I. LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tại Việt Nam. Đây là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại nhà
43 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Hướng đi và phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước... Thống đốc hiện nay là ông Nguyễn Văn Giàu.
Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyết định chính sách tiền tệ, nhằm mục tiêu ổn định giá trị VND, giải quyết việc làm và tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ, có trách nhiệm:
- Chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc giam kế hoạch cung ứng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm trình Chính phủ, để Chính phủ trình Quốc hội.
- Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ( dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, thị trường mở, lãi suất, tỷ giá hối đoái), thực hiện việc đưa ra lưu thông, rút tiền tư lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng đã được Chính phủ phê duyệt.
Để xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, tăng cường hơn nữa quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nươc, ngày 26 tháng 12 năm 1997, Nhà nước ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam( có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1988). Từ đây, mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được chi phối bởi Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Hội nhập WTO, vừa là cơ hội, nhưng cũng vừa là thách thức cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm của Việt Nam trong quá trình đàm phán đã diễn ra rất gay go và quyết liệt nhưng cuối cùng cũng đi đến thành công trên khía cạnh phù hợp với chủ trương của chính phủ và các cam kết của WTO. Về cơ bản Việt Nam cam kết sẽ giành đối xử quốc gia cho các ngân hàng nước ngoài. Như vậy, các ngân hàng nước ngoài sẽ thâm nhập vào Việt Nam dưới hai hình thức hiện diện thương mại chính là: Một là thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Hai là, các nhà đầu nước ngoài sẽ mua cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo tỉ lệ cho phép.
Cơ hội:
Hội nhập quốc tế sẽ tạo cơ hội nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành và thực thi chính sách tiền tệ, đổi mới cơ chế kiểm soát tiền tệ, lãi suất, tỉ giá theo nguyên tắc thị trường. Hội nhập cũng là cơ hội để NHNN tăng cường phối hợp với các NHTW và các tổ chức tài chính quốc tế về chính sách tiền tệ, trao đổi thông tin và ngăn ngừa rủi ro, qua đó hạn chế biến động của thị trường tài chính quốc tế và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống NHTM và thị trường tiền tệ hoạt động an toàn và hiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách tiền tệ. Hội nhập quốc tế sẽ thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính, loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp vốn, tài chính đối với các NHTM trong nước, hạn chế tình trạng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của NHNN và Chính phủ.
Bên cạnh đó cũng là những thách thức
- Mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các qui định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về mở chi nhánh và các điểm giao dịch, phạm vi hoạt động, hạn chế về đối tượng khách hàng và tiền gửi được phép huy động, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, trong khi các tổ chức tài chính Việt Nam còn nhiều yếu kém:
+ Trình độ chuyên môn và trình độ quản lý còn bất cập, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh thấp, nợ quá hạn cao, khả năng chống đỡ rủi ro còn kém, vốn nhỏ, năng lực tài chính thấp, chất lượng tài sản chưa cao.
+ Hoạt động tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và yêu cầu hội nhập.
+ Sản phẩm và dịch vụ còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, chất lượng dịch vụ thấp. Qui trình quản trị trong các TCTD Việt Nam chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, chưa hình thành môi trường làm việc và văn hóa kinh doanh lành mạnh do vai trò và trách nhiệm của các vị trí công tác chưa rõ ràng, hệ thống thông tin quản lý và quản lý rủi ro chưa hiệu quả.
+ Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý điều hành của NHNN và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM còn nhiều hạn chế.
+ Thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập.
Vì thế, các NHTM Việt Nam sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về qui mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối, nhất là sau năm 2010, khi những hạn chế nêu trên và sự phân biệt đối xử bị loại bỏ căn bản. Sau thời gian đó, qui mô hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp sẽ tăng lên. Đáng chú ý, rủi ro đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức tài chính trong nước thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, liên kết kinh doanh; một số tổ chức tài chính trong nước sẽ gặp rủi ro và có nguy cơ thua lỗ, phá sản do sức cạnh tranh kém và không có khả năng kiểm soát rủi ro khi tham gia các hoạt động ngân hàng quốc tế.
- Mở cửa thị trường tài chính trong nước làm tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỉ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế giảm dần. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với các cơn sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng. Trong trường hợp đó, thị trường vốn chưa phát triển sẽ khiến hệ thống ngân hàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây lên.
Bởi vậy, để có thể không ngừng phát triển và vươn lên với các bạn bè trên khắp thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có những chính sách tiền tệ thích hợp, phù hợp với sự biến động, thay đổi của thị trường như hiện nay.
II. NỘI DUNG
Để có thể hiểu, phân tích và định hướng được đường lối chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ta phải biết được lịch sử phát triển và những đóng góp của hệ thống Ngân hàng Việt Nam qua các thời kỳ.
A. Lịch sử phát triển Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Các vị lãnh đạo cao nhất của NHNN Việt Nam qua các thời kỳ:
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng
Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam từ 5/1951 đến 4/1952
Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ 1969 và mất năm 1979
Đồng chí Lê Viết Lượng
Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
Từ 5/1952 đến 7/1964- Mất năm 1985
Đồng chí Tạ Hoàng Cơ
Tổng giám đốc Ngân hàng từ 8/1964 đến 1974 - Mất năm 1996
Đồng chí Đặng Việt Châu
Phó thủ tướng kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ 1974 đến 1976 – Mất năm 1990
Đồng chi Hoàng Anh
Phó Thủ tướng được cử giữ chức Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Từ 1976 đến 3/1977
Đồng chí Trần Dương
Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước VN Từ 4/1977 đến 2/1981
Đồng chí Nguyễn Duy Gia
Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Từ 3/1981 đến 6/1986
Đồng chí Lữ Minh Châu
Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước VN Từ 7/1986 đến 5/1989
Đồng chí Cao Sỹ Kiêm
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Từ 6/1989 đến 10/1997
Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Từ 5/1998 đến 12/1999
Đồng chí Lê Đức Thuý
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Từ 12/1999 đến 8/2007
Đồng chí Nguyễn Văn Giàu
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Từ 8/2007
Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của từng thời kỳ cách mạng và công cuộc xây dựng Đất nước.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và bảo hộ bởi thực dân Pháp thông qua Ngân hàng Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương vừa đóng vai trò là ngân hàng Trung ương trên toàn cõi Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), vừa là ngân hàng thương mại. Ngân hàng này là công cụ phục vụ đắc lực chính sách thuộc địa của chính phủ Pháp và làm giàu cho tư bản Pháp. Vì thế, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cuộc Cách mạng Tháng 8 lúc bấy giờ là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ và hệ thống ngân hàng độc lập tự chủ. Nhiệm vụ đó đã trở thành hiện thực khi bước sang năm 1950, công cuộc kháng chiến chống Pháp ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường và mở rộng vùng giải phóng. Sự chuyển biến của cục diện cách mạng cũng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính - kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á để thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách: Phát hành giấy bạc, quản lý Kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta. Tại Thông tư số 20/VP - TH ngày 21/1/1960 của Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia ký thừa uỷ quyền Thủ Tướng chính phủ, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phù hợp với hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Những năm sau khi Miền Nam giải phóng 1975, việc tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hoà và các Ngân hàng tư bản tư nhân dưới chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn đã mở đầu cho quá trình nhất thể hoá hoạt động ngân hàng toàn quốc theo cơ chế hoạt động ngân hàng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Tháng 7 năm 1976, đất nước được thống nhất về phương diện Nhà nước, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia ở miền Nam được hợp nhất vào NHNN Việt Nam, tạo thành hệ thống Ngân hàng Nhà nước duy nhất của cả nước. Hệ thống tổ chức thống nhất của NHNN bao gồm: Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, các Chi nhánh Ngân hàng tại các tỉnh, thành phố và các chi điếm ngân hàng cơ sở tại các huyện, quận trên phạm vi cả nước.
Căn cứ vào những biến đổi quan trọng về tình hình và nhiệm vụ cách mạng cũng như về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam có thể được chia làm 4 thời kỳ như sau:
1. Thời kỳ 1951 - 1954: Trong thời kỳ này, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên theo chủ trương của Đảng và nhà nước là: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách;Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.
2. Thời kỳ 1955 - 1975: Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc xây dựng và chiến đấu, vừa ra sức chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam; mọi hoạt động kinh tế xã hội phải chuyển hướng theo yêu cầu mới. Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau;
- Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế.
- Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Miền Bắc và giải phóng Miền Nam.
3. Thời kỳ 1975 - 1985: Là giai đoạn 10 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà, là thời kỳ xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng; tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của chính quyền Việt Nam cộng hoà (ở miền Nam) đã được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam - Bắc vào năm 1978. Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng - chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80, và kéo dài cho tới ngày nay.
4. Thời kỳ 1986 đến nay: Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến căn bản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam thể hiện qua một số "cột môc" có tính đột phá sau đây:
+ Từ năm 1986 đến năm 1990: Thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới về hoạt động ngân hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần - Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp - Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:
+ Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương - là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2.
+ Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện.
Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng là quá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loại hình sở hữu khác nhau gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, QTDND, công ty tài chính...Trong thời gian này, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm: 1) Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; 2) Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; 3) Ngân hàng Công thương Việt Nam; 4) Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
+ Từ năm 1991 đến nay: Thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng đổi mới và lớn mạnh, đảm bảo thực hiện được trọng trách của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong thiên niên kỷ mới. Những dấu ấn dưới đây liên quan trực tiếp và thúc đẩy quá trình đổi mới mạnh mẽ hoạt động Ngân hàng:
Năm 1993: Bình thường hoá các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB)
Năm 1995: Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động ngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo.
Năm 1997: Quốc hội khoá X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998; Thành lập Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông cửu long (Quyết định số 769/TTg, ngày 18/9/1997).
Năm 1999: Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ngày 9/11/1999).
Năm 2000: Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMNN và cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMCP.
Năm 2002: Tự do hoá lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng - Bước cuối cùng tự do hoá hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầu ra.
Năm 2003: Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động phù hợp với chuẩn quốc tế đối với các Ngân hàng thương mại; Thành lập NHCSXH trên cơ sở Ngân hàng phục vụ người nghèo để tiến tới tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Tiến hành sửa bước 1 Luật NHNNVN.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ - CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 và Nghị định 52/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
2. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn năm năm và hàng năm về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của ngành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về hoạt động ngân hàng
5. Về tiền tệ và hoạt động ngân hàng:
a) Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; Trình Chính phủ đề án phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
b) Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
c) Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền
d) Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ
đ) Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế
e) Quản lý ngoại hối, hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng
f) Ký kết tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
g) Đại diện cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ uỷ quyền;
h) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng,
6. Thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương:
a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền;
b) Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế;
c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở;
d) Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước;
đ) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán;
e) Làm đại lý và các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc nhà nước
f) Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng.
7. Thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của Pháp luật
8. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật
9. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật, quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của Pháp luật
11. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của Hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật
12. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
13. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước
14. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Pháp luật
15. Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Hệ thống ngân hàng ở nước ta đã góp phần xứng đáng vào những thành tựu của cuộc cách mạng Việt Nam qua những chặng đường chói ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng và thắng lợi vẻ vang, góp phần củng cố nền độc lập, tự chủ, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà.
Để ghi nhận những cống hiến to lớn của toàn ngành Ngân hàng trong hai cuộc kháng chiến với những thắng lợi vĩ đại của dân tộc, Đảng và Nhà nước đã phong tặng và thưởng nhiều danh hiệu cao quý cho nhiều tập thể, cá nhân của ngành. Trong đó, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, năm 1996 ngành NH đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, 94 đồng chí được trao tặng các Huân chương công trạng bậc cao từ Huân chương Hồ Chí Minh đến các Huân chương độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba. Tại Đại Hội thi đua yêu nước ngành Ngân hàng lần thứ IV tháng 9/2000, Đảng Nhà nước và ngành Ngân hàng đã trao tặng danh hiệu anh hùng lao động và hàng ngàn Huân, Huy chương, Bằng khen các cấp cho các tập thể và cá nhân của ngành về những thành tích trong thời kỳ đổi mới.
Cho đến ngày hôm nay, hệ thống ngân hàng vẫn là nhân tố nòng cốt, tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vận hành bằng cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền văn minh tiền tệ Việt Nam đã từng bước được khẳng định thông qua tính ổn định giá trị, tính đa dạng về phương tiện thanh toán thay tiền mặt và không ngừng hoàn thiện các công nghệ điều hành cũng như công nghệ kinh doanh hiện đại hướng về các nhu cầu tiện ích đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân. Sự lớn mạnh và thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng ngày càng hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cùng với sự tiếp nối truyền thống vẻ vang của ngành trong hơn nửa thế kỷ qua chắc chắn Ngân hàng Việt Nam cũng sẽ không phụ lòng tin của Đảng, của nhân dân và của bạn bè quốc tế. Với nhiệm vụ quan trọng là "một người chiến sỹ xung kích" trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trước những thách thức và thời cơ của xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trong giai đoạn phát triển mới.
B. Khái quát những đóng góp của hệ thống ngân hàng Việt nam nhìn qua lịch sử sơ lược về tiền tệ Việt Nam.
Có thể tạm phân chia các “Thời đại” tiền tệ của Việt nam ra thành các giai đoạn gắn với lịch sử kinh tế - Chính trị - Xã hội của đất nước như sau:
1.Thời kỳ các triều đại Phong kiến: Hầu hết các triều Vua, Chúa nước ta đều phát hành tiền bằng hai nguyên liệu chính là đồng và kẽm. Riêng Vua Hồ Quí Ly cho phát hành tiền giấy và chỉ tồn tại 4 năm từ 1400 đến 1404, đến 1405 lại trở về sử dụng bằng chất liệu tiền đồng và tiền kẽm.
2.Thời kỳ thuộc Pháp: Từ 1858 đến 1875 khi chưa có Ngân hàng Đông Dương (NHĐD) thì trên đất Việt tiêu đồng thời nhiều loại tiền khác nhau: Tiền Fran của Pháp, tiền Mêxicô, tiền Trung Quốc...
3.Từ 1875 khi NHĐD thành lập thì dân ta tiêu tiền Đông Dương mang bản vị bạc. Đến 1880 tiền Đông Dương mang bản vị vàng, tiêu song song với đồng Fran của Pháp và các loại tiền đồng, tiền kẽm cũ. Từ 1880 đến 1930, tiền giấy Đông Dương ra đời và mang bản vị bạc, từ 1930 đến 1936 đồng tiền này mang bản vị vàng. Từ 1936 đến 1954 chế độ bản vị vàng bị sụp đổ và đồng Đông Dương neo giá trị vào đồng Fran của Pháp - có thể gọi là bản vị Fran Pháp.
4.Chế độ tiền tệ đa khu vực từ 1945 đến 1975: Thời kỳ kháng chiến chống xâm lược Pháp 1945 - 1951: Chính quyền cách mạng của chính thể VNDCCH phải lãnh đạo toàn dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Kháng chiến và kiến quốc - Trong đó vấn đề tài chính, tiền tệ được đặc biệt quan tâm và coi đó là một vũ khí sắc bén, trực tiếp của cả 2 nhiệm vụ chiến lược nói trên. Ngày 1/12/1945, đúng 3 tháng sau ngày thành lập nước VNDCCH – Mở đầu thời đại Hồ Chí Minh ở Việt nam, đồng tiền tài chính với chất liệu nhôm đầu tiên lọai hai hào của ta được phát hành, tiếp theo đó ngày 21/1/1946 ta phát hành đồng tiền nhôm loại năm hào, ngày 31/1/1946 phát hành tiền giấy gọi là "giấy bạc Việt Nam" đầu tiên ở miền Trung, ngày 13 tháng 8/ 1946 phát hành giấy bạc trên toàn miền bắc và sau kỳ họp Quốc hội lần thứ 2 vào tháng 11/1946, chính phủ đã cho phép Bộ tài chính tiếp tục phát hành giấy bạc Việt nam trên phạm vi toàn quốc. Để phù hợp với chủ trương "tự cấp, tự túc, toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến và địa phương tự lập", Chính phủ đã cho hình thành một chế độ tiền tệ đặc biệt: vừa tập trung, vừa phi tập trung: Trên toàn quốc, nơi nào có điều kiện (chủ yếu là vùng tự do) thì lưu hành tiền tài chính (giấy bạc Việt Nam), nơi nào thuộc vùng địch kiểm soát thì tiêu đồng thời cả tiền Đông dương, cả tiền tài chính địa phương do chính phủ trung ương uỷ quyền cho chính quyền cách mạng địa phương phát hành và gồm cả "tiền Việt Nam hoá" bằng cách đóng dấu của Uỷ ban kháng chiến địa phương lên tiền địch để lưu hành...Đây không chỉ là thời kỳ đấu tranh trên các lĩnh vực chính trị, quân sự với địch, mà thuật ngữ "đấu tranh tiền tệ với địch" cũng trở thành một khẩu hiệu hành động trong chỉ đạo chiến lược của Đảng lao động Việt nam suốt thời kỳ toàn quốc kháng chiến (từ 19/12/1946 đến chiến thắng Điện biên phủ 1954). Đến 6/ 5/ 1951 tại sắc lệnh số 15/ SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký chuẩn y việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt nam (NHQG VN) (để thay thế “Nha ngân khố quốc gia” và “Nha tín dụng sản xuất” trực thuộc Bộ Tài Chính đã thành lập trước đó trên cơ sở “Việt nam quốc gia Ngân hàng” thuộc Bộ Tài chính được thiết lập theo sắc lệnh số 86/SL ngày 17/9/1947 của Chủ tịch Chính phủ dân chủ cộng hoà Việt nam). Ngay khi ra đời, NHQG đã chính thức phát hành đồng tiền giấy mang tên: "NHQG Việt Nam" thay đồng tiền Tài chính. Đổi 10 đồng tiền Tài chính ăn 1 đồng tiền NHQG - Một cuộc đổi tiền diễn ra tới 20 tháng - Dài nhất trong lịch sử đổi tiền của NHVN. Song vì tiền NHQG đầu tiên được in ra là để đổi đồng Tài chính trước đó nên hầu hết những người có tiền đổi là thuộc khu vực công chức hưởng lương từ NSNN nên đến tháng 2 năm 1959 Chính Phủ quyết định phân phối lại thu nhập và đã đổi tiền lần thứ 2 với tỷ lệ 01 đồng NHQG mới ăn 1000 đồng NHQG cũ. Với giá trị mới này, vào thời điểm từ tháng 2/1959 đến tháng 10/1960 một đồng NGQGVN bằng 1,36 Rúp Liên Xô và cũng tương đương 1, 2 USD. Cuộc đổi tiền năm 1959 được đánh giá là “ ngoạn mục” nhất trong lịch sử tiền tệ Việt nam. Đến tháng 10/ 1961 đồng tiền NHQG VN ở miền Bắc được đổi tên thành đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNN VN) với cùng một mệnh giá để tránh trùng tên với đồng tiền NHQG ở miền Nam của chính phủ nguỵ quyền Sài gòn.
5.Vào thời kỳ 1965 -1973: Thời kỳ cả nước có chiến tranh, Nhà nước đã cho phép Quân đội sử dụng đồng “tiền Trường sơn” hay còn gọi là "phiếu bách hóa" - Một hiện tượng tiền tệ kỳ diệu đã giúp quân đội có một cơ chế "phân phối" rất linh hoạt: Thay vì bộ đội hậu cần phải chuyển nhu yếu phẩm đến từng đơn vị đóng quân dọc Trường sơn thì chỉ cần chuyển hàng đến từng binh trạm cố định. Việc phân phối sau đó đã trở nên vô cùng thuận tiện thông qua hình thức "mua hàng" và thanh toán bằng tiền Trường sơn theo tổng định lượng vật chất đã được giá trị hoá - Tính vô danh của tiền trong quan hệ phân phối đã giảm đi một chi phí khổng lồ về thời gian, chứng từ, tem phiếu, sổ theo dõi của cả hai bên nhập hàng và nhận hàng, đặc biệt là giảm biên chế hậu cần, giảm chi phí kho lán ở từng đơn vị và do đó cũng hạn chế thương vong xương máu trên đường đi phân phối nhu yếu phẩm cho từng đơn vị. Còn người “có tiền” thì tuỳ nghi chủ động đến các binh trạm để “ mua ” hàng cho đơn vị mình đồng thời lại tạo ra được sự đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau giữa những đơn vị và cá nhân, giữa Quân đội với Thanh niên xung phong trên toàn tuyến Trường sơn - Thay vì việc ủng hộ, tương trợ lẫn nhau bằng hiện vật vốn rất khó khăn và bất tiện thì những người lính dễ dàng ủng hộ nhau dưới hình thức giá trị của định lượng ...
6.Chế độ tiền của chính quyền Ngụy Sài gòn từ 1954 đến 1975: Dưới sự đô hộ của Đế Quốc Mỹ, cả miền Nam là một thị trường tiêu thụ và cung ứng nguồn tài nguyên, sức lao động rẻ mạt - Bức tranh kinh tế thời chiến của chính quyền Sài gòn là một nền kinh tế phồn vinh giả tạo: Thủ công, lắp ráp và tiêu thụ. Chính quyền Ngụy có luật nghiêm cấm lưu hành đồng tiền miền Bắc và đồng tiền Đông Dương ở miền Nam. Chúng thành lập Ngân hàng năm 1954 và cũng lấy tên là NHQG Việt nam, cho phép tiêu song song đồng USD và đồng tiền Quốc gia với tỷ giá 35đồng Quốc gia ăn 1 đồng USD. Tỷ giá này ổn định từ năm 1954 đến năm 1960. Từ năm 1960 đến 1965 đồng tiền Ngụy mất giá dần dần và đến năm 1965 tỷ giá này còn 118đ/USD. Từ năm 1966 đến 1968 sức mua của đồng tiền Ngụy tiếp tục mất giá mạnh xuống còn 250đ/ USD và đến năm 1973 thì tỷ giá này đã là 500đ/ USD - giảm 14,3 lần so với thời kỳ những năm 1954 - 1960.
7.Từ năm 1975 đến năm 1984: Trong 3 năm đầu sau ngày miền nam giải phóng, để có một thời gian đệm cần thiết và quan trọng, hai miền vẫn dùng hai đồng tiền khác nhau: Miền Bắc vẫn là tiền NHNN VN, miền Nam tiếp tục dùng tiền của chính quyền cũ. Ngày 3/5/1975 chính quyền cách mạng tiếp quản NHQG của Nguỵ quyền Sài gòn và vẫn sử dụng đồng tiền của chế độ cũ trong lưu thông để không gây rối loạn trong lưu thông tiền tệ ở miền nam những ngày đầu giải phóng. Ngày 6/6/1975 - 5 tuần sau ngày giải ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26315.doc