Lời nói đầu
Trong tất cả các hình thái kinh tế xã hội mà loài người đã và đang trải qua, từ xã hội nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến cho tới xã hội tư bản, xã hội chủ nghĩa, hoạt động sản xuất là để tạo ra của cải vật chất – yếu tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của con người nên đây là hoạt động quan trọng của con người.
Quá trình lao động sản xuất, sáng tạo tìm tòi, con người đã phát minh ra rất nhiều máy móc thiết bị (đặc biệt là trong hai cuộc cách mạng công nghiệp) nhằm gi
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu về thực trạng công tác Bảo hộ lao động trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm nhẹ sức lao động, tăng năng suất lao động, cải tiến điều kiện sống và làm việc. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của những thiết bị này cho nền kinh tế quốc dân và cho sự tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, có nhiều thiết bị bên cạnh những ứng dụng, đóng góp to lớn của mình thì chúng cũng đem lại không ít nguy hiểm, mất an toàn đe doạ đến tính mạng của người lao động. Bảo hộ lao động là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, muốn lao động sản xuất được tiếp tục, giảm nguy cơ mất an toàn cho người lao động, nhất thiết phải có Bảo hộ lao động. Vì lẽ đó, Bảo hộ lao động luôn là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Công ty Cơ khí Hà Nội (nay là công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội) là công ty chuyên sản xuất các dụng cụ cơ khí, với đặc thù công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động thường xuyên tiếp xúc với môi trường có yếu tố bất lợi, song công tác Bảo hộ lao động trong Công ty luôn được trú trọng và nâng cao, tỷ lệ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, vì đặc điểm sản xuất và nhiều khó khăn khác nên công tác Bảo hộ lao động trong công ty còn nhiều mặt hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế sản xuất.
Với thực tế của công tác Bảo hộ lao động và nhận thức được tầm quan trọng của công tác Bảo hộ lao động, em xin chọn đề tài: “Tìm hiểu về thực trạng công tác Bảo hộ lao động trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội”.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm thực tế về khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Vậy em Kính mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy để báo cáo của em được hoàn thành.
Phần I : Những vấn đề chung
I. Khái quát chung về công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội.
1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị
Tên công ty: Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên cơ khí Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: HAMECO
Địa chỉ: 74 đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân – Hà Nội
Tel: 04.8584475
Giấy phép kinh doanh: 1152/QĐ- TCWWS ĐC cấp ngày 30/10/1995
Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong những năm đầu xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngày 26/01/1995 Đảng và chính phủ ra quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại làm nòng cốt cho nghành chế tạo máy sau này. Sau gần 3 năm xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội đã được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động.
Sau 47 năm xây dựng và trưởng thành công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hà Nội đã trải qua nhiều khó khăn và đạt được rất nhiều thành tích. Kể từ khi thành lập đến nay Công ty đã trải qua 6 giai đoạn phát triển:
1.1. Giai đoạn 1 (Từ năm 1958 đến năm 1965)
Đây là giai đoạn khai thác công suất của thiết bị, đào tạo cán bộ, sản xuất máy công cụ để trang bị cho nền cơ khí non trẻ của đất nước. Giai đoạn này có những thành công ban đầu. Thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất năm 1965 so với năm 1958 tổng sản lượng tăn 8 lần, nhiều sản phẩm mới đã ra đời như: T630, T630L…
1.2 Giai đoạn 2 (Từ năm 1966 đến năm 1974)
Trong thời gian này giặc Mỹ leo thang bắn phá Miền Bắc, khẩu hiệu nhà máy đặt ra là: “Vừa sản xuất vừa chiến đấu” Những năm 1966 – 1968 nhà máy không hoàn thành chỉ tiêu do gặp nhiều khó khăn đạt 70% - 85% so với kế hoach, nhưng đến năm 1972 – 1974 tổng sản lượng đã tăng vượt mức kế hoạch là 17% - 34% so với kế hoạch.
1.3. Giai đoạn 3 (Từ năm 1975 đến 1985)
Giai đoạn này nhà máy ổn định sản xuất, nhà máy liên tục đạt được những thắng lợi kế hoạch 5 năm 1975 – 1980, 1980 – 1985 và được chính phủ phong tặng danh hiệu anh hùng.Năm 1984 nhà máy được nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở cơ khí lớn.
1.4. Giai đoạn 4 (Từ năm 1986 đến 1993)
Thời kỳ này nhà máy gặp rất nhiều khó khăn do quá trình chuyển đổi cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
1.5 Giai đoạn 5 (Từ năm 1994 đến 2002)
Nhà máy đã có nhiều cải tổ về mặt tổ chức quản lý, từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Nhà máy chú trọng sản xuất thiết bị cơ khí lớn, sản phẩm trong giai đoạn này là thiết bị Xi Măng lò đứng, thiết bị cho các nhà máy đường, các loại trạm trộn bêtông tự động, sản phẩm thép cán và một số máy công cụ làm theo đơn đặt hàng được xuất sang thị trường Mỹ …
Ngày 30/06/1995 nhà máy đổi thành công ty Cơ khí Hà Nội do bộ trưởng bộ Công nghiệp nặng ký quyết điịnh. Để mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh công ty đã cử nhiều đoàn thăm quan thực tập ở nước ngoài, đồng thời đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất sản phẩm theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay.
1.6 Giai đoạn (Từ năm 2003 đến nay)
Theo quyết định 89 của bộ trưởng bộ công nghiệp về việc thuyên chuyển công ty cơ khí Hà Nội thành Công ty TNHHNN một thành viên Cơ khí Hà Nội, theo NĐ số 55/2003/NĐ - CP ngày 28/05/2003 và NĐ số 63/2001/NĐ - CP ngày 14/09/2001.
Việc chuyển đổi doanh nghiệp là một mốc phát triển quan trọng với công ty, chuyển đổi công ty từ hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước với tiêu chí đảm bảo mục tiêu xã hội kinh tế sang hoạt động theo luật doanh nghiệp với tiêu chí lợi nhuận. Với truyền thống tốt đẹp của mình 9 lần công ty đã được vinh dự đón Bác Hồ về thăm, công ty đã có một bản cam kết nội bộ trong việc không ngừng viên lên đạt nhiều thành tích mới, đưa công ty đứng vững trong cơ chế mới.
2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội.
2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty:
Sơ đồ tổ chức của công ty TNHHNN một thành viên Cơ khí Hà Nội
Trợ lý giúp việc
Đúc: Nguyễn Đức Minh
Tư vấn: Đinh Viết Thanh
Kỹ Thuật: Nguyễn Văn Hiếu
KHCN : Nguyễn Trung Hiếu
P. Tổ chức
Nhân sự
P. Kế toán-
TK - TC
Văn phòng công ty
Ban quản lý
dự án
Tr.THCNCTM
Tr. Mầm non H.Sen
TT. Xây dựng CB
P.Q Trị Đời sống
Phòng bảo vệ
Phòng Y tế
P.TGĐ phụ trách chất lượng và tiến độ sản phẩm đúc
P.Bán hàng KD XNK
P.Quản lý CLSP
P.Cung ứng vật tư
Tổng kho
TT. Thiết kế TĐH
XN chế tạo MCC-PT
XN chế tạo TBTB
XN Cơ khí chính xác
XN lắp đặt SCTB
XN. Đúc
P.TGĐ phụ trách chất lượng và sản phẩm máy công cụ và Phụ tùng
P.Quản lý SX
2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
+ Phòng tổ chức nhân sự
Giúp tổng giám đốc ra các quyết định, nội quy, quy chế về lao động, tiền lương, tổ chức nhân sự và giải quyết những vấn đề chính sách xã hội theo quy định của công ty.
Nhiệm vụ: Dự thảo các văn bản về tổ chức nhân sự, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng các văn bản nội quy về tổ chức nhân sự và giải quyết chế độ chính sách sau khi được tổng giám đốc ký quyết định. Nghiên cứu đề xuất chủ trương, biện pháp cải tiến bộ máy quản lý, tham gia công tác thi đua khen thưởng của công ty.
+ Phòng kế toán thống kê tài chính
Giúp tổng giám đốc tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các công tác thống kê, kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong công ty theo quy chế của nhà nước ban hành.
Nhiệm vụ: tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán thông kê phù hợp với sản xuất kinh doanh của công ty theo yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý…
+ Văn phòng công ty
Là bộ phận tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc tổ chức điều hành hội nghị do Giám Đốc triệu tập và các công việc liên quan đến văn phòng
Nhiệm vụ: Tập hợp thông tin, các văn bản pháp lý hành chính trong và ngoài công ty. Phân loại báo cáo của các phó Tổng Giám Đốc đã được Tổng giám đốc uỷ quyền giải quyết. Truyền đạt những ý kiến của TGĐ & P.TGĐ về việc xử lý các văn bản pháp lý hành chính đến các đơn vị hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện…
+ Bộ phận Kinh Doanh
Bao gồm phòng Kinh Doanh và phòng Kinh Doanh XNK có chức năng giúp giám đốc công ty tổ chức giao dịch, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và ký kết các hợp đồng bán hàng và XNK.
Nhiệm vụ: Giao dịch với khách hàng và nghiên cứu thị trường. Giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước để tạo dựng những mối quan hệ sản xuất kinh doanh cho công ty trong hiện tại và tương lai. Tiến hành các hoạt động Marketing gắn liền với kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phòng quản lý chất lượng sản phẩm
Có chức năng kiểm tra giảm sát theo dõi toàn bộ chất lượng hàng hoá dịch vụ
Nhiệm vụ: Nắm vững kế hoạch tiến độ thời gian. Phân công lao động trong đơn vị hợp lý theo chức năng nhiệm vụ quyền hạn của từng người và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bảo quản, sử dụng các thiết bị lập quy trình công nghệ kiểm định sản phẩm đánh giá chính xác chất lượng sản phẩm.
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
3.1.Các Lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty Cơ khí Hà Nội là một đơn vị kinh tế quốc doanh hoàn toàn độc lập có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm phục vụ cho yêu cầu phát triển của nghành cơ khí góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm gần đây để bắt kịp với nền kinh tế thị trường có cạnh tranh để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận, công ty đã chủ động tìm kiếm thị trường, mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước.
Về lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội : - Sản xuất máy công cụ cắt gọt kim loại điều khiển trực tiếp đến lập trình điều khiển số tự động CNC: T18A, T14L,T630A*1500, T630*3000, máy khoan K525, máy bào B365, máy phay P12CNC, máy mài mòn, máy mài phẳng và các loại máy theo đơn đặt hàng.
Chế tạo các sản phẩm kết cấu thép với sản lượng 2400 tấn/năm
Sản xuất các thiết bị ngành đường: Máy đập mía công suất 2800kw,các nồi nấu chân không, nồi bốc hơi, gia nhiệt, trợ tinh…
Phụ tùng thiết bị ngành xi măng.
Phụ tùng thiết bị lẻ khác cho ngành công nghiệp như dầu khí, giao thông, điện lựu, thuỷ lợi…
3.2. Đặc điểm của các yếu tố đầu vào.
Nguồn vốn : Tổng số vốn hiện nay của công ty là 156 tỷ đồng (tính đến tháng 12 năm 2006) – trong đó vốn cố định là 59 tỷ đồng chiếm chiếm 37,8%, vốn lưu động là 97 tỷ đồng chiếm 62,2%. Nguồn vốn cấp phát là vốn tự có và vốn đi vay chưa chiếm tỷ trọng lớn, vào khoảng 30%, điều này cũng xuất phát từ đặc điểm của Công ty là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với sản phẩm có thời gian sản xuất dài, có giá trị lớn, chủ yếu để làm tài sản cố định, cho nên nguồn vốn của công ty phải có tính lâu dài.
Lao động: là yếu tố góp phần tạo nên sức mạnh của mỗi doanh nghiệp, là yếu tố không thể nào thiếu được của hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới toàn bộ đến kết qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo thống kê(Ngày 31/12/2006).
Tổng số lao động của công ty:823 người
Trong đó – Nữ: 183 người chiếm 22,24%
Nam: 640 người chiếm 77,76%
Nguyên vật liệu: công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội luôn quan tâm đến tất cả các khâu của quy trình sản xuất, trong đó có việc công việc cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm được liên tục. Hiện nay, nguồn nguyên liệu chính mà công ty dùng vào sản xuất sản phẩm hầu hết là các loại thép phục vụ chi sản xuất thép và máy công cụ, nguồn nguyên liệu này công ty phải nhập từ nước ngoài để đảm bảo chất lượng của máy và thép.
Bảng 1: Số lượng nguyên vật liệu công ty nhập hàng năm
Các mặt hàng nhập khẩu
Số lượng nhập hàng/năm
Nguồn nhập
Giá đơn vị USD/Tấn
Sắt thép chế tạo
150
Nam triều tiên
450
Tôn tấm các loại
150
SNG
350
Than điện cực
20
Trung Quốc
120
(Nguồn phòng tổ chức – 2005)
3.3. Đặc điểm về quy trình sản xuất công nghệ
Công ty sản xuất rất nhiều sản phẩm, qua hơn 40 năm hoạt động công ty đã cung cấp rất nhiều máy móc và thiết bị, phụ tùng cho các ngành sản xuất được 2 vạn máy công cụ các loại.
Công ty đã và đang sản xuất các loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm thường có các quy trình sản xuất khác nhau đặc trưng cho từng sản phẩm. Nhưng thường đặc điểm sản phẩm của công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội thường trải qua các công đoạn sau:
Quy trình sản xuất sản phẩm
Hội đồng
Sản xuất
Phòng kỹ thuật
Làm mẫu
Đúc
KCS
Gia công
Cơ khí
Tiêu thụ
Nhập kho thành phẩm
KCS
Lắp ráp
Nhập kho
Hợp đồng sản xuất được chuyển về ban thư ký hội đồng kinh doanh, đến phòng điều động sản xuất đề ra lệnh sản xuất cho máy công cụ.Các bản thiết kể đã có thiết kế máy được quay lại phòng điều động sản xuất, đến phân xưởng đúc tổ chức sản xuất, qua kiểm tra của phòng KCS tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.Trung tâm kỹ thuật điều hành sản xuất sẽ dựa vào các quy trình sản xuất để bố trí thiết bị máy móc cho phù hợp và chỉ đạo các phân xưởng thực hiện sản xuất các sản phẩm đúng quy trình công nghệ.
Công ty đã cố gắng tìm tòi và áp dụng quy trình sản xuất gọn nhất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua quy trình sản xuất chung và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm máy công cụ ta thấy chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều công đoạn, chỉ cần một lỗi giai đoạn nào đó là sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng hay làm chậm tiến độ sản xuất, tăng giá thành (chi phí), làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
Quy trình công nghệ sản xuất máy công cụ.
Làm khuôn
Phôi mẫu
Làm ruột
Làm sạch
Rót thép
Cắt ruột
Nấu thép
Mẫu số
Đúc
Gia công chi tiết
Nhập kho bán TP
Lắp ráp
Tiêu thụ
3.4. Thông tin về thị trường.
+ Thị trường trong nước.
Thị trường máy công cụ và phụ tùng: Đây là thị trường đầy tiềm năng, có quy mô và tốc độ tăng trưởng cao, hàng năm có nhiều nhà máy được xây dựng, nhu cầu về máy công cụ và phụ tùng thiết bộ công nghiệp là rất lớn. Công ty cần triển khai hoạt động tiếp thị giành lấy hợp đồng sản xuất.
1,5 triệu tấn đường vào năm 2006 và 3,5 triệu tấn đường vào năm 2010, 20 triệu tấn thép vào năm 2004, 5 triệu tấn thép và năm 2006 – 2010. với nhu cầu như trên công ty có khả năng đáp ứng, cần đưa ra những ưu đãi cho khách hàng để giành được quyền sản xuất và lắp đặt các thiết bị trên, khẳng định được ưu thế vượt trội của mình so với đối thủ cạnh tranh.
+Thị trường nước ngoài.
Hiện nay công ty đang mở rộng thị trường ra nhiều nước như Nhật và EU. Trong thời gian qua công ty đã xuất khẩu được một số sản phẩm sang tây âu. Đan Mạch như: Bánh răng, Bánh xích.
Công ty đang thực hiện hai dự án với công ty ASOMA và công ty UDDALL dưới sự tài trợ của tổ chức DANIDA của chính phủ Đan Mạch để xuất khẩu sản phẩm cơ khí sang EU và nước vùng Scandinavan với trị giá khoảng 2tr $/Năm.
4. Một số kết quả đạt được của công ty trong những năm qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
4.1.Tình hình sản xuất kinh doanh.
Bảng 2 :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
KH 2006
TH 2006
TH 2005
% So sánh
1
2
3
4
5=3/2
6=3/4
1
Giá trị TSL
125.000
130.000
107.506
104
121
2
Tổng doanh thu
206.653
250.000
168.046
121
149
2.1 Doanh Thu SXCN
106.653
117.650
77.506
110
151
Tr.đó hàng XK,XK tại chỗ
100.000
23.826
21.061
2.2.Kinh doanh thương mại
1.375
132.350
90.540
132
146
3
Thu nhập bình quân
1.560
1.282
113
121
4
Các khoản trích, nộp ngân sách
12.500
8.600
145
5
Giá trị HĐ ký trong năm
74.196
51.784
143
6
Tr.đó gối đầu cho năm sau
23.187
41.076
56
Số liệu trên tính đến hết 31/12/2006
Nguồn : phòng TC công ty
Bảng tổng hợp trên cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu thực hiện đều vượt mức kế hoạch đề ra và tăng trưởng cao so với năm 2005.Tổng doanh thu đạt 250 tỷ đồng, vượt 21% so với kế hoạch và tăng 49% so với năm 2005 trong đó đặc biệt là doanh thu sản xuất công nghiệp, vượt 10% so với kế hoạch và tăng 51% so với năm 2005. Đáng lưu ý là trong năm 2006, các đơn hàng nước ngoài với trị giá gần 1,7 triệu USD như JTT (Nhật), Pilous (Séc), Belgen (Canada), SMS Merr (Italia) đã và đang dần khẳng định vai trò của xuất khẩu trong mục tiêu phát triển của công ty. Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, các khoản trích, nộp ngân sách tăng 45% so với năm 2005. Thu nhập bình quân của CNV tăng 21% so với năm 2005, đảm bảo cuộc sống của CBNV.
4.2. Phương hướng và kế hoạch năm 2007.
4.2.1 Các chỉ tiêu cơ bản:
Doanh thu bán hàng: 300 tỷ đồng Tăng 20% so với năm 2006.
Trong đó :
Doanh thu SXCN: 150 tỷ đồng Tăng 27,5% so với năm 2006.
Doanh thu thương mại: 150 tỷ đồng Tăng 13,34% so với năm 2006.
Thu nhập bình quân đầu người: 1.700.000đ/ng/tháng Tăng 8,9% so với năm 2006.
Các khoản phải nộp ngân sách: Theo quy định của nhà nước.
Sản xuất kinh doanh có lãi.
4.2.2.Kế hoạch SXKD năm 2007.
Tổng doanh thu phấn đấu đạt 300 tỷ đồng Tăng 20% so với năm 2006, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 170 tỷ đồng, tăng gần 44,5% so với năm 2006. Để đạt được kết quả đó công ty chú trọng.
Khai thác các đơn hàng lớn, đặc biệt là đơn hàng xuất khẩu để phát huy hết tiềm năng của công ty, từng bước đưa công ty tham gia vào thị trường quốc tế.
Hợp tác sản xuất máy công cụ chất lượng cao, bao gồm cả các loại máy công cụ được CNC để cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Khai thác và phát triển thị trường tiêu thụ các thiết bị phụ tùng phục vụ cho ngành kinh tế quốc dân như thiết bị phụ tùng ngành đường mía, đường sắt, đóng tàu thuỷ…
II. Thực trạng công tác quản lý lao động tại công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội.
1. Thực trạng quản lý nhân lực
1.1. Phân công lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo và hợp tác lao động
1.1.1. Phân công lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo
Bảng 3:Phân công lao động theo chuyên môn nghề nghiệp đựơc đào tạo
TT
Các phòng Ban
Tổng số
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
Cnkt
Chưa qua đào tạo
Kỹ Sư
Cử nhân
Ngành khác
Kỹ thuật
Kinh tế
Khác
Cơ khí
Đúc
Khác
Kt lao động
Tc kế toán
Qtkd thương mại
khác
1
Văn phòng ct
18
3
1
1
1
2
2
1
7
2
Tổ chức NSự
6
1
1
3
1
3
Kế toán Tktc
14
11
2
1
4
Y Tế
5
2
3
5
Bảo Vệ
26
6
Bán hàng KDXNK
17
2
1
1
8
2
1
2
7
Quản trị đời sống
21
1
1
1
13
5
8
BQL dự án
1
1
9
Tr.Tâm XDCB
18
3
4
11
10
QLCLSP
25
5
8
13
11
XN CK chính xác
31
5
1
4
21
12
QLSX
14
8
1
1
3
2
13
Tổng kho
22
1
1
1
1
1
1
12
4
14
XNCTMCC&PT
126
4
1
1
7
1
112
15
XNCTTBTB
203
7
1
1
3
14
177
16
XN Đúc
107
10
2
1
1
15
59
17
17
Cung ứng vật tư
9
1
2
2
1
1
1
1
18
Tr.tâm TK-TĐH
14
11
2
1
19
Tr.THCNCTM
38
5
1
3
1
4
2
10
4
2
1
5
20
Tr. MNHS
8
21
XN lắp đặt SCTB
83
7
5
1
1
2
3
62
2
Tổng cộng
806
54
15
17
10
24
23
19
2
11
0
0
68
5
495
28
Số liệu khảo sát tính đến 02/2007)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty đã thực hiện bố trí sử dụng lao động phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ đào tạo, cụ thể như phòng tổ chức nhân sự (6 người), phòng y tế (5 người), văn phòng công ty(18 người), ban quản lý DA(1 người)… Đây đều là những người phù hợp với công việc và chuyên môn. Nhưng với số người ở văn phòng công ty là 18 người như vậy là thừa so với yêu cầu của công việc, bởi vì nhiệm vụ của công việc chỉ là chủ trì các cuộc họp, truyền đạt các ý chỉ…còn lại một số phòng ban chưa bố trí phân công theo đúng chuyên môn đào tạo như: thị trường sản xuất chiếm 14 người đại học trong khi trung cấp, cao đẳng thì không có những người công nhân họ mới am hiểu công việc sản xuất bởi vậy nên bố trí người công nhân vào làm tại bộ phận này sẽ nâng cao công tác quản lý sản xuất tại đây: Bộ phận xây dựng và bảo dưỡng số lượng chiếm tới 83 người trong đó số phân xưởng sản xuất chỉ có 8 phân xưởng có tổng số máy móc là 641 máy các loại và bình quân mỗi người đảm nhận 8 máy mà tỉ lệ máy hỏng hóc bình quân 10 máy/ngày. Như vậy mỗi ca có 27 người trực tại công ty để sửa chữa, nên thừa khoảng 10 người: đứng trước thực trạng như vậy công ty cần có những biện pháp khắc phục và điều chỉnh cho hợp lý bằng cách sắp xếp và bố trí lại cơ cấu lao động theo cấp bậc và nhiệm vụ cần hoàn thành, có như vậy thì năng suất chất lượng lao động sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.
Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc.
Phân công lao động theo nghề tuy đã sử dụng hợp lý đối với người lao động về mặt nghề nghiệp, nhưng chưa đề cập đến trình độ lành nghề, đảm bảo chất lượng và tăng năng suất lao động đảm bảo sử dụng hết khả năng của người lao động cần phải phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc(theo bậc).
Thực tế hiện nay ở công ty cơ khí Hà Nội cũng dựa trên tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật để phân biệt người lao động có trình độ lành nghề khác nhau. Chẳng hạn như số bậc kỹ thuật công việc của nghề khoan phải bằng số bậc kỹ thuật của người lao động nghề đó. Cũng như cấp bậc công việc, bậc I(bậc thấp nhất giao cho người lao động có trình độ thấp nhất còn bậc cao nhất giao cho người có trình độ thành thạo nhất trong nghề).
Tuy nhiên để khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn công ty cần phải chủ động bố trí người lao động có trình độ công nhân bậc thấp đảm nhận những công việc có cấp bậc công việc cao hơn so với bậc công nhân : như ở bộ phận mà công việc mà tính chất công việc không đòi hỏi sự khéo léo nhiều: thép, cán, phay, nguội, nhiệt điện, KCS, lò luyện khuôn, hoá phân tích, lò luyện khuôn, bàn…
1.1.2. Hiệp tác lao động
+ Hiệp tác về không gian
Làm khuôn
Làm ruột
Làm sạch
Rót thép
Cắt ruột
Nấu thép
Đúc
Gia công chi tiết
Nhập kho bán TP
Lắp ráp
Tiêu thụ
Phôi mẫu
Mẫu số
Toàn công ty có 25 đơn vị, phòng ban và phân xưởng. Các phòng ban, phân xưởng của công ty tổ chức sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện nhiệm vụ được giao, tuy mỗi phòng ban, phân xưởng thực hiện nhiệm vụ, chức năng riêng nhưng giữa các phòng ban phân xưởng có sự kết hợp một cách hài hoà nhằm đảm bảo kế hoạch hoạt động hàng năm của công ty. Theo quy trình sản xuất của máy công cụ tại công ty ta thấy phải trải qua nhiều công đoạn như: sơ đồ trên ta thấy các bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau: bộ phận là khuôn phải phối hợp với bộ phận làm ruột, nấu thép….cuối cùng mới ra một sản phẩm máy công cụ hoàn chỉnh. Và muốn biết được sản phẩm có được thị trường chấp nhận không thì lại phải thông qua bộ phận bán hàng của công ty. Ví dụ:Phòng tổ chức nhân sự hàng năm có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu doanh thu bán hàng chi phí lao động bình quân, lợi nhuận…của năm kế hoạch. Nhưng để xây dựng được kế hoạch một cách hoàn thiện chính xác thì không chỉ có phòng tổ chức nhân sự mà còn có sự phối kết hợp của phòng vật tư để có kế hoạch tìm kiếm thị trường, phòng giao dịch thương mại, phòng kỹ thuật để tiêu thụ, điều chỉnh…
Như vậy, sự phối kết hợp giữa các phòng ban và phân xưởng sản xuất không thể không kể đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban Giám Đốc. Sự đóng góp của Công Đoàn, đoàn thanh niên trong công ty. Mỗi kế hoạch đặt ra đều phải được Ban Giám Đốc thông qua và nhất trí cho tiến hành, lúc đó kế hoạch mới được triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện kế hoạch Ban Giám Đốc luôn tiến hành kiểm tra tiến trình công việc thực hiện tìm ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
+ Hiệp tác về thời gian
Thời gian làm việc của công ty theo quy định của Bộ luật lao động có nghỉ lễ và chủ nhật. Công ty áp dụng tuần làm việc 40 giờ cho bộ phận gián tiếp tổ chức làm việc một ca( 2 kíp: kíp sáng, kíp chiều). Ngày làm việc 8 giờ.Làm việc 5 ngày trong 1 tuần. Buổi sáng làm việc từ 7h30’ đến 11h30’. Buổi chiều từ 12h30’ đến 16h30’.
Thời gian làm việc của người lao động tổ chức như vậy là hợp lý, vì sau khoảng thời gian làm việc như vậy người lao động có thời gian nghỉ ngơi giải quyết nhu cầu sinh lý tự nhiên
Đối với khối phân xưởng sản xuất thì tuỳ theo tính chất công việc mà thời gian làm việc được công ty quy định khác nhau nhưng vẫn đảm bảo thời gian theo quy định của pháp luật (không quá 48h/tuần) và tối thiểu 7,5h/ngày.
1.2. Cơ cấu lao động theo trình độ, giới tính chuyên môn và trình độ được đào tạo.
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo trình độ, giới tính chuyên môn và trình độ được đào tạo.
TT
Nội Dung
Số lượng
Tỷ lệ
Ghi chú
A
Tổng số lao động trong công ty
823
B
Tổng số lao động đi làm thường xuyên
792
96,23
Trong đó Nữ
183
22.24
1
Độ tuổi
Tuổi trung bình chung
390,09
Tuổi trung bình nam
39,12
Tuổi trung bình Nữ
38,99
Đến 20 tuổi
3
Tuổi từ 21 – 25
124
Tuổi từ 26 – 30
119
Tuổi từ 31 – 35
78
Tuổi từ 36 – 40
58
Tuổi từ 41 – 45
132
Tuổi từ 45 – 50
185
Tuổi từ 51 – 55
62
Từ 55 tuổi
31
2
Trình độ
2.1
Số có trình độ trên Đại Học
4
HĐLĐ không BHXH
2.2
Số có trình độ Đại Học
163
C Nhân 4
- Kinh Tế
66
- Kỹ thuật
95
- Khác
2
2.3
Số có trình độ Cao Đẳng
13
C Nhân 4
- Kinh Tế
0
- Kỹ Thuật
9
- Khác
4
2.4
Số có trình độ THCN
69
C Nhân 4
2.5
Sơ cấp
26
2.6
CNKT
488
2.7
LĐPT
29
(Thời điểm thống kê :31/12/2006)
Nguồn phòng TC công ty năm 2006
1.3. Thực trạng điều kiện lao động
Nơi làm việc nếu được tổ chức hợp lý, thuận tiện; những trang thiết bị được cung cấp càng đầy đủ thì càng làm giảm được độ mệt mỏi trong lao động, làm cho người lao động cảm thấy hứng thú trong lao động, khả năng lao động, làm việc và năng suất lao động của người lao động càng được nâng cao. Chính vì vậy mà công ty Cơ khí Hà Nội luôn quan tâm chú trọng tổ chức tốt nơi làm việc.
Công ty có mặt bằng sản xuất rộng và thông thoáng, có hệ thống cây xanh và công tác vệ sinh công nghiệp trong các phân xưởng tốt.
Do đặc điểm sản xuất đặc thù tại các phân xưởng có nguồn nhiệt lớn như xí nghiệp đúc, xưởng gia công áp lực, và nhiệt luyện, vì việc khắc phục yếu tố về nhiệt độ được lãnh đạo công ty hết sức quan tâm, điều này được thể hiện bằng việc bố trí hệ thống quạt công nghiệp làm mát cho tất cả các xưởng trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, cấp đủ nước uống và bố trí hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh gần khu sản xuất.
Công ty thường xuyên thiết kế và cải tiến nơi làm việc cho phù hợp với nền sản xuất ngày càng phát triển, trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao.
Về trang bị nơi làm việc: tuỳ theo từng nội dung khác nhau của quá trình sản xuất, quá trình lao động mà nơi làm việc được trang bị khác nhau song nơi làm việc của công ty được trang bị dưới hai hình thức sau:
Loại thường xuyên: bao gồm máy Fax, máy Photocopy, bàn ghế, tủ đựng hồ sơ, máy tính, hệ thống chiếu sáng, quạt gió…
Loại tạm thời: bao gồm vật liệu bán thành phẩm, dụng cụ đo, đồ gá và các loại tài liệu kỹ thuật.
Hàng năm công ty tiến hành việc sửa sang cải tiến, nâng cấp nhà làm việc của cơ quan và các đơn vị sản xuất. Như vậy mặc dù cơ sở vật chất của công ty chưa đầy đủ và đồng bộ nhưng với việc đầu tư như hiện nay cộng thêm sự nỗ lực rất lớn của cán bộ nhân viên trong công ty và sơ sở vật chất hiện có đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Ngoài ra công tác khám sức khỏe định kỳ luôn được công ty tổ chức hàng năm. Nó không chỉ khắc phục được những tác hại nghề nghiệp mà còn tạo ra cho người lao động ý thức trong công việc, ý thức chấp hành nội quy về an toàn vệ sinh lao động theo đúng phương trâm “an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn” .
Công ty đã trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo đúng quy định Nhà Nước. Năm 2006, công ty đã chi 292.254.261đ để mua các trang bị bảo hộ cá nhân. Hàng năm Hội đồng bảo hộ lao động đề tổ chức huấn luyện an toàn lao động – vệ sinh lao động cho người lao động. Năm 2006, công ty đã tổ chức huấn luyện cho 924 lượt người.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống cháy nổ, công ty đã trang bị lại hệ thống phòng cháy với công nghệ cao và mở lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lao động, hướng dẫn họ sử dụng khi rủi ro xảy ra.
1.4. Công tác đào tạo tại công ty
Xác định nhu cầu đào tạo là một trong những việc quan trọng trong quá trình đào tạo và phát triển nhân lực vì nó là tiền đề để thực hiện tốt các bước sau. Việc xác định nhu cầu đào tạo có mức độ chính xác cao chương trình đào tạo mới có hiệu quả.
Các hình thức đào tạo đang áp dụng tại công ty:
- Đào tạo trong công ty.
+đào tạo mới vào nghề
+đào tạo tại chỗ
+đào tạo nâng cao trình độ tay nghề nâng cao nâng bậc
- Đào tạo ngoài công ty: Được tiến hành khi các công ty đối tác nước ngoài mời đi theo kế hoạch của công ty hay theo chỉ thị của cấp trên. Trong những năm gần đây công ty đã tổ chức được các lớp học sau:
+ Lớp cao học chính trị tại chức (Học viện Chính trị Quốc gia)
+ Lớp tại chức kinh tế chính trị (Kinh tế quốc dân)
+ Lớp quản trị hành chính Nhà Nước (Học viện Hành chính Quốc Gia)
+ Lớp nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Lớp sử dụng tiết kiệm điện năng trong công ty
+ Chương trình bồi dưỡng kiến thức mới về pháp luật
+ Lớp cao học kế toán – tài chính
+ Lớp bồi dưỡng kiến thức về Marketing
+ Lớp bồi dưỡng chính trị cao cấp
- Kinh phí đào tạo
Việc đưa người lao động đi đào tạo coi như một khoản đầu tư, do vậy mà ta phải xác định chi phí của quá trình đào tạo. Công ty luôn quan tâm đến đào tạo và phát triển của nguồn nhân lực hàng năm công ty luôn dành một khoản nguồn kinh phí chủ yếu lấy từ quỹ dành cho đào tạo của công ty và một phần hưởng từ Bộ công nghiệp (một số chỉ tiêu đi đào tạo ở nước ngoài).
Với lao động tham gia khoá học tại công ty thì công ty chịu toàn bộ chi phí bỏ ra: chi phí cho việc học, dạy, những trang thiết bị cần thiết và trong thời gian tham gia khoá học người lao động vẫn được hưởng nguyên lương. Người được cử đi học ở các trường đại học, cao đẳng hay học ở nước ngoài thì được hưởng toàn bộ hay một phần chi phí. Nếu lao động phải nghỉ làm đi học thì không được hưởng lương, nếu học vào những ngày nghỉ và làm bình thường thì được hưởng nguyên lương.
- Đánh giá kết quả đào tạo.
Sau mỗi chương trình đào tạo, các phòng ban liên quan sẽ trực tiếp gửi những số liệu về phòng tổ chức, sau đó cán bộ chuyên trách trong phòng sẽ tổng hợp kết quả làm thành văn bản báo cáo lên Tổng Giám Đốc công ty duyệt và phòng tổ chức sẽ lưu lại kết quả so sánh cho những chương trình đào tạo sau và báo cáo trong bảng tổng kết cuối năm của công ty.
Ngoài ra công ty còn có trường trung học chế tạo máy, triển khai và đào tạo năm ngành: Cơ khí, tin học điện, điện tử, kinh tế. Số học sinh hiện nay là 950 người, chất lượng đào tạo: tốt nghiệp đạt 100%, trong đó có 25% khá giỏi, lên lớp 99%.
1.5.Tạo động lực tinh thần cho người lao động
Vì sức khoẻ đời sống của người lao động công ty thường xuyên bổ sung thiết bị an toàn bảo hộ lao động, cải thiện m._.ôi trường làm việc, tổ chức chăm sóc sức khỏe phòng chống bệnh nghề nghiệp, tổ chức duy trì phục vụ tốt (cung cấp nhiều sách báo tài liệu có liên quan đến việc đang làm). Đây là một biện pháp hữu hiệu để tạo động lực tinh thần cho người lao động, khi đời sống tinh thần được đảm bảo được nghỉ ngơi thư giãn thoải mái sẽ làm cho người lao động yên tâm trong sản xuất, nhiệt tình trong công việc và tránh được các biểu hiện mệt mỏi do Stress nghề nhiệp gây ra.
Bên cạnh hình thức tạo động lực bằng các kích thích tinh thần, công ty Cơ khí Hà Nội còn áp dụng một loạt các chính sách tạo động lực bằng vật chất, chủ yếu là hình thức thưởng. Hằng năm công ty tiến hành thưởng cho cán bộ công nhân viên nhằm động viên tinh thần lao động và ý thức trách nhiệm của họ đối với nhiệm vụ được giao. Công ty định ra các hình thức thưởng cho người lao động như sau:
Thưởng hoàn thành kế hoạch, thưởng hàng quý và các ngày lễ, tết; thưởng từ giá trị làm lợi, vượt chỉ tiêu, hình thức thưởng bằng cả vật chất lẫn tinh thần như bằng khen – tiền
2. Định mức lao động
Định mức lao động trong doanh nghiệp là cơ sở để lập kế hoạch lao động, tổ chức sử dụng lao động phù hợp với quy trình công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của người lao động. Công ty đã áp dụng phương pháp tính mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm. Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm của công ty được tính theo công thức sau:
Tsp = Tcn + Tpv + Tql
Trong đó :
Tsp: là mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (đơn vị tính giờ là - người/đơn vị sản phẩm)
Tcn: là mức lao động công nghệ
Tpv:là mức lao động phụ trợ, phục vụ.
Tpl: là mức lao động quản lý
Cách tính Tcn,Tpv,Tql
a, Tcn: Tính bằng tổng thời gian lao động thực hiện các nguyên công công nghệ sản xuất sản phẩm trong điều kiện tổ chức kỹ thuật xác định, tính theo công thức sau
Trong đó
Tcni: là mức lao động của nguyên công công nghệ thứ i
n: số nguyên công công nghệ sản xuất sản phẩm
Trường hợp một nguyên công được thực hiện trên nhiều loại máy móc, thiết bị khác nhau, có mức thời gian và sản lượng khác nhau thì áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính mức lao động cho nguyên công đó.
b, Tpv = p xTcn
Trong đó p là tỷ lệ % so với mức lao động công nghệ. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, căn cứ vào các bước trong quy trình sản xuất và mức độ cần thiết phục vụ của từng sản phẩm mà phòng kỹ thuật của công ty xây dựng được mức lao động phù hợp.
C, Tính Tpl: tính bằng tỷ lệ % so với mức lao động công nghệ cộng với mức lao động phụ trợ, phục vụ.
Tql = kql x Tsx
Trong đó :
Tql: là mức lao động quản lý
Tsx là mức lao động sản xuất (Tsx = Tcn +Tpv)
3.Tiền lương
3.1. Các hình thức trả lương cho tổ sản xuất trong phân xưởng cơ khí.
A/ Xác định điểm theo các chỉ tiêu
Khối lượng công việc tính theo kế hoạch định mức cho các tổ và thực hiện theo công thức: A = H/n
Trong đó: H là hệ số giờ công của tổ sản xuất thực hiện trong tháng
n là số công nhân thực hiện trong tháng
A là số giờ bình quân của mỗi người trong tổ
Nếu A = 200 giờ thì tổ đó đạt kế hoạch định mức và đạt 20 điểm
Nếu A >200 giờ thì phần vượt mức kế hoạch cứ 5% được cộng thêm 1 điểm nhưng tối đa là 30 điểm
Trường hợp các tổ có nhiều công việc khó khăn hoặc thường xuyên làm hàng đơn chiếc ảnh hưởng đến năng suất lao động thì hội đồng lương sẽ xem xét bổ sung theo thực tế trong tháng.
Tiến độ công việc
Việc đánh giá được tiến hành như sau:
Hoàn thành đúng tiến độ đạt 20 điểm
Mỗi công việc bị chậm tiến độ do nguyên nhân chủ quan bị trừ mỗi lần 2 điểm, trường hợp làm chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến thi đua của phân xưởng trừ 5 điểm
Chất lượng công việc
Hoàn thành kế hoạch vượt mức không có sản phẩm hỏng đạt 10 điểm. Hoàn thành thấp hơn định mức kế hoạch không có sản phẩm hỏng thì cứ thấp hơn 10% kế hoạch bị trừ đi 1 điểm. Mỗi sản phẩm hỏng bị trừ 1 điểm, nếu sản phẩm hỏng ảnh hưởng đến thi đua trừ 5 điểm
An toàn vệ sinh công nghiệp
Khi tiến hành sản xuất không để xảy ra tai nạn lao động, không vi phạm quy tắc an toàn lao động, tổ chức khoa học tăng hiệu quả sản xuất đạt 20 điểm. Trong quá trình sản xuất để xảy ra tai nạn lao động nhẹ trừ 5 điểm
Sáng kiến: Trong sản xuất tổ nào có sáng kiến được cộng 2 điểm
B/ Phân loại và xác định hệ số lương
Để đảm bảo độ chính xác và công bằng về mặt lương của xưởng, việc xác định hệ số lương theo bảng sau:
Công thức tính lương cho các tổ
Trong đó :
Q: Lương tháng của các tổ
H: Tổng số giờ đã quy đổi của phân xưởng
G1: Số giờ công nghệ của tổ đã quy đổi
L: Lương của tổ
Tổng số giờ quy đổi H = Tổng Pi*Ki với i = 1,n
Ki : Hệ số lương của cả tổ
Pi : Số giờ làm việc của cả tổ
n : Số tổ sản xuất
C/ Phương pháp xác định hệ số lương cho công nhân sản xuất
Các tổ sản xuất xác định lương cho công nhân sản xuất trong tổ theo phương pháp cho điểm sau: Trình độ nghề nghiệp căn cứ vào tình hình sản xuất của phân xưởng điểm mức thợ được tính như sau
Bậc thợ
2
3
4
5
6
7
Điểm
7
10
13
15
17
20
Chất lượng công việc
Trong quá trình sản xuất công nhân không có sản phẩm hỏng trên 200 giờ sản phẩm được tính 10 điểm, dưới 200 giờ sản phẩm cứ 10 giờ tính 0,5 điểm, hỏng một sản phẩm có giá trị lớn hơn 100 trừ 10 điểm. Hỏng một sản phẩm có giá trị nhỏ hơn 100 bị trừ 5 điểm. Hỏng có tính chất hoàng loạt trừ 10 điểm.
Không giữ sạch máy và nơi làm việc bị trừ 1 điểm, vi phạm an toàn lao động ảnh hưởng đến thi đua bị trừ 5 điểm.
Không có người vi phạm kỷ luật lao động chấp hành tổt kỷ luật sản xuất, không mê tín dị đoan, cờ bạc được cộng 10 điểm. Mỗi lần vi phạm kỷ luật nêu trên làm ảnh hưởng đến thi đua của phân xưởng bị trừ 5 điểm.
Khả năng phối hợp đồng bộ.
Phối hợp giữa các khâu và các bộ phận liên quan, tinh thần giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau được 10 điểm. Nhưng ngược lại nếu phối hợp không đồng bộ và thiếu trách nhiệm thì bị trừ 1 điểm. Xác định theo bảng sau:
Điểm
100
>95
>90
>85
>80
>75
>70
>70
Hệ số
1,20
1,15
1,10
1,05
1,00
0,95
0,90
0,85
Công thức được tính cho công nhân sản xuất Li = L/H
Li: là lương tháng của một công nhân
L : là lương tháng của cả tổ
H: tổng số giờ đã quy đổi của phân xưởng
D/ Xác định lương của trưởng các đơn vị
Căn cứ vào mức độ quản lý công ty chia ra làm 3 loại:
Loại 1:Đối với các xưởng lớn có số công nhân viên lơn hơn 100 người có nhiều đơn vị thành viên, nhiều nghành nghề, nhiều công đoạn, công nghệ phối hợp phức tạp hoặc mang lại lợi nhuận lớn cho công ty hoặc các phòng ban rất quan trọng chi phối hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tập hợp nhiều công nhân viên có trình độ cao.
Loại 2: Đối với các xưởng nhỏ có số công nhân viên nhỏ hơn 100 người công nghệ đơn giản không có phòng xưởng trực thuộc và cấp phòng ban còn lại của công ty.
Loại 3: Đối với các xưởng trực thuộc công ty
Hàng năm dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm trước, kế hoạch năm nay giám đốc quy định mức lương trưởng cho các đơn vị loại 1 từ đó xác định lương trưởng đơn vị( loại 2 bằng 0,9 loại 1, loại 3 bằng 0,8 loại 1) nếu làm thêm ngày chủ nhật, ngày lễ thì mức lương nhân hệ số 1,5. Xác định hiệu quả (KH2) của trưởng đơn vị được căn cứ theo phương pháp cho điểm đánh giá khả năng và hiệu quả của trưởng đơn vị, hệ số hiệu quả KH2 được xác định theo bảng sau:
Tổng số điểm
100
90
80
70
60
50
40
60
20
10
5
0
Phân loại
A1
A2
A3
B1
B2
B3
C1
C2
C3
D1
D2
D3
Hệ số KH2
2
1,7
1,5
1,2
1,1
1
0,9
0,8
0,6
0,4
0,3
0,2
Công thức xác định lương tháng của các trưởng đơn vị
L = ( N1*M=N2*M*1,5)*KH2
Trong đó :
L: lương của trưởng đơn vị trong tháng
N1 : số ngày làm việc bình thường
N2 : số ngày làm việc do Giám Đốc yêu cầu
M : mức lương chuẩn
KH2 : hệ số hiệu quả trong tháng
Công thức xác định lương Phó Giám Đốc
L = 1,3*K1*Mbq*N
Trong đó : K1 : hệ số hiệu quả của phó giám đốc xác định từ 0,9-1,2
N : số ngày làm việc bình quân trong tháng
Công thức xác định lương Giám Đốc công ty
L =1,2*K2*Mpgđ*N
Trong đó K2 : hệ số hiệu quả của giám đốc do hội đồng lương xác định từ 0,8 – 1,2
Mpgd: Mức lương bình quân của các phó giám đốc trong tháng.
4. Quản lý nhà nước về tiền lương:
Theo nghị định số 59/CP (3/10/1996) của thủ tưởng chính phủ về quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh, nghị định 28 CP (28/03/1997), nghị định 77/2000/NĐ - CP ngày 15/12/2000 về cơ chế đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước, các thông tư 13,14,15 của bộ lao động. Theo định mức lao động đã đăng ký và chế độ tiền lương do nhà nước quy định công ty đã xây dựng đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm và đã được công ty máy và thiết bị công nghiệp duyệt.
Việc đóng và hưởng chế độ BHXH, BHYT của công nhân viên vẫn được tính theo lương mới hiện hành. Đến nay công ty áp dụng thang bảng lương của nhà nước theo nghị định 205/2004/NĐ- CP ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2004 của chính phủ về hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong công ty Nhà Nước. Và theo TT01/BLĐ - TBXH của bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội.
Công ty đã áp dụng phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ quản lý, cán bộ đoàn thể nhằm tăng cường trách nhiệm của họ đối với công việc của mình, công ty đã áp dụng hai hình thức trả lương.
Đối với hành chính nghiệp vụ kỹ thuật: Trả lương theo số lịch sử định biên và quỹ lương giao khoán theo mức bình quân.
Đối với khối sản xuất: Được trả lương theo sản phẩm nhập kho và đơn giá sản phẩm. Nội dung trả cho khối này bao gồm các nghiệp vụ: định mức lao động, đơn giá tiền lương, phiếu nhập kho bán thành phẩm hoặc thành phẩm. Việc thanh toán tiền lương được thực hiện hai kỳ trong tháng.
5. Thực hiện pháp luật lao động:
5.1.Hợp đồng lao động.
Hiện nay công ty đang áp dụng 3 loại hợp đồng lao động đó là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 đến 36 tháng và hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng. Các hợp đồng này được xây dựng trên nội quy của Thoả ước lao động tập thể. Hình thức thủ tục ký hợp đồng lao động dựa trên quy định của pháp luật.
5.2 Thoả ước lao động tập thể.
Trình tự ký hoả ước lao động tập thể: người sử dụng lao động và đại diện bên người lao động cùng thương lượng thống nhất dự thảo các điều khoản trong thoả ước lao động tập thể. Dự thảo thoả ước lao động tập thể được đại hội toàn thể công nhân các đơn vị sản xuất góp ý kiến bổ sung sau đó được đại hội đại biểu công nhân công ty thoả thảo luận, biểu quyết tán thành.
Nội dung của thoả ước lao động tập thể được xây dựng trên cơ sở của Bộ luật lao động và luật Doanh nghiệp Việt Nam, quy định cụ thể về vấn đề hợp đồng lao động và đảm bảo việc làm, thời gian làm việc, tiền lương cho người lao động, khen thưởng kỷ luật giải quyết tranh chấp.
Đăng ký thoả ước lao động tập thể: Thoả ước lao động tập thể được đăng ký với Sở lao động thương binh – xã hội thành phố Hà Nội. Sau 3 tháng thực hiện thoả ước các bên mới được yêu cầu sửa đổi bổ sung; thoả ước có hiệu lực 1 năm. Nếu hết thời hạn quy định và hai bên chưa có nhu cầu ký thoải ước thì thoả ước đang áp dụng sẽ được kéo dài thêm 1 năm nữa.
*Thời giờ làm việc – thời giờ nghỉ ngơi.
*Vai trò của tổ chức Công đoàn ở công ty cơ khí Hà Nội.
Công đoàn cùng với Giám Đốc công ty bàn bạc xây dựng kế hoạch, chương trình, triệu tập Đại Hội để người lao động cùng tham gia quản lý sản xuất kinh doanh.
Tham gia tổ chức kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường, động viên công nhân phát huy quyền làm chủ, làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà Nước giao, đảm bảo cho công ty làm ăn có lãi, bảo toàn và phát triển vốn.
Tham gia cùng với công ty thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, chế độ đối với lao động Nữ.
Tham gia cùng với công ty trong việc giải quyết kỷ luật lao động như: buộc thôi việc, từ chối thực hiện nốt hợp đồng lao động, tham gia cùng với công ty xét việc nghỉ hưu, mất sức, đề bạt, xét thưởng thi đua…
Tham gia cùng với công ty tổ chức hoạt động phong trào thi đua luyện tay nghề, thi thợ giỏi, phối hợp cùng với công ty lập kế hoạch sử dụng quỹ phúc lợi và hướng dẫn hoạt động của ban thanh tra nhân dân được thông qua Đại hội công nhân viên chức.
Là đại biểu đại diện cho tập thể người lao động đứng ra ký kết thoả ước lao động tập thể đối với người sử dụng lao động.
Tình hình thực hiện kỷ luật lao động và xử lý trách nhiệm vật chất:
Xây dựng nội quy lao động:
• Căn cứ xây dựng nội quy lao động: dựa vào Bộ luật lao động hiện hành, luật Doanh nghiệp Nhà Nước và nghị định 41/CP ngày 06/07/1995 của Chính Phủ.
• Quy trình xây dựng nội quy:Dự thảo nội quy lao động được đại hội toàn thể công nhân ở các đơn vị thảo luận góp ý kiến bổ sung. Đại hội đại biểu công nhân viên chức công ty biểu quyết thông qua nội quy lao động. Nội quy lao động đã được Tổng công ty phê duyệt .
• Trình tự thủ tục xử lý vi phạm kỷ luật lao động.
Hầu hết các vi phạm kỷ luật ở công ty là đi làm muộn, tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng quá 5 ngày/tháng và 20 ngày/năm.
Đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tham gia xét kỷ luật và thống nhất hình thức kỷ luật.
Các bước xử lý kỷ luật lao động ở công ty thực hiện theo nghị định 41/CP ngày 06/07/1995 của chính phủ. Vấn đề xử lý trách nhiệm vật chất đối với người lao động khi họ vi phạm kỷ luật trong những năm gần đây hầu như không xảy ra vụ việc xử lý trách nhiệm vật chất nào lớn. Còn nếu có vi phạm thì sẽ xử lý theo bản nội quy lao động với trình tự thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại của công ty được thực hiện theo trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
Tranh chấp lao động và đình công.
Do thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người lao động nên vấn đề tranh chấp lao động và đình công ở công ty không xảy ra.
Mặt khác nếu mọi vấn đề mà người lao động thắc mắc đều được giải quyết thông qua việc thực hiện nội quy chế dân chủ ở công ty cho nên không dẫn đến cuộc tranh chấp nào.
* Thực hiện chính sách đối với lao động Nữ.
Hiện nay lao động Nữ của công ty Cơ khí Hà Nội chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với Nam giới, chiếm 22,24% trong tổng số lao động toàn công ty
(Theo báo cáo thống kê ngày 31/12/2006 của phòng tổ chức).Nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, tính trách nhiệm và kỷ luật cao…Họ luôn hoàn thành và hoàn thành xuất sắc lượng công việc mà công ty giao. Họ đóng góp rất lớn cho kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty thực hiện chính sách đối với lao động Nữ theo quyết định số 143/QĐCT ngày 30/06/1998 về phương thức giải quyết chế độ đối với lao động Nữ. Ngoài ra công ty còn thực hiện tốt chế độ ưu tiên lao động trong các nghề phải tiếp xúc với hoá chất độc, thực hiện chế độ nghỉ đẻ, khảm thai, nghỉ con ốm…
Để tiếp tục khai thác sử dụng tiềm năng lao động Nữ và thực hiện chính sách đối với Phụ Nữ, công ty cần duy trì chính sách, chế độ ưu tiên lao động Nữ trong các công việc có yếu tố độc hại nguy hiểm, phải phân công công việc phù hợp, lập các nhóm, tổ động viên làm phát huy tinh thần lao động trong toàn công ty, tăng năng suất lao động đưa công ty ngày càng phát triển, tăng tiến.
Thanh tra, kiểm tra về pháp luật lao động
Xử lý vi phạm nội quy, quy chế kỷ luật lao động, hợp đồng lao động, vệ sinh an toàn lao động, điều tra về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Uỷ ban nhân dân thành phố, sở Lao động Thương Binh Xã Hội, Sở y tế khoa học công nghệ và môi trường thực hiện.
Về phía công ty Ban Lãnh Đạo cũng thành lập ra Ban Thanh tra kiểm tra đôn đốc khi cần thiết và nắm tình hình tổng kết quá trình hoạt động. Cuối năm để có biện pháp khắc phục điều chỉnh phù hợp với điều kiện và môi trường sản xuất ở công ty.
Phần II: Chuyên đề
Tên chuyên đề: Thực trạng công tác Bảo hộ lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn cuả công tác Bảo hộ lao động
A. Cơ sở lý luận cuả công tác Bảo hộ lao động.
* Bảo hộ lao động: Là hệ thống các văn bản phát luật và biện pháp tương ứng về tổ chức, kinh tế – Xã hội, khoa học – kỹ thuật nhằm bảo toàn an toàn, bảo vệ sức khoẻ và khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động.
- Trong công tác Bảo hộ lao động, nội dung chủ yếu là an toàn lao động và vệ sinh lao động. Bởi vậy trong nhiều trường hợp khi không đề cập đến những chính sách có liên quan như chế độ lao động nghỉ ngơi, lao động nữ, lao động đối với trẻ em, các dạng lao động đặc thù…thì người ta dùng cụm từ “An toàn lao động – Vệ sinh lao động” thay cho Bảo hộ lao động, ở nước ta cho đến nay từ Bảo hộ lao động được dùng phổ biến với cách hiểu như đã định nghĩa ở trên và khi nói đến an toàn vệ sinh lao động chúng ta hiểu đó là nội dung chủ yếu nhất của công tác Bảo hộ lao động.
- Hoạt động cuả công tác Bảo hộ lao động gắn liền với hoạt động sản xuất và công tác của con người. Nó phát triển phụ thuộc vào trình độ nền văn kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển của mỗi nước. Bảo hộ lao động là yêu cầu tất yếu khách quan đẻ đảm bảo vệ sinh cho người lao động, là yếu tố không thể thiếu và tách rời khỏi sản xuất, đồng thời nó còn mang ý nghĩa chính trị xã hội nhân đạo sâu sắc.
* Điều kiện lao động:điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho người lao động trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của người lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động. Với cách hiểu như vậy, khi đánh giá điều kiện lao động chúng ta phải đi sâu phân tích các biểu hiện của lao động xem nó ảnh hưởng và tác động như thế nào với người lao động.
* Các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất: Các yếu tố khi phát sinh trong sản xuất tác động vào con người với mức độ vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây tổn hại đến các bộ phận của cơ thể người lao động, làm giảm khả năng lao động. Sự tác động này diễn ra từ từ, kéo dài và hậu quả cuối cùng là gây bệnh nghiệp. Các yếu tố có thể là:
- Vi khí hậu: là trạng thái lý học của không khí trong một không gian thu hẹp cuả nơi làm việc bao gồm: nhiệt độ, đổ ẩm, bức xạ nhiệt, tốc độ lưu chuyển không khí…các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn cho phép. Vượt quá giới hạn cho phép là vì khí hậu không thuận lợi sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và khả năng lao động của con người.
- Bụi công nghiệp: là tập hợp của nhiều loại bụi có kích thước rất nhỏ tồn tại trong không khí. Nguy hiểm nhất là loại bụi có kích thước 0.5 – 5Mm, khi hít phải bụi này sẽ có khoảng 70 – 80% lượng bụi đi vào phổi làm tổn thương phổi hoặc bị bệnh bụi phổi.
- Chất độc: Đa số các hoá chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp nhiều chất phát sinh trong quá trình công nghệ sản xuất gây độc hại với con người. Chúng thường ở dạng rắn, lỏng, khí và xâm nhập vào cơ thể con người qua con đường hô hấp, tiêu hoá hoặc qua da. Khi chất độc vào cơ thể con người với một lượng lớn vượt quá sức chịu đựng của con người sẽ bị nhiễm độc mãn tính gây bệnh nghề nghiệp.
- Tiếng ồn và chấn động: Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận máy, do va chạm…,tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép sẽ dẫn tới bệnh nghễ nghiệp. Còn chấn động thường là do các dụng cụ bằng tay chạy bằng khí nén, động cơ nổ…gây ra tổn thương khớp xương, rối loạn mạch. Nếu vượt quá giới hạn cho phép có thể gây ra bệnh điếc nghề nghiệp.
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về tâm lý.
Ngoài những yếu tố trên còn có những yếu tố về vi sinh vật, sinh vật như: vi khuẩn, siêu vi khuẩn, các ký sinh trùng, côn trùng, rắn…cũng là những yếu tố có hại trong sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động.
* Tai nạn lao động
Theo điều luật 105 Bộ luật lao động quy định: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc tử vong xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc và nhiệm vụ lao động.
Tai nạn lao động được chia làm 3 loại:
Tai nạn lao động: người tai nạn lao động chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn, chết trên đường đi cấp cứu, chết trong bệnh viện, chết trong thời gian điều trị, chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra.
Tai nạn lao động nặng: người bị tai nạn lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định trong phụ lục số 1 của thông tư liên tịch số 3/1998/TTL/BLĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN ngày 26/3/1998.
Tai nạn lao động nhẹ: là những tai nạn lao động không thuộc những tai nạn lao động trên.
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động người sử dụng “ hệ số tần suất” tai nạn lao động K được tính theo công thức:
n . 100
K=
N
Trong đó : n là số tai nạn lao động.
N là số công nhân lao động.
K là hệ số tần suất tai nạn lao động.
Trong những năm gần đây tại các nhà máy nhiệt điện, khai thác khoáng sản thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn nghiêm trọng. Vì vậy yêu cầu cấp bách hiện nay là đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm bớt số vụ Tai nạn lao động và đòi hỏi nhà nước cần có sự quan tâm thiết thực hơn nữa đối với công tác Bảo hộ lao động.
* Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh trong quá trình lao động sản xuất, có liên quan trực tiếp tới sản xuất, do tác động một cách từ từ của yếu tố có hại đối với con người.
Hiện nay, bệnh bụi phổi là một trong những bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất ở nước ta… nhà nước đã phê chuẩn danh mục 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở nước ta gồm các nhóm bệnh sau:
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
Nhóm III: Các bệnh do yếu tố vật lý
Nhóm IV: Các bệnh về da
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
1. Mục đích, ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động
1.1. Mục đích:
Là một trong các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức kinh tế xã hội, để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện để ngăn ngừa TNLĐ và BNN, hạn chế ốm đau, giảm sút sức khoẻ và những thiệt hại khác đối với người lao động đồng thời góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
1.2. ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.
Bảo hộ lao động là một trong những chính sách kinh tế xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. ở đâu có sản xuất, công tác, có con người làm việc thì ở đó phải tiến hành công tác Bảo hộ lao động. Bởi vậy, Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Mặt khác nhờ chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, mang lại hạnh phúc ấm no cho bản thân họ và gia đình họ mà công tác Bảo hộ lao động có một hệ quả xã hội và nhân đạo rất to lớn. Do đó, nó được phát triển trước hết vì yêu cầu tất yếu khách quan của sản xuất, của sự phát triển kinh tế, đồng thời nó cũng vì sức khỏe hạnh phúc của con người nên nó mang ý nghĩa chính trị – xã hội và nhân đạo sâu sắc.
2. Các nội dung chủ yếu của công tác Bảo hộ lao động.
- Công tác Bảo hộ lao động phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Những nội dung về Khoa học kỹ thuật.
+ Những nội dung về xây dựng và thực hiện các chế độ, luật pháp, thể lệ về Bảo hộ lao động.
+ Những nội dung về giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ
2.1.Nội dung khoa học – kỹ thuật
Nội dung khoa học – kỹ thuật chiếm vị trí rất quan trọng, là phần cốt lõi để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, cải thiện điều kiện lao động.
* Kỹ thuật an toàn: Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất.
Nghiên cứu và đánh giá tình trạng an toàn của trang thiết bị, máy móc.
Đưa ra những nội dung, yều cầu an toàn trong việc sử dụng các thiết bị, cơ cấu phải thực hiện đúng nội qui, qui định.
Xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn nội quy an toàn
áp dụng các thành tựu mới của tự động hoá, điều khiển học để thay thế thao tác, cách ly của con người lao động khỏi những nơI guy hiểm và độc hại là phương hướng hết sức quan trọng của kỹ thuật an toàn.
* Khoa học về vệ sinh lao động
Khảo sát, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có phát sinh trong sản xuất, nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến cơ thể người lao động.
Đề ra các tiêu chuẩn, giới hạn cho phép của các yếu tố có hại gây hại cho con người.
Đề ra các chế độ nghỉ ngơi hợp lý, các chế độ lao động về y học, sinh học, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động và đánh giá các biện pháp đó đối với sức khoẻ người lao động.
Quản lý và theo dõi sức khoẻ người lao động, phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp và đề xuất các biện pháp để phòng ngừa và điều trị bệnh nghề nghiệp.
* Khoa học về kỹ thuật vệ sinh: Như thông gió, chống nóng và điều hoà không khí, chống bụi và hơi khí độc, chồng ồn và rung động, chống các bức xạ có hại, kỹ thuật chiếu sáng…là những lĩnh vực khoa học chuyên ngành đi sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố có hại trong sản xuất, cải thiện môi trường lao động, làm cho môi trường lao động, làm cho môi trường lao động được trong sạch và tiện nghi hơn, nhờ đó người lao động làm việc dễ chịu, thoải mái và có năng suất cao hơn, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng giảm đi.
* Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân
Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân ra đời với nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ tập thể hoặc cá nhân người lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm và có hại, khi mà các biện pháp vế kỹ thuật vệ sinh và kỹ thuật an toàn vẫn không thể loại trừ được chúng.
* Khoa học về Ecgônômi
Ecgônôm: là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với nhiều khả năng của con người về giải phẫu, sinh lý, tâm lý nhằm đảm bảo cho người lao động có hiệu quả nhất và bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động. Ecgônômi tác động vào điều kiện lao động để đạt được mục tiêu là ngăn ngừa những nguy hiểm có thể phát sinh ngay từ rất sớm – ở giai đoạn thiết kế các phượng tiện kỹ thuật và chỗ làm việc hợp lý. Vì vậy, Ecgônômi có gắn bó chặt chẽ với khoa học kỹ thuật BHLĐ về mục tiêu bảo vệ con người trong môi trường lao động đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của BHLĐ.
2.2. Nội dung xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ, thể lệ về Bảo hộ lao động.
- Các văn bản phát luật, chế độ chính sách, quy định về BHLĐ là sự thể hiện cụ thể đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác BHLĐ. Các văn bản này được xây dựng để điều chỉnh các mối quan hệ, xác định trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức kinh tế – xã hội, người quản lý và năng xuất lao động cũng như người lao động trong lĩnh vực bảo hộ lao động, đề ra những chuẩn mực, những quy định bắt buộc mọi người phải nhận thức và nghiêm chỉnh thực hiện.
Sơ đồ hệ thống luật pháp chế độ chính sách BHLĐ tại Việt Nam.
Hiến pháp
Bộ luật lao động
NĐ 06/CP
20/11/1995
Quyết định
Luật liên quan
NĐ khác có liên quan
Thông tư
Chỉ thị, quyết định, của TTCPhủ
Chỉ thị của Bộ, (CQNB) UBNDT-TP
Tiêu chuẩn
Quyết định khác
2.3. Nội dung về tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ choc vận động quần chúng làm tốt công tác Bảo hộ lao động.
Muốn cho các biện pháp khoc học kỹ thuật cũng như các luật lệ, chế độ, quy định về BHLĐ được thực hiện một cách có hiệu quả, điều quan trọng là phải làm sao cho mọi người, từ các cán bộ quản lý, người sử dụng lao động đến đông đảo người lao động nhận thức đầy đủ, thấy rõ nhiệm vụ quyền hạn của mình để tự giác thực hiện. Trong đó chúng ta cần đặc biệt quan tâm đối với người lao động vì họ vừa là mục tiêu, đối tượng vận động, lại vừa là chủ thể của hoạt động lao động sản xuất và BHLĐ. Họ có nhận thức và tự giác thực hiện, biết tự bảo vệ mình thì mới hạn chế được tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Nội dung của công tác giáo dục, huấn luyện về BHLĐ và tổ chức vận động quần chúng bao gồm những hoạt động chủ yếu sau đây:
Phải bằng mọi hình thức, tuyên truyền giáo dục cho người lao động nhận thức được sự cần thiết phải bảo đảm an toàn trong sản xuất, phải phổ biến và huấn luyện cho họ có những hiểu biết về an toàn – vệ sinh lao động để họ biết tự bảo vệ mình…Trong các nội dung huấn luyện, cần đặc biệt coi trọng việc phổ biến để họ quán triệt đầy đủ về BHLĐ đặc biệt là cho họ thấy nghĩa vụ và quyền lợi trong công tác BHLĐ, đồng thời huấn luyện cho người lao động thành thạo tay nghề và nắm vững các yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong sản xuất biết sử dụng thành thạo, bảo quản và sử dụng hợp lý các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật, đảm bảo các nguyên tắc an toàn, thực hiện nghiêm chỉnh các tiên chuẩn, quy định, nội quy an toàn, chống làm bừa, làm ẩu.
Vận động quần chúng phát huy sáng kiến, hợp lý hoá sản xuất, tự cải thiện điều kiện làm việc, sử dụng và bảo quản tốt các phương tiện bảo vệ cá nhân, thiết bị che chắn. Cần dấy lên phong trào quần chúng sôi nổi, thi đua làm tốt công tác BHLĐ với những tên gọi, mục tiêu thiết thực như: “Bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động”, “Chiến dịch không có tai nạn lao động”, “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”, “An toàn là bạn, tai nạn là thù”…
Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra BHLĐ tại chỗ làm việc, tại từng cơ sở sản xuất, đơn vị công tác. Từng cơ sở phải xây dung và củng cố mạng lưới an toàn vệ sinh viên, đưa mạng lưới này vào hoạt động một cách thiết thực, có hiệu quả.
Các nội dung trên có liên hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau giúp cho công tác BHLĐ được hoàn chỉnh hơn. Vì vậy khi thực hiện phải tiến hành đồng thời cả ba nội dung đó mà không được thiên về nội dung nào.
B. Cơ sở thực tiễn của công tác Bảo hộ lao động.
1. Sự cần thiết phải thực hiện công tác BHLĐ.
Con người không những quyết định sự tồn tại của quá trình lao động sản xuất mà còn qu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5479.doc