“...Xây dựng đất nước phải đi đôi với bảo vệ tổ quốc. Đi đôi với việc xây dựng đất nước về mọi mặt, phải ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng công nghiệp quốc phòng bảo đảm cho đất nước sẵn sàng đánh bại mọi cuộc tiến công của bọn xâm lược...”
Trên đây là đoạn trích nghị quyết đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tư tưởng đó đã xuyên suốt hầu hết tất cả các kỳ đại hội Đảng từ khi nước ta giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc
17 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu về lực lượng dân quân tự vệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước. Kể từ sau khi giành được độc lập nhiệm vụ cách mạng đã chuyển sang một thời kỳ mới, theo đó nhiệm vụ chiến lược không còn là giải phóng dân tộc giành độc lập mà là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy vậy cũng không được lơ là trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cả dân tộc đã phải đánh đổi bằng xương máu để giành được.
Tư tưởng này lại được nhắc lại một lần nữa trong đại hội đảng lần VII và VIII: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam “
“Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, luôn luôn coi trọng quốc phòng, an ninh, coi đó là hai nhiệm vụ gắn bó chặt chẽ.”
Ngày nay, hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN) càng có quan hệ gắn bó hơn bao giờ hết. Hai mặt hoạt động xây dựng và bảo vệ có sự đan xen, xâm nhập vào nhau bởi một đất nước vững mạnh là một đất nước phải mạnh ở cả nền kinh tế và nền quốc phòng. Bất cứ hoạt động xây dựng nào của nước ta hiện nay cũng đều phải kết hợp bên trong hoạt động bảo vệ chống sự xâm nhập của các thế lực thù địch từ bên ngoài . Đồng thời chúng ta còn phải có nghĩa vụ bảo vệ và phát triển mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn từ bên trong. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ đó, chúng ta đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp , bảo đảm cho tổ quốc xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh chóng và ngày càng bền vững. Nếu coi nhẹ một trong nhiệm vụ hoặc tách rời chúng thì việc thực hiện mỗi nhiệm vụ sẽ gặp khó khăn , thậm trí không thực hiện được. Sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN hiện nay chẳng những đòi hỏi nhà nước phải thiết kế và thực hiện song song các chiến lược, kết hợp giữa chiến lược xây dựng kinh tế xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh mà còn đòi hỏi phải có một lực lượng lao động vừa có khả năng lao động làm kinh tế, vừa có khả năng bảo vệ tổ quốc. Có như vậy mới đảm bảo cho đất nước vừa được xây dựng phát triển mạnh mẽ đồng thời được bảo vệ một cách vững chắc.
Để thực hiện đúng chủ trương này, từ đại hội Đảng lần thứ IV Đảng ta đã đề ra những nhiệm vụ cho toàn dân toàn quân ta phải : “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, có lực lượng thường trực mạnh, lực lượng dự bị rộng rãi và được huấn luyện tốt, có quân đội nhân dân chính quy, hiên đại gồm có các quân chủng , binh chủng cần thiết, có bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, có lực lượng dân quân tự vệ và dân quân du kích hùng hậu...”
Mục tiêu xây dựng nền quốc phòng Đảng và nhà nước ta dựa trên ba phương hướng “toàn dân”, “toàn diện” và “hiện đại.”
Tính chất toàn dân của quốc phòng nước ta không những dựa trên quy luật lịch sử về vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển của xã hội, mà còn bắt nguồn từ chiều sâu truyền thống Việt Nam về sự nghiệp dựng nước và giữ nước, giành và giữ chính quyền được chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta phát huy trong thời đại mới qua khởi nghĩa toàn dân, kháng chiến toàn dân. Tính toàn dân đó được phản ánh trong lời kêu gọi bất hủ của chủ tịch Hồ Chí Minh : “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo đảng phái dân tộc hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu tổ quốc. Ai có súng thì dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có thì gươm thì dùng quốc, thưởng gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước.”. Trên thực tế hiệu quả của việc thực hiện một nền quốc phòng toàn dân đã được chứng minh trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Với tính chất toàn dân đó nền quốc phòng của ta hiện diện một cách vững mạnh trên mọi mền đất nước và được cung cấp sức người, sức của vô tận, được củng cố thường xuyên và ngày càng vững bền . Khi đất nước chuyển từ thời bình sang thời chiến, công cuộc động viên toàn dân sẽ nhanh chóng phát huy hiệu lực để mở rộng các lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng hậu cần phục vụ chiến đấu. Đây là điêu kiện cơ bản để có thể duy trì cuộc chiến đấu lâu dài chống xâm lược.
Gắn với tính toàn dân là tính toàn diện của quốc phòng toàn dân. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cả dân ta đã đứng lên đánh giặc cứu nước với mọi phương tiện và trên mọi lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá. Chủ tịch Hồ chí Minh đã viết : “Chiến tranh ngày nay đánh ở mặt sau,về kinh tế, về chính trị, về tinh thần cũng không kém phần quan trọng như ở trên mặt trận.” Quốc phòng ngày nay không bó hẹp phòng thủ đất nước chỉ phòng thủ về quân sự mà phải “phòng thủ” cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Tính hiện đại trong nền quốc phòng cũng là một yếu tố không thể thiếu bởi những kẻ thù muốn phá nền độc lập của dân tộc ta luôn sử dụng các phương tiện vật chất hiện đại, từ trang bị vũ khí cho đến thiết bị thông tin tình báo hay cả diễn biến hoà bình mà chúng đổ vào đó rất nhiều tiền của, vật chất để mua chuộc các phần tử xấu nhằm phá hoại cách mạng Việt Nam. Hơn thế nữa trong thời đại mà cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, những thành tựu mới luôn được các quốc gia ưu tiên áp dụng trong lĩnh vực quân sự đã cho thấy những sự phát triển vượt bậc và trong tương lai những cuộc chiến tranh sẽ là chiến tranh công nghệ cao. Các nước phát triển tuỳ theo khả năng kinh tế và khoa hoc công nghệ của nước mình đều đang hướng xây dựng lực lượng quân sự theo yêu cầu của một cuộc chiến tranh công nghệ cao, một cuộc chiến tranh điện tử. Quan tâm đến tính chất hiện đại của nền quốc phòng, Đảng và nhà nước ta luôn chăm lo xây dựng quân đội nhân dân chính quy tinh nhuệ và từng bước hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Nền khoa học công nghệ của nước ta đang từng bước thay đổi và phát triển. Do đó, nhà nước đã từng bước hiện đại hoá vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự phù hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và các lực lượng dân quân tự vệ.
Như vậy nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng và nhà nước ta là xây dựng một nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, nòng cốt của nền quốc phòng là nhân dân. Nhân dân vừa làm kinh tế xây dựng đất nước vừa tham gia bảo vệ chính đất nước của mình.và nhiệm vụ cụ thể của Đảng là xây dựng được một lực lượng vũ trang nhân dân mà nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ.
Vậy lực lượng dân quân tự vệ là gì ? lực lượng dân quân tự vệ có nguồn gốc từ đâu? Được thành lập từ bao giờ ?
Dân quân Việt Nam xuất hiện ngay từ những ngày đầu của công cuộc cách mạng giải phóng tổ quốc. Ngay sau khi Đảng cộng sản được thành lập , Đảng đã khẳng định rõ “ Con đường cách mạng là con đường bạo lực , phải xây dựng quân đội công nông , xây dựng các đội tự vệ đỏ ” ; ngày 28/3/1935 Đại hội đảng cộng sản Đông Dương lần thứ nhất ra quyết ngị về tổ chức “Công nông tự vệ đội” . Vì thế nhà nước ta đã lấy ngày 28/3 làm ngày truyền thống của dân quân tự vệ .
Lực lượng dân quân tự vệ đã dần dần lớn mạnh theo từng cuộc kháng chiến của đất nước. Xuất phát từ một đội công nông tự vệ đầu tiên, ngày nay, chúng ta có thể thấy dân quân tự vệ xuất hiện hàng ngày trước mắt chúng ta, dân quân tự vệ lao động cùng ta, dân quân tự vệ vui chơi cùng ta bởi lực lượng dân quân tự vệ đã được phát triển lớn mạnh theo hệ thống trong nhiều năm qua và đã bén rễ tới cấp cơ sở xã phuờng trên mọi miền đất nước. Trong thời bình dưới sự lãnh đạo của Đảng lực lượng dân quân tự vệ không quên nhiệm vụ của của mình là cánh tay đắc lực của Đảng chăm lo đời sống nhân dân , sẵng sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc khi xảy ra chiến tranh.
Có thể định nghĩa “Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản suất , là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quản lý điều hành của Chính phủ và của ủy ban nhân dân , sự chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự các cấp”.
Dân quân tự vệ là kết hợp của dân quân và tự vệ . Dân quân là lực lượng vũ trang được tổ chức ở xã , phường , thị trấn . Tự vệ là lực lượng vũ trang được tổ chức ở cơ quan nhà nước , đơn vị hành chính sự nghiệp, trường học , doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác .
Nhiệm vụ của dân quân tự vệ là : Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu , tiêu diệt , tiêu hao lực lượng địch , làm nòng cốt cho phong trào nhân dân đánh giặc , bảo bảo vệ địa phương , cơ sở . Phối hợp với công an , bộ đội biên phòng , bộ đội thường trực và các đoàn thể nhân dân giữ vững chủ quyền lãnh thổ an ninh chính trị , trật tự an toàn xã hội , bảo vệ công trình quốc phòng , các kho vũ khí, các trang bị kĩ thuật , phát hiện và thu giữ các loại vũ khí trang bị quân sự tồn giữ bất hợp pháp ở địa phương , tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện . Bổ sung cho quân đội , phối hợp với quân đội chiến đấu , phục vụ chiến đấu , phục vụ tiền tuyến .Ghương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sánh chủ trương của Đảng , pháp luật của nhà nước , xung kích trong lao động sản xuất , bảo vệ sản xuất , phòng chống khắc phục hậu quả của thiên tai địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác .
Những nhiệm vụ đó của dân quân tự vệ được quy định trong pháp lệnh về dân quân tự vệ . Đó là những nhiệm vụ cơ bản , thường xuyên trong mọi giai đoạn cách mạng , đối với mọi tổ chức dân quân tự vệ đó cũng là phương hướng cơ bản chỉ đạo xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ . Đồng thời cũng là mục tiêu mà mọi chiến sĩ dân quân tự vệ phải hướng vào để phấn đấu hoàn thành chức trách của mình . Những nhiệm vụ trên là nhiệm vụ chung , cho nên trong thực hiện , mỗi tổ chức dân quân tự vệ phải căn cứ vào đặc thù địa bàn hoạt động của mình ( vùng chiến lược , khu vực phòng thủ ...) ở mỗi thời kỳ khác nhau để áp dụng đúng đắn , giành hiệu quả cao trong xây dựng và hoạt động .
Trong thời chiến, nhiệm vụ đánh giặc là hàng đầu, trong thời bình xây dựng tổ quốc lại quan trọng hơn. Song trong thời nào lực lượng dân quân luôn đóng góp sức mình và các nhiệm vụ của đất nước. Trong những ngày tháng 5 này cùng với không khí vui mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, cùng nhìn lại chiến thắng thì không thể nào phủ nhận vai trò vô cùng to lớn của lực lượng dân quân đã đóng góp. Như trong các tài liệu lịch sử cho thấy, Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Pháp, chiến dịch bao gồm 5 đại đoàn tham gia, quân số lên tới 50000 người mà địa bàn chiến đấu lại xa vùng đồng bằng xa hậu phương vững chắc, đường xá đi lại vô cùng khó khăn bởi không chỉ do địa hình đồi núi hiểm trở mà còn bị giặc đánh phá điên cuồng tưởng như không thể hoạt động được trên địa hình đó. Song với lòng yêu nước, tinh thần quyết tâm lực lượng dân quân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là đảm bảo hậu cần cả về quân nhu, lương thực tới việc đào hào làm đường cho bộ đội kéo pháo vào chiến trường. Tổng kết chiến dịch đã huy động 251000 dân công, gần 21000 xe đạp thồ, lực lượng dân quân đã vận chuyển vào chiến trường 20000 tấn hàng hoá. Sẽ không thể thấy được hết sự cố gắng quên mình của lực lượng dân quân nếu như không biết rằng kể từ khi chiến dịch Điện Biên Phủ được chuyển từ phương án “đánh nhanh thắng nhanh” sang phương án “đánh chắc thắng chắc” thì thời gian thực hiện chiến dịch đã kéo dài lên nhiều lần so với dự kiến. Chính vì vậy lượng hàng hoá,lương thực cần phải vận chuyển vào chiến trường sẽ tăng gấp nhiều lần. Trong khi đó khoảng cách trung bình từ hậu phương ra tiền tuyến là 400-500 km, địa hình lại vô cùng gian nan hiểm trở, đường bộ hầu như chỉ có đường mòn, không có đường cho xe cơ giới chạy, để có thể có đường cho xe cơ giới vận chuyển hàng hoá lực lượng dân quân đã phải sửa chữa lại nhiều tuyến đường ví dụ: 200 km đường từ Hoà Bình lên Sơn La, 300 km từ Yên Bái tới Sơn La, ngoài ra còn phải mở mới nhiều tuyến đường để kéo pháo, đường cho xe đạp thồ, đường gánh bộ cho dân công, thậm chí phải phá cả thác để vận chuyển bằng thuyền, bằng mảng. Cho tới trước giờ nổ súng đã có hàng nghìn km đường được sửa chữa và làm mới. Điều đáng khâm phục là tất cả khối lượng công việc đó đã được thực hiện bằng tay một cách thủ công không hề có phương tiện cơ giới hỗ trợ, trong khi đó trên toàn miền Tây Bắc, địch đánh phá liên tục không kể ngày đêm bằng tất cả những phương tiện hiện đại và lực lượng đông đảo nhất: chúng đã huy động một lực lượng lớn máy bay ở Đông Dương để đánh phá các tuyến đường dẫn tới Điện Biên Phủ, toàn bộ tuyến đường đã có hơn 40 điểm bị đánh với mật độ lớn đặc biệt ở các khu vực đèo Phadin, đèo Khế có ngày địch ném tới hàng trăm quả bom các loại. Tuy nhiên với trí thông minh và lòng quyết tâm dân quân của ta đã hoạt động xuất quỷ nhập thần khi vào ban đêm, khi vào ban ngày vận chuyển đủ lương thực cho toàn bộ chiến dịch kéo dài hơn 2 tháng.
Vận dụng sáng tạo kinh nghiệm vận chuyển trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ta mà trong đó có rất nhiều lực lượng dân công đã xẻ dọc dãy Trường Sơn mang cả vật chất và tinh thần của nhân dân miền Bắc chia sẻ với miền Nam thân yêu để có ngày giải phóng hoàn toàn đất nước 30/4/1975.
Những quan điểm nguyên tắc của Đảng và nhà nước ta trong xây dựng lực lượng dân quân tự vệ : Một nguyên tắc quan trọng nhất đó là xây dựng dân quân vững mạnh , rộng khắp , coi trọng chất lượng là chính .
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của mình , lực lượng dân quân tự vệ ở các địa phương phải được xây dựng vững mạnh . Quá trình xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh là quá trình xây dựng toàn diện từ biên chế tổ chức , trang bị , huấn luyện , giáo dục và cơ chế lãnh đạo , chỉ huy . Mỗi tổ chức dân quân tự vệ phải luôn vững vàng tin cậy về chính trị , cố kết về tổ chức , nghiêm chỉnh về kỉ luật , thành thạo về sử dụng vũ khí kỹ thật và tinh thông chiến thuật để có thể hoạt động chiến đấu , phục vụ chiến đấu đạt hiệu quả cao, thực sự là nòng cốt cho phong trào toàn dân làm quôc phòng , toàn dân đánh giặc ở cơ sở .
Vì là một lực lượng mang tính toàn dân nên dân quân tự vệ phải được xây dựng rộng khắp trong cả nước ở tất cả các làng bản , phường xã thị trấn , các cơ quan các cấp của hệ thống chính trị , các trường học , viện nghiên cứu , các doanh nghiệp nhà nước , doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kể cả ở các miền xa xôi hẻo lánh, nơi có các dân tộc thiểu số sống, có như vậy mới đáp ứng yêu cầu phòng thủ quốc gia trong đảm bảo thế bố trí chiến lược cũng như triển khai thế trận quốc phòng ở các địa phương . Trong cuộc kháng chiến chống Pháp , Hồ Chủ Tịch thấy rất rõ vai trò to lớn của lực lượng dân quân du kích . Người căn dặn : “Phải phát triển và củng cố dân quân du kích về : tổ chức , huấn luyện , chỉ đạo chiến đấu ...làm cho lực lượng đó thành những tấm lưới sắt rộng rãi , chắc chắn , khắp mọi nơi , địch mò đến đâu là mắc lưới đến đó”.
Xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh , rộng khắp phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng . Số lượng phù hợp , chất lượng cao là một yêu cầu rất cơ bản trong tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ hiện nay . Cho nên , đi đôi với việc đảm bảo tổ chức lực lượng dân quân tự vệ rộng khắp theo đúng biên chế thích hợp đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu , phục vụ chiến đấu ở mỗi cơ sở , phải hướng vào các yêu cầu xây dụng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh trên đây , để đảm bảo chất lượng cho mỗi đơn vị về tổ chức cũng như mỗi con người cán bộ chiến sĩ . Cần phải cố gắng đảm bảo tổ chức rộng khắp lực lượng dân quân tự vệ với các đơn vị có số lượng các bộ , chiến sĩ theo quy định , tránh thái độ hẹp hòi trong phát triển lực lượng dân quân tự vệ . Nhưng quyết không vì số lượng mà coi nhẹ chất lượng . Phải nắm vững phương châm xây dựng dân quân tự vệ lấy chất lượng làm chính .
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ còn dựa trên quan điểm quán triệt đường lối quốc phòng toàn dân và nguyên tắc công bằng xã hội , pháp chế hoá nghĩa vụ tham gia và tổ chức dân quân tự vệ .
Để củng cố quốc phòng , giữ vững an ninh quốc gia , phải huy động sức mạnh của toàn dân , của hệ thống chính trị . Dân quân tự vệ là một lực lượng chiến lược của nền quốc phòng toàn dân , được tổ chức rộng khắp trên mọi địa bàn theo yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới của cách mạng vì vậy nó đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ tổ quốc cả trong thời bình và trong thời chiến. Quan điểm toàn dân của nền quốc phòng ta biểu hiện rõ rệt ở sự tham gia đông đảo của các tầng lớp, quy mô nhân dân và lực lượng dân quân tự vệ trực tiếp cầm vũ khí bảo vệ Tổ quốc và chế độ ở các địa bàn trong toàn quốc. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây , Chủ Tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “chỉ có lực lượng của toàn dân mới có thể giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của bọn thống trị bạo ngược . Chứ cá nhân hành động thì dù cho những cá nhân ấy anh dũng như thế nào cũng không đi đến kết quả”.
Đi đôi với động viên tinh thần tự nguyện của mỗi công dân tham gia dân quân tự vệ đã thành truyền thống qua chính cách mạng và kháng chiến từ ngày thành lập đội Công nông tự vệ đầu tiên (28/3/1935) , ngày nay trong điều kiện Nhà nước pháp quyền , tổ chức dân quân tự vệ được pháp chế hoá đẵ đặt việc tham gia dân quân tự vệ là một nghĩa vụ của công dân ở độ tuổi quy định ( độ tuổi đó hiện nay là đủ 18 đến hết 45 cho nam công dân và từ 18 đến 40 cho nữ công dân ) . Việc quy định tham gia dân quân tự vệ thành nghĩa vụ bằng văn bản pháp quy là một cơ sở cần thiết đảm bảo lực lượng chiến lược này luôn luôn ổn định về biên chế tổ chức đặc biệt trong chiến đấu , khi phải thường xuyên bổ xung lực lượng cho quân đội . Đồng thời cũng là đảm bảo sự công bằng xã hội giữa công dân các tầng lớp xã hội khác nhau trước vận mệnh của Tổ quốc .
Pháp lệnh dân quân tự vệ quy định nghĩa vụ tổ chức dân quân tự vệ của mỗi tổ chức kinh tế ( các doanh nghiệp ) ngoài quốc doanh thực hiện nghĩa vụ đó với những điều kiện cho phép . Ví dụ : Doanh nghiệp phải có tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam . Nếu doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng thì phải được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương ) yêu cầu hoặc giám đốc doanh nghiệp đề nghị và được bộ chỉ huy quân sự tỉnh ( thành phố trực thuộc trung ương ) đồng ý .
Căn cứ vào truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam luôn biết đoàn kết nhau lại để đánh đuôi quân xâm lược, cùng với việc nền kinh tế của nước ta chưa thật sự hùng mạnh thì việc quy định tổ chức dân quân tự vệ thành nghĩa vụ như vậy đối với các tổ chức kinh tế là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước trong khi đang muốn kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trong khi phát triển kinh tế nhiều thành phần. Như vậy sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm của mọi tổ chức kinh tế đối với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh bảo vệ tổ quốc nói chung và xây dựng dân quân tự vệ nói riêng , chống khuynh hướng lệch lạc của các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế , không chăm lo đến nhiệm vụ an ninh . Nghĩa vụ quy định cụ thể ở các doanh nghiệp có tổ chức lực lượng tự vệ , giám đốc phải có trách nhiệm bảo đảm cho lực lượng tự vệ của doanh nghiệp mình thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện , hoạt động tác chiến trị an ...ở những doanh nghiệp không đủ điều kiện để tổ chức lực lượng tự vệ thì giám đốc doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho các cá nhân thuộc doanh nghiệp mình tham gia dân quân tự vệ ở địa phương nơi họ cư trú. Phải đảm bảo thời gian , quyền lợi khi họ thực hiện huấn luyện và hoạt động tác chiến trị an ở địa phương cơ sở . Hơn thế nữa việc dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ đất nước luôn là một quan điểm đúng đắn và đã được lịch sử thế giới nói chung và lịch sử các nước phương Đông nói riêng chứng minh là đúng đắn.
Để đưa đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa thì phải có một thế giới quan và tư tưởng phù hợp cụ thể ở đây chính là thế giới quan của Mac, tư tưởng của Hồ Chí Minh mà Đảng Cộng Sản là người dẫn đường cho dân tộc Việt Nam không bị lạc đường khỏi đó. Vì vậy một quan điểm nữa mà không kém phần quan trọng đó là dân quân tự vệ phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
“Lực lượng dân quân tự vệ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Đây là một nội dung hết sức quan trong , khẳng định nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối , trực tiếp về mọi mặt với lực lượng dân quân tự vệ”. Bởi vì dân quân tự vệ là một trong ba thứ quân của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam , vốn ra đời từ cách mạng của nhân dân ta và do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo , là một công cụ chủ yếu bảo vệ đất nước , bảo vệ chế độ cơ sở , một lực lượng chiến lược của nền quốc phòng toàn dân .Dù mang tính quần chung rộng rãi và được nhà nước mà trực tiếp là chính quyền các địa phương và các cơ quan quản lý , điều hành , lực lượng dân quân tự vệ phải đảm bảo được sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng . Nhà nước ta không thừa nhận bất kì một tổ chức quân sự nào không đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Như vậy ở địa phương nào , cơ sở nào , không có tổ chức Đảng , thì không được nhà nước cho phép tổ chức lực lượng dân quân tự vệ ( trừ trường hợp đặc biệt Bộ chỉ huy quân sự tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương xét , quyết định ) . Các cấp uỷ đảng ở địa phương trực tiếp lãnh đạo lực lượng dân quân tự vệ , thường xuyên tăng cường công tác Đảng , công tác chính trị , coi trọng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ , chiến sĩ dân quân tự vệ . Với sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng mới hiện thực hoá định hướng mục tiêu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh “Trung với Đảng , trung với nước , hiếu với dân ,sẵng sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc , vì chủ nghĩa xã hội , nhiệm vụ nào cũng hoàn thành , khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, trong lực lượng dân quân tự vệ . Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ thực tế hiện nay có nhiều địa phương đã tổ chức chi bộ quân sự ở xã , phường , thị trấn để lãnh đạo trực tiếp dân quân . Đó là một mô hình cần được nghiên cứu vận dụng để thể chế hoá .
Tổ chức , biên chế trang bị của lực lượng dân quân tự vệ cặn cư vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của từng địa phương , cơ sở thời bình và thời chiến , vào tính chất , đặc điểm chính trị , kinh tế , văn hoá xã hội và kiều kiện cụ thể của từng địa phương , cơ sở .
Nằm dưới sự lãnh đạo của đảng, làm kinh tế theo sự hướng dẫn của đảng vì vậy tổ chức ,biên chế , trang bị dân quân tự vệ phải phù hợp với tổ chức lãnh đạo của Đảng , hệ thống tổ chức đơn vị hành chính nhà nước , đồng thời gắn với tổ chức sản xuất , ngành nghề , địa hình từng vùng đảm bảo thuận tiện cho quản lý chỉ huy . Tổ chức dân quân thôn, bản , xóm , ấp , khu phố tổ dân phố , cụm dân cư làm cơ sở , tổ chức tự vệ , lấy đội sản suất “nông , lâm, trường” phân xưởng , phòng ban ... làm cơ sở , tổ chức dân quân tự vệ lấy tầu thuyền hoặc nhóm ngành nghề làm cơ sở để tổ chức.
Dân quân tự vệ được tổ chức thành 2 lực lượng chính : lực lượng nòng cốt là lực lượng chiến đấu , lực lượng rộng rãi là lực lượng phục vụ chiến đấu đồng thời là lực lượng chiến đấu khi cần thiết .
Lực lượng nòng cốt bao gồm các đơn vị cơ sở , đơn vị thường trực , đơn vị chiến đấu tại chỗ và các tổ đội , phân đội , binh chủng chuyên môn , để thuận lợi cho quản lý sinh hoạt và sẵn sàng đối phó kịp thời với mọi tình huống có thể sẩy ra . Các đơn vị chiến đấu cơ động thường trực được lấy ở một số thôn, bản, xóm, âp, tổ dân phố nhất định của cơ sở ,lực lượng này nhất thiết phải được tuyển chọn chặt chẽ đảm bảo chất lượng tốt . Các phân đội chiến đấu tại chỗ được tổ chức thành các tổ , tiểu đội , trung đội gọn ở từng thôn , bản, xóm ,ấp... chứ không ghép nhiều thôn, bản, xóm, ấp... thành một tiểu đội , trung đội dân quân .
Các phân đội binh chủng chiến đấu và chuyên môn phục vụ thường có: phòng không , pháo binh , công binh , đặc công ,trinh sát , hoá học , vận tải , kí thụât y tế . Việc tổ chức lực lượng dân quân tự vệ binh chủng chiến đấu và chuyên môn phục vụ căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ , kế hoạch phòng thủ của địa phương, cơ sở . Đồng thời căn cứ vào khả năng trang bị mà xác định tổ chức cho phù hợp .
Song song với lực lượng nòng cốt, lực lượng rộng rãi là nguồn bổ xung cho lực lượng chiến đấu khi cần thiết . Lực lượng này được xắp xếp thành các đơn vị ở thôn , bản , khu phố , tổ dân phố , cụm dân cư bao gồm những người trong độ tuổi quy định và những người đã tham gia dân quân tự vệ 4 năm . Lực lượng rộng rãi luôn sẵng sàng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng thủ địa phương ,cơ sở khi cần thiết hoặc khi có chiến tranh. Hồ Chủ Tịch khẳng định “Khởi nghĩa thắng lợi hay không một phần lớn là do du kích tổ chức có vững vàng hay không”.
Quy mô tổ chức dân quân tự vệ là tổ , tiểu đội , trung đội , đại đội , và tểu đoàn . Việc xác định quy mô tổ chức đến cấp nào phải căn cứ vào kế hoạch phòng thủ trên địa bàn , đặc điểm dân cư , tính chất , cách đánh , khả năng trang bị và trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ từng nơi để tổ chức cho phù hợp . Do đó xã , phường ,doanh nghiệp ,cơ quan , viện , trường có quy mô tổ chức khác nhau. Xã , phường ở vùng biển , đồng bằng và vùng núi ,vùng cao , doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có quy mô không giống nhau .
Biên chế dân quân tự vệ được thống nhất trong toàn quốc . Số lượng cán bộ chiến sĩ từng đơn vị do Bộ Quốc phòng quy định: Cơ quan quân sự địa phương dựa vào số lượng quy định cơ bản đó , căn cứ vào tính chất đặc điểm tình hình cụ thể của cơ sở để vận dụng biên chế cho phù hợp .
Vũ khí trang bị cho dân quân tự vệ do Bộ Quốc Phòng cấp ,do các địa phương và nhân dân chế tạo , tái tạo và do thu được của địch . Tất cả các loại vũ khí đó là tài sản của nhà nước giao cho , phải được đăng kí , quản lý , giữ gìn bảo quản chặt chẽ . Việc sử dụng phải đúng mục đích , đúng pháp luật . Cán bộ chiến sĩ dân quân tự vệ được trang bị vũ khí có kèm theo giấy chứng nhận . Điều 14- pháp lệnh về dân quân tự vệ xác định “Vũ khí trang bị của dân quân tự vệ từ bất kì nguồn nào đều phải được đăng ký , quản lý chặt chẽ , sử dụng đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật”.
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ còn phải trú trọng vào giáo dục trính trị , huấn luyện quân sự cho dân quân tự vệ.
Hàng năm cán bộ , chiến sĩ dân quân tự vệ đều đựơc học tập chính trị, huấn luyện quân sự theo nội dung chương trình quy định . Thời gian huấn luyện các nội dung là : học tập chính trị từ 15-20% , huấn luyện quân sự từ 79-80% (trong đó 30-35% huấn luyện kỉ luật ) các nội dung khác 5-10%.
Đối với cán bộ , chỉ huy trưởng quân sự xã phường , thị trấn ,cán bộ chuyên trách , bán chuyên trách quân sự ở các doanh nghiệp nhà nước mới bổ nhiệm được bối dưỡng ở trường quân sự tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương theo nội dung chương trình do Bộ tổng tham mưu quy định là 2 năm , năm đầu bồi dưỡng 15 ngày , nội dung còn lại bồi dưỡng tiếp năm thứ 2 . Sau khi hoàn thành nội dung chương trình huấn luyện được kểm tra và cấp giấy chứng nhận . Các năm tiếp theo có thể tham gia tập huấn ngắn ngày tại huyện , quận , thị xã , thành phố thuộc tỉnh , nhưng nội dung mới hoặc nâng cao do địa phương quy định . Thời gian không quá 15 ngày/năm.
Đối với chiến sĩ dân quân tự vệ được học tập chính trị , huấn luyện quân sự do Bộ Tổng tham mưu ban hành là 4 năm . Trên cơ sở nội dung chương trình , mục tiêu huấn luyện , từng nơi từng vùng và các địa phương căn cứ vào tình hình đặc điểm cụ thể của mình mà xác định nội dung huấn luyện hàng năm cho phù hợp nhằm đạt được phương châm : cơ bản , thiết thực và chất lượng .
Hằng năm Bộ Tổng tham mưu cùng với các quân khu , bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố ) thuộc trung ương , tổ chức đánh giá , nắm bắt kinh nghiệm chỉ đạo công tác huấn luyện đối với dân quân tự vệ đảm bảo cho công tác huấn luyện luôn đạt mục tiêu đề ra.
Từ nhứng phương hướng xây dựng cơ bản nêu trên Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra 4 biện pháp cụ thể để quyết tâm đưa lực lượng dân quân tự vệ trở nên vững mạnh , rộng khắp , bảo đảm chất lượng phù hợp với tình hình đất nước hiện nay.
Điều 1 : Thường xuyên giáo dục , quán triệt sâu rộng các tư tưởng quan điểm , chủ trương chính sách của Đảng , Nhà nước về công tác dân quân tự vệ .
Cùng với việc giáo dục quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược trong tình hình mới , giáo giục ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ quốc phòng – an ninh , trước mắt tập trung phổ biến quán triệt Pháp lệnh về dân quân tự vệ , làm cho mọi người , mọi tổ chức luôn có nhận thức thống nhất về công tác dân quân tự vệ. Làm cho mọi người hiểu và tham gia lực lượng dân quân tự vệ một tự nguyện với lòng tự hào trong tim. Đó là cơ sở để huy động sức mạnh toàn dân , của cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng lực lượng dân quân tự vệ .
Một điều cũng không kém phần quan trọng là làm cho nhân dân và lực lượng dân quân tự vệ gắn bó máu thịt , phải làm cho công tác dân quân tự vệ là của dân và vì dân . Có dân thì các cán bộ chiến sĩ dân quân tự vệ có niềm tin và tự hào để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao. Cũng cần phải làm cho nhân dân nhận thấy lực lượng dân quân tự vệ là không thể thiếu trong cuộc sống, họ chính là lực lượng âm thầm bảo vệ cho cuộc sống yên bình của nhân dân mỗi giờ mỗi phút, họ như một tấm lá chắn vững vàng cho đảm bảo cho sự ấm no của mỗi gia đình.
Điều 2 : Phát huy sức mánh tổng hợp trên địa bàn địa phương trong xây dựng lực lượng dân quân tự vệ .
Lực lượng dân quân tự vệ có nguồn gốc xuất phát từ các địa phương nên xây dựng dân quân tự vệ là trách nhiệm chung của các cấp , các ngành và của toàn dân . Các cấp uỷ trực tiếp lãnh đạo , uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo , điều hành và phối hợp với các cơ quan ban ngành , các tổ chức chính trị hiệp đồng và hướng dẫn tổ chức thực hiện nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng trong quá trình thực hiện công tác dân quân tự vệ và xây dựng dân quân tự vệ. Cần phát huy được hết sức mạnh và điều kiện giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương để tạo điều kiện cho dân quân tự vệ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Trong quá trình xây dựng lực lượng dân quân tự vệ phải kết hợp với hoạt động làm nhiệm vụ quốc phòng – an ninh tại địa phương . Đặc biệt phải phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ , thông qua sự kết hợp lực lượng dân quân tự vệ với các thành phần vũ t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28404.doc