Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN TRẦN THỊ KIM LOAN LỚP DH5C1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TÌM HIỂU VỀ TỪ LÁY TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ Giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ. TÔ THỊ KIM NGUYÊN Long Xuyên, 5 - 2008 MỤC LỤC NỘI DUNG........................................................................................TRANG Phần I. Dẫn luận.............................................................................................1

pdf84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4884 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lý do chọn đề tài ...................................................................................1 II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................2 III. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................8 IV. Khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu.............................................8 V. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................9 VI. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................9 VII. Phương pháp nghiên cứu...................................................................9 1. Phương pháp đọc sách và tài liệu ....................................................9 2. Phương pháp thống kê.....................................................................9 3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ....................................................9 4. Phương pháp so sánh đối chiếu .......................................................9 5. Phương pháp thay thế ....................................................................10 VIII. Bố cục luận văn..............................................................................10 IX. Quy ước của đề tài............................................................................10 Phần II. Nội dung nghiên cứu......................................................................11 Chương I. Cơ sở lý luận...............................................................................11 I. Một số vấn đề xung quanh từ láy ........................................................11 II. Phân loại từ láy ..................................................................................12 III. Chức năng của từ láy ........................................................................17 1. Chức năng miêu tả .........................................................................17 2. Chức năng bộc lộ ...........................................................................18 3. Chức năng thay thế ........................................................................18 IV. Nghĩa của từ láy................................................................................18 1. Nghĩa tổng hợp khái quát ..............................................................18 2. Nghĩa sắc thái hoá .........................................................................18 3. Nghĩa của các khuôn vần láy.........................................................19 V. Nhận diện từ láy.................................................................................20 VI. Phân biệt từ láy với từ ghép..............................................................22 VII. Vài nét về những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư .....................23 1. Nội dung ........................................................................................23 2. Từ láy, một trong những phương tiện thể hiện quan trọng trong những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư................................24 Chương II. Giá trị biểu hiện của từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư .......................................................................................................27 I. Thống kê và phân loại .........................................................................27 1. Thống kê ........................................................................................27 2. Phân loại ........................................................................................27 II. Tác dụng biểu hiện của các từ láy .....................................................31 1. Bức tranh nông thôn Nam Bộ chân thực, sinh động, giàu màu sắc..................................................31 2. Con người Nam Bộ chân chất, thật thà, giàu tình cảm .................36 Chương III. Nghệ thuật sử dụng từ láy của Nguyễn Ngọc Tư ....................41 I. Dùng từ láy với tần số cao...................................................................41 II. Biến đổi các yếu tố cấu tạo của từ láy ...............................................48 1. Biến đổi về mặt ngữ âm.................................................................48 2. Biến đổi về mặt ý nghĩa.................................................................49 3. Biến đổi về mặt cấu tạo .................................................................51 III. Sự kết hợp khéo léo các từ láy trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ...................................................................................................................51 Phần III. Kết luận.........................................................................................53 Phụ lục 1 ......................................................................................................54 Phụ lục 2 ......................................................................................................55 Phụ lục 3 ......................................................................................................63 Tài liệu tham khảo .......................................................................................80 Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 1 PHẦN I. DẪN LUẬN I. Lý do chọn đề tài 1. Nguyễn Ngọc Tư là cây bút trẻ của VHVN nói chung và Văn học Đồng Bằng sông Cửu Long nói riêng. Tác giả này đang là một hiện tượng văn học trong những năm gần đây và là một tác giả có tài năng. Mặc dù mới bước vào làng văn nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã đạt được những thành công khá lớn qua một số giải thưởng. Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi hai mươi lần hai – “Ngọn đèn không tắt” 2000. Giải B hội nhà văn VN – Tập truyện “Ngọn đèn không tắt” 2001 Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNTVN – Tập truyện “Ngọn đèn không tắt” 2000. Giải thưởng của hội nhà văn 2006 – Tập truyện “Cánh đồng bất tận”. Một trong “Mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003” do Trung ương Đoàn trao tặng. Đã sáng tác nhiều thể loại như truyện ngắn, bút ký, tạp bút,…phản ánh cuộc sống của con người và vùng đất Nam Bộ. Đã xuất bản nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Ngọn đèn không tắt (Tập truyện – Nxb Trẻ 2000) Ông ngoại (Tập truyện thiếu nhi – Nxb Trẻ 2001) Biển người mênh mông (Tập truyện – Nxb Kim Đồng 2003) Giao thừa (Tập truyện – Nxb Kim Đồng 2003) Nước chảy mây trôi (Tập truyện và ký – Nxb Nghệ thuật TP.HCM 2004) Cánh đồng bất tận (Tập truyện – Nxb Trẻ 2005) Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Tập truyện – Nxb văn hóa Sài Gòn 2005) 2. Những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã và đang gây ảnh hưởng đến dư luận trong và ngoài nước. Bắt đầu từ tập truyện Cánh đồng bất tận khi mới xuất bản đã bị Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy Cà Mau kiểm điểm và người đã kịch liệt lên án, phản đối tác phẩm này là ông Vưu Nghị Lực. Vấn đề này càng làm độc giả quan tâm và gây hứng thú tìm hiểu từ đó dẫn đến nhiều luồng ý kiến khác nhau xung quanh tập truyện tạo nên một không khí tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn và tạp chí trong thời gian gần đây. 3. Từ lâu văn học Nam Bộ chỉ đóng khung trong một khuôn khổ hạn hẹp với tên tuổi một số tác giả trước đó như Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Anh Đức, điều này không tạo ra được sự phong phú cho nền Văn học Nam Bộ. Gần đây Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện đã tạo được một diện mạo mới cho VH vùng đất này thực hiện được chức năng phản ánh hiện thực sâu sắc và cùng với những cách tân về hình thức đã làm phong phú thêm cho VHVN thời kỳ mới. Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 2 4. Khi đọc những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư cũng như các độc giả khác chúng tôi cũng có những ý kiến của mình xoay quanh tác phẩm này. Khi tiến hành nghiên cứu những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư theo phương pháp gắn liền hai bình diện nội dung và hình thức chúng tôi nhận thấy về nội dung của tập truyện Cánh đồng bất tận đến nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất nên quyết định bỏ qua. Điều quan trọng là trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy trong tập truyện này tác giả sử dụng từ láy với mật độ rất cao và có những từ dùng độc đáo. Cũng chính vấn đề này đã gây hứng thú cho chúng tôi đi đến quyết định đứng trên góc nhìn của ngôn ngữ học nghiên cứu về một trong những hình thức thể hiện tác phẩm cụ thể là TÌM HIỂU VỀ TỪ LÁY TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ. 5. Hơn nữa từ láy là một lớp từ đặc biệt chỉ có trong tiếng Việt và từ lâu đã được rất nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập những vấn đề về từ loại này. Khi tiến hành thực hiện đề tài này chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về một số vấn đề về từ láy và khả năng thực tế sử dụng của chúng qua một tác phẩm cụ thể. II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1. Những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư mang lại giá trị phản ánh xã hội rất chân thành và sinh động, có sức mạnh tác động rất lớn đến người đọc. Độc giả có thể tìm thấy sự gần gũi và thông cảm với các nhân vật trong truyện của tác giả trẻ này. Nhưng chính vì tác phẩm này ra đời trong hoàn cảnh độc giả có quyền phát huy tối đa quyền dân chủ hóa của mình vì thế không phải ai cũng có thái độ thông cảm với Nguyễn NgọcTư nên giá trị của nó ít nhiều đã không được nhìn nhận đúng thực tế. Thế nên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi không khỏi bất ngờ trước vô vàn những ý kiến khác nhau xung quanh những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Nhưng tựu chung lại các ý kiến tranh luận đều xoay quanh ba vấn đề, chủ yếu là tư tưởng, nội dung và hình thức. 1.1 Đánh giá về mặt tư tưởng: các ý kiến này tập trung đánh giá về mặt tư tưởng trong những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là chính. Ngay khi tập truyện Cánh đồng bất tận mới ra mắt công chúng đã bị lên án và đề nghị kiểm điểm một cách gắt gao qua cách đánh giá của ông Vưu Nghị Lực hiện là Giám Đốc Sở Văn hóa thông tin Cà Mau, hội viên hội VHDGVN, (báo Tuổi Trẻ số ra ngày 9/4/2006), ông cho rằng Nguyễn Ngọc Tư đã “phỉ nhổ” vào cánh đồng một cách “tàn tệ” vì theo suy nghĩ của ông “cánh đồng là một biểu tượng văn hoá nhạy cảm đối với người Việt”. Hầu như tất cả những nội dung trong truyện Cánh đồng bất tận đều tập trung vào những cái xấu xa, khó chấp nhận, nên ông Vưu Nghị Lực đã quy tác phẩm này về hướng vô giá trị, phi nhân bản, thiếu tính hiện thực và “phản động”. Thậm chí ông còn cho rằng những tác phẩm này là “bệnh hoạn, lưu vong” và “tất cả chỉ như chó và tệ hơn vịt” là “độc ác, dâm ô”. Nếu đứng dưới cái nhìn khách quan thì chẳng qua là vì ông Vưu cũng xuất phát từ tấm lòng nhân đạo yêu thương con người, không muốn và đau lòng khi nhìn thấy những số phận và những nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư sao bi đát và đau thương quá, chính vì vậy mà ông muốn lên tiếng phản đối tư tưởng của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện Cánh đồng bất tận. Để thuyết phục và xây dựng cơ sở cho những lời nói của mình có căn cứ ông Lực đã đưa ra những dẫn chứng về các tác phẩm có giá trị tố cáo xã hội phong kiến Việt Nam đương thời như Tắt Đèn, Chí Phèo để so Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 3 sánh với truyện của Nguyễn Ngọc Tư, mặc dầu có giá trị tố cáo xã hội cao nhưng các tác phẩm ấy cũng đã là quá khứ, nếu đặt trong hoàn cảnh xã hội hiện tại như bây giờ thì quả là không phù hợp vì văn học không bao giờ tách khỏi hoàn cảnh lịch sử xã hội. Một tác phẩm viết ra để phản ánh chế độ phong kiến không thể giống với một tác phẩm phản ánh những thay đổi trong thời kỳ hội nhập kinh tế theo xu hướng quốc tế hóa được. Và chẳng lẽ trong xã hội hiện nay không còn những số phận như thế sao mà không thể viết như vậy. Xét cho cùng cả vị lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh ủy này và tác giả Nguyễn Ngọc Tư đều gặp nhau ở một điểm đó là tất cả đều trân trọng và thông cảm đối với những số phận con người bất hạnh trong xã hội nhưng vì cách thẩm định, đánh giá của ông Vưu Nghị Lực không trùng hợp với cách thể hiện của Nguyễn Ngọc Tư nên đã dẫn đến những mâu thuẫn quá lớn tạo ra một không khí tranh luận, góp ý vô cùng căng thẳng. Bản thân cũng là một nhà lãnh đạo tạp chí Sông Hương, là Phó chủ tịch hội văn nghệ Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Khắc Phê (đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 10/4/2006) đánh giá về mặt tư tưởng của Nguyễn Ngọc Tư thể hiện trong Cánh đồng bất tận hoàn toàn ngược lại với ý kiến đánh giá của ông Vưu Nghị Lực. Theo Nguyễn Khắc Phê thì đây là một tác phẩm “tích cực” vì “Nguyễn Ngọc Tư không hề cổ động cho những cái xấu mà chính nhờ phơi bày những cái đó mà chúng ta càng thấy sự cấp bách phải xoá bớt sự bất công, thiệt thòi về nhiều mặt của những người dân ở nông thôn hẻo lánh, ở vùng sâu vùng xa” và đó cũng là vấn đề mà “Đảng nên nhìn nhận và giải quyết”. Tôn trọng ý kiến của mọi người ông Nguyễn Khắc Phê cho rằng “ai cũng có quyền chê hay khen một tác phẩm” nhưng trước một sự kiểm điểm quá gay gắt như vậy thì ông đã đưa ra đề nghị dừng việc kiểm điểm nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “vì đây là việc làm giảm uy tín của Đảng nhất là khi Đảng ta đang qua tâm nâng cao tầm trí tuệ của mình”. Và vấn đề mà ông Lực thắc mắc rằng “có một thứ cánh đồng của ngày hôm nay như thế sao?” thì Nguyễn Khắc Phê đã chỉ ra “chức trách của nhà văn là phải tưởng tượng, hư cấu mọi điều có thể xảy ra”. Ông không quên khích lệ nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư “càng không vì sức ép này nọ mà bẻ cong ngòi bút”. Đây là một ý kiến đánh giá hết sức chân thành và thông cảm của ông Nguyễn Khắc Phê và cũng là một sự động viên rất lớn cho nhà văn có thêm lòng tin và nghị lực tiếp tục sáng tác. Phùng Hoài Ngọc, trưởng bộ môn Ngữ văn Trường Đại học An Giang cho ý kiến về hình ảnh cánh đồng trước những lời nhận xét quá gay gắt của ông Vưu Nghị Lực, rằng đó không phải là một cánh đồng cụ thể ở vùng đất Cà Mau nữa mà đã trở thành một biểu tượng mang tính khái quát cho những cánh đồng ở đâu đó, ở những nơi còn có những số phận con người như vậy. Và Phùng Hoài Ngọc hoàn toàn phủ nhận ý kiến cho rằng Nguyễn Ngọc Tư đã “phỉ nhổ” vào cánh đồng mà ngược lại “cô thương xót biết bao cánh đồng quê hương”, ngoài ra ông còn đánh giá về nghệ thuật của cây bút nữ này khi “cô sáng tạo hình tượng nghệ thuật với một phương pháp xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lý tinh tế, điêu luyện để nhắc người ta nhớ đến những số phận bất hạnh”. Ý kiến này đã góp phần rất nhiều vào việc làm cho người đọc có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đặc biệt là về mặt tư tưởng. Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 4 Mặc dù cùng đứng trên lập trường tư tưởng để đánh giá nhưng các nhà lãnh đạo chính trị, lãnh đạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật đều có những ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau. Nhưng nhìn chung những nhà lãnh đạo này đều đóng góp trên tinh thần chân thành, hợp lý. 1.2 Đánh giá về mặt nội dung: những ý kiến này chủ yếu là của các nhà nghiên cứu văn học trong và ngoài nước quan tâm đến nội dung tác phẩm, bên cạnh đó còn có ý kiến của những nhà văn quan tâm góp ý về nội dung Sự ảnh hưởng của tập truyện Cánh Đồng Bất Tận khá lớn và rộng rãi, không những trở thành một sự kiện văn học trong nước mà còn trở thành một vấn đề đáng quan tâm đối với những nhà nghiên cứu văn học ở nước ngoài. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Úc), (đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 12/4/2006) là người rất am hiểu về đời sống của con người ở Đồng bằng sông Cửu Long trong xã hội hiện nay và theo điểm nhìn xã hội học ông đã lý giải những hiện tượng hiện hữu trong tập truyện Cánh Đồng Bất Tận như một sự thực hiển nhiên và sự thực này đã tạo ra “những dòng văn rất đẹp”. Nguyễn Văn Tuấn đánh giá rất cao nội dung của tập truyện trong vấn đề phản ánh những mâu thuẫn mang tính chất xã hội. Việc Nguyễn Ngọc Tư miêu tả cuộc sống con người đầy nhục dục và vô đạo đức như vậy đó tất cả chẳng qua là sự hư cấu và “đó là một thông điệp mang tính nhân bản”. Ông cho rằng nếu trước đây nhiều người vẫn còn nhận định “văn xuôi ở Đồng Bằng sông Cửu Long chỉ ở mức làng nhàng, tác phẩm thường sa vào kể lể, miêu tả mà thiếu sức gợi cảm, thừa ngô nghê mà thiếu tự nhiên” đây cũng là một nguyên nhân chính làm cho văn học Đồng Bằng sông Cửu Long “thiếu vắng những tác phẩm có tính tầm vóc”. Khi tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện đã “gây ấn tượng lớn trong lòng người yêu văn chương” mặc dù đó “chưa phải là một tác phẩm lớn”. Ông đã nhận định “Nguyễn Ngọc Tư đã góp phần đưa văn học trong vùng ra khỏi cái khuôn sáo ngô nghê mà thiếu tự nhiên”. Ông Phạm Xuân Nguyên công tác ở viện văn học (đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 11/4/2006) nhận xét văn của Nguyễn Ngọc Tư “dữ dội và nhân tình” và Nguyễn Ngọc Tư “đã có cái nhìn mới trong cái nhìn mới chung của thế hệ mình” và “đã thành công” qua những tác phẩm của mình. Nhận xét của ông rất ngắn gọn nhưng mang tính tổng hợp cao, có thể nói lên được giá trị của tác phẩm và tài năng của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng khẳng định những vấn đề xoay quanh tác phẩm đã và đang xảy ra như một sự tất yếu vì “một tác phẩm khi đến với độc giả mà gây được ý kiến, dư luận nhận xét, đánh giá nhiều chiều, thậm chí trái ngược nhau là điều bình thường”, ông khuyên “một nhà văn trẻ như Nguyễn Ngọc Tư cần bình tĩnh lắng nghe các ý kiến khác nhau, để phân tích, suy nghĩ tìm đường đi cho mình”. Còn nhà văn Dạ Ngân phát biểu “văn học Nam Bộ mà có Nguyễn Ngọc Tư là cao thêm mấy tấc nữa rồi” và Dạ Ngân cho rằng “không thể so sánh một tác phẩm văn học với hiện thực một cách máy móc”. Nhà văn Hữu Thỉnh kêu gọi một thái độ góp ý “chân tình, đầm ấm” vì theo ông “Nguyễn Ngọc Tư là một người tha thiết yêu quê hương, không có lý gì cô lại xúc phạm đến quê hương và những người dân xung quanh mình” và vấn đề nhà văn hư cấu là “hoàn toàn có quyền”. Vấn đề ở đây theo nhà văn đó là “vấn đề ứng xử với một tác phẩm văn chương”, ông cũng không phủ nhận là “tác Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 5 phẩm còn có những chỗ bất cập, non nớt bởi nó là một truyện ngắn vạm vỡ của một tác giả còn rất trẻ”. Một nhà văn khác cũng rất nổi tiếng và có uy tín đó là nhà văn Chu Lai, ông không ngớt lời khen “Nguyễn Ngọc Tư là một cây viết đặc biệt của miền Tây Nam Bộ, một tài năng văn học hiếm có của Việt Nam”. Qua những ý kiến đánh giá trên có thể thấy rằng có ý khen, có ý chê, thậm chí là lên án tập truyện này, có đề cập đến tư tưởng, nội dung, hình thức nghệ thuật nhưng nội dung và tư tưởng là chính. Xét cho cùng những ý kiến bảo vệ và tán thành Nguyễn Ngọc Tư được đa số ủng hộ tạo nên một sự khích lệ rất lớn cho tác giả. Thật không đơn giản khi đưa ra ý kiến đánh giá cho tác phẩm này bởi nó chứa nhiều ý nghĩa, nhiều vấn đề tế nhị thuộc về vùng vô thức của con người nên cách đánh giá rất khác nhau. Nhưng nếu chúng ta đánh giá sai lầm sẽ rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến vấn đề đổi mới trong văn học nghệ thuật và làm thui chột tài năng đang nở rộ của một nhà văn trẻ. 1.3. Đánh giá về mặt hình thức: Chủ yếu là ý kiến của Huỳnh Công Tín đã đưa ra những nhận xét đầy đủ về cả mặt nội dung và hình thức của tập truyện. Điều đầu tiên là đến với văn của Nguyễn Ngọc Tư ông tìm thấy ở đó một nguồn tài liệu phong phú về ngôn ngữ thuần chất Nam Bộ, không pha tạp và cả không gian Nam Bộ với những loại cây: bần, đước, sú, vẹt, ôrô,.. những tên riêng: Xẻo Rô, Lung Lớn, Gò Cây Quao,…những tên ấp, tên làng, tên chợ: Cái Nước, Trảng Cỏ, Mút Cà Tha, Xóm Kinh Cụt… , cách gọi tên theo thứ và cách ứng xử của những nhân vật: Tư Nhớ, Năm Nhỏ, Sáu Đèo,…tất cả đều rất bình dị, dân dã và đặc biệt là đậm chất sông nước Cửu Long. Những hình thức này mang tính nội dung một cách rõ rệt, qua đó thể hiện được tính cách chân chất, bình dị của người Phương Nam với những nghề nghiệp đặc thù gần như đã trở thành truyền thống gắn liền với sông nước: nghề nuôi vịt chạy đồng, đi ghe, làm ruộng,…qua đó tác giả đưa nhận xét “vùng đất và con người Nam Bộ trong các sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ”. Một nhận xét khác của Huỳnh Công Tín về nội dung “truyện của chị đa phần dừng lại ở những tình cảnh gia đình nghèo, đề cập đến số phận buồn của những con người nhỏ bé, những nông dân chân chất với những ước mơ và cuộc sống hết sức bình dị đời thường rất đáng cảm thông, trân trọng, nhưng đôi khi cuộc đời nghiệt ngã cũng không cho họ được như ý” và “đề cao nhân phẩm của những con người lao động nghèo. Họ thiếu thốn tiền bạc, nhưng không nghèo tình nghĩa mà lại giàu nhân cách, trách nhiệm” đó là trường hợp của ông già Năm Nhỏ trong truyện Cải ơi! là một người có trách nhiệm và giàu nhân cách vì không muốn bị tiếng oan là giết con riêng của vợ nên ông đã lặn lội tìm con bằng mọi cách để chỉ muốn nói với con rằng “về đi con ơi, đôi trâu có sá gì!”. Mỗi một truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều có những giá trị nhân đạo nhất định và làm người đọc đôi lúc không khỏi xúc động trước cảnh nhà của ba cha con ông Chín “sống hẳn trên ghe” trong truyện Nhớ sông, tình cảm gắn bó gia đình giữa họ hết sức thiêng liêng và cảm động. Nội dung trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư rất phong phú, bên cạnh thái độ trân trọng, yêu thương đối với những số phận con người bé nhỏ chấp nhận những bất công ngang trái của cuộc sống còn đề cập đến tình yêu ở nông thôn với những ước mơ thật đằm thắm, giản dị của nhân vật Huệ trong truyện Huệ lấy chồng chỉ mong lấy được người mình yêu để ngày ngày Thi đi dạy về với nồi canh chua bông súng, cá sặc kho khô đã Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 6 chờ sẵn nhưng sự đời trớ trêu ngang trái đã cướp đi ước mơ thật nhỏ nhoi của cô gái trẻ này khi Thi buộc phải lấy người con gái khác trong nghẹn ngào, đau đớn. Một nội dung không kém phần quan trọng trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư rất đáng quan tâm và đây cũng là chủ đề đã được thể hiện rất thành công bởi những cây bút hiện thực phê phán bậc thầy trong giai đoạn Văn học 1930 – 1975 đó chính là chủ đề tha hóa. Vấn đề này đã được Nguyễn Ngọc Tư đề cập trong một số truyện như Nỗi buồn rất lạ, Cánh đồng bất tận,…trên mọi bình diện, từ thành thị đến nông thôn từ những người nông dân bình thường đến những người có chức quyền trong xã hội với một thái độ rất chân thành và không ngại phanh phui để nhìn thấy sự thật. Huỳnh Công Tín nghĩ rằng những ý kiến lên án Nguyễn Ngọc Tư là “quá đáng”. Nhưng tác giả Huỳnh không đi sâu vào nhận xét vấn đề tha hóa mà chỉ tập trung vào sự thể hiện toàn cảnh bức tranh Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư bằng những hình thức hết sức đa dạng, phong phú và Huỳnh Công Tín còn đánh giá cao “khả năng miêu tả tâm lý ở người và vật của chị tỏ ra khá sắc sảo”. Trong truyện Cái nhìn khắc khoải Nguyễn Ngọc Tư không những thể hiện thành công nội tâm của nhân vật chính qua ánh mắt mà còn thể hiện tính cách nhân vật qua những mẫu đối thoại giữa con vịt xiêm tên Cộc và ông già, khi ông già la “Cộc, bị đòn nghen mậy” thì “nó đủng đỉnh quay đi” và khi người đàn bà thốt lên “trời! vịt gì mà khôn quá vậy?” “con vịt ngoắc ngoắc cái đầu lại, ý nói, vịt xiêm chứ vịt gì, thiệt tình”. Hay trong câu truyện đượm màu sắc buồn bã của ngôi Nhà cổ, ông Huỳnh nhận định rằng “có những chi tiết chắt lọc, kèm với những phân tích, nhận xét ngắn gọn đủ cho người đọc nhận diện tâm lý, tính cách của từng con người ở trong Nhân Phủ”. Đó là câu chuyện hai anh em cùng thương một người con gái chung nhà, tác giả không cần tốn nhiều công sức cho việc phân tích tâm lý mà chỉ bằng vài dòng miêu tả hành động đã nói lên được tâm trạng của nhân vật một cách ngắn gọn, sâu sắc, tế nhị và ấn tượng “khi chú em ốm ròm, nhịn ăn sáng mặt mày xanh ẻo cắc củm dành tiền tha về cho chị Thể nào là kẹp tóc, vòng bạc, dép giày,…còn “ông anh thì chẳng mua gì, thấy chị vo cơm thì nhảy vào thổi lửa, thấy chị sắp giặt đồ anh xách nước để sẵn mấy thùng. Những buổi sớm mai hai người cùng nhau xào nhân, nhồi bột hấp bánh bao. Khói quây lấy cả hai, khói thơm ngây dại mùi lá dứa. Người em thức sớm học bài thấy cảnh đó đọc lung tung những câu chẳng có nghĩa gì” [Nguyễn Ngọc Tư. 2005. Cánh đồng bất tận. 65]. Còn có những truyện qua lời đối thoại của nhân vật người đọc có thể rút ra những triết lý nhân sinh bổ ích và những cách nói này đặc chất Nam Bộ, chúng ta hãy suy nghĩ về triết lý của ông già Sáu Đèo trong truyện Biển người mênh mông “đừng nuôi sáo, nuôi sáo kết cục rồi cũng chia li hà, nó hay sổ lồng, chết yểu. Kiếm thứ dân dã mà nuôi, để nhớ quê nhớ gốc rễ mình, để đi đâu cũng muốn về nhà”[Nguyễn Ngọc Tư. 2005. Cánh đồng bất tận.108]. Trước khi tiếp tục ra đi giữa “biển người mênh mông” để tìm người vợ đã ra đi ông dặn Phi “con bìm bịp này ăn tạp lắm, nó khoái ăn cá ươn, cá chết…đừng chấp chê mấy thứ hư thúi đó, cho dù ăn gì thì nó cũng kêu hay, như con người ta vậy, nhìn nhau phải nhìn mặt tốt của nhau” [Nguyễn Ngọc Tư. 2005. Cánh đồng bất tận. 110]. Theo như ông Huỳnh khẳng định thì “ngôn từ trong tất cả truyện ngắn của chị, từ ngôn ngữ dẫn chuyện đến ngôn ngữ nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật, đều khá thuần chất Nam Bộ. Số lượng từ ngữ Nam Bộ được dùng trong tác phẩm của chị khá lớn. Đặc điểm này tạo nên ở chị văn phong riêng mà nhiều người cảm thấy yêu thích. Trong các truyện của chị có rất nhiều Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 7 từ ngữ địa phương Nam Bộ được sử dụng khá thích hợp, thậm chí có những từ rất đắc phản ánh được đặc trưng của một vùng quê Nam Bộ” như “áo bà ba”, “bình bát”, “bông súng”, “dừa nước”, “dây thun”,…. Những từ miêu tả sinh hoạt như: “đơm nút”, “giăng mùng”, “lặn đất”,…. Biểu đạt những trạng thái, tính chất như “bằn bặt”, “buồn hiu”, “cà chớn”, “im re”, “trớt he”,…. Những từ biến âm có rút gọn như “bi nhiêu”, “hong”, “hỏng dè”, “mơi mốt”, “thí mồ”,….Cách diễn đạt kiểu Nam Bộ như “bảnh thiệt”, “đã thiệt hé”, “điệu này”, “vậy he”, “mùi rụng rún”, “mừng húm”,….Những tình thái từ có màu sắc Nam Bộ như “hen”, “nghen”, “khỉ khô”,….Với một cái nhìn biện chứng Huỳnh Công Tín tỏ ra rất thông cảm đối với những vấn đề trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư và ông nói “chúng ta chưa thể đòi hỏi điều gì hơn một tầm vóc bao quát những vấn đề văn hoá, lịch sử, xã hội trong những sáng tác của chị” vì “Nguyễn Ngọc Tư chỉ mới bước vào làng văn lại chỉ mới dừng lại ở địa hạt truyện ngắn” nhưng khách quan mà nhìn nhận thì “Nguyễn Ngọc Tư có năng lực tốt mới có thể khái quát những vấn đề gia đình, xã hội để cô đọng nó vào trong một truyện ngắn. Và những truyện ngắn của chị càng về sau càng có chiều sâu của sự nhận thức trí tuệ hơn”, khi “ở góc độ của người Nam Bộ vốn quan tâm tới lĩnh vực từ ngữ Nam Bộ trong sáng tác văn chương hiện nay” thì Huỳnh Công Tín cho rằng Nguyễn Ngọc Tư “là nhà văn hiếm, vì còn giữ được cái cốt cách diễn đạt của một người Nam bộ trong sáng tác văn chương”. Chu Lai cũng có đề cập đến hình thức của tác phẩm nhưng rất khái quát khi ông cho rằng mặc dù “cốt truyện mang tính chất cổ điển không có gì mới nhưng tác giả viết bằng thứ ngôn ngữ và hơi văn lạ, tạo được sức rung chuyển thẩm mỹ”. Như vậy, ý kiến trên đây chỉ tập trung nhiều vào nội dung của những truyện ngắn, mặc dù có đề cập và nghiên cứu về mặt nghệ thuật nhưng vẫn còn rất khái quát và chưa hệ thống, chỉ đầu tư phần nào về lĩnh vực từ địa phương và một số cách dùng từ của tác giả. Với bản thân tôi khi đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư có một sức hấp dẫn rất lớn và đấy cũng là động lực thôi thúc tôi lựa chọn đề tài này. Một vấn đề đặc biệt là sau những ngôn từ có vẻ lạnh lùng thậm chí là thóa mạ của Nguyễn Ngọc Tư lại ẩn chứa một sự trăn trở về đời người đầy tính nhân bản. Chị không ngại nói thẳng vì “thuốc đắng thì giã tật mà sự thật thì mất lòng” nhưng nếu không nói thì làm sao nhìn nhận ra vấn đề, làm sao để ít nhất ai cũng có một lần giật mình khi đọc truyện của chị mà thốt lên rằng “Trời!, đời bây giờ còn những người thiếu thốn và đáng thương như vậy sao”. Đặc biệt là sự thiếu thốn về tinh thần sẽ xảy ra những hậu quả khôn lường, làm tổn hại đến con người vô tội, lúc ấy vết thương lòng về tinh thần sẽ chỉ được xoa diệu bằng sự thù hận và trả thù và chính điều này đã tạo ra những bi kịch đầy nước mắt. Qua đó tác giả muốn khẳng định tình thương giữa con người với nhau là cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết trong bất kỳ xã hội và thời đại nào. Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào tồn tại trên trái đất này đều có hai mặt tốt và xấu nhưng đa phần con người chỉ thấy cái tốt và muốn nhìn vào cái tốt mà không mấy ai chấp nhận cái xấu nhưng nếu không có cái xấu không khắc phục được nó thì làm sao có cái tốt cho chúng ta tự hào đây. Và Ngọc Tư là một nhà văn sáng suốt và có cái nhìn nhân đạo sâu sắc mà văn chương đạt được giá trị nhân đạo đã là một thành công rất lớn. Mặc dù trong những trang viết của mình Nguyễn Ngọc Tư dùng ngòi bút sắc bén và mạnh mẽ nhưng Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 8 cũng có những trang viết sâu lắng, thấm đẫm tình người làm rung động không ít trái tim độc giả đó cũng chính là sự tác động mạnh mẽ của văn học. Hầu như tất cả những vấn đề gay gắt, nóng bỏng của xã hội đều được Nguyễn Ngọc Tư đưa vào tác phẩm của mình rất tự nhiên, đây là một thành công về cách thể hiện của tác giả. 2. Qua những ý kiến trên chúng ta thấy rằng đa phần đều tập trung vào nội dung tác phẩm chỉ có một ý kiến của Huỳnh Công Tín bên cạnh một số ý kiến khác về mặt nghệ thuật khá đầy đủ nhưng đó lại là vấn đề về từ địa phương, chưa có những ý kiến về từ láy một cách có hệ thống và phổ biến. Trong khi những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư được xem là dày đặc những từ láy rất độc đáo, như vậy với đề tài này chúng tôi sẽ đi vào nghi._.ên cứu về từ láy trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư và bỏ qua tất cả những ý kiến về nội dung, tư tưởng đang là vấn đề bàn cãi mong muốn đóng góp một phần nhỏ về nghệ thuật của tác phẩm với hy vọng bạn đọc từ giờ có cái nhìn hoàn thiện về tác phẩm và khả năng dùng từ độc đáo của tác giả. III. Phạm vi nghiên cứu Để đưa ra những kết luận có giá trị chúng tôi tiến hành khảo sát từ láy được sử dụng trong tập truyện Cánh đồng bất tận với 14 truyện ngắn: Cải ơi!, Thương quá rau răm, Hiu hiu gió bấc, Huệ lấy chồng, Cái nhìn khắc khoải, Nhà cổ, Cuối mùa nhan sắc, Mối tình năm cũ, Biển người mênh mông, Nhớ sông , Dòng nhớ, Duyên phận so le, Một trái tim khô và Cánh đồng bất tận. Bên cạnh truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư còn sáng tác nhiều thể loại khác như: bút ký, tạp bút, truyện dành cho thiếu nhi,…nhưng do phạm vi nghiên cứu của đề tài có hạn, nên trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi chỉ lấy một tập truyện ngắn làm đối tượng nghiên cứu. Nếu có điều kiện và thời gian chúng tôi sẽ tiến hành mở rộng phạm vi nghiên cứu ở các thể loại khác. IV. Khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu 1. Phát hiện những từ láy mới được sử dụng để bổ sung vào từ điển từ láy tiếng Việt, làm cho lớp từ này càng thêm phong phú hơn. 2. Thông qua việc phân tích giá trị nghệ thuật, có thể hiểu sâu hơn không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn hiểu cặn kẽ hơn về nội dung. Từ đó góp phần đánh giá tác phẩm một cách toàn diện, tránh tình trạng thiên về nội dung mà không chú ý đến hình thức tác phẩm. 3. Từ việc phát hiện những từ mới và phân tích các trường hợp dùng từ của tác giả, chúng ta có thể bổ sung kiến thức về từ láy và vấn đề sử dụng chúng trong những tác phẩm VHVN hiện đại. 4. Một khả năng thực tế hơn là trong quá trình giảng dạy sau này có thể lấy dẫn chứng từ trong các tác phẩm mang tính thực tế và tính thời sự để thấy được sự phong phú và luôn vận động phát triển của lớp từ này. Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 9 V. Mục đích nghiên cứu 1. Khi Nguyễn Ngọc Tư sử dụng nhiều từ láy trong tác phẩm của mình sẽ mang lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Chúng đóng vai trò quan trọng ra sao trong việc góp phần thể hiện nội dung. 2. Với việc sáng tạo những từ mới thì có đóng góp gì cho ngôn ngữ dân tộc. 3. Qua việc phân tích từ láy thấy được tài năng dùng từ của một cây bút trẻ đang được nhiều người quan tâm. 4. Tìm hiểu cụ thể giá trị tu từ của lớp từ đặc biệt trong tiếng Việt, cụ thể là từ láy. VI. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Thống kê và phân loại từ láy. 2. Phân tích giá trị biểu hiện của những từ láy được dùng trong tác phẩm. 3. Tìm hiểu nghệ thuật dùng từ láy của Nguyễn Ngọc Tư. VII. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp đọc sách và tài liệu Để thực hiện được đề tài này, điều đầu tiên là chúng tôi đọc tập truyện Cánh đồng bất tận với mục đích đưa ra những nhận xét ban đầu về số lượng từ láy được dùng. Đồng thời tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan về từ láy và những vấn đề về tập truyện này qua sách báo và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. 2. Phương pháp thống kê Để có thể khảo sát những từ láy trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư một cách đầy đủ nhất, sau khi đọc xong tập truyện chúng tôi thống kê ra những từ láy có mặt trong tác phẩm và đưa ra nhận định ban đầu là sử dụng với mật độ như vậy là ít hay nhiều? Điều này mang lại giá trị như thế nào cho tác phẩm? 3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ Sau khi đã thống kê những từ láy có trong tác phẩm, công việc tiếp theo là phân tích giá trị tu từ của một số từ dùng đặc biệt góp phần khẳng định giá trị về mặt ngôn ngữ và ý nghĩa của từ láy. Ngoài ra vì đây là một đề tài nghiên cứu về mặt ngôn ngữ nên không thể không sử dụng phương pháp phân tích về mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ nghĩa. 4. Phương pháp so sánh đối chiếu Để làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi làm công việc so sánh đối chiếu với các tác giả khác và lấy quyển “Từ điển từ láy Tiếng Việt” của Trung tâm Khoa học xã hội & nhân văn Quốc Gia, Viện ngôn ngữ học- Nxb khoa học xã hội năm 1998 làm cơ sở so sánh đối chiếu từ đó thấy được giá trị của những từ dùng sáng tạo và những từ mới chưa có trong từ điển. Qua đó mới thấy được sự sáng tạo trong cách dùng từ của tác giả. Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 10 5. Phương pháp thay thế Muốn làm nổi bật giá trị của những từ láy, khi đưa vào phân tích có một công việc không thể thiếu là dùng một từ khác tương đương thay cho từ đang dùng để thấy được hiệu quả của từ đang dùng. VIII. Bố cục luận văn Phần I . Dẫn luận Phần II. Nội dung nghiên cứu Phần III. Kết luận Phần nội dung nghiên cứu bao gồm: Chương I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Chương II. Giá trị biểu hiện của một số từ láy trong TN của Nguyễn Ngọc Tư. Chương III. Nghệ thuật dùng từ láy của Nguyễn Ngọc Tư. IX. Quy ước của đề tài Trong đề tài này người viết có sử dụng một số từ viết tắt như sau: 1.TN: truyện ngắn 2.TV: tiếng Việt 3.VHVN: văn học Việt Nam 4. NB: Nam Bộ Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 11 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Một số vấn đề xung quanh từ láy 1. Trước hết, khi nói đến vấn đề khái niệm về từ láy thì hiện vẫn còn rất nhiều cách định nghĩa khác nhau của các nhà ngôn ngữ học. Đầu tiên là định nghĩa của Đỗ Hữu Châu:“ từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo hai nhóm gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa.” [Đỗ Hữu Châu. 1996. Từ vựng học tiếng việt. 41] Nguyễn Thái Hòa định nghĩa: “từ láy là những từ được cấu tạo bằng cách lặp lại âm tiết gốc theo quy tắc trùng điệp (toàn phần hay bộ phận), theo sự luân phiên âm tố chính, hài hòa về âm và nghĩa, tạo ra những tín hiệu đặc biệt trong kho tàng từ ngữ”. [Nguyễn Thái Hòa. 2005. Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học. 246]. Hoàng Tuệ định nghĩa: “từ láy là những từ đa tiết mà giữa các yếu tố tương ứng của các âm tiết có sự hoà phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa, có giá trị biểu trưng hoá”. [Hoàng Tuệ. 1978. Về những từ gọi là từ láy trong tiếng Việt. 21-24] Định nghĩa về từ láy của Nguyễn Thiện Giáp: “từ láy là những cụm từ cố định được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm, gợi tả”. [Nguyễn Thiện Giáp. 1985. Từ vựng học tiếng Việt. 91]. Xuất phát từ quan điểm coi từ láy là một cơ chế, một phương thức cấu tạo từ ở đó diễn ra sự hoạt động của một hệ những quy tắc chi phối việc tạo ra những từ đa tiết mà các tiếng của chúng nằm trong thể vừa điệp vừa đối, Hoàng Văn Hành định nghĩa: “từ láy là từ được tạo ra bằng phép trượt để nhân đôi từ tố gốc dưới sự chi phối của quy tắc đối và điệp thể hiện ở quá trình biến đổi ngữ âm hoặc kết hợp khuôn vần trong từ tố láy”. [Hoàng Văn Hành. 1979. Về hiện tượng láy trong tiếng Việt. 5-15] . Diệp Quang Ban đưa ra định nghĩa trên cơ sở ngữ pháp học: “từ láy là một kiểu từ phức (từ đa tiết) được tạo ra bằng phương thức hoà phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa” [Diệp Quang Ban. 2000. Ngữ pháp tiếng Việt. 33]. Đinh Trọng Lạc định nghĩa: “từ láy là những từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối hài hoà với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị tượng trưng hóa”. [Đinh Trọng Lạc. 2005. 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt. 33]. Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 12 Tuy có rất nhiều quan điểm khác nhau nhưng tựu chung lại có thể hiểu một cách cơ bản và đầy đủ như sau: từ láy có hai yếu tố cơ bản, thứ nhất được cấu tạo từ hai tiếng trở lên và có sự hài hòa về âm về nghĩa; Thứ hai đây là một lớp từ đặc sắc mang màu sắc tu từ cao trong tiếng Việt. Và chúng tôi xét thấy rằng quan điểm của Đỗ Hữu Châu về vấn đề này là hợp lý hơn cả ở tính chất rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo được các đặc điểm cần có của một từ láy nên chúng tôi thống nhất trong đề tài này chọn khái niệm của ông làm cơ sở lí luận trong quá trình nghiên cứu. 2. Do sự hài hòa về âm và nghĩa nên từ láy có giá trị tu từ rất cao khi được sử dụng, nó có tác dụng diễn đạt được một cách cụ thể tối đa những gì mà người sử dụng muốn đạt được tùy theo những màu sắc biểu hiện khác nhau. Nói cách khác nó giúp đạt được mục đích một cách dễ dàng và mang lại hiệu quả tốt nhất. Chính vì lý do đó mà từ láy được sử dụng rất phổ biến trong những phong cách đòi hỏi sự cụ thể hoá hình tượng ở mức độ cao, mà điển hình là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Mỗi từ láy đều có những ý nghĩa cụ thể, riêng biệt tạo điều kiện dễ dàng cho người sử dụng trong việc lựa chọn từ thích hợp để sử dụng theo ngữ cảnh. 3. Từ láy là một lớp từ có số lượng vô cùng phong phú và không ngừng được sản sinh trong những điều kiện khác nhau. Dựa vào phương thức láy, chỉ cần một từ tố cơ sở là đủ để sản sinh ra rất nhiều từ láy khác nhau, mỗi từ đều mang một sắc thái ý nghĩa riêng. Vd: từ từ tố cơ sở nhỏ nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhẻ, nho nhỏ,… Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang (Nguyễn Du) Sạch sạch sành sanh “Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham (Nguyễn Du) Nhớn nhác nhớn nha nhớn nhác 4.Vì rằng là lớp từ biểu thi trạng thái, cảm xúc, tình huống …một cách đa dạng cho nên vấn đề sử dụng từ láy đúng với ngữ cảnh và đối tượng cũng vô cùng khó khăn. Cùng nói về cách đánh giá vẻ đẹp có tới ba từ xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh và các từ này có mức độ tương đương nên việc dùng sao cho phù hợp với từng đối tượng thật không mấy dễ dàng. Thế mới thấy được sự linh hoạt và tinh tế của từ láy. Ví dụ: từ tố cơ sở xấu được dùng với rất nhiều phạm vi sự vật khác nhau nhưng khi nhận xét về hình thức của con người ta không thể dùng từ láy xấu xa vì từ này chỉ chuyên dùng để nói về cái xấu bên trong, thuộc về bản chất như “tâm địa xấu xa”, còn nếu muốn nói về hình thức ta có từ xấu xí trong câu“cô gái có gương mặt xấu xí”. II. Phân loại từ láy Không chỉ có những ý kiến khác nhau về khái niệm mà ngay cả đến vấn đề phân loại cũng tồn tại không ít ý kiến khác nhau do xuất phát từ quan điểm và các tiêu chí khác nhau. Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 13 1. Nguyễn Thái Hòa dựa theo cách phân chia truyền thống đã chia từ láy ra thành hai loại: Từ tượng thanh: là những từ mô phỏng âm thanh tự nhiên của sự vật, sự việc, con người…ví dụ: tiếng suối chảy róc rách, tiếng mèo kêu meo meo,… Từ tượng hình: là những từ mô phỏng hình dáng, tư thế của sự vật, sự việc, con người… ví dụ dốc núi khúc khuỷu, dáng người lom khom. “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” (Quang Dũng) “Lom khom dưới núi tiều vài chú” (Huyện Thanh Quan) 2. Theo Đỗ Hữu Châu thì các từ láy có thể phân thành từng kiểu khác nhau từ lớn đến nhỏ, cần chú ý đến tính đồng loạt cao của tiêu chí phân loại và thứ tự vận dụng các tiêu chí đó. Ông chấp nhận cách phân loại như sau: Số lần tác động của phương thức láy: phương thức láy tác động lần đầu vào một hình vị gốc một âm tiết sẽ cho các từ láy đôi hay từ láy hai âm tiết. Ví dụ: Phương thức láy Bực bực bội Lo lo lắng Dắt dắt díu Tiếp đó phương thức láy tác động lần thứ hai vào một từ láy đôi để cho ta các từ láy bốn âm tiết. Phương thức láy 1 Khểnh khấp khểnh khấp kha khấp khểnh Nham lam nham lam nham lở nhở Lẩn lẩn thẩn lẩn tha lẩn thẩn Phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một hình vị âm tiết cho ta một từ láy ba âm tiết. Sát sát sàn sạt Dưng dửng dừng dưng Phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một đơn vị hai âm tiết cho ra các từ láy tư. Nhưng các từ láy tư này khác các từ láy tư nói trên ở chỗ nó chỉ chịu tác động láy một lần. Nhà cửa nhà nhà cửa cửa Ngày tháng ngày ngày tháng tháng Để phân chia các từ láy đôi trước hết dựa vào cái được giữ lại của hình vị cơ sở: nếu toàn bộ âm tiết được giữ nguyên thì ta có từ láy toàn bộ. Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 14 Trắng trắng trắng Xanh xanh xanh Tím tím tím Nếu bộ phận âm tiết được giữ lại thì ta có từ láy bộ phận. Từ láy bộ phận có thể là từ láy âm tức là láy mà phụ âm đầu được giữ lại, còn vần thì khác. Rung rung rinh Vỗ vỗ về Từ láy bộ phận có thể là láy vần, nếu vần được giữ lại, còn phụ âm thì khác. Lầu lầu bầu Vặt lặt vặt Như vậy, tóm lại theo cách phân lọai của Đỗ Hữu Châu thì từ láy có ba loại là láy đôi, láy ba và láy tư. Trong đó láy đôi bao gồm: Láy toàn bộ Láy đôi Láy bộ phận Láy âm Láy vần Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 15 Cách phân loại này đã được đa số các nhà ngôn ngữ học chấp nhận và Nguyễn Thị Thanh Hà [Nguyễn Thị Thanh Hà. 2001. Tạp chí ngôn ngữ. 6-14] đã dựa vào cách phân loại trên chia thêm các nhóm nhỏ trong từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận. Sau đây chúng ta sẽ đi vào từng loại từ láy một cách cụ thể để hiểu sâu hơn đặc điểm của chúng. Như vậy, để tạo được sự thống nhất nên trong đề tài này chúng tôi quyết định lựa chọn cách phân loại từ láy của Đỗ Hữu Châu thành ba loại từ láy đó là láy đôi, láy ba và láy tư. Láy đôi: có từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận. Từ láy hoàn toàn Đó là những từ láy có sự đồng nhất, tương ứng hoàn toàn giữa các thành phần cấu tạo của hai thành tố như: đăm đăm, nao nao, đùng đùng, dàu dàu….Tuy nhiên, cần lưu ý rằng láy không phải là sự lặp lại âm thanh nguyên vẹn, mà là sự lặp lại âm thanh có biến đổi theo những quy tắc hòa phối ngữ âm chặt chẽ và có tác dụng tạo nghĩa. Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống nhau về thành phần cấu tạo, chỉ khác nhau về trọng âm, thể hiện ở độ nhấn và độ kéo dài trong phát âm đối với mỗi thành tố. Trọng âm thường ở sau và rơi vào từ tố gốc. Từ tố láy ở trước được phát âm lướt do đó có thể xảy ra sự biến thanh và biến vần. Khi thanh điệu của từ tố cơ sở là thanh trắc chuyển thành thanh bằng cùng nhóm thì có sự biến thanh. Ví dụ: nằng nặng, đo đỏ, tim tím, hây hẩy, mơn mởn… Nếu phụ âm cuối của từ tố cơ sở là /p/, /t/, /k/ thì sẽ hợp với /m/, /n/, /ng/. Đó là hiện tượng biến vần. Ví dụ: đèm đẹp, nhàn nhạt, phơn phớt, thinh thích ,khanh khách… Láy hoàn toàn Từ láy Láy bộ phận Láy âm Láy vần Giống hoàn toàn P. đầu, thanh điệu ,P. cuối giống nhau P. đầu và P. cuối thanh điệu biến đổi Giống nhau P. đầu và thanh điệu P. cuối biến đổi Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 16 Tác dụng của việc biến thanh như vậy sẽ dễ đọc, dễ nghe hơn tức là tăng cường sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hoá. Từ láy bộ phận Là từ láy có sự phối hợp ngữ âm của từng bộ phận âm tiết theo những quy tắc nhất định. Trong từ láy này bao gồm từ láy âm và từ láy vần. Từ láy âm: là những từ láy trong đó âm đầu được láy lại. Ví dụ: ngo ngoe, xum xuê, bẽ bàng, day day… Vần của hai âm tiết trong từ láy âm là khác biệt nhau. Xét các vần trong số hơn 3000 từ láy âm, những nhà ngôn ngữ học thấy có một số lượng lớn các từ có âm chính tương ứng với nhau theo quy luật: luôn có sự luân phiên giữa các nguyên âm khác dòng cùng độ mở, các nguyên âm trầm luân phiên với các nguyên âm bổng ở cùng một âm lượng. Dòng Độ nâng Trước Giữa Sau i ư u Hẹp iê/ia ươ/ưa uô/ua Vừa ê ơ/â ô Rộng e a/ă o Tất cả các nguyên âm luân phiên cùng độ mở giữa các thành tố gốc và các thành tố láy tạo thành các khuôn vần. Ví dụ: [u-i]:mụ mị, rung rinh, xúm xít, lung linh,… [ô-ê]: gồ ghề, vỗ về, bồng bềnh,… [o-e]: cò kè, rón rén, thỏ thẻ… [ê-a]: hể hả, đểnh đoảng, kềnh càng,… [u-ă]: lúc lắc, hục hặc, dục dặc,… [ô-a]: bỗ bã, mộc mạc, nhồm nhoàm,… [u-ơ]: ngu ngơ, khù khờ, vu vơ,… [i-a]: rỉ rả, xí xoá, hỉ hả,… Ngoài ra trong từ láy âm còn tồn tại một số khuôn vần có khả năng sản sinh cao tạo thành loạt từ có khả năng đặc trưng riêng. Ví dụ: Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 17 [âp]: hấp tấp, thấp thỏm, bấp bênh, gập ghềnh, nhấp nhô,… [ăn]: lăn tăn, chắc chắn, đúng đắn, nhỏ nhắn, chín chắn,… [ang]: lang thang, lỡ làng, nhỡ nhàng, rõ ràng, muộn màng,… Từ láy vần: là từ láy trong đó phần vần trùng lặp ở cả hai âm tiết còn phụ âm đầu khác biệt nhau. Ví dụ: lác đác, lã chã, lẩm cẩm, tần ngần, lấm tấm, bầy hầy,… Cả hai yếu tố trong từ láy phải giống nhau hoàn toàn ở phần vần và thanh điệu phải phù hợp với thanh điệu cùng âm vực. Trong các từ láy vần, những từ có hình vị cơ sở ở sau có số lượng lớn. Trong các từ này, phụ âm đầu của hình vị láy thường đi đôi với phụ âm đầu của hình vị cơ sở thành từng cặp như sau: [n-n]: não nùng, no nê,… [b-x]: bù xù, bùm xùm, bủm xủm,… Láy ba: số lượng các từ láy ba trong TV không nhiều. Đó là những đơn vị gồm ba tiếng có sự hòa phối ngữ âm với nhau. Ví dụ: cỏn còn con, tất tần tân, tẻo tèo teo, hỏm hòm hom, lơ tơ mơ,… Cũng giống với từ láy đôi các từ láy ba đều có một điểm chung là: trong ba âm tiết tạo nên từ láy ba luôn có một âm tiết có nghĩa, có khả năng sử dụng độc lập. Có điều đáng lưu ý là các từ láy ba này có quy luật cấu tạo không rõ ràng và chặt chẽ. Có những từ tuân theo quy luật hài thanh nhưng cũng có những từ không tuân theo cơ chế cùng âm vực. Láy tư: là từ láy gồm bốn tiếng trong thành phần cấu tạo của nó. Có nhiều ý kiến chưa thống nhất về bản chất của từ láy tư. Bên cạnh các quan niệm giống nhau của hầu hết các nhà nghiên cứu là: từ láy tư được tạo ra trên cơ sở những từ láy đôi bộ phận, còn xuất hiện thêm ý kiến về những từ láy tư không được hình thành từ những từ láy đôi. Kết quả khảo sát một số lượng khá lớn các từ láy tư trong tiếng Việt cho thấy rằng, đại đa số các từ láy tư được cấu tạo trên cơ sở những từ láy đôi bộ phận Từ láy tư là một cấu trúc gồm bốn tiếng trong đó chỉ có nhiều nhất một tiếng hoặc một cặp đôi hai tiếng đi liền nhau có ý nghĩa từ vựng chân thực, có khả năng hoạt động độc lập mang sắc thái tăng cường nhấn mạnh. Ví dụ: lập cà lập cập, lật đà lật đật, lỏng cha lỏng chỏng, lóng nga lóng ngóng,… III. Chức năng của từ láy Về phương diện tu từ, từ láy có ba chức năng chủ yếu. 1. Chức năng miêu tả Chức năng miêu tả là chức năng gợi tả hình dáng được gọi là từ láy tượng hình đó là những từ láy bắt chước miêu tả hình dáng, tư thế, trạng thái…bề ngoài của người, vật và sự vật như: lom khom, lơ thơ, lưa thưa, lô nhô,…hoặc gợi tả âm thanh được gọi là từ tượng thanh đó là những từ láy bắt chước miêu tả âm thanh của người, vật và sự vật như: đùng đùng, ầm ầm, ào ào, xào xào, hu hu,… Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 18 2. Chức năng bộc lộ Chức năng bộc lộ là chức năng thể hiện tình cảm bên trong, những trạng thái tâm lý, những cách đánh giá sự vật bên ngoài : bồn chồn, lo lắng, rạo rực, bồi hồi,… Đặc biệt, trong khi bộc lộ những trạng thái tâm lý, có những nét nghĩa tinh tế rất khó phân biệt. Chẳng hạn ngậm ngùi khác bùi ngùi ; nhỏ nhoi khác nhỏ nhen, nhỏ nhẻ; xinh xinh khác xinh xắn và xinh xẻo. “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than” Từ láy tư bổi hổi bồi hồi đã diễn tả một tâm trạng hết sức phức tạp, nó hơn cả bồn chồn, lo lắng mà tâm trạng này dường như là một sự ray rứt đến khó chịu trong lòng nhưng không thể hành động gì khác ngoài sự chờ đợi mong ngóng tin tức khi không được gặp mặt nhau. 3.Chức năng thay thế Chức năng thay thế là khả năng thay thế của các từ láy cho một số từ loại như danh từ, động từ, trạng từ, tính từ,…Ví dụ: từ láy sồn sồn có thể thay thế cho danh từ trung niên. IV. Nghĩa của từ láy 1. Nghĩa tổng hợp khái quát Nghĩa này có hai dạng: Thứ nhất: là nghĩa lặp đi lặp lại với cùng một tính chất, hoạt động trạng thái, đó là nghĩa của các từ láy hoàn toàn như: người người, nhà nhà, ai ai, đâu đâu,… Thứ hai: đó là nghĩa khái quát như: máy móc, mùa màng, da dẻ,…các từ này gần giống với các từ ghép đẳng lập như chợ búa, đường sá,… Các từ láy nghĩa tổng hợp khái quát thường có thêm sắc thái mỉa mai, chê bai, đánh giá thấp đối tượng đặc biệt là các từ có vần /iêc/ mà chúng ta sẽ khảo sát sau đây. 2. Nghĩa sắc thái hoá Sắc thái hoá là làm thay đổi nghĩa của từ tố cơ sở bằng cách thêm cho nó những sắc thái khác nhau. Các sắc thái thêm vào có thể là trạng thái hóa nghĩa là chuyển một tính chất, một vận động thành một trạng thái diễn ra trong một thời gian nhất định như: xa xa xôi Kéo dài, dàn trải tính chất, lặp đi lặp lại vận động trong một khoảng thời gian như: gật gật gù khểnh khấp khểnh Hạn chế về phạm vi sự vật như: từ xanh có cách dùng rộng (màu của lá, của nước biển, của trời, của mây, của cỏ…) nhưng với từ láy xanh xao chỉ được dùng để chỉ nước da của con người khi bệnh. Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 19 Nghĩa sắc thái hóa có thể chỉ các ấn tượng cảm tính thính giác, xúc giác, vị giác,…và các nghĩa đánh giá tốt xấu, nặng nhẹ …mà từ láy mang lại cho từ tố cơ sở. 3. Nghĩa của các khuôn vần láy Đặc điểm biểu trưng ngữ âm của khuôn vần được thể hiện ở mối quan hệ có lí do giữa âm thanh của khuôn vần với ý nghĩa của từ láy. Âm thanh của khuôn vần tạo nên một âm hưởng khiến người nghe cảm thấy một cách trực giác là âm hưởng ấy phù hợp với những ý nghĩa của từ láy mang khuôn vần đó. Ấn tượng ngữ nghĩa có được từ khuôn vần là do sự liên tưởng về mối quan hệ giữa âm và nghĩa cho nên thường rất phong phú và đa dạng. Giờ đây chúng ta sẽ tiến hành khảo sát một số khuôn vần đã xác định được nghĩa trong số hàng trăm khuôn vần của tiếng Việt. Các từ hoàn toàn mà từ tố láy có thanh bằng đều biểu thị nghĩa giảm nhẹ tính chất, vận động mà từ tố cơ sở biểu thị như: nhè nhẹ, khe khẽ, ngời ngợi, ngậm ngùi,…Nếu từ tố láy ở trước có thanh trắc thì nghĩa của từ láy hoàn toàn lại tăng cường: cỏn con, lẳng lặng, hoảng hốt, đắn đo,… 3.1. Khảo sát khuôn vần đơn Khuôn vần [iêc] của từ điệp âm biểu thị nghĩa khái quát với sắc thái: coi thường, khinh rẻ đối với đối tượng. Ví dụ: sách siếc, người nghiếc, nhảy nhiếc, học hiếc, ăn iếc, nói niếc…. Trong thực tế có một hiện tượng ngôn ngữ được gọi là iêc hóa với tác dụng giảm đi sắc thái bình thường làm cho sắc thái nghĩa theo môt chiều hướng xấu đi. Và dần dần hiện tượng này đã được xếp vào hiện tượng láy với nghĩa sắc thái hóa. Khuôn vần [âp] của các từ tố láy ở trước trong các từ điệp âm biểu thị vận động lặp đi lặp lại nhiều lần theo chiều thẳng đứng như: nhấp nhô, trập trùng, bập bềnh, phập phồng,… Khuôn vần [uc] của các từ tố láy ở trước trong các từ điệp âm biểu thị vận động lặp đi lặp lại nhiều lần theo chiều ngang như: nhúc nhích, rục rịch, xục xịch,… Khuôn vần [ung] của các từ tố láy ở sau cũng biểu thị nghĩa khái quát như khuôn vần [iêc] nhưng sắc thái, coi thường, khinh rẻ nhẹ hơn như: tiệc tùng, làm lụng, nhớ nhung,… Khuôn vần [ăn] của từ tố láy điệp âm ở sau biểu thị nghĩa hợp với mức độ được mọi người xem là chuẩn mực như: đầy đặn, thẳng thắng, ngay ngắn, vuông vắn,… Khuôn vần [a] trong hệ thống nguyên âm TV là nguyên âm đơn, dài, có âm lượng lớn nhất, có độ mở rộng nhất. Với đặc điểm như vậy, trong từ láy, âm /a/ có khả năng gợi tả những gì có tính chất mạnh mẽ, to, vang, lớn, rộng, kéo dài như: lân la, dần dà, ha hả, ngân nga, lã chã,… Khuôn vần [i]: /i/ là nguyên âm hàng trước không tròn môi có độ mở nhỏ nhất tạo nên giá trị biểu trưng của từ láy là ấn tượng nhỏ bé như: thầm thì, xầm xì, lí nhí, ti hí,… Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 20 Khuôn vần [u]: /u/ là nguyên âm dòng sau, tròn môi. Về mặt âm lượng /u/ là nguyên âm nhỏ nhất. Về âm sắc /u/ là nguyên âm có âm sắc tối, trầm nhất trong các nguyên âm TV tạo nên ấn tượng trầm, nhỏ và tối như: lù mù, âm u, thù lù,… 3.2.Khảo sát khuôn vần kép Khuôn vần kép là sự phối hợp phần vần của hai thành tố cấu tạo từ láy. Sau đây chúng ta sẽ dừng lại phân tích một số khuôn vần kép tiêu biểu. Khuôn vần [u-i]: khuôn vần này không có âm cuối nên đặc tính của cặp nguyên âm được thể hiện rõ là tính chất nhỏ nhẹ của âm thanh hoặc diễn tả trạng thái chậm chạp, thiếu linh hoạt, trì trệ như: ù lì, mụ mị, thủ thỉ, rủ rỉ,… Khuôn vần [ung-inh]: khuôn vần này là sự kết hợp của cặp nguyên âm /u-i/ với âm cuối /ng-nh/ là phụ âm mũi hữu thanh. Sự kết hợp này tạo nên một sự đối lập giữa ấn tượng nhỏ nhẹ với ấn tượng rộng, dài của âm cuối về sự không tương thích, không phù hợp giữa hai sự vật đối tượng như: chùng chình, khủng khỉnh, đủng đỉnh, rủng rỉnh,… Khuôn vần [ênh-ang]: sự kết hợp giữa nguyên âm /ê-a/ với phụ âm cuối /nh-ng/ tạo nên một ấn tượng to lớn, rộng dài về tính chất như: thênh thang, lênh láng, nghênh ngang, mênh mang,… Trong văn chương từ láy có một ý nghĩa rất to lớn khi diễn tả những cung bậc, tình cảm, trạng thái cảm xúc của con người và tính chất của sự vật một cách cụ thể tạo ấn tượng mạnh mẽ trong quá trình diễn đạt. Điều này giúp người đọc dễ dàng cụ thể hoá hình tượng trong tác phẩm góp phần rút ngắn quá trình cảm thụ văn học giữa nhà văn và bạn đọc. Bản thân từ láy không chỉ có ý nghĩa đối với người đọc mà ngay cả người tạo lập văn bản. Chính số lượng phong phú và sắc thái hoá ý nghĩa cao độ nên người sử dụng có quyền lựa chọn trong hàng ngàn từ những từ thích hợp với mục đích sử dụng nhằm tạo hiệu quả cao. Ngoài ra việc sử dụng từ láy một cách nhuần nhuyễn còn là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá khả năng am hiểu và vận dụng linh hoạt vốn ngôn ngữ dân tộc của tác giả. Các nhà thơ lớn của dân tộc đã nắm vững đặc điểm của từ loại này và vận dụng một cách có sáng tạo tạo hiệu quả nghệ thuật cao, điều đó đã góp phần làm nên tên tuổi của các nhà thơ lớn có tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc điêu luyện như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính,… V. Nhận diện từ láy Các từ láy đều được tạo ra theo cơ chế nhất định nhưng trong thực tế có không ít trường hợp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu ra trong cơ chế cho nên việc khẳng định chúng có phải từ láy hay không là một điều rất khó khăn. Dưới đây là một số trường hợp được đề cập để làm cơ sở nhận diện từ láy. Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 21 Các trường hợp Các nhóm nhỏ Là các từ như: ba ba, châu chấu, chuồn chuồn,…các từ này không xác định được từ tố cơ sở, không có nghĩa khái quát. Đỗ Hữu Châu cho rằng đó là những từ đơn mang hình thức láy. Đối với những từ tượng thanh như: khanh khách, xì xào, hổn hển, hí hửng,…những từ này thì theo đúng cơ chế ngữ âm, có nghĩa sắc thái hoá và có thể xem là Từ láy. Thứ nhất: hình thức ngữ âm của hai âm tiết phù hợp với cơ chế láy về âm và thanh nhưng không xác định được từ tố cơ sở. Còn đối với những từ mà từ tố cơ sở của chúng trước kia có nghĩa nhưng nay đã mất nghĩa nên khó xác định đâu là từ tố cơ sở như: tẩn mẩn, ngậm ngùi,..nhưng các từ mẩn, ngùi vẫn có nghĩa nên được xem là từ láy. Những từ phức có hình thức điệp âm nhưng thanh điệu của hai âm tiết lại không cùng nhóm cao hay nhóm thấp, đó là những từ gốc Hán như: mộng mị, lanh lẹn,…các từ này sẽ bị loại ra khỏi từ láy. Thứ hai: đáp ứng điều kiện về âm và về từ tố cơ sở nhưng không đáp ứng điều kiện về nhóm thanh. Các từ láy vần như: bơ phờ, um tùm, ũ rũ, âu sầu, chơi bời,…những trường hợp không theo đúng quy tắc thanh điệu như trên thường đi kèm với hiện tượng cả hai âm tiết đều có nghĩa nên có thể xem là những từ ghép đẳng lập. Nhưng chúng cũng có nghĩa sắc thái hoá nên có thể xem là những từ ghép đẳng lập láy hoá. Thứ ba: hai âm tiết theo đúng cơ chế ngữ âm, thanh điệu nhưng cả hai âm tiết đều có nghĩa hoặc mất Là những từ như: thuốc thang, hỏi han, đất đai, chùa chiền, miếu mạo,…các từ này đều có nghĩa nên được xem là từ ghép đẳng lập Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 22 nghĩa. nhưng chúng có những nghĩa chuyên loại kèm theo sắc thái hoá nên có thể xem là những từ ghép đẳng lập láy hoá. VI. Phân biệt từ láy với từ ghép Trong quá trình nhận diện từ láy có một vấn đề gây khó khăn đối với các nhà nghiên cứu cũng như đối tượng tiếp nhận, đó chính là vấn đề từ láy và từ ghép giống và khác nhau như thế nào?. Tại sao có nhiều từ theo đúng cơ chế ngữ âm của từ láy nhưng lại là từ ghép? Thật ra giữa từ láy và từ ghép hoàn toàn khác nhau, từ láy là từ có hai hình vị trong đó có một hình vị được gọi là hình vị láy được sản sinh từ hình vị kia là hình vị cơ sở. Từ ghép được cấu tạo hoàn toàn theo một cơ chế khác mặc dù cũng được cấu tạo từ hai hình vị trở lên nhưng từ ghép được sản sinh do sự kết hợp hai hoặc một số hình vị tách biệt, riêng lẽ, độc lập đối với nhau. Khi nhận diện các từ ghép ở những trường hợp có hình thức giống từ láy nhưng không theo đúng thanh điệu thì hoặc là từ gốc Hán như lanh lợi, mộng mị,…hoặc là từ ghép đẳng lập tức là cả hai âm tiết đều có nghĩa (hoặc trước kia có nghĩa, nay đã mất nghĩa) như mơ màng, nhanh nhẹn, teo tóp, chùa chiền, đưa đón, mồ mả,…Ở đây các từ tố mơ, màng, nhanh, nhẹn, teo, tóp, chùa, chiền, đưa, đón, mồ, mả, đều có nghĩa và đều có khả năng dùng độc lập, như vậy có thể kết luận rằng những từ này không phải là từ láy mà là các từ ghép có hình thức ngữ âm giống từ láy. Ở các từ láy có vần giống nhau, hiện tượng thanh điệu của hai âm tiết không cùng nhó._.ng phe phẩy phơ phởn qu-qu quần quật quăn queo quạu quọ quằn quại quắt queo quặt quẹo qu-l quyến luyến r-r rù rì rộn rịp râm ran rề rà rình rang rờn rợn rầu rầu ràng ràng rối rít rúm ró roi rói rủ rê rưng rưng rờn rờn ròng ròng rõ ràng rã rời rập rờn rầm rì rộn rã ròng rã rờ rẫm run rẩy rực rỡ ri rỉ rạo rực ràn rụa rột rẹt rời rợi ràn rạt rậm rạp ròng rãi rịn rịn ràn rụa rúc rích rình rập rên rỉ rạng rỡ rời rạc rón rén rủi ro ray rứt rã rượi ra rả x-x xập xình xa xót xa xôi xăm xăm xủng xoảng xì xầm xốc xếch xáo xác xốn xang xanh xao xấp xãi xầm xì xùm xòa xì xào xuề xòa xập xòe xao xác xô xát xơ xác xốn xang xa xa xiêu xiêu Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 61 xôn xao xom xom xiên xiên xa xỉ xồng xộc xoi xói x-r xơ rơ x-l xởi lởi xẹp lép s-s sụt sùi sụt sịt sần sùi săn sóc sâu sắc sùm sụp sột soạt sặc sụa sang sảng săm soi sương sướng sướng sướng sung sướng sững sốt sững sờ sờ soạn sưng sỉa v-v vò võ vật vờ vàng vọt văn vắt vụt vụt vẫy vùng vùng vẫy vời vợi vòng vòng vui vẻ vội vã vội vàng võ vàng vòng vèo vật vã vung vãi vuốt ve vung vinh vạ vật vuốt vuốt vất vơ t-b tất bật tưng bừng tơi bời túi bụi t-h teo héo toang hoang t-l tèm lem tùm lum tư lự t-m tẩn mẩn tỉ mỉ tở mở t-nh tẹp nhẹp tèm nhèm t-ng tần ngần tiu nghỉu t-t tán tỉnh tử tế tê tái tà tà tủm tỉm tong tả tưng tưng từ từ tận tụy tươi tắn tíu tít tươm tất tục tĩu te te tả tơi tăm tăm tanh tanh tong tong tắm táp tuềnh toàng tảo tần tồ tồ tơi tả từ tốn Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 62 tung tẩy tấm tắc tẽn tò th-th thong thả thánh thót tha thủi thường thường thườn thượt tha thiết thê thiết thẻ thọt thắc thỏm thanh thản tha thểu thăm thẳm thua thiệt thì thào thẫn thờ thùm thùm thẹn thò thoi thót thút thít thảng thốt thưa thớt thao thức thê thiết thoi thóp thống thiết thông thống thênh thang thắc thỏm thiu thiu thắt thẻo tha thểu thiu thỉu thơ thới thổn thức th-l thừ lừ thày lay th-m thanh mảnh tr-tr trong trẻo trèo trẹo trẹo trẹo trợn trạo tròm trèm trễ tràng trù trừ trân trân trống trơn trớ trêu trâng tráo trống trãi tr-qu trớt quớt láy vắng phụ âm âm âm óng ánh yếu ớt an ủi êm đềm im lìm áy náy ư ử âu yếm iu ấp oằn oại im ỉm ùn ùn ầng ậc ầng ậng inh ỏi ấm áp ân cần ê chề ứ hự ọp ẹp ong ỏng ọp ẹp uốn éo oai oái láy ba và láy tư dửng dừng dưng tẳng tằng tăng đủng đa đủng đỉnh lục cục lòn hòn lẩn tha lẩn thẩn lao xao lạo xạo lào xào Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 63 PHỤ LỤC 3 Danh sách các cụm từ có chứa từ láy biểu thị hình ảnh về nông thôn, con người Nam Bộ Nó hất mái tóc nhuộn vàng hoe chơm chởm như rễ tre. Cười hề hề Ngồi khọm rọm Cháy lập loè Bộ râu xơ xác Họ ùn ùn lại coi Lẹt đẹt bên hông Chợ Lớn Ngoi ngóp nằm nghe mưa dầm Bà con hàng xóm xầm xì Không còn lấp lánh thương yêu Đủ cho hai người còm nhom chui ra chui vào Dàn nhạc sống xập xình Giọng ca nhừa nhựa Nhiều đêm thổn thức trong tiếng “Cải ơi!” Tiếng chim kêu tao tác giữa lưng trời Ông già đứng im sững, ngơ ngác giây lát Môi rung lập bập Rưng rưng gọi thêm một tiếng Ba tha thiết Vợ ông ra cửa che tay khum khum trên trán Đứng dậy khoan khoái phủi tay Đôi mắt ràn rụa của ông già Mặt tỉnh bơ ba khía, mỉa mai Đám tiếp viên léo nhéo Lạnh lẽo cười Ông Năm bẽ bàng ngồi đó, bẽ bàng lau nước mắt Khi con nhỏ nhởn nhơ trở qua Lời nhắn tìm con Cải lại mênh mang ở Ngã Ba Sương Rồi nó nghẹn ngào Thở dài nghe cả vành tai tê tái Cái chòm lu bu này Và Diễm Thương ngạo nghễ cười Hai đứa trẻ chơi vơi mất đường về Mấy cục kẹo dừa vung vinh trong túi áo Lăng xăng chạy tọt chỗ này ló mặt đằng kia Ông cán bộ ngồi chình ình Ai dè cũng bo bo cho mình Mùa còn ướt lạnh dài dài Bận cười cợt mà lòng não nề Chống tay liêu xiêu đứng lên Ông còn rù rì tính chuyện Thằng Thàn làu bàu Lội bộ gần năm cây số trong mưa sụt sùi Đám người đang tao tác đứng ngồi Tội má con vò võ có một mình Cái dải xanh mù mù trong mưa Sóng nước mênh mông Rộn rịp được đoạn đó thôi Mút Cà Tha nằm hiu hắt Lâu lâu mới thấy một con tàu Một con tàu lớ ngớ chạy vào rồi lại tẽn tò quay ra Ngó sông vắng vẻ quá trời buồn Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 64 Mùi ổi chín phảng phất trong vườn Dây khoai lang bò xùm xòa phủ kín đất Tiếng radio khọt khẹt Thấy cái mặt buồn buồn Lội vật vờ tới lui chờ hoá kiếp Trưởng ấp tà tà dài theo xóm, thấy ai rảnh rỗi là kêu Khều khều bộ râu Nhao nhác nói Sưng chù vù Khọm rọm lấy tay bụm chỗ đau Phều phào nói trong nước mắt Chiều nào ông cũng lại chỗ Văn rủ rỉ rù rì Đàn hát tẳng tằng tăng Vẫn tham gia nhiệt tình nhưng không tha thiết Ngó xa xôi Sân trước trạm xá ngập lênh láng Thấy Văn nó thưa thẻ thọt Lọng cọng đứng ngoài cửa Thẹn thò nhưng ở lại lâu Sung sướng thấy mình bận rộn Sực nhớ bếp ở nhà lạnh tanh Giấu sự thắc thỏm và một chút lưỡng lự Cố tươi tỉnh ông hỏi ngay Bâng khuâng cười thêm một chút nữa Đi chơi lòng vòng cù lao Nga ngồi đằng sau, khép nép Xốc xếch đứng trên bến Tủm tỉm cười Bữa nay dê thả tùm lum ngoài đường Những lời nói ngọt ngào Nga xăm xăm đi trước dẫn đường Tong tả xộc vào Bày tùm lum như vầy Nước trên tóc còn rỏ tong tong Họ sà vô ôm, nhảy tưng tưng Sự chen chúc, xô đẩy nhau Giọng xủng xoảng như ly chén bể Thấy con gái cù lao đứng thừ lừ Lăng xăng nói trời ơi mát khủng khiếp Nga đi lẹ lẹ đằng trước Nỗi sợ cuộn lên, mong manh Suy diễn lung tung Cái bóng nhỏ nhoi Họ lườm lườm Nghe râm ran Má chỉ định càm ràm Buôn hàng tạp hoá lặt vặt Chị cố bán thật rề rà Mắt mũi tèm nhèm Phải đập thùm thùm nó mới lẹt xẹt lên hình Có bữa chờ tới mỏi mòn Ngồi ngủ gà gật Mắt ầng ậng nước Vội vàng chạy đi vo gạo Để con khóc ngoe ngoé trên giường Anh lúp xúp cầm cái nón mê Đuổi nhau lòng vòng quanh cây me Có lo cho bây sung sướng được không Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 65 Bây quen được tưng tiu mà Giọng ông hơi nghèn nghẹn Đám bạn gái ai cũng xì xầm Không thương nên mới dửng dưng vậy Lầm lũi đi đào thuê Thôi không đứng tần ngần Giọng chị Hoài lanh lảnh Nói khơi khơi cũng thắng Lượng sượng mãi mới cười Chạy lừng khừng ra sân Ông già dứ dứ cây gậy vô mặt anh Tủm tỉm cười quay đi Giọng như người thân thiết trong nhà Anh ngần ngừ sau chữ “tôi” hơi lâu Chưa dám nựng nịu Chưa thanh thản để chào nhau Gió bấc hiu hiu lại về Trời khuya sâu hun hút Nước mắt, nước mũi lòng thòng Son phấn trôi tèm lem Huệ ra bộ dửng dưng Giọng nửa dửng dưng, nửa phân trần Nghêu ngao hát Nâng niu ấp trong tay Nét chữ nắn nót của Thi Lụi hụi xuống giường Khóc lu bù Con mèo ngủ thiu thiu trên đầu bộ ngựa Quây quần quanh bồ lúa Mấy hòn tròn tròn trọc lốc Đồng lúa lơ thơ gốc rạ Thi mất hứng, càu nhàu Thả diều cho tới chạng vạng Thẹn thò ngồi cuối dãy bàn Chạy lòng vòng trong sân chơi Nước mắt rịn rịn Ngó ra sau lưng, nói xa xôi Thi thả chậm chậm theo tới chỗ quẹo Mấy con chó nhà tôi sủa ong ỏng Chăm chút nồi canh chua bông súng Không gấp gáp được Dư dả bao nhiêu Không cần rình rang Chui nhủi trong nhà Ở đời ngược ngạo vậy đó Lầm lũi cúi mặt Cặm cụi ngoài vườn Củi lổn nhổn ngoài sân Huệ vẫn roi rói Xa thăm thẳm Thi đừng có nhìn tui trân trối vậy Gượng gạo cười Lủi thủi đốt cây đèn cóc Mũi bà sụt sịt Nước mắt kèm nhèm Bà con cô bác trở dậy râm ran Lửa cháy lép bép Lò mò kiếm cây kẹp tóc Mỏi mòn ngoẹo vào nhau Ngủ mê mệt Băng nhạc đám cưới xập xình Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 66 Điềm ngồi co ro Tiếng máy nổ lùng bùng Xuồng từ từ chạy tới Đám trâm bầu im lặng, xơ rơ Nó ngơ ngẩn ngó lên Nôn nả chạy Chợt sững sốt Trầm lặng mà sâu sắc Và gió vụt vụt vô chòi Ngó chừng chừng Cây trúc không róc đọt, bù xù Bầy vịt vẫy vùng Líu ríu nhặt lúa từ bùn Lốm đốm mủ chuối Nó lãng đãng tan mỏng như sương Tắm táp qua loa Con cộc lò mò ra đống rơm dập dềnh Cộc lạch bạch đi lên Gió chướng non xập xoè Ông khập khựng cho ghe đi tới Ông ngại ngần ngó những tia nắng Không nói không rằng lùi lũi Đủng đỉnh quay đi Ngoắc ngoắc cái đầu Lúc chạng vạng buồn hiu hắt Đầu chờ vờ như cá lóc gặp nước mặn Mớ váng nhện lùng nhùng Thổi lù lù mớ củi ướt Ông lượng sượng Nhà bỏ lâu bê bối quá Khói bay lên,ấm áp Mối mọt ọp ẹp Thút thít ngồi đờn Ông cằn nhằn Cộc không trả lời, kêu cóc cóc Đủng đỉnh đi chơi Nó ngỡ ngàng Ai cũng xầm xì Đàn bà đàng hoàng, ai ở lại dễ dãi Lai rai với láng giềng Mối ăn trẹo trẹo Cảm kích đứng tần ngần Cảnh chiều êm đềm Lai rai cho ấm bụng Nhâm nhi đỡ buồn Lạch bạch đi tới chỗ ván ngựa sần sùi Mờ mờ sau làn khói Con Cộc điềm đạm lại mẻ lúa Gác đầu lên đùi ông, cọ cọ, an ủi Còn giấu giếm Mặt càu càu Lũ vịt tràn xuống ao rau muống tắm táp Ông ngồi lại, bồn chồn Mắc ngoái nhìn khắc khoải Khoa nhìn tôi ngờ ngợ Nó thảng thốt Tóc ngái ngủ bù xù Lù lù trước sân Anh làu bàu Mặc dầu hơi ngẩn ngơ Má tôi cằn nhằn Cười khà khà khà Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 67 Ròng rã hơn ba mươi năm Bom đạn cày xới dữ dội Tôi hộc tốc chạy chui rào Mọt gặm lởm chởm Chụp cái nón lá sùm sụp trên đầu Búng ngón tay nghe kêu bộp bộp Mụn cám lấm tấm trên cánh mũi Dịu dàng như chiếc lá me Lung tung những câu chẳng có nghĩa gì Tính tình hịch hạc Xởi lởi thưa gửi nói cười Cứ nằng nặc đi theo hỏi Lẳng lặng mà đau Anh cười cười, ờ ờ Vời vời ngăn cách Trầm tính, sâu sắc Lúi cúi thổi lửa nấu cơm Là đà khói Bà ngờ ngợ Người ta than thở Bữa cơm canh tươm tất Ngậm ngùi thương người Chịu nhiều thua thiệt Lặng lẽ, cười cười Mất sự bình yên, trong trẻo xưa rồi Nghe bù xè nhai gỗ trèo trẹo Ngói trên mái nhà lăn lóc cóc Kỷ niệm ngọt ngào Loi ngoi ướt Lủi thủi đáng thương Tôi gật gù Bò lủm đủm Nhìn vòng vòng một hồi Tôi phải chịu lở dở Trầm ngâm ngậm một ngụm khói Cảnh tình nheo nhóc Tánh tình khó khăn, ngang ngược Khóc tồ tồ Nhìn xa xôi Chống gậy te te về Xuề xoà bỏ qua Nước lên tròm trèm trên mặt đập Nó lầm lì xếp hai cái quần Ông Mười lặng lẽ ngồi đốt thuốc Chuyện nguôi nguôi đi Cái tánh lầm lì, lạnh lùng Chăm chút cho mảnh ruộng miếng vườn Phải được nâng niu, chìu chuộng Chưa nói câu nào ngọt ngào với vợ Nấn ná lại với dì hắm Bần thần nhìn ra sân Hì hụi kéo cưa một mình Nắng vẫn chang chang trê đầu Trời hầm hập nóng Tần ngần nhìn chồng Lu bu muốn chết Đỏ ngầu ngầu Ai cũng khao khát gặp được tri âm Lòng dì Thấm cũng bần thần Bờ mẫu chơ vơ những bụi cỏ ống Bị đốt cháy nham nhở Đăm đăm ngó khói lên trời Nhìn người yêu chan chứa Run rẩy nhìn những bức hình Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 68 Đầm đìa nước mắt Người mẹ hồn hậu, mủ mỉ hay cười Hỉ mũi rột rẹt Khuôn mặt bì sì Vẻ mặt đau đớn Mắt mũi kèm nhèm Ngọt ngào mà nghe mịn màng từng âm từng chữ Mặt nhăn nhúm, nám đen Cái chòi lá rách te tua Đứng tần ngần nhìn bóng bà Gió đi tao tác Ông già thì thào Vẻ mặt sương sướng Ông già cười khà khà Chắc chắn nhớ tiếng hát la đà Lắt lay thêm một tuổi nữa Nụ cười nhẹ nhàng, trôi trôi Cả nhà chiều chuộng Rộng rãi thương người Vẫn thường khì khịt bảo rằng mình bị ma nhập Sặc sụa Lòng người yêu cô lung lạc Mọi người chung quanh đều sụt sùi Day dứt trong lòng Mặt gương đã ố lấm tấm Mặt lạnh tanh Mờ mờ tui mới thích Muốn đỡ đần cho bà một đoạn đời Nụ cười sang sảng Dáng thong thả Ngồi tần ngần, day day cái chung trà trên tay Lòng bối rối Rưng rưng cái đầu tóc mượn Lơ láo ngó lên Đã từng che chở, bảo bọc Cơn mưa mùa ràn rạt Đập ầm ầm vào hai bên vách Tiếng rao ngọt ngào,thánh thót Chút chờ đợi mỏng manh của tình yêu Cái vỏ cứng cáp bên ngoài Ngổn ngang nợ nước tình nhà Nói lên lời tha thứ Bèo lấm tấm xanh Trắng phau phau Hàm răng trống trơ,móm mém Để vậy coi bầy hầy lắm Cằn nhằn Tóc tai xấp xãi Chiu chít quanh quẩn bên chân bà Biền biệt chín năm trời Mọi người đều đề huề, vui vẻ Tất bật, vội vã Lần nào cũng hối hả Công tác liên miên Cái nhìn vẫn như xưa, lạnh lẽo, chua chát Lừ đừ, lừ đừ không biết giống ai Đi hò hát lông bông Mênh mông trời đất Ban đầu thấy ê chề, tủi cực lắm Hát nghêu ngao trên đường về Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 69 Cửa trước lúc nào cũng khép im ỉm Cái tổ bê bối của mình Mơn man mấy cái chân giường Mình sống bê bối từ hồi nào vậy cà Ăn bận lôi thôi Quần Jean bạc lỗ chỗ Râu ria rậm rạp Má anh lâu lâu lại hỏi Đám trẻ nấn ná chờ hòai Tụi nó tiu nghỉu Ông già cười hỉ hả Nghe tiếng bịp bịp buồn buồn xa vời vợi Không ngần ngại nhận lời Nhẹ nhàng, nâng niu Tiếng mưa long tong trên mái nhà Phe phẩy trước mặt anh Lâu lâu cũng tạt về nhà Ngắn ngủn buồn thiu thỉu Gương mặt ràn rụa nước mắt Mếu máo chỉ về phía tim Giọng mình đang run rẩy Phi cười buồn bã Biển người thì mênh mông Gió bạt tay chèo liêu xiêu Nước từ vàm sông cuồn cuộn đổ ra Thấy rõ ràng Lồm cồm bò về sau lái Tóc má trôi xùm xòa phiêu phiêu trong làn nước Nhớ ràng ràng cái ngày đó Treo lúc lỉu trên nhánh chà Dắt díu nhau Giang lanh lợi hơn Buôn bán lu bù Cháy âm âm một nỗi gì đau đáu Chi chít những cái hoa Rượu uống sương sương Nước mắt ròng ròng Trợn trạo biểu Con Thủy thày lay Bông tra vàng rụng tơi bời,lừng lững Nó lanh lợi,mau mắn Cồn cào nhớ Than nức nở Mò mẫm từng món hàng Lè nhè than Thường thường đậu ở bến Treo lủng lẳng Lặng lẽ qua bên ghe nhà Hiện Bối rối trước đứa con gái đáng thương Giấc mơ cũng tròng trành Ông gằn gằn hỏi Bập bập trên môi Lâu lâu có con gái về Cười rộn rã Nó bồng bềnh làm sao Lom lom giống hệt chị nó Thiêng liêng nhất cuộc đời Từng chiếc khâu vàng óng ánh Trừng trừng nhìn Lặng lẽ bò ra ngòai mũi ghe Thẫn thờ buông chân xuống nước Khỏa bì bõm Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 70 Nằm ca sang sảng Con Thủy lầm bầm Gió làm sóng chòng chành Ra đứng tần ngần ở chợ Nghiêng nghiêng, ngó ngó một hồi Má tôi ngẩn ngơ Có ti tỉ ghe bán hàng bông Da ngăm ngăm Khắt khe, nhỏ nhặt với dâu Kéo khăn lên chậm chậm vô đôi mắt Lang thang xuống bến Lấy tay rờ rẫm, săm soi từng cái lá Ông già tha thiết nhìn ra sông Chân trái yếu ớt Lỗ tròn tròn Lặng lẽ dòm Nghe đau đau, xót xót Lững thững đi dưới nắng Lẩn tha lẩn thẩn Mắt khẩn cầu da diết Ông khóc rưng rức Còn sợ mất mát gì nữa Lủi thủi chống gậy ra bến Nhìn da diết Chỉ thấy mông mênh vậy thôi Chơ vơ, cô độc Đốm lửa lập lòe Tắt thiu thiu Lặng lẽ nhìn ba Đám ô rô mọc lởm chởm Lồng lộng một khúc sông Dòng chảy líu ríu Lặng lẽ neo lại ngoài bến Chơm chởm những cái nhánh con Lủng lẳng trái khóm Trái bầu dầm nắng mưa đã teo héo Nhìn chong chong ra ngọn đèn Nhỏ nhoi, buồn hiu Chỉ nghe lõm bõm Tiếng nội làu bàu Ti tỉ lý do Dắt díu người ta bỏ nhà đi Ba tôi khắc khỏai ngó lên Giữa dòng bơ vơ Không thở ra, tận tụy Nó rờn rờn, quanh quất trong chái bếp Chiếc giường ngủ con con Ngồi quây quần Cô độc, bơ vơ Nội tôi vẫn băn khoăn Thấy nội bứt rứt Cốt để an ủi Chắc chắn Ngọn đèn đo đỏ lại về Dường như sững sờ Mớ quần áo ngổn ngang Lòng mình bình lặng lạ lùng Lơ thơ vài cọng rủ xuống mặt Khuôn mặt nhăn nheo Nhìn chằm chằm người ta hòai Đồ vật tuềnh tòang Ho khúc khắc Nhìn trân trân vào ngọn đèn Cố nén nghẹn ngào Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 71 Tiếng gà gáy xa xa Dường như nuối tiếc, thảng thốt Khói xịt tơi bời Sắp đặt mới mẻ, gọn ghẽ Một bữa gió dầm dề Tổ chức nhậu nhẹt Vung vinh được bộ quần áo Thằng nọ phụ phàng Rưng rưng bảo thôi Lặng lẽ ngồi nghe gió thốc qua lòng Xếp ghế cho ngay ngắn Cằn nhằn anh Dửng dưng, bởi không còn gì Ngơ ngác trước mênh mông hoang vắng Cụm nhà nghỉ hẩm hút Gió lồng lộng trên đầu Những người khách xốc xếch, lử lả Ngắm rừng xanh ngời ngợi trên đầu Luýnh quýnh ngó Những con thuyền dập dềnh, thăm thẳm Nôn nả chạy ra Khóc ồ ồ Con đường ngoằn ngòeo Ngỡ ngàng Ca hát tưng bừng Tán tỉnh rồi về Ốm tong teo Con rạch loằng ngoằng Con bé nhỏ teo, xinh xẻo Mớ tóc xoăn, mềm mại Hát nghêu ngao Leo lẻo nói cười Mây nước mênh mông Lấm láp bụi đời Mắt mở trợn trạo Run rẩy mỉm cười Lẩy bẩy rót rượu cho khách Mừng rỡ, ngỡ ngàng Lui cui dọn giường Nói láp giáp đủ chuyện Hụ hợ vài câu Nói chuyện khơi khơi Lặng lẽ, lầm lì giống ông Ngọng nghịu nói cười Quằn quại vì bị mời rượu Lẳng lặng ra thị xã Bần thần một thóang Xây dựng tùm lum Cơn gió Đông cồn cào Lá rụng tả tơi Chị em vung vinh thách nhau Bần thần tự hỏi Con bé Bi xinh xẻo Từ từ mù mịt Bẽ bàng nghĩ Vòng vèo qua những con đường Chân bời rời bước Tần ngần hỏi Ngơ ngác một lát Tàu mang người đi thăm thẳm Nghe buồn anh cõng buồn em đi lê thê trong dạ Nhằm nhò gì Bò lủm củm trong nhà Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 72 Đôi má phúng phính lông tơ Lon ton chơi một mình Lọ mọ lại khoảng sân đầy lá Rờ rẫm chỗ đất Khủng khiếp lắm Hậu vật vờ Giỏi giắn, tươi tắn Hậu quạu quọ Chồng tui tử tế, đàng hòang Tê tái hỏi một câu Hớt hãi Rối rít gọi em ơi Bận túi bụi Cụm nụm trồng hành Búng chóc chóc Ngập ngừng hỏi Nhiều trắc trở Bây giờ lạnh lẽo, tan hoang Hậu dửng dừng dưng Mếu máo cười Mùi gió chướng ngọt ngào Đời tươi rực rỡ Thiếu con, mẹ bê bối cho coi Cậu nhóc múa may, vèo vèo Tự mình ngất ngư cười Gọi vợ hời hời Run rẩy bảo Giãy đành đành Đứng nấn ná Tiếc hùi hụi Ai nghe nói cũng sững sốt Quá sung sướng Tiếng đàn bà càu nhàu chạy gạo Lòng êm đềm như cỏ Thiu thỉu gượng nhếch môi Xanh leo lét Hình ảnh ngọt ngào vô phương Hậu gật gù Hì hợm, bê bối Bịn rịn trong lòng Đủng đỉnh lội Trôi bồng bềnh Hì hụi tát Lội bủm xủm đi qua Trong một tối đèn thì u ám,vàng vọt Bầy vịt lúc nhúc chen ra Nháo nhào quẫy ngụp xuống Lớp váng phèn nhớp nháp Hoi hót thở Cái áo bị xé tả tơi Kéo chị lê lết Người đàn bà xốc xếch Thân xác tả tơi Vẻ hằng học, hả hê Dục dặc, hì hục Đám người ngơ ngác Háo hức thấy mình nghĩa hiệp Tôi lồm cồm xô ghe Và sung sướng tôi cầm sào Nhảy nhót điên cuồng Bầy vịt tao tác Tiếng máy run bần bật Cười mếu máo Im lìm, lặng ngắt như chết Trôi mênh mang những tiếng rên Thiu thỉu buồn xo Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 73 Tiếng nấc nghẹn ngào Chị vẫn còn rên rỉ Lẳng lặmh xòe tay trước mặt tôi Tiếng thở thênh thang cùng gió Xa xa phía những rặng dừa Đồng đất trống trơn Đôi bờ kinh chơ vơ Hí húi trôn thức ăn cho vịt Ngạc nhiên đến ngây ngất Ngó những váng phèn, ngao ngán Điền hí hửng Cái quần cụt quăn queo Lầm lì dọn cỏ Hờ hững Thái độ lạt lẽo Chếch choáng Áy náy vì quá sỗ sàng Lượn lờ quanh lều Làm ra vẻ trẻ trung, tươi tắn Tiếng cười chút chít Tiếng thở mơn man Cắm cúi nấu cơm Cười khúc khích Uốn éo thân hình Trơ ra ngượng nghịu Làm việc quần quật Buôn bán bánh kẹo lặt vặt Não nề biết bao Vợ con nheo nhóc Nhập nhọang nắng chiều Chị nói và ngả nghiêng cười Con mắt đung đưa La oai oái Đi trong mỏi mòn Quãng thời gian mong manh Nước mắt ràn rụa trên má Đời đánh ta tả tơi, bầm dập Quyến luyến, lạ lùng Họ tụt xuống ao tắm táp Anh tần ngần đứng bên hè Cái xóm tàn tạ Chúng được nuôi trong sự mỏi mòn Bông lúa khô quắt queo Không có nước chúng bì bạch Trứng thưa thớt Nước để chúng tắm táp Đêm tối nhờ nhờ Mảnh trăng mỏng leo lét Điền ngọ nguậy Điền vẫn thao thức Tiếng sột sọat, rạo rực Chòng chành quá chừng Nỗi khao khát Những ý nghĩ vẫn loay hoay Cảm thấy nặng nề Mệt mỏi thiếp đi Khoan khóai vươn vai Lấp lánh trên khóe mắt Đầu tóc xấp xãi Hì hụi thổi lửa Bà vợ tảo tần Lạt lẽo nhếch cười Đủng đỉnh đứng lên Nựng nịu một đứa bé con Nỗi ngượng ngùng Nước cồn cào chỗ bụng Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 74 Táo tợn làm gì đó Mất mát lớn lao Lấp lánh cả khúc sông Cười hề hề Vẻ ác cảm lạ lùng Chi chít nốt ruồi Ruồi bu tùm lum Đàn bà lam lũ quê tôi Họ tíu tít, háo hức Bồn chồn rồi dùng dằng trở lên Tâm trạng ngậm ngùi Xăng xái bảo Ông ta sững sốt Thấy má rạo rực Khúc vải rực rỡ Cái màu đỏ lạ lùng Nhìn trân trân Má giãy giụa Tấm vải đỏ lạ lùng Chấp chới bay Nước mắt chảy ròng ròng Thấy rõ ràng Chơm chởm những nốt ruồi Họ vật vã. Rên xiết Hì hục lót đá Trả lời day day chậm rãi Khuôn mặt đẹp não nề Tôi lại hể hả Cả xóm tưng bừng Thòm thèm dòm ngó Bàn ra tán vào xôn xao Nghe chim cú kêu, thê thiết lắm Tiếng thở thườn thượt Nghe buồn mênh mông Tay bối rối nắn vào túi áo Mặt ràn rụa nước Quá rõ ràng Họ xì xào Nhìn trân tráo lên nóc mùng Kiếm sống nhọc nhằn Tuột xuống đất run rẩy Xấp xãi chạy về Chẳng suy nghĩ, đắn đo Không chút trù trừ Khói bay mù mịt Áo hồng, áo tím rúm ró lại Ngây ngất vì một ý nghĩ mới lạ Âm thanh lốp bốp rất giòn Tiếp tục lang thang Xa vời, mờ mịt Lội xom xom Rã rời tuyệt vọng Ánh đèn chong leo lét Bầy vịt tao tác một phen Sành sỏi đường đi nước bước Nó loay hoay ở giữa một gò đất Rên ư hử Bụng nó đã lặc lè Rời rời cỏ xanh Đau đáu vuốt tóc nó Ánh nhìn chan chứa thương yêu Vẫn gió đìu hiu Buộc tóc nhong nhỏng Lui cui vá áo Thất vọng đến rã rời Tôi không day dứt chi cho mệt Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 75 Cha ô thờ, lạt lẽo Lẳng lặng vác câu đi câu Giật mình, hoảng hốt Dòng sông thênh thang mãi Trễ tràng để rời cánh đồng này Lúc nhúc trên thị trấn Bầy vịt rúc rích tìm thức ăn Nằm chèo queo Ngần ngại nói với cha Gà con lạc mẹ nhao nhác Ngai ngái mùi cứt trâu Người lớn thì hãi hùng Đẹp nhưng hỗn hào Nó chỉ cộc lốc bảo Te tái cắp nón đi suốt Những săn sóc, nâng niu Biết tỏng tòng tong Ngơ ngác hỏi ủa Vẻ mặt đau đớn Ký ức trống trơn Phơi phới ra đi Cái giọng rộn rã Hết sức chậm rãi, tỉ mỉ Trớ trêu Khuôn mặt lạnh lùng Chị cũng sững sốt Rõ ràng chị muốn giữ chúng tôi ở lại Đối xử rất tử tế Chiếc ghe tơi tả Ổng đã ngao ngán Ngây ngất, tràn trề trong mắt Con sóng nhỏ lách tách Xao xuyến hỏi Bỏ vẻ lầm lũi thường ngày Vẻ mặt lung linh Thoắt đau đớn Tươi hơn hớn Rủ rê lôi kéo Hỏi khẽ khàng Mặt tở mở và rạng rở Tôi bệ bạo cười Kiếm lủ khủ giỏ xách Bùi ngùi tiễn nó đi Đắm đuối nhìn ngôi nhà Hơi ngại ngùng Tiếng thở hổn hển, dìu dặt Mãi mãi không quên Nó vừa dữ dội, đau đớn Quăng đồ vung vãi Mấy lỗ con con Che chở cho một sinh linh Thật ngọt ngào Khao khát được trồng cây Nhớ cồn cào Mơ ước mong manh Chăm chút bầy vịt Thật xa xôi Tần ngần bên hàng rào Xé lòng toang hoang Quyến luyến bất cứ ai Khỏi ngậm ngùi Để lòng dửng dưng Những cuộc tình ngày càng ngắn ngủi Hay nói cười hồ hởi Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 76 Đắng đót nhìn Hao hao người đóng tuồng Mơ màng, nhấm nháp lại hương vị Và ngẩm ngợi, thòm thèm Liếm láp vết máu Hãi hùng nhận ra Bóng người xấp xãi, ngơ ngác Nỗi ê chề Vừa đủ bẽ bàng Vừa phũ phàng Cun cút tin và yêu Yêu thương tử tế Họ không biết vuốt ve, âu yếm Ánh nhìn thăm thẳm, ngọt ngào Khuôn mặt chữ điền ngời ngợi Bến bờ mờ mịt chơi vơi Nhìn đăm đăm Ngấu nghiến Nhạt nhẽo Tính chuyện phụ phàng Nỗi thiếu thốn triền miên Lời dặn dò, quyến luyến Chán chường Vạ vật Nước mắt ri rỉ Bão tơi bời Chi chít vết đau Mường tượng mồn một Kêu la thống thiết Đau đớn cùng cực Nước mắt bê bết Giãy giụa đến rã rời Tả tơi Mặc tôi mân mê Nó dửng dưng Khinh khỉnh cười Giọng hơi run rẩy Rất mỏng và dịu dàng Thè cái lưỡi ướt nhão nhớt Nỗi bẽ bàng Giao tiếp ngấm ngầm Quan hệ rời rạc Gió lắt lay Chân trời mờ mờ xa Mùi bùn tanh tanh Tiếng nói lao xao Đắm đuối Rón rén, từ tốn Nhạy cảm khủng khiếp Vịt tui sân sẩn Một người càu cạu Cười ha hả Lớp đất bầy nhầy Ánh sáng nhập nhọang Loang lổ đổ xuống Mắt chong chong ngó trời Hôi nồng nặc Lăn lóc cạnh đó Không phải ray rứt gì Tôi ngơ ngác Mùi sặc sụa Gạt gẫm nhau Rất mềm mại, êm đềm Tôi sửng sốt Điền chới với Có thể ngốn ngấu Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 77 Một cuộc đua rã rượi Ra rả về dịch cúm Cán bộ xã xồng xộc đến chỗ chúng tôi Họ phơ phởn Chị đon đả Một người càu nhàu Bệu bạo cắn răng Ánh nhìn lơ láo Có vẻ thú vị, háo hức Lai rai Xuề xòa Thời gian dằng dặc Bờ cỏ rập rờn Trăng rạng rỡ trên đầu Ngồi thù lù Chị chắc lưỡi tấm tắc Tiếng ngáy thơ thới Lẹ làng lấy tay quệt lên mắt Mảng nước nhòe nhọet Chân vướng dấp dúi vào cỏ Chạy hồng hộc Ông ngán ngẩm Nỗi trống trãi khủng khiếp Vạ vật ở đâu đó Nhớ một người che chở Xẹp lép như xác ve Kiếm cớ lảng vảng Có thể chếnh choáng thật lâu Mảnh vỡ lạo xạo trong lòng Trợn trạo nuốt nghẹn những cảm xúc Sờ sọan khắp người Vuốt vuốt, bóp bóp Rờ nắn mê miết Hằn học, cục cằn Mê mỏi với chuyến đi xa Thấp thỏm với rủi ro Cuộc sống hờ hững Tiếng rúc rích Bối rối Ý nghĩ đã muộn màng, trễ tràng Đường viền nhỏ liu riu Vịt chạy đồng lục tục Vất vơ kiếm sống Hất hủi cây lúa Nhảy ra xoi xói Ngạo nghễ Nhăn nhở cười Đang lảng vảng Thất học, hung hãn Thổn thức, cồn cào Mặt mũi sưng sỉa Hơi ngỡ ngàng Dãi ròng ròng trên khóe miệng Đang tầm tắc trước một món hàng Mặt ruộng bì bõm nước Sự vùng vẫy Tỏ ra đờ đẫn Le lói nhìn thấy Nông nỗi này Lao vào, gầm gừ Đau đến sững sờ Chấp chới vài cánh cò Mắt ầng ậc nước Máu nhoèn nhoẹt Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 78 Để mà thanh thản Le lói ánh sáng Thân thể nhàu nhừ Khật khừng Cười héo hắt Nghe buồn xao xác Chạy ngời ngời Nghe ngắc ngoải Xa xót nhìn Khuôn mặt teo héo Thở dài ứ hự Ngật ngừ ngồi dậy Trụi trơ bộ đồ đang mặc Cằn nhằn cử nhử Tha thểu Lòng chao chát Cô Ba chẩng hẩng Lục cục lòn hòn Iu ấp một đôi tay Cười quay quắt Khì khịt báo rằng Làm cho bà quắt queo, tàn héo Bữa đó nhậu cườm cườm Buồn thiu thỉu Thắc thỏm mổ cái mỏ Cả đêm kêu thê thiết Bìm bịp đập cánh xao xác Linh đinh sông nước Cười chua chát Lúng búng rồi thẹn thò nói tiếp Bóng Giang xơ rơ Má tôi chẩng hẩng Lẩn tha lẩn thẩn Tắt thiu thiu Miên man chảy Cù bơ cù bấc Rúm ró nổi cô đơn Chua chát nghĩ Tiếng thở thảng thốt Cười thê thiết Hụ hợ vài câu Lý do trớt quớt Tha thểu ra về Nắng vẫn chênh vênh leo ngoài cửa sổ Mùa hạn hung hãn Chắc chúng tôi sẽ xốn xáng Xiêu xiêu biến mất Bờ sông lớn mênh mang Đi trên đất dằng dặc Bỗng nhiên thắc thỏm Đẹp não nề Nghe buồn mênh mông Tha thểu đi Nắng vẫn võ vàng Nắng rưng rưng ngoài sân Tự hào ngút ngất Nước chảy re rắt Nỗi xốn xang Những suy nghĩ cồn cào Âm thanh lạo xạo lao xao lào xào Nắng hiu hiu Thắt thẻo Ngồi chù ụ Chua chát cuối đầu Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 79 Tiếng chim kêu nhỏ từng giọt thiu thiu Nắng rập rờn trên nách rạ Bay tha thểu trên cao Tiếng gào khóc thê thiết Gió nghêu ngao xoi mói Ngượng ngập như sắp chết giấc Cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi Tha thểu đằng trước Lầm lùi đằng xa Buồn nẫu nê Đau ràn rụa Tẽn tò dạt ra Nụ cười đong đưa, tung tẩy Ngồi buồn thút thít. Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO Diệp Quang Ban . 2000. Ngữ pháp tiếng Việt . NXB Giáo dục. Đỗ Hữu Châu. 1996. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Đinh Trọng Lạc. 2005. 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt. NXB Giáo dục. Đinh Trọng Lạc ( chủ biên). 2002. Phong cách học tiếng Việt. NXB Giáo dục. Hoàng Văn Hành. 1979. Về hiện tượng láy trong tiếng Việt, ngôn ngữ, số 2. Hoàng Tuệ. 1978. Về những từ gọi là từ láy trong tiếng Việt, ngôn ngữ, số 3. Hà Quang Năng. 2005. Dạy và học từ láy ở trường phổ thông. NXB Giáo dục. Trung tâm Khoa học xã hội & nhân văn Quốc Gia (Viện ngôn ngữ học).1998. Từ điển từ láy tiếng Việt. NXB Khoa học xã hội. Nguyễn Thiện Giáp. 1985. Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục. Nguyễn Thị Thanh Hà. 2001. Nhìn nhận lại hiện tượng láy trong tiếng Việt, ngôn ngữ, số 8. Nguyễn Ngọc Tư. 2005. Cánh đồng bất tận. NXB Tuổi trẻ. Nguyễn Thái Hòa. 2005. Từ điển tu từ – phong cách thi pháp học. NXB Giáo dục. Báo Tuổi Trẻ những số ra vào năm 2006. Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT Trần Thị Kim Loan Trang 81 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1279.pdf
Tài liệu liên quan