Tài liệu Tìm hiểu thực trạng công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long: ... Ebook Tìm hiểu thực trạng công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu thực trạng công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------- ¶ -----------
LuËn v¨n Tèt nghiÖp
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG LONG
NGƯỜI THỰC HIỆN:
Sinh viên: THÁI THỊ THU HIỀN
Lớp : KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP B – K50
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TRẦN QUANG TRUNG
HÀ NỘI - 2009
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này, nhiều đơn vị và cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi tiếp cận nghiên cứu thực tế trong thời gian thực tập. Tôi xin bày tỏ chân thành lời cảm ơn sâu sắc đến các đơn vị, cá nhân đó.
Trước tiên, cho tôi bày tỏ chân thành lời cảm ơn sâu sắc nhất đến GV Trần Quang Trung, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Kế toán và Quản Trị kinh doanh, Bộ môn Tài chính đã tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình học tâp, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Thăng Long, các phòng ban chức năng, các nhân viên kế toán đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu tại công ty và những thông tin liên quan đến đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn người thân và bạn bè đã giúp đỡ tôi về vật chất, tinh thần, tạo động lực để tôi hoàn thành luận văn này.
Sinh viên
Thái Thị Thu Hiền
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Thăng Long qua 3 năm (2006 – 2008) 32
Bảng 3.2: Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Thăng Long qua 3 năm (2006 – 2008 ) 33
Bảng 3.3 : Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thăng Long qua 3 năm (2006 – 2008 ) 35
Bảng 3.4: Kế hoạch sản lượng của Công ty năm 2008 39
Bảng 3.5: Kế hoạch chi tiết chi phí nguyên liệu năm 2008 40
Bảng 3.6 : Kế hoạch chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Thăng Long năm 2008 42
Bảng 3.7 Chi phí nguyên vật liệu phát sinh ở các khâu 49
Bảng 3.8: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế năm 2008 52
Bảng 3.9 . Bảng thanh toán tiền lương tháng 03 năm 2008 56
Bảng 3.10: Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế năm 2008 58
Bảng 3.11. Tổng hợp chi phí sản xuất chung thực tế năm 2008 62
Bảng 3.12: Phân bổ chi phí trung gian năm 2008 64
Bảng 3.13: Tình hình biến động chi phí giữa thực hiện và kế hoạch năm 2008 65
Bảng 3.14. Cơ cấu chi phí sản xuất của Công ty qua 2 năm 2007 - 2008 68
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động 6
Sơ đồ 2.2 : Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và sản phẩm 9
Sơ đồ 2.3: Quá trình quản trị sản xuất kinh doanh 11
Sơ đồ 2.4: Nội dung quản trị chi phí trong doanh nghiệp 14
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ tập hợp chi phí theo công việc 16
Sơ đồ 2.6. Sơ đồ tập hợp chi phí theo quá trình 17
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty 24
Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất vang 25
Sơ đồ 3.3: Bộ máy quản lý của công ty 28
Sơ đồ 3.4: Bộ máy kế toán của Công ty 30
Sơ đồ 3.5. Sơ đồ sản xuất cốt quả 47
Sơ đồ 3.6. Sơ đồ gia công rửa chai 48
Sơ đồ 3.7 : Quy trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 53
Sơ đồ 3.8. Quy trình tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 57
Sơ đồ 3.9. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất chung 62
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
GVHB : Giá vốn hàng bán
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
NC : Nhân công
NVL : Nguyên vật liệu
PX : Phân xưởng
SPDD BP : Sản phẩm dở dang bộ phận
TP : Thành phẩm
TSCĐ : Tài sản cố định
I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập nhằm sản xuất kinh doanh, cung ứng sản phẩm hàng hóa dịch vụ với mục đích sinh lời. Vì vậy, mục tiêu của mỗi doanh nghiệp khi bỏ vốn ra đầu tư là tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được điều đó, mỗi doanh nghiệp chọn cho mình một bước đi khác nhau và sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Song một trong những biện pháp cơ bản được nhiều doanh nghiệp quan tâm là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng trên một đồng vốn bỏ ra. Bởi chi phí sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh và nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của đơn vị. Việc giảm được chi phí sản xuất kinh doanh trong khi đó doanh thu không đổi hoặc tăng lên thì lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được cũng sẽ tăng lên. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã rất chú trọng đến công tác quản trị chi phí nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo chỗ đứng của mình trên thị trường.
Hiện nay ở nước ta đồng thời có sự hoạt động kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế. Chính sách mở cửa nền kinh tế, đưa thị trường trong nước tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới vươn lên, không bao giờ thỏa mãn với kết quả đạt được, thực sự năng động tự chủ và sáng tạo trong kinh doanh. Để đáp ứng được yêu cầu đó, bộ máy quản trị doanh nghiệp cần nắm bắt được đầy đủ những thông tin tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất sản phẩm thì quản trị chi phí sản xuất là công cụ chủ yếu cung cấp các thông tin bên trong cho bộ máy quản trị, làm cơ sở chủ yếu cho các quyết định về quản trị.
Công ty Cổ phần Thăng Long là một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh các sản phẩm rượu vang. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của quản trị kinh doanh nói chung và quản trị chi phí sản xuất nói riêng, Công ty cũng đã chú trọng tổ chức công tác quản trị chi phí sản xuất đồng thời thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm như: xây dựng định mức cho sản phẩm, lập kế hoạch chi phí sản xuất, phát huy sáng kiến tiết kiệm nguyên vật liệu…Tuy nhiên hiệu quả mà công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty đem lại chưa cao.
Xuất phát từ những vấn đề trên, với kiến thức tiếp thu được ở nhà trường và trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thăng Long, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trình bày những lý luận cơ bản về chi phí sản xuất và quản trị chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.
Tìm hiệu thực trạng công tác quản trị chi phí sản xuất tại công ty.
Đánh giá thực trạng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu về các loại chi phí sản xuất và quản trị các loại chi phí đó.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần Thăng Long – Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2009 đến tháng 5/2009.
+ Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ năm 2006 đến năm 2008.
1.4. Kết quả nghiên cứu dự kiến
- Trình bày những lý luận cơ bản về chi phí sản xuất: định nghĩa chi phí sản xuất, cách phân loại chi phí sản xuất; lý luận cơ bản về quản trị sản xuất kinh doanh nói chung và quản trị chi phí sản xuất nói riêng, tính khách quan, vai trò, nội dung của quản trị chi phí sản xuất; các phương pháp xác định chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.
- Nghiên cứu tổng quát về Công ty Cổ phần Thăng Long về các mặt: quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ, đặc điểm bộ máy quản lý và kế toán, đặc điểm tổ chứ sản xuất và quy trình công nghệ và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long, công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất và quá trình tổ chức thực hiện, ghi chép, phản ánh chi phí sản xuất tại Công ty để biết được thực trạng quản trị chi phí sản xuất của Công ty.
- Phân tích biến động chi phí giữa thực hiện – kế hoạch và phân tích hiệu quả chi phí sản xuất để đánh giá tình hình thực hiện chi phí tại Công ty.
- Đánh giá chung công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long từ đó đề xuất biện pháp hoàn thiện.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tài liệu
2.1.1. Các vấn đề chung về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí nói chung có thể được hiểu là giá trị của một nguồn lực bị tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả. Kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng…hoặc không có dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ được phục vụ…
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có đầy đủ các yếu tố cơ bản, bao gồm:
Yếu tố về tư liệu lao động như: nhà xưởng, máy móc thiết bị…
Yếu tố về đối tượng lao động như: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu…
Yếu tố sức lao động của con người
Sự tham gia của các yếu tố vào quá trình sản xuất sản phẩm đã hình thành nên các khoản chi phí tương ứng như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công
(trả lương cán bộ công nhân viên…), chi phí sản xuất chung (hao mòn về máy móc thiết bị…). Để tạo ra sản phẩm doanh nghiệp đã bỏ ra hai bộ phận chi phí C và V. Trong đó:
C – Là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ như: khấu hao TSCĐ, chi phí NVL, công cụ, dụng cụ, năng lượng, nhiên liệu…Bộ phận này được gọi là hao phí lao động vật hóa.
V – Là chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Bộ phận này được gọi là hao phí lao động sống.
Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)(N.Đ.Kiện,2001)
2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau tùy theo cách lựa chọn tiêu thức phân loại nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của quản lý và hạch toán. Đối với nhà quản trị, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, do đó vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được chi phí. Việc nhận diện và thấu hiểu cách phân loại chi phí là mấu chốt để có thể quản trị chi phí, từ đó đưa ra được các quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí
Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để sắp xếp những nội dung kinh tế ban đầu giống nhau vào cùng một nhóm chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí của doanh nghiệp được chia thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản, dụng cụ mà doanh nghiệp đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Chi phí tiền lương: bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho những người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các khoản chi phí trích nộp theo tiền lương như BHXH, BHYT, KPCĐ mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ giá trị khấu hao phải trích của tài sản cố định sử dụng trong doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi ra cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất kinh doanh như: điện, nước, điện thoại…
- Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp ngoài các khoản đã nêu trên như chi phí tiếp khách, hội nghị…
Mục đích của cách phân loại này là để biết chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm những loại nào, số lượng, giá trị từng loại là bao nhiêu. Phân loại chi phí theo yếu tố sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hao phí theo từng yếu tố chi phí. Đây là cơ sở để lập các kế hoạch về vốn, kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch quỹ lương và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất.
b) Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng, bao gồm: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Có thể mô tả cách phân loại này qua sơ đồ 2.1 (P.V.Dược, 2002)
Sơ đồ 2.1: Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Tổng chi phí
Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí sản xuất
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
Ø Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất ra sản phẩm. Bao gồm các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định được một cách tách biệt, rõ ràng, cụ thể cho từng sản phẩm. Bao gồm: nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ…Nguyên vật liệu trực tiếp được nhận rõ trong sản phẩm vì nó tượng trưng cho đặc tính dễ thấy nhất của sản phẩm đã được sản xuất. Ví dụ: số mét vải để may áo, thép tấm để làm tủ đựng hồ sơ…
Ngoài nguyên vật liệu trực tiếp, còn có nguyên vật liệu gián tiếp, đây là những nguyên liệu có tham gia cấu thành thực thể sản phẩm nhưng có giá trị nhỏ và không thể xác định được cụ thể, rõ ràng cho từng sản phẩm; hoặc là những loại vật liệu được dùng kết hợp với nguyên vật liệu chính nhằm làm tăng thêm chất lượng, vẻ đẹp của sản phẩm; hoặc để tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được thuận lợi. Nguyên vật liệu gián tiếp không được tính thẳng vào từng đơn vị sản phẩm mà phải đưa vào chi phí sản xuất chung rồi phân bổ sau.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp chế tạo sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương và các khoản trích có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại…) cùng với các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định.
Chi phí nhân công trực tiếp giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là có thể xác định rõ ràng, cụ thể và tách bạch cho từng sản phẩm nên được tính thẳng cho từng đơn vị sản phẩm.
Các lao động khác trong doanh nghiệp mà không trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm nhưng giữ cho việc vận hành hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được gọi là lao động gián tiếp. Lao động gián tiếp không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng không thể thiếu cho quá trình sản xuất như quản đốc phân xưởng, nhân viên bảo trì máy…Chi phí lao động gián tiếp sẽ được tính trong chi phí sản xuất chung và phân bổ sau.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất ra sản phẩm ngoài hai loại chi phí trên. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp bao gồm ba loại: chi phí nguyên liệu gián tiếp, chi phí lao động gián tiếp và các chi phí phân xưởng khác.
+ Chi phí nguyên liệu gián tiếp là những yếu tố vật chất không tạo nên thành phần chính của sản phẩm, hoặc nếu có thì chúng cũng không là chi phí nguyên liệu quan trọng. Xác định loại chi phí này theo nguyên tắc: có một số yếu tố vật chất không tạo nên thành phần vật chất của sản phẩm, nếu có yếu tố tạo thành sản phẩm nhưng rất khó xác định và không đáng kể so với các nguyên liệu khác trong sản phẩm thì đó chính là nguyên liệu gián tiếp.
+ Chi phí lao động gián tiếp là những chi phí tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của tất cả lao động không trực tiếp tham gia vào việc sản xuất sản phẩm. Loại này gồm: giám sát viên lao động trực tiếp, nhân viên phân xưởng…Nói chung, lao động gián tiếp đóng vai trò hỗ trợ đối với lao động trực tiếp.
+ Chi phí phân xưởng là những chi phí cần thiết khác để vận hành phân xưởng, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí điện nước, chi phí động lực, chi phí công cụ.
Như vậy, chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều các khoản chi phí khác nhau, đồng thời liên quan đến nhiều sản phẩm, dịch vụ nên không thể tính thẳng vào sản phẩm hay dịch vụ mà phải phân bổ. Cơ cấu của chi phí sản xuất chung bao gồm cả biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp trong đó định phí chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Từ các đặc điểm này của chi phí sản xuất chung cho thấy đây là khoản chi phí khó kiểm soát nhất do ta không thể nhận diện được cụ thể.
Tổng chi phí SXC
Chi phí sản xuất chung được tính vào sản phẩm thông qua phân bổ theo các căn cứ thích hợp. Công thức phân bổ chi phí chi phí sản xuất chung:
Đơn giá phân bổ chi phí SXC / SP
Tiêu thức phân bổ
Tiêu thức được chọn làm căn cứ phân bổ sẽ tuỳ thuộc theo hoạt động sản xuất chung. Có thể quan sát mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với sản phẩm qua sơ đồ 2.2. (P.V.Dược, 2002)
Sơ đồ 2.2 : Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và sản phẩm
Chi phí NVL
Chi phí NVLTT
Chi phí NVLGT
Chi phí khác phát sinh ở phân xưởng
Chi phí NCGT
Chi phí NCTT
Chi phí NC
Chi phí SXC
S
Ả
N
P
H
Ẩ
M
Tính thẳng
Phân bổ
Tính thẳng
Ø Chi phí ngoài sản xuất: loại chi phí này liên quan tới các hoạt động quản lý chung về hành chính, tổ chức và trong các hoạt động lưu thông, tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Bao gồm:
- Chi phí bán hàng: là những chi phí doanh nghiệp chi ra có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như chi phí quảng cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng đại lý, chi phí nhân viên bán hàng, chi phí gắn liền với bảo hiểm tiêu thụ hàng hoá, khấu hao tài sản cố định dùng cho bán hàng và những chi phí liên quan đến khâu lưu trữ sản phẩm, hàng hoá…Loại chi phí này xuất hiện ở tất cả các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp dịch vụ.
- Chi phí quản lý: bao gồm các chi phí chi ra có liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như chi phí cán bộ quản lý, chi phí vật liệu và dụng cụ dành cho văn phòng, khấu hao và sửa chữa tài sản cố định dùng chung cho cả doanh nghiệp, các loại thuế có tính chất chi phí như thuế môn bài, thuế nhà đất, các khoản lệ phí, lãi tiền vay, chi phí thông tin liên lạc, giao dịch…Ở tất cả các loại hình doanh nghiệp đều có chi phí này.
2.1.2. Quản trị chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
2.1.2.1. Khái quát về quản trị sản xuất kinh doanh và quản trị chi phí trong doanh nghiệp
Trong quá trình phát triển của loài người, đối với bất kỳ phương thức sản xuất nào, bất kỳ lĩnh vực nào, tổ chức nào thì quản trị cũng được coi là hoạt động không thể thiếu được. Quản trị được khẳng định vừa là một môn khoa học, vừa là một môn nghệ thuật. Khái niệm quản trị xuất hiện từ khi con người hình thành các nhóm để phối hợp các nỗ lực của từng cá nhân tiến tới những mục tiêu chung của nhóm.
Quản trị có thể được hiểu tổng quát là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản trị lên khách thể quản lý nhằm đạt đến mục tiêu chung. Quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng là một quá trình được đặt trong một môi trường nhất định. Quá trình đó gồm nhiều bước như xác định mục tiêu lập dự toán, lập kế hoạch, triển khai thực hiện, ghi chép kết quả thực hiện để kiểm tra đánh giá và ra quyết định.Có thể tóm tắt quá trình quản lý qua sơ đồ 2.3.(N.T.Dung, 2000)
Quản trị chi phí là công cụ chủ yếu cung cấp các thông tin kinh tế bên trong cho bộ máy quản lý doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định quản trị. Do vậy quản trị chi phí trở thành không thể thiếu được và tất yếu của quản trị doanh nghiệp.
Quản trị chi phí kinh doanh là tính toán hướng nội, nó mô tả đường vận động các nhân tố sản xuất trong quá trình kết hợp chúng và giới hạn ở việc tính toán mọi hao phí nhằm tạo ra và thực hiện các kết quả của doanh nghiệp, đó chính là chi phí kinh doanh. (N.T.Dung, 2000)Quản trị chi phí có các đặc điểm sau:
- Trong quản trị chi phí của doanh nghiệp không có sự bắt buộc, ràng buộc theo quy định nào mà do doanh nghiệp tự tổ chức.
- Quản trị chi phí doanh nghiệp chỉ tập hợp các chi phí và quản lý chi phí phát sinh trong doanh nghiệp.
- Quản trị chi phí doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên nhằm cung cấp thông tin cần thiết liên tục cho bộ máy quản trị.
- Các số liệu của lĩnh vực quản trị chi phí doanh nghiệp không được công bố mà chỉ cung cấp thông tin cho bộ máy quản trị doanh nghiệp để kế hoạch hóa, điều khiển và kiểm tra quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Sơ đồ 2.3: Quá trình quản trị sản xuất kinh doanh
Dự toán
Lập kế hoạch
Thực hiện
Ghi chép thực hiện
Phân tích đánh giá
Môi trường
2.1.2.2. Tính khách quan của quản trị chi phí
Trong nền kinh tế hàng hóa tập trung trước đây, doanh nghiệp chỉ là một cấp thực hiện kế hoạch, bộ máy quản lý doanh nghiệp có nhiệm vụ chỉ huy thực hiện kế hoạch nhà nước giao. Vì thế các nhu cầu về thông tin ở doanh nghiệp lúc đó chủ yếu là để cung cấp thông tin cho bên ngoài, để các cơ quan nhà nước dùng nó để ra các quyết định kinh tế cần thiết. Do đặc điểm tổ chức thông tin như vậy mà các doanh nghiệp trong cơ chế hàng hóa tập trung chỉ tồn tại quản trị tài chính với đặc trưng cơ bản là do nhà nước quy định một cách thống nhất và mang tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp.
Trong cơ chế kinh tế mới – cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mỗi doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập, mọi doanh nghiệp đều phải tự quyết định kế hoạch phát triển kinh doanh của mình trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thực thế và hiểu thật rõ ràng năng lực bản thân doanh nghiệp. Thực chất của hoạt động quản trị doanh nghiệp là quá trình chuẩn bị và ra quyết định quản trị. Muốn vậy bộ máy quản lý doanh nghiệp cần có thông tin cả trong và ngoài doanh nghiệp. Chất lượng của các quyết định quản trị doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng của các thông tin kinh tế mà bộ máy quản trị doanh nghiệp có trong tay. Các thông tin kinh tế ngoài doanh nghiệp có thể có được từ việc thu thập thông tin được công bố và thông qua công tác nghiên cứu thị trường. Các thông tin kinh tế bên trong hoàn toàn do doanh nghiệp tự tổ chức thu thập, xử lý, lưu trữ cũng như đưa vào sử dụng. Quản trị chi phí kinh doanh là công cụ chủ yếu cung cấp các thông tin kinh tế bên trong cho bộ máy quản lý doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc ra quyết định quản trị. Do vậy quản trị chi phí trở thành không thể thiếu và tất yếu của quản lý doanh nghiệp.
2.1.2.3 Vai trò của quản trị chi phí
Quản trị chi phí là một trong các nội dung quan trọng trong quản lý tài chính. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc quản trị chi phí sản xuất vì nếu chi phí sản xuất không hợp lý, không đúng với thực chất của nó đều gây ra những khó khăn trong kinh doanh và đều làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ đang ngày càng phát triển, các máy móc thiết bị hiện đại ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật này vào sản xuất như thế nào lại phụ thuộc vào khả năng của người quản lý. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu được các chi phí nguyên liệu đầu vào thì các máy móc, dây truyền sản xuất phải được bố trí khoa học nhằm hạn chế sự lãng phí về nhiên liệu, giảm thiểu sản phẩm hỏng. Bên cạnh đó còn phải nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất, quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.
Việc quản trị chi phí trong doanh nghiệp tốt hay xấu sẽ có tính chất quyết định tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Như vậy có thể nói, đối với các doanh nghiệp quản trị chi phí có vai trò và ý nghĩa to lớn.
2.1.2.4. Nội dung của quản trị chi phí
Quản trị chi phí trong doanh nghiệp bao gồm bốn chức năng: Lập kế hoạch chi phí; Tổ chức thực hiện chi phí; Ghi chép và phản ánh vào sổ sách kế toán các khoản chi phí phát sinh trong thực hiện; Phân tích đánh giá và ra quyết định.
a) Lập kế hoạch chi phí
Lập kế hoạch chi phí phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng của quản lý chi phí là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Lập kế hoạch chi phí là đề ra các mục tiêu cần đạt được. Dự toán chi phí là nội dung rất cụ thể của lập kế hoạch chi phí. Dự toán chi phí có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi phí, bởi:
- Cung cấp thông tin có hệ thống về toàn bộ kế hoạch chi phí quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định được từng mục tiêu cụ thể thông qua các chỉ tiêu về chi phí.
- Quá trình lập dự toán chi phí đòi hỏi tìm hiểu sâu về thị trường cũng như môi trường kinh doanh nên giúp cho nhà quản lý đưa ra được phương án khả thi nhất, hạn chế được rủi ro.
- Dự toán chi phí là cơ sở để kiểm soát các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
b) Tổ chức thực hiện chi phí
Nội dung này gắn liền với quá trình sản xuất tại các bộ phận cụ thể. Tổ chức thực hiện chi phí là đưa kế hoạch trên giấy tờ, tức là các yếu tố đầu vào mà kế hoạch đã đề ra vào trong thực tế sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác tổ chức thực hiện chi phí là đưa chi phí vào sản xuất kinh doanh. Trong quá trình thực hiện có thể có những biến đổi làm cho một số khoản chi phí vượt mức kế hoạch, khi đó đòi hỏi các nhà quản lý phải có những phản ứng linh hoạt để có thể tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất.
c) Ghi chép, phản ánh vào sổ kế toán những khoản chi phí phát sinh trong thực hiện
Khi phát sinh các khoản chi phí, căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ gốc kế toán phải tiến hành ghi chép, phản ánh vào sổ sách thống kê một cách đầy đủ và kịp thời, chi tiết cho từng khoản mục chi phí với từng loại sản phẩm hay công việc khác nhau cùng với các chi phí chung cho cả doanh nghiệp, đồng thời kế toán phải tập hợp các chi phí theo từng loại để đi đến tính giá thành sản phẩm theo nghiệp vụ kế toán. Khi công việc kết thúc hoặc cuối mỗi kỳ, kế toán thực hiện phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm, cung cấp số liệu thông qua các báo cáo chi tiết và tổng hợp cho bộ phận quản lý.
d) Phân tích đánh giá
Phân tích đánh giá hay còn gọi là chức năng kiểm tra. Đây là quá trình xem xét đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo cho các mục tiêu kế hoạch của doanh nghiệp được hình thành một cách hiệu quả. Nhiệm vụ của phân tích đánh giá là:
- Đánh giá mức độ đạt được của việc thực hiện chi phí trong doanh nghiệp và những nguyên nhân tác động đến chúng.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá để đề ra các giải pháp, chiến lược kinh doanh và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu nhất, đồng thời phát hiện ra những sai sót, nhược điểm để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất.
Sơ đồ 2.4: Nội dung quản trị chi phí trong doanh nghiệp
Lập kế hoạch
Đánh giá sự khác biệt giữa TH và KH
Tổ chức thực hiện chi phí
Ghi chép, phản ánh vào sổ kế toán
Ra quyết định
Tập
hợp
chi phí
Phân
bổ chi
phí
Tính
giá
thành
2.1.3. Các phương pháp xác định chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
Các doanh nghiệp thường dựa vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (thương mại, dịch vụ, sản xuất), vào đặc điểm quy trình sản xuất (đơn giản hay phức tạp), vào loại hình sản xuất (đơn chiếc hay hàng loạt) để thiết lập hệ thống tính chi phí phù hợp với doanh nghiệp mình. Thông thường có ba phương pháp tính chi phí.
- Phương pháp xác định chi phí theo công việc.
- Phương pháp xác định chi phí theo quá trình.
- Phương pháp xác định chi phí theo hoạt động.
2.1.3.1. Phương pháp xác định chi phí theo công việc
* Nội dung phương xác định chi phí theo công việc(N.M.Phương, 2004)
Phương pháp xác định chi phí theo công việc thường được áp dụng đối với cả các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc, sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, kỳ sản xuất ngắn, có thể chỉ có một sản phẩm cho một đợt sản xuất (như công ty xây dựng, tư vấn, nhà hàng…); hoặc các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt, sản phẩm gồm nhiều loại khác nhau, kỳ sản xuất tương đối ngắn (như công ty sản xuất đồ gỗ, nội thất…). Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là việc tính toán, phân bổ chi phí theo từng công việc cụ thể. Kế toán phải cộng dồn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung của mỗi công việc để người quản lý có thể nắm được giá thành của từng bước công việc nhằm tính lỗ lãi cho từng công việc cụ thể.
Phương pháp xác định chi phí theo công việc gồm 6 bước:
- Bước 1: Xác định công việc nào là đối tượng tính chi phí
- Bước 2: Xác định chi phí trực tiếp của công việc đó
- Bước 3: Xác định chi phí gián tiếp có liên quan đến công việc đó
- Bước 4: Chọn cơ sở để phân bổ chi phí gián tiếp cho công việc
- Bước 5: Tính đơn giá phân bổ ước tính và giá trị chi phí gián tiếp phân bổ
- Bước 6: Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho công việc đó.
* Dòng chảy chi phí: trong phương pháp xác định chi phí theo công việc, các chi phí tạo thành một dòng chảy đổ vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang từng công việc.
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ tập hợp chi phí theo công việc
Thành phẩm(155)
CPSXKDDD(154)
CPNVLTT(621)
Mức phân
bổ thừa
CP thực tế
CP phân bổ
CPSXC(627)
CPNCTT(622)
Z sản phẩm
Giá vốn hàng bán
Mức phân
bổ thiếu
2.1.3.2. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình
* Nội dung phương pháp xác định chi phí theo quá trình (N.M.Phương, 2004)
Phương pháp kế toán chi phí theo quá trình sản xuất thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất hàng loạt một sản phẩm, sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau, sản phẩm hoàn chỉnh của bước này sẽ là đối tượng chế biến của bước sau. Chẳng hạn trong các ngành công nghiệp hóa chất, dệt, sản xuất xi măng, sản xuất cơ khí, ô tô… Đối tượng tập hợp chi phí theo phương pháp này không phải từng lô hàng sản phẩm cụ thể, mà là các công đoạn hoặc từng bộ phận sản xuất khác nhau của doanh nghiệp, thường là các phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng hay công đoạn sản xuất phải có tài khoản – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang riêng để tập hợp chi phí sản xuất của phân xưởng hay công đoạn. Trên cơ sở đó, xác định chi phí đơn vị của phân xưởng. Các loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, và chi phí sản xuất chung có thể được kết tinh vào sản phẩm tại bất cứ ._.bộ phận nào. Ở đây, chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp thường được xuất dùng ở ngay phân xưởng sản xuất đầu tiên, còn các phân xưởng tiếp theo phải chi các chi phí để gia công chế biến sản phẩm hoàn thành của bước trước. Bán thành phẩm của phân xưởng sản xuất trước sẽ là đối tượng chế biến của phân xưởng sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Thành phẩm của phân xưởng cuối cùng chính là thành phẩm của doanh nghiệp và nó được chuyển vào nhập kho, chờ tiêu thụ.
* Dòng chảy chi phí:
Sơ đồ 2.6. Sơ đồ tập hợp chi phí theo quá trình
CPNVLTT(621) GVHB(632)
CPNCTT(622)
CPSXC(627)
SPDD BPB TP (155)
SPDD BPA
* Sản phẩm tương đương:
Sản phẩm tương đương là số sản phẩm được quy đổi từ sản phẩm dở dang sang dựa trên mức độ hoàn thành. Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang được ước lượng dựa trên chi phí nguyên liệu và chi phí chuyển đổi. Sản phẩm tương đương có thể tính theo hai phương pháp: bình quân trọng số và nhập trước xuất trước (FIFO).
- Phương pháp bình quân trọng số: phương pháp này không phân biệt số lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm đang dở dang đầu kỳ hoặc đưa vào chế biến trong kỳ mà chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm hoàn thành đến cuối kỳ và số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ với mức độ hoàn thành của nó. Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương được tính như sau:
Tỷ lệ hoàn thành
Số lượng SP hoàn thành tương đương
=
Số lượng SP hoàn thành cuối kỳ
Số lượng SP dở dang cuối kỳ
x
+
- Phương pháp nhập trước xuất trước: phương pháp này phân biệt số lượng, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu kỳ và số lượng, mức độ hoàn thành của sản phẩm đưa vào sản xuất trong kỳ. Sản phẩm hoàn thành tương đương được tính toán như sau:
Số lượng SP hoàn thành tương đương của SPDD đầu kỳ
=
Số lượng SPDD đầu kỳ
Tỷ lệ chế biến chưa thực hiện
x
Số lượng SP hoàn thành tương đương
=
Số lượng SP tương đương đầu kỳ
Số lượng SP hoàn thành trong kỳ
+
Số lượng SP tương đương cuối kỳ
+
2.1.3.3. Phương pháp xác định chi phí theo hoạt động (ABC)
* Nội dung phương pháp xác định chi phí hoạt động (ABC)(P.Rin,2006)
Phương pháp xác định chi phí dựa trên hoạt động là một phương pháp khá mới và được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp dịch vụ. Phương pháp này sử dụng các tiếp cận ngược dòng để phân bổ chi phí. Phương pháp ABC tập hợp toàn bộ chi phí gián tiếp trong quá trình sản xuất được tập hợp trên các tài khoản chi phí chung của kế toán tài chính, sau đó phân bổ các chi phí theo hoạt động này vào từng sản phẩm, dịch vụ tạo ra hoạt động đó theo các tiêu thức phân bổ thích hợp như: số giờ máy hoạt dộng, số giờ công lao động trực tiếp…Khoản chi phí gián tiếp này được phân bổ vào giá thành sản xuất cùng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Các chi phí khác như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được coi như chi phí thời kỳ không phân bổ cho sản phẩm hoặc được phân bổ cho sản phẩm theo thời gian lao động của công nhân trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp. Nếu phân bổ ta sẽ có chỉ tiêu giá thành toàn bộ.
Phương pháp xác định chi phí theo hoạt động gồm các bước:
Bước 1: Nhận dạng các hoạt động sẽ được thực hiện
Bước 2: Xác định chi phí của mỗi hoạt động, cả chi phí trực tiếp và gián tiếp
Bước 3: Xác định tiêu thức phân bổ chi phí cho từng hoạt động
Bước 4: Thu thập số liệu theo từng hoạt động trực tiếp tạo ra doanh thu
Bước 5: Tổng hợp chi phí theo từng hoạt động
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu
Tham khảo từ các nguồn tài liệu được lưu tại thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, thư viện khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh và tài liệu lưu tại phòng kế toán Công ty Cổ phần Thăng Long, mạng Internet.
Dựa trên các luận văn tốt nghiệp, các bài báo chuyên đề kế toán, báo cáo nghiên cứu…tiến hành đọc, phân tích tài liệu để kế thừa những vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm để viết phần tổng quan tài liệu, cơ sở thực tiễn, địa bàn nghiên cứu, kết quả nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, chuyên gia
Dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của những người có chuyên môn trong công ty như kế toán trưởng, kế toán viên, các phòng ban…để tìm hiểu về cách xác định các loại chi phí sản xuất tại công ty, đồng thời tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn để hoàn thiện phần cơ sở lý luận, kết quả nghiên cứu, đánh giá, đề xuất.
2.2.3. Phương pháp so sánh
Sử dụng kết hợp hai phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối để:
+ Phân tích tình hình biến động của quy mô tài sản nguồn vốn, của tình hình lao động và tình hình kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2006 – 2008.
+ Phân tích tình hình biến động giữa thực hiện và kế hoạch của chi phí sản xuất năm 2008.
+ Phân tích biến động cơ cấu chi phí sản xuất giữa năm 2007 và năm 2008.
2.2.4. Phương pháp phân loại chi phí
Dựa theo phương pháp phân loại chi phí theo chức năng hoạt động để phân loại chi phí sản xuất tại Công ty thành ba loại: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Áp dụng phương pháp này vào phần đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty và quy trình tập hợp chi phí sản xuất của Công ty.
2.2.5. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí
Dựa vào phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí để tìm hiểu đối tượng phân bổ chi phí trung gian, tiêu thức phân bổ chi phí gian và hệ số phân bổ chi phí trung gian tại Công ty. Áp dụng phương pháp này vào phần phân bổ chi phí trung gian trong sản xuất.
2.2.6. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào phương pháp này để mô tả quá trình vận động của chi phí, luân chuyển chứng từ…phục vụ cho phần quy trình tập hợp chi phí sản xuất.
2.2.7. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Dựa vào phương pháp tỷ lệ để tính tỷ trọng của các loại chi phí trong chi phí sản xuất, áp dụng trong luận văn để tính toán cơ cấu chi phí trong bảng kế hoạch chi phí, bảng tổng hợp chi phí thực tế và phân tích hiệu quả chi phí sản xuất
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thăng Long
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Xí nghiệp Rượu – Nước giải khát Thăng Long, được thành lập ngày 24/3/1989 theo Quyết định số 6145/QĐ-UB và chính thức đổi thành Công ty Cổ phần Thăng Long vào 20/04/2002. Với sản phẩm truyền thống là các loại rượu vang, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo trực tiếp của thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội, sự chỉ đạo trực tiếp của sở thương mại Hà Nội, tập thể cán bộ Công ty Cổ phần Thăng Long đã phấn đấu khắc phục khó khăn trở ngại của tư tưởng bao cấp, vượt qua thử thách của cơ chế thị trường, đưa công ty từ đơn vị nhỏ bé nghèo nàn, lạc hậu trở thành công ty cổ phần hiện đại, cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất.
Để có được kết quả như ngày nay, Công ty Cổ phần Thăng Long đã trải qua những giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1989 – 1993: giai đoạn sản xuất thủ công. Xí nghiệp Rượu – Nước giải khát Thăng Long được thành lập ngày 24/3/1989 từ xưởng sản xuất rượu và nước giải khát lên men trực thuộc Công ty Rượu Hà Nội. Khi mới thành lập, xí nghiệp chỉ là một đơn vị sản xuất nhỏ với 50 công nhân sản xuất hoàn toàn thủ công, đại bộ phận nhà xưởng là nhà cấp bốn đã thanh lý, cơ sở vật chất nghèo nàn, dụng cụ máy móc thiết bị còn thiếu thốn và lạc hậu. Tuy nhiên vượt lên trên tất cả cùng với sự quản lý tốt, đúng hướng, sản lượng hàng năm của xí nghiệp vẫn tăng lên nhanh chóng, từng bước khẳng định là một đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả với mức nộp ngân sách không ngừng tăng hàng năm, từ 337triệu đồng năm 1991 tăng lên 1.796triệu đồng năm 1993. Sản phẩm của xí nghiệp đã bước đầu chiếm lĩnh thị trường Hà Nội, Đà Nẵng thông qua các đại lý nhỏ, góp phần khẳng định xu hướng tiêu dùng mới về loại đồ uống có độ rượu nhẹ do lên men hoa quả.
Ngày 16/8/1993 xí nghiệp chuyển đổi thành Công ty Rượu – Nước giải khát Thăng Long theo Quyết định số 3021/QĐ – UB của UBND thành phố Hà Nội với vốn điều lệ 18 tỷ đồng (trong đó vốn Nhà nước chiếm 40%)
* Giai đoạn 1994 – 1998: giai đoạn sản xuất bán cơ khí. Đây là giai đoạn Công ty có sự phát triển vượt bậc về sản xuất, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Sản xuất của Công ty phát triển mạnh, ổn định với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 65%. Công ty đã đầu tư gần 11 tỷ đồng cho thiết bị nhà xưởng, môi trường, văn phòng và công trình phúc lợi làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của Công ty. Số lượng công nhân cũng tăng lên cùng với sự nâng cao của trình độ tay nghề. Mẫu mã mặt hàng của Công ty đạt trình độ tiên tiến, chai ngoại, nút ngoại theo truyền thống tiêu dùng quốc tế, nhãn của sản phẩm thuộc trình độ in tiên tiến của nước ta. Chất lượng sản phẩm của Công ty cũng thay đổi rõ rệt nhờ việc áp dụng vào sản xuất những tiến bộ công nghệ tiên tiến, những kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học ứng dụng và cải tiến cơ sở bằng vốn tự có. Thị trường tiêu thụ của Công ty tiếp tục được mở rộng, không chỉ giới hạn ở thị trường trong nước mà còn mở rộng ra thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Lào, Campuchia…
* Giai đoạn từ 1998 đến nay: giai đoạn cơ khí hóa. Năm 1999 mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn quyết định phải chuyển đổi nền sản xuất của Công ty từ nửa cơ khí sang cơ khí hóa và tự động hóa, tạo điều kiện ổn định theo yêu cầu của thị trường quốc tế. Để mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thị phần trong nước tiến tới xuất khẩu, Công ty đã tìm hiểu và khẩn trương áp dụng từng bước các hệ thống chất lượng quốc tế, từ GMP (Good Manufacturing Pratice – Thực hành sản xuất), HACCP (Hazard Anlysis Critical Control Point – Hệ thống phân tích xác định và kiểm soát các điểm nguy hại trọng yếu trong quá trình chế biến thực phẩm) đến ISO 9002. Là một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm, Công ty đã tích cực đẩy mạnh quá trình INOX hóa các thiết bị ống dẫn theo công nghệ mới. Từ những kết quả này, bộ mặt của Công ty đã thực sự biến đổi về bản chất từ sức chứa, sản lượng đến chất lượng, khả năng chiếm lĩnh mở rộng thị trường…
Ngày 20/04/2002 Công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên giao dịch mới là Công ty Cổ phần Thăng Long.
3.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ
Công ty Cổ phần Thăng Long là một doanh nghiệp vừa tiến hành kinh doanh thương mại vừa tiến hành hoạt động sản xuất rượu vang. Do đó, hoạt động sản xuất của Công ty cần được tổ chức một cách hợp lý, hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hiện nay Công ty tổ chức sản xuất thành hai cơ sở sản xuất vang là: cơ sở sản xuất Nghĩa Đô và cơ sở sản xuất Vĩnh Tuy và một chi nhánh sản xuất nước cốt tại Ninh Thuận. Bộ phận trực tiếp quản lý quá trình sản xuất của công ty là Phòng công nghệ và quản lý sản xuất. Công ty có bốn phân xưởng chính là: phân xưởng đóng vang và rửa chai, phân xưởng lên men, phân xưởng lọc vang, phân xưởng thành phẩm. Dưới phân xưởng là các tổ sản xuất, bao gồm: tổ lên men, tổ lọc vang, tổ máy rửa chai, tổ đóng vang, tổ dán nhãn, tổ đóng thùng, tổ xử lý nước thải, tổ sửa chữa, tổ kho vận. Như vậy có thể thấy cơ cấu sản xuất của Công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến do đặc điểm sản xuất của Công ty là theo dây truyền. Quản lý theo kiểu trực tiếp sẽ giúp cho quá trình sản xuất được thông suốt, tránh chồng chéo. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty được mô tả theo sơ đồ 3.1.
Dây truyền sản xuất rượu vang của Công ty là một dây truyền khép kín với máy móc thiết bị nhập từ các nước như: Nhật, Pháp, Ba Lan, Italia. Hệ thống ống inox liên hoàn với các trạm bơm đẩy bằng inox có thể chuyển tải các loại chất lỏng (nước, cốt quả, dịch quả, dịch vang) giữa các phân xưởng sản xuất. Các máy rửa chai, chiết chai tự động định lượng, các máy đóng nút, dây truyền tải chai, két, thùng vang thành phẩm liên hoàn góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Qui trình công nghệ sản xuất rượu của Công ty được khái quát theo sơ đồ 3.2.
Quả nguyên liệu được thu mua và vận chuyển về nhà máy, sau khi đã kiểm tra chất lượng và loại bỏ những quả không đạt yêu cầu, quả được rửa sạch thái lát bằng máy. Sau đó thực hiện quá trình ngâm trích ly trực tiếp bằng đường theo tỷ lệ 1:1 (một lớp quả, một lớp đường). Sau khi ngâm đường tiến hành rút cốt quả, lên men và tiến hành lọc lấy Vang trong. Lọc xong tiến hành chiết chai (các loại chai đã được rửa sạch bằng máy) do máy chiết chai tự động định lượng. Cuối cùng chai được đóng bằng máy đóng nút màng co và tiếp tục dán nhãn, đóng thùng rồi đem nhập kho. Các loại cốt sản xuất ra đều được phòng quản lý chất lượng kiểm tra, còn thành phẩm trước khi nhập kho phải qua bộ phận KCS để kiểm tra chất lượng. Chỉ những sản phẩm đạt chất lượng mới được nhập kho.
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
PX thành phẩm
Xưởng Vĩnh Tuy
Công ty
Tổ xử
lý nước thải
Tổ
sửa chữa
Xưởng Nghĩa Đô
PX đóng vang, rửa
chai
PX
lên
men
PX
lọc vang
Tổ
kho
vận
Các tổ sản xuất
Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất vang
Chai
Nguyên liệu quả
Chọn, rửa, sơ chế
Men giống
Ép trộn đường
Rút cốt quả
Bã quả
Lên men chính
Lên men phụ
Lọc
Chiết chai
Đóng nút
Dán nhãn
Đóng thùng
Nhập kho
Rửa
Rửa
Ngâm đường
Nút
3.1.3. Đặc điềm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Công ty Cổ phần Thăng Long là một doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh các sản phẩm rượu vang. Hiện nay công ty sản xuất chín loại sản phẩm Vang khác nhau: Vang nhãn vàng (Vang truyền thống), Vang Thăng Long 2 năm, 5 năm, Vang Sơn Tra Thăng Long, Vang Nho Thăng Long (Nho ngọt), Vang Nho chát Thăng Long (loại thường và xuất khẩu), Vang Dứa Thăng Long, Vang Vải Thăng Long(loại thường và xuất khẩu) và Vang Nổ Thăng Long. Ngoài ra, công ty còn đang tiếp tục nghiên cứu 2 sản phẩm: rượu Vodka Thăng Long và rượu Vodka hương lúa. Doanh số tiêu thụ của Công ty qua các năm không ngừng tăng. Cùng với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, các sản phẩm của Công ty đã dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng bằng giá cả và chất lượng cũng như uy tín của doanh nghiệp.
Công ty hiện đang có hệ thống phân phối và đại lý bán buôn bán lẻ trên nhiều tỉnh thành cả nước như: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Tây, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc…Thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là lượng tiêu thụ ở thị trường Hà Nội luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng tiêu thụ của Công ty và cũng là thị trường được tập trung khai thác nhất. Công ty cũng đang mở rộng thị trường ra nước ngoài với các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, Lào…Tuy nhiên hiện nay trên thị trường cũng tồn tại nhiều sản phẩm cùng loại cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm rượu Vang của Công ty như Vang Gia Lâm, Vang Đà Lạt, Vang Đồng Xuân, Vang Tháp Chàm, Vang Hữu Nghị…ngoài ra còn có các sản phẩm nước ngoài như Vang Pháp, Vang Ý…Để duy trì và mở rộng thị trường Công ty cần sử dụng nhiều biện pháp nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng sản phẩm, đồng thời có những chính sách ưu đãi về giá cả cho khách hàng.
3.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và kế toán của Công ty
3.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Để đáp ứng nhu cầu thông tin, điều hành và quản trị Công ty một cách chặt chẽ, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng với một giám đốc điều hành và ba phó giám đốc phụ trách các phần hành: phó giám đốc tài chính và đầu tư, phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc sản xuất. Các phòng, ban trong Công ty đều có nhiệm vụ, chức năng riêng nhưng tất cả đều làm việc giúp giám đốc, chịu sự quản lý của giám đốc theo lĩnh vực chuyên môn được phân công và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về chức năng hoạt động và về hiệu quả công việc được giao. Sơ đồ Bộ máy quản lý của Công ty được khái quát ở sơ đồ 3.3.
Cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, phòng ban như sau:
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, toàn quyền nhân danh công ty quyết định đến mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty như chiến lược kinh doanh, phương án đầu tư, bổ, miễn nhiệm cách chức Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng…
- Giám đốc điều hành: là người trực tiếp điều hành toàn bộ mọi hoạt động của công ty.
- Phòng kế toán: tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về công tác kế toán tài chính của công ty.
- Phòng thị trường tiêu thụ: tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về công tác tổ chức phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Phòng tổ chức – hành chính: tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về công tác tổ chức nhân sự lao động tiền lương và công tác hành chính văn phòng, công tác y tế môi trường của công ty.
- Phòng công nghệ và quản lý sản xuất: tham mưu về công tác kỹ thuật công nghệ; công tác nghiên cứu, cải tiến, áp dụng công nghệ mới, sản phẩm mới vào sản xuất.
- Phòng cung tiêu (Phòng vật tư nguyên liệu): tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc về cung ứng nguyên vật liệu vật tư, vận chuyển hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 3.3: Bộ máy quản lý của công ty
BAN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Ban
bảo
vệ
Phòng
kế
toán
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng vật tư – nguyên liệu
Phòng thị trường tiêu
thụ
Phòng quản lý chất lượng
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Phòng công nghệ - QLSX
Phòng cơ
điện
BAN KIỂM SOÁT
Xưởng sản xuất cốt Ninh Thuận
Xưởng sản xuất Nghĩa Đô
Xưởng sản xuất Vĩnh Tuy
- Phòng cơ điện: tham mưu giúp việc cho ban giám đốc công ty về kỹ thuật cơ điện của công ty; nghiên cứu cải tiến máy móc thiết bị; áp dụng công nghệ thiết bị mới vào sản xuất.
- Phòng quản lý chất lượng: giám sát chất lượng sản phẩm sản xuất đảm bảo sản phẩm bán ra đạt tiêu chuẩn chất lượng, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Ban bảo vệ: tham mưu giúp cho ban giám đốc công ty về công tác an ninh, trật tự, bảo vệ tài sản của công ty…
3.1.4.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
- Kỳ kế toán: cuối quý, năm kế toán tiến hành khóa sổ, cộng phát sinh và xác định kết quả kinh doanh.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01/N kết thúc 31/12/N.
- Chế độ kế toán áp dụng: Theo QĐ 1141/QĐ – BTC
- Phương pháp xác định giá vốn nguyên vật liệu xuất sử dụng trong kỳ: bình quân gia quyền.
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Bắt đầu từ tháng 04/1998 công ty áp dụng phần mềm kế toán ASC – Software.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán áp dụng tại Công ty là hình thức kế toán tập trung. Tại các đơn vị trực thuộc, các nhân viên kế toán vừa làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ ban đầu và định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm. Phòng kế toán kiểm tra, phân tích, xử lý, hoạch định theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được cập nhật hàng ngày vào máy.
Phòng kế toán có năm người : một kế toán trưởng, ba kế toán viên và một thủ quỹ. Bộ máy kế toán được tổ chức theo sơ đồ 3.4.
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: thực hiện việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán trong Công ty; tiến hành phân tích kinh tế, tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Kế toán trưởng tổng hợp các phần hành kế toán khác nhau để hoàn thiện công tác kế toán đồng thời kiểm tra việc ghi chép ban đầu, thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ, tổ chức bảo quan hồ sơ tài liệu kế toán. Trực tiếp báo cáo định kỳ các thông tin về tình hình tài chính kế toán của Công ty lên giám đốc và hội đồng quản trị.
Sơ đồ 3.4: Bộ máy kế toán của Công ty
`Kế toán trưởng
Kế toán NVL và HTK
Kế toán chi phí và thanh toán
Kế toán về tiêu thụ và TSCĐ
Thủ
quỹ
Kế toán các chi nhánh
trực thuộc
- Kế toán nguyên vật liệu và hàng tồn kho: thực hiện việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu thành phẩm, tính giá trị thực tế của nguyên liệu thành phẩm xuất kho. Đồng thời theo dõi tình hình xuất dùng và phân bổ công cụ dụng cụ trong kỳ.
- Kế toán chi phí kiêm kế toán thanh toán: thực hiện ghie chép phản anh, tổng hợp các loại chi phí và tính giá thành sản phẩm, đồng thời theo dõi thu chi tiền mặt tiền gửi ngân hàng.
- Kế toán tiêu thụ, TSCĐ và thuế: thực hiện ghi chép phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình tiêu thụ thành phẩm, theo dõi các khoản phải thu, tình hình các khoản thuế phải nộp và tình hình tăng giảm TSCĐ. Tính toán phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Thủ quỹ: theo dõi thu, chi tiền mặt.
3.1.5. Khái quát tình hình cơ bản của Công ty
3.1.5.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn
Trong sản xuất kinh doanh tài sản và nguồn vốn luôn tồn tại và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nó là điều kiện để giúp Công ty thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở đó tiến hành tái sản xuất mở rộng, đồng thời nó thể hiện sức mạnh của Công ty về mặt tài chính. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty được phản ánh qua bảng 3.1.
Tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của Công ty có sự biến động không đều qua 3 năm. Năm 2007 tổng tài sản hay nguồn vốn có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2006, chỉ đạt 70.055.283.521đồng, tương đương với 74% so với năm 2006. Năm 2008 tổng tài sản hay nguồn vốn của công ty có dấu hiệu phục hồi, tăng 21% so với năm 2007, đạt giá trị 85.015.743.599 đồng. Tuy nhiên quy mô tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2008 vẫn chỉ đạt 90% quy mô năm 2006.
Xét riêng quy mô của tài sản qua 3 năm ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn trong tổng tài sản. Năm 2006 và năm 2008 tài sản ngắn hạn luôn chiếm trên 65% tổng tài sản, gấp đôi so với tài sản dài hạn. Năm 2007 tài sản ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 39.652.590.739đồng tương ứng với 56.6 % tổng tài sản ,còn tài sản dài hạn tăng đạt 30.402.692.782đồng tương ứng với 43.4% tổng tài sản.
Vốn là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, củng cố và tăng cường vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như làm sao có được một cơ cấu vốn hợp lý luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Xét về cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong khi nợ phải trả lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả qua 3 năm có xu hướng rút ngắn lại. Thể hiện qua tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm, từ 74.28 % năm 2006 giảm xuống 63.14% năm 2008. Tương ứng với xu hướng tăng của nguồn vốn chủ sở hữu, từ 25.72% năm 2006 tăng lên 36.86% năm 2008.
Bảng 3.1: Bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Thăng Long qua 3 năm (2006 – 2008)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh
Giá trị
(đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(đồng)
Cơ cấu
(%)
2007/2006
2008/2007
+/-
(đồng)
%
+/-
(đồng)
%
A.Tài sản ngắn hạn
62.267.902.886
65,96
39.652.590.739
56,60
57.750.667.325
67,93
-22.615.492.147
63,68
18.098.076.586
145,64
B.Tài sản dài hạn
32.134.315.926
34,04
30.402.692.782
43,40
27.265.076.274
32,07
-1.731.623.144
94,61
-3.137.616.508
89,68
Tổng tài sản
94.402.218.812
100,00
70.055.283.521
100,00
85.015.743.599
100,00
-24.346.935.291
74,21
14.960.460.078
121,36
A.Nợ phải trả
70.117.863.427
74,28
38.768.327.742
55,34
53.680.319.084
63,14
-31.349.535.685
55,29
14.911.991.342
138,46
B.Nguồn vốn CSH
24.284.355.385
25,72
31.286.955.779
44,66
31.335.424.516
36,86
7.002.600.394
128,84
48.468.737
100,15
Tổng nguồn vốn
94.402.218.812
100,00
70.055.283.521
100,00
85.015.743.599
100,00
-24.346.935.291
74,21
14.960.460.078
121,36
(Nguồn : Phòng kế toán)
3.1.5.2. Tình hình lao động
Con người là yếu tố cơ bản để sản xuất ra sản phẩm, quyết định đến năng suất, quy mô và hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty Cổ phần Thăng Long hiện phát triển với tốc độ cao luôn cần một lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới phân phối và điều hành các mặt hoạt động của công ty. Công ty luôn có các chính sách nhằm chăm sóc tốt điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động, thường xuyên chăm lo đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ nhân viên. Tuyển dụng, phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo các cấp quản lý trung gian. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý cấp cao của Công ty đa số là những cán bộ lâu năm trong ngành với nhiều kinh nghiệm, được thường xuyên đào tạo hoặc tự đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý. Bảng 3.2 về khái quát về tình hình lao động của Công ty qua 3 năm.
Bảng 3.2: Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Thăng Long qua 3 năm (2006 - 2008)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
07/06
08/07
±
%
±
%
Tổng số lao động
280
100
286
100
291
100
6
102,14
5
101,74
Lao động trực tiếp
196
70
200
69,93
203
69,76
4
102,04
3
101,5
Lao động gián tiếp
84
30
86
30,07
88
30,24
2
102,38
2
102,33
Phân theo trình độ
Trên đại học
2
0,71
2
0,7
2
0,69
-
-
-
-
Đại học
56
20
58
20,27
62
21,03
2
103,57
4
106,89
Trung học
222
79,29
226
79,03
227
78,28
4
101,80
1
100,44
(Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính)
Xét về cơ cấu lao động của Công ty, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lao động gián tiếp do đặc thù của Công ty là sản xuất sản phẩm nên số lượng công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất lớn.
Xét về chất lượng lao động của Công ty, qua 3 năm ta thấy mặc dù số lao động có trình độ đại học của Công ty không nhiều nhưng có xu hướng ngày càng tăng qua các năm, năm 2007 tăng 3.57% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 6.89% so với năm 2007. Ngoài ra Công ty còn có nhiều kỹ sư giỏi chuyên môn, công nhân lành nghề cùng đội ngũ cán bộ quản lý dày dạn kinh nghiệm. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động trong Công ty cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.1.5.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm được thể hiện qua bảng 3.3. Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu thuần của Công ty đạt được năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007 doanh thu thuần của công ty đạt 75.164.088.929 đồng, tăng 18,57 % so với năm 2006 và năm 2008 đạt 81.920.797.568đồng tức tăng 8,99% so với năm 2007. Tuy nhiên, mặc dù năm 2008 doanh thu thuần tăng lên nhưng tốc độ tăng doanh thu thuần không đủ bù đắp tốc độ tăng 12.64% của giá vốn hàng vốn hàng bán. Do đó lợi nhuận thu được từ bán hàng năm 2008 giảm đi so với năm 2007 là 4.22% chỉ còn 15.581.195.427 đồng.
Năm 2008 các hoạt động khác của Công ty đã thu được lợi nhuận so với toàn lỗ năm 2006 và năm 2007, đạt mức 103.257.387 đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 tăng nhẹ so với năm 2006, đạt 7.323.844.562 đồng tức tăng 0,97%. Tuy nhiên năm 2008, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại sụt giảm đáng kể, chỉ còn 4.331.692.556 đồng, tức chỉ đạt 59,15% so với năm 2007. Như vậy biến động tăng của lợi nhuận khác và biến động không ổn định của lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã khiến cho lợi nhuận sau thuế của Công ty qua 3 năm biến động không ổn định. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế công ty đạt 6.279.535.384 đồng so với năm 2006 đã tăng lên 21.07%. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 44.03% so với năm 2007, chỉ đạt mức 3.514.578.014 đồng. Trong thời gian tới, Công ty cần có những chính sách nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm để làm tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Bảng 3.3 : Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thăng Long qua 3 năm (2006 – 2008 )
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh
Giá trị
(đồng)
Giá trị
(đồng)
Giá trị
(đồng)
2007/2006
2008/2007
+/-
(đồng)
%
+/-
(đồng)
%
Doanh thu thuần về BH và CCDV
63.390.393.459
75.164.088.929
81.920.797.568
11.773.695.470
118,57
6.756.708.639
108,99
Giá vốn hàng bán
49.135.273.559
58.897.113.565
66.339.602.141
9.761.840.006
119,87
7.442.488.576
112,64
Lợi nhuận gộp về BH và CCDV
14.255.119.900
16.266.975.364
15.581.195.427
2.011.855.464
114,11
- 685.779.937
95,78
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
7.253.289.034
7.323.844.562
4.331.692.556
70.555.528
100,97
- 2.992.152.006
59,15
Lợi nhuận khác
- 49.336.026
- 22.059.232
103.257.387
27.276.794
44,71
125.316.649
26,42
Lợi nhuận sau thuế TNDN
5.186.846.166
6.279.535.384
3.514.578.014
1.092.689.218
121,07
- 2.764.957.370
55,97
(Nguồn : Phòng kế toán)
3.2. Thực trạng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long
Quản trị chi phí là là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh của bất cứ một công ty nào nhằm không những cắt giảm chi phí tăng lợi nhuận mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường. Vì thế một trong các hướng đi mà nhiều doanh nghiệp hiện nay tập trung phát triển đó là nâng cao tác dụng của quản trị chi phí nhằm tiết kiệm chi phí ngày một hiệu quả hơn để sản phẩm, dịch vụ của mình ngày càng có chất lượng và giá cả phù hợp hơn với khách hàng. Là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, Công ty Cổ phần Thăng Long luôn coi trọng công tác quản trị chi phí đặc biệt là quản trị chi phí sản xuất.
3.2.1. Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long
Công ty Cổ phần Thăng Long là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đồ uống. Sản phẩm của Công ty là các loại rượu vang chế biến từ các loại hoa quả phục vụ tiêu dùng ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Quy trình sản xuất rượu vang của Công ty được thực hiện trên một dây truyền khép kín và sản phẩm vận động liên tục từ công đoạn này sang công đoạn khác do đó chi phí sản xuất của Công ty là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí phát sinh nằm ở nhiều giai đoạn khác nhau. Mặt khác vì nguyên liệu sản xuất cốt thường là các loại hoa quả được thu hoạch theo mùa vụ nên khi đến vụ thì chi phí để mua nguyên liệu thường lớn hơn. Do đó chi phí sản xuất của Công ty thường không ổn định giữa các tháng.
Chi phí sản xuất hiện nay ở Công ty bao gồm các khoản mục chi phí phát sinh được tập hợp để xác định giá thành là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm tất cả những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, phế liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm.
- Nguyên liệu chính: gồm các loại hoa quả (mơ, mận, táo, nho…), nước._.iểm nghiệm viên
3. Ông : Trình Khắc Bình Chức vụ : Thủ kho
4. Ông : Đỗ Quang Vinh Chức vụ : Kế toán
Cùng nhau kiểm tra tại chỗ và lập biên bản xác định nước cốt dứa bị lắng cặn, bã lắng đáy téc không dùng được như sau :
STT
Tên vật tư hàng hóa
ĐVT
Giá đơn vị
Số lượng
Thành tiền
Ghi chú
1
Cặn dứa
Lít
197
Cộng
Phó giám đốc
Kế toán
Kiểm nghiệm viên
Thủ kho
Chi phí khấu hao TSCĐ
Dây truyền sản xuất của Công ty là dây truyền khép kín với các máy móc, thiết bị nhập ngoại như máy ép quả, máy rửa chai, máy chiết rượu, máy đóng thùng carton, máy dán nút, máy đóng đai, giàn lọc rượu, các téc sắt…đã góp phần làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khấu hao trích hàng năm tại Công ty.
Hiện nay, Công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để trích khấu hao cho tất cả các loại TSCĐ. Căn cứ vào thời gian sử dụng của TSCĐ để xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức sau :
=
Nguyên giá TSCĐ
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
Thời gian sử dụng
Mức trích khấu hao của TSCĐ trong 1 tháng
=
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
12 tháng
Chi phí nhiên liệu, điện nước, thuế đất
Các loại nhiên liệu phục vụ cho dây truyền sản xuất như xăng dầu chạy máy, ga, một số nhiên liệu chất đốt khác được tập hợp vào khoản mục chi phí này.
Do điều kiện cơ sở vật chất của Công ty chưa đáp ứng được việc theo dõi số điện riêng và nước dùng riêng cho khu phân xưởng và khu quản lý nên toàn bộ chi phí về tiền điện và tiền nước phát sinh trong tháng của toàn Công ty đều đưa vào chi phí này.
Sửa chữa, bốc vác, bằng tiền khác
Bao gồm chi phí chi cho việc sửa chữa máy móc, làm vệ sinh các thiết bị máy móc sản xuất, chi phí thuê người vận chuyển nguyên liệu, dụng cụ, thành phẩm, chi phí photocopy, tiếp khách… Ngoài ra, chi phí dịch vụ chuyển nước cốt từ Ninh Thuận về xưởng sản xuất rượu Công ty cũng được đưa vào chi phí bằng tiền khác.
Chi phí dịch vụ mua ngoài :
Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm các khoản chi phí mua dịch vụ bên ngoài phục vụ cho sản xuất như : chi phí hút cặn thải, chi phí diệt chuột, chi phí thu gom rác, chi phí vệ sinh khu vực sản xuất, chi phí rửa xe, hút bụi…
Chi phí sản xuất chung tại công ty phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng khác nhau do đó để phục vụ cho công tác hạch toán tính giá thành và quản lý cần phải tiến hành phân bổ. Chi phí sản xuất chung phát sinh mỗi tháng được hạch toán vào tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung. Sau đó, chi phí sản xuất chung được chuyển sang tài khoản 1545 – Chi phí chờ phân bổ để chờ phân bổ. Tại Công ty Cổ phần Thăng Long tiêu thức được chọn để phân bổ chi phí sản xuất chung là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tiêu thức này tương đối phù hợp vì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất của Công ty và nó được chi ra theo khối lượng công việc. Cuối kỳ, chi phí từ tài khoản 1545 được phân bổ vào các tài khoản 154 của các giai đoạn sản xuất để tính giá thành.
Có thể khái quát quy trình tập hợp chi phí sản xuất chung tại Công ty qua sơ đồ 3.9
Sơ đồ 3.9. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất chung
Tk 111,112,152,153,214,331…
Tk 627
Tk 1545-Chi phí chờ phân bổ
CPSXC phát sinh
Kết chuyển CPSXC chờ phân bổ
Phân bổ chi phí
TK 154
(chi tiết khâu SX)
Năm 2008. số liệu kế toán về chi sản xuất chung phát sinh trong sản xuất được tổng hợp qua bảng 3.11
Bảng 3.11. Tổng hợp chi phí sản xuất chung thực tế năm 2008
Khoản mục chi phí sản xuất chung
Giá trị (đồng)
Tỷ trọng(%)
Chi phí nhân viên phân xưởng
519.975.190
7.44
Chi phí vật liệu
288.589.020
4.13
Chi phí dụng cụ sản xuất
766.381.700
10.97
Chi phí khấu hao TSCĐ
4.148.724.425
59.36
Nhiên liệu, điện nước, thuế đất
670.845.538
9.6
Sửa chữa, bốc vác, bằng tiền khác
561.956.048
8.04
Chi phí dịch vụ mua ngoài
32.294.149
0.46
Tổng
6.988.766.070
100.00
b) Phân bổ chi phí trung gian tại Công ty
Công ty Cổ phần Thăng Long với đặc thù sản phẩm là các loại rượu vang, được sản xuất theo dây truyền qua nhiều công đoạn khác nhau. Từ khâu tạo cốt quả, lên men, lọc chiết đến hoàn thiện sản phẩm thì sản phẩm của công đoạn trước khi hoàn thành được chuyển tiếp tuần tự sang công đoạn sau. Bởi vậy đối tượng tập hợp chi phí ở Công ty được xác định không phải là từng lô hàng sản xuất cụ thể mà là các công đoạn của dây chuyền sản xuất. Ở mỗi một công đoạn của dây truyền sản xuất, kế toán Công ty đều mở một tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang riêng để tập hợp chi phí sản xuất đồng thời để xác định giá thành của từng công đoạn. Trên cơ sở đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp vào từng công đoạn. Đối với chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung do không thể tách riêng cho từng công đoạn nên phải tập hợp vào một tài khoản trung gian là tài khoản 1545 – Chi phí chờ phân bổ để từ đó phân bổ trở lại các tài khoàn chi phí sản xuất dở dang các công đoạn. Kế toán sử dụng một tiêu thức phân bổ chung là nguyên vật liệu để phân bổ các loại chi phí trung gian trong tài khoản 1545.Hệ số phân bổ chi phí được tính như sau :
Hệ số phân bổ chi phí trung gian
=
Tổng chi phí trung gian chờ phân bổ
Tổng chi phí NVL trực tiếp
Từ đây sẽ tính được mức phân bổ chi phí cho từng công đoạn sản xuất :
Mức phân bổ chi phí cho từng công đoạn sản xuất
=
Hệ số phân bổ chi phí
x
Chi phí NVL trực tiếp của từng công đoạn sản xuất
Bảng 3.12 là bảng phân bổ chi phí trung gian năm 2008. Tổng giá trị chi phí trung gian cần phân bổ là 6.202.180.676 đồng
Bảng 3.12: Phân bổ chi phí trung gian năm 2008
Các khâu sản xuất
Tài khoản chi phí sản xuất dở dang
NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ
Cơ sở phân bổ chi phí trung gian
Chi phí trung gian được phân bổ
Lượng
Giá trị
(đồng)
CÔNG TY
20.275.965
132.953.256.221
74.695.553.631
5.541.804.898
SẢN XUẤT CỐT
15411
473.826
5.456.581.389
5.546.581.389
404.834.130
LÊN MEN
15413
2.385.822
9.199.953.873
9.199.953.873
682.562.040
KHÂU LỌC
15415
4.565.977
18.482.160.353
18.482.160.353
1.371.226.556
KHÂU CHIẾT
15416
3.835.317
31.857.485.560
31.857.485.560
2.363.567.320
KHÂU DÁN NHÃN
15417
3.835.317
32.722.935.180
-
-
KHÂU ĐÓNG THÙNG
15418
3.835.317
34.734.721.283
-
-
RỬA CHAI
15461
3.730.211
9.699.372.456
9.699.372.456
719.614.852
VĨNH TUY
4.740.001
23.464.797.633
8.900.915.003
660.375.778
SẢN XUẤT CỐT
15421
145.000
1.547.702.538
1.547.702.538
114.826.989
LÊN MEN
15423
365.600
1.466.025.567
1.466.025.567
108.767.219
KHÂU LỌC
15425
212.976
1.257.714.422
1.257.714.422
93.312.220
KHÂU CHIẾT
15426
472.397
4.088.677.463
-
-
KHÂU DÁN NHÃN
15427
472.397
4.122.653.079
-
-
ĐÓNG THÙNG
15428
472.397
4.405.035.854
-
-
RỬA CHAI
15462
2.263.810
4.629.472.476
4.629.472.476
343.469.350
(Nguồn: Phòng kế toán)
3.3. Đánh giá tình hình thực hiện chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long
3.3.1. Phân tích tình hình biến động chi phí giữa thực hiện và kế hoạch
Trong phần trước chúng ta đã nghiên cứu thực trạng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty qua công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất và tổ chức thực hiện chi phí. Để đánh giá về quá trình thực hiện chi phí sản xuất tại Công ty, ta xem xét và phân tích sự biến động chi phí giữa thực hiện và kế hoạch trong năm 2008 qua bảng 3.13
Bảng 3.13: Tình hình biến động chi phí giữa thực hiện và kế hoạch năm 2008
Khoản mục chi phí
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh
+/_
%
1. Chi phí NVL trực tiếp
42.314.074.289
47.129.415.943
4.815.341.654
111.38
- Chi phí NVL chính
41.594.735.026
46.356.493.521
4.761.758.495
111.45
- Chi phí NVL phụ
719.339.263
772.922.422
53.583.159
107.45
2. Chi phí nhân công trực tiếp
3.138.510.495
3.444.829.119
306.318.624
109.76
- Chi phí tiền lương
2.729.248.726
3.000.000.000
270.751.274
109.92
- Chi phí BH, chi khác cho LĐ
409.261.769
444.829.119
35.567.350
108.69
3. Chi phí sản xuất chung
6.754.679.950
6.988.766.070
234.086.120
103.47
- Chi phí nhân viên phân xưởng
470.125.725
519.975.190
49.849.465
110.60
- Chi phí vật liệu
268.160.794
288.589.020
20.428.226
107.62
- Chi phí dụng cụ sản xuất
673.441.592
766.381.700
92.940.108
113.80
- Chi phí khấu hao TSCĐ
4.148.724.425
4.148.724.425
0
100.00
- Nhiên liệu, điện nước, thuế đất
648.449.276
670.845.538
22.396.262
103.45
- Sửa chữa, bốc vác, bằng tiền khác
514.706.612
561.956.048
47.249.436
109.18
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
31.071.526
32.294.149
1.222.623
103.93
Tổng chi phí
52.207.264.734
57.563.011.132
5.355.746.398
110.26
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thực hiện chi phí trong năm 2008 chưa được tốt, tổng chi phí sản xuất thực hiện vượt so với kế hoạch 5.355.746.398 đồng, tương ứng với 10.26%. Nhìn chung tất cả các khoản mục chi phí đều tăng so với kế hoạch. Việc chi phí sản xuất tăng so với kế hoạch đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Để phân tích biến động thực hiện kế hoạch và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các khoản mục chi phí đến tổng chi phí sản xuất ta tiến hành phân tích từng khoản mục chi phí sản xuất.
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 11.38% tương ứng với tăng 4.815.341.654 đồng so với kế hoạch đã đề ra. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng chi phí so với kế hoạch được lý giải như sau:
Mặc dù phòng Vật tư – Nguyên liệu đã lập kế hoạch chi tiết nguyên vật liệu trên cơ sở bám sát tình hình sản xuất của Công ty và các định mức nguyên vật liệu tuy nhiên độ chính xác đạt được vẫn chưa cao, thực tế vượt nhiều sao với kế hoạch. Chi phí nguyên vật liệu chủ yếu phụ thuộc vào hai nhân tố giá và lượng sản xuất.
Xét về sản lượng sản xuất, năm 2008 kế hoạch sản lượng của Công ty đề ra là sẽ sản xuất 3.7 triệu lít rượu và 0.7 triệu lít rượu dự phòng. Trong năm 2008 Công ty đã nhận được một số đơn đặt hàng ngoài kế hoạch vượt quá cả khoản dự phòng của Công ty khiến sản lượng năm 2008 của Công ty đã tăng hơn so với kế hoạch. Phòng Vật tư – Nguyên liệu đã không bổ sung thêm chi phí nguyên vật liệu cho các đơn hàng này vào kế hoạch chi phí. Do đó chi phí nguyên vật liệu thực tế tăng so với kế hoạch.
Xét về yếu tố giá. Đối với các vật liệu như nhãn, chai, thùng…Công ty thường ký hợp đồng thu mua dài hạn với các cở sở quen thuộc như Công ty rượu Đồng Xuân, Công ty thủy tinh Hải Phòng…Bởi vậy mức giá của các vật liệu này tương đối ổn định, ít biến động. Đối với nguyên vật liệu chính của Công ty là các loại hoa quả tươi, Công ty phải tiến hành thu mua ở nhiều vùng nguyên liệu khác nhau để đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu sản lượng. Giá thu mua ở mỗi một địa điểm thu mua có sự chênh lệch với nhau. Mặt khác giá của hoa quả phụ thuộc rất nhiều vào năng suất cây trồng, nếu được mùa giá thu mua sẽ giảm hơn so với mất mùa. Chính vì nguyên nhân đó nên giá thu mua hoa quả của Công ty không ổn định qua các năm, rất khó để xác định một đơn giá cố định cho một loại hoa quả qua các năm. Để lập kế hoạch về chi phí nguyên vật liệu, Công ty dựa vào giá bình quân của năm trước để xác định. Năm 2008 do có sự biến động về diện tích cây vùng nguyên liệu lại gặp thời tiết không thuận lợi nên năng suất các loại hoa quả tươi mà Công ty cần không cao dẫn đến giá của một số loại hoa quả tăng nhiều hơn so với mức giá kế hoạch mà Công ty đã dự kiến. Thêm vào đó là ảnh hưởng của biến động kinh tế năm 2008 dẫn đến giá của hàng loạt các nguyên liệu đầu vào tăng. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty biến động tăng hơn so với kế hoạch.
* Chi phí nhân công trực tiếp :
Đây là khoản mục chi phí bảo đảm quyền lợi và thu nhập của người lao động nên phát sinh loại chi phí này không chỉ thể hiện nội dung quản trị chi phí nhân công mà còn thể hiện kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất tại Công ty.
Qua bảng phân tích biến động cho thấy, chi phí nhân công trực tiếp tăng so với kế hoạch 9, 76 % (tức 306.318.624 đồng) trong đó chi phí tiền lương tăng 9.92% tức 270.751.274 đồng và chi phí bảo hiểm các khoản chi khác cho người lao động tăng 8.69% tức 35.567.350 đồng. Như vậy kế hoạch về chi phí nhân công trực tiếp đặt ra cũng chưa được thực hiện đúng.
* Chi phí sản xuất chung:
Đây là khoản mục chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng khác nhau, có nhiều nội dung bao gồm cả định phí và biến phí sản xuất. Trong năm 2008, tổng chi phí sản xuất chung tăng so với kế hoạch 3.47% tương ứng với 234.086.120 đồng. Khoản chi phí khấu hao TSCĐ, là khoản định phí, do trong năm không có thêm khoản đầu tư nào cho TSCĐ dùng cho sản xuất nên việc trích khấu hao cho TSCĐ dùng cho sản xuất không có biến động so với năm 2007 nên đây là khoản mục chi phí duy nhất trong chi phí sản xuất chung không có biến động giữa thực hiện so với kế hoạch. Các khoản mục chi phí còn lại trong chi phí sản xuất chung đều có sự tăng lên so với kế hoạch đã đặt ra như chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng tăng 10.6 % (tức 49.849.465đồng) hay chi phí vật liệu tăng 7.62% (tức 20.428.226 đồng)
3.3.2. Phân tích hiệu quả chi phí sản xuất của Công ty
Phân tích cơ cấu chi phí là một nội dung quan trọng để đánh giá tính hiệu quả trong việc sử dụng chi phí của Công ty. Việc tính toán tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất giúp đánh giá được tầm quan trọng của từng loại chi phí, từ đó có phương hướng sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó, xem xét sự biến động của cơ cấu chi phí sản xuất qua các năm sẽ đánh giá được hiệu quả trong sử dụng từng loại chi phí. Cơ cấu chi phí và biến động chi phí của Công ty trong hai năm 2007 và 2008 được biểu hiện qua bảng sau:
Bảng 3.14. Cơ cấu chi phí sản xuất của Công ty qua 2 năm 2007 - 2008
Khoản mục chi phí
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
(đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(đồng)
Cơ cấu (%)
Tổng chi phí sản xuất
51.719.758.770
100,00
57.563.011.132
100,00
Chi phí NVL trực tiếp
40.094.228.121
77,52
47.129.415.943
81,87
Chi phí NC trực tiếp
3.043.160.127
6.58
3.444.829.119
5,98
Chi phí SXC
8.222.370.522
15.90
6.988.766.070
12,15
Qua bảng số liệu ta thấy, trong tổng chi phí sản xuất của Công ty thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với các loại chi phí khác, tiếp đến là chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp. Có thể thấy cơ cấu chi phí của Công ty như vậy là khá hợp lý bởi đối với bất cứ ngành sản xuất nào thì nguyên vật liệu chính là cơ sở vật chất chủ yếu để cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm đòi hỏi Công ty phải tổ chức tốt công tác quản lý và tập hợp chi phí này. Chi phí nguyên vật liệu phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: yếu tố giá nguyên liệu đầu vào, mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một sản phẩm và yếu tố quản lý sử dụng nguyên vật liệu. Đối với giá nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào biến động của thị trường, đây là yếu tố khách quan do đó Công ty không tác động được. Đối với mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một sản phẩm được Công ty nghiên cứu xây dựng qua quá trình sản xuất nhiều năm, đây cũng là một yếu tố khó tác động. Đối với yếu tố sử dụng nguyên vật liệu là một yếu tố có thể tác động được để giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách tổ chức tốt công tác sử dụng nguyên vật liệu từ khâu mua vào, đến khâu bảo quản, chế biến, đưa vào sản xuất sản phẩm. Luôn luôn đề cao tinh thần tự giác của công nhân trong việc sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí. Đồng thời đầu tư vào công tác bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu, trang bị dây truyền sản xuất hiện đại để giảm thiểu hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Xét về biến động cơ cấu chi phí qua hai năm ta thấy:
- Cơ cấu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên qua hai năm, năm 2007 chi phí nguyên vật liệu chiếm 77,52% tổng chi phí, năm 2008 chi phí nguyên vật liệu chiếm 81,87% tổng chi phí.
- Cơ cấu chi phí nhân công trực tiếp qua hai năm giảm đi, năm 2007 chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng 6,58%, đến năm 2008 tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp giảm xuống còn 5,98%.
- Cơ cấu chi phí sản xuất chung qua hai năm cũng giảm đi, năm 2008 tỷ trọng chi phí sản xuất chung là 12,15% trong khi năm 2007 là 15,9%.
Biến động cơ cấu chi phí cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty qua 2 năm. Theo báo cáo sản lượng sản xuất thì năm 2008 sản lượng sản xuất đạt hơn 5 triệu lít rượu, tăng so với năm 2007 khoảng 0.2 triệu lít. Sản lượng sản xuất tăng kéo theo chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công năm 2008 tăng. Tuy nhiên xét về cơ cấu, cơ cấu chi phí NVL tăng lên trong khi cơ cấu chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung giảm đi thể hiện việc sử dụng nguyên vật liệu chưa được hiệu quả. Mặc dù chịu ảnh hưởng của tăng giá nguyên liệu nhưng cơ cấu chi phí NVL tăng nhiều thể hiện việc quản lý sử dụng nguyên vật liệu chưa được tiết kiệm. Chi phí sản xuất chung giảm cả về giá trị và tỷ trọng cho thấy kỹ năng quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty đã đạt hiệu quả hơn so với năm 2007. Công ty đã tiết kiệm được nhiều các khoản chi phí chung cho hoạt động sản xuất.
3.4. Một số biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long
3.4.1. Đánh giá chung về công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty
Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác quản trị chi phí nói chung và công tác quản trị chi phí sản xuất nói riêng tại Công ty Cổ phần Thăng Long, với những kiến thức đã tiếp thu được tôi xin đưa ra một số nhận xét khái quát như sau:
- Phòng kế toán với đội ngũ nhân viên có năng lực trình độ, nhiệt tình với công việc được bố trí, phân công công việc rõ ràng góp phần đắc lực cho công tác hạch toán và quản trị Công ty. Việc ghi chép phản ánh các nghiệp vụ được thực hiện trên phần mềm kế toán máy đảm bảo đáp ứng đầy đủ thông tin quản trị. Ngoài ra, sự phối hợp tốt giữa các phòng kế toán, phòng Vật tư - Nguyên liệu, phòng Công nghệ và một số phòng ban khác trong công tác lên kế hoạch chi phí đảm bảo cho kế hoạch chi phí được xác định chính xác hơn.
- Về công tác tập hợp chi phí sản xuất, kế toán Công ty trên cơ sở nhận biết đúng tính chất của các loại chi phí sản xuất đã lựa chọn phương pháp xác định chi phí theo quá trình là phù hợp với đặc điểm sản xuất sản phẩm của Công ty. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất được phòng kế toán thực hiện một cách nghiêm túc và xác định đúng mức tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
- Thông qua dự toán chi phí sản xuất Công ty đã chủ động quản lý sản xuất, quản lý chi phí sản xuất, phát hiện những khoản chi bất hợp lý. Tại các khâu sản xuất, thường xuyên kiểm tra theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu và khoản tiêu hao thực tế để điều chỉnh định mức hao hụt. Công ty cũng tổ chức tốt việc quản lý nguyên vật liệu về mặt hiện vật, luôn luôn khuyến khích tinh thần tự giác của người lao động trong tiết kiệm chi phí sản xuất. Mỗi khi đưa vào sản xuất một loại rượu Công ty đều xây dựng định mức nguyên vật liệu.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty đặc biệt là công nhân sản xuất luôn được chú trọng nâng cao về chất lượng tay nghề, khuyến khích người lao động tham gia vào các khóa học bồi dưỡng tay nghề hoặc thi để nâng bậc thợ. Việc này tạo lợi thế cho Công ty trong việc tăng năng suất lao động, góp phần tiết kiệm thời gian sản xuất từ đó giảm được chi phí nhân công trực tiếp, tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Với hệ thống dây truyền sản xuất hiện đại khép kín, công suất cao, Công ty đã thực hiện khai thác tối ưu công suất hoạt động nên sản lượng ngày càng tăng là giảm bớt được chi phí và sản phẩm hỏng.
Bên cạnh những thành tích đạt được trong công tác quản trị chi phí Công ty vẫn tồn tại một số hạn chế và thiếu sót. Cụ thể:
- Hệ thống nhân sự phục vụ cho công tác quản trị chi phí sản xuất chưa thực sự hiệu quả. Công tác quản trị chi phí từ khâu lập kế hoạch chủ yếu do phòng kế toán kết hợp với phòng Vật tư – Nguyên liệu đảm nhận chứ chưa có một bộ phận kế hoạch chuyên trách. Bởi vậy thông tin đưa ra chưa được chính xác, thiếu, chậm, tính kịp thời chưa cao.
- Công tác lập dự toán về chi phí nguyên vật liệu mới chỉ dựa vào số liệu chi phí thực tế phát sinh của năm trước mà chưa thực sự tìm hiểu thị trường nguyên vật liệu có cung cấp đầu vào ổn định và thuận lợi hay không. Điều kiện khí hậu và tính chất mùa vụ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu mua nguyên liệu của Công ty, khiến Công ty gặp nhiều khó khăn trong công tác dự báo giá của nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu mua về thường đưa vào sản xuất ngay chứ không nhập kho do chi phí bảo quản dự trữ rất tốn kém. Dẫn đến phát sinh khoản hao hụt nguyên liệu do hoa quả bị dập, hỏng, thối…gây lãng phí nguyên liệu.
- Công ty chưa xây dựng một định mức về chi phí nhân công cũng như định mức về chi phí sản xuất chung, do đó kế hoạch về chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung đơn thuần mới chỉ là ước tính của kế toán trên số liệu thực hiện của năm trước. Do đó dẫn đến tình trạng chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung trên thực tế đều tăng so với kế hoạch đưa ra do kế hoạch không dự tính hết được các khoản chi có thể phát sinh.
- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch là hai công tác quan trọng của quản trị chi phí. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đây thì người quản lý sẽ không thể biết được việc thực hiện có tốt hay không? Có cần phải điều chỉnh, bổ sung và rút ra kinh nghiệm gì không? Vì vậy cần phải có sự tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí để nhà quản lý tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động chi phí để có các biện pháp khắc phục biến động đó, cũng như điều chỉnh những kế hoạch sản xuất trong kỳ tiếp theo, làm cho việc quản lý chi phí được hoàn thiện hơn. Tại Công ty Cổ phần Thăng Long, chức năng phân tích tình hình quản lý chi phí chưa được thực hiện. Cuối mỗi kỳ nhà quản trị của Công ty không thực hiện việc phân tích biến động chi phí giữa thực hiện và kế hoạch, do đó không nhận thấy được những sai khác cụ thể của thực hiện so với kế hoạch đề ra, cũng như không tìm ra các nhân tố ảnh hưởng để kịp thời ứng phó.
- Về quy trình tập hợp chi phí sản xuất:
+ Chi phí vận chuyển cốt từ Ninh Thuận về Công ty kế toán đưa vào chi phí sản xuất chung là không hợp lý. Tất cả chi phí khâu vận chuyển nguyên liệu sản xuất phải được tính vào giá trị thực tế của nguyên liệu nhập kho. Do đó chi phí này phải được phản ánh vào giá trị thực tế nhập kho của các loại cốt.
+ Hàng tháng, Công ty có trích khoản tiền ăn ca cho cán bộ công nhân viên.Tuy nhiên khoản tiền ăn ca này không được tách riêng cho bộ phận công nhân sản xuất và bộ phận quản lý mà đều được đưa chung vào mục chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng trong chi phí sản xuất chung. Điều này dẫn đến làm tăng tổng chi phi sản xuất và làm tăng giá thành sản phẩm.
3.4.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long
Từ thực tế công tác quản trị chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Thăng Long trong những năm vừa qua cũng như nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác quản trị chi phí sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau :
* Tăng cường công tác lập kế hoạch chi phí :
Việc lập kế hoạch chi phí tại Công ty Cổ phần Thăng Long vẫn chưa sát với thực tế, vẫn mang tính nguyên tắc và chưa thực sự linh hoạt. Để các khoản chi phí kế hoạch sát với thực tế công ty cần phải:
- Tổ chức triển khai, thực hiện việc lập kế hoạch sản xuất và chi phí đều đặn hàng năm, đồng thời trên cơ sở kế hoạch cả năm có thể triển khai thành kế hoạch của từng quý và từng tháng.
- Tổ chức xây dựng định mức đối với chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung để làm cơ sở xây dựng kế hoạch chi tiết về chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Thường xuyên xem xét, kiểm tra lại các định mức tiêu hao nguyên vật liệu xem đã sát với thực tế chưa để kịp thời điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Tổ chức lên kế hoạch chi phí sản xuất bổ sung cho các đơn hàng mới vào kế hoạch chi phí sản xuất trong năm.
- Công ty cần nghiên cứu, dự báo biến động của giá cả nguyên liệu đầu vào.
- Bổ sung vào bộ máy tổ chức một bộ phận có chuyên môn về công tác lập kế hoạch. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm tổng hợp thông tin từ các phòng Vật tư – nguyên liệu, phòng kế toán và một số phòng ban khác để lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chức năng khác của quản trị chi phí sản xuất một cách hiệu quả nhất.
*Hoàn thiện quy trình tập hợp chi phí :
- Để phản ánh chính xác chi phí vận chuyển nước cốt từ Ninh Thuận về xưởng của Công ty, kế toán nên xác định tổng số tiền trả cho vận chuyển nước cốt trong kỳ sau đó tiến hành phân bổ chi phí vận chuyển cho từng loại cốt theo công thức :
Chi phí vận chuyển phân bổ cho từng loại cốt
=
Tổng hợp chi phí vận chuyển
Tổng khối lượng các loại cốt nhập kho
X
Khối lượng từng loạicốt
Chi phí vận chuyển này sẽ được đưa vào giá trị thực tế của cốt nhập kho.
- Đối với khoản tiền ăn ca hàng tháng, kế toán nên tính toán riêng khoản tiền ăn ca cho bộ phận quản lý và khoản tiền ăn ca cho bộ phận công nhân trực tiếp. Chi phí tiền ăn ca cho bộ phận quản lý đưa vào chi phí quản lý trong kỳ, còn chi phí tiền ăn ca cho công nhân sản xuất, nhân viên phân xưởng đưa vào chi phí sản xuất chung để phân bổ.
* Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chi phí :
- Quản lý thực hiện chi phí bảo đảm tuân theo kế hoạch đã đề ra.
- Công ty cần tổ chức bổ sung chức năng phân tích đánh giá của quản trị chi phí. Cuối quý, bộ máy quản trị Công ty tổ chức tổng hợp chi phí thực hiện trong quý, trong năm từ đó xem xét tình hình thực hiện kế hoạch của các bộ phận nhằm giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực thi kế hoạch Cuối năm Công ty tổ chức kiểm điểm đánh giá việc thực hiện kế hoạch chi phí của năm đó. Từ đó rút ra kinh nghiệm điều chỉnh kế hoạch cho kỳ tiếp theo và các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí.
- Tăng cường các biện pháp quản lý chi phí trong sản xuất và giáo dục việc chấp hành tốt các nội quy, quy chế đảm bảo tiết kiệm chi phí, hạn chế tiêu hao nguyên liệu.
- Xây dựng phương án trả lương cho người lao động gắn liền với năng suất và hiệu quả sản xuất nhằm phát huy tính sáng tạo, tự giác, tiết kiệm trong sản xuất.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Qua nghiên cứu thực trạng quản trị chi phí sản xuất và đánh giá tình hình thực hiện chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long, tôi xin đưa ra một số kết luận sau:
1. Quản trị chi phí sản xuất là một nội dung quan trọng trong quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị chi phí sản xuất tốt sẽ góp phần tăng lợi nhuận, nâng tích lũy từ đó phát triển quy mô và mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp. Tăng cường công tác quản trị chi phí tức là góp phần đắc lực vào việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Luận văn đã góp phần hệ thống hóa lý luận về chi phí sản xuất, quản trị chi phí sản xuất.
2. Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thăng Long nhận thấy: công tác quản trị chi phí sản xuất đã được chú trọng thực hiện. Các chi phí được phân loại thành các khoản mục rõ ràng làm cho công tác lập kế hoạch cũng như kiểm soát chi phí được thuận lợi, giúp cho việc ra quyết định của bộ máy quản trị công ty chính xác hơn. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty, góp phần phản ánh chi phí sản xuất phát sinh một cách đầy đủ chính xác, cung cấp thông tin cho nhà quản trị.
3. Bên cạnh đó, luận văn đã chỉ ra những hạn chế chủ yếu của Công ty trong quản trị chi phí sản xuất như sau:
- Công tác lập kế hoạch chi phí còn hạn chế. Các khoản mục chi phí kế hoạch chưa sát thực với thực tế trong biến động từng ngày của thị trường hiện nay. Cho nên công tác lập kế hoạch cần được quan tâm đúng mức, cần có sự kiểm tra chu đáo ở từng khâu, sự kiểm soát chặt chẽ từng khoản mục chi phí.
- Tình hình thực hiện chi phí của Công ty đã phấn đấu theo kế hoạch đặt ra song vẫn chưa đạt được kế hoạch. Quản lý thực hiện chi phí chưa chặt chẽ nên chi phí thực hiện vẫn tăng so với kế hoạch hơn 10%.
- Công ty cần bổ sung công tác phân tích đánh giá kế hoạch – thực hiện để hoàn thiện công tác quản trị chi phí.
- Nhận thấy ở Công ty cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành và hệ thống các phòng ban chưa được tổ chức thuận tiện phục vụ cho công tác quản trị chi phí. Chưa có sự gắn kết giữa các bộ phận trong công tác của quản trị chi phí. Có thể thấy rằng thực trạng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản trị chi phí.
4.2. Kiến nghị
Từ những kết luận đưa ra, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau :
1.Lãnh đạo Công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản trị chi phí sản xuất. Tổ chức hoàn thiện công tác quản trị sản xuất kinh doanh nói chung và công tác quản trị chi phí sản xuất nói riêng, bao gồm : tổ chức bộ máy kế toán làm rõ chức năng kế toán tài chính và kế toán quản trị ; xây dựng, quản lý, sử dụng hệ thống định mức, dự toán ; đặc biệt phải thiết lập một hệ thống thông tin nội bộ Công ty để quản trị chi phí một cách hiệu quả.
2. Công ty cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, không ngừng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm kế hoạch và kế toán.
3. Công ty nên bổ sung thêm các quy định về chính sách khen thưởng đối với những sáng tạo về tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong khâu sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGUYỄN ĐÌNH KIỆN, "Quản trị tài chính doanh nghiệp", NXB Tài chính Hà Nội, 2001
NGUYỄN THỊ DUNG và NGUYỄN THỊ HỒNG THUÝ, "Quản trị kinh doanh" , NXB Khoa học kỹ thuật, 2000
PGS.TS. NGUYỄN THỊ ĐÔNG, "Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp", NXB Thống kê, 2004
NGUYÊN THỊ HỒNG QUYÊN, "Tìm hiểu công tác quản lý chi phí và thực hiện chi phí tại công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phú", luận văn tốt nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2008
PGS.TS PHẠM VĂN DƯỢC và ĐẶNG KIM CƯƠNG, "Kế toán quản trị", NXB Thống kê, 2002
THS.PHẠM RIN, "Kế toán chi phí dựa trên hoạt động (Activity- Based Costing – ABC)", www.tapchiketoan.info
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BCTN hoan chinh.doc