Tìm hiểu về vùng kinh tế và khoảng cách phát triển giữa các vùng. Tính quy luật của sự phát triển không đồng đều và nguyên nhân. Các chính sách thu hẹp khoảng cách phát triển vùng và phân phối lại thu nhập

Đặt vấn đề: Sự phát triển kinh tế giữa các khu vực luôn luôn có sự khác nhau vì nó phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố liên quan đến sự phân bố không gian. Mất cân bằng tức là có khoảng cách đối với một chuẩn mực nhất định. Đặc biệt sự ra đời và sự phát triển của các sản phẩm mới thì càng bị phụ thuộc rõ ràng hơn. Có những khu vực có điều kiện phát triển thuận lợi hơn khu vực khác. Vì vậy không phỉa ở đâu cũng có sự phát triển tốt. Có nghĩa là tính đồng đều và phát triển kinh tế không

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu về vùng kinh tế và khoảng cách phát triển giữa các vùng. Tính quy luật của sự phát triển không đồng đều và nguyên nhân. Các chính sách thu hẹp khoảng cách phát triển vùng và phân phối lại thu nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạt được. Nội dung: Vùng cơ sở lý luận: Vùng kinh tế: - Vùng kinh tế là một không gian kinh tế xác định đặc thù của quốc gia, là một tổ hợp kinh tế lãnh thổ tương đối hoàn chỉnh có chuyên môn hóa kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp - Các đặc trưng của vùng kinh tế + Tính chuyên môn hóa + Tính tổng hợp + Tính mở +Tính động Cơ cấu vùng kinh tế: + Yếu tố sản xuất + Yếu tố kết cấu hạ tầng + Yếu tố dân số và nguồn lao động + Yếu tố tài nguyên thiên nhiên Phân loại vùng kinh tế: Có nhiều cách để phân laoij vùng kinh tế khác nhau: + Nếu căn cứ vào mức độ đồng nhất của các yếu tố cấu thành vùng thì ta chia vùng kinh tế thành 2 loại: vùng kinh tế đồng nhất và vùng kinh tế không đồng nhất + Nếu căn cứ vào mức độ chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp của vùng thì chúng ta chia thành vùng kinh tế ngành và vùng kinh tế tổng hợp. Phát triển kinh tế vùng: Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, các hoạt động sản xuất ngày càng được chai thành các dạng, các loại hình nhỏ hơn. Quá trình này được gọi là phân công lao động theo ngành. Có thể nói phân công lao động theo ngành sẽ dẫn đến việc sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các ngành chuyên sâu và chi tiết. Đến lượt mình sự ra đời của các ngành đòi hỏi phải được phân bổ vào một vùng nào đó, một địa điểm nào đó. Việc phân bổ khách quan các cơ sở, các ngành vào các vùng được gọi là phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ và phân công lao động theo ngành kết hợp với nhau tạo thành phân công lao động xã hội. Như vậy một ngành mới ra đời bao giờ cũng đòi hỏi khách quan được phân bổ vào một vùng thích hợp. Trong khi đó mỗi vùng lại có những đặc điểm riêng, điều kiện riêng nên chỉ thích hợp với yêu cầu của một số ngành nhất định, chứ không phải là phù hợp với tất cả các ngành. Chính điều này làm cho mỗi vùng có cơ cấu khác nhau, bộ mặt kinh tế xã hội khác nhau, hình thành nên nét riêng biệt của vùng. 2. Khoảng cách phát triển giữa các vùng: Như đã nói ở trên sự phát triển kinh tế giữa các khu vực luôn có sự khác nhau vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng ở đây sự phát triển không đồng đều đó ta chỉ xét ở 2 khía cạnh chính: Sự chênh lệch về thu nhập và mức sống Sự mất cân bằng về phân bố dân cư và phân bố các hoạt động kinh tế 2.1. Sự mất cân bằng về thu nhập và mức sống: Chúng ta cũng có thể nhìn thấy ngay sự khác nhau cơ bản giữa đời sống người dân ở các thành phố lớn với những vùng nông thôn, càng ở các thành phố lớn thì đời sống người dân càng đầy đủ còn các khu vực càng càng xa khu trung tâm thành phố như các vùng sâu vùng xa thì đời sống người dân càng khó khăn, không đáp ứng đủ cả các nhu cầu cơ bản của người dân. Như việc sử dụng điện và nước sạch gần như đã đến được với người dân nhằm cải thiện đời sống cho người dân nhưng đối với những người dân ở vùng sâu vùng xa như vùng Tây Nguyên, dân tộc thiểu số thì vẫn chưa đáp ứng được. Nhiều nơi vẫn chưa có nước sạch để dùng họ phải dùng nước giếng khoan, có nơi tệ hơn nữa là họ phải dùng nước hoàn toàn tự nhiên như nước ở sông suối, kênh đào, mương rãnh. Trên cơ sở thu nhập bình quân đầu người trong nghiên cứu của Vũ Quang Việt (1996, bảng 3, trang 50 và bảng 1, trang 178) kết hợp với số liệu theo Niên giám Thống Kê 1994, chúng ta có thể tính được thu nhập (GDP) trên đầu người cho từng vùng vào năm 93, gồm 7 vùng: Vùng 1 : Trung du Bắc bộ Vùng 2 : Đồng bằng sông Hồng (gồm những thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...) Vùng 3 : Khu bốn cũ Vùng 4 : Duyên hải miền Trung Vùng 5 : Tây Nguyên Vùng 6 : Đông Nam bộ (gồm TP Hồ chí Minh, Gia Định, Biên Hòa, Vũng Tàu...) Vùng 7 : Đồng bằng sông Cửu Long Vùng Tổng thu nhập Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn(nghìn đồng) Tổng thu nhập ở nông thôn Thu nhập bình quân đầu người ở thành thị(nghìn đồng) Tổng thu nhập ở thành thị 1 15233533 747,25 7870700 4670,35 7363807 2 25008100 915,0 10452777 6100,00 14552160 3 11563155 820,8 7043039 4828,04 4519973 4 10649066 968,3 5490261 3025,8 5158989 5 3960374 1044,0 2330208 2427,8 1630268 6 39327132 1459,2 6836060 8106,4 32491261 7 28236450 1430,1 18830126 3972,5 9392976 Phân tích những số liệu trên, chúng ta nhận thấy: - Nông thôn chiếm 80% dân số và thu nhập thì chỉ khoảng 44% tổng số thu nhập cả nước. Ngược lại, thành thị chiếm 20% dân số lại đóng góp 56% tổng số thu nhập. - Tính theo bình quân đầu người, dân thành thị ở vùng 2 và 6 chiếm 9.14% dân số cả nước, có thu nhập 47043.5 nghìn tỉ, nghĩa là 35.12% tổng thu nhập cả nước. Trong khi đó thì dân nông thôn ở vùng 1 nghèo nhất. Với cùng số dân, thu nhập của họ chỉ khoảng xấp xỉ 4,778 nghìn tỉ, nghĩa là độ 10.15% mức thu nhập của dân thành thị nói trên. - Bội số giàu nghèo, trên cơ sở số liệu chính thức về mức bình quân đầu người, có thể ước lượng là xấp xỉ 10 lần. Theo nghiên cứu của GS Trần văn Thọ, chúng ta thấy bội số này cao hơn những quốc gia như Philipin, Triều Tiên, Đài Loan, Indonexia, Thái Lan hai thập niên vừa qua, và xấp xỉ với bội số của Malaixia cho năm 1987. - Giả thử chấp nhận giới hạn nghèo ở mức dưới 1460 nghìn đồng cho mỗi đầu người một năm, tức là khoảng 0.40 đô la Mỹ mỗi ngày cho một người, chúng ta thấy toàn bộ dân nông thôn gồm 80% dân số có mức thu nhập đó. Nếu coi như giới hạn đó chỉ ở mức 51% dân số ( con số của Ngân hàng Thế Giới, theo Trần Văn Thọ, trang 236 ) thì trừ dân nông thôn vùng 6 và 7, tất cả số dân nông thôn còn lại trên lãnh thổ đều xếp vào hạng nghèo theo mức thu nhập đầu người. Trước hết , chúng ta tìm hiểu về sự chênh lệch về thu nhập và mức sông giữa các vùng hiện nay. Theo số liệu của tổng cục thong kê Tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 và năm 2006 theo chuẩn mới của Chính Phủ giai đoạn 2006-2010 (%) Năm 2004 (Tính theo chuẩn mới của Chính phủ giai đoạn 2006-2010 quy về giá tháng 1/2004)Năm 2006 Năm 2004 (Tính theo chuẩn mới của Chính phủ giai đoạn 2006-2010 quy về giá tháng 1/2004) Năm 2006 (Tính theo chuẩn mới của Chính phủ giai đoạn 2006-2010 quy về giá tháng 1/2004 Cả nước 18,1 15,5 Chia theo khu vực Thành thị 8,6 7,7 Nông thôn 21,2 17 Chia theo vùng Đồng Bằng Sông Hồng 12,9 10,1 Đông Bắc 23,2 22,2 Tây Bắc 46,1 39,4 Bắc Trung Bộ 29,4 26,6 Duyên Hải Nam Trung Bộ 21,3 17,2 Tây Nguyên 29,2 24,0 Đông Nam Bộ 6,1 4,6 Đồng Bằng Sông Cửu Long 15,3 13.0 Kết quả KSMS 2006 cho thấy chênh lệch về thu nhập bình quân 1 người 1 tháng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất trong năm 2006 tăng nhẹ so với năm 2004. So sánh 20% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 20% số hộ có thu nhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch năm 2004 là 8,4 lần (hệ số này năm 1999 là 7,6 lần, năm 2002 là 8,1 lần, năm 2004 là 8,3 lần). Chênh lệch thu nhập và phân hoá giầu nghèo trong dân cư còn được nhận biết qua hệ số GINI hoặc tiêu chuẩn “40%’’. Hệ số GINI nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ số GINI bằng 0 là không có sự chênh lệch. Hệ số GINI càng tiến dần đến 1 thì sự chênh lệch càng tăng, và bằng 1 khi có sự chênh lệch tuyệt đối. KSMS 2006 cho thấy hệ số GINI về thu nhập tính chung cả nước là 0,42, tương đương năm 2004. Hệ số này năm 1999 là 0,39, năm 2002 là 0,418. Như vậy, sự bất bình đẳng về thu nhập ở mức thấp nhưng có xu hướng tăng. Tiêu chuẩn “40%’’ của Ngân hàng Thế giới đưa ra nhằm đánh giá phân bố thu nhập của dân cư. Tiêu chuẩn này xét tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư. Tỷ trọng này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập, nằm trong khoảng từ 12%-17% là có sự bất bình đẳng vừa và lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng. Tỷ trọng này ở nước ta tính theo số hộ là 18,7% năm 1999; 17,98% năm 2002 ; 17,4% năm 2004 và 17,4 năm 2006. Theo tiêu chuẩn này thì Việt Nam có phân bố thu nhập trong dân cư ở mức tương đối bình đẳng nhưng đang có xu hướng tăng lên mức bất bình đẳng vừa. Vẫn theo bản phúc trình của Tổng cục Thống kê VN: “Tính chung cả nước mức chi tiêu cho đời sống năm 2001-2002 bình quân 1 người 1 tháng theo giá hiện hành đạt 269 nghìn đồng, tăng 21,7% so với năm 1999, bình quân mỗi năm tăng 8,6%, cao hơn thời kỳ 1996-1999 (6,6%). Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người 1 tháng ở khu vực nông thôn đạt 211 nghìn đồng, khu vực thành thị đạt 461 nghìn đồng (gấp 2,2 lần nông thôn). So với năm 1999, chi tiêu cho đời sống của nhóm các hộ nghèo nhất (chia các hộ thành 5 nhóm theo mức thu nhập) tăng 14%, nhóm các hộ giàu nhất tăng 21,3%. Chi tiêu của nhóm các hộ giàu nhất năm 2001-2002 gấp 4,45 lần so với nhóm các hộ nghèo nhất (con số này năm 1999 là 4,18 lần). Ðáng lưu ý là chi tiêu cho giáo dục, đào tạo bình quân một người đi học một năm đạt 627 nghìn đồng, tăng 14,6% so với giai đoạn 1997-1998. Tuy nhiên, mức chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục có khác nhau giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và các nhóm thu nhập. Ở khu vực thành thị chi tiêu cho giáo dục bình quân 1 người đi học 1 năm đạt 1,255 triệu đồng, gấp 3 lần so với nông thôn. Chi tiêu cho giáo dục bình quân một người đi học trong năm của nhóm hộ nghèo nhất chỉ có 236 nghìn đồng, trong khi nhóm hộ giàu nhất là 1,418 triệu đồng, gấp 6 lần. Chi tiêu bình quân 1 người 1 năm cho giáo dục cao nhất ở miền Ðông Nam Bộ (1,139 triệu đồng) và thấp nhất là vùng Tây Bắc (278 nghìn đồng). Trong chi tiêu, tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống giảm nhưng còn ở mức cao. Chi tiêu cho ăn uống giảm từ 66% năm 1993 xuống còn 63% năm 1999 và 57% năm 2001-2002. Trong thành phần chi tiêu cũng thể hiện sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo. Năm 2001-2002, chi tiêu cho ăn uống trong chi tiêu ở thành thị là 52%, trong khi ở nông thôn là 60%; của nhóm hộ giàu nhất là 50% trong khi nhóm hộ nghèo nhất là 70%. Nhóm các hộ giàu nhất có mức chi không phải ăn uống lớn gấp 7,5 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, trong đó chi về nhà ở, điện nước, vệ sinh gấp 10,4 lần; chi thiết bị và đồ dùng gia đình gấp 7,6 lần; chi y tế sức khỏe gấp 4 lần; chi đi lại và bưu điện gấp 15,8 lần; chi giáo dục gấp 6 lần, chi văn hóa, thể thao, giải trí gấp... 95,4 lần. Năm 2001-2002, số giờ làm việc trung bình một tuần ở thành thị cao hơn nông thôn gần 10 giờ (40,5 giờ so với 30,6 giờ); số giờ làm việc trung bình của nhóm các hộ giàu nhất cao hơn nhóm các hộ nghèo nhất 17 giờ (42,4 giờ so với 25 giờ). Số liệu này thể hiện tình trạng thiếu việc làm đang diễn ra ở các hộ nghèo và ở khu vực nông thôn. Cộng thêm yếu tố tiền công bình quân của lao động thành thị cao hơn lao động nông thôn khoảng 44% (số liệu điều tra năm 1998) là nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp và sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các hộ giàu và nghèo. Lại theo 1 số liệu của Tổng cục Thống kê cho ta thấy được rõ hơn về sự chênh lệch mức sống ở thành thị và nông thôn, có 85% số dân thành thị thuộc hai nhóm ngũ phân vị cao nhất trong khi có tới gần một nửa số dân nông thôn thuộc hai nhóm ngũ phân vị thấp nhất. Chênh lệch trong mức sống giữa thành thị và nông thôn còn được thể hiện rõ qua các đặc trưng về nhà ở như nguồn nước, phương tiện vệ sinh, vật liệu xây nhà, số phòng ngủ và hàng tiêu dùng lâu bền của hộ. thôn dùng nước máy; 92% số dân thành thị có nhà xây bằng vật liệu kiên cố thì con số này ở nông thôn là 67%. Có tới 65% số dân thành thị được sử dụng nước máy trong khi chỉ có 11% số dân nông Phân hóa giàu - nghèo trong xã hội Việt Nam có thể khẳng định chính là phân hóa thành thị và nông thôn. Tác hại của sự phân hóa này có nhiều mặt đáng quan tâm. Thứ nhất, là vấn đề an ninh quốc gia. Vùng nghèo nhất là vùng 1, giáp ranh Trung Quốc, và có nhiều sắc dân thiểu số không phải là dân thành thị. Thứ hai là an ninh xã hội. Một khi phân hóa lớn đến một độ đáng kể, tranh chấp xã hội (giữa nông dân với nhau, và giữa nông dân - dân thành phố) là điều khó tránh. Thứ ba, dân nông thôn tự mình di chuyển về đô thị, tạo ra những bài toán xã hội mới về nhà ở, số người thất nghiệp, và những tệ nạn sinh ra từ nghèo khốn. Mức sinh hoạt kinh tế đô thị sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, với một dân số quá lớn thiếu công ăn việc làm. 2.2. Mất cân bằng về phân bố dân cư và phân bố các hoạt động kinh tế: Dân cư và nguồn lao động nước ta phân bố không đều. Điều đó phụ thuộc vào lịch sử định cư, trình độ phát triển kinh tế -xã hội, mức độ màu mỡ của đất đai, sự phong phú của nguồn nước v.v… Tính chất không đồng đều này thể hiện rõ rệt giữa các vùng và ngay trong nội bộ từng vùng lãnh thổ. Khoảng 80% số dân tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao (đồng bằng sông Hồng 1180 người/km2 – 1999). Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều (TâyNguyên là 67 người/km2, Tây Bắc là 62 người/km2). Tại những vùng trung du và miền núi đang rất cần nguồn lao động để phát triển kinh tế thì dân cư lại thưa thớt, cũng do điều kiện tự nhiên mà khó có thể huy đông được nguồn nhân lực từ những vùng đông dân khác đến. Ở các khu trung tâm, thành thị thi dân cư lại tập trung đông đúc dẫn tới dư thừa lao động. Những đặc trưng của di dân hiện nay, đã khác so với trước đây: Về động lực: việc làm, thu nhập (không nhất thiết là đất canh tác), hôn nhân và đoàn tụ gia đình. Về hướng: nông thôn - đô thị, Bắc - Nam; Về hình thức: đa dạng, di dân kinh tế mới, di dân định canh, định cư, di dân ổn định biên giới và di dân tự phát. Về quy mô di chuyển: ngày càng lớn. Riêng giai đoạn 1961 - 1997, đã có 5,9 triệu dân di chuyển tới các vùng theo dự án. ở Thành phố Hồ Chí Minh, luồng di dân tự do đến không ngừng tăng lên. Thí dụ, trong giai đoạn 1986 - 1990, số dân nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh là 178.196 người; giai đoạn 1994 - 1999: đã tăng lên 415.387 người, và chỉ tính riêng từ ngày 1-4-2002 đến 1-4-2003, con số này đã là 106.197 người. Sau 26 năm từ 1999 đến 2005, dân số Tây Nguyên đã tăng hơn 3 lần, chủ yếu do dân nhập cư. Tây Nguyên trở thành nơi hội tụ dân di cư từ nhiều tỉnh, thành, nhiều dân tộc và nhiều tôn giáo. Hướng di dân cũng đã thay đổi đáng kể, từ nông thôn - nông thôn phía Bắc trước năm 1975 đến di dân Bắc - Nam rồi chuyển sang hướng di dân nông thôn - đô thị và trong nước ra nước ngoài những năm gần đây. Khoảng 10 năm trở lại đây, số phụ nữ lấy chồng nước ngoài khá lớn và có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết hôn với người nước ngoài là một nguyên nhân mới, đáng kể của di dân và đang gây ra những hậu quả phức tạp về các mặt dân số, pháp lý, tâm lý xã hội. Cùng với quá trình công nghiệp hóa đất nước, di cư sẽ ngày càng sôi động. Vì vậy, cần có chính sách phân bố dân số cân đối với tài nguyên môi trường của các vùng kinh tế - sinh thái. Thực hiện việc phân bố dân cư hợp lý giữa các khu vực, vùng địa lý kinh tế và các đơn vị hành chính để khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai, tài nguyên, giải tỏa sức ép dân số quá lớn ở đồng bằng sông Hồng. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đăng ký hộ tịch, hộ khẩu và tách chức năng kinh tế, xã hội ra khỏi "Sổ hộ khẩu". Đẩy mạnh bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản của người di cư nói chung và di dân tự do nói riêng, đặc biệt phòng, chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của người di cư. Phổ biến những kiến thức cần thiết khi di cư (đăng ký hộ khẩu, tìm việc, ký kết hợp đồng lao động, bảo vệ sức khỏe, tiết kiệm, ...). Nêu những tấm gương di cư xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chân chính. Hiện nay các khu đô thị phát triển thi lực lượng lao động tập trung vào đó càng đông đặc biệt là lao động có trình độ kỹ thuật vì vậy nó là điều kiên thúc đẩy sự phát triển về kinh tế nâng cao đời sống của người đân ngược lại các khu trung du, miền núi thì đang cần đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao thì lại không thu hút được. Sự phân bố lực lượng lao động trong ngành cũng không đồng đều. Về mặt cầu, nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay chủ yếu được phân bổ trong khu vực nông nghiệp, nơi kỹ năng, tay nghề, và trình độ của người lao động thường không cần cao. Lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực công nghiệp chỉ chiếm 20% và trong khu vực dịch vụ chỉ chiếm khoảng 26%. Điều này phần nào phản ánh cầu lao động giản đơn, phổ thông ở Việt Nam vẫn còn khá lớn. Đồng thời, phần lớn lao động ở Việt Nam hiện nay đang làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh. Sự phân bố dân cư không đều còn thể hiện giữa thành thị và nông thôn. 76,5% số dân sinh sống ở nông thôn, còn ở thành thị chiếm 23,5% (số liệu năm 1999).Tình hình phân bố dân cư như vậy gây ra những khó khăn cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và việc khai thác nguồn tài nguyên hiện có ở mỗi vùng. Sự mất cân đối về phân bố các hoạt động kinh tế gây ra tình trạng phát triển không đồng đều. Các hoạt động sản xuất công nghiệp mang lại lợi nhuận cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống cho người dân thì lại hầu như tập trung vào các thành phố lớn. Trong khi đó ở nông thôn hầu hết là sản xuất nông nghiệp, ở đây mật độ dân cư phân bố khá đông mà việc tăng tỷ trọng sản lượng nông nghiệp để tăng thêm thu nhập thì không còn hợp lý trong bối cảnh mà đầu tư cho nông nghiệp đang còn ít, cơ sở hạ tầng kém phát triển, quy hoạch không đồng bộ. Theo TS. Đặng Kim Sơn Viện Trưởng Viện Chiến Lược vs Phát Triển Nông thôn cho rằng, một định hướng chiến lược mới cho nông nghiệp, nông thôn phải xây dựng nhằm đảm bảo sự phát triển dài hạn và bền vững trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa của Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng tốc.  Do đó, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn sang các ngành phi nông nghiệp cần gắn bó phối hợp với kinh trế đô thị, công nghiệp, dịch vụ. Trên cơ sở cải thiện môi trường đầu tư ở nông thôn, phát triển thị trường tài nguyên (lao động, vốn, đất, khoa học công nghệ) để phát huy và nuôi dưỡng nội lực của khu vực kinh tế nông thôn.  3 . Tính quy luật của sự phát triển không đồng đều và nguyên nhân: 3.1. Sự phân bố các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực nhân tạo: Những tài nguyên thiên nhiên như dầu lửa, than đá, đất đai, nguồn nước… là những nhân tố thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Sự phân bố các nguồn tài nguyên này không đồng đều. Ở những khu vực được thiên nhiên ưu đãi thì kinh tế và đời sống của người dân tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên cần nhận thức được một vấn đề là nguồn tài nguyên sẽ dần cạn kiệt và không tái tạo được. 3.2. Những khó khăn trong việc điều chỉnh lao động: Sự phát triển kinh tế không thể tách rời nhân tố lao động, có thể nói yếu tố lao động là nhân tố quan trọng nhất của quá trình hoạt động kinh tế. Muốn có sự phát triển đồng đều giữa các vùng lãnh thổ thì phải có sự phân bố đồng đều lực lượng lao động. Trong nền kinh tế thị trường thì thị trường lao động cũng được điều tiết theo cơ chế thị trường. Thị trường lao động sẽ trở nên mất cân bằng khi có một sự thay đổi mới về cơ cấu kinh tế vùng. Xét về mặt lý thuyết, để lấy lại sự cân bằng về lao động, thu nhập và sự phát triển kinh tế giữa các vùng thì có thể điều chỉnh lực lượng lao động bằng cách di dân giữa các vùng. Nhưng trong thực tế vấn đề di dân lại không đơn giản. Có rất nhiều rào cản trong việc di chuyển lực lượng lao động từ vùng này sang vùng khác: + Yếu tố về khoảng cách + Yếu tố về tâm lý + Yếu tố về quan hệ + Các yếu tố khác Vấn đề di cư có 2 đặc điểm quan trọng: Những người ở tuổi 20-35 dễ chấp nhận di cư hơn Những người có học vấn cao hơn dễ chấp nhận di cư hơn Mặc dù việc di cư và di chuyển lao động giúp cho việc lấy lại cân bằng về sự phát triển nhưng thực ra nó lại rất dễ gây ra sự mất cân bằng khác. Vì lực lượng di cư chủ yếu ở lứa tuổi lao động sung sức, khỏe mạnh, lại có học vấn cao nên co thể nói rằng di cư làm mất đi lực lượng nòng cốt của vùng này sang vùng khác và như vậy lại tạo ra sự mất cân bằng mới. 3.3. Vấn đề vốn đầu tư: Sự mất cân bằng giữa các khu vực đô thị với khu vực nông thôn còn chịu nhiều ảnh hưởng mạnh của yếu tố vốn đầu tư. Muốn phát triển kinh tế cho 1 vùng lãnh thổ thì không thể không thu hút và huy động vốn. Các trung tâm tài chính thường đặt ở khu vực đô thị. Với khoảng cách càng xa thì chi phí sử dụng vốn càng lớn và tính an toàn cho vốn càng kém hơn. Đây chính là dào cản cho việc huy động và cung cấp vốn đầ tư cho phát triển các vùng xa. 3.4. Thành tựu của sự đổi mới: Những phát minh mới, kỹ thuật mới, công nghệ mới luôn là động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Nhưng những thành tựu mới này lại không xuất hiện và được đưa vào khai thác đồng đều giữa các vùng lãnh thổ mà nó thường xuất hiện trước các điểm trung tâm rồi dần dần mới lan truyền sang các vùng xung quanh theo dạng thẩm thấu. Do đó càng làm mất cân bằng cho sự phát triển 3.5. Quan hệ giữa mất cân bằng với giai đoạn phát triển kinh tế xã hội: Người ta thấy mức độ mất cân bằng ở các nước khác nhau là khác nhau và phụ thuộc rõ nét vào giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Ở các nước kém phát triển mức độ mất cân bằng chưa lớn. Ở các nước đang phát triển mức độ mất cân bằng rất cao. Còn đối với các nước công nghiệp thì mức độ mất cân bằng giảm đi và đạt đến xu hướng đồng đều 4. Các chính sách thu hẹp khoảng cách phát triển vùng: 4.1. Tạo ra các cực phát triển: Lý thuyết tạo ra các cực phát triển là dựa trên cơ sở lý luận của sự phát triển kéo theo, tức là hiệu ứng đầu tàu của một hoạt động kinh tế nào đó thúc đẩy sự phát triển kéo theo các hoạt động kinh tế khác. Người ta sẽ chọn một hoạt động kinh tế có vai trò chủ đạo phân bố ở một vị trí là đối tượng với các khu vực đã phát triển cao ưu tiên và tạo cơ hội cho nó phát triển. Ví dụ việc phát triển ngành luyện thép sẽ kéo theo cá ngành khác như khai thác than sản xuất cấu kiện thép, sản xuất thép xây dựng… Nhờ có chính sách ưu đãi mà kinh tế chủ đạo đó phát triển nhanh chóng và là ngòi nổ cho các ngành kinh tế khác trong vùng. Sự phát triển của vùng mới này sẽ làm cân bằng lại mặt bằng trình độ phát triển của quốc gia. 4.2. Cân bằng mạng lưới đô thị: Chính sách cân bằng mạng lưới đô thị là dung các biện pháp bao gồm cả các biện pháp hành chính, luật pháp và kinh tế để phân phối lại sự phát triển cho các vùng, chủ yếu là tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực phát triển cho các vùng chậm phát triển. Việt Nam đang từng bước xây dựng một mạng lưới đô thị hoàn chỉnh, có cơ cở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế. Theo đó, định hướng phát triển chung không gian đô thị cả nước theo hướng bảo đảm phát triển hợp lý các vùng đô thị hóa cơ bản giữa 6 vùng kinh tế - xã hội quốc gia, giữa miền Bắc, miền Trung và miền Nam; giữa phía Đông và phía Tây; gắn với việc phát triển các cực tăng trưởng chủ đạo và thứ cấp quốc gia, đồng thời bảo đảm phát triển theo mạng lưới, có sự liên kết tầng bậc theo cấp, loại đô thị. Các đô thị lớn, đô thị cực lớn như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ... được tổ chức phát triển theo mô hình chùm đô thị, đô thị đối trọng hoặc đô thị vệ tinh có vành đai bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái. Tổng thể kiến trúc cảnh quan của mỗi vùng và đô thị phải có bản sắc riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên, dân số - xã hội, trình độ khoa học, kỹ thuật, truyền thống văn hóa lịch sử của địa phương và các yêu cầu phát triển mới. Đặc biệt quan tâm đến kiến trúc các đô thị là trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế như: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; bảo vệ, tôn tạo kiến trúc cảnh quan tại các đô thị di sản, đô thị đặc thù như Huế, Hội An, Đà Lạt, Sa Pa; các khu phố cổ, phố cũ; các di sản lịch sử, văn hóa và các công trình kiến trúc cảnh quan có giá trị... Theo lộ trình thực hiện, từ nay đến 2015 ưu tiên phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng đô thị lớn và các khu kinh tế tổng hợp đóng vai trò là cực tăng trưởng chủ đạo cấp quốc gia. Từ năm 2016 đến 2025 ưu tiên phát triển các vùng đô thị hóa cơ bản, giảm thiểu sự phát triển phân tán, cục bộ; đầu tư xây dựng, nâng cấp các đô thị đóng vai trò là trung tâm vùng, tiểu vùng. Giai đoạn từ năm 2026 đến 2050 chuyển dần sang phát triển theo mạng lưới đô thị. Theo dự báo đến năm 2025, tổng số đô thị cả nước khoảng 1.000 đô thị; trong đó, đô thị từ loại I đến đặc biệt là 17 đô thị, đô thị loại II là 20 đô thị; đô thị loại III là 81 đô thị, đô thị loại IV là 122 đô thị, còn lại là các đô thị loại V. Khoảng 52 triệu người sẽ sống tại đô thị. 4.3.Một số chính sách khác: 4.3.1. Tạo ra các động cơ phát triển bằng trợ cấp và trợ giá của chính phủ: Các hỗ trợ của Chính Phủ nhằm: Khuyến khích đầu tư và thu hút vốn đầu tư phát triển cho các cực phát triển Hỗ trợ và khuyến khích tạo thêm việc làm mới Trợ giá cho năng lượng và giao thong vận tải -Một trong nhứng lý do làm cho khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng có khoảng cách là vấn đề thu hút vốn đầu tư, ở thành thị có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư hơn tại vì có rất nhiều chọn lựa để đầu tư và khả năng sinh lời rất cao, còn ở nông thôn các nhà đầu tư không mặn mà lắm bởi vì có nhiều dào cản, vốn đầu tư lớn và khả năng sinh lời lại thấp. Vì vậy khu vực này cần có những lực hút mạnh hơn. Theo Viện Nghiên cứu, quản lý kinh tế T.Ư, giai đoạn 2003 - 2007, con số đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam là 113 nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư của Nhà nước, chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu của khu vực nông nghiệp. Cả nước có 39.414 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm 30% số doanh nghiệp toàn quốc. Tuy nhiên số doanh nghiệp thật sự hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm, thủy sản chỉ là 1.454 doanh nghiệp, với tổng nguồn vốn đầu tư 32,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 6% tổng số vốn của khu vực doanh nghiệp nông thôn và 0,9% tổng số vốn của doanh nghiệp cả nước. Trong đó, chỉ 12,9% doanh nghiệp có vốn đầu tư hơn mười tỷ đồng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng rất hạn chế. Giai đoạn 1998 - 2008, có 966 dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn với tổng số vốn hơn 4,7 tỷ USD, chiếm 10% dự án trong lĩnh vực nông nghiệp và chỉ chiếm 3,3% số dự án FDI đầu tư trong cả nước. Những con số đó phần nào nói lên thực trạng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam trong tình hình hiện nay còn rất thiếu và yếu. Mặc dù thời gian qua, Nhà nước, Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình về chính sách nông nghiệp, nông thôn, nhưng kết quả vẫn chưa như mong muốn. Nguyên nhân lớn nhất là các chính sách vẫn chưa đủ mạnh để khuyến khích các doanh nghiệp về với nông thôn. Bởi điều đầu tiên khi đầu tư mà các doanh nghiệp tính đến là lợi nhuận thì khu vực kinh tế nông thôn chưa đáp ứng được. Thị trường eo hẹp, sức mua yếu, trong khi cả đầu vào và đầu ra cho sản phẩm hàng hóa đều khó khăn như lao động tay nghề thấp, nguyên liệu không ổn định, cộng với chi phí giá thành vận tải, điện nước lại ở mức cao. Hơn nữa, mặt bằng kinh doanh cũng không dễ dàng, trong khi nhiều doanh nghiệp đòi hỏi có vùng nguyên liệu lớn thì đất đai ở khu vực nông thôn lại phân tán nhỏ lẻ, khó tích tụ... Hàng loạt những khó khăn trên đã trở thành những rào cản trên con đường về nông thôn của không ít doanh nghiệp, dù có thiện chí và tâm huyết. Giải pháp đột phá Giữa tháng 5-2009, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành về đề án "Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn". Theo đó, đề án sẽ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng, tập trung vào các biện pháp chính sách nhằm thu hút và khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp và nông thôn. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, vào khu vực dịch vụ cho nông nghiệp, nông thôn,... nhằm tăng thu nhập, tạo nhiều việc làm và góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn. Theo đề án, chính sách thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 26/NQ-T.Ư của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tập trung nghiên cứu những trở ngại đối với việc đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn; nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ trực tiếp, có hiệu lực nhanh cho các nhà đầu tư tiềm năng đầu tư vào khu vực này, trong đó hai lĩnh vực được ưu tiên là vốn và đất đai; tập trung các biện pháp trợ giúp các nhà đầu tư nhỏ và vừa. Để triển khai hiệu quả đề án này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo, Viện Nghiên cứu, quản lý kinh tế T.Ư soạn thảo dự thảo nghị định, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đối tượng tập trung của nghị định là các doanh nghiệp theo ba nhóm: Các doanh nghiệp đang hoạt động ở nông thôn, doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp không ở nông thôn nhưng có dự án tại đó. Các chính sách khuyến khích sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên có chia ra các lĩnh vực ngành nghề được đặc biệt khuyến khích đầu tư và các lĩnh vực ngành nghề khuyến khích đầu tư. Về địa bàn, nghị định cũng phân ra các nhóm dự án nông nghiệp đầu tư tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn và các nhóm dự án nông nghiệp tại các khu công nghiệp, khu kinh tế và cụm công nghiệp. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Giám đốc Trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo Nguyễn Đình Tài cho biết: Ưu đãi hàng đầu đối với doanh nghiệp là tín dụng vì hầu hết các doanh nghiệp nông thôn đều rất thiếu vốn. Tiếp đến là chính sách hỗ trợ lãi suất. Ngân hàng thương mại sẽ được rót tiền từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ các dự án này. Điều đáng nói là chính sách này sẽ được thực hiện lâu dài, và cũng mở rộng các dự án được tiếp nhận. Riêng về thuế, các doanh nghiệp sẽ được nhận mức thuế ưu đãi cao nhất, mức miễn giảm cũng cao nhất... Ngoài ra còn có các chính sách hỗ trợ khác như, hỗ trợ tiền quảng cáo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiền thuê tư vấn, chuyển giao công nghệ, đặc biệt hỗ trợ cước phí vận tải cho các doanh nghiệp vùng sâu, vùng xa... có thể lên tới 50%. Kinh phí đào tạo công nhân, nông dân của các doanh nghiệp cũng được tính toán để bù ở mức cao, lên đến 80%. Khi được hỏi về kỳ vọng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ nghị đị._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26167.doc
Tài liệu liên quan