Lời mở đầu
Chúng ta thấy rằng, một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa thương mại quốc tế và thương mại nội địa là:Thương mại nội địa chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia và thường chỉ liên quan đến nội tệ, trong khi đó, thương mại quốc tế vượt ra ngoài phạm vi quốc gia và thường liên quan đến việc sử dụng các đồng tiền khác nhau để thanh toán chi trả cho nhau. Hầu hết việc thanh toán chi trả đó được thực hiện thông qua hệ thống NH và ngoại hối chính là lĩnh vực kinh doanh phức tạp và nhiề
30 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu về thị trường ngoại hối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u rủi ro nhất của các NHTM trên thế giới cũng như ở nước ta. TTNH nước ta đang hội nhập với thị trường quốc tế, hơn nữa từ giữa năm 2001 lãi suất USD đã được thực hiện theo cơ chế tự do hoá và hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu tới hơn 90% nhu cầu vàng tiêu thụ trong nước. Do vậy, mọi diễn biến về tỷ giá và giá vàng trên thị trường quốc tế luôn có tác động đáng kể đến TTNH nước ta.Trong điều kiện đó, tất cả các NHTM và TCTD được phép kinh doanh ngoại hối phải đối mặt gay gắt với những diễn biến đó trong hoạt động kinh doanh dịch vụ và cơ cấu nghiệp vụ của mình.Thực tế này đã cho thấy TTNH có một vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta.Là một sinh viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường ngoại hối, em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu về thị trường ngoại hối” với mong muốn được hiểu biết rõ hơn về những diễn biến phức tạp trên TTNH, qua đó đưa ra những ý kiến của mình góp phần hoàn thiện hơn TTNH ở nước ta hiện nay.
Bài viết của em bao gồm 3 phần lớn:
Lời mở đầu
Nội dung
Kết luận
Trong phần nội dung có 2 phần cơ bản:
Phần 1: Những vấn đề cơ bản về TTNH
Phần 2:Thực trạng hoạt động của TTNH ở Việt Nam - Những tồn tại và giải pháp
Nội dung
I. Những vấn đề cơ bản về TTNH
1. Khái niệm
Ngoại hối: Là các phương tiện có giá trị được dùng tiến hành thanh toán giữa các quốc gia. Tuỳ theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước, khái niệm ngoại hối có thể không giống nhau, nhưng xét trên đại thể, ngoại hối có thể bao gồm 5 loại:
1.1. Ngoại tệ:
Tức là tiền của nước khác lưu thông trong 1 nước. Ngoại tệ bao gồm hai loại: Ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ tín dụng.
1.2. Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ, thường gồm có:
Hối phiếu
Kỳ phiếu
Sec
Thư chuyển tiền
Điện chuyển tiền
Thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng ngân hàng
1.3. Các chứng khoán có giá ghi bằng ngoại tệ như:
Cổ phiếu
Trái phiếu công ty
Trái phiếu chính phủ
Trái phiếu kho bạc
1.4. Vàng, bạc, kim cương, ngọc trai, đá quý…được dùng làm tiền tệ.
1.5. Tiền của Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
Tiền của Việt Nam ở nước ngoài dưới mọi hình thức khi quay lại Việt Nam.
Tiền của Việt Nam là lợi nhuận của người đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
Tiền Việt Nam có nguồn gốc ngoại tệ khác.
Tất cả các ngoại hối nêu trên được quản lý theo Luật quản lý ngoại hối của nước CHXHCN Việt Nam hiện hành.
Thị trường ngoại hối: Là nơi mà ở đó xảy ra việc mua và bán, trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế.
2. Đặc điểm của TTNH
Thị trường ngoại hối không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lí hữu hình nhất định, mà thông qua mạng lưới hoạt động toàn cầu của các ngân hàng trên thế giới.
Đây là thị trường toàn cầu, bởi lẽ: thời lượng giao dịch 24\24h ( trừ những ngày nghỉ); và hầu khắp mọi nơi trên thế giới đều diễn ra việc mua bán chuyển đổi các đồng tiền khác nhau.
Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng quốc tế(Interbank) với các thành viên chủ yếu là các NHTM, các nhà môi giới ngoại hối và các NHTƯ. Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm 85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu.
Các nhà kinh doanh duy trì quan hệ liên tục với nhau bằng điện thoại, telex, fax, hệ thống Swif, mạng vi tính…Ngày nay, do thông tin được truyền đi rất nhanh và hiệu quả, cho nên tuy các nhà kinh doanh ở rất xa nhau về mặt địa lí nhưng họ vẫn có cảm giác là đang ngồi đối diện và cùng hoạt động dưới một mái nhà chung .
Do thị trường có tính toàn cầu và hoạt động hiệu quả, nên tỷ giá trên các thị trường khác nhau hầu như là thống nhất với nhau.
Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD, ước tính chiếm tới 41,5% trong tổng số các đồng tiền tham gia.
Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý…nhất là với các chính sách tiền tệ của các nước phát triển.
Những thị trường ngoại hối quan trọng nhất ngày nay bao gồm: London, Newyork, Tokyo, Singapore và Frankfurt.
3. Vai trò của TTNH
Vai trò cơ bản của TTNH là kết quả phát triển tự nhiên của một trong các vai trò cơ bản cuả NHTM, đó là: nhằm dịch vụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. Ví dụ: một khách hàng là công ty muốn nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài sẽ có nhu cầu ngoại hối nếu hoá đơn hàng hoá và dịch vụ được ghi bằng ngoại tệ; hoặc là nhà xuất khẩu có nhu cầu chuyển đổi ngoại hối thành ngoại tệ, nếu hoá đơn xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ được ghi bằng ngoại tệ. Các giao dịch ngoại hối nhằm giúp khách hàng là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu như trên là một trong những dịch vụ mà các NHTM luôn sẵn sàng cung cấp cho khách hàng, và đồng thời cũng là dịch vụ mà khách hàng luôn mong đợi từ phía ngân hàng.
Ngoài dịch vụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế, TTNH còn có một số vai trò khác như sau:
Giúp luân chuyển các khoản đầu tư quốc tế, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác giữa các quốc gia.
Thông qua hoạt động của TTNH mà giá trị của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường.
TTNH cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các ngân hàng, các nhà xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và đi vay quốc tế bằng các hợp đồng như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai.
TTNH còn là nơi để NHTƯ tiến hành can thiệp tác động lên sự biến động tỷ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
4. Cấu trúc của TTNH
4.1. Các chủ thể tham gia TTNH
Các đối tượng khách hàng: Đó là những cá nhân có liên quan đến việc xuất- nhập khẩu hàng hoá, tham gia vào TTNH để thoả mãn nhu cầu ngoại tệ trong việc sản xuất kinh doanh.
Các NHTM , các tổ chức trung gian tài chính khác tham gia vào TTNH nhằm tự doanh và cung cấp dịch vụ.
Các hoạt động cụ thể của Ngân hàng bao gồm:
- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán hợp đồng ngoại thương.
- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng ( hoặc cho chính mình ) nhằm mục đích thực hiện đầu tư nước ngoài trực tiếp hay gián tiếp.
- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc cho chính mình nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền có thể giảm rủi ro ngoại hối.
- Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong việc dự tính sự biến động của tỷ giá.
NHTƯ và các cơ quan chức năng của chính phủ: tham gia không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm kiếm soát, đảm bảo khả năng thanh toán của quốc gia đối với thị trường quốc tế.
Do TTNH Việt Nam còn sơ khai, có độ thanh khoản thấp, tỷ giá kém linh hoạt và chưa thực sự trở thành công cụ điều tiết cung cầu ngoại tệ, cho nên sự can thiệp của NHNN trên TTNH đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu ngoaị tệ, nhằm bôi trơn và giúp cho TTNH được hoạt động thông suốt. Ngoài chức năng tổ chức và quản lý hoạt động thị trường, NHNN còn thực hiện chức năng người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, do dự trữ ngoại tệ của NHNN mỏng, không ổn định, lại qua nhiều tầng nấc quản lý, do đó, NHNN chưa thể làm tốt vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nên tình trạng căng thẳng về ngoại tệ thường xảy ra,
Những người đầu cơ: Do tỷ giá luôn chịu sức ép tăng một chiều, điều này khiến cho những nhà đầu cơ vào cuộc: một mặt họ găm giữ ngoại tệ, mặt khác họ tích cực mua vào chờ thời cơ tỷ giá tăng để bán ra kiếm lời; thậm chí những người không hề có nhu cầu ngoại tệ để thanh toán cũng ra sức mua bằng được ngoại tệ để thanh toán cũng ra sức mua bằng được ngoại tệ để làm phương tiện cất trữ giá trị. Điều này khiến cho thị trường ngoại hối lại càng trở nên căng thẳng và tạo ra sức ép mạnh hơn lên phá giá nội tệ.Tuy nhiên những hoạt động mang tính đầu cơ này cũng làm cho thị trường trở nên hấp dẫn hơn. Do đó nó cần vừa được khuyến khích vừa kiểm soát một cách nhất định.
4.2. Các bộ phận cấu thành TTNH:
4.2.1. Thị trường giao ngay:
Đây là thị trường mua bán các ngoại tệ.Thị trường này giải quyết vào mọi thời điểm tất cả các giao dịch mua- bán ngoại tệ theo một giá, hay chính xác hơn là giá cả của ngoại tệ hoàn toàn do qui luật cung- cầu quyết định. ở đây những can thiệp của Ngân hàng trung ương nhằm duy trì một tỷ giá hợp lý cũng phải thực hiện bằng tác động đến cung- cầu ngoại tệ. Chính những hoạt động này, qua các trung gian được uỷ quyền mà các chủ thể kinh tế trao đổi đồng tiền này lấy đồng tiền khác vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Theo loại hình thị trường giao ngay được tổ chức thành 2 loại:
Thị trường thoả thuận tuỳ ý:
Tại đây mọi giao dịch diễn ra theo đúng như tên gọi của nó, tự do mua bán tất cả các loại tiền tệ của các nước khác nhau theo nhu cầu của các chủ thể kinh tế với tỷ giá thoả thuận giữa người mua và người bán, với thời gian trong ngày 24/24h. Mỗi giao dịch một tỷ giá, được yết giá thông qua USD, biên độ biến động của tỷ giá hoàn toàn theo cung- cầu của thị trường quyết định.
Thị trường giao dịch theo phiên ấn định:
Trong khuôn khổ các giao dịch trên thị trường giao ngay chuyên môn hoá về mua- bán ngoại tệ, song song với các giao dịch thoả thuận tuỳ ý còn tồn tại hình thức yết giá đặc biệt mang tính chất chính thức thực hiện tại các phiên giao dịch ấn định. Vì tại phiên giao dịch này có sự hiện diện của các nhà chức trách tiền tệ, đồng thời tỷ giá được xác định tại phiên giao dịch này được công bố và chính thức là cơ sở tham chiếu có tính chất pháp định cho nhiều trường hợp trong giao dịch. Chính yếu tố có tổ chức này cùng với việc yết giá duy nhất đối với từng đồng tiền (nhưng không có nghĩa là chỉ có một tỷ giá duy nhất) áp dụng các lệnh mua- bán được đưa ra trước một giờ nhất định, đã khiến nhiều doanh nghiệp yêu cầu Ngân hàng của họ giải quyết các dịch vụ liên quan đến ngoại tệ cho họ tại phiên ấn định để họ được hưởng tỷ giá chính thức để dễ áp dụng và cũng dễ kiểm soát.
Căn cứ vào thực tế của mỗi nước có cách tổ chức thị trường này một cách riêng biệt, tuy nhiên có những nét đặc trưng cơ bản của phiên ấn định như sau:
- Phiên giao dịch ấn định bao gồm các thành viên là các Ngân hàng thương mại và có sự tham gia chính thức của NHTƯ, tiến hành giao dich với từng ngoại tệ.
- Tỷ giá được yết giá theo hình thức gián tiếp với đồng tiền của nước tổ chức phiên. Trong phiên giao dịch mỗi loại ngoại tệ được xác định một tỷ giá được gọi là ‘tỷ giá ấn định’, từ tỷ giá này trong giao dịch sẽ tính được tỷ giá mua- bán bằng cách áp dụng biên độ biến động riêng cho từng loại ngoại tệ.
- Giới hạn các đồng tiền được giao dịch tại phiên ấn định, không phải đồng tiền nào cũng được giao dịch tại thị trường này.
4.2.2. Thị trường tiền gửi:
Đây là thị trường tiến hành các hoạt động cho vay và đi vay (huy động- cho vay) bằng ngoại tệ với những điều kiện cụ thể, thời hạn xác định và xác định giá của vốn giao dịch. Cũng như thị trường thoả thuận tuỳ ý, thị trường tiền gửi mang tính quốc tế, hoạt động không ngừng và do quy luật cung-cầu chi phối. Điều này có nghĩa là thị trường tiền gửi bị tác động bởi các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội… với mức độ thậm chí lớn hơn thị trường giao ngay, do các nước lớn đều sử dụng vũ khí lãi suất để tác động tới một loạt các chỉ số kinh tế và đặc biệt tác động tới tỷ giá.
Thị trường tiền gửi thể hiện qua lãi suất và là thị trường có kỳ hạn chính xác.
Lãi suất trên thị trường được thông báo theo 2 chiều huy động và cho vay được tính trên cơ sở năm thương mại với kỳ hạn chính xác.
5. Các nghiệp vụ cơ bản của TTNH:
Các chủ thể tham gia trên TTNH với tư cách kinh doanh cho chính mình và cho khách hàng của mình. Trên cơ sở các giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi… sẽ thoả mãn các nhu cầu có liên quan đến ngoại tệ, phục vụ cho các mục tiêu khác nhau.
5.1. Giao dịch có kỳ hạn:
Giao dịch có kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên sẽ cam kết mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo tỷ giá xác định sau một thời gian thoả thuận kể từ ngày ký kết giao dịch.
Trong giao dịch kỳ hạn, mọi điều kiện mua bán được cố định tại thời điểm thoả thuận, việc giao nhận chỉ được thực hiện vào ngày giá trị đã thoả thuận trước trên cơ sở kỳ hạn mua bán. Tỷ giá được sử dụng trong giao dịch này là tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá này được xác định trên tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền.
5.2. Giao dịch hoán đổi ( Swap)
Giao dịch hoán đổi dùng để hoán đổi lãi suất và hoán đổi ngoại hối. Hoán đổi lãi suất là một hợp đồng giữa hai bên để trao đổi số lãi phải trả tính trên một số tiền nhất định. Các ngân hàng và doanh nghiệp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro do biến động của lãi suất trên thị trường.
Giao dịch hoán đổi ngoại hối ( còn gọi là giao dịch kỳ hạn hai chiều ) bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch này là khác nhau, tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Giao dịch hoán đổi ngoại hối được thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
Một là, kết hợp giữa một giao dich trao ngay và một giao dịch có kỳ hạn ( Spot-Forward swap )
Hai là, kết hợp giữa hai giao dịch có kỳ hạn, nhưng có ngày giá trị khác nhau (Forward- Forward swap)
Thực chất của giao dịch này là người bán cam kết sẽ mua lại chính lượng ngoại tệ đã thoả thuận bán sau một thời gian nhất định với tỷ giá được xác định tại thời điểm thoả thuận mua, bán. Trong giao dịch hoán đổi, tỷ giá và ngày giá trị của giao dịch mua và bán được xác định như giao dịch trao ngay nếu là giao dịch trao ngay và như giao dịch có kỳ hạn, nếu là giao dịch có kỳ hạn. Bằng cách hoán đổi này, các bên tham gia có được ngoại tệ mình mong muốn. Ví dụ: một công ty của Đức có khoản nợ bằng USD với lãi suất cố định, thông qua hoán đổi ngoại tệ, công ty có thể chuyển số nợ này sang nợ bằng EUR, qua đó tránh được rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái giữa EUR và USD.
5.3. Giao dịch quyền chọn
Quyền lựa chọn cho phép người mua có quyền (nhưng không bắt buộc) mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ với tỷ giá ấn định ( tỷ giá thực hiện vào thời hạn quy định).Một hợp đồng quyền chọn cho phép người mua có quyền mua một số lượng ngoại tệ theo những điều kiện của quyền chọn gọi là quyền chọn mua. Một hợp đồng quyền chọn cho phép người mua có quyền bán một số lượng ngoại tệ với những điều kiện quy định trước gọi là quyền chọn bán. Để có được quyền chọn mua hoặc bán, người mua phải nộp phí- gọi là phí quyền. Phí quyền thông thường phải trả ngay khi ki hợp đồng. Thời hạn của hợp đồng quyền chọn chính là thời gian duy trì quyền chọn. Thời gian duy trì càng dài thì ảnh hưởng của yếu tố chênh lệch lãi suất càng lớn. Do đó khả năng thay đổi tỷ giá càng lớn. Đối với quyền chọn kiểu Mỹ, cho phép người mua thực hiện quyền của mình vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn của hợp đồng. Đối với quyền chọn kiểu châu Âu, chỉ cho phép người mua thực hiện hợp đồng khi đến hạn.
Trong giao dịch quyền chọn, người mua thực hiện quyền mua hay bán phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá hiện hành so với tỷ giá thực hiện trên hợp đồng.
Đối với quyền chọn mua, nếu vào thời điểm đáo hạn, tỷ giá trên thị trường nhỏ hơn hoặc bằng tỷ giá thực hiện thì người mua quyền sẽ không thực hiện quyền mua, trường hợp này gọi là giảm giá quyền chọn OTM ( out of the money )hoặc ngang giá quyền chọn- ATM( At the money). Khoản lỗ của người mua quyền chọn mua là phí quyền. Nếu tỷ giá trên thị trường lớn hơn tỷ giá thực hiện, người mua sẽ thực hiện quyền mua ngoại tệ, tiến hành giao dịch này người thực hiện có lãi và gọi là được giá quyền chọn- ITM ( In the money).
Đối với hợp đồng quyền chọn bán, nếu tỷ giá trên thị trường nhỏ hơn tỷ giá thực hiện, người thực hiện quyền sẽ có lời, còn nếu trên thị trường lớn hơn hoặc bằng tỷ giá thực hiện sẽ không thực hiện quyền.
5.4. Giao dịch tương lai
Giao dịch tương lai là một thoả thuận mua, bán một số lượng ngoại tệ cố định theo tỷ giá ấn định vào ngày ký kết hợp đồng.
Giao dịch tương lai được tiêu chuẩn hoá và được thực hiện trong sở giao dịch. Các doanh nghiệp, ngân hàng có thể gửi lệnh đặt mua hay bán một số lượng cố định ngoại tệ cho các nhà môi giới hay các thành viên của sở giao dịch. Công ty thanh toán bù trừ của sở sẽ đảm bảo cho 2 bên mua và bán rằng: các lệnh mua và bán sau khi đã được đối chiếu và khớp với nhau sẽ chắc chắn được thực hiện. Để các hợp đồng tương lai được giao dịch với số lượng lớn và giảm bớt chi phí thì chỉ tồn tại một số ít ngày giá trị. Tại sở giao dịch Chicagô ( CMF ) chỉ có 4 ngày giá trị trong năm- đó là vào thứ 4 của tuần thứ 3 trong các tháng 3,6,9 và 12. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch tương lai thì giá các hợp đồng được yết sao cho đô la Mỹ ( USD) là đồng tiền định giá còn các ngoại tệ khác đóng vai trò đồng tiền yết giá.
Nếu không tồn tại rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, tức là mọi dự đoán về tỷ giá trong tương lai là chính xác thì tỷ giá trong các hợp đồng tương lai chính là tỷ giá giao ngay dự đoán tại thời điểm hợp đồng đến hạn.
Để ký kết hợp đồng tương lai, điều bắt buộc đối với cả người mua và người bán phải có một khoản tiền kí quỹ. Khoản kí quỹ ban đầu thông thường bằng 4% giá trị của hợp đồng. Khoản kí quỹ này được duy trì trên tài khoản mở tại sở giao dịch để đảm bảo khả năng thanh toán cho các bên cuối mỗi ngày. Lời hay lỗ mà các bên tham gia được hưởng hay phải chịu được trích từ tài khoản kí quỹ này. Khi số tiền kí quỹ giảm xuống dưới mức qui định thì những người nắm giữ hợp đồng tương lai phải nộp bổ xung. Nếu người nắm giữ hợp đồng tương lai không thực hiện nghĩa vụ kí quỹ bổ xung thì sở giao dịch sẽ tự động thanh lý hợp đồng.
6. Các nhân tố tác động tới hoạt động của TTNH
Trong dài hạn:
- Mức giá cả tương đối: Theo thuyết ngang giá sức mua (PPP), khi giá hàng nội tệ ( ví dụ giá hàng Việt Nam) tăng lên ( giá hàng ngoại giữ yên), thì cầu về hàng VN giảm xuống và đồng VNĐ có xu hướng giảm giá để cho hàng VN có thể vẫn bán được tốt. Mặt khác nếu giá hàng Trung Quốc tăng lên sao cho giá tương đối của hàng VN giảm xuống thì cung về hàng VN tăng lên và đồng VNĐ có xu hướng tăng giá bởi vì hàng VN sẽ tiếp tục bán được tốt ngay cả với giá trị cao hơn của đồng nội tệ.
Về lâu dài, một sự tăng lên trong mức giá của một nước ( tương đối so với mức giá nước ngoài) làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá, trong khi sự giảm xuống của mức giá tương đối của một nước làm cho đồng tiền của nước đó tăng giá.
- Thuế quan và cô-ta
Những hàng rào ngăn cản tự do buôn bán như thuế quan ( thuế hàng nhập) và cô- ta ( những hạn chế về số lượng hàng ngoại có thể được nhập khẩu) có thể tác động đến tỷ giá ngoại hối. Ví dụ khi Việt Nam áp đặt một loại thuế hoặc cô-ta đối với một loại hàng hoá nước ngoài nào đó. Điều này sẽ làm tăng cầu về loại hàng đó được sản xuất ở trong nước. Khi đó VNĐ sẽ có xu hướng tăng giá.Như vậy thuế quan và cô-ta về lâu dài làm cho đồng tiền của một nước tăng giá.
- Sự ưa thích hàng nội so với hàng ngoại
Nếu sự ham thích của người Trung Quốc đối với hàng Việt Nam( ví dụ gạo VN) tăng lên thì cầu về gạo Việt nam ( xuất) tăng lên làm tăng giá đồng VNĐ. Cũng như vậy, nếu người Việt Nam quyết định rằng họ thích gạo Trung Quốc hơn gạo VN, thì cầu về gạo Trung Quốc tăng lên làm cho giảm giá đồng VNĐ.
Cầu đối với hàng xuất của một nước tăng lên về lâu dài làm cho đồng tiền của nước đó tăng giá trong khi cầu về hàng nhập tăng lên làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá.
- Năng suất lao động
Nếu năng suất lao động của một nước cao hơn các nước khác, thì những nhà kinh doanh trong nước đó có thể hạ giá hàng nội tương đối so với hàng ngoại và vẫn thu được lãi. Kết quả cầu về hàng nội tăng lên và đồng nội tệ có xu hướng tăng giá bởi vì hàng nội sẽ tiếp tục được bán tốt với một giá trị cao hơn của đồng nội tệ. Mặt khác nếu năng suất lao động của nước đó kém hơn các nước khác thì hàng hoá nước đó trở thành tương đối đắt hơn và đồng tiền của nó có xu hướng giảm giá. Về lâu dài, do năng suất lao động của một nước cao hơn tương đối so với các nước khác, nên đồng tiền của nước đó tăng giá.
Trong ngắn hạn:
So sánh lợi tức dự tính đối với tiền gửi trong nước và nước ngoài
Thuyết về cầu tài sản cho rằng nhân tố quan trong nhất tác động đến cầu về tiền gửi trong nước (VNĐ) và tiền gửi nước ngoài( USD) là thu nhập dự tính về tài sản đó so sánh với nhau. Khi người Việt Nam và người nước ngoài dự tính rằng lợi tức về tiền gửi VNĐ là cao hơn so với lợi tức về tiền gửi nước ngoài, thì sẽ có một cầu cao hơn về tiền gửi VNĐ và một cầu thấp hơn về tiền gửi USD.
Điều kiện ngang giá tiền lãi
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó có sự lưu thông vốn, nghĩa là, người ngoại quốc có thể dễ dàng mua tài sản Việt Nam, chẳng hạn như gửi tiền VNĐ , và người Việt Nam cũng dễ dàng mua tài sản nước ngoài như tiền gửi USD chẳng hạn. Bởi vì tiền ngân hàng ngoại quốc và tiền gửi ngân hàng Việt Nam có rủi ro như nhau và tính lưu thông như nhau và bởi vì có ít trở ngại cho việc lưu thông vốn, thì rất là có lí do để cho rằng các tiền gửi là những vật thay thế hoàn hảo, nếu lợi tức dự tính về tiền gửi VNĐ cao hơn tiền gửi nước ngoài, thì cả người nước ngoài và người Việt Nam sẽ chỉ muốn giữ tiền gửi Việt Nam và sẽ không thích giữ tiền gửi nước ngoài. Mặt khác, nếu lợi tức dự tính về tiền gửi nước ngoài cao hơn về tiền gửi VNĐ, thì người nước ngoài và người Việt Nam sẽ không muốn giữ tiền gửi VNĐ và chỉ muốn giữ tiền gửi nước ngoài. Để cho những lượng cung tiền hiện có về tiền gửi VNĐ cũng như tiền gửi nước ngoài được người ta nắm giữ, thì phải đảm bảo rằng không có sự khác nhau trong lợi tức dự tính về những khoản tiền gửi đó.Hay nói một cách khác, điều kiện ở đây là: lãi suất trong nước bằng lãi suất nước ngoài cộng với mức tăng giá dự tính của đồng ngoại tệ. Nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài, có nghĩa là có sự tăng giá dự tính dương của ngoại tệ bù vào mức lãi suất nước ngoài thấp hơn. Một lãi suất trong nước 15% đối lại với mức lãi suất nước ngoài 10% có nghĩa là mức tăng giá dự tính của ngoại tệ phải là 5% ( hoặc tương đương, tức là mức sụt giá dự tính của đồng nội tệ phải là 5%.
Có nhiều cách để xem xét điều kiện ngang giá tiền lãi. Trước tiên, chúng ta phải thừa nhận là ngang giá tiền lãi chỉ có ý nói rằng lợi tức dự tính là như nhau về tiền gửi VNĐ cũng như về tiền gửi USD. Chúng ta cũng phải giả thiết rằng tiền gửi ngân hàng trong nước và nước ngoài là những vật thay thế hoàn hảo ( được ưa thích như nhau ), thì điều kiện ngang giá lợi tức là điều kiện thăng bằng cho thị trường ngoại hối. Chỉ khi nào tỷ giá ở mức mà lợi tức dự tính về tiền gửi trong nước và về tiền gửi nước ngoài ngang bằng nhau-nghĩa là ngang giá tiền lãi có hiệu lực- thì người ta sẽ thích giữ số tiền gửi trong nước và tiền gửi nước ngoài còn lại.
II. Thực trạng hoạt động của TTNH ở Việt Nam - Những tồn tại và giải pháp
1. Thời kỳ trước năm 1991
Đây là thời kỳ nền kinh tế mang tính kế hoạch hoá tập trung bao cấp, nhà nước can thiệp vào mọi mặt của đời sống xã hội, quyết định các chính sách kinh tế vi mô và vĩ mô theo một kế hoạch quy mô tập trung toàn quốc. Sự can thiệp này đã ngăn cản khả năng phát huy tác dụng của quy luật cung cầu trên thị trường, nếu có thì cũng bị bóp méo, sai lệch. Hơn nữa, hệ thống các nước XHCN lại áp dụng một chiến lược phát triển kinh tế hướng nội, đóng cửa, các mối quan hệ với bên ngoài đều thông qua hệ thống độc quyền của Nhà nước về ngoại thương và ngoại hối. Do vậy, việc áp dụng chế độ tỷ giá cố định do Nhà nước độc quyền xác định, không cần tính đến những yếu tố cung cầu của thị trường. Với cơ sở kinh tế như vậy, Việt Nam, cũng như các nước XHCN khác đều duy trì phương pháp xác định tỷ giá dựa trên cơ sở so sánh sức mua đối nội và sức mua đối ngoại giữa các đồng tiền và sau đó được quyết định bằng những thoả thuận đa biên trong các Hiệp định thanh toán được ký kết giữa các nước XHCN với nhau. Sản phẩm của cơ chế xác định tỷ giá này là, các nước XHCN duy trì chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá, bao gồm tỷ giá mậu dịch (hay tỷ giá chính thức), tỷ giá phi mậu dịch ( bao gồm cả tỷ giá kiều hối) và tỷ giá kết toán nội bộ, đồng thời triệt tiêu môi trường và mọi điều kiện để hình thành và phát triển các thị trường nói chung, trong đó có TTNH.
Hậu quả của một cơ chế tỷ cố định và đa tỷ giá mang tính áp đặt bất chấp quy luật cung cầu tiền tệ đã để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng. Đồng tiền Việt Nam được định giá quá cao so với các đồng tiền tự do chuyển đổi. Tỷ gía chính thức ngày càng chênh lệch xa tỷ giá thực tế, làm cho hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn, cán cân thương mại bị thâm hụt nặng. Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã rơi vào tình trạng khó khăn thua lỗ, tuy có chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương( lỗ thì ngân sách cấp bù, còn lãi thì nộp ngân sách) nhưng dù sao cũng triệt tiêu động lực phát triển xa hơn.
Ngày 26/3/1988, Nghị định 53/HĐBT ra đời, tách hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và hệ thống Ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng Nhà nước là NHTƯ thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, ban hành chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng; hệ thống Ngân hàng chuyên doanh thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng. Bước đầu từng Ngân hàng chuyên doanh hoạt động theo đặc thù gắn liền với từng lĩnh vực kinh tế. Cụ thể là: Ngân hàng Ngoại thương hoạt động về lĩnh vực đối ngoại, như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế…; Ngân hàng Công thương hoạt động trong lĩnh vực công – thương nghiệp; Ngân hàng nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và Ngân hàng đầu tư hoạt động trong lĩnh vực đầu tư. Như vậy, chỉ duy nhất có Ngân hàng Ngoại thương là được phép hoạt động và kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế và mở tài khoản ở nước ngoài; các ngân hàng khác chỉ được hoạt động trong nước.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, bảo vệ độc lập và chủ quyền về tiền tệ, phát triển nền kinh tế quốc dân, góp phần mở rộng quan hệ về kinh tế, chính trị và văn hoá với nước ngoài, ngày 18/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 161/ HĐBT về “Điều lệ quản lý ngoại hối” của nước CHXHCN Việt Nam, thay thế Điều lệ quản lý ngoại hối Ban hành theo Nghị định số 102/ CP , ngày6/7/1963 của Hội đồng Chính phủ. Sau khi Nghị định 161 ra đời, ngày 15/3/1989 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Thông tư số 33-NH/TT hướng dẫn thi hành. Một trong những quan điểm mới về quản lý và kinh doanh ngoại hối theo tinh thần Nghị định 161 và thông tư 33 có thể nêu ra như sau:
“Nhà nước CHXHCN Việt Nam thông qua NHNN Việt Nam thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối. Mọi việc kinh doanh ngoại hối đều được thực hiện theo quy định của NHNN Việt Nam. NHNT Việt Nam là cơ quan được phép kinh doanh ngoại hối. Ngoài ra, các Ngân hàng chuyên doanh khác, các Ngân hàng liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế trong nước muốn kinh doanh ngoại hối hoặc dịch vụ thu ngoại tệ đều phải được NHNN Trung ương Việt Nam cho phép”.
Như vậy có thể nói lần đầu tiên ở Việt Nam thế độc quyền trong kinh doanh ngoại hối đã được dỡ bỏ. Từ nay, các NHTM nói chung muốn kinh doanh ngoại hối có thể làm thủ tục để NHNN cấp phép. Đây được xem như sự khởi đầu tạo ra môi trường và điều kiện cho hoạt động của TTNH có tổ chức, hình thành một sân chơi chứa đựng yếu tố cạnh tranh của thị trường. Trong thực tế, trước sự đòi hỏi phát triển các hoạt động ngan hàng, đặc biệt là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. NHNN đã lần lượt cấp giấy phép kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế…cho các NHTM hoạt động ở Việt Nam. Tuy nhiên, về tỷ giá ( yếu tố quan trọng nhất của TTNH), sau khi có chủ trương thu hút vốn nước ngoài, đặc biệt là sau khi thông qua Luật đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, luồng vốn ngoại tệ bằng USD lần lượt vào Việt Nam. Song, do chúng ta vẫn duy trì tỷ giá chính thức do NHNN áp đặt nên vẫn còn khoảng cách khá xa so với sức mua thực tế của VNĐ và thị trường tự do. Tỷ giá mua bán của Ngân hàng được phép dựa trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN công bố cộng trừ 5% và chênh lệch giữa tỷ giá mua bán quy định là 0,5%.
Cho dù có những bước chuyển biến, nhưng ở Việt Nam vẫn thiếu vắng một thị trường ngoại hối chính thức hoàn chỉnh hơn để chắp nối cung cầu ngoại tệ và tạo cơ sơ xác định tỷ giá chính thức một cách khách quan sát với quan hệ cung cầu trên thị trường, nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và thu hút nguồn lực ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Đứng trước tình hình đó, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định số 107-Nh/QĐ, ngày 16/8/1991 ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ đã được thành lập và đi vào hoạt động tại TP.HCM và Hà Nội.
2. Thời kỳ 1991-1994
Thời kỳ 1991-1994 là giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi theo hướng thị trường. Trong giai đoạn này đứng về phương diện thanh toán quốc tế, Việt Nam đứng trước một tình thế vô cùng khó khăn. Thị trường với các nước XHCN cũ bị thu hẹp đáng kể, bên cạnh hệ thống thanh toán đa biên bị tan rã, tất cả các nước XHCN đều đồng loạt chuyển đổi đồng tiền thanh toán với Việt Nam bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi( chủ yếu bằng USD). Việc chuyển đổi đồng tiền thanh toán có ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của Việt Nam bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Vì từ trước năm 1991, hầu hết nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam đều bằng đồng Rúp chuyển nhượng, chỉ có một tỷ lệ nhỏ bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Cán cân vãng lai và cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt lớn, nhập khẩu gấp 3 lần xuất khẩu, sự thiếu hụt trong cán cân thương mại được bù đắp bằng các khoản viện trợ, cho vay của các nước XHCN và chủ yếu là Liên Xô cũ.
Đứng trước tình thế hết sức khó khăn về cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế và nhu cầu bức bách về ngoại tệ cho thanh toán quốc tế, một câu hỏi đặt ra là:làm thế nào để giải quyết được vấn đề trên mà không tác động mạnh đến tình hình giá cả và sản xuất trong nước? Xử lý vấn đề này không chỉ có ngành Ngân hàng mà phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách lớn của chính phủ và của từng ngành. Các chính sách đó bao gồm:
a. Các chính sách lớn của Chính phủ
Đề ra 3 chương trình kinh tế lớn mà Chính phủ phải tập trung chỉ đạo, đó là: Chương trình sản xuất hàng xuất khẩu; Chương trình khuyến khích sản xuất hàng tiêu ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35726.doc