Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHPTVN: Ngân hàng Phát triển Việt Nam NHPT: Ngân hàng Phát triển ĐTPT: Đầu tư phát triển NĐ: NĐ KCN: Khu công nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Danh mục các bảng biểu Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NHPTVN giai đoạn 20/05/2006 – 31/12/2008 Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHPTVN giai đoạn 2006 – 2008 Bảng 3: Tình hình cho vay đầu tư bằng nguồn vốn trong nước của NHPTVN Bảng 4: Tình hình cho vay tín dụng xuất khẩu tại NHPTVN Bảng 5: Tình

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình hỗ trợ sau đầu tư của NHPTVN Bảng 6: Tình hình bảo lãnh đầu tư của NHPTVN Bảng 7: Tổng mức đầu tư của của dự án xây dựng hệ thống cấp nước KCN Nam Tân Uyên Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn của dự án xây dựng hệ thống cấp nước KCN Nam Tân Uyên Bảng 9: Tổng mức đầu tư dự án Bảng 10 : Số dự án NHPTVN thẩm định và quyết định cho vay Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHPTVN Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy thực hiện công tác thẩm định tại NHPTVN Sơ đồ 3: Quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Hội sở chính NHPTVN (đối với các dự án nhóm B, C không phân cấp) Sơ đồ 4: Quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Hội sở chính NHPTVN (đối với dự án nhóm A) Sơ đồ 5: Tóm tắt quy trình thẩm định tại NHPTVN Sơ đồ 6: Quy trình đánh giá, xếp hạng khách hàng tại NHPTVN LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đã có nhiều bước tiến đáng kể. Kể từ khi được xem xét như là một lĩnh vực hoạt động quan trọng đến nay, ngành đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần thúc đẩy hoạt động tiết kiệm và đầu tư, là cầu nối trung gian quan trọng giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Là một sinh viên khoa Đầu tư, trong quá trình học tập tại trường, em đã ít nhiều có kiến thức cơ bản về ngành ngân hàng về mặt lý thuyết. Thời gian thực tập vừa qua, dưới sự giúp đỡ của các cán bộ tại Hội sở Ngân hàng Phát triển Việt Nam, em đã được hướng dẫn và tiếp cận với tình hình hoạt động thực tế của công tác thẩm định tại Ngân hàng. Điều này đã giúp em có cái nhìn toàn diện về hoạt động thẩm định tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam về cả khía cạnh thực tế và lý thuyết. Do sự hạn chế về nguồn thông tin, tài liệu cũng như kiến thức thực tế, bài viết của em chắc chắn còn nhiều vấn đề còn thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Mai Hương – giảng viên khoa Đầu tư cùng các cán bộ tại Hội sở Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã giúp em hoàn thành chuyên đề này! CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC 1.1.1. Khái niệm tín dụng ĐTPT của Nhà nước Thuật ngữ “tín dụng” ra đời bắt nguồn từ chữ “credo” trong tiếng Latin có thể hiểu là tin tưởng, tín nhiệm. Tuy nhiên, ngày nay, thuật ngữ “tín dụng” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, cả trong đời sống và trong lĩnh vực tài chính. Cụ thể: - Xét trên góc độ chuyển dịch nguồn vốn từ chủ thể thừa vốn sang chủ thể thiếu vốn thì “tín dụng” được hiểu là phương pháp chuyển dịch quỹ theo nguyên tắc hoàn trả từ người cho vay sang người đi vay. - Xét trên góc độ tài chính, “tín dụng” là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Đó có thể là giao dịch mua bán chịu hàng hóa giữa hai công ty; hay giao dịch giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác, hay giữa ngân hàng và các tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay. Theo đó, người vay cần phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong một thời hạn được ấn định trước cho ngân hàng. - Trong một số trường hợp cụ thể, thuật ngữ “tín dụng” được hiểu theo nghĩa tương đương như thuật ngữ “cho vay”. Chẳng hạn như, tín dụng ngắn hạn (short-term credit) và tín dụng dài hạn (long-term credit) được hiểu là cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn. Nếu coi tín dụng như là một chức năng cơ bản của ngân hàng, thì tín dụng được hiểu là: Tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, hoặc nguồn vốn huy động được trong một thời gian nhất định để thỏa thuận cho khách hàng sử dụng khoản tiền đó với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng mà trong đó nhà nước đóng vai trò là chủ thể vay nợ hoặc cho vay, hay nói một cách khác, tín dụng nhà nước là hoạt động vay và cho vay được nhà nước thực hiện trong những điều kiện nhất định. Tín dụng ĐTPT là một nội dung chi ĐTPT của ngân sách nhà nước. Mục đích của nguồn tín dụng ĐTPT này là nhằm hỗ trợ vốn đối với “các dự án ĐTPT của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư”; nhằm tăng cường năng lực sản xuất, đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa giữa các vùng, các ngành, các thành phần kinh tế trong cả nước. Như vậy, chúng ta có thể hiểu như sau: Tín dụng ĐTPT là việc Nhà nước thực hiện cho vay ưu đãi đối với các dự án ĐTPT của Nhà nước như các chương trình phục vụ lợi ích quốc gia, các dự án đầu tư trọng điểm trong từng thời kỳ, các dự án ĐTPT của các thành phần kinh tế thuộc ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững… 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ĐTPT Dựa trên các khái niệm trên, tín dụng ĐTPT của Nhà nước có thể được nhìn nhận theo các đặc điểm sau: Thứ nhất, tín dụng ĐTPT có nguồn gốc là vốn của ngân sách Nhà nước hoặc nguồn vốn được huy động theo kế hoạch, chính sách của Nhà nước để phục vụ theo chủ trương đầu tư của Nhà nước. Thứ hai, đối tượng cho vay của tín dụng ĐTPT là những dự án trọng điểm, có tầm quan trọng lớn, chương trình mục tiêu theo định hướng và chủ trương của Nhà nước. Các chương trình, dự án này thường có quy mô, thời gian xây dựng và hoàn vốn lớn, khả năng sinh lời thấp hoặc không có, chịu nhiều rủi ro mà các ngân hàng thương mại không muốn cho vay hoặc không đủ tiềm lực để cho vay. Tuy nhiên, đây lại là những công trình mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nên Nhà nước phải sử dụng nguồn tín dụng này để đầu tư nhằm đảm bảo cho việc xây dựng được hoàn thành. Thứ ba, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý và cho vay đối với nguồn vốn tín dụng ĐTPT là các cơ quan chuyên môn của Nhà nước, được thành lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Nhà nước. Thứ tư, tín dụng ĐTPT có các điều kiện vay vốn được ưu đãi: lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất thị trường; thời hạn cho vay dài; điều kiện đảm bảo tiền vay được nới lỏng hơn cụ thể là người vay không phải có tài sản thế chấp ban đầu mà chỉ cần dùng tài sản hàng tháng từ vốn vay để bảo đảm tiền vay… Tất cả những ưu đãi này của Nhà nước là nhằm mục đích khuyến khích ĐTPT kinh tế - xã hội. Qua những đặc điểm trên của tín dụng ĐTPT, chúng ta có thể thấy rằng đây là nguồn vốn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. 1.1.3. Vai trò của tín dụng ĐTPT Xét trên nhiều khía cạnh, tín dụng ĐTPT không chỉ là biện pháp huy động nguồn tài chính nhàn rỗi bổ sung cho ngân sách Nhà nước mà còn là công cụ tài chính quan trọng để Nhà nước thực hiện việc điều tiết và kiểm soát vĩ mô. Vai trò điều tiết và kiểm soát vĩ mô của tín dụng ĐTPT được biểu hiện cụ thể như sau: Tín dụng ĐTPT là đòn bẩy kinh tế quan trọng mà Nhà nước sử dụng để điều tiết tỷ lệ tích lũy và tiêu dùng. Tín dụng ĐTPT có thể biến nguồn vốn nhàn rỗi đổi chiều từ khả năng đi vào tiêu dùng chuyển thành khả năng làm gia tăng khả năng tích lũy phục vụ cho mục đích đầu tư. Tín dụng ĐTPT góp phần điều tiết lượng tiền lưu thông và hướng dẫn lưu thông tiền tệ trên thị trường. Tùy theo thực tế lượng tiền và xu hướng lưu thông tiền tệ trên thị trường mà Nhà nước có thể sử dụng tín dụng ĐTPT để điều tiết, ổn định vĩ mô thông qua việc tăng giảm phát hành trái phiếu, nâng cao hay hạ thấp lãi suất tái chiết khấu. Thông qua các khoản cho vay, Nhà nước điều tiết cơ cấu kinh tế phát triển theo ngành, vùng lãnh thổ. Việc điều tiết này được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên cho những ngành trọng điểm tạo tiền đề cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách hài hòa, cân đối, đảm bảo công bằng xã hội. Thêm vào đó, thông qua các khoản vay ưu đãi, Nhà nước thực hiện hỗ trợ cho những khu vực cần khuyến khích phát triển, những khu vực vùng núi miền hải đảo ít được quan tâm nhằm thực hiện mục tiêu cân bằng xã hội và tạo ra sân chơi cạnh tranh lành mạnh đối với mọi thành phần kinh tế. Có thể nói đây là vai trò quan trọng nhất của tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Vì thế, chuyên đề cũng đi sâu nghiên cứu khía cạnh này. Ngoài ra, tín dụng ĐTPT là một hình thức làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế cấp phát sang cơ chế mang tính chất kinh doanh làm tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐTPT TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của NHPTVN NHPTVN tiền thân là Tổng cục ĐTPT, hoạt động theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại NĐ 187/CP ngày 10 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ. Theo đó, Tổng cục ĐTPT là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính ĐTPT, tổ chức thực hiện việc cấp phát vốn ngân sách Nhà nước đầu tư và vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với các dự án, mục tiêu, chương trình theo danh mục do Chính phủ quyết định hàng năm. Theo NĐ 145/1999/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2000, Tổng cục ĐTPT được giải thể và thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển. Quỹ được hoạt động theo quy định tại NĐ số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999. Quỹ hỗ trợ phát triển được thành lập để huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng ĐTPT để thực hiện chính sách hỗ trợ ĐTPT của Nhà nước.  Quỹ hỗ trợ phát triển là một tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Quỹ hỗ trợ phát triển hoạt động theo điều lệ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.   Quỹ được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước để giảm lãi suất cho vay và giảm phí bảo lãnh.    Quỹ hỗ trợ phát triển là đơn vị hạch toán kinh tế tập trung, có chế độ tài chính do Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Vốn điều lệ của Quỹ là 3.000 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm. Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập NHPTVN trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank (VDB). 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHPTVN Hoạt động của NHPTVN không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. NHPTVN được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Trụ sở hoạt động của Hội sở chính: 25A Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội Các đơn vị trực thuộc gồm: Văn phòng đại diện (tại thành phố Hồ Chí Minh) Ban quản lý các dự án đầu tư 02 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại TP. Hà Nội, Sở giao dịch II tại TP. Hồ Chí Minh) 60 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của NHPTVN và do Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Tổ chức và hoạt động của NHPTVN được quy định tại Quyết định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPTVN do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời hạn hoạt động của NHPTVN là 99 năm, kể từ khi Quyết định này có hiệu lực thi hành.” (Trích “Quyết định 108/2006/QĐ-TTG” của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006 về việc thành lập NHPTVN) NHPTVN là một đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận, với số vốn điều lệ lên tới 10 nghìn tỷ đồng. Cùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, NHPTVN hoạt động theo mục tiêu đóng góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua các khoản cho vay đối với các công trình xây dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu vùng xa, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề và hỗ trợ xuất khẩu. So với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, NHPTVN được tăng quyền chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay các dự án và có quyền từ chối cho vay đối với những dự án kém hiệu quả. So với các ngân hàng thương mại khác, NHPTVN có sự khác biệt là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư. Do hoạt động của Ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt từ phía Chính phủ như không phải yêu cầu dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động của Ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng, do vậy Ngân hàng vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước. Sau khi thành lập đến nay, hoạt động của NHPTVN đang thực hiện theo NĐ 106/2008/NĐ-CP ngày 19/09/2008 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Doanh nghiệp vay vốn của NHPTVN với lãi suất cho vay sẽ rẻ hơn vay của các ngân hàng thương mại khác. Bởi vì Ngân hàng cho vay theo thông lệ quốc tế là lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm một khoản phí nhất định (khoảng 1%/năm), lãi suất này thấp hơn lãi suất ở các ngân hàng thương mại. Mặt khác, sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ thời hạn cho vay của NHPTVN dài hơn các ngân hàng khác. Hơn nữa, việc khấu hao máy móc, nhà xưởng, v.v. cũng được dài hơn nên khách hàng vay vốn có điều kiện tích lũy để tái sản xuất và mở rộng đầu tư. Thêm vào đó, điều kiện cho vay của Ngân hàng đơn giản hơn so với vay từ các ngân hàng thương mại khác như không phải thế chấp, hoặc nếu có thì tỷ lệ thế chấp ở mức tương đối thấp, bằng 30% giá trị khoản vay. Trong tương lai, ngân hàng có dự định trình Chính phủ giảm mức thế chấp xuống còn 15% giá trị khoản vay. Nếu như Tổng cục đầu tư có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính của Nhà nước nhiều như: tham gia góp ý về xây dựng luật, nghiên cứu các chính sách chế độ về quản lý vốn đầu tư... thì Quỹ hỗ trợ phát triển có nhiều chức năng về quản lý tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Và đến khi thành lập NHPTVN thì chức năng này được thể hiện rõ, qua việc quản lý tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu. Cụ thể, chức năng và nhiệm vu của NHPTVN như sau: - Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ; - Thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT: Cho vay ĐTPT Hỗ trợ sau đầu tư Bảo lãnh tín dụng đầu tư. - Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: Cho vay xuất khẩu; Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. - Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa NHPTVN với các tổ chức uỷ thác. - Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPTVN.  - Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPTVN theo qui định của pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao. (Trích Quyết định số 108/QĐ-TTg Ngày 19/5/2006 về việc thành lập NHPTVN) Cơ cấu tổ chức của NHPTVN Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHPTVN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ BAN KIỂM SOÁT BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI NƯỚC NGOÀI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TRONG NƯỚC NHPTVN chịu sự điều hành và quản lý trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ. Đối với nội bộ Ngân hàng thì Hội đồng Quản lý là cấp quản lý cao nhất. Theo NĐ 110/2006/NĐ-CP về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPTVN thì: Hội đồng Quản lý: - Hội đồng quản lý có 05 thành viên, trong đó có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Chủ tịch, Tổng Giám đốc NHPTVN là thành viên chuyên trách; thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng Quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan. - Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 05 năm. Hết nhiệm kỳ, thành viên Hội đồng quản lý có thể được bổ nhiệm lại nếu xét thấy đủ năng lực. Ban Kiểm soát: - Ban Kiểm soát có tối đa 07 thành viên chuyên trách, là các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực tài chính, đầu tư, tín dụng,... hiểu biết về pháp luật, không có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật. - Trưởng Ban Kiểm soát do Hội đồng quản lý quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các thành viên khác của Ban Kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban Kiểm soát. - Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát: + Kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng quản lý; + Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của NHPTVN; + Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính của NHPTVN khi xét thấy cần thiết để báo cáo Hội đồng quản lý, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan; + Báo cáo Hội đồng quản lý về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của NHPTVN. + Thông qua nhiệm vụ kiểm soát, kiến nghị với Hội đồng quản lý các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến hoạt động của NHPTVN theo quy định của pháp luật; + Được sử dụng hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ của NHPTVN để thực hiện các nhiệm vụ của mình; + Các nhiệm vụ và quyền hạn khác được giao. Điều hành hoạt động NHPTVN là Tổng Giám đốc, giúp việc Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của NHPTVN, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý, Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về việc điều hành hoạt động của NHPTVN. Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng là người giúp Tổng Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động theo phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công. Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng NHPTVN là những người cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm, có trình độ chuyên môn, năng lực điều hành ngân hàng. Tổng Giám đốc NHPTVN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan. Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng NHPTVN do Hội đồng quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc. Các phòng ban tại Hội sở chính – 25A, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Ban Kế hoạch – Tổng hợp Ban Nguồn vốn Ban Thẩm định Ban Tín dụng đầu tư Ban Tín dụng xuất khẩu Ban Bão lãnh, hỗ trợ sau đầu tư và quản lý vốn ủy thác Ban Quản lý vốn nước ngoài Ban Hợp tác quốc tế Ban Kiểm tra nội bộ Ban Pháp chế Ban Tài chính – Kế toán – Kho quỹ Ban Quản lý tài sản và xây dựng cơ bản nội bộ ngành Ban Quản lý đầu tư các dự án thuộc Hội sở chính Ban Tổ chức cán bộ Trung tâm xử lý nợ Trung tâm công nghệ thông tin Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học Tạp chí Hỗ trợ phát triển Văn phòng Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh Sở giao dịch 1 2.1.3. Hoạt động cơ bản của NHPTVN Hoạt động cơ bản của NHPTVN là huy động vốn và sử dụng vốn nhằm thực hiện tốt mục tiêu ĐTPT kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước. 2.1.3.1. Huy động vốn Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng nói chung và của NHPTVN nói riêng. Riêng đối với NHPTVN, vấn đề đặt ra là làm thế nào để huy động và gia tăng được nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất bình quân thấp, thời gian sử dụng vốn dài và chấp nhận rủi ro. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh của các tổ chức tín dụng thương mại tăng lên, khả năng tích lũy của nền kinh tế chưa đạt đến mức khả quan... Do đó để thực hiện yêu cầu trên đòi hỏi phải kết hợp nỗ lực của NHPTVN và các điều kiện hành lang pháp luật, kinh tế phù hợp. Để thực hiện gia tăng nguồn vốn, NHPTVN có thể sử dụng những hình thức huy động vốn như: huy động vốn từ Chính phủ; huy động vốn từ phát hành trái phiếu thông qua thị trường vốn; huy động từ các Quỹ của Nhà nước; huy động từ các khoản tài trợ từ tổ chức trong nước khác; huy động tiền gửi của các tổ chức; vay nước ngoài (vay song phương, đa phương hoặc từ các tổ chức tài chính)... Theo quy định tại NĐ 110/2006/NĐ-CP, NHPTVN được sử dụng các kênh huy động vốn như: - Vốn điều lệ của NHPTVN; - Vốn ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm cho mục tiêu tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu; - Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; - Vốn ODA được Chính phủ giao để cho vay lại; - Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước; - Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức trong và ngoài nước; - Vốn nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua Hợp đồng nhận uỷ thác giữa NHPTVN với các tổ chức uỷ thác; - Vay của Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Quỹ Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; - Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể, tình hình huy động vốn của NHPTVN thời gian qua như sau: Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NHPTVN giai đoạn 20/05/2006 – 31/12/2008 Đơn vị: triệu đồng STT Nguồn vốn Dư có ngày 20/05/2006 Dư có đến hết ngày 31/12/2006 I Vốn huy động tại Hội sở chính  45.492.303,4  100.297.612 1 Ngân sách Nhà nước cấp Vốn điều lệ 4.792.779  5.079.676 2 Tài sản nhận bàn giao 25.991  25.991 3 Vốn vay Ngân sách Nhà nước 500.000 4 Quỹ Tích lũy trả nợ nước ngoài  2.185.033,9  2.114.600 5 Bảo hiểm xã hội Việt Nam  9.200.000  6.895.000 6 Công ty Dịch vụ Tiết kiệm bưu điện  6.265.000  4.330.000 7 Phát hành trái phiếu Quỹ HTPT  16.530.000  74.232.000 8 Phát hành trái phiếu KBNN  150.000 9 Bổ sung nguồn hình thành tài sản cố định từ Quỹ đầu tư phát triển  302.554  531.687 10 Ngân sách địa phương cấp vốn hình thành tài sản cố định  41.176  76.108 11 Vay TCT Bảo hiểm Việt Nam  355.000  355.000 12 Vay tồn ngân KBNN  500.000  3.000.000 13 Phát hành tín phiếu KBNN  3.674.769,4 14 Vốn NSNN chuyển để làm nhà trên cọc, tôn nền vượt lũ  520.000  657.550 15 Vốn khấu hao của TCT Điện lực Việt Nam  450.000 16 TCT Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước  3.000.000  3.000.000 II Vốn huy động tại các Chi nhánh 6.288.446,5 3.945.427,2 Tổng cộng nguồn vốn 51.780.749,9 104.243.039,3 (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHPTVN) Năm 2006 là năm mà NHPTVN chuyển đổi từ mô hình hoạt động quỹ hỗ trợ ĐTPT sang mô hình hoạt động NHPTVN với số vốn điều lệ là hơn 5 tỷ đồng. Năm 2007, NHPTVN tăng vốn điều lệ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, số vốn điều lệ hiện nay của Ngân hàng là 10 tỷ đồng. Qua bảng trên ta cũng có thể thấy, nguồn vốn huy động được của NHPTVN khá đa dạng về hình thức, quy mô nguồn vốn đã có nhiều bước gia tăng đáng kể. Sau 3 năm, tổng dư có nguồn vốn huy động được của NHPTVN đã tăng lên hơn gấp đôi, từ hơn 51 nghìn tỷ lên hơn 104 nghìn tỷ. Trong đó có sự đóng góp rất lớn từ các nguồn như: Phát hành trái phiếu Quỹ Hỗ trợ phát triển, từ hơn 16 nghìn tỷ vào năm 2006 đã tăng lên hơn 74 nghìn tỷ vào năm 2008, vay tồn ngân Kho bạc Nhà nước, từ 500 tỷ vào năm 2006 đã tăng lên 3 nghìn tỷ vào năm 2008. Cụ thể, cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng trong 3 năm 2006 – 2008 như sau: Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHPTVN giai đoạn 2006 – 2008 Đơn vị: tỷ đồng STT Kỳ hạn Thời kỳ Quỹ HTPT Ngân hàng Phát triển Kỳ hạn chung Vốn huy động tại TW Vốn huy động tại CN Số vốn Tỷ trọng (%) Số vốn Tỷ trọng (%) Số vốn Tỷ trọng (%) Số vốn Tỷ trọng (%) 1 Kỳ hạn dưới 12 tháng 94.151,8 100 100.163 100 80.291,9 100 19.871,1 100 2 Kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 36 tháng 25.974,1 25,4 16.194,9 16,2 2.851 3,5 13.344,9 67,2 3 Kỳ hạn từ 36 tháng đến dưới 60 tháng 25.492,1 32,5 33.019,9 33 27.356,1 34,1 5.663,8 28,5 4 Kỳ hạn từ 60 tháng đến dưới 120 tháng 7.896,4 7,1 13.224,6 13,2 13.159 16,4 65,65 0,3 5 Kỳ hạn từ 120 tháng trở lên 14.914,9 18,5 27.074,8 27 26.279 32,7 795,89 4 Tổng nguồn vốn huy động 19.874,2 16,5 10.648,8 10,6 10.647,9 13,3 0,93 0 (Nguồn: Báo cáo tài chính của NHPTVN qua các năm) Ta có thể thấy rằng, nhìn chung, nguồn vốn có thời hạn từ 12 tháng đến dưới 36 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất (33%), tiếp theo là nguồn vốn có thời hạn từ 60 tháng đến dưới 120 tháng (27%). Như vậy, ta có thể nhận định rằng, nguồn huy động vốn của NHPTVN chủ yếu là từ các nguồn trung và dài hạn trong nền kinh tế. Như vậy, việc thực hiện các biện pháp gia tăng quy mô nguồn vốn với lãi suất thấp, kỳ hạn dài và ổn định là nghiệp vụ quan trọng của NHPTVN. Chiến lược huy động vốn hiện nay của Ngân hàng là khai thác triệt để các nguồn hỗ trợ từ Chính phủ, các tổ chức tài chính, tiết kiệm trung và dài hạn của nền kinh tế. 2.1.3.2. Sử dụng vốn Theo quy định tại NĐ 110/2006/NĐ-CP, NHPTVN được sử dụng vốn để: 1. Thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước: a) Cho vay ĐTPT (bao gồm các dự án cho vay bằng nguồn vốn trong nước và các dự án ODA cho vay lại); b) Hỗ trợ sau đầu tư; c) Bảo lãnh tín dụng đầu tư; d) Cho vay các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 2. Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: a) Cho vay bên bán; b) Cho vay bên mua; c) Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; d) Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 3. Đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản của NHPTVN theo quy định của pháp luật. 4. Cấp phát ủy thác, cho vay ủy thác theo yêu cầu của bên ủy thác. Cụ thể, tình hình sử dụng vốn của NHPTVN trong thời gian qua như sau: 2.1.3.2.1. Cho vay đầu tư bằng nguồn vốn trong nước Đây chính là hoạt động mà Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được từ trong nước để cho vay các dự án đầu tư tại Việt Nam. Bảng 3: Tình hình cho vay đầu tư bằng nguồn vốn trong nước của NHPTVN Đơn vị: tỷ đồng Số dự án Tổng số vốn cho vay (theo hợp đồng tín dụng đã ký) Tổng số vốn đã giải ngân đến 31/12/2008 Dư nợ đến 31/12/2008 1. Khối Kinh tế Trung ương + Dự án nhóm A 105 51.732,044 28.486,231 25.300,272 + Dự án nhóm B,C 760 34.165,335 28.990,257 24.217,893 2. Khối Kinh tế địa phương + Dự án nhóm A 48 7.586 4.026 3.532 + Dự án nhóm B,C 6.055 35.166 31.111 23.235 (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHPTVN) Khối Kinh tế Trung ương là khối các dự án mà chủ đầu tư là các doanh nghiệp thuộc các Tập đoàn, Tổng Công ty. Khối Kinh tế địa phương là khối các dự án mà chủ đầu tư là các doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Như vậy, ta có thể thấy rằng, đến cuối năm 2006, công tác giải ngân các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn trong nước vẫn còn rất chậm. Số vốn giải ngân được chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng số vốn cho vay. Qua bảng này, ta cũng có thể thấy được, vốn vay dành cho các dự án tín dụng ĐTPT chủ yếu tập trung vào khối trung ương. Khối trung ương chiếm nhiều hơn cả về số dự án cho vay và khối lượng cho vay. 2.1.3.2.2. Vốn ODA cho vay lại Đây là nguồn vốn mà NHPTVN tiếp nhận từ các nước viện trợ vốn ODA cho Việt Nam. NHPTVN quản lý số vốn này và cho vay lại các doanh nghiệp có dự án thuộc đối tượng sử dụng vốn ODA theo quy định. Tình hình cho vay lại vốn ODA tính đến hết ngày 31/12/2008 như sau: Tình hình chung: - Số dự án ODA hiện đang quản lý: 367 dự án, với số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký: 7.546,57 triệu USD. - Dư nợ vốn vay ODA: 46.760,5 tỷ VND, bao gồm các dự án thuộc các Quỹ quay vòng và các dự án ODA nhận ủy thác từ Bộ Tài chính. Thực hiện các Quỹ quay vòng và ủy thác: Quỹ Ủy thác Hiệp định 27 triệu USD – ODA Ấn Độ (Quỹ ủy thác): - NHPT đã thẩm định và chấp thuận cho vay đối với 16 dự án, với số vốn chấp thuận là 27 triệu USD. - Số dự án đã ký hợp đồng tín dụng đã ký: 15 dự án, với số vốn đã giải ngân 4,6 triệu USD. Dư nợ: 4,6 triệu USD. Dự án năng lượng nông thôn 2 (RE2 trị giá 329,5 triệu USD): - Dự án thực hiện tại 26 tỉnh với khoảng 1.015 xã với tổng số vốn đầu tư khoảng 329,5 triệu USD, trong đó NHPT được giao quản lý cho vay phần vốn WB của các Hợp phần A, B, C và D với tổng trị giá 218,5 triệu USD. Hiện nay, việc triển khai giai đoạn I được thực hiện tại 6 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Phú Yên và Cà Mau, cụ thể như sau: + Số đã giải ngân: 42,99 tỷ VND. + Giai đoạn 2 tại 12 tỉnh đang bắt đầu triển khai. Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài: Quản lý và thu hồi nợ từ dự án theo ủy quyền của Bộ Tài chính, gồm: - Xi măng Hải Phòng: 24.336,180 USD - Xi măng Thái Nguyên: 17.136,879 USD. Chương trình phát triển khu vực tư nhân (vốn Đan Mạch): - Số dự án đã ký hợp đồng tín dụng: 06 dự án, với số vốn tương đương 19,6 tỷ đồng. - Số dự án đã giải ngân: 05 dự án, với số vốn đã giải ngân 18 tỷ đồng. - Lũy kế thu nợ: 8 tỷ đồng (trong đó thu gốc 6,1 tỷ đồng, thu lãi 1,6 tỷ đồng, thu phí 0,3 tỷ đồng). Hiện các dự án không có nợ quá hạn. Dự án cấp nước vệ sinh nông thôn (nguồn vốn WB): Dự án thực hiện tại 12 tỉnh Hiện nay, giai đoạn 1 của dự án đang triển khai cho vay tại 4 tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương, Nam Định với tổng số vốn vay 45,7 triệu USD. Số vốn đã giải ngân hơn 5 tỷ VND. Dự án phát triển cấp nước đô thị (vốn vay WB) Tổng số vốn vay 112,6 triệu USD. Giai đoạn I thực hiện tại 2 tỉnh: Hà Nam và._. Bình Định. Số vốn đã giải ngân cho Bình Định: 13 tỷ VND. Quỹ quay vòng: Quỹ đầu tư ngành Giống (vốn vay Đan Mạch trị giá 8,4 triệu USD): - Số dự án đã thẩm định và chấp thuận cho vay: 09 dự án, với số vốn chấp thuận là 18,33 tỷ đồng. - Lũy kế số vốn đã giải ngân: 7,56 tỷ đồng, dư nợ vốn vay: 7,33 tỷ đồng. - Đến nay, Hợp phần giống đã chuyển về Quỹ đầu tư ngành giống tổng số tiền là (bao gồm 03 đợt) 19.873 triệu đồng. Như vậy, tổng số vốn duyệt vay của Quỹ đầu tư ngành giống đạt 86,5% tổng nguồn vốn hiện có và tỷ lệ giải ngân đạt 35%. Quỹ Phà (vốn vay Đan Mạch trị giá 168 tỷ đồng): - Số dự án đã thẩm định và chấp thuận cho vay: 09 dự án, với số vốn chấp thuận là 197 tỷ đồng. - Lũy kế số vốn đã giải ngân: 104 tỷ đồng, dư nợ vốn vay: 89,18 tỷ đồng. - Lũy kế số nợ đã thu: 29,73 triệu đồng, trong đó nợ gốc là 14,82 triệu đồng và lãi vay là 11,23 triệu đồng, không có nợ quá hạn. Nguồn vốn Kfw Đức (trị giá 7 triệu EUR): - Số dự án đã thẩm định và chấp thuận cho vay: 12 dự án, với số vốn chấp thuận là 115,96 tỷ đồng. - Số dự án đã ký hợp đồng tín dụng: 11 dự án, với số vốn đã giải ngân: 5,2 tỷ đồng, dư nợ vốn vay: 5,2 tỷ đồng. Quỹ quay vòng cấp nước đô thị (vốn WB trị giá 10 triệu USD): - Số dự án đã đăng ký: 24 dự án với tổng số vốn đề nghị vay là 364 tỷ đồng. - Số dự án đã tiếp nhận và tổ chức thẩm định: 04 dự án, trong đó đã chấp thuận 01 dự án (với số vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký là 16 tỷ đồng), từ chối 02 dự án, và đang thẩm định 01 dự án. - Hiện chưa có dự án nào giải ngân vốn vay. Như vậy, ta có thể thấy rằng, hiện nay nguồn vốn này đang được sử dụng một cách tích cực. Do tính chất ưu đãi của nguồn vốn này nên đã thu hút nhiều chủ đầu tư. Hoạt động cho vay lại vốn ODA vì thế khá sôi động tại NHPTVN. 2.1.3.2.3.Cho vay tín dụng xuất khẩu Nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về tín dụng xuất khẩu, trong thời gian vừa qua, NHPTVN đã cho vay đối với các dự án xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Thông thường, khi các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì sẽ gặp rất nhiều rào cản. Cho vay tín dụng xuất khẩu là một chính sách hợp lý của Nhà nước nhằm khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh ở nước ngoài, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Bảng 4: Tình hình cho vay tín dụng xuất khẩu tại NHPTVN Đơn vị tính: tỷ đồng Ngành nghề, lĩnh vực và mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu Doanh số cho vay đến 31/12/2008 Dư nợ đến 31/12/2008 Thu nợ Thu lãi Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản 6.319,731 1.322,027 6.773,848 98,216 Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ 684,932 234,292 715,483 18,071 Nhóm sản phẩm công nghiệp 1.053,857 1.195,574 917,248 59,378 Máy tính, phụ kiện máy tính và phần mềm tin học 190,124 243,827 17,300 3,96 Tổng số 8.248,644 2.995,720 8.423,880 179,572  Trong năm 2008, NHPTVN đã đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu cho nền kinh tế; NHPTVN đã đảm bảo đủ nhu cầu vốn để thực hiện xuất khẩu theo Hiệp định liên chính phủ Việt Nam – Cu Ba (11 tháng giải ngân 4.326 tỷ đồng, cả năm 2008 giải ngân 4.500 tỷ đồng); đã đảm bảo hỗ trợ theo hạn mức 3.000 tỷ đồng cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) để đóng tàu xuất khẩu. Trong quý IV/2008 đã nâng mức hỗ trợ cho tập đoàn lên 4.500 tỷ đồng, đảm bảo đủ nhu cầu vốn cho mục tiêu này. Doanh số cho vay xuất khẩu đến nay đã đạt được 25.300 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2007. Dư nợ bình quân cả năm 2008 đạt khoảng 10.200 tỷ đồng; gấp 2,55 lần so với kế hoạch được giao đầu năm, bằng 136% so với kế hoạch điều chỉnh; đạt an toàn tín dụng, nợ quá hạn chỉ chiếm 1,8% dư nợ. 2.1.3.2.4.Hỗ trợ sau đầu tư Đây là một hoạt động mà Chính phủ giao cho NHPTVN nhằm thực hiện hỗ trợ cho các dự án vay vốn ngân hàng thương mại đã đi vào hoạt động và đã trả được nợ vay. Đối tượng được hỗ trợ sau đầu tư Đối tượng được hỗ trợ sau đầu tư là các chủ đầu tư có dự án gồm: - Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. - Các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Các dự án đầu tư tại: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình 120, các xã vùng bãi ngang. Điều kiện hỗ trợ sau đầu tư - Dự án thuộc đối tượng hỗ trợ sau đầu tư quy định. - Được NHPTVN thẩm định và ký kết hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư. - Dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã trả được nợ vay. Mức hỗ trợ sau đầu tư Mức hỗ trợ sau đầu tư bằng chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và 90% lãi suất vay vốn đầu tư áp dụng cho các đối tượng đã được quy định. Ngân hàng Phát triển Việt Nam cấp hỗ trợ sau đầu tư theo kết quả trả nợ của chủ đầu tư. Bảng 5: Tình hình hỗ trợ sau đầu tư của NHPTVN Đơn vị tính: tỷ đồng Số dự án đã ký hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư Tổng số vốn hỗ trợ cho cả dự án Tổng số vốn đã cấp đến 31/12/2008 Tổng số 2.579 3.369 530,486 Kinh tế trung ương 498 1.490 271,392 Kinh tế địa phương 2.261 1.878 259,093 Qua bảng trên ta có thể thấy, nghiệp vụ hỗ trợ sau đầu tư là một nghiệp vụ không kém phần quan trọng, khi mà số dự án được hỗ trợ sau đầu tư chiếm một số lượng rất lớn so với tổng số dự án cho vay. Công tác này hiện nay vẫn đang được triển khai rất tích cực tại NHPTVN. 2.1.3.2.5. Bảo lãnh tín dụng đầu tư Bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ cơ bản của NHPTVN. Theo đó, NHPTVN đứng ra bảo lãnh cho một doanh nghiệp nào đó và chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ thay cho doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết. Bảng 6: Tình hình bảo lãnh đầu tư của NHPTVN Đơn vị: tỷ đồng Số dự án Tổng số vốn cho vay (theo hợp đồng tín dụng đã ký) Tổng số vốn đã giải ngân đến 31/12/2008 Dư nợ đến 31/12/2008 Bảo lãnh tín dụng đầu tư 02 25,606 25,606 15,681 Do NHPTVN mới chỉ chuyển đổi sang hình thức hoạt động theo mô hình ngân hàng nên nghiệp vụ này còn chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay NHPTVN mới chỉ thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy số dự án bảo lãnh còn rất hạn chế. Nhưng trong thời gian tới, khi NHPTVN khẳng định được uy tín của mình, chắc chắn nghiệp vụ này sẽ thu hái được nhiều thành công. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐTPT CỦA NHÀ NƯỚC BẰNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC TẠI NHPTVN GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 2.2.1. Cơ chế cho vay đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước giai đoạn 2006 - 2008 Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 có 3 NĐ điều chỉnh về tín dụng ĐTPT: NĐ 106/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2004, NĐ 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006, NĐ 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008. Ba NĐ này đều điều chỉnh về tín dụng đầu tư của Nhà nước trong đó mục đích của tín dụng ĐTPT của Nhà nước là hỗ trợ các dự án ĐTPT của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tuy nhiên, ba NĐ có một số điểm khác nhau. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng nội dung của từng NĐ để so sánh sự khác biệt này. 2.2.1.1. Giai đoạn trước ngày 20 tháng 12 năm 2006 Đây là giai đoạn mà NĐ 106/2004/NĐ-CP có hiệu lực. NĐ này sửa đổi một số nội dung được quy định trong NĐ 43/1999/NĐ-CP. Nội dung cụ thể của cơ chế cho vay được xem xét cụ thể như sau: a, Đối tượng cho vay Đối tượng cho vay đầu tư là các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc danh mục các dự án, chương trình do Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ. Danh mục các dự án, chương trình được chi tiết theo từng đối tượng, thời hạn áp dụng ưu đãi và do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ quyết định. NĐ đã quy định lại đối tượng được vay vốn đầu tư theo hướng thu gọn đối tượng để tập trung hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. b, Về điều kiện cho vay - Thuộc đối tượng cho vay theo quy định; - Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà nước; - Chủ đầu tư là tổ chức và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;  - Đối với dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, chủ đầu tư phải có tình hình tài chính bảo đảm khả năng thanh toán;  - Có phương án sản xuất, kinh doanh có lãi;  - Được NHPTVN thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay trước khi quyết định đầu tư.   - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay. Đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc, thì chủ đầu tư phải cam kết mua bảo hiểm tài sản trong suốt thời hạn vay vốn tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.  c, Về mức vốn cho vay Mức vốn cho vay đối với từng dự án do NHPTVN quyết định, tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định được duyệt của dự án. Số vốn còn lại, chủ đầu tư phải xác định được nguồn và các điều kiện tài chính cụ thể, bảo đảm tính khả thi của dự án. d, Về lãi suất cho vay Lãi suất cho vay đầu tư được xác định tương đương 70% lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lãi suất cho vay đầu tư trong từng thời kỳ.         Khi lãi suất thị trường có sự biến động từ 15% trở lên, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay. Số lần điều chỉnh lãi suất mỗi năm tối đa 2 lần.         Đối với một dự án, lãi suất vay vốn được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng đầu tiên và được giữ nguyên trong suốt thời hạn cho vay.         Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng.         Trong thời hạn ân hạn các chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi.  Cụ thể, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 44/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2004, lãi suất cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước là 6,6%/năm áp dụng cho các dự án ký hợp đồng tín dụng lần đầu kể từ ngày quyết định có hiệu lực và giữ nguyên trong suốt thời hạn vay vốn. e, Về thời hạn cho vay Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa không quá 12 năm. Một số dự án đặc thù như trồng rừng có thời gian thu hồi vốn dài, thời hạn vay tối đa không quá 15 năm.  f, Về bảo đảm tiền vay Các chủ đầu tư khi vay vốn đầu tư hoặc được bảo lãnh tín dụng đầu tư được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay. Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác. Khi chủ đầu tư, đơn vị vay vốn không trả được nợ, hoặc giải thể, phá sản, NHPTVN được xử lý tài sản hình thành bằng vốn vay như đối với tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức tín dụng để thu hồi nợ.  g, Trả nợ vay Chủ đầu tư có trách nhiệm trả vốn vay cho tổ chức cho vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký. Trong thời gian ân hạn, chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi. Nếu sau thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến hạn trả nợ, chủ đầu tư không trả được nợ vay của kỳ hạn đó và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ thì NHPTVN chuyển số nợ gốc và lãi chậm trả sang nợ quá hạn và chủ đầu tư phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng. 2.2.1.2. Giai đoạn từ ngày 20 tháng 12 năm 2006 đến ngày 19 tháng 9 năm 2008 Đây là thời gian mà NĐ 151/2006/NĐ-CP có hiệu lực. NĐ này đã khắc phục được phần nào những bất cập của NĐ 106/2004/NĐ-CP. Các nội dung cụ thể của NĐ được xem xét như sau: a, Đối tượng cho vay Đối tượng cho vay là chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư được ban hành kèm theo NĐ . So với các quy định về đối tượng cho vay đầu tư trong NĐ 106/2004/NĐ-CP thì đối tượng cho vay vốn trong NĐ này đã có nhiều bước đổi mới. Cụ thể là đối tượng cho vay đã được mở rộng nhiều hơn so với trước. Đây là một hướng đi đúng đắn, góp phần đưa tín dụng của Nhà nước gần gũi hơn với nhiều thành phần kinh tế trong cả nước. b, Về điều kiện cho vay Điều kiện cho vay vốn đầu tư tại NĐ này về cơ bản cũng tương tự như điều kiện đã được quy định tại NĐ trước. Điều kiện cho vay này có thê coi là hợp lý, nhằm đảm bảo dự án được vay là dự án có khả năng trả nợ cao. c, Về mức vốn cho vay Mức vốn vay được quy định tại NĐ này về cơ bản không có thay đổi lớn so với mức vốn được quy định ở NĐ trước. Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án vẫn tối đa là 70%. Tuy nhiên, nếu như NĐ 106/2004/NĐ-CP không có quy định về dự án vay vượt quá 70% tổng mức vốn đầu tư thì NĐ này đã có quy định về vấn đề này. Như vậy, có thể nói NĐ này đã có điểm tiến bộ hơn. d, Về lãi suất cho vay Trong NĐ này, Chính phủ đã quy định cụ thể hơn về lãi suất cho vay. Lãi suất của Ngân hàng không lấy theo lãi suất của ngân hàng thương mại nhà nước khác nữa mà lấy theo lãi suất của trái phiếu chính phủ. NĐ cũng quy định rõ các mức lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, lãi suất cho các dự án cần được khuyến khích đầu tư. Việc quy định cụ thể này giúp cho việc quản lý của Nhà nước được dễ dàng. Tuy nhiên, cũng như NĐ 106/2004/NĐ-CP, việc quy định lãi suất cho vay do Bộ Tài chính quyết định phần nào làm giảm tính chủ động cho NHPTVN. e, Về thời hạn cho vay Nói chung, về cơ bản quy định về thời hạn cho vay trong NĐ 151/2006 cũng không có gì khác biệt so với quy định trong NĐ 106/2004. f, Về bảo đảm tiền vay Quy định về bảo đảm tiền vay trong NĐ này có quy định cụ thể hơn. Đó là: trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay và bảo lãnh, chủ đầu tư phải sử dụng tài sản hợp pháp khác để bảo đảm tiền vay và bảo lãnh với giá trị tối thiểu bằng 15% mức vay vốn và mức bảo lãnh. Điều này không được quy định trong NĐ 106/2004. Đây là quy định tiến bộ nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho Ngân hàng. g, Trả nợ vay Quy định này cũng không có gì mới so với quy định ở NĐ 106/2004 mà chúng ta đã xem xét ở trên. 2.2.1.3. Giai đoạn từ ngày 19 tháng 9 năm 2008 đến nay Đây là giai đoạn mà NĐ 106/2008/NĐ-CP có hiệu lực. NĐ này nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều đã được quy định trong NĐ 151/2006/NĐ-CP thời gian trước. Về cơ bản, các nội dung quy định về tín dụng đầu tư không có gì thay đổi lớn. Chỉ có một số thay đổi nhỏ như sau: “Lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm” – đây là quy định trong NĐ 151/2006 và được sửa đổi thành: “lãi suất vay vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 1%/năm”. Như vậy, mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư đã được nâng lên so với mức trước đây. Điều này nhằm đảm bảo tính cạnh tranh về lãi suất vốn vay trên thị trường. NĐ 106/2008 cũng bãi bỏ quy định “Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc Chương trình 120, các xã vùng bãi ngang, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm”. Ngoài ra, NĐ 106/2008 cũng thay thế danh mục các ngành nghề, lĩnh vực được vay vốn quy định tại NĐ 151/2006 bằng danh mục mới, phù hợp hơn với định hướng phát triển của nền kinh tế. 2.2.2. Thực trạng công tác thẩm định cho vay đối với các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPTVN giai đoạn 2006 – 2008 2.2.2.1. Vai trò của công tác thẩm định trong hoạt động tín dụng của NHPTVN Không chỉ đối với NHPTVN nói riêng, mà đối với cả ngành ngân hàng nói chung, công tác thẩm định đóng một vai trò rất quan trọng. Chất lượng của công tác thẩm định ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Dưới đây, chúng ta sẽ xét một số vai trò chủ yếu của công tác thẩm định trong hoạt động tín dụng của NHPTVN a, Công tác thẩm định đóng vai trò tham mưu quyết định tín dụng Theo quy định của NĐ về quản lý vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước thì trước khi quyết định cấp tín dụng, NHPTVN phải thực hiện thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án đầu tư. Do vậy, công tác thẩm định tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định việc cấp phát tín dụng hay từ chối cấp tín dụng của NHPTVN. Thực chất, ngoài việc thẩm định hai nội dung nêu trên, NHPTVN đã thực hiện thêm một số nội dung liên quan đến phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay như thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định các điều kiện ảnh hưởng đến phương án tài chính, các yếu tố kinh tế - kỹ thuật ... trước khi quyết định cho vay đối với các dự án này. Theo quy định của Chính phủ thì Tổng Giám đốc NHPTVN quyết định hoặc phân cấp cho Giám đốc các chi nhánh của NHPTVN quyết định việc cấp tín dụng ĐTPT. Để đảm bảo việc cấp tín dụng đúng mục tiêu, đối tượng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và mang lại hiệu quả kinh tế - tài chính thì Tổng Giám đốc phải tổ chức công tác thẩm định để đánh giá, xem xét các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án trước khi quyết định. Do vậy, vai trò của công tác thẩm định hết sức quan trọng trong việc xác định, dự báo, cảnh báo và ngăn chặn những khả năng rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Kết quả công tác thẩm định bao gồm 4 nội dung: - Kiến nghị cấp tín dụng cho các dự án; - Kiến nghị từ chối cấp tín dụng cho các dự án; - Kiến nghị từ chối cấp tín dụng cho các dự án; - Kiến nghị cấp tín dụng cho các dự án. Công tác tham mưu thẩm định tín dụng tốt là việc kiến nghị cấp có thẩm quyền cấp tín dụng cho các dự án tốt hoặc từ chối cấp tín dụng đối với dự án tồi. Trường hợp công tác thẩm định được thực hiện không tốt chúng ta hoàn toàn có thể sẽ cấp tín dụng cho những dự án tồi không có khả năng thu hồi vốn dẫn tới khả năng thất thoát vốn của Nhà nước hoặc chúng ta cũng có thể từ chối cấp vốn cho những dự án tốt, làm mất cơ hội và khả năng đầu tư của chủ đầu tư và xã hội. Công tác thẩm định tín dụng của hệ thống NHPTVN do Ban Thẩm định chủ trì tổ chức thực hiện. Ban Thẩm định chủ trì tham mưu cho Tổng Giám đốc tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác thẩm định tín dụng trong toàn hệ thống NHPTVN. Tổng Giám đốc, Giám đốc các Chi nhánh, Sở Giao dịch là người có thẩm quyền quyết định hay từ chối cấp tín dụng. b, Công tác thẩm định giúp phòng ngừa và cảnh báo rủi ro Thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong hệ thống NHPTVN trong thời gian qua có một vai trò rất quan trọng là phát hiện những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện và hiệu quả của dự án. Những vấn đề tồn tại này có thể được phát hiện trực tiếp tại các ban nghiệp vụ tại Hội sở chính khi thực hiện thẩm định các dự án không phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh, Sở Giao dịch (hoặc các phòng nghiệp vụ ở các chi nhánh), hoặc cũng có thể được phát hiện trong quá trình sà soát, kiểm tra kết quả thẩm định của các Chi nhánh đối với các dự án đã phân cấp. Sau khi phát hiện vấn đề tồn tại, NHPTVN có ý kiến trực tiếp với cấp có thẩm quyền về những tồn tại của dự án đòi hỏi những biện pháp khắc phục ngăn chặn kịp thời hoặc có những ý kiến cảnh báo đối với các Chi nhánh, Sở Giao dịch. Do yếu tố không xác định trước của yếu tố thời gian mà các dự án đầu tư, luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro. Thẩm định tín dụng chính là quá trình xem xét để phát hiện các vấn đề để cảnh báo đối với những cấp có thẩm quyền quyết định. Những cảnh báo này thông thường là những vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng đến những khả năng có thể xảy ra rủi ro đối với các dự án. c, Công tác thẩm định giúp ngăn chặn và hạn chế rủi ro Trên cơ sở những ý kiến cảnh báo, cán bộ thực hiện công tác thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất những giải pháp, phương án, biện pháp để ngăn chặn và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Khi thẩm định để quyết định tài trợ, cấp tín dụng cho dự án thì những ý kiến cảnh báo sẽ là những vấn đề nhất thiết chủ đầu tư và cấp có thẩm quyền phê duyệt phải cân nhắc. Trên cơ sở những cảnh báo rủi ro, NHPTVN có thể chủ động trong công tác quản lý dư nợ và xử lý rủi ro (nếu có). Đây là một trong những vai trò rất quan trọng giúp NHPTVN chủ động trong phân loại nợ, chủ động trong việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững của hệ thống. Việc hạn chế rủi ro còn được thể hiện thông qua những thông tin mà quá trình thẩm định thu nhận được sẽ giúp cho NHPTVN xây dựng kho dữ liệu phòng ngừa rủi ro trong công tác thẩm định những dự án có điều kiện tương tự. Việc nhận dạng đầy đủ các rủi ro giúp cho NHPTVN phòng ngừa tốt hơn và chủ động hơn trong quá trình quản lý nợ vay sau này. Việc ngăn chặn rủi ro trong công tác thẩm định được thể hiện rõ nét trong quá trình thực hiện cấp tín dụng và quản lý thu hồi nợ vay. Khi các chủ đầu tư tránh được rủi ro đồng nghĩa với việc NHPTVN có khả năng thu hồi được nợ vay đầy đủ và đúng hạn. Như vậy, vai trò của công tác thẩm định trong ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng của NHPTVN. 2.2.2.2. Nguyên tắc thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước - Khi tiến hành công tác thẩm định phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch, rõ ràng và cẩn trọng trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay; - Tình hình triển khai cũng như số liệu, thông tin về dự án phải được cập nhật đến thời điểm gần nhất so với thời điểm tiến hành thẩm định; - Đơn vị tham gia thẩm định (các Phòng tại Chi nhánh NHPTVN, các Ban tại Hội sở chính NHPTVN) phải thẩm định và đề xuất ý kiến nhận xét, đánh giá độc lập về tất cả các nội dung cần thẩm định của dự án theo quy định, trong đó phải có kiến nghị cụ thể về điều kiện tín dụng đối với dự án; - Đơn vị chủ trì thẩm định phải khảo sát, đánh giá về tình hình, địa điểm thực hiện dự án và các vấn đề khác có liên quan tới dự án và Chủ đầu tư; Việc khảo sát thực tế do cấp có thẩm quyền cho vay quyết định; - NHPTVN có quyền từ chối thẩm định dự án nếu trong quá trình thẩm định, Chủ đầu tư không hợp tác, gây trở ngại cho việc khảo sát, xác minh tình hình, số liệu liên quan đến Chủ đầu tư và dự án hoặc Chủ đầu tư cung cấp các thông tin, tài liệu không trung thực. 2.2.2.3. Tổ chức công tác thẩm định tại Hội sở chính NHPTVN Khi cho vay một dự án đầu tư mới, các phòng ban nghiệp vụ tại NHPTVN cùng phối hợp xem xét đánh giá dự án cũng như đánh giá về khách hàng nhằm đưa ra được quyết định cho vay đúng đắn nhất. Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy thực hiện công tác thẩm định tại NHPTVN Ban Thẩm định Ban Tín dụng đầu tư Ban Vốn nước ngoài Ban Kế hoạch – Tổng hợp Phòng Tín dụng Phòng Kế hoạch – Thẩm định Theo những nhiệm vụ được phân công cụ thể trong quá trình thẩm định thì công tác thẩm định tín dụng tại NHPTVN được tổ chức như sau: Tổng Giám đốc Ban Thẩm định: Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án Ban Tín dụng đầu tư: Thẩm định năng lực và tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư Ban Vốn nước ngoài: Thẩm định các dự án có vay vốn Quỹ quay vòng Ban Kế hoạch – Tổng hợp: Xác định tính khả thi về nguồn vốn cho vay Các Ban nghiệp vụ đều hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHPTVN. 2.2.2.4. Quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Hội sở chính NHPTVN Công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Hội sở chính NHPTVN được thực hiện thông qua một quy trình bao gồm các bước. Trình tự này được thể hiện thông qua sơ đồ: Sơ đồ 3: Quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Hội sở chính NHPTVN (đối với các dự án nhóm B, C không phân cấp) Người (cấp) có thẩm quyền quyết định đầu tư Tổng Giám đốc NHPTVN Các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan Giám đốc Chi nhánh NHPTVN Ban Thẩm định Ban Tín dụng đầu tư Ban Kế hoạch – Tổng hợp Người quyết định đầu tư có thể là chủ đầu tư Sơ đồ 4: Quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Hội sở chính NHPTVN (đối với dự án nhóm A) Người (cấp) có thẩm quyền quyết định đầu tư Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư Tổng Giám đốc NHPTVN Các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan Giám đốc Chi nhánh NHPTVN Ban Thẩm định Các Ban Tín dụng và Ban Quản lý vốn nước ngoài Ban Kế hoạch – Tổng hợp Trừ dự án nhóm A do Thủ tướng quyết định đầu tư Đối với dự án do Thủ tướng quyết định đầu tư Người quyết định đầu tư có thể là chủ đầu tư Quy trình thẩm định bắt đầu từ khi Chủ đầu tư nộp hồ sơ xin vay vốn đến Hội sở chính NHPTVN. Sau đó, các Phòng liên quan đến hoạt động tín dụng thuộc Sở giao dịch, Chi nhánh tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương sẽ xem xét lần đầu hồ sơ. Tiếp theo, Lãnh đạo của các Chi nhánh sẽ xem xét rồi chuyển sang cho các Ban liên quan đến hoạt động tín dụng để kiểm tra một lần nữa. Sau đó, Phó Tổng Giám đốc phụ trách thẩm định và Tổng Giám đốc phụ trách thẩm định sẽ xem xét và đưa ra Hội đồng Quản lý để quyết định cho vay. Để đơn giản, chúng ta có thể tóm tắt như sau: Sơ đồ 5: Tóm tắt quy trình thẩm định tại NHPTVN Hồ sơ vay vốn Thẩm định sơ bộ Thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh Thẩm định khách hàng Quyết định cấp tín dụng Từ chối Từ chối Từ chối Từ chối Hồ sơ vay vốn của khách hàng được duyệt sơ bộ. Nếu không đạt yêu cầu, NHPTVN từ chối cho vay. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì sẽ tiếp tục được thẩm định sơ bộ. Quá trình thẩm định sơ bộ kết thúc, NHPTVN từ chối nếu hồ sơ không đạt yêu cầu. Những hồ sơ đạt sẽ được tiếp tục thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, thẩm định khách hàng. Trong giai đoạn này, nếu các điều kiện đặt ra không đạt yêu cầu, dự án sẽ bị từ chối cấp tín dụng. Nếu đạt yêu cầu, dự án được cấp tín dụng. Mặc dù NHPTVN đã quy định nhiều quy chế cho vay rất chặt chẽ và rõ ràng nhằm loại bỏ trường hợp cho vay đối với những dự án không khả thi. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi có những dự án mà chủ đầu tư cố tình làm sai lệch các con số của dự án để nhằm có được nguồn vốn vay. Do vậy, công tác thẩm định dự án đối với NHPTVN là một công đoạn rất quan trọng trong quy trình cho vay vốn tín dụng ĐTPT. 2.2.2.5. Nội dung thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Hội sở chính NHPTVN Thẩm định hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư: - Kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, nhất quán về nội dung, số liệu trong các văn bản, tài liệu về dự án và chủ đầu tư; - Nhận xét, đánh giá, xem xét trình tự thực hiện, thẩm quyền ban hành các loại văn bản, tài liệu liên quan đến dự án theo quy định. Thẩm định chủ đầu tư : - Năng lực, kinh nghiệm tổ chức thực hiện quản lý sản xuất kinh doanh và điều hành dự án của chủ đầu tư; - Năng lực tài chính của chủ đầu tư trong những năm gần đây; - Uy tín của chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng Phát triển và các tổ chức tín dụng khác; Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay: - Nhận xét, đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của dự án trong thời gian tới; - Phân tích, đánh giá các điều kiện tính toán hiệu quả kinh tế tài chính của dự án theo các tiêu chí sau: + Địa điểm đầu tư, công suất thiết kế- sản lượng, quy mô, công nghệ thiết bị và hình thức đầu tư; + Tổng mức đầu tư, tiến độ sử dụng vốn và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư; + Tính khả thi của các nguồn vốn tham gia vào dự án; + Tình hình thu chi tài chính của dự án. - Các yếu tố liên quan khác ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư, quản lý và khai thác dự án; - Xác định các chỉ tiêu hiệu quả và phương án trả nợ vốn vay của dự án: + Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tài chính của dự án (NPV, IRR, B/C; thời gian hoàn vốn có chiết khấu T); + Khả năng thu hồi vốn đầu tư; + Phương án trả nợ vốn vay: Nguồn vốn có thể dùng để trả nợ (từ dự án, từ các nguồn thu nhập khác của chủ đầu tư, từ hỗ trợ của Nhà nước...), cân đối với yêu cầu trả nợ của từng nguồn vốn vay, tính khả thi của kế hoạch trả nợ; +Đánh giá về hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án; - Phân tích những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tính khả thi của phương án tính toán; - Phân tích độ nhạy của dự án, tính toán các khả năng có thể xảy ra khi dự án gặp rủi ro; Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay: thực hiện theo Quy chế bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Phát triển. - Mục đích bảo đảm tiền vay; - Danh mục những tài sản có thể dùng để bảo đảm tiền vay cho từng trường hợp cụ thể (hình thức, điều kiện tài sản, phương thức bổ sung...); - Thẩm định tài sản bảo đảm (nguồn gốc quyền sở hữu, khả năng giao dịch, tranh chấp, tính thanh khoản, thẩm định giá trị tài sản, khả năng quản lý, khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm...); - Hợp đồng, chứng thực, chứng nhận, giao dịch bảo đảm, xoá giao dịch bảo đảm... - Thanh lý, bán, chuyển đổi, chuyển nhượng... tài sản bảo đảm; - Mức cho vay, bảo lãnh tối đa đối với tài sản; - Bổ sung, thay thế, giải chấp đối với tài sản bảo đảm; - Quản lý, khai thác tài sản bảo đảm; - Xử lý tài sản bảo đảm (điều kiện, phương thức, thủ tục, trình tự, trách nhiệm, phối hợp...). 2.2.2.6. Thời hạn thẩm định cho vay Tổng Giám đốc NHPTVN quyết định hoặc phân cấp cho Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển quyết định cho vay các dự án đủ điều kiện vay vốn theo quy định. Thời gian thẩm định dự án được tính từ ngày NHPTVN nhận đủ Hồ sơ đề nghị vay vốn hợp lệ đến thời điểm có văn bản thông báo kết quả thẩm định, được quy định như sau: - Đối với dự án quan trọng quốc gia: Thời gian thẩm định, tham gia ý kiến thực hiện theo thời gian yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm định (không quá 60 ngày làm việc). - Đối với dự án nhóm A: Không quá 40 ngày làm việc; - Đối với dự án nhóm B: Không quá 30 ngày làm việc; - Đối với dự án nhóm C: Không quá 20 ngày làm việc. Thời gian quy định trên áp dụng cho các trường hợp thẩm định dự án cho vay mới và thẩm định lại dự án. - Đối với dự án do Hội Sở chính NHPT trực tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định, thời gian thẩm định thực hiện như sau (áp dụng cho các trường hợp thẩm định dự án cho vay mới và thẩm định lại dự án): Đơn vị Dự án quan trọng Quốc gia Dự án nhóm A Ban Thẩm định Tối đa 40 ngày làm việc Tối đa._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2073.doc
Tài liệu liên quan