Tìm hiểu về ngân hàng thế giới và các hoạt động của ngân hàng thế giới ở các nước thành viên và liên hệ thực tiễn của Việt Nam

Tài liệu Tìm hiểu về ngân hàng thế giới và các hoạt động của ngân hàng thế giới ở các nước thành viên và liên hệ thực tiễn của Việt Nam: ... Ebook Tìm hiểu về ngân hàng thế giới và các hoạt động của ngân hàng thế giới ở các nước thành viên và liên hệ thực tiễn của Việt Nam

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu về ngân hàng thế giới và các hoạt động của ngân hàng thế giới ở các nước thành viên và liên hệ thực tiễn của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi nãi ®Çu Sau chiÕn tranh thÕ giíi lÇn thø hai, nÒn kinh tÕ ThÕ giíi bÞ tµn ph¸ hÕt søc nÆng nÒ, ®Æc biÖt lµ ë c¸c n­íc tham chiÕn Ch©u ¢u. Tr­íc sù kiÖt quÖ ®ã, nh»m kh«i phôc, vùc dËy nÒn kinh tÕ Ch©u ©u vµ t¹o ¶nh h­ëng vÒ nhiÒu mÆt t¹i ®©y Hoa Kú ®· ®Ò xuÊt mét gi¶i ph¸p lªn Héi ®ång B¶o an Liªn HiÖp Quèc. Theo ®ã, c¸c quèc gia trªn thÕ giíi mµ chñ yÕu lµ Hoa Kú sÏ viÖn trî vÒ kinh tÕ cho c¸c quèc gia Ch©u ©u th«ng qua mét Tæ chøc tµi chÝnh – tiÒn tÖ ®­îc gäi lµ Ng©n hµng t¸i thiÕt vµ ph¸t triÓn thÕ giíi IBRD (hay cßn ®­îc gäi lµ Ng©n hµng thÕ giíi). Víi tiÒm n¨ng tµi chÝnh cña m×nh, Ng©n hµng thÕ giíi ®· kh«ng ngõng lín m¹nh vµ ph¸t huy tÇm ¶nh h­ëng kh«ng chØ vÒ mÆt kinh tÕ mµ cßn can thiÖp tíi nhiÒu mÆt chÝnh trÞ, x· héi cña c¸c quèc gia trªn thÕ giíi. Cã thÓ nãi, sù ra ®êi vµ ph¸t triÓn cña Ng©n hµng thÕ giíi ®· trë thµnh mét sù cøu c¸nh cho kh«ng chØ c¸c quèc gia t­ b¶n ph¸t triÓn ë ¢u ch©u, mµ nã cßn lµ mét liÒu thuèc h÷u hiÖu cho nÒn kinh tÕ cña c¸c quèc gia thuéc ThÕ giíi thø ba trªn thÕ giíi, trong ®ã cã ViÖt Nam. X¸c ®Þnh ®­îc tÇm quan träng trong viÖc tận dụng và ph¸t huy ngoại lực đối với việc phát triển kinh tế, nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài: Tìm hiểu về Ngân hàng thế giới. Với mục đích làm cho sinh viên kinh tế hiểu biết một cách sâu rộng hơn về Tổ chức tài chính - tiền tệ lớn nhất hành tinh này, với mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc phát triển kinh tế nước nhà. Bài viết được kết cấu làm hai phần chính như sau: Phần 1: Tổng quan về sự hình thành, hoạt động và phát triển của Ngân hang thế giới. Phần 2: Các hoạt động của Ngân hàng thế giới các nước thành viên và liên hệ thực tiễn Việt Nam. Tuy rằng, với sự say mê, miệt mài, nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu nhưng chúng tôi cũng không thể tránh được những khiếm khuyết đáng tiếc xảy ra trong bài viết của mình. Nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía Cô giáo và các bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm tác giả. PhÇn mét Tæng quan vÒ sù h×nh thµnh, ho¹t ®éng vµ ph¸t triÓn cña Ng©n hµng thÕ giíi. ******************** Ch­¬ng1: Bèi c¶nh quèc tÕ vµ sù ra ®êi cña tæ chøc ng©n hµng thÕ giíi. I – Tæng quan chung vÒ Ng©n hµng thÕ giíi. Tập đoàn Ngân hàng thế giới là những tổ chức kinh doanh tài chính quốc tế thuộc Liên hợp quốc, gồm Ngần hàng tái thiết và phát triển quốc tế, Hiệp hội phát triển quốc tế và Công ty tài chính quốc tế. Chúng độc lập với nhau, bổ sung cho nhau về nghiệp vụ, cấp lãnh đạo tương đối thống nhất. Các tổ chức này có hiệp định riêng, luật lệ riêng và tài chính riêng. Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế và hiệp hội phát triển quốc tế và hiệp hội phát triển quốc tế có chung nhữn nhân viên quản lý kinh doanh, công ty tài chính quốc tế có riêng nhân viên quản lý kinh doanh. Mục tiêu chung của các tổ chức này là: giúp các nước đang phát triển trong số các nước hội viên nâng cao lực lượng sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế của họ phát triển và tiến bộ xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Nhiệm vụ của chúng là: cung cấp vốn, viện trợ kinh tế và kỹ thuật, thúc đẩy đầu tư vào các nước đang phát triển từ các nguồn khác. Với mục tiêu chung ấy, chức trách riêng của các tổ chức đó như: Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế chủ yếu cung cấp cho các nước đang phát triển các khoản vay trung hạn và dài hạn, lãi suất chung thấp hơn lãi suất trên thị trường. Hiệp hội phát triển quốc tế chỉ cung cấp cho các nước đang phát triển có thu nhập thấp nhất các khoản vay ưu đãi dài hạn không lấy lãi; Công ty tài chính quốc tế cho các xí nghiệp tư nhân của các nước đang phát triển vay vốn hoặc tham gia đầu tư, lãi suất nói chung cao hơn hai loại lãi suất nói trên. Ngoài ra, tập đoàn ngân hàng thế giới còn có hai cơ quan không làm nghiệp vụ cho vay là: trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; Cơ quan bảo trợ đầu tư nhiều bên. II – bèi c¶nh ra ®êi vµ t«n chØ ho¹t ®éng cña ng©n hµng thÕ giíi. 1. Sự ra đời và lập tổ chức tài chính quốc tế: Hội nghị tài chính quốc tế đã được triệu tập. Năm 1929-1933 nổ ra khủng hoảng kinh tế thế phương Tây. Cuộc khủng hoảng này làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa càng xấu đi, thất nghiệp tăng lên, mâu thuẫn giữa các nước phát tôn chỉ hoạt động của ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế ( IBRD): Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nền kinh tế thế giới phát triển rất không đều, mâu thuẫn giữa các nước phát triển ngày càng sâu sắc. Những nước này thi hành chính sách bành trướng ra nước ngoài cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Trước tình hình ấy, một số nước đưa ra chủ trương thành triển ngày càng gay gắt, phát xít Đức nhảy lên vũ đài và Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, nền kinh tế Mỹ phát triển rất nhanh, Mỹ trở thành nước mạnh nhất thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ bắt đầu lập ra tổ chức tài chính quốc tế. Tháng 11 năm 1943, Mỹ đưa ra ý kiến thành lập Ngân hàng tái thiết và phát triển của Liên hợp quốc. Dụng ý của kiến nghị này là để nhiều nước phát triển gánh vác nguồn vốn cho nhu cầu khôi phục và xây dựng kinh tế sau chiến tranh. Mỹ đầu tư vào các nước thông qua Ngân hàng tái thiết và phát triển thì có thể được Liên hợp quốc bảo trợ. Tháng 4 năm 1944 họ đã ra tuyên bố chung về Quỹ tiền tệ quốc tế, đề ra tôn chỉ và chính sách thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế. Tuyên ngôn này lấy kiến nghị của Mỹ về “ Quỹ bình ổn quốc tế làm cơ sở”. Tháng 7 năm 1944, Liên hiệp quốc triệu tập hội nghị tài chính tiền tệ tại Brétơn Út thuộc tiểu bang Niu Hamơhaiơ của Mỹ. Hội nghị này đã ký hiệp định Brétơn Út, quyết định thành lập quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế. 2. T«n chØ ho¹t ®éng cña Ng©n hµng thÕ giíi: Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế được thành lập tháng 12 năm 1945, khai trương doanh nghiệp vào tháng 6 năm 1946. Tôn chỉ của Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế là: ► Thông qua đầu tư giúp đỡ các nước hội viên của ngân hàng khôi phục sản xuất và xây dựng kinh tế trong nước gồm cả phục hồi kinh tế do chiến tranh tàn phá, và khuyền khích các nước đang phát triển gia tăng các công trình sản xuất, khai thác tài nguyên. ► Bằng phương thức bảo trợ hoặc tham gia cho vay tư nhân và đầu tư tư nhân, thúc đẩy đầu tư tư nhân của nước ngoài, hoặc cung cấp vốn của ngân hàng cho sản xuất và vốn ngân hàng huy động để bổ sung phần thiếu hụt của đầu tư tư nhân. ► Bằng phương thức khuyến khích đầu tư quốc tế và phát triển tài nguyên của các nước hội viên để thúc đẩy mậu dịch quốc tế tăng trưởng đồng đều, lâu dài, cân đối thu chi quốc tế, giúp các nước hội viên nâng cao hiệu quả sản xuất, mức sống của nhân dân và cải thiện điều kiện lao động. ► Dùng khoản vay của chính ngân hàng hoặc bảo trợ cho vay và dàn xếp với các chủ cho vay quốc tế khác để các dự án xây dựng bức thiết được ưu tiên thực thi. ► Khi thực hiện nghiệp vụ đầu tư quốc tế có chiếu cố thích đáng tình hình công thương nghiệp trong nước của các nước hội viên, đặc biệt là những năm sau chiến tranh, cần tập trung sức khôi phục sự phát triển kinh tế. ch­¬ng 2: c¬ cÊu tæ chøc cña ng©n hµng thÕ giíi. I – Tæ chøc vµ qu¶n lý cña ng©n hµng thÕ giíi. Ngân hàng thế giới có Hội đồng quản trị, Hội đồng giám đốc điều hành, một chủ tịch ngân hàng, các quan chức các cấp và các nhân viên, phụ trách xử lý các công tác quản lý nghiệp vụ và quản lý hành chính của ngân hàng. 1. Hội đồng quản trị: Toàn bộ quyền lực Ngân hàng thế giới được giao cho hội đồng quản trị. Mỗi nước thành viên của Ngân hàng cử một chánh ủy viên quản trị và một phó ủy viên quản trị. Hội đồng quản trị phải chọn cử một chánh ủy viên quản trị làm chủ tịch hội đồng quản trị, mỗi năm triệu tập một lần hội nghị hàng năm của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng thế giới, nhưng ngoài một số chức năng quyền hạn do Hôi đồng quản trị trực tiếp năm giữ ra, còn thì ủy nhiệm cho Hội đồng giám đốc điều hành. Các chức năng quyền hạn do Hội đồng quản trị thực hiện chủ yếu là: phê chuẩn việc kết nạp nước thành viên mới, tăng hoặc giảm cổ phần ngân hàng, đình chỉ tư cách nước thành viên, giải quyết tranh chấp nảy sinh do các giám đốc điều hành giải thích khác nhau về hiệp định của ngân hàng, phê chuẩn hiệp định chính thức ký kết với các tổ chức quốc tế khác, quyết định việc phân phối thu nhập ròng của ngân hàng, phê chuẩn việc tu chỉnh hiệp định ngân hàng. Hội đồng quản trị mỗi năm họp một lần, thường họp chung với Hội đồng quản trị của tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế vào tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm. Ngoài hội nghị hằng năm ra, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng giám đốc điều hành thấy cần thiết thì có thể mở hội nghị đặc biệt. Nếu có năm trước thành viên hoặc số nước thành viên chiếm 1/4 tổng số phiếu đề nghị Hội đồng giám đốc điều hành phải lập tức triệu tập hội nghị Hội đồng quản trị Ngân hàng. Hội nghị Hội đồng quản trị phải có số uỷ viên hội đồng quản trị đại diện cho 2/3 tổng số phiếu biểu quyết tham dự mới được coi là hợp lệ. Hội đồng quản trị phải tuân theo trình tự đã quy định, nếu uỷ viên giám đốc điều hành cho rằng việc làm của họ phù hợp với lợi ích của Ngân hàng thì các chánh uỷ viên quản trị trực tiếp bỏ phiếu biểu quyết về một vấn đề nhất định nào đó, không cần triệu tập hội nghị Hội đồng quản trị. 2. Hội đồng giám đốc điều hành: Hội đồng giám đốc điều hành là cơ quan phụ trách tổ chức nghiệp vụ hàng ngày của ngân hàng, thực hiện chức năng, quyền hạn do Hội đồng quản trị giao phó. Hội đồng giám đốc điều hành phụ trách xử lý nghiệp vụ ngân hàng, cho nên nó phải thực hiện mọi quyền hạn mà Hội đồng quản trị ngân hàng giao cho. Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế quy định Hội đồng giám đốc điều hành có 12 người, uỷ viên Hội đồng giám đốc điều hành không kiêm nhiệm uỷ viên Hội đồng quản trị. Hội đồng giám đốc điều hành do năm trước có cổ phần lớn nhất trong số các nước thành viên của ngân hàng cử ra, mỗi bước một người, còn lại bảy người do các nước thành viên khác bầu ra theo quy định. Từ ngày Ngân hàng thế giới được thành lập tới nay, số nước tham gia Ngân hàng ngày càng tăng thêm, số uỷ viên giám đốc điều hành của ngân hàng cũng có thể tăng lên, nhưng phải được Hội đồng quản trị bỏ phiếu biểu quyết. Hiện nay, Hội đồng giám đốc điều hành của Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế đã tăng lên đến 21 người, trong đó năm người do Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật cử ra, năm nước này có cổ phần lớn nhất trong ngân hàng. Còn lại 16 người do các nước thành viên bầu ra. Giám đốc điều hành cứ hai năm được cử lại hoặc bầu lại một lần. Các giám đốc điều hành do các nước cử ra, biểu quyết theo số phiếu biểu quyết của nước mình. Những giám đốc điều hành được bầu ra họ cộng lại. Nhưng mỗi phiếu của của mỗi giám đốc điều hành này là một đơn vị thống nhất, đại biểu cho toàn bộ quyền biểu quyết của những nước bầu ra họ, chứ không được xé lẻ ra. Hội nghị Hội đồng giám đốc điều hành phải có số giám đốc điều hành đại biểu cho quá nửa tổng số phiếu biểu quyết tham dự mới được coi là hợp lệ. Mỗi giám đốc điều hành phải cử một phó giám đốc điều hành. Khi giám đốc điều hành vắng mặt thì phó giám đốc điều hành thay mặt, thực hiện mọi quyền hạn của giám đốc điều hành. Khi giám đốc điều hành có mặt tại Hội nghị thì phó giám đốc điều hành cũng phải dự họp, nhưng không có quyền bỏ phiếu biểu quyết. Hội đồng giám đốc điều hành làm việc tại trụ sở của ngân hàng ở Oasinhtơn. Quy chế do Hội đồng quản trị soạn thảo quy định rằng, khi thảo luận đề nghị của những nước thành viên không có người tham gia Hội đồng giám đốc điều hành, hoặc thảo luận những vụ việc có ảnh hưởng đặc biệt đối với những thành viên đó, thì những nước này phải cử một đại biểu tham dự hội nghị Hội đồng giám đốc điều hành. Khi Hội đồng giám đốc điều hành thấy cần thiết thì có thể lập ra các tiểu ban, thành viên của các tiểu ban không nhất thiết là uỷ viên quản trị, giám đốc điều hành hoặc phó uỷ viên quản trị và phó giám đốc điều hành. Hiệp định về Ngân hàng thế giới chỉ xác định một số nguyên tắc chung, Hội đồng giám đốc điều hành có quyền điều chỉnh chính sách của ngân hàng thích ứng với tình hình luôn luôn biến đổi. Hội đồng giám đốc điều hành xem xét và quyết định đối với các kiến nghị của chủ tịch ngân hàng về các thế giới có lấy lãi, kỳ hạn tương đối ngắn, còn các khoản cho vay của Hiệp hội phát triển quốc tế thì không có lãi, kỳ hạn dài, thường là 50 năm. Để phân biệt, các khoản trên gọi là cho vay, các khoản dưới gọi là tín dụng, để trình Hội đồng quản trị các báo cáo thẩm kế tài vụ, dự đoán kinh phí hành chính, các báo cáo hàng năm về nghiệp vụ và chính sách của ngân hàng cũng như các công việc khác mà giám đốc điều hành nhận thấy phải trình Hội đồng quản trị. Việc Hội đồng giám đốc điều hành quyết định chính sách hoặc xem xét các hạng mục cho vay mang ý nghĩa song trùng một mặt đại biểu cho lợi ích của các nước thành viên cử ra hoặc bầu cho họ, mặt khác lại đại biểu cho lợi ích của ngân hàng. Để phản ánh chuẩn xác ý kiến của các nước thành viên đã cử ra hoặc bầu ra mình, các giám đốc điều hành phải thường xuyên liên hệ và liên lạc với các nước có liên quan. Khi ra quyết định, Hội đồng giám đốc điều hành của ngân hàng thường áp dụng phương thức hiệp thương để đạt được sự nhất trí, rất ít khi tiến hành bỏ phiếu biểu quyết. Bất kỳ giám đốc điều hành cũng không thể sử dụng quyền phủ quyết như các nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Nhưng do quyền bỏ phiếu biểu quyết của các giám đốc điều hành được tính theo số cổ phần của các thành viên đã cử ra hoặc bầu ra họ, cho nên các nước phát triển chủ yếu ở phương Tây (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Italia và Hà Lan) là những nước có cổ phần lớn nhất. Nếu các nước này liên kết với nhau thì có thể gây ra ảnh hưởng quyết định đối với những dự án chỉ cần thông qua với đa số phiếu giảm đơn. Các giám đốc điều hành và phó giám đốc điều hành thường trú tại trụ sở ngân hàng. Ngoài hội nghị thường kỳ hoặc hội nghị chính thức ra, khi cần thiết còn có thể triệu tập hội nghị bất thường Hội đồng giám đốc điều hành tổ chức hội nghị thảo luận chuyên đề, thảo luận một cách tự do, đề mục thảo luận liên quan tới các vấn đề dịch vụ tư vấn, viện trợ kỹ thuật và “Báo cáo phát triển thế giới” hằng năm, mỗi năm một lần. 3. Chủ tịch Ngân hang: Chủ tịch Ngân hàng thế giới là người đứng đầu bộ máy làm việc của ngân hàng. Dưới sự chỉ đạo của phương châm, chính sách do Hội đồng giám đốc điều hành hoạch định ra, chủ tịch ngân hàng phụ trách lãnh đạo công việc hằng ngày của ngân hàng và bộ máy làm việc, tiếp nhận và miễn nhiệm các quan chức cao cấp và viên chức của ngân hàng. Dưới chủ tịch có một số phó chủ tịch giúp việc. Hội đồng giám đốc điều hành bầu ra chủ tịch ngân hàng kiêm chủ tịch Hội đồng giám đốc điều hành với đa số phiếu giản đơn. Theo quy định trong hiệp định về Ngân hàng thế giới, uỷ viên quản trị, phó uỷ viên quản trị, giám đốc điều hành và phó giám đốc điều hành không được kiêm nhiệm chủ tịch ngân hàng. Chủ tịch ngân hàng không có quyền biểu quyết, trừ khi hội nghị Hội đồng giám đốc điều hành lấy biểu quyết mà sổ phiếu thuận và phiếu chống bằng nhau thì chủ tịch có thể bỏ một phiếu quyết định. Khi thi hành nhiệm vụ của mình, chủ tịch, các quan chức và viên chức của ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước ngân hàng, chứ không chịu trách nhiệm trước các nhà đương cục khác. Các nước thành viên phải tôn trọng tính chất quốc tế về chức trách của họ và không được gây sức ép đối với bất kỳ ai trong số họ thừa hành chức năng quyền hạn của mình. Điều kiện quan trọng nhất để chủ tịch ngân hàng tiếp nhận các quan chức và viên chức ngân hàng là họ phải có hiệu suất làm việc, năng lực kỹ thuật cao. Quan hệ giữa Hội đồng giám đốc điều hành với bộ máy làm việc do chủ tịch đứng đầu đại thể giống như quan hệ giữa Hội đồng giám đốc của các công ty cổ phần với bộ máy nghiệp vụ do các tổng giám đốc của các công ty ấy đứng đầu. Chủ tịch và bộ máy làm việc hoạch định nghiệp vụ thực tế của ngân hàng theo phương châm, chính sách đã được Hội đồng giám đốc điều hành phê chuẩn. Mọi việc cho vay, phát hành trái khoán, lập dự toán, báo cáo đệ trình Hội đồng quản trị và các công việc khác có liên quan tới phương châm, chính sách đều phải báo cáo Hội đồng giám đốc điều hành thẩm tra và quyết định. Còn Hội đồng giám đốc điều hành thì làm theo kiến nghị của bộ máy làm việc. Chủ tịch Ngân hàng thế giới từ ngày thành lập, năm 1946, tới nay đều là người Mỹ. Chức năng chủ yếu của Ngân hàng thế giới là huy động vốn của một số nước phương Tây để trợ giúp cho các quy hoạch và hạng mục ưu tiên trọng điểm của các nước nghèo đang phát triển. Vì vậy, ngân hàng còn có hai phó chủ tịch cao cấp, một người quản công tác tài vụ của ngân hàng, một người chủ quản công tác nghiệp vụ của ngân hàng. Phó chủ tịch cao cấp chủ quản tài vụ có trách nhiệm báo cáo với chủ tịch ngân hàng về chính sách và tình hình tài vụ của ngân hàng, phụ trách việc đàm phán cho vay giữa Hiệp hội phát triển quốc tế và các nước phương Tây cũng như các nước thành viên có liên quan, phụ trách công tác liên hệ giữa ngân hàng với các nước thành viên trong một số vấn đề quan trọng, trong đó có việc điều tra nghiên cứu nguồn vốn mà ngân hàng cần. Ông trực tiếp lãnh đạo ba phó chủ tịch. Một phó chủ tịch kiêm tổng kế toán trưởng, nắm giữ và thực hiện công tác tài vụ, gom vốn, quản lý việc đầu tư của ngân hàng. Một phó chủ tịch kiêm phó giám đốc quỹ trợ cấp, phụ trách viện hiệp tác của ngân hàng, tăng cường công tác kế hoạch, quy hoạch và dự toán của ngân hàng, phân tích tình hình và cung cấp tư liệu cho phó chủ tịch cao cấp chủ quản. Ngoài ra, phó chủ tịch cao cấp chủ quản tài vụ còn trực tiếp lãnh đạo phòng phân tích chính sách tài chính, phòng thẩm kế nội bộ của ngân hàng và công việc của văn phòng tại Tokyo. Phó chủ tịch cao cấp chủ quản nghiệp vụ của ngân hàng phụ trách toàn diện về nghiệp vụ của ngân hàng, như nghiệp vụ cho vay đối với các nước đang phát triển, hoạt động viện trợ kỹ thuật, công tác phối hợp chính sách kinh tế. Ông lãnh đạo sáu phó chủ tịch chủ quản nghiệp vụ khu vực và một phó chủ tịch chủ quản công tác nhân sự. Sáu phó chủ tịch chủ quản khu vực ra phụ trách quản lý công tác nghiệp vụ sáu khu vực là Đông Phi, Tây Phi, Đông Á và Thái Bình Dương; Nam Á; Trung Đông; Châu Âu và Bắc Phi; Mỹ latinh và Caribê. Ở sáu khu vực này có đặt phòng nghiệp vụ khu vực và văn phòng làm việc để thực thi các kế hoạch và hạng mục phát triển của các nước thành viên trong khu vực. Có các chuyên gia ngành, các nhà phân tích tài chính, các nhà kinh tế học, nghiên cứu tình hình khu vực, xử lý nghiệp vụ cụ thể cho vay vốn cần thiết đối với các hạng mục về nông nghiệp, năng lượng, cấp nước vận tải, giáo dục, xây dựng đô thị và phát triển công nghiệp. Phó chủ tịch phụ trách công tác quản lý nhân sự như tiếp nhận, từ chối tiếp nhận người cao tuổi vào làm việc tại ngân hàng. Ngoài ra, còn có sáu chủ tịch do chủ tịch trực tiếp lãnh đạo, trong đó có bốn người chủ quản bốn phòng chính sách phát triển, phòng quản lý hành chính, phòng nhân sự và phòng đối ngoại, một người kiêm cố vấn trưởng về pháp luật, một người kiêm tổng thư ký ngân hàng. Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế có một tổng giám đốc, chủ quản công tác đánh giá nghiệp vụ. 4. Bộ máy và các nhân viên làm việc: Ngoài bộ máy văn phòng chính đặt tại Oasinhtơn. Ngân hàng thế giới còn có các văn phòng, cơ quan biệt phát hoặc đại diện thường trú đặt tại các nước thành viên. Ngân hàng có văn phòng tại Pari, Luân Đôn, Tokyo, Niu Oóc và ở trụ sở Liên hợp quốc tại Niu Oóc. Trong đó, lớn nhất là văn phòng Châu Âu tại Pari, giữ liên hệ thường xuyên với các tổ chức quốc tế có liên quan, với chính phủ các nước Châu Âu và thị trường tư bản. Văn phòng Châu Âu tại Pari cũng là một trong trung tâm hoạt động tình báo của Ngân hàng thế giới. Ngân hàng còn có văn phòng đại diện toàn khu vực Đông Phi tại Nairôbi của Kênia, phòng đại diện khu vực Tây Phi tại Abítgian thuộc Bờ biển Ngà, văn phòng đại diện tại khu vực Thái Lan tại Băng cốc. Nhiệm vụ chủ yếu của các văn phòng đại diện này là phối trợ các nước khu vực sở tại lựa chọn và chuẩn bị các dự án cần ngân hàng cho vay vốn. Ngoài ra, Ngân hàng thế giới còn cử đoàn đại diện không thường trú tại năm nước Bănglađét, ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Arập Xêút; đại diện thường trú tại thủ đô 20 nước: Cabun (Apganixtan), Lapaxơ (Bôlivia), Bugiumbara (Burunđi), Yaunđê (Camơrun), Bôgôta (Côlômbia), Ađiabêba (Êtiôpia), Acra (Gana), Bamacô (Mali), Cátmandư (Nêpan), Lagốt (Nigiêria), Lima (Pêru), Kigari (Ruanđa), Đaca (Xênêgan), Môgađixiô (Xômali), Côlômbô (Xrilanca), Khắc tum (Xuđăng), Đaét Xalam (Tandania), Uygađugu (Thượng Vonta), Kinxaxa (Daia) và Luxaca (Dămbia). Nhiệm vụ chung của các đoàn đại diện và của các đại diện thường trú này là xúc tiến những công việc giúp đỡ đặc biệt có liên quan tới các dự án của các chính phủ vay vốn của Ngân hàng thế giới. Ngoài việc tiếp xúc với các chính phủ hữu quan thông qua các văn phòng đại diện, các phái đoàn hoặc đại diện thường trú, Ngân hàng thế giới còn giữ mối liên hệ thường xuyên với các chính phủ các nước hữu quan thông qua các giám đốc điều hành thường trú của Ngân hàng. Thêm nữa, các phái đoàn kinh tế và kỹ thuật mà ngân hàng cử tới các nước thành viên là kênh đối ngoại liên tục quan trọng nhất với các nước thành viên. Ngân hàng thế giới còn có Hội đồng cố vấn, Hội đồng tín dụng, Văn phòng khu vực và Hội đồng khu vực. Các uỷ viên Hội đồng cố vấn do Hội đồng quản trị tuyển lựa, gồm những người đại biểu cho lợi ích của các ngành thương nghiệp, ngân hàng, công nghiệp, giới lao động và ngành nông nghiệp của tất cả các nước. Hội đồng cố vấn là nơi đưa ra các kiến nghị về chính sách chung của ngân hàng. Các viên chức của Ngân hàng thế giới là người của nhiều nước. Củng cố sự phát triển nhanh chóng của nghiệp vụ ngân hàng, số viên chức cũng tăng lên rất nhanh. Tháng 8 năm 1948, toàn bộ viên chức của Ngân hàng thế giới chỉ có 435 người, tới ngày 30 tháng 6 năm 1981 đã lên tới 5.000 người, trong đó viên chức chuyên nghiệp có 2.552 người (ngày 30 tháng 6 năm 1961 loại viên chức này chỉ có 317 người; trong 20 năm số viên chức chuyên nghiệp đã tăng 7 lần. Hiện nay, Ngân hàng thế giới có hơn 6000 viên chức, trong đó trên 60% là viên chức chuyên nghiệp. Trước kia, các viên chức chuyên nghiệp của Ngân hàng thế giới chủ yếu là người thuộc các tư bản chủ nghĩa nhất là Mỹ và Châu Âu. Tới ngày 30 tháng 6 năm 1959, viên chức chuyên nghiệp là người Mỹ và Anh chiếm 71% toàn bộ viên chức chuyên nghiệp của ngân hàng, vào ngày 30 tháng 6 năm 1966 vẫn còn chiếm 51%. Gần đây, Ngân hàng thế giới đã chú ý tuyển nhân viên chuyên nghiệp từ nhiều nước. Năm 1981, có 2552 viên chức chuyên nghiệp là người của 101 nước, trong đó 34% là người của các nước đang phát triển. Những năm gần đây, Ngân hàng thế giới cũng chú ý tiếp nhận viên chức chuyên nghiệp là người của các nước châu Phi và là phụ nữ. Ngân hàng còn đặc biệt chú ý đào tạo các chuyên gia trẻ theo “kế hoạch trẻ hoá viên chức chuyên nghiệp”. Theo quy định trong hiệp định Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế, các uỷ viên quản trị, giám đốc điều hành, các quan chức và viên chức của ngân hàng được hưởng quyền miễn trừ và đặc quyền. Các giám đốc điều hành, các quan chức và viên chức của ngân hàng không phải là người nước sở tại của ngân hàng thì được miễn đóng thuế thu nhập từ tiền lương và phụ cấp. Theo quy định, tuy các viên chức Ngân hàng thế giới là người của hơn một trăm nước, nhưng từ chủ tịch, phó chủ tịch tới nhân viên thường, khi thực thi nhiệm vụ chỉ chịu trách nhiệm trứơc ngân hàng, không chịu trách nhiệm trước bất kỳ nước nào. Chính phủ các nước thành viên phải tôn trọng tính chất quốc tế về chức trách của mỗi viên chức của ngân hàng không được gây bất kỳ tác động nào khi họ thực hiện chức vụ của mình. II – c¸c n­íc thµnh viªn vµ quyÒn bá phiÕu biÓu quyÕt trong ng©n hµng thÕ giíi. Ngân hàng thế giới là một tổ chức tại liên chính phủ, hình thành theo phương thức cổ phần của các nước thành viên của Liên hợp quốc. Các nước tham dự hội nghị Brétơn út năm 1944 và ký hiệp định Ngân hàng thế giới trước ngày 31 tháng 12 năm 1945 là các nước sáng lập. Từ đó đến nay, bất kỳ nước nào, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, đều có thể nộp đơn xin gia nhập theo thủ tục đã quy định sau khi Hội đồng quản trị xem xét phê chuẩn thì trở thành nước thành viên của Ngân hàng thế giới. Nhưng để có đủ tư các nước thành viên, trước hết phải tham gia tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế. Song nước thành viên của tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế không nhất định phải tham gia Ngân hàng thế giới. Các nước sáng lập và các nước tham gia sau này có quyền lợi bình đẳng, nghĩa vụ ngang nhau. Nước thành viên có quyền rút khỏi Ngân hàng thế giới vào bất kỳ lúc nào. Sau khi ngân hàng nhận được thông báo bằng văn bản thì thông báo xin rút khỏi ngân hàng lập tức có hiệu lực. Nếu nước thành viên không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng, Hội đồng quản trị lấy biểu quýêt tán thành thì vòng một năm, không có cuộc biểu quyết tương tự khôi phục tư cách thành viên của nước đó chính thức bị tước bỏ tư cách nước thành viên. Khi tước bỏ tư cách thành viên của họ theo giá trị có trên tài khoản. Nước thành viên ấy vẫn phải gánh vác toàn bộ nghĩa vụ mà họ có trước ngày bị tước bỏ tư cách nước thành viên. Nếu trứơc thành viên nào không còn tư cách thành viên trong tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế thì sau ba tháng cũng đương nhiên không còn tư cách là nước thành viên của Ngân hàng thế giới. Tới ngày 31 tháng 12 năm 1945, Ngân hàng thế giới có 33 nước thành viên, sau đó tăng lên 41 nước. Tháng 3 năm 1950, Ba Lan tuyên bố rút khỏi Ngân hàng thế giới, tới tháng 11 năm 1960 Cuba cũng rút khỏi Ngân hàng thế giới, Tiệp Khắc bị tạm thời tước bỏ tư cách nước thành viên do không góp cổ phần đúng thời hạn và ngày 31 tháng 12 năm 1954 thì chính thức bị tước bỏ tư cách thành viên. Tới ngày 31 tháng 12 năm 1961, số nước thành viên tăng lên 74 nước. Trong những năm 60, theo đà tan rã của hệ thống thực dân đế quốc và nhiều nước trong đó là nước thuộc địa và nửa thuộc địa nay trở thành những quốc gia độc lập, số nước thành viên của ngânhàng thế giới cũng tăng vọt, tới ngày 30 tháng 6 năm 1970, đã tăng lên 113 nước. Trong đó, 39 nước thành viên mới đều là các nước đang phát triển của Châu Á, Châu Phi và Mỹ la tinh, chủ yếu là các nước Châu Phi. Tới ngày 30 tháng 6 năm 1992 (tài khoá của Ngân hàng thế giới bắt đầu từ ngày 1 tháng 6 năm trước tới 30 tháng 6 năm sau), số nước thành viên lại tăng lên 156 nước. Thuỵ sĩ tới nay vẫn chưa phải là nước thành viên, tuy nhiên vẫn thừa nhận tư cách pháp nhân quốc tế của ba tổ chức thuộc Tập đoàn Ngân hàng thế giới và xử sự như một nước thành viên, cho ba tổ chức này hưởng đặc quyền và quyền miễn trừ theo quy chế, đồng thời còn cho Hiệp hội phát triển quốc tế vay nợ không lấy lãi. Trung Quốc là một trong những nước sáng lập ra Ngân hàng thế giới. Do nguyên nhân mà mọi người đã biết, suốt 31 năm ròng, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không được thực hiện quyền đại diện của mình. Mãi tới khoảng tháng 3 – tháng 4 năm 1980, tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới mới lần lượt cử các đại diện , trong đó có Mácnamara, Chủ tịch Ngân hàng thế giới bấy giờ , đến Trung Quốc thương thuyết vấn đề khôi phục quyền đại diện của Trung Quốc. Ngày 17 tháng 4 năm 1980, Hội đồng quản trị của tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế chính thức khôi phục quyền đại diện của Trung Quốc. Ngày 15 tháng 5 cùng năm, Hội đồng giám đốc điều hành Ngân hàng thế giới chính thức quyết định khôi phục quyền đại diện của Trung Quốc tại Ngân hàng thế giới, Hiệp hội phát triển quốc tế và Công ty tài chính quốc tế. Các nước thành viên của Ngân hàng thế giới đều phải góp cổ phần vào ngân hàng. Mức góp cổ phần do ngân hàng hiệp thương với nước xin tham gia xác định và do Hội đồng quản trị phê chuẩn. Nói chung, việc xác định mức góp cổ phần được căn cứ vào tình hình kinh tế và lực lượng tài chính của nước xin tham gia, có tham khảo mức cổ phần của các nước đó góp vào Quỹ tiền tệ quốc tế. Ngân hàng thế giới không áp dụng nguyên tắc biểu quyết mỗi nước thành viên một phiếu, mà áp dụng nguyên tắc biểu quyết tính theo mức cổ phần. Theo quy định trong hiệp định ngân hàng, mỗi nước thành viên, không phân biệt nước lớn nước nhỏ, góp cổ phần nhiều hay ít, có 250 phiếu biểu quyết cơ bản, ngoài ra, cứ mỗi cổ phần (bằng 100.000 đô la Mỹ tính theo hàm lượng vàng của đồng đô la Mỹ trong năm 1944) được thêm một phiếu biểu quyết. Tháng 4 năm 1978 có thay đổi, mỗi cổ phần tính bằng 100.000 đơn vị quyền rút vốn đặc biệt. Sau nhiều lần tăng vốn, hiện nay vốn pháp định của Ngân hàng là 80 tỷ đôla Mỹ. Tỷ lệ thực góp của các nước so với cổ phần gốc cũng có thay đổi. Theo quy định trong hiệp định ngân hàng, việc góp cổ phần chia ra làm hai phần: Khi tham gia ngân hàng các nước thành viên trước tiên phải góp 20% tiền cổ phần (trong đó 2% góp bằng vàng hoặc đôla Mỹ, còn 18% khi ngân hàng gọi nộp thì góp bằng đồng tiền của nước mình). Còn 80% khi ngân hàng gọi nộp thì góp bằng vàng hoặc đôla Mỹ, hoặc bằng đồng tiền mà ngân hàng cần có. Tuy hiệp định quy định cụ thể như thế, năm 1959, khi vốn của ngân hàng đã tăng lên gấp hai lần, nhưng mức thực góp lại không tăng lên tương ứng. Cho nên, từ đó về sau, mức thực góp 2% bằng vàng hoặc đô la Mỹ giảm xuống còn 1%, và 18% có thể góp bằng đồng tiền của mỗi nước giảm còn 9%. Còn lại 90% hạn mức vốn cổ phần chưa phải góp, là vốn chờ góp, chỉ khi nào cần để trả nợ hoặc để cho vay mà ngân hàng gọi nộp thì mới phải nộp bằng vàng, đôla Mỹ hoặc bằng đồng tiền mà ngân hàng cần phải thúc giục nộp vốn cổ phần. Tới ngày 30 tháng 6 năm 1986, Ngân hàng thế giới có 658364 cổ phần, tương đương với 65,8364 tỷ đơn vị quyền rút vốn đặc biệt, đã thực góp 5,678 tỷ đơn vị quyền rút vốn đặc biệt, ước khoảng 6.686 tỷ đôla Mỹ. Do vậy, kim ngạch mà ngân hàng cho vay từ nguồn vốn gốc của cổ phần rất có hạn, so với 104, 94 tỷ đôla mà ngân hàng đã nhận lời cho vay tới ngày 30 tháng 6 năm 1986, nó chỉ chiếm có khoảng 6,4%. Ch­¬ng 3: nghiÖp vô cho vay cña ng©n hµng thÕ giíi. I – nguyªn t¾c vµ ®Æc ®IÓm cho vay. 1. Nguyên tắc cho vay Căn cứ vào quy định trong hiệp định ngân hàng Ngân hàng thế giới cho vay theo các nguyên tắc sau: a) Ngân hàng chỉ cho vay đối với các nước thành viên. Ngân hàng thế giới chỉ cung cấp các khoản cho vay đối với chính phủ các nước thành viên có thu nhập thấp, hoặc đối với các tổ chức công cộng và tư nhân được chính phủ, ngân hàng trung ương của nước thành viên bảo trợ. Các nước mới độc lập, dù dự tính chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành nước thành viên, cũng chỉ có thể xin vay sau khi đã chính thức trở thành nước thành viên. Nhưng, Ngân hàng thế giới đã từng đ._.ồng ý cho vay đối với những khu vực thuộc quyền quản lý của nước thành viên. Như, trước khi Niu Ghinê giành được độc lập vào tháng 9 năm 1975, ngân hàng đã cấp cho họ 5 khoản vay, đều do Chính phủ Ôxtơrâylia bảo trợ. b) Nói chung, các khoản vay phải được dùng cho các dự án cụ thể được ngân hàng phê chuẩn. Thông thường các khoản cho vay của Ngân hàng thế giới phải được dùng cho dự án cụ thể của nước vay nợ, các dự án này phải được ngân hàng thẩm định là có tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế, phải được bàn bạc thống nhất với nước vay nợ đó, phải là những dự án thật sự được ưu tiên nhất trong chương trình phát triển kinh tế. Bởi vậy, nước vay nợ phải cung cấp cho Ngân hàng thế giới tình hình và tư liệu về kinh tế, tài chính có liên quan đến dự án và của chính bản thân dự án xin vay vốn. Dự án vay vốn chỉ có thể chấp nhận sau khi đơn vị có dự án đã tự đánh giá trước, một nhóm thẩm định của ngân hàng đã phân tích đánh giá, được Hội đồng giám đốc điều tra phê chuẩn. Trong quá trình thực hiện dự án, mỗi năm Ngân hàng thế giới sẽ tới kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo kỹ thuật cho một hoặc hai lần, khi kết thúc dự án phải có đánh giá mang tính chất tổng kết. Trong số hơn 2.000 khoản mà ngân hàng đã đồng ý cho vay, có trên 90% là cấp cho các dự án cụ thể. Trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng cung cấp các khoản cho vay không mang tính chất dự án cụ thể. Các khoản cho vay không mang tính chất dự án thường là cấp ngoại tệ cho nhu cầu nhập vật tư, thiết bị, để giúp cho các công trình sản xuất đã có sẵn vốn của nước vay nợ. Cũng có một số ít khoản cho vay không mang tính chất dự án cụ thể được cấp cho các nước vay nợ mang tính chất dự án cụ thể được cấp cho các nước vay nợ thực hiện tổng kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế của họ, cũng có một số ít khoản cho vay này được cấp cho nước vay nợ duy trì kế hoạch phát triển sản xuất sau thiên tai. c) Chỉ cho vay đối với những nước thành viên có khả năng trả nợ. Ngân hàng thế giới chỉ là một tổ chức phát triển, nó cho các nước thành viên vay nợ để phát triển kinh tế. Mặt khác, Ngân hàng thế giới lại là tổ chức tài chính, chủ yếu là vay vốn trên thị trường tiền tệ thế giới, rồi lại cho các nước thành viên cho vay, cho nên nó phải bảo đảm chắc chắn đồng vốn cho vay phải thu về được đúng hơn. Do đó ngân hàng chỉ cho vay đối với những nước thành viên có khả năng trả nợ. Bởi Trước khi đồng ý cho vay, ngân hàng phải thẩm tra khả năng trả nợ của các nước xin vay nợ, phạm vi thẩm tra đối với nước xin vay nợ gồm có: năng lực quản lý, chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ, nền tảng tài chính, chế độ tiền tệ, chế độ dự đoán ngân sách, chế độ quản lý chi tiêu… Ngoài ra còn tìm hiểu cặn kẽ các mặt sau đây của nước xin vay nợ: trình độ kỹ thuật, tình hình xuất khẩu, thu chi quốc tế, nợ nước ngoài, năng lực tích tạo ngoại tệ, mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu, kết cấu phân phối tài nguyên và khả năng có được viện trợ của nước ngoài từ các nguồn khác. Thông thường, Ngân hàng thế giới chỉ cung cấp các khoản vay vốn bằng ngoại tệ cần cho các dự án xây dựng, nước vay nợ cũng phải trả nợ bằng ngoại tệ. Ngân hàng thế giới có một bộ phận tương đối nhiều viên chức làm công tác kiểm tra năng lực trả nợ của nước xin vay nợ, nếu có hoài nghi về năng lực trả nợ của nước xin vay nợ thì Ngân hàng thế giới sẽ không cho vay. Trong trường hợp đó, để đảm bảo cho nước đó có khả năng trả nợ, thì có thể để Hiệp hội phát triển quốc tế cấp các khoản tín dụng ưu đãi, hoặc Ngân hàng thế giới và Hiệp hội phát triển quốc tế cùng phối hợp cho vay. Hiệp định Ngân hàng thế giới qui định rằng, nói chung chỉ xuất phát từ góc độ kinh tế để xem xét có cho vay hay không, bất kể điều kiện chính trị và chế độ chính trị của nước xin vay như thế nào. Ngân hàng thế giới không thể vì chế độ chính trị của nước đó mà từ chối cho vay. Đối với những nước tịch thu tư bản nước ngoài, ngân hàng cho rằng nước đó cần nỗ lực cùng với chủ đầu tư đạt được thoả thuận bồi thường hợp lý. Nếu nước đó không dàn xếp được thoả đáng quyền được bồi thường tịch thu và những tranh chấp tương tự thì ngân hàng thường không cho vay nợ. d) Trong những trường hợp sau đây Ngân hàng thế giới sẽ từ chối cho vay: i) Dự án xin vay là dự án mà ngân hàng cho rằng không phải là dự án ưu tiên nhất đối với sự phát triển kinh tế của nước xin vay, hoặc không thoả đáng, quá lớn, chuẩn bị kém. Nếu ngân hàng nhận thấy có thể bổ cứu được thì ngân hàng giúp nước đó sửa lại dự án để dự án có tính khả thi về kinh tế. ii) Ngân hàng cho rằng nước xin vay có thể vay vốn cho dự án đó từ các nguồn khác với những điều kiện hợp lý. iii) Ngân hàng thấy rằng triển vọng trả nợ của nước xin vay không chắc chắn. iv) Ngân hàng cho rằng dự án xin vay vốn không thuộc phạm vi kinh doanh của ngân hàng (ví như ngân hàng không có đủ chuyên gia để giám sát các khoản vay này). Có một số nước đang phát triển đã tích luỹ được những kinh nghiệm thành công trong việc làm thế nào để vay vốn tại Ngân hàng thế giới được thuận lợi. Trước hết họ làm cho dự án của họ phù hợp với kế hoạch của Ngân hàng thế giới. Điều đó đòi hỏi phải thường xuyên trao đổi với ngân hàng thế giới, phân tích các văn kiện của ngân hàng, lưu ý tới những vấn đề mà hội đồng giám đốc điều hành thảo luận, để từ đó nắm được phương hướng chính sách, kế hoạch cho vay những năm tới của ngân hàng và mức vốn mà nước mình có thể vay được. Hai là, họ căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế và các dự án xây dựng của nước mình, lập ra danh mục các dự án xin vay trong một thời gian tương đối dài, từng bước xin vay theo thứ tự ưu tiên, để cố gắng không ngừng vay được các khoản vay mới. Ba là, họ lập ra tổ chức chuyên đi lại với Ngân hàng thế giới, đặc biệt là ở giai đoạn đầu tiên lựa chọn dự án, bố trí chuyên gia và nhân viên kỹ thuật cần thiết để ở vào thế chủ động khi cùng với Ngân hàng thế giới xác định dự án ưu tiên và các việc liên quan. 2. Đặc điểm cho vay: Tôn chỉ của Ngân hàng thế giới là cho vay sản xuất dài hạn đối với các nước đang phát triển để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao năng suất lao động của họ. Hoạt động cho vay này do Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế và Hiệp hội phát triển quốc tế cùng phối hợp tiến hành. Các khoản cho vay của Ngân hàng thế giới khác với các ngân hàng thương nghiệp nói chung. Về đại thể có các đặc điểm sau đây: a) Thời hạn cho vay tương đối dài; ngắn là vài năm, dài nhất là 30 năm, trung bình khoảng 17 năm, thời kỳ hoãn nợ khoảng 4 năm. Ngân hàng thế giới căn cứ vào tổng giá trị sản xuất quốc dân đầu người của các nước vay nợ chia ra làm 4 loại. Loại thứ nhất gồm những nước có tổng giá trị sản xuất quốc dân bình quân đầu người từ 410 USD trở xuống. Loại thứ hai gồm những nước có tổng giá trị sản xuất quốc dân bình quân đầu người từ 411 USD đến 730 USD. Kỳ hạn cho vay đối với hai loại nước nói trên là 20 năm, thời kỳ hoãn nợ là 5 năm. Loại thứ ba gồm những nước có tổng giá trị sản xuất quốc dân bình quân đầu người từ 731USD đến 1.170 USD, kỳ hạn cho vay là 17 năm, thời kỳ hoãn nợ là 4 năm. Loại thứ tư gồm những nước có tổng giá trị sản xuất quốc dân theo đầu người từ 1.171USD đến 1.895USD, kỳ hạn cho vay là 15 năm, thời kỳ hoãn nợ là 3 năm. Trong thực tế, các kỳ hạn cho vay nói trên có thể co giãn tuỳ theo tình hình cụ thể. Tiêu chuẩn về tổng giá trị sản xuất quốc dân bình quân theo đầu người cũng được điều chỉnh tuỳ theo mức lạm phát. Phương thức trả vốn sau khi hết thời kỳ hoãn nợ nói chung là chia bình quân cho các năm, cứ nửa năm trả một lần. b) Lãi suất tương đối ưu đãi, tuy có tham khảo thị trường tư bản, nhưng nói chung thấp hơn lãi suất ấy. Có khoảng 70% vốn cho vay của ngân hàng thế giới dựa vào nguồn phát sinh trái khoán, cho nên, lãi suất các khoản cho vay của ngân hàng phải tham khảo lã suất trên thị trường. Nhưng do hiện nay ngân hàng có khoảng 10 tỷ USD vốn lưu động, khi lãi suất trên thị trường tư bản qua cao hoặc dao động lớn, ngân hàng có thể không đi vay, chi phí cho vay tương đối ổn định. Ngoài ra ngân hàng còn có 7 tỷ USD tài sản thuần tuý, không phải trả lãi (gốm có cổ phần thực góp của các nước thành viên và tiền dự trữ), khiến ngân hàng có thể lấy lãi suất thấp hơn thị trường tư bản. Sau khi ký hiệp định cho vay, thì từ ngày ký thoả ứoc cho tới khi nợ được trả hết, lãi suất không thay đổi. Ngân hàng thế giới thu rất ít lệ phí cho vay, chỉ thu 0,75% chi phí cam kết đối với khoản vay chưa dùng tới sau khi ký thoả ước. c) Nước vay nợ phải gánh chịu rủi ro do hối suất biến động. Hiệp định cho vay của Ngân hàng thế giới thường lấy đồng USD làm đơn vị tiền tệ. Khi người vay rút vốn ngân hàng chi ra bằng đồng tiền mà họ có, qui đổi ra đô la Mỹ theo hối suất thích hợp trong thời điểm người vay rút vốn. Khi trả nợ, người vay phải qui đổi ra đồng tiền được sử dụng khi người vay rút vốn, do đó phải gánh chịu rủi ro do có biến động về hối suất giữa đồng tiền ấy với đồng đôla. Tất cả các khoản vay mà ngân hàng thoả thuân từ ngày 1/7/1980 về sau đều thực hiện theo phương pháp mới gọi là “chế độ tổng kho tiền tệ”. Với chế độ này, những rủi ro do sự dao động giá trị đồng tiền mà ngân hàng cho vay gây ra sẽ được chia bình quan cho mọi người vay nợ cùng gánh chịu. d) Nói chung, các khoản cho vay phải gắn với những dự án công trình cụ thể. Những dự án này phải được ngân hàng chọn lựa kỹ lưỡng, hạch toán thật sự, giám sát chặt chẽ và phân tích có hệ thống. Vì vậy, nước vay nợ phải cung cấp cho ngân hàng tình hình và tài liệu thống kê kinh tế tài chính có liên quan đến dự án và chính bản thân dự án xin vay vốn. Hơn nữa, thông thường ngân hàng chỉ cung cấp toàn bộ hoặc một phần ngoại tệ cần thiết trong chi phí xây dựng của dự án, thường chiếm 30% toàn bộ vốn cần thiết cho dự án đó. Còn phần chi bằng đồng tiền của nước sở tại thì chỉ trong trường hợp đặc biệt, tức là trong trường hợp số vốn mà nước vay nợ cần có vướt quá dự trữ trong nướnc và vượt quá mức mà các nguồn khác trên thế giới có thể đáp ứng, ngân hàng mới giải quyết. Nếu ngân hàng chỉ cho vay phần vốn ngoại tệ thì không còn cách nào thoả mãn được nhu cầu về bộ phận vốn vượt trội ấy. e) Nợ phải được trả đúng hạn, không được dây dưa hoặc thay đổi hạnn trả nợ. g) Nói chung, ngân hàng chỉ cho vay phần vốn bằng ngoại tệ của dự án, chiếm khoảng 30 đến 40% tổng ngạch đầu tư của dự án, cá biệt cũng có trường hợp lên tới 50%. Do đó, đơn vị có dự án của nước vay nợ phải huy động đủ phần vốn trong nước chiếm khoảng 50 đến 70% tổng ngạch đầu tư. Ngoại trừ trường hợp cá biệt, còn thì phần vốn vay bằng ngoại tệ không được dùng vào chi phí xây dựng phát sinh trong nước. Vả lại, sau khi hiệp định cho vay được ký kết, ngân hàng thế giới không chuyển toàn bộ vèn vay cho nước vay nợ, họ chỉ ghi “có”số tiền đồng ý cho vay vào tài khoản mang tên của nước vay nợ. Nước vay nợ lập văn bản xin rút tiền từng đợt theo tiến độ xây dựng công trình trong dự án. Sau khi thẩm tra, đối chiếu, ngân hàng trực tiếp chuyển tiền trả cho chủ hàng hoặc chủ thầu và cứ như thế cho tới khi hoàn thành công trình. Do đó, nói chung, việc rút tiền chi trả từ một khoản vay theo dự án phải kéo dài từ 5 đến 7 năm. Trong thời gian đó, từ số tiền đã được cam kết mà chưa dùng tới phải rút ra 0,75% (đối với khoản cho vay của ngân hàng) hoặc 0,5% (đối với tín dụng của hiệp hội) để nộp lệ phí cam kết. h) Thủ tục chặt chẽ, tốn nhiều thời gian, phải qua các giai đoạn chọn lựa, bình xét, cho tới khi rút được tiền nói chung phải mất 1 năm rưỡi đến 2 năm. Nhưng điều đó cũng có mặt nghiêm ngặt, khoa học của nó. Vì từ đó nước vay vốn có thể có được những hiểu biết kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, có lợi cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và năng lực trả nợ. II – ChÝnh s¸ch cho vay. Nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển của ngân hàng thế giới là tăng cường đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển, giúp những nước này thay đổi tình trạng nghèo nàn, nâng cao mức sống của đông đảo quần chúng nghèo khổ. Chiến lược phát triển này chủ yếu biểu hiện ở những nước, những khu vực được trợ vốn và các dự án xây dựng. Nhất là việc trợ vốn của ngân hàng và Hiệp hội đối với các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn ngày càng thể hiện rõ tư tưởng chiến lược phát triển này. Nhiều năm gần đây, việc trợ vốn cho các nước đang phát triển vẫn bảo lưu các dự án xây dựng đã trở thành truyền thống, nhưng ngân hàng luôn luôn điều chỉnh những dự án này. Mục đích là nhằm đặt trọng điểm vào các dự án xây dựng trực tiếp liên quan tới lợi ích của tầng lớp nghèo khổ nhất trong các nước đang phát triển, để quần chúng nhân dân trực tiếp được lợi. Khi mới thành lập, Ngân hàng thế giới chủ yếu cung cấp cho các nước đang phát triển ở Tây Âu như: Pháp, Hà Lan, Bỉ các khoản cho vay khôi phục kinh tế sau chiến tranh, đồng thời cung cấp cho các nước đang phát triển các khoản cho vay phát triển kinh tế. Từ năm 1952 đến nay, chủ yếu cho vay đối với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Từ năm 1968 trở đi chỉ cho vay đối với các nước đang phát triển. Khi trợ vốn, Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế và Hiệp hội phát triển quốc tế căn cứ vào thu nhập bình quân theo đầu người của nước vay vốn để xác định mức tiền của nước cho vay. Cả hai mặt này được kết hợp với nhau khi xem xét vấn đề trợ vốn cho một nước. Khi cam kết cho vay, Ngân hàng thế giới lấy mức thu nhập của nước thành viên làm một nhân tố quan trọng để xem xét. Nhìn chung, tỷ lệ cho vay của Ngân hàng thế giới đối với nước có thu nhập thấp (tổng giá tri sản xuất quốc dân bình quân theo đầu người dưới 371USD, tính theo giá trị đồng đô la Mỹ năm 1979) có thấp hơn chút ít. Bởi vì Ngân hàng cho rằng kết cấu kinh tế của những nước này có nhiếu nhược điểm, khả năng trả nợ có hạn, nên chủ yếu để Hiệp hội phát triển quốc tế cấp tín dung có ưu đãi, cho nên tỷ lệ các khoản vay mà Ngân hàng thế giới cung cấp với lãi suất sát với lãi suất trên thị trường có giảm đi. Tỷ lệ các khoản vay mà Ngân hàng thế giới cấp cho những nước có mức thu nhập trung bình (tổng giá trị sản xuất quốc dân binh quân theo đầu người trong khoảng từ 371 đến 1895USD) tăng lên nhiều. Sở dĩ Ngân hàng thế giới tăng các khoản cho vay đối với các nước có mức thu nhập trung bình là vì ngân hàng cho rằng với những dự án ngân hàng trợ vốn đã được chọn lựa kỹ lưỡng và sau khi nghe theo ý kiến của ngân hàng về phân tích chính sách được ngân hàng cho vay trợ vốn, các nước này có thể thu được hiệu quả phát triển kinh tế tốt hơn và có nhiều khả năng trả nợ hơn. Tỷ lệ các khoản cho vay của ngân hàng thế giới đối với những nước có mức thu nhập cao ( tổng giá trị sản xuất quốc dân bình quân đầu người trên 1895USD) giảm mạnh. Vì rằng, có không ít nước trong số những nước này hiện đã có thể tự dựa vào vốn của mình hoặc có thể vay vốn từ các nguồn khác, không cần phải vay vốn của ngân hàng thế giới nữa. Cuối những năm 50 và đầu những năm 60 Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế cho vay chủ yếu đối với dự án công trình hạ tầng như giao thông vận tải, năng lượng… Ngân hàng thế giới cho rằng, nếu các nước đang phát triển có ngành công nghiệp, công trình hạ tầng thích đáng thì nền kinh tế quốc gia của họ sẽ phát triển. Nhưng trải qua một thời gian, thực tiễn cho thấy về cơ bản chiến lược phát triến này đã coi nhẹ đầu tư nông nghiệp của các nước đang phát triển, khiến có nước đang phát triển phải nhập khẩu lương thực, thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế. Về sau, ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế và Hiệp hội phát triển quốc tế đã thay đổi trọng điểm dự án trợ vốn, tăng cường đầu tư cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn của các nước đang phát triển, giảm trợ vốn cho các dự án về công trình hạ tầng. Bắt đầu từ những năm 70 kết cấu cho vay của Ngân hàng thế giới có thay đổi rõ rệt, từ kết cấu hạ tầng chuyển sang mục tiêu phát triển rộng lớn hơn, tăng mạnh trợ vốn cho các dự án về nâng cao năng suất lao động để từ đó nâng cao mức sống ở những vùng nghèo khổ nhất tại nông thôn và thành thị. Do vậy, cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn tăng lên nhanh chóng, thể hiện cho vay đối với giáo dục cũng tăng lên nhanh hơn. Ngoài ra, trong các dự án mới tăng lên về dân số, xây dựng đô thị và du lịch, có nhiều dự án đã bổ sung thêm nội dung bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường. 1. Phát triển nông nghiệp và nông thôn: Thời kỳ dầu, ngân hàng thế giới chủ yếu cho vay đối với các dự án về xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản, như đập nước, đường xá, bến cảng, để có lợi gián tiếp cho phát triển nông nghiệp. Bây giờ các khoản cho vay trực tiếp đối với ngành nông nghiệp cũng chủ yếu nhằm vào các dự án cấp và thoát nước cơ bản. Từ năm 1948 đến năm 1963, trên một nửa các khoản cho vay của Ngân hàng thế giới và Hiệp hội phát triển quốc tế đối với ngành nông nghiệp được cấp cho các dự án về cấp nước, thoát nước và chống lụt. Khi cho vay đối với nông nghiệp, Ngân hàng thế giới thẩm sát kỹ lưỡng chính sách phân phối trong nông nghiệp và chính sách giá cả của nước vay vốn, và đưa ra những kiên nghị cải cách cần thiết. Ngân hàng còn ngày càng chú ý cho vay để cái tiến các phương tiện tiêu thụ hàng nông sản như kho chứa, xử lý, chế biến và vận tải. Nói chung, khi cấp các khoản cho vay đối với các dự án về nông nghiệp Ngân hàng rất chú ý tới việc hiện đại hoá và tăng cường hệ thống phân phối, khiến chế độ giá cả bảo đảm cho nông dân có được thù lao hợp lý. Ngân hàng thế giới còn hết sức quan tâm tới việc đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp của các nước đang phát triển, họ ưu tiên trợ vốn cho các dự án đa dạng hoá sản xuất, ủng hộ các biện pháp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm sơ chế trên thị trường và tăng công dụng của sản phẩm sơ chế. Bắt đầu từ những năm 60, các khoản cho vay của ngân hàng thế giới đối với nông nghiệp trở lên đa dạng hoá gồm hoạt động cải tiến canh tác, viện trợ kỹ thuật và thúc đẩy nông thôn phát triển. Chính sách cho vay của Ngân hàng thế giới đối với nông nghiệp từ chỗ chủ yếu giúp đỡ xây dựng kết cấu hạ tầng chuyển sang nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng cao mức sống ở nông thôn. Kết quả là cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn trở thành khoản mục cho vay lớn nhât của ngân hàng thế giới. Sở dĩ Ngân hàng thế giới đặt việc giúp đỡ phát triển nông nghiệp và nông thôn lên đầu là vì họ dần dần nhận ra rằng tuyệt đại bộ phận số dân trong các nước đang phát triển sống bằng nghề nông, thế mà có tới gần một nửa số người ấy bị đói hoặc thiếu dinh dưỡng. Nói chung, nghành công nghiệp của các nước đang phát triển lại đều nhỏ yếu, hơn nữa, nếu chủ yếu sử dụng máy móc thì dù có thục hiện đươnc công nghiệp hoá một cách nhanh chóng cũng không thể thu hút hết số người đến tuổi lao động không ngừng tăng lên. Bởi thế, con đường có thể trực tiếp nâng cao một cách có hiệu quả nhất mức sống của nhân dân các nước đang phát triển là giúp họ phát triển nông nghiệp nhanh hơn. Ngân hàng thế giới tuyên bố rằng, họ trợ vốn cho các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn chủ yếu là nhằm vào những tiểu nông và tá điền và cố nông ở các vùng nông thôn, có tới khoảng 800 triệu người thu nhập hàng năm dưới 75 USD. 2. Năng lượng: Các khoản cho vay của Ngân hàng thế giới với các ngành năng lượng chia làm 2 bộ phận: Điện lực và dầu mỏ, hơi đốt và than. Trong hai bộ phận này, đầu tư vào điện lực vượt xa đầu tư vào các bộ phận khác. Trong năm 1969, Ngân hàng thế giới đặc biệt coi trọng cho vay để phát triển nguồn năng lượng của các nước đang phát triển, trong đó cho vay đối với ngành điện lực đứng hàng thứ hai trong chương trình cho vay của Ngân hàng thế giới và Hiệp hội phát triển quốc tế, chiếm tỷ trọng cao tới 30% tổng ngạch cho vay, trong tài khoá năm 1981 tuy đã giảm còn 11%, nhưng vẫn đứng hàng thứ hai. Từ năm 1973, khi giá dầu mỏ tăng liên tục, WB cũng chú trọng giúp đỡ các nước đang phát triển phải nhập dầu mỏ phát triển cả ngành sản xuất có thể tái sinh nguồn năng lượng và ngành sản xuất không thể tái sinh nguồn năng lượng. Đối với ngành có thể tái sinh nguồn năng lượng, ngoài việc tiếp tục coi trọng phát triển nguồn tài nguyên thuỷ lực ra, ngân hàng còn chú ý giúp các nước đang phát triển giải quyết nhu cầu về chất đốt, phát triển phương pháp dùng nguyên liệu sinh vật sản xuất cồn để thay thế dầu mỏ. Mấy năm gần đây, cho vay đối với nhu cầu chất đốt tăng rất nhanh, chủ yếu là trồng cây nuôi rừng; các dự án về sản xuất cồn, chỉ cần có tính khả thi về kinh tế là được cho vay. Đối với ngành không thể tái sinh nguồn năng lượng, ngân hàng thế giới và Hiệp hội phát triển quốc tế tăng nhanh các khoản cho vay về dầu mỏ, hơi đốt và than. 3. Giáo dục: Từ năm 1962 trở đi ngân hàng thế giới mới cấp vốn cho vay trong lĩnh vực giáo dục, lúc đầu mức cho vay còn ít, những năm 70 có tăng nhanh hơn. Qui tắc khi cấp vốn cho vay đối với giáo dục là: Một khi điều kiện tài chính cho phép, ít nhất phải tiến hành giáo dục cơ bản tối thiểu cho toàn thể nhân dân; hai, để tăng thêm tri thức và kỹ năng cả về số lượng và chất lượng cho mọi người khiến họ có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ kinh tế, xã hội và phát triển, cần phải nâng cao trình độ giáo dục và đào tạo môt cách có lựa chọn; ba, chế độ giáo dục toàn dân phải gồm cả chính quy và không chính quy; bốn, để tăng mức sản xuất và bình đẳng xã hội, phải tận dụng mọi khả năng để mọi người đều có được cơ hội như nhau về giáo dục. Ngân hàng thế giới chú trọng trợ vốn cho các dự án giáo dục cơ bản và đào tạo lao động nông thôn của các nước nghèo, đồng thời giúp đỡ một cách có lựa chọn các dự án nâng cao kỹ năng; còn đối với các nước có trình độ phát triển cao hơn thì ngân hàng chú trọng trợ vốn cho các dự án giáo dục trung cấp và cao đẳng. 4. Công ty tài chính phát triển: Về thưc tế, cho vay đối với các công ty tài chính phát triển cũng là cho vay đổi với các ngành công nghiệp. Ngân hàng WB cũng cho các công ty tài chính phát triển của các nước đang phát triển vay vốn, các công ty này đem lại vốn đó cho các xí nghiệp sản xuất tại cơ sở vay, như vậy là WB nhờ vào các công ty tài chính phát triển để cho các xí nghiệp loại vừa và nhỏ vay vốn. Làm như thế là WB sở tại, họ hiểu rõ tình hình hơn, cho nên càng có thể cấp vốn tốt hơn cho những xí nghiệp cần thiết nhất. 5. Kế hoạch dân số: Mãi tới tháng 6/1970 WB mới cấp khoản cho vay đầu tiên cho kế hoạch dân số. WB dần dần nhận ra rằng, dân số tăng nhanh là một trở ngại lớn đối với sư phát triển kinh tế và xã hội của nhiều nước đang phát triển. Vì rằng, tỷ lệ sinh đẻ quá cao buôc những nước này phải dùng một lượng vốn liếng lớn để duy trì mức sống thấp trước mắt. Vì thế WB đã lập ra tiểu ban dân số, bảo vệ sức khoẻ dinh dưỡng, vạch ra chính sách cho vay đối với các dự án về dân số. WB phát hiện ra rằng, nhu cầu bức thiết về lĩnh vùc này của nhiều nước đang phát triển là chỉ đạo kỹ thuật chứ không phải là viện trợ tài chính với quy mô lớn. WB đồng ý giúp chỉ đạo kỹ thuật trong lĩnh vực này và sẵn sàng trợ vốn để các nước thành viên có được các phương tiện cần thiết trong việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. 6. Du lịch: Trước năm 1969, trong các khoản cho vay của WB đối với các dự án về kết cấu hạ tầng có cả dự án giao thông phục vụ ngành du lịch. Bắt đầu từ năm 1989, ngân hàng lập ra tiểu ban dự án du lịch, thông qua tiểu ban này, WB tích cực cho vay đối với các dự án về du lịch. Song, cho tới nay, cho vay của WB về lĩnh vưc du lịch vẫn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng ngạch cho vay. Iii – c¸c lo¹i h×nh cho vay. Trước đây, WB chỉ phân chia các khoản cho vay làm 2 loại là cho vay theo dự án và cho vay không theo dự án. Việc cho vay thông qua tổ chức tài chính trung gian dần dần hình thành sau này, cũng được liệt vào loại cho vay theo dự án. Nhưng mấy năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh kinh tế của những nước vay vốn, nhất là nhu cầu của một số nươc châu Mỹ la tinh và châu Phi, WB đã lập ra loại cho vay điều chỉnh kết cấu có tính chất chính sách và loại cho vay về điều chỉnh ngành. Hiện nay, WB có những loại hình cho vay chủ yếu sau đây: 1. Cho vay theo dự án: Loại hình nay còn gọi là cho vay đầu tư cụ thể. Loại hình cho vay là bộ phận cấu thành chủ yếu trong nghiệp vụ cho vay của WB. Đại bộ phận các khoản cho vay của WB đối với nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, năng lượng, công nghiệp, giao thông, phát triển đô thị và cấp nước đều thuộc loại này. Mục đích chủ ếu của loại hình cho vây này là tạo ra năng lực sản xuất mới, đào tạo nhân tài, tăng đầu ra của đầu tư hoặc đảm bảo nhu cầu bảo trì, bảo dưỡng thích hợp. Trọng điểm của công tác cho vay là phân tích khả thi về kỹ thuật, tài vụ và kinh tế của dự án đầu tư cụ thể, cơ sở chính sách ngành liên quan trực tiếp với hiệu suất sản xuất của đầu tư, như giá cả nguyên vật liệu và giá sản phẩm, hiệu suất của xi nghiệp, v.v… Việc đánh giá và giám sát các khoản cho vay theo dự án chủ yếu do viên chức của ngân hàng đảm nhiệm, thời gian thực hiện các khoản vay theo dự án thường từ 4 đến 9 năm. 2. Cho vay theo ngành: a) Đầu tư theo ngành và cho vay bảo trợ Trọng điểm của loai hình cho vay này là cải thiện chính sách ngành và trọng điểm đầu tư, tăng cường năng lực và thực hiện kế hoạch đầu tư của nước vay vốn, đặc biệt là các nước có thu nhập trung bình mà cơ cấu nghiệp vụ mạnh, do các ngành hữu quan của các nước vay vốn đánh giá và giám sát dự án theo tiêu chuẩn đã bàn bạc thống nhất với ngân hàng thế giới. Do cơ cấu nghiệp vụ năng lực lập, thực hiện kế hoạch đầu tư của các nước đang phát triển được tăng cường và do nhu cầu nhấn mạnh vấn đề chính sách và thể chế ngành, mấy năm gần đây loại cho vay này tăng lên rõ rệt. Trước mắt, đại bộ phận các khoản cho vay của WB đối với ngành vận tải được áp dụng theo hình thức cho vay theo ngành. Thời gian thực hiện của các khoản vay này thường là 3 - 7 năm. b) Cho vay để điều chỉnh ngành: Mục đích chủ yếu của các khoản cho vay để điều chỉnh ngành là giúp một ngành cụ thể nào đó cải cách toàn bộ chính sách và thể chế, phạm vi mà nó liên quan tới hẹp hơn so với cho vay để điều chỉnh kết cấu. Khi WB cho rằng năng lực thực hiện của nước vay vốn không mạnh, mức độ cải cách quản lý kinh tế và chính sách kinh tế quốc dân chưa cho phép điều chỉnh kết cấu, thì có thể cho vay để điều chỉnh ngành. Loại cho vay này thường là cấp ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu của ngành, dự kiến của người hưởng lợi hoặc căn cứ vào tiêu chuẩn mà 2 bên đã bàn bạc thống nhất để xác định người hưởng lợi. Thời gian thực hiện thường là 2-4 năm. Mấy năm gần đây, việc cho vay của ngân hàng đối với nhu cầu điều chỉnh ngành có xu thế tăng lên, như năm 1981 chỉ chiếm có 2% tổng ngạnh cho vay, năm 1987 đã tăng lên 19%. c) Cho vay thông qua tổ chức tài chính trung gian Cho vay thông qua tổ chức tài chính trung gian gồm có cho vay đối với ngành tài chính phát triển và tổ chức tín dụng nông nghiệp. WB cấp vốn cho tổ chức tài chính trung gian như là cấp cho dự án độc lập, rồi tổ chưc tài chính trung gian chia ra cấp cho nhiều dự án. Việc lựa chọn dự án, trả lãi suất hoàn nợ, đánh giá và giám sát đều do tổ chức tài chính trung gian thực hiện theo tiêu chuẩn đã bàn định với WB. Thời gian thưc hiẹn các khoản cho vay khoảng 3-7 năm. 3. Cho vay viện trợ kỹ thuật: Mục đích là nhằm tăng cường năng lực hoạch định chính sách phát triển và chuẩn bị dự án đầu tư cụ thể của các tổ chức hữu quan của các nước vay vốn. Có 2 loại viện trợ kỹ thuật:một loại có liên quan tới công trình, là viện trợ vốn cho công tác tư vấn kỹ thuật và tư vấn kinh tế đối với những dự án chuẩn bị đầu tư; một loại có liên quan đến cơ cấu tổ chức là sự giúp đỡ phân tích và giải quyết các vấn đề cơ cấu hoặc chính sách, cũng có thể là trợ vốn cho quy hoạch nền kinh tế quốc dân, cải tiến xí nghiệp quốc doanh, quản lý kinh doanh. Thời gian thực hiện các khoản nay thường là 3-6 năm. 4. Cho vay để điều chỉnh kết cấu: Các khoản cho vay này giúp cho nước vay vốn điều chỉnh và cải cách toàn diện nền kinh tế vĩ mô,kinh tế ngành và thể chế, kết cấu kinh tế, sử dụng có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên, từ đó thực hiện cân dối thu chi quốc tế trung hạn, dài hạn bền chắc hơn, duy trì tăng trưởng kinh tế trong điều kiện bất lợi và đặt cơ sở khôi phục thế tăng trưởng trong thời gian sắp tới. Mục đích của loại cho vay này là: i) Giúp nước vay vốn cải cách chính sách và thể chế kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dung vốn, tài nguyên, giảm thâm hụt thu chi quốc tế do kết cấu kinh tế gây ra. ii) Giúp nước vay vốn điều chỉnh kết cấu kinh tế dạng thực phát triển để thích ứng với tình hình kinh tế thế giới đã biến đổi. iii) Cung cấp cho nước vay vốn ngoại tệ dùng để nhập khẩu nguyên liệu và linh phụ kiện cần thiết, duy trì và khôi phục tăng trưởng kinh tế, giúp thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. WB cho vay để điều chỉnh kết cấu bắt đầu từ năm 1980. Họ áp dụng các điều kiện cho vay để điều chỉnh kết cấu khá nghiêm ngặt, hà khắc. Một là, nước vay nợ phải là nước vì kết cấu kinh tế ma rơi vào hoặc đứng trước tình trạng thâm hụt lớn trong chi tiêu quốc tế, không thể một lúc mà xoay chuyển được tình hình. Hai là, chính phủ nước vay vốn phải “đối thoại’’ với WB , chấp thuận và lập kế hoạch điều chỉnh kết cấu, nội dung gồm có điều chỉnh chính sách xuất nhập khẩu, sửa đổi kế hoạch đầu tư quốc gia, cải cách thể chế tổ chức, phải làm rõ mục tiêu lâu dài và nhiệm vụ trước mắt. WB sẽ kiểm tra định kỳ viêc thực hiện kế hoach. Ba là, việc cấp vốn cho vay để điều chỉnh kết cấu được tiến hành nhanh, nhanh nhất là 1 năm cấp 2 lần hết toàn bộ số vốn cam kết cho vay. Nhưng sau nửa năm nước vay nợ không thực hiện các điều kiện đã định thì rút vốn đợt 2 sẽ bị đình chỉ. Nói chung tình hình này rất ít xảy ra. 5. Cho vay tái thiết khẩn cấp: Là giúp các nước thành viên đối phó với những ảnh hưởng thiên tai hoặc những tai hoạ khác. Thí dụ như cấp vốn cho các nước bị động đất xây dựng lại sau động đất. Mỗi khoản cho vay phải ứng với tình hình cụ thể về tính khẩn cấp. Thời gian thực hiện các khoản cho vay loại này thường là dưới 4 năm. 6. Cho vay liên hợp: Đây không phải là 1 loại hình cho vay cua WB mà là môt hình thức cho vay. Tên gọi sát hợp của nó phải là “cấp vốn chung”, tức là WB và các tổ chức khác cùng cấp vốn cho dự án được WB trợ vốn. Có trường hợp WB và các tổ chức khác cấp vốn cho các phần khác nhaucủa cùng một dự án, do WB đánh giá và giám sát thực hiện dự án; có trường hợp WB chỉ giới thiệu gọi vốn cho kế hoạch xây dựng của dự án. Chủ yếu có 4 nguồn vốn cho vay liên hợp: i) ._.ña ViÖt Nam vµ xu h­íng ODA cña WB cho ViÖt Nam: KÓ tõ khi nèi l¹i quan hÖ tÝn dông víi WB 10/1993, WB cung cÊp 3 lo¹i dÞch vô chñ yÕu lµ: (i) thiÕt kÕ vµ tµi trî cho c¸c dù ¸n ph¸t triÓn; (ii) hç trî kü thuËt (TA), t­ vÊn vÒ chÝnh s¸ch vµ c¸c b¸o c¸o ph©n tÝch; vµ (iii) ®iÒu phèi viÖn trî. Tµi trî cña WB cho ViÖt Nam: th­êng tËp trung vµo c¸c dù ¸n ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng, ph¸t triÓn thÓ chÕ vµ nguån nh©n lùc... nay h­íng träng t©m vµo xãa ®ãi gi¶m nghÌo, c¸c kho¶n vay ®iÒu chØnh c¬ cÊu kinh tÕ vµ c¸c kho¶n vay ch­¬ng tr×nh theo ngµnh trong thêi gian tíi. §iÒu nµy cho they ViÖt Nam ®· dÇn dÇn n©ng cao n¨ng lùc tiÕp nhËn vµ sö dông nguån vèn ODA trong thêi gian qua. Ch­¬ng tr×nh tÝn dông §iÒu chØnh C¬ cÊu (SAC I) vµ Ch­¬ng tr×nh tÝn dông Hç trî gi¶m nghÌo (PRSC) I vµ II tËp trung vµo 5 lÜnh vùc c¶i c¸ch träng t©m cña nÇn kinh tÕ, bao gåm: i) c¶i c¸ch Ng©n hµng; ii) c¶i c¸ch khu vùc doanh nghiÖp Nhµ n­íc; iii) c¶i c¸ch chi tiªu c«ng; iv) tù do hãa th­¬ng m¹i; vµ v) ph¸t triÓn khu vùc t­ nh©n. Ngoµi ra, ch­¬ng tr×nh PRSC II cßn ®­îc më réng sang mét sè lÜnh vùc kh¸c nh­ gi¸o dôc, y tÕ, b¶o vÖ m«i tr­êng. ViÖt Nam sÏ chuÈn bÞ tiÕp nhËn PRSC trong nh÷ng n¨m tiÕp theo. HTKT vµ t­ vÊn vÒ chÝnh s¸ch vµ c¸c b¸o c¸o ph©n tÝch: C¸c HTKT cña WB tËp trung vµo c¸c lÜnh vùc nh­: hç trî chuÈn bÞ c¸c dù ¸n do WB tµi trî tÝn dông, ph¸t triÓn thÓ chÕ nh»m x©y dùng vµ n©ng cao n¨ng lùc qu¶n lý ®iÒu hµnh cña mét sè nghµnh vµ c¬ quan liªn quan ®Õn dù ¸n, x©y dung vµ ph¸t triÓn chÝnh s¸ch nh»m n©ng cao khu«n khæ chÝnh s¸ch, ph¸p lý cho c¸c dù ¸n h¹ tÇng c¬ së thuéc nghµnh ®iÖn, vÖ sinh m«i tr­êng, cÊp tho¸t n­íc, tµi chÝnh, ng©n hµng...®· ph¸t huy ®­îc hiÖu qu¶ trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn. §iÒu phèi viÖn trî: hµng n¨m Héi nghÞ t­ vÊn gi÷a c¸c nhµ tµi trî cho ViÖt Nam (CG) – do WB lµm ®ång chñ täa - ®­îc tæ choc nh»m vËn ®éng c¸c nhµ tµi trî cung cÊp hç trî tµi chÝnh, kü thuËt vµ ®iÒu phèi viÖn trî gi÷a c¸c nhµ tµi trî. Tãm l¹i, c¸c hç trî d­íi h×nh thøc cho vay ­u ®·i, hç trî kü thuËt vµ t­ vÊn cña IDA cho ViÖt Nam chiÕm vai trß chñ ®¹o trong mèi quan hÖ gi÷a ViÖt Nam víi nhãm Wb. II. C¸c dù ¸n cña Ng©n hµng thÕ giíi t¹i ViÖt Nam. Ng©n hµng thÕ giíi t¹i ViÖt Nam lµ mét bé phËn cña mét nhãm c¸c tæ chøc ph¸t triÓn lín gäi lµ Nhãm Ng©n hµng thÕ giíi. Nhãm Ng©n hµng thÕ giíi cã n¨m tæ chøc thµnh viªn: Ng©n hµng T¸i thiÕt vµ ph¸t triÓn (IBRD), HiÖp héi Ph¸t triÓn quèc tÕ (IDA), C«ng ty Tµi chÝnh quèc tÕ (IFC), Tæ chøc b¶o l·nh ®Çu t­ ®a ph­¬ng (MIGA) vµ Trung t©m quèc tÕ gi¶i quyÕt nh÷ng tranh chÊp ®Çu t­ (ICSID). Trong n¨m tæ chøc thµnh viªn nµy, HiÖp héi Ph¸t triÓn Quèc tÕ vµ C«ng ty tµi chÝnh quèc tÕ ®ang ho¹t ®éng cho tiÕn tr×nh ph¸t triÓn cña ViÖt Nam. Do ®ã, trong phÇn nµy chóng t«i chØ ®i s©u ph©n tÝch c¸c ho¹t ®éng hiÖn nay cña hai Tæ chøc trªn t¹i ViÖt Nam. 1. Ho¹t ®éng cña HiÖp héi Ph¸t triÓn quèc tÕ t¹i ViÖt Nam: Nhãm Ng©n hµng thÕ giíi cung cÊp tÝn dông cho ViÖt Nam th«ng qua HiÖp héi Ph¸t triÓn Quèc tÕ IDA. Lµ mét n­íc cã thu nhËp thÊp, ViÖt Nam ®­îc h­ëng nh÷ng kho¶n vay kh«ng tÝnh l·i víi thêi gian ©n h¹n lµ 10 n¨m, thêi gian tr¶ nî lµ 40 n¨m vµ chi phÝ hµnh chÝnh lµ 0 – 0,5%/n¨m. KÓ tõ khi quay l¹i ViÖt Nam 10/1993 ®Õn nay, Ng©n hµng thÕ giíi ®· tµi trî cho ViÖt Nam 35 dù ¸n nh»m gióp chóng ta xãa ®ãi gi¶m nghÌo, dù ¸n nµy ®­îc tµi trî th«ng qua hç trî tµi chÝnh cho n«ng nghiÖp, c¬ së h¹ tÇng, c¸c ch­¬ng tr×nh y tÕ, tr­êng häc vµ c¸c nhu cÇu thiÕt yÕu kh¸c. TÊt c¶ c¸c dù ¸n tµi trî trªn cña Ng©n hµng thÕ giíi ®­îc thùc hiÖn th«ng qua IDA. KÓ tõ th¸ng 11/1993 ®Õn nay, IDA ®· cam kÕt cam kÕt cho ViÖt Nam vay 3,8 tû USD trong ®ã cã 1,7 tû USD ®· ®­îc gi¶i ng©n. Ch­¬ng tr×nh cho ViÖt Nam vay trong 3 n¨m tíi ®­îc dù ®o¸n lµ tõ 700 ®Õn 800 triÖu USD mét n¨m. C¸c kho¶n vay nµy cña IDA nh»m thóc ®Èy t¨ng tr­ëng c«ng b»ng vµ xãa ®ãi gi¶m nghÌo ë ViÖt Nam. C¸c dù ¸n cô thÓ th«ng qua IDA ®­îc nªu trong phô lôc 1. 2. Ho¹t ®éng cña C«ng ty tµi chÝnh Quèc tÕ IFC t¹i ViÖt Nam: C«ng ty tµi chÝnh quèc tÕ (IFC) lµ bé phËn phô tr¸ch khu vùc t­ nh©n thuéc nhãm Ng©n hµng thÕ giíi. NhiÖm vô cña IFC lµ thóc ®Èy ®Çu t­ vµo khu vùc t­ nh©n t¹i c¸c n­íc §ang ph¸t triÓn nh»m xãa ®ãi gi¶m nghÌo vµ c¶I thiÖn ®êi sèng nh©n d©n. IFC cÊp vèn cho c¸c dù ¸n ®Çu t­ b»ng tiÒn cña m×nh vµ qua huy ®éng vèn trªn thÞ tr­êng tµi chÝnh quèc tÕ. IFC còng cung cÊp trî gióp kü thuËt vµ t­ vÊn cho ChÝnh phñ vµ doanh nghiÖp. Tõ n¨m 1994 ®Õn th¸ng 10 n¨m 2001, IFC ®· cam kÕt cÊp vèn cho dù ¸n t¹i ViÖt Nam. §èi víi c¸c dù ¸n nµy IFC ®· cung cÊp 383 triÖu USD trong ®ã 180 triÖu USD do b¶n th©n IFC vµ 203 triÖu USD cho c¸c ng©n hµng tham gia. IFC hç trî sù ph¸t triÓn cña khu vùc t­ nh©n t¹i ViÖt Nam qua ®Çu t­ vµ t­ vÊn. ­u tiªn chiÕn l­îc cña IFC t¹i ViÖt Nam lµ tiÕp tôc tËp trung vµo: ♠ X©y dùng tæ chøc vµ thÞ tr­êng tµi chÝnh trong n­íc. ♠ Ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng qua t­ nh©n hãa vµ ®Çu t­. ♠ C¶i c¸ch Doanh nghiÖp Nhµ n­íc. ♠ Hç trî c¸c doanh nghiÖp võa vµ nhá (SMEs). ♠ C¶i thiÖn m«i tr­êng ®Çu t­. Ngoµi ra, IFC cßn qu¶n lý Ch­¬ng tr×nh Ph¸t triÓn Dù ¸n Mªk«ng (MPDF), mét ho¹t ®éng do nhiÒu tæ chøc tµi trî nh»m ®Èy m¹nh viÖc thµnh lËp vµ ph¸t triÓn cña c¸c SMEs t¹i ViÖt Nam, Lµo, Campuchia. Dù ¸n MPDF sÏ ®­îc chóng t«i tr×nh bµy râ h¬n trong phÇn phô lôc2. IFC, cïng víi Ng©n hµng thÕ giíi, hiÖn nay ®ang ®Èy m¹nh diÔn ®µn doanh nghiÖp. Môc tiªu cña DiÔn ®µn lµ c¶i thiÖn m«i tr­êng kinh doanh t¹i ViÖt Nam vµ tæ chøc 2 lÇn mét n¨m héi nghÞ gi÷a c¸c nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch, ®¹i diÖn doanh nghiÖp vµ c¸c nhµ tµi trî. Th«ng tin chÝnh vÒ c¸c dù ¸n tµi trî chÝnh cña IFC t¹i ViÖt Nam: Tµi chÝnh: Vµo n¨m 1997 IFC gióp thµnh lËp c«ng ty Cho thuª Quèc tÕ ViÖt Nam (VILC), c«ng ty thuª tµi chÝnh ®Çu tiªn ë ViÖt Nam. VILC ®ãng vai trß quan träng trong cung cÊp nguån tµi chÝnh trung h¹n cho c¸c SMEs t¹i ViÖt Nam. Tõ khi thµnh lËp, VILC ®· cung cÊp 35 triÖu USD vèn cho thuª tµI chÝnh cho gÇn 250 c«ng ty. Nguån vèn cña c«ng ty ®· t¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c Doanh nghiÖp trong n­íc mua s¾m nhiÒu tµi s¶n cè ®Þnh bao gåm m¸y mãc, thiÕt bÞ v¨n phßng vµ cho nhµ m¸y. Doanh nghiÖp võa vµ nhá: IFC cung cÊp kho¶n vay trÞ gi¸ 300.000 USD cho c«ng ty VÜnh Ph¸t, mét c¬ së s¶n xuÊt vµ xuÊt khÈu s¶n phÈm may mÆc trong n­íc. Kho¶n ®Çu t­ nµy gióp VÜnh Ph¸t më réng s¶n xuÊt vµ trang thiÕt bÞ, mua d©y chuyÒn thiÕt bÞ míi. Dù ¸n ®· gióp c«ng ty t¨ng kim ng¹ch xuÊt khÈu vµ t¹o nhiÒu c«ng ¨n viÖc lµm. Gi¸o dôc: Vµo n¨m tµi chÝnh 2001 IFC phª duyÖt kho¶n vay trÞ gi¸ 7,25 triÖu USD ®Ó Thµnh lËp tr­êng §¹i häc RMIT. §ãng t¹i TP. Hå ChÝ Minh, RMIT lµ tr­êng ®¹i häc n­íc ngoµi ®Çu tiªn t¹i ViÖt Nam. Dù ¸n sÏ t¹o ®iÒu kiÖn cho hµng ngh×n häc sinh cã thÓ ®­îc gi¸o dôc ®¹i häc hiÖn ®¹i chÊt l­îng cao mµ kh«ng ph¶i ®i ra n­íc ngoµi. Tr­êng ®¹i häc sÏ cung cÊp c¸c ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o cã b»ng, d¹y ngo¹i ng÷ vµ ®µo t¹o chuyªn m«n x©y dùng theo nhu cÇu thÞ tr­êng. Ch­¬ng 4. T­¬ng lai: Giíi trÎ vµ Ng©n hµng thÕ giíi. I – x©y dùng ch­¬ng tr×nh míi cho giíi trÎ vµ thanh niªn. céng t¸c víi giíi trÎ. Trong năm 2002, lần đầu tiên WB đưa ra dự án Tiếng nói sinh Thanh niên tại Pêru. Các thành viên tổ chức được lựa chọn từ các đơn xin gia nhập, tình nguyện dành thời gian làm việc tại văn phòng đại diện của Ngân hàng và có cơ hội nghiên cứu tư vấn và nhận xét về một loạt các vấn đề phát triển quốc gia. Các nhóm Tiếng nói sinh viêncó mặt tại các nước: Bôtxnia, Braxin, Ai Cập, Êtiôpia, Kênia, Côxôvô, Macxêđônia, Mônđôva, Thổ Nhĩ Kỳ, Yêmen. Hãy tưởng tượng một căn phòng có hơn 120 thanh thiếu niên Braxin đề xuất với các quan chức chính phủ về một loạt vấn đề từ nghèo đói và giáo dục đến thất nghiệp và xung đột vũ trang. Mặc dù nghe có vẻ không bình thường, nhưng đây là một hoạt động thực sự đã diễn ra vào tháng 6 năm 2004. Những khuyến nghị chính sách do thanh niên Braxin và chương trình nghị sự của chính phủ đối với vấn đề thanh niên. Những cuộc họp đặc biệt như vậy diễn ra được, một phần nhờ nỗ lực của ngân hàng thế giới tại Braxin trong việc kêu gọi ý kiến đóng góp của giới trẻ cho các vấn đề ưu tiên phát triển đất nước. Nhiều tháng trước đó, một nhóm thanh niên với thành phần đa dạng đã tập trung lại để hình thành tổ chức Voz Jovens (Tiếng nói sinh viên). Đây là một trong 20 nhóm thanh niên cấp quốc gia trên toàn thế giới đóng góp vai trò tư vấn không chính thức cho Ngân hàng thế giới về nhận định của họ đối với một loạt các vấn đề từ nỗ lực tăng cường cơ hội giáo dục cho giới trẻ Ai Cập đến biện pháp phòng chống xung đột ở Đôngtimo. WB gần đây tập trung hơn vào đối tượng trẻ em và thanh niên. Một trong những bước tiến đầu tiên là việc lắng nghe tiếng nói của giới trẻ, nhờ vậy WB có thể hiểu những vấn đề nào là quan trọng đối với họ và chính sách nào họ cảm thấy thích hợp nhất để đáp ứng nhu cầu của mình. Ngân hàng hiện đang tiến thêm một bước tiếp theo là đưa quan điểm của giới trẻ một cách đầy đủ hơn vào trong hoạt động của mình. Và WB dự định tăng cường sự tham gia của giới trẻ trong tương lai. 1. Xây dựng chương trình mới cho trẻ em và thanh niên: Câu chuyện về cách thức giới trẻ Braxin đóng góp tích cực cho chiến lược phát triển của nước mình cũng diễn ra ở nhiều nước trên TG do Ngân hàng đã định hình và điều chỉnh hoạt động hợp tác với giới trẻ vì lợi ích của họ. Cột mốc cho những nỗ lực này là hội nghị giới trẻ, phát triển, và hoà bình (YDP) tổ chức tại Paris vào tháng 9 năm 2003. Hội nghị thứ 2 được tổ chức tại Zaragevo được tổ chức vào tháng 9 năm 2004. Hai hội nghị này đã tập hợp cán bộ của Ngân hàng và hàng trăm thanh niên từ hơn 80 nước để xây dựng cho kế hoạch hành động chung cho tương lai. Hội thảo YDP tại Paris và Sarajevo được tiến hành với nội dung nâng cao sự tham gia của ngân hàng thế giớivào các vấn đề của giới trẻ ở cấp quốc gia và khu vực. Hàng thập kỷ qua, WB đã đóng góp đáng kể vào quá trình nâng cao đời sống của giới trẻ trong những lĩnh vực như y tế, giáo dục, nhưng ngày nay giới trẻ phải đối mặt với nhiều thách thức cấp thiết, và chính phủ các nước cần được hỗ trợ hơn nữa để giải quyết các vấn đề cấp thiết đó. Đồng thời việc hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ là rất cần thiết. Tình hình này đã đòi hỏi lãnh đạo và cán bộ của WB phải tăng cường nỗ lực giải quyết những vấn đề của giới trẻ. Nhằm trợ giúp điều phối những nỗ lực này, WB đã xây dựng bộ phận thanh niên và trẻ em năm 2002. Mục tiêu chính của bộ phận này là: ► Thúc đẩy hiểu biết hơn về các vấn đề của trẻ em và thanh niên trong và ngoài WB. ► Hỗ trợ các hoạt động tập trung vào thanh niên và trẻ em trong Ngân hàng trên cơ sở những điển hình tiêu biểu và có bằng chứng rõ ràng. ► Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia của giới trẻ vào hoạt động và dự án của Ngân hàng. ► Tăng cường hợp tác với các tổ chức bên ngoài. Bộ phận này đã hỗ trợ tích cực cho sự tham gia của giới trẻ vào nỗ lực của Ngân hàng và đáp ứng nhu cầu của họ. Cùng làm việc với giới trẻ về những ưu tiên và chiến lược mà qua đó giới trẻ và Ngân hàng có thể tạo nên những đổi thay. 2. Khung hành động: Hoạt động trên cơ sở hợp tác chặt chẽ với giới trẻ và đối tác quốc tế. Bộ phận trẻ em và thanh niên của WB xây dựng "khung hành động của trẻ em và thanh niên" để chỉ dẫn các hoạt động của Ngân hàng có nội dung về giới trẻ cũng như hoạt động hợp tác với đối tượng này. Để soạn thảo khung hành động này, WB sẽ phỏng vấn, lập nhóm làm việc, trao đổi trực tuyến, và thảo luận qua video với hàng trăm thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Nội dung của những hội thảo này cũng như thông tin tham vấn từ các chuyên gia về trẻ em và thanh niên là rất cần thiết để huy động các thành phần xã hội đáp ứng những nhu cầu của giới trẻ. Một điều cũng hết sức quan trọng là quan tâm đến các vấn đề riêng lẻ - như số học sinh bỏ học trong phạm vi một nước nhất định - đồng thời đặt trong bối cảnh khái quát hơn của các vấn đề phát triển cần giải quyết như nghèo đói và thất nghiệp. (*Khung hành động được xây dựng trên phương pháp vòng đời để giải quyết những nhu cầu của giới trẻ. Phương pháp này xem xét nhu cầu của trể em và thanh niên ở các độ tuổi khác nhau hoặc tại các giai đoạn trưởng thành khác nhaucủa con người, khung hành động này còn giứp cán bộ WB trong việc xác định những lĩnh vực ưu tiên trong điều kiện nguồn lực hạn chế tại các nước được hỗ trợ. Ví dụ như đối với các nước có thu nhập thấp, phương pháp này có thể làm tăng đầu tư vào dinh dưỡng và các biện pháp y tế khác với mục đích duy trì cuộc sống cho trẻ em. Phương pháp vòng đời nhấn mạnh sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong việc cải thiện cuộc sống trẻ em. Các nước cần có những chính sách và thể chế hiệu quả để đảm bảo những công dân trẻ tuổi của mình có thể tiếp cận với giáo dục, y tế và các loại dịch vụ thiết yếu khác. Điều quan trọng nữa là cần phải chắc chắn rẳng giới trẻ có thể tác động đến những quyết định ảnh hưởng tới đời sống của mình*). Ngân hàng và giới trẻ hợp tác để chống đói nghèo Những điều giới trẻ mang lại Những điều WB mang lại - Cái nhìn mới về vấn đề phát triển xuất phát từ kinh nghiệm thực tế - Tham gia lâu dài - Nguồn lực, ý tưởng, năng lực - Nhiệt huyết đối với các vấn đề phát triển và sẵn sàng tham gia đóng góp - Các tổ chức có tri thức và năng lực toàn cầu - Am hiểu thực tế tận gốc và tiếp cạn với cộng đồng địa phương - Hăng hái xây dựng các chính sách nhà nước và chiến lược chương trình hiểu quả hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của giới trẻ cũng như lắng nghe tiếng nói của giới trẻ. - Sẵn sàng lắng nghe và học hỏi - Cam kết dài hạn - Khả năng tổ chức nghiên cứu các vấn đề phát triển khác nhau như giáo dục, y tế, việc làm - Kinh nghiệm trong quá khứ và các dự án hiện tại cũng như hoạt động của Ngân hàng trợ giúp trẻ em và thanh niên (như khả năng tiếp cận giáo dục và việc làm) - Khả năng kết hợp cung cấp vốn với một kế hoạch trên cơ sở hợp tác với các nước đang phát triển. - Có ảnh hưởng ở cấp quốc tế lẫn quốc gia - Cơ hội xây dựng năng lực II – céng t¸c víi giíi trÎ. Hiện nay WB đã đưa ra hàng chục sáng kiến dành cho giới trẻ ở tất cả các vùng trên thế giới thuộc phạm vi hoạt động của Ngân hàng. Những chương trình này cùng với giới trẻ, xác định những khó khăn cấp thiết trong quá trình phát triển và đề xuất phương pháp giải quyết. Ở một số văn phòng đại diện tại các nước, giới trẻ đã tham gia vào hoạt động hàng ngày, hoặc ở những nơi khác họ đóng góp vào kế hoạch phát triển quốc gia và chiến lược xoá đói giảm nghèo của đất nước. Sau đây là một số ví dụ: ► Tại Mônđôva, thành viên nhóm Tiếng nói sinh viên, một uỷ ban tư vấn không chính thức cho văn phòng đại diện của WB, cung cấp những thông tin quan trọng cho quá trình xây dựng chiến lược hỗ trợ quốc gia của Môđôva cũng như các sáng kiến phòng chống HIV/AIDS và nỗ lực cải tạo trường học. ►Thanh niên Roma (24-34 tuổi) từ 8 nước Trung và Đông Âu đã đến Washington, D>C. để gặp chủ tịch và cán bộ WB, các tổ chức xã hội địa phương và lãnh đạo nhà nước. Chuyến thăm là một phần của sáng kiến quy mô lớn hơn do WB đề xuất, nhằm củng cố năng lực của các nhà lãnh đạo Roma trẻ và xây dựng diễn đàn lắng nghe tiếng nói của giới trẻ. ►Tại Êtiopia, giới trẻ tham gia tích cực vào các nỗ lực của Ngân hàng, với sự cộng tác của các cơ quan chính phủ, nhằm xây dựng và thực hiện các chương trình phòng chống HIV/AIDS. ►Và tại Nêpan, thanh niên từ 18-20 tuổi tham gia vào một loạt cuộc đàm thoại và một hội thảo quốc gia với mục tiêu tìm hiểu các nội dung và khía cạnh của nhu cầu và lĩnh vực ưu tiên phát triển. Những kinh nghiệm này đã củng cố giá trị to lớn của giới trẻ khi tham gia đối thoại về các vấn đề phát triển. 1. Céng t¸c víi giíi trÎ Pªru ®Ó t¹o ra sù thay ®æi: Nuevas Voces là một sáng kiến 3 năm của Văn phòng đại diện WB tại Pêru; sáng kiến này đã thu hút hàng chục thanh niên, những thành viên tích cực trong cộng đồng của họ, đến văn phòng đại diện của Ngân hàng để học hỏi, nghiên cứu, tư vấn và nhận xét các hoạt động của Ngân hàng. Các thành viên được lựa chọn từ một nhóm lớn các ứng cử viên do các hội thanh niên, trường học, nhà thờ, hoặc các tổ chức cộng đồng khác đề cử. Tiêu chí lựa chọn bao gồm sự sẵn sàng học hỏi về vấn đề phát triển, và họ phải xây dựng một kế hoạch để sau này tổ chức tài trợ của mình có thể đưa vào hoạt động. Đây là một tình huống mà cả hai bên cùng có lợi. Các nhà hoạt động xã hội này thu được kinh nghiệm trực tiếp về vấn đề phát triển, còn Ngân hàng nhận được những ý kiến có giá trị về hoạt động của mình. Theo Natalia Toledo, một người tham gia chương trình Nuevas Voces thì: "Tôi hiểu được cặn kẽ hơn về vai trò của WB tại những nước như nước tôi cũng như vai trò của chính phủ và xã hội dân sự" Sau một giới thiệu ngắn về vấn đề phát triển, Ngân hàng và chương trình quốc gia sinh viên bắt đầu làm việc cho một dự án tuỳ chọn. Một dự án gần đây đã thu thút sự tham gia của giới trẻ trong quá trình nghiên cứu về cách thức cải tiến chương trình và chính sách giáo dục. Các thành viên cũng đi thăm những dự án đang thực hiện của Ngân hàng tại Pêru và nêu ý kiến về cách xây dựng, thực hiện và đánh giá dự án. Natalia nhớlại: "Tôi đã rất ngạc nhiên trước lượng thông tin mà Ngân hàng nắm giữ. Tôi biết đây là một trong các tổ chức tiến hành hầu hết các nghiên cứu lớn nhất về phát triển, nhưng tôi thục sự chưa biết quy mô, hoặc cách tiếp cận và sử dụng tổ chức này. 2. C¬ héi vay vèn cña WB: Mặc dù phần lớn vốn của WB được phân phối dưới dạng vay nợ chính phủ, nhưng một số vốn nhỏ vẫn luôn đựoc dành cho các tổ chức thanh niên và cá nhân thông qua chương trình tài trợ quy mô nhỏ và Thị trường phát triển. Ch­¬ng tr×nh tµi trî quy m« nhá: Chương trình tài trợ vốn quy mô nhỏ được thành lập năm 1983, là một trong số ít chương trình của WB trực tiếp cấp vốn cho các tổ chức xã hội. Chương trình do văn phòng đại diện của Ngân hàng tại các nước điều hành, nhằm hỗ trợ hoạt động của các tổ chức xã hội đang nỗ lực thu hút sự tham gia của những người nghèo và sống bên lề xã hội. Bằng cách thu hút sự tham gia của những người thường bị xã hội bỏ quên, và thông qua việc nâng cao năng lực tác động lên các quyết định chính sách và chương trình của họ , chương trình tài trợ vốn quy mô nhỏ giúp tạo điều kiện để các tổ chức xã hội trở thành chủ sở hữu những sáng kiến phát triển. Sự hỗ trợ đựơc cấp một năm một lần, và thường từ 3000 - 7000 USD, mức cao nhất là 15000 USD. Hîp t¸c víi c¸c tæ choc kh¸c: Với một khối lượng lớn công việc cần làm để cải thiện cuộc sống của giới trẻ trên toàn TG, WB phải hợp tác với các tổ chức cấp địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế (song phương và đa phương) để tối đa hoá nguồn lực, mạng lưới và kinh nghiệm chung. Các đối tác chính của WB trong nỗ lực khuyến khích sự tham gia của giới trẻ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ bao gồm: ► Các tổ chức trong hệ thông liên hợp quốc (như UNICEF, cơ quan đầu mối các vấn đề về thanh thiếu niên của Liên hợp quốc, chương trình phát triển liên hợp quốc, UNAIDS và quỹ dân số Liên hợp quốc) ► Các tổ chức của giới trẻ (như Tổ chức chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, tổ chức giáo viên và học sinh nữ thế giới, tổ chức phong trào hướng đạo sinh thế giới, và một số tổ chức của giới trẻ trong khu vực). ► Các ngân hàng ơhát triển trong khu vực (như Ngân hàng Phát triển liên Mỹ) ► Các tổ chức phi chính phủ (như Save the children và Plan international). ► Các tổ chức song phương (như GTZ, Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Đức, USAID, tổ chức phat triển quốc tế Hoa Kỳ, và CIDA, tổ chức phát triển quốc tế Canada) Những tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực tập hợp giới trẻ và củng cố liên kết chia sẻ thông tin của WB. Tương lai hứa hẹn những hợp tác không ngừng trong việc theo đuổi cùng một mục tiêu chung là cải thiện cuộc sống của giới trẻ và tăng cường khả năng tham gia và hoạt động của cộng đồng họ. III – giíi trÎ cã thÓ tham gia vµo c¸c ho¹t ®éng cña WB nh­ thÕ nµo??? Giới trẻ cơ thể tham gia vào hoạt động của WB và nói lên tiêng nói của mình về các dự án của Ngân hàng dưới nhiều hình thức khác nhau. * Chương trình Tiếng nói mới trong phát triển: cho phép thanh thiếu niên và các tổ chức của họ liên kết với nhau và chia sẻ ý tưởng tăng cường tác động của chương trình. Đội ngũ TiÕng nói mới Hợp tác với văn phòng đại diện của Ngân hàng tại nhiều nước trên thế giới. Một kế hoạch được xây dựng để các thành viên có thể đến thăm trụ sở của WB tại các nước khác và tìm hiểu những điểm giống trong nội dung và cachs thức hoạt động của văn phòng này với văn phòng tại nước họ. * Chương trình thực tập: mang lại cho các cử nhân và tiến sĩ cơ hội nâng cao kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc trong một môi trường quốc tế. Ứng cử viên thường là người học trong các lĩnh vực kinh tế học, tài chính, phát triển con người, khoa học xã hội, nông nghiệp, môi trường hoặc phát triển kinh tế tư nhân. * Chương trình trợ lý chuyên môn cấp dưới: mang lại cho những người tốt nghiệp đại học (dưới 28 tuổi) kinh nghiệm làm việc bước đầu và được đối mặt với các thách thức của hoạt động phát triển, xoá đói giảm nghèo một cách trực tiếp. Chương trình này kéo dài 2 năm và là một trong các bước đệm cho những ai muốn làm việc trong các chính phủ, lĩnh vực tư vấn, khu vực tư nhân và nghiên cứu. * Chương trình chuyên viên trẻ: thu hút các đối tượng dưới 32 tuổi muốn làm việc trong lĩnh vực phát triển có thành tích học tập và việc làm xuất sắc, đồng thời có năng lực lãnh đạo. Chương trình này tuyển dụng thông qua quá trình tuyển chọn mang tính cạnh tranh cao. * Chương trình học bổng cao học: dành cho sinh viên muốn theo học chương trình cao học trong những lĩnh vức có liên quan đến phát triển. Chương trình tài trợ chi phí 2 năm học. Sinh viên đi học tại những trường ở nước ngoài và dưới 45 tuổi, có ít nhất 2 năm kinh nghiệm chuyên môn. * Chương trình cộng đồng từ thanh niên đến thanh niên (Y2Y) là một mạng lưới chuyên gia trẻ trong WB được thành lập với mục đích trao đổi và chia sẻ ý tưởng liên quan đến hoạt động và chiến lược của WB, đồng thời hợp tác với các tổ chức hoạt động vì giới trẻ khác. Các thành viên tham gia không hạn chế lứa tuổi. Y2Y đón nhận tất cả cá nhân thuộc mọi độ tuổi quan tâm đến vấn đề phát triển vốn đang ảnh hưởng đến giới trẻ toàn cầu và những người nhiệt huyết với việc đưa những vấn đề của giới trẻ vào hoạt động phát triển. * Mạng lưới thanh niên, phát triển và hoà bình (YDP) hỗ trợ sự tham gia của giới trẻ vào quá trình phát triển. Những người trẻ tuổi từ khắp nơi trên TG trông cậy vào WB để xây dựng và thực hiện các chương trình nâng cao năng lực và chia sẻ kiến thức cho các tổ chức của thanh niên. Trong hội nghị YDP tại Paris (2003) và Sarajevo (2004) những thành viên tham dự đề xuất thành lập mạng lưới không chính thức do thanh niên quản lý, đó là mạng lưới thanh niên, phát triển và hoà bình. Vào ngày 30/11/2004 sứ mệnh sau được mạng lướiYDP thông qua: "Vì giới trẻ là đối tượng tạo nhiều thay đổi quan trọng, mục đích của mạng lưới YDP là tạo nên sự tương tác giữa các tổ chức thanh niên, WB và các đối tác khác để tạo điều kiện cho thanh niên tham gia tích cực vào các dự án, quá trình hoạch định chính sách và lên tiếng bảo vệ các vấn đề của giới trẻ, và huy động nguồn lực". IV – trë thµnh mét phÇn cña gi¶I ph¸p. Mặc dù WB đã gặt hái được nhiều thành công trong việc bảo vệ và hợp tác với giới trẻ nhưng đây mới chỉ là điểm khởi đầu - và khả năng của Ngân hàng trong việc hỗ trợ nhiều sáng kiến khác nhau của giới trẻ còn hạn chế. Tuy nhiên điều may mắn là WB không phải là một tổ chức đơn lẻ mà là một hệ thống các tổ chức hoạt động ở địa phương, quốc gia và quốc tế giải quyết vấn đề cấp thiết của phát triển. Việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng có thể thực hiện dưới các hình thức sau đây: - Bầu cử và khuyến khích giới trẻ trong độ tuổi bầu cử đi bầu cử - Xây dựng nhóm thảo luận các vấn đề nổi cộm tại trường học hoặc cộng đồng. - Viết bài cho phương tiện thông tin đại chúng địa phương hoặc xây dựng kênh truyền thông mới - Làm đơn kiến nghị trực tuyến hoặc viết đơn mới. - Đưa ra một vài chiến dich vì các vấn đề giới trẻ quan tâm . - Làm tình nguyện viên cho các tổ chức xã hội dân sự địa phương, quốc gia và quốc tế. - Huy động bạn bè bắt đầu thực hiện một dự án hoặc xây dựng một tổ chức quần chúng. - Đóng góp vào chiến lược xoá đói giảm nghèo. Phô lôc 1 Danh môc c¸c dù ¸n ®ang tiÕn hµnh do HiÖp héi ph¸t triÓn quèc tÕ ida tµI trî cho viÖt nam Dù ¸n n¨ng l­îng Dù ¸n truyÒn t¶i, ph©n phèi vµ x©y dung l¹i m¹ng l­íi ®iÖn sau thiªn tai. Dù ¸n n¨ng l­îng n«ng th«n Dù ¸n vÒ t¨ng c­êng hiÖu qu¶, cæ phÇn hãa vµ n¨ng l­îng t¸i t¹o Dù ¸n ph¸t triÓn con ng­êi Dù ¸n ph¸t triÓn tiÓu häc Dù ¸n d©n sè vµ kÕ ho¹ch hãa gia ®×nh Dù ¸n hç trî y tÕ quèc gia Dù ¸n gi¸o dôc ®¹i häc Dù ¸n ph¸t triÓn gi¸o viªn tiÓu häc Dù ¸n c¸c trung t©m an toµn truyÒn m¸u khu vùc Dù ¸n xãa ®ãi gi¶m nghÌo vµ qu¶n lý kinh tÕ Dù ¸n hiÖn ®¹i hãa Ng©n hµng vµ hÖ thèng thanh to¸n Dù ¸n tÝn dông hç trî gi¶m nghÌo Ph¸t triÓn n«ng th«n Dù ¸n kh«i phôc thñy lîi Dù ¸n ph¸t triÓn n«ng th«n vµ b¶o vÖ rõng Dù ¸n ®a d¹ng hãa n«ng nghiÖp Dù ¸n nguån n­íc ®ång b»ng s«ng Mªk«ng Dù ¸n ph¸t triÓn vµ b¶o vÖ rõng ®Çm lÇy ven biÓn Dù ¸n ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng n«ng th«n dùa vµo céng ®ång Dù ¸n xãa ®ãi gi¶m nghÌo c¸c tØnh miÒn nói phÝa B¾c Dù ¸n tµi chÝnh n«ng th«n II Giao th«ng Dù ¸n kh«i phôc ®­êng quèc lé 2 Dù ¸n kh«i phôc c¶ng biÓn vµ hÖ thèng ®­êng thñy Dù ¸n t¨ng c­êng giao th«ng ®« thÞ Dù ¸n giao th«ng n«ng th«n II Dù ¸n chèng ngËp lôt vµ giao th«ng s«ng Mªk«ng Dù ¸n ph¸t triÓn ®« thÞ Dù ¸n cung cÊp n­íc Dù ¸n vÖ sinh ba thµnh phè Dù ¸n vÖ sinh m«i tr­êng TP. Hå ChÝ Minh (kªnh Nhiªu l«c – ThÞ NghÌ) C¸c dù ¸n s¾p tíi Dù ¸n Gi¸o dôc tiÓu häc cho trÎ em cã hoµn c¶nh khã kh¨n Dù ¸n c¶i c¸ch Qu¶n lý tµi chÝnh c«ng Dù ¸n Hç trî qu¶n lý Ngu«ng n­íc quèc gia Dù ¸n Ph¸t triÓn Ngµnh l©m nghiÖp Dù ¸n N©ng cÊp m¹ng l­íi quèc lé Dù ¸n N©ng cÊp ®« thÞ vµ ph¸t triÓn h­íng vÒ céng ®ång Dù ¸n phßng chèng vµ gi¶m nhÑ thiªn tai Phô lôc 2 Ch­¬ng tr×nh ph¸t triÓn dù ¸n mªk«ng (mpdf) Ch­¬ng tr×nh Ph¸t triÓn Dù ¸n Mªk«ng (MPDF) lµ ch­¬ng tr×nh do nhiÒu bªn tµi trî ®­îc ®iÒu hµnh bëi C«ng ty Tµi chÝnh Quèc tÕ (IFC), bé phËn kinh tÕ t­ nh©n thuéc Ng©n hµng thÕ giíi. C¸c nhµ tµi trî kh¸c cña MPDF bao gåm: Ng©n hµng ph¸t triÓn Ch©u ¸, Canada, ¤xtrolia, IFC, Na Uy, NhËt B¶n, PhÇn Lan, Thôy Sü, Thôy §iÓn, V­¬ng Quèc Anh. Sø mÖnh cña MPDF lµ thóc ®Èy sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña c¸c doanh nghiÖp t­ nh©n võa vµ nhá (DNNVV) së t¹i ë ViÖt Nam, C¨mpuchia vµ Lµo. Víi v¨n phßng t¹i Hµ Néi, TP. Hå ChÝ Minh, Phn«m Pªnh vµ Viªn Ch¨n, MPDF thùc hiÖn ba ho¹t ®éng chÝnh sau: DÞch vô hç trî t­ vÊn doanh nghiÖp MPDF cung cÊp hç trî t­ vÊn doanh nghiÖp cho c¸c DNNVV cã mong muèn c¶i tiÕn hoÆc më réng ho¹t ®éng hiÖn cã. Víi møc ®é ph¸t triÓn vµ nhu cÇu cña doanh nghiÖp thay ®æi, MPDF cã thÓ cung cÊp c¸c dÞch vô kh¸c nhau nh­: ► §¸nh gi¸ ho¹t ®éng doanh nghiÖp: dÞch vô nµy ®­îc tiÕn hµnh nh»m x¸c ®Þnh vÊn ®Ò vµ khuyÕn c¸o c¸c biÖn ph¸p gi¶i quyÕt. ► KÕt nèi doanh nghiÖp víi nhµ t­ vÊn vµ c¸c nhµ cung cÊp dÞch vô doanh nghiÖp së t¹i. ► Ph¸t triÓn c¸c dù ¸n ®Çu t­ vµ thu xÕp nguån tµi chÝnh. Ch­¬ng tr×nh Ph¸t triÓn doanh nghiªp MPDF cung cÊp trî gióp ®Ó t¨ng c­êng n¨ng lùc cña c¸c c¬ quan së t¹i cã cung cÊp dÞch vô thiÕt yÕu cho DNNVV: ► §µo t¹o qu¶n lý vµ häc tËp linh ho¹t ► Trung t©m §µo t¹o Ng©n hµng ► Ph¸t triÓn c¸c hiÖp héi doanh nghiÖp ► Xóc tiÕn xuÊt khÈu M«i tr­êng Hç trî Doanh nghiÖp MPDF hîp t¸c víi c¸c ®èi t¸c tiÕn hµnh nghiªn cøu vµ ®èi tho¹i vÒ chÝnh s¸ch nh»m c¶i thiÖn m«i tr­êng kinh doanh cho c¸c DNNVV: ► C¸c nghiªn cøu, ®iÒu tra vÒ khu vùc t­ nh©n ► Xªmina, héi th¶o vÒ c¸c vÊn ®Ò ph¸t triÓn DNNVV ► §em ®Õn ViÖt Nam c¸c kinh nghiÖm quèc tÕ KÕt luËn Quan hÖ gi÷a ViÖt Nam – WB ®­îc chÝnh thøc nèi l¹i tõ th¸ng 10/1993, kÓ tõ ®ã cho ®Õn nay mèi quan hÖ hîp t¸c Êy ®· kh«ng ngõng ph¸t triÓn vµ tiÕn b­íc trªn mét tÇm cao míi. Minh chøng thÓ hiÖn cô thÓ nhÊt mèi quan hÖ hîp t¸c Êy ®ã lµ sè vèn cam kÕt cho ViÖt Nam vay t¨ng dÇn lªn theo c¸c n¨m. Cã thÓ nãi, nguån vèn n­íc ngoµi tõ Tæ chøc Ng©n hµng thÕ giíi ®· ®ãng gãp rÊt lín vµo qu¸ tr×nh ph¸t triÓn kinh tÕ cña ViÖt Nam, t¨ng tr­ëng kinh tÕ cña ViÖt Nam ®· thay ®æi ®¶m b¶o c¶ sù t¨ng lªn cña chÊt vµ l­îng. §ã lµ: GDP hµng n¨m t¨ng lªn nhanh chãng cïng víi viÖc c¶i thiÖn ®êi sèng nh©n d©n, b¶o vÖ m«i tr­êng sinh th¸i, quan t©m nhiÒu ®Õn gi¸o dôc - ®µo t¹o, xãa ®ãi gi¶m nghÌo... Cïng víi sù hîp t¸c ngµy cµng s©u réng h¬n, chóng ta kh«ng thÓ phò nhËn mét ®iÒu ®ã lµ sù can thiÖp cïng møc ®é vµ quy m« trªn cña Ng©n hµng thÕ giíi vµo quèc gia lµ “con nî” cña hä. Kh«ng chØ c¬ cÊu kinh tÕ bÞ t¸c ®éng thay ®æi, chÝnh s¸ch, ph¸p luËt trªn ®µ chuyÓn dÞch ...mµ ®ã cßn lµ sù thay ®æi vÒ thÓ chÕ, t¸c ®éng tíi ®­êng lèi cña quèc gia vay nî ®ã. ViÖc sö dông nguån vèn cña WB còng cã nhiÒu viÖc ®¸ng ®Ó bµn tíi ®èi víi ViÖt Nam. Nguån vèn ®· ®­îc chóng ta sö dông hiÖu qu¶ ch­a? hoÆc lµ nã sÏ lµ mét liÒu thuèc t¨ng lùc ®èi víi nÒn kinh tÕ ViÖt Nam hoÆc nã l¹i trë thµnh n¬i nu«i d­ìng n¹n tham «, l·ng phÝ ®èi víi chóng ta. §©y ph¶i ch¨ng chÝnh lµ sù h¹n chÕ cña WB? VÊn ®Ò nµy chóng t«i sÏ lµm râ h¬n trong mét ®Ò tµi kh¸c. Trong chóng ta h¼n ch­a ai quªn bµi häc tõ Hµn Quèc, bµi häc tõ viÖc vay vèn cña WB ®i kÌm ®iÒu kiÖn më cöa khu vùc n«ng nghiÖp cho hµng hãa n«ng nghiÖp tõ Mü, dÉn tíi nÒn s¶n xuÊt n«ng nghiÖp cña Hµn Quèc bÞ kiÖt quÖ, thiÖt h¹i nÆng nÒ vµ hoµn toµn phô thuéc vµo Mü. Hay bµi häc tõ nh÷ng quèc gia nghÌo ®ãi cña Ch©u Phi. Hµng lo¹t c¸c tæ chøc vò trang ph¶n ®éng cña lôc ®Þa ®en nµy bÞ giËt d©y bëi bµn tay cña Mü th«ng qua mét c¸i gäi lµ ch­¬ng tr×nh h­íng tíi quyÒn tù do, nh©n quyÒn ®­îc Mü dùng lªn tµi trî cho c¸c tæ chøc vò trang ®ßi ly khai. Ng©n hµng thÕ giíi l¹i trë thµnh dông cô cña Hoa Kú trong trß ch¬i nh©n quyÒn cña m×nh? Sù kiÖn cò nh­ng bµi häc l¹i lµ rÊt míi vµ rÊt ®¸ng l­u t©m. §ã lµ nh÷ng minh chøng sinh ®éng vµ thùc tÕ nhÊt cho tÊt c¶ c¸c quèc gia, trong ®ã cã ViÖt Nam, yªu cÇu kh¸ch quan ®Æt ra lµ lµm thÕ nµo ®Ó võa cã thÓ tËn dông ®­îc ngo¹i lùc ®Ó ph¸t triÓn kinh tÕ l¹i cã thÓ võa b¶o vÖ vµ kiªn ®Þnh ®­îc lËp tr­êng kinh tÕ tù chñ cña m×nh? C©u hái ®ã ®· ®­îc Nhãm t¸c gi¶ gi¶i ®¸p trong bµi viÕt cña m×nh. Nhãm t¸c gi¶ xin tr©n thµnh c¶m ¬n sù gãp ý cña ThÇy c« vµ c¸c b¹n! Nhãm t¸c gi¶. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29467.doc
Tài liệu liên quan