Tìm hiểu về Đặng Tiểu Bình

Tài liệu Tìm hiểu về Đặng Tiểu Bình: ... Ebook Tìm hiểu về Đặng Tiểu Bình

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu về Đặng Tiểu Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. TiÓu sö vÒ §Æng TiÓu B×nh Đặng Tiểu Bình (tên khai sinh là Đặng Hỷ Tiên) sinh ngày 22/8/1904 là con trai cả của một cảnh sát trưởng huyện. Ông sinh tại thôn Bài Phường, xã Hiệp Hưng, huyện Quảng An, phía đông tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, và là con trai ông Đặng Thiệu Xương (tự Văn Minh) và bà Đàm Thị, vợ thứ hai. Bà vợ đầu không có con, bà thứ hai (Đàm Thị) sinh được một gái đầu và 3 trai: Đặng Tiên Liệt, Đặng Tiểu Bình, Đặng Khẩn, Đặng Thục Bình. Bà thứ ba sinh được một trai, bà thứ tư (Hạ Bá Căn) sinh được 2 trai, 3 gái. Mẹ đẻ Đặng Tiểu Bình mất sớm, nên sau này ông đã mời kế mẫu Hạ Bá Căn từ quê lên thủ đô sống chung cùng gia đình ông. Sau khi vào học trung học tại huyện nhà, cha Đặng Tiểu Bình đã xin cho Đặng Tiểu Bình theo học Trường dự bị cần công kiệm học Trùng Khánh để chuẩn bị xuất dương sang Pháp. Ngày 7/9/1920, sau khi được Tổng lãnh sự Pháp tại Trùng Khánh trực tiếp sát hạch, Hy Hiền cùng 79 bạn khác lên tàu thủy đi Marseille. Ông đã học ở Pháp, giống như những nhà cách mạng có tiếng khác của Châu Á như Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai. Tại đây ông đã đi theo học thuyết Marx-Lenin, gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản năm 1922 và Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1924. Năm 1926, Đặng Tiểu Bình rời Paris sang Nga học Trường Đại học Phương Đông mang tên Tôn Trung Sơn. Ông cùng học với Tưởng Kinh Quốc.Ông về nước đúng lúc đang diễn ra chiến tranh Bắc phạt. Ông làm ủy viên chính trị trong quân đoàn của Phùng Ngọc Tường, tham gia Bắc phạt. Sau khi bị Phùng Ngọc Tường cho giải ngũ, ông đi Tây An rồi Hán Khẩu, tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1938, lúc ông chỉ huy kháng Nhật ở Thái Hàng Sơn thì cha ông bị thổ phỉ chặt đầu.Sau giải phóng, ông làm Bí thư thứ nhất Cục Tây Nam Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Tây Nam, Chính ủy Quân khu Tây Nam (đóng trụ sở tại Trùng Khánh), kiêm thành viên Chính phủ Nhân dân Trung ương. N¨m 1952,vµo th¸ng 7 ông được cử làm Phó Tổng lý (Phó Thủ tướng) Chính vụ viện (sau đổi là Quốc vụ viện), kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-kinh tế. Năm 1955, ông cùng Lâm Bưu được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1956, ông vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, làm Tổng Bí thư nhưng chỉ là nhân vật đứng cuối cùng (thứ 6) trong Ban Thường vụ, sau Mao Trạch Đông (Chủ tịch Đảng), Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức và Trần Vân (đều là Phó Chủ tịch Đảng). Năm 1966, trong Cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình bị phê phán nặng nề là "tên số hai trong Đảng đi theo chủ nghĩa tư bản", rồi bị cách tuột hết mọi chức vụ. Từ năm 1969 đến năm 1972, hai vợ chồng ông bị đưa về Giang Tây, con cái đều bị đưa đi cải tạo ở các tỉnh khác. Năm 1973,ngµy 20/3 ông rời Giang Tây, quay trở lại Trung Nam Hải (Bắc Kinh), sau khi được phục hồi công tác. Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, rồi Phó Chủ tịch Đảng. Về mặt chính quyền, ông trở lại cương vị Phó Thủ tướng, rồi Phó Thủ tướng thứ nhất. Khi Chu Ân Lai lâm bệnh nặng, ông chủ trì công việc của Quốc vụ viện. Năm 1976, sau khi Chu Ân Lai mất, thế lực chống đối viện cớ ông có tư tưởng phản cách mạng và tác động đến Mao Trạch Đông, vì vậy ông lại bị Mao Trạch Đông cách hết các chức vụ, chỉ còn danh hiệu đảng viên và hộ khẩu Bắc Kinh. N¨m 1978: Đặng Tiểu Bình nêu kế hoạch cải cách kinh tế trước phiên họp toàn thể đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh dấu sự mở đầu của chính sách "mở cửa". N¨m 1979: Thăm Mỹ nhằm bình thường hoá quan hệ hai nước. N¨m 1980 : Bè lũ bốn tên do Giang Thanh cầm đầu bị xét xử. Giang Thanh lãnh án tử hình. Lúc này, Thâm Quyến đã trở thành đặc khu kinh tế đầu tiên tại Trung Quốc, bước đầu chứng minh sự đúng đắn của cuộc cải cách kinh tế do Đặng Tiểu Bình đề xuất. N¨m 1987 : Thôi giữ các chức vụ trong chính phủ, trừ vị trí của ông trong quân đội. N¨m 1990: Chính thức thôi giữ các chức vụ cuối cùng. N¨m 1994: Lần cuối cùng xuất hiện trước công chúng trong lễ mừng Tết Nguyên đán. Ngày 19/2/1997: Đặng Tiểu Bình từ trần lúc 9h08' tối II. §Æng TiÓu B×nh - Nhµ l·nh ®¹o kiÖt xuÊt Nhắc đến Đặng Tiểu Bình, người ta thường nhắc đến câu nói nổi tiếng của ông: "không quan trọng mèo trắng, hay mèo đen, cái chính là biết bắt chuột". Nó cho thấy cốt lõi chính sách thực tế trong đường lối cải tổ của ông Đặng Tiểu Bình. Con đường của Trung Quốc hôm nay đã được ông Đặng khởi sự từ năm 1978, bẩy năm trước khi Liên Xô bắt đầu công cuộc cải tổ của mình. Khởi điểm quá trình cải cách của hai nước cộng sản thật giống nhau: cũng một chế độ độc đảng, cũng một nền kinh tế tập trung bao cấp đã đến tình trạng khốn cùng. Hơn 30 năm đã trôi qua, cả Liên Xô, mà bây giờ là nước Nga và Trung Quốc đã trải qua một thời gian dài cải tổ, đổi mới tìm tòi con đường phát triển, và không ít lần các nhà chính trị của Nga đã nhìn sang kinh nghiệm của người láng giềng Trung Quốc để học hỏi. Nhưng dẫu sao họ vẫn đi trên hai con đường khác nhau. 1.Cải tổ thời Gorbachov Tháng 12 năm 1978 khi ông Đặng đưa ra chương trình bốn hiện đại hóa, Liên Xô dưới thời Bredjnev vẫn đang say sưa trong khẩu hiệu "hoàn thiện chủ nghĩa xã hội chín muồi", họ nhìn sang Trung Quốc với cái nhìn đầy nghi ngờ, thiếu thiện cảm và cho rằng đây lại là một trào lưu xét lại hậu Mao Trạch Đông. Nhưng thực chất vào thời kỳ cuối thập kỷ 70, nền kinh tế cả hai nước cộng sản hàng đầu, Liên Xô và Trung Quốc đều đã ở vào tình trạng "thập tử nhất sinh". Người ta gọi Trung Quốc khi đó là con bệnh của Châu Á, còn Liên Xô, núp sau khẩu hiệu "chủ nghĩa xã hội chín muồi" là một thời kỳ mục ruỗng nhanh chóng. Điều khác biệt giữa hai nước chỉ là ở sự nhận thức mà thôi. Ở Trung Quốc đã xuất hiện một thủ lĩnh dám nhìn nhận sai lầm của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa,còn ở Liên Xô thì chưa. Mãi đến khi Bredjnev chết, Gorbachov lên thay, Liên Xô mới dám thừa nhận những yếu kém của chủ nghĩa cộng sản và phát động một quá trình thay đổi với những khẩu hiệu: "cải tổ", "đổi mới". Nhưng con đường cải tổ của Liên Xô khác với Trung Quốc, nó bắt đầu từ những cải tổ về chính trị, và sau đó mới là kinh tế. Ở Liên Xô người ta cho phép một chút tự do ngôn luận, còn ở Trung Quốc thì hoàn toàn nghiêm cấm ngôn luận tự do. Đó là điểm khác biệt duy nhất trong đường lối cải tổ của hai nước. Những điểm tương đồng giữa đường lối cải tổ của hai nước xem ra không ít. Thứ nhất, cả hai người thủ lĩnh, Đặng Tiểu Bình và Gorbachov đều tin rằng chủ nghĩa cộng sản có thể thay đổi mà không đánh mất bản chất của mình. Đặng Tiểu Bình kêu gọi dân chúng "Hãy làm giầu", còn Gorbachov thì cho phép nhiều hình thức sở hữu, nhưng cả hai đều không từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Thứ hai nữa, cả Đặng và Gorbachov đều nhìn thấy sự nguy hiểm của những người Mác xít chính thống trong đảng sẽ tìm cách chống đối đường lối cải cách, và cả hai đã tìm cách để ngăn chặn làn sóng phản đối này. Ở Trung Quốc đó là vụ hạ bệ Đặng Litsiun, người đã chỉ trích những cải cách của Đặng Tiểu Bình sẽ dẫn đến quá trình tư hữu hóa toàn bộ các công ty quốc doanh, và đảng cộng sản sẽ hoàn toàn mất khả năng kiểm soát xã hội. Còn ở Nga đó là vụ hạ bệ Egor Ligachov. Thứ ba nữa, khi có những dấu hiệu đe dọa hệ thống chính quyền cộng sản, cả hai nhà cải cách đều không ngần ngại sử dụng bạo lực để dập tắt. Ở Trung Quốc đó là vụ thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989. Còn ở Liên Xô vào tháng 1 năm 1990 Gorbachov cũng không ngần ngại đưa xe tăng vào đàn áp các cuộc biểu tình tại Baku, thủ đô của nước cộng hòa Azerbaidjan. Khác với Mao Trạch Đông, chủ trương cạnh tranh với Liên Xô trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đặng Tiểu Bình thực tế hơn, ông chỉ chủ trương củng cố và phát triển Trung Quốc. Chính vì thế Gorbachov đã bắt tay trở lại với Trung Quốc trong thời kỳ của Đặng Tiểu Bình. Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Gorbachov và Đặng Tiểu Bình tại Bắc Kinh tháng 5 năm 1989 đã trở thành một cột mốc mới trong lịch sử ngoại giao giữa hai nước, sau một thời gian dài đối đầu nhau. 2. Thời kỳ cải cách của Yeltsin Nước Nga dân chủ ra đời đã tạo nên một nhiệm vụ mới cho các nhà lãnh đạo ở đây. Làm thế nào để xóa bỏ những tàn tích của thời cộng sản, rút ngắn khoảng cách về khoa học kỹ thuật với thế giới phương Tây và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong suốt những năm cải tổ dưới thời Yeltsin, trong giới lãnh đạo, luôn có một cuộc tranh cãi về hướng đi của nước Nga: theo mô hình phương Đông kiểu Trung Quốc, hay theo mô hình của phương Tây kiểu những chàng trai Chicago của Quỹ tiền tệ quốc tế. Nhưng có thể nói rằng, dưới thời của Yeltsin, ông hoàn toàn không có ý định học hỏi kinh nghiệm cải tổ của Trung Quốc, dù hàng năm Yeltsin vẫn có cuộc gặp gỡ với Giang Trạch Dân, người kế nhiệm Đặng Tiểu Bình, và Yeltsin đã có những cảm tưởng rất vui vẻ, tốt đẹp sau chuyến đến thăm Trung Quốc lần đầu tiên. Những vấn đề mà nước Nga non trẻ gặp phải những năm đầu cải cách cũng rất giống với những vấn đề mà Trung Quốc đã gặp phải: phải tiến hành tư hữu hóa tài sản của nhà nước như thế nào? Vai trò của nhà nước trong thời kỳ đổi mới nên thay đổi như thế nào? Làm thế nào để giải quyết những vấn đề xã hội trong thời kỳ chuyển tiếp giữa hai nền kinh tế?... Nhưng Yeltsin có hai lý do để không sử dụng những kinh nghiệm của Trung Quốc. Thứ nhất, phong cách lãnh đạo của Yeltsin và Đặng Tiểu Bình hoàn toàn trái ngược nhau. Phong cách của Yeltsin rất khó dự đoán, thường xuyên thay đổi bất ngờ. Trong khi đó các chính sách của Đặng lại nghiêng về sự ổn định, nhất quán, không thay đổi đột ngột. Nguyên nhân thứ hai, cũng là nguyên nhân căn bản nhất khiến Yeltsin không sử dụng mô hình Trung Quốc là vì Đặng Tiểu Bình mặc dù đạt được những kết quả khả quan trong quá trình đổi mới kinh tế, nhưng về chính trị thì ông chủ trương giữ vững mô hình cộng sản, hoàn toàn trì trệ, không có một sự thay đổi nào. Trong khi đó, Yeltsin lại đi vào lịch sử nước Nga như một chiến sỹ phá bỏ gông cùm cộng sản. Vấn đề ý thức hệ là một rào cản không thể vượt qua được đối với Yeltsin. Và ông đã đi theo con đường của mình. 3. Những cải tổ thời Putin Những kinh nghiệm của Đặng Tiểu Bình bắt đầu được đánh giá cao, và mang ra sử dụng ở nước Nga chính vào thời kỳ Tổng thống của Putin. Hôm 13 tháng 9 vừa rồi, Tổng thống Putin đã đưa ra đề nghị thay đổi hệ thống quản lý ở Nga: Bãi bỏ hệ thống bỏ phiếu phổ thông bầu các tỉnh trưởng bằng việc Tổng thống chỉ định các ứng cử viên, tăng cường quyền hạn của các cơ quan an ninh, thay đổi nguyên tắc bầu hạ viện Đuma. Và như vậy có thể nói, nước Nga đã trở về thời kỳ Liên Xô trước đây, hay đã thành một Trung Quốc ở châu Âu. Có rất nhiều sự trùng lặp giữa đường lối cải cách của Putin và chính sách cải cách của Đặng Tiểu Bình trước đây. Những sự trùng lặp thật khó có thể giải thích là ngẫu nhiên. Năm nay Tổng thống Putin đưa ra chương trình tăng gấp đôi tổng sản lượng thu nhập quốc dân trong vòng 10 năm, cũng như trước đây Đặng Tiểu Bình đưa ra chương trình đến năm 1990 tăng gấp đôi tổng sản lượng quốc nội. Tổng thống Putin cũng lấy sự ổn định chính trị làm nền tảng cho quá trình cải cách, thậm chí sự dụng cả bàn tay sắt để giữ ổn định trong nước, đưa ra mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tăng cường phát triển khoa học, lôi kéo đầu tư ngoại quốc. Thậm chí cả những chiến dịch ồn ỹ chống lại các nhà tài phiệt, chống các quan chức tham nhũng vừa qua ở Nga cũng đã một thời xảy ra ở Trung Quốc. Có thể thấy kinh nghiệm của Trung Quốc, đang được sử dụng sâu rộng ở nước Nga. Nhưng liệu các cải cách theo mô hình của Đặng trong môi trường xã hội Nga có hiệu quả không thì chưa ai có thể đoán trước được. Có nhiều nhà kinh tế ở Nga cho rằng cần phải đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu, như mô hình Trung Quốc, thì mới có thể phát triển được nền kinh tế đang trì trệ của nước Nga. Nhưng những ý kiến này đã nhanh chóng bị đả kích và bị chìm vào im lặng. Nguyên nhân thật dễ hiểu, trước đây Lênin cũng đã đưa ra chính sách kinh tế mới, ở đó nền kinh tế được nhận đôi chút tự do, cởi mở, còn cả xã hội thì vẫn bị trói chặt. Kết quả là kinh tế có phát triển, nhưng hạnh phúc như Lênin đã hứa hẹn thì người dân Liên Xô vẫn không hề nhận được. Phát triển kinh tế chỉ có thể là phương tiện, nhưng không thể là mục đích của phát triển xã hội, tự nó không mang lại hạnh phúc cho dân chúng. Trên con đường phát triển, có thể một lúc nào đó con người chấp nhận hy sinh những quyền lợi tự do cá nhân để lo những vấn đề cơm áo gạo tiền của đời sống, đó là thời điểm mà Đặng Tiểu Bình đã nắm được, và lái Trung Quốc vào quỹ đạo đó. Còn nước Nga đã đi vào một quỹ đạo khác, hòa nhập vào dòng phát triển theo kiểu nhân bản của Phương Tây, ở đó những giá trị tự do căn bản của con người được đặt lên cao nhất. Nếu lúc này lại gò ép nước Nga theo mô hình của Trung Quốc thì chẳng những nó không mang lại lợi ích mà là một bước thụt lùi trên con đường phát triển. Nước Nga cần phát triển kinh tế để giải quyết những vấn đề xã hội của mình. Nhưng nếu đi theo con đường của Trung Quốc thì những vấn đề ấy sẽ lại sẽ càng tăng thêmnữa . III. Mười cảnh báo của Đặng Tiểu Bình 1. Việc phân phối thu nhập quốc dân phải khiến tất cả mọi người đều hưởng lợi Chúng ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, việc phân phối thu nhập quốc dân phải khiến tất cả mọi người đều được hưởng lợi, không có người quá giàu, cũng không có kẻ quá nghèo, mức sống tốt đẹp phải là phổ biến. (dẫn từ vấn đề đại đoàn kết của dân tộc Trung Hoa”, 1986) 2. Nếu đưa đến phân hoá lưỡng cực, TQ có thể xảy ra mầm loạn Cộng đồng giàu có, đó là điều chúng ta đã nói tới ngay khi bắt đầu cải cách, rồi trong tương lai sẽ có ngày nó trở thành vấn đề trung tâm. CNXH (chủ nghĩa xã hội) không phải làm một thiểu số người giàu lên, mà phần lớn người thì nghèo khó, không phải là kiểu đó. Tính ưu việt lớn nhất của CNXH phải là cùng nhau giàu có. Đó là một thể hiện của bản chất CNXH. Nếu làm cho lưỡng cực (hai cực giàu, nghèo-ND) phân hoá, tình hình sẽ khác, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giữa các khu vực, và mâu thuẫn giai cấp đều sẽ phát triển, rồi mâu thuẫn trung ương với địa phương cũng sẽ phát triển, có thể xẩy ra mầm loạn.(“Tận dụng thời cơ giải quyết vấn đề phát triển”,1990) 3. Nếu như cải cách dẫn đến phân hoá lưỡng cực thì cải cách đã thất bại Hiện nay chúng ta làm bốn hiện đại hoá, đó là làm bốn hiện đại hóa của CNXH, chứ không phải là thứ hiện đại hóa nào khác. Mục đích của xã hội chủ nghĩa là để nhân dân cả nước cùng giàu có, chứ không phải là phân hoá lưỡng cực. Nếu chính sách của chúng ta mà dẫn đến phân hoá lưỡng cực, thì chúng ta đã thất bại rồi; Chúng ta đề xướng một vài khu vực giàu có lên trước, là nhằm khích lệ và kéo theo những khu vực khác cùng giàu có lên. Đề xướng một bộ phận người trong dân giàu có lên trước, cũng là với lẽ tương tự. (“Phải có lý tưởng, có kỷ luật mới có đoàn kết thật sự”,1985) 4. Cuối thế kỷ 20 là thời điểm phải nỗ lực thực hiện giải quyết vấn đề phân hóa lưỡng cực. Đi theo con đường chủ nghĩa xã hội tức là từng bước thực hiện cộng đồng giàu có. Đi con đường CNXH tức là phải từng bước thực hiện cộng đồng giàu có. ý tưởng cùng nhau giàu lên được đề xuất như thế này: Một số vùng miền có điều kiện cứ phát triển trước, một số vùng miền khác thì phát triển chậm đi một chút, những khu vực phát triển trước kéo theo những khu vực phát triển sau, để rồi cuối cùng đạt tới sự giàu có chung. Nếu để giàu cứ càng giàu, mà nghèo thì  ngày một nghèo, sẽ sản sinh phân hoá lưỡng cực, lẽ ra chế độ xã hội chủ nghĩa  phải, và có thể tránh được phân hoá lưỡng cực… Có thể, đến cuối thế kỷ(thế kỷ 20-ND), khi đạt tới mức sống khá giả là phải đưa ra và làm nổi bật việc giải quyết vấn đề này.(“Bài nói chuyện ở Thẩm Quyến và các thành phố duyên hải”,1992) 5. Đô thị có phồn hoa bao nhiêu đi nữa, mà khu vực nông thôn không ổn định là không thể được TQ có tới 80% nhân khẩu sống ở nông thôn, TQ có ổn định hay không, trước hết phải nhìn vào cái 80% này có được ổn định hay không. Thành phố có đẹp đến đâu đi nữa, mà không có được nông thôn ổn định này là không thể được.(“Xây dựng CNXH mang màu sắc TQ”, 1984) 6. Ngành tư tưởng văn hoá, giáo dục, y tế, phải lấy hiệu ích xã hội làm chuẩn mực duy nhất cho mọi hoạt động Cái khuynh hướng “hướng tất cả lên đồng tiền”(đồng âm với “hướng tất cả lên phía trước”trong tiếng TQ-ND), đem thương mại hoá các sản phẩm tinh thần, cũng đã xuất hiện ở các mặt của sản xuất tinh thần rồi. (Trích dẫn từ “nhiệm vụ bức thiết của Đảng trên mặt trận tổ chức và mặt trận tư tưởng”, 1983). Các ngành tư tưởng văn hoá, giáo dục, y tế đều phải lấy hiệu quả xã hội làm chuẩn mực duy nhất cho mọi hoạt động, các đơn vị trong ngành cũng phải lấy hiệu quả xã hội làm chuẩn mực tối cao.(Trích dẫn từ phát biểu tại đại hội toàn quốc Đảng cộng sản TQ1985) 7. Nếu như không giải quyết tốt vấn đề giáo dục, là hỏng mất việc lớn, sẽ phải chịu trách nhiệm với lịch sử Chúng ta đã nói nhiều lần rằng, đến ngày kiến quốc trăm năm (năm 2049-ND), nền kinh tế TQ có thể tới gần mức của các quốc gia phát triển. Chúng ta nói vậy, một trong những căn cứ là trong đoạn thời gian ấy, chúng ta hoàn toàn có thể đưa nền giáo dục đi lên, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật của ta, đào tạo được đến trăm triệu nhân tài các cấp, các loại. Sự cường nhược của quốc gia, quốc lực và tầm cỡ phát triển của kinh tế chúng ta, càng ngày càng quyết định bởi tố chất người lao động, quyết định bởi số lượng và chất lượng của đội ngũ trí thức. Một nước lớn trên tỷ người, nền giáo dục được đưa lên, ưu thế to lớn của nguồn lực nhân tài là không có quốc gia nào bì nổi. Khi có được ưu thế nhân tài, cộng với chế độ xã hội chủ nghĩa tiên tiến, mục tiêu chúng ta cầm chắc sẽ đạt được. Trung ương đề xuất phải nắm giáo dục với sự nỗ lực cực lớn, và phải nắm ngay từ cấp tiểu và trung học, đấy là một chiêu có tầm nhìn chiến lược. Nếu giờ đây không đề xuất nhiệm vụ này với toàn Đảng, là hỏng mất việc lớn, sẽ phải chịu trách nhiệm với lịch sử. Vẫn còn một bộ phận đồng chí kha khá, bao gồm cả một số cán bộ cao cấp, nhận thức không đầy đủ, thiếu cảm giác bức xúc đối với tính tất yếu của phát triển và cải cách giáo dục, hoặc ngoài miệng thì thừa nhận giáo dục là quan trọng, nhưng đến khi giải quyết vấn đề thực tế thì lại thành ra không mấy quan trọng nữa. Nhà lãnh đạo coi nhẹ giáo dục, là nhà lãnh đạo thiếu tầm nhìn, thiếu chín chắn, sẽ không lãnh đạo nổi công cuộc xây dựng hiện đại hoá. Đối với công tác giáo dục, các cấp ủy đảng và chính quyền  không những phải nắm, mà phải nắm chặt, nắm tốt, ít nói suông, phải làm nhiều việc thực. (“Phải nắm cho tốt công tác giáo dục”1985) TQ có xẩy ra vấn đề gì, vẫn sẽ là xẩy ra trong nội bộ Đảng cộng sản. (Trích dẫn từ bài nói chuyện ở Thâm Quyến và các tỉnh duyên hải 1992) 8. Tất cả mọi cải cách rốt cuộc có thành công hay không, vẫn là quyết định ở việc cải cách thể chế chính trị Nếu không làm cải cách thể chế chính trị thì không thể thích ứng với tình hình được. Cải cách, là phải bao gồm cả cải cách thể chế chính trị, và cũng nên lấy nó làm một tiêu chí của sự thúc đẩy công cuộc cải cách tiến lên. (Dẫn bài nói chuyện sau khi nghe báo cáo tình hình kinh tế 1986) Cải cách thể chế chính trị với cải cách thể chế kinh tế phải dựa vào nhau, phối hợp với nhau. Chỉ làm cải cách thể chế kinh tế, không làm cải cách thể chế chính trị, thì không thể làm được, bởi vì sẽ gặp phải trở ngại trước hết đến từ con người. Công việc phải do con người làm, anh đề xướng trao quyền, nhưng chỗ khác lại  giữ quyền không buông, anh làm thế nào được? Từ góc độ này mà nói, mọi cải cách của chúng ta rốt cuộc có thành công hay không, vẫn là quyết định bởi việc cải cách thể chế chính trị. (“Phải xác lập quan niệm pháp chế trong toàn dân”, 1986) Muốn có được phát triển, nhất thiết phải giữ vững hướng đi đối ngoại mở cửa, đối nội cải cách, bao gồm cả cải cách trong lĩnh vực thượng tầng kiến trúc, và thể chế chính trị. (“Kiên trì chính sách cải cách mở cửa”, 1987) 9. Việc cải cách thể chế chính trị sẽ đụng tới lợi ích của rất nhiều người, sẽ vấp phải rất nhiều trở ngại Khi đề xuất cải cách, là bao gồm cả cải cách thể chế chính trị. Nay trong mỗi bước tiến của cải cách thể chế kinh tế, chúng ta đều cảm nhận sâu sắc tính tất yếu của việc cải cách thể chế chính trị. Không cải cách thể chế chính trị, là không bảo đảm được thành quả của cải cách thể chế kinh tế, không đưa cải cách thể chế kinh tế tiếp tục đi lên, sẽ cản trở sự  phát triển của sức sản xuất, cản trở việc thực hiện bốn hiện đại hóa… Phải thông qua cải cách, để giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp trị và nhân trị, xử lý cho tốt mối quan hệ giữa Đảng với chính quyền. Không tiến hành cải cách thể chế chính trị, việc cải cách thể chế kinh tế khó mà quán triệt. (“Về cải cách thể chế chính trị”, 1986) Nói đến cải cách là nói tới một cuộc cải cách toàn diện, bao gồm cải cách thể chế kinh tế, cải cách thể chế chính trị và cải cách ở các lĩnh vực tương ứng khác… Mỗi một biện pháp cải cách thể chế chính trị đều liên quan đến hàng ngàn hàng vạn con người, chủ yếu là liên quan đến đông đảo cán bộ, chứ không chỉ là lớp già chúng tôi. (“Phải tăng nhanh bước đi của cải cách”, 1987). IV. TÍNH BẤT BIẾN VÀ KHẢ BIẾN TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC Trong diễn văn đọc tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 1-10-1949 khai sinh ra nước CHND Trung Hoa, Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố rằng nhân dân Trung Quốc cuối cùng cũng đã đứng lên. Nước Cộng hòa non trẻ được thành lập và bắt đầu tham gia vào những mối quan hệ với các nước khác trên thế giới. Học giả Carol Lee Hamrin đã nhận xét, hành vi xử thế của một quốc gia trong cộng đồng quốc tế cũng giống như của một con người trong một tập thể, và cũng mang tính mục tiêu. Do đó, một nước như Trung Quốc cũng phải theo đuổi những mục tiêu tương xứng với tầm cỡ của dân số và lãnh thổ, cũng như chiều sâu lịch sử và văn hóa. Các nhân tố nội tại kể trên, tuy vậy cũng chưa đủ bởi vì các nước khác cũng có mục tiêu và tham vọng của họ. Chính vì thế, các nhân tố bên ngoài cũng có tầm quan trọng của nó. Như vậy, chính sách đối ngoại của Trung Quốc và của bất kỳ một nước nào khác, cũng đều là sự kết hợp của những mục tiêu dài hạn mà nó tự đặt ra cho mình với những thay đổi trong hoàn cảnh quốc tế. Xuất phát từ cơ sở trên, bài viết này sẽ tập trung so sánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong hai giai đoạn, cụ thể là từ năm 1949 đến năm 1976 và từ năm 1976 đến nay, để tìm ra những mục tiêu dài hạn mà Trung Quốc phấn đấu đạt được, cũng như những chuyển hướng trong chính sách đối ngoại trong quá trình thực hiện những mục tiêu đó, qua đó có thể góp phần thấy rõ thêm tính bất biến và tính khả biến trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1949 đến nay. Phân tích và đánh giá chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong một giai đoạn lịch sử gần 50 năm trong khuôn khổ một bài báo ngắn là một việc khó khăn và chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Ngoài ra, một số điều trong lịch sử quan hệ quốc tế vẫn còn cần phải được làm sáng tỏ thêm. Tuy nhiên, tác giả cũng xin mạnh dạn đưa ra ý kiến riêng của mình về một chủ thể phức tạp, qua đó mong được tiếp thu nhiều ý kiến trao đổi và phản biện. Ngũ Tu Quyền, nhà ngoại giao kỳ cực của Trung Quốc, từng lập luận rằng “chính sách đối ngoại của một nước là sự tiếp nối, và hơn nữa, quán triệt và phục vụ chính sách đối nội của nước đó”. Câu nói này dường như có thể áp dụng cho chính sách đối ngoại của một quốc gia. Tuy nhiên, nếu áp dụng câu nói này vào Trung Quốc, ta sẽ thấy chính sách đối ngoại của Trung Quốc có những đặc điểm riêng biệt. Trước hết, đó là Trung Quốc có nhu cầu tái khẳng định mình là một nước lớn trên thế giới. Từ năm 1949, nước CHND Trung Hoa bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước nhằm thoát khỏi một chương đen tối trong lịch sử hiện đại của mình. Theo cách đề cập của chính sử nước này, Trung Quốc là một nước vĩ đại với một nền văn minh lâu đời, nhưng bị các cường quốc phương Tây “làm nhục”, kìm hãm không được phát triển, do đó “lạc hậu và bị thế giới coi thường” Thứ hai, Trung Quốc ngay từ ngày đầu lập quốc đã phải bảo vệ sự tồn tại của mình trong một bối cảnh thù địch tạo ra bởi cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới lúc này đã lan sang châu á. Bằng cách nhấn mạnh đến yếu tố “nội loạn, ngoại loạn”, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh luôn cho rằng các phần tử phản cách mạng trong nước kết hợp với các thế lực thù địch nước ngoài - đứng đầu là đế quốc Mỹ, và có lúc là Liên Xô cũ – cố tìm mọi cách phá hoại Trung Quốc, đe dọa sự tồn vong của Trung Quốc. Do đó chính sách chung của Trung Quốc bao giờ cũng có hai mục tiêu hàng đầu: Củng cố an ninh quốc gia và nâng cao địa vị trên trường quốc tế với tư cách là một nước lớn. Hai mục tiêu trên có một số nội dung cụ thể cũng như mối liên hệ qua lại với nhau. Đối với Trung Quốc, an ninh quốc gia đòi hỏi sự cam kết cũng như tìm kiếm những phương cách bảo vệ nước này thoát khỏi những đe dọa đối với hệ tư tưởng, lãnh thổ và nền độc lập của mình. Nội dung của địa vị quốc tế rộng hơn, bao gồm sự toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, tiềm lực kinh tế, chính trị, công nghệ cũng như sức nặng về ngoại giao trên trường quốc tế. Như Seng Lijun, một học giả Trung Quốc, đã diễn giải việc nâng cao địa vị quốc tế bao gồm sự xóa bỏ những khoảng cách giữa quá khứ rực rỡ của Trung Quốc với hiện trạng khiêm tốn, giữa uy thế chính trị đã được nâng cao với tình trạng yếu kém hiện thời về kinh tế và quân sự. Việc tăng cường an ninh quốc gia và địa vị quốc tế của Trung Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tăng cường an ninh quốc gia đảm bảo điều kiện hòa bình và hoàn cảnh quốc tế thuận lợi cho công cuộc kiến thiết đất nước, địa vị quốc tế đến lượt nó giúp tăng cường tiềm lực của Trung Quốc, và qua đó giúp tăng cường khả năng bảo vệ hơn nữa an ninh quốc gia cũng như củng cố địa vị của Trung Quốc trên thế giới. Thứ ba, quá trình hoạch định chính sách đối ngoại còn mang một số nét đặc thù khác. Quá trình này mang tính tập trung hóa rất cao và thể hiện rất rõ ảnh hưởng của thế giới quan của các nhà lãnh đạo ở cấp cao nhất. Đặc điểm này không nhất thiết chỉ là riêng chính sách đối ngoại của Trung Quốc mới có, nhưng việc đề cập đến điều này mang một ý nghĩa thực tiễn: Trong khi những mục tiêu dài hạn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc khá nhất quán, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã trải qua một số thay đổi lớn do chịu ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình cũng như của những người kế nhiệm Đặng Tiểu Bình. Nói một cách khác, việc các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc đánh giá sự vận động và mối liên hệ giữa hai mục tiêu trên, kết hợp với tình hình của từng thời kỳ cụ thể, đã dẫn đến những điểm khác nhau trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc giai đoạn từ năm 1949 đến năm 1976 mang nhiều dấu ấn của Mao Trạch Đông. An ninh quốc gia thường xuyên là mối quan tâm chính của ông. Theo Mao Trạch Đông, quốc gia phải là “một vũ khí mạnh mẽ để bảo vệ những thành quả của cách mạng và đập tan những âm mưu cướp quyền lực của kẻ thù trong và ngoài nước”, và Trung Quốc phải “liên minh với bạn bè trên thế giới chống lại các thế lực đế quốc trong và ngoài nước”. Với mối bận tâm đó về an ninh và với điểm đồng trong ý thức hệ, tháng 1-1950, Trung Quốc liên minh với Liên Xô ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô, theo đó Liên Xô cam kết đứng ra bảo vệ an ninh của Trung Quốc. Gần một năm sau đó, vào tháng 10-1950, Trung Quốc gửi quân tình nguyện sang chiến đấu trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Trên một khía cạnh nhất định, việc Trung Quốc tham chiến đã phản ánh sự cần thiết đảm bảo an ninh của mình trước nguy cơ một cuộc xâm lược của Mỹ từ phía Triều Tiên - địa danh trong truyền thống thường bị các thế lực thù địch sử dụng như một bàn đạp tấn công Trung Quốc. Tuy nhiên, ở một mức độ lớn hơn, quyết định của Mao Trạch Đông đương đầu với Mỹ còn nhằm chứng tỏ sự cam kết của Trung Quốc đối với khối xã hội chủ nghĩa. Hành động này do đó không những làm Liên Xô tăng cường viện trợ quân sự cho Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên mà còn mở đầu cho thời kỳ được gọi là thời kỳ trăng mật giữa Trung Quốc và Liên Xô. Từ đó, Trung Quốc nhận được khoản viện trợ to lớn của Trung Quốc để tái thiết đất nước, cả về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như áp dụng những hình mẫu chính trị – xã hội. Liên Xô còn giúp Trung Quốc chế tạo bom nguyên tử. Đối với Mao Trạch Đông, bom nguyên tử đã trở thành một công cụ hữu hiệu bảo vệ đất nước và một tiêu chuẩn quan trọng để Trung Quốc trở thành nước lớn. “Nhất biên đảo”, liên minh với Liên Xô đã thỏa mãn một số yêu cầu về an ninh và phát triển của Trung Quốc. Song liên minh với Liên Xô lại không thỏa mãn nhu cầu của Trung Quốc tăng cường vai trò của mình trên trường quốc tế. Đã có một số chứng cứ lịch sử cho thấy trong thời kỳ liên minh Xô - Trung tồn tại, Liên Xô không muốn Trung Quốc trở nên quá độc lập, cũng như trong giới lãnh đạo của Trung Quốc xuất hiện xu hướng không muốn bị quá lệ thuộc vào Liên Xô. Mao Trạch Đông muốn Trung Quốc có một vai trò lớn hơn và dần muốn tách ra khỏi Liên Xô. Tuy nhiên, Trung Quốc khó có thể xác định cho mình một vị trí xứng đáng trên thế giới trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh chia rẽ sâu sắc thế giới thành hai cực. Học giả Mỹ John Garver cho rằng “lãnh đạo nhân dân lao động thế giới tiến tới tự do là để thỏa mãn một số nhu cầu tiềm ẩn trong tính cách của nước Trung Quốc hiện đại”. Nhưng do tổng hợp các chính sách mang tính XHCN, hồi ức về quá khứ trong đó Trung Quốc đóng vai trò trung tâm và do thực tế của một nền kinh tế, khoa học kỹ thuật lạch hậu. Trung Quốc dường như không thích hợp với một vai trò lãnh đạo nào. Do đó, những phát triển trong mối quan hệ quốc tế của Trung Quốc ở trong giai đoạn này cho thấy Trung Quốc không thay thế nổi vai trò lãnh đạo phe XHCN của Liên Xô, điều mà Trung Quốc từ cuối những năm 50 tiến hành và vì vậy đã làm cho quan hệ Xô-Trung dần căng thẳng, cuối cùng dẫn đến sự tan vỡ của liên minh giữa hai nước vào cuối những năm 60. Đồng thời Trung Quốc cũng không được các nước mới giành được độc lập thuộc thế giới các nước đang phát triển ủng hộ. Các nước này phần lớn chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Chỉ lấy một số ví dụ cụ thể: Hội nghị á - Phi lần thứ hai đã không được tổ chức, mà Trung Quốc rất mong được lặp lại thắng lợi vang dội về mặt ngoại giao của mình tại hội nghị lần thứ nhất tổ chức tại Bangdung năm 1955. Trong khi đó, chiến tranh biên giới đã nổ ra giữa Trung Quốc và ấn Độ năm 1962 và ảnh hưởng của Trung Quốc tại Inđônêxia đã hầu như bị triệt tiêu sau cuộc đảo chính và sự đàn áp ĐCS Inđônêxia. Hơn nữa, ảnh hưởng của Liên Xô dần tăng lên trong khu vực Đông Dương. Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong Hiệp định Gênvơ về trung lập hóa Lào, cũng như quan hệ Việt – Xô được cải thiện mạnh mẽ sau chuyến đi thăm của Thủ tướng Liên Xô Kô-xư-gin sang Hà Nội tháng 2-1965. Do đó, vào nửa c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31133.doc
Tài liệu liên quan