Tài liệu Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên: ... Ebook Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên
101 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi
------ ¶ ------
luËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CUNG ỨNG ĐẦU VÀO PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
Tên sinh viên : Dương Thị Duyên
Chuyên ngành đào tạo : PTNT & KN
Lớp : PTNT & KN - K50
Niên khoá : 2005 - 2009
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Thị Thanh Huyền
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một đề tài nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Dương Thị Duyên
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân trong và ngoài trường.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và phát triển nông thôn cùng các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Đỗ Thị Thanh Huyền đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND huyện Phổ Yên, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tâp tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Dương Thị Duyên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện (2006- 2008) 25
Bảng 3.2: Tình hình dân số, lao động của huyện qua 3 năm 2006- 2008 28
Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất của huyện năm 2008 29
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2006- 2008) 31
Bảng 4.1: Kết quả sản xuất trồng trọt của huyện 3 năm 2006- 2008 37
Bảng 4.2: Chi phí đầu vào cho 1ha cây lương thực của các hộ điều tra 46
Bảng 4.3: Chi phí đầu vào cho 1ha chè của các hộ điều tra 47
Bảng 4.4: Chi phí đầu vào cho 1ha cây rau, màu của các hộ điều tra 49
Bảng 4.5: Chi phí đầu vào cho 1ha cây ăn quả của các hộ điều tra 51
Bảng 4.6: Kết quả hoạt động của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên qua 3năm 2006- 2008 55
Bảng 4.7: Trình độ của cán bộ, nhân viên phòng NN huyện Phổ Yên 57
Bảng 4.8: Kết quả hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Phổ Yên qua 3 năm 2006- 2008 59
Bảng 4.9: Kết quả hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phổ Yên qua 3 năm 2006- 2008 61
Bảng 4.10: Nội dung công tác cung ứng đầu vào trả chậm của hội nông dân 63
Bảng 4.11: Kết quả công tác cung ứng đầu vào trả chậm của hội nông dân huyện Phổ Yên 64
Bảng 4.12: Hoạt động cho vay vốn của Hội nông dân huyện Phổ Yên 65
Bảng 4.13: Hoạt động cho vay vốn của Hội phụ nữ huyện Phổ Yên 67
Bảng 4.14: Tình hình hoạt động của hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp huyện 70
Bảng 4.15: Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên 72
Bảng 4.16: Xếp hạng cho điểm các nguồn cung ứng đầu vào trên địa bàn huyện Phổ Yên 74
Bảng 4.17: Chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của huyện qua 3 năm 2006- 2008 80
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Đồ thị về tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Phổ Yên qua các năm 35
Sơ đồ 4.2: Đồ thị cơ cấu sản xuất nông nghiệp xã Nam Tiến 36
Sơ đồ 4.3: Đồ thị cơ cấu sản xuất nông nghiệp của thị trấn Ba Hàng 38
Sơ đồ 4.4: Đồ thị cơ cấu sản xuất nông nghiệp xã Minh Đức 40
Sơ đồ 4.5: Đồ thị cơ cấu sản xuất nông nghiệp xã Vạn Phái 41
Sơ đồ 4.6: Lịch thời vụ của xã Nam Tiến 42
Sơ đồ 4.7: Lịch thời vụ của xã Minh Đức 43
Sơ đồ 4.8: Lịch thời vụ của xã Vạn Phái 44
Sơ đồ 4.9: Lịch thời vụ của thị trấn Ba Hàng 44
Sơ đồ 4.10: Sơ đồ venn về quan hệ giữa các tổ chức với hộ nông dân trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên 52
Sơ đồ 4.11: Các kênh cung ứng đầu vào của phòng nông nghiệp huyện Phổ Yên 53
Sơ đồ 4.12: Kênh cung ứng vốn của Ngân hàng NN &PTNT huyện Phổ Yên 58
Sơ đồ 4.13: Kênh cung ứng vốn của Ngân hàng CSXH huyện Phổ Yên 60
Sơ đồ 4.14: Đồ thị về tình hình cho vay vốn của Hội nông dân huyện Phổ Yên 66
Sơ đồ 4.15: Đồ thị về tình hình cho vay vốn của Hội phụ nữ huyện Phổ Yên 68
Sơ đồ 4.16: Các kênh cung ứng đầu vào của hệ thống vật tư NN huyện Phổ Yên 69
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Dự án trồng ớt xuất khẩu 73
Hộp 4.2: Dự án xây dựng vùng nguyên liệu măng tre lục trúc ổn định 73
Hộp 4.3: Cung ứng đầu vào của Hội nông dân 77
Hộp 4.4: Số vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT 79
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ
BVTV
CB
CC
CSXH
DN
ĐVT
HTX
KHKT
LĐ
MĐT
NN
PTNT
SL
SX
THCS
THPT
Trđ
TT
UBND
WTO
PRA
Bình quân
Bảo vệ thực vật
Chế biến
Cơ cấu
Chính sách xã hội
Doanh nghiệp
Đơn vị tính
Hợp tác xã
Khoa học kỹ thuật
Lao động
Mức đầu tư
Nông nghiệp
Phát triển nông thôn
Số lượng
Sản xuất
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Triệu đồng
Thành tiền
Uỷ ban nhân dân
Tổ chức thương mại thế giới
Đánh giá nông thôn có sự tham gia
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đầu vào là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, cả trong nông nghiệp, công nghiệp cũng như các hoạt động dịch vụ. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, nông dân cần nhiều các yếu tố như vốn, lao động, kỹ thuật, vật tư,… để phục vụ sản xuất do nông nghiệp mang tính thời vụ và tính rủi ro cao, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết khí hậu. Bên cạnh đó, nông dân thường là những người có trình độ học vấn thấp, ít được tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, tiếp cận với thông tin thị trường kém, bảo thủ, ngại đổi mới trong phương thức làm ăn. Với nguồn vốn hạn chế người dân không đủ lực để cải tiến những phương thức sản xuất truyền thống của mình. Do vậy việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho nông dân một cách đầy đủ, hợp lý và kịp thời vụ là rất cần thiết.
Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ, vật tư nông nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, thường phân phối qua nhiều khâu trung gian khi đến tay người dân thì giá quá cao và nhiều khi không đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân. Nhất là đối với các doanh nghiệp tham gia cung ứng phân bón, việc cung ứng sản phẩm còn chưa có một mô hình kinh tế rõ rệt mạnh ai nấy làm, cung ứng manh mún, tản mạn. Kể cả các doanh nghiệp nông nghiệp được hỗ trợ đầu vào có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng cũng chưa tổ chức được hệ thống cung ứng phân bón hoàn thiện, đảm bảo giá bán đến người dân và mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó các tổ chức, đoàn thể quần chúng ở cơ sở là những trung gian hoạt động rất hiệu quả nhưng chưa được sử dụng một cách tích cực và chưa phát huy được hết vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình.
Do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ vật tư trong lĩnh vực nông nghiệp và những người sản xuất nông nghiệp gặp gỡ và trao đổi với nhau tạo thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các chính sách hỗ trợ bóp méo giá thương mại bị cắt giảm thì vấn đề này càng trở nên bức thiết. Làm thế nào để đảm bảo được nguồn cung ứng đầu vào vững chắc cho sản xuất nông nghiệp, dung hoà hợp lý giữa giá bán các sản phẩm sản xuất trong nước với giá nhập khẩu, đảm bảo lợi ích cộng đồng trong dây chuyền cung ứng giữa người sản xuất, người nhập khẩu và người dân? Đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này nhưng đến nay vẫn chưa có những giải pháp cụ thể và thiết thực cho vấn đề này.
Phổ Yên là một huyện trung du miền núi, nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên. Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội huyện còn gặp nhiều khó khăn nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là hoạt động sản xuất trồng trọt. Trình độ dân trí chưa cao, các thông tin thị trường còn xa lạ với nông dân, dịch vụ và các ngành kinh doanh phục vụ nông nghiệp ít phát triển, nguồn vốn đầu tư còn ít. Đặc biệt nông dân còn nhiều hạn chế trong vấn đề tiếp cận các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao khả năng cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt trên địa bàn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu vào và cung ứng đầu vào trong hoạt động sản xuất trồng trọt.
- Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên.
- Tìm hiểu những nhận xét, đánh giá của người dân về các nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt cho nông dân trên địa bàn.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là các hộ nông dân hoạt động sản xuất trồng trọt và các nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt trên địa bàn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: các nguồn cung ứng đầu vào chủ yếu phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên và đánh giá của nông dân về các nguồn cung ứng đó.
+ Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên
+ Phạm vi thời gian: thời gian thu thập số liệu trong vòng 3 năm từ năm 2006- 2008. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ ngày 8/1/2009 đến ngày 10/5/2009.
PHẦN II : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lí luận về sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc. Công việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trongcác thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch.
Có hai loại nông nghiệp chính:
• Nông nhiệp thuần nông hay nông nhiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.
• Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lại tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị thường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi.
2.1.2 Lí luận về đầu vào
a. Khái niệm về đầu vào
Đầu vào là các chi phí về lao động, vật tư, tiền vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. (Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2005).
Theo quan điểm cổ điển, đầu vào chỉ bao gồm nguyên liệu, vốn và lao động còn theo quan điểm mới ngoài các yếu tố trên đầu vào còn có đóng góp của tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, đầu vào này sẽ chiếm một tỷ trọng rất lớn so với các đầu vào còn lại.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, đầu vào là các nhân tố sản xuất (tư bản, lao động,…) được đưa vào quá trình sản xuất và kết hợp với nhau để tạo ra sản lượng. Nó là các khoản tài nguyên tiêu tốn tính theo giá thị trường và được biểu hiện bằng chi phí sản xuất: tiền mua nguyên vật liệu vật tư, chi phí thuê lao động, địa điểm,… Trong sản xuất kinh doanh các chủ doanh nghiệp phải lựa chọn đầu vào tối ưu và sử dụng có hiệu quả các đầu vào đó để tối thiểu hoá chi phí sản xuất và tối đa lợi nhuận
b. Các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp
Trong nông nghiệp các yếu tố đầu vào bao gồm: đất đai, lao động và các tư liệu sản xuất khác. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài thì chủ yếu nghiên cứu đến các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, vật tư (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), kỹ thuật và một số yếu tố khác.
- Vốn: là yếu tố nội lực quan trọng nhất của các doanh nghiệp cũng như trong các nông hộ, nó ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp và có ý nghĩa quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của nông hộ. Đây là điều kiện để các hộ tái đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng.
- Lao động: Theo Ricacdo thì “lao động là cha, đất đai là mẹ đẻ ra của cải vật chất”. Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động để biến đổi chúng thành của cải vật chất cho nhu cầu của mình. Lao động không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Xu hướng hiện nay là giảm dần lao động chân tay, tăng cường lao động trí óc, giảm sự vất vả, nặng nhọc cho con người và tăng năng suất, hiệu quả lao động.
- Vật tư nông nghiệp( giống, phân bón, thuốc BVTV,…) và các yếu tố khác cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất trồng trọt, tác động trực tiếp tới năng suất, phẩm chất của cây trồng. Nếu sử dụng các yếu tố này một cách cân đối, hợp lý thì vừa nâng cao năng suất, hiệu quả đầu tư vừa góp phần bảo vệ, cải tạo đất.
c. Vai trò của các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp:
Đầu vào là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào,muốn tiến hành sản xuất thì phải có các yếu tố đầu vào. Nhất là trong nông nghiệp đầu vào là yếu tố quan trọng và rất cần thiết nó bao gồm đất đai, lao động, vốn và các tư liệu sản xuất khác. Nó là nhân tố quyết định trực tiếp đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao do vậy việc sử dụng các yếu tố đầu vào đầy đủ, kịp thời sẽ quyết định thắng lợi của cả quá trình sản xuất. Sử dụng đầu vào đúng lúc, hợp lý còn có thể giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, tăng lợi nhuận và thu nhập cho người lao động.
Các yếu tố đầu vào quyết định trực tiếp tới lượng sản phẩm đầu ra. Trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng đầu ra (Q) là năng suất cây trồng, vật nuôi đạt được trên một đơn vị diện tích, các yếu tố đầu vào (X1,X2,…Xn) là lượng giống, phân bón, thuốc BVTB, công lao động đầu tư trên đơn vị diện tích đó trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh
Q= f(X1,X2,…,Xn)
2.1.3 Lí luận về cung ứng
a. Khái niệm về cung ứng
Cung ứng là hoạt động cung cấp sản phẩm hàng hoá cho thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu cả về sản xuất và tiêu dùng. Cung ứng là quá trình hoạt động kinh doanh bắt đầu từ khâu tạo nguồn hàng cho đến khâu hàng hoá dịch vụ đó đến tận tay người tiêu dùng. Trong nền kinh tế mở như hiện nay thì việc cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng đang được các nhà sản xuất, kinh doanh đặc biệt quan tâm. Việc xác định được những sản phẩm mà người tiêu dùng đang cần là một vấn đề quan trọng góp phần vào việc nâng cao kết quả kinh doanh của từng đơn vị. Cung ứng làm tăng sức mua của người dân, tạo động lực cho sản xuất phát triển, làm tăng sản lượng hàng hoá, tăng thu nhâp cho người lao động.
Cung ứng sản phẩm là cầu nối trung gian giữa người bán và người mua. Đối với người bán, nếu cung ứng tốt tức chuyển được nhiều sản phẩm hàng hoá tới người tiêu dùng và đạt được hiệu quả cung ứng cao, lợi nhuận thu được lớn, có được độ tin cậy trên thị trường. Còn đối với người mua, nếu hoạt động này có hiệu quả thì người mua sẽ mua được hàng hoá mà họ cần, họ không mất nhiều thời gian để tìm kiếm những sản phẩm mà họ cần. Họat động cung ứng ngày càng nhiều thì người tiêu dùng không phải đi xa để mua những sản phẩm mà họ cần.
b. Vai trò của cung ứng đầu vào trong sản xuất nông nghiệp
- Trong sản xuất nông nghiệp việc cung ứng đầy đủ, kịp thời các yếu tố đầu vào là rất quan trọng và cần thiết, tạo điều kiện để đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương như đất đai, lao động, vốn…
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu, mùa vụ và đặc tính sinh thái của cây trồng, vật nuôi do vậy việc cung ứng đầu vào một cách đầy đủ, kịp thời sẽ quyết định thắng lợi của cả quá trình sản xuất, giảm bớt chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho người lao động.
- Đáp ứng các yêu cầu về đầu vào cho sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, cung cấp cho người dân những giống mới, kỹ thuật mới có năng suất, chất lượng cao, tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết trong nông nghiệp, nông thôn.
c. Đặc điểm của cung ứng đầu vào trong sản xuất nông nghiệp
Những đặc điểm của cung ứng đầu vào trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và thị trường nông sản.
- Mang tính thời vụ cao. Hoạt động cung ứng đầu vào diễn ra mạnh mẽ vào những thời điểm nhất định. Chẳng hạn hoạt động cung ứng giống, phân bón sôi nổi vào đầu và giữa vụ sản xuất, còn hoạt động tập huấn kỹ thuật diễn ra nhiều vào thời gian nông nhàn.
- Việc cung ứng chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu. Nhất là đối với đầu vào giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dễ bị hư hỏng, giảm chất lượng trong quá trình bảo quản, vận chuyển.
- Thu hồi vốn chậm do chu kỳ sản xuất nông nghiệp dài.
- Cung ứng mang tính phân tán, ít tập trung
Cung ứng đầu vào trong nông nghiệp
Cung ứng đầu vào trong công nghiệp
-Thu hồi vốn chậm
-Rủi ro cao
- Tính chất phân tán
- Mang tính thời vụ
-Thu hồi vốn nhanh
- Ít chịu rủi ro
-Tính chất tập trung hơn
- Không mang tính thời vụ
2.1.4 Các nguồn cung ứng đầu vào trong nông nghiệp và chức năng của từng nguồn
a. Các cơ quan về nông nghiệp: sở nông nghiệp, phòng nông nghiệp…
Có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của các hộ nông dân.Thực hiện tập trung công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đưa các giống mới có tiềm năng năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào trong sản xuất như các giống lúa lai, ngô lai và một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao khác. Tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật xây dựng triển khai thực hiện các mô hình trình diễn, phối hợp với UBND các cấp, các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân.
Phối hợp chặt chẽ với Đảng uỷ, chính quyền các cấp, các ngành chức năng tổ chức triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Tổ chức xây dựng mô hình đưa giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất đồng thời thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông lâm nghiệp.
Phối hợp với các ngành chức năng, UBND các xã thị trấn làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật, ban chỉ đạo sản xuất các cấp làm tốt công tác dự tính, dự báo đảm bảo an toàn dịch bệnh cho cây trồng.
b. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng
Trong điều kiện hiện nay, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu. Muốn cải thiện tình hình đó phải tăng cường các nguồn vốn tín dụng để đầu tư phát triển nông thôn. Hoạt động tín dụng nhằm cung ứng vốn vay cho các yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, chế biến, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn. Sự tham gia của của các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng nhằm cung ứng vốn kịp thời, lành mạnh tránh những tiêu cực của hoạt động tín dụng phi chính thống. Vốn đầu tư của ngân hàng không những tham gia vào quá trình sản xuất bằng hình thức bổ xung vốn lưu động, mà còn là còn là vốn đầu tư trung hạn và dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến cho quá trình sản xuất. Các công trình đầu tư nhằm phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng đó là: công nghiệp chế biến nông sản phẩm, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, dịch vụ đầu vào, đầu ra, công trình thuỷ lợi, hệ thống đường giao thông, mạng lưới điện… nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Cùng với việc đầu tư xây dựng và cải tạo những công trình trình trên Nhà nước cầm đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ kỹ thuật để tạo ra những giống cây, con mới đưa vào sản xuất, từ đó tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế. Ở các vùng nông thôn thì nông dân chủ yếu tiếp cận với Ngân hàng NN và PTNT và ngân hàng chính sách xã hội. Nó đã và đang đóng vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đáp ứng đầy đủ vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần đáng kể cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức thực hiện tốt chức năng hoạt động kinh doanh có hiệu quả gắn liền với chức năng phục vụ mục tiêu chương trình, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Đầu tư tín dụng phát triển công nghiệp chế biến chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp.
Bên cạnh đó, các hình thức tín dụng phi chính thống (vay bạn bè, họ hàng, vay lãi suất ngoài,…) cũng có vai trò quan trọng trong việc tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Đặc bịêt là ở khu vực nông thôn, tín dụng phi chính thống là hình thức tín dụng truyền thống và được sử tương đối phổ biến. Nông dân có thể tìm đến các nguồn cho vay lãi ngoài khi cần thiết, vay họ hàng, bạn bè hay những người thân thiết hay họ cũng có thể tham gia chơi họ, phường để tập trung nguồn vốn giúp nhau phát triển sản xuất. Ngày 27/11, Thủ tướng ban hành Nghị định 144 về hụi, họ. Lần đầu tiên, vấn đề chơi hụi, họ của người dân chính thức được pháp luật thừa nhận và bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp của người chơi hụi, họ thì các hoạt động này sẽ ngày càng phổ biến hơn.
c. Các tổ chức đoàn thể xã hội
Đây là những tổ chức đoàn thể do người dân tự nguyện lập nên nhằm đáp ứng nhu cầu của từng nhóm hay cộng đồng trong việc tương trợ giúp đỡ nhau về đời sống, sinh hoạt xã hội. Các tổ chức quần chúng như Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh được lập ra bởi các nhu cầu khác nhau về xã hội, kinh tế, tín dụng, nghề nghiệp. Các tổ chức này gắn kết các thành viên và hoạt động theo pháp luật và những quy định của tổ chức đoàn thể. Các tổ chức này được lập ra do nhu cầu cần thiết của các thành viên, người lãnh đạo và các thành viên đều tự nguyện hào hứng tham gia các hoạt động vì lợi ích chung. Thông qua vai trò thành viên của một tổ chức, các cá nhân trở nên tích cực hơn, tự giác hơn, họ sẵn sang tham gia các hoạt động mang lại lợi ích thiết thân và cho các thành viên khác . Ở nông thôn, các thành viên của các tổ chức này còn gắn kết với nhau bởi tình làng, nghĩa xóm. Ở khu vực nông thôn nước ta, các tổ chức Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh có vai trò tích cực trong các hoạt động khuyến nông, xoá đói giảm nghèo cho các thành viên, tín dụng, vận động các thành viên tham gia tích cực các hoạt động sản xuất văn hoá, y tế, giáo dục, môi trường… Góp phần đẩy mạnh các phong trào, hoạt động của địa phương, hỗ trợ, giúp đỡ bà con nông dân vươn lên, mở rộng và nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. Trong đó hoạt động cung ứng, hỗ trợ đầu vào cho nông dân phục vụ sản xuất đang rất được chú ý và có ý nghĩa quan trọng.
- Hội nông dân: có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ nông dân cải hiện đời sống, phát triển sản xuất kinh doanh. Thông qua các chương trình liên tịch với một số ban ngành, Hội nông dân đã thực hiện tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ đến nông dân, phối hợp với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội thành lập các tổ vay vốn, vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân, trực tiếp hỗ trợ cho nông dân nghèo vay vốn phát triển sản xuất có hiệu quả. Ngoài ra, ở nhiều nơi Hội nông dân các cấp còn có những đóng góp rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo. Hàng năn hội tổ chức những phong trào tạo khí thế thi đua lao động sản xuất ở các làng bản thôn, xóm, thường xuyên đổi mới nội dung hoạt động, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, bám sát thực tế giúp hội viên phát triển kinh tế. Giúp đỡ các hôị viên thông qua các hình thức như giúp ngày công lao động, giúp vay vốn, chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu hội viên tham gia các lớp tập huấn, tiếp thu tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hội nông dân các cấp còn chủ động liên hệ và phối hợp với các công ty sản xuất phân bón, giống, thức ăn chăn nuôi tổ chức cung ứng đầu vào cho nông dân theo phương thức trả chậm, giúp nông dân có điều kiện đầu tư cho sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. Nước ta đã gia nhập và cam kết thực hiện các quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO, và Hội nông dân có trách nhiệm tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho nông dân về những cam kết trong nông nghiệp và các thoả thuận, quy định của WTO. Hội phải tăng cường đẩy mạnh hoạt động, phong trào của hội, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân nhất là những nơi bị thu hồi đất, phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống ở địa phương để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
- Bên cạnh đó hội phụ nữ cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Với chức năng đại diện chăm lo cho quyền lợi phụ nữ, các cấp hội phụ nữ đã tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều phong trào, chương trình thiết thực hỗ trợ phụ nữ và gia đình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, các hoạt động hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Phát động và tổ chức tốt các phong trào : “phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, “ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “phụ nữ sản xuất giỏi”, “chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập”…Nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo được các cấp hội tập trung khai thác từ ngân hàng, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, từ quỹ tiết kiệm của chị em. Hội chủ động tín chấp với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, thực hiện uỷ thác của Ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ vay vốn với cách thức vay trả linh hoạt, phù hợp. Không chỉ góp vốn các cấp hội còn tranh thủ nguồn lực để tổ chức tập huấn, hội thảo tham quan mô hình, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ cũng được hội phụ nữ nhiều nơi đẩy mạnh. Với việc dạy các nghề truyền thống và một số ngành nghề mới cho nữ nông dân nghèo, trẻ em gái ở các địa bàn có khu du lịch, trung tâm giao lưu, tìm nguồn hàng và tạo việc làm tại chỗ giới thiệu việc làm, cung ứng lao động cho doanh nghiệp trong và ngoài nước đã giúp chị em nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Ngoài ra các tổ chức đoàn thể khác như Đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh… cũng có vai trò đáng kể trong việc hỗ trợ giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất.
d. Các doanh nghiệp, nhà máy phục vụ, hỗ trợ, cung ứng cho sản xuất NN.
Đây là nơi sản xuất, cung ứng, hỗ trợ nguồn vốn, kỹ thuật và các sản phẩm khác cho nông dân. Họ thường xuyên đổi mới công nghệ, cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân. Thường xuyên tìm ra các công thức mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với yêu cầu thị trường. Tuy nhiên hiện nay việc cung ứng của các doanh nghiệp còn một số hạn chế, việc cung ứng chưa có một mô hình rõ rệt mạnh ai nấy làm, cung ứng còn manh mún, tản mạn, còn qua nhiều tầng nấc trung gian làm tăng chi phí đẩy giá bán lên cao. Kể cả một số doanh nghiệp Nhà nước được hỗ trợ đầu vào, có lợi thế cạnh tranh nhưng cũng chưa tổ chức được hệ thống cung ứng hoàn thiện, đảm bảo giá bán đến nhân dân và mang lại hiệu quả.
Ngày nay khi kinh tế mở cửa, dịch vụ phát triển thì hệ thống các đại lý bán buôn, bán lẻ ngày càng phát triển ở các địa phương. Đây là nguồn cung ứng đầu vào trực tiếp cho nông dân. Nó có thể đáp ứng nhanh gọn, đầy đủ, kịp thời nhu cầu đầu vào phục vụ sản xuất.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình cung ứng đầu vào
a. Giá cả
Đây là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Nó vừa quyết định sức mua của người nông dân và niềm tin của họ đối với mặt hàng đó vừa góp phần giúp doanh nghiệp bán được hàng hoá, thực hiện mục tiêu lợi nhuận, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp giá cả của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến tình hình đầu tư, mở rộng sản xuất. Khi mức giá quá cao bà con nông dân sẽ không có đủ tiền mua hoặc mua ít. Khi mức giá thấp có thể bà con nông dân có lợi nhưng có thể ảnh hưởng lợi nhuận của doanh nghiệp và người dân có thể ngi ngờ về chất lượng sản phẩm cung ứng.
Theo tiến sĩ Đặng Kim Sơn thì thị trường vẫn là thách thức đối với người dân Việt Nam. Giá dầu mỏ lên 50 năm tới có xu hướng tăng và cạn kiệt kéo theo sự tăng giá phân bón, thuốc trừ sâu khiến đầu vào sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Khi giá cả gia tăng, cánh kéo giá luôn nghiêng về phía bất lợi cho người sản xuất nông nghiệp và người dân.
b. Chất lượng sản phẩm và thương hiệu sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm cao hay thấp đều tác động mạnh mẽ đến hoạt động cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp thường phát huy hiệu quả nhanh chóng do vậy bà con nông dân có thể dễ dàng thấy được tác dụng, vai trò và sử dụng các đầu vào có chất lượng cao. Và các sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu, uy tín về chất lượng sẽ là lựa chọn của các hộ nông dân.
c. Tập quán và trình độ của người sản xuất.
Các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất. Nông dân thường là những người có học vấn thấp hay bảo thủ, ít chịu tiếp thu những kỹ thuật mới. Họ thường cho mình là đúng, thường làm theo những cái cũ, những cái truyền thống, những phương pháp đã in sâu vào cách thức sản xuất của họ. Do vậy những cơ quan, tổ chức cần chú ý đến những đặc điểm này để có những phương pháp, cách thức cung ứng cho phù hợp.
d. Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước
Thành tựu về k._.inh tế của nước ta hơn 10 năm qua là do nhiều nhân tố tác động trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của của đổi mới kinh tế vĩ mô. Sự đổi mới này diễn ra trên tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất. Trồng trọt cũng như các ngành khác, muốn mở rộng quy mô và hiệu quả sản xuất nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tế thích hợp tạo nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo ra hiệu quả kinh doanh cao nhất. Kết quả sản xuất phụ thuộc nhiều vào chính sách kinh tế, các chính sách thích hợp sẽ khuyến khích sản xuất phát triển. Các chính sách tác động trực tiếp hay gián tiếp tới việc cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp như: chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế đầu vào, chính sách trợ giá đầu vào…Nhất là khi nước ta đã gia nhập tổ chức WTO phải thực hiện các cam kết thương mại thì nhân tố này càng trở nên quan trọng hơn.
e. Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật
Đây là những yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Và trong hoạt động cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp thì vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Nó quyết định đến mức độ và khả năng cung ứng của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan, tổ chức tham gia cung ứng. Ngoài ra các yếu tố về cơ sở vật chất như: cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc…giúp lưu thông, tiêu thụ hàng hoá đầu vào, đầu ra, nhanh chóng thuận tiện.
f. Thời vụ
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ do vậy việc cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp cần chú ý đến đặc tính sinh học, mùa vụ cũng như các thông số kỹ thuật khác của từng loại đối tượng sản xuất. Ở các thời vụ khác nhau thì mức độ tiêu thụ các loại đầu vào có sự khác nhau do vậy việc cung ứng phải có sự khác biệt giữa các đối tượng và thời điểm sản xuất.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình cung ứng đầu vào ở một số nước trên thế giới.
a. Trung Quốc
Là một nước đông dân nhất thế giới với 1.3 tỷ người nhưng nền nông nghiệp Trung Quốc không những cung cấp đầy đủ nhu cầu trong nước mà còn là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Nông nghiệp Trung Quốc đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Trước những năm 90 của thế kỷ XX Trung Quốc phát triển nông nghiệp chỉ bằng mục tiêu tăng sản lượng và số lượng, các loại vật tư phục vụ nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu cung cấp ồ ạt ra thị trường. Từ năm 1995 trở đi, Trung Quốc quyết định áp dụng những chính sách tập trung hỗ trợ nông nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Các chương trình khuyến nông chuyển giao giống trái cây, lúa lai chất lượng cao, sản xuất đỗ tương xuất khẩu kết hợp cải tạo đất, dự án sản xuất giống vật nuôi, nâng cao sản lượng sữa…được tập trung góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nông dân. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. Thông qua chương trình khuyến nông quốc gia giống mới cung cấp cho nông dân gần như cho không, hàng loạt các hoạt động tập huấn, mô hình trình diễn được tổ chức giúp người dân nắm bắt kỹ thuật.
b. Indonexia
Trong nền kinh tế In-đô-nê-xi-a, nông nghiệp là ngành quan trọng nhất vì hơn một nửa dân số phục vụ trong nông nghiệp. Trước những năm 80 thế kỷ XX, In-đô-nê-xi-a được coi là nước kém phát triển. Để vực dậy nền kinh tế In-đô-nê-xi-a, các tổ chức quốc tế đã giúp nước này bằng các nguồn vay. Ngân hàng thế giới cho vay 6 tỉ USD, Ngân hàng Phát triển châu á (ADB) cho vay 3 tỉ USD với lãi suất ưu đãi. Tổ chức Nông- Lương của Liên hợp quốc (FAO) đã giúp In-đô-nê-xi-a khoảng 150 dự án. Những năm 80 đến nay, kinh tế In-đô-nê-xi-a, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp đã phục hồi và có bước phát triển, sản lượng nông nghiệp tăng với tốc độ 4%/năm. In-đô-nê-xi-a đã thực hiện một cuộc cải cách lớn các chính sách nông nghiệp. Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã đẩy mạnh phát triển thị trường các yếu tố đầu vào sản xuất nông nghiệp để giúp người sản xuất có thể tiếp cận với giống cây trồng có năng suất cao, phân bón và các đầu vào chủ yếu khác. Trước đây, Chính phủ In-đô-nê-xi-a trợ cấp mạnh mẽ nguồn phân bón; khoảng 75% giá phân bón được trợ cấp trực tiếp từ ngân sách nhà nước thông qua một tổ chức kinh doanh độc quyền của Nhà nước gọi là RUSRI (thành lập từ 1979). Năm 1988, Chính phủ In-đô-nê-xi-a quyết định việc lưu thông phân bón thông qua các hợp tác xã (KUD). Giá phân bón được thống nhất trong cả nước: giá bán trong nước thấp hơn giá quốc tế là 50%. Kết quả là ngay cả những vùng có lợi thế sản xuất gạo nhất của In-đô-nê-xi-a, năng suất giảm từ 1-2 tấn/ha, do sự chi phối của yếu tố phân bón. Nâng cao hiệu quả của thị trường phân bón, đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất nông nghiệp, Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã loại bỏ dần dần trợ giá cho phân bón, tiến tới cho phép bất cứ thành phần nào đều có thể tham gia; loại bỏ sự kiểm soát nhập khẩu phânbón. Tuy là nước xuất khẩuphân u-rê nhưng In-đô-nê-xi-a lại nhập khẩu phân phốt pho. Đầu tư vào hệ thống hợp tác xã. Hệ thống hợp tác xã đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân phối các đầu vào sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Với một số chính sách cấp thiết và hữu hiệu, cùng với sự phát triển theo hướng đồng bộ hệ thống nghiên cứu, khuyến nông, tín dụng nông thôn, xây dụng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn In-đô-nê-xi-a đang hướng tới tạo lập những tiền đề để đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển một ngành nông nghiệp toàn diện, tiên tiến, hiện đại.
c. Thái Lan
Trong nông nghiệp, việc ổn định đầu vào, đầu ra của sản xuất là nội dung chủ yếu các chính sách của Thái Lan. Chính phủ hết sức quan tâm và có nhiều biện pháp hữu hiệu về giá lương thực, giá vật tư, về ứng dụng kỹ thuật tiến bộ,về chính sách đầu tư trong nông nghiệp. Ổn định giá vật tư nông nghiệp mà chủ yếu là phân bón cũng là một biện pháp quan trọng thúc đẩy sản xuất. Khoảng 2.1 triệu tấn phân bón được sử dụng ở Thái Lan trong năm 1989, trong đó gần 27% được lưu thông qua khu vực công cộng và 73% còn lại chuyển qua kênh phân phối của khu vực tư nhân. Các kênh khu vực công cộng gồm có: Tổ chức lưu thông dành cho nông dân(MOF), Ngân hàng nông nghiệp và các HTX nông nghiệp (BAAC), văn phòng các quỹ viện trợ trồng lại cây cao su (ORRAF). BAAC là tổ chức phân phối nhiều nhất trong khu vực công cộng, chiếm 80% trong tổng số của khu vực này. Trước năm 1981, khoản tín dụng của BAAC không bao gồm các loại phân hoá học. Sau đó, BAAC đưa ra hệ thống tín dụng bằng hiện vật để cung cấp phân bón và các vật tư nông nghiệp khác cho khách hàng của mình.Ngoài ra, MOF được thành lập từ 1975 như một công cụ để ổn định giá phân bón của thị trường trong nước. Tổ chức này cung cấp phân bón cho nông dân và các hiệp hội HTX với giá trợ cấp, người nông dân phải chịu chi phí vận chuyển trong nước và chi phí bảo quản. Khách hàng của MOF mua cùng một mức giá. Và Chính phủ nước này cũng hết sức quan tâm đầu tư cho hệ thống nghiên cứu, triển khai, mời chuyên gia đến trao đổi kinh nghiệm, nhập nội các giống tốt và các quy trình công nghệ tiên tiến: cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, dành một khoản tiền lớn để thực hiện việc chuyển giao công nghệ đến hội nông dân, đến đồng ruộng…
2.2.2 Tình hình cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất nông nghịêp ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, sản lượng nông nghiệp tăng trên 4%/năm, nhiều mặt hàng nông lâm sản, thực phẩm xuất khẩu khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Tăng trưởng nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn gia tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững ngành nông nghiệp còn nhiều vấn đề cần giải quyết đặc biệt là vấn đề đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Khu vực nông nghịêp, nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% dân số và trên 72% lực lượng lao động nhưng chỉ chiếm 17% dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức. Kinh tế thị trường phát triển nông nghiệp, nông thôn và người dân khó khăn trong tiếp cận đầu vào đặc biệt là nguồn tài chính, tín dụng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì trong 5 năm (2003- 2007) Việt Nam đầu tư cho phát triển nông nghiệp chỉ đạt 113 nghìn tỷ đồng chiếm 8.7% vốn đầu tư Nhà nước và mới chỉ đáp ứng 17% nhu cầu của khu vực nông nghiệp. Hiện nay xu hướng chi phí cao vẫn tiếp tục phân bổ vào sản phẩm cuối cùng của nông dân là cây lúa, đầu lợn. Một trong những chi phí lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp nói chung đó là phân bón. Sản xuất nông nghiệp nước ta hàng năm sử dụng khoản 8 tấn phân bón hoá học các loại trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng. Chi phí cho việc vận chuyển, bốc xếp, lưu kho phân bón chiếm 10- 15%. Tuy nhiên thời gian qua việc cung ứng phân bón còn có nhiều bất cập, cung ứng chưa có một mô hình kinh tế rõ rệt, mạnh ai nấy làm, cung ứng còn manh mún, tản mạn qua nhiều tầng nấc trung gian làm tăng chi phí đẩy giá bán lên cao. Kể cả các doanh nghiệp Nhà nước được hỗ trợ đầu vào, có lợi thế cạnh tranh nhưng cũng chưa tổ chức được hệ thống cung ứng phân bón hoàn thiện, đảm bảo giá bán đến nông dân và mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên công tác chọn, tạo, đưa giống mới vào sản xuất lại có nhiều bước tiến mới. Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp đã không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra nhiều chủng loại cây, con giống mới phục vụ cho người dân. Các giống lúa, bắp có năng suất cao, phẩm chất tốt chống chịu được sâu bệnh, chịu thâm canh được tạo ra từ việc áp dụng các biện pháp lai tạo, nuôi cấy túi phấn, đột biến. Đồng thời người dân cũng được tiếp cận với nhiều nguồn cung ứng đầu vào. Các tổ chức như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hợp tác xã các cấp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu vào giúp nhân dân cải thiện đời sống, phát triển sản xuất. Hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội cũng đã phát huy được vai trò trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Việt Nam đã gia nhập và cam kết thực hiện những quy định của tổ chức WTO, cắt giảm đáng kể những khoản hỗ trợ trong nước gây bóp méo thương mại và có nhiều thách thức mới đặt ra cho người dân Việt Nam. Theo các chuyên gia, điều quan trọng là sau khi Việt Nam gia nhập WTO cần đẩy mạnh đầu tư cho khoa học công nghệ (hiện mới chiếm 0,13% GDP nông nghiệp, trong khi các nước khác là 4%). Tuy nhiên vấn đề này cũng không hề dễ dàng bởi nông dân rất khó tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ.
PHẦN III : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Phổ Yên là một huyện trung du miền núi nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên là: 25667.63 ha trong đó đất nông nghiệp là 1227.8 ha. Huyện bao gồm 15 xã, 3 thị trấn và huyện lị đặt tại thị trấn Ba Hàng.
Phía bắc giáp thị xã Sông Công
Phía nam giáp huyện Sóc Sơn – Hà Nội
Phía đông giáp huyện Phú Bình và một phần giáp huyện Hiệp Hoà - Bắc Giang
Phía tây giáp huyện Tam Đảo- Vĩnh Phúc và một phần giáp huyện Đại Từ.
Huyện Phổ Yên nằm trên đường quốc lộ 3 từ Hà Nội đến thành phố Thái Nguyên, có vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế. Đây là con đường chính để huyện giao lưu với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó các tuyến đường nhánh nối liền các xã trong huyện và giữa huyện với huyện khác cũng khá phát triển tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân trong vùng.
Nhìn chung vị trí địa lý của huyện có nhiều thuận lợi cho việc cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn:
- Dễ dàng giao lưu, trao đổi các sản phẩm đầu vào, đầu ra với các vùng, các địa phương khác.
- Dễ tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới ở những vùng lân cận, những địa phương phát triển hơn.
3.1.1.2 Địa hình
Địa hình huyện Phổ Yên là địa hình đồi bát úp xen các dãy núi cao thoải lượn sóng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đồi núi chủ yếu nằm ở phía Tây của huyện dọc theo sườn núi Tam Đảo độ cao tuyệt đối so với mặt nước biển bình quân là 145m. Đỉnh cao nhất cao trên 250m, độ cao tương đối từ 10 – 15m, độ dốc bình quân từ 200 -430, vùng này cây chè phát triển mạnh tập trung ở các xã như: Minh Đức, Thành Công, Đắc Sơn…Vùng phía nam tương đối bằng phẳng chủ yếu trồng các cây lương thực, cây hoa màu, chăn nuôi gia súc.
Nhìn chung các đặc điểm về địa hình là điều kiện thuận tiện cho địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp, hình thành những vùng chuyên canh quy mô vừa và lớn, phát triển các đặc sản truyền thống. Tuy nhiên, do địa hình nhiều đồi núi nên việc đi lại, vận chuyển hàng hoá đầu vào, đầu ra cũng gặp không ít những khó khăn. Bởi vậy công tác cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ có những hạn chế.
3.1.1.3 Khí hậu
* Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ bình quân năm là 23,70C, nhiệt độ cao nhất là 38,30C ở tháng 7, nhiệt độ thấp nhất khoảng 120C ở tháng 1, nhiệt độ trung bình nhỏ nhất là 15,70C ở tháng 12.
* Chế độ mưa:
Tổng lượng mưa hàng năm khoảng 1700mm, lượng mưa lớn nhất tập trung vào tháng 6: 312mm, lượng mưa ít nhất là 80mm vào tháng 2, lượng mưa trung bình là 141,08mm/tháng.
* Chế độ ẩm: độ ẩm trung bình là 82,25 %, độ ẩm trung bình lớn nhất là 90% vào tháng 5, độ ẩm trung bình nhỏ nhất là 74% vào tháng 12.
* Thuỷ văn: huyện Phổ Yên có hai con sông lớn chảy qua và một số hồ đập nhỏ tạo nên hệ thống suối nhỏ tương đối đều trên toàn huyện cùng với 186km kênh mương tưới tiêu làm tăng độ ẩm cho đất, độ ẩm không khí tạo thuận lợi cho các loài thực vật sinh trưởng và phát triển.
* Chế độ gió:
- Gió Đông Nam hoạt động mạnh từ tháng 5 đến tháng 10 mang nhiều hơi nước gây ra mưa và cũng là nơi có độ ẩm cao, lượng mưa lớn tạo điều kiện cho thực vật sinh trưởng.
- Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió thường khô hanh làm hạn chế sinh trưởng của cây trồng đồng thời sương muối và rét đậm kéo dài từ 21/12 năm nay đến 30/2 năm sau.
Huyện Phổ Yên nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đây là khí hậu thuận lợi cho cây trồng, thực vật sinh trưởng và phát triển. Nhưng nó cũng gây ra những hạn chế cho công tác cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất nhất là trong khâu vận chuyển, bảo quản giống, vật tư nông nghiệp. Do đó việc cung ứng đầu vào cần chú ý đến công tác giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sử dụng đầu vào.
3.1.1.4 Thổ nhưỡng
Phổ Yên là huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên thuộc khu đồi thấp xen núi nên đất đai chủ yếu thuộc các loại sau:
- Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, tỷ lệ sét cao thành phần cơ giới nặng độ dày tầng đất bình quân 20 – 70 cm nằm ở phía Tây của huyện, ở khu vực đất trống đồi núi trọc, tầng kết von mỏng độ dốc từ 20 – 350 loại đất này thích nghi với trồng các loại cây lâm nghiệp như keo lai, keo tai tượng, keo lá chàm, cây ăn quả như vải, nhãn, hồng, cây công nghiệp như chè, lạc.
- Đất feralit vàng nhạt phát triển trên đất sa thạch, quăczit thành phần cơ giới nhẹ có pha cát thích hợp với những cây cải tạo đất.
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Cây trồng muốn sinh trưởng và phát triển tốt phải có môi trường sống thuận lợi, đó chính là đất đai. Thông qua đất cây trồng hút chất dinh dưỡng và thực hiện được các chức năng khác. Đất là nguồn tài nguyên hữu hạn, đất đai không thể sinh sôi nảy nở, chính vì vậy yêu cầu đặt ra là cần phải sử dụng tốt đất đai, sử dụng đúng mục đích.
Qua bảng 3.1 ta thấy tình hình biến động đất đai của huyện 3 năm qua là không đáng kể. Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 25667.6 ha và đất nông nghiệp luôn chiếm diện tích lớn nhất, năm 2006 là 48.55%, năm 2007 là 46.81 %, đến năm 2008 là khoảng 47.81%. Trong đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ lớn nhất. Năm 2008 diện tích đất trồng cây hàng năm là 8160.34 ha chiếm 66.50% tồng diện tích đất nông nghiệp. Do đặc điểm của đất đai và truyền thống sản xuất cũ mà đa phần diện tích đất trồng cây hàng năm được sử dụng để trồng lúa. Diện tích này luôn chiếm trên 75%, trong những năm gần đây diện tích này có xu hướng giảm, bình quân giảm 0.39%/năm, tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ lệ cao, năm 2008 diện tích trồng lúa chiếm 77.02% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm.
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện (2006- 2008)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tốc độ phát triển(%)
SL(ha)
CC(%)
SL(ha)
CC(%)
SL(ha)
CC(%)
07/06
08/07
BQ
Tổng diện tích tự nhiên
25667.6
100
25667.6
100
25667.6
100
100
100
100
1. Đất Nông nghiệp
12460.6
48.55
12014
46.81
12271.8
47.81
96.42
102.1
99.22
Đất trồng cây hàng năm
8221.6
65.98
8216.1
68.39
8160.34
66.5
99.93
99.32
99.62
Đất trồng lúa
6333.8
77.04
6329
77.03
6284.77
77.02
99.92
99.3
99.61
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
_
_
_
_
35.2
0.43
_
_
_
Đất trồng cây hàng năm khác
1852.3
22.53
1852
22.54
1840.37
22.55
99.98
99.37
99.67
Đất trồng cây lâu năm
4239
34.02
3797.9
31.61
4111.46
33.5
89.59
108.26
98.48
2. Đất Lâm nghiệp (Diện tích đất có rừng)
7367.8
28.7
7367
28.7
7325.73
28.54
99.99
99.44
99.71
Rừng tự nhiên
676.7
9.18
676.6
9.18
676.6
2.64
99.99
100
99.99
Rừng trồng
6691.1
90.82
6691
90.82
6649
25.9
100
99.37
99.68
3. Đất ở
971.9
3.79
975
3.8
986.74
3.84
100.3
101.2
100.75
4. Đất chuyên dùng
2613.9
10.18
2628
10.24
4458.4
17.37
100.5
169.6
130.56
5. Đất chưa sử dụng
318.6
6.87
308
1.2
304.11
1.19
96.67
98.74
97.70
Đất bằng chưa sử dụng
85.4
26.8
86
27.92
80.23
26.38
100.7
93.29
96.92
Đất đồi núi chưa sử dụng
233.2
73.2
222
72.08
223.88
73.62
95.2
100.8
97.96
(Phòng thống kê huyện Phổ Yên)
Đất trồng cây lâu năm của huyện chiếm diện tích nhỏ chủ yếu là trồng các loại cây ăn quả như: vải, nhãn, hồng hay cây công nghiệp dài ngày như: chè. Và với kết cấu chủ yếu là đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, tỷ lệ sét cao, thành phần cơ giới nặng thích hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp nhất là các loại cây keo như: keo lai, keo tai tượng, keo lá chàm…mà diện tích đất lâm nghiệp ở đây chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Năm 2008 diện tích đất lâm nghiệp là 7235.73ha chiếm 28.54% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó chủ yếu là rừng trồng chiếm trên 90%. Năm 2008 diện tích rừng trồng có giảm hơn so với năm 2006, 2007 đó là do một số diện tích rừng đã bị khai thác hay bị cháy rừng.
Diện tích đất chuyên dùng trong các năm qua tăng mạnh, mức tăng bình quân là 30.56%/năm. Năm 2008 diện tích đất chuyên dùng là 4458.4 ha chiếm 17.37%. Diện tích đất này tăng mạnh là do trong các năm gần chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh, phát triển nông thôn mà nhiều diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển sang xây dựng nhà máy, xí nghiệp...
Đất ở chiếm diện tích nhỏ trong cơ cấu đất đai của huyện. Tuy nhiên do tốc độ gia tăng dân số mà diện tích đất này ngày càng được mở rộng phục vụ nhu cầu về sinh hoạt, ăn ở của người dân ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Đất chưa sử dụng năm 2008 so với năm 2006 giảm đi khoảng 15 ha (4.45%) Nguyên nhân là do đất này được cải tạo và đưa vào làm đất ở hay đất chuyên dùng. Hiện nay trên địa bàn toàn huyện còn có 305 ha đất chưa sử dụng, đây là phần diện tích mà huyện có thể khai thác, cải tạo để đưa vào sử dụng
Nhìn chung, qua 3 năm tình hình đất đai của huyện không có nhiều biến động. Do yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn mà một phần diện tích nông nghiệp đã được chuyển sang đất chuyên dùng hay đất ở và còn một phần diện tích đất còn chưa được đưa vào sử dụng. Do vậy trong thời gian tới huyện cần có những chính sách cụ thể để bố trí sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả.
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Lao động là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng cũng như số lượng sản phẩm hàng hoá. Ngày nay khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thì việc sử dụng nguồn lao động đặc biệt là lao động có trình độ cao một cách hợp lý là rất cần thiết.
Qua bảng 3.2 ta thấy trong những năm gần đây tình hình dân số và lao động của huyện tương đối ổn định có tăng lên nhưng tăng không nhiều. Về cơ cấu ngành nghề ta thấy dân cư chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2008 số hộ nông nghiệp là 29847 hộ chiếm 89.33% tổng số hộ, lao động nông nghiệp cũng chiếm 68.86% tổng số lao động của toàn huyện. Tuy nhiên do xu thế công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn với việc xây dựng thêm một số nhà máy, khu công nghiệp trên địa bàn huyện mà số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Năm 2006 lao động nông nghiệp chiếm 74.41% tổng số lao động, đến năm 2008 thì tỷ lệ này là 68.86%, giảm 5.55%. Số lao động phi nông nghiệp cũng tăng từ 25.59% năm 2006 lên 31.14% năm 2008. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong các năm tới và điều này rất tốt cho quá trình phát triển kinh tế của huyện.
Qua bảng 3.2 ta cũng thấy BQ diện tích đất nông nghiệp/nhân khẩu của huyện ở mức thấp (0.09 ha), do đó nó có thể gây ra khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy trong thời gian tới huyện cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Sắp xếp, tổ chức, quản lý, sử dụng lao động một cách hợp lý. Chú ý đến việc mở rộng diện tích gieo trồng bằng cách tăng vụ, khai hoang…
Bảng 3.2: Tình hình dân số, lao động của huyện qua 3 năm 2006- 2008
Diễn giải
ĐVT
2006
2007
2008
So sánh(%)
SL
CC(%)
SL
CC(%)
SL
CC(%)
07/06
08/07
BQ
I. Tổng số hộ
Hộ
32941
100
33125
100
33413
100
100.56
100.87
100.71
1. Hộ nông nghiệp
Hộ
29805
90.48
29812
90
29847
89.33
100.02
100.12
100.07
2. Hộ phi nông nghiệp
Hộ
3136
9.52
3313
10
3566
10.67
105.64
107.64
106.64
II. Tổng số nhân khẩu
Người
137479
100
139961
100
141203
100
101.81
100.89
101.35
1.Nhân khẩu nông nghiệp
Người
124213
90.35
126455
90.35
128219
90.8
101.8
101.39
101.59
2.Nhân khẩu phi nông nghiệp
Người
13266
9.65
13506
9.65
12984
9.2
101.81
96.14
98.93
III. Tổng số lao động
LĐ
91652
100
91924
100
93194
100
100.3
101.38
100.84
1. Lao động nông nghiệp
LĐ
68198
74.41
66145
71.96
64171
68.86
96.99
97.02
97.00
2. Lao động phi nông nghiệp
LĐ
23454
25.59
25779
28.04
29023
31.14
109.91
112.58
111.24
IV. Một số chỉ tiêu BQ
1. BQ LĐ nông nghiệp /hộ NN
LĐ
2.23
2.21
1.95
99.10
88.24
93.51
2. BQ đất nông nghiệp /LĐ NN
Ha
0.19
0.18
0.19
94.74
105.56
100.00
3. BQ đất NN/nhân khẩu
Ha
0.09
0.085
0.087
94.44
102.35
98.32
4. BQ nhân khẩu/hộ
Người
4.17
4.23
4.22
101.44
99.76
100.60
(Phòng thống kê huyện Phổ Yên)
3.1.2.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng trong bất kỳ ngành sản xuất nào. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản xuất, giảm nhẹ sức lao động cho người nông dân, làm tăng năng suất lao động, củng cố và hoàn thiện mối quan hệ sản xuất trong quá trình sản xuất hàng hoá. Với vị trí thuận lợi, nằm trên quốc lộ 3 chạy từ Hà Nội đến thành phố Thái Nguyên trong những năm qua huyện Phổ Yên đã không ngừng củng cố, xây dựng, đổi mới, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên mọi lĩnh vực.
Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất của huyện năm 2008
Chỉ tiêu
ĐVT
2008
I. Đường giao thông
Km
1. Đường liên huyện
Km
45
2. Đường liên xã
Km
145
3. Đường liên thôn
Km
208
II. Công trình thuỷ lợi
1. Trạm bơm
Cái
5
2. Máng tiêu
Cái
1
III. Các công trình an sinh xã hội
1. Trường tiểu học
Cái
28
2. Trường THCS
Cái
17
3. Trường cấp III
Cái
3
4. Trạm y tế
Cái
18
5. Sân vận động
Cái
2
6. Chợ
Cái
18
7. Trạm biến thế
Cái
2
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phổ Yên)
Hệ thống đường giao thông: hệ thống giao thộng của huyện tương đối phát triển với 13 km đường liên tỉnh, 145 km đường liên huyện, 145 km đường liên xã, 208 km đường liên thôn và 250 km đường nội đồng, ngoài ra còn có hệ thống đường sắt, đường thuỷ. Nhìn chung chất lượng đường tương đối tốt. Đây là điều kiện thuận lợi của huyện trong vấn đề vận chuyển và giao lưu hàng hoá nói chung, hàng hoá nông, lâm sản nói riêng.
Hệ thống thuỷ lợi: trạm thuỷ nông huyện quản lý 5 trạm bơm, 1 máng tiêu và hệ thống kênh mương nội đồng đã được kiên cố hoá. Các trạm bơm này hoạt động khá thường xuyên và hiệu quả đảm bảo tưới tiêu cho tất cả các xã trên địa bàn huyện.
Hệ thống y tế, giáo dục: cũng được chú trọng đầu tư nâng cấp. Hệ thống trường học từ mầm non đến THPT được xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ văn hoá của người dân. Toàn huyện có 20 cơ sở y tế trong đó có 2 phòng khám đa khoa, 18 trạm y tế với tổng số 170 giường bệnh, 167 cán bộ y tế. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sức khoẻ của người dân trong toàn huyện.
Ngoài ra hệ thống điện, nước sạch, thông tin liên lạc, chợ cũng được đầu tư, nâng cấp đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của người dân.
3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh
Trong những năm qua, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng ngành nông nghiệp của huyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Qua bảng 3.4 ta thấy, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện năm 2008 đạt 337896 triệu đồng tăng 4.28% so với năm 2006. Trong đó chủ yếu vẫn là đóng góp của ngành trồng trọt, năm 2008 giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 219348 triệu đồng chiếm 64.92% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, chăn nuôi chiếm 27.71%, dịch vụ nông nghiệp là 4.63%. Tuy nhiên theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay thì tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt có xu hướng giảm ( năm 2008 giảm 2.36% so với năm 2006) thay vào đó là sự gia tăng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Dịch vụ nông nghiệp tăng từ 4.56% năm 2006 lên 5.14% năm 2008.
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2006- 2008)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tốc độ phát triển (%)
GT (trđ)
CC (%)
GT (trđ)
CC (%)
GT (trđ)
CC (%)
07/06
08/07
BQ
A. Kết quả sản xuất kinh doanh
Tổng giá trị SX ngành NN
324015
100
339214
100
337896
100
104.69
99.611
102.12
I. Ngành trồng trọt
218001
67.28
230201
67.86
219348
64.92
105.6
95.29
100.31
1. Cây hàng năm
131301
40.52
139099
41.01
132228
39.13
105.94
95.06
100.35
2. Cây lâu năm
74014
22.84
76748
22.63
71132
21.05
103.69
92.68
98.03
3. Sản phẩm phụ trồng trọt
13780
4.25
14353
4.23
14397
4.26
104.16
100.31
102.22
II. Ngành chăn nuôi
91237
28.16
93301
27.51
101165
29.94
102.26
108.43
105.30
III. Dịch vụ nông nghiệp
14776
4.56
15712
4.63
17382
5.14
106.33
110.63
108.46
B. Một số chỉ tiêu BQ
1. Thu nhập BQ/hộ NN (trđ/hộ)
10.87
11.30
11.32
103.95
100.18
102.05
2. Thu nhập BQ/ LĐNN (trđ/lđ)
4.75
5.12
5.36
100.78
104.69
102.72
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phổ Yên)
Trong ngành trồng trọt thì cây hàng năm chiếm ưu thế, giá trị sản xuất cây hàng năm năm 2008 là 132228 triệu đồng chiếm 60.28% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt và tăng 0.71% so với năm 2006.
Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của huyện những năm qua đã có nhiều bước tiến mới, thu nhập BQ/ lao động nông nghiệp đạt 5.36 triệu đồng/ lao động/ năm (2008). Và trong thời gian tới huyện cần có những chính sách đầu tư đúng mức cho các ngành sản xuất để có một cơ cấu kinh tế hợp lý, nâng cao thu nhập cho người dân.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phổ Yên là một huyện trung du, miền núi của tỉnh Thái Nguyên, trong những năm gần đây kinh tế của huyện tuy đã có nhiều bước phát triển mới nhưng vẫn tồn tại không ít những khó khăn. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp nông dân đa phần trình độ học vấn thấp, còn thiếu các kiến thức về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, thường sản xuất theo các phương pháp cũ, lạc hậu. Nguồn vốn đầu tư lại hạn chế nhất là vào mùa vụ nhiều việc dồn vào một lúc, gánh nặng đè lên vai người nông dân, việc tiếp cận các yếu tố đầu vào gặp khó khăn. Chính những điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Bởi vậy chúng tôi chọn địa điểm là huyện Phổ Yên để nghiên cứu đề tài này.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
a. Thông tin thứ cấp:
- Các thông tin chung về tình hình cung ứng, tiếp cận yếu tố đầu vào trong nông nghiệp ở Việt Nam và một số nước trên thế giới phục vụ cho phần tổng quan tài liệu chủ yếu được thu thập từ các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, tạp chí, đài, mạng internet…
- Các thông tin về tình hình đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất kinh doanh của địa bàn được thu thập từ các báo cáo tổng kết của các phòng ban như: phòng địa chính, phòng thống kê, phòng nông nghiệp… của huyện Phổ Yên.
b. Thông tin sơ cấp:
- Tiến hành điều tra, thu thập số liệu từ các hộ nông dân thông qua việc xây dựng các bảng hỏi, phiếu điều tra.
Chúng tôi tiến hành điều tra trên địa bàn 4 xã, thị trấn/18 xã, thị trấn của huyện với những đặc trưng riêng của từng xã và tiến hành chọn mẫu theo kiểu ngẫu nhiên cơ bản. Mỗi xã tiến hành điều tra 10 hộ nông dân.
• Xã Nam Tiến phát triển mạnh về cây lương thực đặc biệt là lúa và ngô
• Xã Minh Đức phát triển mạnh về cây công nghiệp (chè)
• Thị trấn Ba Hàng phát triển mạnh về cây rau,hoa màu: su hào, bắp cải, lạc, đậu tương…
• Xã Vạn Phái phát triển mạnh về cây ăn quả
- Phỏng vấn các cán bộ, lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể các phòng ban:
+ 4 cán bộ phòng thống kê ở 4 xã, thị trấn: Nam Tiến, Minh Đức, Vạn Phái, thị trấn Ba Hàng
+ Hội trưởng: hội phụ nữ, hội nông dân huyện Phổ Yên
+ Cán bộ phòng thống kê của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT và ngân hàng CSXH huyện Phổ Yên
+ Kế toán trưởng chi nhánh vật tư nông nghiệp huyện Phổ Yên
+ Trạm trưởng trạm khuyến nông huyện Phổ Yên
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ được kiểm tra và xử lý bằng chương trình excel
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê kinh tế: điều tra thu thập số liệu và tổng hợp số liệu trên cơ sở phân tổ thống kê dựa vào một số thuộc tính của hiện tượng. Sau đó dựa vào các số liệu thu thập được để phân tích ._.lục trúc tại hai xã Minh Đức và Đắc Sơn, với hơn 150 hộ dân tham gia trồng được 42.2 ha.
Theo hợp đồng đầu tư, công ty Chi Lăng- Đài Loan có trách nhiệm cung ứng giống cây trồng cho nông dân với giá 10000đồng/cây. Trong đó công ty hỗ trợ 50% giá giống, đồng thời ứng trước 25% giá giống cho các hộ dân tham gia đến khi có sản phẩm sẽ thu hồi, huyện Phổ Yên hỗ trợ 25%. Toàn bộ sản phẩm măng tươi của các hộ dân sẽ được công ty tổ chức thu mua theo giá thoả thuận tại thời điểm thu hoạch. Công ty cũng cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với Trạm khuyến nông huyện tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc tre măng cho nông dân.
Đến nay sau 2 năm, dự án đã được thực hiện theo đúng kế hoạch và tiếp tục nghiên cứu mở rộng diện tích sang các xã lân cận tạo vùng nguyên liệu ổn định để xây dựng nhà máy chế biến măng tre xuất khẩu ở Thái Nguyên.
Bên cạnh đó, việc cung ứng lao động cũng được thực hiện bởi các trung tâm giới thiệu việc làm, môi giới lao động hay dưới hình thức đổi công giữa các nông dân. Tuy nhiên do sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún nên thường tận dụng lao động trong gia đình, ít sử dụng lao động thuê nên các hoạt động này ít được phổ biến.
4.3 Đánh giá của người dân về các nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên
4.3.1 Mức độ tiếp cận với các nguồn cung ứng đầu vào của người dân
Bảng 4.16: Xếp hạng cho điểm các nguồn cung ứng đầu vào trên địa bàn huyện Phổ Yên
Chỉ tiêu
Số người trả lời
Tổngđiểm
Xếphạng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Phòng Nông nghiệp và PTNT
3
2
1
3
1
2
1
3
0
1
17
4
Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT
3
0
2
3
1
4
1
3
1
3
20
3
Ngân hàng CSXH
2
3
0
0
3
0
2
0
3
3
16
5
Hội nông dân
4
4
3
4
2
3
2
0
2
3
27
2
Hệ thống vật tư nông nghiệp
5
3
1
1
3
2
4
5
4
4
32
1
Hội phụ nữ
1
3
1
0
1
1
3
0
1
1
12
6
Các doanh nghiệp, công ty
1
1
0
0
1
3
0
2
2
1
11
7
Nguồn: Phỏng vấn nông dân
Chú thích: Cho thang điểm từ 1(ít tiếp cận) đến 5(tiếp cận nhiều) với các tổ chức
Với sự hoạt động tích cực, chủ động của những nguồn cung cấp đầu vào trên địa bàn huyện Phổ Yên mà hầu hết các hộ nông dân đều được tiếp cận tốt với các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên mức độ tiếp cận của các hộ có sự khác nhau. Các hộ sản xuất quy mô lớn, mang tính hàng hoá cao thường có xu hướng tiếp cận với nhiều nguồn cung cấp đầu vào, sử dụng nhiều các yếu tố đầu vào và quan tâm nhiều đến các yếu tố về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Còn đối với nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình lại thường ít tiếp cận với các nguồn cung cấp đầu vào và họ thường quan tâm đến số lượng sản phẩm, ít chú trọng tới việc đầu tư, mở rộng sản xuất hàng hoá. Và mức độ tiếp cận với các nguồn cung ứng đầu vào khác nhau là khác nhau. Theo bảng trên ta thấy nông dân tiếp cận nhiều nhất là hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp, sau đó là hội nông dân, Ngân hàng nông nghiệp và PTNTT, phòng nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội, hội phụ nũ và cuối cùng là các doanh nghiệp, các công ty.
Theo kết quả điều tra thu được những đánh giá của nông dân về những nguồn cung ứng đầu vào như sau:
4.3.2 Đánh giá của người dân về hệ thống cung cấp vật tư nông nghiệp
Đây là tổ chức được các hộ nông dân trên địa bàn tiếp cận nhiều nhất, tất cả các hộ nông dân đều tiếp cận với nguồn cung ứng này nhưng ở những mức độ khác nhau. Nhất là đối với nhóm hộ khá giả, sản xuất mang tính hàng hoá cao sử dụng phổ biến nguồn cung ứng này. Ở đây người dân có thể tiếp cận với nhiều đầu vào như: giống, vật tư nông nghiệp, thuốc BVTV, kỹ thuật.
a. Thuận lợi:
- Đối tượng cung ứng phong phú, tất cả những ai có cầu thì đều được đáp ứng và có thể được cung ứng với khối lượng nhiều hay ít, cung ứng ở các thời điểm khác nhau do đó rất thuận tiện cho người dân.
- Việc cung ứng thuận tịên, nhanh chóng đảm bảo thuận mua vừa bán, không cần các thủ tục rườm rà, phức tạp. Người dân có thể mua những thứ mình cần mà không cần giấy tờ hay các thủ tục phiền hà khác. Sau khi đưa tiền là người dân có quyền sở hữu món hàng đó.
- Cơ chế mua bán dễ dàng: có thể mua chịu, mua khối lượng lớn và cả dịch vụ cung cấp tại nhà. Hiện nay ở các đại lý, hợp tác xã hay các cửa hàng tư nhân thì người mua có thể mua chịu hàng hóa cho đến khi được thu sản phẩm thì trả tiền( có tính lãi suất). Khi mua hàng hoá với khối lượng lớn thì người dân có thể được vận chuyển đến tận nhà.
b. Hạn chế
- Chủng loại hàng hoá chưa phong phú, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Ở các cửa hàng thường chỉ có các loại hàng hoá thông thường, chất lượng chưa cao, giá cả thấp và trung bình mà thiếu đi những sản phẩm hàng hoá mới, chất lượng cao, thiếu sự cập nhập những kỹ thuật tiến bộ, những công nghệ mới.
- Cung ứng còn manh mún, đôi khi còn quan liêu, thiếu nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên bán hàng. Nhất là trong các cửa hàng thuộc quyền quản lý của Nhà nước, việc cung ứng còn mang tính qua loa, đại khái. Vẫn còn tình trạng bán các sản phẩm ngoài danh mục, nhiều quầy bán chưa đảm bảo vệ sinh.
- Đối với những hộ nông dân nghèo hay các hộ có hoàn cảnh khó khăn thì vấn đề tiếp cận với những nguồn cung ứng này còn nhiều hạn chế do nguồn vốn đầu tư ít và sản xuất quy mô nhỏ.
- Chưa có cơ chế bình ổn giá cả nên nhiều khi có sự chênh lệch khá lớn về giá giữa các đại lý lớn và các cửa hàng tư nhân, giá bán lẻ các mặt hàng còn tương đối cao. Giữa giá bán buôn khối lượng lớn với giá bán lẻ có thể chênh hàng nghìn đồng/kg, giá ở các cửa hàng tư nhân có thể cao hơn đại lý rất nhiều.
4.3.2 Đánh giá của người dân về Hội nông dân
Đây là tổ chức gần gũi nhất và được nông dân tiếp cận phổ biến trên địa bàn huyện Phổ Yên. Bởi ngoài nguồn vốn người dân còn có thể được tiếp cận với các đầu vào khác như kỹ thuật, giống và các vật tư phục vụ sản xuất khác. Theo số liệu điều tra cho thấy có khoảng 90% các hộ nông dân tiếp cận với hội nông dân.
a. Thuận lợi:
- Với hệ thống tổ chức, hoạt động từ trung ương đến cấp xóm thì đây là tổ chức gần gũi nhất với người dân, có thể đáp ứng trực tiếp nhu cầu của người dân, xuất phát từ yêu cầu của người dân trong sản xuất mà các cấp hội cần có những giải pháp giải quyết nhanh chóng, kịp thời cho người dân.
- Hội có thể trực tiếp hay phối hợp với các tổ chức, cơ quan chuyên môn khác để phục vụ yêu cầu sản xuất của người dân. Hội có thể phối hợp với Phòng nông nghiệp, Trạm khuyến nông hay các doanh nghiệp, công ty tổ chức tập huấn kỹ thuật, mở lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho người dân, phối hợp với trạm thuỷ nông đảm bảo các vấn đề về tưới tiêu nước, phối hợp với trạm BVTV về vấn đề phòng trừ sâu, bệnh dịch, phối hợp với hệ thống vật tư nông nghiệp, các nhà máy chế biến để cung ứng đầu vào trả chậm hay thành phối hợp với ngân hàng thành lập các tổ vay vốn.
- Thành viên của Hội là những người dân hoạt động với mục đích phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế cho chính bản thân hộ nên dễ thu hút sự tham gia, ủng hộ của người dân.
- Khi tiếp cận với Hội nông dân thì các hộ có thể tiếp cận được với nhiều yếu tố đầu vào, nhiều nguồn cung ứng đầu vào. Không chỉ có nguồn vốn mà có cả các yếu tố đầu vào khác như: giống, vật tư, lao động, kỹ thuật…
b. Hạn chế:
- Do thiếu sự chủ động, phải phối hợp với các cơ quan khác nên nhiều khi các hoạt động cung ứng đầu vào cho nông dân còn chậm chạp. Nhất là các loại vật tư như phân bón, thuốc BVTV phục vụ sản xuất đôi khi không đảm bảo tính kịp thời vụ.
Hộp 4.3: Cung ứng đầu vào của Hội nông dân
Ý kiến của bà Đỗ Thị Lan xóm Trường Thịnh, xã Nam Tiến:
Tôi đăng ký mua phân trả chậm của Hội nông dân xã để phục vụ vụ lúa sớm, theo thông tin thì chúng tôi sẽ nhận được phân từ đầu vụ để bón lót cho lúa nhưng thực tế đến tận khi làm cỏ đợt 1 chúng tôi mới có phân.
- Do thiếu các cán bộ chuyên môn và sự phân công, phân nhiệm còn chưa hợp lý nên các thông tin đến với nông dân chưa kịp thời. Nhất là trong công tác phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng. Đôi khi phải đến lúc sâu bệnh phát triển trên diện rộng mới có ý kiến chỉ đạo thực hiện phòng, trừ dịch.
- Chưa thực sự đi sâu, đi sát vào hoạt động sản xuất của người dân. Đặc biệt là trong hoạt động tưới tiêu nước phục vụ sản xuất, hội xuất phát từ nhu cầu nước cho sản xuất phối hợp với trạm thuỷ nông đảm bảo vấn đề nước tưới cho đồng ruộng nhưng vấn đề này còn thực hiện chưa tốt, vẫn còn nơi thiếu nơi thừa, lúc cung cấp kịp thời lúc cung cấp chậm chạp.
4.3.3 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đây là tổ chức có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên trên địa bàn huyện Phổ Yên thì nông dân còn hạn chế tiếp cận với nguồn cung ứng này. Qua đây người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất nhưng thực tế cho thấy tỷ lệ hộ giàu và trung bình tiếp cận với nguồn vốn này nhiều hơn các hộ nghèo.
a. Thuận lợi:
- Có thể vay số tiền tương đối lớn để đầu tư, mở rộng sản xuất. Hiện nay mỗi hộ nông dân có thể vay trên dưới 10 triệu đồng, đặc biệt khi có những đề án khả thi thì số tiền có thể lên đến hàng trăm triệu.
- Đối tượng vay được mở rộng: vay phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp vay để mở rộng sản xuất, trang trại vay để mở rộng quy mô.
b. Hạn chế:
- Thủ tục còn rườm rà, phức tạp do đó gây khó khăn cho người dân, nhiều người ngại làm thủ tục nên không tiếp cận với nguồn vốn này. Các hộ vay vốn phải qua các bước: hộ làm đơn → trưởng xóm ký → nộp ra xã đóng dấu → đưa lên ngân hàng→ cán bộ ngân hàng về khảo sát tại hộ sau đó mới xem xét cho hộ vay và được lĩnh tiền.
- Cơ chế còn nhiều bất cập: những người không có thế chấp, không có nghề nghiệp không được vay, những hộ còn nợ cũ không được vay tiếp. (Trường hợp của chị Nguyễn Thị Dung ở xóm Trại xã Nam Tiến: trước đây chị Dung là công nhân nhưng giờ đã về nhà, nhà chị không có đất ruộng để sản xuất, chồng chị lại công tác ở xa, con còn nhỏ, chị muốn vay vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi nhưng không được vay với lí do không có tài sản thế chấp, không người thừa kế)
- Số lượng tiền được vay ít chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Nhất là đối với những hộ không có tài sản thế chấp và các hộ sản xuất quy mô lớn. Đối với những hộ làm kinh tế trang trại, tuy mức vay không thế chấp đã lên tới 10 triệu đồng nhưng vẫn còn là rất thấp so với nhu cầu phát triển sản xuất.
Hộp 4.4: Số vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT
Ý kiến của ông Nguyễn Quang Trung chủ một trang trại ở xã Minh Đức:
Tôi có một trang trại rộng gần 10ha, muốn đầu tư mở rộng sản xuất theo mô hình vườn- ao- chuồng- rừng. Tôi dự định tiến hành cải tạo đất trồng một số loại cây ăn quả như nhãn, vải, hồng không hạt, kết hợp đào ao thả cá, chăn nuôi lợn, gia cầm, trên đồi trồng chè cành và cây lâm nghiệp. Dự án của tôi dự kiến cần 300triệu đồng nhưng khi viết đơn vay vốn ngân hàng thì chỉ được phê duyệt vay 200triệu đồng, số vốn còn lại tôi phải tự xoay xở nên gặp rất nhiều khó khăn
- Lãi suất còn cao và thời gian vay ngắn thường là vay ngắn hạn và trung hạn. Theo báo cáo của ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Phổ Yên thì hiện nay mức lãi suất trung hạn là 1.05%/ tháng, và 75% số hộ vay vốn là vay ngắn hạn và trung hạn.
4.3.4 Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đây là tổ chức có vai trò quan trọng đối với người dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Là nơi cung ứng đầu vào lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tại đây nông dân có thể tiếp cận với kỹ thuật mới, cách làm mới, những tiến bộ kỹ thuật hiện đại, những giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao… Nhưng trong thực tế hiện nay nông dân chưa tiếp cận nhiều với nguồn cung ứng này.
a. Thuận lợi:
- Có các cán bộ chuyên môn có trình độ kỹ thuật cao giúp đỡ bà con nông dân về mảng kỹ thuật. Các cán bộ có thể tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân.
- Là cơ quan làm nhiệm vụ đẩy mạnh mối liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp do đó nhanh chóng, dễ dàng phổ biến những chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng, các cơ quan chuyên môn về vấn đề chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới cho nông dân.
- Hiện nay nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện có xu hướng tăng dần lên tạo thuận lợi trong việc phổ biến kiến thức, kỹ năng, phương pháp sản xuất mới cho nông dân.
Bảng 4.17: Chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của huyện qua 3 năm 2006- 2008
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tốc độ phát triển
07/06
08/07
BQ
Toàn ngành
143878
185700
225210
129.07
121.28
125.11
- Trợ giá cây giống
61.1
90.81
130.1
148.69
143.27
145.95
- Tập huấn chuyển giao KHKT
45.25
50.103
60.1
110.72
120.00
115.27
- Xây dựng mô hình trình diễn
87.127
94.375
142.289
108.32
150.80
127.80
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Phổ Yên)
b. Hạn chế:
- Thiếu cán bộ chuyên cấp cơ sở nhất là cán bộ khuyến nông để có thể trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho người dân khi cần thiết. Hiện nay ở mỗi xã thường có một cán bộ nông nghiệp phụ trách tất cả các mảng trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn toàn xã.
4.3.5 Ngân hàng chính sách xã hội
Đây là tổ chức mà nhiều hộ nông dân mà đặc biệt là hộ nghèo, hộ gia đình chính sách tiếp cận phổ biến. Là nguồn cung cấp vốn phát triển sản xuất cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ có học sinh, sinh viên,… Ở cấp cơ sở thì ngân hàng chính sách xã hội thực hiện uỷ thác cho các tổ chức quần chúng nên nông dân chưa thực sự thấy hết được vai trò của tổ chức này.
a. Thuận lợi:
- Lãi suất thấp. Hiện nay mức lãi suất cho các đối tượng của ngân hàng chính xã hội như sau: vay hộ nghèo 0.65%. tháng, vay vốn HS SV 0.5%/ tháng, vay xuất khẩu lao động 0.9%/ tháng.
- Thực hiện uỷ thác cho các cấp hội cơ sở thành lập các tổ vay vốn nhỏ ở các chi hội nên thuận lợi cho nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay. Ở cơ sở ngân hàng chính sách xã hội uỷ thác cho hội nông dân, hội phụ nữ thành lập các tổ vay vốn ở các xóm thực hiện thủ tục vay tiền, thu lãi suất hàng quý giúp người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn tín dụng này/
- Những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, các gia đình chính sách có cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng rẻ. Đối với các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn thì việc tiếp cận với nguồn tín dụng của ngân hàng nông nghiệp là không dễ dàng mà lãi suất lại cao do vậy với ngân hàng chính sách xã hội họ có thể tiếp cận với nguồn tín dụng lãi suất thấp và thủ tục cũng không quá phức tạp.
b. Hạn chế:
- Đối tượng cho vay còn thu hẹp: chỉ các gia đình trong diện chính sách mới được tiếp cận nguồn vốn này( hộ nghèo, cận nghèo, hộ có con em là học sinh, sinh viên,…)
- Thủ tục vay vốn còn phức tạp, rườm rà cần nhiều loại giấy tờ, đơn từ và quá trình vay vốn vẫn còn các thủ tục xin chữ ký chờ xem xét, phê duyệt để được vay số tiền đó
- Nguồn vốn vay còn ít chưa đáp ứng nhu cầu của người dân và còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện. Với đối tượng là HSSV thì mức vay tối đa là 8trđ/năm, còn đối với hộ nghèo thì mức vay thường từ 3-5 triệu đồng/hộ.
4.3.6 Hội phụ nữ
Là cơ quan cung ứng đầu vào ở cơ sở có thể giúp người dân tiếp cận với nguồn vốn, lao động, kỹ thuật… Tuy nhiên việc tiếp cận của nông dân với nguồn cung ứng này còn nhiều hạn chế.
a. Thuận lợi:
- Thành viên chính của hội là chị em phụ nữ nên dễ có thể hiểu và thông cảm cho nhau, có thể giúp đỡ nhau chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật, nguồn vốn, lao động trong sản xuất.
- Được tổ chức tới tận cấp xóm nên có thể nắm bắt và đáp ứng nhanh chóng, kịp thời các yêu cầu của người dân.
b. Hạn chế:
- Hội viên là phụ nữ, là những người phải đảm đương nhiều công việc trong gia đình nên cơ hội, thời gian cho phụ nữ tham gia các hoạt động còn nhiều hạn chế.
- Hoạt động cung ứng còn chưa phong phú nên chưa thu hút được nhiều hội viên tham gia. Hoạt động chủ yếu của hội là nhận uỷ thác của ngân hàng CSXH thông qua vay vốn chính sách và giúp đỡ chị em trong hội phát triển sản xuất.
4.3.7 Các doanh nghiệp, công ty phục vụ sản xuất nông nghiệp
Đây là nguồn cung ứng đầu vào lớn và có rất nhiều triển vọng trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá với quy mô lớn. Nhưng trong thực tế thì nông dân chưa tiếp cận nhiều với nguồn cung ứng này.
a. Thuận lợi:
- Tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật mới, yên tâm sản xuất ở quy mô lớn, sản xuất hàng hoá cao.
- Trực tiếp thu mua nông sản cho người dân nên có thể tạo ra thị trường ổn định, hạn chế những rủi ro về giá cả, giúp người dân yên tâm sử dụng các đầu vào, đầu ra phục vụ sản xuất.
b. Hạn chế:
- Chưa tạo được lòng tin trong nông dân, còn nóng vội trong đầu tư, phát triển chưa chú ý đến công tác nghiên cứu, tìm hiểu địa bàn, điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán của địa phương.
- Chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu thực tế, từ nhu cầu của nông dân. Hầu hết các doanh nghịêp chưa thực hiện được công tác tìm hiểu tình hình đầy tư phát triển sản xuất của người dân, chưa thu hút được sự tham gia của dân trong các dự án.
- Còn chú trọng nhiều đến việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm, chưa có các cơ chế, chính sách cụ thể để bảo vệ lợi ích của người dân.
Bên cạnh đó người dân trên địa bàn huyện Phổ Yên còn tiếp cận với các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, kỹ thuật thông qua các nguồn cung ứng khác. Như vốn vay từ các tổ chức tín dụng phi chính thống, vay lãi suất cao, lao động từ các trung tâm, tổ chức giới thiệu việc làm hay dưới hình thức đổi công, kỹ thuật thông qua việc trao đổi kinh nghiệm giữa mọi người. Tuy nhiên mức độ tiếp cận của nông dân với các nguồn này là không nhiều và không phổ biến. Nhất là các vấn đề về lao động, do ở đây sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên thường sử dụng lao động gia đình và ít phải sử dụng lao động thuê.
4.4 Một số định hướng giải pháp nhằm nâng cao khả năng cung ứng đầu vào phát triển sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên
4.4.1 Định hướng
- Tập trung, chú trọng công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đưa các giống cây trồng có tiềm năng năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như các giống lúa lai, ngô lai và một số loại cây trồng có giá trị kinh tế như khoai tây, ngô nếp, các loại rau. Góp phần vào việc thu hút lao động, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người lao động
- Tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng triển khai thực hiện các mô hình trình diễn phối hợp với UBND các xã, thị trấn các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân.
- Phối hợp chặt chẽ với Đảng uỷ, chính quyền các cấp, các ngành chức năng tổ chức, triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp như dự án sản xuất chế biến tiêu thụ chè, dự án trồng rừng sản xuất theo chương trình 147, chương trình trồng cây nhân dân,…
- Khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp cả về số lượng và chất lượng góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Đẩy mạnh hoạt động chế biến, tiêu thụ và cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Tăng cường liên kết 4 nhà để giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cung ứng đầu vào chất lượng tốt và ổn định tiêu thụ đầu ra
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông lâm nghiệp, tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào thâm canh tăng năng suất đi đôi với coi trọng chất lượng sản phẩm.
4.4.2 Một số giải pháp
4.4.2.1 Giải pháp về vốn
Sản xuất nông nghiệp đòi hỏi lượng vốn đầu tư tương đối lớn. Kết quả điều tra cho thấy: hiện nay vốn sản xuất của các hộ nông dân còn thiếu và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất. Chính vì vậy để phát triển sản xuất cần cung cấp vốn đầy đủ cho các hộ nông dân. Để giải quyết tốt được vấn đề này, trước hết cần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng cách khuyến khích người dân xây dựng quỹ tín dụng từ đó cho người sản xuất cần vốn vay. Ngoài ra, các tổ chức ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội cần cải tiến cách cho vay đặc biệt là đối với nhóm hô j sản xuất quy mô nhỏ, cho vay lãi xuất ưu đãi để khuyến khích người nông dân phát triển sản xuất. Đối với nhóm hộ sản xuất quy mô lớn nhất là những trang trại khuyến khích và cho họ vay vốn lớn hơn để mở rộng quy mô phát triển sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thời hạn cho vay cũng cần được xem xét cụ thể đối với từng nhóm hộ, những hộ vay để mở rộng quy mô thì thời hạn nên kéo dài 5 đến 7 năm để người dân yên tâm sản xuất, chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng.
- Tập trung vốn cho sản xuất nông nghiệp. Các chi nhánh ngân hàng cơ sở, quỹ tín dụng nhân dân cần căn cứ vào quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp để xây dựng các dự án đầu tư vốn vào từng đối tượng vay, phải phù hợp với quy hoạch của địa bàn. Trước mắt cần nhằm vào các mục tiêu như tăng thêm giá trị thu nhập trên 1ha đất canh tác, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho hộ nông dân, gắn kết giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn.
- Bằng nhiều vốn đầu tư khác nhau của Nhà nước và vốn tự có của nông dân, các doanh nghiệp, các ngân hàng cần mở rộng đối tượng đầu tư vốn trung, dài hạn đến các thành phần kinh tế để phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.
- Tiếp tục cải tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giảm bớt các thủ phiền hà, bảo đảm hộ nông dân tiếp cận được nguồn tín dụng dễ dàng, thuận tiện để hạn chế việc phải đi vay ngoài với lãi suất cao.
- Đối với hộ nghèo, vốn cho vay phải gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế của địa phương. Kết hợp công tác khuyến nông, khuyến lâm với công tác chuyển giao khoa học công nghệ.
4.4.2.2 Mở rộng công tác khuyến nông
Người dân tỉnh Thái Nguyên nói chung và của huyện Phổ Yên nói riêng trình độ sản xuất chưa cao, nhận thức về khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Do vậy việc nâng cao năng lực và trình độ hiểu biết của người dân là rất cần thiết. Huyện cần có biện pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến khích người dân tham gia công tác khuyến nông, mở các lớp phổ biến khoa học kỹ thuật cho người dân, đưa giống mới vào sản xuất, tạo điều kiện giúp đỡ người dân tiếp cận với những kỹ thuật mới. Hàng năm phải tổ chức định kỳ các lớp tập huấn về kỹ thuật ở tất cả các xã. Phải thường xuyên đổi mới phương pháp, nội dung cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của người dân. Để làm tốt công tác khuyến nông, phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông cùng với huyện cần làm tốt một số biện pháp:
- Tăng cường đội ngũ khuyến nông cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho người dân một cách thường xuyên, có hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ với Đảng uỷ, chính quyền các cấp, các ngành chức năng tổ chức triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
- Phối hợp với trạm BVTV, ban chỉ đạo sản xuất các xã, thị trấn làm tốt công tác dự tính, dự báo đảm bảo an toàn dịch bệnh cho cây trồng.
- Xây dựng các mô hình đưa giống vào sản xuất đồng thời thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
4.4.2.3 Giải pháp về kỹ thuật
- Công tác chọn, tạo giống mới: giống là một yếu tố quan trọng góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Do vậy trong thời gian tới, huyện cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu tìm ra các chủng loại cây, con giống mới phục vụ cho người dân địa phương. Các chủng loại giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được sâu bệnh, chịu thâm canh, những giống được tạo ra từ việc áp dụng các biện pháp lai tạo, nuôi cấy mô, đột biến…
- Kỹ thuật canh tác: bao gồm hệ thống các biện pháp kỹ thuật như việc xây dựng quy hoạch cơ cấu cây trồng, chăm sóc bón phân, diệt trừ sâu bệnh cho cây trồng,…
+ Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý để phát huy được thế mạnh của địa phương, phát triển các sản phẩm đặc trưng của vùng.
+ Sử dụng phân bón đúng mục đích, đúng liều lượng, phù hợp với từng loại đất để đảm bảo tăng năng suất, chất lượng cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tránh hiện tượng thoái hoá đất. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, trồng các loại cây phân xanh, sử dụng phân sạch, phân vi sinh đúng thời điểm.
+ Tăng cường công tác bảo vệ thực vật tại địa phương. Hướng dẫn các hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV đúng cách, đúng loại, đúng lúc, đúng liều lượng để phòng trừ một cách có hiệu quả, tránh lạm dụng thuốc BVTV. Triển khai chương trình phòng trừ tổng hợp dịch hại IPM hạn chế tối thiểu thuốc hoá học, dùng thiên địch, bẫy sinh học và các chế phẩm sinh học.
+ Tăng cường việc sử dụng nhà lưới, phủ ly non, áp dụng các phương pháp tưới thích hợp cho từng loại cây, áp dụng những kỹ thuật công nghệ sinh học mới vào sản xuất.
4.4.2.4 Giải pháp về thị trường
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì thị trường có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đối với sản xuất nông nghiệp thị trường là nhân tố rất quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân. Do vậy cần có các chiến lược tạo một thị trường ổn định cho người dân yên tâm sản xuất kinh doanh.
- Đẩy mạnh hoạt động sản xuất, chế biến nông sản. Thành lập các trung tâm, các tổ hợp chuyên đứng ra thu mua nông sản, liên kết với các công ty, nhà máy chế biến cùng tiêu thụ sản phẩm.
- Có cơ chế, hoạt động cung ứng sản phẩm đầu vào cho nông dân một cách ổn định, lâu dài.
- Tìm kiếm các thị trường mới, tăng cường giới thiệu, quảng cáo sản phẩm của địa phương
- Tìm kiếm, nắm bắt nhu cầu của thị trường để có chiến lược sản xuất, chế biến cho phù hợp.
PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Phổ Yên là một huyện thuần nông của tỉnh Thái Nguyên, nông nghịêp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của các ban ngành đoàn thể và sự cố gắng của người dân địa phương mà sản xuất nông nghiệp của huyện đã có nhiều bước phát triển mới, đời sống của người dân được cải thiện. Nhưng bên cạnh đó vẫn có không ít những khó khăn mà người dân gặp phải nhất là các vấn đề về giá cả thị trường, về tình hình cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra cho nông sản. Với việc tìm hiểu tình hình tiếp cận các yếu tố đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên, chúng tôi đưa ra một số kết luận:
- Sản xuất nông nghiệp của huyện có nhiều bước phát triển mới nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vấn chậm, ngành trồng trọt vẫn chiếm ưu thế. Và hiện nay nhu cầu về các yếu tố đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất lớn.
- Có rất nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ cung ứng đầu vào cho phát triển sản xuất nông nghiệp như: phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, trạm khuyến nông, ngân hàng, hội nông dân, hội phụ nữ,… Và hiện nay các cơ quan, tổ chức này đang hoạt động rất tích cực và đem lại những kết quả cao.
- Nông dân tiếp cận tốt với các nguồn cung cấp đầu vào: sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng mục đích và có hiệu quả, thường xuyên tham gia các buổi tập huấn, các lớp đào tạo nhằm năng cao hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất, tăng cường đầu tư, áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển sản xuất còn có nhiều khó khăn cần khác phục:
+ Trình độ của người dân còn thấp, họ còn bảo thủ, chậm đổi mới do vậy việc đưa các giống mới, các kỹ thuật hiện đại vào sản xuất còn nhiều hạn chế.
+ Tính đoàn kết của người dân chưa cao, khả năng liên kết hợp tác kém nên sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu của địa phương, chưa mang tính hàng hoá cao để giao thương ra các huyện khác, các tỉnh khác.
+ Sản xuất nông nghiệp còn chạy theo lợi nhuận, không chú ý đến hậu quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đất đai và môi trường sinh thái.
+ Hiệu quả của tín dụng chưa cao, nhiều nguồn vốn đầu tư sử dụng chưa đúng mục đích, thường hay gặp rủi ro, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.
Do vậy trong thời gian tới các ban ngành đoàn thể cùng toàn dân trong huyện cần tích hơn nữa trong việc đầu tư, phát triển sản xuất, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đưa huyện Phổ Yên ngày càng phát triển trở thành mũi nhọn của toàn tỉnh.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với Nhà nước
- Tăng cường đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp, có chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho người sản xuất. Xây dựng và củng cố mối liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp.
- Tạo thị trường ổn định, lâu dài cho người dân, có chính sách cung cấp sản phẩm đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho người dân. Bình ổn giá cả để người dân yên tâm đầu tư mở rộng quy mô phát triển sản xuất.
- Đẩy mạnh hoạt động sản xuất và chế biến nông sản, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.
5.2.2 Đối với địa phương
- Tăng cường công tác khuyến nông, phối hợp với các cơ quan có liên quan mở các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất mới, tham quan mô hình sản xuất tiên tiến, khuyến khích các hộ nông dân tham gia tiếp thu kỹ thuật mới.
- Nâng cao tính tham gia của các tổ chức quần chúng vào hoạt động sản xuất của người dân, đưa tổ chức quần chúng trở thành cầu nối giữa khối hành chính công và người dân.
- Có chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ chỉ đạo, xây dựng các mô hình cho thu nhập cao, công tác cung ứng giống cây trồng, thực hiện dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, có chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.
5.2.3 Đối với người dân
- Đưa các giống mới, áp dụng các kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
- Hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV, sử dụng phân bón cân đối, hợp lý. Tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, sử các chế phẩm sinh học.
- Tích cực tham gia các buổi tập huấn, các khoá đào tạo để trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong sản xuất.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DUYENKN50.doc