LỜI NÓI ĐẦU
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự lớn mạnh, rộng khắp của mạng máy tính toàn cầu. Việc ứng dụng tin học vào các lĩnh vực của cuộc sống ngày càng được quan tâm và sử dụng hiệu quả, đem lại lợi ích to lớn về mọi mặt. Sự lớn mạnh của mạng máy tính đã xóa bỏ mọi ranh giới về không gian và thời gian để đem con người và tri thức xích lại gần nhau hơn. Thông qua mạng máy tính, con người có thể được tiếp xúc với mọi loại tri thức như tri thức văn hóa, xã hội, khoa học
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu và xây dựng hệ thống thông tin-Thư viện trên mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỹ thuật....
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với sự thay đổi không ngừng của công nghệ và kỹ thuật, thì mạng máy tính sẽ là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm, thử nghiệm và truyền đạt những tri thức mới một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Với sinh viên nói chung và sinh viên ngành công nghệ thông tin nói riêng, việc cập nhật và bổ sung tri thức phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu cho ngành học của mình là rất quan trọng. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan như các nguồn sách báo, tài liệu và giáo trình trong nước chưa đầy đủ, không tập trung, và giá thành các sách, tài liệu tham khảo còn cao, gây trở ngại cho việc tìm kiếm, học tập và tham khảo của sinh viên. Để khắc phục nhược điểm trên, cần phải có một hệ thống thông tin trong đó lưu trữ toàn bộ những giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến ngành học, tạo sự thuận lợi cho sinh viên trong việc tra cứu và tìm kiếm cũng như tham khảo, học tập và trao đổi thông tin lẫn nhau.
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
Chương I: Tổng quan về đào tạo và học tập trực tuyến
Giới thiệu
Tìm hiểu về học tập trực tuyến
Tham khảo một số Website trực tuyến
Tìm hiểu về giáo trình điện tử
Chương II: Tìm hiểu về việc xây dựng hệ thống CMS
Các vấn đề về xây dựng và triển khai CMS
Tiêu chuẩn đánh giá CMS
Ý nghĩa thực tiễn của hệ thống CMS
Một số Website tham khảo
PHẦN II: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Chương I: Phân tích chức năng hệ thống
Đăng nhập-Đăng ký
Thư viện sách –giáo trình
Diễn đàn thảo lụân
Chương II: Sơ đồ phân rã chức năng
Chương III: Yêu cầu của hệ thống
Yêu cầu chức năng
Yêu cầu phi chức năng
Chương IV: Biểu đồ luồng dữ liệu
Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Biểu đồ luồng dữ liệu dưới mức đỉnh
Chương V: Các mô hình
I. Mô hình dữ liệu quan hệ
II. Mô hình tổ chức dữ liệu
III. Mô hình vật lý dữ liệu
Chương VI: Một số module xử lý chính của chương trình
Chương VII: Một số giao diện chính của chương trình
PHẦN III: CÁC CÔNG CỤ, MÔI TRƯỜNG HỖ TRỢ
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
Chương I: Sơ lược về Apache, PHP và MySQL
Apache Webserver
Giới thiệu PHP
MySQL là gì
Truy nhập MySQL từ PHP
Lý do lựa chọn ngôn ngữ
Chương II: Sơ lược về Dreamweaver, HTML và FLASHMX
Sơ lược về Dreamweaver
Giới thiệu về HTML
Sơ lược về FLASHMX
PHẦN IV: TỔNG KẾT-HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA ĐỒ ÁN
Chương I: Những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại.
Những kết quả đạt được
Những vấn đề còn tồn tại
Chương II: Hướng phát triển của đồ án
Lời Kết
Tài Liệu Tham Khảo
Nhận Xét Của Giáo Viên Hướng Dần
Nhận Xét Của Giáo Viên Phản Biện
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc ứng dụng các thành tựu của ngành này phục vụ cho mọi nhu cầu của con người ngày càng tăng, trên mọi lĩnh vực như học tập, sản xuất, dịch vụ, kỹ thuật, xã hội.... Trong lĩnh vực học tập nói riêng, sự có mặt của công nghệ thông tin đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc đào tạo, tìm hiểu và học tập. Với đặc tính của mạng máy tính là rộng khắp toàn cầu, mọi lúc, mọi nơi, là nơi tập trung một khối lượng khổng lồ lượng thông tin tri thức trên toàn thế giới. Chính vì vậy mà việc học tập, tìm hiểu trên mạng đang được ưa chuộng và phổ biến khắp nơi. Một trong những ứng dụng trong việc tham gia học tập, đào tạo và tiếp thu tri thức trên mạng là thông qua các Website có nội dung và khả năng cung cấp các chức năng tiện lợi cho học tập. Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã xây dựng một hệ thống thông tin-giáo trình phục vụ nhu cầu học tập, tra cứu, trao đổi kiến thức trên mạng.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO VÀ HỌC TẬP
TRỰC TUYẾN
I. Giới thiệu
Hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo trên mạng là một hệ thống phục vụ cho mục đích đào tạo và học tập trực tuyến. Tham gia vào hệ thống, người dùng có thể theo đuổi các khóa học với những chủ đề bất kỳ mà họ muốn. Hệ thống cũng cung cấp các tính năng quản lý học viên, việc học tập và thực hiện các kỳ thi, các bài kiểm tra trên mạng.
Đào tạo trực tuyến cho phép cung cấp nội dung các chương trình đào tạo, thi và kiểm tra, theo dõi tình hình học tập của học viên thông qua việc kết nối mạng, quá trình quản lý và kiểm tra trực tuyến cũng được thực hiện trên mạng máy tính.
Học tập trực tuyến là quá trình học tập, tham khảo và đọc tài liệu, giáo trình, thông qua mạng internet. Người sử dụng có thể giao tiếp với nhau thông qua mạng máy tính để trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, hỏi đáp thắc mắc với những người khác, thực hiện các bài kiểm tra về các khoá học của mình ngay trên máy tính( test online). Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng máy tính cũng như mạng truyền thông, nhu cầu học tập trực tuyến ngày càng không thể thiếu được đối với tất cả mọi người.
Khi đăng ký vào hệ thống, người dùng sẽ được cấp và sử dụng mật khẩu truy nhập của mình để tham gia học tập trực tuyến, tương tác với các bài học, giáo trình thông qua trình duyệt Web.
Học tập trực tuyến mang lại hiệu quả cao hơn, giảm các chi phí và tăng khả năng tiếp thu kiến thức. Học tập trực tuyến còn giúp mọi người tiếp cận với các nguồn tri thức phong phú, mới và tiếp cận với các công nghệ hiện đại. Trong tương lai, việc học tập trực tuyến sẽ trở nên rất phổ biến, vượt qua mọi rào cản về không gian và thời gian cũng như tình trạng kinh tế, xã hội để phổ biến kiến thức cho mọi người.
II. Tìm hiểu về học tập trực tuyến (E-learning)
1. E-learning là gì?
E-learning đang là một thuật ngữ xuất hiện ngày càng nhiều trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo dựa trên công nghệ mạng internet/intranet.
E-learning là một hình thức giáo dục và đào tạo dựa trên mạng máy tính trong đó bao gồm: Nội dung sẽ được truyền tải dưới nhiều dạng khác nhau, quản lý nội dung đào tạo, cộng đồng các học viên, những người tham gia xây dựng và phát triển.
E-learning là hình thức truyền tải nội dung bằng phương tiện điện tử qua trình duyệt web, ví dụ như Netscape Navigator, hay Internet Explorer thông qua mạng Internet hay Intranet, hoặc thông qua các phương tiện khác như CD-ROM , DVD, CD, VCD.Việc truyển khai sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn khi dải thông ngày càng tăng, cùng với môi trường trực quan và tương tác tự nhiên trên Web.
Lý do và sự xuất hiện của E-learning
Khi các công ty trên thế giới phát triển trên quy mô toàn cầu thì các ràng buộc về mặt thời gian và vị trí làm cho việc sử dụng các hình thức đào tạo truyền thống đem lại rất ít hiệu quả. Do vậy hiện nay nhiều công ty đã lựa chọn các chương trình đào tạo E-learning để đào tạo nhân viên cho mình.
Với sự phát triển của công nghệ nói chung và Internet nói riêng, những người sử dụng Internet trên khắp thế giới đang nhận ra khả năng của Internet có thể đem lại cho họ tri thức và các kỹ năng cần thiết cho những cơ hội trong thế kỷ 21. E-learning không phải là hình thức đào tạo truyền thống, mà nó đem lại cho mọi người cơ hội học tập nhiều hơn, với chi phí thấp hơn cũng như sự tiện lợi hơn so với những gì mà chúng ta có các đây vài năm.
2. Những ưu điểm của học tập trực tuyến
Tính mềm dẻo, tính truy cập, tính tiện lợi: Người sử dụng có thể học tập, tham khảo bất kỳ tài liệu nào, thuộc bất cứ lãnh vực vào các thời điểm bất kỳ, không giới hạn thời gian.
Không phụ thuộc vào hệ điều hành (cross platform): E-learning có thể được truy cập bằng các phần mềm duyệt Web trên bất kỳ nền tảng nào:Windows, Mac, Unix, OS/2, Amiga, etc. Bạn có thể truyền tải chương trình đào tạo của mình tới bất cứ máy tính nào trên Internet hay Intranet mà không phải xây dựng các chương trình khác nhau cho từng hệ điều hành.
Phần mềm duyệt Web và các kết nối Internet được sử dụng rộng rãi: Máy tính hầu hết đều có một trình duyệt, như Nestcape Navigator và kết nối vào mạng Intranet của trường, hoặc truy cập trực tiếp vào Internet.
Sự phân tán rộng rãi với chi phí thấp: Không cần phải có một cơ chế phân tán nào, E-Learning có thể được truy cập từ bất cứ một máy tính nào ở bất cứ đâu trên thế giới, với chi phí rất thấp.
Dễ dàng cập nhật: Nếu có những thay đổi đối với những chương trình đào tạo, học tập sau khi đã cài đặt ban đầu, thì những thay đổi sẽ được thực hiện trên máy chủ có chứa các chương trình đào tạo được cập nhật rất mới mẻ. Các khóa học, giáo trình, tài liệu liên quan luôn được cập nhật, nâng cấp và bổ sung, sửa đổi.
Giảm giá thành và tiết kiệm thời gian: Không cần phải có bất cứ chi phí đi lại nào cho người sử dụng ở xa vì Web luôn có trong máy tính kể cả máy tính xách tay cũng như máy tính để bàn, và tiết kiệm được chi phí mua sách, tài liệu tham khảo...
3. Nhược điểm của học tập trực tuyến.
Hạn chế dải thông: Những hạn chế dải thông làm chậm tốc độ tải âm thanh, video, và các dạng dữ liệu đồ họa (nhất là các giáo trình điện tử được thiết kế theo dạng multimedia) làm cho người sử dụng mất nhiều thời gian cho việc chờ đợi để tải về máy của mình. Vấn đề này càng phức tạp hơn đối với mạng công cộng internet nói chung và điều kiện truy cập internet ở Việt Nam nói riêng, nơi mà hiện tượng tắc nghẽn thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, với sự phát triển mạng mẽ của công nghệ, trong tương lai, những vấn đề này sẽ được giải quyết.
Các chương trình học tập trực tuyến ngày nay chưa sinh động, quá tĩnh: Khi công nghệ ngày càng phát triển thì mức độ tương tác của e-learning lại bị giới hạn rất nhiều. Trở ngại này ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu suất đào tạo.
Không phải tất cả những kiến thức của mọi lĩnh vực đều được truyền đạt hết thông qua máy tính, nhất là trong những vấn đề cần phải có sự tương tác tiếp xúc của con người, học tập trực tuyến chỉ là hình thức hỗ trợ cho việc trao đổi, học tập chứ không thay thế được hòan toàn những hình thức đã thực sự tốt.
Các chương trình sử dụng cho học tập trực tuyến phải luôn luôn cập nhật thường xuyên, phải có một đội ngũ những người duy trì và phát triển hệ thống trong một thời gian dài.
III. Tham khảo một số Website đào tạo trực tuyến
http:// www.cdit.com.vn
Là địa chỉ đào tạo trên Web của CDIT(Trung tâm công nghệ thông tin).
Website đào tạo từ xa của Học viện công nghệ BCVT.
http:// www.eniit.com/
Chương trình đào tạo trên mạng của NHT( NHT Online Training). Có sự hỗ trợ và cấp bằng của hãng Microsoft. Nội dung đào tạo đựơc đưa vào các đĩa CD. Ngoài ra NHT còn được sự hợp tác hỗ trợ bởi giải pháp phần mềm của các hãng có tên tuổi như: Oracle, IBM, Tesltra, Computer Associate.
http:// www-3.ibm.com/services/learning/us/
Website chuyên đào tạo về cơ sở lập trình, mạng cơ bản và nâng cao. Với các giải pháp đào tạo trên Web và E-learning, phổ biến hầu hết các nước.
Oracle.com/
Phổ biến công nghệ của Oracle cho người sử dụng.
http:// www.virclass.com/
Chương trình gia sư trên mạng.
http:// www.activeed.com/
Cung cấp các khoá học trên mạng đồng thời cung cấp các giải pháp về E-learning cho các tổ chức.
Những khóa học có những tính năng ưu việt như các bài học có sự hỗ trợ mô phỏng thế giới thực, hầu như không phải download và dùng các plugin, cá nhân hoá toàn bộ khoá học như giao diện và nội dung học.
Các giải pháp về E-learning: Cho phép host tại activeed.com hoặc server của tổ chức có như cầu về E-learning, sự triển khai ứng dụng đơn giản, những bài học đều có tích hợp thông tin cá nhân cùng với yêu cầu kiểm tra trước tạo ra sự thuận tiện cho bài học. Thầy giáo ảo hỗ trợ tại mọi thời điểm qua email. Hệ thống báo cáo cho phép quản lý quá trình học của học sinh. Tuỳ biến giao diện cho từng công ty.
http:// www.leadingway.com
Cung cấp các giải pháp đào tạo cho các công ty
Các sản phẩm đáng chú ý:
KnowledgeOne eLearning engine: Cung cấp một giải pháp lớp học toàn cầu với những tính năng như nội dung bài học là sự tích hợp đồ hoạ, hoạt hình âm thanh. Bài học được truyền tải dưới những hình thức như tutorial, phần mềm mô phỏng. Những bài test đa dạng về hình thức, có thể tạo ngẫu nhiên. Hệ thống báo cáo giúp cho quá trình phân tích và đánh giá thực trạng học.
KnowledgeOne eSupport engine: Cung cấp giải pháp hỗ trợ khách hàng qua mạng với một hệ thống chức năng.
Learning Management Software: Quản trị và theo dõi quá trình học của học viên.
http:// www.questionmark.com/us/home.htm
Là công ty chuyên cung cấp dịch vụ, giải đáp các câu hỏi, các bài kiểm tra, bài thi, tổng kết. Với sản phẩm chủ đạo là :
Questionmark Perception: Dùng để tạo báo cáo dựa trên các bài kiểm tra trình độ.
Authoring questions: Dùng để tạo bài kiểm tra trình độ.. Có thể dùng wizard, hoặc tự xây dựng. Có thể thêm âm thanh, hình ảnh, sơ đồ vào bài kiểm tra
http:// www.lotus.com/home.nsf/welcome/developernetwork
Chương trình đào tạo về sự phát triển mạng và ngôn ngữ lập trình cũng như các chương trình ứng dụng tin học cho người sử dụng được tổ chức dưới hình thức các trung tâm đào tạo công nghệ.
IV. Tìm hiểu về giáo trình điện tử.
Giáo trình điện tử là những tài liệu chỉ dẫn, giảng dạy, tài liệu tham khảo được xây dựng và phát triển dựa trên những tiệc ích và công nghệ máy tính, giáo trình điện tử không lưu trữ trong các trang sách, hay tài liệu bằng giấy mà nó sẽ tương tác với người dùng thông qua máy tính. Giáo trình điện tử có thể được lưu trữ trong CDROM, trong máy tính hay trên mạng Internet...
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính, việc xây dựng và phát triển các giáo trình điện tử ngày càng đuợc quan tâm vì lợi ích to lớn mà giáo trình điện tử mang lại cho người sử dụng.
Một số ưu điểm của giáo trình điện tử
Khả năng miêu tả bài học trực quan, sinh động, ứng dụng các công nghệ multimedia vào các giáo trình giúp cho sự tiếp thu bài học tốt hơn, ví dụ như các đoạn phim minh hoạ bài giảng, hướng dẫn học tập bằng tiếng nói.
Giao diện sinh động, đẹp mắt lôi cuốn người dùng.
Thuận tiện, vì giáo trình điện tử lưu trữ trên các thiết bị như CDROM, ổ cứng, mạng ineternet nên rất thuận tiện cho việc học tập, nghiên cứu ở mọi không gian, thời gian, chỉ cần người sử dụng có máy tính chứa các chức năng cần thiết để sử dụng giáo trình điện tử.
Thời gian tồn tại của một giáo trình lâu hơn so với việc lưu trữ các giáo trình, tài liệu bằng giấy, hoặc các trang sách.
Chủng loại phong phú của giáo trình điện tử giúp người dùng có thể học tập nghiên cứu trên mọi lĩnh vực.
Nhược điểm:
Đối với những giáo trình điện tử ứng dụng multimedia thì thường có dung lượng lớn, so với điều kiện đường truyền hiện nay ở nứơc ta thì tốc độ tải các giáo trình điện tử còn chậm.
Nhiều giáo trình điện tử có giá thành cao.Ví dụ như các giáo trình English Study, bộ giáo trình của SCC/IBT.
Những vùng công nghệ thông tin chưa phát triển thì các giáo trình điện tử sẽ không phát huy được tác dụng.
Những giáo trình điện tử phải được cập nhật, bổ sung tri thức liên tục, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Một số công cụ trợ giúp xây dựng giáo trình điện tử:
Giáo trình điện tử hiện nay được tạo ra từ rất nhiều tiện ích khác nhau có trong máy tính, phổ biến trong các công cụ dùng để truyền đạt tri thức trên mạng này là PowerPoint, FrontPage, Flash, Swish, Acrobat, Dreamweaver,HTML.... Ngoài ra còn sử dụng các công cụ hỗ trợ khác như các tiện ích thu phát âm thanh, thu phát các đoạn phim...
Một số các giáo trình điện tử đã tham khảo.
a. Giáo trình điện tử English Study :
Cung cấp cho người dùng khả năng tự học anh văn với nhiều chức năng, ứng dụng multimedia giúp người học có thể lựa chọn bài học phù hợp với các cấp học từ sơ cấp, trung cấp, cao cấp.
b. Giáo trình điện tử WORD, EXEL,ACCESS của SCC/IBT:
Giúp người dùng tự học bộ Office một cách hiệu quả với những tính năng như minh hoạ bằng các đoạn phim, giao diện dễ dùng, khả năng truy cập đến các bài học bất kỳ trong giáo trình, lưu lại vị trí người dùng đang đọc để lần sau truy cập lại.
c. Giáo trình dạy Flash của STK:
Giao diện Web, có các bài tập minh hoạ, lý thuyết trình bày rõ ràng, minh hoạ bằng hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim cho các bài tập thực hành.
d. Và một số giáo trình khác.
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ VIỆC XÂY DỰNG CMS
Hệ thống thông tin –thư viện trên mạng (gọi tắt là CMS, Content Management System), hệ thống cho phép người sử dụng có thể truy cập để tìm hiểu, học tập và đọc các giáo trình có trong hệ thống. Hệ thống cũng cho phép người sử dụng có thể tham gia gởi các giáo trình, tài liệu mà mình có cũng như có thể tham gia hỏi đáp, truyền đạt kinh nghiệm học tập thông qua hệ thống máy tính kết nối internet/intranet.
Chức năng chính của một hệ thống CMS là cho phép người dùng có thể tìm đọc các tài liệu, giáo trình cần thiết theo các chuyên mục, có thể cho phép người dùng gởi tài liệu, giáo trình lên hệ thống hay có thể download các tài liệu cần thiết. Chức năng forum giúp người dùng có thể hỏi đáp, trao đổi kinh nghiệm với những người dùng khác, trang tin là nơi tập hợp các tin tức, bài viết được chọn lọc do người dùng gởi lên.
Ngoài ra, hệ thống còn xây dựng một công cụ giúp soạn bài giảng, giáo trình để cung cấp cho thư viện của hệ thống. Hướng đến việc xây dựng những khoá học trên mạng thông qua các tiện ích mà hệ thống đã xây dựng hoàn chỉnh.
I. Các vấn đề về xây dựng và triển khai CMS
Để triển khai xây dựng hệ thống CMS, cần phải xác định những công việc cần thiết sau:
1. Xác định phần cứng cho người sử dụng
Thông thường phần cứng để người sử dụng truy nhập vào hệ thống CMS gồm:
Một máy tính đủ nhanh để thao tác với các giáo trình và các yêu cầu của hệ thống. Ví dụ, đối với những máy tính sử dụng hệ điều hành Windows thì cần chip Pentium hoặc tốt hơn. Còn đối với những máy tính Macintosh, một máy 68040 là đủ, tuy nhiên nếu có PowerPC thì tốt hơn.
Một card âm thanh có thể phát các tệp âm thanh mà các giáo trình điện tử trên hệ thống có thể sử dụng.
Một kết nối mạng, có thể kết nối trực tiếp vào máy chủ của công ty hoặc thông qua một modem để truy cập Internet. Nếu hệ thống được truyền tải qua mạng Intranet thì không cần phải kết nối Internet.
2. Phần mềm cho ngừơi sử dụng
Thông thường thì một trình duyệt Web là đủ.
Bất cứ một chương trình đi kèm trình duyệt nào hay các điều khiển cần thiết cho hệ thống, ví dụ như phát các tệp âm thanh hoặc trình diễn các tệp video.
3. Nhóm xây dựng và triển khai CMS
Nói chung để xây dựng và triển khai hệ thống CMS, càng có nhiều người tham gia thì hệ thống thông tin, giáo trình và tri thức của hệ thống càng phong phú, đa dạng. Nhóm xây dựng và triển khai CMS sẽ có nhiệm vụ thiết kế tri thức, cập nhật, quản lý toàn diện hệ thống, tham gia hỏi đáp, truyền đạt kinh nghiệm với người sử dụng.
4. Tốc độ kết nối Internet có hiệu quả
Nếu chương trình có sử dụng những giáo trình, tài liệu có các hình ảnh động, các tệp âm thanh, các tệp chứa các đoạn phim minh họa( thì kết nối phải nhanh nhất nếu có thể. Đối với người sử dụng trong văn phòng hay ở nơi làm việc thì tốc độ phải là ISDN hay 33.6 Kbps và 56 Kbps.
Nếu chương trình chỉ sử dụng một số hình ảnh minh hoạ, không âm thanh, không đoạn phim minh hoạ thì tốc độ kết nối tối thiểu có thể chấp nhận đuợc là 28.8Kbps.
5. Một Web server cho hệ thống
Một máy chủ Web được sử dụng để chứa nội dung của hệ thống. Ở đây em đang tìm hiểu và sử dụng Apache Webserver.
II. Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống CMS:
1. Nội dung
Hệ thống giáo trình có phong phú về nội dung và chất lượng thông tin không?.
2. Tính tương tác
Người sử dụng có khả năng tham gia hỏi đáp, phản hồi thông tin với nhau không?
3. Sự định hướng
Người sử dụng có thể xác định nhanh chóng giáo trình cần tham khảo, đọc hay không.
Các chỉ dẫn, biểu tượng hay nhãn, đường dẫn tương ứng có rõ ràng và tường minh không?
4. Các thành phần kích thích
Liệu hệ thống có hấp dẫn người sử dụng, thúc đẩy người sử dụng tham gia sử dụng, phát triển hệ thống không?
5. Hệ thống có sử dụng các hình ảnh đồ hoạ hiệu quả, các hình ảnh động, âm nhạc, âm thanh, các đoạn video...?
6. Đánh giá
Có được các kiểu đánh giá trong hệ thống cho người sử dụng không.
Ví dụ như: Đánh giá về hệ thống, hay về các giáo trình mà người sử dụng đã đọc.
7. Tính thẩm mỹ
Các giáo trình có thực sự lôi cuốn hấp dẫn không?
8. Kiểm soát
Khả năng kiểm soát, quản lý hệ thống và người dùng hiệu quả.
III. Ý nghĩa thực tiễn của hệ thống CMS
Hệ thống CMS mà em định xây dựng sẽ phục vụ cho mục đích học tập, tra cứu và trao đổi thông tin về các giáo trình, tài liệu liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin theo từng chủ đề.
Hệ thống xây dựng thành công sẽ mang đến một số lợi điểm sau :
Người sử dụng không phải mất thời gian đi đến các thư viện, nhà sách hoặc đi mua, hỏi mượn tài liệu và chỉ cần ngồi một chỗ là có thể tìm đọc được những giáo trình và tài liệu cần thiết.
Tiết kiệm được kinh phí đầu tư mua sách, tài liệu, giáo trình, nhất là đối với sinh viên.
Những giáo trình, tài liệu giảng dạy có trên hệ thống sẽ giúp cho giáo viên và sinh viên không mất nhiều thời gian cho các bài giảng, lên lớp giảng giải hết nội dung của giáo trình.
Chủ động thời gian và địa điểm cho người sử dụng
Các giáo trình được biên soạn một cách sinh động, nhất là với giáo trình có ứng dụng công nghệ multimedia sẽ giúp cho người đọc dễ tiếp thu nội dung hơn.
Có thể trao đổi, hỏi đáp thắc mắc một cách thoải mái, tránh được tâm lý e dè, ngại ngùng khi tiếp xúc với giáo viên.
IV. Một số website tham khảo
http:// www.needs.org/
Cung cấp hệ thống thư viện điện tử cho việc đào tạo và học tập của các kỹ sư. Hình thức đào tạo chủ yếu là dựa vao Web, mang tính tra cứu liệt kê.
http:// www.SmartForce.com
SmartForce cung cấp các giải pháp về E-learning như:
Đào tạo công nghệ mới trong các xí nghiệp.
Cung cấp các khoá học trên mạng với nhiều chủ đề.
Thảo luận giữa các học viên và với giáo viên.
Thư viện điện tử
Website về thư viện sách tin học trên mạng(Online Library) của Communication NetWork Center(CNC).
www.earthweb.com
Tập hợp các giáo trình về ngôn ngữ lập trình như Java, Viasual Basic, Visual C++, các chức năng như thảo luận, dowloads...
PHẦN II: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG HỆ THỐNG
Hệ thống thông tin-thư viện trên mạng(CMS) là đề tài mà em xây dựng cho đồ án tốt nghiệp của mình, mục đích chính của hệ thống là xây dựng một thư viện điện tử tập hợp các giáo trình, tài liệu tham khảo theo các chủ đề của ngành công nghệ thông tin, một diễn đàn thảo luận hỏi đáp, một trang cung cấp tin tức cho người sử dụng vào một Website, phục vụ cho việc học tập, trao đổi kiến thức, hỏi đáp thắc mắc giữa những người sử dụng.
I. Đăng nhập –Đăng ký
1. Người sử dụng có tài khoản truy nhập
Với những người có tên đăng nhập và mật mã truy nhập được người quản trị nhập vào cơ sở dữ liệu hệ thống thì hệ thống cho phép họ đăng nhập thành công và người sử dụng sẽ sử dụng tên đăng nhập của mình để thao tác gởi tài liệu, giáo trình lên hệ thống thư viện, trả lời tham gia hỏi đáp trên diễn đàn, đăng tin...
2. Người sử dụng chưa có tài khoản truy nhập
Vẫn có thể tham khảo, xem tin, tài liệu, sách và bài viết trong diễn đàn. Có quyền đăng ký một tài khoản truy nhập .
3. Quản trị
Sau khi đăng nhập, người quản trị có quyền quản lý toàn bộ hệ thống, gồm cả người dùng có đăng ký.
Việc đăng ký và đăng nhập với tên đăng nhập cho phép người dùng sử dụng tên đăng nhập của mình trong toàn bộ hệ thống với các quyền hạn, chức năng mà người quản trị cho phép.
II. Thư viện sách-giáo trình
Hệ thống thư viện điện tử là một phần của CMS có nhiệm vụ quản lýù, phục vụ công tác tra cứu, nghiên cứu của độc giả. Hệ thống quản lý thư viện phải nắm giữ được số lượng sách trong thư viện, phân loại sách theo từng phân mục cụ thể để có thể dễ dàng , tiện cho việc truy tìm. Ngoài ra hệ thống cũng phải biết được tình trạng tài liệu hiện tại, phải được cập nhật thông tin mỗi khi bổ sung các tư liệu mới hoặc thanh lý các tư liệu không có giá trị. Đối với việc phục vụ tra cứu, hệ thống phải đưa ra mục lục phân loại các sách có trong thư viện, sao cho độc giả dễ dàng tìm được những tư liệu cần thiết. Thư viện điện tử giúp cho việc quản trị tự động về hoạt động của việc đọc sách đọc online trên mạng mà người đọc chỉ việc ngồi tại bất kỳ một chiếc máy tính nào có kết nối mạng làm việc kết nối vào thư viện để đọc .
Thư viện điện tử bao gồm các công việc như:
- Quản lý sách, phân mục sách có trong hệ thống
- Cập nhật sách.
- Thống kê sách .
Ngoài ra, còn hướng đến việc xây dựng một công cụ cho phép biên soạn các bài giảng , giáo trình để cung cấp cho thư viện của hệ thống, hướng đến xây dựng các khoá học trên mạng dựa trên các tài liệu, sách, giáo trình có trên thư viện của hệ thống. Với việc xây dựng công cụ cho phép soạn các giáo trình, bài giảng trên hệ thống sẽ tạo ra các giáo trình có cấu trúc chung cho các bài học. Có thể chỉnh sửa, bổ sung một cách linh động.
Như vậy, thư viện sách giáo trình sẽ gồm các tài liệu sách giáo trình có sẵn đựơc hỗ trợ upload lên hệ thống hoặc các giáo trình, tài liệu được tạo trực tiếp trên hệ thống thông qua công cụ hỗ trợ .
1 Đọc sách
Khi người dùng có nhu cầu đọc sách thì chỉ cần mở Website, click vào liên kết đến thư viện là có thể tìm đọc các tài liệu và sách cần thiết.
Các dữ liệu lưu trữ
STT
Tên
Mục Tiêu
Thông Tin Lưu Trữ
1
SÁCH
Lưu trữ các thông tin liên quan đến sách
Mã sách, tên sách ,mô tả, ngôn ngữ, phân mục sách, ngành, địa chỉ đến nội dung sách, ngày sách được tạo
2
PHÂN LOẠI SÁCH
Lưu trữ các thông tin liên quan đến thể loại sách
Mã loại sách, tên loại sách, ngành
3
NGÔN NGỮ
Lưu trữ các thông tin liên quan đến ngôn ngữ
Mã ngôn ngữ, tên ngôn ngữ.
4
NGƯỜI ĐỌC
Lưu trữ các thông tin liên quan đến người đọc nếu có đăng ký
Mã người đọc, tên đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ Email.
2. Qủan trị thư viện tài liệu, sách, giáo trình
Tài liệu-sách -giáo trình do người dùng cung cấp thông qua người quản trị hoặc do chính người quản trị cập nhật lên hệ thống.
Tài liệu-sách -giáo trình là các e-books được tạo ra dưới dạng các file pdf, swf, html,....Người quản trị sẽ upload e-books vào các phân mục sách hợp lý với các thông tin liên quan đến e-books được trình bày trên hệ thống, khi người dùng click vào liên kết sẽ hiển thị một link đến phần nội dung chính của e-books mà người dùng muốn đọc, hoặc có thể dowload tài liệu đó.
Quyền hạn của người quản trị:
-Trình bày và xuất bản các giáo trình vào các chuyên mục hợp lý
-Thêm một tài liệu-sách -giáo trình.
-Xoá tài liệu-sách -giáo trình ra khỏi hệ thống
-Xem và cập nhật các thông tin liên quan (Sách,phân loại, người dùng…)
-Qủan lý việc gởi giáo trình, tài liệu lên hệ thống như: Đồng ý hoặc từ chối cho gởi giáo trình, tài liệu , thông báo cho người dùng về giáo trình, tài liệu đã đăng….
III. Diễn đàn thảo luận
1. Chức năng chính của diễn đàn
Chức năng chính của diễn đàn là cho phép người sử dụng đưa bài viết, câu hỏi đáp của họ lên mạng. Lợi ích của diễn đàn là giúp cho mọi người cùng trao đổi, hỏi đáp các vấn đề mà họ quan tâm.
- Gởi bài lên diễn đàn.
- Xem bài đã gửi theo các chủ đề khác nhau.
- Trả lời bài đã được gởi.
- Tìm kiếm một bài.
- Xoá các bài đã có trên diễn đàn.
- Thêm chủ đề cho diễn đàn.
- Xoá chủ đề.
2. Các vấn đề cần giải quyết
- Thiết kế tổng quát ứng dụng: Nhằm giúp người lập trình dễ phát triển ứng dụng một cách có tổ chức, đúng hướng, đúng yêu cầu đã đề ra.
- Thiết kế cơ sở dữ liệu: Đây là phần quan trọng, có liên quan đến tính tối ưu của hệ thống.
- Xây dựng giao diện: Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng khi gửi các yêu cầu của mình đến web server.
- Viết các trang web để thực hiện các chức năng của chương trình: Dựa vào PHP và các ngôn ngữ script khác để tạo ra những modulo cho chương trình.
- Kiểm tra, sửa lỗi chương trình.
3. Những thông tin cần quản lý trên cơ sở dữ liệu
- Thông tin các bài mà người sử dụng gửi lên diễn đàn, mỗi bài phải có mã riêng, cấp của bài đó, nội dung bài, ngày gởi.
- Thông tin về người gởi bài được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu, như tên đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ mail.
- Qủan lý các chủ đề bài gửi, các chủ đề này do người quản lý diễn đàn quy định và có thể thêm bớt.
Các dữ liệu lưu trữ
STT
Tên
Mục Tiêu
Thông Tin Lưu Trữ
1
BÀI VIẾT
Lưu trữ các thông tin liên quan đến bài viết
Mã bài viết, tiêu đề, phân mục forum, nội dung bài viết, ngày bài viết được tạo
2
PHÂN MỤC FORUM
Lưu trữ các thông tin liên quan đến phân mục forum
Mã phân mục forum, tên phân mục forum.
3
NGƯỜI GỞI BÀI
Lưu trữ các thông tin liên quan đến người tham gia diễn đàn.
Tên đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ Email.
4. Qủan trị diễn đàn
Chức năng của người quản trị diễn đàn là:
-Xoá các bài trên diễn đàn: Đây là một biện pháp để qủan lý nội dung của các bài viết gởi lên diễn đàn.
-Quản lý các chủ đề của diễn đàn:
. Xoá một chủ đề bất kỳ.
.Thêm vào chủ đề mới.
IV. Tin tức
1. Chức năng chính
Giúp cho người dùng có thể trao đổi các thông báo quan trọng, các tin tức thời sự trên thế giới, các kinh nghiệm học tập hay các trích dẫn quan trọng từ internet, nhằm làm phong phú thêm sự hiểu biết của mỗi người. Mục đích của trang tin giống như một tờ báo mà người dùng vừa là độc giả, vừa là tác giả của các bài viết mà mình muốn gởi lên trang tin.
.Gởi tin tức.
.Xem tin tức.
.Xoá tin.
.Hiển thị hoặc không hiển thị tin.
.Sửa tin.
.Tìm kiếm.
.Thông tin khác.
2. Các thông tin cần lưu trữ
STT
Tên
Mục Tiêu
Thông Tin Lưu Trữ
1
TIN BÀI
Lưu trữ các thông tin liên quan đến tin gởi lên
Mã tin, tiêu đề, trang tin, nội dung tin, ngày tin được tạo, người gởi tin.
2
TRANG TIN
Lưu trữ các thông tin liên quan đến trang tin
Mã trang tin, tiêu đề, mô tả mục đích.
3
NGƯỜI GỞI BÀI
Lưu trữ các thông tin liên quan đến người tham gia diễn đàn.
Tên đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ Email.
3. Qủan trị trang tin tức
Ngoài các hoạt động như một người sử dụng bình thường, người quản trị còn có các khả năng sau:
Cho phép hiển thị hoặc không hiển thị tin trên hệ thống.
Xoá, sửa các tin tức trên diễn đàn: Đây là một biện pháp để qủan lý nội dung của tin tức trên hệ thống.
-Quản lý các chủ đề của tin:
. Xoá, sửa một chủ đề bất kỳ.
.Thêm vào chủ đề mới.
CHƯƠNG II. SƠ ĐỒ PHÂN RÃ CHỨC NĂNG
Gởi tin
Xem tin
Thay đổi thông tin
Cập nhật tin
Trả lời bài
Gởi bài
Xem bài
Thêm chủ đề
Xoá chủ đề
Xoá bài
Liên hệ Admin
Download
sách
Đọc sách
Thay đổi thông tin
Cập nhật sách
User
Admin
User
Admin
User
Admin
CMS
THƯ VIỆN
DIỄN ĐÀN
TIN TỨC
Tìm kiếm
CHƯƠNG III: YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG
Hệ thống mới được xây dựng cần cho phép lưu trữ ,cập nhật sách, các bài viết ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA0667.doc