Tài liệu Tìm hiểu vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông ở huyện Diễn Châu- Tỉnh Nghệ An: ... Ebook Tìm hiểu vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông ở huyện Diễn Châu- Tỉnh Nghệ An
107 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông ở huyện Diễn Châu- Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi
------ ¶ ------
luËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc
TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA GIỚI TRONG CÁC MÔ HÌNH KHUYẾN NÔNG Ở HUYỆN DIỄN CHÂU- TỈNH NGHỆ AN
Tên sinh viên : Hồ Thị Toàn
Chuyên ngành đào tạo : PTNT & KN
Lớp : PTNT & KN - K50
Niên khoá : 2005 - 2009
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Minh Thu
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực và kết quả nghiên cứu chưa từng được sử dụng.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho quá trình thực hiện báo cáo đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Sinh viên
Hồ Thị Toàn
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo Ths. Nguyễn Thị Minh Thu - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
UBND huyện Diễn Châu, Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu, UBND Xã ba xã: Diễn Yên, Diễn Lâm, Diễn Phong đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại cơ sở.
Bà con và khuyên nông viên trong ba xã được chọn làm địa bàn nghiên cứu, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Tác giả luận văn
Hồ Thị Toàn
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động của huyện Diễn Châu qua 3 năm (2006 – 2008) 25
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của huyện Diễn Châu qua 3 năm (2006-2008) 28
Bảng 3.3: Một số thông tin chính của xã Diễn Phong, Diễn Yên, Diễn Lâm 31
Bảng 3.4: Tóm tắt nội dung cần thu thập số liệu thứ cấp 34
Bảng 4.1: Nguồn lực của trạm khuyến nông huyện năm 2008 39
Bảng 4.2: KQ tập huấn kỹ thuật của trạm khuyến nông huyện Diễn Châu qua 3 năm (2006 - 2008) 41
Bảng 4.3: Một số hình thức thông tin tuyên truyền được thể hiện qua 3 năm 43
Bảng 4.4: Tiếp quản xây dựng MH trình diễn qua 3 năm (2006-2008) 45
Bảng 4.5: Kết quả sản xuất của MH trồng Dưa hấu của huyện Diễn Châu (2006 -2008) 47
Bảng 4.6: Kết quả MH nuôi gà thịt của huyện Diễn Châu (2007-2008) 49
Bảng 4.7: Kết quả MH nuôi cá rô phi đơn tính của huyện Diễn Châu (2007 - 2008) 50
Bảng 4.8: Tập huấn kỹ thuật của xã Diễn yên, Diễn Lâm, Diễn Phong trong 3 năm (2006-2008) 52
Bảng 4.9: Quỹ thời gian trong ngày của nữ giới 54
Bảng 4.10: Kết quả thăm quan MH trình diễn của 3 xã trong 3 năm (2006 -2008) 57
Bảng 4.11: Kết quả hội thảo đầu bờ 3 xã trong 3 năm (2006 – 2008) 59
Bảng 4.12: Các chức vụ cao trong lãnh đạo 3 xã 60
Bảng 4.13: Tình hình chung của chủ hộ điều tra 61
Bảng 4.14: Tiếp cận khuyến nông của các hộ điều tra 65
Bảng 4.15: Bảng quyết định các công việc trong mô hình 68
Bảng 4.16: Sự phân công lao động của giới trong mô hình dưa hấu 70
Bảng 4.17: Sự phân công công việc trong mô hình gà thịt 74
Bảng 4.18: vai trò của giới trong việc ra quyết định và thực hiện mô hình cá rô phi đơn tính 77
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu GTSX huyện Diễn Châu năm 2008 30
Biểu đồ 2: Hoàn cảnh của những hộ gia đình có chủ hộ là nữ 62
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Nữ giới không nên giữ chức vụ cao 38
Hộp 4.2: Học cần phải gắn với hành 54
Hộp 4.3: Không có điều kiện để trao đổi thông tin 55
Hộp 4.4: Nam giới phải đi thăm quan 58
Hộp 4.5: Để ông nhà tôi đi thì tốt hơn 61
Hộp 4.6: Nhà không có đàn ông chèo chống vất vả lắm 63
Hộp 4.7: Không thích đọc sách 66
Hộp 4.8: Không yên tâm lắm 67
Hộp 4.9: Công việc làm dưa nhẹ nhàng 71
Hộp 4.10. Chỉ được gặp cán bộ khuyến nông một lần 73
Hộp 4.11: Nên giúp đỡ nhau chứ 75
DANH MỤC VIẾT TẮT
BQ Bình quân
CN Công nghiệp
DV Dịch vụ
GTSX Giá trị sản xuất
KTTB Kỹ thuật tiến bộ
MH Mô hình
NN Nông Nghiệp
XD Xây dựng
XDCB Xây dựng cơ bản
TM Thương mai
tr.đ Triệu đồng
TB Trung bình
UBND Ủy ban nhân dân xã
PHẦN IMỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thị trường nước ta từng bước bắt nhịp với xu hướng phát triển chung của thế giới. Tuy nhiên hàng hóa Việt Nam đang đứng trước một thách thức lớn. Những mặt hàng không đáp ứng được yêu cầu thị trường thì sẽ không được thị trường chấp nhận.
Ngày nay, trước nền kinh tế hội nhập, Việt Nam là một trong những nước gặp nhiền khó khăn trong việc cạnh tranh với các mặt hàng trên thế giới, đặc biệt là mặt hàng nông sản. Đã có rất nhiều hàng xuất khẩu bị trả lại do lỗi kỹ thuật và không đảm bảo chất lượng, làm cho Nhà nước và nhân dân thiệt hại lớn. Con số đó đang ngày một tăng lên. Vì vậy sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? là vấn đề mà đất nước đang quan tâm, và tìm mọi cách để giải quyết. Nông dân nông thôn là người trực tiếp tạo ra những sản phẩm này, họ là người hiểu rõ nhất sản phẩm của mình và tự chịu trách nhiệm trước khách hàng về chất lượng mặt hàng mà mình làm ra, nên họ cần phải được trang bị một kiến thức thật vững chắc về thị trường và kỹ thuật tiến bộ thì mới tự giải quyết được những khó khăn trong tương lai.
Để giải quyết những vấn đề đó, từ ngày 2/3/1993 chính phủ ra nghị định 13/CP về công tác khuyến nông, tiếp đó là thông tư liên bộ số 02/LB/TT ngày 2/8/1993 hướng dẫn thi hành nghị định trên. Đến nay, khuyến nông ở Việt Nam đã có những biến đổi đáng kể Hệ thống khuyến nông tương đối hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương, có nhiều mô hình khuyến nông mang lại kết quả đã được nhân rộng và sản xuất đại trà, tăng nguồn thu cho bà con nông dân, đặc biệt là vùng có dự án. Tuy nhiên trong thực tế nhiều mô hình khuyến nông vẫn còn chưa hiệu quả, có mô hình mất trắng làm thiệt hại cho nhà nước và nông dân cả về tiền của và công sức. Phân tích các yếu tố làm thất bại mô hình khuyến nông thì nguyên nhân do nhiều yếu tố tác động trong đó có yếu tố con người. Vai trò của giới trong các mô hình vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên dẫn đến các mô hình khuyến nông chưa đạt hiệu quả cao.
Diễn Châu là một huyện có tuyến đường Quốc lộ 1A chạy qua, nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Ở đây sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế huyện. Khuyến nông là một bộ phận được quan tâm, đã có rất nhiều mô hình đã được triển khai ở đây, có nhiều mô hình thành công nhưng cũng không ít mô hình thất bại. Nguyên nhân làm mô hình thất bại rất đa dạng, một trong những nguyên nhân đó là vấn đề giới trong các mô hình khuyến nông.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế tôi quyết định chọn đề tài
“Tìm hiểu vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông ở huyện Diễn Châu- tỉnh Nghệ An” làm vấn đề nghiên của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò giới trong các mô hình khuyến nông điển hình ở huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của giới trong mô hình khuyến nông.
- Đánh giá đúng vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
+ Nghiên cứu vai trò của nam giới, nữ giới trong công tác khuyến nông.
+ Nghiên cứu vai trò nam giới và nữ trong các loại mô hình khuyến nông
+ Nghiên cứu vai trò của nam giới và nữ giới ở các loại hộ trong mô hình khuyến nông.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu và triển khai trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.
b) Phạm vi thời gian Để tìm hiểu vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông của huyện, đề tài được thực hiện trong thời gian cụ thể sau
+ Số liệu thứ cấp được lấy trong báo cáo tổng kết của các ban ngành Phòng thống kê huyện, xã, báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông huyện, khuyến nông viên xã trong 3 năm từ 2006 đến 2008
+ Thông tin sơ cấp được khảo sát trong thời gian từ 26/2/2008 đến ngày 30/4/2008
+ Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 8/1/2009 đến ngày 10/5/2009
c) Phạm vi về nội dung
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi xin giới hạn ở việc tập trung nghiên cứu những đóng góp của nam giới và nữ giới trong hoạt động công tác khuyến nông, đặc biệt là trong các mô hình khuyến nông, tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi mà mỗi giới đang gặp phải để đưa ra những khuyến nghị để giải quyết những khó khăn nhằm nâng cao vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông
PHẦN IITỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Một số lý luận về đề tài nghiên cứu
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
a)Khái niệm về giới và giới tính
- “Giới” là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội, và các kỳ vọng liên quan đến nam và nữ
- “Giới tính” chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ góc độ sinh học. Sự khác biệt này liên quan đến quá trình tái sản xuất con người và di truyền nòi giống.
b)Vai trò giới và phân loại vai trò giới
- Vai trò giới là những công việc và hoạt động cụ thể mà phụ nữ và nam giới đang làm. Thông thường đây là công việc mà xã hội trông chờ ở mỗi cá nhân với tư cách là đàn ông hay đàn bà.
- Phân loại vai trò giới
+ Vai trò sản xuất Hoạt động sản xuất, tạo ra thu nhập trong gia đình.
+ Vai trò tái sản xuất Tái sản xuất, sinh con và những trách nhiệm nuôi nấng cần thiết để đảm bảo duy trì, tái sản xuất sức lao động.
+ Vai trò cộng đồng Thực hiện những công việc quản lý cộng đồng xung quanh và các hoạt động chính trị trong cộng đồng.
c) Một số đặc trưng của vai trò giới
Việc thực hiện vai trò là khác nhau ở phụ nữ và nam giới
- Phụ nữ thường thực hiện một lúc nhiều vai trò, trong khi nam giới thường tập trung chủ yếu vào vai trò sản xuất.
- Phụ nữ thường làm phần lớn các công việc tái sản xuất, họ cũng làm nhiều loại công việc cộng đồng. Nam giới thường là người lãnh đạo và ra quyết định, phụ nữ thường là người thực hành.
- Phụ nữ và nam giới ngay cả khi làm cùng một viềc thì vẫn có thể thực hiện theo các cách khác nhau.
d) Khái niệm về khuyến nông, mô hình khuyến nông
Khái niệm khuyến nông
Khuyến nông “Agricultural extention” là một thuật ngữ khó xác định thống nhất bởi vì để đạt được mục tiêu cơ bản sao cho nông nghiệp phát triển, nông thôn phát triển các nước khác nhau, các nhà khuyến nông khác nhau, nông dân khác nhau hiểu khuyến nông có khác nhau, do bởi khuyên nông
Tổ chức bằng nhiều cách. Mỗi quốc gia khác nhau có những cách tổ chức khuyến nông khác nhau. Mục tiêu cụ thể khuyến nông đối với các nước công nghiệp phát triển khác với nước nông nghiệp và nông nghiệp lạc hậu có khác nhau…
Phục vụ cho nhiều mục đích Phát triển trồng trọt, chăn nuôi, chế biến bảo quản nông sản, thú y, bảo vệ thực vật, tổ chức sản xuất có khác nhau.
Mỗi tầng lớp nông dân khác nhau hiểu nghĩa khuyến nông khác nhau. Người trồng trọt, chăn nuôi…, người giàu, nghèo khác nhau hiểu khuyến nông khác nhau. Người giàu, trình độ dân trí cao cần thông tin và kinh nghiệm tổ chức sản xuất, người nghèo mong muốn ở khuyến nông sự huấn luyện và tài trợ…
Ø Khuyến nông theo nghĩa hẹp
Nhiều người hiểu khuyến nông chỉ là công việc khi có những tiến bộ kỹ thuật mới do các cơ quan nghiên cứu, cơ quan đào tạo, nhà nghiên cứu… sáng tạo ra làm thế nào để nhiều nông dân biết đến và áp dụng có hiệu quả. Có nghĩa là chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Ø Khuyến Nông theo nghĩa rộng
Do lĩnh vực hoạt động, đối tượng hoạt động,… khác nhau nên đến nay trên thế giới có khá nhiều định nghĩa khuyến nông khác nhau
Ví dụ như
+ Peter Oakley và Cristopher Garferth
Khuyến Nông là cách đào tạo thực nghiệm dành cho người nông dân ở nông thôn. Đem lại cho họ những thông tin và những lời khuyên cần thiết giúp giải quyết những vấn đề khó khăn trở ngại của họ. Khuyến nông cũng nhằm mục đích nâng cao năng suất, phát triển sản xuất. Hay nói cách khác là làm tăng mức sống cho người nông dân.
+ Thomas
Khuyến Nông là ý tổng quát chỉ mọi công việc có liên quan đến phát triển nông thôn. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó người lớn và trẻ em được học bằng cách thực hành.
+ Adams
Khuyến nông là tư vấn cho nông dân giúp họ tìm ra những khó khăn trở ngại trong cuộc sống và sản xuất, đồng thời đề ra những giải pháp khắc phục. Khuyến nông còn giúp cho nông dân cơ hội phát triển.
Theo cục Khuyến nông Việt Nam năm 2000
“Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp cho họ hiểu được những chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường, để họ có đủ khả năng tự giải quyết được những vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới”.
Khái niệm mô hình
+ Thực tiễn hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Con người có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp nghiên cứu để tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu có những ưu thế riêng, được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Theo cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội dung và cách hiểu khác nhau. Theo cách tiếp cận về mặt vật lý học “Mô hình là vật cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại”. Khi tiếp cận với sự vật để nghiên cứu thì coi “ Mô hình là sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và nghiên cứu”. Mô hình được gọi là” hình ảnh quy ước đối tượng nghiên cứu” và còn là “ kiểu mẫu” về “ Một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế”
Như vậy, mô hình có thể có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó là tuỳ thuộc vào góc độ tiếp cận, xem xét và mục đích nghiên cứu. Thế nhưng khi sử dụng mô hình, người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng nghiên cứu. Từ đó, theo chúng tôi Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, được diễn đạt hết sức ngắn gọn, phản ánh những đặc trưng cơ bản và giữ nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu
+ Mô hình khuyến nông
Lịch sử nông, lâm, ngư nghiệp là quãng đường dài thể hiện sự phát triển của mối quan hệ của con người và thiên nhiên. Cho đến nay kể từ khi con người biết làm nông nghiệp, có thể trải qua ba giai đoạn tác động vào thiên nhiên bằng sức mạnh cơ bắp, bằng công cụ, vật tư, máy móc và bằng kiến thức, trí tuệ, khoa học. Để kích thích sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, ứng với mỗi giai đoạn lịch sử, con người đã xây dựng mô hình mẫu trong sản xuất. Mục đích của mô hình là đưa những kỹ thuật tiến bộ vào vùng sản xuất có điều kiện cụ thể, có bản chất, đặc trưng riêng và phù hợp với điều kiện cụ thể đó. Mô hình khuyến nông phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm và trình độ dân trí được nâng lên. Mục tiêu cuối cùng của mô hình khuyến nông là nông nghiệp nông thôn không ngừng phát triển, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Chúng tôi cho rằng mô hình khuyến nông là hình mẫu lý tưởng trong sản xuất nông nghiệp, có bản chất, đặc trưng riêng, và phù hợp với điều kiện cụ thể nhất định.
2.1.2 Phân loại mô hình khuyến nông
Ø Nếu xét theo mục đích của công tác khuyến nông, mô hình được chia làm hai loại sau
+ Mô hình sản xuất là hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp mà cán bộ kỹ thuật cùng với nông dân thực hiện, mô hình áp dụng những kỹ thuật tiến bộ để sản xuất ra những cây, con giống mới. Những cây, con giống mới này thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng, có năng suất cao, có chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
+ Mô hình trình diễn tham quan và học tập là hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp mà cán bộ khuyến nông cùng với nông dân thực hiện mô hình áp dụng những kỹ thuật tiến bộ vào quá trình sản xuất. Mô hình đạt được năng suất, chất lượng cao và chất lượng để nông dân các vùng khác thăm quan và thực hiện.
Ø Nếu xét theo phạm vi ngành mô hình được chia theo các loại sau
+ Mô hình trồng trọt là hình mẫu được thực hiện trong sản xuất nông nghiệp mà đối tượng sản xuất là các cây nông nghiệp, cây trồng ngắn ngày.
+ Mô hình chăn nuôi là hình mẫu được thực hiện sản xuất trong nông nghiệp mà đối tượng sản xuất là các vật nuôi như gia súc, gia cầm…
+ Mô hình nông – lâm kết hợp là hình mẫu được thực hiện trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, mà cây trồng, vật nuôi nông, lâm, ngư nghiệp được bố trí trên cùng một đơn vị diện tích. Mô hình kiểu này các cây trồng, vật nuôi sẽ có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong quá trính sinh trưởng và phát triển.
+ Mô hình kết hợp chăn nuôi – trồng trọt là hình mẫu trong sản xuất ngành nông nghiệp mà đối tượng là cây trồng và vật nuôi. Các cây trồng và vật nuôi có tác dụng hỗ trợ và phát triển, đem lại hiệu quả của quá trình sản xuất cao hơn so với mô hình độc lập.
2.1.3 Nội dung hoạt động của công tác khuyến nông
- Phổ biến những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến về trồng trọt chăn nuôi, bảo quản nông - lâm - thuỷ sản và những kinh nghiệm điển hình sản xuất giỏi, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
- Bồi dưỡng và phát triển kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân, để sản xuất, kinh doanh dịch vụ; thông tin về thị trường tiêu thụ nông sản để nông dân bố trí sản xuất đạt hiệu quả cao.
- Dịch vụ giống, vật tư kỹ thuật để xây dựng mô hình
- Các hoạt động cụ thể
+ Tập huấn những tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân.
+ Xây dựng các mô hình trình diễn
+ Tổ chức thăm quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân học tập và thực hiện lẫn nhau.
+ Tuyên truyền kiến thức và kinh nghiệm khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Xuất bản và phát hành đến người nông dân các ấn phẩm khuyến nông như sách nhỏ, tranh nhỏ, tờ gấp.
2.1.4 Vai trò của khuyến nông ở Việt Nam
- Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân với nhà nước, cơ quan nghiên cứu môi trường, nông dân giỏi, các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, các ngành có liên quan và với quốc tế.
- Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi từ nền kinh tế hàng hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Trong nông nghiệp, lấy hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ. Khuyến nông có nhiệm vụ hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý kỹ thuật, xây dựng nông thôn mới…
- Khuyến nông góp phần giúp cho hộ nông dân xóa đói, giảm nghèo tiến lên khá và giàu.
- Khuyến nông huy động các lực lượng cán bộ kỹ thuật từ trung ương đến cơ sở, tham gia vào các hoạt động đóng góp trí tuệ, công sức vào việc thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Khuyến nông góp phần thúc đẩy sự liên kết giữa nông dân với nông dân, sự hợp tác giữa họ trong quá trình sản xuất và đời sống hàng ngày.
2.1.5 Nghiên cứu giới trong khuyến nông
Khuyến nông là một hoạt động phổ biến trong nông nghiệp nông thôn, với đặc trưng của sự tham gia thu hút nhiều thành phần nên việc nghiên cứu giới trong khuyến nông là không thể thiếu khi nghiên cứu về giới và khi nghiên cứu khuyến nông. Nghiên cứu giới trong công tác khuyến nông phải đi từ các hoạt động của khuyến nông và xem xét có sự tham gia của giới vào các hoạt động đó.
Các nội dung trọng tâm là
- Nghiên cứu giới và khuyến nông cần chỉ ra vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của nam và nữ trong các hoạt động của khuyến nông và hưởng ứng khuyến nông. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tham gia, vai trò và hưởng lợi của nam, nữ từ công tác khuyến nông.
- Phân tích giới trong công tác khuyến nông là mô tả sự tham gia, vai trò và mức hưởng lợi của nam và nữ trong từng hoạt động của khuyến nông. Cũng vì vậy khi phân tích giới thì thông tin ít nhất phải có 2 thành phần là nam và nữ. Phải có số liệu tuyệt đối và tương đối. Các nội dung phân tích gồm sự tham gia của giới vào mạng lưới khuyến nông, việc tham gia xây dựng mô hình, lợi ích được hưởng từ khuyến nông, đóng góp của giới cho các hoạt động của hộ…
- Nghiên cứu việc xác định rõ mục tiêu của khuyến nông là nam, là nữ hay cả hai từ đó thấy phương pháp khuyến nông có phù hợp với giới hay không để đề xuất cải thiện phương pháp. Trong khuyến nông việc tăng năng lực cho các nhóm mục tiêu là một yêu cầu không thể thiếu nên cần xem xét cách truyền đạt và tiếp nhận kiến thức có phù hợp hay không.
- Khuyến nông thường gắn với hỗ trợ vật chất và dịch vụ như vậy trong nghiên cứu cũng cần chỉ ra việc định hướng hỗ trợ có làm phân hoá thêm sự cách biệt về thu nhập giữa các nhóm hộ nam và nữ làm chủ hộ hay không.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Trên thế giới
a. Hoạt động khuyến nông ở một số nước trên thế giới
Trên thế giới, khuyến nông ra đời từ rất sớm đặc biệt là những nước có nền nông nghiệp phát triển.
Năm 1961, giáo sư người Anh là Hartlib đã viết một cuốn sách về “sự tiến bộ của nhà nông”, sau đó các chương trình giảng dạy trong các trường nông nghiệp đã được đổi mới mang tính chất thực nghiệm, ứng dụng rõ rệt. Sau này khuyến nông được phát triển rộng rãi ở các quốc gia.
Khuyến nông Mỹ vào năm 1943 đã phát triển và đào tạo khuyến nông, đến năm 1907 ở nước Mỹ đã có tới 42 trường, trên 39 Bang có đào tạo khuyến nông và có bộ môn, khoa khuyến nông. Năm 1914 Mỹ thành lập hệ thống khuyến nông quốc gia và cho tới nay, Mỹ đã là nước có nền nông nghiệp tiến bộ, với 6% dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp nhưng năng suất và sản lượng nông nghiệp của Mỹ vẫn đạt ở mức cao, điển hình là sản lượng đậu tương năm 1985 là 55 triệu tấn, cho tới nay Mỹ là nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, hàng năm xuất khẩu 16,9 triệu tấn, chiếm 54% sản lượng đậu tương xuất khẩu thế giới.
Khuyến nông Nhật Bản được hình thành từ năm 1948. Tổ chức khuyến nông nhà nước bao gồm các cấp ở trung ương có ban khuyến nông có ban khuyến nông và đào tạo, ở tỉnh có 47 cơ quan khuyến nông trên 47 tỉnh, ở các huyện có trạm khuyến nông.
Khuyến nông Ấn Độ được hình thành từ năm 1960 và được tổ chức theo 5 cấp. Nhờ có công tác khuyến nông tốt nên Ấn Độ đã có một nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mở đầu là cuộc “Cách mạng xanh” giải quyết vấn đề lương thực. Sau đó là cuộc “Cách mạng trắng” đó chính là sản xuất sữa. Chuyển sang hướng chăn nuôi bằng cuộc “Cách mạng nâu” chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò.
Khuyến nông Trung Quốc năm 1933 ở trường đại học Kim Lăng đã lập ra phân khoa khuyến nông, nhưng mãi đến năm 1970, Trung Quốc mới có tổ chức khuyến nông. Trong kế hoạch năm năm lần thứ VII về phát triển nông nghiệp, Trung Quốc đã tập huấn cho 1,2 triệu người về công tác khuyến nông và bồi dưỡng cho khoảng 150 triệu nông dân về kiến thức khuyến nông và kỹ thuật tiến bộ mới. Cả nước Trung Quốc có 1033 lãnh đạo tỉnh và trưởng ban khuyến nông. Hiện nay Trung Quốc rất tự hào về nước đứng đầu thế giới ở 3 lĩnh vực Lúa lai, chuẩn đoán thú y và nuôi trồng thuỷ sản.
Khuyến nông Indonesia thành lập năm 1955, ở cấp quốc gia có hội khuyến nông quốc gia điều hành; ở cấp tỉnh có diễn đàn khuyến nông cấp 1 giám đốc nông nghiệp làm chủ tịch; ở cấp huyện có diễn đàn khuyến nông cấp II do huyện chọn một trong các trưởng dịch vụ nông nghiệp của huyện làm chủ tịch; ở cấp xã có trung tâm khuyến nông nông thôn. Ở Indonesia rất chú trọng hai tổ chức này và được coi là tuyến đầu của khuyến nông Indonesia.
Khuyến nông Thái Lan Tổ chức khuyến nông được thành lập từ cuối năm 1967 và cho đến năm 1980 Thái Lan đã có mạng lưới khuyến nông quốc gia rộng khắp đến các tỉnh, gắn liền với các chương trình sản xuất lương thực xuất khẩu. Thái Lan đã có chính sách đầu tư đúng đắn trong việc đào tạo. Cụ thể là hàng năm, chính phủ Thái Lan phải chi ra một khoản từ 130 đến 150 triệu USD cho hoạt động khuyến nông; đến năm 1992 thì Thái Lan có khoảng 1600 cán bộ khuyến nông…các chương trình khuyến nông của Thái Lan phát triển đồng bộ, toàn diện cả về chăn nuôi và trồng trọt đã làm sản xuất của nước này không ngừng đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Chất lượng hàng hoá nông sản ngày càng tốt và giá thành rẻ.
Hiện nay đã có 200 quốc gia chính thức có tổ chức khuyến nông từ trung ương đến cơ sở. Với trình độ của cán bộ khuyến nông trên thế giới là trên đại học chiếm 5%, đại học 22,9%, trung cấp 33,3%, sơ cấp 33,8%. Riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương trên đại học 3,8%, đại học 20,4%, trung cấp 35,4% và sơ cấp 40,4%.
Nhìn chung khuyến nông đóng vai trò vô cùng quan trọng vào sản xuất nông nghiệp. Nó thúc đẩy cho nông nghiệp ngày càng phát triển bền vững…
b. Giới trong hoạt động khuyến nông ở một số nước trên thế giới
Tại Kenia, Nigieria, Zămbia, các tổ chức khuyến nông thường ghé thăm các gia đình nông dân do nam giới làm chủ hộ nhiều hơn các gia đình nông dân do nữ giới làm chủ hộ. Nữ nông dân thường khó tiếp cận hơn với các nguồn lực cần cho sản xuất nông nghiệp, các thông tin sản xuất, việc đào tạo và công nghệ từ hoạt động khuyến nông.
Với đội ngũ nhân viên chủ yếu là nam, đội ngũ khuyến nông thường tập trung vào nam giới, vì người ta cho rằng nam giới là người quyết định chính trong công việc và họ sẽ chia sẻ thông tin khuyến nông cho vợ mình. Quan niệm trên là sai lầm; cũng như các nguồn lực khác, thông tin khuyến nông thường không được các thành viên trong gia đình chia sẻ cho nhau. 40% nữ nông dân ở Trinitrat nói rằng họ nhận được những lời khuyên về nông nghiệp từ chồng mình, còn phụ nữ ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia lại thường lấy thông tin về công nghệ sản xuất hiện đại từ bạn bè, hàng xóm và họ hàng.
Nếu như những dịch vụ có xét đến sự khác biệt giới trong việc lựa chọn cây trồng, phân biệt giới trong ràng buộc về nguồn lực và những cấm đoán về văn hoá vốn đang hạn chế sự trao đổi qua lại mang tính cá nhân và tập thể giữa nam và nữ thì khả năng nữ nông dân thu lợi từ hoạt động khuyến nông sẽ được cải thiện đáng kể. Cũng như các dịch vụ khác, lợi ích từ việc lồng ghép giới sẽ lớn nhất nếu coi nữ nông dân như một đối tượng tách biệt trong các chính sách khuyến nông và hướng dẫn nghiệp vụ, trong việc tuyển dụng nữ cán bộ khuyến nông (đặc biệt những nơi mà sự tương tác qua lại giữa nam và nữ bị cản trở), và trong đào tạo cán bộ khuyến nông, cả nam lẫn nữ về những khó khăn khác nhau trong cuộc sống mà nam và nữ nông dân gặp phải.
2.2.2 Ở Việt Nam
a. Thực trạng khuyến nông ở Việt Nam
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, khuyến nông ngày càng phát triển cả về tổ chức và nội dung, khuyến nông đã đóng góp đáng kể vào sản xuất nông lâm nghiệp, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới được chuyển giao, áp dụng vào sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi cây trồng theo hướng hàng hoá có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông thôn. Khuyến nông thật sự đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nông dân.
Một trong những hoạt động nổi bật của công tác khuyến nông đó là xây dựng mô hình trình diễn. Đây là một nội dung quan trọng, trung tâm khuyến nông quốc gia đã xây dựng được 18000 mô hình trình diễn theo chương trình mục tiêu trọng điểm của 17 chương trình khuyến nông được chính phủ phê duyệt như
- Chương trình phát triển lúa lai được đánh giá là một trong những chương trình khuyến nông thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với quy trình kỹ thuật cao, công nghệ mới, trong khi đó trình độ nông dân Việt Nam còn rất thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, nhưng biết đầu tư đúng mức biết tổ chức hợp lý vẫn thành công. Từ chỗ nông dân chưa biết về kỹ thuật sản xuất giống ngô lai đến nông dân làm chủ được các công trình kỹ thuật.
- Chương trình phát triển ngô lai Từ chỗ hàng năm phải nhập nội hạt giống ngô lai, đến nay Việt Nam đã tự túc được hoàn toàn hạt giống đưa diện tích ngô lai cả nước trên 75% tổng diện tích ngô góp phần nâng cao năng suất và sản lượng ngô.
- Chương trình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ đến nay đã có trên 50ha chuyển đổi cơ cấu mùa vụ treo chế độ canh tác mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có những nơi 1ha có thể thu được 60 đến 90 triệu đồng/1 năm
- Chương trình khuyến nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng trở thành mục tiêu chiến lược phát triển của nhà nước.
- Chương trình khuyến nông cải tạo đàn bò vàng – phát triển chăn nuôi bò sữa tạo sự thay đổi chất lượng, số lượng đàn bò Việt Nam, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần xoá đói giảm nghèo, là một trong những chương trình có hiệu quả và được nông dân hưởng ứng. Nâng trọng lượng bò cái từ 170kg/con lên 220 – 250 kg/con, nâng cao năng suất sữa từ 400 -500 kg lên 1200kg/con trên chu trình vắt sữa.
- Chương trình nạc hoá đàn lợn đã thu hút 12000 hộ tham gia ở 30 tỉnh thành phố tăng tỹ lệ nạc lên 45 – 47% hình thành được vùng chăn nuôi tập trung.
- Chương trình khuyến nông phát triển đàn gà thả vườn thay đổi cơ cấu đàn gà Việt Nam, đưa tổng đàn gà thả vườn Việt Nam lên trên 15 triệu con, chương trình này đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng vốn đầu tư ít, dễ áp dụng hệ số quay vòng vốn nhanh, là một trong những chương trình khuyến nông có tác dụng tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo.
- Chương trình phát triển cây mía đường chương trình nhằm nâng cao năng suất và tỷ lệ đường, đảm bảo yêu cầu nguyên liệu cho nhà máy đường. Đây là chương trình kinh tế – xã hội lớn có hiệu quả. Diện tích trồng mía giống mới được nhanh chóng mở rộng đã góp phần ổn định vùng nguyên liệu cho nhà máy, tạo công ăn việc làm cho trên 600 nghìn lao động và ổn định đời sống cho 1,4 triệu người.
- Chương trình khuyến nông cây ăn quả tập trung phổ cập các giống mới, giống có chất lượng cao, giống đặc sắc và kỹ thuật thâm canh mới, góp phần cải tạo vườn tạp, xây dựng vùng trồng cây ăn quả tập trung, chế biến để nâng cao giá trị.
- Chương trình khuyến lâm xây dựng mô hình khoanh nuôi làm giàu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ cát ven biển, rừng ngập mặn và đất phèn, mô hình trồng cây phân tán, trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, rừng đặc sản, chương trình khuyến lâm đã làm thay đổi nhận thức và cách làm của người dân miền núi. Từ chỗ biết lợi dụng, khai thác rừng đến biết tổ chức sản xuất kinh doanh tái tạo rừng, đảm bảo lợi ích của người làm rừng và lợi ích chung của xã hội.
Nhìn chung các mô hình trình diễn nông nghiệp đang được thực hiện hiệu quả trong phát triển nông thôn. Hầu hết các mô hình trình diễn đó đã có đóng góp đáng kể trong việc giới thiệu những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và chất lượng tốt nhằm tăng năng suất nông nghiệp. Nhiều kỹ thuật mới được n._.ông dân áp dụng thông qua các mô hình trình diễn. Nguyên nhân chủ yếu cho sự thành công của mô hình đó là
- Chú trọng đến phương pháp PRA để đánh giá nhu cầu của nông dân và cộng đồng.
- Tính toán đến các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong khi xây dựng mô hình.
- Vai trò của cán bộ khuyến nông cơ sở là đóng góp lớn cho sự thành công.
- Mức độ hỗ trợ của các nhà lãnh đạo chính quyền, cán bộ khuyến nông, các tổ chức đoàn thể là yếu tố quan trọng trong sự thành công của mô hình và việc nhân rộng chúng.
* Một số chính sách của nhà nước về khuyên nông
- Quyết định số 346/TTg ngày 28/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn của cục khuyến nông, khuyến lâm.
- Quyết định số 1696/TCCB/QĐ ngày 02/10/1996 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của cụa khuyến nông, khuyến lâm.
- Quyết định số 30/2002/QĐ/BNN-TCCB ngày 26/04/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập trung tâm khuyên nông trung ương. Trung tâm khuyên nông trung ương trực thuộc cục khuyến nông và khuyến lâm hiện nay gọi là trung tâm khuyến nông quốc gia có chức năng, nhiệm vụ mang tính tổng quát điều hành các tổ chức khuyến nông cấp dưới hoạt động.
- Quyết định số 118/2003/QĐ/BNN ngày 03/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng và nhiệm vụ của trung tâm khuyến nông quốc gia, quy định chi tiết cụ thể hơn so với quyết định số 30/2002/ QĐ/BNN-TCCB.
- Nghị định 56/2005/NĐ-CP ngày 26/04/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư. Đây là nghị định đã đổi mới, quy định chi tiết cụ thể hơn để phù hợp với thực tế hiện nay nhằm thúc đẩy khuyến nông, khuyến ngư phát triển thay cho nghị định 13/CP.
- Thông tư số 60/2005/TT/BNN ngày 10/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 56/2005/NĐ-CP. Đây là thông tư hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng khoản trong nghị định 56 để các cơ quan, ban ngành từ trung ương đến địa phương hiểu rõ và thực hiện.
- Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06/04/2006 của Bộ Tài Chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn về việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư. Thông tư đã quy định rõ về đối tượng được nhà nước hỗ trợ kinh phí khuyến nông, khuyến ngư. Nội dung chi và một số mức chi cụ thể trong các hoạt động. Ví dụ như Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch về giống, vật tư chính trong trường hợp áp dụng kĩ thuật tiến bộ mới vào sản xuất mà nhu cầu đầu tư tăng thêm so với mức bình thường ở xây dựng mô hình trình diễn. Nếu mô hình không có mức chi phí hiện hành để so sánh thì mức hỗ trợ tối đa 40% mức chi phí về giống và tối đa 20% chi phí vật tư chính; đối với miền núi, vùng sâu, biên giới, bãi ngang ven biển là 60% và 40%; còn các hộ nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng biên giới là 80% và 60%.
- Ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ký Quyết định số 236/QĐ-BNN-TCCB, thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia trên cơ sở hợp nhất hai trung tâm Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia.
- Quy định số 43/2008/QĐ- BNN ngày 11/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trung tâm khuyến nông - Khuyến Ngư Quốc gia.
Các chính sách trong khuyến nông được triển khai theo mối quan hệ chiều dọc trong hệ thống khuyến nông nhà nước.
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính Phủ cụ thể là Bộ NN&PTNT các chính sách khuyến nông đã được các Ban Ngành cấp dưới thực hiện tốt, góp phần làm cho nền nông nghiệp của nước ta ngày càng phát triển.
b. Một số vấn đề giới trong hoạt động khuyến nông Việt Nam
Những vấn đề cần quan tâm
- Phụ nữ chiếm phần lớn trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng chưa có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận với tập huấn khuyến nông Phụ nữ chỉ chiếm 20% số người tham gia tập huấn về chăn nuôi và 10% trong tập huấn về trồng trọt.
- Ở Việt Nam, theo cách làm từ trước đến nay, các chương trình khuyến nông thường chú trọng đến nam giới. Trên thực tế cán bộ khuyến nông thường liên hệ với nam giới hơn so với phụ nữ vì họ cho rằng nam giới là người chịu trách nhiệm ra quyết định về các vấn đề sản xuất và các vấn đề khác của gia đình.
- Phụ nữ chưa có cơ hội bình đẳng về sở hữu đất và sở hữu tài sản. Mặc dù được đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật nhưng trên thực tế định kiến giới và quan điểm gia trưởng trong gia đình về việc ai làm chủ hộ và có quyền định đoạt về đất đai đã hạn chế sự tham gia của phụ nữ trong các vấn đề này.
- Phụ nữ gặp khó khăn hơn nam giới trong việc tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng nên phải vay tiền bên ngoài với lãi suất cao và số vốn hạn chế.
- Tỷ lệ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo ít hơn so với nam giới, chưa gây được nhiều ảnh hưởng đối với việc ra quyết định đối với các vấn đề then chốt. Định kiến giới truyền thống về vai trò và khả năng của người phụ nữ vẫn tiếp tục tác động tới cả phụ nữ và nam giới, làm cho các chính sách, chương trình, dự án thiếu nhạy cảm giới và hạn chế hiệu quả của chúng.
- Phụ nữ phải chịu gánh nặng công việc hơn, thiếu thời gian ngủ, nghỉ ngơi, giải trí hơn so với nam giới Công việc nội trợ, chăm sóc con cái chiếm rất nhiều thời gian của phụ nữ. Thiếu sự quan tâm, chia sẽ và cùng gánh vác của nam giới.
Tập huấn khuyến nông đặc biệt quan trọng đối với các chủ hộ là nữ - họ ít nhận được thông tin từ các nguồn khác và nhìn chung, họ ít được tiếp cận được với các nguồn tài nguyên, nhân lực và tài chính hơn với các hộ gia đình do nam giới làm chủ hộ. Mặc dù các chương trình khuyến nông đa dạng và tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, một số kết quả nghiên cứu cho thấy những rào cản văn hoá xã hội đã hạn chế sự tham gia của nữ chủ hộ vào các chương trình này.
Chính sách ban hành của Đảng và nhà nước
Đảng cộng sản Việt Nam thành lập năm 1930, trong chính cương sách lược và lời kêu gọi của Đảng đã nêu rõ “ thực hiện nam nữ bình quyền là mục tiêu của Đảng cộng sản Việt Nam”. Sau này khi cách mạng tháng tám thành công, năm 1946 bản hiến pháp đầu tiên của đất nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời và quyền bình đẳng của nam và nữ được công nhận.
Năm 1995, tại hội nghị quốc tế lền thứ 4, các vị đại biểu đã nhất trí đưa vào triển khai phương pháp “ hoà nhập giới” như là một cơ chế được các chính phủ, các tổ chức phát triển trên thế giới thừa nhận và thúc đẩy để đạt tới mục tiêu bình đẳng và đảng triển khai phương pháp “hoà nhập giới” nhằm đạt được mục tiêu đề ra về quan niệm “giới và phát triển” được thay thế cho “phụ nữ và phát triển”.
Để đạt được những mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước ban hành những điều luật những điều luật chính sách quy định bình đẳng giới và thúc đẩy quá trình thực hiện.
Điều 5 Những chính sách về bình đẳng giới quy định “Trong mọi lĩnh vực kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội và gia đình. Tạo điều kiện cho nữ giới và nam giới phát huy đầy đủ khả năng của mình, cơ hội như nhau vào quá trình phát triển và hưởng lợi từ sự phát triển. Bảo đảm cho phụ nữ thực hiện tốt thiên chức mang thai, sinh con Tạo điều kiện và khuyến khích nữ giới và nam giới chia sẽ công việc gia đình.”
Điều 8 chương I nghị định số 51/2001/QH10 ngày 25/10/2001 của quốc hội quy định nữ giới và nam giới bình đẳng trong tham gia hoạt động xã hội, tham gia quản lý nhà nước, tham gia các vấn đề chung của cả nước và địa phương. Nữ giới và nam giới ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. Bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo cơ quan, tổ chức.
Điều 11 quy định nữ giới và nam giới bình đẳng trong tham gia hoạt động kinh tế, trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ tư vấn phát triển doanh nghiệp hợp tác xã. Gia đình và cộng đồng có trách nhiệm thực hiện chính sách “nam nữ bình đẳng” để tăng khã năng tiếp cận nguồn lực hơn nữ cho phụ nữ Nhà nước quy định cả hai giới đều có quyền sử dụng như nhau về nhà ở của mình. Có đảm bảo bình đẳng giới trong gia đình mới phồn vinh, xã hội mới phát triển và chỉ số phát triển giới (chỉ số tạo quyền (GEM) là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ của mỗi quốc gia hay một cộng đồng.
C. Một số nghiên cứu có liên quan
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ về vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông ở Việt Nam. Trong đề tài dự án của TS. Nguyễn Thị Minh Hiền có nghiên cứu về “giới trong công tác khuyến nông tại huyện Lương Sơn, Tỉnh Hoà Bình”, đề tài tốt nghiệp của sinh viên KN49 đại học Nông Nghiệp Hà Nôi, nghiên cứu về “ giới trong công tác khuyến nông tại huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây”, đề tài dự án do các giảng viên Phạm Thị Mỹ Dung, Bùi Thị Gia, Nguyễn Thị Minh Hiền, Vũ Thanh Hương, Phạm Thị Minh Nguyệt Ngô Thị Thuận, cùng thực hiện đề tài “ giới trong các mô hình khuyến nông tại huyện Lạng Sơn, tỉnh Hoà Bình” đã đề cập đến một số vấn đề Các đề tài chỉ đề cập chung về sự tham gia của giới trong hoạt động khuyến nông, các mô hình chung khuyến nông…Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào các mô hình cụ thể, để thấy được các khó khăn của từng giới trong việc tham gia các mô hình khuyến nông. Với mong muốn tìm hiểu cụ thể về khó khăn của từng giới khi tham gia vào mô hình khuyến nông ở Huyện Diễn Châu để khuyến nghị những giải pháp nhằm làm cho sự tham gia của hai giới vào các mô hình được hợp lý.
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm của huyện Diễn Châu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm trên trục đường Quốc lộ 1A cách thành phố Vinh 40 km về phía Bắc.
Địa bàn huyện nằm dọc hai bên Quốc lộ 1A và có đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra còn có Quốc lộ 7, Quốc lộ 38, 48 nối với các huyện phía Tây Nghệ An và nước bạn Lào. Phía Đông giáp Biển với các bến nhỏ. Do đó, Diễn Châu có điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác, là điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá và phát triển sản xuất.
Diễn Châu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa Miền Nam và Miền Bắc của đất nước khí hậu nhiệt đới điển hình ở Miền Nam, và khí hậu tương đối lạnh về mùa đông ở Miền Bắc. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa trùng với mùa bão lụt, lượng mưa trung bình là 1700 – 1900 mm/năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 9, 10 và tiểu mãn tháng 5. Lượng mưa hàng năm tương đối lớn nên nguồn mặt nước khá dồi dào thuận lợi cho phát triển các ngành thuỷ sản. Bên cạnh đó lượng mưa phân bố không đều trong năm nên đòi hỏi phải có biện pháp thuỷ lợi để điều tiết và sử dụng hợp lý. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, trùng với mùa nắng gay gắt, gió tây nóng (gió lào) xuất hiện từ khoảng tháng 4 đến tháng 8. Mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn vào mùa khô thường gây ra những đợt hạn hán nghiêm trọng. Xen kẽ giữa hai mùa là khí hậu chuyển tiếp từ hạ sang thu ngắn thường có bão và lũ.
Là một huyện đồng bằng ven biển, do vậy độ ẩm trung bình cao, độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, trong mùa mưa có khi độ ẩm lên đến 92%.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 25.20C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 nhiệt độ từ 39,2- 400C, thấp nhất là tháng 12, tháng 1 nhiệt độ từ 12-190C. Số giờ nắng trung bình từ 1667-1943 giờ/năm, các tháng giữa mùa hè có giờ nắng lớn hơn 220 giờ/tháng còn các tháng giữa mùa đông có số giờ nắng xấp xỉ là 100 giờ/ tháng.
Năm 2008, diện tích tự nhiên của toàn huyện là 30492.36 ha, trong đó đất nông nghiệp là 12406 ha chiếm 40.69% địa hình của vùng đa dạng có vùng đồi núi, đồng bằng, cát nội đồi và vùng ven biển thấp dần từ tây sang đông.
Về sông ngòi, Diễn Châu có hệ thống sông lớn là sông Bùng. Ngoài ra có kênh nhà Lê cung cấp nguồn nước chính cho canh tác của vùng. Hệ thống nguồn nước phục vụ cho sản xuất còn lấy từ hệ thống thuỷ lợi bắc Nghệ An, từ ba ra huyện Đô Lương, các đập Hồ Xuân Dương, Bàu Đa. Khi có mưa lũ hệ thống sông Vách Bắc và những kênh tiêu chính có nhiệm vụ đổ nước ra biển, hạn chế úng lụt mùa màng.
Trung tâm huyện Diễn Châu là thị trấn Diễn Châu có quốc lộ 1A chạy qua tạo nên đường giao thông chính và quan trọng của huyện. Hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã khá hoàn chỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để giao lưu, trao đổi hàng hoá, tiếp cận thị trường và tiếp thu những khoa học công nghệ mới để phát triển sản xuất và tạo điều kiện cho công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Là huyện đồng bằng ven biển nhưng toàn huyện có 23.37% vùng đồi núi, 51.57% vùng đồng bằng nên Diễn Châu có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (cả tài nguyên rừng và biển). Hải phận của huyện Diễn Châu là 425 hải lý vuông, chiều dài bờ biển là 25 km, với cửa Vạn Lạch có khả năng phát triển vận tải biển. Biển cung cấp hải sản cho các làng chài và đã hình thành nên làng nghề chế biến hải sản ở Hải Đông (xã Diễn Bích), sản lượng đánh bắt hàng năm khoảng 9-11 ngàn tấn tôm, cá, mực và các loại hải sản khác. Bờ biển Diễn Châu có bãi tắm Diễn Thành, Hòn Câu và Cửa Hiền có thể kết hợp với Đền Cuông, Lèn Hai Vai, Hồ Xuân Dương tạo nên quần thể du lịch, góp phần đáng kể trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
Tài nguyên thiên nhiên của Diễn Châu khá phong phú, nhưng việc tổ chức khai thác còn nhiều bất cập, sự khai thác do không có tổ chức còn nhiều nên dẫn đến tình trạng không còn an toàn lao động và ô nhiễm môi trường, đồng thời do thời tiết khí hậu khắc nghiệt, hạn hán khô nóng vào mùa hè, bão lụt về mùa mưa gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Diện tích đất trống đồi núi trọc, đất cát và đất bạc màu lớn gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.
Nhìn chung điều kiện khí hậu của huyện tương đối khắc nghiệt nên sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Hạn hán, lụt lội hàng năm diễn ra làm cho nông dân phải làm thêm nghề phụ để tăng thu nhập. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ giới tham gia vào lao động nông nghiệp của huyện.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Ø Tình hình dân số và lao động
Năm 2006 dân số toàn huyện là 302401 người, có tập quán sinh hoạt tương đối đồng nhất.
Cũng như các vùng nông thôn khác, Diễn Châu có lực lượng lao động khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động năm 2008 là 195890 người chiếm 63.81% dân số, đã tạo ra sức ép lớn cho nhu cầu việc làm. Lao động nông nghiệp của huyện năm 2008 là 132680 người chiếm 43.22% dân số. Mặc dầu những năm gần đây số lao động nông nghiệp đã giảm qua các năm, bình quân trong 3 năm giảm 6.68% do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, nhưng tỷ trọng lao động của ngành nông nghiệp vẫn còn cao, năm 2008 lao động tham gia sản xuất nông nghiệp còn chiếm 73.99% tổng số lao động, chứng tỏ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế huyện.
Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của huyện Diễn Châu qua 3 năm (2006 – 2008)
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
2008
Tốc độ phát triển (%)
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
07/06
08/07
BQ
1. Tổng dân số
người
302401
100.00
304009
100.00
306980
100.00
100.53
100.98
100.75
- Thành thị
người
62100
20.54
90510
29.78
96210
31.34
145.75
106.3
128.26
- Nông thôn
người
210310
79.46
213499
70.22
210770
68.66
101.51
98.72
100.10
2. Lao động
người
189863
100.00
192760
100.00
195890
100
101.53
101.62
101.57
- Nông, lâm, ngư, thuỷ sản
người
152340
80.23
142620
73.99
132680
67.73
93.62
93.03
93.32
- Nam giới
người
60936
40
50936
35.71
40206
30.30
83.59
78.94
81.26
- Nữ giới
người
91404
60
91684
64.29
92474
69.70
100.31
100.86
100.58
- CN-XD
người
18561
9.78
26550
13.77
32770
16.73
143.04
123.43
132.87
- TM-DV
người
15872
8.36
17981
9.33
20540
10.49
113.19
114.81
114.00
- Ngành khác
người
3090
1.63
5609
2.91
9900
5.05
181.52
176.50
178.99
3. Tổng số hộ
hộ
75600
100.00
78502
100.00
80245
100.00
101.04
102.22
101.63
-Hộ nông lâm, ngư, thuỷ sản
hộ
46400
61.38
46690
59.58
45100
56.20
100.63
96.59
98.59
- Hộ CN-TTCN- XD
hộ
23085
30.54
24375
31.05
25680
32.00
105.59
105.35
105.47
- Hộ TM-DV
hộ
4321
5.72
5570
7.10
6020
7.50
128.91
108.08
118.04
- Hộ khác
hộ
1794
2.37
1867
2.27
1945
2.42
104.07
104.18
104.12
4. Tổng diện tích đất NN
ha
15076.13
-
13897.24
100
13108.45
-
92.18
94.32
93.24
5. Một số chỉ tiêu BQ
5.1 Số lao động BQ/hộ
LĐ/hộ
2.5
-
2.45
-
2.44
-
98
99.59
98.79
5.2 Số nhân khẩu BQ/hộ
LĐ/khẩu
4
-
3.87
-
3.83
-
96.75
98.97
97.85
5.3 BQ đất NN/hộ
m2/khẩu
2
-
1.79
-
1.65
-
89.5
92.18
90.83
5.4 BQ đất NN/ khẩu
m2/khẩu
470
-
457
-
427
-
97.23
93.44
95.32
Nguồn: Phòng thống kê – UBND huyện Diễn Châu
Tỷ lệ nam giới và nữ giới tham gia vào sản xuất nông nghiệp cũng thay đổi theo các năm. Mặc dầu tỷ lệ lao động của ngành nông, lâm, ngư giảm nhưng tỷ lệ nữ giới tham gia lao động trong ngành này tăng mạnh, bình quân 3 năm tăng 0.58%, còn nam giới thì lại có xu hướng giảm, bình quân trong 3 năm giảm 19.74%. Nguyên nhân là do đất nước đang đổi mới theo hướng công nghiệp hoá, Diễn Châu cũng đang trên đà phát triển theo định hướng chung của đất nước. Vì vậy mà nền kinh tế đang cần một lượng lớn lao động có sức khoẻ để phục vụ cho quá trình này. Nam giới là người phù hợp nhất vì vậy mà cơ cấu lao động của ngành nông nghiệp chuyển sang cho các ngành khác một lượng lớn lao động, số lao động này chủ yếu là nam giới. Trong những năm gần đây với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện Diễn Châu và tỉnh Nghệ An đã tạo thêm được nhiều việc làm cho người lao động. Đặc biệt là chính sách khôi phục và phát triển các làng nghề nông thôn đã thu hút được hàng ngàn lao động của huyện, đồng thời giảm được thời gian nhàn rỗi cho bà con nông dân. Tỷ lệ hộ đói nghèo của huyện giảm mạnh nay chỉ còn có 6% là hộ nghèo, không có hộ đói. Trong những năm qua huyện đã chú trọng vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ. Đã tăng dần số lao động phi nông nghiệp và giảm dần lao động nông nghiệp.
Trong tất cả các hộ của huyện Diễn Châu thì số hộ sản xuất nông nghiệp giảm, bình quân 3 năm giảm 2.41%, còn số hộ CN – TTCN – XD, TM – DV, hộ khác đều có xu hướng tăng.
Ø Đất và tình hình sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Diễn Châu là 30492.26 ha, trong đó đất nông nghiệp năm 2008 là 13108.45ha chiếm 42.99% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong 3 năm trở lại đây, đất nông nghiệp có xu hướng giảm, trung bình trong 3 năm giảm 6.76%. Nguyên nhân là do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đang diễn ra trên địa bàn huyện, dẫn đến một số lượng lớn đất nông nghiệp chuyển sang đất phục vụ cho công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình đô thị hoá; một phần nhỏ bị chuyển đổi sang đất thổ cư.
Ø Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông đường bộ của huyện tương đối hoàn thiện. Tuyến quốc lộ 1A chạy xuyên qua huyện là cầu nối giao thông quan trọng để phát triển kinh tế huyện. Thực hiện chủ trương của nhà nước và nhân dân cùng làm trong đó nhân dân đóng góp để làm giao thông nông thôn là chủ yếu, đến nay đã có 37/39 xã, thị trấn làm đường nhựa đến trung tâm xã. Các đường làng, trong các ngõ hẽm hầu như được bê tông hoá. Với hệ thống giao thông như vậy đã tạo thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu kinh tế, văn hoá.
Hệ thống thuỷ lợi của huyện đang bước đầu dần được cũng cố lại và nâng cấp. Các xã trong huyện đang dần hoàn thiện hệ thống kênh mương kiên cố. Đến nay chương trình hệ thống hoá kênh mương kiên cố được hoàn chỉnh ở vùng lúa, đã làm được 279,8 km, còn 30 km theo quy hoạch chưa được kiên cố.
Cả huyện có 124 trạm biến áp lớn nhỏ ở các xã với công suất từ 10/0.4 KV (90 trạm) đến 35/0.4KV (30 trạm) với tổng công suất hoạt động là 12100 KVA, có 2001 đường dây cao thế và 1190 đường dây hạ thế. 100% dân Diễn Châu đã được dùng điện.
Công tác thông tin liên lạc trong các năm qua được quan tâm tương đối đúng mức, 100% số xã có bưu điện văn hoá xã. Đến nay 100% người dân có vô tuyến để xem, 70,8% số hộ có điện thoại. Với các công cụ này người dân đã nắm bắt được nhiều thông tin hơn.
Các công trình văn hoá, y tế, giáo dục cũng phát triển tốt. Các xã trong huyện đều có đầy đủ phòng học cho trẻ em đến trường. Trong những năm qua, huyện Diễn Châu rất chú trọng đến việc dạy và học, do vậy số học sinh trung tuyển vào đại học, cao đẳng, và trung cấp chuyên nghiệp ngày một tăng. Mạng lưới y tế xã khá phát triển, 100% trạm xá xã có Bác sỹ, 39/39 xã có trạm y tế được xây dựng khang trang.
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của huyện Diễn Châu qua 3 năm (2006-2008)
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
Tốc độ phát triển (%)
2006
2007
2008
07/06
08/07
BQ
1. Tổng GTSX trong huyện
Tr.đ
2543609
3764948.09
3515133.554
148.02
93.36
120.69
- Nông- Lâm- Ngư
Tr.đ
890263.32
1205310.48
1204210
135.39
99.91
117.65
- CN - TTCN – XDCB
Tr.đ
1081003.2
1750091.12
1850120.13
161.9
105.72
133.81
- TM –DV
Tr.đ
551203
787225.54
437549.324
142.82
55.58
99.20
- Ngành khác
Tr.đ
21140
22320.95
23254.1
105.59
104.18
104.88
2. Cơ cấu GTSX
- Nông- Lâm- Ngư
%
35.00
32.01
34.26
91.47
107.00
99.24
- CN - TTCN – XDCB
%
42.5
46.48
52.63
109.38
113.23
111.30
- TM –DV
%
21.67
20.91
12.45
96.49
59.53
78.01
- Ngành khác
%
0.83
0.59
0.66
71.33
111.58
91.46
3. Lương thực BQ/ người
Kg
55
59.93
60.09
108.96
100.27
104.61
4. Tỷ lệ tăng dân số
%
0.96
1.05
1.02
109.38
97.14
103.08
5. Tỷ lệ hộ đói nghèo
%
9.25
7.16
6.27
74.41
87.57
80.72
6. Số bác sỹ ở trạm y tế
Người
57
57
57
100
100
100
7. Một số chỉ tiêu BQ
- Tổng GTSX/ hộ
Tr.đ/hộ
33.65
47.36
43.81
140.7
92.50
114.08
- Tổng GTSX/ khẩu
Tr.đ/khẩu
8.41
11.99
11.16
142.57
93.08
115.2
- Tổng GTSX/ LĐ
Tr.đ/LĐ
13.4
19.74
18.22
147.31
92.3
116.6
Nguồn: phòng thống kê- UBND huyện Diễn Châu
Tình hình sản xuất nông nghiệp và kinh tế;
Sản xuất nông nghiệp trong những năm vừa qua đã chịu ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Diện tích đất nông nghiệp giảm qua các năm tuy nhiên vẫn không làm giá trị sản lượng trong ngành nông nghiệp giảm mà còn có xu hướng tăng, bình quân 3 năm tăng 17.65%. Nguyên nhân là do huyện đã có những đổi mới trong quá trình sản xuất, sản xuất theo hướng hàng hoá đang được huyện triển khai và ngày một mang lại hiệu quả cao, các công tác thúc đẩy nông nghiệp phát triển được huyện rất quan tâm, như công tác khuyến nông – tăng kinh phí và nguồn lực cho lực lượng này. Năm 2008 giá trị nông nghiệp có xu hướng giảm so với năm 2007 là 6.64%. Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp không tránh khỏi sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là lúa gạo giảm kéo theo tổng giá trị sản xuất trong ngành nông nghiệp giảm theo.
Ổn định nhất là ngành xây dựng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản, những ngành này đều có xu hướng tăng qua các năm. Bình quân tăng trong 3 năm là 33.81%, trong đó ngành xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất. Nguyên nhân là do Diễn Châu đang xây dựng cơ sở vật chất cho một thành phố mới, các khu du lịch sinh thái và bãi tắm được tu sửa, các khách sạn, trung tâm chính trị mới hình thành,…
Hướng đi của huyện có sự thay đổi trong cơ cấu của các ngành theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất ngành nông nghiệp, tăng tỷ trong công nghiệp và dịch vụ.
Qua bảng 3.2 ta thấy, hầu như tỷ trọng của ngành công nghiệp đều tăng, riêng ngành dịch vụ có xu hướng giảm, và giảm mạnh năm 2008 từ 20.91% xuống còn 12.45%; Nguyên nhân là do kinh tế của người tiêu dùng đang bị ảnh hưởng của sự khủng hoảng chung nền kinh tế nước ta, họ không có nhu cầu tiêu dùng nhiều nên dịch vụ và thương mại đang đứng trước thử thách lớn. Tuy nhiên huyện Diễn Châu tin tưởng rằng kinh tế huyện sẽ phục hồi nhanh chóng khi kinh tế toàn cầu ổn định.
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu GTSX huyện Diễn Châu năm 2008
Nhìn vào biểu đồ năm 2008 ta thấy. Tỷ trọng của ngành nông – Lâm - ngư vẫn chiếm tỷ trong cao nhất (52.63%) chứng tỏ, nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế huyện Diễn Châu. Tiếp đó là ngành công nghiệp, giá trị mà ngành này mang lại cho tổng thu nhập huyện chiếm tới 34.26%, ngành thương mại và dịch vụ cũng chiếm tỷ lệ khá cao 12.45%, các ngành khác chiếm 0.66%.
Đời sống của nhân dân đang dần được nâng lên, tỷ lệ gia đình nghèo giảm mạnh, đến năm 2008 chỉ còn có 6% hộ nghèo, Diễn Châu phấn đấu đến năm 2012 không còn hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện.
3.1.3 Một số thông tin về xã Diễn Yên, Diễn Lâm, Diễn Phong.
Trong quá trình điều tra, để mẫu điều tra được toàn diện chúng tôi đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên ở 3 xã thuộc huyên Diễn Châu là Diễn yên, Diễn Lâm và Diễn Phong. (Nguyên nhân tại sao chúng tôi lại chọn 3 xã này sẽ được giải thích ở phần phương pháp nghiên cứu)
Từ số liệu ở bảng 3.3 cho thấy
Diện tích đất của 3 xã khác nhau, Xã Diễn yên có diện tích rộng nhất, sau đó là xã Diễn Lâm, Diễn Phong. Phạm vi của địa bàn hoạt động là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến công tác khuyến nông của từng xã. Do diện tích đất từng xã rộng hẹp khác nhau dẫn đến tổng số hộ, và số khẩu cũng khác nhau, nhiều nhất là xã Diễn yên với tổng số là 2054 hộ với 15294 khẩu trong đó có 7405 nam, 7789 nữ, tiếp đến là xã Diễn Hồng với tổng số hộ là 2018 , tổng số nhân khẩu là 10139 nhân khẩu trong đó 5260 nam, 4879 khẩu nữ và Diễn Phong 1086 hộ với 4754 khẩu trong đó có 2295 nhân khẩu nam, 2459 nhân khẩu nữ.
Bảng 3.3 Một số thông tin chính của xã Diễn Phong, Diễn Yên, Diễn Lâm
Chỉ tiêu
ĐVT
Diễn Phong
Diễn Yên
Diễn Lâm
I.Tổng diện tích đất tự nhiên
ha
411.51
1521.87
1978.3
1 Đất nông nghiệp
ha
245
934
402.85
1.1 Đất trồng cây hàng năm
ha
258
934
402.85
- Đất mặt nước
ha
13
64
0.7
- Đất trồng lúa
ha
78
450
400.05
- Đất trồng cây hàng năm khác
ha
167
35.5
2.1
- Đất trồng cây lâu năm
ha
-
42.5
-
2.Đất chuyên dùng
ha
66.95
279
88.97
- Đất ở
ha
24.73
63
84.78
- Đất chưa sử dụng
ha
1.2
-
1.7
II.Tông số hộ
hộ
1086
2054
2018
- Hộ chuyên sản xuất nông nghiệp
hộ
8141
1370
1812.6
- Hộ kiêm
hộ
7055
684
205.5
III Tổng số nhân khẩu
người
4754
15294
10139
- Số nhân khẩu Nam
người
2295
7405
5260
- Tỷ lệ
%
48.28
48.42
51.88
- Số nhân khẩu Nữ
người
2459
7789
4879
- Tỷ lệ
%
51.72
50.93
48.12
Nguồn: phòng thống kê xã Diễn Yên, Diễn Phong, Diễn Lâm 2008
Nhìn chung tỷ lệ nam, nữ ở ba xã chênh lệch nhau không nhiều, điều này sẽ thuận lợi hơn trong quá trình điều tra để đánh giá vai trò giới trong các mô hình khuyến nông.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò của giới trong hoạt động khuyến nông là một phạm trù nghiên cứu liên quan đến cả hai mặt kinh tế và mặt xã hội. Chính vì vậy, luận văn sử dụng cả phương pháp luận mang tính xã hội và phương pháp luận mang tính kinh tế, nhưng thiên về phương pháp luận mang tính xã hội nhiều hơn, nó bao gồm các phương pháp cụ thể sau
- Phương pháp tiếp cận giới Nghiên cứu giới dưới góc độ kinh tế và xã hội. Thu thập các số liệu cả về mặt định lượng và định tính của nam giới và nữ giới một cách riêng rẽ để có thể so sánh, phân tích, đánh giá chính xác vai trò của nam giới và nữ giới trong các mô hình khuyến nông tại địa phương. Từ đó chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến vai trò giới trong các mô hình, rút ra những khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò giới trong các mô hình khuyến nông tại địa phương.
- Phương pháp tiếp cận vi mô tìm hiểu vai trò giới ở góc độ các hộ trong địa bàn nghiên cứu.
3.2.1 Phương pháp thông kê mô tả
Dựa vào bảng số liệu đã được xử lý bằng các bảng biểu để phân tích những thông số qua đó thấy được sự thay đổi của giới theo thời gian, hiệu quả của giới trong các hoạt động của mô hình khuyến nông… rút ra những nhận xét về vấn đề mà mình vừa phân tích.
3.2.2 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu
3.2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để tìm hiểu được vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông của huyện Diễn Châu, đề tài dự kiến triển khai khảo sát, nghiên cứu tại ba xã Diễn Lâm, Diễn Phong, Diễn Yên (lý do chọn 3 xã trên được thể hiện qua bảng trên)
Xã
Đặc điểm của xã
Các mô hình khuyến nông ở xã
Diễn Phong
- Vị trí nằm ở phía đông của huyện. Tuy thuộc vùng đồng băng nhưng lại cách xa trung tâm huyện nên điều kiện kinh tế chỉ đạt mức trung bình khá.
- Tổng diện tích đất tự nhiên 411.51ha (là một trong những xã có diện tích nhỏ nhất huyện).
-Có điều kiện Đất đai tương đối màu mỡ
- Đây là xã có nhiều mô hình khuyến nông được triển khai.
- Các mô hình được triển khai ở xã trong 3 năm là 4 mô hình.
- Xã được đánh giá là có hoạt động khuyến nông khá.
Diễn Yên
- Là xã nằm ở phía bắc của huyện Diễn Châu. Địa bàn xã nằm ở hai bên của trục đường quốc lộ 1A. Có điều kiện đi lại thuận lơi, giao lưu buôn bán.
- Tổng diện tích đất tự nhiên là 1521.87 ha, tổng số nhân khẩu là 15294 khẩu. Đây là xã có diện tích rộng nhất huyện.
- Trong những năm qua xã đã có các mô hình khuyến nông diễn ra.
- Các mô hình được triển khai trong 3 năm qua là 2 mô hình (bảng 4.4)
- Xã được đánh giá là có hoạt động khuyến nông trung bình
Diễn Lâm
- Xã nằm ở phía tây của huyện. Là xã miền núi, có điều kiện đi lại khó khăn, lại cách xa trung tâm thị trấn huyện nên kinh tế ở đây đang chậm phát triển.
- Tổng diện tích tự nhiên là 1978.3ha. Tổng số khẩu là 10139 khẩu. Có mật độ dân số thấp nhất huyện.
- Xã ít có các mô hình khuyến nông diễn ra.
-Trong 3 năm qua chỉ có 1 mô hình gà thịt được diễn ra ở xã.
-Xã được đánh giá là có hoạt động khuyến nông yếu, kém.
3.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Sau khi xác định địa bàn nghiên cứu. Để tìm hiểu thông tin phục vụ cho bài nghiên cứu của mình, chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra. Cách chọn theo bảng sau
Tiêu thức
Xã
Hộ khá
Hộ trung bình
Hộ nghèo
Tổng số
- Diễn Yên
8
12
0
20
- Diễn Phong
7
17
1
25
- Diễn Lâm
4
8
3
15
Tổng số
19
37
4
60
Chúng tôi quyết định chọn nhóm hộ khá, trung bình, nghèo làm tiêu chí của nghiên cứu nhằm thấy được sự khác nhau giữa các nhóm hộ này về mức độ tham gia của giới trong các mô hình khuyến nông.
3.2.3 Phương pháp thu thập s._. sản phẩm, ở những hộ này, nữ giới không được tự quyền quyết định mà chỉ có quyền tham gia đóng góp ý kiến. Nữ giới luôn cảm thấy tư ty trước nam giới về mọi mặt đặc bịêt là mặt thị trường. Họ cho răng, nam giới đi nhiều, quen biết rộng, thì sẽ tìm được nơi tiêu thụ sản phẩm của mình thích hợp hơn.
Với những hộ trung bình thì có sự chia sẻ các quyết định giữa các thành viên. Sự chia sẻ cao nhất ở các quyết định về việc tham gia mô hình (chiếm 66.67) và diện tích nằm trong mô hình (chiếm 41%).
Trong quá trình thực hiện các công việc của mô hình thì nam giới cũng chiếm tỷ lệ cao trong hầu hết các công việc của mô hình như Đào ao (trung bình nam giới chiếm 85.05%), xử lý ao (52.085%), mua giống (66.03%), mua thuốc thú y (65.06%), bảo vệ ao (87.13%), bán sản phẩm 70.24%.
Nguyên nhân đây là những công việc cần có sức khoẻ tốt, am hiểu về kỹ thuật. Nam giới là người có sức khoẻ hơn nữ giới, lại trực tiếp đi tập huấn, tham quan hội thảo đầu bờ nên nam giới là người chiếm đa số trong các công việc là hợp lý. Tuy nhiên, những việc liên quan đến kỹ thuật như mua thuốc thu y, bán sản phẩm, nữ giới vẫn làm được tốt nếu có sự chia sẻ của nam giới về những kiến thức này.
Nữ giới chỉ chiếm tỷ lệ cao trong việc đi tìm kiếm nguồn thức ăn. Trong công việc này bình quân nữ giới chiếm 62.50%. Công việc này dễ làm, cần sự siêng năng chịu khó và cả khéo léo. Công việc này phù hợp với nữ giới.
Trong hai nhóm hộ thì sự chia sẻ giữa nhóm hộ trung bình có tỷ lệ cao hơn nhóm hộ khá.
Ở nhóm hộ trung bình thì có sự chia sẻ ở tất cả các công việc. Ở hộ khá hầu như nam giới không để cho nữ giới chia sẻ công việc bảo vệ ao. Họ cho răng đây là công việc của nam giới, phụ nữ không làm được.
* Nhận xét về mức độ tham gia của giới trong các mô hình khuyến nông
Sự tham gia của giới trong các mô hình khuyến nông ở các nhóm hộ khác nhau.Ở các nhóm hộ trung bình sự chênh lệch vai trò của nam giới và nữ giới ít hơn so với nhóm hộ khá và nghèo. Nguyên nhân là do trong tiềm thức của người dân vẫn còn một số quan niệm lạc hậu, điều kiện kinh tế khác nhau nên khả năng đầu tư vào mô hình của từng nhóm hộ cũng khác nhau, dẫn đến khả năng quyết định và phân công công việc của nam giới và nữ giới trong mô hình cũng khác nhau.
Trong các mô hình thì mức độ tham gia của giới trong tường loại mô hình cũng khác nhau.
Ở mô hình trồng trọt vai trò của nữ giới là quan trọng nhất trong các hoạt động ra quyết định( trên 50%). Vì trong mô hình này diện tích nhỏ, nên mọi quyết định không ảnh hưởng nhiều tới kinh tế gia đình, nên người phụ nữ có thể tự quyết và tự thực hiện toàn bộ mô hình.
Ở mô hình thuỷ sản thì ngược lại, đây là mô hình có diện tích khá rộng lớn, chi phí nhiều, nên nam giới thường ra quyết định và làm hầu hết tất cả các công việc vì họ không an tâm khi để nữ giới làm những công việc đó. Sự tham gia của giới trong mô hình này là không hợp lý. Vì khối lượng công việc mô hình rất lớn, nếu không có sự san sẻ thì kết quả mô hình sẽ đạt được kết quả cao hơn.
Ở mô hình chăn nuôi, có cả nam giới và nữ giới cùng tham gia mô hình nhưng, nam giới là người đóng vai trò chỉ đạo mô hình, còn nữ giới là người thực hiện. Chính sự phân công này đã là một bất cập cho mô hình. Hiện tượng nói một đường làm một nẽo sẽ làm kết quả sản xuất không tốt.
- Sự tham gia của giới ảnh hưởng như thế nào đến mô hình?
Sự tham gia của giới là một trong những nhân tố tạo ra sự thành công của mô hình.
Từ nghiên cứu trên ta thấy, nếu như người tiếp cận với khuyến nông là người trực tiếp thực hiện mô hình thì khả năng đạt được thành công cao, tuy nhiên nếu có sự bàn bạc, chia sẻ và đi đến thống nhất giữa nam giới và nữ giới, thì gánh nặng công việc sẽ được san sẻ cho nhau như vậy hiệu quả của các công việc thực hiện sẽ tốt hơn, và kết quả mô hình chắc chắn sẽ cao hơn. Nhưng nếu nam giới và nữ giới đều tham gia vào công việc lại không có sự bàn bạc thống nhất thì trong quá trình thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn, và mô hình sẽ thất bại nếu không có cách giải quyết những khó khăn đó.
- Nhận xét Muốn mô hình đạt được hiệu quả cao, lại giảm bớt được gánh nặng công việc của cả hai giới đặc biệt là nữ giới thì nhất thiết phải có sự bàn bạc và đi đến thống nhất của cả hai trong cả quá trình sản xuất.
4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới trong MH khuyến nông
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới trong các mô hình khuyến nông, từ những nghiên cứu trên chúng tôi xin nêu một số yếu tố quan trọng sau
4.4.1 Quan niệm lạc hậu còn tồn tại
Hiện nay trong tiềm thức của người dân Diễn Châu còn tồn tại nhiều quan niệm cổ hủ như “ trọng nam khinh nữ”, “ nếp gia trưởng” đã làm cho việc tham gia của giới vào hoạt động khuyến nông nói chung và vai trò của giới trong các mô hình nói riêng bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng quan niệm cũ tới sư tham gia của nữ giới nữ giới và nam nam giới trong các mô hình khuyến nông được thể hiện
- Sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức chính quyền, đoàn thể là rất hạn chế. Trong hầu hết các cộng đồng, các chính sách đem lại lợi ích cho cộng đồng thường được soạn thảo và quyết định bởi lãnh đạo cộng đồng. Ở huyện Diễn Châu phụ nữ có tỷ lệ thấp đại diện trong các ban lãnh đạo cộng đồng. Vì họ cho rằng nữ giới là người không nói được, không làm được những việc to lớn, việc mà nữ giới làm được là những công việc nhẹ nhàng, cần sự khéo léo. Chính vì quan niệm này vẫn tồn tại đã làm cho nữ giới luôn có tâm lý tự ti, không dám tham gia vào các hoạt động xã hội. Đặc biệt là chức vụ cao nữ giới không dám đứng ra đảm nhận. Vì vậy trong hoạt động cộng đồng cũng như hoạt động khuyến nông thì nam giới thường được ưu tiên hơn.
Đặc biệt trong các hộ gia đình, quan niệm “gia trưởng” trong gia đình thường dẫn đến việc người đàn ông trở thành chỉ huy cả hộ gia đình. Điều này dẫn đến hậu quả là phụ nữ có vai trò mờ nhạt trong qua trình thực hiện trong các chính sách phát triển nông thôn, trong đó có hoạt động khuyến nông và đi sâu hơn là các mô hình khuyến nông.
- Vai trò của phụ nữ trong sản xuất còn rất mờ nhạt. Trong tiềm thức của người Diễn Châu vẫn còn tồn tại tình trạng “trọng nam khinh nữ”, “thuyền theo lái, gái theo chồng”, “Con gái là con của người ta”… Chính vì quan niệm này, mà tình trạng con trai là người được thừa kế hầu như toàn bộ tài sản mà bố mẹ để lại trong đó có đất đai. Do đó nam giới là người chiếm đa số trong việc đứng tên sổ đỏ - đây là tài sản lớn nhất của người nông dân, cũng là điều kiện duy nhất để tiếp cận được với vốn ngân hàng. Trong quá trính sản xuất, nữ giới là người làm phần lớn các công việc, nhưng lại không được quyết định các công việc trong sản xuất, đặc biệt là những quyết định mà cần có nguồn vốn lớn mới thực hiện được.
Mục tiêu của nông nghiệp Diễn Châu là tăng hiệu quả sản xuất lương thực, thực phẩm và tăng đàn gia súc, gia cầm thông qua việc cải tiến công nghệ các đầu vào cho nông nghiệp bao gồm giống, phân bón, thức ăn và quản lý dịch hại tổng hợp; sản xuất, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiếp thị; đầu tư vào các hệ thống thuỷ lợi, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp bao gồm cả cây nông nghiệp; đáp ứng các thị trường xuất khẩu và tạo việc làm mới. Do bị hạn chế trong việc tiếp cận nguồn lực nên cơ hội tiếp cận của phụ nữ đối với các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm và các đầu vào của sản xuất và kinh doanh ít hơn nam giới. Do vây, phụ nữ đang bị mất đi tiềm năng để tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và để đóng góp vào các mục tiêu phát triển.
-Thời gian lao động sản xuất, làm nội trợ hàng ngày của phụ nữ là quá nhiều. “Phu nữ đảm đang” là một trong những phẫm chất tốt đẹp mà người Diễn Châu đang có. Chính vì vậy mà ngoài công việc đồng áng ra, nữ giới phải đảm nhiệm thêm công việc gia đình, thời gian mà họ dành cho công việc này khá cao. Theo như nghiên cứu ở trên thì thời gian nữ giới dành cho việc nội trợ trung bình mất 3.75 giờ/ ngày. Khiến cho phụ nữ không còn thời gian để chăm sóc đến bản thân của mình. Điều này sẽ dẫn đến khả năng tiếp cận của phụ nữ với các nguồn thông tin ít hơn so với nam giới. Ngoài ra, thời gian nghỉ ngơi ít đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ, tới việc tái sản xuất sức lao động, ảnh hưởng tới thời gian học tập nâng cao nhận thức và giải trí của một bộ phận phụ nữ nông thôn. Đó cũng một cản trở của nữ giới trong tiếp cận khuyến nông.
- Vai trò của phụ nữ trong việc kiểm soát các nguồn lực kinh tế hộ bị hạn chế. Phong tục “cha truyền con nôi”, quan niệm “con gái là con của người ta” đã ảnh hưởng đến vai trò thừa tài sản của nam giới và nữ giới trong một gia đình. Thông thường nam giới là người được hưởng toàn bộ tài sản của bố mẹ để lại, trong đó có đất đai. Thêm vào đó là quan niệm “thuyền theo lái gái theo chồng” đã là những nguyên nhân chính làm nam giới là người đứng tên sổ đỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 83% số hộ có chủ hộ là nam giới và họ cũng là người quản lý luật đất đai của gia đình. Điêu này là một cản trở đến sự tham gia của nữ giới trong các hoạt động của mô hình.
- Phụ nữ bị hạn chế trong việc tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội nông thôn.
Trong việc tiếp cận các kênh thông tin, nam giới thường đi hội họp, nghe đài, xem TV, đọc sách báo... Còn phụ nữ đảm nhiệm các công việc đồng áng, chăn nuôi, làm nội trợ, nên họ là lực lượng chính tham dự các lớp tập huấn về khuyến nông để nắm bắt kỹ thuật mới. Hàng ngày phụ nữ ít thời gian nghe đài, xem tivi, đọc sách báo... do vậy, họ ít được tiếp cận các kênh thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và hiểu biết.
- Trình độ học vấn của nữ giới thấp hơn nam giới Phong tục “trọng nam khinh nữ” nên đã xẩy ra hiện tượng phụ nữ có trình độ học vấn thường kém hơn so với trình độ của nam giới, điều này ảnh huởng đến sự ra quyết định của phụ nữ trong sản xuất. Theo thực tế điều tra thì nam giới thường không muốn chia sẻ quyền ra quyết định các công việc với nữ giới là vì nam giới cảm thấy không an tâm khi giao các quyết định đó cho người có trình độ học vấn thấp hoặc kém hơn mình. Vì vậy mà nữ giới bị hạn chế trong việc tham gia vào các quyết định trong mô hình khuyến nông.
4.4.2 Hệ thống chính sách của nhà nước chưa thiết thực
Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến vai trò của giới tham gia trong công tác khuyến nông cũng như các mô hình khuyến nông. Tuy hiện nay nhà nước đã có sự quan tâm đến nữ giới trong xã hội nhưng vẫn chưa có tính thực tế cao.
- Về đất đai Đã có chính sách quy định về quyền đứng tên sổ đỏ thuộc về cả hai giới. Nhưng theo thực tế điều tra các nhóm hộ thì có tới 83% số hộ được điều tra có nam giới là chủ hộ và cũng là người đứng tên sổ đỏ. Ở các hộ nông dân đây là tài sản lớn nhất, cũng là tài sản duy nhất để tiếp cận được với nguồn vồn ngân hàng. Điều này đã ảnh hưởng đến quyết định của nữ giới trong việc tham gia vào mô hình khuyến nông.
- Về cấp tổ chức bộ máy nhà nước Trong chính sách của nhà nước có đề cập đến việc Nam giới nữ giới bình đẳng trong tham gia hoạt động xã hội tham gia quản lý nhà nước, tham gia vào vấn đề chung của cả nước. Nhưng trên thực tế điều tra thì nam giới là người chiếm số đông trong bộ máy chính quyền. Đặc biệt là những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo thì nam giới luôn là người chiếm tỷ lệ cao. Do đó mà trong quá trình hoạt động xã hội cũng như hoạt động công tác khuyến nông nam giới luôn được ưu tiên hơn nữ giới.
4.4.3 Điều kinh tế đang còn khó khăn
- Hoạt động khuyến nông Ở huyện Diễn Châu có tỷ lệ người nghèo thấp nhưng gần kề nghèo cũng khá cao. Nên các hộ phải cố gắng vực kinh tế gia đình. Vì vậy nam giới cũng như nữ giới đều phải làm rất nhiều công việc, họ gần như không có thời gian gặp nhau để trao đổi kinh nghiệm sản xuất cho nhau. Đặc biệt là phụ nữ họ có rất it thời gian để nghĩ ngơi trong ngày nên khả năng tham gia các hoạt động khuyến nông của họ thường hạn chế.
- Khuyến nông cơ sở Do khuyến nông viên chưa nằm trong các chức danh được biên chế nên hoạt động khuyến nông chỉ ở mức độ trợ cấp của xã. Do điều kiện kinh tế của các xã còn khó khăn nên trợ cấp cho khuyến nông viên còn rất thấp (150 nghìn đồng/người/tháng) làm cho người làm công tác khuyến nông kém nhiệt tình trong công việc, ít trao dồi kiến thức. Vì vây mà hoạt động khuyến nông kém hiệu quả.
- Sự chênh lệch kinh tế giữa các nhóm hộ và các xã là khác nhau.
Ở các nhóm xã, có điều kiện địa lý khác nhau. Có xã gần quốc lộ 1A ( như xã Diễn Yên), có điều kiện đi lại, giao lưu buôn bán thuận lợi, được huyện chú trọng và quan tâm phát triển, dân ở đây giàu, xã giàu. Còn ở các xã miền núi như xã Diễn Lâm, có điều kiện đi lại khó khăn, lại xa trung tâm buôn bán nên ở đây không có điều kiện kinh tế dẫn đến dân nghèo, xã nghèo. Thường các mô hình được triển khai ở những vùng có điều kiện kinh tế thuận lơi nên những xã như xã Diễn Lâm sẽ bị thiệt thòi trong những chủ trương chính sách của huyện trong việc phát triển kinh tế.
Ở các hộ trong một xã cũng có sự chênh lệch cao về điều về kinh tế. Những hộ khá, trung bình thường có điều kiện tham gia mô hình nhiều vì họ có đầy đủ điều kiện để thực hiện tốt các mô hình khuyến nông nên khi chọn những hộ này thì mô hình triển khai sẽ có khả năng thành công cao. Vì vậy mà các cán bộ khuyến nông thường chọn những nhóm hộ có điều kiện kinh tế khá, trung bình tham gia trực tiếp tham gia vào mô hình. Do đó các mô hình khuyến nông chưa mang tính toàn diên cho tất cả các đối tượng trong xã hội, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế của huyện và của nhà nước.
Trong các nhóm hộ thì nhóm hộ trung bình thường là những nhóm hộ có sự chia sẻ cao trong công việc mô hình, nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo thì có sự chia sẻ ít hơn. Vì vậy mà điều kiện kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của các nhóm hộ, của các giới trong các mô hình khuyến nông.
4.3 Khuyên nghị các giải pháp nâng cao vai trò của giới trong các MH khuyến nông
4.3.1 Nâng cao nhận thức giới nhằm xoá bỏ quan niệm phong kiến hủ tục
Tuy đã có những chính sách về bình đẳng giới nhưng do nguồn thông tin này ít được nhân dân biết đến. vì vậy mà tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn xẩy ra trên địa bàn huyện, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế. Giải pháp thiết thực nhất đối với huyện Diễn Châu cũng như các cấp lãnh đạo xã ở đia phương trong huyện là
- Phải thường xuyên tuyên truyền những chủ trương chính sách về bình đẳng giới vào nhân dân trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng các buổi họp dân, phương tiện truyền thanh, truyền hình, tập tài liệu in ấn gồm nhiều hình ảnh trên những tờ pano aphich. Đưa ra chỉ tiêu tham gia của nữ giới vào các vị trí lãnh đạo. Ở các lớp tập huấn khuyến nông, hội thảo đầu bờ, và tham quan các mô hình trình diễn cân phải đặt ra tỷ lệ của các giới.
- Cần mở các lớp phổ cập ở nông thôn, khuyến khích người dân tham gia đặc biệt là nữ giới. Điều này sẽ giải quyết được vấn đề về trình độ học vấn của nam giới và nữ giới bớt chênh lệch hơn. Nam giơi sẽ yên tâm hơn hơn khi giao quyền quyết định cho nữ giới.
- Ở các xã, vào những ngày 20/10, 8/3 nên tổ chức những buổi thi nội trợ giữa các cơ quan đoàn thể với nhau, mà người dự thi là nam giới. Nội dung nêu cao vai trò của nữ giới trong gia đình cũng như trong sản xuất, động viên khích lệ sự chia sẽ công việc giữa hai giới với nhau, nhất là công việc gia đình. Cần có phương tiên thông tin đại chúng về những hoạt động này, để cho tất cả mọi người dân đều được chứng kiến.
4.3.2 Cơ chế chính sách
Đã có rất nhiều cơ chế chính sách nói về vai trò như nhau của nam giới và nữ giới trong hoạt động xã hội cũng như tiếp cận nguồn lực nhưng việc thực thi chính sách này còn chậm.
- Huyện Diễn Châu cần thi hành chính sách về quyền sử dụng đất đai thuộc về cả nam giới và nữ giới. Tạo điều kiện cho nữ giới dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn. Điều đó sẽ tạo ra cho phụ nữ tự chủ được trong các quyết định của mình mà không còn phải phụ thuộc tối đa vào nam giới.
- Đối với khuyến nông viên cơ sở Phải có cơ cấu hợp lý giữa nam giới và nữ giới trong các xã. Hiện nay mạng lưới khuyến nông viên có tỷ lệ nữ giới còn thấp. Huyện cần có chính sách khuyến khích nữ giới tham gia vào hoạt động này. Ngoài ra huyện nên đề nghị với trung tâm khuyến nông tỉnh về việc cho khuyến nông cơ sở vào chức danh biên chế, điều đó sẽ tạo cho họ chuyên tâm vào nhiệm vụ của mình hơn, hoạt động khuyến nông sẽ hiệu quả hơn.
4.3.3 Về điều kiện kinh tế
- Để giảm tình trạng chệnh lệch giữa các nhóm hộ thì các xã nên tổ chức cho những hộ nghèo được đi tham quan các gia đình làm ăn kinh tế giỏi. Từ những dẫn chứng thực tế và sự tiếp xúc ban đầu đó sẽ khơi dậy trong họ khát khao làm giàu. Cần phải có chính sách cho hộ nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, đặc biệt là nguồn vốn có lãi suất thấp.
- Cần phải có các câu lạc bộ giúp nhau làm giàu. Thành phần của câu lạc bộ các hộ có điều kiện kinh tế khá, trung bình, có cách làm ăn giỏi, và trung bình, các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn và có cả các cán bộ của các tổ chức đoàn thể. Các câu lạc bộ này họp theo định kì (mỗi tháng họp một lần). Ngoài việc giúp đở các hộ nghèo biết cách làm ăn còn giúp nhau giải quyết những vấn khó khăn nãy sinh trong quá trình sản xuất.
- Huyện nên có những chính sách ưu đãi cho vùng miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn Chú trọng phát triển kinh tế những vùng này, tăng cường mạng lười khuyến nông để thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ. Cán bộ khuyến nông nên sử dụng những phương pháp dễ hiểu để cho nông dân dễ tiếp cận với kiến thức mới.
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua thời gian tìm hiểu về vai trò giới trong các mô hình khuyến nông ở huyện, tôi đưa ra một số kết luận như sau
Mạng lưới khuyến nông huyện ngày một hoàn thiện về số lượng và chất lượng. cán bộ khuyến nông nhiệt tình với công việc. Số lượng cán bộ khuyến nông ở trạm có sự đồng đều giữa nam giới và nữ giới, tuy nhiên nam giới vẫn có nhiều quyền lợi hơn, đóng vai trò quan trọng hơn (các chức vụ cao trong trạm, đa số nam giới là người nắm quyền). Chính vì vậy mà ở các hoạt động công tác khuyến nông, nam giới vẫn được ưu tiên hơn. Trong cơ cấu của khuyến nông viên các xã thì nam giới vẫn được tín nhiệm nhiều hơn (39 xã thì có tới 27 xã nam giới giữ vai trò là khuyến nông viên). Trình độ chuyên môn của khuyến nông viên còn thấp, hầu như mới qua trình độ trung cấp, mới có 2 khuyến nông viên qua đại học tại chức
Trong các mô hình khuyến nông được diễn ra, cũng có mô hình thất bại nhưng có rất nhiều mô hình thành công đã góp phần nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của người nông dân. Theo nghiên cứu thì ở mỗi mô hình khuyến nông thành công hay thất bại đều đó sự ảnh hưởng của giới. Trong các mô hình khác nhau thì vai trò của giới cũng khác nhau Ở mô hình trồng trọt thì nữ giới là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện và ra quyết định, mô hình chăn nuôi, và nuôi trồng thủy sản thì nam giới lại người chiếm đa số trong vai trò ra quyết định cũng như thực hiện các công việc.
Ở các nhóm hộ khác nhau thì vai trò của giới trong các mô hình cũng khác nhau Thường ở những hộ có điều kiện kinh tế khá giả thì nam giới là người ra quyết định trong việc thực hiện mô hình khuyến nông nhiều hơn nhưng trong thực hiện công việc lại ít hơn, ít có sự chia sẽ giữa hai giới hơn. Đối với hộ trung bình thì tỷ lệ chênh lệch giữa vai trò của nam giới và nữ giới trong các mô hình khuyên nông là ít hơn, có sự chia sẽ công việc trong mô hình giữa hai giới cao hơn nhóm hộ khá.
Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tỷ lệ của nam giới và nữ giới tham gia vào các mô hình khuyến nống ở huyện Diễn Châu tỉnh nghệ An nhưng yếu tổ chủ yều nhất là do quan niệm cũ vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của người dân Diễn Châu, do điều kiện kinh tế khó khăn lại có sự chênh lệch lớn giữa các xã, các nhóm hộ trong một xã với nhau, thêm vào đó là chính sánh của nhà nước vẫn chưa thiết thực đã làm ảnh hưởng tới sự ra quyết định, thực hiện công việc và chia sẽ công việc trong mô hình của nam giới và nữ giới.
Từ những ảnh hưởng trên tôi đưa ra một số khuyến nghị những giải pháp để xóa bỏ những quan niệm hộ tục ở trong tiềm thức người dân Diễn Châu, tăng tính thực tế trong chính sách, giảm sự chênh lệch về kinh tế giữa các nhóm hộ,các xã với nhau. Từ đó nâng cao sự ảnh huởng của giới tới mô hình khuyến nông.
5.2 Khuyến nghị
Để vai trò của từng giới trong các mô hình khuyến nông của huyện hợp lý hơn tôi đưa ra một số khuyến nghị sau
- Đối với nhà nước Chính phủ cần đôn đốc các chính sách về cân bằng giới. Đặc biệt là cấn phải chú ý lồng gép giới vào trong các hoạt động khuyên nông. Cấn mở các lớp nâng cao trình độ cho người nông dân, và khuyến khích nữ giới tham gia các lớp này.
- Đối với trạm khuyến nông tỉnh Cần phải quan tâm đến cơ cấu của giới trong mạng lưới khuyến nông. khuyến khích, động viên khích lệ nữ giới giữ chức vụ quan trọng bộ máy khuyến nông tỉnh. Tăng kinh phí cho hoạt động khuyến nông, nhất là tăng kinh phí cho các mô hình khuyến nông. Tăng vốn đầu tư cho nông thôn, thủ tục vay vốn đơn giản hơn và dễ dàng, để phụ nữ nông thôn dễ tiếp cận với nguồn vốn hơn.
- Đối với trạm khuyến nông huyện chú ý lồng ghép giới trong các hoạt động khuyến nông. Có sự tham gia của cả hai giới trong các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ, mô hình trình diễn. Trong các buổi này, ngoài mục đích chính, cán bộ khuyến nông nên lồng vào tuyên truyền và động viên nữ giới tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội. Cần thay đổi cách giảng bài cho bà con nông dân theo hướng một phía bằng phướng pháp có sự tham gia của hai phía thảo luận nhóm, PLA,PRA, LLA… để tăng khã năng trao đổi của các nông dân với nhau và với các thành viên trong gia đình.
- Đối với UBND xã Khuyến khích và tạo điều kiện tối ưu cho khuyến nông viên xã là nữ giới. Trong các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ, mô hình trình diễn, các buổi họp xóm… cần chủ ý chỉ tiêu về tỷ lệ nam giời và nữ giới.
- Đối với người nông dân Cần phải có sự trao đổi thông tin, kinh nghiêm sản xuất giữa người dân với nhau và giữa các thành viên trong gia đình. Những chủ hộ là nam giới phải có hướng nhìn tích cực hơn về phụ nữ, nên để cho phụ nữ tham gia thực hiện những quyết định trong gia đình. Kể cả những quyết đinh liên quan đến tài chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I- Sách và tạp chí
1. PGS – TS.Nguyễn Văn Long,(2006) “Giáo trình khuyến nông”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội, khoa kinh tế & phát triển nông thôn - Quỹ FORD FOUNDTION (2005). Cẩm nang về các phương pháp tiếp cận khuyến nông. NXB nông nghiệp, Hà Nội.
3. Tạp chí khoa học kinh tế nông nghiệp số 4, (năm 2005). Giới trong mô hình khuyến nông tại huyện Lạng Sơn, tỉnh Hoà Bình.
II - Luận văn và dự án
4. Nguyễn Thị Huyền (2008). ”Giới trong công tác khuyến nông tại huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây”, luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nôi.
5. Trung Thị Xuân (2007). “Đánh giá tình hình thực hiện công tác khuyến nông tại trạm khuyến nông huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây” luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Chinh (2007). “Tìm hiểu vai trò giới trong phát triển kinh tế hộ gia đình và xã hội trong nhóm người dân tộc thiểu số - một nghiên cứu trong dân tộc sắn dìu tại xã Trung Mỹ huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc ”, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội.
7. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền(2006). “Giới trong công tác khuyến nông tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.” đề tài dự án, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Thu Phương (2008). “Đánh giá hiệu quả của mô hình trình diễn trong công tác khuyến nông tại huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương”. luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
III. Báo cáo tổng kết các hội nghị
9. Trạm khuyến nông huyện Diễn Châu. Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động của trạm khuyến nông 2006.
10. Trạm khuyến nông Huyện Diễn Châu. Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2007.
11. Trạm khuyến nông Huyện Diễn Châu. Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông, các mô hình khuyến nông tiêu biểu năm 2008.
12. Phòng thống kê huyện Diễn Châu. Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, đấy đai , dân số của huyện 2006, 2007, 2008.
13. UBND xã Diễn Phong. Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2006, 2007, 2008
14. UBND xã Diễn Lâm. Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2006, 2007, 2008
15. UBND xã Diễn Yên. Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2006, 2007, 2008
VII. Bài giảng
16. TS. Nguyễn Quốc Chỉnh, 2006, Bài giảng môn “Tổ chức công tác khuyến nông” , giảng viên chính khoa Kinh tế & PTNT, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
Người thực hiện Hồ Thị Toàn
Địa chỉ Đại học nông nghiệp hà nội
1. Tình hình chung của hộ
Họ và tên chủ hộ
Tuổi …………Trình độ văn hoá………..Trình độ chuyên môn……
Địa chỉ Xóm …………Xã ………….. Huyện………………………
Người trả lời phỏng vấn
Nam Nữ
Tuổi của người trả lời phỏng vấn…………………..
Trình độ của người trả lời phỏng vấn
Cấp I Cấp II Cấp III
Sơ cấp Trung cấp Đại học
- Loại hộ điều tra
1. Phân loại hộ theo mức sống
Giàu, khá Trung bình Nghèo
2. Phân theo loai sản xuất của mô hình
Hộ thuần nông Hộ kiêm
3. Tôn giáo
Theo đạo Bên lương
- Thông tin về diện tích sản xuất và tư liệu sản xuất
Chỉ tiêu
ĐVT
Gia đình có
Do đi thuê
Đất đai
m2
Đất nhà ở
m2
Đất vườn
m2
Đất sản xuất nông nghiệp
m2
Diện tích đất nằm trong mô hình khuyến nông
m2
Tư liệu sản xuất
Cày
Chiếc
Bừa
Chiếc
Bình phun thuốc
Chiếc
Máy cày
Chiếc
Máy bừa
Chiếc
2. Tập huấn khuyến nông
- Ông (bà) đã tham gia tập huấn khuyến nông nào chưa?
Có Không
Nếu không thì vì sao………………………………………………………...
Nếu có thì nội dung tập huấn là gì?
Về trồng trọt Về chăn nuôi
Về thuỷ sản
- Kiến thức tập huấn có đáp ứng nhu cầu của ông (bà) không?
Có Không
Ông (bà) thấy cách truyền đạt cán bộ khuyến nông như thế nào?
Dễ hiểu Khó hiểu Bình thường
Với điều kiện của hộ
+ Có áp dụng kiến thức tập huấn
Mang lại hiệu quả Không mang lại hiểu quả
+ Không áp dụng kiến thức tập huấn
Vì sao không?..............................................................................................
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
- Tài liệu được phát có đầy đủ không?
Có không
- Tài liệu phát thanh có dễ hiểu không?
Có không
- Trong hộ ai là người thường tham gia tập huấn?
Nam Nữ Cả hai
- Nội dung tập huấn có đầy đủ, bổ ích và cần thiết không?
Rất cần thiết cần thiết
Bình thường Không cần thiêt
Kiến thức mà người đi tham gia tập huấn về có chia sẽ với các thành viên khác trong gia đình không
Có không Thỉnh thoảng
3. Xây dựng mô hình trình diễn
- Ông (bà) có biết các mô hình khuyến nông đã được thực hiện ở xã mình không?
Có Không
- Số lượng mô hình ông (bà) biết?…………….
- Ông (bà) có biết đơn vị chỉ đạo mô hình là ai không?
Có Không
- Ông (bà) đã được tham gia thực hiện mô hình nào chưa?
Có Không
+Nếu không thì vì sao?....................................................................................
+Nếu đã được tham gia mô hình thì
- Ai trong gia đình ông bà được thông báo đầu tiên?
Nam Nữ
- Gia đình đã tham gia những mô hình nào?
Trồng trọt …………………………………………………………………
Chăn nuôi ……………….…………………………………………………..
Thuỷ sản…………………………………………………………………...
- Người được tiếp xúc với cán bộ khuyến nông là ai?
Nam Nữ
- Phân công công việc trong khi thực hiện mô hình giữa các thành viên như thế nào?
. Người thường ra quyết định tổ chức sản xuất là ai?........................................
. Người thường tổ chức sản xuất là ai?..............................................................
. Người thường bán sản phẩm là ai?..................................................................
- Những kiến thức ông bà thu được khi thực hiện xong mô hình có giúp ích gì cho sản xuất của mô hình không?
Có Không
- Sự chia sẻ thông tin của các thành viên trong gia đình ông (bà) khi thực hiện mô hình không?
Có không thỉnh thoảng
Các mô hình mà hộ tham gia có mang lại cho hộ hiệu quả không?
Hiệu quả không hiệu quả
Có mô hình hiệu quả, có mô hình không
Ông (Bà) có thoả mãn với kết quả của mình đã đạt được từ mô hình không?
Có Không
Nếu không thì vì sao
4. Người ra quyết định và thực hiện các khâu công việc
a. Công việc gia đình
- Số giờ làm nội trợ?............
- Thời gian nghỉ ngơi là bao nhiêu?
- Có sự chia sẽ công việc của người chồng trong gia đình không?
Có Không
b) Trong sản xuất nông nghiệp
- Ai là người thường xuyên ra quyết định
Nam Nữ
- Ai là người thực hiện
Nam Nữ
Cụ thể từ các mô hình khuyến nông
Mô hình trồng trọt
Chỉ tiêu
Nam
Nữ
Cả hai
1.Người ra quyết định các khâu công việc
- Thời gian gieo trồng
- Giống
- Kỹ thuật canh tác
- Mua công cụ sản xuất
- Mua vật tư nông nghiệp
- Bán sản phẩm
2. Người thực hiện các khâu công việc
- Làm đất
- Gieo cấy
- Bón phân, làm cỏ
- Tưới nước, tiêu nước
- Phun thuốc trừ sâu
- Thu hoạch
- Bán sản phẩm
Trong chăn nuôi
Chỉ tiêu
Nam
Nữ
Cả hai
Người ra quyết định về
Con giống
Quy mô chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi
Kỹ thuật nuôi
Loại thức ăn, thuốc thú y
Bán sản phẩm
Người thực hiện các khâu công việc
Làm chuồng
Mua giông
Mua thức ăn chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi
Loại thức ăn, thuốc thú y
Cho ăn và vệ sinh chuồng trại
Chăn giắt
Bán con giống
Nuôi trồng thuỷ sản
Chỉ tiêu
Nam
Nữ
Cả hai
1. Người ra quyết định
- Con giống
- Quy mô nuôi
- Người quyết định thuê diện tích canh tác
- Kỹ thuật nuôi
- Thức ăn, thuốc thú y
- Bán sản phẩm
2. Người thực hiện các khâu trong công việc
- Đào ao
- Xử lý ao
- Mua giông
- Mua hoặc tìm kiếm nguồn thức ăn
- Mua thuốc thú y
- Cho ăn, vệ sinh ao
- Bán sản phẩm
5. Tiếp cận các thông tin
- Trong gia đình ai là người đi họp thôn bản?
Nam Nữ
Tại sao ………………………………
- Sau khi đi họp về người được đi họp thường chia sẽ thông tin với ai?
Người trong gia đình Người khác
Trong gia đình người thường xuyên nghe đai, xem ti vi là ai?
Nam Nữ
Thông tin mà ông( bà) xem, xem có được chia sẻ với các thành viên trong gia đình không?..........................Tại sao
Trong gia đình người đọc sách báo là ai?
Nam Nữ
Tại sao?............................................................................................................
Khi đọc sách báo thì người đọc thường chia sẻ thông tin với ai
Người trong gia đình Người khác
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- toan_ da sua.doc