tế hộ đối với sản xuất nông nghiệp : Trước đây sản xuất với hình thức tập thể và quan điểm hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ. Song do vì chúng ta chưa có đủ điều kiện và kinh nghiệm để tổ chức sản xuất nông nghiệp tập thể, mặt khác có nhiều vấn đề dẫn đến năng suất lao động hợp tác xã rất hạn chế, tính làm chủ và khả năng vươn lên trong mỗi gia đình không phát huy được . Thời kỳ 1961 - 1965 Miền Bắc đã có khoảng trên 4 vạn hợp tác xã bậc cao thu hút khoảng 85 % hộ nông dân lao động, trong suốt những năm này và những năm tiếp theo chúng ta lấy tập thể làm động lực mà coi nhẹ động lực trực tiếp là xã viên. Vì thế sản xuất không phát triển được, tình trạng trì trệ kéo dài trong những năm cuối của giai đoạn này, bên cạnh đó lại cấm đoán phát triển kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân, cá thể : Coi kinh tế tư nhân, cá thể là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, địa vị xã hội bọ thấp kém, sản xuất kinh doanh của họ bị trói buộc, kìm hãm vì bị kinh tế tập thể chèn ép ... Thời kỳ 1966 - 1981 đây là thời kỳ mà quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi kinh tế tập thể là kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, quyết định sự thành bại của đất nước. Những năm kinh tế hợp tác xã nông nghiệp làm ăn sa sút , xuống cấp nghiêm trọng, thu nhập kinh tế tập thể đối với một gia đình không còn đảm bảo với nhu cầu tối thiểu. Do đó họ đã nghĩ tới việc phải phát triển kinh tế phụ gia đình song lại bị trói buộc bởi cơ chế, chính sách . Thời kỳ 1982 đến nay : Chị thị 100 của Ban Bí thư ra đời, Đảng ta đã xác định đưa nông nghiệp lên mặt trận hàng đầu . Kinh tế gia đình dần dần được đưa vào vị trí xứng đáng, vị trí người nông dân được khôi phục trong quá trình sản xuất thông qua cơ chế phân phối lợi ích thích hợp . Kinh tế cá thể trong sản xuất nông nghiệp đã được xác định và đặt đúng vị trí của nó trong nền nông nghiệp nước ta. Chỉ thị 100 ra đời khẳng định mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta hoạt động kém hiệu quả, về lâu dài là không phù hợp còn kinh tế gia đình của nông dân ngày càng phát triển . Từ năm 1986, chúng ta đã nhận thức đúng hơn vai trò của kinh tế hộ đối với sản xuất nông nghiệp. Từ nhận thức đó Đảng ta đã có những chính sách quản lý kinh tế vĩ mô phù hợp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển Từ năm 1988 đến nay nghị quyết 10 của Bộ chính trị ra đời cho đến nay rất hợp với lòng dân xác định hộ sản xuất là đơn vị kinh tế cơ bản trong kinh tế nông nghọêp, người nông dân thực sự làm chủ trong sản xuất kinh doanh . Khoán 10 do đại hội Đảng VI đề ra tạo ra một bước tiến quan trọng về tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp. Trong khoán 10 kinh tế hộ sản xuất đã được xác định là một chủ thể sản xuất hàng hóa ở nông thôn, luật đất đai được ban hành. Chỉ thị 202/CT ngày 26/8/91, Nghị quyết 14/CP ngày 02/3/1993 là căn cứ pháp lý mở đường cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và NHN & PTNT Việt Nam nói riêng chuyển hướng đầu tư bình đẳng giữa các thành phần kinh tế gần đây có Nghị định số 04/2000/NĐ -CP ngày 11/2/2000 của Chính Phủ về thi hành, sửa đổi, bổ sung một số điều luật của đất đai. Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 2/2/2000 của chính phủ về kinh tế trang trại. Quyết định số 67/1999/QĐ - TTg ngày 30 /3/1999 của Chính phủ người nông dân đã phấn khởi hăng say sản xuất, họ đã mang hết khả năng tiền tàng chứa trong đất đai, lao động, vốn liếng ... mà trước kia chưa được sử dụng, chưa có điều kiện phát huy để làm giàu cho gia đình, cho quê hương đất nước . 2.2. Kinh tế hộ trong nền kinh tế nước ta hiện nay : Trong điều kiện nước ta hiện nay dân số khoảng 80 % là sản xuất nông nghiệp với hơn 15 triệu hộ nông dân sống ở khu vực nông thôn đã có hơn 15 triệu hộ nông dân sống ở khu vực nông thôn đã có hơn 1,5 triệu hộ nông dân sản xuất giỏi,trên 11,5 vạn trang trại với nhiều quy mô sản xuất lâm kết hợp. Một nguồn nhân lực lớn, theo thống kê năm 1999 nguồn lao động trong nông thôn chiếm trên 70 % lao động cả nước và nông nghiệp nông thôn là một thị trường rộng lớn do đó phát triển nông nghiệp và nông thôn là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đảng và Nhà nước ta để đưa đất nước đi lên góp phần thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh " . Đó là một trong những yếu tố quyết định để khơi dậy và phát huy tiềm năng về đất đai lao động và các nguồn lợi tự nhiên khác, nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược nông nghiệp năm 2000 và mục tiêu chiến lược nông nghiệp trong dự thảo văn kiện đại hội Đảng lần IX của Đảng về phương hướng phát triển nông nghiệp nông thôn 2001 - 2010 và kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 . Sản xuất nông nghiệp đã đóng góp 80 % giá trị tổng sản phẩm xã hội, góp phần lớn đưa giá trị tổng sản lượng, GDP đầu người tăng, tăng trưởng kinh tế. Từ những nhận định đến thực tế đối với nông nghiệp Việt Nam. Ta có thể khẳng định được vai trò của kinh tế hộ sản xuất đã và đang đóng một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của đất nước nói chung,trong kinh tế nông nghiệp nói riêng. Cụ thể : - Kinh tế hộ phát triển nó thu hút nhều tàng lớp lao động trong xã hội trước hết là lực lượng lao động phổ thông đang dư thừa trong nông thôn. Vì thế việc thu hút lao động trong lĩnh vực kinh tế hộ ở nông nghiệp là có nghĩa quan trọng. - Tận dụng được nguồn tài nguyên, đất đai, tiền vốn... Bởi vì khi đất đai, rừng, biển, hồ, ao đầm... còn phạm vi quản lý của các đơn vị quốc doanh hay tập thể thì khả năng tận dụng để khai thác còn rất hạn chế. Khi Nhà nước giao quyền sử dụng về gia đình thì khả năng khai thác được tận dụng triệt để và hợp lý do đó mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo môi trường, môi sinh lành mạnh. - Kinh tế hộ với quy mô nhỏ song rất linh hoạt dễ thích ứng với nền kinh tế thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao so với kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể cùng loại ngành nghề: Vì chi phí trung gian ít ít tiền vốn không bị lãng phí, tận dụng triệt để đất đai, tiền vốn, lao động,trang thiết bị và có điều kiện dễ dàng điều chỉnh, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với yêu cầu thị trường; Với lợi thế này kết hợp với chính sách đều tiết vĩ mô của Nhà nước sẽ là cơ sở để kinh tế hộ phát triển không ngừng và chính là điều kiện để chuyển dịch nền nông nghệp tự nhiên sang kinh tế hàng hóa nông phẩm có quy mô lớn . - Kinh tế hộ phát triển sẽ thúc đẩy phát triển ngành nghề mới và khôi phục ngành nghề truyền thống, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp và các ngành khác phát triển . II . Tín dụng ngân hàng đối với sự tồn tại và phát triển của hộ sản xuất : 1 . Tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường: 1.1. Khái niệm tín dụng: Công thức chung của một chu kỳ sản xuất kinh doanh (T - H -T), nhưng khoảng thời gian từ T - H và từ H - T trong mỗi doanh nghiệp khác nhau. Trong thực tế nói chung giai đoạn từ T - H là giai đoạn cần nhiều vốn (T), nhiều doanh nghiệp ở giai đoạn này thiếu vốn để đầu tư vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa (H). Còn giai đoạn từ H - T lf giai đoạn doanh nghiệp bán được sản phẩm hàng hóa (H) thu tiền về(T) Lúc này nếu doanh nghiệp tiếp tục ngay chu kỳ sản xuất tiếp theo thì không có vấn đề gì lớn cần nói, nhưng đối với doanh nghiệp theo thời vụ hay vì lý do gì đó mà chưa tiếp tục chu kỳ sản xuất tiếp theo được thì rõ ràng các doanh nghiệp đó đang thừa vốn. Ngược lại nếu doanh nghiệp chưa tiêu thụ được hàng hóa sản phẩm nhưng chu kỳ sản xuất tiếp theo phải tiếp tục thì họ lại tạm thời thiếu vốn để sản xuất. Quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn không đều giữa các đơn vị đẫn đến tình trạng trong cùng một thời gian có hiện tượng doanh nghiệp này thừa vốn nhưng doanh nghiệp khác lại thiếu vốn và ngược lại. Để giải quyết mâu thuẫn về vốn, các đơn vị sản xuất phải tự điều chỉnh bằng quan hệ tín dụng thương mại. Tuy nhiên quan hệ tín dụng thương mại có nhược điểm lớn là chỉ thực hiện trong điều kiện phạm vi rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu vốn của quá trình tái sản xuất mởi rộng. Như vậy chỉ dựa trên quan hệ này thì không thể đáp ứng được nhu cầu vốn sản xuất cũng như tiếp nhận hết được số vốn dư thừa trong xã hội. Vì nhu cầu không phù hợp nhau dẫn đến vốn không đáp ứng được quy mô và thời hạn ... mà chỉ có tín dụng Ngân hàng là tổ chức sẵn sàng tếp hnận hết được các nguồn vốn nhàn rỗi dưới các hình thức tiền gửi của dân cư, các tổ chức kinh tế... và cho vay đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và dân cư thiếu vốn sản xuất. Ngân hàng là trung gian lớn nhất điều chỉnh vốn từ người thừa vốn sang người thiếu vốn và ngược lại . Tín dụng ngân hàng là quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thì lượng giá trị đó đã trở về tay người sở hữu nhưng lớn hơn lượng giá trị ban đầu vớid những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận với nhau (lợi tức, thời hạn...). 1.2. Các hình thức tín dụng trong nông thôn hiện nay: Có hai hình thức tín dụng đang tồn tại trong nông thôn hiện nay đó là : - Thị trường tín dụng chính thức : Là hình thức tín dụng được pháp luật thừa nhận, các chủ thể tham gia thị trường này là các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng cổ phần thương mạihoặc các hình thức tín dụng khác. hình thức này hiện nay chiếm tỷ trọng lớn . Thị trường này là nguồn cung ứng tín dụng lơná nhất và dần dần chiếm lĩnh thị trường tín dụng ở nông thôn mà lòng cốt là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Xuất phát từ những đòi hỏi cung ứng vốn cho sản xuất của hộ snả xuất . Để đảm bảo cho hình thức tín dụng chính thức thực sự chiếma lĩnh thị trường nông thôn đòi hỏi thị trường vốn phải phát triển đúng hướng và phát huy hiệu quả trong quá trình chuyển kinh tế hộ sang sản xuất hàng hóa . - Thị trường tín dụng không chính thức : Là thị trường tín dụng không được pháp lý công nhận. Bản chất là cho vay nặng lãi, thậm chí không có giới hạn, thủ tục rất đơn giản, chủ yếu là thỏa thuận giữa hai cá nhân hoặc hai gia đình về mức lãi, lãi suất, thời hạn ... hết hạn thì trả. Có thể vay bằng tiền hoặc hiện vật. Hình thức này thường xẩy ra trong nền sản xuất tự túc, tự cấp hiện nay cũng vẫn còn tồn tại nhưng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ . 1 . 3 - Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường : Trong thời kỳ bao cấp toàn bộ hoạt động của nền kinh tế đều tuân theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước và ngân hàng được coi như nột công cụ cấp phát theo kế hoạch đã định thay ngân sách. Cho nên không thúc đẩy sản xuất phát triển mà có nơi, có lúc lại còn kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế . Năm 1998 hệ thống Ngân hàng Việt Nam chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang thành hệ thống ngân hàng hai cấp : Đó là Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại; Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý Nhà nước (quản lý vĩ mô) về mặt tiền tệ, tín dụng ngân hàng . Các ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán dịch vụ ngân hàng dưới sự kiểm tra giám sát của ngân hàng Nhà nước . Từ tháng 10/1990 hệ thống ngân hàng được sắp xếp theo khuôn khổ pháp lý về kinh doanh tiền tệ. Pháp lệnh ngân hàng hình thành một trật tự quản lý mới theo sự quản lý của Nhà nước. Sau khi hai Pháp lệnh Ngân hàng ra đời, hệ thống ngân hàng thương mại bao gồm : - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Ngân hàng công thương Việt Nam - Ngân hàng ngoại thương Việt Nam - Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam . Trong nền kinh tế thị trường các ngân hàng thương mại hoạt động theo cơ chế là một doanh nghiệp, thông qua hoạt động tín dụng các ngân hàng thương mại đã tự thải loại những khách hàng là doanh nghiệp, tư nhân cá thể không thể đứng vững và đi lên với tốc độ phát triển chung của nền kinh tế, tín dụng ngân hàng cũng đã tự lựa chọn khách hàng cho mình những doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ, hoặc kinh doanh không có hiệu quả thì không đầu tư. Ngược lại doanh nghiệp cũng có quyền tự lựa chọn ngân hàng giao dịch cho mình. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có xu hướng làm ăn tốt ngày càng phát triển. Thông qua việc thu hút vốn đầu tư, các ngân hàng thương mại đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh . Trong nền kinh tế thị trường, nhất là từ khi có Luật ngân hàng ra đời tín dụng ngân hàng đã thực sự phát huy hiệu quả, cụ thể là : Hiệu quả về mặt kinh tế : - Tín dụng ngân hàng nhằm bổ sung nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế nói chung đã thúc đẩy sản xuất phát triển từ đó tăng lợi nhuận . - Thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng thực hiện được việc kiểm soát bằng đồng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế . - Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác khả năng tiềm tàng cuae mỗi doanh nghiệp nói riêng, của toàn bộ nền kinh tế nói chung . - Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển ngành nghề mới, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật . Hiệu quả về mặt xã hội : - Nâng cao trình độ dân trí, đời sống, xã hội văn minh . - Giải quyết được công ăn việc làm, giảm nạn thất nghiệp . 2 . Vai trò của tín dụng Ngân hàng nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất nước ta hiện nay : 2 . 1 - Tín dụng Ngân hàng nông nghiệp : Tín dụng Ngân hàng có những bước tiến quan trọng, trong chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn để phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn, chính sách tín dụng NHNo & PTNT nhằm tạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa tăng thu nhập nâng cao mức sống người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn luôn là chính sách quan trọng và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta . Tín dụng ngân hàng nông nghiệp chủ yếu là tín dụng về chi phí sản xuất, mà các khoản mà ngân hàng cho hộ nông dân vay để chi phí cho sản xuất về giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, phân bón, thuốc trừ sâu ... Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn bao gồm các khoản cho vay trung, dài hạn để cải tạo đồng ruộng, chuyển đổi cơ cấu, mua sắm các tráng thiết bị phục vụ cho sản xuất . Tín dụng Ngân hàng đối với hộ nông dân sẽ giải quyết các vấn đề ách tắc trong sản xuất ( thiếu vốn ). Tạo điều kiện thu nhập cao, đời sống đầy đủ, ổn định ... 2 . 2 - Vai trò của tín dụng Ngân hàng nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất nước ta hiện nay : Từ năm 1988 Đảng ta thực hiện đổi mới một bước trong chính sách phát triển kinh tế đất nươc, một loạt các chính sách vĩ mô ra đời. Hệ thống ngân hàng cũng được hình thành theo hai hệ thống : Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chuyên doanh . Trong hệ thống ngân hàng chuyên doanh bao gồm các ngân hàng thương mại sau : - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Ngân hàng công thương Việt Nam - Ngân hàng ngoại thương Việt Nam - Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam . Trong các ngân hàng thương mại thì Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có một thị trường tín dụng rộng lớn trải đều trên khắp đất nước, gồm 65 Chi nhánh và mỗi Chi nhánh đều có Ngân hàng nông nghiệp cấp huyện, cấp huyện đóng trụ sở tại thị trấn huyện và các ngân hàng cấp 4 đóng trụ sở tại các thị tứ. Với mục đích tạo ra thị trường tài chính tại nông thôn mở ra địa bàn đầu tư tín dụng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển . Đối với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thì địa bàn hoạt động chính là nông thôn. Đầu tư tín dụng là nguồn vốn lớn nhất, là thị trường tín dụng chủ yếu tại địa phương, trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nó thực sự mang lại lợi ích đối với sản xuất kinh doanh . Đây là cầu nối giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa với lưu thông tiền tệ . Điều chủ yếu để chuyển nền kinh tế Việt Nam và nông nghiệp Việt Nam sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường là việc hình thành nột thị trường tài chính sống động và đa dạng ở nông thôn. Theo nghĩa rộng thì thị trường tài chính là tổng hóa nhiều hoạt động tín dụng, lưu thông vốn ở nông thôn, tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn tạm thời nhàn rỗi với người có nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh . Tín dụng ngân hàng đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất, vốn để chuyển nhanh kinh tế hộ sang sản xuất hàng hoá. Hiện nay ở nông thôn Việt Nam có rất nhiều hộ nông dân có đất nhưng không sản xuất nông nghiệp, họ có nghề khác phù hợp hơn nên số đất được chia họ cho thuê mượn ... Bên cạnh đó lại có những hộ có khả năng sản xuất nông nghiệp, có lao động, có vốn lại biết cách làm và tính toán có hiệu , họ muốn mở rộng quy mô sản xuất nên phải thuê mướn đất, đấu thầu đất ... nếu số vốn không đủ họ phải đi vay các tổ chức tín dụng. Bởi vậy đồng vốn tín dụng của ngân hàng đã giúp họ có khả năng giải quyết nhiều vấn đề. Từ khi có đất họ có thể mua sắm trang thiết bị , máy móc, chi phí để mở rộng sản xuất. Nếu quy mô sản xuất càng lớn thì sản lượng tăng, tỉ trọng hàng hóa càng nhiều giúp họ thanứg lợi trong cạnh tranh thúc đẩy quá trình tiếp tục vàd tập trung ruộng đất càng nhanh. - Tín dụng Ngân hàng còn giúp họ có điều kiện thâm canh tăng năng xuất, cung ứng nguyên liệu hàng hóa cho công nghiệp và tăng những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. - Tín dụng Ngân hàng góp phần khai thác tiềm năng tài nguyên, đất đai, lao động. - Tiềm năng nông nghiệp nước ta còn rất lớn, nếu được Nhà nuớc quan tâm đúng mức,với những chính sách quản lý vi mô thích hợp đặc biệt là chính sách đầu tư tín dụng hợp lý chắc chắn những tiềm năng lâu nay chưa được tận dụng sẽ được động viên khai thác triệt để và phát huy hiệu quả . Khi hộ nông dân được xác định là một đơn vị kinh tế, ngày 28/6/1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị 202/CT về việc cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất. Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã cụ thể hóa chỉ thị trên bằng các quyết định 53, 64, 499/TDNN; Đây là những chủ trương đúng đắn và kịp thời nhằm giúp nông dân được vay vốn có điều kiện để khai thác tiềm nă._.ng tại chỗ giải phóng sức lao động xã hội như QĐ số 67/1999/QĐ - TTg ngày 30/3/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Công văn số 320/CV - NHNN 14 ngày 16/4/1999 của Thống Đốc NHNN yêu cầu các Ngân hàng thuơng mại (NHTM) thực hiện QĐ 67 trên, Công văn 1411NHNo - 06 ngày 27/6/2000 củaTtổng giám đốc NHNo & PTNTVN về điều hành công tác tín dụng đối với hộ sản xuất - HTX và trang trại. Cũng từ đó mà mở rộng và nâng cao sức mua của thị trường nông thôn, sức tiêu thụ hàng hóa cho công việc chế biến tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. - Tín dụng Ngân hàng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng,đảm bảo cho nông dân có điều kiện tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới và sản xuất . Cùng với việc đầu tư của ngân sách Nhà nứoc, vốn tự có của dân, Ngân hàng không chỉ đầu tư vốn ngắn hạn mà còn đầu tư vốn trung, dài hạnđể xây dựng kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp như phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,xây dựng công trình thủy lợi, đường xá, giao thông, điện... Nhằm phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đây là những việc mà chỉ có việc hỗ trợ của Nhà nước mới có thể làm được. Cũng từ đó tạo điều kiện mở mang , nâng cao trình độ dân trí để nông dân có thể tiếp thu và thực hiện chuyển giao công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh trong nông nghiệp, để xây dựng nông thôn giàu có và văn minh góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện phát triển ngành nghề mới và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Chính việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng các xí nghiệp chế biến nông sản, đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng ... đã tạo công ăn việc làm thu hút lực lượng dư thừa trong nông thôn . Việc đầu tư tín dụng của Ngân hàng đã khuyến khích hộ nông dân phát triển sản xuất, tạo ra nhiều hàng hóa cung cấp cho công nghiệp, xuất khẩu giúp chop hộ nông dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuấ, tạo điều kiện cho nông dânchuyển dịch cơ cấu sản xuất mới với các hình thức chuyên môn hóa thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng cường hạch toánd kinh tế. Nghị quyết 10 ra đời cùng với những chính sách hỗ trợ kịp thời của Ngân hàng đã tạo cho kinh tế nông nghệp Việt Nam có thêm sức lực mới. Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất kinh tế lời ăn, lỗ chịu, cơ chế thị trường là cạnh tranh do vậy đòi hỏi trình độ sản xuất cũng phải được nâng cao, cơ cấu kinh tế hợp lý, hạch toan kinh phí sao cho chi phí đầu vào thấp để thu được lợi nhuận cao. Chế độ chính sách cho vay của Ngân hàng là phải đảm bảo thu hồi đủ gốc và lãiđúng hạn và vốn vay phải thực sự mang lại hiệu quả, tổ chức cho vay phải lấy nguyên tắc hiệu quả kinh tế là thước đo nên đã đưa kinh tế từ hộ sản xuất tự túc, tự cấp quen dần với nền kinh tế hộ sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường . - Tín dụng ngân hàng còn mang lại hiệu quả về mặt xã hội. Trước đây chưa có chính sách cho vay, hộ nông dân, người dân thiếu vốn phải đi vay ở thị trường ngầm. Từ khi Nhà nước có chủ trương cho hộ nông dân vay vốn, đã góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi trong nông thôn, giảm được nạn vay nặng lãi trong nông thôn. Tóm lại: Ngân hàng nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong việc cho vay vốn đến hộ nông dân, nó góp phần giải quyết một lượng lớn nhu cầu phát triển sản xuất của nông dân, mở rộng vốn sản xuất, chủe động về vốn, chủ động về kế hoạch sản xuất, mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, góp phần lớn trong việc chuyển đổi cơ chế sản xuất trong nông nghiệp theo Nghị quyết 10. Cho vay hộ sản xuất là một định hướng đúng đắn của Ngân hàng Nông nghiệp, là một trong những công cụ kinh tế có hiệu quả cao trong hệ thống công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, thực hiện xóa đói, giảm nghèo ,dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Ngoài ra phát triển kinh tế hộ nông nghiệp còn tạo ra thị trường vốn rộng lớn, duy trì và phát triển tín dụng Ngân hàng. III . Cơ chế chính sách đối với hộ sản xuất: 1 . Chính sách cho vay hộ sản xuất: Với cơ chế khoán 10 sau khi có chỉ thị 202/HĐBT ngày 28/6/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thì việc đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã chuyển từ hình thức cho vay hợp tác xã nông nghiệp sang cho vay hộ sản xuất. Đây là một buớc ngoặt quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với nông nghiệp, Đảng ta xác định: Sản xuất nông - lâm - ngư diêm là thế mạnh của kinh tế hàng hóa nước ta, sản xuất lương thực, thực phẩm, chế biến, nông, lâm, thủy sảnvà công nghiệp xuất khẩu, là sản phẩm mũi nhọn có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng như tiền vốn. Thực hiện chính sách tín dụng khuyến khích toàn dân tiết kiệm để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ V tháng 6/93 của Trưng ương Đảng khóa 7 đã chỉ rõ: "... Mở rộng tín dụng Nhà nước và nhân dân tạo điều kiện thuận lợi để nông dân, nhất là hộ nông dân nghèo được vay vốn sản xuất kinh doanh". Thực hiện chủ trương đó trong những năm qua hình thức cho vay đã khẳng định hướng đi đúng đắn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đáng kể và sự nghiệp phát triển nông thôn ở nước ta, giải quyết nhu cầu vốn rất lớn của các hộ gia đình nông dân, coi hộ nông dân là khách hàng chính thống của Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Sau những năm 80, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, kinh tế gia đình xã viên dần được trở lại vị trí xứng đáng của họ. Khoán 10 do đại hội Đảng khóa 6 đề ra có một bước tiến quan trọng về việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng mới. Sau khoán 10 kinh tế hộ nông dân đã được xác định là một chủ thể sản xuất hàng hóa ở nông thôn, nông dân phấn khởi hăng say sản xuất, sử dụng triệt để nhứng tài năng, Tài nguyên đất đai vốn liếng, lao động cho sản xuất nông nghiệp, là động lực chuyển dịch sản xúât tiểu nông sang sản xuất hàng hóa . Ngày 25/8/91 Hội đồng Bộ trưởng đã ra chỉ thị 202/CP về cho vay vốn hộ sản xuất nông - lâm - ngư diêm đã mở ra hướng đầu tư cho Ngân hàng. Và 3 năm sau ngày 2/3/93 Thủ Tướng Chính Phủ ban hành Nghị định số 14/CP kèm theo quy định về chính sánh cụ thể cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông, lâm, ngư diêm nghiệp và kinh tế nông thôn.Hai bộ luật Ngân hàng ra đời : Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng; Căn cứ vào luật Ngân hàng Chính Phủ ra một loạt các chính sách vĩ mô: Quyết định số 67/1999 /QĐ - TTg ngày 30 /3/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Nghị định số 165/1999/NĐ - CP ngày 19/11/1999 của chính phủ giao dịch đảm bảo. Nghị định số 178/1999/NĐ - CP ngày 29/12/1999 của Chính Phủ về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng. Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 của Thủ Tướng Chính Phủ về kinh tế trang trại. Nghị định số 08/2000/NĐ - CP ngày 10/3/2000 của Chính Phủ về đăng ký giao dịch đảm bảo. Nghị định số 04/2000 NĐ - CP ngày 11/02/2000 của Chính Phủ về thi hành sửa đổi bỏ xung một số điều của luật đất đai. Nghị quyết số 06 ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cùng với sự biến động của nền kinh tế nước nhà hàng loạt các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước ra đời : Chính sách ruộng đất, đầu tư, đặc biệt là chính sách đầu tư tín dụng của Ngân hàng đối với lĩnh vực nông thôn của biến động theo. Căn cứ theo luật Ngân hàng NHNN ban hành Nghị định số 324/1998/NĐ - NHNH 1 về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Thông tư hướng dẫn số 06/2000/TT - NHNN 1 ngày 02/02/2000 của NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 178/2000/NQ - CP ngày 29/12/1999. Sau quyết định 67của Chính Phủ ra đời NHNN có công văn số 320/CV - NHNN 14 ngày 16/4/1999về việc yêu cầu các NHNN có công văn số 320/CV - NHNN 14 ngày 16/4/1999 về việc yêu cầu các NHTM thực hiện nghiêm túc quyết định 67 . 2 . Những quy định ( cơ chế tín dụng ) đối với hộ sản xuất : Từ sự chuyển biến cơ chế quản lý tất yếu dẫn đến thay đổi quan hệ tín dụng. Vậy cơ chế tín dụng Ngân hàng phải thay đổi như thế nào khi hộ nông dân được xác định là một đơn vị kinh tế . Đảng Nhà nước đã đề ra các chỉ thị, Nghị quyết... Về chính sách phát triển nông nghiệp và kinh tế hộ nông dân như Chỉ thị 100 của ban Bí thư, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, rồi Chỉ thị 202, Nghị định 14/CP của Chính Phủ, Nghị định số 165/1999/NĐ - CP của Chính Phủ về giao dịch đảm bảo, Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH 10, Nghị định số 04 /2000/NĐ - CP về sửa đổi, bổ sung một số điều trong luật đất đai nghị quyết số 03 /2000/NQ - CP về kinh tế trang trại... Văn bản 284/QĐ- NHNN1 ngày 25/08/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thay cho văn bản 324 cũ. Quyết định số 10/QĐ/HĐQT, quyết định số 11/HĐQT-03, quyết định số 09/HĐQT-05, quyết định số 06/HĐQT của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng mới đây nhất ngày 18/01/2001 thay cho quy định 180 cũ. Từ đó đã giải quyết cơ bản những khó khăn vướng mắc về cơ chế thủ tục, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng phát triển. Với những văn bản trên đã mở ra một thị trường mới cho Ngân hàng về cho vay hộ sản xuất có hiệu quả. Đứng trước tình trạng đó việc tồn tại một hình thức tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất là một tất yếu phù hợp với cung cầu trên thị trường được xã hội cho phép. Đây là những chủ trương đúng đắn và kịp thời nhằm giúp nông dân được vay vốn, có điều kiện để khai thác tiềm năng tại chỗ, giải phóng sức lao động xã hội chuyển đổi dần kinh tế nông nghiệp sang kinh tế hàng hóa nông phẩm, cũng từ đó mà mở rộng và nâng cao sức mua của thị trường nông thôn, sức tiêu thụ hàng hóa cho công nghiệp chế biến và là bạn hàng tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Ngoài ra còn tạo điều kiện tập trung sản xuất các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩue làm cho kinh tế nông nghiệp phát triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển . Chương II Thực trạng cho vay hộ sản xuất ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Kinh môn - tỉnh hải dương I . Đặc điển tự nhiên kinh tế - xã hội của Huyện kinh môn 1 . Vài nét khái quát về Huyện Kinh Môn Là một Huyện đồng bằng, trung du, miền núi của Tỉnh Hải Dương, Kinh Môn mới được tách ra từ Huyện Kim Môn, với tổng dân số là 205.000 người, có 40.500 hộ, 90.000 lao động. Huyện được phân chia thành 22 xã, Nghề nông chiếm trên 80%, chủ yếu là trồng cây lúa nước, kết hợp với trồng cây đặc sản như cây vải thiều, ... và nuôi cá, ba ba ... xuất khẩu.... Là một Huyện nằm ở xa trung tâm thành phố Hải Dương, giáp với các tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng, về giao thông có đường quốc lộ 5 và quốc lộ 183 bao quanh, có nhiều sông lớn bao quanh lên rất phát triển về giao thông đường bộ, đường thuỷ, do đó Huyện có điều kiện mở rộng phát triển, giao lưu văn hóa - kinh tế xã hội ... Xuất phát là một huyện mới tách đầu năm 1997 của một tỉnh nhỏ cũng vừa tách từ Tỉnh Hải Hưng đầu năm 1997 năm. Cho nên về mặt phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn hơn là thuận lợi. Hiện tại tổng thu nhập (GDP) củat huyện còn thấp: năm 1999 có tổng thu nhập là 685.500 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người 3.000..000 đ/năm .Mức thu nhập này so với vùng đồng bằng bắc bộ là thấp . Nhưng trước sự nghiệp đổi mới của đất nước nói chung, của Hải Dương và Kinh Môn nói riêng, nhân dân Huyện Kinh Môn tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm thực hiện định hướng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường mà nghị quyết đại hội Đảng bộ đã đề ra. Coi đây là một biện pháp quan trọng để giải phóng tiềm năng phát triển lực lượng sản xuất, giải quyết việc làm và nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghị quyết đã khẳng định: Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất chủ yếu: " Phát triển nông nghiệp toàn diện là mặt trận hàng đầu có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của Huyện". Mấy năm gần đây trong công cuộc đổi mới những chính sách, việc sử dụng công cụ quản lý đã mang lại hiệu quả đáng kể cho nền kinh tế của huyện như các chính sách đối với nông nghiệp, chính sách xóa đói, giảm nghèo ... trong đó chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất đã góp phần quan trọng. Tín dụng cho vay hộ sản xuất đã tạo ra những khả nanưg tháo gỡ những ràng buộc đối với sức sản xuất, tạo điều kiện để phát huy tiềm năng, sáng tạo trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tóm lại: Huyện Kinh Môn là một huyện còn nghèo so với mặt bằng chung nông thôn Việt Nam, lại là một Huyện mới tách nên điều kiện về vật chất để phát triển kinh tế còn thiếu thốn, cơ sở hạ tầng còn kém so với các huyện khác trong tỉnh nói riêng và so với các tỉnh trong cả nước khác nói chung. trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của các ngành trong huyện và ngành Ngân hàng tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà phát triển theo kịp với các huyện nông thôn giàu Việt Nam . 2 . Những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn : Như trên đã nêu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn được tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kim Môn đầu năm 1997, tự đặc đểm địa lý môi trường, dân cư, kinh tế .chính trị xã hội của Huyện Kinh Môn nêu trên, dẫn đến hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn có những thuận lợi, khó khăn sau : - Thuận lợi : Kinh Môn là một huyện nông nghiệp đất đai màu mỡ, điều kiện địa lý đặc biệt cho phép phát triển nhiều nghành nghề, dân cư đông đúc, người dân cần chịu khó cần củ lao động, chủ yếu là bám đất quê chứ ít đi lao động xa để kiếm sống ; Các cấp Đảng ủy, chính quyền từ huyện cho đến xã thôn đều rất quan tâm và tạo điều kiện cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn hoạt động theo đường lối chính sách nông nghiệp nông thôn của Đảng Nhà nước, các chương trình của quốc gia về nông nghiệp nông thôn. Bởi vì giá trị tổng sản luợng nông nghiệp chiếm trên 70 % trong giá trị tổng sản luợng của huyện cho nên quan tâm đến nông nghiệp là quan tâm đến kinh tế huyện và việc phát triển nông nghiệp là phát triển kinh tế của Huyện . + Là huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp và trồng cây đặc sản việc buôn bán và làm các ngành nghề phụ chiếm một tỷ trọng nhỏ nên vốn vay ngân hàng chủ yếu là đầu tư cho việc sản xuất nông nghiệp và trồng cây đặc sản, nuôi ba ba, cá... + Những năm gần đây thiên tai ít gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực . + Tổng kết công tác cho vay vốn đối với hộ nông dân qua nhiều năm cho thấy việc vay vốn đến hộ sản xuất để phất triển sản xuất nông nghiệp là việc làm phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng , Nhà nước , không những thế đồng vốn của Nhân hàng nông nghiệp còn đến với hộ sản xuất kịp thời đúng mục đích ,đúng đối tượng , do vậy hiệu quả sử dụng vốn cũng mang lại cao , người dân phấn khởi , tin tưởng nên trong những năm qua việc vay trả sòng phẳng , tỉ lệ quá hạn và khó đòi so với tổng dư nợ rất thấp ( chưa đến 1%) . Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kim Môn cũ nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn đã có uy tín , ảnh hưởng không những trong khách hàng của huyện mà còn đối với cả khách hàng ở các Huyện lân cận . Đó là một thuận lợi lớn nhất trong kinh doanh ngân hàng . + Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng ra đời đã tạo điều kiện cho hoạt động Ngân hàng được mở rộng về đối tượng và quy mô . Cùng với một loạt các quyết định , Nghị quyết của chính phủ như Quyết định số 67 , Nghị quyết số 09, bên cạnh đó là các công văn của NHNN và NHNo&PTNT như CV số 320 của NHNN , CV số 322 của NHNo&PTNT... - Khó khăn : + Là một huyện kinh tế còn nghèo nàn , sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và trồng cây đặc sản , không có nhiều nghành nghề đa dạng như các địa phương khác , khả năng tích luỹ của người dân còn thấp cho nên riêng trong công tác huy động vốn đã gặp khó khăn, nguồn huy động chưa đáp ứng với nhu cầu vay vốn của dân, còn phải sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng khác, vốn cấp trên. Qua tìm hiểu và trên cơ sở số liệu thống kê trong những năm gần đây (từ 1998 đến nay) nhu cầu về vốn của nông dân rất lớn (vốn ngắn hạn cần khoảng 70 %, vốn trung, dài hạn khoảng 30 %) nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn chưa đáp ứng được nhu cầuvốn cho hộ sản xuất về cả tổng số và cơ cấu vốn. năm 1999 - 2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiềm tệ khu vực, do sự đổ bể của một số doanh nghiệp, do tốc độ phát triển kinh tế bị giảm sút (4%), Do chính sách nông sản phẩm đối với nông dân của Nhà nước chưa thỏa đáng ... không tạo điều kiện cho người nông dân mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề (giảm đầu tư). Từ đó cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp. (có thời kỳ đọng vốn) . + Trên địa bàn Huyện Kinh Môn còn tồn tại nhiều chủ thể tham gia đàu tư tín dụng cho kinh tế hộ. Ngoài các Qũy tín dụng nhân dân, hoạt động theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước thì hình thức tín dụng nặng lãi vẫn còn tồn tại và hoạt động không chính thức tạo ra tình hình phức tạp trên thị trường tín dụng nông thôn . + Thu nhập của người nông dân Huyện Kinh Môn chủ yếu là từ cây lúa, cây vải, chăn nuôi và các nghành nghề phụ khi nông nhàn. * . Thu nhập từ cây lúa chiếm khoảng 60 % tổng thu nhập. * . Thu nhập từ cây đặc sản chiếm 10 % tổng thu nhập . * . Thu nhập từ chăn nuôi chiếm gần 25 % tổng thu nhập. * . Thu nhập từ ngành nghề khác chiếm 5 % tổng thu nhập. Là một huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, phụ thuộc vào thiên nhiên nên bị ảnh hưởng thiên tai dẫn đến có những rủi ro không lường trước được. Từ đó phát sinh việc giãn nợ hoặc cho vay bù đắp và nợ quá hạn. + Cơ cấu vốn đầu tư so với cơ cấu kinh tế huyện còn những bất hợp lý.Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm, do nhiều yếu tố đó là: Tâm lý, vốn trung, dài hạn còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư trung, dài hạn của nông dân. + Hai năm gần đây Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng mới chỉ thuận lợi cho công tác nguồn vốn, nhưng gây khó khăn đầu ra của Ngân hàng. + Môi trường pháp luật, kinh tế, chính trị chưa hoàn toàn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Đó là các bộ luật chưa đồng bộ vẫn còn kẽ hở bất lợi cho kinh doanh Ngân hàng . II . Khái quát hoạt động của Ngân hàng nông nhiệp huyện Kinh Môn trong những năm gần đây ( từ năm 1998 đến nay ). 1 . Quá trình ra đời và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn: Từ tháng 7 /1988 trở về trước Hệ thống Ngân hàng Việt Nam còn là Ngân hàng một cấp, Chi nhánh Ngân hàng huyện Kim Môn thuộc Tỉnh Hải Hưng cũ, năm 1988 Hệ thống Ngân hàng chia thành hai cấp: Từ 1988 đến 1996 thì Chi nhánh Ngân hàng Huyện Kim Môn được đổi tên là Ngân hàng nông nghiệp Huyện Kim Môn, Tỉnh Hải Hưng . Từ tháng 1/1997 đến nay Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kim Môn tách ra thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kim Thành. Lúc này Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn trực thuộc NHNo & PTNT Tỉnh Hải Dương. Năm 1997, phòng giao dịch Phúc Thành được thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn được thành lập thành Ngân hàng cấp 4 để triển khai mở rộng màng lưới Ngân hàng nông nghiệp về với nông nghiệp nông thôn đến tận xã thôn . 2 . Vài nét kháu quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường bao gồm nhiều các nghiệp vụ: Hoạt động tín dụng, nguồn vốn, thanh toán, dịch vụ, Ngân qũy ... Nhưng trong điền kiện nước ta hiện nay trong các nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh Ngân hàng thì nghiệp vụ đem lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng là hoạt động tín dụng (đem lại trên 80 % lợi nhuận cho Ngân hàng ). Tín dụng Ngân hàng gồm hai mặt chủ yếu là tổ chức huy động vốn và tập trung nguồn vốn để cho vay đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế . Trở lại địa bàn huyện Kinh Môn sản xuất nông nghiệp chiếm 80 % do đó nhu cầu đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp chiếm trên 80 % chủ yếu là kinh tế hộ nông dân,. kể từ khi cho vay hộ sản xuất đến 30/9/2000 vốn đầu tư cho hộ nông dân hàng trăm tỷ đồng, nguồn vốn Trung ương không đáng kể mà chủ yếu là nguồn huy động trong dân chúng và các tổ chức kinh tế tại địa phương và hình thức cho vay chủ yếu là cho vay trực tiếp hộ sản xuất, phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh. 2.1 . Công tác nguồn vốn qua 1 số năm ( 1997 đến nay ): Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn có một trụ sở chính ỏ Thị trấn của huyện ( Ngân hàng cấp III ) và một Ngân hàng cấp IV đóng ở Phúc Thành. Ngân hàng cấp IV được ra đời từ năm 1997 sau khi mở rộng triển khai mạng lưới giao dịch của Ngân hàng nông nghiệp Huyện Kinh Môn đã phủ kín khắp các thôn xã của huyện Kinh Môn. Ngân hàng nông nghiệp cấp IV là một đơn vị hạch toán phụ thuộc,nhưng với cơ chế khoán 946 A và các quy định khác đã đưa lại tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động của mình đã làm thay đổi tốc độ và quy mô tín dụng. Ngân hàng cấp IV được quyền quyết định cho vay từ 40 triệu trở xuống, điều này hoàn toàn phù hợp với việc cho vay đến việc sản xuất . Nông dân vay, gửi tiền thuận lợi đã góp phần quan trọng và những thành tựu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời nâng cao chất lượng, tín dụng cũng như đã đổi mới được phong cách tiếp cận và sản xuất của cán bộ Ngân hàng, mở rộng mạng lưới cán bộ tín dụng xuống tận cơ sở nắm bắt nhu cầu, đối tượng đầu tư, cũng như thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân bằng cách giới thiệu, tuyên truyền giải thích dịch vụ sản phẩm của Ngân hàng mà khách hàng chưa biết . .. Nguồn vốn huy động dùng để cho vay trong Ngân hàng chủ yếu là những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, do Ngân hàng huy động và tập trung được . Để thấy được tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn từ năm 1998 đến nay ta xem số liệu bảng sau: Đơn vị: Trđ. Chỉ tiêu 1998 1999 2000 99/98 00/99 Tổng nguồn 35.990 44.987 63.982 126% 145% 1- TG của KBNN 1.100 1.990 5.450 192% 285% 2- TG của TCKT 130 400 4.012 320% 1.220% 3- Nguồn uỷ thác 10.500 14.500 15.500 140% 107% 4- Huy động tiết kiệm 22.250 22.980 35.850 103% 161% Trong đó: - Dưới 12 tháng 11.200 15.350 26.280 139% 146% - Trên 12 tháng 11.050 7.630 9.570 63% 135% 5- Huy động trái phiếu 330 5.680 1.145 1.735% 22% 6- Vay các TCTD khác 1.150 600 210 48% 36% 7- Vốn cấp trên 5.700 6.210 5.200 109% 83% Tỷ trọng các nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn: Biểu số 2. Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tiết kiệm 55,5% 46,3% 53,2% Uỷ thác 23% 23% 20% TG KBNN & TCKT 3,2% 6% 18% Huy động kỳ phiếu 1% 13% 2% Vay các TCTD khác 3% 1% 0,5% Vốn cấp trên 17% 14% 9% Như vậy ở tất cả các năm từ 1998 đến nay thì tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so với vốn huy động. Loại vốn này có tính ổn định hơn so với tiền gửi của các TCKT, nó giúp cho Ngân hàng có thể chủ động trong kế hoạch sử dụng nguồn vốn nhất là loại tiết kiệm trên 12 tháng. Vì loại vốn này và kỳ phiếu dùng để sử dụng cho vay trung dài hạn. Nhưng xu thế có chiều hướng giảm dần. Còn tiền gửi của TCKT và tiền gửi kho bạc Nhà nước chiếm tỷ trọng thấp nhưng có xu thế tăng dần giữa các năm. ( Năm 1998 chiếm 3,2 % so với vốn huy động, đến năm 2000 chiếm 18 % ), loại vốn này tuy không ổn định nhưng giá rẻ, nó tạo ưu thế trong kinh doanh cho Ngân hàng . Vốn do huy động kỳ phiếu: loại này giá cao nhưng có tính ổn định. Bởi vì chỉ khi nào Ngân hàng thiếu nguồn thì sẽ chủ động huy động ; Năm 1998 huy động thấp nhất 1%, năm 1999 cao nhất 13% , đến năm 2000 giảm xuống còn 2%. Qua đó ta thấy năm 1999 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn thiếu vốn cho vay, đến năm 2000 thì co dần lại thể hiện cho vay năm 2000 không mạnh bằng năm 1999, điều đó thể hiện thời gian gần đây Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn thừa vốn Nguồn ủy thác tỷ trọng không cao nhưng nó có ưu điểm là không phải chi phí đầu vào, nguồn này có lợi trong kinh doanh của Ngân hàng . Nguồn vay các tổ chức tín dụng chỉ là tạm thời khi Ngân hàng thiếu vốn đến cuối năm 2000 thì không vay nữa . Vốn cấp trên chiếm tỷ trọng không cao lắm nhưng có thể bù đắp cho Ngân hàng lúc thiếu vốn . Để đánh giá tính ổn định về vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn ta còn phải đánh giá qua nguồn vốn chiếm tỷ trọng cáo đó là nguồn huy động tiết kiệm . Huy động tiết kiệm 1998 1999 2000 - Dưới 12T so với TGTK 51% 70% 77% - Trên 12T so với TGTK 49% 30% 23% Biểu số3 Ta thấy loại tiết kiệm có thời hạn thấp (dưới 12 tháng) có xu hướng tăng dần : Năm 1998 chiếm 51 %, năm 1999 chiếm 70%, năm 2000 chiếm 77 % như vậy tính ổn định của vốn bị giảm dần đi . Nguyên nhân của nguồn vốn huy động bị giảm sút tính ổn định như đã phân tích ở trên là do lãi suất huy động thấp, Ngân hàng lại chưa giảm thấp được chi phí đầu vào, công nghệ Ngân hàng chưa hiện đại . Ngân hàng Nhà nước thay đổi lãi suất liên tục chỉ riêng năm 1999 Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi lãi suất 4 lần, gây tâm lý không tốt cho dân chúng, họ ít gửi tiết kiệm thời hạn dài nên rất khó khăn trong kinh doanh Ngân hàng . Để khắc phục Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn có thể phải tăng giá loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dài trên 12 tháng nên 1 chút, tích cực giảm chi phí huy động ... Để đảm bảo đáp ứng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, tránh được vi phạm giới hạn cho vay trái nguồn mà Ngân hàng Nhà nước đã quy định. Thực hiện theo quyết định số 67/1999/QĐ - TTg ngày 30/3/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ: NHNN VN có hướng dẫn tại công văn số 320/CV - NHNN 14 ngày 16/4/1999. Ngoài các hình thức huy động thông thường, trường hợp cần thiết huy động vốn cho trương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ các NHTM có thể phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất huy động bình thường tại cùng thời điểm mức lãi suất tối đa không quá 1 % /năm . 2.2. Sử dụng vốn : Khi còn là huyện Kim Môn cũng như các huyện khác trong tỉnh, những năm trước đây trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung thì tín dụng chủ yếu là cho vay thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể kinh tế cá thể hầu như không đầu tư . Những tồn tại của cho vay đối với hợp tác xã nông nghiệp ( kinh tế tập thể ) Thể hiện rất rõ trong những năm này: Đầu tư cho nông nghiệp gián tiếp qua khâu trung gian là hợp tác xã nông nghiệp không đạt hiệu quả kinh tế bởi vì người nông dân hầu như không quan tâm đến việc vay vốn, trả nợ Ngân hàng, dẫn đến nhiều trường hợp Ban quản lý hợp tác xã đã sử dụng vốn sai mục đích làm ảnh hưởng sản xuất và trả nợ Ngân hàng vì đồng vốn vay Ngân hàng không được sử dụng vào quá trình sản xuất hoặc đồng vốn phục vụ cho sản xuất không kịp thời, dẫn đến năng suất không cao, đời sống người nông dân ngày một khó khăn. Cũng từ chỗ sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến nợ quá hạn phát sinh tăng dần hoạt động của hợp tác xã giảm sút rõ rệt, đối với Ngân hàng thì bị rủi ro từ lĩnh vực này, từ đó sự tồn tại của ban quản lý hợp tác xã nhiều nơi chỉ còn là danh nghĩa . Tham gia sản xuất nông nghiệp bên cạnh hộ nông dân tập thể còn có hộ nông dân cá thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, họ cũng làm ra sản phảm nông nghiệp và đóng nghĩa vụ với Nhà nước. Nhưng trong cơ chế tín dụng Ngân hàng chưa chú trọng đối với cho vay hộ nông dân, đặt họ ra ngoài đối tượng cho vay. trong khi người nông dân thiếu vốn để thâm canh(nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp thiếu đến 60 % qua điều tra) mà ngân hàng có vốn trong tay nhưng không giám cho vay do chế độ, do tình hình đổ bể tín dụng, dư nợ quá hạn, nợ khó đòi gia tăng... Tín dụng Ngân hàng không đến được với hộ nông dân đã tạo ra khủng hoảng thiếu vốn sản xuất. Lợi dụng cơ hội này hoạt động cho vay nặng lãi thừa cơ hội phát triển , lãi suất từ 10 % - 12 % từ đó làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất chung của huyện, chính sách của Nhà nước còn bất cập chưa bình đẳng đối với kinh tế ngoài quốc doanh. Vì vậy, vấn đề giải quyết vốn cho nông dân là việc cấp thiết đến mức báo động, nó không đơn thuần là vấn đề kinh tế -xã hội mà còn là vấn đề chính trị nữa. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ phía Ngân hàng: Ngân hàng chưa nhận thức đầy đủ những quan điểm của Đảng đối với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, ít nhiều còn định kiến đối với hộ nông dân nhất là hộ nông dân cá thể trình độ quản lý và sử dụng vốn yếu kém, cho rằng hộ nông dân không cóa khả năng trả nợ, tâm trạng sợ đổ bể đè nặng lên tâm lý cán bộ Ngân hàng. Đội ngũ cán bộ Ngân hàng chưa thích ứng kịp thời về nhận thức, tâm lý và tổ chức thực hiện . Năm 1992 trở về trước, đầu tư kinh tế hộ còn rất hạn chế. dựa trên các văn bản quy định của nhà nước về việc đầu tư tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp huyện Kim Môn vẫn tập trung ưu tiên cho các tổ chức kinh tế trọng điểm, các ngành chủ chốt của huyện. Song cơ cấu đầu tư tín dụng cũng được điều chỉnh một cách hợp lý trong hoàn cảnh kinh tế nhiều thành phần nhất là từ khi có nghị định 338/HĐBT về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp thì mục tiêu đầu tư của Ngân hàng có trọng điểm, có hiệu quả hơn. Cũng từ đây các doanh nghiệp thì mục tiêu đầu tư của Ngân hàng có trọng điểm, có hiệu quả hơn. Cũng từ đây các doanh nghiệp tư nhân lần lượt ra đời cùng với chính sách khoán ruộng đất đến hộ sản xuất, hộ sản xuất được công nhận là chủ thể sản xuất kinh doanh đó là một phương thức mới trong quản lý nông nghiệp; Nó thúc đẩy kinh tế phát triển tạo tiền đề quan trọng mở rộng tín dụng._.ể chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, Nhà nước cấp vốn pháp định ban đầu . Theo kinh nghiệm một số nước trên Thế giới thì nếu công tác bảo hiểm tổ chức và thực hiện tốt sẽ thu được kết quả cao cho người bảo hiểm và được bảo hiểm. ở Việt Nam nếu làm tốt công tác bảo hiểm mùa màng thì sẽ tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp. Nông dân an tâm bỏ vốn để đầu tư phát triển sản xuất, nhưng Nhà nước cũng cần có chính sách bảo hộ giá sản xuất cho người nông dân bằng biện pháp trợ giá cả đầu vào và đầu ra. Đầu vào nên giảm giá vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, đầu ra phải có chính sách thu mua tạo qũy quay vòng sản xuất, giá cả thu mua phải đảm bảo cho người sản xuất có lãi. Khi sản phẩm làm ra Nhà nước cần điều hòa lượng mua qua các Công ty quốc doanh, Cục dự trữ quốc gia, có thể áp dụng hình thức bao tiêu nông sản phẩm, nhằm không cho tư thương ép giá, đảm bảo quyền lợi người sản xuất . iii . những giải pháp lớn nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng đối với kinh tế hộ nông dân ở huyện kinh môn : 1 . Chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước tạo lập thị trường tín dụng trong nông thôn . Chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực vĩ mô trong phạm vi toang quốc cũng như phạm vi Tỉnh, huyện, đặc biệt là vấn đề tạo lập thị trường vốn trong nông nghiệp, các giải pháp kích cầu, các chính sách tháo gỡ khó khăn, bảo hộ sản xuất kinh doanh, lãi suất. Thị trường tài chính nông thôn là một bộ phận tài chính quan trọng của toàn bộ thị trường tài chính cả nước đây là nơi trung gian tự do trao đổi, mua bán các loại phương tiện tín dụng và môi giới tín dụng . Theo nghĩa rộng tài chính nông thôn là tổng hòa nhiều mặt hoạt động tín dụng, lưu thông vốn ở nông thôn. Trong hoạt động tín dụng có thể lưu thông vốn tại một nơi cố định nào đó, một khu vực nào đó nhưng cũng có thể là cơ chế "môi giới giao dịch" giữa những nơi có nhu cầu vốn khác nhau, giữa các chủ thể tham gia vào quá trình lưu thông . Chính những hoạt động này đã hình thành và đẩy mạnh sự phát triển thị trường tài chính tín dụng ở nông thôn. Quá trình lưu thông tài chính ở nông thôn gồm hai hình thức : - Hình thức trực tiếp : Người có vốn và người có nhu cầu vốn giao dịch trực tiếp với nhau trong quan hệ mua bán tiền vốn thông qua những công vụ giao dịch như : Tiền mặt, các loại giấy tờ có giá trị (tín phiếu, trái phiếu) hoặc bằng hiện vật (kim loại qúy). - Hình thức gián tiếp : Người có vốn và người cần vốn giao dịch với nhau thông qua một tổ chức trung gian làm nhiệm vụ lưu thông vốn chẳng hạn như : Ngân hàng cổ phần, ngân hàng nông nghiệp, qũy tín dụng nhân dân, các tổ chức trung gian này đã thu nhận tiền vốn từ những người có vốn sau đó cho vay lại đối với những người có nhu cầu vốn. Ngân hàng nông nghiệp quốc doanh đóng vai trò quan trọng và có tính chất quyết định trong những tác nhân hình thành nên thị trường tài chính tín dụng ở nông thôn Việt Nam hiện nay . Thị trường vốn trong nông thôn huyện Kinh Môn diễn ra sôi động với nhiều hình thức lưu thông vốn khác nhau kể cả hệ thống chính thức và không chính thức . Ngân hàng Nhà nước nhất là Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam với vai trò chỉ đạo cần giải quyết hàng loạt vấn đề dần dần điều tiết thị trường vốn này. Cùng với những củng cố và tăng cường mạng lưới của Ngân hàng nông nghiệp, cần phải thành lập hệ thống các ngân hàng cổ phần nông thôn, qũy tín dụng nhân dân khu vực, để hình thành và đẩy mạnh sự hoạt động của thị trường vốn trong nông thôn đáp ứng những nhu cầu kinh tế thị trường . 2 . Những giải pháp nghiệp vụ cụ thể để mở rộng thị trường tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng : Một là : Mở rộng nguồn vốn . Nội dung quan trọng nhất trong chính sách tài chính của Nhà nước nói chung và của ngân hàng hiện nay là chính sách tạo vốn, chính sách điều hòa vốn giữa các khu vực, đảm bảo cho ngân hnàg nông nghiệp thực sự là ngân hàng thwong mại hoạt động theo cơ chế thị trường. Không có vốn thiếu vốn thì làm gì cũng khó. Do đó việc tạo lập vốn là giải pháp hàng đầu để phát triển kinh té thị trường và đảm bảo sự hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm tới chính sách tạo vốn phải tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng nguồn vốn trong nước, phải đẩy mạnh hoạt động tài chính thông qua vay nợ, viện trợ, liên doanh với nước ngoài . Ngân hàng nông nghiệp với chức năng chính là phục vụ cho nông nghiệp trong huyện đòi hỏi phải có nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu vốn của hộ sản xuất trong toàn tỉnh. Trước hết với phương châm đi vay để cho vay Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn cần phải có nhièu hình thức huy động đa dạng, vừa phải đẩy mạnh các biện pháp huy động các loại nguồn vốn ngắn hạn như lâu nay, đồng thời phải chú trọng mở rộng các biện pháp huy động nguồn vốn trung hạn nhằm chủ động đáp ứng cho mở rộng đầu tư tín dụng trung hạn đang cấp thiết đặt ra . Đối với huy động nguồn vốn ngắn hạn, trên cơ sở các biện pháp đã tích cực áp dụng như lâu nay: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, ngắn hạn và không kỳ hạn, kỳ phiếu nganứ hạn cá loại, tiền gửi khác... phải chú trọng hơn việc khuyến khích mở rộng và sử dụng tài khoản cá nhân, dịch vụ thanh toán,chuyển tiền nhan chóng và thuận lợi để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi vào ngân hàng. Đặc biệt phải có các hoạt động dịch vụ như dịch vụ thu chio tiền mặt, dịch vụ vay ủy thác... Nhằm vừa tăng thu cho ngân hàng, vừa tạo nguồn vốn nhàn rỗi két dư thừa thường xuyên trong ngân hàng. Huy động nguồn vốn trung hạn có thể thực hiện dưới các hình thức sau: - Phát hành kỳ phiếu các loại: Trước mắt thực hiện loại trên 1năm, loại 2 năm. Khgi nền kinh tế đã đi vào ổn định sẽ phát hành kỳ phiếu dài hạn hơn từ 3 - 5 năm. Để tạo thuận lợi và khuyến khích người mua lên phát hành kỳ pơhiếu các loại: Kỳ phiếu ký danh và không ký danh, kỳ phiếu ký danh có chuyển nhượng và không chuyển nhượng và không chuyển nhượng, kỳ phiếu trả lãi trước, trả lãi hàng kỳ hoặc trả lãi một lần khi đến hạn... nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường để khuyến khích người mua đồng thời tạo thuận lợi cho lưu chuyển kỳ phiếu trên thị trường . - Mở rộng các loại tiết kiệm kỳ hạn trên một năm: Trước mắt lên áp dụng kỳ hạn 13 tháng, loại 2 năm để phù hợp với trình độ tính toán của người dân . Cùng với đa dạng hoá các hình thức huy động vốn cần phát triển mạng lưới kinh doanh đa năng. Ngân hàng nông nghiệp không chỉ nhận gửi , cho vay theo lối truyền thống mà còn mở rộng các nghiệp vụ tín dụng thuê mua, cầm cố, thế chấp, môi giới, bảo hiểm kinh doanh chứng khoán... khi có điều kiện cho phép. Riêng đối với tín dụng thuê mua ngân hàng nong nghiệp phải sớm nghiên cứu và lập phương án khai thác tài sản, Thăm dò nhu cầu thị trường, khách hàng để từng bước thực hiện, tín dụng thuê mua chính là kênh dẫn vốn trung, dài hạn rất quan trọng và là tiềm năng lớn để phát triển nông thôn, đua nông nghiệp tiếp cận nhanh với máy móc và thiết bị hiện đại. Hai là: Đa dạng hóa các phương thức cho vay. Đang dạng hóa phương thức cho vay mở rộng đầu tư , nhu cầu đầu tư ngày càng tăng, vì thế ngân hàng phải tăng cường mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của kinh tế hộ. Muốn giải quyết được vấn đề này thì ngân hàng phải đa dạng hóa các phương thức cho vay, bên cạnh việc đẩy mạnh việc cho vay trực tiếp (bán lẻ), cũng nên bán buôn thông qua các ngân hàng cổ phần nông thôn, qũy tín dụng nhân dân, các định chế tài chính trung gian khác và công đoàn tự nguyện, , các tổ chức liên đới trách nhiệm, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội làm vườn ... đây là hệ thống chân rết rộng khắp giúp ngân hàng nông nghiệp có thể vươn tới và chiếm lĩnh thị trường tín dụng rộng lớn trong nông thôn toàn tỉnh. thực tế trong những năm qua các chức này hoạt động rất có hiệu quả, giúp ngân hàng nông nghiệp thực hiện tốt chức năng của mình . Ba là : Mở rộng đầu tư tín dụng, bảo đảm một cơ cấu đầu tư vốn hợp lý, giữa tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn tạo điều kiện thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp, phát triển ngành nghề, khai thác thế mạnh vùng cây đặc sản của địa phương : Để thực hiện mở rộng tín dụng theo hướng bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, về lãi suất cần điều chỉnh cho phù hợp, cả tiền gửi và tiền vay, theo hướng thời gian ngắn thì lãi suất thấp, thời gian dài thì lãi suất cao hơn để tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện lãi suất dương, kinh doanh có hiệu quả và mở rộng được đầu tư trung và dài hạn vì không bó hẹp bởi nguồn vốn. Nhất là trong tương lai, chúng ta phải tiến tới hòa nhập với lãi suất tín dụng quốc tế . Bốn là : Cải tiến hồ sơ thủ tục cho vay và tài sản thế chấp . Cải tiến thủ tục cho vay : Qua những năm thực hiện cho vay kinh tế hộ theo quy định 180 và gần đây là quyết định 06/HĐQT về hồ sơ thủ tục đã được một bước cải tiến so với quy định 499A/NHNN và quy chế cho vay đối với khách hàng của NHNo&PTNT - VN. Song vẫn nổi lên những vấn đề cần giải quyết, làm sao cho thủ tục gọn nhẹ, giảm bớt khó khăn trong quá trình vay vốn của nông dân nhưng phải đảm bảo cơ sở pháp lý. Nhưng thủ tục đơn giản có thể không cần đến dự án sản xuất kinh doanh như hiện nay mà nên quy định phương án ngắn gọn theo mẫu in của ngân hàng để hộ sản xuất có đủ khả năng trình độ viết được. Các thủ tục có tính chất pháp lý như giấy phép kinh doanh, giấy tờ phương tiện ... không cần thiết phải quy định cho tất cả đối tượng loại II vì có nhiều loại hình không phù hợp, vì thế không nên quy định chung chung như hiện nay . Về mẫu đơn khế ước cần nghiên cứu thay đổi lại cho phù hợp (vì hiện nay ngân hàng thu lãi hàng tháng) bổ sung chỗ ký cho cán bộ tín dụng ở khế ước loại 2 và thêm phần điều chỉnh bổ sung ở sổ lưu hộ loại I (vì sau này khi vay trả vài lần, mức vay tài sản thế chấp thay đổi, thậm chí CBTD cũng thay đổi nhưng không có chỗ bổ sung, không có chữ ký bổ sung của cán bộ tín dụng mới). Đối với những hộ loại 2 không được cấp sổ vay nên nghiên cứu một loại giấy tờ chỉ nên làm lần đầu như bảng kê tài sản thế chấp ... những lần sau người vay chỉ cầnm làm đơn xin vay, khế ước nhận nợ. Đối với những hộ sản xuất kinh doanh ngành nghề phụ trong lúc nông nhàn không thể xin được giấy phép kinh doanh thì chỉ cần phương án kinh doanh được xác nhận của chính quyền sở tại . - Vấn đề tài sản thế chấp : Nông dân trong nông thôn có nhiều hộ nghèo nên tài sản thế chấp nợ vay là rất khó khăn, nếu không được vay để làm ăn thì lại càng khó khăn hơn. Ngân hàng nông nghiệp đã từng bước khắc phục những vấn đề chưa được hoàn hảo . Đối với những hộ vay nhiều, có tài sản thế chấp nhưng thủ tục phải đi công chứng mà qua công chứng thì mất nhiều thời gian , thêm cả lệ phí nữa , điều này đã gây khó khăn cho nhiều hộ muốn vay lớn trên 10 triệu đồng , mà khi rủi ro thì công chứng không chịu trách nhiệm . Đối với những hộ muốn vay lớn từ 50 triệu trở lên không vay được , trong trường hợp này nên vân dụng bằng cách : các hộ làm đơn xin thế chấp , ngân hàng cùng với các hộ xác định bản đồ mốc giới và xin xác nhận của chính quyền địa phương ( coi như địa phương xác nhận quyền sở hữu ) vì nhà đất họ đã sử dụng từ lâu đời . Đề nghị các cấp thẩm quyền trong việc cấp quyền sử dụng ruộng đất phải nhanh chóng cấp hết cho các hộ và để hộ có điều kiện thế chấp ngân hàng. Việc dùng tài sản thế chấp cũng là biện pháp cuối cùng , biện pháp tình thế đề phòng rủi ro , đảm bảo an toàn vốn nhưng không thể thiếu thủ tục này được . Tài sản thế chấp bất động sản , bảo lãnh vay vốn về mặt hình thức chỉ là sự cam kết . Do vậy khi ngân hàng cho vay phải thẩm định lai sự cam kết ấy có đúng không và phải giữ đầy đủ giấy tờ gốc hợp pháp của tài sản thế chấp . Kinh nghiệm của nghiều nước trong khu vực Đông Nam á đã thành công trong việc cho nông dân vay vốn bằng cách đơn giản hoá thủ tục , giảm nhẹ yêu cầu tài sản thế chấp nhằm đầu tư vốn tín dụng kịp thời . Năm là : Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Ngân hàng nông nghiệp và các tổ chức tín dụng khác . Tham gia thị trường tión dụng trong tỉnh không chỉ có Ngân hàng nông nghiệp mà còn có các Ngân hàng đầu tư , Quỹ tín dụng nhân dân , Ngân hàng nông nghiệp phải giải quyết tốt mối quan hệ với các tổ chức tài chính và phải xác định mối quan hệ với các tổ chức tín dụng là quan hệ bình đẳng , bạn hàng cùng có lợi , chủ yếu thông qua mối quan hệ tín dụng và giúp đỡ lẫn nhau . Ngân hàng phải củng cố và đẩy mạnh hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân để thu ghút tín dụng từ nguồn khác hoạt động ngầm vào guồng máy dịch vụ tín dụng hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước . Ngân hàng nông nghiệp có thể bán buôn thông qua các tổ chức này thực hiện bán lẻ bán tới hộ sản xuất , tiến tới bán buôn là chủ yếu , khi các quỹ tín dụng nhân dân đủ mạnh để hoạt động . Các tổ chức trên thực hiện " bán lẻ " , Ngân hàng nông nghiệp chỉ cần thực hiện đầu tư theo dự án . Hiện nay Ngân hàng nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong thị trường tín dụng nông thôn . Nhưng để tăng cường hiệu quả trong việc đầu tư cho hộ nông dân thì cần phải giải quyết tốt mối quan hệ với Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại khác . Việc giải quyết tốt những vấn đề này nhằm : + Khai thác tốt mọi tiềm năng về vốn ở mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước . + Thoả mãn nhu cầu vốn của sản xuất , lưu thông hàng hoá . + Tạo sự cạnh tranh lành mạnh và phát triển tín dụng . + Tạo điều kiện quan trọng để hình thành thị trường tiền tệ , thị trường tài chính . + Tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường. Sáu là : Kết hợp với việc thực hiện công tác khuyến nông để nâng cao hiệu quả đầu tư , đồng thời kết hợp chặt chẽ với chính quyền đoàn thể địa phương trong quá trình thực hiện cho vay kết hợp với việc thực hiện công tác khuyến nông để năng cao hiệu quả đầu tư . Để tạo điều kiện cho nông dân nắm vững và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật , công nghệ sản xuất mới , nâng cao trình độ văn hoá , trình độ trong kinh doanh , trình độ hạch toán , phải giáo dục thuyết phục và vận động tuyên truyền , hướng dẫn cho họ dưới nhiều hình thức và phương pháp thích hợp . Trong mấy năm gần đây , ở nhiều địa phương đã hình thành các tổ chức khuyến nông dưới sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu khoa học nhằm giúp nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao năng suất , sản lượng , chất lượng cây trồng vật nuôi . Ngân hàng , với trách nhiệm đầu tư phát triển kinh tế cho hộ nông dân cần phải tham gia đẩy mạnh công tác khuyến nông , hướng dẫn cho họ cách thức sản xuất , kinh doanh , đầu tư vốn cho việc áp dụng những tiến bộ mới , đầu tư những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất . Nếu công tác khuyến nông được thực hiện tốt sec có tác dụng tích cực cho việc đầu tư của ngân hàng và tăng sản xuất cho xã hội . Kết hợp chặt chẽ với chính quyền , đoàn thể địa phương trong quá trình cho vat hộ nông dân . Chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình cho vay , thu nợ nhất là đối với hộ nông dân vay vốn của Ngân hàng . Địa bàn nông thôn thì rất rộng nên rất khó khăn cho ngân hàng trong việc điều tra , quản lý quá trình đầu tư vốn . nhưng trong những năm qua chính quyền và các đoàn thể ở địa phương ( nhất là chính quyền , cơ quan hành pháp ) đã đóng vai trò rất tích cực giúp cho Ngân hàng lựa chọn đối tượng để đầu tư hỗ trợ cho vay , xác định tư cách của người vay và tài sản thế chấp , nhất là quá trình quản lý vốn và đôn đốc trả nợ ngân hàng . Như vậy , quá trình đầu tư gắn chặt với sự có mặt của chính quyền địa phương thì nơi ấy công tác cho vay đợc triển khai rộng rãi hơn , hiệu quả hơn và vốn của Ngân hàng được đảm bảo . Kết hợp chặt chẽ với chính quyền , đoàn thể địa phương trong quá trình đầu tư cho hộ nông dân là rất cần thiết , muốn cho việc này được thực hiện tốt hơn , Ngân hàng phải giành một tỷ lệ hoa hồng thích đáng kịp thời cho chính quyền đoàn thể tham gia vào quá trình cho vay tốt hơn . Bảy là : Củng cố lại mạng lới Ngân hàng , thành lập thêm các Ngân hàng cấp 4 ở địa bàn xa trụ sở chính để nông dân được tiếp cận với Ngân hàng nhanh chóng kịp thời , mạng lưới dịch vụ nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng . Chấn chỉnh mạng lưới và tổ chức cán bộ nhằm đáp ứng theo yêu cầu mới của việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới theo hướng nâng cao năng lực điều hành của cấp tỉnh và năng lực điều hành của công việc mở rộng và tập trung tín dụng đồng thời tăng khả năng cạnh tranh . Rà soát lại Ngân hàng cấp 4 ở những nơi kinh tế hàng hoá hoặc trọng điểm đầu tư và phát triển trong quy hoạch thì tăng cường thêm cơ sở vạat chất (kho tàng, thông tin liên lạc, máy vi tính và truyền tin...) và cán bộ nhằm đảm bảo an toàn cho cácc hoạt động nghiệp vụ cũng như phục vụ cho việc mở rộng tín dụng . ở những nơi kinh tế hàng hoá chưa phát triển, tín dụng đầu tư đơn lẻ và bếp bênh, không đảm bảo an toàn kho qũy và thu gọn lại . Ngoài các bộ phận điều hành và chỉ đạo như hiện nay ở ngân hàng huyện và ngân hàng tỉnh phải hình thành thêm một số bộ phận chuyên trách như bộ phận chuyên thẩm định các dự án đầu tư, bộ phận tiếp thị, bộ phận Marketing, bộ phận khai thác nghiệp vụ ngân hàng. Nhằm đáp ứng cho thực hiện các định hướng đã nêu . Nhưng yếu tố quyết định cuối cùng vẫn là con người . Với 35 cán bộ CNV, 74 % là nữ, trình độ đại học chiếm 80 %. Cán bộ làm nghiệp vụ chuyên môn đều đã được đào tạo nhưng sự năng động, sự nhạy bén nghiệp vụ chuyên môn trong cơ chế thị trường của một số CBCNV chưa mang đầy đủ tính thương mại, cần được đào tạo lại bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm bổ sung kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, nâng cao kiến thức nghiệp vụ kinh doanh, trình độ ngoại ngữ, tin học, Marketing ... đồng thời rèn luyện tác phong làm việc có kỷ cương, kỷ luật, phong cách ứng xử với khách hàng, phẩm chất trung thực, trung thành với ngành. Có như vậy mới thực sự đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường . Tám là : Chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để tham gia vào thị trường chứng khoán. Điều này sẽ giúp cho các ngân hàng nông nghiệp nhanh chóng tạo lập tốt được nguồn vốn cho đầu tư trung và dài hạn . Chín là : Thành lập bộ phận marketing ngân hàng đến ngân hàng cấp huyện và ngân hàng cấp 4 (ngân hàng cấp 4 thì cán bộ nghiệp vụ kiêm luôn), đầu tư thêm về cơ sở vật chất nhất là công nghệ ngân hàng mới đáp ứng được trước sự nghiệp đổi mới của ngân hàng nói riêng và của đất nước nói chung, để sớm hòa nhập với thế giới nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế . 3 . Kiến nghị : - Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn: Để giải quyết triệt để những mặt tồn tại trước mắt Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn cần phải khắc phục một số vấn đề sau : 1 . Về công tác nguồn vốn cần phải đa dạng hóa thêm các hình thức huy động loại vốn có thời hạn dài (trên 12 tháng) nếu cần có thể thực hiện theo hướng dẫn của NHNNVN theo CV số 320/ CV-NHNH 14 ngày 16/4//1999 "Ngoài các hình thức huy động thông thường trường hợp cần thiết huy động vốn cho chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn trong từng thời kỳ, các ngân hàng thương mại có thể phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất huy động bình thường tại cùng thời điểm, mức lãi suất tối đa không quá 1%/năm " có như vậy mới đáp ứng được vốn vay cho trung, dài hạn cho nông dân xóa bỏ được bất hợp lý giữa cơ cấu vốn và sử dụng nguồn . 2 . Mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất nông trại, cho vay vườn cây ăn quả thông qua việc chủ động nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế theo vùng, lãnh thổ, địa phương. Cụ thể ở Kinh Môn có thể tập trung phát triển cây vải, đầu tư thí điểm phát triển một số vườn vải có quy mô lớn . 3 . Tuy Kinh Môn là một huyện đồng bằng đất sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, nhưng trong quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất có thể hình thành được kinh tế trang trại, nông trại, gắn liền với việc phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, chế biến thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp và nông thôn theo Nghị định 03/2000/NQ. 4 . Đầu tư mở rộng ngành nghề khôi phục lại cho vay ngành nghề thủ công mỹ nghệ, bao đay xuất khẩu ... nhằm thu hút lao động trong nông thôn . 5 . Tích cực đào tạo và đào tạo cán bộ lại để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhất là cán bộ tín dụng mục tiêu phải được 100 % cán bộ tín dụng là trình độ đại học . 6 . Tích cực tuyên truyền, tiếp thị quán triệt phương châm xã hội hóa công tác tín dụng ngân hàng sâu rộng trong các tầng lớp dân cư để nông dân biết, nông dân làm, nông dân bàn, nông dân kiểm tra một cách dân chủ, thực sự đúng pháp luật tạo cơ hội cho họ mở rộng việc tiếp cận với ngân hàng một cách thuận lợi và nhanh nhất . Vì cho vay kinh tế nông thôn rất đa dạng, phức tạp và rất nhạy cảm với xã hội . - Đối với NHNo&PTNT - VN : 1- NHNo&PTNT Việt Nam cần quan tâm hơn nữa trong công tác ngân hàng phục vụ các công trình kinh tế lớn của Nhà nước như nghiên cứu có biện pháp triển khai hiệu quả đối với kinh tế HTX, kinh tế nông trại, kinh tế hộ và hộ nuôi trồng thủy sản. Tạo điều kiện nguồn vốn ủy thác trung, dài hạn cho các Chi nhánh NHNo&PTNT . 2- Trang bị thêm máy móc công nghệ hiện đại cho các chi nhánh và đến cấp huyện . Tạo điều kiện cho việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tạo nguồn kinh phí cho cán bộ đi học để động viên khuyến khích cán bộ nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn . 3- Về thủ tục bộ hồ sơ vay vốn : Bộ hồ sơ vay vốn tuy đã giảm tiện nhiều cho khách hàng so với khi văn bản 499A và QĐ 180 ra đời nhưng về phía Ngân hàng chưa được thuận tiện. Sổ vay vốn dùng để cho vay đa số là hộ vay 10 triệu đồng trở xuống (tỷ lệ hộ vay món nhỏ không phải thế chấp chiếm 70%) số hộ vay của ngân hàng cơ sở. Trong sổ vay vốn kể cả giấy đề nghị vay vốn cho mỗi lần vay có những điểm chưa thật phù hợp hoặc trùng lắp không cần thiết. Để dễ theo dõi nợ tôi cần phải chỉnh sửa một số điểm trong sổ vay vốn như sau : Trong đơn đề nghị vay vốn đã có phương án vay vốn cho từng lần vay rồi, vậy trọng sổ vay vốn nên bỏ từ phần 4 đến phần 8 ở trang 01. Vì nếu để phần này ghi số liệu ngay lúc vay vốn khi lập sổ từ lần vay đầu tiên cho phần ngắn hạn hay trung hạn thì cũng chỉ được một lần cho một loại, các lần vay sau số tiền, phương án khác thì không ghi được. Tôi thấy có trường hợp ghi bổ sung vào trang 02 để cho thấy phương án SXKD thay đổi . Điểm 9 nên chuyển lên thay điểm 4 . Cam kết này nếu theo như hiện nay thì Giám đốc ngân hàng cam kết chứ không phải hộ vay cam kết . Trên giấy đề nghị vay vốn hiện nay có phần ghi các thành viên đồng sở hữu tài sản (trên 18 tuổi) theo tôi nên bỏ phần này vì ở sổ vay vốn đã có chữ ký của từng thành viên trong hộ . Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong hệ thống NHNo&PTNT - VN và cả xã hội sử dụng các phương tiện báo chí của đơn vị, của ngân hàng trung ương và các phương tiện thông tin đại chúng của Nhà nước để phục vụ cho công tác tuyên truyền. Trong công tác tuyên truyền cần nêu cả những mặt tốt lẫn mặt chưa tốt. Những thuận lợi và cả những khó khăn, người tốt và cả người sai phạm ... để học tập và rút kinh nghiệm chung . Tóm lại : Trong sổ chỉ ghi ở trang đầu và trang 2 tiếp theo phần điều chỉnh về hoàn cảnh thân nhân hộ vay vốn và tài sản làm đảm bảo có điều chỉnh hàng năm . Không ghi phần phương án (dự án) sản xuất kinh doanh vắn tắt vào sổ vay vốn, còn trên giấy đề nghị vay vốn thì không ghi phần thành viên đồng sở hữu tài sản nữa sẽ tránh được trùng lắp . - Đối với Nhà nước : 1- Phải có chính sách bảo hộ kinh tế nông trại, trang trại, có chính sách khuyến khích phát huy kinh tế chủ của hộ nông dân phát triển kinh tế nông trại, tang trại đi đôi với chuyển đổi HTX cũ mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết SXKD giữa các hộ nông dân để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp nông thôn phát triển . 2- Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng để tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển bền vững nói chung và kinh tế nông trại, trang trại nói riêng . 3- UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan địa chính khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm cơ sở pháp lý trong cho vay trên 10 triệu đồng và cho vay nông trại, trang trại ... 4- Giảm thấp mức thuế suất nhằm khuyến khích phát triển nông trại, trang trại nông thôn . 5- Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn bằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dường ngắn hạn . 6- Nhà nước có kế hoạch xây dựng các công trình thủy lợi để tạo nguồn nước cho phát triển sản xuất. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với tỉnh thành phố quy hoạch đầu tư phát triển các vườn cây ươm giống nông nghiệp, cơ sở sản xuất cây giống có chất lượng tốt để có điều kiện cung cấp giống cho hộ nông dân trong vùng . 7- Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây dựng các cơ sở chế biến ở các vùng tập trung chuyên canh, hướng dẫn ký hợp đồng cung ứng vạt tư và tiêu thụ nông sản phẩm. Nhà nước tạo điều kiện cho nông dân nhất là các hộ sản xuất lớn, chủ trang trại, nông trại được tiếp cận tham gia các chương trình hợp tác, hội chợ triển lãm ... để đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản của hộ nông dân với các DNNN. Tạo điều kiện cho nông dân xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình cũng như nhập khẩu vật tư nông nghiệp sẽ giảm được chi phí, tăng thu nhập và mở rộng sản xuất . 8- Nếu cho vay dưới 10 triệu đồng không thế chấp trường hợp không trả được nợ và lãi sẽ xử lý như thế nào thì chính phủ phải quy định rõ để làm cơ sở giải quyết cho Ngân hàng 9- Thông tư số 06/2000/TT - NHNN1 ngày 04/4/2000 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước thì đối với trang trại, nông trại cây trồng vật nuôi có được tính là tài sản hình thành từ vốn vay không và cơ quan nào cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cây, con cho họ, vấn đề này cần quy định rõ. 10- Đối với UBND tỉnh triển khai các biện pháp tích cực để đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp , đất ở nông thôn để hoàn thành vào năm 2001 theo chỉ thị 18/1999 - CT - TTg ngày 01/7/1999 của thủ tướng Chính phủ . Kết luận : Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nước ta trong những năm đổi mới nền kinh tế vừa qua còn nhiều khó khăn, thời gian sử dụng lao động còn thấp, ngành nghề, dịch vụ nông thôn phát triển còn chậm, năng suất thấp, chất lượng cây trồng vật nuôi nói chung còn thấp, môi trường ô nhiễm ... đời sống nông dân thấp. Tuy nhiên trong những năm gần đây Đảng , Nhà nước đã quan tâm đưa ra những chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn , chính sách quản lý nông nghiệp , chính sách xoá đói giảm nghèo ... nên phần lớn đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn so với những năm trước đó , cùng với những chính sách đầu tư kịp thời của Ngân hàng nông nghiệp đã tạo cho kinh tế hộ nông dân Việt Nam có thêm sức mạnh mới . Ngày nay kinh tế hộ nông đã được xác định đúng vị trí của nó trong nền kinh tế xã hội , kinh tế nông nghiệp nông thôn là thị trường rộng lớn nó đã và đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội nước ta . Kinh tế hộ nông dân phát triển đã góp phần đưa sản lượng lương thực ngày càng tăng , hàng hoá nông sản ngày càng nhiều chuyển dần kinh tế nông nghiệp nông thôn thnàh kinh tế hàng hoá nông phẩm đồng thời nó cũng góp phần giải quyết hàng loạt những vấn đề mà Nhà nước đang quan tâm để đưa kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển . Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau : 1 . Góp phần hệ thống hoá những luận điểm cơ bản về kinh tế trong nền kinh tế hộ nước ta , cũng như những vấn đề cơ bản về vai trò của Ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và việc phát triển kinh tế hộ nói riêng trong nền kinh tế thị trường . Từ đó đưa ra những luận cứ để vận dụng trong thực tiễn quản lý , chỉ đạo thực hiện vấn đề đầu tư tín dụng đối với kinh tế hộ nông dân . 2 . Luận văn đã nghiên cứu những hình thức tín dụng truyền thống trong nông thôn Việt Nam , từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích để tham khảo trong quá trình thực hiện đầu tư tín dụng cho kinh tế hộ ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới . 3 . Luận văn đã phân tích tổng quát thực trạng việc đầu tư tín dụng của Ngân hàng đối với kinh tế hộ ở Huyện Kinh Môn . Từ đó rút ra những tồn tại , hạn chế , nguyên nhân của nó trong quá trình đầu tư , trên cơ sở đó luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với kinh tế hộ . 4 . Luận văn nghiên cứu những phương hướng phát triển tất yếu của kinh tế hộ ở Huyện Kinh Môn trong những năm tới , đồng thời đưa ra một số kiến nghị trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô các chính sách phải thể hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế của Nhà nước và của ngành Ngân hàng nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá ở nông thôn nước ta . Cũng như sự cần thiết phải mở rộng đầu tư đồng bộ của Ngân hàng cho thành phần kinh tế này . Phát triển kinh tế hộ nông dân trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là hướng đi đúng đắn trong tình hình hiện nay . Vì thế đầu tư tín dụng cho nó là hết sức cần thiết và quan trọng . Đầu tư tín dụng cho kinh tế hộ là một lĩnh vực rộng lớn , phong phú và phức tạp , những kết quả nghiên cứu của bản luận văn chỉ là một đóng góp nhỏ , giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ là đầu tư tín dụng cho kinh tế hộ nông dân ở chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn, do đó không sao tránh khỏi những hạn chế. Ngoài kết quả đóng góp của luận văn, chắc chắn sẽ còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu rộng thêm để không ngừng cải tiến , tăng cường , mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng cho kinh tế hộ nông dân ở nước ta . Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô , đồng nghiệp và bất cứ ai quan tâm tới đề tài này . Cuối cùng một lần nữa em xin cảm ơn sự gúp đỡ đóng góp của Thầy Nguyễn Kim Anh và các thầy cô giáo trong khoa cùng đồng chí Giám đốc, các bạn đồng nghiệp Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Kinh Môn - Tỉnh Hải Dương./. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29418.doc