Tìm hiểu thực trạng nhu cầu giải trí của cư dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang phấn đấu trở thành một nước công- nông nghiệp hiện đại với một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Mục tiêu trên đã đặt ra nhiệm vụ mới trong việc phát triển nguồn nhân lực, chăm lo cho con người cả về vật chất và tinh thần.Trong đó,văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu thực trạng nhu cầu giải trí của cư dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển kinh tế xã hội của quốc gia. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta xác định: “Tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hóa, nâng cao chất lượng hệ thống bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, đẩy mạnh xây dựng thư viện, nhà văn hóa, nhà thông tin, câu lạc bộ sức khỏe, sân bãi thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí”. (Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX- trang www.Dangcongsan.com.vn)
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển mở rộng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã kéo theo những sự biến đổi trong mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có sự biến đổi văn hóa của các làng quê. Những ngôi làng xưa trở thành thành phố. Những người nông dân bỗng chốc trở thành triệu phú. Những khu công nghiệp mọc lên bên cạnh các luỹ tre làng. Các dịch vụ giải trí với đủ loại hình mọc lên nhanh chóng. Những hiện tượng này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho sự phát triển xã hội ở Việt Nam.
Xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng là một xã ven đô, những biến đổi về kinh tế lẫn văn hóa ở đây phức tạp và nhiều chiều hơn các khu vực khác.
Khi kinh tế phát triển, thu nhập tăng, đời sống vật chất được cải thiện và nâng cao, những đòi hỏi về nhu cầu ăn, mặc, ở... được đáp ứng, thì những đòi hỏi về nhu cầu văn hóa tinh thần như nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, kết bạn... của người dân ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu.
Gia đình được coi là hạt nhân của xã hội. Sự phát triển bền vững của gia đình là nền tảng phát triển xã hội. Mỗi cá nhân, ngoài việc hoàn thành tốt các công việc xã hội, còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình, tạo sự đồng thuận, liên kết các thành viên trong gia đình. Áp lực của công việc, những căng thẳng, những lo âu, buồn phiền... là nguyên nhân làm gia đình tan vỡ. Sự cố kết của các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Và khi đó, vui chơi giải trí lành mạnh là một giải pháp tốt nhất. Giải trí lành mạnh sẽ giúp mỗi thành viên trong gia đình giải tỏa trạng thái tâm lý căng thẳng từ công việc. Giải trí lành mạnh có hiệu quả sẽ góp phần tái tạo sức lao động, đem lại sự hứng thú trong cuộc sống, nâng cao năng lực và năng suất lao động, tạo dựng sợi dây gắn kết và tăng cường tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Chính những lý do trên đã thôi thúc chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng nhu cầu giải trí của cư dân xã Tân Dương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay”.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Nhu cầu giải trí được chúng tôi nghiên cứu từ hướng tiếp cận xã hội học. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng một quan niệm khoa học về giải trí lành mạnh. Giải trí là nhu cầu khách quan của con người, là nhân tố hình thành nên nhân cách con người và giúp con người phát triển toàn diện. Giải trí là hoạt động trong thời gian rỗi. Nhưng không phải bất kể hoạt động nào diễn ra trong thời gian rỗi đều là giải trí.Giải trí hoàn toàn không phải là sự nghỉ ngơi thụ động của con người, mà là những hoạt động chủ động nhằm giải tỏa những căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần.Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở thực nghiệm và kiểm chứng cho hệ thống lý thuyết xã hội học trong các lĩnh vực chuyên biệt, góp phần bổ sung lý thuyết xã hội học văn hóa, xã hội học gia đình...
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là những cứ liệu cụ thể phản ánh xác thực về hiện trạng nhu cầu giải trí của người dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay. Nó góp phần chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn các loại hình giải trí của các gia đình. Đồng thời, nghiên cứu cũng cố gắng đưa ra những khuyến nghị, giải pháp để giúp các cơ quan quản lý, cơ quan văn hóa của thành phố tham khảo trong việc định hướng những chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, truyền thông... nhằm đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa giải trí ngày càng cao của nhân dân.
3. Mục tiêu nghiên cứu
-Tìm hiểu nhận thức của người dân về giá trị của giải trí.
- Mô tả thực trạng nhu cầu giải trí trong thời gian rỗi của cư dân ở xã Tân Dương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay.
+ Mức độ tham gia của người dân vào các loại hình giải trí trong thời gian rỗi.
+ Mức độ sử dụng các dịch vụ giải trí của người dân trong thời gian rỗi.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến việc lựa chọn các loại hình giải trí của cư dân ở đây.
- Phân tích mức độ tự đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân ở đây.
- Phân tích thực trạng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí của cư dân.
- Kết luận và khuyến nghị.
4. Đối tượng, phạm vi, khách thể và mẫu nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng nhu cầu giải trí của cư dân.
* Khách thể nghiên cứu
Cư dân ở xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
* Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: địa bàn xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Khảo sát tại 8 thôn: thôn 2,3,4A,4B,5,6,7 và xóm đường 10)
- Thời gian: Tháng 4/2006.
* Mẫu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu thu thập từ 760 bảng hỏi và 40 bảng phỏng vấn sâu, 1thảo luận nhóm tập trung với cơ cấu mẫu như sau:
- Cơ cấu giới tính:
+ Nữ: 57,4%(436 người)
+ Nam: 42,6%(324 người)
- Cơ cấu tuổi
+ Dưới 35 tuổi: 18,3%(139 người)
+ Từ 35 đến 44 tuổi: 30,3%(230 người)
+ Từ 45 đến 54 tuổi: 31,8%(242 người)
+ Trên 55 tuổi: 19,6%(149 người)
- Cơ cấu học vấn:
+ Tiểu học trở xuống: 20,4%(155 người)
+ Trung học cơ sở: 46,4%(353 người)
+ Phổ thông trung học:24,2%(184 người)
+ Đại hoc, cao đẳng: 7,9%(60 người)
+ Không hợp lệ: 1,1%(8 người)
- Cơ cấu nghề nghiệp:
+ Nông nghiệp: 35,3%(268 người)
+ Ngư nghiệp: 0,8%(6 người)
+ Công chức: 16,1%(122 người)
+ Kinh doanh, buôn bán:22%(167 người)
+ Nghỉ hưu:4,7%(36 người)
+ Các nghề khác:21,1%(161 người)
- Cơ cấu loại hộ:
+ Thuần nông:17,0%(129 người)
+ Phi nông: 30,5%(232 người)
+ Hỗn hợp: 52,5%(399 người)
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở phương pháp luận
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Những nguyên tắc và quan điểm của xã hội học Mác- Lênin là cơ sở phương pháp luận, đóng vai trò nền tảng xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài.Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta.
+ Quan điểm toàn diện: cần nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau; nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động, biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Theo quan điểm biện chứng, các sự vật-hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập tương đối, vừa quy định, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau.
Vận dụng nguyên lý trên vào đề tài, chúng ta có thể thấy, giải trí bao gồm nhiều loại hình, nhiều dạng hoạt động khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau.Chúng vừa tồn tại độc lập, vừa tương trợ nhau, cùng tạo nên bộ phận quan trọng của đời sống tinh thần của con người.
+ Quan điểm duy vật lịch sử đòi hỏi chúng ta, khi nhận thức về sự vật và tác động vào nó, phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chỉ ra rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội đồng thời phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Ở trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, có những luận điểm, tư tưởng xã hội khác nhau là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quy định. Nghiên cứu “nhu cầu giải trí của cư dân” đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng trong bối cảnh thời gian và không gian của từng vùng miền. Cụ thể ở đề tài này, chúng ta cần xem xét hoạt động giải trí của cư dân ở xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong điều kiện đây là một xã ven đô, nằm giữa thành thị và nông thôn, đang có những chuyển biến lớn cả về kinh tế lẫn văn hóa, chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị hóa và của sự du nhập văn hóa thành thị. Nhu cầu giải trí luôn biến đổi theo không gian, thời gian, sở thích, chịu sự lựa chọn chủ quan của chủ thể hành động. Do đó, những quan điểm hay những tư tưởng về lối sống, về sự hưởng thụ...cần được quan tâm đúng mực.
+ Theo quan điểm phát triển: sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Đây là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật. Sự phát triển diễn tả quá trình trong đó cái mới ra đời thay thế cái cũ, là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên và xã hội.Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi thụt lùi. Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin và văn minh nhân loại, hoạt động giải trí ngày càng phong phú, đa dạng với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về văn hóa tinh thần của con người. Người dân ngày càng có nhiều lựa chọn, đời sống văn hóa tinh thần không ngừng được nâng cao. Do đó, xem xét nhu cầu giải trí của các cư dân cần nhìn nhận trong sự phát triển, thấy được sự biến đổi và những xu hướng trong tương lai.
+ Hướng tiếp cận hệ thống: Khi nghiên cứu nhu cầu giải trí của người dân, chúng ta cần xem xét trên nhiều khía cạnh, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: cơ sở hạ tầng-kỹ thuật, chính sách xã hội, các hệ giá trị-chuẩn mực, pháp luật... Chúng ta cần đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các nhân tố khác một cách có hệ thống, toàn diện nhằm đưa ra một cái nhìn xác thực để tìm ra giải pháp hữu hiệu.
+ Hướng tiếp cận văn hóa: Mỗi con người vừa là chủ thể sáng tạo văn hóa, vừa là sản phẩm của văn hóa cộng đồng và văn hóa tiểu gia đình. Bằng quá trình xã hội hóa, con người tiếp nhận hệ giá trị, chuẩn mực của cộng đồng và các khuôn mẫu ứng xử để trở thành con người xã hội. Chính văn hóa cộng đồng đã chi phối đến hoạt động giải trí của người dân, đến việc lựa chọn loại hình giải trí.
- Cách tiếp cận lý thuyết cơ cấu chức năng.
Xã hội là một hệ thống tương đối chặt chẽ được cấu thành từ các tiểu hệ thống. Mỗi tiểu hệ thống giữ một vai trò nhất định, thực hiện chức năng nhất định để duy trì sự tồn tại và phát triển của toàn bộ hệ thống. Tất cả các hoạt động trong gia đình như một hệ thống mà hoạt động giải trí là một tiểu hệ thống thực hiện chức năng giải trí thoả mãn đời sống tinh thần, tái sản xuất sức lao động, củng cố các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giải tỏa những căng thẳng về thể chất và tinh thần. Chức năng này được thực hiện thông qua việc từng thành viên trong gia đình tham gia vào các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi như: thể dục, thể thao, đọc sách, xem ti vi, nghe đài, đến các câu lạc bộ, truy cập internet, thưởng thức nghệ thuật...
- Lý thuyết nhu cầu của Maslow.
Nhu cầu vừa mang tính sinh học(đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển sinh học của con người), vừa mang tính xã hội(được đáp ứng nhờ nền sản xuất xã hội) bị quy định bởi văn hóa cộng đồng.
Theo thang nhu cầu của Maslow, ông đã phân cấp nhu cầu con người thành 5 bậc:
Nhu cầu tự hoàn thiện
Nhu cầu uy tín
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh học
Nhu cầu giải trí thuộc nấc cao của thang nhu cầu. Nhu cầu giải trí thuộc phạm vi nhu cầu văn hóa, nhu cầu tinh thần gồm nhu cầu được giao tiếp, thưởng thức, vui chơi, giải trí. Trong nấc thang nhu cầu của Maslow,nhu cầu giải trí nằm ở nấc thang thứ ba, đó là nhu cầu xã hội. Qua thang trên, chúng ta có thể thấy nhu cầu thấp nhất là nhu cầu sinh học như ăn, mặc, mua sắm..., nhu cầu cao nhất là nhu cầu tự hoàn thiện như nhu cầu tự thể hiện và tự khẳng định. Nhu cầu của con người cần được đáp ứng lần lượt từ thấp đến cao. Do đó, khi nhu cầu sinh học được đáp ứng thì con người có mong muốn được thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần.
- Lý thuyết hành động xã hội
Các tác giả nổi tiếng của thuyết này như Pareto, Weber, Parson, … đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ con người – xã hội, là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Theo Weber, hành động xã hội là hành vi được chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. Và cái mà Weber gọi là “ ý nghĩa chủ quan” chính là ý thức, là hành động có ý thức, chủ thể hiểu được mình định thực hiện hành động gì? và sẽ thực hiện nó như thế nào? khác hẳn với những hành động bản năng sinh học. Đối chiếu với hành động lựa chọn những hình thức giải trí của các hộ gia đình là hành động có sự tham gia của ý thức, thể hiện sự lựa chọn của chủ thể về nhiều khía cạnh như chơi cái gì? đi đâu? vào lúc nào? có phù hợp với điều kiện của mình không? Như vậy, hành động lựa chọn hình thức giải trí của các hộ gia đình cũng chính là một dạng hành động xã hội.
Hành động xã hội có tính chuẩn mực, luôn phụ thuộc vào hệ giá trị chuẩn mực của xã hội. Nhận thức của các cá nhân trong gia đình trong hoạt động giải trí đều được điều chỉnh bởi quan niệm của xã hội về giá trị chuẩn mực đã được các thành viên trong xã hội chấp nhận vì vậy khi tham gia vào hoạt động giải trí không thể không tính đến hệ giá trị – chuẩn mực của xã hội.
Hành động có tính duy lý, nghĩa là phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của chủ thể. Các cá nhân một mặt tuân theo hệ giá trị chuẩn mực của xã hội, mặt khác vẫn hành động rất khác nhau, chứ không nhất thiết theo khuôn mẫu cứng nhắc. Vì vậy các cá nhân tuỳ thuộc vào nhu cầu, sở thích và mục đích có thể lựa chọn cho mình những hình thức giải trí phù hợp.
* Các phương pháp hệ
- Phương pháp phân tích tài liệu
Trong quá trình làm đề tài này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân tích các báo cáo về đặc điểm tình hình kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội của xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng để có những thông tin chính xác về địa bàn nghiên cứu. Đồng thời, chúng tôi cũng phân tích các bài viết, các ảnh tư liệu, các báo cáo, các luận văn có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp quan sát
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành quan sát các địa điểm vui chơi giải trí trong xã và các loại hình hoạt động của giải trí để có thêm thông tin cho bài viết.
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Thông tin phục vụ cho đề tài được thu thập từ 760 phỏng vấn bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Để có thêm nhiều thông tin phong phú cho bài viết và để đánh giá độ xác thực của thông tin, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 45 người đang sinh sống tại xã khảo sát.
- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
1thảo luận nhóm tập trung về nhu cầu giải trí được tổ chức với 8 người dân có nghề khác nhau.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Phần lớn các cư dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ngày càng nhận thấy sự cần thiết của giải trí đối với đời sống văn hóa tinh thần của họ.
- Trong thời gian rỗi, phần lớn người dân xã Tân Dương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng lựa chọn tham gia các loại hình giải trí trên các phương tiện truyền thông đại chúng như vô tuyến truyền hình, đầu video, băng đĩa nhạc, đài phát thanh và các hoạt động giải trí nhằm thoả mãn nhu cầu tình cảm như thăm hỏi họ hàng và sang chơi nhà hàng xóm.
- Các dịch vụ giải trí được đa số người dân sử dụng là thuê băng đĩa, karaoke và internet.
- Một số yếu tố như trình độ học vấn, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu thập... có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ sử dụng các loại hình giải trí của các gia đình.
- Mức độ tự đáp ứng của cư dân đối với nhu cầu giải trí còn thấp, chủ yếu qua các phương tiện như đài, ti vi, vidéo.
- Các hình thức vui chơi giải trí của xã còn nghèo nàn, khả năng đáp ứng của xã hội còn hạn chế.
7. Khung lý thuyết
Biến đổi kinh tế- văn hóa-xã hội
Nhận thức của người dân về giá trị của hoạt động giải trí
Tại nhà
Ngoài xã hội
Đọc sách báo
Nghe đài
Xem ti vi, vidéo
Thăm hỏi họ hàng
Sang chơi nhà hàng xóm
Tham gia thể dục thể thao
Các hoạt động khác:du lịch, lễ chùa...
Đi chơi cùng bạn bè.
Tham gia của người dân vào các hoạt động giải trí
8. Các khái niệm công cụ
* Khái niệm nhu cầu
Nhu là cần thiết, cầu là mong muốn, đòi hỏi. Nhu cầu là yếu tố cần thiết và mong muốn, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân.
Theo từ điển xã hội học của Nguyễn Khắc Viện- NXB Thế Giới, Hà Nội 1994: “Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nào đó. Nhu cầu thể hiện sự lệ thuộc của mỗi cơ thể sống vào môi trường bên ngoài, thể hiện thành những ứng xử tìm kiếm khi cơ thể thiếu những điều kiện tồn tại và phát triển. Thỏa mãn được nhu cầu, con người cảm thấy thích thú và hài lòng.Không thoả mãn được, con người cảm thấy bị hẫng hụt và có thể đi tới các hành vi chống lại sự trở ngại”.(Trang 221)
* Khái niệm giải trí
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do NXB KHXH Trung tâm, 1994: Giải trí là một hoạt động mà con người làm cho trí óc thảnh thơi sau những căng thẳng, mệt nhọc do công việc mang lại, bằng cách nghỉ ngơi hoặc tham gia các hoạt động vui chơi....
Theo Từ điển xã hội học(do Nguyễn Khắc Viện chủ biên): Giải trí là một dạng hoạt động của con người, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể chất, trí tuệ và mỹ học. Giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân, mà còn là nhu cầu của đời sống cộng đồng.
Theo cuốn Nhu cầu giải trí của thanh niên của tác giả Đinh Thị Vân Chi, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội,2003: Giải trí là hoạt động trong thời gian rỗi, nhằm giải tỏa căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con người một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ.
Giải trí là những hoạt động trong thời gian rỗi nhưng không phải bất kể hoạt động nào trong thời gian rỗi cũng là giải trí. Các hoạt động như la cà hàng quán, hút ma tuý... tuy diễn ra trong thời gian rỗi nhưng là những hành vi lệch chuẩn, không phải là để giải trí.
Như vậy, giải trí là muốn nói đến các hoạt động vui chơi nói chung, đem lại cho con người cảm giác thư thái, thoải mái về mặt thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt giải trí lành mạnh và giải trí không lành mạnh. Vì ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, thì những hình thức giải trí đáp ứng nhu cầu của người dân ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, không tránh khỏi những hình thức giải trí mang mục đích xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách con người.
Giải trí lành mạnh là hoạt động giải trí trong thời gian rỗi nhằm mục đích thư giãn, nghỉ ngơi, lấy lại trạng thái cân bằng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Các hoạt động được cho là lành mạnh có thể kể đến như nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo, truy cập internet, tập thể dục thể thao, tham gia các câu lạc bộ…Đây là những hoạt động lành mạnh, đem lại hiệu quả cao, có vai trò rất lớn đối với mỗi cá nhân, giúp cá nhân phát diện toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
Tuy nhiên, cũng là những hoạt động diễn ra trong thời gian rỗi như xem phim đồ trụy, truy cập các trang web đen, chơi cờ bạc, cá độ bóng đá… nhưng động cơ, mục đích không lành mạnh, không trong sáng, không những làm tiêu tốn thời gian tiền bạc, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người. Việc tham gia các hoạt động giải trí không lành mạnh còn dẫn họ đến con đường phạm tội, hủy hoại bản thân, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.
Như vậy, khoảng cách giữa giải trí lành mạnh và không lành mạnh là rất gần nhau. Do đó, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, tránh sa ngã vào những hình thức giải trí không lành mạnh.
* Khái niệm nhu cầu giải trí
Giải trí là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết cá nhân, mà nếu thiếu nó thì sự phát triển của họ không thể đầy đủ và toàn diện .
Những nhân tố quyết định đến nhu cầu giải trí:
Điều kiện chủ quan: Nhân khẩu xã hội của chủ thể, nhu cầu tinh thần, thời gian rỗi, kinh phí, năng khiếu cá nhân, nghề nghiệp, thu nhập.
Điều kiện khách quan: Số lượng, vị trí của các địa điểm giải trí, sự tổ chức và quản lý các hoạt động giải trí.
Định hướng của xã hội: Chính sách giải trí, quan niệm xã hội, đầu tư của xã hội cho giải trí.
* Khái niệm thời gian rỗi
Theo cuốn Nhu cầu giải trí của thanh niên- Đinh Thị Vân Chi- NXB chính trị quốc gia- Hà Nội,2003: Thời gian rỗi là khoảng thời gian mà trong đó con người không bị thúc bách bởi các nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi bất cứ nghĩa vụ khách quan nào. Nó được dành cho các hoạt động tự nguyện, theo sở thích của chủ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người.
Thời gian rỗi có nhiều cấp độ khác nhau:
Thời gian rỗi cấp ngày: Nghỉ giữa buổi lao động và sau ngày lao động
Thời gian rỗi cấp tuần: chỉ những ngày nghỉ cuối tuần
Thời gian rỗi cấp năm.
Thời gian rỗi cấp đời người: Khoảng thời gian nghỉ ngơi sau cả cuộc đời lao động vất vả.
Như vậy, khái niệm thời gian rỗi trong nghiên cứu này được hiểu đó là khoảng thời gian dành cho nghỉ ngơi, giải trí của các cá nhân có được sau khoảng thời gian làm việc tạo ra thu nhập cho gia đình. Trong khoảng thời gian rỗi này, các cá nhân có quyền lựa chọn các hình thức giải trí phù hợp với bản thân và gia đình nhằm thoả mãn nhu cầu về mặt tinh thần.
Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hoạt động giải trí (với tư cách là những hoạt động tự do, theo nhu cầu và sở thích của cá nhân) là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu hoạt động sống của cá nhân. Hoạt động giải trí góp phần tạo nên diện mạo văn hóa cá nhân và là một trong những thước đo lối sống của con người. Nếu nhu cầu giải trí không được đáp ứng thỏa đáng, thì nhân cách có nguy cơ bị biến dạng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã giúp cho con người ngày càng có nhiều thời gian nghỉ ngơi; nhu cầu vật chất được đáp ứng; nhu cầu tinh thần được nâng cao. Con người cũng nhận thức được vai trò của giải trí và tầm quan trọng của nó. Giải trí trở thành nhu cầu không thể thiếu trong mỗi cá nhân, mỗi gia đình.
Ở nhiều nước trên thế giới, các chính phủ đã bỏ rất nhiều kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này. Bên cạnh các di sản tự nhiên, có hàng trăm các công trình vui chơi giải trí nhân tạo với nhiều kiểu dáng, kiến trúc hiện đại, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài đến tham quan. Ngành giải trí không chỉ đem lại lợi ích về mặt văn hóa tinh thần cho con người mà còn mang lại lợi nhuận cao trong phát triển kinh tế của các quốc gia.
Lĩnh vực giải trí đang trở thành mảnh đất màu mỡ được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu. Những công trình xã hội học nghiên cứu về giải trí có từ rất sớm gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học như: Aristot, Platon, John Kelly....đến các tác phẩm nổi tiếng như Những thực tại của sự nhàn rỗi và các hệ tư tưởng- Dumazedier(1969), Tiến tới một khoa sư phạm về nhàn rỗi của tuổi trẻ- Edouard B(1965), Văn hóa và thời gian rỗi- Markunene Ju(1977)...
Trong cuốn “L’avenement des loisirs 1850-1960” của Corbin Alain xuất bản năm 1995 tại Pháp đã nêu ra những lý luận và phân tích vai trò của giải trí trong xã hội phương Tây thời kỳ từ 1850-1960, những ước muốn du lịch đối với người lao động.
Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về thời gian rỗi và về lĩnh vực giải trí của các thành viên trong gia đình hay của một nhóm xã hội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KHXH 04-02 do Viện văn hóa nghệ thuật và Trung tâm công nghệ thông tin đã tiến hành nghiên cứu đời sống văn hóa hiện nay của người dân qua điều tra xã hội học về đời sống văn hóa ở 61 tỉnh thành trong cả nước. Đề tài đã nêu được tình hình thưởng thức văn hóa nghệ thuật qua việc xem ti vi, nghe đài, đọc sách báo, sinh hoạt câu lạc bộ...
Cuốn Nhu cầu giải trí của thanh niên- TS. Đinh Thị Vân Chi- NXB chính trị quốc gia- Hà Nội-2003, đã đề cập đến vai trò của giải trí đối với thanh niên, khuôn mẫu giải trí của thanh niên, sự đáp ứng của xã hội và đưa ra xu hướng biến đổi, những giải pháp nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu giải trí của thanh niên.
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng việc đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của gia đình đô thị qua đài- báo- ti vi qua khảo sát xã hội học tại phường Lạch Tray, thành phố Hải Phòng, tháng 10/2001” của Trần Hoàng Anh đã nêu được vấn đề về hiệu quả thông tin của báo, đài, ti vi đối với công chúng, vai trò của gia đình trong vấn đề nhận thức việc vui chơi giải trí.
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng sử dụng thời gian rỗi của cư dân thành phố Nam Định hiện nay” của Nguyễn Thị Luyện- Hà Nội- 2000 đã mô tả được thực trạng và mức độ sử dụng các loại hình giải trí của cư dân thành phố Nam Định.Đồng thời đề tài cũng nêu được những nguyên nhân ảnh hưởng tới nhu cầu giải trí của người dân.
2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam về việc phát triển văn hóa- nền tảng tinh thần của xã hội
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Chính vì thế, vấn đề về văn hóa- lối sống đang được Đảng- Nhà nước và các cơ quan đoàn thể đặc biệt quan tâm. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng đã xác định: Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị- tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, có lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng tình nghĩa, lối sống văn hóa, có quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Đồng thời Đảng cũng chỉ rõ: “Tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hóa, nâng cao chất lượng hệ thống bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, đẩy mạnh xây dựng thư viện, nhà văn hóa, nhà thông tin, câu lạc bộ sức khỏe, sân bãi thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí”.(Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX-trangwww.Dangcong san.com.vn)
Nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của văn hóa đến sự phát triển kinh tế- xã hội, trong Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng tiếp tục khẳng định: Phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2001-2010 được đưa ra thảo luận tại Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ: “ làm cho văn hóa thấm sâu vào khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng cường sức đề kháng chống văn hóa đồi truỵ, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn hóa đại chúng, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đi đôi với bồi dưỡng các tài năng văn hóa, khuyến khích sáng tạo nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, tương xứng với sự nghiệp giữ nước và dựng nước, đổi mới và phát triển của dân tộc. Nâng cao chất lượng và mở rộng diện phổ biến các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao, đa dạng của các tầng lớp nhân dân, phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành sách trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Các chính sách trên đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta tới đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống(cả về vật chất và tinh thần), các cá nhân ngày càng hoàn thiện mình, nâng cao nhận thức, phát triển nhân cách tốt và giúp ích cho xã hội.
3. Một số đặc điểm về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của xã Tân Dương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng
3.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư
Xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nằm ở phía Nam huyện Thuỷ Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên 497,6 ha, trong đó đất canh tác là 254 ha, đất quốc phòng là 29,7 ha, cách trung tâm thành phố Hải Phòng gần 5 km,qua hết cây cầu Bính là tới địa phận của xã. Cầu Bính- cây cầu văng hiện đại và đẹp hàng đầu ở Đông Nam Á- được khánh thành tháng 5/2005 đã chấm dứt tình trạng tắc nghẽn giao thông thường xuyên ở bến phà Bính, đồng thời góp phần vào sự phát triển khu đô thị mới của thành phố Hải Phòng ở khu vực phía Bắc sông Cấm. Xã Tân Dương cũng nằm trong khu quy hoạch đô thị mới Bắc sông Cấm của thành phố. Ngoài ra, chạy dọc xã là tuyến đường quốc lộ 10 đã có những tác động không nhỏ tới đời sống của người dân nơi đây. Sự phát triển của những tuyến giao thông chính đã góp phần tạo nên sự phân tầng xã hội của xã. Tuy nhiên, xã Tân Dương vẫn là một xã có đại bộ phận dân cư sinh sống bằng nông nghiệp.
Tân Dương là một xã ven đô trước đây là một xã thuần nông đang chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa nên cơ cấu ngành nghề đang có nhiều sự chuyển dịch. Do vậy, việc nghiên cứu những biến đổi kinh tế- văn hoá đang diễn ra ở đây sẽ giúp cho chúng ta hiểu được tác động của quá trình đô thị hóa tới văn hóa diễn ra như thế nào.
Dân số gồm 2032 hộ với 8456 nhân khẩu trong đó giáo dân là 106 hộ với 667 khẩu và có trên 300 tín đồ Phật tử quy chùa.
Đời sống của nhân dân xã gồm 2 vùng khác nhau, khu dân cư bến Bính sinh sống bằng nghề buôn bán và ngư nghiệp, đại đa số các hộ gia đình còn lại sinh sống bằng nghề trồng lúa và thu nhập thấp.
3.2. Đặc điểm về kinh tế
* Sản xuất nông nghiệp: Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 2005 của xã Tân Dương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng, năng suất lúa đạt 98,5 tạ/ha. Tổng sản lượng ước đạt 1604 tấn, trị giá 3208 triệu đồng.
Bên cạnh cây lúa, nhân dân còn chú trọng trồng rau màu vụ đông xuân và vụ hè thu với những cây truyền thống có giá trị cao như dưa, rau các loại...Diện tích hoa màu quay vòng là 17 ha.
Toàn xã có 30.2 ha nuôi trồng thuỷ sản.
*Sản xuất tiểu thủ công nghiệp được duy trì và phát triển có mức tăng trưởng cao tạo việc thúc đâỷ sản xuất kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao độn._.g. Tổng sản phẩm trị giá trên 4.5 tỷ đồng.
*Dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng phong phú thu hút nhiều lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống dân sinh.
Dịch vụ thương mại có 180hộ
Dịch vụ vận tải có 17 công nông và 6 ô tô
Dịch vụ khác có trên 300 người (xe ôm, xích lô, cắt tóc...)
3.3. Văn hóa, xã hội, giáo dục
Chất lượng các cấp học được nâng lên; tỷ lệ tốt nghiệp chuyển cấp, chuyển lớp hiệu quả cao hơn so với năm trước; tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 100%, mẫu giáo mầm non đạt 100%.
Tỷ lệ người sinh con thứ ba trở lên ở 12 địa bàn dân số là 4 người tăng 2% so với năm 2002, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của xã là 0,8% tăng 1,5%.
Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao những ngày đầu năm phát triển mạnh. Đội văn nghệ xung kích của xã thu hút nhiều thành viên trong xã tham gia. Sân chơi cho thanh thiếu niên và học sinh đã đáp ứng phần nào nhu cầu hoạt động thể thao của lớp trẻ, thu hút đông đảo lớp trẻ tham gia góp phần tạo ra không khí sôi động, lành mạnh, giảm thiểu những tiêu cực, những tệ nạn xã hội.
Công tác xây dựng làng văn hóa cũng đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Các hủ tục trong ma chay, cưới xin được bãi bỏ. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt.
(Nguồn Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 2005 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2006 của xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng)
Chương 2:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Nhận thức của người dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng về vai trò của giải trí
Kinh tế phát triển. Thu nhập bình quân đầu người tăng. Mức sống của người dân vì thế cũng được tăng lên. Đời sống vật chất được đảm bảo. Con người có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho giải trí và nâng cao đời sống tinh thần. Những lợi ích từ các hoạt động giải trí mang lại cho con người là rất lớn.Nó không chỉ giúp con người giải tỏa những căng thẳng về trí óc, những mệt mỏi về thể chất, nâng cao thể lực, cảm thấy thư giãn thoải mái, lấy lại trạng thái cân bằng về tâm sinh lý mà còn làm cho mỗi cá nhân nhận thấy sống có ý nghĩa hơn, yêu đời hơn, giúp cá nhân phát triển nhân cách tốt và hoàn thiện bản thân.
Xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đang trong quá trình phát triển. Cây cầu Bính và tuyến quốc lộ 10 là hai trục giao thông chính góp phần tạo nên sự thay đổi trong mọi mặt đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội của xã. Việc đi lại của cư dân trở nên thông suốt, dễ dàng và thuận tiện hơn. Khoảng cách từ trung tâm thành phố đến xã được rút lại gần hơn. Vì thế, việc buôn bán công thương ngày càng phát triển. Đời sống của cư dân xã ngày càng khấm khá. Khi mức sống được nâng lên, nhu cầu của con người cũng phát triển theo. Nó không chỉ dừng lại ở các nhu cầu về vật chất mà những đòi hỏi về nhu cầu tinh thần cũng ngày càng nâng cao cả về mặt lượng và chất. Quan niệm về “ăn no, mặc ấm” xưa giờ được thay thế bởi “ ăn ngon, mặc đẹp”. Hơn nữa việc phát triển rộng khắp của mạng lưới truyền thông đại chúng góp phần nâng cao nhận thức của người dân. Họ ngày càng thấy được tầm quan trọng của giải trí. Nó trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi người dân nơi đây, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông. Theo đánh giá của người dân: “Các chương trình trên ti vi, đài đều rất bổ ích, nó chia sẻ và cung cấp các tin tức hàng ngày cho người dân, giúp nâng cao dân trí; nội dung chương trình đa dạng, luôn đổi mới, phù hợp với mọi lứa tuổi, nghề nghiệp; có nhiều trò chơi giải trí hấp dẫn giúp thư giãn, quên đi mệt mỏi, cảm thấy yêu đời hơn”.
Phần lớn dân cư xã sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Tính cố kết cộng đồng, quan hệ anh em làng xóm vẫn rất được người dân coi trọng. Nhu cầu được giao tiếp, nhu cầu thỏa mãn tình cảm là một nhu cầu thiết yếu của cá nhân. Nó giúp cá nhân củng cố các mối quan hệ, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh và phát triển nhân cách tốt.
Ngoài ra các cư dân ở đây cũng nhận thấy ích lợi của việc tập thể dục thể thao, thấy được sự cần thiết của việc cùng gia đình, bạn bè đi chơi. Nhưng do không có điều kiện về mặt thời gian và tiền bạc nên các hoạt động này ít được thực hiện.
Trong thời gian rỗi, người dân cũng lựa chọn cho mình những hình thức giải trí phù hợp với sở thích, nguyện vọng, điều kiện, đem lại nhiều lợi ích, giúp cá nhân phát triển và hoàn thiện bản thân, có lối sống lành mạnh. Họ cũng nhận thức được những hoạt động nào thực sự giúp họ giải tỏa những trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, đem lại nhiều lợi ích để tham gia; đồng thời tránh xa các thú vui tiêu khiển vô bổ như cờ bạc, rượu chè, những hành vi lệch chuẩn không mang lại cho họ sự thư thái, thoải mái, sảng khoái mà còn làm họ tiêu hao sức lực, trí tuệ, tiêu tốn tiền bạc.
Các cư dân ở xã ngày càng nhận thấy sự cần thiết của giải trí đối với đời sống văn hóa tinh thần của họ. Các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân phong phú, đa dạng. Nhưng do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, mà mỗi người dân sẽ lựa chọn cho mình một hình thức giải trí phù hợp.
2. Thực trạng nhu cầu giải trí trong thời gian rỗi của cư dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay
2.1. Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi
Người dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp(35,3%) và buôn bán nhỏ(13,7%). Do đó, thời gian dành cho nghỉ ngơi và giải trí là rất ít. Phần lớn họ rảnh rỗi vào buổi trưa và tối. Tuy thời gian nhàn rỗi của cư dân không nhiều, nhưng các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí của họ lại rất phong phú và đa dạng. Các hoạt động của họ chủ yếu nhằm vào việc nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần, mở rộng và củng cố các mối quan hệ xã hội.
Bảng 1: Mức độ thường xuyên tham gia một số loại hình giải trí trong thời gian rỗi của cư dân( Với tổng số người được khảo sát là 760 người)
Các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Nghe đài
Xem ti vi/ video
Đi chùa
Thăm hỏi họ hàng
Sang chơi nhà hàng xóm
Hát Karaoke
Tham gia hoạt động thể dục thể thao
Đọc sách báo
Đi chơi cùng bạn bè
Làm việc khác
180
672
45
284
362
40
39
135
94
131
23.7
88.4
5.9
37.4
47.6
5.3
5.1
17.8
12.4
17.1
Bảng số liệu trên cho thấy, các loại hình giải trí trong thời gian rỗi được người dân lựa chọn nhiều là xem ti vi/ video(88.4%), sang chơi nhà hàng xóm(47.6%), thăm hỏi họ hàng(37.4%) và nghe đài(23.7%). Đây là những hoạt động đem lại nhiều lợi ích, vừa để giải trí, vừa để có thêm thông tin, kiến thức, vừa để củng cố các mối quan hệ và đặc biệt lại ít tốn kém về mặt tiền bạc, hợp lý về mặt thời gian.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng phát triển theo. Khi những nhu cầu thiết yếu để cho sự sinh tồn được đảm bảo, khi những đòi hỏi về ăn, mặc, ở được đáp ứng, con người tiếp tục hướng đến nấc thang cao hơn của nhu cầu: tự thể hiện, tự khẳng định, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân cũng rất đa dạng, phong phú. Họ ngày càng có nhiều lựa chọn cho phù hợp với sở thích, mức sống, quỹ thời gian và luôn hướng các hoạt động đó đến việc tự hoàn thiện bản thân, nâng cao hiểu biết cho mình.
v Các hoạt động giải trí tại nhà
*Xem ti vi/ video, nghe đài
So với các loại hình giải trí khác, xem ti vi/ video chiếm tỷ lệ cao nhất(88,4%) nghe đài(23,7%) (đứng ở thứ 4/10 trong các loại hình điều tra). Ti vi và đài là hai loại phương tiện thông dụng nhất của người dân. Các phương tiện này vừa tiện lợi lại vừa phù hợp với lối sống, sở thích của mọi tầng lớp. Giải trí như vậy, không chỉ giúp cá nhân thư giãn, giải toả căng thẳng, tìm thấy niềm vui mà nó còn cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích, cập nhật về các vấn đề khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội đang diễn ra xung quanh. Phương tiện truyền thông đại chúng đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Ngoài ra, đây cũng là loại phương tiện chiếm tỷ lệ cao trong các tiện nghi sinh hoạt của các gia đình ở đây.
Bảng 2: Mức độ sử dụng các tiện nghi sinh hoạt của các gia đình ở xã Tân Dương (với tổng số người được khảo sat là 559 người)
Tiện nghi sinh hoạt
Số lượng (chiếc)
Tỷ lệ (%)
Đài
Máy giặt
Ti vi màu
Máy điều hòa
Đầu video
Máy vi tính
Điện thoại
Xe máy
Ô tô
Bếp ga
Tủ lạnh
Quạt điện
239
103
526
35
419
79
321
345
12
282
197
553
42.8
18.4
94.1
6.3
75.0
14.1
47.4
61.7
2.1
40.4
35.2
98.9
Bảng số liệu trên cho thấy, các tiện nghi được người dân sử dụng nhiều là ti-vi màu (94.1%), đầu video (75%), đài(42.8%). Đây là những phương tiện phục vụ cho đời sống tinh thần, cho giải trí. Với 3% hộ giàu có, 9.2% hộ khá giả, 66.1% hộ trung bình, 22% hộ khó khăn và 2.5% hộ nghèo đói như hiện nay, thì chi phí để mua các loại tiện nghi như máy giặt, máy điều hòa, ô tô, tủ lạnh… của phần lớn các cư dân ở đây là điều vượt quá khả năng.Giá của các loại tiện nghi này không hề rẻ. Chi phí lâu dài cho chúng cũng rất tốn kém. Trong khi đó, đầu video, ti vi màu, đài vừa đem lại hiệu quả tức thời, lại có nhiều công năng (để giải trí, cung cấp nhiều thông tin bổ ích, kịp thời giúp nâng cao hiểu biết, trình độ thẩm mỹ, xã hội hóa cá nhân…) và chi phí lâu dài không cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ người dân lựa chọn loại hình giải trí xem ti vi/ video trong thời gian rỗi chiếm vị trí cao nhất.
Nghiên cứu sâu hơn về vấn đề giải trí của người dân qua truyền thông, chúng tôi nhận thấy các thông tin về kinh tế chính trị rất được mọi người quan tâm, tiếp đến là văn hóa - nghệ thuật - thể thao và cuối cùng là phổ biến kiến thức.
Bảng 3: Mức độ quan tâm của người dân đến các thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Với tổng số người được khảo sát là760 người)
Mức độ (%)
Thông tin
Rất quan tâm
Quan tâm
Không quan tâm
Tổng
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(ngươi)
Tỷ lệ
(%)
VH- NT-TT
169
22,2
381
50,1
210
27,6
760
100
Kinh tế- chính trị
217
28,6
371
48,8
172
22,6
760
100
Phổ biến kiến thức
108
14,2
392
51,6
260
34,2
760
100
(VH-NT-TT: Văn hóa- nghệ thuật- thể thao)
Như vậy, ở các mức độ rất quan tâm và quan tâm, thông tin kinh tế, chính trị chiếm tỷ lệ cao nhất(77.4%), tiếp đó là văn hóa- nghệ thuật- thể thao(72.4%) và cuối cùng là phổ biến kiến thức(65.8%). Trong vài năm trở lại đây, thời sự là chương trình được mọi người đón chờ nhất. Đây là chương trình tổng hợp tin tức trong nước và trên thế giới diễn ra trong ngày một cách cập nhật, liên tục và chính xác nhất, là phương tiện truyền tin nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nhờ nó, người dân sẽ nắm bắt kịp thời những sự kiện, những vấn đề liên quan đến đất nước, những quan điểm, chủ trương của Đảng, những văn bản pháp luật mới, những biến động của thị trường, các quan hệ đối nội, đối ngoại của nhà nước, tình hình trong nước và của thế giới, giúp người dân nâng cao hiểu biết về xã hội, đất nước, có thêm nhiều thông tin bổ ích, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc.
Thông tin về văn hóa- nghệ thuật- thể thao cũng được nhiều người quan tâm, giúp họ nâng cao trình độ thẩm mỹ, thưởng thức cái đẹp, hiểu biết sâu hơn về các loại hình văn hóa nghệ thuật và nắm được xu thế thời đại.
Người dân ở đây không chỉ quan tâm đến các thông tin về văn hóa, nghệ thuật, thể thao mà họ còn rất thích thưởng thức các loại hình văn hóa nghệ thuật trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Bảng 4: Các loại hình văn hóa nghệ thuật được người dân yêu thích (Với tổng số người được khảo sát là760 người)
Loại hình văn hóa nghệ thuật
Số lượng(người)
Tỷ lệ(%)
Dân ca
Sân khấu
Nhạc quốc tế
Nhạc trẻ việt nam
Ca khúc cách mạng
Nhạc vàng
Truyện, thơ
Phim truyện
390
315
23
113
380
120
91
475
51.3
4.1
3.0
14.9
50.0
15.8
12.0
62.5
90,1% người dân thưởng thức nghệ thuật qua truyền hình. Đây là một hoạt động giải trí không thể thiếu của người dân. Thưởng thức văn hóa nghệ thuật không chỉ giúp họ thấy được cái hay, cái đẹp mà còn mang lại cho họ sự thoải mái, giải tỏa những căng thẳng về trí óc, sống yêu đời hơn và học hỏi được nhiều bài học ứng xử với mọi người xung quanh.
Trong các loại hình văn hóa nghệ thuật, phim truyện là loại hình được người dân yêu thích nhất(chiếm 62.5%), đặc biệt là các thể loại phim tâm lý xã hội như phim Hàn Quốc, phim hành động như: phim Mỹ, phim hình sự Trung Quốc, Hồng Kông. Phim Việt Nam được rất ít người xem. Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho điều này:
“Xem phim nước ngoài hấp dẫn hơn, kịch tính hơn, diễn viên đóng thật hơn và có nhiều tình huống bất ngờ, nguy hiểm”.
( Nam- 24tuổi- công nhân)
“ Dạo này, phim Hàn Quốc chiếu nhiều lắm, toàn phim tình cảm lãng mạn…chị xem phim nước ngoài, diễn viên trẻ đẹp thành quen, thấy phim Việt Nam tự nhiên ngại xem, thỉnh thoảng cũng xem nhưng chẳng xem ra đầu, ra cuối gì cả.”
(Nữ-28tuổi- nội trợ)
Dân ca và ca khúc cách mạng cũng rất được người dân yêu thích, lần lượt chiếm 51,3% và 50.0%. Đây là loại văn hóa nghệ thuật được mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi yêu thích. Nghe nhạc làm họ quên đi mệt mỏi, thấy yêu đời và vui vẻ hơn. Còn có ý kiến cho rằng: “Âm nhạc là một liều thuốc rất hữu hiệu để chữa lành những vết thương lòng, thấy lòng nhẹ nhàng hơn”( Nam- 24 tuổi- sinh viên). Hơn nữa, “nhạc dân ca thi êm ái, du dương, mượt mà; nhạc cách mạng thì hào hùng mạnh mẽ và đầy khí thế chiến đấu của cha ông”( Nữ- 28tuổi- ở nhà).
Nhạc quốc tế và sân khấu là hai loại hình nghệ thuật ít được yêu thích. Nhạc quốc tế sôi động, hợp với lứa tuổi thanh niên, nhưng lại bằng tiếng nước ngoài nên không phải bạn trẻ nào cũng thích. Họ không hiểu ý nghĩa của bài hát, không biết bài hát đó đang hát về cái gì nên tỷ lệ người nghe nhạc này không nhiều. Còn sân khấu chỉ những người trung niên và cao tuổi thích. Trái lại, những chương trình ca nhạc trên truyền hình được mọi người quan tâm nhiều như Sao mai điểm hẹn, Bài hát Việt, Quà tặng âm nhạc…
Ngoài các chương trình thời sự, các chương trình văn hóa nghệ thuật thì các trò chơi giải trí trên ti vi cũng rất được mọi người yêu thích như: Ai là triệu phú, chiếc nón kỳ diệu, hành trình văn hóa, ở nhà chủ nhật…. Đây là những trò chơi “vừa cung cấp nhiều kiến thức lại vừa vui vẻ, hấp dẫn”( Nam- 48 tuổi- công nhân).
Có thể nói, truyền thông đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người dân. Có được điều này là nhờ vào tính ưu việt của nó. Truyền thông không chỉ cung cấp cho con người những thông tin bổ ích, cập nhập, nâng cao dân trí và trình độ hiểu biết, nó còn mang lại cho con người sự thư giãn, thoải mái.Các hoạt động như xem ti vi, nghe đài, đọc báo…được diễn ra ở nhà vào buổi trưa và tối, vừa ít tốn kém về tiền bạc, hợp lý về thời gian, người dân có thể vừa làm công việc nhà, vừa xem ti vi. Nội dung chương trình luôn đa dạng, luôn đổi mới, chất lượng không ngừng được nâng cao, có nhiều kênh cho người dân lựa chọn ở mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp.
*Đọc sách báo
Trong các loại hình giải trí tại nhà, đọc sách báo chiếm tỷ lệ thấp nhất (17,8%). Những loại văn liệu được người dân đọc nhiều là báo Phụ nữ, báo Hạnh phúc gia đình, báo An ninh thế giới, báo Thể thao. Báo Phụ nữ và báo Hạnh phúc gia đình rất được phái nữ quan tâm, đặc biệt là những người đã lập gia đình, vì theo họ “loại báo này cung cấp nhiều thông tin về gia đình, cuộc sống, tình yêu và cách đối xử trong quan hệ vợ chồng và với mọi người xung quanh” ( Nữ-26 tuổi- giáo viên).Còn báo An ninh có nhiều tin giật gân, nóng bỏng. Báo Thể thao cung cấp nhiều thông tin về thể thao trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, tỷ lệ người dân đọc báo không cao là do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến điều kiện kinh tế xã hội khó khăn ở xã Tân Dương hiện nay. Với 66.1% hộ gia đình có mức sống trung bình, 22% hộ gia đình có mức sống khó khăn, thì chi phí cho việc mua báo thường xuyên không dễ.
Khi hỏi: “Bạn có hay đọc báo chí không?”, kết quả chúng tôi thu được như sau: “Rất thích đọc nhưng không có điều kiện, ít có sách báo đọc, bỏ tiền mua thì tiếc”
( Nam- 42 tuổi-cán bộ đoàn)
“Có, nhưng chị chỉ mua báo cũ thôi, cho đỡ tốn”
(Nữ- 23tuổi- thợ cắt tóc).
“Ít đọc lắm, không có điều kiện mua, chỉ thỉnh thoảng mượn”
(Nữ- 28 tuổi- ở nhà)
Nhìn chung, phần lớn người dân đều có nhu cầu đọc báo, nhưng do không có điều kiện mua. Bên cạnh đó, các địa điểm bán báo cho người dân còn rất ít. Người dân chủ yếu mua báo ở bưu điện xã.
v Các hoạt động giải trí ngoài xã hội
*Sang chơi nhà hàng xóm chiếm 47,6%
Đây là loại hình giải trí khá phổ biến và đặc trưng của làng quê Việt Nam. Sự phát triển kinh tế xã hội đã kéo theo sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong các gia đình ở xã Tân Dương. Bên cạnh các ngôi nhà cao tầng, kín cổng, cao tường, san sát nhau chạy dọc quốc lộ 10, sống chủ yếu bằng nghề buôn bán, càng đi sâu vào trong thôn ta dễ nhận thấy, phần lớn là các nhà mái bằng một tầng nằm xen kẽ giữa các khóm tre làng và được bao bọc bởi những ruộng lúa. Người dân ở đây sống rất chân tình, cởi mở, rất coi trọng mối quan hệ làng xóm “sớm lửa tối đèn có nhau”.
Việc sang chơi nhà hàng xóm vừa củng cố mối quan hệ xóm làng, quan hệ thân giao, tạo sợi dây gắn kết các thành viên trong cộng đồng, vừa là nơi để trao đổi thông tin, giãi bầy tâm sự; vừa là nơi thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. Ở đó, mỗi cá nhân luôn học được những cách ứng xử đúng đắn, giúp cá nhân phát triển nhân cách tốt và không ngừng hoàn thiện mình. Đó cũng là nơi họ tìm thấy những người bạn tri ân, giúp họ giải tỏa những nỗi niềm, những lo âu, những thắc mắc…trong cuộc sống. Việc sang chơi nhà hàng xóm còn là nơi để gặp gỡ và trao đổi những phương pháp về chăn nuôi, trồng trọt, những cách làm kinh tế giỏi. Chính vì thế, những lúc nhàn rỗi, tỷ lệ người dân sang chơi nhà hàng xóm rất cao.
*Thăm hỏi họ hàng
37,4% người dân trả lời rằng họ thường đi thăm họ hàng trong thời gian rỗi. Việc thăm hỏi họ hàng vừa củng cố vững chắc mối quan hệ thân tộc sẵn có, vừa để thể hiện sự quan tâm và vừa để nhớ về cội nguồn.
Sang chơi nhà hàng xóm hay thăm hỏi họ hàng là những hình thức giải trí ít tốn kém về mặt thời gian và tiền bạc, mang lại sự thoải mái về mặt tinh thần, đổi mới cuộc sống nhàm chán thường nhật, tạo dựng các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội.
*Ngoài các hoạt động giải trí được ưa thích ở trên, người dân còn rất hưởng ứng các buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng ở xã và lễ hội làng.
Theo anh T.N.Y- 40 tuổi- cán bộ xã nhận xét:“Người dân ở đây cũng rất thích xem các buổi biểu diễn quần chúng. Ở đây, không giống các thành phố lớn nên điều kiện để đi xem trực tiếp các buổi biểu diễn không có”.
Theo đánh giá của người dân:“Văn nghệ theo phong trào hay còn gọi là“cây nhà lá vườn”chỉ vậy thôi. Nhưng được cái đi xem không phải mất tiền. Tuy không được như ca sỹ chuyên nghiệp nhưng như thế là hay rồi” ( N.T.L- 24 tuổi- buôn bán nhỏ)
Những buổi biểu diễn quần chúng còn là nơi để người dân gặp gỡ, trò chuyện giao lưu, kết bạn, nâng cao đời sống tinh thần.
Hàng năm, xã Tân Dương có 2 lễ hội lớn: lễ hội Đình và lễ hội Chùa. Ngoài tham gia vào phần lễ, người dân rất nhiệt tình tham gia các trò chơi được tổ chức trong lễ hội như đu tiên, hát đúm, chọi gà, bóng đá, bóng chuyền…Họ đến tham gia lễ hội vì những lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là để cầu may(59.9%) và để vui chơi(23.4%). Lễ hội đã đáp ứng được phần nào nhu cầu tín ngưỡng của người dân, là dịp để người dân giao lưu học hỏi và nâng cao tính cộng đồng làng xã.
*Các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi ít được người dân lựa chọn:đi chùa(5.9%), tham gia hoạt động thể dục thể thao(5.1%) và sinh hoạt câu lạc bộ.
Đi chùa làng chủ yếu dành cho các cụ già và phụ nữ trung niên. Họ lên chùa để tìm sự thanh tịnh, thư thái và để thắp hương cầu khấn an bình. Một bộ phận không nhỏ người dân ở đây coi việc đi chùa thường xuyên là hành vi mê tín. Như bác B.V.C- nam- 53 tuổi- nghỉ hưu, đã trả lời rằng: “ Đi chùa? Tôi không mê tín. Tôi không tin. Số phận của mình là do mình quyết định”.Còn chị T.T.N- 26 tuổi- giáo viên nói rằng: “Chỉ khi nào có lễ lớn thì đến thắp hương qua loa rồi về chứ không mê tín, tư rằm mồng một thì không”.
Sự tham gia của người dân vào hoạt động thể dục thể thao rất thấp. Hoạt động này chỉ mang tính phong trào thời vụ. Chẳng hạn, vào các dịp lễ tết hoặc hội hè, xã có tổ chức đá bóng giao hữu. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng xã phục vụ cho nhu cầu thể dục thể thao còn rất hạn chê, các địa điểm như sân bãi tập, các khu vui chơi còn thiếu nghiêm trọng. Hoạt động thể dục thể thao chưa phát triển rộng khắp trong toàn dân.
Việc người dân tham gia vào các câu lạc bộ sinh hoạt còn rất thấp. Cả xã có một câu lạc bộ thơ “Nắng mới” dành cho các cụ nam có năng khiếu thơ ca và một đội văn nghệ phục vụ các dịp quan trọng của xã.
Bảng 5: Mức độ tham gia sinh hoạt câu lạc bộ của người dân (Với tổng số người được khảo sát là 760 người)
Mứcđộ(%)
Câu lạc bộ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Tổng
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷlệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Câu lạc bộ thơ
23
3.0
19
2.5
718
94.5
760
100
Đội văn nghệ
17
2.2
43
5.7
700
92.1
760
100
CLB thể thao
33
4.3
54
7.1
673
88.6
760
100
Mức độ người dân tham gia sinh hoạt thường xuyên câu lạc bộ rất thấp là do nhiều nguyên nhân: họ không có năng khiếu, không có thể lực, do họ còn bận bịu công việc đồng áng, con cái và một phần vì không có thời gian…
Khi được hỏi “Vì sao cô không tham gia sinh hoạt câu lạc bộ trong xã?”, cô L.T.H- nữ- 37 tuổi- làm nghề nông, đã trả lời như sau: “Cô không tham gia hoạt động nào ở địa phương. Cháu thấy đấy, cô đi làm cả ngày ngoài đồng. Về nhà mệt rồi. Chẳng đi đâu hết. May ra thì sang nhà hàng xóm, anh em họ hàng chơi một lúc rồi về”.
2.2. Mức độ sử dụng các dịch vụ giải trí của người dân trong thời gian rỗi
Khi nhu cầu đời sống tinh thần của con người tăng cao thì các dịch vụ giải trí để thỏa mãn nhu cầu cũng tăng theo.Trong một vài năm gần đây, các dịch vụ như Karaoke, internet, các cửa hàng cho thuê băng đĩa ở xã cũng khá phát triển. Nhưng gần ấy cũng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dân.
Bảng 6: Mức độ sử dụng các dịch vụ giải trí của người dân (Với tổng số người được khảo sát là 117 người)
Dịch vụ
Số lượng(người)
Tỷ lệ(%)
Hát Karaoke
Internet
Bia
Game online
Thuê băng đĩa
37
25
4
5
72
31.6
21.4
3.4
4.3
61.5
Dịch vụ giải trí được người dân sử dụng nhiều nhất là thuê băng đĩa(61,5%). Với 75% hộ gia đình có đầu video, 88.4% người dân lựa chọn hình thức xem tivi/ video trong thời gian rỗi và kéo theo là 61.5% người dân sử dụng dịch vụ thuê băng đĩa. Và cũng có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho sự lựa chọn này: tỉ lệ gia đình có đầu video cao, băng đĩa nhạc, đĩa phim sẵn có, thuận tiện để lựa chọn, thể loại phong phú cho mọi lứa tuổi, không bị lệ thuộc về mặt thời gian và chi phí không cao. Tuy nhiên, người dân ở đây thuê chủ yếu là đĩa phim, đặc biệt là phim Mỹ, phim Hồng Kông, phim Hàn Quốc. Còn đĩa nhạc thường được người dân mua vì theo họ, phim chỉ xem lần đầu còn hứng thú, những lần sau biết nội dung rồi nên xem lại không còn sự hồi hộp, kịch tính nữa, còn đĩa nhạc có thể nghe đi nghe lại vẫn thấy hay.
Dịch vụ karaoke cũng chiếm tỉ lệ khá cao (31,6%). Những người sử dụng dịch vụ này phần lớn là thanh niên chưa có gia đình. Theo anh N- 24 tuổi- công an xã: “Thanh niên ở đây hay rủ nhau đi hát và hay ra quán. Như thế họ cảm thấy tự nhiên hơn, vui hơn. Còn người lớn chủ yếu hát ở nhà vì ở đây có rất nhiều gia đình có đầu máy để hát karaoke”.
Internet cũng khá phát triển (21,4%). Những người truy cập internet chủ yếu là thanh thiếu niên. Họ truy cập internet với nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là để tra cứu thông tin (40%) và đọc tin tức (36%). Khoa học công nghệ hiện đại làm cho thời gian lao động của con người giảm đi, thời gian nhàn rỗi tăng lên. Việc phát triển Internet rộng khắp đã giúp kết nối con người lại gần nhau hơn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Khi truy cập internet, con người vừa có thể đọc tin tức ở mọi lĩnh vực để nâng cao hiểu biết, thưởng thức âm nhạc, thư giãn, chát, trò chuyện để thỏa mãn nhu cầu giao lưu kết bạn, đàm thoại, bày tỏ quan điểm ý kiến của bạn với người khác về một vấn đề nào đó và cũng có thể chơi các trò chơi để rèn luyện tư duy, tính phản xạ…Ích lợi mà internet đem lại cho con người rất nhiều. Nhận thức được điều đó, một vài năm trở lại đây, internet ở đây cũng khá phát triển và thanh niên là người rất năng động trong lĩnh vực này.
Bi- a là dịch vụ giải trí ít được sử dụng nhất vì ở đây chưa có nhiều quán để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân.
vNhững loại hình giải trí ưa thích nhưng không có điều kiện tham gia như xem phim, xem ca nhạc ngoài rạp và đi du lịch. Nguyên nhân chính khiến người dân không có điều kiện tham gia là do chi phí cao và không có thời gian: “Xem phim ở các rạp lớn ngoài thành phố mất khá nhiều tiền, khoảng hơn 20000 đồng/1 vé. Với mức sống ở đây, không nhiều người có điều kiện làm việc đó”,anh T- 24 tuổi –sinh viên, đã trả lời như vậy.
v Chi phí cho nhu cầu giả trí của người dân rất thấp. Hầu như các gia đình không có quỹ riêng cho giải trí.
Tóm lại, qua phân tích thực trạng nhu cầu giải trí trong thời gian rỗi của cư dân ở xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay, có thể nhận thấy rằng các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi được nhiều người dân lựa chọn là xem ti vi/video, nghe đài, sang chơi nhà hàng xóm và thăm hỏi họ hàng. Đây là những loại hình giải trí thông dụng, có nhiều tiện ích như đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin, nhu cầu giao tiếp, học hỏi, đem lại cho con người sự thoải mái, giải tỏa những căng thẳng, lo âu, buồn phiền, mang lại hiệu quả cao trong công việc, tạo dựng và củng cố các mối quan hệ thân tộc, làng xóm, ít tốn kém về mặt tiền bạc, hợp lý về mặt thời gian, giúp con người không ngừng hoàn thiện nhân cách.
Các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi ít được người dân tham gia như đi chùa, tham gia thể dục thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu, các địa điểm như sân bãi tập, khu vui chơi dành cho nhân dân chưa nhiều.
Các dịch vụ giải trí được người dân sử dụng nhiều là: thuê băng đĩa, hát karaoke và truy cập internet. Đây là những dịch vụ giúp người dân nâng cao đời sống tinh thần, thưởng thức văn hóa nghệ thuật và tiếp nhận thông tin.
Nhìn chung, hầu kết các dịch vụ giải trí tại đây là những dịch vụ giải trí mới du nhập. Những dịch vụ giải trí mang tính độc đáo và có màu sắc địa phương gần như vắng bóng.
3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các loại hình giải trí trong thời gian rỗi của người dân
Việc lựa chọn các hình thức giải trí góp phần làm cho đời sống tinh thần của con người được nâng cao và tăng cường mối liên hệ giao tiếp giữa người với người trong xã hội. Nhưng đôi khi những mong muốn của con người lại không phải bao giờ cũng được thỏa mãn vì nhiều yếu tố kinh tế- xã hội chi phối. Do vậy, mỗi người đều có sự lựa chọn và mức độ tham gia một số loại hình giải trí trong thời gian rỗi phù hợp với lứa tuổi, trình độ hiểu biết cũng như hoàn cảnh kinh tế của gia đình.
3.1. Yếu tố nghề nghiệp
Mỗi ngành nghề có đặc trưng riêng và đều ít nhiều ảnh hưởng đến việc lựa chọn các loại hình giải trí trong thời gian rỗi.Quỹ thời gian rỗi ở mỗi nghề cũng không giống nhau.Với những người làm việc theo giờ hành chính, họ được rỗi sau những ngày làm việc theo giờ quy định: ngày làm 8 tiếng, thứ 7, chủ nhật và ngày lễ được nghỉ. Còn đối với một số nghề như: nông nghiệp, buôn bán, thợ xây, đồng nát…thì khó xác định ranh giới giữa thời gian rỗi và thời gian làm việc. Khi được hỏi “Một ngày anh( chị) có bao nhiêu thời gian rảnh rỗi?”, chị B.T.L làm nghề buôn bán đã trả lời chúng tôi rằng: “Khi nào không có khách thì là thời gian rỗi đấy. Nhưng mà cũng ít lắm. Khi nào vắng khách thì lại tranh thủ nấu cơm, giặt quần áo. Em cũng biết đấy, bán hàng này thì phải bán suốt ngày, thời gian bán hàng cũng không cố định như công nhân viên chức ngày làm 8 giờ đâu”. Còn với chị V.T.N làm nghề nông: “ít lắm, việc nhà nông quanh năm chân lấm tay bùn”.
Với mỗi nghề khác nhau, lượng thời gian rỗi khác nhau nên mức độ tham gia một số loại hình giải trí cũng khác nhau.
Bảng 7: Tương quan giữa nghề nghiệp của người trả lời và việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi.
Nghề nghiệp
Hoạt động
Nông nghiệp
Ngư nghiệp
CBCNVNN
Tiểu thủ công nghiệp
Làm cho cty liên doanh nươc ngoải
Lam cho công ty tư nhân
Kinh doanh
Buôn bán nhỏ
Xe ôm
Thợ xây, thợ môc
Đồng nát
Việc khác
Nghỉ hưu
Nghe đài
24.4
14.3
23.4
12.0
27.3
22.2
20.4
22.6
0
29.6
0
27.3
31.3
Xem TV/ Video
88.9
100
90.9
92
81.8
94.4
85.2
88.7
100
81.5
100
63.6
93.8
Đi chủa
4.8
0
10.4
0
0
0
7.4
11.3
0
0
50
0
4.2
Thăm hỏi họ hàng
43.4
42.9
27.3
44
9.1
38.9
24.1
37.4
42.9
44.4
0
22.7
35.4
Sang chơi nhà hàng xóm
53.6
71.4
40.3
56
45.5
61.1
40.7
38.3
85.7
48.1
50
40.9
35.4
Karaoke
2.1
0
5.2
4.0
18.2
16.7
13
7.0
14.3
7.4
0
9.1
2.1
Tham gia TDTT
2.7
0
7.8
8.0
9.1
0
11.1
4.3
0
11.1
0
13.6
8.3
Đọc sách báo
10.5
14.3
36.4
28
36.4
16.7
14.8
18.3
14.3
11.1
0
22.7
37.5
Đi chơi cùng bạn bè
8.7
0
19.5
16
9.1
27.8
24.1
7
14.3
22.2
0
22.7
12.5
Làm việc khác
19.3
14.3
9.1
16
18.2
16.7
24.1
13.9
28.6
14.8
0
18.2
18.8
Nhìn chung, ở tất cả các ngành nghề, việc xem ti vi/ video và sang chơi nhà hàng xóm vẫn là những hoạt động giải trí phổ biến nhất của người dân. Dù ở nghề nào thì nhu cầu tiếp nhận thông tin để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết, đáp ứng nhu cầu giải trí, nhu cầu tạo dựng và củng cố các mối quan hệ đều rất cần thiết.
Phần trăm chênh lệch giữa nhóm người làm nghề đồng nát với các nhóm nghề khác trong hoạt động đi chùa là rất lớn. Trong hoạt động đi lễ chùa, những nhóm nghề ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làm việc tại công ty liên doanh, công ty tư nhân, xe ôm, thợ xây, thợ mộc đều chiếm 0 %.
Trái lại, cũng trong hoạt động này, nhóm làm nghề đồng nát chiếm 50%. Tuy vậy, cuộc sống của họ thường khó khăn, vất vả, thu nhập rất thấ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BXH1048.doc