CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1.1 QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ DỰ ÁN :
- Ngày nay với sự phát triển không ngừng, nước ta dần dần thay da đổi thịt với nhiều nhà cao tầng, đường xá rộng đẹp, phố phường xanh tươi…. Tuy nhiên, tất cả vẫn là chưa đủ và đất nước sẽ phát triển hơn nữa. Các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng và nhiều dự án phát triển khác. Do đó nhu cầu về quản lý của tất cả các dự án này là rất lớn vì sự cạnh tranh của các công ty chủ yếu hơn nhau về cách quản
93 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu về quản trị dự án phần mềm theo tiêu chuẩn ISO ứng dụng vào xây dựng một hệ thống truyền thông trên mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý vì “có tiền sẽ mua được công nghệ, máy móc nhưng cách quản lý mới là yếu tố quyết định đến sự thành công”.
- Với ngành công nghệ thông tin cũng thế, ngành này đang phát triển mạnh mẽ ở khắp nơi trên thế giới và đặc biệt đang và sẽ là ngành mũi nhọn phát triển của nước ta. Các công ty về công nghệ thông tin trong và ngoài nước đang hết sức tập trung nguồn sức phát triển, mở rộng để giành được các hợp đồng dự án lớn sắp tới.
- Với đặc điểm về văn hóa, lịch sử, chính trị của nước ta, các công ty công nghệ thông tin cũng đang trong quá trình thành lập và phát triển mạnh cả về chất lẫn về lượng. Các nhân viên của các công ty đó mang phẩm chất cần cù, sáng tạo nên dần đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của các công ty tuyển dụng. Do đó nhu cầu về người quản lý các dự án cũng đang rất cần thiết và đang nắm giữ phần quan trọng trong sự thành công của các dự án. Người quản lý tốt sẽ đảm bảo cân bằng 3 yếu tố : thời gian, tiền bạc, chất lượng sao cho đạt được chất lượng tốt nhất trong một thời gian ngắn nhất với chi phí thâáp nhất có thể.
1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ CÁCH QUẢN LÝ
- Đối với ngành công nghệ thông tin ở việt nam của chúng ta thì hầu như chưa có trường nào dạy chuyên về quản trị các dự án công nghệ thông tin hoặc nếu có chỉ là một môn học và vài buổi thảo luận mà thôi. Các quản trị viên dự án có được đều qua nhiều năm kinh nghiệm làm từ lập trình viên, nhân viên thiêát kế, trưởng nhóm…
- Tuy nhiên đó vẫn là chưa đủ các yếu tố cần thiết đối với người quản lý dự án. Người quản trị dự án còn đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nhau về tất cả các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Người quản trị là người cần có các yêu cầu chính như sau : leader, planner, organizer, controller, communicator, negotiator, peace maker, advocate, risk manager (người lãnh đạo, người lập kế hoạch, người tổ chức, người điều hành, người đàm phán, người hòa giải, người quản lý rủi ro sự cố). Với những tính chất như thế đòi hỏi người quản lý phải có nhiều kinh nghiệm thực tế, phải là người giao tiếp tốt, có năng lực và hiểu rộng ở tất cả các lĩnh vực liên quan. Do đó việc quản lý cũng không giống nhau ở các dự án. Mỗi dự án sẽ có nhiều điểm khác với nhau đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo của người quản trị dự án.
1.3 QUẢN LÝ DỰ ÁN HƯỚNG TỚI CHUẨN QUỐC TẾ :
- Quản lý dự án với mỗi dự án khác nhau thì sẽ khác nhau qua những vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là không có khuôn mẫu trong việc quản lý dự án, bằng chứng là đã có các chuẩn quốc tế được các tổ chức uy tín xây dựng để hỗ trợ tối đa cho việc quản trị dự án. Nổi lên trong các chuẩn quốc tế là 2 chuẩn ISO và CMM đang được nhiều công ty trong và ngoài nước hướng tới.
- Một vài công ty ở việt nam đã và đang thành công khi hướng tới các chuẩn quốc tế. Vì ngày nay là ngày của hội nhập quốc tế và khi đạt được các tiêu chuẩn quốc tế, các công ty này dễ dàng có được uy tín cũng như vị thế khi đấu thầu các dự án lớn. Và đương nhiên, khi xây dựng thành công thì công tác quản lý về nhân sự, tài chính….. cũng như các dự án đều sẽ tốt lên nhiều. Nhưng để được điều này không thật sự dễ dàng mà phải chấp nhận thay đổi cách làm việc mới trong môi trường làm việc mới.
1.4 TRỌNG TÂM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI TRONG QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU :
- Dựa vào tình hình phát triển của các công ty (đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển phần mềm) thì nhu cầu về tiêu chuẩn và hướng theo chuẩn quốc tế là có thật, và đó vẫn sẽ là một xu thế trong nhiều năm sau nữa. Bằng chứng là các công ty trong nước đang phát triển tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, CMM. Trong khuông khổ của đề tài này, em mong muốn tìm hiểu về :
+ Các tiêu chuẩn quốc tế ISO, CMM
+ Đánh giá về châát lượng của các tiêu chuẩn, cách quản lý, tầm quản lý…
+ Tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế
+ Tìm hiểu về quản trị dự án và phát triển dự án theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
+ Thực hiện một dự án minh họa cho quá trình làm việc
- Qua đó nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết nhất của tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình hội nhập và làm việc quốc tế.
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO, CMM
2.1 VỊ TRÍ CỦA CHẤT LƯỢNG TRONG MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH TOÀN CẦU :
- Ngày nay hầu hết khách hàng đều mong mỏi người cung ứng cung cấp các sản phẩm có chất lượng thỏa mãn và vượt sự mong muốn của họ. Các chính sách bảo hành hay sẵn sàng đổi lại sản phẩm không đạt yêu cầu từng được coi là chuẩn mực một thời nay cũng không đáp ứng yêu cầu, vì điều kiện này chỉ có nghĩa là chất lượng không ổn định.
- Lý do trên đã khiến chất lượng trở thành một yếu tố cạnh tranh. Các công ty đã chuyển vốn và sản xuất vào những quốc gia có khả năng đem lại lợi nhuận cao hơn. Sản phẩm có thể được thiết kế tại một quốc gia, sản xuất tại một quốc gia khác và thị trường là toàn cầu. Các nhà sản xuất, phân phối và khách hàng ngày nay có quyền lựa chọn sản phẩm có chất lượng với giá cả phù hợp từ mọi nơi trên thế giới.
- Đối với các nước đang phát triển và cả các nước công nghiệp, các nguồn lực tự nhiên không còn là chìa khoá để đem lại sự phồn vinh. Thông tin, kiến thức và một khối lượng đông đảo nhân viên có kỹ năng, có nền văn hóa, và một tác phong làm việc công nghiệp mới là những nguồn lực thực sự đem lại sức cạnh tranh. Nhiều quốc gia không có nguồn tài nguyên dồi dào đã bù đắp lại bằng lực lượng lao động có trình độ, được đào tạo huấn luyện kỹ càng, hệ thống quản lý trình độ cao. Lịch sử hiện đại đã chứng tỏ một quốc gia không có lợi thế về tài nguyên có thể trở thành quốc gia hàng đầu về chất lượng và quản lý chất lượng.
2.2 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO :
Nguyên tắc quản lý chất lượng
Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng
Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế phải hiểu được nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà còn phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ.
Nguyên tắc 2: Vai trò lãnh đạo
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của doanh nghiệp. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp và sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh nghiệp.
Nguyên tắc 4: Quan điểm quá trình
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách có hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình.
Nguyên tắc 5: Quản lý theo phương pháp hệ thống
Việc xác định, hiểu biết và quản lý một cách hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh nghiệp. Muốn có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệp phải liên tục cải tiến.
Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện
Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh muốn có hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin.
Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng
Doanh nghiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, mối quan hệ tương hỗ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.
2.3 BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 NĂM 2000
2.3.1 Giới Thiệu Chung
- Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (Internatinal Organization for Standardization) được thành lập năm 1946, trụ sở chính tại Geneve, Thụy Sỹ. Bao gồm khoảng hơn 200 ban kỹ thuật có nhiệm vụ biên soạn và ban hành ra các tiêu chuẩn. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do ban kỹ thuật TC 176 ban hành lần đầu năm 1987 nhằm mục đích đưa ra một mô hình được chấp nhận ở mức độ quốc tế về hệ thống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- Những tiêu chuẩn đầu tiên của bộ tiêu chuẩn này được ban hành năm 1987 và được soát xét lần đầu tiên năm 1994.
- Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 từ khi ban hành đã được các quốc gia hưởng ứng ngày càng rộng rãi. Theo con số thống kê chính thức của ISO, số tổ chức được chứng nhận áp dụng ISO 9000 trên toàn thế giới đến hết năm 1999 đã xấp xỉ 350.000, số quốc gia áp dụng tiêu chuẩn ISO đã lên tới 150. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 cũng bộc lộ một số nhược điểm dễ nhận thấy. Có thể tóm tắt những nhược điểm này như sau:
+ Nội dung tiêu chuẩn ISO 9001, 9002, 9003 lệch về các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cứng, bởi vậy phải ban hành quá nhiều hướng dẫn để áp dụng cho các lĩnh vực khác.
+ Trong 20 yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001, vấn đề cải tiến liên tục không được nhấn mạnh đúng mức, trong khi đây lại là một yếu tố quan trọng trong quản lý chất lượng hiện đại.
+ Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 9001 đã khiến cho hệ thống chất lượng không gắn kết với nhu cầu của các tổ chức và phản ánh đúng cách thức quản lý kinh doanh của họ.
- Với các lý do trên, đa số ý kiến của người sử dụng đều mong mỏi bộ tiêu chuẩn ISO 9000 khi được ban hành lại vào năm 2000 cần khắc phục các nhược điểm trên.
- Tháng 12 năm 2000 bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản năm 2000 đã được ban hành. Bộ tiêu chuẩn này đã nhấn mạnh đến nhu cầu phải theo dõi sự thoả mãn của khách hàng, cải tiến liên tục, theo sát các nguyên tắc của quản lý chất lượng. Bộ tiêu chuẩn mới gần gũi hơn với người sử dụng với ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng và đảm bảo sự nhất quán giữa tiêu chuẩn với hướng dẫn.
- Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 năm 2000 có những thay đổi cơ bản so với năm 1994:
+ ISO 9001-2000 (Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu) thay thế cho ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 năm 1994
+ ISO 9000-2000 (Hệ thống quản lý chất lượng - Các thuật ngữ và định nghĩa thay thế ISO 8402 và ISO 9000-1
+ ISO 9004-2000 (Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến) thay thế ISO 9004-1
+ ISO 10011 (Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn đánh giá) thay thế ISO 10011 - ISO 10012 - ISO 10013 - ISO 10014
- Các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng trong tiêu chuẩn ISO 9001:2000 bao gồm 5 chủ đề chính, thay cho 20 yêu cầu của ISO 9001-1994. Năm chủ đề chính đó là:
+ Khái quát chung về các yêu cầu Hệ thống chất lượng
+ Trách nhiệm của lãnh đạo
+ Quản lý nguồn lực
+ Hoạch định quá trình tạo sản phẩm
+ Đo lường, phân tích và cải tiến
2.3.2 Các Điểm Nhấn Mạnh Của Bộ Tiêu Chuẩn ISO 9000-2000
- Cấu trúc được định hướng theo quá trình và gắn kết hệ thống quản lý chất lượng với các quá trình của tổ chức
- Định hướng rõ cải tiến liên tục
- Nhấn mạnh hơn đến vai trò của lãnh đạo cấp cao: cam kết đối với việc xây dựng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
- Thiết lập các mục tiêu đo được tại các cấp thích hợp.
- Sẵn sàng các nguồn lực để thực hiện hệ thống chất lượng, chú ý đến xác định hiệu lực trong đào tạo nhân lực.
- Theo dõi thông tin về sự thoả mãn của khách hàng được coi là một phép đo về chất lượng hoạt động của hệ thống.
- Phân tích các dữ liệu về kết quả thực hiện của hệ thống chất lượng áp dụng chặt chẽ các nguyên tắc của quản lý chất lượng.
- Xem xét đến các nhu cầu và quyền lợi của các bên liên quan: người lao động, nhà đầu tư, xã hội, luật pháp
2.3.3 Bản Chất Của Áp Dụng ISO 9000
- Lập mục tiêu và kế hoạch
- Thực hiện kế hoạch nhằm đạt mục tiêu
- Chứng minh kết quả thực hiện
- Liên tục cải tiến
- ISO 9000 nhấn mạnh vào việc phòng ngừa, mục tiêu là nhằm ngăn ngừa những khuyết tật về chất lượng.
- ISO 9000 là tiêu chuẩn có tính áp dụng rộng rãi.
2.3.4 Lợi Ích Của Việc Áp Dụng Tiêu Chuẩn ISO 9000
* Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng:
"Một hệ thống quản lý tốt sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt".
- ISO 9000 giúp định hướng các hoạt động theo quá trình
- ISO 9000 giúp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống và có kế hoạch
- ISO 9000 giúp giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại
- ISO 9000 giúp cải tiến liên tục hệ thống chất lượng và cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm.
* Tăng năng suất và giảm giá thành:
- ISO 9000 cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ đầu để giảm thiểu khối lượng công việc làm lại
- ISO 9000 giúp kiểm soát chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, giảm lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc
- ISO 9000 giúp giảm được chi phí kiểm tra cho cả công ty và khách hàng
* Tăng năng lực cạnh tranh:
- ISO 9000 giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh thông qua việc chứng tỏ với khách hàng rằng: các sản phẩm họ sản xuất phù hợp với chất lượng mà họ đã cam kết
- ISO 9000 giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực, tích luỹ những bí quyết làm việc – yếu tố cạnh tranh đặc biệt của kinh tế thị trường
* Tăng uy tín của công ty về chất lượng:
- ISO 9000 giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh về một hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn mà khách hàng và người tiêu dùng mong đợi, tin tưởng
- ISO 9000 giúp doanh nghiệp chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty đáp ứng và vượt quá sự mong đợi của khách hàng
- ISO 9000 giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả quá trình, phân tích, đánh giá sản phẩm, ra quyết định quản lý, cải tiến hiệu quả hoạt động, nâng cao sự thoả mãn khách hàng thông qua những dữ liệu có ý nghĩa
2.4 CÁC BƯỚC CẦN THIẾT ĐỂ ĐẠT CHUẨN ISO :
Một tổ chức hỗ trợ chuyên nghiệp với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian tiến tới chứng nhận, giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng và tránh được những tác động tiêu cực do tiến hành những hoạt động lãng phí, kém hiệu quả.
2.4.1 Các bước áp dụng ISO 9000 cho một tổ chức :
Bước 1:
Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Lãnh đạo cần thấu hiểu ý nghĩa của ISO 9000 trong việc phát triển tổ chức, định hướng các hoạt động, xác định mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể.
Bước 2:
Lập ban chỉ đạo dự án ISO 9000. Việc áp dụng ISO 9000 là một dự án lớn, vì vậy cần có một ban chỉ đạo ISO 9000 tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 9000. Cần bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng.
Bước 3:
Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp so với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Cần rà soát các hoạt động theo định hướng quá trình, xem xét yêu cầu nào không áp dụng và mức độ đáp ứng hiện tại của các hoạt động trong doanh nghiệp. Việc đánh giá này làm cơ sở để xác định những hoạt động cần thay đổi hay bổ sung để từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết
Bước 4:
Thiết kế hệ thống và lập văn bản hệ thống chất lượng. Hệ thống tài liệu phải được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của doanh nghiệp bao gồm:
- Sổ tay chất lượng
- Các qui trình và thủ tục liên quan
- Các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết
Bước 5:
Áp dụng hệ thống chất lượng theo các bước:
- Phổ biến để mọi nhân viên nhận thức đúng, đủ về ISO 9000
- Hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các quy trình, hướng dẫn đã xây dựng
- Xác định rõ trách nhiệm , quyền hạn liên quan đến từng quá trình, qui trình cụ thể
Bước 6:
Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm:
- Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để xác định sự phù hợp của hệ thống và tiến hành các hoạt động khắc phục, phòng ngừa cần thiết
- Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Doanh nghiệp có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức Chứng nhận nào để đánh giá và cấp chứng chỉ vì mọi chứng chỉ ISO 9000 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp
- Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định mức độ hoàn thiện và sẵn sàng của hệ thống chất lượng cho đánh giá chứng nhận. Hoạt động này thường do tổ chức Chứng nhận thực hiện.
Bước 7:
- Đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận tiến hành để đánh giá tính phù hợp của hệ thống theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001 và cấp chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn
Bước 8:
- Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận. Sau khi khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận, doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì và cải tiến các hoạt động đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và để không ngừng cải tiến hệ thống, nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp nên sử dụng tiêu chuẩn ISO 9004 để cải tiến hệ thống chất lượng của mình.
2.4.2 Những điều kiện để áp dụng thành công ISO 9000
- Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chất lượng và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là điều kiện tiên quyết đối với sự thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ISO 9000.
- Sự tham gia của nhân viên: sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành viên trong công ty đối với ISO 9000 giữ vai trò quyết định.
- Công nghệ hỗ trợ: ISO 9000 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp không kể loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và trình độ thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại hơn (thiết bị tiến tiến, ứng dụng công nghệ thông tin..) thì việc áp dụng ISO 9000 sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn
- Chú trọng cải tiến liên tục: các hành động cải tiến từng bước hay những hoạt động đổi mới đều mang lại lợi ích thiết thực nếu được thực hiện thường xuyên
- Sử dụng tư vấn chuyên nghiệp : đây không phải là điều kiện bắt buộc nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng đối với tiến độ và mức độ thành công trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại các doanh nghiệp.
2.4.3 Những khó khăn khi doanh nghiệp tự xây dựng ISO 9000
Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện và áp dụng ISO 9000, tuy nhiên doanh nghiệp thường gặp một số khó khăn sau đây:
- Mất nhiều thời gian trong việc nghiên cứu tìm hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn. Tuy nhiên điều này có thể khắc phục bằng cách tham gia các lớp tập huấn về ISO 9000 do các tổ chức chuyên môn tiến hành.
- Không khách quan khi đánh giá thực trạng hệ thống của mình để so sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn
- Mất nhiều thời gian trong việc xây dựng văn bản và triển khai áp dụng hệ thống
Chính vì vậy, một tổ chức hỗ trợ chuyên nghiệp với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian tiến tới chứng nhận, giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng và tránh được những tác động tiêu cực do tiến hành những hoạt động lãng phí, kém hiệu quả.
2.5 TIÊU CHUẨN CMM :
- Do chuẩn ISO được xây dựng cho tất cả cả ngành nghề nên cũng có một số vấn đề chưa thật quản lý sâu lắm nên chúng ta cần nghiên cứu thêm một số tiêu chuẩn quốc tế khác. Cũng khá nổi tiếng bên cạnh tiêu chuẩn ISO là chuẩn CMM. CMM được xây dựng theo từng bước phát triển nên có thể giúp doanh nghiệp làm phần mềm xây dựng từng bước phát triển thật tốt hơn. Mỗi một giai doạn sẽ có các yêu cầu riêng và khi đạt được các yêu cầu này bạn sẽ phát triển lên mức cao hơn và tất nhiên là sẽ có hiệu quả cao hơn
- Các yêu cầu của mỗi cấp CMM (có 5 cấp) và trọng tâm của cấp đó :
- Quá trình phát triển từ cấp 1 lên cấp 5 của chuẩn CMM cũng không phải là một giai đoạn quá dài. Bằng chứng là chỉ cần một vài năm là 1 công ty nếu có sự đầu tư và tích cực phát triển thì cũng dễ dàng tiến lên cấp 5
* Ví dụ về một công ty ở Ấn Độ :
HCL Perot Systems, Noida and Bangalore, India
Maturity Level 5
Date of Assessment February 2000
Lead Assessor Pradeep Udhas
Point of Contact Rakesh Soni, rakesh.soni@hpsglobal.com
Web Page www.hclperot.com
Size of the Organization 925
Typical Program Size 0.5 Million - 5 Million LOC
Primary Application Domain Development Migration and re-engineering,-e-commerce and Web development HCL Perot Systems (HPS) is a joint venture between Perot Systems and HCL Technologies with offices in USA, Europe, Asia Pacific and India. The venture was set up to strengthen Perot Systems Europe & US software delivery capability and a channel to market in Asia Pacific region.
Enterprise-wide ISO 9001 certification: March 1998
Enterprise-wide CMM Level 4 assessment: July 1999
Enterprise-wide CMM Level 5 assessment: February 2000
Công ty HCL Perot Systems là một công ty liên doanh giữa các hệ thống Perot và các công nghệ của HCL với các văn phòng đặt ở Mỹ, châu Âu, châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ. Công ty này được thành lập để đẩy mạnh hệ thống Perot ở châu Âu và giao các phần mềm của các công ty ở Mỹ và một kênh riêng dành cho thị trường châu Á Thái Bình Dương.
Công ty nhận được chứng chỉ ISO 9001 : tháng 3/1998
Công ty nhận được chứng chỉ CMM-4 : tháng 7/1999
Công ty nhận được chứng chỉ CMM-5 : tháng 2/2000
- Hiệu quả sẽ tăng dần khi ở chuẩn CMM cao lên theo hướng mong muốn. Đồ thị sau sẽ cho ta thấy hiệu quả về mặt thời gian và tiền bạc. Mốc của chúng sẽ đạt đến tốt nhất có thể được khi ở mức cao hơn.
CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ DỰ ÁN VỚI CHUẨN ISO
3.1 MÔ TẢ QUÁ TRÌNH SƠ ĐỒ TỔNG THỂ QUẢN TRỊ PHẦN MỀM :
Xây Dựng Và Quản Lý Hợp Đồng Phần Mềm
Quản Trị Dự Án
Xác Định Yêu Cầu Người Dùng
Thiết Kế Phần Mềm
Triển Khai
Lập Trình
Test
Quản Lý Cấu Hình
Hỗ Trợ Khách Hàng
3.2. MÔ TẢ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG PHẦN MỀM
* Mục đích :
Quá trình xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm áp dụng cho các công việc xây dựng giải pháp, soạn thảo, xem xét, ký kết, theo dõi thực hiện, bổ xung điều chỉnh, sửa đổi, thanh toán, nghiệm thu, thanh lý các hợp đồng phầm mềm.
* Lưu đồ :
N
N
N
Y
Y
Y
N
Đề xuất tham gia XDHĐPM
Bắt Đầu
Đề Xuất Được Chấp Nhận
Lập Giải Pháp Kỹ Thuật Và Hô Sơ
Được Khách Hàng Chọn ?
Xây Dựng & Ký Kết HĐPM
HĐ Được Ký ?
Theo Dõi Thực Hiện Dự Án
Kết Thúc Dự Án
Tổng Hợp Kết Quả & Lưu Trử Hồ Sơ Tài Liệu
Kết Thúc
Quyết Định Khởi Công Dự Án Trước Khi Có HĐPM
QĐ Khởi Công
Y
3.2.1 Đề xuất tham gia xây dựng hợp đồng phần mềm :
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Chuẩn bị đề xuất : mua hồ sơ thầu, tập hợp yêu cầu, tập hợp các thông tin, ghi mẫu đề xuất
Đề xuất tham gia xây dựng HĐPM
NVKD
2
Xem xét đề xuất : tổ chức xem xét đề xuất, trình bày, bổ sung thông tin, xem xét và kết luận
Đề xuất được bổ sung, các quy định và đánh giá biên bản xem xét (nếu có)
NVKD, NVPTr
3.2.2 Lập giải pháp kỹ thuật hồ sơ thầu :
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Lập giải pháp kỹ thuật : nghiên cứu yêu cầu và lập giải pháp
Giải pháp kỹ thuật
NVKD, NVPT
2
Xem xét và thông qua giải pháp kỹ thuật
Giải pháp được xem xét và thông qua – Biên bản kèm theo (nếu có)
NVPT, NVPTr
3
Thực hiện các thủ tục : trả lời khách hàng, chủ thầu, làm hồ sơ công ty đặt cọc, bão lãnh… và các thủ tục khác
Hồ sơ tham dự thầu
NVKH, Thư ký
4
Bảo vệ giải pháp kỹ thuật, hồ sơ thầu, chuyển giao cho khách hàng, trình bày, bảo vệ khi cần, xem xét kết quả đánh giá
Kết quả đánh giá của khách hàng (quyết định lựa chọn giải pháp)
NVKH, Thư ký, NVPTr
3.2.3 Xây dựng hợp đồng phần mềm
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Xây dựng, dự thảo hợp đồng, soạn thảo dự thảo
Dự thảo ĐH
NVKD
2
Tổ chức xem xét dự thảo HĐ, chuyển giao cho khách hàng
Dự thảo HĐ được xem xét
NVPTr, NVKD, GĐDA, NVCL
3
Đàm phán HĐ, nhận thông tin phản hồi từ khách hàng, nghiên cứu các vấn đề phát xin, đề nghị hủy bỏ nếu cần, hoàn chỉnh văn bản HĐ
Văn bản HĐ được hoàn chỉnh và thống nhất giữa hai bên và các biên bản đàm phán (nếu có)
NVKD, NVPTr
4
Tổ chức xem xét văn bản HĐ
Văn bản HĐ được xem xét
NVPTr, NVKD, GĐDA, NVCL
5
Ký kết HĐ (nếu có)
HĐ được ký kết
GĐDA, NVPTr, Khách hàng
3.2.4 Quyết định khởi công dự án trước khi có HĐPM
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Tổ chức xem xét các hoạt động liên quan đến dự án, yêu cầu đặc tả của khách hàng, giải pháp kỹ thuật.
Biên bản HĐ thỏa thuận với khách hàng
Các tài liệu liên quan đến dự án được xem xét và được nghiên cứu
Biên bản xem xét
NVPTr, NVKD
2
Quyết định khởi công dự án
Quyết định của NVPTr về việc khởi động hay không khởi động hoặc xem xét thêm
NVPTr
3.2.5 Theo dõi thực hiện hợp đồng
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Theo dõi HĐ theo kế hoạch dự án, thường xuyên quan hệ với khách hàng, nhận các thông tin phản hồi và phản ánh cho quản trị dự án
Tiến độ thực hiện HĐ được theo dõi
NVKD
2
Tham gia nghiệm thu giai đoạn
Biên bản nghiệm thu công việc qua từng giai đoạn
NVKD, GĐDA, Thư ký, NVPTr
3
Thực hiện đàm phán để sửa đổi, điều chỉnh hoặc bổ sung HĐ (Khi cần thiết)
HĐ được sửa đổi
NVKD, GĐDA, NVPTr (nếu có)
4
Thực hiện thanh toán theo quy định hợp đồng
Chứng từ thanh toán
NVKD, Thư ký
3.2.6 Tổ chức nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Tham gia nghiệm thu HĐ, tập hợp các hồ sơ liên quan đến khách hàng, tổ chức buổi họp nghiệm thu, chuẩn bị các văn bản để ký kết trong buổi nghiệm thu
Buổi nghiệm thu được tổ chức
Biên bản nghiệm thu được ký kết
NVKD, GĐDA, NVPTr, NVCL, Thư ký
2
Thực hiện thanh toán, thanh lý hợp đồng sau khi nghiệm thu
Biên bản thanh lý HĐ
NVKD, Thư ký
3.2.7 Tổng hợp kết quả, lưu trữ hồ sơ, tài liệu
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Tập hợp các hồ sơ, tài liệu liên quan
Tất cả các hồ sơ có liên quan
NVKD, Thư ký
2
Lập báo cáo tài chính dự án và chuyển giao cho GĐDA
Báo cáo tài chính
NVKD
3.3. MÔ TẢ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG YÊU CẦU NGƯỜI SỬ DỤNG
* Mục đích :
Quá trình xây dựng yêu cầu người sử dụng phần mềm áp dụng cho các công việc : tìm hiểu yêu cầu sử dụng, phân tích hệ thống và các quy trình nghiệp vụ liên quan, xác định và phân tích yêu cầu sử dụng trong tương lai của các hệ thống phần mềm do công ty xây dựng.
*Lưu đồ :
Lập Kế Hoạch Khảo Sát, Phân Tích
Bắt Đầu
Kết Thúc
Khảo Sát Hệ Thống
Phân Tích Nghiệp Vụ
Phân Tích Yêu Cầu Người Sử Dụng
Mô Tả Hoạt Động Hệ Thống
Tổng Hợp Bàn Giao Kết Quả
3.3.1 Lập kế hoạch
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Nghiên cứu yêu cầu : phạm vi bài toán, xác định nguồn lực, phạm vi khảo sát, nghiên cứu
Các dữ liệu căn cứ cho việc lập kế hoạch
NVPT
2
Soạn thảo kế hoạch công việc, kết quả, thời gian và người thực hiện
Kế hoạch khảo sát và phân tích
NVPT
3
Xem xét và thông qua kế hoạch
Kế hoạch được xem xét (nếu cần)
GĐDA, KH (nếu cần)
3.3.2 Khảo sát hệ thống
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Nghiên cứu tài liệu nghiệp vụ, quy chế, quy định. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu khác do khách hàng cung cấp
Danh mục các vấn đề cần khảo sát
NVPT
2
Khảo sát thực tiễn, chuẩn bị các câu hỏi khảo sát, tiến hành khảo sát thực tiễn, tập hợp kết quả khảo sát
Biên bản khảo sát, tài liệu khảo sát
NVPT
3
Lập kế hoạch khảo sát, viết báo cáo khảo sát, khảo sát thêm (nếu cần)
Báo cáo khảo sát
NVPT
4
Xem xét và thông qua báo cáo khảo sát
Báo cáo khảo sát được xem xét và thông qua
GĐDA, KH (nếu cần)
3.3.3 Phân tích nghiệp vụ
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Phân tích hệ thống nghiệp vụ : phân biệt bài toán, đặc điểm tổ chức, môi trường kỹ thuật, đặc điểm người sử dụng, môi trường pháp lý
Tài liệu phân tích nghiệp vụ
NVPT
2
Phân tích các quy định nghiệp vụ : quy trình nghiệp vụ luồng dữ liệu, thực thể mang thông tin
3
Xem xét tài liệu và thông qua khách hàng
Tài liệu xem xét và thông qua
Biên bản xem xét (nếu cần)
GĐDA, NVPT, KH
3.3.4 Phân tích yêu cầu người sử dụng (YCNS)
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Phân tích YCNSD : phân biệt YCNSD và phân tích YCNSD
Tài liệu PTYCNSD
NVPT
2
Xem xét và thông qua : xem xét tài liệu, bổ sung hiệu chỉnh thông qua nghiệm thu kết quả
Tài liệu được xem xét và thông qua
Biên bản xem xét (nếu cần)
GĐDA, NVPT, KH, NVT
3.3.5 Mô tả hoạt động hệ thống
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Quy trình hoạt động : kiến trúc hệ thống tương lai, mô tả các quy trình hoạt động và thao tác
Tài liệu mô tả hoạt động hệ thống
NVPT
2
Xử lý tình huống : mô tả các tình huống và biện pháp xử lý
3
Xem xét và thông qua tài liệu mô tả hệ thống
Tài liệu được xem xét và thông qua
Biên bản xem xét (nếu cần)
GĐDA, NVTK
3.3.6 Tổng hợp, bàn giao kết quả
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Tổng hợp kết quả : tài liệu sản phẩm, kết quả xem xét, hệ thống các biên bản
Hệ thống kết quả
NVPT
2
Bàn giao kết quả : bàn giao cho KH, nhóm thiết kế, nhóm test
Các kết quả được bàn giao
Biên bản bàn giao (nếu cần)
GĐDA, NVPT, NVTK, KH
3.4. MÔ TẢ QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ PHẦN MỀM
* Mục đích :
Quá trình thiết kế phần mềm được áp dụng cho các công việc : xây dựng đặc tả yêu cầu đối với phần mềm, xây dựng kiến trúc hệ thống, thiết kế dự liệu, thiết kế chương trình, giao diện, công cụ cài đặt
* Lưu đồ :
N
N
Y
Y
Lập Kế Hoạch Chi Tiết
Bắt Đầu
Xây Dựng Đặc Tả Yêu Cầu Phần Mềm
Thiết Kế Kiến Trúc Hệ Thống
Xem Xét Kiến Trúc Hệ Thống
Thông qua TK Tổng Thể ?
Thiết Kế Mức Cao
Thiết Kế Chi Tiết
Xem Xét Kết Quả Thiết Kế
Thông qua TK Tổng Thể ?
Tổng Hợp Và Bàn Giao Kết Quả
Kết Thúc
3.4.1 Lập kế hoạch chi tiết
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Nghiên cứu yêu cầu, phân loại yêu cầu, mô tả yêu cầu, nghiên cứu các thủ tục hướng dẫn thiết kế
Các dữ liệu căn cứ cho việc lập kế hoạch thiết kế
NVTK
2
Soạn thảo kế hoạch : xác định công việc, kết quả, yêu cầu nghiệm thu, dự kiến tham gia và những người tham gia vào quá trình thiết kế
Kế hoạch chi tiết
NVTK
3
Xem xét và thông qua kế hoạch
Kế hoạch được thông qua
Biên bản xam xét (nếu cần)
GĐDA, NVCL, NVTK, KH (nếu cần)
4
Xác định các quy định, tiêu chuẩn sử dụng trong quá trình thiết kế
Tiêu chuẩn quy định thiết kế
NVTK
3.4.2 Xây dựng yêu cầu đặc tả yêu cầu phần mềm
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Nghiên cứu các tài liệu phân tích nghiệp vụ và phân tích yêu cầu người sử dụng
Các tài liệu yêu cầu và mô tả
NVTK
2
Xây dựng đặc tả yêu cầu phần mềm : chức năng, giao diện, yêu cầu chất lượng vận hành
Tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm
NVTK
3
Xem xét và thông qua tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm
Tài liệu được xem xét và thông qua
NVTK, GĐDA, NVPT, NVT
3.4.3 Thiết kế kiến trúc hệ thống
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Xây dựng các yếu tố cơ bản của kiến trúc hệ thống : mô hình kỹ thuật, mô hình vận hành, mô hình tổ chức CSDL, mô hình tổ chức hệ thống chương trình
Các mô hình chung được xây dựng và thay đổi
NVTK
2
X._.ây dựng tài liệu mô tả kiến trúc hệ thống
Tài liệu kiến trúc hệ thống
NVTK
3.4.4 Xem xét kiến trúc hệ thống
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Chuẩn bị chương trình checklist, xem xét kiến trúc
Checklist xem xét kiến trúc hệ thống
NVTK
2
Xem xét phương pháp TK, tiêu chuẩn và công cụ TK, kiến trúc hệ thống, tính khả thi của quá trình TK và lập trình theo TK
Xem xét các yêu cầu thay đổi (nếu cần)
Tài liệu kiến trúc hệ thống được thông qua
Yêu cầu thay đổi được chấp nhận
Biên bản xem xét (nếu cần)
NVTK, GĐDA, NVPT, NVLT, NVT, NVCL, KH (nếu cần)
3.4.5 Thiết kế mức cao
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Thiết kế dữ liệu
Tài liệu thiết kế dữ liệu
NVTK
2
Thiết kế chương trình
Tài liệu thiết kế chương trình
NVTK
3
Thiết kế giao diện
Tài liệu thiết kế giao diện
NVTK
4
Thiết kế công cụ cài đặt
Tài liệu thiết kế công cụ cài đặt
NVTK
3.4.6 Thiết kế các module
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Thiết kế màn hình
Tài liệu thiết kế các module
NVTK
2
Thiết kế báo cáo
3
Thiết kế thuật toán xử lý
4
Thiết kế các module khác
3.4.7 Xem xét thiết kế (mức cao và các modul)
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Chuẩn bị các chương trình, các checklist, xem xét thiết kế
Checklist xem xét thiết kế
NVTK
2
Xem xét thiết kế : đánh giá chất lượng các tài liệu thiết kế, đánh giá tính khả thi của thiết kế, độ sẵn sàng cho quá trình lập trình
Các tài liệu thiết kế được thông qua
Biên bản xem xét (nếu cần)
NVTK, GĐDA, NVPT, NVCL, NVLT, NVT, KH
3.4.8 Tổng hợp và bàn giao kết quả
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Tổng hợp kết quả : tài liệu, sản phẩm, kết quả xem xét, hệ thống hóa các biên bản
Báo cáo kết quả công việc
Danh mục các tài liệu thiết kế
NVTK, NVLT, NVT, KH (nếu cần)
2
Bàn giao kết quả : bàn giao cho khách hàng, bàn giao cho nhóm lập trình
Các kết quả được bàn giao
Biên bản bàn giao (nếu cần)
NVTK, NVLT, NVT, KH (nếu cần)
3
Lưu trữ tài liệu dạng in và dạng file trên đĩa
Hồ sơ, files
NVTK, Thư ký
3.5. MÔ TẢ QUÁ TRÌNH LẬP TRÌNH
* Mục đích :
Quá trình lập trình được áp dụng cho các công việc : xây dựng thiết kế chi tiết, lập trình, tích hợp hệ thống, thực hiện test chương trình và xây dựng tài liệu mô tả chức năng hệ thống phần mềm
* Lưu đồ :
Y
N
Lập Kế Hoạch
Bắt Đầu
Kiểm Tra Công Cụ Lập Trình
Lập Trình Các Thư Viện Dùng Chung
Lập Trình Các Module Chức Năng
Có Lỗi Khi Test Tích Hợp
Thiết Kế Mức Cao
Thiết Kế Chi Tiết
Kết Thúc
Tích Hợp Phần Mềm
3.5.1 Lập kế hoạch phát triển
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Nghiên cứu tài liệu thiết kế
Các dữ liệu căn cứ cho việc lập kế hoạch lập trình
NVLT
2
Xác định và chuẩn bị nguồn lực, điều kiện cần thiết cho lập trình và test, tích hợp hệ thống
Danh sách các lập trình viên tham gia, môi trường được thiết lập
NVLT
3
Soạn thảo kế hoạch phát triển
Kế hoạch phát triển
NVLT
4
Xem xét và thông qua kế hoạch phát triển
Kế hoạch phát triển được thông qua
NVLT, NVCL, GĐDA
3.5.2 Kiểm tra công cụ lập trình
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Lập danh mục các công cụ
Danh mục các công cụ
NVLT
2
Thực hiện kiểm tra các công cụ theo danh mục, theo các tiêu chuẩn của nơi cung cấp công cụ (nếu cần)
Công cụ lập trình được kiểm tra
Biên bản xem xét (nếu cần)
NVLT, NVT
3
Xem xét kết quả, kiểm tra công cụ lập trình
Công cụ lập trình được chấp nhận
GĐDA, KH (nếu cần)
3.5.3 Lập trình các thư viện chung
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Thiết kế module chi tiết, các thư viện dùng chung
Tài liệu thiết kế module chi tiết
NVLT
2
Lập trình các thư viện sử chung của hệ thống
Các thư viện phần mềm được xây dựng
NVLT
3
Thực hiện Test & CodeReview đối với các thư viện dùng chung
Các thư viện được dùng chung được code review & test
Biên bản xem xét (nếu cần)
NVLT
4
Hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến các thư viện chung
Các thư viện dùng chung được hệ thống hóa
NVLT
3.5.4 Lập trình các module chức năng
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Thiết kế chi tiết nếu cần thiết (được yêu cầu trong tài liệu thiết kế)
Tài liệu thiết kế chi tiết
NVLT
2
Lập trình các module & unit chương trình
Các module được lập trình
NVLT
3
Thực hiện test & code review
Các module được code review & test
Biên bản test (nếu cần)
NVLT
4
Hoàn chỉnh tài liệu bàn giao kết quả lập trình, các module cho trưởng nhóm lập trình
Danh sách trạng thái các module đã được lập, test…
NVLT
3.5.5 Tích hợp phần mềm
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Lập kế hoạch tích hợp và thử nghiệm tích hợp
Kế hoạch tích hợp
NVLT
2
Xem xét kế hoạch tích hợp và thử nghiệm
Kế hoạch tích hợp được xem xét
Biên bản xem xét (nếu cần)
NVLT
3
Tích hợp các module, test tích hợp và đánh giá kết quả tích hợp
Các module được tích hợp test
NVLT
4
Phân tích nguyên nhân, viết yêu cầu sửa đổi thiết kế, chương trình (nếu cần)
Yêu cầu sửa đổi
NVLT
5
Xem xét tổng thể kết quả tích hợp phần mềm
Kết quả tích hợp được xem xét và thông qua
Biên bản xem xét (nếu cần)
NVLT, GĐDA, NVTK, NVCL
3.6. MÔ TẢ QUÁ TRÌNH TEST
* Mục dích :
Quá trình Test được áp dụng cho các công việc : test hệ thống ứng dụng theo đặc tả yêu cần phần mềm, test nghiệm thu hệ thống theo tiêu chuẩn nghiệm thu, test kiểm tra cuối cùng của khách hàng, test quy trình cài đặt hệ thống và các tài liệu bàn giao
* Lưu đồ :
N
Y
N
Y
Lập Kế Hoạch Test
Bắt Đầu
Lập Kịch Bản Test
Kịch Bản Được Thông Qua
Kế Hoạch Được Thông Qua
Chuẩn Bị Công Cụ Và Dữ Liệu Test
Thực Hiện Test
Tổng Hợp Kết Quả
Bắt Đầu
3.6.1 Lập kế hoạch test
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Nghiên cứu các yêu cầu, tiêu chuẩn nghiệm thu sản phẩm, hệ thống
Tiêu chuẩn nghiệm thu sản phẩm, hệ thống
NVT
2
Xác lập các phương thức thực hiện, các nguồn lực và điều kiện cần thiết để thực hiện Test
Tài liệu : phương thức, nguồn lực và điều kiện
NVT
3
Lập kế hoạch Test : công việc, kết quả, yêu cầu, thời gian, người thực hiện
Kết hoạch Test
NVT
4
Xem xét và thông qua kế hoạch và phương thức thực hiện
Kế hoạch và phương thức được thông qua
GĐDA, KH
3.6.2 Xây dựng kịch bản test
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Lập danh sách các quy định Test, đảm bảo cho việc xác định lập trình cho đúng đắn và thỏa mãn các yêu cầu của sản phẩm
Danh sách các quy định Test
NVT
2
Xây dựng kịch bản Test cho mỗi quy trình, lập các mẫu mã sử dụng trong quy trình Test và yêu cầu dữ liệu cho kịch bản
Kịch bản Test, các mẫu sử dụng, yêu cầu về dữ liệu Test
NVT
3
Xem xét, thông qua kịch bản Test
Kịch bản Test được thông qua
Biên bản xem xét (nều cần)
GĐDA
3.6.3 chuẩn bị môi trường, công cụ và dữ liệu test
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Chuẩn bị môi trường : máy móc, thiết bị, phần mềm các điều kiện khác theo yêu cầu
Môi trường sẵn sàng cho việc thực hiện Test
NVT, KH
2
Lập danh mục các công cụ thực hiện Test
Danh mục các công cụ Test
NVT
3
Kiểm tra các công cụ Test và xem xét kết quả kiểm tra
Biên bản kiểm tra công cụ Test
NVT, NVCL
4
Chuẩn bị dữ liệu Test, kết quả xử lý theo quy trình cũ, các số liệu kiểm tra
Dữ liệu được chuẩn bị dưới dạng tài liệu hoặc file
NVT, KH
5
Xem xét môi trường, điều kiện và dữ liệu Test
Môi trường và dự liệu Test
3.6.4 Thực hiện test
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Tiếp nhận các sản phẩm cần Test : tài liệu, gói phần mềm…
Các sản phẩm cần Test được tiếp nhận
NVT
2
Thực hiện các bước Test theo kịch bản Test, ghi nhận kết quả, ghi nhận các lỗi phát hiện
Biên bản test, ghi nhận lỗi phần mềm
NVT
3
Cài đặt chương trình cần kiểm tra, lên lịch kiểm tra hệ thống
Biên bản cài đặt
NVT
4
Phối hợp với các nhóm khác xử lý các lỗi phát hiện, kiểm tra lại
Biên bản
NVT
5
Ghi nhận tình trạng của sản phẩm : những điểm thỏa mãn yêu cầu, những điểm còn lỗi, những điểm còn nghi vấn
Danh sách các phần đã thỏa mãn, có lỗi, có nghi vấn
NVT
6
Xem xét các kết quả kiểm tra và việc thực hiện khắc phục lỗi
Kết quả kiểm tra được xem xét
Biên bản xem xét (nếu cần)
GĐDA, NVCL
7
Lập đề nghị nghiệm thu : khi hệ thống đã được Test thỏa mãn các yêu cầu đề ra
Đề nghị nghiệm thu kỹ thuật
GĐDA, NVT
3.6.5 Tổng hợp kết quả, báo cáo
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Tập hợp các biên bản, kết quả Test
Hồ sơ Test
NVT, Thư ký
2
Lập báo cáo Test
Báo cáo Test được xem xét
NVT
3
Xem xét báo cáo Test
Báo cáo Test được xem xét
Biên bản (nếu cần)
GĐDA, NVCL, KH
4
Tham gia thực hiện các thủ tục nghiệm thu sản phẩm
Biên bản nghiệm thu
NVT, GĐDA, NVKD, NVCL
3.7. MÔ TẢ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI
* Mục đích :
Quá trình triển khai được áp dụng cho các công việc : cài đặt hệ thống cho khách hàng tại các địa điểm triển khai, đào tạo cho khách hàng, hỗ trợ việc chuyển đổi dữ liệu và đưa hệ thống vào hoạt động chính thức.
* Lưu đồ :
N
Y
Lập Kế Hoạch Triển Khai
Bắt Đầu
Xây Dựng Giải Pháp Và Quy Trình
Quy Trình Được Thông Qua ?
Cài Đặt Hệ Thống
Đưa Hệ Thống Vào Vận Hành Chính Thức
Tổng Hợp Báo Cáo Kết Quả
Kết Thúc
Đào Tạo HDSD
3.7.1 Lập kế hoạch triển khai
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Xác định yêu cầu, phạm vi, môi trường vận hành, địa điểm vận hành, số lượng người sử dụng
Danh sách các yêu cầu cụ thể và điều kiện bảo đảm cho triển khai hệ thống
NVTrK
2
Xác định các nguồn lực, thời hạn cho việc triển khai hệ thống, phương án tổ chức thực hiện
Tổ chức các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch triển khai
NVTrK
3
Lập kế hoạch : công việc, kết quả, thời gian, người thực hiện, người nghiệm thu….
Kế hoạch triển khai
NVTrK
4
Xem xét và thông qua kế hoạch triển khai với khách hàng
Kế hoạch được GĐDA và khách hàng thông qua
NVTrK, GĐDA, KH, NVCL
3.7.2 Xây dựng giải pháp và quy trình
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Nghiên cứu các giải pháp triển khai, giải pháp chung, giải pháp cho từng vấn đề…
Các giải pháp được nghiên cứu và lựa chọn
NVTrK
2
Lập các tiêu chuẩn, mẫu mã: tiêu chuẩn nghiệm thu các công việc, tiêu chuẩn kiểm tra kết quả, các form…
Các tiêu chuẩn và mẫu mã được thiết lập, thống nhất và phổ biến
NVTrK
3
Xác định quy trình công việc : các bước thực hiện, công cụ thực hiện, thủ tục hoàn thành, cách thức kiểm tra
Tài liệu về quy trình cài đặt và vận hành
NVTrK
4
Xem xét và thông qua giải pháp và tiêu chuẩn nghiệm thu cài đặt và vận hành hệ thống
Giải pháp và tiêu chuẩn được thông qua
NVTrK, GĐDA, KH
5
Xem xét và thông qua quy trình công việc
Quy trình công việc được thông qua
NVTrK, GĐDA, KH
3.7.3 Cài đặt hệ thống
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Kiểm tra môi trường cài đặc : máy chủ, máy trạm, các trang thiết bị kèm theo, mạng…
Môi trường cài đặt được kiểm tra
Biên bản kiểm tra (nếu cần)
NVTrK
2
Xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường nếu cần để đảm bảo các điều kiện cài đặt
Môi trường sẵn sàng cho việc cài đặt
NVTrK
3
Cài đặt phần mềm hệ thống, công cụ, phần mềm ứng dụng
Phần mềm được cài đặt theo quy trình, hồ sơ cài đặt
NVTrK
4
Cài đặt dữ liệu ban đầu : đặt các tham số, dữ liệu hệ thống, chuyển đổi dữ liệu cũ…
Dữ liệu ban đầu được khởi tạo, hồ sơ cài đặt
NVTrK
5
Test quá trình cài đặt : quy trình, thủ tục vận hành theo các tiêu chuẩn và quy trình cài đặt
Biên bản kiểm tra cài
NVTrK, GĐDA, KH
6
Xem xét các kết quả test hiệu chỉnh và ghi nhận những vấn đề phát sinh (nếu cần)
Biên bản xem xét kết quả cài đặt
NVTrK, GĐDA, KH
7
Nghiệm thu việc cài đặt và vận hành hệ thống
Biên bản nghiệm thu công việc
NVTrK, GĐDA, KH, NVCL
3.7.4 Đào tạo hướng dẫn sử dụng
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Lập chương trình đào tạo : nội dung, hình thức, yêu cầu, khối lượng, điều kiện
Chương trình đào tạo, các mẫu mã sử dụng khi đào tạo
NVTrK
2
Chuẩn bị đào tạo : môi trường, tài liệu, dữ liệu, người hướng dẫn
Môi trường sẵn sàng cho đào tạo
NVTrK, KH
3
Thực hiện việc đào tạo : đào tạo tập trung, hướng dẫn trực tiếp, cung cấp tài liệu, trả lời câu hỏi
Biên bản ghi nhận các phần đào tạo
NVTrK
4
Tổng hợp, đánh giá kết quả
Phiếu đánh giá kết quả về đào tạo
NVTrK, KH
3.7.5 Đưa vào vận hành chính thức
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Xác lập phương thức đưa hệ thống vào hoạt động chính thức : cách thức, các bước thực hiện, kết quả, yêu cầu, các thủ tục
Quy trình đưa vào vận hành
NVTrK, KH
2
Hỗ trợ người sử dụng trong quá trình đưa hệ thống vào vận hành chính thức
NVTrK
3
Các thủ tục ghi nhận tại thời điểm hệ thống chính thức hoạt động
Các thủ tục cần thiết được ghi nhận
NVTrK, KH, NVCL
3.7.6 Tổng hợp kết quả báo cáo
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Hệ thống hóa các hồ sơ biên bản tài liệu kết quả triển khai
Hệ thống hồ sơ
NVTrK
2
Lập báo cáo tổng hợp kết quả triển khai
Báo cáo triển khai
NVTrK
3
Xem xét đánh giá báo cáo triển khai và rút kinh nghiệm
Biên bản xem xét
NVTrK, KH
4
Hệ thống hóa các vấn đề và giải pháp khắc phục trong khi triển khai và đào tạo
Bản hệ thống và phân loại vấn đề và giải pháp
NVTrK
5
Xem xét, lưu trữ, quản lý hồ sơ triển khai
Các hồ sơ triển khai
NVTrK, Thư ký
3.8. MÔ TẢ QUÁ TRÌNH HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
* Mục đích :
Quá trình hỗ trợ khách hàng được áp dụng cho các công việc : vận hành và khai thác hệ thống, thực hiện xử lý yêu cầu hỗ trợ, tổng hợp kết quả.
* Lưu đồ :
N
Y
Lập Kế Hoạch Hỗ Trợ
Bắt Đầu
Kế Hoạch Được Thông Qua ?
Vận Hành Hệ Thống
Tổng Hợp Và Báo Cáo Kết Quả
Kết Thúc
Hỗ Trợ Khách Hàng
3.8.1 Lập kế hoạch hỗ trợ
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Nghiên cứu sản phẩm : tính năng đặc điểm, môi trường, điều kiện hoạt động, các quy trình vận hành, bài toán nghiệp vụ…
Hiểu biết căn bản về sản phẩm bài toán và các tài liệu liên quan
NVHT
2
Xác định các điều kiện, nguồn lực, trang thiết bị hỗ trợ và phương án hỗ trợ tương ứng
Phương án hỗ trợ, danh sách nguồn lực cần thiết
NVHT
3
Lập kế hoạch hỗ trợ mục tiêu, pham vi công việc, kết quả, thời gian, yêu cầu, người thực hiện, hồ sơ ghi nhận
Kế hoạch hỗ trợ
NVHT
4
Chuẩn bị môi trường hỗ trợ : trang thiết bị, tài liệu…
Môi trường sẵn sàng cho hỗ trợ
NVHT
5
Xem xét phương án, kế hoạch, môi trường hỗ trợ
Kế hoạch được thông qua
Biên bản xem xét (nếu cần)
GĐDA, KH
3.8.2 Thực hiện hỗ trợ
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Ghi nhận yêu cầu của khách hàng, cập nhật sổ nhật ký hỗ trợ
Yêu cầu hỗ trợ được ghi nhận
NVHT
2
Phân tích yêu cầu hỗ trợ : lập giải pháp, thử nghiệm giải pháp
Giải pháp đáp ứng
Biên bản xem xét (nếu cần)
NVHT, và các nhân viên khác (nếu cần)
3
Thực hiện hỗ trợ : hướng dẫn cho khách hàng, theo dõi và ghi nhận kết quả
Yêu cầu hỗ trợ được đáp ứng
Phiếu yêu cầu hỗ trợ được cập nhật
Biên bản nghiệm thu (nếu cần)
NVHT, và các nhân viên khác (nếu cần)
3.8.3 Báo cáo hỗ trợ
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Thống kê các số liệu của quá trình hỗ trợ, các vấn đề phát sinh đối với sản phẩm
Báo cáo hỗ trợ
NVHT
2
Hệ thống hóa yêu cần hỗ trợ, giải pháp các hồ sơ, tài liệu, biên bản trong quá trình hỗ trợ
Hồ sơ hỗ trợ
NVHT, Thư ký
3
Đề xuất nâng cấp và phát triển sản phẩm (nếu cần)
Yêu cầu nâng cấp sản phẩm
NVHT, khách hàng (nếu cần)
3.8.4 Tổng hợp báo cáo hỗ trợ
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Tổng hợp các hồ sơ, yêu cầu hỗ trợ trong kỳ báo cáo, phân tích các vấn đề phát sinh liên quan đến sản phẩm
Danh sách các yêu cầu
NVHT
2
Lập báo cáo hỗ trợ định kỳ, các số liệu thống kê, các vấn đề phát sinh, đề xuất liên quan đến sản phẩm
Báo cáo hỗ trợ
NVHT
3.9. MÔ TẢ QUẢN LÝ CẤU HÌNH
* Mục đích :
Quá trình quản lý cấu hình được áp dụng cho các công việc : xác định danh mục và mã hiệu của cấu hình, quản lý thay đổi kiểm soát phiên bản cấu hình và viết báo cáo về trạng thái của cấu hình
* Lưu đồ :
Lập Kế Hoạch Quản Lý Cấu Hình
Bắt Đầu
Kiểm Soát Các Thay Đổi Cấu Hình Sản Phẩm
Kết Thúc
Lập Danh Mục Mã Hiệu Cấu Hình
Lưu Trữ Cấu Hình
Đánh Giá Trạng Thái Cấu Hình
Báo Cáo Cấu Hình Phiên Bản Sản Phẩm
3.9.1 Lập kế hoạch quản lý cấu hình
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Nghiên cứu yêu cầu : hợp đồng, giải pháp kỹ thuật, kế hoạch dự án, tài liệu phân tích yêu cầu của người sử dụng, tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm
NVCH
2
Xác định các mốc quản lý thay đổi baseline, các thành phần tạo nên baseline theo các mốc quản lý, các đơn vị cấu hình (S*, cách ghi mã cho CI, thủ tục quản lý thay đổi.
GĐDA
3
Xác định danh sách và các mã hiệu cho các CI
Danh sách các mã hiệu CI
NVCH
4
Lập kế hoạch quản lý cấu hình
Kế hoạch quản lý cấu hình
NVCH
5
Xem xét và thông qua kế hoạch
Biên bản xem xét kế hoạch quản lý cấu hình
GĐDA, NVCL
3.9.2 Kiểm soát thay đổi cấu hình
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Lập yêu cầu thay đổi, nhận các yêu cầu thay đổi, phân tích sơ bộ, ghi nhận thêm các thông tin cần thiết cho việc quản lý cấu hình
Phiếu yêu cầu thay đổi
NVCH
2
Phân tích yêu cầu thay đổi : phân loại, đánh giá, ảnh hưởng, xác định các công việc phải thực hiện, xác định chi phí, thời gian, khối lượng ảnh hưởng của yêu cầu thay đổi
Phân tích ảnh hưởng của yêu cầu thay đổi
NVPT
3
Thực hiện các trao đổi thỏa thuận khi có các thay đổi liên quan đến hợp đồng với khách hàng
Các biên bản thỏa thuận (hoặc hợp đồng phụ nếu cần thiết)
GĐDA
4
Thực hiện thay đổi, cập nhật đối với các đơn vị cấu hình
Các sản phẩm dự án được cập nhật
NVDA
5
Lập bảng theo dõi thay đổi phiên bản của các CI
Báo cáo trạng thái cấu hình
NVCH
6
Xác định phiên bản cho các CI bị thay đổi, cập nhật thay đổi phiên bản vào bảng thay đổi
Báo cáo trạng thái cấu hình
NVCH
7
Xem xét các kết quả trạng thái thay đổi cấu hình, phiên bản
Các sản phẩm dự án được phê duyệt
GĐDA, NVCL, NVCH
3.9.3 Lưu trữ cấu hình
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Nghiên cứu tiêu chuẩn chung về phiên bản, lập tiêu chuẩn phiên bản sản phẩm phần mềm được xây dựng
Tiêu chuẩn và quy định về phiên bản
GĐDA
2
Cập nhật lại các phiên bản cấu hình khi có thay đổi đồng bộ (khi sản phẩm được đóng gói xuất xưởng, khi thực hiện nâng cấp…)
Bản theo dõi phiên bản thay đổi
NVCH
3
Lập mô tả phiên bản sản phẩm đóng gói xuất xưởng
Thông báo phát hành
GĐDA
4
Lưu trữ các tài liệu, hồ sơ liên quan đến các thay đổi phiên bản
Hồ sơ
NVCH
5
Lưu trữ các cấu hình baseline
Báo cáo baseline
NVCH
3.9.4 Hỗ trợ đánh giá cấu hình
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Cung cấp các thông tin kỹ thuật cần thiết cho đợt đánh giá
Hồ sơ
NVCH
2
Thực hiện các hành động khắc phục không có sự cố không phù hợp
Báo cáo và biên bản (nếu cần)
NVCH
3.9.5 Báo cáo cấu hình phiên bản sản phẩm
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Tập hợp các hồ sơ thầu, tài liệu, dữ liệu file… liên quan đến cấu hình và các phiên bản sản phẩm
Các thông tin liên quan đến cấu hình và phiên bản sản phẩm phần mềm
NVCH
3.10. MÔ TẢ QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ DỰ ÁN
* Mục đích :
Quá trình quản trị dự án phần mềm áp dụng cho việc quản trị các dự án phần mềm, chuẩn bị dự án, lập kế hoạch, điều hành dự án, nghiệm thu kết quả, quản lý chất lượng, quản lý sản phẩm.
* Lưu đồ :
N
Y
Khởi Động Dự Án
Bắt Đầu
Kế Hoạch Được Thông Qua ?
Quản Lý Tiến Trình Dự Án
Tổng Hợp Và Báo Cáo Kết Quả
Kết Thúc
Xử Lý Tình Huống
Quản Lý Nguồn Nhân Lực
Quản Lý Sản Phẩm Dự Án
3.10.1 Khởi động dự án
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Xem xét hợp đồng : mục tiêu, phạm vi, các yêu cầu và yếu tố chỉnh sửa của dự án và các điều kiện thực hiện của dự án
Yêu cầu và các yêu tố chính được hiểu rõ
Biên bản xem xét
GĐDA
2
Chuẩn bị nguồn nhân lực, môi trường và điều kiện làm việc của dự án
Môi trường làm việc đã sẵn sàng
GĐDA
3
Phương thức thực hiện, tổ chức dự án, cách thức làm việc, cách thức chuyển giao kết quả, các tiêu chuẩn sẽ áp dụng trong dự án
Phương thức thực hiện dự án
GĐDA
4
Lập kế hoạch : công việc, kết quả, yêu cầu, thời gian, thực hiện…
Kế hoạch dự án
GĐDA
5
Xem xét phương thức thực hiện và kế hoạch dự án
Kế hoạch được phê duyệt
Biên bản xem xét (nếu có)
NVPTr, NVCL, KH (nếu cần)
3.10.2 Quản lý tiến trình dự án
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Giao việc cho các nhóm : cử người phụ trách các quá trình, thành lập các nhóm làm việc, thời gian khối lượng, yêu cầu cho mỗi nhóm
Biên bản bàn giao việc và yêu cầu cho từng nhóm
GĐDA
2
Hỗ trợ lập kế hoạch, kiểm soát các thời điểm, các kết quả chính của mỗi nhóm, xem xét tiến độ của từng nhóm và của cả dự án
Biên bản xem xét báo cáo tiến trình
GĐDA
3
Hỗ trợ lập kế hoạch chi tiết : phác thảo các công việc, các giai đoạn, kết quả chính. Đối chiếu kế hoạch chi tiết với kế hoạch dự án và thực hiện các điều chỉnh
Kế hoạch chi tiết của mỗi nhóm làm việc
GĐDA, phụ trách của từng nhóm làm việc
4
Tổng hợp kết quả các nhóm : tổng hợp các kết quả của các nhóm theo từng giai đoạn thực hiện, kiểm tra các thủ tục, biên bản, hồ sơ cần thiết, tổ chức bàn giao, nghiệm thu giai đoạn
Các kết quả, sản phẩm được bàn giao và nghiệm thu
GĐDA
3.10.3 Quản lý nguồn lực dự án
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Chuẩn bị nguồn lực : lên kế hoạch nguồn lực dự án, xem xét các nguồn lực thực tế, tìm kiếm các khả năng thay thế, chuẩn bị các phương án dự phòng
Kế hoạch nguồn lực dự án theo từng giai đoạn
GĐDA
2
Kiểm soát sử dụng nguồn lực : tính toán nguồn lực cho từng giai đoạn công việc sử dụng những nguồn lực của dự án. Thực hiện các điều chỉnh, cân đối nguồn lực giữa các nhóm việc, các quá trình khác…
Phiếu bàn giao việc, báo cáo thời gian làm việc
GĐDA
3.10.4 Quản lý sản phẩm dự án
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Kế hoạch bàn giao kết quả : lập danh mục sử dụng dự án, tên loại, yêu cầu, thời hạn…
Kế hoạch bàn giao kết quả
GĐDA
2
Xem xét quá trình thực hiện, test, xem xét và bàn giao kết quả các sản phẩm của dự án
Kết quả xem xét
GĐDA
3
Kiểm soát lưu trữ sản phẩm
GĐDA
3.10.5 Xử lý tình huống bất thường
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Nghiên cứu tình huống
Tình huống được nghiên cứu
GĐDA
2
Đề xuất các giải pháp thực hiện
Giải pháp
GĐDA
3
Yêu cầu cấp trên hỗ trợ
Phiếu yêu cầu
GĐDA
4
Tổ chức thực hiện giải pháp
Yêu cầu được thực hiện
Biên bản nghiệm thu (nếu có)
Theo phân công
5
Báo cáo kết quả thực hiện
Báo cáo kết quả công việc
Theo phân công
3.10.6 Kết thúc dự án
STT
Hoạt Động
Sản Phẩm
Người Thực Hiện
1
Tổng hợp kết quả dự án
Kết quả dự án
GĐDA
2
Lập báo cáo tổng kết dự án
Kết quả dự án
GĐDA
3
Tổ chức bàn giao, nghiệm thu : tập hợp các biên bản bàn giao và nghiệm thu tổng thể
Biên bản nghiệm thu
GĐDA, thư ký và các nhân viên khác
@ Ghi Chú :
- Những việc giám đốc dự án làm phía trên có thể thay thế bằng 1 hay nhiều nhân viên quản trị dự án, và các nhân viên này sẽ báo cáo lên cho GĐDA
- Tất cả các hoạt động hoặc tài liệu, báo cáo… đều có tài liệu hướng dẫn của công ty đã xây dựng trước đó.
CHƯƠNG 4 : XÂY DỰNG DỰ ÁN HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG ĐA CHỨC NĂNG
4.1 GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TY THAM GIA DỰ ÁN :
* Giới thiệu về công ty trúng thầu dự án
Công ty TNT Solutions
327 Lý Thái Tổ F9 Q10 TPHCM
Là nhà cung cấp các giải pháp về hệ thống mạng, hệ thống quản lý; thiết kế và phát triển web, phần mềm; cung cấp hosting và những dịch vụ viễn thông thế hệ mới.
Vốn pháp định : 80.000.000.000 đồng
Tổng Giám đốc : Huỳnh Thị Ngọc Giàu
Tổng số nhân viên : 150
* Giới thiệu về công ty chủ thầu dự án
Công Ty Phát Triển Quảng Cáo & Truyền Thông V&T
163 Phạm Phú Thứ P9 Q6
Là nhà cung cấp các thiết bị truyền thông và quảng cáo trên mạng internet
Vốn pháp định : 100.000.000.000 đồng
Giám Đốc : Nguyễn Mạnh Hùng
Tổng số nhân viên : 80
4.2 GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN :
Công Ty Phát Triển Quảng Cáo & Truyền Thông V&T cần xây dựng một hệ thống truyền thông kết hợp nhiều yếu tố khác nhau phục vụ miễn phí cho các user trên internet (và thu tiền ở một số lĩnh vực mở rộng khác đồng thời thu tiền quảng cáo của các công ty khác). Hệ thống nay sẽ kết hợp nhiều sức mạnh của các chương trình đã có như Yahoo, MSN, Skype…. Để mang đến người dùng hiệu quả hơn và quan trọng là hệ thống này của người Việt Nam xây dựng và toàn bộ giao diện sẽ sử dụng tiếng Việt.
Hệ thống này sẽ cho phép người dùng chat với nhau, gửi thông tin, file, trò chuyện, hội thảo, mail, ftp, web cá nhân….
Dự án được chia là 3 giai đoạn chính :
- Giai đoạn 1 : xây dựng hệ thống bao gồm 1 chương trình chat (cho phép các user chat với nhau, tìm kiếm thông tin về các user khác, hội thảo voice chat với 2 hay nhiều user, cho phép truyền file, cho phép sử dụng webcam….) gọi là VN Messenger. Để sử dụng này cần có 1 server chứa chương trình VN Messenger Sever để cho phép các user kết nối lại với nhau, thêm 1 server chứa CSDL. Xây dựng tiếp theo 1 trang Web quảng bá về chương trình này và cho phép user có thể tài chương trình VN Messenger về
- Giai đoạn 2 : Xây dựng mail server, ftp server cho phép người dùng có 1 tài khoản mail miễn phí (dung lượng 200MB, có kèm tất cả các chứa năng mới như lọc thư rác, quyét virus, lựa chọn nhanh…. ) hoặc 1 địa chỉ mail trả tiền hàng tháng (2 GB)
- Giai doạn 3 : Xây dựng 1 chương trình thông qua 1 hay nhiều server cho phép người dùng có thể gọi điện từ máy tính sang điện thoại với chất lượng tốt
4.3 PHÂN TÍCH GIAI ĐOẠN 1 CỦA DỰ ÁN
- Trong giai đoạn 1 của dự án là xây dựng 2 chương trình :
+ VN Messeger Client
+ VN messeger Sever
Và 1 CSDL để lưu trữ thông tin
- Chương trình VN Messeger sẽ cố gắng kết hợp điểm mạnh của các chương trình đã có trước đây (sự thông dụng, dễ dàng và đa năng…. của Yahoo Messeger, giao diện đẹp mắt… của MSN, và điểm mạnh của voice chat và gọi điện thoại trong Skype…)
- Chương trình VN Messeger Client sẽ có các chức năng chính như sau : chat chung trong các room, chat riêng với các user, cho phép dùng webcam và voice với chất lượng cực tốt (ngoài ra còn có nhiều tính năng phụ như tin nhắn offline, truyền file, nhật ký điện tử, lock các user v.v… và cho phép xác định cấu hình riêng cho mỗi user định dạng khác nhau)
- Chương trình VN Messeger Server sẽ xây dựng sao cho việc sử lý càng nhẹ càng tốt (để hiệu quả cho việc tận dụng hiệu suất server cho nhiều người kết nối, các công việc chủ yếu sẽ được xử lý ở phía Client, Server chỉ chủ yếu truyền dữ liệu) và xử lý CSDL thông qua 1 server khác. Nếu cần khi phát triển mạnh lên còn cho phép mở thêm các server khác truyền qua lại với nhau (nhằm mục đích giảm tải cho server và tăng hiệu quả và rủi ro khi có 1 server nào đó down)
* Yêu cầu chính của chương trình VN Messeger Client : (kèm theo tài liệu yêu cầu của công ty V&T)
- Giao điện phải dẹp, tiện dụng và hướng dẫn nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả và có thể thay đổi nhiều dạng giao diện khác nhau…. (kèm theo tài liệu yêu cầu của công ty V&T kèm theo)
- Cho phép truyền dữ liệu nhanh chóng, không mất mát… và cho phép tìm kiếm nhanh
- Tính bảo mật cao, có thể ngăn chặn việc trộm password bằng cách mã hóa password
- Cho phép người dùng sử dụng tốt một cách dễ dàng cho người mới sử dụng và người có kinh nghiệm sử dụng
- Đặc biệt là phải nghiên cứu và tìm được các nén dữ liệu thật tốt khi truyền âm thanh để có được chất lượng tốt khi voice chat
- Cho phép lưu trữ nội dụng chat xuống đĩa cứng (sau khi đã mã hóa)
- Thêm chức năng e-diary là chức năng nhật ký điện tử dể người dùng có thể viết nhật ký và lưu trên CSDL
* Yêu cầu chính của chương trình VN Messeger Server : (kèm theo tài liệu yêu cầu của công ty V&T)
- Cho phép kết nối nhiều server để chia sẽ user và CSDL với nhau
- Truyền dữ liệu tốt và bảo mật cao, xây dựng chế độ tự bảo vệ khi bị tấn công. Trong trường hợp xấu nhất là server down phải bảo vệ được CSDL
- Server làm việc tốt và hiệu quả
* Yêu cầu của CSDL : (kèm theo tài liệu yêu cầu của công ty V&T)
- Lưu trữ các thông tin cá nhân khi đăng ký (bao gồm tên, họ, e-mail, nickname, password, giới tính….. )
- Lưu trữ thời gian ra vào của user trong một thời gian nhất định (1 tháng hoặc 3 tháng…)
- Lưu trữ các group của các user, nhật ký, và cả tin nhắn offline nếu cần
4.4 BẢN DỰ ÁN CỦA GIAI ĐOẠN 1
Công Ty TNT Solutions
VN Messenger
Kế Hoạch Dự Án
Mã Hiệu Dự Án : VN Messeger
Mã Hiệu Tài Liệu : VNM– V1.0
Hồ Chí Minh , 23/12/2004
Bản Ghi Nhận Thay Đổi Tài Liệu
T - Thêm mới, S – Sửa, X - xóa
Ngày Thay Đổi
Mục, Bảng Sơ Đồ.., được thay đổi
Lý Do
TSX
Mô tả thay đổi
Phiên Bản Mới
Trang ký
Người lập : Nguyễn Ngọc Quý Ngày 23/12/2004
Quản Trị Viên
Người kiểm tra: Lê Nhất Trai Ngày 25/12/2004
Giám Đốc Điều Hành
Nguyễn Hoàng Nam Ngày 25/12/2004
Trưởng Nhóm QLCL
Người duyệt : Nhan Thế Luân Ngày 25/12/2004
Giám Đốc Dự Án
Huỳnh Thị Ngọc Giàu Ngày 25/12/2004
Tổng Giám Đốc
Nguyễn Mạnh Hùng Ngày 27/12/2004
Đại Diện Cty V&T
Mục Lục
Thuật Ngữ Và Định Nghĩa
1. Tổng Quan Dự Án
1.1 Mô Tả Dự Án
1.2. Sản Phẩm Bàn Giao Khách Hàng
1.3. Giả Thuyết Và Ràng Buộc
1.4. Tài Liệu Liên Quan
2. Tổ Chức Dự Án
2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Dự Án
2.2. Đội Dự Án
2.3. Phối Hợp Với Các Đơn Vị Khác
3. Quản Lý Chất Lượng
3.1. Mục Tiêu Chất Lượng
3.2. Các Hoạt Động Chất Lượng
4. Quản Lý Thực Hiện Dự Án
4.1. Các Quá Trình
4.2. Lịch Trình Nhiệm Vụ
4.3. Thông Tin Trao Đổi
5. Quản Lý Cấu Hình
5.1. Baseline
5.2. Đơn Vị Cấu Hình
5.3. Thư Mục Dự Án
5.4. Lưu Trữ Dự Phòng
5.5. Các Hoạt Dộng Quản Lý Cấu Hình
6. Quản Lý Nguồn Nhân Lực Và Môi Trường
6.1. Nhân Lục
6.2. Cơ Sở Vật Chất
6.3. Tái Sử Dụng
6.4. Sản Phẩm Do Khách Hàng Cung Cấp
6.5. Tài Chính
6.6. Khác
7. Quản Lý Mạo Hiểm Và Các Vấn Đề Khó
7.1. Mạo Hiểm
7.2. Vấn Đề
1. Tổng quan dự án
1.1 Mô tả dự án
Khách hàng:
V&T
Địa điểm khách hàng:
163 Phạm Phú Thú Q6
Tên dự án:
VN Messeger
Cấp dự án:
[x] Công ty
[] CN
[] Bộ phận
Ngày bắt đầu dự án:
01/01/2005
Ngày dự kiến kết thúc:
01/10/2005
Mục tiêu dự án:
Hoàn thành giai đoạn 1 để có được 1 chương trình chat, hội thảo, truyền thông….đầu tiên của Việt Nam
Phạm vi dự án:
Khảo sát, nghiên cứu, phân tích, thiết kế, xây dựng cho cả hệ thống
Qui mô dự án (tháng công Một tháng công được tính bằng 25 ngày công. Một ngày công được tính bằng 8 giờ làm việc.
):
450MM
1.2 Sản phẩm bàn giao cho khách hàng
STT
Sản phẩm
Ngày bàn giao
Nơi bàn giao
Ghi chú
01
Kế hoạch dự án
08/01/2005
V&T
02
Tài liệu phân tích y._.