Tìm hiểu về E - Learning. Xây dựng hệ thống LMS(Learning Management System)

MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN I. Đặt vấn đề. Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin. Đó là thời đại mà thông tin bùng nổ với tốc độ chóng mặt. Có ý kiến cho rằng “Chúng ta đang sống trong một thế giới thừa thông tin nhưng thiếu tri thức”. Chỉ khi chúng ta có tri thức vững vàng, uyên thâm, chúng ta mới có thể chuyển thông tin thành tri thức. Ngược lại, chúng ta sẽ bị nhấn chìm trong một biển thông tin mà không biết tìm lối thoát như thế nào. Cũng hợp lý khi đặc trưng c

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu về E - Learning. Xây dựng hệ thống LMS(Learning Management System), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa thời đại là nền kinh tế tri thức. Động lực chính cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và nhân loại là tri thức. Bởi vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo được các quốc gia hết sức quan tâm. Các nghiên cứu và thử nghiệm nhiều thập kỷ qua đã chỉ ra rằng ưu thế của phương pháp giảng dạy dựa trên khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông cho hiệu quả cao hơn hẳn so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Từ đó thuật ngữ e-Learning ra đời và đã trở nên rất thông dụng, nhất là đối với các nước phát triển. Chúng ta cần phải hiểu rõ về nó, từ đó áp dụng vào thực tế để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo hiện nay. Đó chính là lý do em chọn đề tài “Tìm hiểu về e-Learning. Xây dựng hệ thống LMS (Learning Management System)”. Mục đích chính của đề tài này là : Nghiên cứu và tìm hiểu về e-Learning. Nghiên cứu công nghệ thiết kế trang Web động ASP.net. Khai thác khả năng ứng dụng các công nghệ Web và multimedia vào công tác dạy và học. Xây dựng hệ thống quản lý đào tạo LMS, cung cấp cho người dùng các chức năng giúp cho người dùng sử dụng có thể thực hiện công việc của mình một các tốt nhất. Đối với học viên, hệ thống tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho người học, giúp cho người học có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất. Với sự hỗ trợ của hệ thống người học không chỉ tìm thấy những thông tin mà học quan tâm mà còn có thể trao đổi, chia sẻ kiến thức với các học viên khác. Đối với người quản trị hệ thống và giáo viên, họ cũng được tạo điều kiện để thực hiện tốt nhất công việc quản lý của mình đó là các cơ chế phân nhóm người sử dụng, phân loại lĩnh vực, thống kê quá trình học tập, thống kê kiểm tra… Khai thác hiệu quả các dịch vụ thông tin trên Internet, làm phong phú thêm các dịch vụ thông tin máy tính ở Việt Nam. Đây là cơ sở để tiến hành đào tạo từ xa trên Web, tạo tiền đề cho việc phát triển nền giáo dục theo xu hướng mới, theo kịp các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. II. Nội dung đồ án Nội dung của đồ án chia làm các chương sau: Chương I :Tổng quan về nhiệm vụ của đồ án : Trình bày về những vấn đề chính liên quan đến đồ án như: Mục đích của đề tài, công cụ thực hiện và sơ lược về nội dung của đồ án Chương II : Tổng quan về e-Learning : Chương này giới thiệu chung về e-Learning. Tìm ra hướng phát triển của mình. Chương III : Giới thiệu về ngôn ngữ Asp.net : Chương này giới thiệu về ngôn ngữ dùng để xây dựng ứng dụng LMS. Chương IV : Xây dựng hệ thống LMS : Chương này trình bày cách phân tích, thiết kế chương trình, bố cục cách sử dụng chương trình. Chương V : Đánh giá, kết luận và hướng phát triển : Chương này trình bày về những công việc đã hoàn thành. Nêu lên được những điểm mạnh, điểm yếu của chương trình, và hướng phát triển trong tương lai. Trong quá trình thực hiện đồ án này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của gia đình, thầy cô giáo và bạn bè. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo, ThS. Lưu Ngọc Quang thuộc Trung Tâm Máy Tính đã nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện về tài liệu để em hoàn thành đồ án này. Quá trình làm việc và thực hiện yêu cầu của đề tài đã tạo điều kiện cho em học hỏi, tiếp cận với nhiều kiến thức và công nghệ trong chuyên ngành của mình. Chắc chắn trong quá trình thực hiện đề tài, em không thể tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Sự hướng dẫn, góp ý và chỉ dạy tận tình của thầy, cô và các bạn thực sự là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá cho công việc của em trong tương lai. Em cũng xin chân thành cảm ơn Trung Tâm Máy Tính, khoa Công nghệ thông tin trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện cho em thực tập trong quá trình làm đồ án vừa qua. CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING I.Tổng quan về e-Learning. e-Learning là một thuật ngữ thu hút được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, mỗi người hiểu theo một cách khác nhau và dùng trong các ngữ cảnh khác nhau. Do đó, ta sẽ tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của e-Learning. Phương pháp giảng dạy truyền thồng Theo phương pháp này, học viên sẽ tham gia các cua học theo một kế hoạch định trước của nhà trường và học viên học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phương pháp học tập này vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Nhược điểm của nó là học viên bị gò bó về mặt thời gian, không hiệu quả về kinh tế, không được học những gì mình thích và không tham gia được các cua học phù hợp với khả năng, trình độ của mình. Sự phát triển như vũ bão của khoa học và kĩ thuật, đặc biệt là khoa học về nhận thức và công nghệ thông tin và truyền thông đã đặt ra cho các nhà cải cách giáo dục các câu hỏi làm sao áp dụng sự tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng, tạo sự thoải mái, hứng thú cho cả học viên và giáo viên. Không những thế, đối với mỗi quốc gia sự cải cách giáo dục, nâng cao dân trí có vai trò sống còn đối với sự tồn tại, phát triển trong thời đại thông tin (Information Age). Ưu điểm của phương pháp giảng dạy có ứng dụng khoa học và công nghệ Để đảm bảo tính khách quan, báo cáo sẽ trích ra một số hình vẽ dùng trong nghiên cứu của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới Carnegie Mellon (Trong lĩnh vực công nghệ thông tin có thể kể tên một số sản phẩm nghiên cứu của trường như chuẩn phần mềm CMM, hệ thống nhận dạng tiếng nói Sphinix) về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Hình 1: So sánh các phương pháp học tập khác nhau Như trên hình vẽ: Áp dụng phương pháp giảng dạy một thầy, một trò, học viên và giáo viên trao đổi thông tin với nhau nhiều hơn thông qua số câu hỏi đặt ra vượt trội hơn hẳn so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Áp dụng phương pháp giảng dạy dưới sự trợ giúp của máy tính, số lượng câu hỏi đặt ra còn nhiều hơn. Nghiên cứu trên cho thấy ưu điểm của việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong cải tiến giảng dạy so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Hơn thế nữa, qua hình vẽ dưới đây sẽ chỉ ra nếu ứng dụng công nghệ thông tin ở mức chuyên sâu hơn, tác động và kích thích nhận thức của con người, sẽ cho hiệu quả học tập tốt hơn. Hình 2:Sự cải tiến của phương pháp giảng dạy dựa trên kỹ thuật Qua hình vẽ, rút ra một số nhận xét như sau: Cột đầu tiên tay trái là đo mức độ hiệu quả của giảng dạy dựa trên máy tính, chưa có sự tham gia của multimedia và các hệ thống giảng dạy thông minh. Tuy hiệu quả có tăng so với phương pháp giảng dạy truyền thống, nhưng vẫn còn thấp Cột ngay cạnh đó, bên tay phải, đo mức độ hiệu quả của việc giảng dạy có dùng multimedia như audio, video, flash. Multimedia có thế mạnh là kích thích các giác quan khác nhau của con người như thính giác, thị giác, do đó giúp con người nhận thức vấn đề nhanh hơn, tạo hứng thú hơn khi tham gia học tập. Tiếp tục ở phía bên phải là cột đo mức độ hiệu quả của việc giảng dạy có dùng các hệ thống giảng dạy thông minh. Với các hệ thống này, học viên chọn được các cua học mình thích, hệ thống sẽ đưa ra các nội dung học tập phù hợp theo khả năng và trình độ của từng học viên. Phương pháp giảng dạy này có hiệu quả cao hơn so với hai phương pháp trước đó. Cột cuối cùng là đo mức độ hiệu quả của việc giảng dạy dùng các hệ thống giảng dạy thông minh hiện đại, được phát triển trong thời gian gần đây. Các hệ thống này có áp dụng các thành tựu mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, dùng trong việc đưa ra các quyết định trợ giúp học viên học tập có hiệu quả. Phương pháp giảng dạy này cho hiệu quả cao nhất. Hình 3: Hiệu quả của phương pháp học dựa trên công nghệ Không những việc ứng dụng công nghệ thông tin cho kết quả giảng dạy và học tập cao hơn mà còn tiết kiệm rất nhiều về mặt thời gian. Học viên được phép sắp xếp, bố trí thời gian học tập phù hợp nhất với bản thân mình Định nghĩa e-Learning. Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về e-Learning, sau đây là một số định nghĩa e-Learning đặc trưng nhất : “e-Learning là một thuật dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông”( Compare Infobase Inc). “e-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, phân phối hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục”( MASIE Center). ”Việc học tập được phân phối hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc phân phối qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT)”(Sun Microsystems, Inc). Tuy có nhiều định khác nhau, nhưng nói chung e-Learning đều có những điểm chung sau : Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… Hiệu quả của e-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do e-Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. Muốn xem chi tiết hơn về ưu điểm của e-Learning hãy tham khảo phần 1.2 e-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, e-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-Learning ra đời.Gần đây nhất là cuộc gặp thượng đỉnh e-Learning toàn cầu với 37 nước tham gia, tổ chức tại Thụy Sĩ vào 16-19 tháng 2 năm 2004. Như vậy, có thể coi e-Learning đã ra đời từ ngay sau khi máy tính ra đời(năm 1946). Trong giai đoạn phát triển ban đầu của máy tính đã có rất nhiều nỗ lực triển khai e-Learning như các chương trình đào tạo được phát triển trên máy tính mainframe của IBM. Tất nhiên, khi đó mức độ áp dụng chỉ ở mức đơn giản và con người chưa nhận thấy rõ ràng ưu điểm nổi trội của e-Learning. Khi máy tính cá nhân đã phổ biến, khả năng tính toán tăng, bộ nhớ tăng về dung lượng nhưng giảm về giá cả, các kĩ thuật mới multimedia trên máy tính ra đời, e-Learing mới thực sự có cơ sở hạ tầng để phát triển với các chương trình đào tạo dựa trên máy tính(computer-based training) lần lượt xuất hiện và các chương trình đào tạo này chủ yếu phân phối qua đĩa CD. Lúc này đã bắt đầu có sự chia rẽ trong cộng đồng e-Learning với hai nhóm đi hai hướng khác biệt nhau: nhóm các nhà khoa học ứng dụng(kĩ sư) và nhóm các nhà nghiên cứu học thuật. Phân biệt e-Learning với một số khái niệm khác Có một số khái niệm gần với khái niệm e-Learning như online learning, web-based training, computer-based training, synchronous learning, asynchronous learning... Sau đây ta sẽ giải thích các khái niệm đó: Online Learning - Học tập trực tuyến Chỉ là một phần của e-Learning, mô tả việc học tập qua Internet/intranet/LAN/WAN, loại trừ việc sử dụng CD-ROM. Computer-based training - Đào tạo dựa trên máy tính Mô tả việc học tập mà các bài học được phân phối đến tay học viên thông qua CD-ROM Web-based training - Đào tạo dựa trên web Việc học tập được tiến hành dựa trên môi trường web. e-Training Mô tả việc đào tạo thông qua e-Learning Synchronous Learning - Học đồng bộ Mô tả việc học tập online, thời gian thực trong đó mọi người đăng nhập vào cùng một thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau. Ví dụ như: Video/audio conferencing Chat room Nghe đài phát sóng trực tiếp Xem tivi phát sóng trực tiếp Asynchronous Learning - Học không đồng bộ Là cách học trong đó không cần đảm bảo tính thời gian thực, không hỗ trợ trao đổi trực tiếp với nhau. Ví dụ như: Các cua tự học qua Internet CD-ROM E-mail Forum Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu cua học trước khi cua học diễn ra. Học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia cua học. Formal Learning Đa số thời gian học tập tuân theo một chương trình được xác định trước. Mô hình đào tạo có giáo viên hướng dẫn (instructor led) là dựa trên formal learning. Informal Learning Việc học tập không dựa theo một chương trình được xác định trước. Một ví dụ là việc trao đổi thông tin giữa các học viên khi cùng làm chung một vấn đề. Một ví dụ khác là khi học viên được giao một nhiệm vụ thực hiện một mình. Khi đó, anh ta có thể tìm kiếm, thu thập các tài nguyên trên mạng hoạc anh ta cũng có thể hỏi trực tiếp chuyên gia. Kết hợp e-Learning với cách học truyền thống Như ta đã thấy, e-Learning hiệu quả hơn nhiều so với các học truyền thống. Vậy câu hỏi đặt ra là e-Learning liệu có thể thay thế hoàn toàn cách học truyền thống không? Câu trả lời là e-Learning không thể thay thế hoàn toàn cách học truyền thống. Chúng ta sẽ lấy thí dụ thông qua một công ty. Công ty Quality Learning Inc cung cấp các cua đào tạo về IT và truyền thông. Mười năm trước công ty chỉ áp dụng cách đào tạo truyền thống là dựa trên lớp học, có sự hướng dẫn của giáo viên. Nhưng đến 1997, công ty chuyển sang áp dụng online learning. Họ nhận ra rằng e-Learning thuần tuý không phải là một gải pháp hoàn hảo và số học viên của họ đã giảm đáng kể. Đó chính là nguyên nhân tại sao họ kết hợp cả hai cách học thành một mô hình gọi là Blended Learning Model. Họ cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau và Open Learning Center là phần chính của giải pháp. Trong những trung tâm này, học viên có thể gặp các học viên khác, tham gia các buổi thảo luận, và trao đổi các thắc mắc với giao viên. Nó là sự kết hợp của: Online và offline learning Nhiều định dạng bài học khác nhau (điện tử, giấy) Formal và informal learning Học đồng bộ và không đồng bộ Như vậy, chúng ta phải kết hợp cả hai cách học tập: e-Learning và truyền thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho học viên. Giải pháp kết hợp này được gọi là BLENDED SOLUTION Cấu trúc của một chương trình đào tạo e-Learning. Dưới đây là bảng tổng hợp các cấp của một chương trình học của e-Learning, cấp cao nhất là chương trình và cấp thấp nhất là media: Cấp Người tạo nội dung Xuất bản, phân phối và quản lý nội dung trên máy chủ Dùng cho học viên truy nhập Công cụ tạo và quản lý Chương trình Tạo một chương trình học liên quan đến tích hợp các cua học theo một trình tự chặt chẽ Để đưa lên máy chủ đòi hỏi phải thể hiện được mối quan hệ logic giữa các cua học và theo dõi được cua nào người dùng đã truy cập hoặc đã hoàn thành Để các học viên có thể truy cập họ phải đăng kí Learning Management System ( LMS ) Cua học Tạo các cua học yêu cầu kết hợp các trang nội dung cũng như cơ chế duyệt như là mục lục hay chỉ mục Theo dõi được các phần trong cua học học viên đã học hoặc đã hoàn thành Truy cập cua học yêu cầu học viên có thể mở cua học để xem và chọn các bài học trong cua học Course Authoring Tool Bài học Tạo bài học bao gồm các yêu cầu chọn và kết nối các trang hay các đối tượng khác thành một cấu trúc duyệt chặt chẽ, logic Đưa các bài học lên đòi hỏi khả năng biểu diễn nhiều trang hay các thành phần khác như một thể thống nhất Truy cập bài học đòi hỏi học viên chọn một trong các trang của bài học Couse authoring and Web site authoring Tool Trang Tạo trang đòi hỏi đưa text vào và tích hợp nó với các media khác Cung cấp các trang cho học viên theo yêu cầu Phải có một cách để yêu cầu một trang và thể hiện nó khi nhận được Website authoring Tool Media Tạo media đòi hỏi tạo ra các ảnh, hình ảnh động, âm thanh, âm nhạc, video và các media số khác Đòi hỏi phải lưu trữ nó hiệu quả và tiết kiệm Truy cập các thành phần media đòi hỏi khả năng thể hiện, trình diễn được từng media đơn lẻ Media Editor Hình 4:Mô tả các cấp của một chương Các kiểu trao đổi thông tin trong e-Learning Có các kiểu trao đổi thông tin sau:  Một - Một : Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa : Học viên với học viên Học viên với giáo viên Giáo viên với học viên Một số ví dụ: Chat: chat giữa hai người với nhau E-mail: gửi e-mail tới bạn học hoặc cho giáo viên Chia sẻ màn hình: chia sẻ ứng dụng MS Word, trao đổi dựa trên một văn bản Word Một - Nhiều : Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa : Giáo viên với các học viên Học viên với các học viên khác Một số ví dụ: Chat: giáo viên giảng giải một vấn đề gì đó cho các học viên thông qua chat Video Conference (Hội thảo dựa trên video): giáo viên giảng giải một vấn đề gì đó cho các học viên dựa trên các phần mềm hỗ trợ video conference Chia sẻ màn hình (Screen Sharing): sử dụng mạng giúp học viên học tập bằng cách xem các slides PowerPoint hoặc các trang web được trình chiếu trực tiếp Diễn đàn: giáo viên đưa câu hỏi lên diễn đàn yêu cầu các học viên trả lời E-seminar: các bài giảng hoặc thuyết trình được đưa qua mạng Internet  Nhiều - Một : Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa : Các học viên với giáo viên Các học viên với một học viên Một số ví dụ: Chat: hỏi và thảo luận thời gian thực các câu hỏi Diễn đàn: các học viên trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa lên diễn đàn  Nhiều - Nhiều : Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa : Các học viên với các học viên Các học viên với các học viên và giáo viên Một số ví dụ: Chat: các học viên cùng thảo luận chung một vấn đề để tìm ra cách giải quyết, có thể có sự hướng dẫn của các giáo viên Hội thảo video hai chiều: đây là lớp học ảo, giáo viên giải thích cho học viên về một vấn đề mới và học viên có thể đặt câu hỏi ngược lại cho giáo viên thông qua hệ thống hội thảo video hai chiều Phạm vi ứng dụng của e-Learning. 8.1. e-Learning trong công sở. Định nghĩa dưới đây của Lance Dublin thì rất phù hợp cho e-Learning trong công sở :  "Sử dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật để tạo ra, phân phối và quảng bá những dữ liệu, thông tin, kiến thức và cách học có giá trị để hoàn thiện trong công việc, nâng cao hiệu suất tổ chức cũng như sự phát triển của các cá nhân." 8.1.1. Những nét tiêu biểu của e-Learning trong công sở e-Learning tạo ra các giải pháp học chính quy và không chính quy. Một trong những sai lầm lớn nhất khi nghĩ về e-Learning là coi nó chỉ dành cho học tập chính quy.Trong phạm vi các tổ chức, tất cả các quá trình đào tạo đều hướng đến tổ chức chính quy, ví dụ các khoá học chính quy, nhưng thực tế cho thấy rằng hiện nay có khoảng 80% là học tập không chính quy được tổ chức trong các cơ quan. Nó không chỉ diễn ra trong các lớp học mà còn cả trong khi làm việc, đọc tài liệu và trao đổi thông tin vơí các đồng nghiệp... Mặc dù sự thật là "việc cung cấp thông tin không phải là kiến thức", nhưng đôi khi, một giải pháp không chính quy lại là tất cả những gì cần thiết để giải quyết một vấn đề học tập. Nó có thể không cần đến một giải pháp truyền đạt kiến thức. Nhiều người trong quá trình làm việc của họ bắt gặp những vấn đề trong công việc mà cần có cách giải quyết kịp thời. Họ sẽ không thể đợi đến các khóa học nhiều tuần và lâu hơn nữa để giải quyết vấn để hiện tại của họ. Họ cũng không muốn phải vất vả trải qua một khóa học trực tuyến phức tạp chỉ để tìm lượng thông tin nhỏ mà họ cần để hoàn thành công việc và phận sự của mình. Trong tình huống đó, e-Learning phải cần mang đặc điểm: Ngay lập tức  - luôn có sẵn cho người sử dụng khi họ cần đến để hoàn thành công việc Theo yêu cầu  - luôn có sẵn khi họ cần, không phải 2 ngày, 1 tuần hay 1 tháng. Bite-sized – luôn có sẵn và nó chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để hoàn thành, ví dụ 15-20 phút Đối với hầu hết các tổ chức, tầm quan trọng của e-Learning được dựa trên các giải pháp chính quy, tuy nhiên trong nhiều vấn đề học tập, các giải pháp này không phải là thích hợp nhất. Vì lý do đó, hiện nay một số các tổ chức đã nhận ra sự cần thiết của các giải pháp không chính quy để đáp ứng nhu cầu được hỗ trợ chuyên môn cho người lao động. e-Learning cung cấp cách truy cập tới một lượng lớn nguồn kiến thức đa dạng : cả nội dung lẫn con người. Thêm một sai lầm nữa là cho rằng e-Learning chỉ đưa ra nội dung. Trong những ngày gần đây người ta quan niệm rằng e-Learning có nghĩa "Nội dung là trên hết". Nhưng chúng ta đã quên mất rằng việc học tập là một hoạt động mang tính xã hội và bạn có thể thường xuyên cung cấp một kinh nghiệm học tập mang tính lâu dài hơn và mạnh hơn rất nhiều bằng cách sử dụng các liên lạc trực tuyến, mạng thông tin và bằng sự khuyến khích cộng tác giữa các học viên so với những việc mà bạn có thể đạt được khi đưa lên nhiều bài giảng trực tuyến. Trên thực tế, các giải pháp e-Learning dựa trên sự liên lạc và cộng tác nhanh hơn nhiều, cài đặt dễ dàng hơn và giá thành cài đặt cũng rẻ hơn nhiều. Con người là các sinh vật mang tính xã hội, cần có các quan hệ xã hội và các ràng buộc về mặt cảm xúc trong tất cả các hành động của con người . Vì thế có rất nhiều cơ hội để con người có thể liên lạc, cộng tác và cùng chia sẻ kiến thức của họ. e-Learning là đem những nhóm người lại gần với nhau e-Learning không phải là một hoạt động mang tính cá nhân, nó khuyến khích các nhóm nhỏ và lớn làm việc và học tập cùng nhau – cộng tác,chia sẻ các tài liệu và xây dựng nên tập thể cùng học tập – đồng thời và không đồng thời. e-Learning có nghĩa là đem kiến thức đến cho con người chứ không phải đem con người đến với kiến thức Hình thức truyền thống của e-Learning là e-Learning ”thụ động”. Điều đó có nghĩa là những người học phải tự giao thiệp và tìm kiếm các kiến thức cho mình. Gần đây có một phương hướng chuyển sang e-Learning ”chủ động”, ở đó kiến thức được gửi tới từng học viên riêng. Đây là một cách để đảm bảo rằng những học viên có mục tiêu sẽ có thể tìm thấy và sử dụng những giải pháp học phù hợp. 8.1.2.Quản lý việc học tập trong công sở Một trong những câu hỏi lớn nhất thường được đặt ra về sự hợp tác e-Learning là " một hệ thống quản lý đào tạo là gì và liệu có cần thiết?" Một hệ thống quản lý đào tạo (or LMS) là một phần mềm mà nó kích hoạt nội dung và sau đó quản lý, theo dõi và báo cáo về quá trình học tập của các học viên. Chức năng của LMS là thay đổi từ hệ thống quản lý đào tạo cơ sở tới hệ thống quản lý đào tạo rộng lớn phức mà nó bao gồm sự quản lý chất lượng. Đối với nhiều tổ chức một LMS là trụ cột của một hoạt động e-Learning của họ. Tuy nhiên, LMS thì đắt, vì thế bạn cần chắc chắn rằng bạn thực sự cần nó.Cuối cùng, một LMS chỉ là một phương tiện để phân phối và quản lý nội dung đào tạo, chứ bản thân nó không phải là nội dung. Liệu bạn có cần một hệ thống LMS hay không là tuỳ thuộc vào bạn có muốn quản lý việc đào tạo trong tổ chức của bạn hay không. Một LMS thì rất hữu hiệu cho việc quản lý môi trường đào tạo rộng lớn và phức tạp. Nếu bạn không muốn theo dõi quá trình học tập của sinh viên hoặc kiểm tra kết quả của một phương pháp đào tạo, thì bạn có thể không cần nó. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định rằng bạn muốn dùng nó thì bạn cần xác định rõ ràng một số yếu tố: Bạn muốn cài đặt phần mềm LMS trên hệ thống máy chủ của công ty mình hay là trên một máy chủ khác được phân phối bởi ASP. Các đặc trưng chính mà bạn cần. Tính linh động trong việc thêm những người sử dụng mới vào. Khả năng kết hợp với các hệ thống tổ chức khác,ví như hệ thống HR Khả năng tương thích với những cái đã có và những cái mới trong tương lai. Ở đây đưa ra hai ví dụ về hệ thống quản lý đào tạo hợp tác.   Total LMS "Total LMS là một ứng dụng với phạm vi rộng lớn, có khả năng mở rộng cao trong việc quản lý học viên, giáo trình và nguồn tài nguyên." Hệ thống SumTotal ra đời do sự liên doanh giữa Docent và click2learn. TopClass LMS "TopClass LMS cho phép các công ty cung cấp cho các công nhân của mình khả năng truy cập duy nhất tới tất cả quá trình đào tạo cần thiết của họ, và tổ chức hợp lý quá trình đào tạo. Các hệ thống WBT Systems. Một điều quan trọng trong việc lựa chọn một hệ thống quản lý đào tạo là phải đảm bảo rằng nó làm việc đựơc với các hệ thống và nội dung khác. Đây là một trong những tiêu chí cho sự phát triển theo chuẩn công nghệ. 8.2. e-Learning trong giáo dục đại học Thuật ngữ "e-Learning" được sử dụng trong giáo dục đại học để nói đến việc sử dụng các trang Web và các kỹ thuật Internet khác để nâng cao kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo. Nó cũng sử dụng các khái niệm như ICT (Information and Communication Technologies) và gần đây là ILT (Information and Learning Technologies). Cơ hội của e-Learning trong phạm vi giáo dục đại học là rất lớn và nếu công nghệ được sử dụng thích hợp trong một khoá học cụ thể, nó có thể hưởng tốt đến các học viên. Tuy nhiên điều quan trọng là nó không phải là công nghệ thực sự, là công nghệ có thể nâng cao việc đào tạo nhưng liệu những công nghệ đó được các thầy giáo và các học viên đó sử dụng như thế nào. Công nghệ chỉ nên sử dụng khi nó làm tăng chất lượng học tập của sinh viên. Có nhiều cách sử dụng công nghệ khác nhau trong giảng dạy và đào tạo. Nó không quan tâm đến tất cả hoặc bỏ qua tất cả những thông tin trên Web, và tất nhiên nó cũng không quan tâm đến việc tạo ra một giải pháp thỏa mãn tất cả. Các khoá học khác nhau sử dụng các công nghệ cũng khác nhau. Ở đây có ba cách tổng quát trong đó công nghệ được sử dụng trong các khóa học hay chương trình đào tạo của một trường đại học hay cao đẳng: Cách thứ nhất là sử dụng công nghệ trong một khoá học đào tạo đại học. Tức là thực hiện khoá học bình thường, theo cách làm truyền thống với các bài thuyết trình, seminars, có thầy hướng dẫn ,v v và sử dụng công nghệ để hỗ trợ khoá học dưới dạng các tài liệu trực tuyến. Các tài liệu đó có thể được đọc trên một máy tính cá nhân hoặc trên một máy tính trợ giúp cá nhân (PDA) điều đó có nghĩa là nó rất linh hoạt. Với điều kiện là nó hoàn toàn hỗ trợ lớp học truyền thống hơn là thay thế nó, đây là một phương pháp rất hiệu quả. Cách thứ hai sử dụng công nghệ là kết hợp các hoạt động trực tuyến vào trong một khoá học truyền thống. Một khoá học tổng hợp thường được biết đến như là một khoá học lai tạo hay một khoá học hỗn hợp. Việc sử dụng các hoạt động dựa trên sự tương tác, cộng tác và trực tuyến trong một khoá học trực tuyến nhằm giúp cung cấp cho các học viên kinh nghiệm học tập phong phú và linh động hơn.Những tài liệu đó có thể là các tài nguyên có sẵn trên Internet hoặc được phát triển riêng biệt cho một khoá học trưc tuyến. Trong cách thứ ba này, công nghệ được sử dụng để thực hiện khoá học trực tuyến hoàn toàn, ví dụ đưa ra chương trình tới một lượng học viên rộng lớn Một cách hợp lý chúng có thể được thực hiện đồng thời trong một khoá học truyền thống, hoặc lý tưởng hơn cung cấp các cơ hội cho cả các học viên ở xa và tại chỗ học theo cách làm phù hợp nhất đối với hoàn cảnh của họ. Trong trường hợp này nội dung tất cả khoá học và tất cả các thông báo khoá học sẽ có sẵn trực tuyến, và các sinh viên sẽ cần cả sự quản lý và hỗ trợ trực tuyến. Tuy nhiên khoá học lý tưởng thì không thể trực tuyến 100%- cũng nên có một vài hoạt động trực tiếp như các tuần bắt đầu, các tuần giới thiệu, các tuần nghiên cứu. Quản lý học tập trong đại học cao học Qua một vài năm gần đây các trường cao đẳng và các trường đại học bắt đầu cài đặt các hệ thống quản lý khoá học CMS( Course Management Systems) cho sáng kiến e-Learning của họ. Chú ý đó là những kiến thức tổng quát như môi trường đào tạo ảo hoặc VLEs ( Virtual Learning Environment) ở Anh. CMSs or VLEs là các công cụ phần mềm mà nó cho phép các giảng viên đại học tạo khoá học "website" nhanh và đơn giản để lưu trữ các tài liệu khoá học và cho phép sinh viên truy cập những tài liệu đó theo cách đăng nhập an toàn nhất, bằng cách ấy cho phép các giảng viên quản lý và theo sát tiến trình học tập của sinh viên. Đây là hai chuyên đề CMSs/VLEs được sử dụng trong các trường đại học. WebCT "Hàng nghìn trụ sở của hơn 80 quốc gia trên thế giới đang phát huy tác dụng của WebCT để mở rộng ranh giới giảng dậy và đào tạo Blackboard "Blackboard cung cấp một bộ trọn vẹn về các sản phẩm phần mềm kinh doanh và các dịch vụ mà nó cung cấp các chương trình đào tạo trong những thị trường hàng đầu của họ. Có một số thuận lợi cho các trường đại học khi sử dụng CMSs/VLEs Chúng là một cách làm nhanh và đơn giản cho một trường cao đẳng hoặc đại học để bắt đầu và thực hiện e-Learning. Chúng cung cấp một giao diện nền đơn giản dễ sử dụng, thân thiện với người sử dụng cho trường cao đẳng / đại học Cung cấp một cách nhìn và sự cảm nhận phù hợp thông qua các khoá học, điều đó có nghĩa là các học viên biết làm thế nào để sử dụng hệ thống cho các khoá học khác nhau. Chúng cung cấp khả năng phát triển.. Tuy nhiên có một số vấn đề với VLEs: VLEs thích hợp được đưa ra dựa trên nền tảng một giấy phép đăng ký. Điều này có nghĩa là các tổ chức phải trả tiền dựa trên quy mô của tổ chức và mức độ sử dụng, nó có thể bao gồm một khoản tiền khá lớn mà các tổ chức phải trả mỗi năm để duy trì các hệ thống của mình hoạt động tốt. Vì thế bây giờ chúng tôi đã chú ý tới các các hệ thống nguồn mở, ví dụ các hệ thống miễn phí, các hệ thống đó có thể không yêu cầu mua bản quyền sử dụng. Môi trường đào tạo ảo sao chép toàn bộ dữ liệu học tập, tuy nhiên, trừ khi dữ liệu đó được tích hợp với các hệ thống phân loại đại học khác , ví dụ các hệ thống quản lý và thư viện, kết quả là sự sao lại dữ liệu được giữ trong trường đại học và cái khó khăn tiếp theo là chuyển dữ liệu từ hệ thống đến hệ thống. Một môi trường đào tạo quản lý là khóa học được sử dụng để mô tả một VLE mà nó được tích hợp theo phương pháp này. Tuy nhiên sự tích hợp các hệ thống khác nhau để tạo nên một cổng thống nhất với một tín hiệu đơn thì quá phức tạp. Mặc dù VLEs/MLEs hỗ trợ các chuẩn đào tạo chính mà nó cho phép thao tác giữa các thành phần có nội dung, vẫn có một vài cách vượt lên trên tất cả các hệ thống giáo dục là có khả năng nói tới người khác. Rất quan trọng để chỉ ra rằng CMSs/VLEs không nên được xem như toàn bộ giải đáp về vấn để e-Learning của một trường cao đẳng hoặc trường đại học. CMSs/VLEs đơn giản là trình tiện ích được thiết kế để dùng cho một giao diện người máy hoặc là phương tiện để quản lý sự sử dụng nội dung của sinh viên.Các công cụ soạn thảo của họ thường không quá phức tạp, vì thế chúng được xem xét như là một "launchpad" cho việc tạo nội dung mà việc tạo nội dung đó do chính các công cụ và các hệ thống khác để tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về e-Learning. Mặt khác, một vài tính năng có thể không phù hợp trong một vài khóa học,và không nên ứng dụng nó một cách mù quáng trong giáo dục của họ Cu._.ối cùng, VLEs chỉ phục vụ môt cách tự động hóa và vì thế nó duy trì các hoạt động học tập và giảng dậy hiện tại; khi mà nhu cầu là tư duy mới trong giáo dục đại học để tạo nên một sư khác biệt. Các giải pháp e-Learning 9.1 Các giải pháp thông tin đơn giản Các giải pháp thông tin đơn giản - giống như các cách trình bày và các tài liệu trực tuyến - chúng hữu ích trong cả công sở và giáo dục đại học. Đó chính là những tài liệu trực tuyến đơn giản được tạo ra bằng cách sử dụng công cụ như Microsoft Word and PowerPoint, hay là các trang Web đơn giản. 9.2 Các giải pháp thông tin trong công sở Trong phần trước chúng ta đã biết về sự khác nhau giữa đào tạo chính quy và đào tạo không chính quy, và tầm quan trọng của việc cung cấp các giải pháp đào tạo không chính quy trong công sở. Trong phần này chúng ta sẽ xem xét một vài ví dụ về các tài liệu thông tin đơn giản phù hợp cho công sở, ví dụ các kiểu tài liệu thông tin mà các công nhân có thể cần trong tiến trình làm việc của họ. Nội dung thông tin phổ biến thường gắn liền với các kỹ năng và sự hiểu biết kinh doanh tổng quát, thường có thể được mua giảm giá. Thông tin về sản phẩm và dịch vụ, những cái có thể hữu ích đối với các công nhân ví dụ các lời chỉ dẫn về các thiết bị như các máy in và phần mềm, cũng có thể dựa trên Web site miễn phí, như trong những ví dụ này. Manuals for HP Mono LaserJet printers Từ nhóm Landscape .  Software and Reference Manuals From Vernier Software & Technology. Tuy nhiên, phần lớn các giải pháp thông tin cần các tổ chức phải có đặc trưng rất riêng biệt ví dụ như thông tin liên lạc tập thể, các phương tiện trợ giúp công việc, các tài liệu hỗ trợ hiệu suất máy móc, thông tin mới về các sản phẩm và các dịch vụ mới của công ty. 9.3.Các giải pháp thông tin trong giáo dục đại học Trong phần sau chúng ta sẽ thảo luận về các tài liệu thông tin nó quan trọng đến mức nào trong khóa học, ví như những tài liệu tham khảo, hoặc là các tài liệu tham khảo chung hoặc là các tài liệu khóa học được lưu trữ trực tuyến để tạo nên một kho tài nguyên về khóa học. Các tài liệu thông tin trực tuyến tìm trong kho tài nguyên khóa học bao gồm: Các tài liệu quản lý giống như các sách hướng dẫn, sách giáo trình Các lời nhận xét về một bài thuyết trình, các bản thông báo, các tài liệu và các bản kê khai, trình bày các bài giảng... Đây là một vài ví dụ về các khóa học mà nó cung cấp các tài liệu thông tin trực tuyến. Li.2 Language history and use Chi tiết về các bài giảng và tiến trình về phần A của Li 2 (Language history and use), Cambridge University IDCC 370: Web Design 1: Information Design Principles and Practice Một danh sách các vấn đề tài trực tuyến từ trường cao đẳng Bentley [PDF] Tất cả các ví dụ trình bày ở trên – các tài liệu trực tuyến và các trình bày thì rất đơn giản và dễ để xây dựng và đưa vào trực tuyến, và trong một số trang tiếp theo ta xem xét làm thế nào để tạo ra những kiểu tài liệu thông tin đó. 9.4 Các bản trình bày và truyền thông phân luồng "Streaming" ám chỉ đến quá trình kỹ thuật của việc gửi âm thanh và hình ảnh qua internet. Điều đó có nghĩa rằng người sử dụng có thể bắt đầu quan sát nội dung ngay tức khắc mà không phải đợi download toàn bộ clip. e-Learning với mục đích sử dụng âm thanh và hình ảnh phân luồng bây giờ trở nên khá phổ biến. Mặc dù phương tiện truyền thông đại chúng có thể được truy cập trên Internet qua việc quay số kết nối, đối với một kinh nghiệm tốt nhất, người sử dụng cần phải có một sự kết nối nhanh và do đó các tài liệu học tập theo định dạng này được biết đến như các giải pháp đào tạo dải băng tần rộng Các sự kiện truyền thông đại chúng phân luồng trong định dạng của webcasts hoặc webinars được phân phối cả hai, ví dụ các hoạt động được thực hiện trực tiếp hoặc các hoạt động đó được lưu trữ sau đó phát lại theo yêu cầu. Các bản trình bày phân luồng được thể hiện bao gồm một số phần audio hoặc video được thêm vào trong slide và do đó nó làm cho bản trình bày có chất lượng cao hơn.  Trong phần này ta đưa ra một số ví dụ về các bản trình bày và các phương tiện truyền thông phân luồng, và các hướng dẫn để có thể sử dụng chúng trong cả công sở và trong giáo dục đại học. Chúng ta sẽ thảo luận làm thế nào để những thứ đó có thể được tạo ra và được phân phối tới người sử dụng. 9.4.1 Các bản trình bày và truyền thông phân luồng trong công sở Các bản trình bày và truyền thông đại chúng phân luồng có một phần quan trọng trong đào tạo công sở, với tư cách là chúng có thể cung cấp những giải pháp hấp dẫn tới các công nhân . Thực tế là chúng có thể truyền trực tiếp ( trong thời gian thực) và phát lại theo yêu cầu, nghĩa là các công nhân có thể vừa quan sát hình ảnh của họ trong khi họ làm việc. Truyền thông phân luồng được các tổ chức đặc biệt quan tâm, ví dụ như các hoạt động thông tin giữa các thành viên trong một tập thể , giá cả và thị trường, các kế hoạch đào tạo trực tuyến, sẽ cần được hỗ trợ xây dựng và được tiến hành trong một tổ chức hoặc các nhà phát triển khác những người chuyên về các giải pháp truyền thông phân luồng.. 9.4.2 Các bản trình bày và phương tiện truyền thông trong giáo dục đại học. Nhiều giảng viên đại học đã sử dụng nhiều bản trình bày và phương tiện truyền thông phân luồng, và coi nó như là một công nghệ rất hữu hiệu trong giáo dục, họ thừa nhận rằng nó như là bước phát triển tiếp theo dựa vào việc tạo ra các bản trình bày để đưa chúng lên các trang Web. Các giải pháp đào tạo phân luồng giáo dục tổng quát có thể được mua giảm giá, ví dụ qua công ty nổi tiếng Boxmind e-Lecture Collection. Tất nhiên các nhà giáo muốn sử dụng công nghệ vào trong các khoá học và các chương trình đặc biệt riêng họ. Các kiểu hoạt động mà họ sẽ cảm thấy có ích là: Các đoạn audio và video của giảng viên đưa ra thuyết trình trực tiếp Ghi lại video hoặc tường thuật lại các slide trình bày bài thuyết trình. 9.5.Các hoạt động e-Learning trực tiếp Trong những ngày đầu của e-Learning, nó được coi như là một phương pháp cho phép các học viên có thể truy cập 24 giờ để học. Ngoài ra nó cũng không cần các học viên phải ngồi chung ở một vị trí và cùng truy cập tài liệu.   Tuy nhiên, bây giờ có nhiều cơ hội để các học viên lại gần nhau, đối với trường hợp học trực tiếp, mặc dù các học viên không ở cùng một vị trí địa lý nhưng thông qua cuộc gặp mặt trực tuyến, cuộc hội thảo hoặc các lớp học ảo. Mặc dù các hoạt động e-Learning trực tiếp đôi khi còn gọi là Webcasts hoặc Webinars, những hoạt động đó sẽ không nên lẫn lộn với các sự kiện phân luồng trực tiếp. Một trong những điều mà mọi người thường nói là bất lợi lớn đối với các hình thức mới của e-Learning là sự thiếu hụt những con người, đặc biệt là một người dẫn chương trình có uy tín người mà có thể đưa ra các chủ đề sinh động và trả lời tất cả các câu hỏi của bạn. Trong hoạt động e-Learning trực tiếp, người tổ chức cuộc hội nghị, người dẫn chương trình hoặc huấn luyện viên có sự ảnh hưởng đối với các học viên tham gia, những người mà được kết nối từ xa ngay khi họ có được chỗ ngồi trong một lớp học truyến thống . Trong một lớp học ảo những người hướng dẫn có thể:  Nói qua về một bản trình bày. Sử dụng một bảng đen ảo tương tác để làm động não cả nhóm. Chia sẻ màn hình ứng dụng để tiếp tục làm việc với một nhóm. Hỏi và trả lời những câu hỏi đối với các học viên cả cá nhân lẫn cả nhóm . Mời các học viên tham gia đóng góp ý kiến. Đưa ra cho họ giải pháp là chia thành nhiều nhóm nhỏ để hoạt động dễ hơn. Các hoạt động e-Learning trực tiếp cũng có thể được ghi lại ngay khi họ thực hiện hợp lý và các phiên bản lưu trữ này có thể được làm sẵn theo yêu cầu để phục vụ cho việc xem lại bởi các người tham dự hoặc bất kỳ ai đó mà không có khả năng tham dự trực tiếp 9.6 Học tập qua email Thư điện tử hiện nay rất phổ biến và hiện tại nó thường được mô tả là "là công cụ Internet quan trọng nhất nhưng cũng hay bị lạm dụng và dùng sai mục đích nhất". Hầu hết mọi người đều rất thông thạo với công cụ liên lạc này nhưng họ không quen lắm khi chúng được dùng trong môi trường giáo dục. Mặc dù nhiều tổ chức cấp cho các nhân viên của mình một tài khoản email tuy vậy nếu như các học viên của bạn chưa có thì hoàn toàn dễ dàng tạo lập chúng nhờ các nhà cung cấp dịch vụ email dựa trên web miễn phí.Điều thuận lợi của hệ thống email dựa trên web này là chúng có thể giải quyết được hai vấn đề chính: thư rác và virus. Tuy vậy đối với những người sử dụng hệ thống email riêng thì hai vấn đề này cần giải quyết bằng cách khác. Trong phần này chúng ta bàn về tiềm năng của email trong môi trường giáo dục cả trong đào tạo Công sở và đào tạo Đại học, và cách tạo lập các dự án e-Learning dựa trên email.  9.6.1 Học tập qua email trong công sở Cách sử dụng email để học tập thường không được nhìn nhận đúng mức mặc dù trong thực tế thì email chính là công cụ thương mại mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Như là một công cụ liên lạc nó có thể được sử dụng rất dễ dàng để cung cấp các hỗ trợ và hướng dẫn. Nhưng chúng cũng có thể dùng cho nhiều mục đích đào tạo khác, ví dụ là cách truyền tải đơn giản nhất một thông điệp học tập đến từng cá nhân. Mặc dù hoàn toàn có thể mua đứt bán đoạn các khoá học qua email, tuy vậy chúng không được đánh giá cao và chỉ được coi là phương án thứ hai. Hiện tại chúng mới chỉ được coi là một cách để đảm bảo một công chức nào đó đã nhận được chương trình học tập hay chưa mà thôi. 9.6.2 Học tập qua email trong giáo dục đại học Với đào tạo Đại học email đã đang trở thành phương tiện chính để liên lạc giữa các sinh viên với nhau và giữa sinh viên với giảng viên. Chúng dùng để hỗ trợ các học viên trong các khoá học chính khoá, cho sinh viên đăng kí các tài khoản trên mạng, và là một cách dễ dàng để giảng viên gửi các thông báo tới sinh viên của mình. Tuy vậy, dường như các giảng viên thấy rằng với khả năng phân phối mạnh của chúng thì đồng nghĩa nguy cơ bị ngập lụt bởi email cũng ngày càng cao và họ không muốn tính trạng đó xảy ra. Trong trang tới, chúng ta sẽ xem xét các cách cốt yếu để quản lý liên lạc qua email và đưa ra những hướng dẫn cho việc sử dụng trong các khoá học. Một khi đã học được cách kiểm soát email tiếp đó bạn sẽ được hướng dẫn dùng chúng cho những mục đích thú vị. 9.6.3 Sử dụng email như là một công cụ truyền thông cho khoá học Email đã chứng tỏ nó là một công cụ tuyệt vời cho việc liên lạc cả trong các khoá học truyền thống cũng như các chương trình trực tuyến. Có thể dùng theo kiểu liên lạc cá nhân hay dùng theo kiểu quảng bá cho một nhóm lớn thông qua danh bạ riêng, ví dụ: Học viên có thể dùng email để: Gửi câu hỏi tới giảng viên của mình. Đăng kí công việc. Giáo viên dùng email để: Gửi các thông báo về khoá học. Gửi phản hồi về hiệu năng làm việc của các nhóm học viên. Tuy việc sử dụng email là hết sức dễ dàng nhưng việc viết một email hiệu quả lại khó hơn nhiều, đặc biệt trong trường hợp để tạo nên các phương tiện liên hệ với học viên. Những lí do của việc này thực sự dễ nhận thấy. Các nghiên cứu khoa học cho thấy 55% kiến thức mà chúng ta tiếp nhận là từ các hành vi của cơ thể, 38 % từ tiếng nói còn chỉ có 7 % học được từ giấy tờ. Vì vậy không nghi ngờ gì nữa nếu muốn email trở thành một công cụ liên lạc chính thì cần phải hết sức chú tâm khi soạn thảo chúng. Nhiều giảng viên và trợ giảng thì thấy việc sử dụng email để liên lạc với sinh viên thật tiện lợi nhưng số còn lại thì không. Lí do chính là thực tế họ thấy qúa tải vì email từ các học viên và họ không thể trả lời chúng ngay lập tức như sinh viên mong muốn. Vì khả năng truyền tải trực tiếp của phương tiện này, học viên mong muốn được hồi đáp ngay lập tức, nhưng dường như điều đó khó mà xảy ra được. Các giảng viên muốn đảm bảo rằng các học viên của mình có thể hồi đáp các thông báo của bài học trong khoản 24-48 giờ sau khi nhận được email . Nếu thời gian để trả lời email kéo dài hơn, các học viên cần phải được nhắc nhở. Phương án tối ưu là có thể thiết lập một chương trình trả lời tự động, với khả năng phúc đáp ngay lập tức cho người gửi rằng "tôi đã nhận được email của bạn và bạn có thể chờ trong khoảng thời gian nhất định nào đó để có được câu trả lời." Thực tế, nếu như email đã trở thành một phương tiện thông chính trong khoá học, thì cần phải có những hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng chúng cho cả các giảng viên và học viên. Cuối cùng, hiển nhiên là phải có các điều khoản rõ ràng trong việc sử dụng email để ngăn chặn sự lạm dụng email, dùng chúng để phát tán thư rác hay virus. 9.7 Cộng tác trong học tập Trong thời kì đầu của e-Learning, trọng tâm của các chương trình chủ yếu tập trung vào cung cấp khả năng truy cập vào nội dung- giáo trình, các bản thuyết trình, sách điện tử. Chính vì vậy mà khẩu hiệu "nội dung là trên hết" đã từng một thời luôn được nhắc tới trong e-Learning. Nhưng học tập không chỉ là cung cấp nội dung trực tuyến mà nó còn đồng thời cung cấp cơ hội cho học viên và giảng viên được giao tiếp, thảo luận và hợp tác trực tuyến theo từng cá nhân hay theo nhóm. Đồng thời cũng phải xây dựng được hội của các học viên. Vì thế cần nắm vững cách để tập hợp các cá nhân giao tiếp và hợp tác, cụ thể là: Cách thức để liên hệ từ xa, trực tiếp, thông qua mạng giữa một cá nhân này với cá nhân khác. Cách thảo luận về một chủ đề với mọi người thông qua hình thức không đồng bộ. Cách xây dựng một mạng lưới những người bạn tin cậy. Cách mọi người làm việc và học tập cùng nhau trong không gian số để chia sẻ các tập tin cũng như liên kết với nhau. Cách sử dụng các công cụ nội dung liên kết. Theo một cách nói khác thì không chỉ là bạn biết những gì mà còn là bạn biết những ai. Có khá nhiều khái niệm khác nhau liên quan đến phần mềm có thể hỗ trợ học tập và làm việc cộng tác, ví dụ "groupware" và "social software". 10. e-Learning là một giải pháp học tập không quan tâm đến phạm vi khoảng cách 10.1 Học tập qua di động và thiết bị không dây trong công sở Thực sự là có nhiều cơ hội cho việc học tập qua di động trong các công sở. Dưới đây là một số ví dụ. Đội bán hàng có thể sử dụng các thiết bị di động để giữ liên lạc với các đồng nghiệp tại trụ sở và làm việc, học tập khi họ di chuyển. Các thiết bị di động được dùng để hỗ trợ cho nhiều mục đích như cung cấp trợ giúp trong khi đang thực thi một nhiệm vụ nào đó. Học viên có thể dùng các thiết bị di động để tải về các bài học hay đọc chúng trực tuyến. Học tập qua di động cũng đồng thời xoá nhòa ranh giới giữa thông tin và kiến thức, liên lạc và hợp tác. Điểm chính yếu ở đây không phải là cố gắng chuyển đổi tất cả các chương trình học dựa trên PC sang các định dạng cho thiết bị di động, mà là xem xét các thiết bị này có thể sử dụng như thế nào trong chiến lược học tập hợp tác tổng thể.   10.2 Học tập qua di động trong giáo dục đại học Trong môi trường giáo dục mức độ sử dụng di động của các giảng viên và sinh viên là nhiều hơn; họ phải di chuyển từ lớp học này tới lớp học khác, trong nội bộ trường và từ nhà đến nơi giảng dạy. Mặc dù hầu hết các sinh viên đều có điện thoại di động tuy vậy chưa có nhiều hoạt động tích hợp chúng vào học tập. Mặt khác, chỉ có rất ít sinh viên có PDA (Personal Digital Assistants) và theo kết luận của bản khảo sát dưới đây thì chúng là các thiết bị quan trọng để hỗ trợ cho dạy và học. Sinh viên và giảng viên đều ưa thích sử dụng chúng vì chúng giúp họ trở nên năng động hơn.   Một số lí do giải thích tại sao PDA phổ biến trong giáo dục: Chúng được gọi là phiên bản thu nhỏ của máy tính. Tiêu tốn rất ít năng lượng. Giả cả vừa phải( so sánh với laptops). Thời gian thực thi và cập nhật khá nhanh. Có rất nhiều phần mềm cho PDAs. Có rất nhiều site hỗ trợ về cách sử dụng PDA( cả Pocket PC và Palm ) trong giáo dục (cả trong Đại học và Phổ thông). Dưới đây là 2 trong số đó:  II. Chuẩn. Các chuẩn e-Learning như SCORM, IMS Content Packaging, IMS Accessibility, IMS Digital Repositories và AICC đang thu hút được sự chú ý rất lớn. Trong phần này, em sẽ giải thích thực chất chúng là gì, đưa ra một cách nhìn tổng quan về các chuẩn phổ biến nhất. Đồng thời cũng chỉ ra tại sao chuẩn lại quan trọng và ta phải làm gì để chọn lựa đúng các sản phẩm tuân theo chuẩn e-Learning. 1. Chuẩn là gì? Định nghĩa chuẩn ISO định nghĩa như sau: "Các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quá trình, và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng". Một ví dụ về chuẩn được dùng rộng rãi trên thế giới là LEGO. Với các đối tượng LEGO bạn có thể xây dựng mọi thứ bạn muốn. Thậm chí có các đối tượng với kích kỡ khác nhau và màu khác nhau, chúng đều khớp với nhau và chúng có thể được kết hợp lại theo mọi cách vì các đối tượng tuân theo các luật nhất định. Các chân luân chính xác có cùng cỡ và chúng luôn khớp. Trẻ em vẫn thích chơi với nó vì khả năng tạo ra các hình thù mới không bị hạn chế. Internet là một ví dụ nữa về chuẩn và chúng ta có thể trao đổi thông tin trên mạng này chính là nhờ chuẩn. Internet bao gồm các chuẩn được công nhận bởi IEEE. Các chuẩn Internet quan trọng nhất trong Internet là : HTTP HTML FTP SMTP TCP/IP Các chuẩn e-Learning : Cũng có các chuẩn trong e-Learning. Đối với những người làm việc trong lĩnh vực e-Learning, các chuẩn e-Learning đóng vai trò rất quan trọng. Không có chuẩn e-Learning chúng ta sẽ không có khả năng trao đổi với nhau và sử dụng lại các đối tượng học tập. Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường e-Learning (người bán công cụ, khách hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm được tiếng nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kĩ thuật và mặt phương pháp. LMS có thể dùng được nội dung phát triển bởi nhiều công cụ khác nhau và nhiều ví dụ khác nữa. Trong một buổi trình bày tại TechLearn, Wayne Hodgins đã khẳng định rằng chuẩn e-Learning có thể giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề sau: Khả năng truy cập được, tính khả chuyển, tính thích ứng, tính sử dụng lại, tính bền vững, tính giảm chi phí. Sự khác nhau giữa một chuẩn và một đặc tả : Một lỗi thường gặp là nhầm lẫn giữa thuật ngữ "chuẩn" (standard) với "đặc tả" (specification). IEEE giải thích sự khác biệt như sau: Đặc tả được phát triển bởi các uỷ ban không được công nhận bởi thế giới. Một vài ví dụ về các uỷ ban nổi tiếng như: IEFT (Internet Engineering Task Force), W3C (World Wide Web Consortium), OMG (Object Management Group). Chuẩn là một đặc tả được phát triển và công nhận bởi các uỷ ban chuẩn được công nhận trên thế giới. Các tổ chức mà thực hiện công việc kiểu như thế này được gọi là Standards Development Organization (SDO). Ví dụ về các uỷ ban này là: IEEE, ISO, IEC, ITU, ANSI, BSI, CSA, JIS, DIN, và CEN. Có thể tóm tắt sự khác biệt như bảng dưới đây: Đặc tả Chuẩn Tiến triển nhanh Tiến triển chậm Mang tính thử nghiệm Là kết luận cuối cùng Quy mô rộng Quy mô hẹp Tham khảo ý kiến của ít người Tham khảo ý kiến của nhiều người Bạn cần hiểu sự khác biệt này để có thể nhận thức được sự khó khăn của toàn bộ quá trình chuẩn hoá. Để thiết lập một chuẩn từ ban đầu bạn sẽ mất 10 năm. Tuy nhiên trong lĩnh vực e-Learning chúng ta cần các điều lệ nếu không chúng ta sẽ không thể hợp tác với nhau. Vào thời điểm hiện tại, chúng ta đang cố gắng thiết lập các đặc tả. Sau này, chúng sẽ trở thành các chuẩn. Quá trình hình thành một chuẩn sẽ được trình bày kỹ hơn ở các phần sau. 2. Các tổ chức đưa ra chuẩn. Có rất nhiều người và tổ chức liên quan tới các nhóm tham gia quá trình chuẩn hoá. Có nhiều người tích cực còn tham gia nhiều nhóm. Thường thì các tổ chức là phi lợi nhuận. Đa số những người tham gia các nhóm làm việc đều là tự nguyện. Dưới đây sẽ xem xét các nhóm quan trọng nhất. Một trong các uỷ ban chuẩn quan trọng nhất là IEEE Learning Technology Standards Committee (IEEE LTSC - Uỷ ban chuẩn công nghệ học tập). Uỷ ban này bao gồm hơn 20 nhóm làm việc về các phần quan trọng của e-Learning như learning object metadata, student profiles, course sequencing, computer managed instruction, competency definitions, localization, và content packaging. Nhiệm vụ của các nhóm này là phát triển các chuẩn về kĩ thuật, các hướng dẫn khi triển khai thực tế, các chỉ dẫn cho nội dung, công cụ, công nghệ, và các phương pháp thiết sao cho kích thích sự phát triển, triển khai, bảo trì và khả chuyển trên máy tính về các hệ thống và các thành phần phục vụ cho mục đích giáo dục và đào tạo Gần đây , IEEE LTSC đề xướng việc đưa các công việc chuẩn hoá của uỷ ban lên thành các chuẩn ISO (International Standards Organization - Tổ chức chuẩn hoá quốc tế) bằng cách thiết lập ISO Joint Technical Committee 1 (JTC1) Sub Committee 36 (SC36) về công nghệ học tập (Learning Technology). SC36 sẽ phát triển các chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực học tập, giáo dục, và đào tạo (Learning, Education, and Training). ISO là một liên đoàn của các uỷ ban chuẩn của 130 quốc gia trên thế giới, mỗi nước đóng góp một uỷ ban. Nhiệm vụ của ISO là xúc tiến việc phát triển quá trình chuẩn hoá và các hoạt động liên quan trên thế giới với mục đích hỗ trợ việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ, và phát triển hợp tác trên toàn cầu về tri thức, khoa học, công nghệ, và kinh tế. Advanced Distributed Learning (ADL) Initiative là một đề xướng của chính phủ liên bang Mỹ. Những chỉ dẫn đưa ra bởi ADL cung cấp một nền tảng cho bộ quốc phòng Mỹ (Department of Defense) sử dụng các công nghệ học tập để xây dựng, vận hành môi trường học tập của tương lai. Những công việc mà ADL đã làm là sự ra đời của SCORM (Sharable Content Object Reference Model) cung cấp một trong các ví dụ tốt nhất về việc ứng dụng và tích hợp các chuẩn học tập. SCORM là: Một mô hình tham khảo định nghĩa mô hình nội dung học tập dựa trên môi trường web Một tập các đặc tả kĩ thuật thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cao của bộ quốc phòng Mỹ Một quá trình kết hợp, hài hoà lợi ích và quan điểm của các nhóm khác nhau Một chiếc cầu nối từ các công nghệ, đặc tả mới ra đời tới các sản phẩm thương mại IMS (Instructional Management System) Global Learning Consortium phát triển và xúc tiến các đặc tả mở (không phải chuẩn) để hỗ trợ các hoạt động học tập phân tán trên mạng như định vị và sử dụng nội dung giáo dục, theo dõi quá trình học tập, thông báo kết quả học tập, và trao đổi các thông tin về học viên giữa các hệ thống quản lý. IMS có hai mục tiêu chính: Xác định các đặc tả kĩ thuật phục vụ cho việc khả chuyển giữa các ứng dụng và các dịch vụ trong học tập phân tán Hỗ trợ việc đưa các đặc tả của IMS vào các sản phẩm và các dịch vụ trên toàn thế giới. IMS xúc tiến việc thực thi các đặc tả sao cho các môi trường học tập phân tán và nội dung từ nhiều nguồn khác nhau có thể hiểu nhau Bản thân SCORM đưa nhiều nhiều đặc tả của IMS vào bên trong mô hình. AICC (Aviation Industry CBT Committee) phát triển các chỉ dẫn cho ngành công nghiệp hàng không trong việc phát triển, phân phối, và đánh giá việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training) và các công nghệ liên quan tới đào tạo Các mục tiêu của AICC: Giúp đỡ những người làm việc trong ngành hàng không phát triển các chỉ dẫn xúc tiến việc thực thi đào tạo dựa trên máy tính hiệu quả và kinh tế Phát triển các chỉ dẫn đảm bảo tính khả chuyển Đưa ra một diễn đàn mở thảo luận về đào tạo dựa trên máy tính và các công nghệ đào tạo khác Mặc dù các đặc tả của tổ chức nhằm phục vụ cho ngành hàng không, chúng đã có ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng e-Learning trên toàn thế giới. Chính vì vậy, một số lớn các tổ chức và các công ty đã sử dụng các chỉ dẫn của AICC trong các đặc tả và sản phẩm của mình Dự án PROMETEUS (tài trợ bởi liên minh châu Âu) áp dụng các chuẩn học tập của IEEE LTSC ở châu Âu. Tất nhiên không chỉ có việc áp dụng các chuẩn của IEEE LTSC một cách máy móc, rất nhiều nhóm Special Interest Groups (SIGs) của PROMETEUS làm việc để làm sao áp dụng các chuẩn này phù hợp với văn hoá và hoàn cảnh cụ thể của châu Âu Mối quan hệ giữa các tổ chức Tất cả các dự án, các uỷ ban, và các nhóm làm việc đều có quan hệ với nhau. Thường thì, các chuyên gia trong lĩnh vực e-Learning chiếm vai trò quan trọng ở hơn một uỷ ban. Các uỷ ban cũng trao đổi thông tin với nhau thường xuyên. Sự quan hệ giữa các tổ chức được mô tả như hình dưới đây: Hình 5:Mối quan hệ giữa các tổ chức liên quan đến quá trình thiết lập chuẩn e-Learning Con đường chuẩn hoá Thường thì sẽ mất một khoảng thời gian dài để các chuẩn được chứng nhận bởi ISO. Các chuẩn được chứng nhận bởi ISO được chấp nhận trên toàn thế giới. Đôi khi một chuẩn phải mất 10 năm để được ISO chứng nhận. Một vài tổ chức như ADL hoặc AICC có những cách giải quyết rất thực tế. Chẳng hạn, ADL thường tổ chức các hội nghị được gọi là Plugfest và trong các hội nghị này tất cả các nội dung, LMS, và LCMS tuân theo SCORM được đem ra để gắn kết với nhau để thử xem có phải các nội dung học tập có thể sử dụng được trong nhiều hệ thống quản lý (LMS/LCMS) khác nhau như SCORM quy định. Hình 6:Quá trình để một chuẩn được ISO công nhận 3. Các chuẩn e-Learning hiện có Tổng quan Trước tiên, chúng ta xem các loại chuẩn chính và chúng hỗ trợ tính khả chuyển như thế nào trong một hệ thống học tập. Chúng ta nhìn nhận trên quan điểm của hai phía, phía học viên và phía kia là người sản xuất cua học. Hình 7: Các loại chuẩn chính Người sản xuất cua học tạo ra các module đơn lẻ hay các đối tượng học tập sau đó sẽ tích hợp lại thành một cua thống nhất. Các chuẩn cho phép ghép các cua tạo bởi các công cụ khác nhau bởi các nhà sản xuất khác nhau thành các gói nội dung (packages) được gọi là các chuẩn đóng gói (packaging standards). Các chuẩn này cho phép hệ thống quản lý nhập và sử dụng được các các cua học khác nhau. Nhóm chuẩn thứ hai cho phép các hệ thống quản lý đào tạo hiển thị từng bài học đơn lẻ. Hơn nữa, có thể theo dõi được kết quả kiểm tra của học viên, quá trình học tập của học viên. Những chuẩn như thế được gọi là chuẩn trao đổi thông tin (communication standards), chúng quy định đối tượng học tập và hệ thống quản lý trao đổi thông tin với nhau như thế nào. Nhóm chuẩn thứ ba quy định cách mà các nhà sản xuất nội dung có thể mô tả các cua học và các module của mình để các hệ thống quản lý có thể tìm kiếm và phân loại được khi cần thiết. Chúng được gọi là các chuẩn metadata (metadata standards). Nhóm chuẩn thứ tư nói đến chất lượng của các module và các cua học. Chúng được gọi là chuẩn chất lượng (quality standards), kiểm soát toàn bộ quá trình thiết kế cua học cũng như khả năng hỗ trợ của cua học với những người tàn tật. Các loại chuẩn trên cùng nhau đóng góp tạo ra các giải pháp e-Learning có chi phí thấp, hiệu quả, và mang lại sự thoải mái cho mọi người tham gia e-Learning. 4. Tại sao chuẩn quan trọng - Thứ nhất, vì thị trường e-Learning chưa ổn định. Vào thời điểm hiện tại tình hình phát triển của e-Learning trên thế giới chưa ổn định. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của các sản phẩm e-Learning. Khi vào website của các công ty bạn thường thấy biểu ngữ "chúng tôi cung cấp các giải pháp e-Learning tốt nhất". Điều ngạc nhiên là ngay cả các công ty "tốt nhất" như vậy cũng phá sản. Vậy làm sao chúng ta đảm bảo tính an toàn của các quyết định đầu tư, chắc chắn rằng lựa chọn khi mua một LMS/LCMS hoặc nội dung đắt tiền sẽ không bị lãng phí khi người bán phá sản. Bằng chứng rõ ràng là trong nhiều năm qua nhiều nhà bán các sản phẩm e-Learning nổi tiếng đã ngừng hoạt động. Do đó chúng ta phải tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề này, đó là chuẩn e-Learning - Thứ 2, đó là cách để giữ vị trí của bạn Nếu bạn chịu trách nhiệm về: Mua các nội dung e-Learning Phát triển nội dung e-Learning Chọn lựa hay mua một LMS/LCMS Chọn lựa công cụ soạn bài điện tử cho đội phát triển nội dung Phát triển LMS/LCMS thì chuẩn e-Learning rất quan trọng với bạn. Mặc dù nó chưa ổn định và định hình rõ ràng vào thời điểm này nhưng nó là những gì bạn có thể trông cậy vào. Bạn phải ý thức về các chuẩn và nội dung bạn phát triển hay mua phải tuân theo các chuẩn quan trọng nhất. Ngay cả một LMS/LCMS cũng phải tuân theo. Nếu bạn thực hiện được chuyện đó, bạn có thể thay đổi môi trường quản lý (LMS/LCMS) mà vẫn sử dụng được nội dung đã có. Nếu bạn là một người bán các sản phẩm e-Learning thì bạn cũng phải biết tầm quan trọng của chuẩn vì khách hàng của bạn muốn các sản phẩm tuân theo chuẩn. Tại sao chuẩn thật sự quan trọng? Phần này đi vào giải thích chi tiết hơn các lí do phải có chuẩn. Em đưa ra các lí do sau dựa vào phát biểu của Wayne Hodgins tại TechLearn: Tính truy cập được (Accessibility): nếu chúng ta sử dụng các hệ thống và nội dung tuân theo chuẩn thì rất dễ sử dụng nội dung ở mọi nơi bằng cách sử dụng trình duyệt (browser). Ngay cả các chuẩn không liên quan đến e-Learning như HTTP cũng giúp cho việc truy cập thông tin dễ dàng hơn nhiều Tính khả chuyển (Interoperability): không những chúng ta có khả năng truy cập nội dung từ mọi nơi mà thậm chí không phụ thuộc vào các công cụ chúng ta dùng tại nơi đó. Do đó, chúng ta có thể sử dụng các LMS khác nhau để truy cập vào cùng nội dung. Và ngược lại, với một LMS có thể sử dụng nhiều nội dung tạo bởi các công cụ khác nhau Tính thích ứng (Adaptability): các chuẩn cũng giúp việc đưa ra các nội dung học tập phù hợp với từng cá nhân. Một ví dụ là meta-data. Nếu chúng ta sử dụng meta-data giống nhau để mô tả nội dung thì có thể xác định chính xác những gì một học viên cần. Một LMS/LCMS hiểu meta-data sẽ có khả năng hiểu và sử dụng các thông tin có trong meta-data, từ đó phân phối nội dung phù hợp với yêu cầu của từng học viên Khả năng sử dụng lại (Re-usability): chỉ với việc sử dụng chuẩn chúng ta mới có thể sử dụng lại nội dung chúng ta phát triển hoặc mua Tính bền vững (Durability): bạn vẫn sử dụng được nội dung ngay cả khi công nghệ thay đổi. Hơn nữa, với nội dung tuân theo chuẩn bạn không phải thiết kế lại hoặc làm lại Tính giảm chi phí (Affordability): với các lí do ở trên rõ ràng là nếu người bán nội dung và hệ thống quản lý tuân theo chuẩn, hiệu quả học tập sẽ tăng rõ rệt, thời gian và chi phí sẽ giảm. Do đó ROI (Return On Investment) sẽ tốt hơn nhiều 5. Tìm hiểu về chuẩ._.ng nhập vào cua học Password . Tên. Địa chỉ. Email. Khi đó người dùng này sẽ được cung cấp một ID để đăng nhập vào hệ thống với tư cách là một học viên. Lúc này người dùng có thể tham gia bất kỳ một cua học nào họ muốn. Một người có thể đăng kí tham gia vào nhiều cua học cùng một lúc tuỳ theo khả năng và nhu cầu của họ. Với tư cách là học viên của một cua học thì họ có quyền tra cứu cập nhập (sửa chữa, xoá) các thông tin về cá nhân mình. Họ cũng có thể tra cứu các thông tin về các thành viên khác trong hệ thống (các học viên cùng lớp, thầy giáo,...). Khi đã là học viên của một cua học thì học viên đó có thể yêu cầu trang web của cua học đó. Xem giới thiệu một cách chi tiết về cua học bao gồm: cấu trúc của cua học (cua học sẽ có cấu trúc như một cuốn sách sẽ bao gồm nhiều chương, trong mỗi chương sẽ có các bài học nhỏ). Hoặc xem giới thiệu một cách tóm lược về nội dung trong một chương cũng như trong từng bài học nhỏ. Sau khi xem qua phần tóm lược về chương học người dùng có thể chọn để download nội dung thực sự về chương mà mình muốn học chỉ có thể là một bài học nhỏ trong chương đó về máy của mình (bài học trong từng chương cũng như trong từng bài học nhỏ sẽ do giảng viên biên soạn có thể bằng bất kì trình soạn thảo văn bản nào và sau đó upload lên hệ thống). Học viên cũng có thể kiểm tra kiến thức của mình bằng cách tham gia vào các bài kiểm tra trắc nghiệm do giảng viên soạn thảo (bài kiểm tra này được soạn thảo trên hệ thống theo một cấu trúc định trước không như bài giảng có thể soạn thảo bằng bất kì trình soạn thảo văn bản nào theo ý muốn chủ quan của giảng viên). Các bài kiểm tra này có thể là kiểm tra cuối chương hoặc là bài kiểm tra cuối khoá học. Nếu là bài kiểm tra cuối chương thì kiến thức sẽ được giới hạn trong chương học đó. Nếu là bài kiểm tra cuối khoá học thì kiến thức sẽ được phân bố trong suốt toàn bộ chương trình đào tạo. Đối với các câu hỏi trong phần kiểm tra cuối chương trình học giảng viên có thể biên soạn mới hoặc có thể lấy trong hệ thống ngân hàng câu hỏi mà mình đã soạn ra trước đây trong phần kiểm tra. Nếu giảng viên không biên soạn câu hỏi thì học viên sẽ không thể vào được phần kiểm tra cuối mỗi chương học cũng như cuối chương trình học. Nếu muốn, học viên có thể xem lại các kết quả mà mình đã kiểm tra các lần trước đó, theo dõi một các sát sao quá trình học tập của mình để từ đó các kế hoạch học để kết quả tốt hơn. Với tư cách là học viên, người dùng có thể tham gia các diễn đàn để trao đổi, học hỏi với các học viên khác trong cua học đó và với các thầy cô phụ trách cua học đó. Học viên cũng có thể gửi thư trao đổi bài với nhau. Các giáo viên sẽ tận tình hướng dẫn khi học viên có vấn đề gì vướng mắc. Người sử dụng cũng có thể đăng nhập hệ thống với tư cách là một giảng viên. Quyền giảng viên này phải được người quản trị hệ thống, hoặc các giáo viên của cua học nào đó cấp. Ban đầu người dùng phải gửi các thông tin cần thiết đến cho người quản trị hệ thống như: User name: Tài khoản để đăng nhập vào cua học Password . Tên. Địa chỉ. Email. Lúc đó người dùng này sẽ được gửi một email để chứng thực quyền là thành viên của hệ thống. Người dùng thực sự có quyền giảng viên chỉ khi admin cấp cho. Với tư cách là một giảng viên thì người này có thể có mọi quyền hạn của học viên ngoài ra giảng viên có thể loại bỏ, bổ xung học viên hoặc một hay nhiều giảng viên phụ cùng giảng dạy trong cua học đó. Bên cạnh đó giảng viên còn có chức năng soạn thảo bài giảng, bài tập cuối mỗi chương học cũng như là kiểm tra cuối cua học là những chức năng hết sức quan trọng. Giảng viên khi được người quản trị hệ thống chấp nhận sẽ được cấp phát một không gian địa chỉ để có thể upload lên đó các bài giảng. Quá trình xây dựng bài giảng cụ thể như sau: Đầu tiên người giảng viên phải đưa ra cấu trúc của cua học mà anh ta sẽ giảng dạy (bao gồm bao nhiêu chương, mỗi chương có bao nhiêu bài học nhỏ) cũng như nhập vào các thông tin liên quan đến bài học mà anh ta sẽ giảng dạy (chẳng hạn như tóm lược nội dung trong một chương (trong một bài học trong chương), các thông tin liên quan đến chương học (trong một bài học trong chương) mà anh ta sẽ giảng dạy). Các thông tin này chỉ có người giảng viên chính là có thể cập nhập thay đổi (thêm, bớt, sửa) ngoài ra các thành viên khác trong hệ thống chỉ có thể xem thông này mà thôi. Các thông tin này sẽ được hiển thị cho người dùng với tư cách là học viên thấy vì vậy nó càng rõ ràng bao nhiêu sẽ càng giúp cho người học hiểu được họ đang học cái gì và cần phải học cái gì? VD: trong một cua học thì chương đầu chỉ là giới thiệu tổng quan cũng như là lịch sử không quan trọng lắm nếu như giảng viên khuyến cáo điều này với học viên của mình thì họ có thể bỏ qua chương này mà chuyển ngay sang chương kế tiếp bằng cách chỉ download về chương tiếp sau, hay trong một chương trình về dạy lập trình CSDL có thể chương 3 là chương dạy về ngôn ngữ SQL, một học viên nào đó đã biết ngôn ngữ này lúc đầu anh ta lựa chọn chương này thông tin về chương 3 hiện lên cho anh ta biết rằng nó chỉ nói về SQL là cái mà anh ta đã biết khi đó học viên này có thể bỏ qua chương này mà chỉ down load chương sau cái mà anh ta cần nghiên cứu. Tiếp theo giảng viên sẽ phải biên soạn bài giảng cái mà các học viên sẽ phải download về để nghiên cứu. Giảng viên có thể soạn thảo bài giảng của mình bằng bất kì một chương trình soạn thảo văn bản nào (như word chẳng hạn) tại máy của mình hoặc soạn trực tuyến. Một bài học có thể bao gồm nhiều file đi kèm (một chương trình học bao gồm nhiều chương, mỗi chương lại bao gồm nhiều bài học). Sau khi soạn thảo xong file bài giảng của mình trên máy tính riêng, giảng viên sẽ phải đăng nhập vào hệ thống để upload các file bài giảng của mình, cứ mỗi lần anh ta upload một file thì sẽ phải nhập vào một số thông tin để hệ thống có thể quản lý được bài giảng của giảng viên đó như: File đó là bài học số mấy, trong chương nào của cua học nào. Người giảng viên (cả chính và phụ nếu có) có thể cập nhập (thêm, xoá, sửa các file) đối với bài giảng của mình. Sau khi giảng viên đã upload xong bài giảng của mình thì các học viên trong cua học có thể download bài giảng đó về máy của mình để học. Việc download này là hoàn toàn tự do theo ý muốn chủ quan của học viên, anh ta có thể download về bất cứ chương, bài học nào mà anh ta thấy là cần thiết cho công việc của mình. Chức năng soạn thảo để kiểm tra: Chỉ có giảng viên (có thể là phụ mới có quyền này). Đối với các bài kiểm tra mang tính chất ôn tập ở cuối mỗi chương thì không có quy định gì chặt chẽ lắm. Người giảng viên chỉ lựa chọn hình thức soạn thảo là ôn tập cuối chương do hệ thống cung cấp. Sau đó nhập vào câu hỏi cũng như là câu trả lời. Hệ thống sẽ lưu trữ toàn bộ vào CSDL. Sau đó nếu học viên chọn kiểm tra cuối chương thì toàn bộ câu hỏi liên quan đến chương đó sẽ được trình diễn. Công việc của học viên chỉ là chọn vào câu trả lời mà họ cho là đúng khi đó kết quả sẽ được hiển thị. Người giảng viên có thể tạo (hoặc huỷ) các diễn đàn có phạm vi trong lớp học cho phép mọi học viên trong lớp hay là chính giảng viên có thể tham gia để thảo luận trao đổi về một chủ đề nghiên cứu nào đó. Người sử dụng cuối cùng trong hệ thống là người quản trị hệ thống. Người này có tất cả các quyền trong hệ thống. Ngoài các chức năng như của học viên và giảng viên thì chức năng chính của anh ta là cập nhập người dùng (gồm thêm, sửa, xoá học viên cũng như là giảng viên). 2. Phân tích hệ thống: 2.1 Sơ đồ phân cấp chức năng. Sơ đồ phân câp chức năng chính. Hình 22: Sơ đồ phân cấp chức năng chính của hệ thống LMS Mô tả chức năng : Hỗ trợ học viên : Quản lý các chức năng đặc trưng dành cho học viên như : Học bài, làm bài kiểm tra, download tài liệu… Hỗ trợ giáo viên : Quản lý các chức năng đặc trưng dành cho giảng viên như : Soạn bài giảng, upload bài giảng, tạo bài thi… Tìm kiếm, thống kê : Chức năng này dùng cho người quản trị, học viên, giảng viên, học khách thăm hệ thống tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ quá trình dạy học như : tìm kiếm khoá học… Quản trị : Giúp người quản trị hệ thống quản lý các user, các khóa học, theo dõi các hoạt động của user, và quản lý các tệp tin của trang Web. Đồng thời nó cũng xử lý quá trình đăng ký của người dùng, và quá trình đăng nhập vào của các thành viên tham gia hệ thống. Sơ đồ phân rã chức năng Hỗ trợ học viên. Hình 23: Sơ đồ phân cấp chức năng Hỗ Trợ Học Viên Mô tả các chức năng : Vào khoá học : Cho phép học viên có thể tự tham gia vào bất kỳ khóa học nào mà học muốn. Học tập Online : Có sẵn các bài giảng trên trang Web. Học viên có thể học trực tuyến. Học tập Offline : Hệ thống tạo điều kiện cho học viên có thể download các tài liệu tham khảo, bài học liên quan tới cua học thông qua các tài liệu mà giảng viên, hoặc quản trị hệ thống đưa lên. Các tài liệu mà giảng viên hoặc quản trị hệ thống đưa lên có thể dưới dạng pdf, doc, html, xml, zip, rar… Kiểm tra kiến thức :Trước hết giảng viên tạo ra các bài tự kiểm tra cho học viên. Bài kiểm tra có thể bao gồm 2 loại câu hỏi khác nhau là câu hỏi chọn, câu hỏi điền, và bao giờ cũng kèm thêm các feedback để thông báo cho học viên biết kết quả. Các học viên sẽ dùng các bài kiểm tra này để tự kiểm tra mình. Thảo luận qua forum : Forum nhằm tạo môi trường chung cho tất cả mọi người tham gia học tập dựa trên LMS trao đổi thông tin về mọi vấn đề liên quan đến học tập và những vấn đề khác nữa. Liên kết tới các nguồn tài nguyên : Internet là môi trường mở và đã trở thành một kho tri thức khổng lồ của nhân loại. Chính vì vậy việc hỗ trợ khai thác thông tin trên internet cũng là một tron những đặc điểm quan trọng của hệ thống LMS. Với chức năng này , học viên có thể liên kết tới các tài nguyên bổ ích trên internet. Học viên không chỉ học tập theo các bài giảng soạn sẵn đưa ra bởi giáo viên mà họ cồn có thể được biết tới các kiến thức khác, cách tiếp cận khác, các thông tin mới có liên quan tới các vấn đề của bài học. Theo dõi tình hình học tập : Học viên có thể kết quả học tập của mình trong một khoảng thời gian nhất định như trong một tuần, một tháng. Qua kết quả học tập học viên sẽ biết được mình quá trình học của mình như thế nào để có hướng phấn đấu. Sửa đổi thông tin cá nhân : Học viên có thể sửa đổi thông tin cá nhân cũng như là đổi password truy cập của mình. Tự ra khỏi khoá học : Khi học viên không muốn tham gia khoá học nữa , họ có thể tự thoát ra khỏi khoá học đó. Sơ đồ phân rã chức năng Hỗ trợ giảng viên. Hình 24: Sơ đồ phân cấp chức năng Hỗ Trợ Giảng Viên Mô tả các chức năng : Quản lý học viên : Giảng viên có thể thêm , loại một sinh viên ra khỏi khoá học mà mình quản lý, đồng thời cũng có thể xem các thông tin cá nhân của sinh viên này. Quản lý bài giảng : Giảng viên có thể thêm, sửa , xóa các bài học trong các cua học Quản lý câu hỏi kiểm tra : Giảng viên có thể tạo ra bộ các câu hỏi cho học viên làm bài kiểm tra. Có 2 dạng câu hỏi là : Câu hỏi điền và câu hỏi chọn. Quản lý các files của khoá học : Giảng viên có thể thêm, sửa , xoá, xem các tệp tin thuộc về khoá học mà mình quản lý. Quản lý tài nguyên khoá học : Giảng viên có thể tạo ra các liên kết đến tài nguyên khác mà họ cho là bổ ích cho Học viên. Quản lý forum : Giảng viên có thể tạo ra các forum với nhiều chủ đề khác nhau cho học viên trong khoá học thảo luận Theo dõi học viên : Xem các hoạt động của học viên, cũng như kết quả học tập của học viên, từ đó có kế hoạch điều chỉnh bài giảng của mình cho phù hợp. Sửa đổi thông tin cá nhân : Giảng viên cũng có thể sửa đổi thông tin về mình. Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý học viên. Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý bài giảng Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý câu hỏi kiểm tra Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý files của khoá học. Sơ đồ phân rã Quản lý tài nguyên khoá học Sơ đồ phân rã mức 3 : Quản lý Forum Sơ đồ phân rã chức năng Thống kê, tìm kiếm. Hình 25: Sơ đồ phân cấp chức năng Thông Kê, Tìm Kiếm Mô tả chức năng : Người quản trị hệ thống, giảng viên, học viên có thể tìm kiếm, thống kê những thông tin cần thiết trong quá trình quản lý, dạy , học. Sơ đồ phân rã chức năng Quản trị. Hình 26: Sơ đồ phân cấp chức năng Quản Trị Mô tả các chức năng : Quản lý User : Người quản trị hệ thống có thể thêm, sửa, xoá tài khoản của user. Đồng thời phân quyền user vào các cua học khác nhau. Chức năng này cũng xử lý quá trình đăng ký, đăng nhập của user Quản lý khoá học : Người quản trị có thể thêm, sửa, xoá một khoá học. Quản lý files của trang Web : Có thể thêm , đổi tên, xoá , xem các file của trang Web Theo dõi các hoạt động của User : Xem các User đã làm gì, vào các trang gì …Từ đó nắm được thị hiếu của họ để điều chỉnh trang Web, và các cua học của mình. Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý User Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý khóa học Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý files của trang Web 2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu. 2.2.1 Biểu đồ luồng dữ liệu khung cảnh. Hình 27 : Biểu đồ luồng dữ liệu khung cảnh Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh. Hình 28: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh Biểu đồ luồng dữ liệu mức 2. Biểu đồ luồng dữ liệu Hỗ trợ HV. Figure 29 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức 2, Hỗ Trợ Học Viên Biểu đồ luồng dữ liệu Hỗ trợ GV. Hình 4: Biểu đồ luồng dữ liệu mức 2, Hỗ Trợ Giảng Viên + Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý học viên. + Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý bài giảng + Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý câu hỏi kiểm tra + Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý Files của khoá học + Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản tài nguyên khóa học + Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý Forum Biểu đồ luồng dữ liệu Thống kê tìm kiếm. Hình 5: Biểu đồ luồng dữ liệu mức 2, Thống Kê Tìm Kiếm + Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Thống kê + Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Tìm kiếm Biểu đồ luồng dữ liệu Quản trị Hình 6: Biểu đồ luồng dữ liệu mức 2, Quản Trị + Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý User + Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý khóa học + Biểu đồ luồng dữ liệu mức 3 : Quản lý các files của trang Web 2.3 Mô hình dữ liệu thực thể ERD(Entity Relationship Diagram) 2.3.1 Xác định thực thể. Dựa vào những thông tin ở trên ta có thể xác định được các thực thể sau : + EL_USER : Thông tin về các thành viên tham gia hệ thống như : Người quản trị, giảng viên, học viên. + EL_KHOA_HOC : Chứa thông tin về các khoá học + EL_LOAI_KHOA_HOC : Thông tin về các loại khoá học + EL_CHUONG_HỌC : Thông tin về một chương học trong khoá học nào đó. + EL_LESSION : Thông tin về bài giảng + EL_CAU_HOI_DIEN : Thông tin về câu hỏi điền. + EL_CAU_HOI_CHON: Thông tin về câu hỏi chọn. + EL_CSDL_KHOA_HOC: Chứa thông tin về các tài liệu trong khoá học. + EL_DIEN_DAN : chứa thông tin về diễn đàn + EL_KET_QUA_HOC: Lưu kết quả học của học viên theo từng cua học. + EL_LOGS : Ghi lại các hoạt động của user. + EL_RESOURCE : Thông tin về các tài nguyên dùng trong một cua học. + EL_SETTINGS : Thông tin cài đặt chung cho toàn trang Web. + EL_USER_KHOA_HOC: Thông tin liên kết giữa user và khoá học. Chỉ ra user tham gia những cua học nào. + MESSAGE : Chứa các bài được post lên trên diễn đàn. + SMILEYS : Chứa đường dẫn tới các icon dùng để post cùng với message trong forum. + Diễn đàn : Các thông tin về diễn đàn Sơ đồ thực thể liên kết Căn cứ vào yêu cầu của bài toán, ta xác định được liên kết giữa các thực thể, từ đó có được sơ đồ thực thể liên kết E-R như sau: Hình 7: Sơ đồ thực thể liên kết 3. Thiết kế hệ thống 3.1 Thiết kế dữ liệu Có 3 kiểu thuộc tính là thuộc tính khoá, thuộc tính mô tả và thuộc tính kết nối. Cụ thể với bài toán này ta có các thuộc tính tương ứng với các thực thể như sau: + Bảng EL_USER: STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 ID Auto number Long integer Xác User duy nhất 2 USER_NAME Text 30 Tên tài khoản 3 PASS Text 30 Mật khẩu truy cập 4 FIRST_NAME Text 30 Tên họ 5 LAST_NAME Text 30 Tên gọi thường 6 ADDRESS Text 50 địa chỉ 7 PHONE Text 12 Điện thoại 8 E_MAIL Text 50 Thư điện tử 9 SECURITY_LEVEL Number Byte Mức bảo mật 10 LAST_LOGIN_DATE DateTime Thời gian đăng nhập gần nhất Khoá chính : ID + Bảng EL_CAU_HOI_CHON STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 ID Auto number Long integer Xác câu hỏi chọn duy nhất 2 NOI_DUNG Memo Nội dung của câu hỏi chọn 3 TRA_LOI_1 Text 20 Phương án trả lời 1 4 TRA_LOI_2 Text 20 Phương án trả lời 2 5 TRA_LOI_3 Text 20 Phương án trả lời 3 6 TRA_LOI_4 Text 20 Phương án trả lời 4 7 DAP_AN Text 20 Đáp án của câu hỏi 8 EL_CHUONG_HOC_ID Number Long integer ID chương học Khoá chính : ID + Bảng : EL_CAU_HOI_DIEN STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 ID Auto number Long integer Xác câu điền duy nhất 2 NOI_DUNG Memo Nội dung câu hỏi điền 3 DAP_AN Text 50 Đáp án câu hỏi 4 EL_CHUONG_HOC_ID Number Long integer ID chương học Khoá chính : ID + Bảng : EL_CHUONG_HOC : STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 ID Auto number Long integer Xác chương học duy nhất 2 TEN_CHUONG_HOC Text 30 Tên của chương học 3 GHI_CHU Text 100 Ghi chú cho chương học này 4 EL_KHOA_HOC_ID Number Long integer ID của khoá học 5 STT Number Integer Xác định thứ tự của chương học . Khoá chính : ID + Bảng EL_CSDL_KHOA_HOC STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 ID Auto number Long integer Xác các file duy nhất đi kèm theo mỗi bài giảng. 2 TEN_FILE Text 50 Tên file 3 EL_LESSION_ID Number Long Integer ID của bài giảng 4 TEXT Text 50 File dạng Text 5 AM_THANH Text 50 File dạng âm thanh 6 PHIM Text 50 File dạng video 7 ANH Text 50 File dạng ảnh. 8 EL_USER_ID Number Long integer ID của user upload file lên 9 DATE_UPLOADED DateTime Thời gian upload file lên. Khoá chính : ID + Bảng : EL_DIEN_DAN: STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 ID Auto number Long integer Xác diễn đàn duy nhất 2 TEN_DIEN_DAN Text 50 Tên diễn đàn 3 EL_USER_ID Number Long integer ID của user. Xác định ai đã tạo ra diễn đàn này. 4 EL_KHOA_HOC_ID Number Long integer ID của khoá học. Xác định diễn đàn này thuộc khoá học nào. 5 GIOI_THIEU Text 50 giới thiệu về diễn đàn Khoá chính : ID + Bảng : EL_KET_QUA_HOC: STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 ID Auto number Long integer Xác kết quả học duy nhất 2 TONG_SO_CAU Number Long integer Tổng số câu đã làm 3 SO_CAU_DUNG Number Long integer Xác định số câu đã làm đúng 4 THOI_DIEM_LAM_BAI DateTime Thời điểm làm bài 5 DINH_THOI_GIAN Text 1 Xác định xem làm bài có tính thời gian hay không. 6 EL_KHOA_HOC_ID Number Long integer ID của khoá học. 7 EL_USER_ID Number Long integer ID của user đã làm bài. Khoá chính là : ID + Bảng : EL_KHOA_HOC STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 ID Auto number Long integer Xác khoá học duy nhất 2 EL_LOAI_KHOA_HOC_ID Number Long integer ID của loại khoá học 3 TEN_KHOA_HOC Text 30 Tên của khoá học 4 TEN_TAT Text 10 Tên tắt của khoá học 5 GHI_CHU Text 255 Ghi chú về khoá học Khoá chính : ID + Bảng : EL_LESSION STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 ID Auto number Long integer Xác lession duy nhất 2 TEN_LESSION Text 50 Tên của bài giảng 3 NOI_DUNG Memo Nội dung của bài giảng 4 EL_CHUONG_HOC_ID Number Long integer ID của chương học 5 STT Number Integer Số thứ tự của bài giảng. Khoá chính : ID +Bảng EL_LOAI_KHOA_HOC STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 ID Auto number Long integer Xác loại khoá học duy nhất 2 TEN_LOAI_KHOA_HOC Text 50 Tên loại khoá học 3 GHI_CHU Text 255 Ghi chú về loại khoá học Khoá chính : ID + Bảng : EL_LOGS STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 ID Auto number Long integer Xác log duy nhất 2 TIME DateTime Thời gian của hành động 3 EL_USER_ID Number Long integer ID của User. 4 EL_KHOA_HOC_ID Number Long integer ID của khoá học 5 ACTION Text 50 Hành động của user 6 URL Text 50 User đã vào trang nào 7 ACTIVITY Text 50 Hành vi Khoá chính : ID + Bảng EL_RESOURCE STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 ID Auto number Long integer Xác resource duy nhất 2 EL_KHOA_HOC_ID Number Long Integer ID của khoá học 3 NAME Text 50 Tên tài nguyên 4 TYPE Text 50 Kiểu tài nguyên 5 REFERENCE Text 50 Trỏ đến tài nguyên ở đâ 6 CHU_THICH Text 50 Chú thích cho tài nguyên 7 TIME_MODIFIED DateTime Thời gian thay đổi Khoá chính : ID + Bảng EL_SETTINGS STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 ID Auto number Long integer 2 FILE_EXTENSIONS Memo Đuôi mở rộng của file trong hệ thống. 3 NOTIFY_REG_FROM Text 50 E-mail của người gửi 4 NOTIFY_REG_SUBJECT Memo Chủ đề của thư 5 NOTIFY_REG_BODY MEMO Nội dung thư 6 TIME_A_QUESION Number Integer Thời gian làm một câu hỏi 7 DATE_START_ELEARNING DateTime Ngày hệ thống Elearning bắt đầu hoạt động. Khoá chính : ID + Bảng : EL_USER_KHOA_HOC. STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 ID Auto number Long integer 2 EL_USER_ID Number Long integer ID của user 3 EL_KHOA_HOC_ID Number Long integer ID của khoá học Khoá chính : ID + Bảng : MESSAGES STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 Message_id Auto number Long integer 2 message_parent_id Number Long integer Message cha 3 smiley_id Number Long integer ID của smiley 4 Topic Text 50 Chủ đề thảo luận 5 Author Text 50 Tác giả của message 6 date_entered DateTime Ngày post message 7 last_modified DateTime Ngày thay đổi gần nhất 8 Message Memo Nội dung message 9 EL_DIEN_DAN_ID Number Long integer ID của diễn đàn Khoá chính : message_id + Bảng :miley STT Tên Kiểu Kích thước Diễn giải 1 smiley_id Auto number Long integer 2 smiley_name Text 50 Tên của icon 3 smiley_url Text 200 đường dẫn tới icon 3.2 Các qui tắc cài đặt a) Mức bảo mật ( SECURITY_LEVEL): + 1: Cho Guest. + 2: Cho Học viên + 3: Giảng viên + 4: Admin b) Thời gian làm bài = Tổng số câu hỏi * Thời gian cho mỗi câu hỏi ( Lưu trong bảng EL_SETTINGS) c) Khi xem lại kết quả đã làm của Học viên : Nếu học viên làm có định thời gian thì trường DINH_THOI_GIAN trong bảng EL_KET_QUA_HOC sẽ đặt là ‘Y’, nếu không thì sẽ đặt là ‘N’. d) Các hình thức sử dụng tài liệu, bài học : + Xem qua mạng, + Download về xem. e) Điểm của học viên = (Số câu đúng / Tổng số câu đã làm )* 100% Hệ thống bảo mật và cấp quyền sử dụng. Việc bảo mật hệ thống, bảo vệ dữ liệu cũng là một vấn đề hàng đầu khi chương trình đưa vào sử dụng. Do hệ thống được cài đặt cho nhiều người sử dụng, đòi hỏi hệ thống phải được bảo vệ một cách chắc chắn, tránh sai sót có thể gây tác hại trầm trọng cho hệ thống trong quá trình sử dụng và khai thác. Chỉ có người có đủ thẩm quyền mới có thể cập nhật và thay đổi chương trình, cũng như dữ liệu hệ thống. Hệ thống quản lý dạy học LMS được cài đặt bảo mật với 3 cấp : cấp mạng , cấp cơ sở dữ liệu, và cấp chương trình. + Hệ thống được bảo mật ở cấp độ mạng trên môi trường Windows NT. Mọi người sử dụng khi truy cập trên môi trường mạng Windows NT đề phải được cấp quyền sử dụng nhất định, mà dựa trên quyền đó, người sử dụng có thể thấy được những gì họ có thể được đọc, ghi. + Quyền cao nhất Administrator có thể cấp , sửa đổi quyền sử dụng. Windows NT có hai cơ chế giúp bảo toàn tài nguyên trên Windows NT Server là user account và NTFS. Mọi người muốn thâm nhập vào Server phải có một account và password do administrator cung cấp. Cơ chế giúp NTFS giúp bảo về tài nguyên của hệ thống chặt chẽ hơn. Các tệp tin cần bảo vệ phải được đặt vào partition NTFS, tài nguyên trong partition này sẽ chịu ảnh hưởng cảu cơ chế Access Control list, cho phép qui định tập tin hoặc thư mục nào được nhìn thấy bởi user, group nào và kiểu thâm nhập (Read, Write, Execute..) Hệ thống bảo mật ở cấp cơ sở dữ liệu của Microsoft Access. Trong MS Access qui định cụ thể quyền sử dụng của từng người sử dụng, của từng bảng dữ liệu đối với từng người sử dụng. Người quản trị cơ sở dữ liệu sẽ cấp quyền cho từng người sử dụng và quyền này sẽ xác định quyền hạn của người sử dụng với cơ sở dữ liệu. Hệ thống cũng được cài đặt bảo mật ở cấp chương trình. Từng người sử dụng có sẽ có quyền cụ thể với từng màn hình làm việc, từng nhóm màn hình cũng như quyền đối với toàn bộ hệ thống chương trình. Quyền cao nhất Administrator sẽ có cho từng người sử dụng hoặc một nhóm người sử dụng điều hành hệ thống. Ở quyền này, mới có thể cấp quyền sử dụng cho từng người sử dụng , hoặc nhóm những người khác. III. Cài đặt chương trình Yêu cầu về máy chủ a) Phân cứng + Một máy chủ mạnh PC chuyên dụng. + Các thiết bị kèm theo để nối mạng cục bộ b) Phần mềm hệ thống. + Hệ điều hành WINDOWS NT Server 4.0 hay Windows 2000 server. + Phần mềm hệ quản trị CSDL: Microsoft Access 2000 hoặc cao hơn. Yêu cầu về máy trạm. a) Phần cứng + Máy tình PC/AT có cấu hình tối thiểu là CPU 486, 8MB Ram, 512 MB ổ cứng. + Màn hình Super VGA. + Bàn phím, chuột. b) Phần mềm + Window98, Window NT, Window XP, Window 2000. + Giao thức TCP/IP. + Bộ gõ VietKey2000. + Internet Explorer 5.0 trở lên, Phần mềm kết nối với máy chủ. + Trên mạng cục bộ (Lan): yêu cầu vỉ mạng, cáp nối. + Nối từ xa: Yêu cầu modem, đường điện thoại. IV. Khái quát về chương trình : Giao diện mới đầu khi vào chương trình như sau : Hình 8: Trang chủ Với tư cách là Guest người dùng có thể tham quan qua hệ thống, có khoá học có trong hệ thống. Đồng thời Guest cũng có thể tham gia một vài khoá học thử nghiệm. Sau khi đã được biết về các cua học, Guest có thể tham gia vào khoá học mình thích bằng cách đăng kí với hệ thống (nếu chưa có tài khoản) hoặc đăng nhập vào hệ thống nếu đã có tài khoản rồi: Hình 9: Trang đăng nhập Đăng ký một tài khoản : Hình 10: Trang đăng ký Bạn có thể đăng ký là học viên, hay giảng viên. + Nếu đăng ký là học viên : Sau khi đăng ký. Nếu E-mail bạn điền vào đúng. Bạn sẽ được gửi một password của tài khoản vừa đăng ký qua e-mail. + Nếu đăng ký là giảng viên : Bạn cũng được gửi một password của tài khoản mình vừa đăng ký. Nhưng bạn chưa có quyền giảng viên thực sự. Bạn phải chờ admin cấp quyền cho mình. Khi đã có tài khoản rồi bạn hãy quay trở lại màn hình Đăng nhập để đăng nhập vào hệ thống . Với vai trò học viên, bạn có có các quyền sau : + Vào khoá học mình đang tham gia học, hoặc có thể tham gia vào khoá học khác. Hình 11: Mô tả các chức năng chính của khóa học + Học tập Online , hoặc download bài học về dùng : Hình 12: Bài học + Xem các nguồn tài nguyên khác : Hình 13: Xem tài nguyên khóa học + Trao đổi qua Forum: Hình 14: Forum trao đổi thông tin + Làm bài thi : Hình 15: Làm bài kiểm tra Sau khi bạn chọn số câu hỏi để làm bài kiểm tra, và chọn tuỳ chọn có định thời gian hay không, bạn hãy kích vào nút Làm bài để bắt đầu làm bài kiểm tra : Khi làm xong bài , hoặc không muốn làm bài nữa , bạn hãy kích vào nút Kết thúc : Hình 16: Kết quả kiểm tra Tại đây bạn sẽ biết được kết quả bài làm của mình. Đồng thời có thể : Xem các kết quả thi lần trước , để biết được quá trình học của mình tiến triển như thế nào. Làm lại bài vừa rồi. Hay quay lại khoá học. + Sửa thông tin cá nhân : Với vai trò giảng viên bạn có các quyền sau : + Soạn bài giảng : Hình 17: Soạn bài giảng + Upload các file bài giảng : + Soạn câu hỏi thi : + Bạn có thể thêm câu hỏi chọn hay câu hỏi điền: Hình 18: Xây dựng câu hỏi + Cập nhật nguồn tài nguyên : Hình 19: Quản lý tài nguyên + Quản lý các sinh viên : + Quản lý các tệp tin của khoá học : + Theo dõi các hoạt động của học viên .... Với vai trò admin bạn có các quyền sau : + Quản lý User : Hình 20: Quản trị trang Web + Quản lý khoá học : Hình 21: Các khóa học + Theo dõi hoạt động của các User : + Quản lý các files của trang web... CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Kết quả đạt được Sau thời gian thực tập tốt nghiệp và làm đồ án tại Trung tâm máy tính, khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, em đã đạt được một số kết quả quan trọng sau: Về lý thuyết: + Đã tìm hiểu tổng quan về e-Learning. + Đã tìm hiểu được về công nghệ Web và multimedia trên Web, đặc biệt là nguyên tắc hoạt động của World Wide Web và ngôn ngữ ASP.net, đã tìm hiểu về mô hình ứng dụng Web Database. + Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của công nghệ Active Server Pages để thiết kế các trang Web động, tương tác với người sử dụng và cách thao tác dữ liệu trong một CSDL từ xa với ASP.net. + Sử dụng ngôn ngữ SQL để truy cập vào cơ sở dữ liệu Về sản phẩm: Đã xây dựng được tương đối hoàn thiện chương trình quản lý dạy học (LMS) trên Web + Sinh viên có thể truy cập vào Web site này để tham gia học tập và kiểm tra kiến thức của mình. + Chương trình hỗ trợ giáo viên soạn thảo các bài giảng, và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu, cho phép sau này có thể sửa chữa lại cho phù hợp. + Các đề thi tạo ra có thể bao gồm nhiều loại câu hỏi như: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi điền khuyết. + Chương trình cũng tự đánh giá và thông báo kết quả cho thí sinh biết, giúp sinh viên có thể tự đánh giá khả năng của mình. + Ngoài ra chương trình còn quản lý thông tin về các giáo viên, về sinh viên và về các bài học, bài tập. Do thời gian có hạn nên chương trình không thể tránh khỏi các sai sót và cần có thời gian để kiểm nghiệm. Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy và sự góp ý của các bạn để chương trình được hoàn thiện hơn. Hướng phát triển Trên cơ sở những gì đã xây dựng được, có thể mở rộng, phát triển đồ án theo các hướng như sau: + Xây dựng hệ thống LMS tuân theo chuẩn SCORM. + Cung cấp thêm các phương tiện để các sinh viên có thể trao đổi với nhau, hoặc với giáo viên một cách dễ dàng, thuận tiện, giúp ích cho quá trình học tập. + Có thể mở rộng thành chương trình đào tạo từ xa qua mạng máy tính Các tài liệu tham khảo Trong quá trinh làm đồ án em đã tham khảo các tài liệu sau : “Phân tích và Thiết kế hệ thống thông tin”; Nguyễn văn Ba, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2003. “Phân tích thiết kế hệ thống trong lập trình”; Ks.Đinh Xuân Lâm, VN-GUIDE, Nhà xuất bản Thống Kê. Các trang Web đã tham khảo : www.adlnet.org www.lsal.cmu.edu www.w3c.org www.e-learningsite.com www.elearningguru.com www.asia-elearning.net ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN258.doc
Tài liệu liên quan