Mục lục
Bảng các thuật ngữ viết tắt 3
Chương I : Khái quát về mạng diện rộng 4
I. Định nghĩa mạng diện rộng 5
II. Các phương thức kết nối mạng diện rộng 5
Phương thức kết nối qua đường truyền tương tự 5
Phương thức kết nối qua đường truyền dẫn số 6
Phương thức kết nối qua mạng chuyển mạch gói 7
Phương thức kết nối qua mạng chuyển mạch tế bào 8
Phương thức kết nối qua mạng Internet 9 III. Cấu hình mạng diện rộng 9
Cấu hình Star 10
Cấu hình Ring 10
Cấu hình Mesh 11
Cấu hình Daisy – ch
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu tổng quan về mạng diện rộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ained 11
Cấu hình Backbone trong Backbone 12
IV. Các giao thức sử dụng trên mạng diện rộng 12
Mô hình tham chiếu OSI 12
Giao thức TCP/IP 14
Giao thức IPX/SPX 15
Giao thức SNA 16 V. Các công nghệ chuyển mạch sử dụng trong mạng diện rộng 18
Chuyển mạch kênh 18
Chuyển mạch gói 19
Chuyển mạch tế bào 21
VI . Các thiết bị liên kết mạng diện rộng 24
Repeater 25
Bridge 26
Router 26
Switch 27
Gateway 27
Chương II: Giới thiệu họ giao thức TCP/IP 30
I. Lịch sử phát triển của TCP/IP 30 II. Họ giao thức TCP/IP 30
Giao thức IP 30
Giao thức TCP 38
Giao thức UDP 41
Chương III: Thực trạng mạng thông tin số liệu Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) 44
I. Các môi trường truyền thông hiện nay của BIDV 45
II. Các ứng dụng hiện nay của BIDV 46
Hệ thống giao dịch trực tiếp 46
Hệ thống thanh toán giao dịch Quốc tế 47
Hệ thống ATM 48
Hệ thống thông tin báo cáo 48 III. Nhận xét về hệ thống CNTT của BIDV 49
Nhận xét chung về hệ thống mạng hiện tại của BIDV 49
Nhận xét về các dịch vụ của BIDV 49
Chương IV: Thiết kế giải pháp mạng diện rộng 50 I. Mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho việc thiết kế mạng diện rộng 51
Mục tiêu thiết kế mạng diện rộng 51
Các yêu cầu đặt ra cho việc thiết kế mạng diện rộng 51
II. Lựa chọn phương thức kết nối mạng diện rộng WAN 52
Dịch vụ LeaseLine 52
Dịch vụ DDN 53
Dịch vụ Local Loop 53
Dịch vụ PSTN 54
Dịch vụ Internet 54
dịch vụ X.25 54
III. Phân tích lựa chọn chuẩn giao thức trao đổi thông tin trên mạng diện rộng WAN 55
Lựa chọn giao thức trên mạng 55
Các giao thức ứng dụng của TCP/IP 56
IV. Tính toán băng thông cho mạng diện rộng 57 V. Hoạch định địa chỉ IP và đặt tên vùng trên mạng 61
Hoạch định địa chỉ IP 61
Đặt tên vùng trên mạng 63
VI. Thiết kế mô hình mạng diện rộng 64
Phân lớp mô hình kết nối mạng 64
Lớp Backbone 64
Lớp Distribution 66
Lớp Access 67
Sơ đồ kết nối mạng tổng thể 69
VII. Mô hình kết nối vào mạng Internet 70
VIII. ứng dụng Voice trên hệ thống mạng 71
IX. Hệ thống quản trị mạng diện rộng 73 X. Sơ đồ chi tiết mạng WAN 73
XI. Cấu hình các thiết bị mạng diện rộng 75
XII. Đánh giá hiệu quả của việc xây dựng mạng diện rộng WAN……………...77
Kết luận chung 78
Tài liệu tham khảo 79
Bảng các thuật ngữ viết tắt trong đồ án
A
ACK Acknowledgement
ARP Address Ressolution Protocol
ARPA Advanced Research Project
ATM Asynchronous Transfer Mode
B
B – ISDN Broadband-ISDN
C
CSU/DSU Channel Service Unit/Digital Service Unit
D
DCE/DTE Data Circuit-Terminal Equipment
DLC Data Link control
DNA Digital Network Architecture
DNS Domain Name System
DOD Department Of Defense
E
E – Mail Electronic mail
F
FCS Frame Check Sequence
FDDI Fiber Distribution Data Interface
FTP File Transfer Protocol
G
GGP Gateway to Gateway Protocol
H
HDLC High Lever Data Link Control
I
ICMP Internet Control Message Protocol
IP Internet Protocol
IPX Internet work
ISDN Intergrated Service Digital Network
L
LAN Local Area Network
LAP – B Link Access Procedure Balanced
LAP – D Link Access Procedure D Channel
LLC Logical Link Control
M
MAC Media Access Control
MAN Metropolitan Area Network
MODEM Modulation Demodulation
N
NMS Network Management System
NDS Network Operating System
O
OSI Open Systems Interconnection
P
PSTN Public Switched Telephone Network
PVC Permanent Virtual Circuit
S
SMTP Simple Mail Transfer Protocol
SNA System Network Architecture
SNMP Simple Network Management Protocol
SPX Sequenced Packet Exchange
T
TCP Transmision Control Protocol
TDM Time Division Multiplexing
U
UDP User Datagrame Protocol
UNI User to Network Interface
V
VC Virtual Circuit Indentifier
VPN Virtual Private Network
W
WAN Wide Area Network
Chương I
Khái quát về mạng diện rộng
I.định nghĩa về mạng diện rộng:
Mạng diện rộng wan (Wide Area Network) là mạng thông tin kết nối các hệ thống ,các mạng thông tin có khoảng cách địa lý khác nhau trải rộng trong nội bộ quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục .Các kết nối liên kết các mạng thường sử dụng các dịch vụ truyền dẫn được cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.
Mạng wan được chia làm 2 loại:
Mạng wan riêng của các doanh nghiệp, tổ chức ,tư nhân kết nối các cơ sở trực thuộc các doanh nghiệp đó.
Mạng wan công cộng dùng phổ biến cho đại chúng như các mạng truyền số liệu của các nhà cung cấp các dịch vụ truyền số liệu công cộng.
Trong phạm vi của đồ án này chủ yếu đề cập đến các vấn đề về mạng số liệu diện rộng cho các doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về mạng diện rộng wan ,chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các phương thức kết nối, các cấu hình mạng ,các công nghệ chuyển mạch đang được sử dụng hiện nay và các giao thức sử dụng trong mạng wan.
II.các phương thức kết nối mạng diện rộng.
Mạng diện rộng wan là mạng trải rộng trên một địa hình rộng lớn kết nối các mạng tại các khu vực khác nhau nên đa số các đường truyền dẫn kết nối đều được thực hiện qua mạng truyền thông công cộng. Một số phương thức kết nối được sử dụng hiện nay là:
Phương thức kết nối qua đường truyền tương tự.
Phương thức này sử dụng các thiết bị truy nhập mạng chủ yếu là Modem kết nối với hệ thống cáp truyền dẫn của mạng điện thoại. Phương thức này được chia làm 2 loại:
Hệ thống đường Dial-up: Đặc điểm của hệ thống này là có tốc độ và băng tần truyền dẫn thấp do phải chia sẻ băng tần với các hệ thống khác và việc truy cập
tới hệ thống này chỉ đơn giản là sử dụng một Modem thay thế cho máy điện thoại . Nhược điểm của hệ thống này là có lưu lượng truyền thất thường ,vì vậy trong quá trình truyền dữ liệu nếu lưu lượng truyền quá thấp thì Modem sẽ tự ngắt. Tuy nhiên , hệ thống này có ưu điểm là cước phí rẻ nên nó phù hợp với các ứng dụng không trực tuyến như dùng cho các truy nhập từ một máy tính đến hệ thống mạng theo kiểu truy cập xa(remote access) hay từ mạng các lan vào hệ thống mạng theo kiểu dial-on-demand.
Hệ thống đường lease line ( dedicated line): Là hệ thống thông tin được thiết lập qua các đường truyền dẫn kết nối cố định giữa 2điểm. Đường truyền dẫn này được thuê cố định của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.Các thiết bị truy nhập mạng thường sử dụng là modem. Ưu điểm của đường lease line là không phải chia sẻ băng tần với các hệ thống khác cùng sử dụng các dịch vụ viễn thông và có hệ số an toàn ,bảo mật cao hơn so với các kết nối dial-up. Tuy nhiên ,do các nhà cung cấp dịch vụ phải dành riêng cho kết nối thuê bao vì vậy cước phí phải trả cho đường lease line là khá cao . Hệ thống này thường được sử dụng cho các kết nối trực tiếp(on-line).
Node
D
Node
C
NodeA
Node
B
Hình 1.1-Kết nối qua đường Lease-line
Phương thức kết nối qua các đường truyền dẫn số .
Phương thức truyền dẫn số (digital) cung cấp môi trường truyền dẫn số tốc độ cao và an toàn hơn so với truyền dẫn tương tự .Các kênh truyền dẫn số được thuê cố
định kết nối điểm nối qua mạng truyền thông .Tốc độ của đường truyền dẫn số linh hoạt từ 2,4kbsp; 4,8kbsp đến các tốc độ Mbps và chất lượng truyền dẫn có thể đảm bảo đến 99% không xảy ra lỗi trên đường truyền.
Đặc điểm của kết nối số là không truy nhập qua modem mà số liệu được truyền từ Bridge hay Router qua thiết bị csu/dsu(Chanel Service Unit/Data Service Unit).Thiết bị này sẽ truyền tín hiệu số chuẩn do máy tính phát sinh thành các tín hiệu truyền dẫn số (lưỡng cực) và truyền đi qua đường truyền dạng số cao tốc.
Một số đường truyền dẫn số hay sử dụng:
T1/E1: Đây là dạng đường truyền dạng số được sử dụng rộng rãi nhất với công nghệ truyền điểm điểm sử dụng 2 đôi dây (một đôi truyền và một đôi nhận)truyền với tốc độ 1,544Mbps cả 2 chiều.T1 được sử dụng để truyền tín hiệu tiếng nói ,dữ liệu ,video dạng số.Tuy nhiên ,hiện nay T1 là một trong số những liên kết wan đắt tiền nhất.Vì vậy người thuê bao nếu không có khả năng sử dụng toàn bộ giải thông,có thể thuê 1 hoặc nhiều kênh T1 theo nhiều phần 64 kbps(n.64kbps). Ngoài loại đường truyền T1 ra thì còn có một loại đường truyền nữa cũng được sử dụng rộng rãi ở một vài quốc gia đó là E1. Nó rất giống T1 nhưng tốc độ truyền tín hiệu lên đến 2048 Mbps.
T3/E3: Bao gồm 28/16 kênh T1/E1 cho nên nó cung cấp tốc độ truyền dẫn khoảng 45/34 Mbps.Vì tốc độ cao nên T3/E3 đòi hỏi phương tiện truyền có băng tần cao như cáp quang ,vi ba số hay đường truyền vệ tinh.
Phương thức kết nối qua mạng chuyển mạch gói.
Phương thức này thực hiện truyền số liệu qua các mạng chuyển mạch gói .Số liệu được chia thành các gói thông tin,mỗi gói được gán một địa chỉ đích và được truyền qua các nhánh mạng đến bên thu tại các thời điểm khác nhau.Tại đầu thu các gói thông tin sẽ được kiểm tra thứ tự và tổ hợp lại thành bản tin như bản tin gốc .
Hiện nay có một số dịch vụ chuyển mạch gói đã và sẽ được đưa vào sử dụng bao gồm:
Dịch vụ X25:Được ứng dụng rộng rãi vào những năm 1976 cho nhu cầu sử dụng của các thiết bị đầu cuối xa để kết nối với Main-Frame.X25 cung cấp khả năng kiểm tra lỗi chặt chẽ và nó đảm bảo việc truyền số liệu tốt đặc biệt đối vơí các khu vực chất lượng đường truyền kém.Tuy nhiên nó bị hạn chế về tốc độ,X25 có tốc độ nhỏ hơn 64 Kbps.
Frame Relay:Là công nghệ dựa trên phần nào công nghệ chuyển mạch gói X25 nhưng bỏ qua việc hỏi đáp, phát hiện lỗi và sửa lỗi ở lớp 3 nên Frame Relay có khả năng truyền tải nhanh hơn hàng chục lần(khoảng 2Mbps) so với X25.Frame Relay rất thích hợp cho truyền số liệu tốc độ cao.Tuy nhiên điều kiện tiên quyết để sử dụng công nghệ này là chất lượng mạng truyền phải tốt. Nếu xét đến mô hình 7 lớp osi thì Frame Relay làm việc chủ yếu ở tầng liên kết dữ liệu (data link).
Hình 1.2-Mạng chuyển mạch gói
Phương thức kết nối qua mạng chuyển mạch tế bào.
Mạng chuyển mạch tế bào là mạng ứng dụng công nghệ truyền không đồng bộ atm(Asynchronous Transfer Mode),nó có khả năng cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao, tốc độ truyền thường từ 25 Mbps đến 622Mbps và có thể đạt tới tốc độ
Gigabit/s. Các gói thông tin để truyền thường là các gói có kích thước cố định (được gọi là cell). Loại mạng này rất được ưa chuộng trong các kết nối mạng đa dịch vụ có yêu cầu về tốc độ cao (ví dụ: Hội nghị truyền hình) hay các kết nối ở lớp backbone trong các mạng diện rộng.
Phương thức kết nối qua mạng Internet.
Sự ra đời của mạng thông tin toàn cầu (Internet) đã tạo ra một phương thức kết nối mạng wan mới có thể mở rộng toàn cầu và cước phí rẻ, đó là phương thức kết nối qua Internet. Phương thức này có đặc điểm kết nối qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet (isp:Internet Service Provider) với cước phí trả theo tháng ngoài ra không phải trả cước phí phụ nào.Thông tin bao gồm thông tin thoại và số liệu được truyền qua các kênh truyền dẫn của mạng Interner để tới đích .
Để tăng độ an toàn và độ riêng biệt, các kết nối qua Internet có thể sử dụng dịch vụ vpn(Virtual Private Network).
Vpn được định nghĩa là mạng riêng biệt ảo truyền thoại và số liệu qua mạng Internet. Có 2 phương pháp tạo vpn đó là:
Transport Mode:Mã hoá phần dữ liệu của các gói ip để truyền qua internet.Riêng phần header thì vẫn giữ nguyên để Router chuyển gói thông tin đến chính xác .
Tunnel Mode:Các gói thông tin dạng ip,ipx,sna...được mã hoá và gói gọn vào gói ip mới để chuyển qua internet. Phương pháp này có ưu điểm an toàn hơn phương pháp trên vì che giấu được địa chỉ nguồn và đích .
Phương thức kết nối qua internet có nhược điểm là phải chia sẻ băng tần,độ an toàn thấp,dễ bị đột nhập qua mạng dẫn đến việc phải xây dựng thêm các hệ thống thiết bị bảo vệ như Firewall.
III.các cấu hình mạng diện rộng.
Giống như mạng lan ,mạng diện rộng wan cũng có các cấu hình liên kết mạng khác nhau để tạo ra sự liên kết tối ưu trong mạng. Một số cấu hình cơ bản của mạng như sau:
Cấu hình star (Hình sao):
Hình 1.3- Cấu hình mạng star
Cấu hình sao bao gồm một nút mạng trung tâm và các nút mạng khác kết nối vào nút mạng trung tâm này.Tất cả các đường kết nối mạng đều tập trung vào nút mạng trung tâm. Sẽ có ít nhất là N-1 đường kết nối ứng với N node mạng. Cấu hình mạng sao này thường được sử dụng trong môi trường mạng như lan hub, atm switch hub hay hệ thống truy nhập từ xa. Hub trung tâm là hệ thống đa cổng quản lý các số lượng kết nối.
Cấu hình Ring (Vòng):
Hình 1.4- Cấu hình mạng Ring
Trong cấu hình Ring, mỗi node mạng liên kết với hai nút mạng khác cạnh nó tạo thành một mạng khép kín.
Cấu hình Mesh.
Cấu hình này gồm nhiều node mạng, mỗi node liên kết với nhiều Node khác.Với full mesh thì N node có N(N-1)/2 kết nối giữa các mạng. Ưu điểm của cấu hình này là có thể chia sẻ lưu lượng và kết nối ít khi bị gián đoạn.
Node
B
Node
A
Node
C
Node
E
Node
D
Hình 1.5- Cấu hình mạng Mesh
Cấu hình mạng Daisy-chained:
Đây là cấu hình kết hợp bởi 2 cấu hình Star và Ring.
Hình 1.6-Cấu hình Daisy-chained
Cấu hình Backbone trong Backbone.
Trong nhiều trường hợp cấu hình node mạng truy độc lập với cấu hình các node mạng backbone và các node truy cập vùng khác tạo thành backbone trong backbone.
Hình 1.7-Cấu hình mạng Backbone trong Backbone
IV.các giao thức sử dụng trên mạng diện rộng(wan).
Các giao thức là các chuẩn liên kết trong mạng. Giao thức như một ngôn ngữ ,cách diễn đạt xuyên suốt các dạng truyền thông. Nói một cách khác giao thức là các luật,các định nghĩa để các máy tính có thể hiểu và giao tiếp được với nhau. Sau đây là một số giao thức hay sử dụng hiện nay cho wan:
Mô hình tham chiếu OSI.
Dãy giao thức osi là một tầng của mô hình 7 lớp osi là mô hình do ios (Internation Orgnization for Standard) đưa ra vào năm 1977 với mục đích làm mô hình chuẩn cho các hãng sản xuất thiết bị mạng.
Mô hình gồm 7 lớp:
Hệ thống mở A
Giao thức tầng 7
Hệ thống mở B
7
APPLICATION
Giao thức tầng 6
ứng dụng
7
6
PRESENTATION
Giao thức tầng 5
Trình diễn
6
5
SESSION
Giao thức tầng 4
Phiên
5
4
TRANSPORT
Giao thức tầng 3
Giao vận
4
3
NETWORK
Giao thức tầng 2
Mạng
3
2
DATA LINk
Giao thức tầng 1
Liên kết dữ liệu
2
1
PHYSICAL
Vật lí
1
Đường truyền vật lý
Trong đó :
Lớp vật lý (Physical):Liên quan đến nhiệm vụ truyền dòng bít không có cấu trúc qua đường truyền vật lý ,truy nhập đường truyền vật lý nhờ các phương tiện điện cơ ,hàm thủ tục.
Lớp liên kết dữ liệu (Data link): Cung cấp phương tiện để truyền thông tin qua liên kết vật lý đảm bảo đáng tin cậy,gửi các khối dữ liệu (frame) với các cơ chế đồng bộ hoá ,kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu cần thiết.
Lớp mạng (Network): Thực hiện việc chọn đường và chuyển tiếp thông tin với công nghệ chuyển mạch thích hợp,thực hiện việc kiểm soát luồng dữ liệu và cắt hợp dữ liệu nếu cần.
Lớp giao vận(Transport): Thực hiện việc truyền dữ liệu giữa 2 đầu mút (end-to-end); thực hiện cả việc kiểm sóat lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu giữa 2 đầu mút. Đồng thời cũng có thể thực hiện việc ghép kênh cắt hợp dữ liệu nếu cần.
Lớp phiên(Session): Cung cấp phương tiện quản lý truyền thông giữa các ứng dụng.
Lớp trình bày (Presentation): Chuyển đổi cú pháp dữ liệu để đáp ứng yêu cầu truyền dữ liệu của các ứng dụng qua môi trường osi.
Lớp ứng dụng(Application): Cung cấp phương tiện để người sử dụng có thể truy nhập được vào môi trường osi, đồng thời cung cấp các dịch vụ thông tin phân tán .
Điều hấp dẫn của tiếp cận osi chính là ở chỗ nó hứa hẹn giải pháp cho vấn đề truyền thông giữa các máy tính không giống nhau . Hai hệ thống ,dù khác nhau đều có thể truyền thông với nhau một cách hiệu quả nếu chúng đảm bảo các yêu cầu sau:
Chúng cài đặt cùng một tập các chức năng truyền thông .
Các chức năng đó được tổ chức thành cùng một tập các tầng .
Các tầng đồng mức phải cung cấp các chức năng như nhau .
Các tầng đồng mức phải sử dụng một giao thức chung.
Giao thức TCP/IP.
Tcp/ip (Transmission Control Protocol) là một dãy giao thức theo đúng tiêu chuẩn công nghiệp ,cung cấp truyền thông đa chủng loại. Đại đa số các mạng đều chấp nhận tcp/ip như một giao thức. Do tính phổ biến,tcp/ip đã trở thành tiêu chuẩn thực tế cho liên mạng .
Các giao thức khác được viết riêng cho dãy tcp/ip bao gồm:
Giao thức chuyển thư đơn giản smtp(Simple Mail Transfer Protocol)-Email.
Giao thức chuyển tập tin (File Transfer Protocol-ftp). Dùng để trao đổi tập tin giữa các máy tính chạy tcp/ip.
Giao thức quản lý mạng đơn giản (Simple Net Managerment Protocol-snmp).
Chi tiết về giao thức TCP/IP sẽ được trình bày cụ thể trong chương sau.
Giao thức IPX/SPX.
Giao thức ipx/spx (Internetwork Packet Exchange/Sequence packet exchange) là giao thức liên kết của mạng Novell Netware (Hệ điều hành lan). Gần giống như ip, ipx là giao thức liên kết mạng theo dạng “Datagram Service”. ipx tương ứng với lớp mạng đảm bảo các chức năng về định tuyến số liệu trên mạng exchange .spx nằm ở lớp giao vận (Transport).So sánh với giao thức tcp/ip thì spx giống tcp còn ipx giống ip. ipx là giao thức connectionless còn spx là connection-oriented.
3.1. Cấu trúc gói ipx gồm .
Phần dữ liệu
Phần header khoảng 30 byte bao gồm các thông tin về mạng, Node, địa chỉ socket của điểm nguồn và đích .
Chiều dài gói ipx ngắn nhất là 30 byte và dài nhất là 65.535 byte, trên thực tế thường dùng là 1500 byte.
3.2. Địa chỉ ipx gồm: địa chỉ mạng và địa chỉ Node.
Địa chỉ mạng (Network address): Được tạo ra khi cài đặt máy chủ (Server) sơ khởi ban đầu.
Địa chỉ Node(Node address): Là địa chỉ phần cứng trên card giao diện mạng.
Ngoài ra còn địa chỉ socker có chức năng nhận dạng phần mềm xử lý trên máy vi tính.
Địa chỉ ipx có độ dài 12 byte theo dạng hexadecimal.
Spx là giao thức connection-oriented. spx thiết lập kết nối giữa các Node mạng độc lập với data link trong các kết nối giữa các Router. Khi spx thiết lập nối kết thì chưa một dữ liệu nào được truyền đi cho tới khi kết nối được kết nối xong. spx dùng ipx để định tuyến phần gửi dữ liệu đồng thời cung cấp chức năng bảo vệ các dòng dữ liệu mà ipx không có.
2
2
1
1
4
6
2
4
6
2
DATA
Source Socket
Source Node
Source Network
Destination Socket
Destination Node
Destination Network
Packet Type
Transport Control
Packet Length
Checksum
Hình 1.9- Cấu trúc gói thông tin ipx
Giao thức SNA (System Network Architecture).
Sna do ibm đưa ra vào năm 1974, sna là giao thức để chuẩn hoá các hệ thống mạng máy tính của ibm theo mô hình xử lý tập trung qua máy tính lớn Mainframe và các hệ xử lý tương tác với người sử dụng. sna có cấu trúc phân lớp tương tự như mô hình 7 lớp osi gồm 2 nhóm chức năng chính :
4.1. Chức năng điều khiển mạng (Network Control function) gồm:
Lớp vật lý và liên kết dữ liệu:Thực hiện các chức năng như trong mô hình osi.
Lớp điều khiển đường (path control): Bao gồm các chức năng điều khiển luồng, định tuyến logic nối 2 điểm qua mạng và thiết lập các kết nối giữa 2 điểm mạng.
Lớp truyền dẫn (Transmission layer): Là giao thức connection - oriented quản lý các phiên liên kết sna với các nhiệm vụ thiết lập, duy trì và huỷ bỏ kết nối.
Lớp dòng dữ liệu (data flow layer): Giám sát dòng số liệu và điều khiển quá trình hội thoại giữa các điểm đầu cuối và ngăn ngừa tràn số liệu (overflow).
4.2. Chức năng dịch vụ mạng(Network service function).
Lớp trình bày (Presentation): Định dạng biểu diễn số liệu và các chức năng chuyển đổi dữ liệu như dịch nén và mã hoá số liệu.
Lớp giao dịch(Transaction): Gồm các giao diện với người sử dụng để thiết lập cấu hình và quản lý hoạt động mạng.
Một số thiết bị kết nối mạng theo giao thức sna:
Cluster Controller/Terminal controller: Kết nối và điều khiển một nhóm từ 8 đến 32 coax-attached terminal.
Establish Controller Unit(ecu): Đây là một dạng Cluster Controller có vai trò như Gateway cho Mainframe kết nối với các mạng khác như Token Ring, Ertherner.
Communication controller(cc) và Front-end Processor(fep): Cung cấp chức năng kết nối Cluster Controller tới các Mainframe qua ncp (Network Control protocol).
Interconect Controller: Kết nối trực tiếp cho Mainframe tới các sna như Token Ring, Erthernet.
Hệ thống lập địa chỉ mạng:
LU(Logical Unit): Thực hiện các truy cập và truyền thông tin giữa các vùng (domain).
PU(Physical Unit): Quản lý các LU, quản lý mạng và các đường kết nối qua mạng viễn thông.
SSCP(System service control point): Định nghĩa các điểm lẻ trong các vùng(domain).
Pu, cu, sscp tạo thành các đơn vị đánh địa chỉ mạng nau (Network Addressable Unit) định dạng địa chỉ mạng cho các thiết bị theo chuẩn sna. Hiện nay sna được phát triển để phù hợp với các kiến trúc phân tán, peer to peer...để dễ dàng kết nối với các giao thức mạng khác. Các giao thức mới trong họ sna là appn (Advance peer to peer networking) và appc (Advance program to program Communication) đang được phát triển đáp ứng chức năng liên kết mạng với các loại giao thức trong sna.
V. Công nghệ chuyển mạch sử dụng trong wan.
Hiện nay các thiết bị chuyển mạch trên thị trường truyền thông chủ yếu sử dụng các công nghệ chuyển mạch như sau:
Chuyển mạch kênh ( Circuit switching ).
Chuyển mạch gói ( Packet switching ).
Chuyển mach tế bào ( Cell switching ).
Chuyển mạch kênh.
Hệ thống chuyển mạch kênh là hệ thống thiết lập kênh liên lạc dành riêng (dediated) kết nối cho hai điểm trong mạng.Ví dụ như liên lạc điện thoại trong mạng điện thoại.
Một số điểm của chuyển mạch kênh:
Kết nối điểm ( end to end ) phải được thiết lập trước khi quá trình trao đổi thông tin bắt đầu. Các kênh này có thể là cố định ( Lease line ) hoặc phải quay số trước khi thiết lập (Dial – up ).
Khi kênh được thiết lập ta có thể truyền các loại thông tin khác nhau đồng thời có thể sử dụng các phương pháp phân chia gói số liệu để truyền giữa hai điểm.
Hệ thống chuyển mạch kênh thường kết hợp với phương thức ghép tách kênh theo thời gian TDM ( Time Division Multiplexer ). TDM là công nghệ trên băng tần cơ bản ( Base Band ) ghép chèn các kênh số liệu riêng lẻ vào một dòng bít trên đường truyền. Trong quá trình truyền mỗi kênh sẽ được phân chia khe thời gian (32 hoặc 24 khe) trên đường truyền dẫn. Chính vì việc truyền phân chia kênh khe thời gian mà dẫn đến tình trạng khi một kênh nào đó ngưng truyền số liệu thì nó vẫn chiếm khe thời gian đó, vì vậy dẫn đến không tận dụng được băng tần. Đây cũng chính là nhược điểm của chuyển mạch kênh so với chuyển mạch gói.
Circuit
Switch
Circuit
Switch
A
A B B
C C
Hình 1.10- Hệ thống chuyển mạch kênh
Chuyển mạch gói.
Chuyển mạch gói là kỹ thuật phân chia thông tin thành từng gói và truyển qua mạng theo nhiều đường kết nối. Các gói có thể đi theo nhiều con đường khác nhau.Vì không có một con đường cố định trước nên nó có thể tăng giảm giải thông khi yêu cầu và có nhiều con đường kết nối nên packet có thể được định tuyến qua các con đường khác nhau khi có một đường bị gián đoạn việc truyền số liệu.
Gói thông tin (packet) bao gồm thông tin cần truyền cộng thêm phần header chứa các thông tin về việc điều khiển quản lý việc truyền gói tin.
Chuyển gói mạch là một trường hợp đặc biệt của “Address multiplexing” và có thể thực hiện chức năng như statistical multiplexer. Chuyển mạch gói cho phép nhiều người sử dụng chia sẻ một mạng truyền dẫn riêng lẻ bởi việc cung cấp bộ đệm (buffer) được sử dụng khi tràn số liệu. Chuyển mạch gói có thể điều khiển chất lượng các kênh truyền bằng việc phân phối băng tần, không gian bộ đệm và điều khiển lưu lượng.
Hình1.11 Chuyển mạch gói
Các chuẩn giao thức sử dụng phổ biến hiện nay là X25 và Frame Relay. Các giao thức chủ yếu gồm các lớp mô hình OSI :
Lớp vật lý: Định nghĩa giao diện điện, vật lý từ DTE tới các Node truy nhập mạng.
Lớp Link Access: Định nghĩa cấu trúc gói dữ liệu, thực hiện các chức năng phát hiện sửa lỗi, truyền lại gói thông tin hỏng, điều khiển luồng ( flow control) và kết hợp các kết nối logic.
Lớp Packet: Định nghĩa tuyến trên các đường nối ảo để truyền gói dử liệu. Một số kênh nối ảo của chuyển mạch gói sử dụng các kết nối mạng WAN bao gồm:
Kênh do cố định PCV ( Permanent Virtual Curcuit): Mỗi thiét bị đầu cuối mạng diện rộng WAN phải có một địa chỉ gọi là DNA ( Data Network Addess) để các thiết bị đầu cuối khác có thể gọi được. Với mỗi cặp DNA, ta có thể tạo một số kênh ảo cố định kết nối chúng và khi có các cuộc trao đổi thông tin giữa chúng mạng sẽ không cần phải xử lý các gói tin thiết lập cuộc gọi.
Kênh do chuyển mạch ( Swicthing Virtual Curcuit): Kênh ảo chuyển mạch SVC là khi bắt đầu có nhu cầu tới mạng gói tin SETUP, mạng nhận gói tinh này xem xét các gói tin này xem xét các tham số , nếu là hợp lệ thì gói tin sẽ được chuyển đến đầu cuối bị gọi. Nếu cuộc gọi được chấp nhận, đầu cuối bị gọi sẽ chuyển gói tin CONECT tới mạng để chuyển tới đầu cuối gọi. Đầu cuối gọi sau khi nhận được gói tin đó sẽ gửi gói tin CONECT ACKNOWLEDGE tới mạng để xác nhận và mạng cũng gửi gói tin này tới đầu cuối bị gọi. Khi đó kết thúc giai đoạn thiết lập cuộc gọi, các đầu cuối chuyển sang giai đoạn trao đổi thông tin cho nhau.
Kênh ảo nối đa điểm MVC ( Multicast Virtual Circuit): Mạng Frame Relay có thể cung cấp khả năng phát hoặc nhận số liệu giữa một đầu cuối với nhiều đầu cuối khác nhờ kỹ thuật MVC. Hiện nay kỹ thuật này mới được áp dụng với loại kênh PVC còn với SVC vẫn đang còn trong giai đoạn nghiên cứu.
Chuyển mạch gói cung cấp dịch vụ truyền số liệu tốc độ cao ( đặc biệt là Frame Relay) từ 56/64 Kbps tới Mbps.
Công nghệ chuyển mạch tế bào ( cell switching).
Chuyển mạch tế bào mà đặc trưng là ATM (Asynchronous Transfer Mode) là một công nghệ mới. ATM cung cấp dịch vụ chuyển mạch gói tốc độ cao ( fast packer) có thể nâng tốc độ truyền số liệu tới hàng Gbps.
ATM là công nghệ tạo các kết nối theo kiểu connection-oriented. Các phân lớp ATM gồm:
Lớp vật lý: Bao gồm các giao diện đường truyền về điện , vật lý, phân chia tốc độ tế bào tạo và xác định tín hiệu HEC, nhận dạng biên của tế bào , tạo và xác định khung truyền dẫn.
Lớp ATM : Định nghĩa dạng tế bào , điều khiển lưu lượng cung , tạo và tách thông tin ghép đầu , dịch các tế bào VPI/VCI và ghép, tácth tế bào.
Lớp ATM Adaptation: Thực hiện các quá trình chuyển đổi thông tin từ các lớp trên vào tế bào ATM. Ví dụ như chuyển đổi các gói dữ liệu IP, Ethernet…thành dạng tế bào ATM.
Để đáp ứng được nhu cầu đa dịch vụ, mọi thông tin ( dữ liệu, âm thanh, hình ảnh ) đều được tổ chức thành các tế bào ATM để truyền trong mạng Atm. Các tế bào này có kích thước cố định là 53 byte phù hợp với chuẩn CCITT. Có 2 kiểu cấu trúc của tế bào:
Kiểu UNI ( user network interface) dùng để kiểm tra khi đi qua giao diện người dùng và mạng.
NNI ( Network Node Interface) dùng để kiểm tra khi đi qua giao diện giữa 2 Node của mạng hay giữa 2 mạng khác nhau.
Bên cạnh các loại tế bào thuộc loại người dùng đã đặt hàng, còn có các loại tế bào bảo trì, cho phép kiểm tra chất lượng các đường nối và báo động mọi trục trặc xảy ra.
Tùy theo các dạng thông tin (âm thanh, hình ảnh, dữ liệu...) sẽ được phân chia thành các loại tương ứng A, B, C, D ...với mỗi loại có một hàm thích nghi ATM, được ghi vào phần thông tin và được đưa vào ở thiết bị đầu cuối, bộ phát, bộ thu và các bộ phận thích nghi( Adapter layer).
Các tế bào ATM được phát ra từ bộ phát và được trộn kênh trên các đường truyền. Trộn kênh của ATM là đồng bộ ở mức vật lý nhưng không đồng bộ ở mức thông tin vì phần thông tin trong các tế bào không liên hệ gì với vị trí của tế bào trong thời gian. Trong quá trình trộn, phải đảm bảo các tế bào
không mất đi, do vậy phải thiết lập được mối liên hệ giữa chiều dài của hàng tế bào L ( thể hiện số lượng) và thời gian dịch vụ T.
Các tế bào đi vào cổng nhưng có thể được chuyển mạch tới một hoặc nhiều cổng ra. Khi nhiều tế bào thuộc nhiều mốc mạch khác nhau đồng thời cùng đến một cổng ra thì một số tế bào được truyền vào bộ đệm nằm chờ đề sau đó lại gửi tiếp. Để giảm tải, các tế bào rỗng được rút ra khi qua chuyển mạch, sau đó lại được bù vào.
Các chuyển mạch ATM làm việc nhanh vì nó không cần đến các phần mềm thủ tục nào.
Kết nối mạch trong ATM có 2 loại: Lộ trình ảo nhận dạng bằng mã VPL, kênh ảo nhận dạng bằng mã VPI + VCL.
Lộ trình ảo chứa một số kênh ảo và một đường truyền(vật lý) có thể chia vài lộ trình ảo. Nối mạng được xác định bằng các mã nhận dạng móc liền nhau ứng với các đường nối liên tiếp giữa các Node mạng. Nối mạng ATM còn được đặc trưng bằng tốc độ bít, các chuẩn mô tả nối mạch và vận chuyển, cách kiểm tra nối mạch...
Để có thể hiểu rõ hơn về 3 loại hình chuyển mạch: Chuyển mạch gói, Frame Relay, ATM ta có thể tham khảo biểu đồ sau:
Hệ thống
Chuyển mạch gói
Frame Relay
ATM
Đơn vị truyền
Packet
Data
Header
Header
Data
Frame Relay
Header
Data
Cell
Sấp xỉ 4K bytes
Sấp xỉ 4K bytes
53bytes (Cố định)
Biểu đồ
Tốc độ truyền
Sấp xỉ64 Kpbs
Sấp xỉ 2Mbps
Sấp xỉ 2,5Mbps
Điều khiển khi gặp lỗi
Phát lại (Retransmit)
Loại bỏ (Discard)
Loại bỏ (Discard)
Trễ khi truyền
Lớn
Bình thường
Nhỏ
ứng dụng
Truyền dữ liệu
Truyền dữ liệu
Kết nối các LAN
Truyền dữ liệu
Kết nối các LAN
Multimedia
1.12- Biểu đồ so sánh 3 loại công nghệ chuyển mạch gói.
VI. Các thiết bị liên kết mạng.
Việc kết nối mạng LAN thành các mạng lớn hơn nhằm tăng kích thước mạng trong môi trường hiện có. Các công cụ có thể cho phép chúng ta thực hiện được mục đích này là:
Repeater
Bridge
Router
Gateway
Switch
Layer 1
Repeater
Layer 2
Bridge
Layer 3
Router
Layer 4
Switch
Repeater ( Bộ chuyển tiếp ).
Là thành phần đơn giản nhất được sử dụng để mở rộng mạng LAN. Chúng hoạt động tại tầng vật lý trong mô hình OSI để khuyếch đại tín hiệu và chuyển tiếp tín hiệu.
Muốn chuyển tiếp tín hiệu từ đoạn mạng này sang đoạn mạng khác thì yêu cầu gói dữ liệu và giao thức LLC ( Logical Link Control) phải giống nhau trên mỗi đoạn mạng. Ví dụ như bộ chuyển tiếp không thể liên lạc giữa mạng LAN 802.3 ( Ethernet) và 802.5 ( Token Ring). Một số bộ chuyển tiếp cao cấp đóng vai trò như một hub đa cổng và có thể kết nối các phương tiện truyền dẫn khác nhau ( như cáp đồng và cáp quang). Tuy nhiên bộ chuyển tiếp có nhược điểm đó là không hoạt động được khi:
Lưu lượng truyền không quá lớn.
Đoạn mạng sử dụng với các phương pháp truy nhập khác nhau, như một bên sử dụng Ethernet còn một bên là Token Ring.
Bridge (Cầu nối).
Là một thiết bị mềm dẻo hơn nhiều so với Repeater. Một Repeater chuyển đi tất cả các tín hiệu nó nhận được còn Bridge có chọn lọc và chỉ chuyển đi các tín hiệu có đích ở phần mạng phía bên kia. Bridge có thể làm được như thế vì mỗi thiết bị trên mạng đều có ._.một địa chỉ duy nhất, và địa chỉ đích được đặt trong phần Header của mỗi gói tin được truyền đi.
Hoạt động tương đương với tầng Data link , Phsical trong mô hình OSI. Ngoài các chức năng như bộ chuyển tiếp cầu nối còn có một số ưu điểm sau:
Có khả năng làm giảm hiện tượng tắc nghẽn khi số lượng máy tính nối vào mạng quá lớn. Bằng cách chia nó ra làm 2 mạng riêng biệt nhằm giảm bớt lưu lượng truyền thông trên mỗi mạng.
Có khả năng nối kết các mạng LAN khác nhau như Ethernet và Token Ring và truyền gói dữ liệu giữa chúng.
Router(Bộ định tuyến).
Router là thiết bị ²thông minh " hơn Bridge vì nó có thể chọn được các đường tối ưu cho 2 hay nhiều mạng.
Hoạt động ở tầng Network của mô hình OSI. Router có thể nhận diện địa chỉ mạng (Brigde không làm được), sàng lọc địa chỉ. Chúng cũng quyết định lộ trình tốt nhất cho dữ liệu truyền đi. Người ta thường sử dụng bộ định tuyến để:
Nối kết hai mạng và hạn chế lưu thông không cần thiết.
Phân chia các mạng quản trị.
Switch ( Bộ chuyển mạch).
Ta có thể coi Switch hoạt động gần giống một Hub và một Router. Chức năng của Switch là cùng một lúc duy trì nhiều cầu nối giữa các thiết bị mạng bằng cách dựa vào một loaị đường truyền xương sống (backbone) nội tại tốc độ cao. Switch có nhiều cồng, mỗi cổng có thể hỗ trợ toàn bộ Ethernet LAN hoặc TokenRing.
Ngoài ra bộ chuyển mạch cung cấp khả năng lọc gói dữ liệu giữa một số mạng LAN riêng biệt.
Switch là loại thiết bị mạng mới, nhiều người cho rằng nó có thẻ trở lên phổ biến nhất vì nó là bước đầu tiên trên con đường chuyển sang chế độ truyền không đồng bộ ATM.
Gateway ( Cổng giao tiếp).
Hoạt động ở hầu hết các tầng trong mô hình 7 lớp OSI. Cổng giao tiếp cho phép truyển thông giữa các kiến trúc mạng và môi trường khác nhau. Cổng giao tiếp nhận dữ liệu từ một môi trường, tước bỏ chồng giao thức cũ và đóng gói lại theo chồng giao thức của trạm đích.
GATE WAY
Người ta thường sử dụng cổng giao tiếp để liên kết hai hệ thống không sử dụng cùng:
Giao thức truyền thông
Cấu trúc định dạng dữ liệu
Ngôn ngữ
Kiến trúc mạng
Cổng giao tiếp liên kết các mạng không đồng nhất, ví dụ như: Microsoft Window NT với SNA(System Network Architecture) của IBM. Chúng thay đổi dạng thức dữ liệu cho phù hợp với chương trình ứng dụng tại đầu nhận.
Chương 2
Giao thức Tcp/ip
Giới thiệu họ giao thức TCp/ip
Đối với mạng diện rộng WAN việc chọn giao thức là một điều hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng tới các ứng dụng sẽ được sử dụng trên mạng mà các ứng dụng này là kết quả cuối cùng cho bất kỳ hệ thống mạng nào.
TCP/IP hiện nay được coi là một giao thức hoạt động tốt và hiệu quả trên hệ thống mạng diện rộng. Người ta dự đoán trong một tương lai không xa tất cả các ứng dụng như data, video, voice và cả wireless đều chạy theo giao thức này. Hơn nữa TCP/IP còn được hỗ trợ ở hầu hết các thiết bị mạng, bảo đảm sự tương thích cao và khả năng mở rộng, nâng cấp trong tương lai.
Để hiểu rõ hơn về giao thức TCP/IP chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số đặc điểm của giao thức này.
I. lịch sử phát triển của tcp/ip.
Họ thủ tục TCP/IP là thủ tục được phát triển để dùng trong mạng của quốc phòng Mỹ vào đầu những năm 70, mạng này được gọi là APANET. Sau đó mạng này được mở rộng và phát triển thành mạng Internet ngày nay. Họ thủ tục TCP/IP được dung frộng rãi trong Internet và ngày càng tỏ rõ ưu thế của nó. TCP/IP còn là họ thủ tục cơ sở cho hệ điều hành UNIX, WINDOWS, NT và ngày nay NOVELL NETWARE đang chuyển sang dùng TCP/ IP thay thế cho IPX/SPX.
II. họ giao thức tcp/ip.
TCP/IP thực chất là một họ giao thức cùng làm việc với nhau để cung cấp các phương tiện truyền thông liên mạng. Cái tên TCP/IP là cấu thành của 2 giao thức chính: TCP ( Giao thức điều khiển truyền dữ liệu) và IP (Giao thức liên mạng). Đây là 2 giao thức chung nhất, ngoài ra còn các giao thức khác cung cấp dịch vụ dựa trên hai giao thức này. Dưới đây là hình vẽ mô tả tổng quát các dịch vụ mà nó cung cấp và các chuẩn được sử dụng có so sánh với mô hình OSI để chúng ta có cái nhìn tổng quát về họ giao thức này:
Hình 2.1- Kiến trúc OSI và TCP/IP
1.1-Cấu trúc của IP Datagram.
Đơn vị dữ liệu dùng trong giao thức IP và IP Datagram. Một Datagram được chia làm 2 phần: Phần tiêu đề (Header) và phần chứa dữ liệu cần truyền (Data).Trong đó, phần header gồm một số trường chứa các thông tin điều khiển của Datagram như : Địa chỉ nguồn (nơi gửi), địa chỉ đích ( nơi nhận).
Sau đây là cấu trúc của một Datagram:
header
Bit 0 3 4 7 8 15 16 31
VER
IHL
Type of Service
Total Length
Identificantion
Flags
Fragment offset
Time to leve
Protocol
Header Checksum
Source Address
Detination Address
Options + Padding
Data
(max: 65.535 bytes)
Hình 2.2- Cấu trúc của một IP Datagram
Mô tả các trường hợp trong IP Datagram:
VERS ( Version).
Trường Vers chiếm 4 bit, cho biết số Version của IP được cài đặt hiện thời.
HLEN ( Header length):
Trường hợp HLEN chiếm 4 bit, cho biết chiều dài của phần Header. Đơn vị tính là từ Word( 32 bit).
SERVICE TYPE:
Trường này chiếm 8 bít, đặc tả các tham số về dịch vụ. Khuôn dạng của trường Service type dược chỉ ra ở hình dưới đây:
0 1 2 3 4 5 6 7
PRECEDENCE
D
T
R
unused
8 bít của trường Service type được chia làm 5 phần:
Precedence : Chiếm 3 bít. Chỉ thị quyền ưu tiên gửi Datagram. Các mức ưu tiên từ 01 (bình thường) đến mức cao nhất là 7 (điều khiển mạng). Cho phép người sử dụng chỉ ra tầm quan trọng của các datagram.
Ba bít D,T,R nói lên kiểu truyền Datagram, cụ thể như sau:
Bít D ( Delay) chỉ độ trễ yêu cầu .
Trong đó với D = 0 chỉ độ trễ bình thường
D= 1 chỉ độ trễ thấp
Bít T ( Throughput) chỉ thông lượng yêu cầu
Với T =0 chỉ thông lượng bình thường
T = 1 chỉ thông lượng cao.
Bít R ( Reliability) chỉ độ tin cậy yêu cầu.
Với R = 0 chỉ độ tin cậy bình thường
Với R = 1 chỉ độ tin cậy cao.
Khi truyền Datagram trên liên mạng, người sử dụng luôn mong muốn có được độ trễ thấp (D = 1), thông lượng cao (T = 1) và độ tin cậy cao (R=1) để dữ liệu có thể được truyền mà không bị lỗi, bị quẩn, mất hay nhầm địa chỉ.
Unused: Chiếm 2 bít, chưa được sử dụng
Total length.
Trường này chiếm 16 bít, chỉ độ dài của IP Datagram kể cả phần Header. Đơn vị tính là Byte.
indentification.
Trường này chiếm 16 bít, Identification cùng với các trường Source Address và Destination và Destination Addess để định danh duy nhất cho một Datagram khi nó còn ở trên liên mạng.
flags.
Trường này chiếm 3 bít, liên quan đến sự phân đoạn của Datagram, khuôn dạng của Flags được chỉ ra như hình dưới đây:
0 1 2
0
DF
MF
Trong đó các thành phần:
Bít 0: Chưa sử dụng luôn lấy giá trị 0
Bít 1: (DF) với DF = 0 : Thực hiện phân đoạn
DF = 1 : Không thực hiện phân đoạn
Bít 2 (MF) với MF = 0 : Phân đoạn lần cuối
MF = 1 : Phân đoạn thêm
fragment offset
Trường này chiếm 13 bít. Cho biết vị trí của đoạn (Sau khi Datagram đã được phân đoạn) trong một Datagram. Đơn vị tính là 64 bít (8 Byte).
time to live
Trường Time to live chiếm 8 bít. Cho biết thời gian tồn tại của Datagram trên liên mạng. Nếu sau một khoảng thời gian sống mà Datagram vẫn chưa đến được đích thì nó sẽ bị huỷ. Đơn vị của Time to Live là giây.
protocol.
Trường này chiếm 3 bít. Cho biết tầng trên kế tiếp sẽ nhận dữ liệu ở trạm đích ( Giao thức tầng trên của IP thường là TCP hay là UDP).
header checksum.
Trường này chiếm 16 bít trong phần Header của IP Datagram . Đây là mã kiểm soát lỗi 16 bít theo phương pháp CRC (Cyclic Redundancy Code) cho
vùng Header nhằm phát hiện các lỗi của Datagram như truyền không đúng địa chỉ chẳng hạn.
source ip address.
Trường này chiếm 32 bít. Cho biết địa chỉ IP của trạm nguồn là nơi gửi Datagram.
destination ip address.
Trường này chiếm 32 bít cho biết địa chỉ IP của trạm đích là nơi nhận Datagram. Trong một liên mạng, địa chỉ IP của trạm nguồn và trạm đích là duy nhất, không thể có hai trạm có cùng một địa chỉ IP trên liên mạng.
ip options.
Trường này có thể có hay không. Trường này để khai báo các Option do người sử dụng yêu cầu. Chiều dài của IP Option phụ thuộc vào chính các Option được lựa chọn.
padding.
Padding là một vùng đệm có độ dài thay đổi để đảm bảo cho phần Header luôn kết thúc tại một mốc 32 bít. Giá trị của Padding là các bít 0.
data
Data là vùng chứa dữ liệu của IP Datagram, kích thước cua rtrường này thay đổi, phụ thuộc vào lượng dữ liệu được chứa trong Datagram. Kích thước tối đa của Data là 65535 byte và có giá trị là bội số của 8 bít.
1.2. Quá trình nhận và gửi một Datagram.
Đối với thực thể IP ở trạm nguồn, khi nhận được một primitive send từ tầng trên, nó thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Tạo một IP datagram dựa trên các tham số của primitive send.
Bước 2: Tính checksum và ghép vào header của datagram.
Bước 3: Ra quyết định trọn đường (hoặc là trạm đích nằm trên cùng mạng hoặc là một gateway sẽ được chọn cho một chặng tiếp theo)
Bước 4: Chuyển datagram xuống tầng dưới để truyền qua mạng.
Đối với gateway, khi nhận được một datagram quá cảnh, nó thực hiện các động tác sau:
Bước 1: Tính checksum, nếu bất cập thì loại bỏ datagram.
Bước 2: Giảm giá trị của Time- to- live. Nếu thời gian đó đã hết thì loại bỏ datagram.
Bước 3: Ra quyết định chọn đường.
Bước 4: Phân đoạn datagram, nếu cần.
Bước 5: Kiến tạo lại IP header, bao gồm giá trị mới của các vùng Time- To- Live, Fragmentation và Checksum.
Bước 6: Chuyển dữ liệu và các tham số điều khiển lên tầng trên.
1.3 Địa chỉ IP ( IP Address).
Trong liên mạng , các trạm Host được định danh bằng địa chỉ IP 32 bít (32 bít IP Addess). Địa chỉ IP cho mỗi trạm trên liên mạng là duy nhất. Địa chỉ IP 32 bít được phân là 4 vùng, mỗi vùng chiếm 8 bít.
Do số mạng con (Subnet) cũng như số trạm làm việc từng mạng được tổ chức không đồng nhất nên địa chỉ IP được chia làm 5 lớp, được ký hiệu bởi các chữ cái A, B, C, D, E. Trong đó ba lớp chính là A, B, C.
Mỗi lớp địa chỉ được đặc trưng bởi một số bít đầu tiên của byte đầu tiên như :
Lớp A được đặc trưng bởi bít đầu tiên của byte đầu tiên là 0
Lớp B được đặc trưng bởi 2 bít đầu tiên là 10.
Lớp C được đặc trưng bởi 3 bít đầu tiên là 110.
Lớp D được đặc trưng bởi 4 bít đầu tiên của byte đầu tiên là 1110.
Lớp E được đặc trưng bởi 5 bít đầu tiên của byte đầu tiên là 11110.
0 1 7 8 15 16 23 24 31
0
Netid
Hostid
LớpA
1
0
Netid
Hostid
LớpB
1
1
0
Hostid
Hosid
LớpC
1
1
1
0
Multicast Address
LớpD
1
1
1
1
0
Dành cho tương lai
LớpE
Hình2.3- Cấu trúc của các lớp địa chỉ IP
Trong mỗi lớp địa chỉ đều được quy định số mạng con trong liên mạng cũng như số trạm trong mỗi thành viên:
Lớp A cho phép định danh tới 126 mạng, với tối đa 16 triệu host trên mỗi mạng. Lớp này được dùng cho các mạng có số host cực lớn.
Lớp B cho phép định danh tới 16384 mạng, với tối đa 65534 host trên mỗi mạng. Lớp này được dùng trong tương lai.
Lớp D dùng để gửi IP datagram tới một nhóm các host trên một mạng.
Lớp E dự phòng để dùng trong tương lai.
Một địa chỉ có các bít thuộc trường hostid bằng 0 thì dùng để hướng tới mạng định danh bởi các địa chỉ của vùng netid.
Ngược lại, một địa chỉ có hostid gồm toàn số 1 được dùng để hướng tới tất cả các host nối vào mạng netid, và nếu vùng netid cũng toàn số 1 thì nó hướng đến tất cả host trong toàn liên mạng.
Trong trường hợp, một mạng có thể được chia thành nhiều mạng con (subnet) lúc đó có thể đưa thêm các vùng subnet để định danh các mạng con. Vùng subnet được lấy từ vùng hostid, cụ thể đối với 3 lớp A, B, C như sau:
Netid
Subnet
Hostid
0 7 8 15 16 23 24 31
Netid
Subnet
Hostid
0 7 8 15 16 23 24 26 27 31
Netid
Subnet
Hostid
Hình 2.4- Bổ sung vùng subnet vào địa chỉ IPđể định danh cho các mạng con
Vì địa chỉ IP khác với địa chỉ vật lý nên để các host có thể liên lạc được với nhau thì cần phải sử dụng giao thức ARP (Address Resolution Protocols) để chuyển đổi từ địa chỉ IP sang địa chr vật lý và dùng giao thức RARP (Reverse resolution protocol) để chuyển đổi từ địa chr vật lý sang địa chỉ IP.
Giao thức TCP (Transmission Control Protocol)
TCP là một giao thức kiểu có liên kết ( Connection- oriented) có nghĩa là phải có giai đoạn thiết lập liên kết giữa cặp thực thể TCP trước khi truyền dữ liệu.
2.1 Đơn vị dữ liệu của TCP.
Đơn vị dữ liệu truyền sử dụng trong giao thức TCP được gọi là Segment. Khuôn dạng của Segment được mô tả như hình vẽ sau:
Source Port
Destiation Port
Sequence Number
Acknowledgment Number
Data
offset
Reserved
URD
ACK
PSH
RST
SYN
FIN
Window
Checksum
Urgent Pointer
Options
Padding
TCP data
Hình 2.5- Khuôn dạng của TCP Segment.
Các tham số trong khuôn dạng có ý nghĩa như sau:
SOURCE PORT.
Trường này chiếm 16 bít, chứa số hiệu cổng của trạm nguồn.
DESTINATION PORT.
Trường này dùng để chứa địa chỉ của trạm đích.
SEQUENCE NUMBER.
Trường này chiếm 32 bít, cho biết số hiệu của Byte đầu tiên của Segment từ khi bít SYN được thành lập.
ACKNOWLEDGMENT NUMBER.
Trường này cho biết số hiệu của Segment tiếp theo mà trạm nguồn đang chở để nhận. Trường này chứa 32 bít.
HLEN.
Chứa một số nguyên (*) cho biết chiều dài của Segment header. Trường này chiếm 4 bít.
RESERVED.
Trường này chưa được sử dụng, chiếm 6 bít.
CODE BITS.
Trường này gồm 6 bít sau ( xếp theo thứ tự từ trái sang phải).
Bit
ý nghĩa
URG
Vùng con trỏ khẩn (urgent pointer) có hiệu lực
ACK
Vùng báo nhận (Acknowlegement) có hiệu lực
PSH
Segment hiện thời yêu cầu Push
RST
Thiết lập lại (Reset) liên kết
SYN
Đồng bộ hoá các ký hiệu tuận tự
FIN
Trạm nguồn ngưng gửi dữ liệu
WINDOW.
Trường Window chiếm 16 bít , thực hiện việc kiểm soát luồng dữ liệu theo phương pháp cửa sổ. Đây là số Byte dữ liệu, bắt đầu từ số Byte được chỉ ra trong vùng ACK mà trạm nguồn đã sẵn sàng để nhận.
CHECKSUM.
Là mã kiểm soát lỗi theo phương pháp CRC (Cyclic Redundancy Code) cho Segment. Trường này chiếm 16 bít.
URGENT POINTER.
Trường này chiếm 16 bít. Con trỏ Urgent Pointer trỏ đến số hiệu tuần tự của Byte đi theo sau dữ liệu khẩn, cho biết bên nhận biết được độ dài của vùng dữ liệu khẩn. Trường này chỉ có hiệu lực khi bít URG được thiết lập.
OPTIONS.
Độ dài của Option có thể thay đổi, nó cho biết các tùy chọn của TCP.
PADDING.
Trường Padding chính là phần đệm vào Header để đảm bảo cho Header luôn kết thúc ở một mốc 32 bít. Độ dài của Padding có thể thay đổi và chứa toàn bít 0.
DATA.
DATA là vùng chứa dữ liệu của Segment. Độ dài của nó tuỳ thuộc vào khối lượng dữ liệu và có kích thước tối đa là 536 byte.
Giao thức UDP (User Datagram Protocol).
3.1. Giới thiệu về UDP.
UDP là một giao thức kiểu không kết nối, được sử dụng cho một số yêu cầu ứng dụng thay thay thế cho TCP. Tương tự như IP, UDP không thực hiện giai đoạn thiết lập và hủy bỏ liên kết, không có các cơ chế báo nhận (Acknowlegment) như trong TCP. UDP cung cấp các dịch vụ giao vận không đáng tin cậy dữ liệu có thể bị mất, bị lỗi hay bị truyền quẩn trên mạng mà không hề có thông báo lỗi đến nơi gửi hay nơi nhận. Do thực hiện ít chức năng hơn TCP nên UDP chạy nhanh hơn, nó thường được sử dụng trong các dịch vụ không đòi hỏi độ tin cậy cao .
Đơn vị dữ liệu dùng trong giao thức UDP là UDP datagram.
3.2. UDP datagram.
UDP SOURCE PORT
UDP DESTINATION PORT
UDP MESSAGE LENGTH
UDP CHECKSUM
Data
.............
Hình 2.6-Khuôn dạng của UDP datagram
Hình vẽ trên chỉ ra khuôn dạng của một UDP datagram. Trong đó gồm 2 phần: Phần tiêu đề (Header) chứa các thông tin điều khiển (2 phần trên) và phần Data chứa dữ liệu của UDP datagram (2 phần dưới ).
ý nghĩa các tham số:
UDP SOURCE PORT.
Trường này chiếm 16 bít,cho biết địa chỉ cổng của trạm nguồn .
UDP DESTNATIATION PORT.
Trường này cũng chiếm 16 bít cho biết địa chỉ cổng của trạm đích .
UDP MESSAGE LENGTH.
Trường này chiếm 16 bít cho biết kích thước của một UDP datagram(Kể cả phần Header). Kích thước tối thiểu của một UDP datagram là 8 byte (Chỉ có phần header, không có phần dữ liệu ).
UDP CHECKSUM.
Là mã kiểm soát lỗi theo phương pháp crc(cyclic redundancy code) cho toàn bộ UDP datagram . Kích thước của nó là 16 bít .
DATA.
Trường data có độ dài thay đổi, là vùng chứa dữ liệu của UDP datagram.
Một số cổng thông dụng trong lớp transport.
Cổng 7
Tên
Diễn tả
7
Echo
Echo(báo hiệu lại)
9
Discard
Discard(Loại bỏ)
13
Daytime
Daytime
20
ftp-data
File transfer (data channel)
21
ftp
File transfer (control channel)
23
telnet
telnet
25
Smtp
Simple mail transfer protocol
37
Time
Time
53
Domain
Domain name server
67
Bootps
Bootstrap protocol server
69
Tftp
Trivial file transfer protocol
79
Finger
Finger
80
http
Hypertext transfer protocol
110
Pop3
Post office protocol v3
119
nntp
Network news transfer protocol
161
Snmp
Simple network management protocol
162
Snmptrap
Snmptrap
Chương 3
Thực trạng mạng thông tin
Số liệu ngân hàng Đầu tư phát triển Việt nam (BIDV)
I. các môi trường truyền thông hiện nay của ngân hàng đầu tư và phát triển việt Nam .
Để đưa ra các môi trường truyền thông mới cho ngân hàng BIDV thì việc đầu tiên là phải xác định thực trạng môi trường truyền thông hiện nay của ngân hàng BIDV với mục đích để tìm ra các ưu khuyết điểm còn tồn tại và từ đó có thể đưa ra các đề xuất phù hợp cho hệ thống mạng diện rộng wan của ngân hàng BIDV.
Môi trường viễn thông kết nối giữa các trụ sở chính và văn phòng chi nhánh cấp tỉnh .
Theo tìm hiểu hệ thống mạng hiện tại của ngân hàng BIDV cho thấy hiện nay kết nối giữa các cấp trên hệ thống mạng của ngân hàng BIDV như sau:
Hình 3.1- Hệ thống mạng hiện tại của BIDV
Các kết nối sử dụng đường Lease Line với tốc độ 2Mbps kết nối từ Trung tâm Tin học đến Trung Tâm điều hành .Kết nối thứ hai là giữa Trung tâm tin học
đến văn phòng Đại diện Miền Trung.Việc thực hiện các kết nối Lease Line này nhằm để truyền và tập trung thông tin chính về Trung ương là Trung tâm Tin học tại Hà Nội .
Theo phương thức tổ chức phân cấp hiện nay của Ngân hàng BIDV thì các Trung tâm Miền sẽ trực tiếp quản lý các chi nhánh cấp tỉnh trực thuộc Miền đó , sau khi tập hợp thông tin sẽ chuyển về Trung ương hoặc qua các khu vực khác tùy theo loại hình thông tin - bao gồm các loại hình thông tin như báo cáo ,các giao dịch liên ngân hàng ngoại Tỉnh v.v...Và hình thức kết nối cho việc truyền thông tin hiện nay tại các Tỉnh , các chi nhánh khi nối tới các Trung tâm Miền là hình thức kết nối bằng các đường truyền Dial-Up qua mạng PSTN.
II. Các ứng dụng hiện nay của BIDV.
Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam là một trong những Ngân hàng có số chi nhánh nhiều tại Việt Nam và nó có chức năng kinh doanh tiền tệ trong nước và quốc tế . Do tính chất của công việc luôn đòi hỏi phải áp dụng những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng nói riêng và xã hội nói chung. Chính vì lẽ đó BIDV đã xây dựng và phát triển các hệ thống ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ kinh doanh như :
Hệ thống giao dịch trực tiếp
Hệ thống thanh toán giao dịch quốc tế
Hệ thống rút tiền tự động ATM
Hệ thống thông tin báo cáo
Để hiểu rõ về hiện trạng và nhu cầu của các hệ thống ứng dụng , ta sẽ tìm hiểu cụ thể các hệ thống ứng dụng trên .
Hệ thống giao dịch trực tiếp .
Hiện nay trong BIDV hệ thống giao dịch trực tiếp có chức năng đáp ứng các nhu cầu giao dịch trực tiếp với khách hàng về tiền gửi, tiền vay, tiết kiệm và chuyển tiền trong nước .
Tất cả các giao dịch trong nội bộ Ngân hàng và giữa các Ngân hàng trong nước hầu hết vẫn đang duy trì chương trình giao dịch bằng cách truyền file theo hệ điều hành Novell Netware với CSDL Foxpro . Tại tất cả các sở giao dịch, đều đang sử dụng các chương trình giao dịch trực tiếp viết bằng cơ sở dữ liệu FORPRO trên mạng LAN hoạt động với hệ điêù hành Novell Netware để phục vụ cho tất cả các khách hàng trên địa bàn quản lý .
Trong thời gian tới khi số lượng khách hàng tăng lên sẽ dẫn đến số lượng giao dịch và tần số giao dịch tăng theo và đồng thời khách hàng sẽ có nhu cầu cao hơn , ví dụ khách hàng không muốn giao dịch trực tiếp với nhân viên Ngân hàng mà khách hàng có thể thực hiện giao dịch từ xa trên mạng của BIDV. Vì lẽ đó việc phải phát triển một hệ thống mạng diện rộng để có thể đáp ứng được các nhu cầu đó là điều cần được thực hiện .
Hệ thống thanh toán giao dịch quốc tế
Hệ thống thanh toán giao dịch quốc tế là hệ thóng được BIDVsử dụng để giao dịch thanh toán với các Ngân hàng trên thế giới .Hiện nay các giao dịch thanh toán liên Ngân hàng quốc tế có giá trị lớn thường vẫn được thực hiện htủ công như thanh toán trực tiếp với nhân viên Ngân hàng.Bên cạnh đó Ngân hàng đã chủ động đưa thêm mạng SWIFT để đáp ứng các quan hệ chuyển tiền quốc tế, bổ sung cho các giao dịch thanh toán thủ công trên .
Mặc dù các thanh toán giao dịch quốc tế lần này có tần suất giao dịch không cao như các hệ thống giao dịch trực tiếp của Ngân hàng nhưng các giao dịch thanh toán quốc tế thường có giá trị lớn và do phải gửi đi xa cho nên các giao dịch này thường có mức độ chính xác và độ rủi ro cao. Do vậy cần phải có sự quan tâm đặc biệt đối với các giao dịch này khi các thông tin đó lưu chuyển qua mạng.
Từ những phân tích trên thì ta có thể thấy được việc xây dựng một hệ thống mạng diện rộng liên kết với hệ thống mạng toàn cầu và có độ an toàn cao, đáp ứng được việc chuyển thông tin an toàn cho các giao dịch thanh toán quốc tế là điều hết sức cần thiết.
Mặt khác do các giao dịch thanh toán quốc tế có giá trị không lớn nhưng có tần suất cao đòi hỏi BIDV cần phải có các hệ điều hành và CSDL được quản lý phù
hợp để thực hiện được một cách nhanh chóng, an toàn thông qua mạng WAN của BIDV.
Hệ thống ATM(Automatic Teller Machine).
Mạng ứng dụng tiền tự động ATM mới đưa vào hoạt động vào tháng 5-2000 chỉ gồm 2 đầu mối Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với mỗi nơi 2 máy. Hệ thống này không chỉ có chức năng ứng tiền mặt tự động như đang sử dụng hiện nay tại Việt Nam mà nó còn có thể đảm nhiệm vai trò của một nhân viên giao dịch (Teller) một cách tự động. Một khách hàng nếu tiếp cận với một ATM đa dịch vụ đặt tại một Kiosk sẽ tự thực hiện được các yêu cầu như giao dịch rút tiền (Cash Withdrawal) từ tài khoản tiền gửi (Current Account) hoặc từ tài khoản thẻ tín dụng hoặc từ tài khoản tiết kiệm (Saving Account) hoặc khách hàng có thể tùy ý, chuyển tiền, yêu cầu trích từ tài khoản của mình bổ sung vào khả năng chi trả của thẻ thanh toán cá nhân...
Hiện nay do số lượng máy ATM vẫn còn ít đồng thời với hệ thống mạng như hiện nay vẫn còn hạn chế nên hiện tại chưa thể đáp ứng được cho hệ thống này hoạt động như một hệ thống ATM hiện đại .
Trong tương lai nếu BIDV xây dựng được một hệ thống mạng WAN hoàn chỉnh trên toàn quốc thì hệ thống ATM này sẽ có khả năng phát triển hết khả năng của mình .
Hệ thống thông tin báo cáo.
Trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, việc trao đổi các loại báo cáo luôn là hoạt động thường nhật không thể thiếu trong mọi hoàn cảnh. Các báo cáo có thể được gửi bằng tay hay qua các hệ thống mạng của BIDV .
Hiện nay trong BIDV thì các sổ sách và báo cáo bằng tay đã được cải thiện bằng các máy vi tính. Các thông tin báo cáo giữa các phòng trong cùng một chi nhánh có thể trao đổi thông tin qua mạng LAN còn các báo cáo cho các đơn vị cấp trên theo dõi quản lý chỉ được cập nhật qua hình thức truyền file. Điều này đã dẫn đến việc các trung tâm điều hành không thể quản lý tập trung và xử lý tức thời được .Việc xây dựng một mạng diện rộng sẽ đáp ứng được các yêu cầu trên.
III. Nhận xét về hệ thống CNTT của BIDV.
Sau khi tìm hiểu về hệ thống mạng hiện tại của BIDV ta có thể đưa ra một số nhận xét cơ bản sau:
Nhận xét chung về hệ thống mạng hiện tại của BIDV.
Các kết nối từ cấp Tỉnh trở xuống chủ yếu là các kết nối Dial-up qua mạng điện thoại công cộng pstn. Đây là hình thức kết nối khá cổ điển vì nó chỉ đáp ứng được các nhu cầu truyền thông cấp thấp với các giao dịch đơn giản không đòi hỏi mức độ tin cậy và thời gian thật cao (hay xảy ra lỗi đường truyền và tốc độ truyền chậm) đồng thời kinh phí phải trả cho việc thực hiện các kết nối khá tốn kém với giá cước viễn thông hiện nay nên trong tương lai sẽ không phù hợp với sự phát triển của BIDV về mặt ứng dụng giao dịch trực tiếp .
Với hệ thống mạng hiện tại nếu không được thay thế thì khả năng hoà nhập vào môi trường mạng chung sẽ không cao.Với hệ thống các mạng lan riêng sử dụng giao thức chính là ipx, môi trường hoạt động chính lại là dos hạn chế tốc độ cũng như sự phát triển công nghệ của toàn mạng, các công nghệ mới nhất cũng rất khó phát triển .
Nhận xét về các dịch vụ của BIDV.
Ngân hàng BIDV cũng như những ngân hàng khác của Việt Nam đều tồn tại một hệ thống cấu trúc dịch vụ cơ bản được ngân hàng chủ động bổ sung và phát triển trên cơ sở đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng nói riêng và của xã hội nói chung. Việc đáp ứng là cần thiết tuy nhiên cách làm từng nơi có khi khác nhau,thiếu sự quản lý tập trung .Hệ thống thông tin quản lý bằng vi tính ở cấp chi nhánh là chủ yếu .Thông tin và cơ sở dữ liệu tập trung tại trung ương được báo cáo gián tiếp, không được cập nhật tức thời. Chính vì vậy việc quản lý tổng thể tại thời điểm bất kỳ là rất khó thực hiện .
Từ những nhận xét trên ta có thể kết luận rằng việc phát triển mạng diện rộng của BIDV là rất cần thiết để đáp ứng kịp thời và hiệu quả các nhu cầu ngày càng phát triển của khách hàng và xã hội .
Chương 4
Thiết kế giải pháp Mạng diện rộng ngân hàng Đầu tư phát triển ViệtNam
I. mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho việc thiết kế mạng diện rộng.
Mục đích thiết kế mạng diện rộng .
Sau khi đã tìm hiểu thực trạng mạng thông tin của BIDV , thấy rõ được nhu cầu sự cần thiết xây dựng mạng wan đề tài xin đưa ra một mô hình mạng với mục tiêu thực hiện như sau:
Liên kết các mạng lan khu vực thành một hệ thống mạng đa dịch vụ thống nhất trên toàn ngân hàng.
Xây dựng hệ thống giao thức (protocol) thống nhất trên toàn ngân hàng .
Tích hợp đầy đủ các dịch vụ như data, thoại để truyền giữa các trung tâm miền .
Thiết lập hệ thống , môi trường truyền thông và tích hợp các dịch vụ thoại cho 32 trong tổng số 89 chi nhánh cấp 2 hiện có (bao gồm những chi nhánh cấp tỉnh và tương đương cấp tỉnh).
Lựa chọn phương thức kết nối thích hợp cho các đường truyền giữa các cấp trong ngân hàng.
Tính toán băng thông cần thiết cho các kết nối ở lớp backbone.
Thống nhất các hệ thống đánh số , tên địa chỉ các thiết bị trên toàn mạng .
Xây dựng cơ sở cho việc phát triển các ứng dụng mới như hệ thống E-mail , truy cập internet.
Các yêu cầu đặt ra cho việc thiết kế mạng diện rộng.
Các công nghệ, thiết bị sử dụng phải là công nghệ mới nhất , khả thi với điều kiện hạ tầng truyền thông của việt nam.
Mạng phải thiết kế theo mô hình mở dễ phân cấp, mở rộng và dễ dàng kết nối với các hệ thống sử dụng các giao thức, chuẩn mạng khác .
Mạng phải đáp ứng nhu cầu về dung lượng tốc độ và băng tần cho các hệ thống ứng dụng đang và sẽ đưa vào hoạt động hiện tại và tương lai.
Tận dụng tối đa các trang thiết bị đã có để giảm chi phí đầu tư.
Đảm bảo độ chính xác ổn định , tin cậy và an toàn thông tin trên mạng .
II. lựa chọn phương thức kết nối qua mạng wan.
Đối với mạng cục bộ, chúng ta không phải trả tiền cho việc thuê các kết nối mà chỉ trả tiền cho các thiết bị mà chúng ta sử dụng .Tuy nhiên, mạng diện rộng thì khác, ngoài chi phí cho thiết bị đầu tư, chúng ta còn phải trả các chi phí hàng tháng cho việc thuê các kết nối mà chúng ta sử dụng, do các đường truyền này là của các nhà cung cấp dịch vụ công cộng.Vì vậy việc lựa chọn phương thức kết nối mạng diện rộng có thể coi đồng nghĩa với việc lựa chọn các dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.
Mạng wan của BIDV là một hệ thống phục vụ riêng , cho nên cũng phải xây dựng trên cơ sở các dịch vụ truyền thông công cộng .
Căn cứ vào các dịch vụ truyền thông tại Việt Nam hiện nay, ta sẽ phân tích các dịch vụ truyền thông sau:
Dịch vụ Lease line.
Dịch vụ DDN.
Dịch vụ X25.
Dịch vụ Internet.
Dịch vụ lease line.
Có thể nói đây là kỹ thuật cho phép truyền số liệu tiên tiến nhất ở việt nam hiện nay. Mặc dù chi phí cho việc thiết lập đường truyền và đầu tư ban đầu cao nhưng so với hiệu quả sử dụng và ứng dụng của các dịch vụ thì có thể chấp nhận được. Các ứng dụng và tính năng tiêu biểu có thể triển khai trên các đường truyền lease line bao gồm:
Hỗ trợ cho việc truyền số liệu với tốc độ cao (tuỳ theo tốc độ được yêu cầu: 64kbps, 128kbps, E1, E3...) và có tính on-line.
Tính sẵn sàng và tốc độ ổn định của hệ thống khá tốt.
Dễ dàng trong việc triển khai các biện pháp về an ninh an toàn cho số liệu trên mạng và các số liệu trên đường truyền.
Khả năng để thích hợp các dịch vụ mới cho phép tiết kiệm chi phí sử dụng thông tin.
Thuận lợi cho việc lắp đặt và chuyển đổi để phát triển các công nghệ mới .
Tại việt nam các công ty như vtn, vti, viễn thông điện lực hay viễn thông quân đội tất cả đều có thể cung cấp dịch vụ này.
Từ những ưu điểm trên của lease line thì có thể thấy được rằng ngân hàng BIDV nên sử dụng dịch vụ này cho kết nối trực tuyến (on-line) trong hệ thống mạng của mình.
Dịch vụ ddn.
Là loại hình dịch vụ mạng diện rộng được cung cấp bởi các công ty trong tỉnh hay thành phố như viễn thông sài gòn, viễn thông hà nội. Ngoài ra, vdc cũng đang đầu tư phát triển hệ thống này. Dịch vụ này thường được cung cấp các kênh thuê riêng trong tỉnh hay phần kết nối trong tỉnh của các kênh thuê riêng liên tỉnh .
Dịch vụ local loop.
Là loại dịch vụ mạng kết nối trực tiếp bằng đôi cáp trong hệ thống cáp của bưu điện. Dịch vụ này chỉ được cung cấp bởi bưu điện địa phương và chỉ trong một phạm vi hẹp nơi mà hệ thống cáp của bưu điện địa phương kết nối tới. Dịch vụ này đáp ứng tốt các kết nối trực tuyến trong cùng một huyện hay một thành phố . Các dịch vụ Lease line, ddn đều phải dùng đến dịch vụ này để kết nối đến thiết bị đầu cuối của khách hàng.
Dịch vụ pstn.
Là dịch vụ kết nối mạng diện rộng dựa trên hệ thống mạng điện thoại của bưu điện. Đặc điểm của dịch vụ này là không trực tuyến và không thể đáp ứng được tốc độ cao. Việc sử dụng dịch vụ này chỉ đơn giản là đăng ký thuê một đường điện thoại của bưu điện và lắp thiết bị modem vào thay thế cho máy điện thoại. Dịch vụ này dùng cho các truy cập từ một máy tính đến hệ thống mạng theo kiểu remote access hay từ mạng lan vào hệ thống mạng theo._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN111.doc